Cafe Cộng & Nghị định 72

Cafe Cộng & Nghị định 72

Huy Đức

Bauxite vietnam

Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.

Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.

Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng “âm mưu”. Quy kết vội vàng của Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh “an ninh chính trị” trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.

Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.

Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258…

Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.

Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định “các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội”; tại sao lại chỉ có “5 loại trang tin tổng hợp”; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào “năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật” của những người làm “trang tin”; tại sao “trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức…”?

Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.

Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.

Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang… đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.

Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể “vùng vẫy” trong “5 loại trang tin tổng hợp”.

Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website – blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận… Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị “tường lửa” và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa… hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.

Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.

H.Đ.

Nguồn: facebook.com

HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất

HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất

Hòa thượng Thích Quảng Độ (AFP).

Hòa thượng Thích Quảng Độ (AFP).

Thanh Phương

RFI

Trong một cáo bạch đề ngày 30/08/2013, gởi đi từ Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống, tức lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm khỏi Hội đồng Lưỡng viện của giáo hội này.

Trong cáo bạch, Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích lý do của quyết định từ nhiệm là do các lãnh đạo khác của giáo hội vẫn nhất quyết giữ lại Hoà thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, ở chức vụ này, mặc dù trước đó Hòa thượng Quảng Độ với cương vị Tăng Thống, đã ra quyết định đình chỉ mọi chức vụ đối với Hòa thượng Chánh Lạc, một chức sắc bị xem là đã vi phạm nghiêm trọng giáo luật của đạo Phật.

Cuối bản cáo bạch, Hòa thượng Quảng Độ tuyên bố kể từ nay « xin lui về tịnh tu để trưởng dưỡng thân tâm, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, Đạo Pháp trường tồn và lãnh thổ toàn vẹn. ».

Hòa thượng cũng tri ân những tổ chức, đoàn thể, người Việt hay quốc tế, cũng như các chức sắc , tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước đã hậu thuẫn và sát cánh cùng Hòa thượng trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Là Viện trưởng Viện Hóa Đạo từ năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã chính thức nhận chức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ( bị cấm hoạt động) từ năm 2011, thay thế Hòa thượng Thích Huyền Quang, viên tịch năm 2008.

Hòa thượng Quảng Độ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam và quốc tế. Ngài đã được trao giải nhân quyền Rafto của Na Uy vào năm 2006 và đã nhiều lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm(BBC)

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức (RFA)

Học sinh chém nhau như phim trước cổng trường

Bệnh viện quận 8 cho biết lúc 12g ngày 24/8, khoa cấp cứu có tiếp nhận một thanh niên bị nhiều vết đâm được người đi đường chuyển đến. Do nguy kịch, bệnh viện đã chuyển nạn nhân đến bệnh viện 115 cấp cứu.
Ông Nguyễn Hữu Thanh (46 tuổi) người chuyển bệnh nhân đến bệnh viện thuật lại: “Tôi đi làm về ngang qua trường THPT Tạ Quang Bửu (P.5 Q.8) thấy học sinh nhốn nháo. Một chiếc xe gắn máy ngã lăn lóc trước cổng trường. Nhìn phía trước, một thanh niên mặc đồng phục học sinh đang chạy thục mạng. Phía sau, một học sinh khác của trường Tạ Quang Bửu tay cầm con dao dài khoảng 30cm vấy máu truy đuổi.
Trường Tạ Quang Bửu, chém nhau, học sinh

Trước cổng trường PTTH Tạ Quang Bửu, nơi xảy ra vụ việc.

Tôi chạy tới thì em học sinh chạy trốn có dấu hiệu đuối sức, trong khi phía sau người đuổi tới chỉ còn cách em chừng 4m. Tôi tấp sát vào em nói lớn: “Con lên xe, chú cứu con”. Em học sinh nhảy lên xe, tôi chạy thẳng đến bệnh viện quận 8”.
Chỉ cho chúng tôi xem những vệt máu có dính trên xe, anh Thanh cho biết nếu không cứu kịp thời, em học sinh này sẽ bị đâm tiếp và có thể không bảo toàn được tính mạng.
Còn theo người dân chứng kiến, nạn nhân là học sinh một trường khác đến đón một nữ sinh lớp 11 của trường Tạ Quang Bửu. Khi nữ sinh vừa ngồi trên xe bất ngờ một học sinh của trường Tạ Quang Bửu rút dao đâm từ sau đâm tới. Nhát dao sượt qua tay nữ sinh và ghim thẳng vào người nam sinh ngồi phía trước. Em này ngã xuống và bị đâm thêm một nhát nữa. Sau đó là cuộc rượt đuổi đến cách cầu Tạ Quang Bửu chừng 50m thì được cứu.

Trường Tạ Quang Bửu, chém nhau, học sinh
Em Nguyễn Thị Yến Thanh bước ra từ trụ sở công an P. 5. Trên tà áo dài đồng phục còn dính nhiều vết máu.

Công an phường 5 có mặt tại hiện trường mời nữ sinh bị đâm và một số nhân chứng về cơ quan lấy lời khai. Nữ sinh ngồi sau bị thương nhẹ là Nguyễn Thị Yến Thanh học lớp 11 trường Tạ Quang Bửu và thủ phạm gây án cũng là bạn học cùng lớp với Thanh có tên là Bách. Hiện Bách đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Qua trao đổi với gia đình, được biết nạn nhân trong vụ việc là Mai Anh Tuấn hiện là học sinh trường PHTH Thăng Long ngụ tại P.4, Q.8 đã trải qua phẫu thuật tại bệnh viện 115.
Trả lời P.V VietNamNet về vụ việc, hiệu trưởng trường PTTH Tạ Quang Bửu chỉ trả lời vỏn vẹn: “Chúng tôi không hay biết gì về việc này ?”.
Hiện chưa rõ nguyên nhân và động cơ gây án.
Trần Chánh Nghĩa

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân ‘bỏ bóng đá người’

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân ‘bỏ bóng đá người’

23.08.2013

Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Ðằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, là đề tài được truyền thông Việt ngữ khắp nơi bàn tán sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Bài viết mà ông Đằng nói ông gửi cho “bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên SVHS Việt Nam”, kêu gọi họ hãy dấn thân hành động để đoàn kết dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.


Với bài viết mang tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về” trên báo Quân đội Nhân Dân số ra hôm nay, thứ Sáu 23 tháng 8, tác giả đã mạnh mẽ đả kích những nhận định của ông Đằng. Nội dung chỉ trích bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu có trên 40 tuổi Đảng, là “đầy những lỗi tư duy, lập luận phiến diện, hàm hồ, ấu trĩ”.

Trong một cuộc điện đàm với Ban Việt ngữ VOA, ông Lê Hiếu Đằng nói ông đã trình bày rõ ràng tất cả những gì muốn nói trong bài viết, và giờ đây sẵn sàng tranh luận công khai, nhưng không muốn đáp những chỉ trích của báo Quân đội Nhân Dân.

“Quan điểm của tôi là nếu anh muốn tranh luận công khai thì anh hãy tạo điều kiện, diễn đàn đàng hoàng. Tôi và một số bạn bè tôi sẽ tranh luận công khai. Còn nếu anh chơi kiểu gọi là “bỏ bóng đá người” thì tôi không có nói, không tranh luận làm gì, bởi vì các trang mạng người ta cũng đã thấy cái việc đó không đúng, người ta nói rồi thì tôi nói cũng lặp lại những ý đó thôi. Mà tôi là người trong cuộc thành ra không hay lắm, không khách quan… thì thôi cứ để cho dư luận, công luận người ta phê phán thôi, phải không. Chuyện đó tôi nói rất rõ ràng rồi: tôi đấu tranh rất ôn hòa, công khai minh bạch chứ ai kêu gọi vũ trang hay lật đổ gì đâu! ”

Tác giả Phạm Trung, người viết bài trên tờ Quân đội Nhân dân, nói bài viết của ông Đằng có thể bị các nhóm mà tờ báo nhà nước mô tả là “dân chủ” trong ngoặc kép, khai thác để gây xáo trộn và đổ máu tại Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng:

“Bây giờ cái khuynh hướng bạo lực ấy không ai chấp nhận được. Thành ra trên trang mạng có những ý kiến quá khích, chửi bới tụi tôi, nhưng mà chúng tôi không để ý. Bây giờ cái thời đại này là cái xu thế là phải đoàn kết để xây dựng đất nước. Cái xu thế đó đang lên thành ra cực đoan của cả hai bên đều không thể chấp nhận được, thành ra tôi để ngoài tai những việc đó, không đáng cho mình nói. Những điều mà tôi muốn nói tôi nói rất rõ rồi. Từng câu từng chữ từng ý rất rõ. Tôi viết tôi phân tích từng điểm một mà, chính trị, rồi mặt xã hội rồi mặt độc lập và chủ quyền dân tộc, tôi nói rất rõ rồi không cần phải nói gì thêm.”

Báo Quân đội Nhân dân, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, còn nói rằng bài viết của ông Lê Hiếu Đằng là một lời hiệu triệu, sẽ “lôi kéo, kích động gây xáo trộn xã hội dẫn tới cảnh nồi da xáo thịt, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông ” như cảnh đã diễn ra ở các nước Syria, Libya, và Ai Cập.

Hậu quả của “Tư duy ngược”

Hậu quả của “Tư duy ngược”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-22

000_Hkg4467982-305.jpg

Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011

AFP photo

Ông Lê Phú Khải, tuy là một phóng viên kỳ cựu của Đài truyền hình Trung Ương nhưng không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản mặc dù cả gia đình ông hầu hết là Đảng viên thâm niên. Lý do nào dẫn đến việc từ chối gia nhập Đảng của ông Lê Phú Khải được Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua bài phỏng vấn sau đây:

Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam và xuất thân từ một gia đình hầu hết là Đảng viên Đảng Cộng sản nhưng chỉ có ông là không gia nhập Đảng. Xin được hỏi ông lý do nào ông chọn thái độ đứng ngoài Đảng thưa ông?

