Campuchia diệt trừ nạn gian lận, chỉnh đốn lãnh vực giáo dục

Campuchia diệt trừ nạn gian lận, chỉnh đốn lãnh vực giáo dục

Chính sách không gian lận có nghĩa là sinh viên phải học chăm chỉ hơn và không đi chơi nhiều như trước đây.

Chính sách không gian lận có nghĩa là sinh viên phải học chăm chỉ hơn và không đi chơi nhiều như trước đây.

Robert Carmichael

06.01.2015

PHNOM PENH—

Kết quả kỳ thi cuối năm tại Campuchia trong năm 2014 thật là tệ hại với hơn phân nửa trong số 90.000 học sinh bị rớt. Lý do? Giới hữu trách diệt trừ nạn gian lận – biện pháp đầu tiên trong một loạt các cải cách nhằm chỉnh đốn lại lãnh vực giáo dục bị hư hỏng của quốc gia nghèo khó này. Thông tín viên Robert Carmichael tường trình cho Đài VOA từ Phnom Penh.

Quyết định dẹp trừ gian lận đã có một ảnh hưởng to lớn. 60% học sinh năm 2014 thi rớt trong kỳ thi cuối năm học, dù có được dịp may thứ hai thi lại vào tháng 10.

Học sinh niên khoá 2015 đã ghi nhận việc này.

Học sinh năm cuối Rattana nói các bạn học nhận biết được qui định “không gian lận trong các kỳ thi” có nghĩa là họ cần phải vượt qua được kỳ thi và lên đại học.

Học sinh này nói chính sách mới có nghĩa là sinh viên phải học chăm chỉ hơn và không đi chơi nhiều như trước đây. Cũng có nghĩa là học sinh không phải chi tiền trong suốt kỳ thi.

Chính sách mới là sản phẩm của Bộ trưởng Giáo dục Hang Chuon Naron.

Được bổ nhiệm cách đây một năm, sau một thập niên là Thứ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Giáo dục Hang Chuon Naron nói cải cách giáo dục thiết yếu cho việc phát triển Campuchia.

Ông Naron cho biết: “Do đó yếu tố quan trọng nhất là có sự lệch lạc về kỹ năng tại Campuchia. Và việc này đã trở thành một trở ngại cho phát triển kinh tế, cho việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Do đó chúng ta có những nhà đầu tư đến, nhìn vào lực lượng lao động có kỹ năng-chúng ta không có đủ. Tuy nhiên về khía cạnh cung ứng, chúng ta có nhiều sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm. Và đây là một vấn đề nhiều nước đang đối mặt-ấy là sự lệch lạc về kỹ năng.”

Chính sách mới nhằm cải thiện việc đào tạo giáo viên, quản trị tốt hơn các trường học, và quảng bá kỹ năng phán đóan và giải quyết vấn đề cho 2,9 triệu học sinh Campuchia.

Giáo viên bị trả lương thấp sẽ có thêm thu nhập và trường học sẽ được sự tài trợ thêm của ngân sách giáo dục lên đến 440 triệu đô la.

Chắc chắn Campuchia sẽ còn một con đường dài phải đi: chẳng hạn tỉ lệ 1 giáo viên cho 46 học sinh tiểu học là con số tệ nhất trên thế giới bên ngoài châu Phi.

Ngân hàng Phát triển Á châu đang cấp 90 triệu đô la trong vòng 5 năm để cải thiện chất lượng giáo dục và cắt giảm tỉ lệ bỏ học. Ông Sophea Mar thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á ca ngợi quyết định của chính phủ gia tăng chi tiêu giáo dục, nhưng ông nói với tỉ lệ 17% chi tiêu vẫn còn thấp.

Ông Sophea nói: “Việc phân bổ ngân sách rất quan trọng, nhưng việc chi tiêu còn quan trọng hơn. Và đây là một thách thức to lớn vì bạn biết khả năng ở mức trường học, ở mức địa phương, vẫn còn là một vấn đề. Do đó cải cách không chỉ được thực hiện trong phạm vi bộ. Cải cách phải bắt đầu từ lớp học, phải bắt đầu từ cấp thấp nhất.”

Ông nói để bảo đảm thành quả của các cải cách này cần có sự ủng hộ không những của của chính phủ, mà còn cả của học sinh, cha mẹ và khu vực tư nhân nữa.

800 di dân Phi Châu leo rào tràn vào lãnh thổ Tây Ban Nha

800 di dân Phi Châu leo rào tràn vào lãnh thổ Tây Ban Nha

Nguoi-viet.com

MADRID, Tây Ban Nha (AP)Chính phủ Tây Ban Nha cho hay khoảng 800 người di dân gốc Phi Châu đã tìm cách leo rào tràn vào khu vực do quốc gia này kiểm soát tại Mellilla, trong vùng Bắc Phi, nằm sát lãnh thổ Morocco. Ðây là nỗ lực thứ nhì trong hai ngày của người dân Phi Châu nơi đây.



Người di dân gốc Phi Châu tìm cách leo rào tìm cách leo vào lãnh thổ Tây Ban Nha. (Hình: Blasco De Avellaneda/AFP/Getty Images)

Bộ Nội Vụ Tây Ban Nha cho hay cảnh sát đẩy lui được phần lớn số người leo rào nhưng có khoảng 54 người vào được hôm Thứ Tư. Ðài truyền hình nhà nước Tây Ban Nha chiếu cảnh những người này ăn mừng thành quả của họ.

Bộ Nội Vụ cũng cho hay có hai cảnh sát viên phải điều trị cho các vết thương của họ.

Hàng ngàn người dân Phi Châu sống bất hợp pháp ở Morocco vẫn thường xuyên tìm cách vào lãnh thổ Melilla của Tây Ban Nha cũng như Ceuta, hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Âu Châu.

Hôm Thứ Ba, có 200 người leo rào vào nơi đây, với khoảng 102 người lọt vào bên trong. (V.Giang)

Tại sao hàng loạt nữ tù nhân lương tâm tuyệt thực?

Tại sao hàng loạt nữ tù nhân lương tâm tuyệt thực?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-06

01062015-y-wmn-pris-on-hunger-strik-b.mp3

Nữ tù nhân lương tâm đang bị giam giữ

Nữ tù nhân lương tâm đang bị giam giữ

RFA files

Your browser does not support the audio element.

Các vụ tuyệt thực trong tù của những nữ tù nhân lương tâm lúc gần đây đã đến lúc báo động. Với các phụ nữ bất khuất này tuyệt thực là cách cuối cùng để họ tiếp tục chống đối trong vô vọng và tiếng nói của thân nhân họ là âm thanh duy nhất để dư luận biết tới và đánh động với bên ngoài. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

Nữ tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần

Danh sách các nữ tù nhân lương tâm hiện đang thi hành án trong các trại tù có lẽ dẫn đầu là Tạ Phong Tần, người phụ nữ được mệnh danh là bất khuất dám từ bỏ áo công an để gia nhập vào đội quân bảo vệ dân oan, viết bài chống đối chính sách sai trái của chính quyền và công khai góp phần thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do để cuối cùng bị bắt vào tháng 9 năm 2011 bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước vi phạm điều 88 bộ luật hình sự.

Người nữ tù nhân lương tâm ấy còn đau khổ hơn khi vì bị cướp đất và tranh đấu cho mình mà mẹ ruột đã phẫn uất tự thiêu đến chết. Bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu vào ngày 30 tháng 7 năm 2012 trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu. Cái chết của bà tuy gây rúng động cho dư luận nhưng có vẻ như không ảnh hưởng gì tới các trại giam và chính sách đất đai của nhà nước.

” Chị Tần rất yếu, gầy ốm, xanh xao đi ra chỉ nói chuyện được có 10 phút thôi anh ơi họ không cho nói chuyện. Hỏi lý do vì sao tuyệt thực thì do là bọn họ nhốt chỉ cách biệt ở một căn phòng sau 4 cánh cửa sắt, khi ra khỏi phòng giam để gặp em là cửa thứ 5

cô Tạ Minh Tú”

Mới đây nhất, cô Tạ Minh Tú em ruột của Tạ Phong Tần cho biết chị mình đã tuyệt thực trong trại giam sau chuyến thăm chị vào ngày 5 tháng 1 vừa qua. Cô Tạ Minh Tú cho biết:

-Chị Tần rất yếu, gầy ốm, xanh xao đi ra chỉ nói chuyện được có 10 phút thôi anh ơi họ không cho nói chuyện. Hỏi lý do vì sao tuyệt thực thì do là bọn họ nhốt chỉ cách biệt ở một căn phòng sau 4 cánh cửa sắt, khi ra khỏi phòng giam để gặp em là cửa thứ 5.

