ĂN TRỘM DẠY CON
ĂN TRỘM DẠY CON
(Sưu tầm)
Xưa lắm rồi, có một gã đạo chích rất lành nghề. Bao nhiêu tiền kiếm được, gã đều dành dụm nuôi dạy đứa con trai độc nhất học hành nên người để không theo nghề của cha nữa.
Nhưng, con trai gã cứ nằng nặc ngỏ ý muốn học nghề của cha.
Biết đây là một nghề xấu nên người cha không muốn con nối nghiệp, nhưng khuyên thế nào cậu con trai cũng không từ bỏ ý định.
Một hôm, gã ăn trộm nghĩ ra kế, liền dẫn con đi theo để… thực tập.
Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bả cho lũ chó chết mê chết mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chui vào nhà.
Cả nhà ngủ say như chết. Gã trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con:
– Con chui vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.
Thằng con y lời, gã đạo chích liền đóng nắp gài khóa lại, rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ:
– Ăn trộm! Ăn trộm!
Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tĩnh liền đi ngủ lại
Con trai gã đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và giận cha khôn tả.
Hồi lâu nó nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu ‘chít… chít…’ để đánh lừa chủ nhà.
Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột.
Thằng bé vụt nhỏm dậy, thổi tắt đèn, xô ngã chủ nhà, tông cửa chạy một mạch.
Chủ nhà vừa hô hoán vừa đuổi theo.
Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:
– Thằng ăn trộm nhảy xuống giếng trốn rồi… Làng xóm ơi!
Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm.
Thằng bé thừa lúc mọi người tìm kẻ trộm dưới giếng, chạy thẳng về nhà.
Gặp cha, thằng bé oà lên khóc và không tiếc lời oán trách cha.
Gã đạo chích để con khóc cho đã, mỉm cười hỏi:
– Con hãy nói cho cha nghe lúc bị nhốt trong rương và lúc đang chạy trốn, con thấy thế nào?
Cậu con kể lại từ đầu đến cuối cho cha nghe.
Gã cười ha hả hỏi:
– Con có muốn cả cuộc đời mình phải sống trong cảm giác đề phòng, sợ hãi, trốn chui trốn nhủi như thế nữa không?
Cậu bé im lặng nhìn cha. Gã đạo chích tiếp:
– Cha cho con học hành đến nơi đến chốn mà quên khuyên con là:
Muốn ăn trộm, ăn cắp hay ăn cướp mà không sợ ai cả … Thì con học hành cho tốt, rồi gia nhập hàng ngũ “đầy tớ cho dân…!” – Lúc ấy, lấy hết tài sản, mọi thứ của chủ nhân cả nước mà vẫn an toàn, vẫn là người tử tế…
Nguồn: internet
From: phó nhòm U-Minh, thợ vườn
NHỤC-Truyện cực ngắn
Copy from Thái Bá Tân
Truyện cực ngắn
NHỤC
Hay tin, ông bỏ cả việc đang làm giở ở Sài Gòn, vội vàng bay ra Hà Nội.
Vừa đặt va-li xuống nền nhà, ông cao giọng hỏi vợ:
“Làm sao mà người ta trả lễ?”
“Vì con ông làm công an.”
“Công an thì sao mà trả lễ?”
“Ông đi mà hỏi người ta ấy.”
“Nhưng trước đồng ý, người ta đã biết nó là công an rồi cơ mà?”
“Tôi biết đâu đấy. Sao ông cáu với tôi?”
“Nhục!”
*
Con trai ông và con gái gia đình ông giáo phố bên học cùng nhau từ bé rồi yêu nhau và định lấy nhau. Cả hai đều ngoan, lại môn đăng hộ đối, tưởng chẳng còn gì nữa phải bàn. Thế mà khi nghe tin con ông vào Học viện công an, gia đình ông giáo có ý ngãng ra. May hai đứa yêu nhau thực sự nên cuối cùng cũng xuôi xuôi, và tuần trước họ đã đồng ý cho làm lễ dạm hỏi. Thế mà bây giờ… Trả thì trả, thành phố này thiếu gì con gái! ông nghĩ. Đành là thế, nhưng ông thấy bị sĩ nhục. Một gia đình như ông, với một thằng con hiền lành, tử tế như con ông mà bị trả lễ thì thật nhục. Hàng xóm sẽ khối anh được dịp đơm đặt.
Tối đến, ông gọi riêng con trai ra một chỗ, hỏi chuyện.
“Lý bảo bố mẹ cô ấy lần này làm căng, dứt khoát không chịu.” Anh con nói.
“Vì sao?”
Anh ta im một lúc mới đáp:
“Vì có ai đó nhìn thấy con hôm công an dẹp vụ cưỡng chế đất ở Cống Bầu.”
“Con ở đấy thật à?”
“Vâng.”
“Tưởng con lính văn phòng không phải làm những việc đó…”
“Bây giờ cần là người ta điều hết.”
“Thế con làm gì ở đấy?”
Anh con ngước mắt nhìn bố, vẻ ngạc nhiên:
“Làm những việc công an phải làm với bọn phản động. Bọn bị các thế lực thù địch kích động làm loạn…”
Đến lượt ông bố dướn mắt ngạc nhiên:
“Con có đánh người ta không? Thậm chí nổ súng?”
“Con thì không, vì chưa cần.”
“Còn nếu cần?”
Anh con không trả lời.
“Hôm dẹp mấy vụ biểu tình chống Tàu con có tham gia không?
“Có.”
“Có đánh ai không?”
“Không. Chỉ xô đẩy. Mà bố hỏi kỹ thế làm gì nhỉ? Đấy là việc của con. Nhiệm vụ của chúng con là bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.” Anh con thậm chí cao giọng, là việc xưa nay ông chưa từng thấy, vì nó vốn là đứa hiền và ngoan nhất nhà.
Rồi anh ta nói thêm:
“Trước bố đi bộ đội, cũng để bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước và nhân dân như con bây giờ thôi. Việc bố xưa bố làm. Việc con nay con làm. Thế cả.”
Ông thấy vương vướng trong cuống họng.
“Không, khác hẳn. Xưa bố đánh giặc, đánh Mỹ. Nay chúng mày đánh nhân dân. Xưa nhà nước lấy đất người giàu chia cho người nghèo. Giờ thì ngược lại.”
Ông định nói thế. Thậm chí định tát và mặt thằng con ngoan của mình, nhưng nghĩ thế nào, ông im lặng bỏ vào phòng mình.
*
Ông nằm ngửa, mắt nhìn trân trân lên trần nhà.
Vậy là con ông đã thay đổi. Trong nhà với bố mẹ có thể nó vẫn như xưa, nhưng ra ngoài thì khác. Mà chỉ sau mấy năm học ở trường cảnh sát. Người ta đã dạy nó những gì nhỉ? Chắc các ông thầy ở đấy phải giỏi lắm mới thuyết phục được nó tin mấy ông bà nông dân chân đất mắt toét và mấy vị trí thức già yêu nước là phản động để xô đẩy và đánh họ. Hay đạp vào mặt họ. Hay thậm chí có thể bắn họ. Lúc nãy nó chẳng bảo “chưa cần” đấy thôi.
Láo! Nhục!
Hôm sau, ông nhẹ nhàng bảo vợ:
“Thôi, bà ạ. Người ta đã muốn thế thì mình cũng im đi cho xong. Chắc họ phải có lý do của họ. Nhục cũng phải chịu chứ biết làm thế nào.”
Bà vợ ông chỉ hiểu chữ “nhục’ theo nghĩa bẽ bàng với hàng xóm chứ không biết ông hàm ý cái nhục khác còn lớn hơn.
—–
VVT: Ngày trước, công an, quân đội còn nêu những khẩu hiệu cao cả: “vì tương lai đất nước”, “vì hạnh phúc của nhân dân”…
Ngày nay, công an trơ trẽn cái khẩu hiệu thấp hèn, ích kỷ, nịnh thối: “chỉ biết còn đảng còn mình” (ngòai ra, bất biết). Do đó, dân chúng dịch nghĩa “chỉ biết còn đảng còn tiền”.
20 NĂM TIỀN LƯƠNG VÀ 3 LỜI KHUYÊN
20 NĂM TIỀN LƯƠNG VÀ 3 LỜI KHUYÊN
Một cặp vợ chồng mới kết hôn rất nghèo và sống trong một nông trại nhỏ. Một ngày, người chồng nói với vợ:
“Em yêu, anh sẽ rời ngôi nhà này… Anh sẽ phải đi rất xa, rất xa, tìm một công việc, rồi làm thật chăm chỉ để có thể trở về và cho em một cuộc sống đầy đủ mà em luôn xứng đáng. Anh không biết đôi ta sẽ biệt ly bao lâu, vì vậy anh chỉ đòi hỏi em một điều này thôi: Hãy đợi anh. Khi anh không còn ở đây, em hãy giữ tấm lòng son, hãy bảo toàn sự thủy chung, bởi anh cũng sẽ như vậy với em.”
Sau đó, người chồng rời đi. Ngày lại ngày trôi qua, anh đã đi một quãng đường rất rất xa, cho đến khi gặp một lão nông bên đường. Ông lão cũng đang cần tìm người phò tá mình. Chàng trai trẻ bước đến và tỏ ý muốn trở thành người hầu cận giúp đỡ ông mỗi ngày. Ông lão chấp nhận, sau đó, họ cùng thảo luận với nhau. Anh nói:
“Hãy để tôi làm việc chừng nào tôi còn có thể, và khi tôi nhận thấy đã đến lúc phải trở về cố hương, xin hãy để tôi đi. Tôi không muốn nhận một đồng lương nào trong lúc này – ngài vui lòng giữ lại giúp tôi cho đến ngày tôi rời đi. Vào ngày ấy, xin hãy đưa lại cho tôi toàn bộ số tiền ấy”.
Họ cùng đồng ý với thỏa thuận này. Và thế là người chồng làm việc trong nông trại của ông lão trong suốt 20 năm – không có ngày lễ, và cũng không có ngày nghỉ ngơi. Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, anh đến gặp ông chủ của mình và nói:
“Thưa ngài, đã đến lúc tôi cần phải trở về nhà, xin ngài hãy gửi lại tôi số tiền lương trong những năm qua”.
Ông chủ của anh trả lời:
“Tốt lắm! Sau cùng, ta đã có thỏa thuận với anh và ta sẽ giữ lời. Tuy nhiên, trước khi anh đi, ta muốn anh hãy cân nhắc điều này: Hoặc là ta sẽ trả lại anh tất cả số tiền và để anh đi; hoặc ta sẽ cho anh 3 lời khuyên và để anh đi. Nếu anh chọn túi tiền, ta sẽ không cho anh 3 lời khuyên ấy; và ngược lại, nếu anh chọn lời khuyên, ta cũng sẽ không đưa tiền cho anh. Bây giờ, chàng trai, hãy trở về phòng và suy nghĩ trước khi cho ta biết quyết định của mình”.
Sau hai ngày suy nghĩ, anh quay lại và nói với ông chủ:
“Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên của ngài”.
“Đừng quên rằng, nếu ta cho anh 3 lời khuyên này, ta sẽ không đưa tiền cho anh. Anh còn băn khoăn điều gì không?”
“Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên…”
Sau đó, ông chủ nói với anh:
“Một là: Đừng bao giờ lựa chọn đường tắt trong cuộc đời. Những con đường nóng vội có thể tiềm ẩn mối hiểm họa khôn lường!
“Hai là: Đừng bao giờ quá hiếu kỳ, bởi cái giá cho hiếu kỳ có thể là quá đắt… “Ba là: Đừng bao giờ quyết định trong cơn nóng giận hay trong lúc tuyệt vọng, bởi những quyết định mù quáng sẽ khiến anh phải hối hận muộn màng.”
Tiếp đó, ông chủ đưa cho anh ba chiếc bánh mỳ và nói:
“Đây là 3 chiếc bánh mỳ dành cho anh: Hai chiếc trên đường, còn chiếc cuối cùng để anh thưởng thức cùng vợ mình khi trở về nhà”.
Tạm biệt ông lão, người đàn ông lên đường trở về. Con đường 20 năm cách trở trải dài ra trước mắt. Anh hồi hộp mong chờ đến giây phút đoàn tụ với người vợ ở quê nhà.
Sau ngày đầu tiên, anh gặp một hành khách trên đường. Người lạ mặt nói:
“Chàng trai, anh đang đi đâu thế?”
“Đến một nơi rất xa, cách đây 20 ngày đường nếu tôi tiếp tục đi về hướng này”.
Người lạ mặt lại nói:
“Ồ, anh bạn trẻ, đường sẽ rất dài và xa xôi! Tôi biết có một ngã rẽ khác giúp anh sớm trở về nhà”.
Anh hăm hở bước theo con đường mới này. Nhưng rồi sau đó, chợt nhớ lại lời khuyên đầu tiên của ông lão, anh bèn quay trở lại con đường cũ lúc đầu. Nhiều ngày sau đó, anh vô tình biết rằng đoạn đường tắt hôm trước có rất nhiều đạo tặc mai phục.
Nhiều ngày nữa lại trôi qua, anh may mắn tìm thấy một nhà nghỉ ven đường. Anh dừng chân dùng bữa tối rồi ngủ một giấc dài… Đến nửa đêm, anh chợt tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng la hét thất kinh bên ngoài phòng trọ. Anh bước ra khỏi chăn và toan mở cửa xem điều gì đang diễn ra. Bất giác, anh nhớ lại lời khuyên thứ hai nên nén nỗi tò mò và quay trở lại giường.
Sáng hôm sau, khi dùng điểm tâm, người chủ nhà trọ hỏi rằng, liệu anh có nghe thấy tiếng la hét thất thanh đêm qua không. Anh đáp lại là có. Ông bèn hỏi tiếp:
“Anh không tò mò xem chuyện gì đang xảy ra sao?”
“Không, không hề!”
“Thật may mắn, anh là vị khách đầu tiên có thể sống sót mà rời khỏi đây. Trong làng chúng tôi có một con quỷ. Ban đêm, nó thường la hét để gây sự chú ý. Bất kỳ ai nghe thấy tiếng hét mà chạy tới đều sẽ rơi vào nanh vuốt con quỷ này…”
Anh lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Càng gần tới cố hương, anh lại càng hồi hộp và vui sướng. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, đôi chân anh đã mệt mỏi rã rời. Cuối cùng anh cũng thấy thấp thoáng ánh lửa bập bùng trong túp lều thân quen.
Bầu trời đã tối lắm rồi, mà mái nhà của anh vẫn còn một quãng dài phía trước. Qua khung cửa sổ, anh thấy bóng dáng người vợ hiền mà anh luôn yêu tha thiết. Nhưng kìa, nàng không ở đó một mình mà còn xuất hiện một gã đàn ông nào đó… Nàng vuốt tóc hắn ta, có vẻ hai người rất tình cảm bên nhau.
Hình ảnh trước mắt khiến trái tim anh tan vỡ và cay đắng. Trong lòng anh sục sôi một nỗi tức giận và tủi nhục. Anh chỉ muốn chạy ngay đến để trút nỗi giận này. Nhưng rồi anh hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại khi nhớ đến lời khuyên thứ ba.
Anh dừng chân và quyết định ngủ lại bên ngoài. Nằm trên bãi cỏ giữa núi đồi và ngắm nhìn sao trời, anh tự nhủ sẽ chờ đến sáng mai.
Khi ánh bình minh ló rạng cũng là lúc anh lấy lại hoàn toàn bình tĩnh. Anh nói với chính mình:
“Ta sẽ không làm hại vợ ta và người tình của nàng. Ta sẽ trở lại bên ông chủ và yêu cầu ông chấp nhận ta làm việc thêm lần nữa. Nhưng trước khi lên đường, ta muốn gặp nàng để nói rằng ta vẫn luôn thủy chung với nàng…”
Anh ngập ngừng gõ cửa… Khi vợ anh mở cửa, cô đã òa lên hạnh phúc và ôm chầm lấy anh. Anh chỉ nhỏ nhẹ:
“Anh luôn một lòng một dạ với em, nhưng tại sao em lại phản bội niềm tin ấy?”
Lời kết tội như làm trái tim thắt lại, cô nói:
“Làm sao em có thể phản bội anh? Em không bao giờ làm điều gì trái với lương tâm mình. Em đã kiên nhẫn đợi chờ anh suốt 20 năm qua…”
“Vậy còn người đàn ông bên cạnh em đêm qua? Anh ta là ai chứ!”
Đến lúc này, cô mới mỉm cười:
“Đó là con trai chúng ta! Khi anh rời đi, em mới phát hiện rằng mình mang thai. Đến nay, con chúng ta đã 20 tuổi rồi”.
Những lời nói ấy như dòng suối mát lành cuốn trôi nỗi buồn lo trong lòng anh. Anh cầu xin cô tha thứ, rồi bước vào phòng gặp người con trai anh chưa từng biết mặt. Sau đó, cả gia đình đoàn tụ trong bữa sáng mà vợ anh mới chuẩn bị. Anh lấy ra chiếc bánh mỳ cuối cùng và đặt lên bàn.
Khi cắt bánh mỳ làm ba phần đều nhau, anh bất ngờ khi nhìn thấy toàn bộ số tiền lương của 20 năm qua được giữ kín trong đó. Số tiền không chỉ là 20 năm mà còn vượt xa gấp nhiều lần.
Thiêng Liêng cũng giống như ông chủ trong câu chuyện kể trên. Khi yêu cầu chúng ta cống hiến, ngài còn dành tặng chúng ta nhiều hơn những gì ta đã làm. Ngài muốn những đứa con của ngài có được trí huệ sáng suốt, và có cả những phúc lành xứng đáng…
Têrêsa Ngọc Nga (st)
From: NguyenNThu
Những tấm lòng vàng
Những tấm lòng vàng
Những tấm lòng vàng ông trời luôn có mắt lòng tốt ở khắρ mọi nơi.
Mình có thằng bạn thân cùng tuổi, nó nhỏ hơn mình một tháng. Mình thì Đà Nẵng còn nó ở Quảng Nαm thị xã Vĩnh Điện, Điện Bàn. Khi hαi thằng còn ở Quảng Nαm và Đà Nẵng. Cuối tuần là hαi thằng gặρ nhαu không tại Đà Nẵng thì cũng tại Quảng Nαm để lαi rαi với nhαu vài ly bια hoặc ly cà ρhê và kể cho nhαu nghe những điều tào lαo xịt bộρ trên trời dưới đất. Rồi cuộc sống cơm áo gạo tiền, nó ρhải đành rời xα quê hương vào Sài Gòn mưu sinh đã hơn mười năm nαy. Kể từ đó hαi thằng chỉ được gặρ nhαu vào những ngày cuối năm nó về quê ăn tết hoặc tôi có việc vào Sài Gòn.
Trước khi vào Sài Gòn và có ý định ở lại Sài Gòn một thời giαn dài. Tôi gọi điện cho nó, nó mừng lắm. Ngày mà tôi vào Sài Gòn, vừα bước rα khỏi cửα nhà gα sân bαy là vợ chồng tôi thấy nó dơ tαy vẩy vẩy gọi to” tαo nè Điệρ” làm cho mọi người đαng chờ đón người thân ρhải quαy quα nhìn nó. Nó cười hì hì
Thế là hαi thằng lại gần và gặρ nhαu như lúc xưα. Rảnh là nó chạy quα tìm tôi cùng uống ly bια hαy ly cà ρhê
Hôm bữα cuối tuần. Nó ghé quα chở tôi đi làm ly bια. Hαi thằng vừα nhậu vừα kể chuyện đời, chuyện Fαcebook thì đã hơn 10 giờ đêm, thế là vội vàng tính tiền rα về. Đαng chạy trên đường Phạm Văn Đồng, nó nhìn thấy bên kiα đường có một người đàn ông đαng dẫn bộ chiếc xe máy, vậy là nó quαy đầu xe lại chạy ngược chiều một đoạn để đến người đàn ông đαng dẫn bộ chiếc xe máy đó. Vừα tiếρ cận được người đàn ông đαng dẫn bộ xe là nó hỏi ngây.
– Xe bị gì vậy ông αnh?
Người đàn ông tỏ vẻ lo ngại và e dè nói:
– Xe tui hết xăng. Dẫn bộ hơn 1km rồi mà chưα thấy trạm xăng
Nó cười hì hì nói:
– Ông αnh đừng có lo. Hαi thằng tui không ρhải ăn cướρ đâu. Mở cốρ xe rα đi, tui đổ cho một lít mà chạy về
Nó liền quαy quα bảo tôi bước xuống và nó mở cốρ xe lôi một đoạn ống dẫn, xong, nó quαy quα lấy cái cαn 5 lít đựng xăng luôn để ρhíα hông xe củα nó, rồi nó truyền quα xe người đàn ông đó. Xong đâu vào đấy, người đàn ông đó cảm ơn ríu rít và xin được trả tiền mà nó không lấy. Lúc này thì tôi mới nhớ rα là lúc nào bên hông xe củα nó luôn có cαn 5 lít đầy xăng, có hỏi nó vài lần mà nó không trả lời. Hôm nαy tôi ρhải hỏi cho được vụ cαn xăng này. Nó không để người đàn ông đó nói thêm nữα nó hối tôi leo lên xe rồi rồ gα chạy. Và tôi bất đầu hỏi về vụ cαn xăng:
-Mày có bán thêm xăng lẻ ở nhà hả?
Nó cười hiền trả lời:
-Đâu có. . .
Tôi thắc mắc:
-Vậy muα xăng làm gì vậy, chạy hết thì rα cây xăng đổ tiếρ chứ để xăng như này ở nhà пguγ Һιểм lắm
Cũng giọng cười hiền đó, nó trả lời:
-Tαo luôn muα để sẵn như thế này, đi đường thấy αi hết xăng thì đổ cho người tα chứ.
Tôi càng thắc mắc:
– Nhưng sαo lúc nảy mày không lấy tiền xăng lại?
Với giọng hơi chùng xuống một chút nó nói:
-Tαo đổ cho người tα chứ lấy tiền chi mi.
Nghe nó nói vậy, tôi cũng thấy vui, thở dài nói:
– Như thế có nghĩα là mày đαng làm từ thiện, nhưng mày đâu có giàu có cho lắm mà làm vậy là quá tuyệt vời ông bạn tôi αh.
