Hơn 2,000 người thân Nga tấn công sở cảnh sát Ukraine ở Odessa

Hơn 2,000 người thân Nga tấn công sở cảnh sát Ukraine ở Odessa
Sunday, May 04, 2014

Nguoi-viet.com
ODESSA, Ukraine (AFP) – Hơn 2,000 người thân Nga hôm Chủ Nhật tấn công trụ sở cảnh sát ở thành phố Odessa tại Ukraine, nơi 42 người chết trong các cuộc đụng độ hai ngày trước đây.

Một phóng viên AFP có mặt tại chỗ cho hay đám đông khi tấn công vào bộ chỉ huy cảnh sát đã đòi thả những người bị bắt trước đây.

Người thân Nga đập phá trụ sở Sở Cảnh Sát Odessa. (Hình: (AP Photo/Vadim Ghirda)

Ðể giảm tình trạng căng thẳng, cảnh sát thả 67 người bị bắt trong các cuộc đụng độ trên đường phố thời gian qua, giữa sự hoan nghênh của phía người biểu tình thân Nga.

Thành phần tấn công, vũ trang bằng gạch đá và dùi cui, đã lọt vào được một sân trong của tòa nhà.

Odessa, một cảng ở vùng Hắc Hải, có khoảng hơn 1 triệu dân, hiện vẫn bàng hoàng sau các cuộc giao tranh trên đường phố giữa phía thân Nga và thân chính phủ Kiev hôm Thứ Sáu, dẫn đến một đám cháy lớn khiến 38 người chết.

Ða số những người bị kẹt trong một tòa nhà của nghiệp đoàn địa phương tại trung tâm Odessa là thành phần thân Nga, rút vào cố thủ ở đây.

Cả hai bên dùng bom xăng ném lẫn nhau khiến ngọn lửa bùng lên, tạo tình trạng hỗn loạn khi người ta tìm cách thoát ra ngoài.

Theo giới chức y tế, có 30 người chết vì ngạt khói và tám người khác chết khi tìm cách thoát hiểm.

Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk, đã đến thăm Odessa trước đó trong ngày Chủ Nhật, đổ lỗi cho cảnh sát địa phương là làm việc “không hiệu quả.” (V.Giang)

 

Ngoài hàng giả, Trung Quốc còn có chính quyền giả

Ngoài hàng giả, Trung Quốc còn có chính quyền giả
Sunday, May 04, 2014

Nguoi-viet.com
BẮC KINH, Trung Quốc (WSJ) – Ở Trung Quốc có rất nhiều thứ giả – từ các cửa hàng Apple giả, cho tới nhà báo giả, hàng hiệu đắt tiền Gucci giả. Nay người ta có thể cho thêm vào danh sách đó một mục nữa là chính quyền giả.

Nguồn tin từ giới truyền thông địa phương mới đây cho hay một cơ chế mang tên “Chính Quyền Nhân Dân thành phố Dengzhou” ở tỉnh Hà Nam (Henan) vừa bị phát giác và bị dẹp bỏ sau khi biết là giả.

Tư dinh một giới chức cao cấp ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Một thành phố của tỉnh này vừa bắt ba người tội lập chính quyền giả. (Hình minh họa: AFP/Getty Images)

Theo nguồn tin này, chính quyền nói trên được ba người dân nơi đây thành lập hồi năm ngoái, có cả con dấu giả và giấy tờ hành chánh giả.

Họ cũng tìm cách tuyển mộ nhân viên công chức, gửi đi các thông cáo tìm người và có được hơn 10 ứng viên trước khi bị chính quyền thật dẹp bỏ.

Cả ba người nói trên khai rằng họ muốn tự xóa bỏ chính quyền địa phương hiện hữu vì “không làm gì cho dân chúng.”

Trụ sở của chính quyền giả này nằm ngay cạnh tòa nhà hành chánh của chính quyền thật.

Chính phủ giả bị khám phá sau khi họ đưa giấy đòi một công ty phát triển địa ốc phải nộp tiền phạt do xây cất trái phép trong khu vực.

Chủ công ty này nghi ngờ nên đi báo, và ba người này bị bắt. (V.Giang)

 

“Đêm qua say tiếng đàn,”

“Đêm qua say tiếng đàn,”

Đôi chim uyên đến giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng.

(Phạm Duy – Đêm Xuân)

(Mt 19: 4-7)

Trần Ngọc Mười Hai

Thú thật với bạn và với tôi rằng, khi nghe xong bài “Đêm Xuân” của Phạm Duy, bần đạo bầy tôi đây không biết là mình có nghe nhầm/nghe lẫn gì không nữa. Thường vào đêm xuân, ta và người chỉ mê say tiếng pháo hay tiếng nhộn nhạo từ buổi nhậu nhẹt có bia/có rượu, chứ ai lại say tiếng hát hoặc “tiếng đôi chim đến giường” đầy tính lãng mạn như lời dẫn nhập của chàng trai họ Trần trong đêm nhạc “Hát Cho Nhau Nghe” hôm 18/3/14 về bài hát này do Phạm Duy tặng người vợ mới cưới của ông là ca sĩ Thái-Hằng.

Thôi thì, say gì thì say, nay ta thử nghe câu tiếp xem người nghệ sĩ có say gì nữa không:

“Em yêu câu hát buồn,

Lả lướt trong màn trăng,

Yêu trời thanh vắng,

Đón đưa em tới chàng.

Hồn em chùng đêm tối,

Tình em còn chơi vơi,

Lòng em chưa tàn,

Xin đừng nhạt phai.

Đừng nhạt phai.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Có thể, là con dân nhà Đạo hiện cũng đang mơ màng khi nghe tin tức có liên quan đến là hồi hộp, như sau:

“Ngày 2 tháng Giêng năm 2014 vừa qua, tờ báo mang tên “Journal” đã mô-tả khá nhiều điều như thể bảo: Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong các đấng bậc nhà Đạo cũng nên thử xét xem năm 2014 này, ra sao: “Trải qua nhiều tháng ngày sống đời bình thường, dân con đạo mình hy vọng là đấng bậc quyền-lực tít trên cao sẽ có lập trường nhẹ nhàng/uyển chuyển khác hẳn khi giáo hội bàn về các sự việc như: đồng tính luyến ái, ly dị/ly thân, môi-trường sinh thái, và chuyện ràng buộc sống với người nghèo, Giáo Chủ nhà mình không biết rồi ra có cải-tổ được guồng máy cồng-kềnh là Vaticăng nữa không đây, chí ít là chỉnh-đốn vai-trò của nữ-giới trong Giáo hội.

Theo tôi, sau khi duyệt-xét các kỳ vọng không mang tính quyết định, xem ra có tất cả bốn ngộ nhận/sai sót nơi khẳng định trên và thêm một lỗi lầm nữa khi nói về “vai trò” của Giáo hội. Bởi, thật cũng khó cho những ai cứ nhìn vào giáo hội qua lăng-kính chính-trị để hiểu được những chuyện đại loại như thế. Thật ra, vai trò của Đức Giáo Hoàng lại không giống như tư-thế của các vị thủ tướng hoặc nguyên-thủ quốc-gia ở ngoài đời. Nói thế tức bảo rằng: thật ra, thay đổi hành chánh/lãnh đạo với giáo hội không có nghĩa là sẽ có đổi- thay lập-trường/quan-điểm của toàn-khối Công-giáo.

Theo tầm-nhìn của Giáo-hội, thì Tín Lý/tín điều không là “quan điểm” của bất cứ ai, nhưng lại là những hiểu biết đã ổn-định về sự thật của nhiều sự việc” (xem George Weigel, what popes can and can’t do, The Catholic Weekly 19/1/2014, tr. 8).

Rõ ràng là như thế. Như thế, tức: bà con trong Đạo mình chớ nên hy-vọng vào sự đổi thay về chính kiến của con dân trong Đạo về nhiều thứ. Có những thứ/những chuyện mà người nhà Đạo sống ở trong đời, thấy cũng hơi khang khác. Hơi khác như câu hát tiếp:

“Chưa quen nhau lúc đầu,
Em nghe theo tiếng sầu,
ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc màu.
Em phôi pha tháng ngày,
Vì lúc trăng về đây,
Vắng đàn đêm ấy,
Đã ru trái tim này .

(Phạm Duy – bđd)

Thế đấy. Vốn dĩ “chưa quen nhau phút đầu”, mà sao em cứ “nghe theo tiếng sầu” để rồi sẽ  “phôi pha (bao) tháng ngày”, và nay đã “ru trái tim này”. Trái tim này, em có ru hay có “cho” nhiều cho lắm cũng sẽ thấy đời mình lại cứ mang tên họ của chàng trai khi xưa mang tên họ là“Vũ Như Cẩn”, tức “vẫn như cũ, rất như xưa. Như xưa hay như cũ, cũng là những thứ khá cũ, à rất ư là “ủ rũ” đến phát buồn! Thế nhưng, có nhiều thứ/nhiều sự vẫn không buồn như khẳng định về câu chuyện mà bần đạo vừa bắt gặp ở mạng thông tin có tên là MercatoNet có câu chuyện liên-quan đến đề-tài yêu đương và đương yêu rất cũ/mới, như sau:

“Trong sống đời thường nhật có thương và có yêu, bao giờ cũng thấy có kẻ trước/người sau cứ lục tục đi là đi. Kẻ đi bước trước, là đàn anh/đàn chị kinh nghiệm bao giờ cũng hơn, và giới trẻ cứ lẽo-đẽo theo sau, vẫn muốn hỏi kinh-nghiệm về yêu và thương nhưng cứ ngại, chí ít là chuyện hôn-nhân gia-đình. Thế nhưng, đọc tiếp những giòng bên dưới, hẳn bạn và tôi, ta sẽ thay-đổi ý-kiến, cũng rất lẹ. Mau và lẹ, là bởi mới đây có tác-giả tên là Gerald Rogers mới vừa hoàn-tất thủ-tục ly-dị xong, đã để lại cho thế-hệ trẻ những 20 điểm then-chốt nhằm duy-trì tình-yêu cũng rất ư là son trẻ của họ.

Dưới đây là những điểm mà tôi thấy rất có lợi, xin ghi lại để tuỳ bạn bè nào thích thì cứ việc giữ lấy cho mình…”

Xin cắt ngang giòng chảy của bạn Tây/Tàu vừa đưa ra bằng một giòng nhạc tuyệt cú rất ăn khớp mà nghệ sĩ nhà mình lại vẫn hát:

“Hồn em tìm nương náu,

Tình em chờ thương đau,

Lòng em chưa tàn,

Xin đừng phụ nhau.

Xin đừng phụ nhau.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. “Xin đừng phụ nhau”, là đôi điều chính-yếu về tình-yêu hôn-nhân rút từ ý-kiến của tác giả Gerald Rogers là:

“Chớ bao giờ ngưng tán tỉnh vợ mình và cũng đừng ngại hẹn hò. Cũng đừng lười biếng khi thương yêu.

-Hãy bảo vệ con tim của mình. Bởi, có một chỗ đặc-biệt trong tâm-can bạn mà không ai được phép chễm-chệ ngồi vào đó, ngoại trừ vợ của mình.

-Phải luôn luôn thấy nơi vợ mình những điểm son tuyệt-vời. Hãy tập-trung vào những gì khiến mình âu yếm, yêu thích vợ mình nhất. Bởi, điều đó sẽ còn trải rộng ra nhiều hơn nữa. Nếu bạn chú ý vào những gì khiến mình ưu-tư, phiền-muộn, thì những điều bạn nhận ra lại sẽ là lý-do khiến bạn cay-đắng/muộn-phiền, rất không vui. Còn, nếu bạn chỉ chú tâm vào những gì mình ưa thích, thì chính bạn sẽ chỉ ưa-thích mỗi tình-yêu thôi.

-Đừng khùng điên/dại khờ mà tự hành-hạ mình một cách quá ư là nghiêm-khắc. Hãy cười thật nhiều và làm mọi cách để người mình yêu cũng cười thành tiếng, giống như mình. Bông đùa/cười vui, sẽ khiến mọi việc trở nên nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.

-Hãy sống thực. Tức, luôn tặng ban cho người mình từng yêu-dấu không chỉ mỗi thời-gian mình sống mà thôi, nhưng tất cả bận-tâm, ưu-ái và tâm-hồn mình nữa. Hãy đối xử với người mình từng âu-yếm như một khách hàng quí-giá hơn ai hết. Bởi, vợ là người lúc nào cũng phải hạng nhất hết.

-Hãy sống như một người dễ bị tổn thương và không cần chứng-tỏ rằng cả hai người lúc nào cũng như thế. Hãy sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc, cả nỗi sợ rất khó trị và chấp-nhận rằng mình sai trái cũng rất nhiều.

-Phải sống trong sáng, thật tình mới được. Nếu bạn muốn người phối-ngẫu hoàn toàn tin-tưởng bạn thì bạn cũng phải có quyết tâm sẻ-san hết mọi chuyện với người ấy mới đúng. Phải can đảm chứng-tỏ mình yêu thật sự và trọn vẹn. Như vậy, mới có thể mở rộng tâm can mình; và đổi lại, người phối ngẫu mới tin-tưởng và thương yêu mình được.

-Đừng bao giờ ngưng lại, khi hai người đã cùng nhau quyết định hướng về phía trước để đạt thành tựu. Hãy tìm ra mục-tiêu nào mà cả hai đều muốn nhắm tới. Có thể, đó là mộng ước cùng có ý hướng phát-triển, cùng ngành-nghề giống như nhau…

-Đừng chậm-trễ thứ tha cho nhau và hướng tầm nhìn của cả hai người vào tương-lai mai ngày, hơn là cứ cân đong đo đếm những chuyện thuộc về quá khứ, rất qua mau.

-Hãy luôn chọn thương-yêu nhau. Nếu đây là nguyên-tắc dẫn-dắt đôi lứa, thì chẳng có gì phải lo sợ rằng hạnh-phúc hôn-nhân sẽ bị đe doạ.

-Cuối cùng thì, sống đời hôn-nhân vợ chồng không có nghĩa là: rồi ra ta sẽ đạt hạnh phúc, mà đó là chuyện hợp-tác đôi bên đều có lợi. Là, quyết-tâm cùng tiến-tới và là ý chí quyết đầu-tư vào việc kiến-tạo điều gì đó, khả dĩ kéo dài mãi thiên-thu. Có như thế hạnh-phúc lứa đôi chắc chắn phải có và sẽ có.

Để kết luận, này hỡi bạn hiền độc-giả của tôi, hãy tỏ-bày ý phản-hồi của riêng mình trước lời khuyên rất bài-bản như thế” (xem Tamara Rajakariar, Marriage advice from a divorcee, MercatorNet 11/4/2014).

Thế đấy, là kinh nghiệm của một người vừa hoàn-tất thủ tục ly dị xong, nay đã kịp để lại đôi lời khuyên khá kỹ càng. Khuyên thế rồi, người-khuyên bảo lại sẽ kêu-mời người đọc hoặc người nghe cứ tỏ bày ý kiến riêng tư về lời khuyên ấy. Bần đạo đây, chẳng có ý-kiến phản-hồi gì cho nên nỗi, bèn mời bạn và mời tôi, ta cứ thế mà trích dẫn các câu nói phản hồi của bạn đọc khá rành rẽ.

Trước hết là ý kiến của một người khách qua đường có tên là Al Brennan, nghe cũng lạ:

“Dĩ nhiên là chính sách nào, lời khuyên ra sao, cũng đều là lời khôn-ngoan và có thật, dù chuyện khuyên răn vẫn là chuyện bình thường ở huyện, nghe rất quen. Dĩ nhiên, vấn-đề còn lại vẫn là: sau khi đã nghe theo lời khuyên ấy, người thường ở đời đem áp-dụng vào cuộc sống của mình, mới thấy kết quả chả có gì hữu-ích, hết. Nhất thứ là khi, một bên hoặc vợ hoặc chồng lại nhất quyết đâm đơn ly dị cho bằng được. Hai nữa, là: trọng-tâm của vấn đề, dù mình có làm gì thêm hoặc có đối-xử tử-tế thế nào đi nữa, thì việc ấy cũng không lay chuyển hoặc bãi bỏ được tham-vọng hoặc mộng-ước của đôi bên khi đã nhất-quyết thi-hành thủ-tục “chia tay”. Riêng tôi chẳng nghi ngờ gì việc cả hai người đã đưa nhau vào buổi cử-hành lễ cưới có thề-nguyền đủ cả rồi sau đó,chẳng ai chịu ai thì có ràng buộc nào đi nữa cũng chẳng thể bắt buộc họ thực-hiện lời-thề như thế. Thật ra, cũng có rất nhiều lý do mang tính “rất bề ngoài” đã tìm cách giựt giây khiến đôi bên phối ngẫu lại cứ thấy thời-gian sẽ về phe với mình, ngõ hầu mình có thể thực hiện ý-đồ của mình, thật đúng lúc. Tôi nghĩ: đôi lúc chuyện thề-nguyền sống đời ở kiếp với nhau cũng giống như canh bạc theo tầm nhìn riêng-biệt của mỗi bên. Nói thế, chắc có người sẽ tìm cách đưa tôi  ra toà mà kiện tụng, vì sự thật không thế! Thôi thì, ai nghĩ gì mặc ai, tôi vẫn tôn trọng sự  lựa chọn của mỗi người”. (Trích ý-kiến phản-hồi của “Al Brennan, từ Úc).

Vâng ông bạn nói chí tình, chí lý và cũng chí khôn. Bởi, ông bạn hơi “ba phải” nên cuối cùng cũng chỉ huề vốn, đường ai nấy đi, hồn ai nấy giữ, có thế thôi. Có điều cần phải nói ngay ở đây, là: hai ý-kiến ở trên, một của người mới vừa trở về cuộc sống độc-thân và một của người mới vừa phản-hồi, cũng đều là nam-nhi chí trai cả. Thế còn, ý-kiến của giới phụ-nữ thì sao? Đến đây, lại xin giới-thiệu cùng bạn đang đọc hoặc đang nghe những giòng chảy này, ý kiến của nữ-lưu nọ có tên là Susan Reibel Moore, cũng từ Úc viết như sau:

“Cứ sự thường, tôi rất thích ý-tưởng của những vị dám có lời khuyên như trên, nên cứ tự nhủ mãi rằng: tại sao tác giả khuyên hay như thế mà vẫn cứ quyết-định ly dị như thường? Nghiên-cứu nhiều trường-hợp, bản thân tôi cũng thấy rằng: giống như trường-hợp của phân nửa của các cặp phối-ngẫu quyết chia tay, hay ly dị vì họ không tin vào chuyện ly dị chút nào hết, mà là: họ bị đâm bị chém bởi cuộc sống oái-oăm thôi. Tôi biết khá nhiều cặp lại rơi vào trường hợp này nhất. Với tư-cách là cá-thể, mọi người đều phụ-thuộc vào nhau, đấy chứ! Thật ra thì, nhiều người thường nói: tính vị-kỷ và thương-yêu hài-hoà vẫn phụ-thuộc nhau. Tôi, thì tôi không nghĩ như thế. Bẵng nhiều năm, tôi nhận ra rằng: phần đông người có lòng ích-kỷ thường muốn đi đến ly-dị nhiều hơn, đặc biệt là khi những người có tính ích-kỷ như thế lại hay khước-từ không chịu lắng-nghe hoặc làm theo lời khuyên-can của người khác khôn ngoan hơn họ.

Dĩ nhiên, điều dễ thấy trong đời của rất nhiều người, đặc-biệt là giới trẻ, là cứ cưới nhau theo cách không mấy khôn ngoan cho lắm. Và, dĩ nhiên trong các trường-hợp ly-dị ta thường thấy, có sự xung đột về giá trị. Vì, họ đã không khôn-ngoan cho lắm khi quyết-định đến hôn-nhân, trường hợp như thế, càng khó giải quyết hơn nữa. Tuy nhiên, bằng vào lý-do chính-đáng, thì những người có lòng đạo thuộc tôn-giáo khác nhau vẫn thuyết phục là đừng nên đi đến quyết định ly dị mới hay, mới tốt. Và, những người như thế lại hay nghiêng về phương-cách cố giúp cho hai vợ chồng được ở với nhau cho dài lâu ngõ hầu chứng tỏ rằng: hôn-nhân cho phải phép vẫn là điều hay điều tốt với mọi người”. (xem thêm MercatorNet 11/4/2014).

Quả y như rằng: đã là người có đạo rồi, thì bao giờ họ cũng làm mọi cách để những ai có quan-hệ bạn bè và họ hàng với mình, sống cho tốt/cho đẹp cả trong cuộc sống hôn-nhân, đôi lứa.

Với con dân nhà Đạo thì như thế. Như thế, tức: trong mọi tình huống có lẽ đạo và sự đời, thì lúc nào người đi Đạo cũng cố gắng suy-tư và suy-tính cho phải Đạo, đẹp đời. Còn người đời lại giống như người nghệ sĩ, cứ hát rằng:

“Hồn em tìm nương náu,

Tình em chờ thương đau,

Lòng em chưa tàn,

Xin đừng phụ nhau.

Xin đừng phụ nhau.”

(Phạm Duy – bđd)

Người đời hát về đời người, chí ít là cuộc đời có dính dấp đến phụ nữ, như thế cũng không tệ. Tệ hơn cả, là: những người không biết hát hoặc không hát được như thế, mới đáng sợ. Sợ hơn cả, là những người cứ nghĩ và suy về phụ nữ đáng sợ nhất phải kể là người từng chế ra các câu danh ngôn/tục ngữ rất thời đại, như sau:

“Không phải người đàn bà nào cũng đẹp, và không phải người đẹp nào cũng là đàn bà.

Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết mình rất xấu.

-Chỉ có hai giai đoạn duy nhất trong đời mà người đàn ông không hiểu gì cả về phụ nữ: trước khi cưới và sau khi cưới.

-Người nào khuyên ta đúng khi  ta sai là thầy ta,
người nào chửi  ta  sai  khi ta đúng….đích thị là vợ ta.

-Thà hun em một lần rồi ăn tát
Còn hơn cả đời nhìn thằng khác hun em

-Ga-lăng (gallant) là cử chỉ đẹp của người đàn ông trước những phụ nữ không phải là vợ mình.

-Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân:
chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.

-Chết cho người phụ nữ mình yêu vẫn dễ hơn là phải sống chung với họ.

-Bia độc hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có “mộ bia ” mà không có “mộ rượu”. (“Ranh ngôn” rút từ mạng vi-tính có những tư-tưởng đầy những…vi-trùng cũng đáng sợ).

Nói cho cùng kỳ lý về cuộc sống có dính líu đến phụ nữ, là phải nói đến ý-tưởng của bậc thánh hiền Đạo Chúa, vẫn khuyên rằng:

“Các ông không đọc thấy điều này sao:

“Thuở ban đầu,

Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”,

và Người đã phán:

“Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình,

và cả hai sẽ thành một xương một thịt.”

Như vậy, họ không còn là hai,

nhưng chỉ là một xương một thịt.”

(Mt 19: 4-7)

Cuối cùng thì, hỡi bạn và tôi, ta cứ hiên ngang, vững vàng mà sống trọn vẹn cuộc đời mình, cả khi có ở vào hoàn-cảnh nào đi nữa, dù đã lập gia-đình hoặc chưa định, dù đã và đang sống với người khác phái, hay vẫn còn độc thân, hãy cứ thẳng thắn sống đúng quan-niệm và theo đúng chỉ-dẫn của bậc lành-thánh mà yêu thương và tha thứ hết mọi người nam cũng như người nữ. Chí ít, là người phối-ngẫu của mình, ở trong Đạo hay ngoài đời, rất khôn nguôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ mong và cứ ước

Được sống mãi như thế,

Đến hết đời

“Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,”

“Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,”

Đàn rơ tơ riết cả lòng đam mê,”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Ga 10: 1-10

Làm duyên hay không em cứ thế. Vẫn cứ “đàn rơ tơ riết cả cõi lòng. Nhà Đạo chẳng làm thơ hay làm nhạc để lòng mình say mê tình tiết rất người đời. Nhưng, nếu có say mê vẫn chỉ mê say Tình Chúa diễn tả ở trình thuật rất âm nhạc.

Tôi có một người bạn. Anh rất say mê nhạc cổ điển. Và, kiến thức của anh về địa hạt này, quả là rất rộng. Chỉ cần nghe qua vài trường canh đầu của bản nhạc tấu, là anh biết ngay đó là bản gì. Là, “tấu khúc viết cho dương cầm cung La trưởng của Mozart”, hay “Lễ hội Mùa Xuân của Stravinsky”, không khó.

Ngoài cái tài vặt ấy, anh còn có thêm một kỹ năng này nữa: hễ nghe giọng ca sĩ nào vừa cất tiếng hát là anh có thể nói ngay tên người ca sĩ ấy. Nghe giọng kim nữ thánh thót, bạn tôi bảo đó là Mariah Callas, Te Kanawa hoặc Joan Sutherland, vv… dễ như cơm bữa. Trong 3 giọng nam cao vút nổi tiếng thế giới, anh dư biết ai thuộc hàng đỉnh cao chót vót với nốt DO. Và một điều thần sầu khác nữa, ấy là: nhận xét của anh lúc nào cũng đúng.

Có một điều, khiến tôi thán phục nhất về tài trí này, là: anh nhớ rất kỹ âm sắc của từng giọng. Không chỉ các ca sĩ lừng danh trong làng nhạc cổ điển, mà cả những vị vẫn còn im ắng trong bóng tối, nữa. Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi, anh từng nghe đi nghe lại, rất nhiều lần, các giọng hát ấy, bao năm trời.

Cũng thế, nhận ra giọng nói của Đức Kitô phải là người biết thực tập và gần gũi, ta mới nhận được tiếng của Ngài. Trong thế giới đời thường ta đang sống, có biết bao nhiêu là giọng nói/tiếng thét gầm la khiến ta chú ý đến một cách đặc biệt hơn. Giọng cao vút, mạnh mẽ và ngân dài, chưa hẳn là giọng hay, sang trọng và tốt. Đức Giê-su từng yêu cầu ta điều chỉnh phương cách để tai mà lắng nghe nhận biết tiếng/giọng của Ngài. Để rồi, dù chỉ một lần thoáng nghe tiếng Ngài hoà lẫn với tiếng ồn ào náo nhiệt, ta cũng có thể ngẩng đầu lên, xoay tầm nhìn và nhịp chân bước về hướng xuất phát tiếng Ngài mời gọi.

Hơn bao giờ hết, có nhiều giọng nói/tiếng hát rất ư dịu dàng êm ả, từng kéo ta ra khỏi tầm nhìn và phương hướng phát xuất tiếng/giọng của Phúc Âm Lời Chúa. Có người, thậm chí còn đến để nhỏ vào tai ta, mà nói: bạn không thể nào đạt được hạnh phúc, nếu chẳng chịu làm giàu. Hoặc, bạn chẳng thể nào có cuộc sống thú vị và mãn nguyện nếu không tìm kiếm dục tình, ăn ở lăng chạ với đủ mọi loại tình nhân. Hoặc, bạn không thể nào có được tự do trừ khi bạn từ chối đáp ứng lời mời gọi của một ai.

Ở nơi phố chợ đầy ắp những tình đời ấy, tiếng gọi của Đức Kitô vẫn tiếp tục kêu mời con dân Ngài thực hiện những điều Ngài vẫn nói, hơn hai thiên niên kỷ. Hạnh phúc chỉ đến mau, nếu ta biết sẻ san những gì mình đang có với người nghèo, cùng khổ. Sự sung mãn chỉ mau đạt, nếu ta vẫn một lòng thuỷ chung, tận tình yêu mến những người mà ta hiện có tương quan mật thiết. Tương quan rất thân thương, dịu hiền. Và nhất là, ta có chấp nhận từ bỏ tự do/ý thích của mình được không? Chấp nhận, để có thể phục vụ Nước Trời đầy sự công chính và bình an, nơi Ngài hiện diện.

Vấn đề không nằm ở chỗ: Đức Kitô cần la to hơn nữa, mới có người nghe. Mà là: vào những lúc quan trọng cần có quyết định chính đáng cho đời mình, thì ta lại “mũ ni che tai” bưng bít, chẳng nghe Ngài nói, chẳng thiết tha. Ta vẫn thường giả tảng, làm lơ như không nghe, không biết là có tiếng mời gọi từ đâu gửi đến. Phi trừ, giọng ấy, tiếng ấy đúng là những thứ ta trông ngóng, kỳ vọng, muốn nghe.

Tin Mừng thánh Luca hôm nay nhắc nhở ta một điều: cứ xử sự như thế, tức là ta đang chọn con đường đi vào cõi chết. Lời Chúa mời gọi, đem cho ta sự sống rất sung mãn, tràn đầy. Tuy nhiên, nhiều lúc ta vẫn cứ làm ngơ, quay về hướng khác.

Trong cuộc sống đời thường, ít nhất có hai thời điểm khiến ta nhanh chóng đáp ứng với thanh âm/tiếng nói rất ngọt ngào của người mình yêu dấu. Đó là: thời thơ ấu, hoặc khi đã về chiều. Ở thời thơ ấu, không gì có thể dỗ dành trẻ bé đang gào thét khóc ròng bằng tiếng của người mẹ hiền, những vỗ về dỗ ngọt. Bậc cao niên, một khi các cụ đã buồn rầu mất hướng rồi, thì các cụ chỉ có thể tìm lại sự vui sống khi nghe được giọng nói của người thân/kẻ mến, mà thôi.

Đây là những hình ảnh tuyệt vời rõ nét nhất để nghe được tiếng gọi của vị Mục Tử Nhân Hiền. Ở giây phút giã từ cuộc đời, cùng với tiếng ồn ào thế tục, bao giờ cũng có giọng dịu dàng nhè nhẹ của Đức Chúa, Đấng luôn ân cần ủi an khiến ta vững một niềm tin. Cũng chính vào tình thế “rất căng” ấy, ta sẽ làm được điều mình hằng mong ước suốt đời. Đó là: tiến bước về phía đã phát ra tiếng gọi của Ngài.

Đó mới là sự sống. Đó chính là cuộc đời tràn đầy sung mãn.

Đó còn là ý nghĩa của Nghe và Đáp lại lời Chúa mời gọi.

Trong tâm tình nghe và đáp lại lời Chúa mời gọi, lại cũng nên ngâm thêm lời thơ ý nhạc vẫn ca rằng:

Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,

Đàn tơ tơ riết cả lòng đam mê,

In hình tuởng nhớ như tuồng ai ra,

Như tuồng lân la, đâu đây quyến luyến

Đố nàng gần xa.”

(Hàn Mặc Tử – Âm Nhạc)

Nhà thơ xem ra những đố nàng về Âm Nhạc? Làm sao đố được khi nàng và chàng chẳng thấy lòng đam mê, những tưởng nhớ. Hôm nay, nhà Đạo lại nhớ lời Chúa mời và gọi qua Âm nhạc, để người người sống đời sung mãn, đầy thơ nhạc suốt miên trường.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch.

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

Thứ hai, 5 tháng 5, 2014

Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Đáp lại, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981 thêm 2 hải lý nữa.

Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29′ N/111 độ 12’E.

Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.

Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982″.

Ông Bình nói: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.

Cùng ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC “dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Khẳng định đường chín đoạn

Cảnh báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện “không được xâm nhập” vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, nhà chức trách Trung Quốc tăng phạm vi bán kính này lên thành 3 hải lý.

Hành động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, “là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không”.

“Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc.”

Tiến sỹ Ian Storey

Vị trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường ‘lưỡi bò’.

Ông Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường như đã lắng xuống đáng kể.

Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.

“Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc.”

Giàn khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.

Giàn khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn.

Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.

Vị trí mà Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động

Nguy cơ căng thẳng mới?

Giàn khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước trong khu vực.

Tốn gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.

Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.

Họ gọi đây là “thách thức chủ quyền” mà Trung Quốc “ngang ngược” áp đặt.

Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức “thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò”.

Họ cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới “ai đến trước, được hưởng trước” đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo kiểu Trung Quốc.

Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5/2010.

Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.

Năm 2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm vào một đợt căng thẳng mới?

Hà Nội phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan nổi vào vùng biển Việt Nam (RFI)

Giàn khoan dầu của China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) ngoài khơi tỉnh Liêu Đông, vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Ảnh này chụp trong tháng  03/2005

Giàn khoan dầu của China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) ngoài khơi tỉnh Liêu Đông, vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Ảnh này chụp trong tháng 03/2005

REUTERS/China Daily/Files

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

Thứ bảy, 3 tháng 5, 2014

Ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích hồi đầu tháng Tư

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ ‘tham gia phát biểu’ tại buổi họp báo nhân quyền ở Washington, gần một tháng sau khi ông được chính quyền Hà Nội phóng thích và xuất cảnh sang Mỹ.

Cuộc họp báo được Dân biểu Christopher Smith triệu tập tại trụ sở Quốc hội Mỹ với mục đích “đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm vô hiệu hoá những công cụ đàn áp của nhà nước Việt Nam và đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm”, thông cáo báo chí của Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS) ngày 2/5.

Tham gia phát biểu tại họp báo, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tới, còn có cựu Dân biểu Cao Quang Ánh và ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, thông cáo nói thêm.

