VÔ CẢM
MINH DIỆN
Chuyên có thật 100%
Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở. Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu. Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá: – Bác sĩ ơi cấp cứu!… Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ: – Sao vậy? – Thằng bé bị tai nạn giao thông! – Anh là bố nó à? – Không, tôi lái xe ôm… – Thế còn cô kia? Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?…” -Cô y tá nghĩ. Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây. Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá: – À! Cô này… Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng: – Sang bên kia làm thủ tục nhập viện. Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn: Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm: Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.
Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu: – Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!… Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải… Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm: Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim – ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao: … Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa là cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ hai của cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới. Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt: Nửa giờ sau gã xe ôm dìu cô gái điếm ra. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười. Minh Diện |
Đột kích nhà mẹ đẻ: Tuyên bố không thừa nhận bố mẹ
nguồn: Báo Datviet.vn
trai.
ở tại địa chỉ: 153 phố Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, HN theo Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất số do Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, cấp ngày 26/04/2012 mang tên bà Nguyễn
Thị Muộn (có chồng là ông Đào Văn Sỏi đã chết).

thương binh đến cắt khóa nhằm chiếm căn phòng. Cụ Muộn đã trình báo chính quyền
địa phương nhưng không được giải quyết.
xe tự chế (giả xe thương binh) đến tiếp tục cắt khóa cả cửa trong và cửa ngoài,
chiếm dụng cả 2 phòng. Các đối tượng còn ăn ở, sinh hoạt trái phép trong nhà từ
ngày 11/12 đến chiều tối ngày 14/12.
nhưng khi cơ quan chức năng đến lại chỉ đứng nhìn mà không giải quyết.
các đối tượng, cụ Muộn đã có đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng. Trong đơn
cụ viết: “Là một công dân lương thiện, tôi khẩn thiết mong quý cơ quan có
biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình tôi,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
của ngôi nhà cho cụ ở đỡ phải leo lên, leo xuống.
“Có khoảng 7 xe giả xe thương binh xếp thành hàng dài dọc ngõ 151 Lạng Hạ.
Mỗi xe ít nhất là một người, họ có phải là xã hội đen hay đầu gấu hay không tôi
không biết. Tôi chỉ thấy họ vào nhà ngồi trong nhà nhưng không đập phá, đánh
đập hay gây gổ gì.
quan tâm chuyện nhà chủ. Nói ra nói vào không phải đầu cũng phải tai”, anh
D cho biết.
trước. Nhiều lần cụ thấy chuyện tranh chấp, xảy ra giữa anh em, mẹ con tại ngôi
nhà này.
Văn Chung tự ý đi làm thủ tục sang tên đổi chủ. “Nó bảo tôi cho nó mượn
quyển sổ đỏ để làm thủ tục kê khai. Ai nghĩ rằng nó lại làm lại sổ đứng tên vợ
chồng nó mà gạt tên tôi ra khỏi sổ”.

ông Chung, cấp lại GCN Quyền sở hữu cho cụ Muộn.
khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng cho rằng chính quyền địa phương đã cấp nhầm
sổ đỏ cho người đã chết.
Nhưng hai người đó không phải là bố mẹ ông.
Muôn (chứ không phải là cụ Muộn và cụ Sỏi).
quận Đống Đa cấp ngày 26/4/2012 cho cụ Nguyễn Thị Muộn và chồng là Đào Văn Sỏi
(đã chết) là trái pháp luật vì… hai người có tên trong sổ mới không phải là
mẹ và bố ông Chung, không phải là chủ sử dụng mảnh đất tại 153 phố Láng Hạ,
quận Đống Đa, Hà Nội.
với giá 21 triệu/tháng. Căn phòng thứ 2 do Công ty nước của con trai cụ Đào Văn
Chung và Đào Minh Lợi là nhân viên không chịu rời đi dù đã được cụ đưa thông
báo.
sự việc ông Lợi thuê người đến phá khóa, đột nhập vào sinh sống trong nhà.
không có quyền hành gì tại ngôi nhà 153 Láng Hạ”, ông Lợi và ông Chung khẳng định.
định, việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho cụ Muộn là hoàn toàn hợp pháp.
Việc ông Chung phủ nhận bố mẹ, cho rằng cụ Muộn và ông Sỏi không phải bố mẹ ông
Chung là không có cơ sở.
những đối tượng đó không phải là xã hội đen. Khi công an xuống, thì họ đã rút hết
khỏi hiện trường.
làm ăn từ nhiều năm nay, giờ đang xảy ra tranh chấp.
ông Thành, đó là chuyện nội bộ trong gia đình.
Những bóng hồng làm nguyên thủ quốc gia
Những bóng hồng làm nguyên thủ quốc gia
Giới lãnh đạo nữ trên thế giới vừa bổ sung thêm một nhân vật, nữ Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye.
![]() |
Bà Park Geun-hye trở thành tân Tổng thống Hàn Quốc hôm qua. Bà là con của cựu Tổng thống Park Chung-hee. Ở tuổi 61, bà Park chưa chồng và không có con. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc giữ cương vị này. |
![]() |
Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967. Bà trở thành thủ tướng thứ 28 của Thái Lan từ hồi tháng 8/2011. Bà Yingluck là nữ Thủ tướng Thái Lan đầu tiên trong lịch sử quốc gia này và là thủ tướng trẻ tuổi nhất Thái Lan trong vòng 60 năm qua. |
![]() |
Cristina Fernández de Kirchner sinh ngày 19/2/1953. Bà là đương kim tổng thống thứ 55 của Argentina và là góa phụ của người tiền nhiệm Néstor Kirchner. Bà Cristina là nữ tổng thống đầu tiên của Argentina được bầu và là bóng hồng thứ 2 giữ cương vị này trong lịch sử. Trước đó, bà Isabel Martínez de Perón đã là tổng thống của Argentina từ năm 1974 đến 1976. |
![]() |
Helle Thorning-Schmidt năm nay 57 tuổi. Bà trở thành Thủ tướng Đan Mạch từ ngày 3/10/2011 và cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đảm nhiệm cương vị này. |
![]() |
Bà đầm thép Angela Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên của Đức. Bà năm nay 59 tuổi. Bà Markel đảm nhiệm chức vụ đứng đầu nước Đức từ năm 2005. |
![]() |
Dilma Vana Rousseff sinh năm 1947, là đương kim tổng thống thứ 36 của Brazil. Bà cũng người phụ nữ đầu tiên ở quốc gia Mỹ La tinh này trở thành người đứng đầu đất nước. |
![]() |
Julia Eileen Gillard sinh năm 1961, hiện là thủ tướng thứ 27 của Australia. Bà đảm nhiệm công việc này từ tháng 6/2010 và cũng là bóng hồng đầu tiên trong lịch sử quốc gia này làm thủ tướng. |
![]() |
Ellen Johnson Sirleaf năm nay 64 tuổi, là tổng thống thứ 24 của Liberia. Trước đó, bà đã là bộ trưởng Tài chính từ năm 1979 đến năm 1980 dưới thời của Tổng thống William Tolbert. Cho đến nay, bà đã là tổng thống của Liberia được 7 năm. Bà là phụ nữ châu Phi đầu tiên trở thành người đứng đầu nhà nước. |
![]() |
Sheikh Hasina sinh năm 1947, là Thủ tướng Bangladesh từ năm 2009. Trước đó, bà cũng có một giai đoạn làm thủ tướng nước này từ 1996 đến 2001. Bà Sheikh cũng chính là con gái đầu lòng của Tổng thống Bangladesh đầu tiên, Sheikh Mujibur Rahman. |
![]() |
Laura Chinchilla Miranda năm nay 54 tuổi và là tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica trong lịch sử nước này. Bà là phụ nữ thứ 6 trong lịch sử châu Mỹ La tinh giữ cương vị tổng thống và tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica từ tháng 5/2010. |
![]() |
Jóhanna Sigurðardóttir sinh năm 1942, là thủ tướng của Iceland. Bà cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này đồng thời là nhà lãnh đạo Chính phủ đầu tiên công khai đồng tính. |
![]() |
Kamla Persad-Bissessar sinh năm 1952, là nữ thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Trinidad và Tobago. Bà nhậm chức tháng 5/2010. |
![]() |
Dalia Grybauskaitė là tổng thống của Lithuania, bà nhậm chức tháng 7/2009. Bà Dalia là người phụ nữ đầu tiên ở đất nước này giữ cương vị đứng đầu nhà nước. |
Truyện Rất Ngắn
“VỢ CHỒNG
Mỗi lần đi du lịch, anh thường bật cười trước tính nhút nhát của chị.
Xe qua đèo: sợ
Lên núi cao: sợ
Biển sóng lớn: sợ
Những lúc như thế, anh thường ôm lấy chị, vỗ
về:
– Đừng sợ, đã có anh ở đây. Can đảm lên em!
Công ty phá sản!
Từ cương vị giám đốc, anh quay về với 2 bàn tay trắng.
Anh suy sụp, hốc hác.
Chị ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
– Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà.
Can đảm lên anh nhé!”
Cái bóng
Ông luôn phàn nàn về cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn mà gia đình dành cho mình. Ông
chê bà ít học, chẳng tương xứng với sự lịch lãm của ông. Mọi việc ông thường tự
quyết, chẳng coi bà vào đâu. Bà tồn tại bên ông như cái bóng lặng lẽ trong cuộc
sống chung có nhiều thăng trầm.
Một ngày, bà nhẹ bỏ ông sau một cơn bạo bệnh. Ông ra vào ngẩn ngơ như thể đang
kiếm tìm. Nhà thiếu bà, ông mới thấy rõ những khỏang trống. Ông nhận ra sự lịch
lãm cũng chẳng tạo nên được một gia đình nếu thiếu đi sự hy sinh
Ăn cơm
Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng
nó giơ tay gạt nước mắt.
Không biết chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh
tanh. Giờ mỗi người mỗi góc.
Rồi cuộc chiến lại tiếp tục. Từ võ ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn
giọng :
– Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông!
Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến :
– Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!”
Chiếc đài
Theo bạn bè, cô đòi bằng được bố mua cho chiếc đài nghe nhạc. Đưa cô ra hàng đồ
cũ, ông chọn cho cô chiếc đài rẻ tiền nhất nhưng với hy vọng nó là cái tốt
nhất. Hai tháng sau, đài hỏng.
“Bố chỉ ham đồ rẻ, không mua đồ tốt cho con. Tại sao bố lại keo kiệt
thế?” cô phụng phịu
“Con muốn biết thì đứng đón bố ở cửa” mẹ cô gợi ý
Từ hôm đó, ngày nào, cô cũng đứng trước cửa đợi. Ngày nào ông cũng đi về với
cùng một chiếc quần cũ sờn màu.
MÙA CÁ BÔNG LAU
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá
cá ở đây cũng không phải rẻ.
Đến mùa, thi thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn.
Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to.
Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo:”Hồi xưa chị thích nhất món cá này?”.
Tôi thấy má tôi bối rối.
Lời mẹ
Con đi học xa. Mẹ dặn:
– Cuộc sống ở trọ không như ở nhà. Từ nay con phải tự lo cho mình.
Chị lấy chồng. Mẹ lại bảo:
– Sống bên nhà chồng chẳng khác gì ở trọ. Con phải biết cách làm đẹp ý gia đình
chồng. Có như vậy, cuộc sống của con mới được hạnh phúc.
Thời gian trôi, con ra trường. Con không còn ở trọ mà trở về bên mẹ. Con cảm
thấy vui vẻ và ấm áp hơn.
Còn chị, chị xa chồng, cũng về với mẹ. Nhưng chị không còn tươi tắn như ngày
nào. Mẹ nhìn chị khẽ thở dài.
Dấu chấm hỏi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa. Cuối buổi học.
– Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
– Hát đi cô. Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”.
– Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về.
Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen… Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
– Tao không có ba mẹ thì chào ai? – … Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.”
Lệ trần
Chuyện kể rằng, ở miền nọ có chàng trai, cô gái yêu và thương nhau rất nhiều.
Họ quấn quýt bên nhau, vui cười hạnh phúc như chẳng có thứ gì có thể chia lìa
đôi lứa.
Nhưng rồi một ngày, cô gái chết đi, để lại chàng trai trong muôn vàn xót thương.
Chàng khóc. Chàng khóc ngày này qua ngày khác, người đời mủi lòng, khuyên nhủ
chàng nên để ký ức được ngủ yên. Nhưng chàng vẫn khóc, khóc rất nhiều.
Rồi một đêm, trong giấc mơ, chàng thấy mình đứng trước ngưỡng cửa thiên đường.
Có rất nhiều các cô gái trong trang phục dạ hội lộng lẫy, trên tay cầm những
ngọn nến lung linh, huyền ảo. Và chàng thấy người yêu chàng, cũng áo quần lộng
lẫy, cũng ngọn nến trên tay, nhưng nến tắt.
Chàng hỏi:
– Sao em không thắp nến lên?
Nàng rơi lệ:
– Mỗi lần em chưa kịp thắp lên thì nước mắt anh lại rơi xuống. Van anh, xin anh
đừng khóc nữa!
Nếu lỡ mất đi người thân yêu nhất, bạn chọn cố gắng sống hạnh phúc để người đó
được an nghỉ hay mãi chìm trong khổ đau của cả hai?
Anh Nguyễn Thập gởi
‘Cái nước mình nó thế!’
‘Cái nước mình nó thế!’
24.12.2012
Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”
Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế!
Vân vân.
Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực
tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.
Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.
Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.
Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ
đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.
Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái
tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện
nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế.
Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước
Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát
gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha
ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ
cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt,
giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn
chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường
thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc,
người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người
khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.
Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.
Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những
cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có
tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình
thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và
vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy
nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành
tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.
Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.
Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.
Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng
chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.
Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.
Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC
MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!
Không thể.
Thánh Stêphanô
tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.’ Ðề nghị trên
được mọi người tán thành. Họ chọn ông Stêphanô, một người đầy lòng tin và đầy
Thánh Thần,…” (CVTÐ 6:1-5)
MÙA VỌNG VÀ NIỀM TIN
MÙA VỌNG VÀ NIỀM TIN
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
nguồn: Conggiaovietnam.net
Ngày 12 – 12 – 2012, trong giờ triều yết công chúng tại phòng Paul VI, Đức Biển Đức
XVI đã nói về Mùa Vọng và Đức Tin
. Năm nay là Năm Đức Tin, nên xin được chia sẻ về Đức Tin một cách tóm gọn qua bài hướng dẫn suy niệm của Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khuyến khích người công giáo nên nuôi dưỡng đức tin của mình bằng cách tìm hiểu về sự trung tín của Thiên Chúa và nghiền ngẫm những hành động của Người trong lịch sử loài người. Ngài nói:
– Đức Tin sẽ được nuôi dưỡng và triển nở nhờ ở chỗ chúng ta biết cố gắng tìm hiểu và ghi nhớ Thiên Chúa là đấng luôn luôn trung thực, đấng hướng dẫn lịch sử, đồng thời là nền tảng vững chắc và bảo đảm cho đời sống con người.
Ngài tiếp tục suy niệm về Thiên Chúa mạc khải.
Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa mạc khải thể hiện trong lịch sử như là “một cuộc đối thoại với loài người bằng tình thương”, một chương trình của Thiên Chúa, trong đó Chúa đưa ra cho mọi người “ một ý nghĩa mới cho cuộc hành trình của toàn thể nhân loại”.
Đức Thánh Cha nhắc đi nhắc lại là, năm nay là Năm Đức Tin, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu Thánh Kinh cho thật thấu đáo, bởi vì Kinh Thánh là “nơi tốt nhất để tìm hiểu và học hỏi những biến cố của cuộc hành trình này”.
“Đọc Cựu Ước –ngài nói- chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử của dân Chúa chọn và ban giao ước cho họ như thế nào. Đó không phải là những dữ kiện đã qua thì cho nó đi vào quên lãng luôn, nhưng ngược lại phải biến nó thành “một ký ức sắc bén và tươi mát”. Góp nhặt lại tất cả những dữ kiện đó chúng ta sẽ có một ‘lịch sử ơn cứu độ’, sống động trong ý thức của dân Israel qua việc họ ca ngợi tung hô những biến cố cứu độ ấy”.
“Dĩ nhiên, Đức Thánh Cha nói tiếp, Cựu Ước đã được hoàn thành nơi Chúa Kito, là một loại lịch sử tột đỉnh của lịch sử giữa Thiên Chúa và loài người”.
Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều là những chứng nhân của những giai đoạn của “chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa”, một chương trình cứu độ nhân loại duy nhất đã được từ từ biểu lộ và thực hiện bởi quyền năng của Thiên Chúa.”
MÙA VỌNG
Đức Biển Đức XVI kết luận bài suy niệm bằng cách gợi ý cho mọi người là Mùa Vọng là thời gian đặc biệt để cho chúng ta suy gẫm một cách hiệu quả nhất về những tác động lịch sử của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.
“Như tất cả chúng ta đều biết -ngài diễn nghĩa- danh từ “Mùa Vọng / Advent” có nghĩa là ‘đang đến’, ‘ hiện diện’, và nghĩa nguyên thủy đặc biệt của nó là “ông vua hay hoàng đế đang đến một lãnh thổ/vùng đặc biệt nào đó”. Đối với chúng ta là những Kito hữu, nó lại có nghĩa là một thực tế quá sức lạ lùng: Chính Thiên Chúa đã tự bước ra khỏi Thiên Quốc để xuống với loài người. Ngài đã thiết lập một liên minh để cùng đi vào lịch sử của một dân tộc. Ngài là vị vua đã đi vào một lãnh thổ đáng thương là trái đất này và ban cho chúng ta một tặng vật qua chính cuộc viếng thăm của Ngài bằng cách lấy chính máu thịt của chúng ta để trở nên con người giống như chúng ta”.
Ngài nói tiếp: “Mùa Vọng như mời gọi chúng ta bước theo con đường của Chúa và nhắc nhở chúng ta nhiều lần rằng Thiên Chúa sẽ không ly khai chúng ta; Ngài không vắng mặt, không bỏ chúng ta cô đơn một mình, nhưng Ngài đến với chúng ta dưới nhiều dạng thức khác nhau mà chúng ta cần phải học hỏi để nhận biết ra Chúa. Đồng thời, với niềm tin, hy vọng và đức ái, hàng ngày chúng ta cũng có thể nhận ra được Chúa và làm chứng cho sự hiện diện của Ngài trong một thế giới thường là hời hợt và cuồng loạn. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta mới được chiếu sáng bằng chính ánh sáng đã từng lan tỏa trong hang đá nơi Bethlehem hang lừa.”
NB- Có thể coi nguyên bản tiếng Anh bài suy niệm của ĐTC Biển Đức XVI tại
http://www.zenit.org/article-36161?l=english
Fleming Island, Florida
Dec 18, 2012
NTC
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

giáo hoàng Bênêđictô XVI nói
Đức Giêsu khi được hỏi về việc đóng thuế. Dĩ nhiên, những kẻ hỏi Người đang gài
bẫy Người. Họ muốn buộc Người phải đứng về phía nào trong cuộc tranh luận chính
trị nảy lửa về việc cai trị của Rôma tại đất nước Israel. Cái bẫy nằm ở chỗ
này: Nếu Đức Giêsu quả thực là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, thì Người chắc
chắn sẽ chống lại những kẻ thống trị Rôma. Cho nên câu hỏi đã được suy tính
nhằm làm cho Đức Giêsu phải lộ diện như một mối đe dọa đối với chế độ hoặc như
một kẻ lừa đảo.
hơn, nhẹ nhàng khuyến cáo đừng có chính trị hóa tôn giáo lẫn thần thánh hóa quyền lực nhất thời, để mà mê mải tìm kiếm của cải.
Đức Giêsu sinh vào thời có chiếu chỉ “kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ”
của Xêda Augúttô, vị hoàng đế nổi tiếng với việc mang Pax Romana (nền hòa bình
của đế quốc Rôma – người dịch) đến các vùng đất dưới quyền thống trị Rôma. Thế
nhưng, hài nhi này, được sinh ra ở một góc hẻo lánh và xa xôi của đế quốc, sẽ
cống hiến cho thế giới một nền hòa bình lớn lao hơn nhiều, có phạm vi thực sự
mang tính hoàn vũ và vượt trên mọi giới hạn về không gian và thời gian.
nhưng sự giải thoát mà Người mang lại cho dân Người lại không phải về việc đánh
đuổi quân thù; sự giải thoát của Người là về việc chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi
và sự chết.
những chỉ là hài nhi nơi máng cỏ, mà còn là hài nhi trong đó ta nhận ra Thiên Chúa đã làm người. Chính nơi Tin Mừng các Kitô hữu tìm thấy nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày của mình và tham gia các việc trần thế – cho dù tại Quốc hội hay thị trường chứng khoán. Người Kitô hữu không được xuất thế xa lánh thế gian; họ cần nhập thế. Thế nhưng việc họ tham gia chính trị và kinh tế cần phải vượt lên trên mọi hình thái ý thức hệ.
tối cao của mỗi con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được dành
ban cho sự sống đời đời. Họ cộng tác nhằm chia sẻ công bằng hơn các tài nguyên
của trái đất, xuất phát từ niềm tin rằng – với tư cách người quản lý các tạo thành của Thiên Chúa – chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc những người yếu nhất và dễ bị thương tổn nhất. Các Kitô hữu chống lại sự tham lam và bóc lột, xuất phát từ niềm xác tín rằng sống quảng đại và yêu thương vô vị kỷ, như Đức Giêsu Thành Nazareth đã dạy và đã sống, là con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Niềm tin vào vận mệnh siêu việt của mỗi người khiến cho công tác cổ vũ hòa bình và công lý cho mọi người trở nên khẩn cấp.
quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế
nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho Xêda những gì thuộc về Xêda, chứ không
phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không
thể tuân thủ những đòi hỏi của Xêda. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma
đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ qua, các Xêda đã cố chiếm đoạt vị trí
của Thiên Chúa.
dinh thự Rôma thời cổ đại. Điều này cho thấy sự ra đời của hài nhi Giêsu đã
đánh dấu sự kết thúc trật tự cũ, thế giới ngoại giáo, trong đó các yêu cầu của
Xêda hầu như không thể tranh cãi được. Bây giờ đã có một vì vua mới, vị vua này không cậy vào sức mạnh của vũ khí, nhưng dựa vào sức mạnh của tình yêu.
lề xã hội. Người mang hy vọng đến cho tất cả những người dễ bị thương tổn trước
các biến động kinh tế của một thế giới bấp bênh. Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất.
Thuật Thời Thơ Ấu”
TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT
TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT
Tác giả: Sr. Minh Nguyệt
… Cách đây vài năm, vào dịp Lễ Giáng Sinh, tờ ”Ecco tua Madre – Đây là Mẹ con” đăng chứng từ của anh Jean – cựu tù nhân – về một vị Linh Mục anh dũng người Hoa. Vị Linh Mục là đan sĩ cao niên dòng Xitô. Anh Jean là tín hữu Công Giáo người Pháp. Xin giới thiệu trọn chứng từ.
Nơi trại tù lao động cải tạo Trung Cộng ở phía nam Bắc Kinh, vào cuối năm 1961,
tôi nhìn thấy vị Linh Mục lần chót. Từ đó đến nay bao năm trôi qua, nhưng cứ
mỗi độ Giáng Sinh về, khuôn mặt gầy guộc của vị Linh Mục lão thành người Hoa
lại hiện lên rõ nét trong ký ức tôi. Đó là một khuôn mặt nhăn nheo với đôi mắt
tinh anh không dễ bị chế ngự. Tôi có cảm tưởng như lại trông thấy vị Linh Mục
đứng đó, trong cơn gió lạnh, tay cầm bánh và rượu giơ lên đọc Lời Truyền Phép,
với ý thức rõ ràng mình sẽ gặp hiểm nguy nếu bất chợt bị khám phá điều đang
làm.
Tôi biết Cha Xuân – tạm gọi tên vị Linh Mục người Hoa – vào đầu năm xa xôi ấy,
khi một toán tù nhân đông đảo được chuyển đến trại chúng tôi dưới sự canh chừng
khe khắt của ông cai tù tên Giang. Tôi được chỉ định làm trưởng nhóm tù nhân
gồm 18 người. Chúng tôi có nhiệm vụ rửa chuồng heo, khuân vác các bao phân bón
và chôn cất người chết. Cha Xuân ngủ trên chiếc chiếu nằm bên cạnh tôi.
Ngay từ ngày có mặt giữa chúng tôi, Cha Xuân trở thành đối tượng khiến mọi
người phải lo âu. Cha mang dáng dấp của một cụ già thật yếu ớt, vậy thì làm sao
có thể chu toàn các công tác lao động vô cùng nặng nhọc? Hơn thế nữa – và đây
mới là mối bận tâm lớn lao nhất của chúng tôi – Cha là một đan sĩ Xitô và vì
thế, Cha luôn luôn nói với chúng tôi về THIÊN CHÚA. Cha nhắc chúng tôi nhớ rằng
THIÊN CHÚA sẽ luôn luôn trợ giúp chúng tôi nếu chúng tôi không đánh mất Đức Tin
nơi Ngài.
Mà thật sự thì chúng tôi bỏ mất Đức Tin từ lâu lắm rồi! Chính những người cộng
sản vô thần đã nghĩ đến điều này và đã lo liệu cho chúng tôi. Đối với người
cộng sản thì tôn giáo là thuốc phiện mê dân, là mê tín dị đoan và nó đã hoàn
toàn bị tước bỏ khỏi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc rồi! Nếu có ai còn ngoan cố tin
vào sự hiện hữu của một quyền lực cao hơn quyền lực của ông chủ tịch
Mao-Trạch-Đông, thì người ấy sẽ bị nghiêm khắc trừng phạt, bị kết án tử! Nói
tóm lại, các Kitô hữu bị bách hại cũng chỉ vì cái tội dám công khai thờ lạy
THIÊN CHÚA của đế quốc thực dân!
Cha Xuân – là người hơn ai hết – phải biết rõ hiểm nguy đó, vì Cha bị kết án 20
năm tù cải tạo lao động chỉ vì cái tội duy nhất là làm Linh Mục!
Vậy mà Cha không sợ hãi gì hết. Cha cứ tiếp tục cầu nguyện và sống đạo, dũng
mạnh y như Kitô Giáo của Cha. Tất cả tù nhân chúng tôi biết thế, nên để Cha yên
và dĩ nhiên là tìm cách xa lánh Cha. Chúng tôi đã có quá nhiều nguy hiểm rồi,
không cần gánh thêm cái hiểm nguy đến từ tôn giáo của Cha Xuân! Nhưng Cha Xuân
không mảy may khiếp sợ. Tôi không biết làm thế nào mà Cha Xuân khám phá ra tôi
là tín hữu Công Giáo duy nhất trong nhóm tù nhân, ngoài Cha ra.
Một ngày trong lúc nghỉ xả hơi, Cha Xuân tiến lại gần tôi và nói:
– Con vẫn luôn là tín hữu Công Giáo tốt phải không? Nhất là con vẫn giữ đạo
trong lòng phải không?
Tôi mệt mỏi cau có trả lời:
– Tôi là tù nhân, ông lão ơi! Hãy để tôi yên thân!
Cha Xuân có vẻ như không nghe lời tôi nói nên vẫn tiếp tục:
– Chúng ta có thể cầu nguyện chung, Jean à! Rồi Cha cũng có thể nghe con
xưng tội nữa!
Tôi tỏ ra sừng sộ – vì sợ mấy tù nhân chung quanh có thể nghe lời ông cụ già
điên khùng này – nên tôi nói:
– Nếu ông muốn tự đưa đầu cho người ta chém thì đó là chuyện của ông. Còn tôi,
tôi muốn cứu lấy mạng sống tôi. Ông có hiểu không?
Nhưng lời nói vô lễ của tôi vẫn không làm Cha Xuân phật ý. Cha dịu dàng tiếp
tục:
– Không sao hết con à, Cha hiểu! Cha chỉ muốn con nhớ rằng Cha là bạn của con.
Rồi Cha Xuân lãng ra xa để lấy cái bao phân bón mang đi. Đôi môi Cha mấp máy
đọc lời Kinh Mân Côi.
Mặc dầu thân xác gầy gò ốm yếu, nhưng người ta không thể hiểu được làm sao mà
Cha Xuân lại có thể gánh hai bao phân – mỗi bao nặng 35 ký – và bước đi trên
đường đất gồ ghề. Người Cha như gập làm đôi dưới sức nặng quá lớn. Chưa hết.
Chẳng những Cha thi hành công tác dành cho Cha mà còn làm thêm công tác của
những người ốm yếu hơn Cha! Thật là chuyện không thể tưởng tượng được! Có lần
một người trong chúng tôi đặt câu hỏi:
– Ai biết điều gì ban sức mạnh cho cụ già vẫn tiếp tục tiến bước không?
Một người nhanh nhẹn trả lời:
– Chính THIÊN CHÚA! Khi ông cai tù không canh gác thì THIÊN CHÚA ngự xuống
và vác cái bao phân bón cho cụ già!
Câu giải thích khiến mọi người cất tiếng cười vang. Chúng tôi có rất ít dịp để
cười! Chúng tôi lao động từ sáng sớm tới chiều tối mà phần ăn thì thật ít ỏi.
Tối đến thì ngủ trong cái chòi giam đầy dẫy ruồi muỗi kêu vo ve. Mỗi ngày đều
phải chôn cất người chết. Chúng tôi phải mang xác chết leo lên đồi để chôn ở
nghĩa trang.
Mùa hè năm ấy tôi nghĩ là đã đến lượt tôi sẽ được chôn cất nơi nghĩa trang. Tôi
bị suy nhược vì lao động quá mức và vì thiếu dinh dưỡng. Tôi bị ngất xỉu nhiều
lần nên được mang lên bệnh xá. Trong mấy ngày liền tôi mê man bất tỉnh.
Rồi một đêm, khi tỉnh lại, tôi thấy Cha Xuân đang ngồi cạnh tôi và quạt gió mát
lên mặt tôi. Cha lén lút đút vào miệng tôi cháo nóng được nấu bằng gạo và rau.
Sau mỗi muỗng cháo, tôi cảm thấy như sức lực dần dần hồi phục trong tôi. Rồi
Cha Xuân thì thầm vào tai tôi:
– Họ có thể hành hạ và giết chết thân xác chúng ta, con à. Nhưng họ không
thể nào chạm đến linh hồn chúng ta. Chính chúng ta có nhiệm vụ gìn giữ linh hồn
chúng ta. Hơn thế nữa, còn có Đức Mẹ MARIA trợ giúp chúng ta.
Sau đó Cha Xuân còn đến thăm tôi ba lần nữa và mỗi lần đều mang theo cháo nóng.
Chỉ vào tháng 9 khi đủ sức trở lại lao động với nhóm tù nhân, tôi mới biết Cha
Xuân đã thành công trong việc cổ động các tù nhân khác tìm kiếm rau cỏ ăn được
trong các giờ nghỉ, còn chính Cha thì lén lút lấy trộm mỗi khi một ít gạo, rồi
để dành cho đến lúc đủ số lượng nhỏ thì bắt nồi lên nấu cháo. Tôi cảm động cám
ơn Cha Xuân và hổ thẹn vì đã cư xử bất nhã bất kính đối với vị Linh Mục lão
thành.
Một ngày, Cha Xuân kể cho tôi nghe câu chuyện Cha bị bắt giam.
Vào năm 1947, mấy người cộng sản hùng hổ tiến vào chiếm quyền cai trị nơi thành
phố quê sinh của Cha. Cha vắng mặt ở Đan Viện Xitô, và lúc trở về thì thấy các
anh em đan sĩ đã bị giết chết, còn đan viện thì bị đập phá tan tành. Các người
lính cộng sản sát máu trông thấy Cha liền bắt Cha tống giam. Sau khi bị tra
khảo trong vòng 2 năm trời, Cha bị kết án 20 năm tù ”cải tạo bằng lao động”.
Nghe xong tôi nhẹ nhàng nhận xét:
– Thôi thì ít ra là Cha vẫn còn sống!
Cha nhìn thẳng mặt tôi và nói:
– Cha còn sống bởi vì Chúa muốn thế. Cha tin rằng Chúa muốn trao cho Cha một
sứ vụ. Nếu không phải như thế thì Cha ao ước được thông phần số phận của các
đan sĩ anh em của Cha hơn!
Tháng 11 cùng năm ấy – 1961 – ông cai tù Giang chỉ định tôi làm trưởng nhóm tù
nhân có nhiệm vụ chuẩn bị cánh đồng lúa ở trại 23. Một thời ngắn sau đó ông gọi
tôi đến và nói rằng có người báo cáo cho ông biết là Cha Xuân cầu nguyện lén
lút vào ban đêm. Rồi ông hét lớn:
– Có đúng vậy không?
Tôi mỉm cười nói vớt vát:
– Không phải vậy đâu, đó chỉ là chuyện một ông già lao lực suốt ngày nên đêm
đến thì mệt mỏi và nói ú ớ trong giấc ngủ thôi!
Ông Giang nhìn chằm chặp mặt tôi dò xét hồi lâu rồi nói với giọng hăm dọa:
– Nếu ngày nào tôi biết được là ông ấy đọc kinh thì tôi sẽ nghiêm khắc trừng
phạt cả nhóm và đặc biệt là hai người. Phải nói cho ông ta biết như thế.
Vừa về đến chòi giam tôi tìm gặp ngay Cha Xuân và nói:
– Xin Cha ý tứ. Con có thể bị biệt giam vài tháng. Nhưng Cha thì .. mạng sống
lâm nguy.
Cha Xuân bình thản nhìn tôi và nói:
– Mạng sống của Cha quan trọng đến thế sao?
Rõ thật khổ, không có cách gì làm cho cụ già này lý luận bình thường được!
Tháng 12 đến. Trời lạnh cắt da và gió buốc thổi từ đông bắc đến. Một ngày gần
cuối tháng 12, Cha Xuân tìm đến gặp tôi nơi bờ ruộng và hỏi xem Cha có thể nghỉ
ngơi vài phút không. Tôi nói:
– Còn chút nữa thì đến giờ nghỉ. Cha không đợi được sao?
Cha đáp:
– Không, bởi vì sau đó thì tới giờ lính canh đến.
Có lẽ Cha muốn nói thêm điều gì đó nhưng không biết nói sao nên Cha hỏi tôi:
– Con có biết hôm nay ngày gì không?
Tôi khó chịu trả lời:
– Thứ hai 25 tháng 12!
Nói xong tôi bỗng im lặng vì trong tích-tắc tôi hiểu rằng, không phải chỉ là Lễ
Giáng Sinh mà là cụ già muốn cầu nguyện! Tôi nói gần như khẩn khoản:
– Cha biết rõ đây là hiểm nguy mà!
Cha Xuân bình tĩnh nói:
– Nhưng Cha phải cầu nguyện. Rồi Cha cũng muốn con cầu nguyện với Cha nữa,
bởi vì chỉ với riêng hai chúng ta thì ngày này mới có một ý nghĩa gì đó. Đức
Chúa GIÊSU đã sinh ra từ Đức Trinh Nữ MARIA!
Tôi nhìn quanh quất. Không thấy lính canh, còn tù nhân gần nhất thì đang đứng ở
giữa đường từ trại đến. Tôi nói:
– Cha xuống cái hố khô nước đi. Con chỉ cho Cha 15 phút thôi. Không hơn đâu
nhé!
Cha hỏi:
– Con không xuống sao?
Tôi đáp:
– Con đứng ở đây!
Thật là những giây phút kinh hoàng tiếp theo đó. Cứ mỗi lần nghe tiếng gió rít,
tôi có cảm tưởng như nghe tiếng hét của lính canh. Thế rồi, không hiểu một cái
gì đó giúp tôi thắng vượt nỗi sợ hãi và đẩy nhanh tôi xuống cái hố. Và điều tôi
trông thấy như muốn đè bẹp tôi.
Lần đầu tiên từ bốn năm qua – tôi quên bẵng ông cai tù Giang và trại tù – để
chỉ còn nhớ thế nào là điều thật ý nghĩa khi tin tưởng vào một cái gì đó cao cả
hơn là cuộc sống bình thường.
Dưới cái hố khô nước, Cha Xuân đang cử hành Thánh Lễ. Thánh Đường là mảnh đất
hoang nằm ở miền Bắc Trung Quốc. Bàn Thờ là cụm đất cứng lạnh. Áo Lễ là chiếc
áo tù nhân. Chén Lễ là cái tách bể. Rượu Lễ được vắt từ mấy trái nho được cẩn
thận cất giữ. Bánh Lễ là một miếng bánh khô. Không có nến cháy nhưng thay vào
đó là cành củi cháy. Ca Đoàn là tiếng gió rít liên tục như làm thành bản Thánh
Thi. Hình như ngọn lửa nhỏ mang lời cầu nguyện của vị Linh Mục lão thành anh
dũng bay đến tận Trời Cao và ngọn gió mang đi phân phối đến tận bốn gốc bể chân
trời.
Trong phút chốc tôi bỗng cảm thấy niềm ao ước sâu xa được san sẻ Đức Tin của
Cha Xuân. Tôi nghĩ rằng không nơi nào trên thế giới, kể cả trong những thánh
đường đồ sộ nguy nga nhất của Kitô Giáo, không ai có thể cử hành – vào đúng
ngày Lễ Giáng Sinh – một Thánh Lễ ý nghĩa như thế.
