Cuộc Sống Muôn Màu

Cuộc Sống Muôn Màu


Hãy biết quý trọng từng giây phút mà bạn có!

Sưu tầm
nguồn: tinmung.net

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào
tài khoản của bạn 86.400 USD.

Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua
ngày khác.

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã
không dùng hết trong ngày.

Bạn sẽ phải làm gì ? Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !

Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.

Tên ngân hàng là THỜI GIAN.

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.

Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn
không đầu tư được vào các mục đích tốt.

Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.

Cũng không cho phép bạn bội chi.
Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.

Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.

Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,người bị mất chính là bạn.

Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.

Không có chuyện tiêu trước cho “ngày mai”

Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.

Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó,

để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !

Đồng hồ vẫn đang chạy. Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.
Để biết được giá trị của MỘT NĂM,

hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.
Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,

hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để biết được giá trị của MỘT TUẦN,

hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.
Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,

hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.
Để biết được giá trị của MỘT PHÚT,

hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.
Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,

hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.
Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,

hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.
Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !

Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai
đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.

Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.

Ngày hôm qua đã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.

Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT !

(có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG ).

Một Thị Kiến Mầu Nhiệm Về Thiên Đàng

Một Thị Kiến Mầu Nhiệm Về Thiên Đàng

11/01/2013

Tác giả: Nguyễn Thị Thân

nguồn:Thanhlinh.net

Tôi xin kể lại với một giấc mơ huyền diệu, để chứng tỏ rằng là Chúa Cứu Thế đã ban cho tôi được thấy thị kiến cảnh Thiên Đàng để Niềm Tin về Ngài và Cha của chúng ta ở trên Trời luôn vững vàng, dù có phải trãi qua bao nhiêu thiên tai, những biến cố đau thương về chiến tranh, bịnh tật, và tai nạn, v…v! Chúng ta phải vững lòng tin vì Cha chúng ta ở trên Trời vẫn luôn đồng hành, luôn bảo vệ và che chở cho các con ở nơi trần thế nầy.

Như ai cũng biết là cơn bảo Sandy đã xãy ra vào ngày 29 tháng 10, 2012. Cơn bảo lớn này đã xãy ra vài tiểu bang, nhưng riêng chỉ có tiểu bang New York và New Jersey là bị nặng nhất và đã gây rất nhiều thiệt hại về thiên mạng lẫn tài vật. Trong tình cảnh nầy, tôi chỉ biết cầu nguyện với Chúa mà thôi. Thì Chúa đã cho tôi thấy một giấc mơ huyền diệu sau đây.

Hai vợ chồng tôi đã đi về hưu trí sau 30 năm ở tiểu bang New York. Hiện giờ, chúng tôi thì đang ở chung với vợ chồng con trai và cháu nội đức tôn ở Maryland cho vui về tuổi già.Thì một hôm, ngày 5 tháng 11, 2012 vào 1 giờ khuya, tôi đang nằm ngủ và được thấy một giấc mơ thật là tuyệt dịu. Đang trong giấc ngủ, tự nhiên tôi ngửi thấy được mùi hoa hồng thơm nực nồng, bay tỏa khắp trong phòng tôi ngủ, mùi thơm này rất là đậm đà và tôi cảm thấy như hơi bị ngây ngất. Trong lúc ngây mê với mùi thơm đặc biệt này,  thì cùng lúc ở trong giấc mộng, tôi chợt nhiên được thấy một
vừng ánh sáng rất lạ, mà tôi chưa từng thấy bao giờ ở trên thế gian này cả. Tôi
không thể diển tả bằng lời nói được, một ánh sáng rất tinh khiết và êm dịu,
không có làm tôi bị chói mắt. Và trong lúc đó, tôi được thấy rất nhiều người trong
áng sáng đó, lẫn nam cả nữ, họ đi qua đi lại rất là bận rộn. Họ đều  mặc
quần áo màu trắng nhưng đặc biệt là họ không có cánh như Thiên Thần.

Thị Kiến này xẩy ra rất là nhanh, chỉ khoảng vài giây phút là tôi không còn được thấy nữa, nhưng riêng mùi hoa hồng kia thì vẫn còn thơm khá lâu, mãi cho đến khi tôi tỉnh dậy thì mới hết mà thôi. Sau khi thị kiến này, tôi cảm thấy rất là mệt và có linh cảm như là tôi sắp sửa ra đi với Chúa, nhưng khoảng một lúc sau thì tôi mới thấy khỏe lại và ngủ thiếp đi cho đến sáng.

Nhưng trong thời gian đang làm mệt, thì tự nhiên tôi chợt nghĩ tới Cha Việt Nam, Cha hiện giờ đang ở New York và chính Ngài đã lo và ban đầy đủ các Bí Tích cho vợ chồng tôi. Qua ngày hôm sau, tôi rất vui mừng vì tôi vẩn còn nhớ rõ điềm chiêm bao với những hình ảnh trên Thiên Đàng và mùi thơm đặc biệt của hoa hồng, như vẫn còn vương vấn trong người  tôi suốt. Tôi liền gọi cho Cha để hầu chuyện, nhưng Cha thì đang bị bịnh nên không có gặp Cha được. Sau đó, tôi liền gọi cho con gái lớn của tôi ở Texas và vài người Cô bạn thân để kể lại giấc mộng đó và để xin hỏi ý kiến.

Thì tất cả mọi người đều nghĩ rằng là mùi hoa Hồng đó là tượng trưng cho Mẹ MARIA (vì Mẹ thường hiện ra nhiều lần có bông hồng) và dẩn dắt cho tôi thấy cảnh ở trên THIÊN ĐÀNG.

Tôi thấy các vị Thánh, các Giáo Hội trên Thiên Đàng cũng đang bận rộn lo cho các con ở dưới trần gian nầy. Thì tự nhiên, tôi chợt nghĩ  ra đến những người Nam Nữ mặc áo trắng trong giấc mộng, đó chính là các quí vị Bác Sĩ, Y Tá giúp đỡ các bịnh nhân, giúp người già yếu để di tản, các ông cảnh sát, người cứu thương, người cứu hỏa, thấy giống y trong TV vậy đó v…v…!

Thì tôi mới hiểu biết rằng đó chính là Giáo Hội đang lữu hành, Giáo Hội nơi trần thế chúng ta đều mang hình ảnh của Cha Ta trên Trời, đang thể hiện Tình Yêu của Cha qua những chứng nhân sống động, còn phát quang yêu thương thì qua cử chỉ lời nói, việc làm, còn được lập công và đem những Công Đức nầy dâng lời cầu nguyện cho Giáo Hội ở nơi luyện ngục, các linh hồn đã và đang chờ chúng ta hiện còn sống cầu nguyện cho họ được sớm mau về với Cha trên Trời (vì nơi luyện ngục, các linh hồn không còn cơ hội để lập công nữa, và tháng 11 là tháng cầu nguyện cho họ).

