Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

nguồn:vietnam.net

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/127446/hang-loat-nguoi–bong-dung-lan-ra-chet–sau-khi-nhau.html

Hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Sự việc xảy ra đến nay đã hơn 2 tuần nhưng vẫn khiến cho hàng ngàn người dân sống trong cảnh hoang mang, lo sợ.

Vợ mất chồng, con mồ côi cha vì rượu

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Di ảnh của Mang Cạch

Trở lại thôn Liên Sơn vào một chiều tháng 5/2013, từ đầu đến cuối thôn bao trùm cờ trắng lẫn trong tiếng khóc than ai oán bởi chỉ trong vòng mấy ngày đã có tới 9 người chết do ngộ độc rượu.

Nạn nhân được xác định là Mang Cạch (51 tuổi), Mang Phớ (53 tuổi), Mang Hơn (54 tuổi), Mang Hoa (46 tuổi), Mang Xoai (57 tuổi), Mang Hiệu Bơi (61 tuổi), Bay Ngọc Dũng (37 tuổi), Katơ Dáng (25 tuổi), Mang Xanh Bái (47 tuổi) và hai nạn nhân đang được cấp cứu gồm: Nguyễn Văn Ngà (SN 1966), Trần Ngọc Đen (SN 1988).

Anh Nguyễn Văn Ngà, người vừa qua cơn nguy kịch trong Bệnh viện Ninh Thuận run rẩy cho biết: “Tôi và mấy người bạn khi có tiệc vui hay liên hoan thường mua rượu ở quán Năm Mùa (ngay cuối thôn Liên Sơn 2). Hôm 2/5, tôi cùng Mang Cạch, Mang Dương sang mua mấy lít rượu, khi uống được mấy ly thì thấy nôn nao, ói mửa nên về trước.

Về đến nhà, tôi bỗng dưng sùi bọt mép và co giật từng cơn, may nhờ gia đình đưa vào viện cấp cứu kịp thời nên mới thoát chết”. Khi anh Ngà nhập viện xong thì cũng chính là lúc Mang Cạch, Mang Dương chết.

Thoát chết cùng ngày với anh Ngà còn có Trần Ngọc Đen, chỉ vào bụng mình, Đen bảo: “Các bác sĩ rửa ruột rồi mà tôi vẫn còn cồn cào lắm. Hôm đó, tôi mua rượu ở quán tạp hóa bà Hường cùng thôn về nhậu tại nhà, mới chỉ uống đến ly thứ 6, thứ 7 thì xây xẩm mặt mày, ói mửa, chân tay co giật”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Đám tang Mang Xanh Bái

Trước sự việc trên, bà Thu Hường, chủ quán tạp hóa cho hay: “Chúng tôi chỉ biết nhập rượu từ nơi khác về chứ không tự nấu nên không biết trong rượu đó chứa những gì. Khi biết những người dân bị ngộc đốc chết, tôi rất bất ngờ và sợ hãi!”.

Tại nhà Mang Cạch, người thứ 9 bị chết trong đầu tháng 5 vừa qua, không khí tang tóc bao trùm từ ngoài ngõ.

Ông Nguyễn Văn Đường, người dân đến phúng viếng chia buồn: “Chỉ trong có mấy ngày mà hàng chục bà vợ ở xóm này phải sống góa bụa, nhiều đứa trẻ phải mồ côi cha, đau đớn quá!”.

Ngay sát vách nhà Mang Cạch là nhà Mang Hơn, chôn cất chồng xong đã 2 hôm nay nhưng bà Mang Hút vẫn nằm bẹp trên giường vì buồn bã.

Bà nói trong nghẹn ngào: “Hôm đó là ngày nghỉ lễ nên ông ấy mới cùng hàng xóm mua ít rượu về uống cho vui, ngờ đâu uống xong thì hộc máu ra chết. Mới ngoài 50 tuổi, giờ bỏ lại đàn con nheo nhóc, tôi thì bị bệnh phổi chẳng biết những ngày tới sẽ sống ra sao!”.

Rượu độc bày bán tràn lan

Trao đổi với PV về sự việc trên, ông Nguyễn Mông, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh cho biết: “Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa từng xảy ra cùng một lúc 9 đám tang thế này nên ngay khi nhận được tin báo, chúng tôi đã đề nghị Trạm y tế xã kiểm tra, xác minh làm rõ”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Trần Ngọc Đen đang điều trị ở Bệnh viện Ninh Thuận

Sáng ngày 6.5 vừa qua, Sở Y tế Ninh Thuận cho biết thứ rượu mà những người dân ở thôn Liên Sơn 2 uống và bị ngộ độc chết đã được Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và kết quả là cả 4 mẫu rượu đều chứa hàm lượng methanol – là loại cồn công nghiệp tuyệt đối không được uống – cao gấp 1.500-1.700 lần so với mức cho phép.

Cũng theo Sở Y tế Ninh Thuận, loại rượu nồng độ methanol cao thế này, khi uống vào sẽ bị phá hủy khả năng kiểm soát của hệ thần kinh, gan và não bộ.

Theo ông Lê Minh Định – Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, hiện kết quả xét nghiệm các mẫu rượu đã được chuyển cho cơ quan công an tiến hành truy tìm nguồn gốc cũng như xác định ai là người đứng ra pha chế cồn công nghiệp vào rượu gây chết người hàng loạt ở Phước Vinh.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Ninh Thuận, methanol có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,5%; nồng độ 0,3 – 0,4% gây ra tình trạng hôn mê.

Tài liệu y khoa cũng chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa methanol và sự phát triển của vi khuẩn acinetobacter baumannii gây viêm phổi, viêm màng não và viêm nhiễm hệ bài tiết. Vì vậy khi pha methanol vào rượu thì người uống vào sẽ rất nguy hiểm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù đã có 9 người chết, nhiều người đang được cấp cứu trong Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận nhưng quan sát trên nhiều trục đường chính ở khu vực Phước Thiện, Bảo An (nơi nhập rượu không rõ nguồn gốc cho xã Phước Vinh) vẫn nườm nượp người đi chở những can rượu dạng 45 lít nhập vào các đại lý.

Một chủ đại lý thú nhận: “Dân ở đây ưa rẻ nên chấp nhận uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Rượu này nấu bằng gạo hay cái gì thì cũng không biết được, chúng tôi chỉ nhập về và bán vào Phước Vinh thôi”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Một góc Liên Sơn 2 với trẻ con nheo nhóc

Theo bà Hường và chủ quán Năm Mùa cho biết đầu mối nhập rượu cho họ là ông Nguyễn Đình Toàn (xã Phước Sơn).

Hiện tại, Công an xã Phước Vinh đã thu giữ toàn bộ số rượu còn lại của ông Toàn. Bước đầu ông Toàn khai với cơ quan chức năng rượu của ông hoàn toàn được nấu từ gạo nguyên chất.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương cũng như hàng xóm nhà ông Toàn cho biết rất ít khi thấy ông nấu rượu. Có thể ông đã dùng loại men đặc biệt của Trung Quốc hay pha thêm methanol.

Ông Nguyễn Huy Hùng, một người từng có nhiều năm làm trong ngành chế biến thực phẩm và pha chế cồn ở thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, cho biết thêm: “Nếu một lít rượu bình thường bỏ thêm 300ml methanol và pha thêm 4 lít nước lã nữa thì sẽ có ngay 5 lít rượu, có đầy đủ mùi vị mà người bình thường khó phát hiện được!”.

Sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, ngày 3.5, ông Võ Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã trực tiếp đến thôn Liên Sơn 2 chỉ đạo các ngành chức năng cần sớm tìm ra nguồn gốc loại rượu mà các nạn nhân đã uống. Đến thăm hỏi, chia buồn với thân nhân những người chết, ông Đại đã dùng tiền cá nhân hỗ trợ 1 triệu đồng/gia đình.

Cùng với đó, ông Đại cũng cho biết đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Thuận khẩn trương xem xét hỗ trợ các gia đình này theo quy định.

Cùng với đó, UBND huyện Ninh Phước cũng hỗ trợ chi phí mai táng cho 9 người chết với số tiền 1 triệu đồng/trường hợp và gấp rút đưa ra các phương án tuyên truyền tác hại của các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc cho người dân trên địa bàn huyện.

(Theo Dòng Đời)

Lòng tin và sự xấu hổ

Lòng tin và sự xấu hổ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á, ngày 31/5/2013.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á, ngày 31/5/2013.

Nguyễn Hưng Quốc

13.06.2013

nguồn:VOA

Nhân nhắc đến khái niệm lòng tin chiến lược trong bài nói chuyện của ông Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thử bàn về chuyện lòng tin trong chính trị nói chung. Nói đến lòng tin, ở đây tôi chỉ muốn tập trung vào sự tin cậy (trust, chứ không phải faith hay belief) và chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị đối nội, trong nội bộ một quốc gia.

Trước hết, hầu như ai cũng biết sự tin cậy là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mọi người có thể sinh hoạt chung với nhau trong xã hội, từ phạm vi nhỏ và riêng tư nhất là gia đình và bạn bè đến những phạm vi lớn hơn như các cơ sở làm ăn buôn bán hoặc các đoàn thể và cuối cùng, sinh hoạt chính trị trong cả nước. Nền tảng của cái gọi là đạo đức công dân, thật ra, là vấn đề tin cậy: mình tin người khác và làm cho người khác tin mình bằng cách, trước hết, tự mình làm cho mình đáng tin cậy. Nền tảng của dân chủ, nghĩ cho cùng, cũng là sự tin cậy: tin cậy vào thiện chí của người khác và vào quyết định của đa số (biểu hiện cụ thể nhất là qua các lá phiếu).

Trong chính trị đối nội, lòng tin có ba loại: tin vào các nhà lãnh đạo, tin vào các tổ chức công quyền và tin vào cơ chế.

Trong các tổ chức công quyền, nổi bật nhất là lập pháp (tập trung vào Quốc hội – ở một số nước, có hai hình thức chính Thượng viện và Hạ viện), hành pháp (tập trung vào phủ Tổng thống và/hoặc văn phòng Thủ tướng) và tư pháp (qua hình ảnh của toà án cũng như công an). Ranh giới giữa lòng tin vào các nhà lãnh đạo và các tổ chức công quyền không hoàn toàn rạch ròi: Ở các cơ quan hành pháp, người ta có khuynh hướng nhìn vào người lãnh đạo cao nhất (tổng thống hoặc/và thủ tướng); còn ở các cơ quan khác, từ lập pháp đến tư pháp, vai trò tập thể nổi bật hơn vai trò của cá nhân, do đó, người ta có thói quen nhìn vào cả cơ quan hơn hơn là từng người cụ thể, ngay cả là người lãnh đạo cao nhất.

Đối với các nhà lãnh đạo, lòng tin cũng có nhiều loại: Một, tin vào cá tính và đạo đức của họ; và hai, tin vào lý tưởng cũng như các chính sách mà họ theo đuổi. Trong hai loại lòng tin ấy, cá tính của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng đầu tiên, có vai trò thu hút quần chúng nhất. Không có cá tính mạnh và không có sức cuốn hút quần chúng, không ai có thể trở thành lãnh tụ được, nhất là ở các quốc gia dân chủ, nơi để trở thành lãnh tụ, người ta phải trải qua những cuộc tranh cử và bầu cử gay gắt, trước hết, trong nội bộ đảng, và sau đó, trong phạm vi quốc gia. Nhưng yếu tố đầu tiên này tức khắc trở thành thứ yếu khi người ta trở thành lãnh tụ thực sự. Khi trở thành lãnh tụ, yếu tố được quần chúng quan tâm nhất lại là lý tưởng và từ đó, chính sách của họ. Lý tưởng, vốn thường lớn và chung chung, là yếu tố đầu tiên để gây chú ý và sự đồng cảm. Tuy nhiên, yếu tố chính để quần chúng đánh giá giới lãnh đạo chính là đường lối và chính sách, tức những khía cạnh nhằm hiện thực hoá lý tưởng mà họ tuyên truyền. Đối với đường lối và chính sách, ba điều kiện căn bản nhất là: một, rõ ràng; hai, nhất quán; và ba, hiệu quả. Xuyên suốt từ đầu đến cuối, vấn đề đạo đức của nhà lãnh đạo luôn luôn là một vấn đề quan trọng. Có điều, ở đây là đạo đức công dân chứ không phải là đạo đức cá nhân. Những cái gọi là hiền lành, khiêm tốn, hòa nhã, dễ thương, mau nước mắt, v.v. đều thuộc loại đạo đức cá nhân. Là đạo đức cá nhân, chúng chỉ có ý nghĩa trong phạm vi liên-cá nhân, giữa người này và người khác, trong một không gian có giới hạn. Điều người ta quan tâm nhất ở nhà lãnh đạo là thứ đạo đức công dân, trong đó, nổi bật nhất là sự trong sạch, tinh thần trách nhiệm và tôn trọng pháp luật, bởi vậy, ba cái xấu thường dễ bị theo dõi và lên án nhất chính là tham nhũng, vô trách nhiệm và lạm dụng quyền hành.

Đối với các tổ chức, nội dung của cái gọi là lòng tin chỉ tập trung chủ yếu vào khía cạnh thực hành với hai nội dung chính: năng lực và tính hiệu quả. Tiêu chí để đánh giá việc thực hành là hiến pháp và luật pháp. Nói đến năng lực và tính hiệu quả của các cơ quan, người ta phải đối chiếu việc thực hành của các cơ quan ấy so với các quy định ghi trong hiến pháp và luật pháp. Nếu nhiệm vụ chính của công an, chẳng hạn, là bảo đảm an ninh và an toàn trong xã hội thì năng lực và tính hiệu quả của công an cần phải được đo lường và đánh giá trên mức độ tội phạm các loại trong xã hội.

Đối với cơ chế, lòng tin chủ yếu tập trung vào tính lý tưởng, tính hiệu quả và sự bền vững của nó.

Qua ba loại lòng tin ở trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các xã hội dân chủ và các xã hội phi dân chủ.

Ở các xã hội dân chủ, từ Mỹ đến Úc và toàn bộ các quốc gia Tây Âu và Bắc Âu, dân chúng có thể mất lòng tin vào giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền, nhưng họ luôn luôn tin tưởng vào cơ chế. Cơ chế dân chủ mà họ thiết lập và hoàn thiện suốt cả trăm năm hoặc lâu hơn nữa không những có tính lý tưởng cao, phù hợp với những bảng giá trị phổ quát của nhân lại (tôn trọng tự do cá nhân và sự bình đẳng giữa mọi người cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật) mà còn có tính hiệu quả trong việc vận hành kinh tế, an sinh xã hội và đặc biệt, quản trị đất nước. Hơn nữa, mọi người còn tin tưởng vào sự bền vững của nó: Một mặt, giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền có thể thay đổi, nhưng cơ chế dân chủ thì không; mặt khác, chính cơ chế ấy bảo đảm mọi sự thay đổi quyền lực đều diễn ra một cách êm thắm, không gây nên bất cứ một xáo trộn nào trong xã hội. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước dân chủ, tâm lý quần chúng thường khá an tâm sau các cuộc bầu cử. Trong bầu cử, người ta có thể tranh đấu với nhau một cách dữ dội nhưng bầu cử xong, tuy có kẻ thắng người thua và tuy sẽ có những chính sách khác nhau, mọi người vẫn biết rõ một điều: tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp chế vẫn được tôn trọng và duy trì. Dưới chính phủ mới, một số người có thể bị cắt bớt một phần trong các trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp xã hội, chẳng hạn, nhưng chắc chắn, sẽ không có ai bị bỏ đói, bị tước đoạt đất đai hay bị bắt bỏ tù một cách vô lý vì một số phát ngôn hay vì tham gia một cuộc biểu tình nào đó.

Cũng chính vì tin cậy vào cơ chế nên ở các quốc gia Tây phương, hầu như không ai nghĩ đến chuyện gây bạo loạn để lật đổ chính quyền. Mọi sự thay đổi, nếu có, đều diễn ra bên trong cơ chế, với các luật chơi gắn liền với cơ chế.

Ở các nước phi dân chủ, ngược lại, điều người ta ít tin nhất, lại là cơ chế. Thoạt đầu, chế độ phi dân chủ nào cũng khuếch đại tính lý tưởng của nó để thu phục nhân tâm. Nhiều người sẵn sàng tin và có người sẵn sàng hy sinh tính mạng để thực hiện các lý tưởng ấy. Nhưng cái thiếu nhất của các chế độ độc tài là tính hiệu quả. Khái niệm hiệu quả ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn trải rộng ra mọi phạm vi khác, từ luật pháp đến xã hội, văn hóa, chính trị và nhân quyền. Cứ nói mãi đến tự do nhưng đi đâu cũng đối đầu với công an, lúc nào cũng có nguy cơ bị công an còng tay hay đạp vào mặt; cứ nói mãi đến dân chủ, nhưng tranh cử thì hạn chế, bầu cử thì gian lận, bộ máy công quyền đều được giao phó cho những kẻ bất tài nhưng có nhiều “quan hệ”… dần dần người ta sẽ mất hết niềm tin. Chính vì có sự trái ngược giữa tính lý tưởng và tính hiệu quả như vậy, mọi chế độ độc tài đều thiếu hẳn tính ổn định và bền vững. Kiểu tuyên truyền ưu tiên cho ổn định ở các nước độc tài, trong đó có Việt Nam, là một lối ngụy biện đầy nghịch lý, bởi, tự bản chất, đã độc tài thì không thể ổn định, và vì không ổn định, nó cũng không thể bền vững.

Đó chính là tình trạng ở Việt Nam hiện nay.

Lần lượt, nhiều người, ngay cả những kẻ từng cúc cung phục vụ chế độ gần như cả đời, đều nhận ra một điểm: tất cả các khuyết điểm ở Việt Nam đều bắt rễ từ một cái lỗi chính, có người gọi là “lỗi hệ thống”. Lỗi hệ thống tức là lỗi ở cơ chế. Lỗi ở cơ chế chủ yếu là lỗi ở ba khía cạnh: một, phương thức lên cầm quyền (thường, một cách chính đáng, phải gắn liền với các cuộc bầu cử tự do); hai, ở phương thức phân quyền (yêu cầu tối thiểu là tính chất độc lập của tư pháp, và đằng sau nó, lực lượng công an); và ba, phương thức kiểm soát quyền lực (chỉ đáng tin cậy khi, thứ nhất, người kiểm soát độc lập với người bị/được kiểm soát; và thứ hai, từ nhiều nguồn khác nhau. Ở Tây phương, cơ cấu kiểm soát quyền lực thường chằng chịt nhiều tầng và từ nhiều góc độ khác nhau, từ tư pháp đến truyền thông, các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phi chính phủ và, bàng bạc khắp nơi, dân chúng).

Lâu nay, dường như chính quyền Việt Nam cảm thấy tuyệt vọng trong việc củng cố lòng tin của dân chúng vào cơ chế nên bộ máy tuyên truyền của họ thường hiếm khi đề cập đến cơ chế, vốn gắn liền với chế độ. Họ chỉ sử dụng biện pháp tiêu cực là cấm đoán việc phê phán cơ chế hoặc lâu lâu vẽ vời vài chuyện nhăng nhít (trong đó, mới nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm giới lãnh đạo) để mị dân hoặc lừa dân với ảo tưởng là cơ chế ấy đang trong tiến trình tự hoàn thiện. Nhưng cố gắng xây dựng lòng tin dựa trên lời hứa hẹn là nó đang tự thay đổi và hoàn thiện chỉ là một trò chơi nửa vời của những kẻ đang biết là mình thua cuộc. Nó thiếu hẳn tự tin. Và cũng thiếu lòng tin ở cơ chế.

Trước đây, bộ máy đảng và chính quyền tập trung thật nhiều công sức vào việc gây dựng lòng tin vào các nhà lãnh đạo bằng cách thần thánh hóa, hoặc ít nhất, thần tượng hóa một người nào đó, trước là Hồ Chí Minh, sau là Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Nhưng với giới lãnh đạo thuộc các thế hệ sau, các nỗ lức ấy bị biến thành tuyệt vọng ngay cả trước khi họ bắt đầu thực hiện. Lý do chính, tôi nghĩ, là do sự phát triển của truyền thông. Với thế hệ lãnh đạo đầu tiên, việc thần thánh hóa tương đối dễ: dưới mắt dân chúng, ông Hồ Chí Minh, chẳng hạn, lâu lâu mới thoáng qua một lần. Toàn bộ hình ảnh của ông là do các cán bộ tuyên truyền hoặc chính ông vẽ ra. Không ai có thể kiểm tra được cả. Giới lãnh đạo gần đây, đi đâu cũng có các ống kính chĩa vào ghi hình và ghi âm, rất dễ bộc lộ những sự hớ hênh trong cả trí tuệ lẫn nhân cách. Huống gì hầu hết các nhà lãnh đạo gần đây đều thuộc loại kém cỏi. Họ khó đủ sức để giữ được lòng tin của quần chúng.

Dĩ nhiên, nói đến lòng tin của dân chúng đối với lãnh đạo Việt Nam, chúng ta khó tìm ra một bằng chứng cụ thể nào để phân tích. Bầu cử thì gian lận; các cuộc điều tra dư luận thì bị cấm đoán, mọi cố gắng tìm kiếm số liệu đều trở thành vô vọng. Nhưng ít nhất cũng có một số người biết chắc chắn là dân chúng không tin giới lãnh đạo: Đó chính là giới lãnh đạo hiện nay. Biết, nên họ sợ và tìm mọi cách để tránh né việc đối đầu với việc bày tỏ cách đánh giá của dân chúng. Họ biết chắc chắn một điều: nếu để dân chúng tự do bộc lộ lòng tin, họ sẽ chỉ đạt được số âm.

Như vậy, ở đây, chúng ta lại thấy một khía cạnh khác: Ở Việt Nam, không phải chỉ có việc dân chúng mất lòng tin vào cơ chế, cơ quan công quyền và giới lãnh đạo mà còn có hiện tượng bản thân giới lãnh đạo cũng không tin vào cơ chế và đặc biệt, vào quần chúng. Họ không bao giờ dám để dân chúng phát biểu một cách tự do và trung thực. Họ cũng không dám để dân chúng được tự do lựa chọn. Đây đó, họ giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đa đảng: đa đảng sẽ gây nên hỗn loạn. Tại sao đa đảng, ở các nơi khác không gây nên hỗn loạn mà ở Việt Nam thì có? Họ trả lời: Tại dân trí Việt Nam còn thấp! Nói thế tức là không tin vào trí tuệ, vào phán đoán, và cuối cùng, sự lựa chọn của dân chúng.

Trên diễn đàn quốc tế, giới lãnh đạo Việt Nam nói đến lòng tin, nhưng một trong những bi kịch lớn nhất ở Việt Nam là không ai tin ai cả. Trong quan hệ xã hội, người ta không tin nhau. Trong quan hệ chính trị, dân chúng không tin nhà cầm quyền và nhà cầm quyền, ngược lại, cũng không tin dân chúng. Khi lòng tin bị đánh mất, yếu tố thống trị mọi quan hệ xã hội và chính trị chỉ còn là sự giả dối.

Giả dối thì ở đâu cũng có, nhưng ở Việt Nam, sự giả dối có hai điểm đặc biệt: Thứ nhất, nó không phải chỉ hiện diện, thậm chí, không phải chỉ phổ biến mà còn thống trị mọi sinh hoạt và mọi loại quan hệ; và thứ hai, chính vì tính chất thống trị ấy, nó trở thành một điều bình thường, không còn làm cho ai xấu hổ cả.

Không có một xã hội nào có thể lành mạnh nếu thiếu sự tin cậy và không có một nền đạo đức nào có thể đứng vững nếu thiếu sự xấu hổ.

Tiếc, Việt Nam thiếu cả hai.

Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp”

Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp”

Blogger Phạm Viết Đào (DR)

Blogger Phạm Viết Đào (DR)

Thanh Phương RFI

Tại Việt Nam, hôm qua 13/06/2013, lại có thêm một blogger bị bắt giữ, đó là nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là blogger Việt Nam thứ hai bị bắt giữ trong vòng chưa tới một tháng, trong bối cảnh chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp những người viết bài trên mạng chỉ trích chính phủ.

Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, hôm qua, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội. Blogger này bị xem là có hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Thông tấn xã Việt Nam cho biết thêm là trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, ông Phạm Viết Đào “có thái độ chấp hành”.

Nguyên là một quan chức Bộ Văn hóa và Thông tin, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đảng viên, ông Phạm Việt Đào đã trở thành một trong những nhà bình luận nổi tiếng về tình hình Việt Nam và trang blog của ông thu hút rất nhiều độc giả. Những bài viết của ông thường chỉ trích các lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ, cũng như đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông.

Trang mạng nguyentandung.org ngay từ hôm qua đã có bài giải thích các lý do bắt giữ blogger Phạm Viết Đào, trong đó có việc ông bị xem là đã “ nói sai sự thật nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước (chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nay là Trưởng ban Nội chính Trung Ương), chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng.”

Kể từ tối hôm qua, trang blog của ông Phạm Viết Đào không thể được truy cập nữa. Vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào xảy ra tiếp theo sau vụ bắt giữ một blogger nổi tiếng khác của Trương Duy Nhất, chủ trang blog “Một góc nhìn khác”, ngày 26/05, cũng với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo nhận định của hãng tin AP, vụ bắt giữ nhà văn Phạm Viết Đào cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng lo ngại trước nguy cơ từ các hoạt động thông tin trên mạng. Cho tới gần đây, đảng vẫn nắm độc quyền thông tin, nhưng nay vô số trang blog và Facebook chuyển tải rất nhiều thông tin về các đấu đá nội bộ, các thất bại về chính sách đến hàng triệu người, khiến dân chúng thêm bất mãn với sự cầm quyền của đảng.

Trả lời hãng tin AP, tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào nhằm buộc mọi người phải “câm miệng lại” và vụ này cho thấy chính quyền đang “suy yếu”.

Theo thống kê của AP, cho đến hiện giờ trong năm nay đã có 38 blogger và nhà hoạt động dân chủ bị bắt ở Việt Nam, gần bằng với số người bị bắt của cả năm 2012

Việt-Mỹ hợp tác hỗ trợ nhân đạo

Việt-Mỹ hợp tác hỗ trợ nhân đạo

  • Một bệnh nhân được đo mắt ở thành phố Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong Chương trình Operation Pacific Angel 2013. (U.S. Air Force photo by Staff Sgt. Sara Csurilla)

Một bệnh nhân được đo mắt ở thành phố Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong Chương trình Operation Pacific Angel 2013. (U.S. Air Force photo by Staff Sgt. Sara Csurilla)

13.06.2013

VOA

Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu tiến hành một hoạt động nhân đạo vào ngày 10 tháng 6 trong khuôn khổ chương trình gọi là Operation Pacific Angel.

Chương trình này đang bước vào năm thứ 6 và là hoạt động nhân đạo chung giữa hai nước, do Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương dẫn đầu.

Trung tá Tom Laitinen, chỉ huy hoạt động hỗ trợ năm nay, cho biết họ đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và giúp xây cất.

Ông nói những hoạt động này hướng đến việc xây dựng một mối quan hệ Việt-Mỹ tốt đẹp hơn, vừa giữa quân đội với quân đội, và quân đội với thường dân, phòng khi xảy ra những thảm họa thiên nhiên hay khủng hoảng an ninh.

Các chuyên gia y tế trong của chương trình này đã dựng một trạm y tế tạm thời để khám răng, khám mắt, khám sức khỏe phụ nữ, làm vật lý trị liệu và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản cho ít nhất 2.500 bệnh nhân.

Đằng Sau Những Lần Về Thăm Quê Hương

Đằng Sau Những Lần Về Thăm Quê Hương

(06/11/2013)

nguồn: Vietbao.com

Tác giả : Trần Mỹ Duyệt

Trần Mỹ Duyệt
(Theo lời kể và phần hiệu đính pháp lý của Pt. Nguyễn Mạnh San.)

Những lần về Việt Nam có nhiều chuyện vui và chuyện buồn. Chuyện buồn đầu tiên là gặp rắc rối với hải quan tại phi trường. Tuy nhiên chuyện buồn này cũng có thể dễ dàng giải quyết khi biết được thủ tục “đầu tiên” là tiền đâu. Tâm lý chung sau nhiều giờ mệt mỏi trên phi cơ, ai cũng mong có chút thời gian thư dãn, gặp lại người thân đang chờ ngoài kia. Rầy rà với mấy anh chị hải quan chỉ thêm bực mình, nên thôi đành chịu mất năm ba đồng cho xong chuyện. Nhưng cũng có những chuyện buồn mà tiền bạc không giải quyết được. Không những thế hậu quả của nó còn có thể kéo theo đổ vỡ của cả một gia đình.

Câu chuyện tưởng như mơ nhưng lại là câu chuyện có thật đã xảy ra cho một người sau chuyến về thăm quê hương. Câu chuyện tưởng như rất tầm thường nhưng kết luận lại hết sức quan trọng. Nó quan trọng không phải ở chỗ sự việc đã xảy ra rất thực tế, nhưng quan trọng ở chỗ là nếu như nó đã không được giải quyết một cách trưởng thành, hiểu biết, và thông cảm thì hậu quả của nó đã kéo theo hạnh phúc của một gia đình. Câu chuyện đó đã xảy ra nhau sau:

Anh ta là con thứ trong một gia đình có hai anh em trai. Ba của anh qua đời trong trại tù cải tạo khi anh còn rất nhỏ. Năm 1980, anh tìm đường vượt biên và sau 1 tuần thuyền anh lênh đênh trên biển cả, bị hải tặc Thái Lan cướp hai lần, anh đã đến được trại tị nạn Thái Lan. Sống ở trại tị nạn gần một năm, anh đã được định cư tại Hoa Kỳ. Với bản tính cần cù, chịu khó, lại thêm trí thông minh, bốn năm sau anh đã tốt nghiệp kỹ sư Computer và kiếm được một việc làm cách rất dễ dàng. Thời gian đó những ai có bằng về Computer đều dễ dàng kiếm việc, được trả lương cao và đời sống kinh tế rất ổn định.

Việc đầu tiên sau khi ra trường, kiếm được việc làm anh lo chuẩn bị cho ngày thành hôn của mình. Người yêu của anh Mộng Bình không ai khác chính là người mà anh đã gặp trong thời gian còn ở trại tị nạn, nhưng tình cờ sau này lại học cùng trường với anh tại Hoa Kỳ. Sau đám cưới một năm anh lại hạnh phúc được làm cha. Đứa con đầu lòng của anh là một bé trai rất dễ thương. Thượng Đế như ưu đãi anh, hai năm sau đó vợ anh đã sinh cho anh một bé gái. Có trai và có gái. Chồng làm kỹ sư computer, vợ là y tá. Gia đình anh như vậy được gọi là một gia đình tương đối lý tưởng và hạnh phúc: Vợ chồng đều có công ăn việc làm, tài chánh gia đình ổn định, và với bầu khí yêu thương đầm ấm của một gia đình một vợ, một chồng và hai con nhỏ.

Hạnh phúc gia đình anh tưởng như không ai có thể chen vào và phá vỡ nổi. Con trai đầu của anh đang chuẩn bị ra trường y khoa, còn con gái thì hiện là một sinh viên xuất sắc với hy vọng sau này sẽ trở thành một nha sĩ.

Năm trước đây nhận tin mẹ đau nặng anh đã về Việt Nam lo cho mẹ, đồng thời giúp người anh tu sửa lại ngôi nhà của mẹ anh tại Việt Nam. Phí tốn cho lần trở về và tu sửa nhà cửa trên dưới 30.000$. Vợ anh đã rất rộng rãi, tin tưởng và lo đủ số tiền để anh về. Sau một thời gian ở Việt Nam trở lại Hoa Kỳ, anh rất vui vẻ. Đời sống gia đình đầm ấm và hạnh phúc, mọi chuyện đều êm đềm xuôi chảy, bỗng nhiên tính tình anh thay đổi một cách lạ thường. Anh hay thở dài, khó ngủ và thường hay bẳn gắt vợ con những chuyện rất vô cớ. Vợ anh gạn hỏi thì anh chống chế và cho là do sức ép của công việc. Những bẳn gắt, cáu giận của anh cứ ngày càng lên cao khiến vợ anh và các con thấy có gì không ổn. Đặc biệt nhất là sau những ngày tháng nóng nảy ấy, anh nhất định đòi về Việt Nam với lý do không rõ ràng. Anh nói mình phải về thăm mẹ già và đôn đốc việc xây cất nhà cửa. Trước thái độ đứng ngồi không yên của anh, và trước sự đòi hỏi của anh, vợ anh không còn lựa chọn nào khác đành lại thu xếp và chuẩn bị tiền bạc để anh về. Vé máy bay đã mua và ngày về Việt Nam đã được ấn định. Nhưng bất chợt một sự kiện không ngờ đã xảy tới.

Như mọi lần, cứ mỗi cuối tuần chị đều giặt quần áo chồng và trước khi bỏ quần áo vào máy giặt, chị có thói quen luôn luôn lục soát lại các túi áo và túi quần, để xem anh có bỏ quên tiền hay giấy tờ gì quan trọng không, vì đã nhiều lần chị đã tìm thấy tiền bạc hoặc giấy thông tư tin tức của sở làm gửi cho anh ở trong túi áo hoặc ở trong túi quần của anh. Nhưng lần này chị thấy có một phong bì thư đã mở sẵn, tên một người con gái lạ, từ Việt Nam gửi đến đích danh tên chồng chị, qua địa chỉ hộp thư riêng tại ty bưu điện, nên chị liền mở ra đọc.  Mắt chị như nhẩy nhót trên những hàng chữ: “Cái bầu đã lớn và em gần ngày sinh rồi sao không thấy anh động tĩnh gì? Nếu anh không về thì gửi tiền về cho em để lo sinh nở và nuôi con chứ. Còn việc anh ly dị với người vợ của anh đến đâu rồi sao anh lặng thinh. Anh đừng nghĩ đến chuyện “quất ngựa truy phong” chơi cho qua đường nha. Anh không nghĩ đến em thì cũng phải nghĩ đến giọt máu của anh chứ. Đừng đùa giỡn. Anh không chạy thoát khỏi bàn tay em đâu!”.

Không còn chịu đựng được hơn nữa, chị tìm đến với một phó tế kinh nghiệm về đời sống gia đình và kiến thức luật pháp để xin ý kiến. Thâm tâm chị là muốn làm lớn chuyện này để rồi đến đâu thì đến. Chị không thể ngờ được một người đàn ông như chồng chị lại phạm vào cái lỗi khốn nạn ấy. Niềm tin của chị lung lay và hầu như sụp đổ. Sau khi xem xong lá thư, vị phó tế đã khuyên chị cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề.

Trước hết ông khuyên chị hãy bình tĩnh và cần phải hành động theo một tiến trình có suy nghĩ, có lý luận dựa trên tâm lý và luật pháp bằng cách:

1- Nhờ người trong gia đình hay người quen ở Việt Nam dò hỏi xem đó có phải là địa chỉ thật không? Và nếu là địa chỉ thật thì làm quen hỏi xem có người trong nhà mang tên theo tên trên bì thơ không? Nếu có thì liên hệ gì với người ở Mỹ? Nhất là xem coi cái bụng bầu gần ngày sanh ấy có thật sự đúng hay chỉ là giả tạo?

2- Đặt giả thiết mọi chuyện đều đúng, có nghĩa là người thiếu nữ ấy thật sự có bầu, thì bước kế tiếp là chờ coi xem đó có thật sự là con của chồng mình hay con của một ai khác. Điều này có thể thực hiện được qua thử nghiệm DNA.

3- Và sau cùng, theo dõi để tìm cách làm ngãng trở mối liên hệ giữa chồng chị với người phụ nữ tự xưng là tình nhân của chồng chị.

Sau khi đã nhờ người nhà dò hỏi, chị được biết rõ là có một thiếu nữ tên gọi đúng như tên ngoài bì thơ ở địa chỉ đã ghi ngoài bì thơ, và người này nói mình có thân nhân bên Mỹ nhưng không cho biết người thân nhân ấy ở đâu. Điểm đặc biệt nhất là thiếu nữ ấy là một cô gái bán bar và không mang bầu. Như vậy trong trường hợp thứ nhất đã có câu trả lời. Vì người thiếu nữ đó không mang bầu nên những vấn nạn về gửi tiền cho nàng sinh con, nuôi con và việc thử DNA không cần thiết. Còn lại là tìm cách làm ngãng trở mối liên hệ giữa chồng chị với thiếu nữ tình nhân đó.

Theo đúng từng bước đã được hướng dẫn, chị giả bộ đòi về Việt Nam cùng với chồng viện lý để tiện dịp thăm mẹ chồng, cũng như giúp anh sớm hoàn tất công việc tu sửa nhà cửa. Mục đích là không để chồng chị gặp lại người thiếu nữ đó nữa. Thoạt đầu chồng chị nhất định không cho về chung với lý do giá phí tổn đi về quá cao, rất đắt đỏ, và gấp quá không kịp chuẩn bị, không dễ mua được vé máy bay. Sau những màn tranh cãi và giận dữ. Linh cảm một điều gì đó có thể làm lộ tẩy ý định của anh khi về Việt Nam, chồng chị đã hủy bỏ chuyến bay với số tiền phạt là 100$.

Tuy không về Việt Nam, nhưng anh vẫn lén lút trấn an người tình ở Việt Nam. Xem ra càng ngày anh càng tỏ ra lúng túng, sợ hãi. Có lẽ anh sợ người tình anh sinh con mà không có tiền bạc rồi làm đổ bể câu chuyện. Nghĩ vậy, nhưng anh cũng không dám giử tiền bạc về. Nghi rằng vợ anh đã biết chuyện, nên anh lo lắng tìm cách dò hỏi, và cuối cùng vợ anh đã cho anh biết rằng anh không thể về Việt Nam một mình được vì anh đã có bồ tại Việt Nam. Anh thề sống, thề chết, nhất định từ chối hành động ngoại tình của mình.

Sau khi biết được người đã đứng sau lưng phá đám cuộc tình tay ba của mình, anh đã gọi điện thoại đến văn phòng của thày phó tế tranh luận và chửi bới ông này thậm tệ. Kết luận cuộc tranh luận này, vị phó tế đã nói với anh qua điện thoại:

“Tôi không có tội gì trong vấn đề hạnh phúc của anh và gia đình anh. Tôi cũng không xen vào việc gia đình anh, nhưng với lương tâm của một người hiểu biết và quan tâm đến hạnh phúc hôn nhân của gia đình, tôi đã khuyên chị tế nhị theo dõi, đồng thời nếu cần về Việt Nam với anh, chị nên về. Đó là sự tiên liệu khôn ngoan và cần thiết. Bởi vì không ai dám tự cho mình là “vững vàng” trước những cám dỗ tình cảm như vậy. Tóm lại, nếu anh thật lòng về Việt Nam chuyến này chỉ để lo lắng cho bà mẹ, và xem xét lại việc tu sửa nhà cửa mà không hề có một ý đồ gì khác thì tại sao không cho vợ anh cùng về. Biết đâu chị ta chẳng giúp anh một tay. Hay là anh có chủ ý nào khác? Vậy nếu anh trong sạch và vô tội trong lần về này, ngày mai mời anh lên văn phòng tôi. Tôi sẽ đóng cửa văn phòng và quì xuống trước mặt anh để xin lỗi anh. Còn nếu như anh có một ý định gì khác, tôi tin là anh đã biết.”

Nghe vậy, anh tự động gác máy.

Sự thật câu chuyện đã bắt đầu trong lần về Việt Nam năm trước. Anh đã theo một số bạn bè rủ rê vào mấy quán bia ôm, mấy nơi đấm bóp để cho biết mùi đời và thư dãn. Đám bạn anh đã gài anh với một cô tuổi bằng con gái của anh mà cái tên đã có trên bì thư gửi qua cho anh. Nhưng trên thực tế, cô này không hề có thai, và vẫn tiếp tục bán bar, tiếp khách như cô đã từng làm đối với anh. Anh chỉ là một nạn nhân của thói ăn chơi đàng điếm, của tính nhẹ dạ, cả nể, và không muốn bị bạn bè chê là thứ chết nhát. Anh là con nai vàng ngơ ngác không hơn không kém trước những cạm bẫy xã hội.

May mắn cho anh, với bản tính thật thà và hiền lành. Cộng thêm còn một chút lương tâm đạo đức, anh đã nhận lỗi và làm hòa với vợ. Mặc dù sự tha thứ và làm hòa đã có, nhưng vết thương lòng vẫn chưa hoàn toàn được lành.

Đừng vội cho rằng đàn bà “forgive but not forget”, nhưng một vết thương như vậy, một tình huống như vậy cũng cần phải có thời gian để lành. Trên thực tế, vợ anh có quyền giận anh và đau khổ vì anh, bởi vì đối với vợ anh, anh vẫn là tất cả. Tình yêu vợ anh dành cho anh là một tình yêu không chia cắt. Riêng anh, anh cũng cần thời gian để minh chứng sự thành thật thống hối của mình. Anh đã làm cho con tim vợ anh bị tan nát, và thiếu một chút nữa cả gia đình anh tan nát, hạnh phúc hôn nhân của anh bị đổ bể.

Trở lại người chồng, sau khi đã có cơ hội làm hòa với vợ, anh đã gọi điện thoại đến văn phòng thày phó tế và lần này chính anh đề nghị:

“Con cám ơn thày đã giúp gia đình con. Con có lỗi trong vụ này, vậy xin thày cho một cái hẹn, để con đích thân đến văn phòng và quì gối xin lỗi thày.”

Dĩ nhiên lời đề nghị của anh không được chấp nhận, vì niềm vui của phó tế đó là giúp đem lại hạnh phúc cho gia đình anh, chứ không chờ lời xin lỗi của anh. Ông đã được trả công rồi!

Quan câu chuyện này, độc giả có thể rút ra được những bài học khác nhau tùy từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, một vài điểm chung có thể sẽ giúp ích cho nhiều người đó là:

Khi du lịch về Việt Nam, nhất là đi với nhóm bạn bè, hoặc một mình thì dù là phái nam hay phái nữ cũng cần tự chủ. Thật sự không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho mình sau những giây phút yếu lòng. Có thể là nhiễm HIV. Có thể là sẽ làm chồng, làm cha, làm vợ, làm mẹ bất đắc dĩ. Thông thường những phút giây lãng mạn, tình tứ ấy chỉ mang tính nhất thời, mau qua. Chúng chỉ làm cho con tim nặng nề, và lương tâm thêm bất ổn.

Nếu! Nếu như vì yếu lòng mà trót “ăn vụng” thì nhớ phải biết thống hối. Coi đấy như một bài học để đời, đừng huênh hoang, tự cao, tự đại cho mình là “hoàng tử”, là “công chúa” để rồi có ngày thần tượng sụp đổ và kéo theo sự đổ vỡ của cả gia đình. Những mối tình qua đường ấy chưa đủ để thẩm định và đo lường sự chung thủy, tính chất trưởng thành, và chính đáng của tình yêu. Để mình là tác giả của những ngậm ngùi nuối tiếc “anh đã lầm đưa em sang sông”, hoặc “em đã lầm đưa anh sang đây” là việc làm thiếu ý thức, không cần thiết. Hai chữ “lợi dụng” trong những trao đổi tình cảm kiểu này không chỉ làm ta thân bại, danh liệt, mà còn phá vỡ hạnh phúc gia đình của mình nữa. Đáng buồn là nó vẫn tiếp tục xảy ra cho nhiều người đằng sau những lần về thăm quê hương!

Sau đây là phần pháp lý tổng quát, có liên quan đến nội dung của câu chuyện trên đây:

1. Nếu câu chuyện trên đây xẩy ra tại tiểu bang Oklahoma, theo như Đạo Luật Gia Đình của tiểu bang này, điều luật số 21, đoạn 871, quy định bất cứ ai vi phạm tội ngoại tình (Adultery Offense), hoặc còn gọi là hành động chuyển nhượng tình cảm (Alienation of Affection) của mình là người đã có vợ hoặc đã có chồng cho người khác, nếu bị truy tố ra tòa với bằng chứng hiển nhiên, có thể lãnh án tù ở không quá 5 năm, hoặc chỉ bị phạt vạ tối đa là $500 Mỹ kim, hoặc vừa lãnh án tù ở lẫn đóng tiền phạt vạ. Nhưng hiện nay, rất may là đạo luật này đã được đa số các tiểu bang bãi bỏ, trong đó có tiểu bang Oklahoma, ngoại trừ còn một số rất ít, không đáng kể, như tiểu bang Hawaii, Illinois, North Carolina v.v.. vẫn con duy trì đạo luật này.

2. Mặc dầu điều luật phạm tội ngoại tình được bãi bỏ, nhưng hành động ngoại tình vẫn được áp dụng trước công lý, để dùng làm bằng cớ được quyền giữ con cái còn nhỏ tuổi (Custody of Minor Children) và được quyền hưởng tiền cấp dưỡng nuôi con cái (Child Support), cho tới khi con cái tới tuổi trưởng thành, trong các vụ án ly dị trước tòa án hay trong sự thỏa thuận của đôi bên, mà không cần có phiên tòa xét xử.

3. Trường hợp trên đây, vì Hoa Kỳ đã ký hiệp ước bang giao quốc tế với Việt Nam, mà người chồng phạm tội ngoại tình ở đây và giả sử cô bồ nhí ở đây có con với người chồng ngoại tình này ở Hoa Kỳ, thì trước quốc tế công pháp của hai nước đã ký kết với nhau, cô bồ nhí vẫn có thể tiến hành các thủ tục pháp lý, đòi hỏi người chồng ngoại tình ở Hoa Kỳ phải cấp dưỡng cho cô tiền nuôi con hàng tháng, cho tới khi đứa trẻ khôn lớn đến tuổi trưởng thành.

Nói tóm lại, đã có một vài trường hợp xẩy ra trong quá khứ tại Việt Nam, không bị người vợ ở Hoa Kỳ khám phá ra là chồng mình đang có bồ nhí ở Việt Nam, tương tự như câu chuyện vừa kể trên, nhưng tới ngày mấy ông chồng này sắp sửa quay trở về lại Hoa Kỳ đoàn tụ với vợ con, thì bị công an địa phương ở đây, đột nhập vào căn phòng trong lúc hai người đang hưởng giây phút trăng mật, nên đương sự bị buộc vào tội mua dâm. Vì không muốn bị liên lụy đến vấn đề pháp lý và bị ngồi tù, hơn thế nữa hạnh phúc gia đình có thể bị đổ vỡ nếu bị tiết lộ trước công chúng, nên các đương sự đành phải ngậm đắng nuốt cay, đóng tiền phạt vạ khá nặng, để được lên đường trở về Hoa Kỳ an toàn.

Tuy nhiên, trong những trường hợp như thế này, đối với những đương sự nào chưa nhập tịch Hoa Kỳ, vẫn còn là thường trú nhân, thì cần phải thận trọng, vì nếu chính quyền cộng sản thông báo cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam biết, là những đương sự này, đã bị bắt giữ về tội mua dâm và đã nhận tội, bằng lòng đóng tiền phạt, để khỏi bị truy tố ra tòa, thì vấn đề xin nhập tịch Hoa Kỳ trong tương lai chắc chắn sẽ bị trở ngại lớn.

Lễ truyền chức linh mục cho tiến chức Phêrô A Đên, người Jarai

Lễ truyền chức linh mục cho tiến chức Phêrô A Đên, người Jarai

Đăng bởi lúc 9:48 Sáng 6/06/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (06.06.2013) – Kontum – Lúc 5 giờ 30 sáng ngày 05 tháng 06 năm 2013 tại làng Plei Kơbei, thuộc xã Sa Bình, Huyện Sa Thầy Tỉnh Kontum, thuộc Giáo phận Kontum, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung đã chủ tế thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy phó tế Phêrô A Đên người Jarai. Cùng đồng tế có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục chánh tòa giáo phận Kontum, với khoảng 100 linh mục cùng đồng tế và khoảng 5000 tu sĩ, giáo dân tham dự.

Theo ghi nhận của VRNs, bà con từ các buôn làng xa gần đã đến từ tối hôm trước rất đông. Khoảng 2000 người đến từ Đăk tô, Ya ly, Hà mòn…, xa nhất là Ya ly cách Plei Kơbei hơn 80 km, bất kể trời mưa khá lớn.

Từ rất sớm, ngày 05.06, khoảng 4 giờ 30, chúng tôi thấy nhiều người và nhiều đoàn khác vào làng Plei Kơbei để tham dự thánh lễ. Ban trật tự cũng như các anh em dân quân, công an làm việc hướng dẫn và chỉ chỗ để xe khá vất vả, đến hơn 5 giờ 15 thì trong khuôn viên nơi cử hành thánh lễ đã không còn chỗ ngồi rất nhiều người phải đứng. Khuôn viên chật kín.

Cộng đoàn dân Chúa đang sẵn sàng bắt đầu thánh lễ

 

Đã 80 năm truyền giáo, nay mới có người Jarai đầu tên được gọi làm linh mục của Chúa Yêsu

Khi Thánh lễ bắt đầu, bà con đứng tràn cả ra ngoài đường. Ban tổ chức ước lượng có khoảng 5000 người tham dự, với khoảng 300 tu sĩ nam nữ, số còn lại đa số là đồng bào các sắt tộc thiểu số. Anh chị em các sắc tộc đến trước hết là cầu nguyện sau là cùng chia vui với tân linh mục là người con của buôn làng của núi rừng Tây Nguyên và của trung tâm truyền giáo của giáo phận đã hình thành sau 80 năm mới có một linh mục là người Jarai. Trước đó cũng có nhưng là người Bahnar và Sêđăng.

5 giờ 30 đoàn rước bắt đầu với tiếng coong chiêng và ca đoàn là người của buôn làng hát lễ bằng tiếng Jarai làm cho bầu khí bước vào thánh lễ rất trang trọng, nhưng cũng rất núi rừng, rất hoang dã vì thánh lễ diễn ra ngoài trời xung quanh là núi rừng, còn sương mù dày đặc bao phủ.

Thầy Phêrô A Đên thi hành sứ vụ phó tế lần cuối, trước khi đón nhận ơn linh mục

Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên giám mục Kontum, chủ tế và truyền chức cho người Jarai đầu tiên tại đất Kontum. Sa Thầy là địa sở trước đây Đức cha Phêrô đã trực tiếp truyền giáo trong tư cách một linh mục thừa sai.

Thầy phó tế đặt tay trong tay vị giám mục chủ tế hứa vâng phục Đức giám mục giáo phận Kontum, Đấng bản quyền. Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất để thông truyền ơn linh mục. Điều này nhắc nhớ các linh mục luôn luôn thuộc về bản quyền của mình, tách ra ngoài khỏi Đấng bản quyền, tự thân chức linh mục không còn hiệu lực.

Sau khi thẩm vấn, nhận thấy tiến chức đầy đủ điều kiện, vị Giám mục chủ tế kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện, xin Đức Mẹ và các thánh Nam Nữ khẩn xin cùng Chúa cho tiến chức. Thầy Phêrô A Đen phủ phục sát đất trong tư thế “trở về bụi đất”, tức chết đi cho con người của mình, để Thiên Chúa phục sinh mình trong Đức Kitô và trở thành người phục vụ.

 

Đức cha Micae, Giám mục Kontum cùng với linh mục đoàn và cộng đồng dân Chúa quỳ gối cầu nguyện cho tiến chức.

Quý đức giám mục, quý cha đặt tay thông ban Thánh Thần và hiệp thông với thầy phó tế Phêrô A Đên. Hình cha Thomas Nguyễn Văn Thượng, giám đốc chủng viện Kontum đặt tay trên tiến chức.

Bà cố dâng áo cho con, tân linh mục Phêrô A Đên Siu

Đức cha chủ tế trao chén thánh cho tân chức, nghi thức diễn nghĩa hoàn tất bí tích truyền chức linh mục

Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng, cộng đoàn xúc động trước các nghi thức truyền chức và nghi thức diễn nghĩa.

Chúng tôi thấy rất nhiều người đã xúc động nhất ở lời cám ơn của tân linh mục Phêrô A Đên. Ngài cám ơn quý cha sở cũ, mới, hai Giám mục giáo phận, mẹ và gia đình nội, ngoại… Nhiều người đã không cầm được nước mắt, trong đó có cả Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ.

Sau thánh lễ tân linh mục chụp hình lưu niệm cùng hai Đức giám mục, quí cha đồng tế và cùng các bà con tham dự. Cha sở Simon Tâm thông báo với bà con là ban tổ chức có căn tin phục vụ bà con ăn sáng do doanh nghiệp Tam Ba lo với giá 5000 đồng phần, còn mì gói thì miễn phí do ban tổ chức phục vụ.

Thánh lễ đầu đời linh mục đồng tế chung với Quý Đức cha và linh mục đoàn giáo phận Kontum

Chân dung cha Petrus A Đên Siu, giáo phận Kontum, người sắc tộc Jarai

Một chị người Jarai cho biết là họ rất vui và tạ ơn Chúa đã cho dân tộc Jarai có một linh mục như Cha Phêrô A Đên và tất cả mọi người trong làng của chị cũng rất vui. Một anh ở Đăk Tô cho biết: “bà con chúng tôi rất vui cũng không biết nói sao nữa chỉ biết là rất là vui thôi”.

Ban tổ chức rất chu đáo và cũng vất vả lo cho bà con từ chiều hôm trước như cắm lều, giăng dù, ban trật tự lo giữ xe cho bà con từ xa đến sớm, ban vệ sinh thì bố trí những bao để rác, ban ẩm thực lo ăn uống, đội ngũ y bác sĩ hầu như làm việc liên tục và rất mệt, nhưng mọi người vẫn vui vì được phục vụ.

GraT, VRNs

Bản tiếng Việt “Những Bàn Chân Nổi Giận” của GS Tương Lai trên tờ New York Times

Bản tiếng Việt “Những Bàn Chân Nổi Giận” của GS Tương Lai trên tờ New York Times

07.06.2013

Nhật báo hàng đầu của Mỹ New York Times hôm 6/6 cho đăng bài xã luận với tiêu đề “Vietnam’s Angry Feet” do giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2006, viết. Xin giới thiệu đến độc giả bản tiếng Việt của bài viết do giáo sư cung cấp.

Những Bàn Chân Nổi Giận


TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội “nói xấu Trung Quốc”. Những cáo buộc  này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Bi kịch lớn nhất của một số người lãnh đạo Việt Nam là sự ám ảnh về cái gọi là “cùng chung một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” nên đã không quyết liệt đáp trả những thủ đoạn bành trướng nham hiểm và những hành động xâm lược ngang ngươc của Trung Quốc. Họ lại quyết liệt đàn áp những người yêu nước, bóp nghẹt dân chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công dân mình. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.

Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống bất khuất, quật cường của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong vị thế oái ăm, sát cạnh một láng giềng khổng lồ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng nhằm nuốt chửng Việt Nam. Đất nước này đã từng chìm đắm cả nghìn năm Bắc thuộc. Trong cái đêm dài đau đớn ấy, kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa dân tộc Việt. Và chúng đã thất bại.

Việt Nam đã từng đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII và những kẻ xâm lược khác trong thế kỷ XV, XVIII và XX. Bản lĩnh dân tộc Việt đã được hun đúc qua những cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, bất chấp luật pháp quốc tế và chà đạp trên nguyên tắc và đạo lý, Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện mộng bành trướng trên Biển Đông, cái “lưỡi bò” ham hố và bẩn thỉu đang thè ra chực nuốt cả vùng biển rộng lớn, nơi có trữ lượng dầu mỏ đủ đáp ứng cơn khát nguyên liệu của một nền kinh tế đang cố ngoi lên vị thế siêu cường. Nơi đây cũng là con đường huyết mạch trên biển để Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ.

Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà  không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu nước bất chấp mọi đàn áp đang đang mở ra một cục diện mới.

Sự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” là một khái niệm rất mơ hồ, những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị đã quá lỗi thời.

Nếu không có những đổi mới ở thập niên 80, nền kinh tế tập trung có lẽ đã đưa Việt Nam đi đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế đó đã bị đình trệ vì không có cải cách chính trị song hành. Tuy nói rất nhiều về một nhà nước “của dân do dân và vì dân” nhưng người ta chưa bao giờ muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự đúng với ý nghĩa đích thực của nó.

Với cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Việt Nam đã nhận được sự đồng cảm, lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm. Để rồi  họ trở thành thành mục tiêu phê phán của cộng đồng quốc tế về đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền.

Chính vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị “cái mũ kim cô”  của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh, một thế giới mà Việt Nam đang rất cần hòa nhập để đất nước có điều kiện phát triển.

Ấy thế mà từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội để thay thế bằng một “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” man rợ nhằm nuôi dưỡng mộng bành trướng của cha ông họ mà họ chưa bao giờ từ bỏ. Cho nên, cái gọi là “cùng chung ‎ ‎thức hệ” mà ai đó đưa ra chỉ là cái bình phong che đậy cho tham vọng quyền lực, nhằm giữ bằng được cái ghế mà họ đang ngồi. Những ngôn từ đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về “láng giềng hữu nghị” được tung hứng chỉ là trò khôi hài.

Nhằm bảo vệ cái ghế quyền lực của một số người đang giành được những vị thế quan trọng, để củng cố và mở rộng những lợi ích béo bở của mình, người ta đang quay lưng lại với nhân dân. Một số trí thức và nhân sĩ, trong đó có người viết bài này, đã đưa ra hàng loạt kiến nghị về thực thi dân chủ và nhân quyền trong Hiến pháp nhằm hướng tới việc tạo ra một hệ thống chính trị thực sự dân chủ. Tuy nhiên, đề xuất của chúng tôi đã gặp phải những lời lăng mạ và vu khống trên các tờ báo chính thống được chỉ đạo sát sao.

Người ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người đã được ghi vào trong Hiến pháp, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ta những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới, đưa đât nước đi lên.

Cho nên, càng sử dụng bạo lực và đàn áp, càng cho thấy sự phi dân chủ, vô nhân tính của những người sử dụng nó.

Người lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.

Ngược lại, nếu tiếp tục quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi thời, bám chặt mô hình toàn trị phản dân chủ, chỉ cốt giữ cho được cái ghế quyền lực đã rệu rã và đưa đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, thì sự cáo chung là điều không thể tránh khỏi.

Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vấn đề nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer

VOA

24.05.2013

Mới đây, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer, đã có bài phát biểu nhân ngày Nhân quyền Việt Nam tại thủ đô Washington. Ông nhận định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ-Việt Nam là một quan hệ năng động. Tuy nhiên, ông nói người dân Việt Nam không được hưởng những quyền con người và quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận. Ông cho biết quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ảnh hưởng đến mọi phương diện trong quan hệ của hai nước.

Tiến sĩ Baer vừa trở về sau khi dẫn đầu một phái đoàn sang Việt Nam để dự Ðối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt. Phái đoàn ghi nhận những bước đi tích cực của chính quyền Việt Nam, bao gồm việc kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến về bản dự thảo hiến pháp.

Ông Baer nói giờ nhà chức trách Việt Nam có trách nhiệm phải xem xét những ý kiến đó một cách nghiêm túc và công bằng để đưa tiếng nói của người dân bình thường vào bản hiến pháp được sửa đổi.

Ông Baer nói Hoa Kỳ muốn thấy ở Việt Nam một hệ thống mang lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người trước luật pháp, cùng với việc thực thi luật pháp một cách công bằng. Mỹ quan ngại về sự gia tăng những vụ sách nhiễu và giam cầm những blogger và những nhà hoạt động. Những chính sách về Internet như ngăn chặn, cho tin tặc tấn công, và theo dõi người sử dụng đã hạn chế luồng thông tin tự do.

Ông Baer cho biết nhiều người trong số hơn 120 tù nhân chính trị của Việt Nam bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình.

Hiến pháp Việt Nam cho phép công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo và những quyền căn bản khác. Song, ông Baer nói thực tế lại khác.

Ông Baer nhận xét những sự bất tương xứng như vậy làm suy yếu sự phát triển và kìm hãm tiềm năng của Việt Nam. Ông cũng nêu ra rằng Hoa Kỳ đã thảo luận những vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa với chính quyền Việt Nam.

Ông Baer nói nếu không có tiến bộ về nhân quyền thì Việt Nam sẽ vấp phải những hạn chế ở mức phát triển mà Việt Nam có thể đạt được cũng như mức phát triển trong quan hệ hai nước. Vì thế ông Baer nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam cải thiện bảo vệ nhân quyền vì Hoa Kỳ quan tâm đến những người bị từ chối những quyền này, và vì đó là điều đúng đắn cần phải làm.

* Bài xã luận “Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ” phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ

Chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn cản Nick Vujicic giảng đạo

Chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn cản Nick Vujicic giảng đạo

Nick Vujicic, nhà  truyền giáo Tin Lành người Úc đến Việt Nam (lifewithoutlimbs.org)

Nick Vujicic, nhà truyền giáo Tin Lành người Úc đến Việt Nam (lifewithoutlimbs.org)

Thanh Phương

nguồn: RFI

Trong những ngày qua, báo chí trong nước đã rầm rộ tường thuật về chuyến của Nick Vujicic đến Việt Nam. Cư dân mạng cũng bình luận sôi nổi về « chàng trai kỳ diệu » người Úc gốc Sebia này, cụt hết cả hai tay hai chân, nhưng có một nghị lực phi thường, được cả thế giới nể phục.

Cho đến nay, Nick đã có nhiều hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là buổi giao lưu với sinh viên, thanh niên tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, ngày 23/05, trước 25 ngàn người và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV6.

Hôm nay, 25/05/2013 tại Sài Gòn, Nick đã có buổi giao lưu với trẻ em đặc biệt khó khăn và cộng đồng người khuyết tật tại Nhà thi đấu Quân khu 7, cũng được truyền hình trực tiếp trên VTV6 và trong buổi tối giao lưu với giới trẻ tại Sân vận động Thống Nhất. Theo dự kiến, vào ngày mai (26/05/2013), Nick còn sẽ diễn thuyết buổi chót tại nhà thờ Tin Lành Gia Định.

Nhưng có một điều mà báo chí trong nước không nói đến, đó là Nick Vujicic đã đến Việt Nam không chỉ như là một nhà diễn thuyết, một tấm gương của nghị lực phi thường, mà còn với tư cách một nhà truyền giáo Tin Lành. Chính vì vậy mà trong những phát biểu của Nick, có vài lần anh nhắc đến Chúa. Thế nhưng, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ thông dịch cho Nick đã được lệnh không được nói đến Chúa và nói chung là không được nói đến tôn giáo, kể cả khi Nick có nói thì phải dịch khác đi hoặc không dịch.

Tuy vậy, đã có lúc nhà truyền giáo Nick Vujicic nói về Chúa và được dịch đúng như vậy. Như tại sân vận động Mỹ Đình ngày 23/05, khi trả lời một cô gái cũng bị co rút chân tay bẩm sinh, Nick đã nói : « Sự cầu nguyện là một điều rất lớn trong cuộc đời của anh và khi cầu nguyện thì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Và hãy giữ vững niềm tin ».

Nói chuyện với một cô bé cũng bẩm sinh không có chân tay, Nick đã nói « Các bạn có biết tại sao tôi yêu Đức Chúa Trời không ? Bởi vì tôi biết rằng thiên đàng là có thật. Ngày nào mà chúng ta được lên thiên đàng, chúng ta sẽ có đủ chân, đủ tay. Lúc đó chúng ta sẽ chạy nhảy, vui chơi và hai chú cháu mình sẽ chạy thi với nhau nhé ».

Dường như là lần đầu tiên một nhà truyền giáo Tin Lành diễn thuyết về Chúa trước một cử tọa đông đảo như vậy ở Việt Nam, một quốc gia Cộng sản, vốn vẫn hạn chế gắt gao tự do tôn giáo. Đối với những người tổ chức chuyến đi của Nick, việc anh đã nói được về Chúa và không bị truyền hình Nhà nước cắt xén quả là một « phép lạ ». Nhưng hôm nay, theo chúng tôi được biết, ban tổ chức đã thay đổi người dịch cho Nick và người này đã không dịch đúng những đoạn Nick nói về Chúa.

Chuyến đi của Nick Vujicic đến Việt Nam là do các tín đồ Tin Lành Việt Nam tổ chức, nhưng được sự tài trợ của chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ, với chi phí lên tới 36 tỷ đồng. Số tiền tài trợ quá lớn này đã gây nhiều tranh cãi về chuyến đi của Nick đến Việt Nam.

Một số người cho rằng : trong lúc kinh tế Việt Nam đang khó khăn, sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, sao lại lãng phí hàng chục tỷ đồng như vậy ? Hoặc lẽ ra nên dùng số tiền đó để giúp đỡ người khuyết tật ở Việt Nam. Một số tờ báo ngầm lên án hành động kinh doanh trục lợi của Tôn Hoa Sen, ám chỉ rằng nhờ tài trợ cho chuyến đi của Nick, mà cổ phiếu của Tôn Hoa Sen đã tăng giá trong những ngày qua, cho nên tài sản của ông chủ tập đoàn này đã tăng hơn 180 tỷ đồng trong vòng một tuần.

Cũng theo báo chí trong nước, đoàn xe môtô vệ sĩ hộ tống Nick khi anh đến Sài Gòn ngày 22/05/2013 cũng đang bị công an tạm giữ, vì đã « lạm quyền » hú còi, vung gậy dẹp đường, y như là cảnh sát. Cũng có người chỉ trích rằng ở Việt Nam có biết bao tấm gương nghị lực của những người khuyết tật, tại sao phải mời một người nước ngoài đến, chẳng lẽ bụt nhà không thiên ?

Dầu sao cũng phải thấy rằng, tuy không thể phủ nhận nghị lực phi thường của Nick, nhưng « chàng trai kỳ diệu » cơ bản vẫn là một nhà truyền giáo Tin Lành và các tổ chức Tin Lành, nhất là của Mỹ, rất giỏi trong việc truyền bá tôn giáo, qua các buổi diễn thuyết, qua việc phát hành sách và qua những hoạt động không khác gì marketing. Chấp nhận cho Nick đến Việt Nam, tức là phải chấp nhận những luật chơi đó và việc ngăn cản việc thông dịch những đoạn nói về Chúa sẽ chỉ làm tăng thêm tác động những lời giảng đạo của Nick mà thôi.

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

VOA

23.05.2013

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng trong năm qua, Việt Nam mạnh tay hơn với những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động, qua việc bắt giam nhiều blogger và nhạc sĩ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.

Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người  biểu tình một cách ôn hòa.

Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.

Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.

Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.

Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.

Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.

Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.

Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.

Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.

Nguồn: Amnesty.org, AFP

Đồng bào thiểu số miền núi Thanh Hóa, một bức tranh buồn

Đồng bào thiểu số miền núi Thanh Hóa, một bức tranh buồn
2013-05-22

Uyên Nguyên tường trình từ VN05222013-thieusothanhhoa-uyennguyen.mp3

RFA

000_Hkg7058441-305.jpg

Phụ nữ và trẻ em bộ tộc H’mông sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc Hà Giang, ảnh minh họa.
AFP photo

Thanh Hóa là tỉnh có chiều dài dọc bờ biển thuộc vào diện nhất nhì Việt Nam, và đây cũng là tỉnh chiếm chiều dài dãy Trường Sơn thuộc vào diện nhất nhì so với cả nước, như vậy cũng có nghĩa là Thanh Hóa thuộc vào diện nhiều rừng vàng biển bạc nhất nhì trên cả nước. Nhưng, đó là trên lý thuyết, thực tế thì Thanh Hóa luôn là tỉnh có nhiều gia đình nghèo đói nhất, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh… Có thể nói, cái đói ở đây vẫn còn ở ngưỡng xanh da mờ con mắt.
Ông Trần Nam, người xã Thanh Xuân, Quan Hóa kể với chúng tôi rằng kể từ ngày thủy điện Hồi Xuân khởi công xây dựng, người nông dân trong xã có một bước chuyển mới, họ đi từ đói kém sang bệ rạc. Ông giải thích thêm, sở dĩ có được kiểu chuyển mình không giống ai này là nhờ vào tiền đền bù chính sách lấy tiền nông dân bằng thủ thuật đề đóm rất ngọt của các tay tư bản đỏ và đầu gấu. Nghĩa là, kể từ ngày nhà nước giải tỏa đền bù, lấy đất của nhân dân làm lòng hồ thủy điện Hồi Xuân, thì bà con nông dân bắt đầu đổi đời, nhưng mà đổi theo chiều hướng xấu.
Nếu như trước đây, người nông dân quanh năm bữa đói bữa no bám lấy đám ruộng bậc thang, gồng lưng mà chịu nắng chịu mưa vào rừng hái củi, đào củ mài, đào cây nhân trần để bán thì từ lúc nhận tiền đền bù, một lượng tiền quá lớn đối với họ, có người cầm vài trăm triệu đồng trên tay mà rươm rướm nước mắt vì họ nghĩ rằng cuộc đời họ sẽ chẳng bao giờ có được số tiền như vậy. Và họ cũng không hề hay biết rằng kế sinh nhai của họ sẽ khép lại vĩnh viễn bởi đất đã bị lấy mất, không có nghề nghiệp, không có chữ nghĩa, không có cơ hội xin việc…
Cầm tiền chưa nóng tay thì mọi sự thay đổi. Ông Hà Trung Huấn, người Kinh, làm thầy giáo lâu năm ở đây chia sẻ thêm rằng do nắm được tâm lý bà con dân tộc thiểu số khốn khó, khi cầm tiền sẽ nghĩ cách để tiêu xài cho thỏa chí, những đầu nậu, những tay lừa bịp ở Hà Nội bắt đầu giở trò với bà con. Ban đầu, họ mang ti vi, tủ lạnh cũ, hàng phế thải dưới xuôi lên bán cho bà con. Có nhiều người mua chiếc tủ lạnh về rồi hình dung cách đặt nó giống như đặt chiếc quan tài, họ đặt chiếc tủ lạnh nằm ngửa, mỗi khi mở thì người ta lật nắp lên. Có không biết bao nhiêu tiền của bà con nghèo phải đổ vào mấy chiếc ti vi, tủ lạnh để rồi xài vài ngày, vài tuần đã hỏng.
Trò lừa đảo công khai của xã hội đen
Một phần bán đồ dỏm, một phần đưa rượu ngoại giả lên lừa bà con để bán, một phần, họ mượn những cuộc rượu để xúi bà con đánh số đề. Chẳng bao lâu sau ngày bà con dân tộc thiểu số, mà cụ thể là đồng bào Thái Trắng, nhận tiền đền bù đất, mọi ngôi làng chung quanh lòng hồ Thủy điện Hồi Xuân, từ huyện Quan Hóa cho đến Thường Xuân đều dính đến rượu chè, bia ôm và số đề. Ban đầu chơi ít, dần dần, có nhà mỗi ngày đánh đề với số tiền tương đương vài chỉ vàng. Và cũng không bao lâu sau đó, dân làng trắng tay vì thua đề, nợ nần các quán bia, nợ tiền mua rượu ở các đại lý, lại cùng nhau vào rừng hái củ, đi vác đá cho công trình, tương lai hoàn toàn mù mịt.

000_Hkg7050332-250.jpg

Những người đàn ông bộ tộc H’mông phía Bắc tỉnh Hà Giang tụ tập uống bia hôm 08/3/2012. AFP photo
Tuấn, giáo viên ngoại ngữ trẻ người Kinh, dạy một trường phổ thông cơ sở ở Thường Xuân, chia sẻ thêm với chúng tôi rằng anh cảm thấy trong chuyện này, rõ ràng có bàn tay của nhà cầm quyền nhúng vào, ngay từ việc giải tỏa đền bù đất, họ đã trả tiền cho người Thái Trắng với mức giá quá rẻ bèo, một mét vuông dao động từ hai ngàn đồng đến năm ngàn đồng, mức giá mà một mét vuông đất chưa mua được một ổ bánh mì để ăn sáng. Rồi đến chuyện đầu nậu bán hàng dỏm, các nhà cái số đề và gái bia ôm lên đến tận trên vùng hẻo lánh này để hoạt động, làm sao ngành an ninh lại không biết đến. Theo như thầy giáo Tuấn nhận thấy, chỉ cần ai đó nói một câu báng bổ bác Hồ hoặc chống đối chế độ Cộng sản, mặc dù là nói nhỏ với nhau trong quán rượu cũng sẽ bị công an kêu lên xã, hù dọa, thậm chí bắt nhốt, đánh đập… Thì làm sao có chuyện cả một đám đầu nậu, gái bia ôm và nhà cái số đề đông đảo từ tít tận Hà Nội lên đây hoạt động trờ trờ ra đó mà công an không biết. Chỉ do họ phớt lờ đi thôi, không chừng sẽ có chung chi, chia lãi với nhau giữa đám giang hồ và công an. Thầy Tuấn còn nói rằng mình thấy lạ ở chỗ khi bà con phá sản, đói rách và túng quẫn, bệ rạc thì nhà các quan chức đại phương lại xây dựng khang trang ra, có người sắm xe hơi. Chuyện này rất vô lý nhưng khó nói.
Lúc chúng tôi đến huyện Thường Xuân, đồng hồ đã chỉ sang 12h trưa, xóm vắng vẻ, chỉ có người già và trẻ con. Đi mãi đến cuối xóm, gặp một đại lý bán tạp hóa, chúng tôi ghé vào ngồi uống nước và hỏi thăm, người chủ đại lý tên Thùy, 32 tuổi, người hà Nội mới lên đây chưa đầy hai năm, chị cho biết là dân ở đây nợ chị quá nhiều, ngập sổ rồi, có nhiều nhà không còn khả năng thanh toán nợ, phải vào rừng đào rễ cây mật nhân đi bán, mỗi ngày trả góp cho chị từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng. Với kiều trả nợ như thế này, chắc phải hai mươi năm sau họ mới trả hết nợ, đó là chưa nói đến chuyện hiện nay họ vẫn phải mua gạo nợ gối đầu, biết là khó lấy nợ nhưng phải bán chịu gạo cho họ ăn, có ăn mới no bụng mà vào rừng hái củ và ra công trường vác đá kiếm tiền về trả nợ cho Thùy được.
Bốn giờ chiều, sau một buổi lang thang dưới cái nắng đổ lửa, chúng tôi ghé vào thăm một gia đình người Thái Trắng, chủ nhà nói tiếng Kinh tương đối rõ, anh cho biết cả nhà anh vừa mới về đến nhà, hôm nay con trai đầu lòng anh đào được khá nhiều củ mật nhân, bán hết thảy có thể kiếm được chừng 120 ngàn đồng, như vậy, sau khi trả bớt nợ, anh còn được 20 ngàn đồng để mua sắm một số thứ cần thiết cho gia đình. Khi nghe chúng tôi hỏi trước đây anh nhận tiền đền bù đất được bao nhiêu, anh buồn rầu trả lời: Bảy trăm triệu đồng, cả chục hec ta rừng trồng cây luồng và tỉa bắp, bây giờ không còn gì nữa, làm được ngày nào thì ăn ngày đó!
Nhìn bữa ăn của gia đình người Thái Trắng này, nó cũng giồng như nhiều bữa ăn khác của những gia đình Thái Trắng khác mà chúng tôi gặp ở Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh… Một nồi cơm độn sắn lát, một bát cà rừng và một chén mắm chuột để chấm cà, chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt nhìn đồng loại nuốt cơm! Cách chỗ khốn khổ này không xa, là những nhà hàng ứ hự rượu bia của các quan chức và những chi cục thuế xây cao chót vót, khang trang, đầy đủ tiện nghi.

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam


Paulus Lê Văn Sơn

@thanhnienconggiao

Thụy My

RFI

Thông cáo đề ngày hôm qua 23/05/2013 của tổ chức Phóng viên Không biên giới có (RSF) trụ sở tại Paris tiếp tục đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các blogger Công giáo. Tổ chức này nhận định là bản án phúc thẩm vẫn rất nặng nề, trong khi không có ai trong số blogger trên tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền theo như cáo trạng.

Hồi tháng Giêng, mười ba thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị tòa sơ thẩm ở Nghệ An kết án từ 3 đến 13 năm tù về tội « mưu toan lật đổ chính quyền ». Tám người trong số này đã kháng cáo, và trong phiên phúc thẩm hôm 23/05/2013, có bốn người đã được giảm án.

Bản án của Paulus Lê Văn Sơn được giảm từ 13 năm còn 4 năm tù, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh được giảm từ 6 tháng đến 1 năm tù. Tuy nhiên tòa vẫn y án sơ thẩm đối với Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương (4 năm).

Phóng viên Không biên giới nhận định : « Nếu tòa phúc thẩm đã giảm rõ rệt bản án cho Paulus Lê Văn Sơn, thì bản án được tuyên lần này vẫn không thể chấp nhận được, phản ánh sự ngoan cố của chính quyền nhằm buộc những tiếng nói ly khai phải im lặng. Những lời buộc tội hoàn toàn là dối trá. Không có ai trong số các blogger trên từng hoạt động lật đổ chế độ ».

Thông cáo của RSF nói tiếp, trong phiên tòa, các bị cáo đều tố cáo những bản án nặng nề dành cho họ tại tòa sơ thẩm, và khẳng định không hề có ý định lật đổ chính quyền. Riêng trường hợp Paulus Lê Văn Sơn, RSF nhận định anh xúc động sâu sắc vì người mẹ đã mất cách đây mấy tháng mà không được cho biết. Khi nói lời cuối cùng, anh nhìn nhận đã vi phạm pháp luật, ăn năn về « sai phạm » và xin được giảm án để có thể trở về lo cho phần mộ của mẹ. Còn Thái Văn Dung tuyên bố : « Nếu Việt Nam có dân chủ, thì tôi sẽ phải được trả tự do tại tòa ngay bây giờ ».

Phóng viên Không biên giới nhận xét, cũng như phiên sơ thẩm, phiên tòa lần này diễn ra trong tình trạng căng thẳng. Trước đó một hôm, công an đã yêu cầu các chủ xe từ chối đưa thân nhân các bị cáo đến tòa, xe buýt của các công ty nhà nước cũng ngưng lộ trình thường lệ. Xung quanh khuôn viên tòa án càng căng thẳng khi 2.000 công an trộn lẫn vào 500 giáo dân đến ủng hộ các blogger, điện thoại bị làm nhiễu sóng.

Bên cạnh đó, các blogger Bùi Thị Minh Hằng và Lã Việt Dũng đến dự phiên tòa đã bị bắt, cư dân mạng Từ Anh Tú, người đấu tranh chống cưỡng chế đất Trần Thúy Nga bị đánh đập. RSF cũng nhắc lại trường hợp hai thanh niên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên mới đây đã bị tòa án Long An kết án 8 và 6 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế. Theo cáo trạng, thì hai thanh niên trên có quan hệ với nhóm « Thanh niên yêu nước », một nhóm bị chính quyền cho là « phản động ».