Người Việt tự thiêu ‘vì giàn khoan’ qua đời

Người Việt tự thiêu ‘vì giàn khoan’ qua đời

Thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa)

Tin cho hay người gốc Việt ở bang Florida, Hoa Kỳ, tự thiêu hôm 20/6 với thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc, đã qua đời.

Người đàn ông 71 tuổi được nói đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu.

Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa trong tình trạng nguy kịch và qua đời sáng thứ Hai 23/6.

Ông để lại hai tờ giấy, hình chụp một tờ viết bằng tay có nội dung: “Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng”, đi kèm chữ ký.

Một bản thông cáo được nói là của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Tampa Bay, Florida, nói người đàn ông này là ông Hoàng Thu Hùng, cựu sỹ quan pháo binh Việt Nam Cộng hòa.

Trong khi đó báo Người Việt nói ông tên là Hoàng Thu, sinh năm 1942.

Ông sang Mỹ năm 2008, trước khi qua đời sống cùng vợ tên là Lê Thị Huế và gia đình người con gái tại Silver Lake, Tampa, bang Florida.

‘Phật tử tự thiêu’

Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5.

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

VN ‘đội sổ về đóng góp cho nhân loại’

VN ‘đội sổ về đóng góp cho nhân loại’

Thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Việt Nam bị xếp chót trong bảng xếp hạng về đóng góp cho nhân loại

Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.

Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon  Anholt.

Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’.

Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).

Nó dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.

Tác giả đánh giá đóng góp của 125 nước theo bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình quốc tế và na ninh, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe…

Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.

Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.

Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”

Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu coh đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.

Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.

“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”

Nhiều hạng mục khác nhau

Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.

Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.

Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.

Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.

Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học – Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng – Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.

Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.

Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).

Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).

Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).

Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.

Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam ‘lạc quan nhất thế giới’, với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.

Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì ‘đội sổ’ với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.

 

Con đường gặp Chúa

Con đường gặp Chúa

Chuacuuthe.com

VRNs (23.06.2014) – Sài gòn- Anh Tú và anh Trí là hai anh em từng là tù nhân lương tâm. Họ bị bắt cách đây 14 năm với tội danh: “âm mưu lật đổ chính quyền” dù rằng họ chưa có một hành động cụ thể nào. Mới đây họ được ra tù. Và ngày 21.06 vừa qua, họ được rửa tội tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Chúng tôi xin gởi đến quý vị và các bạn cảm nhận của người anh Martino Huỳnh Anh Tú về con đường gặp gỡ Thiên Chúa

“Thiên Chúa là Ai ? Giê-su là ai mà tôi thờ lạy chứ? Đó là thách thức ngông cuồng nhất của tôi trước đây. Chỉ có chính mình mới quyết định số phận của mình. Với suy nghĩ ấy, tôi sống bất cần đời, tự mình lo cho vận mạng của mình. Thế rồi cũng với tuổi trẻ bồng bột và tính ngông cuồng đã đưa tôi vào nhà tù Cộng Sản… (tuổi trẻ bồng bột vì không nhận ra được bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản; đâu là con đường đúng mà tôi cần phải kiên trì theo đuổi cho ước mơ của mình. Cùng với tính ngông cuồng, đẩy tôi hành động tức thời theo tiếng gọi của lương tâm mà thiếu sự kiên nhẫn chờ đơi). 14 năm trong chốn lao tù, tưởng như cuộc đời đã chấm hết. Khi cánh cửa tù mở ra, tôi là người tự do nhưng cánh cửa cuộc đời hầu như đã khép lại với quá khứ mà Cộng sản ghép tội cho tôi.

Nhưng hôm 21.06.2014, là ngày trọng đại nhất cuộc đời của hai anh em chúng tôi, là ngày anh em chúng tôi chính thức được nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo, là ngày tôi được tái sinh trong ơn nghĩa của Chúa…Thật hạnh phúc nào bằng!

Làm sao tôi quên được những năm tháng khốc liệt trong nhà tù Cộng Sản. Vì không tin vào đời sống tâm linh, bản thân luôn nghi ngờ về Thiên Chúa, tôi luôn tự hỏi rằng có Thiên Chúa hiện diện thật trong cuộc đời này không? Với suy nghĩ ấy, nên tâm tưởng tôi lúc nào cũng hoang mang. Có lúc tôi muốn điên loạn vì không biết cuộc đời mình sẽ ra sao? Chốn lao tù với đầy những thủ đoạn đê hèn của những tên cai ngục, chỉ nhằm hãm hại những tù nhân bất đồng chính kiến.

Rồi một đêm nọ, sau song sắt nhà tù, đang cô độc với nỗi tuyệt vọng và tinh thần đang đi dần vào ngõ cụt thì bất chợt trong tâm trí tôi vọng lên một tiếng nói: “hãy cầu nguyện Thiên Chúa đi, xem chừng biết đâu Ngài sẽ giúp ngươi.”

Và tôi đã ngồi dậy cầu nguyện: “Lạy Chúa con là kẻ ngoại đạo, xin Ngài đừng phân biệt mà hãy mở vòng tay cứu rỗi lấy đời con.”  Lặng một hôi, tôi cảm giác trong người rờn rợn, nhưng đồng thời mọi lo lắng, hoang mang dường như tan biến.

Lời cầu nguyện có sức mạnh diệu kỳ như thế sao? Từ đó về sau, mỗi khi tôi lâm vào hoàn cảnh nguy nan khó xử, tôi luôn tìm đến Chúa qua những lời cầu nguyện mong được bình an và sáng suốt để vượt qua.

Trong tù tôi may mắn được quen biết Thầy Sáu Nguyễn Viết Huân dòng Đồng Công. Thầy đã bị bắt trước tôi vài năm cùng các vị linh mục khác thuộc Dòng Đồng Công. Cộng sản gán cho những người chân chính ấy tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, nhưng không bao giờ đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Tôi tìm đến Thầy mong được học hỏi về đạo Công Giáo. Thầy đã vui vẻ phân tích và giải thích cho tôi rất nhiều về mầu nhiệm trong đạo như: Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Nhập Thể… Tôi cũng tìm đến các bạn trong tù có đạo công giáo để tìm hiểu thêm về giáo lý và nghe họ chia sẻ cảm nghiệm về Đạo.

Trong chốn lao tù ấy, tôi đã học được ba bài kinh căn bản mà tất cả Ki-tô hữu nào cũng thuộc (kinh Lạy Cha – kinh Kính mừng – kinh Sáng Danh ). Kể từ lúc ấy, đêm nào tôi cũng cầu nguyện với Thiên Chúa, với Mẹ Maria qua ba bài kinh này. Thế rồi tâm hồn rất bình an, thanh thản và không còn lo sợ trước bạo quyền của những kẻ vô tâm, vô tri.

Tôi đã hứa với Chúa, ngày nào đó ra tù, công việc đầu tiên của tôi là tìm học giáo lý để hiểu hơn về Thiên Chúa và Đạo để xin được rửa tội.

Sau 14 năm trong lao tù, ngày ra tù cũng đã đến, lòng nặng trĩu cùng những bước chân không định hướng. Cánh cửa tù mở ra nhưng cánh cửa cuộc đời khép lại. Tôi không thể xin được một việc làm ổn định. Vì dòng chữ ghi trên tấm giấy ra tù: “tội âm mưu lật đổ chính quyền!”

Dầu vậy, tôi không bơ vơ vì có Chúa ở với tôi. Khó khăn cứ dồn dập nhưng tâm hồn tôi luôn cảm thấy bình an. Mỗi khi gặp khó khăn tôi đều có những ân nhân, những người chưa từng biết trước đây, họ luôn nhiệt tình giúp đỡ. Thật là phép mầu của Chúa dành cho tôi.  Chúa luôn gởi đến cho tôi những con người để nâng đỡ và trợ giúp cho tôi như: chị Bùi Thị Minh Hằng, Cha Thanh, Cha Thoại, anh Thịnh chị Phượng, vợ chồng em Khanh … Họ luôn quan tâm và lo lắng cho chúng tôi. Có phải đây là sự sắp đặt của Thiên Chúa chăng? Vâng, không còn nghi ngờ gì nữa, con tạ ơn Thiên Chúa, Ngài chưa bao giờ bỏ rơi con. Ngài luôn theo dõi từng bước chân con và luôn an ủi tâm hồn con mỗi lúc con tuyệt vọng.

Hôm nay trước mặt cộng đoàn, con đã mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin của con vào Ngài. Hai hàng nước mắt con tuôi rơi khi cha chủ tế hỏi con: “Anh có tin Đức Giê-su Ki-tô là Chúa  không? Con đã mạnh mẽ khẳng khái thốt lên: Thưa con Tin! Ôi hạnh phúc nào bằng, tâm hồn con như cánh đồng lúa khô cằn nay nay đón nhận mưa ân sủng của Chúa.

Tôi, Martino Huỳnh Anh Tú cùng em Anphongsô Huỳnh Anh Trí chính thức gia nhập cộng đoàn Dân Thiên Chúa. Tâm hồn tôi như bay bỗng sau khi tuyên xưng đức tin.

Chúng con cảm tạ Thiên Chúa, chúng con hôm nay thật sự thuộc về Ngài rồi. Từ nay chúng con đã chính thức gia nhập gia đình công giáo đầy tình yêu thương bác ái, con cầu xin Ngài cho con biết tin vào Ngài, yêu mến và phụng thờ Ngài luôn mãi trong suốt phần đời còn lại của con.

Tình thương Chúa không bao giờ kể xiết. Chỉ có Thiên Chúa mới tao nên điều kỳ dịu này trong cuộc đời chúng con…Chính Thiên Chúa đã làm thay đổi cuộc đời chúng con.

Tuy nhiên em của con Anphongsô Huỳnh Anh Trí đang lâm bệnh nặng, không biết con có tham lam không, Con xin Thiên Chúa nhân từ đầy quyền phép làm cho em con sớm khỏi bệnh. Con khấn xin Ngài!

Sau đây là vài hình ảnh trong ngày hai anh em nhận Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo:

Cha Phụng chia sẻ trong thánh lễ: "hành trình đức tin để nhận ra Chúa là hành trình như hai môn đệ làng Em-mau"

Cha Phụng chia sẻ trong thánh lễ: “hành trình đức tin để nhận ra Chúa là hành trình như hai môn đệ làng Em-mau”

"cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần"

“cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”

Cha Thanh mời gọi hai anh em tuyên xưng đức tin

Cha Thanh mời gọi hai anh em tuyên xưng đức tin

Anh Trí (ngồi), người em đang bệnh nặng vì hậu quả của chốn lao tù Cộng Sản

Anh Trí (ngồi), người em đang bệnh nặng vì hậu quả của chốn lao tù Cộng Sản

Anh Tú đọc bài đọc I lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cũng là ngày anh nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo

Anh Tú đọc bài đọc I lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cũng là ngày anh nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô giáo

 

Hoa hậu Việt bị 3 năm tù tội trồng cần sa

Hoa hậu Việt bị 3 năm tù tội trồng cần sa
June 21, 2014

Nguoi-viet.com

BOTHELL, Washington (NV) – Một hoa hậu người Việt ở tiểu bang Washington vừa bị tuyên án ba năm tù vì tội trồng và phân phối cần sa, theo báo mạng seattlepi.com, dựa trên hồ sơ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Đó là cô Trish Trâm Bùi, còn có tên Bùi Nguyễn Thị Trâm, 28 tuổi, cư dân thành phố Bothell, Washington, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012 (Mrs. Vietnam Global 2012).

Trish Trâm Bùi, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cô bị tố cáo cùng chồng, tên Keith K. Lý, một bác sĩ về nắn xương, trồng cần sa tại ba căn nhà ở khu vực ngoại ô phía Bắc Seattle.

Cả hai bị truy tố hồi Tháng Bảy, 2012, và cô vừa bị toà liên bang tuyên án hôm Thứ Sáu. Riêng người chồng sẽ bị xử sau.

Trish Trâm Bùi đăng quang hoa hậu phu nhân do MFC Media (Media Film Company) tổ chức tại Pala Casino Spa & Resort ở San Diego, California, ngày Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Một, 2012.

Tuy nhiên, vì đang mang thai, cựu hoa hậu người Việt được Chánh Án John Coughenour cho phép trình diện nhà tù liên bang vào Tháng Hai năm tới, một tháng sau khi sanh con.

Theo hồ sơ, công tố viên Sarah Vogel viết rằng vụ trồng cần sa này sử dụng điện một cách gián tiếp, để tránh bị công ty điện lực để ý.

Luật Sư David Gehrke, đại diện cho cô Trâm, mô tả đây chỉ là một trường hợp “trồng cần sa kiểu bắt chước.”

Hồi Tháng Hai, 2012, trong lúc lái chiếc Mercedes 2005, cô Trâm bị cảnh sát chặn lại và phát hiện một pound cần sa giấu sau ghế tài xế, cùng với $8,900 tiền mặt. Hai vợ chồng cô và đồng phạm Langhak Eung nói với cảnh sát là họ mang cần sa cho người bị bệnh sử dụng.

Sau đó, cơ quan bài trừ ma tuý King County bắt đầu theo dõi hai vợ chồng nghi can, và phát hiện hệ thống trồng cần sa trong nhà.

Tháng Năm, 2012, cảnh sát bắt được 700 cây cần sa trồng trong một căn nhà ở Renton, sau một vụ cháy vì bị chập dây điện.

Cảnh sát cũng bắt được tổng cộng 1,189 cây và 29 pound cần sa trong một căn nhà ở Shoreline, do cô Trâm làm chủ, và tại một căn nhà khác ở Marysville, theo công tố viên Sarah Vogel.

Cần sa trồng trong nhà do cô Trish Trâm Bùi làm chủ. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)

Cũng theo hồ sơ toà, cô Trâm đến Hoa Kỳ bằng diện hôn nhân, nhưng ly dị người chồng trước khi có quốc tịch.

Sau đó, cô làm việc tại các sòng bài, làm người mẫu, thi hoa hậu, và bán một số lượng lớn cần sa.

Căn nhà ở Renton, Washington, một trong ba nơi trồng cần sa. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)

Nghi can hiện trong tình trạng có thể bị trục xuất, vì thế, rất khó được hưởng chương trình quản chế tại gia đối với tù nhân có con nhỏ, chỉ dành cho công dân Mỹ, và có thể phải nuôi con ở trong tù. (Đ.D.)

Đánh vợ sảy thai, vẫn làm bác sĩ

Đánh vợ sảy thai, vẫn làm bác sĩ
June 22, 2014

Nguoi-viet.com

CẦN THƠ 22-6 (NV) – Dù bị khởi tố tám tháng nay về tội đánh vợ sảy thai và chờ lãnh án, một bác sĩ vẫn được làm việc bình thường tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ.

Bệnh viên đa khoa cần Thơ, nơi xảy ra rất nhiều sai phạm nhờ quan chức y tế dung dưỡng bao che lẫn nhau. (Hình: Dân Trí)

Tờ Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật kể chuyện lạ mà không mấy lạ ở bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ về trường hợp của ông bác sĩ tên Phạm Kha Ly, 32 tuổi, đang làm cho bệnh viện này tại khoa tiêu hóa và huyết học.

Theo nguồn tin, đúng ra, phiên tòa hình sự xử Bác Sĩ Ly diễn ra ngày 19/6/2014 phải tiến hành bình thường vì có đủ cả hai bên bị cáo cũng như người tố cáo. Nhưng thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã bất ngờ thông báo dời lại, chưa cho biết bao giờ sẽ xử lại.

Bác Sĩ Phạm Kha Ly bị cáo buộc đã đánh vợ đến sảy thai. Theo lời khai của bà Trần Cẩm Loan, vợ ông Ly, hai người cưới nhau Tháng 12-2012.

“Do nghi ngờ bà Loan có quan hệ với người khác, ba tháng sau ngày cưới, khi được bà Loan thông báo có thai, ông Kha Ly đã mua sẵn dây xích và ổ khóa.” Tờ Tuổi Trẻ kể. “Ngày 22-3-2013, ông Kha Ly khóa cửa rào, cửa nhà, cởi hết quần áo bà và dùng dây xích khóa tay, chửi mắng, đánh đập bà rất tàn nhẫn. Một tuần sau đó bà Loan bị sảy thai.”

Đầu tháng 10-2013, cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Ninh Kiều đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ngày 20-11-2013 có kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra viết rằng “hành vi dùng lời lẽ thô tục chửi mắng, dùng dao cắt tóc, dùng tay chân đánh bà Loan (vợ) gây tổn hại sức khỏe 2% và làm bà Loan sảy thai, do bị can Phạm Kha Ly thực hiện, xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ phải đối xử bình đẳng giữa vợ chồng được quy định trong Luật Hôn Nhân và Gia Đình.”

Vì vậy, vụ việc được chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can theo điều 151 Bộ luật hình sự. Nhưng từ đó đến nay, Bác Sĩ Phạm Kha Ly vẫn làm việc bình thường tại bệnh viện. Bà Lâm Thị Nhàn, trưởng phòng tổ chức bệnh viện, cho biết bệnh viện không nhận được bất cứ yêu cầu hay văn bản nào từ công an hay tòa án về việc Bác Sĩ Kha Ly bị khởi tố, truy tố nên “không có lý do gì để đình chỉ công tác chuyên môn đối với anh ấy”.

Giữa năm ngoái, chính ông Đặng Quang Tâm, giám đốc bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, đã phạm nhiều tội đúng ra phải cách chức và truy tố hình sự nhưng Bộ Y Tế vẫn dung dưỡng và chỉ bắt ông này viết giấy “kiểm điểm rút kinh nghiệm” liên quan đến các quyết định trái luật và số tiền khá lớn.

Một trong những sai phạm của ông Đặng Quang Tâm là vi phạm luật đấu thầu, “tự ý mua sắm tài sản với số tiền hơn 70 tỉ đồng mà không xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Y Tế”. Bên cạnh đó, ông còn “xét cho trúng thầu mặt hàng thuốc Harxone chưa được cấp phép mà theo kết luận của Bộ Y Tế là sai pháp luật”.

Theo tờ Dân Trí ngày 17/5/2013, dù vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác quản lý bệnh viện, gây nhiều tổn hại tiền bạc hơn trăm tỉ đồng cho ngân sách nhà nước “nhưng giám đốc Phạm Quang Tâm vẫn được Bộ Y Tế dung dưỡng”. (TN)

Công hàm Phạm Văn Đồng ‘còn tranh cãi’

Công hàm Phạm Văn Đồng ‘còn tranh cãi’

Thứ hai, 23 tháng 6, 2014

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ giá trị pháp lý về chủ quyền của Công hàm Phạm Văn Đồng

Từ tháng Năm, một văn bản ngoại giao cũ lại được Việt Nam và Trung Quốc nhắc đến trong khi quan hệ trở nên căng thẳng vì vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng nhằm phúc đáp công hàm về chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Văn bản này lại được Trung Quốc nêu ra để khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, trong lúc Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng bác bỏ.

Quan điểm Trung Quốc

Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6, khi liệt kê các “bằng chứng” về việc Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc, dẫn lại văn bản này.

Trên China Daily, một nhà nghiên cứu, Wu Yuanfu, nói Việt Nam “Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi thống nhất Bắc-Nam năm 1975 và kể từ đó luôn cố diễn giải sai lệch và chối bỏ lập trường chính thức đã được nêu rõ trong công hàm”.

Còn Trần Khánh Hồng, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc, lại nói văn bản cho thấy “chính phủ Việt Nam công nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”.

Trung Quốc còn đưa ra một số luận cứ khác để nói Việt Nam trước những năm giữa thập niên 1970 đã “luôn công khai và chính thức công nhận” Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Nhưng như tác giả Ling Dequan viết trên China Daily, hai bằng chứng “quan trọng nhất” cho sự thừa nhận của Việt Nam là công hàm 1958 và Tuyên bố của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 09/05/1965 liên quan tới vùng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Việt Nam phản bác

Sau nhiều năm tránh nhắc về Công thư 1958, Việt Nam đã nhiều lần công khai bác bỏ giá trị của văn bản này kể từ khi xảy ra căng thẳng hồi tháng Năm, và gọi đây là “công thư”.

Hôm 23/5, tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.

“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”

Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia

“Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý,” theo ông Hải.

Trong một cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói: “Trong công thư đó, Việt Nam chỉ ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc thôi, không hề nhắc tới chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.”

“Phía Trung Quốc thì luôn luôn dùng các thủ thuật, thủ đoạn để gán ghép các sự kiện lại với nhau nhằm giành lấy một sự công nhận mặc nhiên về chủ quyền ở đây.”

Một nhà nghiên cứu trong nước, thạc sĩ Hoàng Việt, cũng cho rằng văn bản này “mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý”.

“Đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.”

‘Một phần có lý’

Việt Nam bác bỏ tính pháp lý của văn bản

Tuy vậy, trong giới nghiên cứu người Việt ở nước ngoài, có một số ý kiến khác.

Một nhà nghiên cứu gốc Việt cho rằng Trung Quốc không hoàn toàn vô lý khi viện dẫn lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng ông cho rằng đó chỉ là một nửa sự thật.

Ông Dương Danh Huy, sống ở Anh và là một người Việt nghiên cứu về tranh chấp biển đảo, nói với BBC hôm 20/6.

“Khó nói rằng lập luận Trung Quốc đã đưa ra từ thập niên 1980, mà ngày nay họ đang đưa ra với thế giới một cách mạnh mẽ, về công hàm của ông Phạm Văn Đồng và những hành vi bất lợi khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hoàn toàn vô lý.”

“Sẽ chính xác hơn nếu cho rằng lập luận của Trung Quốc cũng có lý về một nửa vấn đề.”

Ông Huy nói tiếp: “Nửa đó là giả sử như năm 1974 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ra Tòa về Hoàng Sa, và Tòa phân xử, khả năng là Tòa sẽ công nhận rằng vào năm đó danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với hai quần đảo này yếu hơn của Trung Quốc.”

“Sẽ chính xác hơn nếu cho rằng lập luận của Trung Quốc cũng có lý về một nửa vấn đề.”

Dương Danh Huy

Nhưng, ông Huy cho rằng còn “một nửa khác của sự thật” mà Trung Quốc bỏ qua.

“Đó là giả sử như năm 1974 Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc ra Tòa về Hoàng Sa, và Tòa phân xử, khả năng là Tòa sẽ công nhận rằng vào năm đó danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa với quần đảo này mạnh hơn của Trung Quốc.”

“Do đó, phản biện của Việt Nam phải vận dụng nửa này của sự thật, tức là phải vận dụng danh nghĩa chủ quyền mà Việt Nam Cộng Hòa đã duy trì, và cần lập luận cho rằng khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời năm 1976, quốc gia đó đã thừa kế chủ quyền này.”

Ông Huy cho biết ông đã bày tỏ quan điểm này với các nhà nghiên cứu và phóng viên trong nước. Ông cho rằng trong những thập niên qua Việt Nam cũng biết rằng lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa cần có ba điều. Thứ nhất, những tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa phải có giá trị trong luật quốc tế. Thứ nhì, CHXHNCVN phải thừa kế danh nghĩa chủ quyền mà Việt Nam Cộng Hòa đã duy trì. Thứ ba, phải giảm thiểu giá trị trong luật quốc tế của công hàm của ông Phạm Văn Đồng.

Ông Huy cho rằng thông thường thì điều thứ nhất đi đôi với việc trong quá khứ Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, nhưng cho đến gần đây truyền thông Việt Nam ít nói thẳng ra. Tuy vậy, trong năm nay đã có ít nhất ba bài trên báo Việt Nam nói thẳng trong quá khứ Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, và một số quan chức và cựu quan chức Việt Nam trả lời phỏng vấn cũng nói rằng trong quá khứ Việt Nam Cộng Hòa là một chủ thể trong luật quốc tế có chủ quyền lãnh thổ.

Theo ông Huy, “Chủ thể trong luật quốc tế có chủ quyền lãnh thổ là quốc gia.”

Tự thiêu ở Mỹ để ‘phản đối giàn khoan’?

Tự thiêu ở Mỹ để ‘phản đối giàn khoan’?

Thứ hai, 23 tháng 6, 2014

Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa)

Tin cho hay một người gốc Việt ở bang Florida, Mỹ, hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu, để lại thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc.

Báo Bradenton Herald ở quận Manatee, tiểu bang Florida, hôm 21/6 đăng Bấm bài tường thuật vụ một người đàn ông 71 tuổi tự thiêu bất thành vào một hôm trước đó.

Tờ báo này dẫn lời giới chức địa phương nói người đàn ông không nêu danh tính đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu.

Một cặp vợ chồng đi ngang qua đó thấy ông này nằm trên cỏ, người bốc cháy và bên cạnh là một can xăng. Họ đã dập lửa cứu người đàn ông, trong khi ông ta được nói đã kêu gào: “Tôi muốn chết, hãy để cho tôi chết”.

Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát cho hay ông đã để lại trên bảng chỉ đường vào trung tâm cộng đồng Silver Lake hai tờ giấy “có viết tiếng nước ngoài”.

Hình chụp một tờ đăng trên Bradenton Herald cho thấy đây là tiếng Việt, được viết bằng tay với nội dung: “Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng”, đi kèm chữ ký.

Hiện chưa rõ đây có phải lý do chính khiến người đàn ông tự thiêu hay không.

‘Phật tử tự thiêu’

Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5.

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

Xin xem thêm:

Một người Việt ở Mỹ tự thiêu phản đối giàn khoan của TQ ở Biển Đông(VOA)

Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

Xin xem thêm:

Florida: Cụ ông gốc Việt tự thiêu phản đối giàn khoan Trung Quốc (Nguoi-viet.com)

“Ca những điệu ngọc vàng, cao sang sảng,”

“Ca những điệu ngọc vàng, cao sang sảng,”

“Lời văng xa, truyền nhiễm đến vô song.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 16: 13-19

Điệu ngọc vàng, nhà thơ đã ca lên, vẫn vang rền những điều truyền nhiễm đến vô song, đầy huyền-nhiệm. Giọng trân-châu, nhà Đạo còn hát mãi đi vào hạo-nhiên lồng-lộng Nước trời, nhiều phấn-kích.

Bài đọc ngày lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, tập-trung tiếng hát vô song, huyền-nhiệm có Đức Chúa ở cùng, nhiều ân-sủng. Ân-sủng Chúa ban, đã giúp đỡ các ngài trở-thành đấng thánh trụ-cột duy-trì thánh Hội, rất nhiều thời.

Thánh Phêrô và Phaolô đều có điểm đặc biệt: vừa giống nhau lại vừa khác-biệt, rất chân-chất. Hai thánh giống nhau ở điểm: cả hai đều là người Do-thái nhiệt-thành, xuất chúng. Trong khi thánh Phêrô, xuất thân từ làng chài bình dị ở Galilê, học hành không nhiều nhưng cung-cách rất riêng tư, khi hành-xử. Còn thánh Phaolô, là vị thánh có quốc-tịch Rôma, từng xuất thân từ trường lớp rất La Mã, nhưng thuộc thế-giới Do-thái hạnh-đạo.

Thánh Phêrô từng dẫn dắt những người theo Chúa Giêsu, nên biết Ngài rất rõ. Còn thánh Phaolô chỉ gặp gỡ Ngài trong thoáng chốc trên đường đi Đa-mát nhưng lại thông-hiểu Chúa Sống lại, hơn ai hết. Thánh Phêrô là con người bồng-bột, giản-dị phạm nhiều sai sót. Trong khi thánh Phaolô thì tính-khí phức-tạp, không dễ gì làm hoà được với nhiều người.

Do có khác-biệt về tính-khí, nên hai thánh đã hiểu lầm, xung-đột và bất đồng chánh-kiến, rất nhiều lần. Tuy thế, các ngài vẫn luôn gắn bó tình mến-thương cùng một Thày Chí Thánh cả vào khi chấp-nhận cái chết cho lòng Đạo Thày răn dạy. Điểm son ấy, lại cũng xuất từ tính giản-đơn và kết-hiệp nơi Đức Kitô, Đấng thiếu vắng tính cao-siêu, phức-tạp. Nét đẹp sáng-tạo là do sự bất-đồng nhưng lại hài-hoà từ sự khác-biệt của các yếu-tố tạo-thành.

Gương lành dị-biệt giữa tín-hữu thời tiên-khởi và đặc biệt giữa thánh Phêrô và Phaolô là lời mời gọi Hội-thánh cũng như mỗi người trong ta hãy tôn-trọng sự đa-dạng nơi lập-trường/quan-điểm, sức bén nhạy và phong-phú nơi nét đặc sắc khác-biệt ấy.

Bài đọc 1, sách Công Vụ cho thấy bầu khí vui tươi ban đầu khi thánh Phêrô sử-dụng quyền-bính với đồ-đệ và người theo Chúa, sau ngày Ngài khuất vãn. Cộng-đoàn khi ấy đều đã kết-hiệp nguyện-cầu ở phòng kín, có cửa đóng then cài. Lúc ấy, duy chỉ mỗi thánh Phêrô vắng mặt vì bị giam-giữ. Nhưng rồi, thánh-nhân thoát ngục cách lạ kỳ như chuyện trinh-thám. Ra tù, là chuyện dễ. Nhưng vào với cộng-đoàn Hội-thánh lại không thế. Bởi, thánh Phêrô là loại người có cung-cách diệu-kỳ luôn thu hút mọi người cả những chuyện không đâu lẫn việc đón-nhận ân-huệ mới, giống con trẻ.

Bài đọc 2, diễn-lộ đoạn cuối công-trình hoạt-động của thánh Phaolô, khi ấy xem chừng cũng đã mỏi mệt, già đi với mộng ước thường có, tính-khí cũng phức-tạp bởi cứ than-phiền là mọi người như thánh Máccô và Barnaba hằng lánh thân để thánh-nhân lại một mình, trơ trọi. Nhưng niềm tin ngài có vào Đức Kitô vẫn không hề chuyển lay và thánh-nhân cũng duy-trì niềm tin sắt-son cho đến chết như thánh Phêrô.

Trình thuật thánh Mát-thêu đưa ta về lại với lời tuyên-tín của thánh Phêrô và sứ-vụ Chúa giao trong đó có trọng trách dẫn dắt thánh hội. Lời thánh Phêrô tuyên xưng là câu đáp-trả khi Đức Giêsu hỏi mãi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” một câu hỏi đượm tính mật-thiết đặt nặng lên từ-vựng “bảo”. Bảo đây, tức nói lên niềm-tin vào Thày mình là “Đức Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống.”

Niềm tin, thật ra không chỉ là động-thái nội tại nơi tâm can, cũng không chỉ là nhận-định mang tính thiêng-liêng, tinh thần. Nhưng vẫn cần nói ra bằng lời nói cũng như hành-động. Bằng ngôn-ngữ riêng-tư, bình dị, của chính ngài thánh Phêrô tuyên-xưng thiên-tính của Đức Giêsu, Thày mình.

Điều đó có nghĩa: Thày chính là Đấng Thiên-Sai. Là, Con Một của Thiên Chúa hằng sống. Và về sau, thánh-nhân còn tuyên-tín như thế cũng rất dài bằng những tháng ngày cuộc sống dẫn đến cả nỗi chết, cũng vì Thày. Tất cả, đều là sự nối dài, nới rộng của lời tuyên-tín rất đáng tin được thánh-nhân phát nên lời.

Hệt như thế, thánh Hội là cộng-đoàn gồm những người, những vị từng lĩnh-nhận thông-điệp về Đức Kitô nơi lời lẽ rất đáng tin của thánh Phêrô. Lời lẽ ấy, là cung-cách khiến thánh cả tuyên-xưng Thày mình đích-thị là Ai, Đấng nào.

Mỗi người chúng ta, là thành-viên cũng như cơ-phận của thánh Hội do Thày Giêsu đặt để, cũng phải biết đáp trả câu hỏi của Đức Giêsu Thày Chí Ái như thánh Phêrô từng làm. Nói bằng lời, là cung-cách giúp ta khẳng-định được niềm tin mình vẫn có xưa nay. Nói bằng lời hay hành-động, còn là chuyển-dịch những lời lẽ ấy vào cuộc sống biết phục-vụ người khác. Là, chuyển-ngữ Lời Chúa thành sự việc rất hiện-thực, trong đời mình.

Hôm nay đây, hai cột-trụ của thánh hội là thánh Phêrô, đại diện cho 12 vị đồ-đệ được Đức Giêsu mời gọi vào thời ấy, và cột-trụ kia là thánh Phaolô là đấng bậc đầu tiên đến với Chúa cũng khá trễ nhưng được gọi để trở thành nhân-chứng cho những gì Đức Giêsu từng làm.

Giống như hai thánh cả là cột-trụ của Hội thánh, mọi người chúng ta cũng được mời gọi ra đi tuyên-xưng và rao truyền Tin Mừng bằng cách sống thực Lời Lẽ của Ngài. Ra đi loan báo Tin Vui cho mọi người, bằng cung-cách sống-thực điều mình rao báo.

Nhưng, như thế vẫn chưa đủ. Ta còn được mời gọi rao truyền bằng lời lẽ, tuyên-xưng niềm tin mỗi ngày và mọi ngày trong đời mình ngang qua phụng-vụ và lời nguyện cầu, dâng lên Chúa. Ta làm nhiều hơn thế trong lời ca chúc tụng ngợi khen, ngang qua Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, là Chúa chúng ta. Nhiều vị, lại cũng được kêu mời bằng lời rao giảng, hoặc diễn-giải Lời của Chúa, rất hăng say.

Làm cách nào cũng là làm, nhưng điều quan-trọng là nối-kết lời lẽ mình diễn-giải hoặc rao truyền vào với cuộc sống đích-thực hằng ngày. Và, vào với hy-vọng rằng Đức Giêsu sẽ đáp-trả lời ta tuyên-xưng Ngài bằng cách cũng tuyên-dương cảm kích mối thịnh-tình của ta trước Thiên-Chúa-là-Cha Ngài.

Trong tinh-thần phấn-kích quyết tuyên-xưng, ta lại về với lời thơ những ngâm rằng:

“Ca những điệu ngọc vàng cao sang sảng,

Lời văng xa truyền nhiễm đến vô song.

Bầu hạo-nhiên lồng lộng một màu trong,

Không rung động bởi tơ huyền náo nức.”

(Hàn Mặc Tử – Ngoài Vũ Trụ)

Ca vang điệu ngọc cao sang sảng, lại cũng là và mãi mãi là tuyên-xưng niềm tin ta có với Chúa không chỉ bằng lời mà thôi. Nhưng, bằng cả cuộc đời hăng say, cảm-kích rất phấn-chấn được làm con và là đồ đệ của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, rất như thế. Mãi một đời.

Viện phụ Armand Vielleux, OCSO (Scourmont, Bỉ) trước tác.

Mai Tá lược dịch bản tiếng Anh

do Lm Kevin O’Shea CSsR dịch từ tiếng Pháp

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi,”

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi,”
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.”

(Trịnh Công Sơn – Một cõi đi về)

(Lc 9: 6tt)

Đặt đầu đề cho bài hát nghe quen như thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đâu có tả tình/tả cảnh cái cõi nào đâu mà gọi là “một cõi đi về”.  Có đi và về như thế, mới hát “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Cũng có thể, nghệ-sĩ nhà mình quá mệt mỏi nên cứ ngồi ở nhà mà nhìn mưa rơi, rồi lại hát:

“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa.

Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ.

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ.

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy.

Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa.

Từng lời tả dương là lời mộ địa.

Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Thế đó, là ý-kiến của nhà thơ khi viết nhạc ở đời thường, có nhiều cõi cứ đi và cứ về. Thêm vào đây, là tư-tưởng của nhà Đạo ở chốn trên cao bên trời Tây xứ ấy, rất như sau:

“Trong thánh-lễ tại nhà nguyện Santa Maria sáng thứ Năm ngày 8 tháng 5, Đức Phanxicô đã trình-bày những suy tư của ngài trên bài trích sách Tông Đồ Công Vụ thuật chuyện ông Philípphê rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho một viên thái giám.

Đức Thánh Cha giải thích rằng bất cứ Kitô-hữu nào muốn rao giảng Tin Mừng nên vâng phục ý chí và ân sủng của Thiên Chúa, cũng như mở cửa cho đối thoại.

Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc rằng đôi khi Bộ máy quan liêu trong Giáo hội là một trở ngại  cho những người muốn được gần gũi hơn với ân-sủng của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói: “Ông Phillípphê vâng phục, ông ngoan ngoãn và chấp nhận lời mời gọi của Chúa. Chắc chắn ông phải bỏ ngang nhiều thứ đang thực hiện dở dang, bởi vì các Tông Đồ trong khoảng thời gian đó đang rao giảng Tin Mừng rất bận rộn. Ông bỏ lại tất cả mọi thứ và lên đường. Và điều này làm cho chúng ta thấy rằng nếu không có sự vâng phục/hiền lành trước tiếng nói của Thiên Chúa không ai có thể rao giảng Tin Mừng, không ai có thể loan báo Chúa Giêsu Kitô: cùng lắm là chỉ loan báo về chính mình. Chính là Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta, chính là Thiên Chúa Đấng kêu gọi Phillípphê trên con đường đó. Và Phillípphê đã ra đi. Phillípphê ngoan ngoãn vâng lời.”

“Anh chị em không thể nào rao giảng Tin Mừng mà không đối thoại. Đó là điều không thể. Bởi vì chúng ta phải bắt đầu với xuất xứ của người đuợc Phúc Âm hoá. Điều này rất là quan trọng.” (x. www.tamlinhvaodoi.net, Tình trạng quan liêu của Giáo hội 15/5/2014)

Tư-tưởng và lập-trường của đấng-bậc ở trên cao nơi nhà Đạo thì như thế. Như thế, tức đã diễn tả những khía cạnh hân-hoan/vui mừng của sự việc Phúc-Âm-hoá, tức Tin Mừng. Tin Mừng với người nhà Đạo, là phổ-biến tin nói rằng “Thiên-Chúa-là-Tình-yêu” nay đang trải rộng khắp chốn miền có rao và có giảng. Đồng thời có cả đối-thoại với cả những người không ở trong Đạo.

Tin vui về Tình Thương-yêu, còn trải rộng bên ngoài nhà Đạo, tức nơi cuộc đời gồm đầy những thương-yêu đằm thắm rất thi-ca. Thế đó, là tình yêu-thương đôi lứa rất chí tình được diễn tả bằng lời thơ, nét nhạc đời như tâm-tình của người viết cũng rất thơ, như ở trang thư gửi người tình của mình:

“Đêm đã xuống dày và sương cũng đã bay vào cửa sổ. Lạnh lắm Ánh. Anh cố gắng buộc đời mình vào nỗi đơn độc này để còn Ánh. Trong cuộc sống với số – phần – vực – thẳm này vẫn còn hình – phạt – huyền – nhiệm đó để ru mình vào bình an. Anh không mong gì hơn, Ánh ơi. Ánh ơi.

Bình hoa hồng trước mặt anh có những cánh hoa đều đặn thật đẹp. Anh vẫn thường nghĩ đến hình ảnh một người con gái cầm nhánh hoa hồng buổi chiều đi trên hè phố một mình. Hè phố thì vắng. Hè phố dẫn về một giáo đường. Buổi chiều người con gái tay cầm nhánh hoa hồng, đầu cúi gặp trên hàng ghế gỗ nhà thờ, áo lụa trắng trải dài trên thân thể như một linh – thiêng. Anh ca tụng hình ảnh đó trong anh. Đôi lúc hình ảnh đó mang khuôn mặt của Ánh. Của Ánh. Của Ánh.” (Xem Trịnh Công Sơn, Thư Tình Gửi Một Người, nxb Trẻ 2013 tr. 40)

Ý thơ và giòng nhạc tình là như thế, cứ triển-nở nơi ca-từ anh viết vào hôm trước, ý-tứ vẫn  bảo rằng:

“Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ.
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua.
Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ.
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa.
Mây che trên đầu và nắng trên vai.
Đôi chân ta đi sông còn ở lại.
Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi.
Lại thấy trong ta hiện bóng con người.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Mỏi lắm không, con tim yêu thương ấy? Mệt rồi ư, nhưng sao vẫn viết và hát, như sau:

“Trong khi ta về lại nhớ ta đi.
Đi lên non cao đi về biển rộng.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng.
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn.
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

À thì ra: “trong khi ta về lại nhớ ta đi…”, nhớ cả vào lúc “ôm đời ngủ muộn” để rồi “sớm mai đây lại tiếc xuân thì!” Tiếc hay không, nhà thơ vẫn biết đó là tiếc và thương một cõi đi về? Quan liêu hay cường điệu, phải chăng là trạng-huống của ai đó vẫn cứ sống và cứ giảng rao, nhưng chừng như đã nghe thấy ở đâu đó có ca từ của nghệ sĩ vẫn cứ hát: “đi đâu loanh quanh, cho đời mỏi mệt.”

Mỏi mệt ư? Thế thì, một đời giảng rao/rao giảng “Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu” cho muôn người có mệt và có mỏi không? Câu trả lời chắc chắn không thể nào có ngay ở đây bây giờ, được. Thế nên, bần đạo bày tôi đề-nghị ta cứ “loanh quanh” đây đó để tìm gặp các lập-trường ý-tưởng và tâm-thức của bà con anh em bầu bạn ở đâu đó, cũng rất lạ.

Trước hết là ý chính của Lời Vàng đấng thánh-hiền khi trước vẫn diễn tả:

“Sau khi thấy thị kiến đó,

lập tức chúng tôi tìm cách đi Makêđônia,

vì hiểu ra rằng

Thiên Chúa kêu gọi chúng tôi

loan báo Tin Mừng cho họ.”

(Cv 16: 10)

Và, ở một đoạn khác, bậc thánh-hiền lại cũng ghi:

“Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại,

ban cho các ông năng lực và quyền phép

để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật.2

Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa

và chữa lành bệnh nhân…

Các ông ra đi,

rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng

và chữa bệnh khắp nơi.”

(Lc 9: 6tt)

Thế đó là hiệu lệnh. Thế đấy, lại là thực-tế với thực-tại ở nhiều nơi vẫn như thế. Nhiều nơi, trên thế-giới, vẫn thấy vấn-đề là: thực-tế và thực-tại mà bạn và tôi, ta thấy có gì đáng ngại, và sự thể thực-tế nay ra sao?

Đây là vấn-đề không nhỏ, để tìm-hiểu. Nhưng, cứ từ từ rồi bạn và tôi, ta cũng sẽ tìm ra cung-cách để nắm bắt mối gút từng thắt chặt rồi lần ra được sự thể rất thực-tiễn khá thực-tình và cũng rất thực. Nói thực như thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào chốn rất thực ở ngay dưới.

Nhưng, trước khi đi vào chính-đề, tưởng cũng nên ngang qua một vài truyện kể khá lai rai đại loại cũng lễ-mễ để trích và dẫn. Thực ra, truyện kể ở bên dưới không phải để ta diễn tả lý-chứng của sự giận-dữ hay giận-hờn nào khác; nhưng, lại gián-tiếp nói về Tình-Yêu viết Hoa, chứ không chỉ tình đôi lứa, mà thôi. Thôi thì, ta cứ mời nhau nghe truyện kể vẫn nhủ rằng:

“Có vị hiền-triết nọ, một hôm lên tiếng hỏi các đệ-tử của ông, như sau:

-Tại sao trong cuộc đời, nhiều người cứ phải hét cho thật to vào mặt nhau?

Sau một hồi suy-nghĩ, một trong các đệ-tử của ông bèn trả lời:

-Thưa, là bởi vì người ta mất bình tĩnh,mất tự-chủ!

Nghe thế, vị hiền-triết không đồng ý lắm với câu trả lời như thế, nên lại hỏi:

-Nhưng, tại sao lại phải hét lên như vậy trong khi cả hai người đang ở cạnh nhau. Tại sao hai người không thể nói bằng âm-thanh vừa đủ cho nhau nghe, thôi?

Các đệ-tử lại ngẫm-nghĩ thêm phút chốc hầu trả lời thày mình, nhưng không ai có được lời giải-thích nào khả dĩ khiến vị thày của họ hài lòng hết. Cuối cùng, ông mới bảo:

-Khi hai người giận nhau, thì trái tim của họ không còn ở gần nhau nữa. Tự thâm-tâm, họ thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên nếu muốn nói cho nhau nghe, họ phải dùng hết sức bình sinh để hét lên cho thật to. Giận dữ càng lớn, thì khoảng cách càng xa và họ lại càng nói to hơn, để tiếng nói của họ bao trùm lên khoảng cách ấy.

Ngưng một lúc, rồi vị hiền-triết lại hỏi:

-Thế, còn khi hai người hai người yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói rất nhỏ nhẹ thế nghĩa là làm sao? Nhỏ nhẹ, là bởi vì trái tim họ nay cận kề bên nhau. Khoảng cách giữa hai người, giờ rất nhỏ…

Nói thế rồi, vị hiền-triết lại tiếp tục:

-Khi hai người yêu nhau thật đậm sâu, thì cả hai không nói nữa mà chỉ thì thầm, vì đã ở gần bên nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng, ngay cả tiếng thì thầm cũng không cần-thiết nữa, cả hai chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, cũng đã đủ. Vì, ngang qua ánh mắt, họ đều đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì rồi… Khi các con bàn cãi với nhau về vấn đề gì đó như tình thân thương chẳng hạn, hãy giữ sao cho trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau nữa… Nếu không thì, một ngày nào đó khoảng cách ấy càn lúc càng nới rộng, càng xa cách và khi ấy các con sẽ không tìm ra con đường nào để quay trở về được nữa rồi…”

Truyện kể về tình thân thương/yêu mến rất ở trên, có thể áp-dụng vào nhiều trường-hợp. Cả những trường-hợp có quyết-tâm trải rộng tin vui mừng về “Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu” mà mọi người đều biết. Nhưng, vì một lý-do nào đó, lại đã không tiếp tay dàn trải cho người bị quên sót hoặc “mỏi mệt” vì cứ phải “đi loanh quanh” mãi bên lề cuộc đời.

Chẳng thế mà, nghệ-sĩ ngoài đời lại cứ hát mãi câu ca, trước, rằng:

“Trong khi ta về lại nhớ ta đi.
Đi lên non cao đi về biển rộng.
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng.
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn.
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Còn nhớ, có lần truyền-thông báo chí ở Úc lại đã thông-truyền về chuyện đấng bậc vị vọng nó có tên là Bob Maguire từng bảo: “Bạn sẽ không thể nào rao truyền Tin Mừng của Chúa được, nếu không đi ra bên ngoài mà làm cho đôi tay mình lấm bẩn một đôi chút…” Để diễn rộng ý của Lm Bob Maguire, cây viên có tên là Ray Cassin từng viết như thế này:

“Trong tông thư đầy khích-lệ mang tựa-đề là “Niềm Vui Rao Giảng Tin Mừng” Đức Phanxicô có nói: Tôi thích có một Giáo hội bị bầm-dập, đau mình mẩy và lấm bẩn vì từng có mặt ngoài phố chợ hơn là Giáo hội lành mạnh vì cứ giới hạn và bám riết vào chính sự an-toàn của mình…”

Lời của Đức Phanxicô có ý muốn đỡ nâng hàng giáo sĩ cũng như giáo-dân từng để thì giờ ra mà ở giữa những kẻ bị bầm-dập, xúc phạm và lam lũ bẩn thỉu vẫn lớn lên trong giới lao-động thợ thuyền hơn là cứ ngồi ở nơi chốn ổn-định rồi hướng-dẫn/khuyến-khích người khác như giới chức ở giáo-triều. Trong số các đấng bậc hoạt động rất nhiệt-tình ở Úc, có linh mục được biết đến rất nhiều là Lm Bob Maguire.

Lm Bob Maguire không còn là mục-tử dẫn dắt họ đạo thánh Phêrô và Phaolô ở Melbourne nữa, mà chỉ là linh mục đi đứng nhiều hơn là ngồi một chỗ, trong giáo xứ. Ngang qua tổ-chức có tên gọi là “Father Bob Maguire Foundation”, vị linh mục đầy nhiệt-huyết này vẫn tiếp-tục hoạt-động tông-đồ chung đụng với người nghèo khó, vô gia-cư và giới xì-ke ma-tuý đã biến ông trở-thành người nổi tiếng trong giới truyền-thông đại-chúng. Và mới đây, ông còn xuất hiện với tư-cách là ngôi sao điện-ảnh trong bộ phim tài-liệu của Lynn Maree Milburn được ca-tụng rất nhiều là phim “In Bob We Trust”…

Có lần, người thưởng lãm từng tìm-hiểu xem: sau khi không còn là linh mục chánh-xứ nữa, ông sống ra sao? Ông có suy-nghĩ gì khác lạ về Giáo hội và nhất là loại-hình mục-vụ theo kiểu ông đeo đuổi không? Thì được ông cho biết: “Quí vị biết đấy. Đã có lúc tôi giống như đám trẻ mồ-côi bị người khác lấy đi căn-tính/lý-lịch của mình ngay từ nơi mà tôi coi như thánh-địa của mình. Gọi như thế, là vì đó là nơi tôi từng đổ mồ hôi sôi nước mắt do không chỉ mình tôi mà cả các giáo-dân ở nơi đó đã đầu-tư tạo dựng nên. Quả thực, nó là như thế đó.  Nếu nói bằng ngôn ngữ của Công Đồng Vaticăng thứ 2 thì điều đó có thể gọi là “văn-hoá nhập-nội” . Và, thực sự thì: ta không thể nào rao truyền Tin Mừng của Chúa được, nếu không có thứ văn-hoá nhập-nội ấy.”

Bằng vào sự đổi thay văn hoá của pháo-đài trung-ương, thì một khi đã đi vào nền văn-hoá nhập-nội như thế rồi, ta sẽ được coi như đang áp-dụng thứ văn-hoá của Đức Phanxicô Bergoglio. Và khi đó, ta sẽ biến nhà xứ không chỉ thành mỗi chốn miền để nuôi dưỡng người nghèo mà thôi, nhưng còn trở-thành mái ấm tình-thương giống như kiểu của Dorothy Day đang thực-hiện ở bên Mỹ.

Ý của Lm Bob Maguire là: chủ-trương của Công Đồng Vaticăng 2 kéo dài bằng việc mở rộng lòng ra với nhân-loại mà ông coi có là thành-quả của Công đồng này. Ông tin rằng thành-quả ấy đã bị những vị chủ-trương “xét lại” đánh phá dữ dội nên đã để luột mất, nhưng nay lại được Đức Phanxicô đang tìm cách tái-tạo tinh-thần của một Vatican thứ 2 đấy thôi.” (xem Ray Cassin, The Do-It-Yourself Catholic, Australian Catholics số Summer edition năm 2014, tr. 22-23)

Nói đi thì lại nói lại, chuyện phiếm Đạo/đời mà lại nói chuyện Đạo nhiều hơn đời e cũng khó. Khó nuốt trôi, khi những người quan-tâm đến chuyện đạo hay chuyện của Giáo-hội vẫn là những vị còn nằm trong guồng máy của Giáo-hội vì nhiều thứ. Có một thứ nên làm nếu muốn nói đến và nói về “Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu” là cứ nói nhiều về tình-yêu nhưng không theo lối biện-luận hoặc cãi cọ, mà theo cung-cách của truyện kể rất dân gian.

Nếu thế thì, mời bạn và mời tôi, ta cứ thế mà “tự-nhiên như người Hà-Nội” của cha ông tôi, đừng khách sáo. Nay, hãy đi vào vườn truyện kể mà kể cho nhau nghe những chuyện rằng:

“Hôm ấy, trong buổi học, cô giáo dặn các em học sinh là: ngày mai, mỗi người hãy mang theo một dụng-cụ bảo-vệ sức-khoẻ. Hôm sau, cô gọi một em có tên là Cu Tý, mà hỏi:

-Tí à, hôm nay em đem gì vậy?

-Dạ, em đem băng gạt để băng bó vết thương, khi bị nạn.

-Giỏi! Thế còn Tèo thì sao?

-Dạ, em đem Oxy già để rửa vết thương, nếu có bị.

-Tốt! Còn bé Tũn đem gì?

-Dạ thưa cô, em đem bình Oxy!

-Em lấy của ai vậy?

-Dạ, em lấy của Bà em đấy cô!

-Thế lúc em đem đi Bà của em có nói gì không?

-Dạ không! Bà chỉ thở dài rồi phều-phào bảo: Không…được…đem…nó..đi…

-Thế thì em làm sao?

-Dạ, thì cô bảo em đem đi rồi sẽ đem về cũng được.

-Không được! Lập tức em phải đem về cho Bà thở chứ!!!

Còn bé Lan đem gì thế?

-Dạ, em đem theo nụ cười!

-Sao lại thế? Nụ cười thì ai chả có, đem đến đây làm gì?

-Thưa cô, em nghĩ: chỉ có nụ cười mới giải quyết được mọi sự, cả yêu thương lẫn sức khoẻ”.

(truyện kể như của người lớn chế, nhưng đâu sao)

Vâng. Truyện kể, do ai kể mà chả được. Miễn, nó đáp-ứng được nhu-cầu của người nghe, và cả người kể nữa. Vâng. Đúng là như thế. Bởi lẽ, trong quá-trình kể lể những chuyện khá “phiếm” như thế này, thì: truyện kể vẫn cần hơn chuyện biện-luận này khác, dù về Đạo.

Nghĩ thế nên, bần đạo bầy tôi đây hẹn sẽ còn kể lai rai dài dài, nhiều chuyện phiếm, cũng rất “phiếm”, chỉ để vui trong sống Đạo giữa cuộc đời có quá nhiều thứ thiếu vui, như con người. Chí ít, là người đi Đạo và giữ Đạo, nhưng không sống thực một đời người rất có Đạo. Đạo làm người và sống với mọi người trong đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Có viết nhiều viết ít

Những chuyện phiếm Đạo đời,

Cũng chỉ để cho vui.

Mà thôi.

Nước nhà không bán: Lời nguyện dấn thân giải cứu tổ quốc

Nước nhà không bán: Lời nguyện dấn thân giải cứu tổ quốc

Chuacuuthe.com


VRNs (22.06.2014) – Sài Gòn – Lúc 09:10, sáng nay ngày 22.06, Bang Tran đã báo tin cho VRNs biết facebooker “Tuyến xích lô” đã bị công an, an ninh, mật vụ và đông nhân viên của các lực lượng khác bắt đi, tại công viên Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn, trước đó vài phút.

Khi anh bị các lực lượng tự nhận là chức năng bắt, trên tay anh có cầm một khẩu hiệu được viết tr6en giấy khổ A4: “Chần chừ kiện Trung Quốc là phản bội dân tộc”.

1

Trước đó hai tuần, ông Tuyến đã được cư dân mạng biết đến qua gánh hàng nước tại công viên Tao Đàn. Ông gánh nước tra xanh ra cho mọi người uống, và đính trên gánh hàng 2 khẩu hiệu: “Mất nước là chết”, và “Nước nhà không bán – chỉ mời lấy thảo”.

3

Ngay sau đó, khẩu hiệu “Nước nhà không bán” nhanh chóng được lan từ trên mạng xuống đường phố. Nhiều quán hàng bán bánh kẹo, thuốc lá đã ghi to, rõ khẩu hiệu “Nước nhà không bán”, tại Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác.

2

Blogger Uyên Kha cho biết, hôm thứ bảy, trước khi bị bắt một ngày, anh Tuyến đã đứng trước bàn thờ Chúa và Tổ tiên để cầu nguyện, xác tín trách nhiệm của người Kitô hữu và công dân Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc xâm lăng. Anh cũng tỏ lòng cám ơn tổ tiên đã sinh ra anh, cho anh là người Việt Nam. Anh Tuyến cảm nậhn rõ, những việc mình làm rất đơn sơ, nhỏ bé vì yêu nước có thể bị nhà cầm quyền cộng sản cố tình diễn giải sai để bắt tội. Nhưng anh sẵn sàng đón nhận tình trạng xấu đó, nếu nó xảy ra. Anh xin tổ tiên cầu nguyện cho gia đình anh.

Dưới đây là video do blogger Uyên Kha quay lại được những tâm tình của anh Tuyến xích lô trước bàn thờ tại gia, và những tâm tùnh với mọi người quan tâm đến việc làm của anh.

httpv://www.youtube.com/watch?v=ia8a0tsTXRU#t=281

HD-981 trên Biển Đông : Hà Nội càng hòa dịu, Bắc Kinh càng lấn lướt

HD-981 trên Biển Đông : Hà Nội càng hòa dịu, Bắc Kinh càng lấn lướt

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc gần khu vực hạ đặt giàn khoan dầu HD-981 trên vùng Biển Đông, thuộc thềm lục địa Việt Nam ngày 13/06/2014.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc gần khu vực hạ đặt giàn khoan dầu HD-981 trên vùng Biển Đông, thuộc thềm lục địa Việt Nam ngày 13/06/2014.

REUTERS/Nguyen Minh

Trọng Nghĩa

Quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Các cuộc hội đàm vào hôm qua, 18/06/2014 giữa nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã không mang lại kết quả nào. Mặc dù về hình thức, Việt Nam đã tỏ dấu hiệu nhẫn nhịn, nhưng phía Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ cứng rắn, thậm chí còn gia tăng các động thái từng bị cộng đồng quốc tế đánh giá là « khiêu khích ».

Hành vi có thể gọi là khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là quyết định điều giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông, trong lúc vẫn duy trì giàn khoan thứ nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí các trang mạng Trung Quốc còn nói đến ít nhất bốn giàn khoan được đưa xuống Biển Đông.

Đây là một hành động mang tính chất khiêu khích vì được tiến hành ngay vào lúc Bắc Kinh đang bị dư luận quốc tế đả kích là đã khuấy động tình hình ổn định trong khu vực từ khi cho hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng Biển Đông nằm gần Hoàng Sa và ngay trên thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng Năm. Từ ngữ « khiêu khích » đã được nhiều nước, từ Hoa Kỳ đến Nhật Bản, sử dụng để chỉ hành động coi thường luật lệ quốc tế đó của Trung Quốc.

Hành động khiêu khích đó được cho là trực tiếp nhắm vào Việt Nam vì được loan báo đúng vào lúc mà lãnh đạo Trung Quốc đến Hà Nội để thảo luận về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng phát sinh từ vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với việc đội tàu nhỏ bé của Việt Nam hàng ngày phải đương cự với đội tàu hộ tống hùng hậu của Trung Quốc, chỉ để thể hiện chủ quyền của Việt Nam trong khu vực.

Song song với chiến pháp « tung giàn khoan giành lãnh thổ » đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chiến lược « ngoại giao vu khống », đổ lỗi cho Hà Nội là bên gây hấn, trong lúc căng thẳng lại phát sinh từ chính hành động của Trung Quốc.

Điều đáng nói là trong các cuộc hội đàm tại Hà Nội vào hôm qua, lẽ ra phải nhằm mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng giữa hai bên, thì nhân vật đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc lại nói với phía Việt Nam là phải chấm dứt các hành động phản đối Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters, trong bài viết về các cuộc tiếp xúc Việt-Trung nói trên đã không ngần ngại cho là « Trung Quốc mắng Việt Nam về việc ‘thổi phồng’ vụ giàn khoan ».

Thái độ kẻ cả của Trung Quốc đã được truyền thông chính thức của nước này nêu bật. Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, trong bản tin tiếng Việt, khi trích tin Tân Hoa Xã về cuộc gặp Việt -Trung, đã dùng từ ngữ « chỉ rõ » khi nêu lên tuyên bố của ông Dương Khiết Trì với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, trong lúc dùng từ cho biết để trích phát biểu của phía Việt Nam :

« Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan. Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn ».

Trước các động thái cứng rắn kể trên, phía Việt Nam, từ Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được cho là có thái độ rất hòa hoãn, nhẫn nhịn, nhưng về nội dung vẫn kiên quyết, tố cáo Trung Quốc vi phạm luật quốc tế, đe dọa ổn định khu vực và đòi Bắc Kinh phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Bản tin trên trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là ông Phạm Bình Minh đã xác định với phía Trung Quốc như sau : “Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Dầu khí Hải dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải và hòa bình, ổn định của khu vực, làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam và tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai nước”.

Phó Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 ».

Truyền thông Trung Quốc không thấy nhắc đến các tuyên bố lập trường của phia Việt Nam, mà chỉ xoáy mạnh trên những phát biều hòa hoãn của lãnh đạo Việt Nam, tựa như là phía Hà Nội đã nhận lỗi.

Nhận định chung về cuộc đối đầu Việt-Trung hiện nay liên quan đến vụ giàn khoan HD-981, có thể nói rằng Việt Nam càng nhẫn nhịn, thì Trung Quốc càng lấn lướt. Do tương quan lực lượng trên biển bất lợi, sắp tới đây khó khăn của Việt Nam được cho là sẽ tăng lên gấp bội nếu Trung Quốc tung thêm vài chiếc giàn khoan nữa vào vùng biển của Việt Nam.

Đối sách khả dĩ nhất mà Việt Nam có thể thực hiện, như nhiều nhà quan sát đã đề nghị là phải kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Đây cũng là một đề nghị của một đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Trương Trọng Nghĩa thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. vào hôm nay.

Trong phiên họp sáng nay, ông Nghĩa đã bất ngờ xin phép phát biểu về Biển Đông, và kiến nghị Quốc hội đưa ra một tuyên bố, hay một nghị quyết về vấn đề này, điều mà theo ông, không thấy có trong chương trình nghị sự còn lại của khóa họp Quốc hội lần này.

Theo tường thuật của báo Thanh Niên, vị Đại biểu Quốc hội này cho rằng cần phải « vạch trần âm mưu “vừa đấm, vừa xoa”, “vừa đánh, vừa đàm”, “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc », đồng thời « tiến hành mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế. »