MỘT KINH KÍNH MỪNG BẰNG MỘT ĐỒNG ĐÔ LA

MỘT KINH KÍNH MỪNG BẰNG MỘT ĐỒNG ĐÔ LA

(THÁNG CẦU CHO CÁC LINH HỒN)

Tác giả: Tuyết Mai

Sở dĩ sao tôi lại nói như thế? Thưa có phải khi ta đọc kinh dâng Chúa nó cũng khó khăn như khi ta kiếm được một đồng đô la, để ta bỏ giỏ Nhà Thờ hằng tuần hay không?.   Có ai trong chúng ta cảm thấy rằng dù bỏ thời giờ cả ngày ra mà đọc dâng kinh, nhất là các ông bà có thời giờ rảnh ở nhà cũng chẳng thấy thấm tháp vào đâu?.   Vì biết rằng Linh Hồn anh chị em của chúng ta có số đông “hằng hà sa số” đang sống trong Luyện Ngục, đang rất cần chúng ta dâng kinh cầu nguyện cho họ.

Có phải chúng ta thường nói với nhau “người nghèo đói thì ở khắp mọi nơi, thương quá … xót quá … nhưng sao ta có thể giúp cho cả thế giới hết được cái nạn đói nghèo, thưa có đúng
không?.   Nhưng có phải việc con người nghèo khổ đã có suốt từ thời ông tổ của chúng ta cho đến nay, và đó có phải là việc của Thiên Chúa?.   Còn việc và bổn phận của chúng ta là luôn sống trải lòng trong khả năng của chúng ta có.   Có nhiều thì ta trải nhiều.   Có ít thì ta trải ít.   Nhưng nếu không có một giọt nước bỏ vào lòng đại dương, thì bảo đảm không bao lâu cả đại dương sẽ thiếu (nhiều) giọt nước (chia sẻ) ấy!.

Sở dĩ một bài kinh tôi so giá trị của nó bằng một đồng đô la ta cho người nghèo khổ.   Vì có
phải một đồng đô la ta giúp được người nghèo cái bao bánh, ổ bánh mì sandwich, một bình nước, một bao kẹo, v.v… nếu được mua trong tiệm 99 cents hay không? Thì một bài kinh Kính Mừng cũng có giá trị tương đương cho những Linh Hồn anh chị em chúng ta đang bị giam cầm Nơi Luyện Ngục.   Dù trí hiểu biết của chúng ta rất có giới hạn, nhưng một bài kinh ta đọc có ý chỉ cầu nguyện cho họ thì giá trị của nó cũng giống như những đồng đô ta giúp cho người nghèo, chứa đựng trong cái nón khiêm nhường của họ.

Có phải ai cũng nghĩ rằng ôi 50 cents của ta thì giúp gì được cho ai, thôi thế thì ta không cho nữa vì nó ít ỏi quá! Nhưng ta lại không hiểu rằng phải có được 50 cents thì người
nghèo mới có được 1 đô la chứ!?.   Và hành động ta cho ấy sẽ làm cho nhiều người khác họ bắt chước theo!?.   Có ai nhớ câu chuyện nói về con người hay rất thường bắt chước lẫn nhau, cho nên họ làm cái test này là cho một người đứng giữa đường nơi có rất đông người ở tại thành phố New York.  Anh ta cứ đứng đó ngửa mặt lên Trời như tìm kiếm gì trên đó, và y như rằng chỉ cần 5 phút sau, đã thấy tất cả mọi người cũng ngửa đầu lên Trời mà không biết
sao họ làm như vậy??.

Rồi thì họ cũng thử một cái test khác cùng một nơi và cùng một người đứng chờ để băng ngang qua đường khi đèn đang đỏ; anh ta đột xuất băng qua đường thì buồn cười thay là hết thảy mọi người sau lưng anh cũng bắt chước đi theo, mà không ai nhìn biết là đèn đỏ
hay xanh??.

Vì thế cho nên có rất nhiều những bắt chước thật vô bổ nhưng ta cũng nên lợi dụng những cái bắt chước  y để biến thành điều làm tốt lành, nhất là trong tháng 11 Cầu cho các Linh Hồn đang trong Luyện Ngục.   Rất cần sự đóng góp tích cực của chúng ta  cách liên lỉ! Để Thời Gian về Trời của họ sẽ được nhanh chóng hơn và bớt khổ đau hơn.   Trong số đó biết đâu có ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, và bằng hữu của chúng ta?.   Có nghĩa khi ai xin tiền dù nhiều hay ít ta cứ cho rồi Chúa sẽ thưởng công cho.   Đó là vì chúng ta muốn hy
sinh, muốn được chia sẻ , khi chúng ta chỉ cần nhịn một ly cà phê buổi sáng, một gói bánh ăn vặt trong ngày, hay bất cứ sự hy sinh nhỏ bé nào cũng là sự đóng góp rất to lớn và rất cần cho anh chị em chúng ta Nơi Luyện Ngục.

Ngoài việc ăn chay, hãm mình, và hy sinh chúng ta cũng nên hy sinh thời giờ đọc kinh Mân Côi nhiều hơn trong tháng này, anh chị em nhé!.   Quan trọng lắm thay khi hết thảy
chúng ta nghĩ được rằng trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ lần lượt từng người một phải vào Nơi đó!.   Và có quá đau khổ không khi ấy Linh Hồn của chúng ta nó nghèo xơ nghèo xác, ngay cả không có thể ngửa tay xin ai được ban cho ta một Kinh Mân Côi để cho đỡ nóng và đỡ thời gian mong chờ trong mỏi mòn trong tiếc nuối, vì khi ta sống đã không biết để “chuẩn bị”.   Vì thế sự “Cho đi” là điều khôn ngoan nhất của một con người khi còn sống trên cõi đời ô trọc này.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(11-03-12)

 

 

 

CHUỖI HỒNG THƯƠNG MẾN

CHUỖI HỒNG THƯƠNG MẾN

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Mấy ngày nay trên các mạng truyền thông, sự kiện thu hút dư luận nhất là sự kiện cô
sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị bắt ( ngày 16 tháng 10 ) với những tình tiết khó hiểu và lý do khó hiểu, đã có nhiều bài báo nói về sư kiện này, còn có cả một thư kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ ( 147 vị, đề ngày 30 tháng 10 ) ký tên gởi Chủ Tịch Nước đề nghị xem xét giải quyết trường hợp Phương Uyên, trong danh sách 147 vị ký tên chúng ta thấy tên Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh và cha Huỳnh Công Minh, Tổng Giáo Phận Sàigòn, trong kiến nghị có đoạn viết : “Chúng tôi đề nghị Chủ Tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường…”

Cùng lúc đó một sự kiện khác xảy ra, một người con gái trẻ ngoài 20 tuổi, Anna Huyền Trang, cộng tác viên của nhóm Truyền Thông Chúa Cứu Thế bị bắt khi đang đi ngoài công viên trước Hội Trường Thống Nhất ( Dinh Độc Lập cũ ) đúng vào ngày xử án hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình ( ngày 30 tháng 10 ). Huyền Trang bị bắt ( lúc 10g30 ) và đưa về trụ sở Công An Phường Cầu Kho giam giữ tới tối, những diễn biến trong ngày hôm đó xảy ra với Huyền Trang đã được Huyền Trang tường thuât trên trang mạng của Dòng Chúa Cứu Thế.

Ngày xưa khi thời còn trai trẻ ở Sàigòn, tôi không thuộc thành phần đi biểu tình
xuống đường chống đối, thậm chí tôi không thích tham gia vào những chuyện đó,
dù khi ấy những người xách động đã mắng chửi chúng tôi hèn nhát, có khi còn đe
dọa chúng tôi nữa, nhưng khi xem hình nữ sinh Quách Thị Trang gục chết ở công
viên trước chợ Bến Thành, thân thể đẫm máu, tôi không thể không có cảm xúc, một
nỗi thương cảm cho thân phận người con gái đã nằm xuống đau đớn khi còn quá
trẻ, một nỗi tiếc thương nặng nề đè nén tâm tư.

Chiều tối ngày 30 tháng 10 khi Huyền Trang vừa từ trụ sở Công An Cầu Kho trở về, Huyền Trang đã có một buổi chia sẻ nhanh với các anh chị bạn bè làm truyền thông với Huyền Trang, khi tôi bước vào phòng sinh hoạt thì Trang đang chia sẻ dở dang câu chuyện, tôi ghé thăm một chút nên đã không nghe được hết câu chuyện, chỉ sau này khi đọc trên mạng tôi mới biết những chi tiết khác. Trong vài phút ngắn tôi ngồi nghe chuyện, khi nói về việc Công An lục soát trong cơ thể Huyền Trang, cô bé ngây thơ rụt rè ngập ngừng mỗi khi phải nói về những hành động thô bạo đó, khi đến sự kiện người ta lôi Huyền Trang vào buồng tắm và cưỡng bức lột quần áo, Trang không nói được nữa, mắt hoen đỏ rồi những giọt lệ trào ra, lúc ấy tôi cảm nhận được sự xúc phạm nặng nề mà họ đã dành cho Huyền Trang, dành cho một người con gái vừa lớn, vừa bước vào đời, ngây thơ trong sáng. Bóp mũi người khác, vả mặt người khác, nhục mạ người khác, … là những hành vi xúc phạm nhân phẩm, cho dù đó là một tên tội phạm thì cũng không được làm như thế. Phải nói đây lại là một hành vi tồi tệ mất nhân cách !

Bị xúc phạm như vậy nhưng trong bài tường thuật, Huyền Trang vẫn cứ một giọng văn,
một tâm tình từ đầu chí cuối là ôn hòa, nhẫn nại, bình tĩnh, quảng đại, khoan dung, đầy nhân cách và đặc biệt điều tôi muốn nói là đầy tính Tin Mừng. Trang xác tín vào chuỗi Mai Khôi, xác tín vào sức mạnh của lời cầu nguyện, xác tín vào quyền năng của chuỗi hồng thương mến, xác tín vào sự bình an và tình thương của Chúa. Khi gặp, Huyền Trang đã đưa cho tôi chuỗi Mai Khôi bị đứt làm hai, Huyền Trang nói: “Con tức lắm, họ giật đứt chuỗi của con rồi còn thách thức con nữa”, mắt cô bé lại ngấn lệ tay nắm chặt chuỗi hồng thương mến.

Chúng ta đã khai mạc Năm Đức Tin. Đức Tin không chỉ là những bài Thần Học dài lê thê
nặng nề cao siêu, nhưng Đức Tin đã được một người con gái bé bỏng, xa lạ với  những ngôn từ Thần Học, nhưng lại cảm tạ, tuyên xưng, cử hành, sống và chia sẻ rất giản đơn, rất hiệu quả, bằng chứng là những con người đang cuồng nộ bỗng thay đổi thái độ và trở nên tử tế. Đức Tin không chỉ làm cho người ta thỏa mãn những ý tưởng phiêu du bóng bảy nhưng lại có khả năng làm cho một cô gái đơn sơ nhìn kẻ đánh mình, hành hạ mình, mắng chửi mình, nhục mạ mình, rồi sau đó thuật lại cho mọi người là “chị Công An xinh đẹp, hiền từ”. Nhìn thấy cái đẹp nơi con người nhục mạ hành hạ mình đó là khả năng diệu kỳ của Đức Tin.

Chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, qua hoàn cảnh, Chúa gởi đến
cho chúng ta bài học Đức Tin sống động, nếu mỗi người Kito hữu chúng ta cố gắng
sống Đức Tin một cách sống động như thế, chúng ta hoàn toàn có thể làm “đổi mới
mặt địa cầu”.

Vâng, chính nhờ đời sống Đức Tin chứ không phải do tài năng nào khác !

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

3.11.2012

nguồn: trích báo Ephata 534

conggiaovietnam.net

 

TÔI THEO ĐẠO TRỜI

TÔI THEO ĐẠO TRỜI

1. Đạo Trời là gì ?
Đạo Trời là lòng tin tưởng một vị linh thiêng, tự hữu, toàn năng, toàn thiện, chí công, chí minh, ngự trên Trời; Đấng ấy gọi nôm là Ông Trời, là Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Đấng Tối Cao, tùy tiếng nói của mỗi dân tộc.
2. Tại sao nhận biết có Trời ?
Nhìn vào vũ trụ bao la, tinh vi huyền diệu, tôi nhận rằng phải có bàn tay
tác tạo…
Ta xem một chiếc đồng hồ,
Nếu không có thợ, bao giờ thành thân,
Phương chi máy tạo xoay vần,
Tứ thời bát tiết muôn phần lạ hơn,
Nên ta phải lấy trí khôn,
Luận rằng có Đấng Chí Tôn sinh thành.
Con chim nó hót trên cành,
Nếu trời không có, có mình làm sao ?
Con chim nó hót trên cao,
Nếu Trời không có thì sao có mình ?
Trời là gốc của vạn vật “Thiên giả vạn vật chi tổ” ( Trọng Thư )
3. Những ai tin tưởng có Trời ?
Có thể nói rằng hầu hết nhân loại tin tưởng có Trời. Tính tự nhiên của con
người, khi gặp nguy biến, đều kêu Trời ! Ca dao bình dân có bài:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nuớc tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm…
4. Đạo Trời có phải riêng cho một nước nào không ?
Đạo Trời chung cho mọi nước, mọi thời. “Thiên giả vạn vật chi tổ” ( Trọng Thư ); Đạo sáng suốt là bởi Trời ban xuống “Minh Đạo chi bản nguyên, xuất ư Thiên” ( Khổng Tử ).
5. Làm thế nào biết được Đạo Trời ở nơi mỗi người ?
Trời ban cho mỗi người có lương tri, lương tâm như ngọn đèn soi cho ta biết
đâu là thật, đâu là dối, đâu là lành, đâu là dữ, đâu là phúc, đâu là tội, để ta
lái mọi tư tưởng, hành động của ta sao cho hợp với đường lối của Trời. “Tri
Thiên đạo, hành thân dĩ nhân nghĩa” ( Biết Đạo Trời thì ăn ở theo nhân nghĩa –
Khổng Tử )
6. Mỗi người phải giữ Đạo Trời thế nào ?
Phải cố gắng tìm cho thấy rõ Đạo Trời. Phải lấy Đạo mà hướng dẫn đời sống –
theo lương tâm mà lấy điều thiện làm vui, lấy đạo lý làm trọng – phải nhớ luật
của Trời làm lành sẽ được thưởng, làm dữ sẽ bị phạ “Thiên vọng khôi khôi, sơ
nhi bất lậu”. ( Lưới trời rộng, thưa mà không lọt đâu ).
7. Bình thường, người ta thờ Trời như thế nào ?
Mỗi gia đình thường có bàn thờ trong nhà để thờ Trời và Ông Bà Tổ Tiên; có
người xây trụ ở ngoài sân trước nhà, sớm tối vái lạy; thỉnh thoảng dâng hương
nến, hoa quả để tỏ lòng tri ân.
8. Đạo Trời dạy ta phải cư xử với nhau như thế nào ?
Trời là gốc, là cha mẹ sinh thành, thì phải coi mọi người là anh chị em với
nhau và cư xử như một đại gia đình nhân loại, lấy tình thương mà bao bọc.
9. Đạo Trời có từ bao giờ ?
Đạo Trời có từ khi Trời tác tạo ra con người có trí khôn biết suy luận, biết
hướng về Trời, biết xem ý Trời thế nào mà hành động.
10. Ý Trời thế nào ?
Ý Trời là lương tri, lương tâm, Trời đã đặt trong lòng mỗi người, khác nào hạt giống đặt vào đất, sẽ dần dần nẩy mầm vươn lên thành cây, sinh hoa kết quả, thế là đạt tới mức độ mà ý Trời mong muốn.
11. Đạo Trời đưa người ta đến đâu ?
Đạo Trời đưa người ta về tới Trời. Trời là nguồn hạnh phúc vô cùng vô biên
mà lòng người khao khát.
12. Sống đạo Trời có dễ không ?
Dễ hay khó là tại mỗi người. E dè thì khó. Cương quyết thì dễ. Sống theo luơng tâm, làm lành lánh dữ. “Vi thiện tối lạc” ( làm lành thì rất vui ). “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông” ( Nguyễn Bá Học ).
13. Trên đường thực hiện đạo Trời, người ta gặp những kẻ thù nào ?
Có ba loại: Một là ngay ở trong mình. Đó là tính mê nết xấu, dục vọng đê
hèn… Hai là thế tục cám dỗ lôi cuốn đi vào sa đọa trụy lạc. Ba là Xa-tan ác
quỷ, luôn tìm hại con người.
14. Con người đối phó thế nào với 3 loại kẻ thù nói trên ?
Phải tự tu tỉnh và kêu cứu kịp thời:
a. Tự tu là sửa trị tính nết xấu, loại trừ những sâu mọt đục khoét trong mình
b. Tự tỉnh là tỉnh táo đề phòng, tránh xa những cạm bẫy do thế tục giương lên
để bắt mình
c. Kêu cứu kịp thời và xin Trời hộ giúp để Xa-tan ác quỷ không hại được mình.
Kẻ lành thánh, người khôn ngoan nhờ 3 việc đó là lúc nào cũng vững như kiềng 3
chân. “Trời giúp kẻ tự giúp”.
Chim khôn xa tránh lưới dò,
Người khôn tránh chốn ô đồ mới khôn.
15. Xa-tan ác quỷ ở đâu ra và mưu hại con người đến thế nào ?
Nó là một loài do Trời sinh ra, rồi vì tự kiêu tự đại mà phản bội với Trời,
nên nó muốn phá việc của Trời, và không muốn cho con người trở về với Trời, vì
như thế thì Trời được vinh hiển và con người được hạnh phúc thật. Xa-tan không
làm gì được Trời, nhưng chỉ làm hại được con người bằng cách lôi cuốn dụ dỗ con
người xa Trời, phản bội với Trời như nó. Người nào mắc mưu Xa-tan là đi đến chỗ
tự sát và đồng khổ cực với nó sau này mãi mãi.
16. Có ai thắng được Xa-tan ác quỷ chưa?
Các bậc thánh nhân lấy Đạo Trời làm lẽ sống, luôn cậy dựa quyền năng của
Trời, bền chí quyết giữ Đạo dù chết cũng không bỏ. Những vị đó đã thắng được
Xa-tan.
17. Đạo Trời từ xưa tới nay được công bố như thế nào ?
Lịch sử Đạo Trời là lịch sử nhân loại, vì Đạo Trời là đường lối để Trời đi
xuống với nhân loại bằng cách tác tạo nên ta, và cũng là đường lối để nhân loại
ta đi lên với Trời, đó là trở về nguồn chơn phúc vô biên mà ta khát vọng.
Đạo Trời được công bố bằng ba hình thức:
Hình thức thứ nhất là in sẵn vào tâm hồn mỗi người khi sinh ra. Đến tuổi
khôn người ta nhìn thấy trong lòng mình ý nghĩa thế nào là lành, thế nào là dữ,
đâu là phúc, đâu là tội, và khi làm trái lương tâm thì người ta thấy bứt rứt
sầu khổ.
Hình thức thứ hai là đi vào lịch sử thực sự. Trời chọn một dân tộc, giao cho
sứ mạng duy trì, phổ biến ý niệm về Đạo Trời, kêu gọi các dân tộc khác giác ngộ
từ bỏ những tà thần mà Xa-tan đã bày đặt ra để lừa dối con người. Hình thức thứ
hai này đã được thực hiện trong lịch sử dân Do Thái. Đạo luật của Trời xưa chỉ
in trong lòng người thì đã được in vào bia đá trên núi Xi-nai và trao cho thủ
lĩnh Mô-sê đem công bố cho dân một cách long trọng vào khoảng 1.250 năm trước
Công Lịch.
Hình thức thứ ba tiếp tục lịch sử thực sự. Đó là việc Trời cử một Ngôi vị
giáng trần, nhập thể làm một Con Người để sống với con người chúng ta, trực
tiếp nói với nhân loại đường lối của Đạo Trời, và cho chúng ta biết Trời yêu
thương ta như Cha yêu thương con, cùng dạy ta cách thức cầu nguyện thông hiệp
với Trời. Ngôi vị Trời giáng trần đây chính là Đức Giê-su Ki-tô mà thân thế và
sự nghiệp đã được lịch sử ghi nhận rõ ràng – và sự giáng trần của Ngài đã dựng
nên một cái mốc phân chia lịch sử làm hai giai đoạn:
– Trước Ngài ( BC ): Tính từ Ngài lui về trước.
– Sau Ngài ( PC ): Tính từ Ngài cho tới nay.
Và cũng từ ngày Đức Giê-su Ki-tô di vào lịch sử nhân loại, Đạo Trời được sáng
tỏ và mang thêm một tên mới là Ki-tô Giáo.
18. Việc Đức Giê-su Ki-tô đến có lợi gì cho nhân loại ?
Lợi rất nhiều, rất lớn, rất cần thiết:
a.    Chính nhờ sự hy sinh của Ngài, nhân loại được Chúa Trời ( Thiên Chúa ) nhận vào hàng con cái và cho hưởng gia nghiệp Thiên Quốc nếu trung thành.
b.    Nhờ lời giáo huấn và gương sống của Ngài, ta biết được gốc ngọn của mình, biết được lẽ sống chân chính, biết được đường lối trở về với Chúa Trời.
c.    Nhờ sự trung gian của Ngài, nhân loại lại được giao hòa với Chúa Trời.
d.    Nhờ quyền năng, biểu hiện trong cuộc sống lại ( Phục Sinh ) của Ngài, cũng là nhờ Chúa Thánh Thần, nhân loại được ơn thiêng hỗ trợ để thắng các mưu chước của bè lu Xa-tan, để tiến tới Quê thật là Nước Trời.
Ai theo Đức Giê-su Ki-tô thì được sống hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là đồng nhất với Đức Giê-su Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần, trở nên con chí ái của Cha trên Trời.
19. Sự nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô còn tiếp tục trong nhân loại bằng cách nào ?
Vì Đức Giê-su Ki-tô là một Ngôi Trời giáng thế, nên sau khi hoàn thành sứ mệnh, Ngài về Trời. Nhưng sự nghiệp của Ngài cần phổ cập đến mọi người và trong mọi thế hệ, nên Ngài đã lập một hội đoàn để duy trì, phổ biến những chân lý về Đạo Trời cho kẻ hậu lai khỏi bị Xa-tan lừa dối mà thiệt phần vĩnh phúc chăng.
Hội đoàn mà Đức Giê-su Ki-tô để lại, đó là Hội Thánh, do các Tông Đồ kế tiếp nhau coi sóc. Vị Tông Đồ Trưởng gọi là Giáo Hoàng, là thủ lãnh thay mặt Chúa Giê-su lãnh đạo Hội Thánh. Thánh Phê-rô là vị Giáo Hoàng đầu tiên do chính Chúa Giê-su chỉ định; và vị Giáo Hoàng hiện tại, vừa mới về Trời, là Đức Gio-an Phao-lô đệ nhị, vị Giáo Hoàng thứ 265, coi sóc hướng dẫn Hội Thánh từ năm 1978 đến năm nay, 2005.
20. Muốn học hỏi gia nhập Đạo Trời ( Đạo Thiên Chúa ), ta có thể căn cứ vào đâu và ta đến với ai ?
Căn cứ vào sử sách, vào uy tín và công cuộc của Hội Thánh đã thực hiện từ gần hai ngàn năm nay ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bộ sách Thánh Kinh gồm phần Cựu Ước ( Đạo Trời do Ông Mô-sê và các Ngôn Sứ ghi chép trước Chúa Giáng Sinh ) và phần Tân Ước ( Đạo Trời do chính Chúa Giê-su và các môn đệ đầu tiên ghi chép ): Là bộ sách được phổ biến rộng rãi nhất từ xưa tới nay. Nước nào cũng có Thánh Kinh, có sách Giáo Lý in bằng tiếng nước ấy, nên việc học hỏi Đạo đuợc dễ dàng. Còn việc gia nhập Đạo cũng được các vị đại diện của Hội Thánh chỉ bảo cặn kẽ và tiếp đón nồng hậu.
Dù nhiều khi bị hiểu lầm, bị ghen ghét, bị bách hại, Hội Thánh vẫn phát triễn bất chấp mọi trở lực, khiến con số giáo hữu ngày nay đã tới hàng tỷ người.
Xưa kia chỉ biết kêu Trời,
Ngày nay lại biết Chúa Trời là Cha.
Trần gian chưa phải là Nhà,
Thiên Đàng vĩnh phúc mới là chính Quê.
Chữ rằng “Sinh ký tử quy”,
Nghĩa là: “Sống gởi thác về đời sau”.
21. Tại sao có người đang giữ đạo tự nhiên, ăn ngay ở lành, danh thơm tiếng tốt rồi, mà khi gặp Đạo Trời, lại tin theo ?
Vì Đạo tự nhiên thực ra cũng là Đạo Trời, nhưng ở giai đoạn sơ khai. Vả lại
giữ Đạo có phải cốt cho được danh thơm tiếng tốt ở đời này đâu, nhưng là cốt
làm đầy đủ đức hiếu thảo đối với Trời là Đấng sinh thành dưỡng dục và thưởng
phạt người ta sau này. Vì thế khi gặp được Đạo Trời ở giai đoạn hoàn toàn trọn
vẹn thì không thể không theo cho được.
Đức Giê-su đã ví Đạo Trời như viên ngọc quý giá đặc biệt mà một đời người
chỉ gặp thấy có một lần, nên ai khôn ngoan thật đều dẹp bỏ hết các thứ khác kém
cỏi để sắm cho bằng được thứ ngọc hảo hạng ấy. Những thứ ngọc khác đây có thể
coi là luân lý tự nhiên mà các bậc hiền nhân quân tử như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử,
Tuân Tử, Mặc Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; như Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp,
như Đức Thích Ca ở Ấn Độ… đã theo luơng tâm thực hiện và phổ biến được phần
nào trong lúc sinh thời, đó là những sứ giả tiền phong của Đạo Trời.
Bởi thế khi chính Đạo Trời được công khai xuất hiện trong lịch sử với sự
giáng trần của Đức Giê-su Ki-tô, Con Trời hằng sống, thì vai trò của các sứ giả
đương nhiên chấm dứt, và lòng người tất nhiên hướng về Đạo Trời là chỗ có Chân
Lý hoàn toàn và Thiện Mỹ viên mãn vậy.
22. Đạo Trời đối với Đạo Ông Bà Tổ Tiên thế nào ?
Không có Trời thì làm gì có ông bà tổ tiên, vì chính tổ tiên cũng nhờ Trời
sinh Trời dưỡng, cũng do Trời đặt vào cái vũ trụ này, cho qua một cầu sinh tử
dài lắm là ba vạn sáu ngàn ngày, rồi cũng từ giã cõi trần mà về tới Trời rồi,
“sinh ký tử quy” là thế.
Đằng khác, chính đức hiếu nghĩa với tổ tiên cũng là do Trời in vào lòng ta,
nên hiếu nghĩa là theo hướng Trời sắp đặt, nhưng không nên dừng lại ở tổ tiên
mà phải đi xa hơn nữa, đến tận Trời mới là hiếu nghĩa vẹn toàn, mới là chính
đáng, vì Trời mới là gốc tổ mọi loài, còn ông bà tổ tiên chỉ là những móc nối
trung gian mà thôi.
23. Có người nghĩ rằng theo Đạo Trời thì không cúng thực phẫm đồ dùng cho ông bà để ông bà đói khổ, vì thế mà có người tuy mến Đạo Trời, vẫn chưa dám trở lại. Nghĩ thế có đúng chăng ?
Lòng thương nhớ ông bà đã quá cố là việc tốt, nhưng nghĩ rằng vong linh ông
bà còn cần cơm gạo bánh trái hay đồ dùng như khi còn sống thì không đúng, vì
linh hồn thiêng liêng không cần vật chất như xác, nhưng cúng quảy thực phẩm như
một nghi lễ để kính nhớ thì tốt. Việc hiếu nghĩa ta có thể làm là thành khẩn
cầu xin với Trời mở lượng hải hà: nhất xá vạn xá, cho ông bà vào hưởng phúc với
Trời sớm ngày nào hay ngày ấy, đó là thiết thực và cần cấp hơn hết.
Bên Công Giáo có việc cầu nguyện cho ông bà hằng ngày; mỗi năm lại dành hẳn
một tháng để toàn thể thế giới hợp ý thỉnh nguyện cho nữa. Ngoài ra, các ngày
kỷ niệm, tuần ba tuần bảy, tuần ba mươi, tuần trăm, giáp năm, hay giỗ đầu, giỗ
năm của gia đình nào thì gia đình nấy hoặc cả Họ Đạo cùng đọc kinh cầu nguyện
cho nữa. Cũng có thể tổ chức bữa ăn giỗ để phát huy tình cảm gia đình và gia
tộc. Xét thế, theo Đạo Trời, con cháu rất là hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên.
24. Có người biết Đạo Trời là cần cho mình, nhưng vì sinh kế bận rộn, vì còn muốn sống dễ dãi, ngại chịu khó, nên chưa dám trở lại Đạo. Nghĩ thế có được chăng ?
Đạo lý tối đại, sao lại coi rẻ thế được. Sinh kế chỉ là phương tiện nhất thời, chớ có phải là cứu cánh của con người đâu. Ta nên biết, con người lúc nào cũng nhờ ơn Trời, sao ta lại quên vị Đại Ân Nhân của ta là Trời. Nếu ta muốn sống bừa bãi ngoài kỷ luật của lương tâm, tức là ta tự giảm giá và tự đặt mình vào tình trạng nguy cấp luôn luôn, vì ta không biết mình chết lúc nào – và chết rồi phải bị phán xét ngay lúc ấy, hối cũng không kịp.
Biết Trời thưởng phạt sau này,
Muốn sau được thưởng thì rày phải lo.
Gắng công Trời sẽ giúp cho,
Đạo lành gây dựng cơ đồ mai sau.
Mọi sự ở trên đời,
Một mai rồi cũng hết,
Việc lành dữ mà thôi,
Sẽ theo ta khi chết…
PHỤ LỤC:
Ý kiến của những người trở lại Đạo Thiên Chúa:
1.   Ông Lục Trưng Tường, nhà ngoại giao Trung Hoa, từ nhỏ là môn sinh của sân Trình cửa Khổng và chỉ có biết đạo Ông Bà Tổ Tiên, sau đã gặp được Đạo Công Giáo như gặp được kho báu, đã trở lại và tiến xa trên đường Đạo, đã hiến thân làm Linh Mục. Ông nói: “Ơn Cứu Độ là chỗ tập trung tất cả các nẻo đường, là chỗ độc nhất mà đức hiếu của loài người được tiếp vào đức hiếu thảo siêu nhiên mà Đức Ki-tô đã dạy và đã cho chúng ta hưởng thụ để kết hợp tất cả nhân loại với Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên Trời”. ( x. The Ways of Confucius
and of Christ )
2.   Ông Ngô Gia Lễ, tri phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam ta, vì tiếp xúc với người Công Giáo, ông muốn tìm hiểu đạo lý, đã học sách Phúc Âm, đã nhận được tính cách siêu việt của Đức Ki-tô, Con Trời giáng thế, ông đã trở lại để được tâm giao với Trời qua Đức Ki-tô. Ông nói: “Tôi đã đọc Phúc Âm một cách thành kính. Tôi nhận thấy Đức Ki-tô không phải chỉ là một nhân vật khác thường, Ngài chính là con Thượng Đế đã đến để cứu đời. Tôi là một trong những kẻ được Ngài tỏ mình ra trong Phúc Âm”. ( x. Ông Tổ Đạo Công Giáo )
3. Ông Trịnh Sùng Ngộ, giáo sư triết học Đại Học Honolulu, nước
Huê Kỳ, nguyên đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Vatican. Từ nhỏ đã sinh ra trong
gia đình thấm nhuần tư tưởng Lão Giáo, Khổng Giáo và Phật Giáo. Sau khi ông trở
lại ông đã giúp nhiều bạn hữu biết Đạo và đã đem hết tâm trí vào việc phiên
dịch Thánh Kinh và Kinh Thi ra tiếng Trung Hoa. Ông nói: “Thiên Chúa Giáo là
Đạo bởi Trời. Người ta lầm nếu cho đó là đạo của Âu Châu. Đạo dó không phải của
Âu Châu hay của Á Châu, không cũ không mới. Tôi cảm thấy Đạo đó tiềm ẩn ở trong
tôi một cách sâu đậm hơn cả Lão Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo là những đạo tôi đã
hấp thụ khi sinh trưởng. Tôi biết ơn những đạo này vì đã làm đà đưa tôi đến với
Đức Ki-tô. Sau nhiều năm lạc lõng, nay tôi được về với Đức Ki-tô để ở luôn với
Ngài thật là vui sướng vô biên. Tôi đã nhảy vọt lên trên thời gian rồi. Từ nay
sự sống động và bản thể của tôi đuợc đặt vào lãnh vực đời đời. Gia nhập Hội
Thánh Chúa Ki-tô, tôi đã không thiệt mất gì, nhưng đã được hoàn toàn mãn
nguyện” ( x. Par delà l’Est et l’Ouest ).
4.   Ông Mashaba, một học giả Ấn Độ, sau 20 năm tìm tòi suy luận
về Ấn Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo, Ba-la-môn Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa
Giáo, Lão Giáo, Hồi Giáo, Thần Đạo ( của người Nhựt Bổn ), Tin Lành Giáo, ông
đã phân tích như sau: “Sở dĩ mỗi tôn giáo có một công dụng khác nhau là vì mỗi
Giáo Tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cách cứu giúp theo
khía cạnh đó. Bởi thế, có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt
dục hy sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giúp tu thân cứu đời,
công bình bác ái v.v… nhưng không tôn giáo nào được đầy đủ như Thiên Chúa
Giáo, vì Đạo này xây dựng cho con người một cuộc đời biết xả thân vì tình yêu
thương”.
Tưởng nhớ ông bà tổ tiên
Chương trình đơn giản khi cầu nguyện với tổ tiên bất cứ dịp nào:
1.   Thắp hương đèn trên bàn thờ
2.   Làm dấu hình Thánh Giá
3.   Nguyện Kinh Lạy Cha
4.   Nguyện: “Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen”.
5. Dâng lời nguyện với tổ tiên: “Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên ông bà nội ngoại…, hôm nay nhân ngày…, chúng con thắp nén hương bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Kính xin thương cầu nguyện cho chúng con được bình an mạnh khoẻ, được hòa thuận êm ấm và được mọi điều tốt đẹp như ý Thiên Chúa muốn…”
Nghi thức Lễ Cưới ở gia đình:
Ngày nay việc tổ chức đám cưới tại gia đình có thể diễn tiến theo nhiều dạng rất khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp thông thường nhất vẫn là: sau Lễ Hôn Phối, nhà gái tổ chức mừng vu quy, và sau khi đón dâu về nhà, nhà trai tổ chức chúc mừng Lễ Thành Hôn. Nghi Lễ Vu Quy dưới đây cử hành khi nhà trai đến nhà gái đón dâu; nghi Lễ Thành Hôn cử hành khi cô dâu được đưa về nhà chồng. Nếu diễn tiến theo các cách khác, xin tùy nghi ứng biến.
A. Nghi thức Lễ Vu Quy:
Vị chủ hôn bên nhà trai, chú rể và họ hàng từ nhà trai tới nhà gái, dừng lại
ngoài cổng. Đại diện vào báo cho nhà gái ra đón mời vào. Rồi nghi thức như sau:
1. Nhà trai ngỏ lời, giới thiệu lễ vật.
2. Nhà gái đáp lời chấp thuận và xin đưa lễ vật đến bàn thờ gia tiên để làm lễ.
3. Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn. ( xem Lễ Gia Tiên tiếp sau )
4. Chú rể và cô dâu vào chào cha mẹ và họ hàng bên vợ.
5. Uống nước hoặc ăn tiệc.
6.   Cuối giờ, chủ hôn nhà trai xin đón dâu, nhà gái đáp lời ưng
thuận…
B. Nghi thức Lễ Thành Hôn:
Đoàn đưa dâu về nhà trai, nhà trai mời vào. Người mẹ chồng đón con dâu vào
phòng nghỉ một lát rồi ra Lễ Gia Tiên. Nghi thức Lễ Gia Tiên như sau:
1. Nhà trai ngỏ lời chào mừng và mời tới trước bàn thờ gia tiên làm lễ.
2. Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn.( xem Lễ Gia Tiên tiếp sau )
3. Cô dâu chú rể chào cha mẹ chồng và họ hàng bên chồng.
4. Uống nước hoặc ăn tiệc.
5.   Cuối cùng, vị chủ hôn nhà gái gởi gắm, nhà trai giã từ.
Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn:
1. Vị chủ hôn nói đại ý: “Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên, nhờ phúc đức
ông bà, tổ tiên, gia đình chúng con (hoặc nêu tên gia đình anh chị X… ) sinh
hạ được người con gái ( hoặc con trai ) là… và đã giáo dục cháu nên nguời.
Nay cháu được Chúa thương cho đẹp duyên cùng cháu… Chúng con xin đưa hai cháu
đến trước bàn thờ gia tiên. Xin phép cho hai cháu được dâng nén hương bày tỏ
lòng kính nhớ tri ân và thắp lên ngọn nến bày tỏ quyết tâm làm rạng danh tổ
tiên và vinh Danh Thiên Chúa. Xin các bậc tiền nhân bầu cử cho hai cháu được
trăm năm hạnh phúc, sống đẹp lòng cha mẹ họ hàng hai bên, chu toàn các trách
nhiệm hôn nhân và gia đình theo đúng ý của Chúa Trời”.
2. Cô dâu chú rể niệm hương: ( Một người đốt nhang sẵn và đưa cho cô dâu chú
rể, cả hai cùng vái 4 vái ).
3. Cô dâu chú rể thắp nến.
4. Vị chủ hôn tiếp lời: “Giờ đây chúng ta hướng đến Thiên Chúa là nguồn gốc
trên cùng của mọi gia tộc. Xin Ngài lấy tình Cha mà che chở gia đình mới…
“Lạy Cha chúng con…”
5. Đọc Lời Chúa: ( Ga 2, 1 – 11 )
6. Cô dâu và chú rể cùng cầu nguyện: “Lạy Chúa Giê-su, xưa Chúa đã đến trong
tiệc cưới Ca-na, ban ơn lành cho đôi bạn mới và gia đình hai bên. Nay qua Bí
Tích Hôn Phối, Chúa cũng đã đến trong gia đình chúng con, chúng con xin dâng
lời tạ ơn Chúa. Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ chúng con, mỗi người trong gia
đình và họ hàng hai bên, và toàn thể ân nhân bạn hữu. Xưa Chúa đã biến đổi nước
thành rượu, ngày nay xin Chúa biến đổi tình yêu thương bé nhỏ giới hạn của
chúng con thành tình yêu thương bao la và nồng thắm của Chúa. Xin cho gia đình
chúng con biết tôn vinh Chúa, đem lại hạnh phúc cho nhau và niềm an ủi cho mọi
người. Chúa hằng sống hằng trị muôn đời. Amen”.
7. Kết thúc: Hát Kinh Hòa Bình hoặc một bài khác thích hợp…
Lm. NGUYỄN QUANG DUY, DCCT,

Gx. Long Hưng, Gp. Vĩnh Long, năm 2000, theo “Sứ Vụ Loan báo Tin Mừng”

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH THÁNG 11 ĐỂ CẦU CHO LINH HỒN LUYỆN NGỤC

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH THÁNG 11 ĐỂ CẦU CHO LINH HỒN LUYỆN NGỤC
Năm 1880 Cha Martin Berlioux phổ biến tập sách nhỏ ”Một Tháng với những người bạn của chúng ta Các Đẳng Linh Hồn  trong Lửa Luyện Ngục, biết các ngài, cầu nguyện cho các ngài và giải thoát các ngài”. Xin trích dịch Lời Mở Đầu với các lý chứng vững chắc thôi thúc mỗi tín hữu Công Giáo sốt sắng dành trọn tháng 11 để cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời.
An ủi người quá cố và gây ích lợi cho người còn sống là hai mục đích chúng tôi nhắm tới khi soạn tập sách nhỏ này.

Trong giới công giáo ai cũng biết rằng lời cầu nguyện của người còn sống giúp ích cho người đã qua đời, nhưng ít ai biết rằng các kinh nguyện và việc lành phúc đức dành cho người chết cũng mưu lợi ích cho người còn sống.
Vâng, đúng thế! Quyền lực và lòng tri ân của Các Đẳng Linh Hồn ít được biết đến cũng không được đánh giá cao. Do đó người ta không lo lắng bao nhiêu đến chuyện xin Các Đẳng Linh Hồn cầu bầu cùng THIÊN CHÚA cho chúng ta. Trong khi đó thì thế lực của các ngài thật lớn lao đến độ, nếu kinh nghiệm mỗi ngày không có đó để làm chứng, thì người ta khó lòng tin được.
Nói đúng ra thì Các Đẳng Linh Hồn không còn có thể lập công đức vì các ngài không còn ở trong con đường lập công; nhưng các ngài có khả năng làm tăng giá trị các công phúc trước đó của các ngài để giúp chúng ta. Các ngài không còn có thể thu nhận được gì cho chính các ngài, nhưng lời các ngài cầu nguyện cho chúng ta và các đau khổ các ngài chịu gây xúc động lòng THIÊN CHÚA rất nhiều. Và nếu các ngài đã có thể hữu ích cho chúng ta dường ấy khi vẫn còn đang ở trong Lửa Luyện Hình, thì thử hỏi có gì mà các ngài không làm cho chúng ta khi các ngài sẽ được vào chốn trường sinh? Trên Thiên Quốc các ngài sẽ bày tỏ lòng tri ân biết bao đối các vị ân nhân của các ngài!
Phần đông các nhà thần học trong đó có các vị như Thánh Alfonso Maria de’ Liguori (1696-1787), Thánh Roberto Francesco Romolo Bellarmino (1542-1621) đều dạy rằng thật là điều hợp pháp và rất hữu ích khi kêu xin Các Đẳng Linh Hồn cầu bầu cùng THIÊN CHÚA cho chúng ta các ơn lành chúng ta cần về phần hồn cũng như phần xác.
Thánh nữ Teresa thành Avila (1515-1582) có thói quen khẳng định rằng tất cả những gì thánh nữ xin cùng THIÊN CHÚA nhờ lời chuyển cầu của các tín hữu đã qua đời thì đều được nhậm lời. Thánh nữ Caterina thành Bologna (1413-1463) quả quyết: ”Khi muốn chắc chắn nhận được một ơn nào, tôi liền chạy đến với Các Đẳng Linh Hồn xin các ngài đệ trình lên THIÊN CHÚA và ơn tôi xin luôn luôn được Chúa nhậm lời”. Thánh nữ còn nhấn mạnh là đã nhận được nhiều ơn qua lời chuyển cầu của Các Đẳng Linh Hồn hơn là qua sự cầu bầu của Các Thánh.
Có một số ân huệ nơi trần gian này có vẻ như thuộc riêng về lãnh vực cầu bầu của Các Đẳng Linh Hồn, ví dụ như: ơn khỏi bệnh nặng, ơn thoát hiểm nguy thể lý, luân lý hay thiêng liêng, ơn lập gia đình và tâm đồng ý hợp nơi mái ấm, ơn tìm  được việc làm .. THIÊN CHÚA biết rõ loài người thường bám vào các lợi ích ở hàng thứ yếu, nên đã giao cho Các Đẳng Linh Hồn ưu tiên cầu bầu cho chúng ta, hầu thúc giục chúng ta làm nhiều việc lành phúc đức rồi nhường lại cho Các Đẳng Linh Hồn.
Nói như thế thì có nghĩa là chúng ta được lợi rất nhiều khi trao đổi các lời cầu nguyện của chúng ta với các lời cầu nguyện của các anh chị em quá cố của chúng ta. Thật là hồng ân ưu ái của THIÊN CHÚA Quan Phòng và là mầu nhiệm Các Thánh Thông Công! Khi chúng ta giảm bớt hình khổ của Các Đẳng Linh Hồn bằng lời cầu nguyện của chúng ta và khi chúng ta giải thoát các Linh Hồn khỏi Lửa Luyện Hình, thì cùng lúc, Các Đẳng Linh Hồn cũng dâng lên THIÊN CHÚA các công đức các ngài đã làm khi còn sống để cầu cho chúng ta và như vậy, chúng ta nhận được các phúc lành thiêng liêng và trần thế.
Có không biết bao nhiêu lợi ích và an ủi đủ loại đến từ việc thực thi lòng bác ái đối với các thành phần của Giáo Hội đang đau khổ nơi Lửa Luyện Ngục!

Biết các Đẳng Linh Hồn, cầu nguyện cho Các Đẳng, giải thoát Các Đẳng chính là ba lý do của tập sách nhỏ này.
Ai có thể quả quyết rằng mình không có người thân nào hay bạn hữu nào đang ở trong Lửa Luyện Hình?
… ”Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người  sẽ
cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá .. Chúa giúp con người bước đi vững chãi, ưa chuộng đường lối họ dõi theo. Dù họ có vấp cũng không ngã gục, bởi vì đã có Chúa cầm tay. Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ.
Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay, dòng giống mai sau hưởng phúc lành  Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung”
(Thánh Vịnh 37(36),3-7/23-28).
(Abbé Berlioux, ”Un Mois avec nos amies les Âmes du Purgatoire”, les connaitre, les prier, les délivrer, supplément au bulletin mensuel ”L’Étoile Notre Dame”, 6è édition, trang 3)
Sr.Jean Berchmans Minh Nguyệt

Dấu-Chấm-Hết TRÒN

Dấu-Chấm-Hết TRÒN

TRẦM THIÊN THU

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già! Gió heo may đã về… Chẳng
ai dám nói mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, có chăng chỉ là thêm kinh nghiệm để hiểu “đời là thế”, hiểu để khả dĩ chấp nhận mà sống thanh thản và thoải mái.

Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày, lời một ngày. Ngày mai cứ để ngày mai lo, vì “ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt 6:34).

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mơ ước của con người, niềm vui ẩn chứa trong
những việc nhỏ nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. Hạnh phúc như nước hoa, càng cho đi càng thơm lừng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Nó có một
vị trí nhất định nào đó thôi!

Nghịch-lý-thuận hay thuận-lý-nghịch? Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân: Khi sinh ra chẳng mang gì đến, khi lìa đời chẳng mang gì theo. Vua Louis để hai tay ra ngoài quan tài để cho người ta biết rằng quyền lực và giàu sang như ông là một Hoàng đế, thế mà chết cũng chỉ còn tay trắng buông xuôi!

Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở lòng và mở hầu bao, đó là một niềm vui. Nếu dùng
tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ. Người khôn biết kiếm tiền và biết tiêu tiền. Hãy làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó!

Tiền mua được ẩm thực, nhưng không mua được bữa cơm gia đình; tiền mua được nhà cửa,
nhưng không mua được hạnh phúc gia đình; tiền mua được nhà thờ, nhưng không mua
được ân phúc; tiền mua được sách báo, nhưng không mua được kiến thức; tiền mua được chỗ nằm, nhưng không mua được giấc ngủ; tiền mua được thuốc men, nhưng không mua được sức khỏe; tiền mua được chiếc ghế, nhưng không mua được chức tước; tiền mua được địa vị nhưng không mua được uy tín; thậm chí tiền có thể biến lòng người thay trắng đổi đen, nhưng không thể làm mất niềm tin tôn giáo…

Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú. Người già phải thay
đổi quan niệm cũ kỹ, hãy chia tay với “thầy tu khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già. Nghĩa là đừng hà tiện quá, con cháu cũng buồn, chứ không có ý nói “xả láng, sáng về sớm”!

Tiền bạc là của mình, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con thì vô hạn, con yêu cha mẹ lại có hạn. Con ốm, cha mẹ buồn lo;
cha mẹ ốm, con nhìn một chút rồi hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha
mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Cha cho con tiền thì cha con cùng cười, con cho cha tiền thì cha con cùng khóc! Nhà của cha mẹ là nhà của con, mà nhà của con lại không phải là nhà của cha mẹ. Khác nhau lắm! Người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ và niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình!

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở
bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy sao? Cũng có thể. Nhưng đâu phải ai cũng có tiền mà hưởng già, và rồi tiền cũng không cứu nổi mình!

Cái được, người ta chẳng hay để ý, cái không được thì tưởng nó to lắm, đẹp lắm, giá
trị lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào cách thưởng thức nó. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Cuộc đời không tính bằng chiều dài mà tính bằng chiều sâu chiều rộng.

Rất cần có tấm lòng rộng mở, biết yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống. Trông lên
chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê tốt, vui với chúng mà không biết mệt, đó là tự tìm niềm vui,
người ta gọi đó là “ngu lạc trường” của riêng mình. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui. Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn, chỉ lo tận tâm vì công việc là coi đó là cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Suy cho cùng, ai cũng thế cả, rồi cũng trở về với cát bụi, về với thiên nhiên. Chiếc ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao!

Bạn đã dành khá nhiều phần đời cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, cho mơ
ước,… Bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu thì nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với lòng mình. Sống ở đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm mình khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già mà tâm già, thế là không già mà già.Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe người già. Bảy mươi phải học bảy mốt, thậm chí chỉ sinh ra trước 1 phút cũng kinh nghiệm hơn!

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất
bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu,… Mọi thứ đều nên “vừa phải”. Đạo trung dung luôn là đạo khó nhất!

Sống ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống, háo sắc, hám lợi,…), sống
dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh), sống khôn phòng bệnh (chăm sóc bản
thân, sức khỏe, cuộc sống,…). Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ
mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh,… Tất cả đều muộn màng!

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy.
Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già và chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm
cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui  chiến thắng: thua không cay, thắng không kiêu, chơi là đùa. Về tâm sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

Hoàn  toàn khỏe mạnh nghĩa là thân thể khỏe mạnhtâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh là biết vận động, chơi đúng chỗ, dừng đúng lúc, không sa đà. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp. Đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ
trường thọ.

Con người là con người của xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, riêng
một ốc đảo, mà phải nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản
thân trong các hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cách sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, đa sắc. Có vài người bạn tốt thì chưa đủ,
nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm cuộc sống tuổi già thêm đẹp và ý  nghĩa, đượm nhiều hương vị. Sống luôn phải là sống VỚI, sống VÌ, sống CHO,…

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính
mình. Chỉ có thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn,
bạn chọn cách sống sao cho phù hợp.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cổ – nhớ chuyện xa xưa? Những năm cuối đời, người
ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói
xa vời, đứng ở vạch cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là niềm vui lớn của tuổi già. Ký ức đầy kỷ niệm. Kỷ niệm đã qua nhưng không hề quên.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì cứ mặc kệ nó
– không có nghĩa là “vô tình” mà vì “muốn cũng không được”. Chấp nhận để lòng
mình thanh thản. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh-Lão-Bệnh-Tử là quy luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Chỉ cốt sao sống ngay thẳng mà không hổ thẹn với lương tâm.

Cuối cùng, hãy cố gắng tạo cho mình một dấu-chấm-hết thật
tròn trịa!

Người đi về cõi ngàn thu

Tôi còn ở lại vẫn mơ kiếp người

Nay người, mai cũng đến tôi

Trở về cát bụi: Khóc, cười, trắng tay!

Trăm năm gom lại một giây

Lá âm thầm rụng xa cây lìa cành

Cuộc đời tưởng dài mà ngắn, thấm thoắt như bóng câu qua cửa. Tuổi già đến nhanh,
nghĩa là cái chết cũng gần kề. Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Tất cả  đều qua đi, chỉ còn lại cách sống của mình – còn lâu hay mau trong tâm trí mọi người là tùy vào chính con người của mình.

Lạy Thiên Chúa, Đấng Cứu độ con, xin đừng giận mà ruồng rẫy con, xin đừng bỏ rơi, xin đừng xua đuổi con khỏi Tôn Nhan Chúa, dù mọi người bỏ con thì vẫn còn có Ngài đón nhận con. Vì Lòng Thương Xót của Ngài vô biên và khác thường, xin dạy bảo con cung đường của Ngài và dẫn con đi trên lối phẳng phiu (Tv 27:9-11). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Maria Thanh Mai gởi

Lễ Giỗ

Lễ Giỗ

ĐÂU PHẢI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO LÀ BỎ ÔNG BÀ

Hình chỉ mang tính minh họa

Được anh bạn mời dự tiệc giỗ (đám giỗ), tôi hơi ngạc nhiên vì gia đình anh là người theo đạo Công giáo. Theo lời mời, 10giờ sáng tôi có mặt ở Đất Thánh (nghĩa địa) của một xứ đạo ở ngoại thành , nhìn những ngôi mộ đẹp được trồng nhiều hoa cảnh như để làm ấm lòng linh hồn người đã khuất. Theo anh, tôi đến trước ngôi mộ có ba nấm mồ,  có khoảng 20 người đang đứng tước ngôi mộ ấy để cầu nguyện. Tôi nghe tiếng cầu nguyện của cụ ông 89 tuổi: Lạy Chúa, hàng năm cứ đến ngày này, chúng con gồm bốn đời, ông , con, cháu, chắt lại về đây, để nguyện xin Thiên Chúa thương đến linh hồn tổ tiên ông bà nội ngoại chúng con, đã ra đi trước chúng con, và nay đang được hưởng Vinh Quang Nước Chúa. Chúng con cũng xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của tổ tiên ông bà, ban cho chúng con được ơn trung thành với Chúa, tin yêu phó thác vào Chúa, như ông bà chúng con đã từng tin yêu phó thác,
để sau này chúng con cùng được hưởng Nhan Thánh Chúa với ông bà chúng con trên
Thiên Đàng. Niệm hương và dâng kính những lẵng hoa tươi để tỏ lòng kính nhớ ông
bà cách thành kính.

Anh bạn tôi chia sẻ: Trước đây, thắp hương (nhang), cúng hoa quả trên bàn thờ ông
bà được coi là của tôn giáo bạn, người công giáo không thắp hương, nên có thể
có sự hiểu lầm là:  không kính nhớ tổ tiên ông bà. Ngày nay, nhận thấy việc thắp hương hay cúng hoa quả là nghi lễ  của người á đông (trong đó có Việt Nam) , rất tốt, rất hay, nên giáo hội đã đồng ý để giáo dân làm việc này. Chúng ta còn làm những việc hữu ích khác như: giúp người già qua đường (hay hành động tương tự) với tâm tình kính nhớ ông bà là hành động đầy ý nghĩa, cầu nguyện cùng ông bà là cách tưởng nhớ thiết thực nhất.

Bây giờ tôi đã hiểu, những lời đồn, đoán trước đây là theo đạo Chúa (Công giáo) là bỏ ông bà là hoàn toàn sai sự thật. Tôi còn biết thêm, ngoài lễ giỗ theo ngày người quá cố mất, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cón chọn ngày mùng hai tết là ngày kính nhớ tổ tiên ông bà còn sống hay đã chết và ngày 2/11 hàng năm là ngày cầu cho các linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em cùng tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, đất nước, dân tộc vv… Trong mười điều răn của Đức Chúa Trời, điều răn thứ tư ghi rõ: Thảo kính cha mẹ (ông bà, cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã khuất). Mến Chúa yêu người tóm gọn trong  mười điều răn, ba điều răn đầu dạy ta thờ Thiên Chúa, bảy điều răn sau dạy ta yêu người, thảo kính cha mẹ đứng đầu bảy điều răn sau.

Theo anh về nhà, đã có khá nhiều khách mời (Anh em bạn bè hàng xóm) đến dự. Trong nhà, bàn thờ Thiên Chúa để nơi trang trọng nhất, có hoa tươi, đèn nến cháy sáng, tôi còn
thấy bàn thờ tổ tiên ở phía dưới bên phải, trên bàn thờ này hoa tươi, quả tươi, cùng hương thơm từ lư hương bay ra thơm ngát.

Một vị lớn tuổi chia sẻ: Chúng ta cần phân biệt Thờ và Kính. Đối với Thượng Đế chúng ta chỉ có một chữ Thờ, đối với ông bà hay các vị đáng kính, chúng ta chỉ có một chữ Kính.
Việc thờ kính đôi khi chúng ta lầm lẫn. Nhiều tiếng vỗ tay đồng ý với vị khách
lớn tuổi kia.

Tổ chức tiệc giỗ cũng là đề tài bình luận, việc này tuỳ vào hoàn cảnh gia đình và phong tục địa phương, (Nhiều địa phương tổ chức tiệc trà, bánh ngọt vào buổi tối rất hay) không nên hiểu là không làm tiệc giỗ là không kính nhớ ông bà và ngược lại .

Theo lời kể của một người bạn

Đỗ Thế kỷ

Maria Thanh Mai gởi

Bầu cử tổng thống Mỹ có thể dẫn đến kết cục bất thường

Bầu cử tổng thống Mỹ có thể dẫn đến kết cục bất thường

Dân biểu Diana Degette đi bỏ phiếu sớm trong bang Colorado
01.11.2012                                    nguồn: VOA
Cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc giữa hai ông Obama và Romney xít xao đến độ có thể dẫn đến kết cục bất thường.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm kế tiếp có thể được chọn mà không cần có nhiều
phiếu phổ thông hơn đối thủ.
Một kết cục khác có thể xảy ra, là Quốc hội phải nhảy vào để quyết định ai là
tổng thống và phó tổng thống.
Theo luật bầu cử, kết quả sẽ không được định đoạt bằng số phiếu cao nhất mà ứng
cử viên thu được ở khắp nước Mỹ.
Thay vào đó, ông Obama hoặc ông Romney có thể được bầu bằng cơ chế cử tri đoàn
đã có từ hai thế kỷ qua, có thể nói một cách đơn giản rằng mỗi tiểu bang ảnh
hưởng lên kết quả bằng số dân trong tiểu bang.
Hai ông phải cố làm thế nào có đủ 270 phiếu cử tri đoàn trong số 538 phiếu trên
cả nước. 7 tiểu bang nhỏ nhất, mỗi tiểu bang có 3 phiếu cử tri đoàn, tiểu bang
đông dân nhất, California, có 55 phiếu.
Giáo sư Stephen Wayne của trường đại học Georgetown, chuyên nghiên cứu
các tổng thống Mỹ, nhắc lại có 3 lần tổng thống kém phiếu phổ thông nhưng thắng
phiếu cử tri đoàn, nên đã chiếm được Tòa Bạch Ốc. Lần mới đây nhất là năm 2000,
Thống đốc George W. Bush thắng khít khao Phó tổng thống Al Gore.
Giờ đây, khi mà các cuộc thăm dò cho thấy hai ông Obama và Romney hầu như ngang
ngửa nhau, giáo sư Wayne nói rằng rất có thể người thắng cuộc là người không có
nhiều phiếu phổ thông.
Một kịch bản khác cũng có thể xảy ra trong năm nay là hai ông Obama và Romney
mỗi người nhận được 269 phiếu cử tri đoàn bằng nhau, một chuyện chưa từng xảy
ra. Trong trường hợp này, Hiến pháp Hoa Kỳ qui định rằng Hạ Viện sẽ chọn tổng
thống.
Nếu chuyện này thành hiện thực, ông Romney có nhiều lợi thế, vì Hạ Viện bây giờ
có nhiều người thuộc đảng Cộng hòa.
Và cũng theo Hiến pháp, Thượng Viện có nhiệm vụ chọn phó tổng thống. Trước tình
hình phe Dân chủ chiềm đa số tại Thượng Viện hiện nay, các Thượng nghị sĩ có
thể chọn đương kim Phó tổng thống Joe Biden, và như vậy nước Mỹ sẽ có một tổng
thống Cộng hòa và một phó tổng thống Dân chủ.

Mến Chúa, yêu người

 

Mến Chúa, yêu người

(Chúa nhật XXXI TN, năm B)

TRẦM THIÊN THU

Luật Chúa tóm gọn trong 2 điều: “Mến Chúa, yêu người”. Tuy hai điều, bốn chữ
(tiếng Việt), nhưng cũng chỉ là một: “Yêu”. Nghe chừng rất đơn giản, và nghe
quá quen tai, thế mà sao khó thể hiện quá!

Vâng, “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.

Thánh Gioan phân tích: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em
mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông
thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20). Rất
thực tế. Yêu thì phải thật, chứ không thể yêu ảo. Thánh nhân tái xác định: “Ai
yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4:21). Rất hợp lý,
rất lô-gích.

Thật ra Chúa Giêsu đã từng nói đến việc “mến Chúa, yêu người”, nói đúng ra là
Ngài đang trách mỗi chúng ta, trách thật: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng
miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì
giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân” (Mt 15:8-9; Mc 7:6-7). Cũng
về ý “mến Chúa, yêu người”, một lần khác Chúa Giêsu xác định: “Không phải bất
cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng
chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà
thôi” (Mt 7:21).

Những lời nói nghe chừng “nhẹ” mà “nặng” lắm, giản dị mà phức tạp, “xoa” mà
“đau” quá! Khi nói đến “luật” thì luôn liên quan “quyền”, nói đến “quyền” thì
thường liên quan sự “cạnh tranh”.

Thời Cựu ước, Vua Đariô (người Mê-đi, lên ngôi vua năm 62 tuổi) quyết định đặt trên
vương quốc của ông 120 thống đốc để họ cai trị toàn vương quốc dưới quyền 3 tể
tướng (tương đương “thủ tướng” ngày nay), trong đó có ông Đanien. Họ phải phúc
trình mọi việc cho 3 vị này để nhà vua khỏi bị thiệt hại. Ông Đanien vượt hẳn
các tể tướng và thống đốc, nhờ có một thần khí siêu phàm, nên vua có ý định đặt
ông đứng đầu cả vương quốc. Do đó, các tể tướng và thống đốc cố tìm cách bắt
lỗi ông Đanien về việc triều chính.

Người Việt có câu: “Con gà tức nhau tiếng gáy”. Con gà như thế thì con người cũng
vậy, ai “gáy” hay thì người khác thường cảm thấy “xốn” mắt. Chúa Giêsu bị ghét
và bị giết chết nhục nhã cũng chỉ vì Ngài là “cái gai” trong mắt người khác.
Người ghét không ai xa lạ là chính những người thât thiết nhất của mình: “Ngôn
sứ không được tôn trọng tại quê hương mình” (Mt 13:57; Mc 6:4; Lc 4:24; Ga
4:44). Quá phũ phàng! Đời là thế! Thật vậy, chỉ có người giỏi mới khả dĩ công
nhận tài năng của người giỏi.

Ông Đanien “trổi vượt” hơn người khác nên bị ghét, âu cũng là lẽ thường. Trung
thần Chu Văn An đã “điểm mặt” 7 nịnh thần nên bị họ triệt tới cùng. Xưa đã vậy,
nay cũng thế. Người đời “kèn cựa” nhau đã đành, người theo đạo Chúa cũng chẳng
hơn gì! Thậm chí người thời nay còn tinh vi hơn nhiều!

Ghét thì rất ghét, nhưng họ đã không thể tìm được một cớ hay một thiếu sót nào
để bắt lỗi, vì ông Đanien vốn là người trung tín; họ đã không tìm được điều gì
sơ suất hay thiếu sót nơi ông. Vì thế, những người ấy mới nói với nhau: “Chúng
ta sẽ chẳng tìm được một cớ nào để bắt lỗi tên Đanien này đâu, trừ phi tìm lý
do tôn giáo để hại y” (Ðnl 6:6). Quá thâm độc!

Con người ngày nay vẫn đang lăn vào “vết xe cũ”, nhưng theo “phong cách” tân kỳ
hơn, thế mà vẫn “hãnh diện”. Có lẽ vì thế mà Thiên Chúa soi sáng cho Giáo hội
biết phải Tân Phúc Âm hóa, xét lại đức tin của chính bản tân mình trước rồi mới
nói tới người khác!

Ông Đanien là hiện thân của những người “ăn ngay ở lành”. Những con người ấy
vẫn kiên cường tín thác vào Chúa: “Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của
con” (Tv 18:2). Họ luôn tin yêu và tâm sự với Chúa: “Lạy Chúa là núi đá, là
thành luỹ, là Đấng giải thoát con; lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con
trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ” (Tv
18:4).

Trước mặt người đời, họ là kẻ bị lép vế, bị thua thiệt, bị khinh miệt, bị ghen
ghét, bị xa tránh, bị trù dập, nhưng họ vẫn âm thầm cầu nguyện và nương tựa vào
Chúa. Họ hiên ngang nói: “Chúa cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai, Ngài đặt
tôi đứng vững trên đỉnh núi” (Tv 18:46). Ngay trong gian truân, họ vẫn tuyên tín:
“Đức Chúa vạn vạn tuế! Chúc tụng Ngài là núi đá cho tôi trú ẩn. Tôn vinh Thiên
Chúa là Đấng cứu độ tôi” (Tv 18:47). Đúng như tác giả Thánh vịnh chia sẻ kinh
nghiệm: “Chúa ban nhiều chiến thắng lớn lao cho Đức Vua chính Ngài đã lập. Chúa
hằng ưu ái Đấng mà Ngài đã xức dầu tấn phong, là Đa-vít cùng dòng dõi đến muôn
đời” (Tv 18:51).

Thánh Phaolô nói: “Trong dòng tộc Lêvi, có nhiều người kế tiếp nhau làm tư tế,
bởi vì họ phải chết, không thể giữ mãi chức vụ đó. Còn Đức Giêsu, chính vì Ngài
hằng sống muôn đời, nên phẩm vị tư tế của Ngài tồn tại mãi mãi. Do đó, Ngài có
thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Ngài mà tiến lại gần Thiên Chúa.
Thật vậy, Ngài hằng sống để chuyển cầu cho họ” (Dt 7:23-25). Đó chính là vị
Thượng Tế mà chúng ta cần đến: “Một vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội,
tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời” (Dt 7:23-26).

Thư gởi giáo đoàn Do Thái xem chừng không ăn nhập gì, vì nói tới chức tư tế,
nói tới thừa tác vụ. Nhưng không, rất “ăn nhập” đấy. Tại sao? Tư tế là những
người có trách nhiệm củng cố đức tin cho giáo đoàn. Cây càng cao, gió càng lay.
Tất nhiên. Vì thế, Chúa hỏi Phêrô không chỉ 1 lần mà hỏi tới 3 lần: “Anh có mến
Thầy hơn các anh em này không?” (Ga 21:15). Đó cũng là câu hỏi hằng ngày Chúa Giêsu
vẫn hỏi mỗi người trong chúng ta. Mỗi người có cách trả lời khác nhau, nhưng đó
là điều kiện Chúa đòi hỏi từng người phải thực hiện nghiêm túc, nhất là trong
Năm Đức Tin này, để chứng tỏ lòng tin của mình.

Rất dễ đọc: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”, nhưng vấn đề không chỉ là
thuộc lòng và đọc như vẹt, mà là thể hiện lời tuyên tín đó một cách sống động
bằng hành động cụ thể. Không dễ đâu, tôi ơi!

Thánh Phaolô giải thích: “Đức Giêsu không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày
họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay
cho dân; phần Ngài, Ngài đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ. Vì Luật
Môsê thì đặt làm thượng tế những con người vốn mỏng giòn yếu đuối, còn lời thề
có sau Lề Luật, lại đặt Người Con đã nên thập toàn cho đến muôn đời” (Dt
7:27-28).

Đức Kitô đã hiến tế, chúng ta cũng phải hiến tế. Chúa Giêsu đã hóa thành tấm
bánh nuôi sống chúng ta, thì chúng ta cũng phải CẦM LẤY, TẠ ƠN, BẺ RA và TRAO
TẶNG
chính Tấm-Bánh-Cuộc-Đời-Mìnhcho người khác, nhất là trao
cho những con người bé mọn.

Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm
Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Ngài và hỏi:
“Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” (Mc 12:28). Đức Giêsu
trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa
chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ
hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào
khác lớn hơn các điều răn đó” (Mc 12:29-31).

Nghe có vẻ “đã tai” nên ông kinh sư nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm,
Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Ngài ra không có Đấng nào
khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân
cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ” (Mc 12:32-33).
Chắc hẳn chúng ta cũng mang tâm trang như ông kinh sư này, cũng thấy rất thú vị
và hợp lý, nhưng NGHE và CHẤP NHẬN là một chuyện,
còn THỰC HIỆN lại là chuyện khác. “Khoảng cách” đó vừa gần vừa xa.

Thấy ông kinh sư trả lời khôn ngoan như vậy, Đức Giêsu bảo: “Ông không còn xa
Nước Thiên Chúa đâu!” (Mc 12:34). Nói “mến Chúa” quá dễ, nói “yêu người” cũng
quá dễ”. Tất cả chỉ là “chuyện nhỏ”. Vấn đề quyết định cuối cùng phải là THỰC
HÀNH
điều mình nói để chứng tỏ ĐỨC TIN, vì “đức tin không
có hành động là đức tin chết” (Gc 2:26). Đó mới là… “chuyện lớn”.

Lạy Thiên Chúa, chúng con cảm tạ Ngài đã ban cho chúng con đức tin vào Ngài qua
Đức Kitô, xin giúp chúng con giữ vững và thể hiện đức tin qua từng động thái
hằng ngày, bằng cách thật lòng chia sẻ mọi nỗi đau của tha nhân, nhất là những
con người nhỏ bé nhất đang ở bên cạnh chúng con mọi nơi, mọi lúc. Chúng con cầu
xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

KINH LẠY CHA CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN

KINH LẠY CHA CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 


Câu chuyện xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ MARIA ở Einsiedeln bên Thụy Sĩ vào ngày Lễ Nến mùng 2 tháng 2 năm 1968. Đền thánh rất được các tín hữu Công Giáo năng lui tới kính viếng, hành hương.

Nhưng ngày mùng 2 tháng 2 năm 1968 là một ngày trong tuần và trời mùa đông thật lạnh. Đền thánh vắng vẻ không một bóng người. Bà Aloisia Lex đến viếng đền thánh cùng với mấy người bà con. Đang quỳ cầu nguyện, bỗng bà đưa mắt nhìn lên bàn thờ chính và trông thấy một Nữ Tu cao tuổi đang đứng đó. Nữ Tu mang y phục đan sĩ nhưng y phục trông thật cổ xưa như thuộc về mấy thế kỷ trước. Bà Aloisia liền tiến về phía Nữ Tu và được Chị trao cho một tờ giấy Kinh. Bà nhận lấy và lơ đãng bỏ vào túi. Cùng lúc ấy, một hiện tượng lạ lùng diễn ra. Cửa nhà thờ bỗng mở toang và bà Aloisia trông thấy một đoàn ngũ tín
hữu hành hương, đông vô kể, tiến vào nhà thờ. Các tín hữu ăn mặc thật nghèo nàn, và chân đi lướt trên mặt đất, giống như những bóng ma. Đoàn tín hữu hành hương dài như bất tận cứ tiếp tục nối đuôi nhau tiến vào nhà thờ. Trong nhà thờ, có một vị Linh Mục đang đứng đó và hướng dẫn cho các tín hữu biết phải đi đâu.

Trông thấy đoàn tín hữu đông vô kể bà Aloisia tự hỏi:

– Làm sao đền thánh nhỏ bé lại có thể chứa hết một đoàn người hành hương đông
đảo đến như thế?

Vừa thắc mắc tự hỏi bà vừa quay mặt đi hướng khác, trong khoảnh khắc bằng thời
gian thắp lên một ngọn nến. Nhưng khi nhìn lui thì bà lại thấy nhà thờ trống
trơn, vắng vẻ y như trước!

Lòng đầy kinh ngạc, bà Aloisia Lex chạy đến hỏi những người bà con thì họ cho biết là không trông thấy một ai kể cả vị Nữ Tu cao tuổi! Bà Aloisia bối rối không biết mình mơ hay thật. Nhưng khi cho tay vào túi thì bà lại rút ra tờ giấy Kinh mà vị Nữ Tu đã trao cho bà. Tờ giấy Kinh là bằng chứng bà không mơ! Đây là lời Kinh do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã dạy thánh nữ Mechtilde đọc, trong một lần Ngài hiện ra với thánh nữ.

Thánh nữ Mechtilde (1241-1299), người Đức, được đặc ân trông thấy Đức Chúa GIÊSU hiện ra nhiều lần. Và một trong những lần hiện ra ấy, Đức Chúa GIÊSU dạy cho chị Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Tiếp đó, cứ mỗi lần đọc Kinh LẠY CHA này, thánh nữ Mechtilde lại trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục được Chúa rước về Trời. Sau đây là Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình.

Lạy CHA chúng con ở trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Thiên Quốc, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không yêu mến CHA đủ, cũng không tôn vinh CHA cân xứng, đúng với địa vị của CHA, Đấng vừa là CHÚA vừa là CHA, đã vì lòng nhân lành mà nhận các Linh Hồn làm con của CHA. Trái lại, các Linh Hồn vì phạm tội mà xua đuổi CHA ra khỏi lòng họ, nơi mà CHA vẫn hằng mong muốn ở lại.

Để đền bù các lỗi phạm này, con xin dâng CHA tình yêu và lòng kính trọng mà Con CHA nhập thể, đã bày tỏ cùng CHA, suốt thời gian sống tại thế. Con cũng xin dâng CHA mọi việc hãm mình, mọi đền bù mà Con CHA đã làm và chính nhờ các việc lành này mà Con CHA tẩy xóa và chuộc đền các tội lỗi của loài người. Amen.

Chúng con nguyện danh CHA cả sáng. Con nài van CHA, lạy CHA Chí Lành, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tôn vinh danh thánh CHA cách cân xứng. Các Linh Hồn đã nhiều lần gọi tên CHA cách bất cẩn và đã làm ô danh tên gọi Kitô-hữu bằng đời sống bất xứng của mình.

Để đền bù tội lỗi các Linh Hồn đã phạm, con xin dâng lên CHA mọi danh dự mà Con Chí Ái CHA đã làm cho danh CHA được cả sáng, bằng lời nói và bằng việc làm, suốt trong thời gian tại thế của Con CHA. Amen.

Nước CHA trị đến. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tìm kiếm cũng không hề ước mong cho Nước CHA trị đến, ước mong với lòng nhiệt thành và chú tâm đến Nước CHA, là Nước duy nhất nơi được an nghỉ đến muôn đời.

Để đền bù cho sự hờ hững làm việc lành của các Linh Hồn, con xin dâng lên CHA niềm mong ước dạt dào của Con Chí Thánh CHA, Ngài không ngừng cầu mong cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục được mau mau vào hưởng hạnh phúc trong Nước của Ngài. Amen.

Ý CHA thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn đặt ý muốn của họ dưới thánh ý của CHA; họ đã không chu toàn thánh ý CHA trong mọi sự và rất thường khi, họ chỉ sống và hành động theo ý muốn của họ mà thôi.

Để đền bù cho sự bất tuân của các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, con xin dâng lên CHA sự thuần thục hoàn hảo của Trái Tim đầy tình yêu của Con Chí Thánh CHA đối với thánh ý CHA và sự tuân phục sâu xa nhất mà Con CHA bày tỏ cùng CHA khi Con CHA vâng phục CHA cho đến chết trên Thánh Giá. Amen.

Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể với lòng ao ước đủ; các Linh Hồn cũng thường nhận lãnh Bí Tích này với sự lo ra chia trí và không có lòng mến, hay đôi lúc còn dám nhận lãnh cách bất xứng, hay tệ hại hơn nữa, đó là chểnh mãng trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể.

Để đền bù mọi tội lỗi trên đây mà các Linh Hồn đã vấp phạm, con xin dâng lên CHA sự thánh thiện cao cả và sự trầm mặc lớn lao của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Chúa chúng con, Con Chí Thánh CHA, cũng như tình yêu nhiệt thành mà qua đó Đức Chúa GIÊSU đã ban cho chúng con hồng ân khôn sánh này là bí tích Thánh Thể. Amen.

Xin CHA tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con. Concầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục
vì đã vấp ngã phạm bảy mối tội đầu, cũng như không muốn yêu thương cũng chẳng
tha thứ cho kẻ thù của mình.

Để đền bù cho mọi tội lỗi trên đây, con xin dâng lên CHA lời kinh đượm đầy tình yêu mà Con Chí Thánh CHA đã thân thưa cùng CHA, xin CHA thứ tha cho kẻ thù của Ngài, lúc Ngài bị đóng đinh trên Thánh Giá. Amen.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì, rất thường khi các Linh Hồn đã không chống trả lại các cơn cám dỗ và các dục tình nhưng đã đi theo kẻ thù của điều lành và đã chìu theo các quyến rũ của xác thịt.

Để đền bù cho các tội lỗi trên đây dưới mọi hình thức mà các Linh Hồn nơi  Luyện Ngục đã phạm, con xin dâng lên CHA chiến thắng vinh quang mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chúa chúng con đã chiến thắng trên thế gian này, cũng như đời sống rất thánh thiện, việc làm và những lao cực, sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Amen.

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA hãy giải thoát chúng con khỏi mọi biến loạn, nhờ công nghiệp của Con Chí Ái CHA và xin dẫn đưa chúng con, cũng như dẫn đưa các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vào trong Nước CHA, Nước của vinh quang vĩnh cửu, giống y như CHA vậy. Amen.

(”STELLA MARIS”, mensuel d’informations religieuses, Novembre/1993, trang 5)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nguồn : vietvatican.net

Maria Thanh Mai gởi

 

THỜ PHƯỢNG CHÚA YÊU THA NHÂN & TỘI QUÁ LINH HỒN ƠI!

THỜ PHƯỢNG CHÚA YÊU THA NHÂN

(CN 31TN, Năm B)

Tác giả:Tuyết Mai

Điều tiên quyết mà con người chúng ta cần phải làm mỗi ngày là thờ phượng Chúa, giữ Điều Răn, và luôn sống cậy dựa vào Chúa.   Vì chính Người đã tác tạo ra chúng ta, ban cho chúng ta sự sống và muốn chúng ta sống cách dồi dào.   Chứ Người không làm ra con người để con người đi hủy hoại hay đi giết chết lẫn nhau.   Vì thật sự ngoài Chúa ra ai cho ta sự sống?.   Sống thật bình an và được sống trong yêu thương.

Nếu con người có thời giờ dành cho Chúa ít phút mỗi ngày thì sẽ cảm nhận được bao nhiêu điều Người thương ban cho con người, thật phong phú thật bao la mà với sự hiểu biết thật giới hạn con người sẽ không có đủ chữ nghĩa để có thể liệt mọi hồng ân Người ban cho từng
người của chúng ta.   Ối chao ôi, sao con người có thể diễn đạt được bao nhiêu kỳ công, mọi sáng tạo, và mọi công trình tác tạo củaNgười?.   Có phải mọi loài sinh động vật, chúng đều có cuộc sống tuyệt hảo? Chúa ban cho chúng có khả năng sống riêng cho từng loài và từng
loại.

Trải qua bao nhiêu thời gian, con người chỉ có thể học biết 1/bội những gì Thiên Chúa tác tạo.   Ngay cả sách vở của những nhà bác học cũng chỉ có thể chứa đựng bấy nhiêu cái biết
của họ, không hơn mà cũng không kém.

Còn bàn về tình thương yêu của một Thiên Chúa dành ban cho con người ư? Có ai trong chúng ta có thể cảm nhận được hết tình yêu thương ấy? Thưa rằng là không rồi!.   Vì tình yêu của Người thì rất vô bờ, vô bến, và vô biên.   Thiên Chúa yêu thương con người vô điều kiện bằng chứng Người cho ta tự do chọn Người hay không chọn Người.   Ngay như tình yêu của cha mẹ trần gian đây đối với con cái mà còn không một sách vở nào có thể tả cho thấu, cho đủ thì hà huống chi con người của chúng ta lại thấu hiểu tỏ tường tình yêu của ba ngôi Thiên Chúa.

Thế thì có gì đền đáp cho xứng đáng bằng tình yêu mà Thiên Chúa luôn dành ban cho con người của chúng ta hay không? Do đó ta còn chần chờ gì mà không tìm đến với Người để luôn miệng cao rao, chúc tụng, và ca ngợi một Thiên Chúa vô cùng toàn năng, “đã tạo thành Trời Đất muôn vật hữu hình và vô hình …”.   Của cả đời sống này và cả ở đời sống
mãi về sau.   Thật phải khi chúng ta là con người chẳng có gì để tặng trao cho Người cho xứng đáng bằng tận hiến cho Người chính thân xác của ta và cuộc đời ta cho Chúa, và cầu cho được mãi sống trong tình yêu thương của Người.

Con người hèn mọn trước nhan thánh Chúa chỉ có thể làm cho Người vui và thỏa lòng là cố gắng sống thật tốt lành, giữ 10 Điều Răn của Người, và sống thương yêu nhau.   Bởi có đạo đức giả lắm không khi ta bảo rằng ta Yêu Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, mà không nghe Lời và thực thi Lời dậy của Thiên Chúa đó là “Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như yêu chính mình”.   Chẳng những thế ta lại ghét bỏ người và muốn hãm hại người!?.   Ai cũng biết lòng dạ con người chúng ta luôn bất toàn và có đủ mọi khiếm khuyết nhưng có phải Thiên Chúa lại không biết điều đó?.

Nên chúng ta chớ đừng thắc mắc, hồ nghi, hay chất vấn Thiên Chúa với những Điều Răn tốt lành mà Người dành ban cho chúng ta, mà hãy ngoan ngoãn thi hành vì điều đó luôn làm Thiên Chúa vui lòng và mãn nguyện.   Ai trong chúng ta không hiểu rằng Con Đường theo
Chúa không bao giờ là bằng phẳng và là thênh thang.   Nhưng là đầy những thử thách, chông gai, và những chướng ngại vật.   Nhưng không vì thế mà chúng ta đâm ra nản lòng, không tiên quyết để nhắm đến được mục tiêu (Nơi) mà ta muốn nhắm để được đến như câu “Đường đi khó không khó vì ngăn sống cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông …”.

Thưa đường đời trên trần gian này là chi mà ta còn không chịu thua thì hà huống gì Con Đường dẫn hết thảy chúng ta đến Nước Chúa.   Vâng, ngay cả con đường tình ta đi ngay trên trần gian này mà có cả biết bao nhiêu cặp tình nhân đã trèo núi, lội sông, vượt qua mọi khó khăn để mà tìm đến với nhau.   Họ đã vượt qua bao hiểm nguy, phá bao nhiều điều lệ, giầu nghèo không là vấn đề để họ có được nhau.   Để cùng có chung nhau một nhịp đập của yêu thương, mà có nhiều trường hợp họ không có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, ngôn ngữ, v.v…. Miễn sao họ có nhau là được.

Thế thì mục đích của hết thảy con cái Chúa sống trên trần gian này là phải sống sao để chiếm hữu được Nước Trời dù có gặp trăm nghìn đắng cay, hy sinh và mất mát, ngay cả cái chết cho đồng loại cho anh chị em, thưa có phải?.   Thì thưa điều gì có thể hại chúng ta được khi chúng ta yêu thương nhau hay yêu người như yêu chính mình?.   Không tốt đẹp hơn sao cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta khi tất cả chúng ta được sống với nhau trong bình an trong hòa bình?.   Yêu thương chắc chắn sẽ làm tăng sự tin tưởng trong nhau.   Yêu thương chắc chắn sẽ rất thường cho nhau những tiếng cười và những tháng ngày vui vẻ và hạnh phúc.

Xin ba ngôi Thiên Chúa, luôn ban cho  chúng con tình yêu là Nguồn Sống để hết thảy chúng con lấy Nhựa Sống của Người mà chia sẻ cho nhau.   Người nhận được nhiều thì san sẻ nhiều.   Người nhận được ít thì san sẻ ít.   Hy vọng ngày qua ngày Nhựa Sống của Người sẽ lấp đầy mọi bất toàn và mọi khiếm khuyết trong con người và trong quả tim của chúng con.   Để nhờ Chúa mà chúng con trở nên giống Chúa nhiều hơn, thánh thiện hơn, và con Đường Về Trời sẽ gần hơn trong tầm tay với của chúng con.   Chứ đừng để chúng con là những con Lạc Đà khó chui qua lỗ kim.   Amen.

 

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(11-01-12)

TỘI QUÁ LINH HỒN ƠI!

Đời sống này có rất nhiều Linh Hồn nhỏ có, cỡ trung có, rồi già cũng còn có những mê đắm, những mải mê, thèm thuồng những thứ chóng qua mà không chịu buông bỏ.   Trong tất cả mọi tuổi của Linh Hồn thì có phải chúng ta tội nghiệp nhất cho những Linh Hồn già mà vẫn còn ham vui, còn bám chặt của cải trần gian, ham những thú vui mà xét cho cùng chỉ càng làm cho Linh Hồn ấy thêm đau khổ khi bị đến chốn Luyện Ngục.

Cho nên Lời “khuôn vàng thước ngọc” của Chúa vẫn mãi tồn tại đến muôn đời, vẫn không hề thay đổi dù một chấm một phết.   Vì Người muốn hết thảy con cái Người có được cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu muôn đời, ở đời sau.   Ôi trần gian là gì và nó chứa đựng những quý giá chi trong đó, để luôn làm cái Cớ cho hết thảy chúng ta là những người mù cùng dắt dìu nhau đến sa vào hố sâu thăm thẳm, là đến thẳng Hỏa Ngục muôn đời trầm luân?.   Ôi cái lòng tham vô đáy đã làm cho con người chúng ta ra mê muội (like zombies), ra dữ dằn, như bị ma quỷ chúng thôi miên, chúng cấy chip vào đầu để chúng ta chỉ biết hủy hoại và chém giết lẫn nhau!.

Ôi tiền bạc, hột xoàn, ngọc ngà, châu báu là chi? Có phải chúng là những vật vô tri vô giác nhưng nếu con người thiếu chúng thì còn gì là niềm vui trên đời?.   Ôi chức quyền là gì? Có phải nó làm cho con người được thêm lớn, thêm mạnh mẽ, thêm tự tin, thêm thỏa mãn vì
cái thị oai của mình muốn cho mọi người luôn miệng bẩm tâu, luôn tỏ ra sợ sệt; muốn gì cũng được, nhất là luôn làm ngược lại mọi Điều Răn của Chúa?.

Ôi rõ khổ cho Linh Hồn sống đời của chúng ta biết bao! Vì mấy ai hiểu rằng khi Chúa cho chúng ta sống trên Trần Gian này và với số thời gian để “sống” cho Linh Hồn mai sau của chúng ta, chứ đâu phải Trần Gian là nơi để chúng ta sống đời, sống mãi được đâu!.

Với bao nhiêu thiên tai xẩy đến tới tấp, ai còn dám mạnh miệng tuyên bố rằng ta sẽ sống mãi đến 100 tuổi? Thưa không dám đâu!.   Kẻ nào dám mạnh miệng tuyên bố kiểu đó tôi thiết nghĩ người ấy chắc bị “mát” đầu.   Nhìn thấy thiên tai hãi hùng xẩy đến cho anh
chị em của chúng ta, người thân thương, bao sự mất mát của vật chất thôi đã lên đến cả 20 tỷ US dollars.

Trận bão Sandy vừa qua là trận bão đã gây thiệt hại nặng nhất trên Nước Mỹ từ xưa đến nay sau trận bão của năm 1888.   Người chết cũng đã lên đến con số là 50 người.   Quả Tận Thế đã đến đột ngột trên họ! Hiện giờ ta chỉ có thể dâng Kinh Mân Côi lên mà cầu nguyện cho Linh Hồn của họ.   May mắn thay nếu họ là những người biết sống có “chuẩn bị” để giờ Chúa gọi là giờ mà Linh Hồn sống tốt, rất trông đợi và khát khao để được diện kiến Chúa.

Thử hỏi Anh Chị Em, bây giờ 50 Linh Hồn này họ có còn làm gì được cho họ nữa hay không? (nothing they can do).   Có phải 50 Linh Hồn này bây giờ họ mới thực sự phải “chịu thương chịu khổ một mình?” Vì có phải khi họ còn sống trên Trần Gian, họ càng sống xa lánh Chúa bao nhiêu thì bây giờ họ phải trả hình phạt nặng nề bấy nhiêu? Chưa kể Linh Hồn ấy khi còn ở dương trần họ đã làm khổ cho rất nhiều người.

Con người của chúng ta thường tỏ thái độ sống rất vô tình và rất hững hờ với những người chung quanh.  Ngay cả người trong gia đình, họ hàng quyến thuộc, và bằng hữu.   Còn người không thân không quen thì ta tỏ thái độ như thế nào, nhất là đối những người Anh Chị Em không nhà, không cửa, dơ dáy hôi hám, và nhìn rất đáng sợ?.   Chúng ta có thì chọn thái độ sống phè phỡn giống như những con Ve Sầu chỉ biết đàn ca và hát xướng mà luôn cười chê những người có bụng sống tốt.

Việc Thiên Chúa làm thì chẳng một ai dám thắc mắc hay dám hở lời trách móc Chúa điều chi, nên điều khôn ngoan nhất cho tất cả những người con trần gian hư hỏng, hãy nhanh chân mà chạy đến cùng Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa.   Để xin Mẹ che chở và bảo bọc, cho chúng ta núp bóng trong tà áo không thiếu chỗ của Mẹ.   Chỉ có cách duy nhất ấy
thì ta mới có thể tránh được những cơn thịnh nộ của Chúa không giáng xuống đầu của chúng ta mà thôi!.

Tháng 11 là tháng cầu cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, mong hết thảy chúng ta siêng năng đọc Kinh Mân Côi để xin cho Linh Hồn Anh Chị Em được Mẹ Maria nhanh chóng đem về Thiên Đàng, Nơi mà mọi Linh Hồn sẽ được sống hạnh phúc muôn đời bên ba ngôi Thiên Chúa.   Vâng, không gì bằng là ta hãy cầu nguyện cho Linh Hồn Anh Chị Em của chúng ta trước.   Để sau này khi ta vào Luyện Ngục thì các Linh Hồn (trước đây ta cầu nguyện cho họ) đang ở Trên Trời sẽ cầu nguyện thật nhiều cho ta.

Ai trong chúng ta cũng có tánh lười biếng nhưng vì những Lời nhắn gởi của Mẹ Maria, mong hết thảy chúng ta mau mắn cùng đọc Kinh Mân Côi để cầu xin “cho các Linh Hồn mau được đến chốn nghỉ ngơi, cùng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”.

Anh chị em có biết rằng ngay cả khi chúng ta đang sống đây mà gặp hiểm nguy thì các Linh Hồn cũng có thể cứu nguy cho chúng ta nữa đó! Linh thiêng y như chuyện thần thoại mà thuở nhỏ chúng ta thích được đọc, nhưng đây là những chuyện có thật được ghi chép lại trong các chuyện của các Thánh, sách Chicken Soup của Mỹ, và trong rất nhiều sách đạo.
Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-31-12)

Cảm nhận về chứng nhân Đức Kitô

Cảm nhận về chứng nhân Đức Kitô

Tác giả: Lê Thiên

nguồn: vnfa.com

Theo Giáo lý Công giáo (GLCG) số 1253, Bí tích Thánh tẩy(tức Bí tích Rửa tội) là “bí
tích đức tin… Đức tin cần có để được rửa tội chưa phải là đức tin hoàn hảo và trưởng tành, nhưng là một khởi đầu cần được phát triển. Hội Thánh hỏi người dự tòng hay người đỡ đầu: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?” Và họ trả lời: “Con xin đức tin.”

Như vậy rõ ràng việc xin gia nhập đạo Chúa đối với người trưởng thành là một sự tự nguyện xuất phát ý chí tự do của con người. Do đó, chúng tôi xác tín rằng, tất cả những người trưởng thành lãnh nhận Bí tích Rửa tội đều là những người ý thức về sự tự do và quyền lựa chọn của mình. Có vị gia nhập Công giáo ở tuổi thanh niên như linh mục
Nguyễn Hy Thích, lm Bửu Dưỡng. lm Nguyễn Viết Chung; có vị cao tuổi hơn như nhà khoa học NASA Gs Nguyễn Xuân Vinh, Gs Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Hà Thượng Nhân….Riêng những người trẻ trong nước đang can đảm đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền và quyền lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia như Tạ Phong Trần, Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến… cả nước đều biết, họ đã vượt lên trên sự sợ hãi thế nào để gia nhập Công giáo, tôn giáo đối tượng hàng đầu của chủ nghĩa và chế
độ cộng sản.

“Người trộm lành”

Người tín hữu Công giáo đều đọc và nhớ câu chuyện “người trộm lành” trong sách Tin Mừng. Cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu là hai kẻ gian phi. Một người buông lời nhục mạ, thách thức Chúa  Giêsu, trong khi người thứ hai nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Anh thứ hai khôngđồng ý với thái độ hồ đồ thách thức của anh thứ nhất, nên trách: “Cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này [Chúa Giêsu] đâu có làm gì trái!” Rồi anh thứ hai thưa với Đức Giêsu: “Lạy Đức Giêsu, khi vào ước của Ngài, xin Ngài nhớ đến tôi!” Chúa đáp lời anh: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 39-43).

Một kẻ gian phi chỉ một lời thống hối vào giờ cuối đời đã được Chúa khoan dung tha thứ và đón nhận!

Giang hồ người Việt trở thành Thánh tử đạo

Lịch sử đạo Công giáo tại Việt Nam cũng đã chứng kiến ơn hối cải hi hữu của một tay giang hồ: Thánh Phaolô Hạnh, một trong số 117 Thánh Tử đạo Việt Nam.

Hạnh sinh tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên, Hạnh cùng hai người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại nhiều điều xấu về anh. Chẳng hạn, trong làm ăn buôn bán, anh gần gũi với những tay chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân yếu thế. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp.

Một lần kia, chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị bọn đàn em bóc lột không thương tiếc, anh Hạnh không thể cầm lòng bèn ra uy “đàn anh” can thiệp, buộc chúng phải trả lại tài sản đã cướp giật cho nạn nhân, dù anh biết trước cáchhành xử hào hiệp của mình sẽ mang lại
hậu quả không lường theo luật giang hồ.

Quả nhiên, đám du đãng tố cáo Hạnh là người theo đạo “Gia tô” (đạo Kitô), và vu khống anh làm tay sai cho thực dân Pháp. Tại nơi pháp đình cũng như trước mặt các quan, anh Hạnh dứt khoát không nhận mình làm tay sai cho Pháp, nhưng lại tự nhận mình là Kitô hữu dù anh chưa hẳn là người Công giáo. Anh bị đánh đòn và tra tấn dã man, bị buộc từ chối mình là Công giáo, nhưng không gì lay chuyển được anh, trừ gương can đảm chịu chết
vì đạo của những bạn tù đã cảm hóa sâu sắc tâm hồn anh Hạnh khiến anh tự nguyện
đón nhận ơn Bí tích Rửa tội ngay trong phòng giam. Anh khẳng khái tuyên xưng: “Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo”.

Ngày 28.05.1859, anh Phaolô Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa khi vừa tròn 32 tuổi. Hơn một thế kỷ sau, ngày 19/6/1988, Giáo Hội long trọng tuyên phong Phaolô Hạnh là Thánh trong 117 Thánh Tử đạo Việt Nam.

Sử gia Rodriguez so sánh cuộc đời thánh Phaolô Hạnh với cuộc đời “CÁNH HOA TÍM NGÁT HƯƠNG” : (Martyrologio Oriental Tr. 253-255)

“Có những hoa tím mọc dại bên đường, cho đến ngày có khách bộ hành đi ngang dẫm nát, nó mới tỏa hương thơm. Phaolô Hạnh quả là bông hoa bị che khuất bên vệ đường Giáo Hội,
cho đến khi bị vò nát trong cuộc bách hại, mới tỏa ra hương thơm ngát khiến chúng ta phải lâng lâng ngây ngất”.

GLCG số 1258 nêu rõ: “Hội Thánh luôn xác tín rằng những người chịu chết vì đức tin mà trước đó chưa được rửa tội, thì coi như đã được thanh tẩy , vì đã chết cho Đức Kitô và với Đức Kitô. Dù không là bí tích, rửa tội bằng máu , cũng như ước muốn được rửa tội , vẫn mang lại hiệu quả của bí tích Thánh Tẩy.”

Như vậy, giả sử Thánh Phaolô Hạnh chưa nhận lãnh Bí tích Thánh Tẩy mà đã sẵn sàng đổ máu vì đạo, thì việc phong thánh cho ngài cũng xứng hợp thôi.

Ta thấy một kẻ gian phi được Chúa chấp nhận cùng vào Nước Trời với Chúa, và một tay gian hùng được Giáo Hội tôn vinh là thánh đồng hàng với bao nhiêu giám mục, linh mục, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân đạo đức thánh thiện, thì việc hoán cải của bất cứ thành phần nào trong xã hội cũng là điều bình thường đối với Thiên Chúa và cả dưới mắt đức tin của
người Kitô hữu.

Nhân đây, xin mạo muội ghi nhận đôi nét về ơn trở lại của 2 người Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 này để bổ sung vào danh sách những vị đã gia nhập Công giáo mà nhà văn Trần Phong Vũ nêu danh tánh trong Thư ngỏ của ông “Nhân đọc bài viết của ông Nguyễn Đăng Khoa,” đăng tải trên DCVOnline ngày14/10/2012.

Ông Ngô Khắc Tỉnh, cựu Tổng trưởng Giáo Dục VNCH

Theo nhân chứng Nguyễn Phúc Hậu (năm nay 80 tuổi), người đã nhiều năm phụ trách Lớp Giáo lý dự tòng tại Nhà thờ Saint Maria Goretti ở San Jose thì vào khoảng năm 2004 (không nhớ chính xác), cựu Bộ trưởng Ngô Khắc Tỉnh khi nằm bệnh viện và di chuyển bằng xe lăn đã xin gia nhập đạo Công giáo. Đây không phải là ước muốn bất chợt của cụ Tỉnh, mà là một ước nguyện đã từng được cụ cưu mang từ thuở mài đũng quần ở trường Trung học Công giáo Thiên Hựu (Providence), Huế, thời thập niên 1940.

Vào ngày nhận Bí tích rửa tội, cụ Ngô Khắc Tỉnh nhờ y tá đẩy xe lăn từ giường bệnh tới nguyện đường trong Bệnh viện thật sớm và Cụ một mình âm thầm cầu nguyện hầu như suốt buổi sáng trong khi chờ đợi giờ đón nhận Bí tích Rửa tội. Đến ngày 12/11/2005, Cụ Ngô Khắc Tỉnh lìa đời.

Người ta đọc thấy trong PHÂN ƯU của một số cựu học sinh đồng trường Thiên Hựu (Providence) với Cụ lời “cầu nguyện cho hương hồn bạn được sớm về Nước Chúa.” Ban phân ưu cũng cho biết “Lễ tại Nhà Thờ St Patrick 389 E Santa Clara St. San Jose.” Trên PHÂN ƯU, không thấy nêu tên thánh người quá cố. (Xin xem phóng ảnh đính kèm dưới đây). Dù sao, PHÂN ƯU đã xác nhận cụ Ngô Khắc Tỉnh là Công giáo. Nhân chứng Nguyễn Phúc Hậu cùng gia đình hiện vẫn định cư tại San Jose, California.

Nhạc sĩ tài danh Lê Mộng Bảo

Người Việt Nam sinh trưởng trong nước trước năm 1975, từ già tới trẻ, hầu như không ai không nghe danh nhạc sĩ tài hoa Lê Mộng Bảo (1923-2007) với những bản nhạc bất hủ của ông cùng nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa & Tinh Hoa Miền Nam lừng danh trước năm 1975 mà ông là linh hồn.

Vào một ngày khoảng năm 2005, Ông Nguyễn Phúc Hậu đón nhận một cụ bô lão quắc thước xin vào học Lớp Giáo lý Dự tòng. Đến ngày chuẩn bị lễ ban Bí tích Thánh Tẩy, theo gợi ý của ông Hậu, cụ nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã cùng người bạn Đinh Phúc, kẻ viết lời, người soạn nhạc, cống hiến bản “Tân Tòng Ca.” Bản Tân Tòng Ca lập tức được nhạc sĩ Hải
Triều hòa âm và điều khiển hợp xướng, nghe rất thánh thiêng và có sức tác động
linh đạo mạnh mẽ.

Thời gian dài sau đó, ông Nguyễn Phúc Hậu không còn dịp liên lạc với Cụ Lê Mộng Bảo, cho đến ngày 08/10/2007, đọc báo, nghe đài, mới hay tin Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo vừa từ trần do đột quỵ. Ông Hậu không có cơ may đi chào biệt cụ Bảo lần cuối, nên không rõ tang lễ của cụ
được gia đình tổ chức thế nào.

Thomas More Nguyễn Chí Thiện

Trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng na ná như vậy. Nếu ông đã bày tỏ khát vọng gia nhập đạo Công giáo và giả sử ông vĩnh viễn ra đi khi chưa kịp nhận lãnh Bí tích Rửa tội, ông vẫn được nhìn nhận là thành phần của Hội Thánh và là con cái Chúa vì đã có lòng ước
ao
gia nhập vào hàng ngũ con cái Chúa (xin xem GL số 1258 dẫn trên).

Qua những ơn trở lại điển hình trên và căn cứ vào lời dạy của GLHT Công giáo, chúng tôi tin chắc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trước khi lìa đời đã tự do nói lên nguyện ước gia nhập Công giáo khi đang nằm bệnh viện. Một tuần lễ sau, nhà thơ từ trần ngày 02/10/2012.

Tin chắc cả linh mục Cao Phương Kỷ lẫn nhà văn Trần Phong Vũ, Bs Trần Văn Cảo hay bất cứ người Công giáo nào, chẳng ai làm cái chuyện lén lút trẻ con “để cải đạo” cho ông Nguyễn Chí Thiện! Các vị đều am hiểu lẽ đạo lẽ đời tường tận chín chắn. Các vị thông hiểu và tuân giữ luật Hội Thánh về quyền tự do thưa “Xin đức tin” của một người trưởng thành bày tỏ ước vọng gia nhập Công giáo. Sự bày tỏ ước muốn gia nhập Công giáo của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chắc chắn đã xảy ra vào một lúc nào đó mà nhà văn Trần Phong Vũ, bạn thân của ông là nhân chứng, để ông Vũ kịp thời mời linh mục Cao Phương Kỷ đến giúp ông Nguyễn Chí Thiện hoàn thành ước vọng của ông trước khi nhắm mắt lìa đời ngày 02/10/2012.

Về viêc Nguyễn Đăng Khoa viết bài gây lên mối ngờ vực đối với trường hợp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện gia nhập Công giáo, tôi cho rằng có thể ông Khoa cố tình xuyên tạc, không phải chỉ để đánh phá, triệt hạ uy tín một vài nhân vật Công giáo mà còn nhằm bôi nhọ và kết án
chính đạo Công giáo. Tuy nhiên, nói như nhà văn Trần Phong Vũ, cũng có thể Nguyễn
Đăng Khoa lầm do không hiểu gì về Công giáo. Vì vậy cùng với nhà văn Trần Phong
Vũ, chúng ta lặp lại lời Đức Giêsu trên Thập giá: “Lạy Cha! Xin tha tội cho họ vì họ lầm, không biết.”

Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Ông Thiện thâm trầm, ít nói, nhưng vẫn giữ phong cách hài hước nhẹ nhàng tế nhị.

Lần đầu gặp nhau, chúng tôi tự giới thiệu tên cho nhau. Ông Thiện cười xuề xòa:

– Bác  nhẹ hơn tôi đấy!

– Vâng! Tôi nhỏ con, làm sao so với cụ!” Tôi đáp.

Ông Thiện lại cười:

– Tớ trùng tên với bác, nhưng mà nặng!” Ý ông Thiện muốn nói ông là “Thiên
nặng Thiện!”

Rồi ông Thiện lại bảo:

– Chưa là Dân Trời (Lê Thiên) như bác, chưa “thiện” nổi, mạo nhận mình là “Thiện”đấy
thôi.

– Tôi hỗn hơn cụ nhiều, dám mạo nhận mình là dân Trời, nên Trời đọa!”

Ông Thiện nắm tay tôi:

– Thế thì chúng mình cùng hướng Thiện để hướng Thiên nhé!

Vui đùa là vui đùa! Tôi không có ý cường điệu hay phóng đại cái giai thoại vui đùa giữa chúng tôi theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhưng bây giờ, sau khi Nguyễn Chí Thiện “quy tiên”, những lời vui đùa của nhà thơ lại văng vẳng bên tai tôi làm tôi xúc động bồi hồi: “Chưa là dân trời, chưa thiện” hay “hướng thiện để hướng thiên!” Tôi tự
thầm hỏi: Phải chăng nhà thơ đã bộc lộ ý tưởng tìm tới Thiên Chúa?

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ra đi, nhưng tinh thần và hình ảnh “ngục sĩ” Chí Thiện sống mãi trong lòng người Việt quốc gia chân chính yêu Tổ quốc, yêu Dân tộc, chống bè lũ bán nước, cái bè lũ mà ông Nguyễn Chí Thiện đã nhận rõ chân tướng từ khi ông hãy còn rất trẻ, sống
“giữa lòng địch,” nằm trong bàn tay gian ác của họ.

Từng bài thơ, từng câu thơ trong tập thơ HOA ĐỊA NGỤC của ông đều nhắm thẳng vào đầu địch mà bắn! Quân thù căm giận ông! Cầm tù ông 27 năm, hành hạ bức bách ông, quyết hại ông bằng mọi cách có thể, họ vẫn chưa thỏa nỗi căm hận đè nặng họ. Nhưng rồi họ đã chẳng làm gì được ông! Với tất cả những nhà đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nhân quyền trong nước, nhà cầm quyền CSVN dẫu dùng đủ những biện pháp hèn hạ, đê tiện và
độc ác nhất cũng chẳng lung lay được ý chí và tinh thần đấu tranh kiên cường của các nhà yêu nước ấy.

Trong niềm nhớ thương, quý mến và trân trọng người “ngục sĩ” can trường, chúng ta thành tâm cầu cho linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm hưởng vinh quang
muôn đời. Bên cạnh đó, chúng ta không quên tiếp nối công việc của ông “phơi bày cho thế giới thấy niềm đau đớn khôn cùng của cả một dân tộc đang bị áp chế và đầy đọa(*)” (* Trích bản dịch thư của nhà tho Nguyễn Chí Thiện gửi ra bên ngoài năm 1979, viết bằng tiếng Pháp.)

qua việc nghiền ngẫm và quảng bá rộng rãi tập thơ HOA ĐỊA NGỤC – “một tập thơ mang
đầy máu và nước mắt – phản ánh một thế giới trong đó con người Việt Nam, vốn hiền lành là thế, đã vì một ý-thức-hệ ngoại-lai biến thành con vật với chính đồng-loại,đồng-bào.” (Lời Nhà Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ).

Lê Thiên