Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Trên thế giới không có một nước nào có một hệ thống pháp luật đa dạng và phức tạp như pháp luật của quốc gia Hoa Kỳ. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì Hoa Kỳ là một nước tạp chủng, bao gồm mọi sắc dân trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp, mà người ta gọi quốc gia này là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America).

Đó là lý do làm cho luật pháp Hoa Kỳ trở nên đa dạng và phức tạp nhất trên thế giới. Hơn thế nữa, để bảo vệ cho tất cả các sắc dân đang sinh sống tại quốc gia này được hưởng
quyền lợi một cách đồng đều và công bằng, nên Luật Di Trú Hoa Kỳ lại càng phức
tạp, mỗi khi phải áp dụng luật di trú, để cứu xét từng trường hợp cho phép những đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ hay những người cư ngụ bất hợp pháp, phải bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.  Đây là một vấn đề nan giải và nhức nhối nhất cho Hoa Kỳ từ ngày lập quốc cho tới hiện tại. Nan giải và nhức nhối chỉ vì Luật Di Trú Hoa Kỳ nói riêng, được áp dụng dựa trên 3 yếu tố: Chính Trị, Nhân Đạo và Tôn Giáo tại các Tòa Án Di Trú, khác hẳn với luật hình sự và dân sự được áp dụng tại các Tòa Án Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trình bầy đến quý độc giả về 2 trường hợp xẩy  ra, có liên quan đến Luật Di Trú như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Qua sự giới thiệu trung gian của người anh họ ở Việt-Nam, anh Tùng về Việt-Nam làm Lễ Đính Hôn với cô Thu, kém tuổi hơn Thu tới 12 tuổi nhưng nhìn vào bề ngoài cứ tưởng cô Thu và anh Tùng bằng tuổi nhau, nhiều lúc trông cô còn trẻ hơn anh Tùng vài tuổi. Có
lẽ nhan sắc và nét mặt của cô trông trẻ hơn tuổi đời của cô vì cô Thu chưa bao giờ lập gia đình, cộng thêm lại được sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, có tiền của nên cô không phải lo lắng cho kế sinh nhai hàng ngày, mà cô chỉ biết cắp sách đi học năm thứ hai ngành quản trị thương mại tại một đại học tư; còn anh Tùng đang sinh sống tại Hoa Kỳ, thì ban ngày phải làm việc cực nhọc vất vả để nuôi Mẹ già và nuôi thân, ban tối phải đi học thêm 2 năm nữa để lấy bằng kỹ sư điện, nên trông anh già hơn trước tuổi đời của anh, cộng thêm với nét mặt anh lúc nào cũng buồn rầu như đưa đám ma vì đã một lần bị vợ bỏ để đi lấy chồng khác nhưng chưa có con với anh. Có thể vì tuổi tác hai người chênh lệch nhau
khá nhiều, nên cô Thu bị rớt tới 2 lần cuộc phỏng vấn và phải chờ tới gần 2 năm
sau, mới đậu cuộc phỏng vấn lần thứ 3, để được phép qua Hoa Kỳ theo diện hôn
thê (Fiancee) với anh Tùng.

Cô Thu sang tới đây được 2 tháng thì anh Tùng đưa cô Thu đi làm giấy hôn thú, vì nếu anh Tùng không làm giấy hôn thú với cô Thu trong vòng 3 tháng, kể từ ngày cô đặt chân đến Hoa Kỳ, thì cô Thu phải quay trở về nguyên quán, và ngay sau khi nhận được giấy hôn
thú, anh Tùng liền lập thủ tục bảo trợ mẫu I-130 cho vợ với sở di trú, để cô Thu sẽ được mời đi phỏng vấn và sẽ được lãnh nhận thẻ thường trú (Permanent Resident Card).

Sống chung với nhau chưa đầy 6 tháng, bỗng dưng anh Tùng bỏ nhà ra đi không một lời từ giã vợ và đồng thời cô Thu nhận được thư mời cả hai vợ chồng đến Sở Di Trú để được phỏng
vấn. Tới ngày hẹn phỏng vấn, cô Thu một mình đến trình diện Sở Di Trú và cô đã  kể rõ hết sự việc là chồng mình âm thầm bỏ nhà ra đi đã mấy tháng nay, không một lời từ biệt với cô, nên cô cũng không biết chồng cô bây giờ đang ở đâu. Tuy nhiên người giám khảo Immigration Examiner) đã cho cô biết trước là cô vẫn được chấp thuận cấp phát Thẻ Thường Trú với điều kiện, có giá trị tạm thời trong vòng 2 năm (2-year Conditional
Permanent Resident Card), vì hành động vô trách nhiệm của người chồng (Irresponsible
husband) bỏ chốn  nhà ra đi, mà  không cho người vợ biết lý do và trong vòng 2 năm nếu cô Thu không vi phạm tội hình sự (Criminal) nào, có công ăn việc làm, đóng thuế lợi tức
cho chính phủ, thì sau 2 năm, cô sẽ được cấp lại Thẻ Thường Trú không còn điều kiện gì hết.

Theo luật di trú của Hoa Kỳ, nếu 2 người lấy nhau mà không ăn ở với nhau chung một nhà như vợ chồng hoặc ly dị nhau trong vòng 2 năm, thì người vợ hoặc người chồng có thể bị trục xuất trả về nguyên quán. Nhưng trường hợp của cô Thu không bị trục xuất trả về
nguyên quán, vì lý do vừa được nêu ở trên đây. Ít lâu sau cô Thu nhận được lá thư của chồng từ Tiểu Bang khác gửi tới cho cô và trong thư anh xin cô hãy tha thứ cho hành động bỏ trốn cô ra đi một cách âm thầm của anh. Vì người vợ anh đã bỏ anh để đi lấy một  người Mỹ trẻ tuổi hơn anh, đẹp trai hơn anh, lại là một kỹ sư điện tử và để đáp lại hành động cư xử tàn nhẫn của người vợ anh đối với anh, anh đã ăn ở với một cô gái Mỹ, tóc bạch kim, trẻ đẹp ngây thơ như một nàng tiên giáng trần, mới 22 tuổi. Anh có kể cho nàng nghe câu chuyện anh cưới em làm vợ từ Việt-Nam và anh yêu cầu nàng hãy chờ đợi cho đủ 2 năm nữa, anh sẽ
nạp đơn xin ly dị em, thì nàng và anh sẽ làm giá thú với nhau. Anh giải thích cho nàng hiểu nếu anh làm đơn xin ly dị em ngay bây giờ, em sẽ có thể bị trục xuất trả về nguyên quán theo luật di trú, điều này anh hoàn toàn không muốn có hành động bất nhân như vậy đối với em và cô nàng Mỹ này cũng đồng ý với đề nghị của anh đưa ra.

Đọc xong lá thư của chồng, cô Thu khóc suốt cả tuần lễ, cạn hết nước mắt, vì thực sự cô yêu anh Tùng bằng hết cả tâm hồn lẫn thể xác, đây chính là mối tình đầu của cô, tuy lấy
chồng hơi muộn màng, nhưng chưa bao giờ cô biết  yêu ai ngoài anh Tùng ra. Có một số người nằm trong hoàn cảnh tương tự như trường hợp của cô, họ đều tỏ ra nỗi vui mừng vì không bị trục xuất trả về nguyên quán, còn bị chồng bỏ thì đi lấy chồng khác, hoặc lấy chồng người Mỹ lại càng dễ dàng hơn. Nhưng riêng trong trường hợp của cô Thu, dù có được cấp thẻ thường trú để ở lại Hoa Kỳ làm việc, nhưng cô vẫn cảm thấy đau buồn vì mất người mình yêu, hơn thế nữa, lấy chồng trẻ tuổi hơn mình là một điều hạnh phúc lớn lao cho cô, mà cô cảm nghiệm thấy chồng trẻ vợ già là tiên trên đời. Những người quen biết cô thấy cô lúc
nào cũng buồn, đều đặt câu hỏi với cô vì sao cô buồn, thì cô trả lời họ rằng: Đừng hỏi vì sao em buồn, em không thể nói ra được.

