ĐGH Gioan XXIII sau 50 năm Công đồng Vatican II

ĐGH Gioan XXIII sau 50 năm Công đồng Vatican II
Tác giả: Trầm Thiên Thu
Nửa thế kỷ qua, từ sau khi Chân phước GH Gioan XXIII triệu tập Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội Công giáo đã được canh tân. Người triệu tập Công đồng Vatican II là một “ông già vui vẻ”, được mệnh danh là “Giáo hoàng Tốt lành” (Good Pope). Ngài đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước năm 2000. Liệu vị “Giáo hoàng Tốt lành” có được tôn phong hiển thánh? Có nên như vậy?
Chiều ngày 3-6-1963, ĐGH Gioan XXIII đã đi vào cõi vĩnh hằng sau 4 năm rưỡi làm giáo hoàng. Văn phòng báo chí Tòa Thánh chỉ nói ngắn gọn: “Ngài không còn chịu đau khổ nữa”.
Ngay lập tức, có một phong trào nổii lên do một số người thân cận với ngài muốn ngài được phong thánh, như các vị thánh trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II kế thúc vào tháng 12-1962, ĐGH Gioan XXIII đã công bố Tông thư Pacem in Terris (Hòa bình trên Thế gian) vào tháng 4-1963 tạo bước ngoặt của đời ngài.
Ngài được lòng nhiều người trên thế giới, những người hiểu biết mức độ quan trọng của lịch sử đối với triều đại giáo hoàng ngắn ngủi và dự án Công đồng Vatican II của ngài.
Được biết, vào lúc ĐHY Leo Suenens (Bỉ), thân cận với ĐGH Gioan XXIII, và có tiếng nói uy tín trong Công đồng Vatican II, ủng hộ việc mau chóng phong hiển thánh cho Chân phước Gioan XXIII. ĐHY Suenens nói rằng người ta cần những con người đương thời mới làm khuôn mẫu cho việc phong thánh để gợi hứng cho họ trong đời sống tâm linh.
Một lời đề nghị được lan truyền trong các giám mục, thúc đẩy tiến hành nhanh, nhưng các vị lãnh đạo theo truyền thống và Bộ phong thánh đã thắng. Người kế vị ĐGH Gioan XXIII là ĐGH Phaolô VI đã tuyên bố năm 1965 rằng hai án phong thánh cùng được mở: ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan XXIII. Hai cuộc điều tra được tiến hành, và một vị được phong chân phước năm 2000 là ĐGH Gioan XXIII, ngày xưa gọi là á thánh, bước cuối cùng là hiển thánh.
Ngoài Thánh Phêrô, mới chỉ có 80 trong 264 giáo hoàng được chính thức tôn kính trên bàn thờ. Trong 400 năm qua, Giáo hội vẫn nghiệm ngặt trong việc chính thức mở án phong thánh, điều tra và xác nhận phép lạ. Vì thế, dù thế nào thì cơ hội cho bất kỳ vị giáo hoàng nào được tôn phong hiển thánh cũng rất ít.
Tuy nhiên, ĐGH Gioan XXIII lại khác. Khi hài cốt ngài được chuyển từ hầm mộ  giáo hoàng (papal crypt) bên dưới Đền thờ Thánh Phêrô và cải táng bên dưới Bàn thồ Thánh Jerome ở lầu chính của Đền thờ vào năm 2001, khoản 40.000 người đã tham dự nghi thức cải táng này.
Khi mở quan tài, thi hài ĐGH Gioan XXIII vẫn nguyên vẹn, không hề hư nát (remarkably uncorrupted). Sau gần một ngày, người ta thấy được khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII. ĐHY Virgilio Noe, người giám sát và chịu trách nhiệm vụ này, đã diễn tả khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII vẫn “nguyên vẹn và thanh thản” (intact and serene). Ngài nói rằng các nhân chứng hiện diện khi mở nắp quan tài đã ngạc nhiên và vui mừng khôn tả. Thế giới chỉ mong chờ một phép lạ được xác định là của Chân phước Gioan XXIII là đủ thủ tục.
Rất có thể ngài sẽ được tôn phong hiển thánh vào năm 2013, sau 50 năm ngài qua
đời. Tại sao? Công đồng Vatican II của ĐGH Gioan XXIII đúng là một phép lạ!
Người Công giáo tin rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, Công đồng Vatican II đã cứu Giáo
hội Công giáo khỏi tình trạng xơ cứng và suy sụp. Người ta vẫn nói rằng, cứ khoảng 300 năm tới 500 năm, Giáo hội lại cần tái tự kiểm tra và kiểm tra vị trí của mình trên thế giới. Đó là điều đã xảy ra tại Công đồng Nicê (Nicaea) hồi thế kỷ thứ 4 và Công đồng Trentô (Trent) hồi thế kỷ 16 – và đặc biệt là Công đồng Vatican II trong thế kỷ 20.
ĐGH Gioan XXIII tìm cách canh tân Giáo hội, ngài vẫn luôn luôn sống bác ái và
khiêm nhường, qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử thế giới, khi còn là một linh mục trẻ và một binh sĩ, khi là nhà ngoại giao của Giáo hội, nhất là khi trở thành người kế vị Thánh Phêrô. Chứng cớ đời sống nội tâm của ngài được  ghi rõ trong “Journal of a Soul” (Tờ báo của một Linh hồn), một kiệt tác tôn giáo và phản ánh rõ nét mà ngày nay nên đọc nhiều.
ĐGH Gioan XIII thực sự là một vị thánh, đã và đang được nhiều người yêu mến trên khắp thế giới. Họ không cần sự chấp nhận chính thức của Tòa Thánh xác nhận những gì đã được ghi tạc vào tâm hồn họ.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ ReligionNews.com)

Khai mạc “Năm Đức Tin”, 11-10-2012

Bữa cơm của Khổng Tử

Bữa cơm của Khổng Tử

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và
cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho
Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm
lên miệng.

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như
thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng:

Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm.
Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa:

Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã  nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất
đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:

Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành
mà vẫn không hiểu được đúng sự thật !.
Chao ôi!. Suýt tí nữa là Khổng
Tử nầy trở thành kẻ hồ đồ rồi !.

Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì, cần phải là người trong cuộc.

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

ANH EM,

ANH EM,
Đừng khóc em ơi! Có anh đây,
Hôm nay khói nóng quyện nơi này,
Ôm trọn tình nhau hai ta cũng,
Có miếng lót lòng đỡ đắng cay…
Giữ lấy tin yêu đừng bi thảm,
Đời có gì vui để mà ham,
Ngọn lửa trong tim mình đang cháy,
Anh sẽ cùng em bắt tay làm…
Liverpool.12/10/2012.
Song Như.
Ghi chú về bức ảnh
Ngẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác

Hình ảnh người anh bế em mình ngồi trên bãi rác, nhìn vào khoảng không tuyệt vọng khiến mọi người không cầm được nước mắt.Hai anh em ôm nhau thật chặt, đang cùng tìm sự sống trong nỗi tuyệt vọng trước bãi rác thải mênh mông ở Kathmandu, Nepal. Bao trùm lên nét buồn thảm của hai anh em là không khí ô nhiễm, ảm đạm, thiếu hơi thở của sự sống ở vùng Kathmandu này

.

Bức ảnh từng lọt vào Top 10 bức ảnh ấn tượng nhất thế giới năm 2011, và đang
được lan truyền nhanh chóng trên mạng với thông điệp: “Sống chậm một chút, làm việc chậm một chút, yêu thương nhiều một chút để thấy rằng cuộc đời này không trôi qua một cách vô nghĩa. Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống…”.
Nhiếp ảnh gia Hồng Kông, Chan Kwok Hung tâm sự, hai anh em trong bức ảnh này đang sống cùng bà ngoại ở khu vực gần đó. Hằng ngày người anh cõng em đi tìm trong đống rác khổng lồ, cố gắng tìm ra những vật hữu ích có thể bán được để mua thức ăn sống qua ngày.

LẤY CHỒNG MIỆT THỨ, & MƯA THU

LẤY CHỒNG MIỆT THỨ,
Tam bản lướt đều sóng rung rinh,

Che vầng trán rộng nón lá xinh,
Tóc nương chiều gió hương bồ kết,
Chiếc áo bà ba mặc trữ tình…
Phù sa bồi đắp đôi bờ rộng.
Cây trái bốn mùa lúa trĩu bông,
Em về Miệt Thứ nghe cuốc gọi,
Giọng nĩ non buồn lệ đầy sông…
Má biểu lấy chồng không dám chối,
Nhưng vì chữ hiếu cũng đành thôi,
Gởi hương theo gió mang về xứ,
Đời con lờ lửng lục bình trôi…
Nước lớn ngập bờ bầy cá bơi,
Nước ròng đất ướt chim đầy trời,
Bờ dâu xanh thẫm con thầm nhủ,
Ba Má ở xa dạ rối bời…
Liverpool.9/10/2012.
Song Như.
Kính tặng Quý Thầy Cô và các bạn LCV.
Kính chúc sức khỏe.
Kim Trọng

MƯA THU,

Gió to,gió nhỏ,gió vừa vừa,
Giọt dài,giọt ngắn,giọt lưa thưa,
Mưa thu lạnh lẽo ngồi bó gối,
Chẳng có gì hay một ngày thừa…
Cánh chim lẽ bạn ngoài vườn vắng,
Lạc giọng gọi bầy đau lắm chăng?
Đong đưa cành lá như đùa cợt,
Mỏi mắt trời cao thiếu cánh bằng…
Hồn hoang lạc lõng sầu viễn xứ,
Chết lịm thu tàn nẻo tâm tư,
Lá rơi đầy lối đường xưa cũ,
Để lại nơi đây cảnh giã từ…
Anh đến rồi đi đã mấy thu,
Mùa qua rồi lại vẫn mịt mù,
Ngàn khơi tăm cá đang vùng vẫy,
Có nhớ chiều thu khói sương mù…
Liverpool.12/10/2012.
Song Như.

