Giọt Hạnh Phúc Trong Đáy Ly! – Tràm Cà Mau

Giọt Hạnh Phúc Trong Đáy Ly! – Tràm Cà Mau

Ông già Nam chống hai cái nạng, khấp khểnh lê từng bước chậm chạp và khó khăn trên hè phố đông người tấp nập. Đầu ông nghiêng về một phía, vì cái cổ không đỡ nổi chiếc đầu hói láng bóng tóc lưa thưa. Mỗi bước đi tới là kết quả của nỗ lực cố gắng liên tục. Thế nhưng miệng ông đang huýt sáo vang vang bài hát “Cầu sông Kwai” và ánh mắt lóe sáng tia vui cười. Ông cứ kiên nhẫn ì ạch từng bước đi tới. Một người bạn cũ chận ông lại hỏi:

– ”Có chuyện gì không, mà trông có vẻ hân hoan vui thú vậy?’”

– “Có chứ! Trời đất hôm nay ươm nắng vàng tươi đẹp, không khí dịu dàng, mát mẻ ôn hòa. Được sống thêm một ngày như thế nầy, mà không hân hoan vui thú, thì có phải là phí của trời đất cho hay không?”

– ”Lãng xẹt. Thế mà tôi cứ tưởng ông trúng số độc đắc, hay vừa có tình yêu mới.”

Ông Nam cười ha hả và nói:

– “Nầy, sao anh mau quên thế? Nhớ cái thời còn đi tù cải tạo, ước mơ được một lần đi trên con đường phố, bước vài bước trên đường ngoài trại tù, như một ước mơ hoang đường trong truyện thần tiên. Bây giờ có tự do, thân thể không bị quản thúc, có no ấm, không còn đói khát thèm thuồng từng củ khoai, miếng sắn. Lại sống trong một thế giới tự do, có an toàn, sinh mạng không bị de dọa, nhân phẩm không bị chà đạp. Nghĩ đến thế thôi, cũng đã vui lắm rồi.”

Bạn ông Nam ngần ngại hỏi:

– “Thế thì hồi nầy ông hết bệnh rồi sao?”

– “Bệnh kinh niên, làm sao mà hết được? Nhưng cứ chấp nhận cái bệnh như một phần của đời sống, thì thấy dễ chịu. Dẫu cho mắt đã mờ, nhưng vẫn còn thấy được cảnh vật, sinh hoạt, tai đã lãng, nhưng vẫn còn nghe được lời nói của bà con, bạn bè, nghe được tiếng chim hót, tiếng nhạc du dương, chân què cụt, nhưng còn lê bước đi đây đi đó, và xương cốt đau đớn, nhưng còn chịu được, thì phải vui, và biết ơn trời đất, cho mình còn như hôm nay. Không nhận thức được điều nầy, là một thiếu sót lớn.”

Người bạn nhìn ông với ánh mắt thương hại nói tiếp:

– “Sao mà ông lạc quan quá đáng. Có lẽ vì ông không phải chịu những rắc rối, khó khăn, muộn phiền, khổ đau của cuộc đời đang đè nặng, nên mới lạc quan như vậy chăng?”

– “Ai mà không có những khó khăn, rắc rối, âu lo hàng ngày? Ai mà không có một niềm đau âm ỉ trong lòng. Nhưng bên cạnh những bất hạnh đó, còn có nhiều phước hạnh khác. Cứ nhìn vào bất hạnh, mà không nhìn vào phước hạnh nên mới khổ. Ông chưa nghĩ kỹ thôi, chứ tàn tật như tôi, so với nhiều người khác, thì còn được may mắn lắm lắm.

Có những người không còn thấy ánh sáng, ước mơ một phút mở mắt ra nhìn được người thân thương, có người nằm bẹp dí trên giường không di chuyển được, họ thèm một phút trên đường phố như chúng ta, có những người đang đói khát, tù tội, họ thèm được một phần ngàn cái hoàn cảnh hiện tại của chúng ta hôm nay. Mình có, có hết, mà không biết hân hoan, không biết đón nhận và cám ơn trời đất, thì có tội, và tội lớn lắm. Một ngày kia mất đi những thứ nầy, sẽ tiếc quay quắt và ân hận sao ngày xưa mình có mà không biết sung sướng.”

Ông Nam kéo bạn vào quán cà phê bên góc đường, kêu hai ly cà phê đen và nói chuyện đời. Ông bạn nói:

– “Nếu ai cũng nghĩ như ông, thì đời nầy không có đau khổ, không có muộn phiền. Ông quan niệm cái hạnh phúc giản dị quá.”

– “Đúng, hạnh phúc là cái giản dị nhất, khi nào cũng có thể tìm được, cảm được, nếu mình muốn. Ông có thấy hôm nay chúng ta được ngồi đây với nhau như thế nầy là hạnh phúc hay không? Hạnh phúc quá đi chứ. Những niềm vui nhỏ nhoi, những hạnh phúc đơn giản, gom góp lại thành ý nghĩa của cuộc sống. Chứ ông quan niệm thế nào là hạnh phúc?”

Ông bạn cười đáp:

– “Được giàu sang tột đỉnh, được danh vọng ngất trời, được quyền uy quán thế.”

– “Thế thì ông sẽ không bao giờ có được hạnh phúc cả. Giàu sang, danh vọng, quyền uy, hầu như ai cũng mong muốn. Nhưng đó là ngọn nguồn của khổ đau, của bất hạnh, cho chính người muốn có các thứ đó. Và là nguyên nhân gây tai họa cho con người chung quanh. Đó, ông thấy không, vì tham vọng mà gây ra chiến tranh, cả ông và tôi phí mất tuổi thanh xuân trong cuộc chiến triền miên, và phí cả thời sung sức trai tráng trong tù đày. Bao nhiêu người chết chóc, bao nhiêu nhà tan cửa nát, bao nhiêu người thành tàn tật như tôi.”

Hớp một ngụm cà phê, ông Nam nhìn bạn cười và nói tiếp:

– “Ông hãy nhìn thiên hạ hấp tấp, vội vã như đang chạy đuổi thời gian, những khuôn mặt căng thẳng như đang nặng ưu tư lo lắng vì cuộc sống bình thường, vì cơm áo. Uổng quá. Mọi người đáng ra phải cảm được cái sung sướng, cái hạnh phúc mà họ đang có, và có thực, và tạm quên đi những khó khăn, những bực bội, để tận hưởng cái ân sủng trời đất ban cho. Thể xác họ lành lặn, nhưng tâm thần họ có thể đang tật nguyền, vì nếu không tật nguyền, thì sao mà nét sầu muộn, lo lắng hiện rõ ra trên mặt, không che giấu được. Có phải người dân trong xứ nầy chưa chịu nhiều bất hạnh, nên chưa biết quý những hạnh phúc bình thường chăng?”

Người bạn ông Nam không muốn nghe những điều lạc quan đó, ông kiếu từ, vì còn nhiều việc phải làm, phải thanh toán gấp hôm nay.

Ngồi trong quán, ông Nam nhìn những giọt cà phê thong thả rơi, thời gian cứ lặng lẽ chuyển đi, và nắng vàng lên cao dần dần, hơi ấm hắt lên hè phố. Ông mở tờ báo, lướt qua các tin tức chính, rồi lật vào các trang trong, xem biếm họa, chuyện cười, thỉnh thoảng ngước mắt, nhìn ra hè phố, nơi có hàng trăm cái chân đang loang loáng, tất tả ngược xuôi ngang qua. Dù xương cốt đang đau nhức, và ngồi không vững trên ghế, ông Nam thật sự thấy sung sướng, thảnh thơi, nhẹ nhàng, và thấy mình đang hạnh phúc hơn nhiều người khác trên quãng phố nầy. Ông không có gì để lo lắng cả, cũng không hò hẹn ai, không có một chương trình gì quan trọng, không một việc làm cấp bách. Ông đang có hạnh phúc, cảm được hạnh phúc, thứ hạnh phúc đơn giản, nhưng tràn đầy và có thực. Ông ngửa cổ hớp ngụm cà phê, vị ngon chạy qua cổ họng, hương ngọt ngào mềm lưỡi. Mỉm cười, ông nhìn một gã thanh niên mặt mày tối sầm như mây ám ngồi bên kia, vướng vất cả một trời ưu tư, khổ sở. Tội chi mà như thế nhỉ, ông muốn nói với qua bên kia bàn cho cậu thanh niên, cái ý nghĩ của ông, mà ngại, không dám.

Khi cửa thư viện mở, ông khoan thai lê chân nạng lọc cọc bước ra khỏi quán. Cẩn thận gói cái bánh ngọt trong giấy, khi đi ngang qua một kẻ không nhà tóc tai bờm xờm, hôi hám đang ngồi ở góc đường, ông dừng lại chào hỏi, và đưa cái bánh mời ăn. Ông nói:

– “Bánh còn nóng ông bạn ơi. Hôm nay tôi mua cho ông một cái, mai mốt có tiền ông nhớ đãi tôi lại nghe!”

– “Cám ơn. Nhưng tôi cần thêm một đồng để mua ly cà phê buổi sáng”

Ông Nam lục túi, đưa cho ông già không nhà một đồng bạc nhàu nát. Ông cười thầm lão già ăn mày, là đã xơ xác đến vậy, mà còn giữ thói phong lưu. Cả hai ông đều vui cười. Làm được một việc thiện nho nhỏ trong ngày, đem lại cho ông già ăn mày lang thang một chút vui, ông Nam thấy lòng ông cũng vui hớn hở. Ông mua một chút hạnh phúc riêng cho chính ông. Mua rất rẻ. Ông nghĩ rằng, cho đôi khi còn sướng hơn nhận. Ông Nam thầm nhận thức, ông còn may mắn hơn nhiều người trong thành phố nầy.

Vào thư viện, ông ngồi xuống bên khung máy vi tính, lùng tìm sách mới, sách lạ. Với ông, tìm sách trên máy dễ dàng hơn, vì ông không cúi thấp, hoặc với lên cao được. Khi chọn được một số sách, ông ngồi nán lại đọc thoáng qua từng cuốn, chọn lọc thêm lần nữa. Sách nào đáng mượn, mới bõ công mang về nhà. Mỗi tuần ông ghé thư viện một lần mượn và trả sách, băng nhựa phim tài liệu, dĩa nhạc. Ông xem thư viện như tủ sách của nhà. Ông nghĩ rằng, đọc cho đến chết, cũng chưa hết kho sách nầy. Sách, băng nhạc, dĩa nhạc chứa đầy trong cái túi vải làm người ông càng nghiêng hơn về một phía.

Ông đi ngược lên đường số 9, nơi có nhiều tiệm tạp hóa, tiệm bán thức ăn Á Đông. Ông vào từng tiệm, thong thả nhìn và quan sát những món hàng mới, hàng cũ, và so sánh giá cả với các tiệm trong vùng. Nhiều bà nội trợ phải giật mình mỗi khi nghe ông Nam bàn chuyện giá cả, đắt rẻ của từng tiệm trong thành phố nầy. Ông mua thêm một ít trái cây, mùa nào thức đó, chỉ khi nào giá thật rẻ, ông mới ăn.

Xế trưa, ông Nam đón xe buýt đi về nhà. Khi ngang qua công viên thành phố, thấy hoa anh đào nở rộ, nắng vàng lung linh, cỏ cây xanh mướt, ông đổi ý xuống xe, vào công viên chơi. Ngồi bệt trên thảm cỏ xanh tươi mềm như nhung, trong bóng mát, dưới gốc anh đào hoa đang nở rộ ngợp trời, ông nhìn ngàn vạn cánh hồng rơi rụng như mưa hoa bay, hồng trời hồng đất. Ông nằm xuống trên tấm thảm cỏ xanh, cho hoa rơi phủ dầy người. Dễ chi có được một ngày sung sướng thảnh thơi, nhàn nhã, khoan khoái và đẹp đẽ như thế nầy? Đàn chim biển cánh trắng, bay ngang trời kêu nhau khản giọng, liệng sà xuống bên bờ hồ nước trong xanh tìm mồi. Nằm trên cỏ, ông Nam móc ổ bánh mì trong cái bị vải, xé vụn, chia cho lũ chim một phần. Đàn chim ào ào xao xác bay đến bao quanh ông đớp mồi. Ông Nam cứ nghĩ như đang sống trong truyện thần tiên của thời thơ ấu. Sung sướng xẻ chia ân điển cùng trời đất vạn vật. Ông quên mất cái nhức nhối của xương cốt kinh niên hành hạ ông, và cất tiếng hát nho nhỏ, vừa đủ cho riêng ông nghe mà không làm lũ chim sợ hãi. Nắng lăn tăn thả xuống thảm cỏ ngàn vạn vòng tròn lốm đốm lung linh. Mắt ông Nam nặng trĩu, bỗng chợp đi một giấc ngắn, rất ngắn mà vô cùng say và ngon. Gió mát dượi từ dưới lòng hồ đưa lên. Ông Nam gọi là của trời cho, phước phần của thiên nhiên ban cho trong một ngày đẹp trời. Không biết tận hưởng là phí phạm. Ông có điều kiện để tận hưởng, và biết cái hạnh phúc đơn sơ để hưởng. Nhiều người thương hại ông Nam, vì thấy ông tật nguyền, họ tưởng ông khổ sở, than thân trách phận vì thiếu may mắn, vì thiếu sức khỏe. Nhưng họ không biết ông đang thực sự cảm thấy sung sướng hơn họ. Vì ông thấy được cái hạnh phúc, cái ân huệ của trời cho. Ông biết chấp nhận cái phần không may mắn, cái sức khỏe yếu kém, như một điều không thể thay đổi được. Cứ vui, được sống thêm một ngày là vui rồi. Nhất là một ngày bình an, không đói lạnh, không bị đe dọa, không bị tù đày. Ông không sá gì cái bệnh nhức xương kinh niên, xem nó thân thiết như một phần của cuộc sống. Có than vãn, kêu ca thì cũng cứ bệnh, cứ đau, cứ nhức, mà chấp nhận và vui sống, thì thấy đời đẹp hơn, vui hơn. Vài ba người đang tập thể dục theo lối chạy bộ ngang qua, ông Nam cất tiếng chào, và họ chào lại vui vẻ. Có đủ chân mà chạy bộ cũng sướng, vui, mà thiếu chân để chạy, thì cũng khỏe, nằm phè ra đây, nhìn cái hạnh phúc của thiên hạ, và hưởng lây cái vui của người khác. Gió mát vẫn mơn man trên da thịt.

