Niềm tin Phục Sinh!

Niềm tin Phục Sinh!

Nguyễn Trung Tây, SVD

Dòng Ngôi Lời tỉnh dòng Úc Châu, ngoài những công tác mục vụ với người thổ dân Arrernte tại vùng sa mạc bát ngát Central Australia, tu sĩ Ngôi Lời Úc Châu còn có mặt tại Thái Lan chăm sóc những mảng đời bị bỏ rơi, hoặc bị hất bỏ gạt sang một bên lề xã hội: những bệnh nhân HIV/Sida. Tỉnh Nongbua Lamphu, đông bắc Thái Lan, một tỉnh nghèo sát biên giới với Lào là nơi có cơ sở truyền giáo Ngôi Lời Úc Châu. Nongbua Lamphu có nhà thờ St. Michael, nơi đây Ngôi Lời Úc Châu cùng với nhiều Linh Mục và tu sĩ truyền giáo của các dòng tu khác đã nhiều lần tổ chức trại hè cho giới trẻ.
Đặc biệt, Thái Lan cũng là vùng đất (của) nhiều bạn trẻ Việt Nam đến, sống, và làm việc siêng năng, sáng dậy sớm, khuya về trễ, góp từng đồng bạc dành dụm cho một tương lai của mình và gia đình nơi quê nhà.
Đất Thái, ngôn ngữ Thái, văn hóa Thái, mọi sự đều mới với các bạn trẻ. Tại Thái, bạn trẻ không còn gia đình và giáo xứ để nâng đỡ vào những giây phút đối diện với thứ thách và cám dỗ nơi đất khách quê người. Đặc biệt vào những giây phút yếu đuối với bơ vơ lạc loài trên đất lạ, bạn trẻ dễ bỏ cuộc hoặc buông xuôi theo dòng đời. Trên vùng đất Thái, bạn trẻ chỉ còn Niềm tin Việt Nam, vốn quý đã từng được ươm mầm và vươn cao trong ngôn ngữ Việt trên mảnh đất Việt. Nếu không được nâng đỡ, tiếp tục chăm sóc nơi đất khách, niềm tin có thể mai một, héo tàn, và chết đi vào một ngày. Do hoàn cảnh đặc biệt vừa sơ lược ở trên, cùng với các Linh Mục và tu sĩ truyền giáo của nhiều dòng tu khác, tu sĩ Ngôi Lời tại Thái Lan đã nhiều lần tổ chức những Trại Hè cho bạn trẻ Việt Nam. Nơi đó, nhà thờ trở thành một nơi để bạn trẻ cầu nguyện với Chúa trong ngôn ngữ Việt, chia sẻ với nhau (trong ngôn ngữ quê mẹ) về những khó khăn và thử thách nơi quê người. Cũng qua những Trại Hè, bạn trẻ ngồi cạnh nhau chia sẻ một chén nước mắm, một chén cơm thơm.

Trại Hè chủ đề YÊU NHƯ GIÊSU tại Thái năm 2014 lại đến như một thường lệ. Mọi chuẩn bị cho một trại hè đã sẵn sàng, nhiều Linh Mục và tu sĩ Việt Nam góp công, nhiều bạn trẻ góp mặt, bảng tên, áo trại hè, mọi người hân hoan chờ đợi giây phút.

Không ai ngờ! Sáng sớm ngày thứ Hai, 2 tháng 6, có lẽ chỉ vì một sự lơ đễnh, một cơn buồn ngủ, một giây phút lãng quên, một lần đôi mắt vô tình nhắm lại, tai nạn xảy tới!!! Chiếc xe minibus 15 chỗ ngồi đâm mạnh vào một chiếc xe vận tải loại lớn. Xe minibus phát nổ và bốc cháy!!! 13 sinh mạng nằm xuống trong đó có Linh Mục Vũ Hanh, Linh Hướng của Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan (HHCGVN-TL), và người tài xế Thái Lan. Riêng 3 bạn trẻ còn lại, thương tích khá nặng.

Linh Mục Lê Đức của Ngôi Lời Úc Châu (Thư Ký của HHCGVN-TL) viết trong trang “Nhật Ký Truyền Giáo: Thiên Chúa Thử Thách,”

…Suốt 8 năm trong đại chủng viện, trong đó có 4 năm học thần học, chẳng có một môn học nào dạy cho mình biết nên làm gì khi phải đối phó với tình trạng một linh mục bạn và 11 bạn trẻ của mình thiệt mạng trong một tai nạn giao thông khủng khiếp đến nỗi cả thảy bị thiêu rụi mà không nhận ra hình dạng. Khi mình tới cái chùa nơi người ta mang xác của các nạn nhân đến, mình không thể tin vào điều mình thấy. Những khuôn mặt tươi vui mình mới gặp gỡ, mới trêu chọc, mới đùa giỡn giờ chẳng khác gì một đống than.
Trên đường đến hiện trường, mình và chị Fốn đã liên lạc với cha xứ ở nhà thờ thánh Gerard Khon Kaen, xin ngài tiếp nhận những thi hài ở nhà thờ của ngài. Mình cứ nghĩ rằng sau khi làm những thủ tục như đưa xác vào bệnh viện rồi thì sẽ liệm xác vào quan tài, rồi đưa quan tài về nhà thờ để dâng lễ. Ai ngờ, chuyện trở nên phức tạp ngoài mức tưởng tượng. Vì là một tai nạn liên quan đến nhiều người nước ngoài nên cảnh sát phải vào cuộc để điều tra. Việc hộ chiếu của tất cả những người thiệt mạng đã bị cháy làm cho cảnh sát có nhiều câu hỏi. Việc có tới trên 60 người Việt Nam trong một chuyến đi lại làm cho cảnh sát còn có nhiều câu hỏi hơn…

LM Vũ Hanh, OP, cá nhân người viết đã từng gặp qua một số báo Dân Chúa Úc Châu, chủ đề Truyền Giáo tại Thái Lan… LM Hanh và tôi đã từng chia sẻ với nhau những khó khăn và thử thách về cánh đồng truyền giáo. Nhưng giờ này, ngài đã nằm xuống ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. LM Hanh ra đi, một bất ngờ! Cánh đồng truyền giáo vẫn còn cần nhiều bước chân truyền giáo… Nhưng sáng sớm thứ Hai 2/6, một trong những bàn tay của thợ gặt nhiệt thành trên cánh đồng đã biến tan vào trong thinh không!

Riêng 11 người bạn trẻ còn lại. Những đôi mắt mở lớn! Những tiếng cười thanh xuân! Những chăm chỉ siêng năng! Những mơ ước cho tương lai! Gia đình bên Việt Nam đã từng tiễn họ cất bước rời làng quê xứ đạo với những hy vọng. Tất cả đã cháy tan theo với ngọn lửa! Rất tiếc! Buổi sáng ngày 2 tháng 6 vừa qua đã thay đổi tất cả những trang sách tương lai.

LM Hanh còn trẻ! Đời sống truyền giáo của ngài nên tiếp tục những vòng xoay bình thường. Nhưng tiếc quá! Vòng xoay truyền giáo đã dừng lại!
11 bạn trẻ cũng thế, họ còn cả một tương lai thênh thang mở rộng trước mặt. Họ là hy vọng, là chén cơm của gia đình bên quê nhà. Nhưng hy vọng đã biến tan.
Nhìn những tấm hình của chiếc xe minibus và thi hài của những người vừa nằm xuống, thế gian thở một tiếng thở dài!

Trong thánh lễ tại thánh đường Sacred Heart của Cabramatta, Úc Châu (9/6) cầu nguyện cho linh hồn LM Vũ Hanh và 11 linh hồn vừa nằm xuống, tôi đọc bài Phúc Âm Gioan 11. Đứng trước ngôi mộ chôn vùi thân xác người thân, Martha than với Đức Giêsu, “Nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết…” (c.21).

Cuộc sống từ những ngày đầu tiên cho tới ngày hôm nay vẫn là một vòng xoay tròn đều của Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Đúng như Sách Giảng Viên đã từng nhận xét, “Dưới vòm trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời; một thời để sinh ra và một thời để chết đi…” (3:1-2).

Nhưng với những cuộc đời đã từng được nhận dòng nước thanh tẩy trong Đức Kitô, vòng xoay bình thường của trần gian không chỉ dừng lại ở sau chữ “Tử!”.
Đức Giêsu của mốc tuổi ba mươi cũng đã từng nhắm mắt lại, lặng lẽ chết đi trong bùi ngùi thương tiếc của bao nhiêu người. Nhưng Ngài sống lại. Ngài trở thành một vòng quay mới của vòng xoay nhân gian. Trước Ngài, cuộc sống nối tiếp vòng xoay, Sinh, Bệnh, Lão, Tử! Sau Ngài, vòng xoay hóa thành Sinh, Bệnh, Lão, Tử, và Phục Sinh. Trong Đức Kitô, người tín hữu sẽ phục sinh dù đã chôn trong ngôi mộ. Với niềm tin vào Đức Kitô, LM Vũ Hanh và 11 bạn trẻ dù đã chết, nhưng sẽ phục sinh, một chuyện phải tới.
Trước lời than của Martha, Đức Giêsu đã nói, Ngài nói rõ, “Ta là sự sống lại! Ai tin ta sẽ không chết đời đời. Con có tin điều đó hay không?” (Gioan 11:25).
Vâng, thưa Thầy, con tin!

Chuyện xảy ra tại Thái Lan ngày 2/6, rất tiếc, cơn ác mộng sự thật. LM Vũ Hanh và 11 sinh mạng thanh xuân vừa nằm xuống nhắc nhở trần gian một sự thật (thông thường bị lãng quên): Cuộc đời này, trước sau vẫn là phù vân, có đó rồi mất đó! Cuộc sống này, trước sau vẫn là hoa quỳnh, sớm nở tối tàn! Ngày rồi cũng tới, xinh đẹp sắc sảo rồi cũng tới một ngày nằm xuống hóa ra nấm đất bên đường! Ai trên trần gian sẽ sống mãi? Ai dám chắc sáng mai mình còn cơ hội mở mắt chào đón bình minh? Ai dám chắc vợ chồng sẽ còn tiếp tục sánh bước bên nhau trên con đường đời?
Vâng, chuyện quá khứ đã qua! Chuyện hân hoan! Chuyện đau lòng!
Chuyện tương lai chưa tới! Trang giấy trắng vẫn mở rộng thênh thang chờ đợi những nét vẽ đẹp!
Bây giờ là hiện tại, một thực thể. Bây giờ vẫn còn có nhau! Bây giờ vẫn còn hơi thở sung mãn tràn đầy! Bây giờ vẫn còn thịt da, thịt da của Bố Mẹ, của Vợ Chồng, Con, và của bao nhiêu người thân!
Mời tôn trọng! Mời yêu thương!
Bởi ai biết đâu, ngày sẽ tới!
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Nguoi-viet.com

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Phạm Chí Dũng

Nghịch lý gấp đôi

Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt trong mấy năm qua.

Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần $4,000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1,500 tỷ lên $3,000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe đạp”.

Tuy nhiên, hiện giờ kinh tế Trung Quốc chỉ mới có biểu hiện tăng trưởng chậm lại và cách nào đó gây lo ngại cho Bộ chính trị Bắc Kinh cũng như với các đối tác lớn của Trung Quốc trên thế giới như Mỹ và Australia, chứ chưa lâm vào tình trạng chịu quá nhiều điều tiếng như Việt Nam trong suốt gần bảy năm qua. Còn với “tổ quốc ngàn năm Bắc thuộc”, tình cảnh tồi tệ hơn nhiều sau cú khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008.  Vào giữa năm 2011, sau khi con sóng đầu cơ bất động sản ở Hà Nội đã đi hết chiều dài của nó, thị trường nhà đất Việt Nam ngay lập tức rơi vào cảnh hoàng hôn. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện một từ ngữ mà giới ngân hàng ghét cay ghét đắng: “nợ xấu”.

Trong cảnh chợ chiều Việt Nam, nợ xấu là nguồn cơn của mọi nguồn cơn, khiến sinh ra mọi chuyện không thể gọi là tốt đẹp. Từ năm 2011 đến nay, bất chấp thái độ cố tình bưng bít của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, con số về tỷ lệ nợ xấu mới nhất do hãng tư vấn xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào đầu năm 2014 vẫn là 13%, tương đương với khoảng 500,000 tỷ đồng trên tổng số 3,400,000 tỷ đồng tổng nợ trong hệ thống ngân hàng. Có lẽ không quá khó để lý giải là con số nợ xấu hoặc nợ không thể đòi như thế đã khiến cho khối ngân hàng thương mại mất ngủ đến mức nào. Nhưng chính thế vong thân lãi suất cho vay đến hơn 20%/năm của các ngân hàng này lại làm cho ít nhất 200,000 doanh nghiệp phải vong mạng, và trên thực tế cũng chừng đó số doanh nghiệp không có khả năng đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Con số này chiếm đến 35% tổng số doanh nghiệp còn nằm trên danh mục đăng ký hoạt động ở Việt Nam tính đến thời điểm này.

Thế nhưng bất chấp tất cả, dường như chưa bao giờ Hà Nội quên đi niềm tự hào anh em môi răng với Bắc Kinh, kể cả trong tận cùng của những nghịch lý bị coi là tật xấu khủng khiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào suy thoái trầm trọng và khiến hiệu ứng tiêu dùng tương đương với tình trạng giảm phát, lượng dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vẫn gia tốc một cách đáng sợ. Nếu từ năm 2011 trở về trước, dự trữ ngoại tệ là chủ đề được coi là tuyệt mật và hầu như không thể công bố, thì nghịch lý ngơ ngác là trong lúc nền kinh tế ngày càng hội ngộ đầy đủ các thành tố khủng hoảng từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng nhà nước lại càng lúc càng trở nên dạn dĩ hơn để “giải mật”. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng theo đó mà xuất thần: từ khoảng $15 tỷ vào năm 2011, bầu sữa này đã lên đến hơn $30 tỷ vào đầu năm 2014. Thậm chí có ước đoán hiện thời dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn lên đến gần $40 tỷ, tức tương đương 1% của cái giá trị nhất thời chưa được kiểm chứng như vậy ở Trung Quốc.

Tất nhiên, một câu hỏi phải đặt ra: vì sao trong bối cảnh nền kinh tế cực kỳ què quặt mà dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn quá đầy đặn?

Vong thân kinh tế

Một giả thiết nhẹ nhàng có thể phác ra là Ngân hàng nhà nước Việt Nam – cơ quan vẫn ham muốn được nâng cấp lên mức “trung ương” theo cơ chế Trung Quốc – đã in tiền quá mức cần thiết để làm công tác “huy động ngoại tệ trôi nổi” nhằm phòng lúc khốn khó.

Một kinh nghiệm quý báu mà Hà Nội có lẽ đã luôn tham khảo từ “người láng giềng anh em”: Trung Quốc luôn bị xem là kẻ tạo ra lạm phát với tốc độ in tiền gấp đôi nước Mỹ.  “Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng quá nhiều tiền để bơm vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng” – một chuyên gia kinh tế có tên là Wu Xiaoling của chính phủ Trung Quốc nhún vai.

Chỉ tính đến cuối năm 2013, lượng cung tiền bơm vào nền kinh tế của Trung Quốc đã lên tới 110,650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương $17,770 tỷ), gấp 4 lần so với 10 năm trước đây. Đây là dấu hiệu sống động nhất và cũng là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đang in tiền nhanh hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Song cơ chế lạm phát in tiền cũng tất yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đồng Nhân dân tệ. Kể từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá vào năm 2005, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng USD do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra là trong khi Nhân dân tệ có vẻ giữ giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì nó lại nhanh chóng mất giá ngay trong nước; đồng thời xu thế này cũng không kéo dài khi thời gian gần đây đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá so với các đồng tiền khác. Nếu trong 4 tháng đầu năm 2014, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục giảm giá với biên độ lớn nhất từ khi quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách đến nay, thì vào đầu tháng 5/2014, tỷ giá Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012, chỉ còn $1 đổi 6,23 NDT.

Hệ quả đương nhiên mà một kẻ sắp vong thân kinh tế phải tính đến là gom góp những tài sản quý giá nhất để phòng thân. Rất có thể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, một khi vẫn lang thang trên con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hẳn phải dựa vào đồng đô la Mỹ như một phao cứu sinh để phòng hờ tương lai đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát trầm trọng hoặc bị bão lạm phát.

Với Việt Nam, tương lai này đã hầu như chắc chắn. Còn với Trung Quốc, cả thế giới vẫn đang chờ xem quốc gia 1,3 tỷ dân này phải vật lộn với mầm mống của cơn khủng hoảng sắp tới như thế nào.

Những mầm mống như thế đang có vẻ khá căng cứng. Khi Tết nguyên đán 2014 mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật chội, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép; (3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân và (10) mua theo nhóm.

Nợ công cũng biến thành một vấn nạn không thể chối từ. Không khác mấy điều được coi là “minh bạch số liệu” ở Việt Nam, con số báo cáo của Trung Quốc cho thấy loại nợ này chỉ chiếm khoảng 45% GDP. Nhưng theo cách tính toán khách quan và thành thực hơn rất nhiều của các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tỷ lệ nợ công quốc gia thực tế của Trung Quốc phải lên đến 150% GDP. Thậm chí, một phân tích của Business Wisdom còn cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ tương đương 265% GDP, vượt hơn nhiều so với tỷ lệ nợ công quốc gia 200% GDP của Nhật Bản khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ năm 1997, để sau đó phải chấp nhận một “thập kỷ mất mát” không thể khác hơn.

Điều đáng sợ nhất

“Thập kỷ mất mát” hoặc ám ảnh ghê gớm hơn thế chính là hệ lụy mà giới lãnh đạo và các nhóm tài phiệt Trung Quốc lo sợ nhất. Đơn giản là nếu tương lai đó xảy đến, sẽ chẳng bao giờ một tương lai chính trị cùng tài sản cá nhân của họ được bảo đảm.

Cứ cho là đang nắm giữ một lượng ngoại tệ mạnh chiếm gần 50% tổng lượng GDP hàng năm, nhưng không vì thế mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi hình bóng “hổ giấy”. Sẽ ra sao nếu một tương lai trơn trượt có thể xảy ra để quốc gia này lâm vào “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản và sẽ tiêu tốn đến những đồng đô la cuối cùng để xử lý tình trạng suy trầm kinh tế?

Việt Nam đã có quá đủ bài học từ ảo tưởng đến suy trầm như thế. Vào đầu năm 2011, Bộ chính trị và Chính phủ quốc gia này vẫn còn phơi phới quyết tâm duy trì mức tăng trưởng GDP lên đến 9-9,5%. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, giới chính khách không mấy chuyên nghiệp ấy phải nhận ra rằng đúng như bài bản lý thuyết Mác – Lê, kinh tế đã quyết định chính trị. Không bao lâu sau, “những người thích đùa” này đã bắt buộc phải rút dần chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%, và hiện nay chỉ còn khoảng 5%, cho dù tất cả những con số này thật ra chẳng có ý nghĩa gì lắm nếu xét trên thực tế nền kinh tế đã rất có thể rơi vào tình trạng giảm phát, và do vậy GDP thậm chí còn có thể âm cục bộ vào một số thời điểm.

Nhìn sang “nước bạn”, một giả thiết có thể đặt ra là nền kinh tế Trung Quốc đi sau Việt Nam khoảng 3 năm, tình thế khó khăn của Trung Quốc hiện thời đang khá giống với Việt Nam vào năm 2011. Còn nếu xét về hiện trạng GDP, Trung Quốc hiện nay đang ứng với Việt Nam năm 2012.

Một giả thiết tiếp nối: với đà này, chỉ sau 2-3 năm nữa, tức vào giai đoạn 2016-2017, nền kinh tế Trung quốc sẽ sa vào bẫy chuột của chính nó như Việt Nam đã từng.

Kinh tế quyết định chính trị. Nếu những gì đã và đang xảy ra trong thể chế độc tôn kinh tế và độc tài chính trị ở Việt Nam tái hiện ở Trung Quốc, không hiểu Tập Cận Bình và giàn giáo tướng lĩnh của ông ta còn đủ tĩnh tâm triệt hạ dần vùng lãnh hải Việt Nam ở biển Đông bằng các giàn khoan dầu hay không?

Những dấu hiệu chao đảo của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến nay cũng phác ra một viễn cảnh không mấy nồng cảm cho mối quan hệ “sông liền sông núi lền núi”: nồng độ can thiệp của Bắc Kinh đối với Hà Nội sẽ khó mà giữ nguyên trong những lời hứa hẹn về “làm mọi cách để bảo vệ nền chuyên chính vô sản” từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Ngược lại, đó là một cơ hội để biểu tả thánh thiện cho xu thế “Thoát Trung” đang ngày càng mở rộng và ăn sâu vào lòng ít nhất 70% dân chúng Việt Nam – những người túng thiếu tiền bạc nhưng thừa lòng tự trọng non sông.

 

Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam

Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-11

050_ONLY_0179449-600.jpg

Công nhân đánh bài trong giờ nghỉ trưa tại Cần Thơ hôm 10/8/2013.

AFP photo

Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt.

Ngày 17 tháng 1 năm 2014 Liên đoàn Lao động Việt Tự do viết tắt là Lao Động Việt đã chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam trong nước cũng như khi họ xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Lao Động Việt dựa vào những điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không được bù đắp.

Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành quyền lợi cho công nhân Việt Nam.

Trong bối cảnh đó Lao Động Việt tuyên bố hoạt động bán công khai tại Việt Nam là một thử thách cho chính tổ chức này nhưng cũng là một gánh nặng phải đối phó của nhà nước Việt

Nam khi vẫn còn giữ lập trường cứng rắn không cho phép người dân đứng ra tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình đối với giới chủ.

Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt nói với chúng tôi lý do tổ chức quyết định hoạt động bán công khai vào lúc này, từ Áo quốc ông cho biết:

“Đã đến lúc chúng ta phải công khai hoạt động tại Việt Nam. Trong suốt 8 năm vừa qua từ trong nước cũng như bên ngoài cố gắng làm sao cho giai cấp công nhân Việt Nam có một nghiệp đoàn của mình đúng nghĩa để lãnh đạo người lao động nhưng trong thời gian qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp. Khi công nhân Bình Dương hàng ngàn người xuống đường thể hiện lòng yêu nước trong đó có một số bị lạm dụng để kích động công nhân, đánh phá các công xưởng.

Từ năm 2006 đến nay đã có hàng ngàn cuộc đình công và thời điểm này đã có 5 ngàn cuộc đình công nhưng lúc nào người công nhân cũng đình công trong ôn hòa để yêu cầu giới chủ tạo điều kiện làm việc tốt hơn. Chúng tôi nghĩ cần phải công khai cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác để hướng dẫn người
công nhân tranh đấu một cách hiệu quả hơn.”

Luật sư Lê Thị Công Nhân, phó chủ tịch Lao Động Việt, một trong hai thành viên ban chấp hành trong nước cho biết:

“Chúng tôi luôn luôn lo lắng và phải suy nghĩ. Có hai khó khăn lớn đối với Liên đoàn Lao động Việt Tự do thứ nhất là nội bộ của chúng tôi cần phải thu hút thêm nhiều thành viên. Vấn đề liên lạc với nhau để cùng làm việc thì cũng là một trở ngại rất lớn với bản thân chúng tôi. Lao Động Việt được gom từ ba tổ chức khác nhau là Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam và Ủy ban Ủng hộ lao động Việt Nam vì vậy việc chúng tôi liên lạc, liên kết được với nhau là một điều khó khăn.

Thứ hai về phía chính quyền chúng tôi bị họ đàn áp và gây nên những tổn thất có thể nói rất là lớn. Cho đến nay những thành viên chủ chốt trong tổ chức của chúng tôi vẫn đang bị tù đày. Những khó khăn này tuy lớn nhưng chúng tôi đã dự liệu từ trước và chủ động chấp nhận đương đầu bởi vì chúng tôi không còn cách nào khác.”

000_Hkg9809420-250.jpg

Một công nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương hôm 14/5/2014. AFP photo

Lao Động Việt có lẽ là một tổ chức xã hội dân sự bị nhà nước nhìn dưới cặp mắt nghi ngờ và đầy ác cảm nhất vì vậy khi hoạt động mặc dù bán công khai nhưng sự nguy hiểm không hề giảm cho các thành viên của nó. LS Lê Thị Công Nhân trong vai trò chịu mọi áp lực từ chính quyền chia sẻ vấn đề này như sau:

“Tổ chức Lao Động Việt nói về công khai thì hiện nay nó không thể công khai 100%. Chúng tôi công khai những người dám đương đầu với khó khăn cũng như nội dung công việc là nên công khai để cho dư luận trong nước và quốc tế biết đến tổ chức của chúng tôi và cần sự quan tâm và lên tiếng của họ khi những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.

Mảng còn lại chúng tôi gọi nôm na là bí mật, tất nhiên nó không có gì quá bí hiểm, chỉ đơn giản gọi là bí mật là để tránh những sự đàn áp và bắt bớ của chính quyền trong khi chúng tôi chưa hình thành được một tổ chức đủ mạnh và chặt chẽ.”

Những áp lực của nhà nước đến từ rất nhiều hình thức mà trong đó nặng nề nhất là các bản án mang các cáo buộc không dính gì tới việc bảo vệ quyền lợi người công nhân. Để tránh tình trạng này Lao Động Việt cho rằng sự can thiệp từ các tổ chức lao động quốc tế là đáng dựa vào nhất, đặc biệt là Tổng liên đoàn Lao động Thế giới nếu Lao Động Việt được  tổ chức này công nhận. Ông Trần Ngọc Thành chia sẻ:

“Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước.”

LS Lê Thị Công Nhân cho biết khi chấp nhận đấu tranh thì bản thân bà và những thành viên của Lao Động Việt sẽ tiếp cận công nhân dưới nhiều cách để giúp đỡ và bảo vệ họ bất kể những trả giá mà bà đã biết trước:

“Những người trong nước thì chúng tôi đã xác định về tinh thần là sẽ đối mặt với sự đàn áp của nhà cầm quyền. Tôi tin chắc rằng nhà cầm quyền không hề có sự chuyển biến nào trong tư tưởng cai trị độc đoán đối với đất nước nói chung cũng như với lao động nói riêng, nhưng những hình thức đàn áp của họ đối với chúng tôi trong từng thời điểm sẽ có sự khác biệt, tức nhiên không loại trừ khả năng là nó sẽ tồi tệ hơn trước đây.”

Cho đến hôm nay đã có gần hai mươi tổ chức xã hội dân sự công khai hoạt động trong nước vì những lý do khác nhau nhưng nhìn chung mục đích của các nhóm này không ra ngoài ý hướng tự bảo vệ mình trước những bất công, chén ép mà họ buộc phải đối diện. Lao Động Việt ra đời trong hoàn cảnh này đã tăng thêm niềm tin cho người cô thế mà tiếng nói của họ không tới được những nơi cần phải nghe và giải quyết.

“Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới”

“Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới”

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .-“Hệ thống pháp luật nước ta phức tạp nhất thế giới.” Bộ trưởng Bộ Tư pháp CSVN, ông Hà Hùng Cường thú nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm Thứ Tư 11 tháng 6 năm 2014.

Dân oan xã Dương Nội huyện Thanh Trì biểu tình ở trung tâm thành phố Hà Nội đòi trả tự do cho vợ chồng bà Cấn Thị Thêu bị bắt khi chống cưỡng chế bất công ngày 25/4/2014 vừa qua (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam chồng chéo ngang dọc, phức tạp như một khu rừng từng được giới đầu tư ngoại quốc phàn nàn suốt nhiều năm qua. Các định chế tài trợ quốc tế cũng từng khuyến cáo rất nhiều lần, kể cả viện trợ ngân khoản để chế độ Hà Nội cải tổ hệ thống luật pháp cho minh bạch và tương ứng với luật lệ quốc tế, nhưng không bao nhiêu tác dụng.

Nay thì chính ông Bộ trưởng Tư pháp phải nhìn nhận sự thật như thế. Và không thấy các tờ báo tường thuật phiên chất vấn ở Quốc hội cho biết ông hay bộ tư pháp của ông có làm gì để làm cho luật pháp của chế độ bớt “phức tạp nhất thế giới” hay không. Hoặc cái rừng luật ở Việt Nam tiếp tục rậm rạp, chồng chéo hơn theo nhu cầu cai trị của chế độ.

“Từ khi thực hiện công việc đổi mới thì chúng ta mới quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật và thấy là còn nhiều chồng chéo. Chẳng có quốc gia nào hệ thống pháp luật lại phức tạp như hiện nay. Nhiều luật mẹ chưa có nhưng đã có luật con”. Ông Hà Hùng Cường nhìn nhận trong buổi chất vấn.

Bà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy của thành phố Đà Nẵng nêu nghi vấn, qua “dư luận người dân, báo chí”, các văn bản quy phạm pháp luật, trên thực tế, chỉ là “cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân”.

Ông Hà Hùng Cường, cho hay cái Bộ của ông chỉ chịu trách nhiệm “thẩm định, phát biểu ý kiến” với các dự thảo luật “từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, còn lại thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ thì giao cho bộ phận pháp chế của các bộ.”

Ông giải thích thêm rằng nhiệm vụ của cái bộ của ông xem xét những dự thảo đó “có phù hợp với đường lối chính sách của Đảng hay không”. Nói khác, bộ tư pháp không đặt quyền lợi của công dân, của đất nước lên trên quyền hành thống trị của Đảng.

Hiến pháp thì nói công dân có quyền tự do cư trú tại bất cứ đâu trên cả nước. Nhưng từng có những dự luật dù trái hiến pháp vẫn được thông qua như “Luật Cư Trú” trong đó đòi hỏi người dân phải có sổ hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng. Nhà cầm quyền các địa phương thường sách nhiễu, vòi vĩnh hối lộ là chuyện “thường ngày ở huyện” với cái luật như thế.

Những năm gần đây, người ta thấy thỉnh thoảng Cục Kiểm Tra Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật của Bộ Tư Pháp loan báo hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật bị thu hồi hay cấm ban hành vì trái luật. Tình trạng vẫn không có bao nhiêu cải thiện. Trong cuộc chất vấn nói trên, ông chủ tịch Quốc hội CSVN nêu ra con số “312 văn bản sai pháp luật rất nghiêm trọng”.

Ông Hà Hùng Cường giải thích rằng bất cứ cấp nào từ trung ương xuống tới ông chủ tịch xã ở địa phương cũng là “chủ thể” ban hành nhiều loại văn bản khác nhau có tính ràng buộc pháp luật, cho nên… “pháp luật của chúng ta rất khó tuân thủ”.

Bởi vậy mới có cái thông tư của Bộ Y tế cấm người phụ nữ “ngực lép lái xe”, người có bàn tay, bàn chân 6 ngón không được thi lấy bằng lái xe; bộ công an đòi ký giả phải xin phép trước mới được chụp hình, phỏng vấn khi cảnh sát giao thông đánh dân hay đang nhận tiền “chung chi” trên phố.

Mới đây, ngày 10/6/2014, luật sư Trần Vũ Hải gửi một kiến nghị thư tới Quốc hội CSVN yêu cầu giải thích điều luật 258 của Bộ Luật Hình Sự. Điều luật này kết án từ 6 tháng đến 7 năm tù cho những ai bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo Luật sư Hải, điều luật hình sự 258 trái ngược với Hiến Pháp (thông qua bản sửa đổi năm ngoái) ở các điều 12, 14, 15 và 25 cũng như trái với điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam công nhận từ thập niên 1980. Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi nhiều kiến nghị thư chất vấn quốc hội, thủ tướng nhiều vụ nhưng ông không hề được phúc đáp thỏa đáng. (TN)

 

VN nói TQ điều tàu chiến, TQ bác bỏ

VN nói TQ điều tàu chiến, TQ bác bỏ

BBC

 

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc hung hăng

Việt Nam cho biết giàn khoan của Trung Quốc trên Biển Đông dường như đang dịch chuyển một lần nữa trong khi Trung Quốc bác cáo buộc của Việt Nam rằng họ triển khai tàu chiến đến khu vực.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này.

Hàng chục tàu Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm các tàu tuần duyên, đã đối đầu nhau xung quanh một giàn khoan tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra đây hồi đầu tháng Năm.

Cáo buộc qua lại

Hội nghề cá Việt Nam ra thông cáo báo chí cho biết giàn khoan này ‘có dấu hiệu di chuyển về phía đông và đông nam’, hãng tin Anh Reuters cho biết.

Cũng theo cơ quan này thì Trung Quốc đang duy trì 119 tàu trong khu vực, trong đó có sáu tàu chiến cùng bốn máy bay quân sự quần thảo trên bầu trời.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng thông tin về tàu chiến là ‘hoàn toàn sai sự thật’ và bản chất hoạt động của giàn khoan Trung Quốc chỉ là ‘thương mại’.

“Bởi vì Việt Nam vẫn cứ cố can thiệp một cách phi pháp, chúng tôi đã điều tàu chính phủ ra để đảm bảo an ninh tại chỗ nhưng chúng tôi không điều tàu chiến,” bà Hoa nói trong một cuộc họp báo.

“Bởi vì Việt Nam vẫn cứ cố can thiệp một cách phi pháp, chúng tôi đã điều tàu chính phủ ra để đảm bảo an ninh tại chỗ nhưng chúng tôi không điều tàu chiến.”

Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Bà Hoa còn cáo buộc ngược lại Việt Nam ‘đã đưa tàu vũ trang ra để quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan’.

Tuy nhiên bà không xác nhận việc giàn khoan có di chuyển hay không.

Bà nói rằng giàn khoan này sẽ tiếp tục hoạt động cho đến giữa tháng Tám.

“Chúng tôi hy vọng rằng giàn khoan sẽ hoàn thành công việc một cách suôn sẻ và an toàn.”

Nữ phát ngôn nhân này còn nhắc lại vụ bạo động hồi tháng trước ở Việt Nam và cáo buộc chính phủ Việt Nam ‘đã kích động một số phần tử phạm pháp trong nước đập phá và đốt cháy các công ty nước ngoài trong đó có công ty Trung Quốc’ và cho đến nay ‘Việt Nam vẫn chưa bồi thường’.

Trong một thông cáo riêng rẽ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ kích động căng thẳng trong khu vực nhất là với việc tập trận chung và gửi ‘thông điệp sai’ về các tranh chấp lãnh thổ.

“Điều này đã làm cho hòa bình và ổn định khu vực thêm hỗn loạn,” thông cáo viết khi đề cập đến bản báo cáo của Lầu Năm Góc về chi tiêu quân sự và tham vọng của Trung Quốc hồi tuần trước.

Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì Hoa Kỳ mới là ‘mối đe dọa thật sự’ với các dẫn chứng như chiến tranh mạng của Mỹ, việc nước này phòng thủ tên lửa và việc ngân sách quốc phòng của Mỹ vượt xa Trung Quốc.

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ

Bạn bè yêu quý gửi cho một nhận xét ngắn này của một người Nhật về người Việt mình. Thẳng thắn và sòng phẳng. Rất đau nhưng tiếc thay rất đúng. Xin đưa lên Blog để bạn đọc đọc và ngẫm nghĩ về tính cách người Việt. Liệu có thể coi tính cách đó là sản phẩm của một môi trường sống và cơ chế quản lý kiểu xin- cho khiến con người ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay lập tức chỉ nghĩa đến cái lợi cỏn con của mình, mà quên mất những điều về lòng tự trọng, lợi ích chung. Sự cào cấu, xâu xé kiểu đó, xét cho cùng, đáng thương. Và cũng vì thế, mà cái sự “văn minh” còn quãng cách khá xa…

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh.

Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật.

Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Awake Phamtt

Lâm Kim Trọng gởi

Cha Matteo Crawley-Boevey.

Cha Matteo Crawley-Boevey.

Cha Matteo Crawley-Boevey chào đời ngày 18-11-1875 tại Arrequipa bên nước Peru và qua đời ngày 4-5-1960 tại Valparaiso, thành phố nằm về phía Tây Bắc thủ đô Santiago de Chile của nước Chí-Lợi .. Cha Matteo kể lại câu chuyện sau đây :

Tôi được mời đến cử hành Thánh Lễ nơi nhà nguyện riêng của một gia đình Công Giáo quý tộc. Những người trong gia đình có nhã ý mời một người quen đến tham dự Thánh Lễ với họ. Ông này vừa vô thần vừa đi theo bè Tam-điểm. Ông chưa hề đặt chân vào bất cứ thánh đường Công Giáo nào.

Khi mặc xong áo lễ và tiến ra bàn thờ dâng Thánh Lễ tôi trông thấy một người đàn ông đứng thẳng người, đôi tay bỏ sau lưng. Trong khi đó, hai người đàn ông khác ăn mặc sang trọng, quỳ hai bên ông, với thái độ khiêm tốn và sốt sắng. Tôi liên tưởng đến quang cảnh trên Núi Sọ: Đức Chúa GIÊSU bị đóng đinh ở giữa hai tên trộm cướp. Ở đây ngược lại: một tên trộm cướp đứng giữa hai tín hữu ngoan đạo!

Tôi bắt đầu Thánh Lễ và ông ta – dáng diệu vừa thách thức vừa khinh khi – vẫn ưỡn ngực đứng thẳng người. Đến lúc Truyền Phép và dâng Mình Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU, như bị một sức mạnh vô hình nào đó truyền khiến, ông bỗng quỳ sụp xuống. Ông chăm chú ngước nhìn lên bàn thờ với đôi mắt đẫm lệ. Mọi người có mặt đều ngạc nhiên bỡ ngỡ, không biết chuyện gì đã xảy ra???

Thánh Lễ chấm dứt, ông xin gặp tôi và hỏi:
– Xin ngài giải thích cho tôi biết ngài làm gì, khi ngài đến căn phòng này?
Tôi trả lời:
– Tôi đến đây làm gì ư? Tôi đến nhà nguyện này để dâng Thánh Lễ!
Ông lại hỏi:
– Thánh Lễ là gì?
Tôi thắc mắc:
– Xin lỗi, ông có phải là tín hữu Công Giáo không?
Ông nói ngay:
– Không, tôi không tin gì hết!

Tôi tìm lời giải thích:
– Ông biết không, loài người đã phạm tội cùng THIÊN CHÚA. Và THIÊN CHÚA – để ban ơn tha thứ cho loài người – đã sai Con Duy Nhất của Người xuống trần gian. Đó là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ vừa rao giảng Tin Mừng Cứu Rỗi vừa làm phép lạ minh chứng cho lời rao giảng của Ngài. Nhưng kẻ thù Ngài bắt Ngài và đóng đinh Ngài trên Thánh Giá.

Nghe đến đây, người đàn ông ngạc nhiên hỏi tiếp:
– Tất cả những điều ngài nói, có gồm tóm hết trong Thánh Lễ không?
Tôi trả lời:
– Thánh Lễ gồm tóm tất cả những điều tôi vừa giải thích. Thánh Lễ diễn lại Hy Lễ Đức Chúa GIÊSU KITÔ hoàn tất trên Thánh Giá để cứu chuộc loài người.

Ông nhìn tôi với cặp mắt mơ màng và nói:
– Vậy xin ngài cho tôi biết, Ai là Người đã đến thay chỗ ngài, lúc ngài dâng Thánh Lễ?

Tôi thắc mắc hỏi lại:
– Tôi không hiểu ông muốn nói gì?

Ông giải thích:
– Vào một lúc, khi có tiếng chuông rung báo hiệu, tôi thấy ngài biến mất và thay chỗ ngài là một Vị có dáng điệu trịnh-trọng uy-nghi, nhưng khuôn mặt buồn thật buồn và trọn Thân Thể Vị Ấy có đầy thương tích. Vị Đó giang hai tay ra và từ thương tích nơi bàn tay, tuôn những Giọt Máu rớt xuống cái chén để trên bàn ..

Ông tam-điểm lúng túng không biết nói là chén gì. Tôi tiếp lời ông:
– Chúng tôi gọi đó là Chén Thánh.

Ông kể tiếp:
– Phải, những Giọt Máu rơi xuống Chén Thánh. Tôi chưa từng chứng kiến quang cảnh nào vừa trang-nghiêm vừa dịu-dàng cảm động như thế! Tôi cảm thấy mình hoàn toàn run sợ trước vẻ uy-linh của Vị Ấy .. Một lúc sau đó, Vị Này biến mất và tôi lại thấy ngài đứng trên bàn thờ như trước. Vậy xin ngài nói cho tôi biết Vị Kia là ai?

Tôi cảm động nói ngay:
– Vị Ấy chính là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị quân dữ đánh đòn. Đức Chúa GIÊSU KITÔ Mình đầy thương tích và chảy Máu. Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị đóng đinh trên Thánh Giá. Đức Chúa GIÊSU KITÔ chịu chết để cứu chuộc chúng ta. Đức Chúa GIÊSU KITÔ cũng muốn trao cho ông ơn tha thứ và ban Tình Yêu của Ngài ..

Sau cuộc đối thoại, ông theo bè Tam-điểm thành tâm thống hối, hoán cải tâm lòng và khiêm tốn xin tôi dạy thêm cho ông biết về giáo lý đạo thánh Công Giáo. Sau đó ông xin nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công-Giáo, Thánh-Thiện, Duy-Nhất và Tông-Truyền.

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt.

Anh chị Thụ Mai gởi

VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về biển với TQ

VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về biển với TQ

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi ròng 4/5/14

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi ròng 4/5/14

Trà Mi-VOAMarianne Brown

11.06.2014

Việt Nam đã ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc tràn ra khắp nước sau khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng giới hữu trách chưa từ bỏ sự chống đối nhắm vào hoạt động của Trung Quốc, và đã phái tàu đến quấy nhiễu công tác khoan dầu, cứu xét việc kiện trước tòa án quốc tế đòi giải quyết vụ tranh chấp và ve vãn các đồng minh trong khu vực như Philippin. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết về chính sách ngoại giao nhiều rủi ro đằng sau nỗ lực này.

Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một “văn thư xác định lập trường” cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái và “các điệp viên dưới nước” vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh cãi được là của Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer

Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:

“Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có hành động hoặc giữ im lặng? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né hay lẩn trốn.”

Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.

Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:

“Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng định trong tư cách là một nước bạn của Philippines.”

Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.


Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ rằng sẽ có vẻ như “câu kết” với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.

Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.

Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:

“Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”

Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa  Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng hoảng về giàn khoan trong một “đường lối hòa giải liên tục để đối lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc,” theo nhận định của ông Vuving.

Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:

“Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị.”

Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.

Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.

Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.

Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên “nóng hơn” sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.

Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.

Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.

 

Tương lai gần của đảng CSVN giữa cuộc khủng hoảng?

Tương lai gần của đảng CSVN giữa cuộc khủng hoảng?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-11

06112014-wht-is-vn-commu-futur.mp3

Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung

Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung

Vietnamplus

 

Đảng cộng sản Việt nam đang đối diện với nhiều thách thức lớn trong cuộc khủng hoảng biển Đông hiện nay. Kính Hòa tổng hợp một số nhận định về những thách thức này đối với sự tồn tại của đảng cộng sản Việt nam.

Cuộc khủng hoảng lớn

Xung đột giữa hai quốc gia cộng sản không có dấu hiệu dừng lại với việc một mặt Trung quốc cương quyết dùng lực lượng lớn bảo về giàn khoan của họ trong thềm lục địa Việt nam, mặt khác họ tấn công Việt nam trên phương diện quan hệ quốc tế khi cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc thư tố cáo Việt nam xâm phạm chủ quyền của Trung quốc.

Đảng cộng sản Việt nam đang phải đối đầu với một nan đề lớn kể từ khi phải quyết định cải tổ nền kinh tế hồi cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Vào thời điểm ấy đảng cộng sản cũng phải có những quyết định khó khăn, nhưng hầu như chỉ có sự phản kháng thụ động từ dân chúng, mà tiêu biểu nhất là bỏ nước ra đi, hoặc là tiến hành những hoạt động kinh tế tư nhân không được phép.

Cá nhân tôi cho rằng đây là lúc nhà nước Việt nam phải lựa chọn sự thay đổi về đường lối đối nội lẫn đối ngoại. Đối nội là thay đổi đường lối với chính sách với những tiếng nói phản biện trong nước. Đối ngoại là thay đổi sự quá phụ thuộc vào Trung Quốc

blogger Mẹ Nấm

Cuộc khủng hoảng biển Đông 2014 đưa đến cho đảng cộng sản những thách thức trực diện và chủ động hơn từ nhiều tầng lớp. Lớn tiếng nhất có lẽ là những lời yêu cầu Bộ chính trị phải từ bỏ quyền lực của những người bất đồng chính kiến cứng rắn như bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Và có những tiếng nói ôn hòa hơn như những người biểu tình chống Trung quốc ngày 11/5/2014. Trong cuộc biểu tình lớn mà có người cho rằng đảng cầm quyền đã ngầm cho phép, những người biểu tình đã kết hợp chuyện chống Trung quốc với những yêu cầu cải tổ đất nước. Một trong những người đưa ra những đòi hỏi ôn hòa đó là blogger Mẹ Nấm nói với chúng tôi sau cuộc biểu tình:

Tàu cá Việt Nam bị chìm ngay sau khi tàu TQ đâm hôm 26/5/2014. Hình chụp từ video.

Tàu cá Việt Nam bị chìm ngay sau khi tàu TQ đâm hôm 26/5/2014. Hình chụp từ video.

Cá nhân tôi cho rằng đây là lúc nhà nước Việt nam phải lựa chọn sự thay đổi về đường lối đối nội lẫn đối ngoại. Đối nội là thay đổi đường lối với chính sách với những tiếng nói phản biện trong nước. Đối ngoại là thay đổi sự quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Cái câu vì một quốc gia cường thịnh thì tôi nghĩ là thông điệp ngắn mà ôn hòa.”

Ngoài ra còn có những yêu cầu cụ thể hơn trong chính sách đối ngoại như các nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, Bùi Tín, Nguyễn Thanh Giang cho rằng cần phải nhanh chóng thực hiện một liên minh quân sự với Hoa Kỳ để giữ vững nền độc lập.

Trên bình diện chính thức, Việt nam tuyên bố lúc nào cũng theo đuổi một chính sách “không liên kết.” Ngay trong những ngày cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay, giới chức quân sự Việt nam đều lên tiếng phủ nhận việc xích lại với Hoa Kỳ để chống Trung quốc. Bên cạnh đó những động tác ngoại giao của Việt nam lại cho thấy có sự xích lại gần ấy, ví dụ như Việt nam đề nghị Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ hơn nữa hành động của Trung quốc trên biển Đông, cũng như phát triển những quan hệ xã giao với hải quân Philippines, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.

Tôi nghĩ là Đảng cộng sản Việt Nam chưa cho phép dân chủ xảy ra. Điều đó nó nằm ngòai những gì mà chúng ta biết về họ, về lịch sử của họ, và do đó họ sẽ làm mọi cách để không cho điều đó xảy ra

Tiến sĩ Vũ Tường

Song nhiều nhà quan sát chính trị nước ngoài trong đó có Tiến Sĩ Vũ Tường từ Đại học Oregon cho rằng thực ra Bộ ngoại giao trong lịch sử tồn tại của đảng cộng sản Việt nam chỉ thực thi đường lối của những nhân vật phụ trách đối ngoại của đảng mà thôi. Hiện nay, nhân vật đứng đầu Bộ ngoại giao không phải là thành viên của bộ chính trị nhiều quyền lực nhất nước mặc dù ông kiêm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Lời mời của phía Hoa Kỳ về một chuyến viếng thăm nước Mỹ ngay sau cuộc khủng hoảng bùng nổ vẫn chưa được thực hiện sau gần hai tuần lễ leo thang xung đột.

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển)

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển)

Dàn xếp phe phái hay mở rộng dân chủ?

Cuộc khủng hoảng hiện tạo ra nhiều đồn đoán hơn về những quan hệ phe phái hay những khuynh hướng thân phương tây hoặc thân Trung quốc trong nội bộ đảng cộng sản, theo đó nhóm có khuynh hướng chống Trung quốc sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên một nhà quan sát thường xuyên theo dõi chính trị Việt nam từ Pháp là ông Nguyễn Gia Kiểng lại cho rằng vấn đề phe phái không có ý nghĩa gì vì những người cộng sản đều có chung một mục đích là bảo vệ sự độc tôn của đảng cộng sản. Nhận định này giống với phát biểu của Tiến sĩ Vũ Tường về những nhân sự cao cấp trong Bộ chính trị khi được hỏi rằng liệu họ có cho phép những cải cách dân chủ không sau khi có những khuôn mặt mới xuất hiện vào năm ngoái trong bộ phận quyền lực này:

Tôi nghĩ là Đảng cộng sản Việt Nam chưa cho phép dân chủ xảy ra. Điều đó nó nằm ngòai những gì mà chúng ta biết về họ, về lịch sử của họ, và do đó họ sẽ làm mọi cách để không cho điều đó xảy ra.”

Đây cũng là nhận định của ông David Brown một người từng làm việc ở bộ ngoại giao Hoa Kỳ về những người chủ trương bảo thủ trong đảng rằng họ ghét cay ghét đắng việc mở rộng dân chủ vì họ xem đó là bước đệm dẫn tới những cuộc cách mạng thách thức sự độc tôn của đảng cộng sản.

Song người ta cũng không phủ nhận là có những thành phần ôn hòa trong giới cầm quyền hiện nay, và dưới áp lực của của cuộc khủng hoảng, một hội thảo về việc làm cách nào thoát ra khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung quốc, đồng minh ý thức hệ của đảng cộng sản Việt nam được công khai tổ chức tại Hà nội, tuy rằng cuộc hội thảo cũng bị những người như nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu phê bình là bị giới hạn vì theo ông muốn thoát khỏi Trung quốc thì phải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Sự thách thức về việc từ bỏ ý thức hệ này đối với đảng cộng sản Việt nam là một thách thức dai dẳng từ khi khối cộng sản Đông Âu bị sụp đổ đến nay. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một nhà quan sát khác từ Đại học George Mason Hoa kỳ cho rằng chính sách dựa trên ý thức hệ để có những cư xử mềm dẻo với Trung quốc đã mất sự thuyết phục sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan nổ ra.

Tuy nhiên nếu từ bỏ ý thức hệ cũng có nghĩa là chia sẻ sự cầm quyền và không còn độc tôn được nữa.

Tóm lại hiện đảng cộng sản Việt nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đến cùng một lúc.

Một mặt phải khắc phục sự yếu kém của nền kinh tế với những yêu cầu tư hữu hóa ngày càng cấp bách như chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói ngay trong một cuộc gặp mặt với doanh nghiệp vừa qua. Và đương nhiên là một nền kinh tế mang tính tư nhân hơn cần có một môi trường xã hội dân chủ hơn để phát triển.

Thách thức thứ hai là đối diện với những yêu cầu mở rộng dân chủ của một số tầng lớp trong nước, mà những yêu cầu này luôn đi đôi với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có khả năng cân bằng quyền lực quân sự với Trung quốc tại châu Á.

Thách thức thứ ba là sự chính danh của việc cầm quyền khi không thể đối đầu được với kẻ đồng minh ý thức hệ là Trung quốc.

Thời gian không còn nhiều từ nay cho đến đại hội đảng trong năm tới, và những thách thức trong vụ khủng hoảng giàn khoan cho thấy là phải có những giải pháp ngay lập tức. Đó là những thách thức lớn lao trong tương lai gần của đảng cộng sản, mà theo lời một bạn trẻ tham gia cuộc biểu tình ngày 11/5 là sự tồn tại của đảng cộng sản hay bất cứ đảng chính trị nào đều phụ thuộc vào việc đảng đó có giữ được độc lập chủ quyền của đất nước hay không.

Bao La Tình Chúa – Gia Ân

Bao La Tình Chúa – Gia Ân

httpv://www.youtube.com/watch?v=0DhZ9Xrhn6k

1.Bao la tình Chúa yêu con mênh mông như biển thái bình
dạt dào như ngàn con sóng vỗ về năm tháng đời con
tình Ngài như mưa đỉnh núi suốt đời tuôn đổ dạt dào
một tình yêu vô biên, một tình yêu vô biên.

ĐK: Hồng ân Chúa như mưa, như mưa
Rơi xuống đời con miên man, miên man
Nâng đỡ tình con trong tay, trong tay
Vòng tay thương mến
Đời có Chúa êm trôi êm trôi
Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi ,
Có Chúa cùng đi con không đơn côi
Ôi tình tuyệt vời

2.Xa xôi ngày tháng êm trôi yêu thương như nước xuôi dòng
mặn nồng như làn hơi ấm đổ đầy mưa nắng đời con
còn gì như ân tình Chúa dắt dìu con bước trong đời
từng nhịp chân yêu thương, từng nhịp chân yêu thương

3.Êm như làn gió đưa mây đôi tay con hướng lên trời
nguyện cầu cho đời con mãi giữ trọn lời hứa trung kiên
một đời con xin tận hiến Chúa là hơi ấm mẹ hiền
trọn đời con nương thân, trọn đời con nương thân

TQ đưa vụ tranh chấp lên Tổng thư ký LHQ, Việt Nam phản bác

TQ đưa vụ tranh chấp lên Tổng thư ký LHQ, Việt Nam phản bác

VOA

Tàu Trung Quốc dùng vòi ròng tấn công tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.

Tàu Trung Quốc dùng vòi ròng tấn công tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.

10.06.2014

Trung Quốc hôm qua đã gửi một bản tuyên cáo lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, trong đó cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của nước này, cũng như cản trở hoạt động của công ty dầu khí của Trung Quốc.

Ông Vương Dân, Phó trưởng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng kêu gọi ông Ban chuyển văn bản trình bày quan điểm của Bắc Kinh tới tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ về giàn khoan dầu nằm cách quần đảo Hoàng Sa 32 km và cách bờ biển Việt Nam hơn 270 km.

Theo bản tuyên cáo này, Tổng công ty dầu khí hải dương của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất tại khu vực này trong vòng 10 năm qua và giàn khoan vừa kể ‘thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.

Trung Quốc cũng cáo buộc Việt Nam ‘đưa người nhái cũng như các vật cản’ tới khu vực gần giàn khoan, đồng thời coi đây là ‘các mối đe dọa nghiêm trọng’ đối với các nhân viên trên giàn khoan cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.

Sau khi Trung Quốc công bố bản tuyên cáo, phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi cho báo giới các bức thư đề ngày 7/5 và 28/5 mà đại diện thường trực của Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, trong đó có đề cập tới các diễn biến ban đầu liên quan tới giàn khoan cũng như khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Đại sứ Lê Hoài Trung ‘phản đối hành động của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí đặt giàn khoan’.

Đại sứ Lê Hoài Trung ‘phản đối hành động của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí đặt giàn khoan’.
Theo báo chí trong nước, mới đây nhất, hôm 2/6, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã gặp Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị, để tiếp tục thông báo với LHQ về những diễn biến mới liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Tại cuộc gặp, ông Trung đã ‘phản đối hành động của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí đặt giàn khoan’.

Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có quyền giải thích cho cộng đồng quốc tế về điều bà nói là sự thật đằng sau các diễn biến ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) đồng thời cáo buộc Việt Nam ‘vu khống’ Trung Quốc bằng những chỉ trích ‘vô lý’.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ cáo buộc Việt Nam ‘vu khống’ Trung Quốc bằng những chỉ trích ‘vô lý’.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ cáo buộc Việt Nam ‘vu khống’ Trung Quốc bằng những chỉ trích ‘vô lý’.
Bà Hoa nói rằng Việt Nam đã không cho thấy bất kỳ sự kiềm chế nào, và đã gia tăng sự can thiệp với những hành động phá hoại trên thực địa. Bà cũng nói rằng Trung Quốc cần phải giải thích cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ các thực tế.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc mới nhất từ phía Trung Quốc.

Nhưng trước đây, Hà Nội cũng đã lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’ cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.