Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf

Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf

Thứ năm, 12 tháng 12, 2013

Lực lượng cơ động được huy động đông đảo trong cuộc cưỡng chế ngày 10/12

15 người đã bị bắt vì tội ‘chống người thi hành công vụ’ trong vụ cưỡng chế đất nông nghiệp để xây sân golf tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh hôm 10/12, trùng với ngày nhân quyền quốc tế.

Người dân tại đây cáo buộc chính quyền huyện Nghi Xuân đền bù thấp hơn nhiều lần so với giá trần, đồng thời nhất quyết không cho người dân xem giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư cũng như được trực tiếp gặp nhà đầu tư.

Họ cũng nói trong vụ cưỡng chế hôm 10/12, người dân đã bị lực lượng công an đông đảo chủ động tấn công bằng roi điện, khiến nhiều người bị thương nặng.

Trong khi đó, ông Phan Văn Đán, Trưởng Công an huyện Nghi Xuân lại được báo Thanh Niên dẫn lời nói “lúc cơ quan chức năng đang thi hành nhiệm vụ thì hàng trăm người đã dùng hung khí xông vào cản trở, xô xát với lực lượng chức năng”.

“Mặc dù 14 hộ dân này đã nhận tiền bồi thường nhưng vẫn gây cản trở cho công tác giải phóng mặt bằng vì cho rằng các khoản tiền hỗ trợ khác chưa thỏa đáng. Trong số 15 người vừa bị bắt giữ thì có 3 người là người thân của 14 hộ dân này”, ông này nói.

Nhà báo cầu cứu

“Tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân”

Một nhà báo với điều kiện giấu tên

Một nhà báo trong nước theo dõi vụ việc từ nhiều năm qua đã viết thư cầu cứu BBC và nói “tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân”.

“Đồng bằng Bắc Trung Bộ diện tích rất hẹp, một năm chỉ trông được hai vụ lúa và trong nghị định của chính phủ chỉ cho phép sử dụng 4% đất nông nghiệp trong tất cả các dự án chứ không chỉ riêng sân golf”, nhà báo muốn ẩn danh này nói.

“Vậy mà trong vụ này, gần như là 100% đất nông nghiệp bị tịch thu, người dân mất hoàn toàn công cụ sản xuất”.

“Bên cạnh đó, chính quyền còn không cung cấp cho dân biết giá trần đền bù, bắt bớ dân trái phép và đánh đập người khiếu kiện dã man, đe dọa, dụ dỗ, và nhiều biện pháp hòng chiếm đoạt đất đai của dân.”

Nguồn tin này cũng cho biết trong vụ cưỡng chế ngày 12/12, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn huy động cả lực lượng cơ động của thành phố Vinh. Lực lượng này sau đó đã chủ động tấn công người dân, buộc họ phải chống trả và một số người đã bị thương rất nặng sau vụ xô xát.

Nhiều người ngăn cản vụ cưỡng chế đã bị bắt giữ

’94 nghìn đồng một mét vuông’

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt hồi đầu năm 2008, với diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 110 ha, tuy nhiên nhiều hộ dân tại đây nói họ không được đền bù thỏa đáng.

Bà Lê Thị Nguyệt, đại diện của các hộ dân tại đây nói với BBC rằng đã đi thưa kiện suốt bốn năm nay.

“Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết,” bà nói.

Bà Nguyệt cho biết hồi năm 2009, UBND huyện Nghi Xuân ra giá đền bù chỉ hơn 19 triệu/sào đất 500 mét vuông.

Trong khi đó, nhà báo yêu cầu ẩn danh cho BBC biết mức giá trần hiện nay lẽ ra là hơn 170 triệu đồng.

Sau khi Nghị định 69 của chính phủ ra đời, chính quyền huyện vẫn không chịu đền bù theo mức mới mà nghị định này quy định, đồng thời sử dụng lực lượng công an để ngăn chặn không cho người dân lên tỉnh khiếu nại, bà Nguyệt nói thêm.

“Mãi sau này, UBND huyện mới chịu nâng tiền từ hơn 19 triệu đồng lên 35 triệu đồng một sào trên 500 mét vuông,” bà nói.

“Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết”

Lê Thị Nguyệt, đại diện các hộ dân

Tuy nhiên, vì mức giá này vẫn còn quá thấp so với mức giá trần đền bù nên tiếp tục bị bà Nguyệt cùng các hộ gia đình khác phản đối.

“Sau gần một năm sau, đến tháng 8 năm 2013 thì UBND huyện mới mời bà con lên nhận tiền hỗ trợ đợt hai, tổng cộng ba lần mới được 47 triệu đồng/sào”.

“Sau đó, họ đe dọa những con đi học ở xa của người dân đang kết nạp Đảng hay đang học các trường ở các nơi trong nước, bắt các em điện thoại về gia đình bảo bố mẹ nhận tiền bồi thường.”

Bà Nguyệt cũng cho biết vừa rồi, một phóng viên trong nước đã bị chính quyền huyện đe dọa khi đến nơi tìm hiểu vụ việc.

“Vừa rồi, có một nhà báo về quay lại toàn bộ cánh rừng phòng hộ và đưa người dân lên gặp chính quyền UBND xã thì bị ông Phạm Công Tuân, Chủ tịch Hội đồng xã đe dọa và đuổi về,” bà nói.

Ra mắt tập hợp blogger VN ‘vì tự do’

Ra mắt tập hợp blogger VN ‘vì tự do’

Thứ tư, 11 tháng 12, 2013

Buổi ra mắt tại Hà Nội diễn ra khá suôn sẻ, nhưng xảy ra bạo lực tại Sài Gòn

Một tập hợp mới của những người viết blog ra mắt tại Việt Nam để ‘góp phần phát huy nhân quyền, tranh đấu cho tự do’.

Nhóm này mang tên Mạng Lưới Blogger Việt Nam, được nói là một tập hợp các blogger ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, từ Hà Nội, Đà Nẵng đến Sài Gòn và cả blogger người Việt ở nước ngoài.

Hôm 10/12, nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, họ công khai tổ chức buổi ra mắt ở Hà Nội và Sài Gòn.

Bấm Trang web của nhóm này cho biết 7h tối ngày 10/12 tại Hà Nội, khoảng hai chục blogger có mặt tại cafe Thủy Tạ ven hồ Hoàn Kiếm.

Họ cho biết buổi gặp mặt diễn ra mà không bị công an quấy rối, mặc dù biểu ngữ chào mừng ngày nhân quyền của họ cũng bị an ninh thu giữ.

Buổi ra mắt ở Hà Nội có sự tham dự của TS. Nguyễn Quang A, một nhà bình luận và hoạt động có tiếng ở thủ đô, và nhà nghiên cứu-blogger người Mỹ đang dạy ở Hong Kong, Jonathan London.

Tuyên bố của nhóm viết: “Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp hay đối xử bất công; tin rằng chúng ta có quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương cách như đã được xác định bởi Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.”

Họ nói thêm “công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội”.

Tuyên bố nói công dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng

Vị khách nước ngoài, tiến sĩ Jonathan London, nói sự kiện là “một bước tiến lớn của Việt Nam và của chiến dịch vì nhân quyền ở Việt Nam”.

Ông hy vọng sự ra đời của tập hợp “sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên trong hàng loạt bước đi hướng tới một Việt Nam thực sự tự do”.

Trong khi đó, cùng ngày tại Sài Gòn, nhóm này nói đã xảy ra bạo lực khi vào 5h chiều, “hàng chục dân phòng, phụ nữ tự quản đã bao vây nhà của blogger Nguyễn Hoàng Vi”.

Khi cô Hoàng Vị cùng một blogger khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biết đến với bút danh Mẹ Nấm) bước ra ngoài, định gọi taxi đến tham dự cuộc gặp mặt, thì bị “đánh túi bụi”.

Nhóm cáo buộc con của cô Như Quỳnh, 13 tuổi, “cũng bị đánh rất đau”.

Hai blogger khác, Hoàng Dũng và Trần Hoàng Hận, cũng được nói là bị đánh và hình ảnh về họ được đưa lên mạng.

Theo giới quan sát, việc ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam là diễn biến mới trong cố gắng thách thức biên độ của sự kiểm soát của chính quyền trong bối cảnh việc lập hội vẫn bị giới hạn tại Việt Nam.

VN bị thúc giục cải thiện nhân quyền

VN bị thúc giục cải thiện nhân quyền

Thứ tư, 11 tháng 12, 2013

Chính quyền Việt Nam giải tán buổi hoạt động cổ súy nhân quyền trong nước hôm 8/12

Anh, Đức, Mỹ vừa đồng loạt ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền con người và mở đường cho các thanh sát viên quốc tế về nhân quyền.

Động thái này diễn ra vào dịp ngày kỷ niệm Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua, ngày 10/12.

Bấm Thông cáo đăng tải trên trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói “Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam được Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang công bố hồi tháng 7”.

“Thông điệp rất rõ ràng: Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đồn thời tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.”

Tuyên bố của phía Hoa Kỳ nhấn mạnh việc Việt Nam “đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền có tầm quan trọng quyết định” trong quan hệ giữa hai nước và “có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại”.

“Chúng tôi đều đồng thuận rộng rãi rằng những tiến bộ đáng kể về nhân quyền là điều cần thiết để có quan hệ song phương chặt chẽ hơn và để củng cố vững chắc hơn nữa những lợi ích mà chúng ta đã đạt được trên một loạt các lĩnh vực gồm kinh tế, chính trị, xã hội, và an ninh.”

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích của mình, bao gồm cả việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc.”

Đại sứ Mỹ David Shear cho biết: “Chỉ ít tháng sau cuộc họp giữa Tổng thống và Chủ tịch của hai nước chúng ta, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống Tra tấn và đã chủ động liên lạc với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng để thu xếp một chuyến thăm Việt Nam vào mùa thu.”

Mở đường cho chuyên viên Liên Hiệp Quốc

“Việc Việt Nam đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền có tầm quan trọng quyết định trong quan hệ giữa hai nước và có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại”

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

Trong Bấm tuyên bố chung đưa ra hôm 9/12, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức, Jutta Frasch, và Phó Đại sứ Vương Quốc Anh, bà Lesley Craig, nói việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc “đặt Việt Nam trước một cơ hội và trách nhiệm to lớn”.

Đại diện của Anh, Đức thừa nhận “Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế”, tuy nhiên, “đáng tiếc là tại Việt Nam, nhiều người bị giam giữ vì công khai bày tỏ chính kiến”.

“Liên minh châu Âu và các nước thành viên ước tính có hàng chục tù nhân chính trị tại Việt Nam, đa số bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do chính kiến và tự do hội họp của họ. Các tổ chức phi chính phủ đánh giá thấp Việt Nam trong việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị.”

Qua tuyên bố này, Anh và Đức cũng kêu gọi Việt Nam mở đường cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền:

“Liên Hiệp Quốc đã cử ra những chuyên gia khác nhau được ủy quyền tìm hiểu những vấn đề nhân quyền chuyên biệt … Các chuyên gia này chỉ có thể thực hiện một chuyến thăm thực địa tại một nước thành viên nếu có lời mời của nước đó.”

“Trong thực thế nhiều nước đã đưa ra lời mời thường xuyên (standing invitation) đối với các chuyên gia, có nghĩa là một lời mời có giá trị lâu dài. Cho đến nay Việt Nam chưa đưa ra lời mời thường xuyên đó,” tuyên bố viết.

Hồi 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.

Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 - Reuters

Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 – Reuters

Thanh Phương

RFI

Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thông báo nói trên, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông quyết định như vậy bởi vì, « tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác ».

Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên khẳng định : « Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo. »

Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, với thỏa ước Thành Đô tháng 09/1990, Đảng đã « đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt. »

Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, tuyên bố rằng ông thà « phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc ».

Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên cho biết ông đã ra thông báo nói trên để « hưởng ứng » các lời tuyên bố từ bỏ đảng của luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng trong cùng ngày 05/12/2013.

Phản ứng việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ Đảng

Phản ứng việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ Đảng

Quốc Phương

BBC Việt ngữ

Thứ năm, 5 tháng 12, 2013

Ông Lê Hiếu Đằng

Ông Lê Hiếu Đăng tuyên bố ly khai Đảng Cộng sản vì đảng này đã ‘biến chất’, ‘tư lợi’

Diễn biến một quan chức lãnh đạo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam có hơn 40 năm tuổi Đảng vừa tuyên bố chính thức ly khai với Đảng Cộng sản thu hút sự quan tâm trong dư luận.

Hôm 05/12/2013, ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên của tờ Thanh Niên chào đón tin ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra khỏi Đảng và nói:

“Chuyện ra khỏi Đảng của ông rất cần thiết, nó tạo ra một tiếng vang, nhất là trong thời điểm này, khi mà Đảng vừa ra Hiến pháp bắt toàn dân phải đi theo và đặt toàn dân dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng,” ông Chênh lên tiếng từ Sài Gòn.