Ông Nam lững thững chống nạng ra về, đón xe buýt. Ra chưa đến trạm thì chiếc xe đã trờ tới. Ông không muốn hấp tấp, mà muốn hấp tấp cũng không được, ông khoát tay cho chiếc xe đi, vì không muốn làm phiền đám hành khách đông đảo trên xe phải chờ đợi, phải chịu cái chậm chạm lê từng bước ngắn của ông. Ngồi xuống trên ghế chờ, ông Nam lấy nón đội, và mở sách ra đọc. Đọc sách ở đây, cũng vui như ngồi trong thư viện, cũng thong thả như nằm trên giường trong nhà. Thỉnh thoảng ông ngững đầu nhìn bộ hành đi qua, nhìn nét mặt thơ ngây của các em bé đi bên mẹ, nhìn cánh tay trần gợi cảm căng tròn thịt da của cô gái đương thì. Cũng là những nét đẹp trong đời. Khi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, trắng như cước đi qua, ông nói lớn: “Bác ơi, râu tóc bác đẹp quá, trông bác thật là tiên phong đạo cốt”. Ông cụ sung sướng cười ha hả, ghé lại ghế ngồi cùng ông Nam, hỏi han chuyện trò thân mật cho đến khi chuyến xe buýt kế đến.

Về đến nhà, đứng lại trước ngõ, ông nói qua bên kia hàng rào với bà cụ láng giềng:

– “Hoa hồng vườn cụ đua nhau nở rộ đẹp hơn cả vườn hồng công viên, ai đi ngang qua cũng khen và đứng lại ngắm nhìn. Hoa nở nhiều, chắc báo điềm lành, thế thì cụ mua vé số đi. Cụ trúng số độc đắc tôi cũng được nhờ.””

Bà cụ hả dạ, vui vẻ, cắt cho ông Nam mấy cành hoa. Ông cắm vào bình, để lên bàn tiếp khách.

Ông Nam thuê một căn phòng trong cái nhà của người quen, vợ chồng chủ nhà mở sạp hàng ở chợ trời. Họ ra đi từ khi trời đất còn tối đen, trước bốn giờ sáng, và trở về khi mặt trời vừa tắt. Đứa con gái đã lớn, đi học xa, mỗi năm về vài ba lần. Phòng ông Nam có lối đi riêng, nhưng ông thích dùng lối vào bằng cửa chính hơn, vì khỏi phải chống nạng cực khổ đi quanh. Bếp dùng chung. Ông Nam thường nói đùa với hai vợ chồng chủ nhà rằng, ông mới thực sự là chủ căn nhà, vì suốt ngày ông sống trong nhà, hưởng dụng tiện nghi nhiều hơn. Vợ chồng chủ nhà xem ông như anh em, có cái gì ngon, cũng để dành cho bác Nam. Khi ông Nam cần đi đâu, mà đường xe buýt không thuận lợi, hai vợ chồng vui vẻ chở ông đi ngay. Có ông Nam ở chung, họ cũng thấy đời sống vui hơn.

Ông Nam vào bếp, lục rau, thịt, tôm trong tủ lạnh, nấu một tô hủ tiếu lớn. Trong tô có cua, tôm, sò, cá mực, thịt, rau cải. Một tô đầy vun, có nước màu đỏ, có hành xanh, mùi thơm bốc ngát mũi. Ông vặn nhạc êm dịu, vừa ăn vừa nghe trong tiếng đàn tiếng hát nhẹ nhàng vang vang. Ông biết tận hưởng cái ngon của thức ăn, và tự làm lấy mới vừa ý. Sau bữa ăn, ông lên giường đánh một giấc ngon lành, có tiếng nhạc từ máy thâu thanh êm ái vọng vang như lời ru riêng cho ông ngủ. Thời gian vẫn êm đềm trôi đi. Ông vẫn nằm ngáy, và mỉm cười trong giấc mơ. Khi đã no giấc, ông thức dậy, với tay lấy cuốn sách trên đầu giường đọc. Ông là con mọt sách của thư viện, bao nhiêu sách mới của thư viện đều có bàn tay ông sờ mó vào. Ông Nam ít khi mua sách, vì ông cứ nghĩ rằng, hai cái thư viện gần nhà trong thành phố nầy, là các tủ sách riêng của ông. Muốn đọc khi nào cũng được, sợ không đủ thì giờ mà thôi.

Ông Nam thường tự hào là đã đi du lịch toàn thế giới, ông đi du lịch hàm thụ, qua các phim tài liệu, qua các đài du lịch trên truyền hình. Dù chỉ du lịch hàm thụ, nhưng ông còn biết nhiều, thấy rõ và thấy chi tiết hơn cả những người đi du lịch thật sự. Người ta đi cực khổ, xa xôi, tốn tiền, quay phim, lựa chọn, tìm hiểu; ông chỉ nằm nhà duỗi người ra mà hưởng cái phần công khó của kẻ đi quay phim, tìm hiểu. Ông cho là còn vui hơn được đi thật. Vừa nằm xem phim, vừa ăn bánh ngọt, uống cà phê, vừa có nhạc nhẹ nhàng văng vẳng, ông Nam thấy mình sung sướng, nhàn nhã hơn cả các bậc phú gia thế giới.

Khi mặt trời đã nghiêng bóng về phương Tây, ông dậy, vui vẻ chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Ông hát những lời vu vơ như em bé. Buổi chiều rơi nhè nhẹ. Ông Nam thích ăn ngon và thích nấu nướng. Ông thường theo dõi, học cách nấu ăn trên đài truyền hình, và ông nấu được những món cầu kỳ, đặc biệt. Qua lời dạy của đầu bếp, ông suy nghĩ làm sao ngon thêm, cho hợp với khẩu vị của ông hơn, và ông biết chế biến theo hương vị của món ăn cho thêm đậm đà, hoàn hảo. Đã chịu tàn tật như thế nầy rồi, ông không cần kiêng cữ chi nữa. Cứ ăn ngon, cứ hưởng cái béo, bùi, ngọt, mặn, cho sướng. Không tội chi liêng cữ, sống mà thiếu vui, thiếu sướng. Cái gì cũng kiêng cữ cả, thì uổng lắm. Mà có chết thì cũng vui, vì đã đã tận hưởng cuộc đời.

Lâu lâu đi qua chợ, thấy lòng heo ngon, ông mua về, tỉ mỉ công phu cạo rửa sạch sẽ, cắt, ướp từng miếng, rồi nấu một nồi cháo lớn. Ông kêu điện thoại cho vợ chồng chủ nhà, vui vẻ bảo chiều nay đừng mua thức ăn vì đã có cháo. Ông hăng hái mời thêm vài người bạn thân thiết nữa.

Thế là chiều hôm đó, năm bảy người ngồi quanh một nồi cháo lớn, và hai dĩa lòng vun, có đủ màu sắc của tim, gan, cật, ruột, dồi trường, phổi. Một dĩa rau, hai tô nước mắm pha theo lối riêng của ông Nam. Trên bàn còn có cả chục lon bia đã ướp lạnh. Hai vợ chồng chủ nhà, ông Nam, và vài bạn bè tận hưởng cái tài nấu cháo lòng có một không hai của một tài hoa nấu ăn. Cháo của ông nấu công phu và vệ sinh. Những miếng lòng bỏ vào miệng nhai giòn tan, mà mềm, hương vị ngon ngọt đậm đà. Nước cháo thanh. Hạt gạo còn nguyên. Bà vợ chủ nhà thường khen: “Cả nước Mỹ nầy, không ai nấu cháo lòng ngon bằng cháo bác Nam, mà có lẽ cả bên Việt Nam mình nữa” Nghe vậy, ông Nam cười sung sướng, giải thích tỉ mỉ cách làm lòng, cách rửa, ướp lòng, và phải nêm nếm, canh ngọn lửa, canh thời gian nấu, không để cho chín quá, thành dai nhách, hoặc làm hạt cháo ra nhựa, mất bớt cái ngon. Nghe lời khen, ông Nam cũng thấy trong lòng vui, hăng hái, lạc quan hơn. Một buổi chiều có bạn bè chung quanh, có món ăn ngon, và mọi người vui vẻ, là đủ cho ông Nam cảm thấy hạnh phúc tràn đầy. Không cần mơ ước những thứ xa xôi chưa có. Ông biết nắm bắt lấy cái hạnh phúc ít oi, nhỏ nhất trong hiện tại, mà vui hưởng.

Trước khi đi ngủ, ông Nam nằm xem truyền hình, ông thích những chương trình du lịch, khám phá, y khoa và vạn vật thiên nhiên. Đôi lúc, nếu có phim hay, thì ông theo dõi, thưởng thức. Thường ông chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết, và để đèn sáng cho đến khuya.

Buổi sáng khi nắng vàng xuyên song, chiếu lên giường, đánh thức ông dậy. Nghe xương cốt đau nhức mà ông mừng vì biết hôm nay còn sống. Ông học được điều nầy trong một cuốn sách Mỹ. Nằm yên nghe lũ chim ríu rít kêu trên tàn cây bên hè nhà. Lòng ông cũng mở rộng theo tiếng chim ca đón bình minh. Nằm đây, ông thấy chính ông hoàn toàn tự do, thong dong, không hò hẹn chi ai, không có việc chi gấp gáp cần làm, không bổn phận, không trách nhiệm, không lo lắng gì cả. Hoàn toàn thoải mái, thong dong, tự tại. Trong lúc mọi người, ai cũng vùi mình trong cơm áo, ai cũng có nỗi khổ riêng, có mối âu lo riêng, có hoài bão, ước vọng chưa thành, mà ông thì hoàn toàn bằng lòng với cái hiện tại, sung sướng với những gì đang có, không mơ ước xa hơn, không tham vọng. Có người cho rằng ông Nam còn thoát tục hơn cả những vị cao tăng, vì những vị nầy còn ước vọng được đắc đạo, được về cõi lạc phúc, miền miên viễn. Đồng thời, họ còn có rất nhiều thứ lo lắng nực mùi trần tục, đó là cái tình trạng tài chánh của ngôi chùa đang tu, còn phải chiều chuộng nịnh nọt khách thập phương. Phần ông Nam, với cái trợ cấp tàn phế của chính phủ cho hàng tháng, ông thấy quá đủ, dư ăn dư tiêu. Lúc nào ông cũng có một số tiền mặt để dự phòng khi khẩn cấp. Ông ăn tiêu thoải mái, không hà tiện. Mỗi lần đi chợ, ông đủ sức mua những loại thịt ngon nhất, rau ráng tươi nhất, mùa nào thức đó. Ông không thích ăn những món trái mùa, vừa đắt vừa không ngon. Khi có ai mời ông một món mà ông nghĩ là không ngon, ông thường lắc đầu từ chối, và nói rằng không ăn vì sợ uổng cái miệng. Để miệng, để bụng mà ăn các thứ ngon hơn. Những khi chợ có đợt bán rẻ các loại sò, tôm hùm, cua, ông mua về, làm thức nhắm, mời một người bạn đến nhà, cụng ly, nhâm nhi, nói chuyện đời chơi. Cùng một số tiền trợ cấp đó, nhiều người than van thiếu thốn, ngặt nghèo, buồn khổ, tủi thân, thì ông Nam thấy ông phong lưu dư dả. Ông Nam thường nói: “Bao nhiêu cũng dư, mà bao nhiêu cũng thiếu. Cái dư và cái thiếu nó nằm trong tâm, chứ không phải tính trên con số. Muốn được thật nhiều, thì không bao giờ đủ. Bằng lòng với cái mình có, thì khi nào cũng dư. Nhiều tiền mà vẫn cảm thấy thiếu, tức là khổ, ít tiền mà thấy dư, thì là sướng.”

Mỗi sáng thứ Bảy, ông Nam dậy sớm, đón xe buýt ra chợ trời đi dạo chơi xem thiên hạ mua bán, và tham dự vào cái sinh hoạt hỗn độn muôn màu của thứ chợ trao đổi hàng hóa của đám dân nghèo. Vào chợ trời, ông không cần mua vé, thường thường khi đi ngang qua cổng vé, ông đưa bàn tay ra, người gác cổng vỗ mạnh vào lòng tay ông, cả hai cùng cười, và ông bước vào. Như con rùa chậm chạp nặng nề, ông đi vòng quanh các sạp bán hàng. Ông để ý nhìn những món hàng đặc biệt, và ông có đủ kinh nghiệm để đánh giá các món hàng hiếm quý, có giá, mà thiên hạ ưa chuộng. Ông mua cái đồng hồ Thụy Sĩ cũ không chạy được, chừng một hai đồng, mua món nữ trang cũ năm đồng, mua vài thứ khác nữa mà ông biết có giá, bỏ vào cái bị đeo bên hông. Khi đi ngang qua sạp của anh chàng bán và sửa chữa đồng hồ cũ, ông chìa cái đồng hồ vừa mua được ra cho xem và hỏi:

– “Sao, cái đồng hồ nầy chừng bao nhiêu thì mua được?”

Anh chàng bán và sửa đồng hồ cũ cầm nghiêng cái đồng, nheo mắt nhìn, xem xét kỹ càng, rồi nói:

– “Chừng hai chục đồng thì mua được.”

Ông Nam cười khà khà:

– “Tôi mua được với giá hai đồng thôi.”

– “Bán lại cho tôi hai chục đồng đi!”

– “Không” Ông Nam trả lời ngắn gọn.

– “Thế thì ông muốn bao nhiêu?””

– “Giá vốn, hai đồng thôi.”

Anh chàng bán đồng hồ mừng rỡ, vui vẻ, nhận cái đồng hồ, đưa bàn tay đánh vào bàn tay ông Nam một tiếng bốp, rồi móc hai đồng trả. Cả hai cùng cười vui vẻ. Ông Nam thấy trong lòng hớn hở, vui lắm, vui hơn là bán được với giá năm, bảy chục đồng. Mấy tuần sau, anh bán đồng hồ thì thầm với ông Nam rằng, cái đồng hồ đã được lau chùi sạch sẽ, chạy tốt, và đã bán được cho người quen hai trăm đồng. Người ta năn nỉ quá, nên mới bán với giá đó.

Cũng trong ngày ấy, ông Nam mang chiếc nhẫn mua được, đến cho bà người Mỹ bán nữ trang trong chợ trời, và nói đùa:

– “Tôi đem chiếc nhẫn nầy, đến xin hứa hôn với em gái bà đây!”

– “Xong rồi, em tôi sẽ nhận lời cầu hôn của anh. Anh định bán bao nhiêu đây?”

– “Năm đồng, tôi mua được bên kia với giá năm đồng. Rẻ hay đắt?”

– “Tôi trả cho anh mười đồng”

– “Không, năm đồng thôi, tôi lấy lại giá vốn. Không lấy lời.”

Bà bán nữ trang cố nài ép, nhét mười đồng vào túi áo ông Nam, ông cứ gạt đi, và nhất định bán năm đồng thôi, nếu bà không chịu thì phải trả lại chiếc nhẫn.

Ông lại khấp khểnh chống gậy đi, đến gian hàng bán đồ điện tử, dừng lại, đưa tay đánh chập vào bàn tay anh chàng Mỹ gốc Phi Châu đang bán hàng, cả hai cùng cười ha hả vui vẻ, ông hỏi:

– “Nếu có một cái hộp đổi đài, nối với máy truyền hình, bán với giá ba đồng thì anh nghĩ sao?”

– “Chớp liền ngay chứ, đâu để cho người khác mua mất!”

– “Thế thì anh xuống dưới hàng thứ ba, bên góc trái, có ông Tàu bán hàng, đội nón rộng vành mà mua. Tôi hỏi, ông ta nói không biết là cái hộp gì, đòi bán ba đồng thôi.”

– “Nầy, anh làm ơn đứng đây trông hàng cho tôi chạy xuống mua cái hộp nghe.”

Không cần chờ ông Nam chịu hay không, anh Mỹ hấp tấp chạy đi mua hàng. Khi về, anh hớn hở khoe là mua được với giá hai đồng thôi. Anh nói cho ông Nam biết là cái hộp có thể bán được năm chục đồng, rất nhiều người cần mua.

Cứ thế, ông đi quanh chợ, mách mối cho ông nầy, bà kia, để họ mua đi bán lại kiếm lời. Nhờ đó mà ông quen biết với đông đảo bạn hàng bán chợ trời. Hầu như người nào cũng có chút ân nghĩa với ông Nam. Ông đi mua niềm vui, mua hạnh phúc, mua sự tử tế, mua tình thân thiết, mà không tốn một xu nhỏ. Ông nói với một người bạn thân rằng, mình mua đi bán lại, có thể kiếm được ít chục đồng, nhưng không quý bằng cái tình mua được trong đám dân tứ xứ nầy.

Đi đến gian hàng của một ông người Mỹ già, bán đủ thứ lặt vặt. Hàng hóa đủ loại chất đầy trên tấm vải lớn trải trên sân. Ông Nam chào hỏi vui vẻ. Ông Mỹ cho biết từ lâu rồi, hàng hóa bán ế ẩm, cứ mang đi, chuyển về, tốn tiền thuê chỗ, tốn tiền xăng di chuyển, tốn thì giờ, ngồi ngáp hoài mỏi miệng, chán quá, muốn đem đống hàng nầy đổ vào thùng rác cho khỏe. Ông cười Nam hỏi:

– “Ông có muốn bán hết cái đống hàng nầy trong buổi sáng nay không?”

– “Muốn chứ! Làm cách nào? Chỉ có phép lạ mới bán hết mà thôi.”

– “Ông hãy để bảng, một đồng một món hàng, và rao lên cho thiên hạ nghe. Cứ thử xem sao.”

Sau khi thu giấu bớt mấy món hàng có giá trị cao, ông bán hàng kiếm được miếng bìa lớn, ghi một đồng mỗi món, và cùng ông Nam ngoác miệng rao inh ỏi:

– “Một đồng mỗi món hàng, một đồng thôi, rẻ lắm. Mua vô, mua vô!”

Khách chợ trời ùn ùn đổ lại, lục lọi đống hàng hóa trên sân. Ông bán hàng thu tiền không kịp, ông Nam phải phụ giúp, thu tiền những khách hàng khác. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, đống hàng hóa trước kia chất đầy vun trên sân, bây giờ chỉ còn lưa thưa những cuốn sách, những đồ dùng rách nát, không ai muốn rước về cho thêm rác trong nhà. Ông Mỹ bán hàng chạy ra, ôm lấy ông Nam mà cười, gọi đùa ông là ông thầy. Ông bán hàng chia tiền bán được hàng hóa cho ông Nam, ông gạt đi và nói rằng:

– “Không nhận, tiền nầy là của ông. Tôi không có quyền nhận.”

– “Nhưng nếu ông không cho ý kiến, thì chắc tôi phải giữ ba cái thứ quỷ quái nầy mãi đầy trong xe. Thôi, hôm nào rảnh, tôi mời ông đi ăn nhé.”

– “Được, đi ăn cho vui thì được”

Ông Nam la cà trong chợ trời, từ gian hàng nầy qua gian hàng khác suốt buổi sáng. Nói vài câu bông đùa với người nầy, người kia. Có khi khách hàng tưởng ông là người bán, hỏi giá, ông cứ ra giá mà không cần hỏi người chủ bán hàng. Những khi bán được giá, chủ gian hàng rối rít cám ơn ông. Có khi gặp người quen đi mua hàng, chủ gian hàng bảo rằng: “Người nhà ông Sam thì chỉ bán nửa giá thôi”. Ông Nam tự đặt cho ông cái tên Mỹ là Sam, chú Sam, cho thiên hạ dễ nhớ. Từ lâu, ông Nam thành một người khách hàng đặc biệt của khu chợ trời nầy, những người bán hàng, xem ông như một người bạn vui vẻ, thân thiết và có nhiều tình nghĩa. Có khi ông mua hàng, người bán không nhận tiền, bảo rằng, nếu mua cho chính ông, thì họ biếu, mà mua cho người khác, thì họ chỉ lấy đúng giá, khỏi mặc cả.

Ông Nam đến Mỹ theo diện tù binh chính trị tị nạn. Được trợ cấp tàn phế ngay từ đầu, nhiều người khuyên ông nên ở nhà, nghỉ ngơi cho khỏe, nhưng ông vẫn ghi danh theo học khóa huấn nghệ sử dụng máy vi tính. Thấy ông đi học, có người nhìn ông với ánh mắt thương hại, họ nghĩ là ông phí công, phí sức vì tuổi đã cao, thân thể lại tàn tật, học để làm chi. Sau khi tốt nghiệp, ông nộp đơn xin việc nhiều nơi mà không hy vọng, nhưng cứ gởi đơn đi. Có vài nơi kêu ông đi phỏng vấn, họ thấy tình trạng tàn tật của ông, cứ tìm cách từ chối khéo. Người ta bảo là luật lệ xứ nầy, chủ nhân không được kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác, tàn tật. Ông cứ gắng tin như vậy để mà hy vọng. Trong một lần được phỏng vấn để xin việc, ông nói:

– “Nếu quý ông tìm một người lao động có sức lực, thì đừng thuê tôi. Nhưng nếu quý ông tìm người ngồi bên máy vi tính, thì tôi là người đáng được lựa chọn. Sao các ông không thử tôi đi. Nếu tôi không làm được như các ông mong muốn, thì cứ cho nghỉ việc. Hãy cho tôi một cơ hội. Tôi nghĩ, tôi sẽ đem lại lợi lộc cho công ty quý ông bằng khả năng làm việc của tôi.”

Nhờ nói vậy mà ông được tuyển dụng. Ông đã không làm phụ lòng người tuyển ông. Họ rất bằng lòng với lối làm việc chăm chỉ, cẩn thận và chịu khó tìm hiểu, học hỏi thêm trong nghề của ông. Làm việc chưa được hai năm, thì công ty phá sản, ông bị thất nghiệp. Ông vẫn tin tưởng, còn có thể kiếm ra công việc khác, nhưng ông vẫn chưa tìm được một cơ hội may mắn khác.

Từ nhiều năm trước, vì một chuyện xích mích nhỏ, bà vợ đã bỏ ông ra đi. Ông nghĩ rằng, khi hết giận bà sẽ quay về. Ông tìm bà để hàn gắn, nhưng bà nhất quyết không chịu. Ông chợt nhận ra rằng, nguyên nhân gia đình gãy đổ không phải vì chuyện nhỏ kia, mà đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Bà đã chịu đựng, đã cực khổ vì ông quá lâu, quá nhiều, vì cơ thể tàn tật, vì tài chánh yếu kém, và tương lai khó khăn trước mắt. Ông hiểu, phải có thứ tình yêu thâm đậm nào đó, mới đủ hy sinh cho nhau, đồng cam chịu khổ khi hoạn nạn. Ông không buồn giận bà, ông cũng không buồn tình đời, cũng không đau đớn vật vã than van. Mỗi khi nghĩ đến vợ, ông ôm đàn gảy tưng tưng mà hát, lời hát ông tự đặt:

– “Lầm to. Em tưởng ta nghèo. Bỏ đi như ngọn gió vèo thu bay. Trong ta châu báu chất đầy. Kho tàng hạnh phúc, tháng ngày thư an…”

Nhờ nghe lời khuyên của một người bạn, rằng sau khi gia đình đổ vỡ, phải biết vui vẻ làm lại cuộc đời mới, đẹp hơn, tươi vui hơn, và hạnh phúc hơn cuộc đời cũ, không tội chi mà buồn phiền và làm hư hỏng những tháng ngày còn lại. Ông đứng dậy, mạnh dạn làm lại cuộc đời, làm cho mỗi ngày sống có chan hòa niềm vui, có thanh thản trong tâm hồn, tạo niềm vui cho chính mình, cho người chung quanh.

Mỗi tuần, ông vào viện dưỡng lão thăm viếng, chuyện trò với những người già cả, bệnh hoạn không có thân nhân, hoặc thân nhân quá bận rộn cơm áo, không có thì giờ lui tới. Ông thường đem báo, sách cho họ mượn, tặng các cụ già một món quà nhỏ đẹp, lạ, dễ thương, mua mấy chục xu ngoài chợ trời. Thế là các cụ hớn hở, vui sướng suốt ngày. Hoặc ngồi nghe các cụ kể chuyện quá khứ huy hoàng. Mỗi khi ông ghé viện dưỡng lão, mấy cụ quen ông lao xao kêu gọi, chào đón niềm nở. Lòng ông hân hoan, biết mình còn đem lại chút vui nhỏ nhoi cho các cụ cô đơn nầy. Ông thấy rõ, trong tương lai, chính ông cũng sẽ vào sống ở nhưng nơi tương tự như thế nầy.

Nhiều đêm thức giấc, quàng tay qua không có vợ nằm bên, ông giật mình, lòng chợt nhói đau. Nhưng rất mau sau đó, ông lại cám ơn bà đã bỏ ông ra đi, nhờ bà bỏ đi, ông mới có được cái an nhiên tự tại, cái sung sướng nhàn nhã và thong dong như bây giờ. Nhiều bạn bè đã ví ông với một ông tiên nho nhỏ. Nếu còn bà, thì bây giờ, dù có tàn tật, bệnh hoạn, khó khăn, ông cũng phải đi làm, vì là bổn phận, để nuôi dưỡng cái hạnh phúc mong manh của gia đình. Ông ý thức rằng, trong cái mất, cũng có cái được. Trong cái rủi có cái may. Chấp nhận cái không thể thay đổi được trong đời. Những lúc nầy, lòng ông vui sướng, mỉm cười và ngủ lại trong giấc an bình. Ông lầm bầm hát, không biết hát thật hay hát trong giấc mơ: “Lầm to. Em tưởng ta nghèo. Bỏ đi như ngọn gió vèo thu bay. Trong ta châu báu chất đầy. Kho tàng hạnh phúc, tháng ngày thư an…”.

Tràm Cà Mau

NGƯỜI BẠN CỦA CHA – VietBF

NGƯỜI BẠN CỦA CHA – VietBF

Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg.

Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh ! Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần: “Êu, Êu” là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương !

Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó.. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no.

Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi ?” – Mẹ tôi bảo thế.

Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người ? Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín.

Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra ! Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng !…

Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt… Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy ? Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi ! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng….

Đêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm…

Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa.. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm ? Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò ?

Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về ! Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Đầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau.

Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn.

Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại… Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.

Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa.

Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà !

Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay.

Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Đôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.

Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Đến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi.

Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống ! Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão !

Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng. Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm.

Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.

Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Đây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào.

Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời ! Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người !

Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.

Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm !.

Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn ! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời ! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa.

Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt.
Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà ?

Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm…

Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về ?

Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt lợn luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất.

Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.

Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình: Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt…

Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi… Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi: Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người…

VietBF@sưu tập

TÌNH YÊU BẤT TỬ

Những Câu Chuyện Thú Vị – Ncctv.net

Hoàng Huyền  

TÌNH YÊU BẤT TỬ

Câu chuyện xảy ra ở một bệnh viện nhỏ ở vùng quê hẻo lánh. Ở khoa hóa trị có một phụ nữ trẻ đang trong giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. Tuy luôn bị những cơn đau hành hạ nhưng chưa bao giờ người phụ nữ ấy quên trao cho chúng tôi một nụ cười biết ơn sau những lần điều trị. Những khi chồng cô tới thăm, mắt cô rạng ngời hạnh phúc.

Đó là một người đàn ông đẹp trai, lịch thiệp và cũng thân thiện như vợ mình. Tôi rất ngưỡng mộ chuyện tình của họ. Hằng ngày anh mang đến cho cô những bó hoa tươi thắm cùng nụ cười rạng rỡ, anh đến bên giường nắm lấy tay cô và trò chuyện. Những lúc quá đau đớn, cô khóc và trở nên cáu gắt, anh ôm chặt cô vào lòng, an ủi động viên cho đến khi cơn đau dịu đi. Anh luôn bên cô mỗi khi cô cần, anh giúp cô uống từng ngụm nước và không quên vuốt nhẹ đôi chân mày của cô. Mỗi đêm, trước khi ra về anh luôn đóng cửa để hai người có những giây phút bên nhau. Khi anh đi, chúng tôi thấy cô ấy đã ngủ say mà trên môi vẫn phảng phất nét cười.

Nhưng đêm ấy mọi chuyện đã thay đổi. Khi nhìn vào bảng theo dõi, kết quả cho thấy người vợ trẻ ấy sẽ không qua khỏi đêm nay. Mặc dù rất buồn nhưng tôi biết đó là cách tốt nhất cho cô ấy, từ nay cô sẽ không chịu những cơn đau thêm nữa.

Để bảng theo dõi trên bàn, tôi muốn đến phòng bệnh. Khi tôi bước vào phòng, cô mở mắt nhìn tôi hé môi cười một cách yếu ớt, nhưng hơi thở của cô nghe thật khó nhọc. Chồng cô ngồi bên cô mỉm cười nói: “Cho đến bây giờ món quà tuyệt vời nhất tôi dành cho cô ấy chính là tình yêu của tôi”.

Và tôi đã khóc khi nghe điều đó, tôi nói nếu họ cần bất cứ điều gì thì đừng ngại. Và đêm ấy cô đã ra đi trong vòng tay người chồng yêu dấu. Tôi không biết làm gì hơn ngoài việc cố an ủi và chia sẻ nỗi đau này cùng chồng cô. Với khuôn mặt đẫm nước mắt, anh nghẹn ngào: “Xin hãy cho tôi ở bên cô ấy thêm một lúc”.

Bỗng nhiên từ trong phòng vọng ra một giọng hát trầm ấm mà tôi chưa từng được nghe. Không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều bị cuốn hút bởi giọng hát của anh khi anh cất lời bài “Beautiful brown eyes”. Rồi giai điệu khúc ca nhỏ dần, anh mở cửa gọi tôi đến, nhìn sâu vào mắt tôi, ôm chầm lấy tôi rồi nói: “Tôi đã hát bài này mỗi đêm cho cô ấy nghe kể từ ngày chúng tôi quen nhau. Mọi ngày tôi vẫn thường cố giữ cho giọng mình thật nhỏ để khỏi làm phiền bệnh nhân khác. Và tôi chắc rằng đêm nay trên thiên đường cô ấy cũng vẫn nghe tôi hát. Tôi xin lỗi đã quấy rầy mọi người. Tôi chỉ không biết sống ra sao khi thiếu vắng cô ấy, nhưng mỗi đêm tôi vẫn tiếp tục hát. Chị có nghĩ rằng cô ấy nghe thấy tiếng tôi không?”.

Tôi khẽ gật đầu mà nước mắt vẫn tuôn. Anh ôm tôi một lần nữa và cảm ơn tôi cùng tất cả mọi người. Đoạn anh quay bước, cúi đầu khẽ huýt sáo giai điệu thân quen.

Khi anh bước đi, tôi nhìn theo, thầm cầu nguyện cho cô ấy, cho anh và cho tôi một ngày nào đó cũng tìm được một tình yêu như thế.

St

May be an image of prairie gentian, rose and indoor

Bố Ơi Con Đã Hiểu Rồi…

 May be an image of 2 people and text that says 'Há»i bé, thích rạ khỏi nhà vì ở nhà chán lắm. Lớn lên, lại thích quay về nhà vì ngoài đời chán lắm.'

Bố Ơi Con Đã Hiểu Rồi…

Mình không thích nói về cái nghèo, nhưng phải công nhận là khi còn nghèo đói, hầu như con cái nhà nào cũng ngoan ngoãn, biết nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau. Rất lạ.

Trẻ con bây giờ được ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nhưng xem ra chúng rất ích kỷ, lười biếng, thậm chí vô cảm và hiếm khi nghe lời. Mình không vơ đũa cả nắm, nhưng dám chắc có nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh này.

Trong nhà, mình cố gắng làm gương để con cái noi theo, như dậy sớm, tập thể dục, gấp chăn gối gọn gàng, giúp vợ làm vài việc vặt như đổ rác, phơi quần áo, quét nhà, nhặt rau, và nhắc trẻ làm theo.

Làm gương mãi nhưng không đứa nào chịu học theo. Đứa đang nghỉ hè thì ngủ đến gần trưa. Đứa đi làm thì giờ làm là 8h30, gần 8h00 mới dậy. Nó ăn uống vội vàng rồi ra đi, không làm tý việc nhà nào. Những khi mình nhắc nhở, vốn rất chiều con nên vợ mình thường im lặng, thành ra con cái vẫn cứ nghĩ là chúng cứ như thế là đúng, còn mình thì xem ra…quá đáng (!).

Nhắc bao nhiêu cũng chẳng ăn thua. Khi kể lại chuyện thời còn bé mình phải chịu khó chịu khổ thế nào, tự lực cánh sinh ra sao để “giáo hóa” thì chúng nó “dẹp” ngay, bảo thời nay khác, thời xưa khác, bố kể để làm gì?.

Một hôm, sau một thời gian dài nói mãi không được, mình quyết định “phát xít” hơn, chuyển từ “khuyến khích” sang “bắt buộc”. Mình gọi đứa đã đi làm dậy sớm hơn và bảo, bố đã nhắc nhở con nhiều lần chuyện không dậy muộn quá, gấp chăn gối, quần áo gọn gàng rồi tập thể dục hoặc giúp mẹ vài việc vặt, nhưng con không nghe. Hôm nay nếu không thực hiện, bố không đồng ý cho con đi làm.

Trước sức ép, con bé gượng làm được vài bữa rồi đâu lại vào đó.

Tiếp theo, mình lại bảo vợ rằng con đã có lương, phải đóng tiền cơm cho mẹ, mỗi tháng một triệu. Vợ mình can, bảo nhà có thiếu gì lắm sao bắt con đóng tiền. Mình nói chỗ tiền đó thấm gì, chỉ là hình thức, nhưng để cho con hiểu được trách nhiệm.

Mấy hôm sau, khi đi tập thể dục về, thấy vợ mếu máo, con nó bảo bố “độc tài” quá, cứ đòi hỏi làm những thứ mà thanh niên bây giờ không đứa nào muốn làm (!), rồi lại còn bắt đóng tiền ăn, coi nó như…người ngoài. Nó thấy bị mất tự do (!), quá nên đã xách vali ra ngoài ở trọ với bạn bè rồi…

Mình bảo em cứ bình tĩnh. Những việc anh bảo nó làm đều muốn tốt cho nó thôi, không có bất cứ điều gì quá đáng cả. Mình không yêu cầu nó ra ngoài ở mà nó tự đi, thì cứ để nó đi, chắc chắn nó sẽ học được nhiểu điều bổ ích…

Hai tháng trôi qua. Thỉnh thoảng ngồi buồn, vợ lại càu nhàu, anh đúng là thô bạo quá, cả nhà đang vui, lại sinh chuyện để con bỏ đi, con nó còn dại, có làm sao lại khổ. Bị vợ than phiền nhiều, có lúc mình cũng tự hỏi hay là mình thô bạo thật?

Khi đứa lớn bỏ đi, vì được chiều từ nhỏ nên đứa bé và vợ mình bỗng dưng trở thành “một phe” riêng và mình trở nên lạc lõng. Có hôm vì quá lo lắng cho con và giận mình, vợ còn bắt ra nằm sofa cho bõ tức!

Thế rồi một hôm, mình vừa đi tập thể dục về thì thấy hai mẹ con đang thủ thỉ với nhau ở phòng trong. Bên cạnh là cái…vali to tướng. Mình đã đoán ra được sự việc, nhưng để giữ thể diện cho con, mình không nói gì.

Gần tới bữa cơm, biết không thể tránh được, con gái mới chạy ra xin lỗi mình, nước mắt ngắn, dài nói rằng con đã hiểu sai về những yêu cầu của bố, đó chỉ là những yêu cầu tối thiểu, làm được dễ dàng. Việc ở riêng không đơn giản chút nào. Khi ở nhà, con được phục vụ đầy đủ “một cách tự động” thì cứ nghĩ là chuyện thường.

Ra ở riêng không tự làm thì chẳng có cái gì hết. Không nấu, không có cơm ăn. Không giặt, hết quần áo mặc. Nước lọc không đun không có mà uống. Tất cả những việc đó con chưa được chuẩn bị để sẵn sàng…

Mình bảo thôi con không cần giải thích nhiều đâu. Con thử nói một câu ngắn gọn xem nào. Nó bảo, bây giờ con mới hiểu được câu mà bố nhắc nhở. Đó là “cho đến trước 18 tuổi thì con nghĩ là con khôn hơn bố, đến 25 tuổi thì con thấy bố cũng chỉ…khôn bằng con, và đến 30 tuổi con mới nhận ra rằng bố…khôn hơn con”.

Mình bảo câu này có phải của bố đâu, nhưng bố rất mừng vì con đã nhận ra được điều đó sớm hơn nhiều so với mong đợi.

Trong không khí trầm lắng của cả nhà, có lẽ mình là người vui nhất, một niềm vui khó tả!

Đang nằm sofa và mải nghĩ về những chuyện vừa xẩy ra thì có tiếng thì thào của vợ, đi ngủ thôi anh, muộn rồi. Hôm nay trời nóng, em…bật điều hòa nhé!

Lượm trên mang…

Câu truyện một con chó

Câu truyện một con chó

Có một lần, tôi gọi taxi để đưa con chó đi khám bệnh. Vì con chó ho rất nặng tiếng nên gây chú ý đến người tài xế. Anh ta quay lại hỏi: “con chó bị cảm lạnh à?”

Tôi đáp: “Đúng vậy, nó ho liên tục từ hôm qua đến giờ.”

Người tài xế thở dài hỏi:”Chà, sao ho giống người vậy.”

Rồi anh ta bắt đầu câu chuyện. Anh ta kể về những trải nghiệm đau khổ khi anh ta nuôi con chó của mình. Nhiều năm trước đây, anh ta nuôi một con chó berger. Nó có thân hình cao lớn, ăn rất khỏe, tiếng sủa của nó rất vang.

Một hôm, anh cảm thấy mình không còn đủ sức để nuôi nó, anh cho nó vào bao tải và chở đi vứt.

Vì sợ nó quay về nhà, anh đã lái xe đến một vùng núi cách nhà hơn 100km rồi thả nó ở đó.. Sau khi thả con chó, anh lái xe thật nhanh, con chó đuổi theo mấy cây số rồi biến mất.

Một tuần lễ sau, vào lúc nửa đêm anh nghe ngoài cửa có tiếng lạch cach. Mở cửa ra nhìn thì hóa ra con chó quay về. Thân hình của nó gầy còm, dáng vẻ bối rối, rõ ràng là nó đã trải qua một thời gian tìm kiếm khá lâu.

Tuy rất ngạc nhiên nhưng anh ta chẳng nói câu nào, lẳng lặng vào trong nhà lấy ra một chiếc bao tải và cho con chó vào, vứt nó đi một lần nữa.

Lần này anh đi theo đường quốc lộ số 1. Dọc đường đi anh nghe thấy tiếng con chó khóc thúc thít. Khi đến nơi, anh ta mở chiếc bao tải ra, thì thấy toàn là máu.

Ở khóe miệng của con chó, máu vẫn tiếp tục trào ra. Anh dùng tay banh miệng con chó ra thì thấy lưỡi nó đã đứt làm đôi. Hóa ra con chó đã cắn lưỡi tự tử.

Khi người tài xế kể xong chuyện, một không khí im lặng lạ thường bao trùm chiếc xe. Từ chiếc kính chiếu hậu, tôi nhìn thấy khóe mắt của anh ta đỏ lên.

Một lát sau, anh ta mới nói: “Mỗi lần nhìn thấy chó của người khác, tôi đều nhớ đến con chó đã cắn lưỡi tự tử của tôi. Sự việc này khiến cho tôi đau khổ suốt cả một đời. Tôi không phải con người. Tôi không phải con chó.”

Nghe xong câu chuyện của người tài xế, trước mắt tôi như hiện ra cảnh tượng: con chó ấy chạy lang thang giữa núi sâu, giữa những cánh đồng hoang, giữa những thành phố ngoại ô. Để trở về nhà gặp lại chủ nhân, nó đã chạy hàng trăm cây số. Khó khăn lắm mới tìm được đường về nhà, vậy mà chủ nhân không những không mở cửa, không một lời động viên nào còn lập tức vứt nó đi lần nữa.

Đây là một cú sốc lớn chừng nào đối với một con chó trung thành và tình nghĩa. Để khỏi bị chối bỏ lần nữa, con chó đã tự kết liễu đời mình.

Người tài xế kể tiếp. Anh đã mang con chó về chôn cất ở trong vườn, thường xuyên cầu nguyện cho nó. Vậy mà đến nay anh vẫn chưa gạt bỏ được nỗi ân hận trong lòng. Vì thế anh thề rằng, phải kể cho những người nuôi chó nghe câu chuyện này, khuyên mọi người hãy yêu quý con chó của mình nhiều hơn.

Anh hy vọng việc này sẽ giúp anh chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.

Một con chó có tình có nghĩa nhưng lại bị vứt bỏ một cách vô tình, điều này khiến cho người tài xế đau khổ suốt cả cuộc đời.

Chó còn như thế huống hồ là con người.

Khi ai đó bỏ mặc một người có tình có nghĩa, liệu anh ta có thể sống yên ổn suốt cả cuộc đời hay không?

Với những kẻ làm cha làm mẹ chối bỏ con cái mình, với những kẻ làm con nhưng lại bỏ mặc cha mẹ tuổi già sức yếu thì tội ác lớn biết chừng nào.

Khoai Lang Sưu tầm.

From: Do Tan Hung & KimBằng Nguyễn

 HIẾU THẢO

May be an image of sculpture, outdoors and monument

 HIẾU THẢO

Sưu tầm

Có một ông gần 70 tuổi, góa vợ. Ông có năm người con hiếu thảo và sống rất hòa thuận với nhau. Đứa nào cũng có gia đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình.

Xét thấy tuổi cao sức yếu, ông muốn chia toàn bộ gia sản cho con cái để chúng có thêm điều kiện phát triển cơ nghiệp. Ông nghĩ con mình ngoan, hiếu thảo thì mình sống với bất cứ đứa nào cũng tốt.

Căn nhà đang ở, giao cho vợ chồng đứa út và ông sống cùng nó.

Phần tài sản lớn được chia gần như đều nhau cho các con.

Được vài tháng, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt. Vợ chồng nó hay xì xào điều gì mà ánh mắt không mấy thiện cảm. Vợ nó hay đụng thúng đá nia, chửi chó mắng mèo những chuyện đâu đâu làm ông nghe, cảm thấy chạnh lòng. Vợ chồng nó thường xuyên cãi nhau, ai cũng trở nên nóng nảy. Con vợ la to: của cải chia đều mà mình phải nuôi ổng thật là không công bằng.

Ông buồn, bỏ sang ở với vợ chồng thằng thứ hai, con thứ ba, thằng thứ tư, con thứ năm, mỗi nhà cũng chỉ được vài tuần là có chuyện.

Chúng hành xử như thể ông là người ở đậu, là của nợ. Chúng họp nhau căng thẳng phân chia nhiệm vụ nuôi báo cô ông. Chúng bốc thăm theo tháng, đứa trúng tháng 2 (28 ngày) cười vui vẻ, đứa trúng tháng 31 ngày, méo mặt. Cứ đến chiều cuối tháng, chúng đẩy ông ra cổng. Ông ôm bọc quần áo, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ, đứa kế mới đến đón.

Quá buồn và thất vọng, ông hay ngồi trước mộ bà, nước mắt chảy dài, chỉ biết tâm sự cùng với bà cho khuây khỏa, trông mong một ngày sẽ đi cùng bà, được sống mãi những tháng ngày hạnh phúc và kiếp sau không mong có những đứa con này.

Thấy tình cảnh bi đát của ông, bạn ông (cũng khá giàu có) tổ chức một bữa tiệc, mời tất cả 5 người con của ông đến dự. Trong men say là đà, ông rỉ tai từng đứa, dẫn đến căn phòng kín, chỉ vào chiếc rương to với nhiều ổ khóa và nói: đây là một nửa gia sản của ba tụi con gửi và ủy quyền cho chú, sau này sẽ chia cho tụi con. Di chúc đã lập chỉ chờ điền % cho từng đứa vào là xong.

Lạ thay, ngày hôm đó chúng tranh nhau chăm sóc ông, đứa nào cũng muốn ông ở với nó. Tình thương đối với cha lai láng còn hơn lúc trước khi chia tài sản.

Ông hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cảm động rơi nước mắt và nghĩ: đây mới chính là những đứa con thân yêu, những dâu hiền, rể thảo của mình.

Ông được sống những ngày tháng hạnh phúc nhất cuộc đời mình.

Thời gian màu hồng cứ thế trôi đi thêm hơn mười năm nữa thì ông ngã bệnh, tiên lượng không qua khỏi trong vài ngày tới.

Chúng khóc lóc, nắm tay cha không nỡ buông ra, giây phút âm dương chia biệt ngậm ngùi.

Chiếc rương được bạn ông tức tốc chở đến đám tang và được đặt trịnh trọng cạnh quan tài, dưới hàng chục ánh mắt đau đáu nhìn vào.

Tang lễ được cử hành trang trọng, đầy tốn kém, phần mộ uy nghi bên cạnh mộ bà và ước nguyện theo bà của ông cũng đã thành.

Sau phần tang lễ là chiếc rương được chúng nhanh chóng bật nắp mà trong lòng ai cũng hy vọng mình được phần lớn trong di chúc do công chăm sóc, tình thương và hiếu thảo của mình với cha. Nắp rương được mở… một rương đầy cát, một tờ di chúc với nét chữ thân thuộc xiêu vẹo và chữ ký của cha:

CHỈ CÓ NHỮNG KẺ NGỐC MỚI CHIA HẾT GIA TÀI CHO CON MÌNH KHI CÒN SỐNG.

Nguồn Tuấn Mai Sai gòn

Tâm sự người về hưu

Van Pham

Tạo hóa tạo dựng nên muôn loài … Loài nào cũng thương yêu, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái trưởng thành (trừ Tu Hú), rồi sau đó để chúng tự lập. Chúng vẫn tiếp tục sinh sôi nẩy nở thế hệ này tiếp diễn thế hệ khác.

Riêng con người tự ru ngủ mình bằng “tình thương con cháu” rồi ôm lấy chúng làm như không có mình chúng không khôn lớn được. Để rồi than van, kể khổ hoặc đời người chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường & con với cháu?!

*****

Tâm sự người về hưu.

Ông Minh khi đi tị nạn tới Úc thì đã bốn mươi tuổi đời, cái tuổi mà theo người Âu Mỹ là cái tuổi khởi đầu cho công danh sự nghiệp nên cũng không muộn màng lắm đối với một kẻ tị nạn bắt đầu làm lại cuộc đời nơi xứ người như ông. Sau hai mươi lăm năm trời, một phần tư thế kỷ làm việc trả nợ công dân góp phần xây dựng nước Úc, ông về hưu lúc sáu mươi lăm, đúng tuổi hưu trí mà chính phủ đã quy định cho tất cả mọi người dân.

Trước ngày ông thôi việc, nhân viên làm lương tính sổ cho ông thấy ông còn dư tới 146 ngày sick leave (nghỉ bệnh) và ba tháng holiday cộng thêm long service leave (nghỉ thâm niên ba tháng) vị chi là sáu tháng. Theo lụât công đoàn, “sick leave” hằng năm không lấy thì kể như bỏ, chỉ có holiday mới được để dồn năm này qua năm nọ nghỉ chừng nào cũng được.

Vì vậy khi lãnh tiền hưu trí, ông không được lãnh khoản tiền sick leave, bạn bè tiếc hùi hụi cho ông, nói sao lúc đi làm ông không kiếm bệnh để nghỉ, bây giờ không lấy được đồng nào thiệt uổng. Ông Minh nói trời thương cho tôi không bị bệnh là có phước rồi, khi không khai bệnh lấy ngày nghỉ ở nhà chơi thấy quấy lương tâm quá, chừng nào bệnh thiệt hẳn hay. Một con người có bản tính ngay lành chân chỉ như ông vậy dĩ nhiên là không thích ăn không ngồi rồi bởi vì “nhàn cư vi” có ngày sẽ sinh “bất thiện”.

Do đó, trước khi nghỉ làm, ông cứ băn khoăn lo lắng cho thời gian sắp tới ở nhà không có việc gì làm chắc sẽ trở thành bất đắc chí buốn chán sanh tật họăc phát điên lên được. Ông đi kiếm mấy người quen đã về hưu trước mình hỏi thăm coi họ làm gì để đốt thời gian cho hết khoảng đời còn lại. Nghĩ cũng trớ trêu buồn cười thật. Người đi làm thì học hỏi kinh nghiệm là phải, đằng này về hưu cũng phải tìm người vấn kế thọ giáo để noi theo. Khổ thiệt!

Có người bày cho ông Minh đi làm việc thiện nguyện giúp đời tùy theo khả năng và sức khỏe của mình. Có người thì nói:

– Gắn cái internet chơi đi, rất hữu ích, mọi chuyện trên thế giới đều thu gọn trong đó, biết bao nhiêu chuyện cho mình học hỏi nghiên cứu. Còn không thì đi thư viện mượn sách về đọc, nếu có hứng thì dịch bài tiếng Anh gởi đăng báo cho vui. Ôi! Thiếu gì công chuyện, lo gì. Sợ là sợ làm biếng không chịu làm, chớ muốn làm thì biết bao chuyện để làm.

Có người lại cho ý:

– Ông từ trong bộ ra, đã rành rẽ đường đi nước bước như trong lòng bàn tay, hay là mở một văn phòng di trú tư làm chủ, “có ăn’’ lắm đó, nhất là ông được nhiều người biết đến, chắc người ta sẽ ủng hộ ông lắm.

Ông Minh cười lắc đầu nói:

– Tôi “có ăn’’ đủ quá rồi nên giờ đây muốn nghỉ. Nếu muốn làm thì tôi vẫn có thể làm tới bảy mươi. Big boss tôi hỏi mà tôi từ chối đây nè, tội gì lại đút đầu vô nữa cho thêm mệt. Tôi hòng ra khỏi chớ chẳng mong bước vào. Làm cho nhiều chết cũng có mang theo được đâu. Ở nhà hủ hỉ với vợ con cho ấm tuổi già. Từ khi qua Úc tới giờ tôi chưa có dẫn bả đi chơi đâu hết. Cứ lo làm không hà. Tội nghiệp bả cũng không đòi hỏi phàn nàn gì.

Tại tánh ông Minh hay lo xa sợ hờ như vậy chớ ông có hai thằng cháu ngọai, một thằng mới sanh và một thằng một tuổi rưởi. Rồi đây ông mặc sức mà bận rộn bù đầu thở không kịp chớ vợ con đâu dễ gì cho ông ở không mà ông sợ thất nghiệp.

Và cuối cùng thì ngày hưu cũng tới với ông. Ông gác bút, “sayonara” đồng nghiệp bạn bè một đi không trở lại. Về phụ bà xã babysit hai thằng cháu cho con cho rể đi làm. Tưởng đâu out of work thì sẽ có nhiều giờ rảnh rỗi lắm, ai dè nghỉ ở nhà rồi ông mới biết trong nhà ông cái gì cũng có nhưng kiếm không ra chữ “nhàn”.

Bây giờ ông bận tối mặt tối mũi vì công việc nhiều gấp mấy lúc đi làm. Ông chẳng khác nào một Mister Mom, rành sáu câu công việc chăm sóc baby như thay tã, cho bú, bồng bế, hát ru vv…

Mỗi khi cho bú xong bình sữa, ông còn biết ẵm đứng thằng nhỏ lên vuốt vuốt lưng cho tới khi nó ợ được một cái cho tiêu thì mới để nó xuống nằm chơi hay trườn, bò, lăn lết gì đó mặc sức chớ không “ợ” thì một hồi sau nó sẽ ọc sữa tùm lum.

Mỗi khi phải chở bà xã và hai thằng cháu ra ngoài đi shopping hay đi công chuyện, ông đều mặc cái quần cargo kaki sáu túi, hai túi trước, hai túi sau và hai túi hai bên đầu gối. Ông “cụ bị” nào là bình sữa, bình nước, “tù và’’ (núm vú cao su), khăn giấy, mobile phone, chìa khóa xe, chìa khóa nhà… Lung tung như là một anh biệt kích commando trong tư thế sẵn sàng ứng chiến. Có khác chăng là cảm tử quân người ta trang bị vũ khí súng ống, lựu đạn cay, hơi ngạt, dao găm, dây nhợ, vv… Còn ông thì trang bị baby stuff và toys đầy mình.

Người quen nào tình cờ gặp lại ông chắc không tránh khỏi ngạc nhiên lẫn buồn cười không ngờ ông “xuống đời” tới như vậy bởi vì:

Ngày nào cà vạt sơ mi

Bây giờ quần thợ kaki loàng xoàng

Ngày nào cặp táp đường hoàng

Bây giờ bao bị đẩy pram lè phè

Nhưng đối với ông thì ông rất happy với cái job giữ cháu này vì hồi xưa có con, ông bận đi làm suốt, không mấy khi có thời gian enjoy con cái như bây giờ. Về hưu có cháu, hằng ngày được theo dõi mọi biến chuyển của chúng từ tiếng cười tiếng nói bi bô tới những bước chân chập chững đầu tiên té lên té xuống. Hoặc đến khi bọn chúng lên ba lên bốn, ông thường xuyên phải chơi puzzle, leggo hay làm batman, superman, transformer đấu với bọn chúng, ông cảm thấy thích thú làm sao!

Con nít ở xứ giàu có văn minh thật là sung sướng, hồi ông cỡ tuổi bọn chúng bây giờ, quê hương ông giặc giã chiến tranh triền miên, cái ăn còn khó lọ là cái chơi. Ông chỉ có một món đồ chơi duy nhứt là một con trâu được nắn bằng đất sét mà ông đã mừng rỡ đi khoe đầu trên xóm dưới cùng làng.

Khi bọn chúng tới tuổi đi học, ông lại thêm cái job đưa rước hai cháu đến trường. Job này có thời khóa biểu hẳn hoi đúng giờ đúng khắc nhất định cho nên ông càng alert như nhà binh.

Từ ngày bút gác việc thôi

Thân tôi như thể thiên lôi xuống trần

Sớm mai rửa mặt ra sân

Quơ qua quơ lại giãn gân tỉnh người

Rồi vô uống tách sữa tươi

Dông xe ra tiệm mua bao bánh mì

Qua nhà con gái liền khi

Đưa con đưa rể tức thì xuống ga

Chở hai thằng cháu về nhà

Bà cho ăn sáng ông đưa đến trường

Sau khi chở vợ shopping

Về nhà đọc báo xem tin nghe đài

Ăn trưa quấy quá sơ sài

Ra vườn thơ thẩn rồi vào nghỉ lưng

Độ hai giờ rưỡi khoảng chừng

Chạy đi rước cháu về trông tới chiều

Chờ khi điện thoại reo kêu

Ba ơi ra rước, con yêu tới rồi

Cơm chiều chuẩn bị xong xuôi

Cháu, cơm, con, rể về đầy một xe

Đó là mục chánh chủ đề

Còn bao nhiêu chuyện nhiêu khê bên lề

Ngày hơn chục bận đi, về

Chạy xuôi chạy ngược tứ bề gần xa

Lại thêm giúp vợ chuyện nhà

Để bà được chút gọi là xả hơi

Việc nhà là việc chẳng ngơi

Trăm công ngàn việc vừa vơi lại đầy

Giúp cho bà đỡ hao gầy

Kẻo bà đi trước còn ai sớm chiều….

Ngày tháng dần trôi, năm nay hai thằng cháu ngọai ông đã học lớp hai và lớp ba nên đi học về đứa nào cũng có homework (bài làm ở nhà). Ông Minh lại có cơ hội trở về nghề cũ là thầy giáo, dạy kèm hai cháu, chỉ khác là hồi xưa ông dạy lớp tú tài, bây giờ dạy con nít, nhất là hai thằng cháu cưng nên rất khó dạy vì bụt nhà không linh.

Mỗi lần kêu làm homework là ông cháu có cái màn kèo nài trả giá. Cháu thì xin chơi game một chút trước, còn ông thì nói làm bài trước rồi mới được chơi sau. Hai thằng cháu mè nheo mãi rốt cuộc bà phải làm trọng tài phân xử:

– Thôi mới đi học về mà bắt học nữa học sao vô. Cho tụi nó ăn snack (ăn lót bụng), uống nước, nghỉ ngơi coi TV nửa giờ rồi mới học. Học xong thì cho chơi game trong lúc chờ ba má tụi nó về.

Bọn nhỏ nghe vậy thì OK ngay nhưng cũng không bỏ được cái tật được cưng chìu dể ngươi cho nên vừa làm bài vừa chơi, lát lát vẽ bậy vẽ bạ lên giấy họăc khều móc rồi thụi nhau hay có khi làm biếng nằm dài trên bàn làm ông ngoại cứ phải la rầy không ngớt.

Suốt một buổi chiều từ 2 giờ rưỡi cho tới khi ba má bọn chúng về, ông Minh mệt bở hơi với tụi nhỏ; nhiều khi ông phải nhờ bà xã ông kèm một thằng phụ ông. Mà bà xã ông thì đa đoan công chuyện, buông cái này bắt cái kia không hở tay, vừa nấu nướng vừa dọn rửa lau chùi, rồi phải vô hộp sẵn cho con cháu take away mang về ăn chiều, lại phải vừa dòm chừng hai thằng nhỏ không biết lúc nào bọn nó nổi điên đánh nhau chí mạng. Thằng em thì cắc cớ hay chọc cho thằng anh đổ quạu rượt đánh xà ngầu cho đã nư, mà khổ nỗi hai thằng là võ sinh Karate nên nhiều lúc bà ngọai nhào vô can bị bọn nó xuất chiêu té nhào.

Chiều tối sau khi giao trả tụi nhỏ cho ba má chúng, về nhà ăn tối xong thì đã hơn tám giờ. Ông còn giúp bà xã ông hút bụi lau nhà, coi như vừa exersice cho tiêu cơm vừa làm sạch nhà cửa theo thói quen. Sau đó ông ra sau vườn đi tới đi lui nửa giờ tĩnh tâm cầu nguyện, trong lúc bà xã ông chạy đi tắm thì “lội” vô internet coi email. Cứ như vậy ngày này qua ngày nọ, ba cái tạp chí tiếng Anh như Time Magazine hay National Geographic ông đặt mua chất đống cao nghều nghệu mà còn không có thời giờ mở cái bao ra để coi cái tựa nữa nói chi tới chuyện dịch bài. Bây giờ thì ông mới thấy buồn cười cho sự lo lắng thái quá của ông trước kia.

Nỗi băn khoăn của ông trước kia đã có câu giải đáp và bao nhiêu dự tính thực hiện trước khi về hưu giờ đây đã không còn cần thiết hay ý nghĩa gì nữa mà quan trọng nhất đối với ông là hai thằng cháu ngọai yêu quý, niềm vui tuổi già. Không biết lớn lên chút nữa, rời khỏi vòng tay ông để theo chân bạn bè hay lăn vào đời sống, bọn chúng có còn biết tới ông không; nhưng chẳng hề gì, xưa nay nước mắt chảy xuôi, tình thương miễn được trao ra là đã mãn nguyện rồi. Có được đáp lại hay không cũng không cần thiết.

Ông giờ tuổi đã bảy mươi

Còn cháu chỉ mới tuổi mười mà thôi

Cách hơn nửa thế kỷ đời

Cháu cười răng ngọc ông cười răng long

Răng long chẳng phải răng rồng

Mà vì sắp rụng sắp xong kiếp này

Tóc xanh cháu dệt tương lai

Còn ông tóc trắng chờ ngày ra đi

Ra đi ông chẳng để gì

Chỉ mong hai cháu nhớ ghi một điều

Đừng nên tham lắm muốn nhiều

Hãy vui biết đủ những gì trời ban

Ông thương hai cháu vô vàn

Quý như bảo vật trời ban đời này

Đời ông công chức thẳng ngay

Làm lành tích đức để mai cháu nhờ

Cuộc đời hung hiểm không ngờ

Có cây phước đức sẵn chờ chở che

Dù mưa dù nắng không e

Tai qua nạn khỏi thuận ghe xuôi đường

Đời người biết mấy nhiễu nhương

Cầu cho hai cháu trọn đường bình an

“Bình an’’ lời Chúa chúc ban

Bình an thể xác bình an tinh thần

Bấy nhiêu đã đủ phước phần

Để mà vững bước vững tâm vào đời

Gia tài ông chỉ mấy lời

Dù bao phú quý ơn trời vẫn hơn

Bây giờ nếu có ai hỏi ông chớ “out of work” (hết việc làm) ở nhà có buồn chán không thì ông sẽ cười tít mắt nói rằng: “Có rảnh chút nào đâu mà buồn, lo mấy thằng cháu, chăm sóc vườn tược và phụ chút chuyện nhà với bà xã đã hết ngày, không có giờ nghỉ lấy đâu mà chán. Nếu mình đừng nghĩ đến mình nhiều quá mà hãy nghĩ tới những người thân của mình đang rất cần mình thì sẽ thấy mình cũng còn hữu dụng lắm chớ chưa phải “hết xài’’ đâu.

Ông cứ hưu trí đi rồi sẽ biết”.

Nửa đời trả nợ công dân

Tháng năm còn lại đỡ đần cháu con

Một mai nằm xuống yên lòng

Gia đình xã hội không còn nợ ai… chán…!

Nhờ DNA, một ông tìm được mẹ Việt và cha Mỹ sau 50 năm

TÌM MUA THƯỢNG ĐẾ

TÌM MUA THƯỢNG ĐẾ

Bạn hãy dành vài phút đi tìm mua Thượng Đế nhé.

– Chú ơi, ở đây có bán Thượng Đế không?

Người chủ cửa hàng trợn mắt quát:

– Đi chỗ khác chơi, con nít quỷ…

Cậu bé Bonnie trạc 5, 6 tuổi, đi khắp các cửa hàng để tìm mua Thượng Đế trong nhiều tiếng đồng hồ, nhưng đều bị những người lớn quát mắng và đuổi đi…

Đến một cửa hàng thứ 29, cậu bé cũng hỏi người bán hàng câu hỏi đó. Lần này Bonnie được ông chủ 60 tuổi, gương mặt hiền lành, ân cần lắng nghe và hỏi han:

– Con muốn mua Thượng Đế thiệt sao? Nhưng nói cho ông biết là con mua để làm gì?

Cậu bé chảy nước mắt, trả lời:

– Dạ, Chú Rupp của con bị tai nạn, đang hôn mê sắp chết trong bệnh viện, mà bác sỹ nói “Chỉ có Thượng Đế mới có thể cứu được chú”, nên… con đi tìm mua Thượng Đế về để cứu chú của con.

– Ba mẹ con đâu? Ông lão chau mày hỏi.

– Dạ, ba mẹ con chết hết rồi, con chỉ có chú Rupp thôi.

Người đàn ông dừng lại trong cảm xúc và hiểu vấn đề, ông chùng lòng suy tư… rồi hỏi tiếp:

– Con sẽ mua Thượng Đế bằng cái gì?

– Dạ, con chỉ có 1 đô la thôi… Bonnie thút thít, lo sợ.

Ông chủ gật gù, suy nghĩ chút rồi ông cầm lấy 1 đô la của cậu bé đi vào trong.

Chút sau ông bước trở ra với một lọ nước trên tay có dán dòng chữ “Nụ hôn của Thượng Đế” và đưa cho Bonnie.

– May mắn là giá của Thượng Đế cũng chỉ có 1 đô la. Con mang chai nước này về cho chú uống. Ông hy vọng chú Rupp của con sớm hết bệnh.

– Dạ, con cám ơn ông.

Thằng bé cầm chai nước chạy nhanh ra khỏi cửa tiệm. Ông chủ nhìn theo, đôi mắt ông đỏ hoe…

Bonnie chạy nhanh vô phòng bệnh của bệnh viện, mừng rỡ nói:

– Chú Rupp ơi con mang Thượng Đế về cho chú nè…

Mấy ngày sau, một nhóm bác sỹ chuyên khoa trình độ cao đã đến bệnh viện. Họ đã sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất để điều trị cho chú Rupp…

Sau nhiều tuần điều trị, điều kỳ diệu đã xãy ra. Chú Rupp của Bonnie đã hồi phục hoàn toàn… Khi biết được tổng số tiền viện phí trên hóa đơn, chú Rupp gần như ngất xỉu…

Nhưng phía bệnh viện đã nói với chú rằng:

– Anh đừng lo vì đã có một người đến thanh toán tất cả viện phí cho anh rồi. Ông ấy là một tỷ phú về hưu và mở cửa hàng tạp hóa bán cho vui qua ngày… Nhóm chuyên gia y học cũng do ông bỏ ra một số tiền lớn tiền để thuê đến đây trị bịnh cho anh đó…

Chú Rupp cảm động rơi nước mắt…

Bonnie dẫn chú Rupp đến gặp người đàn ông để tạ ơn thì biết ông đã đóng cửa tiệm và đi xa…

Thời gian sau, chú Rupp nhận được một lá thư ở nước ngoài gửi về từ người ân nhân đó:

“Anh Rupp, anh thật may mắn có đứa cháu trai Bonnie. Vì muốn cứu anh, cháu đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để tìm mua Thượng Đế… Anh hãy cám ơn Thượng Đế, vì chính Thượng Đế đã cứu tính mạng của anh…

Đọc xong, chú Rupp cúi mặt khóc, những giọt nước mắt như thay lời cảm tạ…

Nhiều năm sau, cậu bé Bonnie lớn lên và trở thành bác sỹ.

Nhớ về câu chuyện năm xưa, Bonnie quyết tâm sống đẹp và giúp tất cả mọi người với những gì anh có thể cũng để thay lời tạ ơn đến Thương Đế và người ân nhân đó, người đã gieo vào lòng anh một đức tin về cái tốt, cái đẹp, đức tin vào Thượng Đế…

Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…

From: TU-PHUNG

TRÁI TÁO CỦA STEVE JOBS

TRÁI TÁO CỦA STEVE JOBS

Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuộc đời của thiên tài Steve Jobs ngừng ở tuổi 56 để lại tiếc thương cho cả triệu người khắp thế giới. Đóng góp của ông cho khoa học đã tạo cảm hứng cho họa sĩ Gudjonsson vẽ hình ông cầm trái táo đứng trước cửa thiên đường kèm theo lời chú thích: “Có ba trái táo trong lịch sử của nhân loại: trái táo của ông Adam, trái táo của ông Newton và trái táo của ông Jobs.”

Courtesy of Artist Sigudur Gudjonsson and www.bostonherald.com 

Trái táo của ông Adam, trong lãnh vực tôn giáo, là một hình tượng so sánh nhiều hơn là hình ảnh của những trái táo xanh, đỏ, vàng bán ở chợ. Trái táo của ông Newton lẫy lừng trong lịch sử khoa học, là một trái táo thật tròn trĩnh, -rớt từ trên cây xuống ngay trước mặt nhà bác học-, đẻ ra lực hút của trái đất cùng nhiều định luật vật lý  đóng góp cho mọi ngành khoa học, đặc biệt là kỹ nghệ hàng không, và thám hiểm không gian. 

Trái táo, bị cắn mất  một miếng,của ông Jobs thì rất thật và rất gần với đời sống của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỳ 21, là logo của Công Ty Apple, luôn nằm ở một góc những sản phẩm kỹ thuật của Công ty này.

Máy personal computer (PC) Apple 2 được giới thiệu ở thị trường tiêu thụ Mỹ cuối năm 1977, khi những người Việt Nam tị nạn đầu tiên vẫn còn bỡ ngỡ ở một môi trường sống mới. Những em bé Việt Nam đến trường học Mỹ cuối thập niên 70s là những người Việt Nam đầu tiên quen thuộc với hình ảnh trái táo có màu sắc cầu vòng – bị cắn lẹm mất một miếng ở bên trên – ở góc trái của cái computer Apple 2 vuông vức nằm chễm chệ trong phòng Science Lab của trường. Nhiều trong số em bé Việt Nam năm đó, về sau đã trở thành những kỹ sư computer giòi cả về cả hai mặt software và hardware, thầm lặng góp phần “behind the scene” cho các sản phẩm kỹ thuật càng ngày càng thon nhỏ, tối tân hơn.

***

Khi tôi xách cái túi nylon của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đặt chân đến Mỹ, cuộc chiến kỹ thuật và thương mại giữa IBM và Macintosh (sản phẩm của Công Ty Apple) đã đến hồi quyết liệt mà phần thắng có vẻ nghiêng về IBM. Doanh số bán máy computer Macintosh kém xa mức dự đoán. Rất thực dụng kiểu Mỹ, không tình nghĩa, Ban Điều hành của Apple, Inc.  đẩy ông Steve Jobs ra khỏi Công ty do chính ông (cùng một người bạn thời Trung học là Steve Wozniak) góp phần xây dựng nên vì lý do IBM hấp dẫn người  mua hơn là Macintosh. Nhiều người bỏ xó, hoặc cho Macintosh để quay qua mua PC của IBM về sử dụng.  Sức bán của Apple 2 thua xa doanh số của IBM. Lúc đó là vào cuối thập niên 80s, một cái Apple 2 (tên gọi thông thường là Macintosh PC để phân biệt với IBM Computer) vào khoảng một ngàn ba trăm dollars.

Thời đó, computer labs ờ các trường Đại học có hai bên: một bên là IBM Computers, một bên là Apple Computers. Máy personal computer (PC) còn đắt tiền nên đa số sinh viên phải vô lab để làm bài tập vì không có PC ở nhà. Thường thì nếu muốn dùng computer IBM phải chờ đợi, nhưng nếu dùng Macintosh thì lúc nào cũng có máy trống. Thấy rõ điều đó, nhà trường mở rộng IBM section, và thu hẹp Apple section. Ai vào lab thường xuyên đều thấy computer của IBM thắng thế rõ rệt so với Macintosh.  Đó có lẽ cũng là lý do mà sau thất bại của máy điện toán cá nhân Apple 3, Công ty Apple ngừng sản xuất computer, quay qua sản xuất các notebook, và iphone.

Ba “tài sản quý giá” đầu tiên ở Mỹ của một người tị nạn như tôi lúc đó là: cái xe Toyota Celica cũ đã 12 tuổi màu nâu (để làm chân đi học, đi làm), một cái TV mới 13 inches (để improve cách phát âm tiếng Mỹ), và một cái PC cũ có logo trái táo với màu sắc cầu vồng nằm trong cái khung vuông vức, mà mãi về sau, tôi mới biết đó là Apple 2, một trong những công trình tim óc  của  hai thiên tài cùng mang tên Steve (Jobs và Wozniak).

Một người bạn, là một người di tản buồn từ tháng 4/75, mua một cái IBM PC mới, thấy tôi mới khởi đầu vào College với hai bàn tay trắng, không có ba mẹ bên cạnh nâng đỡ; cần làm bài tập nhiều, anh cho tôi  cái computer cũ Apple 2. Khỏi nói  nỗi vui mừng của một người mới vào College có được một cái desktop computer làm của riêng ờ vào cuối thập niên 80. tôi quý Apple 2 ngang với cái Toyota Celica mười hai tuổi mua bằng cả tháng lương đầu tiên của mình. 

Mãi về sau, sau này, dù đã được sử dụng và làm chủ 3 hay 4 computers cùng lúc, dù luôn luôn thích IBM hơn Macintosh, tôi không nỡ đem cho, hay quăng đi cái Apple 2 cũ kỹ. Không chỉ vì đó là tài sản vô giá của tôi trong những ngày đầu lưu lạc quê người, đó là món quà tình nghĩa quý báu, mà còn vì Apple 2 có hình trái táo cắn dở với màu sắc cầu vồng cho tôi niềm tin muôn màu ở quê hương thứ hai.

***

Khả năng thư pháp học được từ một semester duy nhất ở Đại học của Steve Jobs và khả năng tiềm ẩn về hội họa của ông đã làm Apple 2 thành một công cụ không thể thiếu trong công việc của những người làm việc trong lãnh vực graphic design, vẽ kỹ thuật.

Nhưng những người dùng computer trong thương mại hay như một cái kho lưu trữ tư liệu cần thiết thì mê IBM hơn. Do vậy không ngạc nhiên khi Apple không thể nào sánh được với IBM trong doanh số tiêu thụ. Thất bại này như  “một viên gạch  mà cuộc đời liệng thẳng vào mặt” Steve Jobs như ông tự thú trong trong diễn văn nói chuyện với các sinh viên trường Đại học tư Stanford ở thành phố Palo Alto, quê nhà của ông.  Có lẽ đó cũng là lý do mà Macintosh computers chỉ có Apple 1, Apple 2, mãi mãi dừng lại ở Apple 3 non trẻ chết sớm, mà không bao giờ có Apple 4 tiếp  nối.

Apple 1 được tạo nên bởi Jobs và Steve Wozniak, một người bạn lớn hơn từ thời Trung học, cùng có đam mê phát minh máy móc như Steve Jobs. Hai ông Steve, cách nhau 5 tuổi, người nhỏ chững chạc hơn, người lớn hồn nhiên hơn số tuổi của mình, cùng đam mê sáng tạo khoa học, nên trở thành một teamwork bình đẳng rất hữu hiệu. Hai chàng trẻ tuổi thông minh, cùng bỏ học ở năm đầu Đại học, cần cù làm việc vì đam mê ngay trong phòng của ông Jobs (lúc đó vẫn còn ở chung với cha mẹ nuôi).  Những linh kiện điện tử (single circuit board. microprocessor) – được mua từ tiền bán chiếc xe Volkswagen Van cũ của Jobs, và cái máy tính điện tử scientific calculator HP 65 của Wozniak-, càng ngày càng nhiều đầy căn chung cư một phòng của ông Wozniak ở San Jose, đầy phòng của ông Jobs ờ Los Altos, California , rồi  lấn chiếm cả garage của cha mẹ ông Jobs. Chiếc máy điện toán cá nhân được hoàn thành, ông Steve lớn (Wozniak) là người thiết kế, viết thảo chương điện toán, và trực tiếp ráp nối với sự góp ý và giúp sức của ông Steve nhỏ (Jobs), được đặt tên là Apple 1. Nhưng việc bán chiếc máy ra thị trường và lập nên Công ty Điện toán Apple năm 1976 là ý của ông Steve nhỏ.  Ông Wozniak có đầu óc của một nhà phát minh, sự thông minh của một nhà toán học, nhưng người nhìn xa hơn và mang tham vọng đem kỹ thuật nâng cao đời sống nhân loại, nói theo cách của người Mỹ là “think outside the box”, là ông Jobs, người có tham vọng tạo thay đổi, tạo tiến bộ trong đời sống con người.

Steve Jobs and Steve Wozniak in the early 70s (Courtesy of  theguardian.com

Họ cùng là sáng lập viên của Công ty kỹ thuật Apple, cái tên đến từ thói quen thích ăn táo, và từng một thời đi giúp người ta hái táo từ một trang trại ở địa phương của ông Steve nhỏ.  Steve Jobs thích tên “Apple”(trong 4 cái tên cả hai ông Steve nghĩ là sẽ dùng làm tên gọi cho Công ty mới thành lập của mình) vì Apple là tên một loại trái cây, đơn giản, dễ nhớ, và sẽ được xếp trong mẫu tự A đầu tiên trong danh bạ điện thoại. 

Công ty có tên là Apple thì logo phải là một trái táo, nhưng hình vẽ trái táo được thu nhỏ lại hơi giống hình trái cà chua hay trái cherry. Táo phải là táo, rõ ràng và chính xác, không thể lẫn lộn với cà chua hay cherry được. Thế là logo mang hình trái táo bị cắn mất một miếng rất sắc gọn, để chắc chắn là không ai có thể lầm lẫn đó là trái cà chua.  Hầu hết mọi thứ đều là ý kiến của ông Jobs. Ông Wozniak chỉ tập trung vào kỹ thuật và các thảo chương điện toán.

Dĩ nhiên ông Jobs cũng phải làm luôn công việc marketing trong những ngày Apple, Inc. còn là một em bé sơ sinh, chưa ai biết đến. Ông đem sản phẩm đầu tay – máy computer cá nhân Apple 1 hãy còn thô sơ- ra tiếp cận người tiêu thụ bằng cách mở cửa garage nhà cha mẹ nuôi, mời vợ chồng nhà hàng xóm bên kia đường qua giới thiệu. Cũng trạc tuổi cha mẹ nuôi của Steve Jobs, ông bà cụ hàng xóm không biết Steve là:

” Chàng tuổi trẻ vốn dòng… nổi loạn,

xếp bút nghiên theo việc… phiêu lưu”

Ở nhà đối diện đã past được test dành cho các học sinh lớp 10 từ hồi còn là một cậu bé ở lớp 4. Họ lại càng không biết thiên tài còn “chiêu mộ” được một thiên tài khác (the other Steve- Wozniak) cùng chế tạo ra một cái máy điện toán cá nhân đầu tiên nên không chịu phí thì giờ bước qua bên kia đường.

Steve Jobs không phải là người chịu thất bại dễ dàng. Ông ngồi xuống bên cạnh hai người hàng xóm, khôn ngoan đánh đòn tâm lý vào cả ông lẫn bà:

 – Cái máy có thể giúp bác gái cùng những người thích nấu ăn giữ được tất cả recipes nấu ăn mà không cần phải dùng đến những tờ giấy viết tay sắp trong mấy cái hộp giấy. Vừa tiện lợi, vừa ngăn nắp khi cần tìm là có ngay.

– Cái máy có thể giúp bác trai theo dõi kết quả các trận đấu thể thao dễ dàng hơn và có thể giữ đầy đủ số liệu và sự nghiệp của từng cầu thủ hay từng đội mà bác yêu thích từ năm này qua năm khác mà không bao giờ bị lẫn lộn.

– Cái máy được đặt tên là Apple Computer.

Hai người hàng xóm trạc tuổi cha mẹ Steve nghe xuôi tai, mềm lòng cất bước sang garage nhà hàng xóm nghe hai ông Steve thay phiên nhau thuyết trình về cấu trúc của Apple 1 như đang thuyết trình trước các kỹ sư điện tử. Hai nhà phát minh trẻ hào hứng nói về công trình của mình và những ích lợi Apple 1 cung cấp cho đời sống hàng ngày. Ông bà hàng xóm nghe như là “vịt nghe sấm” nhưng mặt mày bà hớn hở vì tưởng tượng việc bếp núc của mình sẽ dễ dàng hơn, không phải dùng kính lúp săm soi tìm từng cái recipe chữ nhỏ lấm lem dầu mỡ. Ánh mắt ông rạng rỡ niềm vui khi hình dung ra cảnh sẽ “nói có sách mách có chứng” về các kết quả thi đấu thể thao mà không phải gân cổ lên to tiếng với các cổ động viên của đội tuyển đối phương.

Childhood family home of Steve Jobs on Crist Drive in Los Altos, California that served as the original site of Apple Computer. It’s  one of historic Los Altos sites in 2013. (Courtesy of mercurynews.com. October 29, 2013)

Và như thế, Apple 1 “ra mắt” người tiêu dùng không kèn, không trống, không ai biết ngoài hai người phát minh trong độ tuổi 20 và hai người hàng xóm đứng tuổi trong một cái garage cũ ở vùng Los Altos, miền Bắc California vào April Fools’ Day, tháng 4 năm 1976. Rất đơn giản nhưng không phải là chuyện “đang giỡn” của ngày April Fool’s Day – “cá tháng tư” – mà là ngày khai sinh của đại công ty Apple lẫy lừng khắp thế giới sau này.

Mặc dù không bán được Apple 1 cho ông bà hàng xóm ở nhà đối diện. Jobs học được bài học marketing thực tế và đã cùng Woz (tên gọi ông Steve lớn) bán được vài trăm computer Apple 1 cho các tiệm bán hàng quanh Mountain View, Los Altos, và Palo Alto bằng cách cổ điển như các em hướng đạo gõ cửa từng nhà bán bánh kẹo gây quỹ. Phát minh đầu tiên hãy còn thô sơ và nhiều khuyết điểm nhưng điều vui nhất và khá thành công là không có cái Apple 1 nào bị trả lại.

Phải đến lúc computer Apple 2 ra đời vào năm 1977 thì logo trái táo mới trở thành một biểu tượng chính thức luôn luôn xuất hiện trên các sản phẩm của Công ty. Logo đầu tiên là một trái táo với 6 màu sắc khác nhau, phản ảnh Apple 2 là máy điện toán cá nhân đầu tiên có thể in ra giấy với 6 màu sắc rõ nét.

Về sau, sau này, Apple 2, Lisa, Mac… hay các sản phẩm điện thoại càng ngày càng nhỏ và có đủ chức năng của máy chụp hình, computer, nối kết với Internet do Apple, Inc. sản xuất, logo vẫn là trái táo cắn dở nhưng nhỏ hơn và thường là màu đen hay màu bạc. Hình như trái táo cắn dở vẫn có hình thù như ngày đầu tiên nhưng màu sắc khác nhau và không còn rực rỡ màu sắc cầu vồng của thuở ban đầu vì “cha đẻ ra trái táo kỹ thuật” đã bắt đầu đi vào giai đoạn thứ ba trong chu kỳ “sinh. lão, bệnh, tử” của đời người vào đầu thế kỷ 21.

 

 

 

 

 

Logo các sản phẩm kỹ thuật của Cty Apple

Cũng vì bệnh ung thư, không còn sức khỏe để làm việc, ông Jobs phải nghỉ dài hạn. Thời gian đó, khi chưa phải là “thường trú nhân” của bệnh viện, ông có thì giờ thực hiện thú tiêu khiển của mình – đi bộ – quanh thành phố Palo Alto, nơi ông ở. Ông thường lái xe đến trường Stanford, lúc nào cũng “đóng bộ” trong  cái quần Jeans Levi’s bạc phếch và cái áo thun cổ cao màu đen, đi quanh quẩn trong campus của ngôi trường Đại học tư đẹp nổi tiếng cả thế giới. Lúc nào mệt, ông ngồi nghỉ trên những băng đá, có khi ngồi bệt dưới một bóng cây, đôi khi mắt nhắm lại tập trung thiền định trong thế giới tĩnh lặng của riêng ông. Sinh viên qua lại, thảng hoặc quan sát người đàn ông gầy yếu, xanh xao. Tuyệt nhiên không ai  nhìn ra đó là Steve Jobs.

Những lúc đó, ông nghĩ về cuộc đời, tự hỏi nếu ông được nuôi dưỡng trong một gia đình giàu có, dư dả để đóng học phí rất cao cho trường Đại học tư Reed College ở Oregon thì chắc là ông sẽ trở thành một nhà Toán học. Ông cũng nghĩ nếu khỏi bệnh, ông sẽ rút ngắn bớt giờ làm việc, thu xếp đi học lại, mặc dù có thể phải đi học dưới một cái tên khác để tránh bị chú ý và mất thì giờ không cần thiết như Steve Wozniak đã làm ở UC Berkeley hơn 20 năm trước.

Những tháng cuối đời, lúc đời sống chỉ còn tính bằng tuần trên mười đầu ngón tay, thân thể mất dần sinh lực, mong manh như một chiếc lá khô sắp lìa cành, thỉnh thoảng ông Jobs vẫn tự lái chiếc xe Mercedes thể thao hai cửa đi làm, đậu ở khu vực sát cửa vào cho người tàn tật mặc dù không có giấy phép.  Ông đi xe Mercedes không phải vì muốn chứng tỏ mình thành công, giàu có mà vì ông rất ngưỡng mộ nhà bác học người Đức Albert Einstein và mê luôn các loại xe do nước Đức sản xuất. Lúc đó, ông Jobs không còn sức khỏe để đi bộ những khoảng cách dài mà cũng có thể thiên tài cho là quy luật dành cho người bình thường không thể áp dụng với mình. Cái xe của ông không hề có bảng số xe từ cả chục năm nay. Vì ông vốn thích sống khép kín, để không ai có thể nhận ra mình.  Dĩ nhiên ông thừa thông minh (và dư tiền) cứ sáu tháng đổi xe một lần để có thể lái xe không có bảng số như luật định cho phép. Cẩn thận như thế, thêm vào đó, bệnh ung thư ở giai đoạn cuối tàn phá cơ thể thiên tài. Bề ngoài của ông Jobs suy sụp nhanh chóng. Ít người nhận ra đó là một khuôn mặt lớn, quen thuộc, một vài lần xuất hiện trên trang bìa các tạp chí khoa học và cả trên  bìa trước của tuần báo Time (thường chỉ in hình các lãnh tụ và các danh nhân trên thế giới).

Thế nên có lần khi ông vừa ra khỏi cửa văn phòng, đúng lúc một gia đình du khách đến chụp hình bên cạnh logo trái táo bị cắn mất một miếng ở cổng chính của trụ sở Công ty Apple ở Cupertino, miến Bắc California. Người cha trong gia đình thấy ông đi ngang qua, chìa cái iphone của mình ra, lịch sự yêu cầu:

–  Ông có thể vui lòng giúp chúng tôi chụp một cái hình cho cả gia đình không?

Rõ ràng là họ không nhận ra người đàn ông cao gầy, râu ria tua tủa, mắt trũng sâu trong cái áo thun cổ cao màu đen và chiếc quần jeans bạc màu có một vài lỗ rách là Steve Jobs.

Ông Jobs gật đầu, cầm cái iphone, điều chỉnh màn ảnh, lùi ra xa vài bước, ngắm nghía cẩn thận như một người thợ chụp hình dạo và bấm ngón tay cái khô khốc, thiếu sinh lực của mình lên màn ảnh, mỉm cười trao trả cái iphone có logo quả táo cho chủ nhân rồi lên xe rời Công tỵ Đó cũng là một trong những lần cuối ông Jobs đến Apple, Inc. và có dịp nhìn thấy một trong những đứa con tinh thần của mình đã góp phần làm thay đổi đời sống của con người.

Cả gia đình người du khách cùng hướng mắt vào tấm hình nhỏ trên iphone, trầm trồ khen người chụp hình chụp rất đẹp và rất rành cách sử dụng iphone, không biết là họ vừa có cơ may hiếm có được Giám đốc Apple, Inc. – người góp phần lớn trong việc sáng tạo tất cả các sản phẩm của Apple, kể cả cái iphone của họ, chụp cho họ một tấm hình có thể là đẹp nhất trong đời.

 

Tượng của Steve Jobs ở Budapest -Hungary-Science Park (Courtesy of GlobalPost. December 21, 2011)

Năm 2005, Steve Jobs được mời nói chuyện với cả ngàn sinh viên tốt nghiệp ở sân trường Stanford. Khác với những diễn giả khác ở các lễ ra trường luôn tô hồng cuộc đời trong con mắt vốn dĩ chỉ toàn màu hồng lạc quan và màu xanh hy vọng của các tân khoa, ông Jobs với kinh nghiệm cá nhân, với những điều học được từ giáo lý đạo Phật đã nói rất thẳng và rất thật:

– Bây giờ các bạn còn trẻ và là sức sống mới của xã hội nhưng một ngày nào đó, không xa, các bạn sẽ già và sẽ bị đào thải. Xin lỗi, nhận xét đó có vẽ bi quan nhưng đó là sự thật  Đời sống có giới hạn, đừng phí thời gian. Hãy làm những gì mình thích.

Lời nhắn nhủ khác thường đó như một loại thuốc đắng giã tật đã giúp rất nhiều sinh viên ra trường năm đó nhận ra mình muốn gì, can đảm bỏ con đường thảm đỏ bằng phẳng, thênh thang đã được cha mẹ trài sẵn để bước vào con đường riêng gập ghềnh, khúc khuỷu của mình. Có người vấp ngã, có người thành công nhưng tất cả đều hạnh phúc với lựa chọn của mình như hình ảnh chàng thanh niên Steve Jobs chưa đến 20 năm xưa, bỏ trường Đại học, cùng một người bạn thân  hăm hở vác ba lô đi vòng quanh Ấn Độ (quê hương của Đức Phật Thích Ca) tìm ra chữ “lặng” trong tâm, đóng góp rất nhiều trong các phát minh khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Thiên tài có một bộ óc xuất chúng, một tầm nhìn xa về kỹ thuật nhưng ông vẫn là một con người nên cũng có nhiều điểm yếu. Chẳng hạn, khi trở bệnh nặng, phải nằm ở Intensive Care Unit của bệnh viện Stanford, ông Jobs nổi tiếng khó chịu. Bệnh nhân Steve chỉ nghe lời và cộng tác với 3 người y tá trong mấy chục y tá giỏi nhất của bệnh viện. Ông yếu dần, phải đi bằng cái walker và phải cố gắng bằng tất cả sức lực và ý chí còn lại của mình. Những bước chân chập chững đầu đời ông được nâng đỡ bằng bàn tay của mẹ nuôi (bà Clara Jobs) ở sân sau ngôi nhà thời ấu thơ thuộc thành phố nhỏ Los Altos, miền Bắc California. Cuối đời ông lại tập đi với sự trợ lực của cái khung nhôm walker và sự khuyến khích của vợ (bà Laurene Powell) trong khu ICU của bệnh viện Stanford. Đó là lúc ông sắp đi hết vòng tròn sinh tử của đời người.

Thời trẻ có lần ông Jobs nghĩ đến chuyện xuất gia, đi tu và thành một nhà sư trong một ngôi chùa Phật giáo ở Nhật nhưng một vị thiền sư người Nhật mà ông hết lòng ngưỡng mộ đã khuyên ông đi theo con đường kỹ thuật có hiệu quả hơn là con đường tu hành. Cũng chính thiền sư Kobun Chino Otogawa (1938-2002), cố vấn tinh thần của ông Steve, là người tổ chức lễ cưới cho ông Steve và cô Laurene trong một buổi lễ nhỏ giữa núi rừng gần công viên quốc gia Yosemite năm 1991. Lễ cưới của một nhà tỷ phú trẻ, một thiên tài điện toán, không có khách mời, không có áo quần xênh xang, không có hoa lá muôn màu, chỉ có cô dâu và chú rể đứng nghiêm trang nghe những lời giảng về “duyên và nợ” của một thiền sư Phật giáo người Mỹ gốc Nhật hòa vào tiếng chim hót, tiếng suối reo của đất trời thiên nhiên.

Hình như Steve Jobs sinh ra để chỉ hòa hợp với công việc và các sáng tạo kỹ thuật, ông không hòa hợp với con người. Rất nhiều kỹ sư giỏi, có tài từ chối làm việc với ông vì họ không thể chịu được lối làm việc tuyệt đối hoàn hảo và lối nói thẳng chói tai, làm mất lòng người nghe của sáng lập viên công ty Apple.

Khi ông Jobs qua đời, có một vài người bạn trẻ ở độ tuổi ngoài 20 đã ngồi trong hàng ngũ sinh viên ở trường Đại học Stanford năm 2005, say mê nghe ông nói chuyện năm xưa, đặt những ngọn nến hình trái táo bên cạnh di ảnh của thiên tài, thầm cảm ơn ông giúp họ đủ tự tin đi trên con đường mình chọn.

 

Courtesy of artist Paresh Nath/ National Herald (India) — Courtesy of  artist Nik Scott/ Australia

Là một thiên tài về khoa học điện toán, là một thần tượng của cả triệu người mê các sản phẩm IPhone, IPod, IPad, ITunes (chữ I viết tắt cho chữ Internet), các notebook Mac (do chữ Macintosh viết ngắn lại) là một thần tượng của cà triệu em bé và cả rất nhiều, nhiều người lớn mê bộ phim hoạt họa “Toys Story” được thực hiện bằng graphic design trên computer Mac, ông Steve Jobs cũng có nhiều khuyết điểm như bất cứ ai khác. Dù vậy hình ảnh của trái táo đủ màu bị cắn mất một miếng trên các sản phẩm điện tử của thời các máy computers Apple hay trái táo màu đen nhạt hoặc màu bạc trên các loại IPhone, các máy nghe nhạc IPod nối kết được với Internet mãi mãi là một trong những đóng góp lớn nhất của khoa học cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Muốn hái hoa hồng nhiều khi người ta phải chịu rướm máu vì những cái gai nhọn trên cành. Mọi người có cơ hội làm việc trực tiếp với ông Jobs đều nhận ra điều đó.

     Courtesy of artist David Fitzsimmons/ Arizona Daily Star

Có rất nhiều điều chẳng bao giờ một người bình thường như chúng tôi có thể bắt chước ông Jobs hoặc có những chọn lựa như ông nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ theo gương ông, sẽ làm được “Simplicity and Focus” (sống đơn giản và tập trung) như thiên tài đã làm và đã yêu cầu tất cả cộng sự viên của mình làm theo.

          Courtesy of AZQuotes

Mỗi một lần lướt ngón tay trỏ trên màn ảnh Iphone tìm số phone hay một dữ liệu nào đó về một người thân quen, tôi vẫn nghĩ đến ông Steve thông minh với một đời sống không dài nhưng đủ để cho ông tạo được một chỗ đứng rất lớn trong lịch sử khoa học điện toán.

Jobs presenting the iPhone 4 in 2010

Mỗi một lần chọn mua những trái táo ngọt ngọt chua chua, đủ màu, tôi cũng sẽ nhớ đến Steve Jobs và trái táo cắn dở của ông.  Có đến gần cả chục loại táo đủ màu bán trong các chợ nhưng không hiểu tại sao loại táo xanh được trồng từ một tiểu bang Tây Bắc nước Mỹ có dán nhãn hiệu Washington với riêng tôi, vẫn gần với trái táo của Công ty Apple nhất . Có thể vì trái táo xanh gắn liền với  màu xanh tươi tốt, hy vọng của rừng thông bạt ngàn ở tiểu bang Oregon nơi ông Jobs đã học và mang thư pháp vào các máy computer của Apple tạo cho chúng ta nhiều kiểu chữ vừa đẹp, vừa rõ ràng. Có lẽ một người đạo Phật, ăn chay từ nhỏ như ông Steve rất thích ăn táo và các thực vật màu xanh. 

Món ăn ông Jobs thích nhất ngoài táo là cà rốt sống. Ông nhai cà rốt mà không cần đến một thứ nước chấm dressing nào như loài thỏ thưởng thức loại thực vật giòn tan màu vàng cam. Chuyện khó tin nhưng có thật là ở giữa một đất nước thừa mứa thức ăn như Mỹ, trong một thời gian rất dài, ông Jobs chỉ ăn táo và một vài loại rau quả mà không đụng đến thịt và các loại thực phẩm khác nên cho đến bây giờ chỉ có mỗi một trái cây duy nhất là trái táo được đi vào lịch sử khoa học kỹ thuật. Sau khi ông Steve qua đời, hẳn là nhiều “tín đồ” của những dụng cụ điện tử cá nhân sẽ thích ăn táo hơn.

Từng đặt chân đến rất nhiều nơi trên thế giới nhưng Steve Jobs luôn gắn bó đời mình với miền Bắc California. Ông sinh ra ở San Francisco, ấu thời và thiếu thời ở Los Altos, thời trung niên cho đến lúc lìa đời, ông sống ở Palo Alto trong một ngôi nhà cổ kính, nhiều cây mà thời sinh tiền, ông vẫn đi thiền hành bằng chân trần dưới những bóng cây.

Ông chọn nơi an nghỉ ngàn đời ở nghĩa trang tư Alta Mesa Memorial Park cũng thuộc thành phố Palo Alto, rất gần ngôi nhà Steve Jobs sống ở giai đoạn cuối đời (một ngôi nhà đơn giản như ý thích của ông). Steve Jobs muốn được an táng ở đây vì muốn được “làm hàng xóm” của những người ông từng ngưỡng mộ: nhà Sử học Thomas A. Bailey, người đồng sáng lập Công Ty Kỹ thuật Hewlett-Packard: David Packard, William Bradford Shockley Jr, người được giải Nobel Vật Lý năm 1956, Frederick Terman (một trong hai người góp phần tạo nên trung tâm kỹ thuật Silicon Valley của Mỹ và của cả thế giới).

Điều khác biệt duy nhất với “hàng xóm miên viễn” là theo ước nguyện của Steve Jobs, mộ bia của ông không khắc tên, để trống.

Để tưởng nhớ ông, Công Ty Apple đã cho xây một hội trường nằm dưới lòng đất (như người sáng lập Apple đã vĩnh viễn an nghỉ trong lòng đất) rộng 167 ngàn square foot (15,514 mét vuông) ở ngay trụ sở của Apple thuộc thành phố Cupertino. Hội trường, rạp hát này được đặt tên là Steve Jobs Theater có 921 ghế được xây dựng với kỹ thuật hiện đại, được khánh thành vào năm 2017, sáu năm sau khi Steve Jobs về với cát bụi.

In courtesy of www.fosterandpartners.com

***

Ngày được tin ông mất, tôi làm một bài thơ ngắn gởi đến [email protected]  để góp phần tưởng nhớ nhà phát minh ngắn số:

One of the brightest stars of the world just fell.

But everything you did will be with us forever.

Your life doesn’t last long enough as expectation

But your achievement will be a lifetime motivation for youngsters.

Every time I work on my laptop, I’ll think of you.

Heaven will be opened for someone like you.

Surely you will be happy in a better place

Where there is no war, no killing, and illness.

RIP somewhere that is always calm and peaceful.

Million thanks for leaving behind a technical legacy.

Mong vô cùng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một David, Ted, Anthony, William… Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ hay một Pierre, Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý…  ở Pháp hay một Tuấn, Sơn, Minh, Nam… Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở Việt Nam… đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại …

Nguyễn Trần Diệu Hương

(Bài này viết tháng 10 năm 2011, được hiệu đính lại tháng 10 năm 2021 để tưởng nhớ ông Steve Jobs, 10 năm sau ngày ông qua đời OCT 5- 2011)

From: TƯ-PHUNG

(Viết cho H4, H5 – Kính tặng các Thầy Cô dạy Toán thời Trung học của em) 

Mẹ Ơi!

Van Pham

MỘT GÓC SUY TƯ

Mẹ Ơi!

Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con. Lúc đứa con gái lớn khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà một lá thư và 200$ tiêu xài.

Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ bận bịu không thể về thăm người mẹ thương yêu.

Khi người mẹ mất, cô về làm đám tang rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.

Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường, bỗng cô òa lên khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: “Mẹ…Mẹ ơi…”

Mọi người quây quanh xem trong chiếc rương có gì. À, thì ra là một xấp những tờ đô-la mới toanh còn buộc dây. Và một mảnh giấy đã úa vàng, viết nguệch ngoạc ít chữ được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:

“Tiền nhiều quá, mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe ôm (honda) là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con hết. Số tiền này mẹ để lại cho con, CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe con.”

Cô con gái đã có tất cả những gì một người phụ nữ hằng mơ ước: tiền, danh vọng, địa vị, chồng con thành đạt.

Nhưng cô đã mất một điều vô cùng thiêng liêng không thể tìm ở đâu được: MẸ ƠI..!

May be an image of 1 person and text

Chuyện để đời

Le Tu Ngoc

Chuyện để đời

Chuyện xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp cho các Bác sĩ ở Anh năm 1920, có sự tham dự của Thủ tướng Anh thời đó. Trong buổi lễ, như thông lệ, trưởng khoa đứng lên chia sẻ kinh nghiệm với những sinh viên mới ra trường. Lần này ông kể về một sự cố đã xảy ra với ông:

“Lần ấy đã quá nửa đêm, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình. Khi mở ra tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi đang hoảng hốt và bà nói với tôi: “Ôi bác sĩ ơi, con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng, xin ông hãy cứu nó”!

Tôi vội chạy ra theo bà ta đến nhà họ mà không kịp nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Hôm đó là một đêm giông bão và rất lạnh, trời mưa như trút, lái xe rất nguy hiểm nhưng tôi không kịp lo cho mình nữa.

Nhà bà ta ở ngoại ô Luân Đôn, và sau một hành trình khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nơi. Bà sống trong một căn phòng nhỏ với con trai. Khi bước vào phòng, tôi thấy cậu bé nằm trên giường kê ở góc phòng và đang rên rỉ vì đau đớn.

Sau khi tôi khám và kê đơn cho đứa trẻ người mẹ đưa cho tôi một ít tiền. Tôi từ chối và nhẹ nhàng nói với bà rằng tôi không thể nhận vì họ cần chúng hơn tôi nhưng tôi sẽ chăm sóc con bà cho đến khi cậu bé khỏe lại. Trưởng khoa kết thúc bài diễn văn bằng câu:

“Đây chính là cách hành nghề y thực sự vì trở thành Bác sĩ tức là đến gần nhất với Lòng Nhân Ái và là một trong những nghề nghiệp gần gũi nhất với Thiên Chúa”!

Ngay khi Bác sĩ trưởng kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã bước ra khỏi chỗ ngồi và tiến lên bục giảng.

Ông nói với Trưởng khoa: “Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng yên nghỉ. Trước khi lâm chung bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khổ”.

Đứa trẻ đáng thương ngày nào chính là Sir Lloyd George, người đã trở thành Thủ tướng Anh!

#Gota chia sẻ từ FB Luong Nguyen

***

Ảnh Wikipedia

David Lloyd George

May be an image of 1 person