KINH CẦU CHO TỰ DO TÔN GIÁO

KINH CẦU CHO TỰ DO TÔN GIÁO

 

 

Lạy Thiên Chúa, đấng tạo dựng muôn loài của chúng con,

Qua bàn tay quyền năng của Chúa, chúng con đã nhận được quyền Sống, quyền Tự Do và quyền Theo Đuổi Hạnh Phúc.

 

Chúa đã gọi chúng con là dân của Chúa và ban cho chúng con quyền lợi và bổn phận phải thờ lạy Chúa, là Chúa thực và duy nhất, và con Chúa là Đức Giêsu Kitô.

 

Qua quyền năng và hành động của Chúa Thánh Linh, Chúa đã kêu gọi chúng con phải sống Đức Tin giữa thế gian, mang ánh sáng và sự thật cứu chuộc của Tin Mừng Phúc Âm đến muôn nơi.

 

Chúng con xin Chúa chúc phúc cho chúng con, khi chúng con gìn giữ tặng phẩm Tự Do Tôn Giáo Chúa đã ban.

 

Xin ban cho chúng con Sức mạnh Tâm Trí để chúng con sẵn sàng bảo vệ quyền Tự Do của chúng con khi quyền đó bị đe dọa.

Xin ban cho chúng con sự can đảm để nói lên tiếng nói cho mọi người được biết vì quyền lợi của Giáo Hội Chúa và vì tự do lương tâm của tất cả mọi tín hữu.

 

Chúng con cầu xin Chúa là Cha trên thiên quốc, ban cho một tiếng nói rõ ràng và hiệp nhất cho tất cả các con cái nam nữ Chúa đang tụ họp nơi Giáo Hội Chúa đây trong giờ phút quyết định này của lịch sử đất nước chúng con, để với từng mỗi cố gắng phải chịu đựng cũng như từng mỗi hiểm nguy phải vượt qua –vì lợi ích cho con cháu chúng con và tất cả mọi người ở những thế hệ về sau- đất nước vĩ đại này sẽ luôn luôn là “một quốc gia duy nhất, bất khả phân chia, được đặt dưới quyền năng của Chúa, có đầy đủ Tự Do và Công Lý cho tất cả mọi người.”

 

Chúng con cầu xin Chúa qua Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 

Chuyển ngữ: Nguyễn Tiến Cảnh

__________________________________________

 

 

 PRAYER FOR RELIGIOUS LIBERTY

 

O God Our Creator,

 

From your provident hand we have received our right to life, liberty, and the pursuit of  happiness.

You have called us as your people and given us the right and the duty to worship you, the only true God, and your Son, Jesus Christ.

Through the power and working of your Holy Spirit, you call us to live out our faith in the midst of the world, bringing the light and the saving truth of the Gospel to every corner of society.

 

We ask you to bless us in our vigilance for the gift of religious liberty.

Give us the strength of mind and heart to readily defend our freedom when they are threatened; give us courage in making our voices heard on behalf of the rights of your Church and the freedom of conscience of all people of faith.

 

Grant, we pray, O heavenly Father, a clear and united voice to all your sons and daughters gathered in your Church in this decisive hour in the history of our nation, so that, with every trial withstood and every danger overcome –for the sake of our children, our grandchildren, and all who come after us– this great land will always be “one nation, under God, indivisible, with liberty and justice for all.”

 

We ask this through Christ our Lord. Amen

 

Diocese of   St. Augustine .

 

 

Lời Nào Để Thương, Để Nhớ, Để Quên … Hơn là Lời Chúa?

Lời Nào Để Thương, Để Nhớ, Để Quên … Hơn là Lời Chúa?

                                                                                tác giả: Tuyết Mai

Ai trong chúng ta làm con cái của Chúa cũng rất cố gắng sống trong tinh thần Phúc Âm của Chúa; có nghĩa trong tất cả lời nói việc làm của chúng ta với anh chị em, cũng phải cố gắng đừng làm mất lòng người và mất lòng nhau.   Như câu trong tuồng của Bamby khi mẹ của chú thỏ dậy chú rằng: “If you don’t have any nice things to say, then don’t say it at all” hay câu: “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Nhất là trong gia đình và nhất là vợ chồng, đến con cái, người thân thương của chúng ta, và anh chị em bên ngoài xã hội.   Thật sự mà nói thì lời nói có giá trị tinh thần vô cùng!.   Nhất là những lời nói Xây Dựng!.   Nhất là những lời nói An Ủi có tác dụng có thể làm cho tinh thần của người được hưng phấn và quên đi những nỗi buồn của hiện tại.   Nhất là những lời nói làm tăng Niềm Hy Vọng của một người đang gặp thất vọng và thất bại.   Nhất là những lời nói khuyên nhủ để người đừng tìm những gì có thể hại đến sinh mạng của người và của người thân.   Nhất là những lời nói có Hữu Ich làm cho người cùng quẫn được sáng trí ra và giúp họ cách làm cho chính bản thân họ được nhờ sau là đến gia đình của người.

Quả thật ai được như trên thật sự là Thánh sống giữa dòng đời và dòng người!.   Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng có những con người Thánh ấy họ sống chung quanh chúng ta cách rất âm thầm và khiêm nhường.   Bởi có phải trần đời thì đầy dẫy những tội lỗi những xấu xa, mà ai là con người thì cũng chất chứa bấy nhiêu thứ xấu xa và tội lỗi!?.   Không ai vỗ ngực tự khen mình khi không nhờ Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần, soi sáng, dậy dỗ, và phù trợ.   Nhờ Người đã biến đổi trong ta.   Nhờ Người mà trong ta được biến đổi!.   Vì chính ta cho phép Người làm như thế!.   Chứ nếu chúng ta không cho phép Người thì Người có muốn cũng không thể vào Nhà Tâm Hồn của chúng ta được (if we reject Him).

Nếu ai biết và hiểu được Ơn Chúa Thánh Thần, thì sẽ hiểu được rằng mọi sự khi có Chúa, chúng ta đều có thể thực hiện được.   Vâng, ngay cả thay đổi được lời ăn tiếng nói của chúng ta!.   Lời ăn tiếng nói của con người hình như đã bị lợi dụng nhiều từ khi chúng ta biết nói.   Nó hiển nhiên trở thành cái máy nói từ khi chúng ta mở mắt thức dậy hằng ngày.   Cái máy nói đó nó nói được cả những lời mà trí óc chúng ta không cần phải suy nghĩ.   Nó nói được cả những lời nghe ra thật là vô nghĩa hết sức chưa kể là rất vô duyên.   Nó nói được cả những lời như những người khùng họ cần được nói mà không ai hiểu họ nói gì.   Nó nói như những người say rượu cũng có.   Nó nói như chưa từng được nói.   Nó nói như đấm xôi vào miệng người.   Nó nói như lý sự cùn.   Nó nói như không nói được thì sẽ phát hỏa.   Nó nói như phải được xì ra cho đỡ tức hơi.   Nó nói như nếu chờ đến ngày mai thì nó sẽ chết.   Nó nói nhăng nói cuội.   Nó nói năng hợm hĩnh dở mình.   Nó nói liên tu ti bất tận.   Nó nói như sói mòn lỗ tai trâu.   V.v…..

Hẳn con người của chúng ta dần dần cảm thấy chẳng còn thời giờ gì để sống cho chính mình, mà không là những trách nhiệm bổn phận cần phải có công ăn việc làm, để nuôi cái bao tử, và cái miệng thèm thích ăn nhậu của chúng ta.   Đó là con người có ít cao vọng!.   Còn con người có đầy cao vọng thì sao, thưa thì chết sớm hơn những người có ít cao vọng.   Mà cao vọng cao thì thường dễ làm cho con người ta phát hỏa và phát khùng dễ hơn.   Gọi là tâm bệnh.   Từ nhẹ cho đến nặng.   Nhưng không ai cần để ý miễn sao mọi khát vọng và mọi giấc mơ được trở thành hiện thực.   Cuộc đời của chúng ta hầu hết chỉ biết sống để thỏa mãn cho chính cá nhân của mình, còn ai khác không phải chuyện hay trách nhiệm của chúng ta.  

Sự thật mà nói sao con người của chúng ta lại có đầy những cao vọng và tham lam đến thế? Chẵng lẽ ai ai cũng như thế? Nếu không thì thành phần không có cao vọng hay không tham lam thì đều bị liệt vào thành phần làm biếng chỉ biết ăn bám vào gia đình, xã hội, và vào chính phủ?.   Có phải cái cao vọng của con người đã biến dạng con người trở thành khó thương hơn, dễ ghét hơn, và có thể trở thành kẻ thù của mọi người?.  Vì có phải khi con người đạt được cái cao vọng đó sẽ cảm thấy mình có tất cả!?.   Bởi vì anh đã đạt được thành quả trong đời? Anh đang nắm được chức vụ cao? Anh đang vừa có Tiền có Chức Vụ và có Quyền Hành.   Và anh trở thành Quan Trọng.

Khi anh cảm thấy chính mình trở thành nhân vật quan trọng thì anh có quyền La, Hét, và Chửi Mắng thiên hạ.   Và đó là điều tất nhiên cho những con người có đầy quyền hành trong tay.   Có phải khi một người có quyền thì lời nói của anh sẽ phải được răm rắp nghe theo và thi hành.   Ai lại dám chống lại lời nói có đầy quyền hành và áp lực đó?.  

Nhưng phúc cho những ai có lòng Khiêm Nhường và có Lời Nói khiêm tốn, đối xử lễ độ và tốt đẹp với anh chị em, nhất là những người làm lớn và có chức vụ.   Anh chị em có ai nghĩ ra thường chúng ta nể vì và trọng kính những người Có mà sống như không Có? Lớn mà luôn sống ngang hàng với những người dưới mình?.    Chứ ai trọng nể những người Có mà coi thường những người không Có? Rồi thì làm lớn lại luôn chỉ ngón tay, ra lệnh, chửi bới những người nhỏ bé làm dưới mình?.  

Có ai trong chúng ta cảm thấy bứt rứt khó chịu khi lỡ nói một lời nào làm mích lòng anh chị em mình, đến mất ngủ?.   Có ai trong chúng ta luôn tìm những lời ngọt ngào dễ nghe, dễ mến, và làm cho người nghe nhớ mãi lời chúng ta nói?.   Có ai trong chúng ta thích chửi rủa người mà ngay cả khi chúng ta chửi, cả khi chúng ta về nhà vẫn ngủ kỹ và ăn ngon?.  Có ai trong chúng ta ở trung dung có nghĩa không biết gì để nói và cũng chẳng có lời nào hay để khuyên ai hay an ủi ai?.

Tôi có dịp đọc một câu chuyện ngắn về cuộc tình của một cặp vợ chồng ở cuối cuộc đời còn xin ly hôn nhau.   Mối tình ấy có kết thúc không có hậu, chỉ vì họ sống với nhau suốt 40 năm mà còn không hiểu thấu lòng nhau, nên tình yêu luôn là con đường dài đầy những sự hiểu lầm.   Vì lời ăn tiếng nói và vì cả hai chỉ muốn nói mà không ai muốn nghe.   Nhưng trái tim thì luôn đậm sâu và luôn thắm thiết đậm tình.   Khi cả hai đã ở xa nhau nhưng người thì vẫn giữ sự cứng rắn không lay động trái tim lạnh băng của mình nhất thời.   Còn người thì thương thương nhớ nhớ không thể nào sống thiếu người bạn đời của mình.   Gọi bao nhiêu lần trong ngày nhưng người yêu dấu suốt 40 năm, đã không thèm nhắc phôn và vì buồn vắng nên bị lên cơn đau tim mà chết.  

