TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI MỸ TRONG NGÀY LỄ TẠ ƠN

TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI MỸ TRONG NGÀY LỄ TẠ ƠN

 Hồng Thủy – Vatican

Tâm tình tạ ơn không chỉ có trong những lúc chúng ta nhận được các phúc lành nhưng cả trong những khi gặp khó khăn thử thách.  Trong ngày lễ Tạ ơn năm nay, dù cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, hãy tạ ơn tình yêu, sự tốt lành và quảng đại của Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta.

Hàng năm, vào ngày thứ Năm trong tuần thứ tư của tháng 11, người Mỹ lại mừng lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn.   Đó là ngày lễ nghỉ và các gia đình Mỹ và bạn bè thường tụ họp để mừng lễ với nhau.  Đó là ngày người ta tạ ơn về những gì mình có.  Ngày nay ý nghĩa tạ ơn của ngày lễ dường như bị quên lãng và người ta chú ý hơn đến vui chơi, ăn uống, đặc biệt là mua sắm, với những quảng cáo giảm giá không tin nổi trong ngày thứ sáu Black Friday sau đó.  Một người Mỹ đã chia sẻ về ý nghĩa tạ ơn mà chúng ta cần có trong ngày lễ Tạ ơn hàng năm.

Thời gian khó khăn thử thách cũng là thời gian của lòng biết ơn chân thành

Ngày lễ ý nghĩa nhất mà gia đình chúng tôi từng trải qua chính là ngày lễ Giáng sinh cách đây 4 năm, trong một căn phòng ở bệnh viện.  Khi đó, con gái của chúng tôi đang được điều trị bệnh ung thư máu và vợ tôi sống trong bệnh viện cùng với con bé.  Con trai tôi và tôi mang đến bệnh viện các thứ cần thiết cho một cuộc cắm trại dã chiến và 4 người chúng tôi đã cùng trải qua buổi chiều lễ Giáng sinh với nhau, trong tâm tình tạ ơn về món quà là sự hiện diện của mỗi người đối với người khác.

Con gái chúng tôi đã được điều trị ung thư gần một năm và hầu như trong suốt thời gian đó, vợ tôi cùng với con gái ở trong khoa ung thư của một bệnh viện, cách xa đây một giờ đồng hồ lái xe.  Đó là thời gian khó khăn, khi chúng tôi gặp những thánh giá vì bệnh tật của con gái và gia đình thường bị phân ly.  Tuy thế, lúc đó, cũng như bây giờ, chúng tôi ý thức rằng đó thật là thời gian ân phúc cho gia đình chúng tôi.  Chúng tôi đã ý thức về bao điều Chúa đang làm cho chúng tôi.  Chúng tôi có thể nhìn thấy Ngài giúp đỡ cho chúng tôi nhiều như thế nào.  Tóm lại, chúng tôi ý thức chúng tôi phải biết ơn Ngài nhiều thế nào.  Khi chúng tôi nhận ra mình cậy dựa vào Thiên Chúa thật nhiều để vượt qua thời gian thử thách và đau khổ, chúng tôi ý thức được về bao nhiêu tình yêu Ngài chan đổ trong cuộc sống của chúng tôi.  Khi chúng tôi không thể làm ngơ rằng chúng tôi cần Chúa như thế nào, chúng tôi thấy rõ ràng điều Ngài đang làm cho chúng tôi.  Đó là lý do tại sao thời gian thử thách, thường cũng là thời gian của lòng biết ơn sâu sắc và chân thành.

Khó khăn giúp thêm cậy dựa vào sự quan phòng của Chúa

Tôi thường ngạc nhiên khi nói chuyện với các nhà truyền giáo, đang sống trong những tình cảnh thật khó khăn, những người dường như cũng sống với cảm nghiệm thật sự về điều Chúa ban cho họ và biết ơn thật sự về việc Ngài yêu họ như thế nào.  Cuộc sống của họ, thường là không thể dự đoán và không tiện nghi thoải mái, có vẻ như giúp hiểu được thế nào là cậy dựa vào sự quan phòng của Chúa và thái độ biết ơn về những điều nhỏ bé mà Chúa ban cho họ.  Khi chúng ta được sống tiện nghi sung sướng, đủ để bảo đảm những ảo ảnh về sự tự lo liệu của mình, hay chỉ quan tâm đến những ý muốn tầm thường và nhỏ nhoi của chúng ta, thì thật khó mà biết ơn thật sự.

Thành công hay an toàn dễ khiến chúng ta ảo tưởng về sức mạnh của mình

Đây là một nhắc nhở rằng các môn đệ của Chúa Giêsu nên tránh thứ tiện nghi thoải mái mà thế giới thường gọi là thành công hay sự an toàn.  Những ảo ảnh về sự an toàn và tự bảo đảm đang lớn lên và ngăn cản mối liên hệ mật thiết với Chúa, hay thái độ biết ơn về ân phúc của Ngài.  Tóm lại, khi cuộc sống của chúng ta đòi những hy sinh hay gặp những khó khăn, chúng ta có nhiều khả năng nhìn thấy sức mạnh của sự tốt lành của Chúa và biết ơn về cách thức mà Chúa yêu chúng ta.  Nếu chúng ta muốn có sự kết hiệp sâu xa hơn với Chúa, chúng ta nên xem những cách thế mà Chúa mời gọi chúng ta chối từ chính mình vì tình yêu và chúng ta vác lấy thánh giá.  Nếu chúng ta muốn cảm nghiệm lòng biết ơn đến từ kinh nghiệm thật và quyền năng về sự quan phòng của Chúa, chúng ta cần từ bỏ ý nghĩ rằng cuộc sống chúng ta là của chính chúng ta và để dâng nó cho Chúa cách hoàn toàn và tự do. …

Tạ ơn Chúa về thánh giá trong cuộc đời vì qua đó Ngài mặc khải tình yêu cho chúng ta

Trong ngày lễ Tạ Ơn, chúng ta nên cám ơn về những thánh giá mà Chúa đã đặt trong cuộc đời chúng ta – bệnh tật hay khó khăn mà qua đó Chúa Kitô mặc khải tình yêu sâu xa và vững bền của Ngài dành cho chúng ta.  Chúng ta nên xin Chúa tỏ cho chúng ta cách Ngài gọi chúng ta dâng tặng chính mình để yêu thương cách cụ thể hơn và cám ơn Chúa về cơ hội được lớn lên trong ngạc nhiên và cảm kích sự quan phòng của Chúa.  Và chúng ta nên cám ơn Chúa về những thử thách có thể đang ở phía trước chúng ta, có thể giúp đào sâu đức tin của chúng ta và niềm tin cậy vào ơn sủng của Chúa.  Thánh Phaolô đã viết: “Trong mọi lúc, anh em hãy tạ ơn Chúa, vì đây là ý Chúa dành cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô.”

Ngày lễ Tạ ơn năm nay, dù cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, hãy tạ ơn tình yêu, sự tốt lành và quảng đại của Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta.

Hồng Thủy – Vatican

*******************************************

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã trao ban, 

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã chối từ,

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã lấy đi,

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã cho phép,

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã bảo vệ con,

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã tha thứ cho con,

Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã chuẩn bị cho con,

Tạ ơn Cha vì cái chết Ngài đã chọn sẵn cho con,

Tạ ơn Cha vì một nơi Ngài đã dành sẵn cho con trên Thiên Quốc,

Tạ ơn Cha vì đã sáng tạo nên con để yêu Cha mãi mãi,

Tạ ơn Cha vì tất cả!

SỐNG ĐỨC TIN LÀ LÀM CHỨNG

SỐNG ĐỨC TIN LÀ LÀM CHỨNG

 Jos. Vinc. Ngọc Biển

Hôm nay, chúng ta hân hoan, tự hào và hãnh diện khi mừng kính trọng thể lễ các thánh tử đạo Việt Nam. Với con số 118 đấng đã được Giáo Hội tuyên phong và tôn kính, đây là con số đông đảo nơi sổ bộ các thánh trong Giáo Hội hoàn vũ. Tuy nhiên, còn hàng trăm ngàn đấng chưa được tuyên phong, nhưng các ngài đều mang một mẫu số chung, đó là chết vì Chúa để làm chứng cho đạo của Chúa là đạo thật.

Như vậy, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, thiết tưởng chúng ta nên gợi lại những gương sáng của các ngài để như một lời nhắc nhớ chúng ta về tấm gương anh dũng qua đời sống chứng tá của các thánh, đồng thời như một lời mời gọi mỗi chúng ta hãy noi gương các bậc tiền nhân qua đời sống đức tin hiện nay.

  1. Các ngài là những người đã sống Tin Mừng yêu thương 

Trong rất nhiều nhân đức cao đẹp của các thánh tử đạo Việt Nam, thì nhân đức yêu thương, tha thứ của các ngài là nhân đức đi đầu, tiên phong trong hàng loạt các nhân đức. Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu để yêu và yêu cho đến cùng, yêu đến nỗi chấp nhận chết để chứng tỏ tình yêu của mình vào Thầy Chí Thánh mà các ngài đã tin theo (x. Ga 15,13).

