CÓ BÙN MỚI CÓ SEN

CÓ BÙN MỚI CÓ SEN

– Khi bạn muốn buông xuôi vài thứ, bạn nên đọc 2 câu chuyện dưới đây. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được cho bạn điều gì đó.

Câu chuyện 1:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

10426640_10203441414629438_6903413134878483477_n

Câu chuyện 2:

Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

Nguồn: sưu tầm

Cha Mẹ & Con Cái

Cha Mẹ & Con Cái

Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?.

Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì.  Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ.  Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..  Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!

Mời quí vị đọc và nhớ để đời  hai thân già bớt khổ…..!!!!!

Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con, dù là kỹ sư,bác sĩ, họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!!Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!

Chính bản thân tôi đã gặp  nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi “share” phòng hay “get line” sau lưng tôi để xin nhà “low income”…    Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời.    Tôi đã đọc được 1 bài rất hay : Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu, kẻo thất vọng nặng nề…!!!!???(sách nói nhé)    Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng “gym” 3 tiếng để  tập thể dục, bơi lội…vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào “nursing home” thôi???    Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe .

Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.

Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:

“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.

Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.

Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.

Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.

Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!”  Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.

Sưu tầm

THÁNH MARTHA

THÁNH MARTHA

Chúng ta biết chắc về thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng, khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Lazarô (Ga 11,1-44).  Martha, theo tiếng aramêô, có nghĩa là bà chủ.  Martha, Maria và Lazarô ở làng Bêtania, là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu.  Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc. Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tụy. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói:

– Thưa Thầy, Thầy không màng nghĩ tới sao? em con để cho con một mình phục dịch.  Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần con.

Chúa Giêsu đáp lại:

– Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai lấy mất.

Như thế Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần.  Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu:

– Thưa thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.

Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết.  Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.

-Thưa Thầy, nếu thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.

Và bà thêm:

– Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho thầy.

Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi:

– Con có tin thế không ?

Martha đã mau mắn tuyên xưng:

-Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, đấng phải đến trong thế gian.

Và bà đã không lầm.  Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.

Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao.  Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức dầu thơm xác Người trước khi mai táng.

Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái.  Nhưng họ đã trôi dạt và cặp bến Marseille nước Pháp.  Lazarô đã trở thành Giám mục tiên khởi của thành này.  Riêng Martha, ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon.  Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque.  Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, mồm phun lửa hoành hành.  Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nó lại.  Quái vật bị hạ sát và bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.

Thánh nữ Matta đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về lòng hiếu khách.  Khi chúng ta chào đón hay phục vụ ai, Đức Chúa Giêsu coi đó như là chúng ta làm cho chính bản thân Người.  Thánh nữ Matta cũng nêu gương sáng về lòng tin tưởng và niềm trông cậy.  Ngài là bạn thân của Đức Chúa Giêsu và ngài biết có thể tin tưởng vào lời Đức Chúa Giêsu đã nói.  Xin thánh nữ Matta cũng giúp chúng ta biết tạo mối tương quan thân thiện với Đức Chúa Giêsu như ngài.

Sưu tầm

__._,_.___

From: suyniemhangngay1 & Anh chị Thụ Mai gởi

 

Phái viên LHQ không được gặp bất đồng?

Phái viên LHQ không được gặp bất đồng?

Thứ hai, 28 tháng 7, 2014

Ông Heiner Bielefeldt là báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của LHQ

Có tin một số nhà hoạt động dân chủ ở TP HCM bị ngăn chặn không cho tiếp xúc với đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo.

Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của LHQ, vừa dẫn đầu một đoàn làm việc vào TP HCM hôm 25/7 để tìm hiểu tình hình sinh hoạt tôn giáo ở thành phố này.

Tuy nhiên, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói công an TP HCM và một số địa phương khác đã “ngăn chặn không cho ra khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó” để họ không thể tiếp xúc với đoàn ngoại quốc.

Ông Dũng cho BBC hay những người bị ngăn cản có bản thân ông, các nhà hoạt động khác như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, bà Dương Thị Tân (vợ ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, và hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng.

Những người này đều nằm trong số các chức sắc tôn giáo và nhân chứng mà ông Bielefeldt có kế hoạch gặp gỡ nhằm kiểm chứng việc “Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ”.

Theo ông Phạm Chí Dũng, những người này “bị công an địa phương ngăn chặn ngay tại nhà riêng” và khi họ “muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp”.

