“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-25

thanhquang10252013.mp3

benh-vien-bach-mai-305.jpg

Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Courtesy yduoc365

Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?

Kiểu“độc nhất vô nhị”

Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.

Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.

“Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
-MS Nguyễn Trung Tôn”

Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.

Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng “Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:

bac_si_vut_xac_benh_nhan_250.jpg

BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.

“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức  xuống cấp quá rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:

“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại. Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.

Tất cả được tính bằng tiền

Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp 3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác – “hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.

“Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
– Cụ Lê Hiền Đức”

Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể, đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng, không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại chính trường hợp của cụ:

“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người, không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!

Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”

Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi, rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt hơn”.

Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-10-23

10232013-ha-tinh-pro-swar-chi.mp3

Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh

Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh

RFA

Nghe bài này

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.

Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập

Đầy rẫy người Trung Quốc

Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào(các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh – Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý….

“Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi…Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm.

Một người lái taxi”

Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái.Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi  không phải là trai Hà Tĩnh.”

Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam.Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.

Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh. RFA

Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh. RFA

Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằng.

Người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người TQ. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằng”

Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh.

Ông này nói thêm rằng hiện tại, huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam.

Thanh niên hư hỏng

Một bà mẹ yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết thêm là ở Kỳ Anh, có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm. Vì phần lớn những gia đình bán đất cho người Trung Quốc, chơi thân với người Trung Quốc đều có con làm việc cho người Trung Quốc và đều là đầu mối của sự hư hỏng ở các thanh niên đồng trang lứa.

Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh. RFA

Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh. RFA

Nghĩa là những thanh niên chơi thân với người Trung Quốc thường dắt người Trung Quốc về xóm chơi, lân la và rủ thanh niên các xóm đi chơi, ban đầu thì đi chơi bình thường, nhưng sau vài tháng, những thanh niên này lâm vào nghiện xì ke, ma túy, không cách nào gở ra được nữa. Lúc đó, sẵn tiền bán đất của gia đình, họ bắt đầu ăn chơi sa đọa. Cách đây không lâu, có một thanh niên Kỳ Anh đã lên thành phố Hà Tĩnh đâm đầu vào xe tải tự tử. Trước khi chết, anh ta để lá thư lại cho người mẹ với nội dung rằng anh đã hết đường, anh đã nợ người Trung Quốc một số tiền quá lớn và họ luôn đe dọa anh. Nhưng với danh dự của một người đàn ông, anh không thể để mình tiếp tục sai lầm nên chọn con đường chết.

“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm.

Một người dân Hà Tĩnh”

Người mẹ vừa kể chuyện nói thêm rằng dù rất buồn khi nghe tin người thanh niên nghiện ngập đáng tuổi con của bà bị chết một cách vô lý, oan uổng. Nhưng dẫu sao bà cũng hy vọng cái chết của anh thanh niên này giúp cho nhiều thanh niên khác tỉnh ngộ ra, thoát khỏi con đường nghiện ngập.

Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.

Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập, thậm chí thanh niên Kỳ Anh bây giờ còn có một bài hát riêng với nội dung đã là thanh niên Kỳ Anh mà không biết đập đá, hút hít, chích choác thì không phải là con người, không phải là thằng đàn ông, không phải là dân Hà Tĩnh. Và cứ trên đà như thế, càng ngày, thanh niên Kỳ Anh càng hư hỏng.

Thế hệ tương lai hỏng tận gốc. Thế hệ già ngã xuống, mọi thứ ở Kỳ Anh sẽ nhuộm màu Trung Quốc. Và rồi đây, Kỳ Anh sẽ thành một tiểu khu của người Tàu.

Câu nói của ông Hùng làm chúng tôi bàng hoàng sực nhớ ra ở trên biển Đông, người Trung Quốc đã lấn lướt, bắt bớ, đánh đập, hành hạ ngư dân Việt, dọc các bờ biển đã có mặt người Trung Quốc và ở tít tận cao nguyên, các vùng trọng điểm cũng đã có mặt người Trung Quốc.

Một dự cảm chẳng yên lành khi chúng tôi tạm biệt Kỳ Anh.

Vụ Án xét lại chống đảng – phần 1

Vụ Án xét lại chống đảng – phần 1

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-22

10222013-xetlaichongdang-1-ml.mp3

033_ria04-025846_3000-305.jpg

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965.

AFP photo

Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.

Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên: Khi tượng đài bị đạp đổ.

Khi tượng đài bị đạp đổ

Ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Bela Biszku, Bộ trưởng nội vụ Hungary, 92 tuổi bị tòa án Hungary truy tố tội “đồng lõa với những hành vi tội ác” vì đã ra lệnh hay bao che cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary giết chết hơn 50 người, đa số là sinh viên.

57 năm trước khi phiên tòa xử biến cố đẫm máu này, ngày 23 tháng 10 năm 1956 vào lúc 9 giờ 30 sáng nhân dân Hungary đã lật đổ tượng đài Stalin trước khi cuộc nổi dậy chống Liên Xô bị xe tăng Liên Xô dìm trong biển máu.

Bốn tháng sau đó, một tượng đài khác của Stalin bị lật đổ ngay tại quê hương của lãnh tụ khát máu này. Nhưng lần này thì không phải là tượng đài bằng đồng ngoài công viên hay quảng trường Kremlin của Liên Xô mà là tượng đài trong lòng người cộng sản vốn bị nhồi sọ tâm lý tôn sùng lãnh tụ.

Cụm từ “tệ sùng bái cá nhân” được mang ra trước đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tổ chức vào ngày 25 tháng 2 năm 1956 bởi Nikita Sergeyevich khrushchyov Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đọc trong một cuộc họp kín, tố cáo sự sùng bái Stalin do lợi ích cục bộ và bên cạnh đó Khrushchyov cũng mạnh mẽ lên tiếng xác định lập trường sống chung hòa bình với các nước tư bản mà trước đó Stalin luôn coi là kẻ thù cần phải đấu tranh chống lại bằng mọi phương tiện.

Sống chung hòa bình, một cải tổ khó chấp nhận

033_RIA10-730814_3544-200.jpg

Hà Nội kỷ niệm ngày sinh Lê Nin năm 1970. AFP photo

Ý tưởng mới mẻ này đã lan nhanh trong thế giới cộng sản và bốn năm sau đó, tháng 11 năm 1960 Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Liên Xô có 81 đảng cộng sản tham dự thì 70 đảng ủng hộ đường lối này của Khrushchyov, còn lại 10 đảng không đồng tình, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đảng duy nhất đứng giữa không theo bên nào là Việt Nam lúc ấy còn giữ danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam.