Một cách vô thức không ngờ, tôi bỗng cất cao lời thánh thiêng:
– Et cum spiritu tuo – Và ở cùng Cha!
Không hề lộ vẻ ngạc nhiên Cha Xuân đọc tiếp như khích lệ tôi:
– Ite Missa est – Lễ đã xong!
Miệng tôi phát ra lời kinh tưởng chừng như quên bẵng từ rất lâu:
– Deo gratias – Tạ ơn Chúa!
Thánh Lễ đã kết thúc.
Cha Xuân nói với tôi:
– Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta và hiểu rằng chúng ta không thiếu sự tôn
kính. Đây chỉ là cách thức thích hợp nhất cho hoàn cảnh của chúng ta!
Tôi thấy cổ họng nghẹn cứng. Nỗi sợ hãi lớn lao nhất của Cha Xuân không phải là
sợ bị bắn chết mà là sợ xúc phạm đến THIÊN CHÚA! Sau cùng, điều
mà vị Linh Mục lão thành cố gắng làm cho tôi hiểu suốt trong thời gian này
chính là:
– Sự sống còn – như bất cứ loài động vật nào – tạo nên từ sự khéo-léo ma-lanh
và làm cho khiếp đảm, thì không thể đủ cho con người. Con người cần phải có cái
gì khác bên trên chính con người để có thể sống còn, như một giấc mơ, một niềm
tin chẳng hạn.
Tôi nói với Cha Xuân:
– Con tin là Chúa sẽ hiểu và sẽ tha thứ cho chúng ta.
Cha Xuân đáp:
– Cám ơn con, Jean à! Xin THIÊN CHÚA bảo vệ con. Xin Đức Mẹ MARIA chúc lành cho
con.
Và lần đầu tiên kể từ bốn năm qua, tôi tin rằng lời Cha Xuân nói đã ứng nghiệm.
Vừa lúc đó thì tôi trông thấy ông cai tù tên Giang đang đạp xe về hướng cái hố
khô nước. Trong chớp nhoáng tôi đủ giờ để nhảy xuống hố và làm bộ giơ tay trên
ngọn lửa như tìm cách sưởi ấm, trước khi ông ta kịp nhìn xuống hố nghi ngờ dò
xét. Ông ta hạch hỏi:
– Mấy người làm gì dưới hố?
Tôi trả lời đánh trống lãng kèm theo nụ cười ngây thơ:
– Cụ già muốn làm chút lửa để sưởi ấm.
Ông Giang hét lớn:
– Công việc chỉ được ngừng khi đến giờ nghỉ, chứ không phải trước giờ nghỉ! Hãy
trở lại với công việc đang làm!
Vài ngày sau biến cố trên đây diễn ra cuộc thay đổi và di chuyển tù nhân.
Cha Xuân không còn ở chung đội tù với tôi nữa. Và từ đó trở đi tôi không còn
trông thấy Cha Xuân nữa. Nhưng cái ngày đáng ghi nhớ ấy vẫn ghi khắc trong ký
ức tôi suốt trong thời gian kinh hoàng còn lại của cuộc sống lao động tù đày.
Nó nằm sâu nơi một góc nhỏ an toàn kín ẩn trong trái tim tôi mà không một ai có
thể lọt vào, kể cả ông cai tù Giang và các tên lính canh. Thật an toàn và không
sợ hãi.
Có lẽ hôm nay khi tôi viết những hàng này thì Cha Xuân vẫn còn sống. Hay có lẽ
Cha đã trở thành người thiên cổ. Nhưng cho dầu những người cộng sản Trung Hoa
đã giết chết Cha, thì họ cũng chỉ có thể giết chết thân xác Cha mà thôi, còn
hồn thiêng bất tử của Cha, họ vẫn không thể nào chạm tới.
… ”Bấy giờ tôi thấy Trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi
ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước.
Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của THIÊN CHÚA Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ”VUA các vua, CHÚA các chúa”
(Sách Khải Huyền 19,11-16).
(”PRO DEO ET FRATRIBUS – Famiglia di Maria”, Veniva nel mondo La Luce Vera,
Novembre/Dicembre 2009, Publicazione mensile, Anno 20, N 144-145, trang 8-13)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn:vietvatican.ne
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình trong thông điệp Giáng Sinh
điệp Giáng Sinh

tối thứ hai, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria, Li Băng, Iraq và
các nước láng giềng.
Ngạn để mừng ngày lễ ở nơi mà người ta tin là Chúa Giê Su chào đời.
trước Palestine được Liên hiệp quốc thừa nhận là một quốc gia độc lập.
hàng đầu của Giáo hội Thiên chúa giáo La mã trong khu vực, đã tán dương thành
tựu đó của người Palestine và thúc giục họ làm việc chung với người Israel để
chấm dứt cuộc xung đột dường như không có hồi kết trong khu vực.
THIÊN ĐÀNG (TRỜI)
mặt khắp nơi của bầu trời trái đất với con người vậy.
hiện diện của các thiên thần Thiên Chúa giữa chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đã
thực sự vạch xé mây trời đến ngự giữa chúng ta, Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở
cùng chúng ta.
Hạnh phúc lang thang – Dậu Nguyễn
Hạnh phúc lang thang – Dậu Nguyễn
httpv://www.youtube.com/watch?v=nlSUNZZHb6I&list=UUBoUB-hqnQqJw-dGnS_a09g&index=2