HỒNG KÔNG BẤT KHUẤT !

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person
Image may contain: one or more people
Hung Pham

HỒNG KÔNG BẤT KHUẤT !

Già trẻ đứng thẳng làm nguời
Bạo quyền đâu sợ đáp lời núi sông
Dấn thân ý thức cộng đồng
Tuơng lai con cháu quyết không thể lùi

Dân trí mở mang cắm dùi
Mầm dân chủ bật xóa đui sáng ngần
Tự do tuơng ái tuơng lân
Giá guơng nấy phủ chữ nhân nhiễu điều !

Những nguời già có tuổi không câu nệ sợ sệt , những thanh niên dũng cảm bất khuất đạp lên cuờng quyền Hồng Kông hơn 100 ngày đấu tranh cho tự do bất chấp hết tất cả bạo lực và khủng bố ngày hôm nay để ngày mai họ đứng thẳng làm nguời !

11/11/19

Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước

About this website

NGHIENCUUQUOCTE.ORG
Nguồn: Carl Bildt, “Remembering the Miracle of 1989”, Project Syndicate, 19/08/2019. Biên dịch: Phan Nguyên Tháng này đánh dấu 30 năm kể từ khi châu Âu – và nền văn minh nhân loại nói chung – bắt đầu trải qua một sự biến đổi kỳ diệu mà hiện ….

Còn sống chính là thắng lợi!

Còn sống chính là thắng lợi!
 

Trong cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng khi kết thúc sinh mệnh, được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích.

Dưới đây là 10 câu nói giúp người đọc hiểu đạo lý nhân sinh và cũng là những câu nói giúp người đọc có sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của mình.

Câu thứ 1: Giữa người với người chính là một loại nhân duyên. Giữa tâm với tâm chính là một loại giao lưu chia sẻ. Giữa tình yêu thương và tình yêu thương chính là một loại cảm tình. Giữa tình cảm với tình cảm chính là một loại thật lòng, thật dạ. Giữa sai lầm, tội lỗi với sai lầm, cần một loại tha thứ.

Câu thứ 2: Giữa người với người, phải trao cho nhau tình yêu thương đồng loại, phải vui với việc giúp đỡ người khác. Bởi vì, khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm. Yêu thương người khác kỳ thực chính là yêu thương mình. Hãy đem tình yêu thương của mình để sưởi ấm trái tim của người khác, lúc ấy bạn chính là những tia nắng ấm áp của mặt trời.

Câu thứ 3: Thế gian quá rộng lớn mà lòng người lại quá phức tạp, sao có thể không găp phải tiểu nhân? Cõi hồng trần rất thâm sâu mà người trần lại ưa thích những điều hào nhoáng, phù hoa, sao có thể không gặp chuyện phiền lòng?

Nghĩ phải đơn giản một chút bởi vì sống trên đời phải thích ứng với mọi hoàn cảnh. Coi nhẹ một chút bởi vì trên đỉnh đầu còn có một bầu trời xanh!

Câu thứ 4: Phải biết trân quý người bên cạnh mình bởi vì mỗi một thời, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa. Không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.

Phải biết trân quý người đối xử tốt với mình, bởi vì một khi đã đánh mất đi rồi thì tìm đâu cũng không được lại nữa.

Câu thứ 5: Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.

Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.

Câu thứ 6: Sống trên đời cũng đừng quá so đo tính toán. Cổ ngữ nói: “Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu”. Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.

Câu thứ 7: Người đến khi có tuổi nhất định phải để tâm được thanh thản. Ít một chút giận dữ, nhiều một chút rảnh rang, “thân vội nhưng tâm nhàn” là những điều không dễ dàng đạt được. Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ sinh ra loạn.

Câu thứ 8: Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao? Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều. Tâm lượng sung túc, rộng lớn chính là tài phú thực sự của đời người.

Câu thứ 9: Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí. Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua.

Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc, buồn thì một ngày cũng trôi qua, vui thì một ngày cũng trôi qua cho nên đừng để tâm vào những chuyện quá vụn vặt, nhỏ nhoi. Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.

Câu thứ 10: Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm, chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.

Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích.

Thân Phận Người Con Gái Của Cần Thơ

Thân Phận Người Con Gái Của Cần Thơ

Tôi chào đời trong khói lửa chiến tranh, anh chị em tôi lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Những bàn tay kháng chiến đã ru ngủ, bao bọc chúng tôi cho đến lúc chúng tôi thành người. Cha tôi là một nhà cách mạng, một người đàn ông lý tưởng, thơ mộng, yêu quê hương, yêu gia đình. Từ một thanh niên chống Pháp giành tự do độc lập cho nước nhà, ông trở thành một đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam và giữ chức Đại Sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Liên Xô 7 năm ròng rã cho đến ngày miền Bắc thôn tính miền Nam. Mẹ tôi là một người can đảm, chung thủy với gia đình và đất nước. Bà yêu chuộng tự do, tôn thờ đạo làm người, như hàng triệu đàn bà Việt Nam thuần túy khác. Má tôi vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi một đàn con thơ trong suốt khoảng thời gian chiến tranh, từ trong bưng biền cho đến những năm khó khăn chốn thị thành.