Hai ngày sau, thì tôi gọi lại để thăm Cha và biết Cha đã khỏe lại. Sau đó, tôi mớì kể hết những gì tôi thấy trong giấc mộng và tôi được thỉnh ý kiến của Cha như sau:

***  Mùi thơm của hoa hồng đó chính là***

Nữ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu”.

(Bà có nguyện là cho mưa hoa hồng rải xuống khắp thế gian.)

Nguyễn Thị Thân

 

 

Tình yêu hồi sinh cô gái trẻ Afghanistan Aesha

Tình yêu hi sinh cô gái tr Afghanistan Aesha

Sau hơn 2 năm kể từ ngày thảm kịch kinh hoàng bị chồng cắt tai, xẻo mũi được phát hiện, cô gái Afghanistan Aesha đã hồi sinh trong tình yêu thương chan chứa của cha mẹ nuôi.

Mái ấm gia đình đã giúp cô có thể dũng cảm soi khuôn mặt mình vào gương, đối diện với một phần ký ức đau buồn mà cô từng muốn vùi sâu, chôn chặt. Nếu không có gì thay đổi, vào mùa hè năm tới, Aesha sẽ có một khuôn mặt mới như chưa hề có tai họa xảy ra sau hàng loạt các cuộc phẫu thuật.

Câu chuyện của Aesha lần đầu tiên được biết đến khi hình ảnh đau lòng về khuôn mặt cô xuất hiện ở trang bìa tạp chí Time của Mỹ năm 2010. Kể từ đó, số phận và một phần đời đau khổ của Aesha luôn được cả thế giới chú ý.

Aesha và người cha nuôi Mati sau 3 cuộc phẫu thuật

Nỗi đau tột cùng của cô gái trẻ

Năm 12 tuổi, cha Aesha hứa gả cô cho một tay súng Taliban đã có tuổi ở tỉnh Oruzgan. Đám cưới diễn ra trong nước mắt của những người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, sau đám cưới, Aesha vẫn được sống chung cùng cha mẹ. Hai năm sau đó, vào cái ngày Aesha tròn 14 tuổi, người đàn ông Taliban già khụ đó đã đến đón cô bé về nhà để làm vợ.

Gia đình nhà chồng Aesha có tới 11 người anh em. Khi người chồng đi chiến đấu ở Pakistan, Aesha nghiễm nhiên thuộc về quyền sở hữu của cha chồng và 10 người còn lại trong gia đình. Tất cả các thành viên trong nhà chồng Aesha đều là lính Taliban tại tỉnh Uruzgan. Hằng ngày, họ thay nhau lạm dụng và bóc lột sức lao động của cô bé.

Cô gái Afghanistan tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống mới

Bị hành hạ triền miên, Aesha nghĩ cách để thoát khỏi gia đình Taliban tàn ác đó. Một hôm, khi gia đình chồng không để ý, cô đã lẻn trốn một mình. Trong thời gian bỏ trốn, Aesha bị cảnh sát Taliban bắt giữ và bị phạt 5 tháng tù giam. Sau đó, Aesha được trả lại cho gia đình nhà chồng. Chồng Aesha trở về biết chuyện đã tố cáo với chính
quyền Taliban rằng hành động bỏ nhà của cô đã bôi nhọ danh dự dòng tộc. Được sự
đồng ý của Taliban, Aesha sẽ phải chịu những hình phạt nặng nhất theo ý của nhà
chồng.

Đó là một buổi chiều, khi Aesha 18 tuổi, cô bị gia đình nhà chồng đưa lên trên một đỉnh núi. Tại đây, chồng cô cùng với những người anh em của anh ta đã khống chế và cắt mũi, cắt tai Aesha. Sau khi thực hiện hành vi thú tính, phần mũi và tai của Aisha được hắn cầm ném xuống vực. Khi tỉnh dậy bên vũng máu với vết thương đau đớn đến tột cùng, Aesha đã cố gắng lê lết về đến nhà ông ngoại. Cha đẻ của Aesha đã đến và
đưa con gái tới một trung tâm y tế của Mỹ, nơi Aesha được chăm sóc suốt 10
tuần. Các bác sĩ tại đây đã chuyển cô tới một trung tâm bí mật ở Kabul và đưa
tới Mỹ hồi tháng 8/2010.

Tình thương yêu giúp hồi sinh

Những ngày mới đến Mỹ, Aesha luôn sống trong sự hoảng loạn tâm lý bởi những cơn ác mộng cứ hành hạ cô triền miên. Nỗi ám ảnh về ngày kinh hoàng trên ngọn núi đôi lúc dội về khiến Aesha như điên dại. Cô từ chối bất cứ sự giúp đỡ y tế nào, thậm chí có những cơn thịnh nộ, kèm theo hành động bạo lực chống trả lại. Đó là một cú sốc tâm lý kinh khủng đối với một cô gái vừa bước qua tuổi trăng tròn. Hiểu được điều này,
các bác sĩ đã tạm dừng quá trình tái tạo mũi để làm biện pháp tâm lý cho Aesha.
Sau khi được trấn an tinh thần, Aesha hứa thay đổi và cho biết, cô rất cần có
người thân và một mái ấm thực sự.

Aesha xuất hiện lần đầu trên tạp chí Time

Và thật kỳ diệu, một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Afghanistan đã dang tay chào đón Aesha. Đó là vào trước lễ Tạ ơn năm 2011, ông bà Mati Arsala đã đến làm thủ tục để nhận Aesha làm con nuôi và đón cô gái về nhà sống cùng ở California. Trong vòng tay yêu thương của cha mẹ nuôi, Aesha như lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Cô chia sẻ: “Giờ đây tôi đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và biết sống như thế nào”. Hiếm có bố mẹ nuôi nào thương con như ông bà Mati. Ông Mati mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho cô gái. Ông chăm sóc cô tận tình như đứa con rứt ruột sinh thành. Ông đã phải rút rất nhiều trong phần tiền dành về hưu của mình để trang trải cho những chi phí phát sinh từ việc chữa trị của Aesha.

Aesha không còn gặp những cơn ác mộng nữa. Cô nhận ra có nhiều phụ nữ trên thế giới cũng phải trải qua nỗi khổ giống như cô, vì vậy cô không lẻ loi, đặc biệt là bên cạnh cô còn có rất nhiều người tốt bụng, có cha mẹ nuôi và những nhà hảo tâm luôn lo lắng cho các đợt điều trị của cô. Ông Mati đã chuyển cả gia đình từ California lên
New York để tiện cho việc phẫu thuật của Aesha. Trải qua suốt 6 tháng với các
cuộc phẫu thuật chỉnh hình, trên trán của Aesha đã nổi lên một cục u thâm sì,
còn phần mũi cũng mọc lên một chút ụ thịt nhỏ. Sau lễ Giáng sinh năm nay, Aesha
sẽ bước vào lần phẫu thuật thứ tư dự kiến kéo dài 8 giờ để tái tạo, cấy ghép
nhiều tầng da thịt.

