Dưới Lớp Tro Tàn

Dưới Lớp Tro Tàn

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

“Cùng với các tổ chức Xã Hội Dân Sự khác, Lao Động Việt cần phải được công khai hoạt động tại VN để hướng dẫn cho công nhân, từng bước thành lập các nghiệp đoàn của mình.”

Trần Ngọc Thành (Chủ Tịch Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do)

Báo Người Việt, số phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2014, có phóng sự (“Đến Bình Dương Sau Ngày Công Nhân Biểu Tình Bạo Động”) của ký giả Phùng Thức – gửi từ Việt Nam – với bức ảnh đính kèm, cùng với ghi chú: Những biểu ngữ đơn sơ và đống tro tàn bạo động đêm 13 tháng 5 của công nhân Bình Dương.

Hai hôm sau (xem chừng “đống tro tàn” đã nguội) nên cũng trên diễn đàn này, lại có bản tin ngắn, với sự “khẳng định” (nghe) chắc như bắp của một quan chức cao cấp của Việt Nam:

Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư đã ký một văn bản gửi các sứ quán, các hiệp hội doanh nghiệp ngoại quốc, khẳng định: Bạo động trong thời gian vừa qua là tự phát và có yếu tố kích động. Nhà cầm quyền Hà Nội “rất lấy làm tiếc” và đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn.

Dân Việt vốn can đảm, và tôi cũng đã có hân hạnh quen biết rất nhiều người rất gan dạ nhưng chưa thấy ai “liều lĩnh” cỡ như nhân vật Bùi Quang Vinh này:

“Nhà cầm quyền Hà Nội ‘rất lấy làm tiếc’ và đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn.

Ông Bộ Trưởng – rõ ràng – đánh giá hơi quá cao về khả năng đàn áp của “nhà cầm quyền Hà Nội,” và dường như không biết gì ráo trọi về đời sống của giới công nhân Việt Nam hiện nay. Để rộng đương dư luận, xin xem qua đôi lời tâm sự của một độc giả (có bút danh là Rùa Vàng) đăng trên blog Hiệu Minh – vào hôm 13 tháng 5 vừa qua:

“Rùa làm việc tại công ty D.A gia công đồ gỗ xuất khẩu cho Plantation Grown Timbers của Úc, ông chủ lâu lâu xuống xưởng một lần, lần nào ông xuống lại nổi cơn lôi đình, quát mắng, chửi bới lung tung vì những lý do hết sức lãng xẹt. Một hôm ông ta chửi một công nhân có kinh nghiệm 10 năm làm gỗ, sau 30 phút lăng mạ ông ta đuổi việc người công nhân đó luôn. Gần như ko có ai trong số khoảng 150 người từ quản đốc đến công nhân không bị chửi.

Buổi sáng khi mặt trời còn đang bận tiễn chân chú Cua rời WB, thì ở Bình Dương công nhân đã lò mò thức dậy đi làm, tối mặt trời lặn lâu lắm rồi họ mới về nhà. Trên đường về ghé qua chợ đêm mua đại cái gì đó rồi nấu cơm, ăn uống tắm giặt nữa là đến 21h. Trong nhà ko ti vi, báo chí và chẳng có đồ đạc gì có giá trị, ngoài mấy chiếc xe đạp, một nồi cơm điện, một bếp ga mini, một bình nước lọc. Đời sống công nhân đơn điệu và buồn tẻ một cách kinh ngạc. Chỉ lâu lắm mới có một đoàn pê đê đến biểu diễn ở ven KCN họ mới có dịp kéo nhau đi chơi.

Về lương, em mới vào làm lương 870.000đ một tháng, ngày nào cũng tăng ca đến 20h tối mới về và làm 4 chủ nhật, tiền công tháng đầu tiên em kiếm đc 1.200.000đ. Tháng thứ 2 lương cơ bản sẽ lên 960.000 ngàn, những tưởng tháng này kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng tháng đó giám đốc kêu công ty lỗ nay giảm lương, ai muốn làm thì làm không làm thì thôi, vậy là tháng thứ hai em cũng chỉ kiếm đc 1.200.000 ngàn.”

Số tiền lương quá khiêm tốn, như trên, đã khiến nhiều người phải trải qua những cảnh đời vô cùng nghiệt ngã:

“Tôi lấy vợ được 4 năm rồi. Cô ấy là người ở vùng núi Vĩnh Cửu (Đồng Nai), làm chung công ty với nhau. Vẫn biết đời sống khó khăn nên hai người chỉ biết nương nhau mà sống. Từ hồi bé Trà My ra đời, cuộc sống của hai vợ chồng càng cơ cực hơn nữa vì nhiều chi phí phải dành cho con như tiền sữa, tiền bột, tiền quần áo, đồ dùng cho trẻ… mà vợ thì phải nghỉ làm ở nhà trông con. Khi bé được đúng 1 tuổi, vợ chồng đành phải gửi con ở nhà trẻ tự phát gần khu trọ để đi làm chứ một mình tôi lo không xuể. Mấy ngày đầu, bé xa cha mẹ nên khóc suốt, lại không ăn uống gì nên người cứ lả đi, rồi ốm.

Thế là lại xin nghỉ, cả hai đưa con đi Bệnh viện Nhi đồng 1 dưới quận 10 mà cả nhà chỉ còn hơn 600 ngàn đồng. Vừa đợi khám bệnh cho con, vừa lo lắng không biết có đủ tiền hay không nữa. Thấy vậy, cả hai chỉ biết quay đi, nhìn con mà rơi nước mắt. Như hiểu được nỗi lòng của vợ chồng tôi, có một bác bán cà phê cóc ở cổng bệnh viện bảo, nếu thiếu tiền khám bệnh cho con thì cứ sang bên Bệnh viện Chợ Rẫy mà bán máu kiếm tiền, dễ lắm. Hỏi kỹ ra mới biết, mỗi lần đi bán máu như vậy thu được gần 500 ngàn đồng mà cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bán. (Khánh Hoà, “Nghiệt Ngã Phận Đời Làm Công Nhân,” báo Dân Việt 16 tháng 02 năm 2014).

Bán máu, tuy thế, vẫn chưa phải là bước đường cùng. Đôi lúc, không ít nữ công nhân còn phải bán dâm để sinh tồn – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay, báo Tuổi Trẻ Online:

“Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng…”

“Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân… Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’…. Tiền công 10.000 – 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công .. làm thợ.”

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nào nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM:

“Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.

Khu nhà trọ nam công nhân rách nát gần cổng Khu công nghiệp Tân Tạo –

“điểm hẹn” của những “chiếu giác hơi” công nhân – Ảnh và chú thich: N.B.

Từ nhiều năm trước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đưa ra một nhận định rất buồn:

“Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.”

Tôi còn không tin rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã từng có lúc cố gắng (trước khi bỏ cuộc) “chạy đua tri thức và kỹ thuật” với những quốc gia lân cận. Bằng chứng là hiện nay chúng ta vẫn chưa tự làm nổi cái đinh vít cho ra cái đinh vít – theo như tường thuật của ký giả Quang Đông, báo Tiền Phong!

Mọi chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước đều thiển cận (theo kiểu mì ăn liền) nên chỉ chuyên chú vào việc khai thác ngay mọi tài nguyên thô sẵn có, cũng như nhân nguồn lực rẻ mạt của công nhân – kể cả lao động nước ngoài – để “vét” cho thật nhiều và thật nhanh thôi.

Người bị vơ vét – lúc cần mua một cái toa thuốc cho con khi đau ốm, hay một món tiền nhỏ gửi cho bố mẹ già ở quê nhà – phải đi bán máu, hoặc bán dâm. Kẻ có quyền vơ vét thì mua được mọi thứ.

Họ mua  “rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây lấy ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở L’Indochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hát lớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè…” – theo như lời của nhà văn Phạm Thị Hoài.

Họ cũng có thể thưởng thức những tách cà phê hay những tô phở trị giá (cỡ) … nửa triệu đồng, tương đương với tiền lương hàng tuần của một công nhân!

Tôi không tin rằng hiện trạng chênh lệch bất công này sẽ kéo dài được mãi. Tôi cũng không nghĩ rằng những đống tro tàn sau những đám cháy vì bạo loạn ở Bình Dương đã hoàn toàn nguội lạnh, và nhà đương cuộc Hà Nội vẫn cứ có khả năng “triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn ” – như lời hứa hẹn của ông Bộ Trưởng Kế hoạch / Đầu Tư, vào hôm 16 tháng 5 vừa qua.

Bên dưới lớp tro tàn hiện nay (e) vẫn còn những hòn than vẫn đang âm ỉ cháy. Trong tương lai gần không cần đến cái một giàn khoan dầu, một cái “tầu lạ” xuất hiện ở lãnh hải Việt Nam (hay sự kích động của bất cứ “kẻ xấu” nào) mà chỉ cần một cơn gió thoảng cũng vẫn có thể bùng lên những ngọn lửa bạo loạn ở rất nhiều nơi.

Hơn mười năm trước tướng Trần Độ đã có lời cảnh báo:”Đổi mới hay là chết.” Dường như, giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã nhất định tìm … cái chết!

Việt – Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan

Việt – Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan

Thứ tư, 21 tháng 5, 2014

Bộ trưởng Phạm Bình Minh từng gặp Bộ trưởng John Kerry ở hội nghị Asean tháng Bảy 2013

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.

Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói cuộc điện đàm diễn ra sáng 21/5.

Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.

Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.

Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.

Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.

Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.

Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Căng thẳng

Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã công kích Việt Nam

Cuộc điện đàm được Việt Nam công bố dường như cho thấy cố gắng xích lại gần với Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh không nhượng bộ về vụ giàn khoan.

Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam.

Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.

“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”

Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”

Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.

“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.

Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.

Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.

 

Lệ thuộc Trung Quốc: đe dọa an ninh quốc gia

Lệ thuộc Trung Quốc: đe dọa an ninh quốc gia

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-19

072_K76605-600.jpg

Vận chuyển hàng hóa từ TQ qua VN bằng đường bộ qua biên giới Lào Cai. Ảnh chụp hôm 10/5/2014.

AFP photo

Trong hai thập niên vừa qua kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc. Chính sách trải thảm đỏ ưu đãi nhà đầu tư Trung Quốc đang thực tế gây ra mối quan ngại về an ninh cho Việt Nam. Trong nguy cơ mất biển vào tay Trung Quốc chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến chuyên gia về vấn đề liên quan.

“Lãnh địa” của TQ ở VN

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội đặc biệt quan tâm về mối nguy của Việt Nam do lệ thuộc Trung Quốc quá nhiều lĩnh vực. Chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm, nhưng vị chuyên gia Việt kiều cho thấy một sự đe dọa cực kỳ lớn tiềm ẩn trong nội địa Việt Nam. Ông nói:

“Lệ thuộc Trung Quốc có nhiều điều đang xảy ra ở Việt Nam, ví dụ Trung Quốc thuê rất nhiều khu vực ở ngay biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thời hạn 50 năm-70 năm các vị lãnh đạo các tỉnh vùng biên giới cho Trung Quốc thuê như thế nào? Được biết một dãy dài dọc theo biên giới đã cho Trung Quốc thuê, đấy là một cách lệ thuộc. Hai nữa, ví dụ đã cho Trung Quốc thuê vùng Hà Tĩnh gần cảng Vũng Áng thời hạn cũng 50-70 năm nơi có nguyên một khu cảng như thế dọc bờ biển Hà Tĩnh dài 15-17 km thì như vậy sẽ như thế nào?”

Từ những thông tin vừa nêu, chuyên gia Bùi Kiến Thành cảnh báo mối đe dọa an ninh quốc phòng rất nguy hiểm cho Việt Nam. Ông nói:

” Rất khó, vì nhập khẩu từ Trung Quốc còn có phần tiểu ngạch đi qua biên giới một cách không chính thức. Mỗi ngày người ta đưa hàng hóa từ Trung Quốc vào mà ở đây có hai, ba vấn đề.
– Chuyên gia Bùi Kiến Thành”

“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt Nam ra hai khúc.”

Hồi trung tuần tháng 3/2014 chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, người được biết như một nhà phản biện độc lập hiện sống và làm việc ở Hà Nội từng bày tỏ quan ngại:

“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa! Và nhân kinh nghiệm ở Ucraina làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ucraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?”

Lệ thuộc Trung Quốc thiên hình vạn trạng, chuyên gia Bùi Kiến Thành phân tích là từ đầu năm đến nay Trung Quốc đầu tư rất nhiều ở Việt Nam, một phần khác đầu tư vào bất động sản. Trung Quốc đầu tư vào mua những dự án bất động sản với giá rẻ bèo của những người phát triển dự án mà bây giờ buộc phải bán tháo bán đổ đi.

Ông Bùi Kiến Thành đặt vấn đề:

“Đi xa hơn chút nữa, nếu Trung Quốc đổ vào Việt nam 100 tỷ đô hay 1.000 tỷ đô Trung Quốc sẽ mua đứt luôn đất nước Việt nam này thì sẽ ra sao? Tất cả những chuyện ấy lãnh đạo nhà nước phải suy nghĩ xem, chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để mời mà rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không. Và nếu Trung Quốc đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không. Hiện nay đầu tư nước ngoài đã chiếm 68% xuất khẩu rồi, cả cái nước Việt Nam bao nhiêu trăm ngàn doanh nghiệp mà chỉ xuất khẩu được có 32%. Liệu ngày nào Trung Quốc đổ vào đây để đầu tư như thế thì ngoại thương Việt Nam sẽ ra sao tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ.”

Làm thế nào để giảm lệ thuộc

image-250.jpg

Người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 11/5/2014. AFP photo

Viễn kiến và quan ngại của giới chuyên gia có đầy đủ cơ sở, nếu nhìn vào những diễn biến gần đây nhất, những vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam đã lan ra tới khu công nghiệp Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Bạo động giữa công nhân Trung Quốc và công nhân Việt nam làm 21 người chết gồm 15 Trung Quốc 6 Việt Nam, theo hãng tin uy tín của Anh Quốc Reuters. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho là chỉ có 1 người Trung Quốc chết còn Bộ ngoại giao Trung Quốc xác nhận 2 công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng.

Ngoài những quan ngại về chính sách ưu đãi nhà đầu tư Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam dựa trên xuất khẩu nhưng phụ thuộc phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu 39,6 tỷ USD hàng hóa và nguyên liệu Trung Quốc mà chỉ xuất khẩu qua Hoa lục được có 13,3 tỷ USD. Làm thế nào giảm lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:

“Rất khó, vì nhập khẩu từ Trung Quốc còn có phần tiểu ngạch đi qua biên giới một cách không chính thức. Mỗi ngày người ta đưa hàng hóa từ Trung Quốc vào mà ở đây có hai, ba vấn đề. Một là về chất lượng hàng đấy có phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam hay không, nhiều báo cáo cho biết hàng hóa có chất độc trong đó, còn vấn đề đồ ăn bây giờ rất sợ có nhiều báo cáo cho thấy thực phẩm, hoa quả Trung Quốc đưa qua có nhiều chất độc, đồ dùng hàng ngày mà có nhiều chất độc thì sẽ ra sao.

” Lệ thuộc Trung Quốc có nhiều điều đang xảy ra ở Việt Nam, ví dụ Trung Quốc thuê rất nhiều khu vực ở ngay biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thời hạn 50 năm-70 năm.
– Chuyên gia Bùi Kiến Thành”

Ngoài ra về vấn đề kinh tế thuần túy doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu Trung Quốc, mình nói xuất khẩu hai mươi mấy tỷ đô la hàng may mặc, nhưng những hàng may mặc ấy có hơn 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả những thứ đó cho chúng ta có cơ hội nhìn lại vấn đề ngoại thương với Trung Quốc và vấn đề khác là dưới chiêu bài kinh tế có vấn đề chính trị quốc phòng hay không thì Việt Nam phải thận trọng.”

Thành quả kinh tế xuất khẩu của Việt Nam tuy là xây dựng trên nền móng không vững chắc, nhưng nhà nước rất tự hào về thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 1.900 USD/năm; theo cách tính lấy Tổng sản phẩm quốc dân chia đều cho dân số. Sau âm mưu xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, giả dụ Trung Quốc leo thang một bước trừng phạt kinh tế, Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng tức thì và rất nặng nề.

Cũng chính vì thế giới chuyên gia cho rằng, vấn đề giảm lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc cần được xem xét khẩn cấp và có những bước thực hiện nghiêm túc. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc không chịu rút giàn khoan khổng lồ hạ đặt bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam.

Chỉ là chiến tranh tâm lý

Chỉ là chiến tranh tâm lý

Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Nguyễn Hưng Quốc

19.05.2014

Chung quanh vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nhiều người hốt hoảng tưởng một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc đang hoặc sắp sửa bùng nổ. Chưa biết vài ngày hay vài tuần hay vài tháng nữa thế nào, chứ hiện nay, theo tôi, đó chỉ là một cuộc chiến tranh tâm lý.

Vâng, chỉ là chiến tranh tâm lý.

Như tôi đã phân tích trong bài “Trung Quốc đã thắng trên Biển Đông”, mục tiêu chính của Trung Quốc khi mang giàn khoan HD-981 đến khu vực được xem là thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không phải để đánh nhau. Với Trung Quốc hiện nay, một cuộc chiến tranh với Việt Nam, dù có thắng, cũng chưa chắc đã có lợi, đặc biệt, về phương diện kinh tế và quan hệ quốc tế, trong đó có hình ảnh phát triển trong hòa bình mà Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền bạc và công sức ra để xây dựng. Làm thế, có lẽ Trung Quốc chỉ nhắm đến hai mục tiêu chính: Một, trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam, ASEAN và Mỹ; và hai, khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Về phía Việt Nam, chính quyền có một quyết định, tuy bị phê phán nặng nề, nhưng theo tôi, thành thực mà nói, khá hợp lý là cố gắng kiềm chế, không sử dụng bạo lực để dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh như thế, Việt Nam không thể thắng được. Hơn nữa, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn còn rất èo uột của Việt Nam. Nhưng, có điều, nếu Việt Nam không sử dụng bạo lực thì họ làm gì? Trên thực tế, như các bản tin được phát cho báo chí, họ chỉ cho tàu cảnh sát biển vờn tới vờn lui, húc qua húc lại và bắn súng nước… chơi. Làm như vậy, dĩ nhiên không thể thắng được Trung Quốc. Họ không thể đuổi được giàn khoan. Cũng không thể nhảy lên chiếm giàn khoan. Tất cả đều bất khả. Vậy thì tại sao người ta phải tốn tiền, tốn sức để làm một chuyện không có mục tiêu như vậy? Thực ra, hai mục tiêu mà Việt Nam nhắm tới và có thể làm được là: Một, lôi kéo sự chú ý của thế giới, từ đó, may ra, nhận được sự đồng cảm và/hoặc sự ủng hộ của các cường quốc hoặc các nước trong khu vực; và hai, chứng minh với dân chúng Việt Nam là chính quyền không… hèn: Họ cương quyết bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Cả hai mục tiêu ấy đều có tính chất tuyên truyền.

Dĩ nhiên, trò chơi tuyên truyền như vậy cũng nguy hiểm lắm. Chỉ cần húc nhau mạnh một chút, một chiếc tàu nào đó bị đắm, những người còn lại không thể kiềm chế, phản ứng theo bản năng, bất chấp mệnh lệnh từ trên, nổi điên bắn vài phát súng, làm chết vài người bên phe đối phương. Khi có máu đổ, chiến tranh cũng rất dễ bùng lên. Không ai biết trước được. Trên thế giới, từ xưa đến nay, có rất nhiều cuộc chiến tranh nổ ra một cách rất… lãng xẹt. Hy vọng đó không phải là trường hợp của chúng ta. Lần này.

Nếu xem cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là một chiến tranh tâm lý và trên thực tế, nó chỉ là một cuộc chiến tranh tâm lý, có hai điều cần được ghi nhận ngay:

Thứ nhất, như tôi đã từng phân tích trong bài “Trung Quốc đã thắng trên Biển Đông”, cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong tất cả các mục tiêu họ đặt ra.

Thứ hai, điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam đã thất bại: Họ không thể nào đuổi được Trung Quốc ra khỏi Biển Đông và cũng không thể tìm bất cứ đồng minh nào có thể giúp Việt Nam làm được điều đó.

Nhưng như vậy không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn tuyệt vọng. Nếu khôn ngoan, Việt Nam có thể lợi dụng tình thế hiểm nghèo và khá nhục này để chuyển bại thành thắng.

Bằng cách nào?

Có nhiều cách, nhưng cách thứ nhất là sử dụng hình ảnh ngang ngược của Trung Quốc trong cuộc xâm lăng thô bạo vùng biển của Việt Nam để giúp thế giới hiểu rõ những hiểm họa mà Trung Quốc có thể gây ra cho các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và, về lâu về dài, cho cả thế giới. Nhận thức được hiểm họa ấy, người ta sẽ đoàn kết hơn để cùng chống lại Trung Quốc. Với sự đoàn kết ấy, may ra Việt Nam mới có thể xây dựng liên minh chiến lược với một số nước trong khu vực.

Trong cái gọi là liên minh trong khu vực này, hầu hết các nhà bình luận chính trị trên thế giới đều có hai ý kiến giống nhau: Một, Việt Nam nên loại bỏ ý định sử dụng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một liên minh để đối đầu với Trung Quốc. Lý do đơn giản: đó là một điều bất khả. Hầu hết các quốc gia trong khối đều có liên hệ kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc. Sẽ không bao giờ có sự thống nhất nào cả, trừ phi Trung Quốc gặp khủng hoảng về kinh tế dài hạn. Hai, thực tế hơn, Việt Nam nên liên kết với các nước hiện đang có sự tranh chấp về biển và đảo với Trung Quốc: Malaysia, Philippines và Brunei (và có thể, Indonesia). Thật ra, Việt Nam và các quốc gia này cũng có những tranh chấp về lãnh hải, nhưng những tranh chấp ấy có những phạm vi khá nhỏ, không nghiêm trọng bằng những tranh chấp giữa họ với Trung Quốc (bao trùm đến 90% diện tích Biển Đông). Nếu khôn khéo và biết nhân nhượng nhau, họ có thể lập thành một mặt trận chung để đối đầu với Trung Quốc, từ đó, đòi hỏi Trung Quốc phải giải quyết vấn đề theo chiều hướng đa phương thay vì song phương như hiện nay. Nhờ thế, Việt Nam mới có thể quốc tế hóa các tranh chấp với Trung Quốc được.

Thứ hai, Việt Nam phải cấp tốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Thích hay không thích Mỹ, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau sự thật này: Hiện nay, chỉ có một nước duy nhất có thể giúp Việt Nam thoát khỏi hiểm họa Trung Quốc: đó là Mỹ. Không còn nước nào khác.

Thứ ba, trong suốt thời gian chờn vờn với nhau ngoài Biển Đông, chính quyền Việt Nam cần lấy lại niềm tin của dân chúng. Từ nhiều năm nay, rõ ràng nhận định phổ biến của dân chúng Việt Nam đối với chính quyền là: hèn. Không ít người đi xa hơn, cho chính quyền Việt Nam đã bị Trung Quốc hoàn toàn mua chuộc. Công việc đầu tiên mà chính quyền cần làm là chứng minh các nhận định ấy hoàn toàn sai và cũng chứng minh là họ thực sự đang lãnh đạo đất nước trong cuộc đối đầu với Trung Quốc xâm lược.

Nhưng để làm được ba điều trên, điều chính quyền cần phải làm là xác định lại quan hệ với Trung Quốc. Dĩ nhiên, sẽ không khôn ngoan chút nào nếu chính quyền công khai và thẳng thừng cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Là nước nhỏ, nằm ngay sát nách của Trung Quốc, Việt Nam rất khó làm được điều đó. Ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã biết rõ như vậy. Ngay sau chiến thắng nhà Minh vào năm 1428, Lê Lợi đã chủ trương làm hòa ngay với Trung Quốc. Ngay sau khi đuổi bọn giặc nhà Thanh khỏi bờ cõi năm 1789, Quang Trung cũng đã làm hòa với Trung Quốc. Bây giờ, thời đại khác, nhưng số phận của đất nước chúng ta cũng không thay đổi. Nhưng làm hòa với Trung Quốc không có nghĩa là nhu nhược và dại dột đến mức cứ ra rả tụng niệm 4 Tốt và 16 Chữ Vàng.

Cứ khư khư ôm giữ những khẩu hiệu mù quáng ấy, sẽ không có ai tin và muốn làm bạn với Việt Nam.

Ngay cả dân chúng cũng không thể tin và kính trọng chính quyền.

Mồi lửa và Đống củi

Mồi lửa và Đống củi

Huy Đức

Blogger, nhà báo

Thứ hai, 19 tháng 5, 2014

Sự kiện Bình Dương – Vũng Áng cho thấy, khi gậy gộc đã ở trong tay đám đông, mọi giá trị đều trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, còn “vô nghĩa” hơn nếu sự kiện “Bình Dương – Vũng Áng” được sử dụng như những con ngoáo ộp để dọa dân chúng nhằm củng cố độc tài, toàn trị.

Trong số 315 nhà đầu tư chịu thiệt hại trong vụ Bình Dương, có 12 công ty bị cháy lớn (nhiều nhà xưởng bị cháy rụi), 3 công ty bị cháy nhỏ, 33 công ty bị trộm cướp tài sản, 196 nhà xưởng bị đập phá, 241 văn phòng bị hư hại, có nhiều văn phòng bị đốt sạch, phá sạch.

Con số thiệt hại chưa được quy thành tiền nhưng cho dù nó lớn tới mức nào, đó cũng chỉ là những tổn thất có khả năng đo, đếm được.

Chưa biết bao giờ các nhà máy trong 29 khu công nghiệp ở Bình Dương mới có thể trở lại hoạt động bình thường. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp ngay tới hơn hai trăm ngàn lao động Việt Nam. Thiệt hại vì sự sút giảm uy tín của môi trường đầu tư còn khó định lượng hơn.

Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc là thị trường có mức độ phát triển tốt nhất của ngành hàng không Việt Nam. Trước 13-5-2014, trung bình mỗi ngày có gần 20 chuyến bay Việt – Trung. Nay con số đó đang có nguy cơ bằng không. Thiệt hại cho Hàng không Việt Nam có thể lên đến hàng nghìn tỷ.

“Chúng ta cần một chính phủ ứng xử với Trung Quốc bằng tư thế của một quốc gia có chủ quyền chứ không phải một chính phủ, lúc thì quá lệ thuộc, lúc lại đẩy dân ra chỗ hòn tên mũi đạn”

Chủ một khu nghỉ dưỡng thường xuyên có 30% khách đến từ Trung Quốc ở Hội An cho biết, tất cả khách đặt phòng người Trung Quốc đều đã bị xóa.

Hàng nghìn biệt thự trên bãi biển Đà Nẵng vốn lâu nay sống nhờ khách Trung Quốc nay đang lần lượt bị trả lại.

Những phản ứng vừa qua cho thấy, người Việt Nam chỉ mới nhạy cảm trước một Trung Quốc bành trướng, trong khi, Trung Quốc còn là một nền kinh tế lớn.

Yếu tố bên trong

Người Việt có vẻ như đã xích lại gần nhau trong những ngày vừa qua. Dân chúng dễ dàng bỏ qua những chính sách đã đưa đất nước lún sâu. Một vài nhà lãnh đạo bỗng dưng sáng lên. Nhưng, chúng ta sẽ làm gì nếu giàn khoan Hải Dương 981 vẫn nằm lì ngoài biển đông.

Chúng ta sẽ làm gì nếu tất cả những nguyên nhân làm cho đất nước thất thế, tụt hậu vẫn tiếp tục phát huy; những kẻ bảo thủ, trì trệ vẫn bình chân và bọn tham nhũng vẫn tiếp tục ngự trị.

Một quốcgia không thể giữ yên bờ cõi nếu không đoàn kết. Nhưng nếu một quốc gia chỉ thực sự đứng bên nhau khi “tổ quốc bị xâm lăng” thì bi kịch còn lớn hơn.

Nếu không sớm tìm ra một yếu tố bên trong để đoàn kết quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ luôn dễ dàng bị các bên lợi dụng (cả Chính phủ và những người được coi là “dân chủ”).

Cái giá mà dân tộc Việt Nam phải trả cho cuộc chiến kéo dài mười năm, 1979-1989, là không chỉ bằng sự kiệt quệ nội lực, sự cô lập trên trường quốc tế mà còn bằng xương, máu của hàng triệu thanh niên. Chúng ta cần một chính phủ ứng xử với Trung Quốc bằng tư thế của một quốc gia có chủ quyền chứ không phải một chính phủ, lúc thì quá lệ thuộc, lúc lại đẩy dân ra chỗ hòn tên mũi đạn.

Sáng 1-1-2014, khi nói chuyện với chúng tôi, ông Trần Việt Phương, người giúp việc của nhiều nhà lãnh đạo Hà Nội – từng sống và làm việc bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh từ 1949 – 1969 – nói: Trong lịch sử nghìn năm giữ nước, chưa có thời nào Việt Nam mất cảnh giác và chịu lệ thuộc vào Trung Quốc như ‘triều đại’ ngày nay.

Sở dĩ có điều đó là vì chúng ta đã nhiều lúc ứng xử với tư thế một ông em ngoan, ngây thơ tin các ông anh cũng vì tinh thần quốc tế vô sản. Theo ông Trần Việt Phương, thời còn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã từng ở trong một nền thực dân kém văn minh hơn nền thực dân trước kia.

Những công nhân vô tội bị kéo vào một âm mưu nguy hiểm

Trong những ngày giàn khoan HD 981 đang ở trong vùng biển Hoàng Sa nhiều người Việt bàn đến chuyện “thoát Trung”. Nhưng theo tôi trước khi “thoát Trung”, người Việt phải thoát ra khỏi chính vấn đề đang ở trong tay người Việt.

Năm 1974, nếu người Việt chúng ta ở chung một chiến hào, chắc chắn Hoàng Sa không thể rơi vào tay Trung Quốc. Chắc chắn không có sự kiện HD 981. Chắc chắn Trung Quốc không thể khoan vào những nơi người Việt Nam rất dễ bị tổn thương.

Theo tôi, điều cấp bách nhất mà chúng ta, bao gồm cả những người cầm quyền, phải làm là phải thoát hoàn toàn ra khỏi ý thức hệ, điều khiến cho Chính quyền có những lúc “ngây thơ” tin vào “mười sáu chữ vàng”; điều đã khiến cho lãnh thổ quốc gia bị hơn hai mươi năm chia cắt; điều khiến cho người Việt Nam, gần 40 năm sau chiến tranh, vẫn không thể nào ngồi bàn với nhau hòa giải.

Giai cấp trai làng

Nói chuyện với hàng chục chủ doanh nghiệp và công nhân ở Bình Dương, chúng tôi nhận thấy cách lôi kéo công nhân biểu tình hôm 13-5-2014 gần giống như cách mà các cuộc đình công vẫn diễn ra ở đây. Liên đoàn Lao động không bao giờ có vai trò nào ngoài việc buộc các doanh nghiệp phải trả công đoàn phí hàng tháng một khoản tiền bằng 2% quỹ lương. Đứng sau các cuộc đình công thường là một bọn người giấu mặt.

Bọn người tương tự đã xuất hiện vào ngày 13-5-2014, xông vào các nhà máy, yêu cầu giới chủ phải cho công nhân nghỉ để đi “biểu tình chống Trung Quốc”. Đề nghị này ngay lập tức được công nhân hoan nghênh. Một số bỏ về nhà nghỉ ngơi, vui vì được “hưởng nguyên lương”. Một số khác đi theo những người cầm đầu cuộc “biểu tình”.

Những công nhân vô tội này không ngờ rằng, họ đang bị kéo vào một âm mưu nguy hiểm.

Người lao động ở Bình Dương mà những người Marxists thích gọi là “giai cấp công nhân”, thực chất vẫn là những nông dân. Trong số 235.800 lao động làm việc trong 29 khu công nghiệp ở Bình Dương chỉ có 9,8% là người địa phương. Họ phải rời bỏ quê hương vì chính sách đất đai và chính sách công nghiệp hóa sai lầm.

Chính sách đất đai không cho phép tích tụ những mảnh ruộng manh mún để hình thành các trang trại lớn, nơi có thể hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nơi các trai làng có thể ở tại chỗ mà ly nông thay vì phải ly hương.

Họ bị dồn vào một nơi cách xa lũy tre, vẫn chất phác nông dân nhưng bị lẫn trong bộ đồng phục, không danh tính, không làng xóm. Họ ngây thơ đi theo đoàn “biểu tình chống Trung Quốc”, bị cuốn trong một cơn kích động, nghĩ là mọi hành động đập phá, lấy cắp của họ sẽ bị lẫn vào đám đông.

‘Ý thức hệ’

Hôm 29-4-2014, Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã được hoan nghênh khi ông phát biểu công khai ở Diễn đàn kinh tế mùa xuân Hạ Long: “Đã đến lúc phải thừa nhận xã hội dân sự”.

Nhưng, cũng ông Trương Đình Tuyển vào ngày 17-4-2014, khi nói chuyện nội bộ về TPP với các đại biểu quốc hội ở Văn phòng Quốc hội phía Nam lại cho rằng, phá bỏ thế độc quyền của Liên đoàn lao động Việt Nam (cho công nhân lập các công đoàn độc lập), là điều không thể thương nghị.

Hy vọng ông Trương Đình Tuyển, người đang cố vấn cho Chính phủ về đàm phán TPP, tìm hiểu vai trò Liên đoàn lao động trong các vụ đình công, bạo động, ở Bình Dương, để thấy, chỉ vì ngăn cản công nhân hình thành các tổ chức đại diện cho mình (điều kiện mà TPP đòi), khi lâm sự, chủ doanh nghiệp cũng như Đảng, Nhà nước đã không có ai để mà “thương nghị”. Công nhân nhanh chóng bị cuốn vào những đám đông không còn khả năng kiểm soát.

Cũng hôm 17-4-2014, ông Trương Đình Tuyển giải thích, Liên đoàn lao động là tổ chức của Đảng, giữ vị trí độc quyền của nó là giữ một đặc trưng của chế độ. Tiền thuế của dân đang được chi để nuôi các đoàn thể quốc doanh. Điều này rất dễ ru ngủ Chế độ khi trong ấm, ngoài êm. Nhưng, khi lâm trận thì mới thấy những tổ chức rình rang tốn kém đó nhanh chóng trở nên vô dụng.

Cựu Phó thủ tướng Trần Phương, một nhà lý luận gần gũi với Tổng bí thư Lê Duẩn thừa nhận:

“Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, “.

Thật khó để biết một cách chắc chắn, thế hệ lãnh đạo hiện nay đã để cho đầu óc của mình ra khỏi “nhà tù ý thức hệ” như thế hệ Trần Phương hay chưa. Một người được coi là cởi mở như ông Tuyển, mà vẫn tư duy như vậy thì liệu có ai thực sự đã thoát khỏi “chiếc còng tư tưởng”.

‘Mồi lửa dưới đống củi’

‘Đầu óc chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx – Lenin’

Nếu có một xã hội dân sự trưởng thành, công nhân có các tổ chức đại diện cho mình, chắc chắn sẽ không dễ bị kéo vào một đám đông như thế. Nếu có một nhà nước pháp quyền (và có luật biểu tình), cảnh sát tự tin vào tính chính danh của quyền lực công, chắc chắn đã có hành động thích hợp trước khi đám đông phạm tội.

Không chỉ gây ra thiệt hại, phải coi sự kiện “Vũng Áng – Bình Dương” là những cảnh báo sớm. Một chế độ toàn trị rõ ràng đã không có khả năng gìn giữ “ổn định chính trị” như nhiều người vẫn tưởng lầm. Mồi lửa đã ở dưới đống củi.

Đi đến tự do chính trị mà không có lộ trình thích hợp thì rất dễ gây rối loạn. Nhưng khước từ dân chủ hóa thì sự sụp đổ là chắc chắn xảy ra. Khi đó, bạo loạn sẽ không còn ở mức độ “Vũng Áng – Bình Dương” như chúng ta vừa chứng kiến.

Việt Nam đã rất cô độc trong xung đột Biển Đông không chỉ vì không có ai thực sự là đồng minh, mà còn, thay vì hòa vào xu thế của thời đại văn minh, Hà Nội lại tự xích mình trong nhóm những quốc gia bị “loài người (thực sự) tiến bộ” đặt sang bên lề thương hại.

Cho dù không thể có ai là “bạn vĩnh viễn”, nhưng nếu Việt Nam có một chế độ chính trị tiến bộ, bên trong tôn trọng dân chúng, bên ngoài chỉ “trao đổi vàng” với những nhà nước dân chủ văn minh, chúng ta chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn đồng hành.

“Mỗi chúng ta phải bắt đầu làm gì đó trong nỗ lực của mình, để Đảng cầm quyền ngồi lại với nhân dân, cùng đối thoại để tìm ra lối thoát”

Trong những ngày này, tôi tin là có hàng triệu người Việt Nam tuy không xuống đường biểu tình nhưng vẫn đang nung nấu trong mình lòng yêu nước. Nhưng tôi tin, không ai, không riêng một đảng phái nào, đứng riêng lẻ mà có thể tìm được cho Việt Nam một con đường đi đến dân chủ, văn minh mà tránh được những tháng năm tao loạn.

Mỗi chúng ta phải bắt đầu làm gì đó trong nỗ lực của mình, để Đảng cầm quyền ngồi lại với nhân dân, cùng đối thoại để tìm ra lối thoát. Để đất nước rơi vào nông nỗi này, chúng ta có thể đổ lỗi cho những người cộng sản. Nhưng, nếu cứ để đất nước tiếp tục tình trạng này, mỗi chúng ta đều phải cộng đồng trách nhiệm.

Không ai thách thức quyền lực của những người cộng sản nếu như quyền lực đó không đặt chế độ lên trên sự phát triển bền vững của quốc gia. Không ai có thể ngồi mãi trên đỉnh cao quyền lực, Nếu anh thiết lập trên đầu dân chúng một phương thức cai trị thực dân, sẽ có ngày anh trở thành nô lệ trong nền thực dân do chính anh tạo lập.

Đừng cố gắng giữ nền độc tài cho tới ngày con cháu có thể thừa kế ngai vàng. Hãy thiết lập một thể chế mà nếu con cái quý vị xứng đáng, nhân dân sẽ trao “ngai vàng” cho chúng.

Chúa Giêsu về trời

Chúa Giêsu về trời

Tác giả: Trầm Thiên Thu

Khi còn trên thế gian, trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã động viên: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14:1). Và rồi Ngài căn dặn: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu thì anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3). Thật hạnh phúc cho chúng ta vì được Chúa Giêsu hứa cho chúng ta cùng ở với Ngài. Niềm hạnh phúc này quá lớn lao, không thể nào so sánh với bất kỳ thứ gì được!

Trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chết vì tội lỗi của nhân loại, nhưng rồi Ngài sống lại từ cõi chết. Sau khi phục sinh, Ngài hiện ra với các tông đồ nhiều lần.

Bốn mươi ngày sau khi phục sinh, Chúa Giêsu quy tụ 11 môn đệ trên Núi Ô-liu, bên ngoài thành Giêrusalem. Vẫn chưa đủ hiểu sứ vụ của Đức Kitô là tâm linh chứ không là chính trị, nên các tông đồ mới hỏi Thầy Giêsu rằng có phải đến lúc Ngài khôi phục đất nước Israel hay không. Họ thất vọng vì sự đàn áp của người Rôma và có thể mong thấy ngày chính phủ Rôma bị lật đổ.

Nhưng Chúa Giêsu bảo họ: “Anh em không cần biết thời giờ kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8).

 

Nói xong, Ngài được cất lên cao, và có đám mây bao phủ Ngài khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Họ ngớ người ra, nhìn hút theo và… nuối tiếc điều gì đó! Khi đó, hai thiên thần mặc áo trắng đứng bên họ, vừa hỏi vừa giải thích: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1:11). Theo các thiên thần, Chúa Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai cung bất ngờkỳ lạ y như lúc Ngài lên trời vậy.

Sau đó, các môn đệ quay về Giêrusalem vào phòng kín và cùng cầu nguyện. Có vài điểm cần lưu ý về cuộc lên trời của Chúa Giêsu:

• Theo Kinh Thánh, đám mây thường diễn tả sức mạnh và vinh quang của Thiên Chúa, như trong sách Xuất Hành, khi cột mây dẫn đường cho dân Do Thái trong sa mạc.

• Trước đó, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ về việc Ngài về trời với Chúa Cha, và rồi Chúa Thánh Thần sẽ đến ban sức mạnh cho họ. Ngày lễ Ngũ Tuần, họ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần như hình lưỡi lửa. Ngày nay, mỗi người lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy đều được Chúa Thánh Thần ngự vào lòng, Ngài ban ơn khôn ngoan và sức mạnh để sống đời sống Kitô hữu.

• Mệnh lệnh Chúa Giêsu trao cho những người theo Ngài là làm nhân chứng tại Giêrusalem, Giuđê, Samari, và đến tận cùng trái đất. Mới đầu, Phúc Âm được loan báo cho người Do Thái, người Samari, rồi dân ngoại. Các Kitô hữu có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô cho những người chưa nghe biết.

• Sứ vụ của Chúa Giêsu trên thế gian đã hoàn tất. Ngài trở về trời là nơi Ngài đã đến. Ngài trở mặc xác phàm nhưng vẫn là Thiên Chúa, Thiên-Chúa-làm-người và nay là Con người vinh quang.

• Các thiên thần nói rằng một ngày nào đó Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang, giống như khi Ngài lên trời. Nhưng thay vì thụ động mong đợi ngày Chúa Giêsu đến lần thứ hai, chúng ta phải bận rộn làm công việc mà Ngài đã phân công cho mỗi chúng ta tùy mỗi hoàn cảnh khác nhau.

• Cuộc về trời của Chúa Giêsu là một trong các tín điều của Công giáo. Kinh Tin Kính của các Tông đồ, Kinh Tin Kính của Công đồng Ni-xê và Kinh Tin Kính của Thánh Athanasia cũng đều tuyên xưng rằng Đức Kitô lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha.

SUY TƯ:

Cần phải nhận biết rằng chính Thiên Chúa, trong hình dạng Chúa Thánh Thần, sống động trong mỗi tín hữu. Tôi có tận dụng tặng phẩm quý giá này để tìm hiểu về Chúa Giêsu và sống vui lòng Thiên Chúa hay không?

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Christianity.about.com)

“Rằng thiếu tình yêu thì vô nghiã”

“Rằng thiếu tình yêu thì vô nghiã”

“cuộc đời sẽ chỉ là một nhánh sông khô.”

(Dẫn từ thơ của Cát Biển)

Ga 17: 1-11

Nhánh sông khô, đâu còn gọi là sông nữa. Mà, chỉ làm đám đất khô cằn, chẳng người tới lui. Đời nhà Đạo rày cũng thế, thiếu tình yêu tức đời vô nghĩa, chỉ là xác thể rất không hồn.

Trình-thuật thánh Gioan hôm nay cũng ghi về một ý-tưởng giống như thế. Phúc âm hôm nay làm nổi bật hai ý tưởng chủ chốt: Tình yêu và giới lệnh. Bằng vài lời ngắn gọn, Đức Kitô diễn đạt tương quan sẵn có giữa hai ý tưởng mang tính nghịch thường, tức: lý và tình. Thoạt nghe, người thính tai lắm cũng thấy có điều gì như không ổn khiến mọi người băn khoăn không ngớt. Băn khoăn, vì đã là người thì từ nhỏ đến lớn, ai mà chẳng có lúc nghĩ rằng: lề luật bao giờ cũng là kẻ thù không đội trời chung, với tình yêu. Nhiều người cứ tưởng: chỉ tự do và vui thú xác thịt mới là hoa quả đầu mùa của tình yêu vốn đâm hoa kết trái, suốt mọi mùa.

Tuy nhiên, trong một thoáng rất nhanh, liên tưởng đến người thân thương hoặc các dự án hấp dẫn mà ta bỏ công sức cũng như thời gian để cống hiến, mới thấy rằng: con người chẳng cần đến luật lệ mới có được cử chỉ hy sinh rộng lượng với người/việc mình yêu thích. Có đáp lại yêu cầu của lề luật bằng những tư thế “vượt không gian và thời gian” như nhiều người từng làm, chẳng vì luật lệ buộc ta phải làm thế, nhưng đúng hơn, vì đó là do tình yêu thúc đẩy.

Hôm nay, Đức Giêsu khuyên ta: hãy biết chấp hành giới lệnh của Ngài. Có như thế, ta mới chứng tỏ được mình đang có tương quan mật thiết với Ngài. Chấp hành, là cụm từ tiếng Việt dùng để diễn nghĩa động từ “oboedire” tiếng La tinh nhằm mô tả trạng thái “lắng nghe cho kỹ” để rồi chấp nhận và hành động như lời Ngài dạy. Đây, là cung cách nhẹ nhàng/hòa nhã nhất vốn dĩ giúp ta hiểu được lời mời gọi thiết tha của Đức Chúa. Càng nhẹ nhàng/hoà nhã chấp hành giới lệnh của Đức Chúa, ta càng ở vào tư thế sẵn sàng “lắng nghe cho kỹ” lời mời của Thánh Thần Chúa, ở đời thường.

Có điều là, giới lệnh nào là lệnh ta cần “lắng nghe” hơn cả? Quả thật, Chúa vẫn nói: “Toàn bộ giới lệnh và các ngôn sứ Thầy ban, có thể tóm tắt vào điều này: Hãy yêu thương Đức Chúa và người đồng loại như thương yêu chính mình”… Nếu người người thấy giới lệnh này mang tính cách “chung chung” chẳng diễn tả được bao nhiêu ý nghĩa của lời mời gọi, thì lời diễn giải của thánh Phaolô sẽ làm rõ nghĩa hơn. Giống như Đức Kitô, thánh Phaolô cũng từng diễn giải: giới lệnh của tình yêu, trước tiên, sẽ không thể hiện ở điều ta nói hay có cảm xúc này nọ, mà:bằng vào hành động ta làm. Với tín hữu Đức Kitô, tình yêu nhất định phải là chuyện có thực. Mỗi khi ta hiền hoà/nhẫn nại, đối xử tử tế và nhẹ nhàng hòa nhã với người khác, hoặc với nhau, là ta đã chấp hành giới lệnh của tình yêu rồi. Cũng vậy, khi ta biết thứ tha và tôn trọng sự thật, thì dù ở vào tình huống nào đi nữa, ta vẫn một lòng chung thủy với người khác, và với nhau. Và, chính đó là lúc ta chú ý “lắng nghe cho kỹ” giới lệnh của Đức Chúa, rồi.

Thánh Phaolô còn quả quyết: hoa trái đầu mùa, thành quả của tình yêu đích thực nơi tín hữu Đức Kitô, còn là: biết tự kềm chế chính mình. Hy sinh tự kềm chế, là giới lệnh của tình yêu đi vào hiện thực. Thế giới hôm nay, tiếp tục rao truyền huyền thoại rất không-tưởng, nhất là khi nhiều người lại bảo: cách duy nhất để đạt hạnh phúc dài lâu, là biết tỏ bày và phô trương cái hay/cái đẹp của con người. Phần đông chúng ta đều cho rằng: lập trường này không mấy thích hợp. Bởi, nếu mọi người đều bộc lộ cảm xúc hoặc phô trương xác thịt, kèm theo lòng dục hoặc những ham muốn được tâng bốc đến mức tối đa, thì thế giới này sẽ không còn đất sống cho loài người dung thân.

Thực tế ở đời, lắm lúc khiến ta nghĩ: điều hay/điều tốt không là thực hiện được những chuyện như thế. Thử lấy ví dụ: nếu tỏ ra bất mãn/nóng giận với bạn bè, chòm xóm hoặc nếu ta cứ dùng lời lẽ xấu xa để khích bác hoặc dùng vũ lực để khống chế người khác, thì rồi ra kết cuộc chẳng đi đến đâu. Chẳng giúp ích được ai. Cụ thể hơn, nếu người người cứ hành xử sai trái như lôi cuốn, dẫn dụ vợ/chồng người khác hòng để lợi dụng dục vọng, thì rồi ra cũng sẽ đi đến kết cuộc đau thương, sầu hận. Chém giết.

Tích cực hơn, ta nên đề cao cảnh giác/cảm thông với tình trạng nghèo/hèn trên thế giới, mà nhiều người đang buộc lòng phải hứng chịu. Nếu biết rằng, người nghèo đói bệnh tật đã hy sinh rất nhiều mới sống lây lất đôi ngày, đó chẳng phải vì họ không tài cán như ta, hoặc đã tước đoạt điều gì từ nơi ta, cả.

Tự kềm chế, là bạn đồng hành với tình yêu. Nó giúp ta có thời gian thích hợp để hành động cho hợp lý, hợp tình. Đường cong ngõ hẹp, thường dẫn đến hạnh phúc đích thật. Hạnh phúc thật chỉ có được, nếu con người biết tự kềm chế. Nhưng vấn đề, là: ta không dễ gì làm được việc này nếu không khổ công luyện tập. Luyện và tập có bài bản và thường xuyên, có thế mới mong đạt diễm phúc lướt thắng mọi đấu tranh nội tại. Có lướt thắng chính mình, mới khuất phục được người khác. Biết luyện tập kềm chế, chắc chắn rồi ra chính ta sẽ đảm trách cuộc sống, thay vì để cuộc sống đảm trách và kềm chế mình.

Cầu mong Tiệc thánh hôm nay, dấy lên một đổi thay, nơi ta. Cầu và mong, ta biết hy sinh nhiều. Biết tự lướt thắng chế ngự mọi ham muốn lớn/nhỏ. Có thế, ta mới thông đạt cánh cửa mở rộng đang trông chờ ta thực hiện giới lệnh của tình yêu mà Đức Kitô Phục sinh mời gọi.

Trong nguyện-cầu được như thế, cũng nên liên-tưởng đến lời thơ trên vẫn ngâm rằng:

“Ngày đó người nói với riêng tôi,

Rằng thiếu tình-yêu thì vô-nghĩa,

Cuộc đời sẽ chỉ là một nhánh sông khô.

Những bước chân lữ-hành tuyệt-vọng.

Và, đời khao-khát nụ hoa tình đẹp nhất.

(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)

Trao tôi hay trao người, những lời nói thầm riêng, ra như thế. Cũng là lời rất thật tình như trình-thuật thánh-sử vẫn còn ghi. Lời để ghi vào tâm-khảm của con người, sống ở đời, luôn cần đến tình-yêu để không còn trở thành nhánh sông khô, cạn nước, rất vô-dụng.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

“Vi vu đồi thông reo xao xác lá chiều nay thu về,

“Vi vu đồi thông reo xao xác lá chiều nay thu về,

Em ơi, cánh buồm xưa còn vương bao lời thề…”

(Nhạc ngoại quốc: La Paloma của Tenco

Lời Việt: Cánh Buồm Xa Xưa của Từ Vũ)

(Rm 14: 1-3)

Phối hợp chủ đề để phiếm có cả chuyện đời với Lời Chúa, như thế có hợp lý lắm không?

Trả lời câu hỏi này, bần đạo vẫn thường tự đặt ra cho mình những câu hỏi như thế mỗi khi viết. Mục tiêu thông-thường lôi kéo bần đạo gõ máy là để viết những chủ-đề nào ăn khớp với chuyện của người người, ở đời. Và, chuyện của người đời cũng tựa như chuyện đời người, lại vẫn có những câu hát ví-von đượm ý/lời, tựa hồ như câu tiếp:

“Xa xa đàn chim mừng dang cánh biếc, trời mây tung hoành,

Sương lan lắng trong hoàng hôn chim, khi tâm tư ta gầy.

Thuyền ai đang lênh đênh vượt sóng biếc, cho tan vơi cơn sầu.

Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng, xanh bạc đầu.”

(La Paloma – bđd)

“Chim mừng dang cánh biếc” được phối-hợp với “cánh buồm xưa” lại vương-vấn “bao lời thề” như thế vẫn là và sẽ là lập-trường của nhiều người có ý/có lời rất đáng nể, như đấng thánh-hiền daọ nọ từng khẳng-định với thánh-hội ở Rôma, như sau:

“Anh em hãy đón nhận người yếu đức tin

và đừng tranh luận với họ.

Có người tin mình ăn được mọi thứ,

có người vì yếu chỉ ăn rau.

Người ăn đừng khinh rẻ kẻ không ăn,

còn kẻ không ăn cũng đừng xét đoán người có ăn,

vì Thiên Chúa đã đón nhận người ấy.”

(Rm 14: 1-3)

Người đời xưa, hễ có vấn-đề gì loanh quanh những chuyện đại-để, như: “đón nhận người yếu đức tin” “đừng tranh-luận với họ”, không chỉ nội chuyện “ăn uống” mà thôi, nhưng cũng “đừng xét đoán người có ăn”, hoặc: “Thiên Chúa đã đón-nhận họ”, lại là những chuyện căn-bản hệ-trọng, trong cuộc đời.

Cũng tựa như thế, đời người vẫn có những kẻ và những người rất “yếu đức tin” đang cần được “đón nhận” chứ không cần gì “tranh-luận”, về nhiều thứ. Cả những thứ và những sự, không thuộc thẩm-quyền của một ai, để “khinh rẻ”, “xét đoán” dù mình hay họ “yếu đức tin”.

Cuộc đời thường, lại không thiếu những người và những sự mà ý/lời của nhạc bản ở bên trên, vẫn diễn tả qua câu hát tiếp theo sau. Rằng:

“Biệt ly sao chua cay làm mắt ướt, tóc xanh nay phai màu.

Nhớ mãi, nhớ mãi môi em cười khi bến xa con tàu.

Yêu em qua chuỗi ngày thơ.

Mà giờ lòng còn vương thương nhớ.

Nhớ người xưa chiều nay mình ta bao ước mơ.

Niềm riêng se sắt bên lòng!”

(La Paloma – bđd)

Quả thật cũng đúng! Sống ở đời, mà chỉ nghĩ đến những gì đáng “khinh rẻ” để rồi lại sẽ “xét đoán” hoặc chỉ để “tranh-luận” mà thôi, cũng sẽ không thuyết-phục đủ để ta sống cho ra người, như mọi người. Chí ít, là chú-tâm đến chuyện dạy dỗ/giáo-dục đám trẻ nhỏ những điều mà nhà giáo đồng thời là nhà báo từng hỏi những người đọc tin tức, rằng: Phải chăng, bạn chỉ thích có mỗi tin vui hoặc bạn cũng không ngại nghe/đọc các tin buồn rười rượi chứ, và thứ nào bạn thích hơn cả?

Hỏi thế, cũng không dễ để mọi người cứ đưa ra câu trả-lời nào cho thoả đáng, dễ dàng. Hỏi thế, cũng chỉ để hỏi mà thôi để rồi sau đó, tác-giả lại đưa ra một loạt những tin-tức/ý-tưởng, khá ý-nhị, như sau:

“Bạn ưa-thích tin vui ư? Thì, hôm nay đây, bạn sẽ được đọc chỉ mỗi tin như thế này: con số các thiếu-niên ở tuổi “teen” lâu nay vẫn ham bia/rượu, nay không còn ra như thế nữa. Thực tế cho thấy: con số những người này, nay thay-đổi. Các nhà khảo-sát/nghiên-cứu vừa cho biết: con số tiêu-biểu/tỷ-lệ về các thiếu-niên đang ở lứa tuổi từ 14 đến 17 cho thấy: năm vừa qua, các em thuộc lứa tuổi “teen” đã thôi, không còn tha thiết chỉ nếm náp bia/rượu hoặc rượu/chè hay gì gì nữa. Và, tỷ-lệ những người này, đang từ mức độ 32.9% vào năm 2001, nay vọt lên đến 50.2% cho năm 2010, mà thôi.”

Thế còn, tin buồn thì sao? Tin buồn ư?

Tin buồn, thì: đây chung qui là lý-do khiến giới tuổi “teen”, nay không còn ưa-thích rượu/bia nữa, là bởi vì các em nay đã khá bận với chuyện “internet”, điện-thư “email” hoặc đã biết “chit chat” nhiều hơn trước.

Báo Daily Telegraph vừa đăng-tải một bài viết, trong đó tác-giả nghĩ rằng: đây là khuynh-hướng cũng khá tốt. Tuy nhiên, đọc bài này, chắc có độc-giả sẽ hành-xử giống như tôi, tức: cũng không mấy vui vẻ về chuyện này, nên cứ thắc-mắc hoài nhiều thứ bèn cứ hỏi và hỏi mãi, hỏi rằng: nghiện-ngập thứ nào, thì hay nhất? Hoặc, tối tối ngồi nhâm-nhi dăm ba ly rượu, hoặc thùng bia mà chẳng cần biết trời trăng mây nước gì hết, hoặc suốt ngày cứ chúi mũi vào màn hình vi-tính hay di-động hoặc ipad với ipod, thì thế nào?” (xem Tamara Rajakariar, Teens prefer internet to drinking, MercatorNet 16/4/2014)

Hỏi, mà lại hỏi như nhà mô-phạm hoặc thày/cô là chỉ hỏi để mà hỏi hoặc để rồi sẽ viết lách in thành sách/báo, thì lại khác. Khác hẳn, câu  trả lời của bày tôi, cốt để trả một lời cho vấn-nạn đặt ra ở đây, hầu thấy rằng: sự đời không chỉ thế. Nhưng, còn hơn thế, rất như sau:

“Là bậc mẹ cha, ai cũng muốn ban-truyền cái hay/cái đẹp tuyệt-vời ở đời, cho con mình. Làm thế, vô tình ta đặt con cái của mình vào tình-huống nguy-hiểm cứ gia-tăng niềm lo-lắng, những là xáo-trộn về thần-trí, chỉ cốt vừa lòng bậc mẹ cha, qua ép-buộc con mình  lợi-dụng các cơ-hội ngàn năm đưa đẩy, hầu đạt kết-quả rất tối-đa, mà thôi. Đây, cũng là giòng-chảy tư-tưởng của nhà giáo người Úc nọ có tên là Margie Ulbrick từng đặt vấn-đề như sau:

Hôm ấy, một buổi sáng Chúa nhật khá đẹp trời. Mới 7 giờ sáng tinh mơ, tôi đã dẫn chú “pékinois” nhỏ thó của mình ra quán cà-phê nằm trong khu hẻm mình ở, hy vọng sẽ được thưởng-thức tách cà-phê nóng, rồi còn được đảo mắt liếc nhanh tờ nhật-trình miễn phí, có chú Bambino cứ chờ lệnh nằm dài im-ắng, nhẫn-nại. Chung quanh tôi, vẫn xẩy đến những chuyện thường-nhật, như: chiếc du-lịch nọ chẳng giữ luật, cứ đâụ sánh đôi  bên hông một chiếc xe khác. Và rồi, là: cảnh thằng bé con từ trong xe lon ton chạy đi chạy về, mở cửa xe, lên xuống chiếc xe có nệm cao gần bằng đầu cháu và có ông bố đang đậu ở đó, rồi nói: con quên hỏi là: Bố thích uống cà-phê đen hay cà-phê sữa, để còn mua?” Tôi không nghe kịp câu trả đáp của ông bố vốn đang lo ngại bị chụp hình, nhưng cũng đã hài-lòng vì cậu con bé bỏng là thế mà cũng biết giao hẹn, với trả giá rằng: “Bố đừng có mà quên mở chương-trình chơi “games” ra cho con, trên ipad nhé!

Cũng có thể, trong chuyện này, ai cũng đoán rằng: hai bố con hôm ấy có được ngày nghỉ xả hơi, bèn lái xe về quê, thưởng-ngoạn cảnh đẹp miền quê, rất dân-dã, thanh-thoát. Nhưng, dù hai bố con nhà đó có đi đâu chăng nữa, vẫn có một điều mà bọn trẻ ngày nay rất ưa thích nên cứ đòi bố mẹ chiều lòng, đó là: chơi “games” trên vi-tính gọn là “ipad”.

Con của tôi nay cũng khôn và lớn cả rồi, nên những tháng ngày miệt mài với trò chơi “games” trên vi-tính đối với chúng, không còn là chuyện hấp-dẫn nữa. Tuy rằng, phần đông ta đều bỏ giờ ra mà chơi đủ trò chơi trên màn hình nhỏ; nhưng, tôi thì vẫn mong cho con mình làm thứ gì khác, ngoài chuyện chơi “games”, vô bổ ấy. Nói thì nói thế, chứ thật ra tôi cũng chẳng có nhiều thì-giờ mà chơi mấy trò như bọn nhỏ ngày nay. Nhưng, vấn-đề tôi đặt ra vẫn là thế này: phần tôi đây, tối ngày cứ bận rộn với bốn đứa con sàn sàn đồng lứa tuổi, thì nội chuyện đó thôi cũng khá bận rồi còn giờ đâu ra mà ghiền chơi “ghêm” với “ghiếc” gì nữa, cho cam. Chí ít, là vào thời của tôi, ai cũng muốn né-tránh không làm gì nhiều vào những giờ mình đã xong ở trường lớp, để về nhà. Nên, vẫn thường chơi các món quần vợt, hoặc học nhạc này/khác, chứ đâu có như bây giờ, tối ngày cứ “ghêm” là “ghêm” từ lớn đến nhỏ, không sao cho vừa!”

Đến đây, để thay đổi bầu không khí, lại cũng xin mạn phép cắt ngang câu chuyện giáo-dục đàn trẻ nhỏ, để mời bạn và mời tôi, ta nghe thêm câu nhạc ướt-át, có lời than, như:

“Thu ơi gieo mấy lần tang,

Mà lòng người tàn theo năm tháng.

Ý thu vương trách sao lòng người mau lãng quên.

Chiều nay thu vẫn mơ màng.”

(Nhạc ngoại-quốc La Paloma – bđd)

Khi xưa, nghệ-sĩ hoặc giới nghe nhạc thường hay chạy về với “Thu ơi!”, “Đông hỡi!”, chứ nào mấy ai đặt vẫn-đề cho ngọn-ngành, vanh vách, như nhà giáo ở trên lại kể tiếp:

“Mới đây, tôi có được đọc một tờ báo khá ăn khách cốt để tìm-hiểu xem ảnh-hưởng về tâm-lý nơi đám trẻ, nay ra sao, đã thấy có những ý-tưởng hỏi rằng: “Con cái quý vị có là những đứa trẻ có năng-khiếu này khác không? Quý vị sẽ làm gì để thăng-hoa tài-năng của chúng?

Hỏi như thế, thật ra không phải là tôi không muốn đánh giá cao hoặc lưu-ý về con trẻ hoặc về kỹ-năng của chúng để còn thăng-tiến việc các cháu phát-triển như thế nào. Thế nhưng, cụm-từ “năng-khiếu” và đường-lối thăng-tiến các tài-năng đáng đề-cao của chúng cũng là “qui-cách” mới mẻ khiến tôi cứ phải ưu-tư, lo lắng rất nhiều.

Tôi cũng nuôi dạy con cái trong đia-hạt âm-nhạc đến độ cứ thúc-ép chơi cho thật nhiều bài của nhạc sĩ Mozart ngay khi các em còn trong bụng mẹ và đọc cho chúng nghe truyện cổ-tích cả vào lúc trước khi các cháu chào đời nữa. Cho nên, nếu sau này các cháu có chơi được một nhạc-cụ nào đó, thì chúng tôi nắm chắc rằng các cháu sẽ giỏi toán-học. Và, nếu ngay từ nhỏ các cháu biểu-diễn thể-dục thẩm-mỹ thì bộ não của các cháu cũng sớm có khả-năng cảm-nhận và thông-chuyển được mọi thông-điệp. Đồ chơi mang tính giáo-dục là chuyện cần có và các loại lắp hình hoặc trò chơi này khác sẽ không chỉ là “trò chơi” không hơn không kém, nhưng còn mang nhiều ý-nghĩa giáo-dục hơn. Vậy nên, thông-điệp ở đây là thế này: chơi giỡn với các đồ chơi như thế và các trò chơi mang tính giáo-dục đều có thể gia-tăng lối diễn-bày nói chung của con trẻ trong cuộc sống.

Chơi giỡn này khác sẽ không phải chỉ để chơi mà là có thể tạo kết-quả như lòng mình mong ước. Nói cách khác, thì: khi cha mẹ nhận được thông-điệp cho thấy các vị cố-gắng kiến-tạo sao cho bọn trẻ được thành-công trên đường đời. Quả thật, bổn-phận làm cha mẹ, là như thế. Dù có thể hỏi ngược lại là: kết-quả cho ai? Và của ai? …

Nói cho cùng, bọn trẻ ngày nay lệ-thuộc vào một thời-khoá-biểu quá ư là chặt chẽ đến độ chúng có quá ít thời-gian để sống như con trẻ, là trẻ con. Ngày nay, ta đang đi vào một thế-giới trong đó có quá nhiều giới trẻ tìm kết-liễu cuộc sống của chính chúng nó, vì nhiều lý-do. Và, một sự-kiện rõ hơn nữa, là: thời ấu-thơ của trẻ con hôm nay lại thấy quá nhiều ưu-tư lo-lắng cứ thế gia-tăng. Từ những ý-tưởng đó, tôi đã bắt đầu suy-tư về những thứ như: thật rất dễ để trở thành cha mẹ, thế mà ta cứ như đám không-tặc, chuyên bắt cóc hoặc bắt buộc con cái mình phải tuân theo chỉ-thị của mình để sống theo, sống giống và sống bằng người lớn chứ không là: sống như con trẻ, theo tuổi trẻ của chúng.

Nói cho cùng, phải nói rằng: giá-trị đích-thực của chúng ta không nằm ở việc ta có cân đo đong đếm theo mẫu mực quyết thành-toại và đạt kết quả cho bằng được như lòng mình là người lớn những mong muốn. Mà thật ra, điều cần là: ta có thể giúp đưa con trẻ tiến bước với ý-nghĩa của cuộc sống. Điều đó, có khi còn quan-trọng hơn cả việc thành-đạt/toại-nguyện theo mẫu mã của chính mình, là xã hội của người lớn, chứ không phải xã hội của trẻ con, như trẻ con. Thật ra thì, không phải chỉ có năng-khiếu hoặc thứ gì tựa hồ như thế mới là cần-thiết, cho bằng cảm-kích được quà-tặng của sự sống dành cho cả con trẻ lẫn mẹ cha của chúng, cũng đều thế. Vấn đề còn lại, là: hãy cứ vui-hưởng và trân-trọng quà-tặng đã ban cho ta và cho trẻ, tự bao giờ, nhờ qua Chúa” (xem Margie Ulbrick, Children Under Pressure, The Mejellan Family, số tháng Sáu 2014, tr. 9-14).

Nói thế, là nói theo bài bản của nhà tâm-lý, rất mô-phạm có nhiều kinh-nghiệm sống qua dạy dỗ con em ở trường-lớp cũng như ở nhà. Nói về trường-hợp của nhiều người như bần-đạo, được Chúa thương ban cho có con có cháu rất dễ-thương, vui vẻ như nhiều con trẻ khác. Tức: các cháu cũng vui chơi, hiền-lành, lễ-phép và luôn làm theo lệnh của người lớn, dù các vị không là mẹ cha của chúng.

Tuy nhiên, bàn về thú tiêu-khiển của con trẻ, để ngang qua những giây phút buồn chán, rất trống-trải, thì con trẻ vẫn có riêng thế-giới của chúng. Nghĩa là: chúng cũng chơi các trò chơi trên “iphone”, “ipad” hoặc gì đó chứ đâu lầm-lừ, tư-lự như người lớn tuổi giống bầy tôi đây.

Nói tóm lại, mỗi thế-hệ đều có không-gian và thời-gian riêng-rẽ, khác biệt dành cho mình. Và tự do, là thứ gì đó dành để cho mỗi người ngõ hầu giúp mỗi người và mọi người trở-thành “týp” người sống đúng thời/đúng buổi ở đời mình, có giới-hạn.

Thời hôm nay, nếu ta cứ khuyên cứ bảo lũ trẻ: đừng chơi “games” gì hết, thay vào đó, hãy có thì giờ rảnh-rỗi mà đọc kinh, lần chuỗi hoặc đi lễ để thế vào thời gian trống trải/rảnh rỗi, thì tương lai tự khắc các cháu sẽ trở-thành “Giáo-hoàng tự-phát” mất. Tức: trở-thành đấng bậc vị-vọng lập ra nhiều luật-lệ mới mẻ để người khác sống sao giống như mình sống. Và, sống theo kiểu cách cũng như hiệu-lệnh của mình, mà thôi.

Có mỗi điều quan-trọng trong đời người đi Đạo, là: sống sao cho giống với lời khuyên dạy của Đức Chúa ở Tin Mừng, chứ không chỉ lo thực hành 10 điều giáo-lệnh, 6 điều răn rất thánh-hội do đấng bậc ở trên cao, lụ khụ như các cụ, từng bảo-ban, sai khiến thôi.

Nói như thế, không để chạy tội hay “chạy làng” gì sốt; mà chỉ muốn phân-trần với bà con cô bác đôi lời khẳng-định của đấng bậc ở hệ-cấp giáo-quyền rất Vaticăng, từng bảo rằng:

“Ngày nay, rất nhiều người/nhiều vị đang có khuynh-hướng muốn có vài đổi-thay, biến-cải như Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng từng muốn…” (xem phóng-viên báo Commonweal phỏng-vấn Đức Hồng-y Walter Kaspar, qua bài Merciful God, Merciful Church, Commonweal 7/5/2014)

Ở đây, bần đạo bầy tôi đây không cố ý lấy ý-tưởng của đấng bậc ở trên cao làm hàng rào chống đỡ cho tư-tưởng của mình về “đổi thay” hay “thức thời” với cách-mạng vi-tính này/khác. Nhưng, nói thế chỉ có ý tạt ngang, xẹt lùi về phía trước với tư-tưởng vẫn từng có từ đấng bậc, thôi.

Thôi thì, để “chuyện phiếm” hôm nay được nhẹ nhõm có chút “dí-dỏm”, cũng xin kể ra đây đôi câu đối-thoại về văn-hoá thời-thượng ở đâu đó, có giòng chảy cũng hay hay như sau:

“Có ông bố nọ đang ngồi khoe con mình học giỏi với khách bạn đến chơi nhà, thì thằng con từ đâu chạy sồng sộc về, thấy thế ông bố hỏi ngay đứa con để còn khoe:

-Con à, hôm nay học toán con được mấy điểm?

-Được có 2 trên 10 thôi bố hỏi làm gì cho thêm bực!

-Tại sao lại chỉ có 2 điểm, mọi khi con được nhiều lắm cơ mà?

-Vì cô hỏi 2 + 2 bằng mấy? Con trả lời ngay là bằng 4; thế là cô hỏi tiếp: 2 x 2 bằng mấy?

-Thế con trả lời bằng mấy?

-Con trả lời: có khác cái đếch gì đâu mà cô cứ hỏi, nên cô chỉ cho có 2 điểm thôi.

-Thế môn thể-dục thể-thao con được mấy điểm, chắc phải khá hơn toán chứ?

-Được 2 điểm, mà thôi sao bố hỏi gì mà hỏi lắm thế?

-Sao lại cũng chỉ 2 điểm thôi? Cô này chắc kỳ-thị gì đây, chứ không sai.

-Bố coi, học đi một hai mà cô dạy là: Giơ chân phải lên đồng thời giơ chân trái lên trước.

-Thế thì đứng bằng cái đếch gì được chứ?

-Con cũng nói hệt như bố, thế là cô cho con có 2 điểm thôi.

-Thế còn môn văn, con được mấy điểm?

Cũng chỉ được 2 điểm thôi.

-Sao lại cứ 2 điểm, 2 điểm mãi thế vậy?

-Cô giáo bắt tụi con đặt một câu văn có chữ “Cô giáo” ở trong đó.

-Thế con đặt câu gì, nói cho tao nghe coi!

-Con đặt một câu rất ngắn nhưng trọn nghĩa: “Cô giáo của tôi là cô gái rất quậy!”

-Trời đất! Nghe thế thì cô bảo sao?

-Cô cũng cho con có 2 điểm, còn bắt con lên gặp thày Hiệu-trưởng.

-Thế, thày Hiệu-trưởng nói với con làm sao?

-Thày Hiệu-trưởng cho con 20 nghìn đồng và hỏi nhà cô giáo ở đâu?

-Thôi, tao cũng chịu cái văn-hoá của trường mày rồi, con ạ. Thật hết biết!”

Vâng. Hết biết ở đây, không chỉ là thấy buồn và lo cho nền giáo-dục của ta thời nay, mà phải nói là “hãi sợ” về cung-cách trả lời rất “thiếu lễ phép” của con trẻ ngày nay. Hy vọng đây chỉ là “cường điệu”, mà thôi. Hết biết về lề-lối phản-ứng của con trẻ trước lối giáo-dục từ người lớn bày đầu mà ra. “Hết biết” ở đây, còn là hết hiểu và hết biết về lề lối có đổi thay quá nhanh và quá chóng, đến độ con trẻ theo không kịp nền văn-hoá của sự chết. Mà vì, bọn con trẻ nay bén nhạy nhiều về lề lối văn-hoá rất “dẫy chết”, đang dần-dà hiện ra, ở nhiều chốn. Chửa biết chừng cả ở chốn thiêng nhà Đạo, rất mai ngày.

Nói thế không để chỉ-trích hoặc châm-biếm cuộc cách-mạng thời-đại trong tin-tưởng, mà chỉ “trần-tình” hoặc để trần một tâm-tình lộ-liễu rất đáng sợ. Sợ về phẩm chất, lẫn nét tinh-tế của nhiều thứ. Chí ít, là văn-hoá, văn-minh và văn-học của thời đại, ở nhiều nơi rất đạo-mạo, cả trong Đạo.

Nói, thì nói thế, chứ tưởng cũng nên bình-tĩnh và hy-vọng. Hy-vọng rằng: Chúa thánh Thần vẫn có mặt “trên từng cây số”, với muôn dân, ở trong đời. Rất nhà Đạo.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ nguyện cầu cho người

Và cho mình

Sẽ khá hơn.

Nghệ An: Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc

Nghệ An: Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc
Monday, May 19,  2014

Nguoi-viet.com

NGHỆ AN (NV) .- Hàng ngàn người dân tỉnh Nghệ An không phân biệt tôn gíao đã biểu tình tuần hành ở vùng Xã Đoài phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.

Hàng ngàn người dân không phân biệt tôn giáo thuộc vùng Xã Đoài, Nghệ An biểu tình tuần hành chống Trung quốc hôm Chủ Nhật 18/5/2014. (Hình:FB Xã Đoài Choa)

Theo bản tin trên facebook của một người tên ‘Xã Đoài Choa’ thì cuộc biểu tình tuần hành đã diễn ra sáng Chủ Nhật 19/5/2014 từ các xã Nghi Diên, Nghi Hoa, Hưng Trung của vùng Xã Đoài, nơi có Tòa giám mục giáo phận Vinh, kéo đến nhà thờ chính tòa Xã Đoài.

Facebooker ‘Xã Đoài Choa’ kể cho biết các người biểu tình đã “giương cao các khẩu hiệu: “Đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc”, “Dân Việt Nam lên án Trung Quốc lấn chiếm”, “Lương giáo đoàn kết bảo vệ Tổ Quốc”, “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Chúng tôi yêu hòa bình”, “Chủ quyền đất nước phải bảo vệ”, “Sự thật sẽ giải phóng anh em”, “Tất cả chúng ta hãy đoàn kết để bảo vệ Tổ Quốc” và đặc biệt là câu khẩu hiệu: “Người giáo dân Vinh không lơ là bổn phận với Tổ Quốc”…

Cuộc biểu tình này không bị đàn áp nhưng những người tham gia các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn cùng thời điểm sáng Chủ Nhật thì bị ngăn cấm tối đa, nhiều người đã bị bắt giữ và đánh đập tàn nhẫn. Những người tham gia các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn theo lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự không nằm trong các tổ chức ngoại vi của đảng CSVN nên bị nhà cầm quyền gọi là “biểu tình trái pháp luật”.

Theo Xã Đoài Choa cho biết về cuộc biểu tình tuần hành ở Xã Đoài, “Buổi tuần hành kết thúc bằng thánh lễ cầu cho Tổ Quốc được bình an do Đức Giám mục Cao Đình Thuyên chủ tế với sự hiện diện của ba linh mục khác. Theo nhiều ý kiến người dân đánh giá, đây là cuộc tuần hành chống Trung Quốc quy mô lần đầu tiên diễn ra tại huyện Nghi Lộc và cả Nghệ An nói chung.”

Tại Đà Lạt, hôm Chủ Nhật, theo tin tờ Thanh Niên, đại học Đà Lạt đã tổ chức “mít tinh phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”

Khoảng 1,000 sinh viên được đưa vào “mít tinh” ngồi trong một giảng đường lớn để “thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa và văn minh với chủ đề “Sinh viên Trường đại học Đà Lạt đoàn kết một lòng, cùng Đảng và Chính phủ bảo vệ Tổ quốc”.

Có 22 tỉnh thị được nhà cầm quyền tổ chức biểu tình chống Trung quốc mấy ngày vừa qua. Tại Hải phòng ngày 14/5/2014, các đoàn thể ngoại vi của Đảng Công Sản được huy động đi biểu tình “ủng hộ đảng và chính phủ đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”. Trong tấm hình do báo Nhân Dân phổ biến trên internet, người ta thấy có nhiều ông bà mặc quân phục, có người đội nón cối, đi dự của ‘mít tinh’ này.

Nhưng qua một bản tin của ông Võ Văn Tạo phổ biến trên trang mạng Dân Làm Báo thì khi bàn vấn đề thời sự về tranh chấp Biển Đông, chụp hình đưa lên báo để quảng cáo tuyên truyền, những ông mặc quân phục, đeo quân hàm của quân đội được lệnh “ra khỏi hội trường” vì “đây là tình tiết nhạy cảm” theo “lệnh ở trên”. Việc này xảy ra tại Nha Trang sáng ngày 19/5/2014 khi kỷ niệm “55 năm ngày mở đường HCM xuyên Trường Sơn”.

Tuy có biểu tình tự phát của quần chúng tại một số địa phương bên cạnh các buổi ‘mít tinh” chống Trung quốc do nhà cầm quyền tổ chức, trang diện tử của Bộ Công an CSVN nói ngược lại.

