Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu?

Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu?

Thông báo về cái chết của ông Ngọ trên trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 19/2.

Thông báo về cái chết của ông Ngọ trên trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 19/2.

VOA Tiếng Việt

19.02.2014

Các luật sư nhận định rằng việc Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ từ trần ít nhiều ảnh hưởng tới chuyện làm sáng tỏ vụ ‘làm lộ bí mật công tác’ mà ông này bị cáo buộc.

Tin tức về cái chết ‘vì bệnh hiểm nghèo’ của người từng bị khai tên trong vụ bê bối ở Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được loan báo một ngày sau khi truyền thông trong nước nói có các đề xuất đình chỉ công tác ông Ngọ đề điều tra.

Báo Người Lao Động dẫn lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nói hôm 16/2 rằng xin trích, “về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ”.

Luật sư Trần Đình Triển nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘một vụ án mang tính chất nhạy cảm, chấn động dư luận trong nước và quốc tế như vậy, thì phải tiến hành điều tra một cách gấp rút, và công bố công khai cho dân chúng biết’.

“ Khi khởi tố vụ án rồi thì phải khởi tố bị can. Nếu ông Ngọ có đủ căn cứ thì phải khởi tố. Và khi khởi tố bị can, theo nguyên tắc của luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Luật sư Trần Đình Triển nói.”

 

Ông Triển nói: “Khi khởi tố vụ án rồi thì phải khởi tố bị can. Nếu ông Ngọ có đủ căn cứ thì phải khởi tố. Và khi khởi tố bị can, theo nguyên tắc của luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Khởi tố hay chưa khởi tố thì cũng công bố cho dân biết. Nhưng đến nay, chúng tôi chưa biết đã khởi tố bị can hay chưa. Việc ông Ngọ qua đời sẽ có nhiều dấu hỏi đặt ra trong dư luận. Đó cũng là một vấn đề gây những trở ngại nhất định cho hai, hay ba vụ án đang được dư luận quan tâm”.

Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ngoài ra, trong vụ xử em trai là Dương Tự Trọng về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài, ông Dũng cũng nói là ông đã ‘mang 500 nghìn đôla’ tới nhà ông Ngọ.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nói rất có thể sẽ có một quyết định đình chỉ vụ án ‘cố ý làm lộ bí mật công tác’.

“ Nếu bây giờ, đối tượng bị nghi ngờ mà họ chết mất rồi thì không thể điều tra vụ án ấy được nữa.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng nói.”

Ông Hưng nói: “Ít nhất là người khai báo ra cái đó cũng phải có căn cứ nhất định, tương đối đáng tin cậy cho nên một cơ quan tiến hành tố tụng người ta căn cứ vào đấy người ta ra được một quyết định khởi tố. Cũng có thể đánh giá thái độ khai báo của người kia cũng phải có giá trị trung thực nhất định, chứ không phải là bằng không được. Nếu bây giờ, đối tượng bị nghi ngờ mà họ chết mất rồi thì không thể điều tra vụ án ấy được nữa”.

Trong khi đó, luật sư Triển nói rằng nếu vụ án chỉ có một bị can và bị can đó mất, thì đình chỉ vụ án.

Nhưng theo Trưởng văn phòng Luật Vì dân, trong vụ án mật báo này, ông Dũng khai không chỉ có ông Ngọ mà còn có những người khác.

Ông Triển nói: “Vậy thì những người khác là ai, cũng phải điều tra làm rõ. Còn nếu giả sử về mặt hình sự, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã mất. Đây là luật pháp Việt Nam cũng như các nước. Nhưng về mặt trách nhiệm dân sự, về mặt sự việc, thì cũng phải điều tra để làm rõ, công bố cho dân biết sự việc nó thật, nó giả ở đâu. Nó đúng hay không đúng”.

Ông nói thêm: “Nếu thật thì phải xử lý nghiêm khắc. Nếu không đúng thì cũng phải giải oan cho người ta. Dù ông Ngọ hay ai cũng vậy, những thông tin được đưa ra cũng ảnh hưởng tới uy tín của họ nên cũng cần phải có kết luận chính xác là việc đó có hay không có. Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả”.

“ Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả.

Luật sư Trần Đình Triển nói.”

Luật sư này cũng nói rằng không thể để vụ việc đi vào ngõ cụt vì ‘người ta đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề liên quan tới cái chết của ông Ngọ rồi người ta đặt ra vấn đề liên quan người nọ, người kia’.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng cho biết hiện ‘không có thủ tục điều tra người chết để buộc tội họ mà chỉ để minh oan cho họ mà thôi’.

Ông Hưng nói: “Quá trình khởi tố vụ án, người ta còn phải thu thập tài liệu để người ta xác định được bị can nào, ai, chủ thể nào thực hiện thì người ta mới tiến tới khởi tố bị can. Ở đây, diễn biến của phiên tòa đấy, cái thông tin đấy, thì nó tập trung vào con người đấy. Nhưng mà bây giờ trong quá trình từ hồi đó tới giờ tài liệu điều tra đến đâu thì chưa rõ. Hôm trước, thông tin trên báo mạng đưa rằng Ban Nội chính Trung ương đề xuất đình chỉ công tác người đấy để điều tra. Nhưng mà ông ấy chết mất rồi thì còn làm ăn được gì nữa”.

