“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”

“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”

“Ta với đời, thực sự chẳng nương nhau.

Ta với đời, tất nhiên là thua cuộc,

Vì áo cơm, là những ngọn lao nhanh.”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Ga 6: 51-58

Với nhà thơ, cuộc đời người chỉ cần mỗi cơm áo gạo tiền có ngọn lao nhanh vút đâm thấu đời lạnh giá. Nơi nhà đạo, cuộc sống ở Nước Trời nào cần đến tiền bạc lẫn cơm áo, nhưng chỉ cần người người biết thương yêu sẻ-san khi đói kém, thiếu thốn mỗi tình người, mà thôi.

Có lần, Đức Gioan Phaolô II từng đặt chân đến Lima, thủ đô nước Pêru thăm dân tình ở đây, ngài cũng cảm-nghiệm được tình-thế của dân con đói nghèo cả cơm áo lẫn tình thương hơn thế. Thoạt lúc ngài đến, có khoảng hai triệu người tìm đến gặp ngài. Thông thường, vào những buổi viếng thăm như thế, hai vị Tổng thống ngoài đời và Hồng Y Giáo chủ trong đạo nước này đều sẽ ra nghênh tiếp và chào mừng Đức Giáo Hoàng, rất êm vui.

Nhưng hôm ấy, lại thấy cặp nam nữ giáo dân bình thường là Irene và Viktor Charo, là hai người nghèo sinh sống tại khu nhà ổ chuột, tiến lên máy vi âm để đạo đạt ý kiến cùng Đức Giáo Hoàng. Vào lúc cả quảng trường chìm lắng trong thinh lặng, hai người đại-diện đã tiến về phía Đức Gioan Phaolô II vỏn vẹn nói mấy câu sau đây:

“Thưa Đức Thánh cha, dân chúng đây đang bị nạn đói hoành hành. Nhiều người trong chúng con đang ốm đói, thiếu ăn, thiếu mặc. Có người không có công ăn việc làm. Con cháu chúng con đang chết dần mòn vì suy dinh dưỡng. Hôm nay, chúng con lên đây để thưa với Đức Thánh Cha, là: chúng con vẫn mạnh mẽ tin vào Đức Chúa của sự sống. Nhưng, cũng xin Đức Thánh Cha biết cho rằng: chúng con đang ốm đói, thèm có gạo/bánh để mà ăn cho đỡ đói bụng”.

Cả triệu người vẫn im lặng như tờ, chờ xem Đức Giáo Hoàng sẽ ứng xử làm sao trước một tình huống ra như thế. Bấy giờ, Đức Gioan Phaolô II lên tiếng hỏi dân chúng bằng ngôn-ngữ Tây Ban Nha:

Phải chăng quý vị muốn nói: dân chúng ở đây đang thiếu ăn, không?”

Cả triệu người đồng thanh đáp lại:

-Dạ, đúng thế! Đúng là như thế!”

Đức Gioan Phaolô II lại hỏi tiếp:

Quý vị cũng nói rằng quý vị đang đói Chúa, có phải không?”

Mọi người đáp:

Dạ, đúng! Đúng là như thế!”

-Thế thì, hôm nay, Cha mong những người đang đói Chúa vẫn cứ vậy nhé. Và, Cha cũng mong cho người đang thèm khát của ăn/thức uống được no đầy, mãn nguyện!”

Lúc ấy, Đức Gioan Phaolô II quay mặt về phía các tướng lãnh và chính-trị-gia ăn no mặc ấm mà phần đông là người Công-giáo ngoan đạo mà nói bằng một giọng đanh-thép, rõ ràng:

“Hôm nay, tôi không chỉ đơn giản nói rằng tôi muốn quý vị san xẻ những gì mình đang có cho người nghèo đói. Nhưng, tôi muốn khẳng định với quý vị là: Hãy trả lại cho họ. Hãy trả tất cả lại cho họ. Vì thức ăn và của cải ấy là của họ, của những người nghèo.”

Quả là, lời lẽ Đức Gioan Phaolô II nói hôm ấy thật khác thường. Hệt như Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay về Thánh-Thể còn khác thường, gấp nhiều lần. Chương 6 Tin Mừng thánh Gioan, cũng cho thấy rất nhiều người đã sửng sốt khi thấy Đức Kitô tỏ bày Ngài đang thực-sự hiện-diện nơi Thánh-Thể. Và, họ cắt đứt không theo Ngài nữa.

Thật ra, thánh-sử Gioan đã nối-kết việc Đức Kitô ban tặng chính Thân Mình Ngài là vì Vương Quốc Nước Trời. Và, Ngài làm thế là để cứu độ dân con loài người. Thành thử, qua hiệp-thông rước Chúa vào lòng, ta thật-sự sẻ-san Thân Mình Chúa bằng việc tham-dự Tiệc Thánh-thể mỗi tuần.

Tiếp nhận Chúa Phục-sinh vào lòng, qua hiệp-thông rước Mình Máu Chúa, là biểu-tượng hùng-hồn chứng-minh rằng: Ngài đang hiện-diện, ở trong ta. Đây, là “dấu-chỉ” để ta thấy Ngài thực-sự sống-động trong ta như thế nào.

Chính vì thế, nên mỗi khi đón nhận Mình Máu Chúa, ta thưa “Amen!” là ta công-nhận đấy là Thân Mình đích-thực của Chúa. Bởi, chính Đức Kitô cũng đã chấp-nhận ta cùng kiểu-cách như thế. Ngài trao ban cho ta chính Mình Ngài, để rồi có như thế ta mới biến-đổi chính con người mình hầu tháp-nhập vào với Thiên-tính của Đức Kitô. Nói theo ngôn-ngữ thời-đại, thì: đó là đón nhận Ngài vào Tiệc thánh, khi ấy Chúa sẽ nói với ta như sau:

Này bạn, Tôi đây. Tôi đang xé nát tâm can Tôi và đổ đầy tình-yêu cho bạn đây. Bạn hãy tiếp nhận Tôi đi. Tôi có mặt ở đây là vì bạn đấy”.

Cái nguy của mọi quà tặng và ở nơi quà này, là: ta rất dễ ngộ-nhận cho rằng quà mà Chúa trao ban là chỉ cho mỗi mình ta, thôi. Nhưng, đây phải là phút giây thân-tình thắm-thiết giữa ta với Chúa. Đúng là như thế. Và, còn hơn thế nữa. Ngày 9 tháng 8 năm 413, trong bài san-sẻ Lời Chúa về ý nghĩa của Tiệc Thánh Thể , thánh Augustin có nói:

Thánh lễ bao giờ cũng gồm 3 yếu tố: sự tốt lành, tình hiệp thông và lòng thương yêu lẫn nhau”. Và, để quảng-bá tư-tưởng nêu ở trên, thánh-nhân lại xác quyết rằng:

“Giả như ta không sống tốt lành, cũng chẳng hoạt động cho sự hiệp-nhất và không có lòng yêu thương đích-thực mà vẫn tham-dự Tiệc Thánh mỗi tuần, thì Tiệc ấy sẽ mất hết ý nghĩa và lý do tồn tại nữa rồi.”

Thành thử, giống như Đức Gioan Phaolô II đã nói nhân ngày ngài đến với Lima, thủ-đô của Pêru, thì: nhiều người đã nối-kết việc nhận Bánh Hằng Sống ở Tiệc Thánh với việc ban phát cơm bánh để duy-trì sự sống, sau bữa Tiệc.

Tính bình quân, thì hiện nay trên thế giới, mỗi ngày có đến 26 ngàn người chết vì đói hoặc khát. Năm 1961, tổng thống John F Kennedy cũng đã nhận-định về nạn đói khi ông bảo: “Chỉ một thứ giữa ta và việc xóa-bỏ nạn đói kém nên tồn-tại là niềm ước-ao thấy việc ấy được thực hiện”. Thật ra, chúng ta có thể nuôi-dưỡng được nhiều người. Nhưng thật lòng, lại không muốn làm thế.

Trong buổi hội thảo về Tiệc Thánh Thể, cố Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, là cha Pedro Arrupe có nói: “Bao lâu thế giới này vẫn còn người đói và khát, thì bấy lâu Tiệc Thánh Thể mà ta cử hành vẫn còn có điều gì đó, rất thiếu xót.”

Nói thế, ngài không có ý bảo rằng: việc ta tề-tựu cử-hành thánh-lễ đây là chuyện vô bổ. Nhưng, cố linh-mục Pedrp Arupe chỉ muốn nhấn mạnh một điều, là: khi ta quay-quần quanh bàn Tiệc đây là để nhận của ăn rất thánh, thì thực tế, trên thế giới còn rất nhiều người vẫn đói ăn, tức: vẫn thiếu mất cái gì đó rất cần cho sự sống. Vẫn có một thứ trống rỗng nào đó, ở quanh đây.

Quả là trống rỗng ấy đang mời ta dấn-bước vào trong đó để đong cho đầy. Chúa đến với ta ở buổi Tiệc Thánh qua của ăn đích-thực Ngài tặng, rằng: điều mà Đấng Thánh nhắn nhủ ta trong Kinh Sách, vẫn còn đó: “Khi Ta đói, các con có cho Ta ăn đâu?”

Câu nói này, muốn xác-định một điều, là: Chúa cho ta no đầy thế nào, thì ta vẫn có thể và vẫn cần phải giúp-đỡ nhau cho thật đầy thật no, giống như thế. Mong sao Lễ hội Mình Máu Chúa hôm nay đem đến cho ta sức mạnh và niềm xác tín rất thật.

Cầu mong sao, thực-phẩm đích-thực mà ta cung-cấp  -lấy từ bàn Tiệc thánh này-  chứng-tỏ cho thế giới thấy được rằng: uy-lực của Thánh-Thể đã biến-cải ta thành người tốt, biết hiệp-thông, yêu-thương lẫn nhau. Cầu và mong sao, ta xác-tín thêm rằng: những gì ta đã và đang sẻ-san cho người nghèo, sẽ không là thứ cơm thừa canh cặn, ta có dư dật. Nhưng, đó chính là thực phẩm lẽ đáng là của họ và ta cần trao trả lại cho họ.

Có như thế, mọi cảnh đói nghèo sẽ không còn tồn-tại trên thế-giới đầy những những thèm khát vì đói ăn hoặc thiếu mặc, nữa.

Trong tinh-thần cảm-nghiệm về một quyết-tâm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:

“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,

Mỗi nụ tình ẩn chứa một loài sâu.

Và, khi em thấm nhuần ê ẩm,

Ta sợ tài ta đã rũ nhầu.”

(Nguyễn Tất Nhiên – Vài đoạn viết ở Đinh Tiên Hoàng)

Viết gì thì viết. Viết ở nơi nào rày cũng thế. Miễn là, người viết chớ có ưu-tư “nụ tình ẩn chứa một loài sâu”, nữa. Nhưng, đã biết liên-tưởng đến tình người sẻ-san nhiều thứ và nhiều sự cho mọi người. Cả những người túng thiếu lẫn người thấp hèn kém, rất thiếu ăn. Chính đó, là xã hội đầy tình người. Là, Nước Trời nay có Chúa chở che để mọi người sống vững mạnh suốt nhiều thời, trong đời.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ ƠN KÍNH SỢ THIÊN CHÚA

BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ ƠN KÍNH SỢ THIÊN CHÚA

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Ơn kính sợ Thiên Chúa làm cho chúng ta ý thức được rằng tất cả mọi sự đến từ ân sủng, và rằng sức mạnh thực sự của chúng ta là chỉ đi theo Chúa Giêsu và để cho Chúa Cha có thể đổ trên chúng ta sự tốt lành và lòng thương xót của Ngài.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ĐTC kết thúc loạt bài về Bảy Ơn Chúa Thánh Thần bằng cách giải thích về Ơn Kính Sợ Thiên Chúa.

* * *

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.

Ơn kính sợ Thiên Chúa, mà chúng ta nói đến hôm nay, kết thúc loạt bài về bảy ơn Chúa Thánh Thần.  Ơn này không có nghĩa là sợ hãi Thiên Chúa: chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta và yêu thương chúng ta cùng muốn cứu độ chúng ta, và luôn luôn tha thứ, luôn luôn; do đó không có lý do gì để phải sợ Ngài!  Tuy nhiên, ơn kính sợ Thiên Chúa, là hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhắc nhở chúng ta rằng mình nhỏ bé ra sao trước mặt Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và rằng sự tốt lành của chúng ta là do việc phó thác cho Ngài với lòng khiêm nhường, kính trọng và tin tưởng trong bàn tay của Ngài.  Đó là kính sợ Thiên Chúa: phó thác vào sự tốt lành của Cha chúng ta, là Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều.

1. Khi Chúa Thánh Thần đến ngự trong lòng chúng ta, ban cho chúng ta sự an ủi và bình an, và làm cho chúng ta cảm nhận được mình là gì, là nhỏ bé, với thái độ đó – như Chúa Giêsu khuyên nhủ trong Tin Mừng – về những người đặt mọi lo âu và ước vọng của mình nơi Thiên Chúa và cảm thấy được bao bọc và nâng đỡ bởi hơi ấm và sự che chở của Ngài, như một em bé với cha mình!  Đó là Chúa Thánh Thần ở trong tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta cảm thấy như những đứa con ở trong vòng tay của Cha mình.  Như vậy, theo nghĩa này, chúng ta hiểu rõ về ơn kính sợ Thiên Chúa tạo ra trong chúng ta sự ngoan ngoãn, lòng biết ơn và chúc tụng, đổ đầy hy vọng vào tâm hồn chúng ta như thế nào.  Thực ra, nhiều lần chúng ta không hiểu thấu được kế hoạch của Thiên Chúa, và ý thức rằng chúng ta không thể tự đảm bảo cho mình hạnh phúc và sự sống đời đời.  Tuy nhiên,  chính trong kinh nghiệm về những giới hạn và sự nghèo nàn của chúng ta mà Chúa Thánh Thần an ủi chúng ta và giúp chúng ta cảm nhận được rằng điều quan trọng duy nhất là để cho mình được Chúa Giêsu dẫn dắt trong vòng tay của Cha Người.

2. Đó là lý‎ do tại sao chúng ta cần ơn này của Chúa Thánh Thần như vậy.  Ơn kính sợ Thiên Chúa làm cho chúng ta ý thức được rằng tất cả mọi sự đến từ ân sủng, và rằng sức mạnh thực sự của chúng ta là chỉ đi theo Chúa Giêsu và để cho Chúa Cha có thể đổ trên chúng ta sự tốt lành và lòng thương xót của Ngài.  Hãy mở tâm hồn ra, bởi vì lòng nhân lành và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với chúng ta.  Đó là điều Chúa Thánh Thần làm với ơn kính sợ Thiên Chúa: mở các tâm hồn. Mở lòng ra để ơn tha thứ, lòng thương xót, lòng nhân lành, sự vuốt ve của Chúa Cha đến với chúng ta, bởi vì chúng ta là những đứa con đang được Ngài yêu thương vô cùng.

3. Khi chúng ta được thấm nhuần bởi ơn kính sợ Thiên Chúa, thì chúng ta có khuynh hướng đi theo Chúa với lòng khiêm nhường, ngoan ngoãn và vâng lời.  Tuy nhiên, đó không phải là với thái độ cam lòng, thụ động và ta thán, nhưng với sự kinh ngạc và niềm vui của một em bé nhận ra rằng mình được Cha phục vụ và yêu thương.  Vì thế, Ơn kính sợ Thiên Chúa không làm cho chúng ta thành các Kitô hữu nhút nhát, dễ bảo, nhưng tạo ra trong chúng ta lòng can đảm và sức mạnh!  Nó là một ơn làm cho chúng ta thành các Kitô hữu xác tín, nhiệt tình, không phục tùng Chúa vì sợ hãi, nhưng vì được tình yêu của Ngài đánh động và chinh phục! Được chinh phục bởi tình yêu của Thiên Chúa!  Và đây là một điều tốt đẹp.  Để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều, Ngài yêu thương chúng ta với tất cả con tim của Ngài.