Kính gởi Quý Thầy Cô và các bạn LVC đọc đở buồn…
Kính chúc sức khỏe.
Kim Trọng

SỢI NẮNG,

SỢI NẮNG,

Em giữ hộ anh những sợi nắng vàng,

Còn vương trên tóc thiên đàng nhớ thương,

Em giữ hộ anh sợi nắng trên đường,

Để anh biết hướng về thăm quê mình,

Em giữ hộ anh sợi nắng ghập ghình,

Để anh còn biết bóng mình  trăng in,

Em giữ hộ anh sợi nắng lung linh,

Để anh được đọc hồi kinh nguyện cầu,

Em giữ hộ anh sợi nắng đậm sâu,

Đan trong kẻ lá đượm màu quê hương,

Em giữ hộ anh sợi nắng vấn vương,

Để cho anh gặp người thương ướm lời,

Em giữ hộ anh sợi nắng tuyệt vời,

Cùng chung xây dựng khắp nơi thanh bình,

Em giữ hộ anh sợi nắng thật xinh,

Để anh nói tiếng chung tình cùng em…

Em giữ hộ anh sợi nắng thật mềm,

Để anh cột lại những đêm trăng đầy…

Em giữ hộ anh sợi nắng nồng say,

Hai ta uống cạn kiếp này có nhau…

ERSKINE PARK.10/10/2012.

Song Như.

Kính gởi Quý Thầy Cô và các bạn LVC.

Chuỗi Mân Côi và Thánh Đa Minh

Chuỗi Mân Côi và Thánh Đa Minh

Tác giả: Robert Feeney

 

Bà Jane ở Aza thánh thiện đến nỗi chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời ban đêm. Bà sinh năm 1140, sống ở một lâu đài tại Tây Ban Nha với chồng là Felix, một người được
kính trọng với chức hiệp sĩ. Bà là một phụ nữ hay thương người, đầy lòng trắc ẩn với những người kém may mắn, và giúp đỡ vật chất cho người nghèo.

Bà Jane có 2 con trai là Mannes và Anthony, nhưng bà muốn con thêm nhiều con. Một hôm, bà tới tu viện Silos để cầu xin có thêm một con trai nữa, xin Dòng Silos cầu nguyện giúp bà. Một tu sĩ Dòng Đa Minh nói: “Này chị, lời cầu của chị đã được nghe và Thiên Chúa sẽ ban cho chị một người con trai. Người con đó sẽ là tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa và có thể làm nhiều điều phi thường cho Chúa Kitô và Giáo hội”.

Khi tạ ơn, bà Jane đặt tên cho con trai là Dominic (Đa Minh).

Trước khi sinh con, bà Jane đã có giấc mơ tiên tri linh cảm việc giảng thuyết mà thánh Đa Minh, trong hình con chó trắng đen, chạy đi với ngọn đuốc sáng ngậm ở miệng, thắp sáng khắp thế giới. Bà Jane sinh bé trai Đa Minh tại Calaroga, thuộc Old Castile, năm 1170. Khi Đa Minh được rửa tội tại nhà thờ xứ, mẹ đỡ đầu của ngài cũng thấy ánh sáng chói lọi, nhìn như ngôi sao, trên lông mày của bé Đa Minh. Lúc đó Đa Minh được tiền định là một luồng sáng, một người sẽ soi sáng những người ở trong bóng tối.

Thánh Đa Minh được trông mong nhiều, nhưng ngài không làm thất vọng. Ngài là một thanh niên thông minh, vui vẻ, có chiều cao trung bình, điển trai, diện mạo khá hồng hào, có tiếng nói ấm và vang. Ngài thừa hưởng ở người mẹ lòng súng kính Đức Mẹ, biết giá trị của việc kết hợp việc cầu nguyện bằng lời và bằng tâm linh, nghe biết những câu chuyện về cuộc đời Chúa Giêsu mà ngài biết đó là những mầu nhiệm, và ngài sẽ rao giảng.

Thánh Đa Minh tận hiến cho Thiên Chúa, trở thành linh mục và phục vụ 9 năm ở Osma, sống theo tu luật thánh Augustinô. Có lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của người khác, ngài cầu nguyện và khóc thương những người tội lỗi và những người đau khổ. Ngài được
nhiều người yêu mến và kính trọng.