Sau khi ông Ngọ qua đời, một số tờ báo do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không nêu lại những cáo buộc của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ mà chỉ nêu tiểu sử cũng như thành tích của giới chức quá cố này như ‘chuyên án Đoàn Văn Vươn’ hay ‘vụ biến động ở Thái Bình’.

Tờ Đời sống và Pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam còn đăng tải tâm nguyện của ông Ngọ, ‘đó là được đưa về quê an táng và cơ quan chức năng minh oan cho mình’.

Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân

Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân  nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

Luật sư Lê Quốc Quân nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương

RFI

Tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF – trụ sở tại Paris, phản đối việc tòa án Hà Nội trong phiên xử phúc thẩm hôm qua, 18/02/2014 đã quyết định y án 30 tháng tù đối với luật sư hoạt động nhân quyền, blogger Lê Quốc Quân về tội « trốn thuế ». Tổ chức này một lần nữa kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho ông Lê Quốc Quân.

Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, Phóng viên không biên giới cho rằng, bản án nói trên là nhằm « tăng cường sự tự kiểm duyệt và răn đe những người ủng hộ Lê Quốc Quân và những người làm thông tin độc lập ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đặc biệt lên án cách thức tiến hành phiên xử hôm qua, mà chỉ có mẹ và vợ của luật sư Lê Quốc Quân được vào dự, còn hàng trăm người đến ủng hộ ông bị cản trở từ xa. Tổ chức này còn bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sức khoẻ của luật sư Lê Quốc Quân, mà đến hôm nay đã tuyệt thực 17 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.

Ông Benjamin Ismail, người đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, tuyên bố là trong những ngày tới, họ sẽ làm đủ mọi cách để tiếng nói của blogger Lê Quốc Quân được lan tỏa nhiều hơn, cụ thể là họ sẽ dịch những bài viết của ông và phổ biến rộng rãi những bài viết này để nhiều người biết đến những vi phạm nhân quyền mà ông lên án.

Trong thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng, cách đây vài ngày, họ đã tìm cách trao bản kiến nghị đòi trả tự do cho các blogger Việt Nam, với hơn 32 ngàn chữ ký, cho Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam đang ở Paris, nhưng không đã không thể gặp vị Bộ trưởng này.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về kết quả phiên xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân. Phát ngôn viên này nhấn mạnh : « Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật về thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam « thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên với tư cách Ngoại truởng Mỹ vào tháng 12/2013, ông John Kerry đã thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Trà Mi-VOA

19.02.2014

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.

Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra.

Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Ngờ vực, hệ quả sau cái chết của Tướng công an Phạm Quý Ngọ

Phạm Chí Dũng: Dư luận đang đặt vấn đề nghi ngờ rất nhiều về cái chết rất bất thường này. Người ta không thể nghĩ ông chết bất đắc kỳ tử vì trước đó không hề có thông tin bệnh tật của ông được thông báo chính thức. Sự ra đi của ông Ngọ bị xem như có thể có một tác động nào đó không nhất thiết từ quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể, mà có thể do một tác động khác từ bên ngoài vào. Hôm nay, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã chính thức công bố vụ án ‘làm lộ bí mật’ phải đình chỉ căn cứ điều 107 Bộ Luật Hình sự vì đối tượng bị tình nghi đã chết.

VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?

Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.

VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?

Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.

VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?

Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.

VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?

Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.

VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?

Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.

VOA: Xin cảm ơn ông v thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Món quà của người đàn bà bán ve chai

Món quà của người đàn bà bán ve chai

***

Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp một người đàn bà với khuôn mặt đen sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao gạo và chai dầu ăn.

Description: http://static.ngankeo.vn/full/2014/1/27/d597e8537dbf07b110a0821cde8af27aa45ae614.jpg
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook.

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (TP.HCM). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động nghĩ đến người khác, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Biết được câu chuyện này, chẳng phải chúng ta đang cảm thấy trái tim mình ấm áp, tâm hồn mình thư thái và hạnh phúc hay sao?
Tôi tin những người như chị, nếu làm người bán hàng sẽ không bao giờ gian tham dối trá hay bớt xén của ai một đồng một hào nào. Nếu làm người công nhân, sẽ có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình. Nếu làm một công chức, sẽ cống hiến tận tâm cho xã hội.

Những bài học lý thuyết về đạo đức, tình người sẽ không bao giờ khiến chúng ta thấm thía bằng hành động của người đàn bà bán ve chai ấy.

Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa” trong đời sống này

From: Lengocbich & Nguyễn Kim Bằng

Phiên xử phúc thẩm LS. Lê Quốc Quân

Phiên xử phúc thẩm LS. Lê Quốc Quân

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-02-18

02182014-lequocquan-mlam.mp3

000_Hkg9498140-600.jpg

Luật sư Lê Quốc Quân tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 18/2/2014

AFP photo

Hôm 18 tháng Hai phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân về tội trốn thuế theo điều 161 bộ luật hình sự diễn ra tại Tòa Phúc thẩm Hà Nội số 262 đường Đội Cấn.

Trước khi phiên tòa bắt đầu, chiều tối hôm qua giáo dân Thái Hà và nhiều giáo xứ khác đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Luật sư Quân và sáng hôm nay hàng trăm người thân cũng như bạn bè hay những người dân oan từng được ông bảo vệ đã tập trung về Hà Nội để tỏ lòng ủng hộ.

Lúc 8 giờ 15 sáng em trai của luật sư Quân là anh Lê Quốc Quyết cho biết:

Mọi người bị chặn trước tòa và mọi người vẫn tập trung ở đây (tiếng hô: Lê Quốc Quân vô tội lập đi lập lại nhiều lần) cả Vinh cả Thái Hà cả những người nơi khác. Công an vây chung quanh và mọi người không đi đâu được. Họ vây chung quanh trước và sau tòa án.

Mặc dù trời mưa nhưng người ủng hộ luật sư Quân vẫn quyết tâm bám trước khu vực tòa án. Lúc 8 giờ 30 chúng tôi được tin vợ của LS Quân là bà Nguyễn Thị Hiền đã vào được bên trong tòa án. Chị Thúy Nga có mặt từ rất sớm trước tòa án cho biết:

Bây giờ là 8 giờ 41 phút trời đang mưa. Bên trong phiên tòa có xét xử hay chưa thì mọi người không được biết bởi công an họ chặn nơi đầu đường Đội Cấn và Liễu Giai rất đông. Khoảng dăm bảy trăm người thân bạn bè và những dân oan đến để ủng hộ ông. Hiện nay lực lượng công an mật cụ rất đông.

Trong khi đó một nhóm khác tập trung tại đường Đội Cấn bị công an và lực lượng an ninh, dân phòng bao vây không thể đến tòa được. Anh Bạch Hồng Quyền nói với chúng tôi:

” Anh Quân bị xỉu và ngã gục giữa phiên tòa vì tuyệt thực nhiều ngày quá. Mẹ ở trong phiên tòa mẹ ra báo tin, dân biết được nên đòi vào và công an ngăn cản lại và đòi hoãn phiên tòa.
– Anh Lê Quốc Quyết “

Hiện tại các ngã đường vào tòa đều bị chận hết. Tôi đang ở số nhà 250 đường Đội Cấn tức là cách chỗ xử anh Quân khoảng 50 mét nhưng tất cả cảnh sát cơ động, công an các thứ chặn hết đường không cho tiếp cận vào gần được. Một số người ở nhà thờ lên thì đang đứng căng băng rôn biểu ngữ chỗ đường Liễu Giai cũng cách đường Đội Cấn mấy mươi mét thôi.

Lúc 10 giờ mẹ của Luật sư Quân  từ phiên tòa ra bên ngoài cho mọi người biết do tuyệt thực lâu ngày quá LS đã ngã trong phiên tòa và có thể phiên tòa này sẽ bị đình chỉ. Khi nghe tin này mọi người trước cửa tòa án đã tràn vào tòa và đòi thả LS Quân, lực lượng an ninh đã tấn công làm một vài người té và bị thương. Anh Lê Quốc Quyết cho biết tin này như sau:

Anh Quân bị xỉu và ngã gục giữa phiên tòa vì tuyệt thực nhiều ngày quá. Mẹ ở trong phiên tòa mẹ ra báo tin, dân biết được nên đòi vào và công an ngăn cản lại và đòi hoãn phiên tòa. Công an đánh dân và mấy đứa nhỏ bị ngã, bà già cũng bị ngã.

000_Hkg9497716-250.jpg

Những người ủng hộ LS Lê Quốc Quân bên ngoài phiên tòa án xử phúc thẩm ông tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 2 năm 2014. AFP photo

Vào lúc 10 giờ 45 sáng đoàn người ủng hộ LS Quân ngày một đông hơn họ đứng bít kín cả con đường Đội Cấn. Ít nhất 1.000 người vào lúc này đã tiến tới tòa án buộc công an phải lùi bước trước số người đông đảo này. Tuy nhiên số công an còn đông hơn thế, vẫn chưa có bất cứ bạo động nào tính tới giờ này.

Bà Nguyễn Thị Trâm mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân vừa lấy lại một chút tỉnh táo trước sự suy sụp sức khỏe của con trai mình và cho chúng tôi biết:

Phiên tòa không cho bác với con Hiền vô nó nói còn trong giai đoạn tranh tụng sau đó nó mới cho vô. Thằng Quân nó tuyệt thực đúng mười sáu ngày rồi nên sức khỏe nó không có nữa mà lại thiếu nước không có uống nữa. Hắn mệt quá nên xin tòa nghỉ một tí nhưng tòa không cho bắt hắn đứng dậy thì hắn không đứng nổi nên ngất đi. Bà hết hồn bà hoảng rồi bà la trong tòa rồi tụi hắn mang bà đi. Phiên tòa quá bất công rồi. Ai người ta cũng nói cố gắng giúp đỡ nhưng thực tế đối với Việt Nam thì chưa có một chút gì thay đổi cả.