Buổi họp báo được tổ chức gần một tuần trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 18 được nhóm trong hai ngày 12 và 13/5 tại Washington.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước”

Ông Scott Busby, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Trong tuyên bố chính thức sau cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 17 hồi năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hai bên đã “thẳng thắn” trao đổi về những vấn đề liên quan đến “nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người khuyết tật, người đồng tính, việc thực hiện khuyến nghị cơ chế báo cáo UPR, tình hình thực thi và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam và Hoa Kỳ.”

“Phía Việt Nam cũng đã chủ động cung cấp thông tin, làm rõ sự thật về những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam,” trang web Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khi đó nói.

Việt Nam năm ngoái cũng nói trong thời gian ở Việt Nam, đoàn của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer đã ‘được tạo điều kiện gặp một số cá nhân phía Hoa Kỳ quan tâm’.

Hoa Kỳ ‘cố gắng rất nhiều’

Phát biểu bên lề một hội thảo hôm 1/5 tại Washington, ông Scott Busby, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, được đài RFA dẫn lời nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên sự quan tâm trong cuộc đối thoại nhân quyền thương niên sắp tới với Việt Nam.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước,” ông nói.

Ông Cù Huy Hà Vũ

Ông Cù Huy Hà Vũ tới Washington DC, Hoa Kỳ, hôm 7/4/2014.

“Về mặt thăng tiến nhân quyền cho Việt Nam tôi nghĩ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều.”

“Chúng tôi đã thành công trong việc thuyết phục Việt Nam trả tự do cho một số người bất đồng chính kiến”, quan chức ngoại giao Mỹ được trích thuật nói thêm.

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật được đào tạo tại Pháp và là con trai của nhà thơ Huy Cận, một công thần của chế độ, ông Vũ cũng là con nuôi của thi sỹ Xuân Diệu.

Ông bị bắt ngày 5/11/2010 tại Sài Gòn và bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Hà Vũ được nhà cầm quyền phóng thích hôm 7/4/2014 và tới Washington trong cùng ngày. Trước khi xuất cảnh, ông đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Ngay sau diễn biến, Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định này của phía Việt Nam, theo hãng tin AP.

Thế giới đánh dấu ngày Tự do Báo chí

Thế giới đánh dấu ngày Tự do Báo chí

03.05.2014

Hôm nay là Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một ngày lễ hàng năm mà Liên Hiệp Quốc đặt ra vào năm 1993 để ủng hộ tự do diễn đạt.

Liên Hiệp Quốc nói rằng “một nền báo chí cởi mở và đa nguyên” phải làm việc trong một môi trường an toàn mà không sợ bị trả đũa.

Cơ quan thế giới này nói rằng ít nhất 71 nhà báo đã bị giết hại trong lúc 826 nhà báo khác bị bắt. Hơn 2.000 ký giả bị đe dọa hoặc bị tấn công thể chất hồi năm ngoái.

Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2014 nêu bật ảnh hưởng tiêu cực của những vụ xung đột đối với quyền tự do thông tin. Hội nhà báo không biên giới, tổ chức bảo trợ cho việc thực hiện bảng chỉ số này, nói rằng một số quốc gia đã bị ảnh hưởng của một xu hướng là diễn giải nhu cầu an ninh quốc gia với “một cách thức quá rộng và có tính chất lạm dụng, gây phương hại tới quyền thông tin và được thông tin.”

Hội này cho biết xu hướng đó là “một mối đe dọa đang tăng trên toàn thế giới” và đang gây nguy hại cho tự do thông tin ở những nước được xem là dân chủ.

Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số Tự do Báo chí Thế giới sang tới năm thứ tư liên tiếp, kế đến là Hà Lan và Na Uy, giống như năm ngoái.

Ba nước Turkmenistan, Bắc Triều Tiên và Eritrea một lần nữa nằm ở vị trí cuối bảng. Hội nhà báo không biên giới nói rằng tự do thông tin không hiện hữu ở 3 quốc gia này.

Hoa Kỳ được xếp hạng 46 trong danh sách 180 quốc gia. Nga hạng 148, Cuba 170, Trung Quốc 175. Việt Nam hạng 174 và tiếp tục là nhà tù lớn hàng thứ nhì thế giới đối với blogger và công dân mạng.

 

Ca sĩ Celines Diaz đã từ bỏ danh tiếng để thờ phượng Thiên Chúa qua âm nhạc của cô

Ca sĩ Celines Diaz đã từ bỏ danh tiếng để thờ phượng Thiên Chúa qua âm nhạc của cô

Đặng Tự Do

Khi lên 10 tuổi Celines Diaz đã viết bài hát đầu tiên của cô. Kể từ đó, cô đã dành cuộc sống của mình cho sân khấu. Diaz bắt đầu sự nghiệp của mình với việc viết nhạc đời, và vào năm 2001, cô đã ký một hợp đồng thu âm quốc tế.

Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra rằng một cái gì đó đã mất tích trong cuộc sống của cô. Sau khi tham dự một cuộc tĩnh tâm, cô quyết định từ bỏ mọi sự để chỉ hát cho Thiên Chúa thôi.

Celines Diaz tâm sự:

“Tôi đã dành riêng đời mình cho âm nhạc thế tục. Nhưng trong một buổi tĩnh tâm, cảm nghiệm của tôi với Thiên Chúa, với sự tha thứ và tình yêu của Ngài, rất tuyệt vời. Tôi phát hiện ra Chúa Giêsu vẫn sống động. Kể từ lúc đó, tôi muốn dành cho Chúa cuộc sống của tôi, âm nhạc của tôi.”

Tiếng hát Celines Diaz một sớm một chiều tắt ngúm trên các sân khấu đời gây ngỡ ngàng cho nhiều người hâm mộ … và đặc biệt cho các bầu sô.

Nhưng hiện nay người ta gặp gỡ cô dễ hơn. Diaz và ban nhạc của cô lưu diễn trên khắp nước Mỹ và các nước Mỹ Châu La tinh, sử dụng lời bài hát và âm nhạc của mình để truyền bá Lời Chúa.

Celines Diaz cho biết thêm:

“Năm 2014, chúng tôi đang làm việc cật lực để tung ra album thứ hai của mình với tựa đề ‘Chúa luôn trung tín’. Chúng tôi rất vui , rất hạnh phúc để có thể chia sẻ tất cả mọi thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi trong những năm qua. Chúng tôi muốn sử dụng âm nhạc để chia sẻ những hồng ân đó. “

ĐTC Phanxicô đã khóc vì ngày nay vẫn còn nhiều Kitô phải tử đạo

ĐTC Phanxicô đã khóc vì ngày nay vẫn còn nhiều Kitô phải tử đạo

VRNs (04.05.2014) – Sài Gòn – Vaticaninsider cho biết, trong bài giảng thường nhật hôm 2 tháng Năm vừa qua tại nhà nguyện thánh Martha, ĐTC Phanxicô nói rằng ngài đã khóc khi xem những tin tức gần đây về việc các Kitô hữu bị đóng đinh. Ngài cho biết thêm trong bài giảng, “Ngày nay vẫn còn nhiều người phải thiệt mạng và chịu bắt bớ trong danh của Thiên Chúa.” Hiện vẫn còn quá nhiều “người kiểm soát lương tâm.” “Ở một số nước, có người vẫn phải đi tù chỉ vì sở hữu một quyển một Tin Mừng hay đeo thánh giá”

140503003

Trong những tuần gần đây, các phương tiện truyền thông đã lan truyền hình ảnh của hai cá nhân bị treo trên một giá bằng gỗ mà theo cáo buộc là ở Syria. Danh tính và tôn giáo của những người trong hình chưa được xác nhận, và cũng chưa thể xác nhận họ đã thực sự thiệt mạng do bị đóng đinh hay chưa. Một số hình ảnh dường cho thấy, họ bị bắn vào đầu và sau đó bị treo trên thập giá.

Suy niệm dựa trên bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều, cũng như bài đọc từ sách Công Vụ Tông Đồ trình bày việc các môn đệ của Chúa Kitô bị đánh đập bởi Thượng Hội Đồng Do Thái (Sanhedrin), ĐTC Phanxicô đã đề xuất ba hình ảnh biểu tượng.

“Đầu tiên là ‘tình yêu của Chúa Giêsu’ dành cho con người, sự chú ý ngài đến những vấn đề của dân chúng.” ĐTC nói rằng, Thiên Chúa không quan tâm đến việc có bao nhiêu người theo ngài, ngài sẽ “không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện một cuộc điều tra dân số” để xem “Giáo Hội đã phát triển hay chưa… không ! Ngài nói năng, giảng dạy, yêu thương, đông hành, và đi trên đường cùng với con người, hiền lành và khiêm nhường.” Ngài nói năng có uy quyền, có nghĩa là ngài nói với “sức mạnh của tình yêu.”

ĐTC Phanxicô nói tiếp: “Hình ảnh biểu tượng thứ hai là sự ‘ghen tị’ của các các nhà chức trách tôn giáo thời bấy giờ: Họ không thể chịu đựng được thực tế rằng dân chúng đang đi theo Chúa Giêsu. Họ không thể chịu đựng được và họ ghen tị. Đây là một thái độ thực sự xấu. Ghen tị và đố kỵ, và chúng ta biết rằng cha đẻ của sự ‘đố kỵ’ là ‘ma quỷ’. Thông qua sự đố kỵ, sự dữ đã bước vào thế gian. Những người này biết Chúa Giêsu: họ biết ! Cũng chính những người này đã trả tiền cho các lính canh để nói rằng: các môn đệ đã đến trộm xác của Chúa Kitô!”

“Họ đã trả tiền để bịt miệng sự thật,” ĐTC nhấn mạnh,”con người đôi khi có thể trở nên rất xấu xa! Bởi vì khi chúng ta trả tiền để che giấu sự thật, chúng ta [đã phạm] một điều ác rất lớn. Và đó là lý do tại sao dân chúng biết họ. Dân chúng sẽ không theo họ, nhưng dân chúng chịu đựng họ vì họ có quyền lực, thẩm quyền tôn giáo, thẩm quyền trên kỷ luật của giáo hội tại thời điểm đó, thẩm quyền trên người dân … và dân chúng theo họ. Chúa Giêsu đã từng nói rằng, họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Những người này không thể chịu đựng được sự hiền lành của Chúa Giêsu, họ không thể chịu đựng được sự hiền lành của Tin Mừng, họ không thể chịu đựng được tình yêu. Và họ trả giá đắt cho sự ghen tị, sự căm thù.”

“Trong cuộc họp của Thượng Hội Đồng Do Thái (Sanhedrin), có một ‘người đàn ông khôn ngoan’ đó là Gamaliel, người đã yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo phóng thích các tông đồ.” Do đó, ĐTC khẳng định, “có hai biểu tượng: Chúa Giêsu, Đấng đã xúc động khi thấy dân chúng như bầy chiên ‘không người chăn dắt’ và các nhà chức trách tôn giáo. Những người này, với thủ đoạn chính trị và thủ đoạn tôn giáo, họ tiếp tục thống trị dân chúng… Và như vậy họ cho điệu các tông đồ ra, sau khi người đàn ông khôn ngoan lên tiếng, để đánh đập và ra lệnh cho các tông đồ không nói về danh của Chúa Giêsu. Sau đó, họ phóng thích các tông đồ. ‘Chúng ta phải làm điều gì đó, chúng ta sẽ đánh đập chúng thật mạnh tay và thả chúng về! Thật bất công ! Nhưng họ đã làm điều đó. Họ là những người kiểm soát lương tâm [cảnh sát của tư tưởng], và cảm thấy họ có quyền làm như thế. Những người kiểm soát lương tâm … Thậm chí ngày nay trên thế giới, có rầt nhiều người như thế.”

ĐTC Phanxicô sau đó thú nhận: “Tôi đã khóc khi biết tin tức về việc các Kitô hữu bị đóng đinh tại một quốc gia không phải Kitô giáo. Ngày nay vẫn còn nhiều người bị giết và bị bắt bớ trong danh của Thiên Chúa. Ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn thấy nhiều người như các tông đồ, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su.”

Hình ảnh “biểu tượng thứ ba hôm nay là Niềm vui nhân chứng.”

ĐTC Phanxicô kết luận bài giảng bằng cách tổng hợp ba biểu tượng. Ngài nói: “biểu tượng đầu tiên: Chúa Giêsu với dân chúng, tình yêu của ngài, con đường mà ngài đã dạy chúng ta, cái mà chúng ta nên đi theo. Biểu tượng thứ hai: sự đạo đức giả của những vị lãnh đạo tôn giáo, họ giam giữ dân chúng với rất nhiều điều răn, với sự vô cảm, đồng thời họ còn là những người trả tiền để che giấu sự thật. Biểu tượng thứ ba: niềm vui của các vị tử đạo Kitô giáo, niềm vui của rất nhiều anh chị em của chúng ta đã cảm nghiệm được theo dòng lịch sử, niềm vui bởi họ được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Kitô. Và hôm nay vẫn còn rất nhiều người như thế! Chỉ cần nghĩ đến một số quốc gia, anh chị em có thể vào tù vì chỉ mang theo một quyển Tin Mừng. Hoặc là anh chị em sẽ bị phạt chỉ vỉ đeo thánh giá. Ba biểu tượng: chúng ta hãy nhìn vào chúng. Đó là một phần của lịch sử cứu độ của chúng ta.”

Pv. VRNs

 

Caritas Nigeria cảnh báo nguy cơ đất nước bị chia rẽ bởi nước ngoài

Caritas Nigeria cảnh báo nguy cơ đất nước bị chia rẽ bởi nước ngoài

Chuacuuthe.com

140503002

VRNs (04.05.2014) – Sài Gòn – Hãng thông tấn Fides cho biết, đã có ít nhất 19 người thiệt mạng và 80 người bị thương. Đây là số thương vong tạm thời trong vụ đánh bom diễn ra hôm 1 tháng Năm, tại nhà ga Nyanya, ở thủ đô Abuja của Nigeria. Vụ nổ xảy ra cách 50 mét từ địa điểm của một vụ nổ trước đó, diễn ra ngày 14 tháng 4, gây ra cái chết của 75 người.

Hành động khủng bố trên được qui cho giáo phái Hồi giáo Boko Haram thực hiện. Nhóm này hiện đang giam giữ hơn 100 nữ sinh bị bắt cóc vào giữa tháng Tư, tại một trường trung học ở Chibok, thuộc bang Borno ở phía bắc Nigeria. Theo báo chí Nigeria, một số nữ sinh đã được đưa đến Cameroon và Cộng Hòa Chad, nơi họ bị bán trong các hợp đồng hôn nhân để đổi lấy một khoản tiền.

Tình trạng bạo lực mà Boko Haram đang tạo ra một cuộc tranh cãi nóng bỏng ở Nigeria, đến mức mà những lực lượng chính trị khác nhau đã buộc tội lẫn nhau trong việc khai thác hoặc thậm chí hỗ trợ cho các hoạt động của nhóm khủng bố. Tổ chức Caritas Nigeria cũng chỉ trích mạnh mẽ thái độ đó trong một tuyên bố.

Ngoài ra, Caritas còn kêu gọi chính phủ nên xem xét nguyên nhân gốc rễ của sự phục hồi các cuộc nổi dậy và lưu ý rằng, việc cho rằng Boko Haram chỉ nhận được tài trợ bởi các chính trị gia liều lĩnh muốn tiếp quản quyền lực là chưa đủ thuyết phục. “Mức độ tinh vi, việc tập hợp vũ khí, sự hỗ trợ hậu cần cho thấy nguồn tài chính là không nhỏ, thêm vào đó là quy mô của những chiến dịch. [Những việc này] vượt quá khả năng của các thực thể [chính trị] địa phương”.

Tuyên bố tiếp tục, chính phủ Nigeria cũng nên xem xét các suy đoán cho rằng, một số quốc gia nước ngoài không hài lòng với tiềm lực của Nigeria và đang có ý định chia cắt quốc gia này bằng cách lợi dụng cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2015.”

Pv. VRNs

 

Kiev tiếp tục tấn công để giành lại quyền kiểm soát miền Đông Ukraina

Kiev tiếp tục tấn công để giành lại quyền kiểm soát miền Đông Ukraina

Chốt kiểm soát Slaviansk : Kiev dồn lực lượng để giành lại miền Đông Ukraina - REUTERS /Baz Ratner

Chốt kiểm soát Slaviansk : Kiev dồn lực lượng để giành lại miền Đông Ukraina – REUTERS /Baz Ratner

Thanh Phương

Hôm nay, 04/05/2014, chính quyền Kiev tiếp tục các cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát miền Đông Ukraina, hiện đang nằm trong tay phiến quân thân Nga, cho thấy là tình hình vẫn căng thẳng cho dù hôm qua, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu bị phe ly khai cầm giữ từ nhiều ngày qua đã được trả tự do.

Về phía phe thân Nga cũng ra lệnh tổng động viên để đối đầu với quân đội chính phủ Kiev. Từ Donetsk, miền Đông Ukraina, thông tín viên RFI Daniel Vallot gởi về bài tường trình :

« Rõ ràng là phe thân Nga từ hôm qua quyết tâm tạo ra thêm những điểm căng thẳng ở toàn bộ vùng này. Chẳng hạn như tại Lougansk, họ đã tấn công vào một đơn vị quân đội và vào một điểm tuyển quân. Theo bộ Nội vụ Ukraina, hai binh lính đã bị thương trong cuộc tấn công này.

Tại Donetsk, những người biểu tình thân Nga đã chiếm giữ trụ sở cơ quan an ninh Ukraina địa phương. Các vụ nổ súng và xung đột cũng đã diễn ra ở Mariupol và Konstantinovska.

Các lãnh đạo phe thân Nga ở Donetsk đã nói rõ đây chính là chiến lược mà họ vạch ra và họ cũng đã kêu gọi tổng động viên những người tình nguyện. Những người này sẽ được huấn luyện và trang bị vũ khí.

Hai mục tiêu của phe phiến loạn thân Nga là thứ nhất, chứng tỏ họ vẫn huy động lực lượng cho dù chính quyền Kiev tiếp tục tấn công và thứ hai, mở ra các mặt trận mới ở miền Đông nhằm ngăn cản quân đội Ukraina tập trung mọi lực lượng vào hai thành phố Sloviansk và Kramatorsk. »

 

Blogger Điếu Cày được đề cử nhận giải nhân quyền Vaclav Havel

Blogger Điếu Cày được đề cử nhận giải nhân quyền Vaclav Havel

Blogger Điếu cày (G) từng biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Blogger Điếu cày (G) từng biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My

Blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải hiện đang thụ án 12 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Ngày 01/05/2014, ông đã được đề cử tặng thưởng giải Vaclav Havel. Trong khi đó thân nhân ông Nguyễn Văn Hải hôm nay 03/05/2014 cho biết, ông đang bị bệnh tật đe dọa nặng nề mà không được chữa trị trong nhà tù.

Giải Vaclav Havel là giải thưởng của Hội nghị các Nghị viện Hội đồng châu Âu dành cho các hoạt động kiệt xuất của xã hội dân sự trong việc bảo vệ nhân quyền tại châu Âu cũng như các châu lục khác, được đặt ra từ năm 2013.

Năm nay trong số những người được đề cử có ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, một tù nhân lương tâm đã bị lãnh án 12 năm tù giam vào tháng 9/2012 vì tội danh tuyên truyền chống Nhà nước. Tháng 3/2013, ông đã tuyệt thực đến một tháng để phản đối điều kiện giam giữ.

Trong số các cá nhân và tổ chức đứng ra đề cử ông Nguyễn Văn Hải, có sáu cựu thành viên nhóm Hiến chương 77 của Cộng hòa Séc, và bảy tổ chức của người Việt trong và ngoài nước. Đó là nhóm Văn Lang ở Praha với tôn chỉ « Vì một xã hội dân sự », nhóm Đàn Chim Việt ở Ba Lan, và các tổ chức tại Việt Nam là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Tù nhân Lương tâm Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhóm No-U FC và Nhà xuất bản Giấy Vụn.

Trả lời RFI Việt ngữ, anh Nguyễn Trí Dũng, con ông Nguyễn Văn Hải cho biết :

Nguyễn Trí Dũng tại Việt Nam

 

03/05/2014
by Thụy My

 

Nghe (03:01)