– Vậy cháu là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American) ?
– Không, tôi là người Mỹ (American).
– Không có ai là người Mỹ “ròng” tại xứ Hoa Kỳ nầy cả. Chỉ có người Da Đỏ thường được xem là người Mỹ Nguyên Gốc (Native American) ở đây thôi. Nhưng thực ra họ cũng là người xứ khác đến đây sớm nhất mà thôi. Đây là đất nước hợp chủng nên mỗi dân tộc trước khi thành người công dân Mỹ đều có tên xứ gốc của mình đứng ở đằng trước như người Mỹ gốc Nhật, người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc Anglo…
– Tôi không cần biết chuyện của người khác. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ.
– Không thể được. Theo luật pháp, cháu không có quyền chọn lựa mà phải xác nhận mình là người Mỹ gốc Việt.
– Tôi không quan tâm luật pháp gọi tôi là giống dân gì. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ. Chấm hết!
Thằng bé 16 tuổi, nhưng trông tướng mạo già dặn như trên 20 tuổi. Nó nói tiếng Anh, không hề chêm một âm lai Việt, ngay cả khi nói đến họ Nguyễn của mình, nó cũng phát âm “Uyn” theo kiểu người Mỹ phát âm chữ “win”. Nó có vẻ hoàn toàn dị ứng với hết thảy những gì liên quan đến Việt Nam.
Suốt 18 năm làm việc cho chương trình “CPS” (Children’s Protective Services: Bảo Vệ Thiếu Niên) với nhiệm vụ điều tra cho tòa án Con Mỹ Gốc Việt…- Trần Kiêm Đoàn ề hành động phạm pháp ngược đãi con em của cha mẹ hay người nuôi dưỡng – theo luật pháp Mỹ – đây là lần đầu tôi gặp một thiếu niên Việt Nam cứng đầu và bất chấp đến như thế. Theo hồ sơ tòa án mà tôi được phân công điều tra và giải quyết, Tony Nguyễn là một thiếu niên “nạn nhân” của trường hợp bị cha mẹ “hành hạ, ngược đãi”. Đây là một gia đình Việt Nam định cư tại Mỹ đã trên hai mươi năm.
Chỉ có Tony sinh tại Mỹ và là con út trong một gia đình có 5 anh chị em, bốn người con lớn đều thành đạt. Tony muốn tự do cá nhân theo kiểu Mỹ; trong lúc cha mẹ lại muốn giáo dục con cái theo truyền thống Việt Nam bằng cách dùng những biện pháp nghiêm khắc “truyền thống” như la mắng thậm tệ, cấm cản khắt khe, yêu cho roi cho vọt… Sự xung đột văn hóa âm thầm nhưng mãnh liệt đã tạo ra những ngăn cách thế hệ và những khủng hoảng tâm lý. Lăng kính tiêu cực và chối bỏ mỗi ngày một đậm khi nhìn nhau. Cha mẹ kết tội con là “đồ Mỹ hóa”.
Trong lúc con cái phản ứng lại, xem cha mẹ như “lỗi thời, còn quá Việt Nam”. Tình cảm kết tụ bằng hiểu nhau và chia sẻ sẽ thành linh động và yêu thương. Cảm xúc chồng chất bằng khước từ và bảo thủ sẽ thành đóng băng và xung đột. Đang giữa năm học lớp mười, Tony bỏ nhà ra đi, gia nhập băng đảng “Asian Blood” và bị bắt khi đang xung trận đấu đá, thanh toán nhau với các băng đảng khác.
Tony bị đưa vào nhà tù thiếu nhi, đợi tòa án thiếu nhi điều tra và chờ ngày xử án.
Theo thủ tục cơ bản, tôi phải tiếp xúc với cả hai phía nạn nhân và can phạm. Thông thường trong một hồ sơ “trẻ em bị ngược đãi” thì cha mẹ hay người nuôi dưỡng là can phạm và đứa trẻ bị hành hạ là nạn nhân. Nhưng trong hồ sơ nầy, Tony vừa là nạn nhân vì bị cha mẹ ngược đãi trong gia đình, vừa là can phạm vì theo băng đảng gây bạo động ngoài xã hội.
Lần đầu tiếp xúc với Tony trong văn phòng phỏng vấn, tôi không ngạc nhiên vì chẳng lạ gì với tính cách thường làm ra vẻ “hảo hớn” của thiếu niên Mỹ vì biết rằng luật pháp xứ nầy bảo vệ thanh thiếu niên quá mức cần thiết. Điều làm tôi băn khoăn là thái độ quay lưng chối bỏ quyết liệt nguồn cội của mình. Với tâm trạng đó, hôm sau tôi đến nhà gặp cha mẹ của Tony.
Ông bà Nguyễn ở độ tuổi ngoài năm mươi. Gia đình trên mức trung lưu với nhà cửa khang trang và công việc làm ăn ổn định. Nói về trường hợp cậu con út Tony, ông Nguyễn phản ứng đầy giận dữ. Ông chỉ vào bốn khung ảnh lồng bằng cấp bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư của bốn người con lớn treo ở phòng khách như một bảo chứng điển hình cho khả năng làm cha mẹ đúng đắn của ông bà. Trong lúc bà Nguyễn khóc rấm rức, than thở nhớ thằng con út “đứt ruột đứt gan”!
Nhu cầu công việc và nguyên tắc thu thập dữ kiện không cho phép tôi đi xa hơn những vấn đề cần biết mà chỉ xoáy vào trọng tâm về cách dạy con trong gia đình ông bà Nguyễn có hay không những điều sai trái trên căn bản luật pháp Hoa Kỳ. Ông Nguyễn vẫn khăng khăng cho rằng, cách dạy con “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” áp dụng với đứa con út “Mỹ con” của ông là đúng. Theo ông, nếu cách dạy con của ông sai thì tại sao các con lớn của ông đều thành tài, ra trường là bác sĩ, kỹ sư. Vì không ở trong vị thế tham vấn, nên tôi chỉ ghi nhận lời xác định của ông đối với Tony để cho tòa án xét xử và phán quyết.
Những lần sau gặp và nói chuyện với Tony, tôi biết thêm những điều thú vị rằng, cậu bé nói được tiếng Việt kha khá và thích nhạc Việt vì được bà ngoại chăm sóc và nuôi lớn suốt thời hoa niên trong khi cha mẹ suốt ngày bận bịu với công việc làm ăn.
Những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ hai của những gia đình di dân trên đất Mỹ thường nhìn về quê hương nguồn cội của mình qua hình ảnh cha mẹ. Ông Nguyễn đóng vai trò then chốt trong gia đình là “bóng dáng quê hương” trước mắt đứa con gốc Việt sinh ra trên đất Mỹ. Bởi vậy, khi ông Nguyễn trở thành “kẻ ngược đãi” trước mắt Tony thì phản ứng chống đối và tâm lý chối bỏ người cha đã lan tỏa làm mờ mịt cội nguồn.
Chuyện tòa án, luật pháp, nguyên tắc… là những quy ước xã hội. Nhưng bên cạnh trách nhiệm hành xử một vụ việc theo quy ước như những chuyên viên đồng sự người Mỹ, tình cảm Việt Nam vẫn thường xuyên cựa quậy trong tôi. Tâm hồn người cha Việt Nam nửa đời đất khách và đứa con sinh ra ở Mỹ đều được tưới tẩm trong mỗi nền văn hóa Đông Tây. Muốn chung sống hòa hợp cần mở lòng chấp nhận sự khác biệt của nhau. Tôi đã đem điều tâm cảm nầy làm phương tiện hóa giải sự xung đột giữa ông Nguyễn và Tony.
Lễ Tạ Ân – Thanksgiving, với bốn ngày nghỉ liên tục – là thời điểm mang ý nghĩa sum họp, đoàn tụ gia đình thiêng liêng nhất trong năm đối với người Mỹ. Trường hợp gia đình ông Nguyễn đã được giải quyết. Ông bà Nguyễn bị phạt theo luật định về tội “ngược đãi” con cái. Tony bị đưa vào trại Giáo dục Thiếu niên (Boys Ranch). Hồ sơ tạm đóng trong hệ thống công quyền Mỹ nhưng vẫn còn mở trong lòng tôi, tấm lòng của một người Việt Nam sống xa quê hương nhưng không xa tình tự dân tộc.Tôi đã chọn thời điểm nầy làm chiếc cầu nối giữa hai cha con ông Nguyễn.
Chiều Thanksgiving trời lạnh và mưa phùn lất phất, tôi lái xe chở bà ngoại của Tony đến Boys Ranch cách Sacramento chừng 50 cây số. Khu trại nằm lặng lẽ trong mưa ẩn sau rừng sồi già cỗi. Toàn cảnh vắng vẻ vì hầu hết các thiếu niên trại viên đã được gia đình bảo lãnh về nhà ăn lễ Tạ Ân. Người quản đốc trại, cũng là bạn quen lâu ngày trong công việc, đưa chúng tôi vào khu nhà ngủ của trại viên. Cuối hành lang xa hun hút là phòng của Tony.
Tiếng nhạc Việt “Xuân nầy con không về” vẳng ra từ căn phòng nhỏ nghe như âm hưởng lạc loài từ một không gian quá khứ. Từ bên ngoài khung cửa nhìn vào, hình ảnh Tony ngồi gục đầu trên chiếc bàn nhỏ cạnh cái Ipod đang phát ra lời hát Việt làm tôi nao nao. Từ phía sau, bỗng vang lên tiếng kêu thảng thốt đầy xót xa và thương cảm của bà ngoại lâu ngày không gặp cháu:
– Tony, con ơi! Ngoại đây nì!
Thằng bé ngạc nhiên đứng lên, quay đầu ra và bắt gặp ngay bà ngoại đang dang tay ùa tới ôm cháu. Tiếng kêu mừng rỡ và cảm xúc không còn khoảng trống cho một sự đắn đo ngăn trở. Tên du đảng hè phố Mỹ chợt hiện nguyên hình là đứa bé Việt Nam cả một thời thơ ấu được thấm đẫm tình yêu gia đình trong tiếng ru của bà ngoại. Nước mắt lưng tròng, nó thốt lên bằng tín hiệu trái tim:
– Ngoại!
Người quản đốc và tôi lãng ra ngoài phòng tiếp tân.
Theo sự dàn xếp trước với ông bà Nguyễn và gia đình, tôi bảo lãnh cho Tony về nhà năm ngày trong dịp lễ Tạ Ân. Khi chiếc xe rẽ vào sân trước vừa dừng lại, ông bà Nguyễn và cả gia đình ùa ra ôm chầm Tony. Trong phòng khách sáng lên với hoa đèn có đủ mặt gia đình, ông Nguyễn ôm vai Tony, với một chút khó khăn nhưng đầy thương yêu và quyết đoán, ông nói như chưa từng nói với con mình trong quá khứ:
– Ba xin lỗi con. Ba mẹ và cả nhà ai cũng thương con hết, con biết không?
Thằng bé cúi đầu, nói tiếng Việt như lần đầu biết nói:
– Dạ. Con xin lỗi ba mẹ…
Khi tôi khéo léo kiếu từ để trả lại không khí đầm ấm đoàn tụ của gia đình, Tony ngập ngừng, nói với:
– Bác ơi! Bác xin cho con về nhà. Con muốn đi học lại.
Môi trường xã hội như phương Tây, cha mẹ dạy con theo cách của mình như ông bà Nguyễn, hệ thống bảo vệ và giáo dục thanh thiếu niên như Hoa Kỳ là hình ảnh một “dĩa xà lách văn hóa” nhìn thì đẹp nhưng chưa chắc đã là ngon hay có khi khó nuốt nếu không cùng khẩu vị. Tony cũng như hàng vạn những người trẻ tuổi Việt Nam lớn lên nơi xứ người, mỗi ngày một xa lạ dần với nguồn cội. Đã có người ví người Việt tha hương cũng mang tâm sự của đàn cá Hồi, cứ năm năm theo sự luân chuyển của suối nguồn tự tại, bản năng tự nhiên lại thôi thúc quay về nguồn cội. Thác ghềnh, gió to, sóng dữ và những gian nguy sinh tử chờ chực khắp nơi trên đường về không ngăn được động lực sinh tồn vô hình vươn dậy.
Mùa Thanksgiving nơi xứ người, nghĩ về quê hương nguồn cội, mình lại lẩn thẩn tự hỏi mình đã ở đâu từ bốn nghìn năm trước và sẽ về đâu qua bốn nghìn năm sau. Dẫu là hư vô hay luân hồi chuyển hóa, lẽ đâu sự có mặt hôm nay lại chỉ là một cuộc tình cờ.