Trường hợp thứ hai:

Anh Rick (đổi tên Việt sang tên Mỹ khi nhập tịch) về Việt-Nam lấy cô Hương làm vợ và lập hôn thú tại Việt-Nam. Anh Rick hơn cô Hương tới 16 tuổi và khi cô Hương sang tới đây thì
mấy tháng sau là nhận được Thẻ Thường trú. Vì vợ còn quá trẻ và lại có nhan sắc, sợ vợ mình dễ bị người khác dụ dỗ, nên anh Rick không cho vợ đi làm hoặc không được tiếp xúc với bất cứ ai, cần đi đâu mua gì thì anh lái xe chở vợ đi. Cô Hương đến Hoa Kỳ đã hơn 6 tháng, chưa được gặp mặt hay nói chuyện với người Việt kiều nào ở đây hết, ngoại trừ chỉ được phép nói chuyện với những anh em, bà con họ hàng thân thuộc trong gia đình của anh mà thôi. Tình trạng của cô chẳng khác nào như một tù nhân bị quản thúc tại gia vô hạn định. Lẽ dĩ nhiên, chuyện gì phải đến nó sẽ đến, không ai biết được ngày mai sẽ ra sao, tốt hay xấu, chỉ có Thượng Đế mới biết trước được những gì sẽ xẩy ra mai sau.
Trong số những bà con thân thuộc với chồng của cô Hương, có một người hiểu khá rành về luật di trú và cảm thấy bất bình về cách đối xử của chồng cô đối với cô như một kẻ bị nô lệ
tình dục, và đã có lần chồng cô nổi cơn ghen tương, đánh đập cô, nên người bà con này đã giải thích cho cô nghe về luật di trú là: Dù lấy nhau chưa đủ 2 năm, hoặc vợ chồng chung sống với nhau bất kể thời gian lâu hay mau, nếu người vợ có bằng chứng xác nhận mình là nạn nhân bị bạo hành bởi người chồng, hoặc bị chửi  bới, đe dọa đến mạng sống của mình từ người chồng, đều có thể xin Tòa Án Di Trú xét xử, thu hồi lệnh trục xuất trả về nguyên quán nếu có, mà luật di trú đã qui định.

Một hôm anh Rick lại nổi cơn ghen, đánh đập vợ có thương tích, nên cô gọi số điện thoại 911, chỉ 5 phút sau cảnh sát tới nơi cô cư ngụ và đưa cô đến nơi trú ẩn (Shelter), đồng
thời còng  2 tay người chồng, đưa về trại tạm giam chờ ngày ra tòa xét xử. Tòa phán quyết bản án dành cho anh Rick 9 tháng tù ở và 2 năm án treo về tội bạo hành trong gia đình. Còn cô Hương được quyền ly dị chồng mà không bị trục xuất trả về nguyên quán, mặc dù cô mới đoàn tụ với chồng tại Hoa Kỳ chưa đủ 1 năm, nhưng vì cô là nạn nhân làm nô lệ tình dục và bị bạo hành bởi người chồng, nên Tòa Án Di Trú xét xử, cho phép cô được duy trì tình trạng thường trú tại Hoa Kỳ như trước đây.

Thế là cô Hương như một con chim sổ lồng, kể từ nay cô được hoàn toàn tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn tiếp xúc làm bạn bè với ai thì làm, không còn phải lo sợ bị chồng chửi mắng đánh đập như một đứa con gái hư thân mất nết bị Bố chửi mắng đánh đập nữa. Chỉ vì muốn sang Hoa Kỳ được hưởng đời sống tự do no ấm, nên cô mới chấp nhận đi lấy ông chồng già, đáng tuổi Bố của mình, hơn nữa cô cứ tưởng lấy chồng già sẽ được chiều chuộng như đứa con gái cưng của Bố, đâu có ngờ lấy chồng già là đeo gông vào cổ. Những người quen biết cô, không biết chuyện đau khổ trong cuộc đời  tình ái quá khứ của cô và thấy cô lúc nào cũng vui tươi cười đùa như một đứa con nít vô tư, thì lấy làm ngạc nhiên và đều hỏi cô: Này cô Hương ơi, tới cái tuổi trên 30 mùa xuân của cô rồi, tại sao cô lúc nào cũng vẫn còn vui tươi nhí nhảnh như cô con gái hãy còn xuân vậy, thì cô trả lời: Đừng hỏi em vì sao em vui, nguyên do quá tế nhị, làm em không thể nói ra đây được.

PT Nguyễn Mạnh San

nguồn: Baomai.blogspot.com

Con Hạc Trắng

Con Hạc Trắng
Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung… Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người
ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Đà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp, suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng
xoá. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:

Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa Đông héo, úa, rụng, đến Xuân, Hạ lại
hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:
– Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường, bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị
trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn
bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.

Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khoẻ.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hoá chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếubạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra
thôi!!!
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là
‘hưởng thọ’. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày ‘phần thưởng’ này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi
đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong những lời Phật dạy có câu:

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.


Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng…

Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý.
Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v… đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau
lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin, giáo sư đại học North Carolina, khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hằng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu
những kết quả cụ thể của ” Tín Ngưỡng và Sức Khoẻ “!
Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó, ông cho biết những người có tín ngưỡng khoẻ mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.

Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là ” Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa ”  hoặc  ” Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được ” .
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.
“Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những con
ngựa khác. Tuy nhiên, nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là
nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù,
được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho
chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.

Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.

Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được.

Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.
Thi Sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
” Vô số chuyện xảy tới từng ngày… Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước ” . Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:
+Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.

+Tinh thần chấp nhận và lạc quan.

+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.

+Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.

+Làm việc thiện nguyện.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.

+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).

+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v…Và ngay
cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng
khoái, sức khoẻ tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: ‘Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khoẻ cho xương cốt’.
nguồn: Anh chị Thụ & Mai cùng Nguyễn Công Quí gởi

BỘ TÓC GIẢ VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT

BỘ TÓC GIẢ VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT

(Hạnh Phúc Gia Đình)

Tác giả: Tuyết Mai

Cuối tuần vừa rồi con gái lớn của chúng tôi không biết ai bày cho cháu là đi mua bộ tóc giả đội đầu, nên khi cháu đi làm về liền hỏi bố cho cháu mượn cái thẻ tín dụng (credit card) để cháu đi tìm mua cho được cái đầu tóc giả ngay.   Hỏi cháu tại sao phải đi mua tóc giả làm chi vậy, khi hầu hết bạn bè và mọi người đều khen cái tóc ngắn như con trai của cháu.   Người thì bảo cháu giống như cô Demi Moor đóng vai người lính nữ.   Người thì bảo cháu giống cô G.I. Jane trong phim chiến tranh.   Người thì khen vì cháu hợp với tóc ngắn hơn là tóc dài, v.v….