Khi sống và diễn tả tình yêu ấy, chúng ta thấy có thánh y sĩ Phan Đắc Hòa. Ngài đã sẵn sàng chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sẵn lòng cứu giúp những người túng thiếu. Hay thấy được nỗi đau khổ của cái nghèo hoành hành nơi dân làng, các ngài đã không chịu ngồi yên trong khi nhìn thấy cảnh người anh em đau khổ, đói khát, nên đã chấp nhận vất vả, tăng gia thêm để có của dư giả nhằm giúp anh chị em đang lâm cảnh nghèo túng, trong số đó, phải kể đến thánh Martinô Thọ, ngài sẵn sàng trồng thêm vườn dâu để có thêm thu nhập giúp người nghèo. Cụ trùm Đích thì thường xuyên góp nhặt tiền bạc để đi thăm viếng trại cùi và nuôi nấng những người dịch tả trong vùng. Còn với quan Hồ Đình Hy, ngài luôn giúp đỡ những người bơ vơ, mồ côi ngay ở trong nhà, và khi họ qua đời thì lo an táng đàng hoàng như một người bình thường.

Đỉnh cao của tình thương ấy nơi các ngài là yêu luôn cả những người thù ghét mình. Tình yêu của các ngài là một tình yêu không biên giới. Lời của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 43) luôn thường trực trong suy nghĩ, hành động của các thánh. Về điểm này, chúng ta thấy toát lên chân dung của cha thánh Hoàng Khanh, ngài đã sẵn lòng chữa bệnh cho cả những viên cai ngục trong tù…

Các ngài bỏ qua tất cả, không nghĩ cho riêng mình, không còn lằn ranh giữa bạn và thù, bởi vì: “tận cùng của tình yêu là yêu không giới hạn.”

  1. Các ngài là những người sống và chết vì sự thật 

Có nhiều cái chết và cách chết. Những giá trị của cái chết cũng hoàn toàn khác nhau nhờ vào thái độ của mỗi người. Nhưng chấp nhận cái chết vì sự thật, vì công lý thì thật là điều cao thượng.

Trong Cựu Ước, có cụ Eleazaro, cụ là người cương trực, không chấp nhận giả vờ ăn thịt cúng để được tha (x. 2 Mac 6, 18-31). Lời dụ dỗ giả vờ bỏ đạo để được tha và thăng quan tiến chức là những chiêu bài mà nhà cầm quyền thời bấy giờ thường xuyên dùng để khuyên dụ các ngài. Có những đấng nếu chỉ khai mình là lương y chứ không phải là linh mục thì sẽ được tha ngay. Trong số đó, phải kể đến thánh Lê Tùy, Đỗ Yến, Hoàng Khanh, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Bảo Tịnh… Các ngài đã chấp nhận cái chết để chứng minh cho chân lý và sứ vụ của mình.

Rồi có những đấng các quan chỉ yêu cầu nhắm mắt, giả bộ bước qua thập giá là sẽ được tha như thầy giảng Nguyễn Cần chẳng hạn, thầy đã được quan gợi ý như thế, nhưng ngài đã nói: “Thưa quan, mắt thì nhắm được, chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm.” Thua keo này, các quan đã bày keo khác! Có những đấng, họ chỉ yêu cầu đi vòng quanh thánh giá và các quan sẵn sàng tha cho vì coi đây như là hình thức bỏ đạo. Nhưng các ngài đã khẳng khái khước từ. Trong số này có thánh Phan Văn Minh, các thầy giảng Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy và các anh Nguyễn Văn Mới, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Vinh.

Như vậy, mặc cho những lời đường mật hứa hẹn. Các ngài đã cương quyết không thỏa hiệp. Các ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết, không bước qua thập giá, hoặc bất cứ hình thức nào được trưng ra dưới chiêu bài “đánh lận con đen.”  Các ngài đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho sự thật, công lý.

  1. Các ngài là người sống niềm hy vọng Phục Sinh 

Chúng ta nhớ lại trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19).  Thật vậy, vì tin vào Đức Kitô, Đấng đã được “Thiên Chúa làm cho […] sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1 Cr 6,14).  Vì thế, các thánh tử đạo Việt Nam luôn coi cái chết như là hy lễ cuối cùng và đẹp nhất dâng lên cho Thiên Chúa để được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc Trên Trời. Niềm tin này đã được thày giảng Hà Trọng Mậu đại diện cho những người bị bắt thưa với quan rằng: “Thưa quan, chúng tôi mong ước về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy”; hay như quan Án Khảm, ngài đã hé mở cho mọi người đang đứng chung quanh mình về một cuộc sống hạnh phúc trên Thiên Quốc khi nói: “Cha con chúng tôi hôm nay vào Nước Thiên Đàng đây”; hoặc như thánh linh mục Nguyễn Văn Hạnh thì nói: “Anh em ở lại, chúng tôi đi về Thiên Đàng nhé”; còn thầy giảng Nguyễn Đình Uyển thì đã bình tĩnh và dõng dạc tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào mầu nhiệm phục sinh khi nghe quan quát lớn: “Mày không bước qua, tao sẽ chém đầu mày” thầy điềm tĩnh trả lời: “Thưa quan, nếu tôi bị chém chết, thì tôi mới hy vọng được phục sinh với Chúa Kitô.”  Khi phải lựa chọn giữa sự sống trần gian và cuộc sống vĩnh cửu, cha thánh Nguyễn Văn Xuyên đã nói một cách xác tín rằng: “Thưa quan, tôi chọn cái chết để được sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu rồi muôn đời bị tiêu diệt.” Rồi như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát đi để trổ sinh một mùa lúa bội thu, cha thánh Lê Bảo Tịnh đã nói: “Thân xác tôi đây, các ông muốn làm gì thì làm, tôi sẵn sàng không oán than, nó chết đi, nhưng mai này sẽ sống lại vinh quang.” Quả thật, không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô.  Mặc cho đòn vọt, gông cùm và ngay cả cái chết.

  1. Cái chết của các ngài là lời tạ ơn

 Cuối cùng, cuộc đời, sứ vụ và cái chết của các ngài là một bài ca tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa đã tác tạo nên mình, cám ơn những bậc sinh thành đã dày công dưỡng dục và như một gương sáng cho giáo dân noi theo. Tâm tình này đã được thánh Giám Mục Giuse Diaz Sanjurjo An diễn tả khi tới giờ hành xử đã đến, ngài nói: “Tôi xin gửi quan 30 đồng tiền để xin quan một ân huệ: xin quan đừng cho chém tôi một nhát. Nhưng tôi xin chém tôi 3 nhát: Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ đã sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí dù có phải chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên Trời.” Với các thánh Phạm Khắc Khoan và hai thày Nguyễn Văn Hiếu và Đinh Văn Thanh, các ngài đã chia bè và hát kinh Tạ Ơn “TE DEUM” bằng tiếng Latinh ngay trong nhà giam. Rồi khi ra pháp trường để chịu tử hình, cha Khoan xướng ba lần lời ALLÊLUIA, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Hai thày cũng lập lại ALLÊLUIA, ALLÊLUIA, ALLÊLUIA ba lần như đêm vọng phục sinh vậy.

Có được tâm tình đó là vì các ngài đều xác tín rằng: “Đối với các ngài, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, vì thế “Trong mọi thử thách, các ngài đã toàn thắng nhờ Đấng yêu mến các ngài” (x. Rm 8, 37). Và, giờ chết của các ngài là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu tuyệt đối mà cha ông chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa như của lễ tinh tuyền thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Thật vậy: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo? […] sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).

Cuộc tử đạo của các ngài được ví như người nông dân đã vất vả ra đi gieo giống, để rồi hôm nay hân hoan vì thấy một vụ mùa bội thu: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125,6-7).

Như vậy, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã yêu thương các ngài đặc biệt. Chúng ta cũng ngước lên các ngài để chiêm ngưỡng, noi theo những nhân đức anh hùng, can trường của các ngài để lại hầu mai sau cũng được hưởng hạnh phúc với các ngài trong Cõi Trường Sinh.

Bài học cao quý nhất của các ngài để lại không phải là bài học hận thù, chia rẽ, không phải là ích kỷ nhỏ nhen, không phải là tự phụ kiêu căng, nhưng là bài học của tình yêu, của bao dung, vị tha và khiêm nhường.  Sống được như thế là chúng ta đang làm chứng cho Chúa và đang sống niềm hy vọng phục sinh một cách rõ nét nhất.

Mong thay, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cùng với các ngài hát lên bài ca Tạ Ơn “TE DEUM” ngay trong cuộc sống hiện tại của mình.

Lạy Chúa, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, xin Chúa cho chúng con xác tín rằng: quê hương của chúng con ở Trên Trời, vì thế chúng con chỉ có một điều duy nhất là làm mọi việc vì Chúa và vì phần rỗi của mình cũng như tha nhân, qua đó biết khước từ những điều bất chính, để sau này chúng con được chung hưởng phúc vinh quang với các thánh trên Thiên Quốc.  Amen!

 Jos. Vinc. Ngọc Biển

QUỐC HỘI: CÒN BAO NHIÊU BẰNG GIẢ CHƯA BỊ LỘ?

QUỐC HỘI: CÒN BAO NHIÊU BẰNG GIẢ CHƯA BỊ LỘ?

Đại biểu Quốc hội cho biết, càng ngày càng lộ ra nhiều đồng chí sử dụng bằng giả, trong đó có cán bộ cao cấp. Cần phải kiểm tra toàn diện bằng cấp của công chức, viên chức. Còn bao nhiêu đồng chí chưa bị lộ?

Tôi khẳng định còn cả làng. Sự vụ ở cơ quan tỉnh ủy Đăk Lăk là một điển hình. Từ một em Ái Sa, lộ ra cả loạt cán bộ và không chừng cái cô gái gội đầu đó có trình độ cao nhất trong số những người dùng bằng giả.

Theo tôi biết, hiện nay có các loại giả liên quan đến trình độ của công chức:

1) Mượn bằng của người khác để nộp hồ sơ học đại học tại chức rồi leo lên thạc sĩ, tiến sĩ. Loại này sẽ không nhiều. Như trường hợp em Ái Sa là hy hữu và rất dễ bị lộ.

2) Mua bằng giả từ các dịch vụ (đang quảng bá công khai trên mạng và trên điện thoại di động, cứ search Google thì rõ). Đủ các trình độ nhưng chủ yếu là bằng phổ thông. Loại này sẽ rất phổ biến để hợp thức hóa cho cán bộ đã có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhưng thiều bằng tốt nghiệp phổ thông.

Cần đặt câu hỏi vì sao mấy chục năm nay tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông từ 90 đến 99% mà các dịch vụ này vẫn rôm rả. Không phải quan chức mua loại bằng này thì ai mua?

3) Học giả, tức không đi học hoặc thuê người đi học thay, nhưng có bằng thật. Báo đăng có trường hợp Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên trình Sở ký khống hàng trăm bằng thì chắc chắn là bằng thật để cấp cho những người không cần học. Loại này cũng sẽ rất đông, vì an toàn đến mức đã được bảo kê. Loại này cũng chủ yếu để hợp thức hóa cho bằng đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ mà chưa tốt nghiệp phổ thông.

Sẽ thú vị khi có nhiều quan lấy bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trước rồi mới lấy bằng phổ thông sau. Trường hợp bà thẩm phán Tòa án Thái Nguyên chẳng hạn.

Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề mà không đưa ra giải pháp thì chỉ làm màu. Tôi đề nghị:

– Rà soát bắt đầu từ trong Quốc hội. Chỉ cần rà soát những người có bằng đại học tại chức để làm gương, hóa giải sự tai tiếng khi thông qua điều luật “không phân biệt bằng chính quy và ngoài chính quy”.

– Rà soát rộng ra các cấp lãnh đạo, tập trung vào những ông bà ăn nói, viết lách có vấn đề về hiểu biết. Đến lúc không chỉ kiểm tra bằng cấp mà còn sát hạch năng lực như các nước vẫn làm.

– Điều tra, tóm cổ tất cả bọn làm và bán bằng giả, bằng khống, bắt chúng khai ra đã bán bao nhiêu văn bằng, cho ai. Tổng bán ra bao nhiêu thì được sử dụng bấy nhiêu. Không có chuyện có bán mà không có mua.

Chưa cần kiểm tra toàn bộ công chức, viên chức. Chỉ cần kiểm tra lãnh đạo là đủ làm gương. Hiểm họa cho đất nước là do vấn đề nhân sự. Những người yếu kém năng lực, không có trình độ nhưng tìm mọi cơ hội leo cao, chui sâu là hiểm họa của đất nước và sự tồn vong của chế độ. Loại này không chỉ gây mất lòng tin của dân mà còn có thể bán nước hại dân, vì ngu sẽ sinh lòng tham và cái ác. Nói như bị cáo Nguyễn Thanh Hóa: “Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng lòng tham thì quá lớn”, tức trí khôn tỉ lệ nghịch với lòng tham và tội ác.

Xử lý hiện tượng sử dụng bằng giả, học giả không chỉ dừng lại ở kỷ luật hay đuổi việc như vừa rồi. Kỷ luật hay đuổi việc thì ai sợ gì mà không sử dụng bằng giả vì lợi ích được hưởng quá lớn so với hình phạt. Phải truy tố hình sự, truy thu toàn bộ tiền lương, phụ cấp trong thời gian sử dụng bằng giả.

Xử lý nghiêm, thậm chí đóng cửa những trường đại học đã đào tạo ra loại cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ học vượt cấp khi chưa có trình độ phổ thông.

Cách đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ tràn lan, chỉ vì tiền, không vì chất lượng, cũng là một hình thức mua bán bằng cấp, cần ngăn chặn triệt để.

Gốc gác của vấn đề nhân sự nằm ở đào tạo chứ không phải chuyện chạy ghế, mua ghế. Mua bằng, chạy bằng mới là cái gốc của mua ghế, chạy ghế. Cụ Tổng thực tâm muốn tạo ra một đội ngũ nhân sự tốt hãy mở lò nhổ sạch, đốt sạch cái gốc này.

Công bằng mà nói, Quốc hội thời chị Ngân xuất hiện nhiều điểm sáng, dám nói thẳng nói thật. Cần phát huy và nhân rộng ra thì chất lượng đại biểu mới được nâng cao.

CHU MỘNG LONG

No photo description available.
No photo description available.
No photo description available.

Ngu Toàn Diện

Hoang Le Thanh
Ngu Toàn Diện

— Tác giả Cóc Tía

Thấy mọi người cứ tâng bốc lão Trump quá chừng, còn lãnh đạo thiên tài của nhà mình thì dè bỉu, chê bai đủ thứ, tui thấy bực mình. Bực thì tui phải phân tích cho mọi người thấy chớ nhịn quài không chịu được.

Trước hết, lão Trump không phải dạng con ông, cháu cha, chắc nội, chít ngoại của thằng tổ tiên là quan triều đình chó nào cả. Nên ko thể liệt vào loại tinh hoa quý xờ tộc, là hồng phúc của dân tộc khi được làm Tổng thống.

Thứ hai:

Lão cũng éo phải gs, ts, thạc sĩ…con mịe gì hết. Cũng chưa qua lớp ný nuận chính trị trung cấp hay cao cấp nào. Triết học Mác Lê chưa chắc đọc quá 5 trang.

Thứ ba:

Lão chưa từng được đảng đưa vào diện quy hoạch cán bộ nguồn hay cán cuốc cấp chiến lược một lần nào cả nhé.

Thứ tư:

Lão cũng chưa hề cống hiến cc gì cho đất nước như đi nghĩa vụ quân sự hay một lần được làm cán bộ cấp xã hoặc cấp quận, huyện. Thậm chí đến chuyện làm tà lọt cho CA phường chuyên đi bắt, tịch thu hàng của mấy người mua gánh bán bưng, lấn chiếm vỉa hè, hoặc đi cưỡng chế nhà dân, … như đám dân phòng, DQTV, … lão cũng chưa từng tham gia một lần nào. Cho nên chuyện được luân chuyển cán bộ để trau dồi kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo … thì thành tích của lão là con số 0 to tướng.

Thứ năm:

Tui dám chắc rằng Bằng A, B, C, … ngoại ngữ lão cũng không có. Bằng cấp PTTH hoặc ĐH giả lão cũng không dùng. Đoàn, Đảng gì cũng không chịu tham gia.

Thứ sáu:

Ăn hông dám ăn, uống hông dám uống. Rượu nhấp một giọt sợ say. Thuốc lá rít một hơi sợ sặc. Ma tuý hít một phát sợ nghiện. Không đàn đúm, phe cánh, móc ngoặc với ai… Vậy thì rõ ràng lão không có một chút bản lĩnh của thằng đàn ông.

Vậy mà hông hiểu cách gì lão ta lại leo tọt lên được tới chức Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Huê Kỳ phát một mới ghê chứ. Không chừng lão lại dùng tiền lo lót, hối lộ cũng nên ?

Khi làm được TT Mỹ rồi thì nói năng, phát biểu huyên thuyên trước công chúng. Thậm chí không soạn nổi một bài diễn văn cho ra hồn rồi cầm ê a đọc giống như ngừ ta.

