CẦU NGUYỆN VÀ HI VỌNG

CẦU NGUYỆN VÀ HI VỌNG

Trong cảnh im lặng khi cầu nguyện bạn có thể giơ tay ôm ấp thiên nhiên, Thiên Chúa và đồng loại.  Việc chấp nhận này không những có nghĩa bạn sẵn sàng nhìn tới cái giới hạn của bạn nhưng còn là chờ đợi cái gì mới mẻ đang tới.  Vì thế, mỗi lời cầu nguyện diễn tả niềm hi vọng.  Con người không chờ đợi gì ở tương lai không thể cầu nguyện.  Họ dùng ngôn từ của

Bertold Brecht:

Như đã qua, vẫn như thế
Ðiều ta muốn không bao giờ tới.

Ðối với người ấy cuộc sống ngưng đọng.  Nói theo nghĩa siêu nhiên, họ chết rồi.  Chỉ có cuộc sống và cử động khi bạn không chấp nhận mọi sự như hiện nay, và bạn nhìn về phía trước về cái chưa xảy ra.

Vả lại, nếu ta nghĩ đến cầu nguyện, hình như luôn luôn là xin xỏ hơn là hi vọng.  Và việc cầu nguyện có thể khác hẳn.  Thường chúng ta nói đến cầu nguyện khi những trường hợp đặc biệt tạm thời gây nên.  Khi có chiến tranh ta cầu nguyện cho hoà bình, khi có hạn hán ta cầu mưa, khi đi nghỉ ta cầu cho đẹp trời, khi đi thi ta cầu cho thi đỗ, khi người bạn đau ta xin cho anh ta khỏi bịnh, và khi có ai qua đời ta xin cho được yên nghỉ muôn đời.  Lời cầu nguyện của ta ở giữa cuộc sống và được giăng mắc với mọi sự bận bịu trong cuộc sống.  Nói về cầu nguyện thì cái gì tràn đầy trong lòng phát ra lời nói cũng đúng.

Và lòng ta tràn đầy những ao ước và chờ đợi cụ thể và sờ mó được.  Mẹ mong con trở về nhà kịp thời. Người cha mong được thăng cấp.  Chàng trai mơ ước tới người con gái mình yêu, và đứa trẻ nghĩ tới chiếc xe đạp mà cha mẹ hứa cho.  Thường tư tưởng của ta không đi xa hơn hai giờ đồng hồ, hai ba ngày, hai ba tuần và ít khi hai ba năm.  Ta khó có thể nghĩ xa hơn vì thế giới ta đang sống đòi ta tập chú vào cái hiện tại và lúc này.  Nếu ta cầu nguyện và thực sự cầu nguyện ta không thể tránh khỏi sự kiện là ta lo lắng cho cái hiện tại lớn hay nhỏ, tràn đầy trong khi chúng ta cầu nguyện và làm cho lời cầu nguyện không là gì khác hơn là một danh sách những yêu cầu.

Ðôi khi lời cầu nguyện xin ơn được coi như một sự khinh bỉ nào đó.  Ðôi khi ta coi như không tốt như lời cầu nguyện tạ ơn lại càng kém hơn lời cầu nguyện chúc tụng.  Lời cầu xin giả thiết hướng về cái tôi hơn vì con người nói tới tư lợi trước và cố gắng đạt được cái gì cho mình.  Lời cầu nguyện tạ ơn thì hướng về Chúa nhiều hơn dù có liên quan đến những ơn ta nhận được.  Và lời cầu nguyện ca tụng thì hướng về Chúa với lòng sùng kính chỉ vì Chúa dù cho ta nhận được ơn gì hay là không.

Vấn đề đặt ra là sự phân biệt đó giúp ta hiểu rõ cầu nguyện là gì không?  Cái quan trọng cho việc cầu nguyện là không phải nó được xếp loại như cầu xin, cảm tạ hay ngợi khen, nhưng là cầu nguyện vì hi vọng hay có một niềm tin nào đó.

Lời cầu nguyện ít niềm tin khi bạn gắn bó với cái cụ thể trong hoàn cảnh hiện tại để được chút an toàn. Lời cầu nguyện ít niềm tin tràn đầy những lời mong ước xin cho được thoả lòng ngay.  Lời cầu nguyện cho thoả lòng này có vẻ ngây ngô của ông già Noel muốn thoả mãn những đòi hỏi cụ thể.  Khi lời cầu nguyện không có kết quả, nghĩa là khi không được món quà bạn thích, thì bạn thất vọng, đôi khi còn buồn phiền cay đắng.

Do đó có thể hiểu được là lời cầu nguyện ít niềm tin này có nhiều sợ hãi và lo lắng.  Nếu bạn cầu nguyện như người kém lòng tin cho sức khoẻ, thành công, tiến bộ, cho an bình hay bất cứ điều gì khác, thì bạn bị đặt trong nhu cầu cụ thể nên bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi khi món quà chờ đợi không có.  Có thể bạn còn tự nhủ: “Thấy chưa, tôi đã bảo bạn mà, không được việc gì hết.” Với lời cầu nguyện ít niềm tin, chính cái cụ thể của những ước vọng hạn chế khả năng hi vọng.  Trong khi cầu nguyện như thế, bạn muốn chắc chắn về điều không chắc chắn và bạn bắt đầu nghĩ rằng có một con chim trong tay thì tốt hơn hai hay mười con chim đang ở trong rừng.  Với lời cầu nguyện như thế, lời xin nhắm tới việc được cái bạn xin, bằng bất cứ cách nào, thay vì hướng về người có thể hay không thể làm cho ước vọng đó thành tựu.  Người kém niềm tin cầu nguyện như trẻ thơ muốn quà của ông già Noel, nhưng lại sợ và chạy đi ngay khi cầm món quà trong tay.  Nó không còn phải liên hệ với ông già râu bạc đó nữa. Nó chỉ chú ý tới phần quà và không chú ý tới người cho quà.  Cũng như bạn bịt mắt và cuộc sống tâm linh của bạn chỉ là con đường đi tới cái bạn muốn.

Vì chỉ muốn xếp đặt tương lai cho mình, người ít niềm tin đóng kín mình khỏi điều sẽ xảy tới.  Họ không bình tĩnh trước lời hứa mơ hồ và không tin vào những tình thế chưa thấy của tương lai.  Vì thế, khi người ít niềm tin cầu nguyện lời cầu nguyện không có hi vọng.  Cũng thế, không có thất vọng vì chỉ có thất vọng cho người biết thế nào là hi vọng.

Người ít niềm tin cầu nguyện với lời cầu có suy tính cẩn thận, lại còn buôn bán, và có nhiều nguy cơ làm cho khó chịu.  Không có nguy hiểm thất vọng và không có cơ may cho hi vọng.  Con người trở thành bé nhỏ trong một thế giới đầy những vật nhỏ bé.

Ðiểm khác biệt lớn lao giữa hi vọng và cầu mong được một sinh viên diễn tả như sau: “Tôi thấy hi vọng như là thái độ khi mọi sự mở rộng cho tôi.  Không phải là tôi không nghĩ đến tương lai trong lúc đó, nhưng tôi nghĩ đến một cách hoàn toàn khác hẳn.  Dám sẵn sàng cho bất cứ chuyện gì xảy ra hôm nay hay ngày mai, hai tháng sắp tới, hay một năm sau, đó là hi vọng.  Không sợ hãi đi vào tương lai không biết tương lai dành gì cho mình, tiếp tục bước đi, cho dù có gì không ổn lúc đầu, và tín thác vào bất cứ chuyện gì mình đang làm.”

Người có hi vọng không lo lắng với những điều ước mong thành tựu hay không.  Như thế lời cầu nguyện không hướng tới ơn ban, nhưng tới người ban ơn.  Lời cầu của họ có thể còn chứa đựng nhiều ước ao nhưng không phải là vấn đề ước mong thành tựu, nhưng diễn tả niềm tin không giới hạn vào đấng ban phát mọi sự.  Bạn mong rằng…. nhưng bạn hi vọng được…  Vì lời cầu nguyện hi vọng cốt yếu không đòi bảo đảm, không đặt điều kiện, không cần chứng minh, chỉ là chờ đợi mọi sự từ người khác mà không bó buộc họ.  Hi vọng dựa trên tiền đề người khác chỉ cho những điều tốt lành.  Hi vọng bao gồm sự cởi mở nhờ đó bạn chờ đợi người khác đưa ra lời hứa yêu thương thành sự thực, dù cho bạn không biết khi nào, ở đâu hay xảy ra như thế nào.

Có lẽ không có hình ảnh nào rõ ràng cho bằng hình ảnh đứa nhỏ và mẹ mình để so sánh với lời cầu nguyện hi vọng.  Suốt ngày đứa nhỏ xin hết cái này đến cái kia, nhưng tình yêu mẹ không tuỳ thuộc mẹ có hoàn tất lời hứa hay không.  Ðứa nhỏ biết mẹ chỉ cho cái điều tốt lành cho mình và dù cho có phản ứng hay khó chịu, nếu không được như ý, thì vẫn tin rằng cuối cùng người mẹ chỉ ban cho con cái gì tốt nhất.

Người cầu nguyện với hi vọng có thể xin nhiều điều, có thể xin hết mọi sự, và cụ thể như cho đẹp trời, hay tiến bộ.  Sự cụ thể này là dấu hiệu cho tính cách xác thực.  Vì nếu bạn chỉ xin cho tin cậy mến tự do, hạnh phúc, đơn sơ, khiêm nhường.. mà không cụ thể hoá trong cái nhỏ nhặt thường ngày, có lẽ bạn không nghĩ rằng Chúa có mặt trong cuộc sống thường ngày.  Nhưng nếu bạn cầu nguyện trong hi vọng, mọi lời thỉnh cầu cụ thể chỉ là phương cách diễn tả sự tín thác không bờ bến vào đấng sẽ chu toàn mọi lời hứa, Ðấng chỉ ban cho ta sự tốt lành, và không muốn điều gì cho mình hơn là chia sẻ sự tốt lành với ta.

Chỉ khi bạn cầu nguyện với hi vọng bạn có thể vượt biên giới sự chết.  Vì bạn không còn muốn biết sẽ xảy ra chuyện gì sau khi chết, thiên đàng có ý nghĩa gì, làm sao bạn thành vĩnh cửu, hay Chúa sống lại sẽ tỏ mình như thế nào.  Bạn không để cho mình chia trí vì những cơn mộng ban ngày là mọi ước ao của bạn được thoả mãn ngay.  Khi bạn cầu nguyện trong hi vọng, bạn hướng về Chúa luôn muốn thực hiện lời hứa; chỉ cần biết Ngài là Ðấng trung tín.

Hi vọng này ban cho bạn sự tự do mới cho bạn nhìn vào cuộc đời cách thực tế mà không có cảm tưởng bị bỏ rơi.  Sự tự do này được diễn tả do những lời sau đây:

Hi vọng nghĩa là tiếp tục sống
giữa thất vọng
và tiếp tục hát
trong bóng tối.
Hi vọng là biết rằng có tình yêu
tín thác vào ngày mai
buồn ngủ
và lại thức dậy
khi mặt trời mọc.
Giữa cơn phong ba trên biển
khám phá ra đất liền.
Nơi con mắt của người khác
là nhìn thấy họ hiểu bạn.
…..
Bao lâu còn hi vọng
thì cũng còn lời cầu nguyện.
…..
Và Chúa sẽ nắm lấy bạn trong tay Ngài.

Như thế lời cầu xin ơn thành lời cầu tạ ơn hay chúc tụng, vì là lời cầu nguyện trong hi vọng.  Trong lời cầu xin hi vọng, chúng ta cám ơn Chúa vì lời Ngài hứa và ca tụng Ngài vì Ngài đáng tin.

Những đòi hỏi rất nhiều của ta sẽ trở thành cách nói lên cụ thể là ta tín thác hoàn toàn vào lòng nhân lành Chúa muốn chia xẻ cho ta.  Bất cứ lúc nào ta cầu nguyện trong hi vọng, ta đặt cuộc sống của ta trong bàn tay Chúa.  Sợ hãi và lo lắng sẽ biến mất và mọi sự Chúa ban hay bị lấy mất sẽ không còn là gì cả, chỉ là ngón tay chỉ cho ta hay chiều hướng Lời hứa dấu ẩn của Chúa, Lời hứa ta sẽ được nếm thử trọn vẹn.

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA

From: langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi

Cải Tạo Ngược – Hoa Cải

Cải Tạo Ngược – Hoa Cải

Đức cố Hồng y Francois Xavier Nguyễn văn Thuận dâng Thánh lễ trong lúc đang bị giam cầm.

Bài Đọc Suy Gẫm: Cải Tạo Ngược. Khi cán bộ cộng sản hát kinh “Veni creator” của đạo Công Giáo thì  người bị tù, đã cải tạo ngược lại những người cai tù. Nhân dịp tháng 7 năm 2013, Tòa thánh Vatican bế mạc (đóng lại, đúc kết) hồ sơ phong thánh cho một vị Hồng Y người Việt Nam. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.  Blog Mười Sáu hân hạnh chia sẻ vài mẫu chuyện thật về đời sống tù đầy trong lao tù cộng sản của Đức Hồng Y do chính “ngài kể lại trong tác phẩm ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’.   Bài viết và hình ảnh minh họa được trích từ nguồn blogger “Hoa Cải”.

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: TÔI LÀ MỘT TRONG NHỮNG PHÉP LẠ VỀ ĐỨC TIN…

– Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc.Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ qua khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.

Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng Y, ông có cảm nhận ra sao về Ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?

– Sau khi học tiếng Pháp với Ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục chống phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các nhà thờ, nhà thờ trung tâm Đức Bà, nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục, bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận” Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức tin.

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC – RFA link

Nhân chuyện nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, đọc lại tác phẩm của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (tranh trên) – Anh đã viết một chuyên luận  về: “Hành trình đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ đức tin.

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức (áo tím) đồng hành tìm Chân lý với gia đình TS Cù Huy Hà Vũ

Được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận. Ngày 2/7/2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng. Sự việc này anh đã có bài tường thuật tại đây.

Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được Ngài kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:

Hình Đức Cha 1967

Có lúc Chúa dùng giáo dân để dạy tôi cầu nguyện.
Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi:
“Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!”
Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện.
Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.
Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:
“Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy“.
Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!”.

Đức Hồng y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II

Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.

Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết!

Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.

Tôi phải làm thế nào?

Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”. Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời… Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”.

Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

Quản giáo và tù nhân

Một hôm một ông xếp hỏi tôi:

– Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công giáo”?

– Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công giáo và cho cả nhà nước.

– Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy?

– Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.

– Ông có thể giúp được không?

– Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon (từ điển bỏ túi) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo hội…

Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành. Ai cũng muốn biết viện phụ là gì, thượng phụ là gì, Công giáo khác Anh giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo chỗ nào? Tài chánh của Tòa thánh từ đâu mà có? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện tu sĩ, giáo sĩ thế nào? Giáo hội phục vụ nhân loại thế nào? Tại sao Giáo hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

– Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?

– Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?

– Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).

Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe!

Tham khảo thêm:
-(Nguyễn Văn Thuận – Wikipedia)
-(Năm chiếc bánh và hai con cá)

Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn

Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn

Một thanh niên hc tp xut sc đến xin ứng tuyển vào mt chức vụ quản lý ở một công ty lớn.

Anh ta qua được vòng phỏng vn th nhất; vào vòng 2 giám đc công ty  s phỏng vn anh ta  và là người quyết định.

[https://lh5.googleusercontent.com/qvzkrftbRyVGh6CmrJYVAOMs5WuYhePOulxk2K3n-Jp46LpO2Z9lMxDyD5vdPpizrTQpGnvjjiXj1Q_u1F_OVf7ZEMV8HtBZ0aiWM2Dav7YJvP25]

Qua lý lịch của người thanh niên, v giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú  của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.

Người giám đốc hỏi:

– Khi đi học ở trường, cậu  có được học bng nào không?

Cậu thanh niên tr li  không

Ông ta hi tiếp: “Vậy là cha ca cu tr học phí cho cu phải không?”

Cậu ta đáp:  “Cha tôi mất năm tôi mới  lên mt; chính mẹ tôi là người trang tri tiền học cho tôi.”

–     Mẹ cu làm việc đâu?

–       M tôi làm nghề giặt quần áo.

Ông ta   bảo cậu cho ông xem tay của cậu. Chàng thanh niên đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mn màng.

[https://lh4.googleusercontent.com/-NefOhbemQUKf5wqz1tSh0mvdV6sUuJOgbBs0emwz_QfSubd3vGU3Rb41gfcNThdfMm4LSUuYQF4vKLiShwYW2kOw-rxdVAPPfeFKr4jUCsj8BlY]

Người giám đốc lại hỏi : “ Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?

Cậu ta trả lời : “ Không thưa ông, Mẹ tôi chỉ muốn tôi đc nhiều sách và lo học. Với lại mẹ tôi có thể giặt đồ nhanh hơn tôi

–         Tôi có 1 yêu cầu. Hôm nay cậu  đi về gặp mẹ và ra tay cho bà , sáng mai quay lại đây gặp tôi.

Người thanh niên thấy  có nhiều  khả năng được tuyn dng nên v đến nhà  cậu vui vẻ bảo mẹ để cậu rửa tay cho bà. Bà mẹ tuy thấy đề nghị của con rất lạ kỳ nhưng  bà  cảm động và hnh phúc để cho con trai rửa tay cho mình.

[https://lh5.googleusercontent.com/7mtl8Ikyh_MEcEdsVWDwv2bKdToHwOXrcndAgrLSUDNyLvCAHpMYFmHVaW96nnyHV62ilhfXU5Xd4ChbY6TIGMy9aldtQLQoUBqFq4pHjENJZCWp]

Trong khi cậu chậm rãi  rửa 2 bàn tay ca mẹ, nước mt cậu tuôn ra. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay của mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen. Một s ch bm tím mới khiến bà đau và rùng mình khi  cậu rửa tay của bà trong nước.

Đó cũng chính là lần đầu trong đời cậu nhận ra chính dôi tay của mẹ đã giặt bao nhiêu là đống quần áo để có tiền đóng học phí cho mình. Những vết sẹo, chỗ bầm trên  hai bàn tay mẹ,  những nỗi nhọc nhằn, vất vả là cái giá mẹ phải trả cho cậu được học hành xuất sắc, tốt nghiệp  ra trường và cả tương lai của cậu.

[https://lh4.googleusercontent.com/f3b44ioUT5apLbP5Z472TZ_vUMTBmRKLxihjepE7tMjHimu1L77TN9t6EMa4Sg-APNegmPQ2jCUN1o7NhtWmLqbcEkI6CEN5myZ5L4SMpAP7eNfn]

Sau khi rửa tay cho mẹ, cậu lặng lẽ giặt hết đống quần áo còn lại.

Đêm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu.

Sáng hôm sau, cậu thanh niên trở lại văn phòng của vị giám đốc.

Người giám đốc thấy đôi mắt rướm lệ của cậu đã hỏi :

–         Cậu  nói xem ngày hôm qua ở nhà cậu đã làm gì và học được điều gì?

[https://lh6.googleusercontent.com/jWy5K_WLpjT9I0B0E5z4KNN0i73yEUvFwiI1oZ6xwnKPqbpnDXV8eb04i_VNYVC4J6aMKTAMddpv7QIXWaihuUJP9TivG-Hd0e7uFsM7q5dI2jEp]

Cu tr lời :

–         Tôi đã rửa tay cho mẹ và đã giặt nốt số quần áo còn li

–         Hãy cho tôi biết  cảm tưởng của cậu

–         Một là, bây giờ tôi đã hiểu thế nào là biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi dã không được học hành như hôm nay. Hai là, nhờ cùng làm việc giúp mẹ, đến bây giờ tôi mới biết làm được một việc gì đều gian khó, vất vả. Ba là tôi đã nhận biết giá trị và tầm quan trọng của quan hệ  trong gia đình, với người thân.

Người giám đốc nói: Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý ca tôi phải có. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn người khác giúp đỡ, một người  thấu hiểu những chịu đựng hy sinh của người khác để hoàn thành công việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất trong đời. Cậu đã trúng tuyển vào chức vụ này.

Sau này, chàng thanh niên làm việc rất miệt mài và được cấp dưới kính trọng. Nhân viên của cậu cũng làm việc cần mẫn và là một nhóm đoàn kết tốt. Công việc kinh doanh của công ty tiến triển rất tốt.

Một đứa trẻ quen được che chở và nhận được mọi thứ nó muốn, sẽ phát triển tính cách “muốn là được”, sẽ thành đứa trẻ ích kỷ xem mình là số 1, và không đếm xỉa gì đến nỗ lực của cha mẹ.

Khi lớn lên đi làm việc, người này s cho rng ai cũng phải nghe theo lời mình. Khi thành quản lý, anh ta sẽ chẳng bao giờ biết được những cố gắng, vất vả của nhân viên và sẽ luôn đổ lỗi cho người khác. Với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể một thời thành đạt, nhưng cuối cùng vẫn không thấy hài lòng, thỏa mãn. Họ sẽ càu nhàu, trong lòng luôn bực bội, tức tối  và lao vào chiến đấu tranh giành để có nhiu hơn. Nếu chúng ta là những bố mẹ luôn bao bọc con mình, liệu chúng ta có đang thực sự thể hiện yêu thương con đúng cách, hay là  ta đang làm hại con cái?

Bạn có thể cho con cái sống trong một ngôi nhà to, ăn ngon, học đàn piano, xem TV màn hình rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ, hãy để cho chúng cùng làm và trải nghiệm. Sau bữa ăn, cứ để chúng rửa bát với nhau. Làm như vậy không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bn yêu thương con cái một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ có giàu đến đâu, một ngày kia cha mẹ cũng yếu già như mẹ của cậu thanh niên trong câu chuyện kể trên.

Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hp tác vi người khác để hoàn thành công việc. Con cái cũng phải biết trân quý, biết ơn những gì cha mẹ đã làm và yêu cha mẹ.

Chắc hẳn bạn đã chuyển tiếp câu chuyện trên thư điện tử này cho nhiều người khác và có lẽ bạn cũng đã nhận được thư chuyển tiếp từ nhiều người trong số đó, nhưng xin bạn cố gắng chuyển tiếp nữa đến càng nhiều người càng tốt. Biết đâu câu chuyện này có thể thay đổi số phận của ai đó.

Huỳnh Huệ dịch

Từ Dương Phong gởi

Đi tìm mộ ông Nguyễn Hiến Lê

Đi tìm mộ ông Nguyễn Hiến Lê

Trần Thị Trung Thu

– Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.

Chị Dương vừa nói vừa lắc cái đầu nhỏ nhắn làm đuôi tóc vẫy vùng sau lưng. Giọng nói nhẹ nhàng của cô gái miền Tây không chút giấu giếm và đùa giỡn. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật.

Có lẽ nào, tôi tự nhủ trong lòng. Ông Nguyễn Hiến Lê mà chị ấy không biết sao. Tôi cứ nghĩ một vị học giả lẫy lừng như ông chí ít ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ, chị là một nhân viên kế toán kiêm luôn chân giữ thư viện huyện mà lại lạ lẫm với cái tên quen thuộc ấy sao. Kỳ lạ! Ngửa mặt nhìn tấm bảng hình chữ nhật treo vững vàng trên bậu cửa, tôi nhẩm lại dòng chữ “Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp”. Không lẽ nào.

Khi đọc xong cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, tôi nổi hứng muốn đi tìm mộ tác giả để thắp một nén nhang biết ơn. Nhớ có lần đọc trong một cuốn sách nói rằng mộ ông nằm ở Lai Vung, tôi phóng xe Honda đến đó. Tôi nghĩ, với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như ông, chắc sẽ có một khu mộ đàng hoàng mà chỉ cần hỏi nhỏ người dân ở đó là biết.Cho nên, ngay cả khi chị Dương nói một câu rất chân thật nhưng phũ phàng, tôi cũng không suy suyển lòng tin. Tôi tự an ủi, chắc chị nghe không rõ tiếng tôi, cũng có thể là chị chưa kịp nhớ ra. Tôi cẩn thận ghi tên ông ngay ngắn vào một tờ giấy rồi đưa chị đọc. Chị đọc đi đọc lại một cách chậm rãi như thể đầu óc đang làm việc hết công suất để sàng lọc từng milimet trí nhớ hòng tìm ra cái tên Nguyễn Hiến Lê. Cuối cùng, chị trả lại tôi mảnh giấy với nụ cười e lệ.

– Chị không biết thật rồi. Chắc anh Tú, trưởng phòng Văn hóa Thông tin biết. Để chị dẫn em vô gặp anh ấy nhé.

Tôi lẽo đẽo theo chị trong lòng khấp khởi mừng. Nếu quả thật người tôi đang đi tìm có ở Lai Vung và nổi tiếng như thế thì trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện biết là cái chắc. Anh Tú có phòng làm việc riêng, trên bàn chiếc máy tính nối mạng đang phát một bài nhạc cách mạng hào hùng. Sau khi nghe nguyện vọng của tôi, anh nhún vai nói giọng rề rà nhưng chắc nịch.

– Anh chưa nghe tên ông ấy bao giờ. Chắc em lầm với ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc rồi.

Tôi nhủ thầm, người miền Tây thích đùa và biết cách đùa khéo quá. Chắc anh ấy thử mình thôi chứ với chức vụ anh ấy mà không biết ông Nguyễn Hiến Lê thì còn ra thể thống gì nữa. Tôi cố nở một nụ cười hỏi lại anh bằng giọng nhẹ tênh:

– Anh không biết ông ấy thật à?

– Thật mà. Ông ấy là ai vậy em? Anh hỏi lại tôi hết sức bình tĩnh như đang chờ được cung cấp thông tin về một con người xa lạ. Nhìn chiếc máy tính, tôi đề nghị:

– Anh cho em mượn máy tính chút nhé? Anh đồng ý.

Tôi gõ tên ông vào Google, cả một núi thông tin về ông xổ ra nhưng không có một chi tiết nào đả động đến chuyện mộ ông hiện ở đâu. Anh trưởng phòng đứng cạnh tôi nheo mắt chăm chú đọc. Cuối cùng anh à lên một tiếng:

– Ông này cũng nổi tiếng dữ hen.

Thấy anh có vẻ say sưa, tôi bỏ ra ngoài hiên ngồi mong nguôi ngoai cơn thất vọng đang dâng lên trong lòng. Có vẻ như ông trời cũng biết tôi buồn, nên đang nắng ngon lành, tự dưng đổ mưa xối xả. Cơn mưa giữa trưa đuổi bắt nhau trên những tấm tôn lúp xúp, xám màu. Mưa níu chân tôi lại nơi góc hiên thư viện. Ngồi xuống chiếc ghế đá lạnh lẽo, tôi tự hỏi mình còn cách nào không, còn mối quan hệ nào tôi chưa chạm tới để tìm ra mộ ông không. Tôi có cảm tưởng mình đang phiêu lưu trong khu rừng rậm rạp để tìm kiếm một linh hồn bí ẩn trên sách vở. Giây phút linh hồn mỏng manh kia vút lên trời cao khiến tôi thấy lòng hồi hộp một cách lạ kỳ. Tôi chỉ mới hỏi han hai người, quá ít để đi tới một kết luận. Hẳn phải còn một khe hở nào đó mà tôi chưa tìm ra.

Chợt nhớ bà cô dạy văn hồi cấp 3. Quê của cô ở Lai Vung thế nào cô cũng có chút thông tin về mộ ông Nguyễn Hiến Lê nếu nó thật sự ngự trị tại đây. Cô là người học cao hiểu rộng chắc sẽ giải đáp được thắc mắc cho tôi. Không chần chừ đến một giây, tôi hăng hái bấm số điện thoại của cô. Tiếng bên kia đầu dây đánh thức những dây thần kinh trong người tôi đến mức phấn khích như người chết đuối vớ được chiếc phao. Nhưng đôi khi, phao không đưa ta đến bờ được. Cô biết ông nhưng không biết mộ ông nằm ở đâu. Cô hứa sẽ gọi điện hỏi thăm bà con ở Lai Vung xem thử có ai biết không, và dặn tôi chờ.

Còn ai có thể trả lời câu hỏi của tôi đây? Nhà giáo không biết liệu nhà văn có hơn không? Nghĩ thế tôi không ngần ngại bấm số của một anh nhà văn. Tôi tin rằng giới văn nghệ sĩ rất rành mấy chuyện bên lề này. Anh bạn tôi là người hay giang hồ vặt, lại thêm dân miền Tây, chắc sẽ có những thông tin hay ho. Nhưng câu hỏi của tôi thuộc loại khó nuốt, anh biết rất rõ ông Nguyễn Hiến Lê nhưng cái vụ mồ mả thì anh bí. Anh nói sẽ gọi những bạn văn của anh để hỏi xem có ai biết không. Lại một lời hứa.

Đã hỏi hai “nhà” rồi, tôi hăng hái hỏi nốt nhà báo cho đủ bộ tam. Nhà báo đi còn ác liệt hơn nhà văn và giao thiệp rộng, sao lại không hỏi thử nhỉ? Đã mất công đi xuống tận đây thì lẽ nào lại đi về tay không? Tôi tìm số anh nhà báo quê miền Tây.Sau hồi chuông thứ nhất, anh bắt máy liền. Vừa nghe câu hỏi của tôi xong, anh đáp lại bằng một tràng cười sặc sụa. Có vẻ như chuyện tôi đang làm buồn cười lắm. Khi không lại đi tìm mộ một người không phải họ hàng thân thích, chưa một lần gặp mặt, chỉ biết qua những trang sách. Thật điên rồ! Cuối cùng, anh cũng nín được cười để trả lời tôi một cách rõ ràng và mạch lạc rằng không biết.

Ngoài kia mưa vẫn rơi, gió vẫn thổi, và tôi ngồi đây, lục tìm trong danh bạ số điện thoại của một người quen ở Đồng Tháp, bất chợt bàn phím ngừng ở số tổng đài 19001080. Tại sao lại không gọi nhỉ? Tổng đài là nơi giải đáp mọi thắc mắc từ quan trọng đến tầm phào mà. Hơn nữa, nơi ấy đâu chỉ có một cái đầu. Tôi bấm số tổng đài. Tiếng tút tút dài đằng đẵng kết thúc bằng giọng nhẹ nhàng của cô nhân viên. Nhưng nghe yêu cầu của tôi xong, giọng cô có vẻ khác. Tôi nghĩ rằng cô đã phải nhịn cười. Cô nói tôi chờ máy để cô tra cứu thông tin. Một phút. Ba phút. Năm phút trôi qua. Đến phút thứ sáu, cô nói rằng tổng đài của cô chưa cập nhật thông tin này và mong khách hàng thông cảm.Tôi có thể thông cảm và hiểu cho yêu cầu kỳ quặc này, nhưng sẽ thật là có lỗi với người đã khuất khi ông mất đến nay là tròn 25 năm. 25 năm mà chưa cập nhật thì bao giờ mới cập nhật đây?

Chị Dương thấy tôi cầu cứu hết mọi nơi mà không kết quả gì cũng ái ngại giùm tôi.

– Em tính đi đâu bây giờ?

– Em cũng không biết nữa. Tôi nghĩ đến đoạn đường về.

– Em có muốn về nhà chị ăn cơm không?

Có người nhắc, tự dưng cái bụng tôi đâm ra dở chứng. Tôi biết người miền Tây rất hiếu khách nhưng không ngờ hôm nay lại được mục kích sự hào sảng ấy. Cớ gì lại từ chối lòng tốt của một người như chị nhỉ?

– Em không làm phiền chị chứ?

– Phiền gì đâu. Về cho biết nhà. Sau này có xuống Lai Vung thì ghé nhà chị chơi.

Trời đã tạnh. Cơn mưa ban trưa như gột rửa cái nóng mùa hè, để lại những vũng nước loang loáng trên đường. Chị chạy xe đi trước, tôi rà rà theo sau. Mái tóc chị bay bay trong gió làm tôi nhẹ lòng. Nếu chuyến đi này không tìm được mộ ông Lê thì ít nhất, tôi cũng có thêm được một người chị dễ thương. Tóm lại là không lỗ.

Từ phòng Văn hóa Thông tin đi chừng 2 km nữa là tới nhà chị. Ngôi nhà lá nằm im ắng bên đường quốc lộ. Cả nhà đang xem ti vi nên không ai chú ý đến tôi. Mọi người chỉ lao xao về tôi khi nghe tôi hỏi mộ ông Nguyễn Hiến Lê. Ba má chị là người sống gần hết một đời ở đây cũng không biết mộ ông ở đâu. Thấy vậy, tôi không hỏi thêm ai nữa. Tôi còn nhớ lời tựa của ông Nguyễn Hiến Lê mở đầu cho cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục có đoạn như sau: “Mà có bao giờ người ta nghĩ đến việc thu thập tài liệu trong dân gian không? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bạn bè của người đã mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích cùng dật sự về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau. Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lại có lợi cho văn hóa biết bao. Có như vậy các người cầm bút mới có tài liệu để soạn sách, còn như bây giờ thì một nhà văn Việt viết tiểu sử Tản Đà còn khó hơn viết tiểu sử của Molier, của Shakespeare, của Tolstoi. Thực là ngược đời nhưng rất dễ hiểu. Vì tra cứu ở đâu bây giờ để viết về đời sống của Tản Đà?” Thật không ngờ, điều ông luôn canh cánh trong lòng đến khi mất lại vận vào chính đời ông.

Tôi đi tìm nơi an nghỉ của ông chỉ vì lòng kính trọng. Theo tôi, ông là một trí thức thứ thiệt lúc nào cũng trăn trở vun vén cho văn hóa nước nhà. Ông đã góp vào nền văn hóa Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ gấp bốn lần thời gian ông làm việc. Nhưng quan trọng hơn, đó là nhân cách sống của ông: giản dị và tự trọng. Một con người như thế rất đáng để tôi đi tìm và thắp một nén nhang chứ. Có điều, tôi vô duyên, không tìm được mộ ông dù biết là ông chỉ nằm đâu đó quanh đây. Tôi biết ông qua một người thầy đáng kính. Đúng rồi, người thầy của tôi. Sao tôi không nghĩ ra nhỉ? Tôi cuống quýt gọi điện, thầy cười nói đi mà không rủ, ra nông nỗi này ráng chịu. Thì thầy cũng chưa tới mà, xem như chuyến này em đi dò đường trước, lần sau dẫn thầy đi mới ngon lành chứ. Thầy cười ha hả bảo được, rồi nhắn cho tôi địa chỉ mộ ông. Tôi hí hửng chạy lại khoe với chị Dương cái tin: “Mo Nguyen Hien Le o chua Phuoc An – gan nga tu Cai Buong, Vinh Thanh, Lai Vung”. Cả nhà chị xúm xít quanh tôi khi nghe nói tôi đã tìm ra nơi an nghỉ của ông. Tôi sung sướng đọc to rồi hồ hởi hỏi đường đi đến đó, nhưng lạ thay, tôi đọc xong mà chẳng ai hiểu đó là đâu. Cuối cùng, ba chị Dương đoán một hồi mới rõ đó là ngã tư Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò chứ không phải Lai Vung. Té ra, cả cuốn sách tôi đọc lẫn tin nhắn của thầy đều sai tên huyện. Ba chị Dương dặn:

– Từ Lai Vung con đi thêm khoảng 10km nữa dọc theo quốc lộ 80 là sẽ tới ngã tư Cai Bường. Tới đó con hỏi chùa Phước Ân ai cũng biết hết.

