Venezuela trưng cầu dân ý, 98% chống TT Maduro

Venezuela trưng cầu dân ý, 98% chống TT Maduro 


Những người ủng hộ Phe đối lập Venezuela
Những người ủng hộ Phe đối lập Venezuela

Cử tri trả lời ba câu hỏi và với tỷ lệ phiếu áp đảo, bác bỏ đề xuất thành lập cơ quan lập pháp cấp cao mới, kêu gọi quân đội bảo vệ hiến pháp hiện hữu, đồng thời ủng hộ việc tổ chức bầu cử trước khi ông Maduro kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2019.

Cử tri Dioinisio Espinoza ở thủ đô Caracas nói:

“Tôi đến đây vì lương tâm, trách nhiệm công dân thôi thúc. Và đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy người dân không hài lòng. Ở cấp độ quốc tế, ở bất kỳ quốc gia nào có quyền bầu cử, dù ai đang cầm quyền, thì quyền lực vẫn trong tay của người dân. Đây là sự thay đổi mà mọi người trông đợi, tất cả chúng tôi đến đây để thực hiện điều đó.”

Nhiều tay súng di chuyển trên xe gắn máy đã nổ súng vào một nhóm cử tri tại thủ đô Caracas khi họ bỏ phiếu hôm Chủ nhật, giết chết một phụ nữ khoảng 60 tuổi và làm bị thương 3 người khác.

Phe đối lập đổ lỗi cuộc tấn công bên ngoài nhà thờ ở một trong các quận nghèo của thủ đô Caracas, là do các thành phần “bán quân sự” ủng hộ chính quyền thực hiện. Một tuyên bố của phe đối lập nói họ cảm thấy “đau đớn” về vụ nổ súng này.

Việc năng lượng giảm giá trên toàn cầu cùng với nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền đã phá hủy nền kinh tế giàu tài nguyên dầu hỏa của Venezuela, khiến hàng triệu người phải chật vật xoay sở để thỏa đáng các nhu cầu căn bản. Khoảng 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra hầu như hàng ngày trong vài tháng qua.

TT Nicolas Maduro

TT Nicolas Maduro

Ông Maduro bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật, ông nói cuộc biểu quyết này vi hiến và ông tiếp tục vận động ủng hộ cuộc bỏ phiếu ngày 30/7 sắp tới để thành lập một quốc hội có thẩm quyền viết lại hiến pháp và giải thể các cơ quan nhà nước.

Ông Maduro nói thay đổi hiến pháp là cách duy nhất để đưa Venezuela thoát cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng. Ông Maduro kêu gọi phe đối lập bắt đầu thực hiện một vòng hòa đàm mới.

Tuy nhiên, phe đối lập nói rằng quốc hội mới này sẽ được dàn xếp một cách gian lận để có lợi cho ông Maduro. Phe đối lập nói việc soạn lại hiến pháp không có ý nghĩa gì, đây chỉ là một âm mưu của ông Maduro để biến Venezuela thành một chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa và triệt tiêu những tiếng nói bất đồng.

Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc

 Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc

 
Lưu Hiểu Ba * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch – Ngày nay có hơn 100 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu lại vừa ghét nó. Một mặt, internet là công cụ để kiếm tiền. Mặt khác, chuyên chính cộng sản lại sợ tự do ngôn luận.
Internet đã hồi sinh những tư tưởng trong lòng người Trung Quốc. Điều này gây lo ngại cho chính quyền nên họ chú trọng rất nhiều đến việc kiểm duyệt internet nhằm cố gắng duy trì sự kiểm soát về tư tưởng.
Vào tháng Mười năm 1999 tôi về nhà sau khi mãn hạn ba năm tù. Trong nhà có chiếc máy tính và hầu như bạn bè ai đến thăm cũng đều khuyên tôi nên dùng nó. Tôi thử một vài lần nhưng lòng cảm thấy mình chẳng viết được điều gì khi ngồi trước một chiếc máy vô tri cho nên tôi cứ đòi viết bằng bút máy thường. Dần dần, dưới sự thuyết phục kiên nhẫn và chỉ dẫn của bạn bè, tôi bắt đầu làm quen với máy tính và giờ thì không tài nào dứt ra nổi. Là người sống bằng cây bút, và là người tham gia phong trào dân chủ năm 1989, tôi thật khó mà diễn tả lòng biết ơn của mình đối với internet.
Bài viết đầu tiên của tôi trên máy tính mất đến cả tuần lễ khiến nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc dở chừng. Song nhờ sự khích lệ của bạn bè, cuối cùng tôi cũng viết xong. Lần đầu tiên, tôi gởi bài đi qua điện thư. Chỉ vài giờ sau tôi nhận thư trả lời từ người biên tập. Qua điều này tôi ý thức được sự kỳ diệu của internet.
Do sự kiểm duyệt ở trong nước, các bài viết của tôi chỉ có thể được đăng ở nước ngoài. Trước kia khi chưa dùng máy tính, các bài viết tay của tôi thường khó sửa và cái giá gởi bài đi thường cao. Để tránh cho các bài viết khỏi bị đón chặn, tôi thường đi từ phía tây của thành phố đến phía đông nơi tôi có người bạn nước ngoài có máy fax.
Internet giúp ta tiếp cận thông tin, liên lạc với thế giới bên ngoài và gởi bài cho các cơ quan truyền thông ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tựa như một cỗ máy thần kỳ, nó làm cho các bài viết của tôi tuôn trào ra dễ dàng như ta lấy nước từ giếng lên. Internet là một kênh thông tin mà các nhà độc tài Trung Quốc không thể nào kiểm duyệt hoàn toàn được, cho phép người dân lên tiếng và liên lạc, và nó tạo ra một diễn đàn cho sự tổ chức tự phát.
Những thư ngỏ kèm chữ ký của các cá nhân hay của tập thể là một cách quan trọng đối với người dân để chống lại chế độ độc tài và đấu tranh cho tự do. Thư ngỏ của Vaclav Havel gởi cho nhà độc tài Tiệp Khắc Husak là một trường hợp tiêu biểu của sự phản kháng dân sự đối với chế độ độc tài.
Phương Lệ Chi, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã viết một thư ngỏ gởi Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, để yêu cầu thả người tù chính trị Ngụy Kinh Sinh. Sau thư ngỏ này còn có hai thư ngỏ khác, được ký bởi 33 và 45 người. Ba thư ngỏ này được xem như là khúc dạo đầu cho phong trào dân chủ năm 1989, là lúc khi các thư ngỏ xuất hiện nhiều như măng mọc sau cơn mưa để ủng hộ các sinh viên biểu tình.
Vào thời đó việc tổ chức viết một thư ngỏ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nào là phải chuẩn bị trước cả tháng trời, rồi phải tìm ra các người tổ chức để họ đi tìm mọi người. Chúng tôi bàn luận về nội dung lá thư, về câu chữ, thời điểm, rồi phải mất đến vài ngày mới đạt đến sự nhất trí chung. Sau đó chúng tôi phải lặn lội đi tìm nơi để đánh máy lá thư ngỏ đã chép tay sẵn và rồi sao ra một vài bản. Sau khi đọc sửa thư xong đến chuyện mất thời gian nhất là đi thu thập các chữ ký. Vì chính quyền đang nghe lén điện thoại của các người nhạy cảm, chúng tôi phải đạp xe đi tỏa ra khắp hướng của Bắc Kinh.
Trong thời đại không có internet, thật chẳng có cách nào thu thập được chữ ký của vài trăm người, và cũng chẳng có thể nào phổ biến rộng rãi nhanh chóng tin tức ra khắp thế giới. Vào thời đó, tầm ảnh hưởng và sự tham gia trong các cuộc vận động viết thư cũng rất hạn chế. Chúng tôi làm việc ròng rã trong nhiều ngày song cuối cùng chỉ có được mấy chục người ký tên. Các phong trào viết thư trong thời đại mới này đã đạt được sự tiến bộ đáng kể và bất ngờ.
Sự dễ dàng, tính chất công khai, và tự do của internet đã khiến công luận trở nên rất sôi động trong những năm gần đây. Chính quyền có thể kiểm soát báo chí và truyền hình, nhưng nó không thể kiểm soát internet. Chính quyền hiện nay phải công bố thông tin và các viên chức có thể phải xin lỗi công khai.
Viên chức cấp cao đầu tiên xin lỗi diễn ra trong năm 2001 khi Chu Dung Cơ, lúc đó là thủ tướng, đã xin lỗi về một vụ nổ tại một trường học đã khiến 41 người thiệt mạng. Đồng thời, dưới tác động của dư luận trên mạng, nhà cầm quyền phải trừng phạt các viên chức vì đã để xảy ra bệnh dịch SARS, các tai nạn hầm mỏ và vụ ô nhiễm sông Tùng Hoa.
Internet có khả năng phi thường là tạo ra các ngôi sao. Không chỉ nó tạo ra các ngôi sao giải trí, mà nó cũng tạo ra “các anh hùng nói thật”. Nó cho phép một thế hệ trí thức mới xuất hiện và tạo ra những anh hùng dân gian chẳng hạn như bác sĩ quân y Tưởng Ngạn Vĩnh (là người công khai cảnh báo về mối đe dọa của bệnh dịch SARS và buộc chính quyền phải hành động).
Những người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa nói rằng mặc dù những người Trung Quốc không có ý thức nào về tôn giáo, đức Chúa của họ nhất định không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc đang gánh chịu đau khổ. Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quốc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.
Nguồn: 
Bản tiếng Việt:

Hôn nhân bất thành, cô dâu dành trọn tiệc cưới cho người vô gia cư

Hôn nhân bất thành, cô dâu dành trọn tiệc cưới cho người vô gia cư

Những người vô gia cư bất ngờ được mời dự bữa ăn của ‘trái tim tan nát’ Sarah Cummins vì hôn nhân bất thành. (Hình: Kelly Wilkinson/The Indianapolis Star via AP)

CARMEL, Indiana (NV) – Một phụ nữ Mỹ do hôn nhân bất thành đã quyết định dành trọn buổi tiệc cưới trị giá $30,000 cho người vô gia cư thay vì bỏ phí vì không được hoàn lại đồng nào.

Theo BBC News, cô Sarah Cummins, 25 tuổi, từng đặt trước tại trung tâm tổ chức tiệc cưới Ritz Charles ở Carmel, Indiana, và chấp nhận điều kiện không được lấy lại tiền nếu đổi ý.

Do điều kiện này, cô Cummins quyết định liên lạc với các khu tạm cư của người vô gia cư trong khu vực và đưa những người vô gia cư bằng xe buýt đến dự buổi tiệc tối Thứ Bảy với 170 chỗ ngồi.

Các cơ sở kinh doanh địa phương cũng góp phần trong việc tặng áo quần để những người vô gia cư có thể đến dự tiệc.

Một người vô gia cư tên Charlie Allen nói: “Đối với tất cả chúng tôi, đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở cho chúng tôi những gì chúng tôi đã từng có.”

Cô Cummins không cho biết lý do phải hủy bỏ đám cưới nhưng kể rằng cô cảm thấy tan nát cõi lòng. Cô phải gọi điện thoại báo tin cho mọi người, khóc, xin lỗi, rồi bắt đầu thấy đau lòng trước việc phải đem vứt hết thức ăn dành cho tiệc cưới.

Ông Logan Araujo, người chồng hụt của cô Cummins và cũng là người san sẻ phần lớn chi phí, cho biết ông cũng đồng ý với cách giải quyết của cô.

Một số người trong gia đình cô Cummins cùng đến tham dự tiệc với người vô gia cư, kể cả ba cô phụ dâu.

Thực đơn gồm các món, gà nấu với atisô kèm nước sốt rượu vang Chardonnay, món khai vị bruscetta nướng dòn với tỏi của Ý, trên có rưới dầu olive và muối, và dĩ nhiên có thêm bánh cưới.

Về phần tuần trăng mật, thay vì đi với chồng mới cưới, cô Cummins sẽ cùng mẹ đi chơi ở Cộng Hòa Dominica. (TP)

Nghiên cứu mới: Người Việt Nam lười vận động

Nghiên cứu mới: Người Việt Nam lười vận động

Thanh Trúc, RFA
2017-07-16
Chạy trên vỉa hè trong ngày trời nắng

Chạy trên vỉa hè trong ngày trời nắng

 AFP
 
Việt Nam nằm trong hàng ngũ các dân tộc lười tập thể dục nhất thế giới nhưng lại có chỉ số người béo phì thấp nhất thế giới. Đây là kết quả cuộc khảo sát do các chuyên gia sức khỏe đại học Stanford ở Hoa Kỳ thực hiện.

Người Việt Nam chừng như không quan tâm lắm đến chuyện tập thể dục, đặc biệt là đi bộ hay chạy bộ để gọi là vận động thân thể và giữ gìn sức khỏe, là kết quả một cuộc thăm dò của chuyên gia đại học Stanford ở Hoa Kỳ.

Nói một cách cụ thể thì mỗi ngày một người Việt Nam nếu có chạy thì chỉ 3.600 bước là cùng, trong lúc tiêu chuẩn  trung bình toàn cầu là 5.000 bước/ngày. Vẫn theo kết quả khảo sát này, người Hồng Kong chịu chạy bộ ngoài trời nhất với 6.800 bước /ngày.

Đây là một chương trình khảo sát mới nhất  với hơn 700.000 người của hơn 100 quốc gia có thói quen tập thể dục bằng cách chạy bộ hay thực hiện những thao tác gọi là vận động thân thể.

Giáo sư Scott Delp, một trong các chuyên gia phụ trách cuôc khảo sát,  cho biết đây là một chương trình thăm dò sâu rộng và  lớn nhất trước nay về sự vận động của con người, từ đó phát hiện nhiều kết quả đáng lưu ý về việc tăng cường sức khỏe, sự quan tâm luyện tập của người dân các nước hầu bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho mình.

Được hỏi có phải người Việt  Nam không thích đi bộ tập thể dục  mà nếu có thì số người thực hành rất ít, chị Quyên. Một doanh nhân trẻ ở Sài Gòn, xác nhận:

Cái đó cũng đúng thôi, bây giờ nhìn ở Sài Gòn đi, bước ra đường thấy xe cộ quá chừng luôn, khói bụi đủ thứ nên người ta không thích đi bộ. Đường xá vĩa hè cũng không dành cho người đi bộ nữa. Hiện nay là có những phòng tập gym, vô đó đi bộ là họ đi trên máy, chứ đường phố khói bụi ô nhiễm quá chừng người Sài Gòn không exercise không tập thể dục không thích  đi bộ ở ngoài. Nhưng mà ở Hà Nội thì họ  vận động ngoài trời nhiều lắm.

Theo chị Quyên thì không thể dựa trên kết quả khảo sát của viện đại học Stanford mà kết luận là người Việt Nam lười đi bộ thể dục được:

Tại vì em không ngồi một chỗ, không ngồi văn phòng, em làm công chuyện hàng ngày cũng là một hình thức exercise rồi. Ý em nói mỗi một người có cách vận động khác nhau, giống như buổi sáng có người vô công viên tập thể dục, có người đi làm về thì họ vô phòng gym họ tập.

Đối với bác sĩ Nguyễn Đang Phấn, từ bệnh viện Vì Dân, đại đa số người Việt Nam không thích tập thể dục:

Theo tôi  nhận định người Việt Nam mình không thích tập thể dục là đúng, nói  chung đại đa số không thích tập thể dục theo cái nghĩa chạy bộ đâu. Người mình nghĩ rằng khi lao động tay chân, cuốc đất, lau nhà là tập thể dục rồi. Đa số không có ra sân để tập đâu, Sài Gòn đường phố khúc khuỷu gập ghềnh, ít người tham gia đi bộ thể dục ở thành phố.

Một điểm đáng lưu ý trong bản kết quả khảo sát về tỷ lệ người đi bộ thể dục trên thế giới mà người mình về sau chót là dù rằng một ngày chỉ sải bộ vài bước so với người phương  tây nhưng tỷ lệ người bị béo phì ở Việt Nam có thể nói là thấp nhất thế giới.

Như vậy là chế độ dinh dưỡng ăn uống của Việt Nam mình không giống ở nước ngoài.

Đó là kết luận của chị Quyên, còn theo chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Patin ở Sài Gòn, anh Nguyễn Thiên Kha, chuyện đi bộ thể dục ít và chuyện béo phí gần như không mấy liên quan đến nhau, ít nhất là ở Việt Nam:

Việt Nam mình uống nước ngọt ít, ít ăn đồ béo, điều  kiện thời tiết của Việt Nam mình nóng, khí hậu nhiệt đới, chỉ cần đi bộ bằng 1/3 người ta thôi là vả mồ hôi ra nhiều, đâu có mập được.

Tuy nhiên theo anh Nguyễn Hồng Ánh, một cư dân Hà Nội, đúng là tỷ lệ béo phí ở Việt Nam không cao, nhưng điều phải lưu ý là:

Nhưng mà chỉ số của bên các cơ quan dinh dưỡng của chính phủ thì luôn cảnh báo tỷ lệ béo phì của trẻ em Việt Nam đang tăng nhanh, đó là thông tin chính thống trên báo đài trên truyền thông, căn cứ theo đó mà mình để ý thôi.

Chính vì thế, theo anh Nguyễn Hồng Ánh, cần khuyến khích người trẻ trong nước đi bộ thể dục như một cách giữ sức khỏe tốt và thân thể tráng kiện.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn đồng tình với ý kiến này:

Người Việt Nam mình nói chung ăn cơm ăn rau, ít thịt, vấn đề đạm cũng yếu, sự đem calori vào cơ thể theo tôi chưa có nhiều. Đó là những yếu tố góp phần vào việc mình không bị béo phì. Chỉ có trẻ thanh phố nó ăn kẹo nhiều, uống sửa nhiều thì nó to mập. Nói chung tính đổ đồng người Việt Nam mình không mập nhất là ở nông thôn lại càng không mập phì.

Kết quả khảo sát của đại học Stanford còn nêu ra  hiện tượng gọi là mất quân bình trong hoạt động thể duc thể thao giữa người nam giới và nữ giới, không loại trừ những yếu tố phụ nhưng quan trọng như giàu nghèo, sự khác nhau giữa người thích tập thể dục và người làm biếng thường không muốn hoạt động. Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn cho rằng điều này cũng xảy ra ở Việt Nam:

Việt Nam thì tôi lại muốn nói thế này, người hiểu biết được nghe, được đọc sách báo, được nhắc nhở nhiều thì tỷ lệ người đó có tham gia vào luyện tập bài bản nhiều hơn. Còn những người gọi là đầu tắt mặt tối, mở mắt ra là phải kiếm sống dù thanh thị hay thôn quê, nhất là bây giờ tỷ lệ công nhân nhập cư vào thành phố mà nói rằng họ sáng sớm ra chạy bộ ở công viên nào đó thì đừng có hòng. Sáng sớm bảnh mắt ra thì ăn ngay một cái bánh lót dạ rồi chạy vào nhà máy để làm ngay thôi, tập thể dục kiểu chạy bộ quanh chùa, nhà thờ hay công viên thì chẳng ai biết gì.

Theo giáo sư Jure Leskovec, cũng là một trong các chuyên gia thuộc toán khảo sát tại đại học Stanford, càng ít tập thể dục, ít đi bộ và ít hoạt động chừng nào thì nguy cơ béo phì càng nhiều chừng đó. Vẫn theo lời ông, phụ nữ làm biếng hoạt động dễ bị phì mập hơn là nam giới. 

NỖI NIỀM …

From facebook:   Nguyen Thi Kim Hong‘s post.
 

Nguyen Thi Kim Hong to Lương Văn Can 75.

 

NỖI NIỀM …

Thuở nào áo trắng lao xao…
Thuở nào ngọn tóc thơm màu mạ non…
Thuở nào sợi nắng hoe tròn…
Thuở nào môi thắm làm mòn mắt ai…
Thuở nào gió ngủ trên vai…
Thuở nào ai đứng chờ ai một mình…
Thuở nào xinh lại càng xinh…
Thuở nào má đỏ cho tình thêm say…
Thuở nào e ấp bàn tay…
Thuở nào bối rối , mây bay ngang trời…
Thuở nào gió hôn lã lơi…
Thuở nào yêu tiếng à ơi , chuyện tình…
Bây giờ ngày tháng lặng thinh…
Bây giờ chỉ có riêng mình với ta…
Bây giờ gió lạnh , mưa sa…
Bây giờ mây xám về qua cuộc đời!!!!

Tân Phú 17.07.2017

Cô Sương Quỳnh bị đánh ở quận 2 sau khi đi dự Lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba ở Q7, Sài Gòn về.

From facebook:  Hung Tran shared Tung Nguyen‘s post.
Hoan hô những người dân lương thiện đã biết đoàn kết để bênh vực lẽ phải.
 
Image may contain: one or more people, eyeglasses and selfie
Image may contain: 1 person, standing and indoor
Tung Nguyen added 2 new photos.

 

Cô Sương Quỳnh bị đánh ở quận 2 sau khi đi dự Lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba ở Q7, Sài Gòn về.

Cô Sương Quỳnh kể lại “Mới đầu tưởng là cướp”

“Và họ đánh vào đầu tôi, nhưng do có mũ bảo hiểm, tôi cũng bất ngờ. Mới đầu tôi cũng nghĩ là cướp, nhưng họ không đụng chạm gì đến xe của tôi cả… Nhưng xung quanh đấy người dân thấy tôi la như thế mà thấy chỉ có một mình tôi, nên họ xông ra cũng rất nhiều, có bốn, năm người họ mang gạch, ngói họ xông vào đánh mấy người kia… Thậm chí lúc ấy có người còn mang cả gậy gộc ra.

‘Lúc ấy tôi nghe thấy nói ‘Nhầm rồi, nhầm rồi, bọn tôi là Công an! Tôi là An ninh, bọn tôi đánh phản động!’ Nhưng người dân họ bất kể, họ không tin, họ vẫn xông vào họ đánh và đánh nhau rất là kinh khủng. Lúc ấy là người dân với cả (nhóm tấn công), và tôi không biết nhóm nào vào nhóm nào, họ đánh nhau.

“Lúc ấy tôi thấy lôi cả kiếm, cả gậy gộc ra, sau khi người dân họ túa ra họ lấy gậy gộc, đá nện… thì đám (tấn công) đó mới nhảy lên xe, hơn một chục người, họ lên xe và đi mất và tôi có nhìn thấy một người mà tôi rất quen mặt mặc áo đỏ, mà tôi cho đấy là an ninh thường xuyên theo dõi tôi, an ninh của Quận”.

Một nền giáo dục “mất dạy”

From facebook: Son Ngo shared Ngọc Tuyên‘s post.
 
Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting and people eating

Ngọc Tuyên

Một nền giáo dục “mất dạy”

(Tôi xin lỗi vì từ “mất dạy” nếu có ai đó cũng cảm thấy bị xúc phạm)

Lâu lâu ra Hà Nội, anh em hay gặp nhau uống bia hơi và nói đủ thứ chuyện trên đời. Lần này cũng vậy, chúng tôi đang ngồi với nhau, thì có thêm một vị là bạn của một người trong nhóm đến sau. Vị này được giới thiệu tên C. là Giáo sư, Tiến sĩ, cả hai vợ chồng đều học ở Nga về.

Sau cái màn giới thiệu, chào hỏi nhau, biết tôi là người miền Nam ra, vị GS này lên tiếng: “Tôi thấy chế độ Việt Nam cộng hòa của thằng Diệm …”

Nghe đến đây tôi lớn tiếng ngắt lời vị GS này ngay (nguyên văn):
Tôi xin lỗi vì các anh lớn tuổi hơn tôi, nhưng tôi nói thẳng nhé, anh (vị GS) là một người mất dạy. 

Bởi vì: Thứ nhất, ông Diệm là một người của lịch sử; Thứ hai, Ông đã từng đại diện cho một chính thể được thế giới công nhận; Thứ ba, dù sao Ông ta cũng lớn tuổi hơn anh, đáng bậc cha chú và đã mất. Vậy mà anh gọi ông Diệm bằng “thằng” thì đó là một sự xúc phạm, không những anh xúc phạm đến ông Diệm mà anh cho xúc phạm đến những người miền Nam thời VNCH, trong đó có tôi.

Nghe tôi lớn tiếng, các anh trong bàn nhậu can ngăn, vị GS thừa nhận mình sai và chính thức xin lỗi tôi. Sau đó các anh (đều trên 70 tuổi) mới nói chuyện về sự giáo dục của miền Bắc thời ấy: Không riêng gì ông Diệm, ông Thiệu mà cả Tổng thống Mỹ, người ta đều dạy cho học sinh phải gọi bằng “thằng”, đến bây giờ đôi khi nói chuyện với nhau theo thói quen vẫn gọi là “thằng Diệm”; chứ trong thâm tâm thì các anh ấy rất kính trọng ông Diệm.

Thì ra, các anh cũng chỉ là nạn nhân, các anh không “mất dạy”, mà do đã từng được đào tạo bởi cái nền giáo dục “mất dạy” !

Bài, ảnh: Fb Nhân Đỗ Thành