Đại tá Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cho biết hoàn cảnh lúc ấy:

Trong đại hội quốc tế đó thì mới bắt đầu chia rẽ. Tại đại hội đó có 70 đảng theo Liên-xô, gần 10 đảng theo Trung Quốc. Lúc đó đảng Lao động Việt Nam đứng giữa, rất thận trọng, tính đứng ra hòa giải chứ không chia rẽ nên không tuyên bố. Trong thời kỳ đầu ông Hồ Chí Minh tham gia có ý ngả về Liên-xô nhưng khi trở về năm 61-62 thì ngày càng bị Mao Trạch Đông rồi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lôi kéo. Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.


“Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
– Đại tá Bùi Tín”

Trước những chuyển biến có tính cách bước ngoặc ấy, Trường Chinh đã giao cho ông Hoàng Minh Chính lúc ấy đang là chủ tịch Viện Triết học soạn thảo văn kiện đi dự đại hội Cộng sản quốc tế còn được gọi là Đại hội 81. Bà Lê Hồng Ngọc vợ ông Hoàng Minh Chính kể lại chi tiết về việc này:

Hồi anh Chính ở bên Liên Xô về thì anh ấy theo quan điểm của Khrushchyov. Khi anh ấy đang làm ở Viện Triết thì ông Trường Chinh gọi lên nói rằng Hoàng Minh Chính đi học ở bên ngoài về và bây giờ trong Bộ chính trị đang tranh cãi nhau về Liên Xô và Trung Quốc rằng có nên đi dự đại hội 81 của Đảng Cộng sản không? Bây giờ giao cho Hoàng Minh Chính tập hợp tài liệu viết một số ý kiến để trình bày với Bộ chính trị. Sau đó ông Chính về mời ông Hà Xuân Trường là thông gia của nhà tôi với ông Trần Minh Việt ( Phó bí thư thành ủy Hà Nội ) ba ông họp nhau lại cùng bàn bạc viết bài đó để mà trình bày cho Bộ chính trị về năm quan điểm của Khrushchyov và của Mao chống nhau như thế nào, và tại sao lại nên theo quan điểm của Khrushchyov.

Ông Trường Chinh hỏi rằng chuyện này có tiền lệ không? Ý ông ấy muốn hỏi là muốn giành độc lập tự do mà không cần đánh nhau, đổ máu, thì ông Chính trả lời là có. Mấy hôm sau họp Bộ chính trị với bài của ông Chính và Bộ chính trị nhất trí với bài viết này và chuẩn bị cử người tham dự đại hội đảng 81. Nhưng không ngờ chỉ ít lâu sau quan điểm ấy lại bị bác và quay lại với quan điểm của Trung Quốc.

Trở mặt với đồng chí

000_SAPA990218235100-250.jpg

CT Hồ Chí Minh (thứ 2 từ phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên, trái) bàn về một chiến dịch quân sự ở Việt Nam vào năm 1950. AFP photo

Trước khi Đại hội 81 khai mạc thì phe theo Trung Quốc đã lập được Nghị quyết 9 với nội dung “Ðường lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc.”

Vốn là người ủng hộ nhiệt tình tư tưởng xét lại theo kiểu Liên Xô, Hoàng Minh Chính không chấp nhận sự Bắc thuộc này và ông đã nhanh tay tuồn văn kiện của ông viết có tên: “Về Chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam” cho nhiều người ngay trong Hội nghị Trung ương 9, trong ấy có những bản được chuyển tới cho một số ủy viên Trung ương đảng.

Bà Lê Hồng Ngọc vợ của ông Hoàng Minh Chính nhớ lại việc này như sau:

Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới. Anh ấy cho rằng đảng mình sẽ có sự thay đổi cho nên là anh nói từ khi anh học ở Liên Xô cho đến khi về trong nước anh vẫn kiên trì nói lên cái quan điểm mà anh cho là đúng. Anh chống Trung Quốc, không bằng lòng với Trung Quốc.


“Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới.
– Bà Lê Hồng Ngọc “

Trước chủ trương hoà hoãn, sống chung hòa bình với thế giới tư bản của Khrushchyov, Việt Nam đứng giữa hai chọn lựa, nếu theo Liên Xô sẽ không hướng đến việc tham gia cuộc chiến với miền Nam bằng chiến tranh giải phóng, với xương máu và có thể làm cho Mỹ tham gia cuộc chiến. Nếu chọn Trung Quốc có nghĩa sẽ chọn học thuyết cứng rắn của Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt.

Phe theo Trung Quốc gồm Lê Duẩn, Tổng bí thư, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, cũng là người vẽ ra học thuyết chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an.

Trong khi đó nhóm lớn hơn ngả theo khuynh hướng thân Liên Xô như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên Ngoại trưởng Ung văn Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị Dương Bạch Mai, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Minh Việt, Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính.

Thanh trừng hay xử lý nội bộ?

Năm 1967, hơn 40 nhân vật quan trọng bị bắt ở Hà Nội với cáo buộc đã theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Việc bắt giữ Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh và tướng Đặng Kim Giang để ép hai ông này cung khai tội danh phản quốc áp đặt lên đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giáng một đòn nặng nề lên những người thân cận với ông. Vụ thanh trừng này được ông Nguyễn Minh Cần, Ủy viên Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội, một người chọn ở lại Liên Xô khi vụ án diễn ra cho biết:

“Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc.
– Ông Nguyễn Minh Cần”

Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc. Nhưng ông khéo lắm vì ông biết cái thế của ông. Vậy mà người ta cũng tìm cách gạt ra. Có thời kỳ ông phải đi làm cái việc mà người dân gọi là Đại tướng mà đi đặt vòng…họ đưa những người dưới tay của ông ấy lên để chỉ huy và kềm kẹp ông.

Vụ án vẫn không thể khép lại sau cái chết của Tướng Giáp vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 vì sau lưng ông vẫn còn nhiều người còn sống cần được minh oan, mà lớn nhất là cái chết của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người con trai của ông là nhà văn Vũ Thư Hiên đã ngậm đắng nuốt cay nhiều năm trời trong các nhà tù mà không biết mình phạm tội gì đối với nhân dân, đất nước.

*Quý vị vừa theo dõi phần đầu của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần hai có tựa “Chống Đảng hay chống Tướng”trong phần kế tiếp.

Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản

Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản

Thanh Phương

RFI

Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng nay, 22/10/2013, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, ông Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay đổi căn bản.

Theo trình bày của ông Phan Trung Lý, dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Lý cho rằng, tên nước hiện nay « đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận », nên việc giữ tên nước là cần thiết.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự thảo vì “đa số ý kiến tán thành”. Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».

Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.

Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».

Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.

Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.

Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ ».

Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. »

1 công dân VN bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ

1 công dân VN bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ

21.10.2013

Một công dân Việt Nam bị truy tố tại Hoa Kỳ vì bị cáo buộc tham gia đường dây quốc tế ăn cắp và bán thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ thông qua nhiều trang web bí mật do chính đương sự điều hành.

