Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam ngừng sách nhiễu giới bảo vệ nhân quyền

Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam ngừng sách nhiễu giới bảo vệ nhân quyền

Ông Nguyễn Bắc Truyển

Ông Nguyễn Bắc Truyển

@danlambao

Trọng Nghĩa

RFI

Hôm 09/02/2014, công an Việt Nam đã câu lưu trong vòng một ngày nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển, với lý do để « hỏi về vấn đề công nợ ». Trong bản thông cáo báo chí đề ngày 13/02/2014, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trụ sở tại New York đã tố cáo hành động nói trên, xem đấy là một hình thức thường xuyên được chính quyền sử dụng để đàn áp giới bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí mang tựa đề : « Hãy chấm dứt việc sách nhiễu những người bảo vệ nhân quyền », Human Rights Watch đã kể chi tiết vụ câu lưu ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh bảo vệ nhân quyền.

Bản thông cáo nhắc lại là ông Truyển đã bị tạm giữ một hôm trước ngày ông làm đám cưới, vị hôn thê của ông cũng bị câu lưu một thời gian ngắn, cùng với một số khách đến nhà của họ. Dù ông Nguyễn Bắc Truyển đã cho biết là ông bị thẩm vấn về những vi phạm kinh tế, nhưng theo Human Rights Watch, hành động đó của chính quyền Việt Nam có vẻ như xuất phát nhiều hơn từ việc ông Nguyễn Bắc Truyển, trong thời gian gần đây, đã không ngừng đấu tranh cho các tù nhân chính trị khác.

Ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch nhận định : « Đây có dấu hiệu là một hành động trả thù cá nhân và đáng xấu hổ nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền ». Theo ông Adams : « Các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế khác nếu muốn chứng kiến tiến trình cải cách ở Việt Nam thì phải công khai kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành vi lạm quyền ngang nhiên như vậy của lực lượng an ninh ».

Theo Human Rights Watch, vào đầu tháng 02/2104 này, ông Nguyễn Bắc Truyển đã lập lại những lời chỉ trích của chính phủ, và đặc biệt tố cáo việc chính quyền tiếp tục giam cầm ông Nguyễn Hữu Cầu, một tù nhân chính trị đã rất già yếu, đã bị tù từ năm 1982. Đối với Human Rights Watch, đấy có thể là điều đã khiến cho công an can thiệp.

Giám đốc châu Á của Human Rights Watch phân tích : « Chính quyền Việt Nam có tiền án là hay sử dụng những cáo buộc mơ hồ liên quan đến tội danh kinh tế làm cớ để sách nhiễu, thậm chí truy tố các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger ».

 

Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa?

Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa?

Thứ năm, 13 tháng 2, 2014

 

Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông

Hãng tin Anh Reuters vừa đăng tải bài viết của ký giả Greg Torode nói về khả năng một ‘cuộc chiến pháp lý’ giữa các nước Asean với Trung Quốc trong lĩnh vực chủ quyền ở Biển Đông.

Mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gây chú ý khi ông so sánh chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông với Đức Quốc xã thời trước Thế chiến II và kêu gọi quốc tế trợ giúp cho các nỗ lực đối chọi lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh mà Manila đang đưa ra.

Philippines đã mang tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế để phán xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và theo các luật sư, tòa án có thể cho phép các nước khác cùng tham gia.

Trung Quốc cho tới nay vẫn khước từ tham gia vụ kiện và đã cảnh báo Việt Nam không nên ủng hộ Philippines.

Tuy nhiên, phóng viên Reuters nói Hà Nội vẫn đang cân nhắc và chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Washington, được dẫn lời nói: “Nếu như có nhiều quốc gia, trong đó có các thành viên Asean, cùng lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp thì Bắc Kinh có thể sẽ thấy rằng họ không thể bác bỏ phán quyết của tòa quốc tế, ngay cả khi phán quyết đó nói đường chín đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp”.

Đức quốc xã

“Nếu như có nhiều quốc gia, trong đó có các thành viên Asean, cùng lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp thì Bắc Kinh có thể sẽ thấy rằng họ không thể bác bỏ phán quyết của tòa quốc tế, ngay cả khi phán quyết đó nói đường chín đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp.”

Bonnie Glaser, chuyên gia Trung tâm CSIS , Washington DC “

Các nước tranh chấp chủ quyền trực tiếp ở Biển Đông, ngoài Trung Quốc và Philippines, còn có Việt Nam, Malaysia và Đài Loan.

Trong phỏng vấn với báo New York Times hồi tuần trước, Tổng thống Aquino đã so sánh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đức Quốc xã năm 1938.

Ông cũng kêu gọi các nước không tiếp tục nhượng bộ trước các yêu sách mà ông ví như Anh và Pháp nhượng vùng Sudetenland với mục đích ngăn ngừa Thế chiến II nhưng bất thành.

Hoa Kỳ có lẽ là một trong các quốc gia lên tiếng đầu tiên ủng hộ Philippines tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua luật biển cho tranh chấp.

Được biết chủ đề tranh chấp Biển Đông có thể sẽ được đặt lên bàn nghị sự trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry tới Bắc Kinh tuần này.

Trong khi đó, theo Reuters, Trung Quốc vẫn tiếp tục các động thái ngày càng mạnh bạo tại Biển Đông.

Điều đáng chú ý là phản ứng của các nước liên quan.

Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin đoàn tàu tuần tra gồm hai tàu khu trục và một tàu đổ bộ hạng lớn đã tới gần bãi James Shoal – cách bang Sarawak của Malaysia có 80 km.

Tuy nhiên không rõ vì sao người đứng đầu hải quân Malaysia lại bác bỏ tin này, trong khi Tân Hoa Xã vẫn tường thuật chi tiết hải trình của các tàu Trung Quốc, rằng chúng đã qua các eo biển chiến lược của Indonesia là Lombok và Makassar để ra Ấn Độ Dương.

Truyền thông Trung Quốc còn cho hay nước này đã đưa tàu tuần tra dân sự tải trọng 5.000 tấn tới quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Tính toán của Việt Nam

Trong khi thông thường giới chức Hà Nội chỉ đưa ra các phản đối có tính khuôn mẫu, giới quan sát cho rằng ở đằng sau Việt Nam đã có những hành động nghe ngóng và tham khảo ý kiến của giới chuyên gia luật quốc tế khiến Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo nước này không nên tham gia vụ kiện của Philippines.

Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra, nói ông được giới chức Việt Nam cho biết đích thân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã mang cảnh báo này tới cho quan chức Việt Nam trong chuyến đi Hà Nội tháng 9/2013.

Theo ông Thayer, Việt Nam đang cố cưỡng lại áp lực để giữ quyền có thể có hành động bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi được hỏi về áp lực từ phía Trung Quốc đã không trả lời thẳng nhưng nói Hà Nội “theo dõi chặt các bước đi về luật pháp của Philippines”.

Đối với câu hỏi liệu Việt Nam có quyết định tham gia vụ kiện hay không, ông Nghị cũng chỉ trả lời rằng Việt Nam sẽ “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết và hòa bình để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia”.

Hiện tại đội ngũ gồm 5 luật sư Mỹ và Anh của Philippines đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ đệ tòa trước thời hạn 30/3 nhằm chứng minh đường yêu sách chín đoạn, còn gọi là đường ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc, là bất hợp pháp theo Luật biển LHQ.

Luật sư trưởng của Philippines trong vụ này, Paul Reichler, thuộc công ty luật Foley Hoag đặt ở Washington DC, nói tòa trọng tài quốc tế có các điều khoản cho phép các nước khác xin tham gia.

Ông nói với Reuters tuy hiện chưa có nước nào ngỏ ý nhưng họ “còn nhiều thời gian để làm việc này”.

Liệu Việt Nam có quyết định tham gia hay không, chắc phải theo thời gian mới có lời giải đáp

Cuộc chiến 1979 và báo chí 35 năm trước

Cuộc chiến 1979 và báo chí 35 năm trước

Thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Tranh cổ động chống TQ được treo trên khắp các con đường tại VN năm 1979.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, ông Nguyễn Công Khế, Cựu Tổng Biên tập Báo Thanh Niên kể lại với BBC cách truyền thông Việt Nam của 35 năm trước đưa tin về cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt này.

BBC: Khi cuộc chiến nổ ra năm 1979 thì ông đang công tác ở đâu, và báo chí lúc đó đưa tin về cuộc chiến như thế nào, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó tôi làm phóng viên của báo Phụ nữ Việt Nam. Tôi nhớ lúc đó ông Hoàng Tùng là Bí thư Trung ương Đảng phụ trách về tư tưởng, đã viết một bài xã luận rất mạnh trên báo Nhân Dân, nếu tôi nhớ không nhầm thì có tựa là “Đánh sập thói hung hăng của quân Trung Quốc xâm lược.”

Hồi Trung Quốc đánh Việt Nam thì phải nói là cả nước rất đồng lòng.

Tôi nhớ khi đó Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và các đài khác đều phát bài của Phan Nhân mà bây giờ hát lại vẫn rất hay, có đoạn là “Bọn bành trướng Trung Quốc hãy cút ra khỏi Việt Nam ngay”.

Tôi nghĩ rằng chuyện Trung Quốc đánh sáu tỉnh biên giới phía Bắc và tàn sát người Việt Nam thì toàn dân đều ghi nhớ. Và đó là một cuộc chiến đấu rất anh dũng của người Việt Nam trước thế lực bành trướng phương Bắc.

BBC: Ngoài những bài xã luận thì những bài tường thuật về tình hình chiến trường có được đăng tải thường xuyên không, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó đăng tải thường xuyên chứ.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Khi đó ông Võ Văn Kiệt đã nhân danh là Bí thư thành ủy để đứng trước rất nhiều cuộc mít tinh trước Nhà hát lớn thành phố và lên án Trung Quốc rất mạnh mẽ.

Từ Bộ Chính trị của Việt Nam đến Trung ương và toàn dân rất quyết tâm để bảo vệ biên giới phía Bắc.

Các tầng lớp nhân dân, từ lao động, xe ôm đến các tầng lớp trí thức đều biểu hiện quyết tâm rất cao.

BBC: Ông có thể thuật lại quan sát của ông về sự thay đổi trong cách đưa tin cũng như chủ trương về cách đưa tin xung quanh sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 trước và sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ?

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ thế này. Các nước đều phải cẩn trọng trong việc xử sự với nhau để bảo vệ đối sách ngoại giao của mình.

Thế nhưng anh kỷ niệm chiến tranh với người Mỹ thì rất lớn, mà máu của người Việt Nam đổ ra trong các cuộc chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã.

Tôi đã từng trao đổi với những vị lãnh đạo lớn ở Việt Nam. Tôi nói vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta làm rất lớn, rồi chiến tranh với người Mỹ cũng kỷ niệm rất lớn, trong khi cuộc chiến tranh năm 1979 để bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến ghê gớm như thế, cuộc chiến mà chúng ta bị tàn sát, hy sinh nhiều như thế, lại không kỷ niệm.

Người lãnh đạo đó mới nói với tôi rằng cái đó cũng phải kỷ niệm chứ, đó cũng là một cuộc chiến của người Việt Nam chống ngoại xâm, chúng ta kỷ niệm chiến thắng quân Nguyên-Mông, chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là vấn đề bình thường, không có gì phải bàn tán.

Đối sách ngoại giao của Việt Nam đối với một nước khác, với Mỹ, Thái Lan hay Campuchia cũng vậy. Ngoại giao là của nhà nước, còn báo chí là kênh riêng.

Những việc vì lợi ích quốc gia như việc kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 là việc rất đáng làm, không có gì phải ngần ngại cả. Tôi nghĩ nếu anh cấm thì rất vô lý, lúc đó thì giới trẻ và nhân dân nghĩ về anh thế nào?

Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên

‘Trong các cuộc chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã’ – Nguyễn Công Khế

BBC: Thế nhưng những loạt bài về chiến tranh biên giới năm 1979 trên PetroTimes hoặc báo Một Thế giới đều bị gỡ, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Có hai trường hợp, có thể người ta ngại ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc nên người ta bảo rút. Nhưng tôi nghĩ khả năng đó thấp thôi.

Các tổng biên tập báo trong nước người ta cũng tự kiểm duyệt, khi người ta đăng lên rồi người ta cũng vì sợ hay ngại cái gì đó mà tự rút thì cũng có.

Chính ông Nguyễn Thế Kỷ là Phó Ban Tuyên giáo Trung ương mà đã nói là không có lệnh cấm đó, thì tôi cũng tin một phần nào đó là không có chuyện đó.

BBC: Nếu Việt Nam có tự do báo chí thì phải chăng là lãnh đạo Việt Nam sẽ đỡ phải khó xử mỗi lần kỷ niệm các cuộc chiến, bởi những gì xuất hiện trên mặt báo không thể hiện quan điểm ngoại giao của nhà nước?

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Nếu giả sử tôi là người lãnh đạo hoặc tôi có quyền gì đó, thì việc báo chí, báo chí cứ làm, việc Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao làm.

Trung Quốc một mặt thì nói là hữu hảo, 16 chữ vàng, nhưng một số báo của Trung Quốc như Hoàn cầu Thời báo cũng nói về Việt Nam rất không đúng và tệ hại.

Khi chúng ta hỏi họ thì họ nói là trung ương không chủ trương mà là các báo tự làm. Trung Quốc luôn luôn đối xử như vậy đấy.

Trung Quốc im lặng về cuộc chiến 1979

Trung Quốc im lặng về cuộc chiến 1979

Thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Bia tưởng niệm chiến sỹ Việt Nam trong chiến tranh biên giới

Truyền thông Trung Quốc tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là “chiến tranh tự vệ” còn Việt Nam gọi là “chiến tranh xâm lược”.

Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc tấn công nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lời cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Tuy nhiên đúng dịp kỷ niệm 35 cuộc chiến tranh này, báo chí chính thống Trung Quốc chưa có một dòng nhắc nhở sự kiện.

Thậm chí, các trang mạng xưa nay vẫn bị coi là dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến như Hoàn Cầu hay mạng quân sự Thiết Huyết cũng chưa đưa tin.

Một nguồn tin nói với BBC rằng đây “có lẽ là quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Trong khi đó, một báo điện tử Việt Nam – VnExpress, sáng thứ Sáu 14/2 đăng bài tựa đề ‘Bấm 35 cuộc chiến biên giới phía Bắc’. Báo PetroTimes cùng ngày cũng có bài ‘Bấm 1979 – Cuộc chiến không thể lãng quên‘.

Một hôm trước đó, báo mạng Một thế gới cũng đăng loạt bài nói về chiến tranh biên giới 1979 nhưng gỡ bỏ sau vài tiếng đồng hồ.

Quan chức tuyên giáo Việt Nam đã bác bỏ liên quan.

‘Mời Tập Cận Bình đi thăm’

Phóng viên Diệp Tĩnh Tư của BBC tiếng Trung nói cho tới giữa trưa ngày thứ Sáu 14/2, chỉ có tờ Minh Báo xuất bản bằng Trung văn, vốn được coi là của Đảng CS ở Hong Kong, là có bài đề cập tới cuộc chiến 1979.

Bài viết phản ánh việc Hội cựu chiến binh của những người từng tham chiến ở Việt Nam đang dự định tổ chức kỷ niệm 35 năm “chiến tranh tự vệ” ở Bằng Tường, thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Hội này kêu gọi các cựu chiến binh mặc quân phục có mặt trong lễ tưởng niệm sẽ diễn ra gần Hữu nghị quan trên biên giới Trung-Việt.

Theo Minh Báo, thông tin này đã khiến chính quyền lo lắng và đã có hành động ngăn chặn.

Chưa rõ sự kiện này có thể diễn ra hay không. Năm ngoái các cựu chiến binh Trung Quốc đã có lễ kỷ niệm khá hoành tráng.

Hội cựu chiến binh Trung Quốc nói tuy nhiều lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc chiến với Việt Nam, “Trung Quốc chưa bao giờ tổ chức một lễ tưởng niệm chính thức”. Lời kêu gọi cũng nói đây là hoạt động “phát huy tinh thần yêu nước” và “ghi nhớ sự hy sinh” của bộ đội Trung Quốc.

Cựu chiến binh Trung Quốc nhiều lần tuần hành đòi quyền lợi

Những người tổ chức bày tỏ nguyện vọng muốn mời Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới tham dự. Trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến, ông Tập làm thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương và được nói đã tới thị sát trận địa, trong khi vợ ông, ca sỹ Bành Lệ Viện, đã từng biểu diễn úy lạo các chiế́n sỹ.

Cuộc chiến biên giới 1979 kéo dài tới 18/3 thì quân Trung Quốc mới rút đi.

Phía Việt Nam nói tổng cộng 60 vạn lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến biên giới, trong khi phía Trung Quốc nói con số 30-40 vạn.

Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 – 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.

Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.

Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .

Các cựu chiến binh Trung Quốc đã nhiều lần tụ tập tuần hành để đòi cải thiện chế độ đãi ngộ đối với họ.

Báo Việt lại đưa tin

Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong trong cuộc chiến 1979, tuy không có con số thống kê chính thức.

Một ngày sau khi báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài về chiến tranh biên giới, tờ báo điện tử lớn khác là VnExpress chạy bài về sự kiện này.

Bài viết lược lại tiến trình cuộc chiến 30 ngày, bắt đầu từ bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung những năm 1970.

Báo này nói dù từng nghe tuyên bố về ý định trừng phạt từ Trung Quốc trước đó “cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới”.

Bài viết cho hay: “Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố”.

Các báo lớn khác ở Việt Nam như Tuổi Trẻ hay Thanh Niên vẫn không thấy có bài nói về cuộc chiến 1979 dù lãnh đạo ngành Tuyên giáo khẳng định “tổng biên tập toàn quyền

Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới

Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới

Thứ năm, 13 tháng 2, 2014

Bia tưởng niệm cuộc thảm sát ở Tổng Chúp, Cao Bằng, năm 1979

Báo điện tử Bấm Một thế giới phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải.

Trong khi đó, lãnh đạo ngành tuyên giáo bác bỏ liên quan với lý do “không biết việc này”.

Chiều thứ Tư 12/2, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979.

Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề “Biên giới, hồi ức 35 năm”, “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau” và “Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ”; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt.

Cạnh đó, Một thế giới cũng đăng bài viết “Phút bi tráng ở Pò Hèn” của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi “Không tìm thấy trang”.

“Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật.”

Phó ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế́ Kỷ

Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo.

Thế nhưng, Bấm trả lời BBC chiều thứ Năm 13/2, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nói ông “không biết” việc báo Một thế giới phải gỡ bài.

“Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này. Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy.”

Ông Kỷ cũng khẳng định: “Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật”.

“Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước.”

Có được đưa tin?

Còn bốn ngày nữa là đúng 35 năm ngày quân đội Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Đặng Tiểu Bình, gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống.

Gần tới đợt kỷ niệm, đã có nhiều đồn đoán về việc liệu các tờ báo trong nước có được đưa tin về sự kiện này hay không.

Một số nguồn khả tín trong lĩnh vực báo chí nói với BBC cả tuần trước đó, các báo lớn “đã nhận được chỉ đạo” về hạn chế tin bài.

“Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.”

GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Một nhà báo, đề nghị giấu tên, nói theo chỉ đạo, các báo bị hạn chế gần như không được đưa tin.

Một người khác thì nói các báo không bị buộc phải hoàn toàn im lặng, nhưng khi viết bài đưa tin “phải sử dụng cứ liệu cụ thể, không suy diễn”.

Hôm 11/2, báo Lao Động đăng phỏng vấn với thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Giang, nói hội này dự tính sẽ có lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới.

GS Giang cho hay lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về chủ đề này. Ông cũng nói theo lệnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, trong quá trình biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cuộc chiến 1979 sẽ không bị bỏ qua.

“Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.”

Ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013.

Lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận đánh này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó.

Công an VN giao dân phòng đánh người?

Công an VN giao dân phòng đánh người?

Thứ năm, 13 tháng 2, 2014

Nạn nhân vụ bạo hành Nguyễn Hồng Khởi

Nạn nhân vụ bạo hành Nguyễn Hồng Khởi tố cáo bị công an dùng dùi cui đánh đập

Vì bận công việc, công an phường đã bàn giao “đối tượng là nghi can” cho lực lượng dân phòng và dân quân “chăm sóc” khiến nghi can bị đánh đập trọng thương ngay trong một đồn công an ở TP. Hồ Chí Minh và phải nhập viện, theo truyền thông Việt Nam.

Hôm 13/2/2013, Trưởng Công an Phường Xuân Linh, thuộc Quận Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh thừa nhận với truyền thông trong nước ông Nguyễn Hồng Khởi, 21 tuổi, quê Nghệ An, đã phải nhập viện sau khi bị bạo hành ở đồn công an phường này.

“Trong thời điểm công an mời Khởi về phường làm việc thì tại địa phương xảy ra nhiều vụ việc khác nên lực lượng công an có nhờ lực lượng dân quân và bảo vệ dân phố của phường trông coi nghi can để công an đi làm việc khác”

Trung tá Nguyễn Văn Phúc “

Hôm thứ Năm, Trung tá Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Công an phường Xuân Linh nói với tờ Dân trí rằng ngày 11/2, công an phường này “nhận được tin báo” của một chủ nhà trọ ở địa bàn quản lý khu phố 4, phường Linh Xuân báo tin dãy nhà trọ của chủ trọ này “bị mất trộm 2,5 triệu đồng” và nghi ngờ “ông Khởi” lấy trộm.

Trung tá Phúc nói: “Thông qua một người chị của Khởi nên công an đã mời đối tượng này về phường làm việc. Tuy nhiên trong thời điểm công an mời Khởi về phường làm việc thì tại địa phương xảy ra nhiều vụ việc khác nên lực lượng công an có nhờ lực lượng dân quân và bảo vệ dân phố của phường trông coi nghi can để công an đi làm việc khác.

“Lúc lực lượng công an quay trở lại thì phát hiện nạn nhân có những vết thương như thế, còn việc các lực lượng kia có đánh không thì công an phường không biết”.

Tuy nhiên, tờ Dân trí cho hay ông Khởi, nghi can trong vụ bạo lực đã tố cáo rằng ông “bị công án đánh đến nhập viện”, đồng thời cho hay ông Khởi được đặt trong chế độ “chăm sóc đặc biệt” do đa chấn thương ở một bệnh viện tại tỉnh Bình Dương.

Theo tờ báo, ông Khởi nói khi bị áp giải về phường, ông đã bị đưa vào một phòng kín để hỏi cung và bị một người là công an đánh đập, bắt khai nhận việc lấy trộm tiền.

“Họ dùng dùi cui, dép đánh vào mặt, đầu và lên gối vào mặt em”, ông Khởi được trích lời nói.

‘Đánh đập và ép nói dối’

Công an Phường

Trung tá Nguyễn Văn Phúc xác nhận có vụ bạo hành xảy ra ở đồn cảnh sát của ông.

Tờ Tiền Phong online cùng ngày thứ Năm trích lời của ông Khởi cho biết thêm chi tiết:

“Lúc giải em về phường, họ còng tay và bắt em lên xe như tội phạm. Khi về đến trụ sở công an thì họ dùng dùi cui, dép đánh vào mặt, đầu và lên gối vào mặt em”, ông Khởi được Tiền Phong trích thuật nói.

Tờ Tiền phong cũng trích lời của chị ruột của ông Khởi, bà Nguyễn Thị Mai cho hay khoảng 12 giờ ngày 11/2, một “cán bộ công an tên là Minh” đã yêu cầu bà khi đó đang làm việc ở công ty “phải giả vờ là bị tai nạn” để gọi em trai là ông Khởi về vì “có liên quan đến một vụ trộm.”

Bà Mai nói với tờ báo: “Sau khi tôi gọi Khởi về thì họ bắt Khởi dẫn lên trụ sở Công an phường. Đến chiều tôi lên để gặp em trai thì nó đã bị thương, máu me đầy người”.

“Lúc giải em về phường, họ còng tay và bắt em lên xe như tội phạm. Khi về đến trụ sở công an thì họ dùng dùi cui, dép đánh vào mặt, đầu và lên gối vào mặt em”

Nạn nhân nói với tờ Tiền Phong “

Theo truyền thông trong nước, công an Phường Xuân Linh đã cử cán bộ đến “thăm hỏi” ông Khởi ở bệnh viện và khi bị chất vấn lý do chuyến thăm ở bệnh viện, trung tá Phúc, trưởng Công an phường nói:

“Theo nguyên tắc nếu vô công an phường mà bị thương đi cấp cứu thì công an phải có trách nhiệm về khoản này”, ông Phúc nói với tờ Dân trí.

Trung tá này cũng khẳng định “Phường đã tổ chức thăm hỏi nạn nhân và thanh toán viện phí”, đồng thời cho biết công an Phường đang tự điều tra về vụ việc.

“Hiện tại công an phường đã lập hồ sơ ban đầu về vụ trộm để báo cáo lên công an quận, còn việc công an có đánh dân hay không chúng tôi vẫn đang tiếp tục xác minh, nếu có sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, không bao che”, trung tá Phúc được trích thuật nói.

Theo phản án của báo chí Việt Nam, ít nhất có hai sỹ quan trực và làm việc ở đồn công an Phường khi vụ bạo hành xảy ra, đó là thiếu úy Nguyễn Đức Minh và thiếu úy Lê Trọng Vũ.

Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?

Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?

Hoàng An Vĩnh

Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?

Đèn xanh

2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979).

Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.

Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức (viet-studies.infohttp://www.viet-studies.info/kinhte/HuyDuc_BienGioiThangHai.htm) trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.

Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM… đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh (http://tinyurl.com/pm76349) và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 (http://tinyurl.com/cas56wk) gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ.

Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa (http://tinyurl.com/n6cwr8w). Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet… cũng đã liên tiếp lên tiếng.

Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức của Việt Nam.

Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet… Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân… như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này.

Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề (http://tinyurl.com/nlm6tql) với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước.

Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm… đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.

Tưởng niệm hay không tưởng niệm?

Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” (http://tinyurl.com/nfn9tgp).

Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.

Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979).

Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.

“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.

Cú phanh đột ngột

Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến: hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1.

Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi (http://tinyurl.com/ox8kf9w) của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.

Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch.

Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (http://tinyurl.com/nvzs2hl) liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.

Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.

Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước.

Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam.

Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo,  Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974.

Chỉ thị mật

Điều có lẽ không nhiều người biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội.

Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.

Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn.

Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.

Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”.

Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn.

Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”.

Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Đường dây nóng

Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014).

Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.

Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự (http://tinyurl.com/pww2foa) nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng.

Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh.

Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.

Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận.

Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.

Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”.

“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”.

“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.

Hà Nội ngày 4/2/2014

(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa,  Xuân Kỷ Dậu 1789)

H.A.V.

Nguồn: viet-studies.info

Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng

Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng

Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.

Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.

rsf.org

Thanh Phương

RFI

Tổ chức Phóng viên không biên giới ( Reprters sans frontières ) vừa công bố hôm nay, 12/02/2014, bảng xếp hạng các nước trên thế giới về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi năm, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng.

Trong bảng xếp hạng năm 2013, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về tự do báo chí, tiếp đến lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Andore, Liechtenstein, Đan Mạch, Iceland, New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh sách 10 nước đầu bản không có gì thay đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand và Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.

Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkemenistan ( 178 ), Erritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.

Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.

Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.

Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.

Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.

 

Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo

Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-12

RFA

Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới

Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ngày 11 tháng 2, 2014

RFA

Nghe bài này

Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới. Có mặt tại buổi điều trần, Kính Hòa có bài tường trình sau đây,

Chúng tôi có mặt tại nhà Quốc hội Hoa Kỳ để tham dự buổi điều trần về vấn đề tự do tôn giáo mà trong đó đặc biệt là vấn đề đối xử với các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.

“ Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi

dân biểu Christ Smith”

Điều trần ngày 11/2 về người Thiên chúa giáo bị ngược đãi

Tại buổi điều trần dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey là chủ tịch buổi điều trần có nêu lên các vấn đề nhà nước Việt nam không công nhận quyền tự do thờ cúng của các giáo hội khác nhau. Ông cũng nêu trường hợp đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu nơi có ít nhất ba người chết hồi năm 2010.

Trả lời chúng tôi trong hành lang Quốc hội Hoa Kỳ ông Christ Smith nói:

“Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi mà chưa có tự do tôn giáo.

“ Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ…Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn

ông Elliott Abrams”

Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế giới.”

Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.

Sau buổi điều trần, trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu có phải do quan hệ Việt Mỹ ngày càng phát triển mà vấn đề tự do tong giáo ở Việt Nam bị bỏ qua hay không, ông Elliott Abrams nói,

“Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ. Chúng ta thấy sự khác biệt khi mà chính phủ Hoa Kỳ ứng xử một cách thoãi mái để Việt Nam cải thiện những quan hệ hai bên bao gồm cả kinh tế tài chính. Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn.”

Kính Hòa đài Á châu Tự do tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.

Thêm hai cựu lãnh đạo ACB bị truy tố

Thêm hai cựu lãnh đạo ACB bị truy tố

Thứ hai, 10 tháng 2, 2014

Pham Trung Cang

Ông Phạm Trung Cang đã về Việt Nam để làm việc với cơ quan điều tra

Thêm hai vị nguyên là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Á châu (ACB) vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố: Phạm Trung Cang, cựu phó chủ tịch, và Huỳnh Quang Tuấn, thành viên thường trực và là phó tổng giám đốc, báo chí trong nước đưa tin.

Với diễn biến này, số bị can trong vụ án tại Ngân hàng ACB hiện nay lên đến chín người, trong đó có người đồng sáng lập ra ngân hàng này là Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) và ông Trần Xuân Giá, một cựu ủy viên Trung ương Đảng từng làm chủ tịch ACB.

Ông Phạm Trung Cang vừa từ Mỹ trở về Việt Nam cách nay không lâu. Trước đó, việc ông đi Mỹ vào lúc vụ án Bầu Kiên đang được điều tra làm dấy lên những đồn đoán rằng ông đang tìm đường bỏ trốn.

‘Cáo trạng số 09’

Theo cáo trạng mới nhất mà Viện Kiểm sát Tối cao vừa tống đạt thì cả hai ông Cang và Tuấn đều bị truy tố tội ‘Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ theo Điều 165 Bộ Luật hình sự.

Cáo trạng lần trước, đưa ra hồi cuối năm ngoái, xác định ông Cang không phải chịu trách nhiệm trong các sai phạm tại ACB. Tuy nhiên, cáo trạng này đã bị Tòa án Hà Nội, nơi dự kiến sẽ xét xử vụ án Bầu Kiên, trả lại với yêu cầu phải điều tra hành vi của các ông Cang và Tuấn.

Theo cáo trạng mới nhất, được gọi là cáo trạng số 09, thì hai ông Cang và Tuấn có trách nhiệm trong việc cùng với Hội đồng Quản trị ACB thông qua chủ trương ủy thác cho nhân viên đem tiền huy động của người gửi tiền đi gửi vào ngân hàng khác và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Các hành vi này được xác định gây thiệt hại trên 1.400 tỷ đồng cho ACB, theo tờ Tuổi Trẻ.

ACB

Hầu hết các cựu lãnh đạo của ACB đều đã bị truy tố

Theo cáo trạng số 09, cuộc họp của Thường trực Hội đồng Quản trị ACB vào ngày 22/3 năm 2010 để thông qua chủ trương ủy thác gửi tiền có sự tham gia của các ông Cang và Tuấn, Ông Cang khi đó đã ký vào biên bản thông qua chủ trương này và ông Tuấn cũng được cho là ‘đã đồng tình’.

Tờ Tiền Phong cho biết việc ACB ủy thác gửi tiền vào Vietinbank đã tạo điều kiện cho Huỳnh Thị Huyền Như, lúc đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng.

Ngoài ra, hai ông Cang và Tuấn cùng với các lãnh đạo khác của ACB cũng bị truy tố đã nhất trí phê chuẩn chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán – điều mà các ngân hàng bị cấm.

Sau đó, việc đầu tư cổ phiếu ACB do Nguyễn Đức Kiên thực hiện theo chủ trương này đã gây thiệt hại cho ACB 687 tỷ đồng, Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng cho biết.

Riêng đối với ông Nguyễn Đức Kiên, bị can chủ chốt trong vụ án, cáo trạng lần này vẫn giữ nguyên bốn tội danh: ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, ‘Trốn thuế’ và ‘Kinh doanh trái phép’.

Hiện chưa rõ vụ án này, vốn được xem là một trong các ‘đại án’ tham nhũng được Ban Nội chính Trung ương trực tiếp theo dõi đôn đốc, sẽ được đưa ra xét xử vào lúc nào.

Trước đó, vụ án dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng sau đó bị đột ngột hoãn lại.

Thuê côn đồ bắn dân oan Văn Giang?

Thuê côn đồ bắn dân oan Văn Giang?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-02-11

Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen

Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen

Hình: danluan.org

Sáng hôm nay bà con nông dân xã Phụng Công Huyện Văn Giang tiếp tục ra đồng để giữ đất bất kể ngày hôm qua một số xã hội đen đã ngang nhiên dùng súng hoa cà hoa cải bắn vào họ khiến 5 người bị thương trong đó một người vẩn còn nằm cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Vào lúc 3 giờ chiều, một nông dân đang có mặt tại ruộng cho chúng tôi biết:

Bà con đang tập trung gần chỗ các gia đình có đất đang bị lấy thực hiện dự án thì chúng nó dùng súng hoa cà hoa cải nó bắn vào bà con ở xã Phụng Công. Có 5 người bị trúng đạn và một trường hợp đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức tương đối nặng còn 4 người đã xuất viện về nhà. Chính quyền địa phương không ai ra nói chuyện gì cả coi như nó phớt lờ để bọn chúng dùng súng bắn vào bà con nông dân xã Phụng Công vào chiều hôm qua.

Sáng nay bà con tiếp tục ra giữ đất nhưng chúng nó lại mang súng ra dọa nạt dân. Việc dùng súng của Ecopark làm sao như thế được? Chúng tôi là nông dân đã tránh tiếng nổ vì nó ít nhiều sẽ vi phạm pháp luật như vụ của anh Vươn nên chúng tôi đã tránh rồi. Lúc trưa này chúng lấy một bao tải súng nữa vá phân phối với nhau để manh động với bà con đấy.

Bà Lê Hiền Đức, người được dân oan nhiều tỉnh thành khắp nước dựa vào để lên tiếng nỗi oan ức của họ cho chúng tôi biết việc bà gọi cho công an và được họ trả lời như sau:

Sáng nay bà con nói với tôi rằng chúng nó đang cho xe chở đến mấy chục khẩu súng nữa không biết súng hoa cải hay hoa cà gì. Bằng một cách nhanh nhất là tôi gọi diện cho Bộ Công an. Một lúc sau có cán bộ của Bộ Công an trả lời tôi rằng không phải công an đâu mà là xã hội đen do công ty Việt Hưng nó thuê đấy. Nó không mặc sắc phục thì cứ cho nó là xã hội đen đi, nhưng xã hội đen nó dùng súng nó bắn dân thì đấy là trách nhiệm của công an phải bảo vệ tình mạng người dân.

Cho tới gần 5 giờ chiều hơn ba trăm bà con vẫn còn ngồi tại khu đất của mình để trực chiến trong khi bọn người xã hội đen vẫn có mặt và lởn vởn chung quanh mọi người mà chính quyền vẫn không có một hành động nào bảo vệ cho người dân cả.

 

Việt Nam bị Ủy ban Bảo vệ Nhà báo xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất đối với báo chí trong năm 2013

Việt Nam bị Ủy ban Bảo vệ Nhà báo xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất đối với báo chí trong năm 2013

Blogger Phạm văn Hải tức Anh ba Sài Gòn trước khi bị bắt năm 2010.

Blogger Phạm văn Hải tức Anh ba Sài Gòn trước khi bị bắt năm 2010.

Ảnh: internet

Thụy My

RFI

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong thông báo hôm qua 06/02/2014 lần đầu tiên đã tính thêm không gian mạng khi công bố danh sách các quốc gia hạn chế tự do báo chí mà tổ chức này gọi là « sự xói mòn sâu sắc về tự do trên internet » – một lãnh vực quan trọng đối với các nhà báo trên toàn thế giới. Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất cho các nhà báo trong năm 2013, cùng với Ai Cập, Bangladesh, Syria.

Các nước còn lại trong danh sách là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Liberia, Zambia. Giám đốc điều hành của CPJ, Joel Simon tuyên bố : « Bạo lực và trấn áp tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà báo trên thế giới, nhưng kiểm duyệt trên mạng và giám sát một cách quy mô của chính quyền cũng ngăn trở các luồng thông tin trên toàn cầu ».

Các cơ sở để lập ra danh sách này, trước hết là sự xuống cấp của nhiều chỉ tiêu trong đó có những trường hợp tử vong và kiểm duyệt ở Ai Cập. Kế đến là những quy định mới nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận tại Việt Nam, Nga, Ecuador, Liberia, Zambia ; việc sa thải các nhà báo ở Thổ Nhĩ Kỳ theo lệnh của chính phủ ; bạo lực nhắm vào các phóng viên ở Bangladesh, Nga và tỉ lệ tăng vọt các vụ bắt cóc ở Syria. Cuối cùng là việc đàn áp báo chí trực tuyến tại Nga, Việt Nam và Bangladesh.

Riêng về Việt Nam, theo nhận xét của CPJ, việc trấn áp các blogger bắt đầu từ năm 2008 lại càng tăng lên trong năm 2013. Tại châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị giam giữ, trong đó có ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, người được CPJ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo dẫn ra việc hồi tháng Giêng năm 2013, năm blogger cộng tác thường xuyên với trang tin Dòng Chúa Cứu Thế đã bị lãnh những bản án tù nặng nề cộng với một thời gian quản thúc về các tội danh chống Nhà nước. Đến giữa năm, các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì các hoạt động viết blog « lạm dụng tự do dân chủ ». Vào tháng 10/2013, Đinh Nhật Uy bị kết án 15 tháng tù treo và một năm quản thúc, còn hai blogger nổi tiếng trên vẫn đang bị giam giữ. Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập và đối xử thô bạo, còn blogger Lê Anh Hùng bị cưỡng bức đưa vào một cơ sở tâm thần.

Bản thông cáo của CPJ nhận định, do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nên không gian mạng là nơi duy nhất để đưa ra các chỉ trích. Các nỗ lực của chính quyền nhằm dập tắt các tiếng nói phê bình được thể hiện trong một nghị định có hiệu lực từ ngày 01/09/2013 nhắm vào các blogger và những người sử dụng mạng xã hội. Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng cấm những người sử dụng internet dẫn liên kết hoặc đưa lại thông tin từ truyền thông quốc tế, hạn chế nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đưa lên trang web tại Việt Nam.

Đội ngũ biên tập trang Dân Làm Báo – mà các thành viên đều ẩn danh, trong một email gởi đến CPJ cho biết tất cả đều lo sợ bị bắt giam, và mỗi blogger tại Việt Nam đều phải đối mặt với mối đe dọa này từng ngày, từng giờ. Theo họ, đây là biện pháp được sử dụng nhằm ngăn chận mạng lưới blogger phát triển.