Từ biệt ngôi nhà thân thiện, tôi tiếp tục cuộc khám phá. Mưa bắt đầu nặng hạt quất vào mặt, vào mũi, vào áo mưa ràn rạt nhưng tôi không cảm thấy rét buốt. Có điều gì đó cựa quậy trong lòng, vừa đê mê vừa khấp khởi. Tôi thấy con đường trắng xóa trong màn mưa như những bông tuyết bay lững lờ trong không trung. Giọt mưa nào ngọt ngào rớt lên môi mắt tôi. Giọt mưa nào tắm mát tâm hồn tôi. Đường mưa vắng tanh không một bóng người. Tịnh như chốn này chỉ có mình tôi và linh hồn ai đó đang luẩn khuất trong mưa, hí hửng và reo vui.

Vĩnh Thạnh nghèo nàn và ướt át chào đón tôi. Từ ngã tư Cai Bường rẽ tay trái vào hơn 1km đường đất nữa là tới chùa Phước Ân. Con đường len lỏi qua những vườn cây ăn trái xanh mướt và một cây cầu gỗ bắc ngang con kênh. Nhà dân nằm im lìm dưới tán lá như trái chín giấu mình sau vòm lá. Không khí thuần khiết hòa vào hương xoài dịu êm khiến tôi ngẩn ngơ. Người thiên cổ về chốn điền viên này nằm, sáng nghe tiếng chuông chùa, chiều nghe tiếng sóng vỗ, làm tôi cũng phát ham.

Chùa Phước Ân hiện ra trước mắt tôi vừa trang nghiêm lẫn thân thiện. Ngôi chùa đơn sơ ẩn hiện sau lớp lá bồ đề lóng lánh nước mưa. Tôi dắt xe chầm chậm qua sân chùa. Không một bóng người. Không gian im ắng. Đang khi tôi không biết hỏi ai thì có một bà cụ đi ra. Bà mặc áo nâu sòng, mái tóc đã hoa râm. Tay bà cầm cỗ tràng hạt đang lẩm bẩm tụng kinh. Nghe tôi hỏi mộ ông, bà nói:

– Ông Lê viết sách chứ gì?

– Vâng ạ.

Nhìn tay chân tôi tím tái, bà lặng lẽ mời vào phòng khách. Trong gian phòng ấm cúng bên ly trà nóng, bà cụ hỏi tôi có bà con thân thích gì với ông ấy không? Sao lại đi thăm mộ lúc trời mưa gió như thế này? Làm thế nào mà biết ông nằm ở đây? Tôi ngồi hầu chuyện bà cụ một hồi đủ để giải thích cho bà hiểu tôi chẳng là gì của ông cả và đi tìm mộ ông chỉ để thắp một nén nhang vì lòng mộ mến thôi.

Nghe xong bà cười, rồi bà kể tôi nghe chuyện cách đây khoảng một tháng, cũng có cậu sinh viên đến viếng mộ ông ấy. Cậu ta còn mua trái cây, đèn nhang cho ông ấy nữa. Bà chưa đọc sách ông nên hỏi ông ấy viết sách hay lắm sao mà mất lâu thế vẫn còn có người nhớ đến.

Tôi trả lời ông ấy không những viết hay mà còn rất hữu ích nữa. Nghe thế, bà dẫn tôi vào chánh điện, nơi khung ảnh ông Nguyễn Hiến Lê được treo bên cạnh người vợ thứ hai của ông, bà Nguyễn Thị Liệp. Sau khi ông mất, bà Liệp xuất giá đi tu và trước khi bà mất, bà nói con cháu hãy đem ông bà về đây an nghỉ.Phía sau lớp kính mờ ảo, nụ cười ông vẫn tươi rói và đôi mắt dường như vẫn dõi theo trần đời.

– Đi theo bà, bà dẫn cháu ra mộ ông ấy.

 

Bên trái chùa có một khoảng đất rộng dành cho những người đã qua đời an nghỉ. Ngôi mộ ông Nguyễn Hiến Lê nằm lọt thỏm trong số khoảng 20 ngôi mộ khác. Không có gì đặc biệt cho thấy đó là ngôi mộ của một con người lỗi lạc. Nó nhỏ nhắn và giản dị như chính cuộc đời ông. Cạnh mộ, hoa đổ nhang tàn.

Tôi cắm vào lư hương nén nhang thành kính. Hương trầm tỏa bay. Cay cay khóe mắt.

TÂN PHÚC ÂM HÓA NGHĨA LÀ GÌ ?

TÂN PHÚC ÂM HÓA NGHĨA LÀ GÌ ?

LM Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn

Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, được Đức nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI loan bào và khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ bế mạc ngày 24 tháng 11 năm nay. Chủ đề của Năm Đức Tin này là “ Tân Phúc Âm hóa= New Evangelization” nhằm canh tân đời sống đức tin của mọi thành phần dân Chúa  trong Giáo Hội và mời gọi  thêm nhiều người khác  nhận biết Chúa Kitô và Tin Mừng Cứu Độ của Người, để cùng được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa, “ Đấng cứu độ chúng ta và muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý.”( 1 Tm 2 : 4).

Mục đích canh tân này thực cần thiết trong bối cảnh thế giới tục hóa ngày nay, khi con người ở khắp nơi chỉ hăng say đi tìm tiền của, hư danh trần thế , tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc ( hedonism)  coi nhẹ hay xem thường những đòi hỏi của lương tâm về luân lý, đạo đức, công bằng và bác ái, là những nguyên tắc căn bản và là bộ mặt  của một đời sống hướng thượng, trái nghịch với  bộ mặt  và thực chất của  “ văn hóa sự chết” đội lốt  chủ nghĩa vô thần , chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc,  của cải vật chất, và mọi `vui thú vô luân vô đạo  đang lộng hành ở khắp nơi , cách riêng ở các quốc gia Âu Mỹ..

Thực trạng trên  đang xô đẩy biết bao người vào con đường hư mất đời đời  trong đó có những người đã được đức tin qua Phép Rửa, nhưng nay đã rời xa Giáo Hội và chối bỏ đức tin bằng chính đời sống của họ.

Để đối phó với nguy cơ nói trên, và cũng để bảo vệ và củng cố đức tin , Giáo Hội hô hào phải  “ tái phúc âm hóa” để canh tân và đào sâu thêm đức tin Kitô-Giáo dựa  trên chính Chúa Kitô là Tin Mừng đã đến trong trần gian cách nay trên 2000 năm để loan báo “ cho mọi loài thụ tạo, và ai tin và chịu phép rửa thì được cứu rỗi, còn ai không tin sẽ bị kết án. ( Mk 16 : 16).

Thật vậy, Tin Mừng –hay Phúc Âm-  là tất cả những gì đã được viết về Chúa Giêsu-Kitô, từ ngày Người sinh ra cách khó nghèo trong hang bò lừa cho đến ngày Người chết tủi nhục  trên thập giá, sau khi phải chịu biết bao đau khổ, nhục nhã, để hiến mạng sống mình “ làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28).

Không những Phúc Âm ghi lại cuộc đời của Chúa mà đặc  biệt là truyền lại những lời Người giảng dạy trong suốt ba năm cùng các Môn đệ đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho dân Do Thái, nhưng đã bị các giai cấp Trưởng lão, Tư Tế và luật sĩ  Do Thái loai bỏ,  không đón nhận mà còn lên án tử hình cho Chúa qua khổ nạn vác thập giá như ta đọc thấy trong 4 Tin Mừng..

Phúc Âm của bốn Thánh Sử  Matthêu, Mac-cô, Luca và Gioan chỉ  ghi chép phần nào những lời Chúa nói và việc Người làm, nhưng không phải tất cả những lời giảng dạy của Chúa, vì theo Thánh Gioan thì “ Nếu viết lại từng điều một  thì tôi thiết nghĩ, cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.” ( Ga 21: 25) .

Tuy nhiên , những gì các Thánh Sử đã ghi chép, kế cả các Thư Mục vụ của các Thánh Phaolô, Phê rô, Gia-Cô-Bê, Gioan, và  Giuđa bổ túc thêm giáo lý vững chắc cho chân lý  của các Tin Mừng của bốn Thánh Sử, đã trở thành toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước, được thẩm quyền Giáo Hội coi là Sách Thánh, vì có ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần cùng với 46  Sách Cựu Ưỡc hợp thành trọn bộ Thánh Kinh  mà Công Đồng  đại kết thứ 19 họp tai Trent ( 1545-1563 ) đã đóng thư qui.

Thật  vậy, các Sách Thánh gồm chung các sách Cựu và Tân Ước viết bằng tiếng Do Thái  và Hy lạp đã được Thánh Giê –rô- ni mô ( St Jerome, died 420 A.D ) dịch ra tiếng Latinh chung  trong một Bản gọi là Vulgate tức bản Thánh Kinh Phổ thông  được Công Đồng Trentô  đóng thư qui là những  Sách Thánh có ơn linh hứng đã  được công nhận từ Công Đồng Phi Châu ( 1501-04)  cho đến Công Đồng Trento , rồi  Công Đồng Vaticanô I  ( 1870) và  Vaticanô  II ( 1962-65)  cho đến nay.

Nghĩa là từ khi bản Phổ thông Vulgate được chính thức đóng thư qui cho đến nay, thì   không hề có  thêm sách hay điều gì mới được thêm bớt vào nội dung  các  Sách đã được công nhận là Sách Thánh vì có ơn linh ứng (inspired) của Chúa Thánh Thần.

Do đó, khi kêu gọi “ Tân phúc âm hóa” ( New Evangelization), một sáng kiến khởi đầu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ( nay là Chân phước= Blessed), Giáo Hội  không công bố một Tin Mừng mới nào khác với  nội dung Tin Mừng đã được công nhân từ Công Đồng Trentô cho đến nay.

Nghĩa là tất cả nội dung Thánh Kinh  và Tin Mừng đã được  thẩm quyền Giáo Hội công nhận và công bố  qua các Công Đồng nói trên vẫn nguyên vẹn là một Tin Mừng  cần được canh tân trong chiều kích  đào sâu thêm ý nghĩa để giúp  sống đức tin Kitô Giáo  cách phong phú hơn, và có giá trị thuyết phục hơn trong đời sống cúa mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội.

Đó là tất cả ý nghĩa  và mục đích “Tân Phúc Âm hóa= New Evangelization” đang được khuyến khích đẩy mạnh trong toàn Giáo Hội trong Năm Đức Tin này.

Tại sao cần phải đọc lại Lời  Chúa trong Thánh Kinh nói chung và  trong các Tin Mừng nói riêng ?

Để trả lời câu hỏi này, ta cần  đọc lại  chính lời Chúa Giêsu đã nói với tên quỷ đến cám dỗ Chúa trong rừng vắng , nơi Chúa ăn chay cầu nguyện trước khi ra rao giảng Tin Mừng Cứu Độ:

Khi tên quỷ thách đố Chúa biến đá ra bánh để ăn,  Chúa đã trả lời nó như sau:

Đã có lời chép : Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh.” ( Lc  4 : 8)

Lời Chúa trên đây  được ghi  đầy đủ  hơn trong Sách Đệ Nhị Luật như sau:

“  Anh  em nhận biết rằng : người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời Miệng ĐỨC CHÚA phán ra.” ( Đnl 8: 3)

Thánh Phêrô cũng đặc biết nói đến tầm quan trọng phải sống bằng lời Chúa, khi Chúa Giêsu hỏi các Tông Đồ xem họ còn muốn theo Chúa hay muốn bỏ Người ra đi như những người khác. Phêrô đã trả lời Chúa như sau:

Thưa Thầy, bỏ Thầy  thì chúng con biết đến với  ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” ( Ga 6: 68)

Những lời mang lại sư sống đời đời mà Chúa Giêsu đã dạy bảo các TôngĐồ và dân chúng xưa kia là:

1. “ Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí không và hết sức lực ngươi…Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình ngươi.” ( Mc 12 : 30-31 )

2. “ Thời kỳ đã mãn, và triều đại Thiên Chúa đã đên gần. Anh  em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”(Mc 1:15)

3. Ta là Ánh Sáng đến thế gian để bất cứ ai tin vào Ta, thì không ở lại trong bóng tối.” ( Ga 12 : 46)

Hoặc :

4-  “ Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và thênh thang thì đưa đến diệt vong…còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy. ( Mt 7 : 13-14)

Chúa Giêsu chính là Con Đường và là Cửa  hẹp mà chúng ta phải đi qua, nếu muốn  được vào nơi vĩnh phúc là   Nước Trời , sau khi chấm dứt hành trình đức tin trong trần gian này.

