McDonald’s mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam

McDonald’s mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam

06.02.2014

McDonald’s, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, sẽ ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam vào cuối tuần này.

McDonald’s sẽ mở một nhà hàng vào ngày 8 tháng 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà họ sẽ cạnh tranh với các đối thủ khác như Burger King và KFC.

Việt Nam là thị trường Đông Nam Á mới đầu tiên của McDonald’s trong 20 năm qua kể từ khi McDonald’s mở nhà hàng ở Brunei vào năm 1992, theo lời bà Linda Ming, giám đốc truyền thông của công ty ở Singapore cho biết.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc công ty đối tác địa phương Good Day Hospitality và là con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết ông có kế hoạch mở thêm khoảng 100 chi nhánh McDonald’s trong vòng 10 năm tới.

Giới chuyên gia nhận định việc mở 100 nhà hàng McDonald’s trong 10 năm tới là khả thi, vì mức thu nhập của người dân Việt Nam vẫn đang tăng lên đều đặn trong những năm qua. Họ nói rằng McDoanld’s sẽ thu hút trẻ em là chính vì đây là nơi lý tưởng để tổ chức những bữa tiệc sinh nhật.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 6,6% trong thế kỷ này, với mức thu nhập bình quân đầu người tăng 4 lần từ 402 USD vào năm 2000 lên đến gần 1900 USD vào năm 2013, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Chính quyền lại thất hứa

Chính quyền lại thất hứa

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-02-05

nhc-305

Việc chính quyền Việt Nam thất hứa với con, cháu của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, với sự chứng kiến của Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Minh Bắc 4, Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một lần nữa, cho thấy tình trạng bội ước cố hữu của giới công lực, cầm quyền trong nước.

Buồn đến không ăn Tết nỗi

Như vậy là niềm vui khôn cùng “như đi trên mây chứ không phải ở dưới đất” của con cháu người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vào những ngày trước Tết Giáp Ngọ trông đợi ông về ăn Tết giờ đã trở thành nỗi buồn vô tận khi người cha-ông nội-ông ngọai thương yêu của họ vẫn biệt tâm!

Từ Sài Gòn, cô Nguyễn Thị Anh Thư, con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, than rằng:

“Con buồn đến nỗi mấy ngày Tết con không ăn gì được, không đi đâu cũng như không gọi điện cho ai. Buồn nhiều lắm. Mấy chị em con bị bệnh hết trơn. Gia đình em Bích ở dưới Kiên Giang cũng bệnh. Mấy cháu – con của Bích – chờ ông về, chờ hết ngày này tới ngày khác. Bữa nay con mới hơi nguôi ngoai, mới ngồi dậy nỗi, chứ mấy bữa trước con nằm vùi luôn, không muốn gì nữa hết trơn. Buồn dữ lắm!”

Từ U Minh Thượng, Kiên Giang, con trai của cựu Đại Úy Nguyễn Hữu tên Trần Ngọc Bích (mang họ của bố dượng) cũng bày tỏ nỗi xót xa:

” Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi.
Con trai tù nhân Nguyễn Hữu Cầu”

“Họ hứa họ thả ba trước Tết mà bay giờ không thả. Năm nay gia đình con không ăn Tết gì đâu! Buồn quá buồn. Năm nào thì cũng trông ba, trông riết, trông cho tới Tết rồi trông hết ngày lễ này tới ngày lễ khác xem ba có được về không. Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi. Tội nghiệp đứa con gái của con trông ông trở về, rồi ông không về nên nó khóc, cứ buồn hòai ! Cả gia đình trông, con cũng trông ba về, nhưng cuối cùng ba không về (khóc)!”

Tại sao lại phải nói dối?

Trước tình cảnh như vậy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Cầu là Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, không cầm được nước mắt trong khi ngày đêm vẫn cứ trông đợi ông nội về.

Blog Dân Làm Báo trích dẫn lời cháu Trần Phan Yến Nhi kể lại rằng sau khi “hai bác công an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về ăn tết với gia đình… Ông cháu sẽ về trước tết…”, cháu Yến Nhi “mừng không thể nào tả nổi”, rồi chờ 1 tuần, rồi 2 tuần, rồi bước sang những ngày Tết Giáp Ngọ, nhưng “cháu chẳng thấy Ông đâu!”. Cháu Trần Phan Yến Nhi buồn bã:

Cháu Yến Nhi

Cháu Yến Nhi

“Chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.

Từ lúc cháu gặp và nghe hai bác công an nói vậy không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt…”

” Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết, nhưng… Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.
Cháu nội tù nhân Nguyễn Hữu Cầu”

Nhưng rồi cháu Yến Nhi xem chừng như không tránh được dỗi hờn:

“Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai bác công an là: “ Trước tết năm nào Ông cháu mới về…?”. Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.”

Dư luận bất bình

Qua bài “Thủ tướng không biết gì cả ?!”, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “Thông tin tù nhân lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, 67 tuổi, không được trả tự do để về ăn tết như giới cầm quyền hứa, không làm “người lớn” ngạc nhiên, nhưng quả thật nó trở thành điều quá bất nhẫn với cô bé Trần Phan Yến Nhi – cháu nội ông Cầu”.

Nhà báo Đỗ Minh Tuyên bày tỏ bất bình về chuyện “Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được trả tự do sau những hứa hẹn tốt đẹp của nhà cầm quyền CSVN ”, và nêu lên câu hỏi rằng “Tại sao lại lừa dối một đứa trẻ và hành xử tàn tệ đối với một tù nhân lương tâm gần như đã trở thành một phế nhân – người đã vì cuộc sống an bình của đồng bào mình và tương lai của quê hương đất nước đã phải trãi qua cuộc đời hơn một phần ba thế kỷ sau những chấn song sắt đầy khắc nghiệt?”.

Tình cảnh của người tù thế kỷ này cùng nỗi mong nhớ, đợi chờ của con, cháu ông khiến cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển từng ở tù chung với ông Nguyễn Hữu Cầu phản ứng:

“Khi cháu Bích hỏi tôi về việc này thì tôi có nói với cháu Bích là khi nào thấy cha con ra thì hãy biết chớ còn bây giờ chúng ta không thể nào tin vào lời nói của họ được. Bởi vì trong quá trình mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù”.

Mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù.
LS Nguyễn Bắc Truyển

Luật sư Nguyễn Bắc Truyển tin rằng vấn đề thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và phía Việt Nam chưa ngã ngũ. Có thể còn nhiều vấn đề họ cần phải trao đổi với nhau, như vấn đề thả các tù nhân chính trị thì VN sẽ được lợi gì.

Bởi vì, LS Nguyễn Bắc Truyển lưu ý, công luận từng biết rằng nhà cầm quyền CSVN luôn luôn lấy người tù chính trị ra để làm con tin cho các vấn đề thương thảo về kinh tế có lợi cho họ. Thật sự đây là vấn đề mà “chúng ta hết sức buồn vì cho tới giờ này, sau gần 4 thập niên, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vẫn tiếp tục đón cái Tết thứ 39 và biền biệt trong trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai!

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

An Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
2014-02-05

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước. Ngôi nhà hoàn toàn chìm còn duy nhật cái chuồng gà trên gò đất cao.

Photo Bang Tam/nguoiduatin

Nghe bài này

Không đồng ý với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã đi kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, thì phía Ban quản lý dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm chặn dòng nước nhấn chìm ngôi nhà cùng toàn bộ tài sản của bà.

Đã không vì dân mà còn coi thường sinh mạng dân

Căn nhà nằm trên miếng đất diện tích khoảng 6.000 m2 của gia đình bà Phạm Thị Đạt ở thôn Bà Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nằm trên con đường vào khu du lịch Suối mỡ, đây cũng là cửa hàng bán hàng của bà để nuôi con ăn học.

Năm 2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Suối mỡ, thì tòan bộ nhà đất của bà Phạm Thị Đạt đều nằm trong khu vực phải giải tỏa mặt bằng. Dù không muốn chuyển đi nơi khác, vì sẽ ảnh hưởng đến việc kiếm sống của gia đình, nhưng bà Phạm Thị Đạt vẫn sẵn sàng tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật về giải phóng mặt bằng.

” Hiện trạng bây giờ là nước ngập bên trên nóc nhà, toàn bộ nhà và đất ngập hết chẳng còn tý nào nữa bởi họ cho nhấn chìm hết. Ngập sâu trên nóc nhà 3 mét và tài sản cũng ngập hết rồi. Hiện tại nhà không có đất để ở…tôi phải làm tạm cái lều ở mép hồ để ở

bà Phạm Thị Đạt”

Thế nhưng, theo văn bản quyết định phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì sự đền bù cho bà Phạm Thị Đạt với giá quá rẻ mạt so với giá thị trường. Cụ thể với giá hỗ trợ chỉ có 34.000 đồng/m2 đất, cho dù thửa đất đó có nguồn gốc hợp pháp, thuộc sở hữu của gia đình và là chỗ sinh sống duy nhất của hai mẹ con bà Đạt. Thế nhưng khi thu hồi đất, chính quyền địa phương đã không hề cấp một suất đất tái định cư nào hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện giao cho bà Đạt một nơi ở, một chỗ sinh hoạt bình thường để ổn định cuộc sống theo đúng quy định của pháp luật.