Chỉ có bệnh khớp với viêm họng mà mùa này do lạnh nên chị trở bệnh nhưng mà đã 14 ngày rồi chỉ tuyệt thực không có ăn gì chỉ uống nước và thuốc cũng không uống nữa. Chỉ nói mỗi ngày giam cách biệt như vậy mà đáng lẽ mỗi tuần thứ Bảy Chúa Nhật phải được đi ra ngoài giao lưu với phải mở cửa phòng để cho thoáng khí nhưng bọn họ không cho mở cửa và cũng không được ra ngoài, chỉ giam trong phòng trong được đi đâu hết mà trong phòng thì không có ánh sáng. Ở trong đó chị Tần tuyệt thực chống đối và bà Nguyễn Thị Hương còn đe dọa bả nói là sẽ nhốt chị Tần vô xà lim.

” Đến ngày 1 là ngày Thứ Bảy bà con và gia đình em rất là lo lắng bởi vì sức khỏe mẹ em rất suy kiệt, kèm theo những triệu chứng bị choáng váng mà em nói rõ luôn là do những trận đánh, trận đòn của lực lượng cưỡng chế ngày 25 tháng Tư vừa qua

Anh Trịnh Bá Phương”

Khi được hỏi tại sao trại giam chỉ cho phép có 10 phút trong khi những phạm nhân khác có gần 1 giờ để thăm gặp, Cô Tạ Minh Tú cho biết:

-Bọn họ nói là làm sai quy định nên đuổi em ra mà rõ ràng em hỏi thăm sức khỏe chị Tần mà họ không cho nói, không cho hỏi. Trong khi đó ông Nguyễn Văn Tí đang thi hành nhiệm vụ mà mùi rượu nồng nặc. Ổng thách em cứ việc làm đơn thưa ổng, ổng không có làm sai quy định trong khi quy định trại giam là Tết dương lịch vừa rồi phạm nhân được ra ngoài để giao lưu nhưng chị Tần bị biệt giam không được ra vào gì hết. Trong lúc chỉ đang bệnh và đang tuyệt thực mà bọn họ bắt ra lao động. Bà Nguyễn Thị Hương đó bả bắt ra lao động.

Bà Cấn Thị Thêu

Một người tranh đấu cho dân oan khác là bà Cấn Thị Thêu cũng áp dụng biện pháp tuyệt thực trong nhà giam số 5 Thanh Hóa, nơi bà bị giam cùng trại với Tạ Phong Tần để phản đối sự bất công trong nhà giam và ngay trong bản án mà tòa án Hà Nội dành cho bà.

Người ta còn nhớ vào ngày 25 tháng 4 năm 2014 chính quyền đã mang hàng ngàn công an, côn đồ về Dương Nội để cưỡng chế khu vực mà bà Cấn Thị Thêu và hàng trăm nông dân Dương Nội đang cố thủ giữ đất tại đây. Lực lượng do chính quyền cử đến đã mạnh tay đàn áp, đánh đập đến bất tỉnh bà Cấn Thị Thêu và chồng của bà sau đó bắt cả hai về giam giữ trong nhiều tháng trời. Hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử hai vợ chồng bà đã được nhân dân Dương Nội theo dõi và dốc sức ủng hộ cho người đã cùng sát cánh với họ trong những ngày đấu tranh giữ đất.

Anh Trịnh Bá Phương người có bổn phận thăm nuôi cha mẹ. Nói về chuyện tuyệt thực của mẹ anh Phương kể:

-Ngày 11 tháng 1 vừa qua gia đình em đã thực hiện quyền thăm gặp và khi vào trại giam thì được biết rằng mẹ em đang tuyệt thực. Đến ngày 1 là ngày Thứ Bảy bà con và gia đình em rất là lo lắng bởi vì sức khỏe mẹ em rất suy kiệt, kèm theo những triệu chứng bị choáng váng mà em nói rõ luôn là do những trận đánh, trận đòn của lực lượng cưỡng chế ngày 25 tháng Tư vừa qua.

Đến ngày hôm nay thì sau khi gia đình và bà con rất lo lắng cũng đã tuyên bố sẽ tuyệt thực ủng hộ mẹ em nếu trại giam số 5 không cho gia đình và bà con vào để kiểm tra sức khỏe của mẹ em. Sau đó gia đình em với sự hỗ trợ của bà con cùng đấu tranh thì phía trại giam số 5 đã xem xét cho em vào gặp trực tiếp mẹ em. Qua cuộc gặp mẹ em cũng thông báo là đã dừng tuyệt thực và mẹ nói rõ nguyên nhân tuyệt thực là để phản đối nền tư pháp cũng như những sai trái của chính quyền đã chà đạp công lý để giam giữ trái phép mẹ em.

” Thời gian đầu tiên vào trại thì mẹ con tuyệt thực đợt đầu tiên dài nhất là 53 ngày, lý do lần đó là mẹ con phản đối sự dàn dựng vu khống của công an huyện Lấp Vò, mẹ con không muốn hợp tác trong quá trình điều tra và mẹ con thể hiện chống lại sự bất công đấy bằng cách tuyệt thực

con gái bà Bùi Thị Minh Hằng”

Trong khi cả hai vợ chồng bà Cấn Thị Thêu bị bắt và xét xử cùng một tội danh, một tòa án nhưng lại bị tách ra giam tại hai trại giam khác nhau. Anh Trịnh Bá Phương cho biết:

Bố em thì họ lại giam ở trại giam số 6 ở Nghệ An. Hiện nay do việc giam giữ bố mẹ em ở hai tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn cho gia đình khi thăm gặp vì quảng đường rất xa.

Chị Nguyễn Đặng Minh

Cùng bị giam chung với Tạ Phong Tần và bà Cấn Thị Thêu tại trại giam số 5 Thanh Hóa là chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt vào ngày 21 tháng 7 năm 2011 với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế theo điều 79 Bộ luật hình sự hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Chị Hồ Thị Bích Khương và bà Nguyễn Thị Lộc cũng bị giam tại tại đây.

Bà Bùi Thị Minh Hằng

Một nữ tù nhân lương tâm khác cũng rất nổi tiếng là bà Bùi Thị Minh Hằng. Tuy bản án nhẹ hơn Tạ Phong Tần và Nguyễn Đặng Minh Mẫn nhưng bà Bùi Hằng lại quyết liệt chống đối bằng biện pháp tuyệt thực dài ngày hơn và nhiều lần hơn để chống lại sự bất công mà Tòa án, Công an, Viện kiểm sát đối xử với bà. Con gái bà Bùi Hằng là Quỳnh Anh cho biết:

-Thời gian đầu tiên vào trại thì mẹ con tuyệt thực đợt đầu tiên dài nhất là 53 ngày, lý do lần đó là mẹ con phản đối sự dàn dựng vu khống của công an huyện Lấp Vò, mẹ con không muốn hợp tác trong quá trình điều tra và mẹ con thể hiện chống lại sự bất công đấy bằng cách tuyệt thực. Thời gian đầu tiên bà tuyệt thực dài 53 ngày.

Sau đó trong quá trình hỏi cung và thẩm vấn của công an tỉnh Đồng Tháp nó gây cho bà những bức xúc và bà cũng sử dụng biện pháp tuyệt thực sau mỗi lần như thế. Có tổng cộng 4 lần tuyệt thực. Lần cuối cùng trước khi ra tòa mẹ con tuyệt thực 13 ngày không ăn và không uống. Sau khi sơ thẩm về thì mẹ con ăn uống đều đặn nhưng cuối cùng khi phiên tòa phúc thẩm và mức án vẫn giữ nguyên thì mẹ con có tuyên bố là mẹ sẽ tuyệt thực cho đến chết để đòi lại công bằng cho mẹ con và hai người bạn.

Câu chuyện của những phụ nữ này vẫn làm bồi hồi rất nhiều người dân, đặc biệt là dân oan Dương Nội nơi mà những cái tên như Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng luôn sát cánh với họ và nhất là bà Cấn Thị Thêu người phụ nữ gan góc dám đứng ra chống lại chính quyền để bảo vệ quyền lợi của người dân Dương Nội.

Tuyệt thực tuy chỉ là cách cuối cùng nhưng có lẽ nhờ thế mà bên ngoài sẽ không quên họ cho dù bị cách ly tới đâu chăng nữa.

Khoa học dẫn đến Thiên Chúa

Khoa học dẫn đến Thiên Chúa

http://baomai.blogspot.com/

Tiến sĩ Phan Như Ngọc, bị nhồi nhét tà thuyết vô thần từ lúc nhỏ và lớn lên trong lòng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhân một chuyến công tác ở nước ngoài, ông đã xin tị nạn và gia nhập Đạo Chúa. Ông viết: “Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh?”

“Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.”

image

Bác học Pasteur: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế.” ;   “Mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô.”

image

Bác học Becquerel: “Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin.”

image

Bác học Isaac Newton, vì nhìn thấy sự kỳ diệu và trật tự của bầu trời tôi đã thốt lên:  “Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính” ;   “Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó.”

image

Bác học Bourgeois:  “Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng tỏ hơn.”

image

Bác học Duclaux: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuất hiện kia nó kỳ dị như hòn đá tự bò lên sườn núi.”

image

Bác học Albert Einstein: “Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là qùe quặt.”;   “Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo.” . “Sự ác là do vắng  bóng Thượng Đế trong tâm hồn.”

http://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Edwin Carlson, nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ:  “Sự sống phát xuất từ sự tình cờ, thì cũng giống như một quyển từ điển, xuất hiện do kết quả của một vụ nổ xẩy ra ở một nhà máy in.”

image

Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẩu thuật, khi được hỏi về những phát minh của ông, đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu.”

image

Bác học Edison, đã ghi vào sổ vàng khi ông đến viếng thap Eiffel:  “Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất cả kỹ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa.”

image

Giáo sĩ Moreux, giám đốc đài thiên văn Bourges:  “Tôi liên lạc với các vị giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Thiên Chúa.”

image

Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học, năm 1928: “May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm. Đó là dấu ấn của Thiên Chúa.”

image

Alexis Carrel, tiến sĩ y khoa, giáo sư đại học Lyon, đoạt giải Nobel 1912. Ông là một nhà vô thần, nhưng sau khi chứng kiến phép lạ nhãn tiền tại Lộ Đưc (Lourdes , France), Marie Ferrand, từ một cô gái sắp chết, trở nên lành mạnh tức khắc, ông nói:  “Thật là một chuyện không thể có nhưng có thực. Qủa là bất ngờ, một phép lạ mới xẩy ra.”  Không dám tin ở mình. Alexis Carrel mời hai bác sĩ bạn đến chứng kiến và cả hai đều xác nhận cô đã hoàn toàn bình phục. Alexis Carrel đã trở nên tín hữu Thiên Chúa giáo, trước khi về Nhà Cha trên trời.

image

Bác học Chevreul (1786-1889):  “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”

image

Bác học Diderot:  “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần.”

image

Bác học John Eccles, người đoạt giải Nobel:  “Tôi chấp nhận tất cả những lý thuyết khoa học, nhưng những lý thuyết này không giải thích một chút nào về sự kiện, làm thế nào, tôi, một sinh vật biết suy nghĩ, đang hiện hữu và có thể làm nhiều điều… Sự sáng tạo linh hồn là một hành động thiêng liêng là điều khoa học không thể phủ nhận được, nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của khoa học”

Ông nói thêm: “Niềm tin của những người chủ trương duy vật chất đang hao mòn; họ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Thuyết ‘khoa học duy vật’ đưa con người đến tuyệt vọng, trống rỗng, vô giá trị. Giá trị thật là vấn đề tâm linh, tình yêu thương, can đảm, bác ái”.

image

D’Alembert:  “Cái tính hão huyền không muốn nghĩ tường như mọi người, là lý do tạo nên kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ.”

http://baomai.blogspot.com/

Bác sĩ riêng của Lenine, lúc 83 tuổi, ông xuất bản hai cuốn sách: “Sự bí mật và sự khôn ngoan của thân xác (1958); và  “Mầu nhiệm của sự sống” (1960). Ông nói: “Môn sinh vật học và môn phân tích tâm lý, đã làm cho tôi trở nên một kẻ hữu thần.”

image

Wernher Von Braun (1917-1977) thám hiểm Mặt Trăng thành công năm 1967. Ông cùng 3 phi hành gia bạn cắm cờ Hoa kỳ và đặt ca vịnh trên cung trăng ngợi khen Đấng Tạo Hóa. Năm 1976 khi diễn thuyết tại Philadelphia , Bang Pennsylvania , Ông nói: “Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi tăng thêm. Khoa học và đạo không mâu thuẫn nhưng là chị em ruột. Khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, trong khi đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa đã dựng nên vạn vật tốt đẹp lạ lùng. Đạo không phải là di sản mà người đời sau hưởng thụ và bảo vệ. Nhưng đạo cũng như khoa học phải thăng tiến. Người tín hữu phải tìm hiểu đạo và nhà khoa học phải khổ công nghiên cứu mới thành bác học.”

image

Bác học T. Termier: “Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, bị tạo, hỗn hạp, khuyết điểm, có cùng đích và rất phức tạp. Do đó, hơn những người dốt nát, nhà khoa học dễ có ý hướng về một Đấng bất di bất dịch, tự hữu, cần thiêt, hoàn toàn và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: khoa học dẫn đến Thiên Chúa; và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa.”

image

A. Eynieu đã công bố bản thống kê: trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19;  34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% các nhà bác học tin có Thiên Chúa.

Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết qủa tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc 4 thế kỷ qua. “38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 ông tin. Tức cũng 92% tin có Thiên Chúa.”

http://baomai.blogspot.com/

Nhà bác học người Mỹ, có ý mỉa mai và đánh giá những kẻ chủ trương vô thần như sau:

– Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.

– Chứa chất săt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.

– Có một số chất vôi đủ quẹt một bức tường nhỏ.

– Đốt ra than, có thể làm được 65 cây viết chì.

– Chất phốt phát đủ làm được hộp diêm.

– Và chất muối độ hai muỗng nhỏ.

image

Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần.

Nguyễn Hy Vọng

NHỮNG NGƯỜI ĐẠO SĨ

NHỮNG NGƯỜI ĐẠO SĨ

Trần Duy Nhiên –

A – NGƯỜI ĐẠO SĨ THỨ NHẤT

Tôi tên là Gaspar, một trong ba người đạo sĩ đã đến dâng của lễ bên máng cỏ ở Bêlem.  Hai người bạn của tôi là Melchior và Balthazar.

Từ lâu rồi, tôi mãi ngắm nền trời sao, và hôm ấy, ngôi sao tôi chờ đợi xuất hiện.  Các bạn từng có hình ảnh về sao lạ ở Bêlem, nên các bạn hình dung đó là một ngôi sao khác thường, với một cái đuôi thật dài chỉa thẳng về hang đá.  Một ngôi sao mà không ai có thể nhận lầm được.

Three_kingsXin thưa với các bạn, nếu các bạn nghĩ như thế thì các bạn lầm rồi đấy.  Ngôi sao ấy không khác với các ngôi sao bình thường đâu.  Tôi đã chờ đợi nó từ bao nhiêu năm trường mà khi xuất hiện, tôi vẫn còn do dự.  Tôi đã chỉ cho bao nhiêu người xung quanh, cho bà con họ hàng, cho thân bằng quyến thuộc.  Họ chỉ nhìn thoáng rồi thôi.  Họ bảo rằng giữa hằng hà sa số tinh tú trên trời thì ngôi sao ấy cũng chẳng có gì đặc biệt.  Không ai chịu lên đường với tôi, rốt cuộc tôi phải đi một mình.  Không ai muốn đặt niềm tin vào một vì sao, mà xét cho cùng, có thể chỉ là một ngôi sao như trăm ngàn ngôi sao khác.  Nhưng riêng tôi thì tôi phải ra đi, bởi vì tôi không thể đặt ngôi sao ấy đồng hàng với những ngôi sao bình thường được.

Khi gặp được Melchior và Balthazar, niềm phấn khởi của chúng tôi có gia tăng.  Nhưng dù sao cũng chỉ là ba người thức giấc bước đi trong đêm tối cố theo một ngôi sao, trong khi mọi người khác đang yên hàn trong giấc ngủ.  Càng đi chúng tôi càng mệt mỏi.  Khi thể chất mệt nhoài, thì tinh thần cũng sa sút, và những gì chúng tôi tin tưởng lúc khởi hành cũng dần dần nhạt phai.  Nhất là khi trên nền trời hiện ra nhiều vì sao mới, sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn, gần gũi hơn.

Thế nhưng chúng tôi cũng bám vào ngôi sao ban đầu, bám vào một cách cố chấp, vì chúng tôi đã tự hứa sẽ trung thành với ngôi sao đã thúc dục chúng tôi lên đường.

Rồi chuyện bi đát đã xảy ra: Ngôi sao của chúng tôi đã biến mất.  Bây giờ chúng tôi mới thực sự cô đơn.  Ba chúng tôi nhìn nhau không dám nói một lời.  Chúng tôi không tìm ra lời nào để khích lệ nhau.  Đức tin thúc dục chúng tôi đi tới, lý trí bảo rằng chúng tôi phải quay về.  Và chúng tôi im lặng đi bên nhau, cô đơn giữa những người cùng chí hướng.  Chúng tôi bước đi trong đêm tối, đêm tối trên trời, và đêm tối trong lòng.  Với tâm trạng đó, chúng tôi tiến về Giêrusalem.

Đến Giêrusalem, chúng tôi cảm thấy mình như rồ dại.  Chúng tôi chờ đợi một Giêrusalem tưng bừng mở hội đón chào đấng Messia, nhưng trái lại chúng tôi bắt gặp một Giêrusalem hờ hững.  Giêrusalem là nơi phát xuất Kinh thánh, là nơi của Lời hứa, vậy mà Giêrusalem chẳng hay biết gì cả.  Điều này chứng tỏ rằng chúng tôi đã sai lầm, chúng tôi đã bị một ngôi sao vớ vẩn nào đó đánh lừa. Nhưng dù sao, chúng tôi vẫn tiếp tục.  Chúng tôi sẽ đi ngược lại với mọi chứng cớ, vì chúng tôi là những người đã bị một vị sao trên trời cuốn hút; chúng tôi không thể lùi lại.  Chúng tôi sẽ là những người khôn ngoan nhất hoặc sẽ là những người rồ dại nhất.

Chúng tôi phải bước tới.  Đến gặp Hêrôđê.  À!  T hì ra cũng còn một người thức tỉnh.  Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi, ông cho gọi các luật sĩ đến chỉ đường cho chúng tôi về Bêlem; ông mời chúng tôi trở lại báo tin cho ông biết để đi thờ lạy …

Mãi sau này chúng tôi mới biết được rằng vì quyền lợi mà ông thức tỉnh chứ không phải vì niềm tin.  Thì ra người ta dễ dàng thức tỉnh vì quyền lợi hơn là vì niềm tin.  Bởi thế mà Hài Nhi đã bị kết án tử hình trước khi chúng tôi đến thờ lạy.

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về Bêlem như những người say, dân chúng Giêrusalem đang tựa cửa đứng nhìn.  Chúng tôi đã bao nhiêu đêm ngày lặn lội đến triều bái vị vua mới sinh.  Còn họ, họ không buồn ngưng cuộc sống bình thường lấy một ngày để đến Bêlem kiểm chứng.  Phải chăng họ đã chờ đợi quá lâu rồi nên bây giờ không còn tha thiết gì nữa?  Phải chăng niềm tin của chúng tôi chỉ là ảo tưởng?

Lúc đến Giêrusalem, chúng tôi đã đi ngược lại quan niệm của những người bàng quan.  Giờ này về Bêlem, chúng tôi đi ngược lại với quan niệm của những người được tuyển chọn.  Dưới mắt mọi người, chúng tôi là những kẻ bất bình thường, nếu không phải là những người khờ khạo.

Và này, ngôi sao lại xuất hiện, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười mà nước mắt tuôn trào.  Không! Ngôi sao xuất hiện không phải để chỉ đường, vì chúng tôi đã biết đường về Bêlem.  Ngôi sao xuất hiện không phải để củng cố niềm tin, vì chúng tôi vẫn tin tưởng, tin tưởng một cách ngoan cố, tin tưởng ngay trong lúc ngỡ rằng mình nghi ngờ.  Ngôi sao xuất hiện như một bằng chứng tình yêu đáp lại tình yêu.

Chúng tôi đã đến Bêlem dâng lên Hài Nhi những của lễ vật chất kèm với tấm lòng thành của mình.  Chúng tôi đã tìm được kho tàng quí giá nhất.  Đối diện với  H ài Nhi, chúng tôi hiểu rằng, khi ra đi, chúng tôi đã không có một của lễ nào xứng đáng để dâng lên Ngài.  Chúng tôi quả đã mang theo vàng, nhũ hương và mộc dược.  Nhưng những của lễ đó hoàn toàn không có giá trị nếu không kèm theo những đau khổ, những cực nhọc, những lo âu, những thử thách, những đêm tối trong lòng.

Nhờ vậy mà chúng tôi đuợc thấy ánh sáng trong đêm Bêlem này.  Bây giờ chúng tôi có thể ra về, chúng tôi trở về rón rén, im lặng vì chúng tôi đã tìm được kho tàng mà những vị vua chúa không thèm, một kho tàng mà họ ghét bỏ và muốn tiêu diệt.

Vâng, Hêrôđê đã ra lệnh cho binh sĩ chỉnh tề gươm giáo.  Chúng tôi không trở lại với Hêrôđê, chúng tôi đã thất hứa.  Các bạn không trách chúng tôi chứ?  Chúng tôi đành thất hứa với một ông vua, chứ làm sao chúng tôi có thể phản bội  H ài Nhi.

Tôi tin rằng các bạn thông cảm với chúng tôi, bởi vì hành trình của chúng tôi cũng chính là hành trình của các bạn ngày hôm nay.  Hành trình của những người hướng về một ngôi sao có khi đã tắt, và âm thầm tiến về Bêlem.

B – NGƯỜI ĐẠO SĨ THỨ TƯ

Có lẽ tôi cũng cần phải lên tiếng, bởi vì nếu hôm nay tôi im lặng, tôi sẽ là một tên vô ơn bạc nghĩa nhất trên đời. Tôi là một người đã đến bên hài nhi với hai bàn tay trắng và đã nhận tất cả nơi Giêsu.  Tôi là một trong muôn ngàn người đến với Giêsu, nhận lấy thật nhiều rồi ra đi lặng lẽ.  Tôi là người đạo sĩ thứ tư, người đạo sĩ đến sau cùng và Phúc âm không đề cập đến.  Cố nhiên tôi cũng đã chuẩn bị một lễ vật dâng lên  Hài Nhi, nhưng vì lơ đễnh tôi đã để rơi rớt.

Ngày tôi phát hiện vì sao lạ, tôi đã mở kho tàng mình và lấy ra ba viên ngọc quí nhất để làm của lễ tiến dâng.  Tôi đã chậm trễ dọc đường nên không tới kịp như ba vị trước.

Trên đường đi, tôi đã gặp một cụ già hấp hối, đói rét và bệnh tật nhưng không có ai chăm sóc. Tôi đã yếu lòng nên lấy ra một viên ngọc để nhờ người chăm sóc cụ già ấy.  Đó là lý do đầu tiên làm tôi chậm bước.  Ngày hôm sau, tôi lên đường một mình.  Khi qua một khu rừng thưa, tôi nghe có tiếng thét thất thanh, tôi đã dừng lạc đà rồi tò mò chạy đến.  Tôi thấy có mấy tên côn đồ muốn hành hung một phụ nữ.  Tôi không đủ sức đánh chúng, nên đành phải rút viên ngọc thứ hai mà mua lấy tự do cho người bất hạnh kia.  Thế là tôi chỉ còn một viên ngọc cuối cùng.  Tôi quyết sẽ không phung phí vì bất cứ một lý do gì nữa. Nhưng rồi tôi lại không giữ được lời tôi nguyện.

Khi đến gần Bêlem, bỗng thấy lửa rực trời.  Những người lính của Hêrôđê đang giết những trẻ em.  Gần một ngôi nhà bốc lửa, một tên lính nắm xốc ngược một hài nhi định lấy gươm mà đâm thâu, và dưới chân là người mẹ quì khóc gào không ra tiếng…  Tôi bỗng quên lời hứa với chính mình và đem viên ngọc thứ ba trao cho tên lính để nó trả đứa bé lại cho người mẹ khốn cùng.  Thế là hết, tôi chẳng còn gì nữa.  Tôi đã đi bao nhiêu đêm ngày đến đây mong triều bái vị vua mới sinh, thế mà tôi lại đến với hai bàn tay trắng.  Dù sao thì tôi cũng phải đến để xin lỗi Ngài.

Tôi cúi mặt bước vào hang đá.  Tôi nghẹn ngào khi thấy vàng ròng, nhũ hương và mộc dược của những người đi trước tôi.  Tôi không còn lòng dạ nào nói lên lời xin lỗi.  Tôi quì xuống cạnh máng cỏ, úp mặt vào lòng bàn tay, mặc cho dòng nuớc mắt tuôn trào.

Nhưng kìa, sao nước mắt tôi hôm nay ấm thế?…  Không, không phải là nước mắt, nhưng là đôi tay ấm áp của Chúa Hài Nhi đang nắm lấy tay tôi.  Chúa Hài Nhi không lộ vẻ trách móc, nhưng nhìn tôi âu yếm, trên môi nở một nụ cười.  Và tôi cảm thấy tràn đầy bình an.  Tôi chợt hiểu rằng, tôi là người duy nhất lãnh nhận tất cả nơi Hài Nhi, bởi vì tôi chẳng có gì để tiến dâng cả.  Tôi hiểu rằng nếu tôi đến bên  H ài nhi với ngọc ngà châu báu thì có thể tôi đã trở về không, bởi vì lòng tôi đầy ắp tự mãn nên không còn chỗ để chứa chất bình an của Ngài.  Nhưng tôi đã đến bên  H ài nhi với đôi bàn tay trắng, và cõi lòng trống không, vì thế tôi đã nhận được bình an tràn đầy.

Vì thế mà hôm nay tôi bắt buộc phải nói lên một lời cảm tạ. Tôi muốn nói với các bạn rằng nếu bạn còn một của cải vật chất hay tinh thần nào đó mà bạn dành cho Hài Nhi, thì hãy phân phát cho người khác; các bạn hãy đến bên Hài Nhi như tôi, đến với sự khó nghèo trong lòng và với hai bày tay trắng, thì rồi các bạn sẽ nhận được tất cả.

Trần Duy Nhiên –

Trích Chia Sẻ Giáng Sinh

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-01-02

nguoi-gia-622.jpg

Một Cụ Bà bán bánh tráng tại Sài Gòn, ảnh minh họa.

RFA PHOTO

Your browser does not support the audio element.

Mùa Đông giá lạnh, đối với người già, người nghèo thiếu ăn thiếu mặc, cái lạnh là nô lệ trung thành của thần chết, nó có thể đến trói tay trói chân người già cho thần chết dễ bề vung lưỡi hái. Với người già lây lất kiếm sống giữa đất Sài Gòn, mùa Đông càng ghê gớm hơn nhiều bởi ngoài cái lạnh của thời tiết, cái lạnh trong tâm hồn vốn buồn tủi lâu năm của họ sẽ làm khổ họ gấp bội lần. Cái lạnh khiến cho họ thấy cô đơn, đôi khi tự đặt câu hỏi: Bao giờ mình chết? Và khi mình chết đi, lấy gì để chôn, ai chôn mình đây?

Ăn xin không nỡ, buôn bán cũng không xong

Bà Hạt, 75 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn bán vé số và bưng bê cho quán ăn gần hai mươi năm nay, tâm sự:

” Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu.
-Bà Hạt”

“Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu. Tùy bán vé số có lời không nữa, cứ đi liên miên rứa đó, ngày mô đau ốm thì ở nhà, huyết áp lên thì xỉu lên té xuống vậy đó.”

Bà Hạt cho biết thêm là hiện nay, ở thành phố có rất nhiều người già bằng tuổi của bà và có người lớn tuổi hơn phải đi bươn bả kiếm sống hằng này bằng nhiều công việc, từ bán vé số, bán trái cây, đậu phộng rang, đậu phộng luộc, lượm ve chai, lượm bao nilon, rửa chén bát thuê cho đến đi ăn xin… Họ sống lây lất qua ngày đoạn tháng, không biết đâu là nhà.

Phần đông trong số họ không có con cái ở quê nhà, lưu lạc xuôi dần về phương Nam và tìm cách để tồn tại bằng nhiều công việc. Cũng có người từng có nhà cửa đàng hoàng nhưng sau tháng Tư năm 1975, do nhiều thay đổi, nhà cửa của họ không còn nữa, con cái thì người đi vượt biên bỏ mạng giữa biển, người vào trại cải tạo không trở về, cuối cùng, không còn người thân, không còn nhà cửa, họ lăn lộn giữa cuộc đời mà tồn tại.

Như trường hợp một người bạn già của bà Hạt, ngay cả cái tên bà này cũng không thể nhớ rõ, nói câu trước câu sau quên, hơn 80 tuổi nhưng không có thẻ chứng minh nhân dân, không nhà cửa, tối ngủ gầm cầu, ngày đi ăn xin, được bữa nào nhờ bữa đó, có ngày đói rát ruột. Tuổi già của người bạn già nhiều khi làm cho bà Hạt rơi nước mắt. Nhưng cũng nghèo khổ giống nhau, bà chẳng giúp được gì ngoài gói mì tôm, ổ bánh mì nguội.

nguoi-gia-400.jpg

Một Cụ Bà bán vé số tại Sài Gòn, ảnh minh họa. RFA PHOTO.

Bà Hạt nghẹn ngào nói rằng sống ở thành phố Sài Gòn, có khi ăn xin dễ thở hơn là buôn bán,  nhưng với tính cách của mình, bà không thể ăn xin. Ví dụ như khi bà mời vé số, có nhiều người lắc đầu từ chối mua vé số nhưng lại sẵn lòng rút tiền ra cho bà hai ngàn đồng hoặc năm ngàn đồng. Đương nhiên là bà từ chối, không lấy. Người cho tiền xin lỗi bà và giải thích rằng họ rất thương những người nghèo, muốn giúp một chút đỉnh dù là nhỏ nhoi nhưng không thể giúp theo kiểu cho người nghèo hai ngàn đồng khi phải nộp cho nhà nước tám ngàn đồng. Bởi họ thừa biết trong mỗi tấm vé số có giá 10 ngàn đồng, người bán vé số chỉ kiếm được hai ngàn đồng tiền hoa hồng.

Chính vì không muốn cầu may để rồi nộp tiền cho một hệ thống tham nhũng mập mạp nên nhiều người không chấp nhận mua vé số nhưng lại sẵn sàng bỏ ra số tiền ngang với một tấm vé để tặng cho người bán già yếu, nghèo khổ, đó là phong cách của người Sài Gòn. Nhưng rất tiếc, bà Hạt không quen nhận tiền theo cách đó nên đời bà vẫn thiếu đói. Nếu làm ăn xin, bà lại e rằng mình lấy mất một phần của bố thí của nhiều người già ăn xin khác có sức khỏe kém hơn bà rất nhiều. Hơn nữa, sống ở Sài Gòn hiện tại, muốn ăn xin cũng rất khó.

Người ăn xin không có đất sống

Một em bé người gốc Quảng Nam, cha mẹ mất sớm, cách đây hơn 10 năm, bà nội phải bế em chạy trốn lực lượng săn bắt ăn xin ở Đà Nẵng để vào Sài Gòn tiếp tục lây lất kiếm ăn, cho biết:

“Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.”

” Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.
-Một em bé người gốc Quảng Nam”

Theo em bé này, thời gian gần đây, việc ăn xin hết sức khó khăn bởi lượng người giả tàn tật để xin ăn tăng vọt, làm cho người ta mất hết thiện cảm với người ăn xin. Mà những kẻ giả khổ đi ăn xin lại có chương trình, bài bản để làm người khác động lòng thương, khi hành nghề xong, họ có nhà cửa để trở về, khỏi bị dân phòng, công an hỏi thăm.

Trong khi đó, những người nghèo xin ăn chân chính như bà cháu cậu lại bị người ta hất hủi, dân phòng rượt, công an có thể bắt nhốt bất kì giờ nào. Hơn nữa, sắp tới đây, thành phố có luật mới, sẽ bắt tất cả những người lang thang ăn xin như bà cháu của cậu đưa vào trại giáo dưỡng hoặc trại tế bần và trung tâm bảo trợ xã hội để ở đó suốt ngày, đi làm, đến giờ lại được đánh kẻng về ăn cơm.

Với cậu bé này, không có gì đáng sợ hơn chuyện này. Điều này làm cậu nghĩ đến những người bắt chó trộm, họ sẽ có đất sống tại Sài Gòn trong đợt này. Cũng giống như tại thành phố Đà Nẵng trước đây, những người bắt trộm chó vốn dễ gặp nguy hiểm, dễ bị đánh chuyển hẳn sang nghề săn bắt người ăn xin để nhận thưởng. Chỉ trong vòng hai tuần, thu nhập của họ đạt đến con số vài chục triệu đồng nhờ vào săn bắt người ăn xin.

Lúc đó, mức thưởng của thành phố Đ0à nẵng cho việc phát hiện và tố giác một người ăn xin bằng một cú điện thoại đến lực lượng thanh niên xung kích hoặc công an sẽ là 250 ngàn đồng. Có người mỗi ngày săn được hàng chục, thậm chí vài chục người ăn xin, ngoài ra, họ còn tổ chức đường dây dụ người ăn xin vào thành phố Đà Nẵng để săn hoặc cho tiền, gài thế những người mù bán chổi để săn.

Sắp tới đây, Sài Gòn có lệnh bắt người ăn xin đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cậu bé này lại linh cảm thấy rằng sắp tới đây, sẽ có một đội ngũ bắt chó trộm đổi nghề, chuyển sang săn bắt người ăn xin ở Sài Gòn để nhận thưởng. Rồi đây cuộc đời cậu chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu.

Mùa Đông, bao giờ cũng là mùa lạnh, đặc biệt, nó rất lạnh khi tâm hồn con người trở nên lãnh cảm với nỗi đau đồng loại.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Giải trí tuổi già

Giải trí tuổi già

Trích Giáo Sĩ Việt Nam số 239

Giải trí là làm những việc nhẹ nhàng nào đó để đầu óc thư dãn, cơ thể bớt mệt mỏi, tinh thần được thêm phần thoải mái, vui vẻ.

Đây là một phần trong các hoạt động của đời sống, đặc biệt là với quý vị tuổi cao. Lý do là ở tuổi này các bác đã về hưu, sau một thời gian dài gây dựng gia đình, phục vụ cộng đồng, xã hội, các bác sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi. Các bác cần tham gia vào một thú tiêu khiển nào đó để khỏi rơi vào cảnh “Ngồi buồn mà trách ông Xanh” hoặc “nhàn cư vi bất thiện” cũng như để duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất lành mạnh.

Con cháu nên đặc biệt lưu tâm tới vấn đề này, vì cha mẹ già thường hay trở lại tâm trạng của một đứa bé, hành động bất thường, vui đấy buồn đấy, đôi khi hơi cứng đầu, không chịu nghe ý kiến người khác. Con cháu cũng nên để ý rằng không phải già là không còn các thú tiêu khiển lành mạnh.

Trước đấy các cụ ta vẫn nói về hưu là thời kỳ quy ẩn, vui thú điền viên. Các cụ thư giãn với công việc trồng hoa, nuôi chim, làm cây cảnh hoặc “ngao du sơn thủy” thăm viếng bạn bè, quyến thuộc gần xa. Các cụ gặp nhau đánh cờ giao lưu, trà dư tửu hậu, bàn chuyện năm châu bốn bể.

Ngày nay lại còn nhiều thú tiêu khiển khác mà quý bác có thể làm, như là:

– Tiểu công nghệ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé nhờ bàn tay khéo léo kinh nghiệm của các bác, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vật dụng bằng gỗ… Các đồ chơi này có thể là nguồn lợi tức thêm cho ngân sách gia đình hoặc mang bán để gây quỹ từ thiện, giúp người nghèo khó. Hiện nay, có nhiều lớp hướng dẫn để các bác làm công việc này.

– Học vẽ, sử dụng máy vi tính, học chơi một nhạc khí nào đó hoặc tham gia nhóm ca hát tại cơ sở tôn giáo, tổ chức nhân dân. Ở tuổi cao, sử dụng máy vi tính giúp ta tìm đọc nhiều loại sách quý mà không cần tới thư viện, hiểu biết diễn biến nhiều sự việc xảy ra khắp nơi trên thế giới, giúp ta liên lạc với bạn bè qua những lá thư điện tử.

– Tập luyện dưỡng sinh với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có chung mục đích là thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm thân an lạc, loại bỏ nhiễu ý đồng thời cũng áp dụng các cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, uyển chuyển trơn tru xương khớp.

– Khiêu vũ, múa đôi cũng đang được nhiều bác ưa thích, vừa để thư giãn tâm hồn trong điệu nhạc và cũng dẻo dai đôi chân, uyển chuyển thân hình, giảm béo, hạ huyết áp, đường huyết, cholesterol.

– Tham gia các công tác từ thiện giúp đỡ người có nhu cầu, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc các vị lão niên khác chẳng may kém sức khỏe đang sống tại nhà người già, viện dưỡng lão.

– Tổ chức tham quan di tích lịch sử, phong cảnh quê hương hoặc du lịch xứ lạ để biết thêm phong tục tập quán đất nước quê người.

– Tình nguyện tại trường học để truyền đạt kinh nghiệm đời sống, việc làm cho con cháu cũng như kể lại nguồn gốc lịch sử tiền nhân, duy trì văn hóa, truyền thống hào hùng dân tộc.

– Làm vườn, trồng cây cảnh, vun tưới mấy luống rau thơm cũng là thú tiêu khiển thanh nhã, thoải mái mà lại tạo thêm phong cảnh đẹp mắt cho ngôi nhà mà đôi vợ chồng già đang ở.

– Người có tâm hồn văn học nghệ sĩ thì làm thơ, viết sách, học đàn học hát ca vui ngày tháng với bạn bè, quyến thuộc. Phát minh karaoke vào cuối thế kỷ vừa qua đã giúp con người giao lưu với con người một cách cởi mở, vui nhộn qua việc vô tư “hát cho nhau nghe” dù hay dù dở, miễn là cùng vui.

– Rồi lại còn đi câu cá, đánh cờ, chơi domino, ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng bổ ích khác.

Một giải trí mà ngày nay nhiều lão niên cũng hay tham dự là lui tới các sòng bài, casino.

Mấy bác lý luận là tới các sòng bài là có cơ hội gặp gỡ người này người khác hàn huyên cho vui, đồng thời cũng kéo máy tập tay, chơi bài luyện mắt, ăn uống tự do không tốn tiền và coi văn nghệ “chùa”. Đây cũng là giải trí tốt, nếu khách làng chơi giới hạn được thời gian chơi, số tiền sẽ mất, không đam mê cay cú “thua me gỡ bài cào” đến nỗi rơi vào tình trạng mà cổ nhân thường nhắc nhở là “Cờ bạc là bác thằng Bần”.

Tuổi già trí óc thường cũng hay sáo trộn, nhớ trước quên sau, ù lì trì trệ. Nếu không năng dùng tới các chức năng cơ thể thì e rằng sẽ rơi vào tình trạng “thối lui”, cô lập rồi buồn phiền, gắt gỏng, biếng ăn mất ngủ, sức khỏe suy dần. Cho nên, hãy lấp đầy khoảng trống thời gian với các sinh hoạt trò chơi hữu ích để tránh nhàm chán mà lại có lợi cho sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com

Thời cái tốt được gọi là “cực đoan”

Thời cái tốt được gọi là “cực đoan”

Chuacuuthe.com

VRNs (05.01.2015) – Sài Gòn – Cách đây đã lâu, một bác sĩ bạn tôi nói sự thật về một biến cố thì một người bạn khác, mang danh luật sư, phán liền một câu: “Anh ta cực đoan quá”. Tôi nói lại ngay: “Trong xã hội này, người tốt và cương trực thường được gọi là cực đoan”.

Cực đoan là gì? Sự vật có hai đầu được gọi là đoan, lưỡng đoan. Cực đoan là hai đầu tận cùng của vật thể. Từ này được dùng với nghĩa quá khích, quá mức bình thường, hết sức, cực độ. Hiểu như thế, cực đoan thường không tốt và hàm ý chê trách.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội ngày nay, những ai can đảm bênh vực cái tốt, lên án cái gian xảo, điêu ngoa, tàn ác thì bị gán cho từ cực đoan. Trong một xã hội mà ai cũng nói dối và giáo dục đề cao sự giả dối, thì những người bảo vệ sự thật được gọi là “cực đoan”. Học sinh đi thi mà không quay cóp thì bạn bè cho là cực đoan.

Khi nhìn vào toàn cảnh rộng lớn hơn là xã hội có nhiều tầng lớp, nhiều hạng người với những quan điểm và mục tiêu khác biệt, người ta nhìn thấy sự khác biệt, thậm chí là đối lập hoàn toàn. Trong cái mớ bòng bong rối ren như thế, người ta có thể tạm chia xã hội thành ba nhóm: nhóm 1 lên án cái ác và nhiệt tâm rao giảng chân thiện mỹ, nhóm 2 ủng hộ cái ác và lên án điều thiện. Và khi nhóm 1 loan truyền điều tốt đẹp, thì đồng thời họ phải lên án cái xấu. Khi đó có một nhóm thứ 3 gồm những người muốn sống yên thân, không quan tâm đến xã hội, gọi nhóm 1 là cực đoan.

Tại sao thế? Câu trả lời cũng dễ tìm thấy. Tâm lý con người thường muốn sống yên ổn, không ai đụng chạm gì đến mình. Hơn nữa, trong một xã hội mà từ thông tin, quảng cáo cho đến giáo dục đều nhắm đến việc đào tạo những con người chỉ nghe mà không phê phán, chỉ theo mà không tìm hiểu, chỉ chấp nhận mà không được hỏi, thì rõ ràng những tìm hiểu, đặt câu hỏi hay phê phán đều bị coi là quá đáng, là cực đoan.

150104011

Thế nhưng, có ba điều cần lưu ý.

Thứ nhất, giữa màu đen màu trắng thì có màu xám, giữa màu xanh dương và màu vàng có màu xanh lá cây, nhưng giữa sự thật và sự giả trá, giữa cái thiện và cái ác, không có trung gian. Một là chọn cái tốt, cái thiện, hai là theo cái gian, cái xấu, không có chuyện đứng giữa. Cho nên bạn thà chấp nhận bị gọi là cực đoan chứ không thể “ba phải”. Và như thế, dùng từ cực đoan ở đây là sai, phải gọi là “cực thiện” mới đúng với ý nghĩa và bản chất sự việc.

Thứ hai, khi một người nhảy xuống hồ nước để bơi, anh ta dù muốn lặn xuống đáy cũng khó khăn lắm, mà thường anh ta lơ lửng rồi trồi lên mặt nước. Điều này phần nào nói lên sự thật này: con người có bản năng hướng lên, dù có lơ lửng rồi cũng bay lên cao. Chỉ có những ai theo đuổi chủ thuyết đè nén con người mới đẩy con người xuống tận đáy nước. Ai lên cao thì bị gọi là cực đoan. Trong tình huống này, nếu anh không “cực đoan”, anh sẽ bị nhấn chìm!

Điều thứ ba là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết ngắn này. Tất cả các tôn giáo đều đề cao cái thiện. Riêng Hội Thánh Chúa Kitô được Chúa thiết lập không chỉ để dạy cho con người làm lành lánh dữ. Không chỉ như thế. Hội Thánh là một cộng đoàn người được chọn để rao giảng mầu nhiệm Thập Giá và Vương Quốc, để làm chứng cho Vương Quốc chân lý, tình yêu, công bằng và liên đới, và góp phần làm cho Vương Quốc của Cha “trị đến”.

Hiểu như thế, Hội Thánh không đứng ngoài các vấn đề trần thế. Hội Thánh cũng không thể trung dung, nửa vời, thỏa hiệp để đổi lấy cái dễ dãi bên ngoài. Hội Thánh và con cái mình phải lên tiếng trước cái ác. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dạy:

Học thuyết xã hội này cũng bao gồm cả nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và thâm nhập vào xã hội. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xã hội trở nên giống các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được nhìn nhận và hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người nghèo, người yếu kém (Hiến chế Gaudium et Spes).

Người đời có thể dở dở ương ương nửa ấm nửa nguội để tìm chỗ đứng an thân, nhưng người Công Giáo, từ giáo dân đến tu sĩ, giáo sĩ, không ai có quyền đó. Không ai được tránh cái “thái cực” tốt cả. Chúa Giêsu bảo nóng thì nóng hẳn, nguội thì nguội hẳn, còn dở dở ương ương sẽ bị mửa ra.

Tôi đã nghe có vị linh mục nói “phải yêu thương”. Nhưng yêu là yêu ai? Anh yêu người có quyền, anh biếu xén cho họ thì dễ quá. Nhưng khi yêu kiểu ấy, anh lỗi bác ái với người nghèo, người cô thân cô thế. Giáo lý Công giáo dạy yêu thương. Chính xác. Nhưng là yêu thương mọi người, chứ không chỉ yêu người quyền thế.

Giáo lý còn dạy công bằng, dạy xả thân cho sự thật, dạy đề cao người cô thân khốn quẫn. Ngồi trong phòng máy lạnh, anh viết bài suy niệm yêu thương thì dễ hơn bạn anh đang xông vào chỗ người chết đói chết khát để cho họ miếng cơm manh áo. Cả hai đều cực đoan vì ở hai thái cực. Nếu phải chọn, tôi chọn cực thứ hai, viết bài, rao giảng và chia sẻ giữa đám dân nghèo chứ không phải chỉ ngồi viết trong phòng máy lạnh.

Như thế, nếu hiểu cực đoan đúng ý nghĩa là tận một đầu sự vật, thì có hai cực đoan: tốt, thiện hảo và xấu, tàn ác. Chúng ta phải chọn thái cực thứ nhất, làm điều tốt, cổ vũ công lý hòa bình và lên án bất công.

Nhưng có lẽ từ nay những ai muốn nói đến những người xả thân vì sự thật, hết lòng vì công lý, lên án cái xấu, thì đừng dùng từ cực đoan nữa, mà thay vào đó là từ “dấn thân”, vừa đúng nghĩa mà vừa diễn tả hết sự thật.

Bài viết này cũng xin như một lời tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng con những vị mục tử dám nói lên tiếng nói công lý hòa bình trong thời đại chúng con đang sống. Chúng con xin cám ơn Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế hai nhiệm kỳ vừa qua cùng với Hội Đồng Quản Trị, đã hết lòng đứng về phía sự thật, công lý và người nghèo. Xin Chúa chúc lành cho Cha Giám Tỉnh và quý Cha quý Thầy.

Chúng con cầu chúc Cha Tân Giám Tỉnh và quý Cha quý Thầy trong Hội Đồng mới tràn đầy hồng ân Chúa trong sứ vụ Chúa giao giữa thời đại còn rất nhiều ngổn ngang phía trước.

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

4 ngày đầu năm, 104 người chết vì tai nạn giao thông ở VN

4 ngày đầu năm, 104 người chết vì tai nạn giao thông ở VN

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Theo Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam, trong 4 ngày đầu tiên của năm 2015, tại Việt Nam đã xảy ra 209 vụ tai nạn giao thông khiến 104 người thiệt mạng và 135 người bị thương.

Hiện trường một trong những vụ tai nạn giao thông gây chết người
trong ba ngày đầu năm 2015. (Hình: Người Lao Động)

Trước tình trạng tai nạn giao thông tăng vọt, một viên phó thủ tướng Việt Nam tên là Nguyễn Xuân Phúc, đang kiêm nhiệm vai trò chủ tịch Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam đã gửi công điện cho Bộ Công An, Bộ Giao Thông-Vận Tải và Ban An Toàn Giao Thông các tỉnh, thành phố, yêu cầu gia tăng các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như điều động toàn bộ cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông ra đường tuần tra, chặn – phạt những người lái xe quá tốc độ, lấn đường, chở quá tải, say rượu lái xe,…

Tuần trước, Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam loan báo, trong cả năm 2014, tại Việt Nam đã xảy ra 25,300 vụ tai nạn giao thông, làm gần 9,000 người thiệt mạng. So với năm 2013, số người thiệt mạng vì giao thông giảm 373 người.

Tuy nhiên, cũng theo Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam, so với năm 2013, các vụ tai nạn giao thông trong năm 2014 thảm khốc hơn. Chẳng hạn, hồi cuối tháng 2 năm 2014, cây cầu treo bắt ngang bản Chu Va ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu sụp xuống khi một đoàn đưa tang băng qua cầu, khiến 8 người chết, 38 người bị thương.

Hoặc vụ một chiếc xe đò chạy tuyến Sa Pa – Hà Nội lao xuống vực hồi đầu tháng 9 làm 14 người chết, 35 người bị thương. Trong lĩnh vực hàng không có vụ trực thăng rơi ở Hòa Lạc – Hà Nội hồi thượng tuần tháng 7, khiến 20 sĩ quan, binh sĩ tử nạn. Trong lĩnh vực đường thủy, có vụ đắm tàu xảy ra hồi trung tuần tháng 12 ở huyện Tiền Hải, Thái Bình, khiến sáu người chết.

Cách nay chỉ vài ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, năm 2015, để bảo đảm an toàn giao thông, chính quyền Việt Nam sẽ siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng với phương châm “tính mạng con người là trên hết.”

Ông Phúc cho biết, để đạt được điều này, chính quyền Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc chống tiêu cực trong quản lý hoạt động vận tải, tái cơ cấu thị trường vận tải, mở rộng hoạt động đường sắt, đường thủy, hàng không, giảm áp lực cho đường bộ song song với phát triển vận tải hành khách công cộng. Đồng thời tiếp tục mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.

Giống như những năm trước, ngay sau khi các viên chức hữu trách đưa ra những tuyên bố nhằm “tái lập trật tự giao thông,” “bảo đảm an toàn giao thông,” tai nạn giao thông lập tức tăng vọt cả về số vụ, số người chết lẫn số người bị thương. (G.Đ)

Máy bay Vietnam Airlines phải đáp khẩn cấp xuống Hồng Kông

Máy bay Vietnam Airlines phải đáp khẩn cấp xuống Hồng Kông

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Một chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) đã phải đáp khẩn cấp ở Hồng Kông 4 Tháng Giêng mà nguyên nhân ban đầu là do “trục trặc kỹ thuật.”

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines. (Hình: Báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ VNA cho hay, “Chuyến bay VN350 phải đáp khẩn cấp là do trục trặc hệ thống thông khí.”

Theo đó, chuyến bay VN350 (máy bay A321, số hiệu VNA390) hành trình từ Sài Gòn đi Fukuoka (Nhật Bản), cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 0 giờ 50 phút (giờ Việt Nam) sáng 4 Tháng Giêng, đã đáp ở Hồng Kông lúc 3 giờ 10 phút (giờ Việt Nam), tức 4 giờ 10 phút, giờ địa phương) vì lý do kỹ thuật.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trục trặc hệ thống thông khí.

Tổng số khách trên chuyến bay là 184 và phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn.

Vẫn theo báo Thanh Niên, sau khi đáp, đại diện Vietnam Airlines ở Hồng Kông cho khách được nhập cảnh vào Hồng Kông nghỉ trong khách sạn. Còn 19 hành khách không được nhập cảnh đã được đưa vào phòng chờ C ở sân bay nghỉ ngơi. Sau đó VNA sẽ cho máy bay khác đưa khách đến Fukuoka trong ngày 5 Tháng Giêng.

Trong thời gian gần đây, hãng Vietnam Airlines và ngành hàng không Việt Nam đã liên tục gặp bê bối và trục trặc.

Gần đây nhất, hôm 16 Tháng Mười Hai là vụ phi công bấm lộn nút không tặc, máy bay Vietnam Airlines phải đáp khẩn cấp. Chuyến bay của Vietnam Airlines từ Sài Gòn đi Vinh nhưng phải đổi hướng ra Hà Nội sau khi tình trạng khẩn cấp được công bố. Nguyên nhân là do phi công bấm nhầm nút!

Theo truyền thông tại Việt Nam, chiếc máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài lúc 7 giờ 15 tối ngày 16 Tháng Mười Hai trong tình trạng báo động khẩn nguy.

Trước đó, hồi Tháng Năm 2014, máy bay Vietnam Airlines cháy động cơ ở phi cảng Melbourne. Chiếc máy bay Airbus A330 của Vietnam Airlines chuyến bay VN780 từ Melbourne đi Sài Gòn đã phải ngừng cất cánh vì một động cơ phát hỏa.

Đại diện Vietnam Airlines nói rằng, “Khi đồng hồ hiển thị báo nhiệt độ động cơ số 2, bên phải, cao quá mức cho phép nên đã đình chỉ cất cánh.”

