Giáng Sinh kỷ niệm – Dậu Nguyễn
httpv://www.youtube.com/watch?v=xx8WpTa8MRw&list=PLYNu2WsZ1JUhQ7J1GGZCKRwWY41IaYbRS&index=1
“Giáng Sinh kỷ niệm”. Sáng tác: Nguyên Hà. Tiếng hát: Hồ Lệ Thu. Hình ảnh: Internet. Nhạc cảnh: Dậu Nguyễn.
httpv://www.youtube.com/watch?v=xx8WpTa8MRw&list=PLYNu2WsZ1JUhQ7J1GGZCKRwWY41IaYbRS&index=1
“Giáng Sinh kỷ niệm”. Sáng tác: Nguyên Hà. Tiếng hát: Hồ Lệ Thu. Hình ảnh: Internet. Nhạc cảnh: Dậu Nguyễn.
Khói bóc lên từ thành phố Kobani của Syria sau một cuộc oanh kích do phi cơ của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu thực hiện
Meredith Buel
17.12.2014
4 năm sau các vụ nổi dậy làm tan vỡ tình trạng đã có từ mấy chục năm ở Trung Đông, năm 2015 hứa hẹn sẽ là một năm với những thay đổi ồ ạt, đề ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Thông tín viên VOA Meredith Buel điểm qua những dự kiến cho khu vực này trong năm mới.
Cách đây 1 năm chẳng mấy người nghe nói về tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, hay IS.
Nhưng sau vụ chiếm đóng chớp nhoáng nhiều nơi ở Syria và Iraq, các phần tử thánh chiến đã được gán cho là mối đe doạ tiềm tàng đối với nhiều nước khác.
Hàng trăm vụ không kích dường như đã kéo chậm đà tiến của IS, và các nhà phân tích như ông Paul Salem thuộc Học viện Trung Đông dự báo các cuộc không kích sẽ được tăng cường trong năm mới:
“Tôi nghĩ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo sẽ tiếp tục tại Iraq. Tôi cho rằng giữa quân đội Kurd và quân đội quốc gia trú đóng tại Baghdhad, với sự hỗ trợ mạnh của Hoa Kỳ, Iraq sẽ đạt được tiến bộ trong năm 2015.”
Nhưng tiến bộ có thể không được chắc chắn như thế ở Syria, nơi Hoa Kỳ đang dự định huấn luyện các phần tử nổi dậy ôn hoà.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Syria, ông Robert Ford nói cần phải hành động nhiều hơn:
“Nếu chúng ta không giúp đỡ bạn bè của chúng ta ở thực địa thật nhanh, thì sẽ không có chọn lựa nào ở Syria ngoại trừ một bên là Bashar al Assad và bên kia là các phần tử cực đoan thánh chiến.”
IS đã được sự chú ý của phương Tây vì những vụ chặt đầu ghê rợn và những hành vi tàn ác khác.
Giáo sư Daniel Serwer của trường đại học Johns Hopkins nói các phần tử khủng bố đã đi quá xa:
“Tôi nghĩ, tôi đoan chắc làm như thế là mất đi một phần thế đứng, bởi vì tôi cho rằng IS đang phạm những lỗi lầm nghiêm trọng, nhất là tại Iraq nơi bọn họ đã sát hại các thành viên của nhiều bộ tộc Sunni.”
Ngũ Giác Đài nói có bằng chứng các chiến binh IS đã bắt đầu tiến vào Libya, nơi tình hình hỗn loạn đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về an ninh.
Tướng David Rodriguez đứng đầu Bộ chỉ huy Hoa Kỳ ở Phi châu nói:
“Người ta đến để huấn luyện và hỗ trợ hậu cần ngay lúc này, để đến các địa điểm huấn luyện và đó là điều chúng ta đang chứng kiến ngay bây giờ. Về phần một ban chỉ huy to lớn và mạng lưới kiểm soát thì tôi chưa thấy có.”
Rối loạn chính trị đang tiếp diễn ở Yemen, nước đã chứng kiến nhiều thay đổi về lãnh đạo trong mấy tháng vừa qua.
Các thành viên của phong trào Hồi giáo Shia Houthi đang chống chọi với các chiến binh của al-Qaida trên bán đảo Ả Rập. Phân tích gia Paul Salem của Học viện Trung Đông nêu nhận xét:
“Tầm nhìn xa cho thấy Trung Đông trong thế kỷ này sẽ là một nơi rất nhốn nháo và không thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra.”
Các nhà phân tích nói những cuộc chiến tranh đang sôi sục ở Trung Đông đang thu hút con số ngày càng nhiều các chiến binh nước ngoài, và đối với những người tìm cách chống lại đạo Hồi quá khích, các thách thức ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-12-16
Nhà văn Blogger Nguyễn Quang Lập.
File photo
Your browser does not support the audio element.
9 ngày tạm giam đã qua Bọ Lập vẫn không được thả theo đúng luật và vẫn không thấy Viện kiểm sát động tĩnh gì trước lá đơn xin tại ngoại của gia đình người blogger kiêm nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập. Phải chăng đã có quyết định giam anh theo điều 258 bất kể tinh thần của trang blog Quê Choa là ôn hòa và sức khỏe chủ nhân trang blog ấy đang có vấn đề nghiêm trọng?
Không giống như các blogger khác bị cáo buộc tội danh 258, Bọ Lập nhanh chóng được cổng thông tin của công an cho biết là anh đã “khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Anh cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội” công an bóng gió cho biết có thể xem xét đơn xin tại ngoại của gia đình vì lý do sức khỏe. Mặc dù Viện Kiểm sát chưa có phê chuẩn tiếp tục giam giữ nhưng Bọ Lập vẫn không được thả sau 9 ngày tạm giữ để điều tra. Gia đình người blogger này như đang ngồi trên lửa vì bản thân anh không thể tự chăm sóc cho mình sau khi bị căn bệnh hiểm nghèo quật ngã phải chịu liệt nửa thân người từ nhiều năm về trước. Bà Hồ Thị Hồng, vợ của nhà văn cho biết bà đã đến chờ chồng trọn ngày 15 tháng 12 vừa qua nhưng không có một kết quả nào:
“ Bên cơ quan an ninh họ bảo là chuyển hồ sơ lên viện Kiểm sát, bây giờ họ không biết chỉ có Viện Kiêm sát có lệnh xuống thì họ mới thả được.
-Bà Hồ Thị Hồng”
“Bên cơ quan an ninh họ bảo là chuyển hồ sơ lên viện Kiểm sát, bây giờ họ không biết chỉ có Viện Kiêm sát có lệnh xuống thì họ mới thả được. Chị cứ chờ ngày mai mới có quyết định. Họ đang chờ Viện Kiểm sát đưa quyết định xuống chứ họ cũng không biết. Chỉ có gửi đồ họ đem vào chứ không được gặp anh Lập, họ không cho gặp. Ba bốn hôm trước anh Lập có gửi một lá thư ra bảo rằng tình hình trong này anh ấy vẫn bình thường và dặn con cái mấy đứa ở nhà làm gì thế thôi.”
