Chỗ Ngồi May Mắn.

From  facebook:  Honolulu Nguyen‘s post.
BA`I HỌC HAY QUÁ.

Chỗ Ngồi May Mắn.

Suốt gần một năm nay, nhà hàng của Dennis liên tục ế ẩm vì thời buổi kinh tế khó khăn sau cuộc khủng bố 9/11 đã làm chùn bước nhiều khách hàng. Nhà hàng của anh trước kia cũng đã có lúc khách đợi sắp hàng dài nhất trong khu shopping này, thế mà bây giờ thì cả chủ và thợ đều phải ngáp gió đập ruồi cho qua ngày tháng.Dennis đã ráng cầm cự hơn sáu tháng nay, mỗi tháng anh phải mượn nợ từ bạn bè, thân thuộc để trang trải tiền công cho thầy thợ, tiền thuê cửa hàng.

Nhưng tuần rồi anh bắt buộc phải tập hợp những người cộng tác của anh lại để thông báo cho biết là dịch vụ của nhà hàng sẽ phải tạm đình chỉ từ cuối tháng này. Anh đã cẩn thận cộng đi cộng lại sổ sách nhiều lần, mỗi tháng dịch vụ thương mại của anh đều vướng phải một số âm to tướng. Trương mục tiết kiệm dành cho ngày dưỡng lão cũng biến thành một chữ số Zero. Dennis bắt đầu cảm thấy tay của anh giá lạnh như thể anh là một tay chơi trong sòng bài đang đến lúc cùng đường mạt vận. Buộc lòng anh phải nghĩ đến quyết định sau cùng là: Hãy bán hết ngày hôm nay, có thể anh phải đóng cửa kể từ ngày mai, tức là hai tuần sớm hơn dự định.

Đã đến giờ ăn tối mà sao khách của nhà hàng đi đâu hết rồi ?. Ở một góc khuất của quán ăn chỉ có hai cha con nọ đang ngồi đợi thực phẩm dọn lên, đứa nhỏ trông có vẻ nghịch ngợm, hết khua chén rồi lại gõ đĩa, người cha hình như có vẻ phiền muộn, không màng ngó ngàng đến đứa con đang làm huyên náo khung cảnh yên lặng của nhà hàng vắng khách.

Lúc đó, một người đàn ông ăn mặc sang trọng nhưng có gương mặt tái nhợt bước vào, Dennis chua chát nghĩ thầm: “Có thể đây là người khách cuối cùng của đêm nay mà cũng là người cuối cùng của nhà hàng mình chăng? Hay là ta đặc biệt chiêu đãi để tạo cho người ta có một thiện cảm với mình. Sau này, dù mình không còn mở cửa, nhưng biết đâu hình ảnh nhà hàng mình sẽ để lại trong lòng ông ta một ấn tượng đẹp đẽ!”

Người khách ngồi xuống gọi ngay một cốc rượu mạnh rồi mới bắt đầu lướt mắt qua tấm thực đơn đi tìm những món ăn đặc biệt nhất của tiệm Dennis. Không đợi ông gọi, Dennis tự động bước tới hớn hở nói với ông ta:
– Chúc mừng khách quí, ngài đã chọn đúng một chỗ ngồi tốt nhất, may mắn nhất trong tiệm của chúng tôi, vì vậy đêm nay không những ngài được miễn phí chiêu đãi mà những món ăn của ngài lại là phần ăn của một VIP.
Người khách ngây người nhìn Dennis một chặp rồi hỏi:
– Không ngờ tôi lại may mắn đến thế cơ à?

Dennis tiếp theo đó đã mang ra một phần ăn đặc biệt nhất trong tiệm anh để chiêu đãi người khách này. Đến món tráng miệng, thay vì chỉ một mẩu kem nhỏ thì anh mang ra một chiếc bánh ngọt hạng trung màu sắc rực rỡ và có nến thắp sáng giống như một chiếc bánh sinh nhật. Người khách lạ lúc này mới chịu nở một nụ cười tươi tắn.
Đứa trẻ bàn bên cạnh thấy chiếc bánh ngọt mang ra quá đẹp cũng ngây người nhìn một chặp rồi nó vòi vĩnh với cha:
-Ba à, con cũng muốn ăn chiếc bánh sinh nhật to như vậy đó.
Cha đứa bé nạt ngang:
-Cha con mình đâu có nhiều tiền để ăn những món đắt tiền như vậy đâu con.
Người khách may mắn thấy sự việc như vậy nên quay lại nói với Dennis:
-Đứa bé có vẻ thèm bánh ngọt, thôi thì anh hãy mang sự may mắn của tôi san sẻ với những người chung quanh của tôi vậy.

Dennis vâng lời chia cái bánh của ông làm đôi rồi mang nửa chiếc sang tặng cho cha con người khách ngồi bàn kế cận. Đứa bé hớn hở đón nhận tặng vật và múc ăn ngon lành. Người cha của đứa bé thấy con mình vui nên ông cũng cảm kích bước sang bên này để cảm ơn ông khách tốt bụng.

Hai ông khách từ những câu xã giao thông thường rồi bắt đầu bước vào thăm hỏi nhau qua nghề nghiệp. Ông khách sang trọng tự giới thiệu ông tên là Kent, chủ nhân kiêm giám đốc một hãng thiết kế điện tử ở Thung Lũng Hoa Vàng (San Jose). Cơ sở của ông tuy còn rất nhỏ nhưng đã có những sản phẩm ăn khách bán chạy và bắt đầu có lời. Cha của đứa bé thì nghẹn ngào cho biết ông làm nghề địa ốc, nhưng tình hình kinh tế hiện nay đã khiến cho những tay dealer mua bán nhà cửa như ông gần như khánh tận. Ông đã nhận được giấy báo của công ty bắt đầu cho ông nghỉ việc kể từ đầu tháng tới.
Kent, ông khách sang trọng ngẫm nghĩ một chặp rồi nói với người cha đứa bé:
-Công ty của tôi đang cần những người saleman có khả năng, hay là anh vào hãng của tôi tạm thời làm thử một thời gian xem có thích hợp hay không?
Cha đứa bé bất ngờ gặp được quí nhân thì mừng rõ vô cùng, ông ta rối rít cảm ơn người khách lạ rồi họ trao đổi số phone và địa chỉ liên lạc …

Qua đêm hôm đó, Dennis bỗng nhiên bỏ qua ý định dẹp tiệm, anh nghĩ còn nước thì còn tát chớ có sao đâu. Bắt đầu từ ngày hôm đó, mỗi ngày anh chọn một vị trí may mắn trong nhà hàng của anh để chiêu đãi miễn phí cho một vị thực khách với tất cả sự vinh hạnh đúng nghĩa. Cái tin này được loan ra, thiên hạ ùn ùn kéo đến không ngớt. Người ta không chỉ muốn ăn miễn phí mà hình như ai nấy cũng muốn thử thời vận của họ xem có được là người may mắn trong đêm của nhà hàng nổi tiếng này hay không? Độc chiêu của Dennis bỗng nhiên hiệu nghiệm khiến nhà hàng của anh tức thì trở thành đông khách nhất khu vực tuy rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn này.

Mấy năm trôi qua, ông Kent đã trở thành khách thường trực và là bạn thân của Dennis. Một đêm cuối tuần, khi đợt khách cuối cùng đã ra về, được dịp Kent mời Dennis một ly rượu mạnh, ông bỗng hỏi Dennis một câu như sau:
– Anh có biết cái đêm hôm đó khi đến tiệm của anh, tôi đang nghĩ ngợi và có dự định gì trong đầu hay không?
Dennis lắc đầu, Kent gật gù nói:
-Buổi chiều ngày hôm đó tôi nhận được email của nhà tôi, bà ta cho biết là không thể nào chịu đựng thêm được cái tính say mê công việc (work-aholic) của tôi. Bà ta cho rằng dưới mắt tôi, bà ta không là gì cả, cho nên từ 6 tháng trước đó bà đã ngoại tình và hôm đó bà đã chính thức bỏ tôi để đi theo tiếng gọi của con tim. Tôi đã suy nghĩ cả một buổi chiều, ruột gan tôi rối tung lên. Đêm đó, trong đầu tôi dự định là sau khi ăn uống no say tôi sẽ trở về nhà để kết liễu sinh mạng của mình. Anh nên biết, cuộc đời tôi đã đi từ thành công này sang thành công khác, nhưng lúc đó tôi mới nhận ra là tôi đã thất bại hoàn toàn ngay từ bước đầu tiên. Kim tự tháp của tôi đã bị hỏng nền cho nên tôi chỉ còn cách là kết liễu sinh mạng của tôi thôi. Thế rồi tôi được anh chỉ cho một chỗ ngồi may mắn, tôi cảm thấy ngỡ ngàng và tưởng chừng như ông trời đang giở trò châm biếm tôi. Nhưng sau khi tôi mang nửa cái bánh tặng cho đứa bé, rồi mang một việc làm giúp cho cha đứa bé thì lúc đó tôi mới thấy là cuộc đời của tôi cũng còn có một chút xíu giá trị và hữu dụng. Cuộc đời tôi mới bắt đầu đứng lên từ lúc đó. Cho nên phải nói chính anh đã cứu lấy cuộc đời của tôi. Cám ơn Dennis, người bạn thân thiết của tôi.

Dennis cảm động ôm chầm lấy Kent, mắt anh cũng đoanh tròng ngấn lệ,bây giờ anh mới hiểu ra, sự may mắn chỉ có thể đến với ta khi nào lòng ta mở rộng vị tha. Nếu như anh không nghĩ ra cách mang tặng một phần ăn miễn phí, thì có thể là cơ nghiệp của anh đã không có được như ngày hôm nay. Bản thân anh phải chăng cũng chính là một nhân vật may mắn nhất trong chuỗi cờ domino dài nhằng đang xảy ra nhan nhãn trên khắp quả địa cầu mà chúng ta đang cư ngụ.

(Phạm Huê dịch)

SỨC MẠNH CỦA SỢ HÃI

SỨC MẠNH CỦA SỢ HÃI

Sợ hãi là nhịp tim của sự bất lực.  Đây là lời của Cor de Jonghe.  Đúng là thế.  Chúng ta có thể giải quyết hầu như mọi chuyện, ngoại trừ nỗi sợ.

Ngòi bút thiêng liêng người Bỉ, Bieke Vandekerkehove, trong quyển Vị của Thinh lặng, đã chia sẻ rất chân thành về những con quái vật quấy rối cô lúc cô mắc một chứng bệnh nan y ở tuổi 19.  Cô đưa ra ba con quái vật đã giày vò mình khi cô đối diện với cái chết, buồn sầu, giận dữ, và sợ hãi.  Và cô cho rằng chúng ta có thể dễ dàng đối diện với hai con quái vật buồn sầu và giận dữ, hơn là con thứ ba, con sợ hãi.  Và đây là suy nghĩ của cô:

Buồn sầu có thể giải quyết bằng những giọt nước mắt, bằng u phiền.  Buồn sầu có thể đổ đầy chúng ta như một cốc nước, nhưng cái cốc đó có thể đổ hết đi.  Nước mắt có thể xói mòn sự cay đắng của buồn sầu.  Chắc chắn, chúng ta đã từng cảm nghiệm được sự giải thoát, sự xoa dịu nhờ những giọt nước mắt. Nước mắt có thể làm mềm đi trái tim và tẩy đi chua cay của buồn sầu, cho dù sự nặng nề vẫn còn đó. Buồn sầu dù có nặng nề đến đâu, vẫn có một cái van để xả ra.  Giận dữ cũng thế.  Giận dữ có thể được bộc lộ và những bộc phát này giúp giải phóng giận dữ để nó không cuồng phá chúng ta.  Chắc chắn, chúng ta cũng từng trải qua chuyện này rồi. Tất nhiên, là khi giải phóng cơn giận, chúng ta cần cẩn trọng đừng để làm tổn thương người khác, và đây là mối nguy luôn tồn tại khi xử lý cơn giận dữ.  Với giận dữ, chúng ta có nhiều cách: Có thể hét lên, đánh trống, đấm đạp, cuồng ngôn, vận động cơ thể đến khi mệt lử, đập đồ đạc, thốt ra những lời đe dọa, và xả thịnh nộ vào đủ thứ có thể.  Những chuyện này không hẳn là có lý có lẽ, và nhiều thứ cũng bất bình thường, nhưng chúng cho chúng ta một lối thoát. Chúng ta có các công cụ để giải quyết giận dữ.

Nhưng sợ hãi, thì không có một cái van nào để xả.  Thường thì chúng ta không có cách nào để làm giảm bớt hay bỏ đi nỗi sợ hãi.  Nỗi sợ làm tê liệt chúng ta, và sự tê liệt này cướp đi sức mạnh chúng ta cần có để đương đầu với nó.  Chúng ta có thể đánh trống, cuồng ngôn, khóc lóc, nhưng nỗi sợ vẫn còn. Hơn nữa, không như giận dữ, nỗi sợ không thể trút lên một sự vật hay một con người khác, dù cho chúng ta có cố đến đâu chăng nữa.  Đến tận cùng, chẳng có cách nào.  Cái mà chúng ta sợ, không biến mất theo ý muốn của chúng ta.  Chỉ có thể chịu đựng nỗi sợ hãi.  Chúng ta phải sống với nỗi sợ cho đến khi nó tự tan biến dần.  Có khi, như trong sách Ai Ca, tất cả những gì chúng ta có thể làm, là vùi miệng trong đất cát và chờ đợi.  Với nỗi sợ, có lúc tất cả những gì chúng ta có thể làm là chịu đựng.

Chúng ta có học được bài học nào qua điều này?

Nhà thơ người Nga, Anna Akhmatova, đã kể lại lần bà gặp một bà, khi cả hai chờ bên ngoài nhà tù. Chồng của hai người đều đang bị tù dưới chế độ Stalin, và cả hai đều đến để đưa thư và các gói đồ cho chồng mình, giống như nhiều phụ nữ khác.  Nhưng khung cảnh khá là vô lý.  Tình thế lúc đó thật kỳ quái.  Trước hết, các bà không chắc chồng mình có còn sống hay không, và nếu còn sống, thì cũng chẳng biết là các lá thư và gói đồ của mình có được lính gác gởi đến được tay chồng mình hay không.  Hơn nữa, lính gác, chẳng vì lý do cả, lại bắt họ phải đợi hàng giờ dưới tuyết lạnh trước khi đến lấy thư và các gói đồ, và có lúc lại còn chẳng thèm tiếp.  Vậy mà mỗi tuần, bất chấp sự vô lý này, các bà vẫn đến, vẫn chờ dưới tuyết, chấp nhận sự bất công này, chấp nhận trải qua thời gian chờ đằng đẵng, và cố gắng đưa các lá thư các gói đồ đến cho người thân yêu của mình.  Một sáng nọ, khi họ đang chờ đợi, mà chẳng biết phải chờ đến lúc nào, thì một bà nhận ra Akhmatova, và hỏi: “À, chị là nhà thơ.  Chị có thể cho em biết chuyện gì đang xảy ra ở đây không?” Akhmatova nhìn bà này và trả lời: “Vâng, em có thể!” Và rồi giữa hai người hé một nụ cười.

Tại sao lại cười?  Chỉ là vì, khi có thể định danh chuyện gì đó, thì cho dù có vô lý hay bất công, có bất lực để thay đổi nó, vẫn là chúng ta đang tự do, đang đứng trên nó, biến đổi nó theo cách nào đó.  Định danh điều gì đó cho đúng, phần nào giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của nó.  Đây là lý do vì sao các chế độ chuyên chế sợ hãi các nghệ sĩ, nhà văn, nhà phê bình tôn giáo, nhà báo, và ngôn sứ.  Họ định danh mọi sự.  Đây chính là chức năng tận cùng của ngôn sứ.  Các ngôn sứ không báo trước tương lai, nhưng là định danh hiện tại cho đúng.  Richard Rohr thích nói rằng: Không phải mọi sự đều có thể được sửa chữa và chữa lành, nhưng mọi sự cần được định danh cho đúng.  James Hillman thì có cách của mình để thể hiện điều này.  Ông đề xuất rằng một triệu chứng đau đớn nhất khi nó không biết mình thuộc về sự gì.

Và điều này có thể hữu ích cho chúng ta để giải quyết nỗi sợ hãi trong đời mình.  Nỗi sợ có thể khiến chúng ta vô lực.  Nhưng, định danh nó cho đúng, nhận ra triệu chứng này do đâu, và nhìn nhận sự bất lực của chúng ta trong hoàn cảnh đó, có thể giúp chúng ta sống với nỗi sợ đó, sống mà không buồn sầu hay giận dữ.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

****************************** ***********

Lạy Chúa,

hôm nay con bỗng sợ nhiều thứ
sợ thời gian, sợ chặng đường phía trước…
Con sống trong tâm trạng hoang mang
thấy bóng tối cứ bao phủ lấy con. 
Con vùng vẫy và muốn tìm lối thoát
thực sự là con rất sợ!

………………………..

Xin dạy con sống Thánh, bằng việc sống tốt giây phút hiện tại
và vượt qua sợ hãi, bằng việc không quá bận lòng về tương lai. 
Xin cho con có sức mạnh của Chúa
để không khó khăn nào có thể khuất phục được con
Xin cho con luôn vững tin vào Chúa
rằng trong Chúa mọi sự đều có thể. 
Và xin cho mỗi bước con đi, mỗi việc con làm
đều in đậm Tình Yêu nhưng không của Chúa.

Quỳnh Trâm

From Langthangchieutim

CHỚ COI THƯỜNG HẬU QUẢ CỦA FORMOSA!

From facebook:  Linh Võ shared Thoai Huu Dinh‘s post.
 
Image may contain: food
Thoai Huu DinhFollow

 

CHỚ COI THƯỜNG HẬU QUẢ CỦA FORMOSA!

Một người quen vừa từ bệnh viện Trung ương lớn thuộc một TP miền Trung về cho biết: nhiều người đến đây khám sức khoẻ để đi nước ngoài bị phát hiện nhiễm độc…và bị từ chối cấp chiếu khán.
Những người bị nhiễm độc sau thảm họa môi trường biển nên lên tiếng để cảnh báo mọi người không nên coi thường những thực phẩm từ biển miền Trung. Sự im lặng của họ sẽ làm tăng thêm mối nguy hiểm cho cộng đồng.

Việt Nam chuyển giao thiết bị lạc hậu 2 đến 3 thế hệ

Việt Nam chuyển giao thiết bị lạc hậu 2 đến 3 thế hệ

 
Ông Phan Xuân Dũng – Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Sáng 2.6, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Các đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc chưa luật hoá khái niệm công nghệ lạc hậu dễ biến Việt Nam thành “bãi thải phế liệu”, và trong thực tế chúng ta vẫn chuyển giao máy móc, thiết bị phần lớn lạc hậu 2 đến 3 thế hệ.

Việt Nam muốn đòi người bị oan phải có đơn yêu cầu mới được xin lỗi

Việt Nam muốn đòi người bị oan phải có đơn yêu cầu mới được xin lỗi

Nếu ông Nguyễn Thanh Chấn (trái) không gửi đơn yêu cầu, xem như cơ quan tố tụng “lơ” chuyện công khai xin lỗi oan ông. (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dự án “Luật Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước (sửa đổi)” tiếp tục quy định người bị oan phải có đơn mới được xin lỗi. Điều này khiến không chỉ nhiều người dân mà cả đại biểu Quốc Hội cũng phản ứng mạnh.

Nói với báo Pháp Luật TP.HCM ngày 1 Tháng Sáu, ông Hàn Đức Long, quê Bắc Giang, bị ngồi tù oan 11 năm với mức án tử hình, cho biết: “Tôi không bao giờ đồng ý với việc người bị oan phải làm đơn thì mới được xin lỗi. Chẳng hạn như tôi từ một người vô tội bỗng dưng chịu 11 năm ngồi tù với bản án tử hình oan, rồi sau đó bắt tôi phải có đơn để được xin lỗi là điều không hợp lý.”

“Khi tôi bị bắt, họ bắt công khai, cả làng cả nước biết tôi là kẻ giết người, hiếp dâm. Vậy khi tôi được minh oan thì phải công khai xin lỗi. Với tôi, xin lỗi công khai vô cùng quan trọng, nó lấy lại danh dự cho tôi và dòng họ tôi. Thời điểm được về nhà, dân làng cho rằng tôi mới chỉ được tạm tha, có thể bị bắt bất cứ lúc nào,” ông nói tiếp.

“Ở vùng nông thôn, nhất là những nơi như nhà tôi, hiểu biết pháp luật rất kém. Khi được tự do, tôi biết đến ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) cũng là người bị oan và được nhà nước tổ chức xin lỗi công khai. Khi đó tôi cứ nghĩ rằng mình cũng sẽ tự được như vậy nên cứ chờ. Đến khi có luật sư tư vấn rằng phải có đơn đề nghị xin lỗi thì mới được xin lỗi. Lúc này tôi mới vỡ lẽ,” ông chua chát nói.

Trường hợp ông Mai Văn Hà, người bị Viện Kiểm Sát huyện Bắc Bình, Bình Thuận, truy tố oan khá hy hữu. Ông cho biết đã nhận 330 triệu đồng bồi thường cho 21 tháng bị giam oan, và dù đã làm đơn để được xin lỗi nhưng, “Sau đó tôi chờ mãi mà vẫn chưa thấy họ thực hiện. Đến đầu năm 2017, họ mới mời tôi lên xuống nhiều lần để đặt vấn đề xin lỗi. Do thấy đi lại quá tốn kém tiền bạc, thời gian nên tôi chấp nhận khỏi xin lỗi. Lần này họ yêu cầu tôi làm lá đơn khác xác nhận không yêu cầu xin lỗi.”

Tương tự, bà Huỳnh Thị Tú Anh trước đây bị Viện Kiểm Sát thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, truy tố, phê chuẩn lệnh bắt giam oan hơn 15 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng dù bà đã làm đơn yêu cầu xin lỗi vẫn chưa được thực hiện. “Trước khi bị bắt giam, tôi là chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở cá hấp với hơn 30 công nhân ở thị xã La Gi. Ra tù, muốn vực dậy cơ sở nhưng vô cùng khó khăn vì nhiều người vẫn cho rằng tôi phạm tội lừa đảo nên quay lưng, không thèm làm ăn. Tại sao họ không tổ chức xin lỗi tôi ngay để tôi còn làm ăn mà lại đề nghị viết đơn yêu cầu xin lỗi rồi để đó?” bà bực tức nói.

“Tôi ớn mấy ông bà làm luật lắm! Họ để cho mình yên là khỏe rồi. Đấu với họ đau đầu quá!” bà Trần Thị Huệ (huyện Bình Chánh, Sài Gòn) bực tức khi nói về việc phải làm đơn yêu cầu công khai xin lỗi và bồi thường oan thì mới được xin lỗi. Chính vì lẽ đó, dù đã gần một năm trôi qua nhưng tới nay bà vẫn chưa làm đơn yêu cầu.

Chuyện của ông Nguyễn Thanh Hải (xã Tân Hào, Giồng Trôm, Bến Tre) còn thê thảm hơn. Ông được tòa tuyên không phạm tội giết người từ năm 1988 nhưng đến nay ông vẫn chưa được xin lỗi. “Sau khi được trả tự do, những năm đầu tôi phải nằm một chỗ, khi gượng dậy làm được chút việc thì sức khỏe kém, cứ nhớ đó quên đó. Vất vả mưu sinh vì đói nghèo, hiểu biết pháp luật có hạn, lại không ai chỉ vẽ nên tôi không biết mần (làm) đơn yêu cầu xin lỗi, bồi thường. Đến lúc biết ra thì đã hết thời hiệu,” ông nói.

Ông khẳng định, đáng lẽ tòa án tỉnh Bến Tre khi biết bản án kết tội ông đã bị tòa phúc thẩm sửa thì phải chủ động xin lỗi ông như lẽ thường ai sai phải chủ động xin lỗi. “Tôi chỉ mong tòa án công khai xin lỗi tôi trước bà con lối xóm một tiếng để tôi không còn mang tiếng là kẻ giết người, để con cháu tôi khỏi bị điều tiếng mà cũng không được,” ông nói như khóc.

Cùng với phản ứng của người dân, nhiều đại biểu Quốc Hội cũng cho rằng người bị oan, sai đã chịu đủ cơ cực vì lỗi cơ quan công vụ gây ra. Khi phục hồi danh dự lại bắt họ có đơn mới được xin lỗi là vô lý.

Bà Nguyễn Thị Thủy, đại biểu Bắc Kạn, cho rằng, “Điều này là chưa phù hợp. Bởi vì ở đây không phải là cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự mà cá nhân đã bị cơ quan tố tụng làm oan trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm công vụ chứ không phải quan hệ dân sự.”

Theo bà, việc bắt người, còng tay trước sự chứng kiến của xóm giềng, đồng nghiệp rồi sau này bị oan mà phải có đơn yêu cầu thì mới được xin lỗi là không ổn.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực Ủy Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội, cho hay không phải tất cả người dân đều hiểu được quyền của mình, đặc biệt là người có trình độ văn hóa thấp, ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy trách nhiệm phổ biến pháp luật là của nhà nước. (Q.D.)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không đổi Biển Đông lấy Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không đổi Biển Đông lấy Triều Tiên

03/06/201

TTO – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Washington cần Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ chấp nhận Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không đổi Biển Đông lấy Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất chủ đề “Mỹ và An ninh châu Á – Thái Bình Dương” ở Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 tại Singapore sáng 3-6 – Ảnh: QUỲNH TRUNG

Trong bài phát biểu hơn 20 phút, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã trình bày các vấn đề nóng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD) như Biển Đông, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và cách tiếp cận của Washington.

Bài phát biểu ngày hôm nay (3-6) của ông Mattis tại Singapore đã được kỳ vọng sẽ làm rõ hơn các chính sách của Mỹ đối với khu vực dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Tình trạng công dân VN trong thời đại XHCN là có nguy cơ mất quê hương.

From facebook:  Phan Thị Hồng added 2 new photos 
Tình trạng công dân VN trong thời đại XHCN là có nguy cơ mất quê hương.

 

Việc thầy Phạm Minh Hoàng vừa biết tin đã bị mất quốc tịch VN khi chính thầy Hoàng không tự ý xin từ chối quốc tịch, cho thấy thể chế chính trị cộng sản đang nhân danh nhà nước VN vi phạm Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền dân sự, mà VN tự nguyện ký tên làm thành viên tuyệt đối không có một ngoại trừ nào, của người bản địa.

Điều này khi được căn cứ vào các điều khoản của Hiếp pháp và Luật của VN lại cho thấy toàn bộ hệ thống văn bản luật của chế độ là lập lờ, lừa dối chứ không phục vụ công lý và công dân.

Lm. Lê Ngọc Thanh
—-

TÂM THƯ
(Phạm Minh Hoàng)

Kính gởi cộng đồng Facebook,
cùng các bạn bè, thân hữu xa gần,

Ngày 1/6/2017 vừa qua, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sàigòn đã mời tôi lên để thông báo một tin “rất xấu”: nhà nước Việt Nam ngày 17/5 đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của tôi, và điều này đưa đến việc trục xuất tôi về Pháp (tôi có song tịch Pháp Việt).

Khi tôi đặt bút xuống viết những dòng này, tôi có cảm tưởng như còn đang say rượu. Vợ và con tôi nghe tin này khóc ngất. Anh tôi (thương phế binh VNCH tật nguyền gần 100%) cũng bàng hoàng. Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán.

Tháng 11/1973…

nhưng tôi còn nhớ như ngày hôm qua, tôi cất bước sang Paris du học. Khi máy bay đang lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh. Hai năm sau, mọi suy tính của tôi sụp đổ và tôi bắt buộc phải bước vào một cuộc đời mới, nơi một phương trời mới với những suy nghĩ mới, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn canh cánh hướng về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Sau một thời gian sinh sống và làm việc, tư tưởng trở về Việt Nam lại nhem nhúm trở lại và tôi đã cắp sách đến trường để trang bị cho mình những kiến thức ích lợi cho công việc ở Việt Nam. Trở về nước năm 2000, tôi trầy trật mới tìm được một công việc thích hợp trong Đại học Bách Khoa SG với đồng lương ít ỏi. Trong suốt 10 năm giảng dạy, tôi vẫn tự nhủ mình không phải là một người thầy giỏi, tôi chỉ được mỗi cái chăm chỉ và tận tâm. Tôi tự hài lòng với bản thân vì đã đem hết sinh lực và tâm trí của mình để truyền đạt kiến thức đến cho giới trẻ. Khi tôi bị bắt vào năm 2010 vì đã lên tiếng về tình hình đất nước, tôi đang dạy cùng lúc 5 môn toán khác nhau và đó là lúc khả năng và óc sáng tạo của tôi đang ở mức sung mãn vượt bực.

Nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp và sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền cũng như sự đấu tranh của nhiều người trong, ngoài nước, án của tôi tương đối nhẹ, chỉ 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Có điều sau đó thì hoài bão đi dạy của tôi cũng sụp đổ. Thỉnh thoảng tôi tính mở lớp Pháp văn nhưng họ vẫn rầy rà đủ thứ. Thậm chí vào năm 2016, khi cùng các bạn trẻ chia sẻ và trao đổi các kiến thức về quyền con người, về pháp luật Việt Nam, về kỹ năng sống cũng bị công an giải tán một cách thô bạo, máy móc bị tịch thu. Cho đến ngày hôm nay những khiếu kiện của tôi vẫn bay vào hư vô.

Cho dù khó khăn và đe dọa đủ điều, tôi vẫn cố gắng duy trì những phản ứng và những đóng góp của mình về các vấn đề của đất nước. Những bài viết của tôi mang tính phê bình nhưng bao giờ cũng chừng mực, ôn hòa và không thể kết luận là nguy hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dưới mắt nhà cầm quyền cộng sản, chừng ấy là chưa đủ. Qua các kênh thông tin, tôi biết tôi vẫn là một cái gì đó tiềm tàng đe dọa đến họ, và mặc dù đã duy trì phản ứng của mình một cách rất chừng mực và thận trọng, họ cũng không yên lòng, để sau cùng đi đến quyết định tước quốc tịch của tôi.

Việc tước quốc tịch đồng nghĩa với việc trục xuất, nghĩa là tôi không có quyền sống và chết trên quê hương của mình.

Tôi còn nhớ, khi tiếp xúc với TLS Pháp vào năm 2010-2011 khi còn ở trong tù, tôi có minh định rằng tôi chọn ở tù hơn bị trục xuất. Ngài TLS lúc ấy đã ghi nhận và nhắc đi nhắc lại nguyện vọng của tôi và hứa sẽ giúp tôi toại nguyện.

Ngày hôm nay tình hình có vẻ đã thay đổi. Việc bỏ tù một công dân Pháp có lẽ sẽ phức tạp cho cả hai chính phủ và cuối cùng họ đã chọn một giải pháp đỡ phiền phức nhất nhưng cũng vô nhân đạo nhất, vì hơn ai hết, họ biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi đơn chiếc như thế nào.

Ngày xưa, khi bị tù, tôi nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày đau khổ nhất của một con người, nhưng bây giờ tôi thấy còn một thứ kinh khủng hơn, đó là không được sống trên quê hương của mình.

Ngay trong lúc này, tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào về vụ tước quốc tịch, nên chỉ biết gởi đến bà con thân thương những dòng tâm sự này và mong được sự cảm thông và hậu thuẫn của mọi người bằng cách chia sẻ rộng rãi bức Tâm Thư này đến cho bạn bè. Gia đình chúng tôi cũng đã liên hệ với luật sư để tìm hiểu thêm và tôi được biết hành vi tước quốc tịch tôi là sai pháp luật Việt Nam (xin xem tài liệu dưới đây).

Cuối thư, tôi xin chép lại đây một câu nói của một người đấu tranh đã bị trục xuất: “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi.”