Theo lời nữ phát ngôn viên Anna Gillett phi cảng Melbourne thì khi máy bay đang tăng tốc trên phi đạo sắp cất cánh thì một số mảnh vỡ của rotor văng ra khỏi động cơ và gây nên các đám cháy nhỏ trên đường băng và khu vực xung quanh. Tuy nhiên động cơ không bốc cháy và phi công đã thắng gấp cho máy bay dừng lại ở đầu phi đạo. Khói bụi bốc lên mù mịt và một bành bị vỡ.

Máy bay được kéo về bãi đậu sau đó. 180 hành khách đều an toàn bước vào phi cảng. (KN)

Bàn Tay của Người Vợ.

Bàn Tay của Người Vợ.

Tôi vắt óc nhưng không tài nào nhớ nổi lần cuối cùng mình nắm đôi tay ấy là khi nào… Có lẽ là trong tuần trăng mật cách nay đã mười tám năm.
Trước đây, nếu có ai nói rằng, cuộc đời con người ta có thể thay đổi vì một chuyện tình cờ thì tôi chẳng bao giờ tin, cho đến khi điều đó xảy ra với chính mình.
Đúng vào ngày này năm ngoái, sau cuộc họp giao ban buổi sáng, công ty tôi tổ chức chúc mừng chị em nhân ngày của một nửa thế giới. Hôm đó, chẳng hẹn mà tất cả chị em đều chưng diện rất đẹp.
Trong khi sếp phát biểu chúc mừng, tôi đảo mắt ngắm nhìn mấy chục bông hoa đang tỏa hương thơm ngát trong phòng. Ôi chao, sao em nào cũng đẹp, cũng trẻ, cũng duyên dáng với áo váy điệu đàng.
Ánh mắt tôi vô tình chạm vào đôi bàn tay của cô thư ký hành chính ngồi đối diện. Tôi ngạc nhiên. Sao trên đời này lại có đôi bàn tay xinh đẹp như thế nhỉ? Những ngón tay búp măng trắng nuột nà kia hẳn là mềm mại, ấm áp lắm. Tôi tưởng tượng, nếu được chạm vào đôi tay ấy một lần thì… có chết cũng cam lòng.
Để dằn nén “tư tưởng” hư hỏng đang trỗi dậy mãnh liệt trong lòng, tôi rê mắt sang những đôi tay khác. Trời ạ, thì ra không chỉ có một đôi bàn tay của cô thư ký hành chính mà đôi tay của chị trưởng phòng kế toán, của cô phó phòng kinh doanh, của em giám đốc tiếp thị… thảy đều trắng ngần, thon thả.
Tôi chưa bao giờ nhìn ngắm kỹ những đôi bàn tay phụ nữ như thế. Quả thật cái đẹp luôn có sức cuốn hút, làm cho người ta có thể nảy sinh rất nhiều ước ao, khát thèm…
Cả buổi sáng hôm đó, tôi thành kẻ tương tư. Trong đầu tôi cứ mơ hồ, lãng đãng về sự xinh tươi, quyến rũ của những người phụ nữ có đôi bàn tay ngọc ngà.
Cảm giác ấy chỉ mất đi khi tôi về đến nhà. Vừa trông thấy tôi, bà xã đã giục:“ Anh rửa mặt, thay đồ đi rồi ăn cơm kẻo nguội.”.
Bàn ăn đã dọn sẵn. Hai thằng con tôi đang chờ ba mẹ. Mùi thức ăn bốc lên thơm phức. Mấy khứa cá thu chiên vàng, dĩa rau luộc xanh mướt, chén nước mắm tỏi ớt đỏ đỏ xanh xanh, tô canh khổ qua nấu cá thác lác thơm lừng hành tiêu… khiến bụng tôi sôi sùng sục. Tôi hít một hơi thật đầy và đưa tay đỡ chén cơm từ tay vợ.
Ăn một hơi 3 chén cơm, tôi buông đũa. Trong khi cái cảm giác no đủ của gia đình trào dâng trong lòng khiến tôi cực kỳ khoan khoái và chẳng còn tơ tưởng đến bất kỳ thứ gì khác trên đời thì bất ngờ, ánh mắt tôi chạm đúng vào đôi bàn tay của vợ đang thong thả gọt xoài.
Tôi há hốc đến không nói thành lời. Đôi tay của vợ tôi rám nắng và lấm chấm đồi mồi. Những ngón tay trên bàn tay ấy gầy guộc, nhăn nheo và suông đuồn đuột chứ không múp míp, búp măng như những bàn tay mà tôi được chiêm ngưỡng sáng nay.
Tôi vắt óc nhưng không tài nào nhớ nổi lần cuối cùng mình nắm đôi tay ấy là khi nào… Có lẽ là trong tuần trăng mật cách nay mười tám năm. Ừ, đúng là đã 18 năm rồi, tôi chưa một lần nắm bàn tay ấy!
“ Đưa đây anh gọt cho.”- tôi nhẹ nhàng bảo vợ. Vợ tôi khẽ chau mày:“ Anh sao vậy? Ở công ty có chuyện gì à?”. Tôi lắc đầu:“ Không có. Em đưa đây cho anh.”.
Rồi tôi lọng cọng gọt mãi mới xong quả xoài nhưng chỗ lồi, chỗ lõm nhìn chẳng muốn ăn. Tôi cắt miếng to nhất đưa cho vợ:“ Em ăn đi.”. Vợ tôi trố mắt không nói nên lời.
Tôi không nói cho bà xã biết trong đầu tôi đang nghĩ gì, nhưng tối hôm ấy tôi đã cầm mãi đôi tay gầy guộc, thô ráp của vợ. Đôi tay ấy đã cho cha con tôi những bữa cơm ngon, những bộ quần áo thơm tho sạch sẽ; đã sắp xếp nhà cửa tươm tất gọn gàng để tôi hãnh diện mỗi khi có bạn bè, người quen đến nhà… Đôi tay ấy dẫu không đẹp đẽ, sang trọng, quyến rũ, nhưng đối với cha con tôi, đó là đôi tay vàng.
Và điều quan trọng nhất là kể từ ngày 8-3 năm ngoái, 3 người đàn ông chúng tôi đã chính thức bước vào căn bếp của gia đình với vai trò là những người trong cuộc.
Xin cảm ơn những bàn tay đẹp của những người phụ nữ đẹp. Chính chúng đã giúp tôi nhận ra, có những bàn tay không đẹp, nhưng đó lại là bàn tay vàng.

Phúc An

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Giáo hoàng bổ nhiệm một tân Hồng y VN

Giáo hoàng bổ nhiệm một tân Hồng y VN

Đức Giáo hoàng Francis trong một cuộc gặp với các vị Hồng y, tháng 12/2014

Một vị Tổng giám mục từ Việt Nam vừa được Giáo hoàng Francis chỉ định làm Hồng y, theo Tòa thánh Vatican.

Tổng giám mục Hà Nội, Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, sinh năm 1938, vừa được Đức Giáo hoàng nêu tên trong số 20 vị Hồng y mới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu như Việt Nam, Myanmar, Tonga và Ethiopia v.v…

Tổng giám mục Nhơn từng được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục từ tháng 10/1991, theo thông tin trên trang của Dòng tên Việt Nam.

Ngài thụ phong Giám mục tại Đà Lạt ngày vào tháng 12/1991 và trở thành Giám mục phó giáo phận Đà Lạt từ 1991 đến 1994.

Tháng 3/1994, ngài làm Giám Mục giáo phận Đà Lạt và từ tháng 4/2010, được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Ngày 13/5/2014, ngài trở thành Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội.

‘Dưới 80 tuổi’

Đức Tổng giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn

Trong số các vị Hồng y mới được Giáo hoàng Francis chỉ định, 15 vị có độ tuổi dưới 80, tức có đủ điều kiện để tham gia mật nghị bầu người kế vị Đức Giáo hoàng.

Đức Giáo hoàng Francis nói việc chỉ định Hồng y từ 14 quốc gia trên mỗi lục địa của thế giới cho thấy “mối liên hệ không thể chia tách” của Vatican với Giáo hội Công giáo trên toàn cầu.

Các tân Hồng y sẽ chính thức được thụ phong vào ngày 14/02/2015.

Danh sách tên các tân Hồng y gồm năm vị Giám mục sẽ tham gia Hồng y đoàn nhưng đều đã trên 80 tuổi nên sẽ không được tham gia dự lễ bầu Giáo hoàng mới.

Đây là lần thứ hai Đức Giáo hoàng Francis chỉ định các vị tân Hồng y từ nhiều quốc gia khác nhau.

Tháng Giêng năm ngoái, ông đã chỉ định thêm 19 vị đến từ nhiều quốc gia trong đó có Haiti và Burkina Faso.

Điều này cho thấy ‘cam kết’ của Đức Giáo hoàng với người nghèo, theo một phát ngôn viên của Tòa Thánh.

Xem thêm:

Conggiaovietnam.net

ĐỨC TGM PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN NHƠN ĐƯỢC CHỌN LÀM HỒNG Y