Học người xưa đối diện với những thị phi.

Học người xưa đối diện với những thị phi.

Dongten.net

tinhhoa.net-MdY1Ng-20141121-hoc-nguoi-xua-cach-doi-dien-voi-thi-phi-trong-cuoc-song

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Sắt và máu

Sắt và máu

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Người ta gọi cờ của Cộng Sản Việt Nam là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ nền đỏ, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba.

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nơi tưởng niệm các binh sĩ VNCH và Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. (Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

Chính cái màu máu đó Hồ Chí Minh đã vác về từ Liên Xô gây thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Tố Hữu trong bài “Hoa và Máu” đã ca tụng “Người” của ông, nhưng có kết quả ngược, khi đọc lên, người ta thấy Hồ Chí Minh quả thật là một nhân vật ngoi lên từ vũng máu:

“Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần!”

Và cả dân tộc này đang hân hoan phấn khởi được ngụp lặn, vùng vẫy trong máu:

“Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.”

Từ chủ trương sắt máu đó Tố Hữu cũng đã hò hét:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong…”

Không ai nghĩ ra vì sao phải đổ máu cho tốt ruộng đồng và thu thuế nhanh hơn, phải chăng đó là một lối cai trị bằng sắt máu và khủng bố!
Ngay trong bài quốc ca “Tiến Quân Ca” chúng ta đã phải rùng mình khi nghe những lời hát man dại của Văn Cao:

“Thề phanh thây uống máu quân thù
Tiến mau ra xa trường, tiến lên!”

Những nhà thơ khác như Xuân Diệu cũng nhập cuộc, chủ trương:

“Máu kêu máu trả thù.
Súng đâu, anh em đâu.
Bắn nó thủng yết hầu,
Bắn tỉa nó dài lâu!”

Lời kêu gọi của những con người thèm khát nhìn thấy máu này, đã đưa dân tộc đến thảm sát Mậu Thân, pháo kích trường học ở Cai Lậy, bắn pháo trên “đại lộ Kinh Hoàng,” gây biển máu trên Quốc Lộ 7B và những vụ trả thù ghê gớm trong ngày miền Nam thất thủ. Những người thèm máu trong chiến tranh, hôm nay ngày hòa bình đã có kết quả.

Ngày xưa có những bài toán trừ: “10 tên lính Mỹ giết 6 tên, còn lại mấy tên?” Nhưng ngày nay Việt Nam mon men lại gần Mỹ, “hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông,” thì bài toán có máu sẽ đổ lên đầu trẻ thơ vô tội, là, “10 ngón tay bị chặt đứt 2 ngón, tính ra còn mấy ngón tay?” Cũng là máu!

Trên những trang báo trong nước ngày nay, không có ngày nào là không có chuyện máu. Người ta giết nhau không cần đến súng, mà bằng búa bằng dao. Sư giết người yêu chôn trong vườn chùa, cha giết con, con cầm dao giết mẹ, anh em vợ chồng đoạt mạng nhau, còn phân thây, vứt bên lề đường, vùi trong bụi chuối, ao hồ. Mới đây là chuyện thiếu niên mới 15 tuổi giết cô chăn bò 52 tuổi, lột lấy bông tai và hiếp dâm thi thể, một thanh niên khác trấn nước nạn nhân cho đến chết, rồi kéo lên bờ làm chuyện tồi bại.

Bây giờ là thời buổi của ma quỷ hiện hình cũng như con người khát máu ưa chém giết nhau, chỉ vì không biết phù phép, bùa chú, yểm ma trừ tà, không chịu chôn hay thiêu đốt mà để con quỷ dâm dục, khát máu, bạo tàn sống nằm khô héo nhăn răng trong lăng.

Chúng ta thường nghĩ, chiến tranh là chuyện bất đắc dĩ, khi tiếng súng đã im trên chiến trận, dù ai chết, bên này hay bên kia, thì cũng là người, ai cũng có những người thân, cũng có một mái ấm. Phải là người lính của miền Nam ngày trước mới có được nỗi buồn xót xa, nhân bản như Tô Thùy Yên:

“Trời ơi, những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?

Hay như Trần Hoài Thư:

“Ai bạn, ai thù sao quá thảm,
Trên một dòng cuồn cuộn oan gia!”

Trong khi đó, những người Cộng Sản hả hê:

“Ném lựu đạn cho người vui vật sướng!”

Hay cầm súng giết người mà hãnh diện:

“Ôi êm ái khi tay cầm vũ khí!” (Xuân Diệu)

Ngay cái hầm chông của du kích là một vũ khí giết người, khi một con vật sa vào bẫy, dù thèm miếng thịt cũng bất nhẫn, khi thấy con vật giẫy giụa đau đớn trong máu me, nhưng Chế Lan Viên đã “yêu,” ca tụng nó, thứ vũ khí giết người:

“Hỡi cái hầm chông
Ta yêu ngươi hơn vạn đóa hoa hồng
Cái hầm chông nhọn hoắt…”

Sau khi giết người, họng súng của con người Cộng Sản “phải reo ca,” nên chế độ ấy, ngày nay sinh sản ra những con người sát nhân, hiếp dân, vứt xác xong về đi ngủ, hay ra quán ngồi nhậu tiếp.

Thời buổi cai trị bằng sắt máu, dùng bạo lực, công an là lực lượng trung thành trấn áp nhân dân, “còn đảng còn ta” nên cảnh giết người, đánh đập người dân trong các đồn công an trong khi lấy khẩu cung gây nên cảnh chết chóc, dàn cảnh tự tử không hiếm tại Việt Nam hôm nay. Cảnh cướp đất, cướp nhà đã dồn người dân lành thành dân oan, ăn đường, ngủ bụi, oán thán ngất trời.

Chúng ta trông đợi, hy vọng gì ở cái xã hội suy đồi bại hoại này, nó phát xuất từ cây đa Tân Trào, hay hang Pác Bó thì cũng đem lại cái chết cho hàng triệu thanh niên và ngày nay là đạo lý suy đồi. Hay biết mấy những câu thơ của Tố Hữu áp dụng cho hoàn cảnh hôm nay:

“…Càng tức nước, càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa thêm dầu
Lưỡi lê, mũi súng, nhà tù
Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm!”

(Ba mươi năm đời ta có đảng)

Rồi đây, có lẽ sẽ không có “Cách Mạng Nhung,” “Cách Mạng Hoa Lài,” gì nữa hết. Chúng khởi đầu con đường đi bằng máu, sợ rồi đây nó sẽ tự kết thúc bằng máu như Tố Hữu đã từng kêu lên, “Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu!”

Xuất khẩu tiến sĩ Việt đi đâu?

Xuất khẩu tiến sĩ Việt đi đâu?

VienDongDaily.com

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Chuyện hai cha con ông nông dân Trấn Quốc Hải sửa chữa và chế tạo xe bọc thép thành công tại Campuchia được biệt đãi như chế độ của đại tướng quân thật sự. Ở VN gọi cha con ông là “Đại tướng quân hai lúa.” Chính phủ Campuchia đã tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. (Tôi tường thuật chuyện này trong đoạn sau).
Chính vì thế trong mấy tuần vừa qua, ngoài dư luận ồn ào vì chuyện ngài cựu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền có hàng loạt cơ ngơi đồ sộ đang bị điều tra (chuyện này bỗng trở thành kiểu “chuyện dài nhân dân tự vận” sẽ còn nhiều pha hồi hộp gay cấn trong trong những ngày tháng sắp tới), một vấn đề đang rộ lên trên các báo tuần qua là xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ.
Xin bạn nhớ cho, Việt Nam chúng tôi có khoảng 9,000 giáo sư và 24,300 tiến sĩ, nhiều nhất Đông Nam Á đấy nhá. Dư thừa giáo sư, tiến sĩ nhiều, cho nên tìm cách xuất khẩu cho đỡ phí.
Đó là một ý kiến chính đáng nhưng có phần mỉa mai. Bởi có nhiều vị tiến sĩ đang thất nghiệp hoặc làm tạm việc gì đó không phải của tiến sĩ. Vả lại ngoài một số vị tiến sĩ có bằng cấp thật lại có hàng loạt các vị tiến sĩ giả được gọi là tiến sĩ giấy. Kể cả một anh thợ mộc cũng có thể được “biến hóa” thành tiến sĩ, tôi đã từng đưa tin phó giáo sư Tiến Sĩ Đàm Khải Hoàn dạy tại trường Đại Học Thái Nguyên nhận “giúp đỡ” một người buôn gỗ lấy bằng tiến sĩ Y Khoa với giá 200 triệu đồng. Vì thế ở VN lại có thêm từ “tiến sĩ gỗ.” Dân gian chua chát lưu hành câu “thứ không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.” Cũng có nhiều anh mua cái bằng chỉ để treo trong nhà cho nó “oách” hoặc làm mồi nhử một cô gái ngây thơ thích bằng cấp và thích có tí “danh gì với núi sông”… Tất nhiên có khá nhiều ông “làm việc nước” muốn thăng tiến cùng với “thăng tiền” mua cái bằng tiến sĩ hay thạc sĩ gì đó nộp vào hồ sơ. Mất 200 triệu chứ mất 2 tỉ hay hơn thế cũng còn lời chán. Nếu có bị đánh tham nhũng thì “hy sinh đời bố củng cố đời con” cũng vẫn còn lời – Tuy nhiên xin mở ngoặc là chuyện này khó xảy ra, xác suất là 1/1,000,000 như kiểu trúng số độc đắc vậy. Nói sơ sơ thế để các bạn hiểu rằng ở VN chúng tôi dân trí cao lắm (xin đừng nhầm là “cáo lắm” đấy). Cho nên không xuất khẩu thì để trang trí làm cảnh à? Nếu thực sự chỉ dùng để trang trí thì quả thực đất nước VN có thể xếp vào loại xa xỉ nhất thế giới khi sử dụng một nguồn lực khổng lồ như vậy chỉ để mà chơi và trang hoàng cho đẹp mắt.

Chiếc máy bay của ông Hải khi được thử nghiệm.

Các vị tiến sĩ thật đang làm gì?

Mất hàng tỉ tỉ đồng đào tạo ra các nhà tiến sĩ vậy VN có bao nhiêu vị có công trình nghiên cứu có giá trị?
Trung bình hàng năm Việt Nam có số lượng ấn phẩm khoa học được duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Singapore. Riêng trên tạp chí Nature, thì trong mười năm qua Việt Nam chỉ có 5 ấn phẩm khoa học trong nước được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới này. Đồng ý rằng, dân ta có nhiều người học TS chỉ để cho oai, vậy con số khoảng 9,000 GS, PGS với phân nửa số lượng TS đang là giảng viên đại học hay “nghiên cứu viên” tại VN đang làm gì và được dùng vào việc gì?
Theo ông Trần Đăng Tuấn trên VN Net: Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0.5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.
Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà “chạy dự án” chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà Nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Những người làm khoa học không chuyên thì sao? Sự cứng nhắc, rập khuôn và giáo điều của các cơ quan chức năng cộng với tính sính ngoại và tự coi thường khả năng, trí tuệ của chính người nhà mình đã khiến cho bao nhiêu nông dân và kể cả doanh nhân phải ngửa mặt kêu Trời.
Thời Hoàng Đế Lê Thánh Tông, nước Đại Việt của chúng ta có thể được xem là hùng cường bậc nhất trong lịch sử Phong Kiến. Có lẽ ý thức được nguyên tắc “hiền tài là nguyên khí Quốc gia” nên nhà Vua đã tạo dựng được một triều đại huy hoàng đến vậy. Tuy đời sau ít nhiều thấm nhuần tư tưởng này nhưng chưa ai làm được những gì mà “Vị Hoàng Đế mở cõi” này đã làm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi cũng giống như ngày nay, cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.


Xe bọc thép “Made by ông Hải” dẫn đầu đoàn xe bọc thép trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập lữ đoàn 70 của Campuchia.

Bố ai dám nhập mấy ông này!

Người dân đã quá chán với những vị tiến sĩ “dỏm.” Nhiều câu chuyện dân gian kể trên các trang báo. Có những vị tiến sĩ cả đời chẳng đọc một cuốn sách, chẳng nghiên cứu gì, ngoại ngữ thì viết mấy chữ cám ơn, lời chào bằng tiếng Anh còn sai be bét, đi nước ngoài hỏi đường bằng cách ra hiệu, tay chân cứ “múa loạn xạ cả lên, như lên đồng.” Khi chúng tôi ngồi tán chuyện, nói về nhân vật “Tào Tháo” trong “Tam Quốc,” thì có vị “tiến sĩ” nghe lỏm cũng gật gù: cái nền văn học Pháp hay thật. Cha mẹ ơi! sao mà cười “ra nước mắt.” Bố ai dám nhập mấy ông này!
Các bác sĩ của ta đi làm chuyên gia cũng nhiều, rồi đến y tá, nông dân cũng đi xuất khẩu được để hướng dẫn trồng cây, v.v. Nông dân sáng chế ra máy bóc lạc, máy đào đất… Còn mấy “ổng tiến sĩ” đó, nghe đâu thường làm ở các cơ quan, đoàn thể thì phải!
Bây giờ lại nghĩ đến xưa, thật xót cho cụ Trần Tế Xương sống ở cái thời “sự học chán lắm rồi,” cho nên lận đận về con đường “khoa cử.” Bây giờ thì cụ đã đỗ “tiến sĩ” từ lâu, chẳng phải vất vả thế! Cụ có biết không? bây giờ họ “phù phép” biến người buôn gỗ thành tiến sĩ y khoa đấy! Đến “Tôn Hành Giả” cũng phải bó tay.

Nông dân còn xuất khẩu được, tiến sĩ chẳng lẽ không?

Nhưng vấn đề là ở chỗ, ai nhập giáo sư, tiến sĩ Việt Nam? Mỹ ư! Xin thưa, có. Nhưng muốn Mỹ nhập khẩu thì giáo sư phải cỡ như Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn, Lê Tự Quốc Thắng. Mà giáo sư cỡ này thì Việt Nam đếm đầu ngón tay. Nói đúng hơn, không phải các giáo sư này do Việt Nam đào tạo, mà chính họ đào tạo rồi giữ lại dùng. Chúng ta cứ tự nói với thiên hạ rằng, Việt Nam xuất khẩu các giáo sư đó cho nó oai thôi.
Người giỏi thì tất sẽ có nhiều lời mời, nhiều kế hoạch, dự định, làm không hết việc. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cần người giỏi, trọng người tài, thậm chí có những doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền để thuê chuyên gia nước ngoài. Nếu có người Việt Nam tài giỏi thật, việc gì họ không mời. Đã giỏi thì không thể thất nghiệp. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp tài thật nhưng không may mắn.
Cho nên, cứ nói xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ cho vui. Người có thực lực đã tự tìm cho mình con đường mà chẳng cần ai phải kêu gọi, chẳng cần tham gia phong trào “xuất khẩu.” Còn người bất tài, trong nước còn không ai muốn nhận – trừ những cơ quan với những công việc không cần chất xám – thì có xuất cũng không ai dám thuê, hoặc nhỡ có ai đó lỡ thuê thì chính họ cũng không dám đi. Ở trong nước còn nói xạo được, ra nước ngoài lộ ngay.
Đấy là chuyện xuất khẩu tiến sĩ của VN hiện nay. Nhưng không “xuất” tiến sĩ được mà có ông nông dân lại được nước bạn long trọng mời sang làm với những ưu đãi hết sức đặc biệt. Đó là một trường hợp rất đặc biệt của cha con ông “hai lúa.”

Những điều đặc biệt về cha con ông nông dân Trần Quốc Hải

Mọi người VN đều hãnh diện vui mừng trước cái tin “nhà khoa học nông dân” dậy sóng trên khắp các cơ quan truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Chắc chắn nhiều bạn đọc đã biết tin này. Ở đây tôi nêu lên vài điều đặc biệt về hai cha con ông hai lúa này.
Ông Trần Quốc Hải ở tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Lý do ông sang Campuchia là nhà ông ở gần biên giới nên nhiều lần ông qua Campuchia để chuyển giao công nghệ cơ giới hóa cây mỳ tại đơn vị quân đội – Lữ đoàn 70 của Campuchia.
Phía lữ đoàn nghe rất thích nhưng không tin rằng một người chuyên làm máy nông nghiệp lại có thể sửa chữa được khí tài quân sự vốn phức tạp hơn rất nhiều. Bởi trước đây cũng có nhiều chuyên gia từ Nga, Ukraina và Việt Nam sang sửa chữa rồi.
Ông Hải kể lại khởi đầu của hành trình trở thành nhà khoa học quân sự của nhà nước Campuchia. Ông nói:
“Vấn đề Nga hay Ukraina tui không quan tâm. Nhưng, họ phàn nàn chuyên viên Việt Nam sửa xong vừa quay lưng đi là xe lại hỏng là tui rất tự ái.” Đó là lòng tự ái dân tộc.
Sau khi xem qua một số bộ phận của xe ông Hải khẳng định chắc như đinh đóng cột là mình sửa được. Thể hiện rõ quyết tâm trước sự ngờ vực về năng lực và khả năng thành công của “phi vụ” này từ phía bạn, ông Hải bỏ hẳn tiền túi $25,000 USD để sửa chữa. Với ông đây còn hơn cả canh bạc. Thua bạc thì chỉ mất tiền thôi, còn ở đây là lòng tự ái dân tộc bị tổn thương.”

Thành công khiến toàn thể sĩ quan cao cấp sững sờ

Ông Hải cũng đề nghị muốn sử dụng tốt ở Campuchia thì phải có nhiều cải tiến như sử dụng động cơ diesel, thay đổi một số tính năng của xe. Được sự đồng ý của Bộ Quốc Phòng Campuchia, hai cha con ông Hải bắt tay vào sửa chữa.
Kết quả ngoài cả mong đợi của lữ đoàn 70, sau 15 ngày làm việc cật lực, ông Hải làm chiếc xe chạy ro ro chẳng khác gì hàng mới. Chiếc xe bọc thép BRDM – 2 (do Liên Xô cũ sản xuất) chỉ tiêu tốn 25 lít dầu/100km thay vì 45 lít như trước đây. Xe tác xạ nhanh hơn, cơ động hơn, hỏa lực mạnh hơn, súng có thể bắn ở cự ly hơn 7m so với cự ly trên 150m trước đây, tháp pháo tự động.
Hết sức ngạc nhiên trước kỳ tích này của cha con ông Hải, lữ đoàn 70 đề nghị ông Hải tiếp tục sửa chữa toàn bộ xe bọc thép BRMD – 2 và BTR60PB. Sau khi nâng cấp, sửa chữa được 11 chiếc, phía Campuchia lại thách thức ông Hải chế tạo hẳn chiếc bọc thép mới phù hợp với đặc thù nước này.
Sau bốn tháng làm việc cùng một số cộng sự, chiếc xe bọc thép “made by ông Hải” ra đời với chi phí hơn $200,000 USD.
Ông Trần Quốc Hải được phong tặng bằng khen và công nhận là nhà khoa học quân sự. Con trai Trần Quốc Thanh được gọi là kỹ sư quân sự. Trong lễ kỷ niệm của lữ đoàn 70, hai cha con ông kỹ sư “hai lúa” được Quốc Vương Campuchia tặng huân chương Đại Tướng Quân. Như trên tôi đã kể chính phủ Campuchia còn tặng cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn. Không chỉ vậy, ông sẽ được tặng luôn với vườn xoài rộng 18 ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học. Mọi việc ăn uống, sinh hoạt của gia đình đều có người phục vụ, đúng theo tiêu chuẩn “cấp tướng” và cho phép ông nhập quốc tịch Campuchia bất cứ lúc nào.

Kỹ sư hai lúa còn chế tạo cả máy bay trực thăng

Ông Hải tâm sự với phóng viên Quốc Anh: Vùng quê Tây Ninh vốn rất nhiều mỳ. Ông muốn năng suất canh tác tăng lên mà bà con đỡ khổ, trong vòng 5 năm ông đã hoàn thành quy trình cho cây mỳ, từ máy trồng mỳ, làm cỏ, phun thuốc, nhổ mỳ… Ông so sánh, “Việc sáng chế ra quy trình trồng mỳ còn khó hơn cả xe bọc thép. Đơn cử, tôi làm xe bọc thép mất 4 tháng trong khi đó quy trình cho cây mỳ hết 5 năm.” Bên cạnh đó, rất nhiều máy móc khác như máy hút lá cao su, máy phun thuốc cao su,… được ứng dụng trong nước mà còn đi cả nước ngoài.
Ông Hải cho biết, “Tới đây phía Campuchia yêu cầu ông làm hai chiếc xe nữa là xe bọc thép 6 bánh lội nước và xe 8 bánh có thể gắn hỏa tiễn bắn xa 45km. Người ta tin tưởng và yêu cầu thì mình mới có cơ hội cống hiến.”
Thật ra không phải bây giờ dư luận mới xôn xao về những sáng tạo của cha con ông Hải. Cách đây hơn 10 năm ông đã sáng chế ra chiếc trực thăng nặng 900kg. Sau đó, một bảo tàng viện của Mỹ đã mua chiếc trực thăng về trưng bày. Trong suốt những năm qua, ông vẫn miệt mài sáng tạo phục vụ cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp đất nước.
Chiếc máy bay đầu tay có lẽ chưa phải là sự thỏa mãn như ý, hai năm sau, ông bắt tay ngay vào công việc của chính mình. Chỉ 6 tháng, chiếc máy bay trực thăng thứ hai đã được ông chế tạo hoàn chỉnh, chỉ nặng 680kg, dài 11m, rộng 2.3m, cao 3.5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Giá thành của chiếc máy bay trực thăng này chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp. ông Trần Quốc Hải cho biết: Ông còn tiếp tục chế tạo thêm chiếc máy bay trực thăng thứ ba của mình và đang chờ thời điểm tốt nhất để cất cánh. Điều tôi quan tâm nhất lúc này là sẽ ứng dụng thành công nhiều chiếc máy bay mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi hy vọng, đây sẽ là công trình tốt nhất để cho các bạn sinh viên có tâm huyết cao trong vấn đề nghiên cứu ứng dụng học tập.”
Để kết luận cho bài này, mời bạn đọc một đoạn trong thư của một độc giả gửi ông “hai lúa” để hiểu rõ hơn tâm trạng của người dân Việt.
Thư của Blogger Dân Trí gửi “tướng quân” Trần Quốc Hải!
“Ông Trần Quốc Hải kính mến!
Trước hết, tôi xin lỗi ông về sự đường đột này. Nói đường đột bởi tôi với ông ở hai đầu đất nước, vốn lại chẳng quen biết nên viết thư cho nhau là sự đường đột vậy.
Nhưng tôi quyết định viết bức thư này trước hết là để chúc mừng ông, một con người tài trí và đam mê công việc, song không được trọng dụng giờ đây đã tìm được miếng đất dụng võ cho mình. (bởi ở VN ông không được trọng dụng)
Mà kẻ sĩ xưa nay đều vậy cả. Hay thì ở, dở thì đi, nơi nào tin dùng thì đến. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, chả ai lại cam tâm dài cổ đợi dù ông cũng đã “dài cổ” nhiều năm.
Nhưng suy cho cùng, ông không được trọng dụng là có cái lý của nó, là “phải đạo” thôi ông Hải ạ.
Phải vì ông chỉ là “anh hai lúa,” không bằng cấp chuyên môn, tức là xin lỗi ông, nói theo ngôn ngữ dân gian là “vô học.”
Mà một nông dân “vô học” lại đòi chế tạo máy bay thì khác gì “cái gai” trong mắt các nhà khoa học mũ cao, áo dài, các giáo sư tiến sĩ bằng cao, chức lớn?
Nó càng “cay đắng” hơn, ông làm “ngượng mặt” gần một vạn “nhà khoa học” với đủ mọi phẩm cấp nhưng hàng năm trời không có nổi một vài bài báo in trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới?
Khi mà biết bao nhiêu những “đề tài khoa học” cấp Nhà Nước với chi phí hàng tỉ đồng ngân sách làm xong chỉ có một việc duy nhất là… nhét vào ngăn kéo. Không, có lẽ số đó đến thời điểm này không còn là “ngăn kéo” mà có thể hàng kho.
Càng xót ruột hơn, khi những tờ giấy đang trắng bị đem “bôi mực” đó lại không thể bán cho đồng nát vì nó “mang danh” là công trình khoa học!
Ông không được trọng dụng cũng phải thôi vì ví dụ nếu ông làm ra cái máy đó chỉ mất 100 triệu đồng (giả sử thế) mà các nhà khoa học kỹ thuật dùng ngân sách nhà nước lại làm ra cỗ máy tương tự hết có… 1 tỉ đồng thì hỏi 900 triệu đồng kia nó đi đâu? Làm thế, khác gì ông làm lộ cái “bí mật” mang tên “xà xẻo” bởi ở ta, đã từng có không ít những dự án coi nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu là “chùm khế ngọt” luôn bị “trèo hái mỗi ngày”…
Có thể còn nhiều, rất nhiều lý do nữa nhưng không thể không kể đến một lý do, việc công nhận ông, tức là xếp ông, một lão hai lúa “vô học” được “cùng chiếu” với các vị mũ cao áo dài là sự xúc phạm không thể tha thứ ở ta hiện nay, khi bằng cấp là vật trang trí, thậm chí ngụy trang để làm điều khuất tất.
Dẫu biết rằng trong lịch sử khoa học kỹ thuật thế giới, nhà sáng chế lừng danh Edison cũng là người… “vô học.” Nhưng đó là chuyện bên Mỹ, không phải chuyện ở Việt Nam… Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!
Bùi Hoàng Tám”

Sự thật ở VN xuất cảng tiến sĩ thì vắng nhưng con gái nhà quê xuất cảng là nhiều nhất. Thí dụ như xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay nhiều người dân vẫn gọi đây là “mảnh đất xuất khẩu cô dâu” bởi một xã vỏn vẹn 12 ngàn dân nhưng có tới 900 cô gái đi lấy chồng nước ngoài. Làn sóng xuất khẩu ồ ạt này dẫn đến hệ lụy trai làng rơi vào cảnh ế ẩm, kéo đến Ủy Ban Nhân Dân “bắt đền.” Nhìn cảnh các cô gái quê đứng cho đàn ông nước ngoài chọn vợ diễn ra liên tục thật đáng xấu hổ. Trong một kỳ khác tôi sẽ bàn đến vấn đề này.

Văn Quang

(ngày 5 tháng 12, 2014)

Của Mình – Của Người

Ca Mình – Ca Ngưi

Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa.

Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: “Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho”. Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.

Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ.

Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa.

Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi “Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”.

Thầy đáp:

“Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng.”

Nghe vậy Hoàng Hậu giật mình, thức tỉnh.

Đường vào tình yêu có trăm lần vui

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui”,

Có vạn lần buồn.

Đôi khi nhầm lỡ, đánh mất ân tình cũ

Có đâu chỉ thế, tiếc thương chỉ thế,

Khi hai mơ ước, không chung cùng vui lối về.”

(Trúc Phương – Buồn Trong Kỷ-niệm)

(1Tim 2: 1-4)

Trần Ngọc Mười Hai

Có thật thế không, mà sao anh lại cứ hát mãi những lời buồn như vậy? Hát mãi những lời như thế ấy, chỉ khiến cho người nghe bỗng thấy buồn. Đường vào tình yêu, đâu như thế! Nào mấy ai lại để anh hát tiếp những lời lẽ, rất như sau:

“Mình vào đời nhau, lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn.

Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc,

đến nay thì đã đắng cay nhiều quá.

Thơ ngây đi mất trong bước buồn,

giờ mới hay.”

(Trúc Phương – bđd)

“Giờ mới hay”, “thơ ngây đi mất trong bước buồn”, thế đó là tình đời và đời người. Một đời, không chỉ có những ngày buồn nhiều hơn vui. Một đời, còn có cả những truyện kể ngăn ngắn gọn nhẹ ở bên dưới, đọc cho vui:

“Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem Tivi. Bỗng nhiên, có tiếng gì đó như vỡ đổ ở dưới bếp. Sau đó bỗng im bặt. Đứa con trai thấy thế bèn nói:

-Con biết chắc chắn là mẹ vừa làm bể chén bát, đó bố!

Người bố hỏi:

-Sao con lại chắc mẫm đến như thế?

Người con trả lời:

-Vì con không nghe tiếng mẹ la mắng ai như mọi ngày!…”

Chẩn đoán ý-nghĩa của vỡ/đổ, đôi khi không hẳn chỉ như thế. Như thế, tức chỉ muốn nói: không hẳn “vì không nghe tiếng mẹ la mắng ai như mọi ngày”, mà thôi. Đôi khi, cũng vì nhiều lý do này/khác không mấy “khách quan”, khiến nhiều người vẫn kể thêm nhiều điều như bên dưới:

Vừa qua, Viện nghiên cứu xã hội Mỹ vừa đưa ra một nghiên cứu, trong đó đưa ra 10 đặc điểm của người Việt mình. Các đặc điểm này có mặt mạnh, đi liền với mặt yếu của mỗi đặc điểm. Có người cho rằng đó là chuyện “đáng buồn”, nhưng có người lại cũng cho rằng đó là “tiềm năng” cần phát triển.

Chúng tôi xin đăng lại ở đây để quý vị tùy nghi định-liệu.

1. Cần cù lao động, song có tâm lý huởng thụ.

2. Thông minh, sáng tạo, nhưng thường mang tính chất đối phó.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo.

4. Vừa thực tế vừa mơ mộng, nhưng lại nhút nhát.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thụ nhanh, song ít khi học ‘từ đầu cho đến cui’ nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không là mục tiêu tạo thân của mỗi người VN (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện và để có công ăn việc làm, ít khi học vì chí khí hay đam mê).

6. Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền.

7. Có tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ.

8. Có tinh thần đòan kết, tương thân/tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Còn ở vào điều kiện sống tốt hơn hoặc giàu có hơn thì tinh thần này ít thấy xuất hiện.

9. Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến/o thắng vì tự ái, đành để mất đại cuộc.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính đoàn-kết để tạo sức mạnh (ví dụ: cùng một việc, 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng). (x. Luân Nguyên Võ trích từ những sự-kiện theo Viện nghiên cứu xã hội Mỹ, mới đây thôi).

Ấy kià! Nói xấu người Việt mình như thế, e rằng người kể và nói cũng phải chạy đến toà cáo-giải mà xưng-thú những “tội khiên”, mà thôi! Thế nhưng, hễ nói đến những lỗi và tội, có lẽ cũng nên nói đến “lương tâm” con nhà có Đạo, thế mới phải!

Ấy đấy! Nói về người nhà Đạo, đôi khi lại cũng nên nói đến những sự-kiện mang ý-nghĩa không khác những chuyện cần nhờ đến lương-tâm giúp mình định-đoạt, nghĩ cũng nên. Cũng nên, hệt như nhận-định của đấng bậc thày dạy ngày hôm ấy, nhân nói về ý-nghĩa Ơn Cứu Chuộc được Chúa mặc-khải cho người phàm, cho rõ nghĩa.

Nhưng, trước khi để tâm theo-dõi lời giảng-giải của đấng-bậc về “lương-tâm”, dân con Đạo mình cũng nên trải-nghiệm đôi điều về truyện kể ở báo/đài với lời dạy như sau:

Tối nay, ngay tại ngã ba Nguyễn Thông – Hồ Xuân Hương, tôi đang đứng nhìn ánh sáng công-trình sắp hoàn-thành của mình, chợt nghe có tiếng la hét và tiếng rú ga vọt lẹ. Chắc, lại là vụ cướp giật nữa rồi! Người phụ nữ và đứa bé gái khoảng 5, 6 tuổi ngã lăn ra đường. Thấy thế, người đàn ông đỡ cô bé, còn tôi đỡ vợ anh ta. Tay chân họ xây xát rất nhiều, máu chảy cũng khá. Đứa bé ôm chặt lấy ba nó, khóc la inh ỏi. Hai vợ chồng người bị nạn đều thất thần, mặt cắt không còn giọt máu.

Đó là gia đình một người Hàn Quốc. Tôi mời họ vào chỗ mình đang đứng, kéo ghế bảo họ ngồi đợi một lát, rồi chạy qua nhà thuốc kế bên, mua ít đồ sơ cứu. Rửa vết thương cho họ xong, ôi lạy Trời cũng may đó chỉ là những vết rách sơ sài ngoài da thôi. Chắc, chỉ cần băng sơ lại là ổn thoả và chỉ một vài bữa sẽ lành lặn.

Gia đình người Hàn quốc vẫn run lẩy bẩy, kể lại là: họ mới qua Việt Nam du lịch vào sáng nay, vì nghe nói cảnh ở đây đẹp tuyệt, thức ăn lại ngon và mọi người ở nơi này đều thân thiện… Tôi càng nghe càng thấy lúng túng, đành thoái thác nói: “Chuyện này không xảy ra thường xuyên đâu, chắc gia đình anh chị gặp lúc không may nên mới thế, và tôi chắc hai người tệ nạn đó cũng đang túng tiền, nên mới làm liều”. Họ xua tay bảo với tôi là không sao, vì chiếc túi sách họ mang theo cũng không có gì giá trị, và họ cũng hiểu, là: xã hội nào cũng có vấn đề tệ nạn cả. Trời! Tôi nghe họ nói mà thấy nhẹ người, thiếu điều muốn nhảy lên cây ngồi cho yên.

Ngồi uống nước với nhau cho qua cơn lạc hồn, tôi gọi cho họ chiếc taxi để đi về. Trước khi lên xe, cả nhà người Hàn Quốc cúi rạp mình cám ơn tôi. Tôi cũng cúi người thật thấp, để xin lỗi họ thay cho hai tội phạm đồng bào mình…


Người đàn ông bắt tay tôi, rồi nói thêm:

-Ba tôi đã từng là người lính tham chiến tại Việt Nam, đã từng làm những điều không hay trên mảnh đất này. Có lẽ tôi đang phải trả cái giá cho việc ông làm khi trước, chăng?

-Không đâu, anh đừng nói vậy, chuyện ấy xảy ra đã lâu rồi, ta phải quên đi.

-Ồ không đâu. Tôi chỉ muốn nói rằng: nếu việc vừa rồi là một sự trả giá cho ba tôi, thì tôi rất vui lòng để chịu như thế. Nếu ba tôi còn sống mà biết cái túi đó có thể giúp cho hai người kia bớt khổ sở một chút, chắc ông cũng vui. Tôi cúi đầu tạ tội với anh, lần nữa.” (trích truyện kể lấy từ “facebook” của Chris Le)

Truyện kể rồi, nay ta đi thẳng vào ý/lời của đấng bậc thày dạy nọ ở Úc, từng giảng và dạy nhiều về Tình yêu như sau:

“Chúa sẵn-sàng để những kẻ mỏng-dòn/dễ-vỡ như ta được đồng-hành với Ngài bằng sáng-kiến đi bước truớc. Chúa biết rõ tính mỏng dòn/dễ vỡ của ta. Và, ta cũng biết rõ cử-chỉ lịch-duyệt của Ngài. Đó là căn-bản sự sống và là hoạt-động theo tinh-thần đồng-đội, tức: tinh-thần hợp-tác hỗ-tương trong mọi lúc. Ta là thọ-tạo có giới-hạn, còn Ngài là Đấng quyền-uy cao-cả vẫn làm được hết mọi sự. Nhưng giữa ta và Ngài, mọi khác-biệt vẫn được quên đi, là nhờ vào ân-huệ và nhờ ta và Chúa vẫn tin-tưởng lẫn nhau. Cả hai bên, Thiên-Chúa và con người đều sống những gì mình có khả-năng thực-hiện, trên thực-tế. Chúa biết rõ việc Ngài làm. Đó, là sự thực mà những người bình-thường ở đời hoặc những người không tự đứng-vững vẫn sống theo cách khác, rất kinh-nghiệm. Quả thật tuyệt-vời, bởi sau những khó-khăn chắc-chắn sẽ có những kinh-nghiệm đạo-đức để nói về ta và về Chúa, thì: ta và Ngài đều cùng làm công việc ấy, chung cùng nhau.

Đó, là ý-nghĩa đích-thực của lương-tâm. Lương-tâm, là từ-vựng có gốc-nguồn xuất tự tiếng La-tinh, trong đó gồm hai thứ chữ “Con” và “Scientia”, mà tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn gọi là: “Conscience”.

Lương-tâm còn là: hiểu biết lẫn nhau hoặc cùng thông-hiểu mọi sự. Thiên-Chúa chấp-nhận quyết-định của ta theo tiếng lương-tâm. Chúa và ta, có trách-nhiệm đồng-đều về những quyết-định như thế. Kết-quả là, ân-huệ từ đó sẽ đến với ta. Thứ ân-huệ của sự tự-trọng về đạo-đức. Đó, cũng là phúc-lành Chúa phú-ban lên trên những gì là khả-thi, bình-dị và thông-thường, theo tính khôn-ngoan của những người con chân-phương, bé nhỏ.

Lương-tâm, đích-thị là “lẽ thường” rất phải, vẫn đặt-định những gì là thường-tình rất phải lẽ đến cho ta và với Chúa, Đấng hiểu biết mọi sự và thông-hiểu hết mọi người.

Một lần nọ, khi tôi đang giải-thích điều này cho các học-viên một Đại-học nọ, thì có một học-viên đưa ngay một phản-hồi rồi hỏi tôi: “Thày nói thế, tức là em cũng…OK, phải không?” “Đúng. Đúng là như thế!” Ngay sau đó, cũng học-viên ấy lại hỏi tiếp: “Nói như thế, tức là Chúa cũng OK với em chứ?” “Đúng thực như vậy! Thật thế, Thiên-Chúa vẫn muốn vậy. Và, Ngài vẫn vui lòng đồng-hành với ta, bởi ta có tự-do làm thế. Và, Chúa vẫn cùng ta sử-dụng tự-do-tuy-có-giới-hạn nơi ta, nhưng ta vẫn sử-dụng nó một cách có trách-nhiệm. Chúa sẽ rất vui, bao lâu ta và Ngài vẫn tiếp-tục quan-hệ hỗ-tương mãi muôn đời. Theo tôi thì, Chúa thấy rất vui khi trở-thành diễn-viên trong câu truyện ta kể. Đồng thời, Ngài vẫn để tai nghe ta thuật truyện cho Ngài. Ngài vẫn nghe hoài và nghe mãi, đến bất tận.

Nhiều người lại có những thứ, mà tôi gọi là kinh-nghiệm đạo-đức cũng rất thực, cả khi họ khám-phá ra Chúa, trong tình-cảnh như thế. Nhưng tiếc thay, những người như thế lại cũng giống ta, ở chỗ: không tìm ra ngôn-ngữ nào thích-hợp, để nói lên sự việc này. Thành thử, ta và mọi người vẫn thận-trọng nhiều khi có yêu-cầu, mà theo tôi, họ rất có lý để yêu-cầu và thường thì: yêu-cầu của họ cũng luôn có tính hào-hùng, phải lẽ. Tuy thế, nỗi khổ-đau và niềm ưu-tư/khắc-khoải mà họ và ta đã cảm-nghiệm, đều đưa ra chứng-cứ cho thấy: ta và họ cũng đều yêu Chúa vẫn rất mực. Vì thế mà, nhiều lúc, họ và ta cũng đánh liều tìm cách làm những điều Chúa dạy bảo, cho phải đạo. Riêng tôi, vẫn nghĩ rằng: Chúa thấy mọi sự theo cung-cách tựa hồ như thế.

Thánh An-Phong đệ Ligôri, đấng sáng-lập Dòng Chúa Cứu-Thế, có lần bị một số vị đưa ra vấn-nạn, hỏi rằng: “Giả như ai đó đến xưng-tội với cha nhưng lại kể toàn những truyện đại-để như thế, chứ không nói gì đến tội hoặc lỗi nào khác, thì cha và/hoặc các linh-mục-ngồi-toà có xá-giải lỗi-tội cho người ấy không?” Thánh An-Phong trả lời ngay lập tức là: Không! Trừ phi người xưng những “tội thực” của họ, đó mới là điều. Nói thế, thánh An-Phong muốn bảo: với những người như thế, ta không cần xá-giải những lỗi hoặc tội mà họ chẳng bao giờ mắc-phạm, họ chỉ cần vị linh-mục-ngồi-toà lên tiếng chúc-mừng họ cũng đủ, bởi: những người như thế quả nhiên đã sống cuộc sống đích-thực và rất mực yêu Chúa cũng không ít…

Thêm nữa, thánh An-Phong có lần lại cũng nói: ta có bổn-phận để cho những người như thế ra đi trong an-bình. Thiên-Chúa thật sự vẫn làm thế, suốt ngày này qua tháng nọ, mãi thiên thu. Giáo-hội cũng từng dạy các linh-mục-ngồi-toà, là: ta đừng nên dính mũi vào địa-hạt lương-tâm thánh-thiêng của những người-con-bé-nhỏ, mà nơi họ, đã có nhiệm-tích của sự việc họ và Chúa vẫn cùng sánh vai đồng-hành, cách tư-riêng. Đến cuối đời, khi thánh An-Phong ở vào độ tuổi 90, cụ cũng tỏ cho anh em trong Dòng và mọi người biết, là: suốt đời cụ, cụ chưa hề từ-khước việc xá-giải cho ai, bao giờ.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Ơn Cứu-chuộc: Lương-tâm trưởng-thành trong đạo-đức, www.giadinhanphong.blogspot.com)

Nghe đấng bậc thày dạy nói thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta hát tiếp bài ca có ý/lời ngụ ý bảo rằng:

“Bao năm qua rồi còn gối chiếc, nghe lòng nhiều nối tiếc
Thương nhau rồi, xa nhau rồi, một lần dang dở ấy.ong Kỷ Niệm lyrics on ChiaSeNhac.com
Đêm lạnh vui với ai?
Nụ cười ngày xưa chết trên bờ môi, héo mòn nụ cười
Đi thêm một bước trót nhớ thêm một bước.
Nếu ta còn nhớ, mắt môi người cũ.
Xin mang theo tiếng yêu khi gọi anh với em.”

(Trúc Phương – bđd)

Vâng. Xin mang theo tiếng “yêu”, mỗi khi ta “gọi Anh với em” ở ngoài đời. Còn ở trong Đạo, tiếng “yêu” ấy, đâu chỉ mỗi thấy nơi tiếng “Cha-con” giữa đức thày linh mục và giáo dân. Gọi Cha/xưng con nghe sao được, khi người giáo-dân đã trọng tuổi và nhiều kinh nghiệm lại có đến “một bồ chữ” đầy những thần-học và triết-học ở trường lớp, rất khi xưa? Đức thày hôm nay, có còn mang theo tiếng “gọi Anh với em” vào mọi lúc hoặc vẫn coi nhau như cha và con hay không? Đó là vấn-đề.

Trả lời cho vấn-nạn này, cũng nên tạt qua khu vườn nhà, gồm những bài chia sẻ của đấng bậc “trên cao tít” rất giáo-hoàng, khi ngài nói với các chuyên-gia nhà đạo, rằng:

“Trong bài giáo lý hôm trước, chúng ta đã xác định rằng: chính Thiên Chúa tiếp tục chăn dắt đoàn chiên Ngài qua chức thừa-tác của các giám mục và trợ tá cho giám-mục là các linh-mục và phó tế. Chính nơi các vị, mà Chúa Giêsu hiện diện trong quyền-năng của Thần Khí Ngài, và tiếp-tục phục-vụ Giáo-Hội bằng việc dưỡng-nuôi đức tin, đức cậy, đức mến trong Giáo Hội. Như thế, chức thừa-tác này là một ơn lớn Chúa ban cho mỗi cộng đoàn Kitô-hữu và cho toàn-thể Giáo Hội, theo nghĩa nó là dấu chỉ sống cho sự hiện-diện và tình yêu của Ngài.

Hôm nay, chúng ta có thể tự-vấn điều này: Điều gì đòi buộc nơi các vị thừa-tác của Giáo-Hội, để họ có thể sống thực việc phục-vụ của mình cách đích thật và phong phú?

Trong các ”Thư mục vụ” gửi môn đệ Timôtê và Titô, thánh Phaolô đã cẩn thận nhắm đến gương mặt của các giám-mục, linh-mục và phó tế- cũng như của các tín hữu, già cũng như trẻ. Ngài phác-họa ra ơn gọi của các vị và đức-tính cần được nhận ra nơi những người được chọn và trao phó cho họ chức thừa-tác này.

Ngày nay, những điều được thánh Phaolô phác-họa là biểu-hiệu, cùng với các ơn gắn liền với đức-tin và cuộc sống linh-đạo  -mà không thể bỏ qua nơi mục tử-  có vài đức-tính rất nhân-bản được liệt-kê ra, là: sự hiếu-khách, tính điều độ, đức kiên nhẫn, hiền dịu, đáng tin cậy, có tấm lòng quảng-đại. Đó là mẫu tự, là văn-phạm nền-tảng của sứ-vụ. Nó phải là văn phạm nền-tảng của mỗi giám-mục, linh-mục và phó tế. Phải, vì nếu không có phẩm-chất xinh đẹp và thật sự này để gặp-gỡ, hiểu-biết, đối-thoại, trân qúy và liên-lạc với anh em khác cách chân-thành và tôn-kính, thì không thể cống-hiến phục-vụ và làm chứng-tá đích-thực cách tươi vui và đáng tin cậy, được…

Thật thế, mục-tử ý-thức được rằng chức thừa-tác của mình chỉ nảy-sinh từ lòng thương xót và từ con tim của Thiên Chúa, sẽ không bao giờ có thái độ hống-hách/uiy-quyền, như thể mọi người phải qùy dưới chân mình và cộng đoàn là của riêng mình và vương quốc của mình.

Ý thức rằng tất cả là quà tặng và ân sủng, cũng giúp các mục-tử không bị rơi vào chước cám-dỗ đặt mình làm trọng-tâm của mọi chú ý và chỉ tin tưởng vào chính mình. Như thế họ đang ở trong cơn cám dỗ của háo danh, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo. Thật nguy hại nếu một giám mục, linh mục hay phó tế lại nghĩ rằng mình biết hết mọi sự, và luôn có câu trả lời thoả-đáng về mọi chuyện và không cần tới ai hết. Trái lại, ý thức mình là đối tượng đầu tiên của lòng thương xót và cảm thương của Thiên Chúa dẫn đưa vị thừa tác tới chỗ luôn khiêm tốn và cảm thông với mọi người. Cũng vậy, bằng vào nhận-thức này, họ được kêu gọi  can đảm giữ gìn kho tàng đức tin (1 Tm 6: 20), người ấy sẽ lắng nghe dân chúng. Thật vậy, họ ý thức rằng mình luôn luôn học hỏi được điều gì đó, cả từ những người còn xa đức tin và xa Giáo Hội. Với anh em mình, tất cả phải đưa tới chỗ có một cung cách hành xử mới, mang dấu-ấn của sự chia sẻ, tinh thần đồng trách nhiệm và sự hiệp thông.” (x. Linh Tiến Khải dịch bài nói chuyện của Đức Phanxicô ở Vatican: Chủ chăn không được độc-đoán, nhưng phải khiêm tốn và biết lắng nghe, www.chuacuuthe.com, các mục chính, 12/11/2014)

Xem thế thì, từ nhiều năm trước nhà thơ/soạn nhạc cũng đã đoán trước được nhiều chuyện trong đời, nên mới hát. Hát những điều tương-tự sự-thể xảy đến ở nhà Đạo, nên mới có câu hát rằng:

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn.

Đôi khi nhầm lỡ, đánh mất ân tình cũ

Có đâu chỉ thế, tiếc thương chỉ thế,

Khi hai mơ ước, không chung cùng vui lối về.”

(Trúc Phương – bđd)

Buồn đến vạn lần, là khi đấng bậc ở trên được huấn dục là thế, nhưng lại vẫn cứ coi thường các vị thừa-tác rất giáo-dân ở dưới trướng. Coi thường đến độ, cứ tưởng rằng: một khi đã có chức thánh hơi cao cao, là có thể nắm vững cho riêng mình quyền-bính, ơn lành thánh và sự thật.

Như lời huấn-dụ của bậc thày dạy ở trên, thì: ơn lành cứu-chuộc không dành cho riêng ai, nhưng cho hết mọi người, ở đời bằng giòng chảy sau đây:   

“Thật sự, cũng nên hỏi xem: Ơn Cứu-Chuộc có nghĩa gì đích-thực?

Nói chung, có thể bảo: đây là việc bao gộp hết mọi người vào sự sống và tình thương-yêu của Chúa, ngang qua Con Người và Cuộc Sống của Đức Giêsu Kitô, để coi đó như vấn-đề công-bằng/chính-trực, tức: thứ mà ta vẫn gọi là sự Công-chính của Thiên-Chúa.

Đồng thời, đây còn là đường-lối do Ngài tự trói-buộc Ngài vào hành-xử đầy hào-phóng tặng ban cho ta. Theo cách này, Thiên-Chúa không những chuyển-đổi ta từ loại ác-thần/sự dữ thường khiến ta lo-lắng, nhưng Ngài còn lôi kéo ta vào với Ngài, nữa. Xem thế thì, Ơn Cứu Chuộc có ý-nghĩa dồi-dào và đầy-tràn hơn là chỉ xin được thứ-tha các lỗi lầm ta vướng mắc.

Phần đông nhiều người lại không nhận ra rằng: làm sao mình hết bận-tâm/lo lắng về những gì Chúa muốn mình sống theo ý-định của Ngài từ ngàn xưa. Mà thật ra, là người, ta luôn được Chúa cứu-chuộc và Ngài vẫn luôn lôi kéo ta về với Ngài.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Ơn Cứu-Chuộc trải rộng nơi sự việc con người làm, nxb Hồng Đức cuối năm 2014)

Xưa nay, mỗi lần nói đến quyền-hành, quyền-uy hay quyền-lợi, mọi người người đều nói đến bổn-phận nhiều hơn ơn mưa móc. Mà, bổn-phận của người nhà Đạo chừng như không chỉ tập-trung vào các đấng-bậc có chức thánh thôi, thì phải? Bởi, dù có chức hay không chức, có là thánh hay không, người nhà Đạo vẫn nhớ tự nhủ lòng mình về Lời dạy từ Kinh Thánh có những lời như sau:

“Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin,

khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người,

cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền,

để chúng ta được an cư lạc nghiệp

mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh.

Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa,

Đấng cứu chuộc chúng ta,

Đấng muốn cho mọi người được cứu chuộc

và nhận biết chân lý.”

(1Tim 2: 1-4)

Nghe lời vàng nhắn nhủ như thế rồi, hẳn mọi người trong Đạo/ngoài đời lại càng quyết-tâm đi vào công-cuộc thừa-tác có Chúa ở cùng và tháp-tùng. Để rồi, hết mọi người không trừ ai, sẽ ở trong và ở cùng cộng-đoàn lành thánh có Chúa trải rộng Ơn Cứu-Chuộc của Ngài với mọi người.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn hiểu Ơn Cứu Chuộc đơn giản như thế,

nên sẽ quyết-tâm nhiều hơn thế.

Trong công việc hằng ngày.

Thiên đường đó từ đây anh đánh mất

“Thiên đường đó từ đây anh đánh mất,”
Biết tìm em, tìm hạnh phúc nơi đâu?
Biết làm sao để dĩ vãng hoen màu?
Trên phố buồn một mình anh phiêu bạt.”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Trung Nghĩa)

Lc 2: 22-40

Mai Tá lược dịch

Thiên-đường đó có là hoả ngục anh đánh mất do thua cuộc, vẫn chỉ là trò chơi nơi cuộc đời nhiều éo le, ê chề, nhiều trì-chiết. Hoả-ngục đây hay thiên-đường đó, lại cũng là lời-lẽ được linh-mục giảng-giải Lời Chúa có trích-dẫn truyện kể để người người suy-tư cho dễ như câu truyện giữa Sa-tăng và Đức Chúa ở bên dưới.

Một ngày nọ, Sa-tăng khơi mào tranh-luận với Đức Giêsu để chứng tỏ là hắn ta có biệt tài, hơn hẳn về thảo chương, lập trình. Mọi người đồng ý mở cuộc thi đấu, có Đức Chúa làm trọng tài. Cả hai đều gõ máy rất nhanh. Nhiều giòng mã rất độc đáo, đã xuất hiện.

Chỉ vài giây đồng hồ trước hồi kết thúc, có tiếng sấm sét nổi lên quanh vùng. Hệ thống điện ở các nơi bị đứt đoạn, tắt ngúm. Chỉ một thoáng sau đó, giòng điện năng đã hồi phục. Và, Vị Trọng Tài Tối Cao tuyên bố cuộc tranh tài chấm dứt.

Đức Chúa yêu cầu Sa-tăng cho xem kết quả. Sa-tăng nổi quạu, nghẹn ngào nói:

Tôi chẳng cất giữ được gì hết, vì cúp điện!

Đức Chúa bèn phán:

Được, để ta xem Giêsu đạt thế nào.”

Lúc ấy, Đức Giêsu đưa ra một hiệu-lệnh, tức thì trên màn ảnh nhỏ hiện ra các thảo-chương xinh đẹp, rất sống động. Bên cạnh đó, còn có tiếng muôn ngàn thần-thánh chúc tụng, ngợi khen. Satăng rất đỗi kinh ngạc, trước sự việc xảy ra quá chớp nhoáng, chỉ bặp bẹ đôi tiếng:

Sao lại thế? Tôi thì mất tất cả, còn Ông này không bị gì? “

Đức Chúa trả lời:

Là thế đó, vì Giêsu Ngài biết cứu và biết giữ!”

Chúa nhật thứ tư mùa Vọng hôm nay, Hội thánh hướng-dẫn chúng ta quay về với biến-cố Truyền Tin. Toàn-cảnh của biến cố, qui về câu đáp: “Xin Vâng!” độc-đáo của Đức Maria. Khi nói lời Xin Vâng! Mẹ đã khơi dậy toàn-bộ bi-kịch của Đạo Chúa.

Ở đời thường, có đạo-diễn đương-thời đã diễn-tả biến-cố truyền-tin này một cách rất hiện thực. Tên ông là: đạo diễn Franco Zeffirelli nổi-tiếng với phim “Đức Giê-su thành Nazarét”.

Trong phim, nhà đạo-diễn đã cho thu hình cảnh-trí như sau: Đức Maria, sau khi Mẹ ngủ thiếp đi trong chốc lát, đã trở dậy lặng lẽ cầu nguyện.

Khi Mẹ nguyện cầu, diện mạo của Mẹ đã biến sắc, toàn thân Mẹ run lên nhè nhẹ. Mẹ gập mình về phía trước, trong tư thế chấp nhận mệnh lệnh. Mắt Mẹ long lanh ngấn lệ. Mẹ hướng tầm nhìn lên chốn cao xa, nơi khung trời mở ngỏ ấy. Đưa mắt về nơi phía có vầng trăng xinh đẹp, Mẹ nhẹ nhàng nói: “Dạ, xin vâng theo lời ngài!” Lúc ấy, bầu trời nổi cơn gió lộng. Khơi dậy một chuyển đổi.

Những năm gần đây, các Đức Giáo Hoàng thường hay nhắc nhở chúng ta hãy nên sùng kính Đức Mẹ bằng cách bắt chước Mẹ Maria nói lời Xin Vâng! Đối với Đức Giê-su, Mẹ không phải là trạm ngừng chân đổ nghỉ trong hành trình tin-yêu của chúng ta. Mà, Mẹ chính là cột mốc chỉ đường, đưa ta đến với Chúa.

Quả là thế, Đức Maria không phải là đấng “cứu” và “giữ” chúng ta. Ta tin rằng, Mẹ cũng cần được Đức Chúa cứu và giữ như ta. Chính vì thế, Mẹ nói câu Xin Vâng theo lời ngài!, ngay từ đầu. Mẹ đã nhận ra cả ân-huệ và Đức Chúa Đấng đích-thân ban-tặng cho Mẹ ân-huệ cao-cả ấy. Nhờ đó, Mẹ trở thành Đấng cưu-mang Đức Chúa cho nhân-trần.

Vào tuần cuối mùa Vọng đầy chờ mong, chúng ta hãy tự nhắc mình về sự-kiện giản-đơn này. Tuy là đơn-giản, nhưng nó vẫn có sức dời-đổi cả một công-trình tạo-dựng: Đức Chúa đã cứu và giữ chúng ta khỏi phải sống cuộc đời không mục-đích, không mang ý nghĩa nào đáng kể. Ngài đã cứu và giữ chúng ta khỏi chính bản-chất yếu hèn, đơn mọn của đời thường.

Cứu và giữ là ân-huệ Ngài cho không, biếu không. Chẳng vì tài cáng của riêng ai. Thế nên, nếu chúng ta không tự cứu và giữ chính mình, chúng ta cũng không được nại cớ vào hành-động tích-thiện hoặc dùng việc ăn chay, nguyện cầu, phạt xác hãm mình để giành chụp ơn cứu và giữ ấy.

Chúng ta càng tỏ ý khó chịu và không chấp nhận nếu có ai bảo rằng: tự thâm tâm, ta cũng chẳng cứu và giữ được ai hết. Cả đến vợ/chồng, con/cháu cha/mẹ hoặc bạn bè/người thân. Cũng chẳng cứu và giữ một ai, dù người đó có là thân-thuộc hoặc người ngoài. Dù, đang ở trong cộng-đoàn rất chuyên-chăm nguyện-cầu, cũng thế.

Bởi lẽ, mọi cầu bàu, việc thiện-ích cũng như niềm tin-yêu ta có với mọi người đều tuỳ vào việc ta có đáp-ứng với Ơn cứu và giữ của Đức Giêsu, hay không mà thôi. Đáp ứng ở đây. Bây giờ. Đáp-ứng hằng ngày và cứ thế đáp-ứng mãi, khôn nguôi. Chuyện còn lại, những người mà ta yêu mến, thân quen cũng sẽ nhận biết được quà tặng của Đức Giêsu, qua việc Ngài cứu – giữ họ.

Trong bầu khí náo nhiệt/ồn ào của tuần cuối cùng để chuẩn bị Giáng Sinh, dường như mọi người, mọi nơi đang tìm cách kéo ta ra khỏi bản chất và ý nghĩ đích thực của lễ hội tràn đầy ân huệ những cứu và giữ này.

Hãy cứ bỏ ra vài giây phút ngắn ngủi để cho lòng mình lắng-đọng mà nhớ đến Đức Maria, bằng hành-động bắt-chước Mẹ mà đón-nhận và đưa vào cuộc sống, vào tâm can đang dao động, với món quà cao-trọng hơn hẳn mọi quà tặng của ngày lễ hội. Ân huệ cứu và giữ ấy, lẽ đáng ra, ta không xứng-đáng để nhận lãnh, nhưng vẫn được tặng ban, rất hữu-ích.

Xem thế thì, cứu và giữ không chỉ là câu chuyện vi-tính, ở thời đại hôm nay. Cứu và giữ, mới đích thực là chuyện sống còn. Sống còn và sống mãi, cả vào thời đồ đá lẫn vi tính, rất hiện đại.

Trong tinh-thần cảm-nghiệm chuyện thời-đại vi-tính, ta lại trở về với câu thơ ở trên, lại ngâm thêm rằng:

“Thiên đường đó cất dùm anh em nhé!

Giây phút nào nếu chợt nghĩ đến anh

Dù chỉ là một nỗi nhớ mỏng manh

Thì xin em hãy quay về chốn cũ.”

(Nguyễn Trung Nghĩa – Thiên Đường, Nơi Anh Có Em)

Gọi thiên-đường như thế cũng rất đúng. Bất cứ nơi nào có anh và có em, cũng đều là thiên đường hết. Bởi nơi đó, Chúa có mặt để anh và em và tất cả mọi người đều một lòng thương yêu nhau, chờ đón ngày Chúa đến lại trong mai ngày, rất phúc hạnh. Cuộc đời.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

Rượu giả từ Trung Quốc tràn lan dịp Tết

Rượu giả từ Trung Quốc tràn lan dịp Tết

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-12-13

TTVN12132014.mp3

ruou-gia-622.jpg

Một cửa hàng bán rượu ngoại nhập tại Việt Nam. (ảnh minh họa)

RFA

Your browser does not support the audio element.

Cuối năm, hàng Tết của các công ty bắt đầu trưng bày khắp mọi nơi, từ các cửa hàng lớn chuyên bán hàng cao cấp cho đến các cửa tiệm tạp hoá bình dân, đi đâu cũng bắt gặp hàng Tết. Nếu như cách đây vài năm, hạt dưa, bánh kẹo và mứt là món hàng tiêu thụ manh nhất trong dịp Tết thì hai năm trở lại đây, rượu bia là món hàng tiêu thụ mạnh nhất. Và đây cũng là khoảng thời gian mà các loại rượu giả có xuất xứ Trung Quốc ồ ạt tấn công Việt Nam. Điều này hết sức nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Rượu xịn giả

Một cán bộ hải quan về hưu ở Hà Nội chia sẻ:“Rượu giả rất là nhiều, nhập khắp thị trường. Cửu vạn thôi, xách tay qua biên giới. Cái gì nó cũng giả, chủ yếu là rượu Tây, nó đánh vào tâm lý khách hàng là mua làm quà biếu. Nó thu mua chai, nó sản xuất tem, nắp… rồi đóng vào vậy thôi. Tại vì thứ nhất là về chất lượng, thứ hai là muốn đốt cháy giai đoạn. Nó muốn ăn liền, nó không muốn tốn thời gian làm thương hiệu nên nó làm giả chứ làm sao giờ. Người ta biết nhưng phải có chuyên đề, hoặc báo chí thì nó mới vào cuộc nhưng mà số lượng quá nhỏ hoặc phải có chuyên đề, báo chí nó mới đi làm. Nếu mình từng uống rồi mới biết rượu giả còn mấy người chưa uống thì không bao giờ biết được.”

” Rượu giả rất là nhiều, nhập khắp thị trường. Cửu vạn thôi, xách tay qua biên giới. Cái gì nó cũng giả, chủ yếu là rượu Tây.
-Một hải quan về hưu”

Theo ông, chuyện rượu giả có nguồn gốc Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam không phải là mới, nó đã xuất hiện từ những năm 1980 cho đến nay. Nhưng mức độ không đáng sợ như hiện tại. Những năm trước, có chăng là rượu Mao Đài, rượu vang giả tuồng sang Việt Nam theo đường lậu, không qua hải quan. Cũng có những trường hợp hải quan nhận hối lộ để một số rượu Trung Quốc đi sang Việt Nam bằng đường cửa khẩu nhưng không đáng kể.

Hiện tại, các loại rượu giả đã tấn công Việt Nam một cách không thể quản lý được nữa. Vì cách làm cũng như cách vận chuyện rượu giả bây giờ khác xa cách làm trước đây. Ở một số loại rượu tây như Chivas 18, Henessy, Remy martin… đều có thể bị giả. Cách làm giả rượu hiện tại tinh vi chẳng kém gì tiền giả. Nếu như hai tháng trở lại đây người tiêu dùng lo sợ vì tiền giả và đôla Mỹ giả từ Trung Quốc mang sang Việt Nam tiêu thụ quá nhiều thì người tiêu dùng còn khiếp hãi hơn khi biết rằng rượu ngoại được chưng cất từ những vỏ xe, xăm xe và những chiếc thùng sắt gỉ nhập sang Việt Nam bán với giá vài chục triệu đồng.

ruou-ran-400.jpg

Một cửa hàng bán rượu ngâm các loại tại Lào Cai, Việt Nam (ảnh minh họa). RFA PHOTO.

Hành tung của bọn buôn lậu rượu giả tinh vi đến độ có thể qua mặt được nhiều người, đương nhiên là khó bề qua mặt được hải quan nếu như họ kiểm tra đúng qui trình. Thường thì những kẻ làm rượu giả đóng chai niêm vỏ các loại rượu ngoại theo đúng kỹ thuật của các công ty gốc, chỉ có rượu bên trong là dỏm. Chính vì kỹ thuật đóng chai, làm nắp rất chuẩn này khiến cho khách hàng khó bề nhận biết đâu là chai rượu giả. Phần của những tay buôn lậu, nhập rượu giả sang Việt Nam là tìm cho được bộ tem của nhà sản xuất. Và tất vả những bộ tem, nhãn mác dán trên các chai rượu giả đều là thật.

Phần còn lại chỉ việc ký gởi ở các đại lý để tiêu thụ. Cũng theo ông này, trước đây, những kẻ làm rượu giả dùng vỏ chai cũ của chính hãng để đựng rượu giả nhưng gần đây thì chiêu này không còn hiệu quả nên những kẻ làm rượu giả người Trung Quốc tự sản xuất vỏ chai để làm một qui trình khép kín. Người Trung Quốc sản xuất rượu giả, dân buôn lậu Việt Nam tìm nhãn mác, tem bảo hành, mã vạch, hải quan làm lơ để được nhận tiền… Cứ như thế, rượu giả tha hồ sang Việt Nam, thâm nhập vào cơ thể của hàng trăm ngàn những người thích tỏ ra mình sành điệu.

Rượu dầm rắn, thuốc của Trung Quốc

Một chủ nhà hàng tên Từ ở thị trấn Sapa, Lào Cai, chia sẻ: “Các thứ giả rất nhiều, hiện nay các loại đồ giả nhiều, nhất là rượu. Vì rượu là đóng chai mà, nó lại có thương hiệu nào đó nên đồ giả nhiều lắm! Có thương hiệu thì giả thương hiệu, không có thương hiệu thì nó giả chất lượng. Họ ăn chơi trên những cái giả đó, thời đại của vỏ ngoài ấy mà…”

Theo ông Từ, vấn đề chọn rượu để bán cho khách hiện này là một vấn đề nan giải đối với một chủ quán như ông. Vì thị trường rượu hiện nay quá phức tạp. Chỉ riêng các loại rượu dầm như táo mèo, chim rừng, bìm bịp, rắn và một số loài bò sát đều bị giả, có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc. Đặc biệt là rượu dầm thuốc bắc thì có thể nói 100% xuất xứ Trung Quốc, tràn lan thị trường. Không cần đi đâu xa, chị cần ra chợ Sapa hay lên chợ Bắc Hà, nếu ở phố thì ghé chợ Cốc Lếu, Lào Cai, có thể bắt gặp trùng trùng lớp lớp rượu thuốc bắc Trung Quốc. Có một điểm lạ là người Trung Quốc không bao giờ dùng những loại rượu này.

” Có thương hiệu thì giả thương hiệu, không có thương hiệu thì nó giả chất lượng. Họ ăn chơi trên những cái giả đó, thời đại của vỏ ngoài ấy mà…
-Một chủ nhà hàng”

Bên cạnh rượu giả của người Trung Quốc, có cả các loại rượu dầm của người Việt Nam, của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng cũng không đảm bảo vệ sinh cho mấy vì trong cơ chế thị trường, chạy đua giá thành, người ta buộc phải làm cẩu thả để kiếm lãi. Năm ngoái, ông Từ mua thử một hủ rượu dầm rắn ở chợ Sapa về, sau đó đổ ra kiểm tra chất lượng thì hỡi ôi toàn những con rắn bằng cao su, không có con rắn nào là thật. Trong khi đó, với rắn độc, nếu xử lý không đúng kỹ thuật, để nọc độc tan vào rượu, khi uống có thể bị ngộ độc, chết người. Nói chung là rượu có xuất xứ Trung Quốc là không đáng tin cậy!

Ông Từ cho biết thêm là ông đang lo lắng về nguồn thực phẩm tương lai của nhà hàng vì nguồn hàng sạch từ Việt Nam quá hiếm, trong khi đó nguồn hàng Trung Quốc giả hàng sạch Việt Nam đang ngày càng nhiều. Đơn giản như quả táo mèo để dầm rượu, trước đây hai mươi năm, ông có một hầm rượu táo mèo và hằng năm ông dầm thêm để dự trữ. Nhưng hiện tại, nguồn táo mèo tại Lào Cai đã khan hiếm, đa phần nhập từ Trung Quốc, không thể phân biệt được đâu là trái táo mèo của người đồng bào thiểu số, đâu là trái của Trung Quốc. Hơn nữa nạn khai thác rừng làm rẫy cũng giết chết nhiều cánh rừng táo mèo tại Lào Cai. Rồi đây thực phẩm, các thức uống Trung Quốc sẽ còn hoành hành xứ Tây Bắc nặng nề hơn.

Và không riêng gì Tây Bắc, các loại rượu giả của Trung Quốc đã có mặt khắp đất nước Việt Nam, trừ những nơi có người Trung Quốc sống như Vũng Áng, Hà Tĩnh, Sóng Thần Bình Dương. Hễ cứ nơi nào có người Trung Quốc sinh sống thì nơi đó không có hàng đểu của Trung Quốc tràn lan. Điều này chỉ cho thấy dân tộc Việt Nam đang bị đe doạ về nhiều mặt bởi người Trung Quốc và những kẻ con dân Việt nhưng có tâm địa hẹp hòi, vì cái lợi bản thân mà quên mất sinh mệnh dân tộc, đất nước.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Khách Trung Quốc tạt nước sôi tiếp viên hàng không Thái

Khách Trung Quốc tạt nước sôi tiếp viên hàng không Thái

Nguoi-viet.com

BANGKOK, Thái Lan (AP)Một phi cơ của hãng hàng không Thái Lan đã phải quay trở lại Bangkok sau khi một hành khách Trung Quốc tạt nước sôi vào một nữ tiếp viên phi hành, theo công ty này hôm Thứ Sáu.

Một bản thông cáo của hãng hàng không giá rẻ Thai AirAsia cho hay một hành khách Trung Quốc trong chuyến bay tối Thứ Năm đến Nam Kinh đã mắng chửi người tiếp viên phi hành này trước khi tạt nước sôi vào cô ta.


Thai AirAsia là một trong số các hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan. (Hình: Getty Images)

Bản tin cho hay các bạn trong nhóm tiếp viên phi hành đã cấp thời trợ giúp người này trong khi phi công quay trở lại Bangkok và yêu cầu người nữ hành khách kia cùng ba người trong nhóm rời khỏi phi cơ.

Bản thông cáo cho hay phi công và phi hành đoàn mời hành khách nói trên vào văn phòng ở phi trường để thảo luận về sự việc xảy ra và “đạt được sự giải quyết êm thấm.”

Tin tức từ giới truyền thông Trung Quốc nói rằng hành khách này hắt tô mì ăn liền vào tiếp viên phi hành. Trong một đoạn video loan tải trên trang mạng của đài phát thanh China National Radio, người ta cũng thấy một người đàn ông đứng lên đe dọa nổ bom phi cơ. Bản thông cáo của hãng hàng không Thai AirAsia không thấy nói gì về vụ đe dọa nổ bom.

Các vụ lộn xộn về hành động giận dữ của du khách Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh phải đưa ra các hướng dẫn cho dân chúng về cách hành xử khi ra nước ngoài.

Hồi Tháng Hai, theo tin từ giới truyền thông Thái Lan cũng như Trung Quốc, có 27 người trong một đoàn du lịch người Trung Quốc đã bị mời ra khỏi chuyến bay của China Eastern Airlines trước khi cất cánh từ đảo nghỉ mát Phuket ở Thái Lan vì đánh nhau giành chỗ ngồi. Người Trung Quốc là thành phần du khách ngoại quốc đông đảo nhất đến Thái Lan.

Công ty Thai AirAsia không cho biết bốn hành khách nói trên có được phép lên lại phi cơ hay không, vốn khởi hành trễ gần 6 giờ so với dự trù lúc đầu. (V.Giang)

Dư Âm Của Một Ngày Lễ Lớn

Dư Âm Của Một Ngày Lễ Lớn

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Đi nước ngoài, mới biết mình mất những gì.

Bùi Ngọc Tấn

Mấy lúc gần đây, thỉnh thoảng, tôi vẫn có việc phải ghé qua Kampong Channang. Đây là một thành phổ nhỏ, nằm ở tả ngạn của dòng Tonlé Sap, cách thủ đô Nam Vang khoảng trăm cây số.

Tôi hay đi lơ ngơ qua những con phố ngập nắng (và ngập bụi) nhìn mấy bảng hiệu loằng ngoằng chữ Miên – đôi khi chữ Tầu – với ít nhiều lơ đãng. Riêng chiều qua, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy một bảng gỗ nhỏ, trước một căn nhà, có ghi hàng chữ: KHMER KAMPUCHEA KROM HUMAN RIGHTS ASSOCIATION KG. CHANNANG.

Ảnh: Sovanrith

Thiệt không vậy cà? Tui đứng chết trân, nhìn chăm chăm vào tấm bảng mà không còn dám tin vào đôi mắt của mình nữa. Không lẽ ở một tỉnh lỵ xa xôi, và nhỏ bé (téo teo) đến thế này mà cũng có văn phòng Hiệp Hội Nhân Quyền Của Người Khmer Kampuchea Krom sao?

Cửa mở sẵn nên tôi bước vào bên trong. Phòng khách trống trơ, chỉ độc một cái bàn làm việc với điện thoại và computer nhưng không có ai hết trơn hết trọi.

Tần ngần một lát, tôi vừa định bước ra thì nghe tiếng gọi phía sau. Tôi quay lưng không hiểu cô gái muốn nói điều gì nhưng nhìn nét mặt và nụ cười tươi tắn của người đối diện thì đoán là mình đang được đón chào. Chả hiểu sao, tôi lại chợt nhớ đến hai câu thơ của Phan Ni Tấn:

Chả hiểu em nói cái gì

Nhìn không một đoá xuân thì cũng thương!

Cô bé xinh xắn và dễ thương quá sức. Chỉ tiếc là tôi đã qua cái tuổi gặp ai cũng có thể thương được (và thương đại) mất rồi. Lúng túng, tôi chỉ tay vào tấm bảng gỗ trước nhà lắp bắp:

  • Human rights,  human rights …

Cô nhỏ nhắc lại (y chang) với giọng nói không dấu được ít nhiều hãnh diện:

  • Human rights,  human rights …

Thiếu nữ nói thêm một tràng tiếng Khmer như có ý hỏi “tôi có cần giúp đỡ gì không?” Tôi không biết trả lời sao nên đành cười (trừ) đưa tay ra dấu từ biệt, rồi bẽn lẽn bỏ đi.

Tôi đi mà mặt đỏ vì hơi ngượng, và cũng vì giận cho sự dốt nát của chính mình. Phải chi tôi nói được chút xíu tiếng nước người thì đỡ “khổ” biết chừng nào.

Về đến nhà trọ, tôi “google” liền và khám phá ra rằng Trụ Sở Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR) –  đã có mặt  ở xứ Chùa Tháp từ năm 1993 lận.

OHCHR Office in Phnom Penh. Ảnh:cambodia.ohchr.org

Họ còn có chi nhánh ở tỉnh Battambang. Còn những phân nhánh nho nhỏ, cỡ như ở Kampong Channang, như tôi vừa thấy chiều nay thì chắc chắn là vô số.

OHCHR Office in Battampang. Ảnh:cambodia.ohchr.org

Qua hôm sau, tôi nhờ một người bạn (dân bản xứ) đưa đi thăm Trụ Sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Nam Vang cho nó biết. Anh lắc đầu:

  • Để bữa khác đi. Hôm nay lễ, chắc họ không mở cửa đâu.
  • Lễ gì?
  • National Human Rights Holiday. Đây là một trong những ngày lễ chính của Cambodia. Công sở, trường học, ngân hàng … đều đóng cửa hết mà.
  • Thiệt không cha nội?
  • Thiệt chớ!

Bán tín bán nghi, tôi lại “google” nữa (Public holidays in Cambodia) và tìm được dòng chữ này đây: December 10. This national holiday was established to commemorate the United Nations General Assembly‘s adoption and proclamation of the Universal Declaration of Human Rights.

Ai mà dè cái xứ Chùa Tháp này lại đàng hoàng và văn minh dữ dội, vậy Trời?

Cùng ngày, ngày 10 tháng 12 năm 2014, Phom Penh Post có phóng sự (“Five-day march for rights”) thực hiện bởi Griff Tapper và Tat Oudom qua youtube.

Từ Phnom Penh, thông tín viên Quốc Việt (RFA) cũng có bài tường thuật: Hơn 200 tổ chức bảo vệ nhân quyền Campuchia cùng khoảng 6 ngàn dân chúng địa phương tổ chức biểu tình tuần hành khắp đường phố ở thủ đô Phnom Penh nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12). Mục đình đòi chấm dứt tình trạng những hành vi tội ác đã không bị trừng phạt và có một tòa án độc lập.

Hàng người biểu tình Ngày Quốc tế Nhân quyền đòi chính phủ thả các nhà đấu tranh độc lập ngày 10/12/2014. Ảnh và chú thích: Quốc Việt.

Nhìn dân chúng Cambodia diễn hành khắp thủ đô, rồi tụ tập đông đảo trước quốc hội, cùng với hình ảnh của những tù nhân lương tâm của xứ sở họ khiến tôi lại thốt nhớ đến cái cách chào đón Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (tại gia, chỉ cùng với chó và mèo) của một thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam – cô Phạm Thanh Nghiên:

Tôi ăn mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 sớm hơn 1 ngày. Cho nó… lành! vì theo kinh nghiệm đau thương quá khứ của năm trước, ngày 10 tháng 12 cũng là ngày côn-đồ-giả-dạng xuống đường để thực hiện quyền… cước võ tàu đối với những ai muốn tổ chức ăn mừng ngày trọng đại này của nhân loại. 10 tháng 12 cũng là sinh nhật 1 năm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam mà tôi là một thành viên.

Để buổi tiệc kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) được trang trọng tôi đã trang trí “nội thất nhà tù” của mình. Ở trên tường làm “phông” là 27 giấy “triệu tập” và giấy “phạt” (thật ra là 30 nhưng có tờ tôi xé trước mặt “họ”, có tờ bé Múc nhà tôi xơi mất). 27 tờ giấy này cũng có nghĩa lắm đấy bạn. Nó cho thấy những câu viết “blogger Phạm Thanh Nghiên đã được trả tự do vào ngày 18/09/2012” tưởng vậy mà không phải vậy!

Cùng tham dự với tôi để ăn mừng ngày QTNQ năm nay là bé Múc và bé Bi Trố.

Nguồn ảnh:phamthanhnghien

Chào mừng NQTNQ tại gia có lẽ là cách an lành nhất mà một người Việt có thể thực hiện mà không bị hành hung hay xách nhiễu bởi những người đang cầm quyền tại Việt Nam. Làm khác đi là đổ máu như không, theo như thông tin của Dân Làm Báo:

Lúc 15:30′ chiều ngày 9/12/2014, côn an CS đã huy động hàng chục những kẻ lạ mặt đánh đập dã man blogger Nguyễn Hoàng Vi. Đây là hành vi trả thù nghiêm trọng của nhà cầm quyền CSVN đối với Hoàng Vi vì các hoạt động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và kỷ niệm tròn 1 năm ngày thành lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam của cô.

Vụ tấn công xảy ra trước sự chứng kiến của hàng chục viên côn an, dân phòng đang bao vây và chốt chặn trước nhà riêng của Hoàng Vi tại hẻm 107 (đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).

Khi Hoàng Vi đang đi bộ gần nhà, cô bất ngờ bị 3 người phụ nữ lạ mặt lao xe đến tấn công. Hoàng Vi vừa tránh được cú lao xe đầy ác ý thì bất ngờ xuất hiện hàng chục kẻ lạ mặt khác chặn từ hai đầu xông đến túm tóc, rồi đánh đập cô túi bụi.

Trận đòn thù tàn ác của bọn chúng khiến Hoàng Vi nằm gục xuống đất.

Ảnh: Dân Làm Báo

N.N.Q.Q.T ở V.N đã được trang Dân Luận “tóm lược” với ít nhiều chua chát:

Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm, là ngày Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ngày này vào năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử này tại Paris, Pháp. (Theo Wikipedia)

Cũng ngày này vào năm 2014, Mạng lưới blogger Việt Nam cùng các tổ chức XHDS khác đã tổ chức những hoạt động chào mừng ngày này như: phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, bóng bay vào ngày 8/12 tại Thành phố HCM, và Hà Nội ngày 10/12. Những hoạt động này hầu hết đều bị sách nhiễu, cản trở, thậm chí chính quyền nghi dùng côn đồ để tấn công các nhà hoạt động.

Một năm sau, tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng không trở nên sáng sủa, thậm chí tồi tệ hơn khi hàng loạt những nhà hoạt động bị bắt mới, đánh đập hoặc sách nhiễu khi gần kề đến ngày Nhân quyền quốc tế. Chúng ta cùng điểm lại những sự vụ mới đây mà chính quyền đã gây ra với các nhà hoạt động.

  • Bắt giam các tiếng nói đối lập…
  • Hành hung những nhà hoạt động…
  • Sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện…

Những việc làm của chính quyền VN đối với những nhà hoạt động nhân quyền đi ngược lại với những gì VN đã cam kết khi gia nhập thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, cũng như các khuyến nghị UPR của các nước mà Việt Nam chấp thuận.

Thả một người và bắt nhiều người khác có lẽ là chiêu bài quen thuộc của một thể chế độc Đảng. Tù nhân lương tâm VN vẫn là nguồn cung dồi dào cho những hợp động thương mại với quốc tế, hay đó chỉ là con bài để nội bộ lãnh đạo răn đe lẫn nhau? Những dự đoán sẽ mãi là dự đoán cho đến một ngày sự thật phơi bày khi quyền con người được tôn trọng trên quê hương Việt Nam. Chúng tôi tin là như vậy!

Bằng giờ này tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có đôi lời chua chát:

“Đi nước ngoài, mới biết mình mất những gì… Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó.”

Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Âu Châu nên không thể biết “dáng đi nét mặt” của người dân nơi đây “khác dân mình” ra sao. Chỉ quanh quẩn vài ba nước láng giềng – như Cambodia, Lào, và Thái – tôi cũng có thể biết là chúng ta mất những gì, và cảm thấy rất xấu hổ chỉ vì mình là người Việt!

Nguyễn Quang Lập & Những Tiếng Kêu Ca

Nguyễn Quang Lập & Những Tiếng Kêu Ca

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác.

Nguyễn Quang Lập

Có nhiều người, nhứt là những người khác phái – thỉnh thoảng – vẫn chê ỏng chê eo tui là “cái thằng khô khan tình cảm.” Hổng dám “khô” đâu. Thiên hạ, chả qua, vì hiểu lầm mà tưởng vậy (và tưởng vậy là tưởng năng thối) chớ thiệt tình là tui “ướt át” và cải lương muốn chết luôn.

Nói thiệt tình là tui đa cảm và mong manh như một cánh lá me non vậy đó. Chuyện nhỏ xíu xiu cũng có thể khiến tôi bị bồi hồi xúc động, và dư âm của sự xúc cảm thì cứ âm ỉ kéo dài (có khi) đến cả chục năm!

Cách đây đã lâu, vào ngày 28 tháng 12 năm 2007, tôi có đọc trên báo Công An Đà Nẵng một viết ngắn (“Ấm Lòng Tình Đảng Chan Chứa Lòng Dân”) về chuyến đi thăm của ônng Nông Đức Mạnh – tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng – mà tuốt tới bây giờ những dòng chữ (“đầm ấm đến nao lòng”) vẫn còn cứ như in trong trí nhớ:

“Bà con ùa ra, vây quanh Tổng Bí Thư, chân tình, ngây ngất như đón người thân trở về gia đình. Những cái bắt tay, những nụ cười rạng rỡ. Tất cả tạo nên sự đầm ấm đến nao lòng.”

Thiệt là cảm động hết biết luôn!

Đảng với dân – rõ ràng – tuy hai mà một, hay nói cách khác là dân với Đảng tuy một mà hai, nên tình cảm mới mặn nồng và thắm thiết (tới) cỡ đó. Còn tình đồng chí giữa những người trong Đảng với nhau thì (ôi thôi) thiết tha, khắng khít và gắn bó biết chừng nào mà nói:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Ảnh: vnq.edu.vn

Bỏ qua cái vụ dư luận dị nghị về chuyện “nắm lấy bàn tay” (ngó bộ hơi gay) thì ai cũng phải công nhận bài thơ “Tình Đồng Chí” của thi sĩ Chính Hữu rất hay. Lời bàn thêm (và bàn vô) của nhà văn Hoa Quỳnh cũng hay không kém:

“Tình đồng chí, tình thiêng liêng rất riêng của ‘Anh Bộ đội Cụ Hồ’ ấy được gìn giữ và thăng hoa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trên con đường Hồ Chí Minh trên biển hay đường Trường Sơn huyền thoại, trong mỗi trận đánh càn hay bên cánh võng trong dải rừng U Minh xanh ngút mắt, trong cả mỗi lời ca giữa hai trận đánh ‘Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn/ Hai đứa ở hai đầu xa thẳm/ Đường ra trận mùa này đẹp lắm’… Tình đồng chí hun đúc thêm vẻ đẹp của lí tưởng tất cả vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Và hôm nay, trên chiến tuyến bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, tình đồng chí thiêng liêng ấy vẫn chảy nồng nàn trong mỗi cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Việt Nam. Và chúng ta có quyền tin vào sự vững bền muôn thủa của giang sơn Tổ quốc.”

Giang sơn tổ quốc không chỉ “vững bền muôn thưở” mà mỗi lúc còn một thêm giàu mạnh và tươi đẹp, nhờ vào sự dẫn dắt của những đồng chí lãnh đạo vô cùng anh minh và tài đức – theo như nhận định của báo giới Canada:

“Từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận chức vào năm 2006, ông đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi đáng kể. Việt Nam, từ một nước thế giới thứ ba tù túng, đã trở thành ‘Con rồng châu Á’ mới và tiếp theo là ‘Điều kỳ diệu Châu Á.’ Điều đó xảy ra chỉ trong chưa đầy một thập kỷ… Nhân dân Việt Nam đã kiên định vượt lên khỏi những tàn tích của ‘chiến tranh chống Mỹ’, cuộc chiến mà chúng ta vẫn được nghe nói đến.”

Bởi vậy, không phải là vô cớ mà khi còn tại chức đồng chí Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã từng tuyên bố: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc…” Người kế nhiệm, đồng chí Trương Tấn Sang cũng không không nén được sự hân hoan: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”

Đây không phải là những nhận định (chủ quan) của riêng những đồng chí lãnh đạo quốc gia mà là đều là những sự thực (khách quan) đã được phản ảnh từ thế giới bên ngoài.

Theo Business Insider :Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 điểm đến đáng sống nhất, cao hơn Nhật Bản và Bỉ.

Tổ chức News Economics Foundation (NEF) cũng xếp hạng Việt Nam vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới.

Dựa trên những dữ kiện này, cùng với công trình nghiên cứu nghiêm túc, Tiến Sĩ Viện trưởng Nguyễn Xuân Kiên (Viện Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam và Đông Nam Á) khẳng định: “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.”

Tất nhiên, không phải tất cả mọi nỗ lực phát triển đất nước đều xuôi thuận cả. Chúng ta vẫn còn đang gặp phải một số trở ngại và khó khăn nhất định vì tàn dư thối nát của chế độ cũ, vì âm mưu phá hoại của bọn thù địch nước ngoài, và (đôi khi) cũng vì sự chưa hoàn toàn chưa nhất trí giữa những đồng chí đảng viên trong công việc phân chia chiến lợi phẩm hay lợi nhuận.

Lúc “áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá” chả ai lại thèm muốn có thêm một mảnh y phục tả tơi của anh bạn đang cùng chiến đấu (kề bên) nhưng đến khi mỗi người làm chủ vài cái ngân hàng thì tình đồng chí, tất nhiên, phải khác. Tuy nhiên, dù có ở vào tình huống nào chăng nữa những người cộng sản Việt Nam vẫn không quên những đồng chí của mình.

Qua cuốn băng ghi âm  giữa ông Hà Văn Thắm và nghĩa muội (bàn về việc “thâu tóm ngân hàng Bảo Việt”) anh em họ Hà vẫn  nhắc đến những đồng chí vắng mặt một cách rất ân cần:

– Mà em có gặp mấy đồng chí đấy (Vietnamnet) không? Bọn nó định xử lý mấy đồng chí đấy thật nhưng mà không sao, em bảo không sao đâu, các bác ấy không ủng hộ, các bác ấy bảo vệ, công an nó còn có 1 đồng chí…

– Thì em phải bịa, em gọi điện để mà là mai kia gì đấy em sang, nhưng nghe giọng nó có vẻ hơi ngại ngại, có vẻ e dè, hay là mấy ông ấy sợ bị ai theo dõi.

– Thực ra thì có 1 cái văn bản 1 đồng chí nguyên công an gửi cho Thủ tướng đề nghị là điều tra, xem xét động cơ của Vietnamnet về chuyện viết ảnh hưởng đến uy tín của tài chính ngân hàng nhưng mà Bộ Chính trị phản ứng rất căng cái vụ đấy mà nên không sao, em bảo các anh ấy thế.

– Em gọi định nhờ vụ TOSY thôi nhưng mà có vẻ dè chừng quá.

– Thì có thể là nó cứ bảo là là anh nhờ các bác các đồng chí ấy, nên các đồng chí ấy ngại, có thể thế, cái thứ 2 nữa là là vụ này anh Son anh bảo vệ quyết liệt lắm, anh Son Bộ trưởng, trực tiếp anh Son ảnh chỉ đạo.

– Cái người ta quan tâm đến là chiêu chính trị đằng sau đấy ở việc thôn tính ấy,

– Chiêu chính trị là chiêu gì?

– Tức là đằng sau đấy là sẽ gồm nhưng thế lực nào đấu đá nhau như thế nào.

Ngay cả khi chuyện “đấu đá” không còn giữ kín được trong nội bộ, qúi vị lãnh đạo quốc gia vẫn cứ còn (cố) giữ được cái tình nên  không hài tên ai trước công luận mà chỉ lịch sự gọi (nhau) là đồng chí Y hay đồng chí X… thôi. Thiệt là tế nhị và qúi hoá hết sức!

Sở dĩ Đảng ta giữ được mối thâm tình này là hoàn toàn nhờ vào di chúc (thiêng liêng) của Bác, trước lúc đi xa:

“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.” ( Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 12, NXB CTQG, H.2002, tr. 510).

Câu nói thường được nhân gian truyền tụng (“Kính thưa các đồng chí trong chi bộ. Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ”) đã phản ảnh rốt ráo tinh thần đoàn kết, và truyền thống về tình đồng chí muôn năm vững bền của những đảng viên C.S. Việt Nam.

Cả nước, kể cả đứa bé lên năm, đều biết như thế – trừ nhà văn Nguyễn Quang Lập:

“Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 – Lô B2 – Chung cư Hoàng Anh – Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.”

Coi:

Theo Business Insider :Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 điểm đến đáng sống nhất, cao hơn Nhật Bản và Bỉ.

Tổ chức News Economics Foundation (NEF) cũng xếp hạng Việt Nam vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới.

Và trong khi toàn dân, toàn đảng đều nỗ lực không ngừng để giữ vị thế của một “con rồng Châu Á” của Việt Nam được “vững bền muôn thưở” mà Nguyễn Quang Lập lại “gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước” thì thằng chả bị bắt – theo điều 258 Bộ luật hình sự là đúng người đúng tội rồi, chớ có oan ức gì đâu (mà kêu la um xùm vậy) mấy cha?

Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác. Sống ở nước C.H.X.H.C.N.VN  mà lại nằng nặc đò “chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân” thì đi tù là cái chắc! Ở xứ sở này những đồng chí lãnh đạo đâu có sợ hãi bất cứ điều gì, ngoài sự thật!

Có một người luôn mãi yêu con

Có một người luôn mãi yêu con

Chuacuuthe.com

VRNs (13.12.2014) – Trong cuộc sống, chúng ta hay có những giây phút nhận định sai lầm, nếu sai lầm thuộc về hạ giới thì có thể sửa chữa được, nhưng nếu đã sai lạc đường chân lý thì khó bề cứu vãn.

Chân lý thuộc về niềm tin nhưng niềm tin không tự nhiên mà có. Niềm tin trước hết là một ân ban đến từ Thiên Chúa cùng với sự đáp trả quảng đại của con người. Thật ra Thiên Chúa ban đức tin cho tất cả nhân loại, nhưng do lòng con người đáp trả lại nhiều hay ít mà dẫn đến những sai lạc chân lý.

Con đường dẫn đến niềm tin cũng đầy chông gai và thử thách, không phải cứ nói tin là được. Niềm tin còn phải thể hiện qua dòng lịch sử. Có thể hôm nay bạn tin nhưng ngày mai bạn đã phản bội chính niềm tin của mình. Làm thế nào để chúng ta có thể thủ đắc một niềm tin tinh tuyền, thánh thiện, không tỳ vết?!

Đức tin không có trong những con người luôn cậy vào tài năng, sức lực của mình. Đức tin luôn đến từ những tâm hồn đơn sơ nghèo khó, tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin như tổ phụ Apraham, đi mà không biết mình đi đâu, đến nơi ông không hề biết mình sẽ đến. Hoàn toàn phó thác trọn vẹn cho quyền năng và thánh ý Đấng làm chủ đời mình.

Cuộc đời chúng ta là của Thiên Chúa, là do quyền năng và thuộc quyền sở hữu của Ngài. Chúng ta có trách nhiệm trên cuộc đời của mình nhưng dưới quyền sở hữu của Thiên Chúa. Ngay từ lúc ta được hình thành trong lòng mẹ, cho đến khi nhắm mắt lìa đời, cả hành trình cuộc đời đều nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.

Cái khó của nhân loại chính là không nhận biết được điều cốt yếu căn bản đó. Ai cũng nghĩ rằng Thiên Chúa ở đâu xa lắm và không có thực. Từ quan niệm đó, đã kéo theo hàng loạt những sai lầm nghiêm trọng về mặt tâm linh. Nếu như ai cũng biết sống dưới con mắt của Thiên Chúa, thế giới đã thực sự tốt hơn rất nhiều.

Cũng vậy, những người dân Do Thái thời Đức Giêsu, đang khi được diện đối diện với Ngài qua những phép lạ, những lời rao giảng, những lời tiên tri… nhưng chẳng mấy ai có thể nhận biết và tin vào Ngài. Người ta luôn luôn hoài nghi ngờ vực, đặt một câu hỏi thật to về Ngài thay vì nhìn nhận quyền năng và thần tính của Ngài. Họ đi dò hỏi, đi tìm hiểu không phải để biết, để tin, để yêu nhưng là để thỏa mãn sự ganh ghét, đố kỵ.

Nghe tin đồn về thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa và kêu gọi mọi người đón chờ Đấng Cứu Thế, người Do Thái đã tìm đến ông để dò la tin tức. Nhưng thánh Gioan đã tuyên bố rất minh bạch: “Tôi không phải là Đấng Kytô.” (Ga 1, 20) Ông nhìn nhận mình chỉ là: “Tiếng người hô trong hoang địa, hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” (Ga 1, 23)

Ngày nay cũng có nhiều người đội lốt tiên tri giả. Khi làm sứ mệnh loan báo Tin mừng, họ tự vinh danh bản thân để được khen tụng. Thậm chí còn cho mình có quyền năng, phép lạ như Thiên Chúa để có thể đổi núi dời non. Trong tất cả mọi hoạt động, nếu như chúng ta thực hiện chỉ nhằm mục đích tôn vinh tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải vinh danh chính mình, đó mới là lúc chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Vậy đấy, Thiên Chúa luôn luôn ở giữa chúng ta, ngay bên cạnh chúng ta nhưng dường như nhân loại đã không thể tin. Do vậy mà bao nhiêu ngàn năm qua rồi, người đời vẫn mải miết đi tìm chân lý nơi những bụt thần vật chất do họ tự tôn. Thế giới đã bỏ quên Thiên Chúa. Nhân loại đả ngoảnh mặt làm ngơ không biết Ngài ở đâu. Trong khi Ngài luôn ở giữa chúng ta ngay trong cuộc sống thường nhật: “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Ga 1, 27)

Lạy Chúa, Ngài luôn ở giữa con nhưng con không hề hay biết. Không biết không phải vì không thể ý thức nhưng chính là sự lãng quên cố tình. Con bỏ quên Chúa vì bộn bề mưu kế sinh nhai, vì ham danh lợi thú, vì đam mê tham vọng, vì thỏa mãn nhục dục… Có một Đấng luôn ở bên con, chăm lo, bảo vệ, yêu thương và nâng đỡ con mỗi ngày, cho con cuộc sống nhưng con lại vô tình lãng quên. Suốt ngày con chỉ nhớ đến cái ăn cái mặc, đồng tiền tấm áo cùng mớ của cải vật chất vô hồn và những thú vui chóng qua mau tàn Con đã bỏ quên những giá trị tâm linh mất rồi. Xin giúp con hiểu rằng, có ai hơn được Chúa, có gì quyền năng và quan trọng hơn Ngài. Thôi thì xin Ngài hãy cứ ở lại, giữa tâm hồn con, mặc dầu vô cùng tội lỗi và bất xứng, nhưng nếu đã tin rằng có một Người luôn hiện diện trong cuộc đời con mà con không hay biết, thì còn hạnh phúc vui sướng nào viên mãn hơn thế đâu.

Hoàng Thị Thùy Trang.