CON CHÓ

CON CHÓ

Có một lần, tôi gọi taxi để đưa con chó đi khám bệnh. Vì con chó ho rất nặng tiếng nên gây chú ý đến người tài xế. Anh ta quay lại hỏi: “con chó bị cảm lạnh à?”

Tôi đáp: “Đúng vậy, nó ho liên tục từ hôm qua đến giờ.”

Người tài xế thở dài hỏi:”Chà, ho giống người vậy.”

Rồi anh ta bắt đầu câu chuyện. Anh ta kể về những trải nghiệm đau khổ khi anh ta nuôi con chó của mình. Nhiều năm trước đây, anh ta nuôi một con chó becgie. Nó có thân hình cao lớn, ăn rất khỏe, tiếng sủa của nó rất vang.

Một hôm, anh cảm thấy mình không còn đủ sức để nuôi nó, anh cho nó vào bao tải và chở đi vứt.

Vì sợ nó quay về nhà, anh đã lái xe đến một vùng núi cách nhà hơn 100km rồi thả nó ở đó.. Sau khi thả con chó, anh lái xe thật nhanh, con chó đuổi theo mấy cây số rồi biến mất.

Một tuần lễ sau, vào lúc nửa đêm anh nghe ngoài cửa có tiếng lạch cach. Mở cửa ra nhìn thì hóa ra con chó quay về. Thân hình của nó gầy còm, dáng vẻ bối rối, rõ ràng là nó đã trải qua một thời gian tìm kiếm khá lâu.

Tuy rất ngạc nhiên nhưng anh ta chẳng nói câu nào, lẳng lặng vào trong nhà lấy ra một chiếc bao tải và cho con chó vào, vứt nó đi một lần nữa.

Lần này anh đi theo đường quốc lộ số 1. Dọc đường đi anh nghe thấy tiếng con chó khóc thúc thít. Khi đến nơi, anh ta mở chiếc bao tải ra, thì thấy toàn là máu. Ở khóe miệng của con chó, máu vẫn tiếp tục trào ra. Anh dùng tay banh miệng con chó ra thì thấy lưỡi nó đã đứt làm đôi. Hóa ra con chó đã cắn lưỡi tự tử.

Khi người tài xế kể xong chuyện, một không khí im lặng lạ thường bao trùm chiếc xe. Từ chiếc kính chiếu hậu, tôi nhìn thấy khóe mắt của anh ta đỏ lên.

Một lát sau, anh ta mới nói: “Mỗi lần nhìn thấy chó của người khác, tôi đều nhớ đến con chó đã cắn lưỡi tự tử của tôi. Sự việc này khiến cho tôi đau khổ suốt cả một đời. Tôi không phải con người. Tôi không phải con chó.”

Nghe xong câu chuyện của người tài xế, trước mắt tôi như hiện ra cảnh tượng: con chó ấy chạy lang thang giữa núi sâu, giữa những cánh đồng hoang, giữa những thành phố ngoại ô. Để trở về nhà gặp lại chủ nhân, nó đã chạy hàng trăm cây số. Khó khăn lắm mới tìm được đường về nhà, vậy mà chủ nhân không những không mở cửa, không một lời động viên nào còn lập tức vứt nó đi lần nữa. Đây là một cú sốc lớn chừng nào đối với một con chó trung thành và tình nghĩa. Để khỏi bị chối bỏ lần nữa, con chó đã tự kết liễu đời mình.

Người tài xế kể tiếp. Anh đã mang con chó về chôn cất ở trong vườn, thường xuyên cầu nguyện cho nó. Vậy mà đến nay anh vẫn chưa gạt bỏ được nỗi ân hận trong lòng. Vì thế anh thề rằng, phải kể cho những người nuôi chó nghe câu chuyện này, khuyên mọi người hãy yêu quý con chó của mình nhiều hơn. Anh hy vọng việc này sẽ giúp anh chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.

Một con chó có tình có nghĩa nhưng lại bị vứt bỏ một cách vô tình, điều này khiến cho người tài xế đau khổ suốt cả cuộc đời.

Chó còn như thế huống hồ là con người.

Khi ai đó bỏ mặc một người có tình có nghĩa, liệu anh ta có thể sống yên ổn suốt cả cuộc đời hay không?

Với những kẻ làm cha làm mẹ chối bỏ con cái mình, với những kẻ làm con nhưng lại bỏ mặc cha mẹ tuổi già sức yếu thì tội ác lớn biết chừng nào.

(St )

Image may contain: dog

TÔI CHỌN SỐNG VÀ SỐNG Ý NGHĨA

TÔI CHỌN SỐNG VÀ SỐNG Ý NGHĨA

– Trích từ fb bạn Nguyễn Tín –

Tôi là Tín và tôi tự hào về mình, có thể bạn không tin những gì tôi sắp kể. Nhưng nếu bạn tin thì bạn sẽ học được ít nhất một vài điều trong câu chuyện của tôi:

– Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2005, tôi vào Sài Gòn với một tâm thế hừng hực. Đó không phải là lần đầu tiên tôi xa nhà, nhưng đó là lần đầu tiên tôi có một ước mơ rất lớn. Ước mơ thay đổi cuộc sống nghèo khó, tôi muốn có một tương lai tốt hơn, tôi muốn cho bố mẹ tôi một cuộc sống tốt hơn về già.

– Thi đỗ vào một trường đại học, gánh nặng về tài chính buộc tôi phải làm thêm đủ mọi thứ trên đời để có tiền đóng trọ và ăn uống còn tiền học thì bố mẹ lo. Cột mốc bắt đầu từ đây

– Tôi là người thích tự do về tài chính. Tôi chịu khó đi làm nhiều hơn, lúc ấy tôi đang học xd nhưng tôi nhận ra rằng, thứ mình thích là tài chính là tiền tệ. Tôi dành số tiền làm được cho những khoá học về kinh doanh về marketing. Thời điểm năm 2009 là lúc tôi thật sự bức phá trong thu nhập nhờ nhiều công việc khác nhau. Tôi quyết định ngừng học xây dựng, bảo lưu kết quả.

– Tôi nhận lời gầy dựng lại một doanh nghiệp phá sản. Lúc ấy mỗi ngày tôi chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng. Với sức trẻ tôi làm việc như một cái máy, lúc ấy tôi được lũ bạn gọi là cỗ máy kiếm tiền. Tôi nhìn hướng nào cũng ra lợi nhuận. Khi lũ bạn còn đang thực hành ở lớp, thì tôi đi kiếm tiền cho tôi và tạo thu nhập cho người khác.

– Năm 2010 cty tôi làm bắt đầu có dự án, cty bắt đầu có lợi nhuận. Gần như những lúc khó khăn nhất chúng tôi đã vượt qua. Cái cây đã bắt đầu có trái cũng là lúc tôi… đêm hôm ấy sau khi lo xong việc, tôi đội mưa lớn chở Sếp về nhà an toàn. Tôi từ hẻm 19 đường điện biên phủ, HCM chạy về hướng Hiệp Bình Chánh đến đoạn cá sấu hoa cà tôi gặp tai nạn giao thông. Đoạn đường lúc ấy đang thi công, xe của tôi va vào rào chắn nó chỉ dừng lại khi tới một nắp cống.

– Tôi bị chấn thương tủy sống cổ và bị liệt tứ chi, mọi thứ sụp đổ từ khoảnh khắc ấy. Tôi điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, lúc đó tôi không thở được, phải dùng máy thở và bóp bóng, phòng tôi nằm 10 người đưa vào thì 5 người đắp mền đưa ra. Tôi cũng đã tắt thở vài lần nhưng may mắn sống sót. Tôi cảm nhận được những cơn đau, tôi tự hỏi sao lại là tôi và sao lại là lúc này. Nhìn sang tôi thấy mẹ đang gục trên giường. Tôi tự hỏi mình đang làm j ở đây.

– Mẹ bảo con ráng lên, vài ngày nữa con sẽ khỏe lại, công việc, cuộc sống đang đợi con phía trước. Sau 10 ngày tôi được rút ống trợ thở. Nhưng phổi của tôi có vấn đề. Tiếp tục điều trị thêm 20 ngày nữa, tôi nằm bất động thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dày, miệng mồm đầy ống với dây. Tôi chỉ cử động được đôi mắt, tôi ra hiệu bằng đôi mắt, chả ai biết tôi đang cần gì.

– 5 ngày cuối cùng tôi được tháo hết ống dẫn trên mặt, nhưng lúc này tôi bị tắt tiếng không thể nói được. Tôi bắt đầu thấy sợ, tôi sợ vì những ngày vừa qua, tôi sợ đủ thứ. Nhưng tôi không dám khóc vì bố mẹ sẽ buồn, những người xung quanh tôi sẽ buồn. Nước mắt chỉ chảy về đêm.

– Sau con nguy kịch tôi được đưa qua bệnh viện Phục hồi chức năng Q8. Lúc ấy tôi nghĩ mình sẽ ổn, mình sẽ khoẻ lại, nhưng không. Sau khi qua bên đó bs nói với tôi và gia đình là: bệnh của em nó không tính bằng ngày bằng tháng, mà tính bằng năm. Tôi như chết lặng, nó đau còn hơn lúc tôi không thở được. Lúc ấy tôi lại ước gì mình được trở lại bệnh viện Chợ Rẫy và đi ra ngõ sau.

– Tôi muốn được về nhà. Tôi nhớ nhà. Trong tôi lẫn lộn nhiều suy nghĩ, nên dừng lại hay nên đi tiếp. Tôi phải mất 3 ngày để có câu trả lời cho mình. Tôi bắt đầu chấp nhận sự thật, chấp nhận bản thân, chấp nhận là người tàn tật. Tôi lao vào luyện tập để cải thiện chức năng vận động.

⁃ Cuộc sống giờ đây sẽ khác, tôi không còn là người chủ động như trước, không thể muốn đi đâu là đi, muốn đến đâu là đến. Nhưng chả sao cả, đã đi tới đây rồi thì cứ đi tiếp, tôi muốn đi tiếp để xem thử phía trước có gì. Tôi luyện tập được 2 tháng thì cô hướng dẫn nói em hết cơ rồi, thôi cho em xuất viện về. Khi nào có thêm biến chuyển thì lại vào tập tiếp.

⁃ Đúng 3 tháng sau tai nạn, tôi được hoà mình vào dòng người đông đúc trên phố. Nhưng cảm nhận rất khác. Tôi suy nghĩ rồi đây mình sẽ làm gì, mình sẽ ra sao, ừ thì mạnh mẽ đấy, nhưng liệu sẽ mạnh mẽ được bao lâu.

⁃ Tôi được bố mẹ đưa về quê. Lúc ấy cũng là 27 Tết âm lịch. Cái tết đầu tiên tôi ngồi xe lăn, tôi ngồi nhìn mọi người đi chúc Tết, nghe cuộc gọi của bạn đi họp lớp, lại thấy trống trải. Nhưng biết sao giờ, khi đã không có sự lựa chọn nào khác, thì cứ vui với những gì đang có, hạnh phúc với thứ còn lại.

⁃ Một ngày mới lại bắt đầu không phải ở sg nhộn nhịp mà ở quê nhà nơi tôi sinh ra, lần này khó khăn hơn lần trước cả ngàn lần, lúc này tôi không có tiền, đang nợ ngân hàng, tiền chữa bệnh đã cạn kiệt. Ngồi xe lăn tay chân có mà như không. Tôi tận dụng hết những kiến thức đã học và kinh nghiệm sống sau những năm lăn lộn trong nghề kinh doanh.

⁃ Tôi bắt đầu với công việc mua bán điện thoại. Bạn có tin không lúc ấy tôi làm bằng con số âm, không vay mượn bất cứ ai. Liên hệ với đầu mối nhờ họ bỏ hàng, rồi chuyển sang cho người bán lẻ. Tôi bắt đầu kiếm được khoảng chênh lệch. Cứ thế tôi phát triển dần. Cuối 2011 tôi nhờ cậu em chỉ giúp tôi dùng Facebook. Thật sự trước đó tôi chả biết Facebook là gì.

⁃ Ngoài việc kinh doanh điện thoại tôi lên mạng bắt đầu bán đặt sản bình định, tôi kết nối với một số đứa em và bạn bè đang học tập và làm việc ở SG, cung cấp nguồn hàng để đôi bên cùng kiếm lợi nhuận. Mọi việc dần sáng sủa, tôi bắt đầu có thu nhập, và món nợ tiền vay sinh viên nghèo cũng đã trả xong. Dồn tiền vào kinh doanh điện thoại, lúc ấy thị trường rất tốt.

⁃ Nhưng một lần nữa cuộc đời lại thử thách tôi. Năm 2012, tôi bị sốt rất cao không ngủ được, đến tận 2h sáng thì uống giảm đau. Ngủ dậy 4h tôi nhìn sang tủ điện thoại thì thấy cửa mở. Nhờ bố mẹ kiểm tra thì chả còn thứ gì ngay cả cái máy tính làm việc cũng bay theo luôn. Tôi bị mất trộm, chúng nó lấy sạch sẽ ngay cả điện thoại của bố mẹ, ví tiền đều mất. Không liên lạc được với ai, tôi được đỡ lên xe, nhờ bố mẹ mở hết cửa ra.

⁃ Hàng xóm thấy bật đèn và mở cửa lúc ấy sợ tôi có chuyện gì nên chạy sang hỏi thăm. Rồi mọi người bắt đầu giữ nguyên hiện trường gọi công an. Tôi thì chỉ im lặng và ngồi đó, mọi người động viên, bố tôi thì rưng rưng nước mắt, bố nói mất hết rồi con à. Tôi biết, thậm chí tôi còn biết đặt thù của mặt hàng này đã mất sẽ không bao jo lấy lại được.

⁃ Tôi thở một hơi thật dài, vừa nói vừa cười “Mất rồi thì thôi”. Ai cũng ngạc nhiên hỏi sao con cười. Tôi nói không lẽ giờ khóc, con hết nước mắt rồi, mà có khóc thì cũng chả lấy lại được. Thôi xem như con lại không may một lần nữa. Có lẽ tôi đã từng mất những thứ quá lớn và giờ thêm một lần nữa cũng có sao đâu, tôi chịu được hết. Quan trọng là tôi còn sống, nếu như hôm đó bọn trộm nó lấy cái mạng của tôi, hay một ai trong gia đình tôi thì sao. Còn người là còn của.

⁃ Hôm ấy tôi mất tổng cộng chắc khoảng 50 triệu. Có thể với ai đó nó nhỏ, với bọn trộm chỉ đủ nó tiêu xài một 2 hôm, nhưng với người tàn tật như tôi nó là cả một gia tài, một sự nỗ lực không biết ngừng nghỉ.

-Mọi người trong xóm nghe tin và giúp tôi mua lại cái laptop cũ để tôi làm tiếp công việc mà ai cũng thấy từ trước tới giờ. Lúc nhận được món quà ấy tôi rất xúc động, tôi rất quý, rất biết ơn những người hàng xóm tốt bụng. Họ đã dành cho tôi những lời động viên để tôi đi tiếp hành trình của mình. Một lần nữa tôi lại thêm một món nợ ân tình.

-Tôi lại bắt đầu, lại xuất phát trở lại. Lần này tôi không làm một mình, mà tìm đến bạn bè cùng làm chung. Chỉ có cùng nhau thì chúng tôi mới phát triển được. Tôi vẫn miệt mài với những gì đã chọn nhưng cuộc đời đâu đơn giản như vậy. Đến năm 2014, vào khoảng tháng 10, một lần nữa tôi lại :“chơi trò sinh tử.”

-Đêm hôm ấy đang ngủ tự dưng tôi thấy mệt,lúc ấy tôi lên tiếng gọi mẹ mà không được, cũng may là cầm được cái máy và gọi điện cho mẹ. Lúc ấy khoảng 1h sáng, mẹ ra bật điện và thấy máu chảy khắp người, ước cả cái nệm, mẹ tôi bật khóc và nói:”Con ơi sao vậy”. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết là rất mệt, như sắp chết vậy đó, ba nghe khóc cũng bật dậy chạy ra.

-Tôi nói với mẹ:”Mẹ ơi chẳng lẽ hôm nay con phải chết. Mẹ ơi gọi taxi nhanh lên con chưa muốn chết, đến bệnh viện nhanh lên, không con chết mất”. Tôi được đưa tới bệnh viện. Và được chuyển ngay lên tuyến trên. Trong suốt quá trình đi, tôi luôn nói với chính mình, Tín ơi mày còn quá trẻ mày không thể chết, mày không được chết, cứ như vậy cho đến khi tới bệnh viện.

-Tôi bị hoại tử vùng mông vì ngồi làm việc quá nhiều, cứ lo làm mà không để ý đến cái mông đang gặp vấn đề, bác sĩ phải cắt bỏ hết phần hoại tử ở vùng mông để cứu tôi khỏi tay tử thần một lần nữa. Tôi điều trị ở bệnh viện hết 2 tháng, và mất thêm 2 năm nữa để mông tôi lành hẳn. Lúc bấy giờ tôi hầu như không ngồi được nữa, phải nằm là chủ yếu. Tôi buộc phải thích nghi với tình trạng sức khỏe hiện tại.

-Việc kinh doanh lúc này bị gián đoạn, tôi không thể ngồi nhiều như trước, nhưng việc làm thì đòi hỏi phải ngồi. Đành gói ghém và tìm công việc khác thích hợp hơn, tôi tìm đến những việc kinh doanh qua mạng, kinh doanh không sở hữu. Cố gắng tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác nhau để có cái ăn, có tiền trang trải thuốc men. Mãi cho đến năm 2015, tôi chuyển sang bán thêm tạp hoá.

-Mới đầu ai cũng phản đối và không tin tôi bán lẻ được, vì quá nhiều rủi ro, tôi thì chỉ có một mình. Công việc bán lẻ đòi hỏi phải nhanh lẹ mà tôi thì chỉ ngồi và nằm thì sao mà làm, nhưng nó cứ thôi thúc tôi làm cho bằng được. Mọi người không hiểu tôi sẽ làm kiểu gì, và ai cũng tò mò xem tôi sẽ làm như thế nào.

-Nhanh gọn lẹ. Tôi liên hệ với bạn bè hỏi thăm về việc nhập hàng, giá cả, và tìm một nhà cung cấp duy nhất có thể bỏ hầu hết các mặt hàng tại nhà cho tôi. Việc còn lại tôi tự tính toán

-Sau một tuần tôi đã có cửa hàng tạp hoá riêng cho mình . Nó hoạt động không giống ai, tất cả đều tự phục vụ hết. Mọi người thì đã quen với việc tới đứng đó, chờ nhận hàng rồi đưa tiền. Nhưng tôi thì khác, đến với tôi: tự động vào chọn thứ mình cần, sau đó tôi báo giá và tính thành tiền, rồi mọi người tự bỏ tiền và tự thối tiền dư cho mình. Vậy đó, giờ đây cái tạp hoá Tín đã được 5 năm tuổi rồi.

– Sau 10 năm kể từ ngày định mệnh ấy. Tôi đã nếm trải đủ thứ mùi vị trong cuộc sống. Đắng có cay có, hạnh phúc có, vui buồn có. Tôi học được thêm nhiều bài học trong cuộc sống. Tôi tận dụng triệt để những gì mình đang có. Và chưa bao giờ đầu hàng trước số phận. Tôi chưa thể thành công như ước nguyện của mình. Nhưng tôi tự hào vì những gì tôi đã đang và sẽ làm.

-Tôi đã giam thân xác của mình trong bốn bức tường suốt 10 năm qua, nhưng tôi chưa hề giam tâm hồn, tinh thần. Tôi hướng ra thế giới bên ngoài bằng internet. Tôi kết nối với mọi người bằng Facebook, Zalo. đối với tôi đằng sau mỗi rào cản của cuộc đời là mỗi một cách giải quyết thú vị.

-Cuối cùng tôi viết ra câu chuyện của mình là để mọi người hiểu hơn về tôi, về những gì tôi trải qua. Tôi muốn đâu đó có những số phận như tôi, xin hãy cứ lạc quan và tạo cho mình một cơ hội sống tiếp, sống tốt. Tôi không muốn mọi người thương hại, cũng không muốn mọi người tung hô, tôi chỉ muốn truyền một chút động lực cho cuộc sống thêm màu sắc bằng câu chuyện của tôi. Và có một điều mà mọi người không biết đó là trung binh mỗi tháng tôi phải duy trì khoảng 5tr tiền thuốc, mỗi lần vào bệnh viện là hết vài ba chục triệu. Và trong suốt 10 năm qua tôi tự chủ tài chính. Bố mẹ lớn tuổi lại tốn thời gian chăm sóc cho tôi, vậy thì điều thôi thúc tôi là không để gánh nặng tài chính lên gia đình, từ miếng ăn, từng viên thuốc tôi tự làm tự chịu.

– Có nhiều đêm tôi chỉ ước sáng mai ngủ dậy ông trời cho tôi được đôi tay lành lặn thôi cũng được. Nhưng cuộc đời là vậy bạn phải thích nghi với mọi thứ. Chấp nhận mọi rào cản, vượt qua nó, vượt lên trên những nỗi đau, những nỗi sợ hãi. Nhìn về phía trước, nhìn vào những thứ tích cực, đâu đó sẽ có giải pháp cho bạn, sẽ có con đường cho bạn. Nếu một ngày bạn muốn dừng lại thì hãy hỏi tại sao bạn lại bắt đầu. Nếu bạn từ bỏ bạn, thì sẽ chẳng có ai bên bạn cả. Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường. Tôi không may mắn khi phải đi trên con đường gập ghềnh, nhưng tôi muốn đi hết con đường này để xem đích đến có gì thú vị.

-Xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe những chia sẻ này, chúc cho tất cả mọi người luôn luôn mạnh mẽ, vui vẻ và thành công trong cuộc sống.

Ấm áp tình người lễ Giáng Sinh

Ấm áp tình người lễ Giáng Sinh

Lê Hữu 

Chiều hôm ấy, hơn một tuần trước lễ Giáng Sinh, bà Ann bước ra sân sau ngôi nhà của hai ông bà để thăm vườn tược mùa đông thì phát hiện một vị khách không mời mà đến. Một quả bong bóng màu đỏ tươi bay là là trong vườn nhà. Bà đi theo cho đến lúc bong bóng bị vướng vào cành cây thông và không bay được nữa.

Bà Ann đọc thấy hàng chữ trên quả bong bóng: “Merry Christmas!” (Giáng Sinh an lành). Bà cũng trông thấy một phong bì nhỏ buộc vào sợi dây cột quả bóng. Gỡ được sợi dây, cầm trên tay chiếc phong bì, bà đọc được dòng chữ “Gửi đến bố ở trên Thiên Đường”. Bên trong là lá thư, với nét chữ nguệch ngoạc của một đứa trẻ con.

Bố ơi,

Con viết thư này để nói với bố là con nhớ bố lắm. Bố vẫn khỏe chứ ạ? Bố nhớ uống thuốc bổ nhé. Mẹ nói với con là ở trên ấy bố vui lắm, có chuyện gì vui bố kể con nghe nhé! Mấy hôm nay trời lạnh quá, có tuyết rơi nữa. Trên bố có lạnh không? Tuần sau là lễ Giáng Sinh rồi, và tháng sau là sinh nhật của bố đấy, bố có nhớ không?

Con ước gì có bố ở đây. Nếu bố xin về thăm nhà được một ngày, mẹ và con sẽ vui lắm. Con ghi ra đây những món quà mà con thích: giày Nike, khối rubik, bộ đồ chơi lego, bút màu và truyện tranh khủng long. Nếu bố không có đủ tiền thì mua cho con một hay hai thứ cũng được ạ.

Bố cho con gửi lời thăm bà nội nhé. Nhận được thư này, bố nhớ viết trả lời con, và đặt ở dưới gối của con nghe bố!

Con yêu bố, yêu mẹ.

Con trai của bố,

Ben

Chúc bố Giáng Sinh vui vẻ trên Thiên Đường.

Bà Ann lặng người đi. Bà cầm mãi lá thư trên tay, ngẩn ngơ, không biết phải làm gì. Một lúc sau bà cầm quả bong bóng và lá thư trở vào nhà, tìm Dick, ông chồng bà, đưa cho ông xem lá thư gửi lạc địa chỉ. Ông Dick giải quyết nhanh hơn bà tưởng. Ông bảo bà Ann viết thư về địa chỉ người gửi ở Tacoma ghi trên phong bì, báo tin đã nhận được thư này và muốn tiếp xúc với người nhà của cậu bé tên Ben.

Sau đó hai ông bà bàn bạc với nhau sẽ làm gì nếu liên lạc được với mẹ của cậu bé.

Bà Ann mang quả bóng đỏ có hàng chữ “Merry Christmas!” màu vàng vào trước cửa nhà.

“Ðây là lời chúc Giáng Sinh đến sớm nhất, và cũng sẽ mang đến cho chúng ta những điều may mắn”, ông Dick nói với vợ. Ông nhớ tới cuốn phim The Red Balloon với câu chuyện chiếc bong bóng đỏ kỳ diệu mà ông đã xem và say mê khi còn bé.

***

Buổi sáng cùng ngày, ngồi bên cạnh Ben, Kate chăm chú nhìn con trai đang nắn nót viết từng chữ lá thư gửi cho bố.

“Con muốn viết sao thì viết”, cô nói. “Viết dài dài một chút, bố rất thích đọc thư con”.

Viết xong, Ben đưa cho mẹ đọc lại. Kate đọc xong, khen con viết thư hay, rồi quay mặt đi không cho Ben nhìn thấy những giọt nước mắt. Cô đưa cho Ben cây bút để viết tên người nhận và địa chỉ người gửi lên phong bì, rồi cho lá thư vào và dán con tem có hình ông già Noel lên bì thư. Xong, cô cuộn tròn phong thư, buộc chặt vào sợi dây của quả bong bóng bay màu đỏ tươi. Ben cầm chặt sợi dây, theo mẹ bước ra khoảng sân trống sau nhà. Cả hai cùng cúi đầu lâm râm cầu nguyện cho lá thư đi nhanh để bố Ben sớm nhận được. Sau đó, hai mẹ con cùng nhau đếm ngược từ 10 đến 1.

“… 3, 2, 1. Thả sợi dây ra đi, Ben!”.

Ben buông tay. Quả bong bóng khẽ rùng mình, nghiêng đầu qua trái, qua phải như chào từ biệt mẹ con Ben rồi nhấc mình bay vụt lên như chú chim sổ lồng. Vướng vào một tàn cây cao, quả bóng nhẹ nhàng lách ra, bay tiếp, bay mãi lên không trung. Hai mẹ con ngước mắt dõi theo quả bong bóng đỏ bềnh bồng nơi xa tít, đến lúc chỉ còn một chấm nhỏ li ti trên nền trời xanh mây trắng bao la. Ben đứng nhìn theo, nhìn theo mãi cho đến khi quả bóng bay hoàn toàn mất dấu…

Chiều nào đi học về Ben cũng hỏi mẹ có tin gì của bố không. Hai ngày sau khi lá thư được gửi đi, Kate nhận được một phong thư với nét chữ lạ, ghi tên người nhận là “Mẹ của cháu Ben”. Cô mở ra đọc. Bức thư ký tên Ann, bảo rằng lá thư của Ben gửi cho bố thay vì bay vào cổng Thiên Ðường thì lại bay lạc vào “Vườn Địa Đàng” của vợ chồng bà ở thành phố Bellevue. Người gửi cho số điện thoại và ngỏ ý muốn được nói chuyện với mẹ của Ben.

Kate lặng người đi một lúc. Như vậy là ngoài hai mẹ con cô, bây giờ có thêm ít nhất hai người nữa biết được câu chuyện Ben viết thư Giáng Sinh gửi cho bố trên Thiên Ðường.

Từ Tacoma đến Bellevue, khoảng cách giữa hai thành phố ở Washington, là cuộc hành trình dài gần 40 dặm của quả bong bóng bay, từ lúc được Ben phóng đi cho đến lúc cạn nhiên liệu.

Nghĩ ngợi một lúc, Kate gọi đến số điện thoại trong lá thư. Bà Ann kể với cô câu chuyện nhận được lá thư như thế nào, và đề nghị với cô về “sáng kiến” của ông chồng mình: ông Dick sẽ thay bố của Ben viết thư trả lời cậu, và hai vợ chồng bà Ann sẽ tìm mua những thứ Ben hỏi xin bố để làm quà Giáng sinh cho cậu.

“Xin phép cô cho chúng tôi được làm việc này”, bà Ann khẩn khoản, “để mang đến chút niềm vui cho cháu Ben. Cháu sẽ thất vọng nếu thư đi mà chẳng có tin về”.

Kate còn đang ngần ngừ thì Ann nói tiếp.

“Nếu cô cho phép, chúng tôi xem cháu Ben như là con trai mình. Chúng tôi cũng từng có đứa con trai, cháu mất vì bệnh, lúc trạc tuổi Ben…”, giọng bà Ann như nghẹn lại. “Cô không phải ngại, những món quà ấy không tốn kém nhiều. Tôi hiểu rằng, nếu chúng tôi không làm việc ấy thì cô cũng sẽ làm thôi. Tuy nhiên, xin cho vợ chồng tôi cái vui ấy, và như thế, tất cả chúng ta đều có được niềm vui trong mùa Giáng Sinh này”.

Bà Ann đưa mắt nhìn Dick và trao điện thoại cho ông.

“Quả bong bóng đã bay vào vườn nhà chúng tôi và đậu xuống trái tim tôi”, ông Dick nói.

Nước mắt Kate muốn ứa ra.

Câu chuyện tiếp theo, ai cũng đoán được. Hai bà mẹ tìm đến nhau, cùng ngồi gói những phần quà cho Ben, trong lúc ông Dick ngồi hý hoáy viết “lá thư từ Thiên Ðường”.

***

Sáng sớm Chủ Nhật, trong lúc Kate đang bày biện hang đá nhỏ và đặt cây thông bên cạnh bàn thờ thì Ben từ phòng ngủ trên lầu chạy xuống, hí hửng khoe với mẹ rằng cậu tìm thấy lá thư của bố ở dưới gối khi vừa ngủ dậy. Hai mẹ con vui mừng ôm chầm lấy nhau và cùng chụm đầu đọc thư của bố gửi cho Ben.

Thiên Ðường, ngày 24/12/2017

Ben yêu quý của bố,

Bố nhận được thư con một ngày trước ngày lễ Giáng Sinh. Hai mẹ con đừng lo cho bố. Ở đây trời ấm áp, mọi chuyện đều ổn cả.

Cám ơn Ben nhắc bố nhớ ngày sinh nhật của bố. Bố rất vui biết con học giỏi, được phần thưởng. Con cố gắng chăm học và vâng lời mẹ cho mẹ vui, và bố cũng vui nữa Ben nhé.

Lễ Giáng Sinh năm nay bố vắng nhà, nhưng không hề gì, Thiên Ðường không xa lắm đâu Ben. Bất cứ lúc nào con nghĩ tới bố là bố ở ngay bên cạnh con. Bất cứ lúc nào con chuyện trò với bố hay cầu nguyện, bố đều nghe được cả.

Còn bây giờ, con hãy nhắm mắt lại, hãy tưởng tượng bố con mình đang ngồi bên nhau cạnh lò sưởi trong ngôi nhà ấm cúng của gia đình mình. Hai bố con cùng hát bài “Người Tuyết ơi, đừng khóc nhé!” mà bố dạy con hát mùa Giáng Sinh năm trước, con còn nhớ chứ? Thật vui phải không Ben?

Bố đã nhờ ông già Noel mang xuống cho con những món quà con thích. Bố, mẹ và con, chúng ta nhớ nhau trong lời nguyện cầu, Ben nhé!

Hôn con và mẹ.

Giáng Sinh an lành nhé, hai mẹ con!

Bố.

Ðối với Kate, mọi chuyện xảy đến như là một phép màu. Cô nhớ ông Dick mỉm cười, nói với hai bà mẹ: “Mai đây, đến một lúc nào đó, cháu Ben hiểu ra rằng câu chuyện hôm nay là không có thật, cũng như ông già Noel là không có thật, nhưng rồi cháu sẽ thông cảm với những người lớn về những lời nói dối ngọt ngào”.

Khi ấy, chỉ còn lại một điều có thật: bố của Ben hiện đang ở trên Thiên Ðường. Ben và mẹ cậu, và những người thân của gia đình cậu vẫn cứ tin như vậy. Sau ngày bố cậu, một cảnh sát viên, hy sinh trong lúc thi hành công vụ, các cô chú là bạn của bố đều nói với Ben rằng: “Trên Thiên Ðường đang cần một người hùng, và bố cháu được chọn”.

Ðúng như lời ông Dick nói, cả hai gia đình đều có chung niềm vui trong Giáng Sinh này. Người vui nhất là Ben, chưa bao giờ Ben nhận được nhiều quà một lúc đến như thế. Bố không những cho Ben nhiều quà mà còn cho cậu bé giấc ngủ thật êm đềm trong đêm Giáng Sinh. Ben mơ thấy bố ngồi sát bên cậu y như Giáng Sinh năm vừa rồi. Bố cùng hát với Ben, cùng đọc truyện tranh với Ben, cùng chơi đùa với Ben những món đồ chơi bố gửi về cho cậu từ Thiên Ðường.

Trong mơ, Ben nghe rõ cả tiếng cười của bố, tiếng cười của hai bố con. “Ôi, bố chẳng lúc nào xa con!”. “Thiên Ðường không xa lắm đâu Ben”, bố đã chẳng nói vậy sao? Bố vẫn ở bên Ben trong lời nguyện cầu mỗi đêm của cậu trên giường ngủ.

“Nhớ nhau trong lời nguyện cầu”, Ben nhớ lời bố dặn.

 Lê Hữu

From: Phi Phuong Nguyen

TÌNH NGỠ ĐÃ QUÊN ĐI

 

TÌNH NGỠ ĐÃ QUÊN ĐI

(Mượn lời một bài hát của Trịnh Công Sơn)

Tối nay không hiểu sao chị thấy mệt mỏi nên đi ngủ sớm. Chập chờn trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, chị thấy anh ngồi cạnh giường nói chuyện với chị. Anh vẫn đẹp trai, phong trần như ngày xưa, chỉ có đôi mắt không còn lấp lánh ánh cười mà đau buồn da diết. Chị mừng rỡ, tham lam nhìn từng nét thân quen trên khuôn mặt anh, giống như họ mới chia tay ngày hôm qua, không hề có cuộc chia ly dài đằng đẵng 15 năm trời.

– Em còn hận anh không? Anh nhẹ nhàng hỏi.

Chị lắc đầu

– Em chưa bao giờ hận anh cả. Anh và ba mẹ anh là những người thân nhất của em, coi như mình có duyên mà không phận đi. Em vẫn luôn luôn cảm ơn anh đã mang đến cho em tuổi thơ ấm áp, tràn đầy tình thương.

Họ là hàng xóm của nhau rất lâu rồi. Cậu bé 5 tuổi là anh, nhìn thấy cô hàng xóm sinh em bé gái bụ bẫm, đáng yêu đã dõng dạc tuyên bố lớn lên con sẽ lấy em làm vợ trong tiếng cười giòn tan của người lớn. Khi cô vào học lớp một, mẹ chẳng may qua đời rồi ba lâý vợ mới. Mẹ kế không phải là người xấu nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền, con anh con chúng ta đã làm bà trở nên cay nghiệt với cô. Cô cứ tự mình lớn, tự mình lủi thủi đi học, đi chơi mà không ai ngó ngàng đến. Chỉ có anh và ba mẹ anh là hết lòng thương cô. Buổi sáng anh dắt cô đi học, trưa về cùng rồi thỉnh thoảng rủ cô sang nhà ăn cơm luôn. Mọi vui buồn trong cuộc đời bé thơ cô đều chia sẻ với anh.

Lớn lên anh đẹp trai, học rất giỏi, rất nhiều bạn gái thích nhưng toàn bộ lo lắng, quan tâm anh chỉ dành cho cô. Khi cô nhận được giấy báo vào đại học thì anh vừa tốt nghiệp và xin được học bổng đi Mỹ học thạc sĩ. Ngày chia tay anh tặng cô nụ hôn đầu đời và hứa sẽ về cưới cô. Cô xinh đẹp, duyên dáng, biết bao người theo đuổi nhưng cô từ chối hết các cuộc vui để đợi anh. Ở Mỹ anh học rất giỏi, rất nhiều công ty muốn nhận anh nhưng điều tiên quyết là anh phải có quốc tịch Mỹ. Ba Mẹ anh phải bán đi miếng đất để dành, gửi tiền sang cho anh cưới vợ làm hôn thú giả.

Ở đời có ai học được chữ ngờ. Người phụ nữ nhận làm dịch vụ thấy anh đẹp trai, tài giỏi, đàng hoàng…về khuyên con gái mình nhận lời rồi biến giả thành thật. Cô ấy cũng xinh đẹp, đáng yêu và khi trai đơn, gái chiếc ở bên nhau, cái gì đến thì sẽ đến. Ngày cô ấy báo với anh cô ấy mang bầu 3 tháng, anh biết là anh không còn đường về nữa rồi.

Ở Việt Nam cô và mẹ anh khóc ngất, nghẹn ngào khi nghe tin. Nửa năm sau mẹ anh cũng khóc chúc phúc cho cô về nhà chồng. Vậy mà mười mấy năm đã qua rồi.

– Em có hạnh phúc không? Anh âu yếm nhìn cô.

Cô gật đầu

– Em rất hạnh phúc, chồng em đối với em tốt lắm, hai con em đứa nào cũng ngoan ngoãn, học giỏi.

Anh cười thê lương

– Vợ anh cũng rất tốt, các con anh cũng rất giỏi giang. Ba mẹ anh ở gần nên cả nhà sống rất đầm ấm. Dường như anh không thiếu một thứ gì nhưng cứ đêm đến là anh lại mơ thấy những con đường ngày xưa đưa em đến trường, mơ thấy giàn bông giấy trước cửa nhà em, thấy em tung tăng chạy nhảy trước nhà. Anh biết rõ là em luôn luôn ở trong lòng anh. Thôi anh phải đi đây, dù ở đâu anh cũng luôn cầu chúc cho em một cuộc sống tốt lành, hạnh phúc.

Chị la lên

– Anh ơi đừng đi, bao năm qua em cất kĩ những kỷ niệm về anh vào một góc trong tim em. Anh là những gì tốt đẹp nhất tuổi thơ của em.

Chị tỉnh giấc mơ khi nhìn thấy khuôn mặt lo lắng của chồng.

– Em làm sao mà vừa khóc vừa la ú ớ vậy.

Chị giúi khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào ngực chồng.

Sáng ra chị đứng không vững khi nghe mẹ anh gọi điện báo tin, anh vừa qua đời ngày hôm qua vì nhiễm Covid 19.

TG : CHU THỊ HỒNG HẠNH  

MỐI DUYÊN KỲ LẠ…!

” Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được  (Lc 1, 37)”

MỐI DUYÊN KỲ LẠ…!

Có một bác sĩ rất nổi tiếng tên là Stephen đang trên đường tới dự một hội nghị về y tế, nơi ông sẽ được trao tặng một phần thưởng quan trọng cho những nghiên cứu và cống hiến xuất sắc của ông trong thời gian qua. Bác sĩ Stephen rất háo hức mong chờ sự kiện này và muốn đến đó càng nhanh càng tốt.

Sau khi máy bay cất cánh được một tiếng đồng hồ thì phi công thông báo rằng máy bay gặp sự cố nên họ sẽ phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay gần nhất. Bác sĩ Stephen sợ rằng mình sẽ không thể đến dự hội nghị kịp thời gian.

Ông đến hỏi nhân viên của hãng hàng không về chuyến bay tiếp theo tới địa điểm diễn ra hội nghị thì được biết trong 10 tiếng nữa sẽ không có chuyến bay nào cả, nhưng gợi ý rằng ông có thể thuê một chiếc ô tô và lái tới đó, vì từ thành phố này tới đó chỉ mất 3 tiếng lái xe mà thôi.

Chẳng còn cách nào khác, ông thuê một chiếc ô tô và bắt đầu hành trình của mình. Nhưng ngay khi ông ngồi vào xe, thời tiết đột ngột chuyển biến xấu và một cơn bão lớn đang dần kéo đến. Mưa to khiến việc lái xe trở nên vô cùng khó khăn và vị bác sĩ tài giỏi đã bỏ qua một đoạn rẽ cần thiết.

Sau 2 tiếng lái xe nữa, ông biết mình đã lạc đường. Mưa ngày càng nặng hạt, lại đang ở trên một con đường xa lạ, ông cảm thấy rất đói và mệt mỏi. Ông nhìn xung quanh, tìm kiếm dấu hiệu các nhà dân quanh đó rồi dừng xe trước một căn hộ nhỏ.

Ông gõ cửa, một người phụ nữ lớn tuổi mở cửa. Ông giải thích qua loa về tình hình của mình, và hỏi người phụ nữ xem có điện thoại không để ông gọi nhờ.

Người phụ nữ nói rằng ở đây không có điện, và bà cũng không có điện thoại, nhưng vẫn muốn mời ông vào nhà để ăn uống chút gì đó ấm áp. Vừa đói, vừa mệt, vị bác sĩ chấp nhận lời mời tử tế của bà lão. Bà lấy cho ông một ít thức ăn và trà nóng rồi lịch sự xin phép để tiếp tục việc cầu nguyện của mình.

Ngồi trên ghế nhấp trà, vị bác sĩ quan sát bà lão dưới ánh nến mờ ảo. Ông thấy bà đang cầu nguyện bên cạnh một chiếc nôi nhỏ. Linh tính cộng với thói quen làm việc khiến ông đi đến gần, hỏi bà lão xem có cần giúp đỡ gì không. Bà lão mỉm cười và nói, mọi lời cầu nguyện của mình đều đã được Chúa đáp lại, duy chỉ có một điều thì chưa, có lẽ vì niềm tin của bà chưa đủ chăng?

Vị bác sĩ dè dặt hỏi: “Nếu bà không phiền, liệu có thể cho tôi biết bà đang cầu nguyện điều gì không?”

Bà lão đáp: “Đứa trẻ đang nằm chơi ngoài sân rào là cháu gái của tôi…

Nó mắc một bệnh ung thư hiếm gặp, và tất cả các bác sĩ mà chúng tôi từng gặp đều không thể chữa trị cho nó. Người ta nói với tôi có một bác sĩ chuyên chữa dạng ung thư này, nhưng tôi không đủ tiền để đến gặp ông ấy, vì ông ấy ở cách đây rất xa”.

Rồi bà lão cho vị bác sĩ biết rằng, vì mình không thể tới gặp bác sĩ kia, nên bà chẳng còn cách nào khác là cầu nguyện mong cho cháu gái mình có thể gặp được bác sĩ Stephen để được tai qua nạn khỏi….!

Sau khi nghe câu chuyện của bà lão, bác sĩ Stephen xúc động nói:

“Chúa trời mới tuyệt vời làm sao, Ngài không những đã trả lời bà, mà còn đưa bác sĩ Stephen tới tận nhà bà để có thể chữa trị cho cháu gái của bà đấy. Tôi chính là bác sĩ Stephen”.

Bà lão ngước lên nhìn, dường như không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đang diễn ra. Nước mắt cũng tuôn rơi trên đôi gò má nhăn nheo của bà.

  • Đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa?

Hay chính niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời và lòng tốt của con người đã giúp họ có được mối nhân duyên cùng sự kết nối tuyệt vời này….!

(st)

Chiếc Lon Guigoz…

 

TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Chiếc Lon Guigoz…

Tôi đã lang thang trên “net” chiều nay nhưng không thể nào tìm ra hình ảnh của chiếc lon “gô”, người bạn ngày nào của tôi.

Bao bì của các món hàng sản xuất mỗi ngày mỗi tân tiến, mới lạ, đẹp đẽ và gọn nhẹ. Bây giờ người ta đựng sữa bột trong những bao bằng giấy dày hoặc bằng thứ kim loại mỏng, không như bằng chiếc hộp nhôm không rỉ sét, dày dặn như cái thời xa xưa đó. Người vẽ kiểu của chiếc lon “gô” ngày nào chắc cũng đã ra người thiên cổ, không còn để cái đám tù tập trung trong các trại tù Cộng Sản sau này gặp gỡ để nói một lời cám ơn về một thứ đồ dùng, một bao bì mà sau khi dùng sản phẩm, có thể vứt bỏ, nó lại được dùng như một vật tiện dụng và hữu ích qua nhiều năm tháng.

Loại sữa Guigoz của Hòa Lan được nhập cảng vào Việt Nam nhiều nhất là sau khi người Pháp trở lại Việt Nam vào khoảng năm 1956. Vào thời ấy lon sữa bột Guigoz không lấy gì làm đắt. Một công chức trung bình ở miền Nam cũng có thể nuôi con bằng loại sữa bột này. Có hai loại sữa Guigoz, loại trắng cho trẻ sơ sinh, và loại màu vàng cho tuổi từ một năm trở đi. Loại sữa bột này phổ biến đến nỗi hầu như gia đình trung lưu nào cũng nuôi con bằng sữa Guigoz, và những chiếc lon nhôm, dày dặn, với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, đường kính 8cm, không rỉ sét này thường được các bà nội trợ cất giữ để đựng thực phẩm ở trong bếp, trừ muối, nó có thể đựng đường, ớt, tiêu hành hay các thức ăn khô.

Tuy chiếc lon Guigoz tiện dụng nhưng thật ra nó không có giá trị gì, nó có thể ra nằm ngoài đống rác. Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng. Thế mà chiếc lon Guigoz đó lại trở thành người bạn thân thiết từ Mùa Hè năm 1975 khi tôi phải giã từ quân đội, bỏ lại vợ con và thành phố yêu đấu để trình diện đi tù, làm cái công việc của một người lính thất trận.

Thoạt đầu chiếc lon chỉ mang theo mớ thức ăn khô dùng tạm cho vài ngày, nhưng về sau khi thức ăn đã hết, chiếc lon kia đã đổi chức năng để từ đây gánh vác một phần tháng ngày gian khổ cho tôi. Về sau khi thấy tôi không còn hy vọng gì quay trở lại với gia đình trong một thời gian ngắn, chiếc lon sữa Guigoz kia đã không rời tôi nửa bước như một người bạn tri kỷ có thể chia ngọt xẻ bùi với nhau, khi với một nắm rau bên vệ đường, khi với một con nhái bén, có khi với một mẫu sắn thừa sau ngày thu hoạch còn sót lại trong đám đất bị cày xới.

Có khi chiếc lon ấy trở thành một bình trà với những đọt chè xanh, đậm đà hơn một tuần Thiết Quan Âm thời phong lưu hay mở ra một ngụm cà phê sảng khoái đánh lừa khứu giác với những hạt bo bo cùng với mấy hạt ngô rang cháy. Nó cũng trở thành người bạn mỗi sáng với những công việc vệ sinh thường nhật bên “lán” tù, và cũng tội nghiệp cho chúng tôi trong một miền Bắc không có thừa lấy một manh giấy báo hay một mẫu giẻ rách, nó đã theo những người tù mỗi lần vì nhu cầu phải đi thăm… “lăng Bác”.

Ngày xưa chiếc lon kia mang một cái tên ngoại quốc khá đẹp từ xứ Hòa Lan có nhiều nhà máy xay gió, những cánh đồng cỏ bất tận và những đàn bò bình yên, đến miền Nam với hình dáng tròn trịa, mới mẻ; nay nó mang một cái tên xấu xí trần tục trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu. Nó là “gô”, là “cống” hay có người gọi nó là “hăng gô”(?) những cái tên rất khó bề giải thích. Nó dần dần trở thành đen điu, xấu xí, hèn mọn, móp méo qua những lần bị nung nóng trên bếp lửa của trại tù hay trên đám cỏ khô giữa cánh rừng bạt ngàn hay bên dòng suối nhỏ trong những buổi trưa, để thêm một chút “cải thiện” với nắm rau “tàu bay” hay một mẫu khoai mài.

Những ngày có thăm nuôi, nó cũng chắt chiu nắm mì gói hay chút ruốc thịt mang cho “sang cả” thêm cho bữa ăn khốn khổ của người tù. Những lúc chẳng có gì, một “gô” nước lã cũng đầy bụng. Chiếc lon “gô” ngày nay đã đen điu hình dáng nhưng chưa bao giờ chịu để mình bẩn thỉu, nó đã nhiêu lần được kỳ cọ như chủ nhân đã kỳ cọ cái thân thể gầy còm khốn khổ của người tù dưới suối sau một ngày kiệt sức, vắt mồ hôi.

Đêm về, chiếc lon kia cũng lặng lẽ ở trên đầu nằm cùng với mớ chăn chiếu lẫn lộn với những mảnh nhung y sờn rách, bạc màu, để sáng mai thức dậy trong tiếng kẻng tù gắt gỏng. Chưa có một vật dụng nào thiết thân với người tù như cái lon “gô” đen điu ấy. Bộ áo quần tù có thể thay đổi, đôi dép có thể mòn vẹt, nhưng chiếc lon “gô” đã bền bỉ với thể chất cũng như tấm lòng với người tù qua những đoạn đường gian khổ, những ngày lên nương xuống rẫy, những sáng Mùa Đông giá buốt cũng như những trưa Hè đổ lửa. Nó gần gũi, khắng khít không rời người tù đi đâu nửa bước. Thế mà…

Như những ông già H.O. trên đất Mỹ, tôi thường đẩy xe cho vợ đi chợ mua thức ăn. Những hàng hóa, thực phẩm bày biện trong những ngôi chợ to lớn, chỉ gây ngạc nhiên cho tôi lúc đầu tiên mới đặt chân đến Mỹ cách đây hàng chục năm, bây giờ trở nên quen thuộc và thường tình đến nhàm chán. Những kệ hàng bán đầy khoai lang đủ loại hay những đống khoai mì đầy ắp, những mớ cải xanh, những bó rau muống tươi tắn, những củ su hào mập mạp… không hề nhắc nhở hay cho tôi một suy nghĩ nào về những tháng ngày tù tội, thiếu thốn mà những củ khoai, những nắm rau xanh đó như một nỗi mơ ước thèm thuồng thường nhật của một người tù.

Nhưng có một buổi nọ, khi đẩy chiếc xe đi chợ đến bên kệ hàng bày bán khoai mì, không hiểu sao lần này tôi dừng lại, cổ họng như nghẹn ngào, những giọt nước mắt như muốn trào ra. Trong một thoáng tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của nồi sắn luộc không bóc vỏ với những mẫu sắn rơi vãi nhuộm một màu tím sẫm, hình ảnh của người bạn tù say sắn, té từ chỗ ngủ ở tầng trên xuống nền gạch và những tiếng la cầu cứu trong đêm. Những củ sắn nằm trên kệ hàng ở đây, là một món ăn chơi của những người no đủ, không hề có một giá trị gì với đời sống của một con người bình thường này trên mảnh đất giàu có như nước Mỹ.

Chúng ta thật đã nhàm chán với những bữa tiệc tùng sang trọng, mỗi tuần không dám ăn tới ba quả trứng gà, bắt đầu thấy sợ thịt, không bao giờ đụng đến bơ, sữa hay phó mát. Phần tôi, đã nhiều lần đi qua những ngôi chợ khác nhau mà lòng thấy dửng dưng trước những món thực phẩm tầm thường như nhìn một vật xa lạ chưa lần nào gặp gỡ hay gắn bó trong cuộc đời mình.

Phải chăng những vật hèn mọn này, những củ khoai lang, những miếng sắn luộc này đã từng ám ảnh chúng ta trong giấc ngủ ngày nào? Và tôi nhớ ra một điều, khi được ra khỏi nhà tù, tôi đã quên hẳn và vất bỏ ở xó xỉnh nào đó cái lon “gô” đen đúa, người bạn thân thiết của những tháng ngày tù tội của tôi.

Tôi đã đi một vòng khá xa, từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, qua bao nhiêu cánh rừng, qua bao nhiêu eo biển, bỏ lại sau lưng quê hương và quá khứ của tôi. Đôi khi tôi cũng đã quên tôi, nói gì đến những vật tầm thường hèn mọn như thế!

Chiếc ví bị đánh rơi

Lời phi lộ :

Người Việt Nam ta thường nghĩ là người Mỹ không chung tình như người Việt Nam, mời các ACE đọc bài dưới đây:

Thân mến

TQĐ

– Chuyện Tình Trên Cả Tuyệt Vời

(Huỳnh Huệ dịch).

Inline image

Tình yêu như của cặp đôi dưới đây có đẹp không? , thưa các Bạn. Có lẽ nhiều bạn sẽ đồng ý với người dịch là tình yêu chân thật không có tuổi – trên cả tuyệt vời- và tự hỏi bao nhiêu người sẽ bỏ công như chàng trai nhặt được chiếc ví tình yêu trong câu chuyện.

– Vào chuyện:

Một ngày đông lạnh giá, trên đường đi bộ về nhà tôi nhìn thấy một chiếc ví bị đánh rơi. Tôi nhặt lên và nhìn vào trong ví xem thử có thông tin gì để gọi cho chủ nhân của nó. Trong ví chỉ có 3 đô la và một phong thư nhàu nát như thể đã nằm trong ví nhiều năm rồi.

Chiếc phong bì cũ nát và hoen ố đến độ chỉ có thể đọc được địa chỉ người gửi. Tôi bắt đầu mở lá thư với hy vọng tìm được chút manh mối.

Lá thư đề năm 1924, được viết gần 60 năm về trước.

Lá thư được viết bằng nét chữ đẹp mềm mại của phụ nữ trên phong bì màu xanh da trời nhạt có in bông hoa nhỏ ở đầu góc trái.

Đó là một lá thư chia tay gửi Michael với nội dung cô gái sẽ không thể gặp gỡ chàng trai được nữa vì bị mẹ cấm đoán. Nhưng cho dù như vậy, cô nói rằng sẽ yêu chàng trọn đời.

Lá thư ký tên Hannah.

Đó là một lá thư đầy cảm xúc, nhưng chẳng có cách nào tìm ra chủ nhân – người nhận lá thư ngoài cái tên Michael. Có lẽ nếu tôi gọi cho bộ phận giải đáp thông tin, biết đâu chừng nhân viên trực tổng đài điện thoại có thể tìm ra số điện thoại có đăng ký địa chỉ trên phong thư nằm trong chiếc ví này.

“ Chào cô, “ , tôi bắt đầu, “ tôi có việc đặc biệt này muốn nhờ cô. Tôi đang cố gắng tìm chủ nhân của cái ví tôi lượm được. Có cách nào cô giúp tìm số điện thoại cho địa chỉ viết trên cái bì thư ở trong ví không?

Cô nhân viên bảo tôi trao đổi với người phụ trách, người này ngần ngừ một lát rồi nói:

“ Vâng, có một số điện thoại đăng ký với địa chỉ đó, nhưng tôi không thể cung cấp số điện thoại cho anh. Với vẻ lịch sự, bà ấy nói thêm rằng bà sẽ gọi đến số đó, giải thích về chiếc ví lượm được và hỏi xem họ có muốn liên lạc với tôi không.

Tôi đợi vài phút thì nghe tiếng cô ấy :

“ Có người sẽ nói chuyện với anh đây.”

Tôi hỏi người phụ nữ bên kia đường dây xem bà có biết ai tên Hannah . Bà có vẻ kinh ngạc:

“Ồ! Chúng tôi mua ngôi nhà này từ một gia đình có người con gái tên Hannah. Nhưng đó là chuyện 30 năm về trước!”

“Vậy bà có biết bây giờ gia đình đó sống ở đâu không?” Tôi hỏi

“Tôi nhớ là Hannah phải đưa mẹ vào một nhà dưỡng lão cách đây vài năm, “ Bà nói tiếp:

“Có lẽ nếu cậu liên hệ với họ, họ sẽ giúp tìm được con gái của họ”

Tôi cảm ơn họ và gọi tiếp. Người phụ nữ trả lời điện thoại cho biết rằng chính Hannah cũng đang sống trong một nhà dưỡng lão.

Toàn bộ chuyện này thật ngớ ngẩn, tôi thầm nghĩ. Vì cớ gì tôi lại dính vào một chuyện phiền toái đi tim chủ nhân của chiêc ví bên trong chỉ có 3 đô la và một lá thư viết gần 60 năm trước?

Tuy nhiên, tôi vẫn gọi đến nhà dưỡng lão nơi mà họ nói là Hannah đang sống. Người đàn ông nhận điện thoại cho tôi biết Hannah đang sống tại đó.

Mặc dù lúc đó đã 10 giờ đêm. Tôi hỏi xem có thể đến đó thăm bà ấy không.

“Vâng, “ ông ta nói với vẻ hơi ngần ngại, “ nếu anh muốn, giờ này có thể bà ấy đang ở trong phòng ban ngày xem TV .

Tôi cảm ơn và lái xe đến nhà dưỡng lão. Người bảo vệ và cô y tá chào tôi ở cửa. Chúng tôi lên tầng 3 của tòa nhà lớn này. Trong căn phòng sinh hoạt ban ngày, cô y tá giới thiệu tôi với Hannah.

Đó là một bà lão tóc bạc trắng, đáng yêu với nụ cười ấm áp và đôi mắt còn tinh anh. Tôi kể cho bà về chiếc ví nhặt được và đưa cho bà lá thư. Giây phút vừa nhìn thấy phong thư màu xanh da trời nhạt có bông hoa trên góc trái, bà thở một hơi dài và nói, :

“ Này cậu, lá thư này là liên lạc cuối cùng của ta với Michael.”

Bà nhìn ra ngoài xa vắng, chìm trong suy nghĩ một lát rồi nói nhỏ :

“Ta đã yêu ông ấy biết bao. Nhưng lúc đó ta mới 16 tuổi và mẹ bảo ta còn nhỏ quá. Ồ, chàng thật đẹp trai, giống tài tử Sean Connery.

“ Phải rồi, “ , bà tiếp tục, “Michael Goldstein là người tuyệt vời. Nếu cậu tim được ông ấy, xin nói rằng ta thường nhớ đến ông. Và , “ bà ngập ngừng cắn môi, “ nói với ông ấy rằng ta vẫn yêu ông. Cậu biết không, “ bà nở nụ cười qua hàng lệ tuôn tràn trên đôi mắt, “ Ta không lập gia đình. Ta nghĩ chẳng ai có thể xứng đáng như Michael…”

Tôi cảm ơn và từ biệt Hannah. Tôi đi thang máy xuống tầng dưới cùng và khi ra cửa, người bảo vệ hỏi :

“ Bà lão co giúp gì được cho cậu không?”

Tôi nói rằng bà cụ đã cho tôi một chút thông tin. “ Ít nhất tôi đã có cả họ tên. Nhưng tôi sẽ phải tạm buông chuyện này. Tôi đã dành gần trọn ngày tìm chủ nhân của chiếc ví này rồi.”

Tôi láy chiếc ví ra, chiếc ví da giản dị màu nâu viền đỏ. Khi người bảo vệ nhìn thấy, ông ta nói, “Khoan đã! Đó là ví của ông Goldstein. Tôi biết chắc nó với viền màu đỏ tươi. Ông ta cứ làm mất chiếc ví này hoài. Tôi chắc là đã tìm thấy chiếc ví của ông ta ở hành lang 3, 4 lần rồi. “

“ Ông Goldstein là ai? “, tôi hỏi mà bàn tay cầm chiếc ví bắt đầu run rẫy.

“Đó là ông lão ở tầng 8. Chắc chắn là ví của Mike Goldstein. Hẳn là ông lão bị rơi ví trong một lần đi dạo. “ .

Tôi cảm ơn người bảo vệ và vội vã trở lại phòng y tá. Tôi thuật lại lời của người bảo vệ. Sau đó chúng tôi trở lại thang máy và lên tầng 8. Tôi cầu nguyện sao cho ông Goldstein vẫn còn thức.

Trên tầng 8, cô y tá trực ở đó nói,

“Tôi chắc ông lão vẫn còn ở phòng sinh hoạt ban ngày. Ông thích đọc sách ban đêm. Ông lão thật đáng yêu. “

Chúng tôi đến căn phòng duy nhất còn sáng đèn nơi có một ông lão đang ngồi đọc sách. Cô y tá đến chỗ ông và hỏi có phải ông làm mất vi không. Ông Goldstein nhìn lên ngạc nhiên và đưa tay ra túi quần sau và nói,

“Ồ, ví mất rồi!”

“Cậu thanh niên này đã tìm được chiếc ví này và chúng tôi không biết nó có phải là ví của ông?”

Tôi đưa chiếc ví cho ông lão và ngay khi nhìn thấy nó, ông mỉm cười nhẹ nhõm:

“Phải chính là ví của tôi! Chắc là tôi làm rớt nó từ túi quần trưa nay. Tôi muốn tặng câu một chút làm quà. “

Dạ khỏi, cám ơn ông, “ tôi đáp. “ Nhưng tôi phải thú thực với ông là tôi đã đọc lá thư với hy vọng tìm ra chủ nhân của chiếc ví. “

Nụ cười bỗng tắt ngay trên khuôn mặt ông lão.

“ Cậu đã đọc lá thư à?”

“Không chỉ đọc thư, tôi còn biết Hannah đang ở đâu.”

Mặt ông chợt biến sắc,

“Hannah à? Cậu biết bà ấy ở đâu sao? Bà ấy có khỏe không? Bà ấy vẫn xinh đẹp như trước? Xin cậu, làm ơn nói cho tôi biết, “ ông nói với vẻ thiết tha.

Tôi nhẹ nhàng đáp lại ông,

“Bà ấy khỏe, vẫn xinh đẹp như hồi ông mới quen bà.”

Ông lão mỉm cười với vẻ mong đợi và hỏi,

“Cậu cho tôi biết bà ấy đang ở đâu. Tôi muốn gọi cho bà ấy ngày mai.”

Ông chụp lấy tay tôi,

“Cậu có biết, tôi đã yêu cô gái ấy nhiều đến độ khi lá thư đến, cuộc đời tôi xem như đã hết. Tôi đã không lấy vợ. Tôi nghĩ tôi vẫn mãi mãi yêu cô ấy.”

“Ông Goldstein, đi với cháu”, tôi nói.

Chúng tôi đi thang máy xuống tầng 3. Hành lang tối chỉ có một hai ngọn đèn đêm rọi ánh sáng lờ mờ cho chúng tôi đến phòng sinh hoạt ban ngày, trong đó chỉ có một mình bà Hannah đang xem TV.

Cô y tá đi về phía bà.

Cô nói,

“Hannah, “vừa chỉ vào Michael, đang đứng với tôi ở ngưỡng cửa. “ Bà có biết ông này không?”

Bà kéo chiếc kính trên mắt lên nhìn một lúc mà không nói một lời nào. Michael nói khẽ, như thì thầm,

“Hannah, là Michael đây. Bà có nhớ ra tôi không?”

Bà thở mạnh,

“Michael, Ôi trời, không thể tin được, Michael. Chính là anh, Michael của Em! Ông lão chậm bước về phía bà; họ ôm nhau. Cô y tá và tôi bước ra nước mắt lăn dài trên má chúng tôi.

“Thấy chưa, Ông Trời có mắt! Trời đã định thì duyên vẫn còn.”

Khoảng 3 tuần sau tôi nhận được cuộc gọi của nhà dưỡng lão đến văn phòng của tôi.

“Anh có thể đến vào Chủ Nhật dự đám cưới không? Michael và Hannah sẽ kết hôn.

Đó là một đám cưới đẹp với tất cả những người ở nhà dưỡng lão diện thật bảnh để dự lễ.

Hannah mặc một chiếc áo cưới màu be sáng trông rất xinh đẹp.

Michael khoác một bộ com lê xanh đen rất phong độ tự tin. Họ nhờ tôi làm phù rể.

Nhà dưỡng lão cho họ căn phòng riêng. Nếu bạn muốn chứng kiến cô dâu 76 và chú rể 79 cái xuân xanh giống như đôi trẻ, bạn phải đến gặp đôi vợ chồng này.

Một cái kết hoàn hảo cho một chuyện tình dài gần 60 năm.

Có đẹp không? Tình yêu như thế có đẹp không, thưa các Bạn?.

Huỳnh Huệ dịch

From: Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Thiên Thần bé nhỏ

Thiên Thần bé nhỏ

Đừng bao giờ thất vọng vì Chúa là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta.

Đừng tìm cái chết nhưng hãy tìm đến với Chúa, Ngài là sự sống lại và là sự sống.

Tin theo Chúa bạn sẽ luôn an vui và hạnh phúc. Tôi là 1 minh chứng.

 John nguyen

Tôi tớ Chúa.

On Fri, Dec 18, 2020 at 10:58 AM, Phaolo Thai wrote:

 Kitô hữu là người có Chúa Kitô, người tin Chúa Kitô.

Sứ mạng của Kitô hữu là cố gắng lôi kéo it́ nhất một linh hồn lầm lạc về với Chúa. Thiên Chúa không muốn ai bị hư mất; là con cái của Chúa, chúng ta phải cố gắng làm điều Chúa muốn.

From: Peter Tran

Date: Fri, Dec 18, 2020 at 7:24 AM
Subject: Thiên Thần bé nhỏ

On Friday, December 18, 2020, 6:21 AM, ‘Chau Nguyen’

THIÊN THẦN BÉ NHỎ

Trong một ngày mưa, cậu bé nói với cha là một Mục sư:

– Cha ơi, đã đến lúc con phải ra ngoài để phân phối các tờ rơi.

– Con trai, ngoài trời lạnh lắm và có mưa phùn, thời tiết này cha sẽ không ra ngoài.

– Nhưng cha ơi, người ta cần biết về Chúa ngay cả vào những ngày mưa.

Mục sư suy nghĩ một chút rồi bảo:

– Con trai, con có thể đi. Đây là tờ rơi, con hãy cẩn thận.

Cậu bé 11 tuổi cảm ơn cha, rồi đi bộ khắp các con phố của làng, đưa tờ rơi cho những người mà cậu ta nhìn thấy.

Sau 2 giờ đi bộ dưới mưa và trong cái lạnh, với tờ rơi cuối cùng cầm trong tay, cậu dừng lại ở một góc ngã tư, xem liệu có ai để cậu đưa tờ rơi nữa không, nhưng lúc này đường phố đã hoàn toàn hoang vắng.

Cậu đến ngôi nhà đầu tiên phía bên kia đường, chạm vào chuông vài lần và chờ đợi, không có ai ra mở cửa.

Hồi lâu, cậu quay lưng bước đi, nhưng điều gì đó đã ngăn chặn cậu. Cậu trở lại, chạm vào chuông và gõ cửa mạnh mẽ với các ngón tay của mình, lần này không lâu cánh cửa được mở.

Một quý cô bước ra ngoài với khuôn mặt và ánh mắt u buồn, nhẹ nhàng hỏi:

– Mẹ có thể làm gì cho con, con trai?

Với đôi mắt rạng rỡ và nụ cười tươi sáng, cậu bé nói:

– Thưa bà, cháu xin lỗi vì đã làm phiền, cháu chỉ muốn nói với bà rằng Chúa thực sự yêu bà, và cháu mang đến cho bà tờ rơi cuối cùng của cháu, nói về Chúa và tình yêu tuyệt vời của ngài.

Và cậu bé đưa tờ rơi cho người phụ nữ.

***

Sáng chủ nhật tuần sau, Mục sư hỏi các tín đồ trong buổi giảng: “Ai có một lời khai hoặc điều gì đó muốn chia sẻ?”.

Ở hàng ghế phía sau, một người phụ nữ lớn tuổi đứng dậy. Khuôn mặt bà rạng rỡ và đôi mắt thật hiền từ, bà nói:

– Không ai trong nhà thờ này biết tôi cả. Tôi chưa bao giờ đến đây, thứ bảy tuần trước tôi cũng không phải là người Cơ đốc giáo.

Chồng tôi đã chết một thời gian trước, để lại tôi bơ vơ trên thế giới này…

Thứ bảy tuần trước là một ngày đặc biệt, lạnh và mưa, trái tim tan vỡ của tôi nói rằng hôm nay tôi đã đến cuối con đường, tôi không còn gì hy vọng và không nên sống nữa.

Tôi lấy một chiếc ghế và một sợi dây thừng lên gác mái nhà tôi. Tôi buộc một đầu dây thừng lên mái nhà, sau đó tôi trèo lên ghế và đặt vòng dây vào cổ.

Tôi đứng trên ghế, một mình đau lòng và tuyệt vọng, lúc tôi vừa định ném mình ra khỏi ghế, thì đột nhiên vang lên tiếng ồn ào của cánh cửa bị gõ.

Tôi tự hỏi đó có thể là ai? Đã lâu rồi không có ai đến thăm tôi, và tôi gần như đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài.

Tiếng gõ cửa càng lúc càng dồn dập hơn, nó ồn ào đến nỗi tôi không thể bỏ qua được nữa.

Tôi thả dây cổ, bước xuống ghế và đi ra phía trước.

Tôi không thể tin được những gì mắt tôi nhìn thấy, trước cửa nhà tôi là một đứa trẻ rạng rỡ và đẹp như một thiên thần. Cậu ấy mỉm cười với tôi, và nói thật hồn nhiên: “Cháu chỉ muốn nói với bà rằng Chúa thực sự yêu bà” Trong giây phút đó, những lời nói ra từ cậu, đã làm trái tim tôi chết từ rất lâu rồi, nay lại quay về với cuộc sống.

Khi thiên thần bé nhỏ biến mất giữa cơn mưa lạnh, tôi đóng cửa lại và đọc từng lời của tờ rơi.

Sau đó, tôi lên gác mái tháo dây thừng và mang ghế xuống. Tôi đã không cần nó nữa.

Rồi tôi đến đây, đến nhà thờ này để cảm ơn Chúa, ngài đã gửi một thiên thần bé nhỏ đến giải cứu tôi khỏi tận cùng địa ngục, nơi mà tôi tưởng như chắc chắn sẽ rơi vào.

***

Mục sư đến băng ghế đầu tiên nơi thiên thần bé nhỏ đang ngồi, ông ôm con trai của mình vào lòng và đôi vai ông rung lên từng hồi nức nở.

Trong nhà thờ, mọi người đều khóc…

Phong Luu (viết lại từ nguồn Internet)

From: TU-PHUNG

LI DỊ CHÁN LẮM

 

LI DỊ CHÁN LẮM

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”..

***

Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: “Chắc là để phơi quần áo đấy mà”. Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.

Hai đứa trẻ thắc mắc về việc xây cầu thang mới

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”. Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”. Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố”. Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống.

Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”. Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: “Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?”. Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước”.

Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”. Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: “À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”. Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.

Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.

Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?”, Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: “Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”. Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?”. Cà Rốt gật đầu: “Ừ”. Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị”. Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu …

Một hôm … Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.

Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”. Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”. Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng. Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.

Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới” “Em thích chạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”. Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng”. Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”. Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?”. Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, Chị chịu không nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?”. Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim. Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được”. Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem. Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”. Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?”. Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: “Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”. Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?…

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.

“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?”.

“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại.

Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”. “Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi …”.

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả …”.

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm …”.

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm …”.

Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu”.

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu …, nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em …”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân. Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị . Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ”.

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào. Củ Hành reo: “Bố đến rồi”. Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”..

-ST-

Image may contain: 1 person, closeup

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI

 

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI

Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.

Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.

Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại. Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh.

Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo. Anh nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi về tên người gửi. Anh đào bới hết trí nhớ, vẫn không tìm ra tên người đàn bà nầy, được viết trên góc của gói quà. Bạn bè tù cùng phòng với anh thì nghĩ khác. Họ cho rằng lâu quá không được nhận quà, không nghe tin tức vợ, nên anh muốn kéo dài cảm giác sung sướng. Không bóc vội gói quà. Thế nhưng rồi cũng đến lúc gói quà được mở. Sau khi ăn cơm chiều xong, anh leo lên chỗ nằm, ngồi quay mặt vào vách. Anh trịnh trọng mở gói quà. Quan trọng với anh bây giờ không phải là trong gói quà có những gì để ăn. Giữa lúc nầy, sự thèm khát bỗng nhiên trốn mất. Mà là lá thư trong gói quà nói gì.

” Anh yêu quý,

Anh đã mất tích từ lâu, tưởng rằng anh đã chết. Em và các con lập bàn thờ mấy năm nay. Không ngờ, cách đây mấy hôm, vô tình đến thăm một người bạn, có người anh được thả ra từ trại cải tạo Miền Bắc. Em hỏi thăm là có bao giờ anh nghe tên người nào là Nguyễn Hữu trong trại của anh không? Anh đó trả lời là có một người cùng đội sản xuất với anh mang tên ấy, trước là đại úy thuộc Sư Đoàn 2, người Bắc Kỳ. Từ bao nhiêu năm nay không được ai thăm nuôi. Em nghe xong muốn quỵ xuống, đúng là anh rồi. Thế là từ nay em phải hạ bàn thờ xuống. Các con có bố chứ không còn mồ côi cha nữa. Em mừng quá, mang tên anh, tên đội, tên trại đến Ủy Ban Quân Quản Thành Phố để xin giấy phép gửi quà thăm nuôi. Lý do vì loạn lạc, di chuyển nhiều lần, địa chỉ không còn chỗ cũ, nên không nhận được giấy gửi quà thăm nuôi.

Anh đừng để vi phạm nội quy, ráng học tập tốt, sẽ được nhà nước khoan hồng để sớm về đoàn tụ với gia đình. Có dịp được trại cho phép viết thư, anh viết thư về cho em biết sức khỏe của anh. Anh cần những gì lần sau có giấp phép em sẽ gửi ra cho anh. Em và các con bao giờ cũng mong chờ anh về.

Thư nầy không viết dài được, em ngưng đây. Chúc anh luôn luôn khỏe mạnh.

Vợ anh

Lê Thị Hồng”

Anh không dám đọc lại lần thứ hai. Một sự trùng hợp lạ ky, anh và ông Hữu kia cùng thuộc Sư Đoàn 2, cùng là người Bắc. Chỉ khác nhau là ông ta mất tích trong chiến tranh, còn anh thì trình diện đi cải tạo. Người đàn bà nầy vì quá thương chồng không điều tra cặn kẽ, chứ trong một sư đoàn, chuyện trùng tên, trùng họ là chuyện bình thường. Mà cán bộ kiểm duyệt thư từ cũng lơ đễnh, không thấy chữ mất tích từ đầu lá thư. Anh nhìn gói đồ ăn mà lòng trĩu nặng. Một bên vợ người ta, chồng mất tích bao năm mà vẫn chờ đợi. Còn mình sống sờ sờ vợ chẳng thèm ngó ngàng tới.

Đọc thư xong, anh bỏ thư lại trong gói đồ rồi cột lại như cũ. Anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ miên man. Các bạn chung phòng đến hỏi thăm tin tức gia đình anh ra sao, anh trả lời nhát gừng cho qua chuyện. Họ nghĩ, có lẽ gia đình anh đang gặp rắc rối gì đó, nên anh buồn ít nói.

Sáng hôm sau ra lao động, anh không mang thêm cái gì để ra ăn buổi trưa. Anh không biết phải làm sao với gói quà mà anh đã nhận. Anh cảm thấy mình giống như một thằng ăn trộm, oa trữ đồ gian. Không biết phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa đây. Mấy năm trời đói khát, thèm ăn. Chụp được một con dế, con cóc thì xem như được một bữa tiệc lớn. Thế mà khi nhận quà có thịt chà bông, cá khô, muối sả ớt v.v… anh lại sờ sợ. Lương tâm ư? Làm gì có thứ nầy ở đây. Anh không biết phải diễn tả thế nào tâm trạng của anh lúc ấy. Vì đụng vào đó, anh thấy mình như bị phạm tội. Buổi trưa, anh ra nhận cơm với vài cọng rau muống, nước muối. Anh lại thèm các thứ mà mình đang giữ. Sự thèm khát lại bắt đầu dằn vặt, hành hạ anh. Anh không thể nào chống lại nổi sự đòi hỏi hợp lý nầy. Thôi thì tới đâu hay tới đó.

Ngày hôm sau anh mang tí ti đồ ăn theo, chia cho một số bạn cùng cảnh ngộ với anh, nghĩa là thuộc dạng mồ côi, không có ai thăm viếng hay gửi quà. Họ ăn một cách ngon lành. Anh ăn cũng ngon miệng nhưng khi ăn xong, anh thấy nghèn nghẹn. Mấy ngày đầu anh mang tâm trạng nầy, nhưng dần dần về sau nguôi ngoai. Hình như sự phạm tội thường xuyên, ít bị lương tâm cắn rứt hơn là phạm tội một đôi lần.

Vài ba tháng sau đó, anh được trại cho phép viết thư về gia đình. Đây là một điều khó khăn cho anh. Gửi thư cho vợ hay gửi cho chị Lê Thị Hồng? Gửi cho vợ thì bao nhiêu cái vẫn biệt vô âm tín, còn gửi cho chị Lê Thị Hồng, thì biết nói sao cho chị hiểu là anh không phải là chồng chị ta. Nếu thư không bị kiểm duyệt thì chuyện nầy dễ nói. Còn thư tù như anh thì qua biết bao nhiêu cửa ải. Biết đâu khi cán bộ kiểm duyệt phát giác chuyện nầy sẽ tống cổ anh vô cùm. Cái tội mạo nhận ẩu để lãnh đồ thăm nuôi. Một lần cũng là mang tội, mà cái tội nầy bạn bè biết được thì khinh khi lắm. Nhưng mọi chuyện đã lỡ rồi, đành phải theo lao vậy. Anh đánh liều viết theo cái kiểu người chồng viết cho vợ.

“Hồng em,

Cám ơn em rất nhiều về gói quà vừa rồi em gửi cho. Em đừng lo gì cho anh nữa, ở đây anh được nhà nước cách mạng lo cho đầy đủ, ăn uống không thiếu. Em yên tâm để dành lo cho các con. Em ở nhà cố gắng dạy dỗ các con nên người, cố gắng chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước cách mạng.

Nhờ ơn cách mạng, nhờ ánh sáng soi đường, nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước ta. Anh học tập đã hiểu thế nào con đường lầm lẫn của mình trước đây. Anh đã ăn năn hối cải và mong sao sau khi được khoan hồng trở về với gia đình, anh sẽ làm lại cuộc đời tốt hơn. Đừng lầm lẫn đi theo con đường cũ nữa, phải sống hòa đồng với nhân dân và tuân thủ pháp luật nhà nước.

Nhắc lại cho em rõ, đừng gửi quà cho anh nữa. Ở đây anh ăn uống rất đầy đủ, hãy dành dụm cho con, lo cho tương lai các con.

Cầu chúc em và các con khỏe mạnh.

Chồng em

Nguyễn Hữu”

Anh nhắc lại hai lần chữ “lầm lẫn”, để chị Hồng biết đoán ra mọi sự, không dám viết đi viết lại nhiều lần, sợ cán bộ trại nghi ngờ. Hai ngày sau, văn phòng trại gọi anh lên làm việc. Anh điếng hồn, không biết chuyện gì xẩy ra. Có lẽ vì mấy chữ lầm lẫn đó sao? Người kiểm duyệt sao thông minh quá vậy. Anh vừa đi, vừa tìm cách chạy tội. Nhưng không nghĩ ra cách nào giải thích, anh đổ liều, cứ chối đại ra sao thì ra. Mỗi lần gọi người nào một cách bất thần như vậy, là người đó có vi phạm điều gì. Các bạn tù cùng phòng lo lắng cho anh.

Anh bước vào phòng cán bộ quản giáo, đầy lo âu và không biết chuyện lành dữ ra sao. Người công an chấp cung ngồi trước lá thư của anh viết cho chị Hồng. Anh ta tươi cười mời anh ngồi đối diện, rút trong túi gói thuốc lá mời anh. Một thái độ thân thiện lạ lùng. Anh rút một điếu và chậm rãi hút. Người cán bộ nhìn anh nói: “Trong trại nầy, ai viết thư về cho gia đình cũng xin cái nầy cái nọ. Riêng anh thì không, lại bảo chị đừng gửi gì cả. Cũng lạ thật. Anh thật sự không thấy cần thiết sao?”

Anh lắc đầu: “Nhiều năm không được thăm nuôi, quen rồi. Hơn nữa gia đình tôi cũng nghèo. Vợ tôi lo cho các cháu đủ mệt. Lo thêm cho tôi, kiệt sức mất.. “

“Anh nghĩ vậy cũng đúng. Các anh ngày trước sung sướng quen rồi, không quen chịu cực khổ. Mới có vài năm đã thấy thèm khát đủ thứ. Chúng tôi mấy chục năm đánh giặc. Ăn uống kham khổ. Không hề hé răng.”

Người cán bộ nói tiếp: ” Chúng tôi có bỏ đói các anh đâu. Nuôi ăn đầy đủ đấy chứ. Chúng tôi cũng muốn cho các anh về với gia đình. Nghẹt vì các anh chưa thông suốt chính sách cách mạng, nên chúng tôi phải tạm giữ thêm một thời gian nữa.”

Anh ấp úng: “Vâng, thưa cán bộ.”

Người cán bộ nhìn thẳng vào mặt anh, trịnh trọng nói: ” Thay mặt Quản Giáo trại, tôi biểu dương tinh thần ý thức của anh. Thư anh gửi có giá trị thuyết phục. Anh là trại viên gương mẫu, sẽ được Ban Quản Giáo Trại đề bạt để anh được về sớm với gia đình.”

Mấy thằng làm ăng-ten, cũng nghe cái lời hứa cho về sớm. Nên chúng nó ra sức kiếm điểm, mà có thấy thằng nào được về trước đâu. Anh cười thầm trong bụng với cái chiêu dụ nầy.

Người cán bộ tiễn anh ra cửa và bắt tay thân thiện. Anh hú hồn, thoát được sự căng thẳng. Anh về chỗ nằm. Mấy người bạn tới hỏi thăm tin tức về chuyện nầy. Anh trả lời với họ là bị cán bộ cảnh cáo, vì lá thư viết không đúng tiêu chuẩn.. Anh nghĩ thế nào rồi câu chuyện nầy cũng đổ bể. Rồi cũng sẽ đi cùm vài tháng, với cái tội mạo nhận ẩu để lấy quà gửi. Chị Hồng thế nào cũng nhận ra nét chữ, và chữ ký của anh, không phải của chồng. Không cần mấy chữ “lầm lẫn” kia, chị Hồng cũng hiểu hết mọi sự là chồng chị đã chết.

Ngày nầy qua tháng khác, anh vẫn lao động đều đặn. Anh vẫn yên tâm là mình trở lại với vị trí mồ côi muôn thuở. Anh không còn hy vọng có ai đó ngó ngàng tới để gửi cho chút quà thăm nuôi. Người ta có gia đình gửi quà. Người ta có quyền tưởng tượng các món ăn để vỗ an cho cái dạ dày. Vì thế nào có ngày cũng được thăm nuôi, món ăn mình ao ước sẽ được người nhà mang đến. Còn anh chỉ ăn hàm thụ các món đó thôi. Cũng không sao nghĩ ra, cái đói khát triền miên, đã làm cho anh chai lì mọi ao ước. Thần kinh tê liệt và suy sụp đến tận cùng.

Nhận quà thăm nuôi bằng bưu điện lại có tên anh. Lại thêm một lần ngạc nhiên. Lần trước anh không dám mở gói quà, vì biết đó không phải là quà của mình. Không dám đọc thư vì biết thư đó không viết cho mình. Lần nầy thì ngược lại. Về đến chỗ nằm thì anh xáo tung để tìm lá thư ra đọc.. Thư viết cũng thắm thiết như lần trước, không hề đá động gì sự lầm lẫn mà anh đã nhấn mạnh. Nét chữ cứng cỏi thể hiện người viết có học thức, thế mà tại sao không biết mọi sự lầm lẫn đó. Trong thư nầy chị Hồng lại hiểu sai vấn đề, nghĩ rằng vì mấy năm không nhận quà thăm nuôi, nên anh giận dỗi. Biết làm sao đây, khi mà anh không có khả năng bày tỏ tự sự. Mặc kệ, cứ thản nhiên mọi chuyện, cứ ăn cho sướng. Phó mặc mọi chuyện cho trời đất. Anh đổ ra cáu kỉnh và lì lợm. Hình như anh muốn tạo ra tình huống nầy, để dễ dàng nuốt trôi mấy miếng thực phẩm thăm nuôi, mà không thẹn với lương tâm.

Mỗi lần sực nhớ lại chuyện quà cáp, anh vội vàng xua đuổi ngay. Nhủ với lòng mình như vậy, nhưng dễ gì quên được điều đó. Mỗi đêm, khi cơn đói hành hạ, các món ăn trong trí tưởng tượng tuôn ra, là hình ảnh chị Hồng lại hiện lên. Đẹp hay xấu lúc nầy đối với anh chẳng cần thiết, nhưng tấm lòng thương chồng của chị đã làm cho anh cảm phục. Thực sự, anh thương hại cho hoàn cảnh côi cút của chị và mấy đứa con. Sống giữa sự khó khăn chung của xã hội, nuôi mấy miệng ăn cũng thấy khó lắm rồi, đừng nghĩ gì xa xôi hơn như chuyện thăm nuôi chồng. Tệ hại hơn nữa, đây không phải là chồng của mình.

Mọi chuyện vẫn bình thường, ngày nầy qua ngày khác trong trại cải tạo. Anh vẫn sinh hoạt chung với các anh em. Bỗng nhiên một ngày, sau khi đi lao động về, anh được loa phóng thanh gọi tên ra khu thăm nuôi, có vợ là Lê Thị Hồng đến thăm. Lần nầy thì anh bối rối thật sự. Anh biết sự gặp nhau nầy rất bẽ bàng và ngượng ngập. Mọi sự thật sẽ làm cho chị Hồng đau khổ biết mấy. Với anh thì không sao, anh đã biết trước mọi chuyện, anh đã chuẩn bị tinh thần. Dù gì thì anh cũng phải trả lại sự thật nầy. Anh không muốn nó cứ mãi kéo dài, cứ mãi gây cho anh cảm giác phạm tội. Anh cố gắng diễn tả cho chị ấy biết, anh không phải thứ lừa đảo để kiếm miếng ăn. Dù có chết anh cũng chấp nhận, chứ không thể thuộc loài vô loại nầy. Anh nói nhiều, nhiều hơn nữa, để cảm ơn, để chị tha thứ. Anh sợ một vài tháng bị cùm, sợ mất mấy miếng ăn, mà phải để lại sự hiểu lầm trầm trọng. Để chị phải lặn lội khó nhọc, leo đèo vượt suối, từ Sài Gòn ra tận nơi đây thăm một người mà không phải là chồng mình.

Người cán bộ phụ trách dẫn anh ra khu trại thăm nuôi. Từ xa anh nhìn thấy người đàn bà đang ngồi nơi bàn chờ đợi. Tự nhiên anh hồi hộp. Tự nhiên chân anh bước cảm thấy nặng nề. Rồi anh cũng bước tới chỗ chị ngồi. Tim anh muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Anh e thẹn như con gái. Thấy xấu hổ và hối hận. Chị Hồng nhìn anh rồi bật khóc. Chị khóc nức nở. Mặt cúi xuống bàn. Tiếng khóc ấm ức như đang gặp sự bất trắc. Anh ngồi vào vị trí đối diện. Nước mắt anh cũng chảy dài. Anh không nói được với chị câu gì. Những gì anh đã chuẩn bị bay đi đâu cả. Người cán bộ ngồi ở đầu bàn kiểm soát thấy hai người cứ khóc mãi.. Có lẽ anh ta nghĩ rằng vì vợ chồng lâu ngày xa nhau, thương nhớ chồng chất lâu ngày, để họ khóc cho đã nư. Anh ta cũng chẳng cần để ý tới họ. Anh ta vừa đứng dậy đi ra cửa sổ khạc nhổ, anh chụp ngay cơ hội nói với chị: “Xin lỗi…xin lỗi chị”.

Chị ngẩng mặt lên đưa ngón tay giữa miệng, ngụ ý cho anh biết đừng nói gì thêm. Anh thở dài. Tiếng thở của anh nghe rất não nuột. Nhưng trong tiếng thở ấy, như hàm chứa tất cả những gì anh đã chuẩn bị nói ra với chị. Chị lau nước mắt nhìn anh, rồi ấp úng hỏi anh những câu về sức khỏe, những lời khuyên cố gắng học tập tốt để về với gia đình, cho vừa lòng cán bộ kiểm soát. Chị cũng bịa ra những chuyện là con cái vẫn đi học bình thường, cha mẹ khỏe mạnh, tất cả gia đình, dòng họ, trông anh mau về sớm. Anh chỉ gật đầu mà không thốt được lời nào. Chị khóc chiếm hầu hết thời gian thăm nuôi.. Hơn ai hết, anh hiểu tiếng khóc của chị. Mọi hy vọng gặp lại chồng xem như hoàn toàn không còn nữa. Chị khóc cho số phận hẩm hiu của mình, thương cho phần số ngắn ngủi của chồng.

Cán bộ báo cho biết giờ thăm nuôi chấm dứt. Chị đưa tay nắm lấy tay anh. Anh đưa hai bàn tay ra ôm lấy tay chị. Tự nhiên, không biết tại sao anh bật khóc lớn. Có lẽ anh thấy tủi thân. Anh thấy lòng thương hại của chị dành cho anh, đây là lần cuối. Làm sao anh đòi hỏi gì hơn, với người đàn bà không phải là vợ mình. Khóc cho mình, mà cũng thương cho chị lặn lội đường xa tìm chồng. Chị lủi thủi trở về với niềm tuyệt vọng. Rồi anh chị chia tay. Anh gánh phần quà của chị mang tới cho anh, vào trại. Chị đứng dựa vào cột tre nhìn theo. Thỉnh thoảng anh quay đầu ngó lại, lần nào chị cũng đưa tay lên vẫy chào. Mọi người trong trại từ xa nhìn thấy cảnh nầy. Ai cũng thông cảm cho cảnh vợ chồng khắng khít, bây giờ phải lìa xa.

Anh gánh vào tới phạm vi giam giữ, thì các bạn anh chạy ra phụ mang đồ về phòng. Anh đứng lại nhìn ra khu thăm nuôi, đưa tay vẫy chào chị cho đến khi chị ra khỏi cổng trại khuất dạng. Anh lầm lũi về chỗ nằm. Đồ đạc còn để lăn lóc dưới đất. Anh chẳng màng sắp xếp. Anh vẫn chưa kịp định thần lại. Những giây phút thật bất ngờ đến với anh nhanh quá. Suốt trong nửa giờ gặp nhau, anh chỉ nói ra được hai tiếng xin lỗi. Màn kịch do chị diễn ra thật xuất sắc, xuất sắc đến nỗi anh là người trong cuộc, vẫn cảm thấy rất tự nhiên không ngượng ngịu. Không sao hiểu nổi được lòng chị.

Ngồi nhớ lại cảnh gặp gỡ, khi chị ngước mắt lên nhìn anh. Khuôn mặt chị thật đẹp, đôi mắt thật hiền từ. Anh nghĩ chị cũng đã biết trong mấy lá thư gửi về, không phải là thư của chồng. Thế nhưng chị vẫn hy vọng, mong manh hy vọng. Trong mong manh đó chị đổi một giá cho sự phũ phàng, cay đắng. Có lẽ khi nhận thư hồi âm, sau khi đọc, chị thấy thương hại cho anh, thông cảm nỗi thống khổ của anh. Chị quyết định tiếp tục liên lạc với anh, giúp đỡ anh. Khi ra thăm nuôi, chị vẫn biết anh không phải là chồng, nhưng chị vẫn đi. Để xác định rõ ràng, khi gặp anh tức là chồng chị đã chết. Nghiệt ngã thật.. Chị bật khóc, vì thương cho chồng thì ít, mà lại thương anh nhiều hơn. Sống một đời tù tội, lao khổ, bị gia đình bỏ rơi. Dù sao chồng nằm xuống cũng đã lâu, nước mắt của chị đã bao năm khóc cho chồng, bây giờ đã khô cạn. Gặp anh trong một hoàn cảnh thật bi thương, sống giữa một trại tù vô cùng cực khổ, không tin tức gia đình vợ con. Anh đang chơi vơi giữa tận cùng khổ đau, dày xéo trên thân thể những vết hằn tủi nhục. Nước mắt của chị trào ra, khi ngước mắt trông thấy một con người thân thể vừa tiều tụy, vừa đờ đẫn, đang đứng đối diện…

Đêm nay anh nằm đây, nghĩ lại cái cảnh chị lầm lũi bước lên tàu trở về Sài Gòn. Con tàu chạy vùn vụt trong đêm tối. Chỉ còn một mình chị thức, nhìn ra bên ngoài với sự trống vắng. Chị ôm một nỗi buồn sâu lắng. Đất nước đang trải qua một cơn sốt kinh khủng, đày đọa biết bao người lâm vào cảnh khốn cùng. Chị nghĩ sao về anh? Chị có còn giữ liên lạc với anh không?… Dù sau nầy thế nào, dù có giữ liên lạc hay cắt đứt, ơn nầy với anh suốt đời không quên được. Anh hứa với lòng mình, sau khi được trở về, anh sẽ tìm thăm chị. Sẽ nói với chị thật nhiều, cám ơn chị thật nhiều. Thay cho lần gặp gỡ trong trại không nói được.

Anh thấy trên con tàu trở về kia, chỉ có mỗi một mình chị. Còn tất cả đều nhạt nhòa. Một mình chị thôi, chứa trên đó nỗi đoạn trường, bất hạnh của một đời người. Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.

Phan Xuân Sinh

__._,_.___
Image may contain: 1 person

Hôn Nhân Buồn Chán

Hôn Nhân Buồn Chán

image.png

Những ngày này, tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, nhưng thu nhập chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt dần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng đi làm về…

Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân nghiêm túc phân tích vấn về rồi kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”.
Chia tay hội chị em, trên đường về nhà, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc ly hôn.

Bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, tôi bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà, rồi nó bày bừa đồ chơi khắp nơi khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Tôi chỉ lo thu dọn cái bãi chiến trường ấy cũng đủ mệt bở hơi tai.

Đang vội vàng nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay về muộn, cả tuần nay anh ấy không về nhà ăn tối lấy một bữa. Tôi bực mình, thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì bị rớt, tay tôi bị bỏng rộp cả lên. Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa.

Tôi tắt bếp, bước vào phòng, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt và lấm tấm nếp nhăn.
Cuộc sống gia đình thật đáng sợ, đã bao lâu rồi tôi không chăm sóc cho bản thân mình, mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con 3 tuổi.
Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa khỏi đây.

Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy có cơm trên bàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối.
– Sao chưa nấu cơm?
– Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi.
– Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!
Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy.

Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được.
Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:
Thứ nhất không nấu cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra.
Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành.
Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.

Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, mua được căn nhà đứng tên tôi.
Chồng tôi có một cửa hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng dù sao đó cũng là tài sản của anh ta. Như vậy chia ra tôi sở hữu căn nhà, anh ấy lấy cửa hàng cũng là hợp lẽ. Con trai tôi nuôi, anh ta gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn.

Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn:
– Tôi muốn tự do!
Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:
– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng
– Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…

Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi và nói:
– Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em.
Hết giờ làm việc, tôi đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến.
Mấy hôm không gặp, trông anh gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn.
Anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi, bỗng tôi thấy cay cay mắt, trong lòng có một cảm giác hoang mang khó tả.
– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta.
Anh quay ra gọi người phục vụ:
– Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao.
Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:
– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?

Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì. Trước giờ anh đều rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy ăn ngon lành.
– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?
Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:
– Thực ra, ngần ấy năm, anh luôn ăn những món mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cay nhưng em không thích nên đành thôi.

Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Lần đầu tiên biết anh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.
– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.
– Anh định đi đâu?

Hình như tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc rằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn.
– Bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…
– Anh nói gì thế? Em không phải ly hôn vì những thứ đó.
Tôi không ngăn được nước mắt.

– Ly hôn xong anh sẽ về Nam. Sau này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh để lại tất cả cho em. Cửa hàng dạo này kinh doanh cũng khá hơn trước, em lấy tiền đó tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu.
– Vậy anh thì làm thế nào?
– Đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.
Tôi bỗng trào nước mắt.

“Đừng khóc!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy tình cảm của anh.
– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi…

Tôi bỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh đã phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.
– Sao anh không nói những điều này sớm hơn?
– Anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.
Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:
– Anh… Anh có thể không đi không?

Chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.
Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy.
Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.

Xã hội ngày nay ly hôn càng ngày càng dễ, chính vì thế, chúng ta càng cần trân trọng, giữ gìn hôn nhân phải không các bạn?

S.T.

From:TU-PHUNG

    3 năm nằm trên mộ cậu chủ đã mất, chú chó đã đợi được điều diệu kỳ

3 năm nằm trên mộ cậu chủ đã mất, chú chó đã đợi được điều diệu kỳ

 – Xúc động trước tình yêu thương của chú chó đen dành cho cậu chủ nhỏ của mình, nhiều người đã góp tiền lại xây một mái che trên mộ cho chú có chỗ trú mưa nắng.

 Cách đây không lâu, câu chuyện về chú chó đen nằm trên mộ chủ ròng rã 3 năm trời không rời đi nửa bước do một tài khoản facebook chia sẻ đã làm xôn xao mạng xã hội. Bài viết có chủ đề “Giống chó đen tuyền và đốm lưỡi thật sự rất khôn và trung thành” đã thu hút nhiều sự chú ý.

Theo chia sẻ của người này, suốt 3 năm qua, kể từ khi cậu chủ nhỏ tên Kiệt qua đời do đuối nước, chú chú đen tuyền tên Mino lúc nào cũng túc trực nằm trên mộ của chủ. Dù ngày nắng hay mưa, dù bị đuổi, bị cấm cản, Mino cũng không rời khỏi ngôi mộ.

gtV3sDYteBJWcnayWzlYS9yW3YDFtJnLPgZP1l1H

Được biết, chú chó được gia đình cậu bé xấu số xin về nuôi từ khi cậu bé mới 2 tuổi. Từ khi được mang về, Mino lúc nào cũng quấn quýt bên cậu chủ không rời. Mặc dù nhà bà Út (bà của Kiệt) nhiều cháu thế nhưng chú chó chỉ tỏ ra thân thiết và thường xuyên chơi đùa với mỗi bé Kiệt. 

Kể từ khi Kiệt mất do đuối nước, chú chó Mino lúc nào cũng túc trực bên mộ của cậu, dù làm cách nào nó cũng không chịu vào nhà. Có hôm trời nắng gay gắt hoặc mưa to thật to chú chó mới lánh tạm nhưng sau đó lại trở ra và nằm suốt ở mộ. Đặc biệt, hễ nhà cho đồ ăn hoặc bánh trái gì chú chó cũng tha ra mộ.

LMRtZsrDfTFGZXDXWIAkXgzbv3c1ooWT20kFszds

Sau khi câu chuyện về chú chó trung thành được chia sẻ trên mạng xã hội, rất nhiều người đã bày tỏ sự nể phục với tấm lòng trung thành tuyệt đối của Mino. Cảm thương cho chú chó phải đội mưa nắng, nhiều mạnh thường quân đã gom góp tiền dựng mái che cho phần mộ của cháu bà Út để chú chó nằm được thoải mái. 

Từ khi có mái che, Mino lại càng gắn bó hơn với mộ cậu chủ. Chú chó chỉ vào nhà lúc ăn cơm còn lại mưa hay nắng cũng chỉ nằm ngoài mộ và duy trì thói quen tha bánh trái ra mộ như muốn chia sẻ với cậu chủ nhỏ của mình.

H5OJEqDO726D6l2PBg9e0DWDOFZynKVqhy5Y8ZVu (1)

 From: TU-PHUNG