THẬT KỲ LẠ !

THẬT KỲ LẠ !

Bản dịch của Gs. Trần Duy Nhiên

1. Thật kỳ lạ: Tờ giấy bạc năm chục nghìn sao có vẻ rất lớn khi dâng tặng cho Nhà Thờ, mà sao lại nhỏ thế khi mình đi mua sắm ?

2. Thật kỳ lạ: Hai giờ trong Nhà Thờ sao có vẻ dài lê thê, mà sao lại ngắn đến thế khi xem một tập phim truyền hình ?

3. Thật kỳ lạ: Mình không thể tìm ra một lời để nói khi cầu nguyện, mà không biết lời đâu lại sẵn thế khi tán gẫu với bạn bè ?

4. Thật kỳ lạ: Đọc một chương Kinh Thánh sao mà quá khó khăn, mà đọc 100 trang tiểu thuyết tình cảm hay kiếm hiệp thì sao lại dễ đến thế ?

5. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn ngồi hàng đầu khi nghe ca nhạc, mà lại làm đủ mọi cách để ngồi hàng cuối trong Nhà Thờ ?

6. Thật kỳ lạ: Sao chúng ta cần phải biết một việc làm cho Giáo Hội 2, 3 tuần trước đó để rồi còn xếp lịch, mà lại sắp xếp ổn thoả các việc khác vào giờ phút cuối cùng ?

7. Thật kỳ lạ: Học về Chúa để chia sẻ cho anh chị em sao quá khó khăn, mà học hiểu rồi truyền miệng những chuyện tầm phào sao lại dễ dàng đến thế ?

8. Thật kỳ lạ: Sao mình có thể tin mọi thứ mà báo chí nêu ra, mà lại thắc mắc hoài nghi mãi về những lời Kinh Thánh ?

9. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn có một chỗ trên Thiên Đàng, mà lại không muốn tin, không muốn làm hay nói điều gì để được lên đấy ?

10. Thật kỳ lạ: Sao khi mình gửi chuyện cười bằng E-mail thì tin rằng người ta chuyển ngay, nhưng khi sắp gửi một bức thư nói về Chúa thì mình lại đắn đo suy nghĩ trước khi đem chia sẻ ?

Thật là kỳ lạ phải không nào ? Giờ đây bạn đã đọc lá thư này xong, thì bạn hãy chuyển đến cho một người bạn, một thân nhân hay một người nào đó không ưa bạn. Nếu bạn quên hoặc không muốn làm như vậy, thì chẳng những bạn mất cơ hội được Chúa chúc lành, mà bạn còn làm mất cơ hội của những người có thể đang cần đến Chúa trong đời họ.

KHUYẾT DANH,

Bản dịch của Gs. Trần Duy Nhiên

Đài truyền hình SBTN vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH

Đài truyền hình SBTN vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH

Chuacuuthe.com

VRNs (10.11.2014) – California, USA – Đài SBTN đã khởi xướng một chiến dịch để vận động cho việc phục hoạt và điều chỉnh lại dự luật HO cũ, nhằm giúp đỡ các sĩ quan thương phế binh VNCH và gia đình họ có thể sang định cư tại Hoa Kỳ.

Ngoài việc gây quỹ cứu trợ cho các thương phế binh VNCH tại Việt Nam hằng năm, đây là một nỗ lực mới nhất của đài SBTN trong việc cứu trợ những mảnh đời khốn khổ này cho tương lai dài hơn.

Phóng viên Ngọc Trinh của STBN cho biết: “Để bắt đầu cuộc vận động này, vào chiều thứ Hai ngày 03.11.2014, phái đoàn có đại diện của SBTN và Hội HO cứu trợ Thương Phế Binh VNCH đã có buổi gặp gỡ với bà Dân biểu liên bang Loretta Sanchez tại văn phòng của bà để trình bày về chiến dịch cũng như mong muốn sự ủng hộ của bà trong việc đề nạp dự luật phục hoạt và điều chỉnh chương trình HO lên với Quốc hội Hoa Kỳ. Tiếp theo đó vào chiều thứ Ba ngày 04.11.2014, đài truyền hình SBTN đã hân hạnh được tiếp đón Dân biểu liên bang Alan Lowenthal trong cùng mục đích vận động này.

141109005

141109006

Và vào thứ Năm ngày 06.11.2013, đại diện SBTN là nhạc sĩ Trúc Hồ và Ls Đỗ Phủ đã có một buổi gặp gỡ đặc biệt với Thượng nghị sĩ John McCain tại văn phòng của ông ở Arizona để tiếp tục cho việc vận động này. Được biết Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và tù nhân trong chiến tranh Việt Nam cũng là một trong những người đã hỗ trợ rất nhiều trong việc vận động cho chương trình HO ngày xưa. Ông rất vui khi nghe các đại diện của SBTN trình bày và hứa sẽ làm hết tất cả để giúp đỡ cho chiến dịch vận động được đạt nhiều thành quả”.

141109004

Về lịch sử của việc đoàn tụ ODP và HO, bài viết đăng trên website của STBN cho biết, từ năm 1979 vì lý do nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program – ODP) cho người Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn. Chương trình ODP cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Trong một chương trình phụ với tên gọi HO (Humanitarian Operation), chính phủ Hoa Kỳ đã bào trợ cho các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa định cư tại Hoa Kỳ. Chương trình nhắm vào 3 đối tượng chính:

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng ba năm hoặc trờ lên.

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm hoặc trở lên và đã từng được huấn luyện tại Hoa Kỳ hoặc thuộc địa Hoa Kỳ.

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm trở lên và đã từng làm việc cho các ông ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

Năm 2008, chương trình HO coi như được kết thúc.

141109007

Phóng viên Ngọc Trinh nhấn mạnh: “Tuy nhiên, trên thực tế sau năm 1975 trong quân đội có nhiều sĩ quan Quân Lực VNCH bị thương tích nặng trong chiến tranh, vì vậy những người này đã không phải đi cải tạo hoặc cải tạo không đủ 3 năm. Cho đến nay, họ vẫn còn bị kẹt tại Việt Nam và không được bảo trợ sang Hoa Kỳ trong chương trình HO.

Đây là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh. Nhất là dưới chế độ cộng sản, họ bị phân biệt đối xử, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, con cái không được học hành, đời sống gia đình khó khăn cùng cực. Nhiều người đã sống lây lất qua ngày ở các bến xe, các khu chợ, hay các khu nghĩa trang, và làm đủ thứ ngành nghề cùng cực bằng tấm thân tàn phế của mình”.

Theo SBTN

Việt Nam thừa nhận ‘bó tay’ với việc chống mại dâm

Việt Nam thừa nhận ‘bó tay’ với việc chống mại dâm

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV)Sau 10 năm đổ nhiều công sức, tiền của để “thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm”, mới đây nhà cầm quyền CSVN đã thừa nhận “vẫn chưa làm chuyển biến được tình hình.”

Báo điện tử News Zing đưa tin, tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm sáng 19 tháng 12, 2014 ở Hà Nội, để né tránh trách nhiệm, ông Nguyễn Trọng Ðàm, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng đã biện minh: “Mại dâm tại Việt Nam cũng sử dụng công nghệ cao nên khó kiểm soát.”



Dù bị bắt bớ nhưng mại dâm ở Việt Nam vẫn diễn ra hàng ngày. (Hình: News Zing)

Ông Ðàm cho biết, mới đây 63 tỉnh, thành phố báo cáo hiện có gần 12,000 người bán dâm có hồ sơ quản lý (người bán dâm từng bị xử phạt, bắt giữ).

“Ðây là số người có hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng, còn con số thực tế về số người bán dâm có thể còn cao hơn nhiều do đây là một hoạt động khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó,” ông Ðàm nói.

Theo ông Ðàm, tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn cao, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng…

Ngoài ra, tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương.

Ðặc biệt, theo ông Ðàm, thời gian gần đây còn xuất hiện các đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới như gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng Internet, Facebook.

“Phải thừa nhận việc phòng, chống mại dâm còn nhiều bất cập, hạn chế. Thậm chí còn có biểu hiện làm ngơ của nhà cầm quyền. Nhiều địa phương, chính quyền chưa chỉ đạo quyết liệt dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm thách thức dư luận,” ông Ðàm nhận định.