Nó cười buồn nói:
-Từ thiện chi mi ơi. . . Như mi đã biết chuyện củα vợ chồng tαo rồi đó. . . Mi cứ hỏi tαo chuyện cαn xăng này, thôi thì hôm nαy tαo kể hết nguyên nhân cho mi nghe.
Sαu khi vào Sài Gòn làm ăn được một thời giαn, nhờ trời đãi ngộ mà nó lên như diều gặρ gió và muα được căn nhà trong hẻm đường Lạc Long Quân, rồi nó cưới vợ. Cưới nhαu năm năm mà không có con, hαi bên họ hàng khuyên vợ chồng nó đi chữα hiếm muộn. Ngày mà vợ chồng nó đi chữα hiếm muộn cũng là ngày vợ chồng nó sụρ đổ hoàn toàn. Bác sĩ ρhát hiện rα vợ nó bị υпg thư tử cung. Từ đó, nó bỏ tất cả mọi việc đưα vợ đi khắρ nơi chữα chạy, nghe αi giới thiệu ở đâu là nó dẫn vợ đến ngây. Dần dần tài sản nó cạn kiệt, căn nhà để ở duy nhất nó cũng bán để lo cho vợ.
Sαu bαo năm chữα chạy, nhưng rồi vợ nó cũng bỏ nó rα đi. Giọng buồn buồn nó nói với tôi
– Tαo nhớ mãi buổi trưα hôm đó, tαo không bαo giờ quên. Cái ngày mà vợ tαo bỏ tαo lại trên cõi đời này để về với thế giới bên kiα. Hôm đó. Thấy vợ chợρ mắt nên tαo chạy về trαnh thủ tắm rửα và nấu cho nàng miếng cháo. Về đến nhà trọ, tαo vừα cởi chiếc áo rα định đi tắm thì điện thoại đổ chuông cầm máy lên thì đầu dây bên kiα giọng bác sỹ nói rất gấρ ” αnh vào Ьệпh viện nhαnh, chị nhà có biểu hiện rất là”. Linh tính có chuyện không lành, tαo liền vội quαy rα lấy xe chạy gấρ đến Ьệпh viện mà không kịρ mặc chiếc áo mới vừα cởi rα. Ông trời lại một lần nữα thử thách tαo. Đαng chạy nửα chừng, xe tắt máy, kiểm trα thì xe hết xăng. Lúc đó trong túi không còn một đồng để mà đổ một lít xăng. Tαo gào kêu bα tiếng trời, nước mắt lưng tròng, cứ thế tαo đẩy bộ xe chạy và miệng luôn khấn vái Trời Phật cho vợ tαo quα cơn nguy kịch, còn nếu có mệnh hệ gì thì cũng chờ tαo đến để gặρ nhαu lần cuối. . .
Bổng, nó im bật không nói nữα, ngồi sαu lưng nó, tôi thấy hαi vαi nó rung nhẹ lên một cái. Hαi vαi nó rung không ρhải vì cái lạnh về khuyα củα những ngày giαo mùα, mà tôi biết nó rung là bởi nó đαng thổn thức củα sự hoài niệm đαng ùα về. Tôi im lặng để cho những cảm xúc củα nó tuông trào. Một lúc sαu nó mới nói tiếρ:
– Tαo vùα chạy vừα đẩy được một đoạn. Tαo định vứt chiếc xe chạy cho nhαnh thì có một chú em tầm khoảng 25, 26 tuổi chạy tới nói” xe αnh hết xăng ρhải không. Anh leo lên xe đi em đẩy đến cây xăng” tαo làm theo như một cái máy. Vừα tới cây xăng tαo vội móc cái điện thoại cùi bắρ rα đưα cho cô nhân viên cây xăng và nói” tui không có tiền, cô cầm cái này rồi đổ cho tôi 20k xăng” lát tôi đến chuột lại. Tui có việc gấρ lắm”. Chú em lúc nảy đẩy tαo tới đαng định quαy đầu xe đi nghe tαo nói với cô nhân viên cây xăng vậy liền dựng xe xuống đi đến cô nhân viên rồi nói “đổ cho ảnh đầy bình đi, tui trả tiền”. Nói xong chú em đó móc rα tờ 200 ngàn đưα cho cô nhân viên và nói tiếρ” chị cứ đổ đầy bình, tiền thừα thì chị đưα cho ảnh giúρ em”. Nói rồi chú em đó lên xe đi mất, còn tαo như kẻ mất hồn, lúc đó tαo không mở miệng cảm ơn chú ấy lấy một tiếng. . . Xong, tαo chạy ào tới Ьệпh viện vứt vội xe, bαy ào lên ρhòng Ьệпh thì thấy vài bác sỹ đαng đứng bên giường Ьệпh vợ tαo. Thấy tαo, bác sỹ trưởng khoα trực gọi tαo lên ρhòng trực nói tαo hãy đưα bà xã tαo về kẻo còn kịρ để vợ tαo trút hơi thở cuối cùng tại nhà. . . Trên đường về, nằm trong xe cứu tҺươпg vợ tαo dặn dò tαo ρhải vững tâm, bình tĩnh đừng khóc tҺươпg mà có Һạι cho sức khoẻ. Cố gắng hết sức Nói nhiêu đó là cô ấy trút hơi thở cuối cùng trên tαy tαo.
Hαi vαi nó lại rung lên. Mắt tôi cũng cαy xè. Nó nghẹn ngào nói tiếρ:
– Cũng nhờ chú em đó cho tαo mấy lít xăng nên tαo mới kịρ gặρ vợ tαo lần cuối. Sαu khi mα chαy cho vợ xong. Một thời giαn sαu nhớ lại mọi việc và mong được gặρ chú em đó, nhưng biết đâu mà tìm. . . Và sαu này đi đâu tαo cũng cầm theo cαn xăng này, gặρ αi dẫn bộ thì tαo dừng lại đổ cho người tα một ít để họ còn chạy về nhà. Biết đâu trong những người dẫn xe bộ vì hết xăng đó, có người trong túi họ không có một đồng như tαo lúc đó, biết đâu có người đαng chờ họ về. . .
Nói xong, nó thở dài một tiếng nghe пα̃σ ruột. Tôi liền ℓồпg hαi tαy về trước ôm chặt ℓồпg ngực nó vào lòng. Có vài người đi đường họ nhìn thấy liền quαy lui nhìn hαi thằng tui và cười mĩm. Chắc họ nghĩ hαi thằng tôi đαng yêu nhαu.
From: Tu-Phung
Mối tình xuyên biên giới – truyện ngắn
Khi bà Klavdia Novikova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.
Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!
Ở đất nước mặt trời mọc, bà Klavdia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ…
Klavdia và Yasaburo gặp nhau năm 1959 khi cả hai đều trải qua trại tập trung của Stalin. Bà bị kết án 7 năm tù vì tội “hoang phí tài sản XHCN”, còn ông phải 10 năm “bóc lịch” vì là “gián điệp Nhật”.
Cả hai lại cùng có nỗi đau riêng: bà đã có chồng, sinh con trai và chờ chồng trở về từ mặt trận. Nhưng khi bà bị kết án đưa đi vùng khỉ ho cò gáy là Kolyma, thì chồng bà trở về đã lập gia đình khác. Ông cũng không kém bi kịch: sau khi cưới vợ ở Nhật Bản đã cùng vợ trẻ đến sống ở Triều Tiên và ở đó họ sinh 2 con, 1 trai, 1 gái
Vào mùa thu năm 1945, hồng quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, đã bắt gần như tất cả người Nhật và đưa về Liên Xô cải tạo với tội danh “làm gián điệp chống Liên Xô”. Yasaburo ngồi tù cùng Klavdia ở gần thành phố Magadan. Khi ông ra tù, người ta lại quên không đưa ông vào danh sách tù binh chiến tranh để trao trả về Nhật. Thêm nữa, ông tuyệt vọng vì cứ nghĩ vợ con mình đã chết và sợ hãi không biết đi đâu về đâu, nên rốt cục quyết định nhận quốc tịch Liên Xô, đổi tên thành Yakov Ivanovich.
Họ gặp ngẫu nhiên. Nàng Klavdia thấy một người đàn ông gày gò với khuôn mặt không có nét Nga, mắt thì ngập tràn nỗi buồn mênh mang nên trái tim bỗng thắt lại vì thương cảm. Sau đó, bạn gái bà rủ bà đến sống ở làng Tiến Bộ, vùng Viễn Đông. Bà tạm biệt ông rời đi.
Yasaburo viết thư cho bà, nài nỉ đến sống cùng bà ở nơi mới. Ban đầu bà từ chối vì sợ liên lụy khi quan hệ với một hàng binh Nhật, nhưng rồi tình yêu đã thắng và họ sống chung gần 40 năm. Ông làm nghề cắt tóc, chụp ảnh và châm cứu, bà thì trồng cà chua, dưa leo, nuôi dê. Cả hai sống cơ hàn, nhưng êm ấm, hạnh phúc. Ông không bao giờ to tiếng với bà, nhưng chỉ tiếc là hai ông bà không có con.
Bà thổ lộ: “cả vùng không thể kiếm ra người đàn ông thứ hai: không uống rượu, không hút thuốc lá”.
Yasaburo đã mua về 2 cỗ quan tài để nếu có chết cả hai sẽ cùng chết một ngày.
Khi bắt đầu Cải tổ và tấm màn sắt gỡ xuống, một người thân đã kể cho các bạn hàng Nhật về một người Nhật kỳ lạ sống với vợ Nga ở làng Tiến Bộ. Họ về Nhật kiếm tìm người thân của ông Yasaburo, tìm thấy em trai ông, con gái ông và sau đó là người vợ Nhật tên là Hisako. Bà Hisako đã từ Triều Tiên về nước và vẫn chung thủy chờ chồng (con trai họ đã mất ở Triều Tiên). Bà hành nghề y tá và cả đời ky cóp đồng lương ít ỏi để xây cho mình và cho người chồng thất lạc một căn nhà nhỏ. Dù không chắc chắn ông còn sống hay đã mất, bà Hisako vẫn để tên chồng là người sở hữu nhà và tài khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Khi tìm ra thì con gái họ đã ngoài 50 tuổi.
Sau đó, em trai và con gái ông sang Nga đến làng Tiến Bộ khuyên ông về nước, song ông đã từ chối nói với người vợ Nga “anh không bỏ em, em là tất cả với anh”.
Bà Klavdia đã quyết định đưa ông về lại Nhật vì ở đó điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn với người già và nhất là thương cảm người vợ Nhật mòn mỏi chờ chồng, mòn mỏi sống với mong ước được thấy lại mặt chồng, được ôm chồng lần cuối…
Một mình bà Klavdia đã xoay sở làm cho ông hộ chiếu xuất ngoại, tự bà rút tiền tiết kiệm đổi ra đô la mua vé máy bay và chi phí ăn ở, đi lại cho ông...
Và lại còn ly dị ông để ở Nhật Bản ông có lương hưu cũng như có quyền sở hữu và thừa kế tài sản.
Tháng 3 năm 1997, bà chia tay với người chồng Nhật. Yasaburo vẫn thường gửi đồ từ Nhật về cho bà, hàng tuần cứ vào thứ bảy ông lại gọi điện thăm bà…
Sau khi biết được mối tình xuyên biên giới qua báo chí và cả phim tài liệu, truyện ký, người Nhật đã tổ chức quyên góp tiền cho chuyến đi tới Nhật của “bà Klavdia”.
Bà đến Nhật lúc đã ngoài 80 tuổi và lập tức trở thành nữ anh hùng ở đất nước này. Bà gặp người vợ Nhật của ông, cả hai ôm nhau khóc, họ hiểu nhau không cần phiên dịch.
Sau đó, bà còn 2 lần đến Nhật, lần cuối là có mặt dự ra mắt vở kịch viết dựa trên câu chuyện về mối tình giữa người phụ nữ Nga và một hàng binh Nhật. Ông Yasaburo và bà Hisako đều muốn Klavdia ở lại Nhật Bản, song bà đã từ chối vì muốn Yasaburo của mình “được sống đàng hoàng” và bà đã quen với cuộc sống đạm bạc ở Nga.
Hay tin bà mất, chàng Yasaburo lúc đó đã rất yếu viết thư gửi về làng bằng tiếng Nga:
“Klavdia! Anh biết em đã mất và nỗi buồn tràn ngập trong anh. Anh đã định gọi điện cho em ngày 30/8 nhưng anh không còn sức. 40 năm sống cùng em ở Nga, em luôn bên anh, chăm sóc cho anh. Cảm ơn em về tất cả. Anh về được Nhật là nhờ những nỗ lực của em. Anh cám ơn em vô ngần. Anh còn nhớ chúng mình đã đóng quan tài cho cả hai. Giá còn sức khỏe, anh đã lao về bên em, ôm chặt em…nhưng anh không còn sức lực. Hãy ngủ ngon, Klavdia yêu dấu!
Yakov của em”
Từ FB Tuan Anh Đao
FB Tuấn Mai SG
NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN LƯƠNG
NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN LƯƠNG
Thuyền phó tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người, phương Tây họ văn minh hơn chúng ta từ rất lâu!
Đêm ngày 14/4/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.
1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…
Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của Lòng vị tha.
Charles Lightoller, khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”
“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”
Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.
Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng: “Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”
Người phụ nữ lắc đầu: “Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”. Người chồng của bà hỏi: “Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?” Người phụ nữ mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”. Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa…
Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV), một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa: “Anh yêu hai mẹ con”.
Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng: “Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.
Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.
Ben Guggenheim, một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố: “Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.
Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết: “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.
Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng: “Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”. Strauss nói: “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối. Bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”.
Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời. Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ: “Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.
Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng từ hình ảnh nhận ra được chúng.
Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển. Về sau, Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình.
Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại: “Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu: ‘Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!’.” Bà hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên người phụ nữ đó.
Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn này còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v.. Họ nhường chỗ của mình trên thuyền cứu hộ, cho những phụ nữ nông dân không một đồng trên người.
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người đến chết trong cương vị của mình.
Khoảng 2h sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng ông vẫn ngồi trong phòng thông báo, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng.
Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”
Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người. Giáo dục lối sống không chỉ là lý thuyết; mà trong những hoàn cảnh thực tế, những bài học đạo đức ăn sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của mỗi người.
Phụ nữ và trẻ em, những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên. Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc; mà ngay cả khi đối diện với thực tế rằng dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.
Nhân sinh như cõi mộng, dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ. Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời: Không phải vật chất, không phải quyền danh càng không phải nhận lại điều gì cho mình mà là cho người khác, là vị tha.
Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô tỉ, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.
From: TU-PHUNG
Tình Cuối Đời – Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Cuối Đời
Nguyễn Thị Thanh Dương
Con dâu xách giỏ bước ra khỏi nhà còn nhắc lại:
– Má kho cá nhớ mang ra sân sau nha. Con cả ngày ở tiệm nail ngửi mùi hóa chất về nhà mùi cá kho nữa chịu sao thấu !
Nó đi khuất tôi lẩm bẩm:
– Con dâu mà bày đặt chỉ huy làm như má tao. Mai mốt tao đi khỏi cho biết mặt.
Con dâu là người cuối cùng ra khỏi nhà, con trai và hai cháu nội đã đi làm đi học từ sáng sớm. Chồng tôi qua đời 3 năm nay, hai vợ chồng ăn tiền già, ở nhà housing mỗi tháng chính phủ phụ trả tiền nhà, nay chỉ còn mình tôi trả chi phí tiền nhà hao tốn quá, thằng con trai duy nhất kêu về ở với vợ chồng nó, mang tiếng ở nhờ nhà con nhưng mỗi tháng tôi tự động đóng góp nửa tiền già, phụ giúp cơm nước và hầu hạ hai đứa cháu vậy mà con dâu có lúc còn làm tôi bực mình khó chịu.
Tôi sắp có một tình cuối đời, chiều nay gặp mặt nhau tôi sẽ làm một quyết định lớn lao nếu đồng ý về chung sống với người ấy, ông có nhà cửa sẵn sàng đợi tôi. Con dâu sẽ trắng mắt ra về cái tội không biết nâng niu tôn trọng mẹ chồng.
Tôi tìm bạn bốn phương trên báo quen ông Sung, hai tâm hồn cô đơn đồng điệu gặp nhau. Ông Sung bất mãn con cái, tôi chẳng ưa gì con dâu, hai chúng tôi trao đổi hình ảnh thấy hạp nhãn, gọi phone chuyện trò qua lại thân tình thắm thiết nên hẹn gặp mặt để tính tới chuyện cùng dìu nhau đi nốt quãng đường đời còn lại như lời ông đã âu yếm rao tìm bạn. Ông Sung sẽ từ tiểu bang Texas bay tới đây gặp tôi.
Tôi đến nhà hàng Tri Kỷ gặp ông Sung, ông 75 tuổi không khác trong hình là bao vừa gặp mặt là tôi chấm liền. Sau phút giây hội ngộ bối rối tôi và ông Sung mau chóng thân thiện nhau hơn, vừa ăn vừa nói chuyện. Ông Sung cũng thích tôi, khen tôi trẻ hơn tuổi 70. Tôi mỉm cười nhún nhường:
– Em trẻ là nhờ mái tóc mới nhuộm hôm qua đó.
Nụ cười chưa kịp tắt bỗng chuyển sang nhăn nhó vì cơn đau lưng bỗng ập đến, đau từ lưng trên bên phải xuống đến lưng dưới, bác sĩ bảo tôi bị viêm dây thần kinh gì đó, cơn đau đến rồi đi trong 5-10 phút và tôi phải sống với bệnh suốt đời.
Ông Sung lo lắng hỏi:
– Em sao thế?
– Chứng đau lưng mãn tính, thường thì đi đâu em cũng mang theo thuốc giảm đau mua over counter hôm nay em quên mất. Trời..ơi..đau quá… phải chi có một viên thuốc…
Thấy tôi cúi gập người xuống cho bớt đau ông Sung vội đứng dậy đến bên tôi đỡ vai tôi nhưng ông bỗng lạng quạng suýt ngã nếu không nhanh tay vịn vào một cạnh bàn. Đến phiên tôi lo lắng hỏi:
– Anh sao thế?
Ông Sung đành…. khai:
– Anh bị đau hai khớp gối đi phải chống gậy, nhưng chẳng lẽ đi gặp em mà anh chống gậy thì quê quá nên anh không mang theo. Trời ơi…ước gì bây giờ có cây gậy thì đỡ khổ biết mấy.
Dù đang đau lưng tôi cũng ráng dìu ông Sung ngồi trở lại ghế cho an toàn. Trong đầu óc tôi làm ngay một bài toán nếu tôi về sống chung với ông sẽ phải thường xuyên hầu hạ như thế này, đường dài chưa biết tính nết ông ra sao, không lẽ tôi lại vác mặt trở về với con cháu? Ngay lúc này tôi biết mình phải quyết định thế nào rồi….
Tuổi già thật vô duyên, hai người đang hẹn hò lãng mạn thì bệnh hoạn lù lù xuất hiện không ai giấu ai được. Ông Sung kể lể:
– Anh đã cẩn thận mang theo đủ thứ thuốc, nào cao mỡ, cao máu, đau bao tử, trào thực quản, tiền tiểu đường nhưng quyết không mang theo cây gậy giờ mới ra nông nỗi.
Tôi cũng trút nỗi niềm:
– Em cũng cao mỡ cao máu này, loãng xương này, rối loạn tiền đình này, ngoài ra còn phải nhỏ mắt cườm ướt Glaucoma nữa cơ. Anh nhớ đi bác sĩ mắt hàng năm xem có bị Glaucoma hay Cataract không nhé…
– Em nhớ theo dõi đo huyết áp hàng ngày nhé.
– Anh cũng nhớ đi bộ mỗi ngày một tiếng cho khỏe nhé.
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm tôi mới giật mình kêu lên:
– Ôi trời… sắp đến giờ em phải về nấu cơm chiều cho con cháu rồi. Mấy con cá đang chờ em về kho tiêu.
Tôi vẫn nhớ đến bổn phận, nghĩ đến con cháu, vậy mà có lúc sôi máu vì ghét con dâu tôi đã muốn dứt áo ra đi.
– Ủa…mình chưa đi đến quyết định cuối cùng mà.
– Em vội quá quên mất, em đã quyết định rồi…
Ông Sung chặn lời tôi:
– Để anh nói trước. Anh là người định đoạt trước…
– Chưa gì mà anh đã lộ mặt gia trưởng rồi, thêm một lý do để em không tiếc khi quyết định. Chúng ta dừng lại ở đây.
Ông Sung thẳng thừng:
– Anh cũng muốn thế. Vì anh vừa nhận ra em đau lưng kinh niên, nay đau mai đau, rước em về anh lại phải hầu hạ, chưa kể bệnh mắt Glaucoma của em mai mốt lỡ… có bề nào càng khổ thân anh.
Tôi tự ái đùng đùng:
– Anh trù ẻo tôi đấy hả? Chưa biết ai phải hầu hạ ai, chân anh đi không vững đó. Nãy dìu anh trở về ghế ngồi tôi mệt hụt hơi, chưa kể tiền tiểu đường của anh nay mai thành bệnh tiểu đường mấy hồi, rồi… biến chứng lọc thận ai mà hầu nổi.
Ông Sung cười nhạt:
– Anh chỉ lỡ lời lo xa thế thôi, em đanh đá ghê gớm nhỉ, hèn gì tối ngày chê trách con dâu.
Thấy tình hình căng thẳng tôi vội hạ giọng cho xong để còn kịp về nhà nấu cơm:
– Thật may cơn đau lưng của em xuất hiện và chân anh đau đúng lúc, là tín hiệu nhắc nhở chúng ta đừng vội vàng quyết định, chúng ta đang mỗi ngày mỗi già đi, sức khỏe mỗi ngày mỗi kém đi nếu lấy nhau biết vui hưởng hạnh phúc được bao lâu hay chỉ là gánh nặng cho nhau. Anh có căn nhà riêng thì cứ ở tới khi nào không tự chăm sóc bản thân mình được nữa thì sang tên nhà cho con cái, chúng sẽ lo cho anh, còn em tiếp tục về hầu hạ con cháu mai sau có ốm đau nằm một chỗ ít nhiều gì chúng cũng phải hầu hạ lo cho em. Em đã tìm ra tình cuối đời rồi, là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.
Ông Sung cũng “hạ nhiệt”:
– Ừ, em nói vậy còn nghe được.
Lát nữa về nhà tôi sẽ nghe lời con dâu mang nồi cá ra sân sau kho thật ngon lành. Hơn lúc nào hết tôi thấy mái nhà của con cháu vẫn đẹp vẫn ấm cúng hơn bất cứ nhà ai, dù con dâu có những lúc cãi mẹ chồng, dù con trai có lúc gắt gỏng mẹ ruột, dù hai cháu nội có những lúc làm tôi bận rộn.
Khi chia tay ông Sung ở cửa nhà hàng tôi dặn dò có chút mỉa mai:
– Anh nhớ ra tiệm Family Dollar ở góc đường kia mua cây gậy để chống chân đi cho vững vàng khỏi té và bay về Texas an toàn nha.
Ông Sung cũng chẳng vừa:
– Từ giờ trở đi em đừng nhí nhảnh lên báo lên mạng tìm tình yêu, tìm chồng bốn phương nữa nhé. Lo mà hầu con cháu đi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
(August, 16, 2022)
From: TU-PHUNG
Sài Gòn, một thời của một đời… – Nguyễn Mạnh Trinh
Sài Gòn, một thời của một đời…
Nguyễn Mạnh Trinh
Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm…
Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh”, là “Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”…
Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành/ để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ/ tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá/ cả âm thanh của cuộc sống mọi người/ một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/ trên tim nóng trong linh hồn tất cả /..
Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta/ và mỗi chúng ta trên một bóng hình/ tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm/ trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông/ mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng/ tôi chạy điên trong một bánh xe tròn/ và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống/ ôi chiếc cầu, ôi sở thú, ôi giòng sông/..”
Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn/ mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi/ mưa hay trời cũng thế thôi/ đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang/..”
Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người/ thấy em nhức nhối nói cười lượn qua/ mini-jupe trắng nõn nà/ vàng thu gió lộng chiều sa gót giày/ ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay/ hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên/”…
Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/ em chở mùa hè của tôi đi đâu/ chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám/ tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”
Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.
Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm; là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời; là ngôi trường Chu Văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học; là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính; là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơn Nhứt khi vừa nhập ngũ; là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.
Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình.
Mây bay đi, như đời trôi qua.
“Nằm trên cỏ nhìn trời cao
Lung linh sợi nắng thuở nào phai phai
Nhìn tượng Chúa dưới tàng cây
Giơ vai trĩu nặng tháng ngày chiến tranh
Mùa hạ mấy bước đi quanh
Cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi
Ngày mai đi bốn phương trời
Mây phiêu lãng chợt thương đời phù du..”
Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:
“Thành phố ấy , xôn xao tà áo trắng
Nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu
Guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn
Bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù
Mây vào áo lồng lộng bay chiều gió
Lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò
Sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở
Tóc ai buông dài xõa những câu thơ
Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ
Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường
Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở
Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..”
Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trở về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.
Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khóa với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:
“Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ
Chọn không gian tổ quốc mênh mông
Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ
Vào lửa binh không chút nao lòng
Chia sẻ với nhau thời bão gió
Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn
Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ
Tử sinh ai luận chuyện mất còn?
Ngồi uống cùng nhau các hảo hán
Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường
Sách vở giảng đường thành dĩ vãng
Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”
Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời tù cải tạo lao động khổ sai. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi.
Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm, những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:
“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê
Lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng
Vào ra lối rẽ ngập ngừng
Mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa
Cầu thang quẩn dấu chân qua
Đời như hạt nước mưa sa bóng chiều
Từ rừng máu giọt gót xiêu
Thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người
Đỏ bầm ánh điện đường soi
Cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên
Nhìn soi mói nụ cười đen
Mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”
Về trình diện công an khu vực, nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.
Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân Lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…
“Trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa
Khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy
Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã
Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá
Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên
Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện
Cho lỡ làng không trĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây thịt xương còn sót lại một đời
Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười
Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc
Mặt trời lên xua tăm tối cho đời…”
Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng. Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình.
Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sài Gòn tìm bắt . May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân.
Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm giác của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ.
Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường.
Lúc ấy, ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố. Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy.
Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng.
Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể.
Rồi chính sách phân biệt đối xử, giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tọc ta.
Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi.
Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm.
Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi.
Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bắt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.
“ … Hè phố rác lạc loài hoa dại
Nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi
Cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái
Ươm bao năm dầu dãi nụ cười
Ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ
Ho khan ai quằn quại phổi khô
Tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ
Nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ
Rưng não tủy bầu trời tháng chạp
Cành cỏ khô héo mãi phận mình
Ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc
Đêm bến xe tưởng chốn u minh
Đường bảy nhánh chỗ nào phải lối
Ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm
Như tiếng cú rúc trong huyệt tối
Người lao xao cõi tạm cuồng điên
Gió nhọn hoắt ngon lành da thịt
Mưa giọt soi mộng dữ chân người
Ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp
Bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”
Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.
Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi nơi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.
“Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ
Ta thắp nến đọc hoài trang sách kể
Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời
Ta hừng hực cánh buồm chờ gió đẩy
Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi
Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc
Đường phải đi cho đến lúc xuôi tay
Sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt
Giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày
Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa
Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng
Đời hiện tại xích xiềng thêm bão lửa
Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương than
Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội
Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao
Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói
Về phương đông nơi bến đỗ tay chào
Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận
Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường
Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận
Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương
Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối
Dù giặc thù vây bủa cả không trung
Còn một chén nốc ngụm men vời vợi
Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường
Chuyện sinh tử giỡn chơi thêm ván cuối
Cạn láng rồi thử thách với phong ba
Ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi
Đường biển vẽ rồi tay lái thẳng lối qua.”
Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt Sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…
Nguyễn Mạnh Trinh
From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen
May Mà Có Em – truyện ngắn – Tường Lam
May Mà Có Em – truyện ngắn – Tường Lam
Quỳnh lấy vé máy bay về Việt Nam một cách vội vàng, mấy ngày nay nàng ăn, nói, đi, đứng như người mộng du.
Tình cờ sang Cali dự đám cưới người cháu, Quỳnh gặp lại Trang, người bạn học thân nhất, ngồi cạnh nhau trong giảng đường Văn Khoa. Trang cho Quỳnh biết mới sang Mỹ được hai tháng. Trước khi đi Trang về thăm quê nội ở Trà Vinh và đã gặp Tân! Thương binh cụt một chân, ngồi bán vé số ngoài vỉa hè độ nhật. Nghe tin Tân còn sống, tim Quỳnh co thắt, toát mồ hôi và xây xẩm cả mặt mày. Quỳnh thì thầm như người mất hồn. “Trời ơi! Tân ơi! Anh còn sống sao? Mấy chục năm rồi, Tân ơi! Anh có biết rằng em tiếc thương anh ngần nào không? Cám ơn trời Phật đã cho Tân còn sống!!!” Dù hoàn cảnh thế nào Quỳnh cũng phải trở về gặp lại Tân! Gặp lại sự sống của chính nàng.
Theo gia đình Trang dự lễ mãn khóa 22 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Ngồi trên khán đài trong Vũ Đình Trường, sau bài diễn văn của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, tiếng loa uy nghi dõng dạc:
– Quỳ xuống các sinh viên sĩ quan.
Sinh viên sĩ quan thủ khoa nhận kiếm, cung bắn đi bốn hướng tượng trưng chí trai tang bồng hồ thỉ, sau khi hàng ngàn sinh viên khác nhịp nhàng quỳ xuống thẳng hàng để được gắn cấp bậc sĩ quan.
– Đứng lên các tân sĩ quan.
Chỉ cần hai động tác quỳ xuống, đứng lên với cấp bậc trên cầu vai biết bao tháng ngày gian lao! Những bữa cơm chan mồ hôi, nước mưa trong rừng cao su … Ngoài bãi tập và biết bao gian nguy ngoài chiến trường chờ đón họ! Sau mười ngày phép cuối khóa của những người trai trong thời ly loạn! Phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung”.
Trên hai mươi năm qua rồi, đêm mãn khóa bập bùng kỷ niệm vẫn còn mới nguyên trong tâm hồn Quỳnh, đêm định mệnh để Quỳnh quen Tân do anh trai Trang; người bạn cùng khóa với Tân giới thiệu.
Ngồi trong xe cạnh nhau, hai người chỉ trao đổi những lời thăm hỏi xã giao chừng mực. Ở Tân, Quỳnh thấy người con trai đã được tôi luyện qua gian lao, nắng mưa quân trường, tóc hớt cao, nước da bánh mật sạm nắng, tự dưng với tuổi mười bảy của đứa con gái mới lớn, Quỳnh thấy thương và tội nghiệp Tân quá đi thôi. Tân từ biệt mọi người – sau khi xin địa chỉ Quỳnh -ra bến xe miền Tây về quê thăm mẹ! Tân chỉ có hai mẹ con.
Trước ngày ra đơn vị, Tân chọn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân như lời tâm sự: “Không đi lính thì thôi, đi phải chọn binh chủng xứng đáng và phải đánh đấm ra trò”. Tân có đến thăm Quỳnh đi phố, ăn trưa và trong bóng tối rạp Ciné Lê Lợi, cầm tay Quỳnh, Tân nói lời từ giã:
– Mai anh đi! Quỳnh ở lại vui! Ráng học giỏi.
Tân ra đơn vị, Quỳnh thấy hụt hẫng trong lòng và tình cờ, tình tiết thương tâm trong cuốn phim “Le temps d’aimer c’est le temps de mourir” mà Quỳnh và Tân đã xem! Suốt thời gian dài sau này Quỳnh cứ tự hỏi: “Tại sao có một thời để yêu lại phải có một thời để chết???”.
Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang…tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
Tình yêu qua những cánh thư đã làm Quỳnh trưởng thành, nàng đọc báo, nghe đài phát thanh, tin tức những trận đánh lớn đã khiến nàng bỏ ăn! Đóng cửa nằm yên trong phòng một mình.
Quỳnh thường đi chùa! Một lần nghe có ông thầy ở Thủ Đức rất tài; làm phép trong tờ giấy bạc xếp thành hình tam giác, tránh được lằn tên mũi đạn. Quỳnh vội vàng thỉnh phép bọc bằng vải nhung tím, ép nylon gởi cho Tân và nàng bắt buộc Tân phải đeo bên mình, Tân phải sống để yêu thương nàng. Những gói mè xửng, chiếc nón bài thơ! Nhận được quà của Tân gởi về, Quỳnh cảm động mừng rơi nước mắt.
Đơn vị Tân tham dự hành quân vượt biên sang Lào! Lam Sơn 719. Tiểu đoàn Tân vừa được đổ xuống một đỉnh đồi, và rồi trận chiến khóc liệt xảy ra! Sau hai giờ chiến đấu bằng lựu đạn, đơn vị Tân đã bị tràn ngập… Ra trường chưa được hai năm Tân đã được thăng cấp tại mặt trận hai lần và giữ chức vụ Đại Đội Trưởng.
Thân nhân gia đình đến hậu cứ đơn vị hỏi thăm tin tức về chồng con họ một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thấy Quỳnh đứng rụt rè bỡ ngỡ, người sĩ quan hậu cứ đến hỏi:
– Xin lỗi cô tìm ai?
Quỳnh lí nhí:
– Dạ! Em muốn biết tin tức Trung Úy Tân Đại Đội Trưởng.
– Cô là gì của Trung Úy Tân?
– Dạ! Vợ.
Má Quỳnh ửng đỏ. Người sĩ quan hậu cứ ranh mãnh trả lời nàng:
– Đơn vị đang trong vùng hành quân! Có tin tức gì tôi sẽ thông báo cho bà sau.
Chữ bà đã làm Quỳnh ngượng ngùng làm sao ấy. Nghĩ cho cùng rồi cũng đúng thôi. Quỳnh đã trao đời con gái cho Tân sau lần thăm ở Pleiku, khi Tân đang nằm điều trị ở Quân Y Viện để gắp một mảnh lựu đạn xuyên vào vai. Quỳnh chưa biết đam mê xác thịt, nàng muốn có con với Tân. Nếu lỡ Tân không về nàng còn giữ được giọt máu cho Tân! Cho mẹ Tân có người nối dõi tông đường! Quỳnh không có thời gian chọn lựa trong vòng tay Tân! Tình yêu đếm bằng phút giây với nỗi chết không rời! Tội cho Quỳnh biết bao! Khi lỡ có người yêu ngoài mặt trận.
Quỳnh tỉnh dậy trong nhà thương, khi tuần sau lên hậu cứ và được người sĩ quan trực trả lời:
– Xin thành thật chia buồn cùng bà! Trung Úy Tân được báo cáo đã mất tích.
Ba năm trời Quỳnh đi mọi nơi, hỏi không biết bao người đội mũ nâu; không nhận ra được một tin tức nào của Tân.
Những ngày cuối tháng tư năm 1975, trong khi Xuân Lộc bị tấn công, Biên Hòa bị pháo kích; gia đình gồm cha, mẹ Quỳnh và đứa em trai di tản, sau đó định cư tại thành phố Montreal Canada.
Chuyện tình nàng và Tân phút chốc thoáng như mơ mà đã gần ba mươi năm! Một nửa đời người rồi còn gì!!!
Phi cơ ở độ cao! Quỳnh kéo chăn đắp lên ngực và thì thầm với chính mình:
– Tân ơi! Em phải về gặp anh! Dù thế nào em cũng không thể dối lòng mình được, em yêu anh suốt cuộc đời này.
Người tiếp viên thông báo, phi cơ đã vào địa phận Việt Nam.
Trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phi cơ đảo đi một vòng lớn, qua khung cửa kính Quỳnh vẫn thấy thửa ruộng, mái tranh lụp sụp, sự nghèo khó làm vòng đai rộng lớn bao quanh thành phố Sài Gòn hoa lệ.
Qua báo chí, Quỳnh biết rằng hơn bảy mươi lăm phần trăm dân tộc mình là nông dân, suốt đời úp mặt xuống bùn cũng không kiếm đủ miếng ăn cho gia đình! Giàu sang chỉ dành riêng cho thành phần thiểu số có quyền chức trong xã hội! Sự chênh lệch lớn lao giữa nghèo và giàu đó sinh ra sự bất ổn xã hội! Sài Gòn bây giờ là ô nhiễm, xe cộ đủ loại chen chúc luồn lách vô trật tự! Sự công xúc tu sỉ xảy ra ở mọi gốc cây, nhiều lần Quỳnh phải quay mặt đi vì hổ thẹn.
Ra xa cảng miền Tây, đón xe tốc hành, Quỳnh về Trà Vinh, thành phố Quỳnh đến lần đầu. Quỳnh xuống xe với hai chiếc va li nặng trĩu. Ngơ ngác cố nhớ lời Trang tả; nàng đi lần về phía đầu chợ; thành phố đã lên đèn.
Hàng chục anh xe lôi, xúm quanh hỏi Quỳnh về đâu? Nàng hỏi thăm Tân, cụt chân bán vé số ở đầu phố chợ. Có người nhanh nhẩu trả lời:
– Trung úy Tân! Biệt động Quân bán vé số! Cô lên xe tôi chở đến nhà ổng cho.
– Tân! Biệt Động Quân! Những tiếng thân thương Quỳnh mừng khôn tả.
Quỳnh đền ơn người chạy xe lôi hậu hĩnh! Trước khi mở cổng bước vào căn nhà ngói ba gian loang lổ gạch vôi nói lên đời sống khó khăn của chủ nhân nó. Quỳnh đưa tay đè lên trái tim, nén xúc động, Quỳnh gõ cửa. Người đàn ông chống nạng bước ra! Nhìn sững nàng! Miệng há hốc kinh ngạc! Đất như sụp dưới chân Quỳnh.
Tân không còn tin ở mắt mình:
– Có phải Quỳnh của anh đây không?
Nàng phóng tới ôm chầm lấy Tân:
– Vâng, em đây! Quỳnh của anh đây.
Ngoài ngõ, hàng xóm và trẻ em thật đông, tò mò nhìn vào. Người đàn bà tóc bạc như cước, từ nhà sau bước ra lắp bắp hỏi Tân:
– Cô này là ai vậy con?
Tân trả lời mẹ trong xúc động:
– Thưa má! Quỳnh bạn con.
Quỳnh chắp tay lễ phép chào bà. Mẹ Tân bước tới ôm tay Quỳnh vừa mếu máo khóc, vừa nói:
– Thằng Tân gặp lại con! Bây giờ có chết bác cũng vui lòng.
Mẹ Tân vén tay áo lau nước mắt. Tân chống nạng phụ Quỳnh mang mấy va li vào nhà.
Quỳnh đi tắm, thay đồ mát và bữa cơm đạm bạc được dọn ra gồm: một tô mắm chưng, hai trái cà nâu nướng chan nước mắm tỏi ớt, một dĩa bông so đũa luộc. Ba người cầm đũa, Quỳnh ăn thật ngon miệng! Mấy chục năm ở Canada làm gì có những món này. Tân và mẹ nhìn Quỳnh ăn một cách ái ngại.
Gắp cho Quỳnh bông so đũa luộc, mẹ Tân hỏi Quỳnh:
– Cháu ở đâu về? Lập gia đình được mấy đứa con rồi?
Nàng liếc sang Tân, hình như anh hồi hộp chờ câu trả lời của Quỳnh.
-Thưa Bác, con ở Canada về! Con chưa lập gia đình. Dạ thưa bác, nãy giờ con quên hỏi thăm về vợ con anh Tân.
Tân ngượng ngùng cúi đầu và mẹ Tân cười! Niềm vui trong ánh mắt:
– Bác đã tám mươi tuổi rồi! Thèm cháu nội lắm. Thằng Tân nhiều lần tâm sự với bác, thân nó tật nguyền và suốt đời nói chỉ thương mỗi mình con thôi! Có mấy mối được lắm, nết na có học, nhưng nó đều từ chối. Mỗi chiều bán vé số về tắm rửa cơm nước xong, nó nằm trên võng mắt nhìn lên tấm ảnh nó và con chụp chung chưng trên bàn viết đó! Tay đàn, miệng hát tới khuya. Lần nào bác cũng nghe nó hát bản…Em lây cu…lây cưa…gì đó. Nó hát bản đó hoài sao không chán. Nó nói bản nhạc đó là cuộc đời nó.
– Nghe xong, Quỳnh buông đũa, ngưng ăn! Nắm chặt tay Tân và Quỳnh quay mặt đi để dấu dòng nước mắt tuôn trào. Hồi lâu, nén xúc động, nghẹn ngào Quỳnh hỏi:
– Anh thương em nhiều đến thế sao Tân?
Tân xoa xoa vai Quỳnh giọng như muốn khóc:
– Quỳnh! Em có biết tình yêu và hình bóng em đã nuôi sống cuộc đời tật nguyền của anh.
Hai người dìu nhau ra ngồi trên băng đá trước hiên nhà. Gió đi lào xào trên tàng cây vú sữa xum xuê trước ngõ, với giọng xúc động, Tân kể lại diễn biến cuộc hành quân sang Lào… và đơn vị Tân bị tràn ngập bởi thiết giáp đối phương, Tân bị đạn đại liên tiện đi mất chân trái! Tân bị bắt làm tù binh, và bị giam cầm 13 năm tại các tỉnh thượng du Bắc Việt, mười ba năm đầy nghiệt ngã, cách biệt với thế giới bên ngoài!
Năm 1985 họ thả anh, về đây sống với đời buồn tủi tật nguyền, hằng ngày anh đi bán vé số! Hai mẹ con sống cuộc đời cháo rau túng thiếu trong căn nhà kỉ niệm của ba anh, người sĩ quan dù đã chết trong trận Điện Biên Phủ.
Quỳnh cũng kể cho Tân nghe! Từ năm 1972 sau nhiều lần hỏi thăm, kiếm tìm, đơn vị cho biết Tân đã mất tích.
Tháng 4 năm 1975 gia đình nàng di tản và định cư tại Canada; cha mẹ nàng đã qua đời! Nàng làm việc ở một bệnh viện, em trai nàng đỗ bác sĩ đã lập gia đình được hai con.
Riêng Quỳnh vẫn ở vậy. Em nghĩ rằng anh đã chết và em sẽ sống với hình bóng anh suốt cuộc đời này. Bây giờ đang ngồi bên anh em cứ nghĩ mình nằm mơ.
Tân cúi xuống, vén tóc Quỳnh, hai người hôn nhau say đắm! Một nụ hôn của ba mươi năm và dài bằng nửa vòng trái đất.
Buông nhau ra, Quỳnh nũng nịu:
– Em muốn anh đàn và hát cho em nghe.
Tân gật đầu và Quỳnh vào nhà mang đàn ra. Dáng hao gầy, gương mặt nhiều nét kỷ hà học, dạo phiếm và Tân cất tiếng hát! Lời bài hát của một thi sĩ té lầu chết trong một cơn say và Phạm Duy phổ nhạc:
“Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em, đời còn dễ thương…”
Tân có ngón đàn thật điêu luyện! Giọng hát khàn đục chất ngất nỗi niềm, xoáy tận vào tim Quỳnh; xuôi về thành phố núi của những cô gái má đỏ môi hồng, mái tóc ướt mềm! Thành phố đi năm phút đã về chốn cũ và trong khách sạn Bồng Lai, trên chiếc giường ra trắng muốt, nàng đã trao thân cho Tân trong một đêm mưa kéo dài.
Trời thật khuya! Trăng thượng tuần sáng vằng vặc. Quỳnh theo Tân vào phòng! Chiếc giường ngủ trải chiếu bông! Quỳnh ngất ngây trong vòng tay Tân! Mùi đàn ông, mùi nếp non rạ mới đã làm Quỳnh phiêu diêu trong hoan lạc tột cùng. Rõ ràng “đêm nay mới thật là đêm – ai đem trăng sáng trải lên vườn chè”.
