Bài Huấn Từ Đầu Tiên của ĐTC Phanxicô I:

Bài Huấn Từ Đầu Tiên của ĐTC Phanxicô I:

nguồn:conggiaovietnam.net

Không Tuyên Xưng Đức Kitô Chịu Đóng Đinh thì Không Phải Môn Đệ của Người

“Khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa!”

Dưới đây là bản dịch Bài Huấn Từ của của ĐTC Phanxiciô I trong Thánh Lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine hôm thứ năm 14 tháng 3, 2013.

* * *

Trong cả ba Bài Đọc này, tôi thấy có một chủ đề chung là hành động. Trong Bài Đọc Thứ Nhất là con đường hành động, trong Bài Đọc Thứ Hai là hành động xây dựng Hội Thánh, trong Bài Đọc Thứ Ba, trong Tin Mừng, là hành động tuyên xưng. Đi, xây dựng và tuyên xưng.

Hãy đi. “Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, chúng ta hãy cùng đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5). Đây là điều đầu tiên Chúa đã nói với ông Abraham: Hãy đi trong sự hiện diện của Ta và hãy sống hoàn hảo! Đi: cuộc đời của chúng ta là một cuộc hành trình và chúng ta sai lầm khi chúng ta ngừng lại.  Hãy đi, trong sự hiện diện của Chúa, trong ánh sáng của Chúa, cố gắng sống trong sự hoàn hảo mà Thiên Chúa đòi hỏi ở ông Abraham, trong lời hứa của Ngài.

Hãy xây dựng. Xây dựng Hội Thánh. Người ta  nói về những viên đá: những viên đá có tính nhất quán, nhưng những viên đá sống động là những viên đá được Chúa Thánh Thần xức dầu. Hãy xây dựng Hội Thánh, Hiền Thê của Đức Kitô, mà đá góc tường của Hội Thánh ấy chính là cùng một Chúa. Đây là một hành động khác trong đời sống chúng ta: xây dựng.

Thứ ba là hãy tuyên xưng. Chúng ta có thể đi như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai?  Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh, là Hiền Thê của Chúa.  Khi anh em đi, anh em dừng lại. Khi anh em không xây dựng trên đá, điều gì sẽ xảy ra?  Điều sẽ xảy ra như xảy ra cho các trẻ em khi chúng ở trong những lâu đài xây trên cát ở bãi biển, tất cả đều xụp đổ, không vững chắc.  Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, tôi nhớ lại những lời của Léon Bloy: Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, sự trần tục của ma quỷ.

Đi, xây cất – xây dựng và tuyên xưng. Nhưng không phải là dễ dàng như thế, vì trong việc đi, xây dựng và tuyên xưng, đôi khi có những đột biến, có những sự di chuyển mà không chỉ là chuyển động theo đường: mà là những chuyển động kéo chúng ta ngược lại.

Tin Mừng này tiếp tục với một hoàn cảnh đặc biệt. Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Điều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá ,và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.

Tôi ao ước rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, có lòng can đảm, can đảm chính là để đi trong sự hiện diện của Chúa, với Thánh Giá của Chúa, để xây dựng Hội Thánh trên máu của Chúa được đổ ra trên Thánh Giá, và để tuyên xưng một vinh quang duy nhất: là vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh. Và bằng cách này, Hội Thánh sẽ tiến lên.

Tôi ước mong cho tất cả chúng ta rằng Chúa Thánh Thần, nhờ lời cầu nguyện của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, ban cho chúng ta ân sủng để: đi, xây dựng và tuyên xưng Đức Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Như vậy thôi.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ bài Huấn Từ trong webste của Tòa Thánh

Nguyên văn:

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130314_omelia-cardinali_it.html

BỮA ĂN TỐI Ở NHÀ HÀNG LY HÔN

BỮA ĂN TỐI Ở NHÀ HÀNG LY HÔN

Chỉ đến khi ly hôn – khi hạnh phúc mất đi rồi mới chợt nhận ra mình đã từng thật hạnh phúc, muốn níu giữ lại nhưng… mọi sự cũng đã muộn màng. Tuy vậy, hạnh phúc và tình yêu là thứ vô hình nhưng lại tồn tại mãi với thời gian, nếu con tim ta vẫn còn yêu thương, còn nhung nhớ… thì cảm xúc ấy sẽ trở về.

Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán chị. Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh.

Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.

Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã.”

Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị.Chúng mình đến đấy đi?”

Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?”

Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.”

“Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.”

“Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”

“Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.

“Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”

Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.

“Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.”

Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.

Tết Valentine đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đờiđã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.”

Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.”

Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.

“Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.

“Em… anh…” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.

“Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.

“Chuyện gì thế?” Anh chị vội đứng lên.

“Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên. “Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!”

“Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.”

Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.”

Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!”

Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”

“Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.

Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.”

Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.”

Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai… Đó là vợ anh”.

“Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.” Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con… Đấy là chồng em”.

Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

07/03/2013

nguồn:thanhlinh.net

Người ăn xin trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương tính đến nay ngày 6/3/2013 được ủng hộ 177.860 USD

Các nhà hảo tâm khắp thế giới đang mở bóp góp tiền ủng hộ một người ăn xin vô gia cư chân thật – người đã trả chiếc nhẫn đính hôn kim cương cho chủ nhân của nó, khi người phụ nữ này vô tình đánh rơi trong cái ly xin tiền của ông.

Chia sẻ trên đài CNN, bà Sarah Darling cho biết: “Tôi thật sự cảm thấy may mắn ngay lúc này khi tôi có chiếc nhẫn này. Tôi đã yêu mến chiếc nhẫn trước đây, Tôi yêu mến nó nhiều và giờ đây tôi càng yêu nó nhiều hơn nữa.”. Darling, sống tại thành phố Kansas, Missouri, nói bà rất buồn rầu khi phát hiện mình đã làm mất chiếc nhẫn. Bà hầu như chưa bao giờ tháo nhẫn ra, nhưng khi bị hơi ngứa khiến bà tháo nhẫn ra và bỏ vào trong bóp nhỏ đựng tiền lẻ và kéo khoá lại.

Sau đó, bà đã vô tình trút hết những gì trong bóp ấy vào chiếc ly xin tiền của ông Billy Ray Harris – một người ăn xin vô gia cư thường sống ẩn náu dưới một cây cầu ở quê nhà của bà. Cho đến hôm sau, bà mới phát hiện ra chiếc nhẫn của mình đã không còn nữa.

“Thật là thê thảm. Đó là một cảm giác mất mát lớn lao. Nó rất có ý nghĩa đối với tôi vượt trên cả giá trị về vật chất”.

Darling quay lại tìm ông Harris, nhưng ông không còn ở đó. Ngày tiếp theo, bà quay trở lại và đã gặp ông. Cô nói, tôi đã hỏi liệu ông ấy còn nhớ tôi không, nhưng tôi nghĩ là tôi đã cho ông một vật rất quý đối với tôi.

Ông trả lời: “Có phải chiếc nhẫn không?. Tôi có nó và giữ nó cho bà đây”. Bà rất đổi kinh ngạc.

Để tỏ lòng biết ơn với người ăn xin tốt bụng và ngay thật này, Darling và chồng đã lập ra một trang mạng để quyên góp tiền ủng hộ cho ông. Quỹ từ thiện này sau đó đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và tấm lòng hảo tâm đóng góp của nhiều người.

Chris và Mel từ Brentwood, nước Anh, đã ủng hộ 20 USD. Viết trên trang giveforward.com – trang web quyên góp tiền ủng hộ, họ chia sẻ: “Trong cuộc sống những gì ta cho đi sẽ quay trở lại. Này Billy, hành động tử tế của ông cho dù ông đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn đã chứng minh rằng vẫn còn có sự khiêm tốn trong thế giới này.

Ophelia Wong Zen-na, đóng góp 10 USD và viết: “Tôi ở Singapore và thật sự rất cảm phục sự chân thật của ông”. Brian Paul cũng cho 10 USD và nói: “Nếu tôi không bị thất nghiệp, tôi đã cho nhiều hơn, thế nhưng tôi cảm thấy thách đố phải làm một điều gì. Billy Harris đã làm tốt nhất có thể để trở nên điều mà ông ước mơ mình sẽ là. Không bao giờ trễ cả. Xin Chúa chúc phúc cho ông, và cám ơn ông đã không bao giờ đánh mất phẩm chất của mình cho dù trong hoàn cảnh khó khăn”.

Đến nay, một tuần sau khi phát động chiến dịch quyên góp, đã có hơn 3400 sự đóng góp với tổng số tiền lên tới gần 95.000 USD (ngày loan tin cách đây hơn 1 tuần). Toàn bộ số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp sẽ được trao trực tiếp cho ông Billy Ray Harris sau chiến dịch từ thiện dài 90 ngày. Chồng của Darling, Bill Krejci gọi đó là “điều không tưởng” nhưng có thật.

Krejci đã gặp gỡ Harris để thông báo về khoản từ thiện đó và tìm hiểu về cuộc sống của ông. Họ đã cùng nhau sửa chiếc xe đạp của Harris.

Tâm sự trên trang web, Krejci viết: “Chúng tôi đã nói nhiều về những kỷ niệm liên quan đến chiếc nhẫn của gia đình tôi và những đóng góp. Tôi nói một ngày không xa trong tương lai, vợ chồng tôi sẽ trao chiếc nhẫn đó cho con gái. Chúng tôi cũng đã nói tới sự phản hồi tích cực rất cuồng nhiệt về sự kiện này”. Harris nói với Krejci là ông đã tìm được chỗ ở an toàn và ổn định.

Phóng viên CNN hỏi về sự nổi tiếng sau khi trả lại chiếc nhẫn kim cương, Harris cho biết: “Tôi thích điều đó nhưng tôi không nghĩ là tôi xứng đáng. Điều tôi thực sự cảm thấy thích là thế giới này sẽ hành sử ra sao khi một người trả lại cái mà không phải là của họ và tất cả những điều ấy đã xảy ra”.

