CẦU NGUYỆN LÀ THIÊNG LIÊNG VÀ CÂN ĐỐI

CẦU NGUYỆN LÀ THIÊNG LIÊNG VÀ CÂN ĐỐI

Những năm làm việc sinh ích của chúng ta là một cuộc đua đường dài chứ không phải cuộc đua nước rút, do đó sẽ khó giữ vững tính mềm mại, lòng quảng đại và kiên nhẫn khi phải đi qua những lúc mệt mỏi, thử thách, cám dỗ vây quanh chúng ta trong suốt đời sống người lớn.  Khi phải dựa hoàn toàn vào chính mình, chỉ tin vào sức mạnh của ý chí, chúng ta thường bị mệt nhọc, sức chịu đựng đi xuống, làm việc nửa vời, cả trong sự chín chắn và kỷ luật của mình.  Chúng ta cần một hổ trợ từ bên ngoài, từ một nơi nào đó nằm ngoài hổ trợ của con người, và sự hổ trợ đó sẽ nâng đỡ chúng ta.  Chúng ta cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa, một sức mạnh khởi xuất từ một điều gì đó cao hơn sức mạnh của con người.  Chúng ta cần cầu nguyện.

Nhưng thường thường chúng ta nghĩ về cầu nguyện là lòng mộ đạo hơn là một cái gì thực tế.  Hiếm khi chúng ta hiểu cho thấu cầu nguyện thật ra là một vấn đề sống chết đối với chúng ta.  Chúng ta cần cầu nguyện không phải vì Chúa cần lời cầu nguyện, nhưng nếu không cầu nguyện, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy một cái gì kiên định trong đời sống của mình.  Đơn giản, nếu không  cầu nguyện, chúng ta sẽ luôn luôn hoặc sống quá nhiều về bản thân, hoặc quá thiếu sinh lực, nói cách khác, hoặc tự mãn hoặc chán nản.  Tại sao vậy?  Mổ xẻ vấn đề này, chúng ta sẽ thấy gì?

Dù hiểu theo tất cả những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống Kitô giáo hay không, cầu nguyện mang đến cho chúng ta hai điều cùng một lúc: Nối kết chúng ta với sinh lực thiêng liêng và cho chúng ta nhận thức.  Năng lực này không phải của chúng ta, nó đến từ một nơi khác, và có lẽ chúng ta chẳng bao giờ xác định được.  Với tác động của nó, cầu nguyện sẽ đổ đầy sinh lực thiêng liêng cho chúng ta, cùng lúc nó cho chúng ta biết sinh lực này không phải của chúng ta, sinh lực này hoạt động trong chúng ta, nhưng không phải do chính chúng ta.  Để lành mạnh, chúng ta cần cả hai: Nếu mất nối kết với sinh lực thiêng liêng, chúng ta sẽ cạn kiệt sinh lực, nản lòng và thấy trống rỗng.  Ngược lại, nếu để sinh lực thiêng liêng tuôn chảy mà không cần xác định chính xác nó là gì, cứ nghĩ nó là của mình, thì từ đó chúng ta thành người tự đại, tự mãn, tự cho mình là quan trọng và kiêu ngạo, rồi từ đó sẽ ích kỷ và hư mất.

Để làm sáng tỏ điều này, Robert Moore đã minh họa một hình ảnh rất hữu ích, một chiến đấu cơ nhỏ cần được tiếp năng lượng trong lúc bay.  Chúng ta từng xem các đoạn phim ngắn, chiếu cảnh một chiến cơ được tiếp nhiên liệu trong khi bay.  Tàu mẹ với dự trữ nhiên liệu khổng lồ, bay trên tàu con. Tàu con phải bay đủ gần tàu mẹ, để vòi xăng từ tàu mẹ nối được với tàu con, và đổ đầy nhiên liệu cho nó.  Nếu không làm được cách nối này, tàu con sẽ cạn nhiên liệu và sẽ rớt.  Ngược lại, nếu nó bay thẳng vào và nhập một với tàu mẹ, thì nó sẽ cháy.

Một vài hình ảnh trên nói lên được tầm quan trọng của cầu nguyện trong đời sống chúng ta.  Không có cầu nguyện, mãi mãi chúng ta sẽ chỉ thấy mình giao động chập chờn giữa cạn kiệt sinh lực và quá nhiều cái tôi.  Nếu không nối kết với sinh lực thiêng liêng, chúng ta sẽ như phi cơ cạn xăng.  Nếu nối kết với sinh lực thiêng liêng theo kiểu đồng nhất vào đó, chúng ta sẽ hủy hoại chính mình.

Cầu nguyện sâu đậm vừa thêm sinh lực, vừa làm trụ nâng đỡ chúng ta.  Chúng ta có thể thấy điều này nơi mẹ Têrêxa, người thiết tha với sinh lực sáng tạo nhưng luôn luôn xác định rõ ràng, sinh lực này không xuất phát từ mình, mà chính từ Thiên Chúa, mẹ chỉ là tạo vật khiêm hèn mà thôi.  Thiếu cầu nguyện sẽ tạo ra hai dạng tương phản với mẹ Têrêxa.  Một mặt, nó làm cho những người đầy sinh lực sáng tạo trở nên cực kỳ tài năng và hăng hái, nhưng đồng thời cũng đầy cái tôi và tự đại; hay ngược lại, nó làm cho người ta cảm thấy trống rỗng và tẻ nhạt, không phát ra được sinh lực tích cực nào.  Không có cầu nguyện, chúng ta sẽ luôn luôn chao qua chao về giữa hai trạng thái tự đại và nản lòng.

Vì thế, là người nhạy cảm, nếu trong đời sống, tôi không cầu nguyện một cách trung thực, tôi sẽ sống trong khủng hoảng thường xuyên, ngại rằng nếu tôi bám lấy và hành động trên sinh lực của mình sẽ làm cho người khác nghĩ rằng tôi chỉ biết nghĩ đến cái tôi của mình.  Vì là người nhạy cảm, tôi không chấp nhận như thế, nên tôi chôn vùi các sinh lực tốt nhất của mình với lối suy nghĩ vô thức rằng nản lòng thì tốt hơn là bị cho là ích kỷ.  Nhưng Chúa Giêsu, trong dụ ngôn kể về các tài năng, đã cảnh báo mạnh mẽ về cái giá phải trả khi chôn vùi tài năng của mình, cụ thể là, những gì chúng ta phải trả là sự trống rỗng, giận dữ, và thiếu vui tươi trong cuộc sống.  Thường thường, khi chúng ta dò sâu xuống bên dưới các giận dữ, ghen tương, chúng ta sẽ thấy nơi đó có một tài năng bị chôn vùi đang cay đắng vì  bị đè nén.  Đức hạnh có được nhờ đè nén sinh lực sẽ dẫn đến nỗi chua cay mà thôi.

Ngược lại, nếu tôi không quan tâm đến việc người khác nghĩ tôi là người ích kỷ, cuộc sống tôi cũng chẳng biết cầu nguyện thực sự là gì, thì tôi sẽ để những dòng sinh lực thiêng liêng chảy tự do trong tôi, và tôi sẽ đồng nhất mình với chúng như thể chúng là của tôi, là tài năng của tôi và tặng vật của riêng tôi, kết cục tâm hồn tôi sẽ đầy cái tôi và tự đại, và rồi những người xung quanh sẽ mong tôi sớm gặp khủng hoảng!

Không có cầu nguyện, mãi mãi chúng ta sẽ hoặc cạn kiệt sinh lực hoặc mang trong mình quá nhiều cái tôi, chỉ vậy mà thôi.

Fr. Ron Rolheiser, OMI

From: ngocnga_12  &

Anh chị Thụ Mai gởi

Những người “ăn xin” cao cả

Một cô bé bán khoai, một chị bán cơm hộp, cùng cậu học trò thường ngày “buôn thúng bán bưng” ở bệnh viện đã không vô cảm khi thấy một sản phụ gần như bị bỏ rơi, nằm mê man bất tỉnh với vết thương sâu vào tận xương, dòi bọ lúc nhúc.

Thế rồi, một ngày nọ Hải Phòng nóng như đổ lửa, họ tạm gác công việc hằng ngày để “đi xin”, chỉ trong vài tiếng, họ đã xin được hơn 10 triệu đồng giúp sản phụ.
Con số tiếp tục lên tới hàng chục lần khi cảnh đời bất hạnh của người sản phụ ấy được đưa lên diễn đàn mạng, để rồi viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Vác rổ xin tiền cứu người
Ngày 9.6, trên facebook cá nhân của tôi hiện “lời hiệu triệu” của một người bạn: “Hãy cứu giúp chị Hà Thị Ngân bị bệnh viêm não trong khi đang mang thai 8 tháng”. Lời lẽ thống thiết miêu tả chị này đang nằm ở Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp (Hải Phòng) thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị bỏ bê dẫn tới những vết thương hoại tử. Trong khi người nhà dường như coi sản phụ như đã chết, thì có những người không hề quen biết dang tay giúp đỡ. Nhìn bức ảnh chụp 5 người tay giơ cao tấm biển, mang theo chiếc rổ, khóc nức nở mong mọi người thể hiện lòng từ tâm, tôi tự nhủ: Mình phải gặp những người này.
Người nằm trên giường bệnh là Hà Thị Ngân- sinh năm 1986, ở phố Thiên Lôi, quận Lê Chân (Hải Phòng). Chuyện đời của cô là chuỗi dài bất hạnh. Ngân người dân tộc Tày, ở vùng núi tỉnh Tuyên Quang. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, 13 tuổi Ngân xuống Hà Nội, rồi Hải Phòng rửa bát thuê cho các hàng ăn kiếm sống. Ở thành phố cảng, số phận run rủi cô yêu rồi về sống như vợ chồng với một thanh niên có tên Khoa ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Không một lần được mặc áo cô dâu, may mắn lắm cách nay 3 tháng cô được đăng ký kết hôn với người đàn ông này khi cái thai trong bụng đã được 5 tháng. Nhưng rồi tai họa ập xuống, bỗng dưng cô bị co giật liên hồi, các bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm não. Sau vài lần đưa cô đi điều trị tại bệnh viện, chồng và gia đình dường như… quên luôn.
Nửa tháng trước, khi Ngân được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Sản Trung ương thì sức khỏe của cô cùng đứa con trong bụng đã yếu lắm rồi. Vì quá mệt mỏi hay thiếu tình yêu thương vợ con, chồng lên chăm vợ dường như chăm cho có vì. Bằng chứng là sau 15 ngày nằm viện, Ngân chẳng được vệ sinh sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện, sản phụ đã bị viêm nhiễm vùng hông. Vết thương ngày một lan rộng và tới ngày 7.6, khi các bác sĩ tiến hành tiểu phẫu, vệ sinh thì vết thương đã lan rộng to như cái bát, hoại tử sâu, nhìn thấy cả xương cùng xương cụt, dòi bọ lúc nhúc xung quanh vết thương.
Có lẽ sản phụ Hà Thị Ngân cùng đứa con trong bụng sẽ vẫn nằm đó, chết dần chết mòn với vết thương lở loét, ăn dần vào da thịt nếu không có một phép màu. Phép màu đó không đến từ cô tiên, ông bụt, mà đến từ một chị bán cơm hộp, cô gái bán khoai ở Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng), một bác bệnh nhân nằm điều trị cùng khoa và một em học sinh lớp 10.
Trong những ngày xách cơm hộp, mang khoai lang, bánh mì đi bán dạo ở Bệnh viện Việt-Tiệp, chị Nguyễn Thị Hương cùng em trai là Nguyễn Quang Hào (học sinh lớp 10C6 Trường THPT Đồng Hòa) và chị Vũ Thị Hường- đều ở khu đường tàu quận Lê Chân- thấy cảnh tượng thương tâm: Sản phụ Hà Thị Ngân nằm bất động trên giường bệnh với vết thương lở loét mà thỉnh thoảng mới thấy người nhà đến chăm sóc. Trong một lần hiếm hoi, chị Hương gặp bà mẹ chồng sản phụ, hỏi sao lại để con dâu nằm đáng thương như vậy, bà mẹ chồng lạnh lùng: “Nhà nghèo, hết tiền”.
Như một định mệnh, ngày 6.6 chị Hương, chị Hường và em Hào cùng gặp một bệnh nhân chuẩn bị xuất viện là bác Xuân ở phòng 304 khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp, chuyện của 4 người xoay quanh hoàn cảnh thương tâm của Hà Thị Ngân. Chị Hương kể: “Một quyết định “đi xin” được cả 4 người chúng tôi đưa ra một cách chóng vánh. Thằng Hào chạy về lấy tấm bìa cáctông viết dòng chữ: “Làm ơn!!! Mọi người hãy giúp một cô gái ở phòng 308 khu C, Bệnh viện Việt-Tiệp. Cô gái ấy đã bị bại não nhưng trong bụng là đứa bé 8 tháng tuổi. Không có tiền để phẫu thuật cứu đứa bé. Nếu không phẫu thuật nhanh thì cả hai người sẽ chết”. Hương lấy cái rổ thường ngày bán khoai làm rổ đựng tiền, và chúng tôi đi xin”.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Một bức ảnh người dân chụp được rồi đưa lên Facebook, trong ảnh có cô gái xinh xắn, nước mắt thấm ướt cả ngực áo – cô gái ấy tên Hường – người ta thường gọi là Hường khoai vì cô ấy bán khoai. “Chắc em mất nhiều nước mắt lắm nhỉ?” – tôi hỏi. “Em cũng chẳng biết vì sao mà lúc đó em lại khóc… như trẻ bị đòn đến thế. Khóc nức nở, khóc đến mức 2 ngày sau mắt vẫn còn sưng vù anh ạ. Em cũng chẳng biết người ta chụp ảnh mình rồi đưa lên mạng lúc nào nữa. Thật buồn cười nhưng vui lắm, vui nhất là khi đọc những dòng trên Facebook: “Cảm ơn em, vậy là chị Ngân được cứu rồi”.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 2h chiều đến 11h ngày 6.6, họ đã xin được 10,5 triệu đồng giúp sản phụ Hà Thị Ngân. Không chỉ có vậy, một bức ảnh đắt giá đã được một người dân vô danh nào đó chụp rồi đưa lên mạng Internet, để rồi hàng trăm người xúc động kéo đến giúp sản phụ này, viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Khi bạn đọc bài này, các chị Hường, Hương đã quay lại công việc thường ngày: Bán cơm, bán khoai ở cổng Bệnh viện Việt-Tiệp, em Hào cắp sách đến trường, còn bác Xuân nằm nhà dưỡng bệnh. Tuy vậy, trong mắt nhiều người, họ đã là những ông bụt, cô tiên giữa đời thường.
“Cơn sốt nhân đạo” tái hiện ở đất cảng
Hai bạn tôi- một gã đeo quân hàm đại úy, công tác tại một tờ báo trong ngành công an Hải Phòng, gã kia là bác sĩ chuyên khoa Mắt của Trường Đại học Y Hải Phòng. Cả hai đều có một “sở thích” là, hễ rảnh rỗi là đi làm từ thiện, nên cùng một số người lập một nhóm từ thiện tự phát mang cái tên lạ hoắc: “Mặc ấm Hải Phòng”. Tấm ảnh chụp nhóm người mang rổ xin tiền để giúp sản phụ Ngân, một ngày sau đã đến với gã bác sĩ. Một cú điện thoại và 2 gã lập tức lên đường tới khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp.
Với những gì tận mắt chứng kiến, lời “hiệu triệu” với những lời lẽ thống thiết được 2 gã tung lên mạng Internet. Lập tức, thông tin lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Hàng ngàn bình luận đẫm nước mắt cùng những câu khẳng định sẽ đồng hành, giúp đỡ sản phụ Ngân được đưa ra. Và họ đã làm như đã hứa.
Chỉ trong vòng 3 ngày – từ 7 đến 10.6 – hàng trăm người nườm nượp đổ về khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp thăm Ngân. Những đồng tiền 100, 200, 500 nghìn; có đồng tiền đặt trang trọng trong phong bì, có đồng tiền nhàu nhĩ được rút ra từ túi bà bán thịt, em sinh viên, anh công nhân… gom góp giúp Ngân. Số người đến quá đông khiến Bệnh viện Việt-Tiệp phải cử ra một ban để tiếp nhận ủng hộ, tiếp nhận số tiền này để điều trị cho Ngân và đứa con trong bụng cô.
Đến nay đã có gần 120 triệu đồng được gửi đến sản phụ Ngân. Nằm bất động trên giường bệnh, Hà Thị Ngân không biết tới vết thương ăn sâu vào tận xương tủy, cũng không biết tới những tấm lòng nhân ái đang cố giúp cô duy trì sự sống. Cô cũng không biết tới những chuyện buồn về gia đình, về những việc mà họ đã đối xử với mình, với những người hảo tâm đã giúp mình. Có lẽ sau khi tỉnh dậy, cô nên quên hết những bạc bẽo, thờ ơ, mà chỉ nên để đọng lại hơi ấm của “tình người dưng”…
Cháu bé sinh ra trong hạnh phúc vô bờ

Ngày 10.6, gia đình sản phụ Hà Thị Ngân đã quyết định xin chuyển viện cho bệnh nhân từ Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng) lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Có 5 người thay mặt các nhóm tình nguyện theo xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để chăm sóc cho Ngân. 20h ngày 11.6, Ngân được đưa lên bàn mổ lấy thai nhi.
Trao đổi với chúng tôi trước khi tiến hành ca mổ, bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tình trạng của mẹ con sản phụ tiên lượng rất xấu, bệnh viện chỉ hy vọng khả năng sống sót của cháu bé là 50%, còn Ngân thì không hy vọng gì. Tuy vậy, sau gần 1 giờ, con của Ngân đã chào đời, nặng 2kg, được chuyển sang nuôi trong lồng kính. Riêng Ngân thì đang hôn mê, nhưng vẫn còn nhiều hy vọng sống.
Theo Việt Hoà
Lao Động

Những Độc Chiêu Của Đệ Tử Cái Bang Ở Việt Nam

Những Độc Chiêu Của Đệ Tử Cái Bang Ở Việt Nam

(06/07/2013)

Tác giả : Trúc Giang MN

Trúc Giang MN

nguồn:vietbao.com
1* Mở bài

Giữa trời nắng gắt hay đêm khuya mưa lạnh, nhiều người già yếu, tàn tật phải dãi dầu trên đường phố để xin cho đủ số tiền quy định đem về nộp cho những kẻ chăn dắt.

Ăn mày tượng trưng cho sự nghèo đói. Những mánh khoé gian manh, xảo trá, tàn bạo, độc ác phía sau hiện tượng ăn mày ở Việt Nam ngày nay cho thấy cái truyền thống đạo đức tốt đẹp ngàn năm của dân tộc đã xuống cấp và suy đồi trầm trọng.

Đạo quân cái bang đã làm hoen ố bộ mặt của chế động Cộng Sản ngày nay ở Việt Nam.

Ăn mày là ai? Ăn mày là ta, đói cơm rách áo mới ra ăn mày.

2* Giải mã “kỹ nghệ” độc nhất vô nhị của ăn mày Việt Nam

Nhiều ngón nghề của đệ tử cái bang làm cho người ta phải giật mình.

Phóng viên Giáo dục Việt Nam thuật lại: “Trong số những người ăn mày ngồi vật vạ ven đường, nổi bật một phụ nữ “cụt chân” nằm lê lết, kêu khóc thảm thiết, khiến ai cũng động lòng thương cảm, nhưng mấy ai biết được rằng đàng sau cảnh thương tâm đó là một phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh. Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.

Bị bắt quả tang, chị ta không ngần ngại thú nhận: “Muốn họ cho tiền thì phải biết cách làm cho mình càng thảm thương càng tốt. Người ta nhìn vào phải cảm động thì mới xin được tiền của họ”.

Ở một góc phố khác, người cha khuyết tật, trong bộ quần áo tả tơi, ôm đứa con chưa hết mùi sữa mẹ. Tiếng khóc trẻ thơ với vẻ mặt đau thương của người đàn ông khiến cho người chung quanh không khỏi mủi lòng, người cho vài ngàn, chỉ trong chốc lát, tiền giấy đầy xô.

Đệ tử cái bang nầy kể lại. Việc đánh động lòng trắc ẩn hữu hiệu nhất là dùng trẻ thơ, nhưng việc nầy không đơn giản, phải chịu khó thuyết phục, mượn con cháu của người trong họ hàng, hoặc phải chia tiền cho những cha mẹ nghèo khổ. Thường thì phải ngắt nhéo cho trẻ khóc thét lên để gây chú ý thiên hạ.

3* Câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing của đệ tử Cái Bang

Một người khách thuật lại câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing (Tiếp thị trong kinh doanh) của một gã ăn mày.

“Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày sấn đến trước mặt, “Xin anh cho ít tiền”. Tôi cho hắn tiền rồi gạ chuyện, thế nhưng tên ăn mày nầy đã cho tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn chương trình MBA (Master of Business Administration degree -Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh) mà tôi đã học ở trường.

Tôi nhìn ông ta. Đầu tóc rối bù, áo quần rách nát, tay chân xương xẩu nhưng sạch sẽ”.

Qua phần đối thoại giữa người bố thí và kẻ ăn mày, có thể tóm tắt câu chuyện độc đáo như sau.

3.1. Phân tích mục tiêu

“Tôi chỉ ăn mày ở khu vực mua sắm sang trọng nầy thôi. Chỉ cần liếc qua một phát là thấy anh ngay: đi mua Gucci ở Plaza nầy chắc chắn là có nhiều tiền.”

Ông ta mở máy. “Làm ăn mày cũng phải ăn mày có khoa học”.

– Ở nam thanh niên. Ăn mặc sang trọng, mua sắm ở khu vực sang trọng, có thu nhập cao nên tiêu tiền không lưỡng lự.

– Ở những đôi nhân tình. Không thể để mất mặt với bạn gái vì thế nên phải tỏ ra hào phóng.

– Ở các cô gái trẻ đi một mình. Đối tượng chính là ở tuổi từ 20 đến 30. Nếu còn nhỏ quá thì chưa làm ra tiền. Nếu lớn quá thì có thể có gia đình, chồng con nên chi tiêu có giới hạn, tiết kiệm, hạn chế.

3.2. Thu nhập trung bình mỗi ngày

“Từ thứ hai đến thứ sáu, trung bình được khoảng 200 ngàn đồng mỗi ngày. Cuối tuần thì có thể từ 400 đến 500 ngàn.

Tôi cũng làm việc 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày, từ 11 giờ đến 19 giờ, cuối tuần đi làm như thường. Mỗi lần xin tiền một người khoảng 5 giây, trừ thời gian đi lại để tiếp cận các mục tiêu, là cứ một phút, tôi nhận được một tờ 1000 đồng. Mỗi ngày 8 giờ nhận được khoảng 480 tờ 1,000$, tính ra tỷ lệ thành công 60% thì thu được khoảng 300 ngàn mỗi ngày.

Chiến lược của tôi, dứt khoát là không bám đuôi khách hàng, vì nếu họ muốn cho thì đã cho ngay từ đầu rồi. Như vậy bám đuôi là lãng phí thời gian có giới hạn.

Có người cho rằng, ăn mày có số hên xui, tôi không nghĩ thế.

Ví dụ. Nếu có một cặp gồm thanh niên đẹp trai và một thiếu nữ xinh đẹp đứng trước shop bán đồ lót và mỹ phẩm, thì tôi đến xin tiền người thanh niên kia, vì trước người đẹp anh ta phải tỏ ra hào phóng, vì keo kiệt là điều mà phụ nữ không thích.

Một ví dụ khác. Hôm nọ, trước siêu thị hạng sang Big C, có một thiếu nữ tay xách gói đồ vừa mới mua ở siêu thị ra, đồng thời, có một cặp nam nữ có vẻ yêu nhau, đang đứng ăn kem. Qua phân tích chớp nhoáng trong óc, tôi đến xin tiền cô gái đứng một mình, cô liền cho tôi 2 tờ 1,000$, vì cô có tiền thừa, tiền lẻ do siêu thị thối lại.

Trái lại, cặp tình nhân đang đứng ăn kem, tay cầm kem nên không tiện mở bóp, lục ví, cho nên họ sẽ trả lời không có tiền lẻ. Thật ra, những người giàu thường xài tiền lớn hoặc thẻ tín dụng.

Làm ăn mày cũng phải động não, nếu cứ nằm ệch ra ở xó chợ, ở cửa chợ, ở cầu thang lên đường vượt giao lộ, bởi vì ở cổng chợ thì khách vội vàng, mang xách cồng kềnh, có ai thuận tiện cho tiền ăn mày bao giờ đâu?”

Anh ăn mày thuật lại một câu chuyện độc đáo. “Có lần, một người nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào lên lầu 100 lần “Hồng ơi! Anh yêu em”, với giá 50 ngàn đồng. Tôi tính ra, cứ mỗi tiếng gọi thì mất 5 giây, so vụ nầy với việc ăn mày thì tôi được 500 đồng, lớn hơn gấp 10 lần gọi 100 tiếng, nên tôi từ chối, vì vừa ít tiền, vừa khan cổ, mất sức lao động.

Ở đây, một tên ăn mày có thể được cho tiền từ 800 lần đến 1,000 lần mỗi tháng, mà tính ra ở thành phố 3 triệu dân nầy, thì trung bình có khoảng 10,000 người bố thí cho một ăn mày, như vậy, tính ra thu nhập được ổn định, cho dù kinh tế thế giới có lên xuống đi nữa, thì tình hình ăn xin ở đây vẫn ổn định.

Tôi thường nói, tôi là người ăn mày vui vẻ, bởi vì ăn mày là nghề nghiệp của tôi, tôi phải hiểu niềm vui do nghề nghiệp mang đến. Nhiều người ăn xin chỉ vui khi nhận được nhiều tiền, tôi bảo chúng rằng, vì vui vẻ nên mới nhận được nhiều tiền.

Lúc trời mưa gió, ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc lăn ra ngủ, tôi bảo chúng đừng nên làm thế, mà hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.

Tối về, tôi dắt vợ con đi chơi. Ngắm trời đêm. Nhà ba người nói cười vui vẻ. Có lúc gặp đồng nghiệp ăn mày tôi cũng vất cho họ một vài ngàn đồng để thấy họ được vui. Nhìn họ vui, cũng như nhìn chính bản thân mình vậy”. Một triết lý ăn mày đáng lưu ý.

– Ông cũng có vợ con sao? người khách hỏi.

– Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ. Con tôi đi học. Tôi vay nợ ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ trong 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết. Tôi phải nổ lực kiếm tiền. Con tôi phải lên đại học, tôi sẽ cho nó học ngành quản trị kinh doanh để con tôi trở thành người ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

3.3. Kỹ thuật Marketing của ăn mày

Gã ăn mày kết luận. “Ăn mày cũng phải cạnh tranh với nhau. Tôi vượt trội hơn bọn đối thủ ăn mày khác là do tôi biết áp dụng bảng phân tích SWOT trong Marketing”.

*(SWOT Analysis gồm có: S=Strengths: ưu thế. W=Weaknesses: điểm yếu, bất lợi. O=Opportunities: thời cơ. T=Threats: nguy cơ)

Ưu điểm S của tôi là tôi không làm cho người ta phản cảm, lánh sợ, là 2 yếu tố tránh được bất lợi (W). Cơ hội (O) thì chỉ là yếu tố bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, cụ thể như thành phố nầy đông 3 triệu người nên có nhiều cơ hội xin được tiền hơn thành phố thưa dân và nghèo. Nguy cơ (T) là thành phố có quyết định tích cực tiêu diệt nạn ăn xin hay không, thành phố nầy không có nguy cơ đó, nên tôi còn đi ăn mày như hôm nay”.

Bảng phân tích tương tự như nguyên tắc: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, trong chiến thuật, chiến lược dụng binh của người xưa.

Gã ăn mày nầy có đầu óc của một trí thức, thật là hiếm có.

4* Ăn mày chê tiền

Có câu “Ăn mày mà đòi xôi gấc”. Mới nghe tưởng như việc lạ đời nhưng thật ra nó đã xảy ra ở nhiều nơi trong xã hội Việt Nam ngày nay, làm cho người bố thí phiền hà không ít.

“Cho hai nghìn không đủ mua mớ rau”

Một bà ăn mày nói với cô sinh viên: “Cô tính thế nào chứ hai nghìn bây giờ không đủ mua mớ rau, lần sau mất công cho thì cho tử tế nhé”. Câu nói của bà lão ăn xin làm cho nhiều người phải sốc. Cô sinh viên giải thích: “Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng để đi xe bus, nếu có hơn, cháu đã cho bà rồi”. Chứng kiến cảnh trên, một người nói “Ăn mày mà còn đòi xôi gấc”.

Anh Hoàng Anh Tuấn (Cổ Nhuế, Từ Liêm) chia sẻ: “Lần trước đi chùa. Có người xin tiền. Tôi mở ví ra nhưng không ngờ không còn tiền lẻ, tôi đành cáo lỗi, thì anh ta bảo: “Không sao, anh đưa tiền chẵn đi, tôi sẽ thối tiền lại cho”.

Chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) góp ý: “Nói thật, có lần tôi gặp chị em nhà nầy đi ăn xin. Thương tâm quá, tôi rút ví cho ba nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 ngàn của nó lên bảo “Cho thêm hai nghìn mới đủ mua mớ rau nhé”.

Xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá, ăn mày cũng thay đổi thái độ, nhiều khách cho ít tiền bị ăn mày tỏ thái độ khinh rẻ, chửi mắng.

Tại bến xe Mỹ Đình. Khách đang chờ xe. Bố con ăn mày đến. Người cho chục nghìn, người năm ba nghìn, một người cho hai nghìn thì người ăn mày bèn tỏ thái độ. Hắn đưa cái nón đựng tiền ra nói “Không thấy người ta cho bao nhiêu đây sao mà vứt hai nghìn vào đây?”. Nói xong, anh ta nhặt tờ giấy bạc trả lại người cho.

Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật, nói: “Nói nhỏ với mấy chú nhé, lần sau gặp bọn nầy thì nên tránh xa. Toàn là bọn lừa đảo thôi, ngày nào chúng cũng lượn qua lượn lại, thấy khách là nhào đến xin tiền”.

5* Ăn mày thời hê lô, thanh kiu

Việt Nam mở cửa hội nhập thế giới, ăn mày cũng “ăn theo”, ăn mày quốc tế. Ăn mày thời hê lô, thanh kiu.

Ở Hà Nội, một cặp du khách người Tây vừa bước xuống taxi thì một bà ăn mày sà đến, bập bẹ vài tiếng Tây ba rọi. Bà lão rách rưới, dơ bẩn bám miết cặp vợ chồng Tây.

Tờ một đô la được nhận từ cái lắc đầu kèm theo thái độ và ánh mắt khó chịu của du khách, nhưng bà lão ăn mày Việt Nam thì rất vui mừng, vì một khách Tây bằng mười khách Việt. Một đô la ăn 16,000 đồng VN.

Ăn mày thời hê lô, thanh kiu được huấn luyện chuyên nghiệp hơn. Cả một đội quân cái bang, cụt chân, cụt tay, bó bột, quần áo dơ bẩn tả tơi bu vào chèo kéo, bám chân du khách, có người còn xổ một tràng tiếng Tây: “Hello sir, madam, please give me some of ur money pocket” có thể hiểu theo ý như sau, “ông bà Tây ơi, cho tôi vài đồng lẻ đi”.

Huế hết thời mộng mơ rồi

Một người dân Huế thấy cái kịch bản ăn mày Hà Nội diễn ra ở đất Thần Kinh (do câu chuyện Thần bí của Kinh Đô thời Trịnh Nguyễn phân tranh) đã than thở “Huế hết cái thời mộng mơ rồi!”

6* Câu chuyện về Làng ăn mày
6.1. Làng Ăn Mày Quảng Thái

Hồi tháng 6 năm 2012, bí thư đảng ủy xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Năm 1993, xã Quảng Thái nổi tiếng vì thành tích có đông người ăn mày nhất nước. Chỉ có 9,000 dân mà đã có 700 trẻ em nghỉ học ra thành phố lang thang đi ăn xin. Trường Phổ thông Cơ sở xã Quảng Thái lúc đó buồn thiu, chỉ còn có hai lớp với vài chục học sinh”.

Nhắc lại việc cả làng đi ăn mày, ông Cao Tiến Việt, Bí thư xã cho biết, đó là thành hoàng (Thành hoàng là Thần được dân làng thờ ở đình làng) của làng Quảng Thái là một ông tổ nghề ăn mày, nên được dân địa phương coi nghề ăn mày là cha truyền con nối. Thật sự là từ nhiều đời, đình làng nầy thờ thành hoàng là ông tổ nghề ăn mày.

Nhưng thực tế không phải vậy. Người dân đi ăn mày là do hậu quả của nghèo đói. Xã không có đất canh tác, địa phương phải hứng nhiều trận bão, cộng thêm thời kinh tế bao cấp của Chủ Nghĩa Xã Hội, dân đói, nên đi xin ăn.

Chính quyền xã không có biện pháp cứu trợ hoặc giúp đở vật chất, mà chỉ phát động tuyên truyền, đến từng nhà động viên cha mẹ, nhờ họ kêu gọi con em trở về tiếp tục đi học. Chị Nguyễn Thị Dục, Chủ tịch Phụ Nữ xã cho biết, đi đến đâu cũng được trả lời như nhau “Con tôi sinh ra, cho nó đi đâu, làm gì là quyền của tôi. Không ai giúp đở chúng tôi thì xin đừng xía miệng vào. Kêu nó về thì lấy gì mà ăn, tiền đâu mà đi học? Làng xã cho có chúng tôi đồng nào không?. Bộ chúng tôi muốn cho con đi ăn mày lắm hay sao?”

Trước tình trạng đó, cơ quan văn hoá thông tin xã đi giải thích về việc cha mẹ phải bảo vệ quyền trẻ em mà Liên Hiên Hiệp Quốc quy định, đó là: trẻ em có quyền được sống với gia đình, quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được đi học…, mà quốc tế công nhận. Việc kêu gọi như thế là vô ích trước tình trạng của Làng Ăn Mày Quảng Thái nầy.

Trong 400 hộ ở Quảng Thái có 249 hộ có người đi ăn xin chuyên nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho biết: năm 1995 có 571 lượt người đi xin ăn, năm 1998 có 167 lượt.

Quảng Thái trở thành một “thương hiệu” của ăn mày. Bí thư Cao Tiến Việt cho biết, “Cái khổ nhất là nhiều người ở tỉnh khác, đi xin ăn đều bảo là người của Quảng Thái, có nghĩa là ăn mày rặt nòi, chính hiệu, họ lấy cái danh mà thiên hạ đặt cho Làng Ăn Mày để làm kế sinh nhai.

Cái khổ do người ăn mày tạo ra chưa dứt, thì đến cái khổ của những tờ báo ngồi ở Hà Nội, Sài Gòn viết về Quảng Thái, đó là tờ báo “T” ở Sài Gòn, báo “G” của một cơ quan dân số, đã viết những bài hoàn toàn sai sự thật về Quảng Thái. Họ thêm mắm dậm muối, nào là có “lớp dạy trẻ em ăn mày”, “trẻ em bỏ học để đi ăn mày”, “ăn mày xây nhà 3 tầng”.

Năm 2004, nước Hoà Lan đến giúp dân làng trong đề án C.A.M (Chống Ăn Mày). Đến năm 2012, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao là 26.3%.

6.2. Huyền thoại về ngôi mộ ông tổ Cái Bang Làng Quảng Thái
Trong dân gian có lan truyền về câu chuyện bốc mộ thành hoàng.

Thành hoàng là ông thần được thờ trong Đình làng, được tôn trọng, xem như thần hộ mạng, bảo vệ đời sống sung túc và an cư lạc nghiệp của dân làng. Mỗi năm có tổ chức lễ Kỳ Yên, tức là lễ cầu an, cúng bái, bày những trò vui chơi như hát chèo, hát bội, chọi gà, chọi trâu, đánh cờ…

Câu chuyện về thần ăn mày Quảng Thái. “Đó là một ngày rất xa xưa, khi người dân bốc mộ thành hoàng, thì bốc nhằm mộ của một người ăn mày có tiếng tăm trong làng. Cả làng chưa biết làm sao thì các phụ lão bảo phải mời thầy pháp, thầy phù thủy trong vùng đến xem xét lại long mạch và chỉ lối cho dân làng phải làm gì.

Đứng trước ngôi mộ mới đào lên, thầy phù thủy phán rằng: “Để cho linh hồn của người ăn mày được bình yên, hài long, và có đủ quyền uy bảo hộ bá tánh, thì từ nay trở đi, hàng năm, cứ sáng mồng một Tết nguyên đán, thì từ lý hào, điền chủ đến dân đen, phải đóng cửa, đi ăn mày ở xứ người.” Huyền thoại cả làng đi ăn mày vào ngày Tết bắt đầu từ đó, được truyền tụng trong dân gian”.

Và hiện tượng cả làng đi ăn mày vào ngày mồng một Tết là có thật trong quá khứ. Trước kia, thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông cho thi hành chính sách “ngự binh ư nông” trên mảnh đất vùng biển nầy, tức là cho quan quân triều đình đến trấn giữ bờ biển và tự túc lương thực bằng làm nghề nông.

Một lần khi Tết Nguyên đán gần kề, chánh sứ Tô Chính Đạo dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, khi chiến thắng trở về, tổ chức khao quân và ăn Tết vào tháng hai âm lịch. Tục ăn Tết trễ được giữ những năm sau đó, có lẻ để nhớ ơn những người lập ấp và giữ nước.

Lịch sử ghi như thế, nhưng dân gian những thế hệ sau truyền miệng là dân làng bỏ Tết đi ăn mày. Thật ra cũng không có gì lạ cả, do mê tín mà có nhiều làng sùng bái như thờ cúng những người chết vào giờ trùng như “Thần chết nghẹn”, họ  thờ “Thần Tà  Dâm”, Thần rắn“. Ở xã Lộng Khê, huyện Phủ Dực, tỉnh Thái Bình dân làng thờ “Thần Ăn Trộm”, làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông dân làng thờ “Thần trẻ con”…

7* Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo ăn xin

Ngày 10-6-2012, nhóm phóng viên điều tra đưa lên bài viết tựa đề “Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo trẻ ăn xin”

Nhiều trùm chăn dắt đánh đập trẻ em đến tàn tật để người khác rủ lòng thương mà cho tiền.

Các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông đảo nhất trẻ ăn xin từ 4 tuổi đến 12 tuổi. Nhiều người thường có chung một ý nghĩ, đó là những trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhưng thật ra có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của những tên trùm chăn dắt ăn xin.

7.1. Huấn luyện trẻ ăn mày bằng roi da

Hồi tháng 5 năm 2012, Sài Gòn bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông sau những cơn mưa tầm tã. Trong dòng xe hì hụt nhích từng bước trên biển nước, Nguyễn Văn Tí, 12 tuổi quê An Giang, khập khiễng bì bõm lết đi xin tiền hết người nầy đến người khác. Vẻ mặt sợ hãi đến tội nghiệp của em bé khiến ai cũng thương cảm.

Tí cho nhóm phóng viên biết, năm 6 tuổi em bị cha mẹ bán cho một người tên Tuấn ở Sài Gòn.

Vừa bước chân vào nhà ông ấy thì bị một trận đánh phủ đầu dằn mặt. Đám đệ tử của ông ấy huấn luyện suốt hai tháng để trở thành một ăn mày chuyên nghiệp. Ông ấy dùng roi mây, roi da đánh vào chân cho đến khi chân không còn cảm giác, phải đi khập khiễng mới thôi.

Được Tí giúp đở, nhóm phóng viên đến tìm hiểu tại một lò đào tạo trẻ ăn mày ở quận 7 do người chăn dắt là ông Bính, 56 tuổi.

Đường dây nầy có 15 trẻ em, trong đó có Tí được coi là “mỏ vàng số 1”. Vào lúc 14 giờ, ông Bính lăm lăm cái roi da trên tay, miệng luôn hò hét đám đàn em huấn luyện 4 em “lính mới” từ 10 đến 12 tuổi. Ông Bính liên tục quất roi da vào chân cẳng những đứa bé cho đến khi có tiếng thét thất thanh “Chú đừng đánh cháu nữa. Cháu đã gãy chân rồi!”.

Cạo đầu, đánh vào bộ phận sinh dục, bẻ gãy chân hoặc gãy tay, bỏ đói, cho ăn muối trộn ớt để hành hạ và khống chế trẻ ăn xin.

7.2. Phát biểu của Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn

Ông Huỳnh Văn Bình, Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn cho biết, việc làm của những tên trùm chăn dắt nầy quá tàn nhẫn và độc ác. Họ bóc lột thậm tệ những đứa trẻ còn quá nhỏ, chính quyền chưa chấm dứt được địa ngục trần gian của đám trẻ đáng thương nầy.

Những đường dây chăn dắt thường thay đổi chỗ ở luôn nên công an khó khám phá. Thật ra, việc triệt hạ các đường dây chăn dắt cũng dễ thôi. Việc đơn giản nhất là theo dõi đám trẻ ăn mày về tận ổ cũng không khó khăn gì.

8* Ăn mày ở Trung Cộng

8.1. Trung Cộng gom ăn mày vào cũi sắt

Để tránh nạn ăn mày quấy rầy và lừa gạt du khách, nhiều địa phương ở Trung Cộng đã gom họ vào trong cũi sắt.

Ngày 15-9-2012, nhân ngày lễ hội ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, nhà nước đã dựng một cái lồng sắt dài 50 mét phía trước cổng miếu, nhốt tất cả ăn mày vào trong đó. Trẻ nhỏ, con cái ăn mày cũng bị nhốt luôn.

Biện pháp nhất thời nầy chỉ ngăn chặn trong ngày lễ nhưng không phải là giải pháp chấm dứt được nạn ăn mày.

8.2. Những hiện tượng ăn mày gây xôn xao ở Trung Cộng

Cộng đồng cư dân mạng Trung Cộng, nhất là tuổi trẻ, bị cấm và hạn chế nhắc đến những cụm từ như “Thiên An Môn”, nhân quyền, tự do, dân chủ…nhưng được tự do nói về những đề tài hot boy, hot girl và tài tử điện ảnh…

8.2.1.”Lãng tử nhặt rác” làm chao đảo cư dân mạng

Đầu năm 2012, tại một khu phố ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, thường xuất hiện một chàng ăn mày bảnh trai, phong cách sành điệu giống như diễn viên nổi tiếng Tạ Đình Phong. “Lãng tử nhặt rác” là cái tên mà dân cư trên mạng đặt cho anh ta.

Qua những bức ảnh được tung lên mạng, nhiều người mô tả “hot boy ăn xin” nầy thích mặc áo vest, đeo kính râm, đội nón bạc, luôn luôn có điếu thuốc trên môi, đầy phong cách một lãng tử. Thế là nhiều cô gái đua nhau bàn tán về lãng tử nhặt rác nầy như là một thần tượng của họ.

8.2.2. Hot boy xuyên lục địa

Một chàng trai khác tên là Cheng Guoreng, nổi bật đầy chất phong trần, bụi bặm, được các cô đặt cho cái biệt danh là “Chàng ăn mày phong lưu đệ nhất”. Tin tức trên mạng khiến cho báo chí dưới đất liên tục săn đón như đối với một siêu sao điện ảnh vậy.

Cheng Guoreng sống tha phương cầu thực ở Ninh Ba, Chiết Giang. Hình ảnh bề ngoài bảnh trai, bụi đời, sương gió, đã thu hút sự hâm mộ, không những chỉ ở Trung Cộng mà thậm chí còn lan sang Nhật Bản và Nam Hàn nữa. Đúng là gã ăn mày xuyên lục địa đã làm cho dân mạng xôn xao một thời.

8.2.3. Hot boy ăn mày sành điệu nhất

Giữa năm 2012, một chàng ăn mày có phong cách phong lưu, lịch lãm tên là Zhou Fei trở nên nổi tiếng với danh hiệu “Gã ăn mày sành điệu nhất Trung Quốc”. Lang thang từ năm 14 tuổi với quyết tâm trở thành ăn mày chuyên nghiệp vào năm 2011. Khi ăn xin, mặc bộ đồ vest giá 600 USD, xức dầu thơm đắt tiền và tạo kiểu tóc.

“Doanh thu” của Zhou Fei lệ thuộc vào thời tiết, có ngày được 1,500 USD nhưng cũng có hôm không được đồng xu ten nào cả.

8.2.4. Lãng tử nhặt rác đốn tim fan nữ

Giữa tháng 3 năm 2013, một hiện tượng “hot boy ăn mày” khác xuất hiện ở phố Liễu Cảng tỉnh Sơn Tây. Chàng “hoàng tử nhặt rác” nầy thu hút khách đi đường bởi chiều cao độ 1m80, gương mặt tự tin, mái tóc lãng tử cùng cặp kiếng râm sành điệu, xử dụng xe đạp làm phương tiện hành nghề. Khoát lên chiếc áo vest, vác trên vai một bao rác, điếu thuốc luôn ngậm trên môi.

Khi có người hoặc ống kính hướng đến, thì chàng trai vẫn tỏ thái độ thản nhiên, đồng thời, cử chỉ điệu bộ giống như một diễn viên đang tạo dáng chụp hình.

Một trang mạng của nhóm teen girl liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin của “hoàng tử ăn mày” lạ lùng nầy. Hình ảnh của chàng trai bụi khiến cho một cô gái muốn phát điên lên thú nhận như bị tiếng sét ái tình. Thật là không sao hiểu nổi bọn con gái tàu khựa trong thời buổi nầy được.

9*. Lịch sử Cái Bang trong tiểu thuyết Kim Dung

Ảnh hưởng của tiểu thuyết Kim Dung đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam, hai chữ “Cái Bang” thường được báo chí xử dụng để chỉ người ăn mày, ăn xin, hành khất, trên đường phố.

Trong tiểu thuyết, Cái Bang là một bang hội gồm những người không thích làm việc, mà chỉ muốn xin thức ăn thừa của thiên hạ. Kim Dung mô tả Cái Bang là Đệ nhất bang, gồm trên 60 vạn ăn mày, Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn mày là có Cái Bang, chủ trương làm việc nghĩa.