Ông Hoàng Văn Vĩnh, phó cục trưởng Cục Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về Trật Tự Xã Hội, Bộ Công An cũng khẳng định, tình hình hoạt động mại dâm vẫn là vấn đề nhức nhối và về cơ bản vẫn chưa làm chuyển biến được tình hình.

“Từ năm 2008 đến nay, hoạt động mại dâm phát triển theo phương thức ‘gái gọi’ với việc sử dụng công nghệ cao để hoạt động liên tỉnh. Ðáng lưu ý là những tổ chức, đường dây hoạt động mại dâm có sự tham gia của một số người mẫu, diễn viên, ca sĩ. Thậm chí gần đây trong Sài Gòn có cả mại dâm nam,” ông Vĩnh nói. (Tr.N)

Hai cây cầu tiền tỷ xây chưa xong đã bỏ phế

Hai cây cầu tiền tỷ xây chưa xong đã bỏ phế

Nguoi-viet.com

TIỀN GIANG (NV)Trong khi nhiều nơi ở miền Trung, Tây Nguyên phải đu dây qua sông vì không có cầu, thì hai cây cầu bạc tỷ ở huyện Châu Thành, Tiền Giang có cũng như không.

Ðó là cầu Kháng Chiến và cầu Bé Ðây, bắc qua kênh Kháng Chiến thuộc ấp 3, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Cầu Bé Ðây đang bị bỏ phế nửa chừng. (Hình: báo Lao Ðộng)

Hiện nay, nhà cầm quyền và người dân nơi đây rất bực tức và quan ngại trước tình trạng hai cây cầu bê tông kiên cố xây chưa xong đã bỏ phế, gây khó khăn cho việc giao thông và lãng phí. Cả hai cây cầu này do Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh làm chủ đầu tư và doanh nghiệp tư nhân Văn Sáu, thành phố Mỹ Tho trúng thầu xây dựng.

Theo kế hoạch, hai cây cầu nói trên sẽ thông xe phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa của người dân Tam Hiệp vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay cả hai cây cầu chỉ xây xong phần thân, còn phần mố hai bên đầu cầu nối với đường giao thông và thân cầu chưa được làm. Do vậy hơn một năm qua, người dân địa phương phải qua sông bằng cầu tạm cũ kỹ, hư hỏng thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Ông Cao Văn Sạch, một người dân xã Tam Hiệp bày tỏ: “Hai cây cầu này xây mấy năm trời mà vẫn chưa xong, khiến dân chúng rất bực tức, không biết bao giờ chúng tôi có cầu để đi…”

Nguyên nhân là do chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc giải tỏa mặt bằng, tổ chức thi công công trình. Hiện tại, trên công trình chỉ có vài công nhân làm việc cho có.

Ông Nguyễn Văn Nâu, chủ tịch xã Tam Hiệp quan ngại nói: “Không biết bao giờ hai cầy này được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, nguồn vốn do trung ương đầu tư xây dựng hai cầu rất lớn, hơn 8 tỷ đồng (khoảng $390,000 USD).” (Tr.N)

Bố mẹ của tử tù biểu tình ngồi kêu oan cho con

Bố mẹ của tử tù biểu tình ngồi kêu oan cho con

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Ôm cả ngàn lá đơn gõ cửa khắp nơi kêu oan cho con không hề thấy tác dụng, cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng biểu tình ngồi ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Ông bà Nguyễn Trường Chinh biểu tình ngồi tại vườn hoa Lý Thái Tổ ở Hà Nội kêu oan cho con là tử tù Nguyễn Văn Chưởng. (Hình: Dân Làm Báo)

Theo tin phổ biến trên mạng và facebook, ông Nguyễn Trường Chinh và bà vợ tên Bích, cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng có thể bị hành quyết trong ít ngày nữa, biểu tình ngồi từ ba ngày qua tại vườn hoa Lý Thái Tổ, trung tâm thành phố Hà Nội với các tấm biểu ngữ kêu gọi cứu con ông sắp chết oan.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Nguyễn Trường Chinh, 69 tuổi, cho hay vào cuối tháng 10 vừa qua, viên chức nhà nước tới thông báo cho ông bà biết là Nguyễn Văn chưởng sẽ bị hành hình vào những ngày cuối năm nay, tức chỉ còn hơn một tuần lễ nữa để sống.

Ông Chinh từng cho biết ông cầm cả ngàn lá đơn kêu oan cho con đến các cấp cao nhất của chế độ Hà Nội, xin họ cho điều tra lại bản án giết người mà con ông không hề phạm, nhưng không hề thấy tác dụng.

Nguyễn Văn Chưởng, năm nay 31 tuổi, bị kết án tử hình về một vụ giết một đại úy công an ở khu vực Đình Vũ, Hải Phòng. Khi ra tòa, Chưởng phản bác lại cáo trạng nói anh là thủ phạm chính khi hạt sát bằng dao đại úy công an Nguyễn Văn Sinh buổi tối ngày 14/7/2007 để cướp xe gắn máy. Anh nói rằng lúc xảy ra vụ án thì anh ở cách đó tới 30km và có nhiều người làm chứng.

Anh đã bị đám công an điều tra thành phố Hải Phòng tra tấn ép cung mà dấu tích còn đầy trên thân thể. Anh tự thấy cần phải sống để kêu oan nên đã chấp nhận ký vào tờ giấy nói anh là thủ phạm. Các nhân chứng cũng đều nhìn nhận như vậy nhưng tòa án hải Phòng vẫn kết án Nguyễn Văn Chưởng tử hình dù các bằng chứng, vật chứng do pháp y đưa ra đều không có gì xác định anh là thủ phạm.

“21h tối ngày 14/07/2007 xẩy ra vụ án sát hại thiếu tá công an Nguyễn Văn Sinh ở Đình Vũ, Hải Phòng, cùng thời điểm xẩy ra vụ án con tôi Nguyễn Văn Chưởng đang có mặt ở xã Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương có rất nhiều người biết (cách nơi xẩy ra vụ án gần 40km). Nhưng công an, tòa án, viện kiểm sát vẫn kết án tử hình con tôi mà không đưa ra được một bằng chứng xác thực cụ thể nào chính xác Chưởng là hung thủ giết người, mà chỉ dựa vào lời khai của Vũ Toàn Trung và Phương .”

Ông Nguyễn Trường Chinh viết như vậy trong đơn kêu oan gửi cho các lãnh tụ cao nhất của chế độ và sau đó gửi tới kêu cứu với các tòa đại sứ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông kêu rằng “Cơ quan Cảnh sát điều tra và Tòa án cố tình bỏ qua những chứng cứ ngoại phạm của con tôi như: Không cho các nhân chứng mới đối chất tại tòa Phúc thẩm (đã được các luật sư đề nghị nhiều lần). Không nghe lời kêu oan thảm thiết của các nghi phạm.”

Ông cho hay, trong suốt 8 năm qua, vợ chồng ông và con trai “đã làm đơn kêu oan lên các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam rất nhiều lần kể cả đơn viết bằng Máu cho Chủ tịch nước nhưng chưa được tiếp nhận điều tra làm đúng sự thật”.

Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm và cái chết oan khiên của con trai gần kề, không hề thấy phản ứng của nhà cầm quyền và cơ quan tư pháp của chế độ, ông bà Nguyễn trường Chinh tới ngồi giữa thủ đô Hà Nội biểu tình ngồi trong tuyệt vọng.

Tra tấn, nhục hình, dọa nạt, ép cung vô cùng phổ biến tại cơ quan điều tra của công an. Chỉ trong năm nay, 20 người dân đã chết trong tay Công an chỉ sau vài giờ hay một hai ngày bị bắt giữ. Một số bị vu cho là “tự tử” dù thân thể họ đầy dấu vết bầm dập nhục hình. (TN)

NHỮNG NGƯỜI ĐẠO SĨ

NHỮNG NGƯỜI ĐẠO SĨ

A – NGƯỜI ĐẠO SĨ THỨ NHẤT

Tôi tên là Gaspar, một trong ba người đạo sĩ đã đến dâng của lễ bên máng cỏ ở Bêlem.  Hai người bạn của tôi là Melchior và Balthazar.

Từ lâu rồi, tôi mãi ngắm nền trời sao, và hôm ấy, ngôi sao tôi chờ đợi xuất hiện.  Các bạn từng có hình ảnh về sao lạ ở Bêlem, nên các bạn hình dung đó là một ngôi sao khác thường, với một cái đuôi thật dài chỉa thẳng về hang đá.  Một ngôi sao mà không ai có thể nhận lầm được.

Xin thưa với các bạn, nếu các bạn nghĩ như thế thì các bạn lầm rồi đấy.  Ngôi sao ấy không khác với các ngôi sao bình thường đâu.  Tôi đã chờ đợi nó từ bao nhiêu năm trường mà khi xuất hiện, tôi vẫn còn do dự.  Tôi đã chỉ cho bao nhiêu người xung quanh, cho bà con họ hàng, cho thân bằng quyến thuộc.  Họ chỉ nhìn thoáng rồi thôi.  Họ bảo rằng giữa hằng hà sa số tinh tú trên trời thì ngôi sao ấy cũng chẳng có gì đặc biệt.  Không ai chịu lên đường với tôi, rốt cuộc tôi phải đi một mình.  Không ai muốn đặt niềm tin vào một vì sao, mà xét cho cùng, có thể chỉ là một ngôi sao như trăm ngàn ngôi sao khác.  Nhưng riêng tôi thì tôi phải ra đi, bởi vì tôi không thể đặt ngôi sao ấy đồng hàng với những ngôi sao bình thường được.

Khi gặp được Melchior và Balthazar, niềm phấn khởi của chúng tôi có gia tăng.  Nhưng dù sao cũng chỉ là ba người thức giấc bước đi trong đêm tối cố theo một ngôi sao, trong khi mọi người khác đang yên hàn trong giấc ngủ.  Càng đi chúng tôi càng mệt mỏi.  Khi thể chất mệt nhoài, thì tinh thần cũng sa sút, và những gì chúng tôi tin tưởng lúc khởi hành cũng dần dần nhạt phai.  Nhất là khi trên nền trời hiện ra nhiều vì sao mới, sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn, gần gũi hơn.

Thế nhưng chúng tôi cũng bám vào ngôi sao ban đầu, bám vào một cách cố chấp, vì chúng tôi đã tự hứa sẽ trung thành với ngôi sao đã thúc dục chúng tôi lên đường.

Rồi chuyện bi đát đã xảy ra: Ngôi sao của chúng tôi đã biến mất.  Bây giờ chúng tôi mới thực sự cô đơn.  Ba chúng tôi nhìn nhau không dám nói một lời.  Chúng tôi không tìm ra lời nào để khích lệ nhau.  Đức tin thúc dục chúng tôi đi tới, lý trí bảo rằng chúng tôi phải quay về.  Và chúng tôi im lặng đi bên nhau, cô đơn giữa những người cùng chí hướng.  Chúng tôi bước đi trong đêm tối, đêm tối trên trời, và đêm tối trong lòng.  Với tâm trạng đó, chúng tôi tiến về Giêrusalem.

Đến Giêrusalem, chúng tôi cảm thấy mình như rồ dại.  Chúng tôi chờ đợi một Giêrusalem tưng bừng mở hội đón chào đấng Messia, nhưng trái lại chúng tôi bắt gặp một Giêrusalem hờ hững.  Giêrusalem là nơi phát xuất Kinh thánh, là nơi của Lời hứa, vậy mà Giêrusalem chẳng hay biết gì cả.  Điều này chứng tỏ rằng chúng tôi đã sai lầm, chúng tôi đã bị một ngôi sao vớ vẩn nào đó đánh lừa. Nhưng dù sao, chúng tôi vẫn tiếp tục.  Chúng tôi sẽ đi ngược lại với mọi chứng cớ, vì chúng tôi là những người đã bị một vị sao trên trời cuốn hút; chúng tôi không thể lùi lại.  Chúng tôi sẽ là những người khôn ngoan nhất hoặc sẽ là những người rồ dai nhất.

Chúng tôi phải bước tới.  Đến gặp Hêrôđê.  À! thì ra cũng còn một người thức tỉnh.  Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi, ông cho gọi các luật sĩ đến chỉ đường cho chúng tôi về Bêlem; ông mời chúng tôi trở lại báo tin cho ông biết để đi thờ lạy …

Mãi sau này chúng tôi mới biết được rằng vì quyền lợi mà ông thức tỉnh chứ không phải vì niềm tin.  Thì ra người ta dễ dàng thức tỉnh vì quyền lợi hơn là vì niềm tin.  Bởi thế mà Hài Nhi đã bị kết án tử hình trước khi chúng tôi đến thờ lạy.

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về Bêlem như những người say, dân chúng Giêrusalem đang tựa cửa đứng nhìn.  Chúng tôi đã bao nhiêu đêm ngày lặn lội đến triều bái vị vua mới sinh.  Còn họ, họ không buồn ngưng cuộc sống bình thường lấy một ngày để đến Bêlem kiểm chứng.  Phải chăng họ đã chờ đợi quá lâu rồi nên bây giờ không còn tha thiết gì nữa?  Phải chăng niềm tin của chúng tôi chỉ là ảo tưởng?

Lúc đến Giêrusalem, chúng tôi đã đi ngược lại quan niệm của những người bàng quan.  Giờ này về Bêlem, chúng tôi đi ngược lại với quan niệm của những người được tuyển chọn.  Dưới mắt mọi người, chúng tôi là những kẻ bất bình thường, nếu không phải là những người khờ khạo.

Và này, ngôi sao lại xuất hiện, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười mà nước mắt tuôn trào.  Không! Ngôi sao xuất hiện không phải để chỉ đường, vì chúng tôi đã biết đường về Bêlem.  Ngôi sao xuất hiện không phải để củng cố niềm tin, vì chúng tôi vẫn tin tưởng, tin tưởng một cách ngoan cố, tin tưởng ngay trong lúc ngỡ rằng mình nghi ngờ.  Ngôi sao xuất hiện như một bằng chứng tình yêu đáp lại tình yêu.

Chúng tôi đã đến Bêlem dâng lên hài Nhi những của lễ vật chất kèm với tấm lòng thành của mình.  Chúng tôi đã tìm được kho tàng quí giá nhất.  Đối diện với hài Nhi, chúng tôi hiểu rằng, khi ra đi, chúng tôi đã không có một của lễ nào xứng đáng để dâng lên Ngài.  Chúng tôi quả đã mang theo vàng, nhũ hương và mộc dược.  Nhưng những của lễ đó hoàn toàn không có giá trị nếu không kèm theo những đau khổ, những cực nhọc, những lo âu, những thử thách, những đêm tối trong lòng.

Nhờ vậy mà chúng tôi đuợc thấy ánh sáng trong đêm Bêlem này.  Bây giờ chúng tôi có thể ra về, chúng tôi trở về rón rén, im lặng vì chúng tôi đã tìm được kho tàng mà những vị vua chúa không thèm, một kho tàng mà họ ghét bỏ và muốn tiêu diệt.

Vâng, Hêrôđê đã ra lệnh cho binh sĩ chỉnh tề gươm giáo.  Chúng tôi không trở lại với Hêrôđê, chúng tôi đã thất hứa.  Các bạn không trách chúng tôi chứ?  Chúng tôi đành thất hứa với một ông vua, chứ làm sao chúng tôi có thể phản bội hài Nhi.

Tôi tin rằng các bạn thông cảm với chúng tôi, bởi vì hành trình của chúng tôi cũng chính là hành trình của các bạn ngày hôm nay.  Hành trình của những người hướng về một ngôi sao có khi đã tắt, và âm thầm tiến về Bêlem.

B – NGƯỜI ĐẠO SĨ THỨ TƯ

Có lẽ tôi cũng cần phải lên tiếng, bởi vì nếu hôm nay tôi im lặng, tôi sẽ là một tên vô ơn bạc nghĩa nhất trên đời. Tôi là một người đã đến bên hài nhi với hai bàn tay trắng và đã nhận tất cả nơi Giêsu.  Tôi là một trong muôn ngàn người đến với Giêsu, nhận lấy thật nhiều rồi ra đi lặng lẽ.  Tôi là người đạo sĩ thứ tư, người đạo sĩ đến sau cùng và Phúc âm không đề cập đến.  Cố nhiên tôi cũng đã chuẩn bị một lễ vật dâng lên hài Nhi, nhưng vì lơ đễnh tôi đã để rơi rớt.

Ngày tôi phát hiện vì sao lạ, tôi đã mở kho tàng mình và lấy ra ba viên ngọc quí nhất để làm của lễ tiến dâng.  Tôi đã chậm trễ dọc đường nên không tới kịp như ba vị trước.

Trên đường đi, tôi đã gặp một cụ già hấp hối, đói rét và bệnh tật nhưng không có ai chăm sóc. Tôi đã yếu lòng nên lấy ra một viên ngọc để nhờ người chăm sóc cụ già ấy.  Đó là lý do đầu tiên làm tôi chậm bước.  Ngày hôm sau, tôi lên đường một mình.  Khi qua một khu rừng thưa, tôi nghe có tiếng thét thất thanh, tôi đã dừng lạc đà rồi tò mò chạy đến.  Tôi thấy có mấy tên côn đồ muốn hành hung một phụ nữ.  Tôi không đủ sức đánh chúng, nên đành phải rút viên ngọc thứ hai mà mua lấy tự do cho người bất hạnh kia.  Thế là tôi chỉ còn một viên ngọc cuối cùng.  Tôi quyết sẽ không phung phí vì bất cứ một lý do gì nữa. Nhưng rồi tôi lại không giữ được lời tôi nguyện.

Khi đến gần Bêlem, bỗng thấy lửa rực trời.  Những người lính của Hêrôđê đang giết những trẻ em.  Gần một ngôi nhà bốc lửa, một tên lính nắm xốc ngược một hài nhi định lấy gươm mà đâm thâu, và dưới chân là người mẹ quì khóc gào không ra tiếng…  Tôi bỗng quên lời hứa với chính mình và đem viên ngọc thứ ba trao cho tên lính để nó trả đứa bé lại cho người mẹ khốn cùng.  Thế là hết, tôi chẳng còn gì nữa.  Tôi đã đi bao nhiêu đêm ngày đến đây mong triều bái vị vua mới sinh, thế mà tôi lại đến với hai bàn tay trắng.  Dù sao thì tôi cũng phải đến để xin lỗi Ngài.

Tôi cúi mặt bước vào hang đá.  Tôi nghẹn ngào khi thấy vàng ròng, nhũ hương và mộc dược của những người đi trước tôi.  Tôi không còn lòng dạ nào nói lên lời xin lỗi.  Tôi quì xuống cạnh máng cỏ, úp mặt vào lòng bàn tay, mặc cho dòng nuớc mắt tuôn trào.

Nhưng kìa, sao nước mắt tôi hôm nay ấm thế?…  Không, không phải là nước mắt, nhưng là đôi tay ấm áp của Chúa Hài Nhi đang nắm lấy tay tôi.  Chúa Hài Nhi không lộ vẻ trách móc, nhưng nhìn tôi âu yếm, trên môi nở một nụ cười.  Và tôi cảm thấy tràn đầy bình an.  Tôi chợt hiểu rằng, tôi là người duy nhất lãnh nhận tất cả nơi Hài Nhi, bởi vì tôi chẳng có gì để tiến dâng cả.  Tôi hiểu rằng nếu tôi đến bên hài nhi với ngọc ngà châu báu thì có thể tôi đã trở về không, bởi vì lòng tôi đầy ắp tự mãn nên không còn chỗ để chứa chất bình an của Ngài.  Nhưng tôi đã đến bên hài nhi với đôi bàn tay trắng, và cõi lòng trống không, vì thế tôi đã nhận được bình an tràn đầy.

Vì thế mà hôm nay tôi bắt buộc phải nói lên một lời cảm tạ. Tôi muốn nói với các bạn rằng nếu bạn còn một của cải vật chất hay tinh thần nào đó mà bạn dành cho Hài Nhi, thì hãy phân phát cho người khác; các bạn hãy đến bên Hài Nhi như tôi, đến với sự khó nghèo trong lòng và với hai bày tay trắng, thì rồi các bạn sẽ nhận được tất cả.

Trần Duy Nhiên – Trích Chia Sẻ Giáng Sinh

From: suyniemhangngay1-& Anh chị Thụ Mai gởi

Rồi đây, mây trên đồi vắng,

“Rồi đây, mây trên đồi vắng,”
Lang thang tìm phiến đá xưa rêu mòn
Rồi đây, mưa ru ngàn lá
Mây bay mờ xoá, rừng thông lắng buồn.”

(Phạm Mạnh Cương –

-Mắt Lệ Cho Người Tình)

(Kh 7: 3/2 Cor 2: 14-16)

Trần Ngọc Mười Hai

Mây trên đồi vắng, mà lại thấy “mắt lệ cho người tình”, ôi thôi điều này chỉ thấy có ở thi-ca, âm-nhạc, mà thôi. Mắt lệ cho người tình, có khi cũng hơi khác như các đấng bậc ở nhà Đạo cũng từng nói. Thế nhưng, người nghệ sĩ ở ngoài đời, lại vẫn nói bằng câu ca/tiếng hát rất tình như sau:

“Tình anh, như thông đầu núi
Trăng thanh chìm suối, tháng năm vời vợi
Tình em, như sương chiều xuống
Mênh mông đồi núi, mờ trong bóng đêm.

Biệt ly, hôn nhau lần cuối
Trông nhau lần cuối, giá băng tơ trời
Bài hát chia phôi ban đầu
Vắng tiếng kinh chiều cầu cho tình ái.

Biệt ly, hôn nhau lần nữa
Xa nhau lần nữa, nói sao cho vừa
Chỉ thấy ánh mắt u hoài
Nuối tiếc ân tình, trọn đời khó phai.”

(Phạm Mạnh Cương – bđd)

Nơi nhà Đạo, các đấng bậc có nói nhưng không hát và cũng chẳng ngâm, nên các ngài vẫn nói hoài nói mãi những tiếng/giọng như sau:

“Khi nghe trong Bài Đọc Thứ Nhất tiếng của vị Thiên Thần kêu vang vang cho 4 Thiên Thần được ban cho quyền hủy-hoại cả đất liền lẫn biển khơi rằng: “Đừng hủy-hoại đất-đai, biển-khơi hay cây-cối” (Khải Huyền 7:3), thì chúng ta nhớ đến câu nói không phải ở Sách Khải Huyền mà ở trong lòng của mọi người: con người có khả năng làm điều ấy hơn thiên thần nữa kìa. Chúng ta có thể tàn phá Trái Đất này còn giỏi hơn các Thiên Thần.

Đó, thực sự là những gì chúng ta đang làm. Đó, là những gì chúng ta đang thực-hiện, ở chỗ chúng ta đang hủy-hoại thiên-nhiên tạo-vật, chúng ta đang tàn-phá sự sống, chúng ta đang tàn-phá các nền văn-hóa, chúng ta đang tàn-phá các thứ giá-trị, chúng ta đang tiêu-diệt niềm hy-vọng.

Chúng ta cần đến sức mạnh của Chúa biết bao, để chúng ta được niêm-ấn bởi tình-yêu của Ngài và quyền-năng của Ngài trong việc ngưng lại cuộc đua hủy-diệt điên-cuồng này!

Việc hủy-diệt những gì Ngài đã ban cho chúng ta, những gì tuyệt-vời nhất Ngài đã làm cho chúng ta, để chúng ta canh-tác, duy-trì, sinh lợi… Khi tôi ở trong hậu-cung-thánh nhìn thấy các bức tranh vẽ 71 năm trước (vẽ cảnh dội bom hồi Thế Chiến Thứ II ở miền San Lorenzo là nơi nghĩa-trang này tọa-lạc), tôi nghĩ rằng:

“Đó thật trầm trọng, thật đau thương. Nhưng vẫn không thể nào sánh với những gì đang xẩy ra hiện nay. Con người chiếm-hữu hết mọi sự, tin mình là chúa tể, tin rằng mình là vua chúa.

Rồi chiến-tranh, các cuộc chiến-tranh tiếp-tục bùng nổ, thật sự không phải là để giúp gieo-vãi hạt giống sự sống mà là hủy-hoại. Nó là một thứ kỹ-nghệ hủy-diệt. Nó cũng là một guồng máy của sự sống để rồi không chỉnh-sửa được sự vật thì loại-bỏ chúng đi, ở chỗ chúng ta đang loại-bỏ trẻ em, chúng ta đang loại-bỏ người già, giới trẻ bị loại-bỏ bởi chẳng có công ăn việc làm…

Cuộc tàn-phá này là hậu-quả của một thứ văn-hóa phế-thải. Chúng ta loại bỏ con người.”

(X. Lời Giảng Lễ Các Thánh Nam Nữ của ĐGH Phanxicô 1/11/2014 ở Nghĩa Trang Verano Rôma)

Nghe thế rồi, mời bạn và mời tôi, ta nghe tiếp lời ca do nghệ sĩ hát thêm, như sau:


“Rồi đây, anh như ngàn gió

Phiêu du từ đó biết đâu hẹn hò.

Rồi đây, em phương trời cũ,

Quê hương tình ái còn vương mắt lệ.

Tình yêu mong manh là thế,

Xa xôi là thế xót xa tình buồn.

Tình yêu thương đau từ đấy,

Dư âm còn đấy lệ trong mắt ai.”

(Phạm Mạnh Cương – bđd)

Và đây, khi nghe câu hát: “Anh như ngàn gió, phiêu du từ đó”, nên anh và tôi hoặc ai đó, lại sẽ phiêu du vào đất miền thần-học, có những vấn-đề thời-sự cần suy-tư như sau:

“Mọi đổi thay trong văn-hoá/xã hội ở thời này là vấn-đề lớn, rất khó giải. Vấn-đề ở chỗ: rất nhiều người, hôm nay lại cho rằng: mình có niềm tin đích-thật và cũng có người nghĩ rằng: mình chẳng có theo “đạo” nào hết. Những người này chỉ muốn bảo: chẳng tôn-giáo nào ta được biết lại tỏ-bày kinh-nghiệm về niềm tin sâu-sắc của chính mình, cách phù-hợp.

Thế nên, trong thống-kê dân-số gửi đến nhà cứ 5 năm một lần, khi được hỏi bạn theo tôn-giáo nào, thì nhiều câu trả-lời lại đề: không gì hết. Điều này không có nghĩa là: họ không có niềm tin. Điều này cũng có nghĩa: phương-cách cổ xưa để diễn-tả và rao-truyền niềm tin nay không còn như xưa nữa.

Điều này thực sự nói về niềm tin và tôn-giáo và mối giây liên-hệ của hai thứ. Tin là nhận-thức rằng mọi hữu-thể đều hiện-hữu. Với người có niềm tin, thì việc này nói về quan-hệ riêng-tư giữa con người và Thiên-Chúa.

Và, đó là kinh-nghiệm. Tôn-giáo là tập-hợp các truyền-thống, tin-tưởng, huyền-nhiệm, nghi-thức, đạo-đức/chức-năng, vv. Từng nói lên ký-ức tập-thể của niềm tin sống động kéo dài mãi như thế. Tôn-giáo và niềm tin không cùng một thứ. Tôn-giáo là việc tỏ-bày kinh-nghiệm ngày càng sâu sắc và phong-phú hơn bất cứ sự bày-tỏ nào cũng thế. Tôn-giáo là một tỏ-bày và là bày-tỏ niềm tin. Cả hai thứ đi chung với nhau và thường thì trộn-lẫn vào nhau.

Khi niềm tin lên cao tại một số nơi hoặc ở một số nền văn-hoá, niềm tin ấy mặc lấy văn-hoá theo nghĩa những sự-thể rất đạo-giáo đang diễn ra ở nơi đó. Niềm tin ấy mang dáng dấp hình-hài của những thứ và những sự xảy ra tại nơi đó. Niềm tin ấy còn mặc lấy thứ ngôn-ngữ địa-phương.

Và, thời-gian trôi mau, niềm tin lại sẽ biến môi trường này trở-thành của chính mình. Nó trở thành chiếc xe chuyên-chở mọi kết quả đạt được đem đến nhiều nơi khác. Và đi như thế, tôn-giáo cũng mang theo niềm tin với mình, nữa. Chìa khoá chính cho tương-quan giữa niềm tin và tôn-giáo là nắm bắt được rằng: niềm tin là kinh-nghiệm, còn tôn-giáo là việc bày-tỏ kinh-nghiệm ấy ra ngoài.

Niềm tin mà không có tôn-giáo cưu-mang và tỏ-bày, sẽ thiếu nhiều hỗ-trợ, giùm giúp. Tôn-giáo mà lại không có niềm tin sâu-sắc đích-thực ở bên trong, lại sẽ chết dần trong nguồn nước…

Có hai vấn-đề ở đây: Niềm tin như kinh-nghiệm nội-tâm mà không có sự tỏ-bày nhờ vào tôn-giáo sẽ đi đến kết-cuộc như một thứ tôn-thờ chủ-nghĩa Narcisse. Và, tôn-giáo mà không niềm tin sâu-sắc nội-tại, thì cũng sẽ chìm đắm biến mất trong các tín-ngưỡng chính-trị đang vượt trội ở nền văn-hoá địa-phương, sở tại.

Vậy thì, Hội-thánh/Giáo-hội thực sự cống-hiến những gì? Câu trả lời sẽ là việc sẻ-san trong đối-thoại chuyện-trò về kinh-nghiệm tin-tưởng. Một san-sẻ được tôn-giáo giúp đỡ bằng việc tiếp-nhận và thông-cảm.

Bằng vào ý-nghĩa của sự-thể mong-mang đầy tính người như thế, Thiên-Chúa yêu-thích đi vào nền văn-hoá có niềm tin tôn-giáo và có thể, Ngài cũng khởi-sự cuộc chuyện trò/trao-đổi với mức độ cũng rất mới.”

(xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San Chúa nhật Cung hiến Đền thờ Latêranô năm A 9/11/2014)

Xem như thế, thì: niềm tin, tôn-giáo và văn-hoá luôn tháp-tùng, gộp chung trong cuộc sống vui tươi đằm thắm rất chất-lượng. Thế đó là thần học đi Đạo và ở trong Đạo. Thần-Học về kinh-nghiệm có niềm tin tôn-giáo đầy chất văn-hoá về Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu ở ngoài đời lại cũng  khác. Khác, theo cung-cách thực-tiễn và thựa-hành như sau:

Ở một đất nước giàu có của Châu Âu, có một cô ca sĩ rất nổi tiếng. Tuy mới chỉ 30 tuổi nhưng danh tiếng cô đã vang dội khắp nơi, hơn nữa cô có một người chồng như ý và một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Một lần, sau khi tổ chức thành công một đêm diễn, cô ca sĩ cùng chồng và con trai bị đám đông người hâm hộ cuồng nhiệt bao quanh. Mọi người tranh nhau chuyện trò với cô. Những lời lẽ tán tụng khen ngợi tràn ngập cả sân khấu.


Có người khen cô tuổi nhỏ chí lớn, vừa tốt nghiệp đại học đã bước chân vào nhà hát tầm cỡ quốc gia và trở thành nữ ca sĩ trụ cột của nhà hát. Có người tán tụng rằng mới có 25 tuổi mà cô đã được lựa chọn là một trong 10 nữ ca sĩ có giọng háy opera xuất sắc nhất thế giới. Có người lại ngưỡng mộ cô có người chồng tuyệt vời, một cậu con trai kháu khỉnh, dễ thương.

Trong khi mọi người thi nhau bàn luận, cô ca sĩ này chỉ im lặng lắng nghe, không thể hiện thái độ gì. Khi mọi người nói xong cô chậm rãi nói: “Trước tiên, tôi cảm ơn những lời ngợi khen của mọi người dành cho tôi và những người trong gia đình tôi.

Tôi hy vọng có thể chia sẻ niềm vui này với mọi người. Nhưng các bạn chỉ nhìn thấy một số mặt trong cuộc sống của tôi còn một số mặt khác, các bạn vẫn chưa nhìn thấy. Cậu con trai của tôi mà mọi người khen là bé kháu khỉnh, đáng yêu, thật bất hạnh, nó là 1 đứa trẻ bị câm. Ngoài ra, nó còn có một người chị tâm thần và thường xuyên bị nhốt ở nhà.”

Mọi người đều ngơ ngác, sửng sốt nhìn nhau, dường như rất khó chấp nhận một sự thật như thế. Lúc này, cô ca sĩ mới điềm tĩnh nói với mọi người: “Tất cả những chuyện này nói lên điều gì? Có lẽ chúng nói lên một triết lý, đó là, Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ.”

Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá ít, cũng không cho ai quá nhiều. Vì thế, đừng nên chỉ nhìn thấy hoặc ngưỡng mộ những thứ người khác có, mà nên nghĩ và trân trọng những thứ bạn đang có, cho dù đó không phải là những vinh quang tột đỉnh.

Vậy nên, nếu ai hỏi bạn “Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng : ”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách mình sống và những gì mình đang có trên đời này”. (sưu-tầm và trích dẫn truyện kể của một người ký tên là ST trên mạng vi-tính, rất phổ-biến)

Suy-tư về kinh-nghiệm sống trong cuộc đổi đời ngày hôm nay, có thể là như thế. Như thế, cũng nói lên đôi điều về sự-kiện thực-tế chưa có giải-đáp cho thế hệ của kẻ tin ở đầu thế-kỷ 21 hiện giờ.

Cuộc đổi-đời thế-kỷ, nay lại được đấng bậc ở trên cao có nhận-dịnh rất đặc-thù nhân buổi họp mặt của thành-viên trong Bộ Dòng Tu hôm 27/11/2014, hôm ấy Đức Phanxicô có nói:

“Đi từ đề tài “Rượu mới trong các bầu mới”, Đức Thánh Cha khẳng-định rằng:

Chúng ta đừng sợ từ-bỏ các bầu rượu cũ, nghĩa là cần đổi mới những thói quen và cơ-cấu trong đời sống Giáo Hội, cũng như trong đời sống thánh-hiến, mà chúng ta nhận thấy không còn tương-ứng với những gì Thiên-Chúa yêu-cầu chúng ta ngày nay, để mở rộng Nước Chúa trong trần-thế: đó là những cơ-cấu mang lại cho chúng ta một sự bảo-vệ giả-tạo và ảnh-hưởng tiêu-cực tới năng-động bác-ái: đó là những tập-quán làm cho chúng ta xa lìa đoàn chiên mà chúng ta được sai đến và ngăn-cản không cho chúng ta nghe tiếng của những người đang chờ đợi Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những nhược-điểm có thể gặp thấy trong đời thánh-hiến ngày nay, như: sự kháng-cự của một số thành-phần chống lại sự thay-đổi, sự suy-giảm sức thu-hút, nhiều người bỏ tu, sự mong manh của một số hành-trình đào-tạo, những cơ-cực vất-vả vì thi-hành các công tác và thừa-tác-vụ làm thương-tổn đời sống thiêng-liêng, sự khó hội-nhập vào các môi-trường và thế-hệ khác, sự thiếu quân-bình trong thực-thi quyền-bính và sử-dụng của cải…”

(xem G. Trần Đức Anh, op dịch tin Vatican 27/11/2014, đăng trên www.chuacuuthe.com trang chính ngày 27/11/2014)

Cảm-thông với lời nhận-định của đấng chủ-quản Hội-thánh một cách rộng và đem vào đời, còn là cảm-thông rằng: thời nào, cũng có đổi-thay. Đổi và thay, cả trong niềm tin, văn-hoá và tôn-giáo. Thay và đổi, không có nghĩa ta đi dần vào sự chết hoặc vào cái-gọi-là “văn-hoá của sự chết”. Đổi-thay/thay-đổi là lý-lẽ cuộc sống rất năng-động. Có như thế, cuộc sống của mọi người mới đứng vững và khá hơn lên.

Vẫn cứ mong, mọi thay và đổi sẽ theo hướng tích cực, rất tốt đẹp, hơn bao giờ. Trong chiều-hướng đó, cũng nên đi vào vườn hoa Lời Chúa, có những nhủ khuyên như sau:

Tạ ơn Thiên Chúa,

Đấng hằng cho chúng tôi tham dự cuộc khải hoàn trong Đức Kitô,

tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi

mà làm cho sự nhận biết Đức Kitô,

như hương thơm, lan toả khắp nơi.

Vì chúng tôi là hương thơm của Đức Kitô dâng kính Thiên Chúa,

toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.

Đối với những người bị hư mất,

chúng tôi là mùi tử khí đưa đến tử vong;

nhưng đối với những người được cứu độ,

chúng tôi lại là hương sự sống đưa đến sự sống.“

(2 Cor 2: 14-16)

Trong chiều hướng nhận-định về cuộc đời có đổi thay như thế, cũng lại mời bạn và mời tôi, ta cứ thế hiên-ngang cất bước và hát lên rằng:

Rồi đây, anh như ngàn gió

Phiêu du từ đó biết đâu hẹn hò.

Rồi đây, em phương trời cũ,

Quê hương tình ái còn vương mắt lệ.

Tình yêu mong manh là thế,

Xa xôi là thế xót xa tình buồn.

Tình yêu thương đau từ đấy,

Dư âm còn đấy lệ trong mắt ai.”

(Phạm Mạnh Cương – bđd)

Hát thế rồi, ta bồi thêm cho bài viết bằng một đoạn truyện kể ngăn ngắn để minh-hoạ cho những chuyện được đề-cập, hôm nay:

“Trong Dòng khắc-kỷ/khổ-tu nọ, các thày sống ở đây luôn luôn phải tịnh-khẩu để cầu nguyện trong thinh-lặng. Duy, chỉ được phát-biểu khi được phép, chí ít là không bao giờ được yêu-cầu có được điều gì để trau-dồi bản thân.

Trong bữa cơm thân-mật hôm ấy, một thày Dòng thấy trong tô cháo mình ăn có con chuột nhắt chết phỏng từ hồi nào. Gặp sự thể như thế, hỏi rằng thày phải làm gì bây giờ? Than-phiền ư? Đổ đi hay tiếc rẻ nuốt vào bụng, sau một ngày mệt nhừ vì lao-động công-ích. Bất chợt, thày Dòng ấy bèn ngồi im, nhắm tịt mắt và suy-nghĩ một hồi.

May quá, thày tìm ra được giải-đáp để có được bát cháo khác mà không lỗi luật Dòng. Thày bèn giơ tay xin phép nói, thấy thế Bề Trên hỏi:

-Thày A…, thày có điều gì muốn nói, thế?

-Dạ thưa Bề Trên, các thày ngồi quanh bàn con đây đều thiếu con chuột chết trong bát cháo…”

(tiếu-lâm chay/mặn kể  trên mạng…)

Thế đó, là văn-hoá thời xưa cũ. Thế đó, còn là tinh-thần tu-trì tu-đúc rất văn-minh, của một thời. Thời đại ít thấy đổi-thay nhưng mọi người vẫn sống văn-minh, văn-hoá sống cả kinh-nghiệm niềm tin tôn-giáo rất tốt đạo, đẹp đời. Ở muôn nơi.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn nhớ ngày xưa cũ

Có văn hoá, văn minh

Của niềm tin tôn-giáo

Rất thời-thượng.

Làm êm ấm đôi ngày xuân trống trải

“Làm êm ấm đôi ngày xuân trống trải”
Tôi lắng đợi! Nhịp lòng tôi đứng lại!
Tôi cần tin! Tôi khao khát được nhầm!
Cho tôi mơ một ảo tưởng thâm trầm,
Và mặc kệ, nếu đó là dối trá!

(dẫn từ thơ Xuân Diệu)

Lc 2: 22-40

Mai Tá diễn dịch

Nhà thơ nay đà biết nói: ông cần tin. Và, ông cũng khao khát được nhầm lẫn, có ảo tưởng. Rất thâm trầm. Nhầm lẫn – ảo tưởng – thâm trầm, thế mà ông vẫn cần đến niềm tin. Dám hỏi nhà thơ, ông nay có tin, như tin vào tình yêu của Đức Chúa. Tin rất nhiều, hơn tình của đôi ta. Rất uyên ương. Không oan trái. Như trình thuật nay diễn giải.

Trình thuật hôm nay, diễn giải là diễn nghĩa và giải thích về thánh gia. Gia đình của Chúa tuy rất thánh nhưng vẫn giống mọi gia đình. Tức, có thăng có trầm. Có lúc vui buồn, nhiều trầm lắng. Lắm ưu tư. Ưu tư nhất, là khi Mẹ chứng kiến nỗi chết nhục hình của Con Mình, trên thập giá. Ưu tư không kém, như thánh cả Giu-se âm thầm suy tư về ý định của Thiên Chúa.

Là thành viên của Thánh Gia, Mẹ và thánh cả Giuse cũng đã hốt hoảng khi Con của Mẹ “biến mất” nơi Đền thánh, những 3 ngày. Sau buổi ấy, Con của Mẹ, nay thuộc về gia đình mới. Gia đình thế giới. Chí ít, của những người quyết noi theo phương cách Ngài hằng chỉ dẫn. Ngài chỉ dẫn bằng dụ ngôn, truyện kể. Bằng diễn giải, nhủ khuyên khi Ngài quả quyết: là mẹ và là anh chị, chỉ những người biết lắng nghe và làm theo ý của Cha. Là, những người trong đó, có cả Mẹ. Bởi, không ai nghe và giữ Lời Chúa, cho bằng Mẹ.

Trình thuật hôm nay, đích thực kể về việc dâng tiến Chúa nơi Đền thánh. Là người con lớn trong gia đình, Đức Giêsu cũng phải thi hành luật lệ của người Do Thái, tức: dâng tiến chính mình Ngài cho Đền Thờ cho Cha Ngài. Điều này, để biết rằng: cả cuộc đời Ngài còn là quà tặng từ Thiên Chúa. Rằng, Thiên Chúa là Đức Chúa của mọi cuộc sống, mọi sinh vật trong cõi đời. Người thiếu niên Giêsu, một khi thuộc về Thiên Chúa, lẽ đáng cũng phải theo nghi tiết mang tiền vàng, dâng Chúa Cha, nơi Đền thánh.

Và lần này, thiếu niên Giêsu lên Đền, lại được gặp các đấng thánh như cụ Simêôn và Anna đón tiếp vồn vã, thân mật. Và cụ ông Simêôn, tràn đầy Thánh Thần Chúa, giữ lời hứa ban xưa, nên đã nói:

“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo như lời Ngài hứa, xin để tôi tớ Chúa được ra đi trong an bình. Vì chính mắt con nay được thấy ơn cứu độ Chúa dành sẵn cho muôn dân: Đây chính là nguồn sáng soi dọi cho dân ngoại. Ngài là vinh quang của Ít-ra-en con Dân Ngài.” (Lc 2: 29-32)

Nhưng sự thật, thì tất cả đều đã không là ánh sáng. Bởi, người thiếu niên đây sẽ “là duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống, hay trỗi dậy. Như thế, có nghĩa: Đức Chúa là cội nguồn của sự sống. Ngài chính là ơn cứu thoát cho muôn dân. Đồng thời, Ngài lại là cớ vấp phạm cho những người tự khiến mình đui mù, bằng những cản ngăn con đường Ngài đưa dẫn mọi người đến sự thật. Đến, tình yêu thương. Như cụ ông Simêôn, từng nói trước.

Với ngôn sứ Anna cũng thế. Nhìn thiếu niên Giê-su, oai phong dũng mãnh, bà cũng nói về Ngài thay cho hết mọi người lâu nay từng mong chờ ngày Ngài “giải cứu Giê-ru-sa-lem”. Có nhà thần học tu đức nọ, từng nói về cách thức thánh Luca viết sử, như sau:

“Thánh sử Luca, qua sắp xếp bố cục trình thuật Kinh Thánh, để nói lên rằng: cả nam lẫn nữ, ta đều có thể đứng thẳng người lên và đến gần bên Thiên Chúa. Là nam hay nữ, ta vẫn ngang đồng hưởng vinh quang và ân sủng của Thiên Chúa. Bởi cả hai, ta đều được phú ban, cùng một ân huệ. Nhận lãnh cùng một trọng trách.”

Trong bầu khí đầy tràn tình thương yêu và niềm hy vọng, thân phụ và thân mẫu Đức Chúa thời niên thiếu, đã về lại Nadarét với Con của Mẹ. Ở nơi đó, Ngài lớn lên trong khôn ngoan và tràn đầy ân sủng cùng tình thương yêu của Chúa Cha. Ở nơi Ngài, nền tảng vững bền cho công việc mai sau, được dựng xây. Điều này, chứng tỏ cho ta thấy: trải bao năm tháng, Đức Giê-su đã trưởng thành trong cung lòng đầy tình thương của thân phụ và thân mẫu, dẫu người phàm.

Và những gì là sự thật về Đức Giê-su, cũng là sự thật cho chúng ta. Nghĩa là, môi trường sống có gia đình yêu thương trân trọng, vẫn là môi trường quan yếu cho cuộc sống. Nhiều người có cảm tưởng, là: nhiều nơi trên thế giới, tại các nước được gọi là “đã phát triển”, đời sống gia đình đang ở vào tình cảnh khốn khó, có vấn đề. Nhưng ngược lại, những ai thường xuyên tiếp cận với giới trẻ hôm nay, đều thấy được tình hình của nhiều người trẻ, vẫn tương quan tốt, với gia đình.

Vấn đề là, các bậc cha mẹ nào kỳ vọng rằng con cái mình, chúng biết kính trọng, có hiếu đễ, dễ vâng lời cha mẹ, mà lại chẳng cần đòi hỏi gì nhiều về các xử sự của chúng, cho đúng cách? Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ ngày hôm nay lập ra các tiêu chuẩn gấp đôi, hy vọng rằng ít ra con cái mình cần thực thi chỉ một thôi, cũng mãn nguyện.

Thế nhưng, thực tế cuộc sống hôm nay, đòi hỏi nhiều nơi cha mẹ biết kềm chế rất nhiều, mới mong tạo gương mẫu cho các con. Kềm chế cãi vã, và tranh luận. Kềm chế, trong việc bỏ quá nhiều thì giờ để làm ăn thay vì gần gũi với con cái. Đôi khi, còn phải biết hy sinh thì giờ và tiền bạc, cố lắng nghe lập trường và ý kiến của con mình.

Một số người cha trong gia đình, còn có kinh nghiệm thương đau, như một ông bố vẫn muốn giáo dục con trai mình, cho nên người. Nhưng hễ ông bước vào phòng để nói chuyện với con, thì con ông lại bỏ đi chỗ khác, để khỏi nghe. Đến độ, bạn bè khuyên ông: hãy tìm cách cảm thông với ước muốn của con mình, hơn là bắt con mình làm theo ý muốn của riêng ông.

Ông bố cứ bảo: “Tôi cảm thông với tính tình của con tôi, lắm đấy chứ. Nhưng vấn đề ở đây, là: phận làm con, là phải biết tôn kính cha mẹ, biết trân trọng những gì chúng tôi làm cho chúng.” Bạn bè đành đề nghị một phương án khác:

“Nếu con ông không cởi mở/dễ bảo, thì hãy cứ cho đi là ông chưa cảm thông với con cái và có lẽ chưa bao giờ ông biết cảm thông, và cũng chưa từng muốn thử, và dự định sẽ thử. Nếu thế, hãy tìm cách, một lần nữa, biết cảm thông với chúng.” Nghe điều đó, người cha nọ, đã làm thử. Ông chịu khó lắng nghe con mình, một cách vô điều kiện. Thế rồi, cả hai cha con đã học hỏi lẫn nhau. Học nhiều bài học, hơn trước”.

Cuối cùng thì, cấu trúc gia đình của tín hữu Đức Kitô phải được thiết lập theo ánh sáng Tin Mừng, như một thị kiến của cuộc sống. Thế giới hôm nay, có quá nhiều áp lực từ xã hội. Đôi khi, ta cũng quá đeo bám vào truyền thống cứng ngắc, của người xưa. Có lẽ, cả Hội thánh nói chung, chứ không là từng gia đình riêng lẻ, cũng nên giải quyết vấn đề thông cảm không chỉ giữa các thế hệ thành viên trong gia đình mà thôi; mà là, cho toàn thể xã hội nữa.

Chẳng cần phải tranh cãi, phẩm chất của bất cứ xã hội nào cũng tuỳ thuộc vào chất lượng của cuộc sống gia đình. Xã hội hiện hữu vì gia đình. Gia đình cũng hiện hữu vì và cho xã hội. Trừ phi tương quan của hai phần này liên đới phụ thuộc vào nhau đều được biết đến, còn không thì thị kiến của Vương quốc Nước Trời, sẽ lại trở nên ngang trái, đối nghịch.

Cảm nghiệm điều đó, ta quyết duy trì niềm tin yêu, hăng say mà vui hát; hát rằng:

“Cùng đi lay Trường Sơn

Cùng đi xoay Hoành Sơn

Cùng đi biến rừng hoang ra lúa thơm

Vượt khơi ra đảo xa,

Lướt ngàn nước sang nhà

Ta đắp bồi cho Mẹ Cha.”

(Nguyễn Đức Quang – Về Với Mẹ Cha)

Cùng đi, đi để về với Mẹ, với Cha. Với gia đình, có Chúa Cha. Cũng vẫn là, lý tưởng của mọi người con. Con trong gia đình. Con Chúa. Con của Mẹ Hiền, có thánh gia. Chẳng cần “trông đợi”, chẳng mơ về “những ảo tưởng thâm trầm”, của cuộc sống.

Lm Frank Doyle sj

Mai Tá diễn dịch

Cảm Nghĩ Tuổi Già

Cảm Nghĩ Tuổi Già
” How a Man Ages ”
Curtis Pesman

Tất cả chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng phải già. Làm sao tránh được! Ðã có “sinh” là có “lão”. Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin.……
Nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn ” How a Man Ages ,” ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:
• Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhãn trên mặt đã hằn sâu và lớn.
• Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch nên tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
• Các cơ bắp làm cho phổi hoạt ðộng bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
• Trọng lượng của thận giảm từ 20% ðến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
• Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng luợng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút……
Hôm nay ta còn sống, còn nói cười, còn nghĩ mình cứ sống mãi, sống hoài để tận hưởng những lạc thú của trần gian, để hơn thua, vênh váo, được mất với đời. Nhưng khi nhắm mắt rồi, cát bụi lại trở về với cát bụi.

Thánh Kinh nói:
Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục,
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
Cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi .
(Tv 89, 10)

Nhưng Thánh Kinh cũng nói
“ Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta: già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn, để loan truyền rằng: Chúa thực là ngay thẳng, là núi đá cho tôi ẩn náu, nơi Người chẳng có chút bất công ” (Tv 92,13-16).

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nói: “ Được sống đến tuổi già là một ân huệ. Không phải vì tất cả mọi người có thể sống đến tuổi này, nhưng vì trước hết, tuổi già cho chúng ta khả năng đánh giá quá khứ, được hiểu và sống mầu nhiệm Phục sinh một cách sâu xa hơn, và được trở nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho Giáo hội ”.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI BẤT CẬP HẠI!!!

NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI BẤT CẬP HẠI!!!

BS. HUỲNH BÁ LĨNH

Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ, chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.

Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày; không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế được những người cao tuổi rất ưa chuộng.

NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.

Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì vậy có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.

Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại; Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.

Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.

TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?

Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ, nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì, nhưng một ngày nào đó khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.

Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương.

Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ, chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.

BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ.

Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân. Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi.

Kristie Phan & Nguyễn Kim Bằng gởi

Giáo sư Châu: ‘Giam Bọ Lập tạo hình ảnh xấu’

Giáo sư Châu: ‘Giam Bọ Lập tạo hình ảnh xấu’

Bọ Lập và Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng việc bắt giam ông Nguyễn Quang Lập tạo hình ảnh xấu về VN.

Giáo sư Ngô Bảo Châu và hai đồng nghiệp là các nhà khoa học Việt Nam từ Hoa Kỳ vừa gửi thư ngỏ cho chính quyền đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Bọ Lập chủ trang mạng Quê Choa, được ‘tại ngoại hầu tra’ vì lý do sức khỏe và cho rằng vụ bắt giữ này gây ‘hình ảnh xấu’ về Việt Nam trên trường quốc tế.

Bức thư ngỏ xuất hiện trên mạng hôm thứ Sáu gửi người nhận là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình do ba người đồng ký tên là các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn, viết:

“Chúng tôi được biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập, nhà văn, và đang tiến hành điều tra. Chúng tôi viết thư này đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra, vì những lý do sau:

“Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.

” Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế

Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn”

Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.

“Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.

“Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra.”

Và bức thư của ba nhà khoa học từ Mỹ kết luận:

“Vì những lý do trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra.”

‘Thả ngay lập tức’

” Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội

Nhà báo Huy Đức, Tp HCM”

Hôm thứ Sáu, trên Facebook của mình, nhà báo Huy Đức cũng đưa tin về bức thư của ba nhà khoa học này và mô tả điều ông gọi là “Đêm qua, một đại biểu Quốc hội (chưa muốn nêu tên) cũng cho biết là ông đã gửi thư tới Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đề nghị thả các bloggers trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Lập.”

Hôm 17/12, nhà báo này viết: “Từ khi nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, tôi đã ứng xử như một người bạn, thận trọng, kiên nhẫn, chỉ mong anh được tự do.

“Hôm nay, khi biết cơ quan Điều tra đã tống đạt tới anh quyết định khởi tố theo điều 88 của Bộ luật Hình sự với phê chuẩn tạm giam 4 tháng của VKS, tôi quyết định ký Yêu cầu trả tự do cho anh.

“Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội, tôi không có quyền ứng xử như ở chốn riêng tư; tôi ký với tư cách một công dân chịu ơn những cống hiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho đất nước.”

Mới đây, một thư kiến nghị ngỏ của quần chúng và nhiều nhân sỹ, trí thức, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước ở Việt Nam đã yêu cầu chính quyền thả tự do cho ông Lập ngay lập tức.

Tính cho tới ngày 19/12, theo thống kê đã có gần một nghìn chữ ký được thu thập dưới bức thư.

Ở Việt Nam thì nói phải ngó trước ngó sau, hỏi sao các vị tiến sĩ, giáo sư thật sự giỏi đều ra nước ngoài Độc giả Huy, BBC Vietnamse Facebook

Hôm 17/12, em trai ông, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, viết trên Facebook cá nhân rằng đã có quyết định khởi tố anh trai ông theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước.

Người bị kết tội theo điều 88 có thể nhận án tù từ ba đến 20 năm.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.

Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông “vốn không đặc biệt hâm mộ” ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là “ một con người không tầm thường“.

Giáo sư Châu cũng được chú ý nhiều khi từng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã “cố tình làm mất thể diện quốc gia” khi “bắt ông Vũ vì hai bao cao su đã qua sử dụng”, xử “nửa công khai, nửa bí mật”, và “từ chối thực hiện thủ tục tố tụng”.

Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4, 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân, tuy sau đó một thời gian đã được mở lại.

Giáo sư từng nhận giải toán học Fields cũng từng bình luận về một số ý kiến “cứ thắc mắc về chuyện ông là lề trái hay lề phải.”

”Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”, Giáo sư Châu bình luận.

NHẮN GỞI BẠN GIÀ

NHẮN GỞI BẠN GIÀ

Hởi các bạn già của tôi ơi!

Đừng có tủi thân, hoặc trách đời

Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm

Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.

Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi

Bôn ba thời vận, sống nổi trôi

Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả

Giờ chỉ mình ta, với đất trời.

Cuộc đời là thế đó bạn ơi

Có trách, có than, cũng đã rồi

Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ

Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.

Buông bỏ hết đi, cất làm gì

Để hồn thư thả, lúc ra đi

Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa

Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.

Thời gian còn lại, có là bao

Hãy cố vui lên, chớ u sầu

Thực hiện những gì mình mơ ước

Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.

Sức khoẻ, niềm vui, lúc tuổi già

Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua

Tình thương, tha thứ là sức mạnh

Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà!