NGƯỜI TÍN HỮU VÔ THẦN

NGƯỜI TÍN HỮU VÔ THẦN

Cách nay chừng hai thập kỷ, hai chữ “vô thần” luôn gợi lên trong tâm trí chúng ta một ý thức hệ chính trị đối nghịch với các niềm tin tôn giáo.  Hệ thống chính trị này luôn phê phán, tuyên truyền bóp méo, kỳ thị, thậm chí là tìm cách xóa bỏ các tôn giáo.  Trong bối cảnh xã hội hôm nay, vô thần không chỉ là khái niệm dành cho những người kỳ thị tôn giáo hoặc vô tín ngưỡng, mà còn diễn tả một tình trạng đáng lo ngại nơi người Kitô hữu: đó là những người mang danh là tín hữu, nhưng lối sống của họ ngược lại với những gì họ tuyên xưng.  Đức Thánh Cha Phanxicô, trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Mátta sáng 23-3-2017 đã nói đến những người tín hữu bịt tai trước lời mời gọi của Chúa và ngài gọi họ là những người tín hữu vô thần.

Đức Thánh Cha nói: “Khi chúng ta không chăm chú nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ lánh xa Ngài và quay lưng lại với Ngài.  Nếu chúng ta không lắng nghe Lời Ngài, chúng ta sẽ tìm nghe những lời khác…  Khi khước từ Lời Chúa và khi cứng lòng, chúng ta sẽ trở thành những người công giáo bất trung, những người dân ngoại, và tệ hại hơn, những người công giáo vô thần, bởi vì chúng ta không yêu mến Thiên Chúa hằng sống” (Nguồn: Zenit, 24-3-2017).  Theo vị Chủ chăn của Giáo Hội, khước từ Lời Chúa (mà ngài gọi là “điếc”) sẽ dẫn đến tình trạng thờ ngẫu tượng, tức là tôn thờ vật chất và những đam mê trần tục.  Việc chối bỏ Lời Chúa cũng dẫn đến hậu quả là lầm lẫn trong nhận định, trong phân biệt giữa điều thiện và điều ác.

Người Kitô hữu có Lời Chúa là kim chỉ nam cho cuộc đời.  Chúa Giêsu đã so sánh những ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, sẽ giống như người xây nhà trên nền đá, luôn bền vững trước bão tố mưa sa.  Ngược lại, những ai không thực hành Lời Chúa giống như người xây nhà trên cát, sẽ sập đổ khi nước lũ dâng tràn (x. Mt 7,24-27).  Thiên Chúa vẫn luôn luôn ngỏ lời với chúng ta, qua Giáo Hội và qua những biến cố xảy đến xung quanh, nhất là qua Lời Chúa trong Thánh Kinh.  Thiếu ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta mất phương hướng và đi trong lầm lạc.

Trong thực tế, tình trạng những tín hữu vô thần khá phổ biến nơi các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta.

Có những người tin Chúa mà vẫn vô thần, vì họ không gặp gỡ Chúa và tâm sự với Ngài trong lời cầu nguyện.  Vì thế, trong đời sống của họ thiếu những “khoảng lặng” để suy tư về hạnh kiểm của mình.  Đối với họ, Thiên Chúa chỉ giống như một khái niệm.  Đức Giêsu chỉ thuần túy là một nhân vật lịch sử xa xưa và giáo huấn của Người cũng chỉ là một mẫu gương luân lý.  Người tín hữu không cầu nguyện giống như xác không hơi thở.  Thánh Gioan Maria Vianey đã viết: “Lời cầu nguyện cần thiết cho người tín hữu, giống như mưa cần thiết cho đất trở nên màu mỡ”.  Quả vậy, lời cầu nguyện là cầu nối giúp ta gặp gỡ Chúa, tiếp nghị lực siêu nhiên từ Ngài.  Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI khẳng định: “Tin là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó, một định hướng dứt khoát” (Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu, số 1).  Sự gặp gỡ này thể hiện qua lời cầu nguyện.  Đời sống nội tâm giúp ta càng ngày càng gắn bó với Chúa, nhận ra sự hiện diện của Ngài mọi nơi mọi lúc.  Cảm nhận được sự hiện diện cao quý ấy, chúng ta sẽ mở rộng con tim, chăm chú lắng nghe và thực hiện lời Ngài.  Ý thức được sự hiện diện của Chúa trong đời, chúng ta sẽ sống cao thượng hơn đối với những người xung quanh, sẽ dễ dàng tha thứ cho những xúc phạm.  Xác tín có Chúa đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc sống, chúng ta sẽ nhìn mọi sự việc, mọi con người với cái nhìn mới, bao dung quảng đại và kiên nhẫn vị tha.  Như thế, khi sống ở đời này, dù còn nhìn thấy Chúa mờ mờ như trong gương, lòng chúng ta đã kiên vững và được sưởi ấm, vì chúng ta tin vào sự hiện diện và tình thương yêu của Ngài trong giờ phút hiện tại.  Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Tôi kêu mời mọi Kitô hữu ở khắp nơi, ngay lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Đức Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 3).

Có những người tin Chúa mà vẫn vô thần, vì ngôn hành của họ trong cuộc sống đời thường không tương ứng với đức tin mà họ tuyên xưng.  Đối với họ, giáo lý Kitô giáo rất cao đẹp và đầy tính nhân văn, nhưng chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà không được thể hiện trong cuộc sống.  Nói cách khác, đời sống của họ không được xây dựng trên nền tảng đức tin, cũng không được đức tin soi dẫn.  Lời Chúa mà họ nghe thường xuyên, chỉ giống như những thông tin trên các phương tiện truyền thông.  Hậu quả là có những người mang danh công giáo mà vẫn gian dối, vẫn chia rẽ bè phái.  Khi không ưng ý trong Giáo Hội thì họ phản ứng theo kiểu thế gian.  Với một đức tin hời hợt và bề ngoài, khi phải lựa chọn, họ sẵn sàng nghiêng về phía lợi lộc vật chất và từ bỏ Luật Chúa; sẵn sàng gạt bỏ tiếng nói của lương tâm để nghe theo tiếng gọi của tiền bạc.  Đây đó, vẫn có trường hợp cha mẹ công khai chối bỏ đức tin để con mình được vào học tại một số trường chuyên ngành hay làm việc ở một số cơ quan của nhà nước.  Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Không phải tất cả những ai nói với Thầy: “Lạy Chúa, Lạy Chúa”, là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).  Do ảnh hưởng của quan niệm xã hội ngày nay, nhiều cá nhân và hội đoàn có khuynh hướng phô diễn đời sống đức tin qua những sinh hoạt tôn giáo sầm uất, nhưng tiếc thay, chỉ dừng lại bề ngoài.  Vì thế, họ coi nhẹ việc học giáo lý để củng cố đức tin và tình hiệp nhất giữa các thành viên của một hội đoàn đạo đức.  Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc lên án những người biệt phái và luật sĩ.  Người ví họ như những mồ mả tô vôi, bên ngoài thì đẹp đẽ, bên trong thì thối tha.  Chúa Giêsu đã nhắc lại giáo huấn của ngôn sứ Isaia, lên án những người chỉ tôn thờ Chúa bề ngoài như sau: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệngcòn lòng chúng thì lại xa Ta (Mc 7,6).

Trong phần kết thúc bài giảng tại nhà nguyện thánh Mátta, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy kiểm điểm lương tâm trước mặt Chúa qua những câu hỏi: “Tôi có chuyên tâm nghe Lời Chúa không?”; “Tôi có cứng lòng trước lời dạy của Chúa không?”; “Tôi có đánh mất lòng trung tín với Chúa và chạy theo tôn thờ những ngẫu tượng đang tràn lan trong cuộc sống hôm nay không?”; “Phải chăng tôi đã đánh mất niềm vui của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu?”  Thiết tưởng mỗi chúng ta cần suy tư nghiêm túc để trả lời những câu hỏi này.

Mến Chúa, yêu người, đó là hai điều răn trọng nhất của Kitô giáo.  Nói đúng hơn, đó chỉ là một giới răn duy nhất, tức là tình yêu.  Tình yêu ấy hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân.  Người tín hữu đúng nghĩa là người thực thi tình yêu, yêu Chúa và yêu người.  Chúa Giêsu đã đưa ra tiêu chí cho tình yêu này: Mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như mình ta vậy.  Thực hành được những tiêu chí này, chúng ta sẽ là người Kitô hữu đích thực.  Thiếu những điều kiện trên, chúng ta có nguy cơ trở thành vô thần.

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!  Người phán: “Các ngươi chớ cứng lòng”” (Tv 94, 8).  Ước gì mỗi chúng ta hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu tâm can, trở nên con người mới, để hình ảnh của Chúa luôn tỏa rạng nơi cuộc đời tín hữu chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Hải Phòng, ngày 31-3-2017

From Langthangchieutim

Quyền lực không tạo ra nhân phẩm

 Quyền lực không tạo ra nhân phẩm

TMCNN

Điền Phương Thảo

19-7-2017

Bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh Đất Việt

 

 

 

 

 

 

“… những người lạ đã nhắn tin lăng mạ, chửi bới tôi rất thậm tệ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của tôi mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của UBND quận Thanh Xuân, bởi tôi đang là Phó Chủ tịch quận”.

 Bà Lê Mai Trang-Phó Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân, đã búc xúc trình bày với báo giới như thế sau sự việc cùng một đồng nghiệp đỗ xe để ăn trưa tại đường Nguyễn Quý Đức và gây ra những “diễn biến phức tạp” khiến dư luận ồn ào sau đó.

 

Là con người, ai cũng muốn danh dự của mình được bảo vệ, nhân phẩm của mình được tôn trọng. Do vậy, khi nghe những lời lẽ xúc phạm, phản ứng khó chịu của bà Trang là điều hợp lý. Tuy nhiên, việc bà Trang cho rằng vì bà đang giữ chức Phó Chủ Tịch nên xúc phạm danh dự của bà cũng là xúc phạm đến hệ thống công quyền UBND quận Thanh Xuân là điều hết sức phi lý và khôi hài.

Vâng! Phi lý và khôi hài, bởi lẽ hình ảnh lãnh đạo và uy tín của chính quyền là hai điều hoàn toàn tách bạch nhau. Lãnh đạo cũng là con người. Mà đã là con người thì ai cũng có lỗi lầm, những hạn chế, những sai sót. Tuy nhiên, trong các quốc gia theo chế độ độc tài, người ta bảo vệ chính quyền bằng cách “thần thánh hóa lãnh tụ”, tôn sùng lãnh đạo. Do vậy, nói xấu lãnh đạo là bôi nhọ chính quyền. Thậm chí “để ngăn chặn hành vi gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ĐBQH đề nghị bổ sung quy định vào bộ luật Hình sự.” Và trong thực tế tại tỉnh An Giang đã “có 3 người bị kỷ luật, trong đó 2 người còn bị Sở TT&TT phạt 10 triệu đồng vì “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.”
 
Trong bài “Bệnh sùng bái lãnh tụ”, tác giả Nguyễn Hưng Quốc có viết :
 
“Theo Max Weber, về phương diện chính trị, có ba kiểu quyền lực chính: truyền thống (traditional), pháp lý-duy lý (rational-legal) và sự lôi cuốn (charismatic). Tất cả các chế độ cộng sản đều ra đời sau các cuộc cách mạng cướp chính quyền bằng bạo lực, do đó, hai yếu tố đầu, truyền thống và pháp lý, coi như không có. Chỉ còn yếu tố cuối: Để thu hút sự ủng hộ của quần chúng, họ phải tự biến họ thành một sức lôi cuốn cực kỳ mạnh mẽ; và để có sức lôi cuốn như thế, họ phải đặt trọng tâm vào tuyên truyền; trong tuyên truyền, họ đặt trọng tâm vào chính sách thần thánh hoá đảng và các lãnh tụ của đảng. Hệ quả là tất cả các chế độ cộng sản đều có một đặc điểm giống nhau: sùng bái.”
 
Vì đi ngược với giá trị tự nhiên của con người nên “Bệnh sùng bái lãnh tụ” đã khiến những vị “đầy tớ nhân dân” phải gồng lên, mang một mặt nạ không phải là mình, kiêu căng, sống giả dối và thiếu chân thật. Thế nhưng, sự thật vẫn là sự thật, chúng hiện hữu một cách độc lập, bất chấp thái độ nhìn nhận của chúng ta.
 
Trong thời đại thế giới phẳng này, không thể nào “ngăn chặn hành vi gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự các lãnh đạo Đảng, Nhà nước” nếu các vị thực sự là những người tha hóa, mất đạo đức, thiếu nhân phẩm. Khi đó thì hình ảnh của những vị “lãnh tụ thần thánh” như một bức tường thành bị sụp đổ một cách thảm hại, bất chấp “Đại Biểu Quốc Hội đề nghị bổ sung quy định vào bộ luật Hình sự.”
 
Người giữ chức vụ cao trong xã hội được xem là người của công chúng. Do vậy mỗi khi vấp sai trái, họ phải chịu áp lực từ dư luận. Ở các nước tự do dân chủ và văn minh, người dân không đặt lãnh tụ, giới lãnh đạo “vào chính sách thần thánh hóa”. Vì thế, ngay cả khi người dân xúc phạm danh dự của giới cầm quyền thì điều đó cũng không có nghĩa là họ chống đối chính quyền.
 
Bà Park Geun-hye bị người dân tố cáo nhiều tội danh nghiêm trọng ngay trong khi bà còn giữ chức vụ Tổng Thống Hàn Quốc nhưng không một người dân Hàn Quốc nào bị buộc tội là “chống đối chính quyền”, ngược lại cựu Tổng Thống đã bị truất phế và có thể đối mặt mức án ít nhất là 10 năm tù.
 
Ngay sau khi lễ nhậm chức của Tổng Thống Donal Trump, có cả triệu người Mỹ xuống đường biểu tình, phản đối Tân Tổng Thống, nhưng không có đoàn biểu tình nào bị các lực lượng công vụ, cảnh sát đàn áp, bắt bớ chống chính quyền Mỹ.
 
Đằng khác, nếu thực sự muốn gìn giữ uy tín của chính quyền thì khi lãnh đạo đã bị tai tiếng, hãy lập tức xin từ chức, chứ không mượn sức mạnh chính quyển để củng cố hay làm cho hình ảnh của họ tốt đẹp hơn.
 
Ngày 22-06 vừa qua, lãnh đạo địa phương ở London, giám đốc điều hành hội đồng Kensington và Chelsea đã từ chức sau khi bị chỉ trích về cách chính quyền phản ứng với vụ cháy tháp chung cư Grenfell ở London.
 
Kinh Thánh cũng dạy rằng: “Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy” (Ga 15,6). Cành Nho không sinh hoa quả thì phải bị chặt và quăng đi để cây Nho được tiếp tục phát triển tốt. Cành Nho không thể gào lên rằng: “Ai chặt tôi là xúc phạm đến cây Nho mà tôi đang gắn bó”.
 
Nếu chưa thể thành THÁNH thì hãy chấp nhận những giới hạn của bản thân để cố gắng trao dồi đạo đức mà sống cho ra một CON NGƯỜI. Bằng không, nếu cứ tự thần-thánh-hóa bản thân bằng những hào quang do quyền lực mang lại, thì giới lãnh đạo, cầm quyền sẽ tự biến mình thành những CON NGỢM mà thôi.
 
Nguồn tham khảo:
http://www.geocities.ws/xoathantuong/nhq_benhsungbai.htm
http://m.danviet.vn/tin-tuc/pho-chu-tich-quan-thanh-xuan-nhieu-nguoi-la-nhan-tin-lang-ma-toi-788091.html
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/boi-nho-lanh-dao-dang-nha-nuoc-de-nghi-xu-hinh-su-374513.html

Thông điệp của thế giới và các nhà đấu tranh ở Việt Nam gửi ông Lưu Hiểu Ba

Cát Linh, RFA
2017-07-13
 
Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel ngồi kế tấm ảnh của ông Lưu Hiểu Ba trong buổi trao giải Nobel Hoà bình năm 2010 ở Oslo.

Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel ngồi kế tấm ảnh của ông Lưu Hiểu Ba trong buổi trao giải Nobel Hoà bình năm 2010 ở Oslo.

 Photo by AFP
 

Chỉ trong vòng vài phút sau khi thế giới được tin người đoạt giải Khôi nguyên Hoà bình Lưu Hiểu Ba qua đời, hàng loạt các hãng truyền thông lớn của thế giới, và các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến, người lên tiếng vì môi trường, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam cũng đồng loạt đăng bài viết chia sẻ về cuộc đời, cảm kích về sự nghiệp đấu tranh của ông.

Từ thế giới

Hãy yên nghỉ, chúng tôi ở đây, và Lưu Hiểu Ba cũng ở đây với chúng tôi.
– Nghệ sĩ, nhà hoạt động nổi tiếng thế giới Ngải Vị Vị

Sau khi có tin về sự ra đi của ông Lưu Hiểu Ba, tin nhận được từ hãng thông tấn AP cho biết những người ủng hộ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ đã bày tỏ sự đau buồn sâu sắc. Ông Vương Đan, một trong những người lãnh đạo phong trào phản kháng dân chủ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, kêu gọi các chính phủ và người dân trên toàn thế giới phải lên tiếng để bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba được rời Trung Quốc, nơi bà đang bị quản thúc tại gia.

Hãng thông tấn AP trích lời ông Vương viết, “Lưu Hiểu Ba, người thầy đáng kính của tôi, anh trai yêu dấu của tôi, bạn đã chịu quá nhiều khó khăn, hãy yên nghĩ.”

Thủ lĩnh phong trào dù vàng Hồng Kong, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đăng trên trang tweeter của anh lời cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp bước con đường của ông, tranh đấu cho nền dân chủ của Hồng Kong và Trung Quốc.”

Nghệ sĩ, nhà hoạt động nổi tiếng thế giới Ngải Vị Vị đã viết: “Hãy yên nghỉ, chúng tôi ở đây, và Lưu Hiểu Ba cũng ở đây với chúng tôi.”

Đến Việt Nam

Từ Việt Nam, Facebooker Ngô Thanh Tú, từ Bình Thuận viết trên trang cá nhân của ông: “Cái chết của ông Lưu làm người dân Việt Nam nhớ đến thầy giáo Đinh Đăng Định, người đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xây dựng các nhà máy khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Không chấp nhận tiếng nói trái chiều, nhà cầm quyến CSVN đã giam cầm thầy giáo Định trong những nhà tù khắc nghiệt nhất nhằm đè bẹp ý chí của ông.

Cũng như Lưu Hiểu Ba, bất chấp những lên án và kêu gọi thả thầy giáo Định, nhà cầm quyền CSVN quyết tâm giam cầm ông và chỉ thả khi ông mắc bịnh hiểm nghèo và chết không nhắm mắt (theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) một thời gian ngắn sau đó.”

Thầy giáo, tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định cũng chính là nhân vật được nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến nhắc ngay đến khi được hỏi về ảnh hưởng của ông Lưu Hiểu Ba đối với phong trào đấu tranh dân chủ trong nước.

Luuhieuba
Một người dân bày tỏ thương tiếc trước di ảnh của ông Lưu Hiểu Ba.Photo by AFP

“Đối chiếu với những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ví dụ như thầy Đinh Đăng Định, thầy cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt và bỏ tù. Đến lúc thầy gần chết thì người ta mới đưa ra khỏi nhà tù, về nhà một thời gian sau thì thầy chết.

Với ông Lưu Hiểu Ba thì nhà cầm quyền Trung Quốc đối xử với ông cũng chả khác gì.

Thế nhưng cái nguyện vọng cuối đời của ông ấy là ông ấy nói nếu chết thì ông ấy mong muốn được chết trên một đất nước tự do, tức là ông ấy không muốn chết trên đất nước Trung Quốc, không muốn chết trên chế độ bạo tàn của Cộng sản.”

Năm 2008, ông Lưu Hiểu Ba bị giam giữ. Một năm sau ông bị kết án 11 năm tù giam vì “kích động lật đổ chính quyền” sau khi ông cho ra đời tuyên ngôn mang tên “Hiến chương 2008”, kêu gọi việc xem xét và cải cách dân chủ hệ thống chính quyền của Trung Quốc.

Năm 2010, trong lúc đang trong tù giam, ông được trao giải Nobel Hoà bình. Do ông thể tham dự, giải thưởng đã được đặt trên một chiếc ghế trống, cùng với tấm ảnh chân dung của ông được phóng lớn treo bên cạnh.

Nói về thời khắc “nhận” giải thưởng Nobel Hoà Bình của ông Lưu Hiểu Ba, ông Nguyễn Chí Tuyến liên tưởng đến ngày trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017 cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hôm đó, bà cũng không thể có mặt vì đang bị giam giữ do bị cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hình ảnh chung

Theo ông Nguyễn Chí Tuyến, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những ví dụ điển hình cho thấy sự tương đồng về cách đối xử của nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

“Tôi nhìn qua trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba thì tôi thấy tất cả những gì của Việt Nam và Trung Quốc thì hoàn toàn không khác nhau gì mấy về tất cả thủ đoạn cũng như gọi là chiêu trò của Đảng cộng sản với người bất đồng chính kiến.”

Tôi nhìn qua trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba thì tôi thấy tất cả những gì của Việt Nam và Trung Quốc thì hoàn toàn không khác nhau gì mấy về tất cả thủ đoạn cũng như gọi là chiêu trò của Đảng cộng sản với người bất đồng chính kiến.
– Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Đường Văn Thái, cho biết blogger Mẹ Nấm và những nhà hoạt động đấu tranh khác đang bị giam cầm trong tù chính là hình ảnh của những Lưu Hiểu Ba ở Việt Nam.

“Điều đó là điều hiển nhiên. Như vừa rồi phiên toà xét xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một ví dụ rất điển hình. Cách đối phó cũng như cách hành xử với nhà bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền Cộng sản thì như nhau cả thôi. Chẳng qua nó gọi là phiên bản F1, F2”

Nhà đấu tranh Trần Bang, từ Sài Gòn trả lời chúng tôi qua email cho rằng cách thức nhà nước Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba ngay cả những ngày cuối đời không khác với phản ứng của nhà nước Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong nước.

“Đúng là có sự tương đồng giữ Trung Quốc và Việt Nam trong việc phản ứng với những người bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

Nhiều nhà bất đồng chính kiến thường liên hệ rằng “nếu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Bắc Kinh thắng lợi thì Trung Quốc đã chuyển hoá sang dân chủ như Liên Xô, Đông Âu… thì độc tài Cộng sản Việt Nam cũng đã sập.”

Còn rất nhiều những lời chia sẻ của thế giới và của người Việt Nam gửi đến ông, người Trung Quốc đoạt giải Khôi nguyên Hoà Bình vì những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền ngay trên đất nước của ông. Xin mượn câu nói của chính ông Lưu Hiểu Ba: “Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết” để kết thúc cho bài viết Thông điệp của thế giới và các nhà đấu tranh ở Việt Nam gửi về ông Lưu Hiểu Ba.

Đời người như một giấc mơ, tặng bạn 8 câu nói chân thật:

Khi bạn vì địa vị cao thấp mà bày mưu tranh giành, chi bằng hãy đi đến lò hỏa táng xem thử. Đối mặt với một đống tro than có nhiều tia lửa, bạn còn có điều gì không thể buông bỏ, không thể nghĩ thoáng nữa chứ?

Đời người như một giấc mơ, tặng bạn 8 câu nói chân thật:

1. Đừng xem áp lực là động lực, dùng cạn kiệt cơ thể, làm hư hoại chính mình.

2. Đừng quên sức khỏe là vốn liếng, không có sức khỏe, không thể nào tận hưởng mọi hạnh phúc của cuộc đời.

3. Đừng quá xem trọng danh lợi, vinh hoa phù phiếm đi qua cuối cùng vẫn là mây khói tan nhanh.

4. Đừng tưởng người có thể cứu mạng mình là bác sĩ, thật ra chính là bản thân mình, dưỡng sinh quan trọng hơn cứu mạng.

5. Đừng nghĩ rằng cho đi là sẽ được nhận lại, phàm chuyện gì chỉ cần không toan tính nhận lại, mới có thể thực hiện được lấy đức báo oán.

6. Đừng tưởng là quan oai hơn dân, đều phải nghỉ hưu, cuối cùng đều là bá tánh.

7. Đừng bỏ lỡ người có duyên với bạn, đợi khi phồn hoa không còn, bạn mới hiểu có rất nhiều người bỏ bạn mà đi, tri kỷ khó tìm.

8. Đừng nghĩ rằng hỏi thăm là làm phiền, người thường xuyên gửi tin nhắn cho bạn chắc chắn là người trong tim có bạn.

Châu Yến Lâm – DKN

Nghe, Nhìn, Nhẫn Nhịn

Nghe, Nhìn, Nhẫn Nhịn

Thơ Bùi Giáng

Ta cứ tưởng trần gian là cỏi thật

Thế cho nên tất bật đến bây giờ !

Ta cứ ngở xuống trần chỉ một chốc…..

Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay 

 

Bạn thân ơi ! có bao giờ bạn nghĩ

Cuộc đời nầy chỉ tạm bợ mà thôi

 

Sống hôm nay và đâu biết ngày mai ?

Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi

Rồi cũng về với cát bụi mà thôi

Thì người ơi ! xin đừng ganh đừng ghét

Đừng hận thù tranh chấp với một ai

Hãy vui sống với tháng ngày ta có

Giữ cho nhau những giây phút tươi vui

Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc

Vì đời ta đã sống trọn kiếp người

Với tất cả tấm lòng thành thương mến

Đến mọi người xa lạ cũng như quen

Ta là Cát ta sẻ về với Bụi

Trả trần gian những cay đắng muộn phiền

Hồn ta sẻ về nơi cao xanh ấy

Không còn buồn lo lắng chốn trần ai !

Nguồn : SỐNG ĐẸP Tác giả : BÙI GIÁNG

Giáo dục nào, dân trí nấy

Giáo dục nào, dân trí nấy

Thạch Đạt Lang (Danlambao)

Chuyện ở Nhật Bản: Ngày 11.03.2011, trận động đất và sóng thần ở Tōhoku gây ra những chấn động khiến nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rung lắc rồi nước biển tràn ngập. Hệ thống làm mát các thanh uranium, nguyên liệu chính cho hoạt động của một trong các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại, chất phóng xạ chảy ra tràn lan hòa vào trong nước biển, trong không khí. Sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện Fukushima Daiichi buộc chính phủ Nhật phải di tản dân cư trong vòng bán kính 30 km. Đây là thảm họa nguyên tử nặng nề thứ hai sau Chernobyl trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ lợi ích nhân loại.

Thảm họa kinh hoàng xảy ra, cả thế giới lo lắng, quan tâm nhìn vào nước Nhật. Mọi người vô cùng ngạc nhiên cũng như thán phục dân trí người Nhật. Điều khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình cảm phục trình độ dân trí của người Nhật – không nằm ở sự can đảm của những người lính cứu hỏa, những chuyên viên về phóng xạ nguyên tử tình nguyện đi vào chỗ chết để tắt các lò phản ứng hay bịt kín những lỗ hở, chỗ nứt của lò, nơi xì ra những chất liệu giết người vào trong không khí hoặc cách hành xử, biện pháp kịp thời của chính phủ – mà nằm ở cách xử sự, phản ứng của người dân Nhật khi thảm họa xảy ra.

Không hoảng loạn, bối rối, xáo trộn, người dân Nhật rời khỏi Fukushima một cách trật tự, yên lặng theo lời kêu gọi, yêu cầu của chính quyền, đi đến những khu tập trung. Tại đây họ được phân phát quần áo, mền gối, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết. Thành phố Fukushima không hề xảy ra một vụ trộm cắp, đập phá, hiếp dâm, giết người cướp của… Cũng hoàn toàn không có những cảnh chen lấn, giành giật, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau nơi phân phát lương thực, nhu yếu phẩm.

Chuyện ở Việt Nam: Ngày 07.07.2017, một phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội, bà Lê Mai Trang đi ăn sáng đậu xe ngang ngược bị người dân phản đối, liền dùng diện thoại gọi chủ tịch phường và trưởng công an ra giữ xe cho mình để tiếp tục đi ăn sáng.

Đoạn video clip dài khoảng 20 phút được phổ biến trên mạng xã hội Facebook gây nên một trận bão chỉ trích, phê bình. Thái độ ngang ngược, hách dịch của một viên chức cấp quận, một đơn vị hành chánh nhỏ, cũng như sự yêu cầu người dân phải xin lỗi bà Trang của công an phường, chứng tỏ sự ngạo mạn của cán bộ CS, coi người dân như rơm rác, chỉ là những nô lệ để đóng thuế và nuôi béo cán bộ nhà nước.

Hành vi xấc xược của bà Lê Mai Trang không phải là hành động hiếm hoi, việc quan chức, cán bộ, đảng viên CS hách dịch, chửi bới, đánh đập người dân một cách thô bạo càng ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Từ hai câu chuyện trên, nhiều người sẽ hỏi: Dân trí của một dân tộc hình thành từ đâu? Không cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, suy nghĩ sâu xa, dân trí của dân tộc tạo thành từ sự giáo dục cũng như tác động của xã hội. Giáo dục bao gồm giáo dục gia đình, trường học, nền tảng luật pháp của xã hội, đất nước.

Một đất nước có nền tảng giáo dục nhân bản, một hệ thống luật pháp nghiêm minh với tam quyền phân lập, tự do báo chí, xã hội bình yên… người dân đất nước đó sẽ có một trình độ dân trí cao, ý thức được bổn phận, trách nhiệm với mình, với gia đình, xã hội, đất nước, dân tộc.

Dân trí không thể xây dựng, nâng cao bằng bạo lực, vũ khí, dùi cui, còng số 8, tuyên truyền dối trá, mị dân hay đề cao, ca tụng, thần thánh hóa lãnh tụ, bằng kiểm duyệt báo chí, cấm phê bình, chỉ trích lãnh đạo…

Dân trí của người Nhật không phải một sớm một chiều mà có. Để có được ý thức trách nhiệm, bổn phận, lòng tự trọng, thượng tôn luật pháp, trật tự xã hội, cùng với cung cách hành xử lễ độ, khiêm nhường, tôn trọng người khác… cũng như sự bình tĩnh, không hoảng hốt, sợ hãi khi có biến cố, thảm họa, người Nhật đã được giáo dục ngay từ khi còn thơ dại với một hệ thống giáo dục xuyên suốt và một chính sách được nghiên cứu, hoàn thiện sau một thời gian dài nhiều thập niên.

Có dịp, hãy quan sát sinh hoạt của một nhà trẻ ở Nhật. Những đứa bé 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo được dạy dỗ, huấn luyện thế nào là trật tự, ngăn nắp, vệ sinh, lễ độ, nhã nhặn trong khi xử thế, bình tĩnh, không hoảng hốt, la hét gây hỗn loạn khi có biến cố, thảm họa xảy ra.

Hơn thế nữa, nước Nhật còn có truyền thống Võ Sĩ Đạo – Samurai – Ý nghĩa đầy đủ nhất của chữ Samurai là phục vụ. Ngày trước người kiếm sĩ Samurai phục vụ lãnh chúa Shògun. Chế độ Samurai bị Minh Trị Thiên Hoàng dẹp bỏ vào thế kỷ 18 nhưng tinh thần Samurai của người Nhật bất diệt, vẫn tiềm tàng trong huyết quản của mỗi người dân Nhật, từ một công nhân trong nhà máy, một tổng giám đốc công ty đến bộ trưởng, thủ tướng…

Việc thủ tướng Shinzo Abe trực tiếp gửi lời chia buồn cũng như đại sứ Nhật Bản tại VN Kuino Umeda đến thẳng gia đình Lê Thị Nhật Linh – một bé gái VN bị sát hại tại Nhật – nghiêng mình, cúi đầu xin lỗi, cho thấy trách nhiệm, sự lễ độ của người Nhật trong xử sự như thế nào. Người dân Nhật kính trọng mà không ca tụng, thần thánh hóa Nhật hoàng. Thái độ nghiêng mình, cúi đầu chào của người Nhật rất lễ độ, kính trọng, nghiêm trang mà không lộ vẻ hèn hạ, khiếp nhược hay xun xoe, nịnh bợ, giả dối trước người đối diện.

Để có được trình độ dân trí như ngày hôm nay, nước Nhật sau thế chiến thứ hai đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các chính sách, đường lối giáo dục tốt đẹp, hoàn hảo nhất, hầu phục hồi sự cường thịnh của đất nước trong bàn cờ và khuynh hướng chính trị, kinh tế mới trên thế giới. Có dịp đến nước Nhật, du khách sẽ thấy, không những chỉ ở các phi trường quốc tế, thủ đo Tokyo, những thành phố lớn, trên xe điện ngầm, trong khu thương mại, mua sắm, nhà hát, công viên… mà ngay cả ở những khu bình dân, nghèo, nhà cửa đơn sơ, giản dị, một sự ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ rất dễ gây ấn tượng.

Rất khó khăn để có thể tìm thấy một tàn thuốc, một cùi bắp, một vỏ chuối, một lon nước ngọt, một mảnh giấy… nằm trên những con đường nhỏ, ngỏ hẻm chật hẹp. Cũng đố du khách nào có thể tìm thấy hệ thống loa phường như ở VN.

Người Nhật không cần phải ra rả tuyên truyền vào mỗi buổi sáng, cho tổ trưởng, tổ phó, dân phòng kêu gọi, đốc thúc người dân đi dọn dẹp đường phố mỗi sáng thứ Bảy, Chủ Nhật… Họ cũng không trương bảng, dựng cổng chào Khu Phố Văn Hóa ngay cạnh đống rác to lớn, nằm chình ình bên cạnh một quán nhậu có hàng chục thanh niên đang ngồi “uống cạn ly đầy rồi ta sẽ rót đầy ly cạn” vào buổi trưa trong giờ làm việc. Với dân trí cao như vậy, nước Nhật không phát triển, hùng mạnh mới là chuyện lạ.

Sẽ có người hỏi rằng: “Thế còn dân trí người Mỹ thì sao?” Khác với nước Nhật, Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, lãnh thổ lại quá lớn, chính sách giáo dục do liên bang ban hành nhưng tùy theo điều kiện xã hội của mỗi tiểu bang, thành phố sẽ được thay đổi cho phù hợp.

Chính sách giáo dục ở Mỹ tuy không hoàn hảo như ở Nhật, lại đề cao cá nhân – Ego trên hết – nhưng luật pháp của Mỹ nghiêm minh, bên cạnh đó, chương trình giáo dục, nhất là ở bậc trung học các năm cuối cùng, nhà trường luôn kêu gọi, khuyến khích nhưng không bắt buộc trẻ em tham gia các việc thiện nguyện, làm công tác xã hội như rửa xe gây quỹ cho các tổ chức từ thiện, lượm rác, dọn dẹp các công viên vào những ngày cuối tuần, lập những chương trình thu sách vở, quần áo cũ, giúp các nước chậm tiến, các nước nghèo đói ở Phi châu.

Nhiều trường đại học ở Mỹ khi xem xét cấp học bổng cho sinh viên, ngoài thành tích học tập xuất sắc còn tính điểm công tác, tham gia hoạt động xã hội. Cùng một thành tích học tập xuất sắc ngang ngửa nhau giữa nhiều ứng viên xin học bổng, nhưng số học bổng chi có giới hạn, ứng viên nào nhiều thành tích hoạt động xã hội hơn sẽ được chọn. Điều này nâng cao ý thức, lý tưởng phục vụ xã hội cho học sinh, sinh viên Mỹ.

Điều đó giải thích tại sao các tỉ phú Mỹ như Waren Buffet, Bill Gates, Mark Zuckerberg… những người giàu có nhất thế giới nhưng luôn có đời sống bình dị. Warren Buffet đi chiếc xe Volkswagen cũ, không có cận vệ, Bill Gates đi chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, đi họp quốc tế cũng chỉ mua vé phi cơ hạng economy cá kèo hay Mark Zuckerberg ăn trưa bằng MC Donald… nhưng đã đóng góp hàng tỉ đô la hay nhiều hơn vào các tổ chức vô vị lợi, hữu ích cho nhân loại. Nền giáo dục của nước Mỹ dạy cho người ta biết ơn khi nhận được giúp đỡ và trả ơn khi có dịp.

Trở lại chuyện dân trí và giáo dục Việt Nam. Hơn 42 năm thống nhất đất nước bằng bạo lực, hy sinh mấy triệu nhân mạng, xây dựng CNXH, hậu quả ngày hôm nay là Việt Nam có một nền dân trí với những hình ảnh như chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Nhân hất nguyên xô thực phẩm xuống hồ cho cá ăn trước mặt quốc khách, một bà phó chủ tịch UBND quận đậu xe ngang ngược, trái phép, gọi điện thoại cho trưởng công an và chủ tịch phường trông xe cho mình đi ăn sáng, một viên công an tát vào mặt người dân trong lúc kiểm soát giao thông khi người này phân trần chuyện vi phạm luật lệ hay những tên côn đồ hành hung phụ nữ một cách dã man rồi tung lên mạng xã hội để tự sướng và hăm dọa người khác.

Đó chỉ là những hình ảnh tiêu biểu trong hàng trăm, hàng ngàn sự cư xử thô lỗ, hung hăng, cậy quyền thế, vô văn hóa xảy ra hàng ngày dưới chế độ CSVN, những hình ảnh đó biểu hiện một chế độ mà nền tảng giáo dục, văn hóa đã rã rệu về cả nội dung lẫn hình thức.

Ở một mức độ cao hơn, những việc làm ngớ ngẩn, mị dân như đi ngửi nhựa đường kiểm tra phẩm chất xây dựng đường sá của Đinh La Thăng, đi thăm dân cho biết sự tình của Nguyễn Phú Trọng trên buýt, Nguyễn Thị Kim Ngân chống gậy đi vào vùng lũ lụt cứu trợ nạn nhân, hay những tuyên bố vô cảm, ngu dốt, phản động, thiếu hiểu biết của các lãnh đạo chế độ, đại biểu quốc hội, những người mang chức vị tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng, những trí thức với các học vị, học hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, sử gia, võ sư, viện sĩ… nói lên trình độ dân trí của người Việt Nam hiện nay.

Ở một vài khía cạnh khác, trình độ dân trí đó muốn thấy rõ hơn, không cần phải về Việt Nam để ăn Bún Mắng, Cháo Chửi, mà hãy đi vào chợ Đồng Xuân ở Berlin, khu chợ buôn bán tập trung hầu hết người Việt Nam ra đi từ miền Bắc XHCN, những người khách thợ (Guest Worker) ở Đông Đức cũ trước khi bức tường ô nhục (Schande Mauer) bị sụp đổ cuối năm 1989.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

18.07.2017

Thạch Đạt Lang

danlambaovn.blogspot.com

Nhiều triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài định cư

Nhiều triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài định cư

Nghiên cứu của Báo cáo Huran và Tập đoàn Tư vấn Visa đã khảo sát 304 cá nhân Trung Quốc với tài sản ròng trong khoảng 1.5 triệu và 30 triệu USD
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
 Nghiên cứu của Báo cáo Huran và Tập đoàn Tư vấn Visa đã khảo sát 304 cá nhân Trung Quốc với tài sản ròng trong khoảng 1.5 triệu và 30 triệu USD

Khảo sát cho thấy khoảng phân nửa số triệu phú tham gia trả lời đều cân nhắc ra nước ngoài để sống.

Thực trạng ô nhiễm, giáo dục, và việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá ảnh hưởng tới tiền tiết kiệm được cho là các lý do.

Nghiên cứu của Báo cáo Huran và Tập đoàn Tư vấn Visa đã khảo sát 304 cá nhân Trung Quốc với tài sản ròng trong khoảng 1.5 triệu và 30 triệu USD. Khoảng phân nửa số này sống và làm việc tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hoặc Thâm Quyến.

“Giáo dục và ô nhiễm đang là các nguyên nhân khiến người giàu tại Trung Quốc di cư,” giám đốc nghiên cứu Báo cáo Huran là Rupert Hoogewerf cho biết.

“Nếu Trung Quốc có thể giải quyết những vấn đề này thì các lý do cơ bản để đi định cư sẽ không còn nữa.”

Báo cáo cho thấy Anh bị tụt hạng trong danh sách các điểm ưa thích của triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài sống, theo một báo cáo.

Trong khi Hoa Kỳ vẫn là nơi yêu thích để định cư, Canada hiện đứng thứ hai, đẩy Anh xuống vị trí thứ ba.

Thực trạng ô nhiễm, giáo dục, và việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá ảnh hưởng tới tiền tiết kiệm được cho là các lý do.
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
Thực trạng ô nhiễm, giáo dục, và việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá được cho là các lý do.

Báo cáo không nói chi tiết vì sao Anh tụt hạng sau Canada.

Los Angeles là điểm đến ưa thích cho giới có tiền của tại Trung Quốc và sau đó là Seattle, San Francisco và New York. London đứng thứ 14.

Đồng nhân dân tệ, vốn mất giả kỷ lục vào tháng 11 năm ngoái, rõ ràng ảnh hưởng tới quyết định của giới giàu có tại Trung Quốc.

Trong số những người tham gia khảo sát, 84% nói lo ngại nhân dân tệ mất giá là nguyên nhân chính khiến họ cân nhắc ra nước ngoài định cư.

Eo ui ! Nỗi tiếng khắp thế giới òi ! he he …

From facebook:  Son Dang
Eo ui ! Nỗi tiếng khắp thế giới òi ! he he …

———————
Theo bản tin nhận được từ Việt Nam, vào sáng ngày Thứ Hai 17 tháng 07, 2017, một đám côn đồ của tên Phan Hùng – đã đến Dòng Chúa Cứu Thế Saigon để khủng bố, và quấy rối chương trình giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.

Phan Hùng là tên côn đồ được công an bảo kê, đã từng quay video đưa lên mạng vụ hành hung dã man nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, nhưng đến nay vẫn được bình an.

Lần này, chúng đến Dòng Chúa Cứu Thế, xử dụng loa để thóa mạ chính quyền và các chiến sĩ VNCH. Sau đó chúng nhục mạ và nêu đích danh các vị linh mục của dòng chúa Cứu Thế.

Đọc sẵn một bài viết tên mặc áo màu xanh, đã lên án kết tội dòng chúa Cứu Thế đang dung túng cho các thương phế binh VNCH và tìm cách gây rối, chia rẽ chính sách đại đoàn kết tôn giáo của chính quyền.

Trong nội dung được đọc to trước chốn công cộng, tên côn đồ mặc áo xanh tên Nghĩa đã nói những thương phế binh VNCH là “những kẻ phản quốc, không đáng để vinh danh”, gọi những người thuộc chế độ VNCH đang sống tại hải ngoại là “những kẻ hèn nhát, bỏ tổ quốc ra đi…”.

Cuối cùng, dưới trời mưa, chính tên Phan Hùng hô to đả đảo thương phế binh VNCH.

Càng ngày càng nhiều người biết và đến viếng Tượng Chúa bị xúc phạm và bị đập vỡ tại Đan viện Thiên An.

From facebook:  Cat Bui shared Lm. Ngọc Bảo‘s post.
 
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: 6 people, tree and outdoor
Image may contain: 2 people, sky, hat and outdoor
Image may contain: 1 person, standing, child and outdoor
+4
Lm. Ngọc Bảo added 7 new photos.

 

Càng ngày càng nhiều người biết và đến viếng Tượng Chúa bị xúc phạm và bị đập vỡ tại Đan viện Thiên An. 

—–Không biết bao nhiêu người đã rơi nước mắt khi nhìn thấy tượng Chúa bị đập phá nát.

Các Đoàn hành hương sau khi kính viếng Thánh Giá và tượng Chúa, đã cất ca lời kinh Hòa Bình, xin Chúa gìn giữ và ban bình an, ơn khôn ngoan, sức mạnh cho các cha, các thầy trong Đan Viện trước các sự dữ.

Xin Cộng Đoàn dân Chúa thêm lời Cầu Nguyện cho các Thầy Trong Đan Viện.
Xin cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết chân lý và sự thật, biết lắng nghe tiếng dân, biết yêu thương dân.

Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã đàn áp Đan viện, đánh đập các thầy trong Đan viện. Xin cho họ biết dừng tội ác lại.

Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn bình an đến tất cả chúng con…
Amen…

XỨ NGƯỜI XỨ TA

From facebook: Loc Ngo shared Linh Nguyen‘s post.
 
Image may contain: 2 people, people standing
Image may contain: one or more people, people standing and people walking
Image may contain: 2 people, people sitting
Image may contain: 2 people, people sitting
Linh Nguyen added 4 new photos — with Ly Hoa Nguyễn and 4 others.

 

XỨ NGƯỜI XỨ TA

Ở Nhật Bản thủ tướng quỳ xuống để tạ lỗi với người dân vì khi thiên tai xảy ra đã không lo chu toàn và kịp thời

Còn ở xứ ta Mẹ già tóc bạc phơ phải quỳ lạy trước tên côn an vô danh tiểu tốt để xin tha cho con đường sống kiếm miếng ăn qua ngày.

DÂN CHỦ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG

NHIỆT ĐIỆN THAN HUỶ HOẠI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

From facebook:  Tai Nguyen and Anhtuan Tran shared 360 Life‘s video.

 
 NHIỆT ĐIỆN THAN HUỶ HOẠI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Nhiệt điện than thải ra siêu bụi PM2.5 có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, bằng 1/40 hạt cát. Chúng bay xa 48.3 km để chui vào phổi và máu người. Gây ra các bệnh đường hô hấp, tim mạch, nguy cơ ung thư và đột biến gen thế hệ sau. Khẩu trang bình thường không thể ngăn chặn siêu bụi này.

Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện thích được xây gần biển, gần sông để phục vụ cho việc làm mát hệ thống. Sau đó trả ngược lại dòng nước nóng hơn, giết hại thuỷ sinh. Chưa kể chất thải xỉ than được đổ xuống biển sẽ chôn sống các loài sinh vật.

Sẽ thế nào nếu bạn đang sống và bị xỉ than chôn vùi?

SHARE video này để xã hội nhận thức được hiểm hoạ nhiệt điện than không ở đâu xa. Chúng đang ở cạnh chúng ta mỗi ngày.

Tình Yêu Mời Gọi

Tình Yêu Mời Gọi 

Vua Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ thích đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông lại rất nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có người nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi vào người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn tránh.

Lần kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên: “Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta. Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?”.

Chỉ có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể cưỡng bách người khác phải yêu mình… Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài, nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người… Tình yêu luôn đi bước trước. Bước trước ấy là một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một món quà, một nghĩa cử.

Trích sách Lẽ Sống

Anh chị Thụ & Mai gởi