Tô Hoài & Ba Người Khác

Tô Hoài & Ba Người Khác

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

1920 – 2014

Nhà văn Tô Hoài sinh 27 tháng 9 năm 1920 và vừa từ trần vào ngày 6 tháng 7 năm 2014 vừa qua. Chúng tôi xin ghi lại bài viết dưới đây về tác phẩm cuối cùng (và cũng là cuốn sách gây nhiều tranh cãi nhất) của ông với hy vọng rọi thêm được chút ánh sáng về cuộc đời của tác giả này.

“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!”

Ðó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn – nhỏ) nào phải hoàn thành hay vượt chỉ tiêu. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không có thì giờ để đọc Tô Hoài, hoặc bất cứ ai.

Sau khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt, thỉnh thoảng, tôi cũng có ghé vào những hiệu sách quốc doanh nhưng không bao giờ ngó ngàng gì đến Tô Hoài. Dù bắt đầu từ đây, cũng như bao nhiêu người dân miền Nam khác, cuộc đời của tôi (bỗng dưng) hoá rảnh – rất rảnh, và rất … đói!

Tác phẩm duy nhất mà tôi thực sự tâm đắc, vào thời điểm đó, là Hồ Chí Minh Toàn Tập– dù tác giả viết nhiều đoạn hơi (bị) dở. Thí dụ như: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển.” (Giời ạ, mặt trời chứ bộ mặt trận sao mà đòi lấy lực lượng ra ngăn trở. Tương tự, có cái lực lượng mẹ rượt nào mà ngăn trở được loài người tiến lên, cha nội? Viết như thế mà cũng bầy đặt cầm bút).

Ngoài những lỗi lầm nho nhỏ không đáng kể trên – về nội dung – phải nói đây là một công trình đồ sộ, rất đáng đồng tiền bát gạo. Sách rất dầy, giấy in rất tốt, giá rất rẻ, và (rất) được những bà hay những cô bán hàng rong ưa chuộng. Họ cần giấy để gói, hoặc để chùi; còn tôi, tôi cần một phần ăn – nhiều hơn số tiền túi mình có thể mua. Do đó, dù có đói thảm thiết tôi cũng chả bao giờ (dại dột) xà ngay xuống mẹt xôi hay mẹt bánh. Tôi luôn luôn chịu khó đi lòng vòng mua sách, rồi mới mang đổi lấy thức ăn – cho đỡ khổ cái dạ dầy!

Trong hoàn cảnh ấy, nói tình ngay, lỡ mà có thấy những tác phẩm của Tô Hoài chắc tôi cũng ngó lơ. Mắt tôi lúc nào cũng chỉ dáo giác, liếc nhìn ra biển, tìm một đường chui.

Nhờ Trời thương, tôi chui lọt!

Sau khi “đã đi hết biển”, khác với nhiều người, tôi quyết định đi luôn – cho nó chắc ăn. Lưu lạc mãi, có hôm tôi tình cờ gặp lại Tô Hoài, trong một tác phẩm phê bình văn học – có tựa là Cây Bút, Ðời Người – của Vương Trí Nhàn, do công ty Phương Nam xuất bản năm 2002.

Đến lúc này thì tôi đủ tuổi đời, đủ rảnh (và cũng đủ no) để có thể tìm đọc thêm chút đỉnh về một tác giả mà mình đã yêu thích – từ khi còn bé. Và nay thì Tô Hoài đã bước vào tuổi bát tuần.

“Ngay từ năm 1940, khi bắt tay làm quen với giới sáng tác đương thời, thì đồng thời tác giả Dế mèn cũng bước vào hoạt động cách mạng. Lúc đâu ở thời kỳ Mặt trận bình dân, ông hoạt động trong cơ sở Hội ái hữu thợ dệt Hà Ðông. Sau đó lại được tổ chức Ðảng ở Hà Nội bắt liên lạc để hình thành nên lực lượng Văn hoá cứu quốc.”

“Tiếp đó, từ sau 1945, những hoạt động xã hội của nhà văn ngày một đa dạng. Triển khai theo chiều rộng, có lúc ông trở thành cán bộ địa phương, có thời gian đi cải cách ruộng đất, đi học trường Ðảng, nhiều năm làm đối ngoại nhân dân, đồng thời vẫn giữ chân trưởng ban đại biểu dân phố (1956–1972) ở cơ quan văn nghệ trên Trung ương hay ở Hà Nội, hầu như từ năm 1946 tới nay, khoá nào ông cũng được bầu làm bí thư chi bộ, đảng bộ.”

“Mặt khác, ngay trong giới cầm bút, ông cũng luôn luôn có hoạt động xã hội của mình, khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn, khi chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, từ đó đẻ ra cơ man nào là đầu việc, là họp hành, mà người ta gọi chung là công tác.” (sđd, 264).

Tiểu sử Tô Hoài (như thế) có vẻ lung tung lang tang, ngổn ngang cả đống chức vụ, nhưng không để lại một ấn tượng đậm nét nào về đời người và cây bút của ông. Tô Hoài như luôn bị nhấn chìm vào những đoàn đội hay đoàn thể (vớ vẩn) gì đó, “với cơ man nào là đầu việc”. Thực là một cuộc đời chán ngán và nhạt nhẽo, tôi đoán thế.

Tôi lầm đấy. Ðược thế thì đã phúc.

Cuộc đời của Tô Hoài chán ngán hẳn có thừa nhưng nhạt nhẽo thì chưa chắc, và đắng chát với tủi nhục (xem ra) không thiếu – nếu vẫn theo như ghi nhận của nhà phê bình văn học Vuơng Trí Nhàn:

… bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết”.

“Ấy là cái điều không chỉ Tô Hoài biết mà nhiều người cũng biết…”
Ðại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (sđd 266).

Dù chỉ là một thường dân – chứ chả cần phải nhà văn, hay nhà báo gì ráo trọi – tôi cũng muốn ứa nước mắt xót xa cho “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài, khi biết rằng (đôi lúc) ông vẫn phải qùi như thế. Tôi còn e rằng Vuơng Trí Nhàn cũng chỉ khéo miệng mà nói thế (để đỡ tủi cho nhau) chứ chuyện “đùa bỡn” và “tha hồ tung tẩy” làm sao tìm được trong “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài!

Tất cả những đoạn văn thượng dẫn, tôi viết trong những trang sổ tay trước – cách đây đã vài năm. Hôm nay, đọc lại tôi thấy ngượng. Tôi trật! Tôi thành thật xin lỗi vì đã quyết đoán một cách hấp tấp về văn nghiệp, cũng như tư cách, của Tô Hoài. Ông ấy quả là có “tròn” nhưng không “tròn mãi,” như tôi đã tưởng. Tưởng như thế là tưởng … năng thối!

Đúng như nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã ví von, có thể hình dung Tô Hoài “… như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.”

Ảnh:VNN

Tô Hoài đã “tung tẩy” như thế trong cuốn Ba Người Khác. Talawas đã có lời giới thiệu về tác phẩm này, như sau:

“Cuốn tiểu thuyết 250 trang của nhà văn Tô Hoài (NXB Đà Nẵng vừa ấn hành) đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài giới văn học. Cuộc toạ đàm về tiểu thuyết này do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức tại trụ sở Viện Văn học sáng ngày 22 tháng 12 năm 2006 đã hầu như một cuộc vinh danh lão tướng văn chương 87 tuổi…

Trong cuộc tọa đàm này, Hoàng Minh Tường nói: “Cuốn sách thể hiện sự dũng cảm và tư cách công dân của nhà văn Tô Hoài.” Trong một xã hội mà chuyện thể hiện “tư cách công dân” (rất) có thể khiến người ta … mất mạng – hay rẻ ra là mất việc, hoặc ngồi tù – thì lời phát biểu vừa rồi đích thị là một cách vinh danh, chứ chả còn phải là “hầu như” hay “dường như” gì nữa ráo.

Nguyên Ngọc khen: “Cách viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là lại là thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…”

Không hiểu sao ý kiến của Nguyên Ngọc về ba anh đội, ba nhân vật chính trong tác phẩm của Tô Hoài, lại khiến tôi nhớ đến những nhân vật chính khác – những người đã có thời mà quyền lực nhất họ nhì trời – trên sân khấu chính trường ở Việt Nam: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười…

Thì cũng đều là cái thứ “lăng nhăng” và cũng chính là “thủ phạm” đã làm “đảo lộn hết cả xã hội” bằng nhiều chuyện kinh thiên động địa khác: Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Học Tập Cải Tạo, Kinh Tế Mới … Toàn là những “cơn điên tập thể,” theo như cách nhìn của Phạm Xuân Nguyên.

Cũng với cách nhìn này thì (cái được mệnh danh là) cuộc chiến Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược hay Giải Phóng Miền Nam chỉ là một cơn điên vĩ đại, trong đó bao gồm rất nhiều những cơn điên nho nhỏ – chả hạn như cái cơn thảm sát, cả chục ngàn người, hồi Tết Mậu Thân.

(Tôi xin lỗi đã nổi nóng, và đi hơi xa vấn đề chút đỉnh. Nghĩ đến tình trạng đất nước – hơn nửa thế kỷ qua – chắc Bụt cũng phải nổi khùng chứ đừng nói chi đến cái thứ thường dân rất dễ sân si và dấm dớ, cỡ như tôi. Dù vậy, tôi vẫn xin được mọi người lượng thứ vì sự thiếu tự chế của mình và xin trở lại ngay vấn đề – trước khi trời sáng!)

Riêng Nguyễn Xuân Khánh – trong bài tham luận Đọc ‘Ba Người Khác’ Của Tô Hoài – đã có ý kiến rất độc đáo, xin được tóm gọn:

“Cuốn sách đã chạm tới một vấn đề rất nhạy cảm là Cải cách ruộng đất (CCRĐ)… Cuốn Ba người khác đã nói đến vấn đề to lớn ấy bằng một giọng điệu rất bình tĩnh, dung dị, không hề lên gân, hầu như rất thản nhiên mà lại ám ảnh chúng ta vô cùng. Anh em nhà văn thường bảo ông Tô Hoài khôn, hay tránh né. Cuốn sách này bác Tô Hoài chẳng hề né tránh…

Trong mỗi con người đều có cả cái ác lẫn cái thiện, cả những bản năng hung bạo và tính văn hoá. Phải giải quyết vấn đề nông thôn bằng văn hoá và nhân nghĩa chứ không thể bằng bạo lực. Năm mươi năm đã trôi qua nhưng vẫn còn quá ít tác phẩm hay nói về vấn đề to lớn đó. Vấn đề vẫn còn đó, nó nằm trong vô thức của cộng đồng. Nhiều người chứng kiến nhưng không ai nói cho rõ được vấn đề. Trong khi đó tôi nghĩ văn học là giải toả, văn học là chữa bệnh.

Tôi chợt liên tưởng tới cách chữa bệnh về tinh thần cho con người. Người thầy thuốc, bằngnhững biện pháp tâm lý, tìm cho ra cái nguyên cớ sinh ra bệnh tật. Tức là làm cho nguyên nhân bệnh từ vô thức chồi lên ý thức. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm văn học cũng có giá trị như vậy.Cộng đồng người cũng như một con người. Cộng đồng cũng có những ẩn ức. Đưa những ẩn ức nằm trong vô thức của tập thể trở thành minh bạch trong ý thức sẽ giúp cho cộng đồng phòng ngừa được những điều không lành mạnh trong tương lai.”

Lại Nguyên Ân cũng có nhận định (gần) tương tự:

“Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện nhữngcuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giảipháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v… mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.”

Tôi có giấy phép hành nghề tâm lý trị liệu, và kiếm cơm nhờ đó. Có lẽ vì méo mó nghề nghiệp, tôi “chịu” quá nhận định của nhà phê bình Lại Nguyên Ân, và vô cùng thích thú với cái nhìn – rất Jungian và Freudian – của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, về nội dung cuốn Ba Người Khác của Tô Hoài.

Dù vậy, tôi vẫn không tin rằng một (hay nhiều) tác phẩm văn học – cho dù là kiệt tác, như cuốn Ba Người Khác chăng nữa – có thể “giải toả” những “chấn thương xã hội” do cuộc C.C.R.Đ. gây ra.

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất đã hỏng to đến thế.” Nguyễn Hữu Đang đã viết (như thế) trên báo Nhân Văn số 4, phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1956. Dù chậm, chúng ta cần phải nhìn vấn đề cho minh bạch và “chính qui” như vậy – theo như yêu cầu của Nguyễn Hữu Đang, từ hơn nửa thế kỷ trước.

Hoạ cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Ngoài C.C.R. Đ., còn nhiều “vụ động trời” khác nữa – như Nhân Văn, Xét Lại, Đổi Tiền, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Mười Ngày Học Tập, Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên … – chưa xử và bắt buộc phải xử, trong tương lai gần.

Vấn đề không phải là để truy thù hay báo oán. Truyền thống văn hoá bao dung dân tộc Việt không cho phép bất cứ ai thực hiện điều đó. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả – và không thể thanh thỏa bằng một (hay vài) cuốn truyện– để chúng ta đều cảm thấy được nhẹ lòng, và an tâm hơn khi hướng đến tương lai.

 

Đám tang tù chính trị qua đời vì Aids

Đám tang tù chính trị qua đời vì Aids

Thứ hai, 7 tháng 7, 2014

Ông Huỳnh Anh Trí sau khi ra tù và biết mình bị nhiễm HIV

Đám tang ông Huỳnh Anh Trí, tù nhân chính trị từng bị giam 14 năm vừa qua đời vì bệnh Aids, được tổ chức tại TP HCM.

Ông Trí qua đời vào trưa hôm thứ Bảy ngày 5/7.

Hiện đang có cáo buộc ông Trí bị nhiễm HIV khi đang thụ án trong tù và đây là một ‘hành động cố ý’ đối với ông. Tuy nhiên, BBC không có điều kiện kiểm chứng cáo buộc này.

Ông bị chính quyền bắt vào năm 1999 cùng với người anh ruột với cáo buộc ‘Khủng bố chống chính quyền nhân dân’. Ông ra tù vào cuối năm 2013.

Kết quả xét nghiệm sau khi ra tù cho thấy ông đã bị nhiễm HIV.

Ông Trí qua đời khi mới 42 tuổi.

Cố tình gây nhiễm?

Trao đổi với BBC, linh mục Lê Ngọc Thanh, người đã gần gũi bên cạnh ông Trí vào những lúc cuối đời của ông, nói rằng ông Trí nghi ngờ mình đã bị nhà tù ‘cố tình làm cho nhiễm HIV’.

Linh mục Thanh cho biết ông Trí có đề cập đến ‘hai bằng chứng’ để chứng minh cho nghi ngờ này là “các tù nhân chính trị đều dùng chung một lưỡi lam để cạo râu cắt tóc” và “cùm chân cùng chiếc với những tù nhân bị chảy máu khi bị cùm”.

“Theo anh Trí thì không có sự chăm sóc y tế đặc biệt nào đối với những tù nhân bị nhiễm HIV’.

“Họ không bao giờ được tạo cơ hội để xét nghiệm.”

Ông Thanh cho biết trong những ngày cuối đời ông Trí ‘bình an, không sợ chết’.

“Điều anh Trí lo lắng nhất là làm sao cho những người bạn tù của mình, nhất là tù chính trị, tù tôn giáo, không bị vô tình hay cố ý làm lây nhiễm HIV,” ông nói.

Theo ông Thanh thì ông Trí ‘không hối tiếc việc mình đã làm’.

 

“Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !

“Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !

Chuacuuthe.com

VRNs (06.07.2014) – Sài Gòn – Bắc kinh đang ngang ngược lấn chiếm biển, đảo, tài nguyên và đe dọa độc lập thì Hà nội vẫn loay hoay không biết chọn cách nào, cô đơn không có đồng minh tin cậy và đủ mạnh.

Liên minh không phải là gây chiến tranh mà chính là làm chiến tranh không thể xẩy ra, làm cho kẻ thù không dám phiêu lưu. Hòa bình theo kiểu cúi đầu nhượng bộ từng bước trong suốt hơn 20 năm qua là hòa bình trong nô lệ.

Nhưng một liên minh vững vàng và tin cậy chỉ diễn ra dưới điều kiện giữa các nước cùng theo đuổi những giá trị xã hội chung. Muốn liên minh với các nước dân chủ mà lại đòi giữ nguyên chế độ độc tài thì chỉ là nuôi ảo tưởng với chính mình và đánh lừa nhân dân!

14070600

Từ đầu tháng 5. 2014 Bắc kinh đã sử dụng cả trăm tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám và kiểm ngư hộ tống giàn khoan HD 981 xâm nhập hải phận VN và dựng giàn khoan khủng này ngay trong thềm lục địa VN. Trong những ngày vừa qua Bắc kinh còn dựng thêm hai giàn khoan khác ở vịnh Bắc bộ trong vùng đang còn tranh chấp giữa VN-Trung quốc và tự ý công bố bản đồ mới thay vì 9 khúc thành 10 khúc mở rộng thêm quyền kiểm soát trên biển Đông. Để bảo vệ các hành động xâm lấn của mình, Bắc kinh đang cho tăng cường các tầu chiến, máy bay quân sự  trong các khu vực họ vừa dựng các giàn khoan, đồng thời sử dụng các tầu bọc thép ngăn cản và đâm nát nhiều tầu hải giám VN đang làm công tác tuần tra trên phần lãnh hải của VN.

Các hành động xâm lấn ngang ngược và nguy hiểm trên đây đã chứng tỏ chính sách xâm lược công khai của tân đế quốc Bắc kinh vào đầu Thế kỉ 21. Nó chứng minh chủ nghĩa đế quốc bành trướng thực dân kiểu mới của Bắc kinh đang là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của toàn dân tộc ta.

Nhưng trước những phẫn uất của nhân dân và cả một phần trong Đảng, người cầm đầu chế độ toàn trị đã trả lời như thế nào?

Ngày 1.7 trước sự bức xúc và lo ngại của nhân dân, nhiều cử tri ở Tây hồ, Hoàn kiếm Hà nội đã đặt câu hỏi với người cầm đầu chế độ toàn trị  về thái độ và cách đối phó trước các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh từ khi họ dựng giàn khoan ngay trên thềm lục địa của VN từ đầu tháng 5. Sau khi rào trước đón sau Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.” [i]

Khi nói câu này người cầm đầu chế độ toàn trị và từng là lí thuyết gia chiến lược của chế độ độc tài đã bộc lộ một số chủ trương căn bản trong việc đối phó với Bắc kinh: 1. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là “bảo vệ Đảng”“bảo vệ chế độ” toàn trị. 2. Vì thế đối với Bắc kinh, vẫn muốn “giữ vững môi trường hòa bình” dù họ đang xâm lấn ngang ngược. 3. Đối với sự chống đối của nhân VN thì Đảng sẵn sàng cho bộ máy công an đàn áp để giữ gìn “an ninh chính trị”. Gói ghém trong ba điểm chính trên ông Trọng đã bộc lộ chủ trương là sẽ không dám động đến chân lông “Bạn” „bốn tốt“ và lường trước là, như thế sẽ gặp phải sự chống đối càng mạnh của nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, cho nên bộ máy an ninh đàn áp sẽ phải ra tay mạnh hơn, chỉ như vậy mới tiếp tục bảo vệ được sự độc quyền của Đảng. Tóm lại, ở đây ông Trọng vẫn lập lại chủ trương mà nhân dân đang nguyền rủa kết án “hèn với giặc, ác với dân”, “đảng trước nước sau”của những người cầm đầu chế độ toàn trị!

Nhưng vì sao vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính tri  ĐCSVN lại rất lo sợ trước Bắc kinh, lúng túng không biết chọn giải pháp nào và đang rơi vào cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược ? Tại sao thay vì một chính sách đại đoàn kết chống ngoại xâm phương Bắc, nhưng cũng chính những người này lại vẫn tiếp tục thẳng tay đàn áp các trí thức và thanh niên và chia rẽ các tầng lớp nhân dân chỉ vì chống Bắc kinh xâm lược? Nắm vững được tình hình và nguyên nhân sẽ thấy rõ con đường đi mới của VN và sứ mệnh lịch sử của nhân dân ta, đi đầu là trí thức và thanh niên, kể cả những người CS tiến bộ biết quí tự trọng!

Chế độ độc đảng lấy „thế giới đại đồng“ coi mộng làm thực

là hai nguyên nhân chính giúp Bắc kinh trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của VN

Trong khuôn khổ giới hạn của bài, ở đây chỉ dẫn chứng một số sự kiện quan trọng tiêu biểu về việc những người cầm đầu CSVN, qua nhiều thế hệ lãnh đạo, đã tôn thờ tư tưởng về „thế giới đại đồng“ từ Marx-Lenin đến Mao là „tiến bộ“, “khoa học”, „chân lí“ và còn khẳng định, chỉ có duy trì sự độc tôn toàn trị của ĐCS mới thực hiện được mục tiêu tiến tới „thế giới đại đồng”! Chính vì thế người sáng lập ĐCSVN đã công khai coi chủ nghĩa Marx-Lenin như là những cây đũa thần và từ khi Mao Trạch Đông giải phóng lục địa Trung quốc và viện trợ súng đạn và cố vấn thì ông Hồ chọn thêm tư tưởng Mao làm thần tượng!

Mặc dầu tư tưởng „thế giới đại đồng“ chỉ là một huyền thoại viển vông, nhưng họ lại tin tưởng tuyệt đối vào nó và coi tình anh em giữa các ĐCS cao  hơn quyền lợi  chính đáng và lâu dài của dân tộc.Trong khi đó, đối với chính nhân dân, đồng bào của mình, vì chủ trương giai cấp đấu tranh và tôn thờ tuyệt đối vào bạo lực nên đã bao nhiêu lần họ đã thẳng tay tiêu giệt những người dân chủ, đàn áp nông dân, trí thức và các tôn giáo.

Nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN đã lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện, thậm chí lấy phương tiện làm mục tiêu. Như Hồ Chí Minh lúc đầu dùng học thuyết Marx và phương pháp cướp chính quyền của Lenin (phương tiện) để giải phóng đất nước, giành độc lập cho VN (mục tiêu). Nhưng sau khi cướp được chính quyền lại bắt dân phải tuyệt đối tuân theo chủ nghĩa Marx-Lenin, tôn thờ lí tưởng không tưởng “thế giới đại đồng”, xua bao nhiêu triệu người vào 30 năm chiến tranh làm nghĩa vụ quốc tế cho các đảng “anh em”. Quan điểm cực kì sai lầm này đã được một số chuyên viên cao cấp của chế độ cảnh báo ngay từ cuối thập niên 80 trong một số cuộc hội thảo do chính Tạp chí CS khi ấy tổ chức. Vì chính khi đó phe giáo điều bảo thủ trong Bộ chính tri đang tìm cách giành lại tay lái và chuẩn bị quay đầu sang chầu Bắc kinh.[ii]

Có nắm vững được hai chủ trương “thế giới đại đồng” và độc đảng theo “chuyên chính vô sản” của nhóm cầm đầu CSVN khi ấy mới hiểu được, vì sao đã có Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ trướng Trung quốc Chu Ân Lai 14.9.1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung quốc trên biển Đông; đồng thời hoàn toàn im lặng trước việc Bắc kinh dùng hải quân đánh chiếm Hoàng sa của VN 1.1974, khi ấy đang dưới sự quản trị của Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chính khi đó lại  cho đổ toàn bộ quân đội từ miền Bắc vào miền Nam để giết hại đồng bào mình! Và trong các sách giáo khoa của CSVN giảng dậy trẻ em VN trước 1974 cũng đã từng coi các đảo Hoàng sa-Trường sa là thuộc Trung quốc. Chính vì vậy trong Văn thư gởi Liên hiệp quốc 8.6.2014 nhà cầm quyền Bắc kinh đã dẫn chứng các văn kiện chính thức này của CSVN đối với các quần đảo tranh chấp để chứng minh lí lẽ của họ.[iii] Nghĩa là nhóm cầm đầu Bắc kinh hiện nay đã lợi dụng sự mơ tưởng hão huyền đến độ cực kì ngây thơ của nhà cầm quyền Hà nội để làm bằng chứng cho việc họ chiếm đóng Hoàng sa-Trường sa của VN!

Sau sự sụp đổ của các nước CS Đông Âu và Liên xô vào cuối thập niên 80 những người cầm đầu CSVN khi ấy (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh…) vẫn theo tiêu chí giá trị Đảng trước nước sau, vì sợ chế độ toàn trị bị tiêu vong, hay ít nhất sẽ bị mất độc quyền; nên họ đã tin rằng nếu CS Trung quốc trụ được thì CSVN cũng trụ được; nghĩa là trong tình hình đen tối chung thì Bắc kinh cũng sẽ mở vòng tay cứu vớt Hà nội! Vì thế nhóm cầm đầu CSVN khi ấy đã cúi đầu thần phục, do đó mới có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Trung quốc vào đầu tháng 9.1990. Từ đó không chỉ “hợp tác chiến lược toàn diện” trên các bình diện đảng, nhà nước giữa hai bên trong chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Độc hại nữa là, hi vọng Bắc kinh sẽ vực dậy nền kinh tế đang phá sản của chế độ độc đảng ở VN, Hà nội còn mở toang cửa kinh tế cho Bắc kinh thả cửa làm ăn ở VN. Vì thế chỉ mới trên hai thập niên qua nền kinh tế VN đã gần như bị buộc chặt vào thị trường Trung quốc (từ nông sản, khoáng sản, nguyên liệu đều phụ thuộc vào thị trường Trung quốc; đại đa số các công trình hạ tầng đều nằm trong tay các công ti Trung quốc; kim ngạch nhập siêu từ Trung quốc từ 200 triệu USD (2001) lên tới gần 24 tỉ USD (2013).[iv]  Sự lệ thuộc vào kinh tế Trung quốc đã tới mức nguy hiểm, nên chính Trương Tấn Sang đã phải nhìn nhận: “Chỉ còn hơn một năm rưỡi thì đến ngày 1.1.2016 về thương mại hóa tự do Trung Quốc – ASEAN, nếu cứ lình sình như thế này thì đến ngày 1.1.2016, hàng hóa các loại của Trung quốc sẽ tràn ngập lãnh thổ Việt Nam”.[v]

Lệ thuộc kinh tế đã là nguy hiểm, nhưng nô lệ trong tư tưởng trong tâm lí với Bắc kinh của những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội còn cực kì nguy hiểm hơn! Vài năm trước ngay tại Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố “Tình hình biển Đông không có gí mới”, rồi trước các Hội nghị Trung ương người cầm đầu chế độ còn gọi những lãnh tụ Bắc kinh, những kẻ đang xâm lấn biển đảo VN, là “Bạn“. Tới giữa tháng 6 sau khi giàn khoan HD 981 đã dựng chỗm trệ trong thềm lục địa VN, nhưng khi tiếp Dương Khiết Trì Nguyễn Phú Trọng vẫn xưng hô là “đồng chí”.[vi] Có hiểu như thế mới thấy được động cơ nào và nhằm mục tiêu gì trong tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng ngày 1.7: “Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.”!

Những tuyên bố cực kì sai trái như trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã làm tê liệt ý chí cảnh giác của đảng viên cũng như nhân dân trước ý đồ của Bắc kinh, đồng thời đánh lạc toàn bộ sự theo dõi của dư luận quốc tế; không có cường quốc nào tin tưởng chế độ Hà nội dám đứng thẳng trước Bắc kinh! Chính chế độ độc tài suốt trên 60 năm khiến cho những người cầm đầu mới có thể làm mưa làm gió, đưa ra các tuyên bố vô trách nhiệm và các quyết định cực kì sai lầm, đồng thời ngăn cấm những quan điểm đúng đắn, đàn áp những tiếng nói trung thực, trong khi đó lại ca tụng những chuyện không tưởng viển vông và lấy thù làm bạn. Vì thế họ đang đẩy đất nước vào hoàn cảnh cực kì nguy hiểm như hiện nay!

Trong các nước Dân chủ đa nguyên đảng cầm quyền thường xuyên bị các chính đảng đối lập, các tổ chức dân sự và các báo chí độc lập theo dõi và kiểm soát các hoạt động. Vì thế các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn ngay tại quốc hội và trên các cơ quan báo chí làm cho đảng cầm quyền phải thận trọng và cân nhắc trước các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới vân mạng dân tộc và quyền lợi thiết thực của nhân dân. Nếu không thì đảng cầm quyền sẽ mất chính quyền khi đa số cử tri bỏ phiếu chống lại trong các cuộc bầu cử dân chủ tự do.

Dưới chế độ độc đảng toàn trị của ĐCSVN đã hoàn toàn không có các điều kiện trên. ĐCS một mình một chiếu, độc thoại, độc quyền, Quốc hội theo lối đảng cử dân bầu, trong đảng thì làm việc theo tập trung dân chủ khiến cho chỉ vài ông vua tập thể trong Bộ chính tri làm mưa làm gió, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Chính cơ chế sinh hoạt của chế độ độc đảng là mụ đỡ cho các tệ trạng xã hội như tham nhũng, gia đình trị, nhóm lợi ích. Nó cũng là thủ phạm gây ra những sai lầm nguy hiểm và kéo dài trong chính sách an ninh đối ngoại; vì không được nhân dân ủng hộ nên những người có quyền lực phải nhờ các thế lực bên ngoài che chở. Đây chính là hoàn cảnh của VN hiện nay dưới chế độ độc đảng. Nguy hiểm rõ ràng là, hiện nay những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội đã bị biến thành những anh hề làm trò xiệc để Bắc kinh ngang ngược lấn biển, chiếm đảo và đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và độc lập của VN!

Lúng túng với kẻ thù, ông nói gà bà nói vịt trong Bộ chính trị

Từ lệ thuộc tư tưởng và chính trị tới lệ thuộc kinh tế, thương mại ngày càng trầm trọng, khiến cho tứ trụ triều đình CS ở Hà nội đang rơi vào thế bị động và vô cùng lúng túng đặc biệt từ khi Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981:

– Hội nghị Trung ương 9 của CSVN diễn ra đúng vào dịp Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981, nhân dân cả nước lo ngại và phẫn uất, dư luận quốc tế rất quan tâm. Là đảng độc quyền và khẳng định là lực lượng lãnh đạo dân tộc, nhưng Bộ chính tri đã không cho Trung ương đảng thảo luận mà chỉ thông tin nhỏ giọt những gì họ cho phép. Vì vậy Hội nghị Trung ương 9 đã không có tuyên bố chung kết án các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh.Mặc dầu theo Điều lệ Đảng Trung ương đảng là cơ quan cao nhất. Như thế cho thấy họ đòi lãnh đạo dân tộc, nhưng lại vô cảm và vô trách nhiệm với vận mệnh dân tộc! [vii]

– Cũng vào thời gian này Quốc hội khóa 13 đang họp kì 7 suốt 5 tuần cũng không giành ưu tiên một buổi họp đặc biệt về tình hình căng thẳng trên biển Đông sau khi Bắc kinh dựng giàn khoan HD 981. Cho nên cuối cùng Quốc hội cũng không ra được một tuyên bố hay nghị quyết kết án hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh. Mặc dầu theo Hiến pháp thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất! Khi Quốc hội bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã không dám ra trước báo chí trả lời tại sao Quốc hội lại vô cảm trước bức xúc của nhân dân, nên đã giao cho Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời ấp úng và lúng túng về việc tại sao Quốc hội không ra được một tuyên bố kết án Bắc kinh xâm lấn.[viii] Trong khi đó một nhân vật thân cận của Nguyễn Phú Trọng,Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nói thẳng“Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa ‘đặc biệt nghiêm trọng’ ” !!![ix]Nhận định này của ông Thuận phản ảnh quan điểm của Nguyễn Phú Trọng khi còn là Chủ tịch Quốc hội: „Tình hình biển Đông không có gì mới!“

– Giữa tháng 6 sau 6 tuần ngang ngược dựng giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa VN và đánh phá các tầu tuần tra của VN Bắc kinh đã cử Dương Khiết Trì, người đứng đầu ngành ngoại giao Trung quốc, sang dọa dẫm VN và ra lệnh: „Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc“.[x] Nhưng thật là quái đản, ngày 18.6 Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị vẫn gọi Dương Khiết Trì là „đồng chí“![xi] Không những thế vì sợ Bắc kinh nên Bộ chính tri lại cản không cho PhóThủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Washington thảo luận với Mĩ về tranh chấp biển Đông với Bắc kinh theo lời mời cùa ngoại trưởng Kerry. Nhưng lại cho Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thúc giục Liên minh Âu châu (EU) lên tiếng kết án Trung quốc. Thật là lúng túng, mâu thuẫn cùng cực! [xii]

– Trong các tuần gần đây Nguyễn Tấn Dũng lại đóng vai anh hùng rơm, mượn cơ hội tuyên bố rất nổ trong một số dịp liên quan tới giàn khoan HD 981. Nhưng khi cần có tiếng nói của người cầm đầu chính phủ thì ông lại tránh né. Như việc ông Dũng không dám ra trước Quốc hội tuyên bố kết án Bắc kinh bành trướng trên biển Đông. Từ lâu mọi người đầu biết là anh Ba Dũng hay „Đồng chí X“  trước sau vẫn chỉ là người „đón gió“ nhưng không dám „đổi cờ! Mỗi khi xẩy ra những bức xúc trong dư luận thì Nguyễn Tấn Dũng lại dùng ngôn ngữ rất nổ và hô hoán lớn, nhưng sau khi đánh trống xong thì quẳng dùi đi, chỉ muốn mượn gió bẻ măng mà thôi! Mới đầu năm nay Nguyễn Tấn Dũng đã từng quả quyết „phải làm lễ kỉ niệm 19.1 và 17.2“ và phất cao „ngọn cờ dân chủ“.[xiii] Nhưng sau khi Tập Cận Bình ra lệnh qua đường giây nóng thì ông Dũng lại im thin thít. 8 năm dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng cũng là thời kì kinh tế VN càng lệ thuộc Trung quốc, những người dân chủ bị giam cầm và đàn áp thô bạo nhất; chính ông ra lệnh cấm biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và cấm chuyên viên, trí thức được phản biện công khai và cũng là thời kì tham nhũng trắng trợn nhất! [xiv]

***

Sự phá sản của chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuối thập niên 80 với sự tan rã của Liên xô và các nước CS Đông Âu như trận động đất chính trị, nhưng đã không làm những người CSVN độc tài bảo thủ thức tỉnh. Trái lại vì đặt quyền lợi “đảng trước nước sau” nên họ đã hốt hoảng chạy sang Thành Đô cúi đầu xin bao bọc của phương Bắc. Hành động hốt hoảng này của họ cũng giống như triều đình nhà Nguyễn trước đây. Khi ấy tiếng súng đại bác của phương Tây cũng không đánh thức được các vua quan bạc nhược nhà Nguyễn thức tỉnh để canh tân đất nước kịp thời như Minh trị thiên hoàng ở Nhật. Triều đình nhà Nguyễn cũng đã hốt hoảng chạy sang Bắc kinh cầu viện, nhưng khi ấy chế độ phong kiến ở Trung quốc cũng không khá hơn, nên cuối cùng Triều đình Nguyễn không tránh khỏi tan rã.

Ngày nay với chủ trương đảng trước nước sau và đàn áp nhân dân nên chế độ toàn trị CSVN không dám đụng đến chân lông „Bạn bốn tốt“, mặc dù Bắc kinh đang ngang ngược xâm lấn biển, đảo của VN. Đây là lập trường và thái độ thực sự của Bộ chính tri và đã được người cầm đầu tuyên bố ngày 1.7 đã nói ở trên!

Nhưng thái độ ươn hèn này đang đẩy VN vào lệ thuộc phương Bắc và đế quốc kiểu mới của Bắc kinh đang trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của dân tộc ta. Vì thế chế độ toàn trị CSVN sẽ không có lối thoát! Hoàn cảnh của nhóm cầm đầu CSVN hiện nay rõ ràng như „Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra“ !

Nhân dân VN – đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên CS tiến bộ- quyết không nuôi ảo tưởng, quyết không để „trái tim nhầm chỗ để trên đầu“. Một số nhân sĩ trong nước đã cảnh báo là, những người dân chủ chúng ta không được để cảm tính thay cho lí trí, chỉ như vậy mới không bị đánh lừa của bất cứ ai chỉ „đón gió“ nhưng lại không dám „đổi cờ“ trong việc đấu tranh chống độc tài và bảo vệ đất nước![xv]

ÂU DƯƠNG THỆ

Ghi chú:

[i] . Quân đội Nhân dân điện tử 1.7

[ii] . Sách nghiên cứu của tác giả sẽ được xuất bản.

[iii] . Đài Bắc kinh 9.6

[iv] . Thụy My/Phạm Chí Dũng “Vì sao Kinh tế VN quá khó để thoát Trung”, RFI 26.6.14.

[v] . Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trước cử tri tại Sài gòn ngày 28.6, Lao động 28.6

[vi] . Cộng sản 18.6

[vii] . Xem cùng tác giả „Sự phá sản trong chính sách Trung quốc chứng minh sự sai lầm cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị“, trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/adt175.htm

[viii] . VN Economy 24.6

[ix] . Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời phỏng vấn của BBC 24.6.

[x] . Đài Bắc kinh 18.6.

[xi] . Cộng sản 18.6

[xii] . Song Chi, „VN –tâm lí „chờ sung rụng“ và trạng thái „bị lờn thuốc““, RFA 25.6

[xiii] . Xem cùng tác giả: „Thông điệp năm mới 2014:Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh „treo đầu dê bán thịt chó“ ! Trong: http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/thongdiep.htm

[xiv] . Các hành động „đón gió nhưng không dám đổi cờ“ của ông Dũng trong thời gian làm Thủ tướng xem….“Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X:„Nguyễn Như Vân“ muôn năm !“ http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/qh2811.htm

„Trọng ngố, Dũng hèn đang đưa đất nước tới vực thẳm !Và con đường của chúng ta“ trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm

[xv] . Nguyễn Quang A, „Trái tim nhầm chỗ để trên đầu!“ , Dân quyền 26.5. Hà Sĩ Phu,Muốn thoát Hán phải thoát Cộng!“, Dân quyền 26.5

 

Ánh sáng xuyên màn đêm

Ánh sáng xuyên màn đêm

Chuacuuthe.com

tri0

VRNs (06.07.2014) – Sài Gòn – “Con thì đã xong rồi, nhưng còn các anh em trong tù thì sao?” Đó là câu hỏi của Huỳnh Anh Trí đặt ra với chúng tôi sau khi anh biết mình đã bị nhiễm HIV. Cái ngày mà tôi không thể quên : 28.05.2014.

Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 tại Sài Gòn. Đầu thập niên 90, anh Trí theo gia đình di cư sang Thái Lan. Năm 1999, anh tham gia vào tổ chức Việt Nam Tự Do tại Bangkok, một tổ chức có đường lối đấu tranh chống lại sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.

Tháng 12.1999, Huỳnh Anh Trí bị bắt cùng với người anh ruột là Huỳnh Anh Tú (sinh năm 1968) tại Sài Gòn. Anh Trí và người anh cùng bị kết án 14 năm tù giam với tội danh “khủng bố” theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự .

Năm 2001, Huỳnh Anh Trí bị chuyển đến giam tại nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Trong thời gian bị giam giữ tại đây, anh Trí đã đấu tranh với các quản giáo và giám thị trại giam để phản đối tình trạng giam giữ vô nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là các tù nhân chính trị.

Năm 2005 và 2006, Huỳnh Anh Trí cùng với các tù nhân chính trị đã gởi đơn đến bộ trưởng bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh, Ban giám thị nhà tù để phản đối quy định chỉ cho sử dụng một dao lam cạo râu, hớt tóc cho rất nhiều rất tù nhân (cả thường phạm và chính trị), điều này dẫn đến lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho nhiều tù nhân bị giam giữ chung. Nhất là việc sử dụng cùm không sạch, sau khi người nhiễm HIV/AIDS đã cùm bị chảy máu, cho các tù nhân chính trị và Huỳnh Anh Trí đã bị lây nhiễm.

Anh Trí kể, khi bị cùm, người tù rất sợ cùm dơ. Cùm dơ là cùm đã khóa chân người nhiễn HIV/AIDS dính đầy máu, thậm chí có cả da và ít thịt, nhưng không bao giờ được tẩy sạch. Anh Trí nói: “Tôi đã hỏi bác sĩ tuyên truyền về HIV/AIDS của Tổng cục VIII rằng khi cùm dính máu người nhiễm, rồi cùm cho tôi thì tôi có bị nhiễm không? Ông bác sĩ đó trả lời : “ tôi không biết!”

Người tù muốn thoát cùm dơ thì phải biết điều, phải cắt phần tiền trong sổ cantin trại giam, có khi phải tới một triệu, cho người quản cùm thì mới được cùm sạch. Anh Trí bị cùm dơ trong cả một thời gian dài.

Chúng tôi hỏi, tại sao anh muốn kể lại chuyện anh bị nhiễm HIV/AIDS? Anh Trí cho biết là phải tố cáo những độc ác của nhà tù để bảo vệ những tù nhân chính trị. Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt trong buổi nói chuyện đã bổ sung. “Tôi thấy một anh chuẩn bị cùm vào cùm dơ đã quỳ và bái lạy nhiều lần trung úy Giang để khỏi phải bị đưa chân vào đó”.

Kết quả xét nghiệm làm tại một Trung tâm y khoa ở Sài Gòn, ngày 28.05.2014 cho biết “Test HIV (test nhanh), kết quả phát hiện kháng thể HIV, đề nghị làm thêm Elisa HIV”. Kết quả xét nghiệm Elisa tại Viện Pasteur TP.HCM, ngày 29.05.2014, do thạc sĩ Lê Chí Thanh ký cho biết: Tỉ lệ tế bào TCD4 là 5.89%, trong khi bình thường phải là từ 29.5 – 41.9%. Số lượng tế bào TCD4 là 44.00/mm3, trong khi đó ngưỡng phải đạt từ 576 – 1254/mm3. Cơ thể của anh Huỳnh Anh Trí đã có nhiều bệnh cơ hội phát triển ngoài da và lao. Anh đã vào giai đoạn cuối của AIDS.

Một người em kết nghĩa đã đưa anh Trí đi làm các xét nghiệm kể: “Khi có kết quả, bác sĩ nói chuyện riêng với anh Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết và sẵn sàng đón nhận kết quả hôm nay. Bác sĩ ôm chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ đã dùng cách này để giết hại bao nhiêu người yêu nước”. Anh Trí kể, “bác sĩ cho tôi tiền và bảo ông sẽ cố gắng hết sức để cứu tôi. Tôi nói không sao đâu bác sĩ. Tôi chỉ lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm SIDA và chết”.

Anh Huỳnh Anh Tú, người anh trai cùng tội danh và bản án nói : “Những người tù chính trị chúng tôi phải giữ tư cách, không có chuyện xâm mình như các tù hình sự, nên không thể nói lây bệnh AIDS qua đó được”.

Khi được hỏi những ngày cuối cùng, anh Trí có ước mơ gì không? Cô Võ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1986, người yêu của anh Trí mới sáu tháng qua và cũng là người chăm sóc anh tận tình kể từ khi anh biết mình bị nhiễm AIDS. Cô nói: “Anh Trí muốn hai chúng tôi về quê chung sống, tôi hỏi ảnh, bây giờ mình làm đám cưới nha anh. Ảnh nói để anh khỏe rồi tính, chứ giờ lỡ có gì thì thiệt thòi cho em lắm”.

“Khi hay tin anh Trí bệnh, ba má chị Tuyết định lên thăm, thì anh Trí nói mình trẻ không đi thăm ông bà, để ông bà đi lên là không được. Anh dậy đi về An Giang thăm ba má vợ tương lai’- Người em kết nghĩa của Trí kể.

Ông bà rất muốn con gái mình chăm sóc cho anh Trí, vì xem đây là cái phước cũng như cái nghiệp của con gái mình.

Chúng tôi hỏi, tại sao cô Tuyết là đi yêu một cựu tù nhân? Cô Tuyết lắng lại một lúc lâu rồi nói: “Anh Trí là người rất tình nghĩa”.

Khi nghe anh Trí lâm trọng bệnh, nhiều người đã quen từ lâu, và nhiều người hơn chưa hề quen biết đã hỏi thăm, cầu nguyện và giúp đỡ.

Khoảng hơn 22:00g, ngày 04.07, anh Tú và cô Tuyết thấy tình trạng sức khỏe của anh đã nguy kịch, nên đã đưa anh đến Bệnh viện Nhiệt Đới, nhưng ở đây không tiếp nhận mà chỉ qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Những người thân đưa anh đến Phạm Ngọc Thạch thì ở đây không nhận với lý do không có hộ khẩu. Cấp cứu mà cũng cần có hộ khẩu nữa sao? Sau đó anh Trí bị ngất, không biết gì nữa. Các bác sĩ và nhân viên ý tế bệnh viện này đuổi anh và người nhà ra. Nhưng có một bác sĩ đến lay lay làm anh Trí tĩnh lại, nên họ chấp nhận đưa anh vào phòng hồi sức.

13:30g, ngày 05.07.2014, anh Huỳnh Anh Trí từ trần tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Anh đã ra đi, gia đình xin mang xác về để lo an táng. Đến đây thì bệnh viện không cho với lý do không có ai chứng thực được là thân nhân. Tiêu chuẩn phải để xác định thân nhân là có chung hộ khẩu. Lại hộ khẩu! Anh Tú và anh Trí khi ra tù đến nhà người chị là chị Đào xin nhập hộ khẩu thì công an gây khó khăn, suốt từ cuối năm 2013 đến nay vẫn chưa có hộ khẩu thì lấy đâu ra cùng tên trong hộ khẩu để xác nhận thân nhân.

Cách thứ hai là về công an địa phương xác nhận anh Trí là thân nhân chị Đào. Chiều thứ bảy không tìm được công an, mà gia đình cũng cho rằng công an đã tìm cớ không làm hổ khẩu thì họ cũng tìm cớ không xác nhận. Thế là không còn cách nào để xác nhận người ruột thịt với anh Huỳnh Anh Trí để lãnh xác về.

Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có mặt ngay sau khi anh Trí mất cho biết, “có mấy người cò mồi cứ đi theo hỏi hoài rằng có muốn lo không, họ sẽ lo từ A tới Z cho”. Theo ông Cầu đây là việc làm có phân công tổ chức, chứ không chỉ là một việc làm kiếm tiền của những người ăn bám vào xác chết. Ông kể, “một người đang nói thì có một bà mặc quần lửng bước tới nói, hôm nay thứ bảy là ngày lẽ, đâu phải của tụi bay đâu mà nói. Tức thì người kia bỏ đi”.

Chúng tôi vào cùng với anh Tú để thuyết phục cô điều dưỡng trưởng tên Hương rằng anh Tú và anh Trí cùng ra tù, và trên giấy quyết định ra tù có ghi rõ tên cha mẹ của hai người giống nhau, nên chắc chắn hai người này là ruột thịt, nên xin ch anh Tú lãnh xác. Cô Hương trả lời, “anh này cũng không có hộ khẩu thì làm sao, chúng tôi phải nắm người có tóc”. Giải thích và thuyết phục khá lâu, nhưng cô điều dưỡng trưởng tên Hương vẫn cứ nói rằng “chúng tôi không thể làm sai nguyên tắc”.

Sau đó chúng tôi yêu cầu gặp trực lãnh đạo của bệnh viện, cô gọi một bác sĩ xuống, có lẽ là bác sĩ phó khoa, ông này cũng xuôi theo cô điều dưỡng. Khi chị Đào mang giấy khai sanh của chị và anh Trí ra, thì ông bác sĩ này mới gọi điện thoại xin ý kiến lãnh đạo, và cuối cùng đã đồng ý cho nhận xác về.

Các linh mục DCCT, các nhân viên truyền thông VRNs, cộng tác viên phòng Công lý Hòa bình, và anh em Con đường Việt Nam cùng vài tù nhân lương tâm có mặt để tẩn liệm cho anh ngay tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lúc 18:00. Sau đó thi hài anh Trí được đưa về quàn tại nhà nguyện xóm 2 thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trên đường Hoàng Sa, gần ngã tư Rành Bùng Binh.

Bóng tối không che được ánh sáng, cũng chẳng làm mờ mắt người có ánh sáng trong con tim và cộng đồng như anh Huỳnh Anh Trí.

Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR

 

Đám cưới của chàng thanh niên trẻ bị ung thư gây xúc động cho cư dân mạng

Đám cưới của chàng thanh niên trẻ bị ung thư gây xúc động cho cư dân mạng

Chuacuuthe.com

1

VRNs (06.07.2014) -Sài Gòn- CNA cho biết, hàng triệu người xem trên toàn thế giới đã xem một video trên YouTube và gửi cho nhau. Video nói về lòng quyết tâm của một người đàn ông trẻ ở Philippines kết hôn với tình yêu của đời mình chỉ vài giờ trước khi chết do bị ung thư giai đoạn cuối.

Vào đầu năm nay, Rowden và Leizel quyết định kết hôn. Họ lên kế hoạch cho đám cưới vào ngày 08 tháng 7, nhưng Rowden, chàng trai 29 tuổi, được chẩn đoán bị ung thư thận nặng vào cuối tháng năm.

Biết rằng bệnh ung thư của anh đã vào giai đoạn cuối, ước muốn cuối cùng Rowden là kết hôn với Leizel. Cặp đôi này đã chuyển ngày và quyết định “đưa nhà thờ” về với anh tại bệnh viện, khi anh không còn có thể đi ra ngoài được nữa.

Sau 12 giờ chuẩn bị cho đám cưới, anh đã có thể thực hiện ước mơ của mình.

Rowden qua đời vào ngày 11 tháng 6, chỉ 10 giờ sau khi kết hôn với Leizel. Video thuật lại câu chuyện của họ đã được đăng trên YouTube do anh trai của anh thực hiện.

Trong vòng hai tuần, đoạn video đã được xem hơn 10 triệu lần.

Trong mô tả kèm theo video, gia đình Rowden cho biết họ muốn “cảm ơn Người Bạn Chí Cốt – Chúa Giêsu Kitô vì Người đã an bài câu chuyện đầy xúc động này. Và đã cho chúng tôi đủ thời gian để cho Rowden thực hiện điều anh muốn và Chúa đã cho anh thấy mình được yêu thương như thế nào.

Pv. VRNs

 

Chống buôn người: Việt Nam chưa đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu

Chống buôn người: Việt Nam chưa đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu

Nghe (16:01)

VOA

Thanh Phương

Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. »

Hãng tin AFP ngày 26/06 vừa qua đã có một bài nói về nạn buôn phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để làm vợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia mà chính sách một con đã dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu một cách trầm trọng, khiến nhiều đàn ông không kiếm được vợ. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục là nạn nhân của những đường dây buôn người, nhắm vào những cộng đồng dân cư nghèo ở các tỉnh miền núi giáp biên giới Việt Trung.

AFP nêu trường hợp của một cô gái 16 tuổi, với tên được đổi là Kiab để giấu danh tính của cô. Kiab đã bị chính người anh ruột lừa bán làm vợ cho một người Trung Quốc. Sau khi sống một tháng trong « gia đình chồng », Kiab đã trốn thoát được. Cảnh sát Trung Quốc đã gởi trả Kiab về Việt Nam và hiện nay cô sống cùng với khoảng 10 phụ nữ khác trong một trại ở Lào Cai, do Nhà nước lập ra cho những nạn nhân của các đường dây buôn phụ nữ.

Theo số liệu thống kê của chính quyền Việt Nam, trong năm 2013 đã có gần 1000 phụ nữ là nạn nhân của các đường dây này, trong đó 70% là đưa sang Trung Quốc. Theo lời ông Michael Brosowski, thuộc tổ chức Blue Dragon Children ( đã giải cứu 71 phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2007 ), các phụ nữ này bị bán với giá có thể lên tới 5000 đôla để làm vợ hoặc bán vào các ổ mãi dâm.

Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. »

Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Việt Nam là quốc gia xuất phát của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động trong nước và nước ngoài. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần.

Sau đó, một số người đã bị cưỡng ép lao động trong các ngành xây dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ, chế tạo, và một số ngành khác, chủ yếu tại Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Nhật Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cambốt, Indonesia, Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển, Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Ba Lan, Ukraina, Libya, Ả Rập Xêút, Jordani và một số quốc gia khác ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Cũng theo báo cáo Tình hình buôn nguời 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam tiếp tục bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục, đặc biệt là Trung Quốc, Cam Bốt, Malaysia, và Nga. Nhiều nạn nhân người Việt của việc buôn bán tình dục cũng đã được tìm thấy ở Ghana. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Singapore hay Hàn Quốc để thành hôn với người nước ngoài thông qua môi giới, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc cả hai.

Bảo cáo nhắc lại rằng, « làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ ». Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam và Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc Anh và Đan Mạch, buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa.

Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, và các nhà môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đôi khi đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ.

Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào.

Theo bộ Ngoại giao Mỹ, báo cáo của các tổ chức phi chính phủ và của chính phủ cho thấy những kẻ buôn người ngày càng nhắm đến các nạn nhân ở những vùng sâu vùng xa, là nơi mà mức độ nhận thức của người dân và chính quyền về nạn buôn người còn thấp. Các tổ chức phi chính phủ cho biết các đối tượng mua bán người đang tăng cường sử dụng Internet để dụ dỗ các nạn nhân, dẫn đến số lượng những người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu ở thành thị trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người cũng ngày càng tăng.

Theo cuộc khảo sát năm 2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ mua dâm chủ yếu là những người đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Xuất phát từ những thực tế nói trên, báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một số khuyến nghị với chính phủ Việt Nam, mà đầu tiên là phải sử dụng các quy định trong luật mới về Phòng chống Mua bán người để « kiên quyết » truy tố tất cả các hình thức mua bán người và kết án và xử phạt những kẻ buôn người, đặc biệt trong những vụ cưỡng bức lao động.

Trả lời phỏng vấn RFI về bản báo cáo nói trên, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức BPSOS, tại bang Virginia, Hoa Kỳ, cho rằng lẽ ra bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải xếp Việt Nam ở thứ bậc thấp hơn, tức là hạng 3, thay vì hạng 2, vì, theo ông, chính phủ Hà Nội chưa thật sự quyết tâm bài trừ tệ nạn buôn người, thậm chí đứng đằng sau nhiều vụ buôn người. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với ông Nguyễn Đình Thắng:

TS Nguyễn Đình Thắng, Virginia, Hoa Kỳ

 

27/06/2014

 

Nghe (11:23)

 

 

 

 

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời do nhiễm HIV trong tù ?

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời do nhiễm HIV trong tù ?

Trọng Thành

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí, người vừa mãn hạn tù được sáu tháng, sau 14 năm bị giam cầm, vừa qua đời hôm nay, 05/07/2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn. Ít ngày nay, có nhiều thông tin được lưu truyền về các xét nghiệm y tế cho thấy ông Huỳnh Anh Trí có thể đã bị nhiễm HIV trong thời gian ở tù, và trước khi mất, sức khỏe ông suy yếu trầm trọng do bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Sau sự ra đi của nhà giáo Đinh Đăng Định, ông Huỳnh Anh Trí là cựu tù nhân lương tâm thứ hai từ trần ít lâu sau khi ra tù trong năm 2014. Dư luận đặt nhiều câu hỏi về những nguyên nhân khiến ông Huỳnh Anh Trí bị mắc căn bệnh hiểm nghèo trong tù.

Về cái chết của ông Huỳnh Anh Trí và phản ứng từ phía chính quyền Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với ông Nguyễn Bắc Truyển, thành viên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, người đã có thời gian cùng sống trong một trại giam với người tù lương tâm vừa qua đời.

Nguyễn Bắc Truyển, thành viên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo

 

05/07/2014

 

Nghe (07:32)

 

 

 

Phụ thuộc Trung Quốc vì kinh tế bị các nhóm lợi ích chi phối

Phụ thuộc Trung Quốc vì kinh tế bị các nhóm lợi ích chi phối
July 04, 2014

Nguoi-viet.com
HÀ NỘI (NV) – Thảo luận về tự chủ kinh tế, nhiều chuyên gia tin rằng sự phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế là do kinh tế Việt Nam bị các “nhóm lợi ích” chi phối.


Dự án xây dựng cảng Vĩnh Tân ở Bình Thuận do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận có rất nhiều tai tiếng. (Hình: Thanh Niên)

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã trao gần như toàn bộ các hợp đồng EPC (NV: Engineering, Procurement and Construction contract – hợp đồng tổng thầu, loại hợp đồng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công và chạy thử rồi mới bàn giao cho chủ đầu tư) cho nhà thầu Trung Quốc: 23/24 dự án xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoảng sản, chưa kể các dự án giao thông, chưa kể ưu tiên cho thuê rừng và đất rừng ở biên giới.

Khi bàn về tự chủ kinh tế, ông Lê Ðăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, tiếp tục thắc mắc tại sao lại xảy ra điều đó. Thực tế vừa kể đem lại bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho các nhòm, các cá nhân?

Ông Doanh nhấn mạnh, Trung Quốc là “thầy” về mua chuộc, đút lót. Tình trạng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc phải chăng là do bị các nhóm lợi ích chi phối quá mạnh.

Không chỉ giành được phần lớn các hợp đồng thông qua đấu thầu, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đang dốc tiền mua lại các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, chẳng hạn mua lại Công Ty CP của Thái Lan để nắm quyền chi phối toàn bộ thị trường thức ăn gia súc, gia cầm ở Việt Nam.

Theo thống kê của Hải Quan CSVN, năm 2012, Việt Nam nhập cảng các loại hàng hóa, nguyên liệu từ Trung Quốc có giá trị 28.8 tỉ Mỹ kim, trong khi Trung Quốc cho biết, năm 2012, lượng hàng hóa, nguyên liệu mà Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam trị giá 34 tỉ Mỹ kim. Chênh lệch giữa thống kê nhập cảng và xuất cảng giữa hai bên là 5,2 tỉ Mỹ kim và ông Doanh nhận xét, khoản chênh lệch lớn bất thường đó phải chăng là qua đường tiểu ngạch.

Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí Việt Nam, lặp lại điều mà nhiều người từng thắc mắc, vì sao nhà thầu Trung Quốc thường xuyên không thực hiện đúng hợp đồng, chất lượng công trình và thiết bị kém, già thành công trình thường xuyên cao hơn giá dự kiến… nhưng hầu hết các dự án vẫn tiếp tục được giao cho các nhà thầu Trung Quốc và chẳng ai ngăn chặn các nhà thầu này đưa từ Trung Quốc sang những loại vật tư, phụ tùng vốn có sẵn tại Việt Nam, cũng như đưa cả lao động phổ thông sang làm việc tại các công trình mà họ là tổng thầu?

Theo ông Thụ, bởi Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án ở Việt Nam nên nay, khi tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ có các nhà thầu Trung Quốc tham gia, nhà thầu của các nước khác không muốn tham gia nữa.

Ông Thụ khẳng định, thực trạng vừa kể là do các chủ đầu tư không có lương tâm.

Ông Thụ cho biết, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí Việt Nam đã gửi văn bản cho thủ tướng và chủ tịch nhà nước, đề nghị kiểm tra lại toàn bộ các dự án do Trung Quốc đang thi công dở dang để huy động doanh nghiệp Việt Nam và các nhà thầu ngoại quốc khác hoàn tất những dự án này.

Ông Doanh cho rằng, vì các nhóm lợi ích chi phối các dự án đầu tư nên đã phát sinh nhiều “sơ hở không đáng có” khiến kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông Doanh đề nghị phải minh bạch và làm rõ trách nhiệm cá nhân.

Hồi hạ tuần tháng trước, sau khi các chuyên gia kinh tế, báo giới liên tục cảnh báo kinh tế Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc. Nếu Trung Quốc gây áp lực bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế – thương mại, kinh tế Việt Nam sẽ suy sụp, thông tấn xã Việt Nam đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Sang tuyên bố, không để kinh tế Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc.

Nhân vật là chủ tịch nhà nước Việt Nam cho biết, Việt Nam theo đường lối “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” để “bảo đảm cùng có lợi và dứt khoát không để phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào trong cả kinh tế lẫn chính trị” song nhìn nhận, “một số lĩnh vực thực hiện không đúng chủ trương này, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế” và thừa nhận nhập siêu từ Trung Quốc “càng ngày càng lớn, liên tục” và trong đó có “các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.” (G.Ð)

 

VN lên án TQ tại LHQ

VN lên án TQ tại LHQ

Thứ sáu, 4 tháng 7, 2014

Tàu hai nước tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan

Việt Nam đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương – 981 và chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

Diễn biến mới nhất xảy ra hôm 3/7, khi Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, một lần nữa gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon.

Đại sứ Trung đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Văn bản thứ nhất “bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý” hai văn bản của Trung Quốc gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon ngày 22/5 và 9/6.

Theo thông cáo của Việt Nam, văn bản gửi LHQ nói Trung Quốc “làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế”.

“Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” Việt Nam nói.

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã tấn công cả tàu thực thi pháp luật và tàu của ngư dân.

Hành động của Trung Quốc “không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển”.

Việt Nam cũng nói với LHQ rằng Trung Quốc “khước từ” các “nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng”.

Theo phía Việt Nam, từ ngày 2/5, Việt Nam đã “gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau” để phản đối Trung Quốc.

Chủ quyền Hoàng Sa

Văn bản thứ hai của Việt Nam nói Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam cho biết trong các trao đổi gần đây, Trung Quốc dẫn ra một số “bằng chứng lịch sử”, nhưng Việt Nam nói chúng “không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện”.

“Các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa,” phía Việt Nam nhấn mạnh.

“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa”

Văn bản của Việt Nam cũng bác bỏ những tư liệu gần đây được Trung Quốc dẫn ra để nói Việt Nam từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Việt Nam nói Trung Quốc “cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975”.

“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa,” văn bản nói.

Việt Nam cũng nhấn mạnh vào tháng 9 năm 1975, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”.

Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Trung Quốc nhận thức được “vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây”.

Gần đây các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, đều đề cập khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì vụ giàn khoan.

Thù trong giặc ngoài từ đâu ra?

Thù trong giặc ngoài từ đâu ra?

RFA

Song Chi.

Trong suốt bao nhiêu năm dài độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản VN đã có quá nhiều sai lầm xuất phát từ mô hình thể chế chính trị độc tài cho tới vô số chính sách cụ thể. Cho đến bây giờ, những ai có hiểu biết đều nhận ra sự tồn tại của đảng cộng sản thực sự đã gây nên những hậu quả nặng nề như thế nào cho đất nước, cho dân tộc VN.

Còn đối với chính đảng và nhà nước cộng sản, những sai lầm đó đã tạo nên hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa nhà cầm quyền và nhân dân, đã đẩy hàng vạn hàng triệu người VN tự giác đứng về phía đối lập, trong đó có không ít người từng tin yêu đảng, từng đứng dưới lá cờ của đảng.

Từ những năm tháng đầu tiên khi mới cướp được chính quyền, thay vì thành lập một chính phủ cởi mở, dân chủ với sự tham gia đóng góp của rất nhiều nhân vật thuộc nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau như sự hứa hẹn ngon ngọt lúc đầu, đảng cộng sản đã tìm mọi cách triệt tiêu mọi tổ chức, đảng phái đối lập như VN Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Quốc, Việt Cách…; truy lùng, thanh trừng, ám sát trong bí mật những khuôn mặt nổi bật cũng như bắt bỏ tù hàng trăm đảng viên của các đảng phái khác.

Rồi phong trảo Cải cách ruộng đất nhân danh cuộc đấu tranh giai cấp đã giết hại hàng trăm ngàn người vô tội, và đẩy hàng triệu người khác, là thân nhân, con cháu của những người bị quy là địa chủ, cường hào ác bá vào vòng khổ ải. Vụ án Nhân văn Giai Phẩm đã hủy hoại tài năng và cuộc sống của bao văn nghệ sĩ, vụ án xét lại những năm 60 của thế kỷ XX khiến hàng chục trí thức, cán bộ cách mạng cao cấp phải vào tù…

Đáng chú ý là phong trào Cải cách Ruộng Đất với những cuộc đấu tố, thanh trừng man rợ luôn luôn có bàn tay chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng, còn bản thân phong trào này hay những vụ như Nhân Văn Giai phẩm, vụ án xét lại đều là học hỏi hoặc chịu ảnh hưởng từ Liên Xô và Trung Cộng, cho thấy ngay từ hồi đó đảng cộng sản VN đã bị lệ thuộc bởi ngoai bang như thế nào.

Đến khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, đảng lại bỏ lỡ một cơ hội thứ hai để đoàn kết dân tộc cùng xây dựng lại đất nước. Thay vì có những chính sách rộng lượng, văn minh, nhân ái với “bên thua cuộc”, đảng cộng sản đã tiến hành những biện pháp trả thù hẹp hòi mà tinh vi.

Dưới danh nghĩa đi “học tập cải tạo” đã đẩy hàng vạn dân quân cán chính của chế độ VNCH vào tù 5, 10.. năm và hơn nữa, trong đó có không ít người phải bỏ xác nơi trại vì chế độ giam giữ, lao động quá khắc nghiệt. Cùng với họ là bao nhiêu gia đình bị chia đàn xẻ nghé, vợ xa chồng con xa cha.

Rồi chủ nghĩa lý lịch, sự phân biệt trong đối xử, công ăn việc làm, cơ hội học hành khiến sự bất mãn trong lòng người dân miền Nam lớn dần. Chưa hết, đảng cộng sản đã tiến hành những chiến dịch lùa dân miền Nam đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất của họ, phá nát nền kinh tế miền Nam và móc sạch túi dân miền Nam qua những lần đổi tiền, những cuộc cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, và những chính sách sai lầm khác trong kinh tế, văn hóa, xã hội.

Kết quả là người miền Nam, vốn chỉ mong kết thúc chiến tranh, hòa bình lập lại và sẵn sàng cùng với chính quyền mới xây dựng lại đất nước đã từ thất vọng não nề chuyển sang chán ghét, căm thù chế độ và lần lượt bỏ nước ra đi.

Không lâu sau ngày VN thống nhất, thế giới đã được chứng kiến một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận hiện đại, kéo dài trong nhiều năm, với hàng triệu người liều mạng ra đi bằng mọi giá, hàng trăm ngàn người khác bỏ mình dưới đáy biển, bởi bàn tay hải tặc, hoặc vì vô số lý do khác.

Và cho đến tận bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm mọi cách để ra đi.

Những chính sách đó đã gây ra nỗi căm hận trong lòng hàng triệu người. Đảng cộng sản đã thắng một cuộc chiến nhưng không thu phục được nhân tâm của “bên thua cuộc”. Gần bốn thập kỷ qua đi nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ phải nói về cụm từ “hòa hợp hòa giải” và vẫn không làm được.

Không chỉ các thế hệ dân miền Nam trong chiến tranh buộc lòng phải trở thành kẻ thù ý thức hệ của đảng cộng sản, tiếp theo là các thế hệ dân miền Nam thời hậu chiến do hậu quả của những chính sách sai lầm nói trên. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc XHCN, nhiều người từng đứng dưới lá cờ của đảng, hoặc con cái trong những gia đình có truyền thống cách mạng ba đời, lý lịch “đỏ như son”, hoặc những người sinh ra sau ngày 30 tháng Tư, không hề biết và dính dáng gì đến chế độ VNCH…cũng trở thành “kẻ thù” trong mắt nhà cầm quyền.

Từ nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, những người trong vụ án xét lại năm xưa, đến thế hệ của hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, nhà thơ Bùi Minh Quốc, các ông Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Tân…Tiếp theo là thế hệ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, doanh nhân Lê Thăng Long, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, nhà báo-luật gia Tạ Phong Tần, luật gia Phan Thanh Hải, 3 nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy…Và còn nhiều, rất nhiều nữa, chưa kể những anh chị em Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, hội Phật giáo VN thống nhất…

Đặc biệt kể từ khi mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng, Bắc Kinh ngày càng lộ rõ mưu đồ thôn tính VN trong khi Hà Nội cũng ngày càng lộ rõ bộ mặt hèn với giặc ác với dân, thì con số người thức tỉnh ngày càng nhiều, và tất nhiên, số lượng người theo nhau vào các nhà tù nhỏ cũng tăng lên.

Ai đã làm cho họ trở thành “phản động”, thành kẻ thù của đảng, của chế độ? Có phải do các thế lực thù địch bên ngoài xúi giục họ như nhà cầm quyền VN thường rêu rao?

Không, chính là nhà nước này, với những sai lầm, tội ác và hệ lụy mà họ gây ra cho đất nước, dân tộc đã tạo nên những bức xúc, phẫn nộ trong lòng mọi người. Chính những điều luật 79, 88, 258 phi lý phi nhân của Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hòng bịt miệng dân, những phiên tòa bỏ túi, những bản án bất công, những thủ đoạn bẩn thỉu chống lại những ai dám mở miệng nói lên sự thật, cộng với những bằng chứng ngày càng lộ ra về quá trình bán nước của đảng cộng sản VN…đã làm cho người dân thức tỉnh.

Và cứ mỗi một người bị xách nhiễu, bị hành hạ, bắt bỏ tù vô lý, nhà cầm quyền không chỉ đẩy người đó mà cả gia đình, người thân, bạn bè của họ về phía đối lập. Từ khi anh Điếu Cày phải nhận bản án bất công, gia đình thường xuyên bị khủng bố, xách nhiễu, chị Dương Thị Tân vợ cũ của anh và con trai mới hiểu ra những việc làm của bố, cộng thêm việc tiếp xúc với bạn bè những người cùng chí hướng với chồng, cha mình, đã khiến chị và con trai trở nên ủng hộ anh tuyệt đối, dũng cảm đấu tranh vì anh.

Mẹ của Phương Uyên, Nguyên Kha…từ chỗ là những bà mẹ nông dân không quan tâm, không biết gì về tin học, nhưng vì muốn lên tiếng cho con, đã làm quen với email, facebook, internet…để liên lạc với những người tốt khác, vận động cho con, đã tìm hiểu với các điều luật để gửi thư phản đối lại các bản án của tòa. Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh đã bôn ba khắp các nước Âu Châu để lên tiếng về trường hợp của con và những người khác, mong thế giới gây sức ép buộc nhà cầm quyền phải thả những tù nhân lương tâm ra…

Trong quá trình đó họ lại gặp thêm những người khác có cùng hoàn cảnh, để củng cố thêm niềm tin rằng cha, chồng, con mình đã làm đúng, rằng lẽ phải đang ở về phía mình, phía nhân dân VN. Và cứ thế, người gọi người, tiếp nối nhau, như những con sóng, người này bị bắt thì lại có người khác…

Đó là chưa kể đến “kẻ thù tiềm tàng” của đảng còn là hàng triệu dân oan bị cướp đất, hàng triệu công nhân bị bóc lột như nô lệ với đồng lương chết đói ngay trên quê hương của mình, đội ngũ những người bị đàn áp vì tôn giáo…

Bất cứ một đảng cầm quyền nảo nếu khôn ngoan muốn được tồn tại lâu dài, sẽ lựa chọn con đường thay vì dùng bạo lực đàn áp người dân thì nên sửa chữa, thay đổi để tháo bớt những ngòi nổ chậm từ nhân dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, thay đổi chính sách sở hữu đất đai để không còn cảnh nông dân bị cướp đất, không còn dân oan, bỏ những điều luật phi nhân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí là sẽ bớt đi được rât nhiều những người bất đồng chính kiến đòi hỏi quyền tự do căn bản này, thay đổi đường lối ngoại giao chọn bạn, chọn đồng minh khác, cương quyết thoát khỏi vòng kểm tòa của Trung Cộng là đã được lòng dân rất nhiều v.v…

Cho đến bây giờ, có lẽ nhà cầm quyền VN mới thấm thía nhận ra họ cô đơn như thế nào giữa lòng dân tộc và giữa thế giới văn minh, dân chủ, tự do, trước sức ép đòi hỏi phải thay đổi từ người dân và sức ép từ âm mưu xâm lược của Trung Cộng cùng lúc tăng lên.

Ngay cả kẻ thù Trung Cộng, suy cho cùng, cũng do chính đảng và nhà nước cộng sản VN, trước sau chỉ đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc, đã tự chọn lựa làm đồng minh, bạn bè suốt bao nhiêu năm. Đảng cộng sản VN đã mắc nợ Trung Cộng từ thời chiến sau đó lại quỵ lụy Trung Cộng quá mức, cộng với sự điều hành quản lý kinh tế xã hội kém cỏi và nạn tham nhũng nên ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Nam Hải, khiến cho cả dân tộc phải lãnh bao nhiêu hậu quả đau thương.

Thù trong giặc ngoài như vậy đều do chính đảng và nhà nước cộng sản tạo ra. Với Trung Cộng, tất nhiên khó mà tiếp tục là bạn một khi Bắc Kinh vẫn duy trì tham vọng độc chiếm biển Đông, thôn tính VN và các nước khác, nhưng còn với nhân dân, tiếp tục đối đầu hay cùng đi một đường là sự lựa chọn của đảng. Và cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa để chọn lựa!