Năm 1954 ba tôi quyết định tập kết ra Bắc. Tình nước đã nồng mà tình nhà cũng đậm nên ba tôi muốn đem cả vợ và 7 con ra Bắc. Năm đó má tôi 37 tuổi đời, không có một tuổi đảng nào, không một chức tước gì trong chánh phủ cách mạng. Nhưng má tôi đã hiểu rộng, đã biết nhìn xa mà lo sợ và chán ngán cuộc sống trong chế độ mà ba tôi đang thờ phượng. Má tôi can đảm từ chối lời mời của đảng và của chồng. Bà nói nhỏ với ba tôi: “Con tôi còn nhỏ quá để tôi nuôi. Nếu để Bác Hồ của anh nuôi chúng nó sẽ hư hết.”

Ba tôi muốn chồng đâu vợ đó, muốn cho chúng tôi được đi học ở ngoài Bắc rồi có thể được du học bên Tàu bên Nga. Nghe nói vậy, má tôi còn sợ hơn nữa. Thế là ba tôi đành đi tập kết một mình và dắt người anh lớn của tôi theo và hứa sau hai năm sẽ trở về với gia đình sau cuộc tổng tuyển cử mà ông tin là cộng sản chắc chắn sẽ thắng. Cuộc chia ly nào cũng đau buồn, cũng mất mát. Kể từ ngày ba tôi ra đi má tôi mất đi cái diễm phúc được làm vợ của một nhà cách mạng, của một người đàn ông đẹp trai, lãng mạn, yêu vợ thương con. Nhưng bù lại má tôi được tự do chọn lựa. Kết quả của sự lựa chọn đó là chúng tôi được sống ở miền Nam, được hít thở không khí tự do và hiểu được thế nào là dân chủ.

Ba tôi đi rồi má tôi rời khỏi bưng biền, trở về làng sống với cha mẹ. Lúc đó tôi mới có 9 tuổi, hai người chị lớn 16, em trai kế tôi 6 tuổi, em gái 3 tuổi và đứa em út vừa được 6 tháng. Má tôi gặp biết bao khó khăn trong đờisống cô đơn ở một hoàn cảnh nhiều thử thách. Nào là một đàn con nhớ cha cứ hỏi “Chừng nào ba về?”, nào là bị công an miền Nam theo dõi, điều tra về ông chồng tập kết của bà. Trong khi đó bọn Việt Cộng nằm vùng cũng thường gõ cửa sau kêu gọi đóng góp cho cách mạng.

Là một người đàn bà có bản tánh thẳng thắn, dứt khoát, má tôi một mực trả lời với công an quốc gia rằng: “Tôi lo may vá nuôi đám con nít phát gạo còn không nổi làm sao có thì giờ đi kiếm chồng tôi được.”

Khi phải giáp mặt với bọn Việt Cộng nằm vùng, má tôi thành thật nói: “Ba của sắp nhỏ để lại sáu đứa con chỉ dặn mẹ con tôi chờ hai năm ổng về. Vì con còn nhỏ quá nên ổng không dặn tôi phải tham gia tổ chức nào, chỉ mong cho tôi mạnh giỏi nuôi con ăn học tới nơi tới chốn.”

Lúc 10 hay 11 tuổi, tôi khám phá ra là tôi yêu thương cái làng của ông bà tôi ở. Thương con sông nhỏ, thương mảnh vườn cam, vườn quít, thương hàng dừa, thương ruộng lúa từ mùa khô cho đến mùa nước lũ. Tôi cũng biết tình yêu đó sở dĩ mà có là nhờ được làm con của một người yêu nước và làm cháu của một gia đình nông dân chất phác. Bà ngoại tôi thương từ hột lúa giống, tới trái cam, cây quít trong vườn. Tôi nhớ lại những năm mà cách mạng lấy nhà, lấy đất của chủ điền cho những người đi theo cách mạng và gia đình họ trú ngụ, chủ điền bị đuổi ra khỏi nhà tạm thời. Tôi so sánh giữa đời sống trong vùng được gọi là giải phóng dưới chế độ của hồ chí minh và đời sống của ông bà tôi ở một nơi mà cộng sản chưa tới được, tôi bỗng rùng mình vì không ngờ các cán bộ cách mạng lại hà hiếp người dân như vậy!

Tôi may mắn được lớn lên trong một đại gia đình mà vận nhà, vận nước gắn liền với đời sống của chúng tôi. Bà con họ hàng xa gần, phần đông là nông dân, thường đến nhà ông bà tôi để bàn luận về việc nước, chuyện thời sự, chuyện phân chia Bắc Nam. Người thì sợ lính của ông Hồ kẻ thì nghe ông ngoại tôi đọc nhựt trình rồi bàn chuyện nước non. Đặc biệt là dòng họ tôi không ai có ý nghĩ chánh phủ nào cũng vậy. Họ là những người thấu hiểu thời sự nhờ giao thiệp, gần gũi với ông ngoại tôi, với các cậu của tôi và với ba tôi. Ai tin tưởng ở ông ngoại tôi thì chống cộng, ai ngưỡng mộ ba tôi và các cậu tôi thì một mực tin cộng sản dưới lốt Việt Minh là những người chống xăm lăng cứu nước.

Tôi nhớ năm 1955 hay 1956 gì đó, dân trong làng họp nhau ở nhà ông bà tôi chờ sao chổi mọc lên. Có người muốn cán chổi xoay về hướng Bắc để lính ông Hồ quét sạch miền Nam, Nhưng cũng có người lại mong cán chổi xoay về hướng Nam để đập tan Bắc Kỳ Hà Nội. Tôi không muốn ba tôi chết nếu người ta đập tan Bắc Kỳ Hà Nội, chỉ muốn ông bỏ đảng về với gia đình thôi.