Năm 1203, lúc 33 tuổi, ngài rời Osma đi thành phố Fanjeaux thuộc vùng Languedoc, miền Nam Pháp quốc, tại đây ngài giảng đạo gần 13 năm. Trong những hành trình tông đồ, ngài thường dừng lại để cầu nguyện ở Nguyện đường Maria ở Prouille, một làng nhỏ nằm giữa
Fanjeaux và Montreal, không xa núi Pyrenees.

Công việc của ngài không hề dễ dàng. Lúc đó, Pháp quốc bị tà thuyết An-bi-gen (*) đe dọa. Những người theo tà thuyết này cho rằng sự sống trên trái đất là công việc của ma quỷ. Niềm tin này sản sinh một nền văn hóa sự chết khủng khiếp. Những người theo tà thuyết này từ bỏ tính thánh thiện của hôn nhân và sự sinh sản con cái. Việc tự tử được khen ngợi vì nó chấm dứt vấn đề hiện hữu. Những người theo tà thuyết này hoàn toàn bác bỏ các giáo huấn của Giáo hội, kể cả mầu nhiệm Nhập thể.

Mọi thứ có vẻ không suôn sẻ, khi thánh Đa Minh cầu nguyện và khóc ở Nguyện đường Đức Maria năm 1208, ngài than thở với Đức Mẹ về việc thiếu kết quả của việc rao giảng cho
những người theo tà thuyết An-bi-gen. Đang lúc đó thì Đức Mẹ hiện ra với ngài.

Đức Mẹ nói: “Đừng lo, đến nay con đã đạt được một ít kết quả như vậy nhờ sức lao động của con. Con phải dùng kết quả đó trên vùng đất khô cằn, chưa được tưới bằng sương hồng
ân. Khi Thiên Chúa muốn canh tân bộ mặt trái đất, Ngài sẽ bắt đầu bằng cách cho mưa tuôn sự chào đón của thiên thần (rain of the Angelic Salutation). Hãy truyền bá Chuỗi Mân Côi gồm 150 câu chào của sứ thần và 15 kinh Lạy Cha, con sẽ bội thu”
.

Thánh Đa Minh không có thời gian. Theo mệnh lệnh của Đức Mẹ, ngài bắt đầu truyền bá Chuỗi Mân Côi, bắt đầu từ Toulouse, một thành phố không xa Prouille. Theo ghi chép của thánh Louis Montfort, một nhà truyền giáo người Pháp hồi thế kỷ 18, thánh Đa Minh đã tới
nhà thờ, nơi các thiên thần rung chuông mời gọi mọi người. Khi thánh Đa Minh rao giảng, Thiên Chúa đã hỗ trợ: Trái đất rung chuyển, mặt trời tối sầm, sấm chớp dữ dội. Hầu như cả dân thành Toulouse đều bỏ niềm tin lầm lạc và bắt đầu sống đời Kitô hữu.

Sau thành công tại Toulouse, thánh Đa Minh đi từ thành phố này tới thành phố khác ở Pháp quốc, Tây Ban Nha và Ý để truyền bá Kinh Mân Côi. Trên hành trình, ngài tỏ ra rất chịu đựng, đến nỗi những người đương thời diễn tả ngài là “vận động viên mạnh mẽ”.
Sức chịu đựng của ngài gây ấn tượng. Bất cứ đi đâu ngài cũng rao giảng chân lý Phúc âm tập trung vào cuộc đời vui mừng, sầu thương, và vinh quang của Đức Kitô. Nói đến một mầu nhiệm và giảng một câu về đời sống của Chúa Giêsu, ngài mời người nghe lần một hạt trong chuỗi hạt – thường được dùng để đếm các lời cầu nguyện – rồi đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, các yếu tố của đức tin vẫn nhắm vào những người theo tà thuyết An-bi-gen. Chú ý những lời đầu tiên Đức Mẹ nói với ngài, và một lần Chúa Giêsu hiện ra hướng dẫn ngài khơi lòng người ta yêu mến cầu nguyện trước khi giảng thuyết chống lại tội lỗi, thánh Đa Minh và các linh mục khác đều đọc kinh Kính Mừng chung với giáo dân trước khi giảng
thuyết để xin Ơn Chúa. Ngài giải thích rằng kinh Kính Mừng chứa đầy các ví dụ về cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp đó tác dụng. Hầu như ở các thành phố ngài rao giảng, ngài đều thành lập Hội ái hữu Mân Côi (Confraternity of the Rosary). Thánh Montfort nói rằng các giáo huấn của
thánh Đa Minh tạo sự nhiệt thành đến nỗi hoán cải được những người tội lỗi chai lỳ nhất. Thánh Montfort viết rằng một người đàn ông bị ma quỷ chiếm hữu đã kêu lớn tiếng rằng lời rao giảng của thánh Đa Minh đã làm hoảng sợ cả hỏa ngục. Chuỗi Mân Côi cũng được tin là tạo chiến thắng của đội quân Công giáo do Count  Simon de Montfort dẫn đầu, trong trận Muret hồi tháng 9-1213 ở miền Nam Pháp quốc, gồm 800 binh sĩ chống lại vua Aragon và 40.000 quân của tà thuyết An-bi-gen.

