httpv://www.youtube.com/watch?v=tjGR0OGs81c&feature=youtu.be
100 Côn đồ bẻ nát Thánh giá ở Đan viện Thiên An – Huế | © Official RFA Video
httpv://www.youtube.com/watch?v=tjGR0OGs81c&feature=youtu.be
100 Côn đồ bẻ nát Thánh giá ở Đan viện Thiên An – Huế | © Official RFA Video
Người Việt Nam chừng như không quan tâm lắm đến chuyện tập thể dục, đặc biệt là đi bộ hay chạy bộ để gọi là vận động thân thể và giữ gìn sức khỏe, là kết quả một cuộc thăm dò của chuyên gia đại học Stanford ở Hoa Kỳ.
Nói một cách cụ thể thì mỗi ngày một người Việt Nam nếu có chạy thì chỉ 3.600 bước là cùng, trong lúc tiêu chuẩn trung bình toàn cầu là 5.000 bước/ngày. Vẫn theo kết quả khảo sát này, người Hồng Kong chịu chạy bộ ngoài trời nhất với 6.800 bước /ngày.
Đây là một chương trình khảo sát mới nhất với hơn 700.000 người của hơn 100 quốc gia có thói quen tập thể dục bằng cách chạy bộ hay thực hiện những thao tác gọi là vận động thân thể.
Giáo sư Scott Delp, một trong các chuyên gia phụ trách cuôc khảo sát, cho biết đây là một chương trình thăm dò sâu rộng và lớn nhất trước nay về sự vận động của con người, từ đó phát hiện nhiều kết quả đáng lưu ý về việc tăng cường sức khỏe, sự quan tâm luyện tập của người dân các nước hầu bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho mình.
Được hỏi có phải người Việt Nam không thích đi bộ tập thể dục mà nếu có thì số người thực hành rất ít, chị Quyên. Một doanh nhân trẻ ở Sài Gòn, xác nhận:
Cái đó cũng đúng thôi, bây giờ nhìn ở Sài Gòn đi, bước ra đường thấy xe cộ quá chừng luôn, khói bụi đủ thứ nên người ta không thích đi bộ. Đường xá vĩa hè cũng không dành cho người đi bộ nữa. Hiện nay là có những phòng tập gym, vô đó đi bộ là họ đi trên máy, chứ đường phố khói bụi ô nhiễm quá chừng người Sài Gòn không exercise không tập thể dục không thích đi bộ ở ngoài. Nhưng mà ở Hà Nội thì họ vận động ngoài trời nhiều lắm.
Theo chị Quyên thì không thể dựa trên kết quả khảo sát của viện đại học Stanford mà kết luận là người Việt Nam lười đi bộ thể dục được:
Tại vì em không ngồi một chỗ, không ngồi văn phòng, em làm công chuyện hàng ngày cũng là một hình thức exercise rồi. Ý em nói mỗi một người có cách vận động khác nhau, giống như buổi sáng có người vô công viên tập thể dục, có người đi làm về thì họ vô phòng gym họ tập.
Đối với bác sĩ Nguyễn Đang Phấn, từ bệnh viện Vì Dân, đại đa số người Việt Nam không thích tập thể dục:
Theo tôi nhận định người Việt Nam mình không thích tập thể dục là đúng, nói chung đại đa số không thích tập thể dục theo cái nghĩa chạy bộ đâu. Người mình nghĩ rằng khi lao động tay chân, cuốc đất, lau nhà là tập thể dục rồi. Đa số không có ra sân để tập đâu, Sài Gòn đường phố khúc khuỷu gập ghềnh, ít người tham gia đi bộ thể dục ở thành phố.
Một điểm đáng lưu ý trong bản kết quả khảo sát về tỷ lệ người đi bộ thể dục trên thế giới mà người mình về sau chót là dù rằng một ngày chỉ sải bộ vài bước so với người phương tây nhưng tỷ lệ người bị béo phì ở Việt Nam có thể nói là thấp nhất thế giới.
Như vậy là chế độ dinh dưỡng ăn uống của Việt Nam mình không giống ở nước ngoài.
Đó là kết luận của chị Quyên, còn theo chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Patin ở Sài Gòn, anh Nguyễn Thiên Kha, chuyện đi bộ thể dục ít và chuyện béo phí gần như không mấy liên quan đến nhau, ít nhất là ở Việt Nam:
Việt Nam mình uống nước ngọt ít, ít ăn đồ béo, điều kiện thời tiết của Việt Nam mình nóng, khí hậu nhiệt đới, chỉ cần đi bộ bằng 1/3 người ta thôi là vả mồ hôi ra nhiều, đâu có mập được.
Tuy nhiên theo anh Nguyễn Hồng Ánh, một cư dân Hà Nội, đúng là tỷ lệ béo phí ở Việt Nam không cao, nhưng điều phải lưu ý là:
Nhưng mà chỉ số của bên các cơ quan dinh dưỡng của chính phủ thì luôn cảnh báo tỷ lệ béo phì của trẻ em Việt Nam đang tăng nhanh, đó là thông tin chính thống trên báo đài trên truyền thông, căn cứ theo đó mà mình để ý thôi.
Chính vì thế, theo anh Nguyễn Hồng Ánh, cần khuyến khích người trẻ trong nước đi bộ thể dục như một cách giữ sức khỏe tốt và thân thể tráng kiện.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn đồng tình với ý kiến này:
Người Việt Nam mình nói chung ăn cơm ăn rau, ít thịt, vấn đề đạm cũng yếu, sự đem calori vào cơ thể theo tôi chưa có nhiều. Đó là những yếu tố góp phần vào việc mình không bị béo phì. Chỉ có trẻ thanh phố nó ăn kẹo nhiều, uống sửa nhiều thì nó to mập. Nói chung tính đổ đồng người Việt Nam mình không mập nhất là ở nông thôn lại càng không mập phì.
Kết quả khảo sát của đại học Stanford còn nêu ra hiện tượng gọi là mất quân bình trong hoạt động thể duc thể thao giữa người nam giới và nữ giới, không loại trừ những yếu tố phụ nhưng quan trọng như giàu nghèo, sự khác nhau giữa người thích tập thể dục và người làm biếng thường không muốn hoạt động. Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn cho rằng điều này cũng xảy ra ở Việt Nam:
Việt Nam thì tôi lại muốn nói thế này, người hiểu biết được nghe, được đọc sách báo, được nhắc nhở nhiều thì tỷ lệ người đó có tham gia vào luyện tập bài bản nhiều hơn. Còn những người gọi là đầu tắt mặt tối, mở mắt ra là phải kiếm sống dù thanh thị hay thôn quê, nhất là bây giờ tỷ lệ công nhân nhập cư vào thành phố mà nói rằng họ sáng sớm ra chạy bộ ở công viên nào đó thì đừng có hòng. Sáng sớm bảnh mắt ra thì ăn ngay một cái bánh lót dạ rồi chạy vào nhà máy để làm ngay thôi, tập thể dục kiểu chạy bộ quanh chùa, nhà thờ hay công viên thì chẳng ai biết gì.
Theo giáo sư Jure Leskovec, cũng là một trong các chuyên gia thuộc toán khảo sát tại đại học Stanford, càng ít tập thể dục, ít đi bộ và ít hoạt động chừng nào thì nguy cơ béo phì càng nhiều chừng đó. Vẫn theo lời ông, phụ nữ làm biếng hoạt động dễ bị phì mập hơn là nam giới.
NỖI NIỀM …
Thuở nào áo trắng lao xao…
Thuở nào ngọn tóc thơm màu mạ non…
Thuở nào sợi nắng hoe tròn…
Thuở nào môi thắm làm mòn mắt ai…
Thuở nào gió ngủ trên vai…
Thuở nào ai đứng chờ ai một mình…
Thuở nào xinh lại càng xinh…
Thuở nào má đỏ cho tình thêm say…
Thuở nào e ấp bàn tay…
Thuở nào bối rối , mây bay ngang trời…
Thuở nào gió hôn lã lơi…
Thuở nào yêu tiếng à ơi , chuyện tình…
Bây giờ ngày tháng lặng thinh…
Bây giờ chỉ có riêng mình với ta…
Bây giờ gió lạnh , mưa sa…
Bây giờ mây xám về qua cuộc đời!!!!
Tân Phú 17.07.2017
Cô Sương Quỳnh bị đánh ở quận 2 sau khi đi dự Lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba ở Q7, Sài Gòn về.
Cô Sương Quỳnh kể lại “Mới đầu tưởng là cướp”
“Và họ đánh vào đầu tôi, nhưng do có mũ bảo hiểm, tôi cũng bất ngờ. Mới đầu tôi cũng nghĩ là cướp, nhưng họ không đụng chạm gì đến xe của tôi cả… Nhưng xung quanh đấy người dân thấy tôi la như thế mà thấy chỉ có một mình tôi, nên họ xông ra cũng rất nhiều, có bốn, năm người họ mang gạch, ngói họ xông vào đánh mấy người kia… Thậm chí lúc ấy có người còn mang cả gậy gộc ra.
‘Lúc ấy tôi nghe thấy nói ‘Nhầm rồi, nhầm rồi, bọn tôi là Công an! Tôi là An ninh, bọn tôi đánh phản động!’ Nhưng người dân họ bất kể, họ không tin, họ vẫn xông vào họ đánh và đánh nhau rất là kinh khủng. Lúc ấy là người dân với cả (nhóm tấn công), và tôi không biết nhóm nào vào nhóm nào, họ đánh nhau.
“Lúc ấy tôi thấy lôi cả kiếm, cả gậy gộc ra, sau khi người dân họ túa ra họ lấy gậy gộc, đá nện… thì đám (tấn công) đó mới nhảy lên xe, hơn một chục người, họ lên xe và đi mất và tôi có nhìn thấy một người mà tôi rất quen mặt mặc áo đỏ, mà tôi cho đấy là an ninh thường xuyên theo dõi tôi, an ninh của Quận”.
Một nền giáo dục “mất dạy”
(Tôi xin lỗi vì từ “mất dạy” nếu có ai đó cũng cảm thấy bị xúc phạm)
Lâu lâu ra Hà Nội, anh em hay gặp nhau uống bia hơi và nói đủ thứ chuyện trên đời. Lần này cũng vậy, chúng tôi đang ngồi với nhau, thì có thêm một vị là bạn của một người trong nhóm đến sau. Vị này được giới thiệu tên C. là Giáo sư, Tiến sĩ, cả hai vợ chồng đều học ở Nga về.
Sau cái màn giới thiệu, chào hỏi nhau, biết tôi là người miền Nam ra, vị GS này lên tiếng: “Tôi thấy chế độ Việt Nam cộng hòa của thằng Diệm …”
Nghe đến đây tôi lớn tiếng ngắt lời vị GS này ngay (nguyên văn):
Tôi xin lỗi vì các anh lớn tuổi hơn tôi, nhưng tôi nói thẳng nhé, anh (vị GS) là một người mất dạy.
Bởi vì: Thứ nhất, ông Diệm là một người của lịch sử; Thứ hai, Ông đã từng đại diện cho một chính thể được thế giới công nhận; Thứ ba, dù sao Ông ta cũng lớn tuổi hơn anh, đáng bậc cha chú và đã mất. Vậy mà anh gọi ông Diệm bằng “thằng” thì đó là một sự xúc phạm, không những anh xúc phạm đến ông Diệm mà anh cho xúc phạm đến những người miền Nam thời VNCH, trong đó có tôi.
Nghe tôi lớn tiếng, các anh trong bàn nhậu can ngăn, vị GS thừa nhận mình sai và chính thức xin lỗi tôi. Sau đó các anh (đều trên 70 tuổi) mới nói chuyện về sự giáo dục của miền Bắc thời ấy: Không riêng gì ông Diệm, ông Thiệu mà cả Tổng thống Mỹ, người ta đều dạy cho học sinh phải gọi bằng “thằng”, đến bây giờ đôi khi nói chuyện với nhau theo thói quen vẫn gọi là “thằng Diệm”; chứ trong thâm tâm thì các anh ấy rất kính trọng ông Diệm.
Thì ra, các anh cũng chỉ là nạn nhân, các anh không “mất dạy”, mà do đã từng được đào tạo bởi cái nền giáo dục “mất dạy” !
Bài, ảnh: Fb Nhân Đỗ Thành
Võ Hồng Ly added 2 new photos.Follow
16.07.2017
Ta lặng bước bên cuộc đời huyên náo
Thương đồng bào, thương đồng đội gian truân
Vẫn chiến đấu vì quê hương yêu dấu
Cho đến ngày công lý phải thực thi !
Theo các bạn, chúng ta nên xây cầu hay xây tượng đài? Ảnh chụp tại bến đò Liên Hòa, Đức Liên, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
TỔNG THỐNG PARK CHUNG HEE:
“Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng.”
Với quyết tâm như vậy, Tổng thống Park Chung Hee đã đưa Hàn Quốc từ một nước nghèo đói trở thành một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.
NGUYỄN PHÚ TRỌNG: “Chống tham nhũng là ta chống ta”
Với quyết tâm như vậy, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo đói trở thành một nước nghèo đói hơn, nợ nần ngập đầu
ĐÚNG KHÔNG CÁC BẠN?
Tạp ghi Huy Phương
“Hãy giữ cho tôi những gì tôi yêu quý: cha mẹ, anh em, bạn bè và ngay cả kẻ thù của tôi, để không bao giờ tôi phải thấy, mùa hè không hoa đỏ thắm, cái lồng không chim, cái tổ không có con ong và cái nhà không con trẻ.” Victor Hugo (1802-1885)
Có người cảm thấy buổi sáng một mình cô đơn và buồn bã, nhưng theo tôi một mình buổi tối mới buồn thấm thía. Nhiều khi trên đường lái xe về nhà buổi chiều một mình, khi thấy trời đã bắt đầu tối, phố xá đã lên đèn, tôi bỗng tự hỏi, buồn biết bao nếu đêm nay không có một nơi để về, hay về một nơi hiu quạnh!
Biết bao người cô đơn, không gia đình, tối nay về nhà một mình, bật đèn, nhóm bếp sửa soạn cho bữa ăn tối, và trên bàn ăn chỉ có một mình. Không một tiếng nói, cũng không nghe một tiếng cười. Bữa ăn một mình trong một tiệm ăn đã buồn, nhưng còn có tiếng nói xôn xao, có sự hiện diện của mọi người chung quanh, có người hầu bàn bưng lại cho bạn ly cà phê nóng, nhưng tối nay trong căn phòng vắng vẻ này, bữa ăn một mình lặng lẽ, nỗi cô đơn như thấm đẫm vào lòng.
Và những kẻ không nhà, đang tìm một góc phố khuất gió, trải chiếc chăn ố vàng, cố tìm một giấc ngủ để ngày mai trở dậy, tiếp nối một ngày không có một niềm hy vọng.
Tôi có một người bạn là bác sĩ về hưu, ở New York, sắp xếp thời gian rỗi rảnh của anh để viếng thăm và an ủi thường trực những bệnh nhân cao niên đang ở trong “hospice hospital,” nghĩa là nơi an dưỡng cuối cùng, vì những bệnh nhân này không còn sống bao nhiêu ngày nữa. Một tuần, năm ngày, vào buổi sáng, anh đến thăm viếng, trò chuyện và tâm sự với bốn bệnh nhân, mỗi người nửa giờ, cho đến khi họ qua đời, thì anh lại tìm những bệnh nhân khác để thay thế vào.
Nghe anh trò chuyện và kể cho nghe những công việc làm của anh, vì đã có kinh nghiệm nằm dài ngày ở bệnh viện và trung tâm phục hồi (rehab center), tôi khuyên anh, thay vì sắp xếp thời gian đi thăm những người bệnh của anh vào buổi sáng, anh nên thay thời khóa biểu lại buổi chiều. Buổi sáng bệnh viện lúc nào cũng bận rộn, đông người, bác sĩ đi khám bệnh, y tá săn sóc, lấy máu, do nhiệt độ, y công vào phòng quét dọn, làm vệ sinh, nên bệnh nhân không thấy buồn. Nhưng vào buổi chiều thì rất vắng vẻ. Thời gian ở bệnh viện, tôi nhìn ra cửa, thấy nắng chiều nào cũng xuống bên kia dãy nhà đối diện, mặt trời xuống thấp dần, khuất sau những dãy nhà, rồi đến lúc trời tối hẳn. Đó là lúc nhớ nhà, nhớ vợ con nhất, nói chung là nhớ đến không khí ấm cúng sinh động của bầu không khí gia đình.
Rồi đêm xuống, đêm lúc nào cũng dài hơn ngày, nhất là những giờ thao thức!
Được trung tâm phục hồi cho tôi về nhà đúng chiều Ba Mươi Tết năm ấy, tôi mừng ứa nước mắt.
Tôi nghĩ đến những người già trong nhà dưỡng lão hay những “hospice,” những người rất ít có cơ hội được trở lại nhà như những bệnh nhân qua một thời gian điều trị trong bệnh viện. Đối với những người đã “lú lẫn,” nhớ nhớ, quên quên thì còn đỡ khổ, nhưng nếu còn minh mẫn, sáng suốt, những người này sẽ buồn biết bao! Bệnh nhân, ngoài sự cô đơn của một người tù, còn cái đau của thể xác.
Chúng ta đang sống trong một gia đình đông người, bỗng một hôm vì một lý do nào đó, gia đình đi du lịch, công tác hay về quê, để chúng ta phải sống một mình vài ngày trong một căn nhà rộng lớn, thử xem sự trống trải cô đơn là to lớn đến dường nào! Rồi còn những hoàn cảnh ly dị, hay người còn người mất, cô đơn luôn luôn là liều thuốc độc giết người:
“Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?”
Trong cuộc chuyện trò mới đây trên nhật báo Người Việt, người nhạc sĩ bát tuần, độc thân, nhạc sĩ Lam Phương cho biết bây giờ ông sống một mình, với gia đình người em. “Cuộc sống rất giản dị: tối ngủ, không thức khuya. Sáng thức sớm, rồi ăn uống, ngủ trưa. Cuộc đời có vậy thôi!” Nghe ông nói, tôi cũng thấy cuộc sống cuối đời của ông cũng có phần tẻ nhạt và chắc chắn là ông rất buồn.
Và ao ước cuối đời của ông là gì, “Có một người bạn để mình hủ hỉ những lúc buồn. Bạn gái! Thế thôi. Bạn thôi!” Đến tuổi này, ai cũng hiểu, ông Lam Phương không cần phải nói thêm hai chữ “bạn thôi!”
“Hủ hỉ” trong tiếng Việt có nghĩ là chung sống với nhau đầm ấm, sớm tối, vui buồn có nhau. Dù chỉ “hủ hỉ” mà không cần “hú hí” cũng đã vui rồi.
Vậy thì các bạn của tôi, đang có một ông chồng bất như ý hay có một bà vợ lắm lời, nhưng sống với nhau, ban đêm khi tối lửa tắt đèn, mùa Đông còn nghe hơi ấm của nhau, ban ngày còn nghe tiếng nói của nhau, dù khi nặng khi nhẹ, âm thanh có thể thay đổi, có khi giận dữ, ồn ào, nhưng như vậy là hạnh phúc rồi. Người bạn của tôi, ngày đó, khi nàng đã đành đoạn bỏ tổ ấm ra đi, chàng sợ cả tiếng điện thoại reo, sợ cả tiếng đồng hồ gõ giờ, và nhất là sợ buổi chiều, vì sau buổi chiều, đêm sẽ đến.
Ai cũng sẽ phải đến một ngày thia lia không còn chậu, và chậu cũng nhớ thia lia!
Nhan đề bài viết hôm nay của chúng tôi là “Buổi tối một mình!” Các ông, các bà cứ tưởng tượng đi, tối nay về nhà ăn tối một mình, lên giường một mình, thức giấc quờ tay sang bên cạnh, chỉ thấy một nửa chiếc giường rộng trống vắng. Không nghe ai nói cũng không nghe ai cười, và chắc chắn đêm nay sẽ là một đêm khó ngủ!
NHU CẦU PHẢI CHIA SẺ SỰ GIÀU CÓ
Chúng ta cần phải cho đi của cải của mình để có thể sống lành mạnh. Của cải tích trữ luôn luôn làm hủ bại những người khư khư giữ nó. Bất kỳ tặng vật nào không được chia sẻ đều sẽ lên men chua thối. Nếu chúng ta không quảng đại với những ơn ích của mình thì rồi chúng ta sẽ trở nên ghen tỵ trong cay đắng và cuối cùng là trở nên chua chát và đố kỵ.
Những châm ngôn trên đều nói lên cùng một lời cảnh báo là chúng ta chỉ có thể lành mạnh nếu biết chia sẻ của cải giàu có của mình với người khác. Điều này nhắc cho chúng ta biết mình phải biết trao tặng cho người nghèo, không phải vì lý do đơn giản là họ cần chúng, dù họ cần thật, nhưng là nếu không làm thế, chúng ta sẽ không thể sống lành mạnh được. Khi trao tặng cho người nghèo, thì đó là lúc chúng ta thực thi cả lòng nhân lẫn công lý, nhưng đó cũng mang lại lợi ích riêng lành mạnh cho mình, cụ thể chúng ta sẽ không sống lành mạnh hay hạnh phúc nếu không chia sẻ sự giàu có, dưới mọi hình thức, của chúng ta với người nghèo. Sự thật này ghi đậm bên trong cảm nghiệm của mỗi người và trong tất cả mọi truyền thống đức tin và đạo đức đích thực.
Ví dụ: Từ kinh nghiệm, chúng ta biết rằng khi trao tặng những gì mình có cho người khác, chúng ta cảm nghiệm được một niềm vui trong cuộc sống, còn khi ích kỷ thu tích hay canh giữ các sở hữu của mình thì chúng ta sẽ ngày càng lo lắng và bồn chồn đến hoang tưởng. Văn hóa của người da đỏ ở Mỹ luôn luôn đề cao nhận thức này, thể hiện trong lễ Potlatch của họ, nghĩa là dù họ tin rằng tất cả mọi người đều có quyền tư hữu, nhưng có một giới hạn thực tế cho mức độ tư hữu đó. Một khi tài sản của mình đạt đến một mức độ nhất định, chúng ta cần phải bắt đầu trao tặng nó đi, không phải vì người khác cần nó, nhưng vì sự lành mạnh và hạnh phúc của chúng ta sẽ bắt đầu lụi tàn nếu chúng ta cứ khư khư tích trữ tất cả của cải đó cho riêng mình.
Linh đạo Do Thái giáo cũng có quan niệm tương tự: Nhiều lần lặp đi lặp lại trong Thánh Kinh Do Thái, nói rằng khi một lãnh đạo tôn giáo hay một ngôn sứ nói cho dân Do Thái biết rằng họ là dân được chọn, là một quốc gia được chúc phúc đặc biệt, thì đều luôn luôn đi kèm lời nhắc nhở rằng, phúc lành này không chỉ cho riêng dân Do Thái mà thôi, nhưng là, qua họ, mà cho tất cả mọi dân trên mặt đất nữa. Trong linh đạo Do Thái, phúc lành luôn luôn là để tuôn đổ qua người nhận mà làm phong phú cho những người khác nữa. Đạo Hindu, Phật giáo, và Hồi giáo, theo cách riêng của mình, cũng xác nhận quan niệm này, cụ thể là chỉ khi trao tặng một số ơn ban của mình, chúng ta mới có thể giữ cho mình được lành mạnh.
Chúa Giêsu và Tin Mừng, tất nhiên cũng dạy chân lý này, hết lần này đến lần khác và không nhân nhượng. Ví dụ như trong Tin mừng theo thánh Luca, với lời dạy của Chúa Giêsu là con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời, Ngài cũng khen ngợi những người giàu biết sống quảng đại và chỉ lên án những người giàu bủn xỉn. Với thánh Luca, lòng quảng đại là mấu chốt để sống lành mạnh và là chìa khóa vào thiên đàng. Trong Tin Mừng theo thánh Matthêu, khi đưa ra các câu hỏi trong cuộc phán xét cuối cùng, Chúa Giêsu đã cho chúng ta một tiêu chuẩn trọn vẹn về những gì chúng ta phải trao ban cho người nghèo: Con có cho kẻ đói ăn? Con có cho kẻ khát uống? Con có cho kẻ trần truồng áo mặc? Cuối cùng, và thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa, trong chuyện bà góa bỏ hai đồng cuối cùng của mình vào hòm tiền, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta không chỉ đem cho người nghèo những của dư thừa, nhưng là cho những gì là thiết yếu sinh nhai của chúng ta. Các Tin Mừng và trọn cả Thánh Kinh đều mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi chúng phải trao tặng cho người nghèo, không phải vì họ cần của từ thiện của chúng ta, dù họ cần thật, nhưng là vì trao tặng là cách duy nhất để chúng ta giữ mình được lành mạnh.
Chúng ta cũng thấy cùng một thông điệp này, kiên quyết và lặp đi lặp lại, trong huấn giáo xã hội của Giáo hội Công giáo.
Từ Tông thư Tân Sự (Rerum Novarum) của giáo hoàng Lêô XIII năm 1891, cho đến tông thư Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium) mới đây của giáo hoàng Phanxicô, chúng ta đều nghe cùng một điệp khúc. Trong khi chúng ta có quyền về mặt luân lý để tư hữu, thì quyền đó không phải là tuyệt đối và nó chịu ảnh hưởng bởi một số điều khác, cụ thể là, chúng ta chỉ có quyền dư dả khi tất cả mọi người khác đều có được những gì thiết yếu cho cuộc sống. Vì thế, khi nhìn đến người nghèo luôn luôn phải đi kèm với nhìn lại của dư dả của chúng ta. Hơn nữa, Huấn giáo Xã hội Công giáo cũng cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa tạo thành địa cầu cho tất cả mọi người và sự thật này cũng giới hạn cách chúng ta xác định những gì thực sự là của sở hữu riêng của mình. Nói cho đúng, chúng ta là những người quản lý của cải của mình, hơn là chủ nhân của chúng. Và tất nhiên, ẩn bên trong tất cả những điều này là một nhận thức rằng chúng ta có thể sống đạo đức và lành mạnh chỉ khi biết đặt quyền tư hữu của mình liên đới với bức tranh lớn hơn bao gồm cả những người nghèo nữa.
Chúng ta, luôn luôn, cần phải cho đi của cải của mình để có thể sống lành mạnh. Người nghèo cần chúng ta, nhưng chúng ta cũng cần họ nữa. Và như Chúa Giêsu đã nói rất rõ ràng rằng chúng ta sẽ được phán xét dựa theo những gì đã làm với người nghèo, thì như thế họ chính là giấy thông hành cho chúng ta vào thiên đàng. Và họ cũng là giấy thông hành cho chúng ta có được sự lành mạnh. Sự lành mạnh của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta chia sẻ của sung túc của mình như thế nào.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
****************************** ********
Lạy Chúa Giêsu,
Giữa một thế giới
chạy theo tiện nghi, hưởng thụ,
xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,
xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con cảm được
cơn đói đang giày vò bao người,
xin cho con nghe được lời mời của Chúa:
“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám trao
tất cả những gì chúng con có cho Chúa,
để Chúa trao tất cả những gì Chúa có
cho chúng con và cho tất cả nhân loại.
Một người có chút lương tri không thể nào có những câu nói, vùa ngu dốt, vừa ngược ngạo, vừa vô liêm sỉ như những người cộng sản hôm nay:
-“Đào mộ tổ tiên của tôi thì được, nhưng giật đổ tượng Lê-nin là thiếu văn hóa.” (Tiến Sĩ Vũ Minh Giang – Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
-“Từ ngày còn bé, tôi đã được học, Hoàng Sa, trường Sa là của Trung Quốc rồi.” (Giáo Sư Nông Lập Phu)
-“Xin đừng vì vài cái đảo nhỏ ở Biển Đông mà làm mất đi tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, bởi nếu không có đảng Cộng Sản Trung Quốc chống lưng, đảng ta sẽ không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay. (Võ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND Quảng Ninh.)
Tiến Sĩ Alan Phan, người có kinh nghiệm với xã hội Trung Quốc dưới thời Cộng Sản, đã nêu lên những hình ảnh thiếu lương tri của đất nước này, và Việt Nam là một bản sao tuyệt hảo:
-Trung Quốc có bao nhiêu giáo sư đại học “luồn cúi quyền lực” hoặc “tham lợi bán điểm?”
-Có bao nhiêu người làm nghề chữ nghĩa vì chút tiền mà đưa tin giả, tô vẽ hỗ trợ bọn tham quan?
-Có bao nhiêu “nhà văn” viết tiểu sử cho lũ sâu mọt quốc gia?
-Có bao nhiêu “nhân sĩ nổi tiếng” vì áo quan đung đưa trước mắt mà vứt bỏ nguyên tắc?
-Có bao nhiêu kẻ biên soạn cái gọi là “Sổ tay danh nhân,” “Sổ tay nghệ thuật gia?”
– Có bao nhiêu thầy thuốc làm nghề “môi giới dược phẩm?”
– Có bao nhiêu thầy cô tìm mọi cách đào tiền trong túi học trò?
– Có bao nhiêu “nhà kinh tế học” vì “tiền thưởng” của bọn tài phiệt mà đứng trên danh nghĩa chức vị uy quyền nói ra những lời lẽ hoang đường?
– Có bao nhiêu tên lưu manh văn hóa biến bọn trùm xã hội đen thành doanh nhân?
http://www.nguoi-viet.com/…/a-lo-luong-tri-co-nghe-toi-ro-…/
Lương tri là gì? Có lương tri không? Lương tri ở đâu? Ai là người đứng ra kêu gọi lương tri? Để tôi ra đường bắc loa gọi lớn tìm lương tri về, vì đất nước này, lương tri đi vắng đã lâu: “A lô! Lương tri nghe tôi rõ không? Có người đang kêu gọi lương tri!”
…
“Bảo vệ chủ quyền không phải hô hào thật to, kích động chỗ này chỗ kia. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào, nhưng những người đó làm gì, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Họ chưa làm gì cả, họ chỉ nói và kích động các phần tử, làm cho rối hình hình. Giữ chủ quyền biển đảo là phải giữ được môi trường hoà bình và trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế”.
www.nhanquyenvn.com/…/xa-hoi-dan-su-phat-cuong-vi-phat-bieu…
“Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi.
m.soha.vn/…/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-da…