Báo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam ‘đứa con hoang đàng hãy trở về’

Báo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam ‘đứa con hoang đàng hãy trở về’

Việt-Long- theo Shannon Tirzzi- The Diplomat, June 20, 2014
2014-06-20

jie-vn-pm

Thủ tướng Việt Nam thảo luận với Ủy Viên QVV Trung Quốc Dương Khiết-Trì

RFA photo

Không thấy triển vọng

Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội trong tuần này.

Báo New York Times viết :”Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam vá Trung Quốc”. BBC nhấn mạnh “Bế tắc trong đối thoại Trung Quốc-Việt Nam” và đề tựa của Reuters viết “Trung Quốc quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam”

Truyền thông Trung Quốc có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.

Báo chí Trung Quốc: khai thông, thỏa thuận

Tân Hoa, ấn bản Anh ngữ, chạy đề tựa: “Trung Quốc, Việt Nam thỏa thuận giải quyết thích hợp những vấn đề song phương nhạy cảm”. Rồi thì “Bắc Kinh, Hà Nội cam kết có hành động giải quyết va chạm”, tờ Trung Quốc nhật báo nhấn mạnh.  Một đoạn video của CCTV (Truyền hình trung ương Trung Quốc) về chuyến đi của ông Dương chú trọng lời tuyên bố của ông nói rằng dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có xấu hơn hiện nay rất nhiều, hai bên cũng đều phải nghĩ đến môt đường lối nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Căn cứ vào bài vở của truyền thông Trung Quốc, có vẻ như những cuộc hội họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến chính yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng vì giàn khoan.

Điều đó không nói lên rằng Trung Quốc sẵn lòng hòa giải. Ngược lại, mỗi bài báo đều chứa đựng điều xác quyết thông thường của Trung Quốc rằng giàn khoan là việc riêng của Trung Quốc, và Việt Nam nên ngưng lại sự sách nhiễu bất hợp pháp đối với sự vận hành giàn khoan.

Không nói đến Việt Nam đối kháng

jie-vietnm-fm

Ủy viên Dương Khiết-Trì và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh – Courtesy of asahi.com

Thay vào đó (sự hòa giải của Trung Quốc), báo chí Trung Quốc ngụ ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Không một bài nào loan báo, như truyền thông Việt Nam và phương Tây loan tin, về việc Việt Nam tiếp tục kiên quyết đòi Trung Quốc dỡ bỏ giàn khoan. Những bài vở của Tân Hoa nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận “giải quyết những vấn đề song phương một cách thích hợp”, không quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển Hoa Nam (LND:Việt Nam gọi là biển Đông), và giữ cho tình trạng căng thẳng trên biển không gây trở ngại cho những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn.

Tất nhiên, nếu Việt Nam thực sự thỏa thuận “giải quyết thích hợp các vấn đề song phương” theo như định nghĩa của Trung Quốc, thì cuộc khủng hoảng giàn khoan hẳn cũng chấm dứt thực sự. Thay váo đó, Hà Nội có ý kiến rất khác biệt về những gì tạo nên “cách giải quyết thích hợp”.

Theo cách diễn dịch của Việt Nam, Trung Quốc chính là phía xử sự “không thích hợp” khi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Đồng thanh giành lẽ phài

Bằng cách bỏ qua không đề cập tới cách diễn dịch nước đôi trong những bài phóng sự của họ, ngành truyền thông Trung Quốc tự đặt mình vào vị trí hô hoán sự phạm luật, sự “chơi xấu”, khi Việt Nam tiếp tục phản đối cái giàn khoan.

Truyền thông Trung Quốc cũng mô tả chuyến đi của họ Dương không những là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là một thắng lợi tinh thần. Tân Hoa nhấn mạnh, rằng chuyến đi của họ Dương sang Hà Nội tự nó chứng tỏ rằng Trung Quốc chủ động tìm cách giải quyết vấn đề. Chuyến đi của họ Dương, theo Tân Hoa, là một biểu hiện cho “sự chân thành của Trung Quốc trong việc muốn giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và (biểu hiện cho) tính đại lượng của siêu cường (Trung Hoa)”. Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói họ Dương đã đi để giúp “sớm đưa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam vào đường lối thích hợp”

Giông điệu của những bài báo này tô vẽ họ Dương như một người thầy kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ. Thái độ này hiển hiện rõ ràng nhất trong cơ quan truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc mang tên Hoàn Cầu (viết bằng Hoa ngữ, đối tác của Global Times). Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà của Trung Quốc, nhằm tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để “tự kiềm chế trước khi quá muộn”. Trách nhiệm của họ Dương tại Hà Nội là để “minh định giới hạn cuối cùng cũng như những điều thuận và bất thuận” của tình hình.

Trịch thượng hết mức

Hoàn Cầu viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc “thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’.” Dựa trên sự diễn dịch đó, có vẻ như họ Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài.

trong-jie

Sự diễn tả của truyền thông Trung Quốc, dù ra vẻ tích cực, thực ra đã được xếp đặt để chuẩn bị đầy đủ cho Bắc Kinh trong trường hợp những mối căng thẳng tiếp tục nung nấu. Mỗi bài đều nhấn mạnh vào sự sách nhiễu của Việt Nam đối với giàn khoan của Trung Quốc, và sự kiên nhẫn cùng tính cách cao thượng, khoan dung của Trung Quốc trong cách xử sự trước những sự khiêu khích ấy, bằng cách phái họ Dương sang Việt Nam để đàm phán.

Những bài báo đó cũng nhấn mạnh sự đồng thuận đạt được trong các hội nghị; những từ ngữ này sẽ được dùng chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp diễn theo lối hiện nay. Bài vở phóng sự của truyền thông Trung Quốc gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nay tất cả tùy thuộc vào Việt Nam để đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung quốc bằng cách chấm dứt sự quấy rối và phản kháng đối với giàn khoan của Trung Quốc.

Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau cuộc họp với họ Dương.

Không có nghị quyết, đại biểu Quốc Hội sẽ ú ớ với cử tri

Không có nghị quyết, đại biểu Quốc Hội sẽ ú ớ với cử tri
June 20, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) Ông Trương Trọng Nghĩa, một luật sư và là đại biểu Quốc Hội của thành phố Sài Gòn, vừa đề nghị Quốc Hội CSVN ra nghị quyết phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Ðông.

Hôm 20 tháng 6, 2014, trong khi Quốc Hội Hà Nội đang thảo luận về dự luật có tên là Luật Căn Cước, ông Nghĩa đã “mượn” diễn đàn để đưa ra đề nghị vừa kể. Tuy “lạc điệu,” có thể xem là đã “cướp diễn đàn” nhưng rất nhiều người tỏ ra đồng tình với điều ông Nghĩa vừa làm.


Ông Trương Trọng Nghĩa, người yêu cầu Quốc Hội CSVN cần ra một nghị quyết lên án Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, ông Nghĩa xin lỗi vì đã phát biểu lạc đề nhưng theo ông, không có gì quan trọng bằng chủ quyền quốc gia, không có chủ quyền thì các bộ luật đều vô nghĩa.

Ông Nghĩa giải thích, sở dĩ ông phát biểu lạc đề, bởi thời gian họp của Quốc hội còn quá ít, nội dung của toàn bộ kỳ họp, vốn kéo dài trong cả tháng, không đề cập gì đến việc phải bày tỏ thái độ đối với các hành động của Trung Quốc hơn một tháng qua. Trong khi theo ông, cần phải vạch trần âm mưu của Trung Quốc là “vừa đấm, vừa xoa,” “vừa đánh, vừa đàm,” “vừa ăn cướp, vừa la làng.”