Các bác sĩ đã đặt một vỏ silicon dưới da trán của Aesha và từ từ bơm chất lỏng vào trong đó để mở rộng phần da. Sau đó, họ sẽ sử dụng phần da trán này để đắp vào chiếc mũi mới. Các bác sĩ cũng phải lấy mô từ cánh tay Aesha, cấy nó lên mặt cô để tạo thành lớp bên trong và phần dưới của mũi. Bước kế tiếp là lấy sụn từ xương sườn nằm bên dưới ngực của cô để dựng khung mũi. Sau cùng là phần da từ trán sẽ được đắp phủ lên tạo thành chiếc mũi hoàn thiện. Nếu phẫu thuật lần này thành công,
Aesha đã đi được một nửa đoạn đường tìm lại nhan sắc. Và nếu may mắn, cô gái sẽ
có một chiếc mũi hoàn chỉnh vào mùa hè năm tới.

Aesha cho biết, ký ức kinh hoàng là một phần trong con người cô, thuộc về cuộc đời cô. “Nó mãi mãi trong tâm trí tôi, nhưng tôi phải sống và phải yêu” – cô gái Afghanistan không nhớ nổi mình 21 hay 22 tuổi, mạnh mẽ nói về tương lai như vậy.

nguồn: Anh Nguyễn Đình Hữu gởi

BÍ TÍCH THANH TẨY

BÍ TÍCH THANH TẨY
Lể Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Năm C  13-1-2013
(Isaiah 42: 1-4,6-7 /  40: 1-5,9-11; Acts 10:34-38/Timothy 2:11-14;3:4-7; Luke 3:15-16, 21-22)
Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Có người gọi Lễ Hiển Linh là lễ Chúa Kitô khánh thành sứ mạng Thiên Chúa của
Ngài ở trần gian, và được hoàn chỉnh vào lễ Chúa Giêsu chịu phép thanh tẩy. Lễ
Chúa chịu phép Thanh Tẩy coi như kết thúc mùa Giáng Sinh, nhưng thực sự Giáng
Sinh sẽ kết thúc vào lễ Chúa Giêsu dâng mình vào đền thánh vào ngày 2 tháng
Hai.
Bài Tin Mừng hôm nay (Lc 3:15-16, 21-22) cho biết Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của
Ngài ở Galilée sau khi chịu phép thanh tẩy bởi thánh Gioan Tiền Hô. Nói về sự
mong chờ của mọi người (3:15), thánh Luca đã tả quang cảnh thánh Gioan thuyết
giảng giống như tình trạng những người Do Thái thành tâm trong khung cảnh Chúa
Hài Đồng sinh ra (2: 25-26, 37-38). Thánh Gioan Tiền Hô nói về một nhân vật vĩ
đại, cao trọng hơn, có quyền lực thanh tẩy mạnh mẽ hơn thánh nhân nhiều (Lc
3:16; Ga 1:26-27).
Khác hẳn với phép rửa thánh Gioan làm bằng nước, Chúa Giêsu nói  phép rửa
Ngài làm sẽ bằng ơn Chúa Thánh Thần và Lửa (Lc 3:16). Cộng đồng Kito Giáo sơ
khai quan niệm Ánh Sáng Lửa là biểu tượng của Chúa Thánh Thần được đổ ra ngày
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Cv 2: 1-4). Theo giáo huấn của thánh Gioan,
Thánh Thần và Lửa phải được hiểu là những gì tinh khiết, tinh luyện và trinh
trong (Ez 36: 25-27; Ma 3: 2-3).
Tiếng nói phát ra từ trời khi Chúa Giêsu chịu phép rửa: “Con là Con yêu dấu
của Ta, rất đẹp lòng Ta”
(Mt 3:17) là một xác quyết rõ ràng Chúa Giêsu thành
Nazareth là con-người-thiên-sứ. Đây chính là một tuyên cáo về Tình Yêu của
Thiên Chúa đối với tân dân Israel / Do Thái của Chúa. Đó là cách Thiên Chúa đặt
tên cho một trách nhiệm cao cả. Nó là một bất ngờ đối với thế giới của những ai
hãnh tiến và uy quyền.
Qua phép rửa làm bằng nước sông Jordan bởi thánh Gioan Tẩy giả, chúa Giêsu đã
chấp nhận điều kiện và khả năng của loài người, gồm cả đau khổ và sự chết và
cách nối kết với Thiên Chúa theo cung cách chúng ta muốn. Người đã giang hai
cánh tay ra ở sông Jordan và trên thập giá. Nơi sông Jordan , Chúa đã chấp nhận
nhiệm vụ. Trên thập giá, Chúa đã hoàn thành nhiệm vụ. Để cho thánh Gioan làm
phép rửa tại sông Jordan , Chúa Giêsu đã xác quyết với thế giới Chúa đến thế
gian là để cứu chuộc muôn dân.
CHÚNG TA ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ TRỞ THÀNH NGÔN SỨ
Khi chúng ta chịu phép rửa trong Chúa Kito là chúng ta được thanh tẩy trong sự
chết của Ngài. Phép thanh tẩy của chúng ta là một bí tích công khai, ngôn sứ và
vương quyền. Chúng ta chấp nhận sự sống của Giáo Hội và được kêu gọi gìn giữ
niềm tin sự sống đó, niềm tin nghĩ đến tha nhân. Niềm tin này là trách nhiệm
chung của mọi người, không của riêng ai cả.
Bí tích Thanh Tẩy là tiếng gọi người Kito hữu trở thành ngôn sứ. Cách thức
chúng ta sống thế nào là tùy từng người. Cách thức đó có thể không bi thương
như những cuộc mạo hiểm của một Isaiah hay một Gioan Tiền Hô. Tuy nhiên nó phải
ở trong cùng một truyền thống ngôn sứ vĩ đại là Đức Giêsu Kitô. Để là ngôn sứ
chúng tôi cần phải nhập cuộc và hành động; tay chân chúng tôi phải bị dơ bẩn,
nghĩa là không trắng muốt, sạch sẽ như những người suốt ngày ngồi trong văn
phòng và huởng thụ.
Qua phép Thanh Tẩy, chúng ta có thể trở thành ánh sáng cho tha nhân, như Chúa
Giêsu là ánh sáng cho chúng ta và toàn thế giới. Cuộc thanh tẩy của chúng ta sẽ
làm cho chúng ta can đảm, tin tưởng và hăng say hồ hỡi. Nó luôn luôn nhắc nhở
chúng ta là Tin Mừng cần phải được tuyên xưng bằng hành động để tỏ lòng tri ân
vì vẻ huy hoàng, tươi đẹp và ơn phúc của nó.
Khi nào chúng ta lần hồi khám phá ra được những đòi hỏi của niềm tin đó, và ở
đâu cách thức thống hối dẫn dắt chúng ta tới, khi nào chúng ta biết phân biệt
thiện với ác; khi nào chúng ta cố gắng tìm kiếm điều Chúa muốn  trong cuộc
sống của chúng ta và  xin Ngài giúp chúng ta hoàn thành nó; khi nào chúng
ta học hỏi thật nhiều hết sức có thể về Thiên Chúa và thế giới của Ngài; khi
nào chúng ta đến gần được Chúa, thì –lúc đó- con người mà bầu trời đã mở ra cho
Ngài sẽ được tỏ lộ cho chúng ta.
PHÉP THANH TẨY TRONG GIÁO HỘI NGÀY NAY
Ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, việc rửa tội trẻ em đã trở thành tùy nghi.
Số hài nhi, trẻ em, thanh niên thiếu nữ và người lớn không rửa tội đang tăng
lên. Việc xuống dốc đó là do tình liên đới gia đình bị soi mòn và xa rời khỏi
Giáo Hội. Tôi đã từng nghe và biết có những linh mục, những cha xứ thắc mắc và
tranh luận về một thực tế là nếu các ngài thấy có những dấu hiệu rõ ràng chứng
tỏ không có thực hành đức tin thì Giáo Hội có quyền từ chối làm các bí tích,
nhất là bí tích thanh tẩy. Đây quả là một vấn nại rất phức tạp.
