Soi gương, soi lòng

Soi gương, soi lòng

Nhà văn Quyên Di

image

Ngày nọ, tôi gặp một vị linh mục trung niên, tính tình vui vẻ hòa đồng. Lâu ngày không gặp, tôi nhìn thấy nơi khuôn mặt vị linh mục những nét phong sương, nếp nhăn xuất hiện trên vừng trán và khóe mắt, nụ cười tuy vẫn tươi nhưng nét môi như chùng xuống. Tôi nói:

– Trông cha như già đi…

Vị linh mục xác nhận, ông nói:

– Soi gương thì thấy mình già…

Nhưng ông tiếp ngay:

– Soi lòng thì thấy vốn là thanh niên.

Rồi ông cười, giọng đầy hào sảng.

Cuộc gặp gở ngắn ngủi kết thúc. Buổi tối trở về nhà, tôi nhớ hoài đến câu thơ ”soi gương, soi lòng” ấy. Và rồi tôi soi gương, soi lòng chính tôi thật.

Tôi soi gương và thấy  khuôn mặt tôi trong đó. Tôi hôm nay khác hẳn tôi mấy chục năm về trước. Đã có một thời xa xưa nào đó, tôi là một khuôn mặt trẻ thơ, hiền lành, nhút nhát; có thể là một khuôn mặt ngây ngô, không lanh lợi cho lắm. Nhưng dù sao đó cũng là một khuôn mặt không mấy khó ưa. Thời đó, tóc tôi còn xanh, đôi mắt còn trong, dĩ nhiên là không phải đeo kính như bây giờ. Thời đó tuy là con trai nhưng da
mặt của tôi mịn (da trẻ em nào mà không mịn), cánh môi tôi cũng xinh; má tôi
không phính, nhưng nhiều người lớn thấy tôi cũng muốn ”véo má một cái”. Thời
đó, trán tôi chưa hề có nếp nhăn, lông măng phơn phớt, một vài đường gân xanh
nhỏ bên thái dương và những tia máu nhỏ chạy li ti trên đôi má, Thời đó khuôn
mặt tôi hiền hậu, dễ thương. Ít là tôi nghĩ như thế.

Rồi thời gian qua đi. Khuôn mặt tôi biến đổi cho phù hợp với tuổi thiếu niên tôi có. Tóc trở nên rậm và cứng hơn. Da không còn mịn nữa. Nó đã hơi ”gồ ghề” và nhiều nơi có mụn trứng cá. Đôi má không còn hấp dẫn để cho người lớn ”muốn véo một cái” nữa. Cặp mắt tôi sâu hơn, đen hơn và đôi lông mày rậm. Khuôn mặt tôi thuở ấy hình
như có những nét không cân đối và thiếu hòa hợp. Có lẽ không phải vì những
đường nét tự nhiên của khuôn mặt, nhưng do ảnh hưởng của thể lí và sinh lí tuổi
đang lớn.

Khuôn mặt tôi biến đổi một lần nữa khi tôi bước vào tuổi thanh niên. Tôi không phải là một người vạm vỡ, cao lớn. Nhưng dù sao ở tuổi ấy, khuôn mặt tôi cũng có góc cạnh hơn, tóc tai “đâu vào đấy” hơn. Tôi vốn không phải là người chú ý đến diện mạo bên
ngoài nên không nhớ mình có “đẹp trai” không. Những cô bạn gái của tôi
không ai chú ý đến khuôn mặt tôi cả, họ để tâm đến tính nết tôi hơn. Nhưng dù
sao tôi cũng không bị mang tiếng là người xấu xí.

Thế rồi thời gian cứ trôi, khuôn mặt tôi vẫn cứ biến đổi. Không biết bao nhiêu lớp da với những tế bào cằn cỗi đã bị đào thải, thay vào đó là những lớp da mới. Đã nhiều lần khuôn mặt tôi trầy xước, xây xát vì những vết thương; nhiều lần sưng phù, mọng đỏ,
mụn mằn vì những cơn bệnh; nhiều lúc hóp lại vì mệt nhọc, lo lắng, ưu tư. Cũng
đôi khi khuôn mặt ấy hồng hào vì khỏe mạnh, rạng rỡ vì niềm vui. Tất cả những
khuôn mặt ấy đều là ”TÔI” cả .

Cho đến ngày hôm nay, một buổi tối thinh lặng, tịch mịch, một mình tôi đối diện với tấm gương. Tôi thấy là lạ vì không có thói quen soi gương sửa soạn cho khuôn mặt. Tôi vốn có tính xấu: cẩu thả và luộm thuộm; phải đi đâu vớ được bộ quần áo nào là xỏ vào ngay, không chắc mặc nó ”hợp’ hay ”không hợp”. Tóc thì chỉ cần đưa tay lên
“cào” vài cái là xong. Chính vì vậy, hôm nay nhìn kĩ khuôn mặt mình trong
gương, tôi thấy nó kì kì. Tôi nhăn mũi, lè lưỡi chọc ghẹo cái khuôn mặt trong
gương ấy. Nhưng rồi tôi cũng quan sát nó thật kĩ. Tôi, trong gương, bây giờ là
một khuôn mặt trung niên; mái tóc đã có một vài sợi bạc; trán có kha khá nếp
nhăn; lông mày còn rậm, nhưng đuôi lông mày bên trái bị đứt một đoạn ngắn, hậu
quả của một lần mí mắt bị sưng và làm độc. Da tôi không đen nhưng sạm màu, làn
da cũng có những nếp nhăn và không còn phẳng phiu, mịn màng như ”ngày xưa còn
bé ”.

Tôi nhìn tôi trong gương, không thấy mình đáng ghét cho lắm, nhưng không còn chút nào vẻ thơ trẻ hồn nhiên. Thời gian và những biến thiên dời đổi của cuộc đời đã để lại trên khuôn mặt tôi nhiều vết tích không phai mờ. Tôi thử cười một cái, nụ cười làm
cho khuôn mặt tôi có nhiều nếp nhặn hơn. Nụ cười không làm cho tôi trẻ đi, tươi
hơn; trái lại, hình như trông già hơn, héo hơn một chút.

Trong khoảnh khắc, tất cả mọi khuôn mặt của tôi liên tiếp xuất hiện trong gương, rất nhanh nhưng cũng rất rõ. Tất cả đều là tôi, là “tôi-trong-cùng-một-lúc”; không có
”tôi” nào trước, ”tôi” nào sau. Bởi vậy, nếu hỏi rằng tôi thích “tôi” nào nhất thi tôi không trả lời được.

Bỏ tấm gương đấy, tôi muốn ”soi lòng”. Tôi tắt đèn đi, ngồi thu lu trên giường, đắm chìm trong bóng tối và sự tịch liêu. Lòng mình là cái rất khó nhìn vào và rất khó thấy rõ. Bởi vậy, tôi cần sự trợ giúp của bóng tối, che phủ tất cả những ngoại cảnh,
ngoại vật, để tôi không còn bị chi phối mà chú tâm vào lòng mình. Trong bóng
đêm thinh lặng, cõi lòng tôi mở ra, và tôi soi tôi trong cõi lòng ấy.

Tôi nhìn lại cõi lòng tôi, lúc thiếu thời mở cửa cho tuổi hoa niên. Khi ấy cõi lòng tôi phơi phới nở hoa. Bao nhiêu mơ mộng thần tiên với những hoa và bướm. Tôi lớn lên với những giấc mộng đẹp và lí tưởng cao trong đáy trái tim. Lòng tôi đã bao phen reo vui và  ngây ngất với những tâm tình hướng thượng. Tuổi trẻ nào cõi lòng cũng đẹp và lí tưởng nào cũng tuyệt vời. Nhưng nhiều người tuổi trẻ khi lớn lên đã thấy mình
lầm, vì bị lợi dụng để phục vu cho những mục tiêu cá nhân, vụ lợi:

“Nhân Ái, Công Bình, Yêu Thương, Bất Khuất,

Viết chữ hoa trong óc tuổi mười lăm.

Khi ba mươi biết được chuyện xưa lầm

Thì đau khổ đã hằn trên trán nhỏ,

Thì uất hận vạch trời nhưng chẳng tỏ,

Rồi cô đơn như một kẻ chăn cừu,

Trên đường về nhìn tinh tú luân lưu…”

Tạ Ký (Sầu Ở Lại)

image

Rất may cho riêng tôi  ! Qua tuổi mười lăm, mười bảy; đến tuổi hai mươi, hăm lăm; rồi tuổi ba mươi, rồi lớn hơn nữa… chưa bao giờ tôi thấy “chuyện xưa lầm” và cũng chưa bao giờ ”uất hận vạch trời nhưng chẳng tỏ. ”Lí tưởng và những giấc mơ đẹp có
khi bùng cao, chói sáng; có khi trầm lắng, giấu ẩn… nhưng lúc nào ước vọng
làm đẹp cho đời, cho người cũng vẫn còn đấy. Bao nhiêu người đã than thở: “Mộng
bền năm xưa chỉ là mơ qua”.
Tôi chưa hề một lần than thở, dù rằng đau
khổ không những “hằn trên trán nhỏ” mà đôi khi còn tạo nên
những lết thương làm tan nát cõi lòng.

Tôi soi lòng, và nhìn thấy trong đó những đam mê cuồng nhiệt của tình cảm; những nhớ nhung đằm thắm; những mong đợi thiết tha. Tôi soi lòng tôi và thấy cả những ”bối rối bồi hồi, ráo riết miệt mài” khi yêu lần cuối, những “bỡ ngỡ xôn xao, cuống quít dạt dào” khi yêu lần đậu (Phạm Duy, Giọt mưa trên lá). Tôi soi lòng, và cảm nhận những chao nghiêng, vùi lấp; nghe thấy những tiếng: sóng lúc rì rào, khi ào ạt. Những cơn sóng lòng đôi khi như bị nhân chìm tôi vào biển tình cảm.

Tôi soi lòng lôi, và may mắn không thấy hiện lên những hận thù, cũng không có cả những mưu mô gian ác, những tính toan bất chính, những lường gạt phi nhân. Nhưng tôi thấy trong lòng. đôi khi có những ghét ghen nhè nhẹ, những bực dọc âm thầm, những trách cứ nghiêm khắc và những đòi hỏi sự lưu tâm.

Tôi soi lòng tôi và tìm thấy ở nhiều lúc có những nỗi chán chường, những cơn buồn dày dặc; và những sự tủi thân, âm thầm, không muốn cho ai biết. Những cơn buồn và sự tủi thân gặm nhấm lòng tôi, làm cho đắng cay, đau đớn.

Tôi soi lòng tôi, và bắt gặp những thân thương, ấm áp của tình yêu, tình bạn, tình người. Những tình cảm nồng nàn và ân cần, làm cho tôi thấy cuộc đời tươi đẹp, hạnh phúc và đáng sống.’

Tôi soi lòng tôi và cũng thấy những nỗi cô đơn. Có những phút giây cõi lòng tôi hoang lạnh, tưởng chừng như không có ai và cũng chẳng biết đến ai.

Tôi soi lòng tôi, thấy hết trong cùng một lúc niềm vui nỗi buồn, khổ đau và hạnh phúc; tâm tình hướng thượng và tư tưởng thấp hèn; cô đơn và thân ái; chấp nhất và thứ tha; hăng say và buồn chán; bất ổn và bình an.

Và tôi thấy lòng tôi để rồi thấy trong đó một chú bé, chú bé ”tôi-ngày-xưa”. Chú bé thân quen và dễ thương. Vị linh mục tôi mới gặp ”soi lòng thì thấy vẫn là thanh niên”.
Tôi, tôi thấy mình không còn là thanh niên nữa. Tôi già giặn, chín chắn và trầm
tĩnh hơn tuổi thanh niên ngày trước rất nhiều, nhưng trong lòng tôi vẫn có một
chú bé, và tôi muốn chơi với chú. Tôi nhớ lại bạn tôi nói: ”Trong lòng mỗi
người chúng ta đều có một chú bé hay một cô bé , và rất nhiều khi chúng ta phải
mở cửa cho em bé ấy ra ngoài chơi. “Tuổi thơ đẹp, không phải chỉ ở trong
quá khứ. Tuổi thơ có thể được gọi về, bất cứ lúc nào; nếu chúng ta gọi với đúng
ngôn ngữ và tâm tình của tuổi thơ, những tín hiệu mà tuổi thơ có thể ”bắt’ được.

Hôm nay, một buổi tối cuối năm, tôi ngồi ”soi gương” và “soi lòng”. Chẳng mấy khi trong đời tôi làm được như thế. Soi gương, với tôi, có lẽ không cần thiết lắm. Nhưng soi lòng, tôi mong rằng tôi thực hiện mỗi ngày, vào những buổi tối trước khi tôi
thiếp vào giấc ngủ, để thấy những gì mình làm vui lòng Chúa và vui lòng người
khác; những gì mình làm buồn lòng Chúa và buồn lòng người khác. Nếu tôi thực
hiện được như vậy, chắc cuộc đời tôi sẽ dễ thương hơn, hữu ích hơn và đáng sống
hơn một chút.

Nhà văn Quyên Di

Anh Nguyễn v Thập gởi

TIN VÀ LÀM CHỨNG CHO CHÚA

TIN VÀ LÀM CHỨNG CHO CHÚA

LM ĐAN VINH

1. BÁC TÀI XẾ TẮC-XI LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

Một vị linh mục sau chuyến du lịch Đài Bắc trở về đã thuật lại một
cách truyền giáo của một bác tài xế xe tắc-xi tại đây như sau:

“Ngày nọ, tôi đón tắc-xi từ khách sạn đi sang trung tâm thành phố Đài
Bắc mua quà lưu niệm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong xe có dán một
tờ giấy ghi mấy dòng chữ như sau: “Bạn có thể thấy một vài quyển
sách về tôn giáo ở hộc bên hông xe. Trong khi xe đang chạy, bạn có thể
đọc sách và nếu thích, bạn có thể mang sách theo khi rời khỏi xe mà
không phải trả tiền mua sách”. Tôi tò mò tìm hộc sách và thấy một
chục cuốn sách mỏng bằng tranh, nội dung về cuộc đời Đức Giê-su in
trên giấy trắng khá đẹp, một ít sách truyện tranh các thánh và các
danh nhân tôn giáo, một ít cuốn là những mẩu chuyện sống đức tin giữa
đời thường… Ngoài ra, phía trên kính chiếu hậu trước mặt tài xế
cũng có treo một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhỏ. Tôi mở lời hỏi bác
tài xế:

– Này bác tài, xin vui lòng cho biết: Hành khách đi xe của bác có ai
quan tâm đến hộc sách đạo của bác không?

– Ồ, có chứ! Có nhiều người đã lấy ra xem, và có người còm cầm theo
mang về nhà nữa.

Tôi hỏi tiếp:

– Bác có cảm tưởng gì khi thấy người ta đọc sách đạo do bác giới
thiệu?

– Tôi cảm thấy rất vui anh à! Anh biết không: tôi là người tín hữu công
giáo nhưng không có nhiều giờ để đi lễ nhà thờ. Vì tôi phải luôn chạy
xe kiếm sống. Do đó, đây là cách làm công tác tông đồ của tôi. Tôi
rất mừng vì đã có thể làm được hai việc một lúc: Vừa lái xe nuôi gia
đình lại vừa rao giảng Tin Mừng mà không bị mất thêm thời giờ. Tôi nghĩ
rằng tôi đang làm một việc thật tuyệt vời!

2. ANH EM SẼ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA
NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Tin mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy Chúa
Giê-su Phục Sinh đã hiện đến với các Tông Đồ đang bị giao động. Sau khi trấn an
các ông, Người đã chứng minh cho các ông thấy Người không phải chỉ là bóng ma,
nhưng là con người bằng xương bằng thịt thực sự, qua việc ăn uống trước mặt các
ông. Cuối cùng sau khi các ông đã tin Người đã từ cõi chết sống lại, Đức Giê-su
chỉ thị cho các ông và cho mọi tín hữu sau này: “Chính anh em sẽ là chứng
nhân của những điều này”(Lc 24,48).

3. PHẢI LÀM CHỨNG NHƯ THẾ NÀO ? :

Ngày nay các tín hữu chúng ta dù không thấy Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ
mệnh làm chứng cho Người bằng các phương thế như sau:

+ Làm chứng bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời
rao giảng của Đức Giê-su như bà Maria Mác-đa-la đã làm (Ga 20,18). Việc truyền
đạt này mọi tín hữu đều có thể làm, nhưng khó thuyết phục được người nghe tin
theo (x. Lc 24,11).

+ Làm chứng bằng cách để Chúa ngỏ lời với người khác qua miệng chúng
ta: Đức Giê-su đang sống và hiện diện nơi ta, và ta có bổn phận chia sẻ
sự xác tín, niềm vui và bình an hạnh phúc mình đang cảm nghiệm được
cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp
dụng. Sau khi đón nhận ơn Thánh Thần, Tông đồ Phê-rô đã rao giảng và làm chứng
về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. .
Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền
nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều
anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33). Cách làm chứng hùng hồn đầy xác tín
này của Tông Đồ Phê-rô đã thuyết phục được tới ba ngàn người xin tòng giáo
(x. Cv 2,41).

+ Làm chứng bằng lối sống hy sinh quên mình, vị tha bác ái noi gương cộng đòan
tín hữu thời Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên
cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện
không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.
Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất
đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất
trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa
với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và
Chúa cho cộng đòan mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).

+ Cuối cùng, làm chứng cho Đức Giê-su bằng việc sẵn sàng chịu bách hại
vì đức tin, quyết không hèn nhát bước qua thập giá để khỏi chết, noi
gương các anh hùng tử đạo. Nhờ đó, các thánh Tử đạo đã được gọi là các
“Chứng nhân đức tin”. Đây là phương cách truyền giáo rất hữu hiệu như lời
Téc-tuy-li-a-nô khẳng định: “Máu các vị Tử đạo là hạt giống phát sinh
các Ki-tô hữu”.

4. LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.

Mỗi lần hiện ra với các môn đệ,
Chúa đều dùng Kinh Thánh để giúp các ông tìm ra thánh ý Thiên Chúa và
giải thích cho các ông về con đường “Qua đau khổ vào vinh quang”, đồng
thời chứng minh Chúa đã thực sự sống lại từ cõi chết, đúng như lời
Thánh kinh. Xin giúp chúng con ý thức giá trị của Lời Chúa trong việc sống
đạo và truyền đạo, hầu khi gặp bất cứ biến cố vui buồn sướng khổ nào trong
cuộc sống, chúng con cũng biết tìm kiếm thánh ý Chúa. Xin cho chúng con biết
năng hội hiệp nhau học sống Lời Chúa hằng tuần, biết lắng nghe Lời Chúa
khi dự lễ, để nhờ lời Chúa hướng dẫn, đức tin của chúng con sẽ ngày càng
lớn lên và nhờ ơn Thánh Thần tác động, chúng con sẽ chu tòan được sứ mệnh Chúa
trao cho Hội Thánh: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này” (Lc
24,48). -AMEN.

LM
ĐAN VINH

From: hnkimnga &

Anh chi Thu & Mai goi

TÔI VẪN NHỚ,

TÔI VẪN NHỚ,

Song Như.

Lâu lắm không về thăm cố hương,

Hàng tre xanh thẩm khuất nẻo đường,

Trâu già phe phẫy đuôi xua muỗi,

Nhai lại trong mồm nỗi nhớ thương…

Hàng cây trứng cá hoa trăng trắng,

Cánh bướm khoe màu lượn tung tăng,

Lục bình lờ lửng trên sông cạn,

Cá đớp mồi trưa sóng nhập nhằn…

Võng đưa kẽo kẹt mà ai đã,

Đưa khúc đồng dao đến mọi nhà,

Cho hồn dân tộc thêm tha thiết,

Len lỏi trong lòng khách phương xa…

Chiều chiều ngắm vạt nắng vàng rơi,

Nghe tiếng ầu ơ dạ rối bời,

Tết nay lại vắng nhà lần nữa,

Tết tới về thăm… nhớ lắm rồi…

Liverpool.6/2/2013.

Song Như.
Kính gởi Quý Thầy Cô và các bạn LVC.

Bảo vệ đức tin trong thế giới chống Kitô

Bảo vệ đức tin trong thế giới chống Kitô

Trầm Thiên Thu
LTS – Năm nay là Năm Đức Tin, chúng ta cần xem lại đức tin của mình cả chiều ngang,
chiều dọc, chiều cao, chiều sâu, chiều dài và chiều rộng. Nhờ đó mà xứng đáng
là môn đệ của Đức Kitô, cả về danh nghĩa và thực tế. Mùa Xuân về, mùa Chay đến,
mỗi người hãy tự suy nghĩ về cách sống của mình – nhất là khi chúng ta gặp
những người chống Kitô giáo. Trên trang GotQuestions.org có đăng cách lập luận
thú vị, xin mời bạn cùng tìm hiểu!
Là Kitô hữu, có hai điều chúng ta có thể làm để ủng hộ Đức Kitô là “sống Lời Chúa” và “nhận biết Ngài”. Chúa Giêsu nói: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:16). Nghĩa là chúng ta phải SỐNG và HÀNH ĐỘNG theo Phúc Âm.
Chúng ta cũng phải  “mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ” (Ep 6:10-17) và thế gian xung quanh chúng ta. Trước hết, Thánh Phêrô khuyên: “Đức Kitô làĐấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3:15). Những gì chúng ta có thể làm là sống và hành động như Đức Kitô, phần còn lại cứ phó thác cho Ngài lo liệu.
Những người phê bình Kitô giáo ngày càng nhiều. Một phần vì có nhiều người không tin Thiên Chúa hoặc không hiểu gì về Ngài. Tuy nhiên, số người chống Kitô giáo tăng cũng do nhận thức. Với nhiều chủ đề, những người coi thường Kitô giáo là những người lớn tiếng nhất trong số những người không có niềm tin tôn giáo.Đại đa số những người không tin đều không đủ sức làm phiền các tín hữu. Một số ít người không có niềm tin Kitô giáo tỏ ra bực tức, lớn tiếng, cay cú và làm ồn ào để làm ra
vẻ đông số hơn.
Lời lăng mạ chủ yếu từ số người ngoại đạo cho rằng các tín hữu là “dốt
nát”,“ngu xuẩn”, “bị tẩy não”, hoặc cho rằng các tín hữu kém thông minh hơn
những người không có niềm tin tôn giáo. Khi một Kitô hữu khéo léo bảo vệ đức tin,
lại bị cho là “tin mù quáng”, “cực đoan”, hoặc “cuồng tín”. Khi họ biết các tín
hữu sống tử tế và yêu thương, người vô thần giống như kẻ ngu si nói: “Làm gì có
Thiên Chúa” (Tv 53:1). Đa số những người không có niềm tin tôn giáo đều không
có lý do riêng để coi các Kitô hữu là tiêu cực, nhưng đôi khi họ nghe nhiều từ
những người chống Kitô giáo cho rằng các Kitô hữu chỉ làm ra vẻ vậy thôi. Họ cần
những tấm gương sống như Đức Kitô để thấy sự thật.
Dĩ nhiên, khi người nào đó nhận mình là Kitô hữu mà không hành động như Đức Kitô, thì đám đông tức giận và lớn tiếng sẽ coi người đó là giả hình. Đây là điều chúng ta đã được cảnh báo: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5:11), hoặc: “Vì họ đã không thèm nhận biết
Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất
xứng, lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủthứ; nào là ganh tị,
giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm; nào là nói hành nói xấu, vu oan giá hoạ”
(Rm 1:28-30).
Cách tốt nhất là trích dẫn câu Kinh thánh nói chống lại những người làm như
vậy. Hãy nhắc cho những người vô thần biết rằng chỉ vì ai đó nhận mình là Kitô
hữu, thậm chí nghĩ mình là Kitô hữu, thì cũng chẳng phải người đó là Kitô hữu.
Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi
gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? Cứ xem họ sinh
hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng,
làm gì có vả mà bẻ? Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai
” (Mt
7:16 & 20). Rất rõ ràng. Và hãy nói với những người chỉ trích đó rằng “chẳng
ai lại không phạm tội
” (x. Rm 3:23).
Điều quan trọng cần nhớ rằng, dù khéo léo thuyết phục cỡ nào thì cũng không ai
có thể ép buộc người khác tin cái gì mà họ không muốn tin
. Dù đó là chứng cớ hoặc là tranh luận, người ta sẽ chỉ tin cái mà họ muốn tin (x. Lc 12:54-56). Kết tội không là nghề của các Kitô hữu. Chúa Thánh Thần mới kết tội người ta (x. Ga 14:16-17), và tùy họ tin hay không tin. Điều chúng ta có thể làm là cố gắng hết sức để sống như Đức Kitô. Đáng buồn là có nhiều người vô thần đã từng đọc toàn
bộ Kinh thánh chỉ để tìm lý lẽ để chống lại các Kitô hữu, và có nhiều Kitô hữu hầu như không đọc Kinh thánh.
Người ta khó mà kết tội một Kitô hữu nào đó là người tin mù quáng và đáng ghét nếu người đó thể hiện cách sống tử tế, khiêm nhường và trắc ẩn. Khi một Kitô hữu có thể thảo luận, tranh luận hoặc vạch trần chính xác những cách tranh luận trần tục, cái nhãn “dốt nát” không còn thích hợp nữa. Một Kitô hữu đã đọc các bài tranh luận trần tục và có thể lịch sự dẫn chứng các điểm sai sót sẽ giúp“hạ hỏa” các định kiến từ phía những người vô thần. Hiểu biết là vũ khí mạnh, và điều đó bất khả khuất phục khi chúng ta để cho Đức Kitô hướng dẫn chúng ta cách sử dụng.
(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ)
BENEDIC AMUS DOMINO – DEO GRATIAS!
Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay,
và như vậy mãi đến muôn đời (Dt 13)
HN. ThaoNhi

Mồ Mả: Mộ Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?

Mồ Mả: Mộ Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?

Linh Mục Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên, S.J.

Qủy nhập là điều có thật:
Giáo Hội xác tín điều đó.  Giáo Hội đã có mục vụ đặc biệt cho những trường hợp này.  Các Giám Mục trong địa phận phải chỉ định cách riêng một linh mục nào đó để khi chuyện xảy ra, có kẻ trừ tà.  Không  gì rõ bằng trong Kinh Thánh.  Phúc Âm xác nhận quỷ nhập vào người ta, Kinh Thánh cũng nói đến trừ quỷ.  Chúa Kitô trừ quỷ.  Các môn đệ trừ quỷ.
Hiện tượng quỷ nhập rất phức tạp, có thể lẫn lộn với bệnh tâm thần.  Phức tạp không có nghĩa là không có quỷ thật sự nhập vào người ta.  Vì thế phải rất cẩn thận khi đề cập đến.  Tôi không dễ tin những chuyện này.  Không dễ tin, nhưng có những
chuyện tôi phải tin.

Tôi bắt đầu để ý về những hiện tượng quỷ nhập khi đọc tờ báo National
Catholic
Reporter số ra ngày 1 tháng 9 năm 2000. Tờ National Catholic Reporter dành nguyên một số báo đề cập đến hiện tượng quỷ nhập.  Theo
điều tra của tờ National Catholic Reporter, trong vòng hai trăm năm vừa qua,
Giáo Hội khá lặng im về vấn đề này.  Bỗng dưng đầu thế kỷ này, hiện tượng quỷ nhập xảy ra nhiều nơi.  Theo thống kê, cha Gabriele Amorth, người được bổ
nhiệm trừ quỷ của địa phận Roma, cũng là một trong những người sáng lập International Association of Exorcists, vào trung tuần tháng bẩy năm 1993 trong đại hội những người trừ quỷ tại Roma chỉ có sáu người tham dự.  Vào năm 2000, con số tăng lên 200 người.  Vẫn theo tờ National Catholic Reporter, tại
Roma vào năm 1986 chỉ có 20 người làm mục vụ trừ quỷ.  Hiện nay toàn nước Ý con số lên tới 300 người.
Theo kinh nghiệm mục vụ, cha Gabriele Amorth viết một cuốn sách mang tên: An Exorcist Tells His Story – Câu Chuyện Của Kẻ Trừ Tà.
Ngài cho biết quỷ có thể làm cho người bị nó nhập mửa ra những đụm tóc người.  Ta
cũng có thể khám phá ra quỷ nhập bằng cách trộn Nước Phép vào đồ ăn rồi xem nó
phản ứng ra sao.  Cũng trong số báo này cho biết, cha James LaBar, được Đức Hồng Y John J.O’Conner bổ nhiệm làm kẻ trừ quỷ của địa phận New
York,
cho hay trong năm 1999, ủy ban của ngài đã phải đương đầu với
25 trường hợp quỷ nhập.  Theo ngài, nhu cầu mỗi ngày một gia tăng. Ngài nổi tiếng là “kẻ trừ quỷ” sau vụ trừ tà ở Florida năm 1991 và được chương trình 20/20 của đài truyền hình Mỹ ABC phát hình.  Tờ Atlanta Journal Constitution, 1999 làm một
cuộc điều tra, cho biết 50% người Mỹ tin rằng cuộc sống ít nhiều cũng có lúc bị
quỷ nhập vào.  Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trừ quỷ cho một người đàn bà Ý tên là Francesca Fabrizzi, Ngài gọi nó là kẻ sát nhân và là vua gian dối của vũ trụ.  Theo Cha Amorth, Đức Giáo Hoàng đương kim đã trừ quỷ ba lần trong điều đại của ngài.  Phúc Âm Mátthêu và Luca tường thuật, Đức Kitô cũng trừ quỷ (Mt. 2:63, Lc. 8:26-40).  Theo tờ National Catholic Reporter, nhiều thần
học gia tại Hoa Kỳ cho rằng quỷ nhập là một sự kiện phải nhìn nhận một cách
nghiêm chỉnh.
Với những sự kiện trên, tôi đặt dấu hỏi cho những tò mò của tôi.

Tại sao thời đại này lại có nhiều hiện tượng quỷ nhập như thế?
Đời sống con người trong thời đại này thế nào?
Niềm tin tôn giáo?  Sự công bình xã hội?
Giá trị luân lý?
Giá trị gia đình?
Đang lúc tôi muốn tìm hiểu vấn đề này, tôi bắt gặp câu chuyện quỷ nhập một người ở Ba Tri, thuộc tỉnh Bến Tre, Việt Nam.  Tôi không dễ tin, nên tôi muốn gặp tất cả đương sự, kẻ làm chứng, nhất là giáo quyền, linh mục trừ tà để kiểm điểm sự kiện.  Điều tôi mong muốn đã xảy ra.

Câu chuyện xảy ra đã hơn hai mươi năm về trước.

Trong số những chứng nhân, chỉ có thân sinh của nạn nhân là qua đời.
Tôi gặp chính cô Hồng, người bị quỷ nhập.  Ngày đó mới hai mươi hai tuổi, hôm nay cô bốn mươi bẩy.

Tôi gặp cô Chi, người sống bên cạnh cô Hồng mấy tháng trời, nuôi cô.

Người giảng viên giáo lý tên Chi này là nhân chứng biết nhiều chuyện về cô Hồng nhất.

Tôi gặp mẹ cô Hồng, bà cụ cũng già yếu rồi.
Tôi gặp các giáo dân, những người trong ca đoàn cùng tuổi cô Hồng của nhà thờ Cái Bông.
Tôi gặp cha phó nhà thờ Cái Bông, lúc đó là thầy giúp xứ.
Tôi gặp chính cha quản nhiệm Nguyễn Văn Quang, người đã trừ quỷ cho cô Hồng.

Một trong những điều làm tôi tò mò là tại sao quỷ hay chọn mồ mả làm nơi cư trú. “Khi Đức Giêsu sang qua bờ bên kia, và đến miền Gađara, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả gặp Ngài.  Chúng rất dữ tợn đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy” (Mt. 8:28).  Đức Giêsu và các môn đệ tới vùng đất của dân Ghêsarê, “từ mồ mả có một kẻ bị thần ô uế ám ra gặp Ngài.  Người này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích.  Nhiều lần bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh ta vẻ gẫy xiềng xích, đập tan gông cùm.  Không ai có thể kiềm chế anh được.  Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình” (Mc. 5:2-5).  Bốn Phúc Âm đều nói đến mồ mả.  Tôi có thể chia ra ba loại mồ mả sau đây:

– Quỷ thường sống ở mồ mả.
– Người ta cũng là một thứ mồ mả. “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài
có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế.  Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt. 23:27).
– Chúa phục sinh từ mồ mả.
Trong những thứ mồ mả trên chỉ có ngôi mộ của Chúa Kitô có sự sống.  Về câu chuyện cô Hồng, vào những đêm cô trốn nhà  người ta thường bắt gặp cô ở nghĩa địa gần đó.  Cách nhà thờ không xa có một nghĩa địa lâu đời.
Chị Kim Chi đã dẫn tôi đến nghĩa trang này chụp hình, chị cho tôi biết, nhiều đêm cô ta biến mất, đổ đi tìm thì thấy cô đang nằm ngoài nghĩa địa trên các mồ mả cỏ rậm um tùm.

Ma quỷ gần với sự chết.  Nó yêu thích sự chết.  Căn nhà cư trú của nó là sự chết.  Không phải những người nằm dưới đó là bạn bè nó.  Nhưng nghĩa trang là nơi dành cho sự chết.  Ngoài nghĩa trang chỉ còn một nơi nữa nó có thể cư ngụ là lòng con người.  Như Đức Kitô đã nói, lòng con người có thể là một “mồ mả tô vôi”.  Trong ý nghĩa ấy, có biết bao ngôi mộ đang đi ngoài đường, đi trong chợ, ngồi ở tiệm ăn.  Theo lời Đức Kitô nói, có biết bao mồ mả tô vôi, bên ngoài đẹp đẽ mà bên trong toàn xương người.  Có thể ngôi mộ ấy là người bạn của chính mình.
Họ ở cạnh nhau.
Bà mẹ cô Hồng kể cho tôi biết cô ta có dấu hiệu khác người từ hồi lên năm tuổi.  Tính đến ngày cô được trừ quỷ vào năm cô hai mươi hai, nghĩa là dòng dã mười bẩy năm.  Bà cụ cho biết trong gia đình không người con  nào mặc bệnh tâm trí.  Riêng cô Hồng lúc năm tuổi thì bắt đầu đau yếu.  Khoảng mười tuổi thì bỏ nhà đi làm nhiều điều phi thường ai cũng sợ.  Bà kể cô ta ăn hết một chiếc nồi đất để luộc
bánh tét.  Một chiếc nồi đất to thế mà cô cứ ngồi nhai rau ráu, ăn chỉ chừa có cái vành nồi.  Rồi bà tự hỏi:

– Ông cha coi đó, nó ăn như vậy mà không sao, bụng đâu mà chứa hết một cái nồi
đất to như vậy.
Tôi nghe bà kể, rợn người.  Bên cạnh bà, trước mặt ống kính máy thu hình, chị Hồng cũng ngồi bên cạnh. Tôi giả bộ, lại bào chữa cho hành động phi thường ấy. Tôi bảo bà:
– Thưa cụ, người bị bệnh tâm thần cũng có thể làm như thế.
Chưa để bà cụ trả lời, cô Hồng lên tiếng ngay:
– Thưa cha không mà, con bị quỷ nhập thật mà cha ơi!
Chị Kim Chi cũng đang trước ống kính thu hình, kể thêm:
– Thưa cha người tâm thần gì mà treo lơ lửng trên trần nhà, lúc con nhân danh
Chúa truyền cho nó ra, nó thả cô ta rơi đánh bịch cái xuống mà không hề bị gì.
Cô Kim Chi lúc ấy là giảng viên giáo lý, gặp cô Hồng ngoài đường, dẫn về nhà thờ.  Theo lời cô Kim Chi thuật lại, lúc tới cổng nhà thờ cô Hồng bỏ chạy. “Nó sợ nhà thờ”.  Cô Chi nói vậy.  Sau này đem cô Hồng về nhốt trong căn nhà thuộc
đất nhà xứ.  Đó là phòng họp dành cho hội Legio Mariae.  Bên cạnh nhà có một giếng nước khá to.  Khi quỷ nhập vào, cô nhảy xuống giếng, nằm nổi trên mặt nước hằng giờ.  Những cô trong ca đoàn bấy giờ cũng chỉ độ hai mươi, bây giờ đã mấy mặt con rồi, họ là chứng nhân còn sống.  Tôi gặp một nhóm sáu người, phỏng vấn họ:
– Tại sao các chị cho rằng cô Hồng bị quỷ nhập mà không phải là bệnh thần kinh?
– Thưa cha, thần kinh làm sao biết được những chuyện kín?  Một hôm chúng con đang ngồi xem cô ấy lên cơn.  Nó bảo: “Đấy, thằng Quang vừa đi tìm
cách để chống lại ta.”  Không ai hiểu nó nói gì.  Sau này mới biết khi nó nói thế
chính là lúc cha Quang ở nhà thờ lái xe lên toà giám mục xin đức cha làm phép
giây Stola trừ quỷ đem về.  Thần kinh gì mà khi hú nghe rợn người.  Nó hú nghe ghê
lắm cha ơi.  Bây giờ mà con còn rởn da gà lên đây nè.  Lúc lên cơn trốn chạy, nó chỉ
về ngủ ở nghĩa trang.
Lúc tôi phỏng vấn mấy chị này, trời đã xế trưa.  Tôi sẽ ra nghĩa trang chụp mấy tấm hình.  Tôi lại liên tưởng đến Phúc Âm hay nói về quỷ và mồ mả.  Nếu đời sống mà linh hồn là ngôi mộ tô vôi, bên trong chất chứa sự dữ, chỉ giả hình bên ngài thôi thì đấy chính là quê hương của nó trú ngụ.  Lời Chúa nói về mồ mả trong Phúc Âm Mátthêu lại vẽ trong tâm trí tôi một thứ quê hương của ma quỷ. Một thứ mồ mả nơi con người sống đang biết đi, đang mặc áo đẹp.
“Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong
thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì
có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian
ác” (Mt. 23:27).
Phải chăng nếu sống mà linh hồn là nơi nó cư trú thì khi chết chôn xuống lòng đất
nó sẽ tìm về ngôi mộ đó.
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên, S.J.

LÀM NGƯỜI THẬT KHÓ

LÀM NGƯỜI THT KHÓ

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học
thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn
thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: “Thưa thầy nay con đã có
học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?”
Ngài Tinh Vân bảo: “Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

1. Thứ nhất , “học nhận lỗi”.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều
đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi
chính là một lỗi lầm lớn.
2.Thứ hai, “học nhu hòa”.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời
con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn
trong việc tu tập.
3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước
biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết
hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ
hóa thành không.
4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người
nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau
làm sao có thể hòa bình được?
5. Thứ năm, “học buông bỏ”.
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt
nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành
lý nặng nề không tự tại chút nào cả.  Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi,
tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới
tự tại được!
6. Thứ sáu, “học cảm động”.
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may
của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề;
trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm
tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe
mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm,
cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.”
(Sưu tầm, không rõ xuất xứ)

Luật sư Lê Công Định ra tù

Luật sư Lê Công Định ra tù

thứ tư, 6 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Phiên tòa 20/1/2010 (ông Lê Công Định ở góc dưới bên phải)

Phiên tòa 20/1/2010 đã thu hút sự chú của dư luận trong nước và quốc tế

Một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng ở VN, Luật sư Lê Công Định, vừa được ra tù trước thời hạn.

Thân nhân của LS Định, bà Đặng Ngọc Ánh, xác nhận với BBC ông đã về nhà lúc 10:00 sáng thứ Tư 6/12 trong tình trạng “sức khỏe tốt nhưng hơi gầy”.

Ngay trưa cùng ngày, ông Định đã phải tới chính quyền địa phương để trình diện.

Ông Lê Công Định, sinh 1968, bị bắt ngày 13/6/2009 để điều tra vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự, Tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.

Cùng đợt với ông có ba người khác, là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long.

Tội danh của các ông sau bị chuyển sang thành Hoạt động lật đổ, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, là tội nặng hơn.

Ngày 20/01/2010, Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh đã tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho các bị cáo trên, trong đó ông Lê Công Định lãnh án 5 năm tù, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.

Tòa phúc thẩm sau đó đã y án trên.

Như vậy, ông đã được ra tù sớm trước hạn hơn một năm.

Phiên xử gây chú ý

Vụ bắt và xét xử Lê Công Định đã thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế vì ông Định có tiếng trong giới luật sư và đã từng đại diện lợi ích cho Việt Nam trong nhiều vụ kiện có yếu tố nước ngoài.

Một bị cáo khác, ông Lê Thăng Long, đã ra tù tháng 6/2012, sớm trước thời hạn 6 tháng.

 

LS Lê Công Định là người được dư luận quốc tế biết tới nhiều

Hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung hiện vẫn đang thực hiện án 16 năm và 7 năm tù.

Sau khi phiên sơ thẩm ngày 20/1/2010 kết thúc, giới ngoại giao phương Tây đã lập tức lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM lúc đó, ông Kenneth Fairfax, tuyên bố Mỹ “quan ngại sâu sắc” về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động ngay lập tức và vô điều kiện.

Trong phiên xử, ông Lê Công Định và ba vị còn lại bị buộc tội đã cấu kết với “các thế lực phản động” trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ.

Những người này cũng bị buộc tội liên quan tới Đảng Dân chủ Việt Nam, vốn không được phép hoạt động trong nước.

Ông Lê Công Định còn bị cáo buộc đã tham gia khóa huấn luyện lật đổ bất bạo động do tổ chức Việt Tân, mà Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố, tổ chức.

Nhận tội

Luật sư Định, người bị thẩm vấn đầu tiên trong phiên sơ thẩm, đã tường trình trước tòa về phương hướng của Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là thành viên. Ông nói đảng này kêu gọi đa nguyên và muốn thay đổi chế độ chính trị trong nước.

”Trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do và nhân quyền.”

“Trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do và nhân quyền.”

LS Lê Công Định tại phiên sơ thẩm 20/1/2010

Ông Định nói: “Tôi nhận là đã vi phạm Điều 79 (Bộ Luật Hình sự)”.

Trước đó, ngày 18/6/2009, tức chưa đầy một tuần sau khi bắt ông Lê Công Định, công an Việt Nam tổ chức họp báo công bố việc ông Định “thừa nhận hành vi phạm tội”.

Tại cuộc họp báo, báo chí trong nước đã được cung cấp hình ảnh các trang viết tay được cho là của ông Định tự khai báo, cùng một số đoạn băng hình quay cảnh ông Định đọc nội dung bản tường trình “nhận tội”.

Nhiều người ủng hộ phong trào dân chủ đã bày tỏ thất vọng trước các hình ảnh này.

Ông Lê Công Định đã hành nghề lâu năm tại TP HCM. Trước kia, với tư cách luật sư của công ty YKVN, ông đã cùng đối tác là hãng luật White & Case của Mỹ bảo vệ phía Việt Nam trong vụ kiện cá basa tại Hoa Kỳ.

Sau đó, ông tham gia bào chữa cho nhiều vụ việc bị cho là ‘nhạy cảm’, như bào chữa cho các luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân và cho blogger Điếu Cày.

Ông Định cũng từng là Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM nhưng sau bị xóa tên khỏi luật sư đoàn.

Luật sư Định cũng được biết tới như một cây bút viết các bài bình luận thời sự, nhiều bài đã đăng trên BBCVietnamese.com.

Tốt nghiệp Đại học Luật năm 1989, ông Định lấy bằng thạc sỹ luật tại Đại học Tulane University, Hoa Kỳ hồi 2000. Trước đó, ông có một thời gian tu nghiệp tại Pháp.

Năm 2004, LS Lê Công Định cưới Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Hoa hậu Việt Nam 1998.

 

Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

nguồn: RFI

 

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Thanh Phương

Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng 2/2013. Cuốn sách có tựa đề: “ Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc” (Les Franc-maçons au Vietnam), (The Story of freemasons in Vietnam).

Tác giả cuốn sách này là tiến sĩ văn chương Trần Thu Dung, hiện sống tại Paris. Cuốn sách được phát hành bởi một nhà xuất bản vừa mới ra đời tại Paris, đó là Nhà xuất bản SÁNG.

Tiến sĩ Trần Thu Dung từng là tác giả của công trình nghiên cứu “Đạo Cao Đài và Victor Hugo”, đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa đối chiếu và nhà thơ. Để viết cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam, bà Trần Thu Dung đã bỏ nhiều năm để tra cứu các tài liệu quý hiếm của các Hội Tam Điểm và của nhiều thư viện Pháp, cũng như phỏng vấn một số người có liên quan.

Như lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, chủ tịch Hội Interface Francophone Paris và cũng là giám đốc Nhà xuất bản SÁNG, những thành viên người Việt đầu tiên của Hội Tam Điểm đã biết “ vượt qua nhiều khó khăn của hoàn cảnh, kiên nhẫn và tương kế tựu kế, tích cực tham gia vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc và phong trào giành độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân và đất nước”, trung thành với những giá trị của Hội Tam Điểm : tự do, bình đẳng, tình huynh đệ bác ái, bốn biển đều là anh em.

Cũng xin nói thêm là tác giả Trần Thu Dung đã muốn cuốn sách của bà được xuất bản ở Việt Nam, nhưng cho tới nay vẫn không được cấp giấy phép. Nhân dịp cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam sắp ra mắt độc giả, RFI Việt ngữ đã phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung.
.
RFI : Xin chào tiến sĩ Trần Thu Dung, trước hết xin bà nói sơ sơ lược vài nét về lịch sử của Hội Tam Điểm nói chung và Hội Tam Điểm Pháp ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Hội Tam Điểm mang tính chất huyền bí, nên nhiều chi tiết nguồn gốc cũng mang tính huyền thoại. Hội xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ, Giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người kiến trúc xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ luôn được nhà vua và Giáo hội ân sủng cho hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng lấy tên những người thợ xây tự do ( tiếng Pháp là Franc Maçonnerie). Sau này hội mở rộng thu nạp những người xuất sắc trên mọi lĩnh vực.

Tam Điểm là cách gọi sáng tạo thông minh của người Việt dựa trên ba dấu chấm trong các văn bản chữ ký của các bậc đại sư. Ba chấm thể hiện ba góc hình tam giác tượng trưng sự hoàn hảo -có nghĩa là ba cấp bậc (Tập sự – Thợ – Thầy), cả ba đều đóng vai trò chủ thể như nhau trong việc tạo dựng thế giới và ba tiêu chí “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Tất cả mọi cấp bậc đều bình đẳng dù ở góc độ nào. Cách dịch Tam Điểm vừa mang tính chất huyền bí vừa mang đúng ý nghĩa của hội.

Tự do, công bằng, huynh đệ bác ái là khát vọng muôn thuở của con người, trở thành ba nguyên tắc chính của hội và trong hiến pháp của nước Pháp. Ba điểm chính là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Hội trở thành một hội triết lý và bác ái.

Các biểu tượng phong phú và đa dạng như mắt, ê ke, thước thợ, compas, kim tự tháp của hội dựa trên chân lý ham muốn hiểu biết. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng cho chính bản thân mình ra khỏi sự lệ thuộc. Nhiều người nhầm lẫn, đồng hóa Tam Điểm với tôn giáo. Tam Điểm không phải tôn giáo, cũng không phải là một đảng phái.

Thành viên của hội Tam Điểm được quyền tham gia bất kỳ tôn giáo nào và sinh hoạt bất kỳ ở tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp vì quan điểm của hội là tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân. Song hội là một hội kín không mở rộng cửa như các nhà thờ nên nhiều người nghĩ nhầm là một hình thức giáo phái.

Hiện nay hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người theo hội trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực. Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là thành viên của hội như Washington, Lincoln, Churchill, Allende, Napoléon; Voltaire, Montesquieu, Kipling, Pouskin, …; Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội.

RFI : Vậy thì Hội Tam Điểm Pháp đã đến Việt Nam như thế nào và đã có tác động ra sao trong chính sách khai hóa thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Việc thành lập chi hội trực thuộc ở Đông Dương là sự thiết yếu để các thành viên Tam Điểm có điều kiện sinh hoạt tiếp tục và phát triển hội viên mới. Hội gắn liền với thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các thuộc địa. Nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của hội ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực.

Hội gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân. Do đó chính sách khai hóa thuộc địa của hội chính là chính sách của chính quyền thuộc địa. Nhân danh đi khai sáng văn minh, và nhân danh nước Pháp« tự do, bình đẳng, bác ái », ở Việt Nam, họ đã đóng góp trong việc mở các trường học, xóa bỏ kỳ thi kiểu ảnh hưởng Tàu, báo chí, nhà in, kiến trúc, xây dựng, phát triển chữ quốc ngữ, …

Tất nhiên các thành viên Tam Điểm Pháp không bao giờ quên quyền lợi của họ khi đến khai phá thuộc địa (như các đồn điền cà phê, cao su, nhà máy xi măng, thuế, thuốc phiện, rượu… đã đem lại cho nước Pháp và cho chính họ một lợi nhuận đáng kể).

RFI : Ai là các nhân vật nổi tiếng trong số những thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội Tam Điểm ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Có thể nói họ đều là những người xuất sắc thành công trong xã hội trong nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, tôn giáo như Nguyễn Văn Vĩnh, Vua Duy Tân, Nguyễn Ái Quốc, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Mịnh Giám, … Một phần lớn được kết nạp tại Pháp khi du học.

Trường hợp đặc biệt nhất thể hiện tài năng xuất chúng là Nguyễn Văn Vĩnh, ông xuất thân từ nhà nghèo, không đi du học Pháp, chỉ được mời sang triển lãm hội chợ Đông Dương (1908), ông được mời ở lại thêm hơn hai tháng nhằm mục đich kết nạp ông vào hội Tam Điểm, vượt qua một số quy chế ngặt nghèo của hội và những rào ngăn cản ở Đông Dương khi kết nạp người bản xứ. Lúc đó hội chưa kết nạp người Việt Nam tại bản địa.

RFI : Ông Nguyễn Ái Quốc tại sao được vào hội Tam Điểm, và sau đó ông lại theo Cộng sản ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào hội Tam Điểm, vì ông Nguyễn Ái Quốc lúc đó là quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường… những người sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng « giải phóng thuộc địa », lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau.

Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các huynh đệ thành viên TĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. NAQ nhận thấy hội TĐ là một tổ chức mang tư tưởng tiến bộ và có tinh thần bác ái huynh đệ, nên NAQ xin tham gia năm 1922.

Nhưng Tình huynh đệ bác ái thực sự không thể có được giữa người bị áp bức, và người áp bức, giữa người đi thực dân và người bị đô hộ, nên năm 1923, với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã sang Nga tìm hiểu về Cộng sản khi ông thấy cách mạng Nga thành công rực rỡ vào năm 1917.

Qua Nga, NAQ đã nhận thấy chỉ có con đường CS mới giải quyết được vấn đề giải phóng thuộc địa. Đảng CS mới thu hút mọi tầng lớp xã hội. Giải phóng thuộc địa là phải giải phóng toàn bộ những người bị áp bức. Trong khi hội Tam Điểm chỉ kết nạp những thành viên xuất sắc của xã hội.

Do đó, NAQ với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã chọn con đường Cộng sản. Giải phóng thuộc địa, giành độc lập là khát vọng chung của cả dân tộc. Nhiều trí thức công chức Việt Nam thời đó cùng chung khát vọng đã lên rừng tham gia Việt Minh kháng chiến giành độc lập trong đó có một số thành viên Tam Điểm như Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Minh Giám…

RFI : Các thành viên Việt Nam Hội Tam Điểm đã có những đóng góp gì vào công cuộc bảo tồn văn hóa và giải phóng thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, họ đã dám vượt lên trên được ý thức tư tưởng hệ ngoại lai, tham gia hội với khát vọng mở mang dân trí và giải phóng thuộc địa. Đó là một trong những mưu kế để bảo tồn dân tộc. Khi những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bị Pháp vô hiệu hóa bắt giam và Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực bị giết, họ đã ý thức được phải vào hội và nhân danh « Bình đẳng, tự do, huynh đệ bác ái,» đòi độc lập khi VN chưa đủ khả năng về quân sự, nếu chống lại, nổi loạn đất nước sẽ bị diệt vong xóa sổ như Inca.

Đóng góp đầu tiên của những thành viên VN TĐ chủ yếu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc qua báo chí, mở trường. Văn hóa và ngôn ngữ dân tộc chính là một vũ khí để giành độc lập. Phạm Quỳnh nói một câu nổi tiếng« Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn là nước ta còn ».

Họ đã mở mang dân trí bằng con đường dịch các tác phẩm mang tư tưởng tự do, nhân đạo, dân chủ đặc biệt thời kỳ ánh sángcủa Pháp ra tiếng Việt, giới thiệu, dịch một số tác phẩm VN ra chữ quốc ngữ, và tiếng Pháp.

Với tinh thần ái quốc, họ lập đảng, lập hội, lập đạo để thu hút mọi tầng lớp tham gia. Qua báo chí, họ khơi dậy tinh thần ái quốc và thổi luồng tư tưởng đòi tự do độc lập. Tên các tờ báo mà họ làm chủ bút, hoặc phụ trách thể hiện tinh thần ái quốc và khát khao giành độc lập : Tiếng vọng An Nam, Đông Dương hành động ,Việt Nam hồn, Phục quốc, An Nam Mới. Tương lai Bắc kỳ. Đuốc nhà Nam, Phục sinh,…

Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ. Dựa trên tình huynh đệ bác ái, tự do bình đẳng, họ đã lập Đảng, lập hội như Đảng Lập hiến, Đảng Lao động, – Đảng Việt Nam Độc lập.- Hội hỗ trợ những người Đông Dương – Hội Khai trí Tiến Đức, ..

Một số thành viên chọn con đường hòa bình khác bằng cách lập đạo. Đạo CĐ thu hút nhiều trí thức và 2 triệu tín đồ, tồn tại đến tận ngày nay vì lý tưởng cao đẹp “Hòa hợp tôn giáo, hòa hợp Đông Tây, hòa hợp mọi dân tộc”. Ngô Văn Chiêu sáng lập viên đầu tiên của đạo Cao Đài và Lê Văn Trung giữ chức Giáo tông đều là thành viên TĐ. Nói chung họ tham gia các hoạt động chính trị với tinh thần ái quốc. Một số đã tham gia Việt minh giành độc lập.

RFI : Để viết công trình nghiên cứu này, bà đã thu thập tài liệu, chứng cứ từ những nguồn nào ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Tài liệu thu thập rất đa dạng. Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của hội Tam Điểm tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.

Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật.

Khó khăn thứ hai, khi phỏng vấn và xin tài liệu. Một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Có chức sắc Cao Đài rất nhiệt tình giúp nhưng bảo tôi hãy thề « không nói xấu đạo », tôi đã hứa « tôi chỉ viết đúng như tài liệu và sẽ kiểm chứng ở mức độ văn bản cho phép».

Tất nhiên, trong quá trình đó, có thể có sai sót, tôi mong tất cả bạn đọc, gia đình con cháu họ hãy giúp tôi hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách.

RFI : Khi cho phát hành cuốn sách này, mong muốn của bà là gì ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Cuốn sách mang hai thông điệp : Hãy nhìn lại khái niệm yêu nước. Thánh Gióng nằm yên câm không đồng nghĩa là Gióng không yêu nước. Sự im lặng thể hiện khát vọng hòa bình với các nước láng giềng, với kẻ thù.

Thỏa hiệp không đồng nghĩa là chấp nhận, là đầu hàng và không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép, sức yếu buộc một số người phải im lặng, hoặc phải thỏa hiệp đề cứu dân bằng cách giáo dục dân trí và đòi tự trị bằng con đường không bạo động.

Thời kỳ Pháp thuộc, nhiều trí thức Việt Nam như thánh Gióng, đã thức tỉnh. Lòng ái quốc tiềm ẩn trỗi dậy thể hiện rất đa dạng và phong phú. Ông cha chúng ta đã thông minh tương kế tựu kế, hợp nhau lại để giành độc lập. Chúng ta theo gương ông cha phải giữ lấy độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Dù theo đảng nào, tư tưởng nào, Việt Nam nghèo, hay bị mất nước, là người Việt Nam chúng ta đều xấu hổ. Hãy xóa bỏ hận thù, vì lợi ích dân tộc, người Việt Nam hãy liên minh để bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam tự cường và hạnh phúc như khát vọng của ông cha và khát vọng chung của toàn người Việt Nam trên quả địa cầu. Chiến tranh không ai ca ngợi, không ai muốn tham gia, nhưng cuộc chiến tranh bảo vệ nước, giành độc lập dưới mọi hình thức đều đáng khâm phục và xứng đáng ca ngợi.

Thông điệp thứ hai mong người Việt Nam dù ở đâu trên trái đất theo gương ông cha luôn ý thức bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Đó là một vũ khí để bảo vệ tổ quốc bằng con đường hòa bình và cao sang. Hiện nay tiếng Việt mà ông cha chúng ta bao công sức bảo tồn cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới có xu hướng bị tiếng Anh áp đảo.

Các chương trình phát trên vô tuyến Việt Nam xen rất nhiều tiếng Anh, trong khi tiếng Việt rất phong phú để diễn đạt. Hòa đồng cùng thế giới không có nghĩa xóa bỏ ngôn ngữ dân tộc. Thế giới đa sắc màu, như hoa đa sắc. Bản sắc dân tộc sẽ làm phong phú sự đa dạng trên thế giới và một hình thức bảo vệ độc lập.

Nhân đây, tôi xin trân trọng cám ơn Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, hiệp hội Interface Paris, nhà xuất bản « Sáng » với mục đích vì phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và nâng cao dân trí đặc biệt ở Việt Nam, vì một lý tưởng cao đẹp « thế giới huynh đệ bác ái » đã nhiệt tình ủng hộ cho cuốn sách ra đời, và cám ơn đài RFI đã giúp giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Trần Thu Dung.

 

Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

thứ ba, 5 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Ông Nguyễn Đình Lộc và Chu Hảo tại cuộc gặp

Bản Kiến nghị đã được trao cho đại diện Quốc hội

Một nhóm nhân sỹ trí thức vừa  trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Quốc hội, trong đó có đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Những người này cũng chủ xướng  một dự thảo Hiến pháp mới, trong đó thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa với người đứng đầu là Tổng thống.

Nhóm nhân sỹ gồm 15 vị đã tới  Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, để trao kiến nghị vào sáng thứ Hai 4/2.

Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Tư pháp, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Hiến pháp Việt Nam 1992.

Bản Kiến nghị, nay đã có hàng  nghìn chữ ký, đã được trao cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong không khí được ông Lộc mô tả là ‘khá dân chủ’.

Quốc hội Việt Nam đang tiếp  nhận ý kiến đóng góp của người dân về bản Hiến pháp sửa đổi từ nay tới hết tháng Ba.

Trong cuộc trao đổi kéo dài nửa  tiếng đồng hồ với đại diện của Quốc hội, các vị nhân sỹ trí thức đã nêu quan điểm rằng tiến trình đóng góp sửa đổi Hiến pháp phải
là quá trình dân chủ, với sự tham gia của mọi tầng lớp người dân.

Mô hình dân chủ

Họ cũng đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.

Ông Nguyễn Đình Lộc, người từng  làm Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, thừa nhận Hiến pháp 92 dựa trên mẫu hình Liên Xô, với nhiều phạm trù “nay không còn phù hợp”.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng muốn  áp dụng Hiến pháp 1946, mà nhiều người cho rằng phù hợp với Việt Nam hơn cả, cũng cần phải cân nhắc “vì hoàn cảnh đã khác
rồi”.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Nay tình hình đã khác,  quan hệ quốc tế cũng đã thay đổi. Bản thân ông Hồ Chí Minh, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cũng thừa nhận Hiến pháp 46 đã hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử và không còn phù hợp nữa.”

Kiến nghị do các vị nhân sỹ  trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

“Một chính đảng thực sự có  chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

Bản kiến nghị viết rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh
hiện nay của đất nước”.

Chỉ có tiếp thu ý kiến trên,  theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể “lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh
đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.

Thay đổi từng bước

Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và
thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

Cũng theo cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, những người làm kiến nghị chủ xướng xã hội theo mô hình cộng hòa, với người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.

Tuy nhiên, ông Lộc thừa nhận tiến trình sửa đổi Hiến pháp mới đang đi những bước đầu tiên.

“Cái mới không phải ai cũng tiếp nhận một cách dễ dàng được, phải biết chờ đợi.”

“Sửa đổi đến đâu cũng phải chờ đợi mới biết, vì có người cần, nhưng cũng có người thấy rằng chưa cần lắm.”

CHÚC MỪNG

CHÚC MỪNG

Lm Nguyễn Tầm Thường SJ

Có nhiều lời chúc mừng.

Có nhiều dịp chúc mừng.

Có nhiều người được chúc mừng.

Người ta chúc mừng nhau.  Bằng lời nói.  Bằng thư từ.  Trong những lời chúc mừng, lời chúc mừng về tình yêu, về những gì liên quan đến hạnh phúc, đến giá trị thiêng liêng là lời chúc mừng bi đát nhất.

Chẳng hạn:

Kỷ niệm 25 năm thành hôn của anh chị, chúng tôi cầu chúc tình yêu của anh chị
nồng nàn như thủa mới yêu nhau.

Hoặc như:

Kỷ niệm 10 năm linh mục của Cha.  Chúng con kính chúc Cha những ngày tràn
đầy hồng ơn Chúa. Tâm tình Cha sốt mến như ngày Cha dâng thánh lễ mở tay.

Những lời chúc rất chân thành.  Càng chân thành bao nhiêu, càng thấm thía
và bi đát bấy nhiêu.       Thực tế, những lời chúc này xảy ra hàng ngày, ở chỗ này, chỗ kia.  Nó đến từ trái tim người cầu chúc là mong ước.  Và biết đâu, từ trái tim người được cầu chúc cũng tha thiết xin được như thế.  Sự bi thương nằm ở đó.  Lời cầu chúc này đến từ một thực tế.  Nó diễn tả cái thực trạng hàng ngày.  Nó là tấm gương
phản chiếu trung thực lòng khao khát của người cầu chúc, nó là ước vọng của
người được cầu chúc.

Bi thương hơn nữa là đời cứ tiếp đời, lời chúc tiếp tục lời chúc đi theo thời
gian.

***********************

Kỷ niệm 25 năm thành hôn

Chúng tôi cầu chúc tình yêu của anh chị nồng nàn như thủa mới yêu nhau.
Chúc như thế, nghĩa là, tình yêu của anh chị hôm nay mệt mỏi lắm rồi.  Nó
xói mòn lắm rồi, nên tôi chúc cho anh chị được như ngày đầu.  Nói cách
khác, tình yêu ấy cứ mỗi ngày một nhạt đi, cứ mỗi ngày một hết như thủa ban đầu.
Chúc như thế, không là thành thực xót xa sao.  Nếu tình yêu của người nào
đó, sau 25 năm cưới nhau, bây giờ nồng nàn hơn, thì chúc như thế mang ý nghĩa
gì?  Nó vô duyên và vụng về biết mấy. Nhưng hôm nay, họ cứ chúc mừng nhau
như vậy.  Họ dựa vào kinh nghiệm thực tế mà làm nên lời chúc.  Nếu
vậy, mỗi lời chúc không là một lời đau thương sao?

***********************

Kỷ niệm 25 năm linh mục

Sau 25 là linh mục.  Tôi rửa tội biết bao nhiêu người.  Tôi săn sóc
biết bao bệnh nhân, xức dầu Thánh cho biết bao nhiêu người trong giờ hấp
hối.  Trong 25 năm tôi dâng biết bao thánh lễ.  Biết bao lần Mình Máu
Thánh Chúa hóa thân trên tay tôi.  Tôi cử hành biết bao bí tích.  Như
thế, sau 25 năm đôi tay tôi đã xây dựng biết bao ân sủng.  Một phần tư thế
kỷ sống sống đời linh mục, tôi xây dựng biết bao nhân đức.  Tại sao người
ta lại chúc mừng trong ngày kỷ niệm đẹp như thế bằng lời chúc bi thương?

Họ mong cho tôi dâng thánh lễ sốt sắng như ngày đầu, nghĩa là thánh lễ tôi dâng
hôm nay không còn chuẩn bị như ngày mở tay.  Nghĩa là hôm nay tôi dâng
thánh lễ nhàm chán như chuyện phải làm.  Tôi hết náo nức rồi.

***********************

Vì sao có những lời chúc như thế.  Cũng là do thực tế mà thôi.  Nó cũng đến từ một nhận thức trong sinh hoạt bình thường.  Nó do kinh nghiệm, do quan sát, do thấy như vậy.  Tôi gọi đó là những lời chúc bi thương.  Vì nó thật nên nó bi thương.  Những lời chúc ấy đến từ cảm nghiệm.

Những lời chúc như thế, là linh mục, hay tình yêu hôn nhân, nó là tiếng chuông
cầu thương khó.  Trước lời chúc đó, tình yêu phải nhìn lại tình yêu.  Hôn nhân phải hỏi lại hôn nhân.  Linh mục phải nhìn lại linh mục.  Tu sĩ khấn Dòng phải hỏi lại lý tưởng.  Những lời chúc ấy đến từ ước vọng.  Nó vừa là tiếng lòng mong mỏi, cũng vừa là tiếng lòng đợi trông.

Thủa ban đầu có nhau lưu luyến ấy, nếu bây giờ nhạt phai, nó phải có nguyên
nhân.

Nếu thánh lễ mở tay là náo nức, bây giờ chỉ còn là bổn phận, nó phải có nguyên
do.

Những ngày đầu của tình yêu hôn nhân, tháng ngày ấy mới là ngưỡng cửa bước vào
vườn hạnh phúc.  Ðàng sau đó là một chân trời khám phá.  Thì càng đi càng say chứ.  Nhưng thực tế, cứ có những tiếng thở dài.  Nhiều đôi hôn nhân càng đi càng mỏi.

Những ngày đầu của linh mục cũng thế.  Mới lên đường mà thấy lòng rộng mở,
thì càng cao, đường phải càng đẹp, càng đi lâu tâm hồn càng say mê đi tới
chứ.  Nhưng thực tế, không thiếu những cử hành phụng vụ chỉ là cánh cửa sổ
cũ kỹ muốn đóng sập xuống cho chóng xong.

Từ những kinh nghiệm được xác định đó, lời cầu chúc ra đời.  Ði tìm nguyên
do, đi hỏi nguyên nhân.  Kinh Thánh bảo: “Khi mọi người ngủ thì kẻ thù đến gieo cỏ lùng, rồi bỏ đi” (Mt.13: 25).  Thời gian nào mà không có phấn bụi bay.  Khoảnh khắc nào mà không có sương mù.  Hạnh phúc rất mong manh.  Tấm gương cần phủi bụi mỗi ngày.  Cỏ lùng cần nhổ khi còn là mầm non.  Chúa muốn nói với tôi về một tỉnh thức.

**********************

Là linh mục, xin Chúa cho con trước lời chúc đó là tiếng lòng cảnh tỉnh.

Con muốn sống làm sao mỗi ngày đẹp hơn.

Con muốn sống làm sao với ân sủng để mỗi ngày có thêm thiết tha đi tới chứ
không ao ước quay về.

Tình yêu mà cứ mỗi thời gian đi tới, lại cứ cầu chúc nhau tìm về bến cũ, thì
con đò sẽ lặng lẽ biết bao.  Hôn nhân mà mỗi bình minh lên, lại cứ phải
mong cho nhau như ngày xa xưa cũ thì còn đâu chân trời khám phá.  Chả có
sáng tạo, hôn nhân mà cứ phải nương nhờ ngày xưa thì bước đi tới nặng nề làm
sao.

Lạy Chúa, con muốn nói với Chúa về một lời chúc.

Ðừng để đời linh mục con, có những lời cầu chúc như thế.

Xin cho con sửa lại lời cầu chúc bi thương.

Ngày con dâng lễ mở tay, chỉ là mở tay thôi, mỗi ngày bàn tay con phải vươn cao
hơn, nhiều nhân đức hơn, chứa đựng nhiều ơn trời hơn.

Ngày đầu bước vào đời linh mục, có ngỡ ngàng, thì mỗi ngày, mỗi sáng sáng phải
ngỡ ngàng hơn vì khám phá ra quá nhiều ơn sủng Cha ban.

Mỗi thời điểm về gần ánh sáng, con phải thấy hân hoan hơn, thấy mình thấm nhuần
ánh sáng hơn.

Con phải quên đi những ngày đầu chập chững.

Con phải sống sao những ngày đầu chỉ là ơn sủng còn non màu mạ, mỗi thời gian
đi tới là chứa chan màu vàng của lúa đơm bông.

Như cánh bướm, vì vườn hoa càng rực rỡ thì càng buông cánh vào càng duyên dáng
hơn.

“Ơn sủng Cha ban thì hằng hà sa số,

Lớp lớp thời gian Cha không ngừng đổ rót.

Ðể lãnh xin, con chỉ có bàn tay bé nhỏ,

Vậy sao hồn con cứ trống và tim con còn vơi?” (Tagore)

Lạy Cha, lỗi ở con mà thôi.

Con ước muốn sửa lại lời cầu chúc trên kia.

Con muốn mỗi ngày cánh buồm đong gió ra đi là càng thênh thang, chứ đừng có lời
cầu chúc tầm thường mong sao được như ngày xưa bên bến hồ nhỏ bé.

Lời cầu chúc đời ban tặng con đến từ nhận xét.

Con không thể thay đổi cái nhìn của đời được, vì con thế nào thì đời nhận xét
như thế.

Lời cầu chúc đến từ cảm nghiệm.

Con không van xin đời thay đổi cảm nghiệm được, con chỉ có thể thay thế chanh
chua bằng mật ong, vì đời cảm nghiệm thế nào, đời mong mỏi như vậy.

Lời cầu chúc đến từ ước mơ.

Con không cho đời hạnh phúc được nếu mơ ước kia không là sự thật.

Lời cầu chúc đến từ lòng thành thật.

Con có đau thương vì lời chúc thì cũng hãy thành thật nhận lời chúc như câu
kinh.

Lời cầu chúc đến như tiếng than thở.

Con hãy quý những thở than đó vì nó là tiếng lòng nhắc nhở con về một tiếng
gọi.

Lời cầu chúc đến từ thực tế.

Con không thể lặng thinh mà không hỏi lòng mình: Tại sao thế?

Lời cầu chúc có thể còn tiếp tục mãi.

Con không thể lặng thinh mà không hỏi Chúa:

– Vậy sáng mai con dâng thánh lễ ra sao.

 

***********************

Ôi! Lạy Chúa,

Mỗi lời chúc đều nói với con về một ý nghĩa.

Mỗi lời chúc đều nói với con về chính con.

Mỗi lời chúc đều nói với con về liên hệ giữa con và Chúa.  Amen!

 

Lm Nguyễn Tầm Thường SJ
– Trích tập suy niệm Ðường Ði Một Mình

From: langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi