Chệch Hướng & Ngược Hướng

Chệch Hướng & Ngược Hướng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự tồn vong của chế độ.

Huy Đức

Năm 1882 – khi bước chân đến Mỹ – Oscar Wilde nói với nhân viên hải quan ở New York rằng: “Ngoài thiên tài ra, ông không có gì để khai báo cả.” (I have nothing to declare except my genius).

Một trăm năm sau, tại phi trường San Francisco, tôi cũng nghe một câu hỏi tương tự (Do you have anything to declare?) nhưngchỉ buồn bã lắc đầu thay cho câu trả lời vì tôi hoàn toàn không có tài sản hay tài ba gì ráo (để khai báo) ngoài khả năng … chịu đói.

Cái khả năng “đặc biệt” này, chắc chắn, cũng được tập thành bởi rất nhiều người Việt. Xứ sở của chúng tôi là nơi mà nghèo đói hiển hiện ở mọi thời, và hầu như ở khắp cả mọi nơi.

Hồi tháng Giêng năm nay, báo chí trong nước ái ngại đi tin: “Mười một tỉnh (Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum) đồng loại xin cứu đói.”

Hai tháng sau, cái đói lan tới tuốt Hậu Giang: “Bốn Mươi Bốn Công Nhân Nhập Viện Vì Quá Đói.” Dù đói tới cỡ đó nhưng nhờ khả năng nhịn đói triền miên nên giới công nhân (thỉnh thoảng) vẫn bị Nhà Nước “cấu” bớt một hai ngày lương để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, để xây trường mầm non cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, để cất nhà tình nghĩa cho gia đình nghèo khó, để  tặng quà cho qúi bà mẹ Việt Nam anh hùng, để làm cầu cho đồng bào sắc tộc (ở vùng xa, vùng sâu vùng căn cứ cách mạng) hay để ủng hộ (thêm một ngày lương nữa) cho chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” tri ân liệt sĩ (của ta) và những người lính Việt Nam Cộng Hoà – như lời của ông Đặng Ngọc Tùng – Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (trên báo Lao Động) vào hôm 12 tháng 3 năm 2014.

Tuy cuộc chiến Bắc/Nam đã qua gần bốn mươi năm nhưng (có lẽ) đây là lần đầu tiên “đám lính Sài Gòn”– hay còn bị gọi một cách xách mé hơn là “bọn ngụy quân” – được một quan chức cao cấp của Nhà Nước nhắc đến với đôi chút trọng thị và tình nghĩa: “Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu.”

Sự tử tế khó ngờ (và đột ngột) của nhà đương cuộc Hà Nội khiến cho nhiều độc giả ngỡ ngàng, và không ít kẻ vô cùng … thất vọng:

21 năm chiến đấu trong mưa bom bão đạn, hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống mới có ngày 30.4.1975. Hôm nay tại sao ông Tùng và báo Lao Động lại kêu gọi ủng hộ tri ân những người lính của chế độ VNCH?

Mới mấy chục năm đã vội quên quá khứ rồi sao? Hay mọi sự qua rồi, thì chúng ta nên thực hiện “hoà hợp”, phải cào bằng giá trị lịch sử? Các vị đang đánh đồng xương máu của những người chiến đấu cho chính nghĩa, cho dân tộc và xương máu của những kẻ chiến đấu cho bọn phản quốc. Trắng – đen, phải – trái, chính- tà cần được khẳng định rõ ràng, chứ không được lập lờ và bẻ cong lịch sử !

© An Nam ( Nghệ An)

Ngôn ngữ sắt thép của ông An Nam khiến tôi nhớ đến không khí sắt máu trong phong trào “phóng tay phát động quần chúng để thực hiện chính sách cải cách ruộng đất” (cũng ở Nghệ An) vào năm 1953, theo như ghi nhận của một nhà văn:

“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;’Mi có khai không? Mi có khai không?’ trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch…”

‘Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian’ – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt… Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất ….”  (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).

Ông An Nam, tất nhiên, không phải là một nhân vật từ trên trời (vừa) rơi xuống nước Việt. Ông là thành quả hiển nhiên của nỗ lực và quan niệm  trồng người (thụ nhân chi kế) đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ trước: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.”

Những con người (mới) xã hội chủ nghĩa hôm nay, theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri, chính là di sản của Mác –xít tại Việt Nam. Di sản này hiển hiện khắp nơi, kể cả nghị trường.

Nguyễn Bắc Việt, đai biểu Quốc Hội tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Anh Ninh Thủ Đô

Sau việc Trung Cộng Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Việtđại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận – đã “tham gia một số ý kiến” như sau:

Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?

Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng.

Khi nói đến nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, thiên hạ hay nghĩ đến những người bị đấu tố trong C.C.R.Đ, những kẻ bị vùi dập trong Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm hay Xét Lại, những xác người vùi lấp dưới lòng biển cả và giữa rừng sâu hoặc cạnh những trại tù heo hút (rải rác) khắp nước… nhưng không mấy ai quan tâm đến đến hàng chục triệu nạn nhân  đáng thương khác – những kẻ bị giam cầm suốt đời trong thù hận, tăm tối, và dốt nát – như qúi ông An Nam hoặc Nguyễn Bắc Việt.

Nỗi lo Đảng đang “chệch hướng” của ông đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận cũng dễ khiến người ta nghĩ đến sự băn khoăn của giáo sư Hoàng Tụy về hiện tượng “lạc hướng” của nền giáo dục hiện nay:

“Giáo dục đang đi lạc hướng, nếu không có bài thuốc nào chữa thì có hết cải tiến rồi lại lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của dân mà rốt cục lại quay về điểm xuất phát…

Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa không thể đảo ngược được cái lý trên, nước nào không hội nhập, không thích nghi được tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi, chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ.”

Nguồn ảnh: Website Trường Tiểu Học Lê Văn Tám

Không riêng gì giáo sư Hoàng Tụy, nhiều vị thức giả khác cũng đã có lúc bầy tỏ sự quan tâm về hiện tượng “lạc hướng” đáng lo này. Và (chắc) vì vậy nên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Ủy Ban Quốc Gia Đổi Mới Giáo Dục và Đào Tạo. Theo đó, chính ông là Chủ Tịch Ủy Ban,Trưởng Ban Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh và Phó Thủ Tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam làm Phó Chủ Tịch Ủy ban – theo như tin loan của Vietnam.net, đọc được vào hôm 27 tháng 5 năm 2014 vừa qua.

Thiệt là … trao duyên lầm tướng cướp!

Ông Nguyễn Tấn Dũng là quan chức đã ký chỉ thị 37 CP cấm tư nhân hoá báo chí. Còn ông Đinh Thế Huynh chính là người làm cho cả dân tộc này “mát mặt” sau khi tuyên bố (trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11) rằng: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.”

Với cái tâm và cái tầm của Chủ Tịch Uỷ Ban (Nguyễn Tấn Dũng) và Phó Ủy Ban (Đinh Thế Huynh) thì nền giáo dục Việt Nam – phen này – kể như là đi đứt. Nỗi lo “chệch hướng” hay “quay về điểm xuất phát”  (đương nhiên) cũng chấm dứt luôn vì ông Dũng và ông Huynh, chắc chắn, sẽ đi … ngược hướng!

Những thế nào là một nền giáo dục đúng hướng?

Xin mượn lời của ông  Nguyễn Trân Sâm – người tự giới thiệu mình là một thường dân – để trả lời cho câu hỏi (không) khó khăn này:

Xin thưa, đó là nền giáo dục đáp ứng được những yêu cầu hết sức bình thường. Nói ngắn gọn là nó đào tạo được những con người tử tế, tức là có những phẩm chất cơ bản sau: có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác (riêng với cha mẹ, thầy cô và những người cao tuổi còn phải biết lễ phép, nhưng không tuân theo những đòi hỏi phi lý và phi pháp), có năng lực lao động để đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính mình và xã hội (có kiến thức và kỹ năng tốt hoặc đạt yêu cầu về nghề nghiệp), có ý thức tôn trọng pháp luật (nhưng không tuân theo vô điều kiện những luật lệ phản động, lạc hậu).

Trong lịch sử các dân tộc phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa,… người ta đã diễn đạt những yêu cầu đó bằng những khái niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Chỉ thế là đủ. Chỉ có điều ở thời đại ngày nay, đừng lồng vào những khái niệm đó những nội dung như trung thành tuyệt đối với một cá nhân hay nhóm người nào.

Người tử tế không thể xoen xoét nói những điều nhân nghĩa nhưng trong hành động thì chỉ làm và sẵn sàng làm mọi việc vì quyền lợi bản thân, kể cả chà đạp lên quyền lợi người khác, kể cả lợi dụng quyền lực để đàn áp dân lành. Người tử tế không thể là kẻ bợ đỡ, liếm gót những kẻ có quyền lực, đem tiền đi mua bằng cấp, chức tước, dùng chức tước bòn rút tiền bạc và thành quả lao động của người khác. Người tử tế không thể bắt hàng triệu người phải theo mình, phục vụ mình, tôn thờ mình như thánh. Người tử tế không tự nhận mình là người thông thái nhất, là đỉnh cao trí tuệ.

Quan điểm giáo dục nhân bản bình dị đến vậy cớ sao Đảng và Nhà Nước ta (nói chung) hoặc hai ông Nguyễn Tấn Dũng (nói riêng) lại cứ nhất định dẫn dắt toàn dân đi chệch hướng hay lạc hướng? Vì tự bản chất họ không phải là những người tử tế nên không thể thực hiện được bất cứ điều gì đàng hoàng hay tử tế, chớ sao.

 

Thánh Gioan Tẩy Giả, con người kỳ diệu

Thánh Gioan Tẩy Giả, con người kỳ diệu

st-jean-baptistes

Trong năm phụng vụ chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật. Đó là Giáng Sinh của Đức Giêsu ( 25.12), Sinh nhật của Đức Maria ( 8.9) và Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả (24.6) .

Cuộc đời và sứ mạng của Gioan gắn liền với cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu nên Giáo hội có lý do để sắp đặt việc mừng Sinh nhật của Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế trở thành một Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ.

Gioan được sinh ra kỳ diệu và ơn gọi cũng kỳ diệu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

1 .Sinh nhật kỳ diệu

Thánh Luca đã nói tới ngày sinh với những dấu hiệu kỳ diệu của Gioan ” Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” ( Lc 1,14).

a. Dacaria bị câm

Thân phụ của Gioan bị câm vì nghi ngờ lời Truyền tin của Sứ Thần đang khi ông dâng hương trong đền thờ theo phiên của mình ( Lc 1,5- 23)

b. Khỏi Tội Nguyên tổ

Bà Isave có thai được 6 tháng, Đức Maria đã đến viếng thăm,vừa nghe lời của Đức Maria chào thì thai nhi Gioan đã nhảy mừng trong dạ mẹ ( Lc 1,41) và được đầy tràn Thánh Thần(Lc1,15).Hồng ân này được Giáo hội hiểu là Gioan đã khỏi tội nguyên tổ, một ân huệ cao cả mà ngoại trừ Đức Maria, cả nhân loại không ai có được.

c. Son sẻ mà có con

Hai ông bà Dacaria và Isave là người công chính trước mặt Thiên Chúa,nhưng họ lại không con,vì Bà Isave là người hiếm hoi,cả hai đều đã cao niên ( Lc 1,6- 7).

Vậy mà Bà đã sinh con ” Bà sinh hạ một con trai,nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy,láng giềng và thân thích đều chia vui với bà” (Lc 1,57-58). Trong Cưụ ước cũng có những bà mẹ sinh con kỳ diệu như vậy.Bà Sara mẹ Isaac ( St 11,30;21,1- 7).Bà Rebecca mẹ của Esau và Giacop ( St 25,21- 26).Bà Rakhel mẹ của Giuse ( St 29,21; 30,22- 24).Bà Anna mẹ của Samuel ( 1Sm 1,2- 20).

d. Tên Gioan và hết câm

Gioan sinh được tám ngày, chịu cắt bì và đặt tên là Dacaria nhưng bà mẹ lên tiếng “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Một tên gọi thật lạ lùng khiến mọi người kinh ngạc vì trong họ hàng của bà không có ai tên đó cả.Khi Dacaria viết tên Gioan trên tấm bảng tức thì miệng lưỡi ông được mở ra,ông hết câm và nói lại được như trước kia ( Lc 1,59- 65).

Mọi biến cố đều kỳ diệu từ khi cưu mang cho đến lúc sinh ra của Gioan vì ” Quả thật,có bàn tay Chúa phù hộ em” ( Lc 1,66).

Sinh nhật Gioan kỳ diệu cũng đúng thôi vì Gioan sẽ lãnh nhận một ơn gọi kỳ diệu là làm Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.

2 . Ơn Gọi kỳ diệu

a Ngôn sứ Isaia loan báo

” Có tiếng hô từ nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa,sửa lối cho thẳng để Ngài đi.Mọi thung lũng phải lấp cho đầy,mọi núi đồi phải bạt cho thấp,khúc quanh co phải uốn cho ngay,đường lồi lõm phải san cho phẳng.Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” ( Is 40,3- 5; Mc 1,3; Lc 3,4-6; Mt 3,3) . Isaia đã giới thiệu về Gioan như một vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến.

b. Ngôn sứ Malakia tiên báo

” Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con,người sẽ dọn đường cho con đến để làm lòng cha ông quay về với con cháu” ( Ml 3,1- 24; Mt 1,10; Lc 1,17;7,27).Lời Ngôn sứ Malakia nhắc nhở cho người đương thời và hậu thế về ơn gọi của Gioan như vị sứ giả dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến .

c. Sứ Thần Truyền Tin xác nhận

Sứ Thần của Chúa hiện ra với Dacaria,đứng bên phải hương án,xác nhận với ông rằng người con trai của ông sắp chào đời là Gioan Tẩy Giả ” Sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa”( Lc1,17).

e. Thân phụ Dacaria

Dưới tác động của Thánh Thần, Dacaria đã hát lên bài ca chúc tụng “Benedictus” về ơn gọi của người con trai mình “Hài Nhi hỡi,con sẽ đi trước mặt Chúa,mở lối cho Người,bảo cho dân Chúa biết,Người sẽ cứu độ và tha thứ cho họ hết mọi tội khiên” ( Lc 1,76- 77).

f. Gioan khẳng định

Trong một cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và một người Do thái về việc thanh tẩy,tại Enon,gần Salem thuộc miền Giuđê,chính Gioan đã xác nhận ơn gọi của mình : ” Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : Tôi đây không phải là Đấng Kitô mà là kẻ được sai đi trước mặt Ngài” ( Ga 3,28).

Qua sinh nhật và ơn gọi kỳ diệu của Gioan,Thiên Chúa đã đặt Gioan làm gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước với sứ vụ đặc biệt đó là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.

Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương,bị đế quốc Roma cai trị hà khắc,nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than,Gioan cũng mang nặng những ưu tư những trăn trở yêu nước thương dân.

Vị vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, lấy vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua,kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu.

Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù.Thế nhưng Đức Giêsu đã nói về ông: ” Trong các con cái người nữ sinh ra,chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả”(Lc 7,28). Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.

Sứ mạng ngôn sứ thời nào cũng thế.Đức Giêsu, vị ngôn sứ làm chứng cho sự thật cũng bị bắt bớ, bị hành hạ và bị đóng đinh thập giá. Các Thánh Tử Đạo cũng đã làm chứng cho sự thật, tiếp nối con đường Thầy mình đã đi,cũng gánh lấy tù tội và cái chết. Bởi lẽ “Nếu thế gian đã ghét Thầy,thì thế gian sẽ ghét các con vì các con sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” ( Ga 15,18 – 19 )

Được sinh ra và lớn lên trong bàn tay phù hộ của Thiên Chúa.Gioan đã sống vai trò ngôn sứ dọn đường cho Chúa Cứu Thế và đã chết vì chân lý.

Người Kitô hữu chúng ta không cần phải làm được những chuyện kỳ vĩ như Gioan hay như các Thánh Tử Đạo, nhưng với tư cách ngôn sứ chúng ta có thể làm chứng cho chân lý, cho công lý, cho tình yêu.Với tư cách là Tẩy Giả,chúng ta có thể góp một chút bột giặt tình yêu tha thứ để làm sạch tấm chăn môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi những thứ bụi bẩn rác rưới ích kỷ, vụ lợi, hưởng thụ sa đoa, ghen ghét hận thù, dối trá lọc lừa. Và như thế chính là góp phần mở đường dọn lối cho Chúa đến.

Cuộc đời Gioan Tẩy Giả luôn mãi là tấm gương cho chúng ta. Không chỉ rao giảng bằng lời nói mà bằng cả cụôc sống.Chúng ta được mời gọi sống lý tưởng của Gioan : Ngài phải lớn lên,còn tôi phải lu mờ đi.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Anh chị Thụ Mai gởi

Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì ngay cả khi thua?

Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì ngay cả khi thua?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-24

maclam06242014.mp3

000_Hkg9862437-305.jpg

Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với VN ở Biển Đông hôm 14 tháng 5 năm 2014.

AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Uy tín quốc gia

Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được vì còn tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông vừa qua cho rằng Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển mà theo công ước luật biển 1982 của UNCLOS quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đã liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng Tòa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này vì Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vào vụ kiện hay không.

Yếu tố không tham gia đã khiến nhiều người lo ngại đem Trung Quốc ra tòa là tốn công sức và làm vấn đề nặng nề hơn. Tuy nhiên khi nhìn vào Philippines, nước đã mạnh mẽ đưa hành động xâm lăng của Trung Quốc ra tòa quốc tế thì Việt Nam có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm nếu nghiêm túc tiến hành những bước cần thiết cho vụ kiện.

“ Nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt thì nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam.
-TS Đinh Hoàng Thắng “

Khi Philippines chấp nhận mang Trung Quốc ra tòa quốc tế có nghĩa là Manila chấp nhận việc Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên Phi cũng hiểu rằng sự từ chối sẽ làm Trung Quốc mất nhiều thứ trong khi Phillipines không hề mất điều gì.

Cái mất nặng nhất thuộc về Trung Quốc đó là uy tín quốc gia. Trong khi nỗ lực và hết sức tốn kém để kiến tạo quyền lực mềm trên khắp thế giới bao gồm tiền bạc và các Viện Không Tử, Bắc Kinh đang khó khăn lắm để đặt nền tảng văn hóa Trung Quốc nhằm chinh phục thế giới với triết lý Đông phương, vốn theo đuổi quan niệm hòa nhã, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nếu không tham gia vụ kiện của một nước nhỏ hơn, Trung Quốc phải đối diện với mất mát to lớn về uy tín đối với các nước khác, đặc biệt là những nước nhỏ, đang dựa dẫm vào kinh tế Trung Quốc để phát triển. Sự tin cậy cần thiết của các nước sẽ không còn khi biết rằng người bạn khổng lồ rất khó để mà đặt lòng tin vào, ngay cả lòng tin của một hợp đồng mua bán.

Các nước lớn hơn như Hoa Kỳ hay liên minh EU, Nhật Bản sẽ đưa ra những ràng buộc có tính kỹ thuật để hàng hóa Trung Quốc gặp trở ngại với lý do trả đũa vì Trung Quốc đã không tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong lúc Nhật đã thấy và có biện pháp mạnh với Trung Quốc, hành động bất tuân luật pháp của Bắc Kinh trong các vụ kiện sẽ giúp cho Tokyo có thêm lý do thuyết phục người dân nước họ thay đổi quan niệm về một Trung Quốc hiền hòa vô hại như trước đây họ từng nghĩ.

1_copy-305.jpg

Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa-Trường Sa tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 21/6, hội tụ được nhiều học giả, chuyên gia quốc tế về Biển Đông.

Đối với Việt Nam, khi Trung Quốc trưng ra những bằng chứng bất lợi về công hàm Phạm Văn Đồng, bản đồ và sách giáo khoa công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc có thể là một trở ngại lớn mà nhiều viên chức chính phủ cho là sẽ khó vượt qua. TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan cho biết ý kiến của ông về vấn đề này:

“Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt do hai cuộc kháng chiến mà có thể giữa hai nhà nước, hai đảng có những thỏa hiệp, những tactic, gọi là thỏa hiệp mang tính chiến thuật. Những thỏa hiệp ấy có liên quan đến vấn đề biển đảo và do đó bây giờ về phía Việt Nam cũng có những điều khó ăn khó nói.

Tuy nhiên nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt thì nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài kể cả những người yêu chuộng Việt Nam, yêu chuộng hòa bình công lý, hoàn toàn có thể xây dựng bằng được hồ sơ để đưa Trung Quốc ra tòa về hai phương diện thủ tục và nội dung pháp lý.”

Chắc chắn sẽ thắng?

Nhìn chung hoàn cảnh lịch sử và tình trạng về công hàm ấy Giáo sư Luật Erik Franckx, trong Hội thảo “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” diễn ra tại Đà Nẵng vừa qua, với tư cách là một thành viên của Tòa trọng tài thường trực ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.

Giáo sư Erik Franckx cho biết vào năm 1958 khi công hàm được đưa ra cũng có nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc” mà không hề đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì vậy không thể cho rằng Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.

“ Nếu kiện vụ giàn khoan thì hầu như chắc chắn sẽ thắng, còn nếu kiện chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa rất là khó nói.
-GS Phạm Quang Tuấn “

Dù sao đây là một ý kiến đáng ghi nhận và phần việc còn lại Việt Nam phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi mang vấn đề này ra tòa quốc tế.

Tuy nhiên nếu xét về luật biển UNCLOS 1982, ngay cả Hoàng Sa-Trường Sa đang tranh chấp đi nữa thì việc đem giàn khoan vào vùng biển ấy cũng khiến Trung Quốc thua kiện trước tòa án quốc tế. Giáo sư Phạm Quang Tuấn, người theo dõi và có nhiều bài viết phản biện về Biển Đông cho biết nhận định của ông:

“Nếu kiện vụ giàn khoan thì hầu như chắc chắn sẽ thắng, còn nếu kiện chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa rất là khó nói.

Kiện giàn khoan chắc chắn là thắng vì theo luật biển thì luật này có nói rõ ràng khi mà có một vùng biển đang tranh chấp giữa hai quốc gia thì hai bên phải tránh làm bất cứ điều gì có vẻ khiêu khích hay đơn phương hành động mà phải thương lượng với nhau trước đã. Vụ này rõ ràng rằng nước Tàu nó không thương lượng với Việt Nam trước khi nó đem giàn khoan vô vùng đó mà đó là vùng đang tranh cãi giữa hai quốc gia thành ra Tàu nó làm như vậy là chắc chắn trái với luật quốc tế rồi. Đã có những vụ án trong quá khứ xảy ra tương tự như vậy và cũng được tòa xét xử.

Hầu như ai cũng thấy là Tàu nó làm trái luật vì vậy đem vụ này ra kiện vì nó mang giàn khoan vào mà không thương lượng trước với Việt Nam trong vùng tranh cãi là nó đã trái luật.”

GS. Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu hai khóa của Quốc hội cho rằng quốc hội phải yêu cầu chính phủ đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế và đồng thời ra nghị quyết về việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam:

“Quốc hội cần phải ra nghị quyết về vấn đề này. Trong nghị quyết đó thì Quốc hội cũng nên yêu cầu chính phủ phải đưa vụ này ra tòa án quốc tế, còn cụ thể chúng ta kiện như thế nào thì việc ấy giao cho chính phủ để tính toán đầy đủ những cái lý lẽ làm sao cho có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc.”

Kiện Trung Quốc để giành phần thắng có thể Việt Nam phải gian nan vì những chứng lý mà Trung Quốc đưa ra, tuy nhiên nếu Trung Quốc biết rằng các chứng lý ấy khó thuyết phục tòa án và từ chối tham dự phiên tòa thì Việt Nam đương nhiên hưởng lợi. Thế giới sẽ thấy được hai mặt của vấn đề mà mặt tích cực sẽ được Việt Nam chiếm lấy.

Ngay cả nếu Trung Quốc ra tòa và vụ kiện kéo dài thì cái lợi của Việt Nam còn lớn hơn: Cơ hội để cả nước nhìn lại những gì mà Trung Quốc đã và đang mang tới cho dân tộc.

Dân Việt ‘nghèo mà chơi sang’

Dân Việt ‘nghèo mà chơi sang’

Nguoi-viet.com

VIỆT NAM (NV) Dân Việt “nghèo mà chơi sang,” theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Báo mạng Trí Thức Trẻ trích dẫn kết quả cuộc khảo sát trên trang web của Maritime Bank cho rằng, người Việt Nam có khuynh hướng “thể hiện bản thân,” qua việc mua sắm các vật dụng cá nhân và phương tiện đi lại đắt tiền.


Một cửa hàng bán đồ hiệu Chanel tại khu vực trung tâm Sài Gòn. (Hình: Getty Images)

Cuộc khảo sát này cũng nói rằng, chỉ có 12.24% số người được hỏi ý kiến nói “đợi đủ tiền mới mua sắm một món hàng có giá trị tương đối lớn.” Số người còn lại thì cho biết, hoặc vay ngân hàng, hoặc vay của bạn bè, người thân để mua cho được món hàng đang chuộng.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên viên kinh tế tại Sài Gòn, cuộc khảo sát trên cho thấy tâm lý thích hưởng thụ ở người dân Việt Nam rất mạnh. Ông Hiếu nói rằng, gần 90% người dân Việt không muốn chờ đợi để dành đủ tiền, mà sẵn sàng “vung tay quá trán” khi quyết định mua sắm một vật dụng cần thiết hoặc một chiếc xe làm phương tiện đi lại. Ða số này, cuối cùng thường tìm đến các công ty tài chính để xin vay, với điều kiện tương đối dễ dàng so với các ngân hàng thương mại.

Ông Hiếu cũng cảnh cáo rằng, các hợp đồng vay tiền được soạn thảo theo khuynh hướng có lợi cho công ty tài chính. Còn khách hàng thì có vẻ như không nhận biết gánh nặng nợ nần, cho tới khi bị thúc trả nợ, mới bật ngửa ra. Theo ông, người vay tiền cứ nhắm mắt ký tên bừa cốt sớm được nhận tiền, chẳng khác người tự “đeo gông vào cổ,” và tự làm khổ mình suốt đời.

Ông Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo người dân Việt nên cần biết “kềm chế sự ham muốn” trước các cuộc mời gọi của đại diện các công ty tài chính. Ông nói rằng, chỉ khi thật sự cần kíp, và không còn sự lựa chọn nào khác thì mới đi vay tiền cho nhu cầu mua sắm cá nhân. (PL)

 

Vui buồn nghề nuôi bệnh thuê ở Sài Gòn

Vui buồn nghề nuôi bệnh thuê ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-24

TTVN06242014.mp3

benh-vien-305.jpg

Một phòng bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa).

RFA

Ở các bệnh viện lớn trong thành phố, dường như bất kỳ ngày nào, bệnh nhân cũng có thể gặp những người chuyên nuôi bệnh thuê đến hỏi thăm, thậm chí gạ gẫm để được chăm sóc thuê và đưa ra mức chi phí vừa phải để người nhà bệnh nhân chấp nhận cho họ chăm sóc người thân. Nghề nuôi bệnh thuê là một nhóm nghề có thu nhập tương đối khá so với các nhóm lao động khác nhưng bù vào đó, những người chuyên nuôi bệnh thuê có cuộc sống và số phận hết sức trắc ẩn và tủi buồn.

Nghề nhiều nước mắt

Một người tên Loan, trôi dạt từ xứ Quảng vào Sài Gòn suốt mười bảy năm với nghề bán mì quảng để rồi trong một cơn bạo bệnh, bà phải bán sạch vốn liếng để điều trị, sau khi lành bệnh, không còn gì để sống, bà chuyển sang nghề nuôi bệnh thuê và sống với nó suốt tám năm nay, chia sẻ: “Mình thấy rứa mình cũng xót, vì mình thay gia đình họ chăm sóc mà, mỗi khi họ lên cơn đau mình thấy mình xót lắm, điên cái ruột ấy chứ! Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa, họ nằm viện mà bệnh không hết, họ không có tiền trả tiền thuốc bệnh viện nên nửa đêm họ lén họ về, cơm họ còn không có để ăn lấy gì họ trả tiền bệnh viện.”

Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa.
-Bà Loan

Theo Bà Loan, nghề nuôi bệnh thuê là cái nghề hết sức ngẫu nhiên và buồn nhiều hơn vui. Cũng có thể nói thêm rằng đây là cái nghề mà người ta có thể chiêm nghiệm sâu sắc về thân phận con người cũng như sự sống nhỏ nhoi, heo hút của kiếp người nơi bệnh viện. Chính vì thế, bất kỳ một người nào có đời sống nội tâm phong phú, họ sẽ làm công việc nuôi bệnh thuê với tấm lòng chan chứa yêu thương và luôn xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông mặc dù họ không có chuyên môn về y học.

Bà Loan nói rằng sở dĩ những người nuôi bệnh thuê xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông bởi vì đức độ của Hải Thượng Lãn Ông cao vời, Người đã cống hiến cuộc đời của mình để nghiên cứu, chữa chạy cho người bệnh. Nếu như các bác sĩ giỏi thừa kế được phần tài năng của ngài Hải Thượng để chữa bệnh, điều trị cho người bệnh thì những người nuôi bệnh thuê phải thừa kế được phần đức của ngài trong vấn đề chăm sóc, biết đau cùng cái đau của người bệnh và nâng niu, ân cần với người bệnh.

Bà Loan nói thêm rằng đương nhiên, trong xã hội hiện tại, không thiếu những kẻ tuy làm nghề nuôi bệnh thuê nhưng tâm ý chỉ nghĩ đến đồng tiền và không cần biết người bệnh đau đớn, cô đơn đến mức độ nào. Chuyện đau đớn đối với người bệnh thì dễ hiểu, nhưng chuyện một người bệnh thiếu vắng người thân chăm sóc, phải nhờ đến người nuôi bệnh thuê, đó là nỗi đau ẩn khuất mà nếu người nuôi thuê không khéo léo sẽ khiến cho người bệnh thêm nặng và nguy cơ tử vong là trong tầm tay.

benh-vien-250.jpg

Khu khám bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa). RFA PHOTO.

Vốn là người trôi dạt, không còn đồng xu dính túi và sống dựa vào những bữa cơm tình thương ở bệnh viện để lây lất qua ngày, tồn tại cho đến lúc khỏe mạnh và ra trước tượng Hải Thượng Lãn Ông, vái lạy xin ngài ban cho sức mạnh để làm một người nuôi bệnh thuê, nghề nuôi bệnh thuê của bà Loan bắt đầu từ đó. Có nhiều trường hợp, bà nuôi với mức phí từ 200 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng cho 24 giờ, cũng có trường hợp bà chỉ nhận 100 ngàn đồng mỗi 24 giờ, và cũng không thiếu những trường hợp bà chỉ nuôi miễn phí bởi cuộc đời và số phận của họ làm bà rơi nước mắt, cám cảnh đến những ngày lây lất nơi bệnh viện của mình.

Trong quãng đời nuôi bệnh thuê gần mười năm của bà Loan, có hai lần bà rơi nước mắt và không thể nén tiếng khóc, đó là lần một bệnh nhân nghèo vốn là gái đứng đường lúc mạt vận, không xu dính túi, không người thân đã liều lĩnh nhờ bà chăm sóc vì không còn lựa chọn nào khác khi mổ ruột thừa. Đến ngày chị này tỉnh dậy, bệnh viện đòi viện phí, chị này đã quì lạy và tình nguyện ở đợ cho bà hai tháng để trừ tiền công. Nghe cảnh ngộ của chị ta, bà không thể kiềm nén xúc động, tuyên bố miễn phí và tặng thêm một ít tiền để chị ra về. Và một lần người mẹ đã nhờ bà chăm sóc đứa con để ra đứng đường kiếm tiền chạy chữa cho con. Lần đó bà cũng chăm sóc miễn phí và cũng là lần mà bà cảm nhận ra cái nghèo và sự sống nó thổn thức, đau thương đến mức độ nào.

Tràn lan dịch vụ nuôi bệnh thuê

Trường hợp của bà Loan là một trong những trường hợp hiếm hoi, có lương tâm và có tôn chỉ, mục đích trong công việc nuôi bệnh thuê. Cũng không thiếu những trường hợp bịp bợm và xã hội luôn tràn lan những kẻ vô cảm làm nghề này. Một bệnh nhân tên Trung, ở Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ: “Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm, đôi khi một trăm họ cũng tới, ngồi đó, chỉ gì làm đó thì một trăm. Cái giá tiền khác nhau, như chuyển người qua giường thì họ cũng rành lắm, làm như y tá. Nhưng cái nghề này cũng như osin thôi chứ có gì đâu, cũng vì tiền đi giúp việc.”

Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm.
-AnhTrung

Theo ông Trung, chuyện nuôi bệnh thuê và nghề nuôi bệnh thuê hiện nay đã tràn lan khắp các bệnh viện thành phố. Người nuôi bệnh có đạo đức thì hiếm hoi nhưng kẻ lợi dụng thì nhiều vô kể. Sở dĩ có chuyện như thế bởi vì ngành y tế Việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng đạo đức trầm trọng, ngay cả các bác sĩ, y tá được đào tạo bài bản, có tri thức mà vẫn còn mè nheo, vòi vĩnh tiền của bệnh nhân thì huống gì những người nuôi bệnh thuê được chăng hay chớ.

Như trường hợp ông gặp là một ví dụ đau lòng, ông bị viêm túi mật, phải đi phẫu thuật ở bệnh viện nhân dân Gia Định, trong lúc các con và vợ ông đang đi du lịch ở Mỹ. Không có người nhà, ông phải thuê một cô nuôi thuê. Cô này lúc đầu thì hiền hòa, dễ mến. Nhưng khi chính thức bắt tay vào công việc, cô đòi hỏi đủ thứ, ngoài khoản tiền 300 ngàn đồng mỗi ngày, cô yêu cầu ông đóng thuế cho các hộ lý thông qua cô và chính cô cũng là người gợi ý ông bỏ phong bì cho các bác sĩ, y tá có liên quan đến ca mổ của ông.

Vì không có người thân, tâm trạng lại buồn bã sau khi mất đi một phần trong cơ thể, sức lực yếu hẳn ra, cộng thêm sự vô cảm của người chăm sóc khiến ông nhiều lần chẳng còn tha thiết sống. Nhưng nghĩ đến vợ và các con ở xa, ông quyết cắn răng chịu đựng để sống cho đến ngày ra viện.

Ông Trung nói rằng người nuôi bệnh thuê rất đông nhưng ông chấp nhận cắn răng chịu đựng bởi vì nếu ngưng hợp đồng với cô này để thuê một cô khác, sẽ rất khó khăn cho ông bởi họ cùng hội cùng thuyền với nhau cả, có thể người nuôi sau sẽ gây khó khăn cho ông nhiều hơn cả người nuôi trước để bỏ ghét. Như vậy chẳng khác nào tiền mất mà tật mang. Cuối cùng, ông quyết định cắn răng chịu đựng.

Xã hội đang ngày càng đông đúc, mọi thứ trở nên phì đại và con người trở nên lẻ loi, cô đơn trước thế giới mình hiện hữu, nhất là khi đối diện vợi bệnh tật, đối diện với các thiết bị y tế cùng với âm thanh của nó cũng như đối diện với bức tường trắng và khoản sân côi cút của bệnh viện… Hơn bao giờ hết, con người cảm nhận ra mình nhỏ nhoi và bất an, và cũng hơn bao giờ hết, người bệnh cần sự chia sẻ, chăm sóc tận tình, ân cần của đồng loại. Thế nhưng, câu chuyện của người nuôi bệnh thuê luôn là một đề tài trắc ẩn!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 

Tại sao cần phải xóa cơ chế Đảng cử dân bầu?

Tại sao cần phải xóa cơ chế Đảng cử dân bầu?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-06-24

06242014-party-nomi-peop-vote.mp3

Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

AFP

Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu” đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16.6.2014. Vậy trên thực tế cơ chế này là gì và tại sao cần phải xóa bỏ?

Điều 69 Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 quy định rõ: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Quốc hội của đảng hay của dân?

Theo quy định thì các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước

Song trên thực tế từ nhiều chục năm qua Quốc hội Việt nam được dư luận đánh giá là một bức bình phong trang trí, nhằm hợp thức hóa các nghị quyết của Đảng CSVN. Có tới trên 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CS.

Giải thích nội dung của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”, Nhà báo Mai Dũng từ Hà nội cho rằng: đó là thứ cơ chế để hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CSVN, mà trong đó tất cả những chức vụ quan trọng của nhà nước đã được Đảng xắp xếp trước. Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt, ngay bản thân Quốc hội cũng do Đảng sắp xếp trước, rồi để người dân bầu lên theo lối “Đảng cử, dân bầu”, cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.

Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải đưa vấn đề này ra trước Quốc hội

Nhà báo Mai Dũng

Theo ông chính vì lý do Đảng CSVN thao túng toàn bộ nên người dân không có một tác động gì vào bộ máy nhà nước.

Nhà báo Mai Dũng nói với chúng tôi:

“Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải đưa vấn đề này ra trước Quốc hội”.

Các đại biểu quốc hội đều đồng ý, nhất trí...(minh họa)

Các đại biểu quốc hội đều giơ thẻ đảng đồng ý, nhất trí…(minh họa)

Nói về vai trò của Quốc Hội có là cơ quan quyền lực cao nhất và đại diện cho nguyện vọng của người dân hay không? Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng: trên thực tế các đại biểu Quốc hội VN đã không làm đúng và đủ trách nhiệm của mình đối với cử tri. Theo bà đây là hậu quả của cơ chế “Đảng cử, dân bầu.

Bà Dương Thu Hương nói:

“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri.”

Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước

Bà Dương Thu Hương

Cơ chế “Đảng cử, dân bầu”: vừa đá bóng anh vừa thổi còi

Khi được hỏi  tại sao cần phải xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu”?  Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng người dân bây giờ, ai cũng biết rằng các kỳ bầu đại biểu Quốc hội là trò hề bầu cử do Đảng bày ra, không có tí gì gọi là dân chủ cả. Thực chất đây là những cuộc bầu cử áp đặt. Nhưng họ vẫn buộc phải đi bầu để khỏi bị công an quấy rầy, chứ thực ra đây đâu phải là thực hiện quyền công dân một cách đúng nghĩa.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với chúng tôi:

“Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả”

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội

Nhà báo Mai Dũng thấy rằng việc bầu cử ở VN hiện nay chỉ là một màn kịch do Đảng đạo diễn, hoàn toàn không minh bạch, thiếu dân chủ và công bằng. Những ứng cử viên hầu hết do Đảng nắm và chỉ đạo, kể cả việc để cho ai trúng cử cũng do Đảng quyết định từ trước. Không những thế, việc đưa các ứng cử viên ở khu vực khác về những nơi mà cử tri không hề biết về họ, đó là việc làm có chủ đích nhằm làm rắc rối vấn đề. Theo ông việc chấp nhận cho các ứng cử viên tự do với tỷ lệ rất thấp cũng chỉ là hình thức, vì thực chất các ứng cử viên phải thông qua sự xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc – một cánh tay đắc lực của Đảng thì việc đó hoàn toàn vô nghĩa.

Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Nhà báo Mai Dũng nói:

“Trong chuyện minh bạch thì hoàn tòan không khả thi, bởi vì các cơ quan bầu cử hoàn toàn do các cơ quan Đảng điều hành kiểm soát. Cho nên là liệu điều đó có minh bạch được không? Tôi nghĩ rằng đấy là việc hoàn toàn không có minh bạch. Anh vừa đá bóng anh vừa thổi còi thì sao có minh bạch được?”

Nói về các giải pháp để tiến tới xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu” ở VN hiện nay, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng trước hết phải để người dân được quyền tự do ứng cử. Đồng thời các tiêu chuẩn và các thủ tục không được tạo ra bất kể sự phân biệt nào giữa các đối tượng ứng cử, như: không được đưa ra vấn đề lý lịch, tôn giáo; không có chuyện xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc hay tổ dân phố và những hành động khác có thể tạo ra sự phân biệt.

Theo ông, ngoài tự do ứng cử còn phải có các hội đồng bầu cử độc lập, trung thực và hoạt động của chúng phải được giám sát một cách chặt chẽ.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói:

“Tất nhiên là Đảng người ta phải cử, nhưng họ phải để dân cũng được cử và dân tụ ứng cử nữa. Quan trọng là người dân phải bỏ phiếu trung thực và có một Hội đồng bầu cử phải là của người dân. Đơn giản vậy thôi”

Nhà báo Mai Dũng nhận xét rằng cơ chế “Đảng cử, dân bầu” là hệ quả của thể chế chính trị độc đảng, độc tôn chính trị của Đảng CSVN, họ không muốn phân chia quyền lực với bất kỳ ai. Do vậy muốn xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu” ở VN thì nhất thiết phải để người dân có quyền thực sự để lựa chọn các đại biểu của mình vào Quốc hội.

Nhà báo Mai Dũng nói:

“Để xóa bỏ cái cơ chế bầu cử này đi thì chắc chắn một điều là sẽ phải thay đổi cơ chế thôi. Cần thay đổi một thể chế chính trị cho dân chủ như các nước dân chủ khác trên thế giới”

Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Và chỉ có như thế mới tạo ra một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

 

Căng thẳng ở Biển Đông thể hiện sự mong manh của chế độ Trung Quốc

Căng thẳng ở Biển Đông thể hiện sự mong manh của chế độ Trung Quốc

Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014)

Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014)

REUTERS

Trọng Nghĩa

Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gây căng thẳng với hầu hết các láng giềng, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam, Philippines. Trả lời nhật báo Công giáo La Croix ngày 16/06/2014, chuyên gia Pháp Valérie Niquet, đứng đầu bộ phận châu Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược FRS (Fondation pour la Recherche stratégique) nhận định : Chế độ Bắc Kinh – bị suy yếu từ bên trong – đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bá quyền trên biển để lấy lại tính chính đáng. Chiến lược này, theo bà, không phải là không có rủi ro.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :

La Croix : Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông có chính đáng hay không ?

Valérie Niquet : Vấn đề chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông hay biển Hoa Đông đã được không chỉ các nước láng giềng của Bắc Kinh (Việt Nam, Philippines,Nhật Bản) mà cả cộng đồng quốc tế nêu lên bởi vì Trung Quốc chỉ đơn thuần giải thích các tuyên bố chủ quyền của họ bằng nguyên nhân lịch sử.

Lập luận của Trung Quốc là gì ? Là kể từ thời Hán – hơn hai thế kỷ trước Công nguyên – các thủy thủ Trung Quốc đã nhận biết khu vực này, và trên cơ sở đó Bắc Kinh đòi chủ quyền trên toàn bộ biển bao quanh Trung Quốc. Nếu như vậy, thì Hy Lạp cũng có thể đòi chủ quyền trên toàn bộ biển Địa Trung Hải…

Vấn đề thứ hai là những tuyên bố chủ quyền khá mới mẻ đó lại không được Trung Quốc xác định rõ ràng như Philippines và Việt Nam đã yêu cầu. Ngày nay, Bắc Kinh dựa trên một đường chín đoạn đã được chính quyền Trung Hoa vẽ ra một cách thô thiển và nhanh chóng vào năm 1948, để đòi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.

Nhưng người ta không biết là Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo với các khu vực đặc quyền kinh tế và lãnh hải xung quanh hay là họ muốn toàn bộ Biển Đông mà không dựa vào một vùng lãnh thổ cụ thể nào.

La Croix : Các hành động của Trung Quốc – sự hiện diện của các tàu tuần duyên, việc cắm các giàn khoan dầu… – có thể gây nên hay không một cuộc chiến tranh cục bộ hay rộng lớn hơn, lôi kéo Nhật Bản và Hoa Kỳ nhập cuộc ?

Valérie Niquet : Kể từ cuối những năm 2000 và cuộc khủng hoảng kinh tế, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược trên Biển Đông và quyết định thử sức phản ứng và quyết tâm đáp trả của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra một tình huống để phân tích quan hệ quyền lực trong khu vực chứ không phải là một cộng đồng quốc tế được tổ chức hài hòa.

Phải đối mặt với chiến lược thử sức đó, các nền dân chủ như Nhật Bản hay Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc đi quá xa, nhưng cũng không sẵn sàng lao vào một cuộc xung đột trực diện Bắc Kinh. Nhưng nguy cơ sự cố đáng tiếc xảy ra không phải là không có : Từ đầu năm đến nay, tại Biển Hoa Đông, Nhật Bản đã cho phi cơ cất cánh hơn 400 lần do các sự cố với Trung Quốc.

Tại Biển Đông, tình hình khác hơn, và có thể xấu đi một cách nhanh chóng. Ở đó, Bắc Kinh đang phải đối mặt với các quốc gia kém dân chủ hơn, chẳng hạn như Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, chúng ta không nên quên là nhiều cuộc biểu tình bạo động nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc hay Đài Loan đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam vào tháng trước.

Trung Quốc hiện nay như đang cho rằng họ ở một thế mạnh và có thể đẩy quân cờ của mình về phía trước. Ta hoàn toàn có thể lo ngại rằng đó là một tính toán sai lầm và cuối cùng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.

La Croix : Giới hạn mà Trung Quốc không được vượt quá là gì ?

Valérie Niquet : Tại vùng Biển Đông, rất khó mà xác định điều này. Trung Quốc từ lâu đã hiện diện trên quần đảo Hoàng Sa. Và Hoa Kỳ, dù đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực với Philippines, Malaysia và Việt Nam, nhưng chưa sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh để bảo vệ hai hoặc ba hòn đảo do Manila và Hà Nội tuyên bố chủ quyền.

Một trong những lằn ranh mà Mỹ đã đề cập đến trong vấn đề Biển Đông là việc Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không như họ đã làm tại vùng Biển Hoa Đông.

Ngược lại, ở trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ vượt quá giới hạn nếu dùng võ lực chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Điều đó sẽ dẫn đến một phản ứng từ phía Hoa Kỳ. Chỉ mới gần đây thôi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn tuyên bố rằng quần đảo đó được che chở bằng thỏa thuận quân sự giữa Washington với Tokyo.

La Croix : Những mối căng thẳng đó liệu có cơ may giảm bớt hay không ?

Valérie Niquet : Tình hình chỉ có thể thay đổi với sự chuyển biến của chính quyền Trung Quốc. Thật vậy, chế độ Bắc Kinh dù mở cửa về kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Và ngày nay nó xây dựng tính chính đáng trên nền tảng chủ nghĩa đân tộc, điều được gọi là thực hiện giấc mơ về một nước Trung Quốc được phục hưng.

Những tham vọng về một nước lớn đó dùng để bảo vệ tính chính đáng của Đảng Cộng sản giải thích tại sao Trung Quốc rất hung hăng với các láng giềng sát cạnh mình, để cố gắng áp đặt mình vào vị trí một cường quốc không thể tranh cãi và lãnh đạo châu Á.

Các vấn đề tài nguyên, lãnh thổ, năng lượng và thủy sản chỉ là cái cớ. Chúng ta đang phải đối mặt với một cường quốc bị suy yếu từ bên trong và dựa trên chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bành trướng để tìm lại tính chính đáng của mình.

Bà Valérie Niquet, Chuyên gia Pháp về Châu Á

 

24/06/2014

 

Nghe (05:58)

 

 

 

 

Bác Học CARREL với PHÉP LẠ LỘ ĐỨC

Bác Học CARREL với PHÉP LẠ LỘ ĐỨC

Alexis Carrel là một bác sĩ nổi danh người Pháp, từng được giải Nobel về y khoa vào năm 1912 vì đã sáng chế ra tim nhân tạo và mạch máu nhân tạo giúp giữ các phần cơ thể con người và thú vật được tiếp tục sống vô thời hạn ngoài thân thể. Ông cũng từng là một người hoàn toàn mất Đức Tin Công giáo.Nhưng sau đó nhờ Mẹ Maria, ông đã tìm lại được niềm tin này.

Dạo năm 1903 Alexis Carrel được một người bạn bác sĩ nhờ tháp tùng một đoàn hành hương Lộ Đức. Trên chuyến tàu hỏa có thiếu nữ Marie Bailly Ferrand, 24 tuổi, bị lao phổi ở thời kỳ chót và lại mắc thêm chứng bịnh sưng màng bụng  đau đớn. Cô đã được bác sĩ nổi danh tên là Broumilloux ở Bordeaux chữa trị mà không chút thuyên giảm. Bác sĩ Carrel cũng khám bịnh cho cô Marie Bailly. Đứng trước trường hợp vô phương cứu chữa của bịnh nhân, Carrel tự nhủ: “ Nếu người bịnh này mà được khỏi, thì thực có phép lạ. Tôi sẽ tin và sẽ đi tu.”

Đến Lộ Đức, cô Marie Bailly lại được bác sĩ Carrel  và một bác sĩ bạn khám nghiệm lần nữa. Khi họ sắp rời bịnh nhân thì một thiếu nữ xin phép mang cô Bailly đến hồ tắm nước suối hang đá Đức Mẹ. Bác sĩ Carrel vặn hỏi: “ Nếu cô ta chết dọc đường thì các người làm sao?”  Thiếu nữ đáp: “ Cô ta nài nỉ tôi mang cô ta nhúng xuống hồ tắm. Chính vì mục đích đó mà cô ta đã từ Bordeaux đến đây.” Bác sĩ Carrel và bác sĩ bạn tin chắc bịnh nhân không còn phương cứu chữa và có thể chết trong vòng một giờ. Nhưng nhờ sự can thiệp của một nữ tu, họ đành cho phép mang cô Marie Bailly đến hồ tắm. Carrel lại nói nhỏ vào tai bác sĩ bạn: “ Nếu cô này mà khỏi bịnh, tôi sẽ tin có phép lạ.”

Cô Bailly được khiêng trên cáng và được đắp chăn. Cái bụng to tướng phình lên và khuôn mặt nhợt nhạt. Cô được đưa vào trong hồ tắm. Nhưng một lát sau người ta khiêng cô ra và nói: “ Các nữ tu chỉ thấm nước rửa bụng sơ sơ cho cô mà thôi chứ không nhúng xuống hồ. Cô Bailly được khiêng đến trước hang đá Đức Mẹ. Bác sĩ Carrel và bác sĩ bạn cũng đi theo. Đôi mắt của Carrel vẫn không rời cô Bailly. Bất chợt Carrel tái mặt. Ông thấy cái bụng của cô Bailly dần dần xẹp xuống và nét mặt của cô không còn nhợt nhạt như trước nữa. Ông tiến lại gần bịnh nhân để bắt mạch và thấy tim cô đập đều hòa. Ông hỏi: “ Cô thấy thế nào?” Bịnh nhân đáp: “ Tôi thấy khỏe khoắn  mặc dù không được mạnh lắm nhưng tôi cảm thấy khỏi bịnh rồi, thưa bác sĩ.”

Bác sĩ Carrel chạy lại văn phòng y khoa, thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Bác sĩ giám đốc Boisarie yêu cầu đưa bịnh nhân trở lại dưỡng đường ngày hôm sau để tái khám.

Ngày hôm sau, cô Marie Bailly được chứng thực là khỏi bịnh hoàn toàn. Quá nửa đêm hôm đó bá sĩ Carrel đi bách bộ trước Vương Cung Thánh Đường Lộ Đức và cuối cùng ông vào nhà thờ cầu nguyện với Đức Mẹ. Ông đã tìm lại được Đức Tin và trong 42 năm còn lại của cuộc đời bác sĩ Carrel đã không ngừng làm chứng cho niềm tin Kitô ấy.

Ký sự của ALEXIS CARREL

Sưu tầm

Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: ‘Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.’

Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: ‘Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.’
June 23,  2014

Tự thiêu phản đối giàn khoan HD 981.

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) – “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng.” Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.

Ông Hoàng Thu, người tự thiêu tại Tampa, Florida vào sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2014,

với tâm thư để lại “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” (Hình: Gia đình cung cấp)

Trong tiếng khóc nức nở, con gái của người đàn ông vừa thực hiện một hành động quả cảm bằng cách tự thiêu để phản đối hành vi xâm lấn của Trung Quốc, cho biết, “Không ai trong nhà biết gì hết về chuyện ba làm như vậy. Ba tôi rất bình thường, không có một biểu hiện gì khác thường hết, ba rất khỏe mạnh, không có bệnh đau gì hết.”

Oanh kể, chị cùng chồng con về Việt Nam từ tối ngày Thứ Hai, 16 Tháng Sáu, và theo dự liệu thì đến 18 Tháng Bảy, “khi chồng tôi trở lại Mỹ trông nhà trông tiệm thì ba má sẽ bay về Việt Nam.”

Thế nhưng khi vừa về Sài Gòn được 2 ngày thì chị Oanh nhận được điện thoại của người bạn cùng xóm gọi báo tin “Ba Oanh tự thiêu.” Lúc đó khoảng hơn 11 giờ sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu.

“Tôi không tin, tôi nhờ bạn tôi cho nói chuyện trực tiếp với cảnh sát và họ xác nhận tin đó. Tôi mua vé để cả nhà trở về Mỹ ngay lập tức.” Con gái người quá cố nghẹn ngào.

Chị Thục Oanh trở lại Tampa, Florida vào lúc khoảng 7 giờ tối Chủ Nhật, “chạy liền vào bệnh viện thì thấy ba cháy hết rồi. Người ta trùm lại hết, chỉ còn đưa mặt ra cũng cháy đen hết.”

“Tôi hỏi ‘sao ba bỏ con đi.’ Ba không còn nói gì được, tôi chỉ thấy hình như ba chảy nước mắt. Ba đợi thêm một lát, chồng tôi vào hỏi thêm ba được vài câu thì ba tắt thở. Lúc đó là 1 giờ 45 phút sáng Thứ Hai, 23 Tháng Sáu.” Chị Oanh khóc òa.

Người đàn ông quả cảm Hoàng Thu cùng vợ, bà Lê Thị Huế. (Hình: Gia đình cung cấp)

Người đàn ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16 Tháng 11, 1942 tại Huế, từng là “lính pháo binh biệt động quan, liên đoàn 9” trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, ông Thu cùng gia đình từ Huế trốn vô Sài Gòn, bị bắt đi kinh tế mới ở Đồng Xoài. Từ kinh tế mới trở về, ông Thu chỉ có thể đi làm công việc chân tay, “ai kêu gì làm đó, chứ không thể nào xin được một việc làm ổn định.”

Ông Thu được chị Oanh bảo lãnh sang Mỹ năm 2008. Ông sống cùng vợ và gia đình chị Oanh ở, Silver Lake, Tampa, Florida.

“Ba tôi thích coi tin tức, cũng hay nói những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị. Nhưng tôi và má tôi không quan tâm nhiều đến điều này. Ba tôi thường nói nếu mà ba ở California thì ba sẽ làm được nhiều chuyện, tham gia nhiều chuyện, còn ở đây thì không làm gì được hết.” Chị Oanh cho biết.

Tất cả những gì mà gia đình nhận được trước khi ông Thu tự thiêu là “khoảng 15 phút đến 30 phút trước khi tự thiêu, ba tôi gọi điện thoại cho má tôi, khi đó má đang ở ngoài tiệm nail, nói ‘Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.’” Chị Oanh kể.

“Má tôi thấy lạ có hỏi ông đi đâu? Muốn đi đâu thì phải chờ tụi nó về. Thì ba nói ‘tụi nó về thì tôi không đi được.’ Rồi ba tắt phone. Má tôi gọi lại nhiều lần nhưng ba không nghe. Cho đến khi cảnh sát báo tin cho má tôi biết.” Chị khóc.

Chị Oanh xác nhận tờ giấy có viết dòng chữ “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử” là chữ viết của ông Hoàng Thu. “Ba tôi viết chữ đẹp lắm!” Con gái người đàn ông có ý chí kiên cường này nức nở. “Tôi cứ ngỡ như ba tôi ở trên lầu thôi. Tôi không nghĩ là ba tôi chết rồi.” Chị Oanh đau đớn.

Hoa tưởng niệm ông Hoàng Thu được đặt tại nơi ông tự thiêu

để thể hiện sự phản kháng của mình. (Hình: Kenny Diệp)

Theo lời chị Oanh, vì gia đình quá đơn chiếc, không có nhiều bạn bè, người thân nên chị sẽ không tổ chức đám tang cho ba chị, vì làm ra không có ai hết nên “chỉ thiêu rồi mang lên chùa thôi.”

“Ngày mai nhà quàn sẽ đến nói chuyện và chờ 2-3 ngày nữa khi bệnh viện trả xác ba tôi về thì sẽ đưa đi thiêu ngay.” Chị Oanh cho biết.

Ông Hoàng Thu có vợ là bà Lê Thị Huế và hai con, người con gái đầu là chị Hoàng Thục Oanh, người con trai tên Hoàng Huy Quốc hiện còn ở Việt Nam.

 

Liên lạc tác giả: Ngoclan@Nguoi-Viet.com

 

Người Việt tự thiêu ‘vì giàn khoan’ qua đời

Người Việt tự thiêu ‘vì giàn khoan’ qua đời

Thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa)

Tin cho hay người gốc Việt ở bang Florida, Hoa Kỳ, tự thiêu hôm 20/6 với thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc, đã qua đời.

Người đàn ông 71 tuổi được nói đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu.

Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa trong tình trạng nguy kịch và qua đời sáng thứ Hai 23/6.

Ông để lại hai tờ giấy, hình chụp một tờ viết bằng tay có nội dung: “Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng”, đi kèm chữ ký.

Một bản thông cáo được nói là của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Tampa Bay, Florida, nói người đàn ông này là ông Hoàng Thu Hùng, cựu sỹ quan pháo binh Việt Nam Cộng hòa.

Trong khi đó báo Người Việt nói ông tên là Hoàng Thu, sinh năm 1942.

Ông sang Mỹ năm 2008, trước khi qua đời sống cùng vợ tên là Lê Thị Huế và gia đình người con gái tại Silver Lake, Tampa, bang Florida.

‘Phật tử tự thiêu’

Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5.

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

VN ‘đội sổ về đóng góp cho nhân loại’

VN ‘đội sổ về đóng góp cho nhân loại’

Thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Việt Nam bị xếp chót trong bảng xếp hạng về đóng góp cho nhân loại

Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.

Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon  Anholt.

Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’.

Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).

Nó dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.

Tác giả đánh giá đóng góp của 125 nước theo bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình quốc tế và na ninh, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe…

Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.

Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.

Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”

Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu coh đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.

Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.

“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”

Nhiều hạng mục khác nhau

Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.

Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.

Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.

Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.

Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học – Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng – Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.

Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.

Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).

Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).

Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).

Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.

Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam ‘lạc quan nhất thế giới’, với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.

Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì ‘đội sổ’ với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.