Năm 1215, thánh Đa Minh thu hút 6 người bạn cùng làm việc tông đồ và cho họ mặc trang phục như ngài. Đó là một dòng tu đang hình thành với chương trình cầu nguyện, sống
chung, và chương trình học tập với Alexander Stavensky, tiến sĩ thần học người Anh. Rao giảng, dạy dỗ, và làm việc để cứu các linh hồn là lý tưởng của thánh Đa Minh. Một người giàu có tên là Phêrô Siela đến xin theo thánh Đa Minh, giao cho ngài nhà cửa của mình ở gần Narbonne Gate tại Toulouse. Cũng trong năm 1215, thánh Đa Minh đi Rôma và quỳ trước mặt ĐGH Innocent III để xin phê chuẩn Dòng Anh Em Thuyết Giáo (OP – Order of Preachers). ĐGH hướng dẫn ngài dùng tu luật hiện có để sống theo. Thánh Đa Minh và các tu sĩ đồng ý chọn tu luật của thánh Augustinô. Ngày 22-12-1216 có tân giáo hoàng là ĐGH Honoriô III, ngài đã phê chuẩn và tuyên bố thánh Đa Minh là “ánh sáng thật của thế giới”.

Khi sinh thời, thánh Đa Minh đã chữa lành các bệnh nhân, phục sinh người chết, và biến lương thực ra nhiều (các phép lạ vẫn tiếp tục xảy ra cho đến sau khi ngài qua đời). Ngài
khuyến khích  người trẻ và trìu mến với những người mà ngài gặp. Dù ngài già theo thời gian, nhưng tâm hồn ngài vẫn trẻ trung và vui vẻ. Sau khi dòng được phê chuẩn 5 năm, thánh Đa Minh qua đời ngày 6-8-1221 tại Bologna, Ý. Ngay khi  hấp hối, ngài vẫn an ủi người khác. Ngài nói: “Anh em đừng khóc. Tôi sẽ có ích hơn cho anh em dù tôi đi bất cứ nơi đâu, có ích hơn khi tôi sống trên đời này”.

Ước mơ từ lâu của chân phước Jane, mẹ của thánh Đa Minh, đã thành hiện thực: Con trai bà đã thắp lửa sáng khắp thế giới.

Thánh thi hay Chuỗi Mân Côi?

Trong thời thánh Đa Minh, Chuỗi Mân Côi được nhắc tới như “Thánh thi của Đức Maria”, và mãi tới thế kỷ 15 Chuỗi Mân Côi mới được sử dụng. Nhưng 100 năm sau khi thánh Đa Minh giới thiệu Chuỗi Mân Côi, người ta vẫn không hề nhớ tới.

Chữ ros có thể lấy từ tiếng Latin, nghĩa là “sương”, ám chỉ lời Đức Mẹ nói với thánh Đa Minh về “sương hồng ân” hoặc do tiếng Latin là rosarium, nghĩa là “triều thiên hoa hồng” –từ ngữ “Chuỗi Mân Côi” (Rosary) có sau khi Lm Alan de la Roche, Dòng Đa Minh,
người Pháp, được thị kiến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và thánh Đa Minh khuyến khích
ngài khôi phục Chuỗi Mân Côi.

Dạng Chuỗi Mân Côi như chúng ta thấy ngày nay cũng không có trong thời thánh Đa Minh. Việc thêm các mầu nhiệm đã mất nhiều thế kỷ để chỉnh sửa và xác định. Thánh GH Piô V, cũng là tu sĩ Dòng Đa Minh, đã làm điều này năm 1569. Ngày 16-10-2002, chân phước GH
Gioan Phalô II đề nghị thêm 5 Mầu nhiệm Sự Sáng vào Chuỗi Mân Côi truyền thống. Gọi là “Mầu nhiệm Sự Sáng” vì gồm các mầu nhiệm trong sứ vụ công khai của Chúa Kitô từ khi chịu Phép Rửa tới Cuộc Khổ Nạn.

Tặng phẩm của scapular

Năm 1218, tại Rôma, Đức Mẹ hiện ra với một tu sĩ Dòng Đa Minh là Master Reginald, ở Orleans, là giáo sư nổi tiếng về giáo luật tại ĐH Paris trước khi gặp thánh Đa Minh và gia
nhập dòng này. Các bài giảng thuyết của ngài đã thu hút nhiều người vào dòng. Lúc Đức Mẹ hiện ra, Reginald bị bệnh. Mỉm cười với ngài, Đức Mẹ xức dầu cho ngài, chữa bệnh cho ngài, và giới thiệu với ngài một áo dòng trắng (scapular). Đức Mẹ nói: “Đây là áo dòng của con”.

Tại sao lần Chuỗi Mân Côi?

Thế kỷ 15, Lm Alan de la Roche, OP, bảo đảm Chuỗi Mân Côi là nguồn vô biên của các phúc lành:

1.    Tội nhân được tha thứ.

2.  Linh hồn nào khao khát sẽ được thỏa khát.

3.   Ai khổ sầu sẽ tìm thấy hạnh phúc.

4.    Ai bị cám dỗ sẽ được bình an.

5.    Người nghèo được giúp đỡ.

6.    Tu sĩ được canh tân.

7.    Ai không hiểu biết sẽ được hướng dẫn.

Về Chuỗi Mân Côi, chân phước GH Gioan Phaolô II nói: Lần Chuỗi Mân Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ”.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicDigest.com)

(*) Albigensianism (Albigensianian): Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc
tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là lạc giáo thời Tòa án Dị giáo (Inquisition hoặc Catharism).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đơn Sơ Chân Thật – Nhạc Bất Quần

Br. Huynhquảng
Thưa quí bạn, chúng ta đã lần lượt suy ngẫm về ba đề tài: Tha Thứ, Hiệp Nhất,
và Sống Hiện Tại. Thực ra, sống giây phút hiện tại không gì khác hơn chính là
sống thật với con người mình. Sống hiện tại luôn luôn níu kéo chúng ta trở lại
với hiện tại, với bản chất con người thật của mình. Vì lý do đó, mục Sống Đẹp
hân hạnh giới thiệu đến quí bạn đề tài mới: Đơn Sơ – Chân Thật, chỉ với hy vọng
phần nào góp thêm chất liệu màu sắc để bạn và tôi cùng nhau hoàn thiện bức
tranh của chính mình. Kỳ này mục Sống Đẹp xin mượn nhân vật Nhạc Bất Quần trong
tiểu thuyết võ hiệp lừng danh của Kim Dung để giúp ta hiểu thêm hậu quả của sự
gian trá, không chân thật. Nhưng quan trọng hơn, nhân vật này có thể giúp ta
dừng lại để lắng nghe tiếng nói trong con tim: Động cơ gì đã dẫn quân tử kiếm
Nhạc Bất Quần dùng mọi thủ đoạn âm mưu để lừa gạt, để hại người, hại gia đình,
và hại chính mình.
Nhạc Bất Quần
Kim Dung thoạt đầu miêu tả Nhạc Bất Quần như một bậc chính nhân quân tử thuộc chính phái. Ông là chưởng môn phái Hoa Sơn, luyện thành công môn Tử Hà Công; ông ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ khoan thai cộng với võ nghệ cao cường nên ông được nhiều người trong chốn giang hồ kính nể, đặc biệt Lệnh Hồ Xung, chàng một lòng kính phục sư phụ mình.
Dầu vậy, do tham vọng hợp nhất năm môn phái thành một, và sau đó sẽ làm minh
chủ Ngũ Nhạc Phái, Nhạc Bất Quần đã lừa gạt mọi người và dùng Lệnh Hô Xung để
che đậy tội lỗi của ông. Ông đã ăn cắp Tịch Tà Kiếm Phổ của nhà họ Lâm; ông
đoạt ngôi minh chủ trên tay Tả Lãnh Thiền, người cũng có tham vọng làm minh chủ
Ngũ Nhạc Kiếm Phái, và tệ hại hơn, ông đã đánh lừa chính vợ con ông và bản thân
ông khi ông tự thiến để luyện Tịch Tà Kiếm Phổ. Cuối cùng, Nhạc Bất Quần đã
thành công và đã đạt được mục đích; ông trở thành minh chủ Ngũ Nhạc Phái; ông
đã luyện thành công Tịch Tà Kiếm Phổ; ông đã có tất cả những gì ông khao khát,
nhưng cuối cùng ông đã đánh mất đi chính bản thân ông. Khi ông được tất cả cũng
chính là lúc ông mất tất cả.
Kim Dung tài tình lột dần mặt nạ của Nhạc Bất Quần, để dù Nhạc Bất Quần đã có
trong tay tất cả những gì ông muốn, nhưng khi mặt nạ đã bị lột bỏ, thì dù là
minh chủ của Ngũ Nhạc Phái, bên ông không còn ai là bạn hữu, không còn ai là đệ
tử, và cuối cùng phải chết dưới tay Ni-Cô Nghi Lâm phái Hằng Sơn. Bộ mặt thật
“ngụy quân tử” của Nhạc Bất Quần lộ ra khi ông có trong tay mọi thứ ông tham vọng và khao khát. Cảnh cuối đời của Nhạc Bất Quần diễn tả đúng với tên gọi của ông, nghĩa là “không chơi với ai.” Vì thực ra dù trước khi bị lột mặt nạ, ông có rất nhiều bạn hữu và được nhiều người kính nể, nhưng thực ra ông đâu có thực lòng giao tình bằng hữu với ai đâu! Với ông, tất cả các mối quan hệ đều ngấm ngầm tính toán hơn thua; ông dùng mọi người kể cả đại đệ tử, vợ ông, và con ông làm bàn đạp cho ông thực hiện âm mưu bá chủ võ lâm. Mối quan hệ của ông từ trong gia đình ra ngoài xã hội đều dựa trên sự gian dối, lừa gạt,
âm mưu… chứ không dựa trên sự thật, đơn sơ, chân chính của người võ sư.
* * *
Thưa bạn, cũng như Nhạc Bất Quần, điều nguy hiểm nhất cho cuộc đời chúng ta là đôi khi chúng ta đã gạt bỏ những gì chúng ta đang có để cố chụp giựt cho được điều mà chúng ta thích, vui. Động cơ này dễ dàng thúc dục chúng ta tìm mọi phương cách để đạt được mục đích kể cả khi phải dùng những kỹ xảo thấp hèn. Gạt bỏ những gì sẵn gần bên ta, trong gia đình ta, trong tâm hồn ta để rong ruổi tham vọng những sự xa ta, ngoài gia đình ta, và ngoài tâm hồn ta… đó là thất bại lớn nhất của một đời người. Chạy theo dục vọng để chiếm hữu, để được làm chủ một điều gì ngoài ta là một cuộc rong ruổi nguy hiểm và dễ dàng đánh mất chính ta; vì thực ra khi ta chỉ lo kiếm tìm những sự “bên ngoài” thìchắc một điều, sự “bên trong” không được quan tâm và chăm sóc cho chu đáo. Được điều gì khi ta thắng trận mà ta không biết ta trở về đâu. Hóa ra, cái sự thật căn bản vẫn là chính ta, trong ta chứ không phải bên ngoài được tô điểm bằng danh thơm hão huyền hư ảo. Từ đó ta học được rằng, dù xã hội có thể ban tặng cho ta tước hiệu hoa mỹ đến đâu đi chăng nữa, nhưng ta không thật với lòng ta, thì ta cũng mất tất cả – và điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời chính là mất đi chính ta. Mong rằng chúng ta cùng giúp nhau mỗi ngày khám phá ra sự thật
về chính mình; cùng giúp nhau cẩn tĩnh về hiểm họa của những tiếng mời gọi ta
đi ra khỏi lòng ta. Thực tế cho thấy, “Đôi khi thế giới [con người] cứ lôi kéo bạn theo một hướng, mà theo con tim, bạn không mong muốn đi theo.”
Thưa bạn, nếu Nhạc Bất Quần biết nhận ra tài năng và thật tâm của Lệnh Hồ Xung,
nhận ra một gia đình hạnh phúc trong giá trị hiện tại của đời ông, chắc một điều ông sẽ đạt được cả “bên trong” lẫn “bên ngoài.” Nhưng đáng buồn thay ông đã không làm như vậy. Còn bạn thì sao?

Giận Dữ

Giận Dữ
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Trong một dịp hàn huyên, Mục sư Phan Thanh Bình bên San Diego có chia xẻ như sau về sự Giận Dữ.
Giận dữ là bản tính tự nhiên của con người. Giận là một trong những thất
tình: Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn
.
Giận thì buồn phiền, hờn dỗi cho những người yếu thế. Giận thì quát tháo, chửi
rủa, đập phá, đánh nhau đôi khi giết nhau cho những người ở thế mạnh.
Người xưa đã chia giận làm hai loại: Giận huyết khí và giận nghĩa lý. “Huyết
khí chi nộ bất năng hữu. Nghĩa lý chi nộ, bất năng vô”.
Cái giận nóng tính
không nên có. Cái giận nghĩa lý, chẳng nên không.
Người huyết khí chi nộ” hầu hết là người yếu về trí xét đoán: giận đã, xét sau;
yếu về tinh thần, không kiềm chế nổi sự giận dữ nơi mình; yếu về lòng thương
sót, thông cảm.
Người biết giận “nghĩa lý chi nộ” là người rất mạnh. Mạnh về trí xét đoán, mạnh
về tinh thần dù thể xác có yếu và đầy lòng thương xót.
Với tinh thần “cầu an” chúng ta thường bò “ Nghĩa lý chi nộ”. Nhưng chúng ta thường tỏ ra “anh hùng” với “huyết khí chi nộ”.
Người xưa đã phân định: “Người không biết giận là người dại, người không muốn giận là người khôn”. Người kiềm chế được cơn giận phải là người giàu
nghị lực.
Kinh Thánh dạy: “Người nào cũng phải mau nghe, chậm nói, chậm giận”(Gia-cơ
1:19).
Biết bao lần chúng ta hối tiếc đã để cơn giận bùng lên chỉ vì nghe chưa thấu, xét chưa tường, mà đã hàm hồ phán đoán
Nếu phải nổi giận vì cái “nghĩa lý chi nộ”, cũng phải cẩn thận : “Ví bằng anh em đương cơn giận thì chớ phạm tội, chớ giận cho tới khi mặt trời lặn, và đừng tạo cơ hội cho ma quỷ” (Ê-phê-sô 4:26-27).
Ôn lại quá khứ, bởi giận mà chúng ta làm cho “cái sảy nảy cái ung”, “giận chuột ném vỡ bình quý, “giận con rận, đốt cái áo”. Tất cả đều là giận dại. Là không còn sáng suốt hiểu biết chân lý để nói.
“Giận lên là nổi cơn điên
Người khôn hóa dại, người hiền hóa ngu”
Cảm ơn Mục sư Phan Thanh Bình, người đã viết tới 99 cuốn sách về Chúa Jêsus,
Kinh Thánh, Chứng đạo, Gia đình…
Thưa Mục sư,
Nhà Phật cũng dạy: “Ôm lấy sự giận dữ chẳng khác chi nắm cục than hồng định
liệng vào người khác, nhưng trước khi ném thì tay đã phỏng cháy”.
Hoặc theo lời khuyên của Thomas Jefferson: “Khi giận hãy đếm tới 10 trước
khi nói. Nếu giận tràn hông thì đếm tới 100”.

Mới đếm tới bảy tám mươi đã ngủ khì thì còn giận gì nữa.

Sao mà khéo khuyên!!! Nhẹ nhàng nhưng công hiệu.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Anh chị Thụ Mai gởi

SÀI GÒN MƯA NẮNG, & ĐÊM TRĂNG,

SÀI GÒN MƯA NẮNG,

Mưa Sài Gòn nước ngập thành sông,

Xe cũng bơi sóng lượn chập chồng,
Người lặn hụp tranh từng nhịp thở,

Số kiếp nghèo đầy những bất công…

Nắng Sài Gòn nóng cháy khô da,

Khói bụi mù bao kẻ không nhà,

Đêm nằm giường đất chăn sương đắp,

Ngày uống tương lai xót ruột rà…

Người Sài Gòn giờ thay đổi mới,

Học không nhiều lại nhậu đến nơi,

Làm khơi khơi chơi bời tới bến,

Đến khi nào đất nước tàn thôi…

Cảnh Sài Gòn đêm về tươi sáng,

Hút thâu đêm đốt cháy bạc vàng,
Trong phòng trà uống cạn đời hoang,

Dân kêu khổ người nghe cũng chán…

Nghề Sài Gòn muôn người buôn bán,

Máu tươi thận mới nữa lá gan,

Người bán đêm về mơ oằn oại,

Người mua ngay ngáy sống lo âu…

Sài Gòn ơi…bạc quá biết về đâu?

Nghe hụt hẫng chìm tận đáy nỗi sầu!!!

Liverpool.3/10/2012.

Song Như.

ĐÊM TRĂNG,

Vầng trăng lắc lẻo trên cao,
Đêm đêm thức giấc rơi nhào xuống sông,

Vàng trên sóng nước bềnh bồng,

Chèo thuyền vớt hết mặn nồng trao em,

Tim hoang lạnh thấm ướt nhèm,

Tình anh gói trọn bên thềm nhớ thương,

Sương mờ ấp ủ vấn vương,

Em về bến ấy mà hương vẫn còn…

Liverpool.2/10/2012.

Song Như.

Có thể thật lòng yêu kẻ thù ?

Có thể thật lòng yêu kẻ thù ?

Đăng bởi pleikly lúc 2:17 Sáng 9/10/12

VRNs (09.10.2012) – CatholicHerald – “Thiên Chúa nói với Môsê: Hãy nói với toàn thể cộng đồng về con cái Israel và hãy nói với họ. Hãy nên thánh, vì Tôi là Đức Chúa, là
Thiên Chúa của ông, là Đấng Thánh”.

Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là
vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.

Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà
chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ.

Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.

Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà
đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.

Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế gian này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.

Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.

“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?”. Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta
được mời gọi.

ĐGM David McGough

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)