NHỚ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG ĐẠO TỐT HƠN

NHỚ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG ĐẠO TỐT HƠN

(LỄ AN TÁNG MỆ ANNA TRẦN THỊ CHƯNG 97 TUỔI)

Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Hương Lâm, ngày 30/12/2014

Kính thưa Cộng đoàn Phụng Vụ,

Chúng ta cảm tạ Chúa và cám ơn Mệ Anna Trần thị Chưng, thân mẫu của nữ tu Anna Lê thị Nga và bà nội của cha Đaminh Lê Đình Du. Qua cái chết của Mệ, Chúa đã qui tụ chúng ta lại nơi đây trong sự sẻ chia tình thương liên đới, an ủi, nâng đỡ những người còn sống về nỗi buồn mất mát tang chế, và cùng nhau chung lời hiệp nguyện cử hành thánh lễ an táng tiển đưa thi hài Mệ Anna đến nơi an nghỉ, khỏi những vất vả nhọc nhằn trên vùng đất cát trắng cằn khô của một cuộc đời dài 97 năm, chờ ngày sống lại vinh phúc với Chúa, như lời hứa của Chúa Giêsu chúng ta vừa nghe: “Hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

ĐTC Phanxicô trong lời mở đầu Tông Thư Năm Đời Sống Thánh Hiến đã nói:“Các con không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên! Hãy nhìn về tương lai, nơi mà Thánh Linh đã dự định thực hiện cùng với các con những điều trọng đại hơn nữa”. Tôi xin mượn lời này để nói đôi điều về hành trình cuộc sống và đức tin của Mệ Anna, như một tấm gương sáng khích lệ con cháu của Mệ, cũng như mỗi người chúng ta, đặc biệt giáo xứ Hương Lâm, nỗ lực tiếp tục viết nên một trang sử tương lai tốt đẹp hơn mà Chúa Thánh Thần đã thương khơi gợi lên. Mệ Anna đã có tất cả 9 người con, 7 gái 2 trai, mà hiện nay 7 người còn sống, với một con gái là nữ tu, một cháu nội là linh mục, hai cháu ngoại trai theo ơn gọi linh mục (đang là chủng sinh triết 3 và năm tu đức thuộc ĐCV. Xuân Lộc và ĐCV. Huế), cùng một cháu ngoại gái là ứng sinh Dòng MTG. Tình thương yêu, lòng đạo đức và đức tin mãnh liệt của Mệ Anna, nhất là từ khi Ông về với Chúa, đã ảnh hưởng đặc biệt lên đời sống và ơn gọi của Cha Du: chiến tranh tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của người cha thân yêu khi cha Du mới được 6 tháng tuổi, rồi người mẹ yêu dấu tuổi đời còn quá trẻ nên cũng đành bước thêm một bước nữa, thì Mệ Anna đã làm mẹ thêm một lần nữa, chăm sóc nuôi dưỡng cháu nội thơ dại. Mệ và cháu như bóng với hình, luôn quấn quýt bên nhau, khi ăn khi ngủ, khi đi nhà thờ lúc đến trường, cả đến khi khôn lớn làm linh mục rồi lòng Mệ vẫn hằng theo cha bằng tình thương và lời cầu nguyện hôm sớm, và cha Du cũng năng thu xếp công việc mục vụ chạy về thăm Mệ. Giờ đây Mệ ra đi về với Chúa là một mất mát lớn lao cho cha Du, nhưng Mệ và cha cũng đều được mãn nguyện là cha lo được mọi sự cần thiết phần hồn phần xác cho tang lễ của mệ như hôm nay.

Hy vọng khi nhìn về quá khứ với lòng tri ân này sẽ giúp chúng ta, không những con cháu của Mệ Anna mà còn tất cả con dân Hương Lâm nữa, ở đời hay đi tu, sống thật tốt cuộc đời hiện tại và hướng về xây dựng tương lai một cách tốt đẹp hơn. Quả thế, cũng như bao nhiêu bậc tiền bối sống trên mảnh đất cát trắng nghèo khó cằn khô mà Đức Cha Urutia Thi gọi là “họ rú” này, Mệ Anna là cơ hội lời tạ ơn của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”. Đúng vậy, các thế hệ trưởng thượng nơi đây không được học hành chữ nghĩa bao nhiêu, rất nhiều người còn không biết đọc biết viết, quanh năm làm lụng lam lũ vất vả, nhưng Chúa lại ban cho đức tin mạnh mẽ, đạo đức sốt sắng, hết lòng yêu mến Chúa, phụng sự Chúa và sẵn sàng hy sinh cho con cháu học hành, rồi lại hiến dâng con cháu cho Chúa trong đời sống ơn gọi. Hương Lâm là một giáo xứ thôn quê nghèo khó nhưng có rất nhiều người đi tu ở nhiều Dòng khác nhau, trong cũng như ngoài nước. Nếu mà được bền đỗ cho đến cùng thì đông lắm, song Chúa cũng thương cho được 11 linh mục, năm ba chục nam nữ tu sĩ phục vụ Chúa và Giáo Hội trên mọi cánh đồng truyền giáo, trong đó có 6 vị đã từng là hay đang là Bề trên Dòng, nhiều vị khác cũng nằm trong Ban lãnh đạo hoặc ban đào tạo nhân sự của Dòng.

Nhân lễ an táng Mệ Anna hôm nay, những người đi tu của giáo xứ Hương Lâm mà hầu như gia đình nào cũng có, thậm chí có những gia đình 3, 4, 5 người, chúng ta hãy cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng ta từ hư vô thành hiện hữu, lại kêu gọi chúng ta theo Ngài; cám ơn tổ tiên ông bà cha mẹ và gia đình huyết tộc đã sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người, rồi quảng đại hiến dâng cho Chúa; cám ơn Mẹ Hội Thánh, Mẹ Giáo phận và Mẹ Hội Dòng, qua các Bề trên hữu trách và các anh chị em, là gia đình thiêng liêng của chúng ta, đã đón nhận, chọn gọi và đào tạo chúng ta nên người của Chúa và người cho tha nhân; cám ơn tất cả mọi người đã, đang và sẽ tiếp tục thông cảm, thương yêu nâng đỡ chúng ta cho đến cuối cuộc đời trần thế.

Còn đối với các thành phần giáo dân, chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi giáo dân và gia đình của ĐTC Phanxicô trong Tông Thư Năm Đời Sống Thánh Hiến, để sống tích cực hơn với Cha xứ và các chị xứ của mình: “Tôi mời gọi hết mọi người hãy kề vai sát cánh những người tận hiến, để chia vui với họ, để san sẻ những khó khăn của họ, để hợp tác với họ, trong tầm mức có thể được, trong việc thực thi tác vụ và công việc của họ mà cũng là của toàn thể Giáo hội. Hãy giúp họ cảm nhận được lòng ưu ái và thiện cảm của toàn thể dân Chúa… Vì Gia đình và đời sống thánh hiến là những ơn gọi mang lại sự phong phú và ân điển cho mọi người, những không gian kiến thiết các tương quan nhân bản, những nơi loan truyền Tin mừng. Gia đình và đời sống thánh hiến có thể giúp đỡ lẫn nhau… Đời sống thánh hiến là hồng ân cho Giáo hội, phát sinh trong Giáo hội, tăng trưởng trong Giáo hội, và hoàn toàn hướng về Giáo hội… Đời sống thánh hiến không phải là một thực thể lẻ loi, nhưng thuộc về bản chất của Giáo hội, nằm trong tâm điểm của Giáo hội như là yếu tố quyết định của sứ mạng Giáo hội”.

Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ,

Giờ đây, xin cho phép tôi nói với Mệ Anna đôi lời.

Kính thưa Mệ Anna, là một đứa cháu, một thành viên của giáo xứ Hương Lâm và là cha bảo trợ của cha Du, cháu nội của Mệ, con cám ơn Mệ về gương sáng của Mệ cho chúng con noi theo qua từng chặng đường trong đời sống đời thường: là con ngoan, dâu thảo, vợ hiền, mẹ đảm đang, rồi làm mẹ thêm lần nữa tận tình lo cho cháu mồ côi; nhất là trong đời sống tín hữu đạo hạnh, siêng năng kinh lễ, không bao giờ bỏ, dù đường xa tuổi già sức yếu và bệnh hoạn, khi nắng gắt khi mưa rét, luôn hiền hậu và khiêm nhường, để cầu nguyện cho con cháu bà con, cho giáo xứ, cho quê hương. Giờ Mệ đã ra đi, về an nghỉ với Chúa, cảm nhận được ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Chúa, sum họp với Ông, các con cháu và những người thân yêu đã khuất, xin Mệ tiếp tục cầu nguyện cho chúng con còn ở chốn đời nhiều gian khó, chiến đấu trăm bề, được bền vững đức tin và ơn gọi cho đến cùng. Chúng con cám ơn Mệ đã bằng cái chết của Mệ mà nhắc nhở chúng con nhớ đến một ngày nào đó chúng con cũng phải chết, để sống đạo tốt hơn, và an hòa hơn với mọi người. Chúng con xin tạm biệt Mệ nơi đây và hẹn ngày đoàn tụ ở trên nhà cha trên trời. Amen.

Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

“Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”

“Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-02

cdql-622.jpg

Hình chụp trang mạng Chân Dung Quyền Lực.

Screen capture

Thời gian trước Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 người ta thấy xuất hiện một trang mạng có tên Chân Dung Quyền Lực với hàng trăm bài viết hình ảnh về các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều vạch ra những bí mật mà bên ngoài không biết và đặc biệt nhất là những hình ảnh khó tìm thấy ở bắt cứ đâu về các nhân vật mà nó nhắm tới.

Cách hành văn như báo cáo nội bộ?

Theo một nhà báo kỳ cựu giữ mục an ninh nội chính không muốn nêu tên có nhận xét rằng văn phong của Chân Dung Quyền Lực là cách hành văn của báo cáo nội bộ mà người bên ngoài khó bắt chước hay giả mạo. Thứ đến, các văn kiện, tài liệu đưa lên cũng rất trùng khớp với hình thức những văn bản hiện nay. Cạnh đó trang Chân Dung Quyền Lực có thể được xem là được tổ chức rất bài bản, nó được sắp xếp khoa học và bài nào cũng có trọng tâm đánh người được nhắc tới theo một trình tự chuyên nghiệp.

Hình ảnh dồi dào mà nó trích dẫn không thể có từ một nhà báo nước ngoài ngay cả những cơ quan tình báo. Chỉ có công an bảo vệ chính trị mới có khả năng này và từ nút thắt ấy, giới thạo tin lần mở ra thủ lĩnh thật sự của Chân Dung Quyền Lực là ai là điều không khó.

Trang mạng này của ai lập ra thì không ai dám khẳng định nhưng khi nhìn vào cách mà nó điều hành thì không khó lắm để đưa ra những suy đoán hợp lý. Ông Đặng Xương Hùng cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ cho biết nhận xét qua kinh nghiệm mà ông có được trong khi giữ vai trò của một nhà ngoại giao:

” Tuy có nhng đu đá, nhng xì xm và nhng thông tin truyn đt li cho nhau cũng có thường xuyên nhưng đ đáng tin cy ca nhng trang này đến đâu thì tôi không dám khng đnh nhưng rõ ràng nó là mt nét mi trong đu tranh quyn lc ca các nhà lãnh đo.
ng Xương Hùng”

“Cái này với tôi là một câu hỏi khó bời vì trước đây chuyện đấu đá nó vẫn có nhưng không xuất hiện những trang ngấm ngầm tự hiểu, muốn hiều thế nào thì hiểu thí dụ như trang Nguyễn Tấn Dũng hay trang Chân dung quyền lực mới đây. Nó chỉ xuất hiện trong những năm gần đây thôi chứ trước Đại hội XI tình hình nó không có những hiện tượng này. Tuy có những đấu đá, những xì xầm và những thông tin truyền đạt lại cho nhau cũng có thường xuyên nhưng độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo mà nó nổi lên nhất là cái sự đi không trong hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng.”

Từ nhận xét “không đi trong hàng” tới gần như khẳng định đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nổi bật nhất trong bốn người cầm quyền hiện nay. Ông Đặng Xương Hùng cho biết:

“Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trong một chừng mực nhất định đã có những phát biểu hầu như chỉ nhằm có lợi cho bản thân ông, có lợi cho tư thế của ông ấy thôi chứ còn những phát biểu đó có thể ông ấy không chấp hành trong một chiều hướng nào đó của chủ trương chung. Tuy nó vẫn nằm trong chính sách nhưng mà nó có những thứ đặc biệt trong cách nhìn. Tôi cảm nhận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ông ấy không đi theo hàng lối mà từ trước đến nay kỷ luật ấy trong đảng là rõ rệt, các cá nhân đêu phải đi torng hàng lối để không bị loại ra.

Cái chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng không đi theo hàng và việc xuất hiện những trang như trang Nguyễn Tấn Dũng rồi Chân Dung Quyền Lực thì hiện tượng này làm cho tôi cảm thấy trong cuộc đấu đá này ông Nguyễn Tấn Dũng ở vào thế mạnh nhất bởi vì so với các lực lượng, với các cá nhân khác thì họ chỉ có chức vụ chứ không có quyền lực nhất là có cái thứ để mà cho các nhân vật khác để đổi lại sự trung thành và đổi lấy sự đứng cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng.”

Ông Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc?

Trên YouTube loan tải một video clip cho thấy cách đây hai năm, nói chuyện trước 4.500 cán bộ tại thành phố Đà Nẵng ngày 8 tháng 4 năm 2012 trước khi Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 diễn ra ông Nguyễn Bá Thanh đã vẽ chân dung của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà không một chút sợ hãi nào, ông nói:

nguyen-ba-thanh-305.jpg

Ông Nguyn Bá Thanh, trưởng ban ni chính Trung ương.

“Ông tưởng ông ngon lắm. Ông tưởng họ kính nể họ chấp tay họ bái phục ông cho nên đừng có vội cứ nhìn cái mặt tốt của mình, chỉ thấy bên ngoài thôi chứ còn nhiều vấn đề lắm. Họ làm sai là từ chức chứ mình làm sai rồi cứ nhơn nhơn tỉnh queo coi như không có vấn đề gì. Cách chức thì ảnh chịu thôi chứ biểu ảnh từ chức thì ảnh không từ! Ảnh nói có bao nhiêu người phải từ đâu mà tôi từ? Có lòng tự trọng lắm đấy. Họ làm sai thì từ chức còn mình làm sai thì cùng lắm kiểm điểm rút kinh nghiệm. Cho nên không có cái dây nào nó dài hơn cái dây kinh nghiệm.”

Như dọn đường cải đổi nhân sự trong Đảng trước khi Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 diễn ra 6 tháng sau đó, ông Thanh cho 4.500 đại biểu tại thành phố Đà Nẵng một thông tin quan trọng là lần này khác với những lần trước trong vấn đề xử lý các lãnh đạo không chịu từ chức hay không chấp nhận khuyết điểm của mình:

“Như vậy là suốt 5 nhiệm kỳ, kéo dài 25 năm một chặng đường mà Hàn Quốc dư sức chuyển mình từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Suốt 5 nhiệm kỳ kéo dài 25 năm vần đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được đề cập và hết sức quyết liệt hô hào thì rất mạnh nhưng mà như tôi nói càng xây càng ra nhiều nghị quyết thì tình hình nó càng ngày càng xấu thêm yếu kém và phức tạp hơn.

Nhưng bây giờ nó có điểm mới ở chỗ này. Lần này mới ở chỗ giải pháp tổ chức thực hiện. Báo cáo các đồng chí các lần trước là làm chung chung rứa thôi. Toàn đảng đưa ra rồi làm. Còn lần này không làm theo cái cách đó nữa đâu. Lần này khác là làm từ trên làm xuống chứ không làm dưới làm lên nữa đó là cái mới.

Cái thứ hai không phải chỉ tự phê bình và phê bình đâu mà có gợi ý góp ý trước khi phê bình. Khác đấy chứ không phải để tự anh nói ra cái chi rồi tôi nghe đâu. Gợi ý ra để anh kiểm điểm và làm từ trên xuống chứ không làm đồng loạt. Bắt đầu từ Tồng bí thư, bắt đầu từ Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư rồi tới từng anh Ủy viên Ban chấp hành trung ương chứ không có kiểm điểm tràn lan. Anh không nhân, anh không thấy thì sẽ có người chỉ ra cho anh chứ không giống mấy lần trước đâu lần này khác. Tôi thì tôi tin rằng nó sẽ có chuyển biến.”

Nhưng kết quả sau đó ai cũng biết là không có một chuyển biến nào cụ thể. Chiều ngày 15 tháng 10 năm 2012 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ dám có một câu thông báo về biệt danh người bị kiểm điểm là đồng chí X, tất cả đâu vẫn hoàn đấy.

Thế nhưng đồng chí X không chấp nhận thua cuộc cho là thua trên danh nghĩa đối với địch thủ của ông và lần này trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Trung ương 12 để thông báo cho các địch thủ như Quan Làm Báo, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Sinh Hùng biết rằng trò chơi quyền lực vẫn còn diễn ra và diễn ra không khoan nhượng nữa là khác. Mặc dù trang này có bài viết với tất cả các khuôn mặt cao cấp trong bộ chính trị nhưng phần viết về ông Dũng rất nhẹ nhàng, hời hợt thậm chí bênh vực một cách khéo léo.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được tập trung với hình ảnh tài liệu cho thấy ông này là sâu dân mọt nước với tài sản trong và ngoài nước hàng ngàn tỷ và kể cả có dính tới việc ám sát ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất độc phóng xạ ARS.

Theo Chân Dung Quyền Lực thì ông Phúc đã từng dùng quyền Phó Trưởng ban thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để ra lệnh cho Thanh tra Chính phủ công khai kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng nhằm triệt hạ uy tín, bít đường vào Bộ Chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh.

Chân Dung Quyền Lực cho biết sự liên hệ mật thiết của ông Phúc đối với đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành người gắn bó rất chặt với lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn và không ngoại trừ khả năng ông Phúc nhờ ông Thành liên lạc với Bắc Kinh thực hiện vụ đầu độc này.

Chân Dung Quyền Lực có hình ảnh từ Viện ung tư tại Seattle của Mỹ, nơi được canh gác nghiêm nhặt cho thấy ông Nguyễn Bá Thanh trong những giây phút cuối cùng sau khi nhiễm độc. Nó cũng thông báo cho biết là ông Thanh sẽ được chở từ Mỹ về Đà Nẵng vào ngày hôm nay, 2 tháng 1 năm 2015.

Nhưng tại sao trang của Thủ tướng Dũng lại đánh ông Phúc bằng cách chứng minh ông Phó thủ tướng giết hại ông Nguyễn Bá Thanh người từng tuyên bố những câu mạnh mẽ về sự tham nhũng của ông Dũng?

Cách giải thích hợp lý nhất là ông Thanh không còn nguy hiểm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay cả khi ông trở thành nguyên Thủ tướng. Ông Phúc mới là người sẽ tranh chức này với những người mà ông Dũng âm thầm cơ cấu trong Hội nghị Trung ương 12 và ông Thanh được sử dụng để buộc tội ông Phúc.

Dù sao thì mọi sự cũng chỉ là giả thiết mà giả thiết thì luôn có đúng có sai. Cái chung của giới quan sát chính trường Việt Nam là cùng đồng ý rằng điều mà Chân Dung Quyền Lực chứng tỏ và được mọi người đồng tình đó là từ trang này, người dân biết rõ hơn những khuôn mặt quyền lực đang cai trị Việt Nam và những gì đang âm thầm xảy ra trước kỳ họp lần thứ 12 sắp tới.

Thưa quý vị liên quan đến thông tin mà trang Chân Dung Quyền Lực loan tải, trong một bài mới nhất trên tờ Lao Động hôm nay đưa tin rằng một lãnh đạo sân bay Đà Nẵng thừa nhận, hôm nay 2.1.2015, công tác bảo vệ an ninh sân bay Đà Nẵng đã được tăng cường mạnh và thắt chặt các biện pháp kiểm soát trước thông tin lan truyền trên mạng rằng, hôm nay ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về nước chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng.

Nguồn tin trên cho biết: “Việc ông Thanh về Việt Nam chữa bệnh qua đường sân bay Đà Nẵng, ông cũng chỉ được nghe qua các kênh thông tin không chính thức được tung lên mạng Internet. Cho đến thời điểm này, ông chưa có thông tin gì cụ thể về lịch bay về chuyến bay đưa Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Tuy vậy sân bay cũng đã tăng cường lực lượng an ninh và bảo vệ mạnh hơn, để bảo vệ an toàn hoạt động của sân bay.

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Đình Ngọc

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Đình Ngọc

RFI

Thụy My

media

Trong thông cáo đề ngày 31/12/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã đòi hỏi chính quyền Việt Nam « trả tự do lập tức » cho blogger Nguyễn Đình Ngọc, bị bắt ngày 27/12 tại nhà ở Saigon vì các « hành vi bất hợp pháp ».

Thông cáo nhắc lại, được biết chủ yếu với bút danh Nguyễn Ngọc Già, blogger 48 tuổi này thường xuyên viết bài cho các blog và trang thông tin độc lập như Dân Làm Báo, Dân Luận, hay cho đài Châu Á Tự Do. Các bài viết của Nguyễn Đình Ngọc đả kích chính quyền và chính sách trấn áp các nhà ly khai. Trong bài viết hôm 10/12 trên blog Dân Làm Báo, ông Ngọc cho biết hộp thư điện tử và tài khoản Facebook của mình đã bị tin tặc xâm nhập.

Bà Lucie Morillon, giám đốc chương trình của RSF tuyên bố : « Vụ bắt giữ mới này nằm trong khuôn khổ chính sách trấn áp của đảng cầm quyền ở Việt Nam, nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích. Chúng tôi khuyến khích chính quyền trả tự do lập tức cho blogger Nguyễn Đình Ngọc, cũng như tất cả các blogger đang bị cầm tù mà tội phạm duy nhất chỉ là muốn thông tin một cách tự do cho đồng bào mình ».

Nguyễn Đình Ngọc là blogger thứ ba bị bắt trong những tuần lễ gần đây, sau ông Hồng Lê Thọ hôm 29/11 và ông Nguyễn Quang Lập hôm 6/12. Theo RSF, song song đó công an còn tấn công nhà báo độc lập Trương Minh Đức hồi đầu tháng 11, và cuối tháng 12 lại theo dõi chặt chẽ một số nhà báo, blogger khác trong đó có « anh hùng thông tin » Phạm Chí Dũng, mà RSF cho rằng có thể có liên quan đến chuyến thăm Việt Nam của Du Chính Thanh.

Phóng viên Không biên giới nhắc nhở, hiện có 29 blogger đang bị giam giữ vì các tội danh khác nhau như « lạm dụng tự do dân chủ », « nổi dậy », « tuyên truyền chống Nhà nước » hoặc « âm mưu lật đổ chế độ », và Việt Nam hiện đứng 174/180 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức này.

Chính quyền làm ngơ trước bạo lực học đường

Chính quyền làm ngơ trước bạo lực học đường

Nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) – Các vụ hành hung, giết bạn học, càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy bạo lực học đường gây hậu quả hết sức nghiêm trọng song chính quyền Việt Nam chưa làm gì cả.

Ong Đức Danh – thủ phạm một vụ giết người sau khi là nạn nhân của
bạo lực học đường. (Hình: Tiền Phong)

Ong Đức Danh, 24 tuổi, vừa bị Tòa Án Sài Gòn phạt 6 năm 18 ngày tù vì “giết người.” Do đã bị tạm giam đủ 6 năm 18 ngày, Danh được trả tự do ngay tại tòa.

Tuy “giết người” song Ong Đức Danh được xem là một nạn nhân của “bạo lực học đường.” Năm 2008, khi đang theo học tại một trường trung cấp dạy nghề ở quận 6, Danh liên tục bị một nhóm học cùng trường mắng chửi, đánh đập. Vì không có ai bận tâm đến chuyện giải quyết vấn đề sử dụng bạo lực để bắt nạt người khác trong trường học, Ong Đức Danh đã tự vệ bằng cách giấu hai con dao Thái Lan trong người và dùng dao đâm chết học sinh cầm đầu nhóm học sinh thường mắng chửi, đánh đập mình.

Ong Đức Danh chỉ bị phạt 6 năm 18 ngày tù vì bị tâm thần cả do chấn thương sọ não bởi bị bạn học hành hung lẫn tác động của vụ án mạng và thời gian bị tạm giam trong tù.

Cũng vào thời điểm này, công an huyện Nam Đàn, Nghệ An mới khởi tố Hoàng Văn Tuấn, 15 tuổi, học sinh lớp 8 trường trung học Tận Dân vì “cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.”

Tuần trước, tại trường, Tuấn cãi vã với Nguyễn Văn Tuyên, bạn cùng lớp và đấm vào đầu Tuyên. Tuyên về nhà, sang hôm sau, cha mẹ của Tuyên phát giác Tuyên đã chết cứng trên giường. Kết quả giám định tử thi xác định, Tuyên chết do tụ máu não, hậu quả của việc bị Tuấn đấm vào thái dương.

Cũng trong tuần trước, công an phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh, triệu tập bốn nữ sinh lớp 12 đã hành hung nữ sinh Trần Thị Anh Thơ, 15 tuổi, học lớp 10 trường trung học Phan Đình Phùng, đến lấy lời khai. Cả bốn rủ nạn nhân đi chơi rồi ép vào một khách sạn và xúm vào đánh nạn nhân bất tỉnh, sau đó ôm nạn nhân bỏ trước cổng chợ Hà Tĩnh.

Trong vài năm qua, không riêng nam sinh mà ngay cả nữ sinh các cấp cũng đã gây ra hàng trăm vụ hành hung bạn bè. Rất nhiều thủ phạm đã quay các vụ học sinh hành hung nhau rồi đưa lên Internet để khoe những thành tích man rợ này, khiến dân chúng Việt Nam choáng váng.

Chẳng riêng hệ thống giáo dục mà ngay cả chính quyền Việt Nam cũng không bận tâm đến chuyện ngăn chặn bạo lực học đường, dẫu rằng, vấn nạn này đã, đang và sẽ còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cả ở hiện tại lẫn tương lai.

Cuối tháng trước, Viện Nghiên Cứu Y Học-Xã Hội và tổ chức từ thiện Plan Việt Nam, công bố kết quả một nghiên cứu về bạo lực trong trường học. Theo đó, trong 3,000 học sinh đang theo học tại 30 trường cấp hai và cấp ba ở Hà Nội, có 80% cho biết đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường dưới cả hai hình thức: Bạo lực tinh thần (bị hăm dọa, bị lăng mạ, bị phạt, bị vu cáo,…) và bạo lực thể chất (bị xô đẩy, bị đánh đập). Thậm chí có tới 19% xác nhận từng là nạn nhân của bạo lực tình dục (nhận được các tin nhắn sàm sỡ, bị sờ mó vào cơ thể) ngay tại trường mình đang theo học.

Bạo lực học đường không chỉ có trong trường học mà thường xuyên diễn ra trên đường đến trường và khi từ trường về nhà. Công an Việt Nam không can thiệp nếu như không xảy ra “hậu quả nghiêm trọng.” Đáng lưu ý là chỉ có 16% nữ sinh và 19% nam sinh cho biết các em cảm thấy an toàn khi ở bên trong khuôn viên trường học. (G.Đ)

Vụ sập hầm thủy điện, nguy cơ từng được cảnh báo

Vụ sập hầm thủy điện, nguy cơ từng được cảnh báo

Nguoi-viet.com

LÂM ĐỒNG (NV) – Đó là cho phép xây dựng quá nhiều công trình thủy điện và sử dụng quá nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi thực hiện các dự án tại Việt Nam.

Đường hầm tại thủy điện Đạ Dâng suýt là mồ của 12 công nhân. (Hình: Tiền Phong)

Tuy không có ai thiệt mạng trong vụ một đoạn đường hầm đang được thi công để dẫn nước, chạy tua bin phát điện cho thủy điện Đạ Dâng, đột nhiên sụp xuống, song tai nạn này cho thấy những cảnh báo của các chuyên gia không được quan tâm tâm nên mới xảy ra thảm nạn.

Thủy điện Đạ Dâng tọa lạc ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Công trình này do công ty Đầu Tư và Xây Dựng Điện Long Hội xuất vốn thực hiện.

Sáng sớm ngày 16 tháng 12, một đoạn trong đường hầm dài khoảng 700 mét sụp xuống ở vị trí cách miệng đường hầm khoảng 200 mét. Đoạn đường hầm bị đất đá vùi lấp dày khoảng 30 mét, khiến 12 công nhân (trong đó có một phụ nữ) của công ty Sông Đà 505 – nhà thầu thi công đường hầm, bị giam lỏng trong lòng đất hơn bốn ngày.

Sau tai nạn, công ty Sông Đà 505 tố cáo, kết quả khảo sát địa chất do Viện Thiết Kế Thủy Điện-Thủy Lợi Nam Ninh của Trung Quốc thực hiện và qui trình xây dựng do cơ quan này thực hiện sai hoàn toàn so với thực tế.

Điều đó không làm công chúng ngạc nhiên vì năng lực và mức độ lương thiện của các nhà thầu Trung Quốc, tham gia cung cấp các dịch vụ như: khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công,… vốn đã từng được cảnh báo từ lâu.

Một điểm đáng chú ý khác đối với công trình xây dựng thủy điện Đạ Dâng là công ty Sông Đà 505 “đến sau.” Nhà thầu đầu tiên nhận thực hiện công trình thủy điện Đạ Dâng rồi “bỏ chạy” là công ty Lũng Lô 2 – một doanh nghiệp của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Ông Trần Văn Giản, tổng giám đốc công ty Lũng Lô 2, mới tiết lộ với tờ Tiền Phong rằng, công ty này “bỏ chạy” khỏi công trình thủy điện Đạ Dâng chủ yếu vì chủ đầu tư bất chấp các qui định về an toàn.

Khi phát giác kết quả khảo sát địa chất và qui trình xây dựng do Viện Thiết Kế Thủy Điện-Thủy Lợi Nam Ninh thiết kế sai hoàn toàn so với thực tế, công ty Lũng Lô từng đề nghị thay đổi thiết kế nhưng công ty Đầu Tư và Xây Dựng Điện Long Hội từ chối vì điều đó làm “mất thời gian và công sức của Viện Thiết Kế Thủy Điện-Thủy Lợi Nam Ninh”!

Giải pháp thực hiện công trình mà Viện Thiết Kế Thủy Điện-Thủy Lợi Nam Ninh đề ra vốn đơn giản hơn nhiều so với yêu cầu thực tế nên giúp chủ đầu tư tiết kiệm đáng kể chi phí, song không an toàn nên công ty Lũng Lô 2 bỏ cuộc.

Công ty Đầu Tư và Xây Dựng Điện Long Hội chỉ là một trong số hàng trăm doanh nghiệp của cả nhà nước lẫn tư nhân tham gia vào phong trào xây dựng các công trình thủy điện trên khắp Việt Nam.

Bất chấp cảnh báo của các chuyên gia kinh tế, năng lượng, môi trường, chính quyền Việt Nam vẫn cấp phép cho thực hiện ồ ạt hàng ngàn dự án thủy điện và nay, những dự án này đã tạo ra một thảm họa mới cả về kinh tế, môi trường lẫn dân sinh, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam.

Các dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta rừng, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình.

Những dự án thủy điện được cấp giấy phép để thực hiện tại Tây Nguyên và miền Trung được xác định là nguyên nhân tăng thêm đói nghèo, đẩy dân chúng tới tột đỉnh của sự bần cùng, vì gây ra hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô, lũ lụt thường xuyên vào mùa mưa.

Chưa kể chuyện xả lũ vô tội vạ sau các trận bão đã làm hàng trăm người chết, mất tích, người bị thương, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị ngập, bị nước cuốn, ruộng vườn mất trắng vì lũ. Hậu quả thiên tai thêm trầm trọng.

Các hồ chứa nước của nhiều công trình thủy điện còn là gốc rễ của vài chục trận động đất xảy ra liên tục ở các tỉnh Quảng Trị, Thửa Thiên-Huế, Kon Tum, Quảng Nam.

Cũng năm ngoái, sau khi thẩm tra các dự án thủy điện, Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ-Môi Trường của Quốc Hội Việt Nam cho biết, việc quản lý chất lượng, an toàn tại các công trình thủy điện tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Khoảng 30% đập chắn nước của các công trình thủy điện chưa được kiểm định. Khoảng 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ. Khoảng 55% chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão.

Sau khi Quốc Hội Việt Nam yêu cầu chính phủ Việt Nam báo cáo về “Quy hoạch tổng thể cho thủy điện,” đại diện chính phủ Việt Nam loan báo đã loại bỏ 424 dự án thủy điện. Trừ đi các dự án bị loại bỏ, tại Việt Nam vẫn còn 815 dự án, công trình thủy điện, trong đó có 205 dự án đang thi công hoặc dự kiến sẽ khai thác cho đến 2017.

Dù vậy những thảm họa đi kèm các dự án thủy điện vẫn lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người cư trú ở Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam. Cho đến nay, chưa có bất kỳ ai từ giới phê duyệt dự án đến giới đầu tư bị truy cứu trách nhiệm do gây ra các thảm họa (G.Đ)

Những Bài Hát Về MÙA XUÂN Chọn Lọc

Những Bài Hát Về MÙA XUÂN Chọn Lọc

httpv://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg

Nhung bai hat nhe nhang cua mua tet Viet Nam
1. Tâm Sự Nàng Xuân – Như Quỳnh 0:00
2. Nghĩ Chuyện Ngày Xuân – Mai Thiên Vân 5:03
3. Mùa xuân đó có em – Đan Nguyên 9:28
4. Ngày Xuân Thăm Nhau – Duy Trường, Quỳnh Dung 13:59
5. Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa – Cẩm Ly 18:15
6. Cánh Thiệp Đầu Xuân – Như Quỳnh 23:09
7. Mùa xuân trong thư em – Trường Vũ 28:49
8. Gác Nhỏ Đêm Xuân – Hương Lan 33:14
9. Tình Xuân – Hương Thủy 38:28
10. Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca – Quốc Đại 41:10
11. Quê Hương Mùa Xuân – Phi Nhung 45:29
12. Mùa Xuân Nào Ta Về – Như Quỳnh, Tường Khuê, Tường Nguyên 49:22
13. Hạnh Phúc Đầu Xuân – Cẩm Ly 54:06
14. Phiên Gác Đêm Xuân – Mạnh Quỳnh 59:10
15. Liên Khúc Cám Ơn & Xuân Này Con Không Về 1:03:07
16. Mùa xuân lá khô – Tuấn Vũ, Mỹ Huyền 1:10:36
17. Đan Áo Mùa Xuân – Quỳnh Dung 1:16:18
18. Mùa Xuân Đầu Tiên – Như Quỳnh & Thế Sơn 1:21:27
19. Ngày Xuân Tái Ngộ – Hà Phương, Mạnh Quỳnh 1:26:27
20. Nếu Xuân Này Vắng Anh – Cẩm Ly 1:30:40
21. Tình Xuân – Quốc Khanh 1:35:01
22. Câu chuyện đầu năm – Như Quỳnh 1:39:53

Họ đã bị đẩy tới đường cùng

Họ đã bị đẩy tới đường cùng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-01

RFA

maclam01012015.mp3

nguyen-van-chuong-2-622.jpg

Cháu Nguyễn Thị Thanh Hải con gái của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, khi bố bị bắt còn đang nằm trong bụng mẹ, lớn lên đi đi kêu oan cho bố.

Courtesy photo

Your browser does not support the audio element.

Trong những ngày cuối năm 2014 có ba trường hợp người dân bị dồn vào chân tường qua các hành động trấn áp của công an mà cả ba trường hợp ấy người dân có cùng một tuyên bố là sẽ tự sát nếu nhà nước tiếp tục dồn họ vào đường cùng không lối thoát.

Cưỡng chế, đốt lều

Cách đây gần 3 năm vào ngày 28 tháng 2 năm 2011 hai mươi bốn hộ dân tại Đồng Linh thành phố Hải Phòng nhận được giấy cưỡng chế và buộc sáng hôm sau phải dời nhà ra khỏi vùng đất nhà nước trưng thu. Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy đã không đồng ý với chính sách đền bù của nhà nước nên dù nhà của bà bị đập phá bà vẫn bám mảnh đất ấy và dựng lều bạt thô sơ để giữ đất.

Trong lúc vừa đi làm vừa tiếp tục khiếu kiện thì vào 9 gờ 30 tối 23 tháng 12 một ngày trước đêm lễ Giáng Sinh, túp lều của bà bị công an và lực lượng an ninh bao vây và châm lửa đốt. Nói với chúng tôi trong nước mắt bà Nguyễn Thị Thúy thuật lại:

” May mà các cháu không làm sao. Các cháu ôm được hai bình ga chạy ra ngoài trời và gào được mẹ. Tất cả bà con chạy sang may mà kịp thời khi chúng vừa đốt thì bà con chạy sang nhưng vẫn bị cháy một góc. Bây giờ thì các cháu không đứa nào dám ngủ nữa thức cùng với mẹ để giữ lều.
-Nguyễn Thị Thúy”

“May mà các cháu không làm sao. Các cháu ôm được hai bình ga chạy ra ngoài trời và gào được mẹ. Tất cả bà con chạy sang may mà kịp thời khi chúng vừa đốt thì bà con chạy sang nhưng vẫn bị cháy một góc. Bây giờ thì các cháu không đứa nào dám ngủ nữa thức cùng với mẹ để giữ lều.

Họ chận hai đầu, công an hai đầu ô tô hai đầu. Công an cứ đi ngang lều mẹ con em cứ 10 phút một lần và lúc nào cũng quây kím mít cả hai đầu để tháo gỡ cái lều của mẹ con em từ lúc nhà bị dập phá em dựng lều để giữ đất thì mẹ con em vẫn đi khiếu kiện thì một số các con của em thì ở nhà trông nhà. Chồng em đi làm khi nào mẹ con em rỗi thì đi làm còn không thì mẹ con lên Hà Nội để khiếu kiện. Em có tám cháu với hai cháu ngoại một cháu nội là 11 người nhỏ, hai vợ chồng em là 13 còn bố chồng đang cấp cứu nữa.”

Năm ngày sau, 28 tháng 12 tại tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội hai vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ngồi im lặng cầm băng trôn kêu cứu cho con của mình đã bị công an và dân phòng bao vậy, bắt giữ và cấm hai vợ chồng ông không được gây mất trật tự giữa thủ đô. Ông Chinh kể lại:

“Vợ chồng tôi ngồi đấy suốt ngày có hai cái xe mình đi đến đâu nó theo đấy, ngày nào hai chiếc xe ấy cũng chặn trước mặt luôn khi chúng tôi ngồi yên chẳng làm gì cả.

nguyen-van-chuong-400.jpg

Ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích, bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Courtesy photo.

Hôm ấy lúc 10 giờ bắt đầu họ nhảy xuống xe gần 20 người vừa mặc thường phục vừa mặc quân phục bắt hai vợ chồng tôi tới phường Trường Tiền. Lúc bắt thì một thằng bằng tuổi con tôi thôi nó giật tóc bả ra phía sau và hai thằng nó lấy băng rôn. Băng rôn có ghi là Nguyễn Văn Chưởng không giết người mà bị án tử hình oan. Hai thằng nó đè tay nò cướp của bả (vợ ông Chinh) còn tôi thì bị chúng nó 7 thằng nó bắt nó khiêng lên xe như một con heo mà không chống nó được vì hai vợ chồng già yếu quá rồi.

Hôm ấy dân ở đấy rất là đông tôi kêu cứu khan cả tiếng đi mà hộ cố tình bắt tôi lên xe chở về phường thì tôi hỏi pháp luật Việt Nam ở đâu? Chúng tôi không làm gì sai không vi phạm một điều nào. Không ây rối trật tự công cộng, không ảnh hưởng môi trường không làm mất vệ sinh. Chúng tôi chỉ ngồi thiền ngồi yên lặng một chỗ thôi.”

Bị cấm thăm nuôi

Hai ngày sau khi giải tán vợ chồng ông Chinh tại Hà nội, ngày 30 tháng 12  một vụ khác xảy ra tại trại giam công an tỉnh Long An mà lần này là gia đình tử từ Hồ Duy Hải. Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải đã buộc phải cởi quần áo viết những lời chống đối trại giam vì không cho bà thăm con của mình trước khi anh bị thi hành án trong thời gian sắp tới. Bà Loan kể:

“Tôi ghi trên lưng tôi là “con tôi vô tội cho tôi gặp con tôi tại sao cấm không cho tôi gặp con tôi?”. Tôi viết trên lưng tôi viết trên quần lót… mình là con người mình đâu có muốn trần truồng giữa đám đông như vậy?

Gia đình bức xúc quá cởi đồ như vậy để ghi trên lưng, trên quần lót của mình nên công an không lấy được chứ trang giấy nào công an cũng lấy hết rồi.”

Trong hai vụ án tử hình đang được người dân chú ý nhất hiện nay vì nghi ngờ là oan sai cả hai tử tù cùng chung một câu hỏi là có bị nhục hình để bức cung hay không. Biểu hiện và lời khai của hai phạm nhân cho thấy họ đều thú nhận đã ký giấy nhận tội vì bị tra tấn kéo dài. Sự đau đớn của họ đã làm thân nhân đau đớn theo và phản ứng của các bà mẹ rất giống nhau: sẵn sàng lấy cái chết để minh oan cho con. Bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của anh Nguyễn Văn Chưởng cho biết:

” Nếu con tôi không được minh oan trả tự do để con tôi oan sai thì tôi sẽ chết thiêu tại lăng Hồ chủ tịch. Tôi không còn tin ai nữa bây giờ! Con tôi bị oan mà phải chết thì tôi tin ai nữa bây giờ?
-Bà Nguyễn Thị Loan”

“Hôm ấy công an xã họ dẫn hai người cùng giới thiệu là hai người công an của Viện về hỏi nguyện vọng gia đình như thế nào. Tôi mới trình bày hết. Anh công an mới hỏi tôi là tôi đã gửi đơn đi những đâu? Tôi bảo đã gửi đi các nơi tòa án khắp nước nhưng tôi chưa gặp được một ai cả. Tôi xin gặp cán bộ lãnh đạo nhưng chưa gặp được và tôi còn chờ đợi.

Họ mới bảo bây giờ nếu như mà tòa cứ quyết thì chị làm thế nào? Tôi tức quá bảo rằng con tôi không giết người nều mà cứ tử hình nó thì tôi sẽ nổ bom bởi vì con tôi vô tội. Trên thế giới ai củng có concứ có phải một mình tôi mới có con đâu? Con tôi cũng là một con người, một công dân tốt chứ đâu phải là một con chó mà các ông thích giết lúc nào thì giết? Tôi nuôi mãi mới được đứa con lớn lên để đi làm ăn mà các ông nhốt nó hàng 8 năm nay thế anh bảo là người mẹ thì ai có thể chịu được như thế?”

Bà Nguyễn Thị Loan mẹ của tử tù Hồ Duy Hải cũng có quyết định tương tự đối với cái chết của con bà, bà sẽ tự thiêu trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu bị dồn vào chân tường:

“Nếu con tôi không được minh oan trả tự do để con tôi oan sai thì tôi sẽ chết thiêu tại lăng Hồ chủ tịch. Tôi không còn tin ai nữa bây giờ! Con tôi bị oan mà phải chết thì tôi tin ai nữa bây giờ?”

Bà Nguyễn Thị Thúy, người dân oan với 13 nhân khẩu bé nhỏ còn quây quần chung quanh trong chiếc chòi rách nát cũng không chịu ngồi yên khi thấy sự sống của gia đình con cái mình bị cướp đoạt. Chị Hương con dâu của bà Thúy kể lại quyết định của bà sau khi công an đốt chiếc lều tạm bợ của gia đình:

“Nhà con chẳng còn gì để mất mát nữa mà mẹ con cũng khổ lắm rồi. Cái hôm mà nhà con bị cháy mẹ con đã dội xăng vào người rồi. Lúc ấy mấy chị em con phải xin mẹ chứ mẹ cứ như thế này thì chị em con không còn chổ dựa nữa. Mẹ con nói nếu như mẹ chết mà giữ được mảnh đất này cho các con thì mẹ cũng sẵn sàng. Mẹ con bây giờ quyết tâm dữ lắm chú ạ.”

Người dân cho rằng những oan khuất nếu không thể giải quyết tại phòng tiếp dân thì có lẽ các cấp chính quyền phải xem lại cách mà công an đang ứng phó với nỗi oan của người dân. Đến cái chết mà họ còn tự chọn lấy cho mình thì bắt bớ đàn áp không phải là giải pháp tốt cho những trường hợp như vừa xảy ra.

Soi đường cho dân ngoại

Soi đường cho dân ngoại

Chuacuuthe.com

VRNs (01.01.2015) – Sài Gòn

Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,

(Lc. 2, 12)

150101001

Chúa đến làm người,

làm ánh sáng để chiếu tỏa vinh quang trên dân Ngài.

Chúa đến làm người,

để ánh sáng soi đường cho dân ngoại.

Chúa sinh ta làm người,

Để ca tụng vinh quang Chúa muôn đời,

Chúa gọi ta làm người,

Để làm ánh sáng chiếu soi cho muôn dân.

Hãy quý yêu sự sống,

hãy trân trọng ánh sáng,

để làm chứng tình yêu.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSsR.

Hôm qua làm chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc

Hôm qua làm chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc

Lưu Hiểu Ba

Người Trung Quốc đang đẩy mạnh sự trỗi dậy của một siêu cường. Sự đi lên của nền kinh tế dẫn tới sự đi lên văn hóa, với túi tiền to mang đi rải khắp toàn cầu kèm theo việc xuất khẩu sức mạnh mềm. Trong nước thì sau khi người ta tiếp tục cơn sốt đọc kinh thư, thờ Khổng Tử, thờ Nho Giáo, bây giờ CCTV qua chương trình “Bách gia giảng đường” khơi ra cơn sốt đọc lại các tác phẩm của Khổng Tử nhằm phục hồi lại hệ thống đạo đức truyền thống; ở hải ngoại, Trung Cộng bỏ ra khoản tiền khổng lồ xây dựng hệ thống các học viện Khổng Tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm ra thế giới. Tâm lí muốn làm bá chủ thiên hạ sau khi bị đè nén hơn trăm năm nay lại được dịp phát tiết ra ngoài, Khổng thánh nhân ở trong nước lẫn hải ngoại hợp lại làm một trận tuyến, cơn sốt Khổng Tử càng lúc càng nóng.

clip_image002

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Đằng sau cơn sốt này, tôi không cho rằng đó là sự phục hưng của văn hóa truyền thống, mà là làm sống lại truyền thống sung bái thánh nhân, là một phần trong kế hoạch nhằm đẩy mạnh làn sóng dân tộc cực đoan trong nước. Nguyên nhân là từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, nhà nước một mặt chống lại xu hướng tự do hóa và chống “diễn biến hòa bình”, một mặt khác thì châm ngòi, chổng mông thổi bùng lên làn sóng dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trở thành một trong những rường cột chính của chính quyền Trung Cộng về mặt ý thức hệ, phối hợp với “ngày hội của tầng lớp trung lưu” đã đẩy chủ nghĩa dân tộc dâng cao một cách tràn lan. Ví dụ, trong đoạn kết của “Khổng Tử đại điển tế văn” ở liên hoan văn hóa quốc tế Khúc Phụ năm 2005 có viết như sau: “Tiểu khang sơ thành, đại đồng tại mộng. Hân phùng thịnh hội, cường quốc uy phong” tạm dịch là “Việc xây dựng xã hội trung lưu bước đầu có thành quả, giấc mộng thế giới đại đồng đang được nuôi dưỡng. Vui mừng hân hoan vì gặp thời thế, thể hiện được uy phong nước lớn”. Đây chính là bản hợp tấu điển hình của chủ nghĩa dân tộc cực đoan với bản phúc âm của thời thịnh vượng.

clip_image003

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Trong năm vừa rồi, việc quảng bá văn hóa truyền thống trên chương trình “Bách gia giảng đường” của CCTV đã tạo nên “cơn sốt Vu Đan” trên toàn quốc. Một mặt thì CCTV đã thành công trong việc đem Khổng Tử biến thành một món hàng thương mại thời thượng có sức hút cao (dùng theo từ ngữ của Lỗ Tấn là Modern Khổng Tử), cũng giống như việc đem Mao Trạch Đông biến thành một món hàng thương mại thời thượng mấy năm trước đây. Những sách vở, thư tịch có liên quan tới Khổng Tử đã trở thành những món hàng bán rất chạy, trên khắp cả nước cũng rộ lên phong trào mở ra những lớp học văn hóa truyền thống với lợi nhuận cao chót vót (tỉ như các “lớp quốc học” ở Đại học Thanh Hoa thu học phí là 26000 RMB/ học viên, Đại học Phúc Đán thu 38000 RMB/ học viên, những lớp dạy cho trẻ con lại càng có giá ở trên trời).

Một mặt khác thì Vu Đan đã trở thành hiện tượng với việc bán những lời giảng về Khổng Tử trên cơ sở sự kết hợp giữa lời của cổ nhân với ca từ của dòng nhạc thị trường hiện nay, cô ta diễn giải những lời của Khổng Tử một cách tùy tiện và nông cạn, như đang bơm một liều doping tinh thần cho việc thông tục hóa cơn sốt “phục hưng Nho Giáo”. Theo như những tinh hoa trong sự lý giải về Khổng Tử ở “Luận ngữ tâm đắc” của Vu Đan mà nói, ai ai cũng có thể có một tâm thái sống thoải mái cho dù có gặp chuyện gì đi nữa, chỉ cần không ôm hận trong lòng mà hãy bao dung yêu thương, biết thuận theo hoàn cảnh thì có thể chuyển nguy thành an, tìm được hạnh phúc.

Trong cơn sốt học tập theo Khổng Tử đang tăng nhiệt từng ngày thì giáo sư Lý Linh của Đại học Bắc Kinh xuất bản cuốn “Chó nhà có tang: tôi đọc Luận ngữ” với sự khảo cứu nghiêm túc về Khổng Tử, đã bóc tách những thứ huyễn hoặc và trả lại một Khổng Tử chân thực. Ông ở trong lời mở đầu có viết về thái độ của bản thân khi đọc Luận ngữ: “Sách của tôi được viết theo góc nhìn của bản thân tôi, tôi cũng không dựa theo người khác theo kiểu “quan một cũng ừ, quan tư cũng vậy”. Tôi cũng mặc xác cái gì là nhị thánh nhân, tam thánh nhân rao giảng cái gì. Cũng mặc kệ đại sư, tiểu sư nói cái gì, chỉ cần là không phải nguyên tác, tôi đều bỏ qua một bên. Tôi đọc “Luận ngữ” là tìm tới cái nguyên bản của nó. Muốn biết Khổng Tử nghĩ như thế nào thì phải xem nguyên bản. Tất cả những kết luận của tôi đề là từ những lời nói từ bản thân Khổng Tử, không tranh cãi cùng với giới trí thức, cũng không bợ đỡ, vỗ mông ngựa của đại đa số người đọc. “Sau khi đọc sách của Khổng Tử, không nên nâng bi, cũng không nên dìm hàng, nói một cách kĩ càng thì ông ta là một Don Quixote”.

Với thái độ thực sự cầu thị, không sung bái thánh nhân cũng không mị dân như vậy. Lý Linh đã phá thủng bức màn che của chủ nghĩa sùng bái đức thánh Khổng trong hơn 2000 năm qua. Ông viết: “Trong cuốn sách này, tôi muốn nói với mọi người rằng Khổng Tử không phải là thánh nhân. Khổng Tử mà đời đời nay các hoàng đế tôn sùng, phong thánh không phải là Khổng Tử thật, đó là một “Khổng tử do người ta tạo nên” mà thôi. Khổng Tử thật sống ngoài đời thực không phải là một vị thánh, cũng không phải là vương hầu gì cả, càng không đáng để nói tới cái gì mà “nội thánh ngoại vương” cả. “Khổng Tử chỉ là một con người, một người có xuất thân bần tiện, lại là tiêu chuẩn lập thân dựng sự nghiệp của giới quý tộc thời cổ đại (chân thiên tử); một người yêu chuộng tìm tòi những gì từ cổ xưa, học hành chăm chỉ, không nản chí, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa truyền thống của người xưa và một người khích lệ học trò học tập kinh sách cổ; một người có đạo đức lẫn học vấn lại là một người không có chức có quyền, dám phê phán đám quý tộc đương thời; một người lang bạt tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ tầng lớp cai trị cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục xã hội theo lối cai trị của nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang vô lực khi du thuyết tới rã bọt mép mà không ai nghe, nay đây mai đó không nhà cửa, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt. Đó mới là Khổng Tử thật.”

Những nhận xét của Lý Linh về “Luận ngữ” trên phương diện khảo chứng hay là giải thích đều hơn xa những hiểu biết hời hợt nông cạn của Vu Đan. Càng quan trọng hơn, với tư cách là một phần tử trí thức đương đại, góc nhìn của ông có nhiều sự đồng cảm sâu sắc đối với một phần tử trí thức từ hơn 2000 năm trước là Khổng Tử. Lý Linh viết: “Khổng Tử tự nhận mình chính là một con chó nhà có tang. Ông ta tuyệt vọng với chính tổ quốc của mình, cùng đám đồ đệ phiêu bạt khắp nơi, gặp gỡ với tất cả đám chư hầu nhưng lại không có chút thành tựu nào, cuối cùng ông ta cũng quay về cố hương. Vào những năm cuối đời, sống trong cô độc và đau thương. Con chết, học trò yêu của ông cũng chết đã làm ông khóc cạn nước mắt. Ông đã nói tới sự đau thương của Kỳ Lân vốn ám chỉ ông ấy. Ông đã chết ở nhà mình nhưng ông lại không cảm thấy nơi nào là nhà cả. Cho dù tư tưởng của ông đúng hay sai thì chúng ta cũng có thể qua đó nhìn thấy được vận mệnh thu nhỏ của giới tri thức đương thời”.

clip_image005

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Cuốn sách bình luận về chó nhà có tang của Lý Linh ra mắt, đã phê phán cơn sốt học tập khổng tử và cơn sốt học lại giá trị truyền thống giống như việc ném một tảng đá lớn vào mặt nước hồ đang lên, gGây nên những cơn sóng phản đối dữ dội từ những kẻ bảo vệ đạo Nho. Bọn họ hợp công xúm vào chửi bới, nhục mạ Lý Linh tới nỗi nước miếng văn tung tóe khắp bốn phía. Ông bị tố cáo là người phao tin đồn nhảm về ngày tận thế, bị gọi là “phẫn thanh”, nhiều người chưa đọc qua sách của ông còn mạnh miệng cho đó là rác rưởi. Tất cả những chuyện này là do Lý Linh đã đặt tên cho cuốn sách bàn về Khổng Tử với cái tên “chó nhà có tang” . Từ đây có thể thấy được sự sùng bái của tầng lớp nhà nho mới đối với “Khổng thánh nhân” đã tới mức không ai có thể chạm tới. Chỉ tiếc là trong tay đám nhà nho mới nổi này trong tay không có bao nhiêu quyền thế, nếu không thì xã hội lại quay về cái thời đại “mở mồm ra mỗi câu đều là chân lý, một câu của lãnh tụ bằng ngàn vạn câu của kẻ khác” (thời Mao với tệ sùng bái cá nhân).

Lý Linh là một nhà lịch sử học nghiêm túc, ông đọc “Luận ngữ” không phải xem sách của thánh hiền, mà là để nghiên cứu lịch sử; từ lịch sử ông tìm ra một Khổng Tử không phải là thánh nhân mà là một phần tử trí thức không có nhà để quay về. Giống như trong lời tự bạch của tác giả: “Tôi đem “Luận Ngữ” để làm nghiên cứu lịch sử chứ không phải là công cụ để tôn sùng. “Thực ra cái mà Lý Linh nói trong “chó nhà có tang” là trả lại sự thật khi cho thấy tầng lớp trí thức sống trong nỗi bất an tinh thần triền mien khi không được sử dụng trong thời Xuân Thu. Ông đã đem chó nhà có tang biến thành chó lang thang không nhà, “bất cứ kẻ nào ôm hoài bão, trong đời thực không tìm được nơi chốn cho tinh thần của mình, đều là chó nhà có tang”. “Theo góc nhìn của tôi, dùng “mất đi quê hương tinh thần” để đánh giá Khổng Tử là hơi quá đề cao ông ta rồi. Trên thực tế thì Khổng Tử du thuyết thiên hạ không phải là để tìm kiếm quê hương tinh thần mà là để tìm một nơi cho ông ta thể hiện quyền lực của mình. Ông ta một lòng muốn làm quân sư cho các bậc đế vương mà không được, là một con chó lang thang không tìm được nơi chốn. Nếu như lúc đó có bậc đế vương nào dùng ông ta thì có lẽ ông đã sớm trở thành con chó gác cửa rồi.

Người đưa ra cái tên gọi “chó nhà có tang” để dành cho Khổng Tử cũng không phải là Lý Linh, mà cổ nhân từ xưa đã đánh giá như vậy. Bản thân Khổng Tử cũng tự nhận xét mình như vậy. Đi du thuyết khắp thiên hạ mong kiếm được chức quan, đến năm hơn 40 tuổi mà vẫn không có thành quả nào, lúc thất vọng tới cực độ, ông ta nói “Ta cùng đường rồi! Trong thiên hạ không có chỗ dung thân”. Chính từ việc này mà sau này hậu thế mới đánh giá ông ta là con chó nhà có tang. Nhưng đối với đám nhà nho vệ đạo đương thời mà nói, việc Khổng Tử tự nhận mình là chó nhà có tang chính là lời dặn dò của thánh nhân, bao hàm trong đó là bao nhiêu lời lẽ huyền diệu để trị quốc và giáo dục quốc nhân; mà Lý Linh gọi Khổng thánh nhân của họ là con chó nhà có tang chính là đại nghịch bất đạo, là một thứ rác rưởi không đáng để đọc. Thậm chí còn có những nhà nho phẫn nộ nói “Thầy Lý Linh điên rồi!”.

Bất kể cho bao nhiêu lời lẽ lăng mạ Lý Linh của đám nhà nho mới vì cuốn “Chó nhà có tang” thì tôi vẫn cho rằng cuốn sách mà ông viết, nhất là đoạn văn mở đầu rất chân thực mà xuất sắc, đã hơn hẳn rất nhiều những thứ nói về Khổng Tử của đám nhà nho mới như Tưởng Khánh… vậy nên có một số học giả nổi tiếng đánh giá rất cao cuốn sách này.

Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Tư trong bài viết “Tính khả thi của nhân nghĩa – bình luận về cuốn “Chó nhà có tang – tôi đọc Luận ngữ” của Lý Linh” có viết: “Tôi cho rằng Lý Linh đã làm một nghiên cứu tốt, không kể sau này chúng ta xây dựng nền văn hóa như thế nào, đều phải dựa trên những phiên bản thật đáng tin cậy. Với phiên bản Lý Linh thì tôi cho rằng nó còn lợi hại hơn cả của Chu Hy.”

Giáo sư Tiền Lý Quần ở khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh trong bài viết “Phải làm gì với truyền thống từ Khổng Tử cho tới Lỗ Tấn – đọc “Chó nhà có tang – tôi đọc Luận ngữ” của Lý Linh” có nói: “Dưới góc nhìn của tôi, Lý Linh với tâm thế nghiên cứu từ trái tim tới trái tim và sự đồng cảm sâu sắc chính là đặc điểm lớn nhất của ông khi nói về “Luận ngữ”, cũng là một cống hiến của ông. Kết quả của quá trình này chính là tìm ra một Khổng Tử “là chó nhà có tang”… khi tôi đọc từ này, cảm giác có một chút châm biếm trong đó, nhưng càng có một cảm giác suy tư, một sự bi thương bao hàm ở bên trong.”

Trong một cuộc phỏng vấn ông Lưu Mộng Khê, giám đốc trung tâm nghiên cứu văn hóa Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc đã tán dương Lý Linh đã có nghiên cứu công phu với lập luận vững chắc về Luận ngữ, đã trừ bỏ đi những thần thoại hóa cũng như tinh thần phê phán.

Giáo sư Tần Huy của Đại học Thanh Hoa trong bài viết “Luận ngữ – con đường trở thành kinh điển” đăng trên báo “Phương Nam cuối tuần” số ngày 12/07/2007 có đoạn viết: “Ngày nay có một bộ phận muốn đem “Luận ngữ” trở thành “Nho gia thánh kinh”, cũng giống như việc mấy mươi năm trước đem cuốn “Bản ghi chép những lời nói của Mao Chủ tịch (tức Mao tuyển) mỏng dính trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa Mác. Ngày nay cuốn “Luận ngữ” cũng đang là món hàng bán chạy của Nho gia, so với việc tung hứng “Mao tuyển” thì kết quả thế nào? Là quảng bá hay là dẫm lên chủ nghĩa Mác?”

Với một Trung Hoa vốn có truyền thống sùng bái thánh nhân từ lâu, tự cổ chí kim trong mắt các nhà nho vệ đạo thì Khổng Tử là một thánh nhân không cần phải có chút hoài nghi bàn cãi nào cả, là người thầy đời đời của các đế vương, là đấng chí tôn với danh hiệu “Tố Vương”, là người mà mọi đế vương đều phải bái lạy với cái tên “Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương”. Với Khang Hữu Vi (1858-1927, lãnh tụ phái duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỷ 19) và giáo hội Khổng Giáo của ông ta thì Khổng Tử được tôn là giáo chủ vừa được tôn là thần thánh đầy quyền uy, ngày nay được tầng lớp nhà nho mới tôn làm biểu tượng văn hóa mới của Trung Hoa. Mỗi lời nói của Khổng Tử đều là những lời vàng trị nước cứu dân huyền diệu thâm thúy, cũng là đường lối tu thân dưỡng tính với mọi người. Lối bốc thơm phét lác nhất, ở thời cổ đại thì có câu “nửa bộ Luận ngữ cũng có thể trị được cả thiên hạ”. Ngày nay lại có thuyết “đạo lý của đức thánh Khổng trước quản cả 5000 năm, sau này cũng quản thêm 5000 năm nữa”. Lại có thuyết “không đọc sách Khổng Tử, không làm người nổi”. Đám học giả Nho Giáo đương thời còn không tiếc công sức bày ra tin vịt : vào năm 1988 có 75 người từng đoạt giải Nobel trên khắp thế giới tề tựu tại Pais, cùng bầu chọn Khổng Tử là nhà tư tưởng số một thế giới. Vãi quá!!!

Đối diện với những kẻ sùng bái thần thánh đã tẩu hỏa nhập ma như thế này, tôi chỉ muốn hỏi các nhà nho đương đại một câu phàm tục: “Trong mắt các vị thì Khổng Tử là thánh nhân, vậy lúc ngài đánh rắm thì có nhẹ nhàng êm đềm, mùi vị thơm ngát không? Những kẻ sùng bái thánh nhân đã mê muội tới mức không còn phân biệt nổi sự khác biệt giữa những câu nói hàng ngày và những lời đại nhân đại nghĩa nữa. Họ mang những câu nói thường ngày trong Luận ngữ trở thành những lời dạy tinh diệu của thánh nhân. Ví dụ trong Luận ngữ phần mở đầu: “子曰: 学而时习之,不亦悅乎?有朋自远方来,不亦乐乎?” “Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” “Khổng tử nói: Học thì phải luyện tập, chẳng vui lắm sao? Có bạn hữu nơi xa đến thăm, chẳng mừng lắm sao?” Đây là những câu trong đời sống hàng ngày, có gì gọi là lời lẽ huyền diệu thâm ảo trong đó? Để mà lãng phí cả hơn 2000 năm với bao nhiêu trí tuệ để tìm hiểu, giải thích. Cho đến tận bây giờ còn đi giải thích sao? Giống như Chu Tác Nhân trong “Luận ngữ tiểu kí” đã nói: “Những cái Luận ngữ nói đa phần là đạo lý để con người tập làm người, hòa nhập vào xã hội… có thể giúp cho người đi sau có được những kinh nghiệm, nhưng không bao giờ được xem đó là những đạo lý kinh thiên nghĩa địa không bao giờ thay đổi giáo điều cả, càng không được xem đó là tinh hoa triết học chính trị có thể trị quốc bình thiên hạ được cả”. G.W.F. Hegel, triết gia lớn của Đức (được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức) cũng chỉ xem Luận ngữ như một cuốn sách ghi chép những đạo lý thường thức mà thôi.

clip_image006

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Nếu như nói rằng vận mệnh của Khổng Tử trong thời Xuân Thu, giống như một con chó nhà có tang không đạt được tí quyền lực nào phải ngủ vùi thì chính Hán Vũ Đế với quyết định độc tôn Nho gia đã biến Khổng Lão Nhị thành Khổng Phu Tử, biến một bộ xương khô của chó nhà có tang thành con chó giữ cửa bảo vệ hoàng quyền cho chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Do Nho Giáo có lợi cho sự thống trị của giới cầm quyền, do nên địa vị của con chó giữ cửa cũng được tính là vững chắc, ngồi một mạch hơn 2000 năm. Được giới đọc sách tôn làm thần tượng, tung hô lên tận mây xanh, thậm chí làm bức tượng dát vàng trong tổ miếu hoàng gia. Đó cũng là lúc mà những trí thức và tư tưởng gia Trung Quốc khác rơi xuống địa ngục, biến thành nô tỳ của quyền lực. Giống như sử gia Tư Mã Thiên sau khi bị Hán Vũ Đế hoạn đã bi thống thốt lên: “Cha ta không lập công lao gì cũng được hoàng thượng ban cho phẫu phù và đan thư miễn tội. Chức quan quản lí sử sách và xem thiên văn, lịch pháp, cũng giống bọn thầy cúng tế trong cung, vốn là để hoàng thượng vui đùa, giống như bọn nhạc sư trong cung vậy, là nghề nghiệp mà ngay cả người thế tục cũng còn coi thường”.

Cho tới tận khi các cường quốc phương Tây mở ra cánh cửa Trung Quốc ra, thì những chế độ và hình thái ý thức truyền thống nhanh chóng bị vứt bỏ và suy vong. Các mạng Tân Hợi 1911 đã kết thúc thời đại phong kiến chuyên chế tập quyền, Nho gia cũng mất đi chỗ dựa chính trị. Từ đây chó giữ cửa lại quay lại làm chó nhà có tang. Cho dù cũng có một Viên Thế Khải cũng định mộng tưởng xưng đế với vở kịch tôn Khổng Giáo làm đầu, nhưng cũng chỉ là vở kịch ồn ào sớm chốc tan thành mây khói, bởi vì sự sụp đổ của chế độ phong kiến truyền thống và hình thái ý thức cũ là không thể tránh khỏi.

Theo tôi thì khi mất đi chỗ dựa quyền lực là một bất hạnh cho tầng lớp Nho gia truyền thống, từ con chó giữ cửa cho hoàng quyền lại quay về làm con chó lang thang. Tuy nhiên đối với quá trình chuyển hóa từ người đọc sách để trở thành tầng lớp trí thức mà nói thì đó lại là một vận may lớn cho giới trí thức Trung Quốc. Bởi vì khi không còn được nâng đỡ bởi quyền lực chuyên chế, cho dù là bị ép buộc hay tự nguyện thì họ càng có cơ hội nuôi dưỡng hình thành tinh thần phê phán độc lập. Điều đáng tiếc là số phận làm con chó lang thang của giới trí thức Trung Quốc chỉ kéo dài có nửa thế kỷ mà thôi. Với sự nắm quyền của chính quyền chuyên chế cộng sản ở Trung Hoa Đại Lục, giới trí thức đến làm chó lang thang còn không được. Đại bộ phận bị đàn áp, truy đuổi, đánh đập thành những con chó rơi xuống mương, một số may mắn hơn thì trở thành con chó giữ cửa trong chính quyền Mao Trạch Đông. Ví như Quách Mạt Nhược, ông ta thời Dân Quốc còn dám chửi cả Tưởng Giới Thạch, thế mà từ sau 1949 thì lại thành con chi chi trong tay Mao.

clip_image008

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Khổng Tử trong lịch sử cận đại, hiện đại của Trung Quốc có một số phận hết sức quỷ dị bất thường, trước sau có hai phong trào “đánh đổ miếu nhà họ Khổng”. Lần đầu là phong trào Ngũ Tứ vào năm 1919, lần sau là phong trào phê Lâm phê Khổng vào năm 1974. Sau sự kiện 4/6/1989 thì giới trí thức Trung Quốc diễn ra phong trào tránh tiếp thu cái mới, họ xem hai phong trào Ngũ Tứ và phê Lâm phê Khổng đều là phản truyền thống và chối bỏ chúng, tuy nhiên thực tế thì hai phong trào này hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên, hai phong trào này có người phát động phong trào hoàn toàn khác nhau. Cuộc vận động Ngũ Tứ là được tiến hành từ dưới lên với sự vận động tự phát của văn hóa xã hội, nhất là đa phần người khởi xướng là tầng lớp trí thức mới hình thành, bọn họ tiếp thu những giá trị quan mới, tư duy mới, cách làm mới từ phương Tây, họ dùng những giá trị của Phương Tây để bàn thảo ngược trở lại những nguyên nhân làm cho xã hội Trung Quốc tụt hậu xa như thế. Bọn họ bất mãn với phái Dương Vụ cho rằng chỉ có sự tụt hậu về kĩ thuật cũng như phái Duy Tân với quan điểm chênh lệch về thể chế tụt hậu, họ cho rằng sự tụt hậu này do văn hóa gây ra. Ngược lại thì phong trào phê Lâm phê Khổng đượct tiến hành từ trên xuống nhằm khống chế các phong trào chính trị trong chế độ độc tài chuyên quyền. Nhất là người phát động ra nó là Mao không những dùng nó để nắm chắc tuyệt đối quyền lực, mà còn dùng tư tưởng Mao Trạch Đông đưa lên vị trí độc tôn thay thế tất cả những luồng tư tưởng khác, cho dù chúng đến từ bên ngoài hay từ chính nội tại Trung Quốc trước đây.

Thứ hai, trong hai cuộc vận động này thì tính chất phản Khổng cũng không giống nhau. Phong trào Ngũ Tứ với tầng lớp trí thức mới hình thành muốn đánh đổ miếu nhà họ Khổng, phát động một cuộc cách mạng văn hóa, đối tượng không phải là Khổng Tử thời Tiên Tần với âm thanh của trăm nhà đua tiếng, mà là Khổng Thánh Nhân đã độc tôn Nho học kể từ thời Hán Vũ Đế, muốn đánh đổ học thuyết độc quyền của con chó canh cửa cho hoàng quyền. Trong khi đó Mao Trạch Đông phát động phong trào “phê Lâm phê Khổng” lại không hề có tí gì gọi là động cơ cải cách văn hóa gì cả, mà hoàn toàn là một cuộc chiến tranh giành quyền lực chính trị. Ông ta đem việc đánh đổ Khổng Tử làm công cụ tranh giành chính trị trong nội bộ đảng. Ngoài việc triệt hạ triệt để Lâm Bưu, còn để cảnh cáo “nhà nho lớn trong nội bộ đảng” là Chu Ân Lai.

Nói một cách khác, hai cuộc vận động này về bản chất có sự khác biệt nhau rõ rệt: giai cấp trí thức mới trong tay không có tí quyền lực nào và lại quyền uy tuyệt đối trong tay như thời Tần Thủy Hoàng; cuộc vận động cách mạng tự phát và bàn tay khống chế phong trào cách mạng; cách mạng để tìm một lối thoát cho văn hóa Trung Hoa và một phong trào cách mạng để củng cố quyền lực tuyệt đối.

Cho nên đến nay, tôi vẫn tán thành chủ trương từ thời phong trào vận động Ngũ Tứ “đánh đổ miếu nhà họ Khổng” nhưng tôi cũng kiên quyết phản đối phong trào chính trị đánh đổ Khổng Tử trong thời kỳ Văn Cách.

Trong bài văn “Khổng Phu Tử ở Trung Quốc hiện đại” Lỗ Tấn có gọi Khổng Tử là Modern Khổng Tử, cũng là phê phán thói sùng bái thánh nhân trong chế độ phong kiến tập quyền truyền thống Trung Quốc. Ông viết: “Khổng Phu Tử ở Trung Quốc là kẻ được quyền thế nâng đỡ dậy, là thánh nhân của đám người cầm quyền hay đám đang muốn lên nắm quyền, giữa họ và dân chúng bình thường không có một chút quan hệ nào.” Với tôi mà nói, truyền thống tôn sùng thánh nhân ở Trung Quốc có thế nói là công trình văn hóa giả mạo lớn nhất từ trước tới nay, được các hoàng đế từ bao đời nay cùng đám văn nhân dưới trướng nhất tề dựng lên. Lại được đám đế vương cùng các nhà nho phong thánh cho Khổng Tử, một Khổng Tử đã sớm không còn là Khổng Tử thật, thậm chí còn được xem là món hàng giả mạo kém chất lượng nhất từ trước tới nay.

clip_image009

Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Kỳ thật, nếu chậm rãi đọc kỹ các tác phẩm của những triết gia thời Tiên Tần thì có thể thấy, học thuyết của thánh nhân Khổng Tử cũng chỉ là những lời rao giảng đạo đức bình thường nhất. So với Trang Tử thì Khổng Tử không có được cái tính nhẹ nhàng siêu thoát, phiêu diêu cũng như trí tưởng tượng kỳ vĩ đẹp đẽ, ngôn ngữ cũng không trôi chảy thanh thoát, một trí tuệ triết học và văn học chưa thoát tục. Càng không thể có chuyện nhắc nhở ý thức thanh tỉnh để thoát khỏi bi kịch của nhân loại. So với Mạnh Tử thì Khổng Tử thiếu mất cái khí độ của trang nam tử, khoáng đạt mà hoành tráng, lại càng thiếu thái độ tự tôn trước quyền lực, thiếu mất sự quan tâm, coi trọng dân chúng “Lấy dân làm đầu, xã tắc làm thứ, quân vương xếp cuối cùng”. So sánh với Hàn Phi Tử, Khổng Từ là kẻ hư ngụy, xảo trá, không có được cái tính thẳng thắn, tài hoa châm biếm sắc bén như vậy. So với Mặc Tử thì Khổng Tử không có một hệ thống tư tưởng đạo đức nào hướng tới sự bình đẳng của người dân và đám sỹ tốt, không có một lối logic cụ thể nào. Tất cả những gì Khổng Tử nói đều thể hiện sự thiếu sót một trí tuệ lớn mà chỉ có những lối tư duy khôn vặt, lại toàn hướng tới danh lợi công trạng, hết sức gian xảo, lại thiếu mất tính thẩm mỹ và sâu sắc của triết học, cũng không có cái nhân cách cao quý và bụng dạ khoáng đạt. Ông ta đi khắp thiên hạ để mong tìm được chức quan, sau khi thất bại không được gì bèn trở thành giáo chủ đi rao giảng đạo đức, cái đạo người thầy tốt, dạy người không mệ mỏi của ông ta là xuất phán từ nhân cách con người cuồng vọng và thiển cận. Cái đạo “thịnh thế tắc nhập, loạn thế tắc ẩn – thời thịnh trị thì dấn thân với đời, thời loạn lạc thì lùi về quy ẩn” chính là điển hình của chủ nghĩa cơ hội, thể hiện sự vô trách nhiệm.

Càng đáng buồn hơn là Khổng Tử với tinh thần hết sức giảo hoạt, vô trách nhiệm và hết sức hám danh lợi này lại trở thành nền tảng, hình mẫu cho cả dân tộc Trung Hoa trong mấy nghìn năm qua. Dân tộc nào thì sẽ có thánh nhân đó, thánh nhân như thế nào thì sẽ nhào nặn ra dân tộc đó, đây chính là căn nguyên nô tính của người Trung Quốc bắt đầu từ đây, di sản văn hóa này từ khi sinh ra đã truyền lại cho đám con cháu tới tận ngày nay.

Ý nghĩa của Lý Linh khi bàn về Luận ngữ, một là nhắm đến những phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan đang trỗi dậy. Cuốn sách này tuy là một tác phẩm nghiêm cứu học thuật nhằm trả lại chân diện cho Khổng Tử, bóc tách những điều giả dối hư ảo mà đời đời các nhà nho đã thần thánh hóa, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của ông tới hiện thực xã hội thông qua những nghi vấn trực tiếp về cơn sốt học tập kinh sách cổ, sùng bái Khổng Tử, gián tiếp nghi ngờ cái gọi là “sự trỗi dậy của nước lớn”. Khổng Tử trong con mắt Lý Linh chỉ là “một con chó nhà có tang không tim được ngôi nhà tinh thần trong thế giới thực” mà thôi, ông phê phán lũ nhà nho rởm đời đem Khổng Tử biến thành cứu tinh của nhân loại. Giống như lời tự bạch của tác giả: “Giương cao ngọn cờ Khổng Tử đem ra khắp thế giới ư, tôi không quan tâm” “Khổng Tử không thể cứu rỗi được Trung Quốc, cũng không thể cứu cả thế giới”.

Thứ hai là phê phán truyền thống bợ đỡ quyền lực của giới trí thức Trung Quốc, hiện tại đám nhà nho mới đang câu kết với chính quyền, bọn họ muốn độc tôn Khổng học, hô hào Nho Giáo, lại không chú trọng tới ảnh hưởng của Nho Giáo trong việc xây dựng lại hệ thống đạo đức vốn đã tan rã từ lâu, mà chỉ chăm chăm vào bốn công năng chính trị của Nho Giáo là “tu tề trị bình (tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ), để thực hiện vương đạo là hợp nhất tôn giáo và chính trị; bọn họ muốn đẩy cho Khổng Tử cái địa vị “Đế vương sư” hay “Quốc sư”, hô hào đem Nho giáo trở thành Quốc giáo, họ hi vọng chính phủ có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ nền quốc học, thực tế thì đám nhà nho này đang muốn làm quân sư của chính quyền đương đại, muốn được như Platon với quyền lực nằm trong tay nhà hiền triết vĩ đại. Thế là đám nhà Nho này nhào nặn lại Khổng Tử giống như thời Hán Vũ Đế, muốn một lần nữa thực hiện mô hình “Vứt bỏ tư tưởng trăm nhà, độc tôn Nho gia”, hết sức hà hơi tiếp sức cho hình thái ý thức hóa kiểu Khổng Tử, muốn đưa một người bình thường biến thành thần thánh kiểu truyền thống.

Lý Linh cho rằng, trong lịch sử Trung Quốc thì đám thành phần trí thức với nhiều tư tưởng kiểu Utopia chỉ thực sự hữu dụng khi trở thành một bộ phận độc lập với quyền lực và trở thành lực lượng đối lập với chức năng phê phán. Một khi những phần tử này nắm quyền lực trong tay thì lại trở thành mối nguy hiểm của quốc gia, thậm chí là thảm họa. Lý Linh viết: “Tầng lớp trí thức với đầu óc nhanh nhạy, tầm mắt sáng, họ chuyên chế hơn bất cứ ai. Nếu như trong tay họ có thanh kiếm thì những người mất mạng đầu tiên chính là những trí thức khác.” Nguyên nhân vì giới trí thức Trung Quốc đều rất cuồng vọng, tự cho bản thân là “có trí tuệ nhất, có đạo đức nhất, có lí tưởng nhất”. Tự cho phép bản thân “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” . “Có thể cứu cả thiên hạ thoát khỏi cái họa binh đao thiên tai, xây dựng thiên đường nơi hạ giới. “Nho gia đời Tống là Trương Tải có bốn câu nói: “Vì trời đất xây dựng tấm lòng, vì dân chúng lập mệnh, vì đức thánh nhân tiếp tục học tập, vì nghìn vạn thế hệ sau tạo dựng thái bình.” Đến tận ngày nay vẫn còn rất nhiều phần tử trí thức Trung Quốc khắc cốt ghi tâm điều này, cho thấy truyền thống cuồng vọng của tầng lớp sỹ phu Trung Quốc còn thâm căn cố đế.

Từ những cơ sở này, Lý Linh muốn cảnh cáo tới tầng lớp trí thức Trung Quốc đương đại hãy rút ra bài học từ những giáo huấn lịch sử trên, cần phải biết giữ khoảng cách với nhà cầm quyền, từ bỏ dã tâm “Đế vương sư”, chấm dứt việc chính trị hóa mớ kinh sách cổ điển, cần phải duy trì tính độc lập của kiến thức, tư tưởng và học thuật, kích thích tính sáng tạo của giới trí thức. Như trong lời mở đầu, Lý Linh có nói: “Đọc Luận ngữ thì tâm tình phải ôn hòa, một khi đã chính trị hóa, đạo đức hóa, tôn giáo hóa thì không còn là nó nguyên bản. Chúng ta cần tìm là một Khổng Tử thật, nhất là trong một thế giới mà lễ giáo băng hoại”. Nếu không thì giới trí thức Trung Quốc ngày nay sẽ giống như tầng lớp trí thức ngày xưa, không thể thoát khỏi vận mệnh cam tâm làm con chó săn cho kẻ khác. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ khi không còn được sự sủng ái thì lại giống như con chó nhà có tang, khi được coi trọng thì lại giống con chó giữ cửa trúng xổ số vậy.

Tôi cho rằng bi kịch lớn nhất mà nền văn hóa Trung Quốc gặp phải không phải là việc Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống các nhà nho, mà là việc Hán Vũ Đế thi hành “cấm cửa trăm nhà đua tiếng, độc tôn Nho giáo”, sau khi được Đổng Trọng Thư sửa đổi học thuyết Nho gia, đã đưa một hệ thống được xây dựng dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến chuyên chế miêu tả thành thiên đạo, “Thiên bất biến đạo diệc bất biến – Trời không đổi thì đạo lý cũng không thay đổi” đã trở thành lý luận căn bản nhằm hợp pháp hóa thể chế phong kiến tập quyền chuyên chế, cung cấp cho chế độ hoàng quyền ở nhân gian một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng, khoác một tấm áo nhân nghĩa mềm mại lên tấm thân trần truồng của thể chế chuyên chế. Tất nhiên đám đế vương đã nhận ra tác dụng mị dân lừa bịp của tấm áo khoác ngoài này, dần dần xác lập nên hình thái ý thức độc nhất của giới quan chức, trở thành “con đường truyền thống” của đám học trò với mong ước an thân lập mệnh, cũng chính là truyền thống làm thế nào để biến thành “hảo nô tài” . Chính như Mao Trạch Đông đã có câu nói định vị giới trí thức: “Khi da không còn, long báo vào đâu? – Khi giới cầm quyền không còn, lũ trí thức dựa vào cái gì đây ? “

Đối với giới trí thức Trung Quốc đương đại, việc quan trọng đầu tiên cần làm không phải là bảo vệ một nền văn hóa sùng bái thánh nhân truyền thống dưới sự nâng đỡ của thể chế độc tài cầm quyền, mà là thoát khỏi vị trí phục dịch cho quyền lực, kế thừa truyền thống mới từ phong trào Ngũ Tứ: “Tự do về tư tưởng, độc lập về nhân cách”.

Nguồn: FB Hu Zi (1)Hu Zi (2)

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tác giả: Phùng văn Phụng

Nhân đi tham dự Thánh lễ tạ ơn của anh Dương và chị Trâm mừng 25 năm thành hôn, tôi có cảm nghiệm rằng vợ chồng sống với nhau được 25 năm, 30 năm hay 50 năm hay hơn nữa không phải dễ nhất là thời đại ngày nay thường nghĩ đến cá nhân nhiều hơn, một chút bực mình, dễ gây tự ái, rồi không nhường nhịn nhau được, đành chia tay, chưa kể một trong hai người vợ hay chồng ra đi sớm vì bịnh hoạn, tai nạn v.v. . .

Chia sẻ trong Thánh lễ tạ ơn này đa số người đến tham dự đều công nhận vì “cái tôi” của mình,  tự ái quá lớn của mình, làm cho gia đình xào xáo, bất an, tích lũy lâu dần đưa đến tình trạng ly thân, ly dị.

Tôi đã có nghe Đức Cha Khảm nói chuyện, có hai vợ chồng đến thăm Cha than thở rằng “Con nói thật với Cha con giàu lắm chủ 4, 5 tiệm ăn. Không hiểu sao mỗi lần ngồi ăn cơm là vợ chồng con cứ cải nhau.”

Cha hỏi: Con cải nhau vì vấn đề gì?

Dạ, con cải nhau vì vấn đề tiền.”

Linh mục Nguyễn tầm Thường cũng có kể chuyện:

Hai  vợ chồng ở Việt Nam nhà nghèo, đi vùng kinh tế mới, có hai con còn nhỏ. Chỉ độc nhất có một chiếc xe đạp, đi đâu cũng đèo nhau, còn chở thêm hai con mà sao họ sống thật hạnh phúc.

Nhưng khi vượt biên đi được qua Mỹ, nhờ hai vợ chồng đều học giỏi, trình độ Đại học ở Việt nam, nên khi đi qua đây hai vợ chồng hội nhập vào xã hôi Mỹ rất nhanh và làm ăn trở nên giàu có. Mỗi người có xe BMW, Mercedes riêng đều là giám đốc, nhưng hai vợ chồng không chịu được nhau vì người nào cũng quá giỏi. Sau đó, họ đành phải thôi nhau. Tại sao?

Có vài người không chịu nổi bà vợ thứ nhất vì hay cằn nhằn thích chỉ huy mọi chuyện. Ông chồng lái xe nhưng bà vợ ngồi bên cạnh lại điều khiển, chỉ huy ông chồng. Không chịu nổi hoàn cảnh ” bị chỉ huy” mọi chuyện lớn nhỏ như vậy, anh bỏ vợ này và kiếm người vợ khác. Nhưng rồi mặc dầu người vợ sau này rất phục tùng chồng, nhưng anh vẫn không hài lòng. Rồi lại thay đổi tìm người mới và anh nêu lý do là “không hợp nhau”.

Mới đây, gặp lại người khách hàng cũ, hai vợ chồng qua đây theo diện HO, mặc dầu trên dưới 70 tuổi rồi, nhưng người vợ cho biết: “ Tôi đã ly thân rồi, sống với con trai chứ không còn sống với ông chồng tôi nữa”. Tôi thắc mắc tại sao vậy? Nếu không qua Mỹ sống ở Việt Nam, dầu nghèo nhưng có bà con thân nhân, gần gũi chia sẻ ngọt bùi, thì tình trạng ly thân, ly dị có bớt chăng? Lúc nghèo khổ cùng nhau chia sẻ, sao khi khá giả dư ăn, dư mặc lai chia tay?

Trong khi tuổi già vợ chồng lại rất cần nhau để săn sóc, lo lắng cho nhau nhất là khi đau ốm. Lời thề lúc thành hôn: “Giữ lòng chung thủy với anh(em), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khoẻ cũng như lúc đau yếu để yêu thương và tôn trọng anh (em) mọi ngày suốt đời anh(em).” hai vợ chồng đã quên hết rồi chăng? Tại sao vậy?

Cha Chu Quang Minh, dòng tên, sáng lập “Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia đình” có khuyến khích, nên thường xuyên đọc kinh Hôn Nhân Gia Đình, trong đó có câu:

Gia đình chúng con sóng gió ba đào. Xin ban ơn CAN ĐẢM và KIÊN TRÌ của Chúa Thánh Linh.

Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn QUẢNG ĐẠI và THỨ THA để chúng con AN VUI CHẤP NHẬN LẪN NHAU”

Nếu đọc kinh này thường xuyên mỗi tối, nhờ ơn Chúa, chắc chắn gia đình sẽ được bền vững hơn.

Tôi cứ hay suy nghĩ lan man, phải chăng con người đến tuổi già thường có hai khuynh hướng?:

*  Hướng thượng : làm việc thiện, đi nhà thờ, giúp cho tha nhân mưu cầu hạnh phúc cho người khác để lo phần hồn sau này khi mình ra đi, vì trên 60 hay trên 70 tổi thì đâu biết ngày giờ nào mình ra đi. Nếu tin có đời sau thường ráng tu thân, tích đức nhiều hơn, cầu nguyện Chúa nhiều hơn , cố gắng làm nhiều việc thiện hơn nữa.

*  Hướng hạ: Biết mình sắp ra đi, quỹ thời gian còn ngắn quá, con người dễ sống vội, sống gấp rút. Ăn chơi cho thỏa mãn, vì sợ già rồi làm sao còn ăn chơi được nữa. Nhiều người thích ăn uống, nhậu nhẹt nhiều hơn vì sợ không còn thì giờ ăn nhậu được nữa hay tìm kiếm người yêu mới trước khi đi về lòng đất.

Thánh Phao lô viết: ” Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.” 1Cor 13 (4-7)

Làm sao đem thực hành, áp dụng  những điều thánh Phao lô hướng dẫn tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả vì tương lai con cháu bỏ “cái tôi” của mình đi có lẽ mọi sự đều giải quyết ổn thỏa được chăng?

Tin tức mới nhất từ báo Người-việt,  ở Edmonton (Canada) hôm thứ hai (29-12) sáng thứ ba (30-12-2014) vừa qua, tổng cộng 9 người Việt thiệt mạng bao gồm hung thủ.  Cảnh Sát Trưởng Knecht nói : “có vẻ đây là sự xung đột trong gia đình chứ không liên quan đến băng đảng thanh toán nhau.” Chín người Việt chết trong án mạng ở Canada , vượt qua nửa vòng trái đất, đến một nước văn minh, cuộc sống trở nên sung túc gấp mấy lần còn ở quê nhà, tại sao lại giết người thân kể cả trẻ con rổi tự tử. Tại sao vậy?

Đọc trong trang Web của Dòng Chúa Cứu Thế ngày 28-12 -2014 có hai bài viết:

Điều gì xác định một gia đình?

Lễ Thánh Gia: tôn vinh đời sống gia đình Trong bài này, Lm. Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT viết:

Thể hiện vẻ đẹp gia đình qua đời sống chung thủy để chống lại khuynh hướng coi hôn nhân như hình thức thỏa mãn tình cảm đơn thuần và có thể thay đổi tùy ý; thể hiện vẻ đẹp hôn nhân qua việc đón nhận con cái Chúa ban như là những quà tặng cao quý của sự sống; trân trọng và chăm sóc người già như di sản của đức tin và được thụ hưởng đức tin từ những chứng nhân sống động ấy; đón nhận và thăng hoa đời sống nghèo trong gia đình bằng việc tuân giữ và thi hành thánh ý Chúa. Sống được tất cả điều này chính là chúng ta tôn vinh ngày lễ Thánh Gia hôm nay.”

Đời sống tâm linh rất là quan trọng.

Giữ được bình an, vui tươi trong gia đình là ưu tiên, là mong muốn của mọi người, mọi gia đình để sống được hạnh phúc.

Nguyễn Hiến Lê nhà văn nổi tiếng trước năm 1975 đã viết trong hồi ký của ông như sau: “Đề cao  nếp sống giản dị, đừng để hình hài làm hại cái tâm, đời sống vât chất thì nên dưới mức trung bình, đời sống tinh thần thì trên mức ấy”. Đời sống tinh thần là gì? Đó chính là đời sống nghiêng về chữ tâm, nghĩ đến phần linh hồn, đời sống tâm linh, ưu tiên cho linh hồn hướng thượng của mình. Có nghĩa là linh hồn mình luôn luôn dành cho Chúa và vì Chúa, mà kính Chúa thì phải yêu người, giúp đỡ cho tha nhân, nhờ thế đời sống chúng ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc, bình an hơn vì luôn luôn có Chúa ở cùng, mà sau này, khi chết còn được hưởng hạnh phúc đời đời nữa.

Có phải chũ Tâm là quan trọng, là hàng đầu để chúng ta sống, đối xử với nhau từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội nên Nguyễn Du mới viết:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài ?

12 giờ Đêm Giao thừa

cuối năm, 31-12-2014

đầu năm 01-01-2015

Tác giả: Phùng văn Phụng