Tuy nhiên, phải chăng chúng ta không thể một lần nữa, lắng nghe lệnh truyền của
sứ mạng rao giảng Tin Mừng là “Rửa Tội, Truyền Giáo và Giáo
Huấn
không phải là đợi cho người ta đến với mình mà chúng ta phải
đi ra ngoài, thăm hỏi, gặp gỡ, giúp đỡ người ta, ở những nơi mà tình trạng đang
bê bối, tội lỗi, áp bức, truy nã, tù tội, bất công, bất chính đang hoành hành?
Điều chúng ta cần phải có là nhiệt tình hăng say truyền giáo.  Nó không
phải là những cái gì ghê gớm. Nó rất bình thường. Đó là công tác truyền giáo
hàng ngày, là yêu thương, là thăm viếng kẻ đau yếu, thăm hỏi người tù tội, bênh
vực những người bị bạc đãi, bắt bớ, cưỡng đoạt, lên tiếng trước những bất công,
bất chính, đòi hỏi công bằng xã hội, tự do tôn giáo…như chính Chúa Giêsu đã
làm. Ở Hoa Kỳ tôi đã thấy những giám mục, đức ông –linh mục / giáo dân thì là
chuyện bình thường rồi- thường xuyên đi thăm bệnh nhân và tù nhân. PhépThanh
Tẩy chính là nền tảng tuyệt đối của những nhiệt tình hăng say ấy. Nó không phải
là xum xoe, o bế kẻ quyền thế giàu sang và thế quyền, dù họ là những kẻ chống
Chúa và đầu não của tội lỗi, ác quỉ.
Phép bí tích là để dành cho đời sống con người, thanh thiếu niên và người lớn
cả nam lẫn nữ, không phải là chúng ta muốn họ làm điều ta muốn, để cho ta được
yên thân. Chúng ta có thể nghe văng vẳng bên tai lời Chân phước Giáo Hoàng
Gioan Phaolo II kêu gọi chúng ta: “Duc in altum!” Bạn không thể kiếm
ra được những người cần bạn nơi những vũng nước quen thuộc và nông cạn!
Tình trạng khó xử phải từ chối ban phép thanh tẩy và những bí tích khác cho
những người không thích hợp vì đã không hành đạo trong Giáo Hội, đã được chính
Hồng Y Joseph Ratzinger trải nghiệm lúc còn trẻ, nhưng cuối cùng đã được giải
quyết.  Hãy nghe Ratzinger, nay là Giáo Hoàng Biển Đức XVI trả lời thắc
mắc có liên hệ đến chuyện này của một linh mục ở Bressanone tại Bắc Ý, trong
một cuộc vấn-đáp công khai với các giáo sĩ của giáo phận vào ngày 6-8-2008.
Linh mục Paolo Rizzio, là cha xứ và giáo sư thần học, đã hỏi Đức Thánh Cha một
câu hỏi về phép Thanh Tẩy, phép Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu:
Thưa Đức Thánh Cha,
35 năm về trước, con đã nghĩ là chúng con khởi đầu là một đoàn chiên nhỏ, một
cộng đồng thiểu số, ít nhiều ở đâu đó tại Âu Châu; do đó chúng con đã chỉ thi
hành các bí tích cho những ai thực sự hành đạo mà thôi. Thế rồi, một phần vì
đường lối của triều đại Gioan Phaolo II, con nghĩ là mọi sự rồi cũng được cho
qua. Đức Thánh Cha nghĩ sao và cho chúng con ý kiến để thi hành về sau? Đức
Thánh Cha có thể gợi ý cho chúng con những đường hướng mục vụ nào phải theo?”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trả lời câu hỏi này rất thích hợp cho chúng ta về
Phép Thanh Tẩy trong ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa:
“Tôi phải nói rằng, tôi đã đi cùng đường với quí cha. Khi tôi còn trẻ, tôi đã khá nghiêm ngặt. Tôi nói: Các bí tích là bí tích của Niềm Tin, và ở đâu không có Niềm Tin, ở đâu Niềm Tin không được thực hành, thì ở đó Bí Tích cũng không thể ban cho được. Và tôi đã thường nói với các cha xứ của tôi khi tôi làm Tổng Giám Mục Munich là: Đây cũng là hai yếu tố, một thì nghiêm ngặt, một thì rộng rãi cởi mở. Thế rồi, với thời gian, tôi cũng đã nhận thức ra là tôi phải bước theo gương Chúa Giêsu là Thiên
Chúa, là người đã rất cởi mở, ngay cả với dân Do Thái / Israel ở bên lề thời
bấy giờ.  Ngài cũng là Chúa Từ Bi Thương xót và cởi mở -theo như chính
quyền thời đó- với những kẻ tội lỗi, vui vẻ chào đón họ và chấp nhận lời mời
của họ đến nhà họ ăn cơm tối, lôi kéo họ đi theo về với cộng đoàn của Ngài. (…)
“Do đó, tôi có thể nói là, trong cách dạy giáo lý cho con trẻ, làm việc với cha mẹ là điều tối quan trọng.  Đây chính là một trong những cơ hội để tiếp cận với cha mẹ, nó cũng làm cho đời sống đức tin hiện diện nơi người lớn, vì lẽ, đối với tôi, chính họ
có thể học hỏi lại niềm tin nơi con trẻ và hiểu rằng nghi thức trọng thể này
chỉ có ý nghĩa thực và chính danh nếu nó được cử hành trong một khung cảnh /
tình huống của cuộc hành trình cùng với chúa Giêsu, trong tình trạng của đời
sống đức tin. Vậy thì, chúng ta phải cố gắng thuyết phục cha mẹ, qua con trẻ,
về những nhu cầu cần thiết để chuẩn bị cho cuộc hành trình đó, được biểu hiện
bằng cách cộng tác với những mầu nhiệm bí tích và làm cho chúng trở thành đáng
mến đáng yêu. (…)
“Tôi có thể nói rằng chắc chắn đây là một giải đáp chưa đầy đủ, nhưng hiểu theo khoa sư phạm thì đức tin luôn luôn là một cuộc hành trình và chúng ta phải chấp nhận mọi hoàn cảnh của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải mở rộng chúng cho nhiều người hơn để kết quả không phải chỉ là một ký ức hời hợt bề ngoài mà họ đã trải qua mà còn phải làm cho con tim họ rung động thực sự. Trong khoảnh khắc mà chúng ta bị thu hút để tim ta bị xúc động, như cảm thấy một chút xíu về tình
yêu chúa Giêsu, một chút ít ước muốn chuyển động theo cùng đường cùng hướng,
thì đó là lúc, đối với tôi, có thể nói rằng chúng ta đã thực hiện được một bài
dạy giáo lý thực sự. Ý nghĩa chính của việc dạy giáo lý phải là: mang lại ngọn
lửa tình yêu của Chúa Giêsu -cho dù nó nhỏ bé- xâm nhập trái tim con trẻ, và
qua con trẻ đến với cha mẹ chúng. Vậy là chúng ta đã tái mở cánh cửa niềm tin
của thời đại chúng ta rồi đấy.
“Chớ gì lễ Chúa chịu phép Thanh Tẩy hôm nay là lời mời gọi mỗi người trong  các bạn nhớ tới những lời hứa của mình khi chịu phép rửa và tái xác nhận niềm tin đó với lòng tri ân. Hãy làm sống lại giây phút nước đổ trên đầu các bạn. Hãy cầu nguyện để ân sủng của phép thanh tẩy của bạn giúp bạn trở thành ánh sáng cho tha nhân và thế giới, cho bạn sức mạnh và lòng quả cảm để làm một cái gì khác thường trên thế giới và trong Giáo Hội.”
Fleming Island, Florida
Jan. 10, 2013
NTC

LUẬT CỦA ĐẠO CHÚNG TA LÀ LUẬT “YÊU THƯƠNG”

LUẬT CỦA ĐẠO CHÚNG TA LÀ LUẬT “YÊU THƯƠNG”

Tác giả: Jos.Vinc. Ngọc Biển
nguồn: conggiaovietnam.net

“Yêu mến anh em, là sống chu toàn giới
luật. Yêu mến người lành và yêu thương kẻ gian ác, chính do tình yêu mà chúng
ta được cứu độ, thành con Chúa Trời và thành bạn hữu Chúa Kitô”. Đây là lời bài
hát mà có lẽ ai cũng thuộc vì nó được lặp lại nhiều lần trong Mùa Chay.
Đây cũng chính là lệnh truyền của Đức Giêsu cho các môn đệ, đồng thời cũng là
lời mời gọi cho những ai đang bước theo Đức Giêsu trên lộ trình cứu độ.

Qua bài viết này, người viết sẽ trình bày cách
tiệm tiến để làm sáng tỏ đâu là luật yêu thương thời Cựu ước. Đồng thời, cũng
đi xa hơn để làm nổi bật lên tinh thần yêu thương của Tân ước qua khuôn mặt một
vị Thiên Chúa giàu tình thương tới hết mọi người, Ngài cho mưa trên người lành
cũng như kẻ dữ. Thiên Chúa ấy được hiện tại hóa nơi Đức Giêsu và giáo huấn của
Ngài khi nói về luật yêu thương, đồng thời cũng cho thấy tinh thần đó được Giáo
hội sống và rao giảng như thế nào? Tất cả nhằm làm toát lên tính đặc thù, cốt
thiết của Kitô Giáo.

I. Một Số Quan Điểm Trong Cựu Ước Nói về Yêu
Thương

Cựu ước đã nhiều lần nói về luật yêu thương:“Ngươi
không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi
phải yêu đồng loại như chính mình.”
(Lv 19,18). Trong sách Huấn Ca, tác giả
cũng dạy không được oán hờn, giận giữ anh em mình, vì nếu thù ghét đồng loại
mình và không tha thứ cho nhau thì không xứng đáng được Chúa tha thứ cho mình.
Như thế, tác giả lại còn đi xa hơn để nhắc về ngày tận số của mỗi người, nếu
muốn được Thiên Chúa tha thứ cho mình, thì cũng phải sẵn sàng tha thứ cho nhau
(x. Hc 28,1-9). Những tấm gương nổi bật của lòng bao dung vị tha, phải kể đến
tình yêu của Giuse đối anh em của ông, mặc dù đã bị anh em mình bán sang Ai
cập, nhưng khi có nạn đói hoành hành, ông đã sẵn sàng ra tay nâng đỡ cha già và
anh em. Một khuôn mặt khác cũng không thể không nhắc đến, đó là Vua Đavít đối
với những ác ý của Saun.[1]

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Do thái,
yêu tha nhân là những người đồng chủng, đồng bào, nghĩa là chỉ người Do thái.
Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng
không được giúp. Ngược lại, còn khuyên tránh xa, và nếu cần có thể giết nữa (x.
Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Người Do thái từ chối mọi liên đới với người
không cắt bì, vì cho rằng họ không có bổn phận gì về đức công bằng với người
ngoại. Có thể đánh lừa, ăn trộm, mà không phải áy náy gì hết.

Ngày xưa dân Do thái cũng như dân ngoại đối xử
với nhau quá mức trong việc trả thù. Ví dụ: Cain báo thù 7 lần, Lamek báo thù
70 lần 7 (x. St 4,17-24): vì bị thương, ta giết một người; ta trầy da, một nam
nhi toi mạng (Kn 4,23-24). Nhưng khi luật báo thù ra đời, luật này qui
định một hình phạt tương đối với thiệt hại đã gây ra. Mắt đền mắt, răng đền
răng, luật ấy đã trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu ước. Trong Cựu ước luật
ấy được đề cập không dưới ba lần:“Còn nếu có sự thiệt hại chi, thì ngươi sẽ
lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy
chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương”
(Xh
21,23-25). “Khi người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta
phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm…Người ta sẽ làm
cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác”
(Lv
24,19-20). “Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng
đền răng, tay đền tay, chân đền chân”
(Tl 19,21).

Như thế, ta thấy luật Cựu ước là một luật đem
lại công bằng cho người đồng loại, nhưng được phép báo oán kẻ thù của mình. Còn
đến thời Tân ước thì sao? Chúng ta xem Đức Giêsu đến, Ngài dạy
gì?

II. Đức Giêsu Dạy và Sống Luật Yêu Thương

Trong Tân ước: Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài đến
không phải để phá bỏ luật cũ nhưng đến để kiện toàn nó, làm cho nó nên hoàn hảo
hơn. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự
bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương cả thù địch nữa.

Luân lý của người Do thái xưa chỉ buộc yêu
thương những người gần gũi, nghĩa là những người đồng chủng, đồng bào, đồng tín
ngưỡng với mình. Nhưng nay Đức Giêsu dạy phải yêu thương hết mọi người, vì mọi
người là anh em với nhau. Đức Giêsu đã phán: Các con cũng đã nghe dạy rằng: “Hãy
yêu thương tha nhân, và ghét thù địch”
. Còn Thầy, Thầy bảo các con: “Các
con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”
(Mt
5,43-44). Rõ ràng, Đức Giêsu đã xóa bỏ nguyên tắc “ăn miếng trả miếng”.
Ngài đòi hỏi các môn đệ phải khước từ báo oán, phải tha thứ, yêu thương và cầu
nguyện cho kẻ thù nữa[2].
Trong Tin Mừng, chúng ta cũng thấy Đức Giêsu đã mở lối thoát cho nhưng ai bị
người đời giam hãm cách tuyệt vọng trong tội hay trong những khuyết điểm của
họ. Như với cây vả không có trái mà người ta muốn đốn nó đi, Đức Giêsu yêu cầu
hoãn lại một thời gian nữa và tận tâm chăm sóc nó nhiều hơn. “có lẽ nó sẽ có
trái…”
(x. Lc 13, 6-9). Đối với người phụ nữ bị các Luật sĩ và Biệt
phái giam hãm trong tội ngoại tình của bà và kết án tử hình, Đức Giêsu vạch ra
một con đường hy vọng, con đường sống: “Chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội
nữa”
(x. Ga 8,11)[3].
Khi Đức Giêsu nói như thế, Ngài dạy cho các môn đệ và những người nghe Ngài một
bài học về một tình yêu không biên giới, một tình yêu kiên nhẫn, khi nói “Các
con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”
(Mt
5,43-44). Khi Phêrô hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, khi anh em lỗi phạm đến
con, thì con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có tới bảy lần chăng”:
Đức Giêsu
đáp: “Thầy không nói là bảy lần, nhưng là tới bảy mươi lần bảy”
(Mt 18, 21-22). Ngài nói tiếp: “Nếu mỗi ngày, anh em con xúc phạm đến
con tới bảy lần, và bảy lần nó trở lại với con mà nói: Tôi hối hận thì hãy tha
cho nó”
(Lc 17, 4). Xa hơn nữa: “Khi con đang dâng của lễ nơi
bàn thờ mà sực nhớ người anh em lỗi phạm đến con, thì hãy để của lễ lại đó, đi
làm hòa với người anh em trước đã rồi bấy giờ trở lại dâng của lễ của con”
(Mt 5, 23-24).

Điều đó quả thật không dễ! Khó, nhưng cần
thiết biết bao, vì “tha thứ và xin thứ tha tạo ra một phẩm chất mới
trong quan hệ giữa người với người, bẻ gãy xiềng xích tội lỗi trói buộc trong
tâm tư những người thù hận nhau… không có con đường nào khác hơn là tha thứ
và xin thứ tha”
[4].
Thánh Công đồng Vat. II cũng nhấn mạnh luật yêu thương khi nói: “Giáo Huấn
của Đức Kitô còn đòi ta phải tha thứ những xúc phạm và mở rộng luật yêu thương
tới mức kể luôn cả những kẻ thù của mình nữa”
(Mv 28). Tuy nhiên, cũng
trong đoạn văn ấy, Công đồng lưu ý ta phải phân biệt giữa tội và người có tội.
Ghét tội, nhưng không được ghét kẻ có tội,  phải tìm cách giúp đỡ họ vượt
ra khỏi tình trạng tội lỗi. Như vậy, Công đồng cũng lấy lại tinh thần của Đức
Giêsu để hướng dẫn hành động cụ thể về việc yêu thương qua những cử chỉ rõ ràng
như: giao tiếp, giúp đỡ, bác ái, cầu nguyện…nếu người môn đệ Đức Giêsu chỉ yêu
thương những người đồng đạo thì chưa phải là một môn đệ đích thực. Người đời họ
cũng làm như thế: “Ta bảo các người: nếu đức công chính của các ngươi không
vượt hẳn các Ký Lục và Biệt Phái, các người sẽ không được vào Nước Trời

(Mt 5,20). Ngài đã đi một bước xa hơn để diễn tả một tình yêu không phân biệt
bạn và thù, để hướng tới mọi người ở mức độ tuyệt đối. Bởi vì mức độ của tình
yêu là yêu không mức độ.[5]

III. Yêu Thương Kẻ Thù là Đi Vào Trong Tình Yêu
Thiên Chúa và là Điểm Sáng Của Người Kitô

“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo
nhất của Đức Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ
thù là :- Làm ơn cho kẻ ghét mình.

– Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.

– Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.

– Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.

– Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.

– Ai lấy gì thì đừng đòi lại…

Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao
la ấy, là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời “Người
làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên
kẻ lành cũng như người bất lương…”

“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nỗ lực vượt
thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người.
“Yêu thương kẻ thù”
là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái
Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.

Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Đức
Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là đề nêu cao tinh thần
khoan dung hiền từ quảng đại tha thứ.

“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các
lệnh truyền của Đức Giêsu. Chính Ngài đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho
những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá “lậy Cha, xin tha cho họ vì
nó lầm chẳng biết
”. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu
của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người
đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho
con người cơ may hầu sám hối và canh tân.

Như vậy Đức Giêsu mở ra con đường mới cho nhân
loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu
thương mới làm cho thù hận tiêu tan.

Giới răn của Đức Giêsu “Hãy yêu thương kẻ
thù”
là một sự từ bỏ triệt để bạo lực. Thay thế tình yêu cho thù hận là một
việc khó khăn nhất trên đời. Ý tưởng ấy rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý
nghĩa.

Là những Kitô hữu, chúng ta đứng về phía bất
bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một chọn lựa cho sự nhu nhược hay thụ động
leo thang, nhưng chọn lựa bất bạo động có nghĩa là tin tưởng mạnh mẽ vào sức
mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của chiến tranh, vũ
khí và hận thù… Chúng ta phải cố gắng dùng điều tốt nhất để đáp lại điều xấu
nhất.

Là những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học
theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán
hận chống lại người khác.

Khi đến trần gian, Đức Giêsu đã mang ơn cứu độ
từ trời xuống cho nhân loại, nhưng ơn cứu độ này lại được ban cách ưu tiên cho
kẻ tội lỗi như Ngài đã nói: Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà
là kêu gọi người tội lỗi [6].
Dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu đã làm nên sự nổi bật của Kitô giáo. Như vậy, nếu
các Kitô hữu không cố gắng bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa,
họ sẽ không tốt hơn những người khác.

Chính sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn
nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người sẽ chuốc lấy sự đau khổ. Khi chúng
ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền áp đảo chúng ta.

Nói cách khác, viên đạn căm thù chỉ có thể làm
thương tổn kẻ thù chúng ta sau khi đã xuyên qua thân xác chúng ta trước. Khi
nuôi trong mình sự trả thù thì đồng nghĩa với việc ta đào thêm một cái hố nữa
để chôn chính ta. Người Hy Lạp cổ thường ví von như sau: “Người khôn ngoan
thà chịu đựng sự ác hơn là làm điều ác”.
Chúng ta biết chỉ một mình Thiên
Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không thể trọn hảo như Ngài
được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Ngài muốn, theo mẫu gương thánh
thiện của Ngài, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ
dữ.

Đỉnh cao của lời mời gọi yêu thương đó là lời
nguyện tha thứ của Đức Giê su trên Thập Giá: “lậy Cha, xin tha cho chúng, vì
chúng không biết việc chúng làm
” tinh thần ấy đã thúc đẩy tình yêu
đến mức độ anh hùng: đặc biệt là tha thứ cho kẻ thù và lấy ân báo oán. Như vậy “Các
con sẽ là con Cha trên trời, Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người
lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”
.

Cuối cùng, yêu thương tha thứ phải được định
hướng bởi sự thật. Không có sự thật thì tình thương trở thành mù quáng. Yêu
hoa, không có nghĩa là yêu luôn cả những con sâu ẩn núp trong những cánh hoa.
Đức ái Kitô Giáo đòi hỏi phải đấu tranh tích cực để khử trừ tội ác và cứu vớt
con người , biến kẻ thù thành anh em, biến con người thành con Chúa. Đây là một
lý tưởng cao đẹp, nhưng cũng phải phấn đấu hằng ngày.

Tóm lại, qua bài viết trên, người viết muốn
trình bầy tổng quát về luật yêu thương của thời Cựu Ước. Dần dần, luật đó được
đề cao và tiến xa hơn trong thời Tân Ước, khi nói phải yêu thương cả kẻ thù,
làm ơn và cầu nguyện cho những người ngược đãi   mình nữa. Luật đó đã
chi phối toàn bộ con người và sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu. Đồng thời cũng là
điều kiện cần phải có của những người môn đệ Đức Giêsu trên lộ trình đón nhận
và loan truyền ơn cứu độ. Chính vì thế, “yêu mến kẻ thù là luật căn bản của
Đạo chúng ta”


Jos.Vinc. Ngọc Biển


[1] Tủ Sách Chuyên Đề, Thần Học Luân Lý Chuyên Biệt, tập
2, tr.40.

[2] Sđd. tr. 40-41.

[3] Th. REY-MERMET, C.SS.R. Tin, Nhãn quan mới về luân
lý, quyển 1, tập 1, tr.227.

[4] Lời khai mạc ngày tha thứ tại Quảng Trường Thánh Phê rô,
nhân dịp năm thánh 2000 của Đức Gioan Phao lô II.

[5] Th. REY-MERMET, C.SS.R. Tin, Nhãn quan mới về luân
lý, quyển 1, tập 1, tr. 102.

[6] Th. REY-MERMET, C.SS.R. Tin, Nhãn quan mới về luân
lý, quyển 1, tập 1, tr. 114.

Tác giả: Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển

Dáng lụa- Thái Tuấn

Dáng lụa- Thái Tuấn

Với Bộ sưu tập mới cao cấp, đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại – Digital, đặc biệt được giới thiệu trong chương trình Paris By Night 106. Trúc và Sen và hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài. Lấy cảm hứng theo từng dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả Bộ sưu tập.

Bộ sưu tập “Dáng Lụa” còn khắc họa nên bức tranh hòa quyện giữa hiện đại và
truyền thống. Cho dù ở nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc vẫn luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam
.

 

Chiếc áo ngàn năm

Chiếc áo ngàn năm
ÁO DÀI THƯỚT THA
Tóc xõa bờ vai, đôi mắt huyền

Áo dài tha thướt dáng nàng tiên
Hương hoa ngan ngát hòa theo gió
Em đến trần gian xóa muộn phiền.

Hồng Phúc
Một biểu trưng của Việt Nam
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok
của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại.
Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà
có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi
hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này
không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa
hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng
(như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội
đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của
thứ trang phục truyền thống này.

Gió bay khép nép đôi tà áo.
Hò hẹn lâu rồi em nói đi !

(thơ Đinh Hùng)
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chít trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật  thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa  rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may phải lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông
(Nguyễn Tất Nhiên)
…Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng…
(Áo Trắng, thơ Huy Cận)
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay
(Nguyên Sa)
Ngày nay, áo Dài xuất hiện khắp nơi trên  thế giới. Những phụ nữ Việt Kiều biểu lộ tình cảm với quê hương qua chiếc áo dài. Nhiều du khách nước ngoài đã có những ấn tượng rất tốt về tà áo Dài VN. Họ cảm thấy được đón tiếp rất nồng hậu khi những tà áo Dài bay bay trước gió ở phi trường. Thật tiếc cho những ai đến VN mà không mang về một chiếc áo Dài làm kỷ niệm và để khoe với những ai chưa từng đến VN!
Sưu tầm trên net
Phu Nguyen (504) 722-0115

CUỐI ĐỜI THANH THOÁT

CUỐI ĐỜI THANH THOÁT

Suy ngẫm về cuộc sống

Ngày tuyệt vời nhất chính là NGÀY HÔM NAY

Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

Điều xấu hổ nhất chính là TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG

Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là NỖI LO SỢ

Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH

Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là CÁI TÔI ÍCH KỶ

Cảm giác mãn nguyện nhất là khi LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

Người hay bất hòa nhất là NGƯỜI HAY PHÀN NÀN

Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH

Nhu cầu lớn nhất của con người là CẢM NHẬN CUỘC SỐNG

Quà tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người chính là LÒNG KHOAN DUNG

Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ không phải CÁI CHẾT mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là TÌNH YÊU THƯƠNG…

Anh Trần Quang Minh gởi

Tình yêu cứu thế

Tình yêu cứu thế

(Lc 3,15-16, 21-22)

Thiên Phúc

Một vị quan lớn mở tiệc mời nhiều người đến dự. Tất cả các người được mời đều ăn mặc sang trọng và dùng xe đi đến. Trong số ấy có một người khách già. Rủi thay, vì già yếu nên ông cụ này khi xuống xe đã trượt chân té vào vũng bùn. Khách đến dự tiệc thấy vậy phá lên cười.

Xấu hổ và cảm thấy mình không xứng đáng, ông quyết định quay về. Gia nhân nài nỉ cách mấy ông cũng không chịu ở lại dự tiệc. Khi đó vị quan chủ tiệc bước ra sân, đi tới chỗ vũng nước đó, rồi cũng cố tình té ngã vào vũng nước. Thế là áo quần của ông quan cũng dơ dáy y như cụ già kia. Mọi người chung quanh chẳng ai dám cười
nhạo nữa. Sau đó, vị quan lớn cầm tay ông cụ đưa vào phòng tiệc. Ông cụ chẳng
còn lý do nào để chối từ.

***

Chỉ có hành động cố tình té ngã của vị quan lớn kia, mới có thể đưa ông cụ vào bàn tiệc.

Con Thiên Chúa trên tầng trời cao thẳm, lại hạ mình xuống làm kiếp phàm nhân.

Đấng thánh thiện vô cùng, lại khiêm nhu đứng xếp hàng bên những tội nhân.

Đấng xoá tội trần gian, lại hoà mình trong đoàn người tội lỗi.

Đấng thanh sạch vô biên, lại chịu dìm mình trong dòng sông “sám hối”.

Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần, lại xin chịu phép rửa của Gioan.

Chính hành vi rất mực khiêm hạ của Đấng Cứu Thế đã cho thấy tình yêu sâu nặng của Thiên Chúa dành cho con người.

Chính thái độ tự huỷ tột cùng của Đấng Cứu Thế đã cho thấy tình yêu dấn thân của Thiên Chúa đối với con người cát bụi chúng ta.

Vâng, chính Thiên Chúa đã có sáng kiến tuyệt vời là tình nguyện hoá thân làm kiếp phàm nhân:

Để chia sẻ thân phận đói nghèo, khổ đau, bệnh hoạn của con người.

Để nếm cảm nỗi ray rứt khắc khoải của tội nhân.

Để thấu hiểu niềm khao khát đổi mới trong lòng người tội lỗi.

Vâng, chính Con Thiên Chúa đã thực hiện những phép lạ thật ngoạn
mục ngay trước mắt con người,

Người đã muốn nên anh em với chúng ta để chia sẻ những gì Người đã nhận
từ Cha: “Mọi sự của Cha là của Con”.

Người đã muốn chung phận con người để chia sẻ phận Con Thiên Chúa:
“Phàm là con cái thì chung huyết nhục, nên Người cũng chung phần huyết
nhục với chúng ta” (Dt 2,14).

Người đã muốn chung phần khổ đau, để có thể cứu giúp những ai đau khổ: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách”(Dt 2,18).

Chiêm ngắm Đấng Cứu Thế cúi mình chịu phép rửa, chúng ta hiểu được thế nào là Tình Yêu: Một Tình Yêu vui lòng tự huỷ để cùng đồng hành với anh em cho đến cùng, một Tình Yêu sẵn sàng chia sẻ trọn vẹn cho anh em, một Tình Yêu chấp nhận cúi xuống để nâng anh em chỗi dậy cùng bước về nhà Cha.

Chiêm ngắm Đấng Cứu Thế cầu nguyện với Cha nơi dòng sông Giođan, chúng ta hiểu được thế nào là Hiệp Thông: Chính trong giây phút Hiệp Thông sâu đậm này mà Người cảm nhận được đầy tràn Thánh Thần và nghe được tiếng Cha âu yếm: “Con là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3,22).

Ngày nay, chúng ta đã chịu phép Rửa của Đức Kitô trong Thánh Thần, chúng ta được mời gọi Hiệp Thông thân mật với Ba Ngôi Chí Thánh, chúng ta cũng được mời gọi lên đường phục vụ anh em, nhất là những anh em đang cần một Tình Yêu chia sẻ, đỡ nâng và trao ban trọn vẹn: Tình Yêu Cứu Thế!

***

Lạy Chúa, trong con mắt Chúa chúng con là tất cả. Xin cho chúng con luôn nhìn anh em bằng cái nhìn của Chúa, và yêu thương anh em chúng con bằng tình yêu trọn vẹn của Người. Amen.

 

Việc phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II sắp xẩy ra

 
Việc phong thánh Chân Phước Gioan  Phaolô II sắp xẩy ra

Bùi Hữu Thư
 
1/11/22013

nguồn: Vietcatholic.net

Chân Phước Gioan Phaolô II

Hồng Y Re cho rằng điều này sẽ được công bố trong năm 2013 hay 2014

ROME, ngày 11, tháng 1, 2013 (Zenit.org) – Bộ trưởng về hưu của Thánh Bộ Giám  Mục nói Chân Phước Gioan Phaolô II có lẽ sẽ được phong thánh trong năm nay  hay năm tới.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re tiên đoán như vậy khi giới thiệu trong tuần
này tác phẩm “Il Papa e il Poeta” (Đức Giáo Hoàng và Thi Sĩ, do một chuyên gia Vatican viết là ông Mimmo Muol.

Đức Hồng Y nói: “Nếu không được trong năm nay thì sẽ trong năm tới . Ngài giải thích là đã có thêm một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của Đức  Giáo Hoàng người Ba Lan, “chắc chắn là có một phép lạ có giá trị cho  việc phong thánh cho ngài.”

Các chuyên gia của Bộ Phong Thánh đang duyệt xét các phép lạ này.

Đức Hồng Y nói: “Thời gian duyệt xét có thể rất ngắn ngủi,” thánh  bộ phong thánh đang nghiên cứu ba hay bốn phép lạ “để đánh giá xem phép  lạ nào vững vàng nhất.”

Hồng Y Re giải thích: “Các vụ chữa lành đang được định giá bới một ủy  ban gồm bẩy bác sĩ, là thành viên của một cơ quan y khoa chuyên về nội khoa,
có trách vụ xem xét tất cả mọi chi tiết.”

Giới chức Vatican đã về hưu cho hay các bác sĩ này được xếp hạng là “rất  cứng rắn và tỉ mỉ”, họ sẽ không coi một vụ chữa lành là một phép lạ nếu  có một bệnh tật tương đương có thể được trị liệu bình thường cũng có hiệu  quả.

Ngài nói: “Bẩy bác sĩ của uỷ ban này phải đồng ý đây là một trường hợp  không thể giải thích được, về phương diện nhân loại và khoa học.”