Trong khi đó trước tòa án đám đông đã bị công an chặn đường phía sau không cho người dân tiếp cận với đám đông cũng như cô lập không cho đám đông tăng thêm. Những tiếng hát cất lên giữa đám đông mà người ta nghe được là bài hát nổi tiếng Anh là ai của nhạc sĩ Việt Khang.

Lúc 12 giờ trưa hôm nay phiên tòa đã đóng lại với phán quyết y án sơ thẩm cho luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Hà Huy Sơn một trong những luật sư bào chữa cho ông Quân nói với chúng tôi:

Phiên phúc thẩm mới kết thúc cách đây 30 phút với kết quả y án sơ thẩm. Hội đồng xét xử người ta trình bày tóm tắt lại các thứ. Luật sư cũng đưa ra các ý kiến cơ bản cũng như các ý kiến của tòa sơ thẩm và Hội đồng xét xử người ta cũng đề nghị giữ y án sơ thẩm này và tòa giữ bản án Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam và công ty của ông phải trả 645 triệu tiền thuế và phạt thêm gấp hai lần chỗ tiền đó nữa.

” … tuyệt thực đúng mười sáu ngày rồi nên sức khỏe nó không có nữa mà lại thiếu nước không có uống nữa. Hắn mệt quá nên xin tòa nghỉ một tí nhưng tòa không cho bắt hắn đứng dậy thì hắn không đứng nổi nên ngất đi.
– Bà Nguyễn Thị Trâm “

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 2 tháng 10 năm 2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã kết án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam. Tại phiên tòa này các luật sư Trần Thu Nam, Bùi Quang Nghiêm và Hà Huy Sơn đã biện hộ cho ông qua chứng minh đầy dủ tài liệu về thuế cho thấy ông hoàn toàn vô tội nhưng tòa vẫn không xét tới những vật chứng cũng như nhân chứng biện hộ cho ông.

Hầu hết các tổ chức nhân quyền của quốc tế đều yêu cầu Việt Nam bãi bỏ phiên xử này và yêu cầu Việt Nam phải thả ông ngay tại phiên tòa bất hợp lý này.

Nhóm công tác LHQ về giam giữ trái phép đã lên tiếng về trường hợp của LS Quân và chính thức yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức.

Đặc biệt, Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ trái phép đã thẩm tra về trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, và đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông. Đây là một phán quyết có giá trị pháp lý và mang tính khách quan, công bằng.

Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt. Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt.

Tướng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Tướng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

18.02.2014

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, người bị khai tên trong vụ bê bối Vinalines, đã qua đời hôm nay vì ‘bệnh ung thư’.

Tin tức về cái chết của ông Ngọ được báo chí trong nước loan đi một ngày sau khi Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương được báo chí trích lời nói rằng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ.

Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ông Dũng khai như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.

Trong khi đó, ông Ngọ phủ nhận lời khai của ông Dũng và khẳng định rằng ông ‘không liên quan tới việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng’.

Báo chí trong nước đưa tin, ông Dũng ‘khai đã mang 500.000 đôla tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an’.

Đại diện viện kiểm sát đã kiến nghị hội đồng xét xử ‘khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự’.

Theo điều luật này, ‘người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm’, và nếu ‘phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.

Ngoài ra điều 286 còn quy định rằng ‘người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm’.

Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.

Nguồn: Petro Times; Tien Phong; Người Lao Động

Nhân sĩ Saigon lặng lẽ kỷ niệm chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược

Nhân sĩ Saigon lặng lẽ kỷ niệm chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược

Các nhân sĩ trí thức Saigon làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, ngày 18/02/2014.

Các nhân sĩ trí thức Saigon làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, ngày 18/02/2014.

blog Huỳnh Ngọc Chênh

Thụy My

RFI

Nếu người dân Hà Nội đã kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh 1979 chống Trung Quốc xâm lược bằng cuộc tuần hành tưởng niệm hôm Chủ nhật 16/02/2014, thì các nhân sĩ trí thức ở Saigon do bị giám sát chặt chẽ, cho đến hôm nay 18/2 mới có thể tập hợp lại làm lễ tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động.

Theo các thông tin trên mạng xã hội, do cách đây hai ngày những người chủ chốt đã bị theo dõi liên tục, nên không thực hiện được ý định. Đến sáng nay đã qua ngày kỷ niệm 17/2, không còn bị các nhân viên an ninh theo sát nên các nhân sĩ trí thức đã ngầm liên lạc với nhau, cùng bất ngờ xuất hiện trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh, quận 1 Saigon.

Những người dự lễ đã thắp hương và làm lễ mặc niệm những đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh. Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh, giáo sư Tương Lai đã ứng khẩu bài diễn văn, nhấn mạnh rằng quân xâm lược Trung Quốc đã gây ra bao đau thương cho đồng bào sáu tỉnh biên giới, thế mà ngày nay người ta lại buộc cả dân tộc phải quên đi cuộc chiến tranh tàn khốc. Ông kêu gọi những người lãnh đạo còn lương tri hãy đặt Tổ quốc lên trên hết.

Điều đáng ghi nhận là số nhân sĩ trí thức tham gia lễ tưởng niệm là 25 người nhưng có đến 40 nhân viên an ninh hiện diện. Tuy vậy buổi lễ vẫn diễn ra trong không khí trang nghiêm, ôn hòa, không bị phá rối.

Bản tin AFP ngày 16/2 trước đó ghi nhận, Việt Nam kỷ niệm chiến thắng chống Pháp và Mỹ nhưng không tổ chức các sự kiện chính thức để đánh dấu cuộc chiến chống lại Trung Quốc, gây thất vọng cho những cựu chiến binh và các nhà tranh đấu.

Hãng tin Pháp nhắc lại, tức tối vì Việt Nam đã đánh bại được chế độ Khmer Đỏ ở Cam Bốt, tháng 2/1979 Trung Quốc đã xua quân tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Cuộc chiến năm 1979 cho dù chớp nhoáng vẫn làm cho hàng chục ngàn người thiệt mạng, và rốt cuộc quân Trung Quốc đã phải rút lui.

 

Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm

Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm

VOA

Thắp nến tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Thắp nến tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Trà Mi-VOA

17.02.2014

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, giới lập pháp Hoa Kỳ, và những người ủng hộ trong nước kêu gọi phóng thích một nhà cổ xúy nhân quyền Việt Nam được thế giới biết tiếng.

Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của luật sư Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra ngày 18/2 tại Hà Nội. Ông bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam hồi tháng 10 năm ngoái về tội danh ‘trốn thuế’, một bản án bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là đòn trả thù của Hà Nội đối với các hoạt động ôn hòa của ông Quân kêu gọi tự do-dân chủ và đấu tranh bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Một liên minh quốc tế gồm 16 tổ chức phi chính phủ ngày 13/2 ra thông cáo kêu gọi nhà nước Việt Nam phóng thích ông Quân ngay lập tức.

Liên minh, trong đó có tổ chức Phóng viên Không Biên giới tại Pháp, Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ, viện dẫn kết luận của Nhóm Công tác Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện tố cáo việc Hà Nội bắt giữ ông Quân là vi phạm các nhân quyền được bảo đảm trên toàn thế giới bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, quyền được tư vấn pháp lý, và quyền được có một phiên tòa xét xử công minh.

Ngày 14/2 bốn dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam bày tỏ quan ngại về bản án của luật sư Quân và tình trạng sức khỏe suy yếu của ông trong trại giam.

Trong thư các dân biểu Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, và Alan Lowenthal nêu rõ họ hiểu rằng nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân bị bắt và bị tuyên án ‘trốn thuế’ vì động cơ chính trị. Bốn nhà lập pháp Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam chứng tỏ cam kết tôn trọng nhân quyền  bằng cách trả tự do cho ông Quân, ‘người đang bị giam cầm tùy tiện chỉ vì thể hiện chính kiến ôn hòa’.

Tối 16/2, hàng ngàn người đã tham gia các buổi thắp nến tại nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) và nhà thờ Kỳ Đồng (Sài Gòn) để bày tỏ tinh thần hiệp thông, ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Gia đình ông Quân cho biết ông tuyệt thực trong trại giam kể từ ngày 2/2 tới nay để phản đối bản án bất công.

Các cuộc thăm gặp theo dự kiến của các luật sư Hà Huy Sơn và Bùi Quang Nghiêm với ông Quân trong trại giam trước phiên phúc thẩm cũng bất thành, khiến gia đình hoài nghi về tình trạng sức khỏe của ông hiện nay.

Em trai luật sư Quân, ông Lê Quốc Quyết nói với VOA Việt ngữ:

“Anh Quân mong muốn gặp luật sư để bàn thảo về bài bào chữa trong phiên phúc thẩm ngày 18/2. Thế nhưng, khi luật sư Hà Huy Sơn vào hôm thứ sáu vừa rồi, trại giam nói anh Quân từ chối gặp luật sư. Điều này làm gia đình nghi ngờ. Hôm nay, luật sư Bùi Quang Nghiêm vào, họ lại bảo người duyệt thăm gặp đi vắng. Luật sư có giấy bào chữa rồi mà phải có người duyệt thăm gặp mới được vào thì việc đấy không thể tin được. Tôi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của anh Quân vì anh tuyệt thực đến hôm nay là ngày thứ 17 rồi.”

Gia đình luật sư Quân công bố thư trên các trang mạng xã hội kêu gọi mọi người đến dự phiên phúc thẩm ngày 18/2 để quan sát diễn tiến của phiên tòa mà nhà nước gọi là ‘công khai’ và để ‘chấn chỉnh kịp thời những khuất tất, những hành vi vi phạm pháp luật như đã từng vi phạm thời gian qua đối với luật sư Lê Quốc Quân’.

Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?

Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-02-16

 

RFA

 

000_Hkg9489125-600.jpg

Những người biểu tình Hà Nội hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình đánh dấu 35 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 16/2/2014

AFP photo

 

 

Biểu tình, tụ họp tưởng niệm, kỷ niệm … là những sinh hoạt chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhưng vì sao các cuộc biểu tình hay tham dự các phiên tòa ở Việt nam lại không lôi kéo được đông đảo người dân tham gia?

Không như mong đợi

Hoạt động chính trị đường phố hay còn gọi là phong trào xuống đường tự phát của dân chúng ở Việt Nam đã có từ thế kỷ trước. Đó là các cuộc biểu tình ôn hòa, các lễ tưởng niệm, kỷ niệm một sự kiện chính trị…. hoặc các hoạt động tham dự các phiên toà xét xử các nhà hoạt động chính trị – xã hội.

Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, thì tiếng nói của họ sẽ phát huy tác dụng, phần nào đánh động và tạo áp lực để các cơ quan chính quyền để họ lắng nghe nguyện vọng của một bộ phận dân chúng.

Nhìn chung, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng các hoạt động chính trị tự phát vẫn diễn ra lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Với số người tham gia còn rất khiêm tốn và không thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.

Đánh giá tình hình chung của các hoạt động này hiện nay, ông Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội cho rằng: phong trào dân chủ tuy chưa mạnh mẽ, nhưng đã có các bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Do phong trào phải đối mặt với một chính quyền rất tàn bạo và tinh vi trong việc đàn áp đối lập. Còn nhân dân thì nói chung ngại va chạm với chính quyền, sợ bị gây khó dễ đến cuộc sống gia đình, công việc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:

“Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Khi gặp nhiều cựu tù chính trị như Phạm Hồng Sơn, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Văn Đài, họ cho biết trong thời điểm họ bị bắt cách đây 5-6 năm, có rất ít người tranh đấu dân chủ, và khi đó họ cảm thấy rất cô đơn. Nhưng bây giờ thì lớn mạnh rất nhiều“

Khi được hỏi nguyên nhân do đâu các hoạt động chính trị tự phát ít được sự hưởng ứng của đa số người dân? Blogger Lê Anh Hùng từ Quảng trị cho rằng, gần đây việc thăm dò độc giả chọn thích và không thích trong một số bài viết ca ngợi chế độ trên các trang mạng chính thống đã cho kết quả với tỷ lệ lớn nghiêng về phía không thích. Đây có thể coi là một “hàn thử biểu” khá chính xác về mức độ thức tỉnh của dân chúng.

Tuy vậy, theo ông Hùng thừa nhận trên thực tế thời gian qua, các cuộc tụ tập đông người do các cá nhân, tổ chức dân chủ kêu gọi lại ít được sự hưởng ứng của đa số người dân. Nói về các nguyên nhân, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Anh Hùng cho biết:

Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua.
– Ông Vũ Quốc Ngữ

“Theo tôi, có mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây: Mặc dù nhiều người dân đã thức tỉnh, nhưng đa số họ vẫn chưa vượt qua được cả nỗi sợ hãi lẫn sức ỳ vốn đã bén rễ qua hàng chục năm sống dưới chế độ hà khắc và mị dân hiện nay. Tổ chức của phong trào dân chủ còn lỏng lẻo. Điều này dĩ nhiên là hạn chế hiệu quả của phong trào. Và một nguyên nhân nữa là sự đàn áp vừa tàn khốc, vừa xảo quyệt của bộ máy cầm quyền, với đủ mọi hình thức khác nhau.”

Từ Hà nội, ông Trịnh Toàn một người đã nhiều lần tham gia biểu tình cho rằng, phong trào dân chủ đã có các tiến bộ vượt bậc. Song các hoạt động chính trị đường phố không thu hút được người dân vì chưa đánh trúng và các nội dung không gắn chặt với quyền lợi của số đông người dân. Đặc biệt là vấn đề các nhân vật nổi danh trong các hoạt động này chưa có tính thuyết phục và không được người dân chấp nhận. Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Toàn nhận xét:

“Những nhược điểm chính của những người hoạt động dân chủ của chúng ta là cái tôi của họ quá cao. Truyền thông lề trái của chúng ta thì đang tôn vinh các thần tượng một cách quá đáng, thiếu thực tế và không thật. Vì những người ấy không có sức lan tỏa. Người Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống nên vấn đề đạo đức, phẩm chất là hết sức quan trọng. Một người đứng đầu đám đông lên tiếng thuyết phục, muốn có trọng lượng trước tiên họ phải là người có phẩm chất đạo đức hơn nhiều những người khác.”

Vì sao?

000_Hkg8584638-250.jpg

Một nhóm nông dân lên Hà Nội biểu tình khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012. AFP photo

TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết một vài lý do đã khiến các hoạt động chính trị không thu hút được người dân. Theo ông Nguyễn Quang A thứ nhất là do bị đàn áp kinh khủng khiến người dân sợ tham gia và dần dần teo mất ý chí, thứ hai là Đảng CS vô cùng sợ mọi loại tổ chức, nên không có tổ chức nào ra đời mà ra hồn, khi không có tổ chức thì làm sao huy động được đông người. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho nói:

“Hàng năm có hàng trăm cuộc biểu tình, những cuộc biểu tình lớn nhỏ của bà con nông dân, bà con dân oan hoặc các cuộc tuần hành của giới đồng tính. Nhưng nó không ảnh hưởng gì đến mối anh nguy của chế độ. Đối với các cuộc biểu tình hoặc các cuộc tham gia vào các phiên xử là các hoạt động mang tính chính trị. Và một khi đã là các hoạt động chính trị thì họ chuẩn bị một cách hết sức chu đáo, nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước đó với bài bản hẳn hoi”.

Nói về các giải pháp cơ bản để khắc phục các tồn tại đã nêu trên, trao đổi với chúng tôi blogger Lê Anh Hùng nói:

“Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ. Hình thành các tổ chức xã hội dân sự đa dạng để liên kết các thành viên có tinh thần đấu tranh trong xã hội. Và quan tâm đến những người đấu tranh, cũng như thân nhân của họ, để họ yên tâm dấn thân cho công cuộc chung của nước nhà.”

” Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ.
– Blogger Lê Anh Hùng

Ông Vũ Quốc Ngữ đồng tình với các giải pháp khắc phục của blogger Lê Anh Hùng, theo ông Ngữ cần mở rộng đấu tranh về các vấn đề thiết thực để lôi kéo được người dân như : phong trào tẩy chay một mặt hàng, một dịch vụ nào đó nếu cảm thấy người tiêu dùng bị bóc lột, lừa dối để bảo vệ quyền lợi trực tiếp của họ. Và các phong trào đường phố cần tổ chức theo nhóm, lên kế hoạch cụ thể về địa điểm, hình thức thể hiện…, phân công việc cụ thể, tính đến các phương án dự phòng khi bị cản trở.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:

“Cần phải viết các bài lôi kéo tầng lớp trung lưu: công chức, sinh viên, doanh nhân: cách mạng dân chủ không làm mất ổn định xã hội, trái lại, nó sẽ mang lại sự ổn định bền vững trong tương lai. Quyền lợi của nhiều người, kể cả hưu trí, công chức được đảm bảo. Vận động, tuyên truyền trong chính gia đình mình, bạn bè và những người quen biết, để họ có thể tham dự vào mà không thờ ơ với thời cuộc.”

Quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân – người có mối liên hệ trực tiếp về mặt pháp lý với Nhà nước luôn là mối quan hệ nền tảng mà mọi Nhà nước cần phải tạo lập và điều chỉnh. Các sinh hoạt chính trị của người dân luôn có giá trị tích cực, nó thúc đẩy và buộc nhà nước phải quan tâm tới nguyện vọng của một nhóm dân chúng, viecj này cần được khuyến khích.

 

Bộ Chính trị ‘sẽ quyết vụ ông Ngọ’

Bộ Chính trị ‘sẽ quyết vụ ông Ngọ’

Thứ hai, 17 tháng 2, 2014

Ông Ngọ được thăng chức từ trung tướng lên thượng tướng vào 22/07/2013.

Ban Nội chính Trung ương nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Phạm Quý Ngọ vì Thứ trưởng Công an “thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được báo Bấm Người Lao Động ngày 17/02 dẫn lời cho biết “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.

“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.

“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng”, ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

“Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng”

Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Tại một hội nghị của Bộ Công an vào ngày 15/1/2014, người ta thấy có mặt gần như tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an, bao gồm Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thứ trưởng, trừ Thượng tướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.

Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.

Ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cũng bị ông Dũng cáo buộc nhận hối lộ để giúp ông trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.

‘Tin lãnh đạo công an’

“Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan”

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến trả lời BBC ngày 11/01/2014

Trong lời khai tại tòa với tư cách nhân chứng, ông Dũng nói ông “nhờ Bấm anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh, gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu”, theo báo Bấm Thanh Niên.

Ngoài lời khai tại tòa, báo Bấm Tuổi Trẻ cho biết chiều 14/2/2014, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng bao gồm cả đơn thư.

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc nhận ít nhất 1 triệu 500 nghìn đôla tiền hối lộ trong lời khai của ông Dương Chí Dũng.

Ngày 8/01/2014, Tòa Án Nhân dân TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đối với người đã mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố nhưng chưa khởi tố cáo buộc liên quan tới đưa và nhận hối lộ.

Ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viết của Tổng biên tập Bấm Nguyễn Như Phong với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và nói rằng lời khai của Dương Chí Dũng là điều mà ông gọi là “không đáng tin”.

Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ

  • Sinh năm 1954, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng
  • Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
  • Được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật (theo báo chí VN)
  • Từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, được giao xử lý những biến động tại Thái Bình.
  • Sau này được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.
  • Gần đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Ông Bấm Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, từng nói với BBC rằ̀ng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.

Báo Người Lao Động mô tả một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính Trung ương trong thời gian tới là việc giải quyết đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp đến theo dõi phiên tòa xét xử các “đại án” gần đây, gồm cả vụ xử ông Dương Chí Dũng và ông Dương Tự Trọng.

Đầu tháng 01/2014, ông Thanh nói trong năm nay ”Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác nhằm kiểm tra, giám sát các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.”

Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra vụ án lộ bí mật nhà nước tuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.

Đại biểu Quốc hội Bấm Lê Như Tiến từng nói với BBC ”dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan.”

LS Trần Quốc Thuận : “Nếu còn yêu nước thì phải tưởng niệm đàng hoàng cuộc chiến Việt-Trung”

LS Trần Quốc Thuận : “Nếu còn yêu nước thì phải tưởng niệm đàng hoàng cuộc chiến Việt-Trung”

RFI

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)

Trọng Thành

Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 18/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Luật sư Trần Quốc Thuận

 

15/02/2014

 

Nghe (08:12)

 

 

 

Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

Trà Mi-VOA

14.02.2014

Các nhóm dân sự độc lập trong và ngoài nước kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam đã gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam. Cho tới nay vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam và Hà Nội cũng chưa chính thức tưởng niệm sự kiện lịch sử nhuốm đầy xương máu này.

Đánh dấu 35 năm cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc, hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu…ngày 12/2 công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.

Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.’

Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.

Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của NO-U Hà Nội.

Các nhân sĩ-trí thức Việt Nam nói sẽ ‘hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là giữ gìn đại cục, chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.’

Nhóm nhân sĩ trí thức đề nghị nhà nước Việt Nam chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới 1979 bằng nhiều hình thức, trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng-liệt sĩ đã hy sinh, và lấy ngày 17/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm ‘cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.’

Cùng lúc đó, nhóm hoạt động phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông với tên gọi ‘NO-U Hà Nội’ ra thông báo kêu gọi mọi người đến tham gia Lễ Kỷ niệm Ngày Biên giới Việt Nam để tri ân những liệt sĩ hy sinh bảo vệ đất nước trước ngoại xâm Trung Quốc.

 

Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.

Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.

Lễ Kỷ niệm dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng chủ nhật, 16/2, tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Gươm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một thành viên tích cực của NO-U Hà Nội, cho biết thêm chi tiết:

“NO-U Hà Nội chúng tôi tổ chức sự kiện này để dâng hương, dâng hoa, đọc những lời tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc. Tùy theo tình hình, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động khác, còn chờ xem thái độ của chính quyền và sự ngăn trở của họ ra sao.”

Buổi tưởng niệm tương tự đúng ngày này năm ngoái ở Hà Nội đã gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền địa phương. Anh Thắng nói những sự cản trở như vậy không hề làm cho việc tổ chức sự kiện này thất bại, vì:

“Chúng tôi không nghĩ rằng việc tổ chức trọn vẹn buổi lễ là thành công vì tất cả các hoạt động của chúng tôi là nhằm tưởng niệm các liệt sĩ và kêu gọi sự quan tâm của tất cả quần chúng nhân dân đến các vấn đề của đất nước. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.”

NO-U Hà Nội kêu gọi chính quyền và các lực lượng an ninh của nhà nước bảo đảm an toàn cho buổi lễ, không tổ chức hát hò, vui chơi thể thao và thi công trong khu vực quanh Hồ Gươm cũng như không gây khó dễ cho những người tham gia Lễ Kỷ niệm này.

Anh Nguyễn Lân Thắng tiếp lời:

“Nếu như họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm, ném mắm tôm, cắt đá, hay dùng loa phá rối sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.”

Cùng lúc đó, cộng đồng người Việt tại Philippines cũng ra thông báo kêu gọi đồng hương đang sinh sống, học tập, và làm việc ở Manila tham gia buổi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới 1979 được tổ chức trước đại sứ quán Trung Quốc.

” Nếu họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm…sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.

Anh Nguyễn Lân Thắng.”

Ban tổ chức cho biết các sinh hoạt tưởng niệm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày 17/2 sẽ bao gồm thắp nến, cầu nguyện, hát quốc ca, kêu gọi gìn giữ hòa bình, và lên án tội ác chiến tranh.

Cuối năm ngoái, báo chí nhà nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo chính phủ Việt Nam sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm cuộc hải chiến Việt-Trung ở Hoàng Sa (19/1/1974) và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ở phía Bắc (17/2/1979).

Tờ Thanh Niên trích phát biểu của ông Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử rằng: ‘Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định’, ‘chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm’.

Bản tin này sau đó đã bị gỡ xuống và hầu như tất cả báo chí trong nước đều ngưng đưa tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 một hôm trước ngày tưởng niệm 19/1.

Chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân ‘Hướng về Hoàng Sa’ dự kiến diễn ra tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) cũng bị hủy vào giờ chót với lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, rằng ‘do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo’.