Anh chị em cũng hiểu chuyện tình này kết thúc ra sao rồi, khi sự hối hận ấy đã không đem người bạn đời của mình sống trở lại được.   Ôi đau đớn làm sao một chuyện tình có đoạn kết thảm thương ấy!.   Đau thương và ê chề quá!.   Cay đắng phũ phàng thưa có phải??.  

Ấy có phải là vì lời nói không ác ý nhưng cũng không làm cho 40 năm trời thêm gắn bó và thêm hiểu ý nhau?.   Thật sự là thế thưa anh chị em, có rất nhiều cặp vợ chồng ăn ở với nhau bao nhiêu chục năm trời nhưng nếu được hỏi người bạn đời của mình thích mầu gì nhất?.   Thích ăn gì nhất?.   Thích đi đâu chơi nhất?.   Sở thích của người là gì?.   Nhất nhất chúng ta chẳng biết gì cả về người bạn đời của mình.   Thế có chết không cơ chứ! Thế có tai hại hay không cơ chứ?.   Và có phải đó là lý do để chúng ta đâm đơn xin ly dị nhau vì sống bên nhau mà chẳng hiểu chẳng cảm thông được nhau??.    

Lời nào để thương, để nhớ, và để quên thưa rất quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.   Nhưng phải nói Lời của Chúa là quan trọng hơn cả!.   Bởi Lời của Chúa thì không lăng nhăng, không vô nghĩa, không dư thừa, và không điên dại!.    Ngược lại học Lời của Chúa sẽ như quyền phép biến đổi con người của chúng ta.  Lời của Chúa từ từ sẽ thấm nhập vào thân thể, tâm hồn, và con người của chúng ta, chúng ta sẽ nhận biết.   Lời của Chúa sẽ từ từ trở thành lời của chúng ta lúc nào không hay.   Vì Lời của Chúa sẽ mang lại cho ta Sự Sống mới.  

Vì ta để cho Lời của Chúa là Hạt Giống Tốt nẩy mầm trong tâm hồn ta.   Cái mầm Lời Chúa ấy sẽ phát sinh mọi sự tốt đẹp trong ta.   Cái mầm Lời Chúa ấy sẽ lớn dần trong ta.   Sẽ cho tất cả trong con người ta trở thành một Con Người Mới.   Có Sức Sống và Nhựa Sống Mới.   Có Sự Hiểu Biết Mới.   Có Lời Lành mà nói với người.   Hơn cả hết là khi ta biết dùng lời nói Ôn Hòa để nói với người.   Là vì chúng ta biết dùng Trái Tim (được thay đổi) của ta.

Phúc cho hết thảy chúng ta biết đọc Lời Chúa, Thực Thi Lời Chúa, và nhờ đó chúng ta mới biết làm tất cả mọi điều như trong kinh “Hòa Bình”.   Là: “Lậy Chúa xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.   Lậy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.   Để con đem yêu thương vào nơi oán thù.   Đem thứ tha vào nơi lăng nhục.   Đem an hòa vào nơi tranh chấp.   Đem chân lý vào chốn lỗi lầm.   Để con đem Tin Kính vào nơi nghi nan.   Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.   …………… Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=1g-kjKGbEZI

     (Hãy Tìm Chúa Vì Kiếp Người Sống Là Bao)

                     

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(07-10-12)

Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu

Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu

16.03.2011                                                 trích: luongtamconggiaovietnam

LTCG (16.03.2011) – Kiều Duy Vĩnh là người từng trải qua 15 năm trong các trại tù cộng sản Việt Nam. Ông là cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh của Pháp. Năm 1960, ông Kiều Duy Vĩnh bị bắt vì tội “phản cách mạng”, cho đến năm 1970 mới được thả. Năm 1972, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.


———————-

Vào ngày 14/3/2011 vừa qua, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu.

Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.

Linh Mục Đa Minh Vũ Quang Mỹ đang ân cần hỏi thăm Bác Kiều Duy Vĩnh

Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.

Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.

Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.  

Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.


Cha Đa Minh Vũ Quang Mỹ, Chính xứ Tư Đình, đang trao nến sáng cho ông Vĩnh

Một người bạn tù là ông Nguyễn Ngọc Thu đã vội vàng đi chở Cha xứ Tư Đình là Cha Vũ Quang Mỹ (Cha Trí) đến nhà Ông Vĩnh để làm lễ rửa tội cho ông. Cha Trí đã chọn tên thánh cho ông Vĩnh là Phaolô, ngụ ý là ông đã trở về với Chúa trong cuộc đời làm người đầy sóng gió.

Sau khi chịu phép rửa và phép Xức dầu thánh, hôm nay chúng tôi sang thăm ông và thấy sức khỏe của ông tốt hơn. Một người đã nói: “Chúng tôi thấy bác ngày càng khỏe hơn trong khi cộng sản đang ngày càng yếu đi, để xem ai “đi” trước”. Dù không thể nói được, ông đã mỉm cười thật vui. Kính mong Thiên Chúa gìn giữ ông và giúp ông chóng bình phục.

Maria Nguyễn Ngọc Khánh

Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về

Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về                                            trích: Nuvuongcongly.net

9/07/12
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về

Gia đình thân tộc, bạn bè vừa cho biết tin ông Phao lô Kiều Duy Vĩnh đã được chúa gọi về lúc 4h chiều ngày thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2012.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 10h sáng nay 9/7/2012 tại nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm. Thánh lễ an táng do Linh mục Đaminh Vũ Quang Mỹ chủ sự.

Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.

Trong những năm tháng lao tù, nhất là tại Trại giam Cổng trời, ông may mắn được sống cùng với một số linh mục, tu sĩ công giáo như cha Chính Vinh, tu sĩ Đỗ Bá Lung. Những tháng năm lao khổ đã được ông viết lại trong tập “Cổng trời Cẳn Tỷ”.