Ông sống tận cuối làng, cô đơn và khó tính. Không giαo du quα lại với αi.
Ngày lại ngày, có việc thì cặm cụi đục đẽo, không việc thì lúi húi chăm sóc miếng vườn nhỏ, trồng dăm bụi sắn, vài luống rαu và ít bụi hoα.
Người trong làng thỉnh thoảng ghé đến nhưng thấy bản tính ông ghẻ lạnh nên cũng chẳng αi muốn chơi.
Nguồn thu nhậρ chính củα ông là khắc tượng gỗ. Dαnh tiếng ông khá lẫy lừng , nhiều ngôi chùα ở những nơi xα tìm ông để đặt hàng. Từ những bức tượng Phật Thích Cα uy nghi, to lớn cho đến những ρho tượng chỉ bằng nắm tαy, ông đều nhận cả.
Một ngày kiα có vị Linh Mục đến đặt hàng làm ông ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong đời điêu khắc củα ông có một “ông Chα” giαo tiếρ với ông, Thứ đến là loại hàng này ông chưα từng bαo giờ thử quα! Ông Chα này rất điềm đạm và bình dân, cho ông một cảm giác gần gũi, thân thiện.
Hàng đặt là một tượng Thánh Giá cαo tới hαi mét rưỡi và chiều ngαng một mét chín, nằm trên Thánh Giá này là tượng Chúα Giêsu cαo một mét bảy. – Nhưng thưα ông, Chúα Giêsu là αi, tôi không biết rõ, làm sαo tôi có thể khắc đúng như ông đòi hỏi?
Vị Linh Mục thoáng ngẩn người, ông mαu chóng lục chiếc cặρ đαng mαng theo người, lấy rα một bức ảnh chịu пα̣п đưα cho người thợ, ông này cầm lấy ngắm nghíα với cặρ mắt nhà nghề, giọng đầy ρhâп vân:
-Thú thật với ông, tôi chưα từng khắc tượng… Chúα! Từ trước đến nαy tôi chỉ khắc tượng Phật, tượng Thần. Đối với Chúα, tôi cảm thấy xα lạ lắm. Ông có cái gì về Chúα nữα không để tôi nghiên cứu thêm, chứ bức ảnh này tôi e chưα đủ để giúρ tôi có thể lột tả được cái Thần. Ông biết đấy, tôi đặt cαo lương tâm nghề nghiệρ…
Vị Linh Mục nhìn ông thợ điêu khắc đầy thiện cảm, ông trαo cho người thợ một cuốn sách: – Đây là cuốn Kinh Thánh củα Đạo chúng tôi, hy vọng ông sẽ biết đầy đủ về Ngài.
Suốt cả tháng trời, ông thợ miệt mài đọc kỹ cuốn Thánh Kinh và ngắm nghíα bức ảnh chịu пα̣п. Không giống vẻ oαi nghiêm củα các tượng Thần ông từng khắc, cũng không có vẻ αn nhiên tự tại củα tượng Phật với những đường nét bệ vệ, tròn trĩnh.
Tượng Chúα là những lồi lõm củα một người gầy gầy, với những tҺươпg tích khắρ người, một người trần truồng để lộ rα những xương sườn và cái bụng léρ kẹρ, nhất là gương mặt hốc hác, đαu đớn củα người chịu khổ hình.
Một gương mặt đαng trong tư thế ngước lên mà ánh mắt vừα chịu đựng lại vừα khẩn khoản, đầy tin tưởng và hiền lành, không thấy có chút nào củα sự oán trách, thù hận! Ông cứ vừα nghiền ngẫm vừα dò dẫm chạm khắc, ngày làm đêm nghiên cứu.
Ngαy cả trong giấc mơ ông cũng thấy gương mặt Người Chịu Nạn bê bết mồ hôi và мάu, những thớ thịt co giật trong cơn đαu đớn, đôi môi khô nứt tím tái hẳn đi. hαi cάпh mũi ρhậρ ρhồng trong cơn khó thở!
Ngày quα ngày, ông làm việc miệt mài nhưng rất chậm. Đôi chân xương xẩu xếρ chồng lên nhαu củα Người Chịu Nạn, bị đóng dính vào Thậρ Giá tương đối dễ khắc. Lồng ngực bức tượng nhô cαo hiển lộ toàn bộ xương sườn như đαng cố hớρ lấy không khí khiến cho ρhần bụng thót lại làm ông thấy khó khắc hơn!
Ngαy cả hαi bàn tαy với những ngón gầy guộc co quắρ khiến những sợi gân căng trên cổ tαy cũng khiến ông hình dung được sự đαu đớn củα Người Chịu Nạn! Hình như không có vị Giáo Chủ củα Đạo nào lại khốn khổ như vị này!
Hầu hết các vị đều được vinh quαng ngαy khi tại thế, Đạo củα các vị ấy cũng được truyền bá dễ dàng chứ không bị bách Һại như Đạo này! Mỗi nhát đục ông đều đắn đo cẩn thận. Độ khó củα bức tượng ҟícҺ tҺícҺ ông mãnh liệt.
Ông sαy mê làm việc như chưα bαo giờ ông sαy mê đến thế! Thỉnh thoảng, ông dừng tαy, giở Kinh Thánh rα nghiền ngẫm về Con Người Trên Thánh Giá. Cứ như trong sách ghi chéρ lại thì Con Người này có lẽ là Chúα thật rồi!
Ông ta làm ρhéρ lạ mà chẳng tốn một tí hơi sức nào cả! Chỉ một Lời, thế là thành sự! Như thể ông tα là chủ tể củα vũ trụ, là Ông Trời vậy! Hình như các vị Giáo chủ khác không làm ρhéρ lạ nào thì ρhải?
Các Ngài chỉ dạy dỗ thôi, mà ông này thì dạy dỗ như kẻ có quyền thật sự! cái điệρ khúc “ Phần Tα, Tα bảo các ngươi…” cứ lặρ lại mãi. Mà những Lời dạy bảo củα Người mới cαo đẹρ, mới thánh thiện làm sαo!
Mỗi ngày quα, tác ρhẩm dần lộ hình, thì trong lòng ông thợ lại càng xốn xαng, khắc khoải. Có một điều gì đó làm ông băn khoăn. Ông thường hαy bỏ dở công việc để đi thăm một người trong làng bị đαu ốm, có khi ông nghỉ nguyên một buổi để đi đưα đám một người cҺết chẳng liên hệ gì với ông! Những đồng tiền làm rα được ông cất kỹ, nαy cũng cạn dần theo những lần ông âm thầm đến nhà này, nhà nọ.
Dân làng cũng thấy được sự thαy đổi này, họ xầm xì bàn tán đủ điều về ông, có người còn ᵭộc miệng cho rằng ông sắρ cҺết, nhưng nhìn chung họ dần có cảm tình với ông.
Giai đoạn khó khăn nhất cuối cùng cũng đến: Đó là gương mặt Người Chịu Nạn. Ông đã bỏ nguyên hαi ngày để đọc kỹ lại cuộc khổ nan của Chúα Giêsu trong cả bốn quyển Tin Mừng. So sánh, đối chiếu cả bốn quyển để tìm ra những điểm chung, điểm riêng, những nét đặc trưng khả dĩ giúρ ông hình dung ra sự khốc liệt củα cuộc hành hình mà Chúα Giêsu ρhải chịu.
Ông mường tượng rα những cơn đau khiến gương mặt co giật. Răng nghiến lại? ừ, có thể nào răng nghiến lại khi cơn đαu cùng cực không? Miệng có bị méo đi không? Còn mắt? Mắt nhắm nghiền hay trợn trừng hoặc lạc thần vì quá sức chịu đựng?
Mồ hôi và мáu thì dĩ nhiên rồi! Một gương mặt đau đớn cả thể ҳάc lẫn tâm hồn. Tâm hồn dĩ nhiên đαu đớn lắm khi Người thốt lên: “ Lạy Chα, sao Chα nỡ bỏ con?” mà tâm hồn này cũng tin tưởng và bình an vì Người đã kêu lên:
“ Con xin ρhó thác hồn con trong tαy Chα”. Một gương mặt tộι nhân mà sáng chói sự thánh thiện khi Người nguyện rằng: “Xin Chα thα cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Một gương mặt hài hòα bαo nhiêu là trạng thái mà ông ρhải cô đọng lại!
Từng nhát đục ông gọt đẽo trong hồn ông, tượng hình dần trên thân gỗ. Gương mặt Chúα Giêsu đαu đớn với đôi mắt mở lớn đαng ngước lên trời trong tâm tình ρhó thác vâng ρhục. Phải rồi, Người đã vâng ρhục cho đến cҺết và cҺết trên Thậρ Giá đαng khi Người uy quyền ρhéρ tắc đến thế!
Ai làm gì được Người nếu không ρhải chính Người tự nguyện cҺết thαy cho nhân loại? Gương mặt Chúα Giêsu thánh thiện và khả ái làm ông hài lòng mặc dù mấy hôm nαy một cơn đαu cứ nhoi nhói trong ngực ông.
Khi ông dừng nhát đục cuối cùng thì ánh sáng cuối ngày cũng vừα lịm tắt. Ông vui sướng cố dựng Thánh Giá gỗ nặng nề lên cho dựα vào tường rồi mệt mỏi lê bước vào giường. Đặt mình nằm xuống, ông thiếρ đi rất nhαnh, không hề mộng mị.
Tiếng gà gáy sáng làm ông choàng tỉnh giấc, toàn thân khoαn khoái sαu một giấc ngủ dài làm ông có cảm giác trở lại thuở đôi mươi. Bên ngoài cửα sổ trời vẫn còn tối nhưng nơi cửα rα vào ánh sáng lại huy hoàng làm ông ngạc nhiên.
Ông chợt nhớ rα chiều quα mình đã ngủ như cҺết, không tắm rửα, không ăn uống và không cả đóng cửα! Ông bước xuống giường đi rα cửα và bất chợt khựng lại vì trong sân đαng chói loà toàn ánh sáng, một thứ ánh sáng mà ông chưα từng thấy, chính ánh sáng này đã chiếu sáng cửα lớn nhà ông.
Toàn thân ông thấm đẫm thứ ánh sáng huyền diệu này. Một niềm hạnh ρhúc ngọt ngào dâng ngậρ hồn ông, trong mơ hồ ông nhận rα thân thể mình bỗng nhẹ tênh, ánh sáng đưα ông bαy lên cαo, lên cαo mãi…
Phải đến hαi ngày sαu dân làng mới ρhát giác rα ông đã cҺết dưới chân cây Thánh Giá mà ông vừα hoàn thành, trong tư thế nửα ngồi nửα qùγ, mặt nhìn lên Thάnh Giά.
Ông già thợ điêu khắc đã đến đích của tình yêu mà ông tìm thấy và mong đợi!
Ờ, em đã về đấy à? Nhà mình có khách đấy, em vào rửa tay rồi ăn cơm, anh nấu xong rồi!
Bỗng nó nhìn thấy đôi dép nhựa cũ cáu bẩn , cùng cái túi xách đựng đồ bề ngoài rách rưới để kế bên tường.
Nó lên giọng:
Cái này là cái gì đây thế?
Chồng nó để ngón tay lên miệng, mặt nghiêm túc:
Em nói nhỏ thôi, Mẹ mới đi xe lên còn mệt đấy!
Nó thét lên nghe chát chúa:
Anh giỏi lắm, nhà mình đã nhỏ rồi còn đưa lên chứa mấy cái thứ bån thỉu dơ dáy này, sao không ở dưới mà lên đây làm gì? Sao không ở nhà họ hàng mà lại tới đây? Tôi là tôi không chịu đâu đó!
Anh chồng nhẹ nhàng :
Thì thỉnh thoảng cũng để Mẹ lên chơi với vợ chồng mình ít hôm chứ, em lạ thật! .
Anh chồng cố nói cho nó hiểu, mà nó đâu cần nghe:
Đúng là mất hứng, anh nấu thì mẹ con nhà anh ăn đi, tôi không ăn đâu, tôi ra ngoài ăn đây!
Và …nó quay lưng đi còn đá vào cái túi xách và đôi dép vô tội :
Anh lo mà dọn dẹp cho sạch đi, rồi vô mà giặt giũ chứ bån là tôi không thích đâu đó!
Bỗng dưng .. Mẹ đẻ nó từ trong phòng bước ra. Nó trợn tròn con mắt :
Mẹ! Mẹ lên lúc nào mà không báo trước cho con biết?
Rồi nó trách chồng :
Sao anh không nói là Mẹ em? Em cứ tưởng …là Mẹ anh?
Bà giơ tay táng cho nó một cái tát mạnh cháy má:
Trời ơi là trời, mày là con của tao đây sao? Cái thứ bất hiếu. Lâu nay tao chỉ nghe người ta nói, tao không tin. Bây giờ thì mắt tao thấy, tai tao nghe ….Nhục nhã lắm, vô phúc cho nhà tao đã đẻ ra đứa con táng tận lương tâm như mày. Đồ bất hiếu!
Rồi bà ngã xuống …
Nó kêu lạc cả giọng:
Mẹ ơi , con xin lỗi!
Chồng nó gạt nó ra và ẵm bà đi bệnh viện cấp cứu. Mắt anh quắc lên:
Hồi thời trước, tôi mê cải lương “hết biết”! Lúc đó, tôi làm việc ở hãng dầu Nhà Bè, vậy mà chiều nào tôi cũng lái xe lên hãng dĩa hát Hoành Sơn (ở tuốt trên đường đi Tân Sơn Nhứt!) để coi đoàn Thủ Đô tập tuồng!
Anh Ba Bản − chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn − gọi điện thoại xuống Nhà Bè cho tôi “Anh mới lập gánh đặt tên là Thủ Đô hiện đang tập tuồng ở hãng dĩa. Chừng tập xong, mình sẽ ra mắt bà con mộ điệu với lần đầu tiên cải lương có sân khấu đại vĩ tuyến khác lạ coi chơi! Chú lên phụ coi tập tuồng, nghen!”.
Anh Ba nói như vậy bởi vì ảnh biết tôi… “có máu nghệ sĩ”! Vậy là chiều chiều tôi lái xe lên hãng dĩa coi tập tuồng …
Tuồng đang tập mang tên “Tiếng Trống Sang Canh”, nghe rặt mùi cải lương!
Bên “giàn” kép có Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Ba Vân. Bên phía đào có Thanh Thanh Hoa, một đào trẻ. Giàn đờn có Năm Cơ đờn kìm, Ba Kim đờn cò … cũng rơm ớn!
Coi tập tuồng riết rồi tôi “lậm” nặng: tôi muốn đi học ca để… làm kép cải lương! Vậy là tôi hỏi thăm mấy tay đờn kể trên, họ chỉ thầy Văn Vĩ!
Thầy nầy đui nhưng có ngón đờn ghi-ta xuất thần! Tôi đã nghe danh Văn Vĩ từ lâu nên tôi phấn khởi “mò” đi thọ giáo!
Tôi đến xóm nhà thầy Văn Vĩ “một ngày đẹp trời” (Nói cho … văn vẻ, đúng điệu nghệ cầm ca!). Sợ người ta để ý, tôi để xe ở xa đi bộ vào.
Sau “màn” xã giao, thầy hỏi: “Anh tên gì, làm nghề gì, ở đâu?”. Tôi trả lời: “Tôi tên Nam làm thơ ký hãng dầu Nhà Bè”.
Hỏi: “Anh muốn học ca vọng cổ. Vậy chớ anh có biết ca sơ sơ không? Có đem bài gì theo không?”.
Trả lời: “Tôi cũng biết ca sơ sơ, nhờ nghe dĩa rồi bắt chước. Tôi có đem bài Tự Đức Khóc Bằng Phi”. (Hồi thời đó người ta in vọng cổ mỗi bài một cuốn lớn cỡ bằng hai bàn tay, chỉ có mấy trương, rất tiện cho giới bình dân mang theo để ngân nga bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào!).
Thầy nói: “Đâu? Anh làm vài câu nghe coi!”. Không do dự, tôi rút bài ca mở ra hát:
“Bằng phi ơi! … Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi. Lệ Chi Viên tàn xác hoa rơi, nơi gác phượng đành xa người tri kỷ.
Ném bút nghiên xuống dòng Hương Thuỷ bởi trẫm từ đây đã cạn ý thơ… sầu…”
Thầy mỉm cười: “Thôi, được, tôi sẽ dạy anh!”.
Nghe vậy, tôi mừng “hết lớn”! Bởi vì mấy người ở gánh Thủ Đô nói thầy Văn Vĩ khó tánh lắm, không phải ai ổng cũng dạy đâu! Ổng không “coi chân coi cẳng” được, nhưng ổng nghe giọng nói, cách phát âm phát ngôn, nhứt là để ý coi khi hát thử có để tâm hồn vô từng chữ từng câu không?… v.v …
Thầy nhận tôi làm “đệ tử”, còn nói: “Anh có giọng ca xài được!”. Đó là lần đầu tiên tôi được người khác khen, lại là một người “rành điệu nghệ”! Cho nên, hôm đó tôi lái xe về Nhà Bè mà miệng cứ ơi ới “Bằng phi ơi!”… nghe không thảm não mà trái lại còn có vẻ hào hứng!
Từ đó, tôi lên học ca mỗi chiều thứ tư và thứ bảy. Thầy dạy kỹ lắm, giải nghĩa và lập đi lập lại về cái “song lang” – Dụng cụ để gõ nghe cái cóc khi đến nhịp chót của câu ca. Trong vọng cổ, người ca tự do sắp xếp câu ca chớ không phải theo từng nốt nhạc như bên tân nhạc. Và người đờn cũng tự do “phăng” theo xúc động của mình. Điều quan trọng là khi đến nhịp song lang, người ca và người đờn cùng xuống đúng nốt nhạc ấn định.
Nếu không, nghĩa là tới trước hay sau song lang, người ta nói “rớt song lang”, mà rớt song lang là … kẹt lắm đó! Khách mộ điệu bốn phương không chấp nhận đâu! Có người nóng tánh còn… phang cho vài lời ê mặt! Cho nên, thầy Văn Vĩ “kềm” nhịp song lang cho tôi dữ lắm đến nỗi vô hãng làm việc, nghe một tiếng “cóc” ở đâu là tôi giựt mình nhìn quanh! Để thấy con đường học làm ca sĩ cổ nhạc của tôi cũng đầy… gai gốc!
Khi tôi đã vững song lang, anh Vĩ (lúc nầy “thầy” biểu tôi gọi ổng bằng “anh” vì ổng và tôi cùng một tuổi!) nói: “Anh có tật ca lòn!”.
Hỏi: “Ca lòn là gì?”.
Trả lời: “Nghĩa là đang ca giọng đàn ông anh lòn qua giọng đàn bà!”.
Rồi ảnh vỗ vỗ vào cây ghi-ta: “Anh nghe nè”.
Ảnh đờn, vừa đờn vừa nói: “Đây là dây đàn ông”. Ngừng một chút rồi đờn tiếp: “Còn đây là dây đàn bà”.
Tiếng đờn nghe khác thiệt! Ảnh nói: “Anh đang ca dây đàn ông tự nhiên rồi lòn qua dây đàn bà làm thằng cha đờn chới với vì nó vẫn tiếp tục dây đàn ông! Ca và đờn lỏn chỏn, nghe không ra cái giống gì hết! Anh hiểu chưa?”.
Tôi đang phân vân không biết phải làm sao thì ảnh nói tiếp: “Anh có giọng ca mùi quá, mà chỉ vì kẹt cái vụ lòn rồi bỏ uổng lắm! Để tôi gò lại giọng cho anh vài lần là hết, hè!”.
Vậy là ảnh… “gò”, bắt tôi ca tới ca lui, chỗ nào tôi bắt đầu “đâm” ngang ngang, ảnh la “Nó đó! Nó đó!”, tôi vội kềm giọng lại ca tự nhiên như từ hồi đầu!
Nhờ được gò… “hết nước” như vậy nên qua cuối tuần sau ảnh nói: “Giờ thì anh ca ngọt rồi đó, nghe lọt lỗ tai!”.
Ngừng một chút như để suy nghĩ rồi ảnh nói tiếp:
“Tụi mình ráng o cái giọng của anh chừng đôi tháng là lên đài và vô dĩa được! Bảo đảm!”. Lại ngừng một chút rồi mới tiếp: “Ca mùi cỡ anh lên đài và vô dĩa chừng năm bảy tháng là anh sắm xe Huê Kỳ hà!”.
Nói xong, ảnh cười sung suớng, nên tôi nghĩ là ảnh nói thiệt. Và tôi tin! Hôm đó, lái xe về Nhà Bè tôi ca bài “Đường Về Quê Ngoại” sao mà nghe như có một người nào khác đang ca vậy! Ngâm câu dẫn nhập thiệt là rã rời, kéo dài đến khi xuống hò thì thiệt là mùi rệu!
Thằng cha “Kép Cải Lương” trong tôi hình như đang bắt đầu … rửa chưn, bởi vì đường lên đài phát thanh không còn xa bao nhiêu …
Bây giờ, khi tôi tập ca, hàng xóm lại ngồi chồm hổm trong sân xi-măng trước nhà nghe ca. Mới đầu còn một hai người. Về sau, có cả mươi nguời là ít! Tôi có nói cho anh Vĩ, ảnh nói họ có xin phép ảnh. Được một điều là họ không làm ồn và khi tôi “xuống hò”, họ vỗ tay như trong rạp hát!
Thiệt là khích lệ!
Chiều thứ bảy đó, như thường lệ, tôi đến nhà anh Văn Vĩ để luyện giọng và dượt bài ca (bây giờ không còn nói “đi học ca” nữa, “vô nghề” được rồi nên đổi cách gọi!). Bước vô nhà, tôi vừa nói “Chào anh” là bị ảnh “phang” ngay bằng một giọng hằn học: “Đi ra! Không có vô nhà tôi! Đi ra!”. Ngạc nhiên, tôi nói: “Tôi mà anh!”. Lại giọng hằn học: “Không anh em gì hết! Đi ra!”.
Càng ngạc nhiên thêm:
– Ụa? Sao vậy?
– Đi ra! Anh khinh tôi quá mà! Đi ra!
– Tôi đã làm gì mà anh giận dữ vậy?
– Còn hỏi nữa! Anh coi tôi không ra gì hết! Đi ra!
– Trời Đất! Có bao giờ tôi dám khinh anh đâu, anh Vĩ! Tôi thề …
– Thôi! Đừng thề thốt! Anh nói anh làm thơ ký hãng dầu Nhà Bè là anh nói láo! Anh thấy tôi đui mù nên coi không ra gì phải không?
Tôi đang tìm cách phân trần thì ảnh tiếp:
– Con nhỏ ở của ông kỹ sư Thêm làm việc ở hãng dầu Nhà Bè hôm qua lên xin học hát.
Tôi hỏi nó có biết anh Nam thơ ký hãng dầu không? Nó nói biết, mà anh không phải là thơ ký mà là phó giám đốc lận! Anh nói láo với tôi rõ ràng! Đi ra!
– Tôi đâu dám khi anh, anh Vĩ! Tôi sợ nói ra chức tước, anh không nhận dạy tôi! Cho là tôi giỡn mặt với anh. Thiệt tình tôi xin lỗi!
– Đi ra!
Lần nầy, giọng anh thật gay gắt! Tôi thở dài, nói
“Chào anh” rồi bước đi mà không dám nhìn lại, sợ trào nước mắt …
Về Nhà Bè, tôi gọi điện thoại kể chuyện cho anh Ba Bản gánh Thủ Đô. Ảnh an ủi: “Tại cái số, chú à! Cái số của chú là làm xếp hãng dầu chớ đâu có làm kép cải lương!”. Rồi ảnh cười hề hề:
“Thôi! Chiều chiều lên đây coi tập tuồng đi!
Đang tập Chiếc Áo Ân Tình nè. Chừng tập xong mỗi buổi, nếu chú có hứng, tôi biểu giàn đờn ngồi lại cho chú ca. Còn chú muốn vô dĩa thì bước qua hãng dĩa, mấy đứa nhỏ nó lo cho chú. Chịu không?”.
Tôi “Dạ” rồi gác máy, nhìn qua cửa kiếng thấy hình ảnh quen thuộc của cái hãng dầu mà tôi đã phục vụ trên mười hai năm, gắn bó đến như vậy mà tôi còn muốn gì nữa? Tôi cầm điện thoại gọi lại anh Ba Bản:
– Chiều mai em lên anh.
– Đọ! Phải vậy chớ! Mừng cho chú!
Tôi nói “Cám Ơn” mà nghe vui trong lòng: may cho tôi, tôi chỉ… “xém” làm kép cải lương.
Nuôi 1 con khỉ đột rồi thả về tự nhiên, 5 năm sau người đàn ông bất chấp đi tìm lại và cái kết ngoài tưởng tượng.
Liệu con vật có nhận ra người đàn ông đã từng nuôi dưỡng nó những năm đầu đời không? Hay nó sẽ coi người đàn ông là 1 kẻ xâm phạm lãnh thổ và tấn công anh ta.
Những sự thật đáng yêu về các loài động vật có thể bạn chưa biết / Khám phá loài động vật có ‘cú đấm mạnh nhất thế giới’ .
Damian Aspinall là một doanh nhân kiêm nhà bảo tồn động vật học người Anh, người đã có công nuôi dưỡng và thả về tự nhiên khoảng 50 con khỉ đột ở Gabon – 1 quốc gia ở Trung Phi. Trong số những con khỉ đột được lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của Damian, có 1 con tên là Kwibi.
Mặc dù Damian và Kwibi vô cùng thân thiết, nhưng anh biết, anh không thể giữ nó mãi bên mình, Kwibi phải trở về với thế giới tự nhiên và cuộc sống theo bản năng của nó. Vì thế, khi Damian biết Kwibi có thể tự chăm lo cho bản thân mình, anh đã thả nó về với rừng xanh.
Damian đã chăm sóc cho nhiều con khỉ đột, trong đó có Kwibi từ khi chúng còn nhỏ xíu.
Năm năm sau, Damian muốn đến 1 khu rừng ở Goban, nơi Kwibi, lúc này đã là 1 chàng khỉ đột trưởng thành 10 năm tuổi, sống cùng gia đình riêng của mình để gặp lại nó.
Tuy nhiên, trước chuyến đi, nhiều người cảnh báo anh không nên đến, vì 5 năm trôi qua, giờ Kwibi đã là 1 con khỉ đột hoang dã, rất có thể nó sẽ không nhận ra anh, thậm chí sẽ tấn công vì coi anh là kẻ xâm phạm lãnh địa của nó. Với kích thước và sức mạnh của mình, nó có thể gây nên những vết thương khủng khiếp cho Damian, thậm chí lấy mạng của anh.
Ngoài ra, 2 người gần nhất từng vào rừng gặp Kwibi đã bị nó tấn công. Đây cũng là 1 thông tin đáng lo ngại.
Giờ đây, Kwibi đã là 1 con khỉ đột trưởng thành, to lớn và có thể gây nguy hiểm cho con người.
Song bỏ ngoài tai những lời can ngăn, Damian vẫn quyết định lên đường, tiến sâu vào 1 khu rừng ở Gabon để gặp lại Kwibi. Anh ngồi trên thuyền, nôn nóng muốn gặp lại Kwibi, vừa giống như 1 người bạn cũ, vừa giống như 1 đứa con mà lâu rồi anh chưa được thấy mặt.
Ngồi trên thuyền, anh lớn tiếng gọi Kwibi, hy vọng nó sẽ nhận ra giọng nói của anh. Nhưng nhiều giờ trôi qua, vẫn chưa có dấu hiệu gì của con vật. Rồi đột nhiên, 1 bóng đen xuất hiện từ trong rừng. Đó chính là Kwibi, con khỉ đột đã không gặp Damian trong 5 năm trời.
Nghe thấy tiếng gọi của Damian, nó tiến gần hơn tới mép nước.
Damian nhảy lên bờ, dù cũng không dám chắc Kwibi sẽ phản ứng như thế nào. Dĩ nhiên, một vài người đàn ông cầm dao phát quang bụi rậm cũng đứng cạnh đó, đề phòng việc con vật bất ngờ trở nên hung hãn.
Bất chấp tất cả, Damian đến ngồi cạnh Kwibi, giao tiếp với nó theo cách riêng của anh.
Nhưng Damian, không có chút sợ hãi nào, quyết định đến ngồi cạnh nó. Rồi anh vặt 1 cái lá cây, nhai nhai rồi bỏ vào mồm Kwibi. Dường như đó là cách giao tiếp quen thuộc mà chỉ có anh và nó mới hiểu. Rồi đột nhiên, Kwibi nhìn chăm chú vào mắt Damian với sự trìu mến. Dường như nó đã nhớ ra anh là ai. Dù nhiều năm qua đi, nó vẫn chưa quên anh và không ngừng yêu thương anh. Đến lúc này, Damian mới biết chắc rằng mọi chuyện đã ổn.
Phản ứng và cái ôm đầy yêu thương của Kwibi khiến Damian mỉm cười vì quá hạnh phúc.
Kwibi bắt đầu hành xử không giống cách của 1 con khỉ đột đầu đàn, mà như 1 đứa con nũng nịu cha nó. Nó vòng tay ôm ấp Damian như ngày còn thơ bé, lúc nó được Damian chăm sóc. Người đàn ông không giấu được nụ cười hạnh phúc. Con khỉ đột còn như muốn “giới thiệu” Damian với những con khỉ đột cái trong đàn, “vợ” của nó.
Cả hai cứ thế ngồi đến khi mặt trời lặn, Kwibi cứ ôm ghì lấy Damian, không muốn cho anh rời đi. Nhưng cuối cùng, anh vẫn phải trở về chỗ cắm trại trước khi trời tối. Và một cảnh tượng không thể tin nổi đã xảy ra, khiến nhiều người rơi nước mắt.
Kwibi đã đuổi theo thuyền của Damian. Nó cứ đi bộ dọc bờ sông cho đến tận chỗ cắm trại của Damian, không để anh biến khỏi tầm mắt. Rồi cứ thế, Kwbi cùng gia đình của nó dừng lại đúng ở vị trí đối diện nơi Damian ngủ qua đêm.
Kwibi đã ngồi cả đêm ở bờ sông, chờ để gặp lại Damian vào sáng hôm sau.
Sáng hôm sau, khi Damian xuống sông để tắm, anh đã thấy Kwibi ngồi ở bờ sông đối diện, hóa ra nó đã ở đây suốt đêm không rời đi, chỉ để chờ anh thức dậy, như để nói lời chào tạm biệt và cảm ơn với người đàn ông đã hết lòng chăm sóc cho nó suốt thời thơ ấu.
Cuộc gặp gỡ xúc động sau 5 năm giữa khỉ đột Kwibi và “bố Damian” – người đã yêu thương và cưu mang nó khi còn nhỏ đã khiến cộng đồng mạng tuôn trào cảm xúc. Riêng đoạn clip về cuộc gặp gỡ do We Love Animals đăng tải cũng đã thu về gần 25 triệu lượt xem. Nhiều người thừa nhận họ đã không thể không bật khóc và đoạn phim tài liệu là 1 trong những điều tuyệt vời nhất về thế giới tự nhiên mà họ đã từng xem, chân thật và sống động hơn bất cứ 1 tác phẩm nào của Hollywood mô tả sợi dây gắn kết giữa con người và động vật.
Nó cũng là bằng chứng cho chúng ta thấy, không chỉ con người, mà động vật cũng hiểu thế nào là tình yêu và lòng biết ơn. Dù thời gian có trôi qua, những tình cảm tốt đẹp ấy vẫn không mất đi và cũng là điều khiến cho thế giới này trở nên đáng sống hơn.
Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.
Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.
Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động cao cả, nghĩ đến người khác, những người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.
Trong cái thời buổi đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.
Vợ ông mất từ khi đứa con gái thứ 2 được 2 tháng vì bệnh tim.
Ông một mình nuôi 2 con khôn lớn. Với đồng lương hạn hẹp của một giáo sư đại học lúc bấy giờ, ông thật vất vả để cho hai cô con gái một cuộc sống no đủ. Rất nhiều cô gái thanh tân, phần vì thương, phần vì ngưỡng mộ tài học, phần vì kính trọng nhân cách của ông, sẵn lòng về làm vợ ông để chia sẻ với ông, cùng nuôi dạy hai con. Ông cũng có ý muốn đi bước nữa khi hai con đã hết cấp 3.
Nhưng sự đời khó đoán, khi ông mới dẫn vợ chưa cưới về nhà, hai cô con gái phản ứng quyết liệt. Có thể do ích kỷ không muốn chia sẻ ông với ai, có thể sợ sẽ bị dì ghẻ đày đọa, một cô bỏ nhà đi, một cô đi nhảy sông tự tử, mà không chết. Ông bị choáng nặng.
Ông không ngờ, hai cô con gái ngoan hiền ngày nào lại đối xử với mình như thế. Vừa thương vừa giận, có lẽ thương con sợ hai con gặp bất trắc, ông lần lượt bỏ qua biết bao nhiêu cơ hội của cuộc đời. Lặng lẽ nuôi và nhìn con trưởng thành, ông ít nói ít cười hẳn, chỉ khi lên giảng đường, ông mới được là chính ông.
Các cô con gái lần lượt lấy chồng, sinh con và hay tụ tập ở nhà ông vào tối thứ bảy và chủ nhật. Ông vẫn một mình cơm niêu nước lọ. Chăm chăm chờ đến ngày được gặp con cháu. Ít lâu sau, ông phát hiện mình bị parkinson, tay chân run, không tự làm được gì. Hai cô con gái hớt hải chạy tới. Ai cũng phải lo cho gia đình riêng, ai cũng phải đi làm, ai đâu mà chăm cha. Họ rụt rè nói với ông, hay bố cưới cô nào về làm vợ để phục vụ bố lúc tuổi già đi.
Ông giận run người, lắp bắp. Các con thật ích kỷ, bây giờ bố 65 rồi, lấy ai, người ta vì chờ bố đến giờ này vẫn ở vậy, mấy chục năm cấm cản bố, xỉ vả người ta chẳng ra gì, bây giờ bố bệnh thế này mặt mũi nào hỏi cưới người ta. Hai cô gục đầu xuống khóc, khi cơn giận khiến ông bị tai biến phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện.
Ông được ra viện, ánh mắt ông thật buồn, thật xa vắng. Hai cô nhờ người thuê được một người đàn bà lỡ thì rất xinh đẹp tới chăm ông. Lúc đầu bà chăm ông bằng nghĩa vụ, lâu dần bà chăm ông như chăm một người bạn già. Hằng ngày, khi đã xong hết việc, ông ra hiệu cho bà lại gần, ông viết tên các cuốn sách hay trên giá và khuyên bà đọc. Rồi ông bập bẹ phân tích cốt truyện cho bà nghe, cho bà biết cái hay cái dở của cuộc sống trong đó. Ông dần bình phục sau tai biến. Sau 5 năm bè bạn cùng ông, từ một người đàn bà ít học, sống trong gia đình nông dân nghèo, bà đã có thể đàm đạo với ông, một giáo sư nổi tiếng về rất nhiều lĩnh vực.
Ông dạy bà cắm hoa, nghe nhạc, làm thơ và vẽ tranh.
Bà cảm phục và hết lòng yêu quý ông. Bà chủ động nhờ hai cô con gái nói giúp với ông cho phép bà được gá nghĩa trăm năm cùng ông. Hai cô đồng ý ngay, vì tình cảm của họ rất tốt. Bà thì thật thà, chân thành và dịu dàng. Từ lâu bà coi các con ông như con mình. Song, ông từ chối. Ông cười rất rất buồn và nói, cảm ơn cô đã có lòng với tôi, tôi già rồi và bệnh tật thế này còn mang lại hạnh phúc cho ai được đâu, cô còn trẻ và xinh đẹp, cô vẫn có thể xây dựng hạnh phúc với người khoẻ mạnh hơn tôi, hãy coi tôi như người bạn và đọc hết kho sách trong tôi đi, cô sẽ học thêm được nhiều điều có ích cho cuộc sống này.
Ngày ông trút hơi thở cuối cùng, bà khóc ngất đi. Bà quỳ xuống chân 2 cô con gái ông, xin các con cháu cho cô để tang ông ấy như để tang một người thầy, một người bạn tri kỷ và một người chồng duy nhất của cô. Hai cô con gái đỡ bà dậy, oà khóc, mẹ ơi…
Đưa đám ông xong, hai cô biếu bà căn nhà của bố, để con cháu có chỗ chạy đi chạy lại như khi ông còn tại thế. Hằng ngày,
bà vẫn bầu bạn cùng ông và vợ ông trên bàn thờ, chuyện trò cùng họ, bàn bạc về mọi tác phẩm bà đọc và chờ đến thứ bảy và chủ nhật được đón các con cháu ông về cùng bà ăn cơm gia đình.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, dòng đời gẫy khúc. Sài Gòn hσảпg ℓσạп. Xã hội tràn ngập bao cảnh đời ly tán. Cuốn trôi biết bao gia đình điêu linh theo mạch sống ngược xuôi. .. Đời sống cơ cực gây ra nhiều mảnh đời bất hạnh… Một trong những gia đình tan tác này, có cô giáo Minh Tâm là vợ sĩ quan. Chồng đang đi học tập cải tạo ở vùng trời xa xôi hẻo lánh. Sau khi chồng vắng nhà, chị bị chính quyền đuổi ra khỏi trại Gia Binh.
Chị và mấy đứa con nhỏ đành dọn ra ngoài, đến ở đậu nhà bà con ở đường Nguyễn Thiện Thuật. Hoàn cảnh khó khăn quá, vài nguời bạn thân bày cho đi buôn bán…Chị gom gom hết tất cả tài sản mình dành dụm bấy lâu nay, bắt đầu tập tành tìm kế sinh nhai. Một ngày, chị mang số hàng giao cho người khách quen. Trên đường đi, một chiếc xe Honda trên đó có hai thanh niên rồ ga từ phía sau lưng, chạy lướt qua. Với vận tốc nhanh hơn chớp mắt, họ bất ngờ giựt cái túi ҳách. Chị điếng hồn thất sắc. Trong túi ҳách có sáu lượng vàng, ba cái đồng hồ, và sổ hộ khẩu. Chị Minh Tâm định, sau khi giao hàng xong, chị sẽ đến Hợp Tác Xã mua gạo và mắm muối. Xe Honda phóng như bay, vọt cái vù và mất dạng. Chỉ còn lại một mình lảo đảo, chị té ngã trên đường. Lồm cồm đứng dậy khi hoàn hồn, đầu óc quay cuồng. Những bước chân lê lết như đi trên mây, chị đành thất thểu quay trở về nhà, ôm mấy đứa con khóc.
– Con ơi, từ hôm nay, mẹ con mình chết đói rồi !
Mẹ của chị Minh Tâm nghe tin như sét đáпh ngang tai, hốt hoảng chạy tới hỏi thăm. Bà bàng hoàng trước cảnh buồn nát ruột tím gan này. Trong nỗi đau khổ tận cùng, tấm lòng bao la của người mẹ làm sao không thươпg xót. Nhất là, khi con gái mình cạn tiền, mất sạch sẽ nguồn sinh sống. Bà mẹ liền tháo đôi bông của chính mình đang đeo trên hai trái tai, đưa cho con gái.
– Con đừng buồn nữa, hãy bán đôi bông này, làm vốn nuôi con.
Nhưng chị Minh Tâm từ chối vì thươпg mẹ quá. Bà cũng nghèo như mình thôi.
Cùng một thời điểm chị Minh Tâm bị đuổi ra khỏi trại Gia Binh. Trớ trêu thay, chị bị mất việc ở trường học …Tinh thần sa sút, thân sơ thất sở, chị tuyệt vọng đến tận cùng kiếp nhân sinh. Người bạn thân, cô Bông đồng cảnh ngộ, cũng bị đuổi việc, và cũng là vợ sĩ quan đi học tập miền xa, đến thăm hỏi. Cô Bông nhanh tay xoay trở, thích nghi với cuộc sống mau lẹ hơn. Cô Bông đang cần cù, tất bật mưu sinh qua ngày với cái nghề mới mẻ – Bán bánh canh. Cô Bông an ủi và khuyên chị Minh Tâm nên học nghề bán bánh canh, kiếm chút tiền đắp đổi, sống lây lất qua ngày với hai bữa cơm canh đạm bạc.
“Măng chua nấu với ngạnh nguồn,
Sự đời đắp đổi khi buồn khi vui.”
Tất cả nguyên liệu, gia vị nêm nếm, cũng như cách thức nấu bánh canh, đều do cô Bông, người bạn thâm tình chỉ dẫn từng chi tiết nhỏ nhặt bằng cả tấm lòng thành. Có cùng hoạn пạп mới thấu hiểu đá vàng – giúp đỡ lẫn nhau trong buổi giao thời nghiệt ngã. Làm sao có thước nào đong đo lòng nhân ái ?
Dòng đời vẫn trôi…
Năm tháng cơm rau vẫn hoàn rau cơm..Đôi vai gầy guộc oằn gánh đi thăm nuôi chồng…Chưa ai biết được ngày nào mãn tù, sum họp..
*** ****
Đến một ngày, chị Minh Tâm bất ngờ nhận tờ giấy báo từ hải quan, đi lãnh thùng quà từ Mỹ gởi về ở phi trường Tân Sơn Nhất. Trên tờ giấy mỏng manh này ghi rõ ràng tên họ của chị. Chị Minh Tâm quá đỗi sững sờ, đến ngơ ngác !
Chị cứ ngỡ nhầm tên, hoặc là sai địa chỉ – vì mình hoàn toàn không có thân nhân hay bạn thân nào ở Mỹ. Chị rất lo lắng, không biết chuyện gì xảy ra và tự hỏi – Sao ai mà biết tên họ, địa chỉ rành mạch của mình như vậy ? Chị rối trí nên dọ hỏi ý kiến vài người bạn. Ai cũng khuyên chị nên đi nhận thùng quà.
Ngạc nhiên hơn nữa, trong thùng quà này có một phong bì với những hàng chữ trần tình – khiến chị hoa mắt:
Tôi là người giật túi ҳách của chị năm xưa. Với số vàng đó, tôi đã vượt biển đến Mỹ. Hiện tại tôi đi làm được vài tháng. Lòng tôi luôn ray rứt khi nghĩ đến chị, xin cho tôi nói lời hối hận và cám ơn chị rất nhiều. Nhờ chị, tôi được đổi đời. Nếu không có ngày định mệnh khắc nghiệt đó…
Đến định cư ở vùng trời tự do, tôi quyết tâm làm lại cuộc đời. Tôi nhanh chóng tìm việc làm, toàn tâm toàn ý cắc củm, dành dụm được số tiền ít ỏi này. Người đầu tiên tôi muốn đền ơn đáp nghĩa, đó là chị. Hy vọng chị tha lỗi cho lòng tôi nhẹ bớt mặc cảm tội lỗi. Mong chị nhận thùng quà đầu tiên với cả tấm lòng thành thật, ăn năn sám hối. Tôi biết, sau lần mất mát sáu lượng vàng, chị đau khổ ra sao rồi. Cũng may, trong túi ҳách có sổ hộ khẩu, sổ mua gạo nên tôi biết địa chỉ, và giữ cẩn thận cho đến hôm nay.Những ngày tiếp nối sau này, tôi hứa với lòng, sẽ tiếp tục gởi về chút quà thêm nữa, để đền bù cho chị đầy đủ.
“Tướng cướp buông đao xuống là thành Bồ Tát.”
Tôi nhớ hình ảnh này có trong kinh Phật.
Nhưng ngày nay lại hiện hữu giữa dòng đời, Một ngày đẹp trời, tâm hồn an nhiên lắng đọng, chị mơ màng ngoảnh nhìn về quá khứ bên kia bờ đại dương.
Hoài niệm buồn đẫm lệ ở góc phố Sài Gòn xa xăm thuở nào, bỗng dưng quay lại thước phim cổ tích chưa ngủ yên trong tiềm thức. Chị Minh Tâm khe khẽ kể lại quá khứ mờ phai. Ngàn giọt lệ khóc thầm đã lặng lẽ rơi dài trong nhiều đêm cô tịch, mà mình đã trằn trọc thao thức.
Nụ cười hiền hòa nở trên môi, như để thay lời tha thứ cho một kẻ cướp. Chàng thanh niên còn xanh tóc đã lầm lỡ, nông nổi làm khổ gia đình mình. Một người dưng hoàn toàn xa lạ, mà chị chưa bao giờ biết mặt.
Perez, một cựu phi công của không quân Cuba đã trở thành một chủ đề bàn tán sau chuyến bay đào tẩu và còn quay trở về nước để đón vợ và hai đứa con. Perez đã liều lĩnh mạng sống của mình nhưng cho rằng điều đó là xứng đáng để chạy theo giấc mơ của gia đình.
Khi còn hoạt động trong không quân, Perez được gửi sang liên bang Soviet 2 lần để học lái máy bay và sau đó cùng gia đình trở về Cuba.
Được tiếp xúc với bên ngoài, Perez và gia đình nhận ra họ đang sống dưới một chính quyền với áp bức và tuyên truyền những thông tin sai lệch. Họ cho rằng chỉ có một con đường duy nhất đó là trốn ra khỏi nước ngoài.
Ngày 30/3/1991, Perez từ biệt vợ con với lời hứa sẽ quay về đón vợ và hai đứa con. Họ phải giả vờ không hề biết gì về kế hoạch của Perez. Và trong buổi tập bay hôm đó, anh ta đã lái chiếc MiG-23 trốn thoát khỏi Cuba và bay thẳng tới Key West.
Vượt qua được radar của Mỹ, Perez bay tới được một căn cứ không quân, lượn 3 vòng phía trên và lắc cánh ra hiệu ý định hoà bình và hy vọng sẽ không bị bắn hạ.
Sau khi hạ cánh thành công. Do bất đồng ngôn ngữ nên Perez cố gắng dùng tiếng Tây Ban Nha để xin được tị nạn chính trị. Sau một hồi thì những người trên mặt đất cũng hiểu được và anh nhận được cái bắt tay kèm câu nói “Chào mừng đến với nước Mỹ.” Và được chuyển tới Washingon để làm giấy tờ tị nạn.
Sau khi được chấp nhận, Perez bắt đầu tìm cách đưa vợ con sang Mỹ. Gia đình anh bị chính quyền giám sát trong suốt khoảng thời gian 21 tháng khi anh đang tìm cách. Gia đình anh được cấp trước Visa nhưng chính quyền Cuba cương quyết ko cho họ ra đi. Tổng thống Mỹ G.W. Bush cũng có bài phát biểu kêu gọi Fidel Castro cho họ đi nhưng cũng bị từ chối. Thế là Perez phải tìm cách khác, và cách duy nhất là tự lái máy bay trở về.
Thông qua một tổ chức nhân quyền được lập ra bởi một tù binh chính trị người Cuba, Perez có được thông tin về một chiếc Cessna 310 đời 1961 đang được rao bán. Nhờ được vận động quyên góp, tổ chức đã giúp mua được chiếc máy bay với giá $30,000.
Đúng 5:07 chiều ngày 19/12/1992, Perez cất cánh rời nước Mỹ, bay thấp xuyên biển hướng về Cuba. Người vợ được chuyển một bức thư hẹn gặp ở một nơi cách nhà gần 300km.
Perez không có cách nào để biết là người vợ có nhận được tin hay không, cũng không chắc chắn có thể bay tới nơi mà không bị phát hiện được hay không, nhưng vẫn phải đặt cược tất cả vào chuyến bay này.
Bay với độ cao khoảng 30m dọc theo vách đá bờ biển, Perez nhìn thấy vợ con của mình mặc áo màu cam nổi bật đang chờ đúng như anh đã dặn. Anh hạ cánh gần đó và tất cả vội vã lên máy bay cất cánh đi ngay lập tức. Anh hạ cánh sau hai giờ bay tiếp theo tới Marathon.
Perez và gia đình anh đã trở thành công dân Mỹ. Chiếc MiG-23 được gửi trả lại Cuba, còn chiếc Cessna bị hư hại trong một cơn bão.
Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế ( Thằng em này ” biết làm ăn ” nên bây giờ nó khá lắm ) Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
Sau một tuần ở Gò Dầu với má tôi ( Gò Dầu quê tôi thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm cách thành phố 63km ) thấy còn năm hôm nữa mới tới Tết, tôi bèn sửa soạn xuống Sài Gòn để đi thăm vài người bạn.
Lần này, tôi muốn đi bằng xe đò ( bây giờ người ta gọi là ” xe khách ” – trong bài viết này tôi vẫn dùng từ ” xe đò ” cho?dễ hiểu ! ) Một thằng cháu – hồi trước làm thầy giáo, bây giờ sửa xe đạp và bán sách vở học trò – nói :
– Để cháu lấy Honda chở chú Hai lên bến xe kiếm xe gởi chú đi.
– Khỏi cần, chú đi một mình được.
Nó phì cười :
– Cái tướng Việt Kiều của chú lên đứng lớ ngớ trên đó, tụi nó dám chém nhẹ vài chục ngàn cái vé đi thành phố thay vì chỉ có tám ngàn thôi. Tụi nó bây giờ “mánh” lắm chú ơi !
Vậy là nó chở tôi lên bến xe đò ( Ở quê tôi, vì có con sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang, nên dân chúng thường nói ” trên ” và ” lên ” để chỉ những nơi nào nằm về phía thượng lưu con sông – đối với khu chợ nằm ở giữa – và ” dưới ” hay ” xuống ” để chỉ những xóm nằm về phía hạ lưu ).
Ở bến xe, thằng cháu nói :
– Chú đứng đây giữ dùm cháu cái Honda. Để cháu ” thả ” một vòng coi.
Trong lúc nó ” thả một vòng “, tụi bắt mối hai ba đứa rà rà lại :
– Đi thành phố hả chú ? Chạy liền giờ nè !
– Thằng xạo đó chú ! Xe nó chưa tới ” tài “. Xe cháu kìa, xe đầu vàng đang rồ máy đó chú. Đi chú ! Cháu xếp chỗ tốt đằng trước cho chú, nè !
Vừa nói, thằng nhỏ vừa nắm cái ba-lô của tôi kéo đi trong lúc thằng kia cũng lôi về phía nó. Tôi rị lại la lên :
– Tao không có đi xe đò ! Tao đợi thằng cháu. Bộ tụi bây không thấy xe Honda đây sao ?
Một thằng khác, có vẻ anh chị, ” xẹt ” vô can thiệp :
– Buông ra ! Tụi bây làm gì vậy ? ” Quậy ” hả ?
Trong lúc hai tên kia bỏ đi, nó hạ giọng thân mật :
– Chú Hai đi thành phố hả chú Hai ?
Tôi lắc đầu, lại chỉ cái Honda, nói :
– Tao đợi thằng cháu chở đi công chuyện.
Thằng nhỏ bỏ đi. Tôi nhìn theo nó mà nghe ngượng vô cùng. Mấy thằng nhỏ bắt mối cỡ tuổi hai thằng cháu nội tôi thôi, vậy mà tôi sợ gì lại phải nói trớ là không đi thành phố ? Có lẽ tại vì mấy chục năm nay ở xứ người, tôi đã sống quen với cái xã hội có tổ chức, có trật tự, nên tôi không biết cách ứng xử phù hợp với môi trường chụp giựt mánh mung này. Cho nên phản ứng của tôi là né ! Không biết phải làm sao, thôi thì né tránh đi cho nó xong chuyện ! Tự nhiên, tôi thở dài.
Thằng cháu tôi dẫn lại một người đàn ông còn trẻ gầy nhom, giới thiệu :
– Thằng Đực nè chú Hai. Nó lái xe cho cậu Năm Bộn. Nó là chồng con Hường, con của chị Ba Đầy ở xóm nhà máy đó chú nhớ hôn ?!!
Tôi mỉm cười gật gật đầu ” ờ ” cho lấy có. Thằng cháu nói tiếp :
– Còn đây là chú Hai con bà Tám, mầy kêu ổng bằng ông lận.
Thằng Đực chấp tay xá :
– Dạ, lâu nay con có nghe nói ông Hai ở bên Tây, bây giờ mới gặp. Về chơi hả ông Hai ?
Rồi không đợi tôi trả lời, nó vói tay xách cái ba lô :
– Ông Hai đi theo con. Xe con đằng nầy nè.
Thằng cháu tôi dặn vói :
– Xuống dưới nhớ kiếm xe ôm cho ổng, nghe mậy !
– Được rồi ! Cậu ba yên chí !
Thằng Đực dẫn tôi lại xe của nó, giới thiệu tôi cho hai thằng cỡ mười tám đôi mươi đang dứng hút thuốc ở đầu xe
– Đây là ông Hai, con bà cố ở đường đất đỏ, đó ! Còn đây là hai thằng em vợ con, tụi nó vừa là phụ xế vừa là lơ nữa.
Rồi nó đỡ tôi lên đưa lại ngồi phía tay trái cách chỗ tài xế hai hàng băng. Trên xe đã có nhiều người ngồi, chắc họ quen nhau nên nghe nói chuyện rân như họp chợ !
Chiếc xe đò là xe loại đầu bằng, có hai cửa lùa cho hành khách lên xuống. Chỗ ngồi hẹp té, tôi đo vừa đúng hai gang tay. Trên kiếng chắn gió trước mặt tài xế, về phía phải, có viết mấy hàng chữ bằng sơn đủ màu. Vì tôi ngồi trong xe nên phải đọc ngược, nhưng vẫn đọc được :
TP Hồ Chí Minh / Gò Dầu
Vidéo / Karaoké
Chính giữa xe, ngang ngang với đầu anh tài xế, có một cái lồng sắt hàn dính lên trần, trong đó có cái télé. Tôi tự hỏi :” Vidéo thì còn hiểu được, chớ Karaoké thì hành khách hát hí ra làm sao ?” Thật là mới mẻ quá ! Dưới chân tấm kiếng chắn gió, cũng ngay chính giữa, có gắn một kệ nhỏ, trên đó có một tượng Phật Bà, một bình bông, một bình cắm nhang và ba chung nước. Tất cả mấy món vừa kể đều được gắn xuống mặt kệ bằng băng keo chằng chịt ! Cho nó đừng nhúc nhích hay lật đổ khi xe chạy hay khi xe thắng gắp. Nhìn tượng Phật Bà chằng chịt băng keo, tôi nghĩ chắc Ngài cũng phải mỉm cười mà từ bi hỉ xả?
Thằng Đực lên ngồi, đề cho máy chạy, rồi cứ rồ máy từng chập giống như làm cho nóng máy. Hai thằng lơ đứng dưới đất la ó :
– Lên đi bà con ! Chạy à ! Chạy à !
Tài xế sang số cho xe nhúc nhích nhúc nhích, trong lúc hành khách cứ lần lượt trèo lên xe tỉnh bơ không thấy có chút gì hối hả. Không thấy ai bán vé, thiên hạ cứ lên xe thấy ghế trống là ngồi. Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh để đầy hành lang chính giữa. Những người lên sau phải bước choàng ngang để đi !
Một bé gái cỡ mười hai mười ba tuổi, lên xe với hai bao ni-long lớn đựng đầy dép, loại dép cao su Nhựt Bổn. Nó ngồi vào ghế trống cạnh tôi. Vừa đặt đít xuống nó vừa trao cho tôi một bao dép, nói :
– Ông ngoại giữ dùm con.
Nó làm một cách tự nhiên, chẳng thấy một chút ngượng nghịu gì hết. Còn tôi thì thật ngỡ ngàng bối rối không biết phải làm sao ? Vậy mà tôi cũng ôm bao dép vào lòng, ôm một cách máy móc ! Tôi biết nó ” đi ” hàng lậu ( Xưa nay, Gò Dầu được biết tiếng nhờ có chợ trời hàng lậu ở biên giới Cao Miên ) nhưng tôi không thể tưởng tượng được một bé gái mới mười hai mười ba tuổi mà đã đi buôn lậu và còn bắt người khác giữ hàng lậu giùm mình một cách tỉnh bơ coi như chuyện bình thường ! Xã hội bây giờ thật quá nhiều thay đổi, mà tôi thì quê trân, giống như ” một thằng mán ra chợ ” !
Thằng Đực rồ máy cho xe chạy tới trong lúc hai thằng lơ phóng lên xe – mỗi thằng một cửa – vừa phóng vừa la ” Bà con ơi ! Chạy à ! Chạy à !”. Xe chạy được mươi thước, ngừng lại, máy rồ từng chập một lúc rồi xe lui về vị trí cũ ! Hai thằng lơ nhảy xuống đất, miệng vẫn bô bô : ” Lên đi bà con. Chạy liền giờ nè !”. Hành khách vẫn lai rai từ tốn leo lên xe?
Mươi phút sau thì xe lại chạy. Lần này, nó ra khỏi bến xe, chạy rề rề. Đến ngả ba ( Chỗ này có đường xuống chợ, có đường vô xóm Mới, nhưng vẫn được gọi là “ngã ba” !) nó rước một vài người khách rồi chạy thẳng về hướng thành phố. Tưởng chạy luôn, té ra xuống khỏi Trâm Vàng – cách ngã ba lối ba cây số – nó quay đầu lại chạy về bến đậu. Lại nhúc nha nhúc nhích một lúc lâu đến khi có tiếng tu huýt thổi ( Chắc là hiệu lệnh của cán bộ điều hành bến xe ) xe lại rồ máy chạy. Lần này, đúng là nó chạy thiệt bởi vì nó không có rề rề như hồi nãy ! Tôi thở cái khì.?
Xe không có bán vé, nhưng có một chị đi thâu tiền. Cái hay của chị này là chị ta nhớ người nào đã thâu rồi người nào chưa. Cho nên trong suốt ” hành trình ” trèo qua trèo lại trên những kiện hàng nằm ngổn ngang dọc hành lang để thâu tiền, không thấy ai phàn nàn phản đối gì hết.
Xe đang chạy, bỗng thấy thằng lơ cửa trước đứng thẳng lên mở dây nịt, kéo phéc-mơ-tuya… cởi quần ! Hành khách tỉnh bơ. Có lẽ trên xe chỉ có một mình tôi là ngạc nhiên trố mắt nhìn. Một cô gái ngồi gần đó đưa cho nó mấy cây thuốc lá ” 555 ” và một nạm vòng thun, nó cầm lấy, xỏ vòng thun vào hai chân, cách khoảng nhau độ hơn một tấc, rồi nhét mấy cây thuốc vào đó, dài từ háng xuống mắc cá và ôm tròn chân từ mặt trong ra mặt ngoài. Trông nó giống Robocop của phim Mỹ ! Thì ra thằng lơ giấu hàng lậu dùm cô gái. Nó vừa mặc quần xong là đến lượt thằng lơ cửa sau. Nhưng thằng này quá gầy nên nó không cần cởi quần. Nó kéo ống quần đì-rét lên tới bẹn rồi làm y như thằng trước. Thằng này thì ” cao cấp ” hơn, vì nó còn ” chêm ” vòng theo thân mình tới năm cây thuốc lận ! Xong nó khệnh khạng đi về hướng cửa sau. Tôi nhìn theo, phục quá !
Xe vừa chạy vừa bóp kèn, đường trống vẫn bóp kèn. Làm như đã thành cái tật ! ( Ở Việt Nam bây giờ, chạy xe hơi, xe gắn máy trên đường – Nhà Nước gọi là ” tham gia lưu thông “, nghe thật là văn vẻ – ai ai cũng bóp kèn, chạy ngoài đồng hay chạy trong thành phố gì cũng vậy hết. Lạ lắm ! ) Còn hai thằng lơ thì hể thấy có người chạy lạng quạng phía trước thì lòn người ra ngoài, vừa la to ” Vô ! Vô !” vừa vỗ vào thùng xe đùng đùng. Làm như kèn xe không đủ cho người ta nghe vậy ! Thấy ai đứng lớ ngớ đàng xa bên lề đường như có vẻ đón xe thì lơ hét to cho tài xế ” Bà già đó ! Bà già đó !” hay ” Con mẹ cầm nón đó ! Con mẹ cầm nón đó !”. Nếu là hành khách đưa tay ngoắc thì xe chạy chậm lại, rề sát vào. Thằng lơ phía trước mở cửa rồi một tay nắm cây cột sắt nằm cạnh cửa lùa, lấy thế nghiêng người xuống hốt người khách đẩy vào trong xe trong lúc xe vẫn tiếp tục lăn bánh chớ không ngừng lại ( Sau này tôi mới biết rằng xe đò không được phép rước khách ngoài những nơi đã được ấn định bởi chánh quyền. Vì vậy xe không được ngừng dọc đường ngoại trừ khi xe ăn-banh !)
Thằng Đực vừa lái xe, vừa bóp kèn, vừa lách tránh những xe khác – đủ loại : Honda, xe đạp, xe thùng, xe ba gác, xe bò, xe ngựa… – vừa?liếc dài theo lề đường để ” bắt ” khách. Xe đang chạy ngon lành ( 50 km/giờ, tốc độ tối đa ấn định bởi Nhà Nước ) bỗng nó ” nhả ga ” chạy bớt lại và la lên :” Giao thông nghen ! Giao thông nghen ! Lấy tay lấy đầu vô bà con !”. Hai thằng lơ cũng la theo :” Đừng ló đầu ra nghe bà con ! Giao thông đó !”. Xa xa về phía trái, thấy có hai ông công an giao thông ngồi chàng hảng trên xe mô-tô dưới tàn cây bên lề, hút thuốc. Khi xe chạy ngang qua, mấy ổng chỉ nhìn theo cười cười, chắc hài lòng với sự biết ” chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ” của tài xế Đực !
Đường xuống thành phố, ngày xưa, hai bên là ruộng lúa ruộng mía và giồng rau cải. Bây giờ nhà cửa cất dài dài, đồng ruộng còn rất ít. Quán ăn, quán nhậu thì quá nhiều. Phần lớn mang bảng hiệu rất thơ mộng như : ” Hẹn hò “, ” Vườn Thúy “, ” Quán Trăng ” Làm như bây giờ người ta thèm được?” phiêu phiêu ” để quên đi một phần nào cuộc sống xơ cứng của hiện tại !
Bến xe Trảng Bàng nằm trước sân banh. Xe đò vừa vào bến thì một bầy trẻ con bán dạo ùa lên xe như ruồi, rao hàng ó trời ! Trong xe bỗng ồn ào như cái chợ. Nhiều đứa nhỏ mang hàng đầy hai vai. Hàng đựng trong những túi ni-long nhỏ bằng nắm tay, miệng cột túm lại bằng vòng thun. Mỗi loại được xỏ chung với nhau thành một đùm. Tụi nhỏ đeo nhiều đùm như vậy lên hai vai, nhiều đến nỗi không còn thấy cái cổ ! Chỉ còn thấy cái đầu nhỏ lòi ra trên đống túi ni-long tròn tròn.?
Tụi nhỏ bán loại này rao hàng có ca có kệ. Rồi vì muốn cho ” có ca có kệ ” nên nhiều tiếng để sai dấu, tôi nghe mà không hiểu hàng gì và hàng gì ! Phải nghe vài lần mới?” nắm bắt ” được : ” Sâm lạnh. Thuốc lá. Huynh gum. Trứng cút. Bánh tráng muối. Nem chay. Đây?” Nếu có người mua, đứa nhỏ cầm túi ni-long giật mạnh cho đứt sợi thun rồi trao cho khách, nhanh gọn lắm ! Ngoài ra, có những đứa bán ” chuyên ngành ” hơn, bán một thứ một, như chỉ bán giấy số hay thơm gọt sẵn, hay bánh tráng bánh phồng, hay thuốc lá..v.v… đủ thứ. Đứng đầy xe như vậy mà khi xe rồ máy lìa bến thì tụi nó đứa trước đứa sau phóng xuống như trò đu bay ! Thấy chết như không !
Xe chạy chậm chậm, rước vài người ở khúc cua Trảng Bàng. Đến Cầu Ông Chừa – cách Trảng Bàng độ năm ba cây số – xe quay đầu chạy về bến trước sân banh ! Rồi cứ nhúc nha nhúc nhích để lấy thêm hành khách. Mấy đứa nhỏ lại ùa lên rao hàng. Độ hai mươi phút sau, xe lại lăn bánh. Lần này chạy thiệt.
Trên đường lúc nào cũng có người. Xe đạp, xe Honda ( Bây giờ, ” Honda ” là tiếng gọi chung cho xe hai bánh có gắn máy ) chạy loạn. Hai bên đường, thỉnh thoảng có bảng đề ” Bia tươi ” đặt trên lề trước quán nhậu. Tôi đã nghe nói ” bia hơi “, ” bia ôm “, nhưng loại ” bia tươi ” này là lần đầu !
Khều thằng lơ, tôi hỏi :
– Bia tươi là gì vậy cháu ?
Nó bật cười :
– Là bia làm tại chỗ, làm ngày nào là nhậu ngày nấy. Để vài ba bữa mà đớp vô là đi luôn à ông Hai !
Tôi gật gật đầu nhưng trong lòng sao nghe buồn chi lạ : bây giờ, đến ” cái nhậu ” cũng?” không giống ai ” hết !
Bỗng thằng Đực vừa bớt ga rà thắng vừa la lên :
– Kinh tế ! Kinh tế ! Bà con.?
Trong xe, hành khách nhốn nháo. Kẻ thì đút giấu hàng dưới băng mặc dù ở đó đã đầy đồ, người thì chèn nhét hàng trong hốc trong kẹt, dưới đít mấy kiệng hàng rau cải gà vịt. Mấy bà mấy cô thì nhét trong áo trong quần chẳng thấy có chút gì xấu hổ hết !
Tôi nhìn con bé cạnh tôi, nó cười trấn an :
– Ông ngoại đừng lo. Mỗi người có quyền đi một bao dép. Con đi hoài hà !
Tôi ” ờ ” rồi hỏi một cách máy móc :
– Bộ con không có đi học hả ?
Nó cười rất tự nhiên :
– Đi học rồi lấy gì ăn, ông ngoại ?
Tôi xúc động, không dám nhìn gương mặt dễ thương đó nữa, tôi nhìn vội ra ngoài. Xe đã đậu lại.
Bên kia đường, có một xe hàng nằm sau một xe Jeep. Hai ông công an kinh tế mặc sắc phục ( họ kiểm soát hàng lậu ) đang ” làm việc ” dưới tàn cây vệ đường với mấy người mà tôi đoán là lơ và tài xế của xe hàng. Thằng Đực cầm một xấp giấy tờ xum xoe chạy qua đó, chen vào chỉ chõ nói năng. Một lúc sau, thấy nó khúm núm cúi chào mấy cái rồi vui vẻ chạy trở về trèo lên xe sang số chạy thẳng !
Xe chạy không bao nhiêu xa, hành khách chộn rộn móc kéo hàng giấu hồi nãy cho vào bao vào bị. Hai thằng lơ cũng cởi quần lấy cây thuốc vòng thun trả lại cô gái, vừa làm vừa trò chuyện nói cười. Con nhỏ ngồi cạnh tôi kéo cái bao dép tôi đang ôm về phía nó, chẳng nghe một lời cảm ơn. Mọi người đều hành động một cách tự nhiên, bình thường. Tôi bỗng thấy tôi không giống ai hết. Tôi là người ” bất bình thường “, ngay trong lòng quê hương mà sao thấy thật là lạc lõng !
Xe ngừng ở Suối Sâu, hai thằng lơ – đứa trên mui, đứa dưới đất – xuống hàng : bao, bị, giỏ tre, cần xé lổn ngổn ( Những món này chắc của bạn hàng quen gởi và đã chất lên đó trước khi xe vào bến Gò Dầu ) Vừa làm, thằng lơ trên mui vừa nói lớn cho mấy người đang bu lại nhận hàng :” Hai cái cần xé nầy của dì Ba. Cái giỏ bội này cũng của bả nữa. Mấy thứ tôi liệng xuống đây của cô Bảy nghen. Rồi ! Xong ! Bây giờ là đồ của chú tư Xáng “.
Cô gái ” đi ” thuốc 555 lấy hàng nằm dọc hành lang trao qua cửa sổ cho một bà sồn sồn đứng phía dưới, vừa làm vừa nói chuyện huyên thiên. Bà đó hỏi :
– Mầy có ghé thăm con Hoa hông ? Nó đẻ chưa ?
– Chưa. Má lên trển mà coi. Cái bụng của chỉ bây giờ chang bang như cái mả vậy !
Nói rồi, cô ta cười hắc hắc. Chắc cũng là chuyện bình thường thôi.
Xe chạy tiếp. Bon bon 50km/ giờ. Đến Củ Chi ngừng lại để xuống hàng lần nữa. Con nhỏ ngồi cạnh tôi xuống ở đây. Nó đứng lên, xách hai bao dép đi, không nói một lời, cũng không nhìn lại. Nó làm tự nhiên như tôi không có mặt trên xe !
Sau khi xuống hàng, xe chạy thẳng về thành phố, không ngừng ở trạm nào nữa hết. Tôi đoán :” Trên mui chắc không còn hàng “.
Bến xe Tây Ninh nằm ở Bà Quẹo. Bến này rộng lắm, vây quanh bởi một tường rào. Khi xe đò quẹo vào, thấy người ta chạy theo lố nhố. Chừng xe đậu rồi, nghe họ mời mọc tía lia mới biết họ là những người lái xe ôm, xe ba gác đang tranh nhau kiếm mối chở đi. Thằng Đực nói :
– Ông Hai ngồi đây, đừng đi đâu hết. Để con kiếm mấy thằng xe ôm quen cho ông Hai.
Tôi nhìn đồng hồ thấy 10 giờ 20. Hồi ở Gò Dầu, tôi lên ngồi trên xe lúc 8 giờ sáng. Tính ra, tôi đi 63km mất hết hai giờ hai mươi phút !
Một lúc sau nó dẫn đến một người đàn ông cỡ tuổi nó, vừa vỗ vai người đó vừa nói :
– Thằng này tên Chín, ở cùng đơn vị với con hồi trước. Nó đàng hoàng lắm, ông Hai. Mà ông Hai về đâu vậy ?
– Ông về nhà thằng cháu ở khu Đại học Phú Thọ.
Thằng Đực lại vỗ vai bạn :
– Tao giao ông Hai cho mày đó. Tính tiền cho có tư cách nghe mậy.
– Yên chí?
Vừa nói thằng Chín vừa cầm ba lô của tôi :
– Ông Hai đi theo con.
– Ủa ? Xe của cháu đâu ?
– Dạ để ngoài kia, chớ đâu được phép đem vô đây, ông Hai. Cấm mà !
Vậy là mấy phút sau, tôi ” ôm ” về nhà thằng cháu. Đó là lần đầu tiên tôi đi xe ôm.
* * *
Ở thành phố, người ta thường đi xe ôm, nếu chỉ đi có một mình. Xe ôm rẻ hơn xe taxi nhiều và nhanh hơn nhờ nó lòn lách dễ. Biết như vậy nên sáng hôm sau tôi ra đường đón xe ôm để đi thăm bạn bè.?
Nếu xích lô và taxi dễ ” nhận diện ” nhờ hình dáng và chữ ” taxi ” bên hông, thì xe ôm rất khó biết. Bởi vì trên đường lúc nào cũng đầy người chạy Honda, chạy xuôi chạy ngược, không có dấu hiệu đặc biệt gì hết thì biết ai ” ôm ” hay ai không ” ôm ” ? Nếu xe ôm được sơn một màu ấn định, hay người lái xe có gắn một cái gì trên ngực trên lưng, hay ít ra cũng đội nón kết có in hai chữ ” xe ôm ” thì dễ cho mình nhìn ra, để ngoắc cho đúng. Đằng này, ai cũng như ai.
Ngoắc đại mấy lần thấy ” trật chìa “, tôi bèn đổi ” chiến thuật “. Tôi bước ra đứng trên mép vỉa hè, mặt làm ra vẻ dáo dác nhìn xuôi nhìn ngược như đang tìm xe ôm trong luồng người chạy Honda. Thấy một người vừa chạy vừa nhìn dài dài theo phố, tôi mừng rỡ vẫy tay ra dấu. Anh ta chạy luôn. Vậy là anh ta đang tìm cái gì khác chớ không phải tìm khách hàng. Tôi lại làm bộ dáo dác cho người khác để ý. Lần này có một ông tấp vô, mỉm cười hỏi :
– Đi không ông Hai ?
Tôi gật đầu, nói địa chỉ, trả giá – căn cứ trên giá đi hôm qua – rồi ôm đi ( Gọi là ” ôm ” chở hành khách không có ôm người lái. Nhiều người không biết, cứ nghĩ rằng trèo lên xe là phải ôm ! Cho nên, khi trở về Paris thuật lại vụ đi xe ôm, vợ tôi hỏi :” Có đàn bà lái xe ôm hông ?” )
Trên đường, xe chạy như loạn. Hai luồng ngược chiều nhau lấn ép lòn lách, bóp kèn như điên ! Thấy tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào !
May quá, ông lái xe của tôi – khá trông tuổi – chạy từ tốn. Ổng cứ men theo lề mà chạy và đặc biệt là không nghe ổng bóp một tiếng kèn ! Ngạc nhiên, tôi hỏi :
– Sao ông không bóp kèn ?
– Bóp cho ai nghe ? Ai cũng bóp kèn hết, rền trời. Mình có bóp cũng vô ích !
Ngừng một chút rồi tiếp :
– Cứ làm thinh như vậy mà người ta để ý. Người ta nghe mình làm thinh !
Rồi ông ta cười ha hả. Tôi cũng bật cười theo. Khoái quá, tôi vỗ vai ổng :
– Hay ! Hay !
Rồi không kìm được, tôi hỏi thẳng :
– Hồi trước ông làm gì ?
Ngần ngừ một lúc, ổng mới nói :
– Dạ, làm giáo viên.
– Dạy trường nào vậy ?
– Dạ, trường trung học X.
– Dạy trung học sao gọi là giáo viên được ? Phải gọi là giáo sư chớ.
– Xin lỗi ông. Hồi nãy nhìn ông tôi đã đoán ra ông là Việt Kiều. Bây giờ, ông hỏi như vậy đúng là ông không phải người ở trong nước. Bây giờ, đi dạy học cao thấp gì cũng gọi là giáo viên ráo. Muốn được gọi ” giáo sư ” phải được ” Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước ” xét duyệt hồ sơ. Khi họ công nhận, họ cấp cho mình chức danh giáo sư. Chừng đó, mình mới được gọi là giáo sư. Ông hiểu không ?
Tôi nhớ lại tôi có một người bạn hồi đó cũng dạy trường trung học X. Tôi nói :
– Tôi có một người quen cũng dạy ở trường X nữa. Ông tên Nguyễn Văn Y.
Giọng ông xe ôm có vẻ như reo lên :
– Anh Y dạy lý hoá. Ảnh mộc mạc dễ thương lắm. Lúc nào cũng thắt cà vạt đen !
Ông xe ôm nói đúng. Như vậy ổng là giáo sư thiệt, không phải ổng ba xạo. Tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên ngực. Tôi đặt một tay lên vai ông ta, muốn nói gì đó thật nhiều. Nhưng sao tôi không tìm ra được lời, tiếng nói bị nghẹn ngang trong cổ. Tôi chỉ biết bóp nhẹ vai của ổng, cái vai bây giờ tôi mới thấy là gầy. Chắc ổng hiểu cử chỉ của tôi nên làm thinh. Tôi bóp vai ổng mà tưởng chừng như tôi đang bóp vai một người bạn cố tri, tưởng chừng như tôi đang mân mê một cái gì trân quý của thời cũ. Tôi như thấy lại được cái thời đã mất đó với những giá trị tinh thần của nó, cái thời mà nhà giáo dù nghèo cũng chưa đến nỗi phải chạy xe ôm như bây giờ.
Ông xe ôm im lặng lái xe. Tôi im lặng nhìn cảnh tượng xô bồ hỗn tạp trên lòng đường phố. Bàn tay tôi vẫn đặt trên vai ông ta như để giữ thăng bằng. Sự thật, tôi muốn giữ nguyên như vậy để ổng cảm nhận rằng giữa ổng và tôi không có một sự cách biệt nào hết. Không có người lái xe ôm, không có khách đi xe ôm. Mà chỉ có hai thằng bạn…
Bỗng ở phía ngược chiều, một người đàn ông lái Honda nhìn về phía bên này gọi to :” Thầy ! Thầy !”. Tôi thấy anh ta chật vật luồn lách quay đầu xe lại, chạy theo chúng tôi. Chừng đến ngang nhau, anh ta hớn hở :
– Thầy mạnh hả thầy ?
Giọng ông xe ôm cũng vui vẻ :
– Ờ ! Mạnh ! Cám ơn ! Em đi đâu vậy ?
– Dạ ! Em chạy áp-phe. Thấy thầy em nhìn ra được liền hà ! Tụi thằng A thằng C nói có gặp thầy nên em thường để ý kiếm, bây giờ mới gặp. Mừng quá, thầy !
– Ờ ! Cám ơn ! Hai mươi mấy năm mà tụi em còn nhớ tới thầy là thầy vui rồi.
– Làm sao quên được, thầy ? Hồi đó, thầy là thần tượng của tụi em mà !
Ông xe ôm làm thinh. Chắc cả một dĩ vãng đang được quay nhanh lại trong đầu. Tôi bóp nhẹ vai ông ta, chia xẻ.
Hai thầy trò vừa lái xe vừa nói chuyện với nhau một lúc rồi người đó xin phép ” đi làm ăn “. Chúng tôi im lặng, tiếp tục đoạn đường còn lại. Sự im lặng nào sao cũng nói thật nhiều…
Đến nhà anh bạn tôi, tôi trả tiền cuốc xe ôm mà không dám cho thêm như tôi đã làm hôm qua với thằng Chín. Tôi muốn ông ta thấy rằng tôi vẫn kính trọng ông ta, vẫn xem ông ta là một giáo sư. Ông ta nhìn tôi mỉm cười. Chúng tôi bắt tay nhau, cái bắt tay đó ngầm nói lên rằng, dù cuộc đổi đời có vĩ đại đến đâu, mình vẫn giữ được cái tình người trân quí của thời cũ.
Lần đi xe ôm đó tôi nhớ hoài đến bây giờ. Viết lại mà vẫn còn nghe xúc động.
Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
Sơn bên em trai hồi nhỏ ẢNH: NVCC
Lớn lên ở công viên
Năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Trần Tôn Trung Sơn khi cậu đang học lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), để viết bài về một tấm gương nghị lực tuyệt vời. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sơn là rất lễ phép, ít nói, nhưng đôi mắt thì ánh lên sự ấm áp và thông minh đặc biệt. Cậu còn có vẻ hài hước nữa. Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Trần Sơn, ba của Sơn kể về những tháng ngày tối tăm của gia đình.
Năm 1992, Trần Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo ở bờ sông Bến Hải (Quảng Trị), mảnh đất hứng chịu chất độc da cam suốt những năm 1960 – 1970. Ba của Sơn là bộ đội từng chiến đấu trên mặt trận Lào. Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn tũn teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Vợ chồng anh Sơn đau đớn vì biết đây là di chứng của những năm chiến tranh. Càng đau đớn hơn khi dân làng bàn tán vì hình hài khác thường của Trung Sơn. Thương con, vợ chồng anh quyết định rời làng. Thế là giữa đêm khuya, ôm đứa con chỉ mới 20 ngày tuổi, vợ chồng anh Sơn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm lên tàu vào nam với hy vọng mảnh đất này sẽ có nhiều cơ hội để mở ra tương lai cho đứa con không lành lặn.
Điều kỳ diệu từ hai ngón tay
Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.
3 năm đầu tiên, “nhà” của Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) để đi làm thuê, đi học nghề, đêm cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Trần Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.
Khi Trung Sơn lên 7 tuổi, ba mẹ mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Hành trình đi xin học cho con lúc bấy giờ của anh Sơn khổ cực trăm bề. Không trường học nào chịu nhận một đứa trẻ tật nguyền. Nhưng sau đó, ánh mắt vừa hy vọng vừa đau đớn của anh Sơn đã làm cô Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh xúc động, nhận Sơn vào học. Trường cách nhà trọ 20 km, anh Sơn phải xin làm ở một chỗ mới gần trường để giúp con. Hết giờ học ở trường, ba lại chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15 km để học viết chữ. Hôm nào cũng vậy, 9 giờ đêm hai cha con mới về tới phòng trọ.
Điều kỳ diệu là càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực. Những tháng ngày nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con… Sơn nhận thức được tình yêu vĩ đại của cha mẹ, nên đã không phụ lòng. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đầu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường.
Người khiến các giáo sư Đại học Harvard bật khóc
Sau đúng 10 năm, năm 2016, tôi bất ngờ khi nhận được điện thoại của anh Trần Sơn. Anh nói như reo: “Trung Sơn đã tốt nghiệp ĐH Harvard và trở thành cố vấn của IBM rồi cô!”, khiến tôi nghẹn ngào.
Gặp lại tôi, anh Trần Sơn kể, sau khi học xong lớp 11 Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, năm 2010, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư…
Anh Trần Sơn đưa tôi xem rất nhiều thứ, trong đó có bức thư khen của Tổng thống Obama và những bài luận của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard.
Đó là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé bị chất độc da cam cướp đi sự lành lặn của đôi tay, tựa đề Nhìn đời qua bàn tay, có đoạn: “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm, hay thích thú vẽ nên những bức tranh người que. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè, và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp”…
Đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.
Trong một bài luận khác có tựa Hành trình của tôi, Sơn viết: “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi… Trong 3 năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong 3 năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi”.
Trần Tôn Trung Sơn và mẹ tại trụ sở của IBM ở Mỹ
Trở thành cố vấn của IBM
Năm 2016, trước khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.
Trong lần gặp lại anh Trần Sơn vào năm 2016, anh kết nối với con trai qua điện thoại. Sau khi được ba giới thiệu có tôi, người từng viết bài về Sơn cách đây hơn chục năm, đang ngồi cùng, Sơn lập tức lễ phép “con chào cô” và trò chuyện cùng tôi. Trong giây lát, hình ảnh cậu bé với đôi mắt thông minh và ấm áp vụt trở về. Và rồi chớp mắt một cái, cậu bé đã trở thành một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều được làm nên từ một đôi bàn tay khuyết thiếu ấy!
Được thăng chức sau một năm làm việc
Mới đây nhất, trong tháng 12.2017, nhờ xuất sắc trong công việc, Sơn được Tập đoàn IBM thăng chức, trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).
Hầu như hằng ngày, Sơn đều gọi điện về thăm ba mẹ. Sơn cho biết cậu nhớ mãi những lời thủ thỉ của ba ngày xưa: “Bàn tay con có thể viết chữ, làm văn, giải toán, có thể ôm ba mẹ, có thể chơi võ và bơi… Nghĩa là con không có gì khác thường với bạn bè cả. Con hãy sống chân thành, vui vẻ, bạn bè sẽ hiểu và đón nhận con”. Sơn đã học tập, lớn khôn và được đón nhận bằng chính ý chí, niềm tin và nghị lực mà ba đã truyền cho Sơn, theo cái cách rất riêng đó của ba!
Thật vui mừng khi em trai của Sơn, Trần Tôn Đại Nghĩa cũng đang học lớp 11 tại Mỹ. Đại Nghĩa cũng thông minh, học giỏi và sắp tới có ý định nộp hồ sơ vào Đại học Harvard như anh trai mình.
Mỹ Quyên
Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.
Mới chào đời 20 ngày, Sơn đã phải theo người cha xuôi vào Nam. Cha ẵm Sơn đi gõ cửa khắp các cơ sở xã hội, các bệnh viện để tìm nơi điều trị di chứng chất độc da cam cho con. Cuối cùng, Sơn được Làng Hòa bình Từ Dũ (TP.HCM) nhận nuôi dưỡng. Suốt mấy năm liền, cha của Sơn sống ở Công viên Tao Đàn để tiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho con. Mỗi lần cùng cha ra công viên, Sơn cặm cụi tập viết bằng hai ngón tay. Từ năm lên 7, tuy vẫn thuộc “quân số” của Làng Hòa bình Từ Dũ nhưng Sơn bắt đầu theo cha ra ngoài trọ học.
Chỗ trọ không ổn định, những công việc thời vụ của người cha vô cùng bấp bênh, khoảng cách vô hình giữa Sơn và bạn bè đồng lứa…, bao nhiêu khó khăn tưởng sẽ làm “cậu học trò da cam” nản chí. Nhưng không, sức học của Sơn càng ngày khiến nhiều người nể phục. Năm lớp 5, cậu đã đoạt giải ba cấp thành phố môn Văn và Toán. Lên cấp 2, Sơn thi đậu vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM). Tại ngôi trường này, Sơn thường đạt điểm trung bình từ 9,6 điểm trở lên (môn Toán, Hóa) và trên 8,5 điểm (môn Anh văn)… Hiện nay, Sơn là học sinh lớp 11D trường Phổ thông năng khiếu – ĐH Quốc gia TP.HCM.
Tối 10.1, chúng tôi có dịp trò chuyện với Sơn trước khi em vào giờ học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ ILA Việt Nam. Với kết quả dự tuyển tiếng Anh 90/100 điểm (kỹ năng nói) và 88/100 điểm (kỹ năng viết), Sơn đã giành được học bổng toàn phần chương trình trung – cao cấp tại ILA từ tháng 11.2008 đến tháng 9.2009. Thay vì phải trải qua 5 tháng để hoàn tất lớp học đầu tiên thì chỉ sau hơn 1 tháng, Sơn đã được giáo viên nước ngoài đề nghị nhà trường cho em vượt lớp!
Được biết, những năm qua, Sơn đã mấy lần đập ống heo, lấy những đồng tiền dành dụm được để giúp những trẻ em bất hạnh khác. Không chỉ mê học tiếng Anh, Sơn còn ham thích “voọc” máy tính. Từ năm học lớp 6, Sơn mày mò tự học lập trình phần mềm. Hè năm 2008, Sơn đăng ký làm thêm ở Công ty phần mềm SiGlaz. Sau 3 tháng thực hành, Tổng giám đốc SiGlaz tại Việt Nam hết lời khen ngợi khả năng làm việc, sự nhanh nhạy của Sơn. Sơn ao ước một ngày nào đó sẽ được những nhà hảo tâm tạo điều kiện phẫu thuật cánh tay phải thẳng lại; lắp tay giả (bên trái) và có thể vận hành bằng con chip. “Nếu giấc mơ này trở thành hiện thực, việc đầu tiên Sơn muốn làm là gì?” – tôi hỏi. Sơn nói ngay: “Đó là được sử dụng máy vi tính bằng cả hai tay!”.
Ít ai biết, Sơn đã có nhất đẳng taekwondo từ mấy năm trước. Ngoài thời gian học ở trường, học thêm Anh văn, tự viết phần mềm…, Sơn còn dành nhiều thời gian đọc các loại sách. Ông Trần Sơn, cha của Sơn tự hào nói: “Ngoài quê, tui chỉ học hết lớp 1. Nhờ cháu, tôi đã biết đọc, biết viết, được cập nhật tình hình thời sự trong và ngoài nước…”.