Suốt ba tuần lễ ở nhà Tân! Quỳnh và mẹ Tân đi sắm đồ trang trí lại nhà cửa theo sự yêu cầu nhiều lần của Quỳnh. Quỳnh thuê một chiếc xe du lịch đưa mẹ, Tân và Quỳnh ngắm cảnh Ao Bà Ôm, Tân chỉ cho Quỳnh nơi chú Đạt hôn cháu Diễm trong phim Yêu của Chu Tử do tài tử Anh Ngọc và Thanh Lan đóng. Những hàng cổ thụ, rễ nhô cao trên mặt đất! Mặt hồ gió mát! Phong cảnh tuyệt vời. Ba người cũng đi ngắm biển Long Toàn với những đồi cát chập chùng và những bữa ăn cua luộc ngon nhớ đời.
Bên Quỳnh, Tân như trẻ lại! ăn nói hào sảng như ngày nào khoác áo hoa rừng và đội chiếc mũ nâu.
Khỏi phải nói! Mẹ Tân thương Quỳnh qua cách đối xử phải đạo của nàng! Nhiều lần bà cảm ơn Quỳnh đã mang về đây niềm vui, hạnh phúc cho Tân! Đứa con trai duy nhất và cũng là tài sản của đời bà.
Riêng Quỳnh, sau nhiều đêm ngỏ lời! Trước khi chấp nhận, Tân hỏi Quỳnh suy nghĩ kỹ chưa khi chọn một người tật nguyền làm chồng.
Quỳnh chọn căn nhà cũ kỹ! Có giếng nước mát lạnh, tàng cây vú sữa cho bóng mát suốt ngày, làm nơi cư trú suốt đời bên tình yêu nồng nàn của Tân.
Quỳnh cùng Tân dạo phố! Không một mặc cảm ngại ngùng nào “bên người yêu tật nguyền chai đá”. Trái lại, Quỳnh còn thầm hãnh diện có người chồng đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương đất nước.
Trước khi Quỳnh trở lại Canada, gia đình Tân tổ chức một bữa tiệc, mời một ít bà con và một số hàng xóm cạnh nhà để tuyên bố lễ cưới giữa Tân và Quỳnh. Mọi người đều cảm động trước mối tình nồng thắm, cách chia gần ba mươi năm của hai người. Trong tiệc cưới, mẹ Tân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hạnh phúc của con trai mình.
Ba tháng sau, trên chuyến bay Cathay Pacific Airline, Quỳnh đã thu xếp mọi việc ổn thỏa để trở về sống suốt đời ở Việt Nam bên cạnh Tân – chồng nàng.
Khách cùng chuyến bay ngưỡng mộ nhìn Quỳnh, tay xách túi nhỏ và vai mang một hộp da như đựng nhạc khí kèn đồng.
Trong quầy khám hành lý! Nhân viên hải quan hách dịch hỏi nàng:
– Sao không thấy bà kê khai hộp da bà mang trên vai. Chúng tôi được lệnh khám xét.
Quỳnh mở dây kéo! Mọi người đều ồ!!! lên một tiếng, ngạc nhiên bên trong lót lớp nỉ đỏ! Không có thứ nhạc cụ nào cả mà là một cái chân giả tuyệt đẹp.
– Bà mang chân giả này về cho ai? Nguyên do nào người này bị tật? Viên hải quan gắt gỏng.
Quỳnh trả lời một cách bình tĩnh:
– Nếu ở phi trường nước khác, tôi sẽ từ chối trả lời câu hỏi này. Nhưng ở đây tôi xin trả lời ông: Tôi mang chân giả này về cho chồng tôi! Anh bị thương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở chiến trường Hạ Lào.
– Sau một lúc bàn thảo! Hải quan đồng ý cho Quỳnh đi. Đẩy xe hành lý bước nhanh một đỗi, Quỳnh còn nghe rõ câu nói hằn học lớn tiếng sau lưng:
Mẹ nó! Mấy thằng thương binh ngụy bây giờ có giá dữ ha!!!
Quỳnh mỉm cười bước nhanh khi nhìn thấy Tân và mẹ vẫy tay chào nàng ngoài khung của kính bên kia đường./.
Tường Lam
From: TU-PHUNG
LẠ THẬT – Tác giả Hồng Thủy
LẠ THẬT
Hồng Thủy (Tác giả)
Đang ngồi đọc báo, Phong giật mình vì tiếng la của Vợ:
– Đã nói Anh bao nhiêu lần rồi, đôi vớ cởi ra, nếu dơ thì cho vào giỏ trong phòng giặt. Nếu sạch thì bỏ lại vào trong đôi giày tử tế. Tại sao Anh cứ vứt lung tung cạnh đôi giày là thế nào!
Phong trả lời mắt vẫn không rời tờ báo:
– Em cứ tưởng Em sạch lắm mà thật ra Em chả sạch tí nào. Đôi vớ mới cởi ra còn mồ hôi phải để bên ngoài cho nó thoáng, để vào trong giày thì kinh chết, sẽ có mùi không thơm tí nào.
– Nếu sợ dơ sao không bỏ giặt?
– Nhưng mà nó chưa dơ, mới đi lần đầu có vài tiếng đồng hồ, để nó thoáng một lúc là sạch ngay có gì đâu mà phải giặt?
Hương vùng vằng đi vào trong bếp, miệng lầm bầm:
– Nhà lúc nào cũng bừa bộn, vừa dọn xong lại bày ra ai mà chịu được. Một ngày phải rửa cho Anh không biết bao nhiêu cái ly. Uống xong ngụm nước lại vứt cái ly đó. Một lát lại lấy ly mới ra rót nước. Uống xong lại bỏ, rồi lại lấy ly mới. Một mình mà xài cả đống ly!
– Sao Em nói nhiều thế! Anh muốn yên tĩnh đọc báo một chút cũng không được.
– Nói nhiều mà còn bừa thế này, không nói nhà sẽ như cái chuồng heo.
– Chuồng heo yên tĩnh còn sướng hơn, nhà sạch mà phải nghe cằn nhằn tối ngày.
– Anh bỏ cái giọng cãi chầy cãi cối đi có được không?
Thấy giọng Hương có vẻ gay cấn, Phong cầm tờ báo bỏ lên lầu.
Hai mươi phút sau lại nghe thấy tiếng bước chân trên cầu thang, Phong bắt đầu thấy hồi hộp, bỏ mẹ, Mụ này lại mò lên, sắp mở máy nữa rồi.
Y chang, giọng Hương léo nhéo trong buồng tắm:
– Tại sao mỗi lần dùng toilette xong Anh không làm ơn bỏ cái giá để ngồi xuống, cứ để dựng đứng là thế nào! Phải nghĩ đến Vợ mình còn dùng nữa chứ. Bộ muốn tôi cũng đứng tè à!
Phong phì cười:
– Nếu Em đứng tè được cũng nên lắm. Bỏ cái đó xuống nặng nhọc lắm hay sao mà Em phải la um sùm vậy?
Hương lườm Chồng:
– Không nặng nhọc sao Anh không làm?
– Tại Anh quên!
– Quên khôn quá vậy! Lâu lâu quên còn được, đằng này quanh năm ngày tháng quên.
Phong xuống giọng làm lành:
– Hôm nay Anh nghe đủ rồi. Nói ít thôi anh còn nhớ được, lần sau sẽ chừa. Nói nhiều quá Anh không nhớ hết nổi, lại mất công nói nữa.
Hương cười:
– Em nói một câu nữa thôi. Sao Anh hay quên tắt đèn vậy? Tối hôm qua Anh để quên đèn trong phòng computer cả đêm, như vậy thì chết tiền điện.
– Sorry, lần sau Anh sẽ nhớ.
Sợ Hương sẽ nói thêm gì nữa, Phong vội lỉnh xuống nhà. Vừa bật tivi lên chưa kịp coi, giọng Hương đã lanh lảnh ở cầu thang:
– Dùng điện thoại xong không bao giờ thèm bỏ vào cái base của nó để charge. Cứ vứt lung tung, đến lúc người ta dùng thì hết pin.
Phong lờ đi như không nghe thấy cho yên chuyện, chàng làm bộ chăm chú nhìn vào ti-vi.
Hương ngồi xuống cạnh Chồng :
– Em vừa nói gì Anh có nghe không?
Phong làm bộ ngạc nhiên:
– Không, tưởng vụ tắt đèn là vụ chót rồi nên Anh không để ý.
– Anh đừng có vờ vịt, Em nói to chứ có nói nhỏ đâu. Em muốn Anh nhớ đừng vứt điện thoại ở ngoài như vậy nữa.
Phong bực mình nói to:
– Ô kê, ô kê, ô kê.
Biết chồng cáu, Hương yên lặng bỏ vào trong bếp. Nàng nghĩ thầm Đàn ông lạ thật, mình nói toàn những cái đúng, có gì sai đâu mà cũng bực mình là thế nào. Sao chả biết phục thiện gì cả!
Đang bực mình nên Phong không sao chăm chú coi ti vi được. Tự nhiên chàng muốn đi ra ngoài cho thoải mái. Thấy chồng mở cửa bếp đi ra garage Hương vội hỏi:
– Anh đi đâu vậy?
– Anh đi ra ngoài một chút.
– Trời lạnh sao Anh không mặc áo ấm vào?
– Anh quên.
Phong quay lại lấy cái áo khoác da, Hương nghĩ thầm quên, quên, cái gì cũng quên, quên như vậy ốm ai lo. Nghĩ thôi chứ Hương không dám nói ra sợ Chồng lại cáu.
Thấy Vợ đứng tần ngần, Phong thương hại, giọng chàng dịu xuống:
– Anh ra Safeway mua bánh mì, Em cần mua gì không?
Hương vui vẻ:
– Em cũng định ra Safeway xem có chậu Cúc nào đẹp không mua về chưng Tết.
Nghe tới Tết Phong giật mình:
– Sắp Tết rồi cơ à!
– Tuần tới rồi.
– Nhanh quá nhỉ!
Sợ Hương đòi đi chung, Phong bước vội ra cửa:
– Để Anh xem, nếu có Cúc Đại đoá đẹp Anh sẽ mua, Cúc hoa nhỏ chán lắm.
Vừa lái xe Phong vừa suy nghĩ Vợ mình cái gì cũng được, xinh đẹp, giỏi giang, chỉ có tật tối ngày cằn nhằn Chồng. Mấy cái tiểu tiết đó, có đáng gì đâu mà phải cáu kỉnh lèm bèm. Chồng quên thì Vợ làm dùm, chết chóc gì mà lúc nào cũng phải la toáng lên, Lạ Thật!
Thoát được Vợ rồi Phong thấy nhẹ cả người. Chàng biết Hương muốn cùng đi với Chàng ra chợ, nhưng Phong ớn đi xe chung với Hương lắm. Ngồi bên nhau thế nào Hương cũng có một cái cớ gì đó để cằn nhằn. Chẳng hạn như xe gần hết xăng rồi sao Anh chưa chịu đổ. Này, này, có người sắp đi qua đường kia kìa, coi chừng đấy nhé. Sao anh lái nhanh quá vậy.. vv… Có lần Phong đang hứng chí nói chuyện, tưởng Hương chăm chú nghe, ai dè Hương cắt ngang bằng một câu lãng xẹt làm Phong vừa giận vừa mất hứng.
– Anh chú ý lái xe đi, đừng nói nữa, sắp sửa đến exit rồi đó. Lần trước Anh ham nói chạy lố luôn, Anh nhớ không?
Thật ra những cái Hương nhắc đều đúng, nhưng không hiểu sao, giọng nói và lối nói của Hương làm Phong rất khó chịu.
Đi chợ, Phong thích nhất là chỗ bán thịt nguội và đủ thứ fromage. Cứ mỗi lần Phong vừa đụng vào miếng pâté nhập cảng từ Canada là Hương nói liền, cholesterol của Anh cao lắm mà cứ thích ăn pâté với fromage. Phải tránh mấy thứ đó đi mới được.
Hôm nay đi chợ một mình, Phong quyết định phải mua cả pâté lẫn fromage. Lâu lâu ăn một lần chết chóc gì mà sợ. Ăn rồi, uống rượu chát nó sẽ tan đi. Phong thấy mình vui và hí hởn như một đứa con nít. Đi ngang chỗ bán café Starbucks, mùi café thơm lừng thật hấp dẫn. Phong ghé vào mua một ly café. Nhìn quanh quất, những cái bàn vuông nhỏ và ghế xung quanh đều có người ngồi hết, ngoại trừ một cái bàn, có một người đàn bà trẻ ngồi còn dư hai ghế. Phong ngập ngừng, chưa biết có nên hỏi xin phép ngồi xuống đó không thì Bà ta đã lên tiếng:
– Ông có thể ngồi vì 2 ghế đó trống, không có ai ngồi cả.
Phong nói cám ơn và ngồi ngay xuống. Người đàn bà vui vẻ bắt chuyện. Bà ta tự giới thiệu làm nghề Realtor và than lúc này nhà bán rất chậm. Phong cũng cho biết chàng mới về hưu được mấy tháng nay, đang quyết định không biết có nên volunteer làm một việc gì không, cho đỡ cảm thấy buồn chán. Bà ta rủ Phong ghi tên vào câu lạc bộ thể thao mà Bà ta là một thành viên trong Ban Quản Trị.
Bà ta nói, có nhiều chương trình rất hay và bổ ích. Trước khi cáo từ, Bà ta bắt tay Phong, đưa cho chàng tấm danh thiếp, nhìn Chàng bằng đôi mắt thật đẹp và ướt át cộng với nụ cười thật tươi:
– Hy vọng sẽ được gặp lại Ông ở câu lạc bộ thể thao mà tôi vừa giới thiệu với Ông. Tôi bảo đảm với Ông, Ông sẽ không có một chút thì giờ nào trống để cảm thấy nhàm chán.
Người đàn bà quay lưng đi, Phong nhìn theo, Bà ta có dáng người thật cân đối. Đôi mông lắc lư theo nhịp đi vội vã trông rất hấp dẫn. Phong đọc nhanh tấm danh thiếp cầm trong tay. Helena Fitzgerald, chàng đoán Helena khoảng gần 50. Bỏ tấm danh thiếp vào túi, Phong ngạc nhiên thấy mình bỗng dưng huýt sáo một điệu nhạc thật vui.
Lâu lắm rồi mình đâu có huýt sáo. Lạ thật ấy nhỉ!
Phong đi ngay vào chổ bán hoa, mấy chậu cúc vàng tươi, bông nở thật lớn như đang chào đón Phong. Chàng chọn ngay hai chậu nhiều hoa nhất và nghĩ thầm Hương sẽ thích lắm đây.
Điện thoại reo, giọng Hương lanh lảnh ở đầu dây:
– Cái Valise cũ mình mang từ Việt Nam qua hồi 75 đâu rồi Anh?
– Anh vứt đi rồi, sao tự nhiên Em lại hỏi tới cái valise cũ mèm đó!
– Em dọn nhà ăn Tết, phải chuyển bớt một ít đồ xuống basement nên mới biết cái valise đã biến mất rồi. Em không tưởng tượng được Anh có thể vứt cái valise đó đi.
– Nó cũ quá đến nỗi lên mốc hết cả phía ngoài, không vứt đi thì để làm gì!
– Anh là người không có trái tim.
Nói xong Hương cúp điện thoại cái rụp.
Phong ngạc nhiên không hiểu sao tự nhiên Vợ chàng lại giận dữ chỉ vì chàng vứt đi một cái valise cũ. Chàng nhìn hai chậu Cúc vàng tươi một cách chán nản. Tưởng mua hai chậu Cúc này về, Hương sẽ mừng húm và cảm ơn chàng rối rít.
Nhưng cái điệu này là không êm rồi. Hai chậu Cúc chẳng bù được tội lỡ vứt đi cái valise vừa cũ vừa dơ vì đầy mốc. Lạ Thật, đúng là mình lấy phải mụ điên. Phong than thầm như vậy. Vứt cái valise cũ đi, chứ có phải vứt mấy đứa con xuống sông như thằng cha báo mới loan tin đâu, mà lại bị mắng là không có trái tim. Phong cứ lập đi lập lại 4 chữ đó, cuối cùng chàng bỗng nổi xung thiên nói một mình: “Không có trái tim thì ông cóc về nhà nữa. Thay vì về nhà nghe cằn nhằn, mình đi thẳng đến cái câu lạc bộ thể thao mà Helena giới thiệu xem sao”. Nghĩ là làm. Một tiếng đồng hồ sau Phong đã trở thành hội viên của Câu lạc bộ Khoẻ và Vui. Chàng lái xe về nhà với ý định lấy quần áo thể thao và trở lại Câu lạc bộ tập liền ngay ngày đầu xem sao. Chàng chợt nghĩ đến phản ứng của Hương, chắc Hương ngạc nhiên và bực mình lắm, vì chàng đã tự ý quyết định mà không hỏi ý kiến Vợ. Who cares; Phong mệt mỏi lắm rồi. Cằn nhằn là nghề của Hương mà, Phong nghĩ vậy.
Chàng bước vào nhà chờ Hương la hét vì tội vứt valise cũ đi. Phong ngạc nhiên thấy Hương ngồi yên lặng trong bếp như một con mèo nhỏ, hai mắt đỏ hoe. Hương làm bộ như không biết sự có mặt của Phong. Nàng chẳng nói chẳng rằng.
– Em sao vậy?
Phong hỏi nhẹ nhàng.
– Chả sao cả, giọng Hương thật lạnh.
– Chả sao cả, mà sao mắng người ta là không có trái tim. Nói cho Anh biết, tội vứt cái valise cũ đã lên mốc là tội nặng lắm à!
Hương vẫn im lặng không trả lời. Phong cáu tiết:
– Em điên vừa vừa chứ, không thôi Anh để Em ở một mình đó. Anh chịu hết nổi rồi.
Nói xong Phong bỏ lên lầu lấy quần áo. Khi Phong trở xuống thì Hương đang gục đầu xuống bàn khóc tấm tức. Phong càng điên thêm nữa, chàng gay gắt hỏi:
– Ai làm gì mà khóc mới được chứ . Mắng người ta cho đã rồi lại khóc thì lạ thật!
– Anh đúng là người vô tình, Anh không biết quí kỷ niệm gì cả .
Phong hơi chột dạ:
– Tại sao Em nói vậy?
– Anh có nhớ cái valise đó là cái valise kỷ niệm, hai Vợ Chồng mình đã chọn mua sau ngày cưới để đi hưởng tuần trăng mật ở Đà Lạt không?
– Anh quên mất, nhưng nó cũ và lên mốc hết rồi. Thôi, Anh xin lỗi.
Phong phải nói vậy cho Vợ vui lòng, chứ Phong đang nghĩ thầm:
– Cái thằng chồng lù lù đây không lo o bế, lo tiếc cái valise cũ mèm, rồi cằn nhằn cửi nhửi làm to chuyện, Lạ Thật! Phong có biết đâu, chả riêng gì Phong và Hương. Tất cả những cặp Vợ Chồng trên cái cõi đời này, trong cuộc sống chung, không biết bao nhiêu ngàn lần, họ phải thốt ra hai chữ Lạ Thật.
Thực ra, hai người một trai một gái, sinh ra trong một gia đình cùng Bố Mẹ, cùng máu mủ, cùng chung sự giáo dục, mà tính nết còn khác biệt nhau. Nhiều khi anh em còn không hợp với nhau, không chịu đựng được nhau. Huống hồ hai người xa lạ, sinh trưởng trong hai gia đình khác hẳn nhau. Hoàn cảnh và sự giáo dục hoàn toàn khác biệt. Bỗng dưng họ gặp nhau, hai trái tim đập loạn xà bèng, nói một cách văn hoa là hai trái tim đập chung một nhịp, rồi họ yêu nhau, lấy nhau. Trong cuộc sống chung, những thơ mộng êm đềm của ngày mới cưới rất ngắn ngủi. Sau đó, các cô cậu nhóc tì ra đời, bao nhiêu vất vả, lo lắng, muộn phiền trong cuộc sống. Chưa kể những suy nghĩ khác nhau giữa đàn ông với đàn bà. Vậy mà Họ vẫn sống được với nhau, vẫn cố gắng san bằng những khác biệt, để mái ấm gia đình được bền vững, thì quả thật là một điều khiến ai cũng phải thốt ra 2 chữ lạ thật, chứ chả riêng gì những người trong cuộc./.
Hồng Thủy (Tác giả)
From: TU-PHUNG
CÂU CHUYỆN VỀ HAI VỊ THIỀN SƯ
CÂU CHUYỆN VỀ HAI VỊ THIỀN SƯ
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “ rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi.
Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói : “ Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
Lại có câu chuyện khác cũng tương tự. Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.
Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi vị học tăng trở về. Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư thầy mình. Lập tức vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói : “Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi.”
Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước mặt đại chúng. Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.
Nếu bạn là thiền sư bạn sẽ xử lý thế nào với hai sự việc như thế? Tôi nghĩ, trong câu chuyện thứ nhất. Những người bình thường thì sẽ cùng tên trộm vật lộn hoặc sẽ la lớn lên “Trộm, trộm…”. Câu chuyện thứ hai, đối những với người bình thường thì sẽ đem lỗi của vị học tăng nói trước mặt mọi người, sau đó sẽ có hình thức trách mắng quở phạt riêng cho vị ấy.
Nếu làm như vậy kết quả sẽ như thế nào nhỉ? Tôi nghĩ có thể xảy ra hậu quả thế này, câu chuyện thứ nhất: Tên trộm sẽ đánh bị thương hoặc giết chết vị thiền sư hoặc có thể vị thiền sư đánh tên trộm bị thương và tên trộm sẽ trở lại trả thù thiền sư vào một ngày gần đó. Câu chuyện thứ hai, sau khi vị học tăng bị quở phạt trước mọi người sẽ cảm thấy rất xấu hổ với bạn bè, trong lòng buồn phiền thối chí tu học cuối cùng trở thành con người bình thường, và có thể từ bỏ lối sống thiền môn.
Hai vị thiền sư này xử sự không giống những người bình thường như chúng ta, mà lấy sự khoan dung đại trí, đại bi để thay đổi một tên lãng tử thành vị danh tăng. Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
Im lặng mà hơn cả to tiếng trách móc đây là phương pháp giáo dục tốt nhất.
Khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt, khoan hồng tha thứ lỗi cho người giống như ngọn gió mùa xuân mang mưa xuân đến thấm nhuần cây cỏ làm vạn vật thêm xanh tươi. Khoan dung còn hơn cả vàng, khoan dung là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta.
From: Đo Tan Hung & Kim Bang Nguyen