Nhưng chúng ta hãy cẩn thận, bởi vì hồng ân Thiên Chúa, ơn kính sợ Thiên Chúa cũng là một “lời cảnh báo” trước sự ngoan cố trong tội lỗi.  Khi một người sống trong sự dữ, khi phạm thượng chống lại Thiên Chúa, khi khai thác những người khác, khi áp chế họ, khi chỉ sống vì tiền tài, vì hư danh, hay quyền lực, hoặc kiêu căng, thì khi đó sự kính sợ thánh thiện đối với Thiên Chúa cảnh báo chúng ta: hãy cẩn thận!  Với tất cả quyền lực này, với tất cả tiền bạc này, với tất cả kiêu hãnh này của mi, với tất cả hư danh này của mi, mi sẽ không có hạnh phúc đâu.  Không ai có thể mang với họ sang (đời sống) bên kia dù là tiền bạc, dù là quyền lực, dù là hư danh, dù là kiêu hãnh.  Không mang được gì cả!  Chúng ta chỉ có thể mang theo tình yêu mà Thiên Chúa Cha ban cho chúng ta, những vuốt ve của Thiên Chúa, được chúng ta chấp nhận và đón nhận với tình yêu.  Và chúng ta có thể mang theo những gì mà chúng ta đã làm cho tha nhân.  Hãy cẩn thận đừng đặt hy vọng vào tiền tài, kiêu hãnh, sức mạnh và hư danh, bởi vì tất cả mọi thứ ấy không thể hứa bất cứ điều gì tốt đẹp với chúng ta!  Tôi đang nghĩ đến những người có trách nhiệm với những người khác và để cho mình trở thành tham nhũng chẳng hạn; anh chị em có nghĩ rằng một người tham nhũng sẽ được hạnh phúc ở đời sống bên kia không?  Không, tất cả những thành quả tham nhũng của người ấy đã làm hư hỏng trái tim người ấy và sẽ rất khó để đến với Chúa.  Tôi nghĩ đến những kẻ sinh sống nhờ nạn buôn người và nô lệ lao động; anh chị em có nghĩ rằng những kẻ đối xử tệ với con người, khai thác con người bằng việc nô lệ lao động có tình yêu của Thiên Chúa trong trái tim họ không?  Không, họ không có lòng kính sợ Thiên Chúa và không hạnh phúc.  Họ không.  Tôi nghĩ đến những người sản xuất vũ khí để gây ra chiến tranh; nhưng anh chị em nghĩ xem công việc này là nghề gì?  Tôi chắc rằng nếu bây giờ tôi hỏi: có bao nhiêu người trong anh chị em đang chế tạo vũ khí?  Không, không một ai.  Những nhà sản xuất vũ khí này không đến để nghe Lời Chúa!  Những người ấy sản xuất cái chết, họ là những con buôn sự chết và chế tạo hàng hóa sự chết.  Ước gì ơn kính sợ Thiên Chúa làm cho họ hiểu rằng một ngày nào đó tất cả sẽ kết thúc và họ sẽ phải tính sổ trước mặt Thiên Chúa.

Các bạn thân mến, Thánh Vịnh 34 cung cấp cho chúng ta lời cầu nguyện như sau: “Chính kẻ cùng khổ này đã kêu cầu, và Chúa đã nghe lời, cùng cứu nó khỏi mọi điều gian khổ.  Thiên sứ của Chúa đồn quân quanh những ai kính sợ Ngài, và giải thoát họ” (các câu 7-8).  Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết kết hợp tiếng nói của chúng ta với tiếng nói của người nghèo, để đón nhận ơn kính sợ Thiên Chúa và có thể nhận ra mình, cùng với họ, được bao bọc bởi lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, Đấng là Cha chúng ta, Cha của chúng ta.  Chớ gì được như vậy.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

http://giaoly.org/vn/

Vẫn còn 168 triệu lao động trẻ em trên thế giới

Vẫn còn 168 triệu lao động trẻ em trên thế giới

Chuacuuthe.com

VRNs (13.06.2014) – Sài Gòn – Hôm 12.06, là Ngày Thế giới chống Lao động trẻ em, vẫn còn phổ biến trên thế giới. Có 168 triệu lao động trẻ em trên thế giới, với khoảng 85 triệu tham gia vào một số hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em gồm có nô lệ, buôn bán, gán nợ, mại dâm và công việc nguy hiểm khác thậm chí đặt chúng vào nguy cơ tử vong.

4

Theo tờ PeninsulaMetropolis Daily cho biết, một bé gái 16 tuổi người dân tộc Yi đã được gửi trả về làng mình ở tỉnh Tứ Xuyên sau khi thanh tra lao động tìm thấy cô và một số lao động vị thành niên khác trong một nhà máy ở Đông Quan, Quảng Đông. Cô cho biết trước đây cô làm việc tại một nhà máy ở Thâm Quyến. Họ đã phải làm việc hơn 12 giờ một ngày và không được phép nói chuyện hoặc kiểm tra tin nhắn điện thoại di động trong giờ làm việc. Họ được trả 12 nhân dân tệ (gần 1,5 euro) một giờ, trong đó có 3 tệ là tiền hoa hồng cho các đại lý đã môi giới việc làm.

Tiến sĩ Liu Kaiming, giám đốc Viện Contemporary Observation, cho biết: “Chính quyền trung ương không có số liệu thống kê công khai. Tại các tỉnh miền Trung và miền Tây, tỷ lệ bỏ học của các học sinh trung học cơ sở có thể cao gần 10 phần trăm”.

Mới hôm thứ Tư 11/06, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​chung chủ đề “kính sợ Thiên Chúa”, đã lên tiếng mạnh mẽ tệ nạn khai thác lao động trẻ em: “Hàng triệu trẻ em bị buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, sống trong tình trạng nô lệ và bị khai thác, lạm dụng, ngược đãi và phân biệt đối xử.” “Tôi thiết tha hy vọng cộng đồng quốc tế có thể gia tăng bảo trợ xã hội cho trẻ vị thành niên để diệt trừ tai họa này. Chúng ta phải canh tân sự dấn thân của chúng ta, đặc biệt là các gia đình, để đảm bảo mọi trẻ em đều được phát triển về nhân phẩm và sức khỏe. Tuổi thơ hồn nhiên sẽ giúp cho trẻ em có cái nhìn tự tin về cuộc sống và tương lai”.

Tuy nhiên, ngày nay, Ấn Độ có khoảng 10 triệu lao động trẻ em, là con số nạn nhân lớn nhất. Các nhà thầu hoạt động công khai khi buôn bán người và các gia đình, đưa các em đi làm việc trong các ngành công nghiệp vải, gạch và các ngành khác nuôi dưỡng nền kinh tế Ấn Độ. Nhiều câu chuyện do những em được giải cứu hay trốn thoát kể lại được phổ biến rộng rãi và kinh khủng. Những lao động trẻ này bị nhốt trong các bức tường của sự sợ hãi và bị đe dọa nếu dám trở về làng.

Hơn một thập kỷ sau khi một loạt các công ty sô-cô-la nổi tiếng hứa với Quốc hội Mỹ sẽ xóa bỏ nạn lao động trẻ em tại các trang trại ca cao ở Bờ Biển Ngà, trẻ em vẫn đang làm việc một cách công khai, thường xuyên bị buôn bán phải sống xa gia đình.

Các số liệu mới nhất của ILO ước tính có khoảng 168 triệu lao động trẻ em trên toàn cầu, với khoảng 85 triệu tham gia vào một số hình thức tồi tệ nhất, như làm nô lệ, bị buôn bán và gán nợ, mại dâm và những công việc nguy hiểm khác đặt trẻ em vào nguy cơ bệnh tật, chấn thương, thậm chí tử vong.

Chúng tôi đã đưa ra các dự án cho hai khu vực khác nhau. Ví dụ, ở Campuchia và Ấn Độ, việc phục hồi chức năng của lao động trẻ em bao gồm việc cung cấp những hướng dẫn, giáo dục, các kỹ năng sống và đào tạo nghề. Một mạng lưới đã được thành lập để nâng cao nhận thức về vấn đề này và thúc đẩy quyền trẻ em. Vấn đề hỗ trợ sinh kế đã được cung cấp dưới dạng các dịch vụ tài chính vi mô.

Hoàng Anh

 

Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam ‘đòi chủ quyền’

Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam ‘đòi chủ quyền’
June 12, 2014

Nguoi-viet.com

NEW YORK (NV) .- Ngoài công hàm 1958, Trung Quốc còn dùng tập bản đồ mà Việt Nam in năm 1972,  sách địa lý lớp 9 mà Việt Nam dùng để dạy cho học sinh để chứng minh chủ quyền trên biển Đông.

Bản đồ minh họa yêu sách chủ quyền “Lưỡi Bò” của Trung Quốc ở biển Đông. TQ dẫn một số tài liệu cho thấy CSVN từng công khai ủng hộ yêu sách này. (Hình: Đời sống – Pháp luật)

Hôm 9 tháng 6, Trung Quốc từng gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc một văn bản, cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, cản trở hoạt động của tập đoàn dầu khí Trung Quốc trên biển Đông.

Đại diện Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển văn bản này cho 193 thành viên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, cáo buộc Việt Nam “vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển”.

Văn bản vừa kể đính kèm một số tài liệu, trong đó ngoài công hàm mà ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958, còn có tập bản đồ mà Việt Nam in năm 1972, sách địa lý lớp 9 của Việt Nam in cách nay 40 năm và cả ba tài liệu này cùng cho thấy, chính quyền CSVN từng công khai thừa nhận các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông.

Ông Vương Dân, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, người gửi văn bản và tài liệu cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, tuyên bố, đó là sự thật là Trung Quốc muốn trình bày với cộng đồng quốc tế để sửa lại cách hiểu sai của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Đại sứ của Việt Nam tại LHQ đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ “thông báo cụ thể tình hình, đồng thời phản bác tất cả thông tin trong những văn bản của Trung quốc”, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh nói với báo chí hôm Thứ Năm về những điều mà ông gọi là “Trung quốc vu vạ Việt Nam”.

Trả lời VOA, ông Nguyễn Nhã, một người chuyên nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, xác nhận, sách địa lý mà Việt Nam sử dụng cách nay 40 năm để dạy học sinh lớp 9 từng viết rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa,  thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên theo ông Nhã, tài liệu này không có giá trị pháp lý.

Ông Nhã giải thích thêm rằmg lúc đó, hai miền Nam – Bắc Việt Nam đang đối đầu với nhau và miền Bắc có tâm lý “ủng hộ đồng chí, đồng minh của mình” nhưng sự ủng hộ này vô giá trị vì lúc ấy, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi Việt – Trung đối đầu, tố cáo lẫn nhau tại Liên Hiệp quốc, ông Stephane Dujarric, Phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc vừa cho biết, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian để hòa giải những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông Dujarric nói thêm rằng, Liên Hiệp Quốc mong muốn cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Giới quan sát nhận định, việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc là điều rất đáng chú ý, bởi trước nay, Trung Quốc chủ trương chỉ “đàm phán song phương” và chỉ trích “quốc tế hóa các tranh chấp song phương”.

Giới này phán đoán, việc Trung Quốc đột ngột nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc có thể vì lo ngại các lân bang sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong các tranh chấp tại biển Đông.

Trên tờ The Diplomat, ông Zachary Keck nhận định, luận cứ của Trung Quốc đối với chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa có vẻ vững chắc hơn Việt Nam. Có thể Trung Quốc hy vọng, do đuối lý, Việt Nam sẽ từ bỏ ý định đưa tranh chấp quần đảo Hoàng Sa ra Tòa án Trọng tài Quốc tế và điều này sẽ khiến những quốc gia khác ngần ngại trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để chống lại Trung Quốc.

Ông Keck cũng nói thêm rằng, khi Trung Quốc đi theo con đường “quốc tế hóa tranh chấp”, nâng cao vị trí của luật pháp quốc tế, lấy đó như cơ sở cho các yêu sách về chủ quyền và giải quyết tranh chấp thì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở phần lớn biển Đông sẽ gặp rủi ro vì yêu sách đó hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế. (G.Đ)

Xem thêm:

TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông ( VOA )

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-12

06122014-vn-public-impati-wt-lawsui.mp3

Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? (trang web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Hình minh họa chụp từ trang web của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Screen capture

Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.

Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.

Không đồng thuận và thiếu quyết tâm

Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc từng nói là giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng 2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp.

Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

” Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện.
-TS Phạm Chí Dũng “

“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”

Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc tại TP.HCM nhận định:

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. File Photo.

“Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện.

Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”

Chưa kiện hay không kiện?

Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:

“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”

” Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.
-TS Nguyễn Quang A “

Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.

TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:

“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư dân trên biển làm sao để bảo vệ? Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”

Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.

Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi kiện của Việt Nam. Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm.

 

Trung Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc

Trung Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc

nguồn:  http://huynhngocchenh.blogspot.com

Hồi đó để đánh chiếm cho được miền Nam thì dân Việt Nam cần thiết phải hy sinh đến người cuối cùng, Trường Sơn cũng thiêu rụi thì ăn thua gì mấy hòn đảo trên biển Đông. Công hàm cũng ký được thì nhằm nhò gì mấy trang sách giáo khoa.

Dân Luận
Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra bản tin với tựa đề “Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc“. Trong bản tin ngoài công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bản tin còn dẫn sách Địa Lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1974 nói Tây Sa và Nam Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là một phần của Trung Quốc:

Chương về Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
… Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn… làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung quốc…
Trích Sách địa lý lớp 9 (1974)

Đây là một phần tài liệu mà Trung Quốc chuyển tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, và yêu cầu ông này chuyển tới tay các quốc gia thành viên vào hôm thứ Hai 9/6/2014. Đây là lần thứ hai Trung Quốc đệ trình tài liệu lên Liên Hiệp Quốc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, lần thứ nhất là vào tháng 5/2014.

annex5-5-2.jpg

annex5-5-3.jpg

annex5-5-4.jpg

Niềm tin Phục Sinh!

Niềm tin Phục Sinh!

Nguyễn Trung Tây, SVD

Dòng Ngôi Lời tỉnh dòng Úc Châu, ngoài những công tác mục vụ với người thổ dân Arrernte tại vùng sa mạc bát ngát Central Australia, tu sĩ Ngôi Lời Úc Châu còn có mặt tại Thái Lan chăm sóc những mảng đời bị bỏ rơi, hoặc bị hất bỏ gạt sang một bên lề xã hội: những bệnh nhân HIV/Sida. Tỉnh Nongbua Lamphu, đông bắc Thái Lan, một tỉnh nghèo sát biên giới với Lào là nơi có cơ sở truyền giáo Ngôi Lời Úc Châu. Nongbua Lamphu có nhà thờ St. Michael, nơi đây Ngôi Lời Úc Châu cùng với nhiều Linh Mục và tu sĩ truyền giáo của các dòng tu khác đã nhiều lần tổ chức trại hè cho giới trẻ.
Đặc biệt, Thái Lan cũng là vùng đất (của) nhiều bạn trẻ Việt Nam đến, sống, và làm việc siêng năng, sáng dậy sớm, khuya về trễ, góp từng đồng bạc dành dụm cho một tương lai của mình và gia đình nơi quê nhà.
Đất Thái, ngôn ngữ Thái, văn hóa Thái, mọi sự đều mới với các bạn trẻ. Tại Thái, bạn trẻ không còn gia đình và giáo xứ để nâng đỡ vào những giây phút đối diện với thứ thách và cám dỗ nơi đất khách quê người. Đặc biệt vào những giây phút yếu đuối với bơ vơ lạc loài trên đất lạ, bạn trẻ dễ bỏ cuộc hoặc buông xuôi theo dòng đời. Trên vùng đất Thái, bạn trẻ chỉ còn Niềm tin Việt Nam, vốn quý đã từng được ươm mầm và vươn cao trong ngôn ngữ Việt trên mảnh đất Việt. Nếu không được nâng đỡ, tiếp tục chăm sóc nơi đất khách, niềm tin có thể mai một, héo tàn, và chết đi vào một ngày. Do hoàn cảnh đặc biệt vừa sơ lược ở trên, cùng với các Linh Mục và tu sĩ truyền giáo của nhiều dòng tu khác, tu sĩ Ngôi Lời tại Thái Lan đã nhiều lần tổ chức những Trại Hè cho bạn trẻ Việt Nam. Nơi đó, nhà thờ trở thành một nơi để bạn trẻ cầu nguyện với Chúa trong ngôn ngữ Việt, chia sẻ với nhau (trong ngôn ngữ quê mẹ) về những khó khăn và thử thách nơi quê người. Cũng qua những Trại Hè, bạn trẻ ngồi cạnh nhau chia sẻ một chén nước mắm, một chén cơm thơm.

Trại Hè chủ đề YÊU NHƯ GIÊSU tại Thái năm 2014 lại đến như một thường lệ. Mọi chuẩn bị cho một trại hè đã sẵn sàng, nhiều Linh Mục và tu sĩ Việt Nam góp công, nhiều bạn trẻ góp mặt, bảng tên, áo trại hè, mọi người hân hoan chờ đợi giây phút.

Không ai ngờ! Sáng sớm ngày thứ Hai, 2 tháng 6, có lẽ chỉ vì một sự lơ đễnh, một cơn buồn ngủ, một giây phút lãng quên, một lần đôi mắt vô tình nhắm lại, tai nạn xảy tới!!! Chiếc xe minibus 15 chỗ ngồi đâm mạnh vào một chiếc xe vận tải loại lớn. Xe minibus phát nổ và bốc cháy!!! 13 sinh mạng nằm xuống trong đó có Linh Mục Vũ Hanh, Linh Hướng của Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan (HHCGVN-TL), và người tài xế Thái Lan. Riêng 3 bạn trẻ còn lại, thương tích khá nặng.

Linh Mục Lê Đức của Ngôi Lời Úc Châu (Thư Ký của HHCGVN-TL) viết trong trang “Nhật Ký Truyền Giáo: Thiên Chúa Thử Thách,”

…Suốt 8 năm trong đại chủng viện, trong đó có 4 năm học thần học, chẳng có một môn học nào dạy cho mình biết nên làm gì khi phải đối phó với tình trạng một linh mục bạn và 11 bạn trẻ của mình thiệt mạng trong một tai nạn giao thông khủng khiếp đến nỗi cả thảy bị thiêu rụi mà không nhận ra hình dạng. Khi mình tới cái chùa nơi người ta mang xác của các nạn nhân đến, mình không thể tin vào điều mình thấy. Những khuôn mặt tươi vui mình mới gặp gỡ, mới trêu chọc, mới đùa giỡn giờ chẳng khác gì một đống than.
Trên đường đến hiện trường, mình và chị Fốn đã liên lạc với cha xứ ở nhà thờ thánh Gerard Khon Kaen, xin ngài tiếp nhận những thi hài ở nhà thờ của ngài. Mình cứ nghĩ rằng sau khi làm những thủ tục như đưa xác vào bệnh viện rồi thì sẽ liệm xác vào quan tài, rồi đưa quan tài về nhà thờ để dâng lễ. Ai ngờ, chuyện trở nên phức tạp ngoài mức tưởng tượng. Vì là một tai nạn liên quan đến nhiều người nước ngoài nên cảnh sát phải vào cuộc để điều tra. Việc hộ chiếu của tất cả những người thiệt mạng đã bị cháy làm cho cảnh sát có nhiều câu hỏi. Việc có tới trên 60 người Việt Nam trong một chuyến đi lại làm cho cảnh sát còn có nhiều câu hỏi hơn…

LM Vũ Hanh, OP, cá nhân người viết đã từng gặp qua một số báo Dân Chúa Úc Châu, chủ đề Truyền Giáo tại Thái Lan… LM Hanh và tôi đã từng chia sẻ với nhau những khó khăn và thử thách về cánh đồng truyền giáo. Nhưng giờ này, ngài đã nằm xuống ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. LM Hanh ra đi, một bất ngờ! Cánh đồng truyền giáo vẫn còn cần nhiều bước chân truyền giáo… Nhưng sáng sớm thứ Hai 2/6, một trong những bàn tay của thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng đã biến tan vào trong thinh không!

Riêng 11 người bạn trẻ còn lại. Những đôi mắt mở lớn! Những tiếng cười thanh xuân! Những chăm chỉ siêng năng! Những mơ ước cho tương lai! Gia đình bên Việt Nam đã từng tiễn họ cất bước rời làng quê xứ đạo với những hy vọng. Tất cả đã cháy tan theo với ngọn lửa! Rất tiếc! Buổi sáng ngày 2 tháng 6 vừa qua đã thay đổi tất cả những trang sách tương lai.

LM Hanh còn trẻ! Đời sống truyền giáo của ngài nên tiếp tục những vòng xoay bình thường. Nhưng tiếc quá! Vòng xoay truyền giáo đã dừng lại!
11 bạn trẻ cũng thế, họ còn cả một tương lai thênh thang mở rộng trước mặt. Họ là hy vọng, là chén cơm của gia đình bên quê nhà. Nhưng hy vọng đã biến tan.
Nhìn những tấm hình của chiếc xe minibus và thi hài của những người vừa nằm xuống, thế gian thở một tiếng thở dài!

Trong thánh lễ tại thánh đường Sacred Heart của Cabramatta, Úc Châu (9/6) cầu nguyện cho linh hồn LM Vũ Hanh và 11 linh hồn vừa nằm xuống, tôi đọc bài Phúc Âm Gioan 11. Đứng trước ngôi mộ chôn vùi thân xác người thân, Martha than với Đức Giêsu, “Nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết…” (c.21).

Cuộc sống từ những ngày đầu tiên cho tới ngày hôm nay vẫn là một vòng xoay tròn đều của Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Đúng như Sách Giảng Viên đã từng nhận xét, “Dưới vòm trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời; một thời để sinh ra và một thời để chết đi…” (3:1-2).

Nhưng với những cuộc đời đã từng được nhận dòng nước thanh tẩy trong Đức Kitô, vòng xoay bình thường của trần gian không chỉ dừng lại ở sau chữ “Tử!”.
Đức Giêsu của mốc tuổi ba mươi cũng đã từng nhắm mắt lại, lặng lẽ chết đi trong bùi ngùi thương tiếc của bao nhiêu người. Nhưng Ngài sống lại. Ngài trở thành một vòng quay mới của vòng xoay nhân gian. Trước Ngài, cuộc sống nối tiếp vòng xoay, Sinh, Bệnh, Lão, Tử! Sau Ngài, vòng xoay hóa thành Sinh, Bệnh, Lão, Tử, và Phục Sinh. Trong Đức Kitô, người tín hữu sẽ phục sinh dù đã chôn trong ngôi mộ. Với niềm tin vào Đức Kitô, LM Vũ Hanh và 11 bạn trẻ dù đã chết, nhưng sẽ phục sinh, một chuyện phải tới.
Trước lời than của Martha, Đức Giêsu đã nói, Ngài nói rõ, “Ta là sự sống lại! Ai tin ta sẽ không chết đời đời. Con có tin điều đó hay không?” (Gioan 11:25).
Vâng, thưa Thầy, con tin!

Chuyện xảy ra tại Thái Lan ngày 2/6, rất tiếc, cơn ác mộng sự thật. LM Vũ Hanh và 11 sinh mạng thanh xuân vừa nằm xuống nhắc nhở trần gian một sự thật (thông thường bị lãng quên): Cuộc đời này, trước sau vẫn là phù vân, có đó rồi mất đó! Cuộc sống này, trước sau vẫn là hoa quỳnh, sớm nở tối tàn! Ngày rồi cũng tới, xinh đẹp sắc sảo rồi cũng tới một ngày nằm xuống hóa ra nấm đất bên đường! Ai trên trần gian sẽ sống mãi? Ai dám chắc sáng mai mình còn cơ hội mở mắt chào đón bình minh? Ai dám chắc vợ chồng sẽ còn tiếp tục sánh bước bên nhau trên con đường đời?
Vâng, chuyện quá khứ đã qua! Chuyện hân hoan! Chuyện đau lòng!
Chuyện tương lai chưa tới! Trang giấy trắng vẫn mở rộng thênh thang chờ đợi những nét vẽ đẹp!
Bây giờ là hiện tại, một thực thể. Bây giờ vẫn còn có nhau! Bây giờ vẫn còn hơi thở sung mãn tràn đầy! Bây giờ vẫn còn thịt da, thịt da của Bố Mẹ, của Vợ Chồng, Con, và của bao nhiêu người thân!
Mời tôn trọng! Mời yêu thương!
Bởi ai biết đâu, ngày sẽ tới!
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Nguoi-viet.com

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Phạm Chí Dũng

Nghịch lý gấp đôi

Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt trong mấy năm qua.

Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần $4,000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1,500 tỷ lên $3,000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe đạp”.

Tuy nhiên, hiện giờ kinh tế Trung Quốc chỉ mới có biểu hiện tăng trưởng chậm lại và cách nào đó gây lo ngại cho Bộ chính trị Bắc Kinh cũng như với các đối tác lớn của Trung Quốc trên thế giới như Mỹ và Australia, chứ chưa lâm vào tình trạng chịu quá nhiều điều tiếng như Việt Nam trong suốt gần bảy năm qua. Còn với “tổ quốc ngàn năm Bắc thuộc”, tình cảnh tồi tệ hơn nhiều sau cú khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008.  Vào giữa năm 2011, sau khi con sóng đầu cơ bất động sản ở Hà Nội đã đi hết chiều dài của nó, thị trường nhà đất Việt Nam ngay lập tức rơi vào cảnh hoàng hôn. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện một từ ngữ mà giới ngân hàng ghét cay ghét đắng: “nợ xấu”.

Trong cảnh chợ chiều Việt Nam, nợ xấu là nguồn cơn của mọi nguồn cơn, khiến sinh ra mọi chuyện không thể gọi là tốt đẹp. Từ năm 2011 đến nay, bất chấp thái độ cố tình bưng bít của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, con số về tỷ lệ nợ xấu mới nhất do hãng tư vấn xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào đầu năm 2014 vẫn là 13%, tương đương với khoảng 500,000 tỷ đồng trên tổng số 3,400,000 tỷ đồng tổng nợ trong hệ thống ngân hàng. Có lẽ không quá khó để lý giải là con số nợ xấu hoặc nợ không thể đòi như thế đã khiến cho khối ngân hàng thương mại mất ngủ đến mức nào. Nhưng chính thế vong thân lãi suất cho vay đến hơn 20%/năm của các ngân hàng này lại làm cho ít nhất 200,000 doanh nghiệp phải vong mạng, và trên thực tế cũng chừng đó số doanh nghiệp không có khả năng đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Con số này chiếm đến 35% tổng số doanh nghiệp còn nằm trên danh mục đăng ký hoạt động ở Việt Nam tính đến thời điểm này.

Thế nhưng bất chấp tất cả, dường như chưa bao giờ Hà Nội quên đi niềm tự hào anh em môi răng với Bắc Kinh, kể cả trong tận cùng của những nghịch lý bị coi là tật xấu khủng khiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào suy thoái trầm trọng và khiến hiệu ứng tiêu dùng tương đương với tình trạng giảm phát, lượng dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vẫn gia tốc một cách đáng sợ. Nếu từ năm 2011 trở về trước, dự trữ ngoại tệ là chủ đề được coi là tuyệt mật và hầu như không thể công bố, thì nghịch lý ngơ ngác là trong lúc nền kinh tế ngày càng hội ngộ đầy đủ các thành tố khủng hoảng từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng nhà nước lại càng lúc càng trở nên dạn dĩ hơn để “giải mật”. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng theo đó mà xuất thần: từ khoảng $15 tỷ vào năm 2011, bầu sữa này đã lên đến hơn $30 tỷ vào đầu năm 2014. Thậm chí có ước đoán hiện thời dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn lên đến gần $40 tỷ, tức tương đương 1% của cái giá trị nhất thời chưa được kiểm chứng như vậy ở Trung Quốc.

Tất nhiên, một câu hỏi phải đặt ra: vì sao trong bối cảnh nền kinh tế cực kỳ què quặt mà dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn quá đầy đặn?

Vong thân kinh tế

Một giả thiết nhẹ nhàng có thể phác ra là Ngân hàng nhà nước Việt Nam – cơ quan vẫn ham muốn được nâng cấp lên mức “trung ương” theo cơ chế Trung Quốc – đã in tiền quá mức cần thiết để làm công tác “huy động ngoại tệ trôi nổi” nhằm phòng lúc khốn khó.

Một kinh nghiệm quý báu mà Hà Nội có lẽ đã luôn tham khảo từ “người láng giềng anh em”: Trung Quốc luôn bị xem là kẻ tạo ra lạm phát với tốc độ in tiền gấp đôi nước Mỹ.  “Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng quá nhiều tiền để bơm vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng” – một chuyên gia kinh tế có tên là Wu Xiaoling của chính phủ Trung Quốc nhún vai.

Chỉ tính đến cuối năm 2013, lượng cung tiền bơm vào nền kinh tế của Trung Quốc đã lên tới 110,650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương $17,770 tỷ), gấp 4 lần so với 10 năm trước đây. Đây là dấu hiệu sống động nhất và cũng là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đang in tiền nhanh hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Song cơ chế lạm phát in tiền cũng tất yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đồng Nhân dân tệ. Kể từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá vào năm 2005, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng USD do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra là trong khi Nhân dân tệ có vẻ giữ giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì nó lại nhanh chóng mất giá ngay trong nước; đồng thời xu thế này cũng không kéo dài khi thời gian gần đây đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá so với các đồng tiền khác. Nếu trong 4 tháng đầu năm 2014, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục giảm giá với biên độ lớn nhất từ khi quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách đến nay, thì vào đầu tháng 5/2014, tỷ giá Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012, chỉ còn $1 đổi 6,23 NDT.

Hệ quả đương nhiên mà một kẻ sắp vong thân kinh tế phải tính đến là gom góp những tài sản quý giá nhất để phòng thân. Rất có thể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, một khi vẫn lang thang trên con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hẳn phải dựa vào đồng đô la Mỹ như một phao cứu sinh để phòng hờ tương lai đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát trầm trọng hoặc bị bão lạm phát.

Với Việt Nam, tương lai này đã hầu như chắc chắn. Còn với Trung Quốc, cả thế giới vẫn đang chờ xem quốc gia 1,3 tỷ dân này phải vật lộn với mầm mống của cơn khủng hoảng sắp tới như thế nào.

Những mầm mống như thế đang có vẻ khá căng cứng. Khi Tết nguyên đán 2014 mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật chội, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép; (3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân và (10) mua theo nhóm.

Nợ công cũng biến thành một vấn nạn không thể chối từ. Không khác mấy điều được coi là “minh bạch số liệu” ở Việt Nam, con số báo cáo của Trung Quốc cho thấy loại nợ này chỉ chiếm khoảng 45% GDP. Nhưng theo cách tính toán khách quan và thành thực hơn rất nhiều của các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tỷ lệ nợ công quốc gia thực tế của Trung Quốc phải lên đến 150% GDP. Thậm chí, một phân tích của Business Wisdom còn cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ tương đương 265% GDP, vượt hơn nhiều so với tỷ lệ nợ công quốc gia 200% GDP của Nhật Bản khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ năm 1997, để sau đó phải chấp nhận một “thập kỷ mất mát” không thể khác hơn.

Điều đáng sợ nhất

“Thập kỷ mất mát” hoặc ám ảnh ghê gớm hơn thế chính là hệ lụy mà giới lãnh đạo và các nhóm tài phiệt Trung Quốc lo sợ nhất. Đơn giản là nếu tương lai đó xảy đến, sẽ chẳng bao giờ một tương lai chính trị cùng tài sản cá nhân của họ được bảo đảm.

Cứ cho là đang nắm giữ một lượng ngoại tệ mạnh chiếm gần 50% tổng lượng GDP hàng năm, nhưng không vì thế mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi hình bóng “hổ giấy”. Sẽ ra sao nếu một tương lai trơn trượt có thể xảy ra để quốc gia này lâm vào “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản và sẽ tiêu tốn đến những đồng đô la cuối cùng để xử lý tình trạng suy trầm kinh tế?

Việt Nam đã có quá đủ bài học từ ảo tưởng đến suy trầm như thế. Vào đầu năm 2011, Bộ chính trị và Chính phủ quốc gia này vẫn còn phơi phới quyết tâm duy trì mức tăng trưởng GDP lên đến 9-9,5%. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, giới chính khách không mấy chuyên nghiệp ấy phải nhận ra rằng đúng như bài bản lý thuyết Mác – Lê, kinh tế đã quyết định chính trị. Không bao lâu sau, “những người thích đùa” này đã bắt buộc phải rút dần chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%, và hiện nay chỉ còn khoảng 5%, cho dù tất cả những con số này thật ra chẳng có ý nghĩa gì lắm nếu xét trên thực tế nền kinh tế đã rất có thể rơi vào tình trạng giảm phát, và do vậy GDP thậm chí còn có thể âm cục bộ vào một số thời điểm.

Nhìn sang “nước bạn”, một giả thiết có thể đặt ra là nền kinh tế Trung Quốc đi sau Việt Nam khoảng 3 năm, tình thế khó khăn của Trung Quốc hiện thời đang khá giống với Việt Nam vào năm 2011. Còn nếu xét về hiện trạng GDP, Trung Quốc hiện nay đang ứng với Việt Nam năm 2012.

Một giả thiết tiếp nối: với đà này, chỉ sau 2-3 năm nữa, tức vào giai đoạn 2016-2017, nền kinh tế Trung quốc sẽ sa vào bẫy chuột của chính nó như Việt Nam đã từng.

Kinh tế quyết định chính trị. Nếu những gì đã và đang xảy ra trong thể chế độc tôn kinh tế và độc tài chính trị ở Việt Nam tái hiện ở Trung Quốc, không hiểu Tập Cận Bình và giàn giáo tướng lĩnh của ông ta còn đủ tĩnh tâm triệt hạ dần vùng lãnh hải Việt Nam ở biển Đông bằng các giàn khoan dầu hay không?

Những dấu hiệu chao đảo của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến nay cũng phác ra một viễn cảnh không mấy nồng cảm cho mối quan hệ “sông liền sông núi lền núi”: nồng độ can thiệp của Bắc Kinh đối với Hà Nội sẽ khó mà giữ nguyên trong những lời hứa hẹn về “làm mọi cách để bảo vệ nền chuyên chính vô sản” từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Ngược lại, đó là một cơ hội để biểu tả thánh thiện cho xu thế “Thoát Trung” đang ngày càng mở rộng và ăn sâu vào lòng ít nhất 70% dân chúng Việt Nam – những người túng thiếu tiền bạc nhưng thừa lòng tự trọng non sông.

 

Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam

Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-11

050_ONLY_0179449-600.jpg

Công nhân đánh bài trong giờ nghỉ trưa tại Cần Thơ hôm 10/8/2013.

AFP photo

Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt.

Ngày 17 tháng 1 năm 2014 Liên đoàn Lao động Việt Tự do viết tắt là Lao Động Việt đã chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam trong nước cũng như khi họ xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Lao Động Việt dựa vào những điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không được bù đắp.

Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành quyền lợi cho công nhân Việt Nam.

Trong bối cảnh đó Lao Động Việt tuyên bố hoạt động bán công khai tại Việt Nam là một thử thách cho chính tổ chức này nhưng cũng là một gánh nặng phải đối phó của nhà nước Việt

Nam khi vẫn còn giữ lập trường cứng rắn không cho phép người dân đứng ra tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình đối với giới chủ.

Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt nói với chúng tôi lý do tổ chức quyết định hoạt động bán công khai vào lúc này, từ Áo quốc ông cho biết:

“Đã đến lúc chúng ta phải công khai hoạt động tại Việt Nam. Trong suốt 8 năm vừa qua từ trong nước cũng như bên ngoài cố gắng làm sao cho giai cấp công nhân Việt Nam có một nghiệp đoàn của mình đúng nghĩa để lãnh đạo người lao động nhưng trong thời gian qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp. Khi công nhân Bình Dương hàng ngàn người xuống đường thể hiện lòng yêu nước trong đó có một số bị lạm dụng để kích động công nhân, đánh phá các công xưởng.

Từ năm 2006 đến nay đã có hàng ngàn cuộc đình công và thời điểm này đã có 5 ngàn cuộc đình công nhưng lúc nào người công nhân cũng đình công trong ôn hòa để yêu cầu giới chủ tạo điều kiện làm việc tốt hơn. Chúng tôi nghĩ cần phải công khai cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác để hướng dẫn người
công nhân tranh đấu một cách hiệu quả hơn.”

Luật sư Lê Thị Công Nhân, phó chủ tịch Lao Động Việt, một trong hai thành viên ban chấp hành trong nước cho biết:

“Chúng tôi luôn luôn lo lắng và phải suy nghĩ. Có hai khó khăn lớn đối với Liên đoàn Lao động Việt Tự do thứ nhất là nội bộ của chúng tôi cần phải thu hút thêm nhiều thành viên. Vấn đề liên lạc với nhau để cùng làm việc thì cũng là một trở ngại rất lớn với bản thân chúng tôi. Lao Động Việt được gom từ ba tổ chức khác nhau là Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam và Ủy ban Ủng hộ lao động Việt Nam vì vậy việc chúng tôi liên lạc, liên kết được với nhau là một điều khó khăn.

Thứ hai về phía chính quyền chúng tôi bị họ đàn áp và gây nên những tổn thất có thể nói rất là lớn. Cho đến nay những thành viên chủ chốt trong tổ chức của chúng tôi vẫn đang bị tù đày. Những khó khăn này tuy lớn nhưng chúng tôi đã dự liệu từ trước và chủ động chấp nhận đương đầu bởi vì chúng tôi không còn cách nào khác.”

000_Hkg9809420-250.jpg

Một công nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương hôm 14/5/2014. AFP photo

Lao Động Việt có lẽ là một tổ chức xã hội dân sự bị nhà nước nhìn dưới cặp mắt nghi ngờ và đầy ác cảm nhất vì vậy khi hoạt động mặc dù bán công khai nhưng sự nguy hiểm không hề giảm cho các thành viên của nó. LS Lê Thị Công Nhân trong vai trò chịu mọi áp lực từ chính quyền chia sẻ vấn đề này như sau:

“Tổ chức Lao Động Việt nói về công khai thì hiện nay nó không thể công khai 100%. Chúng tôi công khai những người dám đương đầu với khó khăn cũng như nội dung công việc là nên công khai để cho dư luận trong nước và quốc tế biết đến tổ chức của chúng tôi và cần sự quan tâm và lên tiếng của họ khi những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.

Mảng còn lại chúng tôi gọi nôm na là bí mật, tất nhiên nó không có gì quá bí hiểm, chỉ đơn giản gọi là bí mật là để tránh những sự đàn áp và bắt bớ của chính quyền trong khi chúng tôi chưa hình thành được một tổ chức đủ mạnh và chặt chẽ.”

Những áp lực của nhà nước đến từ rất nhiều hình thức mà trong đó nặng nề nhất là các bản án mang các cáo buộc không dính gì tới việc bảo vệ quyền lợi người công nhân. Để tránh tình trạng này Lao Động Việt cho rằng sự can thiệp từ các tổ chức lao động quốc tế là đáng dựa vào nhất, đặc biệt là Tổng liên đoàn Lao động Thế giới nếu Lao Động Việt được  tổ chức này công nhận. Ông Trần Ngọc Thành chia sẻ:

“Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước.”

LS Lê Thị Công Nhân cho biết khi chấp nhận đấu tranh thì bản thân bà và những thành viên của Lao Động Việt sẽ tiếp cận công nhân dưới nhiều cách để giúp đỡ và bảo vệ họ bất kể những trả giá mà bà đã biết trước:

“Những người trong nước thì chúng tôi đã xác định về tinh thần là sẽ đối mặt với sự đàn áp của nhà cầm quyền. Tôi tin chắc rằng nhà cầm quyền không hề có sự chuyển biến nào trong tư tưởng cai trị độc đoán đối với đất nước nói chung cũng như với lao động nói riêng, nhưng những hình thức đàn áp của họ đối với chúng tôi trong từng thời điểm sẽ có sự khác biệt, tức nhiên không loại trừ khả năng là nó sẽ tồi tệ hơn trước đây.”

Cho đến hôm nay đã có gần hai mươi tổ chức xã hội dân sự công khai hoạt động trong nước vì những lý do khác nhau nhưng nhìn chung mục đích của các nhóm này không ra ngoài ý hướng tự bảo vệ mình trước những bất công, chén ép mà họ buộc phải đối diện. Lao Động Việt ra đời trong hoàn cảnh này đã tăng thêm niềm tin cho người cô thế mà tiếng nói của họ không tới được những nơi cần phải nghe và giải quyết.

“Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới”

“Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới”

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .-“Hệ thống pháp luật nước ta phức tạp nhất thế giới.” Bộ trưởng Bộ Tư pháp CSVN, ông Hà Hùng Cường thú nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm Thứ Tư 11 tháng 6 năm 2014.

Dân oan xã Dương Nội huyện Thanh Trì biểu tình ở trung tâm thành phố Hà Nội đòi trả tự do cho vợ chồng bà Cấn Thị Thêu bị bắt khi chống cưỡng chế bất công ngày 25/4/2014 vừa qua (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam chồng chéo ngang dọc, phức tạp như một khu rừng từng được giới đầu tư ngoại quốc phàn nàn suốt nhiều năm qua. Các định chế tài trợ quốc tế cũng từng khuyến cáo rất nhiều lần, kể cả viện trợ ngân khoản để chế độ Hà Nội cải tổ hệ thống luật pháp cho minh bạch và tương ứng với luật lệ quốc tế, nhưng không bao nhiêu tác dụng.

Nay thì chính ông Bộ trưởng Tư pháp phải nhìn nhận sự thật như thế. Và không thấy các tờ báo tường thuật phiên chất vấn ở Quốc hội cho biết ông hay bộ tư pháp của ông có làm gì để làm cho luật pháp của chế độ bớt “phức tạp nhất thế giới” hay không. Hoặc cái rừng luật ở Việt Nam tiếp tục rậm rạp, chồng chéo hơn theo nhu cầu cai trị của chế độ.

“Từ khi thực hiện công việc đổi mới thì chúng ta mới quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật và thấy là còn nhiều chồng chéo. Chẳng có quốc gia nào hệ thống pháp luật lại phức tạp như hiện nay. Nhiều luật mẹ chưa có nhưng đã có luật con”. Ông Hà Hùng Cường nhìn nhận trong buổi chất vấn.

Bà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy của thành phố Đà Nẵng nêu nghi vấn, qua “dư luận người dân, báo chí”, các văn bản quy phạm pháp luật, trên thực tế, chỉ là “cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân”.

Ông Hà Hùng Cường, cho hay cái Bộ của ông chỉ chịu trách nhiệm “thẩm định, phát biểu ý kiến” với các dự thảo luật “từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, còn lại thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ thì giao cho bộ phận pháp chế của các bộ.”

Ông giải thích thêm rằng nhiệm vụ của cái bộ của ông xem xét những dự thảo đó “có phù hợp với đường lối chính sách của Đảng hay không”. Nói khác, bộ tư pháp không đặt quyền lợi của công dân, của đất nước lên trên quyền hành thống trị của Đảng.

Hiến pháp thì nói công dân có quyền tự do cư trú tại bất cứ đâu trên cả nước. Nhưng từng có những dự luật dù trái hiến pháp vẫn được thông qua như “Luật Cư Trú” trong đó đòi hỏi người dân phải có sổ hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng. Nhà cầm quyền các địa phương thường sách nhiễu, vòi vĩnh hối lộ là chuyện “thường ngày ở huyện” với cái luật như thế.

Những năm gần đây, người ta thấy thỉnh thoảng Cục Kiểm Tra Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật của Bộ Tư Pháp loan báo hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật bị thu hồi hay cấm ban hành vì trái luật. Tình trạng vẫn không có bao nhiêu cải thiện. Trong cuộc chất vấn nói trên, ông chủ tịch Quốc hội CSVN nêu ra con số “312 văn bản sai pháp luật rất nghiêm trọng”.

Ông Hà Hùng Cường giải thích rằng bất cứ cấp nào từ trung ương xuống tới ông chủ tịch xã ở địa phương cũng là “chủ thể” ban hành nhiều loại văn bản khác nhau có tính ràng buộc pháp luật, cho nên… “pháp luật của chúng ta rất khó tuân thủ”.

Bởi vậy mới có cái thông tư của Bộ Y tế cấm người phụ nữ “ngực lép lái xe”, người có bàn tay, bàn chân 6 ngón không được thi lấy bằng lái xe; bộ công an đòi ký giả phải xin phép trước mới được chụp hình, phỏng vấn khi cảnh sát giao thông đánh dân hay đang nhận tiền “chung chi” trên phố.

Mới đây, ngày 10/6/2014, luật sư Trần Vũ Hải gửi một kiến nghị thư tới Quốc hội CSVN yêu cầu giải thích điều luật 258 của Bộ Luật Hình Sự. Điều luật này kết án từ 6 tháng đến 7 năm tù cho những ai bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo Luật sư Hải, điều luật hình sự 258 trái ngược với Hiến Pháp (thông qua bản sửa đổi năm ngoái) ở các điều 12, 14, 15 và 25 cũng như trái với điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam công nhận từ thập niên 1980. Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi nhiều kiến nghị thư chất vấn quốc hội, thủ tướng nhiều vụ nhưng ông không hề được phúc đáp thỏa đáng. (TN)

 

VN nói TQ điều tàu chiến, TQ bác bỏ

VN nói TQ điều tàu chiến, TQ bác bỏ

BBC

 

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc hung hăng

Việt Nam cho biết giàn khoan của Trung Quốc trên Biển Đông dường như đang dịch chuyển một lần nữa trong khi Trung Quốc bác cáo buộc của Việt Nam rằng họ triển khai tàu chiến đến khu vực.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này.

Hàng chục tàu Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm các tàu tuần duyên, đã đối đầu nhau xung quanh một giàn khoan tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra đây hồi đầu tháng Năm.

Cáo buộc qua lại

Hội nghề cá Việt Nam ra thông cáo báo chí cho biết giàn khoan này ‘có dấu hiệu di chuyển về phía đông và đông nam’, hãng tin Anh Reuters cho biết.

Cũng theo cơ quan này thì Trung Quốc đang duy trì 119 tàu trong khu vực, trong đó có sáu tàu chiến cùng bốn máy bay quân sự quần thảo trên bầu trời.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng thông tin về tàu chiến là ‘hoàn toàn sai sự thật’ và bản chất hoạt động của giàn khoan Trung Quốc chỉ là ‘thương mại’.

“Bởi vì Việt Nam vẫn cứ cố can thiệp một cách phi pháp, chúng tôi đã điều tàu chính phủ ra để đảm bảo an ninh tại chỗ nhưng chúng tôi không điều tàu chiến,” bà Hoa nói trong một cuộc họp báo.

“Bởi vì Việt Nam vẫn cứ cố can thiệp một cách phi pháp, chúng tôi đã điều tàu chính phủ ra để đảm bảo an ninh tại chỗ nhưng chúng tôi không điều tàu chiến.”

Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Bà Hoa còn cáo buộc ngược lại Việt Nam ‘đã đưa tàu vũ trang ra để quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan’.

Tuy nhiên bà không xác nhận việc giàn khoan có di chuyển hay không.

Bà nói rằng giàn khoan này sẽ tiếp tục hoạt động cho đến giữa tháng Tám.

“Chúng tôi hy vọng rằng giàn khoan sẽ hoàn thành công việc một cách suôn sẻ và an toàn.”

Nữ phát ngôn nhân này còn nhắc lại vụ bạo động hồi tháng trước ở Việt Nam và cáo buộc chính phủ Việt Nam ‘đã kích động một số phần tử phạm pháp trong nước đập phá và đốt cháy các công ty nước ngoài trong đó có công ty Trung Quốc’ và cho đến nay ‘Việt Nam vẫn chưa bồi thường’.

Trong một thông cáo riêng rẽ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ kích động căng thẳng trong khu vực nhất là với việc tập trận chung và gửi ‘thông điệp sai’ về các tranh chấp lãnh thổ.

“Điều này đã làm cho hòa bình và ổn định khu vực thêm hỗn loạn,” thông cáo viết khi đề cập đến bản báo cáo của Lầu Năm Góc về chi tiêu quân sự và tham vọng của Trung Quốc hồi tuần trước.

Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì Hoa Kỳ mới là ‘mối đe dọa thật sự’ với các dẫn chứng như chiến tranh mạng của Mỹ, việc nước này phòng thủ tên lửa và việc ngân sách quốc phòng của Mỹ vượt xa Trung Quốc.

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ

Bạn bè yêu quý gửi cho một nhận xét ngắn này của một người Nhật về người Việt mình. Thẳng thắn và sòng phẳng. Rất đau nhưng tiếc thay rất đúng. Xin đưa lên Blog để bạn đọc đọc và ngẫm nghĩ về tính cách người Việt. Liệu có thể coi tính cách đó là sản phẩm của một môi trường sống và cơ chế quản lý kiểu xin- cho khiến con người ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay lập tức chỉ nghĩa đến cái lợi cỏn con của mình, mà quên mất những điều về lòng tự trọng, lợi ích chung. Sự cào cấu, xâu xé kiểu đó, xét cho cùng, đáng thương. Và cũng vì thế, mà cái sự “văn minh” còn quãng cách khá xa…

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh.

Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật.

Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Awake Phamtt

Lâm Kim Trọng gởi