Ông đã viết về những bạn tù Công giáo bằng những lời lẽ đầy thán phục: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađalena. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.

Sau khi ra tù, ông tiếp tục chịu nhiều áp bức do bàn tay sắt của chế độ.

Ngày 14/3/2011, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu và chọn thánh Phaolo làm thánh quan thầy.

Hình ảnh đến thăm Chứng Nhân Cổng trời (Cổng Trời Cắn Tỷ) Phaolô Kiều Duy Vĩnh

08.04.2011                              trích: luongtamconggiaovietnam


 LTCG (08.04.2011)

HÌNH ẢNH ĐẾN THĂM NHÂN CHỨNG CỔNG TRỜI PHAOLÔ KIỀU DUY VĨNH 

Hồi Ký Phần 1 : Cổng Trời Cắn Tỷ

Trưa hôm nay chúng tôi sang Gia Lâm đến nhà người chứng nhân lịch sử tại trại giam cổng trời, chứng nhân còn lại 72 người trong trại giam cổng trời ngày ấy, nhân chứng của các Đức Thánh Tử Vì Đạo

Xem ông viết trong Hồi Ký của ông ở đây: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp

Ông say sưa nói về tất cả những gì ông gặp và ông luôn luôn khảng định với chúng tối rằng tôi là chứng nhân, “Tôi nói sự thật…., tôi không nói sai”. Rồi ông nói với Cha Tư rằng Các Cha phải dạy cho mọi người trở thành “Người”, chứ đừng như người CS)…

Ông nhắc đi nhắc lại là phải làm một Đài ở Cổng Trời để Tưởng Nhớ Các Đức Thánh Tử Vì Đạo…

Những thao thức của ông Phaolô Kiều Duy Vĩnh cũng được Maria Nguyễn Ngọc Khánh viết trong bài : Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu mà chúng tôi trích dẫn dưới đây.


Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.  

Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.

Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”. 

Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Xem thêm ở đây


Sau thời tù đầy ông đã viết những câu này!

Nguồn: www.giaoxuthaiha.org

Cái Lưỡi Lắm Lời

Cái Lưỡi Lắm Lời

(Hạnh Phúc Gia Đình)

                                                                                  Tác giả: Tuyết Mai


Có ai đồng ý rằng Cái Lưỡi nó làm công trạng cho chúng ta được lên Nước Trời? Và có ai đồng ý rằng cũng Cái Lưỡi đó nó là Cái Cớ làm cho chúng ta vấp phạm phải xuống thẳng địa ngục?.   “Cái Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.   Có phải cái Tội hay cái Công, cũng từ Cái Lưỡi mà ra?.

 

Ở đây tôi chẳng lấy ví dụ ở tận đâu xa để dễ đụng chạm và mích lòng, nhưng xin được thưa tôi sẽ lấy chính tôi ra làm ví dụ.   Lấy mình ra làm ví dụ thì chẳng mích lòng ai, nhưng để thưa rằng vâng cái Lưỡi ấy nó có nhiều đường lắt léo lắm!.   Nếu chúng ta lấy cuốn sổ ra để mà viết tất cả một ngày cái Lưỡi ấy nó làm được nên bao nhiêu công trạng, và nó làm nên cớ gây cho biết bao nhiêu người đau khổ vì cái Lưỡi ngang ngược, ngược ngang, và mất dậy ấy!.

 

Tại sao tôi phải gọi cái Lưỡi ấy là mất dậy? Thưa vì khi Nó không được uốn lưỡi thì cái lời nào Nó phát ra, cũng nghe rất là mất dậy, khó nghe, và không thể tha thứ được.   Tôi không thể hiểu làm sao ngay trong gia đình của chúng ta đây mà chúng ta cũng không thể nào cho nhau những lời lẽ ngọt dịu, êm tai, và yêu thương.   Có phải cái câu “thương nhau lắm cắn nhau đau hay thương lắm cái xương cũng không còn”.   Bây giờ lớn tuổi mới hiểu ra cái câu trên, tại sao yêu nhau lắm mà cái xương không còn?.   Thưa cũng dễ hiểu thôi anh chị em! Vì khi mình yêu ai quá thì cái tình yêu ấy thường hay bị lợi dụng.   Cái nghĩa lợi dụng ở đây không phải là sự lợi dụng ngoài đời, nhưng là sự lợi dụng cái người mà mình gọi là yêu tha thiết.  

 

Mình lợi dụng được vì biết người ta thương mình, nên yêu cầu người ta chìu chuộng mình cách quá đáng.   Cho nên cái sự chìu chuộng ấy lâu ngày nó trở thành thói quen, như cơm bưng nước rót chẳng hạn.   Hầu cơm chồng con hết ngày này qua tháng nọ và chẳng một ai biết nói lời cảm ơn, hay biết tỏ lộ sự biết ơn ấy!.   Rồi thì cái tình yêu được chìu chuộng ấy nó trở thành ra quá mức nên đối xử với người mình yêu như một nô lệ.   Người mình yêu đó vô tình đã biến thành nô lệ của mình suốt bao nhiêu năm ròng.   Nô lệ thì luôn sợ Chủ của mình.   Nô lệ thì không dám từ chối bất cứ điều gì Chủ muốn.  

 

Anh chị em có biết dù không trở thành nô lệ nhưng hầu từ chồng cho đến con.   Từ cái ngày mà anh đã trở thành người chồng và em đã trở thành người vợ.   Từ cái ngày mà đứa con đầu lòng chào đời, rồi đến đứa thứa hai, rồi đứa út.   Bao nhiêu công việc từ việc nhỏ cho đến việc lớn vợ, mẹ đã gánh lo cho tất cả!.   Cộng bao nhiêu lời lẽ chì chiết, đổ thừa, vô ơn, và bạc bẽo.   Bao nhiêu đó công sức cộng sự chịu đựng thì không còn cái xương là phải lắm!.   Vì đã lao động tay chân lại còn phải lo lắng mọi điều, cho nên cái đầu nó bị đứt dây.   Mà khi nó đứt dây thì người mình yêu nhất trên đời sẽ bị đặt ngồi trên chiếc xe lăn muôn đời thưa anh chị em!.   Cái xương không còn có nghĩa là vậy đấy!.   Còn xương thì còn cứng cáp đi tới lui được, nhưng khi cái xương không còn là có nghĩa không bao giờ còn có thể đi đứng bình thường được nữa!.

 

Tôi rất thường dậy các con tôi, là sáng sớm khi các con bừng con mắt dậy, mọi việc và mọi lời con đều phải Tự Chủ và Tự Chọn.   Con có thể chọn cách nói này hay hơn, tốt đẹp hơn, lạc quan hơn, làm cho mọi người chung quanh con, có được thoải mái,vui vẻ, và yêu đời.   Nếu có thể con cho họ những nụ cười vô thưởng vô phạt.   Đó là điều con cũng rất nên làm!.   Bởi Nụ Cười thì thật là lây.   Nó y như là thuốc phiện và làm cho mọi người ghiền được.   Một Nụ Cười chuyền cho một người, thì y như rằng Nụ Cười ấy sẽ được chuyền đến người khác.   Mà có phải khi chúng ta Cười được thì Lời ăn tiếng nói của chúng ta nó cũng sẽ phải trở nên Tốt Lành hơn, và Đúng Đắn, có Suy Nghĩ hơn?.

 

Không ai có thể vỗ ngực bảo rằng Cái Lưỡi của tôi nó nói Tốt mà không thực tập hằng ngày.   Cũng không ai thích thú và khoe rằng một ngày tôi không nói được một câu đẹp đẽ dành cho người.   Thực sự mà nói thì trên đời rất nhiều người Thành Công là do họ có tánh tươi mưởi, vui vẻ, và có Trái Tim yêu thương.   Yêu thương thật hay giả mình không biết nhưng họ biết tập để việc thương mại của họ được gặt hái thành công.   Vì ai cũng yêu thích tiếp chuyện với người có bộ mặt vui vẻ.   Mà người đã có Trái Tim yêu thương thì thường cái Lưỡi nó cũng nói năng đàng hoàng, đúng đắn, và biết không nên nói những lời đụng chạm, đau lòng, hay mích lòng ai.  

 

Ai trên đời thích chọn cuộc đời đau khổ và tự làm khổ mình, người thân thương trong gia đình, và anh chị em ngoài xã hội?.   Ai trên đời thích làm cho người ngoài đường vui vẻ và muốn luôn gây sự với người thân thương trong gia đình của chúng ta, những người mà chúng ta thương yêu nhất đời?.   Anh chị em thử suy nghĩ xem có phải hầu hết chúng ta đều hành xử một cách ngược ngạo như thế?.   Vô tình ư? Hay cố ý ư?.   Dại dột quá thưa có phải?.   Những người ngoài đường họ cho mình được gì? Hay chỉ là những lời nói ghen tương và nịnh bợ?.   Rồi thì cười nói và lựa lời tốt đẹp dành hết cho họ!.   Khi trở về mái gia đình Nơi mà sự thương yêu rất cần có nơi chúng ta thì chúng ta làm đảo ngược tất cả???.

 

Cho nên lời của mẹ Thánh Têrêsa thành Cuculta bên Ấn nhắc nhở tôi mỗi ngày là ngài khuyên chúng ta phải biết thương yêu nhau trong gia đình trước đã, rồi hãy đến hàng xóm láng giềng.   Mẹ đã khuyên chúng ta nên sống rất thực tế vì người trong gia đình chúng ta còn không có thể dùng được những lời ngọt ngào, chăm lo cho nhau, và chia sẻ cho nhau những phiền muộn nếu có chúng ta gây cho nhau.   Thì người ấy lấy gì để mà có thể đem yêu thương của mình đến cho những người chòm xóm láng giềng??.   Thế có phải chúng ta sống đạo đức giả lắm không?.   Như ai ở gần sẽ biết tỏng tòng tong con người ấy chỉ dùng danh Chúa mà lợi dụng, trục lợi, và muốn được nổi nang có tiếng.

 

Không gì bằng thưa anh chị em là cuộc sống chúng ta cần Tìm Kiếm Chúa!.   Có Chúa trong ta thì mọi thứ trong ta đều được Chúa biến đổi cho nên tốt.   Có Chúa trong ta thì những lời nói của chúng ta phát ra cũng rất dịu dàng và yêu thương.   Vì Chúa là Tình Yêu.   Vì Chúa là Tốt Đẹp và Lành Thánh.   Vì Chúa là cùng đích cho cuộc đời đáng sống của chúng ta.   Người ban cho chúng ta Sự Sống Muôn Đời.   Vì Chúa là Tất Cả và Người là Đấng Toàn Năng mà toàn thể nhân loại con người phải biết Suy Tôn và Phụng Thờ.

 

Hãy biết cảm tạ Thiên Chúa luôn mãi hỡi cái Lưỡi làm nên lắm tội!.

 

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

     http://www.youtube.com/watch?v=1jW2X3K2OhA

     (Cuộc Đời Ngắn Ngủi)

                     

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(07-08-12)

Tổ chức cứu trợ mô tả tình cảnh tuyệt vọng tại Bắc Triều Tiên

Tổ chức cứu trợ mô tả tình cảnh tuyệt vọng tại Bắc Triều Tiên                 

                                                                 nguồn:     VOA                                              


Liên Hiệp Quốc nói gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi có những dấu hiệu còi cọc ở Bắc Triều Tiên 

06.07.2012

Một tổ chức cứu trợ Đan Mạch có dịp hiếm hoi chứng kiến tình hình lương thực tại Bắc Triều Tiên cho biết tình hình ở nước này tuyệt vọng.

Giám đốc tổ chức Mission East, ông Kim Hartzner, nói với VOA hôm thứ Sáu là trong tuần qua, ông giám sát việc phân phối lương thực viện trợ tại thành phố Haeju, thuộc tỉnh Nam Hwanhae, và trước đây ông chưa bao giờ thấy suy dinh dưỡng trầm trọng như vậy.

Ông nói một số trong số 218 trẻ em ông thấy tại một cơ sở sẽ chết nếu không được trợ giúp lương thực.

Ông Hartzner nói ông không thấy có hệ thống thủy lợi nơi ông công tác. Ông cho biết thêm là có hàng dài người mang những thùng để chuyển nước từ một con sông đến những cánh đồng trồng bắp gần đó.

Giám đốc tổ chức cứu trợ này nói việc cung cấp gạo vẫn còn có thể thực hiện được tại hầu hết những vùng ông đến thăm nhưng tại một số nơi gạo đã hết.

Tổ chức Mission East đang cung cấp 12 tấn lương thực cho 20.000 trẻ em và 1.500 phụ nữ có mang tại Haeju trong 3 tháng. Tổ chức này đang phân phát lương thực tại hầu hết các nhà trẻ, trường mẫu giáo và nhà mồ côi.

Tổ chức này nói có khoảng 9 triệu người Bắc Triều Tiên chết đói trong những năm 1990, và cho biết thêm đang lo ngại là tình hình tương tự có thể lại xảy ra.

Trong một phúc trình được công bố tháng trước, Liên Hiệp Quốc cho biết 16 triệu người Bắc Triều Tiên đang thiếu lương thực thường xuyên, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, và gặp những vấn đề kinh tế trầm trọng.

Liên Hiệp Quốc nói đặc biệt trẻ em thiếu dinh dưỡng gặp nhiều nguy hiểm, gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi có những dấu hiệu còi cọc, và hàng trăm em đang chết dần vì những bệnh có thể ngừa được, như tiêu chảy.

Chân Phước Gregory Grassi và Các Bạn

Chân Phước Gregory Grassi và Các Bạn

(k. 1900)

  

                                                                                          8 Tháng Bảy

 Các nhà thừa sai Kitô Giáo thường bị bắt trong các cuộc chiến chống với chính quốc gia của mình. Khi các chính phủ Anh, Ðức, Nga và Pháp buộc nhà cầm quyền Trung Hoa phải nhượng bộ đất đai vào năm 1898, cả một phong trào chống người ngoại quốc nổi dậy ở Trung Hoa.

Gregory Grassi sinh ở Ý năm 1833, thụ phong linh mục năm 1856 và năm năm sau ngài được sai đến Trung Hoa Lục Ðịa. Sau đó Cha Gregory được tấn phong làm Giám Mục của giáo phận Bắc Shanxi. Vào năm 1900, trong cuộc nổi dậy của các võ sĩ, cùng với 14 nhà truyền giáo Âu Châu và 14 tu sĩ Trung Hoa, ngài chịu tử đạo vào thời kỳ bách hại ngắn ngủi nhưng đẫm máu ấy.

Hai mươi sáu vị tử đạo bị bắt theo lệnh của Yu Hsien, quan đầu tỉnh Shanxi. Tất cả bị chết chém vào ngày 9 tháng Bảy 1900. Năm vị thuộc dòng Phanxicô Hèn Mọn; bảy vị thuộc tu hội Phanxicô Truyền Giáo của Ðức Maria — là các vị tử đạo tiên khởi của tu hội. Về phía người Trung Hoa có bảy chủng sinh và bốn giáo dân, tất cả đều thuộc dòng Ba Phanxicô. Ba giáo dân Trung Hoa khác bị giết ở Shanxi chỉ vì làm việc cho các tu sĩ Phanxicô và bị bắt cùng với các người khác. Ba tu sĩ Phanxicô người Ý cũng được tử đạo trong tuần đó ở tỉnh Hunan.

Tất cả các vị tử đạo được phong chân phước vào năm 1946.
Lời Bàn

Tử đạo là sự nguy hiểm nghề nghiệp của các nhà truyền giáo. Trong cuộc nổi dậy của các võ sĩ ở Trung Hoa Lục Ðịa, năm giám mục, 50 linh mục, hai trợ sĩ, 15 nữ tu và 40,000 Kitô Hữu Trung Hoa đã bị giết. Tuy nhiên, số giáo dân Công Giáo Trung Hoa vào năm 1906 là 146,575 đã tăng lên đến 303,760 vào năm 1924. Sự hy sinh lớn lao đã đem lại kết quả lớn lao.
Lời Trích

“Tử đạo là một phần của bản chất Giáo Hội, vì nó biểu lộ cái chết của Kitô Hữu trong hình thức tinh tuyền, là một cái chết vì đức tin không chịu kiềm chế. Qua sự tử đạo, sự thánh thiện của Giáo Hội, thay vì thuần tuý vẫn chỉ có tính cách không tưởng, đã thể hiện một diễn đạt tỏ tường cần thiết nhờ ơn sủng của Thiên Chúa. Ngay từ thế kỷ thứ hai, người chấp nhận cái chết vì đức tin Kitô Giáo hoặc luân lý Kitô Giáo được coi là một ‘chứng nhân'” Danh từ này xuất phát từ Phúc Âm, vì Ðức Giêsu Kitô là ‘chứng nhân trung tín’ tuyệt đối (Khải Huyền 1:5; 3:14)” (Karl Rahner, Tự Ðiển Thần Học, tập 2, trang 108-109).

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

 Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

                                                                                                            trích : VOA


Thủ tướng Canada Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David Johnston tại buổi lễ trao Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II năm 2012

+

Trà Mi-VOA

29.06.2012


Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.
 
Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.
 
Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada. Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm 1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận. Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.
 
Trà Mi: Hiện trang web của Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?
 
Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn đây là một kênh thông tin có uy tín.
 
Trà Mi: Mình hiểu rằng đây là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang web không?
 

Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên.
 
Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?
 
Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở đây.
 
Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?
 
Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có nhiều vấn đề xã hội.
 
Trà Mi: Bằng cách nào trang web của bạn trở nên thành công như thế?
 
Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.   


 
Trà Mi: Làm thế nào mà trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?
 
Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải. Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.
 
Trà Mi: Chuyên phản ảnh những mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính cân bằng và không thiêng lệch?
 
Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm này.
 
Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?
 

Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng, nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích. Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên ngoài.
 
Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống, giải trí…Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện, phục vụ xã hội?
 

Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết.  
 

x

​​

Trà Mi: Là một nhà hoạt động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn học được cho mình là gì?
 
Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của chúng tôi.
 
Trà Mi: Những người không ủng hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?
 
Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.
 
Trà Mi: Bạn nhiều lần được vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?
 

Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.
 
Trà Mi: Là một nhà hoạt động tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?
 
Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40 giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.
 
Trà Mi: Vấn đề là làm thế nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?
 
Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.
 
Trà Mi: Câu chuyện thành công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?
 

Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.
 
Trà Mi: Paul có dự định gì sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?
 
Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của người Việt.
 
Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
 
Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web Jane-Finch.com do chính anh thành lập.
 
Các bạn nghe đài muốn chia sẻ quan điểm hay bình luận về câu chuyện này, xin vui lòng đóng góp trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
 
Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp tất cả quý vị và các bạn trên làn sóng của đài VOA trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.

Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc

Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc  

Em bé chưa cao bằng cây lúa vừa khóc vừa gánh lúa. Khi ăn bát cơm ngon, bạn hãy nghĩ tới những người đã vất vả ngoài đồng cầy cấy.

Cõng gạch thuê sau mỗi giờ lên lớp để có tiền đi học. Công việc càng nặng nhọc, thì càng kiếm được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dao động từ 20 – 50.000/buổi. Khi bạn chê Ipad, Ipod đang có đã cũ hãy nhớ tới các em không có tiền mua bút giấy đi học.

Em gái bê đá. Khi nằm trên giường có máy quạt, hãy cám ơn vì  bạn đang hạnh phúc hơn các em này.

Với bộ quần áo lấm lem, đen bẩn và đã sờn rách, em phải đeo gùi sau lưng đi kiếm miếng cơm ăn.

Mưu sinh ở bãi rác nhưng vẫn cười. Bạn hãy bằng lòng với cuộc sống và những gì bạn đang có.

Lục lọi khắp mọi nơi tìm một chút dư thừa. Khi quăng đi những đồ dư thừa, bạn có biết rằng nhiều người đang ước muốn cái bạn đang bỏ đi.

Hãy cảm tạ Chúa và biết ơn Ngài vì bạn đang hạnh phúc rất nhiều.

Maria Thanh Mai gởi

MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.

MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.

(Ed 2, 2 – 5)   nguồn: conggiaovietnam.net

“Chúng vốn là loài phản loạn,

chúng có thể nghe hoặc không nghe,

nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.” (c.5).

“Chúng vốn là loài phản loạn,”

Lạy Chúa, bản chất chúng là loài phản loạn,

chống lại Chúa và chống lại tình thương,

gieo rắc bạo tàn, gây ra bao đổ vỡ,

coi thường Chúa và xúc phạm thánh danh.

“chúng có thể nghe hoặc không nghe”,

Chúng có thể nghe hoặc có thể không nghe,

có thể thấy hoặc có thể không thấy,

biết hay không, ai hiểu được lòng chúng,

chúng muốn gì, chỉ có bóng tối hay.

“nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”

Có phải câu này Chúa dành cho con,

như đã nói với Edzekiel năm trước,

con phải chọn cho mình một con đường,

buộc con phải bước, dẫu phía trước hiểm nguy.

Con phải làm sao để họ biết Chúa đang ở giữa họ ?

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chúa nhật 14 TN. B

08/07/2012

Hiệp thông cùng giáo điểm Con Cuông – Vinh

******

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Lời tâm sự

Lời tâm sự

Thân gởi quý bạn đọc xa gần,

“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay, 07 tháng 07 năm 2012, đã được tròn ba tháng. Là trang “Web” điện tử nghiệp dư mới thành lập nên còn lượm thượm, tài liệu không có nhiều nhưng lòng  mong ước của người sáng lập là chuyển chở, gởi gắm thông tin, suy nghĩ, góp nhặt, sưu tầm bài vở có ý nghĩa hay những chuyện vui, bài thơ hay để cùng nhau là “Kẻ đi tìm”. Đi tìm gì đây? Tình yêu? Giàu sang? Danh vọng? Địa vị xã hội? Hay tìm “Hạnh phúc, vui vẻ” trong đời này, đời chúng ta đang sống và hy vọng sẽ có được “hạnh phúc, vui vẻ” trong đời sau, sau khi chúng ta mất.

Xin cám ơn tất cả tác giả có bài vở được trích vào “Web” này nhất là nhiều tài liệu từ Maria Thanh Mai gởi.

Tên “Kẻ đi tìm” là tên của một trong những tác phẩm của Linh mục Nguyễn tầm Thường suy niệm viết trên đường đi Hành Hương Đất Thánh, Giêrusalem.

“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay đã có được 5900 lượt người vào đọc. Rất cám ơn các bạn đã đến với “Kẻ đi tìm” và xin các bạn đóng góp thêm ý kiến để “Kẻ đi tìm” càng ngày càng phong phú và có ý nghĩa hơn.

Người sáng lập

10 cách để sống hạnh phúc

                                            10 cách để sống hạnh phúc 

1. Hãy mỉm cười với mọi người xung quanh
Đó là cách gây mối quan hệ thiện cảm dễ dàng nhất trong cuộc sống, và nó cũng cho ta một cảm giác dễ chịu hơn là cau có, gắt gỏng.

2. Hãy quan tâm nuôi dưỡng tình thân đối với mọi người
Luôn biết quan tâm và chia xẻ tình cảm với những người xung quanh, nhất là những người thân gần gũi với ta. Đó là cách giảm stress tốt nhất cho cả tinh thần lẫn thể xác. Ngay cả những lúc bận rộn nhất ta cũng không nên quên đi những người xung quanh ta. Một lời hỏi thăm, một cánh thư, một tấm card luôn giữ mãi mối thân tình nồng thắm. Hãy tập thói quen làm điều tốt cho mọi người, rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hẳn lên.

3. Hãy vượt qua nỗi buồn của bản thân
Đừng để những nổi buồn gậm nhấm ta. Cố gắng dành thời gian cho công tác thiện nguyện xã hội, chẳng hạn thăm viếng nhà dưỡng lão hay bệnh nhân tàn tật.  

Thay vì ngồi một chỗ rầu rĩ, bạn hãy xăn tay áo đứng dậy.Tặng niềm vui cho người khác bằng những công việc thật ý nghĩa là một hạnh phúc.

4. Hãy khởi động cơ thể
“Một bộ óc minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ rất tốt cho tim mạch, nó là liều thuốc giải độc cho chứng trầm cảm và phiền muộn. Hãy chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe hay đi bộ, luyện tập thành thói quen hằng ngày và đều đặn.

5. Hãy theo đuổi một công việc ưa thích nhất
Theo đuổi một công việc ưa thích là cách giúp ta quên đi những buồn chán một các hữu hiệu nhất. Chăm sóc vườn tược, đi dạo chơi ngoài trời, chơi đàn guitar, piano, thổi sáo… hay sưu tầm tem, thơ…

Hãy kiểm lại xem ta thích cái gì, có “hoa tay” với việc gì, và hãy bắt tay vào thực hiện điều đó ngay.

6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đầy đủ sẽ làm hồi sinh sự tươi trẻ cho cơ thể và trí não. Nếu bị thiếu ngủ, ta sẽ mệt mỏi, ù lì và cáu gắt. Không nên thức quá khuya. Hãy nhớ rằng từ 11g30 tối cho đến 2g sáng là khoảng thời gian cần thiết cho việc tái tạo tế bào và năng lực cho cơ thể.
Một đêm ngủ đủ giấc sẽ cho ta một trạng thái tươi trẻ, khoan khoái và hạnh phúc vào buổi sáng hôm sau.

7. Hãy ghi lại những điều hay vào “nhật ký”
Cứ cuối mỗi ngày, hãy ghi vào cuốn nhật ký tổng kết toàn bộ những điều hay đẹp, vui tươi đã xảy đến cho ta, dù là những điều tưởng như nhỏ bé, vụn vặt nhất. Hãy tập thói quen tìm thấy những điều hay tốt đẹp, dù một ngày trôi qua không êm ả lắm. Làm như vậy ta sẽ luôn luôn có một thái độ tích cực, biết ơn cuộc sống.

8. Hãy tập tha thứ và quên
Đừng để tâm hồn và thể xác ta mãi bị dày vò trong nỗi oán hận, giận dữ và thương tổn bởi người khác gây ra cho ta. Hãy tập tha thứ ngay từ trong tim, ta sẽ thấy thanh thản hơn. Hãy chủ động viết một lá thư cho chính người đã làm ta đau lòng và diễn tả những cảm xúc của mình. Hay gởi một bức email, hoặc một cú phone để hâm nóng lại tình bạn đã băng giá.

9. Tìm sự thanh thản trong nghệ thuật hay môi trường thiên nhiên
Hãy tận dụng thời gian nhàn rỗi để đọc một tập thơ hay một tác phẩm văn học cổ điển. Hãy đi thăm một viện bảo tàng nghệ thuật hoặc đắm mình trong suối nhạc của Mozart, Bach hay Vivaldi. Hãy tận dụng ngày nghỉ đi ngắm cảnh thiên nhiên, ngồi bên bờ hồ trên vạt cỏ tươi xanh, hít thở không khí trong lành… Hãy tìm mọi cách để đón nhận, và tận hưởng thiên nhiên ta sẽ thấy đời vui khác hẳn lên.

10. Nuôi dưỡng tâm hồn
Thiền tịnh, cầu nguyện, tĩnh tâm, niềm tin sẽ mang lại cho ta một tâm trạng thư thái êm ả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người có niềm tin luôn luôn sống hạnh phúc hơn, và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống hơn.

SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

Ngày tuyệt vời nhất chính là

NGÀY HÔM NAY

Điều dễ làm nhất chính là

BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

Điều xấu hổ nhất chính là

TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG

Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là

NỖI LO SỢ

Sai lầm lớn nhất chính là

TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH

Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là

CÁI TÔI ÍCH KỶ

Cảm giác mãn nguyện nhất là khi

LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

Người hay bất hòa nhất là

NGƯỜI HAY PHÀN NÀN,

Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là

ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH

Nhu cầu lớn nhất của con người là

CẢM NHẬN CUỘC SỐNG

Qùa tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người chính là

LÒNG KHOAN DUNG


Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là

TÌNH THUONG


Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ

không phải CÁI CHẾT,

mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

sống như thế nào để

LỢI MÌNH + LỢI NGƯỜI

TÂM TRÍ ĐƯỢC AN TĨNH VƯỢT THOÁT MỌI ƯU PHIỀN

 Trung H. Ly
trungly3@aol.com