Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông

Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông

RFI

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Reuters

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton – Reuters

Thanh Hà

Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.

Theo bản tin trên mạng của địa chỉ Fortune.com, dự hội nghị được Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tại Quảng Châu, hôm 25/07/2014, cựu tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc về cách cư xử với các nước láng giềng trên hồ sơ Biển Đông.

Cựu lãnh đạo Hoa Kỳ không đồng ý với việc « Trung Quốc chủ trương giải quyết song phương với những quốc gia bất đồng (…) cho dù đó là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều », như là Việt Nam hay Philippines.

Cựu tổng thống Clinton nhấn mạnh : nước Mỹ « không quan tâm đến giải pháp mà Bắc Kinh chọn lựa để giải quyết tranh chấp (chủ quyền tại Biển Đông). Nhưng Bắc Kinh phải lựa chọn một giải pháp mà các quốc gia nhỏ như Việt Nam hay Philippines không bị lấn át » do Trung Quốc là một nước lớn.

Trước đó, trả lời đài truyền hình CNN, Bill Clinton đã tuyên bố ông chủ trương, giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở vùng Biển Đông và Hoa Đông trong khuôn khổ đa phương. Có như vậy các nước nhỏ mới không khỏi bị uy hiếp.

Theo giới quan sát, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã gián tiếp chỉ trích Trung Quốc “ỷ lớn ăn hiếp bé”, khi biết rằng, trong thời kỳ giữ chức Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cựu đệ nhất phu nhân Mỹ không được Bắc Kinh ưa thích.

Trung Quốc cấm phát hành cuốn hồi ký của bà Clinton. Hai chương trong cuốn sách này đề cập đến chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra trong quyển hồi ký, bà Hillary còn thường xuyên chỉ trích chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền.

 

Học sếp Nhật từ chai nước uống thừa.

Học sếp Nhật từ chai nước uống thừa.

Câu chuyện này được khơi gợi từ 1 buổi hội thảo tăng cường quan hệ đối tác giữa 1 số doanh nghiệp Nhật Bản và 1 số cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam .

Khi các đại biểu chào nhau ra về, người viết nhận ra, trên bàn của những người Nhật không còn chai nước suối nào cả; trong khi bàn đối tác Việt Nam vẫn đầy các chai nước, có chai chỉ mới mở nắp.

Một cán bộ phiên dịch cũng nhìn cảnh đó và cười: “Người Nhật sẽ mang theo chai nước uống dở của họ, vì họ sẽ tự buộc mình phải uống cạn chai nước ấy”.

Không phung phí chi tiết nào

Sự việc khiến người viết nhớ lại những lần làm việc với ông Nguyễn Văn Phu, Phó giám đốc công ty Daiwa (Đà Nẵng), khi đứng lên là ông “nhờ” mang theo chai nước uống dở trên bàn về. “Quy định của công ty mình là thế, bạn thông cảm, các chai nước không được vứt bỏ dở dang. Nếu mình uống không hết thì mang theo uống tiếp, còn hơn là bỏ đó rồi phải đổ đi, rất lãng phí”.

Thói quen tập được đó của 1 người Việt đã lâu năm làm chung với người Nhật đủ cho thấy, tập quán sinh hoạt của người Nhật thật sự chỉn chu và tuân thủ đủ những “quy định” nhỏ nhoi nhất, và lâu dần biến thành nếp sống, thói quen tốt. Cũng không chỉ với chai nước lọc, mà bất cứ thực phẩm, đồ dùng nào, người Nhật cũng nghiêm túc sử dụng, không để xảy ra sự phung phí nào.

sếp-nhật, công-ty-nhật, doanh-nghiệp-nhật, nhân-viên, tuyển-dụng, doanh-nghiệp

Người Nhật sẽ mang theo những chai nước uống dở của mình chứ không bỏ lại.

Không ít người Việt khi cọ xát với những điều này, đã phải “bực mình” thốt lên, hầu như bất cứ cái gì sử dụng được, người Nhật đều tận dụng tối đa; còn cái gì vứt đi của họ, cũng được chắt lọc rất kỹ lưỡng. Họ chỉ ăn vừa đủ miệng ăn, uống vừa đủ mức uống, có thể nói là tằn tiện chi ly đến đáng ngạc nhiên.

“Họ nấu nướng rất kỹ lưỡng, pha chế đồ ăn tỉ mỉ mà lại chỉ làm rất ít, chỉ vừa đủ để ăn uống thôi, không dư thừa. Rau thì rửa kỹ như chà từng cọng, mỗi loại rau rửa 1 cách. Thịt cá thì xử lý từng gram cụ thể, chi tiết như đo vàng”. Nhận xét này của 1 doanh nhân Việt từng sống nhiều năm ở Nhật được đưa ra nhằm chứng minh: người Nhật là “tằn tiện’ nhất thế giới !

Hãy tập hành xử tiết kiệm

Quay lại với chai nước lọc, 1 nhân viên khách sạn vốn đầu tư của người Nhật tại Hà Nội từng phân tích, thật sự thói quen tiết kiệm như vậy đã giúp ích rất nhiều cho người Nhật.

Cứ tính kỹ mỗi chai nước chứa 1/2 lít nước, nếu sau 1 buổi họp phải đổ đi 20 – 30 chai nước bởi chẳng ai uống thừa lượng nước còn lại trong 1 chai nước mở nắp cả, rõ ràng là việc hao phí tài nguyên nước đáng suy nghĩ.

Hầu như chẳng bao nhiêu người Việt chú ý điều đó, nên gần như nạn lãng phí nước uống này ở các cơ quan, đơn vị Việt Nam là rất phổ biến.

Trong khi đó, do “tằn tiện”, người Nhật chỉ bỏ chai nước khi đã uống hết, họ đã thường xuyên tiết kiệm được 1 lượng rất lớn nước lọc tinh khiết, trong sinh hoạt và chi phí hàng ngày.

sếp-nhật, công-ty-nhật, doanh-nghiệp-nhật, nhân-viên, tuyển-dụng, doanh-nghiệp

Hãy tập uống cạn chai nước của bạn, dù chỉ là 1 chai nước nhỏ trên máy bay.

Một chai nước tiết kiệm như vậy, mỗi cân thực phẩm được tiết kiệm như vậy, tính ra đã giảm thiểu hao phí xã hội rất lớn, phải chăng khiến nước Nhật thêm 1 lý do để ngày càng phú cường ?

Hơn nữa, với thói quen tiết kiệm, chi tiêu đúng mực, hành xử tinh tế như vậy, người Nhật còn xây dựng được thái độ giao tiếp chừng mực, bặt thiệp nghiêm túc cho mình.

Từ những chi tiết nhỏ giữa đời thường đến kỹ năng sáng tạo với công việc, khéo tận dụng mọi chi tiết tưởng chừng nhỏ nhất, người Nhật mới có thể sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ, trí tuệ cực kỳ tinh xảo mà chất lượng lại ở đẳng cấp hàng đầu thế giới.

Cho nên, muốn có được sự thành công xuất sắc của người Nhật, phải chăng cá nhân mỗi người Việt, hãy nên xem xét lại chính thói quen tiêu dùng lãng phí của mình. Hãy uống cạn chai nước của bạn, đó là lựa chọn khởi đầu tốt nhất !

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Mâm cỗ có cao hơn tiếng chào?

Mâm cỗ có cao hơn tiếng chào?

image

Ông bà ta có câu “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, ý nói lời ăn tiếng nói đáng trọng hơn là của cải vật chất. Nhìn rộng ra một chút, truyền thống ngày xưa của người Việt Nam là coi trọng cách đối nhân xử thế, mối quan hệ thân tình hơn là vật chất. Vậy mà theo như tôi thấy thì ngày nay dường như truyền thống đó đang bị mai một dần. Ngoài xã hội Việt Nam lúc này tôi chỉ thấy “mâm cỗ” được ưu tiên hàng đầu.

Thời còn học ở Mỹ, có lần tôi gặp một tình huống rất đáng ngạc nhiên. Tôi đếnTexas vào lúc  tiết trời sắp chuyển sang mùa thu. Thời tiết rất đẹp và mát mẻ. Tôi quyết định đi dạo một vòng khu học xá để tham quan nơi mà mình sẽ theo học mấy năm. Khi bước ra ngoài, có rất ngạc nhiên khi thấy nhiều hoàn toàn không quen biết chào tôi “what’s up”, “hello”, “hi”. Tôi chỉ biết gật đầu cười lại. Sau này khi đã quen thân với một vài người bạn Mỹ, tôi có hỏi họ tại sao những người Mỹ không quen đó lại chào hỏi tôi trên đường. Câu trả lời tôi nhận được là: “do thói quen”. Sau này, khi còn ở Mỹ, bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những người Mỹ xa lạ cười rất tươi và chào hỏi tôi như người quen thuộc.

image

Quả thật, chắc chỉ ở Mỹ mới có thói quen kỳ lạ như vậy, nhưng thói quen đó lại làm tôi cảm thấy rất dễ chịu và vui vẻ. Chỉ cần một nụ cười, một tiếng nói cũng xóa tan được cái băng giá lạnh lùng. Người Mỹ không hề sống thiếu tình cảm như chúng ta vẫn tưởng. Theo tôi, những người Mỹ xa lạ chào hỏi tôi là vì thói quen, nhưng nguyên nhân là do, với họ, giữa con người với con người cần có sự giao tiếp, và với họ, một tiếng chào không làm mất của họ đồng nào nên chẳng tiếc gì mà không chia sẻ nó với cả những người không quen. Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào hỏi nhau, thậm chí có lúc còn né tránh. Tôi còn nhớ có một cậu bạn đại học, lần đó chúng tôi đang đi chung trên đường, bỗng dưng cậu ấy nằng nặc đòi rẽ sang hướng khác. Một lúc sau hỏi ra mới biết, chỉ vì trên đường bỗng gặp cô giáo chủ nhiệm cấp ba năm xưa, cậu bạn không muốn phải đến chào hỏi. Tôi cảm thấy xấu hổ giùm cho cậu ta, một người trẻ lại không dám (đúng hơn là không muốn) mở lời chào hỏi người đã từng dạy bảo mình.

image

Lại nhớ, một cô bạn thời cấp ba của tôi lại thực dụng hơn một chút. Ngày còn đi học, mỗi khi đến ngày lễ nhà giáo, cô ấy luôn được gia đình “đầu tư” cho những phần quà to và giá trị nhất để tặng thầy cô. Sau khi đã tốt nghiệp, mỗi lần đến ngày lễ nhà giáo hay lễ tết, lớp chúng tôi đều tụ họp đến thăm thầy cô. Trước là để tỏ lòng tôn kính, sau là để hỏi han sức khỏe của những bậc vi sư, và cũng là dịp để mỗi người chúng tôi cập nhật tình hình của nhau khi đã một thời cùng là học trò dưới một mái trường. Thế mà cứ mỗi lần chúng tôi ngỏ lời mời cô bạn ấy tham gia thì cô ấy không bận việc này thì cũng bận việc khác, còn nói bóng gió là đã ra trường rồi thì cần gì phải đến thăm hỏi thầy cô giáo như vậy nữa. Cảm thấy chạnh lòng, chẳng lẽ đối với cô ấy, việc tôn kính những người thầy lại chỉ có ý nghĩa khi cô ấy còn đi học? Ý nghĩa của ngày nhà giáo rồi cũng nhanh chóng bị quên lãng theo những món quà, phong bao?

Tôi còn để ý thấy người Mỹ rất hay nói “thank you” (cảm ơn) và “sorry” (xin lỗi). Cho dù đó là một anh công nhân ít học, cho đến một vị giáo sư có học hàm học vị cao thì những từ “cảm ơn” và “xin lỗi” luôn thường trực trên môi. Thật ra hai từ ấy cũng chẳng có sức mạnh ghê gớm gì nhưng lại thể hiện một xã hội văn minh và có tính nhân văn, thể hiện được giữa con người với con người có sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Ở một khía cạnh khác, cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” cũng thể hiện được tính cách của một dân tộc. Cách đây vài ngày tôi có đọc một bài viết so sánh về cách sử dụng hai tiếng “cảm ơn” của người Việt và người Mỹ. Theo đó, tác giả cho rằng người Việt rất ít khi nói cảm ơn. Thậm chí khi được người khác khen ngợi, người Mỹ thường nói “cảm ơn”, còn người Việt thì thường tìm cách từ chối lời khen đó chứ tuyệt nhiên ít khi nào nói “cảm ơn”. Tác giả cho rằng sở dĩ người Việt hay tìm cách từ chối lời khen ngợi là do thói quen. Dù vui như mở cờ trong bụng khi được khen nhưng chúng ta vẫn một mực tìm cách không nhận lời khen, bởi vì nhận lời khen tặng được xem là đồng nghĩa với thiếu khiêm tốn, và việc nói “cảm ơn” được xem là đồng  nghĩa với việc nhận lời khen. Do đó, người Việt ít khi nói “cảm ơn” khi ai đó khen tặng. Thêm một lý do nữa mà người Việt ít khi nói “cảm ơn”, “xin lỗi” là vì tâm lý ngại, mắc cỡ, xấu hổ, và vì thế khi mang ơn của ai đó hay mắc lỗi nhỏ với ai, thường họ cứ cười trừ cho qua, và tìm cách lờ đi chuyện đó. Trăm lần như một, mỗi khi tôi bước vào bước ra một cửa hàng hay một văn phòng nào đó, tôi giữ cửa cho người sau bước ra cùng thì  chẳng khi nào nghe có ai nói lời cảm ơn. Những lúc tôi giữ thang máy chờ một vài người ở văn phòng làm việc thì 10 lần hết 9 chẳng có ai nở một nụ cười cảm ơn,  nói chi đến chuyện thốt lên hai tiếng lịch sự đó. Còn chuyện không nói lời xin lỗi khi làm lỗi thì gần như ngày nào tôi cũng được chứng kiến. Điển hình nhất là khi có va chạm phương tiện xảy ra trên đường phố, thường thì người có lỗi và người không có lỗi đều đứng dậy và chửi mắng nhau xối xả, nhất định không hỏi han người kia có bị làm sao không, và dù biết mình có lỗi đôi khi cũng tìm cách lơ đi để chối bỏ trách nhiệm.

Thói quen ít nói lời cảm ơn ở nơi công cộng, làm cho người làm ơn có cảm giác mình có bổn phận phải làm việc đó, cảm thấy hành động tốt bụng của mình bị phủ nhận. Dần dà, chẳng còn ai muốn giúp ai ở nơi công cộng nữa. Việc nuốt mất hai từ “xin lỗi” khi làm lỗi còn tai hại hơn khi nó cho thấy rằng đa số người Việt là những người hèn nhát, không dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm do mình gây ra. Còn nhớ trong vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc gần đây, những quan chức liên quan đã tự động nhận lỗi và từ chức, thậm chí có người đã tự tử vì cảm thấy tội lỗi nặng nề. Còn ở Việt Nam, các vị vẫn thường đổ lỗi cho nhau và đổ lỗi cho dân vì sự hèn nhát và tham lam cá nhân. Tất nhiên, số đông không phải là tất cả, nhưng rõ ràng thói quen của số đông sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội. Chỉ mong sao hai “tiếng chào” hay lời xin lỗi, câu cảm ơn sẽ lại nở trên môi người Việt Nam.

Tiến sĩ Cao Huy Huân

“Hỡi anh yêu xin anh đừng buồn,”

“Hỡi anh yêu xin anh đừng buồn,”

Có đôi khi em hay giận hờn,

Để cho anh quên đi ngày dài

Với bao đêm suy-tư miệt mài.”

(Lê Hựu Hà – Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Đầu)

(1 Cor 5: 7-8)

Vâng. Đúng thế. Tình yêu vào buổi đầu, tuy có ra sao, cũng vẫn là thứ tình dạt dào nhiều âu yếm, giống chiêm bao. Yêu lần đầu, là thứ tình cứ bảo nhau “đừng buồn”, dù “có đôi khi em hay giận hờn”, “anh quên ngày dài”, hoặc cả hai từng “suy-tư miệt mài”, đến quên chết.

Vâng. Có lẽ đúng như vậy. Bởi, một khi đã yêu thương nhau, thì người kia hay bên nọ vẫn cứ hát các ý/lời đầy thơ, những là:

“Mắt môi đây xin anh đừng chờ

Chiếc hôn kia mong anh từng giờ

Ngón tay kia xin chớ hững hờ

Dắt em đi về trong đợi chờ.

Biết bao ngày đã qua, Biết bao chiều xót xa.

Ngồi đếm những giọt nắng, Rơi rụng trước mái hiên nhà.

Người sao chưa đến với ta, Tình sao chưa thấy ghé qua.

Dù con tim vẫn thiết tha, Mộng xưa cũng vơi theo tháng ngày.

(Lê Hựu Hà – bđd)

Vâng. Thi-ca và âm-nhạc ngoài đời vẫn có ý-tứ và lời-lẽ ra như thế, suốt một đời. Nhưng còn, thực-tế cuộc đời nay lại có vấn-đề nổi cộm được báo chí ở Úc từng cảnh-giác, rất như sau:

“Mới đây, tác giả của bài báo trên tờ The Telegraph có viết rằng: có vị trước đây là luật gia tên là Chris Sevier vừa đệ đơn xin một giấy chứng hôn-thú để ông có thể lầm thân với vi-tính có tên là Mac – book. Trong cố gắng biện-hộ cho vụ án của chính mình, ông Sevier giải-thích rằng ông đã thành người ghiền dâm-thư qua máy vi-tính của chính mình. Và, rất nhiều khi, ông đã thấy mình bắt đầu thích những màn làm tình trên vi-tính hơn ăn nằm với phụ nữ thực-thụ.

Nhật báo The Telegraph tường trình rằng: luật sư Sevier tìm cách lập nên vụ-việc để chống việc hợp-thức-hoá “hôn nhân giữa người đồng-tính luyến-ái”. Ông Sevier có nói trước toà rằng: “Nếu đúng là, ngày nay ta thực-sự có nguy-cơ đặt ra cho hôn-nhân theo truyền-thống nam nữ và con cái, thì các cặp phối ngẫu giữa nam-nam hoặc nữ-nữ và giữa con người và máy móc cũng đề ra một sự thể hệt như thế”. Và ông luật-sư này cứ thế biện-luận rằng: nếu ta quyết bảo vệ quyền-lợi cho đồng-đều, thì ắt hẳn sẽ không thiếu lý-do để hỗ-trợ cho đường-lối/chính-sách ngăn-ngừa hôn-nhân giữa các cặp phối-ngẫu giữa con người và máy móc đâu thua kém hôn-nhân đồng phái-tính…

Thêm vào trường hợp luật-sư Chris Sevier đưa ra về hôn-nhân giữa người và máy, các nhà khảo-sát/nghiên-cứu còn cho biết rằng các dâm-thư hoặc phim ảnh kích-dục cũng có thể gây nên quan-hệ yêu-đương với người khác làm cho chính con người ít hài lòng thoải mái, hơn trước đó. Ngoài chuyện thường xuyên xem dâm-thư và phim ảnh kích-dục có thể khiến cho tâm-não con người bị có vấn đề. Mọi người nay cũng không lấy làm lạ là mấy khi biết rằng: những người mê man xem dâm-thư và/hoặc phim ảnh kích-dâm như luật sư Chris Sevier lại cứ thích để máy móc kích-thích mình về chuyện dục-tình hơn đàn bà phụ nữ, cũng rất nhiều.

Nói gì thì nói, các khảo sát nghiên-cứu mới đây còn cho biết: mê dâm-thư hoặc phim ảnh kích-dục cũng giống như mê ma-túy hoặc chích choác, thôi. Tất cả những thứ này đều huỷ-diệt hôn nhân cùng một kiểu như ma-túy hoặc các thứ thuốc bất-hợp-pháp, vậy. Đó là một trong các khám-phá mới đây của hai nhà phẫu-thuật-gia thuộc Trung Tâm Khoa-học Y-tế trường Đại học Texas, Hoa Kỳ”. (x. Nicole M. King, Porn addiction is as serious as drug addiction, MercatorNet 25/6/2014)

Người đời nói thì nói thế, còn nhà Đạo đôi lúc lại vẫn bảo ban nhiều điều theo cách-thế tinh-tế, nhè nhẹ rất như sau :

“Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng tố-giác những tư tế hư hỏng, thay vì trao bánh sự sống cho dân thánh của Chúa, thì lại cho những lương thực có thuốc độc!

Đức Thánh Cha đưa ra nhận định trên đây trong bài giảng thánh lễ lúc 7 giờ ngày 16-1-2014 tại nguyện đường nhà trọ thánh Matta ở Vatican: “Đoạn Kinh thánh này (1 Sam 4: 11) làm cho chúng ta suy nghĩ xem quan-hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Lời Chúa như thế nào: phải chăng đó chỉ là một quan-hệ hình-thức, hời hợt, một quan-hệ xa lạ? Lời Chúa có đi vào, có thay đổi tâm-hồn chúng ta hay không? Nhưng, tâm hồn lại khép kín đối với Lời Chúa. Điều này làm chúng ta nghĩ đến bao nhiêu thất bại trong Giáo hội, bao nhiêu chiến-bại chỉ vì họ không cảm thấy Chúa, không tìm thấy Chúa, không để cho Chúa tìm họ! Và rồi sau khi thảm-trạng xảy ra, người ta cầu nguyện: Lạy Chúa, làm sao điều ấy xảy ra được? Chúa đã làm cho chúng con bị các lân bang coi rẻ…Chúa biến chúng con thành sự nhạo cười của những dân quanh chúng con”.

Đề cập đến những gương mù, những xì căn đan trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta có xấu hổ không? Có bao nhiêu gương mù mà tôi không muốn nêu riêng rẽ ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều biết và chúng ta biết chúng ở đâu. Nhưng xì căng đan mà một số người đã bắt phải trả bao nhiêu tiền… Thật là một ô nhục cho Giáo Hội. Chúng ta xấu hổ vì những xì căng đan, những chiến-bại của các linh mục, giám mục, giáo dân? Lời Chúa trong những xì căng đan ấy thật là hiếm hoi! Họ không có quan hệ với Thiên Chúa! Họ có một địa vị trong Giáo Hội, một địa vị quyền lực, và thoải mái. Nhưng Lời Chúa thì họ không có. Họ biện minh: ‘Nhưng tôi có huy chương mà! Tôi có mang thánh giá mà!.. Đúng vậy, cũng như những người Israel xưa kia mang hòm bia Giao ước vậy! Nhưng, họ không có quan hệ sinh động với Thiên Chúa và Lời Chúa’.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi nghĩ đến Lời Chúa Giêsu nói về những kẻ gây gương mù gương xấu… và nơi đây xì căng đan đã xảy ra: tất cả sự sa đoạ của dân Chúa, cho đến sự yếu nhược, sự hư hỏng của các tư tế”, (x. G. Trần Đức Anh O.P, Đức Thánh Cha tố giác những tư tế hư hỏng, www.Vietcatholic.com 17/01/2014)

Vâng. Nói như đấng bậc tối cao nhà Đạo, là nói lời khuyên bảo dân con mình hãy về với Lời Chúa từng nhủ khuyên, ban bảo để rồi vẫn mang nặng thứ tình yêu thương trong trắng, không xì căng đan, hoặc tì vết.

Vâng. Nói lời yêu đương như nghệ sĩ ngoài đời, là còn nói bằng câu ca rất như là:      

“Hãy cho em môi hôn nồng nàn,

Lỡ mai sau duyên ta muộn màng,

Sẽ không ai cho ta vội vàng.

Mới yêu đây nay nhưng sao phũ phàng,

Hãy yêu như chưa yêu lần nào,

Hãy cho nhau môi hôn ngọt ngào.

Hãy đưa em về nơi cuối trời,

Giấc mơ yêu cùng anh trọn đời.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Vâng. Vấn-đề là: đã có tình-yêu trong trắng tức “Hãy yêu như chưa yêu lần nào” , và rồi: “Hãy đưa em về nơi cuối trời!”, để rồi ở nơi đó, anh và em sẽ có “Giấc mơ yêu cùng anh trọn đời” cứ yêu nhau, cách trong trắng. Ở nơi đó, sẽ chẳng có “xì căng đan” nào khiến anh và em đến phải “xấu hổ” với Lời Chúa, với mọi người.

Vâng. Cũng một chiều-hướng đó, đấng thánh hiền nhà Đạo cũng từng dặn dò bảo ban những người anh người chị trong thánh Hội Nước Trời vào thời đó, rất như sau:

“Anh em hãy loại bỏ men cũ

để trở thành bột mới,

vì anh em là bánh không men.

Quả vậy,

Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua

của chúng ta.

Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ,

là lòng gian tà và độc ác,

nhưng hãy lấy bánh không men,

là lòng tinh tuyền và chân thật,

mà ăn mừng đại lễ.”

(1 Cor 5: 7-8)

Lòng tinh tuyền, không chỉ là “men” trong bột cũng rất mới, mà thôi, nhưng còn là ý-nghĩa cuộc sống của hết mọi người, chí ít là dân con của Đức Chúa.

Lòng tinh tuyền, lại cũng là lòng chân-thành của dân con nhà Đạo trong ứng-xử với mỗi người và mọi người. Ứng-xử ấy, vẫn là lòng-thành chân-chất Chúa từng tỏ-bày với con người từ thuở tạo-dựng cho đến hôm nay và mãi mãi suốt mọi thời.

Ứng-xử tử-tế với người trong Đạo hay “ngoài luồng” vẫn là lối ứng và xử của các đấng bậc trong Đạo diễn-giải thêm như sau:

Thực tế đời người, ta thấy Chúa “ứng xử” tử tế với mọi sự, mọi người. Ngài ứng xử tử tế cả với đất đá, bông hoa, thú vật cùng loài người. Mỗi động tác, đều thể hiện trạng huống xuất từ một nguồn duy nhất. Ứng xử tử tế, là quan hệ với Bản Thể Chúa theo cung cách thi đua/khác biệt, có khi còn đối kháng. Nhưng mỗi loài và mọi loài, đều đáp ứng thích-hợp với quà-tặng Chúa ban, hầu trở thành “vũ trụ” hợp nhất mang ý nghĩa rất chung tình.

Ứng xử gây kinh ngạc ở trời mới/đất mới, là ứng xử tử tế giữa hai bản thể tuy riêng rẽ/khác biệt, nhưng lại vẫn chọn sống chung và sống cùng cả triệu năm. Chọn cách sống, nếu không sống chung sống cùng, sẽ không thể sống tốt đẹp. Chọn cách sống ứng xử,hỗ tương khá lạ kỳ, là công việc Chúa vẫn làm với dân gian người phàm, mãi đến hôm nay…

…Các lý lẽ khiến có sự gãy đổ, thoái thác và thu hồi sự hỗ tương nam nữ trong hôn nhân không được chấp nhận ở Kinh Sách. Đó là vi phạm kết hợp hài hoà rất nền tảng. Là, phá vỡ giao-ước có từ thuở đầu. Cũng thế, giả như ta phá bỏ/huỷ hoại bí mật và thực trạng phối kết nam nữ do Chúa lập như luật Torah nói “cho phép ly dị”, và họ có làm thế cũng chỉ như một trong các thể-lệ được Chúa cho phép, chứ chẳng vì họ muốn làm. Dĩ nhiên, việc này tạo nỗi buồn sâu sắc trong lòng Chúa. Và, việc này có xảy đến cũng do con tim của nam-nhân và nữ-phụ đã chai đá, cứng cỏi. Sự cứng cỏi, do tâm can/tự sự vẫn muốn thoải mái hơn là chấp nhận quà của Chúa, tức mãi mãi sống chung cùng nhau, vui bên nhau.

Những lý do khiến truyền thống Giáo Hội qui trách nhiệm lên những người không có khả năng tiếp tục cuộc sống lý tưởng. Truyền thống Giáo Hội không ngần ngại gọi tình cảnh rẽ chia là “tội” hoặc “lỗi” mang tính khách quan. Bởi, tội lỗi vẫn là cách ly. Ân lộc mới nối kết. Chính vì lý do này, mà truyền thống Giáo Hội nói hôn nhân là ân lộc. Là, bí tích thánh thiêng, huyền nhiệm, vinh hiển.

Quan-hệ nam-nữ trong hôn-nhân đã chứng tỏ Thiên-Chúa đích-thực là sự kết hợp hài-hoà. Đó là mạc khải về sự kết-hợp nơi Chúa Ba Ngôi. Chính sự kết-hợp thánh-thiêng này nói lên điều Chúa muốn nói, là: Thiên-Chúa thực-tình phối-kết với nhân loại mà không muốn cách chia, phân rẽ. Hôn nhân đích thực là dấu hiệu của bí nhiệm này. Chính nhờ vào ánh sáng của phối kết, con người hiểu được thể nào là “nhập thể” và thế nào là “biến hình”. Nhờ đó, cũng hiểu được chính mình.

Sẽ không quá đáng nếu nghĩ rằng: chính sự tháp-nhập vào với nhau để nên một, xứng-hợp với ý-tưởng “thành trẻ bé”. Điều đó nói lên rằng: có thấy bất-xứng mới không hãi-sợ chuyện gần-gũi người kia/người khác và khám phá ra rằng sự sống đích thực nằm ở sự việc này.

Thánh Phaolô yểm-trợ cho ý-tưởng này và ngài còn tiến xa hơn thần-học Do-thái về vấn đề đó. Thánh-nhân thấy rõ sự kết-hợp hỗ-tương nơi hôn-nhân là gia-nhập/hiệp thông với đối-tác cả vào sự thể mà ta thường gọi là sự mỏng dòn/dễ vỡ nhưng lại mang tính Phục-sinh nơi người phối ngẫu phiá bên kia. Nam-nhân và nữ-phụ, cả hai đều sợ chết, nhưng mỗi người nam-nữ phiá bên kia mới bảo đảm mình không sợ chết, mà chỉ bắt đầu trỗi dậy, nên yên-tâm. Thánh Phaolô thấy nơi người phiá bên kia không như người khác, mà như là thành-phần của Thân mình Chúa sống lại.

Thật phức-tạp khi nhận ra rằng: thái-độ của thánh Phaolô về thân xác, dục tình, thịt da nơi người nam và nữ “phía bên kia” không tiếp-tục đi sâu và trọn-vẹn vào sự Đạo đang diễn-tiến. Họ bao gộp sự tự-do và cảm-thông hỗ-tương mà ngày nay ít người phổ-biến. Riêng các sử-gia lại nghĩ: từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5, Hội thánh đã từ từ lấy lại từ người La Mã và văn-hoá ngoại-giáo thái-độ “phải lẽ” với thân xác, gia-đình, hôn-nhân, cùng trinh-tiết và cả việc tiết-giảm dục-tình nữa. Điều này, khác với động-cơ thúc đẩy và cung-cách thực-hiện vẫn có do trường-phái kiểu thánh Phaolô mang tới.

Có lẽ, Kitô-hữu thời tiên-khởi không giống cộng-đoàn Phaolô, tức không có tự-do đủ để vui-hưởng cuộc sống như thánh-nhân dạy. Có lẽ đây là lý-do khiến họ tiến tới khuynh-hướng khắc-kỷ, tức nghiêng về đạo-giáo Đông phương; và từ đó, kéo theo chuyện các Kitô-hữu nay thành người ghét bỏ xác thịt, dục tính và tình dục; và coi thường người khác phái “phía bên kia”. Nhà thần học luân lý nào đặt nặng tính lịch sử vào đạo-giáo sẽ làm rõ nghĩa vấn đề này hơn.

Thánh Phaolô chú-tâm nhiều về việc hai người nam-nữ san-sẻ sự mỏng-dòn trước sự chết và sống lại, nên đã lạc-lõng cách nào đó. Lạc-lõng, cả trong thần-học Đạo Chúa, mãi sau này. Thần-học ấy, quyết nhấn mạnh rằng: cá-nhân con người vẫn làm được điều tốt đẹp cho mình nếu biết tự mình giúp mình. Qua nhận-thức sự mỏng-dòn, họ thường tự cho mình là người chín-chắn, trưởng-thành, chẳng cần lo. Nhưng lại không hiểu rằng chính mình cũng mỏng-dòn với người khác và mọi người”. (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San năm B, nxb Hồng Đức 2014 tr.217-218)

Quả là, trong quan-hệ giữa hai người và nhiều người, luôn có sự mỏng-dòn rất đáng sợ. Nếu không cẩn-trọng, hẳn mọi đối-tác trong quan-hệ này, sẽ rơi vào tình-huống khó-khăn, rất khó tránh. Tình-huống tương-tự nơi đấng-bậc phạm-pháp được dẫn ở trên, mà không có sự chỉnh-sửa, sẽ còn gây tai-hại đến nhiều người, nhiều thời ở nhà Đạo nữa.

Sự thể ở nhà Đạo lúc này đây, bây giờ, vẫn là tình-huống cần được chỉnh-sửa. Chỉnh-sửa không chỉ bằng việc trang-trải hoặc thanh-toán bằng tiền bạc là xong; nhưng chắc chắn phải nhờ vào quyết-tâm của người trong cuộc cũng như thành-phần dân Chúa, muốn hỗ-trợ.

Thành thử ra, vấn-đề đặt ra cho ta, không thể như thái độ của quan-chức chỉ mỗi “cưỡi ngựa xem hoa”, xong rồi rồi thôi. Nhưng còn là nhận-thức trước đã, sau đến sẽ tra tay hành-động cho đúng cách, mới thành-công.

Nhận định thế rồi, tưởng cũng nên đi vào với thế-giới văn-chương truyện kể để tìm ra cho mình và cho người một bài học để đời, rất vui tươi:

“Truyện rằng:

Một hôm, Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngối thiền thấy an-lạc xuất-hiện. Xả thiền xong, Tô Đông Pha rất vui vẻ hỏi nhà sư:

-Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?

-Trông ngài giống như Đức Phật…

Tô Đông Pha nghe thế vui lắm. Thiền sư hỏi lại:

-Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Tô Đông Pha đáp:

-Trông ngài ngồi thiền giống một đống phân bò.

Thiền-sư nghe thế cũng hứng-chí lắm. Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng lão hoà-thượng đó một phen rồi. Bị ta nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả. Tô Đông Pha về khoe với em gái là Tô tiểu muội:

-Hôm nay anh đã qua mặt được lão sư già đó rồi.

Tô tiểu muội hỏi chuyện gì, thì Tô Đông Pha hào-hứng kể lại. Tô tiểu-muội cười ồ lên, Tô Đông Pha càng hào-hứng. Hỏi mãi, Tô tiểu-muội mới nói:

-Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua lão hoà-thượng ấy rồi.

Tô Đông Pha ngạc-nhiên hỏi thế nào, thì Tô tiểu-muội đáp:

-Tâm của lão hoà-thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân-bò, nên huynh thấy hoà-thương như đống phân bò thôi. Tâm của huynh như thế làm sao mà bằng được tâm của lão hoà-thượng được cơ chứ!”

Đọc truyện kể ở trên, chắc hẳn bạn cũng như tôi, ta đâu thấy có gì nối kết với vấn-đề mình đang bàn. Rất đúng. Thế nhưng, ở đây, người kể lại cứ muốn diễn-giải thêm đôi chút để câu truyện có lý-chứng nói về tình-huống rất không phải ở nhà Đạo hoặc ngoài đời. Tình-huống con người xử-sự có đúng và phải Đạo hay không cũng tuỳ tâm tùy tánh của mỗi người.

Quả là, có tâm Phật hoặc tâm-can con của Chúa, mới ứng-xử tốt với tha-nhân mọi người ở đời. Chí ít là người đối-tác ở đời phía bên kia, rất phái-tính.

Giả như bạn và tôi, ta vẫn thấy không mấy thuyết-phục với lý-chứng do người kể vừa đưa ra, thì đây xin mời bạn và mời tôi, ta lại xem thêm một truyện “tưởng-như-đùa” hoặc “chuyện phiếm” khác, rất như sau:

“Nhân-viên nọ, tới sở làm trong tình-huống hai tai bị băng bó. Ông Trưởng sở của anh ấy thấy vậy, bèn dò hỏi xem chuyện gì vừa xảy ra, hôm qua. Anh trả lời:

-Chả là: hôm qua, đang lúc tôi ủi chiếc ao sơ mi trắng nõn, thì chuông điện-thoạt bất chợt reo lên. Tôi vội chụp lấy bàn ủi điện ấy lên thay vì ống nói điện-thoại rồi áp vào tai mà trả lời.

Ông trưởng-sở bèn có ý-kiến phản-hồi rằng:

-Rồi xong! Điều này giải-thích được về một bên tai bị phỏng. Thế, còn tai bên kia, thì tại sao?

-Đó là do bởi cái thằng ngu bên kia lại gọi một lần nữa, thế mới chết!”

Thật ra thì cũng chẳng chết thằng Tây nào hết ráo trọi. Bởi lẽ, cả nhân-viên ở sở làm cũng như ngài Tô Đông Pha của ta, đâu biết rằng cuộc đời mình vẫn có những thứ và những sự rất tréo cẳng ngỗng! Bởi không thận-trọng và khôn-khéo thì rồi ra ai cũng có thể là nạn-nhân hoặc phạm-nhân của bất cứ sự việc nào trên đời, cả.

Nhận-định thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta kết-thúc chuyện phiếm hôm nay bằng lời ca trên do người viết nay thành người thiên-cổ, ra như vẫn còn khốn-khó với ca-từ rằng:

Biết bao ngày đã qua,

Biết bao chiều xót xa.

Ngồi đếm những giọt nắng,

Rơi rụng trước mái hiên nhà.

Người sao chưa thấy ghé qua.

Dù con tim vẫn thiết tha,

Mộng xưa cũng vơi theo tháng ngày.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Thật đúng thế. Giấc mộng lớn/giấc mộng nhỏ, của con người, nay cứ “vơi theo tháng ngày” đã qua, “dù con tim vẫn thiết tha” vào “biết bao chiều xót”, giống như người “ngồi đếm những giọt nắng, rơi rụng trước mái hiên nhà”. Nhà, của tôi và của người vẫn còn đó trên đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Rất muốn cảm thông

với mỗi người và mọi người

ra như thế.

 

“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”

“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”

Ngấm ngầm trao đổi những ân tình.

Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng,

Để bóng trời khuya bớt giật mình.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 14: 13-21

Mai Tá lược dịch.

Nhà thơ xưa bỗng giật mình, với bóng trời khuya, với những hồn hoa vẫn nín thinh. Nhà Đạo hôm nay rày tơ tưởng, để thêm ấm áp những ân-tình ngầm đổi trao. Ân-tình ấy, còn là tình-ân nhung-nhớ buổi rời xa, cả Đức Chúa.

Trình-thuật hôm nay, thánh Mát-thêu lại vẫn kể về những ân-tình Chúa để lại với con dân qua sự việc lạ lùng Ngài từng làm qua sự-kiện biến những bánh và cá nhân-bản rất nhiều để con dân Ngài cùng tận-hưởng. Lạ hơn nữa, còn là và vẫn là tình Ngài chan chứa vẫn ở lại để ủi-an cảnh buồn phiền, rất cách ly.

Người xưa có câu: “cách-ly, xa rời Chúa lỗi này do ai?” Câu hỏi này, vẫn luôn hiện đến mỗi khi ta đề cập đến chủ đề được ghi trong bài đọc 2, đại ý thánh Phao-lô viết: “Không có gì tách ta khỏi lòng mến của Đức Kitô”.

Khi chấp nhận hành hình chịu khổ đau, thánh Phao-lô có viết cho cộng đoàn tín hữu ở Rôma để nhắn nhủ các thánh ở đây, rằng: dù có hãi sợ, cách ly, hoặc sầu buồn thế nào đi nữa, không gì có thể cách ly cộng đoàn mình xa rời tình yêu của Đức Chúa.

Điều này cho thấy: mỗi khi ta có cảm giác xa cách Đức Chúa, tức: đã bước xa khỏi nơi Ngài hiện diện. Và, bình thường là qua hành vi đầy huỷ hoại. Hành vi này, thường tạo khoảng cách giữa ta và cội nguồn niềm tin, hy vọng và thương yêu.

Thánh Mát-thêu và tiên tri Isaya đều đã viết cùng một đại ý, nói rằng: không gì có thể cách biệt ta xa rời tình yêu của Thiên Chúa. Sông rộng ngập đầy, ở lời sấm của tiên tri, và câu chuyện 5 tấm bánh và 2 con cá ở Tin Mừng, là tất cả những gì các thánh diễn tả sự sung mãn nơi Vương quốc Đức Chúa. Tức là, sự sung mãn vẫn có nơi tình thương của Chúa.

Rất thường tình, ta hay nhấn mạnh đến phép lạ thật sự tạo biến đổi mà thánh sử đã đề cập trong Tin Mừng do thánh nhân viết, thoạt khi Đức Giê-su “bẻ bánh và phân phát” cho hết mọi người, rất dồi dào. Sung mãn.

Viết như thế, thánh Mát-thêu cũng gợi sự chú ý của mọi người đến các mẩu vụn còn thừa. Thánh sử còn chú trọng hơn phép lạ nhân bản thức ăn, gồm có bánh và cá. Từ con số 5 tấm bánh và 2 con cá, thánh sử Mát-thêu nói đến số 12 giỏ vụn bánh, còn sót lại.

Các con số mà thánh sử viết ở đây, trong Tin Mừng, không là chuyện ngẫu nhiên. May rủi. Trái lại, số 7 là con số biểu tượng cho 7 ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, mà lúc ấy, mọi người nghe kể, không thể nào không liên tưởng đến.

Truyện kể đây, là kể về việc Đức Giê-su sử dụng hoa quả của nhân trần trái đất làm ra hầu nuôi sống đoàn người đông đảo, lúc bấy giờ. Hệt như thế, 12 giỏ bánh vụn còn sót, là những cơm thừa canh cặn, rơi rớt lại từ bữa ăn no nê, đầy mãn nguyện. Câu truyện đây, vang vọng một dấu chỉ Chúa muốn qui chiếu, qua số 12. 12, là con số ám chỉ các chi tộc Israel, được ghi lại nơi Cựu Ước.

Đối với ta, truyện kể hôm nay còn vang vọng một ủi an. Thánh Mát-thêu kể cho ta nghe việc Đức Giê-su thấy được nhu cầu của từng người. Ngài chẳng khi nào quay mặt bỏ đi. Nhưng, vẫn đến tận nơi ta ở. Gặp ta ngay, vào tình trạng sống, ta kéo dài. Và, Ngài tái tạo con người chúng ta ngang qua sự sung mãn của tình yêu Ngài. Nhờ đó, ta trở thành “dấu chỉ” cho Vương quốc của Ngài, với nhân trần.

Hội thánh của ta cũng thế. Mẹ thánh Giáo hội luôn tin rằng: việc nuôi sống đám đông quần chúng vào buổi ấy, là ảnh hình về Tiệc Thánh Thể, vẫn diễn ra hằng tuần. Với cộng đoàn. Ở nơi đây, ta đón nhận sự sung mãn ứ tràn của Đức Chúa, qua Lời Ngài, trong cuộc sống. Cuộc sống, của cộng đoàn. Trong các sinh hoạt mục vụ. Và, qua việc linh mục biến đổi rượu bánh thành Mình Máu Chúa.

Phụng vụ hôm nay, là phụng vụ về sự sung mãn. Chúa đem đến cho ta, ân sủng dồi dào; để rồi, ta có thể chuyển đạt lại cho thế giới nhân trần những gì Ngài trao ban, ngõ hầu ta biết chăm sóc, hết mọi người. “Ai được nhiều, sẽ bị đòi nhiều”. Nhưng, vấn đề đối với thế giới hôm nay, là: nhiều người trong chúng ta vẫn sở hữu quá nhiều thứ. Rất sung mãn. Thật dư thừa. Trong khi đó, còn quá nhiều người, chẳng có đến bất cứ thứ gì. Dù là vật dụng nhỏ, để độ thân.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, mà ta không thấy bận lòng gì đến việc biến đổi tâm can, hoặc có hành động thích nghi, thì ta chẳng thể nào hiểu được truyện kể mà thánh sử hôm nay viết về lòng Chúa xót thương đám đông quần chúng. Vì, khi Chúa chạnh lòng thương đám đông quần chúng, Ngài không nhắm chỉ riêng ai, hoặc một người nào.

Đôi khi, có người còn nhìn vào cảnh tình nghèo khó hiện xảy ra trên thế giới, rồi tự hỏi: “Nếu Chúa nhân từ, sao lại để việc ấy xảy ra?” Ý nghĩ này, không thể làm ta xa rời Đức Chúa. Nhưng, dưới ánh sáng soi dọi của Chúa như thánh sử ghi lại hôm nay, đoan chắc một điều, là: Ngài ban mọi sự cho chúng ta. Ban một cách sung mãn tràn đầy, để ta có thể sẻ san sự sung mãn ấy, cho mọi người.

Mỗi khi ta có ý nghĩ đặt ra những câu hỏi như thế, và mỗi khi ta có cảm giác rằng mọi sự xảy ra giống như vậy, hãy tự vấn lương tâm, mà hỏi như người xưa, vẫn tự nhủ, rằng: Ai xa rời? rời xa ai? Trả lời được câu hỏi của tiền nhân, tự khắc ta sẽ không còn thắc mắc, nữa.

Cầu Chúa cho ta cảm nhận được các tư tưởng mà thánh sử Mát-thêu viết ra, hôm nay.

Trong tâm-tình nguyện-cầu như thế, ta lại sẽ ngâm thêm lời thơ còn dang-dở, những hát rằng:

“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”

Ngấm ngầm trao đổi những ân tình.

Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng,

Để bóng trời khuya bớt giật mình.”

(Hàn Mặc Tử – Huyền Ảo)

Nói cho cùng, việc Chúa làm cho mọi người thường vẫn là những sự việc lạ lùng, ấm áp, đầy ân-tình. Ân-tình và huyền-ảo, vẫn luôn là động-thái Chúa gửi đến để rồi con dân Ngài sẽ mãi mãi trân-trọng, suốt đời mình.

Lm Richard Leonard, sj

Mai Tá lược dịch.

Úc và Hà Lan tiếp cận địa điểm vụ MH17

Úc và Hà Lan tiếp cận địa điểm vụ MH17

Thứ bảy, 26 tháng 7, 2014

Không vận các nạn nhân vụ MH17

Có thêm nhiều thi thể nạn nhân trong vụ MH17 bị bắn rơi được không vận tới Hà Lan.

Hà Lan và Úc đang tiếp cận địa điểm vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine, trong lúc có thêm nhiều thi thể của các nạn nhân được không vận tới Eindhoven.

Ngoại trưởng hai nước đã tham dự một buổi lễ đánh dấu việc khởi hành tại thành phố Kharkiv.

Trong một động thái riêng rẽ, Liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức thông báo rằng họ đang tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

EU nói rằng “thêm 15 người và 18 thực thể” đã bị đóng băng tài sản và bị cấm cấp thị thực.

Một tuyên bố nói rằng những đối tượng này “chịu trách nhiệm về hành động chống lại toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

“Việc này làm tăng lượng những người hiện đang chịu các lệnh trừng phạt của EU liên quan tình hình ở Ukraine lên con số 87, trong khi số lượng các tổ chức bị trừng phạt sẽ tăng lên đến 20”, theo một tuyên bố được đưa ra thay mặt Hội đồng Liên minh Châu Âu.

Tuyên bố cũng nói Hội đồng EU đã quyết định đưa ra các biện pháp mở đường cho “áp đặt phong tỏa tài sản và cấm thị thực đối với các cá nhân và các thực thể hỗ trợ tích cực hoặc đang được hưởng lợi từ những nhà hoạch định quyết định của Nga vốn chịu trách nhiệm về vụ sáp nhập Crimea hoặc sự bất ổn ở miền Đông Ukraine”.

Đàm phán

“Đây là một sứ mệnh nhân đạo với một mục tiêu rõ ràng và đơn giản là đưa họ (các nạn nhân) về nhà”

Thủ tướng Úc Tony Abbott

Các ngoại trưởng Hà Lan và Úc, Frans Timmermans và Julie Bishop đang đàm phán với giới chức Ukraina tại Kiev để gửi cảnh sát đến hiện trường vụ máy bay rơi mà hiện đang bị các lực lượng quân nổi dậy ủng hộ Nga kiểm soát, trong bối cảnh chiến sự tiếp diễn.

Các phiến quân bị cáo buộc đã bắn hạ chiếc máy bay hành khách của hãng Malaysia Airlines.

Tất cả 298 người trên phi cơ đã thiệt mạng trong vụ máy bay bị bắn rơi vào ngày 17/7, trong đó có 193 công dân Hà Lan, 43 công dân Malaysia và 27 công dân Úc.

Khoảng 200 thi thể đã được tìm thấy và vận chuyển tới Kharkiv, nằm bên ngoài lãnh thổ của phiến quân.

Những quan tài đầu tiên mang các nạn nhân của vụ máy bay rơi được không vận tới Hà Lan vào ngày thứ Tư để xác định pháp y.

Một chuyến vận tải thứ hai đã tới nơi vào ngày thứ Năm và thêm hai phi cơ khác, vận chuyển 75 thi thể theo truyền thông Hà Lan, đã tới Eindhoven vào chiều thứ Sáu.

Nhân đạo

Các ngoại trưởng Úc và Hà Lan đang bàn bạc để tìm cách tiếp cận hiện trường vụ máy bay rơi.

Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm thứ Sáu nói thêm rằng 100 cảnh sát sẽ được cử đến châu Âu, tham gia vào nhóm 90 cảnh sát ở London đang chờ giấy phép để đi vào làm công tác an ninh bảo vệ hiện trường.

Ông Abbott mô tả việc này là “một sứ mệnh nhân đạo có một mục tiêu rõ ràng và đơn giản là đưa họ (các nạn nhân) về nhà”.

Các nhà điều tra Hà Lan đã đối mặt với nhiều khó khăn khi tìm cách tiếp cận hiện trường vụ MH17 bị bắn rơi vốn bị phiến quân kiểm soát ở miền Đông Ukraine, trong bối cảnh chiến sự tiếp diễn ở đó.

Với việc nhiều thi thể vẫn tiếp tục được tìm thấy trong một tuần, các chuyên gia cảnh báo có thể sẽ mất vài tháng trước khi tất cả các nạn nhân được xác minh.

Hoa Kỳ nói họ tin rằng các phiến quân đã bắn hạ chiếc phi cơ MH17 bằng hỏa tiễn đất đối không SA-11 Buk do Nga cung cấp, có thể do nhầm lẫn. Nga thường xuyên từ chối gửi bất kỳ giàn phóng tên lửa nào vào Ukraine.

Các phiến quân hàng đầu ở miền đông Ukraine đưa ra các biện minh đối nghịch nhau về việc ai điều khiển một giàn phóng hỏa tiễn Buk vào thời điểm chiếc phi dân dụng vận tải hành khách MH17 bị bắn hạ.

Chiến sự ở miền đông Ukraine nổ ra vào tháng Tư và được cho là đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng.

XIN MẸ CỨU GIÚP CON MỌI NƠI MỌI LÚC – NHẤT LÀ TRONG GIỜ CHẾT!

XIN MẸ CỨU GIÚP CON MỌI NƠI MỌI LÚC –
NHẤT LÀ TRONG GIỜ CHẾT!

…. Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hal nằm dọc theo kênh đào Charleroi.  Hal chỉ  cách Bruxelles – thủ đô vương quốc Bỉ – khoảng vài cây số.  Tại đây có nhà thờ Công Giáo kiểu gô-tích tôn kính bức tượng “Đức Mẹ Đen”.  Bức tượng tạc từ thế kỷ XIII và nổi tiếng vì làm nhiều phép lạ.

Tại thành phố Hal cạnh con kênh Charleroi đã xảy ra tai nạn thảm thương.  Một bà mẹ góa sống với đứa con trai duy nhất.  Một ngày, cậu bé chơi với bạn cạnh con kênh.  Không hiểu hai cậu bé rượt đuổi nhau thế nào mà cậu trai con bà góa trượt chân rớt xuống kênh . Cậu bạn hoảng hốt chỉ biết gào lên kêu cấp cứu.  Bà mẹ càng hoảng hốt hơn và cũng chỉ biết hét lên những lời kêu cứu thảm thiết.

May mắn vào ngay lúc đó có một thanh niên đi về hướng này.  Nghe tiếng kêu chàng đoán ngay sự việc.  Chàng tức tốc nhảy xuống kênh và lặn sâu dưới dòng nước.  Mấy phút sau chàng vớt được cậu bé và mang lên bờ, trước đôi mắt đẫm lệ của bà mẹ.  Người ta xúm lại cấp cứu cậu bé.  Cậu từ từ hồi tỉnh.  Cậu thoát chết nhờ hành động mau mắn và dũng cảm của người thanh niên lạ mặt.

Trước công ơn to tát như thế làm sao cám ơn cho đủ người đã cứu mạng sống con mình???   Bà mẹ góa lại quá nghèo!  Nghĩ lui nghĩ tới bà thấy không gì quý hơn là tặng chàng trai ảnh đeo có hình Đức Mẹ Đen của nhà thờ gô-tích thành phố Hal.  Bà đưa tặng chàng và nói:

– Chắc chắn Đức Mẹ MARIA nghe lời tôi cầu cứu nên đưa đẩy cậu đến và cứu vớt kịp thời con trai tôi bị nạn.

Chàng thanh niên lúng túng trả lời:

– Tôi không biết là có đúng như thế không, bởi vì, thú thật với bà, tôi là người không tin!

Tuy nói thế nhưng trước cái nhìn khẩn thiết của bà mẹ chàng chấp nhận ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Chàng cũng hứa sẽ mang ảnh như lời bà xin để ghi nhớ cuộc gặp gỡ với cậu bé con bà…

Gần mấy chục năm trôi qua… chàng thanh niên dũng cảm năm xưa, nay là người đàn ông lớn tuổi.  Ông bị bệnh nặng và được điều trị tại một nhà thương bên Thụy Sĩ.  Nhà thương do các nữ tu điều khiển.  Cùng vào thời kỳ đó, tại vùng này, có vị Linh Mục người Bỉ về đây nghỉ ngơi.  Thỉnh thoảng Cha đến thăm viếng các bệnh nhân theo lời xin của các nữ tu.  Một ngày, cha đang trên đường gần nhà thương thì thấy một nữ tu chạy đến xin cha tới giúp một bệnh nhân đang hấp hối.  Chị nói:

– Xin cha đến mau! Ông ta đang mê sảng!

Khi vị Linh Mục đến bên giường Cha hiểu rằng người bệnh nói tiếng Flamand.  Ông muốn bịt tai và xua đuổi tất cả những gì có liên hệ đến tôn giáo.  Bằng tiếng Flamand vị Linh Mục nói vào tai người bệnh:

– Xin ông an tâm, không ai dám làm trái ý ông!  Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho ông thôi!

Nói xong vị Linh Mục thoáng thấy nơi cổ bệnh nhân có lấp lánh ảnh đeo Đức Mẹ MARIA.  Không giữ được bình tĩnh Cha ngạc nhiên nói:

– Ông mang một ảnh đẹp như vậy mà ông lại không muốn tôi nói với ông về Đức Chúa GIÊSU KITÔ và về Đức MARIA, Mẹ của Ngài và cũng là Mẹ của chúng ta sao???

Người hấp hối bỗng chốc như hồi tỉnh.  Bằng từng câu rời rạc, ông kể lại câu chuyện vớt một cậu bé và lời hứa với bà mẹ cậu bé là sẽ mang ảnh Đức Mẹ MARIA suốt đời để ghi dấu cuộc gặp gỡ.  Và ông đã giữ lời hứa.  Vị Linh Mục thật cảm động.  Ngài cúi xuống cầm tay người bệnh và nói:

– Chú bé mà ông cứu sống chính là tôi!  Mẹ tôi vẫn kể lại câu chuyện ấy và nhắc tôi nhớ đến ông luôn. Chúng tôi suốt đời ghi ơn ông… Và ông không thấy là chính Đức Mẹ MARIA đưa tôi đến đây gặp lại ông để giúp ông trong giây phút trọng đại cuối đời sao?

Người bệnh cũng cảm động không kém vị Linh Mục.  Ông bỗng trở nên an bình hơn.  Ông chấp nhận xưng tội và xin rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU làm của ăn đàng.  Sau đó, ông nhắm mắt an nghỉ trong vòng tay trìu mến ghi ơn của vị Linh Mục.

… Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết.  Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con.  Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng.  Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử.  AMEN.

Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó.  Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.

Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con.  Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

BÁN ĐI

BÁN ĐI

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

Trích EPHATA 620

Nước Trời được ví như thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” ( Mt 13, 45 – 46 ). Nước Trời quả thật quý giá như dụ ngôn Đức Giêsu giảng dạy, thì tại sao người ta vẫn không yêu quý để mà đánh đổi tất cả ?

Ai đã từng đánh mất điều gì đó quý giá nhất trong cuộc sống, có lẽ sẽ luyến tiếc hoài và nhớ mãi khôn nguôi. Ai đã từng tìm thấy điều gì đó quý trọng, có lẽ sẽ đánh đổi tất cả để mà lựa chọn.

Cuộc đời là một cuộc chọn lựa không ngừng. Can đảm chọn cũng đồng nghĩa với việc can đảm mất. Mất điều ta không yêu không thích thì dễ nhưng mất đi cái ta khao khát là mất cả cuộc đời. Nhân loại có rất nhiều thứ để chọn và lựa, cũng có rất nhiều điều để được và mất. Nhưng hỏi thử, điều gì được khi cuộc sống không còn ? Mọi thứ rồi cũng qua đi, chỉ còn tình yêu là ở lại. Và Nước Trời chính là Tình Yêu ấy.

Lựa chọn Tình Yêu, người thương gia đã bán đi tất cả những gì mình có để mua cho được viên ngọc Nước Trời. Chỉ những ai hiểu được giá trị Tình Yêu mới có thể bán đi tất cả những gì mình có để đánh đổi lấy Tình Yêu được. Như vậy giá trị Tình Yêu được cân đo bằng “tất cả những gì ta có”.

Thế gian có rất nhiều: danh vọng, tiền tài, của cải, sự nghiệp, sắc đẹp, chức tước, địa vị, quyền lực, tình yêu… Đó là tất cả những gì nhân loại có nhưng phải đánh đổi, nếu muốn có được Nước Trời, có được Tình Yêu. Nhưng dường như Tình Yêu không là khao khát tột đỉnh của nhân loại, không là cùng đích, là cứu cánh của họ, cho nên chẳng mấy ai dám bán đi “tất cả những gì mình có” để đánh đổi lấy Tình Yêu cả.

Phải chăng vì thế giới chưa hiểu hết giá trị Nước Trời cho nên đã xem thường và coi nhẹ. Chỉ những ai trải nghiệm nhiều trong mất mát khi bám víu vào giá trị vật chất chóng qua, người ấy mới hiểu được thế nào là Tình Yêu vĩnh cửu. Nếu nói rằng, mọi sự rồi sẽ qua đi, duy Tình Yêu là ở lại, thì tại sao nhân loại không can đảm từ bỏ tất cả giá trị vật chất để mà mua cho bằng được Tình Yêu vĩnh cửu ấy chứ.

Ngày nay người ta sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô để mà mua cho được tình yêu, danh vọng, chức tước, sự nghiệp, địa vị… nhưng người ta lại không dám đánh đổi để thủ đắc cho được Tình yêu khi không cần lấy một xu. Tại sao vậy ? Có lẽ theo ý niệm nhân loại, thì Tình yêu mà Nước Trời ban tặng ấy xem chừng mông lung, xa vời quá. Nó ở tận thế giới bên kia, một thế giới sau sự chết kìa. Con người lại sống ở thế giới này, họ cần tiền để sống, cần danh vọng để tham vọng, cần quyền lực để bá chủ. Phải chăng sự khác biệt quá lớn giữa sự sống đời này và cuộc sống ngày sau đã ngày càng đẩy lùi con người rời xa Thiên Chúa.

Nhiều khi người ta ý thức Nước Trời giá trị thật đấy nhưng xem chừng còn xa lắm kìa, chưa cần phải vội để mà đánh đổi ngay hôm nay, từ từ ngày sau cũng được. Chính thái độ dùng dằng này đã khiến cho con người ỷ lại, quên đi chuyện chiếc lưới được quăng xuống biển: “Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi rồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ngày tận thế cũng vậy, các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” ( Mt 13, 48 – 50 ).

Lạy Chúa, Ngài đã dùng rất nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho chúng con hiểu mầu nhiệm Nước Trời cùng với những giá trị thật mà Nước ấy mang lại. Thế nhưng, dường như con nghe chỉ để mà nghe và hiểu chỉ để mà hiểu nên vẫn chưa can đảm chọn lựa. Hoặc đã chọn rồi mà vẫn còn dùng dằng đổi qua đổi lại.

Thế gian có nhiều thứ để lựa nhưng Nước Trời chỉ một mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao con vẫn không thể chọn được phần tốt nhất. “Bán đi tất cả những gì mình có” ư ? Đã can đảm làm điều ấy chứ, nhưng rồi con lại đòi lại. Nhặt lên, thả xuống… gì thì cũng toàn danh vọng hư ảo mà thôi.

Xin giúp con chỉ chọn lấy một, cho dù có phải mất đi tất cả cũng không hề nuối tiếc. Nhưng Chúa ơi, đó là điều xem chừng con không thể nào thủ đắc. Thôi thì hãy chọn giúp con vậy nhé. Hãy giúp con chọn một lần cho đủ và bán đi tất cả mà mua lấy Tình Yêu có giá trị vĩnh hằng nuôi sống hồn con.

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

 

“ANH NẰM XUỐNG…”

“ANH NẰM XUỐNG…”

Lm. VĨNH SANG, DCCT

Trích EPHATA 620

Chúng tôi vừa đi thăm hai cụ bà, thân mẫu của hai người anh em chúng tôi đã qua đời, một anh vì tai nạn và một anh vì chứng ung thư.

Khi chọn thời điểm ngày 27 tháng 7 để viếng thăm các gia đình của anh em trong Tỉnh Dòng đã qua đời, anh em hay nói đùa đó là “Ngày Thương Binh Liệt Sĩ”, thật ra chính xác phải nói là chung quanh ngày 26 tháng 7, vì ngày 26 tháng 7 là ngày Lễ kính ông Thánh Gioakim và bà Thánh Anna, hai cụ là song thân của Mẹ Maria. Hơn nữa, ngoài thời điểm này, chúng tôi còn được thêm một lần nữa để thăm các cụ là song thân của các anh em trong Dòng vào cuối năm âm lịch theo truyền thống của dân tộc, như vậy hai thời điểm được phân bố khá đều..

Thăm các cụ bà vào thời điểm này thật trùng hợp, được thêm nhiều ý nghĩa thân thương, đó là người anh em của chúng tôi mất vì tai nạn có bổn mạng cũng là Gioakim, còn người anh em mất vì ung thư thì dịp này cũng rất gần với ngày giỗ của anh.

Tám năm trôi qua rồi kể từ ngày anh Gioakim gặp tai nạn và qua đời ( 2006 ), chúng tôi đứng trước di ảnh của anh với lời kinh nguyện, bà mẹ già 92 tuổi khóc ngất khi thấy Nhà Dòng đến thăm và đọc kinh cho con mình, lần nào cũng vậy, những cảm xúc thương tâm nơi bà làm tôi vô cùng xúc động. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến ( Ảnh chỉ có ý minh họa ).

Tôi thầm trách anh đã làm khổ mẹ già như vậy, anh có biết là mẹ thương anh lắm không ? Lẽ ra tuổi già của mẹ sẽ là an vui, hãnh diện về anh và hạnh phúc khi mỗi lần anh về thăm mẹ, nhưng bây giờ mẹ ngồi đó, âu sầu mỗi ngày nhìn lên di ảnh của anh, tuổi già yếu đau mẹ không ra ngoài được, các con cháu bận rộn chuyện gia đình, chuyện làm ăn, chuyện học hành, ít ai ngó ngàng đến mẹ, mẹ cứ héo hắt với nỗi nhớ thương con trai yêu dấu, chiếc áo len và chiếc khăn trên đầu không đủ ấm trong những chiều mưa bão, tôi nhìn bà co ro lạnh lẽo từ bên trong mà không cầm được nước mắt.

Buổi sáng hôm ấy, khi tôi đang trên đường về Nhà Dòng để chuẩn bị cho Công Hội Tỉnh trong những ngày sau đó, chiếc điện thoại của tôi báo tin có cuộc gọi của anh Gioakim, nghe rồi mới biết tin anh bị tai nạn trọng thương ở Bình Định, người đi đường nhặt được điện thoại của anh bấm gọi để báo tin, và sau đó thì hoàn toàn không liên lạc được với họ nữa. Liên lạc nhờ các anh chị em ở Bình Định lo cho anh ở nhà thương, tôi rời Sàigòn sau cơm trưa hôm ấy để nhanh chóng ra Quy Nhơn, nhưng đến chiều, khi xe đến bãi biển Cà Ná, tới tin anh qua đời đã được loan đi.

Nhà Dòng đề nghị đưa thi hài của anh về quàn tạm ở Giáo Xứ Phù Mỹ, nơi anh Toàn, một anh em DCCT ở Quy Nhơn phụ trách. Khi tôi ra đến nơi thì đã nửa đêm, đêm đó lại là đêm chung kết World Cup 2006, tôi vào phòng quàn xác anh đúng lúc hai đội phân tranh thắng bại bằng những cú đá luân lưu. Cám ơn anh Toàn đã hết lòng lo cho anh trong những giờ phút cuối đời, cám ơn các anh em Linh Mục, các chị em Nữ Tu ở Bình Định đã giúp anh Toàn để công việc lo cho anh Gioakim được chu đáo.

Khi tôi đến Phù Mỹ cũng là lúc một đoàn Giáo Dân và anh em mình từ DCCT Huế vào đến nơi để đón xác anh. Từ ngày anh về Huế phụ trách cộng đoàn và lo cho Giáo Xứ, qua sự tận tụy của anh, lòng nhiệt thành của anh, lối sống khiêm nhu, khó nghèo và đơn sơ của anh, Thiên Chúa thổi luồng gió mới làm nức lòng Giáo Dân, đem lại an bình trong cộng đoàn. Anh ra đi để lại nỗi tiếc thương đau xót cho nhiều người, thiệt hại rất lớn cho Nhà Dòng, cho Hội Thánh. Vẫn biết là Thánh Ý Chúa, nhưng sự bất cẩn của con người làm thệt hại và thương đau cho nhiều người khác. Cuộc đời của chúng ta không phải sống cho mình, nhưng là sống vì và sống cho người khác. Anh ra đi như vậy có công bằng với người khác và với mẹ của anh không ? Anh đừng tròn mắt sau cặp kính cận nhìn tôi rồi phá lên cười như những ngày, những lần, anh em gặp gỡ và trêu ghẹo nhau.

Sự bất cẩn khi giao thông đã cướp đi một sinh mạng, hệ lụy không lường hết được thảm khốc thế nào, di chứng thiệt hại cho con người và xã hội không tính toán được hết, bài học đơn giản và quen thuộc vẫn là phải cẩn thận trong việc chọn lựa phương tiện giao thông và chọn lựa cách giao thông.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn luôn là con số vượt mức báo động đỏ, mỗi năm số mạng người chết vô lý vì giao thông vẫn còn quá lớn so với thời còn chiến tranh, số người mang thương tật để lại gánh nặng cho xã hội không thể thống kê được. Thế nhưng hình như mạng người ở Việt Nam rẻ lắm, vì vẫn còn đó vô số những vấn đề lớn của giao thông không được giải quyết đến tận nguồn…

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.7.2014
( Tựa đề lấy theo “Cho một người vừa nằm xuống” của TCS )

 

TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN

TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN

Có một bài tình ca mang tựa đề “Trái tim không ngủ yên” diễn tả tâm trạng của đôi bạn trẻ nam nữ yêu nhau.  Dù xa nhau, họ vẫn cảm thấy gần gũi.  Dù giận hờn, họ vẫn thấy dễ thương. Trái tim họ không ngủ yên, nhưng luôn thôi thúc người này nhớ tới người kia.  Vì thế mà xa hóa nên gần, lạ hóa thành quen, và khổ đau được biến thành hạnh phúc.

Trong Cựu ước, bằng một lối hành văn “nhân cách hóa”, ngôn sứ Hô-sê đã diễn tả Thiên Chúa có một trái tim như trái tim nhân loại: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8).  Thổn thức, bồi hồi, đó là tâm trạng cảm thương, băn khoăn trước một sự việc xảy đến cho mình hoặc cho người mình yêu mến, nhất là lúc gặp phải thử thách gian nan trong cuộc sống.

Trái tim Thiên Chúa “thổn thức, bồi hồi” vì “không nỡ từ chối Ép-ra-im, không nỡ nộp Ít-ra-en vào tay quân thù.”  Thiên Chúa không lãnh đạm trước nỗi đau khổ bất hạnh của con người.  Vì Ngài là tình yêu, nên trái tim của Ngài “không ngủ yên”.  Ngài luôn yêu thương che chở con người và tạo vật. “Có phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?” (Ed 18, 23).  Ngay cả đối với những tội nhân, Ngài cũng không muốn họ phải chết, nhưng mong cho họ được may mắn và hưởng mọi sự tốt lành.  Thiên Chúa yêu thương con người.  Ngài luôn sẵn sàng tha thứ cho họ và Ngài cũng mời gọi họ hãy sống với nhau bằng trái tim.  Chúng ta cùng suy tư về tình yêu thương bao la rộng mở của Ngài đối với mọi loài thụ tạo

1- Trái tim Thiên Chúa là tình yêu thương vô bờ

Thiên Chúa yêu thương con người.  Toàn bộ nội dung Kinh Thánh đều nhằm nói với chúng ta điều ấy.  Thiên Chúa vừa mang gương mặt cương quyết của người Cha, vừa mang tấm lòng bao dung của người mẹ.  Là Cha, Thiên Chúa mạnh mẽ dẫn đưa con người trên con đường ngay thẳng, quở phạt khi họ bất trung, tội lỗi.  Là Mẹ, Thiên Chúa êm đềm che chở con người trước những bão giông, vỗ về động viên khi họ yếu đuối sai lầm.

Tình thương của Thiên Chúa đã được mặc khải nơi Đức Giêsu, Ngôi Lời giáng thế.  Đức Giêsu là Thiên Chúa.  Người mang trong mình một trái tim nhân loại.  Trái tim của Chúa Giêsu đã rung cảm trước nỗi đau của con người, khi đối diện với bệnh tật, đau khổ và sự chết.  Người đã “chạnh lòng thương” và đem lại cho con người niềm vui, ơn chữa lành và tha thứ.  Nhờ việc Thiên Chúa mang trái tim nhân loại mà con người thấp hèn có thể gặp gỡ Đấng tối cao để tâm sự với Ngài.  Đức Giêsu còn giới thiệu cho nhân loại biết rằng Thiên Chúa là Cha.  Ngài cũng có một trái tim, vì Ngài là tình yêu. Nơi tình yêu của Ngài, không ai bị loại trừ hay phân biệt, vì Ngài làm cho mặt trời mọc lên nơi người công chính cũng như kẻ bất lương (x. Mt 5, 45).  Có biết bao phép lạ Đức Giêsu đã làm để minh chứng cho tình yêu diệu kỳ của Thiên Chúa.  Bằng chứng lớn lao nhất cho tình yêu của Thiên Chúa là cuộc tử nạn của Người trên thập giá.  Thập giá là lời tôn vinh quyền năng cao cả và tình thương vô biên của Thiên Chúa.  Thập giá cũng biểu lộ vinh quang ngàn đời của Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo và Cứu độ thế gian.

Khi chứng tỏ cho con người thấy tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đức Giêsu mời gọi con người hãy thương yêu nhau.  Thương yêu là cốt lõi của giáo huấn Tin Mừng, là bổn phận chính yếu của các tín hữu. “Yêu thương là chu toàn Lề Luật ” (Rm 13,8-10).  Không ai có thể tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu mà lại sống ngược với giới răn tình yêu.  Không ai có thể nhận mình là môn đệ của Chúa mà vẫn sống trong hận thù. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Tình yêu do Đức Giêsu đề nghị mang một chiều kích bao la, đến mức dành cho cả kẻ thù: “Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44). Đức Giêsu là mẫu mực cho việc thực thi đức yêu thương, để rồi khi chúng ta bắt chước Chúa, là chúng ta nhân rộng những nghĩa cử của Người trên khắp trần gian, cho đến tận cùng thế giới.

2- Trái tim Thiên Chúa nhân hậu và bao dung

Thiên Chúa cũng là Đấng bao dung tha thứ đối với những ai thành tâm trở lại cùng Ngài. Lịch sử cứu độ là một chuỗi những sa ngã phạm tội của dân Ít-ra-en, đồng thời cũng ghi lại lòng nhân từ của Chúa.  Câu chuyện vua Đa-vít là bằng chứng của lòng bao dung nhân từ của Chúa.  Ông đã phạm tội, nhưng cũng đã sám hối.  Lòng sám hối của ông đã làm nguôi cơn giận của Chúa và Ngài đã thứ tha. Hình ảnh người cha nhân hậu được Đức Giêsu diễn tả trong Tin Mừng Thánh Luca chương 15 cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người đến mức nào.  Ngài tôn trọng tự do của con người.  Ngài sẵn sàng đón nhận những ai thành tâm sám hối trở về và cho họ được phục hồi phẩm giá của người con trong mối tương quan với Chúa.  Người cha nhân hậu đó chính là Thiên Chúa.  Ngài có trái tim không ngủ yên, khi thấy con người sống  trong tội lỗi.  Ngài mong chờ họ trở về với chính lộ để được chia sẻ hạnh phúc và vinh quang của Ngài.  Đức Giêsu đến trần gian để tìm kiếm con người lầm lạc, đưa họ về với Chúa.  Người giống như người chăn chiên, tận tâm kiên nhẫn đi tìm con chiên lạc, vác lên vai, đưa về với đàn chiên.

“Hãy tha thứ!” đó là một trong những nét nhấn quan trọng trong lời giảng dạy của Đức Giêsu. Thế giới hôm nay có nguy cơ hủy diệt lẫn nhau vì thiếu lòng bao dung tha thứ.  Theo Chúa Giêsu, sự tha thứ không được đong đếm bằng số lượng, nhưng phải tha thứ hết lòng (x. Mt 18,21-22).  Phải tha thứ luôn luôn, một cách bao dung, quảng đại.  Nền tảng của lời mời gọi tha thứ là vì mỗi người chúng ta đều bất toàn và vì chính Chúa đã tha thứ cho chúng ta: “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau.  Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện” (Cl 3,13-14).  Trên thập giá, Chúa đã cầu nguyện cho những người làm hại mình. Người đã làm gương cho chúng ta về sự tha thứ.  Chính sự tha thứ sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui tràn đầy và tâm hồn bình an.

3- Trái tim Thiên Chúa trao ban hạnh phúc cho con người

Tình yêu đích thực là mong muốn cho người khác được hạnh phúc.  Khi dấn thân phục vụ, chúng ta tìm được niềm vui.  Khi cho đi chính bản thân mình, chúng ta cảm nghiệm được hạnh phúc dồi dào. Từ thuở ban đầu của lịch sử, Thiên Chúa tạo dựng con người để chia sẻ cho họ vinh quang của Ngài. Hành động sáng tạo chính là sự chia sẻ kỳ diệu ấy.  Một tác giả đã viết: Giống như nước thủy triều, rút xuống nhường chỗ cho đất khô, Thiên Chúa sáng tạo như thu mình lại để nhường chỗ cho con người và tạo vật được hiện hữu.  Thật thế, công trình sáng tạo cho thấy một Thiên Chúa yêu thương, muốn cho con người được hạnh phúc và chia sẻ vinh quang của Ngài.

Đức Giêsu đến trần gian để phục vụ con người.  Mầu nhiệm nhập thể là sự “tự hủy mình ra hư không” để nên giống con người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.  Các môn đệ và những người đương thời đã hết sức ngạc nhiên, khi thấy Đức Giêsu mạc khải một quan niệm mới về Đấng Thiên Sai, không giống như quan niệm của họ: ‘Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45).  Phêrô đã can ngăn Chúa, vì ông không thể chấp nhận một quan niệm Thiên sai như vậy.  Điều này khiến ông trả giá qua lời khiển trách của Chúa, như thể đó là ý muốn của Satan.  Khi chiêm ngưỡng thập giá, chúng ta thấy sứ mạng dấn thân phục vụ của Đức Giêsu được thể hiện cách rõ ràng: Đức Giêsu đã tự nguyện nộp mình chịu khổ hình vì chúng ta.  Người chấp nhận chết để cho chúng ta được sống.  Người chịu lăng mạ để cho chúng ta được tôn vinh.

Trên thập giá, Đức Giêsu đã thốt lên: “Ta khát” (Ga 19, 28).  Cơn khát của Đức Giêsu không chỉ là cơn khát thể lý, mà Người khao khát đem cho con người tình yêu của Chúa Cha.  Ngài cũng mong cho con người học bài học nơi thập giá để biết hy sinh cho nhau.  Vì thế, trải dài cho đến tận cùng thời gian, cơn khát của Đức Giêsu vẫn thôi thúc chúng ta phải làm gì để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân. Mẹ Têrêsa Calcutta, người sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái đã đặt thành mục tiêu ưu tiên của dòng mình là dấn thân vì phần rỗi các linh hồn, “đáp ứng cơn khát của Chúa Giêsu trên thập giá”.  Người tín hữu được mời gọi chia sẻ cơn khát của Đức Giêsu bằng việc thao thức đem Tin Mừng cho anh chị em đồng loại.  Loan báo Tin Mừng đối với chúng ta không chỉ là một việc làm thêm có tính tình nguyện, nhưng đó còn là một bổn phận gắn liền với đời sống Kitô hữu: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).

Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho trái tim chúng con trở nên giống như trái tim Chúa.  Nên thánh đối với chúng ta chính là mang trong mình một trái tim của Chúa, một trái tim không ngủ yên trước nỗi đau của đồng loại.  Khi có một “trái tim không ngủ yên”, chúng ta sẽ luôn thao thức để trở thành hoàn thiện, đồng thời giúp cho anh chị em mình gặp gỡ Thiên Chúa tình yêu!

GM Giuse Vũ Văn Thiên

ngocnga_12@ & anh chị Thụ Mai gởi