Ô. Lê Phú Khải: Là vì tôi đọc sách triết học rất nhiều, tôi thấy một xã hội có đối thoại thì mới tiến bộ được. Nếu độc thoại thì không thể nào khá được. Chính vì vậy nhận thấy mình không hợp với một xã hội độc thoại, một Đảng độc thoại như thế.

Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược!
– Ô. Lê Phú Khải

Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược! Ví dụ như báo Nhân dân nói “đưa nghị quyết đảng vào cuộc sống” như vậy là nghị quyết đảng từ trên trời rơi xuống à? Phải nói là đưa cuộc sống vào nghị quyết đảng mới đúng, để từ đó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Đó chính là “Nhận thức luận”  của Lenin đấy. “Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tuợng”.

Tôi có anh bạn ở Cà Mau ra Bắc tập kết sau này anh ấy làm chức cũng lớn. Một lần anh ấy về quê anh ấy bảo: “má ơi nhà mình xa quá”. Bà má nổi đóa bả chửi: “chỉ có mày đi xa chứ nhà mình đâu có xa!” như vậy là tư duy ngược rồi còn gì nữa?

Mặc Lâm: Thưa ông, tuy nhiên có một nghịch lý là từ đó đến nay đã gần 70 năm, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tăng không ngừng, cho đến nay đã có hơn ba triệu Đảng viên so với ngày đầu là 5.000 người. Câu hỏi đặt ra là tại sao số luợng cứ tăng mặc dù sai lầm vẫn rõ ràng như vậy?

Ô. Lê Phú Khải: Chính vì nó tăng như thế cho nên nó mới sai lầm! Bởi vì người ta cần chất lượng chứ không ai cần số lượng. Anh càng tăng bao nhiêu thì chứng tỏ cái chất lượng của anh bấy nhiêu. Số lượng không nói lên điều gì cả khi ngày xưa chỉ có 5.000 đảng viên nguời ta vẫn làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. Bây giờ kết nạp cả học sinh, sinh viên vào Đảng nữa. Đảng lãnh đạo tuyệt đối thế thì học sinh lãnh đạo thầy à? Nó phi lý ở chỗ đó.

LPK-250.jpg

Ông Lê Phú Khải

Như trong bài viết của anh Lê Hiếu Đằng tôi thấy anh ấy viết rất đúng. Trong trường phổ thông cũng kết nạp học sinh vào đảng, thế thì cái thằng học sinh trong lớp nó còn coi thầy ra cái gì nữa? Vì nó là Đảng cơ mà! còn thầy là nguời ngoài đảng thì làm sao thầy dạy được? như thế có phải là tư duy ngược hay không?

Tôi không phải là đảng viên cũng không phải là nguời cách mạng nhưng tôi là nguời tư duy, và tôi thấy như thế là tư duy ngược cho nên dứt khoát tôi không vào Đảng. Tôi không thể chấp nhận cái tư duy ngược như vậy.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của đài Truyền hình Trung Ương và từng có dịp gặp gỡ các nhân vật cao cấp trong chính phủ trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông từng nói Thủ tướng Đồng là người có thái độ “kiêu ngạo cộng sản”. Theo ông thì đây là bản tính cá nhân hay nảy sinh từ hệ thống Đảng Cộng sản khiến cho Đảng viên thâm nhiễm cá tính này?

Ô. Lê Phú Khải: Không phải riêng ông Đồng đâu, rất nhiều người có chức có quyền như vậy. Do họ không đối thoại mà chỉ độc thoại nên họ rất chủ quan. Họ chỉ cho ý kiến của mình là đúng mà thôi.

Tôi nhớ ngày xưa khi ông nội tôi làm thư ký cho Toàn quyền Đông Duơng thì ông nội tôi kể khi đi đâu thì Toàn quyền cũng mang theo kỹ sư hay các nhà chuyên môn để nghiên cứu việc trồng cây gì nuôi con gì… Toàn quyền Đông Dương không có “quyết”. Chính anh kỹ sư phải xem phải suy nghĩ để “quyết” sau đó có biên bản đàng hoàng. Anh quyết, anh tham mưu sau này có chuyện gì tôi lôi cổ anh ra, như thế mới là khoa học.

Đây là cơ may cho ĐCS vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết trong những vấn đề của đất nước, góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước.
– Ô. Lê Phú Khải

Còn bây giờ, một ông lớn xuống. Cây gì ổng thích thì bảo trồng cây đó và không ai được cãi cả. Nay trồng cây này, mai trồng cây kia mà không thăm hỏi gì cả thì chết dân!

Không thể nào tư duy xuôi chiều được mà phải tư duy nhiều chiều và có đối thoại thì mới tìm ra chân lý. Điều đó là quá rõ ràng, là ABC về triết học.

Tôi là một công dân, tôi sống trong chế độ Đảng cầm quyền thì tôi phải chấp nhận vì trước hết tôi phải sống đã. Tuy nhiên tôi không vào Đảng vì lý do đó.

Mặc Lâm: Trước tình cảnh mà ông gọi là tư duy ngược ấy thì đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng như ông đã biết là thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam phải chăng là cơ hội để Đảng Cộng sản có dịp tự thay đổi tư duy của mình qua phản biện của Đảng kia hay không?

Ô. Lê Phú Khải: Tôi thấy là quá đúng rồi chứ gì nữa? Đây là cơ may cho Đảng Cộng sản vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết… rất nhiệt huyết trong những vấn đề của đất nước thì người ta góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước. Đây là cơ may của Đảng Cộng sản.

Những người này đều có “lý lịch” cùng chung với Đảng Cộng sản và đó là những người yêu nước chân thành. Họ chủ truơng ôn hòa từ trước tới giờ và rất đứng đắn.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cảm ơn ông.

Những nghịch lý của nhà cầm quyền

Những nghịch lý của nhà cầm quyền

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-08-21

RFA

000_Del6229696-305.jpg

Anh Lê Quốc Quyết (trái), em trai của Luật sư Lê Quốc Quân tại một nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ngày 07 tháng bảy năm 2013.

AFP photo

Ngay sau khi 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được tòa phúc thẩm cho giảm phân nửa án sơ thẩm, thì những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc như doanh nhân Lê Quốc Quyết, LS Nguyễn Bắc Truyển, chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, nhà báo Trương Minh Đức…bị côn đồ, công an hành hung, giữa lúc công an cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh. Những nghịch lý đó nói lên điều gì ?

Doanh nhân Lê Quốc Quyết, em của LS Lê Quốc Quân đang tù tội, cho biết:

Dạ, thứ nhất là mình không lường được cách hành xử của chế độ độc tài. Tức là nó phi logic lắm. Mình rất khó nói về các diễn biến, bởi vì nó đã có vấn đề rồi, thì nó luôn luôn xảy ra những vấn đề mà mình không lường được. Cho nên, chuyện Nguyễn Phương Uyên được thả thì hết sức vui mừng.

Ban đầu, tôi cảm nhận đây là một tín hiệu tốt cho cái chung, là tiền lệ rất tốt. Tức là lần đầu tiên, một cô bé yêu nước một cách trong sáng, quyết tâm bảo vệ chính kiến của mình cho đến cùng nhưng lại được án treo và được thả ngay tại tòa, thì đây là một tín hiệu rất vui mừng. Cộng với việc xung quanh phiên tòa, lúc đầu người ta bố ráp, bắt bớ, nhưng sau đó họ để cho đi diễu hành như thời cụ Phan bội Châu đòi trả tự do cho người yêu nước. Những người ủng hộ Uyên-Kha diễu hành khắp chợ Tân An như thế thì thấy tưởng như dân chủ bắt đầu lan tỏa khắp nước VN rồi.

Những viên công an mật vụ họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.
– Anh Lê Quốc Quyết

Tuy nhiên, qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ cộng với việc những người có được dư luận quốc tế tốt như anh Điếu Cày, anh Lê Quốc Quân cũng chưa có tín hiệu gì tốt lành trong khi người thân bị đàn áp, rồi bao nhiêu bạn bè thân hữu khác tiếp tục bị đàn áp, thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.

Một mặt, những người chủ trương thân phương Tây có những động thái nhằm xoa dịu hình ảnh VN trên trường quốc tế bằng việc xử những án nhẹ đối với người yêu nước, thì ngược lại, những phe khác cố phá mối quan hệ đó bằng cách cho đánh phá, bắt bớ, gây gổ với nhiều người, ảnh hưởng đến hình ảnh của VN.

Thanh Quang: Như vậy thì người dân, nhất là những người có tâm huyết với đất nước, vận nước, quê hương, dân tộc phản ứng như thế nào?

Anh Lê Quốc Quyết: Có lẽ giới cầm quyền đã chọn cái cách là đẩy người dân đến bước đường cùng. Cá nhân chúng tôi là người rất ôn hòa. Đặc biệt khi đối mặt với nhân viên công lực thì tôi hết sức ôn hòa. Nhưng cảnh hành hung của công an, cái hung dữ của họ, họ thật sự là thú tính. Thực ra, những người chưa trải nghiệm này luôn luôn đặt câu hỏi, như sáng nay, những luật sư gọi điện cho tôi hỏi rằng liệu mình có làm cái gì nó không ? Có cái gì đó không mà nó tấn công như thế ? Nhưng đó là những người chưa thực sự trải nghiệm những hành động dã man của cơ quan công lực hoặc những viên mật vụ của VN.

Cá nhân chúng tôi gặp phải những hành động ấy diễn ra hàng ngày, và mình cố giữ hết sức ôn hòa, luôn luôn kêu gọi công an sắc phục can thiệp. Bởi vì những người đánh đập tôi thì tôi nhớ mặt, nhớ biển số xe, và tôi xác định rõ ràng đó là những người theo dõi tôi. Nhưng công an lại đứng thờ ơ. Cho nên, nỗi bức xúc sẽ đẩy người dân đến bước đường cùng, buộc họ phải đối đấu trực diện vì không còn cách nào khác.

Riêng cá nhân tôi, tuy thường xuyên bị tấn công, nhưng tôi thấy rất bình an, kể cả việc tôi có chết trước trụ sở công an TP Bà Rịa thì tôi thấy bình an thôi, vì mình thuộc lẽ phải nên không có gì e ngại cả. Và tôi hy vọng nhiều người dân sẽ cảm nhận được việc này. Và càng ngày họ càng dám dấn thân hơn.

Lá bùa “an ninh quốc gia”

000_Del6229699-250.jpg

Nghệ sĩ Violon Trí Hải trong một buổi cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân hôm 07/7/2013 tại Hà Nội. AFP photo

Thanh Quang: Trước khi trở lại điểm mà anh vừa nói, tức là sự tàn ác của công an hiện nay, thì hành động của công an khiến những người có tâm huyết với đất nước, cũng là nạn nhân của công an, phải phản ứng, chẳng hạn như ghi hình, quay phim về hành động sai trái, tàn ác của công an. Nhưng mới đây, cảnh sát giao thông lại cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh – điều mà LS Trương Anh Tú thuộc Đòan LS TP Hà Nội cho là “trái luật”. Anh nhận xét như thế nào về văn bản của công an cấm người dân quay phim, chụp hình như vậy ?

Anh Lê Quốc Quyết: Tôi nghĩ nếu mình đứng ở góc độ của kẻ cầm quyền, đặc biệt những kẻ cầm quyền độc tài họăc những nhóm quyền lợi, thì những văn bản đó, đương nhiên nó sẽ ra, mà thậm chí còn ra những văn bản hà khắc hơn nữa. Bởi vì xu hướng độc tài, xu hướng họ bảo vệ quyền lợi cho chính họ – tức xu hướng họ sử dụng pháp luật như công cụ để bảo vệ họ, bảo vệ nhóm quyền lợi và chế đố độc tài. Cho nên việc họ ra văn bản ấy thì tôi không ngạc nhiên.

Nhưng tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện họ muốn quan hệ hợp tác với nước phương Tây, hợp tác một cách tòan diện, mà họ lại tiếp tục hành vi ngăn cấm dư luận cũng như ra những quyết định, nghị định kỳ quặc như thế thì thấy trái ngược với chủ trương như họ tuyên bố. Tức hành động của họ trái ngược với tuyên bố của họ.

Thanh Quang: Trở lại hành động công an, thưa anh Lê Quốc Quyết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lần đã nói về xã hội đen và công an rằng họ tuy hai mà là một. Và trong tình hình người dân tiếp tục là nạn nhân ngày càng đáng ngại của công an, thì nhạc sĩ Tô Hải có báo động rằng người dân vào đồn công an còn là người sống nhưng khi ra khỏi đồn công an trở thành người chết. Anh nhận xét vấn đề này, nói chung, như thế nào ?

Anh Lê Quốc Quyết: Thứ nhất, về nhận xét của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi nghĩ, cho đến bây giờ, đầu tiên là ngành ngọai tuyến, tức những viên công an mật vụ, họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.

Qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
– Anh Lê Quốc Quyết

Họ lợi dụng cái cớ “an ninh quốc gia”. Những nhân viên công lực ấy có cái thẻ mà tôi thấy mỗi lần họ bám theo chúng tôi, chẳng hạn như tôi đang đi bằng xe hơi, nó đi xe Honda, khi xuống tầng hầm cấm xe Honda, họ đưa thẻ thì đi qua hết. Họ bám theo chúng tôi xuyên suốt dù có tới tận rừng cao su ở Tây Ninh đi chăng nữa, thì họ vẫn đưa cái thẻ đấy, và tất cả ban ngành đều phải theo lời nó. Họ chỉ dẫn thế nào thì phải làm theo thế đấy. Cho nên nhà cầm quyền cho họ một quyền lực quá sức, dẫn đến việc lạm quyền. Họ lạm quyền lại lôi các ngành nghề khác vào nữa.

Trường hợp như thế, như Thiền Sư Nhất Hạnh đã nói, thì rõ ràng là công an và côn đồ là một. Đặc biệt là lực lượng ngoại tuyến, là lực lượng đã từng đánh đập chúng tôi cũng như những người bạn của chúng tôi. Thì chính họ là côn đồ chứ không phải họ sử dụng côn đồ nữa. Và tôi nhớ mặt họ. Hành vi của họ là côn đồ.

Còn việc bác Tô Hải nói người dân vào đồn công an là người sống mà ra đồn công an là người chết thì thực ra có nhiều trường hợp. Đó là vào đồn công an còn sống, ra đồn công an là chết: chết về mặt thể xác cũng như tâm hồn. Có những người ra khỏi đồn công an, thể xác còn sống nhưng tâm hồn họ bị hỏang lọan hoặc bị tha hóa. Kể cả trong trại giam cũng thế, vào thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ nếu trại giam của thời Chí Phèo tha hóa con người thế nào thì xã hội ở thời buổi này, trại giam thời buổi này cũng tha hóa những người tù thường phạm còn thậm tệ gấp 10 lần so với thời Chí Phèo của Nam Cao nữa.

Như vậy rõ ràng là họ chết cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng đối với cá nhân chúng tôi hoặc những anh em đấu tranh có lý tưởng, thì thực ra, tâm hồn chúng tôi vẫn bình an, và chúng tôi vẫn sống mãnh liệt – càng mãnh liệt hơn.

Thanh Quang: Xin cám ơn anh Lê Quốc Quyết.

Sản phụ tử vong, nhiều bà bầu vội vàng chuyển viện

Sản phụ tử vong, nhiều bà bầu vội vàng chuyển viện

– Một sản phụ đã tử vong sau sinh vào ngày 19/8 tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Hiệp Hòa (Bắc Giang) khiến nhiều bà bầu khác hốt hoảng… chuyển viện vì lo lắng.

Vụ việc xảy ra vào ngày 19/8, người tử vong là sản phụ N.T.T. (31 tuổi, trú tại xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Chị T. nhập viện để sinh cháu thứ tư.

Trước đó, vợ chồng chị đã có ba mặt con, nhưng là con gái. Chồng chị, anh H. làm nghề thợ xây, mong muốn có đứa con trai nối dõi nên hai vợ chồng đã quyết tâm “vượt kế hoạch”.

sản phụ, tử vong, chuyển viện, BV đa khoa Hiệp Hòa, Bắc Giang

BV đa khoa Cần Thơ, nơi vừa xảy ra vụ việc 2 mẹ con sản phụ tử vong. (Ảnh: VietNamNet)

Tại Khoa sản của BV Đa khoa Hiệp Hòa, các bác sỹ tiến hành mổ đẻ cho sản phụ. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, sản phụ đã tử vong vì mất máu.

Sáng 20/8, rất đông người nhà nạn nhân đã tập trung tại Khoa sản của bệnh viện yêu cầu đối chất với các bác sỹ tiến hành mổ đẻ cho chị T. Theo những người nhà của nạn nhân, sản phụ tử vong do bị nhau tiền đạo nhưng không được các bác sỹ cho chuyển lên tuyến trên để cấp cứu.

Anh Nguyễn Văn Nam, người đưa vợ đi đẻ tại khoa sản, chứng kiến sự việc cho biết, người nhà nạn nhân đã rất bức xúc, yêu cầu đối chất với nhóm bác sỹ sản trực tiếp mổ đẻ cho chị T.

Họ còn nói, chị T. bị mất nhiều máu, khoa sản không cho chuyển viện lên tuyến trên mà cố giữ lại, đồng thời yêu cầu gia đình nạn nhân nộp 6 triệu để truyền 2 đơn vị máu.

Trưa 20/8, thi thể của sản phụ đã được bệnh viện bàn giao cho người nhà nạn nhân đưa về quê mai táng. Cháu bé (con của sản phụ) được đưa đi cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Được biết, sau sinh, cháu bị gãy tay.

Nhiều người có mặt tại Khoa sản (BV Hiệp Hòa) rất xót xa về sự việc trên.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Quang Vinh, PGĐ Sở Y tế Bắc Giang thông tin: Sở Y tế Bắc Giang đang chỉ đạo BV Đa khoa Hiệp Hòa làm rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ.

Khi vụ việc xảy ra, người nhà nạn nhân đã kéo đến Khoa sản của BV Hiệp Hòa vì quá bức xúc. Tuy nhiên, chưa có hành động nào quá khích xảy ra.

“Chúng tôi không thấy các bác sỹ sản khoa xuất hiện. Nhiều gia đình có người nhà nằm chờ sinh đã tìm cách chuyển viện vào sáng ngày 20/8 vì quá lo lắng. Công an huyện Hiệp Hòa cũng đã có mặt tại bệnh viện” – anh Nam nói.

Vụ việc đang được các cơ quan chức năng Bắc Giang vào cuộc làm rõ.

Thái Bình

13 tuổi đã thâm niên 3 năm bán nước trên sông, kiếm sống

13 tuổi đã thâm niên 3 năm bán nước trên sông, kiếm sống

Đăng bởi lúc 1:58 Sáng 9/08/13

chuacuuthe.com

VRNs (09.08.2013) – Cần Thơ – Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Chợ được hình thành đã hơn trăm năm, là nơi bán các loại trái cây đầu mối. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các thương thuyền và những số phận eo sèo với sông nước để kiếm sống qua ngày. Đặc biệt, những em bé bỏ học sớm theo cha mẹ lênh đênh trên sông nước để bán thức ăn, bán nước giải khát, các em có cuộc đời buồn tủi và u ám hơn cả những gì người ta tưởng tượng được.

Hùng, 13 tuổi, có thâm niên bán nước trên chợ Cái răng gần ba năm nay, em kể: “Nhà cháu nghèo lắm, lại đông anh em nữa, ba mẹ cháu đi gặt lúa thuê khắp nơi, hết tỉnh này lại sang tỉnh khác, có khi đi vài tháng mới về nhà, ở miền Tây người ta gặt thuê dài hạn lắm, hết đồng lúa này sang đồng lúa khác, cứ nối đuôi nhau vậy đó. Một mình cháu lo cho mấy đứa em, bà chị thì nghỉ học năm lớp năm rồi vài năm sau có chồng rồi”.

“Mỗi ngày cháu dậy từ lúc 5h sáng, phụ cô chú chủ thuyền nấu nước sôi, rấm cà phê, lấy nước đá và sau đó làm vệ sinh, ăn sáng và lên đường, thường thì bán đắt nhất vào lúc 7h đến 9h. Những giờ còn lại chỉ thả thuyền trôi tự do cho đỡ tốn xăng, ai gọi thì mình ghé bán. Mỗi ngày cháu được trả công ba chục ngàn đồng, cho ăn cơm ba bữa và mỗi năm hai bộ áo quần. Với cháu, như vậy là quá tốt, vì ở đây, đi ở đợ cho người ta mỗi tháng cũng chỉ chừng đó lương thôi chứ không hơn”.     “Thằng em kế của cháu năm nay được mười một tuổi, nó thay thế cháu ở nhà lo cho mấy đứa em nhỏ, cháu phải đi làm kiếm chút tiền mà sau này đi học nghề, chứ ba mẹ làm chỉ đủ ăn, lấy gì lo cho cháu đi học nghề. Cháu định năm tới sẽ đi học nghề, không biết có được chưa đây?”.

Một cậu bé khác tên Tuệ, 15 tuổi, phụ bán thức ăn cho một gia đình nhà ghe trên bến Cái Răng, nói với chúng tôi rằng: “Cháu làm ở đây được bốn năm rồi, cuối năm nay ông bà chủ sẽ cho cháu học nghề, ông bà chủ coi cháu như con trong nhà, mọi thứ đều dành cho cháu như con cái của ông bà”.

“Mỗi năm, ông bà chủ trả cho cháu chín triệu đồng, cháu sẽ mua một chiếc xe và lên bờ để làm. Nhưng chắc chắn là ông bà không bao giờ đủ tiền để trả liền cho cháu bốn năm tiền công, nghề trên thuyền thì được bữa nào xào bữa đó, nên ông bà chủ sẽ xin cháu vào trường nghề, cho cháu học và gửi tiền hằng tháng để cháu ăn học. Như vậy là quá tốt rồi, vì hai ông bà cũng nghèo lắm, chẳng khá hơn ai, miếng đất cắm dùi cũng không có”.

“Mỗi sáng, hai ông bà thức dậy lúc 3h để nấu nướng, lo mọi thứ, cháu được ngủ tới 5h, sau đó sẽ đi pha trà, kiểm tra xuồng thử có thanh gỗ nào bị hở nước hay không, và chuẩn bị trá đá. Xong, ăn sáng và lên đường, bán mãi cho đến 4h chiều là kết thúc, trở về, về đến bến đậu, bỏ mặc chén đĩa đó đã, ai cũng lăn ra ngủ cho đỡ mệt, chiều lại mới thức dậy rửa chén bát”.

“Mỗi ngày, hai ông bà kiếm được từ một trăm rưỡi đến hai trăm ngàn đồng tiền lãi, nhưng tiền xăng dầu, tiền công thì không tính, theo cháu thấy, lãi ròng cũng được chừng một trăm ngàn đồng. Với mỗi tháng kiếm được ba triệu đồng, lâu lâu sửa chữa xuồng, máy móc, dễ gì mà mua nổi miếng đất trên bờ. Ở đây người ta còn khổ lắm, phần đông là không có đất đai trên bờ, quanh năm suốt tháng bám lấy mạn thuyền mà sống, đến khi chết lại lên bờ mua một miếng đất nào đó chôn thân”.

Cả một bến sông, cả một cái chợ, toàn là người nghèo và không có lấy mảnh đất cắm dùi! Những mảnh đời cứ thế trôi dạt từ chợ nổi Cái Răng vào những miệt vườn rồi quay ra chợ, xuôi dọc trên các nhánh sông Cửu Long. Buổn nhiều hơn vui!

Hồng Hạc,Lao Động Việt

[email protected]

GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Tài xế khóc giữa đường Hà Nội vì ôtô ngập chết máy

Tài xế khóc giữa đường Hà Nội vì ôtô ngập chết máy

Người Hà Nội đang vật lộn với cơn mưa biến đường Thủ đô thành sông.

Bạn đọc Đức Anh (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) chia sẻ với  độc giả VnExpress những bức ảnh mình vừa chụp được trên đường Hà Nội.

image9-jpeg-1376035958_500x0.jpg

Em bé đi học.

image6-jpeg-1376035957_500x0.jpg

Tài xế khóc vì xe chết máy giữa đường.

image8-jpeg-1376035958_500x0.jpg

Mọi người đang giúp đỡ một chiếc xe tải chết máy giữa đường.

image10-jpeg-1376035958_500x0.jpg

Nhà ngập nên hai anh em ra ngoài đợi nước rút!

Bộ Ngoại giao Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể”

Bộ Ngoại giao Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể”

Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear

Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear

09.08.2013

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết việc báo chí Việt Nam loan tin đại sứ Mỹ David Shear phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “đã có những cải thiện đáng kể” là sai sự thật.

Ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

Hàng loạt các báo nhà nước khi tường thuật về nội dung sự kiện này nói rằng “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.”

Bộ Ngoại giao khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể”.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, Bộ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi. Tuy nhiên tính đến 4 giờ sáng ngày 10/8 (giờ Hà Nội), các báo Việt Nam vẫn còn giữ nguyên các bản tin vừa kể.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền.

Thêm một nhà báo chống tham nhũng tại Việt Nam bị bắt

Thêm một nhà báo chống tham nhũng tại Việt Nam bị bắt

VOA

08.08.2013

Việt Nam vừa bắt giam một phóng viên từng đoạt giải thưởng báo chí của nhà nước chuyên viết phóng sự điều tra phanh phui tham nhũng.

AFP ngày 8/8 trích dẫn báo chí trong nước cho biết ký giả Võ Thanh Tùng thuộc báo Pháp Luật Thành phố HCM bị bắt hôm 7/8 với cáo buộc bị bắt quả tang nhận hối lộ tại một quán bar.

Hai cộng sự cùng hợp tác trong các phóng sự điều tra của ông cũng bị bắt.

Với bút danh Duy Đồng, nhà báo Thanh Tùng được biết đến qua các bài tường trình về nạn hối lộ, tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông.

Một trong những loạt phóng sự thành công của ông nhan đề “Nhức nhối nạn đóng hụi chết cho cảnh sát giao thông trên quốc lộ 20”.

Ông Tùng từng đoạt hạng ba Giải thưởng Báo chí Thành phố lần thứ 31 trong năm nay.

Vụ bắt giữ diễn ra sau khi ông vừa thực hiện xong loạt bài điều tra về sai phạm của các quán bar ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Tháng 9 năm ngoái, phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị tuyên án 4 năm tù sau loạt bài phóng sự phơi bày nạn cảnh sát giao thông nhận hối lộ.

Nguồn: SAPA, AFP

2 bằng đại học đi bán trà đá lương 9 triệu

2 bằng đại học đi bán trà đá lương 9 triệu

“Anh ấy mở quán vỉa hè bán nước và trà đá. Giờ đây, trung mỗi ngày anh ấy thu nhập được 300.000 đồng. Số tiền đó tương đương với một kỹ sư ra trường có ba, bốn năm kinh nghiệm như tôi.

Có hai bằng đại học bạn tôi mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi. Nhưng đâu đâu cũng đòi tiền “lót tay”, có nơi tới 200 triệu đồng/suất. Thấy vậy, tôi khuyên anh ấy mở quán vỉa hè bán nước và trà đá với chi phí 2 triệu đồng, còn 200 triệu đồng kia thì gửi vào ngân hàng để lấy lãi.

Bạn tôi nghe theo và tổ chức thực hiện. Ngày gặp lại tôi, anh ấy khoe rằng: “Trung bình mỗi ngày tôi thu nhập được 300.000 đồng từ quán nước”. Như vậy, một tháng anh ấy có được 9 triệu đồng, cộng với tiền lãi suất ngân hàng là tổng cộng một tháng anh ấy thu nhập được 12 triệu đồng.

Số tiền đó tương đương với một kỹ sư ra trường có ba, bốn năm kinh nghiệm như tôi. Mà không phải “thưa anh”, “kính anh”, công việc không bị gò bó, anh lại có thời gian đưa đón con đi học và chăm sóc gia đình. Bạn nào ở Hà Nội thì sẽ hiểu rõ câu chuyện này tôi kể là có thật.

Qua câu chuyện này, mọi người cũng có thể nghiên cứu để tìm được cho mình một việc làm trong thời buổi kinh tế khó khăn, không phải nhất thiết là ra trường phải làm đúng nghề thì mới chịu. Chúng ta có thể nghĩ cách khác để vẫn kiếm được tiền trang trải nuôi sống bản thân tạm thời trước mắt và chờ đón cơ hội đến với mình.

Tuyến