Cáo trạng của ông Ngô Hiếu Minh, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được mở ra hồi tháng 11 năm 2012 nói ông này âm mưu thực hiện các hành vi gian lận trên mạng và đánh cắp thông tin cá nhân của người khác.

Cáo trạng trên website của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 18/10 cho hay ông Ngô bị bắt khi đặt chân tới Mỹ vào tháng 2 năm nay.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2007-2012, ông Ngô cùng với các thành viên trong đường dây tội phạm quốc tế đã thu thập, rao bán, và chuyển giao các gói thông tin cá nhân của trên 500.000 người Mỹ.

Các gói hàng này bao gồm họ tên, ngày sinh, số an ninh xã hội, số tài khoản ngân hàng cũng như các dữ liệu liên quan đến thẻ tín dụng như số thẻ, ngày hết hạn, tên họ, địa chỉ, số phone của các nạn nhân bị đánh cắp.

Ông Ngô bị buộc 15 tội danh, với tổng mức hình phạt có thể lên tới trên dưới 40 năm tù.

Chưa có bình luận từ phía chính phủ Việt Nam về vụ việc.

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa – kô

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa – kô

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-10-18

TTVN10182013.mp3

thieu-nu-Van-Kieu-305.jpg

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.

RFA

Thời kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc thiểu số Pa – kô và Vân Kiều sống dọc bờ sông Dakrong thuộc các địa phận Hướng Nghiệp, Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị đã tình nguyện theo Việt Minh, tình nguyện lấy họ của mình là họ Hồ để theo bác Hồ chiến đấu chống thực dân, chống cái xấu. Mãi cho đến bây giờ, thế hệ con cháu của đồng bào Pa – Kô và Vân Kiều không còn biết gốc gác của mình nữa, chỉ biết mình mang họ Hồ. Thế nhưng họ lại rất sợ “con cháu bác Hồ”.

Sống quần tụ và lây lất

Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.

Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán. Phần đông các cụ này đều không có con cái hoặc con cái đã ở riêng nhưng cũng quá nghèo khổ, không giúp được gì cho cha mẹ. Và phần đông các cụ bà này đều chưa chết chồng, các cụ ông vẫn còn khỏe mạnh nhưng chỉ ở nhà uống rượu với nỗi tự hào mình từng là người lính cụ Hồ, là con cháu của Bác, nhờ vào họ mà người vân Kiều, người Pa – Kô đều trở thành con cháu bác Hồ.

Cụ bà Hồ Thị Mười, 76 tuổi, có chồng là cụ ông Hồ Văn Kha, 80 tuổi, bị nát rượu hơn 30 năm nay kể từ ngày không được con cháu bác Hồ người Kinh trọng dụng nữa. Ông chỉ biết uống rượu và ca ngợi về người cha già dân tộc, bắt đầu mở mắt đã cho rượu vào người đến khi chiều tối, có hôm đến khuya, nói lảm nhảm rồi ngủ thiếp, hôm sau lại tái diễn của hôm qua.

nha-san-cua-dong-bao-Pa-Ko-250.jpg

Khu nhà ở của người dân tộc thiểu số Pa-kô ở Quảng Trị. RFA PHOTO.

Cụ Mười than thở rằng đời sống của cụ quá khó khăn, chẳng biết bám víu vào đâu, những người con của cụ cũng nghèo khổ rách nát, chỉ mong nhà nước có chính sách giúp đỡ cho bà con bớt khổ nhưng lâu nay chẳng thấy gì ngoài những chút quà Tết có khi là của nhà nước, có khi là của Việt kiều cho bà con cải thiện mấy ngày đầu năm. Hiện tại, với diện tích đất rừng khai phá trong vườn nhà cụ gần một hecta nhưng trong sổ đỏ chỉ để đó là đất sản xuất, trồng rừng, nhà nước có thể thu hồi bất kỳ giờ nào. Mà cụ cũng mong thu hồi cho xong chứ để lại, cụ có trồng nổi chăng nữa thì cũng chẳng yên ổn được, hiện tại thì vợ chồng cụ trồng không nổi, quanh năm suốt tháng đi hái măng rừng ra chợ bán, ngày nào đắt thì kiếm được ba chục, năm chục ngàn đồng, có ngày kiếm vài ngàn, đủ để mua lon gạo chút muối… Sợ “con cháu bác Hồ”

Chị Hồ Thị Mai, người Vân Kiều, sống ở Hướng Nghiệp, cách chợ Lao Bảo gần 15km, mỗi ngày, chị thức dậy từ 4h sáng, vác gùi lúc đi lúc chạy cho kịp phiên chợ sáng vào lúc 9h ở chợ Lao Bảo, cố gắng bán cho hết măng, một ít ớt rừng và vài nải chuối để kiếm cho được từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng. Hôm nào kiếm được 70 ngàn đồng, chị bỏ ra 15 ngàn đồng để đón xe quay về nhà, hôm nào ít hơn thì lại đi bộ về nhà. Vì số tiền ít ỏi kiếm được chỉ đủ mua gạo muối, dầu chè cho gia đình ba đứa con nhỏ của anh chị. Và để có được măng cũng như các thứ cho chị đi bán, chồng chị phải suốt ngày quần quật trên rẫy để làm ra những thứ ấy rồi hái mang về cho vợ đi bán.

Nạn đồng huyết

Một cô gái thuộc vào dạng lanh lẹ bậc nhất của người Pa – Kô, không giới thiệu tên, hiện không làm nương rẫy nữa mà từng có thời gian đi thồ hàng chẻ rừng, kể với chúng tôi: “Họ làm giống như qua tới Lào, nó bắt trả tiền phần trăm hết, nên nếu như về tới mình mà bị bắt thì mất hết. Thì nó ép người buôn mình chịu hết, ôm sô, bên Lào nó có chịu gì đâu. Nói chung là ăn không mấy sảng, ăn cám trả vàng. Họ làm vất vả lắm. Ví dụ như ngày họ kiếm được một trăm năm mươi ngàn, hai trăm hoặc ba trăm ngàn nhưng nếu các ngành vào cuộc thì mất cả tiền triệu. Còn gánh hàng thì họ tính theo triên, một triên trả hai ngàn đồng, có năm mươi ký cũng tính hai ngàn, mà trên một tạ cũng tính hai ngàn. Nếu đi xa thì được tính năm ngàn, bảy ngàn một triên. Một ngày mà họ kiếm được chừng một trăm rưỡi ngàn là đọa luôn, không dễ làm ăn đâu.”

phu-nu-Van-Kieu-o-cho-Bien-gioi-Viet-Lao-250.jpg

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở chợ biên giới Việt Lào. RFA PHOTO.

Hiện tại, cô cũng bỏ luôn nghề thồ hàng chẻ rừng vì mối nguy hiểm quá cao, nếu không gặp rắn rết thì cũng gặp công an. Mà với những người nghèo khổ hai dân tộc thiểu số nói trên, công an và cảnh sát biên phòng còn ghê hơn cả rắn rết và thú dữ, đó là nói riêng. Nếu như nói chung thì người đồng bào thiểu số rất sợ con cháu bác Hồ người Kinh, vì những người Kinh con cháu bác Hồ quá lanh lẹ, xảo trá, đã nhiều lần phỉnh bà con dâng nộp vườn tược, đất đai hoặc đưa ra những chính sách nghe rất hấp dẫn, bà con tình nguyện ký đơn giao nộp nhiều thứ, trong đó có cả những cánh rừng bà con đã bỏ công trồng trọt. Kết cục, bà con té ngửa nhận ra rằng mình chẳng được lợi gì cả, khổ vẫn hoàn khổ.

Chị Hồ Thị Trường, người Pa – kô, quanh năm hái măng rừng đi bán ở trung tâm thương mại Lao Bảo, kể với chúng tôi: “Nghèo, toàn người nghèo, khổ. Được 3 – 4 đùm măng, với chuối, bán chợ mua gạo. Đi thì chưa ăn cơm, về thì đi bán măng, có hai đùm măng bán được hai chục.  Học thì lớp 3, lớp 4 bỏ, ba mẹ cho đi làm, đi bẻ măng. Không làm thì không có ăn.”

Chị kể thêm rằng nhà chị không còn đất rừng nữa, vì miếng rừng của anh chị đã bàn giao cho cán bộ nhà nước. Dường như bà con ở đây ai cũng thờ ảnh bác Hồ trong nhà, ai cũng tình nguyện bỏ tiền ra mua ảnh Bác về thờ nhưng Bác chẳng phù hộ gì được cho bà con bớt khổ, thậm chí, con cháu cán bộ người Kinh của Bác đối xử quá tệ với bà con, đôi khi, bà con muốn bỏ đi cái họ của Bác để bớt khổ nhưng rất sợ, vì làm thế, không chừng bị con cháu cán bộ của Bác bắt nhốt. Mà nghiệt nỗi, nếu không còn sợ cán bộ nữa, cũng chẳng biết mình gốc gác họ gì để mà đổi lại vì từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay, ai cũng tin mình họ Hồ.

Đời sống của đồng bào Vân Kiều và Pa – Kô thuộc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, nghe ra, còn khổ hơn cả người rừng rú thời xa xưa, mặc dù họ đang sống trong thế kỷ hiện đại. Và có một mối nguy hiểm, có thể dẫn đến diệt vong của đồng bào Pa – Kô và Vân Kiều là nạn đồng huyết, vì họ không còn phân biệt đâu là bà con ruột thịt của mình bởi họ gốc đã mất nên chồng họ Hồ thì vợ cũng họ Hồ, cứ lấy nhau và không cần bàn cãi về dòng tộc, sui gia gì nữa, bởi có nói nhiều cũng mang họ Hồ. Chính vì thế mà đồng bào dân tộc thiểu số vừa nói ai cũng có gương mặt khờ khạo, họ không thể học được con chữ. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên của nạn đồng huyết!

Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế.

Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-16

10162013-land-vict-cal-for-help.mp3

Những người dân mất đất ngồi chờ trước các cơ quan chính quyền...

Những người dân mất đất ngồi chờ trước các cơ quan chính quyền…

Source anhbasam

Nghe bài này

Sau bao nhiêu năm phải khiếu kiện tại các cơ quan Nhà Nước từ cấp địa phương cho đến trung ương mà không được đoái hoài giải quyết, những người dân oan mất đất hay phải chịu xử phạt bất công nay mong mỏi được quốc tế giúp lên tiếng cho nổi oan khiên của họ.

Mong nhờ Quốc tế lên tiếng

Ngày càng có nhiều người dân oan tìm đến với cơ quan truyền thông nước ngoài nhờ chuyển đơn kêu cứu của họ đến cho các tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Đơn cử như phát biểu của người thương binh, cựu chiến binh có tên Nguyễn Vinh Quang sống tại xã Nghi Đức, thành phố Vinh:

Tôi có nhiều câu chuyện ấm ức muốn trình bày, cũng như anh Vươn, anh Viết; nhưng không biết anh Vươn, anh Viết có những đơn đến các cấp có thẩm quyền hay chưa, còn tôi đã gửi đơn đến tất cả các nơi ở Việt Nam rồi, bao gồm cấp thành phố, tỉnh, thủ tướng, chủ tịch nước, các báo, truyền hình. Nhưng mà rồi chuyện vẫn ấm ức, nên giờ thông qua Đài tôi muốn gửi cho Liên hiệp quốc, hoặc chính phủ Mỹ, Pháp để giải quyết cho tôi một số chuyện: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, và kiến nghị của cá nhân tôi.

Hay lời kêu cứu của một người dân mất đất từ thành phố Đà Nẵng ra đến các cơ quan trung ương của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam để khiếu kiện những sai trái của cấp chính quyền thành phố rồi lại bị lực lượng bảo vệ tại thủ đô bắt đưa đến Trung tâm Lưu trú Lộc Hà, nơi giam giữ những thành phần xì ke, ma túy, đĩ điếm:

Những dân oan ở miền Bắc.

Những dân oan ở miền Bắc. AFP

Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống.

Một người dân mất đất”

Tôi bị người ta lấy đất đi kiện từ năm 2007, nhưng chính quyền không chịu giải quyết; cuối cùng người ta ra văn bản không giải quyết nữa buộc lòng chúng tôi phải kéo đến ( văn phòng) chính phủ để kêu cứu thủ tướng chính phủ. Nhưng đến đây thứ sáu tuần trước họ đã bắt chúng tôi đem nhốt rồi, nhưng chúng tôi đấu tranh ác liệt, cuối cùng họ thả về. Về chúng tôi tiếp tục đến ngõ cơ quan chính phủ, đề nghị chính phủ cứu chúng tôi. Sáng nay họ lại hốt nữa. Họ hốt đi chúng tôi không chịu lên xe, kiên quyết ngồi lại đó yêu cầu xin gặp chính phủ, xin đưa đơn cho chính phủ, gõ cửa chính phủ đề nghị cứu chúng tôi vì chúng tôi mất hết rồi- đất, nhà, bàn thờ… chỉ còn thân cùi đây thôi.

Năm nay tôi đã 82 tuổi rồi, khổ sở quá rồi. Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống.

Nhân dịp ông gọi được tôi, tôi quá mừng. Giờ còn con đường nhờ thế giới, cả thế giới ủng hộ chúng tôi nêu ra tình trạng mất nhân quyền, dân chủ thế này để cứu chúng tôi.

Một thương binh, cựu Đảng viên người Long An, cũng là cựu tù nhân bị kết án theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam do đi khiếu kiện do bị lừa đảo đất đai, bà Lê thị Ngọc Đa nói lên ý nguyện phải lên tiếng với quốc tế hầu mong những bất công tại Việt Nam được bớt đi:

Những dân oan ở miền Nam

Những dân oan ở miền Nam. RFA Files photos

Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống.

Không thi hành

Những trường hợp vừa nêu muốn tiếng nói của họ được quốc tế nghe đến đều cho hay trong suốt nhiều năm qua họ vẫn tin tưởng vào công lý của hệ thống tư pháp tại Việt Nam nên đã cất công đi khiếu kiện từ cơ quan này đến cơ quan khác.

“Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống

bà Lê thị Ngọc Đa”

Một người từng là nhân viên nhà nước và bị hàm oan là ông Hà Văn Tri hiện ở huyện Cư Jut, tỉnh Dak Nong cũng cho biết vụ việc oan khiên của bản thân ông đã được các cấp trong nước có ý kiến, thế nhưng cấp thừa hành lại không thực thi:

Các cơ quan nhà nước lúc bấy giờ là Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ Tĩnh, Công ty Nông sản Thực Phẩm là đơn vị chủ quản, Liên đoàn Luật sư tỉnh Nghệ Tĩnh, Liên đoàn Thương Nghiệp của Sở Thương Nghiệp, và một số cơ quan báo đài cùng kêu oan cho tôi nhưng đến nay vẫn không được giải quyết. Có ông tên là Lương Văn Cừ, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu quốc hội tỉnh Dak Nong viết đơn kêu oan cho tôi mà tôi còn giữ văn bản ở đây; vừa rồi có công Lê Viễn- chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nong, đồng thời là chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Dak Nong cũng gửi văn bản lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao để giải oan cho tôi nhưng bây giờ họ biết sai rồi nên không giải oan cho tôi.

Hiện nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam, hằng ngày vẫn có nhiều đoàn nông dân, dân oan kéo đến để đòi hỏi công lý.

Thiếu vắng luật pháp

Luật pháp và các văn phòng đó lâu nay được những người dân oan xem như là chiếc phao cuối cùng mà họ có thể bám víu vào. Tuy nhiên chút hy vọng vào công lý của họ phải vơi đi theo ngày tháng, khi mà không ai chịu đứng ra giải quyết vụ việc mà đối với nhiều trường hợp thì trắng- đen quá rõ ràng, giấy tờ còn đầy đủ.

Hành xử của các cơ quan công quyền tại Việt Nam được ông Nguyễn Vinh Quang mô tả như sau:

Trước đây có ý kiến nói xử theo luật rừng, nhưng theo tôi thì họ xử theo dạng quái thú trong rừng chứ không chỉ là luật rừng mà thôi.

Tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng chín vừa qua, các vị đại biểu tham dự lên tiếng thừa nhận rằng 80% người dân đến tại các cơ quan tiếp dân của đảng và chính phủ thực sự là người đi kêu oan. Thừa nhận như thế nhưng làm thế nào để giải oan cho họ thì các vị đại biểu không đưa ra được cách thức nào.

ĐƯỢC SAI ĐI

ĐƯỢC SAI ĐI

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Tôi vừa trở lại thành phố sau những ngày tham dự một lễ hội tạ ơn ở Pleikly. Pleikly, một vùng đất cách thành phố Pleiku vào khoảng 80 cs theo quốc lộ 14 về hướng Buôn Ma Thuột. Lễ hội mừng 50 năm khấn dòng của các Cha Giuse Trần Sĩ Tín CSsR. và Phêrô Nguyễn Đức Mầu CSsR., Hai cha là hai trong các thừa sai 44 năm trước đến Pleikly, sống và loan báo Tin Mừng ở nơi đây (1963 -2013).

Câu chuyện về 44 năm trước đấy tính lãng mạn và hào hùng, nhưng nghe đôi dòng sử liệu về công cuộc loan báo Tin Mừng thì chúng ta lại thấy lộ rõ đàng sau niềm vui là chất bi ai của sự gian nan khốn khó.

Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Đức Cha Paul Seizt lấy chiếc xe Jeep cùng các thừa sai DCCT. đến Pleikly, bỏ các vị thừa sai xuống giữa làng mạc của núi rừng, ngài mở sách Phúc Âm tuyên đọc đoạn Tin Mừng Lc. 10, 1 – 6, đọc xong ngài chúc lành cho các thừa sai rồi lên xe đi về lại Kontum. Các thừa sai ở lại, ngơ ngác vào làng, và bắt đầu môt cuộc sống nên người J’rai vì người J’rai. Hơn 20 năm làm người J’rai, sống, làm việc, buồn vui với bản làng, mồ hôi, nước mắt cả mạng sống nữa (thầy Marco Đàn đã bị bắt, bị giết chết). Cuối thập niên 80, sau biến cố tuyên phong các Thánh Tử vì đạo tại Việt Nam, người J’rai nhận biết Chúa, từ đó khắp núi đồi sông suối vang lời tuyên xưng đức tin, hạt giống Tin Mừng nảy nở mạnh mẽ trên vùng đất J’rai.

Tham dự đêm diễn nguyện, nhìn anh em tôi, nhìn đồng bào J’rai ca hát nhảy múa, hồn nhiên và mạnh mẽ, tôi cảm nhận sức sống Tin Mừng tuôn tràn trên mảnh đất cao nguyên, ánh lửa bập bùng, tiếng cống chiêng nhịp nhàng, những vũ điệu giản đơn chan chứa tình người, người J’rai cuốn mình vào bầu khí thờ phượng, đơn sơ mà mãnh liệt.

Thánh lễ tạ ơn cử hành giữa đất trời, gió sáng se lạnh, ánh dương lên ấm áp theo lời kinh, tiếng cồng chiêng vang vọng núi đồi, cộng đoàn đức tin cử hành phụng vụ sống động, họ đong đưa theo điệu nhạc rừng, ánh mắt đầy tin yêu, bập bùng bập bùng, vang lên không dứt.

Sau Thánh lễ, anh chị em chia nhau từng gói xôi, từng miếng thịt, hơn 5.000 người không hề xảy ra giành giật, không ai lấy hai phần, không ai không có phần. Xôi và thịt gà đươc gói lại để thành một đống, cứ vậy từng người đến lấy, không xếp hàng nhưng không xô đẩy, thừ tự một cách lạ lùng, không cần điểm danh, không cần phân biệt đoàn này đoàn kia. Ăn xong, anh chị em quây quần soan (múa thờ phượng Chúa), một vòng tròn, thêm một vòng tròn nữa, thêm một vòng nữa, … không ai bảo ai, không ai nhắc ai, trật tự lạ lùng, họ cầu nguyện bộc phát, chân thành, đơn sơ, nồng nàn, tha thiết …

Những người đến từ thành phố ngẩn ngơ nhìn anh chị em J’rai sống đức tin, cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin, làm chứng đức tin, ….thật sống động.  Rồi tự hỏi “ai truyền giáo cho ai ?”. Họ đi bộ hàng chục cây số, có người trên 100 cs, họ ngủ ngoài trời, co ro trong những chiếc khăn khoác, đỏ lửa điều thuốc trên môi, các sơn nữ điệu đàng trong áo váy ngày hội, kết thêm vài dải tua cho hợp thời trang, khúc khích cười chúi vào nhau đi thành từng đám. Nhưng những con người có vẻ lầm lì ít nói đó lại là những chứng nhân, họ sẵn sàng bất cứ lúc nào để nói về niềm vui được Chúa cứu, nỗi hạnh phúc được làm con Chúa, niềm hy vọng và lòng tạ ơn. Họ làm chứng chân thành, đơn sơ và dung dị. Mấy ai là người văn mình thành phố có được hạnh phúc này ?

Nhìn các Cha ca hát cùng con cái, nhảy múa cùng con cái, hồn nhiên cùng con cái, Tin Mừng như toát ra từ chính những cái “cùng” đó. Lạ lùng, 44 năm trước, những người trai trẻ ngoài 20 tuổi, vừa tuyên khấn được 6 năm, bỡ ngỡ trước một nếp sống không hề được biết trước, chẳng có kế hoạch, chẳng có nghiên cứu xã hội, chẳng có phương tiện nào trong tay, chỉ có Chúa, chỉ có Tin Mừng, chỉ có tâm hồn tận hiến. Tin Mừng từ chính cuộc sống, từ trong lòng người, trong lòng cộng đồng dân Thiên Chúa.

Nhìn vào cộng đồng anh chị em J’rai hôm nay, chúng ta có thể hy vọng vào ngày mai, cái ngày mai của Chúa Thánh Thần tự do và sáng tạo. Bài đọc hai trong lễ Chúa nhật 28 Thường niên C, trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gởi cho Timôtê có câu: “Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích!” Không ai có thể ngăn được lời Chúa, không ai có thể xích xiềng được lời của Ngài, Thần Khí sáng tạo và ban sự sống.

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

12/10/2013

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

RFA

12.10.2013

no-phu-tho-305.jpg

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng 12/10.

Screen capture

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng nay.

Theo tin từ AFP cho biết kho thuốc pháo thuộc sự quản lý của đơn vị Z121 của Bộ quốc phòng cách Hà Nội 120 cây số về hướng Bắc. Vụ nổ xảy ra vượt ngoài sự kiểm soát của lực lượng cứu hỏa cũng như cấp cứu trong nhiều giờ liền.

Một viên chức quân đội nói với hãng tin AFP có 21 người chết đã được xác nhận và 98 người khác bị thương, đa số bị bỏng vì lửa. Khoảng hơn 2.000 người dân sống gần khu vực đã phải di tản tránh lửa và các tai biến khác. Tất cả đều chạy về hướng Việt Trì, cách xa khu vực gần 40 cây số.

Theo các báo trong nước ghi nhận vụ nổ xảy ra trong khi có hơn 300 nhân công đang làm việc do đó số thương vong rất lớn. Nguyên nhân vụ nổ chưa được xác minh và các toán cứu hộ vẫn đang chờ cứu hỏa dập tắt lửa để tìm thêm thi thể nạn nhân.

Theo nhân chứng cho biết ngọn lửa bùng cao cách xa hiện trường hơn 15 cây số vẫn nhìn thấy. Tiếng nổ làm rung chuyển một khu vực chu vi hơn 10 cấy số và người dân rất hoảng loạn chạy trốn nhưng không được hướng dẫn phương hướng.

Hàng đoàn xe gắn máy kẹt cứng trên các con đường khiến xe cứu thương không thề làm việc. Bệnh viện huyện Thanh Ba đã quá tải và nạn nhân phải nằm chờ mang đi Việt Trì cấp cứu.

Đến 3 giờ chiều hôm nay theo thông tin từ bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ đã có 200 ca cấp cứu từ biến cố này. Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công Nghiệp Quốc phòng là nơi duy nhất sản xuất pháo hoa cho cả nước trong các dịp lễ lớn.

Năm 2010 một vụ nổ thuốc pháo tại sân vận động Mỹ Đình trong dịp lễ Ngàn năm Thăng Long đã khiến 4 người chết trong đó có ba người ngoại quốc.

Vụ nổ xảy ra ngay lúc lễ quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu tại Hà Nội vào lúc 7 giờ 30 sáng hôm nay.

LM Lý được giải thưởng Truman-Reagan Medal of Freedom”

LM Lý được giải thưởng Truman-Reagan Medal of Freedom”
October 08, 2013

nguoi-viet.com


WASHINGTON DC (NV) .-
Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản trên thế giới vinh danh và trao giải thưởng năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị tù tại Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị một Công an CSVN bịt miệng khi ngài lên tiếng đả kích Cộng Sản tại phiên tòa ở Huế ngày 30/3/2007. Tấm hình này được coi như biểu tượng của sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. (Hình: AFP/Getty Images)

Theo nguồn tin từ Hoa Thịnh Đốn, Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) vừa quyết định vinh danh và trao huy chương  “Truman-Reagan Medal of Freedom” năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý vì đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho nhân quyền, tự do tôn giáo, bất chấp tù tội, nguy hiểm bản thân nên đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án tù.

Giải thưởng và huy chương “Truman-Reagan Medal of Freedom” dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ được tổ chức trao tặng tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 1/11/2013 tới đây.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 67 tuổi, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù 3 lần mà thời gian ở tù tổng cộng đã gần 20 năm, chưa kể các năm tháng bị quản chế. Hiện ông đang bị giam giữ ở nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà với bản án 8 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Dù đã bị tai biến mạch máu ít nhất 3 lần trong nhà tù, nhiều lúc không thể tự di chuyển đi đứng và gần với cái chết, ông vẫn không được nhà cầm quyền CSVN trả tự do dù có sự vận động mạnh mẽ của các chính phủ và quốc hội các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Linh mục Lý đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN thi hành các chính sách cai trị ngược lại với những cam kết quốc tế về nhân quyền, đòi chế độ trả lại cho nhân dân các quyền tự do căn bản như quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do hội họp lập hội, tự do tôn giáo, tuy có ghi trong bản hiến pháp của chế độ nhưng bị hạn chế nghiêm ngặt trong thực tế.

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những người sáng lập Khối 8406, một tổ chức công dân vận động dân chủ hóa đất nước, đòi CSVN bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản và đòi bầu cử quốc hội trực tiếp, tự do ứng cử và bầu cử.

Tượng nữ thần Dân Chủ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhắc nhở mọi người về hơn 100 triệu nạn nhân bị Cộng Sản sát hại khắp trên thế giới. (Hình: Wikipedia)


Bất cứ người dân nào đi ra ngoài khuôn khổ của nhà cầm quyền độc tài tại Việt Nam, đều bị bắt bỏ tù dựa trên những điều luật hình sự mơ hồ. Khi còn là quản xứ họ đạo An Truyền gần thành phố Huế, linh mục Lý đã cùng giáo dân treo biểu ngữ “Tự do tôn giáo hay là chết” quanh nhà thờ.

Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản có cựu tổng thống George W. Bush là chủ tịch danh dự.

Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản là một tổ chức vô vị lợi mang tính giáo dục ở Hoa Kỳ. Tổ chức được thành lập theo một đạo luật năm 1993 với mục đích tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân đã bị Cộng Sản sát hại trên thế giới.

Linh mục Nguyễn Văn Lý từng được nhiều vị dân cử tại Hoa kỳ và quốc hội Liên Âu đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình. (TN)

Một giáo xứ được khai sinh trong vùng trắng tôn giáo huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai

Một giáo xứ được khai sinh trong vùng trắng tôn giáo huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai

Đăng bởi lúc 1:58 Sáng 6/10/13

chuacuuthe.com

VRNs (06.10.2013) – Gia Lai – Lúc 11 giờ, ngày 04.10.2013, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum đã chính thức thành lập giáo xứ IaTô, trong địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai và trao trách nhiệm chăm sóc giáo xứ cho Dòng Anh Em Hèn Mọn (Dòng Phanxicô). Hôm nay cũng là lễ kính nhớ Thánh Tổ Phanxicô Assisi, Đấng sáng lập Dòng Phanxicô.

Giáo xứ IaTô Huyện Jagrai nằm cách Tp Pleiku khoảng 30 km về hướng Tây Nam, giáp biên giới Campuchia. Trước năm 1975 là vùng căn cứ cách mạng, nên các tôn giáo gần như trắng. Sau năm 1975, vào thập niên 80, một số giáo dân đi kinh tế mới đến vùng đất này, trong đó có khoảng 15 hộ với gần 80 nhân khẩu là giáo dân. Tại thời điển đó, ngay các giáo xứ lớn ở thành phố Pleiku, việc sinh hoạt tôn giáo cũng cam go, nên tại IaTô người Kitô hữu không được tham gia một chút gì hoạt động tôn giáo chính thức của Giáo hội. Họ chỉ biết cầu nguyện tại tư gia và cũng không dám cho mọi người biết mình là người Công giáo.

Nhờ sự hoạt động của Chúa, sức mạnh đức tin mỗi tín hữu tăng lên dần, những người tin Chúa bắt đầu tìm cách liên lạc và sinh hoạt với nhau. Khoảng thời gian 1984 – 1994, anh em kết hợp lại và cử người về trình lên cha Quy và cha Thượng ở giáo xứ Thăng Thiên tại TP Pleiku để được hình thành một xóm giáo. Trong thời gian 10 năm đó, các cha gần như không đến được với giáo dân IaTô. Mỗi khi có việc, anh em phải âm thầm về giáo xứ Thăng Thiên sinh hoạt, tham dự những ngày lễ trọng.

Năm 1995 mọi sinh hoạt đạo của IaTô chuyển sang cho giáo xứ Thánh Tâm coi sóc. Lúc đó Đức giám mục đương kim của giáo phận Kontum đang là là linh mục quản xứ giáo xứ Thánh Tâm.

Ngày 26.04.1995, cha Micae đã về dâng thánh lễ chui đầu tiên cho IaTô tại gia đình ông Vịnh. Tiếp sau đó, cha Micae về rửa tội chui cho các em nhỏ tại nhà ông Bảy Chiêng. Cha Micae đặt ông Bảy chiêng làm xóm trưởng xóm giáo 2 và ông Vịnh làm xóm trưởng xóm giáo IaChâm.

Năm 1996 hai xóm giáo lại chuyển sang sinh hoạt với giáo xứ Đức An do cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đảm nhiệm. Cho đến năm 1996, tại IaTô chưa có một người anh em dân tộc Jarai nào biết về đạo Công giáo.

Năm 1998, một số anh chị em như ama Krenh, ama Ương, ami Béo, ơi Hằng, ơi Đer, ama Hương, ama Thùy, ơi Tăm … đến gặp cha Antôn Vương Đình Tài, CSsR, ở Pleichoét và xin cha đón nhận họ. Cha Tài đã quy tụ số anh em này về Pleichoét để học hỏi Tin Mừng một thời gian, rồi giao lại cho cha Đông kiêm nhiệm vùng Jarai.

Vào  Phục Sinh năm 2002, ngày 30.03.2002, có 12 anh chị em Jarai đầu tiên được rửa tội. Sau đó, ngày 23.06.2002 rất nhiều anh chị em Jarai đã về giáo xứ Thánh Tâm chịu phép Thanh Tẩy. Trong số này có nhiều anh chị em đã trở thành Akố  Khul trong làng của họ và từ các anh chị em này, việc rao giảng Tin Mừng được tỏa đi các buôn làng.

Khi người Jarai bắt đầu loan báo Tin Mừng cho người Jarai thì cũng là lúc các anh chị em bị chính quyền truy bắt, nên họ đã gặp muôn vàn khốn khổ. Cuộc sống gian khổ đã không làm cho anh chị em Jarai chùng bước, mà họ tiếp tục ra đi để đưa các anh chị em mới theo đạo về chịu bí tích Thanh tẩy, lúc thì nhà thờ Đức An khi thì trung tâm truyền giáo Pleichoét, lúc khác lại tại nhà thờ Thánh Tâm. Bất cứ chỗ nào thuận tiện là các cha đều đón nhận anh chị em.

Năm 2004, cha Giuse Trần Văn Bảy về quản nhiệm giáo xứ Đức An, cha quy tụ anh chị em nhiệt tình vùng IaTô về gíao xứ Đức An để học hỏi giáo lý và cách dạy giáo lý lại cho xóm giáo mình. Cha đã mượn nhà anh Tuấn làm nơi sinh hoạt chung để hình thành một xóm giáo.

Ngày 19.04.2005 Dòng Anh Em Hèn Mọm (OFM) đã được Đức giám mục Giáo phận Kontum giao phụ trách truyền giáo huyện Ia Grai. Nhận sứ mệnh đi đến một huyện mà nhà cầm quyền xem tôn giáo là một cái gai, nên khó khăn càng chồng chất. Có những lúc các cha  gần như muốn bỏ cuộc bởi áp lực của chính quyền quá lớn. Nhưng khi nhìn vào sự khao khát, sự khó nghèo, sự đói rách của anh chị em bệnh phong cùi, các cha đã chấp nhận sự bắt bớ, trục xuất để rồi âm thầm chịu đựng, lén đến với anh em dân tộc và bệnh nhân cùi.

Cha Nicôla Vũ Ngọc Hải, Bề trên dòng tại miền truyền giáo Gia Lai, đứng giữa anh chị em Jarai

Cha Nicôla Vũ Ngọc Hải, Bề trên Dòng Phanxicô tại miền truyền giáo Gia Lai, đứng giữa anh chị em Jarai

Cha Nicôla Vũ Ngọc Hải, Bề trên Dòng Phanxicô tại miền truyền giáo Gia Lai đã đến dâng lễ đẩu tiên vào ngày 18.08.2006 cùng với cha Giám tỉnh Dòng Phanxicô Vương Đình Khởi, cha Bảy và hai thầy phó tế Trung và Long, để ban bi tích thêm sức cho 52 người.

Ngày 28.12.2006, Đức giám mục Kontum đã bổ nhiệm cha Giuse Trần Văn Long về làm quản nhiệm IaTô và các giáo điểm huyện Iagrai. Đến năm 2010, Đức giám mục thấy sự lớn mạnh của các xóm giáo ở IaTô, số giáo dân trên 2000 người, nên ngài cho nâng lên hàng giáo xứ. Tòa Giám Mục đã có thông báo cho chinh quyền nhưng mọi việc gần như bị lãng quên. Năm 2011, Tòa Giám Mục đặt lại vấn đề thì hai năm sau, đến ngày 08.08.2013 chính quyền tỉnh Gia Lai mới có quyết định công nhận.

Đầu thánh lễ, cha quản nhiệm Giuse Trần Văn Long đọc quyết định của chính quyền công nhận giáo xứ. Đức giám mục Giáo phận đã nói không thành lời khi dòng nước mắt tuôn trào, hòa chung các đôi mắt đầy lệ của các cha đồng tế với tiếng khóc của cộng đoàn.

Lời nói của Đức cha Micae đi đôi dòng nước mắt: “Trên 20 năm, trải qua bao gian lao khốn cùng mà anh chị em gánh chịu cho Đức Tin của mình. Đâu phải tới ngày hôm nay giáo xứ IaTô mới hình thành. Huyện Jagrai phải có nhiều giáo xứ như Ia Kha, Ia Chăm, Ia Jok, Ia O… Các nơi này, anh chị em kitô hữu của chúng ta có rất nhiều. Chúng ta đến với Thiên Chúa bởi Đức Tin nhưng Đức Tin của chúng ta không được chính quyền đón nhận bởi cơ chế xin cho trong mọi sinh hoạt. IaGrai là một vùng trắng về tôn giáo bởi trước đây là vùng căn cứ. Nhưng anh chị em đã quy tụ lại sống Đức Tin của mình. Nhất là với các anh chị em người dân tộc ở IaTô, từ một nơi không biết Thiên Chúa là ai mà năm 2010 đã có 1289 anh chị em đã đón nhận Tin Mừng. Anh chị em người Kinh thập niên 80 có 80 người bây giờ trên 800. Vì đâu có sự kiện này ? Đó là vì chúng ta biết giữ vững Đức tin biết đi rao giảng biết loan báo cho mọi người biết chúng ta là con một Cha, anh em một nhà.

(Từ trái sang) Cha Tổng đại diện, Đức giám mục giáo phận, và Cha bề trên Dòng Phanxicô tại Tây Nguyên

(Từ trái sang) Cha Tổng đại diện, Đức giám mục giáo phận, và Cha bề trên Dòng Phanxicô tại Tây Nguyên

Đức Giám mục nói tiếp: “Nhân ngày lể Thánh Phanxicô Assisi, tôi muốn nói tâm gương của ngài với anh chị em. Thánh Phanxicô đến với thầy Yêsu và tìm thấy nơi thầy Yêsu của mình là một tấm gương đức độ. Ngài đã rũ bỏ mọi vinh hoa phú quý, bởi ngài xuất thân từ một gia đình giàu sang sung túc. Ngài thấy nơi thầy Yêsu là hiên thân của nhân đức, ngài từ bỏ mọi phú quý để đến với anh chị em tầng lớp khốn cùng bị xã hội khinh chê ruồng bỏ, ngài gắn liền cuộc sống của mình với bao anh chị em phong cùi bệnh hoạn mà ai cũng ghê tởm. Ngài đã chia sẽ ủi an và đưa những kẻ khốn cùng ấy đến với thầy Yêsu của mình. Tấm gương của ngài đến ngày hôm nay, Giáo hội vẫn còn học hỏi và tiếp bước noi theo.

Cuối cùng Đức cha Micae nói: “Tôi xin các ơn các Cha dòng Phanxicô đã đảm nhiệm cho việc truyền giáo tại vùng Iagrai. Cám ơn anh chị em Kinh cũng như Thượng đã và đang thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình”.

PV. VRNs tại Pleiku

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

30.09.2013

Hàng chục ngàn dân ở miền Trung Việt Nam được lệnh sơ tán trước cơn bão số 10 tức bão Wutip.

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết bão số 10 với sức gió trên 140 cây số/giờ sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong ngày hôm nay 30/9.

Giới hữu trách Việt Nam cho hay hơn 8.000 cư dân tỉnh Quảng Trị tối 29/9 đã được sơ tán tới nơi an toàn và 35.000 người khác sinh sống tại các khu vực bị lũ lụt, đất chuồi, và lũ quét đe dọa cũng được lệnh dời đi nơi khác.

Tổng cộng có hơn 140.000 cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã có lịch sơ tán hôm nay.

Từ Thừa Thiên-Huế tới Hà Tĩnh  đã chuẩn bị các phương án đối phó với bão số 10. Trường học bị đóng cửa, thuyền bè được lệnh vào bờ tránh bão.

Trước khi đổ vào Việt Nam, cơn bão đã nhận chìm 3 tàu cá của Trung Quốc ở Hoàng Sa, khiến ít nhất 75 ngư dân mất tích.

Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất đánh vào Việt Nam trong mùa này.

Tính tới nay, bão nhiệt đới dữ dội nhất ở Châu Á trong năm là bão Usagi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người ở Philippines và Trung Quốc trước đây trong tháng.

Việt Nam thường xuyên hứng chịu bão lũ, với hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu đôla thiệt hại về kinh tế mỗi năm.

Nguồn: AP, The Guardian, Reuters