Không có cha, tôi quấn quýt bên ông ngoại. Có lần tôi hỏi ông sao ba tôi đi ra Bắc mà bè bạn đồng chí của ba không còn ai giúp đỡ chúng tôi như trước nữa? Ông ngoại tôi nói họ cũng đã đi hết với ba tôi rồi. Có hơn 180,000 người tập kết ra Bắc. Mấy ngày sau tôi hỏi ông là má không theo ba tập kết ra Bắc thì má có sai không? Ông tôi khuyên: “Ráng siêng học lẹ lên để đọc nhựt trình mà biết thêm tin tức với người ta. Ngoài Bắc có 7, 8 trăm ngàn người di cư vô Nam. Họ sợ cộng sản quá họ mới phải bỏ làng bỏ xóm ra đi thì má con ngu dại gì mà đi nạp mình cho thằng già Hồ?”

Ông tôi rất trọng việc học nên đã kèm cho một đàn cháu 15 đứa đi học. Ông khuyên chúng tôi phải chăm học và ngoan ngoãn để má tôi an tâm và sau này có thể giúp đỡ má. Ông tôi chỉ cấm chúng tôi có một điều là không được theo Việt Cộng. Chỉ có bọn tôi, con của má tôi, là không một ai theo Việt Cộng. Nhưng năm người chị, con của cậu tôi, đều nối gót cha chống Mỹ cứu nước.

Tôi sống trong một giai đoạn của lịch sử Việt Nam mà ngày hay đêm không phân biệt được, phải hay trái, trắng hay đen đều mịt mù, không rõ ràng đối với tôi. Nhưng điều dễ nhận thấy nhứt trước mắt tôi là những cán bộ Việt Cộng nằm vùng đã có những hành động bạo ngược. Dù còn nhỏ tôi cũng hiểu rằng cái gì bạo ngược là phi nghĩa, là trái lòng dân, là nghịch ý trời.

Từ năm 1954 cho đến 1975, má tôi một lòng chung thủy chờ chồng dù suốt thời gian đó má tôi không nhận được một lá thơ, một lời nhắn hay một bức hình nào của ba tôi. Nhưng bà vẫn tin là ông còn sống. Chúng tôi cũng muốn tin ba mình còn sống. Tháng Tư năm 1975, chồng tôi về Việt Nam để tìm cách rước má tôi, mặc dầu lúc đó sĩ quan Mỹ không được vô Sài Gòn nếu không có sự vụ lịnh. Nhưng chồng tôi nói thà bị ra tòa án quân sự Mỹ còn hơn là để má và các em tôi ra tòa án nhân dân của cộng sản. 28 tháng Tư năm 1975 má tôi và hai đứa em rời Sài Gòn.

See the source image

Andy

Trong một buổi sáng mặt trời chưa lên má tôi mất nước, mất dịp được gặp lại đứa con trai lớn theo cha đi tập kết. Bà không được đem theo hành lý, chỉ có 1 cái valise nhỏ, trong đó má tôi gói ghém hết những kỷ niệm của đứa con trai tử nạn vì máy bay trực thăng. Má tôi bỏ đi là một hình thức của cái thau nước tạt vào mặt đồng chí của ba tôi. Nhưng ba tôi kiên nhẫn, thông cảm và ước mong má tôi quay trở về Việt Nam với ông. Ba tôi yêu cầu vợ chồng tôi đưa má tôi qua Pháp để ông rước má tôi về Việt Nam sống với ông và anh cả của tôi. Lúc đó tôi không biết có một phép lạ nào đã giúp tôi lo được giấy tờ đưa má tôi qua Pháp gặp ba tôi. Thời thế tạo anh hùng chớ tôi không biết hóa phép.

Chị em tôi không muốn má về Việt Nam mà chỉ muốn ba má được sống bên nhau trong những năm còn lại của hai người. Nhưng chúng tôi cùng đồng ý rằng để má tự quyết định. 21 năm về trước má đã tự quyết định cho đời má và quyết định cho chị em chúng tôi. Lúc đó má tôi mới có 37 tuổi. Tất cả trong tay má, tất cả trong tim má và bài học lịch sử của đất nước má đã thuộc lòng.

Phút giây tái ngộ của hai vợ chồng được kiểm soát bằng cặp mắt của tình báo cộng sản. Tôi muốn họ đi chỗ khác để ba má tôi tự do nói chuyện nhưng họ nói họ có bổn phận phải giữ an ninh cho hai ông bà.

Sau hơn một tuần gặp nhau, tiếng khóc xen tiếng cười của cha mẹ tôi làm cho tôi tưởng tôi đang sống trong mơ hay lạc vào một thế giới thần tiên nào đó. Từ thơ mộng đến ác mộng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi má tôi đã sẵn sàng theo ba tôi về Việt Nam, bà bỗng nửa đùa nửa thật hỏi:

“Tôi về Sài Gòn mấy thằng cán ngố sẽ làm gì tôi, anh biết không?”

Ba tôi chau mày nói: “Sao em dùng những danh từ chữ không đẹp đẽ gì hết vậy?”

Má tôi liền đáp: “Trong Nam của tôi chỉ có những chữ đó để kêu họ thôi, tôi đâu biết tiếng gì khác hơn.”

Suy nghĩ một lát ba tôi nhìn về phía thật xa rồi nói: “Em về thì mấy anh sẽ mời em lên nói chuyện… Chắc là em sẽ phải đi học tập ít ngày.”

Má tôi tỏ ý không bằng lòng nhìn thẳng vào mắt ba tôi, rồi hỏi: “Tôi khôn hơn mấy thằng cán ngố của anh, lại không làm gì ác độc như anh Ba Duẫn của anh, thương nước thương nòi hơn cậu Hồ của anh, thì ai mà dạy tôi học với tập được? Mà tôi đâu có tội gì với Đảng với Bác của anh?”

Ba tôi bụm miệng má tôi lại vì hai người đang ở trong villa của cộng sản, nơi mà Nguyễn thị Bình và Lê Đức Thọ đã từng ở trong thời gian hội nghị Ba Lê. Rồi ba tôi hạ giọng nói nhỏ: “Em bỏ nước ra đi khi toàn dân chào mừng cách mạng, em còn để cho con lấy chồng Mỹ.”

Má tôi cười ngạo: “Dạ thưa đồng chí, những người Mỹ này là cha của cháu ngoại đồng chí. Còn nói chào với đón… thì ai chào ai đón mấy ông rồi sẽ hối hận ê chề sau tuần trăng mật.”

Thế là cuộc xum họp tan vỡ. Má tôi trở về Mỹ như một con chim đại bàng bị thương. Ba tôi về Sài Gòn như một hiệp sĩ thua trận. Nhưng tình nghĩa giữa cha mẹ tôi vẫn nồng vẫn đậm. Kể từ đó ba tôi làm thơ lén gởi cho má tôi bằng cách nhờ những người tin cẩn chuyện đến tay má tôi. Trong khi đó, má tôi vẫn cố gắng bảo vệ tánh mạng của ba tôi bằng cách ngăn cản, năn nỉ tôi đừng chống cộng công khai. Biết tôi viết quyển A Thousand Tears Falling bà rất hãnh diện về công trình này của tôi, nhưng lại năn nỉ tôi đừng xuất bản khi ba tôi bà sòn sống.

Ba tôi qua đời vào mùa hè năm 1986. Tôi xuất bản A Thousand Tears Falling vào mùa Thu năm 1995.

Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một kho tàng và kinh nghiệm. Lịch sử là những bộ sách học làm người cho nhân loại. Quá khứ vẫn sống trong tôi theo với nhịp sống hằng ngày của tôi. Đó là kinh nghiệm của một người Việt Nam từng trải qua những giai đoạn thê thảm, tàn khốc nhất của đất nước. Nhưng những tàn khốc, bạo lực ấy đã không giết được tôi. Trái lại nó đã tạo cho tôi một sức mạnh, một lý trí, một bài học có thể dùng làm kim chỉ nam để trở nên con người hữu dụng.

Tôi chỉ là một đàn em nhỏ bé của những người đi trước, lại có người kêu tôi là thục nữ. Tôi đã ý thức được trách nhiệm của tôi là cùng với các bậc đàn anh cương quyết giữ cho ngọn lửa thiêng sáng mãi để khỏi phụ lòng những người đã ngã xuống cho tự do, cho quyền sống của con người. Tôi cũng có trách nhiệm nhắc nhở tất cả những người đã thành công, đã được hưởng tự do nơi hải ngoại đừng chà đạp lên giấc mơ Dân Chủ của dân Việt Nam đang sống trên giải đất phì nhiêu nhưng lại nghèo khổ nhất trên thế giới. Tiền tài, danh vọng ta đã có hết, có luôn cả tự do nữa. Bắt tay với cộng sản dưới chiêu bài hòa giải hòa hợp để làm ăn hay kiếm một chỗ ngồi trong tương lai chúng ta sẽ có thể bị con cháu chất vấn là “Cha mẹ hay ông bà đã làm gì khi nước mất nhà tan? Cha mẹ hay ông bà đã làm gì khi dân Việt Nam bị cộng sản áp bức, đọa đày?

Gia tài để lại cho thế hệ sau không phải là những lời hay, lời đẹp khắc trên mộ bia của người quá cố mà là hành động của chúng ta lúc còn sống trong tự do. Cá nhân tôi, vì tôi là người được hưởng tự do nên tôi không có những suy nghĩ của người phải sống trong gông cùm nô lệ. Tôi muốn tất cả mọi người phải được tự do như tôi.

Hãy yêu người như ta yêu ta, đó là lời dạy của một thiền sư.

Đặng Mỹ Dung – Yung Krall

From: TU-PHUNG

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Đôi Ba Truyện Ngắn Của Một Nhà Văn

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Đôi Ba Truyện Ngắn Của Một Nhà Văn

07/11/2019

Nhà văn Tâm Thanh ra đi, như một cánh chim vút qua. Nhưng tiếng kêu của chim còn rớt lại, và sẽ còn ở với cõi nhân gian lâu dài.

Phạm Xuân Đài

Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp. Đoạn kết như sau:    

“Xin cô nghe đây,” cô cảnh sát mở đề cho một cuộc thẩm vấn cuối cùng. “Cô không đủ lý do xin tị nạn, cộng thêm việc phạm pháp, cô không có con đường nào khác ngoài đường trở về nơi cô đã ra đi.”

 “Thế thì trả tôi về Đức.” 

 “Tại sao lại Đức? Cô đi từ Việt Nam mà!” 

 “Tôi từ bên Đức sang…” 

 “Trong hai lần thẩm vấn trước đây cô nói từ Việt Nam, đi bộ sang Trung Quốc rồi sang Nga. Bây giờ lại nói từ Đức sang. Lời nào là thật?”  

“Cái thai lày của một thằng Đức”.

 “Nhiều lần chúng tôi đã hỏi cha của thai nhi là ai, cô đều nói là không biết.” 

 “Không biết… thật đấy. Nói chung nà đêm không thấy mặt”. 

 “Dù cô không biết gì hết, không biết mặt người ngủ chung, không biết mình là ai, không biết cha mẹ là ai, không biết từ đâu tới, chúng tôi vẫn có cách tìm ra cô là ai. Và chúng tôi sẽ liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam cấp giấy cho cô về Việt Nam”. 

 “Lói thật cũng chết, lói dối cũng chết…” người tù nói nhanh, rồi lại vội nói “Chị đừng dịch cho ló nghe nhá!”  

“Cô ấy nói gì?” thấy Diễm không dịch câu nói của người đối thoại, cô cảnh sát hỏi.  

“Cô ấy đổi ý, không muốn tôi dịch câu vừa nói.”  

Cô cảnh sát nhỏ giọng nói với người đàn bà mang thai: “Xin cô cộng tác với chúng tôi để tiến hành cho sớm việc hồi hương …

 Người mẹ đặt cả hai tay lên bụng, cúi xuống lẩm bẩm: “Con tôi sinh trong tù à?”

Diễm cảm thấy xót xa trong lòng… Diễm nghĩ đến thân phận chính mình – sở dĩ mình sống nhởn nhơ được, buổi sáng đứng bán nhà thuốc tây, buổi chiều đi nhảy aerobic, lâu lâu đi thông dịch lấy ngoại tài mua son phấn không cần ăn cắp… là vì cha mẹ mình đã chọn được con đường đúng ý nguyện: tới một nơi có thể lương thiện mà sống được. 

Không, không phải cha mẹ chọn. Đó là Trời ban. Ba chục năm nay, bây giờ ‘Kho Trời’ đã khóa. Nếu cha mẹ nàng chậm chân, không chừng giờ này Diễm cũng là một người mở miệng bằng câu không biết, và không từ làm bất cứ việc gì để sinh tồn. 

So với lúc “Kho Trời chưa khoá” thì tình hiện trạng của bà Vân, xem chừng, khắc nghiệt hơn hồi “ba chục năm” xưa nhiều lắm. Ở thời điểm đó, khi miền Nam vừa “được hoàn toàn giải phóng,” những cô gái ở vùng đất này đều có lời giao ước (rõ ràng) trước khi thuyền ra cửa biển: “Một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con.”

Bây giờ thì thân mẫu của bà Vân, nếu có, phải đi thăm nuôi cả con lẫn cháu vì tội vượt biên trái phép. Đứa cháu mà chính mẹ nó cũng không biết “thằng bố” là ai vì “nói chung nà đêm không thấy mặt.” Tình cảnh của bà Vân, tuy vậy, vẫn chưa đến nỗi nào – so với nhiều người đồng hương khác – theo tường thuật của nhà báo Vũ Ngọc Yên: “Vào ngày 23.10.2019 một thông tin chấn động thế giới khi chiếc xe container chở hàng chứa 39 thi thể người nhập cư bị phát hiện ở Essex, miền Đông Anh, cách thủ đô London 30km. Nhiều thông tấn xã quốc tế loan tin trong số nạn nhân có người Việt Nam.”

Hai hôm sau, 10/25/19, blogger Nguyễn Hữu Vinh (RFA) cho biết thêm chi tiết: “Khi việc điều tra của cảnh sát Anh chưa chấm dứt, thì trên mạng rộ lên thông tin về một tin nhắn của một cô gái nhắn về cho mẹ tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Cô gái cho biết tên là Phạm Thị Trà My, ở số nhà 1, Ngõ 2, Đường Đặng Dung, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Trong tin nhắn mà gia đình nhận được, cô gái nói rằng: ‘Con đi nước ngoài không thành, con thương bố mẹ nhiều. Con chết vì không thở được…”

Lời cuối của cô Phạm Thị Trà My lại khiến tôi nhớ đến một mẩu đối thoại (giữa hai người Việt đồng cảnh, từ hai phòng giam sát cạnh nhau, tại một nhà tù nào đó ở Âu Châu) trong một truyện ngắn khác của Tâm Thanh: 

Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Đứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”

“Chết!?”

“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở.

Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về… Anh có nghe không đấy?”

“Nghe rõ cả.”

“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”

“Chắc đúng.”

“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm ‘Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.’ Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (“Người Rơm” – Diễn Đàn Thế Kỷ 1/7/2010). 

Tâm Thanh qua đời ngày 9 tháng 4 năm 2015. Trước đó một năm, hôm 3 tháng 5 năm 2014, thân hữu tại Oslo đã tổ chức Ngày Văn Hóa Việt Nam để vinh danh những tác phẩm của ông. Bức thư ngắn ngủi ông gửi đi trong ngày hôm đó có đoạn sau: “Tôi đang nằm bệnh viện khi viết những dòng này. Vâng, tôi bị ung thư tụy tạng trong thời ký tái phát. Từ hơn năm nay trên giường bệnh, tôi chỉ có một nỗ lực duy nhất: trở thành trẻ thơ để trở về với Thượng Đế. Tuy nhiên đôi khi tôi cũng suy nghĩ một chút về việc viết lách. Xin cho phép tôi nói ra tiêu chí văn chương của mình: Bản chất văn chương là hư cấu. Khi viết tôi bịa đặt hoàn toàn; nhưng khi sống, tôi ráng không phản bội những điều mình viết, dù một chữ…” 

Cái chất “hư cấu” trong văn chương của Tâm Thanh khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Ông dự liệu được cái thảm hoạ mà đồng bào của mình sẽ bị ghánh chịu: “Anh giúp chúng ta hiểu đời hơn, báo trước cho chúng ta những bất trắc, những ngộ nhận, những mất mát không thể tránh khỏi trong đời sống, nghĩa là giúp chúng ta biết vui mà không mù quáng, cũng như biết buồn mà không bi lụy.” Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết như thế về tác phẩm của Tâm Thanh, trước khi cả hai ông (đều) đi về cõi vĩnh hằng.

TNT 10/28/89

25 CÂU NÓI THÂM THÚY– NGẤM TẬN XƯƠNG TẬN TỦY

25 CÂU NÓI THÂM THÚY– NGẤM TẬN XƯƠNG TẬN TỦY

 

  1. Chơi với người tốt như vào hàng hoa. Khi đi ra hương còn vương vấn.

Chơi với người xấu như vào hàng cá, quen tanh rồi, chẳng biết mình tanh.

 

  1. Người ta nói, con ong, độc nhất ở cái đuôi, còn đàn bà độc nhất là ở tấm lòng.

Không sai đâu, hãy nghĩ kĩ đi, nếu bạn không chọc phá con ong, nó sẽ chẳng chích, cũng như đàn bà, nếu không đẩy họ vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ thâm độc.

 

  1. Lớn rồi!

– Nhìn 1 phải thấu 10

– Bởi vì bên trong 1 con người…

– Không thân thiện như cái miệng của họ thể hiện.

– Nhớ nhé:

Không phải cái gì lóng lánh cũng là vàng.

Không phải ai nhìn đàng hoàng cũng là người tử tế.

 

  1. Ở đời có 3 chữ đừng:

– Đừng hiền quá để người ta bắt nạt

– Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn

– Đừng tin tưởng quá để khi bị lừa dối cũng không đến nỗi bi thương

 

  1. 10 năm trước, những người quanh bạn sẽ dựa vào thu nhập của bố mẹ bạn để đối đãi với bạn! 10 năm sau, những người xung quanh bạn sẽ dựa vào thu nhập của bạn để đối đãi với bố mẹ bạn!

 

  1. Khi bạn đã cố gắng hết sức mà họ vẫn không cảm nhận được. Vậy thì hãy dừng lại…hãy sống vì những gì xứng đáng hơn.

 

  1. Chuyện của người khác, hãy nói cẩn thận.

Chuyện của người lớn, ít nói.

Chuyện của trẻ con, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo giảng giải.

Chuyện nhỏ, nói một cách hài hước.

Chuyện làm không được, đừng nói.

Chuyện buồn, chỉ tìm bạn tri kỉ nói.

Chuyện của bản thân, nên nghe người khác nói thế nào trước.

Chuyện vợ chồng, cùng nhau thương lượng.

Chuyện gấp, từ từ nói.

Chuyện có thể sẽ xảy ra, đừng nên nói bậy.

Chuyện tổn thương người khác, tuyệt đối không nói.

 

  1. Là phụ nữ đừng ỷ vào nhan sắc, vì nó sẽ tàn phai theo thời gian.

 

  1. Đừng bao giờ níu kéo một ai cả. Đơn giản vì khi người ta muốn ở lại thì có đuổi thế nào cũng không đi. Nếu người ta muốn đi có giữ thế nào người ta cũng không ở lại.

 

  1. Nếu bạn cực kì cuồng si ai đó, đơn giản vì bạn không xứng với người ta.

 

  1. Đừng khoe khoang bản thân tăng ca hoàn thành nốt công việc, nó chỉ cho thấy năng lực làm việc yếu kém và khảng năng vạch kế hoạch tệ hại.

 

  1. Bill Gates thôi học theo đuổi ước mơ, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng chớ quên ông ấy thôi học ở trường Havard.

 

  1. Nếu mày giỏi thứ gì đó, đừng bao giờ làm nó miễn phí.

 

  1. Nếu thực sự muốn biết làm thế nào để giúp đỡ con cái, hãy để chúng một mình!

 

  1. Phụ nữ không có sức hấp dẫn mới cảm thấy đàn ông trăng hoa. Đàn ông không có thực lực mới cảm thấy phụ nữ thực dụng!

 

  1. Thứ không cần, có tốt đến đâu cũng là rác.

 

  1. Nếu không thể làm ba mẹ tự hào, vậy hãy để họ bớt lo lắng đi cũng được.

 

  1. Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được tuyên bố khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối “đứng dậy”!

 

  1. Thỉnh thoảng bạn nên nói chuyện với một đứa trẻ 3 tuổi. Khi đó bạn sẽ nhìn nhận lại về cuộc đời.

 

  1. Khi mọi thứ dường như chống lại bạn. Hãy nhớ rằng máy bay chỉ có thể cất cánh khi chống lại gió.

 

  1. Yêu cầu sự giúp đỡ không hề khiến bạn yếu đuối.

 

  1. Đứng trên đỉnh núi, trên đầu bạn là cả trời sao.

 

  1. Thịnh vượng tạo ra bạn bè, nghịch cảnh thử thách họ.

 

  1. Đằng sau không ai chống lưng, tuyệt đối không thể ngã xuống được.

 

  1. Không chết được thì phải sống, đã sống thì phải sống cho ra hồn.

From: TU-PHUNG

YÊU THƯƠNG NHƯ MẸ TÊRÊSA

Image may contain: 1 person, standing
Lm Jos Trần Chính Trực is at Lm Jos Trần Chính Trực.

YÊU THƯƠNG NHƯ MẸ TÊRÊSA

Đây là một câu chuyện mà mẹ Têrêsa kể lại trước khi mẹ đi vào thế giới vĩnh hằng.

Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấy chán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn bước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều khó khăn hơn để vượt qua những ngịch cảnh của cuộc đời.

Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầy thú vị và ấm áp biết bao.

Một buổi tối nọ, tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi báo với người cùng đi là hãy chăm sóc ba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt người đó đã nhắm nghiền, tuy vậy nụ cười vẫn trên môi, nắm lấy bàn tay tôi và cô ta thốt lên “cảm ơn”, sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn. Tôi không thể làm gì hơn nhưng tự hỏi lòng mình: “Tôi sẽ nói gì nếu như tôi trong tình trạng giống như cô ta?”. Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: “Tôi sẽ phải cố gắng làm mọi cách để mọi người chú ý đến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nói tôi lạnh, đau đớn…”.

Nhưng cô ta đã cho tôi thấy nhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sự cảm kích của mình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.

Sau đó, có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa người của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà, anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiên thần, đã được yêu mến và chăm sóc”, sau đó anh chết vẫn với nụ cười trên môi.

Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bất cứ ai hay so sánh với điều gì. Như một thiên thần – giàu có về lòng thương, tình nhân ái ngay cả khi nghèo khổ về của cải.

• Cuộc sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.
• Cuộc sống rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.
• Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.
• Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.
• Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.
• Cuộc sống như một gia tài, hãy giữ gìn nó.
• Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.
• Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.
• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.
• Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó.
• Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó.
• Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.
• Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó.
• Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá hủy nó.(*).
————
(*) Ấn Độ, một đêm mưa gió bão bùng, ở làng quê trong một khu nhà ổ chuột, Mẹ Têrêsa đã cảm xúc viết những suy tư về số phận đời người. Về sau, những lời này được viết lên tường trại phong, của trại điều dưỡng Aids… để trại viên học và suy ngẫm”.

Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không?

BAOTIENGDAN.COM
Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không? Bởi AdminTD – 09/11/2019 Nguyễn Ngọc Chu 9-11-2019 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT 1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông…

Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không?

Nguyễn Ngọc Chu

9-11-2019

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu.

Nhưng sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, dù chưa bị lật đổ, nhưng Mikhail Gorbachev đã hầu như mất hết quyền lực. Chức vụ tổng thống Liên Xô của Gorbachev chỉ còn trên danh nghĩa. Trên thực tế, quyền lực nước Nga do Yeltsin nắm. Quyền lực ở Ukraine thuộc về Kravchuk. Và quyền lực ở Belarus trong tay Shushkevich.

Không ai ngờ rằng sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô lại bắt nguồn từ sự không có tiền thanh toán khí đốt của Belarus. Để có tiền thanh toán khí đốt, tổng thống Belarus lúc đó là Stanislav Shushkevich đã muốn cầu cứu Nga nên đề nghị một cuộc gặp mặt với tổng thống Nga và tổng thống Ukraine tại Belarus. Ông Stanislav Shushkevich đã thừa nhận:

“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể chi trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt”.

“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Ukraine.”

Nhưng tổng thống vừa đắc cử ngày 1/12/1991 của Ukraine, Leonid Kravchuk lại muốn dành hoàn toàn độc lập khỏi Liên Xô. Nên ông đến Belarus không phải vì mục đích khí đốt của Belarus:

“Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu.”

Còn tổng thống Nga, Boris Yeltsin muốn nắm trọn toàn bộ quyền lực. Vì thế, ngày 07/12/1991, Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich đã nhóm họp tại Belavezha, thuộc Belarus, gần biên giới Ba Lan.

Sau đây là một vài hồi ức của tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich về cuộc gặp lịch sử này.

“Hiển nhiên KGB có thể bắt giữ chúng tôi, theo lệnh của Gorbachev, vì KGB thuộc quyền lãnh đạo của Gorbachev, không phải Yeltsin,” Shuchkevich nói.

“Nhưng lãnh đạo của cơ quan mật vụ Belarus, Eduard Shirkovsky, vẫn giữ liên lạc với cơ quan mật vụ của Boris Yeltsin. Cho đến thời điểm hai tuần trước cuộc họp, ông ta khẳng định với tôi là không có nguy cơ xảy ra chuyện bắt bớ chúng tôi.”

“Như thường lệ, trong lịch trình có tắm hơi. Thường sau khi tắm hơi xong, sẽ có tiệc tùng uống rượu. Nhưng lần này khác, thay vì uống rượu, chúng tôi chọn dịch vụ đấm bóp. Cuộc họp được thực hiện đúng truyền thống của Liên Xô, có nhiều thức ăn, nhiều dịch vụ thư giãn và sau đó là đi săn.”

Ngày hôm sau, 08/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, lãnh đạo các nước cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.

Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, là thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi: “Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại”.

Thỏa thuận cũng đồng thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực. Thay vào đó tăng thêm quyền lực cho Yeltsin.

“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản.”

Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản. Đến 3 giờ chiều, bản thỏa thuận đồng ý hủy bỏ Liên Xô đã sẵn sàng. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.

“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng tôi đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Hoa Kỳ Goerge Bush.’”

“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush.”

“Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô?” Kravchuk nói.

“Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói, “Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.’”

Tới lúc đó thì Shushkevich cũng liên lạc được Gorbachev, và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe.

“Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn,” Kravchuk nói. “Gorbachev giận dữ với Shushkevich, nói, “Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”

“Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả, ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”

Ngày 8/12/1991 đi vào lịch sử với tuyên bố thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” với 3 thành viên sáng lập là Nga, Ukraine và Belarus, đồng thời cũng là ngày cáo chung Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.

17 ngày sau (25/12/1991), tổng thống Nga Boris Yeltsin ký hủy bỏ Hiến pháp Liên bang Xô viết trước mặt Mikhail Gorbachev. Gorbachev từ chức và Liên Xô không còn tồn tại.

(Phần này theo nguồn của: Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô Dina Newman BBC Thế giới vụ: bbc.com/vietnamese/38428251)

HỆ QUẢ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA UKRAINE SAU KHI LIÊN XÔ TAN RÃ

Vấn đề quan tâm bậc nhất của tổng thống Mỹ Goerge Bush trong điện đàm với Boris Yeltsin khi tuyên bố hủy bỏ Liên Xô chính là lực lượng vũ khí hạt nhân.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine trở thành cường quốc hạt nhân số 3 thế giới bao gồm 1.700 đầu đạn hạt nhân, 176 tên lửa liên lục địa và 44 máy bay ném bom chiến lược. Lực lượng hạt nhân của Ukraine nhiều hơn lực lượng hạt nhân của 3 cường quốc là Trung Quốc, Anh và Pháp cộng lại. Ukraine còn có một lực lượng quân đội với 780 000 lính, đứng thứ 2 ở châu Âu sau Nga.

Nhưng vì khó khăn về kinh tế, dưới sức ép của Mỹ và Nga, tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk đã phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó Ukraine đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không phổ phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Đổi lại, Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Anh đã ký Bản ghi nhớ Budapest, năm 1994 là một thỏa thuận quốc tế về bảo đảm an ninh cho Ukraine sau khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 Ukraine không còn sở hữu vũ khí hạt nhân nữa.

Năm 2014 tổng thống Nga Putin tiến quân vào Crimea bất chấp thỏa thuận Budapest năm 1994 về đảm bảo an ninh cho Ukraine. Một số nghị sĩ Ukraine đã đề nghị tái trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine.

Cựu tổng thống Leonid Kravchuk hiện còn sống. Sau khi tổng thống Nga Putin đưa quân vào Crimea Ông sẽ nghĩ gì về quyết định giải giáp vũ khí hạt nhân năm 1994? Ông nghĩ gì về một Bắc Triều Tiên chỉ với mấy đầu đạn hạt nhân đã làm cho bao nước điên đầu?; Một Israel nhỏ bé sở hữu vũ khí hạt nhân làm khuynh đảo Trung đông?; Một Ấn độ, một Pakistan đua nhau phát triển vũ khí hạt nhân?; Một Trung Quốc đang gấp rút tăng cường kho vũ khí hạt nhân để dành quyền thống trị thế giới?

CÓ NƯỚC NÀO CÒN KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI KHÔNG?

1. Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), nước Nga qua các đế chế quyền lực Yeltsin, Putin, Medvedev, Putin đã không kỷ niệm Cách mạng tháng Mười nữa.

Duyệt binh ngày 7/11 hàng năm là nhớ lại cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941. Khi đó quân đội Đức đang cách Matxcova 30 km. 28000 chiến sỹ đã đi thẳng ra mặt trận ngay sau khi kết thúc duyệt binh. Đừng hiểu nhầm duyệt binh ngày 7/11 hiện nay ở Nga là kỷ niệm Cách mạng tháng Mười.

2. Ngoại trừ Việt Nam, hiện nay trên thế giới không có nước nào kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba đều không nhắc đến Cách mạng tháng Mười vào ngày 7/11.

ĐIỀU ĐÁNG SỢ!

Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: text
Image may contain: 1 person, text
8 SÀI GÒN

ĐIỀU ĐÁNG SỢ!

TS Hoàng Đình Chân – GĐ Bệnh viện ung bứu Hưng Việt nhận định: “Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân”.

Như vậy, với 125.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, thì có đến hơn 40 ngàn người do ăn phải thực phẩm bẩn. Số còn lại là do các nguyên nhân khác.

Theo thống kê của bộ Y Tế, mỗi năm có khoảng 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm, và trung bình, có 26 người chết vì ngộ độc thức ăn.

Vừa qua, phó TT Vương Đình Huệ sang Nigeria, nước đông dân nhất của Châu Phi để vận động họ mua gạo VN. Nhưng lãnh đạo nước chủ nhà thẳng thừng từ chối vì họ không muốn ăn gạo có chứa các hóa chất không mong muốn.

Nêu lên các sự việc trên để chúng ta thấy rằng, thực phẩm ở VN hiện nay đã mất an toàn. Với hơn 40 ngàn người mắc bệnh ung thư do ăn phải thực phẩm bẩn. Với hơn 5 ngàn người bị ngộ độc thực phẩm hằng năm, và trong đó có tới 26 người chết vì ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Và, với Châu Phi là những nước nghèo, mà họ cũng không dám ăn gạo của Vn vì sợ dư lượng thuốc BVTV đang còn tồn đọng trong đó.

Dù thực phẩm bẩn gây ra cái chết cho hàng chục ngàn người Việt mỗi năm. Dù cho thực phẩm bẩn trôi nổi, tràn lan trên thị trường, gây nguy hiểm tính mạng cho hàng triệu dân Việt. Thế nhưng, điều đáng đáng sợ với nhân dân hôm nay không phải là thực phẩm bẩn. Mà, đó là, nhà nước hôm nay trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho Cục An Toàn thực phẩm Vn.

Đây mới chính là điều đáng sợ của một nhà nước do đảng độc tài lãnh đạo!

NGÔ TRƯỜNG AN