Lạ quá, tôi hỏi cháu thì bao giờ cháu cũng có lý do chính đáng là vì cái tóc ngắn quá sát da đầu đã làm cho cháu nhức buốt cái đầu khi đi ra nắng, cháu chịu không nổi.   Với lý do
chính đáng ấy thì chúng tôi cha mẹ làm sao có thể từ chối cháu cho được chứ, tuy dù từ sau mùa hè tiền làm thu nhập của cháu chẳng được bao nhiêu.   Chỉ đủ vừa tiền đổ xăng và cho cháu ăn vặt để đi học (toàn thời gian) và đi làm (bán thời gian) cho hằng tuần.

Thế là sau mấy tiếng đồng hồ biến mất, cháu đem cái đầu tóc giả về để khoe cha mẹ.   Té ra cháu tìm đến được tiệm bán đầu tóc giả gần nhà và của người Việt Nam, mấy cô chủ ở đó thấy cháu dễ thương quá vì đã có lòng cống hiến tóc của cháu để giúp người có bệnh Ung Thư (cancer), chẳng biết mấy cô ấy có đạo không nữa.   Họ mến cháu đến độ đã vào nhà kho và bưng ra cho cháu cái thùng giấy thật to, chứa đựng bao nhiêu bộ tóc giả trong ấy cho cháu tha hồ mà lựa.   Đủ kích thước dài ngắn, đủ loại mầu, và đủ loại kiểu; đủ cả!.   À, tốt lành nhất là mấy cô đã bán tóc giả cho cháu với giá thật rẻ chắc kiểu vừa bán vừa cho ấy
mà! Thay vì $ 85 đô la các cô giúp bớt cho cháu chỉ còn $ 40 đô la cho một bộ tóc dài ngang lưng.

Nghe thế thì thử hỏi chúng tôi là cha mẹ của cháu làm sao có thể giận cháu cho được??.

Trước đó một ngày vào buổi sáng thứ Sáu, tôi phải chở thằng cháu trai út của chúng tôi đi học vì 2 vỏ bánh xe của cháu bị mòn lắm rồi, phải đi mua 2 bánh mới khác thay vào mới dám để cho cháu đạp xe đi học.   Ngồi trên xe trên đường đi tôi giảng cho cháu nghe
về đề tài tiết kiệm, vì bố mẹ hiện giờ chỉ sống với số lương hưu trí của bố hằng tháng, cộng ít tiền làm bán thời gian của chị lớn cháu cộng vào, không đủ đâu vào với đâu.   Cháu trai của chúng tôi thì ngoan ngoãn lắm, nói sao cháu cũng chịu ngồi đó nghe rồi bảo tôi mẹ có biết tất cả những gì con xin cho riêng con, chúng đều là nhu cầu cần thiết (basics) hay không?.
Có đâu như các bạn của  con, chúng luôn đòi cha mẹ của chúng cho cái này cái kia
như đòi xe hơi, thay đổi bộ phận để đúng tiêu chuẩn là xe đua, phôn mắc tiền, computer, và mọi thứ văn minh hiện đại của ngày nay mà con chẳng được có hay đòi dai đòi lâu, để cho có được đâu!.

Tôi nghe cháu nói chợt hoảng thần hồn, nhớ lại nên tôi nín không nên lải nhải, lải bải thêm nữa, vì thật con trai nó chỉ cần mua thay cho nó có 2 cái vỏ bánh xe mới để cháu có thể làm phương tiện đi học mỗi ngày và đi chơi.   Hú hồn vì nhớ lại rằng những thằng bạn của cháu nhà giầu cũng có, chúng có xe hơi để đi học, rồi thì mấy đứa bạn nghèo lôi thôi cũng có.

Bạn giầu thì lẽ tất nhiên đâu có ai thèm chơi với mình, chỉ nội cái con nhà trung lưu thôi cháu cũng đã khó lòng mà chơi cho bằng cho ngang với người ta, còn bạn con nhà nghèo thì cũng lắm đứa hư.   Thành phần học lười biếng thì không nói làm gì, nhưng thành phần nghèo mà đèo bòng để muốn có này có nọ thì chúng rủ nhau đi bán thuốc cần sa để cho có hay rủ nhau đi ăn trộm ăn cướp thì ôi thôi không phải là ít.

Tôi cũng biết cháu trai nhà tôi cũng chẳng tốt lành 100% như hầu hết cha mẹ trông mong ở chúng được đâu, chúng đang ở trong lứa tuổi rất khó dậy ít có cha mẹ nào có thể kềm dậy chúng cho nổi; nhất là cả cha mẹ cần phải đi làm có khi đến tối mịt mới về đến nhà.   Vì lý do kinh tế và vì nhu cầu riêng của từng nhà, nên chẳng ai đổ thừa cho ai được cả! Thưa có phải?.   Nhưng tôi luôn hy vọng ở tương lai của cháu, tuy dù sự học hành của cháu nó bây giờ cứ như giây Lục Bình nổi trôi trên giòng sông vậy! Muốn tấp vào đâu thì tấp.   Cứ thả nổi
mặc cho giòng nước cuốn trôi.

Cũng chẳng trách gì cháu cho được vì hiện cháu đang ở tuổi 16 thì đã làm được gì ngoài cái “ăn chưa no lo chưa tới”, đã biết gánh vác gì hay làm điều gì có lợi ích tương lai mai sau, mà vẫn còn đang trong vòng kiểm soát và chăm lo của bố mẹ.   Tôi luôn vững tin ở cháu vì biết rằng cháu luôn được Đức Mẹ Maria phù trợ và chở che.   Vâng, cháu trai này tôi luôn từng khoe cùng anh chị em là cháu luôn đeo Ảnh Đức Bà trên cổ.   Nên dù đêm hay ngày chúng tôi cũng rất yên tâm khi cháu ở ngoài đường.

Các cháu nhà tôi thì thật chẳng có cháu nào được nổi bật để so sánh con đường học vấn với các bạn cùng trang lứa với chúng, nhưng được cái đứa nào chúng cũng có trái tim lớn và tốt lành thì đã đủ làm cho chúng tôi vui mừng lắm rồi.   Chúng tôi hằng cảm tạ tri ân Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria.   Tôi thường nói giỡn với các con tôi nhưng lại hy vọng cách âm thầm là giấc mơ ấy sẽ biến thành sự thật trong tương lai rất gần?.

Tôi ao ước cho mỗi đứa chúng được tu Dòng.   Dâng trọn 3 cháu cho Chúa,  hai cô con gái lớn cho Dòng Nữ và cháu trai út ở Dòng Nam.   Nhưng thưa anh chị em giòng đời thì
làm gì nó được suông sẻ như điều chúng ta mơ ước.   Nhưng thôi biếtmơ ước chỉ là điều ước mơ, chỉ cầu mong sao cho chúng đi dự Thánh Lễ hằng tuần là điều làm cho hết thảy cha mẹ được hạnh phúc, còn chưa được toại nguyện nữa đây.   Tư tưởng của chúng hiện đại, văn minh, và  cởi mở quá!.   Chúng chỉ biết “yêu” cái yêu sai trái.   Vì chúng có chơi với rất nhiều người bạn gays and lesbians và ủng hộ cho nhau nền tảng sống gia đình thật sai trái.