Ngày 18/5/2014 trang mạng của Bộ Công An CSVN viết rằng “Theo báo cáo ban đầu của Công an các địa phương, nhất là ở các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang… Đến 11h ngày 18/5, trên phạm vi toàn quốc, người dân đã chấp hành yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ không tham gia biểu tình.(TN)

 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Lào ‘tử nạn’

Bộ trưởng Quốc phòng Lào ‘tử nạn’

Thứ bảy, 17 tháng 5, 2014

Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit

Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit được xác định có mặt trên phi cơ.

Tin cho hay bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Lào ông Douangchay Phichit đã thiệt mạng cùng một số quan chức khác khi một phi cơ quân sự rơi ở miền Bắc nước này vào sáng ngày 17/5/2014.

Hôm thứ Bảy, thông tấn xã Lào dẫn nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ Lào xác nhận có một tai nạn phi cơ quân sự xảy ra lúc 7 giờ sáng 17/5 tại làng Nadee, huyện Paek, tỉnh Xiêng Khoảng.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh này được một tờ báo của Việt Nam dẫn lời cùng ngày ‘khẳng định’ có 5 người ‘tử nạn’ trong chuyến bay với hàng chục hành khách đang di chuyển tới một địa điểm để dự một lễ kỷ niệm.

“Có 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn trong tai nạn này. Trong đó có ông Douangchay Phichith – Uủ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm Thị trưởng Thủ đô Vientiane, Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào,”

“Phu nhân của ông Douangchay Phichith cũng tử nạn,” Bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng Xiêng Khoảng Somkot Mangnomek được tờ Tiền phong Online thuật lời nói.

“Có 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn trong tai nạn này. Trong đó có ông Douangchay Phichith – UV Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm thị trưởng thủ đô Vientiane, Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào. Phu nhân của ông Douangchay Phichith cũng tử nạn”

Tiền Phong Online

Trước đó, Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời giới chức quân sự Lào cũng cho biết trong số những người trên máy bay có Bộ trưởng Quốc phòng cùng gia đình, ngoài ra còn có Bộ trưởng Công an và Đô trưởng Vientiane cùng một số người khác.

Ít nhất năm người bị xác nhận là đã thiệt mạng và ba người được tìm thấy còn sống, Tân Hoa xã dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Danh tính của những người thiệt mạng vẫn chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên tờ New York Times dẫn nguồn tin từ giới chức Lào nói Bộ trưởng Quốc phòng Lào và Đô trưởng Vientiane bị xác nhận là đã chết.

‘Dự lễ kỷ niệm’

Theo RIA Novosti, chiếc máy bay đã rơi trên đường đưa các quan chức cao cấp của Lào đến tỉnh Xiêng Khoảng để dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Sư đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Lào.

Truyền thông chính phủ Lào cho biết chiếc máy bay bị rơi khi còn cách sân bay Xiêng Khoảng chỉ 1.500 mét.

Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Lào nói với Tân Hoa xã chiếc máy bay này là loại AN74TK-300D do Nga sản xuất.

Chiếc máy bay bị cho là đã rơi trên đường đến tỉnh Xiêng Khoảng

Trong tin đăng sáng 17/5, hãng thông tấn AP dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận một máy bay quân sự của Lào được tin là chở theo Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã rơi.

Tin của AP nói số người có mặt trên máy bay là khoảng 20 người.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết thông tin trên được phía Lào cung cấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Lào và nhiều quan chức cao cấp trong đoàn vừa có tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, người đang ở thăm Lào bốn ngày từ 15/5.

Theo Vietnam News, cuối năm ngoái, ngày 7/12, Tướng Douangchay Phichit đã ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh một ‘kế hoạch hợp tác quân sự’ Việt – Lào ở Hà Nội.

Được biết năm 1998, Trung tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đào Trọng Lịch, người được cho là có thể vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, cũng tử nạn cùng 12 sỹ quan cao cấp khác khi đang trên máy bay từ thủ đô Vientiane đi Xiêng Khoảng.

 

7 cách đơn giản để ngủ ngon

7 cách đơn giản để ngủ ngon

Không phải lúc nào bạn cũng có được giấc ngủ ngon. Đôi khi, bạn chợt tỉnh giấc giữa đêm và rất khó tìm lại giấc ngủ. Dưới đây là một số thói quen giúp giảm các tác động gây mất ngủ.

1. Tập thể dục thường xuyên

Cách này giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng cho cơ thể. Bạn sẽ ngủ ngon hơn khi không chỉ tinh thần mà cả thể chất cũng mệt mỏi do tập luyện.

2. Giữ phòng ngủ mát mẻ

Thoạt đầu, người ta có thể nghĩ khi ngủ trong một căn phòng ấm áp thì thoải mái hơn. Nhưng bạn sẽ ít gặp ác mộng và ngủ ngon hơn trong căn phòng thoáng và mát mẻ.

3. Để nút bịt tai gần chỗ ngủ

Những vật này sẽ có ích nếu bạn là người dễ bị tiếng ồn đánh thức. Bạn có thể dùng chúng khi đám chó mèo trong nhà gây ồn vào buổi sáng; hoặc khi đi du lịch, công tác, bạn phải ở chung phòng với người ngáy to hay bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn khác.

4. Không đọc các loại sách gây khó ngủ trong thời gian 2 tiếng trước lúc ngủ
Bất cứ loại sách hư cấu nào có thể làm đầu óc phải suy ngẫm đều nên tránh đọc trước lúc ngủ. Thay vào đó, đọc tiểu thuyết hay xem tivi sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Cũng có người chọn cách sử dụng smartphone để dễ ngủ. Lưu ý, trong trường hợp này nên để ánh sáng điện thoại ở mức thấp.

5. Không để tivi hoặc máy vi tính trong phòng ngủ

Cần phân định rõ ràng hai khu vực làm việc và nghỉ ngơi. Việc phân định này, giúp tạo tâm thế thư giãn cho cơ thể và giúp cơ thể hiểu rằng đã đến lúc phải đi ngủ. Vì có như thế thì bạn sẽ không bị phân tán hoặc cố ý nấn ná làm thêm chút việc.

6. Không cố ép mình phải ngủ

Nếu chưa buồn ngủ, bạn có thể nằm và đọc hay xem một chút gì đó để thư giãn. Không cố ép mình phải ngủ vì điều đó chẳng đem lại tác dụng. Nếu bạn càng ép buộc bản thân, bạn chỉ càng thêm vật vã mà cơn buồn ngủ chẳng đến.

7. Tập trung hít thở để đi vào giấc ngủ

Nếu bạn đã từng bị thức giấc lúc nửa đêm, sau đó khó ngủ lại thì biện pháp này có thể giúp bạn ngủ lại ngon hơn. Hãy tập trung vào việc hít thở trong vài phút. Chỉ nghĩ về luồng không khí hít vào và thở ra ở mũi.
Khi tập trung vào hơi thở, mọi ý nghĩ và lo lắng sẽ biến mất, cơ thể và đầu óc sẽ bình tâm trở lại. Và bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhanh hơn

Lâm Kim Trọng gởi

Trung Quốc sơ tán thêm 4.000 người, gia tăng sức ép lên Việt Nam

Trung Quốc sơ tán thêm 4.000 người, gia tăng sức ép lên Việt Nam

Một cảnh  biểu tình chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh ngày 18/05/2014

Một cảnh biểu tình chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh ngày 18/05/2014

Reuters

Thụy My

Theo hãng tin Pháp AFP, hôm nay 19/05/2014 Bắc Kinh tiếp tục sơ tán hàng ngàn công dân Trung Quốc khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vào tuần trước, và các công ty du lịch ngưng các tour đến Việt Nam. Bắc Kinh đã đình chỉ một phần trao đổi thương mại với Hà Nội và khẳng định sẽ có những biện pháp trả đũa khác.

Tân Hoa Xã cho biết, chiếc tàu đầu tiên đã rời cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh hôm nay mang theo 989 người sơ tán. Tàu Ngũ Chỉ Sơn (Wuzhishan) sẽ về đến cảng Hải Khẩu (Haikou) sáng mai. Chiếc tàu thứ hai là Đồng Cổ Lĩnh (Tongguling) cũng lên đường hôm nay hướng về Hải Khẩu, ngoài ra hai tàu khác đang sẵn sàng. Tổng cộng có bốn tàu với khả năng đón tiếp 1.000 người mỗi chiếc đã được gởi đi để đưa 4.000 công dân hồi hương. Một số người Trung Quốc bị thương đã được đưa về nước trên hai chuyến bay.

Các vụ bạo động chưa từng xảy ra từ nhiều thập kỷ qua đã bùng nổ sau sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa chiếm được của Việt Nam từ năm 1974, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Nhiều nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore bị đập phá, hai người Trung Quốc chết và khoảng 140 người bị thương.

Hôm qua, chính quyền Việt Nam đã huy động một lực lượng hùng hậu để bóp nghẹt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Trước đó, đích thân Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn (Guo Shengkun) đã gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Việt Nam Trần Đại Quang với lời lẽ cứng rắn yêu cầu phải có biện pháp triệt để chấm dứt tình trạng bạo động.

Đến cuối tuần qua, Bắc Kinh đã đưa trên 3.000 công dân về nước. Các công ty du lịch Trung Quốc đã cho ngưng các tour du lịch đến Việt Nam. Trang mạng hàng đầu về du lịch Trung Quốc là Ctrip đã đề nghị các khách hàng dự định đến Việt Nam nên hoãn lại, và những ai đã đặt chỗ có thể được hoàn tiền.

Sau khi lên án Hà Nội « thông đồng » để xảy ra bạo động, hôm qua Bắc Kinh loan báo ngưng nhiều chương trình trao đổi song phương. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố : « Chúng tôi sẽ có những biện pháp khác tùy theo diễn tiến của tình hình ».

Hôm 16/5, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) thông báo hầu hết những kẻ kích động bạo loạn đều không phải là công nhân. Báo chí trong nước dẫn lời ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch TLĐLĐVN cho biết những người kích động có tổ chức rất chặt chẽ : chuẩn bị sẵn cờ, áo thun để phát cho công nhân, photocopy bản đồ tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, có bộ đàm liên lạc, sử dụng bom xăng để đốt các nhà máy.

Dư luận nghi ngờ chính Bắc Kinh đứng phía sau các vụ bạo động này vì nhiều mục đích : bôi nhọ Việt Nam, chặn đứng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đồng thời phá hoại nền kinh tế Việt Nam qua việc các nhà máy bị đập phá gây hoang mang cho các nhà đầu tư, chính quyền bị thất thu thuế, công nhân mất việc làm.

Hãng tin Reuters đưa tin tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan hôm nay thông báo sẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam bồi thường thiệt hại do bạo động. Theo Formosa, thiệt hại tại một nhà máy luyện kim đang được xây dựng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh lên đến 3 triệu đô la. Người dân địa phương khi trả lời RFI Việt ngữ tuần rồi nói rằng lao động của tập đoàn Formosa tại đây hầu hết là người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam.

Báo mạng WantChinaTimes của Đài Loan hôm 15/5 cho biết diễn đàn Thiên Nhai (Tianya) của Trung Quốc ngay từ hôm 18/3 đã đăng một bài viết công bố ba số điện thoại hỗ trợ giúp các nhân viên của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) tại Việt Nam sơ tán khi bạo động xảy ra.

AFP nhắc lại, Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Tại đây quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm năm 1974 làm cho 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, và hiện đang tranh chấp quần đảo Trường Sa.