Theo blogger này, việc ông Đằng ra khỏi Đảng khác với nhiều trường hợp ly khai khác trước đây vì theo ông Chênh, ông Đằng từ bỏ đảng trên tư cách là một quan chức và người có nhiều năm đóng góp cho chế độ, nhưng đã quyết định từ bỏ các công danh, lợi lộc.

“Cho đến nay vẫn chưa có luật về thành lập và đăng ký các đảng, còn Đảng viên Đảng CSVN muốn rời khỏi đảng thì đó là quyền mà trong điều lệ Đảng CSVN cũng đã cho phép, cho nên cái điều ấy là điều bình thường. Còn việc họ có lập được đảng hay không thì đấy lại là một vấn đề khác”

TS Lê Đăng Doanh

Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói: “Ông là người của Đảng, đang hưởng bao nhiêu quyền lợi thì ông lại tuyên bố bước ra khỏi Đảng, thì nó sẽ có những tác dụng lớn để Đảng xem lại đường lối của mình.”

Hôm thứ Tư, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TPHCM, công bố trên mạng Internet một văn bản tuyên bố ông rời bỏ Đảng Cộng sản và cho biết nguyên nhân.

“Tôi tên Lê Hiếu Đằng là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hơn 40 tuổi Đảng,” tuyên bố viết.

“Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi Đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.”

Tiếp nhận tin này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng đây là một quyết định mà ông Đằng đã dự kiến trước.

Vị tướng nói với BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội: “Đấy chỉ là quyết định cá nhân của cụ ấy, chứ không có gì đặc biệt. Bởi vì cụ ấy đã tuyên bố lần trước là thành lập một đảng mới,

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Thì đây là ý của cụ ấy muốn ra đảng để thành lập một đảng mới, lúc trước cụ ấy đã có ý kiến như thế rồi, bây giờ người ta phản ứng cụ ấy, thì cụ ấy xin ra Đảng thôi.”

Cũng hôm thứ Năm, trả lời câu hỏi liệu đảng viên đảng cộng sản rời bỏ đảng này để ra ngoài thành lập đảng mới có bị coi là phạm pháp ở Việt Nam hay không, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nói:

“Cho đến nay vẫn chưa có luật về thành lập và đăng ký các đảng, còn Đảng viên Đảng CSVN muốn rời khỏi đảng thì đó là quyền mà trong điều lệ Đảng CSVN cũng đã cho phép, cho nên cái điều ấy là điều bình thường. Còn việc họ có lập được đảng hay không thì đấy lại là một vấn đề khác…

‘Chưa hề đăng ký’

Ông Lê Hiếu Đằng

Ông Lê Hiếu Đằng đề nghị chính quyền VN chấp nhận đa đảng, đa nguyên và kêu gọi lập chính đảng mới

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Doanh, chính Đảng Cộng sản đã được thành lập mà chưa hề đăng ký ở đâu cả.

Ông nhấn mạnh: “Việt nam chưa có luật về đảng và bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không hề có đăng ký, và cũng chưa hề có một cái luật về Đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Bình thường ở các nước, một đảng được lập ra thì sau đó phải đăng ký để hoạt động, và như ở nước Đức thì nếu Đảng đó có được trên 5% phiếu được bầu vào Quốc hội, thì sẽ được có những chế độ giúp đỡ về tài chính, rồi ủng hộ các hoạt động của họ trong khuôn khổ Nghị viện và ở ngoài xã hội.”

Cũng hôm 05/12, blogger Nguyễn Lân Thắng nói với BBC về việc ông Đằng ‘bỏ Đảng’. Ông đưa ra bình luận từ Hà Nội:

“Trước hết tôi xin chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng đã trở về với nhân dân. Những việc của ông Lê Hiếu Đằng làm từ trước tới nay gây ra rất nhiều tranh cãi, và chính bản thân tôi tôi cũng chưa thể tin được ông khi mà ông vẫn còn đứng ở trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản”

Blogger Nguyễn Lân Thắng

Theo blogger này diễn biến bỏ Đảng của cựu quan chức Mặt trận Tổ quốc là ‘một chuyện rất lớn’ và cũng ‘sẽ có ‘một tác động rất lớn về mặt xã hội’.

“Và (việc này) tác động chính đến những người Đảng viên vẫn đang còn nấn ná, vẫn đang còn chưa chịu dứt mình ra khỏi những danh vọng, những quyền lợi ở Đảng Cộng sản và tôi nghĩ đây sẽ là một bước ngoặt rất lớn để thay đổi xã hội Việt Nam.”

Ông Thắng giải thích thêm về nguyên nhân của sự lưỡng lự hay ‘nấn ná’ này: “Những người nấn ná chưa ra khỏi Đảng theo tôi không phải chỉ vì quyền lợi hay danh vọng… mà còn do sự sĩ diện nữa… tự thừa nhận sai lầm rất khó…”

Vẫn hôm thứ Năm, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng đang có những dấu hiệu làm thay đổi bản chất của Đảng Cộng sản, ông nói:

“Số lượng có thể tăng lên, nhưng cái chất thay đổi và sự tồn tại của đảng này không phải là sự tồn tại của Đảng Cộng sản, mà nó là một đảng gì đó mà giới mới vào sẽ dần dần hướng vào hướng đó và sẽ đặt lại tên gì đó, nếu như họ còn tiếp tục tồn tại.”

Vào tháng Tám năm nay, ông Lê Hiếu Đằng đã bày tỏ quan điểm trong Bấm một bài viết được công bố rộng rãi trên mạng đề nghị Việt Nam chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và kêu gọi thiết lập một chính đảng mới.

Quan điểm của ông nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều giới, trong đó là các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vận động cho nhà nước pháp quyền cùng xã hội dân sự, tuy nhiên ông cũng đã gặp phải sự công kích mạnh mẽ từ truyền thông do Nhà nước quản lý, với một số ý kiến gọi quan điểm của ông là ‘chệch hướng’, ‘lệch lạc’ hay ‘tha hóa tư tưởng’.

Tàu cá Quảng Ngãi ‘bị TQ đập phá’

Tàu cá Quảng Ngãi ‘bị TQ đập phá’

Thứ năm, 5 tháng 12, 2013

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm nói số máy móc bị phá hủy có trị giá hơn 70 triệu đồng

Thuyền trưởng một tàu cá Quảng Ngãi nói tàu của ông bị Trung Quốc ‘đập phá’ khi cập đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa để nhờ cấp cứu cho thuyền viên gặp nạn.

BBC đã liên lạc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi và được cơ quan này xác nhận là “có nghe báo cáo về việc này”.

Báo điện tử Dân Việt trong tin đăng ngày 5/12 cho biết tàu cá mang số hiệu Qng – 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 thì gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt.

Ông Nguyễn Văn Xiện, một ngư dân trên tàu, trong lúc tìm cách gỡ lưới đã bị chân vịt cứa vào cổ, khiến cho bị mất nhiều máu và bất tỉnh, báo này cho biết thêm.

Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo Dân Việt.

‘Căn cứ quân sự Trung Quốc’

Tuy nhiên, khi vừa cập đảo Phú Lâm lúc 3 giờ sáng ngày 2/12, tàu của ông này đã bị phía Trung Quốc khống chế và phá hủy các máy móc vô tuyến với lý do “đây là căn cứ quân sự Trung Quốc”, ông Lâm được Dân Việt dẫn lời nói.

Sau khi đập phá xong số máy móc với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng, phía Trung Quốc mới bắt đầu chữa trị vết thương cho ông Xiện, ông Lâm cho biết.

Trả lời BBC ngày 5/12, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi xác nhận đã nghe ông Lâm báo cáo về việc bị phía Trung Quốc đập phá thiết bị trên tàu và đang “làm việc với chủ thuyền để xác minh thêm”.

Cơ quan này xác nhận tàu của ông Lâm đã bị “một số thiệt hại” khi về đến Quảng Ngãi ngày 3/12, tuy nhiên cũng cho biết ngoài trường hợp ông Xiện ra, không có thuyền viên nào khác trên tàu bị thương.

Một số báo trong nước như Tiền Phong, Tuổi Trẻ cũng đưa tin về vụ việc, nhưng không đề cập gì đến chi tiết tàu của ông Lâm bị đập phá.

Các báo trong nước nói ông Xiện hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, trong khi biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC tình trạng sức khỏe của ông này đã “tạm ổn”.

Đảo Phú Lâm hiện đang là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của thành phố Tam Sa và trụ sở Bộ chỉ huy lực lượng quân đồn trú của nước này tại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Các hành động trên đã bị Việt Nam phản đối.

Đảo này cũng được trang bị một sân bay có thể đón cả các máy bay thương mại cỡ lớn và các máy bay quân sự.

Liên tục các vụ tấn công

 

Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của thành phố Tam Sa

Trong năm qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa.

Ngày 9/7, hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm.

Nạn cò vé và buôn lậu ở các ga tàu hỏa phía Bắc

Nạn cò vé và buôn lậu ở các ga tàu hỏa phía Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-12-04

Ga Hà Nội về đêm

Ga Hà Nội về đêm

RFA

Nghe bài này

Vài năm trở lại đây, nạn cò vé, móc nối tuồn vé ra ngoài chợ đen và ém vé để đến giờ cao điểm lại bung ra thị trường, khiến cho thị trường vé tàu hỏa ở các ga phía Bắc, đặc biệt là ga Hà Nội và Lào Cai ngày càng trở nên lộn xộn, đắt đỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự di chuyển của những người lao động nghèo và lao động có mức thu nhập thấp, không những thế, nguồn thu của ngành đường sắt cũng thiệt hại đáng kể.

Phương tiện vận chuyển hàng cấm và ma túy tốt nhất

Một người yêu cầu giấu tên, là cựu nhân viên kiểm soát đường sắt Bắc Nam, còn gọi là kiểm sát viên, chia sẻ với chúng tôi rằng thời gian ông tại chức là một kinh nghiệm buồn, mọi hoạt động của ngành đường sắt đều cho thấy ba tính chất cơ bản. Đó là sự lỏng lẻo trong quản lý; Sự toa rập giữa nhân viên trong ngành với nhau và giữa nhân viên trong ngành với ma cô bên ngoài để buôn lậu; Mức độ tham nhũng trong ngành quá cao, vượt ngoài tầm kiểm soát.

Để dẫn chứng cho các luận điểm về tính tiêu cực của ngành đường sắt mà mình vừa nêu, cựu nhân viên này nói rằng vấn đề ém vé để tuồn ra chợ đen, mà chợ đen ở đây có thể là người thân trong gia đình của các nhân viên đường sắt hoặc những ma cô có máu mặt ở các ga tàu hỏa vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối nhưng dường như ngành đường sắt vẫn chưa giải quyết được, và nếu có giải quyết cũng chỉ đóng vai trò lấy hình thức để đạt chỉ tiêu. Chính vì cách giải quyết không triệt để, rất hình thức này lâu ngày đã giúp cho thành phần cò vé và những nhân viên tay trong tay ngoài trở nên tinh ranh, khôn khéo.

“Đó là sự lỏng lẻo trong quản lý; Sự toa rập giữa nhân viên trong ngành với nhau và giữa nhân viên trong ngành với ma cô bên ngoài để buôn lậu; Mức độ tham nhũng trong ngành quá cao, vượt ngoài tầm kiểm soát”

Họ móc một đường dây khép kín mà ở đó mọi quyền lợi chằn chéo, liên đới với nhau, khó có thể theo dõi được chứ đừng nói gì đến kiểm soát. Và cũng theo ông này, vấn đề buôn lậu trong ngành đường sắt đã trở thành cơm bữa, không tài nào kiểm soát được nữa. Hầu như mọi nhân viên đường sắt, không ít thì nhiều, thấp nhất cũng có vài lần buôn lậu. Hàng hóa buôn lậu thì đa dạng, phức tạp. Vì lẽ, kiểm sát viên đường sắt có một đặc quyền, họ đóng vai trò vừa là nhân viên phục vụ hành khách lại vừa là người quản lý an ninh trên chuyến tàu.

Vé bán chợ đen

Vé bán chợ đen (Files photos)

Chính vì thế, họ được giữ một số bí mật trong hoạt động ngành và họ có đặc quyền trên chuyến tàu. Một khi tàu đã chuyển bánh, mọi sự kiểm soát từ bên ngoài xem như hoàn toàn không thể diễn ra được. Chính vì thế, hàng lậu luôn luôn có mặt trên các chuyến tàu Bắc – Nam, đặc biệt là ở các sân ga phía Bắc, hàng lậu được ngụy trang dưới nhiều hình thức và được chuyển lên tàu ở dạng xách tay, hành lý của nhân viên đường sắt.

Ông này nói thêm rằng không có con đường nào buôn hàng quốc cấm nào tốt hơn đường tàu hỏa và đường hàng không. Bởi không thể có bất kỳ một đội an ninh nào có thể chặn đứng máy bay đang bay hoặc chặn đứng đoàn tàu đang chạy để kiểm soát, cộng với tính đặc quyền về quản lý an ninh của hai ngành này, chỉ cần làm việc tốt ở hai đầu ga, hàng lọt được qua hai cửa này là xem như phi vụ thành công. Chính vì thế, những phi vụ buôn hàng quốc cấm, buôn ma túy lớn nhất thường chọn ngành hàng không và ngành đường sắt để di chuyển.

“Vấn đề buôn lậu trong ngành đường sắt đã trở thành cơm bữa, không tài nào kiểm soát được nữa. Hầu như mọi nhân viên đường sắt, không ít thì nhiều, thấp nhất cũng có vài lần buôn lậu”

Nếu như vấn nạn buôn lậu trong ngành đường sắt làm tổn hại đến an ninh, văn hóa và sức khỏe quốc gia thì việc ém vé, cò cuốc vé ở chợ đen lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, khiến cho người có thu nhập thấp không có cơ hội để đi tàu hỏa và đồng thời nó tạo ra một nhóm ngành nghề sống dựa trên sự ma mãnh, bóc lột người nghèo,đó là các ma cô cò vé chợ đen.

Ga Lào Cai

Ga Lào Cai. RFA

Vé chợ đen lấn sân

Một hành khách tên Mai chia sẻ: “Người lao động thì đi vé ngồi cứng hoặc ngồi mềm, hoặc khoan 6, còn khoan 4 thì đắt, dành cho du lịch. Hoặc từ Hà Nội lên lúc 6h sáng là tàu chợ, vé rẻ hơn và ít người đi. Còn tàu nhanh thì thường khách du lịch đi du lịch nhiều, nói chung cơ hội của mình thì ít!”

Ông Mai nói thêm rằng để mua được vé từ Hà Nội đi Lào Cai, tuy vẫn có nạn cò cuốc nhưng không chộn rộn, hầm hố như cò vé ở ga Lào Cai. Mua một tấm vé đi từ Lào Cai về Hà Nội vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ Tết là vô cùng khó khăn. Vì nếu không chọn tàu hỏa, những hành khách nhát gan, dễ bị say xe sẽ rất khó khăn trong việc chọn phương tiện xe khách đi từ Lào Cai về Hà Nội, con đường khúc khuỷu, hiểm trở và nhỏ, hẹp, kẹp bên sườn núi luôn là cơn ác mộng của rất nhiều hành khách. Nắm được tâm lý này, cò vé ở ga Lào Cai tha hồ hét giá.

Hơn nữa, phần đông hành khách đi lẻ vào dịp cuối tuần là những nhân viên, công nhân làm việc ở các công ty, họ chọn cuối tuần đi du lịch Sapa vào chiều thứ Sáu để xả stress, hoặc  về Sapa để thăm gia đình đến Chủ nhật thì quay về Hà Nội để tiếp tục làm việc. Bởi không đăng ký tour nên đi từ Sapa trở về Lào Cai nên phải đứng xếp hàng mua vé ở ga Lào Cai, lúc này phòng vé giở trò lỗi kết nối mạng, cả một đoàn rồng rắn đứng đợi vé, nhân viên bán vé thì ung dung ngồi nói chuyện, thi thoảng lại nói vọng ra là “rớt mạng, đợi chút nữa”. Đồng thời, lúc này những cò vé sẽ chen chúc vào đoàn người đang xếp hàng để gạ bán vé với giá gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Mọi hoạt động gạ gẫm diễn ra công khai và ngang nhiên.

‘Hành động bán vé của người cò vé tại ga Lào Cai cho thấy có sự thông đồng rất ăn nhịp giữa nhân viên bán vé và cò vé. Nghĩa là nhân viên bán vé sẽ ém vé, không bán cho khách, để cò vé thả sức đi gạ bán, khi gạ được khách thì vào gặp nhân viên bán vé để xuất vé, bán cho khách với giá cắt cổ’

Một hành khách khác tên Thiện, nói rằng anh đang làm thuê ở Hà Nội, mỗi cuối tháng đối với anh là cả một sự khó khăn bởi việc mua vé làm anh vất vả rất nhiều, nếu không lo xếp hàng sớm, phải mua vé chợ đen với giá từ bảy trăm rưỡi ngàn đồng đến một triệu hai trăm ngàn đồng. Trong khi đó, nếu mua giá chính thức, chỗ ngồi tốt cũng chỉ tốn từ bốn trăm đến sáu trăm ngàn đồng. Trong trường hợp chọn giường nằm thì tốn chừng bảy trăm ngàn đồng là hết mức. Nhưng vì cò vé lộng hành quá. Mà họ là ai? Họ là những người tay ngoài của các nhân viên bán vé. Có lần anh đặt mua vé toa giường nằm, anh đăng ký hạng vé nhưng không được. Liền sau đó, có người vào khều tay gọi anh ra ngoài gạ bán với giá gấp rưỡi lần. Bí quá, anh phải mua, người đó lại dắt anh vào phòng vé và ngang nhiên lấy vé anh đăng ký bán lại ngay cho anh với giá chợ đen.

Anh Thiện nói thêm rằng hành động bán vé của người cò vé tại ga Lào Cai cho thấy có sự thông đồng rất ăn nhịp giữa nhân viên bán vé và cò vé. Nghĩa là nhân viên bán vé sẽ ém vé, không bán cho khách, để cò vé thả sức đi gạ bán, khi gạ được khách thì vào gặp nhân viên bán vé để xuất vé, bán cho khách với giá cắt cổ. Kiểu làm việc này năm ăn năm thua. Nếu bán được vé thì cả cò vé và nhân viên bán vé đều kiếm được tiền lãi, nếu bán không được vé thì những tấm vé bị ém lại sẽ được hủy, coi như vé ế. Thảo nào ngành đường sắt hằng năm luôn luôn báo cáo thua lỗ, lượng khách không đều, mặc dù vé tàu luôn khan hiếm với khách!

Vừa để nạn cò vé tung hoành, vừa để lớp nhân viên bên dưới tiếp tay với buôn lậu, vừa bùng phát nạn tham nhũng, cửa quyền… Tất cả những vấn nạn này đều mang đến hậu quả là người có thu nhập thấp phải khổ sở khi đi tàu hỏa và tàu hỏa giống một con vật luôn gầm ghè đe dọa đời sống bằng thứ nọc băng hoại mà nó mang chứa và dịch chuyển từ Bắc chí Nam.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương

Một tòa án về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa lên án Việt Nam về việc giam giữ luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, xem đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng của ông.

Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một tòa án được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 67, từ ngày 26 đến 30/08/2013, đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân đã trở thành mục tiêu tấn công ( của chính quyền ) do những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và viết blog.

Phán quyết này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/11/2013.

Nhóm Làm việc kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân hoặc để cho một tòa án độc lập xét lại bản án. Nhóm còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân về thời gian mà ông bị giam giữ tùy tiện như vậy.

Phán quyết của toà án Liên Hiệp Quốc là nhằm trả lời kiến nghị hồi tháng Ba của tổ chức Media Legal Defence Initiative, phối hợp với nhiều tổ chức nhân quyền khác, như Phóng viên không biên giới, Luật sư không biên giới….

Trong thông cáo đề ngày 29/11/2013, tư vấn pháp lý cao cấp của tổ chức Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, cho rằng, do các tòa phúc thẩm của Việt Nam không được độc lập, cho nên, cách duy nhất để Việt Nam tuân thủ phán quyết của Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc là trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.

Ngày 20/11, Liên hiệp các Luật sư đoàn của Pháp cũng đã ra thông cáo cho biết trong cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27/12/2012 do bị cáo buộc tội trốn thuế. Trong phiên xử ngày 02/10/2013, ông Lê Quốc Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam và bị phạt tiền 1,2 tỷ đồng. Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.

World Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro

World Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro

03.12.2013

Một báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”>) dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5,5% vào năm 2015 và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được hồi phục cơ bản.

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam công bố hôm 2/12 cũng cho rằng triển vọng kinh tế vĩ mô trung hạn vẫn tiếp tục có những điều kiện thuận lợi trong cán cân thanh toán.

Tuy nhiên, báo cáo của World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”>, đã điểm ra một số rủi ro chính bao gồm dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất mong manh; nguy cơ không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và việc mất niềm tin vào ngành ngân hàng.

Ông Sandeep Mahajan, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định rằng với sự gia tăng áp lực lên nguồn ngân sách, chính phủ Việt Nam đang đứng trước một số lựa chọn chính sách quan trọng, trong khi cố gẵng cân bằng hai mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh hơn và ổn định kinh tế vĩ mô.

Báo cáo cũng đề cập tới 3 chủ đề đặc biệt, đó là thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam; tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam.

Báo cáo cho biết xuất khẩu vẫn duy trì mạnh trong những năm gần đây mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp.

Phúc trình của World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”> cũng nói rằng tham nhũng từ lâu đã được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu sức tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Báo cáo cũng ghi nhận phúc lợi của hầu hết người Việt Nam đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2012, ngay cả khi tăng trưởng bị chậm hơn các năm trước.

Nguồn: World Bank, Thanh Nien, VNA

Hiến pháp của đảng hay của dân?

Hiến pháp của đảng hay của dân?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-12-03

12032013-hienphap-tq.mp3

017_195431-305.jpg

Những người buôn bán hàng rong ngồi dưới một pano tuyên truyền của ĐCS hôm 30/11/2013.

AFP photo

Sau khi Quốc Hội VN thông qua bản Hiến pháp với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, thì công luận vốn đã hoài nghi từ lâu giờ lại mạnh mẽ đặt nghi vấn về vai trò của Quốc Hội VN. Thanh Quang tìm hiểu và trình bày về vấn đề này như sau:

Hiến pháp mới nhưng không mới

Tại một nước mà lãnh tụ đảng CS khẳng định Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất sau Cương lĩnh đảng, thì hẳn người dân VN không ngạc nhiên khi Quốc Hội VN gồm đại đa số đảng viên thông qua một bản Hiến Pháp cũ sửa đổi để hình thành Hiếp Pháp mới 2013 với nội dung bị than phiền “chẳng những không có gì mới mà thậm chí còn thụt lùi”.

Nhưng có lẽ điều gây ngạc nhiên là, sau khi giới cầm quyền kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi Hiếp pháp mà “không có vùng cấm”, sau thời gian bàn cãi, đề nghị, góp ý sôi nổi, kể cả tại diễn đàn Quốc Hội…, thì cái tỷ lệ phiếu tán thành tới 97,59%  – tức 486/488 và không có phiếu chống – của các đại biểu khiến công luận không khỏi liên tưởng đến những “đại diện của dân”, thêm một lần nữa, trở thành “đại diện của đảng”.

Có lẽ đây là một lý do khiến nhà báo Hạ Đình Nguyên trong nước lưu ý rằng “Hiến pháp là của đảng, không phải là của dân, vì không do dân, nên cũng không vì dân”.

Câu hỏi mà đã từ lâu, và đặc biệt là bây giờ, được mạnh mẽ nêu lên là đại biểu Quốc Hội VN có thực sự do người dân bầu chọn và thật sự đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của dân hay không ? Hay họ dưới hình thức cơ quan lập pháp để làm công cụ và phục vụ cho đảng ?

“Vấn đề Quốc Hội đề ra việc sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến toàn dân cũng chỉ là, một lần nữa, đảng CS tiếp tục dùng chiêu bài Hiến pháp để mị dân và lừa dối quốc tế.
– MS Nguyễn Trung Tôn”

Từ Đà Lạt, TS Hà Sĩ Phu chua chát rằng “Nếu phải ngụy tạo một ưu thế đẹp thì dù được 100% nghị gật bỏ phiếu cũng nên giảm đi còn 70-80% thôi mới đáng mặt những kẻ nói dối thức thời. Con số 97,59% dù thật hay giả cũng là một con số dại dột trong tuyên truyền, vì nó gây ấn tượng một con số chua chát đáng buồn… cười!”.

Lên tiếng với Đài ACTD, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cho biết:

Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua… Họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng.

Nhưng khi kịp nghĩ lại, có thể công luận cũng bớt ngạc nhiên về kết quả biểu quyết cao ngất ngưỡng tại Quốc Hội như vừa nói, vì, Dân Làm Báo nhắc lại, “ đối với một Quốc hội có đến 500 đại biểu đều là đảng viên CS thì ai cũng biết trước kết quả…”.

TS Hà Sĩ Phu cũng không quên lưu ý rằng “đa số trong Quốc hội với 95% đảng viên chính là một ‘nhóm lợi ích’ khổng lồ mà quyền và lợi gắn chặt với điều 4 và với ‘sở hữu toàn dân” thì đa số ấy chỉ là đa số của một phe nhóm”. TS Hà Sĩ Phu nhân tiện trích dẫn lời nhà khoa học Albert Einstein từng khẳng định “Chúng ta không thể thắng được lũ ngu bởi chúng quá đông.

Như vậy là bản Hiến Pháp 2013 của VN – một văn kiện “hạng hai sau cương lĩnh đảng” – tiếp tục dọn đường cho vai trò mà nhà báo Hạ Đình Nguyên gọi là “thế thiên hành đạo” của ĐCSVN quyết định số phận của người dân Việt “vô hạn định qua Điều 4”. Nó làm bình phong để thể chế hóa cương lĩnh của đảng; để, ngòai việc đảng lãnh đạo tuyệt đối, những vấn đề mà người dân muốn có đổi thay sẽ vẫn không có gì thay đổi, từ việc “kiên định” theo con đường CNXH dù “đến hết thế kỷ này không biết đã CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, cho đến chuyện công hữu đất đai, quân đội trung thành với đảng, công an chỉ biết “còn đảng còn mình”, quốc doanh chủ đạo kinh tế thị trường…

Nhà báo Hiệu Minh từ Hoa Kỳ báo động rằng “Hiến pháp được thông qua với điều 4 ‘Đảng lãnh đạo toàn diện’ được giữ nguyên tại kỳ họp Quốc hội này thì các vị (đại biểu) ‘Yes – Đồng ý’ sẽ giúp cho ‘quyền lực tuyệt đối’ được tiếp tục”.

Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua… Họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng.
– Anh Nguyễn Lân Thắng”

Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh xem chừng như không “dằn được bực tức” mà phải thốt lên rằng “Đến cái cơ quan gọi là lập pháp cũng không được quyền công khai góp ý sửa đổi hiến pháp” và “người ta dựng ra cả một hệ thống cơ quan dân cử từ trung ương xuống tận xã, phường để ngồi họp bàn và thông qua những vấn đề mà người ta đã quyết định sẵn từ trước. Người ta có thể huy động toàn dân một cách tốn kém vào việc góp ý để thay đổi hiến pháp nhưng rồi hiến pháp vẫn cứ như xưa”.

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cảnh báo:

Vấn đề Quốc Hội đề ra việc sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến toàn dân cũng chỉ là, một lần nữa, đảng CS tiếp tục dùng chiêu bài Hiến pháp để mị dân và lừa dối quốc tế. Nhưng thực ra chẳng có điều gì thay đổi cả.

Theo nhà báo Hạ Đình Nguyên thì việc 97,59% “những khuôn mặt trên các chiếc ghế trong Quốc Hội” thông qua bản Hiến Pháp 2013 vừa rồi chỉ có ý nghĩa là “một bài toán cộng” trong nội bộ giới cầm quyền, nhưng lại là “bài toán trừ” đối với cộng đồng rộng lớn vì “tâm thế dân tộc đã đổi khác”. Nhà báo Hạ Đình Nguyên khẳng định “Tư tưởng của một bộ phận (đảng) có thể suy thoái, nhưng tư tưởng của “toàn thể” (nhân dân) thì không thể suy thoái”, và ông bày tỏ tin tưởng rằng bản “Hiến pháp tân trang” hiện nay sẽ được thay bằng một Hiến pháp mới, bởi chính nhân dân Việt Nam, vào một lúc nào đó, “không phải hôm nay thì sáng mai vậy!”.

Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một “cơ hội bị bỏ lỡ”

Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một “cơ hội bị bỏ lỡ”

 

Trọng Nghĩa

RFI

Năm ngày sau khi bản Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam được Quốc hội thông qua, vào hôm nay, 03/12/2013, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã cho rằng Việt Nam đã thất bại trong việc đáp ứng các nguyện vọng thay đổi và cải cách của người dân. Theo HRW, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ về việc cải thiện nhân quyền, và Việt Nam, trong tư cách là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã không tuân thủ cam kết của mình.

Trong một bản thông cáo báo chí, Human Rights Watch đã nhắc lại rằng khi quá trình sửa đổi bắt đầu được khởi động vào ngày 02/01/2013, chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã kêu gọi quần chúng góp ý cho việc điều chỉnh Hiến pháp. Hàng trăm hàng ngàn người đã trả lời, thể hiện một sự tham gia chưa từng thấy của người dân vào một tiến trình cải cách pháp lý tại Việt Nam.

Theo HRW, nhiều ý kiến ​​đã phê phán Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, với một số lượng lớn lời kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức những cuộc bầu cử đích thực theo định kỳ. Vào ngày 22/11 vừa qua, Human Rights Watch đã gửi thư đến Quốc hội Việt Nam để hối thúc định chế này chấp nhận các đề nghị sửa đổi để phát huy và bảo vệ các quyền căn bản.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch : « Cho dù các đề nghị sửa đổi đã được tranh luận sôi nổi, phe cứng rắn đã thắng thế và Hiến pháp mới đã siết chặt quyền của đảng cầm quyền ». Ông Adams đã tỏ ý rất tiếc trước sự kiện : « Thay vì đáp ứng nguyện vọng của số đông và các cam kết quốc tế về nhân quyền, Việt Nam tiếp tục là một Nhà nước độc đảng với một Hiến pháp cho phép chính quyền hạn chế các quyền cơ bản dựa trên các căn cứ mơ hồ, mỗi khi mà điều đó phù hợp với họ ».

Trong thông cáo của mình, Human Rights Watch còn kêu gọi các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của gia tăng nỗ lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam cải cách hiến pháp và hệ thống pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và lập hội.

GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT

GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE
MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT

Trích EPHATA 588

Ra khơi để truyền giáo

Năm 1914, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Jean phải đầu quân tham chiến, đến năm 1918 được thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh và từ chối mọi đề nghị hôn nhân. Năm 1920, Jean từ bỏ mọi vướng mắc thế sự, dâng hiến cuộc đời tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris ( Missionnaires Étrangères de Paris – MEP ) để nối gót các Thừa Sai đã ra đi vì Chúa. Năm 1925, ông thụ phong Linh Mục. Năm 1926, khi có tên trên danh sách 8 vị Thừa Sai được cử đi các nước Viễn Đông: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào, Linh Mục Cassaigne đã chọn Việt Nam, đất nước thân yêu của Giám Mục Đắc Lộ ( Alexandre de Rhodes ) để dừng chân.

Theo tài liệu của bác sĩ Gerard Chapuis, một người Pháp gốc Việt ngày 5.5.1926, tàu cập bến Sàigòn, cha Cassaigne được dưa về Cái Mơn học tiếng Việt, chọn tên tiếng Việt là Gioan Sanh. Sau đó, ông được Giám Mục Địa Phận Sàigòn Dumortier cử đến vùng rừng núi Di Linh, noi có nhiều người K’Ho. Lúc này bệnh phong đang hoành hành nơi đây. Một lần, cha Gioan đi tìm thăm bệnh nhân, gặp rất nhiều người bệnh nặng, thân xác héo tàn; từ đó ông quyết tâm dựng một mái nhà để chăm sóc những người bất hạnh này. Ông kêu gọi các bệnh nhân từ trong rừng đến đây cùng chung sống. Với sự hỗ trợ của nhiều người quen, ông mở được một nhà phát thuốc, băng bó, chữa trị cho các bệnh nhân. Lần ấy, ông cũng bị bệnh sốt rét rừng hành hạ, phải về Pháp chữa trị trong 9 tháng.

Ngày trở lại Di Linh, công việc ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.

Ông kể lại rằng, ngày đầu mới băng vết thương cho người cùi, vì chưa quen nên ông đã suýt ói mửa. Ông đã chạy vội vào lùm cây bên cạnh, nói là đi đại tiện. Ói xong lau mặt, ông trở ra tiếp tục băng bó. Làm như vậy để cho người cùi bớt tủi hổ vì thấy mình dơ bẩn. Ông rất mực thương yêu bệnh nhân, người giàu có hay nghèo đều đối xử như nhau, không quở mắng hay nặng lời với bất cứ bệnh nhân nào.

Một hôm vào dịp Tết, có hai anh say rượu đánh nhau, ông đến can, nhưng bị một anh xô té. Ông đứng dậy, cười tươi vỗ vai anh ta không chút giận hờn. Sợ rằng các Nữ Tu biết sẽ quở trách anh ta, ông đã giữ kín chuyện này. Sau này, có người kể lại cho một Nữ Tu. Sơ đã hỏi ông và ông trả lời: “Đâu có gì đáng trách với người bệnh hoạn tật nguyền. Con đừng để ý nữa. Cha muốn vậy. Tội cho cả cha lẫn họ.”

Lần khác, một bệnh nhân bị một Nữ Tu quở trách nặng lời vì đã phạm lỗi. Cha Cassaigne nghe thấy, liền lên tiếng trách sơ trước mặt bệnh nhân. Sau đó ông đi tìm xin lỗi sơ và nói: “Hôm qua cha trách con, cốt ý để cho bệnh nhân đừng tủi, mặc dầu con đã làm phải. Cha đến xin con đừng buồn. Chúng ta không thể làm Chúa Giêsu buồn thì cũng đừng làm cho người cùi buồn. Vì họ là con Chúa, là hình ảnh Chúa Cứu Thế đau khổ trên thập giá”. Ba Nữ Tu người Việt tận tụy, trở thành cánh tay đắc lực giúp ông điều hành làng phong là các sơ Céleste Joséphine và Angélique. Cha Cassaigne hay nói với các Nữ Tu: “Cha là người Pháp, nhưng có trái tim Việt Nam”.

Ngày 24.12.1945, cha Cassaigne đột ngột được tin Tòa Thánh Roma bổ nhiệm ông làm Giám Mục Giáo Phận Sàigòn nên đành phải từ biệt những con người bệnh tật và mảnh đất ông yêu thương nhất. Thế rồi, như một định mệnh, ngày 26.3.1943. Ông đọc phiếu kết quả xét nghiệm xác nhận ông bị nhiễm vi trùng Hansen ( bệnh phong ). Ông cười nói: “Đây là quà mừng lễ quan thầy của tôi”. Ông nói với những người đang lo lắng ở xung quanh: “Không phải bị mà là được về Di Linh với đoàn con ! Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”.

Sau khi gửi thư cho Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris xin từ chức trở về Di Linh, đến năm 1954, cha Cassaigne được toại nguyện “hồi hương” về Di Linh. Năm 1970, các bệnh cũ của ông trở nặng, sốt rét, cột sống bị gặm nhấm và đau dạ dày. Cuối tháng 10 năm 1971, xương dùi của ông bị gãy và ông không rời khỏi giường được nữa. Nhiều người muốn đưa ông về Pháp chữa trị, nhưng ông đã từ chối: “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt Nam là quê hương của tôi”. Cha Cassaigne qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1973. Ông được an táng cạnh Nhà Thờ, gần tháp chuông, giữa đàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ông.

Trong quyển sách “Lạc Quan Trên Miền Thượng” viết về cha Cassaigne, cha Giuse Phùng Thanh Quang đã kể lại chi tiết cuộc đời và công việc phục vụ của ông. Trong phần kết, cha Giuse đã viết: “Những ai được may mắn sống gần gũi với Đức Cha đều thường được dịp nghe Ngài nói: “Đời tôi chỉ có 3 ước nguyện: Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em – Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững long chịu đựng – Tôi ao ước được an nghỉ giữa bầy con cái phong cùi của tôi”.

Bác sĩ Gérard Chapuis cho biết thêm: từ năm 1972, ở cuối Nhà Thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Người ta thấy có bức tượng một Giám Mục tay trái cầm Thánh Giá, tay phải ôm ngang vai một người cùi, dưới chân trái có một em bé khỏe mạnh, cả 3 đầu ngước mắt lên trời cao. Dưới bệ tượng có ghi: Đức Cha Gioan Cassaigne. Ngày nay, bức tượng không còn nữa, nhưng trên bức tường ngoài hiên của Nhà Thờ, có gắn nhiều bảng ghi: “Tạ ơn Đức Giám Mục Gioan Sanh”. Điều đó chứng tỏ Gioan Cassaigne Sanh vẫn còn sống mãi trong long người Việt. Nếu một hòn đảo xa xôi ngàn trùng như Molokai đã hãnh diện vì có cha Damien Tông Đồ Người Hủi thì Giáo Dân nước Việt lại càng hãnh diện hơn vì có một Đức Cha Gioan Sanh phong cùi, tôi tớ của người hủi.

Trên thực tế, từ ngày 11.4.1929, làng phong được chính thức công nhận và được trợ cấp. Ngay từ những ngày đầu, số người bị bệnh phong tập trưng đã lên đến 21 người. Đến thàng 4 năm 1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện và Thánh Lễ đầu tiên được cử hành ngày 15.3.1936. Sang năm sau, làng được dời lên đồi ( chỗ hiện nay ) có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả Nhà Thờ và tháp chuông. Ngày 22.5.1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng phong mới.

TRẦN TRUNG SÁNG, báo KIẾN THỨC NGÀY NAY