Có sợ lắm không khi chúng ta là cha mẹ mà còn phải bó tay với tầm suy nghĩ quá tự do của chúng, thì hà huống gì trong gia đình người thân chúng ta có những con em như thế, chúng đòi hỏi sống như thế?.   Ai có thể cắt nghĩa cho được điều gì là phải hay điều gì là trái và cách thức đúng để hướng dẫn chúng con nó đi cho đúng đường mà Thiên Chúa muốn nơi chúng?.   Nhưng có phải Thiên Chúa Người biết hết cả vì Người đã tác tạo ra chúng cách riêng để dậy chúng ta bài học thương yêu và đừng kỳ thị.

Thiên Chúa Người hẳn có cách riêng của Người mà trí khôn ngoan của chúng ta thì có giới hạn, không thấu biết cho hết được.   Do đó chúng ta hết thảy là thành phần khiếm khuyết, bất tài, bất lực, vô ơn, và bội nghĩa chỉ có thể luôn sống bám vào Người.   Tin tưởng, trao phó, và nguyện cầu ngày đêm cho được Chúa ban cho thêm sức mạnh để làm tròn bổn phận mà Chúa trao phó cho từng người chúng ta.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(11-13-12)

CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN VUA VŨ TRỤ

CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN VUA VŨ TRỤ

(CN 33 TN, Năm B)

Tác giả: Tuyết Mai

Một Tổng Thống của một quốc gia giầu mạnh như Mỹ Quốc chẳng hạn đi đến thăm những quốc gia nhỏ bé, thường được cả thế giới theo dõi và phê bình, đánh giá quốc gia đó qua cung cách chào đón một đàn anh ra sao? Có biết kính trọng đàn anh hay không?.   Có phải dù một quốc gia có nhỏ bé như thế nào nhưng hằng năm thường ngửa tay xin đàn anh cho viện trợ thì ít nhất người anh cao cả đó phải được mấy em thể hiện qua những giàn
chào bề thế có thảm đỏ trải dài.   Có giàn nhạc quân đội thật hùng hồn được thao duyệt nhuần nhuyễn, cờ xí dựng hàng dài trên con đường mà Tổng Thống đi ngang qua.

Rồi thì từ cấp trên cho đến cấp dưới cộng những nhà báo trong nước đứng dài hai bên hàng thảm đỏ dài đó, để làm gì thưa anh chị em?.   Vâng, thưa là để được chiêm ngắm, được bắt tay, được nhận một ánh mắt đáp trả, được nghe tiếng, được thấy tận mắt cái ông Tổng Thống của cường quốc đó, và sau cùng là để khoe với mọi người mà thời nay sự khoe khoang ấy sẽ được tải thẳng đến FaceBook cho mọi người xem thấy.

Ai còn nhớ ở thời xa xưa cũ khi vua của một nước đi đến đâu thì dân làng cảm thấy như thế nào? Có sợ hãi lắm hay không? Dân có tỏ vẻ hết lòng mến mộ đức Vua ấy hay không? Hay trong lòng thì rủa xả cầu cho cả giòng tộc của Vua ấy chết càng sớm càng tốt, cho dân bớt khổ?.   Vâng, cái thời còn Vua Chúa cũ xưa thì chức vị của Ông Vua đó lớn lắm, thưa có
phải?.

Nhưng thưa anh chị em, vị Vua của cả Vũ Trụ mà chúng ta hăm hở, vui mừng, trông đợi, để chào đón là một vị Vua thật nhân lành, thật cao cả, thật uy quyền, và thật oai nghi.   Không một tác tạo nào do Thiên Chúa Người tác tạo nên mà không biết ca hát ngợi khen Danh Người.   Thật phải, vì mọi sinh linh hiện hữu trên mọi hành tinh hằng ngày chúng cũng biết
ngợi khen và chúc tụng Người đấy chứ, theo cách riêng mà Thiên Chúa đã tác tạo ra chúng.

Chúng ca ngợi Thiên Chúa mà chỉ có Người mới hiểu.   Để tả về Vua Vũ Trụ này thì cả trần gian cộng lại cũng không đủ chữ nghĩa để tả về Người.   Nhưng Trái Tim có lý lẽ riêng của nó mới thật sự biết cách để cảm tạ Người mà thôi!.   Vì Trái Tim thì nó biết cảm nhận, biết rung động, biết vui biết buồn, biết hờn biết giỗi, biết tha thứ và biết hy sinh.   Quả Trái Tim của con người là thứ quý trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho con người trần gian của chúng ta.   Nó được Thiên Chúa cho nó nằm ngay giữa của thân người.   Vì thường 2 tay 2 chân của chúng ta rất dễ xa rời với tấm thân.   Còn cái đầu có chứa bộ óc cũng rất quan trọng như một bộ máy vi tính thật tinh vi.   Nó chứa đựng mọi sự thông minh mà con người nhờ nó để khai phá và khám phá, nhưng nếu bể sọ thì cái “sự thông minh” dễ bể ấy cũng không giúp được gì khi nó mất đi sự bao bọc chung quanh.

Có phải Vua Vũ Trụ Người ban cho hết thảy chúng ta một Trái Tim có thể sống thọ sống mãi hết cuộc đời (làm việc của nó) nếu nó được thay vào cho thân thể của một ai đó!?.   Vâng, nó lại tiếp tục tìm sự sống trong một con người khác.   Lại có thể tiếp tục cảm nhận được mọi điều tốt lành mà Thiên Chúa ban cho con người rất nhưng không.

Quả thật nếu con người chỉ có bộ óc mà thôi thì hết thảy chúng ta không khác gì một người máy (robots) không hơn không kém! Nhưng vì nhờ bộ óc nó cộng với Trái Tim nên con người mới được sống đúng nghĩa là một con người Chúa tác tạo cho nên giống hình ảnh của Người; là human thật sự.   Bởi nhờ Nó (Trái Tim) mà con người mới biết sống sao để áp dụng cho đúng với Lề Luật của con người làm ra và nhờ Nó con người mới theo được Luật của Thiên Chúa và luật của Giáo Hội, mà nhất là cái đạo làm người.

Để tóm gọn và cũng là để cùng nhau nhắc nhở là ngày mà Vua Vũ Trụ sắp đến Trái Đất để thăm con người, hy vọng Người sẽ đem hết thảy chúng ta lên Trời dự Tiệc Ăn Mừng với Người.   Nên hết thảy chúng ta hãy chuẩn bị từng người một Đón Chào Vua Vũ Trụ ra sao đây cho gọi là phải phép, đúng cách thức, đúng lễ nghi, và đúng với tập tục riêng của từng gia đình, từng cộng đoàn, từng Giáo Xứ, và từng quốc gia?.   Tôi thiết nghĩ con người tầm thường của chúng ta thường rất chú ý, quan tâm, quan trọng hóa thái quá trong cung cách bề ngoài thì nhiều mà quên hẳn cái cung cách và tỏ lòng kính trọng từ phía bên trong!.

Để Chào Đón Vua Vũ Trụ, thiết nghĩ con người chúng ta nên Đón Chào Người cách thức mà Người luôn yêu thích đó là chuẩn bị Tâm Hồn và Linh Hồn trong sạch của chúng ta thì hơn.   Nếu thời giờ cho phép, chúng ta nên dọn nhà tâm hồn của chúng ta cho sạch sẽ tươm tất, mọi thứ thẳng thóm, không một chút bụi dơ (tội lỗi) thì chúng ta mới xứng đáng để mời
Người vào nhà mà tiếp rước Người cho trọng thể và phải phép.

Vâng, nhất định là Vua Vũ Trụ Người sẽ đến Trái Đất một ngày rất gần để thăm con người, vì Người đã bao nhiêu thời đại cho bao nhiêu Sứ Giả của Người đi trước, loan báo trước, thì không nhanh cũng chậm Người cũng sẽ Đến.   Phúc cho những ai đã có lòng luôn “chuẩn bị” trong sự chờ đợi rất hân hoan, vui mừng.   Vì đó là một niềm Vinh Dự rất to tát lớn lao cho con người vì được Vua Vũ Trụ sẽ Đến để thăm con người, thật thật thật vô cùng nhỏ bé.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(11-14-12)

XIN CHÚA LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON!

XIN CHÚA LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON!
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Chúa Nhật 20-2-1955, Linh Mục Alfonso Matt (+1978) Cha Sở giáo xứ Sonntag (nước Áo) gởi cho Đức Cha Franz Tschann (+1955), Giám Mục Phụ Tá giáo phận Feldkirch, bản tường trình về sự kiện bà Maria Simma nhận sứ vụ giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục. Bà Maria Simma là bổn đạo thuộc giáo xứ Sonntag. Xin trích phần Cha Sở trình bày thị kiến về Luyện Ngục qua các chứng từ của bà Maria Simma.
Luyện Ngục ở nhiều nơi chốn khác nhau. Các Linh Hồn không bao giờ hiện về ngoài Luyện Ngục nhưng với Luyện Ngục. Các hình thái của Luyện Ngục cũng không giống nhau. Lúc thấy như thế này khi lại thấy cách khác.
Trong Luyện Ngục có vô số các Linh Hồn đi về không ngừng. Một ngày bà trông thấy
rất nhiều Linh Hồn bà hoàn toàn không hề quen biết. Linh Hồn nào phạm tội chống
lại Đức Tin thì mang trên trái tim một ngọn lửa tối mờ. Linh Hồn nào phạm tội chống lại đức trong sạch thì mang trên trái tim một ngọn lửa đỏ rực. Rồi bà trông thấy các Linh Hồn theo từng nhóm: Linh Mục, nam tu sĩ, nữ tu. Bà cũng trông thấy các Linh Hồn công giáo, tin lành và ngoại giáo. Các Linh Hồn công giáo chịu đau khổ nhiều hơn các Linh Hồn tin lành. Còn các Linh Hồn ngoại giáo thì chịu một luyện ngục nhẹ hơn. Nhưng vì họ nhận rất ít các trợ giúp nên luyện ngục của họ kéo dài đăng đẳng. Phần đông các tín hữu Công Giáo nhận nhiều trợ  giúp hơn nên họ được giải thoát nhanh hơn. Bà cũng trông thấy rất nhiều tu sĩ nam nữ bị phạt trong Lửa Luyện Hình vì khi còn sống đã thờ ơ nguội lạnh đối với
Đức Tin và đã lỗi đức bác ái. Các trẻ em mới 6 tuổi cũng bị phạt chịu đau khổ đôi khi kéo dài khá lâu trong Lửa Luyện Hình.
Bà Maria Simma được mạc khải cho biết có mối hòa điệu giữa tình yêu và phép công thẳng của THIÊN CHÚA. Mỗi Linh Hồn bị phạt tùy theo tội trạng đã phạm cũng như tùy theo mức độ gắn bó với tội lỗi.
Mức độ chịu đau khổ cũng nặng nhẹ không giống nhau cho từng Linh Hồn. Vài Linh
Hồn phải chịu đau khổ như trên trần gian khi họ có đời sống cứng cỏi và phải đợi lâu năm mới được chiêm ngưỡng thánh nhan THIÊN CHÚA. Một ngày nơi luyện ngục nặng thì kinh khủng bằng 10 năm nơi luyện ngục nhẹ. Thời gian các hình khổ phải chịu trong Lửa Luyện Ngục cũng rất khác nhau.
Cũng có những Linh Hồn phải chịu đau khổ dữ dằn mãi cho đến Ngày Phán Xét Chung
là ngày tận thế. Cũng có những Linh Hồn chỉ chịu đau khổ khoảng nửa giờ, hay đôi khi còn ít hơn nữa: có thể nói rằng, các Linh Hồn này chỉ bay ngang qua Lửa Luyện Tội mà thôi!
Các Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình chịu đau khổ với lòng nhẫn nhục cách đáng khâm phục và các Đẳng Linh Hồn ca tụng Lòng Nhân Lành của THIÊN CHÚA, bởi vì, có nhiều Linh Hồn suýt bị rơi vào hỏa ngục nếu họ không được Lòng Nhân Lành THIÊN CHÚA cứu thoát. Các Đẳng Linh Hồn biết rõ mình đáng chịu các hình phạt để đền bù các tội lỗi đã phạm. Các Linh Hồn cũng khẩn nài sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, Hiền Mẫu của Lòng Từ Bi thương xót.
Bà Maria Simma trông thấy nhiều Linh Hồn chờ đợi sự cứu giúp của Đức MARIA Mẹ
THIÊN CHÚA.
Người nào khi còn sống ít lưu tâm đến sự hiện hữu của Luyện Ngục và lợi dụng cuộc
đời để phạm tội thì phải đền bù cách nghiêm thẳng trong Lửa Luyện Hình.
… ”Lạy THIÊN CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết. Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Lạy THIÊN CHÚA, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Thánh Vịnh 51(50) 3-14).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni
Villadiseriane, Ottava edizione, trang 38-40)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Khúc ca tri ân

Khúc ca tri ân

Toc ngan k1

 

WGPSG — “Bộ phim Occurrence at Owl Creek Bridge (biến cố xảy ra ở cầu Owl Creek) kể lại chuyện một người đàn ông sắp bị treo cổ.

Bọn lính phía đối địch của anh dẫn anh ra một chiếc cầu bắc ngang qua sông Owl Creek. Chúng lấy một tấm ván đặt một phân nửa lên cầu còn phân nửa kia để lòi ra khỏi thành cầu. Đoạn một tên lính đứng lên nửa tấm ván trên thành cầu, còn người tử tội bị dẫn ra đứng trên nửa tấm để lòi ra khỏi thành cầu. Kế đó, người ta cột chặt tay chân người tử tội, đoạn
thòng một sợi dây từ đỉnh cầu xuống quấn vào cổ anh ta. Khi mọi sự đã sẵn sàng, viên chỉ huy ra hiệu lệnh thì người lính nhảy ra khỏi tấm ván, lập tức người tử tội bị hất xuống phía dưới với sợi dây siết vào cổ anh.

Ngay bấy giờ một điều kỳ lạ đã xảy ra. Sợi dây bị đứt và người tử tội rơi tõm xuống lòng sông. Anh ta chìm sâu dưới nước. Lúc bấy giờ anh ta ý thức được mình vẫn còn sống và anh
cố gắng tháo gỡ dây trói nơi tay và chân ra. Thật kỳ diệu thay, anh đã tự cởi trói cho chính mình được. Thế rồi khi nhận ra mình có cơ may sống sót, anh ta bắt đầu lặn sâu xuống.

Sau đó, anh bơi ngang qua một cành cây đang bềnh bồng trên mặt nước. Anh xúc động vì vẻ đẹp của những tàu lá cây. Anh sững sờ vì những đường gân phức tạp nơi tàu lá. Một lúc sau, anh nhìn thấy một chú nhện đang giăng lưới. Anh lại xúc động trước vẻ đẹp của màng nhện và những giọt nước bám vào đó lấp lánh không khác gì những hạt kim cương. Anh cảm thấy mình sũng nước, anh liền ngước lên nhìn vào bầu trời xanh biếc, đối với anh, chưa bao giờ thế giới lại xinh đẹp thế!

Bỗng nhiên đám lính đứng trên cầu bắt đầu nhả đạn xuống. Anh liền cố gắng lướt tới dưới làn mưa đạn, bơi nhanh nhẹn như một chú rắn nước băng qua nhiều ghềnh thác. Cuối cùng, anh cũng bơi được vào bờ và hoàn toàn kiệt sức. Anh ngã xuống cát, lăn qua lăn lại. Khi ngước nhìn lên anh trông thấy một bông hoa. Anh liền bò tới đưa mũi ngửi và thầm nhủ: “Ôi! Mọi sự sao mà đẹp thế! Được sống sót quả là một điều vĩ đại biết bao!” Nhưng ngay sau
đó có tiếng đạn rít qua các tàn cây; anh vội đứng lên và bắt đầu co giò chạy tiếp.

Anh chạy hoài chạy mãi tới khi đến được một căn nhà có hàng rào trắng bao quanh. Những cánh cổng bỗng mở ra một cách kỳ diệu. Anh không thể nào tin vào mắt mình: thế là anh đã về được đến nhà bình an. Anh gọi tên vợ anh và nàng vội chạy thật nhanh ra cổng giang tay chào đón anh.

Ngay khi họ vừa ôm nhau, máy quay phim mang khán giả trở lại chiếc cầu Owl Creek. Bây giờ, khán giả lại không thể tin được vào mắt mình khi nhìn thấy xác của anh tử tội bị treo thòng xuống đang đong đưa qua lại với sợi dây siết quanh cổ. Thì ra anh đã chết rồi!”

Khán giả xem phim cảm thấy bị sốc khi thấy cái kết bi thương của người tù. Nhưng với nhãn quan của một Kitô hữu, chính những chi tiết: bầu trời xanh biếc, giọt nước lấp lánh như kim cương, một bông hoa thơm… nhắc chúng ta hãy biết tận hưởng vũ trụ xinh đẹp Chúa dành cho chúng ta mà dâng lên lời cảm tạ Đấng Sáng Tạo khi đang còn sống, chứ đợi đến giờ chết
thì sẽ không còn kịp nữa.

Mười người cùi trong Tin Mừng thánh Luca còn bi thảm hơn, với căn bệnh đang mang, họ sống mà như đã chết. Điều kỳ diệu đã đến khi họ được gặp gỡ Chúa Giêsu, họ được lành sạch hoàn toàn. Nhưng chỉ có một người Samari mới thật sự cảm nhận được hồng ân
này: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa (Lc 17,15).

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, khi chúng con không biết tạ ơn Chúa và sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống, chúng con không khác gì bệnh nhân phong, vì mất cảm giác nên không biết được bao thứ xấu đang rúc rỉa thân mình. Xin Chúa giúp chúng con được lành sạch và biết hát khúc ca tri ân khi bình minh đến cũng như lúc chiều tà. Amen.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

Thánh Albertô cả: Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Thánh Albertô cả: Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Ngày 15/11

 

Thánh Albertô là một người thuộc thế hệ đầu của dòng Đaminh, được thành
lập năm 1216. Ngài góp phần lớn trong những tiến triển quan trọng về trí thức
trong thế kỷ XIII. Đức Giáo hoàng Piô XII năm 1941 đã đặt Ngài làm thánh bảo
trợ cho những ai say mê nghiên cứu các khoa học tự nhiên. Ngài sinh tại Swabia
có lẽ vào năm 1206, là con trưởng thuộc một gia đình quí phái trong binh
nghiệp. Điều người ta biết rõ về chàng thiếu niên người Đức này là lòng yêu
thích nghiên cứu học hành và thiên nhiên. Khi thì Ngài học với các thầy dòng
Bênêdictô, khi thì Ngài lạc lõng trong miền quê, say mê quan sát cây cỏ khám
phá các loại cây và để cho năng khiếu chín mùi trước cảnh sắc của tạo hóa. Cuối
cùng Albertô đã bỏ rơi truyền thống hiệp sĩ của gia đình. Một người cậu đã dẫn
Albertô tới Bologne để hoàn tất việc học hành. Ngài nghe một bài giảng của chân
phước Jordain miền Saxe thuộc dòng Đaminh và cảm thấy được Chúa gọi, nhưng lại
ngập ngừng vì mới 16 tuổi. Ông cậu muốn Albertô quên đi ý tưởng này. Nhưng ở
Padua, Albertô gặp lại chân phước Jordain và sau một cuộc đàm thoại, Albertô đã
nói với thầy Jordain:

– Thưa thầy ai đã tỏ lộ lòng con cho Ngài ?

Từ đây không ai ngăn cản nổi ơn kêu gọi của Albertô nữa. Ngài vào nhà tập
dòng anh em giảng thuyết. Lời cầu nguyện của Ngài diễn tả một ước muốn sống tự
thoát:

– “Lạy Chúa Giêsu Kitô, con kêu lên Chúa, xin Chúa đừng để con bị quyến
rũ bởi những lời hão huyền về danh giá gia đình, về uy thế của dòng tu, về sự
lôi cuốn của khoa học”.

Dưới ánh sáng chân lý Ngài đã tuân theo, Albertô nhiệt thành nghiên cứu
khoa học và trở thành tu sĩ thánh thiện, nhà tư tưởng lớn, giáo sư siêu việt,
nhà sưu tầm bách khoa tài ba. Ngài có sự hiểu biết uyên bác đặc biệt như một số
những nhà trí thức lớn thời Trung cổ.

Luôn luôn tìm gia tăng những hiểu biết, Albertô rảo qua khắp nước Đức,
thu thập những ý niệm về các loại súc vật cây cỏ, trước tác những tác phẩm về
khoa học tự nhiên. Ngài quan tâm tới các thuyết của Aristote và tìm cách Kitô
hóa các lý thuyết đó. Ngài lần lượt dạy học tại Cvologne, Pribourg, Ratisbonne,
Strasbourg.

Khoảng năm 1240, Ngài tới Paris, làm giáo sư tại đây. Các lớp học quá nhỏ
không đủ để dung nạp hết các thính giả của Ngài, Ngài phải dạy họ tại công
trường nay vẫn còn giữ tên Ngài: công trường Maubert hay Albertô cả. Lời Ngài
có uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: “Thầy Albertô đã nói
vậy”. Tài năng Ngài lan rộng tại đại học Paris, đại học danh tiếng nhất thế
giới. Ngài trú ngụ tại nhà dòng thánh Giacôbê, viết nhiều tác phẩm về nhiều đề
tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết học, hình học, địa
chất học.

