Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc

Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh hôm nay để chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung - REUTERS /B. Smialowski

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh hôm nay để chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung – REUTERS /B. Smialowski

Thanh Phương

Các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông “có vấn đề”. Một hôm trước lúc mở ra cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, một quan chức Mỹ cao cấp đã nhận xét như trên vào hôm nay, 08/07. Vấn đề chính là các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt các yêu sách đã gây căng thẳng trong vùng.

Trung Quốc hiện cũng tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, một đồng minh có hiệp định an ninh với Hoa Kỳ và sẽ được Washington bảo vệ nếu bị tấn công. Các quan chức Mỹ tháp tùng theo Ngoại trưởng Mỹ đã cho biết là Mỹ “hết sức quan ngại” về “sự sẵn sàng của các bên tranh chấp trong việc sử dụng các lực lượng quân sự, bán quân sự, tuần duyên nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền của mình”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Bắc Kinh vào hôm nay để chuẩn bị cho hai ngày họp với phía Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu. Hồ sơ tranh chấp biển đảo giữa Bắc Kinh và các láng giềng được cho là sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự vì đã khuấy động quan hệ giữa hai cường quốc trong thời gian gần đây, bên cạnh hai vấn đề khác là tin tặc và thương mại.

Riêng về Biển Đông, phía Mỹ đặc biệt tố cáo tính chất mập mờ của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác, trong đó có Việt Nam và Philippines. Một quan chức Mỹ trong đoàn của Ngoại trưởng Kerry xác định : “Sự mơ hồ gắn với đường chín đoạn quả là có vấn đề.”

Trung Quốc và các láng giềng đã tăng cường công việc tuần tra trên các khu vực tranh chấp, và gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra những vụ phun vòi rồng, tàu hai bên đâm vào nhau, ngư dân bị bắt giữ.

Theo quan chức cao cấp Mỹ nói trên tình hình căng thẳng leo thang “có liên quan đến Mỹ trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, là một quốc gia thương mại chủ chốt, một khách tiêu thụ quan trọng của các tuyến đường biển và là người bảo kê lâu dài cho sự ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”

Theo hãng tin Pháp AFP, viên chức cao cấp Mỹ đã xin được giấu tên để có thể nói thẳng thắn về các vấn đề tế nhị. Nhân vật này khẳng định rằng các cuộc nói chuyện với phía Trung Quốc sẽ “rất trực tiếp, thẳng thắn, và xây dựng”.

Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh rằng họ không bênh bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền, nhưng đã tố cáo Bắc Kinh về những hành vi gây mất ổn định và thúc giục Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng.

Theo quan chức Mỹ được AFP trích dẫn, Trung Quốc từng tuyên bố là họ quyết tâm dùng các biện pháp ngoại giao và hòa bình để giải quyết tranh chấp, do đó phía Mỹ sẽ yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các cam kết.

 

Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo

Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần Đức Thảo

Bùi Tín

07.07.2014

Sau khi tôi giới thiệu trên VOA cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối của nhà báo Tri Vũ, một số bạn trẻ trong nước gửi thư điện tử cho tôi hỏi rằng tôi đã trích ra mấy đoạn ngắn khi tác giả khắc họa chân dung “ông Cụ” – cụ Hồ – rất sống động, chân thực, vậy cuốn sách có chứa đựng chân dung nào khác cũng lý thú, sinh động như vậy không?

Xin thưa là có, có khá nhiều, như chân dung các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…cũng cô đọng, sinh động không kém.

Đó là những nhân vật đè nặng như ma ám suốt 40 năm ròng trên sinh mệnh của triết gia Trần Đức Thảo, buộc ông phải ngậm đắng nuốt cay, đóng vai kẻ lẩn thẩn dở hơi để tồn tại, để rồi trong gần 6 tháng cuối đời đã để lại cho hậu thế những phán xét sâu sắc được nghiền ngẫm kỹ càng. Qua lời kể của ông, mới vỡ lẽ ra là khi ông phê phán bài “Hãy đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ” của nhà dân chủ Hà Sỹ Phu là làm theo lệnh trên, nhằm được yên thân để còn sống được và thổ lộ tư duy tỉnh táo của mình và lúc cuối đời.

Dưới đây xin trích dẫn vài đọan ngắn khi ông Trần Đức Thảo nói về lực lượng công an CS Việt Nam, những người đã theo dõi, rình rập, đe dọa, đấu tố ông trong suốt 40 năm ông phải sống trong nhà tù lớn Việt Nam.

Nhận định về lực lựơng công an chìm và nổi, Trần Đức Thảo cho biết:

“Có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sán. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”.

Ở một đoạn khác, ông nói thêm:

“Tôi thấy cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức. mọi chính sách hành động bất chánh trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước, cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách huấn luyện, phải tổ chức hẳn lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và đàn áp tư tưởng là việc làm vô ích. Công an không thể bịt miệng dân, không thể kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người CS lãnh đạo có kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến! Dân chúng cứ bị đẩy về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà dùng được…”

Rồi ông kết luận đoạn này như sau:

“Tôi chống thủ đoạn gian dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là chống cái gian, cái ác, tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải… Tôi biết những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đắng, nhưng không chịu lắng nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Tôi luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng, phản biện… “

Có những hoài nghi rất có cơ sở là chính một vài tên công an nỗi và chìm trong sứ quán VN ở Paris đã được lệnh kết thúc cuộc đời ông khi họ nghi rằng ông đang viết một cuốn sách tâm huyết, bạch hóa hết những thâm cung bí sử mà ông được biết, nhằm đền đáp lại nhân dân, với niềm tin rằng nhân dân sẽ hiểu ra cuộc đời trong sáng của một trí thức chân chính và nhận ra chủ nghĩa Mác và đảng CS VN cũng như “ông Cụ” và các đồng chí của “ ông Cụ” là tai họa thật sự của dân tộc, của nhân dân.

Phải chăng để che dấu cả chuỗi dài tội ác với nhân dân và với cá nhân ông Trần Đức Thảo mà đã có những điều không bình thường xảy ra sau khi ông chết bất ngờ vì “đau bụng”  ngày 23/4 /1993: đó là việc Đại sứ VN Trịnh Ngọc Thái ở Pháp được lệnh đến cơ sở  hỏa táng trong Nghĩa trang Père Lachaise  ngày 29/4/1993 để báo tin ông được truy tặng Huân chương Độc lập (mà không có một lời điếu văn nào); sau đó 7 năm, năm 2000 ông được tặng “Giải thưởng Nhà nước”, mà không ai nói rõ về thành tích và công lao gì.  Hẳn dưới suối vàng ông đã cười to một mình về những điều trái khoáy kỳ quặc như thế trong một chế độ quái dị.

Cả Bộ Chính trị 16 người, 200 ủy viên Trung ương đảng CS, và đặc biệt là hơn 400 viên tướng và hơn 1.000 cán bộ cấp cao khác của riêng ngành Công an hãy đọc kỹ “Những lời trăng trối” của nhà triết gia Trần Đức Thảo và tự vấn lương tâm, rút ra nhiều điều bổ ích.

Đây là việc làm cấp bách, vì khi nhà triết học nói lên những sự thật trên đây từ 21 năm trước đến nay, lực lượng công an còn sa sút thêm nhiều, trượt dài trên quá trình trở thành tai họa thật sự cho nhân dân. Công an bịt mồm linh mục giữa tòa án, đạp giày lên mặt anh đảng viên CS trẻ đang xuống đường chống bành trướng, tra tấn hành hung các cụ ông cụ bà cao tuổi, giết hại nhiều công dân ngay trong trụ sở công an…

Nếu còn sống triết gia Trần Đức Thảo chắc sẽ đau lòng lắm khi thấy những tên móc túi, những ké trộm vặt,  trộm gà, trộm chó thì bị bắt, bị tra khảo, ngồi tù, còn những quan chức, tướng lãnh cướp của nhà nước, của nhân dân hàng triệu, hàng tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng, kết thành nhóm thành phe  thì vẫn nhởn nhơ thống trị xã hội, còn được phong tướng tá công an, với một ngân sách kinh hoàng là không kém ngân sách quốc phòng.

Chỉ tiếc là triết gia yêu nước thương dân không còn sống để chứng kiến sự rệu rã của một chế độ mục nát phi nhân, đúng như ông đã dự đoán trong những lời trăng trối tâm huyết và những lời cảnh báo nghiêm khắc “Công an đang hằng ngày đào mồ chôn chế độ”.

 

Cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí qua đời: Tố cáo chế độ lao tù ác nhân!

Cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí qua đời: Tố cáo chế độ lao tù ác nhân!

clip_image002

Hội Cựu tù nhân lương tâm viếng đám tang anh Huỳnh Anh Trí

PV. CTNLT | 7/7/2014

Những bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam mà nhà trường chiếu cho học sinh dưới mái trường xhcn thường ca ngợi chế độ lao tù của VN là nhân đạo. Những “tên” lính Mỹ cao lều khều được cho ăn gà tây vào lễ tạ ơn, và nhiều hành động khác như cho buồng giam rộng rãi, giường, chiếu, nệm êm… khiến cho biết bao nhiêu người thầm cảm phục cộng sản Việt Nam!

Cũng vậy, những thước phim về Người đương thời (một talk show của Việt Nam) mô tả người công an – cán bộ quản giáo những năm gần đây như người thân trong gia đình với tù nhân. Tù nhân vào nhà tù được lao động, được xem sách vở, tivi giải trí… và được cải tạo để trở thành những con người tốt. Nhưng thực tế thì sao?

Chế độ lao tù trên thực tế

Mỗi dịp đặc xá sau những ngày lễ lớn của Việt Nam, biết bao nhiêu nghìn phạm nhân ra tù, và sau đó có bao nhiêu % phải trở lại nhà giam? Chỉ biết rằng người dân hoang mang nhắc nhở nhau phải giữ gì xe cộ, tư trang cẩn thận. Chế độ nhà tù, trại cải tạo không làm cho những người phạm tội trở nên tốt hơn, ngược lại nó giúp cho những “đàn anh” có thêm số má sau những lần vào tù ra trại!

Huỳnh Anh Trí, một tù nhân chính trị có án tù 14 năm vì tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Anh ra tù vào cuối năm 2013, nhưng chỉ không đầy 6 tháng sau anh đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh HIV-AIDS. Những tiết lộ của anh trong những ngày cuối đời cùng với những cựu tù nhân lương tâm khác như BS. Nguyễn Đan Quế, Trương Minh Đức, Huỳnh Anh Tú… trong phóng sự của Truyền thông Chúa Cứu Thế làm cho rất nhiều người xót xa, phẫn nộ.

Trong y học, giai đoạn từ sơ nhiễm đến chuyển qua AIDS kéo dài từ 10-12 năm, vậy rõ ràng anh Trí đã mắc HIV từ khi còn trong nhà tù cộng sản. Một tin chấn động tới lương tâm nhân loại, lột bỏ bộ mặt nạ giả hiệu mà nhà cầm quyền Việt Nam đang cố đeo lên mình khi là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ.

Mai này khi Việt Nam tươi đẹp hơn và có dân chủ, điều đầu tiên phải là phải vinh danh những người như Huỳnh Anh Trí đã chiến đấu vì nhân quyền đến hơi thở cuối cùng. Thứ hai phải điều tra những kẻ đã gây ra cái chết cho anh cũng như thầy giáo Đinh Đăng Định cùng những người tù khác.

Tang lễ

Linh cửu của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí được quàn tại nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng – đường Hoàng Sa (quận 3, Sài Gòn). Hội cựu tù nhân lương tâm, đại diện là chị Dương Thị Tân, anh Trương Minh Đức, anh Phạm Bá Hải đã đến phúng viếng số tiền 2 triệu đồng.

Trong tâm tình đó, rất nhiều bạn bè, những người đã tranh đấu cũng đã đến viếng linh cữu anh Trí để chia buồn cùng gia đình, cũng như muốn nói cho nhiều người biết rằng: người tranh đấu không thể cô đơn!

clip_image004

Hội CTNLT thắp nhang trước linh cữu anh Huỳnh Anh Trí

Nguồn: fvpoc.org

MỘT KIỂU PHẢN ỨNG THỦ THỈ

MỘT KIỂU PHẢN ỨNG THỦ THỈ

Nguyễn Văn Tuấn

Sáu ngư dân đã bị Tàu cộng bắt dưới họng súng, và lôi về Tàu. Không ai biết họ đang bị giam ở đâu và tính mạng ra sao. Đã BỐN ngày trôi qua. Phía VN phản ứng ra sao? Nói chung là phản ứng như thủ thỉ. Nhưng qua những cái gọi là phản ứng này chúng tôi mới thấy tình cảnh của ngư dân là giống như “đem con bỏ chợ”. Đây là vài cái tít tiêu biểu:

Thoạt đầu là xác định vị trí bị bắt:

• “Cục Kiểm ngư xác minh địa điểm TQ bắt 6 ngư dân Việt”

• “Đề nghị Trung Quốc cung cấp vị trí tọa độ, lý do bắt 6 ngư dân và tàu cá Việt Nam”

Rồi xem ra chẳng ăn thua gì, tiếp đến là:

• “Trung Quốc phải giải thích việc bắt sáu ngư dân Việt Nam”

• “Yêu cầu Trung Quốc làm rõ tọa độ nơi bắt 6 ngư dân”

Nhưng vui nhất là:

• “Phóng viên nước ngoài lo lắng ngư dân Việt bị Trung Quốc tấn công”

Nhờ kẻ cướp xác định tọa độ? Đúng là một yêu cầu chỉ làm cho kẻ cướp cười xòa. Thế lực lượng hải quân và kiểm ngư ở đâu mà không theo dõi được tàu đánh cá? Tôi hiểu một cách bình thường nếu khuyến khích (hay xúi dục) ngư dân ra đánh cá thì phải có cái gì hỗ trợ người ta chứ, ít nhất là hệ thống thông tin hay định vị để liên lạc với tổng đài. Nhưng đến khi sự việc xảy ra, chúng ta mới biết ngư dân chẳng được hỗ trợ gì!

Rồi lại yêu cầu kẻ cướp giải thích tại sao bắt?! Tại sao không yêu cầu giải thích tại sao chúng húc vào tàu kiểm ngư và ngư thuyền của VN? Có lẽ trong khi lúng túng, các quan chức đưa ra hết cái adhoc hay đến cái adhoc nọ. Điều này chứng tỏ họ không có lên kế hoạch đối phó trong tình huống xấu nhất xảy ra cho ngư dân.

Đọc cái tít kí giả nước ngoài lo lắng cho ngư dân VN tôi chỉ biết xấu hổ. Người ta chẳng có bà con họ hàng gì với mình mà người ta còn quan tâm đến tính mạng của ngư dân mình. Còn phía VN đã ba ngày qua chưa chứng minh bằng hành động mối quan tâm như người nước ngoài chưa?

Bộ Ngoại giao vẫn im lặng. Các lãnh đạo vẫn im lặng. Bây giờ mà có ai nói gì hay làm gì thì cũng chẳng ai thèm nghe và tin, vì nếu thật lòng thì nên làm ngay lúc dân mình bị nạn, còn làm sau khi bị áp lực nào đó thì chưa chắc là hành động thành thật. Ấy vậy mà ngư dân cứ được khuyến khích bám biển!

Có một yêu cầu đơn giản mà họ không dám nói ra: thả ngư dân VN vô điều kiện.

——

Ghi thêm: sau viết xong cái entry này tôi mới đọc được tin có cái hội gọi là “Hội nghề cá” ra yêu cầu thả ngư dân. Cái hội này lâu lâu xuất hiện ra yêu cầu này yêu sách nọ, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì và cũng chẳng ai nghe. Vấn đề là giữa hai quốc gia, và Bộ Ngoại giao hay bộ nào đó liên quan phải có trách nhiệm ra tuyên bố, chứ cái hội vô danh đó thì chỉ làm trò hề cho Tàu. (Thú thật, chỉ đọc qua tên là thấy khó chịu. Tại sao không là hội ngư nghiệp như trước 1975 người ta vẫn gọi; tại sao phải sửa lại thành hội “nghề cá”?).

N.V.T.

Nguồn: https://www.facebook.com/drtuannguyen

Tàu chiến Trung Quốc lại tấn công tàu cá Việt Nam

Tàu chiến Trung Quốc lại tấn công tàu cá Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-06

RFA

 

Chiều 5/7, tàu cá QNg 96185 TS đã trở về với đầy thương tích do bị tàu Trung Quốc tấn công

Chiều 5/7, tàu cá QNg 96185 TS đã trở về với đầy thương tích do bị tàu Trung Quốc tấn công

Nguồn VTC.vn

Tàu cá QNg 96185 TS của ngư dân Đảo Lý Sơn vừa cập bến chiều hôm qua sau khi bị tàu chiến của Trung Quốc đâm và bỏ chạy hôm ngày 3 tháng 7, khi tàu này đang đánh bắt cá tại khu vực ngư trường truyền thống quần đảo Hoàng Sa.

Vào chiều ngày 6 tháng 7, thuyền trưởng Mai Văn Cường của chiếc QNg 96185 TS, cho Đài Á Châu Tự do biết về tình hình tàu bị phía Trung Quốc đâm như sau:

Phía Trung Quốc đâm tàu lủng hai lỗ và làm bể gương tàu hôm ngày 3 tháng 7 tại vùng biển Hoàng Sa, tọa độ 16.8 (vĩ bắc) và 112,3 (kinh đông).  Tàu Trung Quốc là tàu 1312, giống như là tàu chiến. Khi gặp nó bảo em dừng tàu lại nhưng em không dừng nên nó rượt miết. Tàu đó áp sát tàu em và tông. Vì không qua tàu em được nên nó bỏ đi.

Theo anh Mai Văn Cường, thì trên chiếc tàu 1213 của Trung Quốc thấy có súng. Khi rượt đuổi thì phía bên tàu Trung Quốc dùng cây chỉa dài cả mấy thước phóng sang trúng cabin nên kính của cabin tàu QNg 96185 TS bị vỡ.

Trên tàu do anh Mai Văn Cường làm thuyền trưởng còn có 12 ngư dân khác cùng là người sinh sống tại thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. May mắn tất cả mọi người trên tàu đều không bị thương tích gì. Tuy nhiên thiệt hại do tàu bị đâm ước tính khoảng 100 triệu chưa kể phí tổn chi cho chuyến đi phải rút ngắn như thế.

Cũng vào ngày 3 tháng 7 vừa qua, chiếc tàu cá QNg 94912 TS cùng sáu ngư dân trên đó bị hải quân Trung Quốc vây bắt khi đang đánh bắt tại Vịnh Bắc Bộ.

Tàu này của ông Võ Đạt, ngụ tại thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Những ngư dân cùng đánh bắt tại Vịnh Bắc Bộ chứng kiến sự việc và dùng máy Icom gọi về cho ông Võ Đạt và ông này báo với cơ quan chức năng việc tàu của ông bị hải quân Trung Quốc bắt đưa về nước họ.

Hôm nay, ông Lương Thanh Quảng, trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Bảo vệ Công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam cho tờ Thanh Niên biết cơ quan này đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội yêu cầu thông báo chính thức tọa độ và lý do bắt tàu QNg 94912 TS cúng 6 ngư dân Quảng Ngãi như vừa nêu.

Nhật báo động đối phó siêu bão Neoguri

Nhật báo động đối phó siêu bão Neoguri
July 07, 2014

Nguoi-viet.com

TOKYO, Nhật (AP) – Chính phủ Nhật đang có biện pháp chuẩn bị đối phó với một trận siêu bão, mang theo gió lớn và sóng mạnh, hiện đang tiến gần tới khu vực quần đảo Okinawa ở phía Nam, sau khi kéo ngang qua Philippines mà không đánh vào nơi này.

Một tấm banner đung đưa trong gió tại Naha, Okinawa, Nhật Bản, hôm 7 Tháng Bảy. Giới khí tượng tiên đoán trận bão đánh vào Okinawa sẽ là trận bão tệ hại nhất trong nhiều thập niên. (Hình: Jiji Press/AFP/Getty Images)

Bão Neoguri dự trù tới Okinawa vào sáng sớm ngày Thứ Ba, với sức gió lên tới 198 km/giờ (khoảng 123 miles/giờ) và gió giật tới 270 km/giờ (168 miles/giờ), theo Sở Khí Tượng Nhật. Cơ quan này cho hay trận bão Neoguri có thể là một trong những trận bão lớn nhất từng đánh vào Nhật trong nhiều thập niên qua, tạo sóng cao tới 14 m (khoảng 46 feet).

“Có khả năng bão sẽ mang đến các trận mưa tầm tã và gió mạnh. Xin tránh những hoạt động không cần thiết ngoài trời,” theo giới chức Sở Khí Tượng, ông Satoshi Ebihara, cho hay trong cuộc họp báo.

Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo đặc biệt về gió mạnh dữ dội và nguy cơ lụt lội do thủy triều dâng cao.

Các hình ảnh chiếu trên đài truyền hình cho thấy công nhân ở Okinawa cột nẹp vào các cây dừa để giúp giảm thiểu thiệt hại.

Chính quyền địa phương có phiên họp khẩn cấp và kêu gọi mọi người phải đề cao cảnh giác.

Các bản tin thời tiết cho hay bão đang tiến tới đảo Kyushu rồi sau đó đi ngang qua đảo lớn Honshu. Bão sẽ giảm cường độ nhưng vẫn có thể gây ra đất chuồi và nhiều thiệt hại vì mưa to gió lớn, theo ông Ebihara.

Philippines may mắn thoát khỏi ảnh hưởng ghê gớm của trận bão khi Neoguri đi ngang qua nơi này vào tối ngày Thứ Hai, cách tỉnh Batanes chừng 480 km về phía Ðông. (V.Giang)

 

Những Câu Chuyện Tử Tế Chỉ Có Ở Nước Mỹ

Những Câu Chuyện Tử Tế Chỉ Có Ở Nước Mỹ

·        Người di dân đến Hoa Kỳ để mưu cầu một cuộc sống tự do, hạnh phúc và cơ hội thành đạt. Nhân ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng Bảy, Nguyệt San Reader’s Digest sưu tầm một số câu chuyện để nói lên những đặc điểm tử tế, tinh thần xã hội, chỉ có ở nước Mỹ.

·        Chúng tôi dịch lại một vài câu chuyện điển hình để nói lên sự tử tế có sẵn trong tâm hồn người Mỹ, và cơ hội thành đạt trong xã hội Mỹ.

Tình Nguyện Chùi Dọn Nhà Cửa Cho Người Bị Bệnh Ung Thư

DALLAS, TEXAS:  Bà Debbie Sardone, 55 tuổi, nhớ mãi cuộc nói chuyện qua điện thoại xảy ra cách đây 11 năm rồi. Bà làm chủ một công ty nhỏ chuyên lo việc chùi dọn nhà cửa cho tư nhân và công ty doanh nghiệp. Hôm đó, có một phụ nữ gọi điện thoại đến hỏi thăm về giá cả chùi dọn nhà cửa cho bà ta. Sau khi bà Sardone nói cho khách hàng biết số tiền sẽ phải trả. Người phụ nữ trên điện thoại trả lời: “Tôi không đủ sức trả số tiền đó. Tôi sắp phải đi chữa hoá trị, và xạ trị cho căn bệnh của tôi.”. Nói xong bà ta cúp điện thoại ngay. Bà Sandrone không có loại điện thoại ghi số điện thoại của người gọi, hay caller ID, nên bà không thể gọi lại cho người đàn bà đó được. Bà cảm thấy ân hận, và tự trách mình: Tại sao mình không đề nghị chùi nhà giúp bà ấy, không lấy tiền. Bị ung thư, phải đi xạ trị, chắc là bà ấy mệt lắm.

Chiều hôm đó, bà Sardone triệu tập tất cả nhân viên trong công ty nhỏ của bà, dặn họ rằng từ nay nhóm của bà sẽ tình nguyện chùi dọn cho tất cả phụ nữ bị bệnh ung thư, không lấy tiền.

Ba năm sau, bà Sardone thành lập một tổ chức thiện nguyện lấy tên là “Cleaning for a Reason”- “Giúp Chùi Dọn Nhà Cửa Cho Người Đau Yếu”. Tổ chức của bà phát triển mạnh trên khắp 50 tiểu bang và cả Canada, với số hội viên lên đến 1,085 người. Họ đã tình nguyện chùi dọn cho khoảng 15,000 căn nhà. Một thành viên tình nguyện kể lại kinh nghiệm của bà như sau: “Đó là liều thuốc bổ tinh thần qúi giá cho người đau yếu.”.

Bà Sardone tâm sự: “Tôi không ngờ cống hiến việc mình làm hàng ngày để  kiếm ăn lại đem lại cho tôi nhiều an ủi, hãnh diện đến như vậy.”.

TừMột Người Lao Công Trường Học Trở Thành Hiệu Trưởng

Năm 1979, anh Gabe Sonnier đứng hạng thứ năm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học. Anh ghi danh học ngành kỹ sư khi lên đại học. Nhuưng hoàn cảnh gia đình quá nghèo, cha mẹ anh không có tiền cho anh đi học. Vì thế anh phải bỏ học, đi làm lao công cho một trường học, kiếm tiền giúp cha mẹ nuôi các em còn nhỏ. Từ năm 1982, anh chính thức làm lao công cho trường tiểu học Port Barre Elementary School. Với thái độ làm việc siêng năng, chăm chỉ và lúc nào cũng vui vẻ, anh được ông hiệu trưởng khen ngợi và dành cho nhiều cảm tình. Một hôm, ông hiệu trưởng nóí với anh: “Tôi muốn thấy anh làm thầy giáo, sửa bài cho học trò hơn là lượm rác trong trường.”. Nhưng lúc đó anh Sonnier đã có vợ và hai con. Anh phải đợi 19 năm  sau, khi đứa con nhỏ nhất học xong trung học, năm 2000, anh Sonnier mới có cơ hội cắp sách theo học đại học.

Sau tám năm, ban ngày làm lao công chùi dọn lớp học, buổi tối đi học, anh Sonnier đã học xong cử nhân, và lấy bằng sư phạm. Anh được tuyển dụng làm thầy giáo dạy lớp Ba tại trường Port Barre. Năm 2013, khi ông Hiệu trưởng xin về hưu, ông đề nghị ngươì thay thế ông. Người đó chính là Gabe Sonnier, vì anh là người biết rành rẽ về ngôi trường, từ chuyện nhỏ như sửa chữa nơi nào có nước rò rỉ trong trường, đến việc dạy Toán biểu diễn cho các thầy giáo khác học hỏi.

Năm nay ông Gabe Sonnier được 53 tuổi, song lúc nào cũng nhiệt tình, năng nổ, và vui vẻ nhận lời làm Hiệu trưởng. Ông tâm sự: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng nên hoàn tất công việc thật chu đáo, và không ngừng tìm cách thăng tiến. Đừng an phận đứng yên một chỗ.”.

Thực vậy, người dịch được xem phóng sự truyền hình trên đài CBS về ông Gabe Sonnier, lúc nào ông cũng vui vẻ, yêu đời, nở nụ cười trên môi. Ông nói với ký giả Steve Hartman trong chương trình “On The Road” ông sẽ cố gắng trở thành Học Khu Trưởng trong thành phố của ông. Ông yêu ngành giáo dục, và muốn dành cả đời mình giúp cho học sinh.

Tinh Thần Tương Trợ Cứu Giúp Nhau

Sau ngày trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, tiểu bang Connecticut, gặp tai biến. Một thanh niên điên khùng, mang súng đến trường sát hại hơn 20 học sinh. Khắp mọi nơi trên nước Mỹ gửi thư phân ưu và tặng vật cứu trợ đến thành phố Newtown.

Bốn tháng sau, một trận gió lốc – tornado-  tàn phá thành phố nhỏ của tiểu bang Oklahoma, gây nhiều thiệt hại về vật chất. Bốn người bạn ở vùng Newtown rủ nhau đi lạc quyên 13,000 pounds đồ cứu trợ đem xuống Oklahoma, gồm có các anh John DiCostanzo, 34 tuổi, Peter Baressi, Bill Faucet, và Howard Wood. Họ chất đồ cứu trợ lên một xe truck, lái hơn 1,500 dậm đến thành phố Moore để tặng cho nạn nhân thiên tai. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo NewtownBee anh Baressi nói: “Hồi tháng 12, chúng tôi nhận được rất nhiều sự  trợ giúp, tình thương yêu của mọi người đổ vào thành phố chúng tôi. Bây giờ chúng tôi muốn chia sẻ sự thương yêu đến bà con ở Oklahoma.”

Được biết trong chuyến đi cứu trợ, bốn anh đã phải lái xe trong 40 giờ, hai lần bể bánh xe, và một lần hư thắng.

Một Phụ Nữ Cứu Nguy Cho Cả Thành Phố Tê Liệt Vì bão Tuyết

Tháng Giêng năm nay, thành phố Atlanta bị trận bão tuyết nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử. Nguyên cả thành phố bị tê liệt, ngưng hoạt động vì bão tuyết. Một phụ nữ rành về kỹ thuật liên mạng xã hội, bà Michelle Sollicito đau lòng khi trông thấy thành phố bị chết cứng trong bão tuyết. Bà nghĩ đến những người bị bỏ rơi, bị cô lập với những dịch vụ xã hội, y tế, bà bèn lập ra một nhóm trên Facebook để đi tìm những người bị lạc lõng, bị bỏ rơi, để cung cấp cho họ phương tiện di chuyển, nơi tạm trú, thức ăn, hay khí đốt.

Trương mục bà Sollicito mở trên Facebook gọi là “SnowedOutAtlanta”, được sự yểm trợ của nhóm Good Samaritans (Người Làm Việc Nghĩa Hiệp). Chỉ trong vòng 24 giờ, liên mạng xã hội nhận được sự tiếp tay của 50,000 hội viên. Người này tiếp tay giúp người kia. Kết quả hết sức tốt đẹp: Một phụ nữ mang thai tìm được nơi tạm trú cho bà mẹ và hai đưá con nhỏ. Một người đàn ông bị đột qụi tim, được mang đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, và một bà cụ 71 tuổi bị cóng lạnh giữa bão tuyết được cấp chăn mền, cho uống cocoa nóng, và đem vào nơi tạm trú.

Một cư dân ở Atlanta nói với tờ báo AtlantaJournal- Constitution: “Bà Michelle làm được nhiều việc có ích hơn bất cứ một viên chức nào trong chính quyền thành phố.”

Bà Sollicito, 46 tuổi, tâm sự: “Điều lớn nhất tôi học được trong vụ này là mọi người đều có thể làm một điều gì đó để giúp người khác trong lúc tai biến xảy ra.” .

Nhiều người mang ơn bà Sollicito, muốn đền ơn bà bằng cách gửi quà tặng, đài thọ bà đi nghỉ mát ở Disney, mua xe cho bà. Thậm chí có người còn tặng bà một căn nhà. Bà từ chối tất cả, bà yêu cầu hãy gửi những món quà đó đến tổ chức Hồng Thập Tự.

Nguyễn Minh Tâm dịch theo Reader’s Digest số tháng 7/2014

Lời kêu cứu của một gia đình gốc Việt tại Canada

Lời kêu cứu của một gia đình gốc Việt tại Canada
July 06,  2014

Nguoi-viet.com

CANADA (NV) – Một gia đình gốc Việt, sống tại Canada, phổ biến thư ngỏ, kêu gọi giúp đỡ hiến tủy để cứu một thành viên bị bệnh hoại huyết (leukemia).


Cô Mai Dương. (Hình: Youtube)

Thư ngỏ cho biết, cô Mai Dương, 34 tuổi, từng mắc bệnh hoại huyết lần đầu hồi năm ngoái. Sau vài tháng điều trị, căn bệnh đã lui. Nay, đến đầu Tháng Năm, căn bệnh tái phát, và hy vọng cuối cùng của cô là phải được ghép tủy.

Thư ngỏ, trích lời cô Mai Dương, cho biết, cô hiện đang nằm viện, chịu điều trị “chemo” và đang đợi để được ghép tế bào gốc từ tủy xương hoặc từ cuống rốn trẻ sơ sinh. Phương pháp này đòi hỏi sự thích ứng tối đa giữa người hiến tủy và người nhận tủy.

Mai Dương có một con gái, 4 tuổi, tên là Alice.

Vẫn theo thư ngỏ của gia đình, cơ hội của Mai Dương là “rất mong manh,” vì số lượng người Á Ðông hiến tủy nói chung, và người Việt nói riêng, rất hiếm.

Tủy được hiến, để có thể cứu được mạng sống của Mai Dương, phải từ một người Á Châu, nhất là người Việt Nam hoặc Philippines. Theo các thống kê liên quan đến hiến tủy, có rất ít người Việt hoặc Philippines từng tham gia hành động từ thiện này.

httpv://www.youtube.com/watch?v=1CsqzXpJlnU

Ngoài ra, độ tuổi cần thiết của người hiến tủy phải từ 18 đến 50.

Theo thư ngỏ, việc hiến tủy xương trải qua 3 bước. Ðầu tiên, nếu ngỏ ý muốn hiến tủy, cơ quan y tế sẽ gởi đến nhà một chiếc hộp để đựng mẫu nước bọt. Sau khi có mẫu nước bọt, chỉ cần gởi lại cho cơ quan y tế qua đường bưu điện.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tìm hiểu xem giữa người cho và người nhận có sự tương hợp hay không. Nếu có, người hiến sẽ được gọi để lấy mẫu máu để nghiên cứu sâu hơn.

Cuối cùng, nếu hoàn toàn phù hợp, người hiến sẽ cho tế bào bằng một trong hai cách, từ máu luân lưu ở ngoài hoặc qua một tiểu phẫu để lấy tủy xương.

Người cư trú tại Quebec, Canada, muốn hiến tủy, có thể liên lạc phòng truyền máu Héma-Québec, hoặc gọi số điện thoại 514-832-5000, hoặc xem thêm chi tiết qua trang web
http://www.hema-quebec.qc.ca/index.fr.html

Ngoài vùng Québec, nếu ở Ontario hay các tỉnh bang khác, xin liên lạc Blood.ca: 1-888-236-6283 (tiếng Anh), 1-888-2-DONATE, 1-866-533-6663 (tiếng Pháp), 1-866-Je-Donne.

Người cư ngụ tại Hoa Kỳ, xin xem bethematch.org

Ðể biết chi tiết trực tiếp từ gia đình cô Mai Dương, độc giả có thể liên lạc email: familleduong@yahoo.com, hoặc điện thoại: 514-899-5948 & 514-756-8314. (Ð.B.)

 

Sự thăng trầm của tuổi già

Sự thăng trầm của tuổi già

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Ước vọng sống lâu đã là điều mong muốn của con người từ ngàn xưa. Nó đứng trên cả tiền tài, danh vọng, đông con nhiều cháu. Chả thế mà thứ dân khi gặp nhau thì trang trọng chúc bách niên giai lão là thỏa mãn rồi. Còn vị quyền cao phủ chùm đất nước thì không bằng lòng với bách niên, mà đòi dân đen phải tung hô vạn tuế! vạn tuế ! hoặc muôn năm! muôn năm!

Nhưng trăm người trăm ý, cho nên Á Đông ta có quan niệm “đa thọ, đa nhục”.     Chateaubriand ví tuổi già như con tầu đắm.

Horace than phiền: tuổi già buồn nản đang đến, giã từ những nụ cười vui, những tình yêu nồng nàn và những giấc ngủ an lành.

Còn Hippocrate thì so sánh tuổi với  bốn mùa mà già là mùa đông băng giá.

Có lẽ là khi về già, con người, giống như mọi sinh vật khác, đều chịu những thay đổi về cấu tạo, về chức năng, đưa tới đau yếu, bệnh hoạn, mất sinh lực và ý chí.  Vì vậy, người già cho rằng sống lâu mà suy yếu, thiếu thốn, chẳng qua cũng chỉ như  cây tầm gửi, là  gánh nặng  cho  gia đình và xã hội rồi  chuốc cái nhục vào thân.

Rõ thực là:

“Khi vui thì muốn sống lâu,

Khi buồn lại muốn thác mau cho rồi”.

Nhân dịp tuổi thọ sắp tăng thêm một đơn vị, chẳng biết mình nên buồn hay nên vui. Thôi thì để biết người, biết mình, chúng tôi xin cùng quý vị ôn lại vài nét thăng trầm tuổi thọ của con người, lướt qua một phần phong tục tập quán của vài thời đại đã qua.

 

Người Già Việt Nam

Phong tục Việt Nam  vốn trọng người già. Ta thường có câu nói:

“Triều đình thượng tước, Hương đảng thượng xỉ”

Có ý nói là ở  nơi triều đình thì chức tước cao được ngồi trên, còn tại chốn đình trung hương đảng thì người cao tuổi được coi trọng hơn. Vì được quý trọng nên dân ta đã có nhiều tục lệ tốt đối với người già.

Trong gia đình, Tết đến, con cháu tụ họp trước là để cúng bái gia tiên, sau là chúc tuổi thọ ông bà cha mẹ.Tăng thêm một tuổi là thêm thọ, một điều mà ai cũng mừng, cũng nhắc nhở chờ đợi:

Bà lão  nằm tính tuổi sắp thêm nămAnh Thơ.

Trẻ con cũng sốt ruột chờ đợi để được mừng tuổi, bằng tiền mặt phong bao, bằng những lời khen tặng hay ăn, chóng lớn.

Ngoài xã hội, nhất là nơi thôn ấp, các vị cao niên từ 50 tuổi trở lên thì được xếp vào hạng bô lão, trên cả các hương chức quyền thế tại địa phương.

Trong số bô lão, cụ nào cao tuổi hơn cả thì được tôn vinh là các Cụ Thượng, thường là trên 80.

Tuổi 40 được mở tiệc tứ tuần đại khánh;  60 tuổi trở lên thì các cụ đã ăn mừng thọ, từ tiểu thọ, trung thọ rồi đại thọ ở tuổi ngoài 80.

Vì quan niệm tuổi thọ là tuổi Trời ban cho, nên các vị cao tuổi đều được kính trọng.

Ra đường, gặp người già là mọi người phải cúi đầu chào hỏi cho lễ phép, phải nhường bước, phải nhường chỗ ngồi, phải đứng lên khi bô lão xuất hiện, không được ngắt lời bô lão khi thảo luận. Chương trình giáo dục từ lớp Đồng Ấu đã có những bài học Luân Lý chỉ dậy học trò cung cách đối xử với người lớn tuổi.

Trong làng xã thì có những tục rước lão, tiệc yến lão. Người già mặc quần áo đẹp, con cháu ôm cơi trầu, điếu ống theo hầu, được dân làng mang cờ quạt, võng cáng với trống chiêng tới đón mời lên Đình để hương chức và dân chúng chiêm ngưỡng, chúc tụng rồi dự yến tiệc. Mà yến tiệc thì các cụ chỉ dùng một ít, còn lại lấy phần về chia cho người trong tộc họ, hàng xóm để cùng hưởng lộc nhân dân.

Các cụ Ông cụ Bà đều được rước đón, nhưng tại nhiều địa phương, cụ bà không tham dự vì các cụ vẫn theo lời dậy từ ngàn xưa là đàn bà con gái không dính líu vào việc làng, việc nước. Các bà mẹ Việt Nam bao giờ cũng khéo lo xa.

Ngoài ra các cụ còn được làng xã dành cho một số quyền lợi về công điền, địa thổ, được miễn trừ hết sưu dịch. Quan niệm “ kính già , già để tuổi cho ” rất phổ biến. Vả lại, kính lão đắc thọ, mọi người cũng mong là khi mình đạt tới  tuổi thọ đó sẽ được hưởng những vinh dự tương tự.

Cũng như người Trung Hoa, xã hội ta vẫn coi gia đình là một đơn vị nền tảng với tôn ti trật tự rõ rệt.

Chủ gia đình là người cao tuổi nhất, có toàn quyền quyết định về mọi sinh hoạt của thành viên. Con phải tuân theo lời bố, vợ phục tùng chồng, em phải nghe lời anh, và nàng dâu mới về là người chịu nhiều thiệt thòi, hành hạ từ nhà chồng. Nhưng khi đã tới tuổi cao thì uy quyền của bà ta cũng tăng đối với con cháu và có cơ hội hành hạ nàng dâu như bà đã từng bị đối xử khắt khe khi xưa.

Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do người cao tuổi sắp đặt: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Khi bố mẹ thất lộc thì người trai trưởng nắm quyền hành: quyền huynh thế phụ.

Nhờ con cái thấm nhuần tư tưởng

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,

Cho nên người già Việt Nam đều sống với gia đình và được thân nhân chăm sóc, phụng dưỡng cho tơí khi mãn phần. Chỉ khi nào vì quá nghèo lại không có thân nhân thì họ mới phải vào trong các nhà dưỡng lão do chính quyền hay các hội từ thiện tư nhân tài trợ.

 

Hiện Trạng Người Già

Trong thế kỷ vừa qua, vấn đề người già đã là mối ưu tư lớn của mọi người. Sự  gia tăng dân số kèm theo nhiều khó khăn của lớp người này trên thế giới đã được các quốc gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc  đặc biệt  lưu tâm tìm biện pháp giải quyết giúp đỡ. Số người trên  60 tuổi đã mau chóng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân cư trên thế giới, mà nhóm người trên  80 tuổi lại tăng lên mau nhất. Điều đáng ngại là sự gia tăng này lại xẩy ra nhiều hơn ở các quốc gia đang mở mang, chưa đủ phương tiện ứng phó.

Hiên nay số người cao tuổi trên toàn thế giới là gần sáu trăm triệu. Tới năm 2020, số này ước lượng có thể sẽ tăng lên một tỷ. Lý do sự gia tăng này gồm có việc giảm số tử vong do các bệnh truyền nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, nhà ở, các phương pháp phòng ngừa bệnh, khám phá ra thuốc kháng sinh. Sự gia tăng tuổi thọ là dấu hiệu của sự tiến bộ cũng như sự hoàn tất sinh học quan trọng trong thế kỷ 20.

Người cao tuổi phải được coi như một nguồn lợi quý giá chứ không phải là gánh nặng cho xã hội, vì họ sẽ còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Căn cứ trên  quan niệm đó,  Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế giới lưu tâm tới những khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề nghị nhiều chương trình để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người quan trọng và cần thiết này, cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia.

Liên Hiệp Quốc đề nghị một số nguyên tắc để giúp đỡ người cao tuổi như: Họ phải có cơ hội được xử dụng dễ dàng về thực phẩm, nước uống, nhà ở, chăm sóc y tế, việc làm và có một đời sống an toàn; họ phải được xử dụng các dịch vụ pháp lý, các phương tiện giáo dục, văn hóa, giải trí để phát triển mọi tiềm lực; phải được sống trong vinh dự, không bị khai thác, lợi dụng và được đối xử bình đẳng.

Ngoài ra, các quốc gia cũng cần tạo môi trường thuận lợi để khích lệ dân chúng dành dụm tiền  cho tuổi về già; khuyến khích mọi lứa tuổi tham dự  vào các chương trình, cũng như các cơ cấu đầu não có quyền quyết định chính sách chung; tăng cường các biện pháp và cơ chế để bảo đảm là người về hưu không rơi vào tình trạng nghèo khó, vì họ đã có công đóng góp nhiều cho sự phát triển  quốc gia khi trước.

Về phần mình, người cao tuổi có lẽ cũng cần hành xử làm sao để sống cuộc đời cuối với nhiều tích cực hơn.

 

Kết Luận

Trong một dịp luận đàm với vị Thượng Bô Lão 86 tuổi ở thành phố Houston, người viết có hỏi thăm cụ là với bí quyết gì mà cụ nom vẫn phong độ cả về thể xác lẫn tâm hồn; lại mỗi ngày vẫn lái xe đưa người này người khác đi công việc, vẫn tham dự các sinh hoạt chung, đôi khi lại còn đi múa đôi mỗi cuối tuần.

Thì cụ trả lời: “ Nào có bí quyết gì đâu. Ông cứ chịu khó về dở lại những trang sách của cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư, in cách đây nửa thế kỷ, đọc hết chương “Bổn phận đối với bản thân” là có hết. Nào là các bài học về biết trọng linh hồn, phải quý thân thể, về vệ sinh cơ thể, gìn giữ sức khỏe, ăn uống điều độ, vận động cơ thể, tới  những cách đối xử với nhân quần xã hội để sao cho có tâm thân an lạc. Nếu có thiếu họa chăng chỉ thiếu những chỉ dẫn thực tế về nhu cầu sinh lý, tình dục”

Người viết vội vàng vâng lời, tìm đọc sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Rồi thắc mắc: chả lẽ ngày xưa thiên hạ không có nhu cầu sinh lý. Hay là các cụ biết cả rồi, nên chẳng cần viết ra.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách “Câu Chuyện Thầy Lang” và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos

Từ : Đặc san Giáo sĩ Việt Nam số 226

Đức tin và thể thao

Đức tin và thể thao

TRẦM THIÊN THU

Chuacuuthe.com

VRNs (08.08.2014) – Sài Gòn – Đúng 2 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 14-7-2014, những người hâm mộ túc cầu sẽ được chứng kiến trận tranh tài quyết liệt giữa hai đội túc cầu xứng đáng nhất, và có thể biết được đội nào là đội vô địch giải World Cup 2014, diễn ra tại sân vận động Rio de Janeiro (Brazil).

World Cup (Cúp Thế Giới) là sự kiện thể thao lớn của hành tinh chúng ta. Thể thao và Đức Tin có liên quan gì với nhau?

Đức Tin và Thể thao xem chừng “ngược chiều” nhau, vì một bên là tâm linh và một bên là thể lý. Thế nhưng lại không hề có gì đối lập với nhau. Thật kỳ lạ!

Thể dục là dạng vận động nhẹ. Thể thao là dạng vận động mạnh. Thể dục và thể thao có hai dạng: Thể lý và tinh thần. Với các Kitô hữu, thể thao còn có một dạng khác “cao cấp” hơn, đó là thể thao tâm linh. Dạng nào cũng cần khổ luyện mới có thể đạt được mức cao nhất.

Thể thao là hoạt động thể chất hoặc kỹ năng dành cho mục đích giải trí, thi đấu, mong đạt đến “đỉnh cao”, chủ yếu rèn luyện bản thân, tăng cường sức khỏe. Trong đời sống xã hội hiện đại, thể thao là yếu tố quan trọng không chỉ để giữ gìn sức khỏe mà còn là phục vụ các mục đích hữu ích khác.

Để tăng cường sức khỏe, có một số môn thể thao được nhiều người cho là giúp chống lại các loại bệnh tật, tạo sức chịu đựng dẻo dai. Ví dụ, chạy bộ theo mức độ tăng dần có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch lúc về già. Đối với trẻ em trong độ tuổi đang lớn, thể thao giúp phát triển thể chất và làm tăng chiều cao.

14070800

Ngoài phạm vi sức khỏe, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác. Trong bất kỳ môn thể thao đồng đội nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để giành chiến thắng. Ví dụ, trong môn túc cầu (bóng đá), các cầu thủ phải hiểu ý nhau trong lúc chuyền bóng để ghi bàn. Nhược điểm (điểm yếu) của các đội túc cầu dễ bị đối phương lợi dụng là sự thiếu đoàn kết, lo “miếng” riêng cho cá nhân. Trong môn đua xe đạp cũng vậy. Vì thế, một trong các cách rèn luyện tinh thần đồng đội là chơi các môn thể thao đồng đội.

Thế Vận Hội (Olympic, Đại hội Thể thao Thế giới) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế Vận Hội gồm Thế Vận Hội Mùa Hè và Thế Vận Hội Mùa Đông được tổ chức xen kẽ nhau hai năm một lần (vào các năm chẵn). Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức về thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình của nhân loại.

Thế Vận Hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại có từ năm 776 trước công nguyên cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm (năm 394 trước công nguyên). Thế Vận Hội hiện đại được Nam tước Pière Frèdy de Coubertin tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX. Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC – International Olympic Commitee) đã trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền.

Thế Vận Hội Mùa Hè được diễn ra (bốn năm một lần) từ năm 1896, trừ những năm xảy ra thế chiến (như thế chiến II). Thế Vận Hội Mùa Đông được thành lập vào năm 1924. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế Vận Hội Mùa Hè, nhưng từ năm 1994, Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội Mùa Hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần.

Chúng ta còn có Á Vận Hội (Asiad hoặc Asian Games, Đại hội Thể thao Á châu), tổ chức bốn năm một lần, với sự tham dự của các đoàn vận động viên thuộc Á châu. Giải thể thao này do Hội Đồng Olympic Á châu (OCA – Olympic Council of Asia) tổ chức, dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế, và được coi là sự kiện thể thao lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Thế Vận Hội.

Có nhiều môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, ném dĩa, cử tạ, marathon,…), nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là môn túc cầu, hấp dẫn cả người chơi lẫn người xem – dù là xem qua màn ảnh nhỏ. Có lẽ vì thế mà môn túc cầu được mệnh danh là môn thể thao vua. Ở đây, chúng ta cũng chỉ đề cập môn túc cầu. Thật vậy, túc cầu có nhiều người yêu thích tới mức cuồng nhiệt như các tín đồ tôn giáo, và người ta vui đùa gọi họ là “tín đồ của túc cầu giáo”.

Trong các giải túc cầu, nổi bật nhất là giải World Cup. Brazil là quốc gia tổ chức World Cup lần thứ 20 của FIFA vào mùa hè năm 2014, diễn ra từ 12-6 tới 13-7-2014, với các đội bóng của 32 quốc gia tham dự, trong đó có 13 quốc gia thuộc Âu châu. Tất cả có 64 trận đấu. Brazil cũng là nước đăng cai World Cup năm 2007 sau khi FIFA quyết định tổ chức tại Nam Mỹ lần đầu tiên từ năm 1978 tại Argentina.

Có 12 thành phố được chọn để tổ chức các trận đấu lần này: Belo Horizonte, Brasilia, Cuiaba, Curitiba, Fortaleza, Manuas, Natal, Porto Alegre, Recife, Salvador, Sao Paulo và Rio de Janeiro, nơi trận chung kết sẽ thi đấu tại sân vận động Estádio Mário Filho, thường được gọi là Maracanã. Sân vận động này đã diễn ra trận chung kết World Cup năm 1950. Cả 4 trận chung kết World Cup trước đều diễn ra tại Nam Mỹ – Uruguay năm 1930, Brazil năm 1950, Chile năm 1962, và Argentina năm 1978. Các đội vô địch cũng thuộc châu lục đó.

Nói đến quốc gia Brazil, chắc hẳn chúng ta còn nhớ vua bóng đá Pelé (Edson Arantes do Nascimento, sinh 23-10-1940), một trong những cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất trong lịch sử của bộ môn này, đặc biệt là cú sút lọt lưới “độc nhất vô nhị” từ giữa sân (60m). Được phát hiện từ khi còn rất trẻ, Pelé bắt đầu chơi cho Câu lạc bộ Santos Futebol khi mới 15 tuổi, vào đội tuyển quốc gia khi 16 tuổi và lần đầu đoạt World Cup khi mới ở tuổi 17. Dù có nhiều lời mời từ các câu lạc bộ của Âu châu, Pelé vẫn rất trung thành với câu lạc bộ của mình và đã chơi cho câu lạc bộ này trong suốt hai thập kỷ cho đến năm 1975, khi ông từ giã sân cỏ.

Ông là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển Túc cầu Quốc gia Brasil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua giành được 3 World Cup dưới cương vị một cầu thủ. Ông cũng là cầu thủ duy nhất ghi được gần 1300 bàn thắng trong suốt sự nghiệp cầu thủ. Cụ thể là 1281 bàn thắng trong 22 năm thi đấu.

Chiếc áo số 10 nổi tiếng của Pelé đã trở thành chiếc áo truyền thống của các tiền vệ (trung phong) và tiền đạo có lối chơi tấn công kỹ thuật và sáng tạo. Từ đó, đã có không ít cầu thủ ngôi sao của xứ sở Samba khoác lên mình chiếc áo số 10 kỳ diệu.

Thể thao có vài dạng: Thể thao thể lý, thể thao trí tuệ, thể thao tâm linh. Thể thao nào cũng cần có niềm tin mãnh liệt. Có tự tin thì mới khả dĩ chiến thắng. Thể thao (nói chung), túc cầu (nói riêng), quan trọng là có TINH THẦN TẬP THỂ, TINH THẦN THƯỢNG VÕ và TINH THẦN ĐOÀN KẾT. Trong môn túc cầu, mỗi đội có 11 cầu thủ luôn phải chung một nhịp, phải đồng tâm nhất trí, dù mỗi người có bổn phận khác nhau – người tấn công, người phòng thủ, người giữ khung thành. Đó là thể hiện niềm tin lẫn nhau, và cũng cần niềm tin tâm linh nữa.

Nếu để ý, chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi ra sân cỏ để thi đấu, một số cầu thủ đã thể hiện Đức Tin Công giáo của mình. Cầu thủ Park Ji Sung (Hàn quốc) đã làm dấu Thánh Giá, còn cầu thủ Wayne Rooney (Anh quốc) đeo chuỗi Mân Côi. Rất tiếc là chẳng thấy cầu thủ người Việt nào có động thái thể hiện Đức Tin như vậy!

Ngay trong thời gian thi đấu, một số cầu thủ vẫn thể hiện niềm tin Kitô, biết tín thác vào Thiên Chúa, thật tuyệt vời biết bao! Đó là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo, dù ở nơi đâu và lúc nào thì chúng ta vẫn luôn cần Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15:5).

Có lẽ Kinh Thánh chỉ nhắc tới từ “thể thao” một lần: “Trong cuộc đại hội thể dục thể thao, tổ chức bốn năm một lần ở Tia, có nhà vua hiện diện, ông Gia-xon, một người đê tiện đã cử một phái đoàn khán giả với tư cách là những người phò vua An-ti-ô-khô từ Giê-ru-sa-lem đến mang theo ba trăm quan tiền để dâng lễ kính thần Hê-rắc-lê. Nhưng các người mang tiền xin đừng dùng số bạc ấy để tế lễ, vì việc đó không thích hợp, mà lại xin dùng vào một khoản khác. Vậy số bạc ấy lẽ ra phải được dùng vào vào việc dâng lễ kính thần Hê-rắc-lê, theo ý người gửi, nhưng do lời yêu cầu của những người mang tiền, người ta lại đem dùng vào việc đóng tàu chiến” (Mcb 4:18-20).

Kinh Thánh cho biết Đại hội Thể dục Thể thao được tổ chức bốn năm một lần, phải chăng các giải thể thao ngày nay cũng tổ chức theo cái “khoảng thời gian” đó? Thiết tưởng là rất có thể lắm!

Thánh Phaolô không nói về thể thao trần gian nhưng nói về thể thao tâm linh, dù không nói rõ là thể thao: “Ngày đời tôi trôi nhanh hơn kẻ chạy đua, nó qua mau, mà không thấy hạnh phúc” (G 9:25). “Chạy đua” là một dạng thể thao. Thánh Phaolô còn nói về thể thao theo dạng khác: “Trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1 Cr 9:24-27).

Phàm việc gì cũng cần khổ luyện, đặc biệt là thể thao. Chúng ta thấy các vận động viên có sức dẻo dai, nhưng chúng ta có biết đâu rằng họ phải ngày đêm khổ luyện mới có sức khỏe như vậy. Và Đức Tin cũng vậy, không thể một sớm một chiều mà có được Đức Tin vững mạnh và sâu sắc, mà Đức Tin đó phải được tôi luyện hằng ngày qua nhiều thử thách gay go lắm. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Và Đức Tin cũng vậy, nếu không thì Đức Tin đó sẽ èo uột, dễ bị đuối sức, dễ bị hoang mang, dễ bị rạn nứt,… thậm chí là có thể bị mất Đức Tin!

Chúa Giêsu cũng không hề nói về thể dục hoặc thể thao, nhưng Ngài có cách nói rất đặc biệt, vừa như lời khuyên vừa như mệnh lệnh: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Ngài bảo chúng ta phải “hoàn thiện như Cha” là Ngài bảo chúng ta không ngừng “chạy đua”, là kiên tâm “thi đấu”, để cuối cùng ai cũng phải đạt được chiến thắng là “Giải Trường Sinh”, là “Chiếc Cúp Nước Trời”.

Chúng ta đang thuộc Giáo hội chiến đấu trên cuộc lữ hành trần gian về Thiên Quốc, cuộc chạy marathon này dài hay ngắn tùy mỗi người phải chạy trong bao nhiêu năm theo Thánh Ý Chúa. Có người chỉ chạy 1 ngày, có người chạy vài tháng, có người chạy vài năm, có người chạy vài chục năm, có người chạy cả trăm năm. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn chỉ là Siêu Cúp Cứu Độ mà chính Đức Giêsu Kitô trao cho mỗi người.

Ước mong rằng, khi vui mừng giải trí và tận hưởng không khí sôi nổi của World Cup 2014, mỗi chúng ta cũng được nhắc nhớ về cuộc đua tâm linh trên Hành Trình Đức Tin Công giáo. Hãy ngước nhìn lên Biểu Tượng Đức Tin, Biểu Tượng Chiến Thắng và Biểu Tượng Hằng Sinh của chúng ta là Thập Giá Đức Giêsu Kitô, đồng thời có thể xác định như Thánh Phaolô: “Vinh quang của tôi là Thập Giá Đức Kitô – MEA GLORIA EST CRUX CHRISTI (Gl 6:14).

Đây là “nước tăng lực” mà Thánh Phaolô cho chúng ta uống: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn” (2 Cr 4:17-18).

Sân cỏ cũng tương tự sân đời, cam go lắm! Trong một chương trình của Đài Chân Lý Á Châu (Philippines) có phát sóng bài thơ “Bóng đá và Cuộc đời”, trong đó có bốn câu cuối như sau:

Con chạy hàng tiền đạo

Chiến đấu với trần gian

Xin Chúa làm hậu vệ

Che chắn khung-thành-con (*)

Vâng, chúng ta rất cần có Chúa, không chỉ vì chúng ta không biết theo ai nếu chúng ta bỏ Ngài (x. Ga 6:68), mà còn vì chúng ta chẳng làm được gì nếu không có Ngài (x. Ga 15:5).

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết không ngừng trau dồi “sức khỏe Đức Tin” để thi đấu kiên trì và không biết mệt mỏi. Xin Ngài thương giúp chúng con nên thánh hằng ngày để xứng đáng lãnh nhận Phần Thưởng Hằng Sinh. Xin Đức Thánh Maria, Đức Thánh Giuse, chư thánh và các linh hồn cầu thay nguyện giúp. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Nghe ca khúc “Bóng Đá và Cuộc Đời” của Ns Sơn Vinh tại http://www.baicamoi.com/?p=56856.

 

Điều trần về nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á tại Hạ viện Mỹ

Điều trần về nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á tại Hạ viện Mỹ

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce.

Trà Mi-VOA

07.07.2014

Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tổ chức buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào sáng thứ tư tuần này (9/7) tại trụ sở Quốc hội.

Chủ Tịch Ủy ban, người triệu tập buổi điều trần, nói quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do hội họp là các quyền quý giá trên toàn cầu nhưng tiếc thay nhiều nước ở Đông Nam Á khước từ các quyền này của công dân và đàn áp mạnh tay những ai thể hiện bất mãn với chính quyền dù bằng bất kỳ hình thức nào.

Một trong những dẫn dụ được dân biểu Ed Royce đưa ra là tại Việt Nam, những người lên tiếng phản đối chính phủ độc đảng do cộng sản cầm quyền thường bị tù đày hay đánh đập.

Tác giả Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam cho biết mục đích của buổi điều trần nhằm xem xét các vi phạm nhân quyền hết sức phổ biến tại khu vực và tìm kiếm các phương thức Hoa Kỳ có thể làm tốt hơn giúp mang lại sự thay đổi tích cực.

Các nhân chứng tham gia điều trần gồm cựu Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Dân Chủ-Nhân Quyền-Lao Động Lorne Craner; cựu dân biểu Hoa Kỳ Tom Andrew; Ủy Viên Quận Cam Janet Nguyễn; và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS.

Buổi điều trần diễn ra trong bối cảnh các kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam đang ráo riết được các hội đoàn của người Việt ở Mỹ thực hiện.
Mới hôm qua, đông đảo người Việt từ khắp nơi tề tựu về thủ đô Washington tham dự ngày vận động “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người” với một buổi ca nhạc ngoài trời, các cuộc biểu tình trước cả tòa đại sứ Việt Nam lẫn Trung Quốc, và tuần hành qua Tòa Bạch Ốc để kêu gọi bảo vệ nhân quyền-chủ quyền Việt Nam trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc.

Một chiến dịch vận động khác cùng kêu gọi cho nhân quyền-chủ quyền Việt Nam sẽ khai diễn vào ngày 16/7 với một cuộc họp khoáng đại tại Quốc Hội Mỹ, các cuộc biểu tình ngay trước Quốc Hội, và các buổi tiếp xúc làm việc giữa cộng đồng người Việt với giới lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên ban tổ chức, cho biết mục tiêu cuộc vận động là kêu gọi Washington khẳng định thái độ đối với hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Hà Nội chấp nhận dân chủ hóa như điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ mậu dịch và an ninh với Hoa Kỳ.

Điều trần về nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á tại Hạ viện Mỹ

Về sự kết hợp vận động giữa hai vấn đề nhân quyền và chủ quyền, Tiến sĩ Thắng giải thích:

“Chỉ khi nào người dân thật sự có dân chủ, nắm vận mạng đất nước trong tay thì họ mới sẵn sàng hy sinh và được sự yểm trợ của thế giới tự do. Trước nay c hưa bao giờ chính phủ Hoa Kỳ lại có chính sách liên minh với một quốc gia độc tài cộng sản. Do đó, đây là điều kiện tiên quyết để có được sự yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ và thế giới tự do. Lý do thứ hai, chỉ khi nào người dân thật sự làm chủ đất nước thì mới có được những biện pháp dứt khoát đối với Trung Quốc, chẳng hạn như kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hay mạnh hơn là đóng cửa tòa đại sứ, triệu hồi nhân viên sứ quán Việt Nam hoặc trục suất nhân viên sứ quán Trung Quốc để thể hiện sự bất bình với hành động bành trướng ngang nhiên của Trung Quốc. Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc nên chưa dám làm những điều cần thiết mà một chính quyền phải thực hiện khi đất nước của mình đang bị xâm lấn.”

Tiến sĩ Thắng cho biết hiện có 1 nghị quyết ở Thượng viện và 2 dự thảo luật ở Hạ viện về vấn đề Biển Đông cùng 2 dự thảo luật về nhân quyền Việt Nam ở cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, và thúc đẩy thông qua các văn kiện này nằm trong số các mục tiêu của những nỗ lực vận động hiện nay.

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong

Thứ hai, 7 tháng 7, 2014

Cuộc biểu tình diễn ra hôm Chủ nhật 6/7 (ảnh của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng)

Hàng chục người Việt Nam ở Hong Kong xuống đường hôm Chủ nhật 6/7 trong cuộc tuần hành lần thứ tư phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nói khoảng 40 người, một số mặc quân phục hải quân và lục quân của Việt Nam, một số phụ nữ mặc áo dài, đã tuần hành từ khu hành chính đặc khu ở Tamar, Admiralty, tới tòa nhà China Resources ở Wan Chai, nơi có văn phòng đối ngoại của Trung Quốc.

Họ mang cờ đỏ sao vàng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các biểu ngữ trên đề: “Trung Quốc phải chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam” và “Hoàng Sa là của Việt Nam”.

Đoàn biểu tình cũng phát quốc ca và các khúc quân hành của Việt Nam qua loa phóng thanh.

Việc Trung Quốc chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khơi lên một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước và trong cộng đồng Việt kiều trên thế giới.

Một số cuộc biểu tình chuyển thành bạo lực, làm ít nhất bốn người Trung Quốc thiệt mạng.

Một người trong ban tổ chức cuộc tuần hành ở Hong Kong hôm 6/7, bà Annie Mo Pak-fung, nói với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng: “Chúng tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng các quần đảo [Hoàng Sa và Trường Sa] thuộc về Việt Nam”.

“Chính phủ Trung Quốc rất ngạo ngược, chúng tôi chỉ muốn hòa bình trong lãnh hải của chúng tôi.”

Lần đầu tiên người Việt ở Hong Kong xuống đường là vào tháng Năm, ngay sau sự kiện giàn khoan 981. Sau đó đã có tiếp hai cuộc tuần hành, một cuộc vào ngày 4/6 là ngày kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.