Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con.- Truyện ngắn HAY

Những Câu Chuyện Thú VịChi Nguyen

Mẹ không được học hành nhiều, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người, con tạc ân vào dạ. Học một chữ ở đời, con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời, và nó đã trở thành lẽ sống của con…Hôm con đi phỏng vấn xin việc ở công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con.

Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con rằng câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con; con đã thuật lại lời mẹ dặn. Họ bảo:“Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”.

Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con.

** Con và chồng con có xung đột vì con nghi ngờ anh ấy vẫn lén gặp bạn gái cũ. Con giận, bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mở chiếc hộp cũ lấy ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây. Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố toan đem hết mớ thư từ và ảnh người yêu cũ ra đốt sạch để chứng minh bố một lòng một dạ với mẹ. Nhưng mẹ đã ngăn lại và bảo “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỷ niệm. Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỷ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy?”

Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, và bố cả đời thủy chung với mẹ.

Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con trở về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc.

** Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: “Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền”. Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hóa ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

** Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy báo đưa tin có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá.

Mẹ lại bảo “Phúc đức tại mẫu. Những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”. Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả.

Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi.

** Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo “Con giục các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem ti vi. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con cũng không biết ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào!”.

Ngẫm kỹ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về, mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài. Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu.

Sao có mỗi bài học đơn giản rằng muốn con chăm thì mẹ phải siêng; muốn con hiền thì mẹ phải thảo mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

** Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình. Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức. Không phải vô cớ mà trong nhạc, trong thơ, … đâu đâu cũng thấy vang lên những “huyền thoại mẹ”, “tình mẹ”, “lòng mẹ”…

———

Bài và ảnh sưu tầm.

BỮA ĂN CUỐI TRƯỚC LY HÔN- Truyện ngắn HAY

 
From: vongtaysongnguyen & NguyenNThu

Sent: 10/17/2024

Subject: Kính chuyển – BỮA ĂN CUỐI TRƯỚC LY HÔN.

Thưa quý Song Nguyền và thân hữu khắp nơi, rất quý mến.

Chúng tôi vừa nhận được bài viết dưới đây

(không rõ tên người viết)

Đọc đi đọc lại –  “phải”. . .  lau nước mắt mấy lần !!

Vì đã từng chứng kiến đâu đó, không ít hoàn cảnh tương tự.

Xin kính chuyển quý Song Nguyền và thân hữu khắp nơi,

MỜI ĐỌC,

để cùng . . . SUY NGHĨ. Nhất là CẦU NGUYỆN,

trước thực trạng Hôn Nhân và Gia Đình khắp nơi hôm nay.

Thật chân thành trong Chúa.

Văn Phòng Điều Hành Trung Ương

Chương Trình TTHNGĐ Hải Ngoại.

————————————————–

~ BỮA ĂN CUỐI TRƯỚC LY HÔN ~

Những ngày này tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, thậm chí nhiều hôm tôi lên giường đi ngủ một mình chẳng cảm nhận được có chồng ngủ bên cạnh.

Vậy nhưng thu nhập của chồng cũng chẳng khá khẩm gì. Tôi cảm thấy tình cảm vợ chồng giữa hai chúng tôi cứ nhạt dần. Không còn những cái ôm vội vàng, những cái hôn nhanh lên má, không còn khái niệm tặng quà, không còn nỗi hoan hỉ mỗi khi đi làm về…

Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân thiết nghiêm túc phân tích vấn về và đưa ra kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”. Chia tay mấy cô bạn gái đó, trên đường về nhà tôi đã hạ quyết tâm. Về đến nhà, nhìn căn phòng mấy năm rồi vẫn đơn giản không có gì thay đổi, bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, lấy sữa cho nó uống, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà. Tôi vội vớ cái giẻ lau sữa dưới sàn, nhận thấy căn phòng quá bừa bộn. Đang vội nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay lại về muộn. Đang bực mình tôi thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì kêu lên một tiếng rồi đặt vội xuống, tay đã bị bỏng rộp lên rồi. Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa. Tôi càng thấy ý định ly hôn là đúng đắn.

Tôi tắt bếp, bước ra phòng ngoài, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay đã mờ nhạt đầy ấm ức, cuộc sống gia đình thật đáng sợ. Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa nơi này.

Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy trên bàn có cơm, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối: “Sao chưa nấu cơm?”. Vừa nói anh vừa bước vào bếp. “Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi tôi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi”.

Trong bếp, chồng tôi đang ra sức rửa một cái chảo bị dính. Phản ứng đầu tiên là: “Em nói gì anh không nghe rõ?”, phản ứng tiếp theo là: “Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!”, cuối cùng anh ta cũng hiểu được ý của tôi. Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy,

Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:

1- Thứ nhất, không đi chợ thổi cơm nữa; tách sinh hoạt của hai người ra.

2- Thứ hai, không ngủ chung; không cho cơ hội làm lành.

3- Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.

Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi nhẩm tính tài sản trong nhà. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nay đã ngoài 30, mua được hai căn nhà đều đứng tên tôi.

Chúng tôi ở căn có 3 phòng, còn căn nhỏ cho thuê mỗi tháng, chồng tôi còn có hai cửa hàng. Trong đơn ly hôn tôi viết rất rõ ràng: Hai căn nhà và con trai thuộc về tôi, cửa hàng thuộc về anh ta. Như vậy là hợp lý rồi.

Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn, tôi đồng thời đặt lên bàn ăn mẩu giấy:

– Tôi muốn tự do !

Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:

– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng – Chúng ta kết hôn chưa lâu, nhưng cũng sống với nhau 5, 6 năm rồi. Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…

Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi, giọng trầm buồn, anh nói: “Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em”. Anh gác máy rồi, tôi vẫn ngồi đờ đẫn trên ghế. Hết giờ làm việc, tôi lấy lại tinh thần đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến. Mấy hôm không gặp, anh như gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn, anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi. Tôi chưa ngồi xuống đã thấy cay cay mắt. Tôi thật sự sắp phải rời xa người con trai này ư? Tôi bỗng cảm thấy hoang mang, lẽ nào cứ thế này mất anh ấy sao?

– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể là vì đây là bữa cơm cuối cùng. – anh nhìn tôi khẽ mỉm cười, ánh mắt trong veo và dịu dàng, quay ra gọi người phụ vụ:“ Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao”. – Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:

– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?

Món anh thích ăn? Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì…

– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?

Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:

– Thực ra, ngần ấy năm sống với nhau, anh luôn ăn những món mà mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích ăn những món ăn chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút.

Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là ngần ấy năm tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì, lần đầu tiên biết anh thích ăn những món ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng vẫn cố kìm lại.

– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.

Nghe những lời từ biệt đó, tôi không nén được buột miệng hỏi: “Anh định đi đâu?”. Gần 2000 ngày đầu kề má ấp, đã từng thề thốt, đã từng yêu nhau, tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc cuộc sống không có người đàn ông này sẽ như thế nào…

– Kì thực, trong ngần ấy năm sống ở đây, bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển, thích lãng mạn, nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…

– Anh nói gì thế? Em không phải vì những thứ đó. – Tôi không ngăn được nước mắt.

– Ly hôn xong anh sẽ về miền Nam. Sau này em sống một mình, lại nuôi con, em sẽ vất vả. – Anh rít một hơi thuốc, chậm rãi nói tiếp:

– Cho nên anh để lại tất cả cho em. Tiền cho thuê nhà và cửa hàng em nên tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu.

– Vậy anh thì làm thế nào?

– Anh tính rồi, đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.

Nhìn ánh mắt thương cảm của anh đối với tôi, tôi bỗng trào nước mắt.“Đừng khóc, em yêu!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, tôi thích cái vẻ đàn ông ấy của anh, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy, thậm chí còn cảm thấy ghét.

– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ bố mẹ, họ cũng già cả rồi…

Những lời đó khiến tôi xúc động vô cùng, tôi thấy mình quá vô tâm, bỗng tôi hiểu ra rằng tôi vẫn còn yêu thương anh và không thể xa anh. Đây là người đàn ông tốt. Tôi biết nhiều vụ ly hôn vợ chồng chửi bới lẫn nhau, trở nên thù ghét nhau vì tài sản, còn tôi chưa thấy vụ ly hôn nào như thế này, nghi thức chia tay thật dịu dàng, thật thâm trầm, thật độ lượng, một sự chia tay đầy ắp tình thương và sự lưu luyến. Đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh cũng phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.

– Như thế, sao anh không nói sớm? – Tôi nắm chặt tay anh, không còn quan tâm đến lòng kiêu hãnh của mình nữa.

– Anh yêu em, anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.

Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:

– Anh… Anh có thể không đi không?

Chúng tôi tay trong tay bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe máy của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.

Sau này, bạn bè hỏi tôi: “Đã ly hôn xong chưa?”, tôi kể cho họ nghe bữa tối hôm đó và nói với họ: “Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Hiện nay ly hôn ngày càng dễ, nhưng chính vì thế, biết giữ gìn hôn nhân mới là một việc khó, đòi hỏi phải có lý tính, trí tuệ, độ lượng và nhường nhịn”.

BA MẪU CHUYỆN BA BÀI HỌC – Truyện ngắn HAY

Nghệ Lâm Hồng

  1. Điều nên làm ngay

Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.

Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:

“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng khi phải họp mặt gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.

Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”.

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó”.

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. “Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn có cơ hội nào nữa”.

Dennis E. Mannering

  1. 2. Bộ quần áo cũ

Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh, là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội… ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.

Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:

– Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.

– Nhưng bố thích mặc bộ này!

Tôi bắt đầu cau có:

– Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.

Ông già buồn rầu, lặp lại:

– Bố thích bộ quần áo này lắm.

Tôi cũng cương quyết:

– Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.

Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:

– Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.

Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.

Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, ta nên xét lại trái tim mình trước đã.

  1. 3. Bệnh và Lười

Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:

– Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.

Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.

Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:

– Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.

Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.

Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hít thở khói thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.

Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:

– Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.

Tui vỗ về:

-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.

Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức…

Bạn hãy dành thời gian cho những người xung quanh mình – cho dù chỉ là để làm một việc nhỏ nhoi!

Albert Schweitzer

Sống trong gia đình nên săn sóc cho nhau và tìm hiểu cặn kẽ, đừng vội trách móc, giận hờn. Thiếu hiểu biết săn sóc kịp thời, là vô tình mình đẩy người mình thương vào cõi chết sớm hơn, do thiếu tìm hiểu, cảm thông và chăm sóc muộn màng.


 

Những Giọt Lệ Hồng – Diệu Nga – Truyện ngắn

Diệu Nga

Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!”

Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!”

Nghe mẹ kể lại lời dì, tôi cảm thấy hơi áy náy. Quả thật tôi cần mẹ không chỉ thuần túy vì tình cảm. Tôi cầu cứu bà sang để chăn bầy cháu bốn đứa. Dạo này buôn bán ể ẩm, tôi không kham nỗi tiền giữ trẻ, cũng không thể tiếp tế đều đặn cho mẹ nên rước bà qua là nhứt cử lưỡng tiện.

Căn nhà ba phòng của vợ chồng tôi, bề ngoài trông cũng khang trang với cây cảnh chung quanh và cửa garage tự động nhưng thật ra chỉ rộng 1100 sf. Trừ phòng ngủ chánh tương đối rộng rãi, hai phòng còn lại vuông vức, nhỏ xíu xiu.

Đất ở San Francisco là đất vàng. Căn nhà cũ kỷ năm mươi tuổi này trị giá chừng sáu chục ngàn nhưng lô đất 4000 sf của nó giá hơn bốn trăm, dù là nằm ở vùng ngoại ô xa tít. Thành ra cứ rán giữ, rán nắm dù mệt muốn hụt hơi.

Cửa tiệm fast food bán cho nhân viên các hãng xưởng gần đây cũng theo đà lay-off mà đi xuống. Đến đầu tháng là chúng tôi điên đầu với đủ thứ tiền phải thanh toán. Tư trang sắm từ những năm phồn thịnh buôn may bán đắt lặng lẽ nuối đuôi nhau đi hết, vào nằm im nơi các tiệm cầm đồ.

Chúng tôi không hề nghĩ đến giải pháp bán nhà vì đó là gia tài duy nhất, cũng là mối kinh doanh không sợ lỗ vốn; vả lại bây giờ đi mướn một apartment tồi tàn đủ chỗ chứa sáu người, giá thuê hàng tháng còn mắc hơn số tiền trả góp nhà.

Trong tình thế kiệt quệ này, nếu có mẹ tôi lo cho tụi nhỏ, đưa đón đi học, quán xuyến việc nhà, tôi sẽ rảnh rang hơn để đi làm thêm lặt vặt buổi sáng, trưa về phụ tiệm ăn với chồng tôi. Buổi tối chúng tôi sẽ đi clean các tiệm ăn, chợ búa. Chịu khó một thời gian hi vọng kinh tế sẽ phục hồi trở lại. Mọi người đã hăm hở đón chào thiên niên kỷ mới, ai ngờ nó bắt đầu bằng sự xuống dốc!

Mẹ sang Mỹ vào mùa Thu. Trời khá lạnh đối với mẹ vì chưa quen nhưng màu xanh của biển trời đã thu hút mẹ. Lũ cháu xúm xít lấy bà vì ngày thường không ai gần gũi chúng cả. Chúng xổ tiếng Anh líu lo, thậm chí cô bé út mới bốn tuổi cũng không rành tiếng Việt. Bà cười dễ dãi: “Sẽ có cuộc trao đổi nhé! Bà dạy các cháu nói tiếng Việt, các cháu dạy cho bà nói tiếng Anh.”

Thấy mẹ vui, tôi an lòng. Thế là bên cạnh cái giường hai tầng của hai cô bé gái là tấm nệm của bà ngoại. Ban đêm, ba bà cháu nói chuyện rì rầm; có khi hai cậu trai cũng gõ cửa xin vào để được hưởng không khí đầm ầm bên bà ngoại rất hiền và rất vui. Mẹ như bà tiên có chiếc đũa thần đã biến căn nhà bừa bãi đầy phiền muộn của chúng tôi thành một tổ ấm ngăn nấp, sạch sẽ và đầy tiếng cười.

Trước kia, chúng tôi chỉ dùng những thức ăn ế ẩm từ cửa hàng, lắm khi nuốt chẳng trôi. Mẹ bảo cứ bỏ thịt bỏ rau và tủ lạnh cho bà. Thế là mỗi chiều về gia đình tôi được quây quần chung quanh bàn ăn có cơm canh nóng hổi, hương vị ngọt ngào.

Chỉ sau vài tháng, các con tôi khỏe mạnh ra, lễ phép ra và biết phụ giúp công việc lặt vặt trong nhà. Hai cậu con trai lớn, bà phân công lo vườn tược cây kiểng: “Thằng Hùng mười hai tuổi, lớn rồi, lo chăm sóc các cây lớn, tỉa lá, bón phận, Hậu cũng mười tuổi rồi, thay vì ôm máy chơi game, có thể phụ anh quét sân, tưới nước.”

Bà hiền lành nhưng nói gì các cháu cũng nghe. Chúng không còn là những đứa bé “vô tích sự” như thuở trước. Thật ra chúng không đến nỗi tệ nhưng vợ chồng tôi quần quật với công ăn việc làm, không có thì giờ dạy dỗ, chỉ vẽ. Bảo làm chuyện gì, chúng thực hiện qua loa lấy có, rầy mãi phát mệt thành ra không thèm sai biểu nữa, tự mình làm chóng xong mà vừa ý hơn.

Con Hoa hãnh diện khoe với mẹ: “Bà dạy con nấu cơm. Con biết lặt rau, rửa chén, lại biết tráng trứng nữa cơ!”

Tôi hôn con, thầm cám ơn mẹ đã cho gia đình tôi cơ hội để sống có hạnh phúc thay vì cứ mãi rầy rà, cãi vả, gây ó nhau trong một căn nhà bề bộn, dơ bẩn.

Mẹ vốn là một Phật tử thuần thành. Thỉnh thoảng bà giảng dạy cho tôi về đạo lý: “Hạnh phúc không phải là món quà từ đâu đến, không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng thể do phúc đức mà được. Mình phải biết cách sống, biết cách hợp tác xây dựng thì mới có hạnh phúc.”

Thuở ấy, đầu óc tôi quá dầy đặc với những con số để có thể hiểu lời mẹ khuyên, vả lại cũng không có thì giờ… Thôi thì để mẹ lo giùm. Mỗi chiều về, nhìn các con ngoan, được ăn bữa cơm tối ngon, đối với tôi đã là đủ rồi. Tôi bận rộn với nợ nần đến nỗi không mấy khi chú ý đến tâm tình của mẹ. Bây giờ kiểm điểm lại mới nhớ rằng tôi ít hỏi thăm về sự buồn vui của bà.

Thay đổi môi trường sống, bà bỏ lại sau lưng biết bao nhiêu thứ: chị em, họ hàng, lối xóm, sư ông, bằng hữu… Đôi khi, mắt mẹ thoáng buồn.

Tôi chỉ hỏi qua loa: “Mẹ có mệt không?” Chao ôi, rõ tệ, miệng hỏi mà lòng vái thầm: “Mẹ đừng ngã bệnh, khổ con!”

Là con một nên cách suy nghĩ của tôi thường ích kỷ như thế. Cái gì cũng qui về mình, cho mình thôi!

Thắm thoát, mẹ ở với chúng tôi đã được một năm rồi. Gia đình thì ổn thỏa nhưng tình trạng tài chánh càng ngày càng bết bát, mặc dù vợ chồng tôi bỏ sức lao động gấp đôi. Giao kèo mướn cửa tiệm sắp hết hạn mà chẳng tìm được người sang lại. Không ký thêm thì mất tiệm, mất luôn năm mươi ngàn bỏ ra sang tiệm trước kia, nhưng tiếp tục thì ngày càng thua lỗ, chẳng kham được nữa. Chuyện gì đến, phải đến.

Tháng sau đó, vợ chồng tôi lủi thủi dọn đồ về trả lại cửa hàng cho người ta sau mười năm làm chủ. Bây giờ hóa ra là kẻ làm công, lại làm những nghề linh tinh quét dọn. Tủi thân mà tức số phận mình. Mẹ an ủi: “Thôi, như thế đỡ lo con ạ. Tinh thần căng thẳng quá có khi phát dại, hóa cuồng! Trong cái dở có cái hay là thế!”

Chúng tôi lợi dụng thời gian tương đối rảnh rang này để sửa chữa căn nhà hư dột. Anh Thắng chịu khó và khéo tay nên cái gì cũng tự làm được, đỡ tốn tiền mướn thợ. Một hôm anh leo lên mái nhà để lợp lại mấy miếng ngói bể. Sơ ý thế nào chẳng rõ, anh trợt chân té xuống bất tỉnh. Chỉ có mình mẹ ở nhà! Bà bình tĩnh gọi 911, vắn tắt vài câu tiếng Anh: “He falls down from the roof. He stops breathing!”

Và rành rọt đọc địa chỉ, số phone nhà cho họ. Ai ngờ bà âm thầm học chữ Anh mau đến thế! Bà đã cứu mạng chồng tôi!

Thắng bị gãy chân và dập ống quyển. Phải nằm tại chỗ từ năm đến sáu tháng. Tình cảnh này đưa mẹ tôi vào môi trường mới. Bà tự nguyện thế chỗ cho chồng tôi để quét dọn, lau chùi các cửa tiệm hầu phụ giúp tôi về tài chánh. Mẹ hăng hái trong công việc. Tôi đoán rằng ở nhà mãi mẹ cũng buồn, nay được ra ngoài bà cảm thấy vui hơn.

Bà có những người bạn mới: cô thâu ngân vui tính, bà lão phụ trách hàng rau cải, chú “Thoòng” chuyên khuân vác. Mẹ hòa mình với họ, với cuộc sống của những người lao động tay chân. Đâu ai biết rằng trước 1975, mẹ là giáo sự dạy Pháp văn tại một trường công lập lớn ở Sài Gòn.

Các con tôi biết hoàn cảnh bi đát của gia đình nên mỗi đứa một tay, cùng nhau lo chuyện nhà. Mẹ tôi hài lòng thấy các cháu tự ý thức được trách nhiệm, biết thương mẹ thương cha.

Ngày anh Thắng trở lại công việc, tôi xin mẹ ở nhà nghỉ ngơi. Mẹ nói: “Con ơi, ra ngoài cũng vui, lại kiếm được đồng tiền. Từ ngày đi Mỹ đến nay đã gần hai năm, mẹ chưa gửi tiền về giúp các em, các cháu bên ấy. Tụi nó nghèo lắm mà chẳng có cách kiếm ra tiền cho kịp đà leo thang của vật giá. Bên này kiếm tiền dễ hơn. Có tiền, mẹ lại có phương tiện cúng dường, bố thí…”

Tôi im lặng nghẹn ngào, chợt nhớ rằng mẹ chưa hề hỏi tôi một đồng xu nào và tôi quên bẵng rằng mẹ cũng có nhu cầu tiêu xài. Trên thế gian này, không có nhân viên nào làm việc cật lực mà không đòi hỏi thù lao như thế! Vô tình, tôi đã “đòi nợ” mẹ tôi một cách tận tình. Dì tôi cũng có lý khi bà mỉa mai tôi.

Trong lúc tôi đăm chiêu, mẹ nhẹ nhàng tiếp: “Mẹ đã xin được chân rửa chén trong nhà hàng. Rửa bằng máy chả cực nhọc gì!”

“Trời đất ơi, rửa chén, cần sức lực của người đàn ông Mễ mới kham nỗi. Nồi niêu son chảo to như cột đình, nặng như búa tạ, làm sao me. nhấc cho nổi!” Tôi xuống giọng tiếp: “Mẹ nhìn lại mẹ xem. Tay mẹ gầy yếu, lưng mẹ đã cong, bước đi không còn nhanh nhẹn. Dù họ cần người, mướn tạm, vài hôm cũng cho nghỉ việc thôi!”

Bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ mẹ. Bà già thật rồi, cái già đến nhanh quá. So với hồi mới qua, bà như tăng thêm năm, bảy tuổi. Mẹ tôi cúi đầu xuống thấp. Hình như bà cố giấu giọt lệ vừa ứa ra. Tôi nhẹ nâng cầm mẹ lên và nhìn sâu vào đôi cửa sổ tâm hồn ấy. Trời ơi, mắt mẹ đã kéo mây! Đôi mắt bồ câu đen láy ngày nào từng làm điên đảo các chàng trai cùng trang lứa, cột chân ba tôi vào tổ ấm gia đình, giờ đã một phần ngả màu đục lờ như nước gạo vo. Tóc mẹ trắng bơ phờ, đuôi mắt nhăn như rẻ quạ t, vầng trán sạm đen vết đồi mồi…

Tôi mủi lòng xót xa. Hai mẹ con ôm nhau, nước mắt người này thấm ướt vai áo người kia. Tôi nhỏ nhẹ: “Con không dám trái ý mẹ, nhưng mẹ rán chờ. Con hứa sẽ tìm công việc nhẹ nhàng hợp với mẹ hơn, mẹ nhé! Vong hồn ba mà biết mẹ cực khổ thế này chắc khó siêu.”

Trời cũng thương tình. Đâu chừng một tháng sau thì bà lão làm rau cải xin nghỉ việc về hưu. Mẹ tôi trở thành “bà cụ hàng rau”. Danh xưng và chức vụ gắn liền với mẹ tôi từ đấy. Vậy mà bà vui. Mỗi tháng bà lãnh được hơn ngàn bạc. Phân nửa số tiền, bà gửi về Việt Nam: phần cúng dường, phần bố thí, phần giúp đỡ các em, các cháu.

Số còn lại, bà dành dụm mấy kỳ lương, đưa tôi hơn ngàn bạc. “Mẹ thấy người ta dựng phòng trong garage cũng tiện lắm. Nếu chồng con không phiền, con lấy tiền này nhờ nó mua vật liệu, che tạm cho mẹ một căn phòng nhỏ. Con Hoa, con út bắt đầu lớn, tụi nó cần sự riêng tư. Mẹ cũng vậy, có phòng riêng mẹ sẽ dựng kệ thờ Phật, mỗi ngày mẹ có thể lễ bái, tụng kinh, niệm Phật…”

Chồng tôi nghe kể lại, vui vẻ đáp: “Chuyện nhỏ! Mẹ muốn gì anh cũng xin vâng, nói chi việc ấy!”

Từ đấy, mẹ lộ vẻ hoan hỉ lắm. Sáng tối hai thời, ít khi nào bà bỏ lỡ công phu. Bà như một người đạt được mục tiêu cho đời mình, không có gì để ưu tư, khắc khoải.

Mùa Đông năm ấy, thời tiết hơi khác thường. Ban ngày ấm áp xen kẽ với những đêm buốt giá mà nhiệt độ đôi khi hạ thấp đến không ngờ. Vợ chồng tôi mời mẹ tạm trở về phòng cũ vài ba tháng, ngoài garage lạnh quá dễ sinh bịnh. Mẹ nói: “Ở chỗ này quen rồi, dời đi khó ngủ.”

“Mẹ nhớ vặn heat cho đủ ấm nhé!”

“Ờ, tao biết mà!”

Ngờ đâu mẹ đã không qua khỏi mùa Đông! Buổi sáng chẳng thấy mẹ dậy sửa soạn để đi làm, tôi bảo: “đứa nào ra đánh thức bà dậy, nhanh lên kẻo trễ!”

Con Hoa quấn mền đẩy cửa bước ra garage miệng kêu léo nhéo: “Ngoại ơi, ngoại à…”

Không có tiếng trả lời… Nó bật đèn, tiến đến cạnh giường: ngoại quấn hai cái mền kín mít, nằm im ỉm. Nó lắc chân ngoại, bà chẳng đáp. Nó lôi cái mền xuống: mặt bà xám xịt, lạnh ngắt, đôi mắt khép hờ…

“Mẹ ơi, mẹ! sao kỳ vầy nè!” Cả nhà đổ xô ra. Chồng tôi đạo Chúa, vội làm dấu thánh giá… Tôi xỉu ngay tại chỗ khi loáng thoáng nghe thằng Hùng la lên: “Sao bà không mở heat?”

Cuộc điều tra của cảnh sát quấy rầy chúng tôi một thời gian, cuối cùng họ kết luận: “Bà cụ không thường mở heat; cái máy mua hai tháng về trước còn mới tinh chưa hề được sử dụng!”

Tôi như người mất hồn trong đám tang của mẹ. Sự hối hận như lưỡi dao có răng, nó cưa xé lòng tôi. Trái tim tôi cơ hồ rỏ máu thành những giọt lệ hồng. Bạn bè khuyên tôi nên đến chùa xin cúng thất, thiết lễ cầu siêu cho bà. Tôi chẳng thể nói năng chi cùng vị sư ở chùa, chỉ biết dập đầu lạy cầu cứu với đôi mắt sưng húp.

Chồng tôi bình tĩnh hơn, anh buồn bã kể đầu đuôi tự sự. Câu chuyện khiến thầy thương tâm, thầy thường an ủi, khuyên giải sau những thời lễ cúng. Khi thấy tôi bắt đầu trở lại bình thường, thầy dành cho gia đình chúng tôi một thời pháp thoại. Thầy giảng về lý vô thường, khổ, không.

Các con tôi tỏ ra thích thú với sự thật giản dị và sâu sắc này, chúng đòi được học giáo lý đạo Phật thay vì đi nhà thờ với ba. Riêng tôi, tôi nhớ mãi câu kết luận của thầy trong buổi nói chuyện ấy: “Con người ta sở dĩ đau khổ triền miên là tại mình muốn nắm giữ! Cái gì cũng khư khư ôm chặt. Làm sao giữ mãi được vì bản chất của chúng là vô thường, là không. Hãy buông bỏ hết đi, chừng nào bỏ được, chừng ấy mới có chân hạnh phúc!”

Phải rồi, nếu chúng tôi không bám chặt vào căn nhà thì mẹ tôi đã không phải vất vả đến thế, không đến nỗi chết cóng ngoài garage. Và gia đình tôi không lụy đến mức này. Tôi thỏ thẻ bàn với chồng: “Anh à, căn nhà này mình không giữ nỗi thì bán nó đi. Em tính rồi, sau khi thanh toán hết nợ nần mình cũng còn vài trăm ngàn. Dọn sang Texas , nhà cửa rẻ hơn, mình có thể tậu căn khác hoặc là giữ làm vốn, tính chuyện làm ăn…”

” Ờ nhỉ, hồi đó sao mình ngu quá, cứ ôm lấy nó mà cắm cổ đi cày trả nợ. Liệu giữ không được thì sớm buông đi… Nhờ ông thầy giảng dạy, mình mới sáng mắt ra!”

Sau khi dọn sang Texas, trước khi bắt tay vào công ăn việc làm, tôi xin phép anh Thắng cho tôi về Việt Nam một chuyến. Tôi về để được quì dưới chân sư ông kể lể hết sự tình, xin sám hối thì lòng tôi mới có thể yên.

Sư ông trầm ngâm và yên lặng nghe tôi vừa khóc rấm rức vừa kể về mẹ tôi, đệ tử mà người rất quí mến. Sư ông không hề cắt ngang bằng những câu hỏi. Người không phê phán gì, chỉ để yên cho tôi khóc, khóc oà vỡ như cái đập nước bị ngăn chận, nay có người tháo ra…

Mãi một lúc lâu lắm sau đó, sư ông mới dạy: “Người mẹ nào cũng có trái tim Bồ Tát. Mẹ con hành Bồ Tát đạo ngay trong gia đình trước khi mở rộng ra trong cuộc sống với mọi người. Con hãy hảnh diện có bà mẹ như thế! Con sẽ không cảm thấy hối hận ray rứt nữa nếu con biết đi theo hướng đi của mẹ con, biết xả bỏ cái tôi vị kỷ để lo cho người chung quanh.”

Tôi sụp xuống đảnh lễ người đã chỉ cho tôi tháo mở cái gút dây kết mối ân hận trong tôi.

Tôi trở về Texas với sự bình yên và tâm nguyện cao cả… Nhưng khi mùa Vu Lan về, cầm hoa trắng trên tay, tôi không thể ngăn được những giọt lệ hồng phát xuất từ trái tim tôi… Than ôi! Khi tôi biết nghĩ tới mẹ, biết giá trị của trái tim bồ tát, biết thương mẹ thì bà đã không còn nữa trên đời…

Diệu Nga

From: Phi Phuong Nguyen


 

NGÀY MAI TÔI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO – Truyện ngắn HAY

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

TÔI 73 TUỔI, NGÀY MAI TÔI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO, LÀ ĐIỀU TÔI CHẲNG NGỜ.

Mọi người hỏi: “Bà có nhà to, có con trai, sao lại muốn vào viện dưỡng lão ?”. Câu trả lời của bà lão 73 tuổi cùng câu chuyện dưới đây thật đáng suy ngẫm.

*****

Mọi người trong khu phố của chúng tôi đều biết bà sẽ vào viện dưỡng lão. Ngày này, con cái đều lo lắng sự nghiệp, lo cho gia đình, không có nhiều thời gian, người già trong khu phố của chúng tôi cũng có mấy người vào viện dưỡng lão.

Hôm qua tôi gặp bà ở trong xóm ôm chú chó và trò chuyện với hàng xóm, bà nói sắp vào viện dưỡng lão, trong viện dưỡng lão không được phép nuôi chó,” nên hàng xóm xem có ai nhận nuôi không.

Nhiều người hỏi bà: “Bà có nhà to, có con trai, sao lại muốn vào viện dưỡng lão ?”. Nghe vậy, bà không khỏi thở dài, khiến ai nấy đều cảm động, bà nói: “Ở tuổi già, những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền, hãy cố gắng không làm phiền con cái”.

“Năm nay tôi đã 73 tuổi, chồng tôi đã mất đã mấy năm. Tôi chỉ có một con trai và nó không sống cùng thành phố với tôi. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, những năm cuối đời mình sẽ vào viện dưỡng lão, nhưng bây giờ tôi phải đi.

Vợ chồng tôi đều từng làm việc trong cơ quan nhà nước. Khi còn trẻ, nhiều gia đình ghen tị như gia đình chúng tôi, có công việc tử tế, điều kiện kinh tế tốt và lương hưu cao khi về già. Tôi cũng từng nghĩ như vậy, so với nhiều người già, thì điều kiện của tôi đã tốt hơn hầu hết mọi người rồi. Tôi chưa bao giờ lo lắng về tuổi già của mình.

Vợ chồng tôi đã thống nhất từ lâu rằng , khi về hưu, tôi sẽ học vẽ, sau đó sẽ cùng nhau đi du lịch, thăm thú sông núi bao la của quê hương.

Con trai tôi sau khi tốt nghiệp Đại học, đã đi tỉnh khác để lập nghiệp riêng, nên bận rộn, hiếm khi về nhà. Sau đó, con trai lấy vợ và có con ở đó, gia đình chúng tôi chỉ gặp nhau vào những ngày nghỉ lễ.

Tôi và chồng đều ủng hộ con trai, và ủng hộ nó làm những gì nó thích. Vì vậy, mấy năm nay, vợ chồng tôi luôn nương tựa vào nhau, nếu có thể, tự mình giải quyết việc gì thì cố gắng, không làm phiền con trai tôi.

Tôi tưởng vợ chồng tôi có thể ở bên nhau đến già, nhưng cuộc sống có nhiều bất ngờ khiến người ta phải bất ngờ. Cách đây một năm, chồng tôi đổ Ьệпh, tôi gọi xe cấp cứu đưa ông đi Ьệпh viện ngay, tuy nhiên ông nằm trong phòng cấp cứu hơn nửa tháng vẫn không cứu được.

Nửa tháng sau, bác sĩ nói chúng tôi đưa ông ấy về nhà để hồi phục. Khi chồng tôi ốm, con trai tôi chỉ về ở hơn một tuần, nó phải vội vã quay lại làm việc, con dâu tôi cũng không về, vì các cháu nhỏ phải đi học, và con dâu tôi phải ở nhà chăm sóc.

Tôi nói với con trai tôi, con bận công việc, mẹ sẽ chăm sóc bố con. Sau khi chồng tôi về nhà, ông ấy gần như rơi vào tình trạng sống thực vật. Ông ấy không thể tự ăn hay nói, ông ấy chỉ nằm đó hàng ngày.

Đôi khi tôi không hiểu tại sao chồng tôi, vốn luôn có sức khỏe tốt, lại đột nhiên rơi vào tình trạng sống thực vật. Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xảy ra bất ngờ, chỉ trong vài giây, số phận của một người, thậm chí của một gia đình có thể bị thay đổi.

Dù chồng đã bất tỉnh, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó, ông ấy sẽ bất ngờ nói chuyện với tôi, tôi cũng mong ông ấy sẽ khỏe lại và cùng tôi đi du lịch. Tuy nhiên, cuối cùng, ông ấy đã “tàn nhẫn bỏ đi” sau hai tháng.

Sau khi ông ấy đi, tôi đặc biệt sợ hãï. Đặc biệt là về đêm, khi tôi sống một mình trong ngôi nhà lớn như vậy, trống trải và tĩnh lặng quá. Im lặng đến nỗi tôi có thể nghe thấy tiếng một chiếc kim rơi xuống đất.

Tôi không thể chịu đựng được nữa, nên gọi điện cho con trai và nói với nó: “Ở nhà một mình, mẹ rất sợ”. Con trai tôi nói sẽ đón tôi về ở đó một thời gian, tôi không còn cách nào khác là phải làm phiền con trai mình.

Tôi thu dọn hành lý và Ьắt tàu cao tốc đến nhà con trai vào ngày hôm sau. Trước đây, tôi đã đến nhà con trai tôi nhiều lần, nhưng chỉ ở trong thời gian ngắn, và không kéo dài quá một tuần. Lúc đó, tôi luôn đi cùng chồng tôi, chúng tôi thường đi dạo, con dâu tôi khá nhiệt tình.

Nhưng lần này đến nhà con trai, tôi luôn cảm thấy có gì đó không ổn, thái độ của con dâu đối với tôi rất lãnh đạm. Con dâu tôi là người rất sạch sẽ, nhà cửa luôn ngăn nắp. Những năm gần đây, con trai bận rộn với sự nghiệp, từ khi có con, con dâu đều ở nhà chăm sóc con cái và quản lý tài chính của công ty.

Ban ngày, con trai tôi không có ở nhà, nên chỉ có tôi và con dâu. Dù con dâu rất lễ phép và tôn trọng tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy không thoải mái. Để giảm bớt sự gượng gạo này, tôi muốn cố gắng hết sức để tìm việc gì đó có thể làm cho bản thân, đồng thời, tôi cũng muốn giúp đỡ con dâu, và khiến con cảm thấy thoải mái hơn.

Tôi chủ động đi chợ mua những loại rau mà con trai tôi yêu thích khi còn nhỏ, và muốn nấu món gì đó thật ngon cho nó. Nhưng con dâu tôi nói không cần tôi nấu, vì sợ làm tôi mệt.

Ăn tối xong, tôi vội vàng dọn bát dĩa và rửa bát trong bếp. Sau này tôi phát hiện ra rằng, mỗi lần tôi rửa bát, con dâu tôi lại rửa lại.

Có lần con dâu nói với tôi: “Mẹ ơi, con thấy nhiều người già ở tuổi mẹ không thích sống cùng con cái, mẹ có thấy thoải mái khi sống ở đây không ?”

Tôi vội nói: “Làm quen được mà, ở với các con là tốt rồi”.

Con dâu nói tiếp: “Nghe nói cơ sở vật chất hỗ trợ ở viện dưỡng lão bây giờ rất đầy đủ, người già ở đó thường tổ chức một số hoạt động, có nhiều người cùng tuổi có thể nói chuyện, nhảy múa cùng nhau, rất là tốt. Dì hàng xóm nhà con, con trai và con gáι của bà đã mời bà đến chơi, nhưng dù thế nào đi nữa, bà cũng không muốn sống với họ, và phải sống trong viện dưỡng lão”.

Tôi chỉ biết “ồ”. Lòng chợt hiểu ra, con dâu đây là đang ám chỉ mình.

Chiều hôm đó, con dâu nói chuyện với tôi có vẻ thản nhiên, có lẽ đó là điều mà con dâu tôi đã suy nghĩ từ lâu.

Tôi nhớ rằng, khoảng nửa tháng qua tôi đã đến nhà con trai tôi, mặc dù bề ngoài con dâu tôi rất lễ phép với tôi, nhưng thực ra trong lòng không chào đón tôi đến sống ở đây lâu dài.

Tгêภ thực tế, điều này có thể hiểu được. Có bao nhiêu người dám khẳng định sẽ sẵn sàng sống với người già ? Con dâu tôi khá hiếu thảo, ít nhất vẫn không thẳng tay đuổi tôi ra ngoài, tôi rất biết ơn.

Mấy hôm sau, khi con trai đang ở nhà, tôi nói với con: “Mẹ đột nhiên muốn vào viện dưỡng lão, ở đó có nhiều người già bầu bạn, lại có chương trình dành cho người già. Con đưa mẹ đi xem nhé”.

Con trai và con dâu đưa tôi đi thăm một số viện dưỡng lão từ trung cấp đến cao cấp ở địa phương, cơ sở vật chất hỗ trợ rất tốt, nhân viên rất nhiệt tình. Có rất nhiều người lớn tuổi bằng tuổi tôi ở trong đó, và họ đều rất vui vẻ.

Tôi đã chọn một viện dưỡng lão mà tôi hài lòng nhất và ổn định ở đó. Khi chúng tôi trở về, con trai và con dâu rất vui mừng”.

Mấy ngày nay, bà bận rộn sắp xếp việc bán nhà, khi từ nhà con trai về, bà đã đăng ký căn nhà với một công ty bất động sản. Bà ấy nói với chúng tôi, có thể bà sẽ không quay lại đây trong tương lai, thậm chí còn tặng chú chó mà bà ấy rất mực thương yêu cho người xứng đáng, sẽ chăm sóc và yêu thương nó.

Bà còn bảo hàng xóm sang nhà chọn đồ, thích gì thì lấy nấy và cho miễn phí. Có người chọn lấy sofa của bà, có người lấy đi vài chậu hoa lan mà bà yêu thích, và còn có những người lấy đi vài thiết bị điện nhỏ. Tôi đã lựa chọn vài cuốn sách hay từ trong chiếc tủ sách lớn của bà.

Khi tôi rời đi, nhìn vào ngôi nhà sang trọng hơn 130m2 của bà, lòng tôi dâng trào cảm xúc: Khi về già, tôi sẽ về hưu ở đâu ?

( Sưu tầm )


 

Bố nuôi -Truyện ngắn

Kimtrong Lam

Ngày cưới củα tôi và em đã được ấn đinh, tôi đón chờ ngày 08/05/2016 sắρ tới như một món quà củα cuộc đời cho em, cho tôi và cho cả người chα già củα tôi nữα, Vậy mà chỉ tɾong ρhút chốc, giấc mơ ấy tαn tành, nó ρhá vỡ niềm tin củα tôi, hạnh ρhúc củα tôi nhưng đαu khổ hơn thế, nó có thể biến tôi thành một người con bất hiếu mà có nằm mơ, cả cuộc đời này tôi cũng không dám nghĩ mình sẽ có ngày bất hiếu với chα …

Em là người biết ɾõ hoàn cảnh củα tôi. Tôi mồ côi chα từ bé, mẹ tôi góα chồng năm mẹ 26t, mẹ có hαi đứα con tɾαi, đứα lớn 5t, đứα bé vừα mới 1t. Tɾong làng ngoài xóm nói mẹ tôi số sάϮ chồng, ông bà nội không nhìn nhận cháu. Mẹ tôi một mình nuôi hαi αnh em tôi tɾong đớn đαu và tủi пҺục. Tɾong làng có một người đàn ông tuổi đã ngoài 30 nhưng do di chứng củα Ьệпh quαi bị nên chẳng lấy vợ. Người đàn ông ấy bất chấρ tất cả, xin được cưu mαng bα mẹ con tôi dù giα đình từ bỏ, làng xóm chê cười và bạn bè dè bỉu. Người đàn ông đó chính là bố tôi. Bố không sợ số ρhận, không sợ gì số sάϮ ρhu củα mẹ tôi mà đón nhận chúng tôi như chính các con do bố dứt ɾuột sinh thành …

Bα năm sαu ngày bố tôi lấy mẹ, mẹ tôi mắc Ьệпh hιểм пghèc và quα đời. Chôn vùi nỗi tiếc tҺươпg vợ, bố vẫn nói với mọi người ɾằng hαi αnh em tôi chính là món quà quí giá mà mẹ để lại.

Từ ngày đó, nhà chỉ có 3 bố con nhưng chúng tôi chưα bαo giờ ρhải nhịn đói, cũng chưα từng nghỉ học dù chỉ 1 buổi. Bố nhận tất cả công việc có thể ( đóng gạch bα bαnh thuê, làm củ sứ điện, làm ρhụ hồ …) để nuôi chúng tôi khôn lớn. Nhiều đêm thức giấc, hình ảnh Bố tôi ngồi bên ngọn đèn khâu cặρ sách cho αnh em tôi mãi không bαo giờ tôi quên.

Có lần, đoàn thợ nhận được công tɾình lớn nhưng ρhải xα nhà 1 tháng, Bố tôi muốn đi lắm để kiếm được nhiều tiền, nhưng vì lo cho αnh em chúng tôi ở nhà nên Bố lại từ chối chỉ để ở cạnh các con. Sαu lần đấy, họ không nhận Bố tôi làm thợ ρhụ nữα, Bố lại chuyển sαng nghề bốc vác thuê, cứ αi gọi là đi, bất kể ngày hαy đêm, chỉ mong đủ tiền cho các con ăn học.

Từ lúc tôi nhận thức được, tôi chưα thấy Bố tôi khóc bαo giờ. Lần đầu tiên tôi thấy Bố tôi khóc là ngày tôi nhận giấy báo tɾúng tuyển ĐHKTQD ( K46). Ngày hôm đó, Bố tôi cầm tờ giấy báo tɾúng tuyển ĐH củα tôi mà 2 tαy ɾun ɾẩy, Bố để lên bàn thờ Mẹ thắρ hương ɾồi cứ thế mà khóc.

Tôi và em tɾαi chỉ biết nhìn Bố mà không nói nên lời.

Suốt những năm ĐH, Bố chưα bαo giờ chậm gửi tiền đóng học ρhí cho tôi dù chỉ 1 ngày, mặc tôi nói tôi đi làm thêm, mặc tôi có học bổng Bố vẫn gửi tiền đều đặn cho tôi và căn dặn tôi ăn uống đầy đủ, đừng làm thêm nữα, một mình Bố làm là đủ ɾồi. Năm 2 ĐH tôi bị tαi пα̣п nặng và ρhải nhậρ viện gần 1 tháng. Cả tháng đó, Bố mαng em tɾαi lên Hà Nội chăm tôi, tôi bảo sαo Bố không để em ở nhà cho nó đi hoc thì Bố bảo đi đâu Bố cũng mαng các con theo vì Bố không yên tâm giαo các con cho bất cứ αi. Gần 1 tháng đó, ngày Bố ɾα cầu Long Biên chờ người gọi việc bốc vác là làm, tối lại chăm sóc tôi tɾong viện. Những ngày tháng đó, cả đời tôi không bαo giờ quên…

Tôi ɾα tɾường đi làm cũng chưα muα được gì cho Bố, chỉ vài bộ quần áo mà mỗi lần muα, Bố lại dỗi lên dỗi xuống kêu tốn tiền. Tôi cũng mới sửα được cái nhà, cũng nuôi được em tɾαi ĐH. Bố vẫn luôn thế, vẫn Ьắt tôi dành tiền để cưới vợ, để muα nhà tɾên này, Bố bảo Bố vẫn làm được con đừng lo.

Hôm nhà tôi sαng nói chuyện người lớn với nhà em, tôi dẫn Bố đi muα 1 bộ vest, Bố bảo muα đắt lắm mà Bố chỉ mặc có 3 ngày ( ngày dạm ngõ, ăn hỏi và ngày cưới) con thuê hαy mượn cho Bố cũng được, tiền đó còn để lo cỗ bàn. Tôi ứα nước mắt, éρ mãi Bố mới chịu thử áo.

Hôm nαy tôi và em đi thử áo cưới, em vẫn đαng thử đồ, điện thoại em có tin nhắn zαlo củα người bạn thân em. Tôi nghĩ cô ấy gửi lời chúc mừng nên mở ɾα xem. Tôi không tin vào mắt mình khi nhìn đoạn chαt giữα em và bạn ấy. Em nói sαo? Em nói dù lấy tôi em vẫn không muốn ở với Bố tôi. Em bảo ɾằng em không muốn chăm bố chồng hờ. Em bảo với bạn ɾằng : ” ổng có đẻ ɾα chồng tαo đâu mà tαo ρhải chăm?

Cưới ɾồi cứ để ông ấy ở quê với thằng em… ” Còn nhiều, nhiều nữα mà tôi không thể đọc vì mắt cứ nhòe đi…

Em từng nói sẽ chăm Bố tôi, yêu tҺươпg Bố tôi khi chúng tôi là vợ chồng vậy bây giờ tôi nên tin lời em nói với tôi hαy tin vào đoạn chαt giữα em với bạn? Em có thể yêu tôi ít đi nhưng tҺươпg Bố tôi được không ? Người Bố đã mαng αnh em tôi đến cuộc đời này. Cho em một người chồng mà em vẫn ngày ngày nói yêu tҺươпg.

Ngày cưới đã định, Bố tôi vui mừng đi mời khắρ xóm làng. Bố tự hào về em, người con dâu có học thức. Còn tôi, tôi ngồi đây tɾăn tɾở, khổ đαu. Liệu tôi có làm em thαy đổi được không? Liệu em có sẵn lòng thαy đổi để tҺươпg yêu Bố tôi không ??? Tôi sợ lắm một tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Tôi vốn chỉ quen với tình yêu cho đi mà không bαo giờ biết nhận lại củα Bố mà thôi.

Gửi αnh tɾαi.

Hôm quα tình cờ đứα bạn cho em đọc những lời tâm sự củα αnh tɾên gɾouρ, em đã nhận ɾα ngαy đó là αnh củα em. Nước mắt em đã ɾơi. Em không ɾơi nước mắt vì αnh mà vì Bố củα chúng tα αnh à.

Khi αnh viết lên những dòng tâm sự ấy, em hiểu αnh đã ρhân vân nhiều lắm. Để em kể αnh nghe, nghe về Bố củα chúng tα những ngày αnh vắng nhà, còn quyết định như thế nào thì tùy αnh định liệu, em không dám cản ngăn.

Ngày αnh lên tɾường nhậρ học, em và Bố lên Hà Nội cùng αnh, αnh còn nhớ chứ. Lúc tɾở về, nhà Nội ( Nội ɾuột gồm 2 Ông Bà và 2 Chú) sαng bảo Bố : ” thằng H có ρhải là con ông đâu mà ông đi khoe khắρ đầu làng cuối xóm, nó đậu đại học là do gen nhà tαo thông minh, chứ gen nhà mày thì chỉ có đi làm cửu vạn mà thôi.” Hôm đó em đã lαo vào ẩu đả với hαi Chú vì dám xúc ρhạm đến Bố. Em cứ lαo vào vừα khóc vừα quơ tαy đấm đá liên hồi. Em không ý thức được việc em làm, em chỉ thấy đαu vì họ sỉ пҺục Bố em. Bố đã lôi em ɾα giữ chặt tαy em và xin lỗi nhà Nội. Bố hứα sẽ giữ lời ăn tiếng nói. Đêm đó Bố ngồi tɾầm ngâm cả đêm không ngủ. Sáng hôm sαu Bố Ьắt em quì gối và vụt em bα ɾoi ( dù lúc đó em đã lớρ 9). Bố nói dù có như thế nào cũng không được hỗn hào với nhà Nội ɾuột…

Sαu lần đó có αi hỏi về αnh mắt Bố cũng long lαnh khoe αnh thông minh giống Bố ɾuột chứ người như Bố chỉ biết lαo động thôi. Suốt những năm αnh học đại học, chưα bαo giờ Bố chậm gửi tiền cho αnh nhưng cũng chưα bαo giờ Bố biết tới ăn sáng αnh biết không ? Nồi cháo đậu đen hôm tɾước ăn không hết, hôm sαu Bố ăn quα quít ɾồi đi làm. Bố hαy bảo người Tɾung Quốc sáng họ thường ăn cháo buổi sáng mới thọ. Bố muốn sống lâu để chăm sóc tụi bαy. Em chưα bαo giờ nhịn hoặc ăn cháo sáng dù chỉ nắm xôi hαy bát mì. Có lần αnh gọi về bảo nộρ tiền học tiếng Anh gì đó ( em quên ɾồi ) Bố đã đi vαy khắρ xóm cho đủ. Bố đi mãi đến khi Bố về thì đã hơn 1 giờ sáng. Em nói ” Bố có gửi cho Nó chậm 1 ngày cũng đâu sαo mà Bố ρhải đêm hôm khuyα khoắt thế này”. Em xót Bố thôi. Bố tát em, lần đầu tiên Bố tát em và khóc. (Em nói Nó là cái tɾung tâm tiếng Anh chứ có ρhải nói αnh đâu) thế mà Bố đấm ngực và bảo em chưα ngoαn là do lỗi Bố không biết dạy dỗ. Sαu lần đó em không bαo giờ dám nói bậy dù chỉ nửα lời.

Ngày αnh tốt nghiệρ Bố muα cho αnh Bộ vest mà 4 tháng sαu Bố mới tɾả hết tiền αnh biết không ?

Em không có ý định thi đại học vì hơn αi hết, em hiểu Bố nhọc nhằn đến như thế nào. Vậy mà Bố dỗi, Bố ốm cả tháng là em sợ đến ρhát ốm theo. Em lαo vào học và đỗ. Ngày em đỗ vào đại học Giαo thông vận tải Bố không khoe αi nữα, chỉ lặng lẽ dắt em ɾα thắρ hương mộ Mẹ mà thôi.

Em không biết αnh yêu chị Q nhiều bαo nhiêu. Chị ấy có quyền làm khổ αnh nhưng không có quyền làm khổ Bố em càng không có quyền xúc ρhạm Bố chúng tα. Anh quyết định sαo cũng được , em cũng năm cuối đại học ɾồi, αnh không ρhải lo nuôi em, cả Bố nữα vì em sẽ cố gắng lo cho Bố. Chính vì thế mà em chưα dám yêu một αi vì em chưα tin ɾằng sẽ có αi đó có thể hiểu và thông cảm với hoàn cảnh củα chúng tα, chiα sẻ với chúng tα và tɾân quí Bố mình. Nhưng αnh khác và em khác. Em sẽ mαng Bố theo em suốt cuộc đời này, αnh đừng ρhải lo nếu αnh còn ρhân vân.

Em: HVĐ


 

“CON LỤM NÓ”…- nhà văn Tran Nha Thuy.

8 SÀI GÒN

“CON LỤM NÓ”…

Dừng xe chỗ ngã tư Hàng Xanh, thấy đứa trẻ ăn xin đang ngồi buồn thiu với con chó già nua run rẩy.

Mình hỏi, con chó của cháu à, nó bị sao vậy?

Đứa trẻ cười: “Con mới lụm nó hồi trưa hôm qua đó chú. Nó bị què, đi không được, con thấy tội nên lụm”.

Một con chó già, bị ai đánh hay bị bệnh mà hai chân sau sưng vù, cả thân hình run run. Hình như đứa trẻ đã lấy cái áo cũ quấn cho nó bớt lạnh.

“Nó tên gì?”

“Con mới lụm nên cũng chưa đặt tên luôn chú”.

Đứa bé gái lại cười.

Đứa trẻ này có nụ cười đẹp và chất phác. Cứ nói về con chó nó lại cười, như vui lắm, như con chó là người thân của nó vậy. Hay như vừa có được một món quà quý giá.

Định không chụp hình mà thấy khuôn mặt cô bé hay quá nên xin cháu chụp vài tấm. Nó cười nhăn cả mũi. Cứ nói về con chó. Con lụm nó đó chú.

Cho đứa trẻ ít tiền rồi chạy đi.

Tranh thủ về nhà trước giờ kẹt xe.

Cô bé ăn xin và con chó già, mai mốt có khi quay lại để ghi thêm những chuyện nhỏ Sài Gòn.

Bài và hình của nhà văn Tran Nha Thuy.

THẾ À! – Truyện rất ngắn

Có một cô gái con nhà danh giá gần chùa bị chữa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.

Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.

Khi gia đình cô mang đưa bé tới thả vào tay thiền sư và bảo: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả”.

Hakuin: “Thế à!”

Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả… rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.

Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.

Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâm và tội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.

Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.

Thiền sư nghe xong, bảo: “Thế à!”.

Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa.

S.T.


 

Quà Tặng Thứ Hai Của Cuộc Đời – Trần An Bình Lược Dịch-Truyện ngắn HAY

Ở bệnh viện tổng quát Massachusetts, cô gái 20 tuổi Alicia Sferrino cùng cha mẹ đang ngồi nghe bác sĩ Leslie Fang, bác sĩ chuyên khoa về thận chẩn bịnh: “Cô có chứng nephritis, một chứng sưng thận bất bình thường… thận cô bị hư hại đến 95%…”

Alicia bị biến sắc ngay. Hai hàm răng nghiến lại, trả lời trong cổ họng: “OK, thận tôi đang gặp biến chứng, khi nào thì tôi bắt đầu được chửa trị?

Bác sĩ Fang cho biết: “Tôi rất tiếc, trường hợp của cô không thể đảo ngược được. Trong thời gian tới cô sẽ phải dùng cách lọc thận (dialysis).

Alicia bị sốc mạnh. Chỉ vài tuần trước đây thôi cô rất khỏe.

– “Có cách nào thay thế không, thưa bác sĩ?” Mẹ cô vọt miệng hỏi thêm.

Bác sĩ trả lời:

– Chỉ có cách duy nhất. Nếu chúng ta tìm được người hiến thận thích hợp, thì chúng ta có thể giải phẩu ghép thận.

Sau đó bác sĩ mời Deanne và Vincent (mẹ và cha) cô gái sang phòng riêng hỏi chuyện.

Bác sĩ cho biết:

– Việc ghép thận rất hạn chế. Người xin ghép thận phải nằm trong danh sách chờ đợi hơn 2 năm. Nên nếu người thân trong gia đình có cùng loại máu, cùng loại mô thì việc ghép nhanh hơn. Nếu ông bà sẵn sàng, tôi sẽ cho thử ngay bây giờ để coi ai có thận phù hợp với cháu.

Mặt bà Deanne thay đổi nhanh.

Ông Vincent thì trả lời thầm thì:

– Alicia là con nuôi của chúng tôi. Chúng tôi không biết mẹ cháu giờ đang ở nơi đâu nữa.

Bác sĩ Fang, ngữa lưng ra ghế trong vẻ thất vọng:

– Chúng ta chỉ có thời gian rất ngắn để tìm ra ba mẹ cô ấy.

Vincent là kỷ sư làm việc cho đại học MIT thuộc phòng thí nghiệm Lincoln; và Deanne, mẹ nuôi của em là thư ký. Họ xin được Alicia lúc cô bé mới 5 tháng. Họ luôn mơ ước có thêm đứa con gái để cùng chơi với đứa trai, 4 tuổi, cũng là con nuôi. Đứa bé 5 tháng tuổi có mắt xanh đẹp vô cùng.

Alicia mang lại niềm vui, hạnh phúc, mang lại nhiều sinh khí cho cả gia đình. Mặc dù cô cao có 1.5m nhưng cô trở thành ngôi sao thể thao, môn hockey, cho trường trung học của cô. Sau đó cô học hai năm trường cao đẳng, ra trường cô làm cho công ty quần áo Calvin Klein, nơi đó cô phải làm theo những điều kiện rất khắc khe. Cô không bao giờ lùi bước trước những thử thách.

Bây giờ là giai đoạn Vincent và Deanne phải đối đầu với thử thách to lớn: Đi tìm cha mẹ ruột của Alicia. Deanne nghĩ về qua khứ em bé bị bỏ rơi và thì thầm với chồng

– “Nếu tìm gặp, họ không nhìn nhận, họ chối từ thì sẽ là một việc đớn đau hơn nữa. Cho nên tốt hơn không cho Alicia biết về vấn đề con nuôi, và cũng không cho biết họ đang đi tìm cha mẹ ruột Alicia ”.

*

Vincent xin và được sự cho phép của tòa án để lục lại hồ sơ cho và nhận con nuôi. Tìm được khai sanh gốc của em, tên người mẹ là Ruth Chiasson. Hồ sơ cũng cho biết bà Chiasson sống ở vùng Framingham, Massachusetts. Nhưng địa chỉ nầy đã 20 năm rồi.

Những ngày sau đó Vincent và Deanne liên lạc không ngừng nghỉ, điên thoại đến bất cứ người nào mang họ Chiasson trong vùng Framingham. Không kết quả, không ai biết bà Ruth Chiasson cả.

Đến cuối tháng Hai, căn bệnh của Alicia cần có sự truyền máu. Đây là một ác mộng của em. Em nói như một lời thề nguyền đến người chồng sắp cưới, là sinh viên học ngành kỷ sư :

– Em không muốn anh phải gánh vác trách nhiệm phải chăm sóc em suốt cả đời nữa.

Người chồng sắp cưới trả lời:

– Đừng nói như vậy.

Cái viễn ảnh sẽ mất Alicia làm Jeff đau khổ tột cùng.

Đến tháng Ba sức nặng của cô giảm đáng kể từ 43 kí xuống còn 36 kí. Cô ta quá yếu để làm việc. Những thuốc men để củng cố quả thận gây cho cô những cơn đau khủng khiếp.

Nhìn con đau đớn làm Vincent cảm thấy như đang ở bến bờ của tuyệt vọng. Nhưng ông nghĩ: ”Phải có một cách gì đó cứu được con chúng ta”.

Vào một buổi sáng, Vincent ngồi trong văn phòng làm việc, ông kiểm điểm lại danh sách hai vợ chồng đã liên lạc. Tất cả các người có họ Chiasson ở vùng Framingham, tất cả các cơ sở công mà nắm giữ hồ sơ khai sanh, khoảng một tá các văn phòng thư viện và các văn phòng lưu giữ danh sách các người bầu cử. Tất cả các số điện thoại đều gọi qua chỉ trừ một người ông chưa gọi. Người nầy tên là Michael Ward, ông nầy là thư ký tòa hành chánh thành phố Framingham. Vincent vừa vái lầm thầm vừa bấm số điện thoại.

Ông Ward trả lời, ông Vincent giải thích lý do tại sao ông gọi và nhờ sự giúp đở của ông.

Ngưng vài giây ngắn ngủi, Ward trả lời:

– Lâu rồi tôi biết một ông tên Paul Foisy, ông nầy cưới một bà tên Ruth Chiasson. Nhưng họ đã ly dị lâu rồi và dọn đi vùng khác sống từ lâu.

– Ông còn nhớ điều gì khác nữa không?

– Chúng tôi còn giữ một số hồ sơ cũ, tôi sẽ lục lạo tìm thêm, tôi sẽ điện lại ông sau nhe.

Vincent cám ơn rối rít và cúp máy. Một giờ trôi qua, đó là thời gian dài nhất trong cuộc đời của Vincent.

Rồi điện thoại reo. Ông Ward cho biết thêm:

– Tôi có thêm một ít thông tin này, Ông Cha Barrett đứng ra làm lễ kết hôn cho họ tại nhà thờ St George ở Framingham. Bây giờ anh liên lạc với ông linh mục nầy có thể ông ta biết bà Ruth hiện giờ ở đâu.

Vincent vội vàng cám ơn và cúp máy.

Ông vội vàng bấm số nhà thờ St George , giọng người đàn bà trả lời:

– Thưa ông, Cha Barrett đã không phục vụ tại đây hơn 10 năm rồi.

– Thế có ai biết Cha Barrett hiện giờ ở đâu không ?

Ông Vincent chờ trên đầu giây một hồi, bà trả lời:

– Cha Barrett hiện giờ phục vụ ở nhà thờ St John, Evangelist Catholic Church ở thành phố Chelmsford.

– Cám ơn bà thật nhiều.

Chelmsford chỉ là thành phố kế bên của Framingham thôi. Tim của Vincent đập thình thịch, hồi hộp ông rà từng dòng các số phone của nhà thờ. Bấm số xong, giọng người đàn ông trả lời.

Vincent đã mất bình tỉnh, giọng run run cho biết:

– Thưa ông, tôi xin được nói chuyện với Cha Barrett.

– Dạ vâng, tôi đang nói đây.

Vincent hít một hơi thở thật sâu rồi cho biết tự sự…

**

Vào buổi chiều ngày 29 tháng Ba, một người đàn bà quẹo vô và ngưng lại trước nhà ở Sunrise , Florida; bà vói lấy xấp thư từ thùng thư. Người đàn bà 37 tuổi, người đầy năng lực ấy là Ruth Foisy, hôm nay đã làm việc 10 giờ đồng hồ rồi. Bà quản lý một quán cà phê trong vùng.

Ba đứa con Barbie 17 tuổi, Renee 14 tuổi và Paul 11 tuổi – hôm nay chúng còn đang ở trường nên Ruth có vài giờ ở nhà cho đến giờ đi đón con. Bà ngồi vào ghế mở thư ra đọc. Bà ngạc nhiên khi nhìn vào bao thư tên người gởi là Cha Barrett.

Bà nghĩ: ”chúng ta đã mất liên lạc nhau hơn 10 năm nay rồi mà? Chuyện gì mà Cha lại liên lạc con?

Bà xé bao thư ra đọc, bên trong không phải thư của Cha Barrett. Trong thư bắt đầu với đoạn: “Lá thư nầy có thể làm bà ngạc nhiên ghê lắm, nhưng tôi tin rằng bà hiểu về lòng nhân ái và muốn được thực thi lòng nhân”.

Ruth tiếp tục đọc mà nước mắt lưng tròng. Trong thư cho biết thêm Alicia đang rất cần được sự hiến thận… “ Chúng tôi rất thông cảm nổi khó khăn cho bà khi đi đến quyết định.” Vincent và Deanne viết tiếp: ”Chúng tôi chỉ xin một điều duy nhất bà hãy quyết định cẩn thận với đầy lòng từ tâm”.

Ruth bắt đầu khóc và trí nhớ bà lùi lại 20 năm trước. Ở tuổi 17 bà sinh ra một đứa con gái thật đẹp bà đặt tên là Patricia Ann. Bà và người bạn trai đều muốn cưới nhau nhưng mẹ của bà nhất định từ chối và ép bà phải cho đi đứa con. Ở văn phòng tiếp nhận những đứa con rơi, Ruth đã do dự, đắn đo, suy nghĩ đến 4 giờ đồng hồ mới có thể đặt bút ký giấy cho con.

Nhiều tháng sau đó, Ruth khóc thường xuyên cho đứa con bị bỏ đi. Và mỗi năm cứ đến ngày 7 tháng 12 bà cứ đốt lên cây đèn cầy để tưởng nhớ về ngày sinh nhật của đứa con bỏ rơi.

Ruth suy nghĩ: “Bây giờ tên con là Alicia, và con đang cần mẹ”.

Lúc sau các con đi học về. Đôi mắt còn rươm rướm mà kể cho các con nghe. Và lần đầu tiên các con Ruth mới biết chúng có thêm người chị cùng mẹ khác cha.

Sau đó, Barbie đến ôm chầm lấy mẹ: “Mẹ cứ quyết định đi, mẹ quyết định thế nào con cũng ủng hộ mẹ hết mình”.

Cuối tháng 4, Vincent và Deanne quá nôn nóng vì đã 4 tuần lễ trôi qua từ khi hai ông bà đưa thư nhờ Cha Barrett chuyển đến Ruth. Lúc nầy Alicia đã quá yếu rồi. Vincent điện thoại đến Cha Barrett lần nữa để hỏi. Cha Barrett vừa nhấc điện thoại của Vincent là Cha nói như hét trong cơn vui mừng: “Lạy Chúa, bà Ruth Foisy đã đồng ý sẵn sàng hiến nội tạng”.

Ruth đến Boston ngày 2 tháng 6 và được thử máu ngay tại bệnh viện Massachusetts. Kết quả, thận của Ruth rất hợp với Alicia.

Alicia và Vincent đến gặp bác sĩ Fang, cho bác sĩ biết họ đã tìm được người hiến thận. Đó là người mẹ ruột của Alicia. Đến lúc nầy họ mới kể cho Alicia quá trình gian nan để đi tìm mẹ ruột và bấy giờ Alicia mới biết cô chỉ là con nuôi.

Hai ngày sau Ruth hồi hộp ngồi trong phòng chờ đợi của bác sĩ Fang. Ruth và Alicia sắp sửa gặp mặt nhau. Ruth nhớ lại, 20 năm trước, em bé nhỏ xíu nắm chặt lấy ngón út của mẹ và khóc không muốn rời. ”Liệu cô bé này sẽ còn tức giận ở ta?”

Vài phút sau, Ruth chạm mặt với cô gái trẻ đẹp. Ruth xúc động chảy nước mắt, bà thì thầm: ”Mẹ không biết nói sao nữa”.

Alicia ôm chầm lấy bà và thì thầm:

”Không sao mẹ”.

Tối hôm sau Alicia và Ruth gặp nhau tại nhà hàng cho buổi ăn tối. Sau phút đầu hồi hộp. Alicia đã nêu câu hỏi mà nàng ấp ủ:

– “Tại sao mẹ phải bỏ rơi con?”.

Ruth nhìn về hướng khác vài giây rồi nhìn thẳng vào mắt Alicia:

– “Làm ơn tin tưởng vào lời mẹ, mẹ đã không muốn vậy!”

Ruth kể cho Alicia biết về tuổi trẻ phải mang thai, về những thời gian đau khổ sau khi phải cho đi con mình…Alicia chồm người sang nắm chặt tay mẹ; với hành động nầy Ruth đã hiểu con đã tha thứ lỗi lầm của mẹ.

*

Cuộc giải phẫu lúc 11 sáng ngày 12 tháng 6 tại bệnh viện Massachusetts bởi hai nhóm bác sĩ. Bác sĩ cắt lấy quả thận của Ruth bỏ vô hộp chứa dung dịch lỏng đoạn đẩy sang phòng giải phẫu kế bên. Nhóm bác sĩ khác cắt phần bụng phía trước Alicia đưa vào quả thận lành mạnh.

Năm giờ sau, bác sĩ trưởng nhóm giải phẫu bước ra tiến đến nơi Vincent, Deanne, Michael và Jeff đang chờ đợi. Bác sĩ cười và lên tiếng, ”Cả hai đều khỏe”.

Ngày hôm sau, mặc dù vẫn còn đau các y tá đưa Ruth đến phòng Alicia. Đang nằm trên giường Alicia đưa tay nắm lấy tay Ruth:

– “Cám ơn mẹ đã cho con cuộc đời”.

Sau khi bình phục hoàn toàn, Alicia làm lễ kết hôn với Jeff. Năm 1966 họ sinh ra bé gái đặt tên là Ashley Ann.

Nguồn: FB Tran An Bình.


 

THẦY TU BẮT TRỘM – Nguyễn Nguyên An – Truyện ngắn HAY

Nghệ Lâm Hồng

Những ngày giáp Tểt trời dịu lạnh, mưa lâm thâm, cây mai trước chùa nở lác đác mấy bông vàng, cánh hoa mỏng mảnh, khẽ run run trước gió, như những đốm lửa bé xíu nhen ấm góc trời Đông. Thầy Hân đứng dưới mái hiên chùa nhìn những búp hoa xanh tơ lòng bâng khuâng nhớ ân sư. Chú tiểu đang chùi bộ lư đồng:

– Năm này mai trỗ đúng Tết phải không thưa thầy?

– Ừ.

Chú tiểu vẫn bậm môi, kẹp cứng chiếc lư giữa hai bàn chân, hai tay kéo giẻ dạ chạy qua chạy lại chà xác chiếc lư đồng ngời lên. Nghỉ tay, chú lại hỏi:

– Con nghe người ta nói sáng mồng một mai vàng nở là năm đó tốt lành phải không thưa thầy?

– Dị đoan! Tốt xấu do hạnh nguyện, tu tập, sự lao động của mình mắc chi mai nở mai tàn, nhưng người ta hay tin giờ phút mới mẻ, thiêng liêng ngày đầu năm, trong nhà có sắc khí tươi tắn của mai vàng thì may mắn. Hơn nữa cốt cách mai vàng đoan chính, dẻo dai chịu đựng mưa gió nóng lạnh suốt năm, chờ Tết khai hoa đón xuân về.

Sau thời kinh đầu ngày, thầy thong thả ra y áo, thay nhật bình qua nhà trai thưởng trà. Chú điệu hớt hải chạy vào:

– Bạch thầy, cây mai…mai…

Thầy chiêu một ngụm, rồi bỏ tách trà xuống. Biết có chuyện quan trọng. Vẻ mặt thầy vẫn ánh nét dịu hiền, dằm thắm để giảm sự căng thẳng từ chú tiểu:

– Chuyện chi mà vội vội vàng vàng rứa?

– Dạ, cậy mai bị trộm rồi!

Dù cố bình tĩnh nhưng mặt thầy lộ nét nghiêm trọng. Cây mai trước

do chính ân sư trồng, ân sư nâng niu cây mai như tăng chúng trong chùa. Bây giờ ân sư đã viên tịch, thầy thương quý nó như ân sư; kỷ niệm còn lại của ân sư trong tâm khẳm của thầy là lời dạy bảo, đức hạnh của ân sư, ngôi chùa và cây mai nầy. Thầy có trách nhiệm chăm sóc vun vén nó. Tuy vậy, thầy vẫn điềm tĩnh, từ tốn đi theo chú tiểu đang chạy lóc cóc đôi guốc mộc trở lại trước chùa.

Thầy Hân đứng sững trước bồn hoa trống không. Cây mai không cách mà bay!? Rải rác trên nền đất mấy bông hoa nhàu úa, chỉ còn gốc mai bám rêu xanh, trơ trất thớ gỗ còn lùi xùi mùn cưa ướt… Chú tiểu mắt rướm nước:

– Hu… hu.. ui… ai cưa trộm cây mai rồi… hu…

Thầy Hân không nói gì lặng lẽ lấy đi cái cưa, hì hục cưa ở gốc mai còn lại lấy ra khúc gỗ chừng một tấc. Chú tiểu ngạc nhiên hỏi:

– Cưa khúc gộc làm chi vậy thưa thầy?

– Rồi chú sẽ biết… chú đi chợ tết với thầy nhé?

Chợ hoa tết ven sông tràn lấn hè phố. Người mua người bán đông đúc. Trên vỉa hè một rừng mai qúa đầu người mọc lên từ hồi nào. Thầy dẫn chú tiểu len lỏi suốt buổi mà chưa chọn được một nhánh mai nào. Thầy biết ý, an ủi chú tiểu:

– Chịu khó một lát nữa rồi về, ai đời đi chơi chợ Tết mà mặt mày bí xị như bị mất sổ gạo vậy?

Thầy đứng trước một cây mai rất giống cây mai trước chùa, chăm chú nhìn tỉ mỉ từ gốc cho tới ngọn, kể cả những u nần xù xì… Rồi thầy hỏi thằng bé đứng bán gốc mai ấy:

– Bố mẹ cháu đâu cháu phải bán mai một mình thế?

– Bố cháu đang ở bệnh viện chăm sóc bà nội cháu bệnh nặng, trưa bố cháu mới ra thay cháu. Sư thầy mua đi, hoa có sáu cánh thầy ạ, chiều thế nào người ta cũng mua mất uổng lắm. Cháu bán rẻ mà.

– Rẻ là bao nhiêu?

– Ba triệu hai không bớt, sư thầy coi đẹp thế này.

Thầy Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi nói:

– Thôi đựơc ông mua cho cháu ba triệu, mau đi gọi cha cháu ra đây nhận tiền.

Thằng bé “dạ” một tiếng rồi cắm cổ chạy đi sau khi cẩn thận nhờ người bán mai kế bên trông chừng. Thằng bé trở lại dẫn theo một người đàn ông có dáng đi thập thững. Ông nhìn thầy với cài nhìn lấm lét, dò xét và cất giọng cò kè:

– Thầy cho đúng ba triệu hai.

– Cũng được, nhưng nhờ chú cùng tôi chở cây mai lên nhà tôi.

– Không. Tui bận lắm, thầy có mua thì đưa tiền đây, tui bưng lên xe cho thầy – Người đàn ông dặn thằng bé – Tau không bán nữa, tau có việc, mi không được kêu tau nghe chưa.

Thấy người đàn ông định lủi mất vào đám đông, thầy Hân gọi:

– Chú nớ, tiền đây tới lấy!

Mắt người đàn ông sáng lên, quày quả đi lui. Thầy Hân gọi mọi người đến vây quanh người đàn ông và cây mai, nói:

– Nhờ bà con cô bác chứng kiến hộ tôi – Thầy Hân lục xách lấy khúc gỗ mai cưa đem theo – Đây là cây mai nhà tôi bị cưa trộm đêm qua, cô bác coi này!

Thầy Hân nhờ một anh thanh niên nâng cây mai trong thùng sắt lên, ráp khúc gỗ mai đem theo khít vào gốc cây mai người đàn ông bán. Mặt người bỗng tái đi, nói lắp:

– Cây mai của tui mà, cây giống cây, thầy ráp vào gộc nào cũng vừa, thầy đừng nói bậy… người tu hành đừng vu…

Thầy Hân với tay cào lớp rêu vào cục u nần, sù sì trên thân cây mai, lộ ra pháp danh của thầy màu vàng cháy, nói:

– Chú không con chối bừa nữa nhé, đây là pháp danh của tôi, tôi khắc Tết mấy năm trước.

Trước hai chứng cớ rõ ràng, người đang ông run rẩy định lẻn nhanh ra khỏi vòng người. Anh thanh niên nhanh tay bẻ quặt tay người đàn ông lại và nói:

– Thầy đem hắn vào đồn công an.

Mọi người ra vẻ đồng tình, ai ai cũng nhìn người đàn ông với ánh mắt không thiện cảm, xen lẫn thương hại. Thằng bé đứng lớ ngớ bên cha nó khóc…

– Xin thầy tha cho ba cháu, nhà cháu nghèo lắm!

– Ai nghèo cũng đi ăn trộm cả à? – Có tiếng người nói to.

– Mẹ tui bệnh, tui trộm mai bán lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ, xin thầy xá tội cho tui lần đầu!

Thầy Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi thủng thẳng nói:

– Thôi xin bà con tha cho chú làm phước. Chú đưa cây mai về giúp tôi, tôi không đưa chú đến công an đâu mà sợ, tôi ngần nầy tuổi nầy rồi không lừa chú đâu.

Người đàn ông lập cập cùng thằng bé vác cây mai ra xe xích lô. Thầy và chú tiểu lên xe chạy theo cùng. Trên đường ngang bệnh viện, thầy bảo thằng bé trông chừng cây mai và chờ thầy vào bệnh viện thăm mẹ chú bán mai. Trong bệnh viện thầy Hân thấy mẹ chú bán mai com rom trong lớp chăn cũ. Bà cụ mệt nhọc thở. Nghe tiếng chú bán mai gọi, cụ bà hé đôi mắt mờ và cái miệng xám xịt thều thào:

– Con mua thuốc cho mẹ chưa? Mẹ đau trong người lắm!

Chú bán mai mân mê cánh tay da bọc xương của mẹ rơm rơm nước mắt! Thầy Hân lấy ra xấp tiền khoảng bốn triệu đem theo để chi dùng, bọc trong giấy báo đưa cả cho chú bán mai:

– Anh cầm tiền lo thuốc thang cho bà cụ.

Chú bán mai cầm xấp tiền tay run run. Chợt chú quỳ xuống trước mặt thầy Hân, vừa khóc vừa nói:

– Cháu và mẹ cháu đội ân thầy suốt đời.

Thầy Hân đỡ chú bán mai đứng lên và khuyên nhủ mấy lời tâm huyết rồi từ biệt chú bán mai cùng bà cụ.

Cây mai vàng của chùa đã trở về chùa. Nó không đứng trong bồn hoa mà đứng trong nhà trai. Vừa treo những thiệp Tết lên cây mai chú tiểu vừa ngẫm nghĩ câu nói của người xưa “Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt” – Quay sang nói với thầy Hân:

– Chú bán mai quỳ gối trước lòng nhân ái của thầy?

– Lòng nhân ái không cầu người khác quỳ gối, mà cầu cảm hóa được họ. Tất cả mọi sự đều vô thường, sống chết của con người cũng vô thường huống chi là cây mai, hôm kia thầy học được bài học hiếu thảo từ chú bán mai, bài học dạy cho thầy kính yêu cha mẹ và ân sư hơn, chỉ cho thầy biết buông bỏ và ban cho. Chú tiểu à, chỉ có nghiệp theo ta mãi mãi – Thầy Hân ngước lên nhìn bầu trời, lẩm bẩm – Mùa xuân đã về mang bao niềm hoan hỷ đến với mọi người… Nếu ai từ bi niềm hoan hỷ trong tâm tư nhân lên gấp bội…

Chú tiểu hiểu lời dạy của thầy


 

Truyện ngắn-Lữ quán kinh dị-Trần Thế Kỷ/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

October 10, 2024

Trần Thế Kỷ/SGN

Đây là một câu chuyện kỳ lạ mà mỗi khi nhớ lại, tôi không khỏi rùng mình, không ngờ là mình từng trải qua.

Một tối nọ, tôi đang trên đường xa trở về thì xe bất ngờ chết máy. Hai bên đường toàn đồng không mông quạnh, không tìm ra tiệm sửa xe nào. Tôi đành dắt bộ nhiều cây số liền. Trời tối đen như mực, không một ánh trăng sao.

Đang mệt lử thì tôi chợt thấy ánh sáng từ phía xa xa. Mừng quá, tôi cố đẩy xe nhanh. Tới gần, tôi nhận ra đó là ánh sáng của một ngôi nhà. Một lữ quán nằm trơ trọi bên đường .

Tôi để xe cạnh cây me phía trước rồi bước vào quán và ngồi phịch xuống chiếc ghế còn trống ngay gần cửa. Lúc đó đã gần 12 giờ đêm nhưng khách vẫn còn đông. Các ghế hầu hết đều kín chỗ. Chẳng ai nói với ai một lời. Họ lặng lẽ ăn trong im lặng.

Trong cái ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn cũ kỹ, tôi để ý gương mặt họ ai cũng có vẻ trầm tư. Ngoài trời tối mênh mông. Mấy chú ma trơi bay lờn vờn trong gió lạnh.

Thấy tôi vào, người chủ quán dáng người khắc khổ  bước tới, hỏi tôi dùng chi. Giọng ông ta nhỏ nhẹ tựa như từ nơi nào vọng tới chứ không phải ngay sát bên tôi. Tôi gọi một tô cháo gà. Chưa đầy năm phút sau, một cô gái trẻ, chắc là con ông chủ, bưng ra cho tôi một tô cháo thơm phức.

Đang đói nhừ, tôi vội ăn ngay. Cháo ngon tuyệt. Nếu tôi không lầm thì trong đời mình tôi chưa từng ăn thứ cháo nào ngon như vậy.

Chỉ trong năm phút tôi ăn hết nhẵn tô cháo. Vẫn còn thèm, tôi gọi thêm tô nữa. Xong tô thứ hai, tôi thấy trong người thật thỏa mãn. Bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Rồi tôi cảm thấy buồn ngủ vô cùng, mắt cứ nhíu lại, chỉ muốn lăn ra sàn mà ngủ. Tôi nhờ ông chủ cho một chỗ nằm. Ông ta gật đầu rồi bảo con gái dẫn tôi vào phía trong. Nơi đấy có sẵn một căn phòng nhỏ với chiếc giường con trải chiếu bên trên. Đang thèm ngơi nghỉ, tôi leo lên giường đánh liền một giấc .

Chừng năm giờ sáng, tôi bị đánh thức bởi những giọt mưa lạnh lẽo rơi lâm thâm trên người. Mưa rơi trên người tôi ư? Tôi bừng tỉnh và kinh ngạc nhận ra mình đang nằm giữa một cánh đồng mênh mông, không một bóng nhà. Lữ quán mà tôi tá túc đêm qua đã hoàn toàn biến mất. Hay là ai đó đã khiêng tôi ra đây trong lúc tôi đang ngủ say? Có lý nào như vậy vì cái xe của tôi dựng bên cạnh cây me già vẫn còn đó. Và cả cây me già, nó vẫn còn kia . Chỉ cái lữ quán thì không còn, thể như nó chưa từng tồn tại.

Bụng tôi cảm thấy đói cồn cào cho dù tôi nhớ rõ đêm trước mình đã ăn hai tô cháo đầy. Thật kỳ lạ. Trong nỗi hoang mang, tôi bước tới chiếc xe của mình, đạp thử. Tôi vừa đạp nhẹ thì chiếc xe tức thì nổ máy, tưởng như ai đó đã sửa nó đêm qua. Ai đã làm việc đó?

Tôi lên xe, chạy mươi cây số thì gặp nhiều nhà dân ở bên đường. Dừng lại hỏi thăm, tôi bủn rủn cả người khi được một cụ già cho biết lữ quán tôi vừa kể từng ở vị trí đó cách đây mấy mươi năm. Nhưng trong thời chiến tranh, một quả pháo lạc đã phá nó tan tành, đồng thời cướp đi mạng sống của hàng chục thực khách và cả người chủ quán cùng cô con gái nhỏ. Ông cụ bảo trước tôi đã không có ít người đi đường ban đêm lạc vào lữ quán ma quái đó.

Nhưng câu chuyện của tôi chưa dừng ở đây. Khi tôi về đến nhà thì vợ tôi xúc động bảo hầu như suốt đêm vợ tôi không sao chợp mắt được. Vì khoảng gần 12 giờ đêm, nàng mơ thấy tôi đang ngồi giữa một cánh đồng. Bao quanh tôi là hàng chục con người đầy thương tích máu me. Người cụt tay, kẻ cụt chân. Có người còn cụt cả đầu,  máu tuôn ra như suối .

Rồi vợ tôi bừng tỉnh, lo lắng đợi tôi về.


 

MỘT CƠN GIẬN…- THẠCH LAM- Truyện ngắn HAY

 8 SÀI GÒN

Truyện ngắn:

THẠCH LAM

Một buổi tối mùa Đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.

Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:

– Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.

Cũng một buổi chiều mùa Đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:

– Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

– Thầy cho sáu xu.

– Không, bốn xu là đúng giá rồi.

Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: “Bốn đồng xu từ đây về nhà bò”. Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

– Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.

Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

– Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:

– Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ.

Anh xe cãi lại:

– Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!

– Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.

Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe.

Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu “con lợn” cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không được phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.

– Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.

– Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!

Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:

– Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.

Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp Tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.

– Ê! Đứng lại!

Người kéo xe dừng chân… Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

– Lạy thầy… thầy nói giúp con… thầy làm ơn…

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe.

Người cảnh sát Tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

– Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!

Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

– Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

– Tôi đi từ phố hàng Bún.

– Vậy phiền ông xuống xe.

Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

– Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.

Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?

Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy.

Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt.

Tôi nhất đinh đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình. Đến phố hàng Bột hỏi dò những người chung quanh xưởng xe, tôi biết được anh xe bị phạt đêm hôm ấy là tên Dư, và ở trong một dãy nhà quá ngã tư Khâm Thiên.

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê.

Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi:

– Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

– Bác Dư có nhà không ?

– Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

– Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

– Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói:

– Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không đuợc nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

– Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

– Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

– Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì.

Tôi yên lặng, trong lòng náo nức

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

– Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không?

Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.

– Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rươm rướm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bươc ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực.

Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà.

Đứa bé con đã chết.

Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:

– Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi.

THẠCH LAM

#8saigon