Đã vậy, khi lên nắm quyền chưa hết nhiệm kỳ đã gây gổ tá lả, làm mấy thằng trùm khủng bố trên TG như Syria, Iran… mặt xanh như đít nhái. Còn mấy thằng độc tài cs phải lao đao lận đận sắp đi ăn mày cả đám như TQ, Bắc Hàn, Cuba, Vê nê… Gieo rắc kẻ thù khắp nơi sướng ích gì hông ?

Vợ đẹp, con ngoan hông chịu ở nhà mà hưởng. Tuổi cao sức yếu hông chịu nghĩ ngơi giữ sức phẻ… lại đâm đầu vô đi làm chính chị, chính em… để mấy thằng đảng dân chủ với cs chửi rủa suốt ngày. Hỏi như vậy thì có ngon lành gì đâu ?

Còn nữa, cái dzụ này mới ngu nhất nè.

Làm Tổng thống một đại cường quốc mà ngay cả mấy đồng tiền lương cũng hông dám nhận. Vậy thì có cửa nào dám tham nhũng, tơ hào một đồng nào của dân Mỹ. Con cái thì không dám đưa sang VN du học. Tiền thì ko dám gửi nhà băng uy tín ở Venezuela. Không dám qua xứ thiên đường Bắc Hàn mua cái nhà để nghỉ mát, … Thế thì làm TT để làm cái gì ?

Kết luận: Nói chung, lão Trump là ngu toàn diện ngoại trừ việc lão chỉ giỏi cái chiện làm ăn đàng quàng nên thành tỷ phú đô la khi chưa làm TT. Mà cái này cũng chưa chắc đâu nha. Biết đâu lão giàu cũng nhờ chạy xe ôm, nuôi lợn, buôn chổi đít, lá chót, … hoặc làm đến thối cả mồm cả mũi thì sao nhễ. Vụ này lẽ ra phải thanh tra nè!

Còn khi lão thành TT rồi thì chỉ được mỗi một việc là làm cho nước Mỹ hùng mạnh thiêm. Dân Mỹ bớt thất nghiệp và kinh tế Mỹ có phát triển hơn xưa thôi. Còn ngoài ra hông làm nên cái tích sự gì !

Lời thật mất lòng. Tui thấy lão Trump là khùng nặng hết thuốc chữa rầu. Dzẩy á ! Đứa nào còn đu càng, đem lão khùng này ra so sánh với lãnh đạo thiên tài của tui, tui block luôn.

— Cóc Tía
Nguồn:

BADAMXOEVIETNAM2.WORDPRESS.COM
Hãy xòe cho rộng, mở cho hết. Trắng bụng, lấm lưng với Tự do

Dân biểu Lord Alton của đảng dân chủ- tự do Anh Quốc đến tận Hong Kong trao giải thưởng cao quý này cho Joshua Wong Chi Fong

Image may contain: 1 person, standing and beard
Image may contain: 2 people, people smiling, people standing
Image may contain: 1 person, standing, shoes, suit, beard and indoor
No photo description available.

Lm Trần Chính Trực

Vì chính quyền HK không cho Joshua Wong xuất cảnh để đến Anh Quốc nhận giải thưởng Westminter Award. Cho nên dân biểu Lord Alton của đảng dân chủ- tự do Anh Quốc đến tận Hong Kong trao giải thưởng cao quý này cho Joshua Wong Chi Fong vì anh ta có những đóng góp cho nhân quyền rất quý giá.

Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha từ Hiroshima

Image may contain: one or more people and night

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực.

LƯƠNG CŨNG NHƯ GIÁO, ĐẶC BIỆT NHỮNG NGƯỜI ĐANG NẮM QUYỀN, NÊN ĐỌC SỨ ĐIỆP NÀY CỦA ĐỨC THÁNH CHA. NẾU BẠN THIỆN CHÍ, BẠN SẼ THẤY SỨ ĐIỆP NÀY THẬT BỔ ÍCH. NẾU BẠN VÌ LỢI ÍCH NHÓM, VÌ TƯ LỢI CÁ NHÂN, VÌ MỤC ĐÍCH CŨNG CỐ QUYỀN LỰC CHO BẢN THÂN VÀ NGƯỜI THÂN, CÓ THỂ HỌ KHÔNG THÍCH SỨ ĐIỆP TUYỆT VỚI NÀY.

                                                              ***
Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha từ Hiroshima

Đức Thánh Cha Phanxicô tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử

Trong buổi cầu nguyện cho các nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, chiều tối ngày 24/11/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô tái kêu gọi thế giới từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục tiêu chiến tranh, và vượt thắng mọi bất đồng bằng con đường đối thoại.

(G. Trần Đức Anh, O.P)

Sau thánh lễ chiều ngày 24/11 tại sân dã cầu ở thành phố Nagasaki, Đức Thánh Cha đã ra phi trường để đáp máy bay, lúc quá 4 giờ rưỡi chiều, đi Hiroshima, để tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử và gióng lên sứ điệp hòa bình.
Sau hơn 1 giờ bay, Đức Thánh Cha tới Hiroshima, thành phố có gần 1 triệu 200 ngàn dân cư, đông gần gấp 3 Nagasaki, là nơi quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử được ném xuống đây ngày 06/08/1945 làm cho 150 ngàn người chết tức khắc, hàng chục ngàn người chết trong những năm tháng sau đó vì phóng xạ.
Từ phi trường, Đức Thánh Cha đi bằng xe thêm 53 cây số để tới Công viên tưởng niệm hòa bình, tại nơi bom nguyên tử được ném xuống. Đài tưởng niệm hòa bình được thiết lập năm 1954 trên khu đất rộng hơn 120 ngàn mét vuông, xung quanh là những vườn cây và nhiều cơ cấu tưởng niệm khác.
Đài tưởng niệm có mái vòm bằng kiếng và trong khu vực này cũng có một thính đường và một bảo tàng viện hòa bình.
Khi đến đây lúc 8 giờ 40 phút giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã được ông Tỉnh Thưởng, thị trưởng và chủ tịch hội đồng thành phố chào đón. Ngài ký vào sổ vàng lưu niệm và chào thăm 20 vị lãnh đạo tôn giáo, và đại diện các nạn nhân, trước khi đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm.
Đức Thánh Cha và 1300 người hiện diện cầu nguyện trong thinh lặng theo nhịp tiếng chiêng nhẹ nhàng.

Rồi mọi người lắng nghe chứng từ của hai người sống sót: một phụ nữ 14 tuổi khi xảy ra vụ ném bom. Bà đã chứng kiến tình trạng bao nhiêu người thân yêu, bạn hữu và những người quen biết chết vì bệnh ung thư do phóng xạ nguyên tử. Bà làm việc không ngừng để cổ võ bài trừ hạt nhân.

Chứng từ thứ hai của một nạn nhân, ông không đến được, nên một người đã đọc thay chứng từ. Lúc ấy ông mới 17 tuổi. Tuy sống sót nhưng ông chịu đau khổ rất nhiều vì những hậu quả.

SỨ ĐIỆP HOÀ BÌNH CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Đức Thánh Cha nói: “Tại nơi này, bao nhiêu người nam nữ, những mơ ước và hy vọng của họ chỉ còn lại bóng đen và thinh lặng sau khi luồng chớp và lửa lóe lên. Trong khoảnh khắc, tất cả bị thiêu hủy do một hố đen tối tàn phá và chết chóc. Từ vực thẳm thinh lặng ấy, ngày hôm nay người ta còn tiếp tục lắng nghe tiếng kêu mạnh mẽ của những người không còn nữa. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau, có những tên khác nhau, một vài người trong số họ nói những tiếng khác. Nhưng tất cả cùng chung một số phận, trong một giờ thảm khốc mãi mãi đánh dấu không những lịch sử đất nước này, nhưng cả khuôn mặt của nhân loại.”

Nơi đây, tôi nhớ đến tất cả các nạn nhân và cúi mình trước sức mạnh và phẩm giá của những người sống sót sau những lúc đầu tiên ấy, nhưng trong nhiều năm trời, đã chịu trong thân thể họ những đau đớn cấp tính nhất, và trong tâm trí họ, những mầm mống của sự chết đã tiếp tục tiêu hao sinh lực của họ”.

Như người lữ hành hòa bình trước những đe dọa

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đến nơi này như một người lữ hành hòa bình, để cầu nguyện, nhớ đến các nạn nhân vô tội của bao nhiêu bạo lực, mang trong tâm hồn những lời cầu khẩn và khát vọng của những người nam nữ thời nay, đặc biệt là những người trẻ, họ đang mong ước hòa bình, làm việc cho hòa bình, hy sinh cho hòa bình…”

“Với lòng khiêm hạ, tôi muốn là tiếng nói của những người, mà tiếng nói của họ không được lắng nghe. Họ lo âu bất an nhìn những căng thẳng đang gia tăng trong thời nay, những bất bình đẳng và bất công không thể chấp nhận được, đang đe dọa sự sống chung của nhân loại, sự bất lực trầm trọng trong việc chăm sóc căn nhà chung của chúng ta, sự liên tục và nhất thời tìm tới các võ khí, như thể chúng bảo đảm một tương lai hòa bình.”

LÊN ÁN VÕ KHÍ HẠT NHÂN

“Với tất cả xác tín, tôi muốn lập lại rằng sử dụng năng lượng hạt nhân vào những mục tiêu chiến tranh, ngày nay hơn bao giờ hết, là một tội ác, không những chống lại con người và nhân phẩm, nhưng còn chống lại mọi khả thể tương lai trong căn nhà chung của chúng ta. Sự sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục tiêu chiến tranh là vô luân. Chúng ta sẽ bị phán xét về điều này. Các thế hệ tương lai sẽ đứng lên làm người xét xử sự thất bại của chúng ta, nếu chúng ta nói về hòa bình mà không thi hành hòa bình bằng những hoạt động của chúng ta giữa các dân tộc trên trái đất. Làm sao chúng ta có thể nói về hòa bình trong khi chúng ta kiến tạo những võ khí mới mẻ và kinh khủng? Làm sao chúng ta có thể nói về hòa bình trong khi chúng ta biện minh cho một số hành động bất hợp pháp với những diễn văn kỳ thị và oán ghét? …”

CHẤP NHẬN NHỮNG KHÁC BIỆT

Việc kiến tạo hòa bình trong sự thật và công lý có nghĩa là nhìn nhận rằng “rất nhiều khi có những khác biệt, cả những dị biệt lớn lao, trong kiến thức, trong nhân đức, các khả năng phát minh, trong việc sở hữu của cải vật chất” (Pacem in terris, 49), nhưng điều đó không bao giờ có thể biện minh cho chủ ý áp đặt cho người khác những sở thích đặc thù của mình. Trái lại tất cả những điều đó có thể là một lý do để lãnh trách nhiệm và tôn trọng nhiều hơn. Cũng vậy, các cộng đồng chính trị, có thể có những khác biệt hợp pháp với nhau về mức độ văn hóa hoặc phát triển kinh tế, đều được kêu gọi dấn thân làm việc “cho sự thăng tiến chung”, cho thiện ích của tất cả mọi người (ibid. 49-50).

“Thực vậy, nếu chúng ta thực sự muốn xây dựng một xã hội công bằng và an ninh hơn, chúng ta phải rời bỏ khí giới: “Không thể yêu thương mà tay cầm võ khí tấn công” (Paul VI, ngày 04/10/1965 tại Liên Hiệp Quốc, n.5) …

BA MỆNH LỆNH LUÂN LÝ

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Tưởng nhớ, đồng hành với nhau, bảo vệ. Đó là ba mệnh lệnh luân lý, càng có một ý nghĩa mạnh mẽ và phổ quát hơn tại Hiroshima này, và chúng có khả năng mở ra một con đường hòa bình thực sự. Vì thế, chúng ta không thể để cho các thế hệ hiện tại và tương lai mất ký ức về những gì đã xảy ra. Ký ức là một bảo đảm và khích lệ để xây dựng một tương lai công chính và huynh đệ hơn; ký ức lan truyền, để thức tỉnh lương tâm của tất cả mọi người nam nữ, nhất là những người ngày nay đang giữ một vai trò đặc biệt đối với vận mệnh của các dân nước; ký ức sinh động giúp nói từ thế hệ này sang thế hệ khác: không bao giờ xảy ra nữa!”

HIỆP NHẤT VÀ HY VỌNG

“Chính vì thế, chúng ta được kêu gọi cùng hiệp nhất tiến bước với nhau, với cái nhìn cảm thông và tha thứ, mở ra chân trời hy vọng và mang những tia sáng vào giữa nhiều đám mây đang làm cho bầu trời đen tối. Chúng ta hãy mở cửa đón nhận hy vọng, trở thành những dụng cụ hòa giải và hòa bình. Điều này sẽ luôn có thể thực hiện được, nếu chúng ta có khả năng bảo vệ và nhìn nhận nhau như anh em trong cùng một vận mệnh chung. Thế giới chúng ta có liên hệ với nhau, không những vì sự hoàn cầu hóa, nhưng vẫn luôn vì trái đất chung, đang đòi hỏi hơn các thời khác, hãy ngưng những quyền lợi của những nhóm hoặc phe phái, để đạt tới sự cao cả của những người đang chiến đấu trong tinh thần đồng trách nhiệm, để bảo đảm một tương lai chung.”

KHÔNG BAO GIỜ CHIẾN TRANH NỮA

“Trong một lời khẩn cầu duy nhất, cởi mở đối với Thiên Chúa và tất cả những người nam nữ thiện chí, nhân danh tất cả các nạn nhân các vụ dội bom, những vụ thí nghiệm hạt nhân và tất cả các cuộc xung đột, chúng ta cùng nhau gióng lên một tiếng kêu: không bao giờ chiến tranh nữa, không bao giờ còn những tiếng nổ của võ khí, không bao giờ nhiều đau khổ như vậy nữa! Ước gì hòa bình đến trong thế giới chúng ta ngày nay. Lạy Thiên Chúa, Chúa đã hứa với chúng con: Tình thương và chân lý gặp nhau. Công lý và hòa bình hôn nhau. Chân lý sẽ nảy mầm từ lòng đất và công lý sẽ xuất hiện từ trời” (Tv 8,11-12).

“Lạy Chúa xin hãy đến, vì trời đã tối, và nơi nào đầy tàn phá, ước gì ngày hôm nay được dồi dào hy vọng, có thể viết và thực hiện một lịch sử mới. Lạy Chúa là Vua hòa bình, xin làm cho chúng con trở thành những dụng cụ và phản ánh hòa bình của Chúa!”
Kết thúc buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã trở lại phi trường để đáp máy bay trở lại Tokyo và về đến Tòa Sứ Thần lúc 10 giờ rưỡi đêm.

LỪA CHÍNH MÌNH…

LỪA CHÍNH MÌNH…

Ngồi phê phán đám Hong Kong ngu xuẩn, phá rối, và bị xúi dục.

Lập luận là:

sao không ổn định, sao đi phá rối, sao lại đập phá, sao đốt xe cảnh sát, sao không đi ra Tsim sha Tsui mà ăn hàng, shopping, selfie Facebook có phải vui không!

Dẫn chứng là:

Ta đây ở VN ăn rẻ, check-in sang chảnh, đi taxi khỏi xếp hàng, ăn quán lề đường vui, uống rượu lái xe thoải mái, xả rác vô tư, cà phê suốt ngày.. và rất tự do. Có ai cấm gì đâu nè!

Dạ, ấy là tự lừa dối mình, là phép Tự Thắng trong AQ của Lỗ Tấn..

Dân Hong Kong đâu có ngu.

Thu nhập bình quân $62k một năm, hơn cả Mỹ, họ đâu có nghèo.

Họ là một trong 3 trung tâm tài chính thế giới, họ hiểu đồng tiền và giá trị của Tư Bổn, vốn!!

Trường Đại Học top ten của thế giới, họ đâu dở.

Hệ thống giao thông hiệu quả từng góc phố, bến du thuyền đẹp tuyệt vời, hàng ngàn cao ốc như Landmark 81, địa ốc có giá nhất nhì thế giới, film ảnh nổi tiếng, hàng hoá phong phú, họ đâu có gì phải phàn nàn..

Hộ chiếu HK đi được 150 đất nước mà không cần xin visa trước, vậy là quá Tự Do rồi còn gì..

Vậy tại sao kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, giáo viên, sinh viên, luật sư, thương gia, những thành phần ưu tú, tiên tiến của xã hội… cả người già, trẻ em… lại lao ra đường, bất chấp hiểm nguy, tánh mạng, mưa nắng, đêm ngày để gào thét, để bị đánh đập, bắt bớ, thủ tiêu, tù tội?

Nào phải vài ba trăm người, mà có lúc lên đến 2 triệu, gần một 1/3 dân xuống đường cùng một lúc, đây là tỉ lệ biểu tình cao nhất trên thế giới!

Tại sao vậy?

Là vì TỰ DO!

Sao lại Tự Do, có ai cấm họ ăn, ngủ, ai cấm đi lại, cấm mua sắm, tem phiếu gì đâu, ai cấm đức tin, ai bắt đi làm nô lệ đâu?

Ấy là cái Tự Do về Tư Tưởng, về Bầu Cử, về Quyền biểu quyết vận mệnh mình và thành phố, Quyền được lắng nghe, Quyền được nói ra.. cái đó nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác, kể cả được sống sung túc trong sợi xích.

Khi bạn không có Tư Duy thì bạn sẽ không hiểu được Tự Do Tư Duy!!

Chuyện bắt đầu từ khi HK được trao trả cho TQ, họ được hứa là được Tự Do, Tự Trị, Dân Chủ ít nhất cho đến năm 2047. Họ có quyền có luật riêng (ví dụ HK tưởng niệm Thiên An Môn, nhưng Trung Hoa Lục Địa thì không hề), có toà án riêng, có lãnh đạo của họ.., nhưng TQ đã nuốt lời.

Từ năm 2012, TQ muốn thay đổi giáo dục trẻ em HK là yêu đảng cộng sản, TQ thất bại.

TQ cho bầu cử, nhưng do đảng chọn, dân bầu, giống như ba mẹ bảo con muốn ăn gì thì ăn, mì tôm hay mì gói?!

Khi lãnh đạo và pháp luật thuộc TQ thì nó sẽ phục vụ đảng cs TQ.

Ví như cảnh sát HK trong film rất nghĩa hiệp, lịch sự, bảo vệ dân lành, thì nay quay lại bắn giết, đánh đập, bắt bớ dân mình.. vì cs hồi xưa là Hoàng Gia Anh Quốc, giờ cảnh sát nghe lệnh của đảng.

Năm 2014, cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông, vi phạm quyền Tự Do Hội Họp, thì dân dùng dù để che, nên phong trào Dù Vàng ra đời.

Hoàng Chí Phong, mười mấy tuổi, đã nêu rõ, không muốn phải học cái nhồi sọ, cái độc tôn và sai sự thật, không muốn internet định hướng, truyền thông kiểm duyệt, suy nghĩ bị định đoạt, không muốn đồng hoá yêu nước là yêu đảng, không muốn làm con trừu non..

Năm nay, luật Dẫn Độ xem như huỷ luôn luật pháp HK, mất quyền tự chủ.

Dân Lục Địa sang HK phạm pháp thì được đưa về TQ xử, coi như HK vô luật pháp, còn dân HK nếu bị khép vào tội gì đó, kể cả chính trị, thì bị dẫn về TQ, không ai bào chữa và bảo đảm công lý cho họ..

Dân HK sống 99 năm Tự Do, nên hiểu và quý Tự Do. Họ trải qua 22 năm với cs TQ, họ nhìn ra tương lai.

Và Biểu Tình nổ ra.

Bạo lực leo thang khi cảnh sát dùng bạo lực để trấn áp, hơi cay, vòi rồng, và cả đạn thật để giết người.. khi ấy thì luật Tự Do Biểu Tình đã tắc tử.

Cảnh sát chơi bẩn, trà trộn, phá hoại và lấy cớ đàn áp người dân vốn dĩ hiền lành, nên dân mới điên lên và bạo loạn.

Cảnh sát triệt ĐH Bách Khoa, vì nơi ấy là trung tâm internet để kiểm soát mọi tin tức và liên lạc..

Vậy cảnh sát bạo động hay dân phá hoại?

Dân HK sợ một ngày họ sẽ bị như Tân Cương, Tây Tạng, hay hội viên Pháp Luân Công, bị bắt bỏ đạo, bị bắt thuần phục, bị chém giết, bị đồng hoá, bị xoá sổ… nên họ lên tiếng đòi quyền sống.

Quyền sống với tất cả ý nghĩa của con Người, chứ không phải con chó bị xích nhưng cho ăn đầy đủ mập mạp!

Nếu Carrie Lâm do dân HK bầu ra, ắt hẳn đã làm tất cả để bảo vệ, bênh vực, che chở cho dân mình. Nhưng bà ta lại do đảng chỉ định, nên phải dẹp loạn, nên càng loạn. Đó, cái khác của Dân làm Chủ và Độc đảng là chỗ đó.

Cái gì không có cạnh tranh, không có chỉ trích, không có kiểm quyền lực đan chéo thì không thể phát triển và tốt đẹp được.

Bây giờ thì ta thấy, tại sao Tự Do không gói gọn trong việc được đi chơi, được la hò khi bóng vào lưới, được ăn ngon mặc đẹp nhất thời..

Khi em nói em được đánh giày với giá 15k lẻ, có nghĩa là em đang bóc lột thằng đánh giày, nó phải làm vì nó đói.

Khi em đi Taxi không cần xếp hàng, nghĩa là dân thất nghiệp đông quá, lo chạy Grap tranh nhau sống.

Khi em ăn quà dễ dàng, vì quá nhiều bà mẹ còng lưng nuôi con.

Em bảo không nên quan tâm chính trị, quan tâm chính em thôi, thì em mặc định chấp nhận kẻ lãnh đạo, và họ muốn làm gì thì làm, nói nhăng cuội, và tham nhũng cuồng điên. Giả như thị trưởng là dân bầu, ổng phải làm việc cho dân, đường ngập thì phải thông cống, đường chật thì phải xây thêm, bệnh viện phải đầy đủ, trường lớp phải ra trò, nếu ổng và nội các ổng không làm được, thì bị đuổi cổ, và trăm ngàn người giỏi và có trách nhiệm lên thay, cái cạnh tranh và đấu đá đó tự nó thúc đẩy xã hội phát triển và hoàn thiện.

Em sẽ không phải kẹt xe trong ngập lụt, không phải chen chúc dưới gầm giường bệnh viện, sẽ không phải tìm đường cho con em du học sau này.. tất tần tật là chính trị ấy.

Em ăn ngon, mặc đẹp, vì em may mắn có được đặc quyền, đặc lợi, hay có ai đó bảo bọc cho em..

Cái tự do em đang có là tự do nhục dục, tự do ích kỷ, tự do tạm thời, tự do gói gém trong cái hưởng thụ ngắn ngủi và hạn hẹp!

Cái Tự Do họ tranh đấu nó ở mức cao hơn:

Tự Do là từ trong Tư Tưởng, và kiểm soát quyền lực, mong mang lại điều tốt nhất cho đời sống. Quyền chọn ra hệ thống phục vụ cho dân, chứ không phải nhóm lãnh đạo!

QUỐC VINH

Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people and shoes

Văn Minh Trung Hoa & Văn Hoá Búa Liềm

Văn Minh Trung Hoa & Văn Hoá Búa Liềm

HongKong CN 1

Quân tử sống vì nghĩa, tiểu nhân sống vì lợi.

Khổng Tử


Tuần lễ cuối tháng bẩy của năm 2019, Tạp Chí Luật Khoa đã đăng tải một loạt bài viết rất cô đọng và giá trị của bỉnh bút Y Chan:

Kỳ 1: Đài Loan – phòng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn bão Trung Quốc?

Tác giả bỏ rất nhiều thời gian, cũng như công sức, để thu thập dữ liệu về những nỗ lực “gieo hạt giống đỏ toàn cầu” của Trung Hoa Lục Địa.

Ở Đài Loan: “Họ thao túng, nhuộm đỏ, giới truyền thông của đảo quốc này bằng sức mạnh của kim tiền.”

Ở Úc Châu: “Họ áp dụng công thức 3C: Covert, Coercive, Corrupting – Đội lốt, Đe nạt, Đút lót.”

Ở Hoa Kỳ: “Họ có các mối quan hệ mật thiết và kín đáo với những quan chức liên bang, với các nghị sĩ quốc hội. Họ thiết lập quan hệ và thỏa thuận riêng với nhiều bang, nhiều thành phố. Họ dùng các tổ chức ‘mặt trận’ tìm cách kiểm soát cộng đồng người gốc Hoa. Họ giám sát nhất cử nhất động của các sinh viên TQ. Họ dùng tiền thu phục những nhóm nghiên cứu (think tank) để tạo ảnh hưởng đến cộng đồng. Họ bước vào trận chiến thông tin từ khắp ngả, vỗ thẳng mặt, đánh từ bên hông, và âm thầm úp từ phía sau. Họ gây áp lực, biến các doanh nghiệp thành đồng minh, thậm chí là công cụ. Và họ đánh cắp tất cả những phát minh sáng tạo nào mà không thể mua được bằng tiền.”

Tác giả Y Chan kết luận:

“Nếu sức mạnh mềm phiên bản làm mòn của Trung Quốc (TQ) không nhận được bao nhiêu phản ứng tích cực từ các nước phương Tây, thì ở nhiều ‘mặt trận’ khác trên thế giới, và đối với nhiều tổ chức cá nhân, sức hút của nó là không thể xem thường.”

Tôi vô cùng trân trọng lời cảnh báo thượng dẫn, và hoàn toàn không dám “xem thường” thằng Tây hay con Tầu nào hết. Tuy thế, bằng kinh nghiệm bản thân (tất nhiên là hạn hẹp, chủ quan và có phần phiến diện) tôi vẫn thành thực tin rằng “văn hóa kim tiền và búa liềm” của TQ không có ảnh hưởng chi đáng kể – nơi tầng lớp đại chúng – nơi vài quốc gia mà mình đã có dịp sống qua: Miên, Lào, Miến Điện, và Hương Cảng.

Cách đây chưa lâu, The Cambodia Daily hớn hở loan tin: “Spring Festival Gala a Display of China’s Soft Power.” Xin được trích dẫn một đoạn ngắn, theo bản dịch của Hồng Thủy: “Trung Quốc và Campuchia đã cùng tổ chức một chương trình văn nghệ truyền hình trực tiếp Festival Mùa Xuân tại đảo Koh Pich ở Phnom Penh. Chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng kéo dài 2 giờ 30 phút với sự có mặt của vợ chồng Thủ tướng Hun Sen do đài truyền hình quốc gia Campuchia và đài truyền hình tỉnh Vân Nam đồng tổ chức.”

HongKong CN 2

Chỉ cần nhìn qua đôi màn “biểu diễn hoành tráng” như thế này thôi, cũng đủ khiến tôi lo ngại rằng có sự nhầm lẫn (đáng tiếc) giữa xiếc Tầu với văn hoá Trung Hoa. Vợ chồng T.T Hun Sen, cùng đám tướng lãnh và vợ con những quan chức cao cấp của Cambodia hiện nay (có thể) vì tối mắt với những khoản viện trợ hào phóng nên không thấy được sự dị biệt này nhưng dân chúng của Xứ Chùa Tháp thì “tinh tế” hơn nhiều. Họ nhận ra được sự giả danh văn minh Trung Hoa qua mọi “sinh hoạt văn hoá” được Trung Cộng tài trợ.

Bởi thế, những trường quốc tế ở đất nước này (British International School, Canadian International School,  Western  International School,  Northbridge International School, Australian International School, Singapore International Academy, Lycée FrançaiRené Descartes …) dù học phí cao vẫn có học sinh, còn Viện Khổng Tử ở Phnom Penh thì không mấy ai lai vãng. Được thành lập từ năm 2009 nhưng đến nay cái học viện Khổng Tử giả danh này vẫn chưa có nổi một cái website, và FB (CIRAC) của viện cũng chả có người nào bước chân vào cả. Người Miên chớ có phải người điên đâu mà đi học tiếng Tầu!

Người Lào cũng vậy. Đức Khổng Phu Tử (thiệt) e cũng chưa chắc đã có chỗ đứng giữa núi rừng của xứ Triệu Voi, nơi mà lễ giáo và phép tắc rườm rà – xem ra – không cần thiết lắm. Nói chi đến cái thứ lễ nghĩa và đạo đức (giả) chuyên nói một đằng làm một nẻo của Văn Hoá Búa Liềm.

Trí trá, gian xảo, quỷ quyệt là những thuộc tính có thể “gần” với dân Việt nhưng hoàn toàn xa lại với cái “tạng” chân chất của dân Lào. Họ quan tâm đến những sinh hoạt tâm linh, chiêm bái, và lễ lạc hơn là việc kiếm tiền … bằng mọi giá. Ngó bộ thì dân Lào hợp với Tây hơn là Tầu.

Khi đi lang thang ở Vientianne, tôi cứ có cảm tưởng như là Pháp chưa bao giờ rời khỏi xứ Lào và Tầu thì chưa bao giờ có mặt ở nơi đây – dù chỉ một ngày. Tên của những cơ quan cấp bộ vẫn giữ y chang như thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET DES MINES, BỘ NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN –  MINISTÈRE DE LA JUSTICE, BỘ TƯ PHÁP – MINISTÈRE DE LA SANTÉ, BỘ Y TẾ … Patrick Boehler, phóng viên của New York Times, có một nhận xét khá bất ngờ và hơi giễu cợt: “Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.) Nhiều tỷ đồng Nguyên đã ào ạt “đổ” vào đất nước này, từ mấy thập niên qua, cứ như là nước đổ lá môn vậy thôi.

Tiếng Hoa, xem ra, không có duyên lắm với người Lào. Chả riêng chi Thủ Đô Vạn Tượng, nơi những thôn bản xa xôi heo hút (suốt từ Thượng Lào xuống đến Nam Lào) cũng thế, cũng bói chả ra được một chữ Tầu nào ráo.

HongKong CN 3

Chả ai ngây thơ đến độ tin rằng người Pháp chiếm thuộc địa chỉ để thực hiện “sứ mệnh khai hóa” cả. Tuy thế, cũng khó ai có thể phủ nhận được rằng tuy tận lực bóc lột đám dân bản xứ nhưng bọn thực dân Tây cũng không quên việc xây dựng hạ tầng cơ sở (cầu cống, đường xá, bưu trạm, bệnh viện, trường học … ) một cách rất đàng hoàng và nghiêm chỉnh. Đám tân thực dân Trung Hoa hiện nay thì e không được tử tế như thế.

Đâu thì không biết, chớ Sihanoukville (một trong những nơi được xem là trọng điểm trên lộ trình One Belt One Road – OBOR – của Tập Cận Bình) thì tôi có ghé chơi vài bữa. Ở thành phố cảng này, tôi đếm được khoảng gần 100 cái casino và building sang trọng của người Hoa. Xen cạnh là vô số restaurant cùng supermarket – đỏ rực bảng hiệu tiếng Tầu – nằm san sát hai bên những con đường lỗ chỗ ồ gà, ngập ngụa rác rưởi, và mịt mù khói bụi. Nơi đây, người Tầu ở biệt lập trong những khách sạn hay những khu chung cư cao cấp. Họ chỉ chia chung với dân bản xứ những dòng nước suối đen ngòm (lềnh bềnh chai lọ nhựa) lừ đừ chảy qua những ngõ ngách chật chội và hôi thối.

Miến Điện cũng là một “cas” thú vị khác. Đất nước này sau nhiều thập niên đóng cửa và ai cũng tưởng chừng như là đã bị nhuộm đỏ lòm rồi. Tưởng vậy là Tưởng Tầm Bậy. Hai bức hình bên dưới, tôi chụp được ở Rangoon vào năm 2016. Tôi đố bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng khỏi có luôn. Dù mang tiếng là đồng minh của Trung Cộng trong mấy thập niên qua nhưng Miến Điện vẫn đủ sáng suốt để không tin tưởng gì lắm về thiện ý của ông bạn láng giềng: “Myanmar does not fully trust China’s intentions” (*).

HongKong CN 4

Mà cũng chả cần phải qua tuốt bên Miên hay Miến làm chi cho má nó khi. Cứ tà tà thả bộ trên đường Nathan (con lộ chính của Hồng Kông) rồi vỗ vai bất cứ một thanh niên hay thiếu nữ nào hỏi xem họ có phải là người Tầu không – chắc chắn – bạn sẽ nhận được câu trả lời cùng cái quắc mắt (giận dữ) của người đối diện: I’m HongKonger Ain’t Chinese.

HongKong CN 5

Chưa đến 4 phần trăm thế hệ trẻ tuổi từ 18 đến 29 nhận mình là dân Tầu trong năm 2017. Less than 4 percent of the young generation ages 18 through 29 identified as Chinese in 2017, according to HK01. Con số này có thể sẽ hoá âm sau những biến động đẫm máu, tại Hồng Kông, vào năm 2019.

Nhà nước Trung Hoa Lục Địa, rõ ràng, không thể xử dụng quyền lực mềm ở bất cứ nơi đâu. Lý do, giản dị, chỉ vì giới lãnh đạo của xứ sở này thuần là một bọn tiểu nhân (vị lợi, gian giảo và hung bạo) nên chưa bao giờ thủ đắc được loại quyền lực này cả. Trung Cộng không phải là Trung Hoa. Cố tráo (trở) giữa Văn Minh Trung Hoa với Văn Hoá Búa Liềm là một việc làm vô ích và vô vọng.

Tưởng Năng Tiến
11/2019

(*) Damon Lim Wei Da, “Sino-Burmese Identity with the Rise of ChinaModern Southeast Asia, 2018.

 HONGKONG:MA QUỶ KHÔNG THỂ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI NÀY

Trần Bang
 HONGKONG:MA QUỶ KHÔNG THỂ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI NÀY

Cuộc chiến giữa các sinh viên Hồng Kông và cảnh sát Hồng Kông ngày càng trở nên khốc liệt. Cảnh sát càng ra tay tàn nhẫn sát hại người biểu tình bằng những cách thức tàn độc. Nhưng người biểu tình vẫn không lùi bước. Có điều gì còn lớn hơn nỗi sợ về cái chết?

Những ngày tháng qua đã đi vào lịch sử bởi những con người làm nên cuộc cách mạng rung động thế giới. Trong khi chính quyền Trung Quốc đã ngày càng phơi bày bản chất côn đồ khủng bố quốc tế và khiến ngay cả những chính phủ quốc gia lớn mạnh cũng phải im lặng thoả hiệp trong nỗi sợ và lợi ích kinh tế, thì các em tuổi mười mấy hai mươi, công dân của một quốc gia thịnh vượng, văn minh, với tấm hộ chiếu danh giá có thể đi định cư bất kể đâu trên thế giới, đã chọn ở lại, đối đầu với sự đàn áp dã man của cảnh sát Hồng Kông, và một chính quyền phản lại nhân dân.

Tất cả những gì người dân Hồng Kông yêu cầu chỉ là 5 điều khoản: (1) Hủy bỏ Điều lệ Dẫn độ đào phạm; (2) Hủy bỏ Định nghĩa về bạo loạn hiện hành; (3) Hủy bỏ các tội danh vu khống cho người biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ; (4) Thành lập Uỷ ban độc lập, truy cứu kỹ lưỡng tình trạng lạm quyền của cảnh sát; (5) Ngay lập tức thực hiện quyền bầu cử phổ thông kép (bầu cử trực tiếp Đặc khu Trưởng và Hội đồng Lập pháp).

Nhưng chính quyền Hồng Kông đã trở thành tay sai dung túng cho ĐCSTQ can thiệp vào nền tư pháp độc lập của Hồng Kông, áp đặt các điều luật tà ác vô lý như Luật dẫn độ, vi phạm quyền tự do dân chủ cơ bản, thoả hiệp cho sự xâm lược về kinh tế và nhân quyền của Trung Quốc đối với người dân Hồng Kông. Phong trào phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu từ tháng 6 từ cuộc biểu tình ôn hoà trở thành cuộc phản kháng dữ dội để bảo vệ chính hệ thống pháp luật mà người dân Hồng Kông tự hào.

Chính quyền Hồng Kông, đã phơi bày bộ mặt làm tay sai cho ĐCSTQ, che giấu tội ác huỷ diệt đồng loại bằng những lời lừa dối thế giới, bảo kê cho cảnh sát và xã hội đen tấn công điên cuồng người dân vô tội bằng súng đạn, hơi cay nhiễm độc, dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn thẳng vào thân thể các nạn nhân, hãm hiếp, bắn người biểu tình trong cự ly gần, dùng cực hình tra tấn những người bị bắt, vứt xác từ trên cao tầng, vứt xác xuống biển rồi báo cáo là nạn nhân “tự sát”.

Chính quyền sinh ra để bảo vệ người dân, nhưng giờ đây hắc trị đã thay thế pháp trị, cảnh sát sẵn sàng chà đạp lên luật pháp, ra tay hung tàn làm nhục người dân của chính nước mình, hành động của cảnh sát Hồng Kông không thể có ở con người, nó chỉ có thể sinh ra từ ma quỷ, như cách chúng lao thẳng đoàn xe tăng nghiền nát chục ngàn sinh viên trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước. Cuộc phản kháng của người dân, đau lòng thay trở thành cuộc phản kháng chính sự tàn bạo của chính quyền được họ bầu lên để bảo vệ.

Nhưng tại sao người dân Hồng Kông không lùi bước?

“Gia đình tôi thuộc tầng lớp tri thức Hồng Kông, hiện không hề gặp khó khăn gì. Nhưng tôi cùng bạn bè xuống đường đấu tranh vì một tương lai và nền dân chủ sau này cho tất cả người dân Hồng Kông – không chỉ cho gia đình tôi”.

“Chúng tôi hiểu rằng tự do và dân chủ sẽ không từ trên trời rơi xuống, và chúng tôi cũng không ngồi để chờ chết, để mặc cho chính quyền chà đạp. Toàn thế giới đang chăm chú theo dõi, chúng tôi kiên định không lay động, vì nghĩa mà chiến đấu, quyết không chùn bước. Dù cho chúng tôi có ngã xuống, thì sẽ lại có hàng triệu người đấu tranh bước ra”.

Người dân Hồng Kông hiểu rằng họ đang đối đầu với chính quyền độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử. Nhưng họ vẫn kiên định đến cùng với sứ mệnh đòi lại tự do cho đất nước. Có một thứ lớn hơn cả sự sống của bản thân, đó chính là sự sống của người khác, sự sống của dân tộc. Khúc tráng ca mà những con người vì tự do cất lên bằng tuổi trẻ tình yêu, lý tưởng và phẩm cách cao thượng, đã hơn bất cứ lời nào, thức tỉnh lương tri của cả thế giới, phơi bày nỗi sợ hãi độc tài đã ngự trị gần thế kỷ trong triệu triệu con người.

Cậu bé Hồng Kông, lớp 6, mới 11 tuổi, xuống đường phản đối đàn áp của cảnh sát đối với những anh chị sinh viên biểu tình. Đây là lời chia sẻ của cậu bé khi phóng viên phỏng vấn

– Hồi trước cháu không ghét cảnh sát, vì thầy cô giáo cháu dạy rằng: Cảnh sát phải là người bảo vệ quyền lợi cho dân, bảo vệ pháp lý. Còn bây giờ thì sao, họ đang làm cái gì vậy! (không kìm được xúc động em khóc nức nở)

– Vì sao cháu khóc?

– Cháu khóc vì cháu tức giận hành vi của họ. Cháu phản đối cảnh sát dùng bạo lực đối với các anh chị tham gia biểu tình. Thực ra cháu rất sợ nhưng là một người con của Hồng Kông thì phải đứng lên phản đối. Nếu như chúng ta ai cũng sợ thì làm sao chúng ta có thể duy trì đến bước đường hôm nay được, làm sao có thể kiên trì lâu dài được. Mẹ cháu ủng hộ Trung Quốc và cảnh sát Hồng Kông

– Vậy cháu vẫn xuống đường để ủng hộ biểu tình?

– Vâng, VÌ ĐÂY LÀ LƯƠNG TRI CON NGƯỜI.

Sự sợ hãi và im lặng đã giết chết lương tri của con người trong thế giới này, và bằng cách đó, ma quỷ lên ngôi. Cuộc cách mạng của người Hồng Kông là cuộc chiến chống lại cái ác, độc tài toàn trị, chống lại những quyền lực đen tối đang huỷ diệt con người. Bạo tàn có thể tra tấn thân thể nhưng không thể nào dập tắt niềm tin không bao giờ mất về giá trị của tự do, dân chủ, những quyền sống cơ bản tạo nên sự văn minh và thịnh vượng chân chính của một quốc gia và phẩm cách của một con người. Thế giới này sẽ không thể thuộc về ma quỷ, thế giới này phải thuộc về những con người tự do, và vinh danh các giá trị phổ quát của nhân loại.

Các em đã “sẵn sàng chết cho đêm nay”, đêm tối mịt mùng của nhân loại trong sự khủng bố độc tài, trong một cuộc cách mạng của tuổi trẻ, tự do và lương tri, cuộc cách mạng sẽ đi vào lịch sử thế kỷ 21: Quang Phục Hương Cảng, Thời Đại Cách Mạng – làm rung động đến sâu thẳm tâm can cả thế giới, để đánh thức phần lương tri con người còn lại trong mỗi người.

Những lời này của người dân đứng bên đường nói với cảnh sát sẽ đi vào lịch sử: “Người Hồng Kông hôm nay cùng chịu cảnh ngộ với Tây Tạng và Tân Cương. Bọn mày gọi chúng tao là rác rưởi, bọn mày có biết đó chính là từ Hitler đã dùng trước khi chúng xuống tay thảm sát người Do Thái. Các người đang tiến hành một vụ diệt chủng mới. Đây chính là thảm sát. Mày có biết. Mày có biết Martin Luther King đã nói gì không? Sự bất công ở nơi nào cũng chính là mối đe doạ cho nền công lý khắp nơi. Bọn mày đã cho thế giới thấy rồi đấy. Nhưng bọn mày có biết, bọn mày đã thất bại thảm hại. Chúng tao muốn tự do, và Tự do, chính là cái chúng tao sẽ đạt được. Trao tự do cho chúng tao hoặc tụi mày giết đi. Bởi vì tụi mày biết không, Hồng Kông là quê hương của những đấng anh hùng. Và chúng tao là những anh hùng!”.

Số phận của Hồng Kông sẽ không chỉ là của một đất nước, nếu cuộc cách mạng của tự do thất bại, thì địa ngục của tà ác thống trị đã mở ra cho toàn thế giới này. Và số phận không chỉ của người dân Hồng Kông sẽ bị thống trị bởi ma quỷ. Thờ ơ, chỉ trích cuộc chiến chính nghĩa của người dân Hồng Kông tức là đã chọn đứng về phía ma quỷ.

Họ đã đấu tranh vì những người đã chết và cho tương lai của Hồng Kông và thế giới, không phải chỉ cho riêng mình. Cuộc cách mạng bi tráng, dẫu tàn khốc mà đẹp như tuổi thanh xuân của các em, có làm chúng ta nhớ đến những lời của John Donne được nhà văn Ernest Hemingway dùng làm đề từ của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Chuông nguyện hồn ai”:

“Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể; nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu u sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy”…
(Đan Thanh -ĐKN)

YOUTUBE.COM
mặc dù còn rất nhỏ nhưng em vẫn dám nói lên những suy nghĩ của mình. mn theo dõi và hãy ủng hộ HK. mọi người sub kênh cho tui mình có thể up thêm video mới nhé.