Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở?

Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở?

Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.

Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.

VOA Tiếng Việt

21.01.2015

Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc được 10 ngày, nhưng dư âm của kỳ họp mà giới quan sát cho là ‘đặc biệt’ này vẫn còn.

Một điểm gây nhiều đồn đoán nhất, đó là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với các lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 thành viên Ban Bí thư, nhưng kết quả lại không được công bố.

VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện các nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước, nhưng đa phần đều từ chối đưa ra nhận định vì “không có đủ thông tin”.

Tuy nhiên, cuối tuần qua, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về chính sự Việt Nam, đã công bố một bản phân tích và đánh giá cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, dựa trên các nguồn tin của ông cũng như kết quả (chưa được nhà nước xác nhận) đăng trên trang blog ‘Chân dung Quyền lực’.

Theo trang blog được hơn 15 triệu người truy cập này, 197 ủy viên trung ương (3 người dự khuyết) đã được yêu cầu đánh giá các vị lãnh đạo theo các mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.

Giáo sư Thayer cho biết, có hai danh sách kết quả chưa hoàn chỉnh đã được lan truyền trong giới quan sát ở Hà Nội trước cả khi được trang blog “bí hiểm” công bố.

” Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này.

Giáo sư Carl Thayer viết.”

Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.

Chuyên gia về chính trị Việt Nam viết rằng vì thiếu thông tin từ những người bỏ phiếu nên không thể biết được lý do vì sao các thành viên Bộ Chính trị, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhận được số phiếu ‘tín nhiệm cao’ nhiều nhất.

Theo ông Thayer, hiện có nhiều đồn đoán ở trong nước về người nhắm vào ghế Tổng bí thư.

Ông viết: “Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này”.

Giáo sư Carl Thayer viết thêm: “Trong khi đó, cũng có tin đồn về việc ông ông Trọng đang vận động cho ông Phạm Quang Nghị hoặc Trần Đại Quang lên thay thế ông. Còn các trang blog chính trị thì lại gợi ý đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh”.

Hình ảnh trang web 'Chân dung Quyền lực'.

Hình ảnh trang web ‘Chân dung Quyền lực’.

Còn trong một bài viết mới có tên gọi “Những bất ngờ trên đường lựa chọn lãnh đạo kế vị”, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong, cho rằng việc lựa chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam “được che giấu một cách có hệ thống”.

Ông London cũng nói thêm rằng “diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ”.

Ông viết: “Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang ‘Chân dung Quyền lực’ trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng”.

Tranh giành quyền lực

Nhà quan sát này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.

” Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch.

Tiến sỹ Jonathan London nói.”

Ông London nói:  “Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá trình lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng cũng có thể được xem là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam nếu ý nghĩa của quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính trị Việt Nam”.

Nhà quan sát này nói thêm: “Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch”.

Tờ Nikkei Asian Review, thuộc quyền sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, nhận định rằng “các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.

“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, tờ báo viết.

Ban biên tập trang blog Chân dung Quyền lực mới thông báo sẽ ‘dọn dẹp bất cứ lúc nào’ các thông tin mà họ cho là ‘thóa mạ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh’, dẫn tới các đồn đoán về những người đứng sau trang này.

Jane Fonda thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ

Jane Fonda thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ

Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến thăm Hà Nội năm 1972.

Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến thăm Hà Nội năm 1972.

22.01.2015

Nữ diễn viên Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Trang mạng báo Independent của Anh, hôm thứ Tư tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.

Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.”

Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên”

Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ.

Sự dũng cảm đã chiến thắng

Sự dũng cảm đã chiến thắng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-22

maclam01222015.mp3

Gia đình Ngô Thanh Kiều cùng luật sư Võ An Đôn (bên trái) bảo vệ quyền lợi cho ông Kiều đến tòa

Gia đình Ngô Thanh Kiều cùng luật sư Võ An Đôn (bên trái) bảo vệ quyền lợi cho ông Kiều đến tòa

Photo Duy Thanh

Your browser does not support the audio element.

Dũng khí của một luật sư trẻ

Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa chính thức thông báo Luật sư Võ An Đôn hoàn toàn không có sai phạm gì trong công văn tố cáo của ba cơ quan tố tụng thành phố Tuy Hòa để yêu cầu rút thẻ hành nghể của ông. Kết luận này cho thấy dũng khí của một luật sư trẻ tranh đấu cho công lý đã thắng trước các thể lực muốn trù dập ông.

Trong phiên sơ thẩm xét xử 5 công an bạo hành dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều luật sư Võ An Đôn đã yêu cầu truy tố ông Lê Đức Hoàn lúc ấy đang là Phó giám đốc công an thành phố Tuy Hòa người trực tiếp ra lệnh cho các điều tra viên lấy khẩu cung đi đến bức tử anh Ngô Thanh Kiều.

Lời yêu cầu hợp pháp này đã được thực hiện, ngày 24 tháng 11 năm 2014, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố ông Hoàn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi công luận tán thưởng hành động dũng cảm của luật sư Đôn và tính minh bạch của VKSND tối cao thì ba cơ quan liên ngành công an, Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân Dân Tuy Hòa tỏ ra không chịu thua, cả ba cùng ký văn bản gửi cho Sở Tư Pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kể tội luật sư Võ An Đôn đã dùng lời lẽ không phù hợp công kích nhân viên trong tòa án và sau phiên tòa đã phát biểu với báo đài trong và ngoài nước gây kích động dư luận. Từ đó ba cơ quan này yêu cầu rút chứng chỉ hành nghề của luật sư Đôn.

” Thời gian vừa qua tôi đánh giá rất cao vai trò của Liên đoàn. Vừa qua họ làm rất nhiều việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư.
-LS Trần Đình Triển”

Việc làm này đã gây một làn sóng giận dữ trong công luận vì ba cơ quan trên tỏ ra xem thường luật pháp và tính trả thù răn đe của cơ quan hành xử pháp luật đối với một luật sư đã lên tới mức coi thường công luận. Trước hành động vội vã và không chín chắn này luật sư Trần Đình Triển đưa ra nhận xét:

“Trường hợp của Luật sư Đôn khi theo dõi báo chí tôi rất chia sẻ với LS Đôn, tôi nghĩ vụ này nểu gần Hà Nội và tôi làm LS bào chữa thì có lẽ chính tôi là người nai lưng ra chịu như LS Đôn thôi.

Thời gian vừa qua tôi đánh giá rất cao vai trò của Liên đoàn. Vừa qua họ làm rất nhiều việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư, rồi đưa ra những quy định thậm chí có đưa ra ý kiến tới các cơ quan có thẩm quyền để xem xét sửa đổi những quy định của pháp luật và đặc biệt là một số vấn đề liên quan đến luật sư thì Liên đoàn đã bảo vệ rất mạnh mẽ lợi ích hành nghề luật sư, tôi đánh giá rất cao về chuyện đó.”

Theo công văn của ba cơ quan tố tụng thì trong quá trình tham gia tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Đôn đã có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các ngành nội chính. Nhận xét lời kết tội này luật sư Trần Vũ Hải có văn phòng tại Hà Nội cho biết:

“Cơ quan tố tụng của Thành phố Tuy hòa hơi vội vã trong cái việc rất quan trọng liên quan đến số phận của một luật sư đó là việc yêu cầu rút thẻ hành nghề của ông Đôn. Đây là một việc rất quan trọng nhưng họ nghiên cứu chưa đủ và có vẻ như cục bộ do những phát biểu của ông Đôn trong quá trình xét xử mà theo họ thì có ảnh hưởng đến chính họ.

Sự thật có thể như vậy nhưng mà những lời phát biều mà ông Đôn có khi bào chữa thì ông có quyền phê phán các cơ quan chưa làm đúng trách nhiệm của mình, đây là điều thứ nhất. Thứ hai tôi hoan nghênh Liên đoàn Luật sư Việt Nam mà theo tôi nhận thức thì đây là lần đầu tiên rất là mạnh mẽ đã can thiệp sớm để bảo vệ quyền hành nghề của luật sư khi cùng với đoàn Luật sư Phú Yên yêu cầu gạt 3 cơ quan tố tụng này đây là một nét son cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam và điểu đó họ có miềm tự tin thêm về Liên đoàn Luật sư Việt Nam bảo vệ quyền hành nghề của mình.”

Phía trước còn nhiều chông gai

Công văn tố cáo luật sư Đôn còn cho rằng ông đã “tạo thành điểm nóng không tốt trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”. Nhìn rộng ra nội dung những lời cáo buộc này thì luật sư Đôn rất dễ bị truy tố vì một tội danh hình sự như bao nhiêu người tranh đấu khác chứ không đơn thuần là đã phát ngôn một cách thiếu văn hóa trong tòa án. Rất may những cáo buộc ấy đã bị Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên bác bỏ vì không đúng lẫn không đủ chứng cứ.