Về phần mình, Darling nói: “Tôi rất biết ơn những gì ông ấy đã làm. Với nhiều người khác có lẽ họ đã giữ chiếc nhẫn ấy rồi hay cũng có thể đã bán đi lấy tiền. Tôi thật sự hy vọng sự bất cẩn của tôi lúc đó sẽ mang đến điều thật tốt đẹp cho cuộc sống của Billy”.

Bạn thân mến,

Mùa Chay đọc câu chuyện của ông Billy Harris vô gia cư nghèo nàn trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương cho chủ nhân của nó, tôi thầm đấm ngực ăn năn (đấm 3 lần), vì tôi thường có thành kiến không mấy tốt về những người ăn xin, nhất là người da đen nghèo nàn. Thành kiến này bắt nguồn từ những tệ nạn xã hội do người da đen gây ra loan tải trên các cơ quan truyền thông. Đi qua những khu cư dân da đen tồi tệ, tim tôi đập thình thịch và tôi chỉ muốn mau mau thoát ra khỏi khu ấy thì mới an tâm. Quả thật, da ông Billy đen nhưng lòng ông không đen chút nào, mà còn trắng hơn lòng của tôi, người có làn da trắng hơn ông, có đầy đủ vật chất hơn ông. Tôi thật khâm phục sự công chính của ông khi ông đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, và có lẽ cả đời của ông cũng không sao mua được chiếc nhẫn mà ông đang có; thế nhưng ông đã không giữ lấy cho mình.

Nếu là Billy trong hoàn cảnh khốn khổ như thế, không biết đã có mấy ai tốt bụng như ông. Ông còn để lại bài học về sự khiêm nhường khi ông nói ông không xứng đáng được dư luận chú ý tới về việc làm cao quý của ông.

Tính đến hôm nay, số tiền người từ khắp nơi trên thế giới đóng góp ủng hộ ông đã lên tới $177860 USD (gần 2 trăm ngàn đô la). Đây quả là phần thưởng rất lớn về vật chất cho tấm lòng ngay thật hiếm có của ông. Hành động của ông còn để lại một ấn tượng tốt có ảnh hưởng về tâm linh cho những người đang sống chỉ mong chiếm đoạt những gì không thuộc về mình. Đọc tin tức về ông, tôi ngậm ngùi cho tình trạng xã hội bất ổn tại Việt Nam, nơi đang xảy ra nhiều những vụ cướp bóc của cải gây chấn thương, lấy đi sinh mạng của nhiều người.

Câu chuyện của Billy trả lại chiếc nhẫn làm cho tôi nhớ lại câu chuyện của Ladarô trong Thánh Kinh Luca 16:19-31:

“Có một nhà phú hộ kia mặc toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.   Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những vụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.  Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.  Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên lòng Abraham.  Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn.  Trong hỏa ngục phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài.  Liền cất tiếng kêu la rằng:  “Lạy cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này.”  Abraham nói lại:  “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lazarô gặp toàn sự khốn khổ.  Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ.  Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được.”  Người đó lại nói:  “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lazarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này.”  Abraham đáp rằng:  “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài.”  Người đó thưa:  “Không đâu, lạy cha Abraham!  Nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải.”  Nhưng Abraham bảo người ấy:  “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.”

Câu chuyện dụ ngôn Lazarô và người phú hộ không chỉ phản ảnh thực trạng xã hội vào thời đại của Chúa Giêsu, mà còn cả trong xã hội chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21. Thời đại của nền văn minh vượt bực, thời đại của phát minh điện toán a-còng @, nhưng vẫn còn đó hai giai cấp giàu sang và nghèo nàn. Người giàu thì lại giàu thêm, giàu quá mức, đến cả cái phôn cũng được mạ vàng để cầm nói chuyện cho sướng. Và ngược lại, người nghèo thì lại nghèo quá nghèo, cái gì cũng không có, đến nỗi chết không có hòm mà chôn. Sự bình đẳng giữa hai gia cấp giàu nghèo chỉ được tìm thấy nơi nấm mộ sâu trong lòng đất, và công lý chỉ được tìm thấy ở bên kia ngưỡng cửa cuộc đời.

Câu chuyện của Billy và Darling xảy ra trong Mùa Chay 2013 là tấm gương sống Mùa Chay ý nghĩa và hấp dẫn hơn bao giờ hết, một hành động bác ái tuyệt vời. “Bóp bác ái” của bà Darling mở ra dốc hết những gì có vào “cái ly chân thật” của Billy đã đánh động và làm thức tỉnh hàng ngàn trái tim trên thế giới. Câu nói của Thánh Phaolô “Cho thì có phúc hơn là nhận” thật có ý nghĩa khi một trái tim sống ngay thật và một tấm lòng biết mở rộng để cho đi.

Lạy Chúa, xin cho con một trái tim khiêm nhường và biết cho đi.

Minh Châu

“Dáng Em thu nhỏ trong lời nguyện,”

“Dáng Em thu nhỏ trong lời nguyện,”

“Phơ phất hồn thiêng cánh bướm ma.”

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Suy niệm Lời Ngài đọc sau Lễ Lá năm C 24.3.2013

Lc 22: 14- 23: 56

Thu nhỏ trong lời nguyện, có thể đó cũng là trạng thái Chúa tập trung chuyện trò với Cha trong nguyện cầu lặng thinh. Thinh lặng cầu nguyện, trước khi đi vào thống khổ, rất “Vượt Qua”.

Trình thuật thánh Luca, nay kể đôi điều hơi lạ về cuộc thống khổ của Chúa trong giai đoạn chót ở đời người, như đã chép. Điều hơi lạ, còn ở chỗ thánh sử kể về tâm trạng Chúa trầm tĩnh lặng thinh, như tâm tình đồng thuận. Trong khi thánh Mátthêu và Máccô kể về Chúa trong trạng thái ới gọi Cha Ngài đến cứu, rồi thổn thức: sao Cha nỡ bỏ Con, còn lẩn tránh. Trong khi, thánh Luca viết về tâm tình Chúa thinh lặng nguyện cầu là Ngài cốt đặt mình trong tay Cha, Đấng mà Ngài hết lòng tín thác.

Ngoài ra, thánh Luca còn đưa cái chết của Chúa vào với truyền thống văn học La Mã và Hy Lạp mà người người vẫn gọi đó là “cái chết rất quí tộc”. Nói cách khác, thánh Luca xem nỗi chết của Chúa tựa hồ như cái chết của người La Mã hoặc Hy Lạp rất tốt lành. Sự chết chóc, song hành với nỗi chết của nhà hiền triết Socrates.

Như nhà hiền triết Socrates, Chúa chấp nhận cái chết trờ đến, nhưng Ngài không từ khước. Và, nhờ vào cái chết cao sang, “quí phái” như thế, Ngài thứ tha hết mọi chuyện của con người. Ngài không hãi sợ, cũng chẳng vãn than, âu sầu, thảm não khi giáp mặt với nỗi chết, thống khổ. Tựa hồ nhà điền kinh từng chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chuyển biến đến với mình, Ngài vẫn sẵn sàng. Ngài còn đổ mồ hôi lấm bết những máu lúc Ngài tiến về phía trước, hầu đón nhận cái chết thực sự đang đi đến. Bằng vào động thái này, Ngài chứng tỏ cho mọi người chúng ta biết thế nào là sống vinh quang, chết cao cả.

Cái chết của Chúa, nhìn theo cách này, lại đã mang ý nghĩa của mẫu gương lý tưởng hầu giúp ta đi vào đoạn kết của cuộc sống, rất sẵn sàng. Và, đó cũng là ảnh hình về cái chết của Phó tế Stêphanô từng được chứng minh ở sách Công vụ. Người đọc bài “Thương Khó theo thánh Luca” hôm nay có thể hiểu cung cách mà thánh Luca trình bày về cái chết của Chúa và của chính cá nhân mình, tức là cái chết của đấng thánh hiền quyết tâm chết cho Đạo, vì Đạo. Quả thật, Đức Chúa là Đấng đã chết cho Đạo theo cung cách rất lý tưởng. Ngài chết, là để chứng tỏ rằng Ngài tin vào những điều Ngài từng nói nên đã làm. Làm như thế, không có gì đáng trách. Và, không có trường hợp hợp nào xảy đến để người đời kình chống Ngài. Dưới tầm nhìn của người La Mã, Hy Lạp cũng như Do thái và của Kinh Sách, Ngài là Đấng anh minh, công chính vẫn rất mực. Ngài hứa đem cõi trời thiên quốc đến với những ai yêu cầu Ngài.

Ngoài ra, Ngài cũng là Đấng Tẩy trừ hết mọi sự. Tẩy và trừ, mọi quyền uy/bạo lực và những gì xấu xa mà người đời vẫn tìm cách áp đảo kẻ vô tội, yếu kém, bất bạo động. Kẻ vô tội, là người có quyền uy lạ lùng để tẩy và trừ mọi tội lỗi. Thánh Luca nhìn Chúa chết lặng trên thập tự nhưng, qua đó, Ngài lại đã thiết lập nên loại hình cộng đoàn rất ư đặc biệt. Chính cộng đoàn dân con Chúa cũng đã hết mình xả thân nguyện cầu và quyết sống theo ý Chúa; sống học hỏi kinh thánh, chăm lo cho người sống ngoài lề xã hội, quyết tạo nơi đặc biệt cho các vị nữ phụ mộ đạo vẫn được dân con trong Đạo coi như nhóm người rất đáng kính trọng.

Cùng một lúc, thánh Luca còn thấy nơi thành viên cộng đoàn dân con Đạo Chúa như người nay sẵn sàng với “cái chết quí phái” là chết cho Đạo, vì Đạo nếu cần. Bởi, cũng như Đức Giêsu, dân con Đạo Chúa tin vào những gì mình nói và hành động, rất căn bản.

Trình thuật buổi kiệu rước đón Chúa Vượt Qua, thánh Luca mô tả Chúa đi về Giêrusalem không bằng xe tứ-mã hoặc song-long dát vàng rực sáng. Ngài cũng chẳng uy nghi ngồi trên ngựa như bậc tể tướng thời đế quốc. Không thấy vua quan vương quyền, xưng hùng xưng bá ở đâu quanh quất khi Ngài đến. Ngài đến, chỉ như nông dân tầm thường ngồi trên lừa, đi chậm rãi. Phía trước Ngài, không là đám kỵ mã “vũ khí đến tận răng”, mà chỉ đôi ba lũ trẻ nhỏ vui đùa, chạy nhảy. Đi theo Ngài, lại chẳng là đám quan quyền/phục dịch sẵn sàng nhận bàn giao việc hành chánh/quản trị, mà là đám dân thường tâm huyết biết rõ Ngài hoạt động cho họ, ở với họ. Đó, là cách Chúa hiện thực giữa họ theo kiểu cách rất con người.

Tất cả mọi người nhất mực tin rằng Vinh quang Chúa nay thể hiện trọn vẹn qua việc Ngài “cho đi” chính mình Ngài với phẩm chất rất người. Họ không tin Chúa đưa vinh quang ấy vào chốn không lối thoát. Nhưng vinh quang Ngài vẫn diễn tiến theo cách cao sang, rất quí tộc. Họ tin rằng vinh quang ấy nay trở thành mẫu gương quyết định nơi con người của Chúa bằng xương bằng thịt; và nơi việc Ngài thực hiện công cuộc “Vượt Qua” tại chính Giêrusalem này. Đức Giêsu Kitô Con Thiên-Chúa, nay đi vào thành thánh Giêrusalem của Chúa, đó là thời khắc để dân con mọi người cử hành mừng kính lễ Vượt Qua đích thực, cho đời người.

Đọc Tin Mừng Thương Khó theo thánh Luca, người đọc sẽ nhận ra một đôi chi tiết không thấy có ở nơi nào khác. Không thấy, cả trong Bài Thương Khó theo thánh Máccô vốn là nguồn Tin Mừng giúp thánh Luca có hứng mà ghi chép. Đôi chi tiết ấy là:

-Vai trò của người dân ở Giêrusalem trên đường thánh giá Chúa đi ngang, đặc biệt là giới phụ nữ sống ở Giêrusalem;

-Lời Chúa trên thập tự cầu Cha tha thứ cho kẻ bách hại Ngài vì họ không biết việc họ làm;

-Đối thoại giữa hai tử tội treo cạnh thập giá Chúa;

-Chúa quả quyết với tên tử tội đã tỏ lòng hối cải;

-Lời cầu vào lúc cuối của Đức Giêsu: Lạy Cha, con xin dâng phó hồn con trong tay Cha;

-Đối đáp của quần chúng chứng kiến cảnh Chúa chịu chết trên thập giá.

Trong khi đó, thánh Luca lại đã thay thế một số dữ kiện tìm gặp ở trình thuật thánh Máccô, đó là:

-Lời thú của viên bách quản khi thấy sự việc diễn tiến rất rõ ràng: anh không là con dân của Đức Chúa nhưng chỉ là người tốt, rất biết chuyện.

Ngoài ra, một số chi tiết thấy xuất hiện ở Bài Thương Khó theo thánh Máccô, nhưng thánh Luca lại đã bỏ sót, là:

-Trình thuật có qui một số điều về thân phụ của Alexander và Rufus;

-Tên gọi đồi Golgotha;

-Rượu và nhựa thơm;

-Giờ thứ ba;

-Tử tội treo cạnh thánh giá Chúa, lại là các tay ăn trộm;

-Người qua đường nhìn vào cảnh tượng đang diễn tiến, rồi cười chê;

-Lời Chúa khóc than kêu cầu, cứ nghĩ Cha Ngài bỏ rơi.

Tựu trung, thánh Luca tuy có dựa vào văn bản gốc về Tin Mừng Thương Khó do thánh Máccô thuật lại, nhưng thánh Luca vẫn diễn tả mọi việc theo phong thái của riêng mình.

Để tưởng niệm cái chết của Chúa sau chuyến đi vào thành thánh, có đôi điều cũng giống thơ:

“Em vẫn là Trăng xa rất xa,

Là sao Thiên Trúc, cát Hằng Hà.

Dáng Em thu nhỏ trong lời nguyện,

Phơ phất hồn thiêng cánh bướm ma.”

(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)

Trái tim rất hồng và rất ngọc, nay rướm máu tặng ban cả cuộc sống của Ngài cho con người. Để, người người được sống rất nhiều đời. Trong vinh quang của Con Thiên Chúa, Đấng Thánh Hiền Kitô, rất “Vượt Qua”.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc vào Lễ Lá Năm C 24-03-2013

“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm,”

“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm”

“Người yêu anh ơi, giờ đây lại cấm trại rồi,

Nào đâu nào biết tâm tư người lính.”

(Vũ Chương – 100 phần trăm)

(1Th 1: 3-5)

Câu hát “Một trăm phần trăm” hôm nay, không chỉ là lời nhắn của anh lính chiến với bạn đời mình. Câu hát ấy, cũng có thể là lời reo mừng của dân làm báo Đạo nhắn về cho bà con ở nhà biết kết quả cuộc bầu Giáo Hoàng vừa diễn tiến, ở Rôma.

“Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm!” cũng có thể là quả quyết của ai đó về thành quả bầu bán rất kín đáo, nay bật mí kết quả của những ngày khi mà toàn thể Hội thánh Công giáo đã làm công tác đặc biệt khi bố thí, ăn chay và nguyện cầu để thánh hội nắm chắc rằng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động, nơi mọi người.

Tình thế bầu bán Giáo hoàng hôm nay, không khác là mấy tâm tình của người lính chiến khi xưa vẫn căn dặn bạn mình bằng đôi câu, vẫn cứ hát:

“Xin em nhớ cho rằng

Chuyện tình biết trước từ đầu.

Thà dẫu lính hay đa tình nhưng

Mãi mãi vẫn yêu một người

Một người mà thôi và yêu trọn đời…”

(Vũ Chương – bđd)

“Yêu một người mà thôi và yêu trọn đời…” chính là lời nói đầy tính chất yêu đương và đuơng yêu mà người của Hội thánh vẫn đưa vai nhận lãnh trách nhiệm của đấng làm đầu rất lành và rất thánh.

“Mãi mãi vẫn yêu một người,” “yêu trọn đời” lại có thể là lời yêu thương tỏ bày với đấng đại diện cho thánh-hội khi ngài dám đưa vai ra gồng gánh/chống đỡ con thuyền Hội thánh đang trong cơn “chòng chành” vì sóng cả, từ bên ngoài.

“Mãi mãi yêu trọn đời”, còn là lời đoan hứa quyết trung thành với thánh-hội trong lúc Hội thánh đang cầu nguyện để theo dõi cuộc bầu cử Giáo hoàng rất quan trọng, sau khi Đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 thoái vị.

Và, “xin em nhớ cho rằng: chuyện tình biết trước từ đầu…” là lời nhắn gửi về qua phương tiện truyền thông rất hiện đại như truyện kể ở bên dưới, để minh hoạ:

Cứ tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, Đức Chúa cài đặt “điện thư phát tiếng” vào hệ thống giao lưu chốn Thiên đường, không hiểu mọi việc sẽ ra sao? Chẳng hạn như, ta đang tập trung cầu nguyện mà lại nghe có tiếng từ trời cao: “Cảm ơn con đã gọi, Ta là Thân Phụ Đức Chúa đây. Con hãy nhấn một trong các nút số sau đây: -Muốn xin điều gì, con hãy nhấn số “1”. -Muốn nói đôi lời cảm tạ, con nhấn số 2. –Nếu chỉ cần tả oán, than phiền một ai, con nhấn số “3”. -Về các chuyện khác, hãy nhấn số “4” cho Cha. Đơn giản, chỉ có thế”.

Có trường hợp, Đức Chúa hành xử theo lối xã giao thông thường, như: “Xin lỗi con, Cha đang bận giải quyết đôi chuyện cho người anh em của con. Tuy nhiên, lời cầu của con rất cần đối với Cha, nên con hãy chờ đấy, Cha sẽ trở lại nói chuyện với con trong vài phút nữa,”… thì ta sẽ hành xử ra sao?

Trường hợp tệ hơn, đang điện đàm mà lại thấy có tiếng nhắn, đối đáp như thế này: “Vi tính của Cha cho biết: con đã thầm cầu nguyện như thế đến 3 lần trong suốt ngày hôm nay. Gác máy lên đi con và trở lại gặp Cha ngày mai nhé” … hoặc “Văn phòng của Cha hôm nay đóng cửa vì là ngày Sabát, con hãy trở lại với Cha vào lúc “Không” giờ từ Thứ Hai tuần tới, nhé. Hoặc giả, có chuyện gì khẩn cấp cần giải quyết ngay, con cứ đến gặp Linh mục chánh xứ, thầy Imam hoặc các vị Thượng tế trong vùng, cũng được…” Trường hợp nào ở đây cũng đều là gọi-đáp. Thời xưa, xảy ra trong giấc mộng. Hôm nay, qua kỹ thuật viễn thông, vi tính.”(xem Lm Richard Leonard sj: Bản Tin Giáo xứ Fairfield, Úc 24/6/2012)

Câu chuyện minh hoạ ở trên được trích dịch là để nói lên rằng, thời buổi truyền thông đang có nhiều hiện tượng gọi là Wikileaks hoặc Vatileaks, thì thử hỏi: chuyện bầu cử ở cơ mật viện có gì khác lạ chăng?