Về phần mình, chính phủ Việt Nam không đưa thông tin về các cuộc gặp dự định này. Tuy nhiên, trong quá khứ đã có nhiều cáo buộc về việc nhà chức trách ngăn cản các nhân vật hoạt động dân chủ tiếp xúc với chính giới nước ngoài.

Vi phạm cam kết

Chuyến thăm của đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo là một trong các cam kết của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyết LHQ khi tham gia hội đồng này.

Tuy nhiên, ông Dũng tố cáo rằng “bằng chứng ngăn chặn công dân mới nhất vừa nêu đã cho thấy đối với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói và làm vẫn là hai hành vi khác nhau về bản chất, không chỉ bản chất chính trị mà cả về tư cách chính khách”.

Việc này đặc biệt xảy ra ngay trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Việt Nam-Australia sẽ diễn ra vào cuối tháng.

Ông Heiner Bielefeldt đang có chuyến thăm 11 ngày tới Việt Nam bắt đầu từ 21/7.

Trong phát biểu trước chuyến đi, ông nói đây là “cơ hội để tôi trao đổi với Chính phủ, hiểu rõ hơn cách họ bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và chia sẻ kiến thức của tôi về những vấn đề liên quan tới quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.”

Ông cũng có nhiệm vụ xác định những cản trở hiện hữu hoặc đang tới với việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và đưa ra những khuyến cáo cụ thể để vượt qua.

Báo cáo về chuyến đi của ông từ chuyến đi sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền trong năm tới.

Một thuở học trò

Một thuở học trò

image

Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn.

Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.

Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.

image

“Puppy Love”

Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động:

image

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ

Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ

Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ

Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê…”

Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:

image

“Em tan trường về

Anh theo Ngọ về

Chân anh nặng nề

Lòng anh nức nở

Mai vào lớp học

Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…”

“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:

image

“Xưa theo Ngọ về

Mái tóc Ngọ dài

Hôm nay đường này

Cây cao hàng gầy

Đi quanh tìm hoài

Ai mang bụi đỏ đi rồi…”

image

Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền

Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3].

Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:

“Xin cho em còn một xe đạp

Xe xinh xinh, để em đi học

Từng vòng, từng vòng xe

Là vòng đời nhỏ bé

Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”

Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này.

image

Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.

image

Nữ sinh trên xe đạp trước Tòa Đô Chánh

Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ “Tám phố Sài Gòn ” [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:

“Sài Gòn phóng solex rất nhanh

Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants

Có nghe hơi thở cài vương miện

Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”

Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu!

image

Nữ sinh với chiếc Velo Solex

Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của Phạm Thiên Thư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau.

Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.

Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queu de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!

image

Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò.

Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.

“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.

Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.

image

Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang

Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:

“Muốn người ta mà người ta không muốn,

Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”

image

Học trò xứ BMT

Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.

Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò rắn mắt ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…

image

Học trò tỉnh lẻ

Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!

Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường  Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.

Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp  tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.

image

Nữ sinh Đồng Khánh (năm 1931)

Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục của Hòn ngọc Viễn đông.

Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.

Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.

image

Xe hoa của trường Trưng Vương nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1960

Nguyễn Ngọc Chính

***

Chú thích:

[1] Nghe “Ngày Xưa Hoàng Thị” qua giọng ca “bất hủ” của Thái Thanh tại:

http://nhacso.net/nghe-nhac/ngay-xua-hoang-thi.XVlSUUVd.html

[2] Đọc về Phạm Thiên Thư và “Ngày Xưa Hoàng Thị” tại:

http://vietbao.vn/Van-hoa/Ngay-xua-Hoang-thi-noi-tieng-mot-thoi/70031661/181/

[3] Xem video clip Đỗ Văn phỏng vấn Phạm Duy và bài hát “Tuổi ngọc” do Thái Thảo trình bày tại:

httpv://www.youtube.com/watch?v=HjkPzRuKmZU

 

[4] Nhiều người thắc mắc tại sao Nguyên Sa lại đặt tên bài thơ là “Tám phố Sài Gòn”?

Đơn giản chỉ vì bài thơ này gồm 8 đoản khúc:

 

image

 

“Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều

cánh tay tà áo sát vòng eo

có nghe đôi mắt vòng quanh áo

năm ngón thơ buồn đứng ngó theo

 

Sài Gòn phóng solex rất nhanh

Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants

Có nghe hơi thở cài vương miện

Lên tóc đen mềm nhung rất nhung

 

Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm

Tờ hoa trang sách cũng nằm im

Đầu thư và cuối cùng trang giấy

Những chữ y dài trông rất ngoan

 

Sài Gòn tối đi học một mình

Cột đèn theo gót bóng lung linh

Mặt trăng theo ánh đèn trăng sáng

Đôi mắt trông vời theo ánh trăng

 

Sài Gòn cười đôi môi rất tròn

Vòng cung mầu đỏ nét thu cong

Cầu vồng bắt giữa mưa và nắng

Hay đã đưa dần sang nhớ mong

 

Sài Gòn gối đầu trên cánh tay

Những năm mười sáu mắt nhìn mây

Chiếc tay tròn ánh trăng mười bốn

Tiếng nhạc đang về dang cánh bay

 

Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa

Thứ bẩy Sài Gòn đi Bodard

Guốc cao gót nhỏ mây vào gót

Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ

 

Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng

Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân

Lưng trời không có bầy chim én

Thành phố đi về cũng đã xuân”.

CON HẠC TRẮNG

CON HC TRNG

Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung… Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.

Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.

Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.

Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.

Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.

Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.

Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.

Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.

Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!

Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là ‘hưởng thọ’.   Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.

Chúng ta nên sống thế nào với những ngày ‘phần thưởng’ này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.

Trong Những lời Phật dạy có câu:

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng…

Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý.

Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v… đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.

Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.

Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư đại học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của “Tín ngưỡng và sức khỏe “!

Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.

Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là “Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa”  hoặc  “Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được”.

Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.

Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:

“Vô số chuyện xẩy tới từng ngày… Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước”. Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.  Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:

+Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.

+Tinh thần chấp nhận và lạc quan

+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.

+Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.

+Làm việc thiện nguyện.

Sinh,lão, bệnh tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.

+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).

+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v…Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.

Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: ‘Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.’

Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !

Khuyết danh

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

NGÀY CON SINH RA

NGÀY CON SINH RA

Ngày con sinh ra thời gian không tính bằng năm tháng, nhưng bằng những gì mà con đã làm được.

Ngày con sinh ra, mình trần thân trụi, so với bầu trời bao la, con không là chi, so với núi cao biển rộng, con đáng là gì.  Nhưng từng hồng ân Chúa âm thầm rơi xuống trên con, rồi ngày qua ngày, tháng tiếp tháng, năm nối năm, vạn hồng ân ấy đã ghép nên cuộc đời.  Con được muôn bàn tay yêu thương, chăm sóc, được bao người thân ấp ủ quí mến, lo cho con sống, dạy cho con khôn, gửi vào con nhiều ước mơ, cầu mong con nên người tài đức.  Với thời gian, thể xác con lớn lên, trí óc con phát triển.  Vòng xoay vòng, con lại có ngày kỷ niệm mừng sinh nhật trên đời.

Nhưng, ngày sinh của con có gì đáng vui!!!

Khi con đã nhận muôn vàn ơn Chúa, đã nhận biết bao điều của Giáo Hội và xã hội trao ban dưới mọi hình thức, để cuối cùng con chẳng làm được điều gì cho Chúa, cho đời!  Con mắc nợ Chúa, mắc nợ mọi người, dù món nợ không ai đòi hỏi ở con, nhưng con đã không biết trả, lại còn không biết sống nên người…

Ngày sinh của con có gì đáng nhớ!!!

Khi con không có lấy một ước mơ cao đẹp, không một ý nghĩ về tương lai, không có một lý tưởng để sống, và cuối cùng con bước ra cuộc đời này cũng rỗng tuếch như khi con bước vào trần gian, không có gì dâng Chúa…

Ngày sinh của con có gì đáng mừng!!!

Khi con thừa biết đời người có là bao, mà vinh quang thật ngắn ngủi và thập giá cứ lê dài, thế nhưng con không can đảm biến thập giá thành vinh quang, biến tiếng khóc của con khi chào đời thành tiếng khóc của người khi con nằm xuống.

Ngày sinh của con có gì đáng nói!!!

Khi con chỉ ngồi chờ điều dễ, thoái lui điều khó, thích gặp người giàu, quyền thế, xa lánh kẻ nghèo, vô danh.  Thích đời phục vụ hơn phục vụ đời.  Thích ghi sổ vàng, khắc bia bạc hơn âm thầm chia sẻ, cho không.

Nếu con chỉ thích là kẻ sống nhanh, sống dễ, thì ngày con sinh cũng là ngày con chết.

Lạy Chúa!

Xin cho con sống trọn vẹn 24 giờ trong một ngày.

Xin cho con sống can trường 30 ngày trong một tháng.

Xin cho con sống thật người 12 tháng trong một năm.

Để kỷ niệm ngày sinh của con là ngày đáng vui, đáng nhớ, đáng mừng và đáng nói.

Bồ Câu Trắng

(Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả)

From: suyniemhangngay1 & Anh chị Thụ Mai gởi

CỨ TIN TƯỞNG VÀO CHÚA VÀ LÀM ĐIỀU THIỆN THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG YÊN HÀN!

CỨ TIN TƯỞNG VÀO CHÚA VÀ LÀM ĐIỀU THIỆN THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG YÊN HÀN!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Câu chuyện xảy ra vào thời kỳ ông Plutarco Elias Calles (1877-1945), nhà độc tài khát máu làm tổng thống nước Messico. Ông bách hại dữ dội Kitô Giáo đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Chính trong thời điểm khốn khổ này mà các tín hữu Công Giáo Messico đã can đảm lấy chính mạng sống làm chứng cho lòng trung tín với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống như các tín hữu Kitô tiên khởi của thời Giáo Hội sơ khai.

Một hôm các binh lính bất ngờ đột nhập vào một căn nhà nơi một gia đình Công Giáo đang tụ họp để cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Các binh sĩ tàn bạo thẳng tay giết chết mọi người không trừ ai: từ cha mẹ đến con cái. Thế nhưng không ai nhận ra là trong cơn hỗn loạn đã có một cậu bé nhanh chân lẻn ra ngoài trốn thoát.

Cậu bé mới khoảng 7 tuổi và vô cùng hoảng sợ. Cậu đâm đầu chạy thẳng đến nơi mà mẹ cậu vẫn mang cậu đến đó vào mỗi Chúa Nhật để lén lút tham dự Thánh Lễ. Đó là một căn phòng nhỏ bên trên phủ rơm và đi vào bằng cánh cửa sập. Cậu bé nhớ lại lời mẹ thường nói đi nói lại với mình rằng:
– Bé cưng của mẹ, con hãy nhớ rằng Đức Mẹ dịu hiền của Đức Chúa GIÊSU cũng là Mẹ thật của chúng ta và yêu thương chúng ta vô ngần. Con sẽ luôn luôn gặp Đức Mẹ ở gần cánh cửa Nhà Tạm nơi Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể ẩn mình. Khi có bất cứ điều gì con hãy thân thưa cùng Đức Mẹ!

Thế là cậu bé bắt đầu nhìn quanh quất từ phải sang trái để xem Đức Mẹ của Đức Chúa GIÊSU có đó không. Nhưng cậu bé không trông thấy ai hết. Cậu bé thầm nghĩ:
– Không có Đức Mẹ! Vậy mà Má nói là Đức Mẹ luôn có mặt ở đó. Hay là Đức Mẹ cũng vào trong Nhà Tạm với Đức Chúa GIÊSU rồi. Mình sẽ gõ thử xem sao.

Cậu bé đưa tay gõ cửa Nhà Tạm. Nhưng không có tiếng trả lời. Cậu bé liền khóc vì cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Bỗng chốc từ trong luồng ánh sáng thiên quốc cậu bé trông thấy một Bà tuyệt đẹp. Bà cất tiếng êm ái nói với cậu bé:
– Con có muốn đến với Bà không? Bà mang con đến với Má con với Ba con và các anh chị của con!

Gương mặt cậu bé bừng sáng và cậu chạy thẳng gieo vào vòng tay của Bà Đẹp.

Cũng chính vào lúc đó bọn lính hung dữ ập vào căn phòng nhỏ và trông thấy cậu bé nằm dài dưới đất với đôi tay chắp trước ngực. Họ la hét ra lệnh cho cậu bé phải đứng lên. Nhưng cậu bé không trả lời vẫn nằm im bất động. Họ tưởng cậu bé đang ngủ nên tàn bạo hất vào người cậu bé. Vẫn không có phản ứng.

Thì ra cậu bé đang ngủ giấc ngủ thần tiên vĩnh cửu. Bởi vì, Đức Mẹ MARIA đã đưa cậu bé về Trời!

… Câu chuyện thứ hai mang một nét đẹp khác liên quan đến Đức thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963).

Đức Ông bí thư Loris Francesco Capovilla nay là Hồng Y cao niên nhất (1915) của Giáo Hội Công Giáo kể lại rằng. Đức Thánh Cha Gioan XXIII có thói quen xưng tội mỗi chiều thứ sáu. Trong dịp này ngài luôn luôn xưng một trong những tội lớn nhất:
– Ngày xưa còn bé đã hái trộm trái từ cây của nhà hàng xóm ..