Phạm Minh Hoàng

Image may contain: 2 people, people sitting and indoor
Image may contain: 1 person
 
 

Cử tri Campuchia xuống đường trước ngày bầu cử

Cử tri Campuchia xuống đường trước ngày bầu cử

2017-06-02
Những người ủng hộ Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) mít tinh vào ngày cuối cùng của chiến dịch bầu cử ở Phnom Penh vào ngày 2 tháng 6 năm 2017.

Những người ủng hộ Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) mít tinh vào ngày cuối cùng của chiến dịch bầu cử ở Phnom Penh vào ngày 2 tháng 6 năm 2017.

AFP photo
 
 Hằng chục ngàn người dân Campuchia tham gia các cuộc tập trung tranh cử tổ chức tại thủ đô Phnom Penh trước khi diễn ra cuộc bầu cử cấp địa phương vào ngày chủ nhật tới đây.

Phía ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền nghe chính thủ tướng Hun Sen phát biểu. Điểm được ông này nhấn mạnh là mang lại ổn định cho đất nước Chùa Tháp kể từ khi chấm dứt cuộc diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ.

Trong khi đó lãnh đạo phía đối lập, Đảng Cứu Nguy Dân tộc Campuchia, ông Kem Sokha tuyên bố với các ủng hộ viên Đảng này là tương lai của Xứ Chùa Tháp.

Trong kỳ bầu cử năm 2013, Đảng đối lập gần như lật được thủ tướng Hun Sen và phong trào đối lập bị đàn áp mạnh mẽ bởi chính quyền của thủ tướng Hun Sen từ đó cho đến nay. Theo tổ chức theo dõi nhân quyền Ân Xá Quốc tế thì có ít nhất 27 nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động Campuchia bị bỏ tù kể từ sau năm 2013.

Cuộc bầu cử vào ngày 4 tháng 6 tới đây được cho là thước đo cơ hội loại trừ thủ tướng Hun Sen trong kỳ bầu cử vào năm tới. Ông này nắm quyền tại Xứ Chùa Tháp 32 năm rồi và chưa có ý định thôi chức.

Giáo viên phản ứng đối với đề nghị ‘giải cứu giáo viên’

Giáo viên phản ứng đối với đề nghị ‘giải cứu giáo viên’

Học sinh trường Tiểu Học Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Nếu đề nghị “giải cứu giáo viên” được chấp thuận, cha mẹ của những đứa trẻ này phải đóng góp để tăng thu nhập cho thầy cô của chúng. (Hình: Báo Người Lao Động)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đề nghị “giải cứu giáo viên” bằng cách cha mẹ của mỗi học sinh đóng thêm 100,000 đồng/tháng, của chủ tịch hội đồng quản trị một trường đại học đã làm dấy lên cuộc tranh luận kịch liệt, chưa có hồi kết tại Việt Nam.

Hiện nay, “giải cứu” đã được mở rộng từ lĩnh vực nông nghiệp sang giáo dục, đối tượng giải cứu không chỉ là nông sản mà còn là giới được xem như lõi của hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong khi trước đây, “giải cứu” là hai từ được sử dụng thường xuyên trong việc kêu gọi người tiêu dùng mua gia súc, gia cầm, rau, củ, trái cây… bị ứ đọng, mất giá có thể khiến nông dân của cả một vùng phá sản.

Theo báo Lao Động, mới đây, ông Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trường Đại Học FPT, kêu gọi “giải cứu giáo viên.”

Ông Tùng nói với báo giới rằng, tuy có và còn nhiều thứ cần “giải cứu” nhưng “giải cứu giáo viên” là quan trọng và cấp bách nhất để giáo viên có thể sống được bằng lương.

Theo đề nghị của ông Tùng, trước mắt cần “giải cứu” ngay giáo viên các trường tiểu học công lập vì đó là bậc học đông giáo viên nhất (khoảng 390,000 người), lương thấp nhất (khởi điểm chỉ có 1.3 triệu đồng, sau 10 năm chỉ được 3.5 triệu đồng/tháng), trong khi là bậc học quan trọng nhất vì là nền tảng của các bậc học còn lại.

Ông cho rằng, cần “giải cứu” ngay giáo viên các trường tiểu học công lập vì đó là tương lai 7.7 triệu học sinh tiểu học công lập.

Với mức lương và giá sinh hoạt như hiện nay, mỗi giáo viên tiểu học công lập cần thêm khoảng 2 triệu đồng/tháng mới đủ sống.

Để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh ngân sách đang “giật gấu, vá vai,” chủ tịch hội đồng quản trị Đại Học FPT đề nghị cha mẹ của mỗi học sinh đóng thêm 100,000 đồng/tháng cho một quỹ mà ông Tùng đề nghị gọi là “Quỹ Giải Cứu Giáo Viên Tiểu Học,” hoặc “Quỹ Khuyến Dạy.”

Đề nghị vừa kể đã dẫn đến một cuộc tranh luận nảy lửa. Tờ Lao Động vừa tạm tóm tắt ý kiến một số độc giả về đề nghị của ông Tùng. Theo đó, nâng lương của giáo giới lên để họ không phải nhịn đủ thứ như vừa qua là cần thiết. Không chỉ cần nâng ngay lương của giáo viên tiểu học công lập mà còn cần nâng ngay lương của giáo viên các bậc học khác, kể cả nhà trẻ, mầm non.

Nhiều phụ huynh tán thành việc chăm sóc cho giáo giới để giáo giới yên tâm trong việc chăm sóc con cháu của mình nhưng theo tờ Lao Động, nhiều độc giả của họ cho rằng, đóng tiền để “giải cứu giáo viên” không phải là cách giải quyết vấn đề thu nhập của giáo giới tới nơi, tới chốn.

Tờ báo này dẫn lời hai phụ huynh, một bảo rằng, khi đến trường, con cháu của họ đã phải đóng đủ thứ tiền, đối với nhiều gia đình, đóng thêm 100,000 đồng/tháng/đứa trẻ học tiểu học là vấn đề lớn. Nâng lương cho tương xứng với công sức của giáo giới là trách nhiệm của ngành giáo dục, của chính quyền, không thể đổ trách nhiệm đó lên đầu phụ huynh. Tương tự, một phụ huynh khác nêu thắc mắc, “giải cứu giáo viên” như đề nghị của ông Tùng thì ai “giải cứu phụ huynh?”

Đáng chú ý là nếu đề nghị của ông Tùng được hiện thực hóa, dù thu nhập có thể tăng nhưng nhiều giáo viên không tán thành.

Nói với báo điện tử Infonet, Giáo Sư Văn Như Cương, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trường Trung Học Phổ Thông Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho hay: “Đó là một đề xuất phi lý và không thể thực hiện được. Tôi tin rằng, nếu đưa ra đề xuất đó thì nhiều phụ huynh sẽ phản đối và tôi cũng vậy. Việc bảo đảm cho giáo viên có thể sống bằng lương của mình là việc cần làm nhưng đó là trách nhiệm của nhà nước.”

Ông Vũ Hoàng Sơn, giáo viên trường Tiểu Học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, Sài Gòn), cho hay: “Cá nhân tôi không đồng tình việc lập quỹ để ‘giải cứu giáo viên như giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn.’ Điều này đã làm tổn thương không nhỏ đến giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Điều này, phần nào cũng xem giáo viên tiểu học như là một ‘món hàng’ cần đến sự giúp đỡ, giải cứu của mọi người.”

Bà Nguyễn Hương T., giáo viên trường Tiểu Học Ngô Gia Tự (Gia Lâm, Hà Nội), cho hay: “Ai cũng biết nghề giáo chúng tôi vất vả trong khi thu nhập lại thấp. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã phải làm những nghề phụ như buôn bán, cắt may để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, chúng tôi không phải ăn mày trên mồ hôi công sức của phụ huynh học sinh.” (G.Đ)

Dân biểu Mỹ gốc Việt thăm nhà tù Hỏa Lò

Dân biểu Mỹ gốc Việt thăm nhà tù Hỏa Lò

Dân Biểu Stephanie Murphy (thứ hai từ phải) chụp hình với các đồng viện trước nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. (Hình: Văn Phòng Dân Biểu Mac Thornberry)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong lúc Tổng Thống Donald Trump tiếp Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Tòa Bạch Ốc vào hôm Thứ Tư, 31 Tháng Năm, nữ Dân Biểu Stephanie Murphy, tên Việt Nam là Đặng Thị Ngọc Dung, tháp tùng 11 thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ đến thăm nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội.

Chuyến thăm Việt Nam của các vị dân cử Mỹ là để “thảo luận hợp tác quốc phòng, cùng nhau tìm kiếm tù binh mất tích và hài cốt binh sĩ Mỹ, và an ninh khu vực,” theo thông báo của Văn Phòng Dân Biểu Mac Thornberry (Cộng Hòa-Texas), chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện.

Ông Thornberry là người dẫn đầu phái đoàn gồm 12 dân cử liên bang Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Theo báo mạng floridapolitics.com, nữ dân biểu gốc Việt chụp hình với ông McCain, cựu tù binh chiến tranh Việt Nam, ngay bên ngoài nhà tù mà ông từng bị Cộng Sản giam cách đây hơn bốn thập niên, với hàng chữ: “Với Thượng Nghị Sĩ Arizona John McCain tại Việt Nam, bên ngoài nhà tù ông từng bị giam hơn năm năm như là tù binh chiến tranh. Ông thật sự là một anh hùng của nước Mỹ vì đã phục vụ đất nước này cả vào thời bình lẫn thời chiến.”

Hình ảnh trên trang web của Dân Biểu Mac Thornberry cho thấy bà Murphy cũng ký sổ lưu niệm và chụp hình với các đồng viện ngay trước cửa nhà tù, mà nay là viện bảo tàng.

Bà Stephanie Murphy (Dân Chủ-Florida), thắng cử vào Hạ Viện Mỹ lần đầu tiên năm 2016, và hiện là thành viên Ủy Ban Quốc Phòng và Ủy Ban Doanh Nghiệp Nhỏ của Hạ Viện Hoa Kỳ.

Bà Murphy là phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ Viện Hoa Kỳ, và hiện là dân cử gốc Việt cao cấp nhất nước Mỹ.

Ông John McCain (Cộng Hòa-Arizona) hiện là chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện.

Sau đó, theo thông tấn xã Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ John McCain và một số đồng viện đến Bộ Quốc Phòng và họp với Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.

Sang ngày hôm sau, 1 Tháng Sáu, ông McCain và phái đoàn gặp và thảo luận với ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước.

Hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Sáu, ông McCain cùng hai thượng nghị sĩ khác, ông John Barrasso (Cộng Hòa-Wyoming), chủ tịch Ủy Ban Chính Sách Cộng Hòa Thượng Viện, và ông Chris Coons (Dân Chủ-Delaware), thành viên ba ủy ban ngoại giao, chuẩn chi, và tư pháp của Thượng Viện Mỹ, đi thăm khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS John S. McCain đang đậu tại quân cảng Cam Ranh, theo tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội cho biết.

Chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn Quốc Hội Mỹ diễn ra vào dịp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc cuộc hội đàm với Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc mà bản tuyên bố chung đưa ra sau đó nói hai nước “đồng ý tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trên cơ sở bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015” và “tăng cường hợp tác an ninh và tình báo. Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết hợp tác chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm mạng.”

Khi đến Bộ Quốc Phòng Việt Nam, ông McCain được thuật lời cho biết “sau chuyến thăm lần này, ông sẽ đề xuất với quốc hội và chính phủ Mỹ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất độc da cam/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải…”

Dân biểu Mỹ gốc Việt thăm nhà tù Hỏa Lò
Thượng Nghị Sĩ John McCain thăm khu trục hạm USS John S. McCain tại Cam Ranh. (Hình: Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam)

Thượng Nghị Sĩ John McCain, 81 tuổi, khá quen thuộc với người Việt Nam. Ông từng là phi công hải quân bị bắn rơi và bị tù năm năm rưỡi tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội, thời chiến tranh Việt Nam. Sau khi được thả, ông ứng cử, và trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông và cựu Thượng Nghị Sĩ John Kerry (Dân Chủ-Massachusetts) đóng góp rất lớn trong việc vận động bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai kẻ cựu thù.

Một ngày trước khi đến Việt Nam, ông McCain phát biểu trong một cuộc tọa đàm ở thủ đô Canberra, Úc, là Trung Quốc hành xử như một “kẻ bắt nạt” trên Biển Đông khi xây dựng các căn cứ quân sự quy mô tại các đảo nhân tạo chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Theo ông, hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế.

Nhiều nhà phân tích thời sự từng cảnh báo rằng Trung Quốc gấp rút quân sự hóa khu vực Biển Đông nhằm khống chế toàn bộ khu vực, đẩy Mỹ đi chỗ khác. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời ông John McCain nói ở Canberra rằng: “Nếu Trung Quốc ngăn chặn chúng ta thực hiện quyền tự do hàng hải thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho cả khu vực.”

Lời phê phán của ông McCain đối với Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày trước khi có cuộc hội thoại về an ninh khu vực diễn ra tại Singapore, thường được gọi là Shangri La Dialogue, vào cuối tuần này mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có phái đoàn tham dự.

Khi phát biểu ở thủ đô Úc, ông McCain cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ tiến hành các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp quy mô trên Biển Đông. Khi việc này xảy ra sẽ chứng tỏ các nước thách đố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, vốn chỉ là tham vọng bá quyền bành trướng của những nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Mới đây, chính phủ Mỹ cấp viện cho cảnh sát biển Việt Nam sáu tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ đóng mới tại tiểu bang Louisiana và một tàu tuần tra cỡ lớn nguyên là tàu tuần duyên 3,250 tấn cho nghỉ hưu.

Chuyến công du của các dân cử Hoa Kỳ qua bốn quốc gia là nhằm gia tăng quan hệ và đối tác giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á-Thái Bình Dương, theo báo mạng floridapolitics.com. (TN, Đ.D.)

Hạnh phúc lang thang &Trả lại em yêu – Dậu Nguyễn

httpv://www.youtube.com/watch?v=XFz2NXgaCeA&index=1&list=PLYNu2WsZ1JUhQ7J1GGZCKRwWY41IaYbRS ‘

Hạnh phúc lang thang – Dậu Nguyễn  

“Hạnh phúc lang thang”. Nhạc và lời: Trần Ngọc Sơn. Tiếng hát: Hồ Hoàng Yến. Hình ảnh và video clips: Internet. Thực hiện nhạc cảnh: Dậu Nguyễn.

 httpv://www.youtube.com/watch?v=0jW2WZgFko4&index=2&list=PLYNu2WsZ1JUhQ7J1GGZCKRwWY41IaYbRS

 

Trả lại em yêu – Dau Nguyen (4K)

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

  • Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Joseph là thanh niên bất toại, tuổi hơn 30. Anh đi bằng hai đầu gối và rất nghèo. Tuy Joseph nghèo của cải nhưng không nghèo niềm tin, lòng hy vọng và nhất là tình yêu thương. Niềm hạnh phúc duy nhất và tràn trề của anh là dành trọn thời giờ để giúp đỡ tha nhân.

Joseph sinh trưởng trong gia đình ở làng nhỏ tại Auvergne (Trung Pháp). Tuổi thơ Joseph trôi qua trong bình lặng nơi khung cảnh gia đình nghèo. Sau khi học xong tiểu học, cậu bé bắt đầu làm việc giúp đỡ cha mẹ.

Không bao lâu sau cảnh thiếu ăn gây ảnh hưởng mạnh trên thân xác gầy còm của cậu bé. Joseph mất dần sức mạnh nơi hai cánh tay: không cầm nổi các vật dụng để làm việc. Cậu cũng không đứng vững nữa. Đến năm 20 tuổi thì Joseph hoàn toàn không sử dụng được đôi chân. Chàng phải bò lết hoặc đi bằng hai đầu gối.

Tàn tật vào lúc 20 tuổi, quả là thử thách nặng nề! Joseph cảm thấy đau đớn khi phải sống nương tựa vào gia đình, trong khi gia đình lại nghèo thật nghèo, cần chàng giúp đỡ một tay. May mắn Joseph là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Chàng sống thật niềm tin của mình. Chàng đặt trọn cuộc đời trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Thêm vào đó, Joseph rất có lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Và đây là phương thuốc hiệu nghiệm cứu chàng thoát mọi chán nản thất vọng. Chàng lần hột Mân Côi hàng ngày và tìm cách giúp đỡ tha nhân thay vì sống co rút vào nỗi khổ vào cái bất hạnh của chính mình. Chàng cố gắng làm những gì có thể hầu giúp người khác và đỡ gánh nặng cho gia đình. Chàng tự sáng chế hai ống gỗ bao đầu gối và dùng đầu gối đi lại. Nhiều khi chàng đi bằng đầu gối những quãng đường dài đến 8 hay 10 cây số.

Sau đó, chàng ghi tên làm người canh gác đền thờ Đức Mẹ Orcival. Nhờ công việc này, Joseph nhận rất nhiều an ủi. Nhất là chàng hãnh diện vì được phục vụ Đức Trinh Nữ MARIA, Hiền Mẫu thiên quốc. Đền thánh này hàng năm có nhiều tín hữu hành hương đến khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA. Nhưng rồi dần dần có người đến gặp Joseph, nhờ anh an ủi hoặc chỉ dạy nhiều điều họ cần biết.

Để giúp đỡ tha nhân cách đắc lực hơn, Joseph dọn đến ở với anh rể và xin đặt điện thoại riêng cho mình. Như thế, anh có thể liên lạc thẳng với các bàn giấy, dịch vụ chuyên môn hầu chỉ dẫn lại cho người khác. Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến trợ cấp xã hội, bảo hiểm v.v. Anh trở thành nhân vật quan trọng. Mỗi ngày, số người đến gặp anh đông hơn đến gặp ông trưởng phòng tòa thị trưởng thành phố.

Anh lắng nghe tâm sự, khó khăn của người khác, rồi anh tìm cách khuyên lơn, an ủi, khiến ai ai cũng cảm thấy thỏa lòng mát dạ. Tất cả những gì người ta mang đến dâng biếu, cảm tạ anh, anh phân phát lại cho người nghèo. Nhưng thường thì anh tiếp khách vào ban chiều, và đôi khi kéo dài đến nửa đêm hoặc hai giờ sáng. Nếu có ai tỏ dấu lo ngại cho sức khỏe, anh chỉ mỉm cười trả lời:

– Nếu như đó là tiếng Chúa gọi tôi thì sao?

Kinh nguyện và nhất là lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA gìn giữ bảo trợ Joseph luôn luôn trong trạng thái vui vẻ và tin tưởng phó thác. Anh thật hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc này anh thông truyền sang những ai có dịp tiếp xúc, tỏ bày tâm sự với anh. Anh giải thích lý do niềm vui nội tâm sâu xa:

– Không biết tôi sẽ ra sao, nếu tôi không bị tàn tật? Quả thật tàn tật trở thành kho tàng, suối nguồn hạnh phúc. Không bị tàn tật, có lẽ tôi sẽ khốn khổ. Trong khi nhờ tàn tật tôi sống tình trạng nghèo khó, thiếu thốn nhưng bù lại, tôi hạnh phúc và có thể trao hạnh phúc cho người khác.

… “Thế nên Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi CHA trên Trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”(Luca 11,9-13).

(Albert Pfleger, “FIORETTI de la Vierge Marie”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1990, trang 92-94)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt,