Tâm tĩnh lặng…Những câu nói giúp bạn sống an nhiên hơn

Tâm tĩnh lặng…Những câu nói giúp bạn sống an nhiên hơn

Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Hãy sống cho thật an nhiên bạn nhé, để những bão giông của cuộc đời không thể nào chạm đến được tâm hồn của bạn. Hãy  điểm qua những câu nói cho phút giây tĩnh lặng…

Cuộc sống này luôn chuyển động từng giây, từng phút, chưa lúc nào và cũng sẽ không bao giờ ngừng lại. Và mỗi con người đều bị cuốn xoáy vào dòng chảy đầy cạm bẫy, chông gai, khó khăn và thử thách này. Có lúc bạn tưởng mình gục ngã, có lúc bạn thấy mình mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả nhưng lại không thể nào buông. Hãy nghỉ ngơi, hãy để tâm hồn mình được tĩnh lặng, lắng đọng mà suy ngẫm về cuộc đời, bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và thanh thản hơn nhiều.

Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Nên hãy luôn yêu thương nhau khi còn có thể.

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng mình còn sống là một đặc ân lớn lao được hít thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được yêu thương.

Nếu đã là con đường của bạn, bạn phải tự bước đi. Người khác có thể đi cùng, nhưng không ai có thể bước hộ bạn.

Trong cuộc đời này, có một số chuyện nhất nhất phải tự mình giải quyết. Dù đêm tối đến đâu, đường xa đến mấy thì vẫn cứ phải một mình kiên cường tiến lên phía trước.

Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến khi bạn biết cho qua và học hỏi từ những thất bại, sai lầm và đau buồn trong quá khứ.

Tình yêu bắt đầu bằng nụ cười, đơm hoa kết trái bằng nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt…

Dù đó là giọt lệ buồn hay vui thì tình yêu ấy đã cho bạn những kỷ niệm thật ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và đánh dấu bước trưởng thành của bạn.

Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp và hãy nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao.

Sao phải lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi? Hãy buông bỏ và tiếp tục tiến lên vì cuộc sống không chờ đợi ai.

Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn biết nhìn vào trái tim bạn.

Ai nhìn ra ngoài, Mơ.

Ai nhìn vào trong, Thức Tỉnh.
Cuộc sống rất ngắn. Đừng lãng phí nó bởi nỗi buồn. Hãy là chính mình, luôn vui vẻ, tự do, và trở thành bất cứ gì bạn muốn.

Đừng nghĩ mãi về quá khứ. Nó chỉ mang tới những giọt nước mắt.

Đừng nghĩ nhiều về tương lai. Nó chỉ mang lại lo sợ.

SỐNG Ở HIỆN TẠI VỚI NỤ CƯỜI TRÊN MÔI NHƯ TRẺ THƠ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.
Đừng nhìn dáng vẻ bề ngoài, vì đó là lừa dối.

Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất đi.

Hãy tìm người nào có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì nụ cười mới có thể làm ngày âm u trở nên tươi sáng.
Có lẽ cuộc sống muốn chúng ta chọn lầm người trước khi gặp đúng người, để rồi chúng ta mới biết cảm ơn món quà của cuộc sống.

Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị tổn thương, thì người khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.

Người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.

Đừng sợ khi bị chỉ trích,

Nếu nó không đúng sự thật, bỏ qua nó.

Nếu nó không công bằng, tránh bị tổn thương vì nó.

Nếu nó khờ khạo, mỉm cười với nó.

Còn nếu nó đúng, học từ nó…

Học cách sống tức là học cách tự do, và tự do tức là chấp nhận việc gì phải đến sẽ đến.

Anh chị Thụ & Mai gởi

33 NĂM SAU

33 NĂM SAU

Với tựa đề “33 năm sau”, đó là một câu chuyện thuật lại như sau: “Những gì đã xảy ra cho đứa bé năm nào?”  Một trong ba vua đã đi triều bái vua Do Thái mới sinh tự hỏi.  Suốt cuộc đời mình, nhà vua không thể nào quên được cuộc hành trình cách đây khoảng 33 năm, một cuộc hành trình dõi theo ánh sáng sao lạ dẫn ông đến hang đá Bêlem.

Câu hỏi: “Liệu đứa bé ấy có trị vì dân Israel được không?”  Làm cho nhà vua bồn chồn đứng ngồi không yên.  Rồi chẳng dừng được, một lần nữa nhà Vua quyết định lên đường đi đến Palestine.  Tại Giêrusalem, những bậc bô lão còn nhớ đến những vì sao lạ, nhưng không ai biết gì đến đứa bé được sinh ra dưới điềm lạ ấy.  Còn tại Bêlem mọi người được hỏi đều lắc đầu, ngoại trừ một cụ già cho nhà Vua biết: Làm gì có ông Giêsu Bêlem, chỉ có ông Giêsu Nagiarét, một người nói phạm thượng tự xưng mình là Con Thiên Chúa, nên cách đây mấy tuần đã bị xử “tử hình thập giá”.

Thất vọng ê trề, nhà Vua thẫn thờ nhập vào đoàn những người hành hương trở lại Giêrusalem, vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần.  Chen lấn vào đoàn lũ đang mừng lễ Tạ Ơn Sau Mùa Gặt, nhà Vua chú ý đến một đám đông đang bu quanh một nhóm người.  Tò mò ông lấn qua đám đông để đến gần và nghe có kẻ nói: “Tưởng gì chứ lại gặp mấy tên say rượu nói tầm xàm.”

Nhưng tai nhà Vua lại nghe một người trong nhóm nói tiếng nước mình và rõ ràng ông ta nói về ông Giêsu Nagiarét, người đã bị đóng đinh, nhưng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết.  Như bị một sức mạnh vô hình thúc đẩy, nhà Vua chen vào đám đông cất tiếng hỏi: “Vậy bây giờ ông Giêsu đó ở đâu?”  Ðại diện nhóm người đứng ở giữa đám đông là Simon Phêrô trả lời: “Ngài đang ở giữa chúng tôi.  Ngài đang ở trong chúng tôi.  Chúng tôi là môi miệng, là tai mắt, là đôi tay, là đôi chân của Ngài.”

Trong lúc Phêrô đang nói, bỗng có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa một lần nữa thổi tràn xuống mọi người.  Nhà Vua bỗng lại thấy ánh sao Bêlem, nhưng lần này ánh sao ấy chia ra nhiều ánh sao khác rơi xuống mọi người.  Trong tâm hồn, nhà Vua chợt hiểu: Mỗi người phải trở nên máng cỏ nơi Ðức Giêsu sinh ra và mỗi người phải mang Ngài đến cho mọi người xung quanh.

Câu chuyện trên nối liền ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, mừng biến cố Ngôi Lời nhập thể với Lễ Tưởng Niệm Biến Cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.  Ðồng thời câu chuyện cũng nêu nổi bật bổn phận của mọi người Kitô, là những kẻ phải trở nên tai mắt, trở nên môi miệng và chân tay của Ðức Kitô để mang Tin Mừng của Ngài đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ và cộng tác hằng ngày.

Trích Lẽ Sống

Langthangchieutim gởi

NGÀY LỤC TỨ

From facebook:  Hãy Lên Tiếng and 2 others shared Minh Tuấn Hoàng‘s post.
Image may contain: 1 person, crowd and outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor

Minh Tuấn Hoàng added 4 new photos — with Nhan Ton Tran and 9 others.

 

NGÀY LỤC TỨ

Cũng vào ngày Chủ nhật cách đây 28 năm trước tại quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc) cuộc biểu tình kháng nghị của các sinh viên đòi chấm dứt nạn tham nhũng, tôn vinh nhân quyền, thiết lập các quy tắc luật pháp và xây dựng nền dân chủ đang lúc cao trào. 4 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối. 4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị bao vây chặt, những chiếc xe tăng của Quân đoàn 27 Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) lừng lững tiến vào. Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại. Nhiều sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã bị xe tăng cán chết. Một số thậm chí còn bị nghiền nát.

Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết. Trong đó, Quân đoàn 27 (Quân khu Bắc Kinh) là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6. Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy khi đó là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn.

Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc. Đây là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ. Để tránh tiếng xấu, tháng 12/2015 Quân đoàn 27 đã bị giải thể.

Hôm nay thế giới lại nhắc đến ngày Lục Tứ (4/6/1989) như một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của một thế hệ trẻ đã dám nói lên tiếng nói tự do.

Đồng thời lịch sử nhân loại cũng đã chính thức ghi danh chính quyền Cộng sản Trung Quốc là một chế độ tàn bạo nhất của loài người từ trước tới nay.
Đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc bưng bít, che đậy và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất chặt.

Đối với đồng bào của chính Tổ quốc mình mà chính quyền Trung Quốc còn tàn sát man rợ không ghê tay như vậy thì hôm nay những ngư dân Việt Nam – những cột mốc chủ quyền sống trên biển, một trong lực lượng chủ yếu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam – là những vật cản trên con đường độc chiếm Biển Đông thì chắc chắn không tránh khỏi bị tấn công, cướp phá, tàn sát dưới bàn tay sắt máu của họ.

 

Lúc nào là giai đọan đẹp nhất của cuộc đời?

   Lúc nào là giai đọan đẹp nhất của cuộc đời?
Một chàng trai sắp bước sang tuổi 34 nhưng luôn lo lắng về tương lai mình. Anh tự hỏi không biết giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình đang ở phía trước hay là những năm tháng đã qua rồi. Thói quen hằng ngày của anh là đến phòng tập thể dục trước khi đến sở làm.

Một buổi sáng, anh chú ý tới một ông lão đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ cường tráng và lạc quan. Anh đến làm quen và hai người trò chuyện với nhau về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cuối cùng, chàng trai hỏi:

– Đâu là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời ông?

Không chút lưỡng lự, ông lão đáp:

– Khi tôi còn là một đứa bé, tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi cha mẹ. Tôi còn giữ được tâm hồn trong sáng từ tiên thiên. Đó là giai đọan đẹp nhất của cuộc đời tôi.

– Ở tuổi đến trường, tôi học được những kiến thức mới mẻ từ thầy cô, bạn bè. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

– Ngày tôi nhận được việc làm đầu tiên, được gánh vác trách nhiệm và trả luơng bởi những nỗ lực của mình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

– Khi tôi gặp vợ tôi, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng gia đình và cùng chí hướng trong cuộc sống. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

– Ngày tôi thực sự trở thành một người cha, rồi nhìn những đứa con của mình lớn lên theo năm tháng. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

– Và bây giờ ở tuổi 79, tôi có sức khoẻ, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi đã tìm thấy ý nghĩa chân chính nhất của cuộc đời mình nhờ những cuốn sách Đại Đạo quý giá một người bạn tặng tôi. Tuy rằng tôi nhận được nó hơi muộn, nhưng Thần Thời Gian vẫn ưu ái tôi.

Tôi không lo sợ cái chết nữa và biết giờ đây tôi phải làm gì để chuẩn bị cho kiếp sống tới. Đây là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

Tôi sẽ chia sẻ nó với anh, bởi vì anh đã may mắn được Thần Thời Gian ưu ái.

Ngân hàng đó như thế nào? Đó không phải là ngân hàng thông thường, mà được cai quản bởi một vị Thần, có tên Thần Thời Gian.

Mỗi sáng, Thần Thời Gian cung cấp vào tài khoản của bạn 86,400.00 USD, số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác;

Mỗi buổi khuya Thần Thời Gian sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.

Mỗi người trong chúng ta đều có một tài khoản ở ngân hàng đó. Vị Thần cai quản ngân hàng đó chính là THẦN THỜI GIAN.
Mỗi buổi sáng, Thần Thời Gian cung cấp 86,400.00 giây.
Vào mỗi buổi tối, Thần Thời Gian sẽ xóa bỏ, coi như bạn đã mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Thần Thời Gian không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Cũng không cho phép bạn bội chi.

Mỗi ngày, Thần Thời Gian lại mở một tài khoản mới cho bạn, lại cho bạn một cơ hội mới để bắt kịp lại là bạn.

Mỗi tối Thần Thời Gian lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.

Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn. 

Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nếu chúng ta biết trân trọng từng phút giây và không để thời gian trôi qua một cách vô ích, bởi trên cõi đời này có một ngân hàng đặc biệt dành cho bạn.

Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. Bạn phải sống bằng những gì bạn đang có trong tài khoản ngày hôm nay. Bạn hãy trân quý từng giây từng phút. Thời gian không quay trở lại.

Đồng hồ cát vẫn đang chạy những hạt cát cuối cùng.

Hãy cố thực hiện thật nhiều điều ý nghĩa trong ngày hôm nay!

From anh chi Thu & Mai

Miền Bắc VN nóng chưa từng thấy: Số người đột tử, bất tỉnh, đổ bệnh tăng vọt

Miền Bắc VN nóng chưa từng thấy: Số người đột tử, bất tỉnh, đổ bệnh tăng vọt

Một bệnh nhi đang được đưa vào phòng cấp cứu. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Đợt nóng bất thường với nhiệt độ phổ biến là 40 độ C đã làm ít nhất hai người đột tử giữa đường vì nóng. Số người ngất, số bệnh nhi được đưa vào bệnh viện cấp cứu tăng vọt.

Hôm qua, báo chí Việt Nam bắt đầu loan báo những tác động của đợt nóng bất thường kéo dài đã bốn ngày ở miền Bắc Việt Nam đến con người.

 Báo điện tử VnExpress cho biết, sáng 5 tháng 6, khi đang điều khiển xe hai bánh gắn máy trên đường Xã Đàn, đoạn chạy qua phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, cụ Mạc Thị Anh Thư, 73 tuổi, đột nhiên té ngang ra đường. Dân chúng quanh đó xúm vào sơ cứu, gọi xe cấp cứu nhưng khi xe đến nơi thì cụ Thư đã tắt thở.

Cũng trong ngày hôm qua, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ Chủ tịch thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội, cho biết, chiều 3 tháng 6, dân chúng thôn Lễ Pháp ở thị trấn này phát giác một người đàn ông, ngoại tứ tuần gục chết dưới gốc một cây trồng ven đường. Bởi nạn nhân không có giấy tờ tùy thân nên giới hữu trách chưa xác định được danh tính nạn nhân.

Trung tâm Vận chuyển cấp cứu của thành phố Hà Nội, bảo rằng, từ ngày 2 tháng 6 – thời điểm bắt đầu đợt nóng chưa từng thấy tại miền Bắc Việt Nam, riêng Trạm chính của Trung tâm này đã cấp cứu ba người bị sốc do nhiệt độ cao: Nôn mửa, ngất, thân nhiệt trên 40 độ C, mất tri giác, co giật,…

Tờ Tuổi Trẻ tường thuật thêm, các trạm cấp cứu khác cũng ghi nhận nhiều trường hợp sốt cao chưa rõ nguyên nhân trong bốn ngày từ 2 đến 5 tháng 6.

Bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viên Nhi quốc gia vừa mới cho biết là so với tuần trước, số lượng bệnh nhi vào bệnh viện này tăng khoảng 15%. Đa số bệnh nhi dưới một tuổi và sốt.

Những thông tin vừa kể chỉ là ghi nhận riêng tại Hà Nội. Chưa có thông tin về tác động của đợt nóng bất thường trong vài ngày qua ở các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc Việt Nam.

Sau sáu đợt lạnh bất thường trong tháng 5, sang đầu tháng 6, miền Bắc Việt Nam đột nhiên nắng như nung, kể cả khu vực cao nguyên.

Nhiệt độ phổ biến ở nhiều nơi tại miền Bắc Việt Nam là 40 độ C. Không ít nơi, nhiệt độ vượt qua cả mức này: Lào Cai 40.1 độ C, Sơn Tây 40.2 độ C, Hòa Bình 40.4 độ C, Lạng Sơn 40.5 độ C, Hà Nội 40.3 độ C,… Trước đó, vào ngày 3 tháng 6, một số nơi ở Hà Nội, Hải Dương, nhiệt độ vượt qua mức 42 độ C – nếu thân nhiệt chạm mức này, người ta có thể mê sảng và tử vong. Tuy nhiên những con số như vừa kể chỉ là dữ liệu được ghi nhận trong các lều khí tượng – nơi nhiệt kế được đặt cách mặt đất khoảng một mét, bên trên có mái che, không bị ánh nắng chiếu vào và không bị tác động bởi các vật liệu phát tán nhiệt. Tờ Tuổi Trẻ đã thử dùng nhiệt kế đặt trên mặt đường giữa trưa và ghi nhận, nhiệt độ mặt đường tại Hà Nội vào trưa 3 tháng 6 lên tới 56 độ C. Ngày 5 tháng 6, báo điện tử VietNamNet thử đặt nhiệt kế dưới những gốc cây trên đường Phạm Văn Đồng, trong bóng cây nhiệt độ mặt đường chỉ khoảng 40 độ C (thấp hơn 16 độ C so với nơi không có bóng cây).

Đó cũng là lý do chỉ trích của dân chúng đối với chuyện chính quyền thành phố Hà Nội đốn hạ hàng loạt cây xanh, khiến mặt đường tích nhiệt và phát tán nhiệt làm không gian sống ngột ngạt hơn, trở thành hết sức dữ dội.

Mới đây, ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội vừa hứa sẽ xem lại dự tính đốn hạ thêm 1.300 cổ thụ trên đường Phạm Văn Đồng. Tháng trước, chính quyền thành phố Hà Nội tuyên bố sẽ đốn hạ hàng ngàn cổ thụ trên con đường này để thực hiện dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn từ Mai Dịch tới cầu Thăng Long, trước ngày 30 tháng 9. (G.Đ)

Châu Á tìm cách lập đồng minh chống Trung Quốc

From facebook:   Hoang Le Thanh with Phan Thị Hồng.
Châu Á tìm cách lập đồng minh chống Trung Quốc

trithucvn.net -Thứ hai, 05/06/2017

Một số quốc gia Châu Á đang tìm cách thiết lập khối đồng minh không chính thức để tự mình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực này chưa rõ ràng, các nguồn tin ngoại giao nói với Reuters ngày 4/6.

Các quốc gia này bao gồm Úc, Nhật, Ấn Độ và Việt Nam. Reuters cho hay các nước này đang âm thầm xúc tiến các cuộc đàm phán và hoạt động hợp tác, đồng thời thận trọng không làm Bắc Kinh tức giận.

Vẫn chưa có tiếng nói nào về một khối đồng minh chính thức, nguồn tin ngoại giao cho hay.

Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc (trái), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La 2017

Nguồn: http://trithucvn.net/…/chau-tim-cach-lap-dong-minh-chong-tr…

 

Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?


Cờ Nước và cờ Đảng trên đường phố Hà Nội.

Cờ Nước và cờ Đảng trên đường phố Hà Nội.

Đứa con hỏi cha rằng:

– Đất nước mình đã có chính phủ rồi, vì sao lại có thêm đảng, mà đảng lại có quyền hơn chính phủ? Quốc gia đã có một người đứng đầu là Chủ tịch nước rồi, vì sao lại có thêm một ông Tổng Bí thư đảng, mà Tổng Bí thư đảng lại quyền lực hơn ông Chủ tịch nước? Một tỉnh đã có ông Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh rồi, vì sao trên ông Chủ tịch này có ông Bí thư Tỉnh ủy? Trong quân đội sao cấp chỉ huy không có quyền hành mà phải thống thuộc Đảng ủy, chỉ huy chỉ biết thi hành mệnh lệnh, nhận chỉ thị, kế hoạch để điều hành đơn vị thực hiện; Đảng ủy lãnh đạo về mọi mặt, người chỉ huy chỉ có nhiệm vụ thi hành?

Về quân đội, tức là các lực lượng võ trang, để nắm chắc và giữ quyền độc tôn lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác lập cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội ngay từ những tổ chức vũ trang đầu tiên: Tự vệ đỏ (xích vệ) trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941), Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (1944), Du kích Ba Tơ và Việt Nam Giải Phóng Quân (1945).

Tư Lệnh không có quyền, tiến thoái, đánh hay không đánh là do đảng ủy đơn vị quyết định! Cấp Sư đoàn có đảng bộ Sư đoàn gồm 15 đến 17 người chỉ huy bởi một Chính ủy.

Như vậy, để điều hành một đất nước, thay vì tiền thuế dân nuôi một công chức, nay lại phải nuôi thêm một quan chức nữa, nghĩa là cơ chế nặng gấp đôi và tốn phí cũng tăng gấp đôi. Dân nuôi đảng để đảng chỉ huy dân.

Người cha trả lời theo Hồ Chí Minh trong sách vở rằng: “Đảng ta là đảng cầm quyền, đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.” (Đầy tớ thì ở nhà lầu- cha con ông chủ gầm cầu sống chui.)

Theo lời Hồ Chí Minh thì “sau hàng chục năm lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, chiến đấu vô cùng gian khổ, Đảng ta mới giành được chính quyền, mới trở thành Đảng cầm quyền.”

Theo lý luận ở đoạn trên thì “đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân,” như vậy đảng và dân là hai cá thể khác nhau, chiến đấu vô cùng gian khổ, nhân dân được chết, còn đảng thì cướp được chính quyền.

Tuy vậy, đảng Cộng sản có chủ trương lúc nào cũng đề cao dân, như “đảng là đầy tớ của nhân dân,” “nhân dân làm chủ,” “dễ trăm lần không dân cũng chịu- khó vạn lần dân liệu cũng xong!”

Sách vở ghi lại lời Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định dân là trên hết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”

Nhưng chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương chưa bao giờ do dân bầu ra. Chính phủ do Quốc Hội bầu ra, nhưng ứng cử viên Quốc hội là do “đảng cử dân bầu.” Tổng cộng danh sách chính thức ra tranh cử Đại biểu Quốc hội năm nay gồm 870 ứng viên, trong đó chỉ có 11 người tự ứng cử, không có người nào thuộc thành phần bất đồng chính kiến. Trong số 496 đại biểu được bầu, chỉ có 21 đại biểu là người ngoài đảng (chiếm 4,2%). Quốc hội khóa 14 có tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước đến nay.

18 ghế Ủy viên Bộ Chính trị và 200 ghế Ủy Uỷ Viên Trung ương đảng được chia cho các chức vụ quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng và một số Phó Trưởng ban các Ban của đảng, Bộ trưởng các bộ và chức vụ tương đương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thứ trưởng Bộ Công an…

Đến nay, Đảng bộ Khối Các cơ quan Trung ương có 63 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 34 đảng bộ cấp trên cơ sở, 29 đảng bộ cơ sở, với gần 5.500 chi bộ và hơn 6,5 vạn đảng viên, chưa kể con số 4,5 triệu đảng viên hiện có tại Việt Nam.

Điều 4 của Hiến pháp là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo, không có một đảng phái nào khác được tồn tại. Ở Việt Nam, đảng Cộng Sản đứng trên cả chính phủ và Quốc hội. Lập pháp, hành pháp, tư pháp là một. Quốc hội, chính phủ, tòa án đều là công cụ của đảng. Quốc hội làm theo chỉ thị của đảng, chính phủ thi hành triệt để chính sách của đảng, tòa án xét xử người theo bản án có sẵn của đảng.

Đảng là tất cả, cấu kết với nhau thành ra một băng đảng nên đảng mới có câu: “Còn đảng, còn mình!” Quốc gia, đất nước là thứ yếu, nên thà mất nước nhưng không chịu để mất đảng!

Nguyên tắc của Cộng Sản là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân làm chủ!” Đảng lãnh đạo tức là người chỉ đường, rẽ phải rẽ trái, đi lên, chạy xuống là do đảng. Dân chỉ đi theo như con ngựa thồ kéo xe, bị bịt mắt, chỉ cho nhìn ra đằng trước. Mọi sự, tất cả vật chất, tài sản, tiền bạc đều do nhà nước quản lý, mà nhà nước là con sinh ra của đảng, Thủ tướng, Bộ trưởng, công an, quân đội… cũng là tay chân do đảng sinh ra. Chỉ còn một cái bánh vẽ nghìn đời sót lại dứ vào mồm dân, đó là cái quyền làm chủ…trên khẩu hiệu, diễn văn.

Đảng là ông Thủ trưởng chỉ đạo mọi thứ, có quyền hành. Nhà nước là anh thủ kho ôm trong tay của cải. Còn thằng dân trên danh nghĩa là chủ nhân của đất nước, không có tiền mà cũng không có quyền, lại bị bóc lột tận cùng. Ngân sách nhà nước đảng nắm. Nợ nần nhà nước dân lo, đời này trả không hết thì đến đời sau. Nếu dân phản kháng là phá hoại, là do thế lực thù địch phá hoại “thành quả” của đảng, sẽ có công bộc của dân (tức là cán bộ, công an) lập tức có mặt để đàn áp, vì công bộc của dân do đảng đẻ ra, có còng, có roi, có nhà tù, có quyền giết hay cho phép người dân ‘tự tử’ ngay trong đồn trại của mình.

Đã có trường hợp công an bắt dân xuống xe, quỳ xuống giữa đường và đánh đập, cũng như tài xế taxi bị đòn, phải quỳ gối giữa đường lạy vái công an. Nhìn lại thời nô lệ Pháp thuộc cũng chưa bao giờ có cảnh tượng như thế.

Bản báo cáo của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ghi nhận sự mâu thuẫn giữa Hiến pháp CSVN và sinh hoạt chính trị ở trong nước: “Hiến pháp nhà nước Việt Nam sau khi được sửa đổi, bổ sung có qui định rằng người dân có quyền tham gia quản lý nhà nước qua bầu cử và ứng cử, tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và biểu tình. Tuy nhiên, cũng chính Điều 4 của Hiến Pháp lại khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN trong mọi sinh hoạt của đất nước.”

Chính ở sự mâu thuẫn này và ý đồ duy trì độc quyền chính trị bằng mọi giá mà tất cả những quy định về quyền chính trị được công nhận nơi Điều 20, Điều 21 trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Điều 21, Điều 22 trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam cam kết tôn trọng đã bị triệt tiêu.

Xin hãy xem bảng vận động công dân đóng thuế treo đầy đường: “Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ đảng!” À ra thế! Tóm lại đảng lãnh đạo, và đảng phải bám vào dân mới có cơm ăn. Dân hì hục đóng thuế để “vỗ béo” đảng. Tình đảng với dân như cá với nước. Cá không có nước thì cá chết. Nước không có cá, thì nước…khoẻ re!

Xin cầu nguyện cho một ngày Việt Nam không có đảng, như khẩu hiệu của dân oan biểu tình: “đảng Cộng Sản, chết đi!”

Phép bỏ dấu hỏi – ngã trong Tiếng Việt

From facebook:  Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanh and 7 others.

Phép bỏ dấu hỏi – ngã trong Tiếng Việt

Nguyên tắc chung về thinh

Tiếng Việt gồm hai loại, tuy liên hệ nhau nhưng vẫn giữ đặc tính riêng rẽ:

– Tiếng HÁN VIỆT là chữ Hán đọc theo giọng Việt.
– Tiếng NÔM là tiếng do người Việt-nam tạo nên với những tiếng mượn của nước ngoài nhưng đã Việt-hoá.

1 TIẾNG HÁN-VIỆT

Tiếng Hán-Việt là tiếng mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo giọng của người Việt. Phần lớn tiếng Hán-Việt là những tiếng gồm hai tiếng trở lên. Ví dụ: quốc gia, kinh tế, quân sự, chánh trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, dân chủ, công ty, v.v. Trong tiếng Việt hiện nay, khoảng 60% là tiếng Hán-Việt. Chúng ta xử dụng khá nhiều tiếng Hán-Việt trong mọi giao tiếp và nói năng hằng ngày.

Ví dụ: “Hôm qua nghiệp đoàn công nhân tổ chức hội nghị thảo luận vấn đề gia tăng niên liễm”. Chỉ có hai chữ thuần Việt là “hôm qua”, còn các chữ khác đều là tiếng Hán-Việt.

Tiếng Hán-Việt có quy luật riêng về dấu Hỏi Ngã. Vì vậy, nếu xử dụng được Luật Hỏi Ngã trong tiếng Hán-Việt thì chúng ta đã giải quyết được hơn 60% công việc về dấu Hỏi Ngã.

Tiếng Hán-Việt có hai đặc tính:

1. Về Chánh tả: giữa âm và giọng có sự liên quan chặt chẽ.

– Các tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng một Nguyên-âm, chỉ có thể có dấu Sắc, dấu Hỏi, hoặc Không dấu.

– Các tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng các Phụ-âm: L, M, N, NG, NH, D, V, chỉ có thể có dấu Ngã hay Nặng.

2. Về vị trí của các tiếng dùng chung:

Tiếng Chỉ-định luôn luôn đứng trước tiếng được chỉ-định, gọi là Ngữ-pháp đặt ngược

Ví dụ:
Bạch tượng. Bạch chỉ định, làm cho rõ nghĩa tiếng tượng.
Ký sinh trùng. Ký chỉ định sinh, ký sinh chỉ định trùng.

CÁCH NHẬN BIẾT TIẾNG HÁN-VIỆT

1. Các tiếng Hán-Việt thường không tách ra dùng riêng một mình, mà phải dùng trọn từ.

Chẳng hạn chỉ có thể nói làm thương mãi chớ không thể nói làm thương, làm mãi, hoặc nói làm chánh trị chớ không thể nói làm chánh, làm trị v. v…

Vậy mỗi khi gặp một từ ghép, ta thử tách các tiếng cấu tạo từ ấy ra riêng rẽ, nếu chúng không dùng độc lập được, thì đó là một tiếng Hán-Việt.

2. Về nghĩa của một tiếng Hán-Việt.

Các tiếng hợp lại để làm thành một từ Hán-Việt đều có nghĩa, nhưng nghĩa của chúng rất mơ hồ đối với những người không có một trình độ Hán học nhất định. Ví dụ như nếu đem xét riêng biệt các chữ: dĩ, nhiên, hành, chánh, lãnh, tụ, thì chúng đều có nghĩa cả, nhưng hỏi nghĩa thế nào thì không dễ trả lời.

Cho nên khi gặp một từ ghép, nếu cả hai tiếng đều mơ hồ về nghĩa ví dụ như: cảnh giác, mãnh liệt, dũng cảm, thì đó là từ Hán-Việt.

Còn các Tiếng-Nôm-đôi và Tiếng-Nôm-Lấp-láy thì đều có khả năng dùng riêng ra từng chữ và nghĩa của chữ dùng riêng đều rõ và dễ nhận biết. Ví dụ: xe lửa, máy bay, tàu ngầm, xe đạp.

Do đó, dựa vào cách phân biệt như trên, chúng ta dễ dàng biết được tiếng nào là tiếng Hán-Việt và tiếng nào là Tiếng Nôm.

a) Tóm lại: Tất cả tiếng HÁN-VIỆT khởi đầu bằng các nguyên-âm: A, Â, Y, O, Ô, U, Ư, đều viết DẤU HỎI vì các nguyên-âm của Tiếng Hán-Việt thuộc Thanh-âm (Bổng).

Ví dụ: Ải quan, Ảnh hưởng, Ẩm thực, Ẩn dật, Ỷ lại, Oải nhân, Ổn thỏa, Ủy hội, Ưởng.

Phụ chú: Sách của G.s. Lê-ngọc-Trụ có ghi Ê và I vào nhóm nguyên âm nầy. Nhưng vì chữ HÁN-VIỆT không có chữ nào khởi đầu bằng Ể, Ễ hoặc Ỉ, Ĩ nên tôi không ghi hai nguyên âm nầy vào, cho người học đỡ mệt trí [Đ-s-T].

b) Tất cả tiếng HÁN VIỆT khởi đầu bằng phụ âm CH, GI, KH, PH, TH, S, X, đều viết DẤU HỎI vì các phụ-âm nầy cũng thuộc Thanh-âm (Bổng).

Ví dụ:
– CHẩn đoán, CHỉ huy, CHỉnh tề, CHiểu chi, CHủ tọa, CHưởng quản.
– GIải phẫu, GIảm thiểu, GIản tiện, GIảng đường, GIảo quyệt, học GIả.
– KHả dĩ, KHải hoàn, KHảo thí, KHẩu hiệu, KHổng giáo, KHủng hoảng
– PHản bội, PHẩm cách, PHỉ báng, PHổ thông, PHủ nhận. (trừ PHẫn nộ)
– THải hồi, THảm thương, THản nhiên, THảo mộc, (trừ Mâu THuẫn, Phù THũng)
– Sản khoa, Sảnh đường, Sỉ nhục, Siểm nịnh, Sở dĩ, Sủng hạnh, (trừ Sĩ = học trò)
– Xả thân, Xảo trá, công Xưởng, (trừ Xã hội, Xã trưởng, Hợp tác Xã)

Để khỏi bỏ sai dấu, xin độc giả đừng lẫn lộn tiếng Hán Việt với những tiếng Nôm sau đây:

CHĨNH=hủ bằng đất; GIÃ (giã gạo, từ giã); GIÃI (giãi bày); GIÃN (co giãn, giãn ra= tăng độ dài: dây cao su bị giãn); PHŨ (phũ phàng); THÃI (thừa thãi); SŨNG (ướt sũng)

c) Tất cả tiếng HÁN VIỆT khởi đầu bằng Bảy phụ âm L, M, N, NG, NH, D, V, đều thuộc Trọc-âm, cho nên viết DẤU NGÃ (trừ một ngoại lệ duy nhất là Ngải cứu).

Ví dụ:
– Lãng mạn, Lãnh đạm, Lão ấu, Lẫm liệt, Lễ nghĩa, Lũng đoạn, thành Lũy, Lãng phí.
– Mã não, Mãi mại, Mãn nguyện, Mỹ Mãn, Mãnh hổ, Mẫn tiệp, Mẫu nghi, Mỹ nữ.
– Não tủy, Noãn sào, Nỗ lực, phụ Nữ.
– NGẫu nhiên, NGũ cốc, đội NGũ, ngôn NGữ.
– NGHĩa khí, NGHiễm nhiên, NGHĩa trang.
– NHã ý, NHãn khoa, NHẫn nại, NHĩ mục, NHiễm bệnh, NHũ mẫu, NHãn hiệu.
– Dẫn lực, Dĩ nhiên, Diễm lệ, Diễn đàn, Dũng cảm, Dưỡng dục, Dĩ vãng, Dã man.
– Vãn bối, Vãng lai, Vĩ đại, Viễn thị, Vĩnh viễn, Võ trang, Vũ trụ, Vĩ tuyến.

Xin đừng lộn tiếng Hán-Việt với những tiếng Nôm sau đây:

– LẢ (lả lơi, ẻo lả); LẢNG (lảng vảng); LẢNH (lảnh lót); LẢO (lảo đảo) LẨM (lẩm rẩm); LỂ (lể ốc, lể gai); LIỂM (cờ bạc đặt tiền ở giữa hai ô, ra ô nào mình cũng trúng); LƯỞNG (lưởng thưởng);
– MẢ (mồ mả); MẢI (mải miết); MẢNH (mảnh mai); MẨN (mê mẩn); MẨU (mẩu chuyện);
– NẢO (viết thử trước); NỔ (nổ bùng);
– NGẢ (ngả quỵ); NGỦ (đi ngủ);
– NHẢ (nhả mồi, nhả tơ) NHẢN (nhan nhản); NHỈ (vui nhỉ!); NHỦ (khuyên nhủ);
– DẨN (dớ dẩn) DỈ (dỉ hơi);
– VẢNG (lảng vảng); VỈ (vỉ lò, vỉ bánh); VIỂN (viển vông) VỎ (vỏ ốc, vỏ sò).

d) Mấy phụ-âm khởi-đầu khác, gồm có B, C, Đ, H, K, QU, và T, vì đều có ở cả hai bậc Thanh và Trọc, khó phân biệt, nên phải tra tự điển; nhưng cũng theo luật “Thanh viết dấu HỎI, Trọc viết dấu NGÔ.

Vì tiếng giọng Ngã ít hơn tiếng giọng Hỏi nên chúng tôi biên ra dưới đây các tiếng Hán-Việt giọng Ngã của mấy phụ-âm khởi đầu vừa nói trên, để giúp bạn đọc:

Bãi : thôi, nghỉ (bãi công, bãi khóa, bãi thị)
Bão : ẵm bồng (hoài bão, bão hòa, bão mãn)
Bĩ : xấu (bĩ cực thái lai, bĩ vận)
Cưỡng : gắng ép (cưỡng bách, cưỡng chế)
Cữu : cậu vua (quốc cữu), hòm (linh cữu)
Đãi : thết, xử với (đãi bôi, bạc đãi, biệt đãi, khoản đãi, trọng đãi, ưu đãi, đãi lịnh)
Đãng : rộng, phóng túng (đãng tử, du đãng)
Đễ : kính nhường (hiếu đễ)
Điễn : điện (điễn khí, điễn học, điễn lực)
Đỗ : họ Đỗ, chim đỗ quyên, cây đỗ trọng
Hãi : kinh sợ (kinh hãi, hãi hùng, sợ hãi)
Hãm : xông phá (hãm địch, hãm trận)
Hãn : mồ hôi (xuất hãn, phát hãn, liễm hãn)
Hãnh : may mắn (hãnh diện, kiêu hãnh)
Hoãn : chậm (trì hoãn, hoãn đãi, hoãn binh)
Hỗ : lẫn nhau (hỗ trợ, hỗ tương)
Hỗn : lộn xộn (hỗn chiến, hỗn loạn, hỗn hợp)
Huyễn : hoa mắt (huyễn hoặc, huyễn mục)
Hữu : có (hữu cơ, hữu hạn, hữu dụng, hữu lý)
Kỹ : tài năng (kỹ sư, kỹ thuật, kỹ nghệ, kỹ xảo)
Quẫn : khốn đốn (quẫn bách, cùng quẫn)
Quỹ : tủ cất tiền (thủ quỹ, công quỹ, ký quỹ)
Tễ : thuốc huờn (dược tễ, điều tễ, thuốc tễ)
Tiễn : đưa (tiễn biệt, tiễn hành, tiễn khách)
Tiễu : dẹp trừ (tiễu trừ, tuần tiễu, tiễu phỉ)
Tĩnh : im lặng (tĩnh dưỡng, tĩnh mịch)
Tuẫn : liều chết (tuẫn tiết, tuẫn nạn)
Trãi : Nguyễn-Trãi
Trẫm : tiếng vua tự xưng
Trĩ : trẻ (ấu trĩ), bịnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại)
Trữ : chứa (lưu trữ, oa trữ, tàng trữ, tích trữ)
CÁCH NHỚ LUẬT HỎI NGÃ CHO TIẾNG HÁN-VIỆT

Xem vậy Luật viết dấu Hỏi Ngã cho tiếng Hán-Việt khá phức tạp. Tuy nhiên ta có thể dùng mẹo để nhớ một cách dễ dàng.

a) Chỉ cần nhớ những trường hợp viết dấu Ngã trong tiếng Hán-Việt, tức là nhớ BẢY phụ âm đầu viết dấu Ngã và khoảng 30 trường hợp ngoại lệ phải viết dấu Ngã.

Các trường hợp viết dấu hỏi không cần nhớ vì các tiếng Hán-Việt có âm đầu khác hơn Bảy phụ âm nói trên đều viết dấu hỏi.

b) Để nhớ Bảy Phụ-âm-đầu viết dấu Ngã, các bạn học thuộc lòng câu sau đây:

Mình Nên NHớ Vũ Là Dấu NGã
(M N Nh V L D Ng)

Như vậy là bạn đã nắm được luật viết dấu Hỏi Ngã của tiếng Hán-Việt. Còn các ngoại lệ thì xin chịu khó học thuộc lòng.

2 TIẾNG NÔM

Tất cả những tiếng không phải là tiếng Hán-Việt, được gọi chung là Tiếng Nôm.

PHÂN BIỆT TIẾNG NÔM VÀ TIẾNG HÁN-VIỆT

1. Về ý nghĩa. Tiếng Nôm là những tiếng nói sao hiểu vậy. Trái lại tiếng Hán-Việt thường có thể dịch ra bằng một tiếng thông thường hơn (tiếng thông thường đó gọi là tiếng Nôm).

Ví dụ:

– tiếng Nôm: tập vở, tờ giấy (nói sao hiểu vậy)
– tiếng Hán-Việt: bệnh viện (nhà thương), phi cơ (máy bay)

Tuy nhiên cũng có một số tiếng Hán-Việt không thể dịch ra bằng một tiếng thông thường hơn. Ví dụ: kết quả, hạnh phúc, thành công v.v…

Ngoài ra, nhiều tiếng Hán-Việt, nhất là những tiếng đơn được dùng làm tiếng Nôm (gọi là Tiếng Nôm gốc Hán Việt) vẫn giữ nguyên giọng đọc cũ. Ví dụ: danh, pháp, hải, lao, lãnh v. v…

2. Nhờ quan sát Ngữ Pháp ta sẽ phân biệt tiếng Hán-Việt và tiếng Nôm rất dễ dàng.

Ví dụ:

– LẠC CẢNH: lạc (hình dung từ) làm rõ nghĩa tiếng cảnh (danh từ). Hình dung từ đứng trước danh từ, tức là thuộc Ngữ-pháp đặt ngược. Vậy LẠC là tiếng Hán-Việt.

– TIỂU QUỐC: tiểu (hình dung từ) làm rõ nghĩa tiếng quốc (danh từ). Hình dung từ đứng trước danh từ, thuộc Ngữ-pháp đặt ngược. Vậy TIỂU là tiếng Hán-Việt.

– GẠCH TIỂU: tiểu làm rõ nghĩa tiếng gạch. Hình dung từ tiểu đứng sau danh từ gạch, tức thuộc Ngữ-pháp đặt xuôi.

Vậy tiểu nầy là TIẾNG NÔM GỐC HÁN VIỆT.

3. Trong TIẾNG ĐÔI thì:

– tiếng Nôm liên kết với tiếng Nôm.
– tiếng Hán-Việt liên kết với tiếng Hán-Việt.

Ví dụ:

– LỖI LẦM: khi ta biết lỗi là tiếng Nôm, thì ta có thể quả quyết lầm cũng là tiếng Nôm.
– TƯƠI TỐT: biết chắc tốt là tiếng Nôm, ta có thể quả quyết rằng tươi cũng là tiếng Nôm.
– HỌA SĨ: biết chắc sĩ là tiếng Hán-Việt, ta có thể quả quyết rằng họa là tiếng Hán-Việt.
– LUẬT SƯ: khi biết sư là tiếng Hán-Việt thì ta có thể quả quyết luật cũng là tiếng Hán-Việt.

Cũng có một số tiếng-đôi hợp thành bởi một tiếng Nôm và một tiếng Hán-Việt. Tuy nhiên đó là trường hợp đặc biệt của những tiếng Hán-Việt đã được dùng đơn độc làm tiếng Nôm. Chỉ có những tiếng Hán-Việt ấy mới có thể liên kết với tiếng Nôm để tạo thành tiếng-ghép. Ví dụ:

– máu huyết: huyết là tiếng Hán-Việt có nghĩa “máu”. Tiếng huyết cũng được dùng đơn độc làm tiếng Nôm, như: cháo huyết, huyết heo.

– lý lẽ: lý là tiếng Hán-Việt có nghĩa “lẽ”, nhưng cũng được dùng đơn độc làm tiếng Nôm, như: lời nói có lý, không có lý nào.

– ưa thích: thích là tiếng Hán-Việt được dùng đơn độc làm tiếng Nôm.

TIẾNG NÔM GỐC HÁN-VIỆT

Dấu giọng của những Tiếng-Nôm Chuyển gốc từ tiếng Hán-Việt, phải theo dấu giọng của tiếng gốc, nghĩa là:

a) khi tiếng HÁN GỐC là một tiếng Không dấu hoặc dấu Sắc hoặc dấu Hỏi, thì Tiếng Nôm có Gốc Hán-Việt viết dấu Hỏi. (KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI)

hô > thở; tu > sửa; giá > gả (con); giả > kẻ

b) khi tiếng HÁN GỐC là tiếng dấu Huyền hoặc dấu Nặng hoặc dấu Ngã thì Tiếng-Nôm có Gốc Hán-Việt viết dấu Ngã. (HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ)

hàng > hãng (buôn); kỵ > cỡi; dĩ > đã

TRỪ ngoại lệ:

lý > lẽ; miếu > miễu; nỗ > (cung) nỏ; ngưỡng > ngẩng (ngửng, ngửa), nhĩ > nhử (mồi); dụ > rủ (rê)…

TIẾNG NÔM KHÔNG GỐC HÁN VIỆT

Những Tiếng-nôm không chuyển gốc từ tiếng Hán-Việt thì gọi là TIẾNG-NÔM-LÕI. Có hai loại Nôm-Lõi: Tiếng-Đơn và Tiếng-Đôi.

A. TIẾNG NÔM ĐƠN

Những Tiếng Nôm Đơn, trại ra từ một tiếng khác (không phải là tiếng HÁN), đều tùy tiếng chánh mà viết Hỏi hay Ngã theo luật:

KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI
HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ

Không dấu chuyển ra Hỏi và ngược lại như:

cản/can; chăng/chẳng; chửa/chưa; không/khổng quẳng/quăng; nhủi/chui;

Sắc chuyển ra Hỏi và ngược lại

búa/bửa; thế/thể; hả/há; lén/lẻn; rải/rưới;

Hỏi chuyển ra Hỏi

bảo/biểu; cổi/cởi; tỏa/tủa; xẻ/chẻ; nhỉ/rỉ;
tủi lòng/mủi lòng; rủ/xủ; quên lảng/quên lửng;

Huyền chuyển ra Ngã và ngược lại như:

cùng/cũng; dầu/dẫu; đã/đà; cỗi/còi; lãi/lời; bõ/bù; giũa/giồi; mõm/mồm; ngỡ/ngờ;

Nặng chuyển ra Ngã và ngược lại như:

cội/cỗi; đậu/đỗ; chõi/chọi; giẵm/giậm; trĩu/trịu; chậm/chẫm (chẫm rãi);

Ngã chuyển ra Ngã:

đĩa/dĩa; hẵng/hãy; khẽ/sẽ; nỗi/đỗi; ngẫm/gẫm; dõi/rõi; giễu/riễu; ruỗng/rỗng

TRỪ ngoại lệ:

gõ/khỏ; hõm/(sâu) hóm; kẻ/gã; rải/vãi; mặn/mẳn; (thuộc) lảu/làu; (mệt) lử/(đói) luỗi; phồng/phổng; ngõ/ngả; quãng/khoảng; rõ/tỏ; trội/trổi; lõm/lóm.

B. TIẾNG NÔM ĐÔI

Bởi tánh cách ĐỘC VẬN (mono-syllabic) ngắn ngủn, nên tiếng Việt thường hợp thành Tiếng-Đôi để cho dịu giọng.

TIẾNG NÔM ĐÔI khác hơn TIẾNG GHÉP (là tiếng HÁN-VIỆT do hai hoặc ba tiếng có nghĩa riêng ghép lại để chỉ một ý niệm mới).

TIẾNG NÔM ĐÔI là Tiếng-nôm do hai hoặc nhiều tiếng hiệp lại để cho rõ ý, hoặc dịu giọng.

* Có loại Tiếng Nôm Đôi do Hai tiếng đều có nghĩa hợp lại mà thành.

* Có loại Tiếng Nôm Đôi khác, gọi là Tiếng Đôi LẤP-LÁY, do một tiếng có nghĩa hợp với một tiếng không nghĩa; hoặc do hai tiếng không nghĩa hợp lại nhưng giọng nghe hài hoà, thuận tai, dễ đọc.

Tiếng Nôm Đôi mà CẢ HAI TIẾNG ĐỀU CÓ NGHĨA THÌ KHÔNG THEO LUẬT TRẦM BỔNG mà mỗi tiếng giữ chánh tả riêng của nó về Âm về Vần (Vận) cũng như về Giọng (Thinh).

Ví dụ: mồ mả; cú rũ; rỗi rảnh; bàn ghế; bồng ẵm; cổi gỡ; chống chõi; đầy đủ; lỡ dở; mỏi mệt; ủ rũ; sàng sảy; sâu xa; trồng tỉa; siêng năng; tìm kiếm; kiêng cữ; tỏ rõ; lú lẫn…

Tiếng Nôm Đôi còn chia thành hai loại: Tiếng Nôm Đôi Liên Hiệp và Tiếng Nôm Đôi Độc lập.

Tiếng Nôm Đôi Độc Lập là tiếng đôi mà hai tiếng đều có nghĩa và bình đẳng: thôn xóm, tốt tươi.
Tiếng Nôm Đôi Liên Hiệp là tiếng đôi mà nghĩa của hai tiếng phụ thuộc lẫn nhau để làm cho rõ thêm nghĩa: cà chua, máy cày, xe đạp.

C. TIẾNG NÔM ĐÔI LẤP LÁY

Tiếng Nôm Đôi Lấp Láy là những Tiếng-đôi gồm hai tiếng có liên hệ với nhau về âm thanh mà trong đó phải có ít nhất là một tiếng không có nghĩa.

Ví dụ: đẹp đẽ, mới mẻ, lạnh lùng, vội vàng, v. v… những tiếng đẽ, mẻ, lùng, vàng, đều không có nghĩa. Sự phân biệt tiếng có nghĩa và tiếng không có nghĩa giúp ta nhận ra Tiếng-đôi Lấp-láy dễ dàng.

1. Các mối liên hệ về âm trong Tiếng Đôi Lấp Láy:

a) Liên hệ ở phụ âm đầu. Có những Tiếng Đôi chỉ láy lại phụ-âm đầu: (m-m) mát mẻ, (đ-đ) đồn đãi, (l-l) lểnh lảng, (n-n) nói năng.

b) Liên hệ về vần. Có những Tiếng Đôi chỉ có phần vần được láy lại: lai rai, lải nhải, lạng chạng, lằm bằm, lẫm đẫm, lễ mễ, lơ thơ.

c) Liên hệ cả phụ-âm đầu lẫn vần. Có những Tiếng Đôi láy lại cả phụ-âm đầu lẫn vần như: cào cào, ba ba, bươm bướm, rầm rầm, châu chấu, khinh khỉnh.

Do đó, khi nói về Tiếng Đôi Lấp Láy ta cần chú ý đến sự liên hệ của phụ-âm đầu và vần.

2. Liên hệ về giọng điệu.

a) Cùng một giọng điệu với nhau.

lui cui, lung tung (không dấu)
chí chóe, chíu chít (dấu sắc)
lỏng chỏng, thỉnh thoảng (dấu hỏi)
lễ mễ, dễ dãi (dấu ngã)

b) Cùng một nhóm giọng với nhau.

Tiếng Việt được chia thành hai nhóm giọng:

Nhóm giọng cao gọi là giọng Bổng
Nhóm giọng thấp gọi là giọng Trầm.

Nhóm cao (Bổng), gồm có các giọng: Ngang (còn gọi là Không), Sắc, và Hỏi.

Nhóm thấp (Trầm), gồm có các giọng: Huyền, Nặng, và Ngã.

Trong Tiếng Đôi Lấp Láy, giọng của hai tiếng bao giờ cũng thuộc cùng một nhóm. Nếu một tiếng của Tiếng Đôi Lấp Láy có giọng cao thì giọng của tiếng kia cũng thuộc nhóm giọng cao.

Ví dụ: vui vẻ, mới mẻ, lửng lơ, nho nhỏ…

Ngược lại nếu một tiếng của Tiếng Đôi Lấp Láy có giọng thấp thì tiếng kia cũng có giọng thấp, ví dụ: mạnh mẽ, đẹp đẽ, ngại ngùng, lạnh lùng…

Qui luật về giọng-điệu giữa các tiếng trong Tiếng Đôi Lấp Láy gọi là Qui luật Thuận-thinh-âm (cũng còn gọi là Luật Trầm Bổng).

Tóm lại, TIẾNG ĐÔI LẤP LÁY bỏ dấu theo luật Trầm Bổng:

KHÔNG, SẮC, HỎI đi với HỎI
HUYỀN, NẶNG, NGÃ đi với NGÃ

Tiếng đầu Không dấu hoặc dấu Sắc hoặc dấu Hỏi thì tiếng sau phải bỏ dấu HỎI.

Tiếng đầu dấu Huyền hoặc dấu Nặng hoặc dấu Ngã thì tiếng sau phải bỏ dấu NGÃ.

Thí dụ:

BỔNG

Không dấu đi chung với HỎI và ngược lại: nghỉ ngơi, bảnh bao, lẻ loi, hăm hở, thong thả, sởn sơ, viển vông, run rẩy, vẻ vang, vui vẻ.

Sắc đi chung với HỎI và ngược lại: mải miết, nhắc nhở, thẳng thớm, dí dỏm, bóng bảy, chải chuốt, khỏe khoắn, nhảm nhí, mắt mỏ.

Hỏi đi chung với HỎI: hể hả, lỏng lẻo, nhỏng nhẻo, thỏ thẻ, bải hoải, mỏng mảnh, thỉnh thoảng, tỉ mỉ, xửng vửng.

TRẦM:

Huyền đi chung với NGÃ và ngược lại: vỗ về, rầu rĩ, tầm tã, não nề, đãi đằng, nòng nã, sẵn sàng, kỹ càng, chẵn chòi, lời lãi…

Nặng đi chung với NGÃ và ngược lại: gỡ gạc, vội vã, dữ dội, cặn kẽ, não nuột, lạt lẽo, cãi cọ, lũ lượt, đẹp đẽ, chập chững, gãy gọn…

Ngã đi chung với NGÃ: dễ dãi, lỗ lã, cãi lẫy, mãi mãi, kỹ lưỡng,…

Như vậy, theo luật nầy thì khi gặp Tiếng Đôi Lấp Láy như: bẽ bàng, rõ ràng, vững vàng, chúng ta yên tâm viết bẽ, rõ, vững với dấu ngã vì các chữ bàng, ràng, vàng, đã có dấu huyền.

Đối với Tiếng Đôi Lấp Láy như cãi cọ, chập chững, dọ dẫm, đẹp đẽ, chúng ta viết cãi, chững, dẫm, đẽ, với dấu ngã vì các chữ cọ, chập, dọ, đẹp, là những chữ đã viết dấu nặng.

Đối với Tiếng Đôi Lấp Láy như lỗ lã, dễ dãi vì ta đã biết dễ và lỗ viết dấu ngã (do suy biết từ lỗ lời, dễ dàng) thì theo luật nầy ta biết chắc lã và dễ phải viết dấu ngã.

Khi một chữ của Tiếng Đôi Lấp Láy viết dấu sắc, không dấu, hoặc dấu hỏi, thì chữ kia phải viết dấu hỏi chớ không thể viết dấu ngã.

Ví dụ:

– cứng cỏi, trống trải, trắng trẻo vì đã có các chữ cứng, trống, trắng viết dấu sắc nên các chữ cỏi, trải, trẻo phải viết dấu hỏi.

– trong trẻo, bươn chải, trả treo vì các chữ trong, bươn, treo viết không dấu nên các chữ trẻo, chải, trả phải viết dấu hỏi.

– các Tiếng Đôi Lấp Láy như lẩm bẩm, lủng củng, bỏm bẻm cũng vậy, vì các chữ lẩm, lủng, bỏm, mang dấu hỏi, thì chữ đứng sau phải viết dấu hỏi.

CÁCH NHẬN RA TIẾNG ĐÔI LẤP LÁY

Khi hai tiếng của một từ mà hai phụ âm đầu của hai tiếng ấy giống nhau, hoặc cả âm đầu lẫn vần đều giống nhau (cùng giọng Bổng cả, hoặc cùng giọng Trầm cả), thì đó là Tiếng Đôi Lấp Láy.

DỰA VÀO NGHĨA: Một Tiếng Đôi mà cả hai tiếng đều có nghĩa, thì Tiếng Đôi đó KHÔNG PHẢI là Tiếng Đôi Lấp Láy.

ĐẢO NGƯỢC TRẬT TỰ: Khi đảo ngược trật tự của một tiếng-đôi mà tiếng-đôi đó vẫn còn y nghĩa như khi chưa bị đảo trật tự, thì tiếng đó là tiếng ghép chớ KHÔNG PHẢI là Tiếng Đôi Lấp Láy.

Ví dụ: giữ gìn, lả lơi, lơ lửng, hờ hững, là tiếng ghép chớ không phải là Tiếng Đôi Lấp Láy, vì khi đảo ngược, nó vẫn giữ nghĩa như trước. (gìn giữ, lơi lả, lửng lơ, hững hờ).

TIẾNG ĐÔI BỎ BỚT MỘT DẤU GIỌNG: Có nhiều Tiếng-Đôi vì muốn cho êm tai nên

1) phải bỏ bớt một dấu giọng. Mấy tiếng mất dấu giọng đó là tiếng chánh lập lại, chớ không phải tiếng đệm, nên những tiếng đôi đó không bỏ dấu theo luật Trầm Bổng. Thí dụ: khe khẽ, là khẽ khẽ; dê dễ là dễ dễ; đăng đẵng là đằng đẵng.

2) Có nhiều Tiếng-Đôi bị đổi giọng, như hẳn hoi trở thành hẳn hòi; kỹ càng trở thành kỹ cang.

Ngoài ra, NHỮNG TIẾNG NÓI TẮT do ghép với tiếng ẤY, đều viết dấu Hỏi. (Nói Tắt là nói thúc hai chữ thành một, theo lối giản ước). Ví dụ như:

anh + ấy = ảnh; bà + ấy = bả; cậu + ấy = cẩu; chị + ấy = chỉ; hôm + ấy = hổm; mợ + ấy = mở; năm + ấy = nẳm; thằng cha + ấy = thằng chả; con mẹ ấy = con mẻ

NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA TIẾNG-ĐÔI (Không còn theo luật Trầm Bổng)

bền bỉ, chàng hảng, chèo bẻo, dòm dỏ, ẻo ẹo, giãy nảy, hoài hủy, hẳn hòi, ĩnh ương, khe khẽ, lảng xẹt, lý lẽ, luồn lỏi, lẳng lặng, mình mẩy, se sẽ, mủ mĩ, niềm nở, ngoan ngoãn, nhểu nhão, phỉnh phờ, rẻ rề, rỗng tuếch, sành sỏi, sừng sỏ, sửng sờ, thỏng thừa, thung lũng, trễ nải, trọi lỏi, trơ trẽn, ve vãn, vỏn vẹn, xảnh xẹ.

MUỐN BIẾT PHẢI BỎ DẤU GÌ?

1) Cách lẹ nhất là thử tìm một Tiếng Đôi khác, có cái chữ mình đang phân vân về dấu hỏi hay ngã.

Ví dụ chữ dễ dãi: Chỉ cần biết được một trong hai chữ dễ hoặc dãi mang dấu gì thì biết được luôn cả dấu của chữ kia. Thử chọn chữ dễ trước. Với chữ dễ ta có Tiếng đôi Lấp-láy dễ dàng. Với dễ dàng ta biết chữ dễ phải viết dấu ngã vì chữ dàng có dấu huyền. Khi đã biết chữ dễ viết dấu ngã thì ta xác định được là chữ dãi phải viết dấu ngã do luật “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ

Đối với các chữ mang dấu Hỏi cũng làm như vậy.

2) Khi không tìm ra một Tiếng-đôi Lấp-láy trong đó có chữ mà ta cần biết là mang dấu gì thì ta nên thử đưa nó vào loại chữ-láy bốn tiếng.

Ví dụ chữ đủng đỉnh: Ta có đủng đa đủng đỉnh, về lủng lẳng ta có lủng la lủng lẳng. Khi ta thấy đủng đa, lủng la, thì ta có thể khẳng định đủng và lủng phải viết dấu hỏi theo luật “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”. Khi đã biết đủng và lủng phải viết dấu hỏi rồi thì ta biết được đỉnh và lẳng củng phải viết dấu hỏi theo luật Trầm Bổng “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”.

3) Đối với Tiếng-Nôm-đơn, và Chữ-ghép.

Khi gặp tiếng Nôm-đơn hoặc một tiếng trong các Chữ-ghép mà ta phân vân về dấu hỏi ngã, thì ta tìm một Tiếng-đôi Lấp-láy có tiếng đó, rồi áp dụng luật đễ tìm dấu hỏi hay ngã.

Ví dụ 1: ta gặp các chữ: nghỉ, nghĩ, dở, dễ, khoẻ… Ta tìm xem các chữ nầy viết hỏi hay ngã. Ta xem tiếng Lấp-láy phải viết dấu gì?

nghỉ: nghỉ ngơi –> dấu hỏi
nghĩ: nghĩ ngợi –> dấu ngã
dở: dở dang –> dấu hỏi
dễ: dễ dàng –> dấu ngã
khoẻ: khoẻ khoắn –> dấu hỏi

Ví dụ 2: như gặp chữ sửa chữa, không biết chữ nào viết hỏi, chữ nào viết ngã, thì ta tách chữ đó ra để mà tìm.

Ta sẽ có Tiếng-đôi sửa sang. Khi đã có sửa sang thì ta yên tâm viết sửa với dấu hỏi vì “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”.

Đến chữ chữa thì ta biết chữa là Tiếng-nôm có Gốc-Hán-việt là chữ Trị, vậy phải viết dấu ngã, vì “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ.

Ví dụ 3: gặp chữ ủ rũ, không biết chữ nào viết hỏi, chữ nào viết ngã, thì ta cũng tách chữ đó ra, rồi tìm cách đưa thành một Tiếng-đôi Lấp-láy.

Ta sẽ có ủ ê. Khi đã có ủ ê thì ta yên tâm viết ủ với dấu hỏi, vì ê là chữ không dấu, theo luật “KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI”

Đến chữ rũ thì ta có Tiếng-đôi Lấp-láy rũ rượi nên ta biết là rũ phải viết dấu ngã vì rượi là chữ có dấu nặng, theo luật “HUYỀN, NẶNG, NGà = NGÔ

CHÚ Ý: Khi tạo Tiếng-đôi Lấp-láy để dựa vào đó mà xác định dấu hỏi ngã, ta cần chọn Tiếng-đôi Lấp-láy sao cho nghĩa của Tiếng-đôi đó, khi tách ra một mình, phải cùng nghĩa với chữ mình đang muốn tìm dấu.

Thí dụ: dễ (dễ làm) và dễ trong Tiếng-đôi Lấp-láy dễ dàng, dễ ợt, cùng có nghĩa giống nhau.

Nếu tìm được một Tiếng-đôi Lấp-láy hay không Lấp-láy nhưng chữ trong tiếng đó lại khác nghĩa với nghĩa của chữ mình đang tìm dấu thì không thể dùng được. Chẳng hạn như rũ trong ủ rũ mà ta lại dùng chữ rủ của rủ rê, rủ ren thì không cùng nghĩa cho nên ta sẽ viết sai dấu ngay.

Image may contain: text
No automatic alt text available.
 

Giờ Hà Nội nóng như thiêu đốt, nó có trừ ai không?

Tran Dat shared Lê Tân‘s post.
 
Image may contain: one or more people and outdoor
Lê Tân

 

Dân Hà Nội mấy triệu người mà chỉ có mấy trăm đi biểu tình chống chặ̣t cây xanh.
Còn lại số đông bĩu môi, bảo «lũ rách việc, dở hơi». Một số lớn khác chửi «quân phản động».

Giờ Hà Nội nóng như thiêu đốt, nó có trừ ai không?

(FB Tan Tran)   

Lính ‘vừa cười vừa bắn’ ở Thiên An Môn

Lính ‘vừa cười vừa bắn’ ở Thiên An Môn

Bản quyền hình ảnhAFP
TQ đưa xe tăng và bộ đội Quân đoàn 27 vào Bắc Kinh trấn áp sinh viên

Trang CNN vừa trích đăng tài liệu họ nói là của giới quân sự Hoa Kỳ giải mật cho thấy có bộ đội Quân Giải phóng “vừa cười vừa bắn người” trong cuộc trấn áp đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh.

Các tài liệu do Cục Tình báo Quân sự (DIA) ghi lại cũng mô tả bức tranh về sự dũng cảm của các bác sỹ ở bệnh viện tại thủ đô Trung Quốc đã tìm mọi cách cứu người bị thương và ngăn không cho người chết bị công an đem đi thiêu nhanh chóng.

Những bác sỹ được cho là đặc biệt dũng cảm làm việc tại Bệnh viện số 4 ở Bắc Kinh đã chụp cả hình nhiều xác chết với hy vọng giúp thân nhân nhận diện.

Các xác chết này thường bị công an Trung Quốc nhanh chóng đem vào nhà thiêu.

Con số người bị bắn chết tại Bắc Kinh đêm hôm đó được ước tính ít nhất là hàng trăm còn phe đấu tranh dân chủ Trung Quốc nói là ‘hàng nghìn’.

Quân đoàn 27

Xe tăng và bộ đội thuộc Quân đoàn 27 được điều vào thủ đô Trung Quốc để trấn áp và giải tán biểu tình của sinh viên, công nhân và trí thức kéo dài nhiều tuần tại Thiên An Môn.

Các tài liệu, gồm cả những gì Hoa Kỳ giải mật nhân dịp 25 năm vụ thảm sát, nói rằng bộ đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã “bắn vô tội vạ” vào người dân trên đường phố, bất kể họ là sinh viên hay không.

Bản quyền hình ảnhAFP
Tại Hong Kong đã có lễ tưởng niệm 25 năm ngày thảm sát Thiên An Môn.

Những gì tình báo Hoa Kỳ ghi lại nói có “những lính Trung Quốc cười” khi nổ súng bắn người.

Vẫn trang CNN nói những gì tình báo Mỹ ghi lại có nhiều phần không chính xác vì đã thu lượm cả các tin đồn đoán trong thành phố Bắc Kinh khi đó mà sau đó hóa ra là sai như tin ‘lãnh tụ Đặng Tiểu Bình chết’.

Trên thực tế, ông Đặng chỉ qua đời vào tháng 2/1997.

Nhưng bức tranh mà các phần ghi âm của Hoa Kỳ giúp người ta dựng lại cho thấy nhiều chi tiết xảy ra sau đêm ngày 4/6 và sự hoảng sợ của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Đó là chuyện “các lãnh đạo ở tịt trong biệt thự không ra ngoài sau nhiều ngày” vì sợ có chính biến.

Biển số xe của họ cũng được thay đổi, theo bài của phóng viên Hilary Whitemantrên trang CNN.

Ngoài ra, một chiến dịch truy bắt sinh viên ở các điểm kiểm soát quanh Bắc Kinh và cả ở sân bay quốc tế cũng được triển khai.

“Những ai trông giống sinh viên và trí thức” đều thuộc đối tượng bị xét hỏi.

Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn bất đồng về cách nhìn nhận vụ Thiên An Môn 25 năm về trước.

Hôm 5/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ đã gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự “bất bình sâu sắc” về cách Hoa Kỳ nêu quan điểm liên quan tới vụ Thiên An Môn.

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Hồng Lỗi cho hay phía Trung Quốc đã lên tiếng một cách ‘long trọng nhất’ tới chính giới Mỹ.

Nước Mỹ trước đó đã đề nghị Trung Quốc “tính đủ số người biểu tình phản đối bị giết ở Thiên An Môn”.

Tại Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 25 năm vụ Thiên An Môn, đài báo chính thức không hề nói gì về vụ này.

Các cuộc tuần hành hoặc đốt nếu tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn chỉ được tổ chức ở Hong Kong, Đài Loan và các nơi có cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại.

Còn theo biên tập viên chuyên về Trung Quốc của BBC, bà Carrie Gracie trong bài viết từ Bắc Kinh thì “sự lãng quên là cách để tồn tại” với người Trung Quốc khi động đến chủ đề Thiên An Môn

Theo bà Gracie, ngày nay nhìn lại, “Thiên An Môn là một phần của chu kỳ chính trị hy vọng và sợ hãi ở Trung Quốc,”

Tuy thế, từ sau 1989, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chú ý tìm hiểu dư luận” nhưng nếu phải làm điều tương tự một lần nữa như trấn áp ở Thiên An Môn, “có lẽ họ sẽ vẫn làm”, theo phóng viên BBC.

Trần Trọng Kim – học giả lỗi lạc, chính khách khả kính

Trần Trọng Kim – học giả lỗi lạc, chính khách khả kính

 

clip_image002

Chân dung Trần Trọng Kim năm 1953. Tư liệu của Trần Xuân Điền.

Tính đến năm 2017, TRẦN TRỌNG KIM (1883-1953) đã từ trần được 64 năm. Ông là một học giả danh tiếng cùng thời với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), Phạm Quỳnh (1892-1945), cũng là một chính khách đáng kính trọng, xuất hiện trong khúc ngoặt của lịch sử dân tộc thập niên 40 thế kỷ trước. Nhưng ông đã không được văn đàn chính thống nhắc đến kể từ khi lìa trần đến nay.

Vừa qua, nhà báo Huy Đức có làm một cuộc hành hương về tận quê hương Trần Trọng Kim ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh để tìm kiếm phần mộ của ông, nhân đó cho công bố trên mạng một số tài liệu quý mới sưu tầm được. Bauxite Việt Nam xin mượn lại những tài liệu này đăng lên trang nhà kèm theo những dòng Huy Đức viết, để tưởng nhớ một tài năng và một nhân cách trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam mà chắc chắn các thế hệ sau sẽ còn nhiều dịp phải tiếp cận.

Cùng chung một ý nguyện, GS Lê Xuân Khoa cư ngụ tại Hoa Kỳ có nhã ý gửi đến BVN một số trang viết về “Chính phủ Trần Trọng Kim” trích trong cuốn Việt Nam 1945-1995 của ông, công bố từ năm 2004, do báo Người Việt và Amazon mới tái bản. Được ông vui lòng cho phép, chúng tôi xin đăng trọn phần phân tích công phu, thỏa đáng kể trên vào tiếp sau những tài liệu thư tịch và ảnh mới phát hiện của Huy Đức, nhằm giúp soi tỏ lại việc đánh giá Trần Trọng Kim trong vai trò con người chính trị mà một thời vẫn bị ám ảnh bởi thành kiến sai lạc “Thủ tướng bù nhìn”.

Cám ơn nhà báo Huy Đức, GS Lê Xuân Khoa và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Bauxite Việt Nam

clip_image004

Lời điếu của Quốc trưởng Bảo Đại do Đổng lí văn phòng đọc trong Tang lễ cụ Trần Trọng Kim. 

Lời điếu của Quốc trưởng Bảo Đại do Đổng lí văn

phòng đọc trong Tang lễ cụ Trần Trọng Kim

QUỐC GIA VIỆT NAM


ĐỨC QUỐC TRƯỞNG

BẢO ĐẠI


Ông nguyên Thủ tướng,

Được tin Ông từ trần, lòng tôi thương cảm vô hạn. Vẫn biết tuổi Ông đã gọi là thọ; sự nghiệp văn hóa, chánh trị của Ông đã biểu dương một thân thế cao quý. Song tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ rằng mới cách đây mấy hôm, tôi còn vui thấy Ông tinh thần vẫn tráng kiện, chí khí còn hăm hở, và tưởng rằng trong những ngày sắp tới là lúc Tổ quốc cần hết thảy những con dân tài đức như Ông, Ông tuy tuổi cao sức yếu, vẫn có thể phục vụ giang sơn như suốt cả cuộc đời tận tụy của Ông!

Lịch sử sẽ ghi thanh danh ông, thanh danh một nhà mô phạm biệt tài, một nhà văn học lỗi lạc, một nhà chí sỹ ái quốc. Và thân thế trong trắng của Ông đã làm gương cho kẻ đương thời sẽ làm gương cho lớp hậu thế.

Riêng đối với tôi, tôi không quên rằng trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử, lúc nào Ông cũng sẵn sàng hăng hái làm người cộng sự đắc lực của tôi: nào khi Ông nhận đảm đương sứ mạng nặng nề điều khiển con thuyền quốc gia trong khi thế nước chông chênh; nào lúc tòng vong ở nơi hải ngoại khi tôi tranh đấu để mang lại cho dân tộc một hy vọng, một tin tưởng ở tương lai; nào buổi mới đây tuy tuổi đã ngoài 70 mà Ông còn hăng hái đứng lên đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch hội nghị toàn quốc trong cuộc tường bày ý nguyện của dân tộc.

Ông thực đã xứng đáng với dân tộc. Ông quả đã xứng đáng với lòng tín cẩn của tôi.

Công trạng ấy tôi không quên.

Quốc dân cũng không quên. Lịch sử sẽ ghi công của người con ưu tú của đất nước.

Tin rằng hương hồn ông sẽ được tiêu diêu nơi cực lạc.

Bà nguyên Thủ tướng,

Tôi đề lời phân ưu cùng bà và toàn gia. Tôi mong rằng lòng tiếc thương của hết thảy quốc dân đối với cố Thủ tướng sẽ làm cho bà nhẹ bớt một phần nào nỗi đau đớn về dịp này và sự nghiệp lâu dài của cố Thủ tướng sẽ làm cho bà được cái an ủi rằng sự nghiệp ấy còn cũng như là người chí sỹ khuất núi vẫn còn!

.Viếng cụ Trần Trọng Kim

Huy Đức

Nhờ những người bạn ở Hà Tĩnh, hôm 24-5, tôi tìm đến được nơi đặt tro cốt cụ Trần Trọng Kim ở tổ đình Vĩnh Nghiêm [Sài Gòn] và hôm qua, 25-5, tôi gặp được bác Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3 của cụ Trần Trọng Kim ở Đan Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là “Chính phủ Trần Trọng Kim”…

Trong năm 1945, người Việt có hai tuyên bố độc lập: Ngày 11-3, Triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam; Ngày 2-9, tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Độc lập không thật sự đến với Việt Nam vào tháng 3 cũng như vào tháng 9-1945. 
Chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh, vào lúc ấy, mới chủ trương và có khả năng kháng chiến và thắng thế của Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến 1949 đã giúp những người cộng sản giành chiến thắng Điện Biên Phủ, dẫn tới Hiệp định Geneva 1954, chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh thống nhất VN kéo dài tới năm 1975; cuộc chiến tranh người Việt chống lại Khmer Đỏ (có bàn tay Bắc Kinh đâm sau lưng) và chống lại chính quân Trung Quốc xâm lược kéo dài tới 1989.

Chính phủ Trần Trọng Kim và những người theo chủ nghĩa quốc gia như ông chỉ có thể đòi độc lập thông qua đấu tranh chính trị và chủ yếu nhờ bàn cờ chính trị thay đổi sau Thế chiến thứ II (Ở Đông Dương, người Pháp trả độc lập cho Sihanouk 1953). Chính phủ Trần Trọng Kim, nếu lãnh đạo một VN sau độc lập, sẽ rất kỹ trị và chắc chắn sẽ kế thừa những di sản (vật thể hay phi vật thể) của người Pháp.

Từ lâu, tôi vẫn muốn thắp một nén nhang viếng tác giả của Nho giáo, Việt Nam sử lược, Truyện Thúy Kiều… Theo hướng dẫn của bạn bè tôi đã về Đan Phổ và Thạch Kim, nơi có những người cháu gọi Cụ Lệ Thần bằng chú.

Tháng Tư năm nay, khi cùng anh Le Hai & Trương Duy Nhất về Đan Phổ, người làng đã dẫn ra khu mộ gia đình họ Trần và khẳng định, “Ông Thủ tướng bù nhìn nằm ở đây”, nhưng chúng tôi không tìm thấy tên Cụ. Về sau mới biết, tin nói cụ được an táng ở quê là không đúng.

Sinh ra trong một gia đình dòng dõi, cha là Trần Bá Huân (1838-1894) từng là một văn thân tham gia phong trào Cần Vương. Trần Trọng Kim mất cha năm 9 tuổi, mất mẹ năm 10 tuổi, anh ruột là Trần Bá Hoan nuôi được mấy năm, do quá túng quẫn phải đưa hai em, Trần Trọng Kim và Trần Thị Liên, cho nhà khác làm con nuôi. Hai không gian giáo dục sau đó đã đưa Kim và Liên đi theo hai con đường rất xa nhau. Người em theo phong trào cộng sản từ năm 1930, 1931, trở thành Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Nghệ An (mất năm 1964). Người anh được cha nuôi cho ăn học, trở thành một học giả, một người có tinh thần quốc gia, dân tộc.

Năm 1953, sau khi chủ trì Hội nghị Hội đồng toàn quốc, tuyên bố Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp, cụ Trần Trọng Kim được Quốc trưởng Bảo Đại mời lên Đà Lạt. Sau mấy tuần nghỉ ngơi, không hề có biểu hiện đau ốm, cụ ra đi nhẹ nhàng sau một giấc ngủ trưa vào ngày 26 tháng Mười Âm lịch. Quốc trưởng Bảo Đại cho máy bay đưa thi hài Cụ ra an táng tại nghĩa trang Cầu Giấy, Hà Nội.

Năm 1987, Luật sư Phan Anh cho mời thân nhân của cụ từ Sài Gòn, từ Pháp về. Chúng tôi chưa rõ từ đề nghị của ai mà ngay trong dịp này Cụ được cải tảng, hỏa thiêu tại chỗ và tro cốt được mang vào gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Cụ bà, Bùi Thị Tuất – em gái cụ Bùi Kỷ, sinh sống ở Sài Gòn cho tới năm 1991. Con gái của hai người, bà Trần Diệu Chương, sinh sống ở Pháp, hàng năm vẫn viết thư về cho bác Trần Xuân Điền nhưng không hiểu sao từ hai năm nay ông Điền không còn nhận được thư của bà Diệu Chương nữa (Bà cũng đã ở tuổi gần 90). Những bức thư của bà Diệu Chương không chỉ là để nối tình thân với họ hàng mà còn như muốn để lại những bằng chứng lịch sử về một nhân vật mà chắc chắn rồi đây sẽ được nhìn nhận lại.

H.Đ.

clip_image005

Cụ bà Bùi Thị Tuất – Phu nhân Trần Trọng Kim

.clip_image007

Tro cốt học giả Trần Trọng Kim đang gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm

(đặt trên giá chung như một người vô danh)

.clip_image009

Bốn ngôi mộ trong nghĩa trang gia đình: phía sau là phần mộ song thân: cụ Trần Bá Huân (1838-1894), cụ Nguyễn Thị Nhị và phần mộ người anh Trần Bá Hoan và chị dâu, Lê Thị Vy (1884-1956).

.

clip_image011

Bà Trần Diệu Chương, con gái cụ Trần Trọng Kim, và người chồng Pháp.

.clip_image013

Ông Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3, người đang lưu giữ nhiều tư liệu quý về cụ Trần Trọng Kim

.

clip_image015

Nhà báo Huy Đức và Ông Trần Xuân Điền. Tễu Blog chú thích ảnh.

.clip_image017

Cô Ánh, cháu dâu của bác Trần Xuân Điền, công chức văn hóa xã Đan Phổ

  .

clip_image019

Hàng năm, bà Trần Diệu Chương đều có thư về VN.

clip_image021

Bút tích của bà Diệu Chương gửi ông Điền

.

clip_image023

Những dòng chữ ghi sau bức chân dung cụ Trần Trọng Kim chụp 1953

Về Chính phủ Trần Trọng Kim (*)

Lê Xuân Khoa

… Đến đây cần nói thêm về vai trò của Chính phủ Trần Trọng Kim trong một giai đoạn rất ngắn nhưng đầy biến cố, đánh dấu một khúc ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Sau ngày đảo chính Pháp trên toàn cõi Ðông Dương (9.3.45), Nhật hứa hẹn với Hoàng đế Bảo Ðại sẽ để cho Việt Nam được độc lập. Ngày 17 tháng Tư, mười ngày sau khi được Bảo Ðại yêu cầu, Trần Trọng Kim, một nhà giáo dục và học giả có uy tín, trình diện Chính phủ do ông cầm đầu gồm mười Bộ trưởng, tất cả đều là trí thức giàu lòng yêu nước nhưng thiếu kinh nghiệm chính trị. Việt minh lập tức công kích Chính phủ Trần Trọng Kim là “Chính phủ bù nhìn” và nền độc lập mà Nhật hứa hẹn là “độc lập bánh vẽ”. Quan điểm chính trị này đã được nhiều tác giả ngoại quốc mặc nhiên chấp nhận. Ðến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, giai đoạn lịch sử này cần được xem xét lại một cách bình tĩnh và khách quan hơn.

Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỷ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu. Sau khi nước Pháp bị Ðức chiếm đóng vào tháng Sáu 1940 và Toàn quyền Decoux phải nhường cho Nhật quyền làm chủ về quân sự ở Ðông Dương vào tháng Chín, thì uy tín và quyền thế của Pháp bị sụp đổ mau chóng đối với các xứ thuộc địa ở Ðông Dương. Các đảng phái chính trị Việt Nam bỗng thấy có động lực mới và thời cơ hoạt động để đòi lại độc lập cho đất nước. Trừ những lãnh tụ chính trị đã lưu vong ở Trung Hoa và đang hợp tác với Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch để chống Nhật – kể cả Hồ Chí Minh – hầu hết các lãnh tụ chính trị và trí thức ở trong nước đều muốn dựa vào thế lực của Nhật để loại trừ Pháp ra khỏi Ðông Dương. Tổ chức có triển vọng nhất lúc bấy giờ là Việt Nam Phục quốc đồng minh hội do Hoàng thân Cường Ðể thành lập ở Nhật (thường được gọi là Nhóm Phục quốc) đã từng tổ chức lực lượng quân sự mang tên là Việt Nam Kiến quốc quân đi theo quân đội Thiên hoàng về đánh Pháp ở trận Lạng Sơn ngày 23.9.1940. Một số lãnh tụ, trong đó có Ngô Ðình Diệm, từ lâu đã liên lạc với Nhóm Phục quốc để mưu đồ chống Pháp, có nhiều hi vọng sẽ được Nhật ủng hộ thành lập chính quyền trong truờng hợp Pháp bị lật đổ.

Tuy nhiên, vì còn bận chiến đấu với quân đội Ðồng minh, mục đích trước mắt của Nhật là sử dụng Ðông Dương vào mục tiêu quân sự, nên Nhật đã bằng lòng để cho Pháp tiếp tục cai trị về mặt hành chánh. Năm 1944, Nhật bắt đầu nghĩ đến việc loại bỏ Pháp để phòng ngừa việc Pháp có thể làm hậu thuẫn cho liên quân Anh-Mỹ vì mặt trận đã được mở rộng sang vùng Ðông Nam Á. Mặt khác, giải phóng cho các nước Ðông Dương khỏi bị lệ thuộc vào nước Pháp cũng sẽ giúp cho Nhật củng cố được ảnh hưởng và thế lực của “khối Ðại Ðông Á” mà Nhật muốn lãnh đạo để chống lại khối Tây phương. Sau khi lật đổ chính quyền Pháp trên toàn cõi Ðông Dương (9.3.1945), Nhật duy trì Hoàng đế Bảo Ðại và hứa hẹn sẽ để cho Việt Nam được độc lập. Bảo Ðại cũng không ngờ rằng Nhật lại để ông tiếp tục làm vua thay vì đưa Hoàng thân Cường Ðể về nước cầm quyền. Ông đã hỏi Ðại sứ Marc Masayuki Yokohama về chuyện này và nói: “Tôi gắn bó với dân tộc tôi chứ không phải với ngai vàng”. Nhưng Ðại sứ Nhật đã trả lời: “Những người gieo mầm không phải là người gặt hái kết quả”. Ðiều đó cho thấy lý do Nhật không ủng hộ Cường Ðể vì không tiện lập một Chính phủ Việt Nam tuy chống Pháp nhưng thân Nhật, trong khi Bảo Ðại không phải là người của Nhật và có thể được dân chúng tin tưởng nếu ông chống lại mưu toan của Pháp trở lại Việt Nam. Người chuẩn bị cho Cường Ðể trở về thay thế Bảo Ðại và cho Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng là Trung tá tình báo Hayashi Hidezumi. Vào giữa năm 1944, tin đồn về chuyện này được lan truyền trong các giới chính trị khá lộ liễu đến nỗi, để tránh cho Ngô Ðình Diệm khỏi bị Mật thám Pháp lùng bắt, Nhật phải cải trang cho ông Diệm thành một sĩ quan Nhật và đưa ông từ Huế vào Sài Gòn ẩn náu trong một nhà thương quân đội Nhật. Ðến tháng Giêng 1945, hai tháng trước ngày đảo chánh, Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuichi quyết định không dùng lá bài Cường Ðể nữa [1].

Ðến đây cũng cần nói đến trường hợp của Phạm Quỳnh, Ngự tiền Văn phòng (tương đương với chức Thủ tướng) của Bảo Ðại. Chính phủ Nhật giữ Bảo Ðại nhưng không muốn giữ Phạm Quỳnh vì ông là người bị coi là thân Pháp. Thật ra, Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hòa, chủ trương rằng Việt Nam thời đó không thể chống nổi Pháp nên cần phải học hỏi văn minh Tây phương qua văn hóa Pháp để dần dần đòi lại quyền tự chủ. Trong một bản phúc trình cho nhà cầm quyền Pháp ở Huế sau ngày Nhật đầu hàng Ðồng minh, Ðại sứ Yokohama thuật lại buổi yết kiến vua Bảo Ðại để báo tin việc chính phủ Nhật đảo chính Pháp ở Ðông Dương và trao trả độc lập cho Việt Nam. Phạm Quỳnh hiện diện trong buổi tiếp kiến này yêu cầu Nhật Bản thừa nhận nền độc lập của Việt Nam một cách chính thức vì Pháp đã bị tước quyền bảo hộ. Ông nhấn mạnh rằng: “Ðể chúng tôi có thể hợp tác hữu hiệu với Nhật Bản, chúng tôi cần phải có được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và để đạt được điều đó, uy tín của Chính phủ chúng tôi cần phải được tăng cường bằng một hành động long trọng tuyên cáo độc lập”. Yokohama trả lời rằng việc tuyên cáo độc lập để chứng tỏ chủ quyền là hành động nội bộ mà “Ngài có tự do tuyệt đối để hành động theo sự phán xét của Chính phủ Ngài”. Tuy nhiên, Yokohama lại cho biết là vì muốn sớm vãn hồi an ninh và trật tự và “bảo vệ xứ này chống lại cuộc xâm lăng của quân địch trong tương lai”, Bộ Tư lệnh quân đội Nhật “mong muốn rằng hiện trạng chính trị và hành chánh được duy trì nhiều chừng nào hay chừng nấy” [2].

Những lý do trên cho thấy tại sao Nhật không mời Phạm Quỳnh cũng như không mời Ngô Ðình Diệm là những người có kinh nghiệm về chính quyền mà lại mời Trần Trọng Kim, một trí thức không đảng phái, tuy nhiệt tâm yêu nước nhưng không phải là một người làm cách mạng (Xem thêm chương 10 về lý do Ngô Ðình Diệm không được mời, hay được mời nhưng không nhận). Ðối với Trần Trọng Kim, đây là một chuyện rất bất ngờ mà chỉ sau khi gặp Bảo Ðại lần thứ hai, sau mười ngày trì hoãn, ông mới nhận trách nhiệm thành lập Chính phủ. Bảo Ðại thúc giục ông: “Trước kia, người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có Chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một Chính phủ để lo việc nước” [3].

Chính phủ Trần Trọng Kim thường không được nhắc nhở đến trong lịch sử tranh đấu giành độc lập cho dân tộc, hoặc nếu có thì cũng chỉ được coi như một Chính phủ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn ngủi không có thành tích gì đáng kể. Việt minh thì dứt khoát lên án Chính phủ Kim là “bù nhìn” do Nhật tạo ra và chỉ đem lại cho Việt Nam một nền “độc lập bánh vẽ”. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tác giả ngoại quốc cũng đồng ý một cách thiếu thận trọng như thế. Ðến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, giai đoạn lịch sử này cần được xem xét lại một cách khách quan về tính chất chính đáng của Chính phủ ấy.

Trần Trọng Kim thành lập Chính phủ trong tình trạng độc lập nửa vời vì chưa được trao trả trọn vẹn chủ quyền và lãnh thổ, nhưng như lời nhận định nêu trên của Bảo Ðại, đây là một cơ hội để cho Việt Nam có thể chuẩn bị đầy đủ khả năng nhận lãnh hay đòi hỏi độc lập hoàn toàn. Nếu không nắm lấy cơ hội này, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng bị quân phiệt Nhật thay thế Pháp cai trị một cách khắt khe trong những điều kiện của chiến tranh chống quân đội Ðồng minh. Luật sư Trịnh Ðình Thảo, sau này là Chủ tịch của Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình (LMDTDCHB) trong hệ thống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGPMN), cho biết Trần Trọng Kim “không tin ở sự thành thật của nhà cầm quyền người Nhật và lo ngại bị lôi cuốn vào những biến cố có hại cho tương lai của xứ sở”, nhưng ông Thảo đã thuyết phục được ông Kim nhận lời yêu cầu của Bảo Ðại với lý do “phải gấp rút thành lập Chính phủ Việt Nam độc lập để đặt các Lực lượng Ðồng minh, nhất là Pháp, trước một tình trạng pháp lý không thể đảo ngược bằng lời tuyên cáo hủy bỏ những hiệp ước Bảo hộ năm 1862 và 1874, tuyên cáo nước Việt Nam độc lập và thống nhất” [4].

Luật sư Thảo cũng cho biết một chuyện đáng lưu ý khác là Trần Trọng Kim đã được một chính khách Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm “bắt cá hai tay” (jouer sur les deux tableaux) để có thể tồn tại của Thái Lan. Nhân vật này là Pridi Banomyong, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Thái Lan, vốn là bạn cùng lớp rất thân của Luật sư Dương Văn Giáo tại Ðại học Luật khoa Paris và khi làm Bộ trưởng đã mời Luật sư Giáo làm cố vấn chính trị. Khi đó Chính phủ Thái Lan do Thống chế Phibul Songram cầm đầu, bắt buộc phải thân Nhật lúc đó đang có 50,000 quân trú đóng ở Thái Lan. Pridi Banomyong khi đó phải sang Sài Gòn để hoạt động cho vai trò trung lập của Thái Lan. Trong thời gian này ông được Dương Văn Giáo giới thiệu với Trịnh Ðình Thảo. Pridi cho hay trong khi Phibul Songram đi với Nhật thì một số chính trị gia Thái ở Anh và Mỹ hợp tác với Ðồng minh để tránh cho Thái Lan bị liệt vào phe thua trận khi chiến tranh chấm dứt. Những chính khách lưu vong này thành lập một Chính phủ trừ bị để, khi cần thiết, sẵn sàng thay thế Chính phủ Phibul Songram và được Ðồng minh thừa nhận. Lời khuyên của Pridi Banomyong cho Trần Trọng Kim là “hãy nắm lấy độc lập mà không theo Nhật” [5].

Ngoài hoàn cảnh khó khăn về chính trị, đất nước lại đang gặp phải tình trạng nguy ngập về kinh tế: nạn đói đang hoành hành, các thành phố và trục lộ giao thông đường bộ, đường biển từ Nam ra Bắc bị phi cơ và hạm đội Ðồng minh oanh tạc hay thả mìn. Bộ trưởng Xã hội của Chính phủ Kim, Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, bị thiệt mạng trong một vụ oanh tạc này. Các cơ sở chính quyền còn ở trong tình trạng giao thời, quân đội chưa thành lập, và guồng máy hành chánh do Pháp để lại chỉ là những thuộc cấp mà hầu hết là “những tham quan ô lại chỉ quen sự thi hành mệnh lệnh của người Pháp, chứ không mấy người có đủ tư cách làm người công chức một nước tự chủ” [6].

Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

1.      Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chánh cho các viên chức Việt Nam.

2.      Thâu hồi đất Nam kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.

3.      Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.

4.      Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

5.      Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.

6.      Thiết lập các Uỷ ban Tư vấn Quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chánh và giáo dục [7].

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi bốn tháng (17.4-16.8) Chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này. Kết quả có thể được tóm tắt như sau:

Cứu đói: Bộ Tiếp tế do Bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc gạo từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn cấm việc tiếp tế gạo và, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Kim, giới quân phiệt Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông phẩm. Tuy nhiên, công việc chuyên chở gạo vô cùng khó khăn vì những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ nhằm cắt đứt trục giao thông và chuyển vận của Nhật. Không quân Mỹ oanh tạc thường xuyên đường xe lửa và đường bộ trong khi hải quân phong tỏa đường biển bằng thủy lôi. Nhiều đoàn thuyền buồm còn bị nạn hải tặc chặn cướp khiến cho gạo tiếp tế bị thiếu hụt trầm trọng. Nếu không nhờ sự thành lập Tổng hội Cứu tế nạn đói để phối hợp hoạt động với những hội chẩn tế và những đoàn thanh niên cứu đói trên toàn quốc thì số người chết vì nạn đói còn cao hơn nữa.

Chủ quyền: Ðể biểu hiệu cho sự thống nhất ba miền lãnh thổ, quốc hiệu “Việt Nam” chính thức thay thế cho quốc hiệu “An Nam” đang được sử dụng. Mặc dù hứa hẹn cho Việt Nam độc lập, Nhật vẫn giữ lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng là nhượng địa dành cho Pháp, và toàn thể Nam Bộ là thuộc địa của Pháp. Ngày 3 tháng Bảy, Chính phủ Kim thâu hồi được ba thành phố nhượng địa, nhưng cuộc điều đình về vấn đề Nam Bộ không có kết quả. Ngày 1 tháng Tám, Thủ tướng Kim phải đích thân từ kinh đô Huế ra Hà Nội gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi Yuitsu, không những yêu cầu trả ngay phần còn lại của lãnh thổ mà còn đòi luôn các công sở thuộc về Phủ Toàn quyền Pháp khi trước. Tất cả những đòi hỏi này đều được Tsuchihashi chấp thuận, và hai bên ấn định ngày trao trả Nam Bộ là 8 tháng Tám và ngày trao trả các công sở là một tuần sau đó. Cũng trong dịp gặp Tsuchihashi, Trần Trọng Kim đã được Nhật đồng ý chuyển giao lại các binh sĩ Việt Nam, cung cấp bốn ngàn khẩu súng mới và đạn dược để tổ chức đội quân Bảo an.

Cải tổ: Vốn là một nhà giáo dục, Trần Trọng Kim rất chú trọng đến việc cải tổ hệ thống giáo dục, bắt đầu bằng việc sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy. Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, không những là một nhà khoa học mà còn là một học giả uyên bác, đã hoạch định xây dựng một nền quốc học trên cơ sở dân tộc và tiến bộ, nhưng chưa kịp thi hành trong một nhiệm kỳ quá ngắn ngủi. Hệ thống và chương trình Trung học do ông soạn thảo [8] đã được các chính phủ quốc gia tiếp tục áp dụng với đôi chút sửa đổi trong nhiều năm về sau.

Về tư pháp, do đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Ðình Thảo, Thủ tướng Kim ký nghị định ân xá ngày 2 tháng Năm với lệnh “Thả ngay tất cả các tù nhân chính trị” và ngày 8 tháng Năm thành lập Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp trên căn bản thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn [9]. Ngoài ra, miễn hay giảm mười ba hạng thuế đã được thi hành dưới thời Pháp và Nhật.

Chính trị: Với chủ trương “hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xã hội” [10], Chính phủ Kim đã động viên được tinh thần yêu nước của toàn dân qua việc tổ chức lần đầu tiên sau thời Pháp thuộc những buổi lễ vinh danh các anh hùng dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược và những nhà cách mạng đã hi sinh cho Tổ quốc, thay đổi tên đường phố và triệt hạ những tượng đài biểu thị nền đô hộ của Pháp. Sôi nổi nhất là phong trào Thanh niên Tiền tuyến do Bộ trưởng Phan Anh phát động và khuyến khích thanh niên sinh viên tham gia các sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội. Những đoàn thể thanh niên này cũng như Tổng hội Sinh viên là những nơi được Việt minh len lỏi vào và lôi cuốn được nhiều người yêu nước đi theo. Ngoài ra, Chính phủ Kim cũng thực hiện tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, không phân biệt đảng phái, không chỉ bằng việc thả hết các chính trị phạm và kêu gọi họ hợp tác, mà còn can thiệp với Nhật để cho các thanh niên bị bắt về tội theo Việt minh chống Nhật cũng được phóng thích.

Những kết quả trên đây cho thấy Nội các Trần Trọng Kim, dù không phải là những chính trị gia có thành tích và kinh nghiệm, đều là những nhà trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị. Trước tình thế rối ren của Cách mạng tháng Tám, Thủ tướng Kim được quân đội Nhật cho biết họ “còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội Ðồng minh đến thay” [11], nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ Chính phủ và duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn. Trước đó, trong chuyến đi ra Hà Nội để điều đình với Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuitsu để lấy lại Nam Kỳ và các cơ sở chủ quyền còn lại, Trần Trọng Kim đã tìm hiểu kỹ lưỡng về Mặt trận Việt minh đang gây thanh thế ở miền Bắc. Ông nhận định rằng “Ðảng Việt minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại [giành] độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có người theo… Ðảng viên cộng sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như Hội Truyền bá quốc ngữ khi mới lập thành ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh” [12] Chín.vị Khâm sai miền Bắc là Phan Kế Toại và một số Bộ trưởng trong Chính phủ Kim cũng bắt đầu có thiện cảm với Việt minh.

So sánh một lực lượng cách mạng đã hoạt động lâu năm có ảnh hưởng trong quần chúng và đang có thời cơ với một Chính phủ trí thức yêu nước nhưng mới ra đời được bốn tháng, chưa có đủ quyền hành, chưa kịp có quân đội, Trần Trọng Kim đã quyết định đúng khi ông không nhờ quân đội Nhật can thiệp, một quân đội lúc đó đã mất hết tinh thần đang chờ bị tước khí giới và giam giữ. Ông đã thực hiện phương châm “khả hành khả chỉ” trong chính trị học Khổng giáo để biết “lúc nào nên làm, lúc nào nên thôi”. Bởi vậy, sau khi giành được chính quyền, Mặt trận Việt minh đã không những không bắt bớ hay trả thù một người nào trong Chính phủ Kim mà còn lôi cuốn được một số Bộ trưởng gia nhập mặt trận kháng chiến chống Pháp, mặc dù trước đó đã lên án Chính phủ này là “bù nhìn” và “Việt gian”. Chính phủ Kim mang tiếng là thân Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chánh Pháp để nắm lấy quyền cai trị nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Ðó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh, cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó. Khoảng tháng Sáu 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và toàn bộ đất Nam kỳ cho Việt Nam, ông đã nói, “Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập Chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui” [13]. Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi, tiếp theo đó là một thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt.

Nhiều người trách Chính phủ Trần Trọng Kim là nhu nhược, không dám đối phó với Việt minh sau ngày 19.8.1945 mặc dù nhà cầm quyền Nhật đã báo cho Thủ tướng Kim biết là “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Ðồng minh đến thay” [14]. Thật ra, quyết định của Bảo Ðại và Trần Trọng Kim không nhờ Nhật can thiệp là đúng vì ba lý do chính:

1.      Quân đội Nhật đã đầu hàng. Không có một lý do hay động lực nào khiến họ thấy cần phải chiến đấu để bảo vệ một Chính phủ địa phương đang thất thế. Trách nhiệm “giữ trật tự” của quân đội Nhật sẽ chỉ có hiệu lực lúc đầu và họ sẽ phải nhượng bộ hoặc xung đột với cao trào đòi độc lập của những đoàn thể thanh niên, sinh viên và dân chúng do Việt minh tổ chức. Thời gian “giữ trật tự” để chờ quân đội Ðồng minh lại rất ngắn (khoảng hai tuần lễ) và Chính phủ Trần Trọng Kim sẽ không thể chối bỏ được trách nhiệm về những cuộc đổ máu của dân Việt Nam do quân Nhật gây ra.

2.      Việt minh đã thành công lớn trong chiến dịch tuyên truyền là được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của Tổng thống Roosevelt chỉ trích chế độ thực dân của Pháp, sự thành lập “bộ đội Việt-Mỹ” từ chiến khu Tân Trào với sự hiện diện của các sĩ quan OSS, và tấm hình tướng “Cọp Bay” Chennault ký tặng Hồ Chí Minh ở Côn Minh đã được Việt minh sử dụng và thuyết phục được đại đa số nhân dân ủng hộ. Luật sư Trịnh Ðình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Kim, còn được tin là “Đại úy Landsdale, phụ tá của Thiếu tá Archimedes Patti, Trưởng đoàn OSS ở vùng Ðông Nam Á… thay vì tiếp tế cho những nhóm quân của Pháp còn đang chiến đấu (chống Nhật) trong rừng miền biên giới, lại thả dù vũ khí và đạn dược xuống cho Việt minh để trang bị cho một Tiểu đoàn đầu tiên, và phái Aaron Bank tới huấn luyện cho bộ đội của Hồ Chí Minh” [15].

3.      Việt Minh đã chiếm được các cơ sở chính quyền, Hồ Chí Minh đã thành lập Chính phủ lâm thời, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại đã từ chức, đoàn Thanh niên Tiền tuyến và lính Bảo an nhiều người đã đi theo Việt minh. Thư của Bảo Ðại gửi cho Truman và de Gaulle kêu gọi ủng hộ chính nghĩa quốc gia đều không được trả lời. Trong tình trạng thất thế và cô đơn và trước khí thế sôi sục của “cách mạng”, Bảo Ðại cùng hoàng gia có thể bị lâm vào số phận của Louis XVI sau Cách mạng Pháp 1789 hay Nicholas II hồi Cách mạng Nga 1917. Quyết định thoái vị của Bảo Ðại là một quyết định sáng suốt, thức thời, tránh được đổ máu vô ích của nhân dân nếu ông nhờ Nhật dẹp Việt minh.

Trong một thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, Chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể, nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành việc thống nhất đất nước như đã nói ở trên. Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Ðại và Chính phủ Trần Trọng Kim không phải là “bù nhìn” của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải “bánh vẽ”, nhất là so với những điều kiện của một “quốc gia tự do” và viễn tượng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định Sơ bộ 6 tháng Ba 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao ủy Bollaert.

Sai lầm chính trị, đúng ra là một nhược điểm, đáng nói đến là Trần Trọng Kim đã không thực hiện được sách lược “bắt cá hai tay” của Thái Lan mà Pridi Banomyong đã chia sẻ. Ðiều đó có nghĩa là trong khi Chính phủ Kim giữ thái độ trung lập chính trị đối với Nhật thì đáng lẽ đã phải có những nhân vật chính trị khác đi với Anh, Mỹ để chống Nhật và chuẩn bị thay thế Chính phủ Kim khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng khác với Thái Lan, Việt Nam còn phải đối phó với Pháp, khi đó cũng là một thành phần của Ðồng minh, đang quyết tâm trở lại Ðông Dương. Công việc vận động Ðồng minh lại rất khó khăn vì Anh là một đế quốc tất nhiên ủng hộ Pháp chinh phục lại các thuộc địa cũ, trong khi mối quan tâm chính của Hoa Kỳ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Âu châu. Dù sao, đó cũng chính là lỗi lầm của các đảng phái quốc gia nói chung, không có một tầm nhìn rộng rãi về chính trị thế giới sau Thế chiến II, không hợp tác được với nhau để có một sách lược vận động thích hợp với Hoa Kỳ và quốc tế – kể cả những cuộc đối thoại với Pháp – cho một nước Việt Nam không cộng sản, không phải chỉ trong thời gian của Chính phủ Trần Trọng Kim mà luôn cả những cơ hội về sau.

L.X.K.


[1] Marr, Vietnam 1945: the Quest for Power (California: University of Cali­fornia Press, 1995), 89-90.

[2] CAOM, HCI-101. Marc Masayuki Yokohama viết bản phúc trình 112 trang đánh máy cho nhà cầm quyền Pháp, nhan đề “Mémoires personnels écrits en réponse au questionnaire des autorités françaises de Hué sur les événements survenus en Indochine en Mars 1945” (Hồi ký cá nhân viết ra để trả lời bản câu hỏi của nhà chức trách Pháp ở Huế về những sự việc xảy ra ở Đông Dương vào tháng Ba 1945). Marc Yokohama có vợ Pháp tên là Jeanne A. Vicart và một con trai tên Jean-Marie Masayumi Yokohama sinh tại Paris năm 1926. Ngày 13.12.1946, vợ và con của Marc được Chính phủ Pháp cho phép hồi hương vì có công giúp đỡ kiều dân Pháp ở Hà Nội sau vụ đảo chính. Không thấy nói gì tới biện pháp đối với Marc Masayuki Yokohama.

[3] Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Sài-gòn: Vĩnh Sơn, 1969), 51.

[4] Trịnh Đình Khải, Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Témoigne (Paris: L’Harmattan, 1994), 62. Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là Luật sư Trịnh Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994 mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là Luật sư Trịnh Đình Khải đứng tên tác giả.

[5] Ibid., 62-63.

[6] Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, 56.

[7] Trịnh Đình Khải, 63.

[8] Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền (sưu tầm), La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội: Nhà Xuất bản Giáo dục, 1998), tập I, 775-850. Với sự đóng góp bài vở của 59 người quen biết cố học giả họ Hoàng, các tác phẩm của Hoàng Xuân Hãn về Khoa học và Giáo dục được in lại trong tập I này, các tác phẩm về Lịch sử được in trong tập II và về Văn học trong tập III.

[9] Đạo luật đầu tiên cho phép tổ chức nghiệp đoàn là do Chính phủ Trần Trọng Kim soạn thảo và ban hành ngày 5 tháng Bảy 1945. Tổng liên đoàn Lao động của Việt minh tới tháng Bảy 1946 mới được thành lập (Alice w. Shurcliff, “Trade Union Movement in Vietnam” trong Monthly Labor Re­view, U.S. Department of Labor, Washington, D.C., January 1951, 31).

[10] Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, trong “Lời tuyên cáo của Nội các Trần Trọng Kim”, phần Phụ lục, 193.

[11] Ibid., 93.

[12] Ibid., 13-14.

[13] Ibid., 78-79.

[14] Ibid., 93.

[15] Trịnh Đình Khải, 66.