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập mở trang blog Quê Choa bắt đầu từ mục tiêu quảng bá văn học nghệ thuật thỉnh thoảng mới link những bài viết phê bình chính sách nhà nước hay phê phán các hiện tượng xã hội chứ bản thân anh không phải là người hoạt động chính trị và vì vậy việc bắt giữ anh theo điều 258 là việc gây chấn động dư luận, ông nói:
“Nếu nói về tính chất nhạy cảm trong các trang blog thì tôi cho rằng trang blog của anh là không đến nỗi nào, không đáng kể vậy thì Bọ Lập bị bắt là một dấu hỏi rất lớn và nó gây bức xúc rất lớn. Anh em chỉ phán đoán với nhau thế này: trang của Bọ Lập hiện nay là trang được truy cập lớn nhất Việt Nam, được nhiều bạn đọc chia sẻ nhất cho nên có thể công an người ta làm không chuẩn lắm vì còn rất nhiều trang khác viết rất mạnh dạn, thẳng thắn, gay gắt nhưng chủ trang thì cũng chỉ bị cảnh cáo thôi chứ không bị bắt.”
Lý do khiến Bọ Lập bị bắt được dư luận đặt ra rất nhiều giả thuyết trong đó có việc anh nắm giữ một danh sách nhân sự quan trọng trước ngày đại hội đảng sắp tới đã khiến các phe phái nổi giận dẫn tới sự bắt giữ anh để bịt miệng. Giả thuyết này tuy có vẻ hợp lý nhưng nhà văn Nguyễn Quang Lập có quan hệ lớn đến cỡ nào để có được danh sách tuyệt mật ấy là điều cần phải tính tới.
Nhà văn cũng là Blogger Nguyễn Quang Lập người điều hành Blog Quê Choa nổi tiếng.
Theo nhà văn Phạm Viết Đào cũng là một blogger nổi tiếng vừa mãn hạn tù với bản án 258 thì việc Bọ Lập nằm trong một phe phái nào đó để có danh sách mật này hoàn toàn là do sự phóng đại của dư luận, theo ông thì Võ Nguyên Giáp mới là lý do chính yếu:
“Tôi nghĩ rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập không phải là người của hậu trường, không phải là người của e-kip nào cả. Ông cũng như tôi chỉ lượm những thông tin vỉa hè, phát biểu vỉa hè thôi chứ tôi không tin rằng ai đó đã dùng blog của ông Lập để nói những chuyện lớn thì tôi không tin những chuyện này.
Còn trang của anh Lập có một số vấn đề thì người ta thấy ông ấy là một trong số người ca ngợi ông Giáp rất là mạnh mẽ và vì vậy có thể mất lòng ai đó vì sau đấy thì có thông tin người này người khác tung tin lên mạng đòi khiếu kiện này khác và họ rất khó chịu. Vụ bắt giữ vừa rồi tôi thấy cũng như vụ của tôi người ta từng cho rằng hàng ngày tôi tới nhà ông Trương Tấn Sang nhận chỉ đạo để viết vì vậy khi tôi bị bắt người ta cho tôi là người thuộc ê kip nào đấy.”
Nhà báo Đại tá Bùi Văn Bồng Trưởng đại diện báo QĐND tại Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông cửu long cho biết công việc viết lách và trang blog của ông như sau:
“ Ông cũng như tôi chỉ lượm những thông tin vỉa hè, phát biểu vỉa hè thôi chứ tôi không tin rằng ai đó đã dùng blog của ông Lập để nói những chuyện lớn thì tôi không tin những chuyện này.
-Nhà văn Phạm Viết Đào”
“Tôi làm báo lâu năm nên biết rồi. Muốn đăng lên một bài thì phải vo tròn nắn vuông theo quan điểm chỉ đạo của đảng rất là chặt chẽ. Những điều cá nhân phóng viên muốn viết muốn nói sự thật thì có khi bị gạch bỏ trước khi đăng. Ngay khi tôi là biên tập duyệt bài đăng cũng vậy cũng có những tác giả tâm tư khi tôi đưa bài của tác giả lên thì ban biên tập có khi không nhất trí hoặc khi nhất trí đăng rồi lại bị Ban tuyên giáo trung ương không nhất trí.
Tôi chỉ còn mỗi kênh thông tin là blog, mình nói hết lòng mình và mình nói hộ cho mọi người đồng thời nói đúng, nói phải, nói thật thì người ta lại ghét sự thật. Trang blog nó nằm giữa hai dòng chảy, một dòng chảy xuôi và một dòng chảy ngược. Nó đứng giữa hai dòng chảy đó nên luôn luôn trong tâm trạng sóng dồn, sóng dồn đập từ cả hai phía.
Đối với anh Lập thì tôi cảm thấy cái trang của anh ấy góp ý một cách chân tình và cũng từ quan điểm của nhà văn làm sao cho nó nhẹ nhàng và nếu có góp ý với đảng để chuyển đổi thì cũng để ôn hòa làm sao không xảy ra những vấn đề lớn trong xã hội mà tính dân chủ được nâng cao tiếng nói người dân được đề cao…tôi đọc của anh Lập nhưng cũng không phát hiện ra cái gì lớn lao cả.
Nếu bây giờ trang của mình mình cũng nói thẳng nói thật chân tình chứ không có động cơ gì do muốn đóng góp vào dư luận xã hội nên mình làm thôi nhưng nếu họ quy vào họ bắt thì tôi cũng phải chịu chứ biết sao!”
Bọ Lập từng viết trên trang blog Quê Choa của anh như một tuyên ngôn cho việc viết blog như sau:
“Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở “sự thật” đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân… vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá!”
Đọc kỹ những điều anh viết nào thấy chút gì gây hấn với chính quyền cũng không hề có ý đồ gì to tát trước vận mệnh đất nước dân tộc. Anh bị bắt, bị dẫn đi với chiếc gậy bên mình chỉ vì anh muốn người dân biết sự thật. Người trách nhiệm bắt anh có lẽ cũng ngạc nhiên tự hỏi như mọi người tại sao sự thật lại nguy hiểm như vậy?
Nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Quang Lập có một số công chúng riêng, đặc biệt với những tác phẩm gần đây anh viết với văn phong rất gần gũi với thời đại internet. Người đọc anh đã nhanh chóng theo trang blog Quê Choa được anh mở ra trước tiên chỉ để chia sẻ với độc giả của Nguyễn Quang Lập và rồi sau đó lần lượt nảy sinh những vấn đề có liên quan tới chính trị, xã hội mà một nhà văn chân chính cảm thấy có trách nhiệm phải chuyển tới người đọc.
VRNs (17.12.2014) -Sài Gòn- Thông tấn CISA và đài phát thanh Vatican cho biết – Bệnh viện thánh Giuse ở Monrovia, ngưng hoạt động hồi tháng 8 vừa qua sau khi nhiều nhân viên ở đây tử vong vì dịch Ebola, nay đã mở cửa trở lại.
Theo tạp chí trực tuyến “Servizio Informazione Religiosa” của Ý cho biết, bệnh viện thánh Giuse đã tái hoạt động lại ở Monrovia, thủ đô của Liberia. Bệnh viện được mở lại tại thời điểm mà dịch bệnh có vẻ như đang suy giảm.
Bệnh viện Thánh Giuse ở Liberia cũng là một chuỗi các bệnh viện được tổ chức cứu trợ Công Giáo (CRS) Hoa Kỳ xây dựng và tài trợ.
Theo Cisa 8 nhân viên bệnh viện đã tử vong hồi tháng 8 sau khi đã chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Ebola. Tại thời điểm đó, bệnh viện chưa có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa virus ebola.
Vatican radio cho biết, Trong số những người chết có nữ tu Chantal Pascaline Mutwameme thuộc dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cùng với 3 tu sĩ truyền giáo của dòng Thánh Gioan Thiên Chúa trong đó gồm có một linh mục người Tây Ban Nha và hai thày là Patrick Nshamdze quản lý bệnh viện và thày George Combey dược sĩ. Cộng thêm 5 nhân viên khác là giáo dân, trong đó có 3 phụ nữ và 2 đàn ông.
Con số người nhiễm bệnh cho tới thời điểm hiện tại theo WHO là 17.940 người. Có tới 6388 ca tử vong vì bệnh.
Tâm điểm của dịch bệnh vẫn tập trung vào ba quốc gia Tây Phi là Guinea, Sierra Leone and Liberia.
Việc tái khai trương bệnh viện Thánh Giuse ở Monrovia sẽ là tin tốt cho nhiều người dân Liberia. Quốc gia Châu Phi Liberia đang trong giai đoạn đối mặt với những tia hy vọng của những khó khăn thực sự. Các nhà phân tích nói rằng thời gian này cũng có thể là sự khởi đầu của một giai đoạn mới tiếp theo.
Pv. VRNs
Chín ngày hoặc ba năm!
RFA
Lê Diễn Đức
Thế là đã qua ngày thứ chín!
“Em yên tâm, nếu chín ngày anh không về thì khoảng ba năm”!
Lời của nhà văn Nguyễn Quang Lập nói với vợ, khi ông bị công an dẫn ra khỏi nhà, phải chăng trở thành sự thật?
Với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự, tức là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, nếu mang ra toà xét xử anh có thể phải chịu án tù ba năm, thật!
Tại sao ông Lập đã ý thức được điều này? Phải chăng khi đặt bút viết và đưa những bài từ các nguồn khác, thậm chú từ các tờ báo do đảng kiểm soát, ông Lập biết rằng sớm hay muộn ông cũng sẽ bị quy kết vào điều 258 Bộ Luật Hình Sự?
Nhiều năm qua ông vẫn tiếp tục cuộc chơi, ngày một mạnh tay hơn và dứt khoát hơn, đặc biệc về các vấn đề chủ quyền của đất nước bị Trung Quốc xâm lấn. Cho đến ngày 6 tháng 12 năm 2014. Khi ông bị bắt.
Vì thế tôi đã nhận định nhà văn Nguyễn Quang lập thể hiện “một khí phách lớn“. Điều này hoàn toàn đúng với ý nghĩa của từ này, chứ không hề “đao to búa lớn” như có bạn nhận xét trên trang Facebook của tôi.
Bỗng dưng vài ngày sau khi bắt giữ ông, báo công an đưa một tin siêu ngắn: “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại”. “Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội”.
Mặc dù đã nghĩ rằng, ông Nguyễn Quang Lập là nhà văn, không phải là nhà bất đồng chính kiến, càng không phải là một nhà cách mạng “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”. Rất có khả năng ông có thể yếu đuối trước những điều kiện khắc nghiệt của nhà tù với một thân thể bị bệnh tật, nên đã nhận đại để thoát khỏi tù ngục, như là một lựa chọn chiến thuật khôn ngoan.
Nhưng sau 9 ngày ông vẫn còn ở trong tù khiến tôi bình tâm suy nghĩ lại.
Những bài đăng trên Blog Quê Choa, đa phần được chọn lọc thận trọng, cả về tác giả cũng như nội dung, mang tính phê phán, phản biện xã hội ôn hoà và xây dựng, chẳng có thể là tội phạm, trừ khi nhà cầm quyền áp đặt. Cho nên tôi thấy ông Nguyễn Quang Lập đâu cần phải “nhận tội” và xin khoan hồng.
“Trò dàn dựng “nhận tội, xin khoan hồng” cũ rích hoàn toàn bị phá sản” – Tôi đã viết như thế trong phân tích vụ án sinh viên Nguyễn Phương Uyên trên RFA Blog.
Cho nên nếu công an lại sử dụng kỷ thuật dao kéo, chỉnh sửa để đưa ra công luận một videoclip với hình ảnh ông Nguyễn Quang Lập cúi đầu nhận tội, e rằng quá lỗi thời và bất tiện. Thiên hạ sẽ bóc mẽ, và mọi sự dối trá sẽ bị đưa ra ánh sáng. Đưa ra một thông tin để gieo rắc nghi ngờ, rồi vô tư gỡ xuống là việc các tờ báo của nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn làm bình thường, bất tuân theo một nguyên tắc lương thiện nào của báo chí. An toàn hơn nhiều.
Adam Michnik, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Ba Lan trong chế độ Cộng sản, hiện là Tổng biên tập nhật báo tri thức lớn nhất Ba Lan “Gazeta Wyborcza” viết:
“Trí thức phải là tiếng nói của xã hội bị bịt miệng. Đối với người trí thức thì chính trị là lựa chọn mang tính đạo đức. Người trí thức bước vào chính trị là để lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy“.
Ông Nguyễn Quang Lập cũng thế, khi dùng con thuyền Quê Choa để “chuyển tải sự thật tới nhân dân” thì cũng chính là lúc ông lựa chọn chính trị – đạo đức. Nhưng ông không làm chính trị vì danh lợi, ông chỉ thực hiện sứ mệnh của một người trí thức trong xã hội.
“Nguyễn Quang Lập không phải là một nhà bất đồng chính kiến. Anh không có ý định làm chính trị hay làm cách mạng. Không phải vì anh sợ hãi, anh không làm, đơn giản vì anh chỉ là một nhà văn.
Nguyễn Quang Lập chưa bao giờ có ý định làm một anh hùng. Dù những gì ông cống hiến ở Quê Choa là một sự hy sinh quả cảm“.
Tôi không cho rằng việc bắt Bọ Lập có liên quan gì đó đến đấu đá nội bộ hay Hội nghị Trung ương Đảng cuối năm nay, mà vì sau khi Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Blogger Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ bị bắt, Blog Quê Choa là điểm hẹn hiếm hoi cuối cùng của đông đảo bạn đọc và có tầm ảnh hưởng lớn lên tâm lý của xã hội. Nếu không ngăn chặn sớm, Blog này sẽ có chiều hướng đi xa hơn, trở thành một trang mang tính phản kháng rất bất lợi cho chế độ.
Rất đáng tiếc, lời kêu gọi ký tên gửi lãnh đạo nhà nước Việt Nam yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập do một số trí thức của Văn đoàn Độc lập khởi xướng, cho đến nay mới chỉ được dưới 600 người trong và ngoài nước tham gia.
Con số quá ít ỏi so với hàng triệu người hâm mộ và theo dõi Blog Quê Choa từ nhiều năm qua và hàng chục triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Người Việt cái gì cũng thích miễn phí. Đọc miễn phí, cảm nhận và chia sẻ lập trường tư tưởng miễn phí, khoái cảm miễn phí, nhưng khi cần đến một chút hy sinh, một tý can đảm thì đều tránh né.
Dù biết rằng, ký tên vào thư kiến nghị chẳng hy vọng giải quyết được gì, nhưng nó thể hiện tấm lòng, tình người của bạn đọc, là sự tổng động viên dư luận xã hội. Ngay ở Mỹ để Tổng thống quan tâm đến một kiến nghị đăng trên trang web “We The Peoples” của Nhà Trắng, ít nhất cũng phải đạt con số 25 ngàn người ký tên.
Thật cay đắng khi nhà văn Phạm Thị Hoài viết trong bài “Một con thuyền“:
“Điều duy nhất chúng ta không làm là những hành động cụ thể, ở quy mô đủ rộng để có một tác động thực. Hàng trăm nghìn độc giả của anh sẽ quen rất nhanh khoảng trống anh để lại trên không gian ảo, như hàng trăm nghìn độc giả của Anh Ba Sàm.
Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta”.
Lẽ nào chúng ta có thể dửng dưng quay lưng với một tác giả đang lâm nạn, một người đã chuyển đến cho chúng ta đầy ắp sự thật các sự kiện thời sự nóng bỏng của đất nước – một món ăn tinh thần vô giá?
© Lê Diễn Đức
Phi công VNA ‘bấm nhầm nút không tặc’
Ảnh minh họa tại sân bay nội bài.
Phi công Vietnam Airlines (VNA) “kích hoạt nhầm nút” bị uy hiếp khiến chuyến bay từ TP HCM đi Vinh phải hạ cánh khẩn cấp hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Nội Bài, theo truyền thông trong nước.
Ông Lê Trường Giang người phát ngôn hãng hàng không Vietnam Airlines, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời “đã bác bỏ thông tin một máy bay của hãng này bị khủng bố.”
“Tổ bay của chuyến bay VN 1266 bay từ TP.HCM đi Vinh đã vô tình bấm nhầm nút cảnh báo xâm nhập buồng lái, sau đó hệ thống phát tín hiệu khẩn cấp buộc máy bay phải hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài. Máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài.
“Trước đó nhiều nguồn tin cho biết chuyến bay có dấu hiệu bị không tặc uy hiếp. Chiếc máy bay nói trên đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Lực lượng An ninh Hàng không sân bay đã vây kín chiếc máy bay để tìm hướng giải quyết vụ việc”, báo này nói thêm.
‘Bấm nhầm’
Lý do là do cơ trưởng (phi công người nước ngoài) của chuyến bay đặt sai tần số báo hiệu khẩn nguy thành báo hiệu không tặc khiến toàn bộ hệ thống triển khai phương án chống không tặcBáo Giao thông Vận tải
Trong khi đó, báo Thanh Niên cho biết: “Khi gần đến Vinh, máy bay gặp trục trặc kỹ thuật giảm áp buồng kín, tổ lái phải giảm độ cao từ 35.000 feet xuống 10.000 feet để đảm bảo oxy cho hành khách và phi hành đoàn.”
“Tuy nhiên, thay vì nhấn nút khẩn nguy (7700) thì cơ trưởng đã ấn nhầm nút khủng bố (7500). Tình huống trên khiến máy bay bị đặt vào tình trạng khủng bố, toàn bộ mặt đất phải triển khai theo tình huống này.”
Còn báo Giao Thông Vận tải dẫn “một nguồn tin từ Vietnam Airlines” cho hay nguyên nhân ban đầu được xác định là do trục trặc kỹ thuật, tàu bay mất áp lực buồng chính, trong khoang khách mất áp suất, hành khách và phi công đều phải đeo mặt nạ dưỡng khí.
“Khi máy bay bay ra Nội Bài thay vì hạ cánh tại Vinh để sửa chữa thì các lực lượng tại Nội Bài đã sẵn sàng cho phương án máy bay bị không tặc.
“Lý do là do cơ trưởng (phi công người nước ngoài) của chuyến bay đặt sai tần số báo hiệu khẩn nguy thành báo hiệu không tặc khiến toàn bộ hệ thống triển khai phương án chống không tặc.
“Tuy nhiên, mọi thông tin đã được xác nhận lại, chuyến bay VN 1266 đã hạ cánh tại Nội Bài, toàn bộ hành khách của chuyến bay đã xuống tàu bay vào nhà ga an toàn”, báo này cho hay.
Tổ bay của chuyến bay VN 1266 bay từ TP.HCM đi Vinh đã vô tình bấm nhầm nút cảnh báo xâm nhập buồng láiBáo Tuổi Trẻ
Còn Thông Tấn Xã Việt Nam mô tả “đã có sự cố kỹ thuật khẩn cấp khiến chuyến bay này phải đổi hướng bay” và “chuyển địa điểm hạ cánh”.
“Vào lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Lực lượng An ninh Hàng không sân bay đã kịp thời có mặt để giải quyết vụ việc.
“Sau khi hạ cánh, máy bay này đã được cách ly tại khu vực quân sự của sân bay Nội Bài để tiếp tục làm rõ vụ việc và đảm bảo an toàn cho các hành khách khác tại sân bay.
“Các cơ quan chức năng đã xác nhận không có dấu hiệu máy bay bị uy hiếp như một số thông tin trước đó”, cơ quan này cho biết thêm.
Vào tháng 10, một trực thăng quân sự đã suýt va chạm với một máy bay dân sự của Vietnam Airlines trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sự việc xảy ra ngày 29/10, nhưng báo cáo về vụ việc chỉ mới được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi cho Cục Hàng không Việt Nam hôm 18/11.
Vào tuần trước người đứng đầu ca trực trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) bị bắt để điều tra “sự cố sập điện nguồn trạm không lưu hôm 20/11”.
Sự cố khiến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điều hành bay, kể cả radar đều ngưng hoạt động và làm ảnh hưởng 92 chuyến bay.
httpv://www.youtube.com/watch?v=TPTCIsVqRdQ
Taliban tấn công trưòng học ở Pakistan, giết chết 126 người
Nhân viên an ninh tại một bệnh viện giúp một học sinh bị thương trong vụ tấn công, Peshawar, Pakistan, 16/12/14
16.12.2014
Một nhóm phiến quân Hồi giáo mặc quân phục đã tấn công một trường học do quân đội điều hành ở miền tây bắc, giết chết ít nhất 126 người. Hơn 100 người khác bị thương trong vụ tấn công ngày hôm nay. Theo tường thuật của thông tín viên Ayaz Gul của đài VOA ở Islamabad, phe Taliban ở Pakistan đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ này.
Giới hữu trách cho biết những kẻ tấn công trang bị khí giới hùng hậu đã xông vào trường học nằm trong một khu vực được canh phòng khá chặt chẽ của thành phố Peshawar và nổ súng bừa bãi vào những học sinh đang tham gia khóa thi mùa đông.
Những kẻ tấn công đã bắt một số người không rõ là bao nhiêu làm con tin trước khi lính biệt kích Pakistan tới nơi để tiến hành một cuộc giải cứu. Những người mục kích cho biết súng nổ dữ dội bên trong trường học giữa lúc xe cứu thương chở các nạn nhân đến bệnh viện.
Phần lớn những cái chết dường như đã xảy ra khi phiến quân bắt đầu vụ tấn công. Các bác sĩ cho biết mấy mươi học sinh đang được chữa trị tại bệnh viện, trong đó có một số người đang ở trong tình trạng nguy kịch. Giới hữu trách Peshawar đã kêu gọi công chúng hiến máu.
Quân đội Pakistan cho biết cuộc hành quân giải cứu đang tiếp diễn và các binh sĩ vẫn tiếp tục bắn nhau với các phiến quân. Giới hữu trách tin rằng hầu hết học sinh và nhân viên nhà trường đã được đưa tới nơi an toàn.
Tỉnh trưởng Pervez Khattak cho báo chí biết rằng các lực lượng an ninh đã hạ sát hai kẻ tấn công trong lúc một phiến quân thứ 3 tự kích nổ những quả bom đeo trên người.
Ông Khattak nói rằng phần lớn ngôi trưòng này đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng an ninh, nhưng một số phiến quân vẫn còn cố thủ bên trong văn phòng hiệu trưởng và một căn phòng khác ở kế bên.
Ông Khattak cũng nói rằng phiến quân mặc đồng phục của lực lượng bán quân sự có tên là Binh đoàn Biên giới.
Phe Taliban ở Pakistan nói rằng họ thực hiện vụ tấn công này để trả đũa cho những cuộc hành quân mà quân đội Pakistan thực hiện trong những khu vực bộ tộc, trong đó có vùng Bắc Waziristan gần biên giới Afghanistan mà các phiến quân Hồi giáo dùng làm căn cứ.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif lên án vụ thảm sát mà ông gọi là một bi kịch của đất nước.
…khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men…
Tin thời sự đáng kể tuần này là chuyện ông Jonathan Gruber ra điều trần trước quốc hội về Obamacare. Các nghị sĩ Dân Chủ mạt sát, bôi bác thậm tệ, tìm để cách hạ uy tín ông, trong khi các nghị sĩ Cộng Hòa ngồi cười ruồi.
Chuyện gì vậy? Ông Gruber này là ai? Một đoạn phim video được tung ra cách đây mấy năm trên truyền hình cho thấy bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện khi Dân Chủ còn nắm đa số, quảng cáo “Obamacare đã được giáo sư đầy uy tín Jonathan Gruber giúp phác họa”. Ủa, phe ta mà? Sao bây giờ lại bị mạt sát?
Ông Jonathan Gruber là giáo sư kinh tế đại học trứ danh Massachusetts Institute of Technology (MIT). Ông là một trong những chuyên gia, luật gia, bác sĩ tham gia “vẽ” ra Obamacare. Nhưng vai trò ông trội hơn cả (lãnh nửa triệu đô một năm) vì ông là tác giả Romneycare, là luật áp đặt bảo hiểm y tế toàn dân Massachusetts của ông Mitt Romney khi ông này còn làm Thống Đốc tiểu bang này. Đây là tiểu bang duy nhất có luật này, và TT Obama đã lấy đó làm mô hình cho Obamacare mặc dù đã sửa đổi rất nhiều.
Với tư cách giáo sư chuyên gia, dĩ nhiên ông đã đi nói chuyện, thuyết trình rất nhiều nơi. Nói rất nhiều, như tất cả các giáo sư. Ông nói gì ít người biết. Cho đến bây giờ. Cách đây ít lâu, một loạt phim video quay các cuộc nói chuyện của ông bị tiết lộ ra trên mạng. Những điều GS Gruber nói nổ tung ra như bom nguyên tử trên chính trường Mỹ, khiến Nhà Nước Obama luống cuống, không biết nói gì, giải thích làm sao nữa.
Dưới đây là vài phát biểu của GS Gruber.
GS Gruber khẳng định nhóm chuyên gia và chính quyền Obama biết rõ nếu luật Obamacare được viết một cách trung thực, sáng tỏ để tất cả mọi người hiểu rõ, thì sẽ không có cách nào được quần chúng chấp nhận và được quốc hội thông qua. Do đó, những người viết luật, trong đó ông đóng vai trò quan trọng, đã phải che dấu, lươn lẹo, nói láo, viết úp mở,… để hy vọng luật được chấp nhận và thông qua. Ông nói huỵch tẹt “có thể gọi đó là lợi dụng sự ngu xuẩn của cử tri (“the stupidity of the voters”, danh từ của GS Gruber!), hay gì gì cũng được, nhưng trên căn bản, đó là cách thiết yếu để có thể thông qua luật này”.
Nói về thuế gọi là “Cadillac tax” trong Obamacare là một phụ phí trên loại bảo hiểm tốt nhất, đắt nhất, GS Gruber nói thẳng: nó được thông qua vì dân Mỹ “quá ngu để có thể hiểu được nó là cái gì” (“too stupid to understand what it is”).
Những buổi nói chuyện của GS Gruber được thu lại trên 7 cuộn băng video, trong đó còn rất nhiều nhận định và tiết lộ động trời, vượt xa khuôn khổ bài báo này.
Những lời thú nhận xanh rờn của GS Gruber chỉ phản ánh thái độ trịch thượng, mục hạ vô nhân tiêu biểu của giới trí thức cấp tiến, coi cả thiên hạ đều “ngu xuẩn”. Những lời thú nhận đó đã gây chấn động dư luận. Phe đối lập Cộng Hoà mau mắn nhẩy lên tố cáo Obamacare được xây dựng trên một núi hứa cuội và nói láo. Phe ta bối rối chống đỡ. Bà Nancy Pelosi tuyên bố không biết ông Gruber này là ai, chỉ là tên vô danh tiểu tốt nói bá láp, bỏ qua đi. Cho đến khi đoạn phim cũ bị đưa lên TV lại thì mới đành im. Càng bối rối thêm. Nhất là khi GS Gruber bị lôi ra trước quốc hội điều trần.
Và phe ta quyết định đánh trống lảng: tung phúc trình “tội ác của Xịa” ra để khỏa lấp (ta sẽ bàn chuyện này tuần sau). Truyền thông tràn ngập “tội ác của Xịa”, không ai nhắc đến GS Gruber và sự “ngu xuẩn” của cử tri Mỹ nữa. Chiến dịch khỏa lấp đại thành công nhờ hô sơ tra tấn của CIA.
Qua những tiết lộ của GS Gruber, những ai cho đến bây giờ vẫn tung hô Obamacare, chết đứng ngây người, chưng hững khi khám phá mình đã gân cổ lên cổ võ cho Obamacare trong khi chính quyền Obama coi họ là “ngu xuẩn”.
Cái điều có lẽ đáng bực mình hơn cả là ông Gruber này nói… đúng sự thật! Obamacare đã cố tình được xào nấu, hay tô son vẽ phấn một cách thật phức tạp, thật cầu kỳ, thật khó hiểu, để lợi dụng sự “ngu xuẩn” của thiên hạ. Cả hơn 20.000 trang, ai đọc được, ai hiểu được?
Giờ này đây, sau khi Obamacare đã được áp dụng cả năm trời, có bao nhiêu người mua Obamacare hiểu rõ mình đã mua cái gì? Được hưởng cái gì? Cuối cùng, nếu có chuyện gì xẩy ra thì sẽ tốn bao nhiêu tiền?
Mới đây, Việt Báo đăng tin một người tỵ nạn mua Obamacare loại “đồng” –bronze- rẻ nhất, có 30 đô một tháng, để rồi khi bị bệnh thì mới ngã ngửa ra là mình phải è cổ đóng cả 500 đô mỗi lần đi khám bác sĩ. Quý vị không đọc nhầm đâu: năm trăm đô một lần khám. Khi TT Obama quảng bá cho Obamacare có nói rõ chuyện này không?
Ở đây, ta nhớ lại một vài chuyện che dấu, lươn lẹo, nói láo về Obamacare được GS Gruber bật mí.
1. Theo Obamacare, không mua bảo hiểm sẽ bị đóng phạt. Ra trước Tối Cao Pháp Viện, bị phán đây đúng là một sắc thuế mới. GS Gruber tiết lộ những người viết luật cũng hiểu rõ ngay từ đầu đây là thuế, nhưng nếu gọi là thuế thì sẽ không có hy vọng được chấp nhận và thông qua quốc hội, nên bắt buộc phải che dấu, gọi là tiền phạt. Họ chỉ không ngờ là TCPV đã lật tẩy họ quá rõ ràng.
2. TT Obama nhắc đi nhắc lại “những ai muốn giữ bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ, đều có thể giữ, không có gì thay đổi”. Năm ngoái, hàng triệu người bất ngờ khám phá ra họ sẽ bị mất bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ. Sóng thần phẫn nộ nổi lên ào ào khiến TT Obama phải dùng quyền Hành Pháp ra lệnh rời ngày áp dụng Obamacare lại. Theo tiết lộ của GS Gruber, những người viết luật biết rõ từ đầu sẽ có xáo trộn lớn, thay đổi hãng bảo hiểm, nhà thương bác sĩ, trái với khẳng định của TT Obama, nhưng dĩ nhiên không thể nói ra được.
3. TT Obama hứa hẹn với Obamacare, chi phí y tế sẽ giảm trung bình 2.500 đô một năm cho mỗi gia đình. Dĩ nhiên chỉ có những đệ tử trung kiên nhất của Đấng Tiên Tri mới tin chuyện phản toán học này. Hàng chục triệu người tham gia vào “thị trường” y tế, trong đó có cả trăm ngàn người bị bệnh nặng như AIDS, ung thư,… chữa trị cực kỳ tốn kém, và hàng triệu người mới có bảo hiểm lần đầu, khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men, với áp lực của luật cung cầu về nhu cầu y tế, làm sao chi phí y tế có thể giảm như TT Obama khẳng định được. GS Gruber tiết lộ trong một phúc trình cho cựu Thống Đốc Wisconsin Jim Doyle năm 2010 là 90% những người mua bảo hiểm riêng không qua bảo hiểm của sở làm, sẽ thấy chi phí bảo hiểm tăng trung bình 41%. Thực tế, chi phí y tế đã gia tăng đồng loạt từ hai năm qua và sẽ còn tiếp tục gia tăng đều đặn. Như báo NYT đã đăng, sẽ tăng thêm 20% vào năm 2015. Một thăm dò mới nhất của Gallup cho thấy trong khối “trung lưu” với lợi tức từ 30.000 tới 75.000 đô, trong 10 người có bệnh, đã có tới 4 người trì hoãn đi bác sĩ hay nhà thương vì chi phí quá cao.
Những tiết lộ trên của GS Gruber khiến chính quyền Obama bối rối và nhiều người bực mình, nhưng thật sự không đe dọa sự tồn vong của Obamacare. Nhưng có một tiết lộ thật nguy hiểm trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Obamacare.
Trên căn bản, Obamacare trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người dưới mức lợi tức nào đó. Trợ cấp này có thể nói là nền tảng của Obamacare, ngưng trợ cấp này là Obamacare xụp đổ toàn diện. Đóng cửa tiệm mà không cần quốc hội biểu quyết thu hồi.
Cho đến nay, hàng triệu người đã lãnh trợ cấp này. Nhưng mây đen đang kéo tới. Trợ cấp đang bị thưa và nằm trong hồ sơ của Tối Cao Pháp Viện sẽ xét xử mùa hè năm tới.
Theo luật được thông qua bởi quốc hội và ký bởi TT Obama, chỉ có những người mua bảo hiểm y tế qua hệ thống phối hợp của tiểu bang (State exchange) mới có quyền xin và hưởng trợ cấp. Trong khi đó, chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập hệ thống phối hợp tiểu bang. Tại 37 tiểu bang không có trung tâm này, thiên hạ phải mua bảo hiểm qua hệ thống phối hợp của liên bang (Federal exchange), tức là không được trợ cấp. Dù vậy chính quyền Obama vẫn trợ cấp cho họ, trái với luật.
Chính quyền Obama giải thích luật có ý trợ cấp cho giới lợi tức thấp, bất kể mua bảo hiểm qua hệ thống tiểu bang hay liên bang, chẳng qua chỉ là “sơ xuất” khi viết luật.
TCPV sẽ cứu xét, nếu phe khởi kiện thắng, tức là Nhà Nước đã vi phạm luật. Khi đó thì Nhà Nước có hai lựa chọn. Một là sửa luật. Nhưng việc sửa luật coi như sẽ khó thành khi khối Cộng Hoà chống Obamacare đã nắm Hạ Viện, qua năm tới, nắm cả Thượng Viện luôn. Hai là ngưng trợ cấp những người mua Obamacare qua liên bang. Mà bỏ trợ cấp thì Obamacare sẽ xụp đổ.
Vấn đề ở đây có vẻ như là một sơ xuất khi viết luật, đúng như chính quyền Obama bào chữa, do khả năng yếu kém của cái rừng công chức, luật sư, chuyên gia tham gia vào việc này.
Nhưng GS Gruber cho biết sự thật trong hậu trường Obamacare: không phải các chuyên gia yếu kém về kỹ thuật viết luật, mà họ cố tình mập mờ đánh lận.
Trong một đoạn phim mới được tiết lộ, GS Gruber giải thích: “nếu một tiểu bang không chịu thiết lập trung tâm phối hợp thì dân của tiểu bang đó sẽ phải mua bảo hiểm qua trung tâm của liên bang và như vậy sẽ không được trợ cấp”. Không thể nào rõ ràng hơn và hoàn toàn không phải là sơ xuất viết nhầm luật. Trong tất cả các tiết lộ của ông Gruber, đây mới thực sự là điểm quan trọng vì nó có thể giết Obamacare.
Với sự khẳng định của GS Gruber, người “vẽ” ra Obamacare, TCPV khó có thể chấp nhận lời biện giải của chính quyền Obama để coi như đó là một sơ xuất nhỏ, trái lại GS Gruber đã xác nhận đây quả là một điều luật được cố tình viết ra để ép các tiểu bang phải thiết lập trung tâm phối hợp để dân lợi tức thấp có thể được trợ cấp, bớt một phần gánh nặng cho liên bang. Đúng là nếu mua bảo hiểm qua hệ thống liên bang thì sẽ không được trợ cấp. Nếu TCPV bắt Nhà Nước Obama phải tôn trọng luật và ngưng trợ cấp, hay bắt sửa luật, thì coi như Obamacare đã bị lên án tử hình.
Thực tế chính trị Mỹ, Cộng Hoà không đủ phiếu để thu hồi Obamacare. Chỉ có thể hy vọng sửa đổi một vài điều luật với sự đồng ý của một số TNS Dân Chủ.
Nhưng với vấn đề trợ cấp được GS Gruber nói trắng ra, rất có thể TCPV sẽ làm một chuyện mà CH không làm được: giết Obamacare. Tất cả sẽ tùy thuộc vào cách TCPV nhìn vấn đề: sơ xuất khi viết luật hay luật được cố ý viết như vậy.
Thật ra, những trái bom GS Gruber tung ra không có gì mới lạ. Báo phe ta New York Times nhìn nhận GS Gruber nói không sai sự thật, chỉ là vụng về tiết lộ sự thật về cách làm việc của những người làm luật Obamacare.
Điều mới lạ là những thú nhận của GS Gruber, một tác giả chính đã “vẽ” ra Obamacare, xác nhận rõ hơn bao giờ hết Obamacare là một chuỗi nói láo để lừa thiên hạ, từ những người thiếu hiểu biết mê bánh vẽ, đến cả các dân biểu nghị sĩ quốc hội Mỹ chỉ lo đếm phiếu.
Những lời thú nhận của GS Gruber sẽ gia tăng bất mãn và chống đối Obamacare. Dù sao, nghe ông Gruber chửi thiên hạ “ngu xuẩn”, chắc TT Obama đang nghĩ chính cái ông đại giáo sư nói nhiều này mới là “ngu xuẩn”, bật mí bí mật quốc gia! Giải thích tại sao các đồng chí Dân Chủ nhẩy nhổm lên sỉ vả ông Gruber tuần qua tại Thượng Viện.
* * *
Obamacare chỉ là một bước đầu trong tiến trình “xã hội chủ nghiã hoá” hệ thống y tế mà Mỹ gọi là “socialization of the healthcare system”, thiết lập một hệ thống y tế theo mô hình xã hội chủ nghiã Âu Châu.
Vẫn có nhiều người chất vấn “hệ thống Âu Châu với tất cả mọi dịch vụ y tế như vào nhà thương mổ xẻ chữa trị, đi bác sĩ, mua thuốc đều miễn phí hay đều có giá rất thấp, như vậy tốt chứ sao?” Những người này quên một vài điều kiện để có được hệ thống này:
– Dân Âu Châu đóng thuế trung bình là một nửa tiền lương mới có được bảo hiểm y tế bắt buộc và chữa trị miễn phí, điều mà dân Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận khi mà giới trung lưu chỉ đóng thuế trung bình vào khoảng 10%-15% lương, và 40% giới lợi tức thấp không đóng một xu thuế nào. Câu hỏi cho những người hoan nghênh mô hình Âu Châu: họ có chịu đóng thuế một nửa lương của họ không để giúp cả nước đi nhà thương miễn phí không?
– Ở Mỹ, các cụ muốn đi soi ruột chỉ cần lấy hẹn vài ba ngày là có. Dân Âu Châu muốn đi nhà thương thử nghiệm hay mổ xẻ gì cũng phải chờ dài người, có khi hàng tháng, có khi cả năm, nếu không phải là dịch vụ ưu tiên, khẩn cấp, tính mạng bị đe dọa. Những người hoan nghênh Obamacare có chấp nhận kiên nhẫn chờ cả tháng, cả năm khi ốm đau không?
Một số người lợi tức thấp lãnh Medicaid, hay các cụ lãnh Medicare sẽ nhún vai, cho rằng chuyện Obamacare chẳng liên hệ gì đến họ, nên họ hoan nghênh hết mình, vì đó là luật có tính nhân đạo, giúp cho cả chục triệu người có được bảo hiểm y tế và được chữa trị, lại trợ cấp cho người nghèo có tiền mua bảo hiểm nữa.
Họ quên mất với sự tham gia vào thị trường bảo hiểm của cả chục triệu người, đại đa số sẽ nằm trong hạng nhận Medicaid và Medicare, hai cái bánh này trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều người ăn, mỗi miếng tất nhiên sẽ nhỏ đi không ít (chưa kể cả triệu di dân Nam Mỹ mới được hoãn trục xuất cũng sẽ được chia sẻ Medicaid và Medicare).
Một cách cụ thể, tiền Nhà Nước bồi hoàn cho các bác sĩ qua một giá biểu do Nhà Nước độc quyền ấn định sẽ bị cắt giảm, từ đó, sẽ có nhiều bác sĩ từ chối bệnh nhân với Medicaid và Medicare. Chưa kể Nhà Nước sẽ giới hạn những thử nghiệm mà bác sĩ cho là cần thiết vì nhu cầu chẩn mạch cũng như vì nhu cầu đề phòng bị thưa kiện nếu xẩy ra tai nạn. Quý độc giả có thể hỏi các bác sĩ của mình xem những điều này có đúng không.
Mà bớt bác sĩ thì hậu quả dĩ nhiên ai cũng thấy là bệnh nhân sẽ chờ mệt nghỉ để lấy hẹn, rồi khi có hẹn thì chờ dài người tại phòng mạch.
Hiện tượng từ chối Medicaid và Medicare này có lẽ không thấy rõ lắm trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vì hầu hết các bác sĩ Việt vẫn nhận cả hai loại bảo hiểm, vì đại đa số bệnh nhân tỵ nạn rơi vào hai khối này, nếu từ chối nhận Medicaid và Medicare sẽ chẳng còn bao nhiêu khách hàng. Phần lớn bác sĩ Việt có phòng mạch đều là bác sĩ tổng quát, việc cắt giảm tiền bồi hoàn không bao nhiêu, đồng thời cũng không có nhu cầu thử nghiệm rắc rối tốn tiền như các bác sĩ chuyên môn.
Trong tình trạng này, nhiều người Việt hoan nghênh Obamacare cũng là chuyện đương nhiên vì chưa thấy có vấn đề gì, cho dù các bác sĩ Việt hơi buồn. Nhưng đối với đa số dân Mỹ, họ đã gặp vấn đề. Tình trạng bác sĩ từ chối nhận Medicaid và Medicare ngày một lan rộng, đưa đến thiếu bác sĩ, phải chờ lấy hẹn lâu đang lan rộng. Đó là lý do tại sao tỷ lệ chống Obamacare theo thăm dò mới nhất đã leo lên mức kỷ lục là 58%, phần lớn là trung lưu.
Obamacare là một bộ luật cực lớn và cực phức tạp, nhưng lại được thảo và đưa qua quốc hội thật gấp rút, bằng mọi giá, kể cả lừa dối, để kịp thông qua khi đảng Dân Chủ còn nắm quyền tại Tòa Bạch Ốc và cả lưỡng viện. Trong tương lai sẽ còn nẩy sinh ra nhiều vấn đề.
Chẳng hạn như mới đây, thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Nữu Ước, nhân vật thứ ba trong khối Dân Chủ tại Thượng Viện, đã nhìn nhận TT Obama và đảng DC đã sai lầm lớn khi chú tâm vào Obamacare trong hai năm đầu quá nhiều, lơ là tình trạng kinh tế khó khăn của giới trung lưu, đưa đến bất mãn và kết quả bầu cử thảm hại vừa qua. Ưu tiên của TT Obama đáng ra là phải kinh tế và nạn thất nghiệp, là những vấn đề cấp bách trong khi Obamacare không có gì khẩn cấp mà cũng chỉ giúp được chưa tới một chục triệu người trong khi gia hại đến cả trăm triệu người.
Khối bảo thủ không thể thu hồi Obamacare được, nhưng có nguy cơ chính những luộm thuộm, sai sót vì hấp tấp, lừa dối, sẽ làm Obamacare xụp đổ mà không cần quốc hội phải biểu quyết. (14-12-14)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Phụ nữ Úc gốc Việt bị bắt vì tình nghi buôn lậu ma tuý
Heroin
15.12.2014
Các giới chức hải quan Việt Nam hôm qua loan tin đã bắt giữ một phụ nữ Úc gốc Việt bị phát hiện giấu ma tuý trong hành lý.
Tờ báo của Hải quan Việt Nam số hôm nay cho biết người phụ nữ 71 tuổi mang theo 2,8 kg heroin trong hành lý, và đang chuẩn bị đáp chuyến bay sang thành phố Sydney hôm 10 tháng 12 thì bị bắt. Nguồn tin này cho hay trị giá của lượng ma tuý được ước lượng vào khoảng 10 tỉ đồng, tương đương với 468.000 đôla.
Hãng tin AP tường trình rằng người phụ nữ đã được giải giao cho cảnh sát.
Việt Nam là một trong những nước có luật chống ma tuý nghiêm khắc nhất thế giới, theo đó bất cứ ai bị kết tội buôn 100 gram heroin trở lên sẽ đối mặt với bản án tử hình.
Trong một trường hợp liên quan tới ma tuý khác, Báo Thanh niên tường thuật 6 người nước ngoài hôm qua bị câu lưu vì bị bắt quả tang với 31 kg heroin mà nhóm người dự tính nhập vào Việt Nam qua ngã Lào, trong một vụ mà cảnh sát biên giới tại tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với cảnh sát Lào, đã phá vỡ một đường dây buôn ma tuý lớn tại tỉnh Bolikhamsai của Lào.
Một trong 6 nghi can buôn ma tuý có quốc tịch Mỹ, một người có quốc tịch Miến Điên, 2 người Lào, và hai người Thái. Tất cả đều bị câu lưu tại Lào để chờ điều tra.
Các giới chức chống ma tuý Việt Nam cho biết là giới hữu trách 2 nước đã theo dõi đường dây ma tuý này trong suốt 6 tháng, trước khi ra tay bắt các đương sự. Nhóm người khai rằng họ dự định chuyển lậu heroin từ vùng Tam Giác Vàng tới Vientiane, thủ đô của Lào, rồi từ đó chuyển sang Việt Nam và tới các quốc gia khác.
Nguồn: The Guardian/Thanh Nien, news.com.au
NGƯỜI MẪU – TÀI TỬ ĐANG NỔI TIẾNG NHẤT BỖNG TRỞ THÀNH NỮ TU.
Trầm Hương Thơ
![]() |
![]() |
Người Mẫu đẹp nổi tiếng, đang trong thời kỳ sự nghiệp hưng thịnh nhất bỗng nhiên theo tiếng gọi trong tâm hồn để trở thành một nữ tu bình dị.
Đang đứng ở phía trên cùng của sự nghiệp hưng thịnh của cô, một người mẫu Tây Ban Nha xinh đẹp đã cho đi tất cả để trở thành một nữ tu.
Cô Olalla Oliveros, một photo Model đang làm người mẫu trên đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha, và đồng thời cô cũng là một nữ diễn viên điện ảnh đã từ bỏ sự nghiệp của mình và theo tiếng gọi quyết định trở thành một nữ tu.
Từ tháng trước, cô Olalla Oliveros đã gia nhập Dòng thánh Michael.
Cô Olalla Oliveros không muốn nói về bản thân mình, nhưng cô miễn cưỡng cho biết: Cô đã trải qua một biến động rất lớn trong tâm hồn “như một trận đông đất” từ kinh nghiệm của một chuyến viếng thăm viếng Đức Mẹ Fatima. Từ tiếng gọi này mà cô quyết định rũ bỏ hình ảnh của mình để trở thành một nữ tu. Đây là một điều mà trước đây cô tưởng là hoàn toàn vô lý nhưng nay đã trở nên hiện thực.
Cuối cùng, cô nhận ra rằng hình ảnh trong tâm trí cô là một ƠN GỌI. “Chúa đã chọn không bao giờ sai.
“Ngài gọi trong hồn tôi, hãy theo Ngài! và tôi không thể từ chối,”
-Oliveros nói.
-Bây giờ tôi chỉ muốn trở thành một nữ tu bình thường.
Trầm Hương Thơ
GIẢI THƯỞNG NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2014
Trầm Hương Thơ
12/10/2014
Sự vinh dự dành cho 2 nhân vật nổi tiếng tranh đấu cho quyền lợi của trẻ em đến từ Ấn Độ và Pakistan.
Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay 2014 đã được trao tặng cho cô nữ sinh Malala Yousafzai 17 tuổi đến từ Pakistan, và ông Kailash Satyarthi 60 tuổi đến từ Ấn Độ. Cả hai đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới chống lại sự áp bức bóc lột trẻ em lao động, và quyền được hưởng sự giáo dục từ học đường.
Giải Nobel Hòa bình năm nay 2014 vừa được ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel Na Uy, công bố lúc 11h sáng nay theo giờ Âu Châu. ngoài vinh dự trên còn kèm theo 1,1 triệu USD.
Ông Thorbjørn Jagland chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy nói chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với trẻ em. Sáu mươi phần trăm dân số thế giới hiện nay là người trẻ dưới 25 tuổi.
“Ủy ban rất quan tâm tới sự phát triển toàn cầu cho hòa bình và quyền của trẻ em và thanh thiếu niên phải được tôn trọng” . Nhất là ở các khu vực xung đột dẫn đến việc vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng, và nếu không có hòa bình thì nó sẽ tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cô gái Malala Yousafzai.
![]() |
– Cô Yousafzai, sinh năm 1997, đã từng là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm ngoái. Cô bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10-2012 trên một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi quyền cho các em gái được hưởng sự công bằng về giáo dục học đường.
Với giải thưởng này, Yousafzai, 17 tuổi, trở thành người trẻ tuổi nhất từ trước tới nay nhận được giải Nobel.
– Satyarthi, 60 tuổi, vô cùng can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ.
“Ông Kailash Satyarthi người nổi tiếng tranh đấu cho sự phát triển quyền của trẻ em cho hợp với công ước quốc tế.”
Ông đã tranh đấu trong nhiều năm trời chống lại việc lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông đã thể hiện lòng dũng cảm tuyệt vời! Đã tổ chức các cuộc biểu tình theo sự truyền thống của Mahatma Gandhi, và nhiều cách khác nhau đối với việc khai thác bóc lột sức lao động của trẻ em cho các mục tiêu kinh tế. Ông cũng đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển của quyền trẻ em với quốc tế. Những nỗ lực không mệt mỏi của ông từ những năm 1980. Ông thành lập tổ chức “Bachpan Bachao Andolan” tạm gọi là: “Phong trào để cứu tuổi thơ” Nhiều lần ông đã xông vào các nhà máy, để giải thoát các trẻ em bị bắt làm việc qúa cực nhọc. Ông đã vận động không mệt mỏi để có luật cấm lao động trẻ em trong ngành công nghiệp dệt thảm.
![]() |
Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa bình ở Aachen. Năm 1999 với giải thưởng Nhân quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung.
Đây là lần đầu tiên mà một người Ấn Độ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình ..”
Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao hàng năm kể từ năm 1901 của Ủy ban Nobel Na Uy ở Oslo. Có 278 ứng viên đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2014 – nhiều hơn tất cả những ứng cử viên từ trước tới nay. Trong số các đề nghị gồm cả 47 tổ chức.
Thanh Sơn 10.12.2014
Lược dịch từ Spiegel online Politik