Khi được hỏi về hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình bà ra sao? Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Đạt cho biết:

“Hiện trạng bây giờ là nước ngập bên trên nóc nhà, toàn bộ nhà và đất ngập hết chẳng còn tý nào nữa bởi họ cho nhấn chìm hết. Ngập sâu trên nóc nhà 3 mét và tài sản cũng ngập hết rồi. Hiện tại nhà không có đất để ở, nhà cũng chẳng ra sao tôi phải làm tạm cái lều ở mép hồ để ở ”
Nước lên nhanh nhấn chìm cả ngôi nhà, cây cối chỉ còn mỗi cái chuồng gà nằm trên gò đất cao (Ảnh: Băng Tâm)

Nước lên nhanh nhấn chìm cả ngôi nhà, cây cối chỉ còn mỗi cái chuồng gà nằm trên gò đất cao (Ảnh: Băng Tâm)

Vì không đồng ý với phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã phải vác đơn đi kêu cứu khắp nơi với mong muốn được giải quyết đúng những chính sách pháp luật về đất đai. Song từ năm 2008 đến nay, sau nhiều lần giải quyết, chính quyền địa phương chỉ đồng ý đền bù cho gia đình bà Đạt khoảng trên 300 triệu đồng theo mức giá đền bù năm 2008 và hoàn toàn không bố trí sắp xếp đất ở tái định cư theo quy định của pháp luật, mà để kệ gia đình bà Đạt tự thu xếp mua đất dựng nhà theo giá thị trường. Đáng tiếc là khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, phía Ban giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý Dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm cho chặn dòng nước với mục đích để nhấn chìm ngôi nhà và toàn bộ tài sản của hai mẹ con bà Đạt đang ở. Vì theo họ thì nếu khổ quá ở không được là phải chuyển đi nơi khác.

” Gia đình tôi chưa chấp nhận một cái gì cả, vừa rồi gia đình có làm đơn gửi sang Tòa án nhưng chưa được giải quyết gì cả. Khi thông báo tháo nước vào họ chỉ bảo là nếu bà không chuyển thì chúng tôi cứ cho tháo nước vào…họ bảo cứ cho tháo nước vào, khổ quá ở không được là phải chuyển

bà Phạm Thị Đạt”

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Đạt nói:

“Gia đình tôi chưa chấp nhận một cái gì cả, vừa rồi gia đình có làm đơn gửi sang Tòa án nhưng chưa được giải quyết gì cả. Khi thông báo tháo nước vào họ chỉ bảo là nếu bà không chuyển thì chúng tôi cứ cho tháo nước vào. Người ta cũng đe dọa sẽ cưỡng chế, nhưng vì họ không đủ điều kiện cưỡng chế nên họ bảo cứ cho tháo nước vào, khổ quá ở không được là phải chuyển.”

Về pháp lý lẫn tình cảm đều bất hợp lý

Trả lời báo chí trong nước, ông Đặng Văn Nhàn – Phó Chủ tịch huyện Lục Nam thừa nhận sự việc nêu trên là đúng thực tế. Khi được hỏi về việc tại sao chính quyền địa phương lại đưa ra một quyết định có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người dân như thế thì ông Đặng Văn Nhàn cho biết lý do “do chỉ còn một mình nhà bà Đạt không nhận tiền nên Phòng NN&PTNT huyện đã chặn dòng để tiến hành thi công khu chứa nước hồ Suối Mỡ”. Với lý do trên có thể thấy, lãnh đạo huyện Lục Nam đã phớt lờ sự an nguy đối với cuộc sống của người dân sống ngay giữa lòng hồ. Việc thẳng tay chặn dòng nước dẫn đến hậu quả toàn bộ diện tích đất nhà ở và vườn của bà Đạt bị phủ ngập trong biển nước là một hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận được.

Chúng tôi trao đổi vấn đề này, với LS. Nguyễn Hữu Nghĩa, thuộc VP luật sư Minh Tâm, LS. Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, nếu dựa trên những quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì việc làm của UBND huyện Lục Nam đối với gia đình bà Đạt là chưa đúng. Đặc biệt, trong điều kiện hoàn cảnh gia đình nhà bà Đạt chỉ có chỗ ở duy nhất và thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì việc không bố trí tái định cư là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Trao đổi với chúng tôi, LS. Nguyễn Hữu Nghĩa nói :

” Việc bồi thường, hỗ trợ và xử lý của UBND huyện Lục Nam vừa qua là chưa thỏa đáng và chưa đúng pháp luật…Xét về cả góc độ pháp lý, lẫn góc độ tình cảm đều chưa đúng và hoàn toàn bất hợp lý.

LS. Nguyễn Hữu Nghĩa”

“Việc bồi thường, hỗ trợ và xử lý của UBND huyện Lục Nam vừa qua là chưa thỏa đáng và chưa đúng pháp luật . Đặc biệt, trong điều kiện hoàn cảnh gia đình nhà bà Đạt chỉ có 01 chỗ ở duy nhất, thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lại đang nuôi con ăn học thì việc không bố trí tái định cư là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Xét về cả góc độ pháp lý, lẫn góc độ tình cảm đều chưa đúng và hoàn toàn bất hợp lý.”

Cho dù vô vọng, song đến nay bà Phạm Thị Đạt cho biết gia đình bà sẽ tiếp tục khiếu nại để đòi hỏi sự công bằng để yêu cầu chính quyền địa phương phải giải quyết cho bà theo đúng trình tự và các quy định của pháp luật, trong việc giải quyết đền bù cho công dân trong trường hợp thu hồi đất để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên theo bà Đat việc của gia đình bà không được xem xét giải quyết thỏa đáng, thậm chí còn bị đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Trao đối với chúng thôi, bà Phạm Thị Đạt cho biết:

“Tôi sang Tòa thì họ bảo để ra Tết họ sẽ xem xét có giải quyết được hay không rồi sẽ trả lời. Họ bảo nếu mà không nhận tiền đền bù thì họ sẽ gửi tiền đền bù vào Ngân hàng theo giá đền bù từ năm 2008, vì thế gia đình tôi vẫn không chịu.”

Một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì nhân dân thì không thể vô trách nhiệm và thờ ơ với sinh mệnh và tài sản của người dân. Việc làm thiếu trách nhiệm đẩy gia cảnh hai mẹ con một phụ nữ nghèo đến đường cùng, không có chỗ tá túc nương thân chắc chắn không phải là chính sách nhân đạo, vì dân của một nhà nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn bị thu hồi đất.

Các Sếp Uống Rượu Biếu Tết, Bị Khiêng Đi Bệnh Viện Ào At

Các Sếp Uống Rượu Biếu Tết, Bị Khiêng Đi Bệnh Viện Ào At

(02/04/2014)

vietbao.com

HANOI — Các sếp tưng bừng uống rượu do đàn em biếu tặng, và nhiều sếp đã bị khiêng vào bệnh viện.

Báo Tuổi Trẻ có bản tin tựa đề “Bệnh viện Bạch Mai: Uống rượu tặng, nhiều người “có địa vị” bị ngộ độc” hôm 3-2-2014, trong đó ghi lời bác sỹ Nguyễn Đàm Chính (Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trong 5 ngày tết vừa qua (tính từ 30 tết), đã có 4 trường hợp ngộ độc rượu vào viện.

Trong đó, chiều mùng 4 tết có một nam giới 32 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội tử vong do ngộ độc methanol trong rượu.

Theo bác sỹ Chính, đáng chú ý bệnh nhân ngộ độc rượu năm nay đều là trí thức hoặc có vị trí xã hội, được biếu, tặng nhiều rượu trong dịp tết.

Trong đó, trường hợp tử vong chiều mùng 4 tết đã uống rượu rải rác từ 30 tết đến ngày mồng 3, với đủ các loại rượu khác nhau.

Đến mùng 3 tết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, máu gần như chuyển hóa thành acid, suy phủ tạng, nhịp thở nhanh và tử vong vào mồng 4 tết.

Trong khi đó, bản tin VTV cho biết về một thống kê, 23% số người nhập viện do ngộ độc rượu tử vong.

Bản tin VTV nói, theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có gần 10 trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện. Nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp; trường hợp nặng thì suy gan, suy thận. Đáng chú ý, cứ khoảng 5 người nhập viện do ngộc độc rượu thì có 1 người bị tử vong.

Trung tâm cũng đang điều trị cho một số trường hợp uống mật cá trắm vì nghe đồn có thể chữa đau bụng và tăng cường sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo không nên uống mật cá trắm tươi vì có thể gây suy đa phủ tạng, thậm chỉ tử vong do uống mật cá trắm.

VTV ghi thêm:

“Mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên, nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện do uống rượu không giảm mà ngày càng gia tăng. Thống kê của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có 23% số người nhập viện do ngộ độc rượu tử vong.”

 

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

Nguyễn Hùng

BBC Việt ngữ, Geneva, Thụy Sỹ

Thứ tư, 5 tháng 2, 2014

Ông Leon Saltiel

Ông Leon Saltiel từ UN Watch đòi ‘đuổi’ VN khỏi Hội đồng Nhân quyền

Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sức ép từ các tổ chức vận động nhân quyền đối với Hà Nội và cộng đồng quốc tế đang được đẩy lên.

Tại hội thảo mang tên ‘Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc’ hôm 4/2, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch thậm chí kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hãy “khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền”.

Hội thảo này do một số tổ chức vận động nhân quyền, trong đó có PEN International, UN Watch và Đảng chính trị Việt Tân, đồng chủ trì.

Ông Leon Saltiel nói chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền ở mức cao nhất mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền và Việt Nam lại đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do ngôn luận và tự do hội họp.

“Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà để bảo vệ họ và bạn bè khỏi bị chỉ trích,” ông Saltiel nói.

Đại diện của UN Watch, tổ chức phi chính phủ theo dõi các hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, cũng nói thêm Libya cũng đã từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đã bị khai trừ khỏi hội đồng này.

Khi phóng viên BBC chất vấn về chuyện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao, ông Saltiel nói chuyện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dàn xếp và mặc cả với nhau để đổi chác sự ủng hộ là chuyện thường.

Ông Saltiel nhắc đến chuyện diễn giả Phạm Chí Dũng bị công an Việt Nam ngăn không cho ra khỏi Việt Nam để tới dự hội thảo và nói đây là ví dụ rõ nhất về chuyện Việt Nam không tôn trọng quyền của các cá nhân được tham gia vào các cuộc bàn thảo về nhân quyền.

Những người tổ chức hội thảo cũng cố gắng để nối Skype với ông Dũng nhưng đường truyền chập chờn nên không thể kết nối.

Cuối cùng họ phải bật đoạn thu hình từ trước của ông Dũng, người nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội.

Số vụ ’88 và 79′ giảm

Người duy nhất từ Việt Nam không bị ngăn cản tham gia các hoạt động trước phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR là luật sư Hà Huy Sơn.

Ông Sơn nói ông chưa bao giờ thắng bất kỳ vụ kiện nào liên quan tới các Điều 88 và 79 của Luật Hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước và tội lật đổ.

Nhưng ông cũng nói với BBC số vụ xử theo hai điều này có giảm xuống và các nhà hoạt động giờ thường bị khép vào những tội khác, chẳng hạn tội trốn thuế của luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Hà Huy Sơn

ÔÔng Sơn nói ông bị đe dọa vì bảo vệ các nhà hoạt động tại tòa

Hội thảo hôm 4/2 diễn ra trong vòng hai tiếng với nhiều diễn giả

Bà Trang Huỳnh (đảng Việt Tân, thành viên ban tổ chức) nói hơn khoảng 100 người dự hội thảo

Khán phòng cũng có lúc trùng hẳn xuống khi nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm báo trong nước và hiện sống ở Slovakia, kể về chuyện ông bị công an “chỉ điểm” cho những kẻ muốn trả thù ông vì viết bài chống tham nhũng để họ tạt a-xít vào mặt ông khiến ông bị thương tật tới 85%, một mắt mù và một mắt chỉ còn 1/10 thị lực. Vợ ông bị suy tim và mất ít lâu sau ông bị tấn công trong khi con trai và con gái ông lần lượt bị mất việc vì những bài báo của ông, nhà báo Thành nói.

Đại diện của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Benjamin Ismail, cũng phát biểu tại hội thảo rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đã tồi tệ thêm từ năm 2009, năm Việt Nam lần đầu tiên bị kiểm điểm về nhân quyền.

Ông Ismail nói lần cuối cùng tổ chức của ông tiếp xúc được với Việt Nam là hồi năm 2009 và cuộc gặp khi đó cũng không có gì tốt đẹp.

‘Bị chặn hoàn toàn’

Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do Libby Liu cũng nói bà mong muốn được gặp gỡ các quan chức Việt Nam để có thể trao đổi với họ về dịch vụ của đài, vốn hiện bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam theo lời bà nói.

Trước khi cuộc gặp diễn ra, BBC Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn dài với bà Judy Taing, Giám đốc phụ trách Á châu của tổ chức Article 19 chuyên bảo vệ tự do ngôn luận.

Bà Taing, người điều phối một trong ba bàn tròn thảo luận của hội thảo, nói Việt Nam thậm chí không tôn trọng luật lệ của chính họ.

Bà nói Việt Nam cần tuân thủ luật của mình đề ra cùng các luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhất là khi giờ Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bà Taing cả quyết rằng các tổ chức phi chính phủ chỉ muốn Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã hứa theo chuẩn quốc tế chứ không có ý nói xấu Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có ý nói.

Chiếc áo và thầy tu

Trao đổi với BBC cũng trong ngày 4/2, một loạt các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam đi thoát sang Geneva nói họ mong có những thay đổi ở Việt Nam để con em họ không bị tù đày, ngày Xuân họ được ở nhà ăn Tết với gia đình thay vì phải xa nhà đi vận động, báo chí không còn bị chỉ huy bởi những cuộc họp của quan chức Đảng và người Việt Nam được tự do đi lại và tham gia các hoạt động về nhân quyền thay vì bị cấm đoán.

Trong khi đó các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107, mở đầu là Na Uy và kết thúc là Nigeria với mỗi nước chỉ được phát biểu chừng một phút do quá nhiều nước muốn tham gia.

Một quan chức của Liên Hiệp Quốc nói 107 là con số kỷ lục của kỳ họp kiểm điểm UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền trong đó 14 nước có kỳ UPR bao gồm cả Afghanistan, Campuchia, Chile, New Zealand, Vanuatu và Yemen.

Việt Nam còn là một trong ba nước chủ chốt điều phối phiên UPR của Yemen.

Trong các cuộc họp của Hội đồng, Việt Nam ngồi ở ba hàng ghế đầu tiên thay vì có thể phải ngồi cuối phòng.

Nhưng các nhà hoạt động sẽ nói ‘chiếc áo không làm nên thầy tu’.

Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.

Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’

Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’

Thứ ba, 4 tháng 2, 2014

Luật sư Sơn nói ông bị xã hội xa lánh khi bảo vệ cho thân chủ bị xử theo hai điều 79 và 88 BLHS.

Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông từng bị đe dọa.

Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.

“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế quyền bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp l‎‎‎ý được tuyên vô tội.

“Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.

“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc lập.

“Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét khách quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo, ” luật sư Sơn nói.

“Chủ quan và tùy tiện”

“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm”

Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên tòa xử những thân chủ của ông.

“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.

“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm.

“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.

“Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được hội đồng xét xử thường không chú ý quan điểm của họ và thường đồng tình với quan điểm của Viện Kiểm sát,” luật sư Sơn nói.

“Bị đe dọa”

“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.”

Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”

“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.

“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không có chứng cứ để trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.

“Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội xa lánh vì khi tiếp xúc với các luật sư như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.

“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng có nhu cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ không được đối xử công bằng.

Trả lời câu hỏi rằng ông đã chuẩn bị tinh thần khi quay trở về Việt Nam sau sự kiện tại Geneva, luật sư Sơn nói:

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Việc tôi có sự hiện diện tại đây đã có sự quan tâm của chính quyền và tôi cũng đã nói với họ rằng tôi sang đây và sẽ nói về những thực tế về pháp luật Việt Nam và về thực tế nghề nghiệp của mình đã trải qua.

“Tôi hy vọng qua sự tiếp xúc sẽ có những điều tốt hơn với nghề nghiệp của tôi và nếu có thể mong muốn có những điều tốt hơn cho đất nước Việt Nam”

Ông Hà Huy Sơn là luật sư từng có thời gian thực tập và làm việc tại Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ và từng bảo vệ cho nhiều nhân vật bị cáo buộc các tội theo Điều 88 và Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Vào tháng 11 năm 2013, luật sư Sơn Bấm gửi thư phản đối việc ông không được tham gia Đại hội Đoàn Luật sư Hà Nội.

Thư của LS Sơn viết: “Tôi cực lực phản đối hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhiệm kỳ VIII”.

“Tôi yêu cầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin lỗi công khai.”

Trại giam không thể thay đổi quan điểm người tù

Trại giam không thể thay đổi quan điểm người tù

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-02-03

000_Hkg5279100-305.jpg

Những tù nhân được ân xá, ảnh minh họa.

AFP photo

Một tù nhân bị kết án tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà nước’ 30 tháng tù vừa mãn hạn về nhà là anh Chu Mạnh Sơn. Anh này thuộc nhóm các thanh niên Công giáo- Tin Lành hoạt động xã hội bị bắt và ra tòa tại Nghệ An hồi năm ngoái.

Anh Chu Mạnh Sơn có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh sau khi ra khỏi tù. Trước hết anh kể lại đôi nét về phân trại K3, Trại giam Phú Sơn, Thái Nguyên nơi anh thụ án cùng một số tù nhân lương tâm khác. Anh nói:

Khu an ninh không cho tiếp xúc với tù hình sự cũng như người ngoài. Trong khu an ninh trước hết mình không được đi ra ngoài, thứ hai chế độ từ đồ ăn đến thức uống còn thiếu, cơm ăn không no. Chúng tôi kiến nghị nhiều lần nhưng cơm vẫn thiếu; rau giai đoạn trước toàn rau già, gốc, lá vàng… Thịt nấu nhưng chỉ là luộc mà toàn là mỡ chứ không phải thịt cho ra trò!

Căng tin thì bán giá đắt gần như gấp đôi ngoài xã hội.

Gia Minh: Sau những lần kiến nghị mà không được giải quyết, mọi người còn có những biện pháp đấu tranh gì để đòi hỏi quyền lợi hay không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Chúng tôi có tuyệt thực nhưng Ban Giám thị không vào. Họ còn nói ai tuyệt thực thì đưa đi cùm, không cần hỏi lý do. Có đợt anh Đức (Trần Hữu Đức) bị kỷ luật không vì lý do gì sau khi đi ra gặp gia đình vào anh ta bị đưa đi cùm kỷ luật. Trong này chúng tôi tuyệt thực mấy ngày đòi được gặp Ban Giám Thị; nhưng Ban Giám thị không xuống mà còn nhắn là ai mà còn tuyệt thực thì đưa đi cùm kỷ luật mà không cần phải hỏi lý do.

Gia Minh: Bản thân anh có bao giờ bị hình thức cùm kỷ luật như thế hay chưa?

Anh Chu Mạnh Sơn: Chỉ có một lần trước khi về tôi bị đưa đi cùm; còn trước thì có nhiều lần (họ muốn) nhưng không ép được lý do gì theo nội quy nên không thể đưa đi cùm. Họ có lập biên bản mà tôi không ký nên họ không đưa đi.

Gia Minh: Sau thời gian phải sống trong khu an ninh với những biện pháp khắc nghiệt, thậm chí bị cùm ( kỷ luật) như vậy, thì những biện pháp đó có làm anh phải thay đổi quan điểm về những hoạt động mà họ ghép tội cho anh không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Tôi không thay đổi quan điểm là chúng tôi không có tội. Tôi luôn giữ vững niềm tin, đó là mình làm trong sự thật- đã là sự thật vẫn là sự thật, còn nửa sự thật không còn là sự thật. Mình luôn làm theo những gì là công lý. Không phải cứ giam thân thể chúng tôi thì chúng tôi sẽ thay đổi suy nghĩ… Họ có thể giam được con người chứ không thể giam cầm được tư tưởng.

Mình luôn làm theo những gì là công lý. Không phải cứ giam thân thể chúng tôi thì chúng tôi sẽ thay đổi suy nghĩ… Họ có thể giam được con người chứ không thể giam cầm được tư tưởng.
– Anh Chu Mạnh Sơn

Gia Minh: Anh có thể chia xẻ lại những việc làm khiến anh phải bị bắt tù?

Anh Chu Mạnh Sơn: Trước khi tôi bị bắt, vào tối ngày 19 rạng sáng ngày 20 tháng 5 năm 2011, chúng tôi cũng như những anh em như anh Trần Hữu Đức, anh Đậu Văn Dương, anh Hoàng văn Phong, anh Nguyễn Xuân Tiêm…có rải truyền đơn (với nội dung) nói rằng ‘Dân là chủ’, ‘Đất nước là của dân’, ‘Đa Nguyên- Đa Đảng’ và đòi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội, chế độ độc tài, độc diễn.

Đến tháng 8 năm 2011, tôi bị bắt một cách bất ngờ không có lệnh, chỉ bắt yêu cầu tôi đi gặp một số người. Đến ngày 2 tháng 8 năm 2011 lúc 21 giờ 30 mới đọc lệnh khởi tố, lệnh tạm giữ, tạm giam.

Gia Minh: Khi đưa ra tòa, anh bị cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống phá  Nhà nước’, trước tòa anh có được nói để bào chữa cho bản thân không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Tôi nói ‘tôi công nhận hành vi’; những hành vi chúng tôi làm, chúng tôi công nhận và không công nhận đó là tội.

Gia Minh: Sau 30 tháng ở tù và một năm quản chế nữa, anh thấy thời gian sắp đến sẽ ra sao và anh có thể chia xẻ những mong mỏi và kế hoạch mà anh tiếp tục làm không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Nói chung tôi sẽ đấu tranh vì quyền con người, tôi không đấu tranh vì một tổ chức hay một cá nhân nào. Quyền con người là quyền của Thượng Đế ban cho: ai cũng như ai, ai cũng ngang bằng ai. Tôi là một người trẻ, tôi sẽ luôn đấu tranh cho quyền con người để ai cũng được như ai. Tôi cũng sẽ đấu tranh cho sự thật, cho công lý, cho hòa bình.

Còn kế hoạch của tôi trong thời gian sắp tới tôi cũng có những kế hoạch riêng, nhưng mục tiêu kiên định của tôi là đấu tranh cho sự thật, cho công lý, cho hòa bình và quyền con người được công bằng.

Gia Minh: Trong những ngày mới ra khỏi tù, những thân hữu, bạn bè chung quanh mà anh gặp chia xẻ với anh điều gì?

Anh Chu Mạnh Sơn: Đừng sợ! Anh em động viên nhau ‘đừng sợ’. Đó là những câu mà tôi thấy là nguồn động viên an ủi. Họ đến chia xẻ với tôi bằng tình con người, anh em động viên tôi cố gắng. Họ chia xẻ niềm vui tôi được về với gia đình và động viên nhau ‘đừng sợ’. Thế thôi!

Gia Minh: Anh thấy khoảng thời gian vừa qua có bị uổng phí gì không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Nói thực tôi còn phải cám ơn nữa, vì trong môi trường đó tôi được biết nhiều điều mà tôi không nghĩ rằng ngoài xã hội tôi được biết. Tôi không ngờ khi vào nhà tù- chỗ ‘cặn bã’ nhất của xã hội, lại thối rữa hơn nữa. Tôi chia xẻ thời gian tôi bị tạm giam 16 tháng tại Trại giam Nghi Kim. Ở đó tôi bị đối xử không công bằng. Ông Vi Văn Sơn, trực trại giam đưa tôi vào buồng giam và sau đó nói với tù hình sự đánh đập chúng tôi với lý do cho rằng ‘bọn phản quốc’. Vào trong thì cán bộ ‘quay tù’, nghĩa là có tiền thì cho cán bộ để được ở buồng ‘sĩ quan’, buồng tướng, buồng vệ sinh. Còn không có thì phải xuống khu gia đình không có gì. Cán bộ luôn ‘quay tù’ để kiếm tiền.

Gia Minh: Cám ơn anh Chu Mạnh Sơn.

 

Vùng phòng không mới trên biển Đông?

Vùng phòng không mới trên biển Đông?

Thứ bảy, 1 tháng 2, 2014

Thành phố Tam Sa

Hoa Kỳ hôm 31/01 đưa ra cảnh báo với Trung Quốc về kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên biển Đông có thể bao gồm cả vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ, bà Marie Harf được Bấm South China Morning Post dẫn lời rằng mọi động thái thiết lập ADIZ ở biển Đông sẽ được coi là “hành động khiêu khích và bất hợp tác sẽ làm gia tăng căng thẳng và đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ bằng ngoại giao.”

Theo Bấm Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 31/01, vùng nhận dạng mới sẽ gây thêm bất hòa trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan – các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với lãnh hải trên biển Đông.

“Một số nguồn từ chính phủ Trung Quốc nói với Asahi Shimbun rằng các quan chức ngành không quân đã thảo ra kế hoạch nháp cho vùng ADIZ trong tương lai, mà họ nói rằng ít nhất gồm không phận của quần đảo Hoàng Sa hay Trung Quốc gọi là Tây Sa trong tầm kiểm soát.

“Vùng không phận sẽ bao phủ toàn bộ biển Đông,” Asahi viết.

Tuy nhiên, SCMP dẫn lời một loạt các chuyên gia nội địa cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa ra kế hoạch này.

“Xét theo những tuyên bố chính thức trong mấy tháng gần đây và chiến lược trong khu vực, ít có khả năng Trung Quốc thiết lập một ADIZ ở biển Đông và gây thêm căng thẳng trong khu vực,” ông Shi Yinhong, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân (Renmin University of China) nói.

Ông Jia Qingguo, giáo sư trường Quốc tế Học đại học Bắc Kinh cũng được trích lời rằng nhu cầu thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông không cần thiết bằng ở vùng biển Hoa Đông.

Vẫn chưa thấy có phản hồi chính thức từ phía nhà chức trách Trung Quốc.

‘Giàu tài nguyên hơn’

Việt Nam và TQ lập đường dây nóng về hoạt động ngư nghiệp hồi tháng 06/2013

Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương đưa ra vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, buộc các quốc gia có máy bay qua vùng này phải báo cáo lộ trình.

Động tác trên gặp phải phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Theo Asahi Shimbun thì vùng biển Đông được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được hơn biển Hoa Đông.

” Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả ‘đường chín khúc’, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.”

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh “

Bài báo cũng dẫn các nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc rằng hai tiêu chí quan trọng được dùng để thiết lập vùng nhận dạng phòng không là đường cơ sở phân chia các lãnh thổ, và tầm kiểm soát hiệu quả của phi cơ và radar quân sự của Trung Quốc.

Hồi tháng Sáu 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang và cùng lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân hai bên về các hoạt động ngư nghiệp trên biển.

Cuối tháng Một 2014, báo Nhân Dân đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả ‘đường chín khúc’ mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.

“Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.

“Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.

“Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt “Vùng nhận dạng phòng không” của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!”

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)

Thụy My

RFI

Tối nay 01/02/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi tham dự hội thảo về nhân quyền tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ với tư cách diễn giả theo lời mời của tổ chức UN Watch – một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị giữ lại và tịch thu hộ chiếu.

Sau nhiều cuộc gọi bất thành do điện thoại của tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an thu giữ, cuối cùng RFI Việt ngữ cũng đã liên lạc được. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết :

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

 

01/02/2014

 

Nghe (02:01)

 

 

 

Như vậy là tôi đã qua khâu gửi hành lý và trình hộ chiếu, nghĩ là mọi chuyện đã tương đối ổn. Nhưng khi đến khâu kiểm tra an ninh thì họ ngần ngại, ngừng một chút. Một người nói là « Máy kẹt rồi ! ». Sau đó mấy nhân viên công an mặc sắc phục tới, đề nghị tôi đi vào một căn phòng riêng để kiểm tra lại, vì theo họ, tên của tôi tương đối phổ thông, trùng với một số người khác.

Nhưng sau đó có một sĩ quan an ninh mặc thường phục của cơ quan PA 81 thuộc Công an thành phố đến, nói với tôi là trường hợp của tôi không được xuất cảnh. Tôi hỏi lý do tại sao, họ nói là việc đi Thụy Sĩ có thể bị lợi dụng bởi những thế lực thù địch, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam. Vì vậy trường hợp tôi đi không có lợi.

Sau đó họ làm biên bản và giữ hộ chiếu của tôi, có ghi lý do là Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, vì tôi là diện bị cấm xuất cảnh. Họ đề nghị tôi đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an để nhận lại hộ chiếu.

Nhưng với tôi, thì tôi không cần nhận lại hộ chiếu nữa. Tại vì từ nay trở đi tất cả những việc đi lại của tôi ra nước ngoài sẽ do Nhà nước Việt Nam quyết định, trên căn bản tinh thần nhân quyền của Nhà nước khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu Nhà nước Việt Nam cảm thấy còn muốn giữ một chút hình ảnh nào đó về nhân quyền, thì ít nhất họ phải tôn trọng quyền tự do đi lại, quyền được xuất cảnh của công dân một cách bình thường, một cách tự do như Hiến pháp Việt Nam đã quy định. Còn nếu họ không cần tới điều đó nữa thì tôi cũng đương nhiên không cần tới hộ chiếu.

Và ngày mai tôi sẽ chính thức viết thư khiếu nại tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc này. Đồng thời sẽ thông tin rộng rãi và sâu sắc tới tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ vào ngày 5 tháng Hai sắp tới.

 

Truyền hình Ả Rập lột mặt nạ bài Việt Nam của đối lập Cam Bốt

Truyền hình Ả Rập lột mặt nạ bài Việt Nam của đối lập Cam Bốt

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt - REUTERS /Samrang Pring

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt – REUTERS /Samrang Pring

Trọng Nghĩa

RFI

Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện : Khẩu hiệu và hành vi bạo động kỳ thị người Việt Nam nhiều khi được tung ra cùng với những lời kêu gọi cải thiện dân chủ và tăng lương đến từ phe đối lập. Đó là ghi nhận của đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera trong một phóng sự ngày 24/01/2014 vừa qua.

Mang tựa đề « Biểu tình tại Cam Bốt phơi bày quan điểm bài Việt Nam », phóng sự của đài truyền hình Ả Rập đã nêu bật sự kiện nhiều người biểu tình đã hô vang những khẩu hiệu chống Việt Nam, phản ánh thái độ thù hằn Việt Nam mà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã có từ lâu đối với Việt Nam – một tỳ vết dễ thấy giữa các thành tích đấu tranh cho nhân quyền của ông.

Theo Al Jazeera, về cuộc biểu tình của những người ủng hộ phe đối lập và công nhân may mặc tại khu phố Veng Sreng, vùng ngoại ô Phnom Penh ngày 03/01 vừa qua, báo chí đã nói nhiều về vụ cảnh sát quân sự đã bắn chết ít nhất bốn công nhân và làm bị thương hàng chục người khác.

Tuy nhiên, ít được nói đến hơn là sự kiện những người biểu tình đã gào thét những lời lẽ kỳ thị chủng tộc và xông vào cướp phá ít nhất là ba cửa hàng của người Việt Nam gần đó. Có tin cho là số cửa hiệu bị phá hủy còn nhiều hơn nữa. Nhiều người Việt cư ngụ trong khu vực đã phải bỏ chạy về Việt Nam.

Đài truyền hình Ả Rập đã trích lời anh Sok Min, 27 tuổi, chủ nhân một quán cà phê gần phố Veng Sreng đã bị những người biểu tình chống Việt Nam phá hủy, cho biết là anh đã bị thiệt hại khoảng 40.000 đô la trong vụ tấn công này và đã phải cho vợ và hai đứa con trong hoàn cảnh cực kỳ sợ hãi trở về Việt Nam vô thời hạn.

Khi được hỏi vào lúc đang xem xét cửa hàng bị hư hỏng ngay sau vụ tấn công, với hầu như toàn bộ đồ đạc bị cướp đi, trên sàn nhà vương vãi mảnh thủy tinh bị với và bao bì cà phê trống rỗng, Sok Min cho biết : « Họ đến để phá hủy tất cả mọi thứ… Họ nói rằng tôi người Việt và họ không thích điều đó. ».

Những tuyên bố đáng ngại

Nhân cuộc bầu cử tại Cam Bốt vào tháng 07/2013, đảng Cứu nguy Dân tộc do ông Rainsy lãnh đạo đã giành được nhiều thắng lợi lớn trước đối thủ là Thủ tướng Hun Sen, lên cầm quyền từ năm 1985, ít lâu sau khi quân đội Việt Nam đánh qua Cam Bốt vào năm 1979 để lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam đã rút khỏi Cam Bốt vào năm 1989, nhưng Đảng Nhân dân của ông Hun Sen vẫn duy trì quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh hơn ở phía đông, một kẻ thù lịch sử nhưng đã trở thành đồng minh.

Về phần ông Sam Rainsy, nhân vật này từ lâu đã luôn luôn cáo buộc điều ông ta cho là Việt Nam chiếm đất Cam Bốt, một quan điểm bị nhiều người cho rằng cố chấp đáng ngại. Ông Sam Rainsy khẳng định rằng ông không kích động bạo lực nhắm vào người Việt Nam sinh sống ở Cam Bốt, nhưng những phát biểu của ông trong suốt hai chục năm làm chính trị vừa qua thường bao gồm những luận điểm gay gắt chống lại thiểu số người Việt không được lòng dân tại chỗ, kèm theo những lời hứa là những người này sẽ bị đuổi khỏi Cam Bốt.

Al Jazeera nhắc lại là nhân một chuyến viếng thăm Phnom Penh ngày 23/01/2014, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Cam Bốt, ông Surya Subedi, đã có lời phê phán hiếm hoi nhắm vào phe đối lập, liên quan đến những luận điệu bài Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc và những vụ tấn công cửa hiệu của người Việt tại khu phố Veng Sreng.