9.1. Lịch sử Cái Bang

Theo lời kể của Hồng Thất Công, Bang chủ đời thứ 18, thì Cái Bang có một lịch sử lâu đời, khoảng từ thời nhà Đường của Lý Thế Dân và thời Thiếu Lâm bắt đầu khai môn lập phái.

Bang Chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải sáng tạo ra 18 chiêu Hàng Long chưởng, tức là 18 chưởng chí cương buộc rồng phải đầu hàng, còn Đả Cẩu Bổng pháp thì chưa hoàn thiện.

Đến đời thứ ba thì Bang chủ bổ sung thành 36 chiêu hoàn chỉnh.

Thời cực thịnh của Cái Bang là lúc Kiều Phong làm Bang Chủ đời thứ 8, đã lập được nhiều chiến công cho võ lâm Trung Nguyên và nước Đại Tống. Nhưng Kiều Phong mất sớm, Cái Bang như rắn không đầu nên uy danh không còn lừng lẫy nữa. Đến đời Bang Chủ thứ 18 là Hồng Thất Công, thì Cái Bang khôi phục lại một phần nào.

Bang chủ thứ 19 là Hoàng Dung, nữ Bang chủ đầu tiên và sau đó chỉ có một nữ Bang chủ là Sử Hồng Thạch, con gái của Bang chủ Sử Hỏa Long.

9.2. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Cái Bang cũng đã có những thay đổi. Thời Bắc Tống, ngoài Bang chủ ra, có Tứ Đại Trưởng Lão và hai trưởng lão Chấp pháp và Truyền Công.

Thời Nam Tống, Cái Bang chia làm hai phái, phái áo dơ là Ô Y, và phái Áo Sạch là Tịnh Y.

Đến thời nhà Minh thì chỉ có hai lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu.

Đệ tử Cái Bang cũng được chia theo đẳng cấp: mới gia nhập thì thuộc cấp một (1 túi), rồi từ từ, theo công lao và thành tích mà thăng lên cấp hai (2 túi), cấp ba (3 túi)… cao nhất là các trưởng lão cấp tám (8 túi), cấp chín (9 túi). Trên hết là Bang Chủ, Bang Phó và 4 Đại Trưởng Lão.

Cái Bang được coi là tai mắt của thiên hạ. Khắp 4 phương: Đông Tây Nam Bắc, chỗ nào có ăn mày là có Cái Bang. Hệ thống tìm kiếm, thu thập tin tức và thông tin liên lạc là sở trường của tổ chức ăn mày nầy.

Đệ tử Cái Bang được phép học võ của bất cứ môn phái nào khác, nhưng tuyệt kỹ của hai môn võ trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp (Gậy đánh chó) chỉ truyền cho bang chủ đời kế tiếp mà thôi. Trong nghi thức nhậm chức Bang chủ thì mọi người lần lượt đến phun nước miếng (nước bọt) vào đầu Bang chủ mới.

9.3. Những Bang chủ có tiếng tăm

Những Bang Chủ được biết đến nhiều nhất là: Kiều Phong (đời thứ 8), Du Thản Chi (thứ 9), Hồng Thất Công (thứ 18), Hoàng Dung (thứ 19), Lỗ Hữu Cước (thứ 20), Gia Luật Tề (21), Sử Hoả Long (25), Sử Hồng Thạch (26), và Bang chủ sau cùng, đời thứ 45 là Trạng Nguyên Tô Khất Nhi (Tô Sáng) ở tỉnh Quảng Đông.

Cái Bang của Kim Dung là những người hành hiệp trượng nghĩa, có thời kỳ tham gia việc bảo vệ đất nước cho nên bị kẻ thù cài người vào nằm vùng đánh phá, gây chia rẻ để làm suy yếu bang hội nầy. Cụ thể là hoàng tử Hoắc Đô của Mông Cổ ngụy trang làm ăn mày nằm vùng, ra tranh chức Bang chủ với Gia Luật Tề, con rể của Quách Tĩnh – Hoàng Dung,  với mục đích là chiếm giữ chức “Chủ tịch cộng đồng” Cái Bang để đánh phá và gây chia rẻ đoàn thể, nhưng đã bị vạch mặt, bị chửi tơi bời, nhục nhã và thất bại thê thảm.

10* Kết

Những tiêu cực của ăn mày Việt Nam chỉ là một khía cạnh của muôn ngàn tiêu cực của xã hội Việt Nam ngày nay. Xã hội thay đổi, ăn mày cũng thay đổi, ngày càng xấu xa hơn.

Tình trạng bắt trẻ em đi ăn xin ngày càng phổ biến và tràn lan trên các thành phố lớn, nhất là thành phố mang tên bác, thành phố Hồ Chí Minh.

Những kẻ tán tận lương tâm, độc ác đã lạm dụng các em nhỏ không đủ sức kháng cự để tự vệ. Họ hành hạ mục đích để các em trở thành tàn tật, như lấy dao lam rạch miệng, rạch mặt, đánh cho gãy chân hoặc gãy tay, dùng cây chọc thủng lổ tai cho thành điếc, rồi đưa các em bé thân tàn ma dại, tật nguyền, tàn phế lê lết, lang thang trên các nẻo đường, xin tiền mang về nạp cho những kẻ chăn dắt độc ác.

Tệ hơn nữa, các em còn là nạn nhân của người ruột thịt như cô chú, bác ruột, thậm chí chính cha mẹ của các em nữa. Đúng là xã hội Việt Nam đang ở “thời kỳ đồ đểu”.

Trúc Giang
Minnesota ngày 6-6-2013

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

nguồn:VOA

20.06.2013

Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực tối thiểu về bài trừ nạn buôn người dù có nỗ lực đáng kể, theo đánh giá của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới 2013 do Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố ngày 19/6.

Việt Nam năm nay vẫn tiếp tục bị xếp vào Bậc 2, tức các nước có vấn đề, chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu, nhưng có nỗ lực phòng chống buôn người.

Phúc trình nói Việt Nam là xuất phát điểm và cũng là đích đến của tệ nạn buôn người vào hoạt động mãi dâm và cưỡng bức lao động.

Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên suốt Châu Á, bị lừa gạt với các hứa hẹn về công ăn việc làm tốt, nhưng rốt cuộc bị bán vào các ổ mãi dâm ở các nước láng giềng.

Vẫn theo phúc trình, các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam mà đa phần có liên hệ với các cơ sở nhà nước và các trung gian môi giới thường buộc những người muốn đi lao động nước ngoài phải trả các chi phí quá mức, khiến lao động Việt khi ra nước ngoài thường bị lâm vào cảnh nợ nần và dễ trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức lao động.

Khảo sát do UNICEF tài trợ năm 2012 cho thấy Việt Nam cũng là điểm đến của kỹ nghệ du lịch tình dục trẻ em với các khách hàng chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, hay Châu Âu, Mỹ, Anh quốc, Australia.

Trong số các khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra đối với Việt Nam có đề nghị ban hành các nghị định hay hướng dẫn cần thiết để thực thi đầy đủ luật mới năm 2011 về phòng chống buôn người, truy tố hình sự và trừng phạt mạnh tay những ai dính líu đến tệ buôn người trong lĩnh vực mãi dâm và cưỡng bức lao động, cũng như ngưng ngay việc cưỡng bức công dân vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước.

Tại buổi điều trần hôm 18/4 ở Hạ viện Hoa Kỳ về tình trạng buôn người do dân biểu Christopher Smith triệu tập, dân biểu Smith cho rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã vội vã khi rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách Bậc 2 Cần theo dõi và đưa lên Bậc 2 vào năm ngoái. Ông nói đáng ra Việt Nam nên bị đẩy xuống vị trí Bậc 3.

Các nước trong danh Sách Bậc 2 Cần theo dõi quá 2 năm sẽ tự động rớt xuống Bậc 3 trừ khi được Tổng thống Hoa Kỳ đặc miễn.

Những nước bị xếp vào Bậc 3 trong phúc trình hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ là các nước không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu mà cũng không có nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực phòng chống buôn người.

Những vĩ nhân bị vợ ‘đày ải’

Những vĩ nhân bị vợ ‘đày ải’

Tổng  Thống Lincoln  vĩ đại nhất nước Mỹ ,  về đời tư, lại rất khổ sở : Ông bị vợ hành hạ suốt cả cuộc đời.

Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ.

1 – Abraham Lincoln

Bà Mary, nỗi kinh sợ của tổng thống Lincoln.

Người vợ ‘kinh dị’ của tổng thống Mỹ Lincoln

Được xem là một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ nhưng về đời tư, Linlcon lại rất khổ sở: ông bị vợ hành hạ suốt cả cuộc đời.

Khi nhớ đến những danh nhân có sự nghiệp vĩ đại nhưng lại khổ sở trong cuộc sống gia đình do bị vợ “hành”, người ta nghĩ ngay đến Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ.

Bị vợ lăng nhục trước cả đám đông: Lincoln cưới Mary Told năm 1842 khi ông 33 tuổi còn Mary mới 23. Cô dâu không chỉ xinh đẹp, trẻ trung hơn ông mà còn có xuất thân danh giá hơn ông. Nếu như Lincol là con trai của một gia đình nghèo khó mà cả bố mẹ đều là những nông dân mù chữ thì Mary Told là con gái của thống đốc ngân hàng, học hành trong những trường cao cấp, thông minh, hiểu biết, ăn mặc thời trang… Mặc dù vậy, Lincoln đã phải đắn đo mất ba năm mới quyết định cưới, một quyết định đẩy ông vào cuộc sống hôn nhân bất hạnh cho đến lúc bị ám sát. Mary Told phải điều trị tâm thần về cuối đời nên người ta cho rằng cách cư xử kinh khủng của bà với chồng, ngay cả khi ông đã là tổng thống, một phần cũng do căn bệnh đó. Sau thời gian trăng mật, cô gái duyên dáng và quý phái này dần dần hiện nguyên hình là một người đàn bà bẳngắt, hay gây sự và rất dễ nổi cơn tam bành lục tặc. Bà thường xuyên ghen tuông với tất cả mọi người xung quanh chồng, mắng nhiếc ông thậm tệ.

Mary có một sở thích kỳ quái là nhục mạ chồng trước mặt đám đông. Dường như bà tìm được khoái cảm trong việc thường xuyên lôi ngoại hình khắc khổ của ông chồng ra để xài xể, châm biếm, nào là “ốm đói, lưng gù, đi đứng cứng quèo như que củi, gai cả mắt”, nào “tai gì cứ vểnh như tai voi, mũi thì lệch, môi thì trề”. Bà bắt chước dáng đi của ông rồi đay nghiến rằng sao ông không cố mà học dáng đi thanh lịch tao nhã của bà, mà cứ “kéo lê chân thằng mọi”. Một cựu chủ trọ của vợ chồng Lincoln kể lại, có lần vị tổng thống tương lai lỡ lời nói một câu trái tai vợ trong bữa ăn sáng. Thế là bà vợ “lên cơn điên” cầm tách cà phê nóng ném ngay vào mặt chồng trước mặt nhiều khách trọ khác. Abraham ngồi chết sững, không nói nổi lời nào trong khi bà chủ trọ lấy khăn ướt gột quần áo cho ông.

Dù sống ở đâu thì những người hàng xóm của họ cũng luôn phải điếc tai vì giọng la hét the thé, bù lu bù loa của Mary những khi chửi chồng. Và trước những câu lăng nhục đó, Lincoln chỉ im lặng bỏ đi. Và vì quá sợ “tổ ấm” của mình nên trong thời gian hành nghề luật sư, ông thường kiếm cớ “đi công tác” để khỏi về nhà. Ngay cả khi đã là một chính khách rồi tổng thống, Lincoln vẫn không thoát cảnh nhục vì vợ. Bà vẫn ăn nói và cư xử thô bạo với ông bất chấp lễ tiết. Bà còn gây rắc rối cho chồng bằng cách nhận của đút, và công khai giễu cợt sự vụng về, quê mùa của chồng ngay cả trong các buổi tiếp tân trọng thể.

Lincoln và nghi án đồng tính luyến ái

Đau đầu vì chuyện chính trị, khi về nhà, Abraham Lincoln lại gặp phải một “hậu phương” thậm chí còn nhiều tiếng súng hơn. Ấy vậy mà vị tổng thống vẫn nhẫn nhục vác cây

thánh giá hôn nhân này suốt đời mà không hề có ý định ly dị. Một số học giả cho rằng, cách hành xử điên loạn của bà Mary và sự nhẫn nhịn của Abraham có thể có nguyên nhân từ việc ông là người đồng tính. Trong cuốn sách mới “Thế giới thầm kín của Abraham Lincoln”, nhà tâm lý, tình dục học C. A. Trip chứng minh giả thuyết của ông rằng vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ là người đồng tính. Abrahma dậy thì sớm từ khi 9 tuổi nhưng lại có rất ít quan hệ với phái nữ. Mẹ kế của ông, người rất hiểu Abraham, từng nói: “Theo tôi biết, nó không mê con gái lắm! “. Học giả Trip cũng khẳng định Lincoln có quan hệ tình cảm với đội trưởng đội cận vệ của ông là David V. Derickson, người thường xuyên ngủ chung giường với tổng thống mỗi khi bà Mary đi vắng. Điều này rất nhiều người biết và đã ghi vào nhật ký hoặc kể lại. Ngoài ra, từ thuở mới lớn,

Abraham cũng có quan hệ đặc biệt với anh bạn thân Joshua Speed. Một bức thư Lincoln gửi bạn có dòng kết âu yếm “mãi của anh” được coi là bằng chứng cho thấy giữa hai người không chỉ có tình bạn. Trip cũng nêu một số người đàn ông khác từng chung giường với Lincoln. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là giả thuyết, vì người ta cũng biết rằng trước khi lấy bà Mary Todd, Abraham Lincol từng có vài mối tình với phụ nữ. Cô gái đầu tiên mà ông đem lòng yêu sâu nặng không may lại hồng nhan bạc mệnh. Cái chết vì bệnh thương hàn của cô làm chàng thanh niên

Abraham đau khổ và tuyệt vọng đến nỗi muốn chết theo. Một thời gian sau đó, ông phải lòng một cô gái khác nhưng bị cô này chê là quê mùa và cự tuyệt. Dù có đồng tính hay không, có một sự thật là Abraham là một trong những ông chồng bất hạnh nhất thế giới.

2 – Lev Tolstoi

Đại văn hào Nga Lev Tolstoi

Lev Tolstoi và vợ, ảnh chụp ba năm trước khi ông mất

Đại văn hào Nga Lev Tolstoi bỏ nhà đi giữa trời tuyết giá, rồi chết ở một nhà ga. Nguyện vọng cuối cùng của ông là không phải thấy mặt vợ.

Không ít người là vĩ nhân được cả thế giới xưng tụng, hoặc nắm trong tay quyền lực vô đối, nhưng lại sống khổ sống sở dưới sự đay nghiến của vợ mình.

Yêu nhau vẫn hành nhau

Cuộc hôn nhân của nhà văn, bá tước Tolstoi với bà vợ Sofya bắt nguồn từ một tình yêu tuyệt đẹp. Họ sống bên nhau 48 năm trời và sinh hạ nhiều con. Sofya không chỉ là vợ mà còn là người trợ lý, thư ký cho chồng, tận tụy hỗ trợ ông trong công việc. Ấy thế mà về sau, bà lại thành một tội nợ của ông, góp phần làm ông thấy cuộc sống thêm bế tắc. Thực ra, lỗi không hoàn toàn toàn thuộc về bà Tolstoi, có chăng là họ đã trao nhau trái tim nhưng rốt cục lại không đồng hành về tư tưởng. Tolstoi ngày càng đau đớn về những bất công trong xã hội và sự bất lực của mình trong việc cải tạo nó. Cảm thấy sự giàu có của mình là tội lỗi, ông chỉ muốn từ chối của cải, các tác phẩm của mình được in ra ông từ chối tiền tác quyền. Nhưng bà lại muốn thu vén tài sản để đảm bảo cho gia đình con cái, muốn có danh vọng, tiếng tăm… Sự “trái tính trái nết” của chồng làm Sofya giận dữ và không chịu nổi.

Trong nhiều năm, Sofya hết cằn nhằn, trách móc lại đay nghiến chồng với những lời bẳn gắt, mạt sát độc địa, chua cay. Những cuộc xung khắc dường như bất tận, chất thêm gánh nặng vào tâm hồn vốn đã nặng trĩu nỗi đau đời của đại văn hào. Có những lúc bá tước phu nhân như phát điên, nằm lăn ra đất lăn lộn, vật vã. Nhiều lần bà dọa tự tử, dọa đâm đầu xuống giếng… Thế là mối tình đẹp như mơ của họ dần biến thành địa ngục. Và một ngày đông trời đầy tuyết, đại văn hào bỏ nhà đi rồi 11 ngày sau trút hơi tàn ở một nhà ga, ước nguyện cuối cùng là không nhìn thấy vợ nữa.

Sau cái chết đó, nhiều người hâm mộ Tolstoi coi Sofya như một tội đồ. Thế nhưng những người công bằng hơn thì hiểu rằng, Sofya rất có công trong cuộc đời sáng tác của Tolstoi và đã phải khổ vì chồng không kém. Bà đã suốt đời tận tụy với ông, một mình lo thu vén gia đình, và hy sinh cả văn tài của mình để chăm sóc cho người chồng đầy nỗi đau tư tưởng và chỉ lo “chuyện thiên hạ”.

3 – Nhà triết học Socrate!

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrate

Nhà triết học và “sư tử Hà Đông”

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrate được bao nhiêu người quỳ gối ngưỡng vọng, nhưng với bà vợ Xanthippe thì ông chỉ là “con tép”. Socrate lấy vợ khi đã 50 tuổi, bà trẻ hơn ông rất nhiều, nhưng mức độ ghê gớm của người vợ này thì vang lừng cả thành Athen. Ai cũng biết nhà triết học nổi tiếng suốt ngày bị vợ chửi bới, hành hung. Đến nỗi sau mấy nghìn năm, tên bà đã trở thành danh từ chung để chỉ những ác phụ, những người đàn bà đanh đá, lăng loàn. Được cái với vợ thì Socrate là ông chồng “ngoan”, chẳng bao giờ cải nửa lời.

Chuyện kể rằng có lần, bậc thầy triết học đang đàm đạo với các môn sinh thì bà Xanthippe lại mắng nhiếc, rủa sả om sòm đến nỗi tất cả mọi người đều tối tăm mặt mũi, trừ ông chồng vẫn điềm nhiên. Cơn tam bành lên đến đỉnh điểm, bà bưng cả vò nước rót lên đầu chồng, ông vẫn im lặng chịu trận, lại còn đùa với các học trò: “Sau cơn sấm sét bao giờ cũng phải có mưa giông”. Lần khác, Socrate đang ăn cơm với bạn thì bà vợ trời đánh lên cơn điên giận, chẳng kể gì khách khứa, ném cả mâm cơm ra sân. Trong khi ai nấy tức nổ đom đóm thì Socrate vẫn nói chữa: “Chắc bà ấy muốn chúng ta ra sân ăn cho mát”. Đáp lại ông chồng AQ, bà Xanthippe lấy chổi quét hết thức ăn để chồng hết đường nhặt lại.

Đến nước này thì các ông khách đều muốn giúp khổ chủ cho bà vợ lăng loàn một bài học, nhưng ông ngăn lại: “Giả sử như các anh đang ăn mà có con gà nhảy vào làm đổ hết mâm bát, các anh có đi đuổi nó để trừng phạt không? ”.

Bị vợ hành như vậy nhưng hễ có ai dèm pha bà, ông lại bảo: “Chính nhờ bà ấy mà tôi trở thành triết gia”. Người ta cho rằng Socrate nhẫn nhục, “biết điều” với vợ một phần vì nhà hiền triết biết rằng với gia đình, ông là một ông chồng vô tích sự, là gánh nặng cho vợ con.

4 – Napoleon III

Napoleon III cạnh hoàng hậu xinh đẹp của mình

Napoleon III cạnh hoàng hậu xinh đẹp của mình

Vua cũng không yên thân với vợ

Napoleon III (cháu gọi Napoleon đệ nhất bằng bác ruột) không được coi là một vĩ nhân nhưng đã ghi dấu ấn trong lịch sử nước Pháp như một hoàng đế cuối cùng và tổng thống đầu tiên. Ông cưới nữ bá tước Mari Eugénie Ignace Augustine de Montiji, người đàn bà đẹp nhất châu Âu thời đó, làm vợ và yêu nàng mê mệt. Có thể nói nhà vua phủ lên bà hoàng hậu mỹ miều của mình toàn bộ tình yêu và mọi xa hoa. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để hoàng hậu Eugenie đặt niềm tin vào chồng. Bà điên cuồng vì nghi ngờ, ghen tuông và chính điều đó làm ông chồng hoàng đế nghẹt thở, làm vua mà chẳng còn chút tự do nào. Sợ chồng có nhân tình, hoàng hậu không ngừng canh giữ chồng, tra xét, lùng sục mọi ngóc ngách trong cung điện, bất chấp vương lệnh, nghi thức và sĩ diện. Napoleon III đang làm việc trong văn phòng, hoàng hậu thường đột ngột xộc vào với hy vọng “bắt quả tang”. Thậm chí cả khi nhà vua có cuộc họp bí mật để bàn đại sự, bà cũng nằng nặc đòi có mặt để đảm bảo không có chuyện tình ái lăng nhăng nào.

Chưa hết, mỹ hậu của Napoleon III còn thường xuyên nói xấu chồng với họ hàng, mắng chửi chồng khi lên cơn ghen bóng gió, khóc lóc ầm ĩ. Nhà vua chỉ muốn được yên thân một mình cũng không xong, vì bà hoàng hậu thấy cái sự một mình đó ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm.

Kết cục là Napoleon III phải lén ra ngoài cung điện một chút cho nó dễ thở và dẫn đến ngoại tình thật.

Miên Du Ðàlạt

Những mẩu chuyện rất ngắn, rất hay

Những mẩu chuyện rất ngắn, rất hay

http://

Quà sinh nhật


Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?” Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến… (ST)

Sầu Riêng

http://

– Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm rồi Nội chưa ăn múi nào hết. – Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có nước đem chôn tao sớm. Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ nó. … Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ. Mẹ nó nói với mọi người: – Má chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má tôi. Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết. Nó lặng lẽ đến cạnh bàn thờ thì thầm: – Xin Nội tha lỗi cho Mẹ con


BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.
Nguyễn San


EM TÔI


Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp”ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.

Ngày xưa – Huỳnh Văn Dân –


Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: “Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa.”

Ca dao thương mẹ – Trung Dung –

Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi… Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát “… Mẹ đi lấy chồng con ở với ai…” Con lại khóc vì thương mẹ.

Tính Cách

Mẹ tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên “ăn theo” một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
– Coi chừng trôi ti vi….
– Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá – Mẹ tôi trả miếng – Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.
– Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao – Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
– Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
– Nhà này cũng đang ốm đây – Mẹ tôi cười bù – Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi….
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch “Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ”. Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.

(tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh)

Chú bé Lula

Chú bé Lula

Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil- Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường ,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và thiếu ăn .

Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi họcchú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xế chiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố,3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó ,không biết quyết định chọn đứa nào.Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng „

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.


Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói !“

Đứa khác nói: „ Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay ,mẹ cháu lại đang bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay ,nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc ,rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này ,thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”

Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.

Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ông sẽ hài lòng”

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc ,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.


Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối .

Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp ,nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn ,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.

Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.

Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm 45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.

Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này .Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.

Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :

-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!

Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là “con khủng long nhai cỏ” mà đã trở nên “Con mãnh sư Mỹ Châu”. Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống đã giải nhiệm vào 31.12.2010

Tình Thắm Duyên Quê -Trúc Phương & Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ -Phan Huỳnh Điểu & Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè -Bắc Sơn

Tình Thắm Duyên Quê -Trúc Phương -Như Quỳnh & Mạnh Đình

httpv://www.youtube.com/watch?v=Gq6MklFyZRE&list=PLuUrrk8zYVhMUMjFzWZO5PnEC8YY48HcS&index=1

Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ -Phan Huỳnh Điểu -Tân Nhàn

httpv://www.youtube.com/watch?v=_L_1-f1MJF4&list=PLuUrrk8zYVhMUMjFzWZO5PnEC8YY48HcS

Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè -Bắc Sơn -Như Quỳnh

httpv://www.youtube.com/watch?v=7JG6wYwmClI&list=PLuUrrk8zYVhMUMjFzWZO5PnEC8YY48HcS&index=5

TÌM Ý CHÚA

TÌM Ý CHÚA

Tĩnh tâm là những ngày nhìn lại linh hồn mình, xét xem tôi đang đi về đâu, ý nghĩa cuộc đời, để rồi chìm sâu hơn nữa trong đời sống tìm kiếm ơn thánh.  Trong những ngày này, người tĩnh tâm thường đặt câu hỏi làm sao tôi có thể nghe tiếng Chúa nói.

Trong cuộc sống, người ta rất thường phân vân, đâu là tiếng Chúa, đâu là tiếng của chính mình.  Khi phải quyết định một vấn đề gì đó hệ trọng, họ tới nhà cầu nguyện, mong nghe được tiếng Chúa dạy.  Họ cầu nguyện nhưng phân vân, rồi vẫn không biết làm sao quyết định.

Nghe là một nghệ thuật không dễ.  Học một ngôn ngữ bao giờ cũng cần có thời gian.  Phải nghe nhiều lần mới quen.  Nghe trong định nghĩa bình thường là âm thanh vật lý vang lên, rồi truyền qua những làn sóng mà đến các thần kinh của tai.  Thần kinh ghi những ký hiệu này, cất trong ngăn kéo của máy tính não bộ.  Khi gặp lại âm thanh ấy thì não bộ cho nó một nhận định và một giá trị.  Việc nhận định càng dễ nếu bão bộ càng quen âm thanh này.  Nghĩa là âm thanh ấy được lập đi lập lại nhiều lần.

Tập nghe để phân biệt âm thanh này với âm thanh khác cũng đã khó.  Nhưng nghe âm thanh là tiếng nói của lòng thì bước sang một chiều sâu hơn nữa rồi.  Vì tiếng nói của lòng không là âm thanh vật lý, nó thiêng liêng, vô hình.  Cũng tiếng cười, nhưng ý của nó có thể không làm vui, mà là mỉa mai, riễu cợt.  Hiểu tâm hồn nhau là một tiếng nghe đòi nghệ thuật trong đó có yêu, có hy sinh, có tế nhị, có mình muốn thuộc về người đó.  Vì thế mà có khi sống bên nhau chẳng hiểu ngôn ngữ của nhau.

Mẩu đối thoại giữa ba người, Đức Kitô, ông Tôma và Philipphê cho thấy sự lúng túng về loại ngôn ngữ này.  Chúa nói: “Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi”  Ông Tôma thưa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường?”  Đức Kitô đáp: “Thầy là đường, là sự thật, là sự sống.  Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”  Ông Philipphê đáp: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chũng con mãn nguyện.”  Đức Kitô đáp: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư?” (Yn 14:1-9).

Chúa nói là Chúa đi đâu thì các ông ấy biết đường rồi.  Nhưng tôma lại thưa các ông ấy không biết Chúa đi đâu.  Các ông muốn biết Chúa Cha, Chúa Yêsu lại bảo ở với nhau lâu vậy rồi mà chưa biết được ư.  Cuộc đối thoại cứ như mỗi người nói một nẻo.  Đọc lại mẩu chuyện đối thoại ấy để thấy nghe là một công trình phải luyện tập, phải có thời gian, phải quen nhau nhiều.  Nghe người nói với người đã không dễ, bây giờ nghe Chúa nói là tiếng nói vô âm thanh thì làm sao nghe.

Khó, nhưng không có nghĩa là không nghe được.  Tiếng nói tình yêu thường là tiếng nói bằng con tim hơn bằng ngôn ngữ.  Khi hai người thương nhau, họ nói một thứ ngôn ngữ riêng, không theo định nghĩa của tự điển nữa.  Họ nói bằng ánh mắt.  Họ hiểu bằng tâm tư.  Họ ngỏ ý bằng một chút hờn.  Họ muốn người khác bắt ý bằng một chút giận.  Đó cũng là một thứ ngôn ngữ không có âm thanh.  Như vậy, ngôn ngữ của Chua cũng có thể nghe, cũng có thể hiểu.  Một biến cố đau khổ xẩy đến có thể như cái trách của Chúa gởi cho ta một nhắc nhở.  Một chút cắn rứt lương tâm có thể so sánh như một  sự dỗi hờn của hai người đang thương nhau.

Trở lại vấn đề nghe là một nghệ thuật phải luyện tập, ta thấy yếu tố quan trọng nhất là phải quen với ngôn ngữ ấy.  Vì thế, cứ đợi khi có một vấn đề gì đó rồi mới hỏi Chúa thì e rằng khó hiểu được ngôn ngữ của Ngài.  Dụ ngôn người chăn chiên và đàn chiên cho ta hình ảnh khá rõ về nghệ thuật nghe này. Ta có thể chia đàn chiên làm ba loại: Một loại không quen ngôn ngữ của chủ, một loại chỉ nghi ngờ tiếng nói của chủ, một loại nhận ra tiếng chủ ngay.

Không Quen Ngôn Ngữ

Tiếng gọi trong đêm là tiếng gọi gian nan.  Không biết ai gọi.  Không biết từ đâu đến.  Một lúc nào đó bất ngờ có tiếng gọi tên mình.  Trong đêm tối, con chiên này bừng dậy.  Kẻ cắp giấu mặt cho khỏi bị nhìn.  Tên trộm nào cũng ưa bóng tối.  Bầy chiên đang ngủ ngon, bỗng có tiếng gọi.  Hạng chiên không quen ngôn ngữ của người chăn là loại không khi nào gần chủ, không nói chuyện với chủ.  Trong đàn chiên, chúng là những con chạy ở cuối đàn.  Đúng ra, nó không phải là những con chiên theo chủ mà là chỉ dựa vào đàn chiên để sống nhờ.  Bởi đó, trong đêm, khi kẻ trộm giả vờ tiếng người chăn mà gọi thì chúng không thể phân biệt được.

Một người không có đời sống cầu nguyện nhiều cũng giống như vậy.  Trong đêm tối của xã hội, họ không phân biệt được đâu là tiếng nói của sự thật, đâu là ngôn ngữ nguỵ biện đánh lừa lương tâm.  Hạng chiên không bao giờ gần chủ thì khi gặp thử thách trong tiếng gọi giữa đêm khuya chúng sẽ bị kẻ cắp đánh lừa.  Một linh hồn thiếu đời sống nội tâm kết hiệp qua cầu nguyện, họ cũng dễ bị lừa như thế trong những phán quyết của tiếng nói lương tâm.  Loại lương tâm này khi thấy một lời mời quyến rũ, say mê là hành động ngay, không phân biệt được phải trái.

Nghi Ngờ Tiếng Người Chăn

Loại thứ hai này khá hơn.  Những con chiên này phân vân nhiều khi nghe tiếng gọi.  Chúng sẽ suy nghĩ chứ không vội chạy theo, nhưng rất khó mà quyết định.  Loại chiên này đôi khi gần chủ nên cũng nghe tiếng chủ, nhưng vì không gần chủ nhiều, nên lúc nghe, lúc không.  Có nói chuyện với chủ, nhưng ít thôi.  Không quen tiếng chủ lắm nên trong đêm khuya chúng phân vân, lưỡng lự, khó phân biệt nổi. Giống người mới bắt đầu học một ngôn ngữ, hiểu lầm, hiểu không hết ý của người nói là chuyện thường.  Nếu con chiên này nghe tiếng gọi trong đêm mà vẫn ở lại trong đàn cũng là cầu may, chứ không có một thái độ tri thức dứt khoát.

Người lâu lâu mới cầu nguyện, có việc mới chạy tới Chúa cũng giống như vậy.  Có nghe tiếng Chúa mà không rõ lắm.  Họ phân vân không biết có phải tiếng Chúa hay là mình nói mà thôi.  Vì thế, những quyết định của họ rất nửa chừng.  Tâm hồn họ không hẳn là muốn ở lại trong tội, nhưng cũng chẳng hân hoan lên đường.  Một khi không dứt khoát thì không đủ năng lực hành động, nên đời sống thiêng liêng mệt mỏi.

Nhận Ra Tiếng Chủ

Không tên trộm nào lừa được loại chiên sau cùng này.  Tiếng gọi bất chợt vang lên trong đêm.  Nó giật mình dậy, nghe xong, nó nhận định rồi tiếp tục giấc ngủ bình an.  Nó biết ngay tiếng giả đó là của bóng tối.  Loại chiên này ngày nào cũng nói chuyện với chủ, ngày nào cũng nghe âm thanh người dẫn mình đi, nên chúng quá quen rồi.  Không tiếng nói nào bắt chước tiếng chủ được.  Một tiếng gọi vang lên, nó phân biệt ngay đấy là tiếng chủ hay tiếng người lạ.

Ma quỷ cũng như những tên trộm chiên, chúng đợi đêm tối là lúc lương tâm phải lựa chọn những hướng đi mà đến xúi giục ta.  Bóng tối có những luận cứ tinh vi, những lý do xem ra rất chính đáng. Người có đời sống kết hiệp với Chúa thì nhận ra ngay đâu là con đường phải đi. Họ có những quyết định chính xác, đúng.  Bóng tối khó mà lừa được những tâm hồn này.

Để nghe tiếng Chúa, yếu tố đầu tiên phải lưu tâm là một trái tim sạch tội.  Điều này ta cảm nghiệm rõ là sau mỗi lần nhận bí tích hoà giải, ta thấy tâm hồn thanh thản, vui tươi.  Vì thế, nếu một tâm hồn muốn hỏi Chúa, muốn nghe tiếng Ngài, linh hồn đó cần phải thanh tẩy linh hồn, đến gặp gỡ Chúa trong bí tích hoà giải trước đã. Giữ một trái tim sạch tội, rồi sau đó mới hy vọng dễ nhận định tiếng Chúa nói qua lương tâm.

Trước một quyết định quan trong trong đời sống, như ngày truyền chức, ngày nhận một sứ vụ quan trọng, Giáo Hội khuyên những người này phải tĩnh tâm.  Các tu sĩ theo luật, hàng năm phải tĩnh tâm.  Tĩnh tâm là những ngày cầu nguyện đặc biệt hơn, nhiều hơn.  Cứ hàng tháng, hàng năm lập đi lập lại nhiều lần tĩnh tâm như thế để tâm hồn ấy quen cách nói chuyện.  Khi quen rồi, lúc phải quyết định một điều gì trong đời sống, tâm hồn này dễ vững tâm, bình an.  Khi cuộc sống đi sai đường sẽ dễ nhận ra.

Tĩnh tâm là phương pháp sư phạm học nghe ngôn ngữ thiêng liêng, vì thế ai cũng cần.  Nhiều người không nhận định rõ nên đếm xem mình đã tĩnh tâm bao nhiêu lần để so sánh với người khác, và tự cho mình một thứ “tốt nghiệp” qua những lần tĩnh tâm ấy.

Có người đi tĩnh tâm để cho biết là gì rồi sau đó thôi không tĩnh tâm nữa.

Tĩnh tâm không phải chỉ để giải quyết một vấn đề mà là hành trình tập nghe.  Tiếng Chúa có sức mạnh. Chẳng ai nghe đủ và nghe hết, bởi đó, không thể có vấn đề tĩnh tâm như một thứ “tốt nghiệp”, một thứ chứng chỉ là tôi đã đi tĩnh tâm rồi, tôi biết rồi, tôi không cần đi nữa.

Chúa dành một thời gian rất dài, 40 ngày trong sa mạc để cầu nguyện.  Trong đời sống hoạt động, Chúa tiếp tục tìm nơi thinh lặng để cẩu nguyện. “Sau khi giải tán đám đông, Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện” (Mt 14:23).  “Trong những ngày ấy, Đức Yêsu đi ra núi cầu nguyện, Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6:12).  Chúa cũng bảo các tông đồ phải cầu nguyện. “Anh em phải tỉnh thức và cầu nguyện, hầu đủ sức thoát khỏi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21:36)

Nghe là một nghệ thuật không thể qua một buổi sớm, đến một buổi chiều mà quen.  Vấn nạn con không cầu nguyện, chỉ khi cần đến Chúa, con mới đên hỏi Chúa đôi câu.  Không quen ngôn ngữ của Chúa nên con cho rằng Chúa không nói.

Lạy Chúa, vấn đề là con phải học nghe, chứ không phải là Chúa có nói hay không?

LM Nguyễn Tầm Thường

From: langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi

Ngày hiền phụ: BA MƯƠI LĂM NĂM ÂN TÌNH

Ngày hin ph: BA MƯƠI LĂM NĂM ÂN TÌNH

Nguyễn Kim Ngân

6/17/2013

Viết riêng tặng anh chị T. & T.
Cùng mến tặng quý thân hữu nào đã có trên ba mươi năm thành hôn

Anh Chị T & T. thân mến:

Nhận được thiệp hồng kỷ niệm 35 năm ngày thành hôn của anh chị, tôi không thể dấu được nụ cười vui và cái lắc đầu ưng ý, bởi vì tôi vừa đọc xong câu chuyện giả tưởng mà một người bạn gửi đến cho tôi. Đại khái thế này:

“Những ai đã sống hơn 30 năm với một vợ thì nên đọc.
Nếu ai chưa đủ thâm niên thì nên cố gắng “Yêu người mà sống” cho đủ nhé.!!!
Bài hát đám ma mà hoá ra vui: “Khi Chúa thương gọi (vơ/chồng) con về,
lòng con hân hoan như trong một giấc mơ.”
Được Chúa gọi về, thì đó là tin vui chứ, sao lại là tin buồn?

Nằm trong quan tài, tôi suy nghĩ về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.
Ban đêm trong nhà quàn đóng cửa, buồn heo hút, tôi đâm ra sợ. Sợ ma.!!!
Sau khi đi thăm một vài nơi ở thế giới của Dante, tôi được đưa ra trước tòa phán xét của Thượng Đế, để trả lời về tất cả những hành vi và ý nghĩ của tôi lúc còn sống.
Ôi “ngày thịnh nộ, ngày khủng khiếp” (Dies irae, dies illa).
Nếu linh hồn tôi có tội trọng, tôi sẽ phải xuống hỏa ngục, chịu lửa thiêu đốt đời đời.
Nếu linh hồn tôi sạch tội trọng và trong trắng như gương, tôi sẽ được lên Thiên Đàng.
Còn nếu linh hồn tôi, tuy không có tội trọng, nhưng không trong sáng như gương,
nghĩa là còn lợn cợn bụi trần, thì tôi sẽ đi đâu?
Tôi sẽ phải xuống luyện ngục một thời gian để lửa đốt con người tôi cho sạch hết những lợn cợn, rồi sau đó tôi mới được lên Thiên Đàng.
Thời gian ở luyện tội, có thể là 10 năm, 20 năm, 50 năm, hay hơn nữa, tùy trường hợp nặng nhẹ.
Mà tôi thì như các cụ đã biết, nhiều lợn cợn lắm, thể xác cũng như tâm hồn.
Có lẽ phải ở luyện ngục cả mấy trăm năm.

Tôi được đưa đến tòa phán xét. Chưa đầy năm phút, đã nghe có tiếng loa sang sảng:
“Ai có vợ, và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên, hãy đứng sang bên phải.”
Tôi lễ mễ chạy theo tiếng loa, đứng sang bên phải. Đông lắm!
Người nào người nấy trông cũng thiểu não quá sức lẽ mình.
Chừng hai phút sau, bỗng nghe có tiếng vọng từ trời cao, thánh thót:
“Các con yêu mến, lúc còn sống, các con có vợ và đã ở với vợ được trên 30 năm,
như thế các con được coi như đã ở luyện ngục cả mấy trăm năm rồi,
các con đã được sạch mọi tội lỗi và đáng được lên Thiên Đàng ngay lập tức
để hưởng Thiên Nhan Chúa”.
Mọi người đều hoan hô vang trời: AMEN, ALLELUIA!” (hết chuyện)


Anh T. ơi!

Theo tiêu chuẩn 30 năm lấy vợ mà tác giả câu chuyện vừa sáng chế, thì nếu anh được Chúa gọi về ngay lúc này, anh sẽ chắc mẩm là được lên thiên đàng thẳng rẵng, bởi vì anh dư tới năm năm cơ mà! Chúc mừng anh có một hậu vận hết sức huy hoàng. (Viết tới đây thì tôi được tin ông Tổng Thống Putin của nước Nga cũng vừa ly dị vợ sau đúng…ba mươi năm thành hôn. Tôi tự hỏi không biết có phải ông ta có nhận và đọc được cùng email như của tôi trước khi đi đến quyết định “sáng suốt” này chăng? Hay đây chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên?)

Tác giả câu chuyện cho biết là những ông chồng đứng phía bên phải rất đông. Điều đó có thể đúng cho thế hệ cha ông mình, chứ trong thế hệ chúng mình hôm nay, và nhất là đến thời con cháu sau này, chắc không còn đúng nữa. Lý do là người ta đang có xu hướng coi thường lòng chung thủy của vợ chồng và ngạo mạn sự trung thành của đôi lứa; việc sống với nhau đến thuở răng long đầu bạc ngày càng trở nên qúy hiếm. Trái lại, hơi một tí là người ta kiếm chuyện ly dị, người rẫy vợ, kẻ bỏ chồng. Chưa có con cái gì thì chia tay đã đành, thế nhưng, dù đã có với nhau vài ba mặt con rồi (đứa nào đứa ấy giống bố như đúc, không cần làm DNA gì sốt) mà cũng bỏ tuốt luốt, như chẳng có gì để tiếc, chẳng có gì để nhớ, để thương. Theo thống kê đã có từ cả chục năm nay, thì cứ hai cặp cưới nhau thì một cặp rã đám! Cứ đà này, số người đi vào luyện ngục càng ngày càng đông, còn đám người đứng bên phải ngày càng ít đi! Và phải chăng vì hôn nhân (truyền thống) cứ rã đám hoài hoài nên cái gọi là “hôn nhân đồng tính” càng ngày càng lấn sân, càng chơi ‘trên chân’ hơn?

Chưa bao giờ như hôm nay, hôn nhân và gia đình đang bị công phá tứ bề bởi một lực lượng ý hệ hùng hậu, có tổ chức lớp lang và hệ thống đàng hoàng.

Có nhiều bản văn nhạo báng đời sống hôn nhân đã đi vào lịch sử, tỉ như câu sau đây (không thấy ghi tên tác giả): “Hôn nhân chính là một cuộc chiến tranh duy nhất trong đó bạn phải ngủ với quân thù.” “Nhà tôi nghèo lại đông anh em, thành ra mãi tới khi lấy vợ, thì tôi mới có dịp ngủ…một mình.” Đó là kinh nghiệm “sinh tử” được nhà văn Mỹ Lewis Grizzard tiết lộ về cuộc hôn nhân của mình. Triết gia Herbert Spencer lại chơi chữ thế này: “Hôn nhân—marriage–lẽ ra phải đọc là ảo ảnh—mirage–mới chính xác.” Diễn viên hài lừng danh, Bill Cosby, diễu cợt: “Vatican đúng là đã quên không thừa nhận một phép lạ: đó là việc hai người kết hôn sống đời ở kiếp với nhau.”

Hôn nhân và tình yêu thường đi sánh đôi, thế mà hai thứ đó đã trở thành đối nghịch trong tư tưởng của nhiều người. Chẳng hạn như Oscar Wilde, văn thi sĩ lừng danh của xứ Ái Nhĩ Lan, đã thẳng thừng: “Bạn phải luôn luôn sống trong tình yêu. Đó chính là lý do bạn chớ bao giờ nên kết hôn cả.” Còn đại văn hào George Bernard Shaw lại huỵch toẹt rằng: “ Nếu hai kẻ đang yêu nhau mà lại nghĩ đến chuyện kết hôn thì không còn gì thiếu khôn ngoan hơn.” Dường như các bậc vĩ nhân này đều giống nhau ở một điểm: thất bại nặng trong cuộc sống hôn nhân. Nếu không thì tại sao lại có những câu xanh rờn như thế? Zsa Zsa Gabor, nữ tài tử thượng thặng Mỹ, gốc Hungari, nổi danh vì có tới 9 đời chồng (qua mặt cả nữ tài tử lừng danh Liz Taylor), đã lên tiếng thế này về giới mày râu: “Một người đàn ông đang yêu sẽ vẫn còn là chưa hoàn hảo mãi cho tới khi đi lập gia đình. Nhưng ngay sau đó thì đời chàng coi như đi đứt luôn.” Văn hào Mỹ, Mark Twain, đã cảnh giác thế này: “Quý vị tưởng tình yêu lớn lên nhanh vào bậc nhất ư? Không phải đâu, tình yêu lớn lên chậm rì như rùa bò. Chẳng ai, dù nam hay nữ, thực sự hiểu được tình yêu hoàn hảo là thế nào, mãi cho tới khi đã ở trong đời sống hôn nhân cả một phần tư thế kỷ.” (Không biết trải qua ba mươi lăm năm chung sống, anh chị T & T đã hiểu rõ thế nào là tình yêu chưa?) Thế nhưng, một câu nói của khoa học gia người Đức, Georg Lichtenberg, xem ra khá lạc lõng, thế mà lại như ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa có thể chỉ thời gian mới giúp giải nghiệm hết được: “Tình yêu thường hay mù lòa, chính hôn nhân mới đem lại cho nó thị lực cần thiết.” Câu này nghe hao hao như lời răn đe của các bậc làm cha làm mẹ: “Cứ chờ xem, mày mà lấy nó thì sẽ sáng mắt ra cho mà coi!”

