Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh

Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh

Bàn thờ em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi, thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn. (Ảnh: Facebook của Khải Hoàn, mẹ em Hải).

Bàn thờ em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi, thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn. (Ảnh: Facebook của Khải Hoàn, mẹ em Hải).

Trà Mi-VOA

09.01.2015

Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1.

Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông.

Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.

Gia đình Hải cho hay em có bệnh sử động kinh được điều trị từ năm lớp 2 tới nay và gia đình đã thông báo bệnh trạng của Hải cho nhà trường và bạn bè biết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với em.

Thế nhưng, theo lời kể của các nhân chứng là bạn cùng lớp, em Hải đã bị cô Vy bắt nằm lên bàn và dùng nhiều chiếc thước đánh dù em đã van xin cô hãy đánh vào tay và các bạn cùng lớp cũng xin cô tha cho em vì Hải bị bệnh.

Em Hải có bệnh sử động kinh, và gia đình đã thông báo bệnh trạng của Hải cho nhà trường và bạn bè biết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với em.

Em Hải có bệnh sử động kinh, và gia đình đã thông báo bệnh trạng của Hải cho nhà trường và bạn bè biết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với em.

Sau 4 lần roi của cô Vy, em Hải ngất xỉu, rơi từ trên bàn xuống, tiểu ra quần, nhưng cô Vy không đỡ em lên vì nghi em giả vờ.

Sau đó, Hải được đưa xuống phòng y tế và chuyển đi cấp cứu nhưng tim em đã ngừng đập trước khi tới bệnh viện.

Bà Khải Hoàn, mẹ em Hải, cho VOA Việt ngữ biết gia đình không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cô giáo Vy vì không muốn hình hài nhỏ bé của em bị mổ xẻ tử thi theo quy định điều tra.

Vụ việc này một lần nữa khơi dậy làn sóng phẫn nộ trong công luận Việt Nam vốn lâu nay bức xúc trước tệ nạn đạo đức sư phạm xuống dốc, bạo lực học đường leo thang, với rất nhiều vụ giáo viên hành hạ, đánh đập học sinh bị phơi bày lên các phương tiện truyền thông xã hội.

Bà Khải Hoàn, mẹ em Hải, nói với VOA Việt ngữ:

“Gia đình tôi đã nhiều lần nói với nhà trường rằng em học được thì học, không thì thôi, không sao hết, trả em về nhà không sao hết vì em có chứng bệnh động kinh. Vậy thì tại sao cô giáo vẫn đánh? Đâu có được phép đánh học sinh, huống hồ là đối với một người bệnh. Hơn nữa, các bạn cùng lớp đã la lên ‘Cô ơi bạn Hải bị bệnh đó’ mà tại sao vẫn ngoan cố đánh? Nói là phải mổ tử thi con tôi thì tôi không bao giờ tôi thưa. Tùy theo lương tâm của bậc làm cha mẹ, của những phụ huynh có con em học trường này, tôi để cho tòa án lương tâm và dư luận xã hội muốn làm gì thì làm.”

Cô giáo Vy (Ảnh: Facebook của bà Khải Hoàn, mẹ em Hải)

Cô giáo Vy (Ảnh: Facebook của bà Khải Hoàn, mẹ em Hải)

Bà Hoàn nói dù gia đình bà không thưa kiện cô Vy ra tòa, nhưng Bộ Giáo dục và các ban ngành hữu trách phải có biện pháp thỏa đáng để chấn chỉnh đạo đức học đường và lương tâm-trách nhiệm nghề giáo, cũng như tránh để tái diễn những thảm kịch tương tự trong tương lai.

“Không xử lý nghiêm khắc, cô giáo này sẽ tiếp tục làm chết thêm một em học sinh khác nữa. Ngành giáo dục Việt Nam phải xem lại, làm thế nào mà để tình trạng chết người xảy ra như vậy. Ngành giáo dục phải kiểm tra lại vì tôi thấy nhiều trường hợp quá.”

Sau cái chết của em Hải, cô giáo Vy đang tạm thời bị ngưng công tác.

Gia đình nạn nhân cho biết họ rất bất bình trước biện pháp xử phạt đối với cô Vy, người từng đánh chảy máu tay một học sinh trước trường hợp tử vong của em Hải, theo lời bà Hoàn.

Số Kitô hữu bị đàn áp trên thế giới đã lên đến 100 triệu người

Số Kitô hữu bị đàn áp trên thế giới đã lên đến 100 triệu người

Chuacuuthe.com

VRNs (10.01.2015) -Sài Gòn- theo CNA- Số Kitô hữu bị đàn áp trên thế giới đã lên đến 100 triệu người. Đó là báo cáo mới nhất và thậm chí các cuộc đàn áp bạo động nhắm đến các Kitô hữu đang tiếp tục tăng trong bối cảnh bạo lực liên tục xảy ra.

Ông David Curry, chủ tịch tổ chức Open Doors ở thành phố California, Mỹ, hôm 07 tháng 1 cho biết: “Ngay cả các quốc gia mệnh danh Kitô giáo cũng đang trải qua mức độ chưa từng có của việc loại trừ, phân biệt đối xử và bạo lực”.

Một gia đình Kitô hữu tị nạn thắp nến cầu nguyện tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa ở Amman, Jordan. Ảnh: CNA

Một gia đình Kitô hữu tị nạn thắp nến cầu nguyện tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa ở Amman, Jordan. Ảnh: CNA

Tổ chức do ông Curry đứng đầu đã làm việc để trợ giúp các Kitô hữu bị đàn áp trong vòng hơn 60 năm qua. Tổ chức này do anh Andrew người Hà Lan lập nên. Anh đã từng nhập lậu Kinh Thánh vào Đông Âu, nơi mà trước đây chế độ cộng sản bắt bớ Kitô giáo và các tôn giáo khác.

Ông Curry cho biết Danh Sách Điều Tra Thế Giới do Open Doors thực hiện vào đầu năm 2015 cho hay “số Kitô hữu đang trở thành nạn nhân của bất khoan dung và bạo lực vì đức tin thật đáng kinh ngạc.”

Danh sách liệt kê thứ tự 50 quốc gia cho thấy độ nguy hiểm và khó khăn nhất mà các Kitô hữu đang chịu. Danh sách định nghĩa sự đàn áp là “bất kỳ sự thù địch nào đối với người tin vào Chúa Kitô.” Nó gồm có: bỏ tù, tra tấn, chặt đầu, hãm hiếp, và cướp mất nhà cửa và tài sản.

Người Kitô hữu có thể bị gia đình họ tẩy chay, mất việc làm hoặc cộng đồng từ chối.

Ông Curry cho biết một số Kitô hữu “đang bị buộc phải che dấu đức tin của mình.”

Bắc Triều Tiên tiếp tục là quốc gia tồi tệ thứ nhất trong việc đàn áp Kitô giáo, nơi đây có khoảng 70.000 người Kitô hữu đang bị cầm tù vì đức tin. Sự gia tăng nhanh chóng của các cuộc khủng bố tại châu Phi và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tiếp tục gia tăng bạo lực cũng gây lo ngại.

Somalia là quốc gia tồi tệ thứ hai vì không có sự can thiệp của chính phủ. Iraq đứng thứ ba, nơi nổi dậy Nhà Nước Hồi giáo gây ra nhiều đau khổ cho các Kitô hữu Iraq. Syria, đứng thứ 4, nơi diễn ra cuộc nội chiến khốc liệt do các phe phái Hồi giáo cực đoan gây nên.

Chúng ta cũng chứng kiến sự gia tăng đàn áp ở Afghanistan và Pakistan, 2 nước này đứng thứ năm và thứ sáu trong bảng danh sách. Iran đứng thứ bảy, trong khi đó Sudan và Eritrea đã trở lại trong top 10 quốc gia bách hại người Kitô hữu tồi tệ nhất. Nigeria đứng thứ 10 trong danh sách, nơi mà chính phủ đã không thể kiểm soát được các nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram.

Tổ chức Open Doors cũng liệt kê danh sách của các nước tiếp theo là Uzbekistan, Việt Nam và Ấn Độ. Kitô hữu tại Ấn Độ “được” xếp hạng 21 trong bản báo cáo vì bị nhóm cực đoan Hồi giáo và chủ nghĩa Hindu bắt bớ.

Kenya đã “nhảy” hạng từ 43 xuống còn 19 trong bản danh sách vì nhóm Hồi giáo cực đoan Somali và các tay súng vượt biên, cũng như các nhóm chiến binh Hồi giáo khác vào nước này.

Ở Tây bán cầu, Colombia đứng thứ nhất trong bản danh sách này, xếp hạng 35 trên thế giới. Kitô hữu ở đây có thể trở thành nạn nhân của bọn tội phạm có tổ chức và tham nhũng, đặc biệt là những người nổi bật trong đời sống xã hội hay chính trị. Người dân bản địa ở nông thôn là những Kitô hữu cũng gặp tình trạng chiến tranh, nhiều Kitô hữu buộc phải di cư ra khỏi vùng đất của họ, và bạo lực đối với phụ nữ Kitô giáo ngày càng tăng. Bài giảng ở nhà thờ luôn bị theo dõi.

Mexico xếp thứ 38 trong bảng danh sách, vì ở đây nhóm tội phạm có tổ chức và tập đoàn ma túy nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu để tống tiền và vòi tiền các Kitô hữu vì họ phục hồi người nghiện ma túy và nghiện rượu. Các cộng đồng bản địa ở các bang miền Nam Mexico cũng buộc tất cả các thành viên trong cộng đồng của họ theo cùng một cách sống, điều này gây nên gánh nặng cho những người theo tôn giáo.

Các nhà điều tra đã xếp hạng các quốc gia trong bản báo cáo dựa trên mức độ tự do sống đức tin của mỗi cá nhân cũng như trong gia đình, cộng đồng, đời sống quốc gia và giáo hội. Họ cũng căn cứ trên mức độ nghiêm trọng của các Kitô hữu phải đối mặt với bạo lực.

Hoàng Minh

Phú Yên: Phải kiểm điểm vì ‘bịt miệng’ luật sư bất thành

Phú Yên: Phải kiểm điểm vì ‘bịt miệng’ luật sư bất thành

Nguoi-viet.com
PHÚ YÊN (NV) – Đại diện Tỉnh Ủy Phú Yên vừa loan báo, cơ quan này đã yêu cầu tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa phải “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” vụ Luật Sư Võ An Đôn.

Những vết thương trong số 70 vết thương trên thi thể ông Ngô Thanh Kiều.
Luật sư đòi công lý cho ông Kiều suýt bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. (Hình: Internet)

Ông Võ An Đôn là người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho ông Ngô Thanh Kiều – một nạn nhân bị công an thành phố Tuy Hòa tra tấn đến chết để ép phải thừa nhận đã trộm cắp.

Hồi tháng 5 năm 2012, một nhóm công an thành phố Tuy Hòa bắt giữ ông Kiều vì cho rằng ông dính líu đến một vụ trộm cắp. Ngày hôm sau ông Kiều chết. Pháp y xác định trên người ông Kiều có 70 vết thương. Ngoài việc bị nứt sọ, chấn thương não, ông Kiều còn bị dập phổi gan, thận.

Sự kiện vừa kể khiến dân chúng thành phố Tuy Hòa nổi giận. Họ đòi công an phải truy cứu trách nhiệm những kẻ đã tra tấn ông Kiều đến chết. Đám đông chỉ giải tán sau khi giám đốc công an tỉnh Phú Yên hứa hẹn sẽ điều tra và xử lý những kẻ lạm quyền khi thi hành công vụ.

Một năm sau, Viện Kiểm Sát thành phố Tuy Hòa mới công bố quyết định truy tố bốn sĩ quan công an của thành phố Tuy Hòa và một sĩ quan công an của tỉnh Phú Yên, đã “dùng nhục hình” với ông Ngô Thanh Kiều.

Cáo trạng xác định, các điều tra viên đã còng ông Kiều vào ghế và thay nhau dùng dùi cui tra tấn, buộc ông nhận tội. Khi ông Kiều lả đi, họ mới đưa ông đến bệnh viện nhưng ông Kiều chết trên đường đi cấp cứu.

Phải mất thêm gần một năm nữa, vào cuối tháng 3-đầu tháng 4 năm nay, hệ thống tư pháp Việt Nam mới đưa năm sĩ quan tra tấn ông Kiều tới chết ra xử sơ thẩm. Tuy nhiên, chỉ có một sĩ quan cấp thấp nhất (thiếu úy) bị phạt 5 năm tù, một thiếu tá bị phạt 2 năm tù, một thượng úy bị phạt 18 tháng tù, còn một thiếu tá và một trung úy được hưởng án treo vì đã “dùng nhục hình.”

Bản án sơ thẩm vụ Ngô Thanh Kiều khiến công chúng Việt Nam nổi giận. Ngay cả thẩm phán của một số tòa án khác cũng cho rằng bản án không thỏa đáng. Theo họ, truy tố, xét xử năm sĩ quan này về tội “dùng nhục hình” là chưa chính xác, phải xem đó là “giết người.” Đó là chưa kể việc điều tra, truy tố, xét xử có dấu hiệu bao che, đổ hết tội cho viên sĩ quan có cấp bậc thấp nhất, bỏ qua trách nhiệm của ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, kẻ chỉ đạo bắt ông Kiều trái pháp luật.

Trước sự phẫn nộ của công chúng, nhiều viên chức, trong đó có chủ tịch nhà nước Việt Nam cũng đề nghị phải xem lại việc điều tra, xét xử vụ bắt giữ trái pháp luật, tra tấn – ép nhận tội khiến ông Kiều uổng tử.

Đến đầu tháng 7, tòa án tỉnh Phú Yên đưa vụ ông Ngô Thanh Kiều bị tra tấn đến chết ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị hủy và tòa yêu cầu điều tra lại từ đầu. Đến lúc này ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, mới bị khởi tố.

Ông Võ An Đôn được xem là người đã góp phần đáng kể trong việc hệ thống tư pháp Phú Yên phải hủy bản án mang tính bao che, lôi những sĩ quan công an cao cấp hơn ra trước vành móng ngựa.

Tuy nhiên ngay sau đó, tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cùng ký vào một văn bản, gửi Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ An Đôn.

Văn bản này khiến công chúng và báo giới Việt Nam tiếp tục nổi giận. Sau đó, Sở Tư Pháp Phú Yên và đoàn luật sư tỉnh Phú Yên chính thức đề nghị tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp bằng chứng về cái gọi là “sự xúc phạm hệ thống tư pháp của ông Đôn.”

Mới đây, ông Trần Quang Nhất, phó chủ tịch kiêm ủy viên của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Phú Yên, bảo rằng, cách hành xử của tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa là không đúng.

Ông Nhất cho biết, những “bằng chứng” mà tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp không đủ để chứng minh ông Đôn đã “lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính. Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước, quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án.” (G.Đ)

Truy tìm đồng phạm vụ tấn công báo Pháp

Truy tìm đồng phạm vụ tấn công báo Pháp

Boumeddiene được cho là đã có mặt bên cạnh Coulibaly khi kẻ này bắn chết một nữ cảnh sát

Cảnh sát Pháp đang khẩn cấp truy lùng đồng phạm của các tay súng đã sát hại 17 người trong vòng hai ngày qua, trong có 12 người ở tòa báo Charlie Hebdo.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là Hayat Boumeddiene, bạn gái của Amedy Coulibaly, kẻ đã bị cảnh sát bắn chết trong vụ tấn công giải cứu con tin ở một siêu thị Paris hôm thứ Sáu 9/1.

Boumeddiene được tin đã có mặt bên cạnh Coulibaly khi kẻ này sát hại một nữ cảnh sát, và được mô tả là “có vũ khí và nguy hiểm”.

Hai tay súng từng tấn công vào trụ sở tạp chí Charlie Hebdo hôm thứ Tư 7/1 đã bị cảnh sát bắn chết.

Tổng thống Francois Hollande hôm thứ Sáu đã ca ngợi cảnh sát, nhưng cảnh báo về các đe dọa trong tương lai.

Ông Hollande cảm ơn lực lượng an ninh đã “dũng cảm và hiệu quả” trong việc giải quyết hai vụ bắt con tin. Ông nói những gì vừa diễn ra là “bi kịch của dân tộc”.

Ông Hollande cho rằng chưa phải đã hết đe dọa và nói trong phát biểu trên truyền hình phát tới toàn dân: “Chúng ta cần phải cảnh giác. Tôi cũng kêu gọi mọi người đoàn kết – đó chính là vũ khí tốt nhất của chúng ta”.

Mục tiêu chính

Francois Molins, Công tố viên trưởng của Pháp, cho hay nhà chức trách đang tập trung truy tìm Boumeddiene, bị nghi là có mặt tại nơi Coulibaly, 32 tuổi, bắn hạ một nữ cảnh sát hôm thứ Năm 8/1.

Cả hai sau đó đã chạy trốn, nhưng Coulibaly tái xuất hiện hôm thứ Sáu và bắt một số con tin tại siêu thị Hypercasher gần Porte de Vincennes ở phía đông Paris.

Người dân Pháp xuống đường bày tỏ đoàn kết ở Toulouse

Báo Pháp Le Monde đăng một loạt ảnh, được cho là của Coulibaly và Boumeddiene chụp hồi năm 2010. Trong một bức, Boumeddiene, 26 tuổi, giương một chiếc nỏ trong khi mặc áo choàng kín mặt của phụ nữ đạo Hồi, vốn bị cấm ở Pháp.

Ông Molins nói cuộc điều tra sẽ “tập trung tìm xem các đồng phạm là ai, ai cung cấp tài chính cho các hoạt động phạm pháp này và các hướng dẫn cũng như hỗ trợ mà chúng nhận được cả ở Pháp lẫn từ ngoại quốc”.

Ông cho hay cho tới nay 16 người đã bị bắt để hỏi cung, trong đó có vợ của một trong hai anh em Kouachi và các thành viên khác trong gia đình này.

Sáng thứ Bảy 10/1, các bộ trưởng Pháp sẽ có cuộc họp để bàn kế hoạch hành động sắp tới.

Một số lãnh đạo thế giới đã gọi điện cho ông Hollande để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Danh sách theo dõi

Vụ bắt con tin đầu tiên hôm thứ Sáu xảy ra tại Dammartin-en-Goele, cách Paris 35km về phía bắc. Trong vụ này, thủ phạm là hai anh em Kouachi, người đã tấn công tòa soạn Charlie Hebdo.

Cherif và Said Kouachi đã bị bắn chết khi xông từ một kho chứa hàng ra bắn vào cảnh sát. Hai cảnh sát viên đã bị thương.

Một con tin trước đó đã được thả, và con tin thứ hai đã núp ở trong căng tin của tòa nhà và được cảnh sát giải thoát.

Cảnh sát Pháp sau đó đã tổ chức tấn công một siêu thị ở Paris, giết chết Coulibaly và giải cứu 15 con tin. Họ cũng tìm thấy xác bốn con tin khác, bị sát hại trước khi cảnh sát tấn công.

Nhà chức trách Pháp cho hay họ từng có thông tin về Coulibaly và hai anh em Kouachi. Said Kouachi từng đi Yemen năm 2011.

Hai anh em nhà này được cho là có tên trong danh sách theo dõi của cả Anh và Hoa Kỳ.

Trong khi cố thủ trong nhà kho ở phía bắc Paris, Cherif Kouachi đã gọi điện cho một đài truyền hình của Pháp và nói anh ta hành động đại diện cho chi nhánh Yemen của mạng lưới Al-Qaeda (AQAP).

Nhóm này tối thứ Sáu cũng tung ra thông điệp ghi âm ca ngợi các vụ tấn công vào các mục tiêu của Pháp nhưng không nhận trách nhiệm.

Lãnh đạo cao cấp của AQAP Sheikh Harith al-Nadhari nói “một số kẻ ở Pháp đã hành xử hỗn láo với các đấng tiên tri”.

Ông ta nói thêm rằng các “binh lính trung thành của Thượng đế” đã dạy cho những kẻ này “ranh giới của tự do ngôn luận”.

Hai anh em Kouachi đã bị cảnh sát tiêu diệt

Sáng thứ Sáu, một người tự nhận là Coulibaly nói trên kênh BFMTV rằng mình là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và đã “phối hợp” với vụ tấn công của hai anh em Kouachi.

Công tố viên trưởng Molins xác nhận rằng Coulibaly biết một trong hai anh em và các bạn gái của hai bên đã nói chuyện với nhau qua điện thoại hơn 500 lần.

Trong cuộc bắt con tin hôm thứ Sáu, Coulibaly đã đe dọa sẽ sát hại các tù binh nếu cảnh sát tìm cách bắt giữ hai anh em Kouachi.

‘Sai lầm’

Thủ tướng Manuel Valls thừa nhận là tình báo Pháp “rõ ràng đã có thiếu sót”.

“Nếu 17 người chết thì chắc chắn là đã có sai lầm.”

Các vụ bạo lực xảy ra hôm thứ Tư 7/1 khi anh em Kouachi sát hại 12 người và làm 11 người khác bị thương khi tấn công vào trụ sở tạp chí biếm họa Charlie Hebdo.

Các vụ tấn công đã làm chấn động trong nước và dư luận quốc tế cũng bày tỏ tình đoàn kết với nước Pháp.

Các bộ trưởng họp sáng thứ Bảy tại Paris cũng sẽ chuẩn bị cho một cuộc tuần hành lớn sẽ diễn ra ở trung tâm Paris Chủ nhật này.

Trong số những người sẽ tới tham gia có Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy.

Tổng thống Barack Obama nói ông đã ra lệnh cho tình báo Mỹ cung cấp cho Pháp bất cứ trợ giúp gì cần thiết để đối phó với các đe dọa trong tương lai.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bổ sung khuyến cáo du lịch nước ngoài cho công dân Mỹ, cảnh báo họ tăng cường cảnh giác.

Pháp: Kết thúc cuộc truy lùng khủng bố, 7 người chết trong đó có 3 hung thủ

Pháp: Kết thúc cuộc truy lùng khủng bố, 7 người chết trong đó có 3 hung thủ

RFI

Thụy My

media

Lực lượng đặc nhiệm Pháp tấn công vào siêu thị Do Thái gần Porte de Vincennes Paris, nơi nhiều người bị bắt làm con tin, 09/01/2015.REUTERS/Gonzalo Fuentes

Hai anh em Kouachi, nghi phạm trong vụ khủng bố đẫm máu vào tòa soạn Charlie Hebdo, đã bị hạ sát hôm nay 09/01/2015, cùng với một tên Hồi giáo cực đoan có liên hệ với chúng, sau một ngày truy lùng đầy kịch tính với vụ bắt con tin ngay giữa thủ đô Paris. Bốn người khác bị thiệt mạng, và bốn người nữa bị thương.

Sau nhiều tiếng đồng hồ đối đầu, lực lượng đặc nhiệm đã được lệnh tấn công ở Dammartin-en-Goële thuộc vùng Seine-et-Marne, nơi Saïd và Chérif Kouachi bắt giữ một người làm con tin từ sáng nay. Cảnh sát cũng tấn công vào một siêu thị nhỏ chuyên bán hàng Do Thái ở phía đông Paris, tại đây một trong những người thân cận với hai anh em sát thủ đã bắt khoảng năm người làm con tin, sau vụ đọ súng làm ít nhất hai người chết.

Hai anh em Kouachi bị bắn hạ khi cố gắng chạy trốn và nổ súng trong lúc cuộc tấn công bắt đầu vào lúc 16 giờ 57 Paris. Con tin được giải thoát bình an vô sự, một cảnh sát đặc nhiệm GIGN bị thương.

Tại Paris, một trong những người thân cận của hai tên sát nhân là Amédy Coulibaly, cũng đã bị bắn chết trong vụ tấn công vào cửa hàng « Hyper Cacher », nơi ít nhất một người đàn ông vũ trang đã bắt giữ nhiều người làm con tin. Xác của bốn người khác được tìm thấy tại đây, hiện chưa rõ có phải do vụ tấn công hay không, bốn người nữa bị thương trong đó có một người bị thương nặng.

Cuộc tấn công mở đầu bằng ít nhất hai tiếng nổ và những tia chớp sáng, mấy chục cảnh sát sau đó đã xông vào bên trong siêu thị này. Nhiều con tin trong đó có một cậu bé đã có thể thoát ra bên ngoài, và nhanh chóng được cảnh sát bảo vệ.

Amédy Coulibaly, 32 tuổi, tội phạm có nhiều tiền án tiền sự, đã từng bị kết án trong một vụ liên quan đến Hồi giáo cực đoan, đã quen biết Chérif Kouachi trong tù, nơi anh ta trở nên « kiên định » hơn. Sinh tại Juvisy-sur-Orge ở ngoại ô Paris, hắn cũng bị nghi ngờ là thủ phạm vụ nổ súng đẫm máu ở Montrouge khiến một nữ cảnh sát trẻ tuổi bị chết và một thanh tra giao thông bị thương.

Cả hai tên có liên can trong vụ án năm 2010 về mưu toan vượt ngục của Smaïn Aït Ali Belkacem, từng là thành viên của Nhóm Hồi giáo vũ trang Algérie (GIA), bị kết án trong vụ khủng bố ở trạm tàu điện ngầm Musée d’Orsay tháng 10/1995 tại Paris. Kouachi sau đó được miễn tố, còn Coulibaly bị lãnh án 5 năm tù vào tháng 12/2013.

Lệnh truy nã cũng được ban hành đối với người phụ nữ sống chung với Coulibaly là Hayat Boumeddiene, 26 tuổi, hiện chưa biết tin tức ra sao.

Chérif và Saïd Kouachi, 32 và 34 tuổi, nghi phạm trong vụ thảm sát hôm thứ Tư 7/1 tại tòa soạn Charlie Hebdo, sáng nay cố thủ cùng với con tin tại một xưởng in nhỏ trong khu công nghiệp Dammartin-en-Goële, sau khi đọ súng với lực lượng an ninh. Hai tên đã bị cảnh sát nhận diện lúc đang lái một chiếc xe hơi cướp được.

Thành phố nhỏ bé này suốt cả ngày hôm nay được đặt trong tình trạng báo động, các trường học được sơ tán, các cửa hàng đóng cửa và cư dân không dám ra đường. Trên bầu trời, các trực thăng liên tục giám sát.

Dammartin-en-Goële nằm cách chu vi truy lùng hai hung thủ chỉ khoảng nửa giờ xe chạy, khoảng 80 km về phía đông bắc Paris. Tại đây hai kẻ khủng bố đã bị người quản lý một trạm xăng nhận ra, khi chúng tấn công vào đây, vũ trang súng kalachnikov và súng phóng lựu.

Hai anh em nhà Kouachi sinh tại Paris, có cha mẹ là người gốc Algérie, là những kẻ thánh chiến mà danh tính « từ nhiều năm qua » đã nằm trong danh sách đen khủng bố của Hoa Kỳ – theo một nguồn tin Mỹ.

Chérif đã được cảnh sát Pháp biết đến : với biệt danh Abou Issen, anh ta là thành viên của « nhánh Buttes-Chaumont » chuyên gởi người đi thánh chiến ở Irak. Bản thân hắn ta cũng đã từng đến Irak năm 2005 rồi sau đó bị câu lưu, đến năm 2008 bị tuyên án 3 năm tù, trong đó có 18 tháng tù treo.

Saïd, người anh có vẻ kín tiếng hơn. Nhưng theo một người có trách nhiệm của Mỹ và theo một nguồn tin cảnh sát Pháp, hắn đã từng đến Yemen năm 2011 để được Al-Qaida huấn luyện cách sử dụng vũ khí.

Tổng thống Pháp François Hollande sáng nay đã đến trụ sở Bộ Nội vụ. Ông kêu gọi « tất cả mọi công dân » xuống đường vào Chủ nhật tới, trong cuộc tuần hành nhằm tố cáo vụ khủng bố vào Charlie Hebdo, và chối từ những gì « quá đáng » hay việc « kết tội », khi một số địa điểm hành đạo Hồi giáo đã trở thành đích nhắm sau vụ thảm sát. Về phía Israel bày tỏ sự quan ngại trước làn sóng « tấn công khủng bố » tại Pháp.

Vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo, một tờ báo thường xuyên bị hăm dọa từ năm 2006 và sau khi đăng các biếm họa về Mohamet, không có ai lên tiếng nhận là tác giả. Các hung thủ đã hô to « Allah Akbar » « Chúng ta đã báo thù cho đấng tiên tri », được tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Irak xưng tụng là « anh hùng ». Sáng nay quân nổi dậy Hồi giáo Somalie cũng ca ngợi « hai người hùng ». Từ hôm qua, giám đốc cơ quan tình báo Anh (MI5), Andrew Parker đã cảnh báo : « Một nhóm khủng bố của Al Qaida tại Syria đang dự mưu các vụ tấn công quu mô vào phương Tây ».

Toàn nước Pháp vô cùng xúc động trước vụ thảm sát, trong đó các họa sĩ tài ba của Pháp như Wolinski và Cabu đều bị sát hại. Ngay sau ngày quốc tang, được đánh dấu bởi câu khẩu hiệu « Je suis Charlie » (« Tôi là Charlie ») và một phút mặc niệm khiến cả nước chìm trong im lặng, các hiệp hội Hồi giáo Pháp yêu cầu các giáo sĩ « cực lực lên án bạo lực và khủng bố » trong buổi cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần hôm nay.

Chủ nhật 11/1 tới sẽ diễn ra « cuộc tuần hành cộng hòa » tại Paris theo lời kêu gọi của tất cả các đảng phái chính trị, các nghiệp đoàn, hiệp hội, tuy nhiên đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc tố cáo bị bỏ ngoài lề trong công cuộc « đoàn kết quốc gia ». Theo tin tức mới nhất, các Thủ tướng Matteo Renzi (Ý), David Cameron (Anh), Mariano Rajoy (Tây Ban Nha), Charles Michel (Bỉ), Angela Merkel (Đức), Alexander Stubb (Phần Lan), Xavier Bettel (Luxembourg), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk sẽ tham gia cuộc tuần hành, cùng với Tổng thống Pháp François Hollande và các chính khách thuộc mọi khuynh hướng.

Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc?

Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc?

Nguoi-viet.com


Ngô Nhân Dụng

Thứ Hai đầu tuần này có hai cuộc họp quan trọng, một ở nước ta, một ở Mỹ, bàn về tương lai Việt Nam trong năm năm tới. Trong cả hai hội nghị, không ai đưa cây đinh ốc vào chương trình nghị sự, thật đáng tiếc.

Câu chuyện cái đinh ốc bùng lên trong nước từ Tháng Chín. Báo chí đăng tin công ty Samsung điện tử thú nhận cơ xưởng ráp máy điện thoại của họ ở Bắc Ninh không tìm ra xí nghiệp nào của người Việt Nam có thể cung cấp những cây đinh xoắn trôn ốc, còn gọi là ốc vít.

Tại sao nhân dân ta anh hùng vẫn chưa làm được cái đinh ốc, sau 70 năm tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và sau 30 năm đổi mới kinh tế cho nó giống xã hội tư bản thời hoang sơ? Trong hai cuộc hội nghị ở Boston và Hà Nội không ai trả lời cho câu hỏi đó.

Cuộc hội thảo, tổ chức tại Ðại Học Harvard ngày 5 Tháng Giêng năm 2015, bàn về “Các chính sách cho kinh tế Việt Nam trong năm năm tới.” Chương trình buổi sáng dành cho các chính sách gọi là vĩ mô, tức là những vấn đề lớn lao cho toàn thể kinh tế quốc dân như lạm phát, tiền tệ, thất nghiệp, vân vân. Giữa các chuyện to lớn đó, những cái đinh ốc nhỏ bé không thể chen chân vào được. Buổi chiều, các chuyên gia lại dành thời giờ tìm hiểu xem họ đang nghiên cứu những cái gì về kinh tế Việt Nam. Những cây đinh ốc chắc chắn không có cơ hội nào xuất hiện!

Trong cùng ngày Thứ Hai, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản khai mạc, trễ một tháng. Hội nghị này sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cho các nhà lãnh đạo mà họ bầu ra từ đại hội trước; đồng thời sẽ bàn về “công tác nhân sự” đại hội thứ 12 năm 2016, tức là xem ai còn, ai mất, ai sẽ ngồi vào cái ghế nào. Trước ngày họp, dân lên mạng ở Việt Nam đã được chứng kiến cuộc đấu đá công khai giữa các phe trong đám Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Chủ yếu là phao tin đồn, chửi rủa, phe này bới móc phe khác. Khi họ vào họp, chắc chắn không ai nghĩ tới câu chuyện Samsung không dùng được những cái đinh ốc làm ở Việt Nam.

Câu chuyện hãng Samsung và những cây đinh ốc đáng chú ý vì trong năm 2013 Samsung ở Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam, hay SEV) đã xuất cảng số điện thoại di động trị giá 23.9 tỷ đôla, gần bằng một phần năm (18%) tổng số tiền cả nước thu được nhờ xuất khẩu. Trong số hơn 400 triệu máy điện thoại di động mà Samsung bán ra trên thế giới thì số máy từ các nhà máy ở Bắc Ninh, Thái Nguyên chiếm 35% – trong tương lai sẽ tăng lên 50%. Ðể lắp ráp hơn 140 triệu cái máy đó, Samsung phải dùng các bộ phận, gọi là linh kiện, trị giá các bộ phận này lên tới gần 20 tỷ (19.8 tỷ) đô la. Tất nhiên, những bộ phận đắt tiền nhất do chính Samsung làm ra ở nước họ, Nam Hàn. Nhưng còn rất nhiều thứ bộ phận họ có thể mua ở các nước khác, rẻ hơn là làm tại Hàn Quốc. Nếu Samsung mang tất cả các bộ phận từ Nam Hàn qua thì nền kinh tế địa phương sẽ bất lợi. Chính phủ nước nào cũng yêu cầu các công ty ngoại quốc phải đặt mua nhiều hàng “bản xứ” để giúp các xí nghiệp địa phương. Nếu các xí nghiệp Việt Nam có cơ hội cung cấp một số bộ phận cho Samsung thì họ sẽ tạo thêm công việc làm cho công nhân Việt Nam.

Vậy người Việt Nam đã bán cho Samsung được những thứ gì?

Bộ Công Nghiệp, Thương Mại trong chính phủ đã trình làng một bản danh sách dài liệt kê 144 thứ bộ phận do các công ty ở Việt Nam cung cấp cho SEV; thí dụ pin điện, núm nghe đặt vào tai, USB chứa dữ liệu, giấy cách nhiệt, vân vân. Trong đó, 91 món dùng để ráp máy điện thoại Galaxy S4, 53 món cho loại “độc bản” (tablet) đường chéo 7 đốt (7 inches). Riêng hãng Samsung cho biết họ sẽ tăng số bộ phận đặt mua tại Việt Nam lên 170 món.

Nhưng rốt cuộc, có 67 doanh nghiệp cung cấp các linh kiện cho SEV; đại đa số là các doanh nghiệp của người Ðại Hàn, Nhật Bản, Singapore, Mã Lai. Chỉ có bốn doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho SEV, mà việc chính của họ là làm bao bì, in ấn.

Ông Shim Won Hwan, tổng giám đốc Samsung ở Việt Nam mới nói tại một hội thảo tại Hà Nội vào tháng Chín vừa qua, rằng “không doanh nghiệp Việt Nam nào ‘nắm bắt’ được cơ hội, họ chỉ cung ứng được nng sản phẩm in ấn, bao bì!” Còn những thứ “cao cấp” như cái đinh ốc vít, người Việt Nam làm không được theo tiêu chuẩn của Samsung! Họ cũng không kiếm mua được những bộ phận “sạc” điện cho cell phone do người Việt Nam làm.

Giáo Sư Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ðầu tư Nước ngoài (VAFIE) xác nhận đây là tình trạng chung. Ông nói rằng các doanh nghiệp nước ta không thể cung cấp những món giản dị, rẻ tiền như bộ phận sạc pin, đinh ốc vít cho các doanh nghiệp vốn ngoại quốc. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết thêm rằng trước đây các công ty Nhật làm việc tại như Canon, Sony, cũng chỉ đặt mua bao bì của người Việt, những thứ khác không mua được hàng đúng tiêu chuẩn! Nghĩa là khi xuất khẩu một món hàng của Canon, Sony hay Samsung, trong một trăm đồng đô la thu vào thì người Việt Nam, kinh tế Việt Nam chỉ thực sự lãnh được một đồng hay hai đồng mà thôi. Ðó là tiền công lắp ráp và cung cấp bao bì. Ngay trong giá bán các thứ bao bì cũng vẫn có một phần phải trả lại cho nước ngoài, vì mình mua các chất làm giấy, làm plastic, mua mực tốt đủ tiêu chuẩn, vân vân. Ðó là hình ảnh một nền công nghiệp ăn mày. Bao giờ các doanh nghiệp nước ta còn chưa làm nổi cây đinh ốc thì cả nước vẫn còn đi ăn mày như thế.

Ông Vũ Tiến Lộc giải thích “nguyên nhân sâu xa là môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa thực sự bình đẳng.” Môi trường như thế nào mà không bình đẳng? Ông Lộc nêu một thí dụ: “nhiều doanh nghiệp không nhất thiết đầu tư vào công nghệ, quản trị nhưng vẫn cạnh tranh được nhờ vào mối quan hệ.” Nói rõ hơn là như thế này: Có doanh nghiệp tư nhân cố đổ thêm tiền bạc, thời giờ cải thiện kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị cho hiệu quả hơn, nhưng vẫn thua các doanh nghiệp chẳng làm gì cả. Chỉ vì những anh không làm gì cả đó hoặc là của nhà nước, hoặc do các cán bộ, đảng viên cộng sản cầm đầu, họ có “quan hệ” cho nên khi cần vay tiền là có tiền, vay với lãi suất thấp, khi cần thì xin giấy phép gì cũng nhanh, mua bán gì cũng dễ. Còn các xí nghiệp tư nhân cái gì gặp cũng khó, cũng chậm, bị hoạnh họe đủ thứ.

Vì vậy, Giáo Sư Tạ Lợi, Ðại học Kinh tế Quốc dân, nhận xét rằng “doanh nghiệp và cơ quan chức năng (tức các đấng cán bộ ngồi bàn giấy) vẫn như hai bánh xe răng cưa chạy hai hướng khác nhau.” Một người lãnh đạo công ty Ðiện Tử và Dịch Vụ Công Nghiệp Sài Gòn (Sagel) cho biết ngày xưa Sagel từng đầu tư để sản xuất một số hàng xuất khẩu; nhưng “việc xin giấy phép phải mất 3 năm, khi mình xin giấy phép xong, khởi sự đầu tư thì trên thế giới nhiều sản phẩm đã thay đổi, công nghệ đã khác trước rồi.” Có người thú nhận trong một cuộc hội thảo, “Giờ công nghệ ta thua Campuchia, họ làm được ô tô, ta có làm được đâu?”

Tất nhiên, nếu chưa ráp được cái ô tô thì có thể làm ra được những cái đinh ốc để ráp ô tô. Nếu không thì lại chỉ ráp bằng những thứ bộ phận được chế tạo ở Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore, Mã Lai, Indonesia, Campuchia, vân vân. Nghĩa là suốt đời làm những công việc lương thấp nhất thế giới, thứ lương bổng ăn mày!

Tại sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản không bàn gì về những cái đinh ốc? Bởi vì mối lo lắng của họ không phải là chuyện người Việt Nam có làm ra nổi cái đinh ốc hay không. Không phải là các xí nghiệp Việt Nam làm ra được cái gì! Quanh năm, suốt tháng, cả ngày, suốt 24 giờ, họ chỉ lo làm sao bảo vệ quyền hành và lợi lộc cho bản thân và cho phe đảng. Họ sinh ra dưới một chế độ như vậy, được đào tạo như vậy. Trong tất cả các nước độc tài, cộng sản hay không cộng sản, hệ thống thăng tiến xã hội đều theo nền nếp đó. Những cuộc đấu đá trên mạng gần đây cho thấy, những phe Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang không một anh nào trình bày cho mọi người thấy phe mình có những chính sách nào tốt hơn phe bên kia. Bởi vì phe nào cũng vậy, họ không coi chuyện nước Việt Nam có sản xuất được đinh ốc là chuyện quan trọng. Ít nhất, không có thứ tự ưu tiên bằng vấn đề họ có còn giữ được địa vị và của cải hay không! Họ chỉ đem nhau ra chửi, bên này chửi bên kia tham nhũng hơn mình. Một phe tố cáo Trần Văn Truyền nhà cao cửa rộng thì phe bên kia tố giác Nguyễn Xuân Phúc còn nhiều nhà cửa hơn. Vì vậy, Hội nghị Trung Ương Ðảng chắc chắn không có thời giờ bàn chuyện những cái đinh ốc.

Còn quý vị kinh tế gia, khoa học gia họp tại Boston, họ cũng không bàn đến những cái đinh ốc nhưng vì lý do khác. Họ chỉ bàn các vấn đề lớn, gọi là kinh tế vĩ mô mà thôi. Việc sản xuất đinh ốc chắc chắn là chuyện nhỏ, kinh tế học gọi là vi mô. Lý do, không phải vì thân phận những cái đinh ốc quá nhỏ! Lý do chính là việc sản xuất và phân bố hàng hóa, dù nhỏ như cây đinh ốc, lớn như cái máy bay, đều thuộc phạm vi nghiên cứu kinh tế vi mô.

Môn kinh tế học vi mô khảo sát cơ cấu vận động xem các doanh nghiệp làm ăn theo những quy luật nào, cạnh tranh, trao đổi với nhau ra sao. Nếu sống trong môi trường theo đúng quy luật tự do cạnh tranh, trong khung cảnh pháp lý có luật pháp rõ ràng, công khai và công bằng, thì các tự nhiên doanh nghiệp phải chạy đua với nhau chế ra những thứ hàng tốt nhất với giá thành rẻ nhất. Còn trong khung cảnh kinh tế bao cấp xã hội chủ nghĩa thì các doanh nghiệp không được khích lệ một cách tự nhiên để làm ăn như vậy. Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước không cần cải thiện về kỹ thuật hay quản trị hữu hiệu, cũng vẫn thăng quan tiến chức. Họ chỉ cần đứng trong phe đang lên là vững chân. Cho nên, như ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghiệp công nhận, “phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang dùng các kỹ thuật lạc hậu đi sau thế giới trung bình 2 đến 3 thế hệ.” Cũng vậy, không ai lo cải thiện năng suất lao động, cải tổ phương pháp quản lý. Vì chúng ta đã biết, cha chung thì không ai khóc!

Từ thập niên 1990, người ta đã nhận thấy một khuyết điểm của việc cải tổ kinh tế các nước cựu Cộng Sản là chỉ chú trọng các vấn đề vĩ mô. Bởi vì phần lớn các chuyên gia kinh tế được dùng ở ở Liên Xô cũ và Ðông Âu đều chuyên học ngành kinh tế vĩ mô. Rất hiếm người đào tạo trong ngành quản lý, ít người có kinh nghiệm về điều khiển các xí nghiệp thật sự, từ sản xuất đến tiếp thị. Thất bại ban đầu của những kế hoạch cải tổ kinh tế là do hành vi của các doanh nghiệp, phản ứng của họ không giống các thói quen trong kinh tế thị trường thực sự. Họ vẫn theo thói quen thời “bao cấp” chứ không hành động theo lối thị trường. Các chính sách vĩ mô trở thành vô hiệu vì cơ cấu vi mô chưa được cải tổ.

Câu chuyện hãng Samsung và những cây đinh ốc cho thấy trở ngại lớn nhất khiến kinh tế nước ta không tiến được là do một đảng chiếm độc quyền cả về chính trị lẫn kinh tế suốt 70 năm qua.

Cuối cùng, muốn vực dậy kinh tế Việt Nam trong năm, mười năm tới vấn đề quan trọng nhất không phải là những chính sách vĩ mô như tiền tệ, lạm phát, kích cung hay kích cầu. Quan trọng nhất là chấm dứt tình trạng độc quyền nắm cả nền kinh tế của một nhóm người gian tham và dốt nát. Muốn vậy, trước hết phải chấm dứt độc quyền cai trị của đảng cộng sản Việt Nam. Chấm dứt chế độ Cộng Sản rồi mới hy vọng sau ba năm, năm năm, có doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu sản xuất được những cái đinh ốc đúng với tiêu chuẩn của Samsung, Canon hay Sony!

Trung Quốc bắt giữ 680 nghi can tham nhũng trốn ra nước ngoài

Trung Quốc bắt giữ 680 nghi can tham nhũng trốn ra nước ngoài

Chuacuuthe.com

VRNs (09.01.2015) -Sài Gòn- Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Bộ Công an Trung Hoa cho biết, có 680 trường hợp tình nghi hối lộ và các tội phạm kinh tế đã bị bắt giữ, trong một chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các nghi phạm đã trốn ra nước ngoài.

Con số này nhiều gấp 4,5 lần số quan chức bị bắt vì tham nhũng trong năm 2013.

Chính phủ đã phát động “chiến Dịch Săn Cáo” từ năm ngoái nhằm mục đích săn lùng các quan chức và doanh nhân đã bỏ trốn ra nước ngoài  cùng với các tài sản bất chính của họ.

“Đây là một thắng lợi to lớn với  kết quả đáng ghi nhận,” quan chức Bộ Công An cho biết. Trong tổng số 680 nghi phạm bị bắt giữ, 117 người đã nằm trong hồ sơ nghi vấn từ hơn một thập kỷ qua, 390 nghi phạm đã tự về nước đầu thú.

Tổ chức Tài Chính Toàn Cầu có trụ sở tại Washington cũng cho biết hơn 1,008 tỉ Mỹ kim đã bị luồn ra khỏi Trung Hoa một cách bất hợp pháp từ năm 2002- 2011.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng từ khi ông nhậm  chức vào năm 2013,  nhưng việc điều tra và thu hồi tài sản bất hợp pháp từ nước ngoài đã gặp rất nhiều khó khăn vì Trung Hoa không có hiệp ước đẫn độ với Hoa Kỳ và Canada. Đây là 2 điểm đến phổ biến của các nghi phạm kinh tế.

Các phương tiện truyền thông Trung Hoa cho biết nước này đang thỏa thuận ký kết hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ nhằm thu hồi nguồn tài sản bất chính từ các quan chức tham ô.

Tuy nhiên các nước phương Tây vẫn còn ngần ngại trong việc ký kết hiệp ước dẫn độ với Trung Hoa. Tính toàn vẹn của hệ thống tư pháp và tình trạng đối xử các tù nhân là nguyên nhân của các lo ngại này. Các nhóm nhân quyền cho biết tình trạng tra tấn  và bản án tử hình rất phổ biến trong các trường hợp tham nhũng.

Bách Hợp

Hai vụ bắt con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp

Hai vụ bắt con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp

Thành viên trong lực lượng đặc nhiệm Pháp GIPN canh gác một khu vực ở đông bắc Paris.

Thành viên trong lực lượng đặc nhiệm Pháp GIPN canh gác một khu vực ở đông bắc Paris.

09.01.2015

Một tay súng đang cầm giữ nhiều con tin tại một siêu thị Kosher ở Paris, trong lúc các lực lượng an ninh Pháp đang bao vây một thị trấn nằm về hướng Bắc thủ đô Paris, nơi hai nghi phạm chính trong vụ thảm sát tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo đang ẩn náu và đang bắt giữ một con tin.

Một giới chức cảnh sát cho hay tay súng trong vụ bắt con tin ở siêu thị được tin là người đàn ông đã bắn chết một nữ nhân viên cảnh sát ở phía Nam Paris hôm qua.

Các nguồn tin cảnh sát đã liên kết nghi phạm này với Cherif và Said Kouachi, hai anh em là nghi can đã sát hại 12 người trong cuộc tấn công vào toà soạn báo Charlie hôm thứ Tư.

Các lực lượng an ninh Pháp nói họ đã liên lạc với hai anh em Kouachi đang cầm giữ ít nhất một con tin.

Hai anh em can phạm vụ thảm sát Chérif Kouachi (trái) và Said Kouachi.

Hai anh em can phạm vụ thảm sát Chérif Kouachi (trái) và Said Kouachi.

Hai nghi can này dang ẩn náu tại một nhà kho ở thị trấn Dammartin-en-Geole, nằm cách Paris khoảng 40 km về hướng đông bắc.

Cherif và Said Kouachi lặp đi lặp lại với các nhà thương thuyết của cảnh sát rằng họ sẵn sàng “tử vì đạo”.

Trong khi các máy bay trực thăng bay trên không, các xe van của cảnh sát và xe chữa lửa ùa tới hiện trường. Thị trưởng địa phương cảnh báo cư dân hãy ở trong nhà. Thị trấn này nằm cách sân bay quốc tế Charles DeGaulle không xa.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve xác nhận là chính quyền Pháp đang được xúc tiến một chiến dịch để bắt giữ các nghi phạm. Ông phát biểu ngay sau một cuộc họp khẩn cấp với tổng thống, thủ tướng và các giới chức cảnh sát.

Hơn 88.000 cảnh sát và lực lượng an ninh đang tìm kiếm hai anh em nghi phạm.

Một nghi can thứ ba, là Hamyd Mourad, 18 tuổi, đã ra đầu hàng hôm thứ tư. Hiện vẫn chưa rõ sự liên hệ giữa nghi can này với hai kẻ vũ trang.

Lực lượng vũ trang trên máy bay trực thăng quân sự ở thị trấn Dammartin-en-Goële, đông bắc Paris, ngày 9/1/2015.

Lực lượng vũ trang trên máy bay trực thăng quân sự ở thị trấn Dammartin-en-Goële, đông bắc Paris, ngày 9/1/2015.

9 người đã bị bắt giam để thẩm vấn về những thông tin mà họ có thể có về cuộc tấn công chết người vừa rồi.

Trong khi đó, thế giới đang để tang 12 người thiệt mạng trong vụ giết người hàng loạt xảy ra hôm thứ tư tại tờ tuần báo trào phúng nổi tiếng là hay chế nhạo tất cả các tôn giáo, trong đó có Hồi giáo. Trong số những người chết, có 2 nhân viên cảnh sát.

Cư dân Paris đã dành một phút mặc niệm dưới cơn mưa lạnh buốt hôm Thứ năm, tay cầm bút và bút chì như một biểu tượng của quyền tự do ngôn luận. Tháp Eiffel đã tắt đèn để tưởng niệm các nạn nhân.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã im lặng một lúc trước cuộc họp hôm thứ năm.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký vào sổ tang tại Đại sứ quán Pháp ở Washington. Ông gọi những vụ giết người này là ‘tàn ác và hèn nhát’.

Hai vụ giết người tàn độc xảy ra trong một ngày

Hai vụ giết người tàn độc xảy ra trong một ngày

Nguoi-viet.com

ÐỒNG NAI (NV) Chỉ vì những mâu thuẫn bình thường trong đời sống hàng ngày mà các hung thủ đã ra tay sát hại người thân, người quen một cách tàn độc.

Tờ Tuổi Trẻ cho biết, đến sáng ngày 8 tháng 1, công an tỉnh Ðồng Nai hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường vụ án mạng xảy ra giữa đêm khuya tại nhà ông Trần Văn Hùng (42 tuổi), ngụ ấp Cáp Rang, xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, khiến chị Trần Thị Ngọc Hậu (18 tuổi), con gái ông Hùng chết tại chỗ và con chị Hậu là cháu Ð.P.L. (16 tháng tuổi) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.



Lương Vĩnh Phúc, người giết ông Bảo một cách tàn độc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Nghi can gây ra vụ án mạng ban đầu được xác định là chồng chị Hậu, ông Ðoàn Huy Hoàng (32 tuổi).

Khoảng 1 giờ cùng ngày, vợ chồng ông Hùng đi cạo mủ cao su về đến nhà thì tá hỏa vì cửa nhà bị khóa trái bên trong. Khi vào được trong nhà, ông Hùng thấy một gói thuốc lá xếp hình một quan tài và một chai thuốc trừ sâu để ở giữa nhà.

Ông Hùng tiếp tục chạy vào giường con mình nằm ngủ thấy máu chảy lênh láng và thấy chị Hậu nằm gục trên giường, còn cháu Long đang nằm thoi thóp với vết đâm ở ngực. Ông Hùng đã đưa hai mẹ con đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, chị Hậu đã chết trước đó.

Qua xác minh trong đêm, công an phát hiện ông Hoàng nằm bất tỉnh tại nhà mình, cách hiện trường khoảng 500m có mùi thuốc trừ sâu nồng nặc và nhanh chóng đưa ra bệnh viện Suối Tre cấp cứu. Còn cháu L. chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo ông Hùng, vợ chồng chị Hậu lấy nhau được hai năm và sống bên nội. Hàng ngày, chị Hậu gởi con cho ông bà nội trông coi, đi làm công nhân tại khu công nghiệp Trảng Bom. Còn ông Hoàng không có việc làm, ở bên nội nhưng thường xuyên qua nhà ông Hùng kiếm chị Hậu gây gổ. Thời gian gần đây giữa chị Hậu và Hoàng thường có mâu thuẫn.

Cũng theo Tuổi Trẻ, cùng thời điểm trên, khoảng 0g ngày 8 tháng 1, Lương Vĩnh Phúc (29 tuổi) ở thôn 12, xã Ðắk Sin, huyện Ðắk R’lấp, tỉnh Ðăk Nông đã đến công an huyện Ðắk R’lấp để đầu thú, tự khai nhận hành vi giết người, đồng thời giao nộp con dao là hung khí gây án cho cơ quan điều tra.

Trước đó một ngày, hôm 7 tháng 1, khi vào thăm rẫy ở xã Ðắk Sin, huyện Ðắk R’lấp, Ðắk Nông, người dân tìm thấy ông Phạm Văn Bảo (35 tuổi), trú tại thôn Quảng Trung, xã Nghĩa Thắng, huyện Ðắk R’lấp, đã chết trong tư thế đang nằm trên võng, với hàng chục nhát, trong đó có một nhát chém đứt đầu nạn nhân rất tàn độc.

Theo lời tự thú của ông Phúc, vào trưa ngày 7 tháng 1, trong lúc đang cùng người nhà xay cà phê thì ông Bảo đi xe máy tới. Vừa tới nơi, ông Bảo không nói gì với ông Phúc mà dựng xe máy trước sân và đi thẳng vào võng nhà ông Phúc nằm.

Khoảng 30 phút sau, ông Phúc vào nhà để uống nước và lấy dụng cụ sửa máy xay thì thấy ông Bảo mở mắt nhìn mình nhưng không nói gì.

Do trước đây đã có mâu thuẫn, thấy vậy ông Phúc nghĩ ông Bảo có ý định thách thức mình nên nảy sinh ý định giết chết. Thế là liền lấy dao phát dưới gầm giường chém liên tiếp khiến ông Bảo chết tại chỗ.

Nguyên nhân hai vụ án đang được công an tiếp tục điều tra làm rõ. (Tr.N)

Thủy điện VN là món nợ lớn với dân’

Thủy điện VN là món nợ lớn với dân’

Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là ‘món nợ’ của nhà nước với dân, theo chuyên gia chính sách từ Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện đang phải ‘trả giá’ trong lĩnh vực năng lượng do việc ‘tăng trưởng nóng’ từ phát triển ‘tùy tiện’ các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm qua.

Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.

PGS Phạm Quý Thọ nói việc giải quyết hậu quả các dự án thủy điện đang là một ‘món nợ’ với dân.

Đó là các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Ủy ban Nhân dân các cấp.

Nhà nghiên cứu cho rằng nạn phát triển tràn lan thủy điện ‘bằng mọi giá’ xuất phát một phần từ bệnh thành tích, từ cơn đua xin dự án mà trong đó có nhiều liên hệ tới các lợi ích nhóm.

Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS. TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các cách làm không tốt.

Nhà nghiên cứu cũng đề cập tới một số vấn đề liên quan tới có nên làm hay không ‘năng lượng nguyên tử’ ở Việt Nam và nhìn chung cần quan tâm điều gì nhất khi ra các quyết định chính sách trong lĩnh vực năng lượng và phát triển này.

‘Cái nhìn hạn hẹp’

Tạp chí The Economist của Anh vào hôm 9/01 có bài bàn về thủy điện ở Việt Nam. Bài báo cho hay vào năm 2013 Quốc hội nói có 268 dự án thủy điện đang được vận hành với 205 dự án nữa dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.

“Tuy nhiên cơn sốt thủy điện có cái giá phải trả. Sông và rừng già đã bị tàn phá, và hàng chục ngàn dân làng, thường là người dân tộc thiểu số phải di dời. Nhiều người đã được tái định cư trên đất nghèo. Những người ở lại có nguy cơ lũ quét gây ra bởi công nghệ đập yếu kémi và giám sát không đầy đủ. Trung tâm Phát triển Tái tạo Năng lượng Xanh, một nhóm môi trường tại thủ đô Hà Nội, cho biết việc xây dựng đập kém chất lượng không phải là hiếm và các nhà thi công xây dựng không đếm xỉa gì tới câu hỏi liệu dự án của họ có thể gây tác động dẫn tới động đất hay không.

Khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít

Bài báo cho biết nhiều công ty thủy điện này được sở hữu bởi hoặc liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng làm ăn độc quyền.

“Bởi vì thủy điện là nguồn điện rẻ nhất của Việt Nam, EVN quả quyết rằng đầu tư vào những đánh giá cho biện pháp an toàn cho đập sẽ tiếp tục làm yếu vị thế tài chính của mình. Thực tế là, mặc dù đánh giá ảnh hưởng môi trường có tác động đối với các dự án thủy điện là việc bắt buộc, việc đánh giá này không bao giờ được công bố, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

“Một vấn đề là khi các quan chức có quyền lợi trong các dự án thủy điện là họ đặt công suất phát điện lên trên nhu cầu quản lý nước vì lợi ích và sự an toàn của người dân địa phương. Các công ty thủy điện muốn giữ hồ trữ nước của họ càng đầy càng tốt để tạo ra càng nhiều điện trong bối cảnh sông ngòi của Việt Nam cho phép.

“Nhưng cái nhìn hạn hẹp đó có thể làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô. Và khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít. Khi đập bị vỡ vào tháng Tám ở tỉnh Gia Lai, một dân làng nói với báo Thanh Niên rằng tiếng ồn và sự hoảng loạn chẳng khác gì những đợt ném bom từ thời chiến tranh”, báo The Economist cho hay.

KẺ XẤU ĐÃ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

KẺ XẤU ĐÃ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

Tác giả: Uwe Siemon-Netto

(http://www.legion.org/magazine/217890/wrong-side-won)

Người dịch: Trần Văn Minh

01-12-2013

clip_image002

Một phụ nữ Việt đang than khóc bên cạnh xác chồng, được tìm thấy trong số 47 người khác tại một ngôi mộ tập thể gần Huế. Ảnh Corbis

Vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, Ralph White đã tìm cách gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng bị từ chối vì mắt bị chấn thương khi chơi tennis trước đó. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đầy biến động gần tới hồi kết thúc hồi tháng 4 năm 1975, ông White khi ấy 27 tuổi, đang ở Sài Gòn, đã làm đúng với phương châm người lính thủy quân lục chiến “luôn luôn trung thành” – chỉ với phương cách dân sự.

Bằng cách khuyến dụ, thuyết phục và khéo léo qua mặt các thủ tục hành chánh, White đã tìm được một phương cách tuyệt vời để cứu thoát 112 nhân viên Việt Nam của Ngân hàng Chase National Bank và những người gia đình của họ: ông chỉ đơn giản nhận bảo trợ tất cả những người đó, trước sự chứng kiến của các thẩm phán Mỹ đang làm nhiệm vụ khẩn cấp tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Trong khi đối mặt với thất bại sắp xảy ra của đồng minh Hoa Kỳ là người Việt ở miền Nam, người công dân Mỹ này đã đạt được một chiến thắng tuy nhỏ bé nhưng thật nổi bật.

Bốn ngày sau đó, vào ngày 30 tháng 4, xe tăng T-54 của Liên Xô đã hoàn tất cuộc chinh phục của cộng sản đối với miền Nam Việt Nam bằng cách cán qua cổng rào của dinh tổng thống ở Sài Gòn. Ở bên trong, Tổng thống miền Nam, Việt Nam là ông Dương Văn Minh (Big Minh) đề nghị chuyển giao quyền hành. Đại tá Bắc Việt Bùi Tín trả lời: “Không có chuyện chuyển giao quyền lực… Ông không thể chuyển giao cái mà ông không có”.

Đối với tôi, một người Đức, những lời này nghe có vẻ giống các điều khoản của Đồng Minh áp đặt lên đất nước chúng tôi năm 1945, khi tôi còn là một đứa trẻ: đầu hàng vô điều kiện. Sự trớ trêu là trong khi vào cuối Đệ Nhị Thế chiến, một chính phủ rõ ràng là độc ác đã bị buộc phải đầu hàng theo cách này, điều trái ngược lại xảy ra 30 năm sau ở Sài Gòn: một chế độ độc tài toàn trị với các đặc điểm vô nhân đạo đến tận cùng uy hiếp một đối thủ nhân đạo hơn nhiều – mặc dù có những khuyết điểm – vào tình thế đầu hàng vô điều kiện, và được thế giới hoan hô.

Sau thời gian tường thuật về Việt Nam cho một nhà xuất bản lớn nhất của Tây Đức trong khoảng thời gian 5 năm, tôi kết luận rằng: kẻ xấu đã thắng. Không có lý do gì để vui mừng. Tuy nhiên, khi Tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở New Orleans rằng chiến tranh Việt Nam “đã chấm dứt, ít nhất là đối với Hoa Kỳ”, một tuần trước khi miền Nam, Việt Nam cuối cùng đã bị tiêu diệt, ông đã nhận được sự hoan hô nồng nhiệt.

Đáng lẽ ra các phản ứng này nên được kềm lại trước số phận tăm tối của số lượng lớn những người Việt bị chuyển giao. Đối với họ, hành trình tử nạn thực sự chỉ mới bắt đầu với chiến thắng của cộng sản. Khoảng từ 200.000 tới 400.000 người đã bị chết chìm trong khi chạy trốn khỏi đất nước của họ trên những chiếc thuyền đánh cá và thuyền chắp vá tạm bợ, theo Cao ủy LHQ về người tị nạn. Khoảng 65.000 người đã bị hành quyết. Một triệu người bị đẩy vào các trại tập trung, ở đó, 165.000 người bị tra tấn hay bị bỏ đói đến chết. Trong số những người bị giết gồm có 30.000 người trong danh sách tình báo viên của CIA bị sót lại tại tòa đại sứ, theo tường trình của National Review.

Tính theo tỷ lệ, Ralph White thành công vượt trội so với chính phủ Hoa Kỳ: anh đã đem được tất cả người của mình ra, như đã dự tính khi anh tình nguyện chuyển từ Bangkok đến Sài Gòn để làm quyền tổng giám đốc cho chi nhánh Chase ở Việt Nam hai tuần trước khi Sài Gòn thất thủ. Trong báo cáo với cấp trên của mình tại Chase sau này, ông viết rằng “việc duy trì mối liên lạc giữa ngân hàng Mỹ và tòa đại sứ để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong kế hoạch di tản” là “mục đích duy nhất” cho sứ mạng của anh.

“Đọc lại báo cáo của mình làm cho tôi khá tự hào về người đàn ông 27 tuổi này,” Ông White, người bây giờ là một nhà văn ở Litchfield, Connecticut cho biết.

Gần bốn thập niên sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, tôi gặp một câu chuyện cảm động về một công dân Mỹ dũng cảm và trung thành với những giá trị của mình như bất cứ người lính nghiêm chỉnh nào. Patricia Palermo là một cô gái tiếp viên hàng không tóc vàng của hãng máy bay Pan Am từ Nebraska, tình nguyện làm tiếp viên trưởng cho các chuyến bay liên tục từ Guam đến Sài Gòn, đưa “những chàng trai trẻ má hồng và tinh thần phấn khởi” ra mặt trận, như cô nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Khi tôi thấy họ một lần nữa 12 tháng sau đó, họ trông giống như những người đàn ông 50 tuổi. Nhiều người bị thương và tàn phế, một số bị đánh thuốc mê. Họ không được phép lên máy bay cho đến khi sau những ‘người trở về’ khác đã được xếp vào khoang hàng hóa – những người nằm trong quan tài kẽm”.

Palermo hiện đang sống ở New York, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng bà bị tác động tình cảm dữ dội về các chuyến bay này đến nỗi bà đã loại ra khỏi tâm trí của mình cho đến năm 1980, khi bà xem trên truyền hình về tường thuật trực tiếp cuộc diễu hành đầu tiên vinh danh các cựu chiến binh Việt Nam. “Tôi lập tức lao ra khỏi nhà và cùng tham gia”, bà nhớ lại.

Phần đáng ghi nhớ nhất trong sự nghiệp hàng không của mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi Pan Am đem ít nhất 2.000 trẻ sơ sinh, hầu hết là người Mỹ gốc Á đang chờ được nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ, ra khỏi Sài Gòn. “Chúng tôi không được phép rời khỏi máy bay vì hỏa lực địch, nhưng chúng tôi có thể thấy một số bà mẹ tuyệt vọng ném con em của họ qua hàng rào tại Tân Sơn Nhất để được phi hành đoàn chúng tôi đưa đến nơi an toàn. Tôi nhớ một ai đó đưa cho tôi hai em bé giấu trong một cái giỏ. Một lần tôi đếm được hơn 400 trẻ sơ sinh trên chiếc máy bay Boeing 747 của chúng tôi. Trẻ sơ sinh ở khắp mọi nơi, ngay cả trong các ngăn để hành lý phía trên chỗ ngồi, và chúng nó rất yên lặng, luôn luôn yên lặng…. “

Tôi đã chứng kiến sự sụp đổ của Sài Gòn trên truyền hình trong căn chung cư của tôi ở Paris với nỗi đau buồn và tức giận vô cùng. Tôi ngạc nhiên trước việc thi hành hoàn hảo Chiến dịch Gió lốc, đã di tản 1.373 người Mỹ cuối cùng, cộng với 5.595 người Việt Nam và người các nước khác, chủ yếu bằng máy bay trực thăng từ một bãi đáp trên nóc nhà của văn phòng tùy viên quân sự ở Tòa Đại sứ Mỹ ngày 29 và 30 tháng 4. Tôi đã ở đó bảy năm trước trong dịp Tết Mậu Thân và theo dõi từ bên kia đường cuộc tấn công bị đánh bại của cộng sản vào Tòa Đại sứ. Bây giờ họ sắp sửa chiến thắng; vì thế tôi đau buồn.

Tuy nhiên, cơn giận của tôi chủ yếu hướng về các sinh viên và trí thức, những người cổ vũ chiến thắng của cộng sản là một hành động giải phóng. Họ hành xử như thế ở khắp mọi nơi: bên kia sông Seine ở Bờ trái; ở đất nước của tôi, Tây Đức; và ở Hoa Kỳ. Chứng kiến một biển cờ Việt Cộng màu xanh đỏ trên TV làm cho tôi cảm thấy muốn mửa, bởi vì đối với tôi, những màu sắc này tiêu biểu cho các vụ thảm sát tàn khốc mà tôi đã chứng kiến ở Việt Nam.

Chẳng hạn như, một đêm ở Tây Nguyên, tôi đã tình cờ gặp những xác chết bị chặt chân tay của một ông xã trưởng, vợ ông và 12 đứa con của họ, tất cả đã bị các tay sai cộng sản tra tấn. Theo như những người dân làng nói với tôi, gia đình đó đã bị giết chết bởi vì ông xã trưởng vẫn trung thành với chính quyền Sài Gòn. Đó là vào năm 1965. Trong năm 1967 là năm bầu cử, Việt Cộng đã thi hành ít nhất 100.000 hành vi khủng bố như thế chống lại dân thường để ngăn cản họ không đi bỏ phiếu.

Khi xướng ngôn viên Pháp thông báo sự kết thúc của miền Nam Việt Nam, tự nhiên tôi với lấy một cuốn sách nằm trên bàn cạnh giường ngủ của tôi ở khách sạn Continental Palace ở Sài Gòn và tôi mang theo tới Paris: “Hai nước Việt Nam”. Tôi đã từng gặp tác giả cuốn sách, nhà khoa học chính trị Pháp Bernard B. Fall, nhiều lần ở Sài Gòn và Washington trước khi ông bị giết bởi một quả mìn Việt Cộng. Đối với tôi, ông là một trong những chuyên gia sắc bén nhất về Đông Dương. Một đoạn trong cuốn sách của ông đã ám ảnh tôi từ đó đến giờ. Fall trích lời một chiến lược gia chủ yếu của Bắc Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời ngày 4 tháng 10 [năm 2013] ở tuổi 102, nói với các chính ủy của một trong những sư đoàn của ông: “Kẻ thù (có nghĩa là phương Tây) … không có… các phương tiện tâm lý và chính trị để chống lại một cuộc chiến tranh kéo dài”.

Giáp chưa bao giờ nghi ngờ khả năng quân sự của Mỹ, nhưng tin rằng ông đã tìm thấy gót chân Asin của hệ thống dân chủ, như Fall giải thích: “Trong tất cả các khả năng, Giáp kết luận, công luận trong các nền dân chủ sẽ đòi hỏi chấm dứt sự ‘đổ máu vô ích’, hay cơ quan lập pháp của họ sẽ yêu cầu được biết trong bao lâu nữa họ sẽ phải bỏ phiếu gia tăng không ngừng tín dụng khi không có một chiến thắng rõ ràng trước mặt. Đây là những điều luôn luôn bắt ép các nhà lãnh đạo quân sự của các quân đội dân chủ phải hứa hẹn một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến – để ‘đưa các chàng trai về nhà vào dịp Giáng sinh’ – hoặc buộc các chính trị gia dân chủ phải đồng ý với hầu hết các loại thỏa hiệp nhục nhã, thay vì chấp nhận ý tưởng về chiến dịch chống du kích bán thường trực”.

Phải chăng sự thể thảm khốc này nảy sinh từ thất bại của Washington trong việc đáp trả, như đã hứa, “với lực lượng quân sự đáng kể” đối với bất kỳ vi phạm nào của Bắc Việt trong việc thi hành Hiệp Định Paris 1973, tôi tự hỏi? Hiệp định đã cho phép Hà Nội giữ lại 80.000 quân chính quy ở miền Nam, nhưng không có gì xảy ra khi con số đó tăng lên đến 200.000. Khi thảm kịch Việt Nam diễn ra quá tàn khốc, tôi cũng tự hỏi làm thế nào chúng tôi trong giới truyền thông, bao gồm đại đa số trong chúng tôi không đứng về phía Việt Cộng (một cách công khai hay âm thầm), đã không làm cho độc giả của chúng tôi nhận ra những bằng chứng không thể chối cãi nhất, rằng hầu hết người dân miền Nam không bao giờ ủng hộ cộng sản: từ đầu, chúng tôi, các phóng viên, đã nhìn thấy họ chạy trốn Việt Cộng.

Họ chạy trốn không phải vượt qua sông Bến Hải vào Bắc Việt, cũng không vào cái gọi là vùng giải phóng – “giải phóng” bởi những người cộng sản. Cho đến cuối cùng, những người tị nạn đổ xô về phần thu hẹp của đất nước dưới quyền kiểm soát của Sài Gòn; 2 triệu người đổ vào thành phố Đà Nẵng. Những con đường về Sài Gòn đã quá đông đúc với những gia đình chạy trốn đến nỗi làm chậm lại bước tiến quân của Bắc Việt, và khi mọi chuyện lắng dịu, “thuyền nhân” không những ra đi từ phía Nam với số lượng khổng lồ mà còn từ các cửa khẩu phía Bắc. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có một cuộc di cư hàng loạt khỏi đất nước như vậy – không phải trong những ngày dưới quyền Trung Hoa, Pháp hay Mỹ. Và điều này được cho là giải phóng? Bằng cách nào đó, lúc đó tôi nghi ngờ và bây giờ đã tin, lối lập luận đó là một trong những thiệt hại của chiến tranh Việt Nam. Và cũng như sự trung thực trí thức.

Một hình ảnh lóe sáng trên màn hình TV ở Paris đã ghi khắc trong tôi nhiều thập niên vì đã đâm sâu vào suy tư của tôi. Hình ảnh cho thấy Phó Tổng thống Miền Nam Nguyễn Cao Kỳ đang cầm lái chiếc trực thăng UH-1A (Huey) hạ cánh trên boong của hàng không mẫu hạm USS Midway. Tôi đã được biết ông Kỳ khá rõ và thích ông. Đúng thế, ông là tướng lãnh hào nhoáng của Không lực Việt Nam, một con công như nhiều nhà quân sự trong suốt lịch sử. Nhưng ông không phải là anh hề quanh co như thường được mô tả.

Sáu năm trước, tháng 5 năm 1969, Kỳ và tôi đã đi du lịch với nhau từ Paris đến vào Sài Gòn, nơi tôi làm phóng sự về các cuộc đàm phán hòa bình của Việt Nam và ông dẫn đầu đoàn đại biểu Sài Gòn. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi lủng củng một cách bất thường, có lẽ bởi vì cả hai chúng tôi biết rằng mọi chuyện đã không diễn ra tốt đẹp ở Paris cho phía của ông; rõ ràng là một nhận thức sai lầm ở Hoa Kỳ và các nơi khác về Tết Mậu Thân năm 1968 đã phá vỡ ý chí của Mỹ để mang cuộc xung đột này đến một kết luận chiến thắng.

“Nhưng chúng tôi đã thắng vào dịp Tết!” Kỳ nổi giận. “Tại sao người Mỹ nghĩ khác đi?”

Tôi trả lời: “Tôi biết, thưa Thiếu tướng, tôi ở Huế trong thời gian ông giành chiến thắng. Nhưng công chúng tại Hoa Kỳ và Âu châu đã nhận được thông tin khác nhau”.

Tại Huế, tôi đã đứng bên mép một ngôi mộ tập thể, chứa thi thể của ít nhất 1.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị những người cộng sản tàn sát. Một nhóm truyền hình Mỹ lảng vảng quanh hiện trường một cách vô định. “Tại sao bạn không quay phim cảnh này?” Đồng nghiệp của tôi, Peter Braestrup, báo The Washington Post, hỏi họ. Người quay phim của họ trả lời: “Chúng tôi đến đây không phải để tuyên truyền chống cộng sản”.

Tôi đã nói với Kỳ điều này, và ông ta đã không bình luận. Ông ta biết tôi biết rằng chiến thắng quân sự của Mỹ và VNCH vào dịp Tết đã bị biến thành một thất bại chính trị khi Walter Cronkite tuyên bố chiến tranh không thể thắng trên CBS trong một chuyến thăm ngắn sau Tết. Điều này trái ngược hẳn với những gì nhiều người trong chúng tôi, phóng viên chiến trường, đã chứng kiến và tường thuật từ Huế. “Nếu tôi mất Cronkite, tôi mất Trung Mỹ”, Tổng thống Lyndon B. Johnson được cho là đã nói như thế. Tôi chia sẻ cảm giác mất mát của Tổng thống và không bao giờ tha thứ thần tượng Cronkite về hành động bất cẩn báo chí của ông.

Ông Kỳ nhìn chằm chằm vào cánh cửa dẫn đến buồng lái của chiếc máy bay Air France.

“Tại sao ông cứ nhìn vào đó?” Tôi hỏi ông.

“Tôi chỉ muốn trở lại làm một phi công,” ông nói khẽ.

Cuộc chạy thoát của ông đến Midway bằng chiếc Huey đánh dấu sự nghiệp bay của ông kết thúc.

Một vài năm trước đây, tôi dạy một lớp báo chí cao cấp tại Đại học Concordia, Irvine, California. Chúng tôi tập trung vào cộng đồng tị nạn người Việt lớn mạnh và thành công tại Quận Cam. Sinh viên Kellie Kotraba, bây giờ là một nhà báo thành công ở Missouri, đã xem qua nghiên cứu của một nhóm gồm tám nhà nghiên cứu nổi tiếng dẫn đầu bởi bác sĩ tâm thần Richard F. Mollica của đại học Harvard, có tiêu đề “Sự bất thường cơ cấu não bộ và di chứng sức khỏe tâm thần nơi những cựu tù nhân chính trị miền Nam Việt Nam, những người đã sống sót sau chấn thương đầu và tra tấn”.

Nghiên cứu, được Hiệp hội Y khoa Mỹ công bố, cho thấy hàng ngàn tù nhân chính trị trước đây hiện đang sống tại Hoa Kỳ vẫn phải chịu đựng nặng nề từ hậu quả của tra tấn gây ra cho họ trong thời gian bị giam cầm nhiều thập niên trước đây. “Phải trên 100.000 người như họ,” Mollica nói với Kotraba, người sau đó đã yêu cầu Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington bình luận. Cô nhận được một lời từ chối qua điện thư từ tùy viên báo chí của Tòa Đại sứ, Tùng Phạm, với lời lẽ: “Thông tin nói rằng các tù nhân của trại cải tạo (sic) đã (sic) bị tra tấn là hoàn toàn không đúng sự thật”.

Chuyện này chẳng có gì lạ. Đáng ngạc nhiên hơn là một thực tế rằng các nghiên cứu của Mollica ít được chú ý trong giới truyền thông Mỹ khi nghiên cứu được công bố năm 2009, và khi tôi cung cấp những câu chuyện hấp dẫn của Kotraba cho nhiều nhà xuất bản, các biên tập viên của họ không mấy thích thú.

Tôi tự hỏi: tại sao các biên tập viên Mỹ làm ngơ trước thông tin về sự khổ đau ở quy mô lớn như vậy đang xảy ra, hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam? Có một sự tương đồng mạnh mẽ giữa những gì đã xảy ra ở một số trong 300 ngục tù cộng sản ở Việt Nam với các trại tập trung ở vùng chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Âu châu. Tôi vừa đọc xong một bản dịch tiếng Pháp về trường hợp của Cha Andrew Nguyễn Hữu Lễ, một linh mục Công giáo hiện đang sống ở New Zealand, về 13 năm của cha trong điều kiện giam giữ của cộng sản, 2.020 ngày cha trải qua trong cùm sắt – gây ra những vết thương mưng mủ với giòi bọ nảy nở.

Trong “Je dois vivre” (“Tôi phải sống”), Lễ mô tả chi tiết khủng khiếp như thế nào về bạn tù Đặng Văn Tiếp, một cựu đại úy quân đội VNCH và là thành viên của Quốc hội, đã bị giết chết trong sự vui mừng của đám đông quan chức cộng sản và vợ con họ hò hét đầy phấn khích. Ông bị bắt buộc phải uống một lượng lớn nước. Sau đó, tù nhân tay sai Bùi Đình Thi, cai tù tàn bạo nhất trong trại tù Thanh Cẩm, nhảy lên bụng của Tiệp cho đến khi nổ tung và ruột đổ ra ngoài. Tiệp chết.

Thi từng là một đại úy trong quân đội VNCH. Kẻ bị giam cầm tại Thanh Cam gọi ông là “Kapo”, một thuật ngữ được sử dụng cho những “kẻ được tin dùng” trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Giống như một số cựu Kapo Đức Quốc xã, ông đã tới Hoa Kỳ. Ông đã bị phát hiện tại Garden Grove, California, bị bắt giữ và bị trục xuất. Theo tin tức sau cùng, ông sống ở quần đảo Marshall.

Trong cuốn sách của mình, Lễ mô tả các nỗi ám ảnh thường xuyên của ông, trong đó gồm đau bụng dữ dội. Nỗi ám ảnh là một triệu chứng mà nhiều cựu chiến binh Mỹ biết quá rõ. Khi tôi làm việc với vai trò tuyên úy tập sự trong số những người này tại các trung tâm y tế Cựu Chiến binh ở St. Cloud, Minnesota, Tôi đã gặp một người làm bánh từ St. Paul, ông có cơn ác mộng cứ tái diễn. Mỗi ngày, ông mơ màng về một sự kiện gần Đà Nẵng. Ông đang ngồi ở ghế sau của một chiếc xe tải quân sự và thấy một cậu bé kéo chốt một quả lựu đạn, sẵn sàng liệng vào xe tải, có lẽ sẽ giết chết toàn bộ tiểu đội.

Người lính đã giết đứa trẻ. Nhưng rồi, đêm đêm, ông nhìn thấy khuôn mặt méo mó của cậu bé đã chết. “Đứa bé ấy khoảng 8 tuổi,” người cựu chiến binh nói, “bây giờ tôi có con sinh đôi và trong giấc mơ của tôi, khuôn mặt của đứa trẻ khoác lên hình ảnh con tôi”. Đây là một trong những câu chuyện buồn nhất tôi được nghe trong thời gian tập sự của tôi, đó là một phần của giáo dục thần học mà tôi đã bắt đầu vào khoảng giữa đời, có lẽ để trả lời cho những kinh nghiệm làm phóng viên ở Việt Nam.

Nhưng có điều gì đó tồi tệ hơn mà tôi tìm thấy trong số những cựu chiến binh Việt Nam: hầu hết mỗi thành viên của ba nhóm chăm sóc mục vụ mà tôi hướng dẫn, cùng với một nhà tâm lý học, đã bị xem là một kẻ sát hại trẻ em trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi từ giã chiến tranh. Một người thậm chí còn được yêu cầu không trở lại nhà thờ cho đến khi tóc của ông mọc trở lại, và xin xuất hiện trong bộ quần áo dân sự.

Hầu hết những người trong nhóm của tôi tin vào Thiên Chúa, nhưng nghĩ rằng Chúa đã bỏ rơi họ ở Việt Nam. Vì vậy, họ đã “quẳng Chúa đi”, theo kiểu họ gọi. Tôi đã viết một luận án thần học cho các cựu chiến binh Việt Nam với tựa đề “Sự tha thứ của Chúa”, nhắc nhở họ về cái nhìn sâu sắc của nhà thần học tử đạo người Đức Dietrich Bonhoeffer. Ông nói rằng loài người được kêu gọi để “chịu đau khổ với Chúa trong một thế giới vô thần”, mà trong trường hợp của họ hàm ý Chúa đang đau khổ với họ và luôn hiện diện với họ trong đau khổ – cả ở Việt Nam và sau khi họ trở về. Vì vậy, Chúa không bỏ rơi họ nhưng là người cùng chịu đau khổ với họ. Nhiều người trong số bệnh nhân tìm thấy ý nghĩ này hấp dẫn.

Cho đến hôm nay, tôi nghe các cựu chiến binh Việt Nam hỏi: “Phải chăng sự hy sinh của chúng ta vô ích?” Là một phóng viên chiến trường lớn tuổi, tôi không thể trả lời câu hỏi này một cách sáng tỏ. Nhưng là một nhà thần học tôi có câu trả lời. Trong bài tiểu luận nổi tiếng, “Ngay cả binh lính cũng có thể được giải thoát”, Martin Luther so sánh công việc của binh sĩ với bác sĩ giải phẫu, có thể phải cắt bỏ chân tay của bệnh nhân để cứu các phần còn lại của cơ thể. Thông thường bệnh nhân chết trong vài ngày hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật. Nhưng liệu điều này có nghĩa là ca giải phẫu vô ích?

Là một phóng viên chiến trường, tôi thấy đại đa số các binh sĩ Mỹ và Việt Nam tận tình với công việc phục vụ người khác. Kẻ xấu đã thắng; điều này là sự thật. Là một nhà thần học, tôi phải nói thêm: con người không phải là chủ thể của lịch sử, và lịch sử luôn luôn rộng mở cho tương lai. Có thể sẽ mất nhiều thập niên nữa cho đến khi chúng ta nhìn thấy sự hy sinh của những người lính ở Việt Nam (thời xưa) đơm hoa kết trái và chế độ cộng sản biến mất, như các chế độ độc tài khác đã từng biến mất trong quá khứ. Có lẽ tới khi đó, thế giới sẽ khám phá ra rằng máu của người Mỹ và các đồng minh đổ ra ở Việt Nam trở thành hạt giống của một chiến thắng đặc biệt hơn chiến thắng mà họ đã bị từ chối ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tác phẩm mới nhất của Uwe Siemon-Netto là “Đức: Thâm tình của một phóng viên với thương binh Việt Nam”.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/07/3257-ke-xau-da-thang-trong-cuoc-chien-viet-nam/