Dùng từ yuon để gọi người Việt’

Để tìm hiểu thêm, đài truyền hình Ả Rập đã tìm gặp ông Ou Virak , một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật tại Cam Bốt, đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt. Nhân vật này đã lên tiếng tỏ ý lo ngại về việc ông Sam Rainsy đang lao vào một trò kích động thù hận dân tộc nguy hiểm. Ông Ou Virak đã lên án sự kiện lãnh đạo đối lập Cam Bốt thường xuyên sử dụng thường xuyên từ ngữ youn đầy tính miệt thị để chỉ người Việt Nam.

Tiếng nói phê phán nói trên tuy nhiên đã không lọt tai nhiều người. Theo Al Jazeera, trong tháng qua, ông Ou Virak đã phải chịu một loạt những lời chửi mắng trên mạng, thậm chí còn bị dọa giết. Tổ chức Đài Quan sát Bảo vệ Giới Đấu tranh cho Nhân quyền đã công bố một thông báo khẩn cấp về tình hình của ông Ou Virak, và kêu gọi Sam Rainsy chính thức lên án các lời đe dọa đó, điều chưa thấy lãnh đạo đối lập Cam Bốt thực hiện.
Đối với ông Ou Virak, đảng Cứu nguy Dân tộc đã tập trung vào việc bài xích người Việt Nam để đánh lạc hướng dư luận trước các vấn đề cấp bách hơn mà tất cả người dân Campuchia cần phải đối mặt, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng yếu kém, nạn phá rừng ồ ạt, tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan của chính phủ Hun Sen.

Khi được Al Jazeera hỏi là vì sao ông lại không lên án những lời đe dọa nhắm vào ông Ou Virak, lãnh đạo đối lập Sam Rainsy nói tránh đi rằng ông lên án mọi hình thức bạo lực. Ông Rainsy cũng nói thêm rằng những lời chỉ trích của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Subedi đã dựa trên một « sự hiểu lầm và hiểu sai » về ngôn ngữ và văn hóa Cam Bốt.

Trả lời đài truyền hình Ả Rập, ông Sam Rainsy khẳng định rằng dân Cam Bốt nói chung, và đảng Cứu nguy Dân tộc của ông nói riêng « không xem bất cứ nước nào, bất kỳ dân tộc nào là thù địch… nhưng các chính sách hiện hành của chính phủ hiện thời ở Việt Nam đối với Cam Bốt không thân thiện và không xây dựng lắm ». Ông đã nêu lại những cáo buộc về việc Việt Nam lấn đất dọc theo biên giới, và việc các công ty Việt Nam được nhượng quyền khai thác rừng ở Cam Bốt.

Đối với Al Jazeera tuy nhiên, ngay cả khi lãnh đạo đối lập Cam Bốt lên án bạo lực, ông ta có thể là không hoàn toàn kiểm soát được tâm lý chống Việt Nam mà chính ông đã kích động trên đường phố. Trong các cuộc biểu tình, tiếng hô « bọn youn súc sinh » và « bọn youn chó má » rất thường được nghe thấy nhắm vào cảnh sát và lực lượng an ninh.

Quán cà phê của người Việt là ổ gián điệp

Phuong Sopheak, 27 tuổi, là một ủng hộ viên đối lập nhiệt tình, đã gia nhập đảng Cứu nguy Dân tộc vào tháng 06/2013, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ, bao gồm cả cuộc biểu tình trên phố Veng Sreng. Trả lời đài Al Jazeera, một mặt xác nhận rất thích đề nghị của đảng Cứu nguy Dân tộc muốn giúp Cam Bốt phát triển nhanh hơn, nhưng một mặt khác thanh niên này cho biết rất tâm đắc với lập trường chống người Việt nhập cư của đảng.

Thanh niên này đoán chắc rằng nhiều quan chức chính phủ hàng đầu là người Việt giả mạo thành người Cam Bốt : « Họ gửi người của họ sang Cam Bốt và cài Hun Sen lên làm lãnh đạo… để có được lãnh thổ Cam Bốt ».
Đối với đảng viên đảng Cứu nguy Dân tộc này, các tiểu thương như trường hợp ông Sok Min thực sự là gián điệp : « Một số chủ tiệm cà phê là gián điệp được cử qua để có được thông tin từ Cam Bốt. Tất nhiên họ có thể khẳng định rằng Cam Bốt là một nơi tốt cho kinh doanh và sinh hoạt, nhưng tôi đã nhìn thấy chứng minh thư của họ và họ là công an Việt Nam ».

Theo Al Jazeera, Thủ tướng Hun Sen vẫn duy trì một mối quan hệ thân thiết với Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của Cam Bốt, qua đó cung cấp một mục tiêu tấn công dễ dàng cho đảng Cứu nguy Dân tộc. Trong một chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông có bài phát biểu bằng tiếng Việt trôi chảy về tình hữu nghị giữa hai nước. Một clip video về sự kiện này được lưu truyền trên YouTube và nhanh chóng thu hút được hàng trăm ý kiến ​​tức giận.

Ngoài ra, chính quyền Phnom Penh cũng có phần lỏng lẻo trong việc thực thi luật nhập cư trong trường hợp các di dân kinh tế Việt Nam như ông Sok Min, nhiều người trong số này đổi lại đã thể hiện sự trung thành với đảng Nhân dân Cam Bốt.

Họ đã mất tất cả

Cheam Yeap, một dân biểu cấp cao trong đảng cầm quyền đã bảo vệ các chính sách của chính phủ đối với Việt Nam, cho đấy chỉ là một vấn đề hợp tác khéo léo với một người hàng xóm hùng mạnh. Theo nhân vật này, việc đảng Cứu nguy Dân tộc nêu bật Việt Nam như một kẻ thù và kỳ thị một quốc gia láng giềng là một trò « rất nguy hiểm, và tác hại mạnh mẽ đến lợi ích quốc gia của Cam Bốt » vì có tác dụng xua đuổi du khách và các nhà đầu tư Việt Nam.

Đối với chuyên gia David Chandler, giáo sư danh dự tại Đại học Úc Monash, từng nghiên cứu về Cam Bốt trong hàng chục năm, đã gọi các lời cáo buộc chống Việt Nam của ông Sam Rainsy là những « mưu mẹo ».
Chuyên gia này giải thích : « [Sam Rainsy] ít khi dẫn chứng cho các lời cáo buộc của ông ta. Điều chắc chắn là doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang gây hại ở Cam Bốt, nhưng cũng tương tự như những người Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc ». Giáo sư Chandler không chắc rằng những người buôn bán nhỏ và người nhập cư kinh tế khác đến từ Việt Nam đã làm tổn hại đến lợi ích của Cam Bốt.

Phóng sự của đài truyền hình Ả Rập kết thúc bằng câu chuyện một phụ nữ Cam Bốt, bà Ben Daravy, phải bận rộn suốt tuần này để quét dọn cửa hàng tại phố Veng Sreng mà bà đang muốn cho người khác thuê. Người thuê trước đó, một phụ nữ độc thân người Việt, đã bỏ chạy về Việt Nam sau hôm mồng 03/01/2014 sau khi quán cà phê của bà bị một đám đông phá cửa xông vào, cướp đi tất cả đồ đạc cũng như dụng cụ làm bếp. Những kẻ này còn đe dọa sẽ đốt cháy căn nhà, khiến cho người phụ nữ đó cùng đứa con gái phải trốn đi bằng cửa sau và không bao giờ quay trở lại.

Bà Daravy không nén nỗi tức giận : « Họ mang xăng đến đòi đốt nhà, và họ đã có thể làm thật nếu không có một người hàng xóm ngăn cản, nói với họ rằng chủ thực sự của cửa hàng này là người Khmer chứ không phải là người Việt ».

Người phụ nữ Cam Bốt này đã tỏ ý rất thông cảm với người thuê cũ của mình : « Người Việt thuê nhà ấy đã mất tất cả mọi thứ, tôi cũng mất rất nhiều nên không thể giúp bà ấy điều gì cả ».

 

” Ngân hàng VN đang ngoài vòng pháp luật “

” Ngân hàng VN đang ngoài vòng pháp luật “

Thứ hai, 27 tháng 1, 2014

Huỳnh Thị Huyền Như nhận án tù chung thân.

Tòa tại Việt Nam vừa tuyên án tù với hàng chục bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, được gọi vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành bình luận về phán quyết này cũng như tình trạng mà ông gọi là hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hoạt động ngoài vòng pháp luật.

BBC: Ông có ngạc nhiên khi tòa ra phát quyết trách nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng “không biết” [hoạt động lừa đảo]?

Theo tôi thì ngân hàng [VietinBank] hoàn toàn có trách nhiệm chứ làm sao nói rằng đó là chuyện cá nhân được. Ngân hàng phải có nhiệm vụ quản lý nhân sự của mình. Một người thực sự là giám đốc của một chi nhánh mà làm những việc như thế thì thanh tra kiểm tra ở đâu mà để xảy ra những việc như vậy. Bây giờ nói là việc cá nhân là không được. Nền tư pháp Việt Nam phải làm tốt hơn nữa.

“Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử.”

Sẵn đây cũng nói là hiện ở Việt Nam cái việc tổ chức nhà nước chưa được hoàn chỉnh. Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử lý thì như vậy sao được.

Tư pháp, hành pháp và lập pháp không thực sự phân lập ra để khi xử lý một việc lớn thì có tính khách quan trong đấy. Tòa án ở Việt Nam có nhiều vấn đề lắm, không riêng gì vụ này. Tòa án Việt Nam chưa có hoàn toàn độc lập. Còn riêng về vụ này mà các ông xử thế thì các ông nên suy nghĩ lại, nghiên cứu lại về cơ sở pháp l‎ý về hoạt động của ngân hàng chứ còn nói như vậy là không có chính xác.

BBC: Nhìn rộng ra VietinBank cũng chịu sự quản lý và kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì phải chăng NHNN cũng có trách nhiệm liên đới?

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm theo dõi đôn đốc quản lý của các ngân hàng thương mại, không chỉ riêng VietinBank mà còn bao nhiêu ngân hàng thương mại khác đều chịu sự kiểm soát, kiểm tra thanh tra của NHNN, mà các nước khác gọi là ngân hàng trung ương, thì việc đấy rõ ràng là có vấn đề. Vai trò ngân hàng trung ương quản lý ở đâu. Còn Vietinbank là ngân hàng lớn thì anh làm sao lại để việc lớn như vậy xảy ra với nhân viên của anh. Ra tòa anh từ chối thì chuyện từ chối trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được. Cho nên phải xem lại cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì VietinBank.

Trong 10 năm nay hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn không có sự quản lý chặt chẽ. Lãi suất huy động mười mấy, hai chục phần trăm, rồi cho các doanh nghiệp vai tới hai mươi mấy phần trăm là không thể chấp nhận được. NHNN phải quản lý mặt bằng lãi suất như thế nào cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể bơm lãi suất độc hại như thế để giết chết doanh nghiệp, do đó phải nghiêm túc và nhanh chóng hoàn chỉnh việc quản lý hệ thống ngân hàng.

BBC: Thủ tướng Việt Nam cũng nói về điều ông gọi là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam thì theo ông động thái đó có đi đến điều mà người ta mong muốn hay không?

“Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn”

Chuyên gia Tài chính Bùi Kiến Thành

Tôi là chuyên gia chứ không phải chính trị gia. Ông Thủ tướng nói thế là với tính chất Thủ tướng Chính phủ, một nhà chính trị lãnh đạo của một đất nước. Hai việc đấy nó khác nhau. Còn nếu hỏi tôi về phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam như hiện nay thì tôi có thể trả lời thẳng thắn, với tư cách là một chuyên gia, là chúng ta chưa làm một cái gì cả, chúng ta chưa đạt được cái gì cả. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề lãi trần cho vay, vân vân.

Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào. Đồng thời tạo điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãnh suất độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?

Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được. Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ.

BBC: Giới quan sát nói rằng một trong các nhóm lợi ích chính là ngân hàng vì ngân hàng đẻ ra ra các công ty hay doanh nghiệp “sân sau” hay còn gọi là sở hữu chéo. Vậy nếu không xử lý những vấn đề nhùng nhằng thì làm sao có thể giải quyết được bình ổn kinh tế vĩ mô?

“Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng”

Tình trạng ấu trĩ của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một. Việc thiếu nghiêm túc, thiếu thanh tra kiểm tra của ngân hàng nhà nước thì mới để xảy ra những việc như thế thì chúng ta phải xem lại xem trách nhiệm ở đâu và phải xử lý người nào có trách nhiệm đấy.

Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng.

Tất cả các việc đấy là việc của NHNN quản lý mà anh lại không quản lý để đưa đến tình trạng kinh tế bất ổn rồi đấm lưng nhau rồi vỗ ngực nhau khen thưởng nhau trong lúc cả nền kinh tế đang chết thì thế là như thế nào. Phải xem lại các việc làm từ mấy năm nay và cần coi lại tại sao để lãi suất cao ngất ngưởng như vậy. Và từ cấp tối cao cho những cấp ở dưới phải xem lại tại làm sao để có những việc như thế.

Ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm ở đâu? Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn.

Do đó chúng ta nên nhân cơ hội này đặt lại cả vấn đề là trách nhiệm của ai trong việc hoạt động không có tôn trọng luật pháp, không tôn trọng qui định của thế giới về hoạt động ngân hàng, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rằng họ cần phải phát triển. Anh để xảy ra những việc như thế là sao? Ai trách nhiệm đây? Đó là những vấn đề ta cần phải suy nghĩ và đặt câu hỏi.

“Chuyện lạ” đầu năm

“Chuyện lạ” đầu năm

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-27

1-294-305.jpg

Đội thi công cưa đá dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ sáng 19/1/2014 nhằm giải tán những người dân đến tưởng niệm trận hải chiến Hoàng sa

Photo by Nguyễn Hữu Vinh

Khi còn vài ngày nữa là tới Tân Niên Giáp Ngọ 2014 thì tại Hà Nội xảy ra “chuyện lạ” mà blogger Hiệu Minh cho là “sáng tạo”, còn blogger Người Buôn Gió gọi đó là “một điều cũng rất vĩ đại”.

Qua bài “Chuyện viên đá bị cưa dưới tượng Lý Thái Tổ”, blogger Hiệu Minh “quyết định” bình chọn bức ảnh anh Kiên, phó công an phường Tràng Tiền, Hà Nội, đã giả làm “thợ cưa đá” ngay dưới chân tượng Đức Lý Thái Tổ, với “sức sáng tạo có một không hai trên thế giới” nhằm giải tán những người biểu tình yêu nước! Nhà báo Hiệu Minh nhận xét:

Sau “trốn thuế”, “hai bao cao su đã qua sử dụng”, và nhiều “mưu” khác, nay đến đá và cưa. Chuyện xảy ra sáng 19-1-2014, nhân kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc, một đoàn biểu tình nhỏ tiến tới chân tượng Lý Thái Tổ nhằm dâng hoa và dâng hương các chiến sỹ ngã xuống vì biển đảo, thì gặp một cách giải tán biểu tình theo mẹo (hạ cấp). Đó là nhóm các nhân viên an ninh giả vờ làm công nhân cưa đá, bụi mù và gây tiếng ồn để đoàn biểu tình phải bỏ đi.Các Thủ tướng Campuchia, Thái Lan và Ukraine nên sang Việt Nam học mẹo giải tán biểu tình này vì ba vị đang nhức đầu với hàng chục vạn dân đổ ra đường chống chính phủ.

Tác giả nhân dịp này bỗng nhớ về thuở học trò hồi thập niên 1970 khi thầy bắt phải phân tích bài thơ “Tức cảnh Pắc Pó” của cụ Hồ viết về bàn đá, nơi ông dịch sử đảng năm 1942:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Và, blogger Hiệu Minh phát giác ra rằng, sau hơn 7 thập kỷ, con cháu Bác đã dùng bàn đá trước tượng vua Lý Thái Tổ để viết nên một trang sử khác của đảng CS Việt Nam – không phải bằng bút mà bằng cưa điện gắn kim cương để “viết” nên “trang sử nham nhở”.

” Một ngày đầu năm 2014, cách bài thơ Hòn Đá của Hồ Chí Minh hơn nửa thế kỷ, các học trò của Hồ Chí Minh, một lần nữa, lại đưa hình tượng hòn đá đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nhưng một cách khoa học hơn.
– Người Buôn Gió “

Chuyện “viết sử nham nhở” ấy khiến tác giả liên tưởng đến cách đây hàng ngàn năm, khi Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010 và lên ngôi vua, mang lại thái bình, an lạc cho thiên hạ qua chính sách “thân dân”, nhiều lần miễn thuế vì thương thần dân của Ngài. Ba năm sau đó, Ngài mang quân chinh phục quân Man nổi dậy ở Diễn Châu, khi về bỗng trời đất tối sầm, cuồng phong, sấm sét ầm ầm dữ dội, nên đốt hương và khấnTrời. Sau khi Vua Lý Thái Tổ khấn xong, giông tố sấm sét dần trở nên yên lặng. Từ sự việc như vậy, blogger Hiệu Minh thắc mắc:

2-262-300x217-250.jpg

Những viên đá bị cưa nham nhở. Photo by Nguyen Huu Vinh

Hôm rồi, vua Lý Thái Tổ đứng trên bục, nhìn xuống thấy cảnh dân biểu thị lòng yêu nước ngay dưới chân mình, giữa thủ đô Hà Nội, dân bị giải tán và đàn áp, liệu Ngài có nghĩ rằng, thế hệ lãnh đạo ngày nay có biết khấn vái trời đất hay không ?

Chuyện con cháu Bác cắt đá thành “trang sử nham nhở” cũng khiến blogger Người Buôn Gió liên tưởng đến “Hòn đá to và hòn đá nhỏ”, nhớ về bài thơ “Hòn Đá” của chủ tịch HCM quả “là một trong những bài thơ trác tuyệt nhất từ xưa đến nay”, nhất là vì những vầng thơ đơn giản ấy lại “ẩn chứa một bí kíp võ lâm” để một thời đòan kết được thiên hạ – thành quả mà đến giây phút gần lâm chung, Bác còn dặn các “đồng đảng” – nói theo lời Người Buôn Gió – phải giữ sự đoàn kết như giữ con ngươi trong mắt mình. Nhưng sao lại “Hòn đá” trong thơ Bác ? Bởi vì, theo nội dung bài thơ “trác tuyệt” đó,  chuyện đánh Tây, đánh Mỹ khó khăn như một hòn đá nặng mà nếu không có nhiều người xúm lại chung tay thì khó mà nhấc được hòn đá ấy. Rồi Người Buôn Gió nhận thấy:

Một ngày đầu năm 2014, cách bài thơ Hòn Đá của Hồ Chí Minh hơn nửa thế kỷ, các học trò của Hồ Chí Minh, một lần nữa, lại đưa hình tượng hòn đá đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nhưng một cách khoa học hơn. Có lẽ thời Bác ngồi hang Pắc Pó chưa có dụng cụ cắt đá cầm tay chạy điện như bây giờ. Ngày hôm nay, với khoa học tân tiến, học trò của Bác đã chứng minh một điều cũng rất vĩ đại không kém phần triết lý là “cắt nhỏ hòn đá ra sẽ nhấc lên dễ hơn”… Hòn đá này được cắt nhỏ bởi một đảng viên có chức vụ, nơi cắt diễn ra tại chân tượng đài tiền nhân Lý Thái Tổ, giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Phải chăng ngày hôm nay, xẻ nhỏ lòng đoàn kết yêu nước ra là giữ được đất nước ?

“Đảng vẫn chưa trưởng thành”

Khi Xuân Giáp Ngọ 2014 đang đến với quê hương, dân tộc thì từ Hà Nội, LS Nguyễn Văn Đài nhớ lại đây cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84, ngày đảng CSVN được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc. Và dù đảng đã trải qua chừng ấy năm, nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, từng “đánh Tây đánh Mỹ”, LS Nguyễn Văn Đài nhận thấy, “Đảng vẫn chưa trưởng thành”, ““vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu”, “chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, uy tín” ; LS Nguyễn Văn Đài phân tích tiếp, “Sự tồn tại của đảng CSVN vẫn phải dựa vào nòng súng, bạo lực và nhà tù của quân đội và công an, như nhạc sĩ lão thành Tô Hải từng cảnh báo:

Quan trọng nhất là bộ máy đàn áp. Việc đàn áp vì tư tưởng và đàn áp đúng nghĩa của đàn áp thì ở nước ta kinh lắm! Ở nước ta bất cứ chuyện gì cũng trở thành tội phạm. Tôi xin nói rằng bây giờ họ không có ngại gì cả. Về quân đội và công an thì tôi xin nói đó là những con người được chế độ chìu chuộng số một, chiều chuộng về lương bổng các thứ. Do đó các bộ phận đó tuyệt đối trung thành vì không có đảng là họ mất hết. Cho nên họ nêu khẩu hiệu là “còn đảng còn mình”. Cái bộ máy đàn áp đó quá đầy đủ, quá sung sướng nên họ bảo vệ đến cùng chế độ.

bolapquechoa-200.jpg

Anh Kiên, phó công an phường Tràng Tiền, Hà Nội, đã giả làm “thợ cưa đá” ngay dưới chân tượng Đức Lý Thái Tổ

Trở lại bài “Đảng vẫn chưa trưởng thành”, LS Nguyễn Văn Đài cũng không quên lưu ý rằng đảng CSVN chưa thể duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng viên, mà vẫn phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại”. LS Đài khẳng định:

Rất rõ ràng là đảng CSVN chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra, cái mà đảng CSVN đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.

Trong khi đó, blogger Phạm Đình Trọng nhận xét rằng “ Chưa cần nhắc đến sai lầm, ảo tưởng của chủ nghĩa Cộng sản, chưa tính đến sự man rợ mất tính người của chuyên chính vô sản mà đảng Cộng sản Việt Nam đã thực thi suốt gần một thế kỉ qua gây nhiều tội ác với dân tộc Việt Nam. Chỉ nhìn hình ảnh đảng Cộng sản Việt Nam trong hiện tại đã thấy rõ ‘thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích’ cướp bóc của dân, tàn phá đất nước”.

” Hòn đá này được cắt nhỏ bởi một đảng viên có chức vụ, nơi cắt diễn ra tại chân tượng đài tiền nhân Lý Thái Tổ, giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Phải chăng ngày hôm nay, xẻ nhỏ lòng đoàn kết yêu nước ra là giữ được đất nước ?
– Người Buôn Gió “

Trong giai đọan sắp tới ngày Tết Giáp Ngọ 2014, nhà văn Phạm Đình Trọng nhận thấy cái hình ảnh thực tại đó là cả nước có 63 tỉnh thì 15 tỉnh phải xin nhà nước cấp gạo cứu đói gấp, phát xuất từ nền “kinh tế nhà nước chủ đạo” khiến người dân chỉ hưởng “những từ ngữ lấp lánh vàng mã và sáo rỗng” trong khi, nhà văn Phạm Đình Trọng bức xúc, “Sức mạnh vật chất của đất nước là của nổi của chìm, là nền kinh tế, Hiến pháp 2013, đã trao cho đảng Cộng sản Việt Nam; Sức mạnh bạo lực của đất nước là quân đội và công an, Hiến pháp 2013 cũng trao nốt cho đảng Cộng sản Việt Nam”. Nhắc tới hiến pháp, MS Nguyễn Trung Tôn từ Thanh Hóa cảnh báo:

Bản hiến pháp mới vừa ra đời, họ tiếp tục duy trì điều 4 Hiến pháp và khẳng định quyền lực của đảng CSVN. Đó là, một lần nữa, họ muốn thông qua hiến pháp để củng cố quyền lực đối với người dân cũng như tạo uy tín đối với thể giới. Điều thứ hai là họ cũng muốn thông qua hiến pháp để phô trương với quốc tế rằng VN đã có bản hiến pháp tiến bộ hơn, đó là quyền con người được đưa lên những chương hàng đầu, quyền con người được tôn trọng hơn, được quy định ở trong văn bản, giấy tờ nhằm đánh lừa quốc tế để tìm vị thế tốt hơn hay cao hơn trong mối quan hệ quốc tế. Nhưng thực ra, hiến pháp không thể đi sâu vào cuộc sống của người dân. Người dân VN vẫn không có cơ hội để tìm hiểu hoặc tiếp cận với hiến pháp. Mặc dù đảng CS vẫn nói là đưa hiến pháp vào cuộc sống, nhưng thường ở VN, luật pháp được phổ biến tới người dân về mặt nghĩa vụ mà thôi, tức người dân chỉ được nghe về những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, còn về quyền lợi thì người dân hầu như chẳng bao giờ biết họ có được những quyền gì.

Cũng nhân thời điểm mừng năm mới này, Thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tuyên bố “thay đổi thể chế” khiến blogger Việt Hòang không khỏi thắc mắc qua bài “‘Thay đổi thể chế’ là thay đổi cái gì? Ai thay đổi?”. Và tác giả lưu ý:

Nước Việt Nam có lịch sử gần 4000 năm và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử với bao triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn… Những vị vua và anh hùng dân tộc trong lịch sử đã có công rất lớn trong việc dành lại độc lập và đánh đuổi ngoại xâm. Hậu thế ghi nhận công lao của họ và lịch sử không bao giờ quên ơn họ nhưng không thể vì thế mà con cháu họ lại có quyền thừa kế…đất nước Việt Nam. Đảng cộng sản cũng không thể là ngoại lệ. Nếu có công họ sẽ được lịch sử ghi nhận. Nếu họ muốn tiếp tục cầm quyền và lãnh đạo đất nước thì họ phải có chính danh trong hiện tại. Chính danh đó chỉ có được nếu họ được đa số người dân Việt Nam lựa chọn thông qua một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng và minh bạch với sự tham gia của tất cả các đảng phái khác nhau.