” Cả nước vừa rồi rất vui mừng với chiến thắng cho em nhưng đối với em thì em vui mừng ít ít thôi bởi vì đây cũng là chiến thắng tạm thời con đường phía trước còn rất nhiều chông gai vì người ta sẽ tìm mọi cách để trả thù em tiếp.
-LS Võ An Đôn”

Trong niềm vui được Liên Đoàn Luật sư Việt Nam giải tỏa những cáo buộc phi lý của ba cơ quan tố tụng vừa nói, người luật sư chân đất Võ An Đôn nói với chúng tôi:

“Cả nước vừa rồi rất vui mừng với chiến thắng cho em nhưng đối với em thì em vui mừng ít ít thôi bởi vì đây cũng là chiến thắng tạm thời con đường phía trước còn rất nhiều chông gai vì người ta sẽ tìm mọi cách để trả thù em tiếp, thua keo này họ bày keo khác thôi. Đối với em thì phía trước là cạm bẫy, một con đường rất là chông gai không biết điều gì xảy ra với em trước được.”

Luật sự Trần Vũ Hải chia sẻ sự vui mừng này:

“Việc bảo vệ quyền của luật sư Đôn cũng là một nhân tố tạo nên sức mạnh cộng đồng các luật sư. Người dân trên Internet, Facebook đã liên tục yêu cầu làm đúng và công bằng. Ngoài ra họ cũng tôn vinh luật sư Đôn bằng nhiều hình thức khác nhau trên Facebook cũng như thư từ yêu cầu trên báo chí và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tôi nghĩ với những biểu hiện trên thì người ta hy vọng sẽ khuyến khích các luật sư thêm dũng cảm, bản lĩnh hơn nữa trong lúc hành nghề và đặc biệt bảo vệ người yếu thế mà hiện nay những người như vậy chưa được bảo vệ tốt do luật sư có nhiều lý do khác nhau kể cả vì cuộc sống của mình hay các áp lực khác nên chưa thực hiện tốt việc bảo vệ người yếu thế. Đặc biệt là những luật sư trẻ sẽ dấn thân vào bảo vê công lý.”

Luật sư Võ An Đôn đúng là một luật sư của người nông dân. Sinh năm 1977 người luật sư trẻ ấy có một văn phòng nhỏ bé nằm ngay tại vùng quê của anh. Nơi ấy anh trực tiếp cày bừa, trổng trọt như mọi người chung quanh và việc hành nghề luật sư hầu như giúp cho bà con chung quanh là chính. Chị Ngô Thị Tuyết chị ruột của anh Ngô Thanh Kiều người bị 5 công an tra tấn tới chết kể lại việc luật sư Đôn bào chữa cho gia đình:

“Từ khi nhận bào chữa cho gia đình tới giờ luật sư Đôn thấy gia đình nghèo mà cháu nhỏ lại mồ côi cho nên Đôn nhận làm miễn phí từ đầu đến giờ. Trải qua bốn phiên tòa rồi thậm chí mua một chai nước cho Đôn mà Đôn cũng không uống nữa. Nói chung cái nghề chánh ở vùng quê này thì nghèo lắm nhà ai cũng vậy hết, nhà của luật sư Đôn thì cũng như nhà bọn em thôi cũng nghèo lắm, cũng làm nông cũng làm mấy công ruộng, nuôi bò nuôi gà, vịt để sống thôi.

Còn Đôn tiếng là luật sư nhưng mỗi một lần em đến nhờ viết đơn giùm thì em cũng thấy nhiều gia đình đến nhờ tư vấn pháp luật nhưng Đôn làm miễn phí hết lý do là vì người ta cũng nghèo như mình chị à. Hoàn cảnh của Đôn rất là khó khăn đặc biệt. Cha Đôn 85 tuổi rồi nhưng bệnh thường xuyên bây giờ cũng đang nằm bệnh viện ở Sông  Cầu còn vợ Đôn mới vừa sinh con nhỏ nay khoảng hai tháng còn cháu lớn mới có mấy tuổi thôi.”

Tuy khó khăn và chật vật như vậy nhưng khi các đồng nghiệp tại Sài Gòn hay Hà Nội đề nghị giúp đỡ đến hai nơi này làm việc luật sư Đôn đã từ chối, lý do anh đưa ra như sau:

“Đó là một điều tốt. Các đơn vị cả nước vận động em vào Sài Gòn hay ra Hà Nội để làm việc để khỏi bị ai hại nữa nhưng mà điều kiện hoàn cảnh của em hiện tại thứ nhất là có con nhỏ, hai con còn quá nhỏ, hai nữa cha quá già công việc đồng áng làm nông không thể nào bỏ đi được. Nhưng cái mà em nặng lòng nhất đối với quê hương hiện tại là tỉnh của em rất là nghèo. Đồng bào gặp sự c,  đối tượng cần trợ giúp pháp lý rất nhiều nếu em bỏ đi thì em sẽ không giúp được gì cho người ở quê hương mình cho nên tuy vào đó thì công việc tốt cho em nhưng mà về mặt gia đình và xã hội thì không gúp được gì cho nên em không đi và ở lại để giúp bà con thuận lợi hơn.”

Trong không khí quá nhiều oan sai hiện nay, cơn gió Võ An Đôn có lẽ chưa đủ để thổi tan mây mù nhưng ít ra cũng lóe lên một tia hy vọng cho những người dân thiếu phương tiện bảo vệ lấy mình trước các tòa án trong Nam ngoài Bắc.

Bộ Qui Tắc Ứng Xử” cho người Hà Nội

Bộ Qui Tắc Ứng Xử” cho người Hà Nội

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-01-22

01222015-dsnvkn-tt.mp3

000_Hkg5652579.jpg

Người dân Hà Nội trong một lễ hội bia

AFP photo

Your browser does not support the audio element.

Chấp hành nội qui, tôn trọng, thân thiện, đoàn kết, chia sẻ … là những điểm chính trong bộ khung qui tắc ứng xử  đã được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội thông qua, hiện đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào thí điểm năm 2015 này.

Đó là bản tin trên VNExpress phát hành trong nước  hôm 7 tháng Giêng với tựa đề  Bộ Qui Tắc Ứng Xử Cho Người Hà Nội, áp dụng cho 6 nhóm đối tượng gồm cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng.

Mỗi nhóm sẽ có những qui tắc riêng, thí dụ nhóm người dân nơi công cộng thì cần phải chấp hành nội qui hay qui định, phải tôn trọng, thân thiện, văn minh , lịch sự, đoàn kết, chia sẻ, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường.

Với nhóm doanh nghiệp thì cần tôn trọng đạo đức kinh doanh, coi trọng chữ tín, công bằng, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm xã hội.

Bản tin của VNEpress cũng nói lãnh đạo ngành văn hóa thủ đô cho rằng Bộ Qui Tắc Ứng Xử không phải văn bản qui phạm nên nói bắt buộc thực   hiện thì không chính xác. Tuy nhiên, các giai đoạn tiếp theo của đề án sẽ đưa ra những chế tài với các hành vi ứng xử không đúng qui tắc, ví dụ vứt rác ra đường, nói tục vân vân…

Nó hơi buồn cười! Chẳng lẽ Hà Nội có qui tắc ứng xử của người Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì có qui tắc ứng xử của thành phố Hồ Chí Minh, rời  Hải Phòng là qui tắc ứng xử của người Hải Phòng, Nghệ An thì có qui tắc ứng xử của người Nghệ An?

Tôi nghĩ người Việt Nam có truyền thống như thế nào tốt thì chúng ta có cách giáo dục để phát huy truyền thống ấy, cái gì không hay thì chúng ta có cách giáo dục để thay đổi. Mỗi  cơ quqn, doanh nghiệp , trường học hay một đại học vân vân…hay là quân đội có qui tắc của quân đội, công an có qui tắc của công an. Đề ra qui tắc riêng cho người Hà Nội rồi các thành  phố khác thì sao?

Đó là ý kiến của giáo sư Văn Như Cương, nguyên hiệu trưởng  trường Lương Thế Vinh:

Đề ra qui tắc ứng xử có vẻ như người Hà Nội hiện nay ứng xử là bát nháo hẳn lên,  không có gì vào khuôn mẫu cả?  Chẳng có việc gì làm thì bịa  ra  chuyện vừa mất thì giờ vừa chẳng ra làm sao, cho nên tôi nói rằng chuyện trời ơi đấy hỡi này rồi chẳng đi đến đâu. Ở Việt Nam chỗ nào càng cấm thì càng nhiều, nơi công cộng thì một lời khuyên là không nên hút thuốc lá thì hút lại càng nhiếu,  dưới biển Cấm Đổ Rác  là đầy một  đống rác, Cấm Họp Chợ đề cái biển to tướng thì ở dưới là họp chợ.  Đấy những chuyện như thế thường không có tác dụng gì mấy.

Dịch giả, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, ông  Đinh Gia Hưng, hiện là giảng viên Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, tán đồng quan điểm của giáo sư Văn Như Cương. Điều cần thiết, ông nói, là tìm về cái di sản cũng như văn hóa là vốn liếng đã có sẵn:

Không nhất thiết phải làm bộ qui tắc mà phải chăm lo từ cái gốc của giáo dục. Cái di sản của cha ông của văn hiến mình để lại tôi nghĩ nó căn cơ chứ nó không giải quyết trên những Bộ Qui Tắc Ứng Xử có tính cách thời cuộc như vậy, nó không phải là nền tảng của xã hội Việt Nam.

Trong giáo dục học đường, nhà văn Đinh Gia Hưng nói tiếp, đã có những giáo trình về mặt  giáo dục công dân, có những hoạt động ngoại khóa , thể hiện rõ trong sự xuất phát của nhà trường:

Cụ thể là ban giảng huấn,  cán bộ nhà trường, các em học sinh và môi trường hoạt động chung thì nó đã định hình nên cái phẩm chất như vậy rồi. Có nghĩa là mình đã thừa hưởng thành quả giáo dục công dân từ xưa tới nay, vấn đề là  phải thực sự hiểu và thực hành, đó mới là mấu chốt., không phải cần bộ qui tắc nào mới đâu.

Đạo đức xã hội xuống cấp

Đối với giáo sư Phạm Phụ, giảng viên cao cấp những lớp bồi dưỡng và đào tạo hiệu trưởng hiệu phó cho các đại học trong nước, Bộ Qui Tắc Ứng Xử phản ảnh sự lo âu trước vấn đề xuống cấp đạo đức của xã hội. Nêu những thí dụ cụ thể, ông phân tích:

000_APH2003030936048-400.jpg

Một người nghiện đang đi lang thang ở Hà Nội. AFP photo

Đó là vấn để của cả nước chứ không phải chỉ Hà Nội đâu, nhưng ông Hà Nội làm như vậy để hy  vọng là cải thiện chút nào hay chút ấy. Dù sao Hà Nội cũng là thủ đô, có cái truyền thống gọi là người  Tràng An nhưng thật ra bây  giờ xuống cấp lắm rồi. Bây  giờ nhà càng cao lên thì đạo đức càng thấp  xuống. Cách đây bốn năm năm người ta đã nói  như vậy rồi.

Gần  đây, thông qua báo  chí thông qua TV có điều tra là học sinh tiểu học nói dối bao nhiêu phần trăm, lên trung học bao nhiêu phần trăm. Học sinh Cấp Một lên Cấp Hai nói dối nhiều hơn, lên Cấp Ba nói dối nhiều hơn nữa, mà càng lên thì tỷ lệ nói đối nhiều càng lớn. Người lớn nói dối nhiều quá thì các em cũng nói dối nhiều, quá buồn đi chứ. Còn tình trạng là đánh nhau thì mấy em xung quanh đứng nhìn và cổ vũ chứ không can ngăn nữa.

Cách đây hai năm cũng  có một trường tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh ra  qui chế không được bận  áo hở cổ, không được mang dép thế này thế khác … viết thành bảng  dựng trước cổng như cái trò hài hước thôi. Ra qui tắc không ăn thua gì đâu, đó là hình thức đối phó mà tôi nghĩ chẳng cần thiết. Gia đình phải kết hợp với nhà trường thế nào để mà giáo dục con em chứ còn ra bộ qui tắc với người lớn thì còn có ý nghĩa chứ với các em chỉ là cách đối phó thôi. Không xả rác không nói tục là chuyện phải giáo dục thường xuyên trong trường chứ bây giờ còn thêm qui tắc nữa để làm gì?

Anh Nguyễn Trọng Thắng, một doanh nhân trẻ ở Hà Nội, bây giờ mới nghĩ tới Bộ Qui Tắc Ừng Xử cho người Hà Nội thì cũng hơi muộn nhưng mặt khác thì có còn hơn không:

Tại thực ra bây giờ phong thái nó suy đồi quá, trong thời điểm này thì người ta muốn vực dậy cái phong thái của người Hà Nội mà nó mai một nhiều qua rồi.  Bây giờ hình ảnh những người đi ngoài đường, hình ảnh những cơ quan công quyền có thể thấy được thì nó rất là xấu.

Ở Hà Nội bây giờ dân nội thành và dân nguyên gốc Hà Nội  ít, mà không phải ai gốc Hà Nội cũng là người có văn hóa cả. Chẳng hạn đi ngoài đường thì hiện tượng bóp còi xe này, ăn nói xách mé không giúp đỡ người khác này,  nơi công cộng thì hút thuốc lá và khạc nhổ này. Nơi  công quyền thì người làm hành chính hống hách này, tại các cửa khẩu thì những người có chức năng cho mình cái cảm giác họ đang ban phát ơn huệ . Tất cả những hiện tượng như người làm công trình, làm giao thông đều cố gắng gây sự phiền toái cho những người khác. Tất  cả những cái đấy đều ảnh hưởng không tốt đến bộ mặt của thủ đô.

Anh Nguyễn Trọng Thắng còn cho rằng lãnh đạo Hà Nội muốn biến thủ đô làm nơi đầu tầu xứng đáng của nếp sống văn minh họ thường tuyên truyền  năm này qua năm khác:

000_Hkg9235493-400.jpg

Người dân uống cà phê vỉa hè Hà Nội. AFP photo

Chẳng qua muốn vực đậy muốn làm phong trào thì phải bắt nguồn từ nơi nào đây, Chẳng hạn phong trào ngày trước là 141bắt cái đám đua xe đầu xanh đầu đỏ chạy lung tung bát nháo, đánh nhau ngoài đường mà từ khi có phong trào 141 thì chuyện phức tạp Hà Nội tự nhiên giảm hẳn đi. Phải bắt nguồn từ nơi mà người ta cảm thấy có thể chấp nhận được. Nếu  cả nước thì phong trào quá rộng, phạm vi làm và khả năng thì hơi khó. Nếu trong phạm vi nhỏ, nơi kích thích lòng tự hào của người ta thì có thể đạt hiệu quả cao. Hà Nội là nơi có thể đạt kết quả tốt nhất. Đáng ra họ phải tập trung xây dựng hình ảnh của chính những người trong bộ máy công quyền nhà nước trước hết, sau đấy mới  đến người dân.

Anh Nguyễn Văn Thái, bạn trẻ Hà Nội thích du lịch qua nhiều quốc gia trên thế giới bất cứ lúc nào có thể, hiện là nhân viên tiếp thị cho một công ty  lữ hành và quốc tế ở thủ đô, nhìn nhận vấn đề qua hai cách;

Thứ nhất về Bộ Qui Tắc Ứng Xử thì em nghĩ cái này thuộc về nền tảng dân trí, nền tảng văn hóa giáo dục. Kể cả trường hợp ban hành ra mà trong xã hội Việt Nam nói chung là ý thức người dân chấp hành cũng không phải là cao cho lắm. Cho nên  em không nghĩ rằng khi ban hành thì người dân, đặc biệt người Hà Nội, sẽ chấp hành một cách nghiêm ngặt, em không nghĩ rằng ngày một ngày hai sự ứng xử văn minh của người Hà Nội sẽ được cải thiện. Em nghĩ thay đổi văn hóa nó cần một thế hệ chứ không thể ngày một ngày hai. Đó là nhận xét thứ nhất.

Nhận xét thứ hai của bạn Nguyễn Văn Thái là là vấn đề về người Hà Nội. Theo bạn từ xưa đến nay nếu mà gọi người Hà Nội lịch lãm thì cũng chỉ một bộ phận của các tầng lớp Hà Nội thôi chứ thật ra hình ảnh người Hà Nội cũng vô vàn:

Hiện tại dân số Hà Nội vào tầm 5 triệu thì người gốc Hà Nội chỉ khoảng  một phần tư, còn ba phần tư đều là người tứ xứ, cho nên nói rằng ứng xử văn minh của người Hà Nội thì em nghĩ nó hơi bó hẹp quá. Khi mà kinh tế và xã hội của Việt Nam phát triển nhanh , kể cả môi trường ngoại nhập nữa, thì nó phát sinh những tư tưởng những suy nghĩ mới và phát sinh ra những cách ứng xử mới. Ví dụ  cách đây 20 năm rõ ràng toàn xe đạp thì thời điểm đó giao thông không nhiều như bây giờ. Chính vì giao thông nhiều mà dẫn đến ách tắc và người dân không chấp hành ý thức giao thông. Em nghĩ không chỉ ở Hà Nội mà ngay cả những thành phố lớn là cái phong cách ứng xử chưa được văn mình cho lắm nếu so với những nước tư bản trên thế giới. Đấy là lý do vì sao chính phủ Việt Nam ban hành Bộ Qui Tắc Ứng Xử. Tất nhiên đúng là có sự xuống cấp  trong quá trình phát triển cho nên có nhu cầu gọi là “quốc tế hóa” những qui chuẩn về văn minh cả cho những cái đã xuống cấp và cả những cái theo giòng phát triển xã hội nó đã phát sinh ra.

Giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quí, viện trưởng Viện Thông Tin, Khoa Học và Xã Hội ở Hà Nội, cho biết tin Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thông qua Bộ Qui Tắc Ứng Xử cho người Hà Nội và sắp đưa ra thí điểm năm nay khiến ông ngạc nhiên không ít:

Có thể dùng chữ buồn cười trong trường hợp này cũng được. Không biết là họ có làm thật  hay có mấy cái anh nào đấy anh thiếu việc rồi mát trời anh ra anh làm thì tôi không rõ. Mỗi một lĩnh vực sinh hoạt thì có qui định, qui tắc, qui ước của nó cả rồi. Trên thực tế xã hội vận hành bình thường thì có những qui ước thành văn và những qui ước không thành văn. Chứ còn tự nhiên nhân danh hành chính mà ra những qui tắc ứng xử cho cả dân thành phố thì tính khả thi của nó như thế nào, nếu người ta không chấp hành thì nó ra làm sao?

Thực ra thì  đạo  đức xã hội xuống cấp một cách đáng ngại , chuyện ấy báo chí nói hàng ngày và cũng đáng buồn, đáng phê phán, đáng phẫn nộ. Chỗ nào  cũng có vấn đề nhức nhối cả, nhưng mà phải điều chỉnh bằng cách khác. Xã hội có cơ chế bình thường của nó, không nên nghĩ thêm ra cái gì nữa. Việc dạy đạo đức thì  cứ ở nhà trường hoặc  ở những lĩnh vực hợp lý, còn một cơ quan chính quyền đưa ra  những qui tắc ấy thì không cần thiết mà dẫm chân lên các tổ chức khác.

Không vất rác , không nhổ bậy thuộc  về qui ước nội bộ, còn không nói tục  thuộc về văn hóa và có cái điều chỉnh của nó. Có thể ghi nhận là họ đã thấy thực tế bức xúc và họ muốn có ý kiến thì cũng hoan nghênh tinh thần ấy, nhưng không có nghĩa là nhân danh công quyền mà ra những qui định như thế thì  tác dụng của nó không đi đến đâu. Cách làm như vậy không đúng chức năng, không đúng phạm vi cũng không đúng khả năng  có thể thực hiện được. Làm như thế đúng là người ta nhận thức vị thế của người at nó cũng hơi buồn cười. Chỉ có thể nói đến như thế thôi.

Đó là ý kiến của một số người gồm nhà giáo, chuyên gia xã hội và người dân thường về Bộ Qui Tắc Ứng Xử cho người Hà Nội mà Ủy Ban Nhân Dân thành phố đang chờ duyệt lần cuối trước khi đưa ra thí điểm trong năm nay.

Cũng trên báo VNEpress hôm 15 tháng Giêng  có bản tin  chính phủ ra nghị uyết ngăn chận sự xuống cấp đạo đức xã hội. Đây là đề tài sẽ được những quan tâm trong nước đào sâu trong mục Đời Sống Nguời  Việt Khắp Nơi kỳ sau.

LS Lê Công Định nói gì về video nhận tội?

LS Lê Công Định nói gì về video nhận tội?

Luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định nói video đã bị an ninh Việt Nam ‘biên tập’ có lợi cho tuyên truyền.

Luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động dân chủ và cựu tù nhân chính trị Việt Nam, nói ‘video nhận tội’ mà chính quyền phát trên truyền thông chính thức đã bị an ninh VN ‘thu làm nhiều lần’, được ‘sắp đặt lại’, ‘cắt ghép’ cho tuyên truyền của chính quyền.

Ông Định nói với cuộc bàn tròn trực tuyến của BBC nhân chủ đề mùa ‘Dân chủ’ hôm 22/01/2015:

“Trong lúc làm việc với cơ quan an ninh điều tra thì họ cũng đặt những máy quay phim để họ quay những lời phát biểu của tôi và họ sắp đặt lại và họ… truyền hình lại cho tất cả mọi người xem.

“Thì mọi người có thể thấy được là tất cả những video clips đó xuất hiện và họ gọi đó là một hình thức nhận tội.

“Nhưng tất nhiên về mặt tuyên truyền thì cơ quan an ninh điều tra và nhà nước này họ phải làm như vậy thôi.

“Bởi vì có như vậy thì họ mới chứng minh rằng là việc bắt chúng tôi và nhóm chúng tôi là đúng người và đúng tội.”

‘Video chỉ để lãnh đạo xem?’

Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt về việc khi ‘biên tập’ cuốn video, thì cụ thể theo luật sư khi có điều kiện xem lại sau này, cơ quan an ninh điều tra và chính quyền đã ‘cắt cúp’ cuốn ‘video nhận tội’ ra sao, ông Định nói:

“Trong quá trình làm việc, bao giờ họ cũng đặt cho chúng tôi những câu hỏi trước và sau đó chúng tôi trả lời bằng miệng.

” Họ yêu cầu chúng tôi đọc lại bản tường trình đó với một lý do là có những lãnh đạo cao cấp hơn xem quá trình thẩm vấn của cơ quan điều tra như thế nào

Luật sư Lê Công Định”

“Rồi họ yêu cầu chúng tôi ghi lại trong một ‘Bản tường trình’, và sau khi chúng tôi làm một bản tường trình rồi, thì họ yêu cầu chúng tôi đọc lại bản tường trình đó với một lý do là có những lãnh đạo cao cấp hơn xem quá trình thẩm vấn của cơ quan điều tra như thế nào.

“Thì tôi cũng thừa biết rằng họ sẽ sử dụng những video clips đó để cho mục đích tuyên truyền, mặc dù họ nói rằng chỉ để nhằm mục đích cho các lãnh đạo cao hơn để xem những video đó, để họ giám sát quá trình thẩm vấn.

“Tôi cũng thừa hiểu như vậy nhưng mình không có cách gì để yêu cầu họ không làm điều đó hết.

“Thì lúc tôi đọc bản tường trình đó thì họ thu hình và tôi về tôi xem lại thì những buổi thu hình đó nó không phải là thường xuyên, nó trơn tru từ đầu đến cuối,

“Mà nó có những đoạn được cắt ghép rất là khéo léo, không phản ánh đúng hoàn toàn những câu mà tôi nói nó liên tục như thế nào,” ông Định nói với chương trình Hangout trực tuyến của BBC hôm thứ Năm.

Luật sư Lê Công Định từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh.

Ông từng là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên Hiệp hội Luật sư châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Ông bị cơ quan công an Việt Nam bắt giữ ngày 13/6/2009, theo các điều 79 và 88 của Bộ Luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và bị kết án 5 năm tù, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.

Ngày 06/2/2013 ông được phóng thích và vẫn còn bị quản chế tại gia từ đó đến nay.

Phiếu tín nhiệm, sự thật và lòng tin

Phiếu tín nhiệm, sự thật và lòng tin

Nguyễn Đăng Quang

Ngày 10/01/2015 tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trước đấy, qua phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã được hứa là Đảng sẽ công khai kết quả phiếu tín nhiệm trong Đảng cho nhân dân biết để nhân dân giám sát. Đến hôm nay, Hội nghị Trung ương 10 đã bế mạc được 10 ngày, nhưng không thấy Đảng thực hiện cam kết như đã hứa. Người dân thắc mắc hỏi lẫn nhau là điều gì đã xảy ra mà Đảng phải giấu giếm, không công bố cho nhân dân biết? Chẳng người dân nào có thể biết được sự thật nó diễn ra như thế nào và hiện nó đang nằm ở đâu? (Ngoại trừ số gần 200 vị ủy viên Trung ương Đảng -gồm 173 ủy viên trung ương chính thức và 24 ủy viên dự khuyết – tham dự Hội nghị này biết mà thôi!) Nhưng rất bất ngờ, sáng ngày 16/01/2015, một trang mạng lạ có tên là “Chân dung Quyền lực” công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với BCT và BBT tại Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng khóa XI. Điều này gây ngạc nhiên và tò mò cho không ít người! Đọc bản “Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10” đăng trên Blog “Chân dung Quyền lực” sáng ngày 16/01/2015, đa số người đọc rơi vào tâm trạng phân tâm, họ rất băn khoăn, chưa biết là nên tin hay là không nên tin, một số người thể hiện sự thận trọng, chỉ dám “tạm thời ghi nhận như vậy”, số đông còn lại rơi vào ở trạng thái “bán tín, bán nghi” để chờ Trung ương công bố chính thức, dù có chậm nhưng đáng tin hơn cái anh “Chân dung Quyền lực “ này! Cho đến hôm nay, 10 ngày đã trôi qua kể từ sau khi Hội nghị Trung ương 10 kết thúc, nhiều bạn đọc – trong đó có người viết bài này – vốn rất hy vọng và trông chờ “sự thật” do các cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng và Nhà nước công bố, trở nên thất vọng! Đơn giản bởi lâu nay hàng ngày họ chỉ trông chờ ở “sự thật” chính thống mà không được!

Còn trang mạng “Chân dung Quyền lực” đâu có thể dễ tin vào, vì đây là một trang mạng phi chính thống, không thuộc lề phải, nó “rất bí hiểm và đáng ngờ” mà các nhà tuyên giáo của Đảng thường bỏ tuốt vào một rọ, được đặt tên chung là “các thế lực thù địch, chống đối Đảng và Nhà nước và thực hiện diễn biến hòa bình”! Theo họ, bọn này sinh ra là để xuyên tạc, bịa đặt, vu khống,… nhằm gây chia rẽ, làm phân hóa nội bộ, gieo hoang mang trong dư luận quần chúng, làm suy giảm lòng tin (vốn đã cạn kiệt) của nhân dân đối với Đảng và chế độ, chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc, v.v… nên toàn dân phải hết sức cảnh giác, phải kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực xấu xa này! Khi tung lên mạng “Kết quả phiếu tín nhiệm” nói trên, trang mạng “Chân dung Quyền lực” khẳng định đây là “ nguồn tin đáng tin cậy được tập hợp từ các UVTƯ Đảng vừa tham dự Hội nghi Trung ương 10”, và Ban Biên tập trang mạng này còn trưng ra số liệu rất đầy đủ và chi tiết, kèm theo bản phân tích khá khoa học và lời bình có vẻ rất khách quan! Một tuần lễ đã trôi qua, các cơ quan thông tin chính thống lề phải của ta vẫn lặng im, không khẳng định và cũng chẳng phủ nhận, cứ để trang “Chân dung Quyền lực” một mình độc chiếm sân chơi. Không chỉ đưa thông tin về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, trang “Chân dung Quyền lực” còn đưa thêm nhiều thông tin “có sức lôi cuốn” khác, kể cả việc đưa ra những bằng chứng cụ thể tố cáo đích danh 3 Ủy viên BCT đang tại chức về hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, v.v… Nhưng thôi, ta chẳng nên mất thời gian đi sâu tìm hiểu xem ba chuyện đó là hư hay thực, hãy trở lại bàn thêm về bản kết quả “Phiếu tín nhiệm” được công bố trên blog “Chân dung Quyền lực”.

Theo thiển nghĩ của người viết bài này, có thể vụ việc sẽ dẫn đến 2 kịch bản như sau: Kịch bản 1 như nó đang xảy ra là Đảng vẫn tiếp tục im lặng, không công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm BCT và BBT tại Hội nghị Trung ương 10 vừa rồi và cũng không phủ nhận hoặc xác nhận bản kết quả “Phiếu tín nhiệm” của trang “Chân dung Quyền lực” công bố, vì Đảng cho rằng đây là “vấn đề nhạy cảm”, nên phải thận trọng, cảnh giác để khỏi mắc mưu “ các thế lực thù địch”! Nếu kịch bản này vẫn như vậy, không thay đổi lại, nghĩa là vẫn kiên quyết “giữ kín” kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua trong Đảng, không cho nhân dân biết, thì hệ quả đương nhiên là người dân sẽ mất lòng tin, sẽ rất thất vọng vì họ cảm thấy là bị gạt ra bên lề! Người dân sẽ thấy mình ở một phía, còn Đảng thì ở phía ngược lại! Xưa nay Đảng vẫn tự coi Đảng là của dân, phụng sự mọi lợi ích của dân nhưng Đảng lại không thực hiện lời hứa với dân, Đảng vẫn còn giấu dân thì khác nào Đảng đang ngày đẩy dân ra xa khỏi Đảng. Nhân dân là chủ nhân ông của đất nước, họ phải biết và có quyền được biết các vấn đề liên quan đến những người “đang nắm vận mệnh nhân dân, vận mệnh đất nước” tức những người đang lãnh đạo họ, về các mặt như năng lực, uy tín, phẩm chất, đạo đức, nhân cách, v.v… và ngay cả tài sản, sức khỏe hoặc bệnh tật nữa! Việc này là hết sức bình thường ở các quốc gia dân chủ. Khi người dân bị từ chối, không được đáp ứng, thì hệ quả tất nhiên là người dân từ chỗ do dự hoặc nghi ngờ chưa tin vào những gì họ biết qua không gian mạng, họ sẽ dễ dàng tin vào “những thực đơn” hàng ngày mà thế giới mạng trong đó có trang “Chân dung Quyền lực” và các trang mạng lề trái khác thường xuyên cung cấp cho họ! Còn kịch bản thứ hai là trong vài ngày tới, sau khi cân nhắc kỹ các mặt lợi và hại, Đảng sẽ dũng cảm công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở HNTƯ 10 vừa qua như TBT Nguyễn Phú Trọng đã hứa.

Nếu kết quả do Đảng công bố trùng với kết quả mà trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa công khai hôm 16/01/2015 thì rõ ràng là trong trường hợp này, Đảng đã thua – nói theo ngôn từ của bóng đá – là “thua ngay trên sân nhà”, vì Đảng đã tự nhường trận địa truyền thông cho “các thế lực thù địch” chiếm lĩnh! Và mọi sự lên án, kết tội trang “Chân dung Quyền lực” và “các trang mạng lề trái khác” là xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, nói xấu Đảng và Nhà nước, v.v… sẽ tự nó mất hiệu nghiệm và phản tác dụng. Đây là điều hết sức tối kỵ trong công tác truyền thông của mọi thể chế! Cùng kết quả như nhau, nhưng việc người dân biết do Đảng chủ động thông tin cho họ biết với việc họ biết bởi một nguồn tin phi chính thống cung cấp cho họ biết trong khi Đảng cố tình giấu diếm, thì điều này hoàn toàn khác nhau xa và có ý nghĩa trái ngược nhau rất nhiều! Còn nếu kết quả mà Đảng công bố lại khác với kết quả mà trang “Chân dung Quyền lực” công bố cho người đọc biết thì vấn đề hẳn sẽ còn đi xa hơn nữa. Người viết bài này cũng không dám tưởng tượng được là kết cục sẽ đi đến đâu và sẽ như thế nào, lúc đó vấn đề “Sự thật nằm ở đâu” hẳn sẽ không chỉ giới hạn trong “cuộc chiến truyền thông” mà chắc chắn nó sẽ mở rộng sang các cuộc chiến khác nữa! Vì giả thiết thứ hai này chưa xảy ra nên mọi luận bàn đều là vội vàng và võ đoán. Xin bạn đọc cứ yên tâm chờ đợi, mọi sự hạ hồi sẽ phân giải!

N.Đ.Q.

Nhìn về dân chủ đa đảng ở Việt Nam

Nhìn về dân chủ đa đảng ở Việt Nam

Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt

Hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều nếm trải dân chủ đa đảng

BBC tuần này tổ chức Ngày Dân chủ vào 20/1/2015 vào đúng ngày mà 750 năm trước nghị viện dân cử đầu tiên của Anh ra đời.

Năm nay cũng đánh dấu 800 năm Magna Carta, tức Đại Hiến chương, của Anh vốn khởi nguồn cho tự do dân chủ ở thế giới phương Tây.

Nhân dịp này BBC Tiếng Việt tổ chức bàn tròn trực tuyến để nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nghị viện và chính quyền.

Bàn tròn sẽ được phát trực tiếp trên YouTube tại http://bit.ly/1um9W3N và trên Google+ tại http://bit.ly/15ySmEg từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam hôm 22/1/2015.

Cả Quốc hội và Chính phủ đầu tiên của Việt Nam giai đoạn 1945-1946 đều có các đảng phái khác nhau tham gia và Hiến pháp 1946 vẫn được nhắc tới như một bản hiến pháp có tinh thần tự do dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Trái với Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản như Hiến pháp hiện nay, Điều 4 của hiến pháp đầu tiên ghi:

“Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vệ Tổ quốc, Tôn trọng Hiến pháp, Tuân theo pháp luật.”

Tại miền nam, chế độ tổng thống chế cũng chấp nhận sự tham gia của các đảng phái khác nhau trong chính trường cho tới khi bị xóa bỏ vào năm 1975.

Ngay cả sau khi Việt Nam thống nhất, hai đảng Xã hội và Dân chủ vẫn còn tồn tại tới cuối thập niên 1980.

Trước Đại hội 12

Các khách mời của BBC, trong đó có nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – ông Vũ Đình Huỳnh, nhà văn Võ Thị Hảo và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason sẽ nhìn vào những trải nghiệm dân chủ đa đảng của Việt Nam và tìm hiểu xem liệu các trải nghiệm này có gợi ý gì cho tương lai.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố không chấp nhận bất kỳ một đảng phái nào khác cùng tồn tại với mình.

Nhưng trước thềm Đại hội 12, người ta đang kỳ vọng vào những thay đổi nhằm đưa đất nước với hơn 90 triệu dân phát triển nhanh hơn nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong một động thái có thể được xem là thừa nhận những hạn chế của chế độ độc đảng, những người cộng sản đang có vẻ chú trọng hơn tới Mặt trận Tổ quốc mà theo quy định mới thì người đứng đầu cơ quan này phải là một ủy viên Bộ Chính trị còn đủ tuổi để tiếp tục ở lại sau đại hội Đảng.

Chủ tịch của cơ quan này, ông Nguyễn Thiện Nhân, trong năm 2013 đã được bầu vào Bộ Chính trị và gần như chắc chắn sẽ vẫn trụ lại trong Bộ Chính trị sau Đại hội 12.

Có những đảng chỉ quan tâm tới môi trường ở châu Âu mà vẫn có thể thắng cử

Các nguồn tin cũng nói những nhân vật trẻ và được cho là năng động như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng có trong danh sách khoảng 20 người để lựa chọn vào Bộ Chính trị hậu 2015.

Trong một trao đổi gần đây với BBC, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói cách tổ chức chính trường hiện nay của Việt Nam đã khiến người dân tập trung quá nhiều vào nhân sự.

Ông nói đáng ra người ta nên quan tâm nhiều hơn tới chính sách nhưng vì khả năng thay đổi chính sách một cách quyết liệt không nhiều và vấn đề là lỗi của cả hệ thống nên sự tập trung được dồn cho chuyện ai lên, ai xuống.

Tại các chế độ dân chủ đa đảng, các đảng phái đưa ra cương lĩnh tranh cử về nhiều vấn đề từ chính sách nhập cư tới quan điểm về hội nhập kinh tế để người dân lựa chọn.

Có những đảng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể, chẳng hạn Đảng Xanh chuyên về bảo vệ môi trường ở một số nước châu Âu.

Dân chủ Anh – Việt

Tại Anh, các cuộc thảo luận của nghị viện đa đảng đều được phát trực tiếp và thủ tướng thường xuyên phải đối mặt với lãnh đạo phe đối lập chính để trả lời chất vấn.

Trong một chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đáng ra đã tới dự một phiên chất vấn như vậy những đã không thực hiện được vì lý do sức khỏe.

Cuối cùng người tới dự là một ủy viên Bộ Chính trị khác, ông Nguyễn Xuân Phúc, người gần đây bị nêu tên trong một blog mà sự xuất hiện của nó được cho là trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Thay vì công khai cương lĩnh hành động và vận động cử tri qua truyền thông tự do, các chính trị gia ở Việt Nam thường vận động ở hậu trường.

Và mặc dù luôn nêu khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng người dân thường khó tiếp cận thông tin cần biết qua truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ.

Mới đây nhất Đảng Cộng sản đã họp kín để bỏ phiếu tín nhiệm những nhân vật quyền uy nhất Việt Nam nhưng trái với hai lần bỏ phiếu ở Quốc hội, độ khả tín của các nhân vật trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn chưa được công khai.

Các rò rỉ cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm cao nhất, một sự đảo ngược tình thế khi hồi cuối năm 2012 Bộ Chính trị khi đó với 14 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý kỷ luật đồng chí X, vốn được cho chính là ông thủ tướng, nhưng Ban Chấp hành Trung ương bác đề nghị này.

HÃY THEO TÔI

HÃY THEO TÔI

Bốn anh thanh niên có gia đình, có nghề nghiệp lại được Đức Giêsu mời gọi theo Ngài, bỏ lại tất cả. Chắc chắn họ không phải là những người nhẹ dạ.  Họ đã từng quen biết Thầy Giêsu và kính nể Ngài. Đến lúc nào đó, khi được Ngài hoàn toàn chinh phục, họ đã sẵn sàng ra đi, nhẹ tênh.

Nhiều người nghĩ rằng đoạn Tin Mừng này nói về ơn gọi đi tu của các linh mục tu sĩ.  Thật ra đây là đoạn Tin Mừng nói về ơn gọi của từng Kitô hữu chúng ta.

Chúa Giêsu vẫn đi ngang qua đời ta mỗi ngày như xưa Ngài đã dọc theo biển hồ Ga-li-lê.  Ngài thấy ta như Ngài đã thấy bốn môn đệ.  Ngài thấy ta trước khi ta thấy Ngài.  Cái nhìn của Ngài không làm ta bị tê liệt vì Ngài chấp nhận trọn vẹn con người của ta.  Cả những yếu đuối và tội lỗi cũng được Ngài đón nhận.  Hạnh phúc cho ai được thấy Thiên Chúa.  Nhưng hơn nữa, hạnh phúc cho ai được Thiên Chúa thấy.

Lúc Ngài thấy ta thì ta vẫn không hay biết.  Ta vẫn mải mê quăng chài hay vá lưới.  Ta vẫn tất bật với những lo toan đời thường, hay đang miệt mài theo đuổi một ước mơ.  Chính lúc đó, chính lúc ta tưởng mình quá ư ổn định, và đời mình đã được định hướng quá rõ ràng, thì tiếng gọi của Ngài vang lên, mạnh mẽ, dứt khoát.

Hãy theo tôi!

Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi đi theo Chúa Giêsu.  Ngài không mời ta đi theo một lý tưởng, một ý thức hệ.  Ngài mời ta theo chính con người Ngài, gắn bó với Ngài, nhận Ngài là nền tảng và chóp đỉnh của cuộc sống.

Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới con người.

Con người là điều ta phải quan tâm, vì đó là mối quan tâm lớn nhất của Chúa Giêsu.

Theo Ngài là chia sẻ với Ngài cùng một sứ mạng, là thao thức và đồng cam cộng khổ với Ngài trong công việc cứu độ toàn thế giới.

Chúa Giêsu mời ta dấn thân vào cuộc đổi đời, mời ta định lại hướng đi theo những giá trị mới.  Như thế là chấp nhận đổ vỡ, đoạn tuyệt.

Bốn môn đệ đã bỏ lại biển cả và những người thân yêu.  Vợ con của Simon và cha của Giacôbê sẽ sống thế nào?  Mái nhà nay vắng bóng những người đàn ông cột trụ!

Hôm nay Chúa Giêsu vẫn cần bạn, vì bạn là Kitô hữu.  Ngài vẫn thấy bạn, và mời gọi bạn đáp lại mỗi ngày.

Cần trầm lắng mới nghe được tiếng thì thầm của Chúa.  Bạn có thể sống như một giáo dân bình thường, lo xây dựng gia đình, sự nghiệp, tương lai.  Nhưng bạn phải sẵn sàng từ bỏ khi cần, nghĩa là chọn Chúa, đặt Chúa lên trên mọi giá trị đó.

*************************************************

Lạy Chúa,

Chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa, đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người yêu.

Chúng con chẳng thể nào từ chối viện cớ mình kém đức kém tài.  Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến những nơi bất ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon, bỏ mái nhà êm ấm để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Trích trong “Manna”

Thăm tù nhân lương tâm mới ra tù, cả đoàn bị đánh hội đồng

Thăm tù nhân lương tâm mới ra tù, cả đoàn bị đánh hội đồng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-21

RFA

Hình ảnh an ninh và dân phòng bao vây xe sau đó phá cửa lên xe tấn công và đánh túi bụi mọi người ngày 21 tháng 1, 2015

Hình ảnh an ninh và dân phòng bao vây xe sau đó phá cửa lên xe tấn công và đánh túi bụi mọi người ngày 21 tháng 1, 2015

Danluan.org

Sáng hôm nay 21 tháng 1 năm 2015 một nhóm các nhà hoạt động cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đã đến thăm ông Trần Anh Kim là một tù nhân lương tâm vừa mãn hạn thi hành án và trở về nhà tại tỉnh Thái Bình.

Sau khi thăm hỏi ông Kim hơn một chục người lên xe trở về lại Hà Nội thì bị công an Thái Bình chặn lại leo lên xe và hành hung khiến nhiều người bị thương, trong đó có phụ nữ và anh JB Nguyễn Hữu Vinh là bị nặng nhất.

Lúc 3 giờ chiều chúng tôi gọi cho nữ nghệ sĩ Kim Chi là một người đi chung trong đoàn được bà cho biết:

-Sáng hôm nay anh em có đi mấy nơi rồi ghé thăm anh Trần Anh Kim là tù nhân lương tâm mới ra. Vào chơi độ 15 phút khi chia tay nhau thì người ta giữ xe lại, công an vây kín hết rồi yêu cầu mọi người phải lên trên phường. Lúc đầu anh em bảo mình không có tội gì nên không đi thì liền bị họ giằng níu họ đánh Nguyễn Hữu Vinh JB, cả Nga cả Trương Dũng còn chị thì họ lôi chị xềnh xệch nhưng chị giằng ra được thành ra kiến đeo mắt bị vỡ. Hiện giờ đang ngồi ở phường.

Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh bị đánh đập rất nặng cũng đang bị tạm giữ tại công an Phường Trần Hưng Đạo TP Thái Bình cho biết:

Chúng tôi xuống phường Trần Hưng Đạo đi xe có 12-13 người khi đang lên xe thì bị một cảnh sát phường chặn lại ở trước đầu xe, Họ dùng xe máy chắn ngang rồi trưởng công an phường và một số bảo vệ dân phố khi tôi đóng cửa chuẩn bị đi thì họ phá cửa lên xe đánh đập chúng tôi. Khi chúng tôi đóng được cửa thì người ta dẫn chúng tôi vào ngay trước cửa công an phường Trần Hưng Đạo. Ngay lúc bấy giờ họ mở cửa rồi một bầy xông lên xe đánh tất cả người già phụ nữ. Riêng tôi họ lôi xuống họ đánh một trận tơi bời ở đấy xong rồi họ đưa vào trong đồn

Chính cái thằng đưa tôi vào trong đồn công bố chúng tao là công an. Khi vào trong đồn tất cả anh em đều bị bọn như vậy tấn công thì cảnh sát đứng đó nhìn chúng nó đánh.

Hiện nay chúng tôi ở trong đồn công an phường Trần Hưng Đạo. Tôi bị đánh dập mặt và rách hết cả môi. Tôi bị choáng và đồng thời trên đầu và cả người sưng rất nhiều nên nằm suốt tới bây giờ. Tôi yêu cầu họ đưa tôi cấp cứu nhưng cho đến bây giờ họ vẫn không cho tôi ra.

Tôi vừa gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lên tất cả các cơ quan khắp nơi dể kêu cứu cho trường hợp của chúng tôi vì chúng tôi bị hạn chế vô luật pháp ngay tại khu vực này.

Tất cả gồm 12 người cả nam lẫn nữ. Bên cạnh nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh bị đánh còn có chị Trần Thị Nga và anh Ngô Duy Quyền cũng bị công an hành hung rất nặng nề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin khi có diễn tiến mới.

Một đất nước, hai chính quyền

Một đất nước, hai chính quyền

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-21

01212015-one-country-2-authori.mp3

Một nam thanh niên nhổ nước bọt vào tôi rồi giật đổ vòng hoa tưởng niệmxuống đất và lấy chân dẫm lên

Một nam thanh niên nhổ nước bọt vào tôi rồi giật đổ vòng hoa tưởng niệm xuống đất và lấy chân dẫm lên (ngày 19/1/2015)

Blog Xuandienhannom

< Your browser does not support the audio element. p>Từ 41 năm nay cứ đến ngày 19 tháng 1 là hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước liên tưởng ngay đến việc 75 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận vì bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Trong khi báo chí tại TP Hồ Chí Minh liên tục đăng tải những thông tin về các trận đánh ấy với mục đích tưởng nhớ những người đã hy sinh thì tại Hà Nội chính quyền lại bao che cho hành động chà đạp vòng hoa tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ. Hai hành động trái ngược ấy là gì?

Những người lính đánh Trung Quốc năm 1974

Báo Tuổi Trẻ từ 5 năm vể trước đã làm phóng sự nhiều kỳ về những khuôn mặt trong trận chiến Hoàng Sa còn sống sót sau trận hải chiến không cân sức với hải quân Trung Quốc vào năm 1974 với cái tựa “Hoàng Sa: Tường trình 35 năm sau” Phóng sự này đã cho công luận Việt Nam biết thêm những hy sinh và sự chiến đấu dũng cảm của hải quân VNCH qua lời kể của các nhân chứng.

Từ khởi động mạnh mẽ của hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ báo chí Sài Gòn để ý hơn tới biến cố lịch sử đã để lại vết thương trên cơ thể Việt Nam và bằng nhiều cách khác nhau mỗi năm khi tới ngày kỷ niệm các hình ảnh, bài viết cập nhật với mục đích duy nhất là mang tới cho người đọc những thông tin trung thực nhất nhằm hâm nóng bầu nhiệt huyết của mọi người trước sự mất mát không thể lãng quên ấy.

Báo Thanh Niên năm nay truy tìm danh sách 75 chiến sĩ đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa và những chi tiết về nhân thân những anh hùng liệt sĩ ấy làm cho sự kiện Hoàng Sa sống động hơn bao giờ hết.

” Báo Tuổi Trẻ từ 5 năm vể trước đã làm phóng sự nhiều kỳ về những khuôn mặt trong trận chiến Hoàng Sa còn sống sót sau trận hải chiến không cân sức với hải quân TQ vào năm 1974…Báo Thanh Niên năm nay truy tìm danh sách 75 chiến sĩ đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa…”

Bên cạnh sức mạnh của truyền thông, chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa ra đời đã góp thêm sự chú ý của xã hội trong và ngoài nước tới những gia đình tử sĩ hiện đang sống rất khó khăn tại nhiều tỉnh thành khắp nước. Những đóng góp của đồng bào khắp nơi nói lên hai điều quan trọng: vừa là nghĩa cử tri ân vừa nhắc nhở Hoàng Sa vẫn còn nằm dưới bàn tay thô bạo của Bắc Kinh.

Bà Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là một thành viên trong Nhịp Cầu Hoàng Sa nói với chúng tôi:

-Chúng tôi nghĩ rằng không có đủ lực để mà giải quyết hết tất cả yêu cầu cho nên cố gắng những trường hợp cần thiết nhất hay khó khăn nhất. Thí dụ như nhà cửa trong trường hợp khó, hay có người xây nhà thì lại không có đủ điều kiện hoàn thiện cho kiên cố hơn. Hoặc có người cần tiền để chữa bệnh. Đó là hoạt động có tính cách liên tục, những cái yêu cầu cũng không dừng lại. Mình còn bao nhiêu tiền thì mình cân nhắc những yêu cầu cấp bách nhất, cần thiết nhất khó khăn nhất thì mình sẽ thảo luận trong tập thể xong rồi thì tiếp tục vận động nữa và chấp nhận những nhu cầu tiếp theo.

Hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là tiếng nói chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh nên người dân đóan chắc rằng mọi thông tin dồn vào Hoàng Sa là chủ trương của UBND thành phố, nếu không thì các bài báo và ngay cả Nhịp Cầu Hoàng Sa rất khó mà thành hình.

Cậu thanh niên giật đổ vòng hoa tưởng niệm xuống đất

Cậu thanh niên giật đổ vòng hoa tưởng niệm xuống đất

Suy nghĩ này có cơ sở vì nhiều năm đã trôi qua từ ngày báo chí miền Nam lên tiếng khơi lại trận chiến năm 1974 của hải quân VNCH thì làng báo chí của Hà Nội chừng như thiếu hẳn sinh khí hòa nhịp với đồng nghiệp trong Nam. Không những vậy, chính quyền Hà Nội còn công khai cổ vũ cho những hành động đàn áp, phá hoại những hoạt động tưởng nhớ của người dân thủ đô vào ngày lịch sử này.

Chà đạp vòng hoa tưởng niệm, một thất bại của nền giáo dục

Năm ngoái một vụ đàn áp thô bạo hơn 100 người tại tượng đài Lý Thái Tổ và chính quyền đã đem cưa máy cắt những hòn đá tảng tại tượng đài nhằm mang tiếng gầm thét của máy móc lấn áp tiếng hô khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược.

” Hắn sừng sộ với tôi và lấy tay đấm vào máy ảnh của tôi, hắn nói rằng hắn ghét bọn phản động, bọn ngụy bán nước và hắn đến đây là để đánh tất cả những đứa nào vinh danh bọn bán nước đó, sau đó hằn nhổ nước bọt vào mặt tôi

Bà Phương Bích”

Ngày 19 tháng 1 năm nay cũng không khác, chính quyền Hà Nội tiếp tục đứng phía sau để bảo vệ cho côn đồ có hành vi xâm phạm người mang vòng hoa tưởng niệm tới tượng đài Lý Thái Tổ. Bà Phương Bích, một blogger nhiều lần tham gia các hoạt động tương tự là nạn nhân của côn đồ kể lại:

-Một nhóm bạn bè chúng tôi rủ nhau vào ngày 19 tháng 1 năm 2015 vừa rồi có ra đài Lý Thái Tổ để đặt hoa và tưởng nhớ đến người lính VNCH đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Trong khi đang chờ đợi bạn bè thì có một thanh niên đi đến và câu ta chỉ vào mặt tôi nói: “tôi đến đây để chờ bọn phản động vinh danh những kẻ ngụy bán nước, tôi sẽ đánh tất cả chúng nó”. Sau đó hắn sừng sộ với tôi và lấy tay đấm vào máy ảnh của tôi, hắn nói rằng hắn ghét bọn phản động, bọn ngụy bán nước và hắn đến đây là để đánh tất cả những đứa nào vinh danh bọn bán nước đó, sau đó hằn nhổ nước bọt vào mặt tôi

Khi được hỏi bà có chắc là công an biết việc này hay không bà Bích nói:

-Tôi có gọi ông công an trình bày lại sự việc và ông ta chỉ nói rằng “mời chị về phường”! Tôi mới nói anh đang đứng ở đây và sự việc đang xảy ra ở đây thì tôi yêu cầu anh làm cái chức vụ của anh ở đây. Trong khi tôi nói với anh ta thì đối tượng kia vẫn xông đến và có tính chất lăng mạ. Cậu ta nói điên cuồng không cần lý lẽ gì. Cậu ta nói đến đây để đánh kẻ mang vòng hoa viếng người bán nước. Tôi có yêu cầu ông công an làm điều đó thì ông ta hỏi thế chị có mất tài sản không, chị có bị xâm hại về thân thể không?…Tôi hiểu là đằng sau thái độ đó là hành động bảo kê rất lộ liễu với đối tượng này.

Bà Phương Bích kể giai đoạn gã côn đồ dẫm lên vòng hoa của 75 tử sĩ Hoàng Sa dẫn tới sự phản ứng của người tham dự, bà nói:

-Anh em chúng tôi cực kỳ nhẫn nhịn và sự nhẫn nhịn đó bị phá vỡ khi một hành động của nam thanh niên nhổ nước bọt vào tôi đã đến giật đổ vòng hoa xuống đất và lấy chân dẫm lên thì lúc ấy tôi không còn nhẫn nhịn được nữa. Tôi la to lên bắt ngay lấy thằng này và giải nó về phường!

Lúc đó anh em mới bắt đầu xô vào khống chế thằng này. Tuy nhiên anh em không có kinh nghiệm khống chế một kẻ côn đồ khi dẫn nó về phường. Khi xảy ra chuyện gây rối thì những người kia (công an giả danh) hoàn toàn im lặng đứng xem không có một hành động nào can thiệp cả nhưng khi chúng tôi bắt giữ cậu thanh niên này để đưa về phường thì họ ngăn cản. Trong đó tôi biết chắc chắn có một cô tên là Minh, cô ta là người rất quen thuộc trong vấn đề đàn áp người biểu tình. Sau đó khi cái xe trật tự của công an phường trờ đến thì họ đưa cậu này lên xe, chúng tôi yêu cầu lên xe nhưng họ không cho.

Hai cách ứng xử của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trên cùng một sự việc khiến người dân rất hoang mang về tính thống nhất trong chủ trương của nhà nước Việt Nam. TS Vũ Cao Phan, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Trung cho biết nhận xét của mình:

” Hành động của nam thanh niên nhổ nước bọt vào tôi đã đến giật đổ vòng hoa xuống đất và lấy chân dẫm lên thì lúc ấy tôi không còn nhẫn nhịn được nữa

Bà Phương Bích”

-Khi nghe sự việc này nếu đúng như nó đã xảy ra như vậy tôi rất buồn. Như báo ngày hôm qua tôi có đọc về cái vụ Hoàng Sa những người chứng kiến và những cái điều ấy cho chúng ta thấy rằng thứ nhất bản thân tôi có thêm thông tin và thứ hai những chuyện như thế cho thấy sự gắn kết giữa lòng người mang tính dân tộc trước một vấn đề. Chúng ta không chống ai cả nhưng sự việc nó là như thế chúng ta thể hiện lòng yêu nước, lòng dân tộc. Những sự kiện đó báo chí nên nói nhiều hơn và nhà nước phải nhìn những việc ấy một cách khoan dung hơn, đúng với lòng người hơn.

Vẫn còn nhiều năm và nhiều ngày 19 tháng 1 sẽ đến. Mỗi lần ngày kỷ niệm mất Hoàng Sa diễn ra thì người dân khắp nơi lại chờ đọc báo trong Nam và lắng nghe tiếng va chạm, phản đối, bắt người thậm chí biểu tình tại tượng đài Lý Thái Tổ.

Nhân sĩ trí thức lo ngại rằng hai cách hành xử đó giống như đất nước đang có hai chính quyền khác nhau vì vậy không thể tạo nên sức mạnh khi mối nguy ngoài biển Đông vẫn đang nặng nề hơn lúc nào hết.

Nghệ An: Tri ân tử sỹ VNCH

Nghệ An: Tri ân tử sỹ VNCH

Chuacuuthe.com

10943417_396685337163890_2140023058_n

VRNs (20.01.2015) -Sài Gòn- Nghệ An- “Không riêng gì 74 chiến sĩ Hải quân thuộc quân lực VNCH mà còn nhiều chiến sĩ, nhiều Ngư dân vô danh khác đã anh dũng hi sinh vì chủ quyền Biển đảo Việt Nam. Thân xác của họ, máu của họ đã hòa vào nước Biển đông là những chứng tích hùng hồn để nói lên rằng Trường sa và Hoàng sa là của Việt Nam.”
Trong trận hải chiến vào ngày 19.01.1979, 74 tử sỹ với sự bám trụ kiên cường và hi sinh anh dũng của 74 chiến sĩ Hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa là mốc son chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà muôn đời nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên.

10937579_336555069881933_864655475_n
Tại Nghệ An, hơn 100 anh chị em thuộc nhóm No U Vinh, VRNs Vinh và hội anh em dân chủ Vinh đã quy tu về giáo xứ Nghi Lộc ( quê ương của tù nhân lương tâm thái Văn Dung) Diễn Châu, Nghệ An để tưởng niệm, hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho 74 Tử sĩ Hải quân VNCH và các chiến sĩ, các ngư dân đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trước Thánh lễ anh chị em đã ra bờ biển xã Diễn Thành, dặt vòng hoa hướng về Biển Đông, Cầu nguyện và tưởng niệm tất cả các chiến sĩ và Ngư dân đã hi sinh vì tinh thần bảo vệ biển đảo Việt Nam từ trước tới nay.
Trong thánh lễ, Linh mục JB Đinh Công Đoàn chia sẻ: “Không riêng gì 74 chiến sĩ Hải quân thuộc quân lực VNCH mà còn nhiều chiến sĩ, nhiều ngư dân vô danh khác đã anh dũng hi sinh vì chủ quyền Biển đảo Việt Nam. Thân xác của họ, máu của họ đã hòa vào nước biển đông là những chứng tích hùng hồn để nói lên rằng Trường sa và Hoàng sa là của Việt Nam. Không chỉ người Công Giáo mà Phật giáo Việt nam cũng vậy, nhiều lần, nhiều nơi họ đã tổ chức cầu siêu cho các Sĩ tử ấy… Riêng người Công giáo Việt Nam việc xin lễ, dâng lễ và cầu nguyện cho các chiến sĩ hải quân, các ngư dân cách nào đó đã chết ở Biển đông là bổn phận của người Công giáo. Vì sao?Bởi vì người Công giáo tốt rước hết phải là một công dân tốt, một công dân sống có trách nhiệm tích cực với quê hương, đất nước Việt Nam Thân yêu này…”

10933120_601755489970594_1530126681_n

Ước mong rằng việc tưởng nhớ, việc tri ân và tôn vinh các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo Việt Nam là việc làm cần quảng bá rộng rãi nhằm khích lệ tinh thần người dân Việt Nam hôm nay. Chính Thủ Tướng chính phủ cũng đã công khai kêu gọi “toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền.” Tiếc rằng vẫn còn những nhóm người vì lợi ích cá nhân nên đã cấm cản người dân Việt Nam bày tỏ tinh thần yêu nước, tinh thần biết ơn các chiến sĩ hải quân đã hi sinh vì Chủ quyền Biển đảo Việt Nam.
Thánh lễ và buổi gặp mặt tưởng niệm niệm các Tử sĩ Hải quân VNCH và các liệt sĩ Hải quân Việt Nam đã kết thúc lúc 18h ngày 18/01/2015

Pv. VRNs – Vinh