Nữ tiểu thuyết gia Anh Quốc Marie Corelli không chấp nhận hôn nhân, bởi vì theo bà, nhân vật gọi là “ông chồng” chẳng được cái tích sự gì: “Tôi sẽ chẳng bao giờ lấy chồng bởi vì thấy không cần thiết tí nào cả. Này nhé: tôi có nuôi ba con vật cưng ở trong nhà, chúng làm đúng việc của một ông chồng. Con chó thì sáng nào cũng gầm gừ; con vẹt thì chửi thề suốt buổi chiều; còn con mèo thì đêm nào cũng về trễ.” Đó có thể là một trong các lý do đưa đến hôn nhân đổ vỡ và khai mở những cuộc ly dị, khiến cho giới trẻ hôm nay đâm ra sợ kết hôn, chỉ muốn sống chung, sống thử, không cưới hỏi gì cả, thích thì ráp vô, buồn thì chia tay, nhất là không cần phải ly dị làm chi cho tốn kém! Luận điệu này nghe rất quen tai, y hệt như câu ca dao thời đại: “muốn không thi rớt thì đừng đi thi.” Một số người khác, sau khi trải qua một cuộc hôn nhâu đầy ác mộng, lại bắt đầu thêu dệt ra một cõi miền lý tưởng, trong đó hai kẻ yêu nhau thề nguyền sống “hãy cứ là tình nhân” mãi mãi, chớ có bao giờ làm vợ, làm chồng. Cõi thiên đường hạnh phúc của tình nhân được khai sinh như thê, đẹp như một đóa dạ quỳnh. Tuyệt vời, nhưng không biết có phải là ảo mộng chăng?

Nhưng thôi, tạm gác qua những mỉa mai dành cho hôn nhân để chuyển sang thực tế cuộc đời xem sao. Dẫu gì thì anh em mình cũng đã làm và sống đúng theo lời Thánh Kinh. Trong sáu ngày liên tiếp, Thiên Chúa đã tạo dựng mọi loài: ngày và đêm, trời đất và biển cả, mặt trời mặt trăng và các tinh tú, chim trời và cá biển cùng muông thú đồng hoang. Sau mỗi cuộc tạo dựng, nhìn vào các tạo vật vừa được tác thành, “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.” Rồi khi đã tạo dựng con người để cho làm bá chủ muôn loài, “Thiên Chúa mới thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rầt tốt đẹp” (STK 1:31). Nhưng nếu đọc chương kế tiếp ta sẽ thấy lần đầu tiên Thánh Kinh nói đến một điều “không tốt,” đó là “Con người/đàn ông ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (2:18)… Và “Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người” (2:22). “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (2:24). Xem ra cái bản năng “đòi vợ” của đàn ông mạnh lắm, đến độ nhà văn Mark Twain đã phải thốt lên rằng: “Thế là sau biết bao nhiêu năm trời tôi mới nhận ra mình đã hiểu lầm bà Evà ngay từ thuở ban đầu; thà sống ở ngoài địa đàng mà có nàng thì vẫn còn hơn là sống trong địa đàng mà thiếu vắng nàng.” Quả vậy, hạnh phúc lứa đôi là điều ai ai cũng hằng mơ ước và tìm kiếm, thế nhưng đâu là bí quyết, đó mới là vấn đề.

“Điều quan trọng khiến hôn nhân hạnh phúc không phải là cách thức mình sống hòa hợp với người phối ngẫu, mà là phong cách mình ứng xử thế nào khi đối diện với những điều bất tương hợp giữa hai người.” Câu nói chí lý này của đại văn hào Nga, Leo Tolstoy, khiến tôi kết luận rằng hạnh phúc hôn nhân hệ ở việc chấp nhận người phối ngẫu như chính họ, với cá tính riêng, sở thích riêng, quan niệm riêng, khác biệt và có khi trái ngược với chính mình, nhưng bí quyết hạnh phúc nằm ở chỗ làm sao đó để hai người phối ngẫu khác biệt kia biết cách bước đi hòa điệu du dương với nhau như thể đang dìu nhau đi trong một nhịp khiêu vũ tuyệt vời. Sẽ có những va chạm, dẵm chân, tréo cẳng, có khi còn té ngã đến sõng soài, ê chề và thê thảm. Đây là giờ khắc của chán chường, thoái lui và tuyệt vọng dẫn đến đầu hàng và bỏ cuộc. Nhưng ai có ngờ đâu, hạnh phúc chỉ đến đàng sau những sai nhịp, lỡ bước như thế, bởi vì qua những lần lỗi nhịp, sai bước, phải vất vả tập đi tập lại, mới dần dà nhận ra yếu điểm của nhau, hai vũ công mới đạt được mục tiêu: nhịp nhàng trong một điệu luân vũ. Về điểm này, người đẹp Angelina Jolie đã thốt lên một câu nói thật là dễ thương: “Đôi khi tôi nghĩ chồng tôi quá sức tuyệt vời đến độ tôi không thể hiểu tại sao chàng lại lấy tôi. Tôi không biết mình có đủ các đức tính hoàn hảo chăng. Thế nhưng, nếu tôi làm cho chàng hạnh phúc được, thì đó là tất cả những gì tôi hằng mơ ước.” Có một cái gì đó rất rõ ràng xuất hiện ở nơi đây: mỗi người, theo cách thế riêng mình, lúc nào cũng sẵn sàng quên mình để nghĩ tới người kia, hiến thân hy sinh vì hạnh phúc của người kia. Groucho Marx, nhà hài hước Mỹ, thì khuyên các ông chồng nếu muốn giữ hạnh phúc hôn nhân thì nên khóa kín cái lỗ miệng lại, nhưng phải mở toang sổ trương mục (checkbook) ra.” Đại văn hào Pháp Michel de Mongtaigne cũng nói một câu tương tự, nhưng có vẻ tượng hình hơn: “Hôn nhân tốt chỉ có được khi người vợ bị mù lòa còn người chồng thì câm điếc.” Rút cuộc, hạnh phúc hôn nhân không phải là chuyện “bất chiến tự nhiên thành,” mà là nỗ lực của cả hai vợ chồng, tự hiến cho nhau, chứ không bao giờ người này khoán trắng mọi việc cho người kia. Có đi có lại mới toại lòng nhau chứ!

Anh T.:

Nhân kỷ niệm ngày thành hôn của anh, tôi xin gửi đến anh mấy câu nói của một vài nhân vật thời danh may ra có thể làm anh suy nghĩ và cười mỉm.

Liệu anh có thể quả quyết thế này như Winston Churchchill không: “Công trình lớn nhất của đời tôi chính là việc thuyết phục được nhà tôi lấy tôi.”

Tôi cũng nghĩ rằng, đến giờ này cuộc sống đã đủ lầm than để ban tặng cho anh những nỗi đau “cần thiết” cũng như dậy cho anh biết cách “chiều vợ,” không nhất thiết phải như mẫu đàn ông mà văn sĩ kiêm tài tử Mỹ Rita Rudner đã vẽ ra: “Theo thiển ý, quý vị đàn ông nào biết xỏ lỗ tai để đeo bông thì có nhiều triển vọng lấy vợ hơn so với các vị khác, bởi vì họ đã có kinh nghiệm về cái đau khi xỏ lỗ tai, và đồng thời cũng biết cách mua sắm nữ trang cho…vợ.”

Riêng tôi, tôi lại thích cái hóm hỉnh của nữ tài tử Mỹ Lana Turner khi ghi nhận kiểu mẫu những cặp vợ chồng được goị là “thành công,” thoang thoáng phảng phất hình ảnh của anh và chị: “Người đàn ông thành công là người kiếm được nhiều tiền cho vợ tiêu xài thỏa sức cũng không hết. Còn người phụ nữ thành công là người kiếm ra được chính người đàn ông đó.”

Tự thâm tâm, chắc anh cũng như tôi, chúng mình đều mong ước được nghe từ miệng bà xã những lời tương tự mà bà Elsa Einstein đã nói về chồng mình, nhà bác học Albert Einstein, cha đẻ của thuyết tương đối: “Tôi chẳng hiểu ất giáp gì về thuyết tương đối của chồng tôi cả, nhưng có một điều tôi biết rất rõ: ông ta là một người rất đáng tin cậy.”
Phần chị T., tôi xin gửi chị những lời nghe ra thì có vẻ hơi châm chọc của một vài “đức ông chồng” đã âu yếm ban tặng cho quý bà, nhưng chắc chắn các đương sự đã ngấm ngầm tâm đắc và chân nhận trước khi thốt ra ngoài cửa miệng:

“Một trong những chân lý căn bản của hôn nhân ta phải xác tín: bà vợ phải nắm quyền!” Bill Cosby đã quả quyết như thế! Còn đạo diễn Woody Allen lại tiết lộ: “Ở nhà, tôi là ông chủ, nhưng mọi quyết định đều phát xuất từ bà chủ.” Nhà văn Honore de Balzac của Pháp khẳng định là: “Nơi một người chồng chỉ thấy có một gã đàn ông; nhưng nơi một người vợ, thấy có cả một người đàn ông, một người cha, một người mẹ và một người phụ nữ.” Thế mới biết tại sao Việt Nam ta thường hay gọi các bà là nội tướng!

Nhìn hình ảnh anh chị sánh đôi bước lên cung thánh trong ngày đám cưới cách đây ba mươi lăm năm, tôi nghĩ đến câu nói của Thomas Mullen, một văn sĩ Mỹ: “Hôn nhân hạnh phúc khởi sự khi ta cưới được người ta yêu, và hạnh phúc hôn nhân nở hoa khi ta cứ mãi thương yêu người ta đã cưới.”

Nhưng điều đáng nói ở đây, đó là khi cùng nhau bước vào giáo đường, anh chị đã hiến thánh tình yêu của mình trong giao ước hôn phối mà Thiên Chúa đã nâng lên hàng bí tích, một thực tại tuôn tràn ân sủng và thánh hóa đời sống lứa đôi. Lời giảng của linh mục nọ trong một lễ cưới tôi cho là xác đáng: “Tình yêu đã đưa các con đến để cử hành hôn lễ hôm nay, nhưng chính bí tích hôn phối mới thực sự giúp các con duy trì và phát triển tình yêu ấy.”

Nhìn hình ảnh gia đình anh chị và các cháu hạnh phúc, tôi nhớ đến câu nói của Giovanni Florio, nhà ngôn ngữ học Ý: “Chồng tốt sẽ tạo ra vợ hiền.” Trong khi đó, họa sĩ kiêm điêu khắc gia thời danh Michelangelo đã nói về gia đình ông như sau: “Tôi đã có một người vợ, với tôi, thế là đã quá đủ; nàng chính là nghệ thuật của tôi, còn nghệ phẩm chính là các con tôi đây.”

Dù khá nhiều câu danh ngôn đã được trưng dẫn, nhưng thật là thiếu sót nếu tôi kết thúc bài này mà không viện dẫn hai câu nói của Mẹ Têrêsa, mà chỉ đọc lên thôi, ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng từ ái bao dung của Mẹ. Câu thứ nhất: “Hãy mỉm cười với nhau, cười với vợ, cười với chồng, cười với con cái, cười với nhau–bất kỳ là ai—chính nhờ thế các con mới giúp nhau lớn lên trong tình yêu thương mỗi ngày một nồng nàn hơn.” Câu thứ hai: “Hãy gieo mầm yêu thương ở mọi nơi con sẽ đi qua: trước hết, trong mái gia đình. Hãy yêu thương con cái, yêu vợ, yêu chồng; hãy trao tặng tình yêu cho người hàng xóm. Đừng để ai đến với con mà khi ra về lại không cảm thấy tươi vui hơn, tốt lành hơn. Hãy trở nên chứng tá sống của lòng Chúa xót thương, tỏa sáng trên gương mặt, rạng rỡ trong khóe mắt, hiền hòa trong nụ cười, và ân cần trong cử chỉ chào đón thân thương.”

Nói đi nói lại rốt cuộc cũng vẫn vòng về hai chữ “tình yêu” mà Thánh Phaolô gọi là đức mến và đã không tiếc lời ngợị ca: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (1 Cor. 13:4-7). Cầu mong đức mến này tiếp tục luân lưu dồi dào trong đời sống anh chị để làm dịp cho hạnh phúc tưng bừng nở hoa.

Xin chúc mừng anh chị và gia quyến trong một ngày vui rất đáng ghi nhớ!

06/16/13
Ngày Hiền Phụ

Nguyễn Kim Ngân

Hãy yêu thương kẻ thù

Hãy yêu thương kẻ thù


Đặng Tự Do

6/18/2013

Trong thánh lễ sáng thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng các Kitô hữu phải học cách yêu thương kẻ thù của họ. Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù rất khó để tha thứ cho người làm hại chúng ta, trả thù không bao giờ là giải pháp.

Đức Thánh Cha nói:

“Với sự tha thứ, với tình yêu dành cho kẻ thù của chúng ta, chúng ta trở nên nghèo hơn. Tình yêu làm nghèo chúng ta đi, nhưng cái nghèo ấy là hạt giống sinh hoa kết quả và đem lại tình yêu tha nhân. Sự nghèo khó của Chúa Giêsu đã trở nên ơn cứu độ cho tất cả chúng ta, và như thế là sự giàu có lớn lao nhất … Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến những kẻ thù của chúng ta, đến những người không muốn chúng ta nên tốt. Thật tốt đẹp nếu chúng ta dâng thánh lễ này cho họ, dâng hy tế của Chúa Giêsu cho họ, cho những người không yêu thương chúng ta. Và cho cả chúng ta, ngõ hầu Chúa có thể dạy chúng ta ơn khôn ngoan này, tuy khó khăn, nhưng rất đẹp, bởi vì nó làm cho chúng ta nên giống như Cha chúng ta trên trời. Nó sẽ mang ánh nắng mặt trời đến cho tất cả mọi người, cả người tốt lẫn kẻ xấu. Nó làm cho chúng ta nên giống như Chúa Giêsu, Đấng trong sự sỉ nhục của mình trở nên nghèo để làm giàu cho chúng ta, bằng cái nghèo của Ngài. “

THIÊN ĐẠO CHÍ CÔNG

THIÊN ĐẠO CHÍ CÔNG

Lm. Mai Đức Vinh

6/18/2013   nguồn: Vietcatholic.net

Trong bài giảng trên núi, cũng gọi là Tám Mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu long trọng tuyên bố với những người vây quanh Ngài rằng: ‘Phúc cho anh chị em là những kẻ bị người ta nói xấu, vu khống và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao’ (Mt 5,11-12). Đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, cách riêng, đời sống và cuộc tử đạo của các tiền nhân, chứng nhân Tin Mừng, trên Quê Hương chúng ta vào thời điểm 1583-1886, chúng ta thấy lời chúc phúc của Chúa trên đây đã ứng nghiệm thật rõ nét: các ngài bị hiểu lầm và vu oan đủ điều, bị hành hạ và giết chết đủ dạng thức vì danh Chúa. Chúa rất trân trọng lòng hy sinh chịu oan ức và đau khổ, cũng như cái chết đắt giá của các Thánh Tử Đạo… Và Chúa không để các ngài bị thua thiệt, Chúa đã ân thưởng các ngài nhãn tiền ngay tại thế qua những dấu lạ thật diệu huyền.

Từ điều suy nghĩ trên đây, tôi lần đọc lại những lời dạy của tổ tiên được trao truyền lại cho người Việt Nam qua những câu ca dao tục ngữ, những truyện cổ tích, và những lời hay ý đẹp của cổ nhân, tôi sung sướng nhận ra những tia sáng tương hợp. Quả vậy, tuy không mang chất liệu siêu nhiên, nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu truyện cổ tích và nhiều lời hay ý đẹp của cổ nhân là những dấu chứng hùng hồn về phong thái của các Đấng Tử Đạo: Vì Chúa, vì Đức Tin Công Giáo, nhưng cũng vì những xác tín tôn giáo và luân lý cổ truyền, vì những đức tính bao gồm trong tam cương ‘Thiên Địa, Quân Thần, Phụ Mẫu’ và ngũ thường ‘Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín’ mà các thánh tiền nhân đã bình thản chấp nhận và can tràng chịu đựng mọi vu khống, mọi hành hạ, mọi án tử… đồng thời hân hoan được Trời thương nâng đỡ, ban sức mạnh và cho nhiều dấu lạ làm vinh danh Thiên Chúa và dân tộc… Tóm lại, các Thánh Tử Đạo không chỉ làm chứng về tình yêu dâng lên cho Thiên Chúa, nhưng còn biểu dương các tinh túy tôn giáo, luân lý và văn hóa của dân tộc.

Từ những gợi ý trên đây, tôi sẽ trình bày năm điểm trong bài viết mang tên là ‘Thiên Đạo chí công’ nghĩa là ‘Đạo Trời thật công bằng’: 1) Những lời dạy của tổ tiên. 2) Những hiểu lầm đáng tiếc 3) Những vu oan ác nghiệt. 4) Những hành nhục và tử nhục. 5) Những dấu lạ ân thưởng.

I. NHỮNG LỜI DẠY CỦA TỔ TIÊN

1. Trong ca dao tục ngữ

• Ai cũng biết: ‘Trời không đóng cửa đuổi ai’, ‘Trời nào có phụ ai đâu’, ‘Trời sinh Trời chẳng phụ nào’, ‘Khi nên Trời giúp công cho’. ‘Ở hiền gặp lành, những người nhân đức trời dành phúc cho’. ‘Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong’. ‘Thiên đạo hảo hoàn’.

• Bởi vì ‘Thiên đạo chí công’, ‘Thiên bất dung gian’, ‘Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt’. ‘Cứ trong nghĩa lý luân thường, làm người phải giữ kỷ cương mới mầu; Đừng cậy khoẻ chớ cậy giàu, Trời kia còn ở trên đầu còn kinh’. ‘Đạo trời báo phục chẳng lâu, hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai’.

• Cho nên khi gặp gian nan, không thất vọng, không thù oán, nhưng xác tín ngửa mặt lên mà ‘van trời’, ‘vái trời’, ‘có trời biết’, ‘xin trời xét’, ‘xin trời phù hộ’, ‘mong trời biết cho’, ‘vì trời đã định’, ‘xin theo ý trời’… ‘Cóc kêu ba tiếng thấu trời, huống lọ lời cầu của người hiếu trung’…

2. Trong những câu chuyện cổ:

• Sự tích dưa hấu: Anh Mai An Tiêm, vì tin vào thuyết luân hồi, nên tuyên bố rằng ‘mọi vật trong nhà đều là tiền thân của tôi cả’. Nghe vậy, Hùng Vương và các cận thần phản đối cho là vô ơn với Trời và với Vua, nên bắt đi đầy cả gia đình. Tại đảo đi đày, thấy vợ buồn bã, thất vọng vì bị vu oan, nên lâm kiếp đầy ải, Mai An Tiêm đã nói an ủi: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Trời luôn có mắt, cứ phấn chấn lên, đừng sợ’… Rồi khi trồng được dưa hấu thơm ngon, Mai An Tiêm ôm lấy vợ mà nói: “Trời nuôi sống và thưởng công chúng ta thật” (1).

• Truyện tấm cám: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm bị Cám và dì ghẻ lường gạt và đày đọa đủ điều… Nhưng Tấm luôn được Trời phù hộ… Cấu trúc của câu truyện đầy nét thần thoại, tuy nhiên làm nổi bật ý nghĩa: Người đơn thành bao giờ cũng được Trời giúp đỡ, chở che và cho mọi may mắn. Đúng là ‘ở hiền gặp lành’ (2).

• Truyện Quán Tử. Quán Tử là chàng trai nghèo, sống độc thân… nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ và tổ tiên, lại nhân hậu đối với mọi người, kể cả loài vật… Nhờ đó mà luôn được đền bù, tránh được mọi rủi ro và được ân thưởng bội hậu. Quả là ‘những người nhân đức, Trời dành phúc cho’ (3).

• Truyện bốn người bạn: Ất, Bính, Đinh, Giáp là bạn thân lâu năm. Nhưng Giáp đã làm nhiều truyện động trời phản bội Ất: cướp vợ của Ất, giết vợ của mình rồi vu khống cho Ất, vu oan cho Ất muốn cướp vợ của Giáp… Vì thế, Ất bị bắt và bị tòa án xử tử. Bính và Đinh biết rõ tính trung thực của Ất, đã đến xin Giáp là người bạn giàu có nhất, cứu nguy cho Ất. Giáp từ chối thẳng thừng và còn vu oan thêm cho Ất… May, vừa lúc đao phủ giơ gươm chém đầu Ất, thì cô đầy tớ của Giáp, cô biết rõ câu chuyện, đã chạy ra xin đao phủ ngưng tay, và cô kể cho mọi người hiện diện biết rõ sự thật của câu chuyện… Nhờ đó Ất được tha, tìm lại được vợ. Còn Giáp phải mất nhiều tiền mua chuộc quan tòa, nên cũng được tha. Nhưng lúc Giáp từ tòa án ra về, bị sét đánh chết. Khi người ta khiêng xác của Giáp đi chôn, một con cọp không biết từ đâu nhảy tới và công mất xác của Giáp… Mọi người bảo nhau: ‘Thiên bất dong gian’ (4).

• Truyện Quan Âm Thị Kính: Thị Kính là vợ của Thiện Sĩ. Hai vợ chồng luôn tâm đồng ý hợp. Thế nhưng một hôm Thiện Sĩ đang ngủ ngon, Thị Kính thấy chồng có một cái râu độc, nàng muốn cắt cái râu độc ấy đi. Vừa cầm kéo lên, Thiện Sĩ giật mình dậy hô lớn lên rằng: ‘Nàng cầm kéo muốn giết tôi’. Mẹ chồng nghe vậy cũng ùa vào kết án Thị Kính… Thị Kính bị hành hạ đủ điều và sau cùng bị đuổi ra khỏi nhà… Từ đó, mỗi khi có những vụ oan ức lớn, người ta thường nói: ‘oan như oan Thị Kính’. Vì thế mới có câu ca dao: ‘Chỉ Trời mới thấu tâm can, trước bao oan nghiệt chỉ than với Trời’ (5).

• Trong truyện Kim Vân Kiều: Vào thế kỷ XVIII, ông Nguyễn Du (1765-1820) tác giả của cuốn ‘Đoạn Trường Tân Thanh (Kim Vân Kiều) không ngại viết lên những trường hợp người ta bịa đặt điều ác cho nhau, vu oan cho nhau để thỏa mãn dục vọng tham lam hay trả thù, trả oán. Đây, ông Nguyễn Du nói đến một trường hợp điển hình của một lời vu cáo:

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,

Rụng rời khung dệt, tan tành gối mai.

Đồ tế nhuyễn của riêng tây,

Sạch-sành-sanh vét cho đầy túi tham!

Điều đâu ai buộc, ai làm?

Này ai dan-dập, giật giàm bỗng dưng?

Hỏi ra sau mới biết rằng:

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ!

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.

Không những chỉ có đoàn tham quan ô lại đến phá phách nhà Vương-Ông trong dịp oan ức này mà có thể ở mọi thời, lúc nào cũng có vô số người sung vào đoàn ruồi xanh như thế! (6).

3. Những lời khuyên của tiền nhân.

• ‘Muốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tính, cần phải chịu khổ, chịu phiền thì con người mới thuần thục’ (Lưu Trực Trai).

• ‘Lửa bốc cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa bao giờ cũng thua nước’ (Văn Trung Tử).

• ‘Lấy oán báo oán thì oán chồng chất, lấy đức báo oán thì oán tiêu tan’ (Phật Thích Ca).

• ‘Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng gặp trường hợp cần, thì phải hy sinh bản thân để cứu giúp quần chúng’ (Khuyết danh).

• ‘Cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người’ (Cổ ngữ).

• ‘Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng, mạnh không sức nào địch nổi’ (Hoài Nam Tử).

• ‘Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu’ (Minh Tâm Bửu Giám).

• Người biết ‘đạo’ tất không khoe, người biết ‘nghĩa’ tất không tham, người biết ‘đức’ tất không thích tiếng tăm lừng lẫy (Trương Cửu Thành).

II. NHỮNG HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC

1. Bầu khí hiểu lầm.

Những cuộc bách hại ác nghiệt đối với đạo Công Giáo từ 1583 đến 1838 bắt đầu từ những hiểu lầm. Tôi trích lại đây một đoạn trong cuốn ‘Lịch Sử Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam’, tác giả Hồng Lam ghi rằng: ‘Người Việt Nam ta xưa nay vốn tính tình hòa nhã, trung hậu, không hề có ác cảm với người ngoại quốc, như các giáo sĩ và với người Tây phương đầu tiên đã công nhận. Vì thế mà giáo sĩ mới vào nước ta, đều được dân chúng tỏ vẻ hoan nghênh. Cả đến vua quan trong nước vào thời bấy giờ cũng có ý muốn thân thiện với người ngoại quốc, để bắt chước việc buôn bán trong nước, và có khi cũng để lợi dụng sức mạnh và sự tài giỏi của người vào công việc của mình’. Nhưng tiếc thay, về sau, chỉ vì nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc mà gây nên những mối nghi kỵ giữa người ngoài và người Việt Nam ta, rồi giữa đồng bào Công Giáo với đồng bào lương. Hồi đó các giáo sĩ và các nhà buôn Tây phương thường bị coi là những kẻ do thám, hoặc những người dọn đường cho các nước thực dân Âu châu có ý dòm ngó nước ta. Đạo Thiên Chúa bị coi lầm là một tà đạo có thể làm hại đến thuần phong mỹ tục và những tập quán cổ truyền trong nước. Còn những kẻ theo đạo thì bị coi là đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cựu truyền, và lay chuyển cả nền tảng luân lý, và có thể đẩy nước nhà đến sự suy vong. Một ít việc bất ngờ xảy ra, và một số người ghen ghét, đố kỵ hoặc cạnh tranh về vấn đề tôn giáo lại càng giúp cho mối ngờ vực đó tăng thêm’ (7). May thay, giữa bầu khí ngột ngạt vì hiểu lầm như vậy, cũng nổi lên những vì sao muốn xóa tan những vòm mây hiểu lầm. Đó là những vua chúa hay quan quyền ngỏ lời bênh vực hay ca tụng đạo Thiên Chúa, như vua Gia Long (DMAH 2, tr.7), tướng Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26) (8), chí sĩ Phan Đình Phùng với khẩu hiệu ‘Lương Giáo thông hành’ (DMAH 3,339)… Nhưng đặc biệt là bản tấu của quan thượng Nguyện Đăng Giai dâng lên vua Tự Đức. Ông nhận xét: “Cách thức của đạo này (Công Giáo) chinh phục lòng người như sau: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi ăn những người đói kém, cho quần áo những người bị lạnh lẽo, giúp đỡ những người bất hạnh, an ủi những người sầu khổ, họ tụ họp đông để tiễn đưa những người quá cố. Họ không phân biệt quốc gia mà coi mọi người như một, như thân thuộc vậy… Như thế thì làm sao khuyên nhủ họ theo đường lối của chúng ta được? Các sách vở của họ tuy không viết bằng chữ đẹp như của chúng ta, nhưng không chứa đựng những điều gì sai trái nguy hại cho loài người. Các lời giảng dạy của họ chỉ có một mục đích là làm cho con người trở nên đức hạnh và làm ích cho người khác. Họ sống bằng lòng với tình trạng, đóng thuế rất sòng phẳng, không có trộm cướp hay làm loạn. Sáng chiều họ đọc kinh, cố gắng trở nên tốt hơn, hầu được hạnh phúc trên trời… Tôi nghĩ cứ để người Công Giáo sống an bình. Nếu đây là tà đạo, thì ‘sự thật khó hủy diệt còn cái dối trá tự nó sẽ tiêu tan. Chúng ta hãy thực hành đạo chúng ta một cách rầm rộ, để người ta sẽ thấy đạo lý giả trá xấu xa tan biến đi như tuyết tan dưới ánh mặt trời’ (DMAH 3, tr.59-61).

2. Đạo Hoa Lang:

Theo cuốn ‘Để tìm hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII, thì ‘Vào lúc đầu, giáo sĩ chưa biết tiếng, người thông dịch mới hiểu lờ mờ và nói bập bẹ vài ba tiếng Bồ, vì thế việc diễn giảng gặp rất nhiều khó khăn. Người ta cũng chưa biết phải gọi đạo mới này là đạo gì. Thế là người ta đã gọi đạo do người Bồ đưa tới là đạo người Bồ. Gaspar Louis viết: “Thực ra họ cũng nhận đức tin, nhưng chỉ tin theo cách đại khái rằng đạo người Bồ tốt hơn đạo của họ”. Borri kể lại câu chuyện nực cười, khi người ta hỏi xem có muốn theo đạo Kitô không, thì người ta đã nói: “Con nhỏ muốn vào lòng Hoa Lang chăng?” với ý nghĩa là ‘muốn vào đạo Hoa Lang’ tức là đạo người Bồ. Về sau, nhiều người căn cứ vào đó mà hiểu lầm đạo Thiên Chúa là ‘đạo quái gở’, là ‘đạo tà’, là ‘đạo ngoại quốc’. Khi thông thạo tiếng Việt, và nhờ có chữ quốc ngữ, các thừa sai mới cắt nghĩa được cho người ta hiểu: không phải ‘đạo Hoa Lang’ hay ‘đạo của người Bồ’, nhưng là ‘Đạo chung của mọi người, tức là đạo Công Giáo’. Cha A. de Rhodes, trong cuốn ‘Phép Giảng tám ngày’, ngài để nguyên chữ la tinh ‘Ecclesia catholica apostolica’ (9). Thời Chúa Trịnh Sâm, nhiều tín hữu bị khắc trên trán ba chữ ‘Hoa Lang Đạo’ (10). Để đánh tan sự hiểu lầm này, thày giảng Inhaxiô đã thưa cùng chúa Thượng Vương: ‘Kính thưa chúa thượng, đạo hạ thần theo không phải là đạo Bồ Đào Nha, nhưng là đạo của Chúa Trời Đất’ (DMAH 1, tr.37).

3. Không thờ cúng Tổ Tiên:

Đây là một hiểu lầm lớn nhất, tai hại nhất, đánh vào con tim và tâm não của người Việt Nam hơn cả. Câu ‘đi đạo Thiên Chúa là bỏ cha bỏ mẹ’ đã phổ biến từ đó. Không phải chỉ là một sự hiểu lầm của giới bình dân, nhưng cả của giới trí thức và quan quyền, vua chúa. Nhất là sau khi công bố Hiến chế Ex quo sungulari providentia (1742) của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV, cấm mọi hình thức tôn kính người đã mất (11). Hầu hết trong các sắc lệnh cấm đạo đều ‘coi việc không thờ kính tổ tiên là lý do chính yếu’. Chẳng hạn vua Nguyễn Nhạc đã tuyên bố năm 1785 rằng: “Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu Châu, vì nó đã lan tràn trong nước. Đó là giáo phái không thờ kính tổ tiên…” (DMAH 1, tr. 211). Nguyễn Ánh tức vua Gia Long, tuy rất thiện cảm với đạo Thiên Chúa, nhưng không theo đạo, vì đạo cấm thờ kính Tổ Tiên (DMAH 3, tr.3-4). Mở đầu sắc lệnh cấm đạo năm 1833, vua Minh Mệnh tuyên bố: “Ta, Hoàng Đế Minh Mệnh, truyền lệnh cấm các người Tây Phương đến truyền đạo Giatô, vì chúng… không thờ kính Tổ Tiên…” (DMAH 3, tr.34). Rồi đại diện cho giới Nho Sĩ và phong trào Văn Thân, ông Nguyễn Đình Chiểu đã chửi xéo người Thiên Chúa giáo bằng câu thơ:

Thà mù mà giữ đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

Quả thật, từ các vua chúa, quan quyền và đa số dân chúng chưa hiểu được rằng ‘Hiếu thảo là giới răn thứ IV trong 10 điều răn của Thiên Chúa truyền dạy, cũng như cách thức bề ngoài tuy khác nhưng cốt lõi vẫn là một. Đạo hiếu hay cách thế tôn kính đối với người quá cố mà đạo Công Giáo dạy người tín hữu phải giữ, phải sống còn nghiêm túc và sâu xa hơn… đức hiếu thảo cổ truyền và việc thờ kính Tổ Tiên hiện có’. Sự hiểu lầm này cũng có một phần đáng tiếc về phía các linh mục truyền giáo Phanxicô, Đaminh và Thừa Sai Ba Lê thiếu sự phân biệt nghi thức với niềm tin và vội coi mọi lễ nghi cúng bái là dị đoan, trái tín lý. Hầu hết các vị tử đạo đều bị chất vấn ‘tại sao các ngươi lại bất kính tổ tiên, đó là một tội nặng’. Chúng ta hãy nghe linh mục Laurensô Nguyễn Văn Hưởng trả lời: ‘Thưa quan, nói rằng bên đạo chúng tôi không thờ kính tổ tiên là điều vu khống và bỏ vạ. Người lương lấy cơm, cá thịt, trái cây mà cúng ông bà cha mẹ đã qua đời, còn chúng tôi không dùng những thức ăn mà cúng, vì biết ông bà cha mẹ đã chết rồi, thì không ai ăn được nữa, không còn hưởng nhờ các thức ăn đó. Nhưng chúng tôi nhớ đến ông bà cha mẹ tối sáng. Hằng ngày cầu xin cho các ngài được hạnh phúc trên thiên đàng. Hơn nữa, chúng tôi tuân giữ các lời ông bà cha mẹ răn dạy hầu giữ luật luân lý và làm vinh danh cho các ngài’ (DMAH 3 tr. 114).

4. Một số quan điểm về tôn giáo và phong tục.

Người ta ác cảm với đạo Thiên Chúa vì cho rằng đạo mới này đảo lộn trật tự xã hội và vi phạm tục lệ quốc gia:

• ‘Trời-Phật’ Vì xưa kia Việt Nam nội thuộc nước Tàu nên chịu ảnh hưởng cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Đến thời Việt Nam độc lập, thì theo sử chép, vua Đinh Tiên Hoàng là người làm cho đạo Phật lớn mạnh và trở thành như ‘quốc giáo’, đặc biệt về sau vào các triều nhà Lý, nhà Trần. Từ đó người Việt Nam quen miệng kêu ‘Trời Phật’ muốn đồng hóa Phật với Trời hay đặt Phật ngang với Trời. Đến khi đạo Thiên Chúa được rao giảng ở Việt Nam thì quan điểm tôn giáo như trên thay đổi: Trời là Thượng Đế, Tạo Hóa là Thiên Chúa tối cao, duy nhất. Phật không phải là Trời, không thể đồng hàng với Trời, không được coi là Thượng Đế hay Thiên Chúa. Điểm này làm cho nhiều vua quan, nhiều chức sắc Phật giáo và nhiều người dân hiểu lầm và sinh ghét đạo Thiên Chúa.

• ‘Trời-Đất’. Trong thời Bắc thuộc, tức thời nhà Hán đô hộ nước Việt Nam, hai quan thái thú Tích Quang và Sĩ Nhiếp đã du nhập đạo Nho vào nước ta. Đạo Nho phát triển mạnh và đã tạo nên cho nước ta ‘một giới trí thức’ trong đó có vua chúa, quan quyền và nho sĩ. Thời nhà Lê, Nho giáo được coi như quốc giáo. Vì thế quan niệm Trời-Đất (Thiên-Địa, Dương-Âm) được đề cao: Mặc dầu Trời là đấng tối cao chỉ huy mọi vật trong vũ trụ, mọi vật đều có một cha mẹ chung sinh ra là Trời và Đất. Trời sinh ra các ‘loài đực’, đất sinh ra các ‘loài cái’. Đang khi đó đạo Thiên Chúa dạy: Trời hay Thượng Đế duy nhất dựng nên hết mọi vật, kể cả Đất (trong Nho giáo) cũng do Thượng Đế hay ông Trời (trong Nho giáo) dựng nên. Đây là điểm làm cho giới trí thức thời xưa hiểu lầm và chống đối đạo Thiên Chúa.

• ‘Quân-thần, Phụ-tử’: Theo Nho giáo, vua có quyền tuyệt đối trên quần thần và dân chúng. Cũng vậy người cha có quyền tuyệt đối trên con cái, như lời ghi của sử gia Trần Trọng Kim: “… Con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy, thì mang tội nặng, đáng chém giết” (12). Đạo Thiên Chúa thay đổi quan niệm: chỉ mình Thiên Chúa có quyền tuyệt đối trên mọi người, mọi vật. Tuy nhiên, Ngài kính trọng tự do lương tâm của mỗi người.

• + ‘Đa thê’: Phong tục Việt Nam cho phép người đàn ông cưới nhiều vợ, tục đa thê. Đạo Thiên Chúa dạy ‘chỉ một vợ một chồng’. Chính Nguyễn Ánh đã nói với Đức Cha La Mothe: ‘Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành, nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được? Tôi không thể nào chỉ cưới một vợ’ (DMAH 2, tr.5).

• ‘Nộp tiền cúng tế’. Khi chưa có những làng Công Giáo thuần nhất, mà còn tình trạng người Công Giáo thiểu số trong một làng, thì vấn đề đặt ra là người Công Giáo có buộc phải góp tiền tổ chức các lễ cúng tế theo phong tục quốc gia nữa hay không? Hai Đức Cha Labarette và La Mothe đã xin với Nguyễn Ánh miễn chuẩn cho người Công Giáo khỏi giữ nhiệm vụ này. Nguyễn Ánh để cho các quan cứu xét. Các quan từ chối và để quyền đó cho các hương chức, vì đây là tục lệ quốc gia (DMAH 2, tr.5).

III. NHỮNG VU OAN ÁC NGHIỆT

Những hiểu lầm đáng tiếc chúng ta vừa nêu lên nhiều khi đã biến thành hay tạo nên những vu oan ác nghiệt. Chẳng hạn:

1. Móc mắt’: Khi thấy Nguyễn Ánh bao dung đạo Thiên Chúa và còn trao hoàng tử Cảnh cho Đức Cha Bá Đa Lộc huấn luyện, nhiều quan trong triều tức giận và muốn bày cớ vu khống đạo Thiên Chúa. Vậy, có một quan lại tố cáo rằng: các thừa sai lấy mắt người chết làm hạt ngọc rồi nhét bông vào mắt thay thế. Vị quan còn nói: ông thấy trong nhà thờ có nhiều hạt ngọc như thế. Nghe vậy, Nguyễn Ánh nói: “Nếu quả có thật như vậy, thì người Công Giáo sẽ bị trừng phạt; ngược lại, nhà ngươi sẽ bị chém đầu”. Ông quan thú nhận là chỉ nghe như thế. Nguyễn Ánh bèn ra lệnh chém đầu vị quan vu cáo này. Nhưng nhờ sự can thiệp của Đức Cha Bá Đa Lộc, ông quan được khoan hồng (DMAH 2,3-4). Thế nhưng, trong đầu óc các quan vẫn còn coi điều vu khống quái ác trên đây là thật. Bằng chứng là năm 1826, Bộ Lễ đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mạng xin trừ diệt đạo Giatô, trong đó có câu: “…Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ bị phạt theo trọng tội” (DMAH 2, tr.22). Đến năm 1835, ngay lúc sắp xử lăng trì cha Giuse Marchand Du, quan còn hỏi cha: “Vì lý do gì bên đạo móc mắt người chết?’. – Cha trả lời vắn gọn: “Không bao giờ tôi thấy như vậy” (DMAH 2, tr.82). Mãi tới năm 1856, trong phiên tòa xử cha Laurensô Nguyễn Văn Hưởng (bị trảm quyết 27.4.1856), quan đầu tỉnh Hà Nội còn hỏi cha: “Tại sao khi người ta đau ốm, các đạo trưởng đến khoét mắt đem về làm thuốc cho người ta mến và theo đạo? Cha Hưởng thưa: “Bẩm quan lớn, điều ấy không đúng. Bên Phật giáo họ ghét đạo nên bỏ vạ chúng tôi như vậy. Những người kẻ liệt thì cũng một nửa còn sống, nếu khoét mắt thì họ mù làm sao còn xem được nữa. Vì khi còn khỏe, người ta hay dùng ngũ quan mà phạm tội, nên khi họ ốm đau, chúng tôi đến xức dầu thánh nơi con mắt và chân tay để trừ tội và ma quỷ chứ không làm sự gì khác” (DMAH 3, tr.113-114).

2. Từ vu cáo móc mắt đến các vu cáo quái đản khác.

• Năm 1836 các quan đã làm kiến nghị dâng lên vua Minh Mệnh và vu cáo đạo Công Giáo như sau: “Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai còn lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều đồi bại” (DMAH 2,86).

• Năm 1837 Quan tổng Hào nói với thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần (bị xử giảo 1837) như sau: “Ta nghe nói các linh mục thường móc mắt đàn bà ốm yếu bỏ vào chum nước có chó ngao, rồi lấy nước làm bùa mê rảy trên dân chúng, có thật vậy không?” – Thầy Cần thưa: “Thưa quan, đó là điều bịa đặt vu khống hoàn toàn. Các đạo trưởng rất thành thật và không bao giờ nói dối” (DMAH 2, tr.102).

• Năm 1838, Dưới thời Tây Sơn, tổng đốc Lê Văn Đức đã hạch hỏi thày giảng Phaolô Mĩ: “Tại sao đã có lệnh vua cấm theo đạo mà ngươi còn theo? Trong đạo có những chuyện móc mắt, làm bùa mê, rồi các đạo trưởng thông gian với phụ nữ…”. – Thầy Mĩ trả lời: “Thưa quan lớn, chúng tôi xả thân cầu đạo, nếu có khoét mắt người nào thì anh em con cái họ để chúng tôi sống chăng? Nếu trong đạo chúng tôi có chuyện đồi tệ như quan tố cáo, thì chúng tôi dạy bảo ai được. Mà nếu chúng tôi đi tu, lại ăn ở thể ấy thì vợ chồng người ta để chúng tôi đến nhà mình nữa chăng? (DMAH 2, tr.273).

• Hơn thế, chính vua Minh Mệnh, trong sắc lệnh ra ngày 29.7.1839, còn mạt sát đạo Công Giáo: “Đạo này không tuân giữ luật nước, đầy rẫy sự giả dối, rao giảng những điều phi lý như thiên đàng, nước thánh… các đạo trưởng móc mắt người chết và dụ dỗ đàn bà con gái…” (DMAH 2, tr.289).

3. Vấn đề chính trị.

Từ sự hiểu lầm ‘đạo Thiên Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào’, triều đình làm sao khỏi nghi ngờ và nghi kỵ? Xưa cũng như nay, nhiều kẻ thù của Giáo Hội vẫn cố tìm cách ghép buộc ‘công trình truyền giáo với việc nước Pháp thôn tính đất nước Việt Nam dưới chiêu bài đòi tự do buôn bán và tự do tôn giáo’ (DMAH 3, tr.124). Tôi nghĩ họ cần có cái nhìn đứng đắn của ông Toan Ánh. Ông viết: “Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng đạo Thiên Chúa cùng tới Việt Nam với thực dân Pháp. Sự thật, đâu có phải. Đạo Thiên Chúa đã truyền sang Việt Nam từ lâu, trước hồi Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ XIV, nhưng sự truyền giáo đã gặp khó khăn, nên sự phát triển không được mạnh mẽ lắm. Thực dân Pháp tới Việt Nam, mục đích của họ cốt để thôn tính đất nước, nô lệ hóa nhân dân, còn công việc khai thông đạo giáo, đó là công việc của các tu sĩ truyền giáo… Và tình thương đã quảng bá đạo Chúa… Tóm lại, Thiên Chúa giáo đã tới Việt Nam trước thực dân và trải nhiều thế kỷ đã lan rộng để ngày nay trở nên một tôn giáo quan trọng tại Việt Nam” (13).

Từ sự hiểu lầm ‘đạo Chúa là đạo ngoại quốc, đạo do người ngoại quốc du nhập vào Việt Nam’, triều đình và giới Nho sĩ đã nghi ngờ các thừa sai và khối Công Giáo, nhất là khi ‘dã tâm của người Pháp muốn thôn tính nước Việt Nam mỗi ngày một hiển hiện’. Tuy nhiên, đọc lại các sắc lệnh, các chỉ dụ cấm đạo của các chúa, các vua cũng như các kiến nghị của các quan triều thần, chúng tôi không thấy một lý do chính trị nào được nêu lên, ngoại trừ khẩu hiệu ‘bình tây sát tà’ của phong trào Văn Thân: ý đồ của họ là cho rằng ‘Nước Việt Nam bị Pháp thôn tính là vì đạo Công Giáo’; ‘Đạo Công Giáo là tả đạo, cần tàn sát và tiêu diệt’. Và họ đã dấy quân thi hành, gây nên bao nhiêu tang tóc trong thời gian 1864-1883 (14). Trước cảnh ‘nước mất nhà tan’ này, chính vua Tự Đức đã ca tụng lòng trung thành của người Công Giáo và công nhận người Công Giáo đã bị vu oan (15) Sau đây là hai vụ vu oan chính trị đáng chú ý:

• Vụ cha Giuse Marchand Du bị nghi là có liên hệ với giặc Lê Văn Khôi. Năm 1833, dân tình chán ghét vua Minh Mệnh, nhiều cuộc nổi loạn bùng nổ. Đáng quan tâm nhất là tại tỉnh Gia Định, Lê Văn Khôi nổi loạn vì uất ức trước thái độ của quan lớn đối với Lê Văn Duyệt. Kể từ tháng 7.1833, giặc Lê Văn Khôi chiếm trọn vùng Nam Kỳ và ông nghĩ rằng: nếu có một thừa sai tây phương ở trong thành thì sẽ nắm phần thắng. Nên ông cho quân đi bắt cha Du lúc ấy đang ở xứ Mặc Bắc. Khi quan Đội Miêng cho lính ập tới, cha Du trả lời: “Tôi chỉ lo giảng đạo mà thôi, việc chiến tranh tôi không biết chi. Nếu Chúa sai tôi đi đánh giặc thì một mình tôi một tỉnh, tôi cũng không sợ”. Đội Miêng bảo: “Trong Thành có đông người Công Giáo lắm. Nếu cha không đi ông Khôi sẽ chém đầu những người Công Giáo”. Vì thế, cha Du để họ bắt dẫn đi… Về sau, cha Du bị bắt và ra trước tòa các quan triều đình. Các quan hỏi cha: “Người ta thấy cha ở trong thành, vậy cha có làm gì giúp giặc không?”. – Cha Du trả lời: “Tôi chỉ giảng đạo và biết có việc giảng đạo mà thôi”. Lần khác các quan lại hỏi: “Ông có giúp Khôi làm giặc không?”. – Cha Du thưa: “Không. Ông Khôi cho quân đi bắt tôi đem về Sàigòn. Việc chiến tranh tôi không biết gì, tôi chỉ giảng đạo, cầu nguyện và làm lễ thôi”. – “Có phải ông đã giúp tên Khôi viết thơ xin quân Xiêm và giáo dân Đồng Nai đến giúp y không?”. – “Ông Khôi ép tôi viết thơ song tôi không chịu và nói cho ông biết, đạo cấm làm chuyện chính trị. Tôi cũng nói: thà chết chứ tôi không làm như thế được. Ông Khôi còn đem mấy thơ đến xin tôi ký vào. Tôi không chịu và xé thơ trước mặt ông”. Sau cùng các quan làm án tâu lên vua Minh Mệnh, xin ‘xử bá đao về hai tội: Là đạo trưởng, không chịu đạp ảnh Thánh Giá, và có dính líu với nghịch tặc’. Vua Minh Mệnh chấp thuận và cho đi xử bá đao ngày 30.11.1835. Đầu cha Du bỏ vào thùng đem rêu rao khắp nơi, sau cùng đem về Huế, bỏ vào cối xay nát ra và bỏ xuống biển (DMAH 2, tr. 73-84).

• Vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng: Thánh Hồ Đình Hy là một quan chức được vua Tự Đức tín nhiệm, trao cho nhiều công tác và thăng quan tiến chức đều, đến tước thái bộc và làm quan tam phẩm. Vì thế nhiều quan triều ghen ghét, tìm cách hãm hại quan Hồ Đình Hy. Vậy, nhân vụ liên quân Pháp và Tây Ban Nha ở ngoài khơi cửa Hàn, lăm le xâm chiếm Đà Nẵng. Các quan triều xấu bụng đã làm đơn dâng lên vua Tự Đức buộc tội quan Thái Bộc là liên lạc với người Pháp, họ xin vua bóc chức quan Hồ Đình Hy và trừng trị xứng đáng. Trong bản án còn nêu lên hai tội: cả gan tin theo tà đạo, lại liên lạc với nhiều đạo trưởng và còn nhờ linh mục Oai cho con đi học ở Singapore. Mặc dầu đã bị tra khảo nhiều lần, Hồ Đình Hy vẫn một mực chối không có liên lạc gì với quân Pháp. Vua Tự Đức tin theo những lời vu khống ác độc của các quan triều, đã y án: quan thái Bộc Hồ Đình Hy bị trảm quyết ngày 22.5.1857 (DMAH 3, tr.150-160).

• Văn Thân vu khống và bày trò gian ác để gây thù oán giữa dân lương với đạo Công Giáo (DMAH 3, tr.331-332):

+ Văn Thân đồn thổi: ‘Đức Cha Sohier đã mang về 400 cân thuốc độc để triệt hại các vua và các quan hầu đem người Công Giáo lên làm vua. Lúc đó, dân lương nào không theo đạo sẽ giết hết’.

+ Đức Cha Theurel địa phận Tây Bắc cho biết: ‘Văn Thân vu cáo người Công Giáo bỏ thuốc độc vào các giếng nước’.

+ Đức Cha Cezon địa phận Trung cho biết: ‘Văn Thân thuê người đi bỏ thuốc độc vào các ao hồ và giếng nước và nếu bị bắt thì nói rằng ‘người Công Giáo thuê’. Đã có 100 người bị bắt và khai rằng ‘Văn Thân đã thuê họ’.

+ Đức Cha Gauthier địa phận Vinh báo động: ‘Văn Thân giả mạo một lá thư mang tên ngài, ra lệnh cho hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý phải cử năm người đi đốt phá và bỏ thuốc độc vào giếng của các làng bên cạnh… Kết quả là hai họ đạo Hội Yên và Phủ Lý bị chính Văn Thân đến đốt cháy’.

+ Văn Thân còn phao lên rằng ‘các thày lang Công Giáo làm thuốc độc bán cho dân. Vì thế một ông lang Công Giáo đã buộc phải uống một lúc hết các thuốc ông bán… Kết quả, ông bị chết vì thuốc hành’.

4. Những vụ khác do các sư sãi, thày phù thủy vu khống và xúi dân khiếu nại:

• Năm 1625, hai nhà sư đã kiện lên chúa Sãi rằng: người Công Giáo bỏ bê tổ tiên và tục lệ quốc gia. Vịn vào đó, chúa Sãi ra lệnh ‘không ai, dù là Công Giáo, được bỏ bê các lễ lạy trong làng’ (DMAH 1, tr.12).

• Năm 1627, các thày cúng và sư sãi lại tố cáo với Trịnh Tráng: các lễ nghi bên đạo là một phù phép giết người, và xin chúa Trịnh canh chừng kẻo các thừa sai phù thủy giết hết các nhân tài và tướng giỏi để chuẩn bị nổi loạn dễ dàng. Họ cũng vu khống là các thừa sai liên lạc với nhà Mạc và chúa Nguyễn trong Nam. Đặc biệt cha Đắc Lộ là một phù thủy cao tay. Vì thế chúa Trịnh ra lệnh cấm dân chúng không được liên lạc với các đạo trưởng tây phương và không được theo đạo Giatô giả dối… (DMAH 1, tr.107-108).

• Năm 1663 các sư sãi lại vu khống và khiếu nại lên chúa Trịnh: người Công Giáo phá chùa, bẻ tượng… Sự hiện diện của đạo Công Giáo là nguyên cớ gây nên tai ương mưa lụt, hạn hán… Nghe vậy, vua Cảnh Trị ra lệnh cho các quan đi các làng, thấy có ảnh đạo phải tịch thu và bắt dân Công Giáo phải tuân giữ các tục lễ cúng bái của làng xã và của quốc gia (DMAH 1, tr. 122-123).

• Năm 1698 các thày phù thủy và sư sãi lại xúi dân làng Thương Lo làm đơn tố cáo lên chúa Minh Vương: Người Công Giáo bẻ gãy tượng phật, phá chùa và lấy các đồ thờ. Minh Vương cho người đi điều tra thì, chùa không hư hại gì và tượng Phật đã gãy tay từ hai chục năm trước (DMAH 1, tr.70-71).

IV. NHỮNG HÀNH NHỤC VÀ TỬ NHỤC

Hệ quả của những hiểu lầm và vu cáo như trên là các cuộc bắt đạo cứ từ từ bùng nổ, các chúa, các vua, các quan chức đều nuôi lòng ghen ghét, hoài nghi, và tìm mọi lý do, mọi hoàn cảnh khả dĩ để tiêu diệt đạo Công Giáo, nhất là thời vua Minh Mệnh, Tự Đức và phong trào Văn Thân. Trong nước dần dần thành hai khối ‘một bên là lương dân, quan quyền và vua chúa, một bên là dân Công Giáo với các thừa sai và thày giảng’. Một bên có quyền, có quân, một bên chỉ có niềm tin để chịu đựng mọi thua thiệt, mọi đàn áp, mọi hành nhục và tử nhục với tinh thần hiền lành, kiên nhẫn, can tràng… vẫn một lòng kính vua chúa, quan quyền, thương cha mẹ, yêu đồng bào… nhưng thờ Chúa là trên hết…. Thánh Philippê Phan Văn Minh đã diễn bầu khí bách hại đó như sau:

Lừng lẫy oai hùng tiếng đã rân,

Chỉ truyền cấm đạo khắp xa gần.

Thánh đường chốn chốn đều tiêu triệt,

Giáo hữu người người chịu khổ tân.

Linh mục giảo lưu, hình giảm khốc,

Cận thần trảm quyết, lính đồ thân.

Há rằng vương đế làm nhân chánh,

Sao nỡ phiền hà hại chúng nhân.

(Bắt đạo thơ)

Như trên chúng ta thấy, hơn ba trăm năm đạo Công Giáo, hay các linh mục, thày giảng và giáo dân nam nữ, già trẻ, đều sống trong bầu khí ‘nghi ngờ, vu oan và bách hại’. Ít có thời gian được ‘tương đối bình an’. Tuy có một vài tiếng nói của vua chúa hay quan quyền bênh vực khen lao đạo Công Giáo, vì quyền lợi hay vì thời cơ, đều èo ẹt như một tia sáng nhỏ giữa đêm khuya mịt mù. Ai bảo vua Gia Long hay Nguyễn Ánh là người bênh vực đạo? (xem DMAH 2, tr.3-6). Ai bảo tiếng nói của quan triều Lê Văn Duyệt (DMAH 2, tr.26), hay Nguyễn Đăng Giai (DMAH 3, tr.59) được lắng nghe và xoay chiều tình thế có lợi cho đạo Công Giáo?…

Mọi người Công Giáo sống trong ‘bản án tập thể’ là theo đạo ngoại quốc, đạo ‘hoa lang’, đạo ‘Bồ Đào Nha’; mang trên má hai cụm từ ‘hoa lang đạo’ hay ‘tả đạo’; bị coi như những người khờ dại, đần độn, để người ta quyến dũ và mê hoặc, ‘bỏ đạo quốc gia đi theo đạo Giatô dạy điều giả dối, điên rồ và phi lý…’. Khiếu nại cùng ai, khi nhà bị cướp, bị đốt, bị chiếm? Nuối tiếc chi được khi bó buộc ra khỏi nhà, đi sống ‘phân sáp’ hay lưu đày… Đúng như lời thánh Phaolô nói: “đành chịu mọi thua thiệt để được Chúa Giêsu!”. Nếu là linh mục hay thày giảng, các ngài phải ẩn tránh, lén lút, trốn hết nhà này qua nhà khác, tránh mọi dòm ngó của quan quyền, lính tráng hay ‘những người dân ghét đạo’. Nhiều khi phải trốn ẩn dưới hầm, ngoài đồng, trong rừng…

Khi bị bắt, lập tức mang gông, ngồi cũi, dẫn bộ về nộp cho quan huyện, quan tỉnh… để vào tù đợi ngày ra xử. Nhiều trường hợp các quan đòi tiền mua chuộc. Ngày ra tòa trước mặt các quan là ngày bị hỏi cung, bị dụ dỗ, bị nguyền rủa, bị buộc tội, bị những trận đòn 50, 100, 150 roi, tuỳ theo là roi mây, roi trượng, roi đuôi trâu, roi móc thịt… Bị đánh nhừ tử, và trở lại tù… Sau hai, ba lần hỏi cung và tra tấn, các quan lập biên bản, tức làm bản án, nộp lên hoàng đế. Khi hoàng đế ‘y án’, các quan sẽ thi hành bản án. Có nhiều loại án, hoặc đánh đòn và nộp tiền phạt rồi tha về đặc biệt đối với thường dân và phụ nữ; có khi bị bỏ chết đói trong tù; có khi thả vào chuồng voi cho voi giẫm chết, có khi bị lưu đày xa quê hương và làm công dịch, có khi bị lưu đày hay phát vãng đến tận miền xa xôi, nước độc…. Hầu hết các vị tử đạo, nhất là các giám mục, linh mục, thày giảng, quan chức hành chánh, sĩ quan hay binh lính thuộc quân đội và các chức sắc trong họ đạo, đều bị xử tử. Xử tử bằng hình thức xử giảo, chém đầu, xử trảm, lăng trì, bá đao, xử tử bêu đầu ba ngày, xử tử ném xác xuống sông sâu hoặc biển khơi, có trường hợp còn bỏ đói, chôn sống hay thiêu sống!

Có lẽ tử đạo đau đớn nhất và nhục nhã nhất là trường hợp của thánh linh mục Giuse Marchand Du: Ngài bị xử bá đao ngày 30.11.1835 tại họ Thọ Đúc (Huế). Ngài bị trói vào thập tự, miệng ngậm đầy đá sỏi và khóa lại bằng tre, để khi chịu đau kêu không ra tiếng. Vào giờ xử, lý hình tháo cha Du ra khỏi thập tự, trói vào cọc. Hai tên lý hình một người cầm kìm, một người cầm dao để xẻo ra từng miếng thịt. Hai tên lý hình khác đứng bên đếm từng miếng thịt lắt ra và ghi vào sổ. Sau hồi trống lệnh, lý hình xẻo trán cha Du trước để da phủ xuống che kín mắt của cha, sau đó lấy kìm lôi hai vú ném xuống đất. Lần lượt lý hình lấy kìm bấm và lôi thịt ra từ hai bên mông, cắt đứt ném xuống đất. Lúc ấy cha Du không còn sức nữa, gục đầu xuống và linh hồn về với Chúa. Thấy cha đã chết, tên lý hình cầm đao sắc, kéo đầu lên và chém đứt cổ, bỏ đầu vào thúng vôi. Lý hình xô xác cha xuống đất và tiếp tục cắt thân thể cha ra thành trăm mảnh, hết bổ dọc đến bổ ngang như bổ xẻ một khúc cây. Vì cha Du sống khắc khổ, chịu hành hạ nhiều nên không còn máu chảy ra. Khi xong xuôi tất cả, lý hình gom các miếng thịt vụn lại bỏ vào mấy thúng rồi đem nộp cho quan để vất xuống sông. Còn đầu bỏ vào thùng đem bêu khắp nơi trên đất nước. Đầu cha Du tới Hà Nội ngày 02.01.1836. Sau cùng đầu cha Du được đưa về Huế bỏ vào cối xay nát ra và ném xuống biển. Không ai giữ được một di tích nào của cha Du (DMAH 2, tr.84).

Đọc lại cái chết tử đạo của tiền nhân, đặc biệt cái chết đau thương của cha Du, ai lại không thấy hữu tình, hữu lý, những lời Thánh Thi của Kinh Chiều lễ các Thánh Tử Đạo:

Muôn thử thách, vì Chúa đâu xá kể,

Không hé một lời oán trách thở than,

Chẳng xôn xao, lòng thơ thới yên hàn,

Trước sau vẫn hiền hòa luôn kiên nhẫn.

Hay lời thơ của thánh linh mục Phlippê Phan Văn Minh:

Dĩ nhược thắng cương minh chứng rõ,

Kiếp sau hiện hữu sống muôn đời

V. NHỮNG DẤU LẠ ÂN THƯỞNG

‘Phúc cho anh chị em, là những kẻ bị người ta gièm pha, vu khống đủ điều và bách hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng phấn khởi, vì phần thưởng dành cho anh chị em thật lớn lao’ (Mt5, 11-12). Vâng, các thánh Tử Đạo tiền nhân của chúng ta đã thấu hiểu lời chúc phúc của Chúa Giêsu hơn ai hết. Các ngài cũng nằm lòng những lời dạy của tổ tiên chúng ta nêu lên ở trên (số I). Lời chúc phúc của Chúa Giêsu và những lời dạy của tổ tiên đã ăn sâu vào xương tủy máu huyết của các ngài, nên các ngài can tràng chấp nhận mọi hy sinh vì đức tin, mặc ai gièm pha, nghi kỵ, vu khống và bách hại. Những trận đòn nhừ tử, những cái chết đau thương không làm các ngài suy giảm đức hiền hoà và nhẫn nhục. Các ngài ý thức rõ các ngài chết cho ai, chết vì ai. Tất cả vì Chúa, vì quê hương, vì dân tộc, vì đồng lúa của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam, vì phần rỗi của mình và của đồng bào… Các Thánh Tử đạo là những người bỏ mọi sự đi theo Chúa đến tận cùng. Các ngài đáng được Chúa thưởng bội hậu trên thiên đàng, và ngay ở trần thế. Phần thưởng bội hậu của các thánh trên trời, chúng ta chỉ biết hân hoan chúc mừng theo lời Chúa dạy ‘thật bội hậu, thật lớn lao’, và theo mức độ cảm nghiệm hạn chế của chúng ta hay như lời Giáo Hội thường hát:

Thật khôn tả, nguồn vinh quang vô tận,

Chúa dành cho bậc tử đạo anh hùng:

Áo huy hoàng thắm đỏ máu tôi trung,

Đây rực rỡ mũ triều thiên chiến thắng…

(Thánh thi kinh chiều 2 lễ Tử Đạo)

Còn những phần thưởng Thiên Chúa ban cho các thánh Tử Đạo tại Việt Nam ngay ở trần gian, thì ngoài đời sống gương mẫu, ngoài tinh thần can đảm chịu đựng mọi gian lao vì đức tin, và dũng lực chấp nhận cái chết đau thương vì danh Chúa mà chúng ta có thể nhận ra nơi mỗi vị, chúng ta cũng có thể dựa vào những điều lịch sử ghi lại để nêu lên như những dấu chứng tiêu biểu về ‘phần thưởng bội hậu’ mà Thiên Chúa dành để cho các tôi trung của Chúa. Quả vậy, đọc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, đọc truyện mỗi vị tử đạo, đã được phong thánh hay chưa, là người bản xứ hay người ngoại quốc, chắc chắn không ai dám phủ nhận: ‘những dấu chứng về phần thưởng bội hậu ngay ở trần gian, thật phong phú dưới nhiều dạng thức’. Chúng ta không thể nêu lên hết, dưới đây chỉ là những dấu chứng độc đáo nơi một số vị tử đạo mà thôi:

1. Năm 1663: Ông Alexi Đậu là con trai của một thương gia Nhật, và bà mẹ, người Việt Nam Công Giáo. Bà bị voi dày chết vì đạo. Khi đi ra Pháp trường với người bạn tên là Toma Nhuệ, ông mặc áo lụa trắng mới, bình tĩnh vui vẻ lạ thường. Khi lý hình chém đầu ông Toma, ông Alexi Đậu còn nói vui vẻ: “Bạn tôi đã đi hết đoạn đường và đoạt chiến thắng. Bây giờ đến lượt tôi đi theo”. Rồi ông đưa đầu cho lý hình và hỏi xem đã đúng cách chưa. Khi lý hình đã chém đứt cổ và tung đầu lên, người ta còn nhìn thấy vẻ mặt tươi vui suốt hai ngày liền. Hơn thế, ông Alexi Đậu còn hiện ra với người lính đã chém đầu mình, trong đoàn ngũ các thánh hân hoan, và cám ơn người lính đã giúp mình đạt được ước nguyện (DMAH 1, tr.51).

2. Năm 1658, thời chúa Trịnh Tráng, ông Phanxicô là người Công Giáo tử đạo đầu tiên của Giáo Hội miền Bắc. Ông đã đổ máu ra để làm cho công việc truyền giáo của các thừa sai trổ sinh nhiều kết quả phong phú. Đặc biệt Chúa đã làm nhiều phép lạ thưởng công ngài và các thừa sai không thể kể hết. Sách vở còn ghi: Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một giáo dân đã chữa lành 30 người bị quỷ ám. Nhờ khấn nguyện với ông Phanxicô, một cô gái tỉnh nghệ an đã cứu người mẹ hấp hối hồi tỉnh và khoẻ lại bình thường. Một người khác đi trong rừng, gặp một cụ già nằm liệt sắp chết, đã cầu khấn với ông Phanxicô, rồi lấy nước làm phép cho cụ già uống, cụ liền khoẻ lại và trở về nhà (DMAH 1, tr.110).

3. Năm 1723, thời chúa Trịnh, cha Bucharelli bị bắt với 9 giáo dân. Cả 10 người bị giam trong chuồng voi. Ngày 11.10, các ngài bị dẫn ra pháp trường. Cha Bucharelli khích lệ giáo dân: “Chỉ còn ít giờ nữa, chúng ta sẽ được tự do, thoát khỏi đời sống trần thế khổ cực này, Thiên Chúa sẽ dắt đưa chúng ta lên trời”. Đoàn người anh hùng bước ra pháp trường cách vui vẻ giữa tiếng kêu của xiềng xích và tiếng cầu kinh. Lương dân, quân lính và lý hình rất bỡ ngỡ về thái độ bình tĩnh vui tươi của các ngài. Tới Đồng Mơ, nơi hành quyết, cha Bucharelli quì xuống đất, cất lời cầu nguyện sốt sắng, 9 giáo dân cũng làm theo: hai tay đưa ra sau, nghển cổ lên cho lý hình làm việc bổn phận. Từng cái đầu một rơi xuống, máu nóng tuôn chảy chan hòa tưới đỏ khu đất. Trời tối sụp lại. Các lý hình vội vã đi về, để lại cho dân chúng tự do thấm máu và tôn kính các anh hùng tử đạo. Những người lương dân chứng kiến vụ việc, nói với nhau: “Đạo Công Giáo là một đạo thánh, không sớm thì muộn, Trời sẽ báo oán cho những người thánh này” (DMAH 1, tr. 158).

4. Năm 1745, thời chúa Trịnh Doanh, cha Tế và cha Đậu dòng Đaminh, bị lính dùng gươm chém đầu ngày 22.1.1745. Dân chúng chen nhau thấm máu đào của hai cha. Tối hôm ấy, xác hai cha được tắm rửa và an táng tại xứ Kẻ Bùi. Nhưng hai xứ Trung Linh và Trung Lễ đòi quyền được chôn cất xác của hai cha. Vì thế, một tuần sau, Đức Giám Mục cho phép đào xác hai cha lên để đưa về Trung Linh mai táng trong nhà thờ. Lạ thay, xác các ngài không bốc mùi thối, nhưng mọi người đều ngửi thấy một hương thơm lạ lùng thoát ra… (DMAH 1, tr.179). Chứng kiến cái chết của cha Tế và cha Đậu, một tên lý hình đã thốt lên: “Rồi đây đói kém và thiên tai sẽ đổ xuống trên chúng ta. Tại sao cứ phải giết các đạo trưởng không hề trộm cắp giết người? Chúng ta đều biết rõ họ là đấng thánh”. Lòng tôn kính các đấng anh hùng tử đạo đã lôi kéo nhiều người đến mộ các ngài để cầu nguyện… Nhiều người đã được ơn lạ. Như trường hợp sau đây mà ông Giuse Can đã thề là chuyện có thật: “Thầy già Khiêm đã kể lại cho tôi nghe truyện lý hình Chân Nhuệ đã bắt cha Đậu trước đây, bị đau ốm lâu dài. Sau khi nghe biết cha Đậu đã chết vì đạo thánh, thì ông ta hối cải cầu xin với cha Đậu phù hộ, ông ta được khỏi bệnh cách lạ lùng. Ông ta đã từ bỏ thần phật đã theo đạo do cha Đậu rao giảng trước đây”. Một trường hợp khác được kể lại là người giữ chùa bị đau nặng, dù đã cầu đảo các thần phật và chạy chữa thuốc men nhưng vẫn không khỏi. Một người Công Giáo đến thăm, lặng lẽ nhúng miếng vải đã được thấm máu đào của cha Đậu vào ly nước rồi cho bệnh nhân uống mà không nói gì cả. Bệnh nhân vừa uống hết ly nước thì khoẻ mạnh lại. Ông từ giã chùa và sau xin trở lại đạo (DMAH 1, tr.188-189).

5. Năm 1798, cha Gioan Đạt, người Thanh Hóa, bị trảm quyết và được Chúa cho nhiều dấu lạ xảy ra nhờ lời cha Đạt bầu cử. Nghe vậy, Đức Cha Monger coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài, đã ra lệnh tìm nhân chứng tường thuật lại cuộc tử đạo của cha Đạt. Có ba bài tường thuật đầy đủ. Một bài của y sĩ Huyền Trang, một bài của thày Tăng cùng bị giam với cha, và một bài của thày Benoit Huy. Ngoài ra có nhiều nhân chứng kể lại những phép lạ Chúa ban cho cha Đạt làm, như trường hợp sau đây: Ông Phêrô Vũ Văn Thang kể lại “Cháu trai của tôi bị chứng bệnh đau bụng kinh niên, nhiều khi đau kinh khủng, không thuốc nào chữa được. Tôi liền đi đến mộ cha Đạt đọc năm kinh Lạy Cha, năm kinh Kính Mừng, rồi nhổ vài ngọn cỏ trên mộ ngài đem về nấu nước cho cháu uống. Vừa uống xong bát nước, cháu khỏi bệnh ngay, không đau lại nữa”. Một người khác cũng làm chứng “Tất cả nhà tôi đều tin chắc rằng cậu Đam được chữa khỏi là do lời bầu cử của cha Đạt” (DMAH 1, tr.244).

6. Năm 1833, thời vua Minh Mệnh, cha Phêrô Tùy bị xử trảm tại Thanh Trì (Hà Nội). Ngay khi đến nơi hành quyết, trời bỗng nhiên u tối vì mây đen bao phủ. Những người lý hình nói với nhau: “Ông này có phải là một vị thần không mà trời bỗng dưng ra tối tăm làm vậy?” Thày Bernard Thu làm chứng về đời sống và cuộc tử đạo của cha Tùy như sau: “Nhiều lần tôi nghe kể lại những phép lạ do lời bầu cử của cha thánh nhưng chưa ai viết ra. Tuy nhiên, riêng tôi, tôi tin chắc chắn rằng nhiều lần khi tôi chữa trị cho các bệnh nhân nan y, tôi thường cầu khấn với cha Tùy, chính ngài đã chữa họ lành. Tôi cũng biết chắc một sự kiện khác là đang khi lương dân không làm sao ngăn chặn được sâu phá hoại mùa màng, tôi liền chạy đến cầu nguyện với cha Tùy và rảy nước thánh trên ruộng lúa. Lời cầu nguyện của tôi được chấp nhận. Mọi người sửng sốt thấy ruộng của họ bị sâu phá hoại còn ruộng của tôi thì trổ bông. Tôi cho họ biết lý do và họ ca ngợi Đấng Tử Đạo… Mấy năm sau người ta cải táng và đem xác cha về Pháp. Khi mở mộ ra, người ta ngửi thấy mùi thơm tho dịu ngọt tỏa ra và nước trong bao quanh xác ngài. Nhiều bệnh nhân uống nước này và được khỏi bệnh lập tức. Một số người khác giữ nước này để khi đau sẽ dùng tới” (DMAH 2, tr.50-51).

7. Năm 1837, cha Tân bị xử lăng trì tại Sơn Tây. Khi tiếng chiêng nổi dậy, năm người lý hình tiến ra, chặt đầu cha Tân và phân thây làm bốn miếng. Họ vất ra xa từng miếng một, trừ miếng bụng, họ mổ ra lấy gan của ngài chia nhau mà ăn. Vì họ nghĩ rằng: ‘ăn gan của người chết vì đạo, họ sẽ được thừa hưởng lòng can đảm’. Khi cuộc xử đã bế mạc, một y sĩ Công Giáo, hai người lính và hai chị nữ tu ở lại lượm nhặt các phần thân thể của cha Tân đem về chôn ở làng Chiêu Ẩn. Qua năm 1838, giáo dân xứ Bách Lộc mới cải táng đưa xác cha Tân về chôn trong nhà kho của nhà dòng Mến Thánh Giá. Từ đó giáo dân quen đến viếng và gọi là nhà mồ. Người ta kể rằng: dân chúng tranh nhau thấm máu cha Tân, vì họ nghĩ: ‘Máu bên đạo thiêng lắm, đem về nhà thì quỷ không dám quấy phá nữa’. Người ta còn thuật lại hai phép lạ đã xảy ra do lời cha Tân bàu cử. Một lần có quan quân lùng bắt, nhà dòng mang đồ đạo chạy lên rừng trốn, đêm về nhà thì thấy nhà sáng trưng như có người thắp đèn. Lần khác, có đám nhà cháy, các bà chạy đến cầu nguyện tại mồ cha Tân, lập tức đám cháy ngưng lại, lửa lụi xuống (DMAH 2, tr. 97-98).

8. Năm 1838, cha Phêrô Nguyễn Văn Tự bị trảm quyết tại Nam Định. Khi lý hình vung gươm chém đầu lìa khỏi cổ và tung lên ba lần cho mọi người thấy như tục lệ vốn có, thì dân chúng, Công Giáo và bên lương, chen nhau thấm máu của cha Tự. Người ta chen lấn nhau đến nỗi một số người ngã trên vũng máu và làm cho cả đám người dấy máu của đấng Tử Đạo. Nhiều phép lạ đã xảy ra, chứng tỏ Thiên Chúa muốn cho mọi người ta hiểu của lễ hy sinh mà cha Tự đã dâng lên cho Thiên Chúa, đẹp lòng Ngài biết bao nhiêu. Vừa khi cha được dẫn tới nơi xử, thì trời bỗng dưng tối sầm lại và có ba tràng sấm vang dội. Rồi khi đầu cha rơi khỏi xác, một đoàn chim sẻ từ đâu bay tới đậu chung quanh như để chào đón linh hồn thánh thiện của cha. Một người Công Giáo lấy khăn tay thấm máu cha, lạ lùng thay, ông thấy ba hình in trên vải: một hình cha Tự, một hình tên đao phủ và một hình bối cảnh của pháp trường. Một em bé ngoại đạo mắc bệnh đau bao tử đã lâu năm, người ta cho em uống một ly nước có hòa thêm máu của cha, tự nhiên em được khỏi bệnh hẳn. Cậu Thanh con quan Tuần đã lấy được một miếng vải của cha thánh, nhiều người muốn mua lại, nhưng cậu không bán. Cậu quen nói: ‘Từ khi tôi có miếng vải này, tôi hết bị ma quỷ quấy nhiễu’. Theo lời thày giảng Tín, một tên lính ăn xôi cúng, bị quỷ nhập, thầy lấy nước thánh rảy lên, nó chỉ cười. Ông Loan nhớ ra mình còn giữ được cái kiếm lý hình đã chém cha Tự. Ông ta lấy ngay thanh kiếm ép vào cổ người bị quỷ ám, lập tức anh ta được lành. (DMAH 2, tr.229-230).

9. Năm 1838, y sĩ Giuse Lương Hoàng Cảnh bị xử trảm tại Bắc Ninh. Tới nơi xử, người ta tháo gông của cụ ra, bắt cụ quỳ cúi đầu xuống. Một hồi chiêng vang dội, lý hình chém đầu cụ rơi khỏi cổ. Lương dân xô nhau thấm máu và xâu xé tấm áo cụ mang trên mình, đến nỗi quan và lính không sao cản ngăn nổi. Sau đó người ta chôn tạm xác cụ ở bên sườn đồi. Hai người lương đã ăn cắp xác cụ Cảnh và đòi người Công Giáo phải trả 36 quan tiền mới trả lại. Trên đường đi đến nghĩa trang, người ta bó buộc phải có đò mới qua sông được. Thế mà hôm nay, khi tới sông Câu, đò đã không có, nước lại dâng cao. Những người Công Giáo hộ tống xác cụ Cảnh quỳ xuống sốt sắng xin Chúa cho có đò hay phương thế nào để đưa xác cụ Cảnh qua sông. Lạ thay, nước xuống thật nhanh chưa từng có. Người ta có thể đi qua sông dễ dàng, đem được xác cụ Cảnh tới nơi họ muốn an táng cụ. Mọi người hân hoan cám ơn Chúa và coi đó như một phép lạ Chúa làm để ân thưởng người tôi trung của Ngài (DMAH 2, tr. 234).

10. Năm 1838, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm bị xử giảo tại Đan Sa. Nếu trong bản án của cha Điểm quan tỉnh vu cáo là ‘ngài đã dùng phù phép kín đáo để dụ dỗ người ta theo đạo’, thì khi ngài vừa bị xử giảo, Thiên Chúa đã cho ngài làm nhiều phép lạ vinh danh Chúa. Khi cải táng cha Điểm về Hướng Phương có xảy ra một sự lạ: một cậu học sinh ăn cắp một miếng xương đốt ngón tay của cha Điểm đem về nhà chơi. Không bao lâu, cậu lên cơn đau bụng kinh khủng. Cha Tự biết chuyện, liền bảo cậu phải đem trả lại đốt xương. Cậu học trò vâng lời đem để trên mộ cha Điểm. Lập tức cơn đau bụng chấm dứt và không bao giờ trở lại nữa. Hai chuyện khác: một gia đình Công Giáo ở gần mộ của cha Điểm. Họ sợ khi có bắt đạo, họ sẽ bị liên lụy. Vì thế một đêm khuya, họ cả gan ra san bằng mộ của cha Điểm. Chỉ hai hôm sau, người chồng bị tai nạn chết cách đau thương. Người vợ hối hận, nhận tội và cầu nguyện xin cha Điểm thứ tha. Cũng tương tự, một nông phu dám dắt trâu đến ăn cỏ và đạp lên mộ của cha Điểm. Trâu của ông bỗng nhiên liệt hai cẳng sau. Ông sợ quá, vội khấn xin cùng cha Điểm, trâu của ông mới đặng khỏi (DMAH 2, tr. 268-269).

11. Năm 1839, ông Toma Nguyễn Đệ bị xử giảo tại Cổ Mễ. Sau khi quân lính buộc dây vào cổ ông Đệ và kéo cho chết nghẹt, dân chúng ùa vào thấm máu và lấy các di tích của ngài. Giữa nửa đêm, một người Công Giáo chạy vào vác xác thánh Đệ đưa về Kẻ Mốt. Ông kể lại câu chuyện xảy ra trong khi ông vác xác thánh như sau: “Tôi vác xác thánh vào lúc nửa đêm. Bất chợt xác ngài tỏa ra ánh sáng chỉ đường cho tôi phải đi về đâu. Khi tới bờ sông tôi rất lo lắng vì tôi biết chắc chắn không có đò vào giờ đó, thì làm sao tôi qua được bờ bên kia? Nhưng trái với ý nghĩ của tôi, lúc đó nước rút xuống rất thấp đến nỗi tôi có thể lội qua bờ bên kia cách dễ dàng. Hơn nữa, khi tôi đến làng Kẻ Mốt, tôi thấy cổng làng đã mở, dù cổng làng luôn đóng chặt vào lúc ban đêm. Tôi vác xác thánh vào nhà thờ và đặt trên bàn thờ. Lúc đó không có đèn sáng trong nhà thờ, nhưng có ánh sáng phát ra lạ lùng từ xác của vị thánh. Thật là một dấu lạ!” (DMAH 2, tr. 372).

12. Năm 1840, thày Toma Toán bị kết án ‘bỏ đói tới chết’. Khi quan biết thày Toma đã chết thật, quan truyền chôn xác thày cùng một chỗ quen chôn xác tù nhân. Ông Phêrô Dần và hai giáo dân khác đã đút tiền để lấy xác thày cho vào quan tài và chôn cất tử tế. Sắp sửa chôn thì có hai người đàn bà đã giúp thày trong tù, chạy đến xin được nom thấy mặt thày lần cuối cùng. Nắp quan tài được mở ra, mọi người kinh ngạc khi thấy mặt thày chiếu sáng với một vẻ đẹp siêu thoát. Họ liền cắt lấy một ít tóc của thày và chia nhau giữ làm kỷ niệm. Thày được chôn cất lại như cũ (DMAH 2, tr. 437).

13. Năm 1842, cha Phêrô Khanh bị xử trảm tại Hà Tĩnh. Người ta kể: hôm xử án cha Khanh trời nắng đẹp khắp nơi. Thế nhưng, lúc 10 giờ sáng, cha Khanh vừa quỳ xuống cầu nguyện trên pháp trường thì tự nhiên trời sập tối, rồi đến khi cha Khanh bị chặt đầu, thì trời lại đổ mưa thật lớn trong vòng ba phút. Người lương đi coi rất đông, thì thầm với nhau: ‘Tại sao trời nắng mọi chỗ, chỉ có nơi xử là mưa?’ Hoặc: ‘Xử cụ đạo có mưa làm vậy là sự lạ!’. Ngay khi cha bị chém đầu, đồng bào ùa vào thấm máu. Tính ra có tới 500 tờ giấy thấm máu cha Khanh. Dù là mùa hè, thân xác của cha Khanh vẫn thơm tho, không mùi hôi thối, nét mặt vẫn tươi tốt, máu chảy ra vẫn đỏ đến nỗi nhiều người tưởng cha Khanh chưa chết. Khi cha Nghiêm hỏi: “Tại sao xác cha Khanh vẫn mềm hè?”. Dân chúng thưa: “Bẩm vì xác thánh thì mềm!”. Xác cha Khanh được an táng trong nhà thờ họ đạo. Một số ơn lạ được ban xuống cho người kêu xin, nhất là việc được sinh con dễ dàng, nhờ lời bầu cử của cha Khanh (DMANH 3, tr. 37-38).

14. Năm 1857, cha Phaolô Lê Bảo Tịnh bị xử chém tại Nam Định. Trong thời gian từ 1831 đến 1838, khi còn là thày giảng, nhiều lần thầy Phaolô được Đức Giám Mục sai đi Macao đón các thừa sai và lấy đồ về cho nhà chung. Lần cuối cùng đồ hàng bị cướp, thày Phaolô phải lưu lại Macao một năm để thưa kiện và lấy lại đồ đã bị cướp. Rồi trong một đêm Đức Mẹ đã hiện ra nói với thầy: “Phaolô, Phaolô, khi về Việt Nam, con sẽ phải chịu khổ vì đạo”. Thầy không tin, thày tưởng một mỹ nhân nào đến cám dỗ, nên thầy hỏi lại bằng tiếng latinh, tiếng việt, tiếng trung hoa. Hỏi tiếng nào, Đức Mẹ trả lời bằng tiếng ấy: “Ta là Đức Bà Maria”. Dầu vậy thầy Tịnh vẫn không tin cho tới khi bị bắt ở Thạch Tổ năm 1841 (DMAH 3, tr.131).

15. Năm 1858, cha Đaminh Mầu bị chém đầu tại Hưng Yên. Cha nổi tiếng về lòng yêu mến kinh Mân Côi, cha luôn đeo chuỗi Mân Côi bên ngoài cổ. Xác cha Mầu được giáo dân đem về an táng trong nhà thờ Mai Lĩnh tỉnh Hưng Yên. Trước tòa án điều tra năm 1864, nhiều người đã làm chứng được ơn lạ nhờ lời bầu cử của cha Mầu: Ông Đaminh Đỗ thuộc họ Đức Bà Thượng Lạc, xứ Kẻ Điền quyết đáp mình đã được khỏi bệnh đau bụng nguy kịch; bà Thị Chi, 50 tuổi, thuộc làng Lập Bái, cũng tuyên chứng mình được khỏi quỷ ám cách lạ lùng năm 1884; Ông Cai Thìn, người lương, cũng quả quyết mình được khỏi bị quỷ ám nhờ cầu khấn trên mộ cha Mầu (DMAH 3,tr.197).

16. Năm 1861, ba Đức Cha Vọng (Liêm), Đức Cha Tuấn và Đức Cha Vinh cùng bị trảm quyết một ngày tại Hải Dương. Bản án cấm không một ai được vào thấm máu các ngài. Nhưng khi hành quyết ba đấng xong, các quan đi về hết, dân chúng tự do ùa vào thấm máu của ba Đức Cha và họ được chứng kiến nhiều phép lạ, xảy ra ngay từ lúc hành quyết, như trời tối sập lại, hương thơm tỏa ra từ thân xác của các ngài, những đàn bướm trắng đến đậu trên xác các ngài. Riêng đầu của ba Đức Cha, sau ba ngày bị bêu nắng, đã được giáo dân bày mưu chiếm lại: Giáo dân đãi lính canh ăn một bữa cơm thật thịnh soạn. Trong lúc lính ăn vui vẻ, giáo dân lợi dụng trời đã nhá nhem tối, lấy ba củ chuối thế vào ba cái đầu bọc trong bao bố. Lính không ngờ, họ đem ba củ chuối ném xuống sông. Còn giáo dân, đứng đầu là ông tổng Oánh, lấy áo gói ba cái đầu của ba Đức Cha đem về an táng trong nhà thờ thánh Gioan ở Yên Dật. Các bà dòng xin cái áo quý đó để giữ làm kỷ niệm, nhưng ông tổng Oánh không chịu. Ông đã dùng chiếc áo này cứu được nhiều bệnh nhân nhờ phúc đức của các Đấng tử đạo: Ba đứa con ông lên đậu mùa, ông tổng Oánh lấy chiếc áo phủ lên chúng, cả ba đứa được khỏi bệnh. Ông cũng giữ được một tấm vải thấm máu Đức Cha Vọng: Hễ soi ra ánh sáng, người ta nhìn thấy cây thánh giá. Còn thân xác ba Đức Giám Mục, sau này, người Công Giáo đã chuộc về với giá 100 quan tiền. Đêm cải táng, nhiều luồng sáng tỏa ra từ thân xác các ngài, thật lạ lùng. Hơn thế, dù đã chôn hơn ba tháng rồi, khi đào lên, cả ba thân xác vẫn còn nguyên vẹn, tươi tốt và tỏa hương thơm ngào ngạt (DMAH 3, tr.290).

17. Thời gian 1883-1886, phong trào Văn Thân và Cần Vương nổi lên tàn sát đạo Công Giáo cách dã man nhất trong lịch sử, từ Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế… đổ vào miền Nam. Nhưng thiệt hại nhất là Bình Định: có 8 thừa sai, 7 linh mục, 270 nữ tu, 24.000 giáo dân bị giết chết. Ngoài ra toà giám mục, 2 chủng viện, 10 tu viện, 17 nhà mồ côi, đều bị tàn phá. Các họ đạo cũng chung số phận, chỉ có hai họ đạo thoát nạn. Chính trong cuộc tàn sát này, Đức Mẹ đã hiện ra cứu chữa dân làng Trà Kiệu (DMAH 3, tr. 336-338)

* * * * *

Đức Giáo Hoàng Gregoriô XVI (1834-1846) được nhiều sử gia như Goyau và Schmidlin tặng khen là ‘vị giáo hoàng truyền giáo của thế kỷ XIX’. Ngay khi vừa lên ngôi, ngài đã quan tâm đến những cuộc bắt đạo đẫm máu tại Việt Nam và Trung Hoa. Riêng với Giáo Hội non trẻ tại Việt Nam, đức Grêgoriô XVI đã phát động một chiến dịch có tầm mức hoàn vũ, xin mọi Kitô hữu cầu nguyện đặc biệt cho giáo dân được kiên trì trong mọi thử thách. Đồng thời, năm 1840, ngài viết thư yên ủi và khích lệ tinh thần can đảm sống đức tin, tuyên chứng đức tin và chết vì đức tin của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam. Ngài viết “Các con thân yêu, các con là những người đã can đảm không chối đạo, các con đừng bao giờ nản lòng vì những khốn khổ, hãy ngước mắt trông lên trời nơi dành cho những người chiến thắng đạt được triều thiên bất tử. Ngày gian khổ thì vắn vỏi, nhưng theo sau bao nhiêu an ủi và phần thưởng dồi dào và hạnh phúc trường sinh đang chờ đợi chúng con. Các con sẽ không phải chịu bắt bớ hành hạ tàn nhẫn mãi như vậy đâu. Sẽ có ngày, các con được lau sạch nước mắt, được thoát khỏi cơn bão táp khủng khiếp và sẽ được an bình phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật”. Lời của Đức Thánh Cha Gregoriô XVI đã tóm tắt những gì chúng ta trình bày trong chương sách này. Ngài cũng mở ra cho chúng ta một viễn tượng tương lai ‘sau cơn giông trời lại sáng’, ‘sau gian lao thử thách sẽ có trời mới đất mới’ hay như lời Chúa chúc phúc: “Phúc cho anh chị em khi bị người ta gièm pha, vu khống, bắt bớ và giết hại vì danh Ta. Anh chị em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh chị em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Nói một cách khác sát với chủ đề của bài viết: tiếp theo những gièm pha, vu khống, hình nhục và chết nhục là những dấu lạ ân thưởng tại thế, báo hiệu ‘phần thưởng bội hậu trên trời’. Cũng có thể nói vắn gọn theo văn hóa Việt Nam: “Thiên Đạo chí công”, Đạo Trời thật công bằng!.

——————

(1) Nguyễn Đồng Chi, ‘Kho tàng truyện Cổ Tích’ 1, tr. 7-13.

(2) Nguyễn Đồng Chi, sd 4, tr. 211-223.

(3) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr.12-15.

(4) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 148-154

(5) Nguyễn Đồng Chi, sd 5, tr. 105-110.

(6) Phạm Đình Tân, ‘Tâm Hồn Việt Nam’ (1988), bài ‘Nguyễn Du, thi sĩ đau khổ’, tr.54.

(7) Hồng Lam, ‘Lịch sử đạo Thiên Chúa tại Việt Nam’, 1944, Đại Việt xuất bản, Huế, tr.23-24. Đoạn này được Trịnh Việt Yên trưng lại trong cuốn ‘Máu Tử Đạo Trên Đất Việt Nam’. 1949, tr. 19-20. Có hai việc đáng tiếc to lớn và tai hại là ‘tranh dành vấn đề quyền hành và cãi nhau về vấn đề nghi lễ thờ cúng tổ tiên’ xem Phan Phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ I, tr. 188-200.

(8) Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng ba cuốn 1, 2, 3. Trong bài này tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt là (DMAH, 1, 2, 3, tr….). Chúng tôi trích dẫn hoặc dựa theo bộ sách của cha Vũ Thành, vì đọc các chú giải hay thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn, chúng tôi yên tâm về nguồn liệu lịch sử liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam mà cha đã nghiên cứu và xử dụng.

(9) Nguyễn Khắc Xuyên, ‘Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII’ C.A. 1994, tr. 52-54.

(10) Trịnh Việt Yên, sd, tr. 26.

(11) Đỗ Quang Chính sj, ‘Hòa mình vào xã hội Việt Nam’, nxb Tôn Giáo, 2008, tr.222. Cao Kỳ Hương, ‘Đạo Hiếu của người Công Giáo’, Hà Nội, 2010, tr. 42+48-54. Phan Phát Huồn, sd, tr. 196-200.

(12) Trần Trong Kim, ‘Việt Nam Sử Lược’, 2, tr.186. xem Phan Thiết, ‘Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt’ 1995, tr.345.

(13) Toan Ánh, ‘Tín Ngưỡng Việt Nam’ quyển hạ, tr. 17-18.

(14) Xem: Vũ Thành, sd 3, tr.330-339, Phan Phát Huồn, sd 2, tr.512-519. Chúng ta có thể đọc lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nổi càn dở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” (sd 2, tr.289).

(15) Phan Phát Huồn, sd 2, tr.513

Thánh Anê Lê Thị Thành

Mẹ gia đình (+1841)