Vua thánh Louis tỏ tình nghĩa với thầy dòng thời danh này và trao cho
Ngài nhiều kỷ vật quí báu trước khi Ngài về Đức, bởi vì thánh Albertô được đặt
làm Giám tỉnh. Vâng lệnh Đức Giáo hoàng, Ngài giã từ căn phòng sách vở và học
trò, suốt ba năm Ngài đi bộ, không tiền của, ăn xin để thăm các nhà dòng và lập
nhiều nhà mới. Rôma mời Ngài về làm sáng tỏ cuộc tranh cãi giữa các giáo sĩ.
Albertô được một thời an bình trong dòng để dạy học, viết lại những quan sát và
suy tư của mình. Nhưng Đức Giáo hoàng buộc Ngài nhậm chức Đức Giám mục
Ratisbonne, một trách vụ nặng nề. Trong trung tâm giàu có phồn thịnh này, người
ta kể lại rằng: Đức Giám mục không có lấy “một đồng tiền trong két, một giọt
rượu trong hầm, một nhúm bột trong vựa”. Dầu vậy, thánh Albertô vẫn trả hết nợ
và xây dựng một nhà thương. Khi đã hoàn thành công cuộc hết sức có thể, Ngài
xin từ chức để trở lại đời sống một tu sĩ đơn giản. Năm 1623 theo lệnh Đức Giáo
hoàng, Ngài đi kêu gọi nghĩa binh trong các làng quê nước Đức.

Một năm sau Đức Giáo hoàng qua đời và Ngài ngừng công việc lại. Thánh
Albertô thấy cần được hồi tâm. Ngài lui về tu viện Surtzbourg, miệt mài với
việc nghiên cứu và giàn xếp những cuộc tranh luận. Một lần nữa Ngài lại được
rảo qua các đô thị lớn nước Đức, Ngài thánh hiến các thánh đường, truyền chức
cho các giáo sĩ. Năm 1270 Ngài đến dạy tại Cologne. Ở Công đồng Lyon, Ngài bênh
vực Rodolphe I miền Habbsourg. Bảy năm sau, tức năm 1277, dầu đã già Ngài buộc
phải đi Paris để bênh vực cho giáo thuyết của học trò mình là Tôma Aquinô.

Albertô chọn cho mình một phần mộ trong dòng và mỗi ngày đến đọc kinh
nhật tụng cầu cho kẻ chết, để cầu cho chính mình.

Ngài qua đời êm ái tại phòng riêng giữa các anh em đầy chung quanh, Ngài
được phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1931.

Mừng lễ thánh Anbertô cả, một lời nhắc nhở chúng ta hãy dùng khả năng, tài lực của mình như những nén bạc Chúa trao, để biết sinh lời theo đúng ý Chúa.

Maria Thanh Mai gởi

Đức Thánh Cha viếng thăm người già

Đức Thánh Cha viếng thăm người già

LM. Trần Đức Anh OP

11/12/2012
nguồn: Vietcatholic.net

ROMA. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ người già vui sống và đồng thời đề cao giá trị người già trong xã hội và Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng 12-11-2012, tại Căn nhà gia đình “Hoan hô người cao niên” do Cộng đồng thánh Egidio thành lập tại khu vực  rastevere ở Roma. Nhà này được khánh thành hồi tháng giêng năm 2009 và hiện có 28 người già cư ngụ. Họ sống trong các căn hộ riêng, nhưng có liên hệ thường xuyên với các nhân viên giúp đỡ.

Đón tiếp ĐTC có Giáo sư Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đồng thánh Egidio, Bộ trưởng Andrea Riccardi, người sáng lập cộng đồngnày, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, cùng một số nhân vật khác.

Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trong khuôn khổ ”Ngày Âu Châu về tuổi già tích cực”. Lên tiếng trong cuộc viếng thăm, ngài nói: ”Tôi đến nơi anh chị em trong tư cách là GM Roma, nhưng cũng với tư cách một người già viếng thăm những người đồng lứa tuổi của mình. Tôi biết rõ những khó khăn, các vấn đề và những giới hạn của tuổi này, và tôi biết rằng đối với nhiều người, những khó khăn ấy càng trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế”.

ĐTC nhắn nhủ người già đừng nhìn lại quá khứ để thương tiếc trong sự sầu muộn, để rồi coi giai đoạn sống hiện nay như thời xế chiều. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Thật là đẹp ở trong tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện và phúc lành của Chúa và những phong phú mà lứa tuổi ấy chứa đựng. Đừng bao giờ để cho mình bị khép kín trong sầu muộn! Chúng ta đã lãnh nhận hồng ân sống lâu. Sống thật là điều tốt đẹp, kể cả với lứa tuổi chúng ta, mặc dù có một số khó khăn và giới hạn. Ước gì trên khuôn mặt chúng ta luôn có niềm vui vì cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, và không bao giờ buồn sầu”.

ĐTC nhắc lại giáo huấn của Kinh Thánh coi sự trường thọ là phúc lành của Thiên Chúa. Ngài phê bình não trạng trong xã hội ngày nay loại bỏ người già, coi họ như những người không sản xuất và vô ích. Đôi khi người già cảm thấy đau khổ vì bị gạt ra ngoài lề, phải sống xa nhà hoặc sống trong cô đơn….

Trong bối cảnh đó, ĐTC khuyến khích gia đình và các tổ chức công cộng làm sao để người già được tiếp tục ở lại trong nhà của họ và ngài xác quyết rằng ”chất lượng của một xã hội, của một nền văn minh, được đo lường theo cách thức người ta đối xử với người già và chỗ đứng dành cho người già trong cuộc sống chung. Ai dành chỗ cho người già tức là dành chỗ cho cuộc sống! Ai đón người người già là đón nhận cuộc sống”.

ĐTC ca ngợi Cộng đồng thánh Egidio ngay từ khi mới được thành lập đã nâng đỡ hành trình của bao nhiêu người già, giúp họ được ở lại trong môi trường sống của họ bằng cách thiết lập các căn nhà – gia đình cho người già ở Roma và trên thế giới”.

Hiện nay, cộng đồng này phục vụ 18 ngàn người già, với sự cộng tác của khoảng 800 người thiện nguyện. Ngoài ra cũng có khoảng 100 cộng đoàn nhỏ liên đới và thân hữu giữa người già.

Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ người già đừng bao giờ nản chí: ”Anh chị em là một sự phong phú cho xã hội, cả khi gặp đau khổ và bệnh tật. Giai đoạn này trong cuộc sống là một hồng ân để đào sâu quan hệ với Thiên Chúa. Anh chị em đừng quên rằng trong số những nguồn lực quí giá mà anh chị em có, điều thiết yếu là kinh nguyện. Anh chị em hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, cầu nguyện trong sự tin tưởng và kiên trì. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tôi nữa, cho các nhu cầu của thế giới, cho người nghèo, để thế giới không còn bạo lực nữa” (SD 12-11-2012)

LM. Trần Đức Anh OP

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

nguồn: VOA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bị kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém
trong lãnh đạo

 

14.11.2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang gặp nhiều khó khăn lần đầu tiên bị Quốc hội Việt Nam kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém trong lãnh đạo đã đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.

Bản tin của Hãng thông tấn AFP hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên một vị thủ
tướng của Việt Nam bị một đại  biểu của Quốc hội gồm 500 ghế của nhà nước
độc đảng kêu gọi từ chức.

Trong chất vấn tại Quốc hội sáng thứ Tư, ngày 14 tháng 11, Ðại biểu Dương Trung
Quốc  nói:

“Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin
lỗi. Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của
mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn
tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại
– là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều
mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.”

Ðại biểu Dương Trung Quốc nói tiếp:

“Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là
một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người
có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45, sau khi nhận trách nhiệm chính trị
về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn
đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị  tổng bí thư, kịp góp phần
khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.”

Ông Dương Trung Quốc đúc kết chất vấn của ông bằng hai câu hỏi chính:

“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng,
mà nhẹ trách nhiệm với dân? Và hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho
một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn
tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

Cũng theo tin của AFP,  Ðại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói những sai sót của
Thủ tướng Dũng trong việc lập kế hoạch đưa kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn
đã gây mất niềm tin trong công chúng đối với sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.

Ðáp lại những công kích công khai hiếm thấy, Thủ tướng Dũng, tự hào với 51 năm
tuổi đảng của mình, nói:

“Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có
xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ
khác.Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ
nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”

Ông Dũng quả quyết rằng ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng như được đảng tín nhiệm
giao phó:

“Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp
tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ
phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn
sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương
đảng, của Quốc hội”.

Quốc hội Việt Nam hiện đang xem xét một nghị quyết có thể sẽ bắt buộc các nhà
lãnh đạo cấp cao cần phải chiếm được phiếu tín nhiệm để tiếp tục tại vị, song
không rõ liệu phiếu tín nhiệm như vậy có thực sự mang lại thay đổi thiết thực
nào, hay chỉ là một hình thức chiếu lệ.

Cần Có Một Tấm Lòng

Cần Có Một Tấm Lòng

Trong những ngày qua, trên các trang mạng nói nhiều về cuốn phim tài liệu có tựa đề
là “Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan”. Thật sự, khi xem cuốn phim này, người xem phải rơi lệ khi nhìn thấy hình ảnh vị linh mục Gioan Lee Tae Suk và số phận của những con người nghèo đói và bất hạnh tại làng Tonj miền Nam Sudan thuộc Châu Phi. Cuốn phim này sẽ tham dự Đại hội điện ảnh lần thứ 61 tại Bá Linh vào năm 2013.

Được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, gồm có mười anh chị em, cậu bé Gioan Lee Tae Suk là người con thứ chín. Năm lên chín tuổi thì người bố qua đời, người mẹ vất vả tần tảo bằng nghề may vá để nuôi mười người con. Mặc dù là một đứa trẻ nghèo, nhưng Lee Tae Suk đã cố gắng học và thi đậu vào trường y khoa, và đã trở thành một bác sĩ y khoa. Con đường giàu sang và danh vọng đang mở rộng trước mặt với chàng trai Lee. Nhưng sau những năm phục vụ trong quân đội, chàng trai Lee đã cảm nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa và từ bỏ tất cả sự nghiệp để vào dòng tu Salêriêng- Don Bosco.

Sau ngày lễ truyền chức linh mục tại Vatican, cha Gioan Lee Tae Suk đã tình nguyện đến phục vụ tại Sudan. Nhìn thấy trước cảnh nghèo đói và bệnh tật của người dân, cha Gioan Lee đã mở phòng khám bệnh cho người nghèo và thành lập một ngôi làng cho những người mắc bệnh phong, để cấp thuốc và chữa trị cho người phong cùi và xây dựng một ngôi trường học đầu tiên từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học. Đối với người dân nơi đây, cha Gioan Lee như là hiện thân của Chúa Giêsu. Ngài đến với những con người đang bị bỏ rơi, đau khổ và
bất hạnh, và ngài là vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc đến phục vụ tại Phi Châu.

 

Trong cuốn tự truyện: “Các con là những người bạn của cha”. Cha đã dùng âm nhạc để xoa dịu những vết thương chiến tranh trong lòng các em. Khi tâm hồn những đứa trẻ bị tan vỡ do những vết thương chiến tranh tạo ra, qua âm nhạc, các em sẽ tìm được niềm vui và hy vọng trong một đất nước đã bị tàn phá do bởi chiến tranh. Trẻ em không còn cầm súng trên tay mà là những chiếc kèn mang lại những âm thanh của hòa bình, tình yêu và hy vọng.

Vào ngày 14 tháng 01 năm 2010, cha Gioan Lee đã đi về với Chúa, vì bệnh ung thư ruột già ở tuổi 48. Ngài phục vụ trọn vẹn cho những người đau khổ, bệnh tật, phong cùi, và nghèo đói tại Sudan. Cha Gioan đã ra đi trong nụ cười, còn những người ở lại đã đưa tiễn cha trong những giọt nước mắt của đau đớn và tiếc thương. Khi hay tin cha Lee qua đời, những người dân đã đau đớn vô cùng, họ ôm tấm ảnh cha Gioan khóc trong nghi thức tiễn biệt lần cuối tại ngôi Thánh đường. Những dòng nước mắt khóc thương cho một người cha đã yêu
thương và sống chết với họ. Cha Gioan Lee là vị mục tử nhân lành của Chúa Giêsu.

Hoàn cảnh của cha Gioan Lee thì không giống bà góa nghèo trong Tin mừng hôm nay, nhưng có một điểm chung, đó là một tấm lòng. Chúa Giê-su ngồi nhìn dân chúng bỏ tiền vào thùng bố thí trong Đền Thờ. Có rất nhiều người giàu có xếp hàng để bỏ tiền vào. Người giàu có thì bỏ rất nhiều tiền, nhưng chỉ bà góa nghèo bỏ vào thùng với hai đồng tiền. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói:” Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết. Vì mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ
vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Qua lời giải thích của Chúa Giê-su, các môn đệ và chúng ta đều nhận thấy rõ ý nghĩa của việc bố thí. Tấm lòng quý hơn lễ vật. Trong khi đó, người đời thường đánh giá theo số lượng. Mỗi khi dâng cúng hay làm điều gì thì cần được ghi danh và mọi người biết đến công trạng của mình. Cho nên, Chúa Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng: ” Anh em hãy coi
chừng những kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, thích đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”.

Vậy, những kinh sư là ai? Có phải là tôi không?. Lời Chúa phản chiếu vào tâm hồn tôi. Mỗi khi tôi làm gì, tôi muốn được người khác biết ơn, muốn được người ta biết mình là người quảng đại có lòng bác ái, từ bi…, và muốn được ghi công trạng với Chúa và trước mặt người đời. Nếu tôi biết hồi tâm và nhìn lại, thì rõ ràng tôi đang bị lệ thuộc vào cách đánh
giá bên hơn là đi vào chiều sâu của nội tâm. Vì Chúa cần tấm lòng của tôi hơn là những gì tôi làm cho chính mình được vinh danh trong ngày hôm nay. Tấm lòng đó được thể hiện trong tình yêu thương nơi tha nhân, những người đang cần được yêu thương và quan tâm giúp đỡ, nơi công việc tôi làm với tấm lòng tạ ơn Thiên Chúa thì việc bố thí mới sinh lợi ích cho tha nhân. Bà góa đã dạy cho tôi cách làm đó, vì bà cho đi với tất cả tấm lòng của bà. Bà chia sẻ những gì bà có. Và cha Gioan Lee nhìn ra chính Chúa Giê-su trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm, xấu xí đến đâu đi nữa thì họ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa. Chính tình yêu Thiên Chúa là động lực để ngài hy sinh và phục vụ cho những người
phong  cùi, những người bệnh tật và nghèo khổ.

Khi hiểu và đón nhận Lời Chúa, như là điều kiện cần thiết cho đời này và đời sau,
thì giờ đây chúng ta cần phải làm một việc gì đó cụ thể, để Nước Chúa lớn lên
trong tâm hồn và trong thế giới này. Chúng ta không chỉ đón nhận Thiên Chúa
bằng hình thức bên ngoài, lễ nghi mà còn là bằng một tấm lòng yêu thương chân
thành trong mỗi con người.

Lm. John Nguyễn, Utica, New York

nguồn: Maria Thanh Mai gởi