Câu hỏi của bạn và của tôi, hơi na ná câu vấn nạn gửi về đấng bậc vị vọng ở Sydney qua tuần báo The Catholic Weekly hôm 10/3/2013, như sau:

“Nay thì Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 đã thực sự từ nhiệm và các hồng y nay đổ về thành đô La Mã để bầu Giáo hoàng mới. Con cứ thắc mắc mãi về chuyện những gì thực sự xảy ra ở cơ-mật-viện và việc bầu cử như thế diễn tiến ra sao? Có gì bí mật không mà sao gọi là “cơ mật viện”? Xin cha cho con vài hàng ngắn gọn để còn biết mà sống đạo cho Đạo của Chúa. (Người hỏi tuy không ghi danh tánh nhưng vẫn có câu trả lời cũng khá rõ)

Một lần nữa, hễ đã hỏi, thì đấng bậc vị vọng nhà báo, và lại là báo Đạo, đâu nỡ nào từ chối. Có lẽ một phần vì câu hỏi mang tính thời thượng mà ít người thời nay đều hiểu rõ, nên đức thày bèn có “đôi giòng” rất như sau:

“Như tôi đã có lần từng đề cập ở cột báo này, để trả lời câu hỏi về những gì xảy đến khi ghế tông toà bị trống chỗ và vị Giáo hoàng tân chức sẽ đắc cử, là những điều được đề cập trong tông thư có tên Universi Dominici Gregis, do Đức Gioan Phaolô đệ II ban hành vào ngày 22 tháng 2 năm 1996.

Tiện đây, cũng nên định nghĩa thế nào là “cơ-mật-viện”, mà theo nghĩa đen thì cụm từ này chỉ về “cuộc bầu Giáo hoàng có cửa đóng then cài, rất cẩn thận.” Nghĩa này, dẫn về buổi họp mặt các hồng y là cử tri, tức các vị có quyền bầu tại Vaticăng để bầu vị Giáo hoàng mới cho Hội thánh. Xem như thế, thì “cơ-mật-viện, có nghĩa là phòng bầu cử dành cho hồng y cử tri có khoá cửa kỹ trong lúc bầu cho đến khi nào có kết quả, mới được mở.

Vậy thì hồng y nào được quyền bầu Giáo hoàng? Hiến chế qiui định rằng chỉ các vị nào dưới 80 tuổi và khi nào ghế Tông toà trống chỗ, mới được bầu. Và số cử tri không vượt quá 120 phiếu. Hiện tại thì, con số con hồng y cử trị có quyền bầu cử, vẫn ít hơn 120 vị.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra bên trong nguyện đường Sistine và ở trên trần nhà thờ có bức tranh nổi tiếng diễn tả cuộc phán xét cuối cùng do danh hoạ Michelangelo vẽ lên. Điều này nhắc nhở các cử tri là hồng y nhớ rằng, một ngày nào đó các ngài cũng sẹ bị phán xét về công việc mình làm, chí ít là việc chọn lựa đấng chăn dắt Hội thánh toàn cầu.

Trước kia, cơ-mật-viện nằm ngay bên trong nguyện đường Sistine được biến thành nơi để các hồng y có thể lưu lại trong lúc bầu cử. Nay thì, các ngài lưu lại tại căn hộ mang tên thánh Matha được xây dựng vào năm 1996 toạ lạc ngay bên trong Vaticăng. Mọi khách vãng lai có mặt vào lúc bầu, phải dọn đi nơi khác để các hồng y cử tri có thể bảo mật mọi chuyện trong thời gian bầu bán. Ngay đến các cánh liếp cửa sổ cũng được khoá chặt vì mục đích này và các hồng y không thể tiếp xúc được với thế giới bên ngoài.

Giống như tình trạng của các hồng y cử tri, ban vệ sinh và đầu bếp hoặc những ai có nhiệm vụ giúp các vị hồng y hoàn thành nhiệm vụ bầu bán, cũng phải tuyên thệ giữ thinh lặng và tuyệt đối hứa bảo mật mọi chuyện có liên quan đến cuộc bầu cử, nói ở đây. Các vị này cũng thề hứa không sử dụng bất kỳ hệ thống phát thanh, thu hình khả dĩ thu thập bất cứ dữ kiện nào xảy đến trong thời gian có bầu cử bên trong Vaticăng (xem tông thư đoạn48)

Các hồng y cử tri sẽ đi đi về về nguyện đường Sistine bằng xe buýt trong lúc có cơ-mật-viện, dù kỳ trước có vị tình nguyện đi bộ dưới sự giám sát của ban an ninh Toà Thánh.

Vào sáng ngày cơ-mật-viện khởi sự bầu bán, các vị hồng y cử tri cùng tham dự thánh lễ trọng thể tại nguyện đường thánh Phêrô để cầu cho việc bầu Giáo hoàng sắp diễn ra. Xế trưa hôm ấy, tại nguyện đường thánh Phaolô và sau đó tại nguyện đường Sistine, các ngài sẽ cất lên bài vịnh ca “Cầu Xin Chúa Thánh Thần” để xin Chúa Thánh Thần soi sáng giúp đỡ. Tiến trình đi lại từ nguyện đường đến cơ-mật-viện đều được kiểm soát trước đó để không một thiết bị hiện đại nào được phép cài đặt hoặc thu thập hoặc phát sóng mọi tiến trình tại nơi đó. Và lúc đó, các hồng y tuyên thệ sẽ thi hành mọi biện pháp do Hiến chế Universi Domici Gregis đề ra, kể cả việc giữ bí mật đến muôn đời có liên quan đến việc bầu cử và các ngài cũng tham dự buổi tĩnh nguyện do một giáo sĩ hướng dẫn.

Chiều hôm đó, các hồng y cử tri có thể khởi sự bầu đợt đầu. Các hôm sau, các ngài có thể bầu hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều cho đến khi vị nào đó được bầu lên bằng 2/3 số phiếu. Trước khi bỏ phiếu bầu vào thùng đựng đặt trên bàn thờ, các hồng y đều nói lớn tiếng: “Con xin Đức Kitô là Chúa của con là Thẩm phán của con hãy chứng giám cho lá phiếu con bầu cho đấng bậc mà con nghĩ trước mặt Chúa sẽ đắc cử (#66)” Sau khi các phiếu bầu được kiểm một cách kỹ lưỡng, tất cả đều được ghi chú rồi đem đi đốt.

Giả như sau ba ngày bầu bán, mà chưa vị nào đắc cử, các hồng y cử tri sẽ có khoảnh khắc để cầu nguyện và bàn luận không chính thức kéo dài không quá một ngày trời và sau đó lại tiếp tục bảy đợt bầu nữa, và cứ thế lại có thêm một lúc nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục bầu cho đến khi có vị nào đắc cử (x. #75). Giả như vẫn chưa có vị nào đắc cử sau bốn loạt bầu cử như thế, thì lần bầu sau đó, các hồng y cử tri chỉ bầu cho hai vị nào được nhiều phiếu nhất trong các đợt bầu trước đó cho đến khi một trong hai vị được bầu ấy đạt 2/3 số phiếu, như Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã qui định trong tông thư mang tên motu proprio ban hành vào năm 2007. Và đến lúc đó, sẽ có khói trắng bốc lên từ ống khói để loan báo cho thế giới biết rằng các vị hồng ý vừa bầu xong Đức Giáo Hoàng mới cho Hội thánh.

Và vị Giáo Hoàng tân cử sẽ được hỏi là ngài có chấp nhập cuộc bầu cử này không? Và, ngài sẽ dùng tên thánh gì ngài muốn cho mọi người gọi? Các hồng y khác lúc đó tiến lên chúc tụng và thề thứa trung thành vâng phục vị Giáo hoàng tân cử. Và, tất cả đều làm cử chỉ cảm tạ hết mọi người. Sau đó, vị Giáo Hoàng vừa đắc cử sẽ ra ban-công Nguyện đường Thánh Phêrô ở đó, vị hồng y niên trưởng làm phụ tá mới loan báo cho công chúng biết rằng có cuộc bầu Giáo hoàng đã diễn ra và ngài sẽ công bố tên của vị Giáo Hoàng tân chức này. Và Đức Giáo Hoàng tân cử sẽ ban phép lành Toà thánh cho mọi người.

Cho đến lúc đó, “toàn thể Hội thánh Công giáo toàn cầu, đều hiệp lòng bằng tinh thần với Đức Maria, Mẹ của Chúa, để bền đỗ chung lòng cầu nguyện” (#84) để các hồng y yên lòng bầu Giáo hoàng và bầu được Giáo hoàng mới cho Hội thánh.” (Lm John Flader, The Catholic Weekly, Question Time, 10/3/2013 tr. 12)

Nói cho cùng, thì cuộc bầu cử nào bao giờ cũng hăng say, hồi hộp. Duy, cuộc bầu cử trong Đạo, lại còn mang nhiều tính chất và ý nghĩa hơn. Vì, trong Hội thánh, bầu cử Giáo hoàng là việc mà mọi người trên thế giới đều theo dõi, suy tư và nguyện cầu cho cả cuộc bầu lẫn vị đắc cử.

Nói cách khác, thì bầu cử Giáo hoàng không chỉ bao hàm mỗi việc bầu và cử mà thôi. Việc ấy, ở nơi nào cũng có, nhưng bầu Giáo hoàng còn là dịp để toàn thể thế giới có cơ hội cùng nhau cầu nguyện cho và về những gì toàn thể Hội thánh đang chung lòng làm một việc cần thiết mang tính thánh thiêng, tốt lành. Đúng như lời vị thánh hiền từng viết cho cộng đoàn, với những câu, như:

“Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em.

Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện,

và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta,

chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin,

những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến,

và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng

vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.”

(1Th 1: 3-5)

Hoặc, ở thư sau, thánh-nhân lại cũng viết:

“Thưa anh em,

chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em:

đó là điều phải lẽ,

vì lòng tin của anh em đang phát triển mạnh,

và nơi tất cả anh em,

lòng yêu thương của mỗi người đối với người khác

cũng gia tăng.”

(2 Th 1: 3)

Nói khác đi, việc bỏ phiểu để bầu Giáo hoàng không quan trọng bằng tinh thần cầu nguyện và yêu thương khi toàn thể thế giới cùng chung lòng hướng về thành đô của Hội thánh để bày tỏ sự thương yêu, hoà hợp và vui thích. Đó là kết quả của đoàn kết, yêu thương chứ không phải của tác động bỏ phiếu để bầu và cử vị đứng đầu Hội thánh, thôi.

Nói tóm lại, điều quan trọng là: làm sao tạo được tình thần yêu thương trong hội thánh từ trên xuống dưới, và từ trong ra ngoài. Trong thánh hội. Ngoài cõi đời. Ở thế giới mà thánh hội của ta có bổn phận tiếp xúc để sống đời hài hoà có đoàn kết lẫn yêu thương.

Nơi nhà Đạo, nói về chuyện Đạo thì như thế. Thế còn, ở ngoài đời thì sao? Ngoài đời, có những chuyện để người nghe và người nói nhận ra được điểm son nhân biến cố, hoặc sự kiện hiện đại xảy đến với muôn người? Ngoài đời, cũng có những truyện tìm nhân vật đáng kể để nối ngôi vua đáng để bạn và tôi, ta nghe rồi ngẫm nghĩ về cuộc đời và sự đời, rất như sau:

“Chuyện kể rằng, một vị vua tài đức nọ giàu đức hạnh, nhưng không có hoàng tử nối ngôi. Vị vua nghĩ tới việc chiêu mộ những người trẻ tài đức để có thể kế vị ông sau khi ông qua đời.

Một ngày kia, vua cho mời tất cả các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung. Vị vua giải thích cho các em ý định của ông là muốn tìm người tài đức để thay ông cai quản đất nước. Ông trao cho mỗi em một hạt giống và dặn các em rằng sau ba năm, các em hãy mang mỗi cây mà mình sẽ trồng đến trình diện tại cung điện. Sau khi nhận hạt giống, mỗi em đều nhiệt tình trồng hạt giống của mình và ngày đêm chăm sóc chúng với hy vọng là cây của mình sẽ lớn nhanh và có thể sinh hoa kết quả. Một số em nghĩ rằng, mình phải gây sự chú ý của nhà vua bằng cách làm cho cây của mình thật lớn và có hoa quả.

Ðúng ngày đã hẹn, cả nước nhộn nhịp tiến vào cung điện để xem thử cây nào là cây đẹp nhất, có nhiều trái nhất, và để xem ai sẽ là vị vua tương lai cho đất nước. Quả đúng như dự tính, mỗi em đều mang đến cây mà mình đã trồng với nhiều màu hoa hương sắc. Người ta cũng thấy có những cây đã kết trái thật xum xuê. Nhà vua đi đến từng địa điểm để hỏi thăm các em, cách thức các em trồng cây. Sự hồi hộp và im lặng của đám đông càng tăng lên khi nhà vua tiến đến những cây tươi trái tốt; nơi mà nhiều người nghĩ rằng một trong số các em này sẽ được chọn là hoàng tử.

Thế nhưng, nhà vua vẫn tiếp tục đi qua và bỗng dưng ông dừng lại trước một cậu bé. Trên tay cậu bé là một chậu đất không cây. Thấy nhà vua đứng lại bên mình, cậu biểu lộ sự thất bại bằng dòng nước mắt chảy dài trên má. Nhà vua hỏi, “Tại sao con khóc?” Cậu bé thưa, “Con đã gieo hạt giống vào chậu đất này, con đã bón phân cho nó, con đã tưới nước cho nó hằng ngày, con đã che nắng cho nó và con đã làm nhiều cách để chăm sóc hạt giống của con, nhưng cuối cùng không có cây nào.” Càng nói, cậu bé càng khóc lớn tiếng.

Nhà vua ôm cậu vào lòng và ra lệnh cho quân lính mời cậu lên chỗ cao danh dự. Giờ đây, trước sự sửng sốt của bao nhiêu người, và kể cả cậu bé, nhà vua bắt đầu lên tiếng. “Hôm nay, bệ hạ đã tìm được người mà bệ hạ mong đợi từ lâu. Cậu bé đây đã chân thật khi nhận sự thất bại của mình. Và thực đúng là như vậy. Vì tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây ba năm, chúng đã bị luộc chín cả rồi.”

Nhà vua quay qua cậu bé và nói. “Con đã biết trung thành và trung tín trong việc nhỏ; con đã không bị ngai vàng và danh lợi mê hoặc; con đã cần mẫn chu toàn công việc của con với hết khả năng của mình. Ðó là điều ta mong muốn.” Nhà vua nói tiếp, “Trên tay con là chiếc chậu đất không cây, nhưng chính trong trái tim con, con đã gieo hạt giống sự thật vào lòng mọi người hôm nay.”

Dù truyện kể chỉ nói lên đặc tính thật thà là đức tính cần thiết của những người tiếp nối công việc của vua quan/lãnh chúa, rất ở đời. Dĩ nhiên, các hồng y cử tri hay vị đắc cử Giáo hoàng cũng có thừa đức tính căn bản ấy. Nhưng truyện kể chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng: Sự thật sẽ giải phóng chúng ta. Giải phóng hết mọi người, dù trong Đạo hay ngoài đời.

Trần Ngọc Mười Hai

lại vương vấn

đôi ba tư tưởng,

kể cũng hơi thừa.

Với nhà Đạo.

NẾU THẾ GIAN GHÉT CÁC CON, HÃY NHỚ RẰNG, HỌ ĐÃ GHÉT THẦY TRƯỚC!

NẾU THẾ GIAN GHÉT CÁC CON, HÃY NHỚ RẰNG, HỌ ĐÃ GHÉT THẦY TRƯỚC!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

nguồn: vietvatican.net


Cha Benjamin Alforque, người Philippines, là Linh Mục dòng Thừa Sai Thánh Tâm. Cha phụ trách giáo xứ Thánh Luis Gonzaga, nằm trong tỉnh Agusan, miền Nam Philippines. Xin nhường lời cho Cha kể lại con đường ơn gọi linh mục và công tác phục vụ dân nghèo cùng thổ dân.

Năm 1973, vì là thành viên của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Tổng giáo phận Manila, tôi bị nhóm quân phiệt của tổng thống Ferdinand Marcos (1917-1989) bắt giam. Trong vòng 2 ngày và 3 đêm ròng rã, tôi bị tra hỏi liên miên, không nghỉ một giây! Sau đó, họ biệt giam tôi nơi một phòng kín, không ánh sáng. Thức ăn vứt xuống đất như heo! Tôi phải ăn bóc bằng tay. Tôi không trông thấy một bóng người cũng không hề hé miệng nói với ai lời nào. Sau đó, họ lại chuyển tôi sang trại giam dành cho các tù nhân chính trị.

Trong cơn đau đớn khốn cùng, tôi nhất quyết không muốn tin nơi một THIÊN CHÚA Công Minh, để cho người vô tội bị tống giam, trong khi những kẻ bất lương tự do đi lại, ung dung sung sướng! Vào một đêm thức trắng, không thể nào chợp mắt, tôi liền chỗi dậy và lấy Kinh Thánh ra đọc. Tôi rơi nhằm đoạn Phúc Âm theo thánh Gioan, chương 15, từ câu: ”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình cho kẻ mình yêu .. Nếu thế gian ghét các con, hãy nhớ rằng, họ đã ghét Thầy trước.. Nếu họ bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Đọc xong, một niềm xấu hổ xâu chiếm tâm hồn. Tôi e thẹn tự nhủ: ”Đau khổ của mình có là bao so với đau khổ vô biên của Con THIÊN CHÚA làm người, chuộc tội chúng sinh!” Nghĩ thế, nên tôi tự thề quyết:
– Kể từ giờ phút này, con tin nơi Chúa. Con xin hứa với Chúa rằng: ngày nào rời khỏi nơi đây – dù con làm linh mục hay không, dù con lập gia đình hay không – con sẽ tận hiến đời con cho Chúa trong việc phục vụ những anh chị em nghèo và người bị bỏ rơi.

Đối với tôi, kể từ ngày đó, hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ được họa lại nơi các anh chị em kém may mắn, nơi những người thất vọng và những bệnh nhân cùng người tàn tật …

Năm 1979, tôi thụ phong linh mục trong dòng Thừa Sai Thánh Tâm. Nhưng tôi phải kiên nhẫn đợi chờ một thời gian rất lâu, mới thực hiện được nguyện ước năm xưa, ngày bị giam nơi trại tù chính trị. 14 năm sau – 1993 – tôi được chỉ định làm Cha sở họ đạo Thánh Luis Gongaza ở miền Nam Philippines.

Họ đạo nằm ven cánh rừng núi, gồm đến 4 bộ lạc lớn. 70% trên tổng số 21 ngàn dân là thổ dân miền núi. Các thổ dân theo đạo cổ truyền thờ ông bà tổ tiên. Trong khi 30% còn lại theo đạo Công Giáo.. Nơi vùng rừng núi này, thiên tai liên miên: hết mưa lũ đến bão lụt rồi sang dịch tễ. Năm đầu tiên đến đây, trong vòng một tuần lễ, tôi chứng kiến cảnh 12 em bé chết vì bệnh dịch tả.

Khi các thổ dân xin theo đạo Công Giáo, chúng tôi thường cố gắng đưa một số tập tục của thổ dân vào nghi lễ phụng vụ của Công Giáo Roma. Chẳng hạn, trước Thánh Lễ có việc khẩn cầu THIÊN CHÚA, rồi đến nghi thức tẩy rửa hoặc thống hối. Sang đến phần dâng lễ thì có nghi thức dâng hoa trái cùng với các thổ sản quan trọng trong đời sống thường ngày, đi kèm với các vũ điệu cổ truyền, biểu lộ lòng ghi ơn Thượng Đế.

Khi phải cử hành lễ Hôn Phối cho các thổ dân, tôi cố gắng tham dự nghi thức cưới riêng của thổ dân trước đó, thường diễn ra vào sáng sớm với đàn trống và nhảy múa.

Nhờ giao tiếp với thổ dân, tôi học được thói quen kính trọng thiên nhiên, kỳ công sáng tạo của THIÊN CHÚA. Khi nhân viên nhà nước nhìn một cây, tức khắc nghĩ đến mối lợi hoa trái do cây mang lại. Trong khi thổ dân nhìn cây, họ liền nghĩ đến sự hiện diện của Đấng Sáng Tạo.

Ưu tư mục vụ hàng đầu của chúng tôi là cải tổ chương trình giáo dục cho thổ dân, giúp họ ý thức tầm quan trọng của tinh thần cầu tiến. Chúng tôi tổ chức các buổi họp trong 24 trung tâm lớn của giáo xứ và mời gọi mọi người suy tư về tương lai của mình cũng như tương lai của con cái. Các thổ dân nói với tôi:
– Thưa Cha, chúng con mong muốn cho con cái của chúng con trở thành những người học biết luật lệ, để có thể bảo vệ đất đai cũng như bảo tồn phong tục tập quán cổ truyền của chúng con.

Từ những suy tư chung, chúng tôi quyết định mở trường học dành riêng cho thổ dân. Chúng tôi nói với giới trẻ về thần thoại, về nguồn gốc các bộ lạc cũng như về ý nghĩa các vũ điệu cổ truyền .. Chúng tôi cũng dạy các trẻ em biết cách đo cây số dựa theo khoảng cách từ nhà đến trường. Rồi chiều cao của một cây, mà không cần trèo lên cây, bằng cách dựa vào bóng cây, tính theo góc hình tam giác, v.v.

Đi từ những khái niệm thô sơ cơ bản đó, chúng tôi cố gắng đưa thêm vào các môn khoa học tân tiến để giúp mở rộng tâm trí và tầm nhìn của các trẻ em thổ dân..

… ”Bấy giờ người công chính đứng dậy thật hiên ngang trước những kẻ từng áp bức họ, từng khinh thường khi họ chịu vất vả nhọc nhằn. Nhìn thấy người công chính, quân vô đạo khiếp đảm rụng rời. Chúng sững sờ kinh ngạc vì không ngờ họ lại được cứu thoát. Đau đớn cả tâm can, chúng than van rên rỉ, và ân hận bảo nhau: Người đó, ta đã từng cười nhạo. Ta ngu xuẩn biết bao khi coi họ là đồ ghê tởm, coi lối sống của họ là điên rồ, và cái chết của họ là nhục nhã. Thế sao họ lại được kể là con cái THIÊN CHÚA và được chung phần với các thánh nhân? Thật ra, chính chúng ta mới lạc xa con đường sự thật; đối với chúng ta, đức chính trực đã không tỏa sáng và mặt trời đã chẳng mọc lên. Chúng ta đã thỏa thuê trong những nẻo đường tội lỗi, những nẻo đường dẫn tới diệt vong, đã băng qua những sa mạc không đường lối, còn con đường THIÊN CHÚA vạch ra, chúng ta không nhận biết” (Sách Khôn Ngoan 5,1-7).

(”Annales d’Issoudun”, Février/1997 trang 62-65)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Phản ứng của thế giới trước tin có giáo hoàng mới

Phản ứng của thế giới trước tin có giáo hoàng mới
Người dân vui mừng khi nhìn thấy khói trắng bắt đầu xuất hiện, báo tin Giáo hoàng mới đã được chọn.

Người dân vui mừng khi nhìn thấy khói trắng bắt đầu xuất hiện, báo tin Giáo hoàng mới đã được chọn.

13.03.2013

nguồn:VOA

Tổng thống Argentina, bà Cristina Kirchner nói rằng “chúng tôi chúc mừng Ngài thực hiện sứ mạng mục vụ hiệu quả.” Bà cho biết “trách nhiệm to lớn đã đặt lên hai vai của Ngài để mưu tìm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình cho nhân loại.”

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến vị “giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ,” và gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “nhà vô địch tranh đấu cho người nghèo và những người cô thế nhất trong chúng ta.” Tổng thống Obama cũng nói rằng sự chọn lựa này “nói lên sức mạnh và sự sinh động của một khu vực ngày càng định hình cho thế giới chúng ta.”

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hy vọng có dịp hợp tác với Tòa Thánh dưới “tài lãnh đạo khôn ngoan” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Hai nhà lãnh đạo châu Âu, Herman Van Rompuy và Jose Manuel Barroso, cầu chúc tân giáo hoàng “một nhiệm kỳ lâu dài và đầy ơn phúc.”

Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng ca ngợi và gửi lời chúc mừng. Thủ tướng Cameron gọi thứ Tư là “ngày trọng đại” của các tín hữu Công giáo toàn thế giới.

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

 

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

3/14/2013

Nguồn: vietcatholic.net

Sau hai tuần lễ náo nức hồi hộp chờ đợi, thế giới đã có Giáo Hoàng mới (Habemus Papam), Đức Phanxicô. Ngày mà ngài được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ rất đẹp, gắn liền với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đi vào lịch sử Giáo Hội với 3 cái “đầu tiên”, cũng là những cái làm nên những bất ngờ thú vị.

– Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.

Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.

– Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.

Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…

Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.

– Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.

Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.

Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.

Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.

(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).

 

CẢM TẠ CHÚA MỌI THỨ CÓ ĐƯỢC

CM T CHÚA MI TH CÓ ĐƯỢC

(TÂM TÌNH MÙA CHAY)

Tuyết Mai

Là con cái Chúa, được Chúa lo cho tất cả mọi thứ, đó là hạnh phúc ngút ngàn mà không người con nào lại dại dột muốn từ bỏ hạnh phúc Chúa trao ban đó!?.   Chúng ta thử ngẫm nghĩ mà xem nhé, có ai mà chúng ta tìm nơi để dựa vào, nương tựa vào, bằng Thiên Chúa là Người Cha vĩ đại, quyền uy, giầu có bằng Thiên Chúa của chúng ta không nào?.

Chẳng những Người luôn lo cho chúng ta hôm qua, hôm nay, ngày mai, và mãi mãi muôn đời sau! Ui chao còn tình yêu nào, hạnh phúc nào, và ta là gì để được tất cả, nhận lãnh tất cả, và được bảo hiểm cho tất cả?.   Thật phải khi Thiên Chúa là Cha Người chẳng đòi hỏi con cái Người phải làm việc gì, hay đòi hỏi điều kiện gì quá sức mà chúng ta không thể cáng đáng được đâu!.   Người chỉ cần chúng ta là con ngoan ngoãn, sống trong vòng tay yêu thương của Người.   Có gì là quá đáng là khó khăn, thưa có phải?.

Nhưng thưa anh chị em, chúng ta hết thảy là con người là con cái của mẹ Eva thì có phải “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”? Thế nên sự không vâng lời Thiên Chúa cũng không đến nỗi làm chúng ta, thế hệ “sanh sau đẻ muộn” phải ngạc nhiên.   Cũng do đó mà Thiên Chúa dựng cả Thiên Đàng và Hỏa Ngục, một để thưởng ban cho những đứa con ngoan ngoãn, một dành cho những đứa con ngổ ngáo luôn chống đối với Cha mình và thù ghét Cha mình.

Chúng ta thử nhìn lại cuộc sống của chính mình mà xem có ngày nào mà Thiên Chúa Người bỏ chúng ta bơ vơ như rắn mất đầu đâu? Cha mẹ trần gian còn không làm vậy! Thế mà chúng ta làm con Chúa lại dám hỗn hào, xấc xược quá đáng.   Bỏ nhà Cha để đi theo chúng quỷ bạn.   Gây bao nhiêu phiền sầu để Người Cha già phải héo hon trông đợi.

Ấy thế mà khi ta không còn gì, một mảnh vải để quấn che tấm thân cũng chẳng còn lành lặn.   Thiếu điều còn hơn là một con chó ghẻ, nằm ngáp sắp chết ngoài đời mà chẳng ai thèm quan tâm hay để ý, mặc cho nằm đó chết dần chết mòn.   Thì chính lúc bấy giờ, hơn bao giờ hết Thiên Chúa của chúng ta nhìn thấy được ta tuốt mãi ở đàng xa, đã không cầm được nước mắt, vì sự vui mừng quá đỗi khi người con tưởng đã chết, nay nó cũng biết đường mò về nhà.   Hình ảnh ấy thưa có ai cầm được giòng lệ??.   Thiết tưởng cha mẹ trần gian có thể đã từ nó cách dễ dàng và bỏ quên nó lâu lắm rồi vì nó quá mất dạy, và vì nó còn có nhiều anh chị em cũng ghét bỏ nó như người anh Cả trong bài Phúc Âm “Người con hoang đàng” của ngày hôm nay.

Thú thật với anh chị em, người viết đây cũng đã từng là đứa con sống xa Chúa là một “Con chiên đi lạc”, nhưng cảm tạ Chúa đã không để cho tôi đi quá xa vào cánh rừng rậm rạp kia.   Ngài đã sớm tìm gặp tôi và ẵm tôi trở về nằm trên đôi vai êm ấm của Ngài.   Nay tôi đã biết sợ, đã bị trầy trụa, sây sất, nên thề sẽ không bao giờ còn bỏ đàn mà đi nữa!.   Tôi đã có được kinh nghiệm đau thương, có cơ hội thấy được vực thẳm, cát lún, và những thú dữ nhìn hãi sợ và khiếp hồn, v.v…..

Lạy Thiên Chúa luôn yêu thương chúng con! Bởi hiểu rõ được rằng hồng ân Chúa bao la như biển trời, nên chúng con hết thảy đội ơn Chúa ngày đêm.   Ban cho chúng con của ăn nuôi thân xác, và của ăn nuôi linh hồn sống đời.   Nay chúng con muốn được chia sẻ hạnh phúc ấy đến cùng những ai đang có mưu tính tìm cách rời xa Mái Nhà thân yêu của Cha.   Xin hãy liền bỏ tư tưởng ấy!.   Cũng là để cảnh tỉnh anh chị em rằng điều gì làm con người ta sợ hãi, khủng khiếp nhất có phải là sự đói khát, đau khổ, bệnh hoạn, thất tình, thất bại, thất vọng ê chề, không muốn sống nữa?? …. Bảo đảm anh chị em sẽ gặp phải ngay khi anh chị em bước ra ngoài khung trời bao la, hiểm họa khôn lường ấy!!!.

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=Fu3Um_yF9_k

( Vui Trên Đồng Cỏ Xanh)

——————————————————————–

**::* Vui Trên Đồng Cỏ Xanh *::**
*~* Tuyết Mai(25) 10-08-03 *~*

Trời cao mênh mông bao la
Đàn chim tung bay phương xa
Đồi non xanh um mây trắng giăng
Hồ hởi với những bước chân nhịp nhàng
Đưa ta đến đồng cỏ xanh non
Sống thanh bình chỉ cần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời

Ngài chăn nuôi tôi hôm nay
Ngài lo cho tôi hôm mai
Một tương lai không lo lắng chi
Vậy bạn hỡi! hãy sống cho trọn tình
Luôn tha thiết hòa với anh em
Đem tình Ngài vào cuộc sống bon chen
Tới muôn người cần được biết tình Ngài

ĐK:
Vì yêu Chúa đã hy sinh
Bỏ thân cứu lấy dân chiên
Ngài đã chuốc lấy bao muộn sầu
Trên Thánh Giá trên Thập Tự khổ đau
Cho chiên Ngài được mãi mãi bình an

Về đây dâng muôn câu ca
Ngài ơi, thương con xin tha
Vì con chiên hoang nay trở về
Vì đã chán ngán thú vui thế trần
Hôm nay đến đồng cỏ xanh non
Hứa trọn đời chỉ gần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(03-10-13)

CẢNH BUỒN MÀ NGƯỜI CÓ VUI

CNH BUN MÀ NGƯỜI CÓ VUI

(TÂM TÌNH MÙA CHAY)

Tuyết Mai

Sáng sớm hôm nay ông Mặt Trời đi vắng nên cả một bầu trời thành một mầu xám xịt, nghe tin tức báo rằng buổi sớm trưa sẽ có mưa và mưa suốt cả ngày.   Có vài xa lộ của bang California bị đóng cửa vì lần đầu có tuyết phủ nhẹ nhưng cũng đủ làm cho xa lộ không còn an toàn để lái xe trên đó, và cũng vì có vài chiếc xe bị đụng.

Thời tiết quả rất quan trọng cho sức khỏe của con người! Hôm nào có ông Mặt Trời ló dạng thì ngày ấy ai cũng cảm thấy ấm áp, có sự sống sung mãn, và tràn đầy sinh lực, để làm công việc thường ngày.   Sự thu hoạch cũng ở mức tối đa.   Còn vào ở những ngày mà ông Trời không muốn thức dậy thì đã là điều buồn cho nhân loại nhưng ông còn khóc đổ mưa nữa thì ôi thôi cái ngày hôm đó chợ búa, hàng hóa, rau cải, thịt thà phải bị ế thiu, rồi nhà nhà bị đói vì không bày hàng bán được!?.   Thế thì tâm trạng buồn chỉ là chuyện nhỏ thưa có phải?.

Nhưng thưa anh chị em nói thế nhưng sức sống của con người còn mạnh mẽ lắm vì bổn phận và vì trách nhiệm, chỉ trừ khi ta được loan báo là không ai được phép ra ngoài đường vì sự an toàn của mọi người thì ta mới chịu đành lòng mà ngồi nhà không lương, không được đi đâu ra ngoài, và không được gặp ai cả.   Thế thì hẳn không ai vui được đâu vì bị nằm nhà!?.

Ấy tuy thế nhưng con người không vì thời tiết mà chịu thua, để mặc mà không làm gì cho có hữu ích cho có tích cực trong suốt một ngày 24 tiếng ấy, cho chính mình và cho gia đình.   Chúng ta có ai để ý thấy tuy có rất nhiều người than thở hằng ngày là chán ghét gặp mặt người này hay không ưa gặp mặt người kia trong nơi làm việc, nhưng lại không muốn được ở không ở nhà, thưa vì sao vậy??.

Thưa vì bản tính tự nhiên của con người mà Chúa tạo dựng nên là hết thảy muốn được sống gần với nhau và nhìn thấy nhau thường ngày dù có gây nhau như cơm bữa của hai vợ chồng, nhưng thực tế thì cả hai không thể sống thiếu nhau cho được, và chẳng ai lại đi cầu cho người kia phải chết cả!.   Vả ai cũng hiểu được điều này vì đã được chứng minh rất có khoa học, rất rõ ràng là trong một cuộc nghiên cứu giữa hai loại người tù bị nhốt.   Một người tù bị nhốt sống riêng trong một phòng và một người tù kia bị nhốt chung với một người tù khác nữa thì kết quả cho thấy người tù bị nhốt riêng trong một phòng sẽ nhanh chóng bị loạn thần kinh và chết trước người tù được nhốt chung với một người tù khác, đến 10 năm.

Điều đó cho ta thấy rằng một con người muốn có một sự sống tốt và có sức khỏe tốt đẹp thì người ấy luôn biết sống hòa nhã, hòa đồng, và vui vẻ với mọi người!.   Do đó để cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa cũng đòi hỏi con người biết tìm kiếm Chúa, kết hiệp với Chúa, và cầu nguyện với Chúa luôn!.   Như nhánh cây gắn liền với thân cây như thế nào!.

Thế thì để kết luận con người muốn sống mạnh sống khỏe từ thân xác đến tinh thần, chúng ta phải thực thi cho được 2 Giới Răn mà Chúa hằng mong muốn con người làm, đó là kết hiệp với Chúa và vui vẻ với anh chị em thì Nước Trời là của mình ta vậy!.

Thưa lạy Chúa để có một cuộc sống thật hoàn hảo và trọn lành thì không khó để chúng con nhận biết rằng hạnh phúc thật là giản đơn đang nằm ngay trong tầm tay vói của chúng con.   Chỉ vì chúng con đã mơ ước có được một hạnh phúc không thể có, như nằm ở rất xa vời nơi một hành tinh cao xa vô tận nào đó ngoài không trung xa tít chăng??.

Lạy Chúa, ngày hôm ngay toàn thể nhân loại chúng con dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân, và lòng biết ơn thật sâu thẳm của chúng con.   Xin Chúa ban cho hết thảy chúng con hồng ân của Chúa để chúng con biết yêu thương nhau, chịu đựng, nhịn nhục, hy sinh, và tha thứ cho nhau.   Xin ban cho Giáo Hội Chúa ngày càng có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, để Tin Mừng và Tình Yêu Chúa được đến khắp mọi nơi trên địa cầu.   Xin Chúa chữa lành và chữa bệnh cho tất cả đại gia đình con cái Chúa.

Sau cùng xin Chúa và Mẹ Maria thương ban cho tất cả anh chị em chúng con hiện đang ở Lửa Luyện Ngục, sớm về Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa, sống hạnh phúc vui vẻ muôn đời.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=H0SbCf46D-o

(Nhịn Nhục Chịu Đựng Là Vì Yêu)

———————————————————

** Nhịn Nhục Chịu Đựng Là Vì Yêu **
(Thơ và Nhạc của Tuyết Mai)

Con ơi hãy nghe lời mẹ Dậy!
Lời mẹ khuyên, con hãy nhớ hãy làm theo.
Hôm nay mẹ sẽ Khuyên Dậy con,
Kiên Nhẫn, Nhịn Nhục, Chịu Đựng, và Nhẫn Nại,
Là Đức Tính Khiêm Nhường và Bác Ái nhất,
Sẽ là Bước Thang giúp con trở về Quê Cha,
Trong vòng tay yêu dấu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Con hãy Coi những lời xem chừng như rất [ác ý],
Của những anh chị em cố ý làm con đau!?
Tiên vàn mọi sự con hãy nghĩ đến Tình Yêu Thiên Chúa.
Chúa ban cho con Hoa Quả của Chúa Thánh Thần là:
“Bác Ái, Hoan Lạc, Bình An, Nhẫn Nhục, Nhân Hậu,
Từ Tâm, Trung Tín, Hiền Từ, và Tiết Độ” (Gl 5:22-23).

Có Tình Yêu Thiên Chúa là con phải biết Thông Cảm,
Với anh chị em con ngay cả khi,
Họ không được thiện cảm và lòng đầy ghen ghét hận thù.
Con chớ nên Chấp Nhất mà phải Thương Cảm,
Tội Nghiệp dùm cho họ, là vì sao?

Vì có thể cuộc đời của họ quá khốn khổ.
Lăn lộn vật vã kiếm từng miếng ăn.
Vất vả ngược xuôi bị đời chối bỏ.
Không một người thân, cuộc đời quả đáng thương!?
Trong trường hợp này con Phải,
Thương và Hiểu họ nhiều hơn thế nữa!

Hoặc có những anh chị em thật rất đáng thương.
Họ sinh ra trên đời có đủ cha lẫn mẹ.
Nhưng vì cha mẹ quá bận bịu với cuộc sống,
Để theo kịp với đà hưởng thụ của cuộc sống Thời Nay.
Bận tậu đất, tậu nhà lầu, tậu xe,
Và tậu không biết bao nhiêu thứ Không Cần Thiết.

Bỏ con cái không người dậy dỗ.
Không có thời giờ hướng dẫn cho con.
Càng lớn thì chúng càng xa cách.
Càng thiếu hẳn tình thương của mẹ cha.
Có chăng là vật chất chúng có rất dư thừa.

Lần lần những anh chị em này vô tình,
Đã bị đẩy vào con đường Lầm Lạc và Sa Ngã.
Chỉ biết kiếm tìm đến Chốn sa đọa và tội lỗi.
Quá lún sâu nên tự chôn vùi cuộc đời của họ,
Nơi vũng lầy của tội lỗi đam mê.
Tâm hồn họ trở nên chai đá,
Lầm lì lạc lõng với Trái Tim đơn côi.

Con chớ nên chấp nhất,
Mà con hãy Cầu Nguyện nhiều cho họ,
Để Linh Hồn của anh chị em con không bị hư mất,
Đời đời kiếp kiếp trong xích xiềng,
Của Hỏa Ngục Khiếp Sợ không có ngày ra.

Con cũng nên Thông Cảm cho những anh chị em,
Chỉ Thích đua đòi bon chen với cuộc sống đầy ích kỷ,
Chỉ Thích hưởng thụ với những Của chóng qua.
Phù hoa nối tiếp phù hoa.
Mà quên đi Chúa là Cội Nguồn của Hạnh Phúc.
Luôn ban cho ta cuộc sống đầy đủ mỗi ngày.

Con không phải lo ăn gì, mặc gì,
Vì có phải Chúa Thương Yêu nhân loại,
Hơn tất cả muông loài chim dại hay sao?
Nào hoa Huệ ngoài đồng Chúa mặc cho mầu sắc,
Đẹp gấp trăm lần Áo Long Bào
Của Nhà Vua Salomon xửa xưa?

Ấy thế mà hoa cỏ đồng nội đẹp đẽ như thế!
Mà nay còn mai bị vất vào lửa,
Vẫn chưa giúp cho con người hiểu được rằng,
Túi tham không đáy của lòng người,
Sẽ đưa Linh Hồn họ đi về đâu?

Con ơi, nên mẹ Dậy Khuyên con!
Chớ nên buồn giận mà thêm bận lòng.
Ngày nào cũng có nỗi lo và nỗi khổ,
Đừng mang thêm nỗi khổ của anh chị em,
Mà làm cho đôi vai thêm oằn nặng.

Hãy Tha Thứ để con được Chúa tha thứ.
Đừng buồn giận ai quá 5 phút nhé con!
Một ngày Chúa ban cho 24 tiếng để sống,
Để yêu, để hàn gắn, để giúp đời và giúp người.
Mang đến cho anh chị em tình yêu huynh đệ,
Để Chúa mỉm cười thương quá hỡi Nữ Tử của Ta.

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(03-12-13)

BUỒN VUI CUỘC ĐỜI

BUỒN VUI CUỘC ĐỜI

(TÂM TÌNH MÙA CHAY)

Tuyết Mai

Cuộc đời là buồn vui lẫn lộn.   Nếu chúng ta chịu khó viết Nhật Ký hằng ngày sẽ nhận định được rằng cuộc đời trần gian có nhiều vui hơn buồn đấy!.   Chúng tôi quả quyết được điều này là vì trong nhiều gia đình được hằng ngày nhắc nhở nhau rằng hãy tốt lành, tử tế với mọi người, và chớ là mình.   Đó là câu mà người Mỹ thường khuyên người trong gia đình của họ trước khi đến nơi dự tiệc.  Vì tánh tình dữ dằn nên khuyên ý tứ hơn là hãy “Be nice, and kind, and don’t be yourself”.   Ý nghĩa của “don’t be yourself” là khuyên tránh cái “nết xấu” thường có ở nhà đem khoe ra cho mọi người biết.

Ai cũng hiểu rằng nếu cuộc sống hằng ngày mà chúng ta thiếu sự cầu nguyện, kinh hạt, ngay lúc ban đầu của ngày thì ngày đó ắt chúng ta sẽ thiếu đi sự thông minh Chúa ban cho đó!.   Cầu nguyện để xin Ơn Chúa ban cho ta thêm sức chịu đựng và sự chọn lựa khôn ngoan trong ngày, đó là chúng ta nên chọn vui hay buồn?.   Nhờ có Ơn Chúa thì dù cho sự phiền toái trong ngày có gặp phải do bất cứ ai đem lại thì chúng ta cũng cứ trơ trơ như “nước đổ đầu vịt” vậy!.

Muốn được như thế ta phải triệt để theo sát với sự chọn lựa của chúng ta và nguyện với lòng là sẽ đem hai Giới Răn Chúa ra thực hành đó là Kính Chúa trên hết mọi sự và Yêu người như yêu chính mình.   Rồi thì trong giờ kinh ban tối ta hãy tự kiểm điểm chính mình và dâng lên Chúa mọi thiếu sót vì yếu đuối chúng ta đã không kềm giữ được lòng, giữ được thân xác thích được chìu chuộng, và mọi tội lỗi đã phạm và hứa với Chúa chúng ta sẽ cố gắng sống khá hơn, tu hơn nữa cho ngày hôm sau.

Ai cũng hiểu rằng khi em bé chào đời thì em sẽ phải cất tiếng khóc …. Nhưng ba mẹ em thì lại vui mừng khôn tả!.   Khi em lớn thêm tí nữa thì em sẽ khóc, sẽ buồn rất nhiều lần vì muốn đồ chơi mà ba mẹ không mua cho …. Nhưng em sẽ vui lắm khi được ba mẹ cho phép ra ngoài đường chơi với chúng bạn.   Rồi thì khi em đến tuổi cặp kê thì em thường khóc thầm khi trông ngóng mà chẳng thấy bóng dáng người yêu đâu …. Nhưng em sẽ cười cách thỏa mãn khi người yêu mang lại cho em dù chỉ là một cành hoa hồng tươi thắm với lời xin lỗi chân tình.   Khi đã có gia đình, có con cái rồi thì ôi thôi buồn vui sẽ như ngày nắng ngày mưa, thay đổi hằng ngày.

Và thưa anh chị em, thiết nghĩ rằng chúng ta sẽ vui mừng khôn tả ở cái thời gian cuối đời của chúng ta khi biết rằng Giờ Chúa gọi Ra Đi sắp đến!?.   Vì chúng ta sắp được Chúa giải thoát cho cái kiếp nhân sinh, được chấm dứt hoàn toàn cuộc sống tạm bợ của trần gian đầy tội lỗi này; mà một linh hồn có sự chuẩn bị sẽ được nhẹ nhõm bay bổng ra khỏi thân xác mà ít mấy ai khi còn sống đã vui thỏa và bằng lòng với nó.   Thưa vì sao? Thưa vì ở cái tuổi muối nhiều hơn tiêu thì phải tốn tiền đi nhuộm tóc hoặc phải mua cái đầu tóc giả cho đen xì xì để cho người ta nhìn thấy mình trẻ hơn lên, đẹp đẽ hơn lên.

Còn già nửa mùa thì đi sửa sắc đẹp toàn diện để xẻo bớt (trim the body fat) cái lớp mỡ dư mỡ thừa, và những cái nọng hay cái xệ không thể tha thứ được.   Còn trẻ hơn nữa thì ôi thôi khỏi phải nói nào là tốn không biết bao nhiêu tiền để mua thuốc uống cho giảm cân và giảm mỡ dư vì ăn nhậu quá đáng.

Nhưng thực tế có phải là cái giờ lìa cuộc sống ở cõi thế sẽ làm cho rất nhiều người được vui???.   Sự thực thì không đơn giản thế thưa có phải? Vì ai cũng rất sợ cái “chết” đến với mình cách bất đắc kỳ tử hay có sự chuẩn bị rất kỹ càng?.   Thế nên giữa hai sự chọn lựa trong cuộc sống Buồn Vui thì dù cuộc đời có buồn chán như sự chết nhưng không ai muốn chọn được chết thật cả???.

Do đó sự khôn ngoan nhất vẫn là chúng ta nên chọn sống Vui hơn là sống Buồn và ngày nào cũng là ngày Chay; hay sống như ngày mai ta không còn nữa.   Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria hướng dẫn chúng con trong mùa Chay này sống kết hiệp chặt chẽ với Chúa và với anh chị em nhiều hơn nữa, nhất là trong gia đình.   Tuyệt đối thực hành hai Giới Răn quan trọng của Chúa, có thế thì dù Chúa có Gọi chúng con ra khỏi cuộc đời này cách bất ngờ thì Niềm Vui trọng đại của một Linh Hồn là được tiếp rước vào Nước Chúa.   Nơi có hạnh phúc vĩnh cữu, thiên thu bất tận, muôn đời.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=-pp11pre7Zs

(Sám Hối)
*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

——————————————————

**::* Sám Hối *::**
*~* Tuyết Mai (68) 02-20-05 *~*

Cùng mau đến ta hiệp nhau lặng lẽ nguyện cầu
Dâng tâm tình lên Thiên Chúa Cha dấu yêu
Cùng dâng lên Thiên Chúa bao lỗi lầm những ngày qua
Con trót lỗi phạm đến Cha
Xin Chúa thứ tha vì thân xác yếu hèn con

Nguyện xin Chúa Cha Tình Yêu và rất Nhân Từ
Con xin Ngài nghe con nói lên nỗi niềm
Để xin Cha thông cảm cho những tội tháng ngày qua
Con cố lỗi phạm đến Cha
Xin Chúa thứ tha vì thân xác lỗi tội con

ĐK:
Xin Cha ban cho chúng con Thần Khí Chúa như sức mạnh
Để khi gặp cám dỗ như thuẫn luôn bao che
Trên bước đường đầy cạm bẫy
Xin Cha soi lối dẫn đường để ngăn tránh
Nghịch thù tối tăm luôn đe dọa con

Lậy xin Chúa Cha Từ Nhân Ngài ĐấngTrọn Lành
Con xin Ngài nghe con thốt lên tiếng than
Để xin Cha giảm bớt cơn thịnh nộ chớ phạt con
Khi đã cố tình trốn Cha
Xin Chúa xót thương vì ham muốn Thú, Lợi, Danh

Giờ con hứa luôn thành tâm nguyện Chúa Chiên Lành
Xin đoái hoài ban Thế Giới luôn ấm no
Cùng xin ban hoa quả cho Giáo Hội khắp mọi nơi
Gặt hái Tin Mừng rắc gieo
Để khắp chân trời người góc bể tán tụng Cha

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(03-11-13)