Việt Nam đang xét lại chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc

Việt Nam đang xét lại chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc

Chuacưuthe.com

VRNs (30.12.2014) – Melbourne, Úc Đại Lợi – Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.

Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”

Đáng tiếc, đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung Quốc vay mượn Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc nước này.

Thiếu tư tưởng hướng dẫn đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…

141230002

… đi mà không rõ đi đâu

Ngày 22-12-2014 vừa qua tại cuộc hội thảo do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được…”

Chắc bạn đọc vẫn nhớ ngày 23-10-2013 trước Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng đã cho biết: ”… xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Và vào cuối năm 2013, tại Học viện Chính trị quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.

Mô hình mà ông Vinh nhắc đến là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là bản sao của mô hình Trung Quốc.

… Việt – Trung đi đúng hướng

Là mô hình đảng trị với 4 trụ cột căn bản là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xã hội xã hội chủ nghĩa và văn hóa theo bản sắc Trung Quốc.

Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, vừa qua đã đăng bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc”, bài viết đã giải thích lý do đảng Cộng sản đeo đuổi mô hình như sau:

“…do cả Việt Nam và Trung Quốc đều chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng lý luận.

Ngoài ra, thời gian qua do quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi nên, lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được các học giả Việt Nam rất quan tâm và về cơ bản những nội dung quan trọng nhất của hệ thống lý luận này được các học giả Việt Nam nắm bắt kịp thời.

Mặt khác, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc và đổi mới, mở cửa của Việt Nam gần 30 năm qua có nhiều điểm giống nhau nên nghiên cứu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một việc làm cần thiết…”.

Điều lý thú là bài viết lại nhìn ra thực tế:

“… xã hội Trung Quốc hiện nay cũng đang đứng trước vô vàn vấn đề gay gắt với nhiều thách thức và nguy cơ. Đó là sự phân hóa xã hội, sự phân hóa vùng miền, sự ô nhiễm môi trường, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, bạo lực xã hội, các hành động cực đoan, chia rẽ, ly khai, sự tham nhũng, cửa quyền, sự bất ổn xã hội, vi phạm dân chủ,… Sự ổn định của kinh tế – xã hội của Trung Quốc hiện nay đang chất chứa trong nó nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt…”

Từ thực trạng xã hội tại Trung Quốc (và Việt Nam) như trên, bài viết đã biểu lộ nghi ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi như: “Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có thực sự đưa Trung Quốc lên chủ nghĩa xã hội hay không, hay sẽ dẫn dắt Trung Quốc tới đâu?”

Bài viết đã được phổ biến trên Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, lại phổ biến trước Hội Nghị 10 để sửa sọan cho Đại hội XII cho thấy quan điểm xét lại Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc đã xuất hiện từ phía bên trên đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến ngày 25-12, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Du Chính Thanh sang Việt Nam gặp hầu hết giới cầm quyền bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh và Nguyễn Thiện Nhân.

Tại Đại học Hà Nội, Du Chính Thanh đã chính thức khai trương Viện Khổng tử với một mục đích truyền bá Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc, để củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung.

Được Tân Hoa xã phỏng vấn Du Chính Thanh cho biết: “Chuyến thăm của tôi, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình yêu cầu, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết song phương, xây dựng đồng thuận và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ Trung – Việt theo đúng hướng.

… đi Chệch Hướng?

Việt Nam đang muốn ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi để thính hợp với các quốc gia cùng ký kết.

Cụ thể Việt Nam phải xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật với 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng con người.

Gần đây giới chức và truyền thông Việt Nam có nói đến các điều kiện để Việt Nam hội nhập với các quốc gia dân chủ, nhưng rất mập mờ khi nói đến mô hình dân chủ tự do. Trong một bài khác người viết sẽ trình bày một cách cụ thể và rõ ràng mô hình này.

Nếu năm 1989, ý kiến ông Trần Xuân Bách được đảng Cộng sản lắng nghe và tôn trọng thì ít nhất Việt Nam cũng đi được một phần của con đường hội nhập. Nhưng vì đi theo Trung Quốc, Việt Nam vẫn chỉ là một bản sao tồi của Chủ Nghĩa (và Mô Hình) Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc.

Vì thế hiện nay trong nội bộ đảng Cộng sản không phải chỉ xảy ra những tranh giành nhân sự. Mà còn xẩy ra những tranh chấp về tư tưởng và đường lối như vấn đề Biển Đông, đảng hay nhà nước nắm quân đội, tiếp tục theo hay từ bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc…

Kết

Trong guồng máy nhà nước đến Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mà phải còn buộc miệng than rằng: “… đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến…”.

Còn dân vẫn tiếp tục bị bịt miệng. Ba bloggers Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn ngọc Già vừa bị bắt. Bài cuối cùng ông Nguyễn Quang Lập đăng trên blog Quê Choa là bài: “Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử”.

Không màng đến nguy cơ mất nước, đến thực trạng khủng hỏang tòan diện, đến nguyện vọng của người dân, tương lai Việt Nam vẫn chỉ do một nhóm người hay ngọai bang Trung Quốc quyết định.

Để thóat khỏi Chủ Nghĩa Xã Hội mang Bản Sắc Trung Quốc chỉ còn con đường duy nhất là cả nước phải vùng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc.

Nguyễn Quang Duy

Gia đình 5 người Việt thiệt mạng trong tai nạn giao thông ở Indiana

Gia đình 5 người Việt thiệt mạng trong tai nạn giao thông ở Indiana

Nguoi-viet.com

TIPTON COUNTY, India (NV) – Một gia đình năm người Việt vừa bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi xảy ra trên xa lộ 31 thuộc Tipton County, cách Indianapolis, Indiana, chừng 30 dặm về phía Bắc hôm Thứ Sáu, theo tin đài truyền hình WTHR 13, một chi nhánh địa phương của đài NBC.

(Hình minh họa: David Ryder/Getty Images)
Theo bản tin, chiếc xe Jaguar màu đỏ đời 2001 chở năm người chạy trên xa lộ 31 về Nam, khi gần đến Indianapolis, thì bị lạc tay lái về bên phải.

Ngay lập tức, ông Dennis Nguyễn, người lái xe, tìm cách bẻ lại bên trái, nhưng quá lố, và chiếc xe vượt qua vạch giữa đường, chạy về hướng ngược chiều giao thông, đụng vào một chiếc xe tải Peterbilt chở hàng đang chạy về hướng Bắc, theo cảnh sát cho biết.

Chiếc xe bị bẹp dúm, ông Dennis Nguyễn, 43 tuổi; người vợ Cao Thị Thu Hà, 44 tuổi; con trai Hùng Vinh Nguyễn, 9 tuổi; và con gái Lindsay Cao Vân Nguyễn, 7 tuổi, chết tại chỗ.

Riêng cô con gái Linda Hà Vy Nguyễn, 14 tuổi, bị thương nặng, được trực thăng đưa vào bệnh viện Eskenazi Health ở Indianapolis, nhưng sau đó qua đời.

