Cao tuổi khác với Già…

Cao tuổi khác với Già…

Người cao tuổi

Làm thế nào mà khi về hưu, ta chỉ trở thành “cao tuổi” thôi, trong khi người khác thì thành “già”????!!!!

Là bởi vì :

___“cao tuổi khác với già”.

* Trong khi người cao tuổi chơi thể thao, khám phá, đi du lịch, làm vườn thì người già lại nghỉ ngơi.

* Trong khi người cao tuổi có tình yêu để cho đi, thì người già lại tích lũy lòng ganh tỵ và oán hờn….

* Trong khi người cao tuổi có những dự tính cho tương lai của mình, thì người già luyến tiếc quá khứ và trách móc bị bỏ rơi

* Trong khi quyển nhật ký của người cao tuổi gồm toàn là những “ngày mai” , vẫn hy vọng một tương lai sáng láng và có ích, thì quyển nhật ký của người già chỉ chứa những “ngày hôm qua”và mỗi ngày không có gì thay đổi….

* Trong khi người cao tuổi đón chờ những ngày sẽ tới trong háo hức khi nhìn ngắm bông hoa , để ý những con vật quanh mình và săn sóc thương yêu nó , thì người già đau khổ với những ngày ít ỏi còn lại của mình , lo lắng và buồn rầu, và không đoái hoài gì đến con sâu cái kiến xung quanh….

* Trong khi người cao tuổi có những giấc chiêm bao rất đẹp và êm ái , mộng đưa họ vào những cảnh thần tiên mê ly , thì người già lại gặp những cơn ác mộng gây thêm nỗi sợ hãi….

Không có cái chữ GIÀ cho chúng ta nhé…quẵng nó đi bạn ơi…

chúng ta cao tuổi, có lẽ vậy, nhưng chúng ta không muốn bị hũy hoại vì nghĩ mình già, bởi chúng ta có lắm thứ rạt rào làm tim ta rung động trẻ trung mãi, lắm dự tính để thực hiện, lắm thứ chỉ sợ là làm không hết lắm thứ để chăm sóc, người cao tuổi thích chia sẽ tình cảm nhỏ mọn của mình cho mọi vật xung quanh…

Người cao tuổi luôn tưởng tượng rằng họ trẻ …
nên họ được trẻ mãi với thời gian…
họ sống nửa mộng và nửa thực..
nửa giấc mộng vàng là cứu cánh cho sắc đẹp và sức khỏe để không bị hũy diệt…
vì thế người cao tuổi không phải là người già…
họ vẫn trẻ đẹp mãi với sắc đẹp của người cao tuổi…

Nguồn: Diễn đàn, của Hội Cao Niên Lạc Việt tại vùng

TIẾP TỤC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI MẸ NẤM TRONG TÙ

 
 
From facebook:  Hoa Kim Ngo shared Le Anh‘s post — with Đồng Cu Bin. 
 
 
Image may contain: 1 person, night and text

Le Anh with Đồng Cu Bin.

 TIẾP TỤC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI MẸ NẤM TRONG TÙ

Bà Lan, ngoại của Nấm kể:

“Họ lừa phỉnh một bà già như tôi thật dễ dàng. Đợi đến gần 10h sáng, công an trại giam gọi tôi vào giải quyết. Công an tên Quý nói với tôi rằng hôm nay tôi không được gửi đồ thăm nuôi. Tôi không đồng ý với anh ta, theo lịch quy định một tháng tôi có 2 lần gửi đồ và một lần gặp mặt. Hôm qua tôi đi thăm Quỳnh là đúng quy định vì lần trước tôi đi gửi đồ là ngày 03/07/2017. Sau khi tranh cãi gay gắt, họ mới đồng ý cho tôi gửi thực phẩm cho Quỳnh, còn việc gặp mặt thì không được.

Họ hẹn tôi đến đầu tháng 8 quay lại rồi cho gặp Quỳnh vì đã cho gặp 5 phút hồi 28 tháng 6 rồi. Nghe thấy họ hẹn vậy tôi đi ra ngoài và rồi ngồi nghĩ. Mỗi tháng tôi có quyền gặp con một lần. Tháng 6 gặp rồi thì đáng lẽ tháng 7 tôi cũng phải được gặp, tại sao họ lại hẹn tôi sang tháng 8? Vậy là coi như hỏi tước đi một lần thăm gặp con của tháng 7. Trong khi đó công an đã lừa gạt tôi nhiều lần và không bao giờ họ chịu làm việc với tôi bằng văn bản, họ luôn trả lời bằng miệng.

Tôi quay lại phòng trực ban và yêu cầu cho tôi lời giải thích hợp lý, anh này nói không có đủ quyền hạn để giải quyết cho tôi. Tôi ra ngoài và ngồi chờ bằng được ông Phan Quang Nhẫm, Trưởng Trại tạm giam để làm rõ. Ông ta hứa miệng với tôi rằng đúng ngày 31/07/2017 sẽ để tôi được gặp Quỳnh.

19 lần hy vọng, 19 lần thất vọng”.
(Fb Lm. Lê Ngọc Thanh)

19 LẦN THĂM CON -19 LẦN KHÔNG GẶP
https://www.facebook.com/tuyetlan.nguyen.56/posts/1452595678119341

4 nghị sĩ Hoa Kỳ giới thiệu luật trừng phạt CSVN vi phạm nhân quyền

4 nghị sĩ Hoa Kỳ giới thiệu luật trừng phạt CSVN vi phạm nhân quyền

4 nghị sĩ Hoa Kỳ giới thiệu luật trừng phạt CSVN vi phạm nhân quyền
Thượng nghị sĩ John Cornyn

Bốn nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ vừa giới thiệu một dự luật nhằm trừng phạt CSVN về những vi phạm nhân quyền.

Nghị sĩ John Cornyn thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Texas hôm Thứ Tư 19/07 thông báo trên trang mạng TexasGOPVote, rằng ông đã giới thiệu Đạo Luật Trừng Phạt Vì Nhân Quyền Việt Nam. Dự luật sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt và hạn chế du hành đối với những công dân Việt Nam nào là đồng phạm trong những vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Cornyn gọi dự luật này là một bước đi thiết yếu trong cuộc chiến nhằm củng cố các quyền tự do của người dân Việt Nam.

Thông báo nói rằng, cho đến khi nào nhà cầm quyền CSVN thả hết tù nhân chính trị và chứng tỏ tôn trọng các quyền làm người căn bản của công dân, Hoa Kỳ phải tiếp tục tạo áp lực lên chế độ áp bức ở Việt Nam.

Ông Cornyn tuyên bố dự luật này nhắm mục tiêu nâng cao vị trí của công dân Việt Nam. Ông hy vọng rằng một ngày kia, hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có được mối quan hệ vững mạnh mà nhiều người dân Hoa Kỳ và Việt Nam đều mong muốn.

Đạo Luật Trừng Phạt Vì Nhân Quyền Việt Nam sẽ buộc Tổng thống Hoa Kỳ phải soạn ra một danh sách các công dân Việt Nam bị đánh giá là tiếp tay vào những vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, cấm những cá nhân đó vào Hoa Kỳ, và áp đặt những lệnh trừng phạt về tài chính đối với họ.

Do thành tích tệ hại về tự do tôn giáo của Việt Nam, đạo luật này truyền đạt ý muốn của Quốc Hội Hoa Kỳ, yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC, theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Dự luật này được sự bảo trợ của ba nghị sĩ Cộng Hòa khác là John Boozman của Arizona, Bill Cassidy của Louisiana, và Marco Rubio của Florida.

Huy Lam / SBTN

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không

 

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,
Bộ phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc được phủ sóng khắp Châu Á và chinh phục hàng triệu con tim.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Samsung, ngôi nhà hạnh phúc, Lotte, Hàn Quốc, Bài chọn lọc,

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Theo Tony Buổi Sáng

Bài viết của một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam

 From facebook:  Son Ngo shared Hà Hải Ninh‘s post.
Image may contain: one or more people, shoes and outdoor
Hà Hải Ninh

 

Bài viết của một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam – đảng viên Lê Minh Đức như sau:

Gửi các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để nhìn lại chính mình!

Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản Việt Nam, thì tôi nói thật hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục.

Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.

Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.

Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội, đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.

Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta. Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao?

Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK 47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.

Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt…

Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.

Ta là ai? Ta là đảng cộng sản Việt Nam. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.
Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù (nhân dân) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn.

Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này. Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt.

Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.

Lê Minh Đức 

Người Việt bỏ 3 tỉ đôla mua nhà ở Mỹ

From facebook:   Phan Thị Hồng‘s post.
 
Image may contain: one or more people
Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh.

15 hrs · 

 

Người Việt bỏ 3 tỉ đôla mua nhà ở Mỹ

20 tháng 7 2017

Từ tháng Tư 2016 đến tháng Ba 2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỉ đôla.

Ảnh: Sân bay Mỹ Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Công dân Việt Nam bỏ ra khoảng 3,06 tỉ đôla Mỹ năm ngoái để mua nhà ở Mỹ, theo một ước tính của Hiệp Hội Quốc Gia Chuyên Viên Địa Ốc Hoa Kỳ (National Association of Realtors).

Báo cáo hàng năm mới nhất của họ, công bố hôm 18/7, cho thấy Việt Nam đứng trong tốp 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ.

Trả lời BBC, Hiệp Hội Quốc Gia Chuyên Viên Địa Ốc Hoa Kỳ cho biết, tính từ tháng Tư 2016 đến tháng Ba 2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỉ đôla.

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40667609

Hội Sinh Viên Nhân Quyền VN Ra Đời

From facebook:   Hà Ái Thy‘s post.
 
 
Image may contain: text

 
Hà Ái Thy added a photo and a video.

 

Hoan hô các Sinh Viên Tuổi Trẻ Việt Nam con rồng cháu tiên đã anh dũng mạnh dạn đứng lên tranh đấu cho một Xã Hội Nhân Bản-Tự Do-Dân Chủ!
****
Hội Sinh Viên Nhân Quyền VN Ra Đời

19/07/2017

Một tin rất vui từ Việt Nam do Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 19 tháng 7 cho biết một nhóm sinh viên tại VN đã công bố thành lập Hội Sinh Viên Nhân Quyền Việt Nam.

Bản tin VOA viết rằng, “Hội sinh viên Nhân quyền Việt Nam, một nhóm sinh viên có ước nguyện cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, và nhân quyền cho các sinh viên, trong tuần này công khai tuyên bố thành lập. Trước đó, sáng lập viên của hội, anh Trần Hoàng Phúc đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

“Trong một thông báo, Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam cho biết hội có một số thành viên, cảm tình viên và cố vấn, trong đó nam chiếm 75% và nữ chiếm 25%. Nhưng vì lý do an ninh, hội không công khai danh tính và số lượng thành viên chính thức.”

Bản tin VOA cũng cho biết thêm rằng, “Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ cư ngụ ở thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người trên thế giới biết tiếng, là cố vấn cho Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam. Ông cho VOA-Việt ngữ biết về bối cảnh ra đời của hội:

““Trước viêc mọi người than phiền, chán nản với hệ thống giáo dục, tôi ủng hộ việc thành lập Hội sinh viên nhân quyền. Các sinh viên hiện đang đi học có thể bị áp lực nhà trường đuổi học, nên mỗi người chọn một mã số để nhà trường và công an không biết tên. Khi các sinh viên thành lập hội, tôi rất vui nhận lời làm cố vấn cho hội.”

“Ngoài ra, hội còn tham gia Mạng lưới Sinh viên Nhân quyền Quốc tế (Students for Human Rights network – SHR).”

Ngoài ra bản tin cũng nói rằng, “Một thông báo trên trang Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam cho biết Trần Hoàng Phúc, người vừa bị công an Hà Nội bắt giữ hôm 3/7, là sáng lập viên, chủ tịch thứ hai, kiêm phát ngôn nhân của Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam.”

“….

“Trần Hoàng Phúc là thành viên của nhóm Sáng kiến lãnh đạo Đông Nam Á (YSEALI) do Tổng thống Obama sáng lập. Hồi tháng Năm, 2016, trong tư cách thành viên chính thức của YSEALI, Trần Hoàng Phúc nhận thư mời tham dự giao lưu với Tổng thống Obama khi ông ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã ngăn cản, không cho Phúc tham dự.

“Trong báo cáo nhân quyền 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng về việc Hoàng Phúc bị câu lưu và thẩm vấn trong nhiều giờ liên tiếp, chỉ vì muốn tham dự một sự kiện do nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mời.”

https://vietbao.com/p124…/hoi-sinh-vien-nhan-quyen-vn-ra-doi

https://www.voatiengviet.com/a/hoi-sinh-vien-n…/3949152.html

https://hoisinhviennhanquyen.org/…/dieu-kien-de-tham-gia-h…/

Venezuela : Thất bại của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 »

Venezuela : Thất bại của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 »

Venezuela : Thất bại của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 »
 

Caracas, một biển người đòi người kế thừa của Hugo Chavez, là tổng thống Maduro từ chức. Ảnh tháng 6/2017. REUTERS/Christian Veron

Mới chỉ ba thập niên trước, Venezuela là một đất nước giàu có, phát triển không kém Tây Ban Nha, nay nước này lâm vào cảnh đói kém. Sống trên giếng dầu lớn thứ nhì thế giới nhưng người dân Venezuela lại không có xăng để dùng. Hồi kết của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 » được cố tổng thống Hugo Chavez vạch ra cách nay chưa đầy hai thập niên ?

« Chín tầng địa ngục »

Vào đầu những năm 2000, Venezuela đóng vai trò đầu tàu của châu Mỹ La Tinh. Năm 1999, lãnh đạo cánh tả mang tên Phong Trào Nền Cộng Hòa Thứ Năm, Hugo Chavez, lên cầm quyền và giương cao ngọn cờ mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 », mà ở đó vế phát triển xã hội phải là ưu tiên hàng đầu. Caracas, dưới những năm tháng Chavez đã huy động đến 43 % ngân sách Nhà nước để phát triển các chương trình xã hội, từ y tế đến giáo dục và nhất là nhà ở cho dân nghèo.

Một số chính trị gia, cả ở Tây Âu, từng kỳ vọng nhân vật này đang mở ra một con đường mới. Chính sách xã hội của tổng thống Chavez ở Venezuela khiến nhiều nước ở châu Mỹ La Tinh ngưỡng mộ. Caracas là điểm tựa của Cuba, Nicaragua và nhiều nước bạn ở Nam Mỹ nhờ cấp dầu hỏa cho các quốc gia này với giá « hữu nghị ».

Năm 2017, người bạn hào phóng này của nhiều nước ở châu Mỹ La Tinh lao đao : người dân Venezuela lo kiếm cơm từng bữa. Năm 2006 khi vận động tái tranh cử, ông Chavez tự hào cải thiện đời sống cho 30 triệu dân Venezuela. Một chục năm sau, Venezuela đang thiếu đủ mọi thứ từ thuốc men đến lương thực thực. Thiếu luôn cả điện và xăng dầu.

Venezuela lún sâu vào khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị. Đất nước bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Trên phương diện chính trị, khủng hoảng khơi mào từ cuối 2015 khi phe đối lập giành được đa số tại Quốc Hội. Phe chống tổng thống Maduro đòi ông từ chức.

Từ tháng 09/2019, có tới 80 % người dân Venezuela đòi thay đổi chính quyền. Thế nhưng để bám víu vào chiếc ghế tổng thống, Nicolas Maduro đưa ra sáng kiến vô hiệu hóa Quốc Hội do đối lập kiểm soát bằng cách lập một Quốc Hội Lập Hiến, với 545 thành viên do ông chỉ định. Tối Cao Pháp Viện thân chính quyền đã phủ quyết tất cả các quyết định của Quốc Hội. Đó là giọt nước làm tràn ly.

Khủng hoảng Venezuela bước sang một khúc quanh mới kể từ ngày 18/04/2017, khi ba người biểu tình thiệt mạng trong một cuộc tuần hành chống Maduro. Tính cho tới ngày 10/07/2017, tức chưa đầy ba tháng sau, số nạn nhận đã lên tới gần 100 người.

Trong địa hạt kinh tế và xã hội, hơn 1/4 dân số không có việc làm. GDP giảm 18,6 % so với 2015. Lạm phát sau khi đã tăng 800 % năm ngoái. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo vật giá sẽ còn tăng lên gấp 10 lần trong năm 2017.

Giấc mơ tan vỡ

Giấc mơ mở ra một con đường mới, xây dựng một mô hình phát triển mới theo hướng xã hội chủ nghĩa cho thế kỷ 21 của cố tổng thống Chavez tan vỡ. Đâu là những sai lầm của chủ thuyết đó ? Trả lời Jean-Pierre Boris trên đài RFI Pháp ngữ, trong khuôn khổ chương trình Eco d’Ici Eco d’Ailleurs, Luis Colasante, chuyên gia về thị trường dầu khí Venezuela, kinh tế gia Camillo Umana-Dajud thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế CEPII của Pháp và phóng viên độc lập François Xavier Freland cùng phân tích về những sai lầm trong chiến lược phát triển của gần 20 năm dưới thời Chavez và Maduro.

Trưng thu đất của nông dân

Trước hết chuyên gia người Venezuela Luis Colasante nhấn mạnh đến sai lầm của Caracas chỉ trông chờ vào một lĩnh vực dầu khí để đem lại ngoại tệ :

« Venezuela sản xuất có mỗi một mặt hàng là dầu hỏa. Xuất khẩu dầu hỏa bảo đảm 76 % ngân sách quốc gia. Hiềm nỗi, các chính quyền Caracas liên tiếp không biết sử dụng nguồn thu nhập này để mở mang mạng lưới công nghiệp trên toàn quốc- như là ngành chế biến thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt. Đáng tiếc hơn nữa, Venezuela có đất đai màu mỡ và phì nhiêu nhưng nông nghiệp lại không được phát triển. Từ gần 20 năm qua, giới tiểu nông đã đua nhau bán đất để lên thành phố kiếm sống ».

Nhà báo François Xavier Freland nói thêm đến chính sách tịch thu đất đai của nông dân để phát triển các hợp tác xã mà hậu quả là một phần giới canh nông phải bỏ nước tha phương cầu thực :

« Có rất nhiều người đã bị chế độ Chavez tịch thu đất đaiĐầu những năm 2000, khi lên cầm quyền, Hugo Chavez chủ trương dẹp bỏ các hoạt động tư nhân để thành lập các tổ hợp tác xã. Chính sách tịch thu đất của nông dân đã tăng tốc trong giai đoạn 2008-2009.

Mọi người còn nhớ những loạt phóng sự truyền hình cho thấy người hùng Chavez ồn ào khánh thành những hợp tác xã với một số máy móc mua lại của Iran. Nhưng rồi, nông dân không được đào tạo để sử dụng từ máy cầy đến máy gặt, hay là hệ thống tự động vắt sữa bò … Chỉ sau một thời gian, hàng trăm hợp tác xã bị bỏ trống. Nông dân thì đói vì không còn đất canh tác. Tôi có biết rất nhiều các trường hợp mà người ta phải bỏ xứ, sang Costa Rica hay Colombia kiếm sống ».

Sai lầm trong quan hệ thương mại

Về phía nhà nghiên cứu Camillo Umana-Dajud, Trung Tâm Nghiên Cứu về triển Vọng Kinh Tế Quốc Tế CEPII của Pháp, ông cho rằng cố tổng thống Chavez đã đi lỡ một nước cờ khi xa rời cộng đồng Andean – CAN để xích lại gần với khu vực MERCOSUR từ đó tách rời hai nhà cung cấp truyền thống là Equador và nhất là Colombia :

« Nông nghiệp không là chủ lực kinh tế của Venezuela. Quốc gia này thường phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm Colombia, của Equador. Khúc mắc nằm ở chỗ, khi lên cầm quyền năm 1999, Hugo Chavez và người kế nhiệm ông sau này là tổng thống Nicolas Maduro, đã xa rời Cộng đồng Andean- CAN – bao gồm 10 nước thành viên mà Colombia là một trong bốn cột trụ sáng lập ra khối này. Caracas mở rộng quan hệ với thị trường chung Nam Mỹ- MERCOSUR.

Liên minh mới này dẫn tới hậu quả là Venezuela nhập hàng của Brazil và Achentina nhiều hơn. Thực phẩm, ngũ cốc, lúa mì, bơ, sữa và nhất là thịt bò tăng giá vì phải nhập từ xa, tốn kém nhiều chi phí chuyên chở. Vấn đề này không đặt ra ở thời điểm mà Venezuela xuất khẩu dầu hỏa với giá 120-150 đô la một thùng. Nhưng khi giá dầu bị giảm đi phân nửa, rồi chỉ còn có 1/3 so với thu nhập hồi năm 2010, thì Venezuela lâm vào thế kẹt.

Thêm vào đó, ở vào đầu những năm 1980 kinh tế Venezuela phụ thuộc 75 % vào dầu hỏa, nhưng 25 % còn lại gồm nhiều có nhiều lĩnh vực như công nghệ hóa chất, nhựa và kể cả ngành công nghiệp xe hơi. Trong hơn một chục năm dưới thời của tổng thống Chavez, chỉ còn có mỗi ngành dầu hỏa là đứng vững. Phần còn lại bị thui chột vì hàng sản xuất ra không bán được cho các đối tác trong khu vực Andean. Đặc biệt là cả Chavez lẫn Manduro đều quyết định đóng cửa biên giới với Colombia ».

Quản lý kém cỏi

Sau nhiều lần công tác trên quê hương của Chavez, phóng viên Pháp nhà báo François Xavier Freland nhận thấy là người dân Venezuela mới chỉ 5 năm trước có khuynh hướng béo phì vì ăn uống quá độ, nay đang hốc hác vì thiếu ăn. Với nhà báo François Xavier Freland, Venezuela được thiên nhiên ưu đãi nhưng do quản lý kém cỏi đang đẩy 30 triệu dân vào cảnh đói nghèo.

« Venezuela là một quốc gia may mắn có đủ mọi thứ : có rất nhiều sông ngòi, ruộng đất phì nhiêu. Xưa kia có những nông trại lớn hoạt động tại ngay trên vùng Barinas- quê của Chavez, nhưng nay tất cả đều đã đóng cửa vì thiếu phân bón, vì không có phương tiện để tiếp tục khai thác, chăn nuôi. Venezuela là xứ nuôi bò và gia súc, chỉ sau 2 thập niên lại phải đi mua lại thịt bò của Urugugay và Achentina với cái giá đắt đỏ ».

Nhà kinh tế Camillo Umana-Dajud nêu bật sai lầm của chính sách quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chính của Venezuela :

« Mới chỉ vào quảng năm 1985 Venezuela giàu có và phát triển ngang tầm với Tây Ban Nha. Đây là vùng đất hứa của người nhập cư từ bỏ châu Âu đi tìm một chân trời mới để lập nghiệp. Nhưng từng bước, quốc gia nam Mỹ này lún vào khủng hoảng. Đặc biệt bất bình đẳng trong xã hội ngày càng lớn. Đây chính là chìa khóa đưa ông Chavez lên cầm quyền. Có thể nói là  trong 12 năm trời, Hugo Chavez đã thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo đó lại.

Nhưng bên cạnh đó là hàng loạt những sai lầm trong chính sách kinh tế : chúng ta đã nói tới những vụ trưng thu đất để lập ra các hợp tác xã. Ngoài ra, nhà nước quốc hữu hóa luôn các nhà máy, các công ty khai thác quặng mỏ.

Hàng loạt các tập đoàn ngoại quốc rút vốn khỏi Venezuela. Những hãng cung cấp hàng cho Venezuela gần đây đều ngưng giao dịch với quốc gia này, vì Caracas không còn khả năng thanh toán. Venezuela nợ rất nhiều các công ty của Colombia, hay Chilê, Achentina …

Tất cả những yếu tố đó giải thích vì sao, hiện tại, người dân xứ này thiếu đủ mọi thứ, từ thực phẩm đến thuốc men và kể cả xăng dầu ».

Tự tay bóp chết con gà đẻ trứng vàng

Sau cùng chuyên gia về dầu khí người Venezuela, Colasante nêu lên « sự điên rồ » của chế độ Chavez đã từng bước bóp chết con gà đẻ trứng vàng, đem lại 96 % ngoại tệ cho quốc gia, bảo đảm 76 % ngân sách nhà nước :

« Venezuela đang nắm giữ nguồn dự trữ dầu hỏa lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Ả Rập Xê Út. Nhưng người dân không có xăng. Venezuela có khả năng cung cấp 5.000 triệu thùng dầu một ngày, nhưng trước mắt chỉ sản xuất được có 1,8 triệu. Có nhiều yếu tố giải thích cho điều này : thứ nhất là thiếu đầu tư, do các tập đoàn ngoại quốc từ của Ý đến Anh, hay Hà Lan đều đã rút khỏi Venezuela.

Thứ hai là chính sách quốc hữu hóa của ông Chavez đã đem lại nhiều tai hại. Tập đoàn dầu khí lớn nhất trên toàn quốc bị nhà nước thâu tóm. Chính phủ đuổi một loạt các kỹ sư giỏi và có nhiều kinh nghiệm để đưa những thành phần trung thành với ‘cuộc cách mạng mang tên Chavez’ vào thay thế. Không có đầu tư, không có kỹ thuật và kinh nghiệm, chỉ trong một thời gian ngắn, một phần lớn của nền công nghiệp dầu khí Venezuela- nguồn thu nhập chính của cả nước- đương nhiên bị xuống cấp.

Điểm thứ ba là dầu của Venezuela vừa đặc vưà khó khai thác. Đòi hỏi đầu tư nhiều trong lĩnh vực lọc dầu, mà như đã nói, đầu tư vào công nghệ dầu hỏa của Venezuela đã xuống cấp nghiêm trọng dưới những năm tháng cầm quyền của Hugo Chavez và Nicolas Maduro. Hệ quả trực tiếp là đã xảy ra nhiều tai nạn, như vụ nổ nhà máy lọc dầu vì bảo quản kém … ».

Không chỉ thất bại với công luận trong nước, mà ngay cả trên trường quốc tế, mô hình xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 được ông Chavez vạch ra năm 1999 đã hết thiêng. Cánh tả ở châu Mỹ La Tinh đang phải thoái lui, từ Achentina tới Brazil. Trong lúc đồng minh cốt lõi của Venezuela là Cuba thì ngày càng hướng về Hoa Kỳ.

Caracas không còn khả năng tài chính để giữ những người bạn mới !

Lời Sấm của Ðức Trần Hưng Đạo đã ứng nghiệm

Lời Sấm của Ðức Trần Hưng Đạo  đã ứng nghiệm
Lời Sấm Về Chiến Lược Quân Sự Chống Giặc Tàu Của Thiên Tài Quân Sự Hưng Đạo Đại Vương (trần Quốc Tuấn) Đã Ứng Nghiệm

LỜI SẤM VỀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CHỐNG GIẶC TÀU CỦA THIÊN TÀI QUÂN SỰ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG (TRẦN QUỐC TUẤN) ĐÃ ỨNG NGHIỆM!

27. Trước khi Trần Quốc Tuấn từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi ý kiến phải làm sao nếu quân Nguyên trở qua lần nữa? Trần Quốc Tuấn đã trả lời dặn dò vua Anh Tông như sau: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận, là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: nếu cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha với con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được. Vả lại bớt dùng sức dân để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn.
(Cương mục, bd, tập 1, tt 558-559.)

817 năm về trước, thiên tài quân sự, đức thánh Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) đã nhìn thấy tương lai của VN và đã dạy cho chúng ta cách chống giặc Tàu cứu nước trong bối cảnh hiện tại.

Thật là đáng kinh ngạc là Đức Thánh Trần là một nhà tiên tri về tình hình đất nước Việt Nam và cả chiến lược quân sự quá chính xác từ năm 1300 và nay tất cả đã ứng nghiệm! Giặc Tàu đang đi chiến lược chiếm dần như “tằm ăn dâu” mà “không có vơ vét của dân” và do vậy mà chúng ta không mong gì đánh được bọn chúng ngay. Bởi vì chúng ta không nhìn thấy sự xâm lược theo nghĩa thường và không có lý do là dân chúng bị đàn áp, áp bức để đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.

Theo Đức Thánh Trần dạy thì Việt Nam chúng ta đang cần TƯỚNG GIỎI là phải biết đánh trận như đánh cờ, tùy cơ ứng biến mà bớt dùng sức dân. Vậy là chỉ có nước dùng facebook thôi! Tôi nghĩ vậy. Chỉ còn cách này mới có thể kết hợp “binh lính” và “tướng” khắp nơi lại “như cha với con một nhà” mà lại ít dùng sức dân. Chúng ta cùng nhau nội ứng ngoại hợp và thiên biến vạn hóa trong chiến lược về thông tin và những hành động thực tế khắp nơi thì mới mong không mất nước vào tay giặc Tàu đang trên đà chiến thắng với sự trợ giúp đắc lực của bọn tay sai cõng rắn cắn gà nhà CSVN. Tướng giỏi thì tôi đã thấy nhiều từ trong nước ra tới hải ngoại rồi và binh lính thì hầu hết đều làm trên tinh thần tình nguyện. Tình nguyện…đấy là sức mạnh vô biên vì lửa đấu tranh của mỗi chiến sĩ, mỗi dũng tướng đều là từ tâm họ phát ra chứ không phải vì tiền, tài, danh vọng.

Xin cám ơn Mục Sư Lâm Vĩnh Tùng đã sưu tầm và chia xẻ thông điệp này từ Đức Thánh Trần! Xin cám ơn Đức Thánh Trần đã để lại bửu bối chỉ điểm chiến lược quân sự cho đám hậu bối chúng con trong thời điểm hiện tại! Chúng con kính mong anh linh của Ngài và tất cả các anh hùng tử sĩ nước Việt Nam sẽ tiếp tục phù trợ cho con dân nước Việt trong trận chiến đánh đuổi giặc Tàu ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi, giang san Việt Nam do cha ông để lại.

New Hampshire, Thursday May 18, 2017

Đức hạnh của Franklin

Đức hạnh của Franklin

Franklin đã hoàn thiện nhân cách bằng một kế hoạch gồm mười ba đức tính, mà ông đã khởi đầu theo đuổi từ tuổi 20 (năm 1726) và vẫn tiếp tục theo đuổi tới tận cuối cuộc đời. Trong tự truyện của mình (xem phần tham khảo dưới đây) ông đã liệt kê mười ba đức tính:

  1. “Chừng mực. Ăn không tới chán; uống không quá nhiều.”
  2. “Yên lặng. Chỉ nơi những điều mang lại lợi ích cho bạn và người khác; tránh những cuộc cà kê mất thì giờ.”
  3. “Trật tự. Hãy để mọi thứ của bạn đều có vị trí của chúng; hãy để mỗi phần công việc của bạn đều được thu xếp một khoảng thời gian.”
  4. “Kiên định. Quyết tâm làm điều bạn phải làm; làm bằng được điều bạn quyết tâm.”
  5. “Tiết kiệm. Không chi gì ngoài những thứ tốt cho bạn và người khác; ví dụ, không nên lãng phí thứ gì.”
  6. “Siêng năng. Không nên bỏ phí thời gian; luôn sử dụng chúng một cách hiệu quả; bỏ mọi hành động không cần thiết.”
  7. “Chân thật. Không nên lừa dối; hày suy nghĩ một cách ngay thẳng và thành thật, và, nếu bạn nói, hãy nói điều bạn biết.”
  8. “Công bằng chính trực. Không làm hại người khác, giúp đỡ người khác là bổn phận của bản thân.”
  9. “Điều độ. Tránh những sự thái quá; cố chịu đựng tới mức bạn cho là đủ.”
  10. “Sạch sẽ. Không nên để sự không sạch sẽ hiện diện trên thân thể, quần áo hay nơi ở của bạn.”
  11. “Yên bình. Không nên quan tâm tới những điều vặt vãnh, hay những rủi ro thông thường hoặc không tránh được.”
  12. “Trinh tiết. Điều tiết sinh dục, đừng để làm tổn hại thân thể của mình hoặc an ninh hay danh dự của người khác.”
  13. “Khiêm tốn. Học theo Jesus và Socrates.”

Theo Internet

“Blame yourself, you learn from it. Blame someone else, you learn nothing.”
” Internet helps to open people’s mind”

 Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Việt Nam lại muốn ‘huy động đô la của dân’

‘Việt Nam lại muốn ‘huy động đô la của dân’

  Samsung làm ăn suôn sẻ, Việt Nam có dịp khoe khoang thành tích tăng trưởng kinh tế tốt đẹp. Nhưng nếu Samsung hắt hơi sổ mũi, lập tức kinh tế Việt Nam trở thành con bệnh. (Hình: Báo Đầu Tư)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN lại muốn tìm cách moi lượng đô la người dân cất giữ để nhà nước sử dụng, lâu nay vẫn được hiểu là một “nguồn lực rất lớn.”

Theo báo điện tử VietNamNet hôm 18 Tháng Bảy, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa thúc hối Ngân Hàng Nhà Nước thực hiện một số nhiệm vụ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu đã đề ra 6.7% trong năm nay. Theo đó, Ngân Hàng Nhà Nước phải đưa ra giải pháp tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất cho vay, giải quyết nợ xấu, đối phó với tệ trạng “sở hữu chéo” của các tay tư bản đỏ tại hệ thống ngân hàng thương mại.

Đặc biệt, ông thúc giục cơ quan này “sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân” vì “nguồn lực trong dân rất lớn, làm thế nào huy động được nguồn lực đô la Mỹ đang nằm trong dân.” Hơi khác những lần trước kêu gọi “huy động” cả vàng và đô la, lần này chỉ thấy nói đến đô la.

Đây là lần thứ hai trong Tháng Bảy người ta thấy nhà cầm quyền CSVN nói đến chuyện “huy động nguồn lực trong dân” mà một số chuyên gia kinh tế tài chính ở trong nước từng cho là rất khó khả thi. Nhiều phần là ông Phúc hối thúc Ngân Hàng Nhà Nước theo khuyến cáo của một số cố vấn tham dự cuộc họp hồi đầu tháng.

Từ năm ngoái đến nay, chính quyền Việt Nam đã nhiều lần bắn tiếng muốn moi số lượng vàng và đô la rất lớn mà người dân giữ như tài sản phòng thân vì đồng bạc của chế độ ngày mất giá trong khi đô la và vàng lên giá.

Hôm 1 Tháng Bảy, trong phiên họp của Hội Đồng Tư Vấn Chính Sách Tài Chính, Tiền Tệ Quốc Gia, người ta thấy có “kiến nghị” rằng “chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục nghiên cứu cơ chế huy động vàng và đô la trong dân vào sản xuất, kinh doanh; xem xét giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay để giảm chi phí giá vốn cho doanh nghiệp.”

Phiên họp vừa kể do Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ chủ tọa, nhân vật từng có lời tuyên bố hồi Tháng Mười năm ngoái là “vàng trong dân còn nhiều lắm.”

Theo bản tin tường thuật của tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, “các thành viên hội đồng đánh giá các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định trong sáu tháng đầu năm. Lạm phát được kiểm soát, tiệm cận về mục tiêu của cả năm 2017 – 4.15% so với chỉ tiêu 4% vào hết năm, đúng theo kế hoạch điều hành của Ban Chỉ Đạo Điều Hành Giá.”

Đồng thời “thu ngân sách đạt khá, nhập khẩu tăng cao, chủ yếu là hàng hóa, máy móc phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt, tăng trưởng hai quý đầu năm tăng khá với mức 5.73% trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 5.65%. GDP của quý 2 cũng tăng mạnh so với quý 1 (6.13% so với 5.15%).”

Bản tin mô tả vẻ tốt đẹp bề ngoài của nền kinh tế Việt Nam theo kiểu tuyên truyền quen thuộc của chế độ. Nhưng cách phiên họp vừa kể chỉ hai ngày, báo tài chính Nhật Bản Nikkei nói thẳng ra một sự thật, rằng kinh tế Việt Nam có thành tích tăng trưởng được là nhờ công ty điện tử Samsung (Nam Hàn) xuất cảng đi khắp thế giới các sản phẩm của họ lắp ráp tại Việt Nam.

Thành tích tăng trưởng kinh tế và xuất cảng của Việt Nam tụt dốc khi hãng Samsung gặp đại nạn với chiếc điện thoại Galaxy Note 7 bị thu hồi vì dễ bị cháy. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở quý thứ hai khá hơn với 6.2% nhờ Samsung đưa ra sản phẩm mới. Trị giá hàng hóa xuất cảng của Samsung chiếm đến 20% trị giá hàng hóa xuất cảng của toàn thể Việt Nam.

Khi Samsung làm ăn suôn sẻ, Việt Nam có dịp khoe khoang thành tích tăng trưởng kinh tế tốt đẹp. Nhưng nếu Samsung hắt hơi sổ mũi, lập tức kinh tế Việt Nam trở thành con bệnh. Người ta nhiều lần nói đến phát triển kinh tế Việt Nam bằng nội lực của chính mình, nhưng đến nay, hơn 60% trị giá hàng hóa xuất cảng của Việt Nam là từ khu vực ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Báo Nikkei nêu ra một thí dụ cho thấy nhà cầm quyền CSVN thiếu trước hụt sau cụ thể như thế nào qua việc trả nợ trễ hạn khiến cho dự án đường sắt đô thị ở Sài Gòn bị đình trệ.

Theo Nikkei, hồi đầu Tháng Năm vừa qua, đại sứ Nhật tại Việt Nam Kumio Umeda đã thúc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải nhanh chóng trả khoản thiếu vốn đã bị trì hoãn từ lâu mà Việt Nam phải góp để tiến hành dự án đường sắt đô thị Sài Gòn-Suối Tiên. Đây là lời thúc giục khá bất thường, theo báo Nikkei.

Dự án do nhà thầu Nhật Sumimoto, Shimizu và một số nhà thầu khác thực hiện, dài 19.7 km là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Khời công từ năm 2012 sau nhiều năm trì hoãn nhưng có hoàn tất vào năm 2020 như kế hoạch hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Nikkei cho hay, nhà cầm quyền CSVN mới chỉ góp có khoảng 30% trên tổng số 2,000 tỷ đồng (khoảng $87.9 triệu) mà họ phải góp trong năm 2016, dựa trên báo cáo của chính quyền thành phố Sài Gòn.

Không đào ở đâu ra tiền để góp, muốn vay thêm để bù chi nhưng chính quyền Việt Nam lại vướng vào chính cái quy định của mình. Theo những gì thấy nêu ra, nợ công của nhà cầm quyền CSVN đang ở khoảng 64.7% trên GDP (tổng sản lượng quốc gia) vào cuối năm 2016. Hà Nội tự xác định không vay mượn quá đà như những năm trước khiến công nợ “phi mã,” hiện cố giữ nợ công ở cái “trần” là 65% GDP.

Trước đây, ngày 22 Tháng Mười, 2016, Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ nói với báo chí bên lề một phiên họp của Quốc Hội là “dứt khoát không nới trần nợ công.” Trong tình thế kẹt, chính quyền Việt Nam muốn “lách” lời nguyền này bằng biện pháp vay vàng và tiền đô la của dân mà một số chuyên viên kinh tế cho rằng khó khả thi.

Ngân sách nhà nước thâm thủng triền miên nhưng chính quyền cố tìm cách để đạt thành tích tăng trưởng kinh tế 6.7% trong năm nay. Tuy nhiên, cuối tuần qua Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản cập nhật về tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam vẫn dự báo kinh tế nước này chỉ tăng trưởng khoảng 6.3% trong năm 2017 như họ từng dự báo cách đây ba tháng. (TN)