Cũng vì vậy, ông Nghĩa đề nghị, Quốc Hội phải nhân danh dân chúng Việt Nam, ra một nghị quyết về biển Ðông. Nghị quyết này cho phép các cơ quan của nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang của Việt Nam, thực hiện mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, trong kỳ họp lần này, nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức nào về biển Ðông, chắc chắn “nhân dân sẽ rất hoang mang, thất vọng.” Khi tiếp xúc với cử tri, nếu cử tri chất vấn, các đại biểu Quốc hội sẽ bị “nghẹn.”

Sau khi tàu của Trung Quốc liên tục tấn công, đâm thủng, nhấn chìm cả tàu của cảnh sát biển, tàu của kiểm ngư lẫn tàu của ngư dân Việt Nam, chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam đã từng gửi thư cho nghị viện các quốc gia trên thế giới đề nghị lên án Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Nghĩa nhận định, việc Quốc Hội Việt Nam “im hơi, lặng tiếng,” có thể sẽ khiến cộng đồng quốc tế nghĩ rằng, khi Trung Quốc xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội Việt Nam vẫn không có phản ứng chính thức nào thì việc gì nghị sĩ và dân chúng các quốc gia khác phải lên tiếng. Ðó cũng có thể sẽ là cớ để Trung Quốc tiến hành những hành động hiếu chiến và nguy hiểm hơn.

Ông Nghĩa đề nghị “lãnh đạo Ðảng, Quốc Hội, Nhà nước xem xét, chấp thuận” kiến nghị của ông. Ông Nghĩa đề nghị lấy ý kiến của các đại biểu về việc đưa ra một tuyên bố chính thức hay một nghị quyết về biển Ðông, “nếu đa số ủng hộ thì làm” và “mong các đại biểu Quốc Hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị.”

Trả lời báo giới ở hành lang nghị trường, ông Nghĩa nói thêm, cho đến nay, tại Quốc Hội CSVN, chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông, chỉ được đưa ra “thảo luận tại tổ và thảo luận ở hội trường riêng, không hề có dự định nào để ra một tuyên bố chính thức hoặc nghị quyết,” bất kể rất nhiều cử tri, từ những người dân bình thường cho đến cán bộ lão thành đều cho rằng, “Quốc Hội không thể không có động thái nào chính thức.”

Cũng cần nói thêm là hồi trung tuần tháng 5, tuy giàn khoan 981 của Trung Quốc đang thăm dò dầu khí trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng khi kết thúc hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11, hội nghị này chỉ ra một nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, chuẩn bị cho Ðại hội Ðảng 12, không đề cập gì đến việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông.

Tại Ðối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi thượng tuần tháng 6, trong khi đại diện của Nhật và Hoa Kỳ lên án Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Ðông thì thay mặt Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn.” Ông Thanh so sánh xung đột chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.”

Ông Thanh nói rằng: “Quan hệ giữa Việt Nam và ‘nước bạn láng giềng Trung Quốc’ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.” Ông Thanh “đề nghị” Trung Quốc rút giàn khoan và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. (G.Ð)

 

Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan tới Biển Đông

Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan tới Biển Đông
June 20, 2014

Nguoi-viet.com

BẮC KINH 20-6 (NV) – Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan nữa tới tìm dầu khí ở Biển Đông. Một dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh gia tăng hoạt động này ở vùng đang có nhiều tranh chấp căng thẳng với Việt Nam.

Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam để dò tìm dầu khí. (Hình: Internet)

Lời loan báo được đưa ra khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 vẫn còn đang gặp sự chống đối của Việt Nam ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Cuộc họp tại Hà Nội của ông Dương Khiết Trì, thành viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc, hồi tuần qua không đưa tới thỏa hiệp nào. Hiển nhiên các nước ở khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chú ý theo dõi các động thái của Bắc Kinh.

Tin tức phổ biến trên trang mạng của Cục Hải Sự Trung Quốc cho hay giàn khoan Hải Dương 2 và Hải Dương 5 được kéo tới khu vực giữa tỉnh Quảng Đông và quần đảo Pratas mà Trung Quốc gọi là Đông Sa quần đảo (Dongsha Qundao) hiện đang do Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Giàn khoan Hải Dương 4 được kéo tới khu vực gần bờ biển Trung Quốc.

Hai ngày trước, cơ quan nói trên loan báo giàn khoan Hải Dương 9 được kéo tới khu vực rất gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, khu vực chưa hoàn tất các đàm phán phân chia giữa hai nước. Tuy nhiên, giàn khoan lần này lại còn gần bờ biển Việt Nam hơn so với HD981, gây phẫn nộ cho người Việt Nam. Tin nói rằng HD 9 chỉ cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi 140 hải lý.

Tất cả những giàn khoan nói trên đều là tài sản của công ty dịch vụ dầu khí Trung quốc (COSL), một bộ phận của Tập đoàn Dầu Khí Hải Dương Trung quốc (CNOOC). Khi được phóng viên hãng thông tấn Reuters gọi điện thoại phỏng vấn, viên chức COSL và CNOOC đều từ chối bình luận. Nhưng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Trương Quốc Tổ, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á tại đại học Hạ Môn, nói rằng việc đưa nhiều giàn khoan tới Biển Đông là “hành động chiến lược” của Trung Quốc.

“Sự gia tăng hiện diện các giàn khoan sẽ làm cho Việt Nam và Philippines căng thẳng tinh thần.” Ông ta nói.

Công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc từng loan báo họ có kế hoạch đưa 4 dự án dò tìm dầu khí xuống Biển Đông vào nửa sau của năm 2014. Bởi vậy, tin tức mới loan báo về việc di chuyển 4 giàn khoan nói trên không biết có phải trùng với tin tức cũ hay không. Tuy nhiên, họ từng cho hay cố gắng nâng sản lượng dầu khí qua các hoạt dộng dò tìm và khai thác ở ngoài khơi Trung Quốc.

Trước đây, CNOOC cho hay họ gia tăng đầu tư thêm một phần ba ngân sách cho năm 2014, tức khoảng gần $20 tỷ. Cùng với các giếng dầu khí chính yếu ở ngoài khơi đang khai thác cạn dần ở khu vực vịnh Bột Hải, phía đông Trung Quốc, giới phân tích gia cho rằng việc Bắc Kinh đẩy các giàn khoan xuống phía nam là điều khó tránh.

Từ đầu Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 tới phía nam đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền để dò tìm dầu khí. Nhà cầm quyền Hà Nội cho một số tàu Cảnh Sát Biển, Kiểm Ngư, tàu cá tới tìm cách ngăn cản nhưng chỉ vòng vòng ở xa vì bị hơn một trăm tàu đủ loại của Trung Quốc chặn đường. (TN)

Xin xem thêm:

Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông ( VOA )

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông, khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014. Trung Quốc cung cấp cho giàn khoan đầu một đoàn hộ tống gồm 80 tàu dân sự và tuần duyên đến địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông, khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014. Trung Quốc cung cấp cho giàn khoan đầu một đoàn hộ tống gồm 80 tàu dân sự và tuần duyên đến địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông

Trần Gia Phụng: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI DỨT KHOÁT

Trần Gia Phụng: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI DỨT KHOÁT

Trong cuộc mít-tinh của Hiệp Hội Hữu Nghị Nhân Dân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 15-5-2014, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) Tập Cẩm Bình tuyên bố rằng: “Không có gene xâm lược trong máu người Trung Quốc”.

Trong khi các báo điện tử trong nước, hoặc các blog tư nhân đưa tin nầy thì nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN), các chức sắc, Ban Khoa giáo trung ương đảng, Bộ Thông tin văn hóa, và các chuyên viên của nhà nước CS nín khe. Có lẽ họ cho lời tuyên bố của Tập Cẩm Bình là chuyện nội bộ Trung Quốc, CSVN không xía vào. Họ quên rằng từ khi nước Việt lập quốc, Trung Quốc đã bao lần xâm lược Việt Nam. Hay đó là chuyện thời quân chủ phong kiến, chẳng liên quan gì đến chế độ CS anh em giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc hiện nay? Thế thì người CSVN cố tình quên rằng năm 1979, CSTQ thổi kèn trên thế giới và thổi kèn ngoài mặt trận, tràn quân tàn phá sáu tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam là gì?

Gần đây hơn nữa, ngày 8-6-2014, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố năm (05) bằng chứng CSVN đã nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Tài liệu nầy được viết bằng tiếng Anh và được Đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc (China Radio International -CRI) dịch qua tiếng Việt. Năm bằng chứng đó là:

1) Ngày 16-5-1956, trong buổi tiếp đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội là Lý Chí Dân, thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Nam là Ung Văn Khiêm đã nói: “Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc“. Vụ trưởng Á châu vụ Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam Lê Lộc còn tiếp lời: “Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống”.

2) Công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958.

3) Tuyên bố của Bắc Việt Nam ngày 9-5-1965 về việc quân Mỹ lập khu tác chiến ở Việt Nam, có đoạn viết: “Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ”, đây là đe dọa trực tiếp “đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng”.

4) Tập Bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Bắc Việt ấn hành tại Hà Nội năm 1972, ghi tên hai quần đảo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng hai địa danh do Trung Quốc đặt là Tây Sa và Nam Sa.

5) Cuối cùng là sách Địa lý lớp chín phổ thông toàn tập của nhà xuất bàn Giáo Dục, Hà Nội, 1974, trong chương “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, mục “Điều kiện tự nhiên”, ở trang 4, có đoạn viết: “Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn … làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc. (Hiện nay, Đài loan và các đảo xung quanh còn bị đế quốc Hoa kỳ và bọn tay sai Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, đấy là một mối đe dọa đối với nền an ninh của Trung quốc, của Viễn đông và miền tây Thái bình dương). (Dân Làm Báo, trích ngày 13-6-2014) (Xin mời vào Google.com, dùng tiếng Việt đánh chữ khóa “Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố 5 bằng chứng về Hoàng Sa và Trường Sa”, thì có nhiều thông tin về vụ việc nầy.)

Việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố năm bằng chứng CSVN nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc theo trong kế hoạch từng bước rất lớp lang của đảng CSTQ.

Đầu tiên, sau khi Trung Quốc cắm giàn khoan 981 ở vùng biển Hoàng Sa và bị dân chúng Việt Nam biểu tình dữ dội, đồng thời bị nhà cầm quyền CSVN lên tiếng phản đối, thì CSTQ cho người đưa ra công hàm Phạm Văn Đồng (bước thừ nhứt). Nhà cầm quyền CSVN một mặt cấm biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước, một mặt thủ tướng CSVN lên tiếng đòi kiện Trung Quốc để vuốt ve tự ái dân chúng, thì CSTQ đưa ra vụ sách giáo khoa (bước thứ hai). Cộng sản Việt Nam vẫn còn hậm hực, chưa chịu yên, thì bộ Ngoại giao Trung Quốc bồi thêm đòn thứ ba, đưa ra năm bằng chứng kể trên.

Cách thức đe dọa của Trung Quốc từ từ theo liều lượng nặng dần dần, và ngang đây bắt đầu có hiệu lực. Trước những bằng chứng do Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ngày 8-6-2014, lần nầy Bộ chính trị đảng CSVN đành im lặng, nhà nước CSVN im lặng, quốc hội Việt Nam do đảng CSVN kiểm soát im lặng. Các quan chức cao cấp; tổng bí thư đảng CSVN, chủ tịch nước CSVN, chủ tịch Quốc hội CSVN, thủ tướng CSVN cũng tịnh khẩu, không nói năng thêm gì nữa. Báo chí trong nước và các web trong nước có lẽ được lịnh của nhà nước CS cũng im lặng. Thật là một sự im lặng tuyệt đối từ trên xuống dưới.

Các nhà lãnh đạo đảng CSVN phải im lặng vì há miệng mắc quai, và nếu không im lặng thì CSTQ chắc chắn sẽ tung thêm ngón đòn thứ tư độc địa hơn nữa. Đó là“Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước”, ký kết tại Hội nghị Thành Đô (Chengdu), thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) vào ngày 4-9-1990, giữa đại diện đảng CSVN gồm có Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và đại diện đảng CSTQ gồm có Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Lý Bằng (Li Peng).

Hai bên cam kết giữ bí mật nội dung văn bản nầy, nhưng nếu đảng CSVN không tôn trọng những điều đã bí mật cam kết, thì đảng CSTQ không có lý do gì mà giữ bí mật văn bản nầy nữa. Cho đến nay, người Việt Nam chưa biết nội dung văn bản Thành Đô, nhưng chắc chắn đảng CSVN đã cam kết những điều gì đó để được Trung Quốc giúp đỡ nhằm duy trì quyền lực của đảng CSVN, dầu có hại cho đất nước. Đây cũng có thể là một văn tự bán nước sau công hàm Phạm Văn Đồng, vì bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đều rất thất vọng, chán nản, nhưng chỉ nói xa nói gần chứ không dám nói thẳng ra. Kết quả là một người bị cất chức, còn người kia xin từ chức vì không muốn liên hệ đến tội phản quốc.

Có một điều lạ nữa là ngay sau công bố ngày 8-6-2014 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thì khoảng gần 2 giờ sáng ngày 9-6-2014, Xí Nghiệp Bản Đồ Đà Lạt (XNBĐĐL) bị cháy nặng nề, tiêu hủy một phần ba (1/3) tòa nhà đồ sộ làm khu văn phòng, xưởng chế bản, hệ thống máy tính…

Xí Nghiệp Bản Đồ Đà Lạt thuộc Bộ Quốc phòng CSVN, số 14 đường Yersin Đà Lạt. Trụ sở xí nghiệp nầy được xây dựng năm 1939 và hoàn thành năm 1943 thời còn Pháp thuộc, tường dày, rất kiên cố. Trước năm 1975, đây là Nha Địa Dư Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Báo chí trong nước đưa tin nầy sáng 9-6-2014, và cho biết thượng tá Vũ Đình Hợi, giám đốc Cục Bản Đồ Đà Lạt, tuyên bố rằng: “Những tài liệu quan trọng liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia đã được chuyển giao Bộ Quốc phòng quản lý… Sau trận hỏa hoạn mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Vị trí xảy ra vụ hỏa hoạn là nơi làm việc của nhân viên, không phải nơi lưu trữ như dư luận đồn đoán…”

Ông giám đốc nói thế là đúng sách vở, chứ không lẽ ông giám đốc lại thú nhận là đã cháy nhiều tài liệu quý hiếm lưu trữ trong XNBĐĐL? Một câu hỏi được đặt ra là tại sao XNBĐĐL lại cháy ngay sau ngày Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố 5 bằng chứng bán nước của đảng CSVN, và cháy vào buổi khuya chẳng có người làm việc? Cháy do tai nạn hay do phá hoại? Ai là kẻ gây ra tai nạn hay chủ mưu phá hoại? Phá hoại để làm gì? Phải chăng phá hoại nhắm tiêu hủy tài liệu gốc về bản đồ? Liệu những tài liệu gốc về bản đồ vùng biên giới Việt Nam Trung Quốc và về bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa có bị cháy chưa? Không ai có thể xác minh điều nầy trừ chính đảng CSVN.

Một điều đặc biệt nữa là từ năm 1960, nghĩa là hai năm sau công hàm Phạm Văn Đồng, và cùng một năm đảng Lao Động (tức đảng CSVN) tuyên bố quyết định tấn công VNCH, thì phủ thủ tướng Hà Nội nhận người do Trung Quốc gởi sang làm chuyên gia cho Cục Đo đạc và Bản đồ. Hồ sơ lưu trữ thấy có một người tên là Trương Hồng Kiên làm chuyên gia tại Cục Đo đạc và Bản đồ. Nói cách khác, từ năm 1960, chuyên viên Trung Quốc đã nằm vùng trong Cục Đo Đạc và Bản đồ ở Hà Nội. Sau đây là giấy chứng nhận của phủ thủ tướng Hà Nội:

Sự hiện diện của chuyên gia Trung Quốc tại Cục Đo đạc và Bản đồ có liên hệ gì đến việc thực hiện các bản đồ trong tập Bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Bắc Việt ấn hành tại Hà Nội năm 1972, ghi tên hai quần đảo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng hai địa danh do Trung Quốc đặt là Tây Sa và Nam Sa? Và có liên hệ gì đến sách Địa lý lớp chín phổ thông toàn tập của nhà xuất bàn Giáo Dục, Hà Nội, 1974 không? Có chuyên viên Trung Quốc khi XNBĐĐL bị cháy sáng sớm 9-6-2014?

Trở lại với công bố ngày 8-6-2014 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thì chúng ta cần tách bạch làm hai phần rõ rệt: 1) Phải thẩm định lại giá trị của các tài liệu nầy, ví dụ bản công bố nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời nhà Tống là điều hoàn toàn phi lý, vì cho đến năm 1974, VNCH vẫn còn quản lý hai quần đảo nầy. Trung Quốc đem hạm đội đến đánh cướp ngày 19-1-1974. Tập Bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Bắc Việt ấn hành tại Hà Nội năm 1972, và sách Địa lý lớp chin phổ thông toàn tập là của Bắc Việt Nam, chứ không phải của Nam Việt Nam tức VNCH. Trước năm 1974, Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc tổ chức hành chánh của VNCH và không bao giờ có tên Tây Sa và Trường Sa. 2) Dù đúng hay sai, bốn bằng chứng sau do Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra gồm công hàm Phạm Văn Đồng, tuyên bố ngày 9-5-1965 của Bắc Việt cộng sản, tập Bản đồ thế giới năm 1972, và sách Địa lý lớp chín phổ thông toàn tập năm 1974 của Bắc Việt Nam là chuyện giữa nhà nước CSVN Bắc Việt Nam với Trung Quốc, chứ không phải của nhân dân Việt Nam. Phải tách nhân dân Việt Nam ra khỏi chuyện nầy vì nhân dân Việt Nam luôn luôn xem Hoàng Sa và Trường Sa là di sản do tổ tiên để lại, là lãnh thổ Việt Nam.

Bốn bằng chứng nầy cho thấy ĐẢNG CSVN CHỦ TRƯƠNG BÁN NƯỚC CÓ KẾ HOẠCH từ thời Hồ Chí Minh cho đến ngày nay, và cũng cho thấy rằng HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN CHẲNG YÊU NƯỚC mà họ chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, hy sinh xương máu của nhân dân Việt Nam nhằm thỏa mãn cuồng vọng quyền lực của đảng CSVN và để phục vụ cho sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, mà đại diện là Liên Xô và Trung Quốc, như Lê Duẫn đã có lần xác nhận với đám cận thần sau khi cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”.

Vì vậy, cuộc chiến tranh ba mươi năm (1946-1975) do CSVN hai lần gây ra là cuộc chiến hoàn toàn phi lý, không có chính nghĩa và chỉ là cuộc chiến ý thức hệ để thiết lập một chế độ độc tài toàn trị, và nhất là nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Việc CSVN nhượng đảo, nhượng biển cho Trung Quốc càng làm sáng lên chính nghĩa quốc gia, dân tộc và nhân bản của các chính thể Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa, dầu các chính thể nầy chưa được hoàn hảo, nhưng luôn luôn bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Trước đây, khi bất cứ ai tố cáo CSVN bán nước thì đảng CSVN, báo chí CSVN, và cả những người thiên tả, những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đều phản bác lại, cho rằng đó là luận điệu tuyên truyền chống nhà nước “cách mạng” CSVN. Bây giớ, với bằng chứng rành rành như thế nầy, thì không còn chối cãi gì nữa. Vì vậy, đã đến lúc toàn dân dân Việt Nam phải có thái độ dứt khoát rõ ràng với chế độ CSVN vì không thể để cho CSVN tiếp tục phản dân hại nước.

Trước hết, là những người yêu nước đã lên đường năm 1945, đi theo “cách mạng” vì lầm tin chủ nghĩa cộng sản, lầm tin vào đảng CSVN, đã trọn đời hy sinh vì một lý tưởng xấu, để rồi cuối cùng bị phản bội một cách trắng trợn. Những tội lỗi của chế độ CSVN có phần trách nhiệm của quý vị vì chính quý vị đã dày công xây dựng chế độ nầy. Xin quý vị ít nhất vào cuối đời, quý vị hãy lên tiếng để bày tỏ cho con cháu biết rõ sự thật, giúp con cháu khỏi bị một lần nữa lầm đường lạc lối như thế hệ quý vị năm 1945.

Những thức giả (chứ không phải là trí thức) dưới chế độ CSVN hiện nay, như những sĩ quan quân đội, những giáo sư đại học, những chuyên viên các ngành, những nhà nghiên cứu, các văn thi sĩ, các nhà bình luận, ký giả báo chí; xưa nay quý vị lơ là với tình hình đất nước, và làm thinh cộng sinh với chế độ CSVN, nay chắc chắn hơn ai hết, quý vị biết rõ CSVN bán nước, hại dân, thì quý vị còn chờ đợi gì nữa mà chưa ly khai với đảng CSVN? Quý vị tiếp tục cộng sinh với đảng CSVN là quý vị tiếp sức cho CSVN gây họa cho tương lai đất nước.

Những sinh viên thiên tả thời VNCH, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, ở Đại học Sài Gòn cũng như Đại học Huế, biểu tình rầm rộ chống chính thể VNCH trong thập niên 60 và 70, nay trước những bằng chứng phản quốc cụ thể của CSVN, sao quý vị không xuống đường như thời VNCH, và quý vị cũng chẳng lên tiếng tý nào, nghĩa là làm sao? Hãy can đảm tiếp nối hành động cuối đời của ông Lê Hiếu Đằng, để chuộc lại những lỗi lầm của quý vị một thời phá hoại nền tự do dân chủ VNCH .

Không ai có thể trách các thế hệ trẻ ngày nay, vì từ năm 1974, các anh chị em đã bị CSVN nhồi sọ rằng Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc, các anh chị em đâu có biết Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở đâu? Vì vậy giới du học sinh Việt Nam từ trong nước ra ngoài du học, trong các ngày gần đây đi biểu tình chống Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981, vì lòng yêu nước của anh chị em, chứ anh chị em đâu có biết chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Các anh chị em cũng không biết là cái lá cờ đỏ mà các anh chị em vác trên vai đi biểu tình chống Trung Quốc, chính là lá cờ của chế độ đã nhượng Hoàng Sa và Trường Sa của tổ quốc cho Trung Quốc từ lâu rồi. Các anh chị em nghĩ sao về các bằng chứng do Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đưa ra? Anh chị em hãy thử đặt câu hỏi với các tòa đại sứ CSVN vể các bằng chứng nầy, và thêm một câu hỏi nữa là tại sao trong nước cấm biểu tình chống Trung Quốc mà ở Hải ngoại, các tòa đại sứ CSVN lại ra lịnh du học sinh vác cờ đi biểu tình?

Các anh chị em theo dõi, quan sát sự im lặng nhịn nhục của lãnh đạo đảng CSVN trước công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8-6-2014, chắc chắn anh chị em đã hiểu nội tình rồi. Các anh chị em đừng để cho CSVN lợi dụng làm con cờ thí cho CSVN. Các anh chị em là những người ra nước ngoài học hành, hiểu nhiều, biết rộng, vậy hãy thức tỉnh và hãy đoạn tuyệt với CSVN ngay từ bây giờ để sau nầy khỏi hối hận. Các bậc cha chú, các bậc đàn anh của anh chị em đã hy sinh cho một lý tưởng xấu. Các anh chị em đừng phục vụ cho một chế độ xấu.

Tình trạng đảng CSVN ngày nay không còn có thể cứu vãn được nữa. Cứu vãn cũng vô ích. Chủ nghĩa CS đã bị dẹp bỏ từ mấy chục năn nay ở ngay đất nước của Marx, của Lenin, của Stalin. Chủ nghĩa CS bây giờ chỉ là cái vỏ bọc của những chế độ độc tài tàn bạo như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Chủ nghĩa CS bây giờ ở Việt Nam chỉ gồm những tên tay sai của Bắc Kinh từ thời kẻ sáng lập là Hồ Chí Minh. Đã ký văn tự bán nước thì không còn lý do gì mà chống chế với Trung Quốc.

Nếu còn đảng CSVN thì còn làm tay sai cho Trung Quốc, còn những mật ước giữa CSVN với Trung Quốc mà nhân dân Việt Nam không biết đâu mà lường trước được. Việt Nam chúng ta muốn chấm dứt tình trạng nầy, thì nhân dân Việt Nam phải xóa sổ chế độ CSVN, để chấm dứt những cam kết bí mật của chế độ nầy với Trung Quốc.

Khi nhân dân Việt Nam không thừa nhận chế độ CSVN, chứng tỏ nhân dân Việt Nam cũng không thừa nhận những cam kết bán nước của chế độ CSVN. Lúc đó, mới có thể nói chuyện đòi đất, đòi biển trở lại. Đã đến lúc những đảng viện CSVN phải đánh giá lại đảng CSVN và ly khai đảng nầy. Đã đến lúc các thức giả trong nước phải đoạn tuyệt với chế độ CSVN để khỏi mang tội đồng lõa với phản quốc. Đã đến lúc thanh niên sinh viên Việt Nam phải tranh đấu để xóa sổ chế độ CSVN để xây dựng một tương lai tười đẹp hơn. Đã đến lúc nhân dân Việt Nam phải dứt khoát hành động! Nếu không, thời kỳ bắc thuộc đen tối đang chờ đợi Việt Nam.

TRẦNGIAPHỤNG
(Toronto, Canada)

 

TÌM KIẾM MỘT LỜI ĐẦY HIỆN THỰC

TÌM KIẾM MỘT LỜI ĐẦY HIỆN THỰC

Đức tin không phải là điều bạn đạt được.  Nếu bạn cố gắng đóng chặt nó xuống, nó sẽ trỗi dậy và ra đi với chiếc đinh.  Đức tin hoạt động theo cách này: Có lúc bạn đi trên mặt nước, có lúc bạn chìm nghỉm như tảng đá giữa dòng.  Nhà thơ Rumi đã nói, bạn sống với một bí mật sâu thẳm, có lúc bạn biết, có lúc bạn không biết, rồi lại biết.  Đôi khi bạn cảm thấy có một sự hiện diện thật sự, đôi khi bạn thấy trống vắng thật sự.  Tại sao như vậy?

Vì, giống như tình yêu, đức tin là một cuộc hành trình, luôn mãi thăng trầm, với những giai đoạn luân phiên giữa tha thiết và lãnh đạm, với an ủi và cô quạnh, có những lúc cảm nhận ân sủng Thiên Chúa hiện diện hiển nhiên, có lúc như đêm dài tăm tối khi Thiên Chúa vắng mặt.  Đó là một tình trạng lạ lùng: đôi khi bạn thấy mình kết chặt với Chúa, chặt chẽ vô cùng, lúc khác bạn thấy mình như rơi tự do khỏi tất cả những gì an toàn, và rồi khi mọi thứ chạm đáy, một lần nữa, bạn lại cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa.

Tại sao đức tin phải có động lực mơ hồ này?  Không phải là Thiên Chúa ác độc, đang đùa giỡn với chúng ta, muốn thử thách lòng trung tín của chúng ta, hay muốn chúng ta phải làm việc gì đó khó khăn để kiếm được ơn cứu độ.  Không, những thăng trầm đức tin phải đi cùng với nhịp điệu của đời sống bình thường, đặc biệt là nhịp điệu của tình yêu.  Tình yêu cũng như đức tin, có những giai đoạn tha thiết và đêm đen tăm tối.  Tất cả chúng ta đều biết, bên trong giao kết lâu dài nào (hôn nhân, gia đình, tình bạn, hay giáo hội), đều có những ngày, những mùa nào đó, khi tâm hồn và tâm trí chúng ta không còn giữ giao kết đó, dù vẫn ở trong nó.  Tâm trí và tâm hồn của chúng ta phai mờ đi dần, nhưng chúng ta cảm nghiệm tình yêu, xét cho tận cùng, là một điều không dựa vào tâm trí, cái đầu, hay thậm chí là tâm hồn, quả tim.  Có một sự gì đó sâu kín hơn giữ lấy chúng ta, và một lúc nào đó, giữ chúng ta ra ngoài tầm của những suy nghĩ trong tâm trí hay cảm giác trong tâm hồn.

Trong bất kỳ giao kết tình yêu nào được duy trì, thì tâm trí và tâm hồn của chúng ta sẽ phai mờ lúc lên lúc xuống.  Đôi khi tha thiết, đôi khi lạnh nhạt.  Đức tin cũng hoạt động như vậy.  Đôi khi chúng ta cảm nhận và nhận thức thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm trí và tâm hồn, đôi khi cả tâm trí và tâm hồn đều lạnh nhạt và lãnh đạm.  Nhưng đức tin là một cái gì thâm sâu hơn là hình dung hay cảm nhận có sự hiện diện của Thiên Chúa.  Nhưng làm sao chúng ta đạt đến đó?  Chúng ta phải làm gì những khi cảm thấy như thể Thiên Chúa vắng mặt.

Nhà thần nghiệm vĩ đại, Gioan Thánh Giá, đã cho chúng ta lời khuyên này.  Nếu bạn muốn tìm ra sự hiện diện của Thiên Chúa một lần nữa vào những lúc bạn cảm thấy Ngài vắng mặt, thì bạn hãy lắng nghe lời tràn đầy hiện thực và chân lý thâm sâu khôn lường.

Gioan Thánh Giá nói thế nghĩa là gì?  Làm sao lắng nghe được lời tràn đầy hiện thực và chân lý thâm sâu khôn lường?  Làm sao tìm được một lời như thế?  Thành thực mà nói, cho dù lời của ngài bùng lên nhiều ý nghĩa trong đầu tôi, nhưng tôi không hoàn toàn chắc về ý của ngài.  Sẽ dễ giải nghĩa hơn nếu ngài bảo chúng ta hãy tìm kiếm một cảm nghiệm thâm sâu và đầy thực tế, ví dụ việc sinh một đứa trẻ, chết lặng trước vẻ đẹp khôn lường, hay tan vỡ tâm hồn khi mất mát hay đối diện cái chết.  Những dạng cảm nghiệm này có thật, tồn tại thật mà chẳng thể hiểu được, và chúng bật chúng ta vào một nhận thức sâu sắc hơn.  Và như thế, nếu Thiên Chúa để cho con người tìm kiếm, thì chẳng phải sẽ tìm thấy Thiên Chúa chính ở nơi đó hay sao?

Nhưng Gioan không hướng dẫn chúng ta đến với cảm nghiệm thiếu chiều sâu, ngài đang yêu cầu chúng ta tìm kiếm một lời hiện thực và thâm sâu.  Như thế nghĩa là khi chúng ta dao động và hoài nghi, chúng ta phải săn tìm những bản văn (trong kinh thánh, thần học, linh đạo, hay văn học và thơ ca thế tục) nói với chúng ta theo một cách tái truyền thụ cho chúng ta một nhận thức nền tảng rằng Thiên Chúa hiện hữu và yêu thương chúng ta, và do đó, chúng ta phải sống trong yêu thương và hy vọng. Chẳng phải là vậy hay sao?

Tôi nghĩ đây mới chính là ý của ngài.  Thiên Chúa độc nhất, chân thật, tốt lành, và tuyệt mỹ, và như thế lời thật về sự hiệp nhất, sự thật, tốt lành, hay vẻ đẹp phải có sức mạnh giữ vững tâm trí và tâm hồn lay động của chúng ta.  Lời thật có thể khiến Ngôi Lời thành xác phàm lần nữa.

Nhưng những lời nào có sức mạnh như thế cho chúng ta?  Chúng ta tất cả đều khác nhau, và như thế không phải ai cũng tìm thấy sự thật và thâm sâu theo cách giống nhau.  Vì thế, mỗi một người trong chúng ta phải tự thực hiện cuộc tìm kiếm riêng mình, vô cùng riêng của mình.

Về bản thân tôi, có nhiều lời của các tác giả khác nhau đã truyền tải dạng chân lý này cho tôi trong nhiều giai đoạn của cuộc sống.  Quyển Câu chuyện một Linh hồn của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã giữ vững tôi trong những khi tôi nao núng.  Quyển Chùm nho Phẫn nộ của John Steinbeck, có thể tái định hướng tầm nhìn của tôi để nó được phẳng lặng khi nó bị vẩn đục.  Những đoạn văn khác nhau của Karl Rahner, John Shea, Raymond Brown, Henri Nouwen có thể con tàu của tôi được vững vàng khi nó bị chòng chành.  Và một vài lời của Dag Hammarskjold có thể làm cho tôi muốn sống sao để phản ánh lại những điều tốt đẹp trong đời hơn nữa.

Nhưng, bằng cách riêng của mình, mỗi chúng ta cần phải tìm kiếm những lời đầy tràn hiện thực và sự thật khôn dò thấu, để khơi lên cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa.

Fr. Ron Rolheiser

 

Thánh Luy Gonzaga – Tuổi trẻ dâng hiến

Thánh Luy Gonzaga – Tuổi trẻ dâng hiến

(lễ nhớ ngày 21.06)

http://dongten.net/noidung/37102


St. Aloysius Gonzaga

Luy Gonzaga sinh ngày 9 tháng 3 năm 1568, là con trưởng của hầu tước xứ Castiglione, miền bắc nước Ý. Danh tiếng gia đình và kỳ vọng của hầu tước đều được đặt cả vào Luy. Lên bốn tuổi, Luy đã bắt đầu cùng bố sống trong quân đội, cậu mặc đồ lính, đeo súng và học hỏi nghiệp binh đao. Ông hầu tước ắt hẳn hài lòng về những gì cậu quý tử đang theo đuổi và hy vọng cậu sẽ làm rạng danh dòng họ Gonzaga hơn nữa. Lên 9 tuổi, Luy và cậu em Rudolpho được gởi đến cung điện của hầu tước Francesco de’Medici ở Firenze để học hỏi những nghi lễ của lối sống vương giả. Cũng ở nơi ấy, Luy nhìn ra mặt trái của lối sống xa hoa và phóng khoáng; nơi mà người ta luôn có những âm mưu và sẵn sàng lừa gạt nhau, họ giải quyết vấn đề bằng dao và thuốc độc. Nhưng ngay trong môi trường nhiều cạm bẫy đe dọa, bàn tay Chúa bắt đầu hướng dẫn Luy theo con đường yêu thương của Ngài.

Mặc dù cuộc sống bên ngoài của Luy mang nhiều vẻ khác nhau, nội tâm của cậu vẫn hướng về điều thiện bằng việc cầu nguyện và thích thú đọc Thánh vịnh. Nhờ vậy, Luy khám phá ra rằng chỉ còn cách rút lui khỏi những cuộc vui và bàn tiệc để tránh phạm tội. Sau thời gian ở Firenze, Luy được gởi tới Mantua sống với những người họ hàng. Tại đây, cậu tình cờ đọc được cuốn Tóm lược Giáo lý của Cha Phêrô Canisiô, trong đó có cả phần suy niệm. Luy liền dùng tập sách này làm đề tài cầu nguyện hàng ngày và cảm nếm những an ủi lớn lao. Cậu ăn chay 3 ngày mỗi tuần, suy niệm cả ban sáng lẫn ban tối, tham dự thánh lễ hành ngày.

aloysius gonzagas

 

Trong một chuyến đi với gia đình đến Tây Ban Nha, Luy gặp một cha giải tội dòng Tên ở Madrid và cậu ngày càng muốn trở thành Giêsu hữu. Ngày 15 tháng 8 năm 1583, đang khi cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ trong nhà thờ, từ nội tâm, Luy cảm thấy mình được Chúa gọi theo bậc sống tu trì và mong ước gia nhập dòng Tên. Ý đã quyết, Luy nguyện theo đuổi đến cùng ơn gọi của mình.

Tin này đến tai vị hầu tước và ngay lập tức ông nổi trận lôi đình khiển trách Luy nặng lời và tìm đủ mọi cách ngăn cản với hy vọng cậu đổi ý. Nhưng tất cả mọi cách ông hầu tước áp dụng chẳng đem lại thay đổi gì bởi Luy một mực xin được từ bỏ tất cả để gia nhập dòng Tên. Ông hầu tước, mặc dù đặt mọi kỳ vọng vào cậu quý tử sẽ là người thừa kế mình trong gia tộc, đành phải để Luy ra đi. Tròng lòng hầu tước chẳng hề muốn điều này, nhưng vì thương con, ông đành chiều ý cậu. Đối với ông, Luy là “kho tàng quý báu nhất trên cõi đời này”.

Tháng 11 năm 1585, Luy nhường lại ngôi thế tử cho em trai và lên đường hướng về nhà Tập thánh Anrê ở Rôma. Cùng đi với anh là cả một đoàn tuỳ tùng: cha tuyên uý của gia đình, viên thái sư, một tu sĩ, những người hầu cận. Trên đường, nhắc đến chuyện nhường ngôi thế tử, một người trong đoàn tuỳ tùng nói với anh: “Chắc công tử Rudolpho vui lắm”, Luy trả lời:“Tôi còn vui hơn”.

Khi vào nhà Tập, Luy tâm niệm rằng: “Tôi là thanh sắt cong, phải vào nhà Dòng để được uốn lại cho thẳng”. Trong thực tế, Luy nhận thấy rằng nếp sống nhà Tập lại ít đòi hỏi hơn những gì cậu tự đặt ra cho mình khi còn ở nhà. Thực vậy, theo sự hướng dẫn của Cha giám tập, Luy không được tiếp tục việc đánh tội như đã quen làm, cậu cũng không được ăn chay thường xuyên như đã thực hành trước đây. Trên hết, Luy từ bỏ chính mình để tuân thủ cách tỉ mỉ tiến trình đào luyện trở thành Giêsu hữu. Luy bắt đầu tập làm những việc nhỏ nhặt trong nhà như rửa chén, lau nhà, quét mạng nhện… những việc mà trước đây anh chưa từng đụng đến. Hết thời gian nhà Tập, Luy tuyên khấn lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1587 và chuyển đến Đại học Rôma để tiếp tục chương trình thần học.

Đầu năm 1591, nước Ý lâm nạn đói kém và dịch bệnh hoành hành. Cùng với các anh em khác, Luy đi quyên góp thực phẩm, quần áo giúp những bệnh nhân. Luy đưa những người bệnh đang hấp hối ngoài đường phố đến bệnh viện, tắm rửa và cho họ ăn, sau đó chuẩn bị cho họ lãnh nhận các bí tích sau cùng. Một lần sau khi trở về từ bệnh viện, Luy nói với Cha linh hướng Roberto Bellarmino rằng: “Con tin rằng mình chẳng sống thêm bao lâu nữa. Con cảm thấy nơi mình một khao khát mãnh liệt để làm việc và phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân. Con nghĩ rằng Chúa đã không cho con cơ hội này nếu Ngài không muốn đưa con về với Ngài.”

Những ngày sau đó, nhiều anh em trẻ bị ngã bệnh, Cha bề trên buộc phải yêu cầu các học viên hạn chế tiếp xúc với người bệnh và chỉ cho phép anh em đến giúp ở bệnh viện Đức Mẹ An Ủi, nơi có những người bệnh nhẹ và ít lây. Một hôm, Luy đến bệnh viện, bế một người bệnh và chăm sóc cẩn thận. Về nhà anh ngã bệnh ngay và nằm liệt giường từ ngày 3 tháng 3 năm 1591.

Những ngày sau đó, Luy đón nhận tất cả những khó chịu thể xác với tâm hồn phó thác kiên vững. Qua cầu nguyện, anh được biết mình sẽ được đưa về với Chúa vào ngày cuối của tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa. Thời gian ấy đến, ngày 21 tháng 6 năm 1591, Luy xin được lãnh các bí tích sau cùng. Vào khoảng 11 giờ, Luy, tay nắm chặt tượng thánh giá, mắt nhìn thẳng vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh và môi miệng anh cố gắng thốt lên Danh Thánh Giêsu lần cuối cùng. Anh ra đi trong bình an khi chỉ mới 23 tuổi.

Ngài được Đức Phaolô V tuyên phong chân phước vào ngày 19.10.1605 và được Đức Bênêđictô XIII nâng lên hàng hiển thánh vào ngày 31.12.1726. Anh em Dòng Tên kính nhớ ngài vào ngày 21 tháng 6 hàng năm. Ngài được nhiều người chọn làm đấng cầu bầu cho giới trẻ, sinh viên, những người chăm sóc các bệnh nhân. Anh em Dòng Tên chọn ngài làm đấng cầu bầu cho các học viên thần học.

Thánh Luy Gonzaga là một tấm gương cho chúng ta, nhất là các bạn trẻ, về sự quảng đại từ bỏ vinh hoa phú quý để bước theo Đức Giêsu Kitô nghèo khó, chịu sỉ nhục, khiêm hạ và hiến thân phục vụ cho anh chị em mình.

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin giúp chúng con biết noi gương thánh Lu-y Gonzaga, người anh em của chúng con đã từ bỏ vinh hoa phú quý để nên người môn đệ Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường. Xin đừng để chúng con lây nhiễm tinh thần thế tục, nhưng xin dạy chúng con biết tôn vinh Cha trong mọi sự. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. A-men.

Bốn nhà hoạt động dân sự Việt Nam đến LHQ vận động nhân quyền

Bốn nhà hoạt động dân sự Việt Nam đến LHQ vận động nhân quyền

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người trong phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam tại Genève. Ảnh tư liệu

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người trong phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam tại Genève. Ảnh tư liệu

Nguồn: internet

Tú Anh

Hôm nay 20/06/2014, Việt Nam phải trả lời cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR tại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ). Sự kiện đặc biệt lần này là các luận điểm của chính quyền Việt Nam sẽ gặp phản biện của một phái đoàn xã hội dân sự gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sinh viên Phạm Lê Vương Các, luật gia Trịnh Hữu Long và luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh.

Theo bản tin trên mạng của Danlambao, một phái đoàn đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự tranh đấu bảo vệ quyền con người, độc lập với chính quyền và thường bị sách nhiễu, đã đến Genève ngày 19/06 để tiến hành một chiến dịch vận động quốc tế qua nhiều nước châu Âu.

Phái đoàn gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, luật gia Trịnh Hữu Long từ Việt Nam và luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh từ Hoa Kỳ đã đến Genève ngày 19/06.

Ngày hôm nay 20/06, tại Genève,chính phủ Việt Nam phải trả lời trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 yêu cầu của hơn 100 quốc gia thành viên. Phiên họp Kiểm điểm của Việt Nam diễn ra trong vòng một giờ vào buổi trưa.

Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mức độ cam kết của Việt Nam rất thấp, từ chối những khuyến nghị cụ thể như thả tù chính trị, tư nhân hóa báo chí, sửa đổi hệ thống pháp luật.

Sinh viên Phạm Lê Vương Các dự kiến thái độ của phái đoàn chính phủ Việt Nam sẽ phản ánh mức độ uy hiếp của Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Thị Vy Hạnh nhấn mạnh đến tác dụng của vận động quốc tế phối hợp với hoạt động tranh đấu trong nước.

Trả lời câu hỏi của RFI vào sáng nay qua điện thoại, luật gia Trịnh Hữu Long cho biết sau phần trả lời của phái đoàn chính phủ Hà Nội thì phái đoàn xã hội dân sự Việt nam sẽ có hai phút để trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tuy thời lượng phát biểu ngắn ngủi nhưng phái đoàn dân sự có cơ hội thúc giục và vận động quốc tế hỗ trợ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Luật gia Trịnh Hữu Long cho biết tiếp là xã hội dân sự Việt Nam có cơ hội chứng tỏ là đã trưởng thành. Theo chương trình, phái đoàn sẽ đi qua nhiều nước châu Âu, như Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, tiếp xúc với cơ quan Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và các tổ chức quốc tế khác.

 

Việt Nam cần tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng’

Việt Nam cần tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng’

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958.

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958.

Hoài Hương-VOA

19.06.2014

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc nói rằng Hà Nội phải thi hành nghĩa vụ pháp lý đã được vạch rõ trong công hàm ngoại giao của Việt Nam, công nhận quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây Sa và quần đảo Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa, là của Trung Quốc.

Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này  tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.

Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai hồi năm 1958.

Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.  Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:

“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”

Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn: People’s Daily, VOA’s interview.

 

Hà Nội: Chồng thua cá độ về nhà đâm chết vợ

Hà Nội: Chồng thua cá độ về nhà đâm chết vợ
June 19, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Án mạng đã xảy ra tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội liên quan đến cá độ đá banh chiều ngày 18 tháng 6.

Nạn nhân là bà LTMH, 24 tuổi, ngụ tại một căn nhà ở phường Xuân Ðỉnh thuộc quận nói trên. Hung thủ bị bắt, khai tên Ðỗ Minh Quân, 30 tuổi, chồng của nạn nhân.
Báo Ðời Sống và Pháp Luật dẫn phúc trình điều tra của công an địa phương cho biết, ông Quân là người đam mê cá độ đá banh từ nhiều năm nay. Chỉ sau gần hai tuần lễ đầu World Cup, Quân mắc một số nợ lên đến hàng tỉ đồng. Bị vây để đòi nợ ngặt nghèo, Quân đã phải bỏ nhà trốn đi nhiều lần.

Nạn nhân bị chồng thua cá độ đá banh đâm chết. (Hình: báo Ðời Sống và Pháp Luật)

Báo Ðời Sống và Pháp Luật dẫn lời của người hàng xóm cho biết, ông Quân lâm vào cảnh thất nghiệp lâu nay, lại đam mê cờ bạc, cá độ đá banh. Không có nguồn sinh kế nào khác, Quân có vẻ như muốn kiếm tiền từ sự hên xui, may rủi qua các canh bài. Nhưng thực tế không đúng như điều người ta mơ mộng, ông Quân đi từ bàn thua này đến bàn thua khác.

Cách nay hai tuần lễ, Quân đánh vợ một trận tơi bời khiến bà LTMH ôm hai đứa con bỏ về nhà mẹ ruột trú ngụ. Chiều ngày 18 tháng 6, 2014, Quân đến tận nơi tìm vợ con và hai đứa bé mở cửa để ông vào trong nhà. Hai bên cự cãi nhau về duyên cớ phải trái trong việc bà H. đưa con về nhà mẹ ruột tạm trú.

Sau hồi đôi co không phân thắng bại, Quân rút dao thủ sẵn trong người ra đâm bà H. nhiều nhát khiến bà này chết tại chỗ. Thấy vợ chết, Quân đến đồn công an phường Xuân Ðỉnh đầu thú. (PL)

 

Một triết lý giáo dục không cần ý thức hệ

Một triết lý giáo dục không cần ý thức hệ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-19

06172014-edu-philosophy-wt-ideology-kh.mp3

000_Del6204271-600.jpg

Sinh viên Hà Nội trong “Ngày Trái Đất” 23/3/2013, ảnh minh họa.

AFP photo

Sự bao trùm về ý thức hệ cộng sản lên nền giáo dục Việt nam không những tạo nên những hậu quả nguy hiểm cho quốc gia như tài liệu sách giáo khoa được TQ viện dẫn cho chủ quyền của họ trên các quần đảo, nó còn làm cho chương trình học trở nên thiếu thực tế, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển của đất nước. Không những các sinh viên Việt nam trong các ngành khoa học xã hội phải học rất nhiều giờ giành cho các môn liên quan đến ý thức hệ, mà cả sinh viên ngành khoa học tự nhiên cũng thế. Một sinh viên ngành công nghệ sinh học tại TP HCM nói:

Bọn em học để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình, em thấy không cần thiết vì nếu nghiên cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.

Các môn học ý thức hệ được xem như chính trị và xã hội Việt nam nói chung, giáo dục Việt nam nói riêng được chính trị hóa, theo như lời của Kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn từ Pháp mà chúng tôi đã đề cập trong bài trước. Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, nguyên trưởng khoa ngữ văn đại học An giang xác nhận điều này.

Bọn em học để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình, em thấy không cần thiết vì nếu nghiên cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.
– Một sinh viên TP HCM

Cũng theo nhà giáo Phùng Hoài Ngọc bản thân khái niệm chính trị ở Việt nam cũng là sai. Theo ông chính trị là một khoa học để cai trị, làm chính sách chứ không phải là các chuyện có liên quan đến ý thức hệ, hay là nghị quyết của đảng cộng sản.

Những người quan tâm đến cải cách giáo dục ở Việt nam trong những năm gần đây thường nêu lên một vấn đề là Việt nam đang thiếu một triết lý giáo dục. Mặc dù chính đảng cầm quyền cũng đã tuyên bố rất mạnh mẽ rằng phải đổi mới toàn diện nền giáo dục. Thậm chí đã có những kế hoạch rất đắt tiền được đưa ra để cải cách nền giáo dục.

Song Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, vốn cũng là một nhà giáo, nói rằng những vấn đề được đề cập đến trong các kế hoạch đó như là đào tạo giáo viên, đổi mới sách giáo khoa chỉ là những chi tiết kỹ thuật chứ không phải cốt lõi.

Chả có thể cải cách được gì khi còn đảng lãnh đạo. Cái mục tiêu giáo dục đã sai rồi. Đảng mở ra cái giáo dục chỉ để đào tạo công cụ phục vụ những công cuộc mà đảng chủ trương. Mục đích là như thế. Khác hẳn mục tiêu giáo dục. Trước hết mục tiêu giáo dục của người ta là đào tạo con người, sống một cách độc lập, có nhân cách và ích lợi cho xã hội. Mục tiêu giáo dục phải như vậy. Nhưng mà nếu con người có khả năng độc lập tư duy như thế thì đảng sẽ bị rất nguy hiểm. Nếu mà cả dân tộc này mà đều được giáo dục để có tư duy độc lập thì chủ nghĩa cộng sản làm gì còn chỗ đứng nữa.”

Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, trích lời ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản trong những lần phát biểu gần đây về ý thức hệ:

Chúng ta kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như vậy rõ ràng là ông ấy bất chấp hết mọi thứ khác, những thành tựu văn hóa của loài người.”

Mục tiêu giáo dục từ trước đến giờ là đào tạo con người yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bây giờ cần xác định là có cái tính từ xã hội chủ nghĩa trong đó không?
– Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc

Và ông nói tiếp vấn đề mục tiêu giáo dục:

“Mục tiêu giáo dục từ trước đến giờ là đào tạo con người yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bây giờ cần xác định là có cái tính từ xã hội chủ nghĩa trong đó không? Theo tôi nghĩ là không nên ấn định một học thuyết nào. Ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi được hỏi triết lý giáo dục là gì thì ông ấy trả lời là nghị quyết số 29 của đảng. Một ông Bộ trưởng như vậy thì rõ ràng là không có hy vọng gì mấy trong chuyện ý thức hệ của cuộc đổi mới này. Tôi thì tôi thích cái triết lý giáo dục của miền Nam trước kia, tức là của Việt nam cộng hòa, ngắn gọn là Dân tộc, Khai phóng và Nhân văn.”

Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, người chủ trương phải có sự cạnh tranh chính trị trong môi trường đa nguyên đa đảng, đồng ý rằng sự độc quyền là một nguyên nhân quan trọng trong việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của ý thức hệ, nhưng đó là một cuộc đấu tranh của toàn xã hội. Còn trong ngành giáo dục hiện nay thì các môn học có liên quan đến ý thức hệ cộng sản thì nên đặt nó về vị trí thực của nó như là một phần của những tư tưởng của loài người mà thôi.

Như vậy vấn đề ý thức hệ không chỉ tồn tại trong mô hình kinh tế Việt nam dưới câu khẩu hiệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vốn cũng gây bối rối cho nhiều người vì sự mâu thẫn của nó. Theo những người có quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục lành mạnh cho nước nhà, chuyện thoát khỏi vỏ bọc ý thức hệ trong giáo dục cũng còn đầy khó khăn, đến nổi kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn từ Pháp có nhận xét là ông không biết triết lý giáo dục hiện nay của Việt nam là gì.

 

Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài

Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-19

06192014-to-free-fr-cn.mp3

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013.

AFP

Sự kiện giàn khoan HD 981 và viễn ảnh lệ thuộc Trung Quốc như một chư hầu khiến cho giới trí thức Việt Nam đặt vấn đề “thoát Trung”. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn duy trì ý thức hệ Cộng sản hay không. Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến liên quan.

Giải Cộng

Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như một điều kiện tiên quyết, thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với thực tại. Nhưng các sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ Liên bang Xô viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước Cộng hòa, từng bị ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và sau đó người dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Sự từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản đã hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, kể cả Liên bang Nga.

Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải mất 70 năm mới tan rã thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh chóng sau năm 1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên đối với những ai dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng không phải là chuyện viễn tưởng.

Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc

TS Nguyễn Quang A

Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông:

“Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức thiết. Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc và những ảnh hưởng không có lợi của Trung Quốc đối với Việt Nam.”

Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người Việt Nam cần hết sức thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát độc tài. Ông nói:

“Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế nhưng cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có một chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên cơ sở chế độ độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn trị, thoát cái độc tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ là không có biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ độc tài như thế này, thì thực sự Việt Nam không có bạn, trơ trọi và như thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có mối quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”

Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn nữa không phải người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện tại. Luồng ý kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, mỗi gia đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và những kẻ ăn theo, tổng số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng sản hiện nay có thể lên tới mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để biết được người dân Việt Nam thực sự nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc lựa chọn thể chế chính trị thì có lẽ phải có một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội Việt Nam không hình thành được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản Hiến pháp nào của Việt Nam cũng đều có qui định các quyền  công dân này.

Thoát Trung?

Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là Việt Nam phải cải tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn ngán ngại trong việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

Tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979….Ngay bây giờ, thí dụ TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân VN sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát

TS Nguyễn Quang A

“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây giờ ở các cơ chế đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi quốc tế của mình, tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có thể chế riêng của mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”

Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng chí môi hở răng lạnh với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất lớn từ Trung Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất đất nước thì đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây ra cuộc chiến khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.

Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng trị nhưng vẫn đẩy lùi được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm 1979. Tình hình lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử đang tái diễn hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích:

“ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy Trung Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác xa. Ngay bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa lắm rồi và tôi nghĩ không thể có một biện pháp đơn giản nào để làm việc này có kết quả ngay lập tức.”

Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng lệ thuộc Trung Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề này.