Rồi chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng viết trong Nhật Ký: Việc xưng tội nên được chuẩn bị kỹ lưỡng, được xưng hàng tuần vào ngày thứ sáu hoặc ngày thứ bảy, là một nền tảng vững chắc cho hành trình tiến về đường trọn lành. Nó cũng giúp có một cái nhìn thanh thản và khuyến khích có thói quen tốt lành chuẩn bị sẵn sàng chết vào bất cứ giờ nào và lúc nào trong ngày. Đây chính là niềm thanh thản của tôi và cũng chính điều này khiến tôi sẵn sàng ra đi trình diện trước tòa Chúa vào bất cứ khi nào Ngài ra hiệu cho tôi. Theo tôi thì hình như đây là dấu hiệu tin cẩn và yêu thương mà Đức Chúa GIÊSU dành cho tôi, để tôi được tuyển chọn làm đại diện của Người dưới đất. Đó là điểm tột cùng lòng thương xót của Người. Vì thế tôi giữ mình trong tư thế tiến bước về với Người, y như thể Người đang chờ đợi ôm chặt tôi trong vòng tay Người.

… ”Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá .. Chúa giúp con người bước đi vững chãi, ưa chuộng đường lối họ dõi theo. Dù họ có vấp cũng không ngã gục, bởi vì đã có Chúa cầm tay. Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay, dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung .. Miệng người công chính niệm lẽ khôn ngoan, và lưỡi họ nói lên điều chính trực. Luật THIÊN CHÚA, họ ghi tạc trong lòng, bước chân đi không hề lảo đảo” (Thánh Vịnh 37(36),3-7/23-28/30-31).

(”La Mia Messa”, volume II, 1 Aprile – 30 Giugno, Anno VIII/A – 2014, Casa Mariana Editrice, trang 383-384/419-420)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

MƯA NGUỒN…

MƯA NGUỒN…

Song Như.

Mưa mang giọt nhớ sầu vương,
Rơi trên tóc mẹ như sương khói chiều,
Mái tranh dột nát tiêu điều,
Bờ tre bụi chuối cô liêu một mình,
Bay xa biết mấy tâm tình,
Thương con mẹ vẫn lặng thinh cõi lòng,
Nhìn ra cuối ngõ mênh mông,
Cánh cò biền biệt nhớ không lối về,
Bóng ai thấp thoáng trên đê,
Mừng trong ánh mắt mà tê tái buồn…
Mưa rơi lớp lớp như tuôn,
Niềm riêng quạnh quẽ như nguồn nước rơi…

Liverpool.10-6-2014.
Song Như.

“Mai anh về nhớ mang theo…

“Mai anh về nhớ mang theo…

Nguyên Thạch

Mai anh về
Nhớ lần theo con đường cũ
Ánh trăng thề, vẫn ấp ủ bờ đê
Hơn ba mươi năm rồi
Quê vẫn là quê
Đời lam lũ… khối nhiêu khê anh ạ.

Anh thoát đi
Được nhìn muôn thứ lạ
Em nơi nầy
Một kiếp lá thu rơi!

Mai anh về
Chớ cười nhé, anh ơi
Mong thông cảm cho những mảnh đời khó nhọc.

Đằng đẵng bao nhiêu năm
Ngút ngàn lừa lọc…
Em chứng nhân
Học gần đủ đau thương…

Ngày ấy anh đi
Lưu lại nỗi vấn vương
Em nghèo quá, chỉ còn đường lao động.

Mai anh về
Nhớ mang theo vùng trời cao đất rộng
Bù cho em một ước vọng.
Tự Do.

Hơn ba mươi năm
Em xin mãi
Chẳng ai cho!
Lòng cố đợi
Như thuở yêu
Mình hẹn hò anh ạ.

Mai anh về
Nhớ mang theo những thứ mà dân mình thấy lạ
Thứ ấy là Dân Chủ Tự Do
Những thứ mà gần cả đời, em xin mãi
Đảng chẳng cho!.”

Thanh Hùng gởi

Tư lệnh quân báo Mỹ: Diệt Hamas chỉ làm tình thế nguy hiểm hơn

Tư lệnh quân báo Mỹ: Diệt Hamas chỉ làm tình thế nguy hiểm hơn
July 27, 2014

Nguoi-viet.com

ASPEN, Colorado (Reuters)Một viên chức cao cấp tình báo Ngũ Giác Ðài hôm Thứ Bảy lên tiếng cảnh cáo rằng việc tiêu diệt Hamas chỉ đưa tới việc có các thành phần nguy hiểm hơn thay thế nhóm này, trong khi đưa ra viễn tượng đen tối về tình trạng giao tranh ở khu vực Gaza.



Tướng Michael Flynn, tư lệnh tình báo quân đội Mỹ. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

Lời phát biểu của Trung Tướng Michael Flynn, tư lệnh sắp mãn nhiệm của cơ quan quân báo DIA của Mỹ, được đưa ra trong khi các bộ trưởng Israel bày tỏ thái độ cho thấy một thỏa thuận sâu rộng nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài đã 20 ngày ở Dải Gaza là điều khó đạt được.

Có ít nhất 1,050 người ở Gaza, phần lớn là thường dân, đã thiệt mạng, cùng với 42 người lính và ba thường dân ở phía Israel.

Tướng Flynn đả kích Hamas vì sử dụng nguồn tài nguyên và khả năng giới han để xây dựng các hệ thống địa đạo giúp họ gây tổn thất lớn cho phía Israel.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tiêu diệt Hamas không giải quyết được cuộc chiến.

“Nếu Hamas bị tiêu diệt, chúng ta có thể lại gặp phải một nhóm khác tệ hại hơn nữa. Cả khu vực sẽ gặp phải một nhóm tệ hại hơn,” ông Flynn cho hay trong cuộc họp mang tên “Diễn Ðàn An Ninh Aspen” ở tiểu bang Colorado.

Hiện có khoảng 1.8 triệu người Palestine đang bị cô lập trong khu vực Gaza, nơi tình trạng nghèo khó và thất nghiệp ở khoảng 40%.

Người dân Gaza hy vọng cuộc chiến hiện nay sẽ giúp chấm dứt cuộc phong toả mà Ai Cập và Israel đã đặt ra.

Các giới chức Israel nói rằng bất cứ cuộc ngưng bắn nào cũng phải để cho họ tiếp tục tìm kiếm các địa đạo của Hamas ở vùng biên giới với Gaza.

Lời phát biểu của tướng Flynn về cuộc chiến ở Gaza được đưa ra trong nhận định bi quan về tình hình bất ổn trên khắp khu vực Trung Ðông, kể cả Syria và Iraq.

Ông Flynn nói thẳng, “Liệu sẽ có hòa bình ở Trung Ðông hay không? Chắc là không trong thế hệ tôi.” (V.Giang)

 

Mỹ công bố hình ảnh Nga bắn rockết vào Ukraine

Mỹ công bố hình ảnh Nga bắn rockết vào Ukraine

Một trong các hình ảnh chính phủ Hoa Kỳ công bố chụp từ vệ tinh cho thấy vùng đất trước khi rockết từ phia Nga bắn vào lãnh thổ Ukraine và sau khi đó

Một trong các hình ảnh chính phủ Hoa Kỳ công bố chụp từ vệ tinh cho thấy vùng đất trước khi rockết từ phia Nga bắn vào lãnh thổ Ukraine và sau khi đó

27.07.2014

Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai.

Những hình ảnh – được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí – cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.

Những hình ảnh khác cho thấy các miệng hố gần các vị trí quân sự trong vùng biên giới của Ukraine, và những gì Washington nói về các vũ khí hạng nặng do Nga cung cấp đang được các phần tử ly khai bắn từ bên trong lãnh thổ Ukraine trong thời gian từ 21 đến 26 tháng 7.

Những hình ảnh phổ biến hôm chủ nhật là chứng cớ xác minh các tuyên bố của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước rằng Mỹ đã “phát hiện” các tên lửa bắn từ Nga vào lãnh thổ Ukraine.

Sự chăm chú theo dõi của cộng đồng quốc tế về vai trò của Nga trong phong trào ly khai sử dụng bạo lực ở Ukraine gia tăng, sau khi một máy bay của hãng hành không Malaysia bị bắn rơi ở miền đông Ukraine hồi đầu tháng này, mà các phần tử chủ trương ly khai ở Ukraina được Nga hậu thuẫn bị cáo buộc đã thực hiện.

Nga phủ nhận trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraina hay có bất kỳ vai trò nào trong việc bắn rơi chuyến bay 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, giết chết tất cả 298 người trên máy bay.