Nơi khác , Chúa cũng nói rõ thêm như sau về sự cần thiết phải thực hành lời Chúa cho được vào Nước Trời:

Không phải bất ai thưa với Thầy : Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” ( Mt 7 : 21)

Như thế, thật vô cùng cần thiết cho mọi tín hữu chúng ta phải đọc lại Lời Chúa trong Thánh Kinh nói chung và nhất là những lời của Chúa Giêsu được ghi lại phần nào trong bốn Tin Mừng ( Gospels) mà chúng ta vẫn quen nghe đọc, nhưng chưa gẫm suy cho đủ để lời Chúa thực sự in sâu và biến đổi tâm hồn chúng ta.

Nếu lời Chúa đã đổi mới mọi người chúng ta, thì chắc chắn đã có tình thương trong gia đình giữa cha mẹ, con cái và vợ chồng, khiến cho những thảm kịch vợ chồng bỏ nhau, giết nhau, con cái giết cha mẹ, anh chị em thù nghịch và làm hại nhau đã không sảy ra ở khắp nơi trong thế giới tục hóa ngày nay.

Nếu lời Chúa đã in sâu và biến đổi lòng người thì đã không có biết bao người, kể cả  một số  không nhỏ các môn đệ Chúa trong Giáo Hội  ngày nay  đã và đang chạy theo tiền bạc, ham mê  của cải và hư danh trần thế  đến mức coi nhẹ hay dửng dưng tinh thần khó nghèo của Phúc Âm mà Chúa Giêsu đã nêu gương sáng khi Người  chọn sinh ra trong hang bò lừa, và lớn lên, đã sống lang thang như người vô gia cư, đến nỗi không có chỗ tựa đầu, trong khi con chồn có hang, chim trời có tổ( Mt 8 : 20)

Lại nữa, nếu lời Chúa đã thực sự đi sâu và tâm trí người tín hữu khắp nơi, thì người có niềm tin nơi Chúa không thể buông thả sống theo những  trào lưu của “văn hóa sự chết”, để lơ là việc sống Đạo, coi thường việc lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa Giải  và nhất là làm nhân chứng cho Chúa Kitô trước bao người chưa biết Chúa và Phúc Âm sự Sống của Người.

Sau hết, riêng đối với các Tông Đồ lớn nhỏ của Chúa trong Giáo Hội, nếu Tin Mừng đã in sâu và đổi mới mọi người, thì không ai có thể coi nhẹ sứ vụ rao giảng, phục vụ và sống nhân chứng cho Chúa,,là “ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người. ( Mt 20: 28)

Tóm lại,  thật vô cùng cần thiết phải  được “ tân phúc âm hóa” để Tin Mừng của Chúa  đổi mới mỗi người chúng ta thêm hơn nữa hầu  biến chúng ta thành những   “Kitô thứ hai” ( Alter Christus)  sống giữa bao người không có đức tin và đang làm những sự gian ác, độc dữ  trong  thế giới tục hóa ngày nay..

Xin Chúa Thánh Linh giúp đổi mới chúng ta trong cố gắng phúc âm hóa chính mình và phúc âm hóa người khác  để chiếu rọi ánh sáng Chúa Kitô vào  thế giới  quá u tối  vì vô thần, vô nhân đạo  và vô luân hiện nay.

LM Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn.

Mê tín

Mê tín

Mê Tín là tin vào những gì không có ích cho sự phát triển cho khối óc. Mê tín sẽ làm ta yếu hèn, nhờ đỡ, thần kinh yếu dần rồi gây ra đủ loại bịnh tật. Hiện nay đã và đang lan tràn những hiện tượng đồng bóng, lên cốt, ngoại cảm, bói toán, bùa chú, tử vi tướng số, cầu cơ, gọi hồn, đốt vàng mã, coi phong thuỷ… Những việc này là mê tín và chúng ta nên tránh xa.

Trời đã ban cho mỗi người một báu vật đó là thể xác và tâm linh. Khi sanh ra làm người, là đã có đầy đủ hết không cần gì thêm nữa. Với Tâm linh sẵn có, mình có thể tự phát triển đến ngang hàng hoặc cao hơn bất kỳ ai cõi nào. Họ còn thua chúng ta mà, họ đâu có cái xác, đâu có ngũ hành như chúng ta. Vì không có chỗ nên nhiều phần bất chánh trong vũ trụ mới chiếm xác và điều khiển mình. Chúng ta có khối óc huyền vi siêu diệu sao không biết xử dụng mà lại chấp nhận sự lệ thuộc, làm nô lệ cho các giới đó? Cái gì thanh sạch là đưa các bạn đi lên là đúng, cái gì ác trược xâm chiếm và làm suy yếu thể xác hay thần kinh của mình là tà đạo.

Thời đại này sẽ không chấp nhận bất cứ sự mê tín nào trong xã hội. Phần đó thuộc về tà ma và ai tin theo nó sẽ bị loại bỏ không nương tay. Tiện đây, xin đóng góp chút ý kíến về tất cả những hiện tượng trên để giúp xã hội chúng ta sống văn minh hơn.

1) Cúng khai trương:

Hầu như người Việt nào khi khai trương gian hàng hay cửa tiệm đều bày ra cúng heo quay hay thổ địa. Có 4 điều chúng ta phải suy nghĩ: thứ nhất, bạn căn cứ vào đâu và hiểu gì khi làm việc này? Thứ nhì, tôi thấy 100% các công ty nước ngoài và người ngoại quốc đâu có làm chuyện này nhưng tại sao họ luôn luôn thành công? Thứ ba, nếu như có thật là cúng kiểu đó có linh thiệt, thì té ra mình nương nhờ thần thánh đễ làm ăn? Bạn định lợi dụng thần thánh? Thứ tư, ai nói với bạn là có thổ địa và sao bạn biết ông ta thích ăn… heo quay?

2) Đốt vàng mã:

Mỗi lần khai trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt ta lại bày ra đốt tiền giả hay vật giả. Bạn nghĩ sao mà làm vậy? Tôi không nghĩ ra. Té ra khi tôi dùng lửa đễ tiêu huỷ giấy tờ thì ai đó dưới âm phủ sẽ nhận được toàn hồ sơ…. mật của tôi? Tội ai làm nấy chịu, ví dụ ông bà mình đang bị hành hình dưới địa ngục, bạn có nghĩ là mấy thứ bạn đốt đó sẽ đến tay họ không? Bạn có thể dùng kim ngân để phá luật đời nhưng sẽ không thể dùng mớ giấy lộn và hình nộm để phá luật Trời.

3) Bói toán:

Không ai có thể biết tương lai của bạn! Tôi biết khoa Tử Vi là một môn khoa thiên văn cổ, nó dựa trên thiên văn, sự vận chuyển của các hành tinh mà đúc kết nên đời người. Vấn đề là mình biết để làm gì? Tại sao chính mình có khả năng thay đổi đời mình qua cách sống hàng ngày mà không làm, lại đem đời mình phó thác cho số phận. Mà bạn muốn biết để làm gì chứ? Tôi hỏi thật đó. Biết rồi mình sẽ làm gì? Mình né được không? Người đi coi bói bị tội, mà người bói cũng bị tội. Nếu bạn để ý sẽ thấy, mấy thầy bói cuối đời đều thê thảm. Nói bất cứ gì về tương lai người ta sẽ khiến ảnh hưởng dây chuyền tới người khác, đó là một đại tội.

Chính bạn còn chưa biết mình là ai, từ đâu đến, và chết sẽ đi về đâu thì tài năng nào của thầy bói có thể biết tương lai mình. Nhìn cuộc sống hiện tại của mình là biết quá khứ ra sao, và hiện tại mình đã làm những gì sẽ biết tương lai. Hãy làm chủ cuộc đời mình! Chớ tin vào mấy sự lừa dối. Không có gì kỳ cục cho bằng ngồi đực mặt ra đó chờ người ta nói về đời mình.

4) Phong Thủy:

Phong Thủy không phải là bộ môn xấu nhưng chính vì chúng ta làm nó xấu. Nó là nghệ thuật thiết kế chứ chẳng có gì bí mật hết. Ví dụ: phòng khách mình sắp đặt nhìn “chướng mắt” như giữa phòng khách kê cái giường ngủ, tranh treo ngay cửa sổ, đồng hồ treo sau cửa ra vào, bàn ăn kê trong phòng ngủ…. khi bạn mời xếp đến nhà chơi, bước vô là người ta thấy khó chịu rồi. Cái khó chịu này sẽ làm bạn thất bại sau này. Tôi chỉ lấy 1 ví dụ rất nhỏ để các bạn thấy, con người mình ra sao, mình sẽ an bài nội thất y như vậy. Bạn đạo đức, sống tốt, sức khoẻ dồi dào… bạn sẽ thiết kế khác người bên trên. Đó chính là phong thủy đã an bài rồi. Nó an bài ngay trong tâm tánh mình. Người Pháp, người Nhật, nhà cửa trang trí họ khác nhau là vì cái tánh họ khác nhau. Cho nên không thể dùng Phong Thuỷ để thay đổi cuộc sống, mà phải thay đổi tánh tình trước. Dùng phong thuỷ táng huyệt chỗ này chỗ kia, đó là đại tội vì cướp đi phần âm đức đã an bài cho người khác. Thiếu gì người dành mua cho được căn nhà “hạp” với tuổi mình nhưng rồi cũng tán gia bại sản.

5) Nhà “Ngoại Cảm”:

Hiện nay tai VN, rất nhiều người tin theo cái này. Mình là người, có trí óc, có cái tâm vô cùng siêu diệu mà sao lại chạy theo mấy cái này? Tôi hỏi nè, bạn có biết bên trong cái xác nhà “ngoại cảm” đó là gì không? Nếu bạn biết ai đam mê cái này, nên khuyên họ rời xa ngay lập tức. Toàn là làm những chuyện nghịch thiên phá luật.

6) Lên Đồng, Nhập Xác:

Việc này có chứ không thể phủ nhận. Khoa học cũng nghiên cứu, phân tích đủ thứ mà vẫn không giải thích được. Cái đó chứng minh là có linh hồn. Bạn là chủ của 1 tiểu vũ trụ, là vua một cõi trong bản thể, bạn phải sử dụng chủ quyền của mình. Trong bản thể nó lớn lắm, như là ngoài vũ trụ. Chúng ta không nên giao tiếp hoặc trực tiếp tham gia những việc này. Ngoài đời nhiều giới bất chánh lắm, thì bên kia cũng vậy! Bạn thử ra đường mời giang hồ vô gia cư vô nhà mình ở một thời gian rồi sẽ biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tất cả là duyên nghiệp ân oán với nhau thôi.

7) Bùa Chú:

Người bạn tôi đi xe đường xa, trên xe đò có 1 nhóm người ngồi chơi bài, thấy anh ta có vẻ thích thú, họ mời anh ta chơi. Lúc say mê chơi, họ bảo anh đặt tiền bao nhiêu là anh ta cứ lấy mà đặt. Khi xe tới nơi, anh bước xuống và như chợt tỉnh lại thì số tiền lớn trong túi mất sạch. Ai ai đều nói là anh bị bỏ bùa. Vậy Bùa Ngãi là gì?

Tất cả chỉ là hoá chất (chemical) thôi, không gì khác. Họ lấy tinh dầu của một số cây, lấy tinh chất rồi phóng ý vô đó. Tâm con người là sức mạnh vạn năng, có nghe Tâm Điển bao giờ chưa? Tâm bạn là điển quang, có ánh sáng, có sức rung động có thể tạo ra sự sống. Vì chính nó là nguồn sống. Cứ bơm sự sống với tà tâm vô mấy cái hũ đó lâu ngày nó thành thuốc. Nó có thể hại người ít đức chứ không động được người đức cao, vì sao? Vì người đức cao họ có điển tâm mạnh hơn, khó hại lắm. Quỷ Thần còn phải trọng, mấy cái cây đó làm được gì, cùng lắm là hoá chất làm làm họ tê chút thôi.

Tin và dùng bùa ngãi là thứ tà đạo tồi nhất mà làm người phải tránh. Xử dụng mấy thứ này hại hoặc dù giúp ai, trước sau gì cũng bị quả báo lúc lâm chung. Tại sao không dùng điển tâm của mình khai phá huyền bí mầu nhiệm chơn tâm để đi đường lớn mà cứ chui đầu vào làm chuyện lắc nhắc?

8) Đánh Đề:

Tệ nạn này ngày càng nhiều. Người ta tối nằm ngủ, thấy con này, vật nọ, liền ngày hôm sau là dựa vào đó mà mua số đề để mong được có số tiền. Thậm chí còn quá lố hơn nữa là canh nơi nào có người vừa bị tại nạn xe cộ chết là xúm ra cúng kiến cầu người mới chết phù hộ cho may mắn.

Tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Điều gì khiến con người trở nên thấp trí đến nỗi đi cầu người chết để giúp ta làm giàu? Người chết do tai nạn đều là bất đắc kỳ tử. Thần hồn họ hốt hoảng, hồn phách tán loạn, đau khổ, bối rối,…. họ còn lo cho họ chưa xong thì làm gì giúp cho mình! Mà họ lấy tư cách gì mà biết tương lai chưa xảy ra? Họ còn chưa tin là mình đã chết và không biết trước mình sẽ chết thì làm gì họ biết được gì khác mà giúp chúng ta.

9) Xin Ấn:

“… Lễ hội đền Trần diễn ra vào rằm tháng giêng và mở đầu bằng lễ khai ấn đêm 14 tháng giêng. Gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng tiến trong nghề nghiệp…”

Đây là một hiện tượng vô cùng phản khoa học, phản tôn giáo, nghịch lại mọi đạo đức căn bản của dân tộc. Chen đua nhau, giẫm lên nhau, đạp nhau để xin thần thánh ban cho thăng quan tiến chức qua vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng.

Tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Tài lộc và phước đức do một cá nhân phải do công năng tu tập đạo đức bao kiếp có thể mua với giá vài chục ngàn đồng? Chúng ta hãy mở to con mắt ra mà nhìn tấm gương phát triển đất nước ở các quốc gia văn minh tiến bộ xem họ có “mua ấn” để được giàu có thăng quan không, hay họ đã vận dụng trí tuệ chính họ đưa họ lên tột đỉnh giàu sang? Bill Gate, Steve Jobs, Warren Buffet có ông nào cần mua ấn không?

Nếu có thần thánh thì “thần” và “thánh” nào dám cả gan ban cho phước lộc giàu sang kiểu này hả? Dùng tiền mà mua chuộc cả thần thánh thì mình mang tội trước rồi mấy ông thần thánh đó mang tội sau.

10) Xông Đất & Giải Hạn Sao:

Đây cũng là một hình thức mê tín rất sai lầm của người Việt ta. Không ai trên thế gian có tư cách giải dùm ai bất cứ nạn nào trừ ra chính mình. Tội và nghiệp lực của ta phải do chính ta giải bằng cách sống đạo đức hơn chứ không phải bằng cúng kiếng. Mà… người đi giải hạn sao xấu biết gì về… tinh tú trên trời? Và người giải hạn hiểu gì không huyền bí trong vũ trụ? Giải cho cố vào rồi có gì thay đổi đâu: nghèo vẫn nghèo, ngu vẫn ngu, xui vẫn xui. Tôi biết có cách giải đó! Đó là… tu tâm dưỡng tánh. Thay đổi khối óc, làm sạch ngũ tạng. Ngũ tạng mình chính là “Sao”, là  Tinh tú đó. Bạn có nghe từ “Hành tinh cơ tạng” bao giờ chưa? Nó đó, nhắm vào đó mà giải thì cuộc đời thay đổi toàn diện. Sửa tâm sửa tánh chính là giải hạn giải sao tận gốc đó bạn, vì nạn là do chính tánh tình của mình mà nên. Giải đi bạn, giải nó hằng ngày hằng giờ, khỏi cần đầu năm, khỏi tốn tiền!

Còn tục Xông Đất đầu năm nữa, thật không hiểu nổi. Bao tỷ người Việt và Tàu cứ xông đất đi rồi đời mình cũng không khá nổi. À… tôi đề nghị nếu đầu năm có người ăn xin đến nhà bạn xin tiền, bạn hãy ban tặng cho họ tiền bạc, hãy mời họ vào nhà dùng buổi cơm đầu năm đi. Bạn sẽ động lòng Trời đó. Bạn đuổi họ đi vì sợ xui thì bạn sẽ xui mạt kiếp đến chết thôi. Tâm xấu xí thế kia thần thánh nào mà chứng.

11) Sừng Tê Và Rượu Thuốc:

À, tại sao tôi lại liệt thứ này vào mê tín? Mê tín là tin những gì vô căn cứ đúng không? Nếu 10 mục mê tín trên có hại cho tâm linh và làm bại hoại xã hội thì vụ này thuộc loại mê tín làm thiệt hại vật chất. Chúng đã góp phần rất lớn làm hư hại môi sinh trái đất, phá trật tự thiên nhiên.

Người không hiểu biết bày ra biết bao điều bại hoại ngu si làm tổn thương con người từ việc ăn óc khỉ, cúng bái, đốt vàng mã, phong thuỷ, ăn ngầu pín, vi cá, vân vân… Nó tai hại đến nổi người Việt ta bây giờ bị tiêm nhiễm hết thuốc chữa. Nó đã lan tràn khắp đất nước đến mức từ trên xuống dưới cứ làm theo, tin theo mà bất chấp hậu quả. Một con Tê Giác vài ba năm mới đẻ 1 con, rồi nhiều năm mới lớn và mọc sừng, rồi cũng vì mê tín dốt nát mà giết nó đi chỉ vì cái sừng! Nếu như muốn tăng cường sinh lực thì thiếu gì cách, như tập thể dục, ăn uống điều độ, tập yoga, tiết dục,… nếu sống đúng như vậy thì chúng ta sẽ khoẻ mạnh, cần gì phải giết đi một con vật hiền lành để thỏa mãn thú tính của mình. Đến bây giờ Y học cũng chưa chứng minh được sừng Tê, rượu Rắn có thể giúp con người chuyện đó. Nếu biết suy nghĩ thì phải hiểu là dùng bất cứ thứ gì để “hỗ trợ” điều phản thiên nhiên, trước sau gì cũng bị bịnh. Có thấy lịch sử phong kiến Trung Hoa và Việt nam là cái gương không? Có ông Vua nào sống thọ hơn 40 tuổi đâu! Ông nào cũng tẩm bổ bằng sừng Tê, sâm Nhung, canh Yến, Hổ cốt, rượu Kỳ Đà, Rắn,…. nhưng đều chết trẻ. Tuổi thọ bị giảm cũng vì sống trái tự nhiên. Làm biếng, lười vận động mà dùng mấy thứ này là chết sớm thôi. Xe cũ thì chấp nhận chạy ỳ ạch đi, chứ còn muốn làm xe đua đổ xăng máy bay vào để vọt qua mặt nguời ta là banh máy. Luật Trời đã ấn định rõ mà, bạn tham dục quá độ thì chết sớm hoặc bại liệt lúc về già. Suy yếu vì đã lạm dụng nó quá mức thì hãy lo tập luyện sức khoẻ chứ dùng mấy thứ này là càng chết sớm. Chết rồi là mất hết, 100 sừng Tê cũng vô dụng.

12) Đi Chùa Khấn Vái:

Tâm chúng ta làm ra ngôi chùa, người ta không đến đó là nó thành hoang phế đâu có linh nữa. Vì vậy tâm chúng ta mới thật là linh ứng, không phải ngôi chùa hay những hình tượng bằng gỗ hay đất sét nắn thành. Người ta tu hành rất gian nan mới thành công rồi mình đến van xin họ là lợi dụng buôn thần bán thánh. Tại sao ta không hành như họ để giải khổ mà lại cầu xin để giải khổ? Chùa Miễu không phải là chỗ để cầu xin vì chư vị đã thành đạo thoát tục, chư Phật đã đi trong sự khổ hạnh bần hèn, buông xả hết của cải danh lợi mới thành đạo, vì vậy họ không thể ban sự giàu sang phúc đức cho bất cứ ai vì đó là đi ngược lại con đường giải thoát. Bước vào đó, chúng ta không nên cầu khấn mà hãy nghĩ đến… Bill Gate. Anh ta không hề đến chùa cầu xin điều gì nhưng là tỷ phú. Cho nên chúng ta đến đó là để suy gẫm đạo lý và luật nhân quả, chứ cầu xin không bao giờ được đâu. Bước vào Chùa hay Nhà Thờ là hãy nhớ đến… Bill, để tu tỉnh sống đúng hơn trong kiếp này và dọn con đường thiện lành cho mai sau.

(Sưu tầm)

84.000 Tình Nguyện Viên tại Rio là Trái Tim của Ngày Giới trẻ Thế giới

84.000 Tình Nguyện Viên tại Rio là Trái Tim của Ngày Giới trẻ Thế giới

Lm Paul Phạm Văn Tuấn

7/22/2013

vietcatholic.net

Ở khâu chuẩn bị cuối cùng của Ban Tổ Chức Trung Ương ĐHGT-2013 đang nóng lên cao độ cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng và những người trẻ hành hương quốc tế đổ xô về thành phố Rio. Chỉ nói về những người tình nguyện viên phục vụ đã lên đến con số 84.000. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hứa đồng hành với Giới Trẻ trong trong tâm trí, như Ngài đã nói với ĐGH Phanxicô trước ngày khởi hành.

Brasil là quốc gia có số giáo dân Công Giáo nhiểu nhất thế giới đang chờ đợi cuộc viếng thăm mục vụ của ĐGH Phanxicô. Ngài sẽ đến Rio de Janeiro vào thứ Hai, 22.7.2013, một nơi hội ngộ với khoảng 2 triệu người trẻ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Cho cuộc gặp gỡ lớn lao này phải đòi hỏi bảo toàn về vấn đề an ninh chặt chẽ cho thành phố và cho người quan trọng nhất nhì trên thế giới là ĐGH Phanxicô, chỉ nói về vấn đề Ngài không dùng xe có kính chống đạn thì đã làm cho nhà chức trách Brasil phải đau đầu để tìm ra phương hướng gìn giữ an toàn. Gần 10.000 lực lượng an ninh chìm nổi được điều động ngày đêm, và phải cần thêm sự ủng hộ từ giới quân đội với 10.266 binh lính tham gia. Vẫn chưa rõ liệu có biểu tình trong những Ngày Giới Trẻ Thế Giới như cách đây khoảng ba tuần trước vào lúc có cuộc tranh giải bóng đá Confederations Cup không? “Chúng tôi đang chuẩn bị”, đây là thông điệp của sở cảnh sát thành phố Rio.

Khoảng 50.000 giới trẻ Argentina muốn đến Rio

Lòng háo hức của người Argentina muốn điên lên để gặp lại người đồng hương Jorge Mario Bergoglio nổi tiếng nhất thế giới, giờ được gọi là GH Phanxicô. Và đây cũng là chuyến tông du mục vụ đầu tiên của vị Giáo Hoàng từ lúc đắc cử vào tháng ba vừa qua, lại là lần đầu đặt chân đến lục địa Châu Mỹ La Tinh nữa chứ. Từ đất nước Argentina của ngài người ta dự tính có khoảng 50.000 người trẻ hành hương đến thành phố Rio, mặc dù chỉ có 18.000 người trong số họ đã ghi danh chính thức nơi Trung Ương.

Rõ ràng, nhiều người Argentina hâm mộ Đức Giáo Hoàng của họ sẽ gặp rắc rối với các quy định chặt chẽ trao đổi ngoại tệ của nước láng giềng Brasil. Các giới chức trong GH Argentina luôn nhận được các cuộc điện thoại hàng ngày của những người hành hương vì liên quan đến việc đổi tiền. Họ đã không đổi được tiền từ Pesos của Argentina sang Reais của Brasil, Đức Giám Mục phụ tá Raul Martin ở Buenos Aires cho các nhà báo biết về sự việc này.

Các Tình nguyện viên là Trái Tim của Ngày Giới trẻ Thế giới

84.000 tình nguyện viên tại Rio đang được cần đến. Nếu không có sự dấn thân của họ để thực hiện các ĐHGT Thế Giới thì sẽ là đìều không thể tưởng tượng được, điều nay chính Đức Tổng Giám Mục Orani Joao Tempesta của TGP Rio cũng phải công nhận. Đối với ngài các tình nguyện viên của ngày hôm nay sẽ là các nhà lãnh đạo của Giáo Hội trong tương lai.

Riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhận ra tầm quan trọng về sự dấn thân của các tình nguyện viên như thế. Vì thế trước khi kết thúc chuyến Tông Du Mục Vụ ở Brasil vào buổi chiều 28.7.2013 để trở về Tòa Thánh Vatican, Ngài sẽ đến Trung Tâm Triển Lãm quốc tế của Rio để gặp gỡ các tình nguyện viên. Ngài muốn đích thân cảm ơn cho việc dấn thân của họ trong những ngày ĐHGT.

“Dân tộc và quốc gia Brasil sẽ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới về tham dự ngày lễ hội Giới Trẻ Thế giới tuyệt vời này và vòng tay ấm áp của chúng tôi mở rộng đón tiếp tất cả mọi người”, vị đứng đầu nhà nước, nữ Tổng Thống Dilma Rousseff đã tuyên bố trong tuần qua. Bà TT Rousseff và Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của TGP Rio sẽ đến sân bay vào thứ hai tới để đón tiếp ĐGH Phanxicô.

Một thông điệp rất mạnh mẽ để trong hành lý của ĐGH Phanxicô

“Chúng ta hẹn gặp lại nhau trong ba ngày tới,” lời của ĐGH Phanxicô đã viết trên Twitter. Phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican, cha Federico Lombardi bật mí một chút rằng Đức Giáo Hoàng đã có một “thông điệp rất mạnh mẽ” để trong hành lý của mình. Thanh niên là tương lai của Giáo Hội và ĐGH rất ý thức về điểm này, cha Lombardi nói với tờ báo “Estado de São Paulo”.

Ngài sẽ nói chuyện trực tiếp với giới trẻ: “Các con là những người chịu trách nhiệm cho tương lai của thế giới và cả Giáo Hội.” Ngoằi ra Ngài muốn nhắc nhở các nhà chính tri về vấn đề lương tâm để biết trách nhiệm của họ đối với công bằng xã hội và quan tâm đến người nghèo, người bệnh và người tàn tật.

ĐGH Phanxicô khẩn khoản xin ngưòi tiền nhiệm là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhớ cầu nguyện cho ngài trong chuyến đi đến Rio dịp ĐHGT-2013. Theo thông tin của Tòa Thánh Vatican cho biết ĐGH Phanxicô đã đến thăm vị tiền nhiệm vào chiều thứ sáu, 19.7.2013. ĐGH Phanxicô đã mang đến tập chương trình của ĐHGT-2013 và tấm huy chương kỷ niệm của chuyến đi trao tặng cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Đức Thánh Cha Bênêđictô bảo đảm rằng sẽ cầu nguyện cho người kế vị của ngài. Đồng thời trong lúc trao đổi với nhau, Ngài gợi nhớ lại “kinh nghiệm mãnh liệt và tuyệt vời” của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Köln (2005), Sydney (2008) và Madrid (2011). Cũng như ĐGH Phanxicô đang thực hiện chuyến đi tông du lần đầu tiên tại Rio đến với ĐHGT-2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sau khi đắc cử giáo hoàng năm 2005, thì chuyến tông du mục vụ đầu tiên chính là đến với ĐHGT-2005 ở Köln.

Chi phí cho Ngày Giới trẻ Thế giới được ước lượng lên đến 350 triệu Reais (khoảng 118,4 triệu Euro). Trong số này, khoảng 70% sẽ thu được từ tiền lệ phí đóng góp của những người tham dự. Ngoài ra, có thêm các khoản tiền cùa các nhà tài trợ và dịch vụ của thành phố Rio de Janeiro đóng góp vào nữa.

Bãi biển nổi tiếng Copacabana là địa điểm chính gẵp gỡ

Một trong những địa điểm chính là bãi biển nổi tiếng Copacabana, đoạn đường dài trên một cây số sẽ được dựng một tháp cao để treo các màn hình và hệ thống âm thanh khuyếch đại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chào mừng các bạn trẻ tại đây trên một sân khấu lớn, ước lượng khoảng 1,5 đến 2 triệu người trẻ đang mong đợi Ngài. Chương trình của ĐGH tiếp theo sẽ ghé thăm một khu ổ chuột ở Rio, thực hiện một chuyến hành hương đi đến thánh địa Đức Mẹ lớn nhất của Brasil tên là Aparacida nằm trong tiểu bang São Paulo. Thánh lễ bế mạc sẽ được cử hành vào Chúa Nhật, 28.7.2013 tại Guaratiba nằm về phía Tây của Rio gọi là “Campus Fidei” (Cánh đồng đức tin).

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn

CÂY PHIỀN MUỘN!

CÂY PHIN MUN!

Br. Huynhquảng

Ở một ngôi làng nhỏ tại Ba Lan có một nhà thông thái được nhiều người nể trọng; dân làng thường tìm đến ông để tâm sự, chia sẻ những nỗi phiền muộn trong cuộc sống.  Hằng ngày, ông lão nghe rất nhiều nỗi phiền muộn trong từng gia đình.

Họ cho rằng, ông trời không công bằng khi để cho họ mang quá nhiều gánh nặng so với những người hàng xóm:

– “Tại sao ông ấy thảnh thơi hơn tôi? –  Tại sao chồng chị ấy lại chăm chỉ còn chồng tôi lại ngày đêm nhậu nhẹt? –  Tại sao vợ của tôi chỉ thích đi mua sắm còn vợ của anh ấy thì lại đảm đang lo cho gia đình? –  Tại sao tôi phải mang căn bệnh nan y này còn ông hàng xóm thì sống bê tha mà lại tỉnh bơ phây phây?  –  Dù tôi không làm gì sai trái nhưng tại sao đời tôi vẫn không bình an như ông kia?”…..

Đó là những nỗi phiền muộn trách cứ mà dân làng tìm đến để nhờ ông lão giúp tìm câu trả lời…

Sau một thời gian, ông lão nảy ra một sáng kiến như sau.  Ông tổ chức một ngày hội.  Trong ngày ấy, mỗi người hãy chuẩn bị một cái bao với tên của mình được ghi ngoài bao.  Mỗi người dân trong làng hãy mang nỗi phiền muộn của mình, những khó khăn của mình và “đặt” chúng trong cái bao ấy và treo chúng lên một cây có tên gọi là “Cây Phiền Muộn” ở giữa làng nơi sẽ diễn ra lễ hội.  Sau khi chờ mọi người treo “bao phiền muộn” của mình lên cây, họ có quyền chọn bao của người khác và mang nó về nhà.

Việc tìm kiếm trao đổi “bao phiền muộn” rất sôi nổi, vì ai ai cũng muốn bỏ đi bao của mình và tìm bao “nhẹ” hơn, “dễ chịu” hơn của người khác.  Sau một hồi tìm kiếm, ai cũng tìm được cho mình một bao mà theo họ là vừa ý nhất.  Nhưng khi về đến nhà, những “bao phiền muộn” mà họ ôm lấy từ người khác cũng chẳng khác gì bao nhiêu so với “bao phiền muộn” của họ.  Không ai bảo ai, người dân làng hiểu rằng ai ai cũng mang nỗi phiền muộn, không ai nặng hơn và không ai nhẹ hơn.  Cách tốt nhất là đừng tìm cách đổi chác hay chạy trốn khỏi chúng, nhưng chấp nhận nỗi phiền muộn như là phương cách giúp họ đồng cảm và chia sẻ thân phận làm người với nhau.  Họ cũng nhận ra rằng khi cảm thấy nỗi đau của đồng loại là lúc họ trưởng thành hơn, biết yêu nhau hơn, và từ đó họ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn.

***

Bạn thân mến, câu chuyện trên minh họa cho chúng ta thấy việc chạy trốn nỗi khổ đau, hay tìm phương cách để thay đổi chúng…đều không phải là cách tốt nhất để hóa giải sự đau khổ, phiền muộn trong đời mình.

Theo Đức Phật, đời người là biển khổ: “Sinh khổ, hủy diệt khổ, chết khổ, và không sở hữu được điều mình muốn cũng khổ.”

Chúng ta có thể ví đau khổ và phiền muộn trong kiếp người như con rắn rượt đuổi mỗi chúng ta.  Nếu chúng ta không dừng lại và can đảm đối diện với nó, thì một lúc nào đó chúng ta sẽ bị kiệt sức với trò rượt bắt này.  Chỉ có phương cách là chấp nhận nó, đón nhận nó và sống với nó từng ngày như là một phần của đời ta.

Với một cảm nghiệm siêu phàm, thánh Gioan Thánh Giá đã khuyên những ai đang gặp khó khăn đen tối trong cuộc đời với những lời khuyên rất tâm huyết: “Hãy tìm kiếm sự khó khăn nhất thay vì sự dễ dàng thoái mái;… hãy sẵn sàng mang lấy bất lợi, sự cô đơn hơn là sự thuận lợi, an ủi…”

Thật là nghịch lý và khó hiểu khi chúng ta học hỏi những suy nghĩ và lối sống của các bậc thánh nhân, nhưng đó là con đường mà họ đã đi qua với bao kinh nghiệm xương máu.  Chính trong kinh nghiệm xương máu với lòng can đảm đón nhận và ôm chầm lấy đau khổ muộn phiền, họ gặp được niềm vui vô cùng lớn lao mà như thánh Gioan Thánh Giá gọi là: “Ôi đêm tối ngọt ngào và dịu êm.”

Br. Huynhquảng

Lận đận kiếm cơm lúc tuổi già bóng xế

Lận đận kiếm cơm lúc tuổi già bóng xế

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-07-24

07242013-senio-earn-thei-own-livi.mp3

Cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, Khánh Hòa dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.

Cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, Khánh Hòa dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.Photo Quốc Dũng/goccuocsong.org

Photo Quốc Dũng/goccuocsong.org

Nghe bài này


Số lượng người già neo đơn ở Việt Nam nhiều hơn các nước trong khu vực, có nhiều lý do và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, đáng kể nhất vẫn là những người mẹ có con cái mất trong chiến tranh và do kinh tế khốn đốn, những người con không cưu mang được cha mẹ mình.

Để tồn tại, những người già phải bươn bả kiếm cơm bằng nhiều việc, từ bán vé số đến buôn ve chai, lượm đồng nát và cả ăn xin.
Những người còn sức lao động một chút, đủ để gắng gượng làm thêm thì thường chọn việc phụ giúp, rửa chén bát, lau chùi nhà để kiếm cơm. Cụ bà tên Cửu Ba, người gốc Quảng Ngãi, hiện nay đang làm việc trông coi em bé và dọn rửa chén bát, lau nhà cho một gia đình ở Qui Nhơn, Bình định, than thở với chúng tôi là bà gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại, năm nay bà mới 75 tuổi, nghĩa là còn 10 năm nữa bà mới được nhận mỗi tháng 180 ngàn đồng bảo trợ xã hội của nhà nước.

Cụ bà tên Cửu Ba, người gốc Quảng Ngãi, hiện nay đang làm việc trông coi em bé và dọn rửa chén bát, lau nhà cho một gia đình ở QN, Bình định, than thở với chúng tôi là bà gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại, năm nay bà mới 75 tuổi

Bà không có con cháu, phải ở đợ trông coi em bé, rửa chén quét nhà và phụ những việc vặt cho chủ. Mọi người trong nhà đối xử với bà rất tốt, mỗi tháng trả cho bà 900 ngàn đồng, mỗi năm may cho bà nhiều áo quần và mỗi chuyến chủ nhà đi đâu về đều mua cho bà lon sữa, hộp bánh. Nói chung là con ruột của bà có tốt thì cũng ngần ấy. Nhưng bà vẫn thấy cô đơn vì con ruột của bà không có, hơn nữa, mọi thứ trong nhà đều hiện đại, đụng thứ gì bà cũng thấy sợ và không biết sử dụng, nhất là cái máy giặt, nhiều lần nó làm bà hoảng hồn, không hiểu chuyện gì, sử dụng nó luôn là việc quá khó cho bà.

Không phải ai cũng may mắn và gặp được chủ nhà tốt để làm việc, để sống qua ngày như bà Cửu Ba, họa hoằng lắm mới có được sự may mắn như thế.

Một cụ già ngồi vỉa hè bán vé số. RFA

Một cụ già ngồi vỉa hè bán vé số. RFA

Bà Lùng, 70 tuổi, quê ở Tuy Phước, Bình Định, cũng đang ở đợ cho một gia đình nhà giàu có trong thành phố Qui Nhơn. Nhưng bà Lùng không được chủ nhà đối đãi tốt cho mấy, nếu không nói là quá tệ, bà Lùng than thở, vì khác thế hệ, lại không phải là họ hàng ruột thịt gì nên chủ nhà luôn sợ bà ăn cắp và không cho bà ngủ trong nhà, bà chỉ được phép vào nhà làm việc trong lúc có người ở nhà, sau đó bà ra ngủ ngoài một mái lều che tạm gần chỗ chuồng chó.

Với thu nhập mỗi ngày chưa đầy một trăm ngàn đồng, cụ Tứ (90 tuổi) nói rằng cụ là người bán vé số thuộc hàng đắt khách và ăn nên làm ra nhất trong giới bán vé số. Một phần vì cụ chịu đi mời, không ngừng nghỉ, một phần khách hàng thấy cụ tuổi cao sức yếu nên luôn mua ủng hộ

Bà không được trả lương theo tháng, mỗi năm chủ may cho hai bộ áo quần, cho ăn cơm ngày ba bữa và trả cho hai triệu đồng.
Nghiệt nỗi, vì bà Lùng có đông con cái, nhưng đứa nào cũng nghèo và có đứa vào tù ra tội nên chủ nhà cũng ngại vì chuyện bà để con cháu đến thăm hoặc bà giấu đun giấu đút cho con cháu. Bà hiểu điều này và thấy thông cảm cho chủ nhà, thấy thương thân mình, thương phận làm một con người nghèo khổ, không chốn nương thân hơn, bà không thấy buồn cho đời mình nhiều, cũng nhờ vậy mà bà tồn tại qua ngày đoạn tháng một cách dễ dàng, an nhiên.

Bán vé số, buôn ve chai đồng nát

Cụ Tứ, năm nay 90 tuổi, kể với chúng tôi rằng cụ đã lang thang bán vé số từ Sài Gòn ra Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng rồi quay trở lại Qui Nhơn để kiếm sống qua ngày, nhưng sắp tới cụ phải quay trở lại Đà Nẵng vì người con gái của cụ đang bị bệnh tim, phải uống thuốc thường xuyên mỗi ngày và chuyện đi lại, sinh hoạt, ăn ở rất khó khăn, chính vì thế, cụ cần có mặt bên cạnh con gái mình để giúp đỡ. Nói đến đây cụ bật khóc vì thương cảm cho người con gái không có chồng con nhưng lại đeo đẳng bệnh tật, không biết đến khi cụ qua đời, người con gái bệnh tật của mình sẽ dựa vào ai.

Một cụ bà bán vé số. RFA

Một cụ bà bán vé số. RFA

Với thu nhập mỗi ngày chưa đầy một trăm ngàn đồng, cụ Tứ nói rằng cụ là người bán vé số thuộc hàng đắt khách và ăn nên làm ra nhất trong giới bán vé số. Một phần vì cụ chịu đi mời, không ngừng nghỉ, một phần khách hàng thấy cụ tuổi cao sức yếu nên luôn mua ủng hộ và thỉnh thoảng có tặng thêm cụ vài đồng.

Chính vì thế, sau mười năm bán vé số, cụ dành dụm được hơn ba chỉ vàng phòng khi trái gió trở trời và khi cụ nằm xuống, còn có cái để con gái cụ bán mà mua thuốc uống qua ngày. Người con gái của cụ Tứ cũng đi bán vé số nhưng không thường xuyên và không đi bán cả ngày được như cụ. Cụ Tứ cho biết là đã được nhận tiền trợ cấp xã hội vài năm nay vì cụ trên 85 tuổi, mỗi tháng được 180 ngàn đồng, cũng đủ để trả tiền điện và tiền nước. Vì cụ và người con gái xài tiết kiệm nên mỗi tháng không tới 200 ngàn đồng tiền điện, nước.

Bán lai rai sống qua ngày và nếu được thì kiếm thêm hai chỉ nữa dành cho việc ma chay, tang điếu cho cụ và cụ bà. Nói chuyện đến đây, ánh mắt cụ Vạn (78 tuổi) lóe lên một tia hy vọng, giọng nói cụ hào hứng ra….Cụ Vạn thấy vui, nhưng chúng tôi thấy buồn cho phận làm một người nghèo Việt Nam đến muốn rơi nước mắt

Một cụ ông tên Vạn, 78 tuổi, người Nha Trang, Khánh Hòa, thuê phòng trọ bán vé số ở thành phố Qui Nhơn, Bình Định, nói với chúng tôi rằng bán vé số ở Bình Định không đắt bằng ở Khánh Hòa nhưng cụ chấp nhận mất tiền thuê trọ, ăn nhín uống nhịn để bán ở đây, vì làm như thế sẽ đỡ tội nghiệp cho con cái.

Cụ có năm người con, ba trai, hai gái, họ đã dựng vợ gả chồng xong rồi, nhưng nghiệt nỗi người nào cũng nghèo khổ, tuy họ rất hiếu thảo với cha mẹ, chia phần nhau về giúp đỡ cha mẹ nhưng cụ thấy mình thì còn sức lao động, con cái phải nhịn ăn nhịn mặc gửi về báo hiếu cha mẹ như vậy thì tội nghiệp quá, thôi thì để cụ bà ở nhà cho họ lo lắng, chăm sóc, còn cụ thì tìm cách đi bán vé số nuôi thân. Lúc đầu cụ bán tại Nha Trang, các con của cụ khóc lóc, lạy cụ đừng bán nữa.

Cụ thấy không ổn, trốn ra Bình Định bán vé số, thời gian trôi qua ngót nghét bảy năm ròng, cụ Vạn cũng tiết kiệm được sáu chỉ vàng. Cụ quyết định sẽ bán đến bao giờ kiếm đủ một lượng vàng để cho mỗi đứa hai chỉ, sau đó bán lai rai sống qua ngày và nếu được thì kiếm thêm hai chỉ nữa dành cho việc ma chay, tang điếu cho cụ và cụ bà. Nói chuyện đến đây, ánh mắt cụ Vạn lóe lên một tia hy vọng, giọng nói cụ hào hứng ra.
Âu đó cũng là nỗi hào hứng của một kiếp nghèo sống và lăn lóc mãi trong âm u của thiếu thốn và mặc cảm. Hốt nhiên, lúc về già, lại có một chút để dành cho con cháu làm hồi môn.

Cụ Vạn thấy vui, nhưng chúng tôi thấy buồn cho phận làm một người nghèo Việt Nam đến muốn rơi nước mắt.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Chữ Hiếu

Chữ Hiếu

Chỉ một câu thôi – Người đàn bà nhà quê chân chất đã vươn mình đứng cao hơn hết thảy những người con . Cao hơn bởi trái tim nhân hậu , sẵn sàng trao tặng, cho đi “vô điều kiện” !

Một câu chuyện ngắn, ý nghĩa về chữ hiếu.

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng:
– ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba “.
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
– Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”.
Một cậu con trai khác cau cau lông m … ày:
-Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?
Cô con dâu trưởng phán một câu:
-Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.

Chữ hiếu

Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ. Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?…

Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời:
Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau… đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài…

Bloggers Việt Nam yêu cầu Nhà nước huỷ bỏ điều luật 258

Bloggers Việt Nam yêu cầu Nhà nước huỷ bỏ điều luật 258

RFA
2013-07-19

pvdao-blogger

Blogger Phạm Viết Đào, 1 trong 3 blogger bị bắt gần đây nhất

Screen caption from Channel tiengnoidautranh

Mạng lưới blogger Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước sửa đổi pháp luật, huỷ bỏ điều 258, Bộ luật Hình sự, như hành động đáp ứng điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

69 người nêu tên và ký tên trong văn bản viết rằng khi muốn ứng cử vào cơ chế này, Việt Nam phải chứng minh việc thực hiện những điều cam kết của mình về việc duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền.

Họ kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại điều 258, Bộ luật hình sự 1999, để bãi bỏ hay sửa đổi điều luật ấy, hầu chứng minh việc thực hiện cam kết như trên; các thành viên Đại hội Đồng LHQ cũng được yêu cầu thúc đẩy Việt Nam thi hành việc ấy trong thời gian Việt Nam vận động tranh cử vào HĐNQ/LHQ.

Việt Nam đã sử dụng điều luật 258 để bắt giam 5 blogger hoạt động cho nhân quyền và dân chủ trong tháng 5 và tháng 6 năm nay.

Mạng lưới blogger Việt Nam coi đó là hành động vi phạm bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, điểu khoản về quyền tự do tư tưởng, tự do thu nhận, quảng bá tin tức và truyền đạt ý kiến.

69 bloggers Việt Nam nhân danh những người vận động cho quyền tự do tư tưởng và biểu đạt ở Việt Nam, kêu gọi sự xem xét lại và huỷ bỏ điểu 258, đồng thời coi việc ứng cử vào HĐNQ như cơ sở để thảo luận với tính xây dựng về nhân quyền tại Việt Nam.

Văn bản cũng nêu tên 17 tổ chức quốc tế nhận bản tuyên bố này của Mạng lưới blogger Việt Nam

Đức Giáo Hoàng tới Brazil

Đức Giáo Hoàng tới Brazil

Dân chúng chào mừng Đức Giáo Hoàng, 22/7/13

Dân chúng chào mừng Đức Giáo Hoàng, 22/7/13

22.07.2013

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã đến Brazil hôm thứ Hai trong chuyến thăm kéo dài một tuần, trở lại Châu Mỹ La Tinh lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm người đứng đầu giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã thứ 266 hồi tháng Ba.

Vị Giáo Hoàng 76 tuổi gốc Argentina đặt chân đến quốc gia Thiên Chúa Giáo lớn nhất thế giới, nơi có nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ trong những tuần lễ mới đây.

Vị Giáo Hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên đã được Tổng thống Dilma Rousseff nghênh đón.

Trên chuyến bay từ Rome, Ngài nói với các nhà báo rằng Ngài lo ngại là thế giới “đang đứng trước nguy cơ nguyên một thế hệ không có việc làm,” vì giới trẻ đang có tỷ lệ thất nghiệp cao, mặc dù việc làm đem lại phẩm giá.

Ngài cũng chỉ trích loại văn hóa “bác bỏ” những bậc trưởng thượng, và nói rằng họ không thể bị “ném đi” bởi những nền văn hóa chỉ tập trung vào mọi thứ mới mẻ.

Hơn một triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo trẻ tuổi sẽ đổ về Rio de Janeiro để đón mừng Giáo hoàng Phan-xi-cô.

Chương trình của ngài bao gồm những cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp địa phương và quốc gia cùng những sinh hoạt liên quan tới đai hội Giới Trẻ Thế Giới.