Cảnh sát tin rằng, cả gia đình ông Dennis, cư ngụ ở tiểu bang Arkansas, đều có đeo dây an toàn khi ngồi trong xe.

“Chúng tôi đang điều tra nhiều tai nạn trong khu vực đang bị thời tiết lạnh đóng băng, nhưng tai nạn này có phải do đường trơn trượt gây ra hay không thì chưa biết,” cảnh sát viên Paul Daugherty trả lời phỏng vấn của đài truyền hình địa phương qua điện thoại cho biết.
Tài xế xe tải cũng bị đau, được đưa vào bệnh viện, nhưng sau đó được về nhà.

Sau khi tai nạn xảy ra, cả hai hướng lưu thông của xa lộ 31 đều bị đóng để dọn dẹp và di chuyển thi hài người quá cố.

Cảnh sát tiểu bang Indiana vẫn đang điều tra nguyên nhân tai nạn. (Đ.D.)

Trung Quốc tiếp tục bắt bớ tín đồ giáo phái Đấng Toàn Năng

Trung Quốc tiếp tục bắt bớ tín đồ giáo phái Đấng Toàn Năng

RFA

28-12-2014

Sáu thành viên của giáo phái có tên Đấng Toàn Năng ở Trung Quốc bị kêu án từ 3 đến trên 5 năm tù giam vì những hoạt động truyền bá đức tin của họ.

Bản tin Tân Hoa Xã cho biết như vậy ngày hôm qua. Trung Quốc đã nhiều lần bắt bớ hàng ngàn người cũng như cấm giáo phái Đấng Toàn Năng này hoạt động từ lúc được thành lập năm 1990. Những người theo giáo phái Đấng Toàn Năng tin rằng chúa Giê Xu tái thế dưới hình hài một phụ nữ người Trung Quốc.

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết 6 người bị kêu án đã bị bắt ngay lúc đang tổ chức gây quĩ và truyền đạo, nói rằng hành động của họ gây rối trật tự xã hội một cách nghiêm trọng cũng như gây ảnh hưởng và tạo trở ngại cho công việc của các cơ quan nhà nước.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn

Chuacuuthe.com

VRNs (29.12.2014) – Sài Gòn – Lúc 20 giờ, tối qua, 28.12, cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT đã chủ sự thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho công lý và hòa bình theo định kỳ hàng tháng.

Trong thánh lễ có sự tham dự của gia đình tù nhân Hồ Duy Hải tại Long An. Ngoài Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Duy Hải, còn có em gái, và một số người thân trong gia đình. Được biết, gia đình của anh Hồ Duy Hải đã thuê xe đi từ Long An lên Sài Gòn dự thánh lễ và trở về ngay khi thánh lễ kết thúc.

Như mọi khi, trước thánh lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại đã đọc các ý được cầu nguyện cách đặc biệt trong thánh lễ: Cầu nguyện cho Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình nhưng có nhiều dấu hiệu oan sai mà gia đình đã đi kêu oan trong những năm tháng qua và được công luận trong và ngoài nước chú ý đến. Ý lễ cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia bỏ án tử hình.

Cùng đồng tế với cha Vinhsơn Phạm Trung Thành trong thánh lễ còn có cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, dòng Đaminh, và bảy linh mục khác của DCCT Sài Gòn và đông đảo giáo dân cũng như một số người không cùng tôn giáo vẫn thường xuyên đến tham dự thánh lễ này vào mỗi cuối tháng.

Trong bài giảng, cha Vinhsơn Phạm Trung Thành nhấn mạnh đến sự sống là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người và “không ai có quyền lấy đi sự sống của người khác”. Ngài nói rằng: “Hỡi những ai ủng hộ sự chết, hỡi những ai chủ trương sử dụng sự chế, nhân danh bất kỳ một lợi ích nào, hãy biết: phương tiện xấu không thể mang lại sự tốt. Hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống! Hãy dừng tay lại, đừng tiến hành bất cứ một hành động nào gây ra cái chết, cho dù nhân danh bất cứ điều gì. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chấm dứt án tử hình. Chúng tôi kêu gọi suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo được sự sống”.

00:00

00:00

Gia đình của tử tù Hồ Duy Hải ngồi hàng ghế đầu trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tối 28.12 tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn

Gia đình của anh Hồ Duy Hải ngồi hàng ghế đầu trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tối 28.12. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ anh Hải (áo vàng nhạt) và em gái (áo trắng)

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành kêu gọi bỏ án tử hình và yêu cầu “hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống!”

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành kêu gọi bỏ án tử hình và yêu cầu “hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống!”

Vào mỗi Chúa nhật cuối tháng, quý cha lại dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho công lý hòa bình.

Vào mỗi Chúa nhật cuối tháng, quý cha lại dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho công lý hòa bình.

Cộng đoàn thắp nến cầu nguyện sau bài giảng

Cộng đoàn thắp nến cầu nguyện sau bài giảng

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và Giuse Đinh Hữu Thoại thăm hỏi gia đình của anh Hồ Duy Hải sau thánh lễ

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và Giuse Đinh Hữu Thoại thăm hỏi gia đình của anh Hồ Duy Hải sau thánh lễ

Nội dung bài giảng:

Kính thưa anh chị em.

Chúng ta đang sống trong một xã hội đổ vỡ mọi mặt, mọi giá trị đạo đức luân lý bị phá sản, mọi trật tự đảo lộn và mối hiểm nguy là sự bình an biến dạng khỏi cuộc sống, nhường lại cho sự chết với cái lối sống, lối lý luận, trật tự của nó mà người ta gọi đó là “văn minh sự chết”, cho dù sự chết chẳng bao giờ có thể là một sự văn minh.

Chúng ta không bi quan khi nói với nhau như vậy. Cứ nhìn vào các tờ báo phát hành mỗi ngày, ngay báo của nhà nước hoàn toàn, cứ nhìn vào các kênh truyền hình, dĩ nhiên là truyền hình nhà nước, thì rất nhiều sự ác, rất nhiều điều bất ổn, rất nhiều sự đảo lộn phơi bày trên các phương tiện truyền thông. Thực tế khi ra khỏi nhà, mà ngay cả ở trong nhà, thì mọi tai họa do chính con người gây ra cho nhau cũng không ngừng đe dọa chúng ta.

Hơn lúc nào hết chúng ta mong ước sự bình an, sự bình an đích thật và trường cửu, sự bình an mà bất kỳ một mãnh lực nào cũng không thể lấy đi được. Đó chính là sự bình an do chính Chúa Kitô mang đến cho chúng ta như chính lời Chúa hứa “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em phúc bình an của Thầy” đó chính là sự bình an mà “thế gian không thể ban tặng và cũng không thể lấy đi”. Chúa Giêsu nhấn mạnh sứ mạng của Ngài “tôi đến để cho anh em được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Sự sống bình an, hạnh phúc là chính sự sống với sự hiện diện của Chúa Giêsu, vì thế khi Chúa bước vào trần gian, muôn loài muôn vật nhận ra chính Chúa Giêsu là vua bình an. là Chúa bình an, là vua hòa bình. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Đón nhận sụ bình an, sự sống là đón nhận chính Chúa Giêsu. Gia đình thánh mà hôm nay chúng ta mừng kính chính là gia đình của Chúa Giêsu, gia đình có sự hiện diện của Chúa Giêsu, chính sự hiện diện của Chúa Giêsu làm cho gia đình nên thánh. Trở thành gia đình thánh.

Bất kỳ cách nào người ta từ chối sự hiện diện của Chúa Giêsu, người ta tự rút mình ra khỏi sự thánh thiện và nhận chìm mình trong sự chết. “Ðiều đã thành sự nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại.” (Ga 1, 4) Chúa đến mang sự sống, sự sống là sự sáng chiếu soi. Từ chối sự sống là từ chối sự sáng, là tự nhận sự chết, tự gian mình trong bóng tối.

Hỡi những ai ủng hộ sự chết, hỡi những ai chủ trương sử dụng sự chết nhân danh bất kỳ lợi ích nào, hãy biết, phương tiện xấu không thể mang lại sự tốt. Hãy chấm dứt ngay những hành động uy hiếp sự sống, hãy dừng tay lại đừng tiến hành bất cứ một hành động nào gây ra cái chết, cho dù nhân danh bất cứ điều gì. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chấm dứt án tử hình, chúng tôi kêu gọi suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn văn Chưởng, xem xét lại cẩn thận và công mình chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai chúng ta cứu một mạng người, mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo được sự sống, không ai có quyền lấy đi sự sống nhất là những cuộc lấy đi không chứng cớ.

Về phần người Kitô hữu, Tin Mừng dạy chúng ta không được phép thờ ơ trước những điều sai trái, không được phép đứng về phía quyền lực mà đối địch với người nghèo, người bị loại bỏ, người bị chà đạp. Không được phép thỏa hiệp với sự dữ để mưu cầu yên thân, và càng không được phép thỏa hiệp để thu hoạch lợi ích bản thân, lợi ích nhóm. Mọi sự quay lưng lại với người nghèo, người bị bỏ rơi, người tù đày đau khổ sẽ phải trả giá bằng chính sự sống đời đời “khi xưa Ta đói ngươi đã không cho ăn, Ta khát ngươi đã không cho uống, ta rách rưới mình trần ngươi không cho áo mặc, Ta tù đày ngươi đã không viếng thăm” (Mt 25, ), những lời của Chúa Giêsu văng vảng trong ngày Chúa nhật cuối năm phụng vụ vừa qua có đánh động tâm hồn chúng ta hay không ? Hay chúng ta vẫn lòng chai dạ đá, ôm ấp suy nghĩ, giữ vững quan điểm theo ý của mình, tự hào sự chính thống, trí thức, và cho rằng đó là đúng đắn ?

Trong Tin Mừng có câu chuyện người phụ nữ Samari bên bờ giếng, câu chuyện để lại cho những người tự hào về truyền thống, tự hào về sự giàu có, sang trọng, tự hào về sự nguy nga sầm uất, tự hào về những gia trị của con người phải đặt lại vấn đề và đặt lại cuộc đời của mình nếu không muốn tiếp tục trong mê lầm. Vì trong câu chuyện ấy, nơi bờ giếng Giáo Hội, Chúa Giêsu nói “đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem.

…… Nhưng giờ đã đến – và chính lúc này đây giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật,” (Ga 4, 21 – 23)

Sẽ không là đền thờ trên núi, sẽ không là đền thờ Giêrusalem, nhưng là trong chân lý, trong sự thật. Sự thật là Chúa thuộc về người nghèo, người bị bỏ rơi, bị áp bức, sự thật là Chúa hóa thân và chờ đợi chúng ta nơi những người đau khổ bé mọn nhất. Đừng bình an giả tạo với hoa nến, đèn màu, đừng bằng an giả tạo với áo quần xúng xinh, lễ nhạc tưng bừng, càng đừng thỏa mãn với lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Hãy tỉnh thức vì không biết ngày giờ nào Chúa đến.

Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 48, Đức Thánh Cha Phanxico nói rất rõ :

… Hội Thánh phải đến với mọi người, không loại trừ một ai. Nhưng phải đến với ai trước? Khi đọc Tin Mừng, chúng ta thấy một dấu hiệu rõ ràng: không phải những bạn bè và láng giềng giàu có của chúng ta, nhưng trên hết là những người nghèo khổ bệnh tật, những người thường bị khinh dể và ruồng rẫy, những người “không có gì để trả lại ngươi” (Lc 14:14). Không có chỗ cho sự hoài nghi hay những lời giải thích vốn chỉ làm yếu đi một sứ điệp rõ ràng như thế. Hôm nay và mãi mãi, “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng”,và việc Tin Mừng được tự do rao giảng cho họ là dấu chỉ về vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải nói thẳng ra rằng “có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo”. Chúng ta đừng bao giờ bỏ họ.

Mừng lễ Thánh gia thất không chỉ để đề cao một vài gía trị luân lý, cổ võ một vài giá trị đạo đức những phải là cơ hội để nhận ra rằng Thiên Chúa đến giữa trần gian, trong một khung cảnh rất bình thường là gia đình và mọi mối dây liên hệ xã hội, để mang đến sự thật cho nhân loại, đó là sự sống, sự sáng chiếu soi, và sự thật giải thoát nhân loại, đồng thời kêu gọi chúng ta lên tiếng bảo vệ và xây dựng sự thật , sự sáng và sự sống cho mọi người. Không có chỗ cho sự vô cảm, thờ ơ và đi ngược với sự sống.

28 tháng 12 năm 2014

VRNs

Dân bao vây, đánh trọng thương công an lạm quyền

Dân bao vây, đánh trọng thương công an lạm quyền

Nguoi-viet.com

ĐẮK NÔNG (NV) – Lại vừa có 3 trong số 5 cảnh sát giao thông của Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông bị dân vây, đánh trọng thương, khi họ tập trung để phản kháng, chống cảnh sát giao thông lạm quyền.

Dân vây cảnh sát giao thông ở thành phố Kon Tum hồi tháng 7. Đây là một trong
hàng trăm vụ dân vây cảnh sát diễn ra trong năm nay. (Hình: Đất Việt)

Vài tờ báo ở Việt Nam vừa chỉ trích hai thanh niên ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, gọi họ là “côn đồ” bởi đã kháng cự, không chấp nhận chuyện để một nhóm cảnh sát giao thông thu giữ xe của họ với lý do “vi phạm giao thông.” Những người này đánh trọng thương một thượng úy, một trung úy và một trung sĩ cảnh sát giao thông, cưỡng đoạt 1.8 triệu đồng của cảnh sát giao thông…

Tin tường thuật về sự kiện vừa kể gián tiếp cho thấy, dân chúng lại vừa phản kháng việc cảnh sát giao thông lạm quyền.

Trong tin, “Ba cảnh sát giao thông bị hai tên côn đồ đánh nhập viện, cưỡng đoạt 1,8 triệu đồng,” vài tờ báo ở Việt Nam cho biết, chiều 21 tháng 12, hai thanh niên ngụ ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã “chửi bới, quấy rối” một “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông với năm cán bộ, chiến sĩ của Công An huyện Tuy Đức đang làm nhiệm vụ,” phản đối chuyện bị tạm giữ xe vì “vi phạm giao thông.”

Những tờ báo này cho biết hai thanh niên vừa kể đã “hô hào, kích động một số người dân chống đối, yêu cầu trả lại xe bị tạm giữ” khiến nhóm cảnh sát giao thông “phải rút về xe tuần tra, chờ Công An huyện Tuy Đức đến giải cứu.”

Tin tường thuật về vụ phản kháng vừa kể cho biết là sau đó đám đông còn phản kháng chuyện “cảnh sát đánh dân” và dù các thành viên của “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông” đã giải thích nhưng đám đông “không hiểu, nên hùa theo hai đối tượng” và “càng lúc càng hung hăng hơn.”

Một số tờ báo đưa tin về vụ phản kháng ở Tuy Đức kể thêm, “Một số đối tượng đã leo lên xe tuần tra của cảnh sát giao thông lấy lại hai chiếc xe tang vật bị tạm giữ rồi mang đi. Trước tình thế khẩn cấp, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông’ cho một chiến sĩ cảnh sát giao thông điều khiển xe chở tang vật đi nơi khác. Tuy nhiên, nhóm người này tiếp tục đuổi theo chặn xe rồi xông vào, dùng hung khí đập kính xe làm các kính xe hư hỏng hoàn toàn.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam nói rằng hai thanh niên đã bị Công An huyện Tuy Đức bắt giữ sau vụ phản kháng là “táo tợn” bởi đã “vi phạm giao thông mà còn yêu cầu Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông phải đưa 1,8 triệu thì mới cho xe tuần tra rời khỏi hiện trường.”

Tuy báo chí của chính quyền Việt Nam khẳng định việc yêu cầu đưa 1.8 triệu này là “cưỡng đoạt,” song ở một phần khác trong tin tường thuật về vụ phản kháng này thì lại cho biết, 1.8 triệu là khoản các “đối tượng” đòi cảnh sát giao thông phải bồi thường cho việc làm điện thoại của họ bị hư “trong quá trình giằng co với Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam không cho biết tại sao Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lại chấp nhận trả 1.8 triệu để các “đối tượng rời khỏi hiện trường.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam cũng không cho biết, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lấy từ đâu 1.8 triệu để đưa cho các “đối tượng.”

Nhằm chống cảnh sát giao thông mãi lộ. Công an Việt Nam đã cấm cảnh sát giao thông mang theo tiền khi Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông. Nếu lực lượng chống mãi lộ bắt được cảnh sát giao thông có tiền trong người, tiền đó sẽ bị xem là tiền do mãi lộ mà có.

Tuy đám đông giúp hai thanh niên lấy lại hai chiếc xe hai bánh gắn máy bị tạm giữ và đánh ba trong số năm cảnh sát giao thông trọng thương nhưng Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vẫn cáo buộc hai thanh niên đã phản đối cảnh sát giao thông tạm giữ xe của họ là “chống người thi hành công vụ,” “cướp tang vật” và “cưỡng đoạt tài sản.” (G.Đ)

Nhân chuyện bang giao Mỹ-Cuba, nhớ Elian Gonzalez

Nhân chuyện bang giao Mỹ-Cuba, nhớ Elian Gonzalez

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương
Ngày 1 Tháng Giêng, 1959, ông Fidel Castro lãnh đạo một lực lượng quân sự thành công chống Tổng Thống Fulgenio Batista, một tướng lãnh độc tài, và đưa dân tộc Cuba vào một thứ độc tài đẫm máu khác.

Tháng Hai, 1960, chính quyền Castro ký một hiệp thương với Liên Xô, và sau đó, tiếp tục thắt chặt quan hệ và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế của quốc gia này. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 Tháng Giêng, 1961.

Hai cha con Elian Gonzalez vẫy tay chào trước khi rời Hoa Kỳ bay về Cuba.
(Hình: Tim Sloan/AFP/Getty Images)

Trong thời gian này, cũng như hoàn cảnh Việt Nam, hàng nghìn người Cuba đã chối bỏ chế độ Cộng Sản vượt biển đến Floria, Hoa Kỳ, trên những con thuyền tồi tàn, rách nát.

Tháng Mười Một, 1999, một chiếc thuyền đánh cá Hoa Kỳ tìm thấy một đứa bé Cuba nằm bất tỉnh trên một ruột xe cao su trong eo biển Florida ngoài khơi thành phố Miami. Đó là Elian Gonzalez, 6 tuổi, đi cùng với mẹ, cha kế và 9 người khác vượt biên từ Cuba tìm đường sang Hoa Kỳ tị nạn, tất cả đều bỏ mình trên biển, trong một cơn bão, khi chỉ còn cách Hoa Kỳ 56 km, duy chỉ có ba người sống sót, trong đó có Elian. Cha mẹ Elian ly dị nhau từ nhiều năm trước và cha của Elian, ông Juan Miguel Gonzalez, đã có gia đình khác.

Hoa Kỳ cho phép ông Lazaro Gonzalez ở thành phố Miami, bác ruột của Elian, tạm chăm sóc Elian chờ quyết định tình trạng di trú của em, tất cả hy vọng Elian sẽ được hưởng quy chế tị nạn như nhiều người đã trốn khỏi Cuba nhiều năm trước đến Hoa Kỳ.

Nhưng cha của Elian, với sự yểm trợ và thúc đẩy của ông Fidel Castro, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ trả Elian về Cuba. Một cuộc tuần hành được chính phủ Cuba tổ chức với hàng trăm nghìn người Cuba yêu cầu chính phủ Mỹ trả lại Elian cho Cuba. Một sự tranh chấp giữa Fidel Castro và cộng đồng người Mỹ gốc Cuba tại Miami thành hình. Tuy nhiên, Sở Di Trú Hoa Kỳ, áp dụng nguyên tắc thông thường về đoàn tụ gia đình, phán quyết trả Elian lại cho cha của em, vì những người thân thuộc của Elian ở Miami không phải cha hay mẹ ruột của em.

Hai tháng sau đó, sau khi tòa án tối cao Mỹ bác đơn kháng cáo của họ hàng Elian tại Miami, đêm 22 Tháng Tư, 2000, các viên chức FBI, trang bị tận răng, tấn công vào ngôi nhà mang số 2319 NW 2nd Street ở Little Havana, Miami, bắt Elian mang đi trong sự vùng vẫy tuyệt vọng và tiếng khóc la của em. Chính phủ Fidel Castro coi đây là một thắng lợi vĩ đại của mình và cộng đồng người Cuba sau đó đã bầy tỏ sự bất mãn của mình với quyết định của chính phủ Clinton, để một năm sau ông Al Gore, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, thua ông George W. Bush chỉ với 537 phiếu. Nếu Elian không bị trả về Cuba, hẳn ông Al Gore có thể có đủ phiếu của dân tị nạn Cuba để trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

Cha ruột của Elian lúc ấy đang làm nghề hầu bàn tại Cuba, sau chiến thắng vang dội “đem Elian về với tổ quốc Cuba,” ông được sắp xếp, cất nhắc để trở thành một dân biểu Quốc Hội Cuba vào năm 2003. Elian trở thành bảo vật của Cuba, được công an bảo vệ nghiêm ngặt, khó có ai gặp được em. Trong viện bảo tàng thành phố, có một gian phòng triển lãm những gì liên quan đến câu chuyện Elian. Báo chí Cuba cho rằng, ông Fidel Castro đặc biệt quan tâm đến việc học hành của Elian và cha của em luôn luôn được chủ tịch Cuba tiếp kiến mỗi khi có dịp đến Havana.

Một đứa trẻ mới lên 6, sẽ dễ quên mọi chuyện, hình ảnh người mẹ mình và những ngày vượt biển đầy gian nguy, chết chóc. Nếu ở lại Hoa kỳ, Elian sẽ sống dưới một lối giáo dục khác và thành một con người khác. Nhưng ở Cuba, vào dịp Lễ Phục Sinh 2010, kỷ niệm 10 năm Elian “về với tổ quốc,” hình ảnh Elian Gonzalez được đưa lên truyền thông Cuba, với hình ảnh một thanh niên, đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Cuba, với đồng phục, cầu vai đỏ, huy hiệu đoàn trên tay áo, tóc hớt cao và được đề cao: “Elian Gonzalez bảo vệ cách mạng tại Đại Hội Thanh Niên.”

Trước đây, vào năm 1980, nước này đã mở cửa, để cho bất cứ ai cũng có thể ra đi với giấy thông hành. Gần 125,000 người Cuba đã chạy sang Mỹ. Cuba và Mỹ năm 1994 từng ký một thỏa thuận nhập cư theo đó hai bên tạo điều kiện cho việc di cư của người dân Cuba tới Mỹ diễn ra một cách “an toàn, hợp pháp và có trật tự.” Bây giờ, nếu như theo lời Chủ Tịch Cuba Raul Castro mới đây, đòi hỏi Mỹ phải tôn trọng chế độ Cộng Sản ở quốc gia này, nghĩa là Cuba vẫn không từ bỏ “búa liềm,” sau khi mở cửa bang giao, sẽ có bao nhiêu người Cuba tìm cách đến Mỹ nữa. Chỉ trong năm 2014 này, tuần duyên Hoa Kỳ đã bắt được hơn 2,000 di dân Cuba mạo hiểm tìm đường vượt biển chạy khỏi chế độ Cộng Sản. Chúng ta cũng biết rằng khoảng cách từ Cuba đến Key West, Florida, không bao xa.

Rồi đây khi có bang giao trở lại giữa Cuba và Hoa Kỳ, những người chấp nhận chết chóc ngày trước để vượt biển đến Hoa Kỳ, sẽ có dịp trở lại du lịch, viếng thăm hay “về quê ăn Tết” như những người Việt Nam của chúng ta. Elian cũng có cơ hội được Cuba gửi trở lại du học ở Hoa Kỳ. Cán bộ Cộng Sản Cuba cũng sẽ có cơ hội xâm nhập cộng đồng người Cuba tị nạn ở Miami, hay nói chung là Florida, và cộng đồng này rồi đây cũng sẽ chia rẽ, hết sự đoàn kết, xung đột chính kiến, và khẩu hiệu “hòa giải” sẽ được nêu ra. Nhiều dân gốc Cuba sẽ có cơ hội trở lại quê nhà để đầu tư, buôn bán và tình trạng này sẽ không khác gì người Việt chúng ta đã liều chết vượt thoát ra khỏi quê hương, nay lại có cơ hội trở về nơi chốn họ đã bỏ ra đi.

Và trong tình trạng Cuba nghèo đói vì bị cấm vận từ suốt 50 năm nay, sẽ có cảnh Cuba hải ngoại tị nạn “áo gấm về làng.” Phi trường La Havana rồi đây sẽ có hằng trăm thân nhân chờ đợi đón một “Cuba kiều” về thăm quê hương, không khác gì quang cảnh của Tân Sơn Nhứt 10, 20 năm về trước. Và rồi dân Cuba ở Mỹ sẽ có cơ hội “bảo lãnh” cho thân nhân ruột thịt đến Mỹ, sẽ có thanh niên hay ông già về Cuba lấy vợ. Ai muốn hút xì gà Havana hảo hạng thì kỳ này tha hồ, ai hảo ngọt, sẽ có đường cát Cuba giá rẻ mạt.

Liệu trong suy nghĩ của chúng ta, những cái chết như của bà mẹ Elian Gonzalez trên Vịnh Mexico và hàng trăm nghìn người Việt Nam bỏ mình trên biển Đông có còn ý nghĩ gì không? (*)

(*) Theo con số của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, từ năm 1975 đến 1985 có 849,228 người vượt biển, trong đó năm 1981 Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho rằng phân nửa số người vượt biển đã chết dưới tay hải tặc.

Ta được dựng nên là để hưởng hạnh phúc, có thật vậy không?

Ta được dựng nên là để hưởng hạnh phúc, có thật vậy không?

Dongten.net

generic-happiness

Ai cũng bảo rằng ta được sinh ra là để hưởng hạnh phúc. Ai cũng nói là có một điều tuyệt vời đang đợi ta đưa đến chỗ thành toàn. Nhưng thực tại cuộc sống mà ta đang trải nghiệm đây, dường như khiến ta không thật đồng tình với những ý kiến ấy. Hạnh phúc ư? Ta đang đói, nhìn đứa con thơ đang vật vã chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, hết người thân này đến người thân nọ lần lượt lìa bỏ ta, tình yêu ta đang hy vọng không được sinh hoa kết trái, người ta tin tưởng phản bội ta… Bấy nhiêu sự ấy đang cùng một lúc đè nặng trên đôi vai như muốn kéo ghì ta xuống. Đấy gọi là hạnh phúc sao? Quá khứ của ta là những chuỗi ngày tối đen. Hiện tại của ta bị bủa vây bởi trăm ngày cay đắng. Tương lai của ta cũng chẳng có một lối ra. Một khối khổng lồ chằng chịt những rắc rối đang hăm hở chực chờ nuốt chửng ta. Ta dường như thấy sợ cuộc đời này hơn là yêu mến nó. Ta thấy thật khó để mong chờ một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến bên đời mình. Sống trên đời này là để hưởng hạnh phúc sao? Có thật như thế không?

Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào việc ta hiểu thế nào là hạnh phúc. Nếu nghĩ hạnh phúc được kết dệt khi mọi ý muốn của mình được nên trọn, thì chắc là sẽ chẳng bao giờ ta có được nó khi còn sống trên trái đất này. Cuộc sống này phũ phàng lắm! Nó chẳng bao giờ chìu chuộng ai đến cùng. Có đôi khi ước mơ của ta được nó thỏa đáp, nhưng cũng có khi nó chẳng đoái hoài gì đến nguyện vọng của ta, bất chấp nguyện vọng ấy có chính đáng và tốt đẹp thế nào đi nữa. Chuyện trái ý là chuyện xảy ra như cơm bữa, mà dù ta có gào thét hay than trách bằng hết sự căm hờn của ta, nó vẫn cứ đến và bắt ta phải đón nhận. Ai mà chẳng thích mình giàu, ai lại không mong mình khỏe… nhưng cuộc sống cứ thích để mình nghèo xơ xác, cứ muốn mình phải mang bệnh tật liên miên. Ta làm gì được nó? Khi đã yêu, ai lại không muốn cùng người mình yêu dệt nên tơ vàng lấp lánh, cùng nhau xây đắp tổ uyên ương. Nhưng cuộc sống lại không cho phép chúng ta thành đôi, nó khiến chúng ta phải chia lìa ngăn cách. Ta có thể làm được điều gì hơn không?

Thực ra, phần lớn những bất hạnh mà chúng ta có xuất phát từ lỗi của chính chúng ta. Ta buồn vì mình không có kết quả tốt trong những kỳ thi. Đó là vì ta không chịu học hành cho nghiêm túc. Ta lo lắng vì mình dần dần mất đi những tương quan, ấy là vì ta đã không biết trân trọng, nâng niu và gìn giữ những tương quan ấy. Ta thất vọng vì chẳng ai để ý đến ta, chẳng ai dành cho ta những tình cảm ngọt ngào, ấy là vì ta đã có lúc không đối xử tốt với họ, hay trong lòng ta còn mang những cao ngạo, muốn những người khác phải phục tùng mình. Ta sợ khi nghĩ về tương lai, có lẽ bởi vì trong quá khứ, ta đã làm một chuyện sai trái nào đó mà đến bây giờ ta vẫn chưa thể giải quyết xong hậu quả nó gây ra. Nếu lòng ta không nuôi hận thù, thì chẳng có gì làm ta bất an. Nếu lòng ta luôn sáng trong, không cầu, không đòi hỏi, thì sự gì xảy đến cũng chẳng thể làm ta chán chường. Nếu ta biết hành xử sao cho phải phép, biết đưa ra những chọn lựa đúng đắn, biết quyết tâm vượt qua những cám dỗ hấp dẫn gọi mời, biết rèn luyện ý chí và con tim cho vững chãi, thì lòng ta lúc nào hạnh phúc và bình an.

Có nhiều người thích đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhưng nếu hoàn cảnh có thể chi phối mọi sự thì tại sao lại có người trở nên vĩ đại dù sống trong nghèo khổ và vất vả trăm bề, và những người khác thì luôn gặp phải thất bại ê chề dù sống trong cung vàng điện ngọc? Kỳ thực, hoàn cảnh chẳng có lỗi gì cả. Điều quan trọng không phải là chuyện gì xảy đến với ta, nhưng là, ta sử dụng những gì đang xảy đến với ta như thế nào cho có lợi ích. Hoàn cảnh tốt tạo điều kiện tốt cho ta. Hoàn cảnh xấu giúp tôi luyện và thanh lọc ý chí của ta. Đã sống trên đời, ta cần phải có một lòng tin. Sở dĩ ta phải tin, là vì có nhiều chuyện xảy ra mà ta không thể nào hiểu được. Ta tin vào một điều gì đó tốt đẹp nằm đằng sau lớp mây mù này, nhưng hơn hết, ta tin vào một Ai Đó đủ sức giúp ta vượt qua. Đấng ấy là chỗ dựa của ta, là nền đá vững chắc để ta bám vào, không sợ ngã. Lòng tin cũng mang đến cho ta một niềm hy vọng. Hy vọng là phóng tầm nhìn về phía tương lai, một tương lai tươi sáng như ánh mặt trời bừng dậy sau những cơn mưa dài. Hy vọng là mở ra cho mình những hướng đi tích cực, là tự nói với mình rằng: nếu ta cứ theo chính lộ mà đi, thì chắc chắn sẽ đến được nơi yên bình, hạnh phúc. Tin và hy vọng mở lối cho ta tìm đến tình yêu, căn cội sâu thẳm nhất mà Tạo Hóa đặt để nơi mình. Đây cũng chính là bí quyết của hạnh phúc: con tim mình, khối óc mình, trọn vẹn con người mình mở ra với trời đất, với tự nhiên, với muôn loài bằng một tình yêu rực cháy. Tình yêu này sẽ băng qua những rào cản trên đường đời, hệt như cánh hoa sen vươn mình giữa bùn đen để tỏa hương thơm ngát.

Sống trên trần gian là thực hiện một cuộc hành trình. Một hạnh phúc chung cuộc đang đợi ta tìm đến nằm ở điểm cuối của cuộc hành trình này. Đó là điều chắc chắn! Nhưng chúng ta không cần phải đợi đến cuối hành trình ấy mới nếm được mùi vị hạnh phúc tuyệt hảo mà Tạo Hóa dành cho chúng ta. Đâu đó, trên chuyến hành hương tại thế này, ta vẫn có thể cảm nghiệm được chút hương hoa của nó. Đó là khi ta đừng cố tìm thỏa mãn cho mọi ước vọng của mình. Đừng lấy đó là tiêu chí cho hạnh phúc của ta, nhưng hãy bước đi trên đường ngay nẻo chính và sẵn lòng đón nhận hết mọi điều xảy đến với mình với một lòng tin, niềm hy vọng và tình yêu mạnh mẽ. Hạnh phúc sẽ đâm rễ ngay chính trong lòng mình và một nguồn bình an đích thực sẽ vươn dậy nở hoa. Đây là kiểu hạnh phúc và bình an mà Đấng Phục Sinh đã ban cho các môn đệ của Ngài. Nó sâu sắc và có tính nội tâm, chứ không hời hợt và phô diễn bên ngoài như bao người lầm tưởng. Nếu ta biết gắn kết với Nguồn Hạnh Phúc, thì chắc chắn ta sẽ có hạnh phúc!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Viện Khổng tử TQ khai trương ở Việt Nam

Viện Khổng tử TQ khai trương ở Việt Nam

Khai trương Viện Khổng tử ở Việt Nam

Ông Du Chính Thanh (hai, trái sang) tại lễ khai trương Viện Khổng tử tại Hà Nội hôm 27/12/2014.

Viện Khổng tử của Trung Quốc vừa được khai trương tại Đại học Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp TQ, ông Du Chính Thanh.

Học viện Khổng tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới và là tổ chức được nhà nước Trung Quốc trực tiếp đầu tư kinh phí hàng năm cho từng viện.

Tờ tin mạng của Tân Hoa Xã, Xinhuanet.com bản tiếng Anh, hôm thứ Bảy cho hay Học viện Khổng tử đã được chính thức khai trương tại Hà Nội với sự tham dự của ông Du, quan chức hàng thứ tư trong Bộ Chính trị Trung Quốc, và ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

“Trong thời gian ở Việt Nam, ông Du đã viếng lăng cố Chủ tịch Việt Nam ông Hồ Chí Minh và chứng kiến khai trương Viện Khổng tử ở Đại học Hà Nội,” Tân Hoa Xã nói.

Hôm Chủ nhật, trang tin Vnexpress.net cũng đưa tin hai ông Du Chính Thanh và Nguyễn Thiện Nhân đã ‘dự lễ gắn biển’ và dẫn lời Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, ông Nguyễn Đình Luận nói:

“Việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung,” tờ báo điện tử của Việt Nam cho hay.

’65 năm quan hệ’

Ông Du quyết tâm thực hiện các nỗ lực chung với Việt Nam nhằm đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao song phương vào năm tới, nhằm đặt một nền tảng vững chắc cho phát triển các mối quan hệ trong tương laiTờ Xinhuanet của Tân Hoa Xã

Hôm thứ Bảy, tờ báo điện tử của Tân Hoa xã dẫn lời ông Du Chính Thanh nói về quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh ‘quan hệ hợp tác’ vẫn là xu hướng ‘chính’ trong quan hệ của hai nước láng giềng từ 65 năm qua.

“Hợp tác hữu nghị vẫn là chính yếu trong quan hệ Trung – Việt kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm qua…

“Các trao đổi cấp cao giữa hai đảng đã đóng vai trò không thể thay thế trong việc phát triển các mối quan hệ song phương.”

Tân Hoa Xã cho hay ông Du Chính Thanh bày tỏ quyết tâm phối hợp với Việt Nam nhân sự kiện sáu thập niên quan hệ.

“Ông Du quyết tâm thực hiện các nỗ lực chung với Việt Nam nhằm đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao song phương vào năm tới, nhằm đặt một nền tảng vững chắc cho phát triển các mối quan hệ trong tương lai.”

Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày, từ 25 tới 27/12/2014, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc đã có các cuộc làm việc với các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thường trực Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân.

Lễ Thánh Gia: tôn vinh đời sống gia đình

Lễ Thánh Gia: tôn vinh đời sống gia đình

Chuacuuthe.com

VRNs (28.12.2014) -Sài Gòn-  Tin Mừng trong lễ Thánh Gia hôm nay được trích từ Tin Mừng theo thánh Luca 2, 22-40

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con.

Và đây ở Giêrusalem có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel. Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết trước khi thấy Ðấng Kitô của Chúa. Ðược Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

“Lạy Chúa, bây giờ, Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an theo như lời Chúa, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.

Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: “Ðây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!”

Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia nhằm tôn vinh đời sống hôn nhân gia đình Ki-tô giáo. Hôn nhân Ki-tô giáo vượt lên trên một tập tục, nghi lễ, văn hóa truyền thống xã hội vì đó là một quà tặng của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Chính Thiên Chúa muốn con người sống đời hôn nhân và Chúa chúc phúc cho việc này. Tuy nhiên, ít nhiều vẻ đẹp của đời sống hôn nhân Ki-tô giáo ngày nay đã bị phai mờ do ảnh hưởng từ xã hội tục hóa.

1.Ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục

Gia đình Ki-tô giáo ngày nay đang phải đối đầu với những thách đố của chủ nghĩa tục hóa. Chủ nghĩa này đánh giá nhân vị con người trên những gì họ sở hữu. Đồng thời ảnh hưởng bởi nền kinh tế loại trừ dẫn đến việc đề cao tiền bạc và xem nó là thước đo giá trị sự thành công trong xã hội. Một gia đình nghèo bị xem là thất bại, thiếu hạnh phúc; ngược lại một gia đình giàu có được coi là hạnh phúc, thành công. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” chỉ còn trong hoài niệm của thời quá khư xa xưa, tách rời đời sống thực. Khi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân, người nam và người nữ cũng đánh giá sự thành công của người bạn mình dựa trên tiêu chuẩn kinh tế tài chánh. Thánh lễ Thánh Gia hôm nay nhằm tôn vinh một gia đình thánh lại cho chúng ta nhìn thấy hình ảnh của một gia đình nghèo: Gia đình của Giuse – Maria- Giêsu.

Theo  tập tục của người Do Thái buộc mọi phụ nữ sau khi sinh con 40 ngày phải “đem đến trước cửa Trướng Tao Phùng dâng một con chiên 1 tuổi để cho vị tư tế làm lễ Thượng tiến và một bồ câu non hay chim gáy để làm lễ Tạ tội” (x. Lv 12,6). Nếu gia đình nào nghèo quá  “không mua được 1 con chiên thì sẽ lấy 2 chim gáy hay 2 bồ câu non” (x. Lv 12,8). Trường hợp này rơi vào gia đình nghèo Thánh Gia mà ta nghe thánh sử Luca tường thuật lại trong Tin Mừng (2,24). Gia đình Thánh chỉ có thể thượng tiến một đôi chim bồ câu non mà thôi!

Chúng ta đọc ra được điều gì nơi cái nghèo của gia đình này? Nghèo nhưng không hèn! Thánh Giuse là một anh thợ chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình mình. Nghề thợ mộc thời bấy giờ là nghề của mọi thứ lao động chân tay. Ai thuê gì, anh Giuse làm đó miễn sao công việc lương thiện và kiếm sống qua ngày. Maria cũng vậy, một phụ nữ nội trợ đảm đang. Mọi thành viên đều chăm chỉ làm việc và luôn hành động theo ý Chúa qua việc tuân giữ lề luật. Nghèo nhưng tràn đầy niềm vui! Gia đình nghèo này luôn tràn đầy niềm vui. Niềm vui của những người có Chúa. Niềm vui này không ai có thể cướp mất được. Dù trong mọi gian lao vất vả, gia đình Thánh luôn có Chúa ở cùng. Vất vả khi phải sinh con nơi hang bò lừa. Vất vả khi nửa đêm mang con trốn sang đất Ai Cập. Vất vả khi lao đao tìm con lạc mất giữa đền thờ. Nhưng không bao giờ gia đình đánh mất niềm vui vì luôn có Chúa.

2.Ảnh hưởng của nền văn hóa loại trừ

Do đề cao giá trị kinh tế và đồng tiền nên kéo theo một tế phũ phàng của nền văn hóa loại trừ trong xã hội. Ngày nay mọi thứ đều theo luật cạnh tranh và sinh tồn, ở đó những kẻ quyền lực chèn ép những người yếu. Hậu quả là vô số những người bị loại trừ và bị gạt ra bên lề: không việc làm, không phương tiện hoặc không có bất kỳ lối thoát nào. Con người bị coi như một món hàng tiêu thụ sử dụng xong thì vứt bỏ. Nền văn hóa loại trừ như thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối tương quan trong đời sống gia đình. Những người già bị coi như là thành phần “ăn bám”, sẽ bị loại trừ. Áp lực của đời sống kinh tế khiến nhiều gia đình không muốn có thêm con. Thậm chí mạng sống của các thai nhi bị tước đoạt, loại trừ luôn mần sống nếu chúng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và sự nghiệp của cha mẹ.

Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy hai khuôn mặt già nua là ông Simêon và bà Anan. Tin Mừng kể lại rằng: Ông Simêon là người công chính và sùng đạo. Bà Anna không rời bỏ đền thờ, những ăn chay và cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Việc tôn vinh 2 khuôn mặt gia nua có ý nghĩa gì trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay?

Có thể nói gia đình Ki-tô giáo đang đứng trước cơn khủng hoảng về đời sống đức tin vì ảnh hưởng của nền văn hóa loại trừ. Chính những người già trong gia đình là những người bảo tồn và truyền thụ đức tin cho con cái. Như đời sống công chính và sùng đạo nơi ông Simêon; đời sống ăn chay, cầu nguyện nơi bà Anna, người già sẽ giúp cho con cháu bước theo nẻo chính đường ngay của Thiên Chúa. Làm sao có thể có đức tin nếu như không có người truyền thụ? Bằng đời sống sùng đào, người già sẽ giữ vững đức tin cho con cháu giữa cơn khủng hoảng này. Một gia đình bị suy yếu đức tin sớm muộn gì cũng đưa đến gãy đổ.

Đứng trước những thách đố ấy, lễ Thánh Gia mời gọi mọi gia đình Ki-tô giáo thể hiện vẻ đẹp của đời sống gia đình trong xã hội ngày nay. Thể hiện vẻ đẹp gia đình qua đời sống chung thủy để chống lại khuynh hướng coi hôn nhân như hình thức thỏa mãn tình cảm đơn thuần và có thể thay đổi tùy ý; thể hiện vẻ đẹp hôn nhân qua việc đón nhận con cái Chúa ban như là những quà tặng cao quý của sự sống; trân trọng và chăm sóc người già như di sản của đức tin và được thụ hưởng đức tin từ những chứng nhân sống động ấy; đón nhận và thăng hoa đời sống nghèo trong gia đình bằng việc tuân giữ và thi hành thánh ý Chúa. Sống được tất cả điều này chính là chúng ta tôn vinh ngày lễ Thánh Gia hôm nay.

Lm. Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT

Điều gì xác định một gia đình?

Điều gì xác định một gia đình?

TRẦM THIÊN THU

VRNs (28.12.2014) – Sài Gòn – Khi nghĩ về gia đình, bạn nghĩ tới ai? Điều tốt đẹp về gia đình là đa dạng, nhiều kích cỡ, nhiều kiểu. Gia đình “pha trộn” nhiều người với tính cách khác nhau nhưng luôn quan tâm lẫn nhau. Điều đó không xác định bằng máu huyết mà là một nhóm người tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống và tiếp tục hướng dẫn nhau.

Bộ phim Annie, được khởi chiếu ngày 19-12-2014, có biết tại sao máu huyết không xác định một gia đình. Annie nói: “Chúng ta có gia đình ở một nơi nào đó”. Sống theo cách nói đó sẽ giúp chúng ta đánh giá gia đình mình và những điều tốt lành mà chúng ta có.

KÍCH CỠ

Một số gia đình nhỏ, một số gia đình vừa, và một số gia đình lớn, nhưng dù gia đình có kích cỡ nào thì vẫn luôn đầy ắp tình yêu thương. Một gia đình không thể định lượng vì tình yêu được cá nhân hóa bởi mỗi thành viên. Người ta tạo một gia đình không bởi số người.

MÀU DA

Gia đình pha trộn, chứ màu da không là yếu tố. Nếu có một người quan tâm bạn và người đó là một phần trong cuộc đời bạn, màu da của họ chỉ biểu hiện cá nhân họ dù họ có thể hoặc không thể là một phần trong gia đình bạn. Gia đình tràn đầy tình yêu và tình yêu không phân biệt màu da.

HUYẾT THỐNG

Huyết thống không xác định một gia đình. Trong cuộc sống, bạn thấy rằng những người thân có liên quan huyết thống, nhưng điều đó không nhất thiết và không hoàn hảo, vấn đề quan trọng là cả gia đình sum vầy bên nhau vào cuối ngày. Khi trưởng thành, chúng ta tìm một người bạn đời cùng chia sẻ cuộc sống, và rồi chúng ta còn có những nối kết với con cái, bạn bè, thú cưng,… Chúng ta tạo mối quan hệ “máu” và chu kỳ cứ tiếp diễn khi chúng ta già, con cháu lại tiếp tục hành trình của chúng.

HỆ LỤY

Trong hành trình cuộc sống, bạn sẽ gặp những người mà bạn có quan hệ, và các mối quan hệ đó giúp bạn xác định cuộc sống. Chúng ta gọi họ là bạn bè, nhưng sự thật là những người đó gần gũi chúng ta hơn anh chị em trong gia đình. Những người bạn này là những người mà chúng ta có thể chia sẻ nỗi buồn và có thể khóc trước mặt họ, hoặc có thể chia sẻ niềm vui với họ. Các hệ lụy khó tả này chính là gia đình đấy!

Chúa Giêsu xác định: “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là ráp-bi [thầy], vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23:8). Nếu là hung đệ thì chúng ta phải làm gì? Thánh Phaolô cho biết: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2:5).

TRẦM THIÊN THU

(Viết theo Beliefnet.com)

Kẻ gây thương tích cho Giáo hoàng John Paul trở lại Vatican

Kẻ gây thương tích cho Giáo hoàng John Paul trở lại Vatican

Cố giáo hoàng người Ba Lan qua đời năm 2005.

Cố giáo hoàng người Ba Lan qua đời năm 2005.

28.12.2014

Tay súng Thổ Nhĩ Kỳ từng mưu sát bất thành Giáo hoàng John Paul năm 1981, hôm nay, 27/12, đã quay trở lại Vatican để đặt hoa hồng trắng lên mộ ông. Cố giáo hoàng người Ba Lan qua đời năm 2005.

Một phát ngôn viên của Vatican cho biết chuyến thăm mộ của Mehmet Ali Agca diễn ra ngắn ngủi. Agca đã đứng im lặng trước khi đặt hai bó hoa hồng trắng lên một cố giáo hoàng từng tha thứ cho kẻ tấn công mình.

Giáo hoàng John Paul tới thăm kẻ tấn công mình tại một nhà tù Italia ba năm sau vụ nổ súng, và sau đó đã can thiệp để cho hắn ta được tự do năm 2000.

Agca sau đó đã bị dẫn độ sang Thổ Nhĩ Kỳ, và tại đây, tay súng này đã bị kết án vì sát hại một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ.  Agca hoàn thành việc thụ án 10 năm tù giam năm 2010.

Vụ tấn công vào Giáo hoàng John Paul đã để lại nhiều câu hỏi về những kẻ đồng lõa với Agca.

Thoạt đầu tay súng này nói rằng ông ta hành động một mình, nhưng sau đó lại tìm cách liên kết Bulgaria và Liên bang Xô Viết với âm mưu này.

Hồi năm 2006, một ủy ban nghị viện của Italia kết luận rằng “không còn bất kỳ nghi ngờ gì” là Liên bang Xô Viết chịu trách nhiệm gây ra vụ tấn công. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa khi nào được chứng minh.

Ủy ban này cho rằng khối Xô Viết coi Giáo hoàng John Paul là mối nguy hiểm vì ông ủng hộ phong trào lao động Đoàn kết tại nơi ông sinh ra là Ba Lan.