Đạo hiếu và vật chất

Đạo hiếu và vật chất

TRẦM THIÊN THU

Kinh Phật dạy: “Tột cùng Thiện không gì bằng có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu”. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người. Không giữ Đạo Làm Người thì kẻ đó phải bị nguyền rủa. Còn trong Kinh thánh, sách Lêvi 19:3 dạy: “Mỗi người phải kính sợ cha mẹ”, hoặc Lêvi 20:9  dạy: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó”, và ở Đanien 27:16: “Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ!”.

Trong một chương trình Bạn Hãy Nói Với Chúng Tôi phát sóng lúc 22g30 trên kênh VOV (hệ 2) có một câu chuyện thật thương tâm về tình mẫu tử. Nghe xong chắc hẳn ai cũng phải “nóng máu” mà thương cho bà cụ và căm phẫn đứa con “xác người, dạ thú” kia!

Bà cụ năm nay đã 81 tuổi, ở Hà Nội (rất tiếc là nhà đài không cho biết tên tuổi và
nơi ở cụ thể, vì lý do “tế nhị”). Chồng bà đã mất lâu. Bà một mình nuôi 3 đứa con: Đứa con trai lớn là con nuôi, 53 tuổi; đứa con thứ hai 45 tuổi; và đứa con gái thứ ba 42 tuổi. Các con bà đã có gia đình riêng. Cha mẹ luôn yêu thương con cái. Với người Bắc và người Trung, cha mẹ yêu con đến nỗi quên mình và không mong con các sẽ đền đáp (người Nam thì nuôi con và hy vọng chúng sẽ đền đáp). Với bà cụ đau khổ kia cũng coi con trai là “của để dành” – vì dân Việt thường ảnh hưởng sâu nặng quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai coi là “có”, 10 con gái coi như “không”).

Đứa con nuôi và cô con gái út không có vấn đề gì. Đứa con trai 45 tuổi do bà rứt
ruột đẻ ra lại có vấn đề nghiêm trọng. 19 năm anh ta lấy vợ thì bà ăn riêng 18
năm, dù ở chung nhà. Vì tuổi cao sức yếu, nay ốm mai đau, bà mới ăn chung và
“lệ thuộc” vào vợ chồng anh ta khoảng 1 năm nay. Khi bà nằm bệnh viện, anh ta
thường xuyên vào thăm và “rỉ tai” khiến bà ký giấy cho xong, vì bà quá mệt mỏi
cả tinh thần lẫn thể lý. Thế là anh ta tráo trở, làm sổ đỏ và tách hộ khẩu, đất
đai do anh ta đứng tên. Anh ta đã lừa chính mẹ ruột mình!

Chuyện không chỉ vậy. Hàng ngày, anh ta luôn “kiếm chuyện” la hét bà, mọi thứ đều đổ
lỗi cho bà, thậm chí là đánh đập bà như cơm bữa mà không hề thương tiếc. Cô con dâu là giáo viên cấp I (sic!), đã không can ngăn chồng làm ác mà còn “đổ dầu vào lửa”. Cô ta cũng kiếm chuyện “đá thúng đụng nia, đá mèo khoèo rế”, vào hùa với chồng để hành hạ mẹ. Cứ đến bữa cơm thì cô ta lại la rầy đứa con: “Già rồi còn ngu”. Mới đây, không biết cô con dâu giáo viên “to nhỏ” với chồng thế nào mà anh ta tức tốc về nhà tát bà cụ mấy cái, rồi đuổi bà cụ ra khỏi nhà.

Cô con gái út nhiều lần khuyên can anh nhưng vô ích. Anh ta còn dõng dạc tuyên
bố: “Quyền ở tay ông, lôi thôi ông đuổi khỏi nhà. Có tiền không chịu bỏ ra, chết ông bỏ thối”. Nghe những lời anh ta nói mà “nổi da gà” và “rởn tóc gáy”. Vì tham lam mà anh ta bất chấp đạo lý làm người, đạo là con với mẹ mình! Thật vậy, lòng tham không có đáy, “dù đá có biến thành vàng thì lòng người vẫn không thỏa mãn” (Ngạn ngữ Trung Hoa).

Balze nói: “Lòng Mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự bao dung”. Nhưng bà cụ kia đã chịu đựng quá nhiều, bà đã kiệt sức, cuối đời mà bà không được thanh thản. Và nay bà làm đơn kiện đứa con “trời đánh” đó, nhưng lòng người mẹ còn băn khoăn không biết bà làm vậy có quá đáng không.

Ước mong sao những người con hãy tỉnh thức mà báo hiếu phần nào với song thân phụ
mẫu – dù không bao giờ có thể đền ơn đáp nghĩa đủ, nếu không sẽ không còn cơ hội, vì Petit Sein đã xác định: “Cái chết của người mẹ là nỗi đau buồn thứ nhất khi người ta
khóc mà không có mẹ bên cạnh dỗ dành”
.

TRẦM THIÊN THU

Cầu Cho Cha Mẹ

httpv://www.youtube.com/watch?v=MtrUM-7AkxM&feature=related

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Liên lụy tội lỗi

Liên lụy tội lỗi

 

Tác giả LM John Zuhlsdorf

Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU

Lợi ích của việc xưng tội có liên quan “cấu trúc tội”. “Cấu trúc tội” là điều mà
những người sống phóng khoáng dùng để che giấu thực tế trách nhiệm cá nhân đối
với tội lỗi đã phạm. Tất cả các “cấu trúc tội” có căn nguyên trong trách nhiệm
của tội cá nhân.

Tuy nhiên, tội lỗi ảnh hưởng nhiều hơn tội nhân. Nó ảnh hưởng mọi người. Khi
một chi thể trong Nhiệm thể Chúa Kitô phạm tội, tất cả chúng ta đều chịu đau
khổ. Một số người ảnh hưởng trực tiếp, nhưng tất cả chúng ta đều yếu đuối. Do đó, khi chúng ta muốn hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta cũng phải giải hòa với cả Giáo hội, không chỉ với người này hay người nọ mà có thể chúng ta đã làm tổn thương. Vì thế có “chiều kích xã hội” đối với tội lỗi.

Có “chiều kích xã hội” vì nó nằm trong cách chúng ta có thể phạm tội. Chúng ta có thể phạm tội không chỉ là hành động trực tiếp của mình, mà còn gián tiếp liên can các tội lỗi do người khác phạm trực tiếp.

Chúng ta liên can tội của người khác bằng cách nào? Chúng ta phạm tội qua hành động của người khác bằng cách…

1. Tư vấn: Nếu bạn tư vấn hoặc xúi người khác làm điều tội lỗi, và họ làm, bạn đã phạm tội bằng cách can dự vào tội lỗi của người đó.

2. Mệnh lệnh: Nếu bạn có quyền trên người khác, và bạn ép buộc người khác phạm tội, trong khi người đó có thể giảm tội, còn bạn thì không.

3. Ưng thuận: Nếu người ta yêu cầu bạn mà bạn nghĩ tội lỗi là điều tốt có thể làm, bạn có thể chủ động với tình huống đó, và nếu bạn cho phép hoặc ưng thuận thì bạn đã phạm tội.

4. Khiêu khích: Bạn khiêu khích hoặc thách thức người khác làm điều xấu mà họ không muốn.

5. Nịnh bợ: Khá rõ ràng. Đây là cách khác để phạm tội.

6. Che giấu: Một người phạm tội và rồi bạn giúp người đó che giấu chứng cớ hoặc động thái.

7. Đồng lõa: Một người khác là người chính có liên can, nhưng bạn có mặt ở đó hỗ trợ hành vi tội lỗi. Chẳng hạn, một người giúp bác sĩ phá thai, một chính khách giúp nhà cầm quyền hoặc nói về việc nhận thức đối với “hôn nhân” trái tự nhiên bằng cách ủng hộ.

8. Im lặng: Có một câu nói rất thường gặp: “Im lặng là đồng ý” (silent implies
consent). Nếu một người có quyền thế hoặc có quyền về luân lý có nhiệm vụ ngăn
chặn tội lỗi, nhưng lại im lặng và bàng quan, điều đó có thể cấu thành việc can
dự vào tội lỗi. Điều này quỷ quyệt mới nghĩ ra được, nhưng đó không chỉ là sự
im lặng quở trách (rocket silence). Có thể là can dự làm giảm nhẹ tình huống,
chẳng hạn như sự xâm chiếm Vatican, bắt Giáo hoàng và tiêu diệt Giáo hội ở
nhiều nơi. Trong khi đó, ai đó có thể im lặng làm ngơ. Tuy nhiên, ai đó không
làm được gì. Một điểm khác có thể được cân nhắc: Luật về việc sửa lỗi anh em
(fraternal correction). Điều này không thể là vị trí của bạn để sửa lỗi người
khác, tùy trường hợp.

9. Biện hộ: Khá rõ ràng. Đó là bạn biện hộ để ủng hộ tội lỗi. Nhưng điều này không giống như luật sư biện hộ trước tòa cho người phạm tội.

Cần xem lại danh sách này một lần nữa để có một lúc chân thành kiểm tra lương tâm.

Tất cả chúng ta vướng vào những tình huống khó khăn hoặc mơ hồ về luân lý mà chúng ta
bị giằng co trong việc chọn lựa giữa những điều tốt hoặc điều xấu nhiều và xấu ít. Chúng ta phải theo dõi chính mình và là sự tương tác với những người khác để:

a) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn mình bằng cách can dự vào tội lỗi của người khác.

b) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn người khác bằng cách lôi kéo họ vào tội lỗi của mình.

Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Catholic News)

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận
đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay,
tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một
nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với
chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi
đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một
người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho
công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi
dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịchviên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo.Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu
cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện
nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và
đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng
là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

 

Khánh Hưng

 

KINH CẦU KHIÊM NHƯỜNG

KINH CẦU KHIÊM NHƯỜNG
của Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val
(1865-1930)
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh dưới thời Thánh Giáo Hoàng Piô X
Ôi lạy Chúa Giêsu! hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin đoái nghe lời con cầu…
Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát con:
. Khỏi lòng ham muốn được quí trọng
. Khỏi lòng ham muốn được yêu mến
· Khỏi lòng ham muốn được tôn vinh
· Khỏi lòng ham muốn được ngưỡng mộ
· Khỏi lòng ham muốn được ca tụng
· Khỏi lòng ham muốn được ưu đãi hơn người
· Khỏi lòng ham muốn được tham vấn
· Khỏi lòng ham muốn được chấp thuận
· Khỏi nỗi sợ bị hạ nhục
· Khỏi nỗi sợ bị khinh chê
· Khỏi nỗi sợ bị khiển trách
· Khỏi nỗi sợ bị vu khống
· Khỏi nỗi sợ bị lãng quên
· Khỏi nỗi sợ bị giễu cợt
· Khỏi nỗi sợ bị xử bất công
. Khỏi nỗi sợ bị nghi kỵ
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn biết ước ao:
· Cho người khác được yêu mến hơn con
· Cho người khác được quí trọng hơn con
· Cho người khác được đề cao, trong ý kiến mọi người, còn con phải hạ xuống
· Cho người khác được tuyển chọn, còn con bị loại trừ
· Cho người khác được ca tụng, còn con bị lãng quên
· Cho người khác được ưa thích hơn con trong mọi sự
· Cho người khác được thánh thiện hơn con, miễn là con phải thánh thiện như con có thể.
Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val thường đọc kinh này sau khi cử hành Thánh Lễ
Litany of Humility
Composed by Rafael Cardinal Merry del Val (1865-1930),

Secretary of State for Pope Saint Pius X

O Jesus! meek and humble of heart … Hear me.
From the desire of being esteemed … Deliver me, Jesus.
From the desire of being loved … Deliver me, Jesus.
From the desire of being extolled … Deliver me, Jesus.
From the desire of being honored … Deliver me, Jesus.
Fromthe desire of being praised … Deliver me, Jesus.
From the desire of being preferred to others … Deliver me, Jesus.
From the desire of being consulted … Deliver me, Jesus.
From the desire of being approved … Deliver me, Jesus.
From the fear of being humiliated … Deliver me, Jesus.
From
the fear of being despised … Deliver me, Jesus.
From the fear of suffering rebukes … Deliver me, Jesus.
From the fear of being calumniated … Deliver me, Jesus.
From the fear of being forgotten …Deliver me, Jesus.
From the fear of being ridiculed … Deliver me, Jesus.
From the fear of being wronged … Deliver me, Jesus.
From the fear of being suspected … Deliver me, Jesus.
That others may be loved more than I … Jesus, grant me the grace to desire it.
That others may be esteemed more than I … Jesus, grant me the grace to desire it.
That, in the opinion of the world, others may increase and I may decrease … Jesus,
grant me the grace to desire it.
That others may be chosen and I set aside … Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may be praised and I unnoticed … Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may be preferred to me in everything …Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may become holier than I, provided that I may become as holy as I
should… Jesus, grant me the grace to desire it.
Cardinal Merry del Val often recited it after the celebration of the holy Mass.

LINH HỒN NÓNG LÒNG CHỜ NGƯỜI YÊU

LINH HỒN NÓNG LÒNG CHỜ NGƯỜI YÊU

(THÁNG CẦU CHO CÁC LINH HỒN)

Tác giả: Tuyết Mai

Trên đời tôi thiết nghĩ có rất nhiều người trải qua chuyện tình sử của đời mình đẹp như trong mộng cũng có, bi thương ai oán cũng có.   Đến với nhau được trong sự thoải mái dễ dàng cũng có, hay đoạn tuyệt một mối tình trong tiếc nuối trong luyến thương cũng
có, dù là già hay trẻ thưa có phải?.   Ở đây tôi chỉ muốn mượn đề tài nóng lòng chờ người yêu là để cho ta dễ dàng cảm nhận sự chờ đợi ấy “nó” như thế nào?.   Để chúng ta hiểu được và thông cảm được cho tất cả Linh Hồn anh chị em của chúng ta đang sống trong Luyện Ngục và họ đang vô cùng đau khổ.   Vì muốn, vì khao khát được nhanh chóng lên Trời diện kiến Thiên Chúa và được ở lại cùng Người.   Là Đấng mà không một Linh Hồn nào lại dại khờ muốn chối từ để được sống trong Nhà của Người.

Trước khi ta đến Luyện Ngục thì không một Linh Hồn nào lại không được diện kiến Thiên Chúa một lần duy nhất.   Bởi lý do được diện kiến Người mà tất cả mọi Linh Hồn đều quá
đau khổ, chịu đựng mọi hình phạt, nhưng cái đau đớn nhất vẫn là sự nóng lòng chờ Người Yêu (là Thiên Chúa chúng ta).   Chờ đợi được có ngày hưởng phúc vinh cùng Thiên Chúa trên Nhà Cha trên Trời.   Linh Hồn nào khi còn sống trên thế gian làm nhiều việc lành phúc đức thì sự cứu xét để được có giấy thông hành và giấy cho đi xuất ngoại sẽ được bảo đảm nhanh chóng hơn.   Còn những Linh Hồn nào khi còn sống gieo họa nhiều hơn làm phúc cho anh chị em mình, thì cái ngày được trùng phùng cùng Thiên Chúa “nó” sẽ xa vời biết bao, thưa anh chị em!.

Tuy dù khi ta còn ở trên trần gian ít có ai hiểu được tường tận cách thức giúp cho chúng ta Con Đường Về Trời cách đúng nhất hay hữu hiệu nhất!?.   Nhưng có phải Chúa Giêsu đã sinh hạ xuống trần gian là để dậy dỗ, củng cố, và cho chúng ta thật nhiều cơ hội biết
trước được Nước Trời trong tất cả Lời của Ngài và Gương Sống của Ngài?.   Và không gì mạnh Tin cho bằng là Sự Sống Lại của Chúa Giêsu.   Đại khái những bài học Nước Trời của Thầy Giêsu dậy dỗ người đời chúng ta thì không gì trên trần gian này có thể sánh ví cho bằng.  Do đó muốn được lên ấy không phải là chuyện dễ dàng nhưng không vì thế mà Ngài
làm cho chúng ta ra nản lòng.

Bởi có phải chuyện gì nó cũng có giá của nó?  Trên trần gian nếu chúng ta muốn có bằng cấp cao trong bất cứ ngành nghề gì thì ta cũng phải tìm cho được đúng trường và điều kiện phải là trường học đó giỏi và có tiếng.   Đã tìm được đúng trường thì sau đó ta chỉ cần bỏ công sức và hết tâm trí để lo học hành và chờ đến ngày được Áo Mũ Ra Trường, thưa có phải??.   Ngược lại nếu chúng ta muốn tìm được Con Đường Về Trời, thiết tưởng chúng ta cũng nên sớm tìm hiểu để đạt được ước nguyện như sự mong đợi.

Công nhận rằng con đường nào thì cũng dẫn chúng ta tới La Mã, nhưng ăn thua chúng ta mượn phương tiện nào để dẫn chúng ta đến được La Mã mà thôi!.   Trên Trời thì chúng ta không sợ ai lên chậm phải uống nước đục, nhưng vì thời gian của mỗi con người chúng ta
là một sự rất huyền nhiệm mà không một ai biết trước ta sẽ sống được bao lâu trên trần gian này.   Thưa đây mới là vấn đề rất quan trong để một con người có thể chuẩn bị cho chính mình Nơi chúng ta muốn đến!.

Theo tôi thấy và nhận biết thì Trường Học về Nước Trời (about heaven) thì chúng ta hãy tìm chạy đến cùng Đức Mẹ Maria, Mẹ Mân côi của chúng ta, bảo đảm Mẹ sẽ giúp đưa chúng ta đến đúng trường qua Chúa Thánh Linh và nhờ Chúa Thánh Linh dậy dỗ và chỉ bảo.   Nhưng điều rõ ràng nhất là Trần Gian và Thiên Đàng là hai nơi không bao giờ gặp được nhau vì nó là hai con đường đi song song.   Hễ muốn tìm được Nước Trời thì ta phải học cách từ bỏ mọi sự gì mà trần gian ban phát hay luôn gọi mời.   Giản dị có thế và không gì là khó hiểu cả!.   Sự lựa chọn này thì không khác mấy với một anh chàng đang đứng trước ngã  ba đường để anh sẽ chọn ai và sẽ bỏ ai, để cho anh chọn cưới làm vợ??.

Vì danh nghĩa Vợ thì anh phải có trách nhiệm và bổn phận lo và bảo bọc cho vợ anh cho đến hết cả cuộc đời của anh.   Nên anh tốn biết bao nhiêu đêm trường thức trắng, vắt tay lên
trán để suy nghĩ về  chuyện hệ trọng của đời anh, là lẽ tất nhiên thôi.   Sự so sánh này thưa có rõ ràng lắm không là con người ai muốn chọn Chúa thì ngay bây giờ ta phải tập cuộc sống từ bỏ, sống nghèo, không tham lam, sống thờ phượng Chúa và yêu người như yêu chính mình.   Luật Chúa và Lời Chúa ta phải thi hành vì thời gian rất có hạn.   Vì tận thế cũng sẽ tuần tự xẩy đến cho từng người chúng ta, khác cách thức, và sự Ra Đi không ai sẽ
giống ai.

Còn những ai chọn Trần Gian thì cơ hội Về Trời là chuyện không ai muốn đặt vấn đề? Nhưng nếu chúng ta đã là con cái của Chúa qua bí tích Rửa Tội thì Thiên Chúa Người cũng tìm cách và tìm cơ hội để đưa chúng ta trở về Đường thẳng Nẻo ngay.   Trong giai đoạn
của một đời người  Thiên Chúa sẽ tìm đúng lúc mà đến Nhà Tâm Hồn chúng ta để gõ
cửa.   Hy vọng chúng ta hết thảy mau mắn mà mở cửa mời Người vào nhà mà đừng có ý xua đuổi Người ra vì đâu biết chừng cơ hội ấy chỉ đến với ta chỉ một lần trong đời?.

Nhân tháng 11 Cầu cho các Linh Hồn xin được nhắc nhở hết thảy mọi người tìm đọc những mẩu chuyện kể về Linh Hồn đang sống trong Luyện Ngục để mở mang trí hiểu biết mà chuẩn bị sớm cho Nơi chúng ta sẽ lần lượt đến đó là Luyện Ngục.   Vâng, điều mà không bao
giờ phí thời gian, công sức hay sai là chúng ta hãy siêng năng chạy đến cùng Mẹ Maria Mẹ Mân Côi của chúng ta.

Lậy xin Mẹ Maria, giúp chúng con đừng lãng phí thời gian trên thế gian này mà bỏ đi cả một kho tàng vô giá đang chờ đợi con cái của Mẹ là Nước Thiên Đàng.   Mà Linh Hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được.   Nhưng quan trọng nhất cho một Linh Hồn sống đời là nóng lòng chờ được sum họp với Người Yêu của mình (là Thiên Chúa chúng ta) mới có thể làm cho một Linh Hồn được ngụp lặn trong sung sướng, trong đam mê, trong sự chiêm ngắm mãi không bao giờ mỏi mắt của một Thiên Chúa rất là thiện hảo vô cùng.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(11-07-12)

Vị Ðáng Kính Solanus Casey

Vị Ðáng Kính Solanus Casey

(1870-1957)

5 Tháng Mười Mt
Barney Casey là một linh mục nổi tiếng ở Detroit, Hoa Kỳ, dù rằng ngài không được phép
giảng và giải tội!
Barney xuất thân từ một gia đình ở Oak Grove, tiểu bang Wisconsin. Khi 21 tuổi, và sau
khi đã trải qua các công việc sinh nhai như đốn củi, giúp việc ở bệnh viện, tài xế xe công cộng và cai tù, ngài gia nhập Chủng Viện Phanxicô ở Milwaukee — nhưng không theo đuổi nổi vì việc học quá khó khăn đối với ngài. Ðến năm 1896, ngài gia nhập dòng Capuchin ở Detroit, lấy tên là Solanus. Một lần nữa, ngài phải vất vả với việc học.
Ngày 24-7-1904, ngài được thụ phong linh mục, nhưng vì kiến thức thần học được coi
là quá yếu nên Cha Solanus không được phép giảng và nghe xưng tội. Một tu sĩ
Capuchin biết rõ về ngài cho biết sự ngăn cấm khó chịu đó “đã khiến ngài trở nên cao cả và thánh thiện.” Trong 14 năm làm người gác cổng và dọn lễ ở Yonkers, Nữu Ước, dân chúng nhận ra tài ăn nói của ngài.
James Derum, người viết tiểu sử của ngài cho biết, “Dù ngài bị cấm không được
giảng dạy về tín lý, nhưng ngài có thể xuất khẩu những tư tưởng mà các cha
Capuchin gọi là feverino”. Nhiệt huyết tinh thần của ngài đã khiến người
nghe phải kinh ngạc.
Cha Solanus phục vụ tại các giáo xứ ở Manhattan và Harlem trước khi trở về Detroit,
là nơi ngài giữ việc gác cổng và dọn lễ trong vòng 20 năm ở Tu Viện Thánh
Bonaventura. Mỗi chiều thứ Tư hàng tuần ngài thi hành công việc mục vụ cho các
người bệnh. Một cộng tác viên cho biết, trung bình từ 150 đến 200 người chờ đợi
Cha Solanus ở văn phòng. Hầu hết người ta đến để xin cha ban phép lành, và
khoảng 40 đến 50 người xin lời khuyên bảo của cha. Nhiều người coi ngài là một
khí cụ của Thiên Chúa trong việc chữa lành và nhiều ơn khác. Họ nhận thấy sức
mạnh của sự cầu nguyện của ngài, một người có đức tin mạnh mẽ.
Những lời Cha Solanus chia sẻ về Thiên Chúa đã khích động các người nghe. Câu nói phổ
thông của ngài là “Hãy chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả những công trình của
Người.”
Nhiều bạn hữu của Cha Solanus đã giúp dòng Capuchin mở nhà phát chẩn cho người nghèo
trong thời kỳ Ðại Khủng Hoảng. Và cho đến ngày nay sinh hoạt đó vẫn tiếp tục.
Vào năm 1946, vì sức khỏe yếu kém, Cha Solanus được thuyên chuyển về đệ tử viện
Capuchin ở Huntington, bang Indiana, là nơi ngài sống cho đến năm 1956. Ngài từ
trần ngày 31-7-1957 tại bệnh viện ở Detroit. Lời cuối cùng ngài thốt lên là:
“Con phó linh hồn con cho Chúa.” Người ta ước lượng khoảng 20,000
người đã đến viếng thi hài của ngài trước khi được mai táng trong nhà thờ Thánh
Bonaventura ở Detroit.
Vào năm 1960, một tổ chức lấy tên Cha Solanus được thành lập ở Detroit để giúp đỡ
chủng viện Capuchin. Vào năm 1967 tổ chức này có đến 5,000 hội viên – mà nhiều
người đã từng được ngài khuyên bảo cũng như an ủi. Ngài được tuyên xưng Ðáng
Kính vào năm 1995.
Lời Bàn
James Patrick Derum, người viết tiểu sử Cha Solanus nói rằng ngài kiệt quệ vì gánh
nặng của những người ngài phục vụ. “Ðã từ lâu, ngài hiểu rõ chân lý của lời Ðức Kitô là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân hệ tại ở hành động. Sống chân lý này một cách nhiệt
thành và liên tục đã khiến ngài trở nên một con người tự do về tinh thần —
không bị nô lệ bởi những đam mê, bởi cái tôi, bởi lạc thú, và bởi sự than van
— để tự do phục vụ Thiên Chúa và đồng loại”
(Người Giữ Cửa Nhà Thờ
Thánh Bonaventura, trang 199).
Lời Trích
Trong một lá thư gửi cho người em là Cha Maurice Casey khi làm việc trong một bệnh xá
gần Baltimore và cảm thấy khó chịu với vị tuyên uý nhà thương này, Cha Solanus
viết: “Thiên Chúa đã có thể thiết lập Giáo Hội với sự trông coi của các thiên thần để không có gì sai trái hay khiếm khuyết. Nhưng Giáo Hội, như hiện nay, bao gồm và dưới sự trông
coi của những người tội lỗi tầm thường — kế vị ‘người đánh cá tầm thường ở
Galilê’ — thì ai có thể hồ nghi rằng, chính Giáo Hội là một phép lạ vĩ đại?”
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Một câu chuyện cảm động

Một câu chuyện cảm động
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.

Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ
hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi
thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

06.12.11

tn
Nguồn: Anh Thập gởi

Nghẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác

Nghẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác
Hình ảnh người anh bế em mình ngồi trên bãi rác, nhìn vào khoảng không tuyệt vọng khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Hai anh em ôm nhau thật chặt, đang cùng tìm sự sống trong nỗi tuyệt vọng trước bãi rác thải mênh mông ở Kathmandu , Nepal . Bao trùm lên nét buồn thảm của hai anh em là không khí ô nhiễm, ảm đạm, thiếu hơi thở của sự sống ở vùng Kathma này.
Bức ảnh từng lọt vào Top 10 bức ảnh ấn tượng nhất thế giới năm 2011, và đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng với thông điệp: “Sống chậm một chút, làm việc chậm một chút, yêu thương nhiều một chút để thấy rằng cuộc đời này không trôi qua một cách vô nghĩa. Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống…”.

Nhiếp ảnh gia Hồng Kông, Chan Kwok Hung tâm sự, hai anh em trong bức ảnh này đang sống cùng bà ngoại ở khu vực gần đó. Hằng ngày người anh cõng em đi tìm trong đống rác khổng lồ, cố gắng tìm ra những vật hữu ích có thể bán được để mua thức ăn sống qua ngày

Giáo huấn Công giáo về Luyện hình

Giáo huấn Công giáo về Luyện hình

TRẦM THIÊN THU

Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội
Đau khổ, nhưng cũng là ngày gợi lên nhiều câu hỏi ở cả những người Công giáo
lẫn không Công giáo. Vậy Giáo hội nói gì về Luyện hình?

Dưới đây là những điều trong giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Hãy đọc cẩn thận. Các đoạn văn dưới đây xua tan nhiều cách hiểu sai của Tin Lành và Chính thống giáo Đông
phương về Luyện hình:

Số 1030 – Những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thanh luyện hoàn toàn, chắc chắn được hưởng ơn cứu độ đời đời; nhưng sau khi chết họ chịu thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết để hưởng niềm vui Nước Trời.

Số 1031 – Giáo hội gọi sự thanh luyện đối với những người được chọn là Luyện hình hoặc Luyện ngục, hoàn toàn khác với sự trừng phạt đối với những người bị nguyền rủa. Giáo hội đã công thức hóa tín điều về Luyện hình, nhất là tại Công đồng Florence và Trentô.
Truyền thống Giáo hội, có tham khảo văn bản Kinh thánh, nói về ngọn lửa thanh
tẩy:

Đối với lỗi lầm nhỏ, chúng ta phải tin rằng, trước giờ phán xét sau cùng, có ngọn lửa thanh luyện. Đấng là Chân lý nói rằng những ai thốt ra lời nguyền rủa Thánh Thần sẽ không
được tha đời này và đời sau. Từ câu này, chúng ta hiểu rằng các lỗi phạm nào đó có thể được tha ở đời này, nhưng các lỗi phạm khác được tha ở đời sau (Thánh Grêgôriô Cả, Đối thoại 4, 39; PL 77, 396; x. Mt 12, 31.).

Giáo huấn này cũng dựa vào lời cầu nguyện cho người quá cố, đã được nói tới trong Kinh thánh: “Vì thế [Giuđa Macabê] đã đền tội cho người qua đời, họ có thể được tha tội”. Từ ban
đầu, Giáo hội đã tưởng niệm người qua đời và cầu nguyện cho họ, để họ được thanh luyện và có thể sớm hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bác ái, lãnh ân xá, và ăn năn đền tội thay những người đã qua đời:

Chúng ta hãy giúp đỡ và nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp được thanh tẩy nhờ sự hy sinh của ngời cha, tại sao chúng ta nghi ngờ việc dâng lễ đền tội cho người qua đời đem lại
sự an ủi cho họ? Chúng ta đừng lưỡng lự giúp đỡ những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ (611, Thánh Gioan Kim khẩu, Bài giảng về 1 Cr 41, 5; PG 61, 361; x. G 1, 5.).

Thứ nhất, Luyện hình không là Hỏa ngục. Thứ nhì, chỉ những người được chọn, các Kitô hữu được cứu độ, vào nơi đó. Luyện hình là nơi chỉ dành cho những người đang trên hành trình về Nước Trời. Đó là sự thanh luyện cuối cùng đối với những người đã chết trong
tình thân hữu với Đức Kitô.

Có những đoạn Kinh thánh liên quan việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nếu người ta chấp nhận 2 Macabê (như đã trích ở trên) là đúng quy tắc Giáo hội, người ta phải chấp nhận việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nhiều học giả tin rằng thánh
Phaolô đã cầu nguyện cho một người bạn quá cố trong 2 Timôthê 1:

[16] Xin Chúa tỏ lòng thương xót gia đình anh Ô-nê-xi-phô-rô, vì đã nhiều lần anh làm cho tôi lên tinh thần, và đã không hổ thẹn vì tôi phải mang xiềng xích, [17] trái lại, vừa đến Rô-ma, anh vội vã đi tìm và đã thấy tôi.

[18] Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.

Đức Kitô là Đấng Cứu Độ cũng đề cập cơ hội tha thứ ở đời này và sau khi qua đời: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12, 32).

Nhưng đoạn văn thuyết phục nhất là 1 Cr 3, 13-15:

[13] Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị
công việc của mỗi người.

[14] Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng.

[15] Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.

Trước tiên, mỗi người sẽ bị xét xử và việc mình làm “sẽ được phơi bày bằng lửa”. Việc lành chúng ta làm sẽ thoát khỏi lửa và sẽ được “thưởng công”. Việc ác chúng ta làm sẽ bị
“thiêu đốt” và “người đó sẽ chịu sự mất mát, dù người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ
qua lửa”.

Ở đây chúng ta thấy loại lửa không là Hỏa ngục, mà “người đó sẽ được cứu, nhưng
chỉ qua lửa”. Chữ “lửa” theo tiếng Hy Lạp là “pur” và cùng nguyên ngữ với tiếng
Indo-European là “PUR-gatory” (Việt ngữ gọi là Luyện ngục hoặc Luyện hình).
Luyện hình là tình trạng thanh luyện bằng lửa dành cho những người được cứu độ
rồi.

Người Tin Lành có thể hỏi về điểm này: “Nếu một người đã được cứu độ, vậy tại sao phải chịu lửa này? Chúa Kitô đã không chết vì tội lỗi của họ sao?”

Đúng, Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của họ và đã cứu độ họ. Nhưng Ngài chết để chúng ta có thể thực sự thánh thiện: “Hãy thánh thiện như Tôi thánh thiện”. Lửa luyện hình là lửa
yêu thương của Thiên Chúa làm cho chúng ta “chịu sự mất mát” bằng một dạng đền
tội cuối cùng. Đó là đau khổ vì cúng ta phải từ bỏ mọi ham muốn của xác thịt và
đối mặt với những thất bại. Điều này nghĩa là “chịu sự mất mát”. Chúng ta không
thể loanh quanh lời của thánh Phaolô nói rằng các Kitô hữu phải qua lửa sau khi
qua đời.

Nếu Uzzah bị chết vì chạm vào Con tàu Giao ước, chúng ta phải được thánh hóa trọn vẹn để được vào Thiên đàng. Món nợ đã trả nhưng chúng ta chưa hoàn toàn biến thành hình ảnh của Chúa Kitô. Ngài chết để chúng ta hoàn toàn thực sự thánh thiện. Luyện hình là sự biến hình cuối cùng bằng các động thái tập trung vào Chúa Kitô để được chấp nhận và ảnh hưởng tội lỗi bị thiêu hủy.

1 Cr 12, 26 – Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.

Tốt nhất, chúng ta nên dâng lễ thay cho những người đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta là một đại gia đình trong Đức Kitô. Khi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, chúng ta xin Thiên Chúa, Đấng là “ngọn lửa thiêu”, thương giúp những người đang chịu
sự đền tội và sự thanh luyện cuối cùng để họ chuẩn bị hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa
trọn vẹn.

Vì cuộc khổ nạn đau thương, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, xin Chúa ân thương và tha thứ cho các linh hồn. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Catholic News)

Maria Thanh Mai gởi

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT EM BÉ TÁM TUỔI

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT EM BÉ TÁM TUỔI

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! “Ðấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. “Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!”

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: “Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!”. Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

“Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị” Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có “cha” là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), “cha” Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt ỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt “20 tháng 10, 12 giờ đêm”.

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện ong Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: “Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!”.

 

BỐ CỦA XA DIỄM   Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Ðàn ông một mình làm bố, không có sữa
mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Ðằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Ðôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được… Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.
Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều “Vết châm kim đỏ”. Bác sĩ nói, “Mau lên bệnh viện khám ngay!”, đến được bệnh viện Thành Ðô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp – acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: ‘Cha ơi, con muốn được chết…”

Ðôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: “Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?”

“Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi…”

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: “Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm”.

“Em tự nguyện từ bỏ!”
Ðứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

“Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: “Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh”.

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNÐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra…

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ “Thành Ðô buổi chiều”, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo “Ðứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự” được đăng, cả thành phố Thành Ðô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại
được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Tờ “Thành Ðô buổi chiều” có đăng bài về em
Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: “Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng…”

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Ðô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường của đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến “ho” một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em “không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám”.

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ.
Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: “Xa Diễm, làm con gái bác đi!” mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: “Mẹ!”. Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: “Con gái, ngoan lắm!”

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào
Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa “Quỷ môn quan”, sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá… lần nào cũng “hung hoá cát”. Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: “Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?”

“Bởi vì họ đều có lòng tốt!”

“Dì ơi, con cũng làm người tốt.”

“Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương.”

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: “Dì ơi, đây là di chúc của con…”

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Ðây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang “Di chúc”. Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là “Dì Truyền Diễm”, kết thúc là “Tạm biệt dì
Truyền Diễm”. Suốt cả bức thư, chữ “Dì Truyền Diễm” xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều “nhờ vả dì làm hộ” khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên “cảm ơn” và “tạm biệt” với cả thế giới.

“Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn…”

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em “ăn vụng”, em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em…

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước
mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. “Ðau lòng đến không thể thở được” sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: “Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi..”

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Ðông của thành phố Thành Ðô chật ních những người dân Thành Ðô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những “người cha, người mẹ” của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Ðể đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết… không còn cô đơn nữa. Rất nhiều “Cha-mẹ” đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức
ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia
chỉ ghi vỏn vẹn: ” Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)”

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: “Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ.”

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí
từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: “Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: “Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!”